59
Đề án môn học MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU LỜI MỞ ĐẦU.............................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN.................3 1.1. Khái quát về bằng chứng kiểm toán................3 1.1.1..................Khái niệm bằng chứng kiểm toán 3 1.1.2.. .Vai trò và tính chất của bằng chứng kiểm toán 3 1.1.2.1.Vai trò của bằng chứng kiểm toán..........3 1.1.2.2.Tính chất của bằng chứng kiểm toán........4 1.1.3..................Phân loại bằng chứng kiểm toán 7 1.1.3.1.Phân loại bằng chứng kiểm toán dựa vào nguồn gốc thu thập.......................................7 1.1.3.2.Phân loại bằng chứng kiểm toán dựa vào loại hình bằng chứng kiểm toán (theo dạng của bằng chứng kiểm toán).........................................8 1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán...........8 1.2.1. Khái niệm về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 8 1.2.2......Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 8 Lê Thị Thu Kiểm toán 49C

Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Citation preview

Page 1: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG, BIỂULỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN....................................3

1.1. Khái quát về bằng chứng kiểm toán.........................................................31.1.1. Khái niệm bằng chứng kiểm toán.............................................................31.1.2. Vai trò và tính chất của bằng chứng kiểm toán........................................3

1.1.2.1. Vai trò của bằng chứng kiểm toán.................................................31.1.2.2. Tính chất của bằng chứng kiểm toán.............................................4

1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán..............................................................71.1.3.1. Phân loại bằng chứng kiểm toán dựa vào nguồn gốc thu thập......71.1.3.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán dựa vào loại hình bằng chứng kiểm toán (theo dạng của bằng chứng kiểm toán)............................................8

1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán................................................81.2.1. Khái niệm về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán............................81.2.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán...........................................8

1.2.2.1. Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê).............................................81.2.2.2. Kỹ thuật lấy xác nhận....................................................................91.2.2.3. Kỹ thuật xác minh tài liệu...........................................................141.2.2.4. Kỹ thuật quan sát.........................................................................161.2.2.5. Kỹ thuật phỏng vấn.....................................................................161.2.2.6. Kỹ thuật tính toán........................................................................171.2.2.7. Kỹ thuật phân tích.......................................................................18

1.2.3. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập..............................201.3. Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập bằng chứng trong các bước của một cuộc kiểm toán.................................................241.4. Hồ sơ kiểm toán với bằng chứng kiểm toán...........................................25

Lê Thị Thu Kiểm toán 49C

Page 2: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM.................................................27

2.1. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán..........272.1.1. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói chung..................................................................................................................272.1.2. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại một số công ty kiểm toán............................................................................................................28

2.2. Kết luận về thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Việt Nam.................................................................................................30

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN..................................................................31

3.1. Tồn tại và nguyên nhân...........................................................................313.2. Những ưu điểm.........................................................................................323.3. Đề xuất và kiến nghị.................................................................................32

KẾT LUẬN..............................................................................................................34

Lê Thị Thu Kiểm toán 49C

Page 3: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTC h ữ v i ế t N ộ i d u n g

B C B ằ n g c h ứ n g

B C K T B ằ n g c h ứ n g k i ể m t o á

K T V K i ể m t o á n v i ê n

B C T C B á o c á o t à i c h í n h

Lê Thị Thu Kiểm toán 49C

Page 4: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: các lọai thông tin thường cần phải xác nhận.................................................9

Biểu 1: Thư xác nhận dạng đóng..............................................................................12

Biều 2: Thư xác nhận dạng mở.................................................................................13

Bảng 2: Hướng dẫn chọn loại hình phân tích...........................................................19

Lê Thị Thu Kiểm toán 49C

Page 5: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

LỜI MỞ ĐẦUHoạt động kiểm toán nói chung đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Sự phát

triển cả về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia đã làm cho hoạt động kiểm toán ngày

càng trở nên phát triển và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Ở Việt Nam, hoạt động

kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt

động còn mới mẻ với sự tham gia của một số lượng không lớn các công ty kiếm

toán trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa các hoạt động

thương mại cùng với sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam, hoạt động kiểm toán tại

Việt Nam đã và đang nâng cao cả về số lượng và chất lượng hoạt động của mình,

phấn đấu ngang tầm quốc tế. Tất cả tình hình đó hứa hẹn những bước phát triển

toàn diện cho kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

Một trong những yếu tố quan trọn g nhất góp phần làm nên thành công của

cuộc kiểm toán đó là bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để

kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của công ty khách hàng.

Trong đó, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán là sự đúc kết, khái quát hóa

những kinh nghiệm của kiểm toán viên trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và

phương pháp cụ thể khoa học giải tích, vể quy hoạch, về xác suất thống kê toán. Do

đó, hệ thống các phương pháp này cần được hoàn thiện không ngừng qua thực tiễn

hoạt động kiểm toán. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc thu

thập được các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ càng trở nên khó khăn

hơn, đòi hỏi bắt kịp với sự đa dạng của thông tin, mức độ tinh vi của hành vi gian

lận.

Nhận thức được tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu

thập bằng chứng kiểm toán, với những kiến thức đã có và sự hướng dẫn của cô Lan

Anh, em đã quyết định chọn đề tài: “Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

trong kiểm toán báo cáo tài chính do các kiểm toán viên độc lập thực hiện”

Nội dung bài viết của em gồm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập

bằng chứng kiểm toán

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

1

Page 6: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Chương 2: Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại

Việt Nam

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả sử

dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Những “bằng chứng kiểm toán” mà em muốn nói đến trong bài làm của mình

là những bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính và “kiểm toán

viên” mà em muốn nói đến chính là các kiểm toán viên độc lập

Do hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên bài làm của em sẽ không tránh

khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được ý kiến của cô để bài làm

của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths Nguyễn Thị Lan Anh đã hướng dẫn

em thực hiện đề tài này.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

2

Page 7: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC KỸ THUẬT

THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

I.1. Khái quát về bằng chứng kiểm toán

I.1.1. Khái niệm bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là những thong tin, tài liệu được kiểm toán viên thu

thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của mình trên

báo cáo kiểm toán.

Với định nghĩa như trên, BCKT trong kiểm toán tài chính là những thông tin,

tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình thực hiện kiểm toán báo

cáo tài chính và những bằng chứng này chính là cơ sở để kiểm toán viên để kiểm

toán viên đưa ra các ý kiếm về báo cáo tài chính trên báo cáo kiểm toán.

Như vậy BCKT chính là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, và thực

chất của giai đoạn thực hiện kiểm toán chính là quá trình thu thập các bằng chứng

kiểm toán.

Như vậy thông tin mà kiểm toán viên thu thập và dùng làm BCKT có thể là

thông tin nhân chứng hoặc thông tin vật chứng. Kiểm toán viên có nhiệm vụ thu

thập đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực thông qua việc kiểm tra, quan sát, thẩm vấn

và xác nhận để có được những cơ sở hợp lý cho ý kiến về báo cáo tài chính được

kiểm toán.

I.1.2. Vai trò và tính chất của bằng chứng kiểm toán

I.1.2.1. Vai trò của bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán có một vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành của ý

kiến kết luận kiểm toán. Từ đó, sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ

thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của

kiểm toán viên.

Việc thu thập bằng chứng kiểm toán là trung tâm của mọi cuộc kiểm toán.

Mautz và Sharaft đã khẳng định rằng: “toàn bộ việc kiểm toán gồm có hai chức

năng, cả hai đều liên quan chặt chẽ đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Thứ

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

3

Page 8: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

nhất là chức năng thu thập bằng chứng kiểm toán và sau đó là đánh giá bằng chứng

kiểm toán”.

Đối với tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan quản

lý, băng chứng kiểm toán chính là cơ sở đánh giá chất lượng họat động của kiểm

toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát đánh giá này có thể do

nhà quản lý kiểm toán tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán

hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung

(trong trường hợp xảy ra kiện tụng đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán).

I.1.2.2. Tính chất của bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán cần có tính thuyết phục đối với những người đọc báo

cáo kiểm toán. Tính chất thuyết phục của BCKT được quyết định bởi hai tính chất

quan trọng của BCKT là tính hiệu lực (thích hợp- appropriateness) và tính đầy đủ

(sufficiency)

Thứ nhất: Tính thích hợp(Hiệu lực)

Hiệu lực là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng

kiểm toán. Nhưng yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán

theo A. Arens bao gồm:

Tính thích đáng: Bằng chứng kiểm toán thu được phải đi đôi hoặc thích hợp

với mục tiêu mà kiểm toán viên dang kiểm toán. Tính thích đáng chỉ có thể được

nghiên cứu trong các điều kiện của mục tiêu kiểm toán đặc thù. Băng chứng kiểm

toán có thể thích đáng với mục tiêu đặc thù này nhưng không thích đáng với mục

tiêu đặc thù khác. Hầu hết bằng chứng kiểm toán thích hợp trên một mục tiêu

nhưng không phải trên tất cả các mục tiêu.

Độc lập với người cung cấp: BCKT thu được từ bên ngoài công ty thì đáng tin

cậy hơn BCKT thu được trong công ty. Chẳng hạn các bằng chứng kiểm toán từ bên

ngoài: những tin tức từ các ngân hàng, luật sư hoặc khách hàng mua hàng thường

được xem là đáng tin cậy hơn so với các thông tin từ cuộc thẩm vân công ty khách

hàng và từ các chứng từ của công ty khách hàng.

Tính hiệu quả trong cơ cấu kiểm soát: BCKT thu được từ một công ty có cơ

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

4

Page 9: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

cấu kiểm soát nội bộ hiệu quả chắc chắn sẽ đáng tin cậy hơn tù một hệ thống kiểm

soát yếu kém. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn, phát hiện

các sai phạm trong hoạt động của đơn vị. Vì thế, trong môi trường kiểm soát nội bộ

hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống kiếm soát nội bộ không

phát hiện được sẽ thấp hơn.

Kiến thức trực tiếp của kiểm toán viên: BCKT thu được một cách trực tiếp

thông qua quá trình xem xét thực tế, quan sát, tính toán và điều tra thì có giá trị

thông tin thu được một cách gián tiếp. chẳng hạn như khi kiểm toán viên trực tiếp

tính toán lại các số liệu sẽ cho bằng chứng có độ tin cậy cao hơn là số liệu do kế

toán trưởng cung cấp.

Trình độ chuyên môn của những cá nhân cung cấp thông tin: BCKT chỉ đáng

tin cậy khi cá nhân cung cấp nó có đủ trình độ chuyên môn để làm điều đó. Vì lý do

này mà lẽ tất nhiên những xác nhân thu được từ các luật sư và các ngân hàng sẽ có

độ tin cậy cao hơn những xác nhận những khoản phải thu từ những cá nhân không

có những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh. Tương BCKT thu được

một cách trực tiếp từ kiểm toán viên cũng sẽ có độ tin cậy không cao nếu anh ta

không đủ trình độ chuyên môn để đánh giá chứng cứ.

Mức độ khách quan: BCKT càng khách quan thì sẽ có độ tin cậy càng cao.

Vấn đề này thực chất có liên quan đến đặc điểm tính độc lập của người cung cấp.

Tuy nhiên cần phân biệt sự khách quan ở đây hàm ý rằng những chứng cứ này phải

mực nhiên tồn tại như thế mà không có một sự tác động từ bất cứ một tác nhân nào,

hay nếu nó là một xác nhận thì phải có căn cứ cho rằng xác nhận này không hề có ý

kiến chủ quan của người được xác nhận ở trong đó.

Theo giáo trình Kiểm toán tài chính- trường đại học kinh tế quốc dân (Chủ

biên: GS-TS Nguyễn Quang Quynh và TS Ngô Trí Tuệ) đã chỉ ra rằng nếu nhiều

thông tin cùng xác minh cho một vấn đề thì sẽ có độ tin cậy cao hơn là một thông

tin đơn lẻ.

Thứ hai: Tính đầy đủ

Đầy đủ là khái niệm dùng để chỉ số lượng hay quy mô càn thiết của BCKT để

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

5

Page 10: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán. Đây là một vấn đề không có thước đo

chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Sự phán

quyết đó tùy từng tình huống cụ thể mà kiểm toán viên có thể cân nhắc những yếu

tố ảnh hưởng để quyết định bao nhiêu là đủ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của BCKT bao gồm:

Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: BCKT có độ tin cậy càng thấp thì

càng phải thập nhiều, một số BCKT có độ tin cậy thấp chưa đủ để có thể nhận định

một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán. Như đã trình bày ở trên, nếu nhiều bằng

chứng cùng chứng minh cho một vấn đề thì thông tin đưa ra sẽ có độ tin cậy cao

hơn. Hơn nữa bản chất của kiểm toán là mang lại nìem tin cho người sử dụng thông

tin nên đòi hỏi kiểm toán viên không khi nào và không bao giờ cho phép mình tụ

hài lòng với số lượng bằng chứng mình đã thu thập được nếu như chúng ít hiệu lực.

Tính trọng yếu của bằng chứng kiểm toán: Theo như Giáo trình Kiểm toán tài

chính- Đại học Kinh tế quốc dân: Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay độ lớn) và

bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ,

hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét

đoán thi không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Đối tượng cụ

thể được kiểm toán càng trọng yếu thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng

nhiều. Mục tiêu của kiểm toán tài chính là khẳng định báo cáo tài chính được trình

bày trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán

có trách nhiệm phát hiện mọi sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Mức độ rủi ro: những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận, nghiệp vụ…)

được đánh giá là có khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán thu thập

được càng nhiều và ngược lại. Chẳng hạn đối với khách hàng có hệ thống kiểm soát

nội bộ yếu thì khoản mục có khả năng rủi ro cao là khoản mục vốn bằng tiền, các

nghiệp vụ dễ sai phạm là nghiệp khoản mục hàng tồn kho. Do đó để giảm thiều rủi

ro, kiểm toán viên cần tăng cường kiểm tra chi tiết và do đó tăng lượng bằng chứng

kiểm toán cần thu thập.

Chi phí kiểm toán: Kiểm toán viên khi thu thập BCKT cần phải cân nhắc gữa

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

6

Page 11: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

BCKT thu được và chi phí bỏ ra để có được BCKT đó. Chi phí thu thập BCKT

được tính vào chi phí kiểm toán vì vậy nếu không cân nhắc kỹ lưỡng thì rất có thể

chi phí kiểm toán sẽ bị tăng lên ngoài dự toán làm giảm tính cạnh tranh của công ty

kiểm toán.

Tính đúng lúc

Tính đúng lúc BCKT là sự thích hợp về thời gian của BCKT được thu thập

hoặc sự thích hợp của thời điểm kiểm toán.

Đối với các tài khoản trên bảng cân đối tài sản, chứng cứ sẽ có tính thuyết

phục hơn khi nó được thu thập gần ngày lập bảng cân đối tài sản.

Đối với những khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh, chứng cứ sẽ có

tính thuyết phục hơn nếu mẫu được lấy trong suốt thời kỳ kiểm toán so với mẫu

được lấy từ một phần của cả kỳ.

Tổng hợp kết quả

Sức thuyết phục của chứng cứ chỉ có thể được đánh giá sau khi xem xét tổng

hợp tính có hiệu lực, tính đầy đủ và tính đúng lúc. Một mẫu gồm chứng cứ có giá trị

cao chỉ có tính thuyết phục khi đồng thời nó cũng đúng lúc. Tương tự, một mẫu lớn

gồm chứng cứ không đáng tin cậy thì không có tính thuyết phục.

I.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán

Việc phân loại BCKT là hết sức quan trọng, nó giúp kiểm toán viên có thể tìm

được những BCKT có độ tin cậy cao nhằm giảm bớt rủi ro kiểm toán cũng như

giảm bớt chi phí kiểm toán. Có nhiều cách phân loại BCKT dựa theo các góc độ

nghiên cứu khác nhau:

I.1.3.1. Phân loại bằng chứng kiểm toán dựa vào nguồn gốc thu thập

Căn cứ vào nguồn gốc của thông tin, tư lịêu liên quan đến hoạt động của đơn

vị và báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu được trong quá trình kiểm toán,

BCKT được chia thành:

Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự khai thác, phát hiện bằng cách

kiểm kê thực tế, tính toán lại các biểu của đơn vị, quan sát hoạt động của hệ thống

kiểm soát nội bộ.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

7

Page 12: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Bằng chứng kiểm toán do đơn vị được kiểm toán cung cấp

Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba độc lập cung cấp. Bên thứ ba ở đây có

thể bao gồm: Ngân hàng, khách hàng của đơn vị được kiểm toán, chủ nợ, các nhà

cung cấp, công ty bảo hiểm, cổ đông, người nhận cầm cố…

I.1.3.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán dựa vào loại hình bằng chứng kiểm

toán (theo dạng của bằng chứng kiểm toán)

Theo cách phân loại này thì bằng chứng kiểm toán bao gồm:

Bằng chứng kiểm toán vật chất: là BCKT có liên quan đến kiểm tra, kiểm kê

tài sản hữu hình. Các loại BCKT vật chất như: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên

bản kiểm kê quỹ tiền mặt, biên bản kiểm kê tài sản cố định hữu hình…

Bằng chứng kiểm toán tài liệu: là BCKT có được thông qua việc cung cấp tài

liệu thông tin của các bên có liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên. Một số

BCKT tài liệu như: tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán, ghi chép bổ sung của

kế toán, tính toán của kiểm toán viên…

Bằng chứng kiểm toán thông qua phỏng vấn: là BCKT có được thông qua xác

minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến nội dung kiểm

toán, đến hệ thống kiểm soát nội bộ và báo cáo tài chính của đơn vị.

I.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

I.2.1. Khái niệm về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Kỹ thuật thu thập BCKT được hiểu là các thủ tục, biện pháp tác nghiệp mà

KTV tiến hành nhằm thu được BCKT đầy đủ và có hiệu lực.

I.2.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

I.2.2.1. Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê)

Kiểm kê là quá tình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của

doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng với tài sản có giá trị vật

chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, giấy tờ thanh toán có giá trị.

Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp BCKT có độ tin cậy cao nhất, vì

kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan. Hơn

nữa cách thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

8

Page 13: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

kiểm toán.

Hạn chế của kỹ thuật kiểm kê là:

Thứ nhất: đối với những tài sản như đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị…

kỹ thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản mà không cho biết quyền sở

hữu của đơn vị được kiểm toán đối với tài sản đó; hoặc tài sản đó có thể hiện hữu

nhưng lại là tài sản thuê ngoài hay đã đem thế chấp…

Thứ hai: đối với các loại hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất

chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản về mặt số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ

thuật, tính sở hữu, phương pháp đánh giá chúng đúng hay sai thì chưa thể hiện.

Do đó kiểm tra vật chất đối với vật tư phải đi kèm với các BCKT để chứng

minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.

I.2.2.2. Kỹ thuật lấy xác nhận

Lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba dộc lập cung cấp để

xác minh tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vân. Các đối tượng mà KTV

thường gửi thư xác nhận được khái quát qua bảng dưới đây:

Bảng 1: các lọai thông tin thường cần phải xác nhận

T

NG

TI N

CẦ

N

C

NH

ẬN

N

ƠI

C

NH

AN

T

ài

sản

T

iền

gửi

ngân

hàng

N

gân

hàng

K

hoản

phải

thu

K

hách

nợP

hiếu

nợ

phải

thu

N

gười

lập

phiế

uH

àng

tồn

kh o gửi

tại

côn

g ty

lưu

C

ôn g ty

lưu

kh oG

trị

bằn

g tiền

của

bảo

hiề

m

nhâ C

ông

ty

bảo

hiể

mC

ôn g nợK

hoản

phải

trả

C

hủ

nợP

hiếu

nợ

phải

trả

N

gười

cho

vay

K

hách

hàng

trả

tiền

trướ

c

K

hách

hàng

C

ầm

cố

phải

trả

N

gười

nhận

cầm

cốT

rái

phiế

u phải

trả

N

gười

giữ

trái

phiế

u

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

9

Page 14: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn họcV

ốn

chủ

sở

hữu

N

gười

giữ

sổ

đăng

đại

chuy

ền

như

C

ổ phần

đang

lưu

hành

C

ổ đôn

gC

ác

loại

thôn

g tin

khá

cL

oại

bảo

hiể

m

C

ông

ty

bảo

hiể

mN

ợ ngoà

i

ý

muố

n

L

uật

của

công

ty,

ngân

hàng

H

ợp

đồn

g trái

khoá

n

N

gười

giữ

trái

khoá

nV

ật

qu ỹ ch o ch ủ nợ

C

hủ

nợ

(Nguồn: Bảng 6.2, Alvin Arens và Loebbecke, NXB Thống kê, 1995, trang 133)

Thư xác nhận thường được kiểm toán viên soạn sau khi đã có ký duyệt của

đơn vị cần kiểm toán được gửi trực tiếp cho đối tượng cần xác nhận, sau khi xác

nhân xong, gửi trực tiếp cho kiểm toán viên. Để được xem là BCKT đáng tin cậy,

các xác nhận phải được kiểm soát bởi KTV từ khâu chuẩn bị cho đến khi chúng

được gửi lại.

Khi gửi thư xác nhận, KTV cần chú ý:

Đặc điểm của khoản mục đối tượng thông tin cần xác nhận

Cân nhắc khả năng nhận được thư trả lời

Cân nhắc đối tượng gửi thư xác nhận để chọn và gửi thư

Phương pháp này được áp dụng trong hầu hết các cuộc kiểm toán. Ưu điểm

của nó là BCKT thu được có độ tin cậy cao nếu như KTV thực hiện đúng quy trình

và đảm bảo các yêu cầu sau:

Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của KTV

Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản

Sự độc lập của người xác nhận thông tin

KTV phải kiểm soát toàn bộ quá trình gửi và nhận thư xác nhận

Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có hạn chế như sau:

Chi phí khá lớn

Phạm vi áp dụng tương đối giới hjan, nhất là khi đơn vị được kiểm

toán có quy mô lớn, quan hệ rộng, đa quốc gia…

KTV cũng cần quan tâm đến khả năng có thể có các xác nhận mà đã

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

10

Page 15: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

có sự dàn xếp giữa đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba.

Tùy theo loại câu hỏi và câu trả lời tưong ứng, có thể áp dụng các loại xác

nhận khác nhau:

Thứ nhất là xác nhận dạng mở: thư xác nhận yêu cầu xác nhận thông tin chứ

không yêu cầu chứng minh cho dữ liệu do khách hàng cung cấp

Thứ hai là xác nhận dạng đóng: thư xác nhận kiểu này chỉ yêu cầu trả lời đúng

hoặc sai cho những dữ liệu cần xác nhận.

Tùy theo yêu cầu minh chứng, xác nhận đóng lại chia làm hai loại cụ thể: hình

thức gửi thư xác nhận dạng khẳng định và hình thức gửi thư xác nhận dạng phủ định:

Hình thức gửi thư xác nhận dạng phủ định: KTV yêu cầu người xác nhận gửi

thư phản hồi nếu có sai khác giữa thực tế với thông tin kiểm toán viên nhờ xác

nhận.

Hình thức gửi thư xác nhận dạng khẳng định: KTV yêu cầu người xác nhận

gửi thư phản hồi cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp với thông tin

mà KTV quan tâm.

Dưới đây là hai mẫu cụ thể của hình thức gửi thư xác nhận dạng đóng và dạng

mở (đối với yêu cầu xác nhận số dư)

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

11

Page 16: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Biểu 1: Thư xác nhận dạng đóngNgày…tháng …năm…

Kính gửi: Công ty…

Địa chỉ:…………….

Fax:………………

THƯ YÊU CẦU XÁC NHẬN SỐ DƯ

Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi yêu cầu quý công ty đối chiếu số dư dưới đây với số

của công ty tại thời điểm ngày…tháng… năm… và xác nhận số dư này là đúng, hoặc bằng bao

nhiêu. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc Fax cho kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ xác

nhận dưới đây:

1/ Nợ phải trả:……………(Bằng chữ:……………………….)

2/ Nợ phải thu:…………….(Bằng chữ:……………………...)

Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ cho mục đích

kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số

dư xác nhận.

Giám đốc hoặc người đại diện (đơn vị được kiểm toán)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Kính gửi công ty kiểm toán………..

(Họ và tên kiểm toán viên……………….)

Địa chỉ………………….

Fax……………………..

Chúng tôi xác nhận sô dư trên sổ sách kế toán ngày… tháng… năm… của chúng tôi là

đúng với số dư nói trên, hoặc là:

- ……………………….

- ……………………….

Giám đốc hoặc người đại diện (khách nợ)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

12

Page 17: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Biều 2: Thư xác nhận dạng mở

Ngày…tháng …năm…

Kính gửi: Công ty…

Địa chỉ:…………….

Fax:………………

THƯ YÊU CẦU XÁC NHẬN SỐ DƯ

Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi yêu cầu quý công ty đối chiếu số dư dưới

đây với số của công ty tại thời điểm ngày…tháng… năm… và xác nhận số dư này.

Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ cho

mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không

bao gồm trong số dư xác nhận.

Giám đốc hoặc người đại diện (đơn vị được kiểm toán)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Kính gửi công ty kiểm toán………..

(Họ và tên kiểm toán viên……………)

Địa chỉ………………….

Fax……………………..

Chúng tôi xác nhận sô dư trên sổ sách kế toán ngày… tháng… năm… của

chúng tôi là:

- Nợ chúng tôi phải thu:………..(Bằng chữ:……………)

- Nợ chúng tôi phải trả:………..(Bằng chữ:……………)

- Ý kiến khác:…………………..

Giám đốc hoặc người đại diện (khách nợ)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

13

Page 18: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Ngoài xác nhận qua thư, đôi khi KTV còn sử dụng xác nhận qua đối thoại, tuy

nhiên những xác nhận này cũng cần được lưu lại trong giấy tờ làm việc.

Nếu KTV không nhận được phản hồi của thư xác nhận lần đầu, lúc đó KTV sẽ

tiến hành gửi thư xác nhận lần hai. Nếu tiếp tục không nhận được KTV sẽ tiến hành

các thủ tục kiểm toán bổ sung và thay thế nhằm thu thập BCKT thích hợp.

Khi nhận được kết quả xác nhận, nếu có sự chênh lệch lớn giữa giá trị trên thư

xác nhận và giá trị trên sổ kế toán thì KTV cần phải xem xét để tìm ra nguyên nhân

của chênh lệch đó. Nếu tìm ra nguyên nhân của chênh lệch đó, KTV có thể yêu cầu

đơn vị được kiểm toán điều chỉnh theo đề nghị của KTV. Sau đó, tùy vào việc Ban

giám đốc có thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu của KTV hay không để KTV đưa ra

ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Cũng có thể KTV không tìm ra được nguyên nhân

của chênh lệch, trong trường hợp này, KTV phải tiến hành đánh giá ảnh hưởng của

chênh lệch để đưa ra ý kiến phù hợp.

Đối với những thư xác nhận không nhận được thư trả lời, KTV phải áp dụng

các thủ tục kiêm toán thay thế.

I.2.2.3. Kỹ thuật xác minh tài liệu

Xác minh tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ, sổ

sách có liên quan sẵn trong đơn vị. Phương pháp này được áp dụng với: Hóa đơn

bán hàng, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn vân tải, sổ kế toán,… có hai thủ tục

dùng để xác minh tài liệu bao gồm:

Thứ nhất là kiểm tra chứng từ: là so sánh giữa số dư hoặc số phát sinh của

các nghiệp vụ với chứng từ. Quá trình này có thể thực hiện theo hai cách với mục

tiêu hướng tới khác nhau:

Từ chứng từ gốc lên sổ sách: khi muốn chứng minh rằng nghiệp vụ phát sinh

đã được ghi đầy đủ. Kiểm toán viên kiểm tra về thời gian ghi chép về nghiệp vụ

kinh tế nhằm thu thập bằng chứng cho thấy nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép,

phản ánh đầy đủ trong các sổ kế toán không, có được ghi chép đúng kỳ hay không

và KTV thường tập trung kiểm tra các chứng từ phát sinh vào thời điểm cuối năm

của các tài khoản doanh thu, thu nhập, chi phí mua hàng, … Đây là thời điểm nhạy

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

14

Page 19: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

cảm, dễ có nguy cơ xảy ra sai sót nhất. Ví dụ, doanh nghiệp thường giữ lại hóa đơn

mua hàng, biên bản kiểm kê hàng hoá, chứng từ vận chuyển,… nếu kiểm tra chứng

từ lên sổ thì KTV sẽ thu được BCKT về việc nghiệp vụ mua hàng đã được ghi sổ

đầy đủ hay chưa.

Từ sổ sách kiểm tra ngược về chứng từ gốc: khi muốn kiểm tra tính hiện hữu

của nghiệp vụ ghi sổ. KTV sẽ tiến hành lựa chọn các nghiệp vụ ghi trong sổ chi tiết

các tài khoản rồi kiểm tra ngược lại chứng từ gốc của các nghiệp vụ đó. Các nghiệp

vụ sẽ được lựa chọn trên nguyên tắc các khoản phát sinh lớn hoặc bất thường. Khi

thực hiện việc kiểm tra chứng từ gốc, KTV cần chú ý xem xét tính hợp lý, hợp lệ

của chúng: các chữ ký phê duyệt có đầy đủ và có hơp lệ hay không, có được áp

dụng theo các biểu mẫu của Bộ Tài Chính quy định hay không,..

Thứ hai là kiểm tra kết luận: từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu

làm cơ sở cho việc kết luận mà cần khằng định. Theo cách này, KTV cần xác định

phạm vi kiểm tra để tìm được BCKT phù hợp với kết luận đã có trước. Ví dụ: KTV

kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

Phương pháp này có ưu điểm là cho ta những bằng chứng là tài liệu chứng

minh tương đối thuận tiện vì nó thường có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng

thấp hơn các phương pháp khác. BCKT thu thập được từ kỹ thuật này được gọi là

kiểu mẫu tài liệu chứng minh, đôi hi các kiểu mẫu này lại là bằng chứng hợp lý duy

nhất nếu KTV không tìm được các loại bằng chứng khác.

Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có những hạn chế nhất định. KTV không thể tiến

hành kiểm tra, đối chiếu tất cả các sổ sách, chứng từ trong đơn vị đuợc kiểm toán vì

số lượng chứng từ sổ sách là rất lớn. Hơn nữa việc kiểm tra tất cả các tài liệu sẽ làm

mất thời gian, tốn kém chi phí mà không thật sự cần thiết, ảnh hưởng tới tính hiệu

quả kinh tế đối với công ty kiểm toán. Do vậy, khi kiểm tra, xác minh tài liệu KTV

phải tiến hành chọn mẫu kiểm toán và thực hiện xác minh tài liệu đối với các mẫu

được chọn. Mặt khác, độ tin cậy của BCKT phụ thuộc vào nguồn gốc của BCKT

(hay sự độc lập của BCKT so với đơn vị được kiểm toán), các tài liệu cung tấp có

thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan nên cần có sự kiểm tra, xác

minh bằng các phương pháp kỹ thuật khác.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

15

Page 20: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

I.2.2.4. Kỹ thuật quan sát

Quan sát là kỹ thuật theo dõi một sự vật, hiện tượng, một chu trình hoặc một

thủ tục do đơn vị được kiểm toán thực hiện nhằm đánh giá một thực trạng hay hoạt

động của đơn vị được kiểm toán. Việc quan sát được thực hiện bởi các giác quan

của KTV nhằm đánh giá một phạm vi lớn các sự việc. Ví dụ: KTV quan sát việc

kiểm kê thực tế hoặc quan sát các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán tiến

hành; KTV có thể đi thị sát đơn vị được kiểm toán để có ấn tượng chung về máy

móc, thiết bị của đơn vi, quan sát tính cũ, mới và vận hành của máy móc; Quan sát

các cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá chung về tình hình hoạt động của đơn

vị... Bên cạnh đó, để đảm bảo rằng BCKT thu được có độ tin cậy cao, KTV sẽ thực

hiện phỏng vấn kế toán trưởng về những xử lý của đơn vị nếu xảy ra những sai xót

về sự chênh lệch giữa sổ sách kế toán với kiểm kê thường kỳ, hay phỏng vấn giám

đốc về những sai xót trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi tiến hành kỹ thuật quan

sát để thu thập thông tin, KTV phải thường xuyên ghi chép các thông tin quan sát

được cùng với những nhận xét, đánh giá.

Kỹ thuật quan sát rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán,

BCKT thu được đáng tin cậy, tuy nhiên bản thân BCKT thu được từ kỹ thuật này

chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần kết hợp với các kỹ thuật khác. Kỹ thuật này chỉ

cung cấp các BC về phương pháp thực thi công việc tại thời điểm quan sát, không

chắc chắn có được thực hiện tại các thời điểm khác hay không. Mặt khác tính hiệu

quả của việc quan sát còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan đó là trình độ và kinh

nghiệm của kiểm toán viên. Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này gọi là kiểu mẫu

quan sát.

I.2.2.5. Kỹ thuật phỏng vấn

Phỏng vấn là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hoặc bằng lời nói

qua việc thầm vấn những người hiểu biết về vấn đề mà KTV quan tâm.

Giai đoạn lập kế hoạch: KTV phải xác định mục đích, nội dung, đối tượng

phỏng vấn(có thề cụ thể hóa thành những trọng điểm phỏng vấn), thời gian, địa

điểm phỏng vấn. KTV chuẩn bị câu hỏi cho quá trình phỏng vấn để phù hợp với

mục tiêu kiểm toán nhằm thu được BCKT có chất lượng cao nhất, tránh sự lãng phí

thời gian cho việc phỏng vấn.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

16

Page 21: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Giai đoạn thực hịên phỏng vấn: KTV giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn, trao đồi

về những trọng điểm đã xác định. Trong giai đoạn này, kỹ thuật nêu câu hỏi là hết

sức quan trọng. KTV thường dùng hai loại câu hỏi cơ bản đó là “câu hỏi đóng và

câu hỏi mở”.

Câu hỏi mở giúp KTV thu được câu trả lời chi tiết và đầy đủ hơn, được sử

dụng khi KTV muốn thu thập thêm thông tin. Loại câu hỏi này thường có các cụm

từ: “thế nào”, “cái gì”, “tại sao”.

Câu hỏi đóng giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn, được sử dụgn khi

KTV muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay biết. Lọai câu hỏi này thường dùng

các cụm từ: “có hay không”, “tôi (không) biết rằng…”

Giai đoạn kết thúc phỏng vấn: KTV cần chú ý đến trình độ và tính khách quan

của người được phỏng vấn để rút ra kết luận đúng đắn trên cơ sở bằng chứng thu

được phục vụ cho mục đích kiểm toán. KTV thường kết luận từng phần và cuối

cùng là tóm tắt các điểm chính.

Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp KTV thu thập được những BCKT chưa có

nhằm thu thập những thông tin phản hồi đề củng cố luận cứ của KTV. Tuy nhiên,

nhược điểm của kỹ thuật này là BCKT có độ tin cậy không cao, mang tính chủ quan

vì đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị, chất lượng của BCKT cũng

phụ thuộc vào trình độ và sự hiểu biết của người được phỏng vấn. Do đó, BCKT thu

được nên được dùng để củng cố cho các bằng chứng khác, hay để thu thập thông tin

phản hồi. BCKT thu được từ kỹ thuật này gọi là kiểu mẫu phỏng vấn.

I.2.2.6. Kỹ thuật tính toán

Tính toán là quá trình kiểm tra chính xác về mặt toán học của số liệu trên

chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực

hiện các tính toán độc lập của KTV. Phương pháp này được các KTV sử dụng khá

phổ biến trong các cuộc kiểm toán nhằm thu thập BCKT về tính chính xác số học

của các khoản mục trên BCTC khi thực hiện kiểm tra chi tiết số dư của các khoản

mục. Thông qua việc cộng dồn số dư, số phát sinh theo tháng, quý của từng tài

khoản theo đối ứng bên Nợ, bên Có để xác định số dư cuối kỳ của các tài khoản

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

17

Page 22: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

được kiểm tra. KTV còn thu thập bằng chứng về tính chính xác của các phép tính

trên hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho,… các số liệu sau khi dùng kỹ thuật tính toán lại

sẽ được đối chiếu với số liệu trên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Nếu có sự chênh lệch,

KTV cần phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán phụ trách từng phần hành đề tìm ra

nguyên nhân chênh lệnh và có các hướng giải quyết.

Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt số học, không

chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được áp dụng. Do đó kỹ thuật này

thường sử dụng kết hợp với các kỹ thuật khác.

Ưu điểm của kỹ thuật này là thu được BCKT có kỹ thuật cao về mặt số học,

song nó còn có nhiều các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp, tốn thời gian,

đặc biệt là các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, loại hình kinh doanh đa dạng, luồng

tiền ra vào lớn… BCKT thu được từ kỹ thuật này gọi là kiều mẫu chính xác số học.

I.2.2.7. Kỹ thuật phân tích

Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đanh giá các mối quan hệ để xác định

tính hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ bao gồm quan hệ giữa các

thông tin tài chính với nhau và giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài

chính. Do đó kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: dự đoán, do sánh và đánh giá.

Dự đoán: Là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc xu hướng…

So sánh: Là việc đối chiếu ước đoán trên với báo cáo

Đánh giá: Là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và kỹ thuật khác

(phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận khi so sánh.

Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng có hiệu lực gồm ba

loại: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản như:

So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán,…Từ kết quả so

sánh, việc điều tra những sai khác lớn giữa số thực tế với kế hoạch sẽ giúp KTV

phát hiện những sai sót trong BCTC hoặc các biến động lớn trong tình hình sản xuất

kinh doanh của đơn vị.

So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị so với các chỉ tiêu trung bình ngành

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

18

Page 23: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

So sánh số liệu của đơn vị được kiểm toán với ước tính của kiểm toán viên

Phân tích xu hướng: Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư

tài khoản hay nghiệp vụ. Phân tích xu hướng thường được KTV sử dụng bằng cách

so sánh thông tin tài chính kỳ này so với kỳ trước hay so sánh thông tin tài chính

giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem

xét giữa các kỳ, nhằm làm phát hiện những biến động bất thường để tập trung kiểm

tra xem xét.

Phân tích tỷ suất: Là cách thức so sánh những số dư tài khoản hoặc loại hình

nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của

một công ty nào đó với công ty khác trong cùng một tập đoàn hay cùng một ngành.

Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó.

Trong loại hình phân tích nêu trên, KTV kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữ

liệu hoạt động, các dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa

hai loại dữ liệu này. Do đó mức độ chính xác hay đáng tin của BCKT thu được khi

kiểm tra tính hợp lý được xem là cao nhất. Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan

hệ giữa các báo cáo khác nhau cómối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng

có thể cung cấp thông tin có giá trị. Phân tích xu hướng được xem là cung cấp thông

tin có độ tin cậy thập nhất vì kỹ thuật này dùng nhiều các số liệu của quá khứ. Tuy

nhiên, nếu có cả sự phân tích lùi thì các BCKT tập hợp được trở nên có ý nghĩa hơn.

Khi sử dụng kỹ thuật phân tích để thu thập BCKT kiểm toán viên cần giải quyết

bốn vấn đề sau:

Thứ nhất là chọn loại hình phân tích phù hợp: Khi chọn loại hình phân tích,

KTV có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Bảng 2: Hướng dẫn chọn loại hình phân tích

Lọai

nh

phân

tíc

h

Đối

ợng

kiểm

to

án Phân

tíc

h x

u hư

ớng

Phân

tíc

h tỷ

su

ất

Phân

tíc

h tín

h hợ

p lý

(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tài chính- Đại học Kinh tế quốc dân, 2006)

Thứ hai là đưa ra mô hình để dự đoán những số liệu tài chính hay những xu

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

19

Page 24: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

hướng hoặc tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động.

Thứ ba là dự đoán và so sánh dự đoán của KTV với số liệu của đơn vị được

kiểm toán

Thứ tư là sử dụng các đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về BCKT thu

được

Ưu điểm của kỹ thuật này là tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì ít tốn thời

gian, chi phí cho kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp BCKT về sự đồng bộ,

chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán; giúp KTV đánh giá được tổng thể mà không

bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể. Thủ tục phân tich do đó được sử dụng trong tất cả

các giai đoạn của quy trình kiểm toán tài chính và được xem là rất hữu ích. Tuy

nhiên khi áp dụng kỹ thuật này, KTV cần lưu ý một số điểm sau:

Một là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được so sánh: Việc phân tích sẽ không có

ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau. Ngoài ra, kỹ thuật này chỉ

áp dụng với các chỉ tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp tính;

Hai là: Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, KTV không thể sử

dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu

được bằng chứng kiểm toán thích hợp.

Ba là: Trong điều kiện hệ thống KSNB yếu kém, cần thận trọng trong phân

tích và nên kết hợp với nhiều kỹ thuật khác.

Bốn là: Đánh giá chênh lệch khi phân tích sãe sai lầm nếu KTV thiếu hiểu biết

về những mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán thu được từ việc sử dụng kỹ thuật này gọi là kiều mẫu

phân tích.

I.2.3. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập

Ngoài các BCKT được thu thập thông tin thông qua các kỹ thuật trên, trong

một số trường hợp đặc biệt, KTV phải thu thập thêm các BCKT đặc biệt. Bằng

chứng kiểm toán đặc biệt được hiều là các bằng chứng được thu thập từ những đối

tượng đặc biệt và thường được sử dụng trong kiểm toán tài chính như: ý kiến của

chyên gia, giải trình của nhà quản lý, sử dụng tài liệu của KTV nội bộ, của KTV

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

20

Page 25: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

khác hay bằng chứng về các bên liên quan.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của chuyên gia

Chuyên gia là các cá nhân hoặc tổ chức có kỹ năng kiến thức và kinh nghiệm

về các lĩnh vực chuyên môn nào đó. Khi KTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị

được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết

và đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ

được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính; nội dung và mức độ phức tạp của

các khoản mục kể cả những rủi ro và sai sót trong đó; các bằng chứng kiểm toán

khách có hiệu lực đối với các khoản mục này. Việc dự kiến sử dụng ý kiến chuyên

giathường một số lĩnh vực như: đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị,

các công trình nghệ thuật, đá quý); Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của

tài sản (trữ lượng quặng, khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích

còn lại của tài sản máy móc); hoặc trong trường hợp dùng các phương pháp đặc biệt

để xác định tổng giá trị như phương pháp ước lượng của thống kê; xác định các

phần việc sẽ hoàn thành và đã hoàn thành trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm

toán để xác định doanh thu; khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp

đồng và luật pháp.

Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như:

Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp

chuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức huyên nganh, kinh

nghiệp của chuyên gia);

Đánh giá tính khách quan của chuyên gia;

Xác định công việc của chuyên gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dung

công việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTV có đầy

đủ và thích hợp không);

Phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia

với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp mà

chuyên gia sử dụng.

Với ý kiến các chuyên gia, KTV chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiểt, khi

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

21

Page 26: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

không có bằng chứng nào thay thế và chủ với những thủ tục kiểm toán cần thiết.

Tuy nhiên, dù KTV có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán vẫn

đòi hỏi KTV là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét đối với báo cáo

tài chính được kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là giải trình của giám đốc

Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích thừa nhận trách nhiệm của ban

giám đốc phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy và tính hợp pháp của các thông tin trên

BCTC qua hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán.

Nội dung giải trình thường có ba loại cam kết chính:

Loại I: Giải trình chung về trách nhiệm của ban giám đốc (tính độc lập, khách

quan, trung thực) trong việc trình bày đúng đắn báo cáo tài chính.

Loại II: Giải trình từng mặt , yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý, có 5 loại ;

xác nhận về quyền và nghĩa vụ; xác nhận về định giá và phân bổ; xác nhận về phân

loại và trình bày.

Loại III: Giải trình về mối quan hệ của ban giám đốc với KTV.

Hình thức giải trình bao gồm: Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới

hình thức: Bản giải trình của giám đốc; Thư của KTV liệt kê tất cả những hiểu biết

của mình về các giải trình của giám đốc xác nhận là đúng; Biên bản họp hội đồng

quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được giám đốc ký duyệt.

Thu thập và sử dụng giải trình của giám đốc:

Đánh giá giải trình của giám đốc: KTV cần phải xác minh các giải trình của

giám đốc có mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác hay không, xem xét độ tin

cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của giám đốc; xác định mức độ hiểu

biết các vấn đề đã được giải trình của người lập giải trình.

Một số hạn chế của bằng chứng giải trình: Giải trình của giám đốc không thể

thay thế các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được; giải trình của giám đốc

có độ tin cậy không cao do bằng chứng loại này được cung cấp từ phía DN do đó nó

phụ thuộc vào mức độ liêm khiết và trung thực của giám đốc.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của KTV nội bộ

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

22

Page 27: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho KTV xác định lịch

trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kểm toán.

Thực hiện thu thập và sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ: Liên hệ và phối

hợp công việc với KTV nội bộ; đánh giá và kiểm tra lại tư liệu kiểm toán nội bộ:

Các bằng chứng đã thu thập được là đầy đủ, thích hợp để làm căn cứ vững chắc,

hợp lý để rút ra các kết luận…

Với việc sử dụng tư liệu của KTV nội bộ, KTV phải kiểm soát được quá trình

kiểm toán của KTV nội bộ và KTV chỉ sử dụng tư liệu của KTV nội bộ đối với

những đơn vị có tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức này hoạt động có hiệu quả,

hiệu lực. Khi sử dụng các tư liệu của KTV nội bộ, KTV nhận thấy KTV nội bộ đã

phát hiện ra một số sai sót một khoản mục nào đó thì với tính hoài nghi và sự xét

đoán của mình, KTV sẽ phải kiểm tra kỹ hơn, thực hiện nhiều thủ tục hơn để thu

thập nhiều bằng chứng hơn về khoản mục này.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của các KTV khác

Mục đích sử dụng của bằng chứng này là khi kiểm toán báo cáo tài chính một

đơn vị trong đó có gộp cả thông tin tài chính của đơn vị cấp trên với một hay nhiều

đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác thì KTV sử dụng tư liệu kiểm toán của KTV

khác (là KTV chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và ký báo cáo kiểm toán

của các đơn vị được gộp vào báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên) về các thông tin

tài chính của các đơn vị đó.

Trường hgợp KTV kết luận báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vị

kinh tế khác có ảnh hưởng không trọng yếu thì không cần thu thập loại bằng chứng

này.

Quá trình thu thập và sử dụng tư liệu của KTV khác:

+ Thủ tục kiểm toán: Khi lập kế hoạch trong đó có dự kiến sẽ sử dụng tư liệu

của KTV khác tiếp theo đó KTV cần thông báo cho KTV khác.

+ Kết luận và lập báo cáo kiểm toán: Khi KTV kết luận và tư liệu của KTV

khác là không dùng được và KTV không thể tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán

bổ sung đối với báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác được

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

23

Page 28: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

KTV khác kiểm toán, nếu xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính

được kiểm toán thì KTV cần phải đưa ra ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán.

Trường hợp KTV khác đưa ra hoặc dựa kiến đưa ra báo cáo kiểm toán sửa đổi thì

KTV cần phải xem xét lại bản chất và mức độ ảnh hưởng của những sửa đổi đó đối

với báo cáo tài chính do KTV kiểm toán và từ đó có thể phải sửa đổi báo cáo của

mình.

KTV cần lưu vào hồ sơ của mình các tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính

đã được KTV khác kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng về các bên liên quan

Mục đích của việc thu thập BC về các bên hữu quan để xác định liệu ban giám đốc

đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về các bên hữu quan và nghiệp vụ với

các bên hữu quan chưa bởi vì sự tồn tại của các bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các

bên có thể ảnh hưởng tới BCTC.

Thu thập bằng chứng về sự tồn tại và về các nghiệp vụ với các bên hữu quan:

Thu thập bằng chứng về sự tồn tại: KTV cần kiểm tra tính đầy đủ của những thông

tin do ban giám đốc đơn vị cung cấp về việc xác định tên của các bên hữu quan.

Thu thập bằng chứng về các nghiệp vụ: Ở khâu này, KTV cần phải tiến hành các

thủ tục: Xác nhận điều kiện và giá trị nghiệp vụ với các bên hữu quan; kiểm tra các

bằng chứng do các bên hữu quan nắm giữ; xác nhận hay thảo luận thông tin với

những người có liên quan đến nghiệp vụ như ngân hàng, luật sư, các nhà bảo lãnh

và các nhà môi giới chứng khoán.

I.3. Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập bằng

chứng trong các bước của một cuộc kiểm toán

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: các BCKT thu được trong giai đoạn này

chủ yếu là các thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán như: các thông tin cơ sở về

ngành nghề và thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, các thông tin về

nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của

khách hàng.

Các phương pháp, cách thức mà KTV sử dụng chủ yếu ở giai đoạn này là: tìm

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

24

Page 29: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

kiếm thông tin về ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng, xem

xét kết quả kiểm toán của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán, tham quan phân

xưởng, sử dụng tư liệu của chuyên gia, tham khảo điểu lệ của công ty, tham khảo

các biên bản họp cổ đông, giám đốc, hội đồng quản trị của công ty. Ở giai đoạn này

KTV thực hiện thủ tục phân tích nhằm xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm

toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán: trong giai đoạn này thì thu thập bằng chứng

kiểm toán chính là công việc chính và chủ đạo. Ở giai đoạn này, KTV sử dụng tất

cả các kỹ thuật thu thập bằng chứng, vận dụng tất cả các thủ tục kiểm toán để thu

thập những bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực, dùng làm cơ sở cho việc đưa ra ý

kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, chủ nhiệm

kiểm toán tập hợp và đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị được kiểm toán. Trừ một

số trường hợp đặc biệt KTV cần thu thập các thông tin sau cuộc kiểm toán, khi đó

những bằng chứng này được xếp vào các BCKT đặc biệt.

I.4. Hồ sơ kiểm toán với bằng chứng kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán bao gồm các thông tin cần thiêt liên quan đến cuộc kiểm toán

đủ làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của KTV và chứng minh rằng cuộc kiểm

toán đã được thực hiện theo đúng yêu cầu.

Một trong những vai trò của hồ sơ kiểm toán là ghi chép những bằng chứng

thu được và ghi chép kết quả của việc thực hiện các thử nghiệm.

Hồ sơ kiểm toán thường được phân làm hai loại chính là hồ sơ kiểm toán

chung và hồ sơ kiểm toán năm.

Hồ sơ kiểm toán chung (permanent file): là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các

thông tin chung về khách hàng liên quan đến hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong

nhiều năm tài chính của một khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chung do đó thường chứa

đựng những thông tin mang tính lịch sử hay mang tính liên tục qua các năm tài

chinh.

Hồ sơ kiểm toán năm (Current file): là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

25

Page 30: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

tin về khách hàng chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán một năm tài chính

Kiểm toán viên phải đảm bảo tính bí mật, an toàn, không được tiết lộ những

thông tin về đơn vị được kiểm toán.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

26

Page 31: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG

KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

2.1.1. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói

chung

Tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam, các công ty kiểm toán đều đã đưa ra

được quy trình của một cuộc kiểm toán nhằm hướng dẫn KTV trong quá trình thực

hiện. Thông qua đó, hướng dẫn KTV thực hiện thu thập BCKT. Việc thu thập

BCKT được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán, từ giai đoạn chuần bị kiểm

toán đến thực hiện và kết thúc kiểm toán. Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các

bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để làm căn cứ cho việc đưa ra ý kiến của mình.

Trong chương trình kiểm toán của đơn vị mình, các công ty thường chia đối

tượng kiểm toán theo các giai đoạn của cuộc kiểm toán hoặc các chu trình và hướng

dẫn cho KTV loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập đối với từng chu trinh khác

nhau đối với chu trình cũng như kỹ thuật thu thập các BCKT đó.

Các công ty đều xây dựng được một hệ thống hồ sơ kiểm toán tương đối hoàn

thiện dựa trên kinh nghiệm của bản thân các công ty và sự hợp tác của các chuyên

gia trong lĩnh vực kiểm toán. Hồ sơ được lập với trình tự logic đảm bảo giảm thiểu

rủi ro kiểm toán đến mức thấp nhất. Ứng với mỗi phần hành kiểm toán là các thủ

tục, kỹ thuật để thu thập BCKT cần thực hiện tương đối đầy đủ và chặt chẽ, đảm

bảo chất lượng thành công của cuộc kiểm toán.

Các kiểm toán viên về cơ bản khi thực hiện kiểm toán đã tuân thủ đúng trình

tự thủ tục kiểm toán đề ra như chương trình kiểm toán hướng dẫn. Kiểm toán viên

đã nắm vững được các kỹ thuật thu thập BCKT và vận dụng các kỹ thuật đó vào

thực tế một cách phù hợp với từng phần hành. Hầu hết các kỹ thuật thu thập BCKT

báo cáo tài chính đều đã được các KTV độc lập áp dụng, đưa vào phục vụ cuộc

kiểm toán để tìm ra những sai phạm của thông tin trình bày trên BCTC của khách

hàng.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

27

Page 32: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

2.1.2. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại một số

công ty kiểm toán

Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC tại

công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng

chủ yếu sau: Kiểm kê, Tính toán, Quan sát, Phỏng vấn, Lấy xác nhận, Phân tích và

kiểm tra tài liệu. Các kỹ thuật này được KTV thực hiện dựa vào hướng dẫn thực

hiện sẵn có của công ty và hầu hết là áp dụng các chuẩn mực kiểm toán. Cụ thể ở

các giai đoạn của cuộc kiểm toán như sau:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Các kỹ thuật thu thập BCKT được áp dụng là

phỏng vấn, quan sát và phân tích. Kiểm toán viên thục hiện phỏng vấn khách hàng

nhằm thu thập các thông tin cơ bản về tình hình doah nghiệp. Qua quan sát, KTVcó

thể xác định xem hệ thống KSNB của công ty được kiểm toán hoạt động có hiệu

quả hay không. Và phân tích thì giúp kiểm toán viên xác định nội dung, thời igan và

phạm vi các thủ tục kiểm toán, đông thời hướng KTV chú ý tới những khoản mục,

bộ phận cần điều tra đặc biệt. Trong giai đoạn này, KTV thường phân tích bảng cân

đối kế toán, bác cáo kết quả hoạt động kinh doanh.. để có những hiều biết chung

nhất về tình hình kinh doanh của khách hàng.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kỹ thuật thu thập BCKT được áp

dụng linh hoạt. Các bằng chứng thu thập được được KTV cân nhắc, xác nhận, đánh

giá, làm cơ sở cho ý kiến của mình. Các công việc như Kiểm kê, gửi thu xác nhận

được tiến hành trước khi KTV đến công ty khách hàng làm việc. Phỏng vấn, quan

sát và tính toán lại được thực hịên song song trong tất cả các khoản mục nhằm cung

cấp những thông tin bổ sung cho KTV hoặc khẳng định nghi ngờ của KTV. Xác

minh tài liệu là kỹ thuật không thể thiếu và là công việc được thực hiện chủ yếu khi

KTV ngồi tại công ty khách hàng làm việc vì nói đòi hỏi nguồn dữ liệu, chứng từ từ

bản thân đơn vị. Kỹ thuật phân tích trong giai đoạn này là một thử nghiệm cơ bản,

cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của những khoản mục trên BCTC hoặc các thông

tin tài chính riêng biệt. KTV sử dụng kỹ thuật này để xây dựng các mô hình ước

tính… Những sai sót,chênh lệch được so sánh với các ngưỡng cụ thể, từ đó đưa ra

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

28

Page 33: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

các bút toán điều chỉnh. Các bằng chứng thu thập được được lưu trong giấy tờ làm

việc và hồ sơ kiểm toán, chuyển lên cho cấp caohơn để soát xét lại.

Cuối cùng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện soát xét lại các

giấy tờ và phỏng vấn kế toán trưởng những điều còn nghi ngờ, chưa rõ. Thủ tục

phân tich cũng được áp dụng để xem xét lại tổng quát lần cuối về toàn bộ số liệu đã

được kiểm toán, nhằm củng cố thêm cho kết luận của KTV, hoặc giúp nhận thất

những vấn đề cần phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thì mới có thể kết luận.

KTV cũng thu thập giải trình của ban giám đốc, sau đó sẽ thảo luận với khách hàng

về các bút toán điều chỉnh. Nếu không có gì thay đồi, KTV sẽ cho ra báo cáo kiểm

toán.

Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC tại

công ty AASC

Để phục vụ cho cuộc kiểm toán hiệu quả, AASC đã xây dựng được quy trình

lập kế hoạch kiểm toán rất chặt chẽ và khoa học. Bên cạnh đó, các KTV còn rất linh

hoạt và sáng tạo trong quá trình vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT để có được

một cuộc kiểm toán hiệu quả.

Đối với những công ty là khách hàng thường niên thì tất cả các vấn đề đều

được lư trong hồ sơ kiềm toán thường niên. Trong giai đoạn chuẩn bị của cuộc kiểm

toán, KTV chỉ cập nhật thông tin từ năm trước và phỏng vấn Ban Giám đốc công ty

khách hàng xem hoạt động của công ty có gì thay đổi so với năm trước để từ đó thu

thập các tài liệu liên quan đến việc thay đổi đó. Còn đối với những khách hàng mới

KTV phải thu thập BCKT để lập hồ sơ thường niên đảm bảo việc thu thập BCKT để

vừa có một cuộc kiểm toán hiệu quả, vừa tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian

làm việc. Trong giai đoạn này, KTV sử dụng các kỹ thuật như: Sử dụng ý kiến của

KTV khác, phỏng vấn, quan sát, phân tích. KTV sử dụng kỹ thuật phân tích trong

giai đoạn này chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất, thông tin phân

tích chỉ là thông tin tài chính.

Trong giai đoan thực hiện cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên AASC tuân thủ

theo chương trình kiểm toán đã được xây dựng trước. Chương trình kiểm toán được

chi tiết thành: tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị; Các mục tiêu kiểm toán; Các

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

29

Page 34: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

thủ tục kiểm toán. Chương trình kiểm toán cũng lưu ý đối với các KTV khi thực

hiện các thủ tục kiểm toán là các KTV phải thực hiện đầy đủ các kỹ thuật thu thập

BCKT và vận dụng các kỹ thuật đó một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng

doanh nghiệp được kiểm toán để thu thập đầy đủ các BCKT cần thiết, đồng thời

KTV phải thể hiện đầy đủ trên giấy tờ làm việc những công việc mà KTV đã tiến

hành và được đính kèm với tài liệu thu thập được ở công ty khách hàng để lưu vào

hồ sơ kiểm toán.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện đánh giá lại các bằng

chứng thu thập được và thực hiện kết hợp các kỹ thuật thu thập BCKT như: Phỏng

vấn, Kiểm tra tài liệu,… để thu thập lại các BCKT đặc biệt. Nhìn chung công việc

trong giai đoạn này thể hiện được tính thận trọng nghề nghiệp của KTV theo như

các quy định.

Tuy nhiên, khi tiến hành tổng hợp các bút toán điều chỉnh sai sót, KTV đã

không căn cứ vào mức trọng yếu và như vậy sẽ không loại bỏ được các sai sót có

thể chấp nhận được đã được tính trong phần lập kế hoạch kiểm toán. Do đó, cuộc

kiểm toán sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.

2.2. Kết luận về thực trạng sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng

kiểm toán tại Việt Nam

Nhìn chung các công ty kiểm toán đều đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho

KTV ngay ở chương trình kiểm toán được soạn thảo sẵn. Trong từng bước hành

động của KTV đều có hướng dẫn về BCKT cần thu thập và kỹ thuật thu thập để có

những BCKT đó một cách hợp lý và tiết kiệm nguồn lực nhất.

Về việc vận dụng những hướng dẫn trên thì có thể nói, các KTV đa số đều đã

có những hiều biết nhất định và kết hợp với những sáng tạo của mình trong quá

trình kiểm toán.

Tuy nhiên cũng cần phải nói, chất lượng kiểm toán viên ở một số công ty chưa

được tốt, về mặt kiến thức, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp. Gần đây, ở

Việt Nam đã xảy ra một số vụ bê bối liên quan đến kiểm toán.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

30

Page 35: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG

HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP

BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

3.1. Tồn tại và nguyên nhân

Có mặt trên Việt Nam cho đến nay là hơn hai mươi năm, dịch vụ kiểm toán

vẫn còn khá non trẻ và mới mẻ, hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán còn rất yếu, chưa

có vai trò rõ rệt đối với hoạt động kiểm toán trên toàn quốc như ở các quốc gia

khác. Dịch vụ kiểm toán đôi khi có chất lượng không cao do cả nguyên nhân khách

quan và chủ quan mà chủ yếu là do yếu tố con người. Đối với dịch vụ kiểm toán, có

thể nói con người chính là yếu tố căn bản nhất, quan trọng nhất để tạo nên thành

công của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, lực lượng KTV của chúng ta còn đang thiếu

và yếu về cả số lượng và chất lượng. Trong rất nhiều cuộc kiểm toán, KTV đưa ra ý

kiến với những BCKT chứng minh mà nếu nói theo một cách khách quan thì BCKT

đó chưa có tính thuyết phục, vì số lượng BCKT bao nhiêu là đủ thì do KTV quyết

định, quá trình thu thập BCKT như thế nào, có chăt chẽ hay không cũng do các

KTV của công ty kiểm toán thực hiện. Vì thế, trong một số trường hợp, vì điều kiện

chi phí kiểm toán hoặc vì điều kiện thời gian, các KTV có thể thả lỏng quá tình thu

thập BCKT. Hay một cách khác, KTV có thể không nỗ lực trong việc thu thập

BCKT mà không thu được các BCKT thuyết phục và đưa ra một báo cáo kiểm toán

với ý kiến chấp nhận từng phần, trong khi với khả năng của mình, KTV hoàn toàn

có thể để xuất để được thu thập những BCKT đầy đủ và đáng tin cậy.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:

Thứ nhất là do môi trường pháp lý. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hệ

thống chính sách kế toán và kiểm toán đang trong quá trình hoàn thiện, các quy định

về công tác kế toán lại hay thay đồi. Điều này làm cho các KTV không có một

hướng dẫn thực sự cụ thể và các thước đo thực sự ổn định để thực hiện kiểm toán.

Điều này càng khó khăn hơn đối với những KTV chưa có kinh nghiệm trong ngành

nghề kiểm toán.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

31

Page 36: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

Thứ hai là lực lượng kiểm toán viên, cả về chất lượng và số lượng. Chính đây

cũng là lý do tại sao hiệp hội KTV ở nước ta lại chưa được giao những quyền hạn

có phạm vi và ảnh hưởng rộng như ở một số nước khác.

3.2. Những ưu điểm

Tuy còn khá là mới mẻ nhưng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam cũng đã đạt

được những thành tích nhất định, cụ thể hơn, trong công tác thu thập BCKT trong

kiểm toán BCTC do KTV độc lập thực hiện đã đạt được một số điểm mạnh như sau:

Thứ nhất là các cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch, KTV thu

thập được đầy đủ các BCKT đáng tin cậy làm cơ sở cho ý kiến kết luận của mình,

tạo niềm tin cho nguời sử dụng BCTC đã được kiểm toán.

Thứ hai là: Các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các chuẩn mực, các quy định

nhằm hướng dẫn và đánh giá KTV trong quá trình thực hiện. Các quy định cả trong

nước và quốc tế đã thực sự là cơ sở cho các công ty kiểm toán và các KTV trong

quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán.

3.3. Đề xuất và kiến nghị

Thứ nhất là về các chuẩn mực và quy định hướng dẫn và điều chỉnh hành vi

của KTV:

Để hoạt động kiểm toán có thể phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình

hội nhập với thế giới, Bộ Tài chính cần có các giải pháp phát triền thị trường dịch vụ

kiểm toán phù hợp với thực tại Việt Nam và trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cho đến nay Bộ Tài chính đã ban hành được bảy đợt với tổng cộng gần 37

chuẩn mực kiểm toán áp dụng cho kiểm toán độc lập. Nói chung các chuẩn mực này

đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên vấn để đặt ra là tính thực tiễn của các chuẩn mực, sự

phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, một nước mà dịch vụ kiểm toán còn

non trẻ và khá mới mẻ.

Vì vậy cần phải có một hệ thống pháp luật và chuẩn mực sát thực làm hướng

dẫn cho kiểm toán độc lập làm tốt chức năng và vai trò của mình.

Thứ hai là công tác đào tạo kiểm toán viên có năng lực và đạo đức

Trong nhiều cuốn sách đã viết, hai phẩm chất quan trọng đối với một kiểm

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

32

Page 37: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

toán viên là năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Về năng lực chuyên

môn sẽ không có gì phải bàn tới vì đó là yêu cầu của bất kỳ một ngành nghề nào

chú không riêng gì nghề kiểm toán. Vấn đề ở đây chính là đạo đức nghề nghiệp của

kiểm toán viên. Cơ sở xây dựng chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ đã chỉ ra: xây

dựng chuẩn mực đạo đức là một trong hai phân hệ riêng biệt (gồm chuẩn mực đạo

đức nghề nghiệp và chuẩn mực chuyên môn nghiệp vụ).

Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đào tạo được những KTV vừa có năng lực chuyên

môn nghiệp vụ, vừa có đạo đức nghề nghiệp để phục vụ đất nước. Kiểm toán là tạo

niềm tin cho những người quan tâm, một khi bản thân các KTV không đáng tin cậy

thì sẽ dẫn đến những sai phạm của KTV và dẫn đến một loạt các sai phạm tiếp theo

của những người trực tíếp quan tâm đến tình hình tài chính của đơn vị. Để làm được

điểu này, các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề kiểm toán như Bộ Tài chính, các

Hội nghề nghiệp, Kiểm toán Nhà nước nên có những chương trình đào tạo và

hướng dẫn KTV trong con đường nghề nghiệp này.

Bản thân các công ty kiểm toán cũng phải thực hiện công tác nhân sự thật tốt,

từ việc tuyển nhân sự đến việc đào tạo, đánh giá…

Theo em, việc đào tạo KTV không chỉ nên chú ý đến đào tạo về chuyên môn,

nghiệp vụ mà điều quan trọng không kém là đào tạo KTV về mặt tư tưởng. Rất

nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực kiểm toán đã cho thấy không phải do trình độ của

KTV hạn chế đến mức không tìm ra được các BCKT thích hợp để chứng minh cho

những sai phạm, hay không tìm ra được các BCKT thuyết phục để đưa ra một báo

cáo kiểm toán mang tính chất rõ ràng hơn, điều quan trọng là các KTV đã bị những

lợi ích trước mắt làm lu mờ đi mục tiêu chân chinh của một KTV. Vì thế, hoạt động

đào tạo phải đồng thời tạo được tư tưởng tự tôn nghề nghiệp của chính các kiểm

toán viên.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

33

Page 38: Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Các Kiểm Toán Viên Độc Lập Thực Hiện

Đề án môn học

KẾT LUẬN

Đối với các công ty kiểm toán chuyên nghiệp, hoạt động trên một thị trường

cạnh tranh đầy tiềm năng, bằng chứng kiểm toán thích hợp không chỉ thỏa mãn hai

yêu cầu về giá trị, tính đầy đủ mà nó còn phải được thu thập một cách có hiệu quả

về chi phí, đồng thời tạo điều kiện cung cấp cho khách hàng dịch vụ gia tăng. Dựa

trên những bằng chứng kiểm toán giàu tính thuyết phục thu thập được trong suốt

cuộc kiểm toán, kiểm toán viên nhanh chóng đưa ra ý kiến kết luận của mình về báo

cáo tài chính của công ty khách hàng. Vấn đề đó đòi hỏi kiểm toán viên phải vận

dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán một cách linh hoạt nhất để có thể

thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, với mức phí về thời gian, tiền bạc hợp lý

cùng mức rủi ro là tối thiều.

Như vậy, có thể nói việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

có tính chất quyết định tới chất lượng kiểm toán và sự thành công của cuộc kiểm

toán. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên phải biết

lựa chọn kỹ thuật nào là phù hợp, vận dụng các kỹ thuật đó một cách sáng tạo trong

từng tình huống cụ thể và tiến hành theo một trình tự quy định trong quy trình kiểm

toán.

Trong nội dung bài để án của mình, em đã trình bày những nghiên cứu, tìm

hiểu của mình về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo

cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập thực hiện. Em rất mong nhận được sự góp

ý, phê bình của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Lan Anh đã giúp em chọn đề tài và

thực hiện bài viết này.

Lê Thị Thu- Kiểm toán 49C

34