84
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ PHỔ BIẾN Sunday, 26. August 2007, 12:00:00 Thanh toán quốc tế, Import and Export, Xuất Nhập Khẩu Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của hoạt động XNK. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là: TT TTR DP DA LC …… Nhờ thu chấp nhận chứg từ (D/A: Document Acceptance) Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment) 1. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) được viết tắt là TTr hoặc TT; 2. Chuyển bồi hoàn tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Reimbursement) được viết tắt là TTR Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document). Nhờ thu (Collection). Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit). PHÂN BIỆT CÁC ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI TRONG INCOTERMS 2000 Sunday, 16. September 2007, 08:49:22 INCOTERMS2000, Xuất Nhập Khẩu, Giao nhận vận tải đường biển PHÂN BIỆT CÁC ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI TRONG INCOTERMS 2000 Đại học Kinh Tế TPHCM Incoterm 2000, chia các điều kiện thương mại thành 4 nhóm, hiểu và phân biệt giữa các nhóm này, và quan trọng là nhớ để mà áp dụng không phải là điều dễ dàng.Hôm nay, mình trình bày một cách đặt vấn đề mới hy vọng là dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Thứ nhất có 4 nhóm, nhớ câu ;Em Fải Cổ Đi , 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterm 2000 :E,F,C,D Bây giờ ta đi cụ thể vào từng nhóm : 1.Nhóm E-EXW-Ex Works Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi chả chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu….nghĩa là rất lười và chả có tí trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E 2.Nhóm F Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA,FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tanh toán tiền tệ, thanh toán LC

Citation preview

Page 1: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ PHỔ BIẾN

Sunday, 26. August 2007, 12:00:00

Thanh toán quốc tế, Import and Export, Xuất Nhập KhẩuThanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của hoạt động XNK. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:TTTTRDPDALC……Nhờ thu chấp nhận chứg từ (D/A: Document Acceptance)Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)1. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) được viết tắt là TTr hoặc TT;2. Chuyển bồi hoàn tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Reimbursement) được viết tắt là TTRTrả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document).Nhờ thu (Collection).Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).

PHÂN BIỆT CÁC ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI TRONG INCOTERMS 2000

Sunday, 16. September 2007, 08:49:22

INCOTERMS2000, Xuất Nhập Khẩu, Giao nhận vận tải đường biểnPHÂN BIỆT CÁC ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI TRONG INCOTERMS 2000Đại học Kinh Tế TPHCM

Incoterm 2000, chia các điều kiện thương mại thành 4 nhóm, hiểu và phân biệt giữa các nhóm này, và quan trọng là nhớ để mà áp dụng không phải là điều dễ dàng.Hôm nay, mình trình bày một cách đặt vấn đề mới hy vọng là dễ hiểu và dễ nhớ hơn.Thứ nhất có 4 nhóm, nhớ câu ;Em Fải Cổ Đi , 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterm 2000 :E,F,C,DBây giờ ta đi cụ thể vào từng nhóm :1.Nhóm E-EXW-Ex WorksGiờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi chả chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu….nghĩa là rất lười và chả có tí trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E2.Nhóm FTrong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA,FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đó là nét cơ bản của nhóm F.Vậy đâu là cơ sở để phân biệt,chia ra 3 nhóm FCA,FAS,FOB.Xin trả lời, cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu2.1 FCAChỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm.Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở quận Tân Bình. Nếu tôi giao hàng ở cơ sở quận Tân Bình, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến.Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc

Page 2: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA?Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier ,Free Carrier- Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên2.2 FASNhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giaohàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside –Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.2.3 FOBỞ điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu , nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó –Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.Như vậy trong điều kiện nhóm F , hãy nhớ:1.Trách nhiệm chuyên chở tăng dần :FCA———>>>FAS———>>> FOB2.Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làmĐến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chởVậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chăn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ cost từ cước phí3.Nhóm CNhư vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chởVà những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C3.1 CFRĐơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)3.2 CIFQúa trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm.Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịchBí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểmGiá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF X R)= (FOB+F)/(1-R)Có những doanh nghiệp mua hàng, làm sang, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa thỏa mãn, muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT,CIP

3.3 CPTCPT= CFR + F( Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định3.4 CIPCIP=CIF +(I+F)( Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) =CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

Page 3: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :-Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua-Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP-CIF,CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy-CPT,CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thứcTa thấy 3 nhóm trên là tương đối đủ nhưng tại sao lại có thêm nhóm D?Câu trả lời là có những yêu cầu mà điều kiện giao hàng, nó không nằm trong bất kỳ điều kiện nào trong các nhóm trên, hoặc phải áp dụng các điều kiện trên nhưng kèm theo là các điều khoản bổ sungNói có sách, mách có chứng, lấy ví dụ :Ví dụ 1:Công ty Việt Nam ở Phú Thọ bán vải sấy ép khô cho Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, điều kiện Trung Quốc yêu cầu là giao hàng cho Trung Quốc trên các xe tải tại biên giới , việc chuyên chở, thuê xe đến điểm quy định trên biên giới là do cty Việt Nam đảm nhận, còn việc bốc dỡ hàng từ xe tải xuống tại điểm giao hàng, phía Trung Quốc sẽ lo.Vậy ta kiểm tra xem, áp dụng được điều khoản nào, trong các nhóm E,F,C mà ta đã học không nhé :Nhóm E :Chắc chắn là không rồi , yêu cầu giao hàng tại cửa khẩu Lạng Sơn, mà vải thì thu gom ở Phú Thọ, nếu theo E thì cty Việt Nam chỉ giao hàng ở Phú Thọ thôi.Nhóm F:FCA :Không được, bởi phìa Trung Quốc không đồng ý thuê ô tô vào tận PHÚ ThỌ lấy vải.FAS:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủyFOB:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủyNhóm C:CFR:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủyCIF:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủyCPT: Nghe có vẻ được, nhưng CPT là người mua thuê phương tiên vận tải chuyển hàng đến kho cho người bán từ cảng dỡ hàng nhưng ở đây phía Trung Quốc chỉ yêu cầu giao hàng ngay tại biên giới, không cần chuyên chở đi đâu cả, việc dỡ hàng và chuyển đến kho họ sẽ loCIP :Cũng tương tự như CPT không áp dụng được.Ví dụ 2:Một công ty Việt Nam xuất hàng thủy sản là tôm đông lạnh sang cho Nhật, phía Nhật yêu cầu giao tại cảng Kobea cho họ, còn việc bốc hàng xuống họ sẽ tự lo, phía Việt Nam chỉ cần đưa các con tàu chở hàng đến cảng Kobe an toàn là đuợc.Trong truờng hợp này, rõ ràng là có thể áp dụng điều kiện CFR , nhưngVới CFR , người bán phải đảm bảo cho hàng an toàn sau khi qua lan can tàu tại cảng đến.Còn trong trường hợp này, doanh nhiệp Nhật sẽ tự lo, anh Việt Nam chỉ cần đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy, nếu muốn áp dụng CFR, phải ký thêm thỏa thuận là phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy trong hợp đồng ngọai thương phải ghi thế nào. Gỉa định:1.Tham chiếu điều kiện CFR, Incoterms 20002……3…….Các điều khỏan khác:1.Phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan2………Như vậy là điều khỏan chính 1 và điều khỏan khác mâu thuẫn lẫn nhau, nguyên tắc hợp đồng là các điều khỏan không được phủ định lẫn nhau.

Qua 2 ví dụ trên, ta thấy sự cần thiết có nhóm D

4.Nhóm D

Page 4: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

1.DAF Bí quyết là chữ F-Frontier, nghĩa là giao hàng tại biên giới, còn việc dỡ hàng phía mua sẽ lo.Trong buôn bán mậu dịch đường biên, điều khỏan này thường được áp dụng2.DESGiao hàng an tòan trên tàu tại cảng dợ hàng, việc dỡ hàng phía mua sẽ lo.Rõ ràng địa điểm chuyển rủi ro so với FOB,CFR,CIF không phãi là lan can tàu tại cảng đến mà chính là boang tàu.DES :Nhớ đến chữ ES :Ex Ships3.DEQDEQ hàng phải đặt an tòan tại cầu cảng quy định.Vậy nó có khác gì với CFR đâu ?, cũng yêu cầu chuyển hàng đến cảng đích, chịu chi phí dỡ hàng. Vấn đề khác biệt ở đây là chuyện rủi ro:CFR địa điểm chuyển rủi ro là lan can tàu, nghĩa là sau khi cần cẩu đã quay qua lan can tàu, chẳng may hàng bị rơi xuống, đỗ vỡ….thì với CFR, người bán không còn chịu trách nhiệm.Còn với DEQ thì người bán phải chịu trách nhiệm cho đến khi hàng đã đặt an tòan lên cầu cảngSo với DES thì DEQ =DES +Chi phí dỡ hàng + Risk trong quá trình dỡ hàngVà chữ EQ –Ex Quay –tại cầu cảng, nói lên ý nghĩa này4.DDUChịu trách nhiệm đưa hàng tới điểm đích quy định.Thực sự thì DDU rất giống CFR và giống CPT, và cả DEQ tuy vậy VẪN CÓ NHỰNG SỰ KHÁC BIỆT :CFR :Áp dụng cho đường biểnDEQ:Thì mọi phương tiện nhưng chỉ giao hàng tại cầu cảngCPT :Thì áp dụng với mọi phương tiện và vận chuyển đến đích luôn , trông rất giống với DDU nhưng với DDU người bán chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển đến và nếu người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu thì người mua sẽ chịu mọi phí tổn và rủi ro phát sinh5.DDP :Giống hệt DDU , ngọai trừ người bán phải chịu luôn rủi ro khi người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Gỉa sử thuế xuất khẩu tăng lên, người mua sẽ chịu

Đến đây ta thấy vấn đề thật ra cũng rất rõ, giả sử cty Việt Nam nhập khẩu lô hàng thuốc trừ sâu thực vật từ Mỹ, và công ty Việt Nam do không có kinh nghiệm tổ chức vận chuyển mặt hàng nguy hiểm này, nên yêu cầu nhà xuất khẩu phải vận chuyển đến cơ sở của công ty ở Đồng Nai.Nếu lô hàng thuốc trừ sâu này nằm trong danh mục hàng được nhập khẩu và được nhiều doanh nghiệp nhập trước đó, cty biết cha71c việc làm thủ tục đơn giản. Trong truờng hợp này cty sẽ ký CPTNhưng nếu lô hàng này, trước kia chưa bao giờ nhập, nhưng tình hình kinh doanh khiến cty muốn nhập gấp về, và trong thời gian hàng về, cty sẽ chạy lo thủ tục hải quan.Tất nhiên, người bán sẽ chịu rủi ro, lỡ không nhập được thì sẽ ra sao. Tất nhiên, doanh nghiệp VN sẽ chịu rủi ro đó, nếu không lo được thủ tục hải quan .Trường hợp này làm thủ tục DDUCòn nếu cty Việt Nam vẫn muốn nhập lô hàng nhưng lại e ngại về việc không làm được thủ tục hải quan và không muốn gánh rủi ro nay. Trong khi nhà xuất khẩu ở Mỹ lại có quan hệ với cty khác ở Việt Nam có thế mạnh và quan hệ tốt để làm giấy tờ nhập khẩu và họ chắc chắn sẽ lo được thủ tục, nếu có rủi ro họ sẽ chịu thì cty Việt Nam sẽ ký hợp đồng theo điều kiện DDPTrong thực tế, vận tải bằng đường thủy thường áp dụng DEQ hay DES tùy giao cầu cảng hay trên boang cho DDU và DDPNhững nhận xét rút ra:1.Các doanh nghiệp Việt Nam thường bán giá FOB và mua giá CIF .Theo bạn, như vậy có thỏa đáng hay không ?Trả lời :Thứ nhất:Là giải thích tại sao lại có thông lệ đó. Nguyên nhân là doanh nghiệp VN thường muốn chuyển rủi ro nhanh chóng cho người mua (Khi xuất khẩu) và kéo dài trách nhiệm người bán (Khi nhập khẩu).Thường thì có quan điểm FOB-Free on board là giao hàng lên boang tàu là hết trách nhiệm. Thực ra không phải, free on board có nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm trả cước phí để vận chuyển hàng đặt lên boang tàu thôi, còn trách nhiệm với hàng vẫn kéo dài cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng giao hàng.

Page 5: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

FOB,CIF,CFR đều quy trách nhiệm địa điểm chuyển rủi ro cho người bán là lan can tàu tại cảng bốc hàng. Như vậy về mặt trách nhiệm thì địa điểm chuyển rủi ro là như nhauThứ 2:Là cho rằng các doanh nghiệp hiểu điều đó nhưng vẩn xuất giá FOB và nhập giá CIF:Nguyên nhân là do doanh thu của doanh nghiệp VN không ổn định, kim ngạch xuất khẩu thấp nên các hãng tàu thường chiết khấu cho các DN Việt Nam ít, nên nếu bán giá CIF hay CFR, sẽ làm tăng giá thành, không cạnh tranh được.Khả năng cạnh tranh yếu, lợi thế xuất khẩu nhỏ nên không áp đặt được giá CIF khi ký hợp đồngLợi ích khi bán giá CIF hay CFR :1.Tạo điều kiện cho các hãng tàu, hãng bảo hiểm trong nước có thêm khách hàng, tiềm năng để phát triển2.Tạo thêm điêu kiện công ăn việc làm cho người lao động :Ngành dịch vụ vận tải và bảo hiểm3.Gỉam bớt thất thu ngọai tệ do chi phí thuê tàu thường phải trả bằng ngọai tệ nên nếu nhập giá CIF thì giá nhập cao mà xuất giá FOB thì giá xuất giảm4.Tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp do bán được giá cao5.Nếu bán giá CIF, mua FOB doanh nghiệp thu được các khỏan hoa hồng, chiết khấu từ hãng tàu6.Gặp khó khăn khi khiếu nại đòi bồi thường với các hãng tàu nước ngoài7.Bị động với phương tiện vận tảiTuy vậy để chuyển từ bán FOB qua bán CFR, CIF và mua CIF sang mua FOB, DN cần :-Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu-Nâng cao thế và lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu để có thể áp đặt giá khi thương lượng hợp đồng-Hiểu đúng Incoterms và có khả năng ngoại ngữ tốt (Điều này đương nhiên)2.So sánh giá khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu.Ví dụ oanh nghiệp VN xuất khẩu chào các giá khác nhau xuất hàng sang Mỹ như sau :EXW Đà Lạt :275 USD/tonFOB Sài Gòn :320 USD/tonCIF New York :450 USD/tanBiết phí xuất khẩu bằng 0%, lệ phí hải quan 5 USD/ton, chi phí bốc hàng từ cơ sở + phí vận chuyển đến cảng + phí bốc hàng lên tàu là 55USD/tan, chi phí vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến New York Mỹ là 100 USD tấn. Biết R=0.2%.Hỏi doanh nghiệp Mỹ chọn giá nào?Có 2 cách giải :Cách 1:Loại trừ1.FXW và FOB:Ta tính giá mà người bán tự tạo giá FOB mua rồi so với giá FOB chàoEXW=275FOB mua =FOB(MIN) +RISK(Khi bốc hàng lên tàu, rủi ro trên đường chuyển đến tàu, bốc hàng từ nơi giao hàng lên phương tiện vận tải)FOB(MIN)=EXW+Lệ phí hải quan + cước phí vận chuyển( Từ nơi giao hàng lên boang)= 275+5+55=335FOB mua=FOB(MIN) +RISK=335+RISK>FOB(Chào)=320 nên chọn mua giá FOBChào2.FOB và CIFTính giá CIF người mua tạoCIF mua=(FOB chào + F (Vận chuyển))/(1-R)=(320+80)(1-0.2%)=420,8Vậy CIF mua =420.8<CIF chào =450USDChọn CIF mua, nghĩa là thực tế mua FOB chàoCách 2:Đưa về một giá :Quy hết về CIF New York:1,EXW=275 ,CIF NY1=FOB MIN+F+I=(275+5+55)+100 + (450*0.2%)=435.9 USD2.FOB Chào=320 ,CIF NY2=FOB Chào +F + I = 320+100+(450*0.2%)=420.9 USD3.CIF Chào =450So sánh CIF NY1,CIF NY2,CIF Chào ta chọn CIF NY2 nghĩa là mua giá FOB Chào

Page 6: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

SOURCE: http://www9.ttvnol.comRead more at: http://my.opera.com/CNQTDN/blog/incoterms-2000http://my.opera.com/CNQTDN/blog/xuat-nhap-khau

del.icio.us

digg

Facebook

ma.gnolia

reddit

SlashdotVietnam’s economic growth forecast at 7.2 pct in 2008Hidden Emoticons

CommentsĐề thi tham khảo

Thời gian làm bài 120 phút1. Tại sao ICC lại khuyên các nhà kinh doanh khi giao hàng bằng container. thì nên dùng điều kiện CIP thay cho CIF.2. Phân tích các điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương theo pháp luật VN3. Soạn thảo điều kiện chất lượng, giao hàng, bao bì và giá cả khi xuất khẩu vừng đen sang Nhật, biết vừng loại một, theo mẫu hai bên đã chọn, điều kiện CIF, giá 1000usd/mt.4. Khi nhận hàng lượng vừng đen trên ở cảng đến, người mua phát hiện ra 200 bao rách vỡ, 100 bao mốc và khiếu nại người bán VN, hỏi người bán có chịu trách nhiệm không, tại sao.SOURCE: http://www9.ttvnol.comBy CNQTDN, # 23. May 2008, 08:50:19RÚT RA ĐIỀU GÌ TỪ INCOTERMS 2000?Ta có 2 câu hỏi1. Quan điểm của doanh nghiệp xuất khẩu VN là :Bán giá FOB để sớm chuyển rủi ro cho người mua. Còn khi nhập khẩu thì thìmua giá CFR hay CIF vì cho rằng an toàn hơn, bắt người bán nước ngòai phải chịu rủi ro đến tận cảng nhập khẩu. Quan điểm đó có đúng không?Trả lời : Đó là quan điểm sai vì khi bán giá FOB, hay mua giá CIF,CFR, đều lấy lan can tàu tại cảng giao hàng (Loading port) làm điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua2.Vậy thì có khuyến cáo gì đối với doanh nghiệp thường bán giá FOB,giá CIF,CFR ?Trả lời :Với doanh nghiệp thường xuyên bán giá FOB và hàng là container, vận tải bằng thủy nên chuyển sang bán giá FCA vì nhanh chóng chuyển rủi ro hơn. Lúc này, doanh nghiệp bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua gửi đến là hết trách nhiệm.Với doanh nghiệp, bán theo giá CIF hay CFR thì nên chuyển sang bán giá CIP, và giá CPT vì cũng nhanh chóng chuyển giao được rủi ro, rủi ro được chuyển sang người mua sau khi hàng hóa đã giao xong cho người vận tải tại vị trí bốc hàng.Hơn nữa, với FCA, CPT,CIP, nếu người mua đã mua đã mua bảo hiểm kể từ khi hàng hóa thuộc quyền quản lý của các đơn vị vận tải thì cty bảo hiểm sẽ bảo hiểm cả giai đoạn hàng hóa từ bãi hoặc trạm container cho đến khi hàng hóa đã giao lên tàu. Tránh xảy ra rắc rối khi xãy ra tỗn thất hàng vượt qua lan can tàu, nếu xảy ra tranh chấp dạng này, rất khó phân định để giải quyết.Được chieu_cuoi_thu sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 28/04/2007

SOURCE: http://www9.ttvnol.comBy CNQTDN, # 23. May 2008, 08:50:48Bài toán :Lập phương án nhập khẩuMôt công ty Việt Nam, nhập lô hàng giấy từ Đức, số lượng 400 tấnĐơn giá mua (Chưa có thuế xuất nhập khẩu):720 USD MT CIF SGN

Page 7: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Thời hạn giao hàng trước ngày 31/07/2007Hình thức thanh toán :LC at sightThuế nhập khẩu :30% (Tính trên giá CIF)Lãi suất ngân hàng :0.8%/thángPhí trực tiếp:0.5% doanh thuPhí gián tiếp:0.6%doanh thuTỷ giá trao đổi :16.000 VNĐ/USDGiá bán :15.800.000 Đ/tấn (Chưa có VAT)Thời gian thực hiện hợp đồng :2 thángCâu 1:Tính Doanh thu, lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp,lãi ròng, tỷ lệ lãi ròng, tỷ suất nhập khẩu và cho biết anh (hay chị) có quyết định nhập lô hàng trên hay không, và giải thích rõ lý doCâu 2:Giả sử vào ngày thu tiền, tỷ giá trao đổi là 17000 VNĐ/USD.Anh hay chị hãy cho biết việc nhập lô hàng trên còn có lãi hay không? Trong trường hợp không còn lãi, Anh hay chị hãy đề xuất các phương án cụ thể để việc nhập khẩu lô hàng không bị lỗ.Giải:

Điều đầu tiên phải hiểu đúng là hợp đồng được thực hiện sau 2 tháng, nghĩa là 2 tháng sau đó, doanh nghiệp mới bán được lô hàng và thu được tiền, đây chính là doanh thu. Doanh thu này, doanh nghiệp phải trang trải chi phí tiền hàng cho nhà xuất khẩu Đức, thuế nhập khẩu sẽ còn lại lãi gộp. Lãi gộp này tiếp tục khấu trừ chi phí gián tiếp, trực tiếp, lãi suất tiền vay ngân hàng còn lại lãi ròng.Trong bài toán này, chỉ có khái niệm tỷ suất nhập khẩu là hơi khó hiểu. Về định nghĩa, đây chính là tỷ số giữa doanh thu (Tính bằng VNĐ) và chi phí (Tính bằng USD). Và nếu tỷ suất nhập khẩu lớn hơn tỷ suất trao đổi thì việc nhập khẩu mới có lời. Ta hãy chứng minh công thức này.Gọi doanh thu thu được bằng VNĐ là TGọi chi phí bằng VNĐ là :CPTỷ suất trao đổi là :XTheo định nghĩa : DT/(CP/X)>X. Điều này tương đương với (DT*X)/CP>X, chuyển X sang vế bên trái, ta viết lại :X(DT-CP)/CP>0 , rõ ràng, muốn bất đẳng thức thỏa thì DT-CP>0 hay DT>CP .Đó là điều phải chứng minh.Để dễ hiểu,ta lập bảng sau :Doanh thu = Giá bán (1)Chi phí mua = Đơn giá mua (Tính theo USD) * tỷ giá trao đổi (USD/VNĐ) (2)Thuế nhập khẩu =(2)* Thuế suất nhập khẩu (3)Lãi gộp =(1)-(2)-(3) (4)Chi phí trực tiếp =Chi phí mua *% Chi phí trực tiếp (5)Chi phí gián tiếp = Chi phí mua *% Chi phí gián tiếp (6)Lãi ngân hàng =((2)+(3)+(5)+(6))*lãi suất*thời gian trả lãi (7)Giá thành nhập khẩu =(2)+(3)+(5)+(6)+(7) (8)Lãi ròng =(1)-(7) (9)Tỷ suất lãi gộp (%) =(4)/(1)*100 (10)Tỷ suất lãi ròng(%) =(9)/(1)*100 (11)Tỷ suất nhập khẩu =(1)/((8)/tỷ giá trao đổi) (12)Nếu (12) >tỷ giá trao đổi thì việc nhập khẩu sẽ có lờiCâu 1: Ở đây các số liệu tính tên 1 tấn hàng nhậpDoanh thu = Giá bán =15.800.000 VNĐChi phí mua =Đơn giá mua x tỷ giá trao đổi =720 x16.000 =11.520.000 VNĐThuế nhập khẩu =11.520.000 *30% =3.456.000 VNĐChi phí mua có thuế = 11.520.000+3.456.000 =14.976.000 VNĐLãi gộp = 15.800.000 – 14.976.000 = 824.000 VNĐTỷ lệ lãi gộp = 824.000/15.800.000=5.22%

Page 8: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Chi phí trực tiếp = 0.5% x 15.800.000=79.000 VNĐChi phí gián tiếp = 0.6% x 15.800.000=94.800 VNĐLãi ngân hàng =(11.520.0000 +3.456.000+79.000+94.800)*0.8%*2=242.397 VNĐGiá thành nhập khẩu = Tổng chi phí = 11.520.0000 +3.456.000+79.000+94.800+242.397=15.392.197 VNĐLãi ròng = Doanh thu – Tổng chi phí = 15.800.000-15392.197=407.803 VNĐTỷ lệ lãi ròng = .407.803/15.800.000=2.58%Tỷ suất nhập khẩu = (Doanh thu VNĐ)/(Chi phí USD)=15.800.000/(15.392.197/16.000)=16.423,91Tỷ suất nhập khẩu 16.423,91 >16.000 Vậy nên nhập khẩuCâu 2 :Tại thời điểm thanh toán 2 tháng sau đó, tỷ giá đô tăng đến 17.000 .Vậy doanh thu là :15.800.000/17.000 = 929,41 USDTổng Chi phí : 15.392.197/16.000 =962 USDVậy Doanh thu –Chi phí =Lãi ròng = -33 USD, nghĩa là lỗ 33 USDTa tìm các phương án bù lỗ :Phương án 1 :Đây có lẽ là phương án dễ hiểu nhất, sợ lỗ thì tăng giá bán lên, tăng lên để bù 33 USD lỗ kiaVậy giá bán :15.800.000 + (33*17.000)=16.361.000 VNĐPhương án 2:

Giả sử không tăng được giá bán thì ta tìm cách giảm giá đầu vào, tức giá mua :Giá mua <720-33 =687 USDPhương án 3:

Ta sẽ trả ngay tiền cho đối tác, mà không để kéo dài thêm 2 tháng, nghĩa là ta đã tiết kiệm khỏan tiền vay ngân hàng :Bây giờ ta còn lỗ :561.000-242.397=318.603VNDNếu tính ra USD thì còn lỗ = 318.603/17.000 =19 USDSố lỗ này, do ta thanh toán ngay nên ta yêu cầu bên bán chiết khấu cho 720-19 =701Vậy ta phải thương lượng để mua giá <701 USD/tấnPhương án 4:

Ta sẽ trả ngay cho đối tác, không để kéo dài thêm 2 tháng như vậy lúc đó ta sẽ tiết kiệm được khỏan tiền vay ngân hàng giống phương án 3,Nếu giữ giá bán, giống phương án 3 lỗ 19 USD, và muốn không lỗ thì tăng thêm 19 usd vào giá bán : 15.800.000+318.603=16.118.603 VNĐgiá : 15.800.000-242.367=15.557.633 VNĐĐược chieu_cuoi_thu sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 28/04/2007

SOURCE: http://www9.ttvnol.comBy CNQTDN, # 23. May 2008, 08:51:18

TT and TTR in tool and method of payment

Wednesday, 7. May 2008, 09:31:52

Thanh toán quốc tế, Import and Export, Xuất Nhập KhẩuTT:TTR:1. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) đựơc viết tắt là TTr hoặc TT;2. Chuyển đổi hoàn tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Reimbursement)được viết tắt là TTR;Telegraphic Transfer (T/T)The telegraphic transfer/cable transfer or wire transfer is the

Page 9: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

equivalent of a cash payment that can be credited directly to theseller’s account (the name and address of the seller’s bank and theseller’s bank account number are required by the buyer’s bank). It isfast and safe. Unlike a payment by cheque or bank draft, in which themailing time alone may take several days to few weeks, plus theclearing time of 3 to 4 weeks for a total of about 4 to 6 weeks beforethe seller may receive the cash, by means of T/T the seller mayreceive the cash in a few hours or days.It is important to wait until the T/T has been received beforemaking the shipment, especially when the integrity of the buyer isunknown.* TTR is the abbreviation of Telegraphic transfer reimbursement, thisis the way states that how the Exporter’s bank (EB) claims thepayment. TT is the method of communication by telegraphic betweenbanks (i.e SWIFT message, telex)As usual, after receiving documents (docs) from the exporter, EB sendsdocuments to the Importer’s bank (IB) to claim the payment. If docscomply with the terms and conditions of L/C, the IB will honor (pay)that payment within 7 days after date receiving of docs.If L/C states TT reimbursement allowed, the EB will send docs to IBand simultaneously will claim payment by T/T. Because this claim ismade and transfered by telegraphic, it very fast, so the exporter mayget their payment faster than usual.Theo CÔNG VĂNCỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 2416/TCHQ-KTTTNGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHƯƠNG THỨCTHANH TOÁN QUỐC TẾcó nói1. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) đựơc viết tắt là TTr hoặc TT;2. Chuyển đổi hoàn tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Reimbursement)được viết tắt là TTR;

Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương

Monday, 31. March 2008, 11:20:25

Xuất Nhập Khẩu, Import and Export, Kinh teSau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK – với tư cách là một bên ký kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị.Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh XNK phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C), thuê tàu hoặc lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng chở từ tàu chở hàng, kiểm tra hàng hoá (kiểm dịch và giám định), giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về hàng hoá bị thiếu hụt hoặc tổn thất.

Page 10: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Như vậy, nói chung trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị kinh doanh XNK phải tiến hành các công việc dưới đây:

* Chuẩn bị hàng xuất khẩu.Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).

Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.

Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất manh mún, phân tán, vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, muốn làm thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất nhập khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng (cơ sở sản xuất – thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất nhập khẩu với các chân hàng.

Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu, hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu… Hợp đồng được ký kết theo một số quy tắc chung. Những Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tếTrong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp.

* Loại bao bì.Trong buôn bán quốc tế, người ta dùng rất nhiều loại bao bì. Các loại thông thường là:– Hòm (case, box): Tất cả những hàng có giá trị tương đối cao, hoặc dễ hỏng đều được đóng vào hòm. Người ta thường dùng các loại hòm gỗ thường (wooden case), hòm gỗ dán (plywood case), hòm kép (double case), và hòm gỗ dác kim khí (Metallized case) và hòm gỗ ghép (fiberboard case).– Bao (bag) : Một số sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu hoá chất thường được đóng vào bao bì. Các loại bao bì thường dùng là: bao tải (gunny bag), bao vải bông (Cottonbag), bao giấy (Paper bag) và bao cao su (Rubber bag).– Kiện hay bì (bale): Tất cả các loại hàng hoá có thể ép gọn lại mà phẩm chất không bị hỏng thì đều đóng thành kiện hoặc bì, bên ngoài thường buộc bằng dây thép.– Thùng (barrel, drum): Các loại hàng lỏng, chất bột và nhiều loại hàng khác nữa phải đóng trong thùng. Thùng có loại bằng gỗ (wooden barrel), gỗ dán (plywood barrel), thùng tròn bằng thép (steel drum), thùng tròn bằng nhôm (aluminium drum) và thùng tròn gỗ ghép (fiberboard drum).Ngoài mấy loại bao bì thường dùng trên đây, còn có sọt (crate), bó (bundle), cuộn (roll), chai lọ (bottle), bình (carboy), chum (jar)…Các loại bao bì trên đây là bao bì bên ngoài (outer packing). Ngoài ra còn có bao bì bên trong (inner packing) và bao bì trực tiếp (mimediate packing).Vật liệu dùng để bao gói bên trong là giấy bìa bồi (cardboard), vải bông, vải bạt (tarpauline), vải đay (gunny), giấy thiếc (foil), dầu (oil) và mỡ (grease). Trong bao gói có khi còn phải lót thêm một số vật liệu, thí dụ: Phoi

Page 11: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

bào (excelsior, wood shaving), giấy phế liệu, (paper waste), nhựa xốp (stiropore)… có khi vải bông cũng được dùng để lót trong.Trong mấy thập kỷ gần đây, người ta dùng chất tổng hợp để chế ra vật liệu bao gói như các màng mỏng PE, PVC, PP hay PS.Ngoài ra người ta còn phát triển việc chuyên trở bằng con-tê-nơ (container), cá bản (palette), thùng lều (thiết bị đóng gộp hàng máy bay – igloo) vừa tiết kiệm bao gói, vừa thuận tiện cho việc bốc dỡ và xếp đặt hàng trên phương tiện vận tải.* Những nhân tố cần được xét đến khi đóng gói.Yêu cầu chung về bao bì đóng gói hàng hoá ngoại thương là “an toàn, rẻ tiền và thẩm mỹ”. ÿiều này có nghĩa là: Bao bì phải đảm bảo tự nguyên vẹn về chất lượng và số lượng hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, phải bảo đảm hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời phải bảo đảm thu hút sự chú ý của người tiêu thụ. Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm bao bì và phương pháp bao bì, chủ hàng xuất nhập khẩu phải xét đến những điều đã thoả thuận trong hợp đồng, thứ đến phải xét đến tính chất của hàng hoá (như lý tính, hoá tính, hình dạng bên ngoài, màu sắc, trạng thái của hàng hoá) đối với những sự tác động của môi trường và của điều kiện bốc xếp hàng… Ngoài ra, cần xét đến những nhân tố dưới đây:+ Điều kiện vận tải: Khi lựa chọn bao bì, người ta phải xét đến đoạn đường dài, phương pháp và thời gian của việc vận chuyển, khả năng phải chuyển tải ở dọc đường, sự chung đụng với hàng hoá khác trong quá trình chuyên chở…+ Điều kiện khí hậu: ÿối với những hàng hoá giao cho các nước có độ ẩm không khí cao (tới 90%) và nhiệt độ trung bình tới 30-400C, hoặc hàng hoá đi qua những nước có khí hậu như vậy, bao bì phải là những loại đặc biệt bền vững. Thường thường, đó là những hòm gỗ hoặc bằng kim khí được hàn hoặc gắn kín. Bên trong bao bì là lớp giấy không thấm nước và/hoặc màng mỏng PE. Những bộ phận chế bằng kim loại, dễ bị han rỉ, cần bôi thêm dầu mỡ ở mặt ngoài.+ Điều kiện về luật pháp và thuế quan.Ở một số nước, luật pháp cấm nhập khẩu những hàng hoá có bao bì làm làm từ những loại nguyên liệu nhất định.Ví dụ: ở Mỹ và Tân-Tây- Lan, người ta cấm dùng bao bì bằng cỏ khô, rơm, gianh, rạ v.v.. một vài nước khác lại cho phép nhập khẩu loại 1 như vậy nếu chủ hàng xuất trình giấy tờ chứng nhận rằng các nguyên liệu bao bì đẫ được khử trùng. Ngoài ra, phương pháp bao bì đóng gói và vật liệu bao bì đóng gói còn trực tiếp ảnh hưởng tới mức thuế nhập khẩu ở một số nước thuộc khối liên hiệp Anh, hải quan đòi hỏi phải xuất trình những chứng từ về xuất xứ của bao bì để áp dụng suất thuế quan ưu đãi cho những hàng hoá nhập từ các nước trong liên hiệp Anh.

Đối với những hàng chịu thuế theo trọng lượng, có một số nước thu thuế theo “trọng lượng tịnh luật định” là trọng lượng còn lại sau khi đã lấy trọng lượng cả bì của hàng hoá trừ đi trọng lượng bì do hải quan quy định sẵn. Trong trường hợp này, rõ ràng trọng lượng của bao bì có thể ảnh hưởng tới mức thuế quan nhập khẩu.+ Điều kiện chi phí vận chuyển: Cước phí thường được tính theo trọng lượng cả bì hoặc thể tích của hàng hoá. Vì vậy, rút bớt trọng lượng của bao bì hoặc thu hẹp thể tích của hàng hoá sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Ngoài ra muốn giảm được chi phí vận chuyển còn phải đề phòng trộm cắp trong quá trình chuyên chở. Muốn thoả mãn được những điều kiện này, người ta thường dùng bao bì vừa nhẹ, vừa bền chắc tận dụng không gian của bao bì, thu nhỏ bản thân hàng hoá lại, đồng thời không để lộ dấu hiệu của hàng hoá được gói bên trong bao bì…Ký mã hiệu (marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá.Kẻ ký mã hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm:– Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận.– Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.Ký mã hiệu cần phải bao gồm:+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người nhận và tên người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyến hàng, số hiệu kiện hàng.+ Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hoá như: tên nước và tên địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi.+ Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi

Page 12: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

tiêu thụ, như: dễ vỡ, mở chỗ này, tránh mưa, nguy hiểm…Việc kẻ ký mã hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau: Sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, sơn (hoặc mực) không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hoá.Để làm hình thành một lô hàng, ngoài những công việc trên đây, đơn vị kinh doanh xuất khẩu còn phải kiểm tra hàng hoá và lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng hoá với quy định của hợp đồng (giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch…).Kiểm tra chất lượng– Kiểm nghiệm và kiểm nghiệm hàng xuất khẩu.Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh dịch (tức kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật). Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. trong đó việc kiểm tra ở cơ sở ) tức ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến, như các nước xí nghiệp …) có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế .Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức kiểm tra “chất lượng sản phẩm”(KCS) tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá. Vì vậy trên giấy chứng nhận phẩm chất, bên cạnh những chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của huyện, quận, hoặc ở nông trường tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở là phòng (hoặc trạm) thú y (của huyện, quận hoặc của nông trường) tiến hành.Cục thú y và Cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (như cảng, ga quốc tế). Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đặt ở các trạm và các chi nhánh công ty. Do đó nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá ở các cửa khẩu trước khi gửi hàng xuất khẩu, chủ cửa hàng phải đề nghị các cơ quan chứng nhận (về phẩm chất hoặc về sự kiểm dịch) đối với hàng hoá trong thời hạn chạm nhất là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.– Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

Theo tinh thần các quy định của Việt Nam, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuý theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó.Cơ quan giao thông (ga cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặt không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định dưới tàu (Survery Reports). Nếu hàng chuyên chở đường biển mà bị thiếu hụt, mất mát phải có ” biên bản kết toán nhận hàng với tàu” (Report on receipt of cargo) còn nếu bị đõ vỡ -phải có ” biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng” (Cargo outturn report). Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ cửa hàng yêu cầu VOSA cấp ” giấy chứng nhận hàng thiếu” (Certificate of shortlanded cargo).Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập thư dự kháng (letter of reservation), nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định (Survey report), nêu tổn thất xảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thư giám định (Inspection certificate).Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu là động hoặc thực vật.Thuê tàu lưu cướcTrong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc C and F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB ( cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Do đó có thể có tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space).Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (cảng đến) hoặc CIP (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FCA (cảng đi), thì chủ của hàng xuất nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng. Trong trường hợp chuyển chở hàng bằng container, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức:

Page 13: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

– Nếu hàng đủ một container (Full container load – FCL), chủ cửa hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi container (Container yard Cy) về cơ sở của mình, đóng hàng vào container, rồi giao cho người vận tải.– Nếu hàng không đủ một container (less than container load – LCL), chủ cửa hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container freight station – CFS).Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như: công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht), công ty đại lý tàu biển (VOSA)…Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên uỷ thác thuê tàu với bên nhận uỷ thác thuê tàu là hợp đồng uỷ thác. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu:– Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm.– Hợp đồng uỷ thác chuyến.Chủ hàng xuất nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hoá để lựa chọn loại hình hợp đồng cho thích hợp.Mua bảo hiểm.Hàng hoá chuyển chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.Các chủ hàng xuất nhập khẩu của ta, khi cần mua bảo hiểm đều mua tại công ty Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy). Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu) ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: “Giấy báo bắt đầu vận chuyển” khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: “Giấy yêu cầu bảo hiểm “. Trên sở “Giấy yêu cầu…”này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.Làm thủ tục hải quan.Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây:– Khai báo hải quan.Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất…), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào… tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.– Xuất trình hàng hoá.Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan.– Thực hiện các quyết định của hải quan.Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại…) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu… nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự.Giao nhận hàng với tàu.– Giao hàng xuất khẩu.Hàng xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau:+ Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).+ Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.

Page 14: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

+ Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.+ Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng( Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được ( Negotiable).Nếu hàng hoá được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL), chủ hàng phải đăng lý thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết một container (LCL), chủ hàng phải lập “bản đăng ký hàng chuyên chở” (cargo list). Sau khi đăng ký được chấp thuận , chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải.Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã dược cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.– Giao nhận hàng nhập khẩu.Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng từ đó.Do đó đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận ( như Vietrans chẳng hạn), tiến hành:+ Ký kết hợp dồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về.+ Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận.+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá (như vận đơn, lệnh giao hàng…) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.+ Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao nhận.+ Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.+ Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.Trong trường hợp hàng nhập khẩu xếp trong container có thể là một trong hai khả năng sau:+ Nếu hàng đủ một container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng nhận về cơ sở của mình và hải quan kiểm hoá tại cơ sở.+ Nếu hàng không đủ một container (LCL), cảng giao container cho chủ hàng có nhiều hàng nhất mang về cơ sở để dỡ hàng, phân chia, với sự giám sát của hải quan. Nếu cảng là người mở container để phân chia thì chủ hàng làm thủ tục như nhận hàng lẻ.Làm thủ tục thanh toán.– Thanh toán bằng thư tín dụng.+ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/Cvà khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng.Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức.+ Thực hiện hợp đồng nhập khẩu.Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hợp đồng đó là việc mở L/C .Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 – 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu).Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, Tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là ” Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu”.Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến

Page 15: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C.Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng.– Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận hàng chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.– Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời gian khiếu nại.Đối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn…Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi cuả người vận tải gây nên.Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiẻm nếu hàng hoá – đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngò hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm.Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC v.v…), hoá đơn , vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm ) v.v…Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời có tình có lý.Nếu khiếu nại của khách hàng là cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyết bằng một trong những phương pháp như:+ Giao hàng thiếu.+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.+ Sữa chữa hàng hỏng;+ Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vào thời gian sau đó.– Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu thoả thuận trọng tài) hoặc tại Toà án.Chứng từ là những văn bản chứa đựng những thông tin (về hàng hoá, về vận tải, bảo hiểm v.v..) dùng để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng hoặc khiếu nại đòi bồi thường…Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoaị thương là những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như là xác nhận việc người bán giao hàng, việc chuyên chở hàng, việc bảo hiểm hàng hoá, việc làm thủ tục hải quan.Những chứng từ này bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình thức khác nhau. Nhưng nói chung, chúng đều được trình bày trên những mẫu in sẵn. Những chi tiết chung cho nội dung của tất cả các chứng từ là: tên của tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại và điện tín của nó, tên chứng từ, ngày tháng và nơi lập chứng từ, số hợp đồng và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên tàu chở hàng và số vận đơn, tên hàng và mô tả hàng hoá, số lượng, (số kiện trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh), loại bao bì và ký mã hiệu hàng hoá.Căn cứ vào chức năng của chúng, các chứng từ được chia thành các loại: Chứng từ hàng hoá , chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng từ kho hàng và chứng từ hải quan. Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn tiếp xúc với các phương tiện tín dụng như Hối Phiếu, séc v.v…

Page 16: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu của loại này là hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất.Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá ; điều kiện cơ sở giao hàng; phương thức thanh toán; phương thức chuyên chở hàng.Hoá đơn thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau: hoá đơn được xuất trình chẳng những cho ngân hàng để đòi tiền hàng mà còn cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính tiền thuế.Theo chức năng của nó, hoá đơn có thể được phân loại thành:– Hoá đơn tạm tính (Provisional invoice): là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng mới là giá tạm tính; việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng đến; hàng hoá được giao làm nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên giao hàng xong mới thanh toán dứt khoát v.v…– Hoá đơn chính thức (Final Invoice): là hoá đơn để dùng thanh toán cuối cùng tiền hàng.– Hoá đơn chi tiết (Detailed invoice): các tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.– Hoá đơn chiếu lệ (Proforma invoice): là loại chứng từ có hình thức như hoá đơn, nhưng không dùng để thanh toán bởi vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Tuy nhiên điểm giống nhau trong chức năng của nó với hoá đơn thông thường là: Nó nói rõ giá cả và đặc điểm của hàng hoá. Vì vậy nó có tác dụng đại diện cho số hàng hoá gửi đi triển lãm, để gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng hoặc để làm thủ tục xin nhập khẩu.– Hoá đơn trung lập (Neutral invoice): trong đó không ghi rõ tên người bán.– Hoá đơn xác nhận (Certified invoice): là hoá đơn có chữ ký của phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hoá. Nhiều khi hoá đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng hoá đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ.Trong buôn bán quốc tế, người ta còn sử dụng hai loại hoá đơn, nhưng không tính chúng về chứng từ hàng hoá mà lại coi chúng là chứng từ hải quan. ÿó là: Hoá đơn hải quan (Custom’s Invoice) là hoá đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan. Hoá đơn này ít quan trọng trong lưu thông.– Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice): là hoá đơn xác nhận của lãnh sự nước người mua đang làm việc ở nước người bán. Hoá đơn lãnh sự có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ (xem mục chứng từ hải quan).Bảng kê chi tiết (Specification)Là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong lô hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và có phẩm cấp khác nhau.Phiếu đóng gói (Packing list)Là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container).v.v…Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán. Cũng có khi, người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight list).Giấy chứng nhận phẩm chất (Certiicate of quality)Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hoá, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng xuất khẩu cấp.Trong số các giấy chứng nhận phẩm chất, người ta phân biệt giấy chứng nhận phẩm chất thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng (Final certificate). Giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng có tác dụng khẳng định kết quả việc kiểm tra phẩm chất ở một địa điểm nào đó do hai bên thoả thuận.

Page 17: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Giấy chứng nhận số lượng (Contificate of quantity).Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao. Chứng từ này được dùng nhiều trong trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v… Giấy này có thể do công ty giám dịnh cấp.Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of quantity). Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng.

Chứng từ vận tải là chứng từ do người chuyên chở cấp xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là:– Vận đơn đường biển ; Biên lai thuyền phó ; biên lai của cảng; giấy gửi hàng đường biển, v.v…– Vận đơn đường sắt, khi hàng được chuyên chở bằng đường sắt;– Vận đơn đường không, khi hàng được chuyên chở bằng máy bay.ÿó là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để chở. Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản:– Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở;– Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển;– Là chứng chỉ về quyền sở hữu hàng hoá ;Biên lai thuyền phó ( Mates receipt).Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hoá trên tàu về việc đã nhận hàng chuyên chở. Trong biên lai thuyền phó, người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hoá mà các nhân viên kiểm kiện của tàu (Ships tallymen) đã tiến hành trong khi hàng hoá được bốc lên tàu.Biên lai thuyền phó không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hoá vì thế người ta thường phải đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển, trừ trường hợp điều kiện của hợp đồng mua bán cho phép.Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill).Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển. Tuy nhiên giấy gửi hàng đường biển thường được ký phát đích danh cho nên không có tác dụng chuyển nhượng (negotiable). Nó chỉ được dùng trong trường hợp hai bên mua bán quen thuộc nhau và thường thanh toán bằng cách ghi sổ.Phiếu gửi hàng (Shipping note).Phiếu gửi hàng là do chủ hàng giao cho người chuyên chở để đề nghị lưu khoang xếp hàng lên tàu đây là một cam kết gửi hàng và là cơ sở để chuẩn bị lập vận đơn.Bản lược khai hàng (Manifest).Bản lược khai hàng là chứng từ kê khai hàng hoá trên tàu (canifest), cung cấp thông tin về tiền cước (freight manifest). Bản lược khai thường do đại lý tàu biển soạn và được dùng để khai hải quan và để cung cấp thông tin cho người giao nhận hoặc cho chủ hàng.Sơ đồ xếp hàng (Stowage plan – Cargo plan).Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ vị trí sắp đặt các lô hàng ở trên tàu. Nắm được sơ đồ này chúng ta có thể biết được thời gian cần phải bốc hàng lên tàu, đồng thời biết được lô hàng của mình được đặt cạnh lô hàng nào.Bản kê sự kiện (Satement of facts).Đó là bản kê những hiện tượng thiên nhiên và xã hội liên quan đến việc sử dụng thời gian bốc/dỡ hàng (ví dụ như mưa, nghỉ lễ không thể tiếp tục bốc/ dỡ hàng). Bản kê này là cơ sở để tính toán thưởng phạt bốc/ dỡ hàng).Bản tính thưởng phạt bốc dỡ (Time – sheet).Đó là bản tổng hợp thời gian tiết kiệm được hoặc phải kéo dài quá thời hạn bốc/dỡ hàng quy định. Trên cơ sở đó, người ta tính toán được số tiền thưởng hoặc tiền phạt về việc bốc/dỡ hàng.Biên bản kết toán nhận hàng ( Report on Receipt of Cargies – ROROC).Đó là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng) với lãnh đạo tàu về tổng số kiện hàng được giao và nhận giữa họ.Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo outturn Report- COR).Là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng về tình trạng hư hỏng, đổ vỡ, tổn thất của hàng hoá khi được dỡ từ tàu xuống cảng.Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of shortlanded cargo – CSC).Là chứng từ do công ty ÿại lý tài biển (Vietnam Ocean shipping Agency – VOSA) cấp sau khi kiểm tra về hàng hoá được dỡ từ tàu biển xuống cảng.

Page 18: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading).Là chứng từ vận tải cơ bản trong việc chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt. Vận đơn đường sắt có chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt và là biên lai của cơ quan đường sắt xác nhận đã nhận hàng để chở.Trong vận đơn đường sắt thường có những chi tiết cơ bản như: Tên người gửi hàng; tên, địa chỉ người nhận hàng; tên ga đi; tên ga đến và tên của ga biên giới thông qua; tên hàng, số lượng kiện, trọng lượng cả bì của hàng hoá tiền cước chuyên chở. Cơ quan đường sắt thường ký kết phát một bản chính của vận đơn đường sắt và một số bản phụ (duplicate). Bản chính được gửi kèm theo hàng và sẽ được trao cho người nhận hàng. Bản phụ được trao cho người gửi hàng để người này dùng trong việc của mình như: thanh toán tiền hàng thông báo giao hàng.http://my.opera.com/CNQTDN/blog/xuat-nhap-khau

Một số lưu ý trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu

Wednesday, 2. April 2008, 01:42:59

Kinh te, Xuất Nhập Khẩu, Import and Export, LawUCP là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu,vừa được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ.Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã hoàn tất và ban hành bản sửa đổi Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu (UCP 600), áp dụng từ ngày 1/7/2007. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu. Toàn bộ phiên bản này đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội giới thiệu cụ thể tại Hội thảo chuyên đề “Tài trợ xuất nhập khẩu” vừa diễn ra tại Hà Nội.

UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày như trước.Bà Lê Thị Phương Lan, Trưởng phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội cho biết: Sử dụng UCP doanh nghiệp có nhiều cái lợi. Đối với các nhà nhập khẩu thì có thể đảm bảo được thứ nhất về vốn, sử dụng tài trợ thương mại. Thứ hai là đảm bảo về mặt chứng từ, có nghĩa là chứng từ phát hành từ bên thứ 3 hoặc về các hãng vận tải, bảo hiểm, công ty kiểm định chất lượng thứ 3. Đương nhiên về sử dụng quan hệ L/C thông qua UCP thì nó cũng giảm thiểu các tranh chấp có thể xảy ra giữa người mua và người bán. Tương tự với hàng xuất khẩu cũng vậy. Nhà xuất khẩu đảm bảo được khả năng thanh toán rất cao và cũng có thể có được những tài trợ xuất khẩu đối với cả phía ngân hàng phục vụ mình.Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 – 100USD). Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Từ thực tế này, Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Công ty vật tư khoa học kỹ thuật, đề xuất ý kiến: “Chúng tôi rất muốn có những tư vấn ngay cả khi ký hợp đồng với nước ngoài để tư vấn cho các doanh nghiệp phương thức thanh toán L/C hay chuyển tiền bằng điện như thế nào để bảo vệ các doanh nghiệp trước các thanh toán bị vướng mắc về tài chính đối với các nước có nghiệp vụ cao hơn mình. Trong thực tế các doanh nghiệp chúng tôi rất khó hiểu hết các phương thức thanh toán này, trong khi đó ngân hàng lại nắm rất chắc”.Trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thường các ngân hàng chấp nhận số hàng trong giao dịch của doanh nghiệp làm tài sản đảm bảo để ứng trước số tiền thanh toán. Khi xảy ra rủi ro hoặc gian lận, khoản tiền đó của ngân hàng sẽ bị đọng lại. Bà Phạm Thị Hằng, Phó giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã tổng hợp các trường hợp rủi ro đã xảy ra trong những năm qua để lưu ý khách hàng cảnh giác trước những rủi ro có thể gặp phải. Trong hoạt động thanh toán quốc tế thì ngoài

Page 19: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

việc hỗ trợ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu thì chúng tôi cũng tư vấn cho khách hàng nhiều trong việc lựa chọn đối tác cũng như thị trường, lựa chọn hình thức thanh toán”.Trong giao dịch quốc tế không tránh khỏi những rủi ro trên thương trường. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, tiểu sử về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế, để khi có xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết. Khi có dấu hiệu khả nghi: như chào hàng giá thấp so với mức giá chung của thế giới, địa chỉ của đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu các cam kết cụ thể… cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức liên quan để xác minh kịp thời, tránh được những rủi ro và gây thiệt hại cho doanh nghiệp./.(VOV)

Xuất Nhập KhẩuTheo: http://www.mofa.gov.vn

VÀI NÉT CHUNG VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O)

Friday, 28. December 2007, 07:27:11

THU TUC CAP COGiấy chứng nhận xuất xứ và vai trò của nóXác định xuất xứ là một khái niệm cần thiết và quan trọng của hệ thống thương mại đa phương. Tại sao các quốc gia quan tâm đến việc xác định xuất xứ hàng hóa ?

Có bốn nguyên nhân cơ bản sau đây :

Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu

được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các

quốc gia.

Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá

tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng

thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số

liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ

quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

Xúc tiến thương mại.Hiện nay, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm áp dụng các chế độ này, một trong những cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ. Tùy vào từng quốc gia, khối kinh tế khu vực, hoặc chính sách thương mại cụ thể mà có nhiều loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ khác nhau.

Các loại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)1. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu A:Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm giúp cho sản phẩm của các nước này tiêu thụ được trên thị trường quốc tế; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B:Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP.Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng

Page 20: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.3. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu hàng Dệt đi EU:Chỉ cấp cho mặt hàng dệt may xuất xứ Việt Nam và khi hàng hóa này được xuất khẩu sang các nước thành viên của EU

4. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu Handlooms:Chỉ cấp cho các hàng dệt may thủ công xuất sang các nước thành viên EU.

5. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu HandicraftsChỉ cấp cho mặt hàng thủ công xuất sang các nước thành viên EU, trừ các mặt hàng dệt may thủ công lấy Mẫu Handlooms.

6. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu O và Mẫu X:Chỉ cấp cho mặt hàng Cà phê.Mẫu O cấp cho hàng cà phê xuất khẩu sang các nước là thành viên của Tổ chức Cà phê Quốc tế .Mẫu X cấp cho cà phê xuất khẩu sang các nước không phải là thành viên.Hai loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.

7. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu D : ( Do Bộ CÔNG THƯƠNG cấp)Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

8. Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu AK : ( Do Bộ CÔNG THƯƠNG cấp)cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang HÀN QUỐCQuy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ1. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận xuất xứ:Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tiến hành trên cơ sở các quy định của Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) đối với Form A và các quy định của các Hiệp định quốc tế hoặc của Phòng Thương mại đối với các loại Form khác (Form hàng dệt, Form cà phê, Form B).

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ:2.1 Qui định chung :Mỗi lô hàng xuất khẩu chỉ được cấp một loại FORM C/O . Mỗi bộ C/O gồm một bản chính và các bản sao.Form khai báo phải đúng loại Form và phù hợp với chứng từ kèm theo .Mẫu C/O phải được đánh máy không được viết tay , tẩy xóa quá nhiều và nhiều màu mựcNhà xuất khẩu yêu cầu cấp C/O phải chiûu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực , chính xác trong việc khai , về nội dung bộ hồ sơ và cung cấp đầy đủ các chứng từ được nêu dưới đây .2.2 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ :  :Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (theo mẫu của Phòng Thương mại)Các bản C/O đã được khai hoàn chỉnh , chính xác phù hợp với yêu cầu của sản phẩm và các qui định xuất xứ của nước nhập khẩu.Bản sao Hóa đơn thương mại của sản phẩm xuất khẩu;Bản sao giấy phép xuất khẩu ( E/L ) đối với hàng dệt may xuất khẩu theo các hiệp định mà chính phủ Việt Nam ký kết với các nước nhập khẩu như : Hiệp định hàng dệt may với EU, Thổ Nhỉ Kỳ , Na Uy .Bản sao tờ khai hải quan đã được thanh khoản ( Trường hợp có lý do chính đáng nhà xuất khẩu có thể nộp sau ).Trong trường hợp cần thiết phải làm rõ tính xuất xứ của hàng hóa, Phòng Thương mại có thể:Yêu cầu các đơn vị cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến lô hàng như: tờ khai hải quan nguyên phụ liệu nhập khẩu , hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng và hóa đơn tài chính mua nguyên phụ liệu trong nước và mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm đính kèm , vận đơn đường biển ….Tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất .Kiểm tra lại các trường hợp đã được cấp C/O

Page 21: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

2.3 Thời hạn cấp C/O:Việc xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được tiến hành trong thời gian một ngày làm việc kể từ thời điểm đơn vị xin cấp nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần thời gian để xác minh xuất xứ của hàng hóa, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không vượt quá ba ngày làm việc, kể từ ì thời điểm nhà xuất khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ .

Để tạo điều kiện cho các đơn vị ở xa rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ , Chi nhánh sẽ nhận và chuyển trả lại cho đơn vi xin cấp C/O qua đường Bưu điện .

2.4 Cấp lại giáy chứng nhận xuất xứ :Nhà xuất khẩu được cấp lại C/O trong các trường hợp sau :

Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp bị thất lạc, mất, hoặc hư hỏng …Phòng Thương mại có thể sẽ cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp sau khi nhận được bộ hồ sơ, công văn yêu cầu cấp lại trong đó nêu rõ lý do và kèm theo bản sao C/O của lần cấp trước .

Trường hợp có thay đổi dữ kiện đã khai trong C/O theo yêu cầu của Nhà xuất khẩu , Phòng Thương mại sẽ cấp lại C/O sau khi nhận được bộ hồ sơ , công văn yêu cầu cấp lại có nêu rõ lý do đồng thời sẽ thu hồi lại bản chính C/O và các bản sao của lần cấp trước .

3. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm :Trong trường hợp bị từ chối cấp C/O Nhà xuất khẩu có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ trả lời khiếu nại nêu trên . Quyết định của Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam là quyết định cuối cùng .

Khi có khiếu nại của hải quan các nước về thẩm tra tính chính xác của C/O đã cấp trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu giải trình của Chi nhánh Phòng Thương mại và CN VN tại Đà Nẵng ,nhà xuất khẩu phải giải trình và cung cấp bằng chứng bổ sung cho Chi nhánh Phòng Thương mại và CN Việt Nam tại Đà Nẵng .

Các doanh nghiệp yêu cầu cấp C/O phải phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cấp C/O thực hiện việc thẩm tra nhanh chóng và chính xác .

Trong trường hợp phát hiện Doanh nghiệp yêu cầu cấp C/O khai sai, cung cấp bằng chứng không trung thực , không chính xác hoặc tự ý sữa đổi C/O sau khi đã được cấp , Chi nhánh Phòng Thương mại và CN VN tại Đà Nẵng sẽ thu hồi C/O đã cấp và phản ảnh với cơ quan chức năng để xữ lý .

Trong trường hợp Doanh nghiệp xin cấp C/O có thái độ thiếu hợp tác trong việc giải trình, Chi nhánh Phòng Thương mại và CN VN tại ĐN sẽ từ chối cấp C/O cho những lô hàng tiếp theo .

Mọi hành vi gian dối trong việc yêu cầu cấp và sử dụng C/O , tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xữ lý theo qui định của pháp luật.

DOC THEM: CAP CO QUA MANG http://my.opera.com/CNQTDN/blog/huong-dan-dang-ky-va-cap-c-o-qua-mang

Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB

Friday, 28. December 2007, 02:04:01

Xuất Nhập KhẩuXuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB:Lời giải cho bài toán nhập siêu

Page 22: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Làm thế nào để giảm nhập siêu? Đó là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra trong các kỳ họp Quốc hội, không chỉ dành cho Bộ Công Thương, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu trong toàn quốc. Ông Hoàng Tuấn Việt – Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Chi Lê đã cung cấp thông tin về vấn đề này.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) tại hội nghị Thương mại toàn quốc ngày 1/2/2007 tại Hà Nội, trong năm 2006, cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá FOB), nhập khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá CIF). Cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên, cần phải phân tích rõ về cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta như sau:– Hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, bột cá, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị v.v…chiếm khoảng 70%. Các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% trên cơ cấu hàng nhập khẩu.

Như vậy, để giảm nhập siêu, chúng ta không thể giảm nhập các mặt hàng trong nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, chỉ có thể giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Theo lý thuyết “cung cầu”, ở đâu có cung, thì ở đó có cầu. Đơn cử một mặt hàng đồ chơi trẻ em “đèn ông sao”, xem lại bức ảnh chụp các em thiếu nhi năm 1945 cầm đèn ông sao làm bằng que gỗ có dán nilon xanh đỏ. Đến nay đã trên 60 năm, các nhà sản xuất trong nước vẫn không thay đổi mẫu mã, vẫ “giữ nguyên” như cha ông ta ngày xưa.

Trong khi đó các nhà sản xuất sản xuất đồ chơi của Trung quốc mỗi năm thay đổi mẫu mã một lần, hàng hoá rất phong phú, khiến các nhà nhập khẩu Việt nam không thể không nhập khẩu mặt hàng hấp dẫn này, phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, để giảm nhập siêu hàng tiêu dùng, cần phải có sự đầu tư của các nhà sản xuất trong nước, sao cho hàng hoá của ta có thể cạnh tranh được hàng hoá của nước ngoài.

Ngoài các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương đề ra như: Chủ động khai thác thị trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu v.v…Thương vụ Việt nam tại Chi Lê xin đề xuất một giải pháp hoàn toàn mang tính nghiệp vụ: “Xuất khẩu giá CIF – Nhập khẩu giá FOB”, nếu thực hiện tốt có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa xuất và nhập.

Những quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại năm 2000 (gọi tắt là INCOTERMS 2000) là gì ?– Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng.– Giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tầu”. Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng.Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen này của các doanh nghiệp ta:– Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tầu hoặc container.– Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tầu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tầu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí)Phương thức và cách thức Giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích gì cho Quốc gia và cho cộng đồng Doanh nghiệp?+ Lợi ích đối với quốc gia: Theo bảng minh hoạ dưới đây, nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong toàn quốc đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Công Thương. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tầu.

Page 23: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Bảng phân tích số liệu XK theo điều kiện CIF – NK theo điều kiện FOBĐiều kiện F.O.Bhttp://cnqtdn.googlepages.com/xuat-khau-gia-cif-nhap-khau-gia-fob(Tỷ USD)Bảo hiểm (I)+ Cước vận tải (F)

(Tỷ USD)Điều kiện CIF(Tỷ USD)Cán cân xuất siêudự kiến

(Tỷ USD)

Năm 2007

– Xuất khẩu

– Nhập khẩu

47,54

48,55

(+) 3,32

(-) 3,65

50,86

52,20

(+) 2,31+ Lợi ích đối với doanh nghiệp:– Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tầu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tầu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.– Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tầu (hoặc container): Các công ty này của Việt nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tầu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tầu.

+ Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tầu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng – commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tầu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là tiền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.

Page 24: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Hình thức Nhập khẩu theo điều kiện FOB, đem lại lợi ích cho Quốc gia và Doanh nghiệp

Theo nguyên lý trên, thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay, chúng ta nên yêu cầu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB.+ Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2007 của cả nước chỉ là 48,55 tỷ USD, thay vì 52,20 tỷ USD nhập khẩu theo điều kiện CIF. Số ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 3,65 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tầu phải trả cho nước ngoài.+ Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tầu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tầu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.+ Lợi ích đối với cá nhân, cũng tương tự như trên.Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB, đã tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp và cho cá nhân. Đối với quốc gia có thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Theo ví dụ trên, giả sử thực hiện theo điều kiện tuyệt đối, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD trị giá CIF, nhập khẩu 48,55 tỷ USD trị giá FOB, cán cân thương mại sẽ nghiêng về xuất khẩu, tăng (+) 2,31 tỷ USD so với nhập khẩu.

Tác giả bài viết này vào những năm 1990 phụ trách một tổ XK của một CT XNK thuộc Bộ Thương mại, khi XK đá Granite tại Quy Nhơn (Bình Định) đi Nhật Bản và XK vải sợi tại Nha trang đi Đài Loan, đã chào hàng theo giá CFR, ký hợp đồng thuê tầu chở hàng XK đá và ký hợp đồng vận chuyển container với hãng GERMATRANS chở hàng vải sợi. Mỗi lần XK, các hãng tầu đều trích phí hoa hồng cho nhóm. Sau mỗi lần XK, mọi người lại có một buổi uống bia, nên rất tích cực trong việc thuê tầu hoặc container để vận chuyển hàng xuất khẩu. Về nhập khẩu phân bón phục vụ sản xuât nông nghiệp theo điều kiện CFR, đã mua bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt nam (BẢO VIỆT), ngoài ra còn tư vấn cho các doanh nghiệp khác mua Bảo hiểm trong nước.

Cần tuyên truyền sâu hơn rộng hơn về vấn đề này

Người Trung quốc có câu: “Nếu một việc nói một lần không được, thì nói 10 lần. Nói 10 lần chưa được thì nói 100 lần”. Tác giả bài viết này mong muốn nhiều cơ quan thông tấn trong nước đăng thông tin này cho cộng đồng doanh nghiệp Việt nam tham khảo. Việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB, không phải là quá mới đối với doanh nghiệp Việt nam, tuy nhiên do thiếu thông tin và do thói quen của các doanh nghiệp chúng ta, nên mọi người không chú ý, thậm chí khi xuất khẩu, chỉ cần xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB là được. Khi đọc được thông tin này, hy vọng các anh chị Tổng Giám đốc/Giám đốc các doanh nghiệp hết sức LẮNG NGHE & PHÂN TÍCH. Cán cân thương mại của quốc gia có nghiêng về phần xuất khẩu, chủ yếu là do sự chỉ đạo kiên quyết của các anh chị với nhân viên. Thay đổi tư duy của doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi cán cân thương mại không thể thực hiện trong một năm, mà có thể kéo dài hàng chục năm, hoặc lâu hơn, tuỳ theo sự thực thi của cộng đồng doanh nghiệp chúng ta.

Việc chỉ đạo tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Công Thương, mà rất cần sự chỉ đạo của các Sở Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng, các đồng chí Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các Tỉnh và Thành phố, và cao hơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hội nghị Thương mại toàn quốc năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trao giải thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín đã nói: “Tôi chưa bao giờ trao giải thưởng cho đơn vị nào. Đây là lần đầu tiên tôi trao giải thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín”. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trong nước.

Page 25: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Để động viên cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và Tỉnh/Thành phố có có thành tích trên, Chính phủ có thể có hình thức khuyến khích động viên theo cấp độ tăng từ cấp doanh nghiệp, Hiệp hội và Tỉnh/Thành phố.

Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê là cầu nối quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Quốc tế:Ngoài việc cung cấp các thông tin về chính sách của nước sở tại, tham mưu cho công tác điều hành của Bộ Công Thương, tìm các khách hàng nhập khẩu giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước, Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê đã cung cấp đầy đủ thông tin về ngân hàng, bảo hiểm và giá cước tầu cho các doanh nghiệp trong nước. Vận động các doanh nghiệp chào hàng theo điều kiện CIF và nhập khẩu nguyên liệu theo điều kiện FOB, để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu. Đó là thông tin quan trọng để Cộng đồng Doanh nghiệp Nghiệp Việt Nam cập nhật những thông tin. Nếu cần thông tin về thị trường Xuất nhập khẩu tại ở Chi Lê, xin vui lòng liên hệ với Tham tán Việt Nam tại Chi Lê để biết thêm chi tiết, hoặc xin liên hệ qua Báo Thương Mại.

Quy trình cấp C/O

Friday, 2. November 2007, 03:49:38

Import and Export, Xuất Nhập KhẩuQuy trình cấp C/OQuy trình cấp C/O tại VCCIQuy trình cấp C/O tại VCCI gồm các bước sau:

* Quy trình cấp C/O gồm các bước sau:1. Tiếp nhận và Kiểm tra C/O2. Đánh số bộ C/O được cấp của từng công ty vào máy và Đóng số C/O theo số C/O hiện trên máy vi tính

3. Nhập máy các dữ liệu C/O

4. Hậu kiểm và Ký C/O

5. Trả C/O

6. Thu lệ phí cấp C/O

7. Đóng dấu C/O

8. Chuyển lưu hồ sơ C/O

* Thời gian cấp C/O:

– Bộ hồ sơ C/O hoàn chỉnh sẽ được cấp ngay trong ngày

– Nếu cần xác minh, cán bộ C/O sẽ thông báo trước cho Người xuất khẩu. Thời hạn xác minh không quá 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận Bộ Hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được kéo dài không quá 3 ngày và không được làm ảnh hưởng đến việc giao hang hoặc thanh toán của Người xuất khẩu.( source: http://www.covcci.com.vn./)CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC SAI SÓT THÔNG THƯỜNG TRONG BỘ CHỨNG TỪ KHI THANH TOÁNBẰNG PHƯƠNG THỨC LC

Languages Study Home CNQTDN Import and Export Tips for Enterprise Management

1. Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được

thanh toán.

2. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường

Page 26: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

3. Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:

4. Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thuKhi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau:1. Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau.

Khi đó:

– Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng

– Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả.

2. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thườngTheo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận.

Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.

3. Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán. Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo.

4. Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thuNếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu. Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.

NỘI DUNG THƯ TÍN DỤNGHome Tài liệu tham khảo Thủ tục Xuất Nhập Khẩu Links Tiếng Anh

NỘI DUNG THƯ TÍN DỤNG

Số hiệu của thư tín dụng

Địa điểm và ngày mở thư tín dụng

Ngày mở L/C

Loại thư tín dụng

Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

Page 27: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Số tiền của thư tín dụng

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:

Thời hạn giao hàng

Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình

Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụngSố hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng:Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có).

Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không…Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau.Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ :+ Người yêu cầu mở thư tín dụng

+ Người hưởng lợi

+ Ngân hàng mở thư tín dụng

+ Ngân hàng thông báo

+ Ngân hàng trả tiền (nếu có)

+ Ngân hàng xác nhận (nếu có)

Số tiền của thư tín dụng:Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được.

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó

Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết.

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

Thời hạn giao hàng:

Page 28: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.

Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.

Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu… cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng.

Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF…), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,… cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng.Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi.

Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:

+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận trong hợp đồng thương mại

Thông thường một bộ chứng từ gồm có:\ Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)

\ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)\ Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)\ Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)

\ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)\ Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality)

\ Danh sách đóng gói (packing list)\ Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

+Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại

+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ

Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau:

Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán.

QUY TRÌNH RÚT VỐNTHEO

THỦ TỤC THANH TOÁNTRỰC TIẾP

Page 29: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Home Tài liệu tham khảo Thủ tục Xuất Nhập Khẩu Links Tiếng Anh(HAY HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN)

1. Khái niệm

2. Quy trình rút vốn theo thủ tục Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết

3. Quy trình rút vốn theo thủ tục hoàn vốn, thủ tục hồi tố1. Khái niệmThanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tư vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏ không cần thiết phải mở L/C.

Ðối với các dự án JBIC tài trợ thì hình thức này gọi là hình thức rút vốn chuyển tiền và chỉ áp dụng đối với các đơn rút vốn bằng Ðồng Việt Nam.

1.1 Ðể rút vốn thanh toán trực tiếp từng lần Ban Quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại):

Ðơn rút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu quy định và công văn đề nghị rút vốn;

Hoá đơn/yêu cầu thanh toán của nhà thầu;

Phiếu giá thanh toán đã được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận . Trường hợp thanh toán tạm ứng phải có phiếu giá thanh toán tạm ứng được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận.

Trong những trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giải trình bổ sung.

1.2 Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Ðối với các dự án do WB và ADB tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn và gửi nhà tài trợ.

Nhà tài trợ xem xét đơn xin rút vốn nếu chấp nhận sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà thầu. Ðối với dự án JBIC việc chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của nhà thầu sẽ thông qua ngân hàng phục vụ.

2. Quy trình rút vốn theo thủ tục Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết:2.1 Thủ tục thư cam kết là hình thức theo đề nghị của bên vay, nhà tài trợ phát hành một Thư cam kết đảm bảo trả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C).

Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C và thanh toán phần ngoại tệ trong các hợp đồng của các dự án JBIC.

Ban Quản lý dự án gửi đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) các tài liệu sau:

– Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép mở L/C và đề nghị phát hành Thư cam kết kèm Ðơn xin rút vốn và các sao kê theo mẫu quy định (Ðối với dự án của JBIC không yêu cầu nộp Ðơn xin rút vốn và các sao kê).

Page 30: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào công văn đề nghị và quy định trong hợp đồng, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) xem xét có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban Quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Căn cứ vào ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính, trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ nước ngoài mở L/C và thông báo cho nhà tài trợ đề nghị phát hành thư cam kết (trường hợp dự án JBIC) hoặc cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhà tài trợ ( trường hợp dự án của WB, ADB).

Nhà tài trợ xem xét thư đề nghị hoặc đơn xin rút vốn, nếu chấp nhận sẽ phát hành Thư cam kết.

2.2 Thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết (áp dụng đối với một số dự án tài trợ song phương):

Ban Quản lý dự án gửi đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) các tài liệu sau:

– Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép mở L/C .

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ.

3. Quy trình rút vốn theo thủ tục hoàn vốn, thủ tục hồi tố:Thanh toán Hoàn vốn là hình thức nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn tự có. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục xây dựng cơ bản.

Thanh toán hồi tố là hình thức nhà tài trợ tài trợ cho những khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn tự có trước khi hiệp định vay có hiệu lực. Hình thức này chỉ áp dụng khi được nhà tài trợ thoả thuận đồng ý từ khi chuẩn bị dự án và được đưa vào nội dung của hiệp định vay.

Ðể rút vốn theo hình thức hoàn vốn (hoặc hồi tố), Ban quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại):

3.1 Rút vốn và thanh toán theo phương thức Tài khoản đặc biệt đối với vốn vay JBIC:

a. Mở Tài khoản đặc biệt và rút vốn lần đầu:

Theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mở Tài khoản đặc biệt bằng tiền Yên, và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) làm chủ tài khoản.

Trong nước, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở các tài khoản chuyên dùng đối ứng với Tài khoản đặc biệt và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) là chủ tài khoản để theo dõi và hạch toán số tiền đã rút và số tiền lãi phát sinh trên Tài khoản đặc biệt cũng như việc trả nợ sau này.

Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) ký Ðơn đề nghị rút vốn lần đầu gửi nhà tài trợ với giá trị theo quy định tại hiệp định, nhưng tối đa không quá 50% giá trị hiệp định. Kỳ rút vốn đầu tiên không cần chứng từ kèm theo.

b. Thanh toán từ Tài khoản đặc biệt:

Ðối với phần chi bằng Ðồng Việt Nam:

Page 31: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Chủ đầu tư/BQLDA tập hợp chứng từ gửi Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiện hành.

Sau khi có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi, Chủ đầu tư/BQLDA lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) gồm: Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu có xác nhận của Chủ đầu tư, bảng tổng hợp các khoản rút vốn (Accumulated payment claimed and paid), hoá đơn, phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi. Trường hợp thanh toán ứng trước thì cần có thêm Bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng được Chủ đầu tư chấp nhận cấp.

Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền có công văn đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển tiền thanh toán theo đề nghị của Chủ đầu tư. Trong vòng 3 ngày sau khi nhận được công văn đề nghị, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện chuyển tiền, sau đó gửi Bộ Tài chính các Giấy báo chuyển tiền kèm theo chứng từ chuyển tiền của ngân hàng để Bộ Tài chính làm thủ tục rút vốn bổ sung vào Tài khoản đặc biệt.

Ðối với phần chi bằng ngoại tệ để thanh toán cho các L/C nhập khẩu:

Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tự động trích Tài khoản đặc biệt để thanh toán cho các L/C nhập khẩu theo đúng quy định về phương thức thanh toán bằng L/C.

Sau khi thanh toán, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sao bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo xác nhận đã thanh toán gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) để làm thủ tục rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt.

c. Rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt:

Bộ Tài chính tập hợp chứng từ thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kèm theo bản sao Giấy đề nghị thanh toán đối với các khoản chi bằng Ðồng Việt nam, hoặc bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo giấy xác nhận đã thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và gửi Ðơn rút vốn bổ sung cho JBIC.

Nếu giá trị khoản rút vốn đầu tiên bằng 50% giá trị hiệp định, các lần rút vốn bổ sung sau đó sẽ chỉ được rút 50% giá trị đề nghị. Nếu giá trị khoản rút vốn lần đầu ít hợn 50% giá trị hiệp định, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) được rút 100% giá trị đề nghị đến khi tổng giá trị vốn đã rút bằng 50% giá trị hiệp định. Sau đó các lần rút vốn bổ sung tiếp theo sẽ chỉ được bổ sung bằng 50% giá trị đề nghị rút vốn để đảm bảo khi giải ngân 100% giá trị hiệp định thì nhà tài trợ cùng tập hợp được đầy đủ chứng từ rút vốn.

CÁCH THỨC MỞ L/CTẠI VIỆT NAM

Home Tài liệu tham khảo Thủ tục Xuất Nhập Khẩu Links Tiếng Anh

Ðiều kiện mở L/C

Cách thức mở L/C

Ký quĩ mở L/C

Thanh toán phí mở L/CÐiều kiện mở L/C:

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng

– Giấy đăng ký kinh doanh

– Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

Page 32: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

+ Quyết định thành lập Công ty

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng

Cách thức mở L/C:

* Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C

– Ðối với L/C at sight:

+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)

+ Quota ( đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)

+ Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)

+ Ðơn xin mở L/C at sight ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

– Ðối với L/C trả chậm

+ Giấy phép nhập khẩu ( nếu có) hoặc quota nhập

+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu

+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng)

* Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

– Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.

– Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác

– Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

– Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình

Ký quĩ mở L/C:

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũi ( 100%; dưới 100% hoặc không cần ký quĩ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

– Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

– Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

Page 33: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

– Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

– Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

– Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu

* Cách thức ký quĩ:

– Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quĩ, ngân hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quĩ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quĩ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện

– Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách sau:

+ Mua ngoại tệ để ký quĩ

+ Vay ngoại tệ để ký quĩ.

Thanh toán phí mở L/C:

Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ:

Ví dụ: Tại Vietcombank

Ký qũi Phí mở L/C

100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở

30 – 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở

Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 200 USD)

Miễn ký quĩ 0,2% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 300 USD )Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% – 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

KIỂM TRA L/CHome Tài liệu tham khảo Thủ tục Xuất Nhập Khẩu Links Tiếng Anh

1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing)

2. Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank)

3. Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo

4. Tên và địa chỉ người thụ hưởng

5. Tên và địa chỉ người mở L/C

6. Số tiền của L/C ( amount)

7. Loại L/C ( form of documentary credit)

8. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C

9. Thời hạn giao hàng

10. Cách giao hàng

11. Cách vận tải

12. Phần mô tả hàng hóa

13. Các chứng từ thanh toán

Page 34: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng.

Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương.

Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing)– Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên qua đến L/C và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán

– Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp ( nếu có)

– Ngày mở L/C : là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không.

2. Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank)Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không.

3. Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền ( negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận ( confirming bank)4. Tên và địa chỉ người thụ hưởng ( beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of…)5. Tên và địa chỉ người mở L/C6. Số tiền của L/C ( amount)Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng không.

7. Loại L/C ( form of documentary credit)Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C)

Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên lựa chọn L/C có xác nhận

8. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C– Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C ( date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C.

Hiện nay tại các công ty xuất nhập khẩu tại Tp Hồ Chí Minh, thời gian lập bộ chứng từ trung bình khoảng 3-4 ngày.

Thời gian lưu giữ chứng từ tại Vietcombank HCM là 2 ngày.

Số ngày chuyển chứng từ bằng DHL từ Việt Nam:

+ đi Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông mất 3-4 ngày;

+ đi Châu Âu: Italia, Ðức, Bỉ… mất 5-7 ngày.

Page 35: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ VIệt Nam:

+ đến các nước châu á hết 5-7 ngày;

+ đến các nước Châu âu hết 10-15 ngày

– Ðịa điểm hết hiệu lực : thường là tại nước người bán

9. Thời hạn giao hàng ( shipment date or time of delivery)Thời hạn giao hàng có thể được ghi như sau:

* Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later than … hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001

* Trong vòng : shipment must be effected during….

* Khoảng: shipment must be about…’

* Ngày cụ thể: shipment must be effected on….

Trong trường hợp hợp đồng quy định thời gian giao hàng bằng cách nào thì L/C phải quy định bằng cách ấy căn cứ vào hợp đồng ,người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C theo đúng như vậy không?

10. Cách giao hàngCó nhiều cách giao hàng khác nhau mà người nậâp khẩu có thể cụ thể hoá trong L/C như

– giao hàng một lần: partial shipment not allowed

– Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định; partial shipment allowed:

+ during October 2000: 100 MTS

+ during November 2000: 100 MTS

– Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số chuyến: Total 1000MTS, each shipment minimum 50 MTS to maximum 100 MTS the interverning period between 20 to 10

– Giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau: Shipment is equal monthly in September, October, November and December 2000 for total 4000 MTS

11. Cách vận tải– Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi transshipment permitted; không cho phép ghi : transhipment not allowed

– Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu lựa chọn : transhipment at….port with through Bill of Lading acceptable

Người xuất khẩu không thể chấp nhận L/C quy định việc chuyển tải một cách cứng nhắc khiến cho người xuất khẩu gặp khó khăn hoặc không thể thuê phương tiện vận tải phù hợp.

12. Phần mô tả hàng hoá ( Description of goods)

Page 36: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Người xuất khẩu phải kiểm tra: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực hiện hay không?

13. Các chứng từ thanh toán ( documents for payment)Khi nhận L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh:

– Số loại chứng từ phải xuất trình

– Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại ( thông thường lập 3 bản)

– Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại

– Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ

– Quy định cách thức trả tiền

Trong hợp đồng quy định cách nào thì L/C phải quy định bằng cách đó.

KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TRƯỚC KHI CHẤP NHẬN THANH TOÁN

Hối phiếu (Draft – Bill of Exchange)

Languages Study Home CNQTDN Import and Export Tips for Enterprise Management

Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hối phiếu

Hoá đơn

Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương mại

Vận tải đơn

Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn

Chứng từ bảo hiểm ( insurance policy/ insurance certificate)

Các bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm

Phiếu đóng gói (packing list)

Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói

Các chứng từ khác– Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu– Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong thời hạn hiệu lực của L/C hay không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền.– Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng 100% trị giá hoá đơn.

– Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C quy định hay không. Trên hối phiếu phải ghi At sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc at…days sight nếu là thanh toán có kỳ hạn.

– Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên và địa chỉ của người ký phát ( drawer), người trả tiền ( drawee). Theo UCP- 600, người trả tiền là ngân hàng mở L/C.– Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không?

– Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông báo hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo

Page 37: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hối phiếu+ Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan

+ Hối phiếu chưa ký hậu

+ Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá hoá đơn

+ Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C

+ Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác

Hoá đơn– Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không?

– Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không?

– Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? ( Lưu ý theo UCP-500, nếu L/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên). Nếu hoá đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable

– Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?

– Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không…

– Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, quota, giấy phép xuất nhập khẩu… và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác hay không?

Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương :– Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác

– Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C

– Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C

– Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

– Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L

– Không có chữ ký theo quy định của L/C

Vận tải đơn– Kiểm tra số bản chính được xuất trình

– Kiểm tra loại vận đơn:

Page 38: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Vận đơn có nhiều loại như vận đơn đường biển, vận đơn đường thuỷ, vận đơn đa phương thức…Căn cứ vào quy định của L/C, cần kiểm tra xem loại vận đơn có phù hợp không?

– Kiểm tra tính xác thực của vận đơn:

Nhà nhập khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở ( hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên quan tư cách pháplý của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán.

– Kiểm tra mục người gửi hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận một chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không quy định như vậy.

-Kiểm tra mục người nhận hàng: đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một cách nghiêm ngặt.

Trong thực tế, có hai cách phổ biến quy định mục Người nhận hàng như sau:

Made out to order blank endorsed ( B/L được lập theo lệnh người gửi hàng và ký hậu để trắng). Mục Người nhận hàng trên B/L phải ghi to order và người gửi hàng sẽ ký hậu để trắng ở mặt sau của B/L Made out to order of Vietcombank Hochiminh City Branch. Mục người gửi hàng trên B/L phải nêu To the order of Vietcombank Hochiminh CIty Branch và người gửi hàng khôngký hậu. Nếu mục này không ghi chính xác tên ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tp Hồ Chí Minh thì vận đơn cũng không được chấp nhận.

– Kiểm tra mục thông báo ( Notify): Mục Notify trên B/L sẽ ghi tên và địa chỉ đầy đủ của người làm đơn xin mở L/C.

– Kiểm tra tên cảng xếp hàng ( port of loading) và cảng dỡ hàng ( port of discharge) có phù hợp với quy định của L/C hay không?

– Kiểm tra điều kiện chuyển tải:

Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải ( transhipment prohibited), trên B/L không được thể hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải. Nếu việc chuyển tải xảy ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên cùng một vận đơn.

-Kiểm tra nội dung hàng hoá được nêu trên B/L có phù hợp với quy định trong L/C và các chứng từ khác hay không?

Nội dung này bao gồm: tên hàng hoá, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, số kiện hàng hoá, tổng trọng lượng hàng hoá. đặc biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hoá ghi trên thùng hàng, số hiệu container hoặc số hiệu lô hàng được gửi trên tàu với nội dung L/C và Packing List.– Kiểm tra đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng ( shipped on board B/L) hoặc v ận đơn nhận hàng để xếp ( received for shipment B/L)- loại vận đơn này không được ngân hàng chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người nhập khẩu.

– Kiểm tra mục cước phí: có phù hợp với quy định của L/C hay không?

Do ở nước ta, hàng hoá nhập khẩu chủ yếu theo điều kiện giao hàng CIF và CFR nên hầu hết các L/C quy định cước phí trả trước freight prepaid. Nếu vận tải đơn nêu cước phí phải thu freight to collect thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận chứng từ này.

Page 39: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

– Cần lưu ý các sửa đổi bổ sung trên B/L phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác như hoá đơn, hợp đồng …

– Nhà nhập khẩu phải kiểm tra ngày ký phát vận đơn có hợp lệ hay không?

Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn:– Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C

– Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và con dấu)

-Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này

– Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

– Các điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C

– Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn…

Chứng từ bảo hiểm ( insurance policy/ insurance certificate)– Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không: chứng thư bảo hiểm ( Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)– Kiểm tra số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C

– Kiểm tra tính xác thực của chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm có được ký xác nhận của người có trách nhiệm hay không?

– Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm

Trong thực tế các L/C đều quy định giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy thanh toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên chứng từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy định của L/C

– Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không? đồng thời kiểm tra việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp lệ hay không? Ngoại trừ có quy định khác, tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu ( người thụ hưởng) và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng ( blank endorsed) tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với chứng từ vận tải

-Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ theo UCP 600 chứng từ bảo hiểm phải được lập trước hoặc trùng với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.– Kiểm tra nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hoá và số liệu khác phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác. Theo  UCP-600, việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C.

– Kiểm tra các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?

– Kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thườn phải phù hợp với quy định của L/C.

– Kiểm tra phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa? ( đối với trường hợp L/C quy định phải ghi rõ)

Page 40: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

– Kiểm tra các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không?

Thông thường trong L/C quy định điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro ( all risks), rủi ro chiến tranh ( war risk), rủi ro đình công ( strike risk)… Kiểm tra phần này, thanh toán viên căn cứ theo UCP-600

Các bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm:– Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C

– Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác

– Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu

– Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác

– Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lêm tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ bảo hiểm

– Không nêu số lượng bản chính được phát hành

– Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm

– Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định L/C

Phiếu đóng gói (packing list)– Mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên một đơn vị bao gói có phù hợp với quy định của L/C hay không?

– Ðiều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không

-Các thông tin khác không được mâu thuẫn với nội dung của L/C và các chứng từ khác.

Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói:– Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C

– Thông tin về các bên lliên quan không đầy đủ và chính xác

– Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng

Các chứng từ khác:Ngoài các chứng từ kể trên, thanh toán viên cũng sẽ chú ý kiểm tra các chứng từ sau theo nguyên tắc đã nêu ở trên, trong đó có các chứng từ sau:

– Giấy chứng nhận kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận hun trùng/ Giấychứng nhận kiểm dịch thực vật .. phải được lập hoặc có xác nhận ngày tiến hành kiểm nghiệm/ kiểm dịch là trước ngày giao hàng– Hoá đơn bưu điện gửi chứng từ ( Courier receipt) ngày nhận chứng từ phải nằm trong thời hạn của L/C, kèm theo xác nhận của người nhận chuyển bộ chứng từ– Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng phải được lập theo quy định của L/C

– Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp hoặc người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C– Các điện, fax thông báo giao hàng: thời hạn thông báo phải phù hợp với quy định của L/C

Hướng dẫn đăng ký và cấp C/O qua mạng

Page 41: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Friday, 2. November 2007, 04:16:00

Import and Export, Xuất Nhập KhẩuHướng dẫn đăng ký và cấp C/O qua mạngQuy trình cấp C/OQUY TRÌNH ĐĂNG KÝ CO ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾNBước 1 – Đăng nhậpĐăng nhập hệ thốngĐể sử dụng các form khai báo C/O, đầu tiên Doanh nghiệp (DN) phải đăng nhập vào hệ thống bằng cách nhập Mã số thuế (MST) và mật khẩu (do VCCI cung cấp).Mật khẩu được VCCI cung cấp, ban đầu để mặc định Mã số thuế của doanh nghiệp.Sau đó đe đảm báo tính bảo mật doanh nghiệp có thể thay đổi mật khẩu của mình.

Sau khi đăng nhập thành công Mẫu form xin cấp C/O xuất hiện.

Bước 2 – Điền mẫu form xin cấp C/OTổng quan về mẫu đơn kê khai (hình minh họa)

Về cơ bản việc điền thông tin form xin cấp C/O cũng tương tự như khi DN điền form trên giấy, các DN điền thông tin vào các vị trí trống trên form (vị trí có đường kẻ gạch nối) và các tùy chọn theo kiểu đánh dấu.Những thuận tiện khi khai báo C/O điện tử:o Trong mục Đơn đề nghị cấp C/O DN khai báo chú ý việc chọn loại form. DN chọn form nào trong bước kê khai form tiếp theo hệ thống sẽ hiển thị luôn loại form đó để doanh nghiệp tiện khai báo.o Trong mục Công ty xuất khẩu hệ thống sẽ tự động điền thông tin của DN xuất khẩu theo MST và mật khẩu của DN đó đã đăng nhập.o Trong mục Công ty nhập khẩu có 2 trường hợp như sau:ü Nếu hệ thống chưa tồn tại DNNK thì DN khai báo phải nhấn vào Thêm mới bên cạnh (Nhấn Ctrl + Click chuột) để điền thông tin và thêm mới doanh nghiệp nhập khẩu vào hệ thống.ü Nếu hệ thống đã có DNNK cần khai báo, trên dòng Công ty nhập khẩu sẽ xuất hiện một danh sách hiện ra , DN khai báo chỉ việc chọn tên DN cần thiết là hệ thống sẽ tự động điền thông tin vào mục này.

o Mục Khai báo mã hàng hóa DN chọn đường liên kết (link) Chọn Mã HS, một cửa sổ mở ra để bạn chọn mã HS phù hợp.o Nhấn vào nút Xóa tất cả Mã HS trong trường hợp muốn chọn lại mã HS.

o Khai báo ngày giờ hệ thống sẽ tự động điền tháng và năm theo tháng năm hiện hành, DN khai báo hoàn toàn có thể chỉnh sửa cho phù hợp.Sau khi hoàn thành việc khai báo nhấn nút xác nhận, DN chờ trong giây lát để hệ thống lưu thông tin và một thông báo thành công xuất hiện. Kết thúc quá trình khai báo đăng ký.Bước 3 – Kê khai formTổng quan về form A

Kê khai form A:o Cách khai báo form A điện tử cũng tương tự như cách khai báo trên giấy. DN khai báo theo các tiêu chí cụ thể trên formo Tên công ty xuất khẩu và nhập khẩu cũng được hệ thống tự động điền sẵn từ khi DN khai báo form kê khai.o Trong mục kê khai hàng hóa, hệ thống khai báo điện tử hỗ trợ bạn khai báo tối đa 25 dòng.o Tên các quốc gia sẽ được hệ thống lấy thông tin từ form kê khai và điền tự động vào form A.o Kết thúc quá trình kê khai form A. Kê khai form B:Tổng quan form BForm Bo Quy trình khai báo form B, DN làm giống như khai báo form A.

Page 42: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Ta thao tác tương tự đối với các form khác Bước 4 – Quản lý các form đã kê khaiTổng quan về giao diện quản lýGiao diện quản lý1. Tên công ty nhập khẩu2. Ngày được cấp3. Tên hàng4. Số lần cấp5. Lý do cấp6. In đơn7. In form8. Nút sửa lại form.9. Xóa kê khai In đơn khai báoHình minh họaSau khi cửa sổ inform hiện lên bạn đơn giản chỉ việc nhấn nút print như hình dưới đây:Giao diện In đơn In các formTương tự như cách in khai báo. Bước 5 – Hoàn tất quy trìnhSau khi kết thúc quy trình in đơn, form. Trên mỗi tờ đơn, form sẽ xuất hiện một mã vạch 2 chiều (Hình minh họa). Mã vạch này sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin của đơn, form tới hệ thống tiếp nhận đặt tại VCCI thông qua đầu đọc mã vạch 2 chiều.

Mã vạch 2 chiều Thay đổi mật khẩu quản trịĐể đảm bảo an toàn về thông tin khi sử dụng hệ thống khai báo CO điện tử trực tuyến, chúng tôi khuyến cáo các DN nên thay đổi thường xuyên mật khẩu tài khoản thuộc DN mình. Cách làm như sau:1. Nhập mật khẩu hiện hành2. Nhập mật khẩu mới.3. Xác nhận mật khẩu mới.4. Nhấn nút thay đổi mật khâu( nguon: http://covcci.com.vn./)

Mẫu C/O Form A , hướng dẫn khai báo CO form A

Saturday, 25. August 2007, 10:53:48

Xuất Nhập Khẩu, Import and ExportXuất xứ hàng hoá mẫu A, C/O Form A, CO Form A, don xin cap CO Form A ( vao khai bao dien tu xem)

GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES

CERTIFICATE OF ORIGIN

FORMGiấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu A:GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES viết tắt là GSP– Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu . Có C/O này hàng hoá xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.– Chỉ được cấp khi hàng hoá được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.Các bạn có thể vào trang này để tải bản có chất lượng cao hơn :http://exportvietnam.googlepages.com/coforma1. C/O mẫu A.Ô trên cùng bên phảiĐể trốngÔ số 1

Page 43: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Tên đầy đủ và địa chỉ của người xuất khẩu hàng.Ô số 2Tên địa chỉ của người nhập khẩu hàngÔ số 3Phương tiện vận tải ( ví dụ đường biển đường không, đường bộ và cảng xuất hàng và cảng nhập hàng.Ô số 4Để trốngÔ số 5 Số thứ tự các mặt hàng khác nhau trong lô hàng xuất khẩu ( nếu có).Ô số 6Tên hàng và các mô tả khác về hàng hoá như quy định trong hợp đồng hoặc L/CÔ số 7 Tiêu chuẩn xuất xứ HSP mà hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng để được hưởng ưu đãiÔ số 8Tiêu chuẩn xuất xứ GSP mà hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng để được hưởng ưu đãi. Ví dụHáng hoá xuất khẩu sang tất cả các nước mà đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ.Ghi chữ PHàng xuất khẩu sang EU, nhật AFTA mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu.Ghi chữ “W” và mã HS của hàng hoá đó.Hàng xuất sang canada sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ– Các nước không được hưởng ưu đãi GSP của CanadaGhi chữ TGhi chữ “G”Hàng xuất sang Mỹ sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ:-Các nước là thành viên là một khối khu vực mà nước xuất khẩu là thành viên và được Mỹ cho hưởng chế độ cộng gộp khu vực.– Các nước khác không phải là thành viên của khối khu vực mà nước xuất khẩu là thành viên và được Mỹ cho hưởng chế độ cộng gộp khu vực.Hàng xuất sang Nga sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ:– Các nước không được hưởng ưu đãi GSP của Nga.– Các nước được hưởng ưu đãi GSP của canada.Ghi chữ “Y” và tỷ lệ phần trăm thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu.Ghi chữ “Pk” và tỷ lệ phần trăm thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu.Ô số 9:Trọng lượng hay số lượng hàng hoá xuất khẩuÔ số 10Số và ngày của hoá đơn thương mạiÔ số 11Xác nhận của cơ quan cấp.Ô số 12– Dòng thứ nhất ghi tên nước sản xuất hàng hoá ( Việt Nam)– Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu hàng hoá– Dòng thứ ba ghi nơi khai C/O+ ngày tháng năm + ký và đóng dấu của người xuất khẩu.———————————————————————————1. Goods consigned from (Exporter s business name, address country)Reference NoGENERALIZED SYSTEM OF PREFERENCES CERTIFICATE OF ORIGIN(Combined declaration and certificate)Form AIssed in……………………………………..(country)See notes Overleaf

Page 44: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

2. Goods consigned to (Consignees name, address, country)3. Means of transport and rout (as far as known)4. For official use5. Item number6. Mark and number of pakages7. Number and kind of packages; description of goods8. origin criterion (see note overleaf)9. Gross weight or other quantity10. Number and date of Invoices11. CertificationIt is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct…………………………………………………………Place and date, signature of authorised signatory12. Declaration by the exporterThe undersigned hereby declares that the above details and statements are correct; that all the goods wereproduced in …………………………………….(Country)and that they comply with the origin requirements specifiedfor those goods in the generalized system of preferences for the goods exported to………………………………………………………Place and date, signature of authorised signatoryPlace and date, signature of authorised signatorymặt trước

mặt sauđã chứng nhậnB.SHoan`YM: michaelhoanhttp://exportvietnam.googlepages.com/coforma

Mẫu CO Form B, hướng dẫn khai báo CO Form B

Wednesday, 10. October 2007, 09:30:28

Xuất Nhập KhẩuSource: http://exportvietnam.googlepages.com/formbCertificate of OriginForm B

Mẫu CO Form B, hướng dẫn khai báo CO Form B

3. C/O mẫu B

Ô bên cùng bên phải

Để trống

Ô số 1

Tên giao dịch địa chỉ của người xuất khẩu

Ô số 2

Page 45: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Tên, địa chỉ người nhận hàng

Ô số 3

Phương tiện vận tải (ví dụ; đường biển, đường không đường bộ,) và cảng xuất hàng và cảng nhập nhập hàng.

Ô số 4

Để trống

Ô số 5

Số thứ tự của các mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu (nếu có)

Ô số 6

Tên hàng và các mô tả về hàng hoá khác

Ô số 7

Trọng lượng toàn bộ hay số lượng hàng.

Ô số 8

Số hoá đơn

Ô số 9

Để trống.

Người gửi – Consignor

Refernee Number

…………………………….

2. Người nhận – Consignee

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

CERTIFICATE OF ORIGIN

————————

Issued in Vietnam

3. Vận tải – Means of Transport

4. ghi chú – Remark.

5. Mã và số ký hiệu

Page 46: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

6. Tên hàng

Deseripition of Goods7. Trọng lượng hoặc số lượngWeight/Quantily

8. Số hoá đơn

Number of Invoice

9. Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam chứng nhận hàng hoá kê trên có xuất xứ Việt nam.

The Chember of Commeree and Industry of Vietnam hereby eertifiec that the above – mentioned goods are of Vietnam origin.

DownloadCO Form

Mẫu C/O Form AK , hướng dẫn khai báo CO form AK

Thursday, 30. August 2007, 11:30:43

Xuất Nhập KhẩuSource: http://cnqtdn.googlepages.com/coformakNếu ở Hà NộiPhòng Xuất Nhập Khẩu

Bộ Công Thương

Tầng 2 số 91 Đinh Tiên Hoàng, lên cầu thang rẽ tay phải.

Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như yêu cầuChú ý in cẩn thận, tên người XK, người nhập khẩu, tên tàu, ngày chạy, mã số hàng hoá, số tiền( giá Fob) cả bằng số và chữ….Các giấy tờ kèm theo:.Bill of lading ( có chữ ký của hãng tàu), hoá đơn/ bảng kê thu mua ( có xác nhận của địa phương), Invoice ( origin), Sale Contract ( copy)…Lấy bìa kẹp hồ sơ–>> xin dấu tiếp nhận ( chị đeo kính)—>> đem sang kiểm tra hồ sơ ( anh Hà, Bình….)—>>> lấy số C/O ( cihị Hạnh trả 10.000 / 1 bộ)—>> đánh số lên C/O( ra ngoài máy chữ)—>> xin chữ ký ( chú Bình)—>> đóng dấu tên người ký và ngày tháng—>> xin dấu tròn XNK ( để hồ sơ đó ) —>> nhận lại hồ sơ ( đi đóng dấu issued retroactively nếu xin cấp sau khi giao hàng—>> tách lấy 02 CO và trả lại hò sơ lưu.B.WmichaelhoanTHỦ TỤC CẤP C/O MẪU AKMau CO Form AK Originmat truocmat sau:

Ban Co Form AK da khai bao

Cac ban co the vao link http://cnqtdn.googlepages.com/coformak de tai mau voi dung luong cao hon!Điều 5. Đăng ký hồ sơ thương nhân

Page 47: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

1. Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK và con dấu của thương nhân (Phụ lục VIII);b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

d) Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục IX).

2. Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O Mẫu AK. Trong trường hợp không có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhập hai (02) năm một lần.

3. Người đề nghị cấp C/O chỉ được cấp C/O Mẫu AK tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Điều 6. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK

1. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục VI);b) Bộ C/O Mẫu AK đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và hai (02) bản sao;

c) Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;d) Hoá đơn thương mại;đ) Vận tải đơn.2. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

3. Trường hợp đề nghị cấp C/O Mẫu AK giáp lưng, bộ hộ sơ sẽ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK;

b) C/O Mẫu AK bản gốc hoặc bản sao có công chứng của người đề nghị cấp C/O Mẫu AK giáp lưng (Back – to – Back C/O);

c) Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;

d) Tờ khai hải quan chuyển tiếp đã làm thủ tục hải quan;

đ) Hoá đơn thương mại;

e) Vận tải đơn.

4. Các loại giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ của Khoản 1, Khoản 2 và các Điểm c, d, đ và e của Khoản 3 của Điều này là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.

Page 48: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Điều 7. Tiếp nhận Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK

Khi Người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên nhận bộ hồ sơ và giao cho Người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Quy chế này hoặc khi Người đề nghị cấp C/O yêu cầu. Đối với trường hợp phải xác minh thêm thì cần nêu rõ thời hạn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.

Điều 8. Thời hạn cấp C/O Mẫu AK

1. Thời hạn cấp C/O Mẫu AK không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

2. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O Mẫu AK hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O Mẫu AK đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O Mẫu AK đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.

3. Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của người xuất khẩu.

Điều 9. Cấp sau C/O Mẫu AK

Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ cấp C/O Mẫu AK cho hàng hoá đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày giao hàng. C/O Mẫu AK được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROACTIVELY”.

Điều 10. Cấp lại C/O Mẫu AK

Trong trường hợp C/O Mẫu AK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức cấp C/O Mẫu AK có thể cấp lại bản sao chính thức C/O Mẫu AK và bản sao thứ hai (Duplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ ba (Triplicate) của lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh: “CERTIFIED TRUE COPY”.

Điều 11. Từ chối cấp C/O Mẫu AK

1. Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O Mẫu AK trong các trường hợp sau:

a) Người đề nghị cấp C/O Mẫu AK chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

b) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6 của Quy chế này;

c) Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

d) Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

Page 49: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

đ) Mẫu C/O AK được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;

e) Hàng hoá không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ của Phụ lục I của Quy chế này;

f) Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ AKFTA hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

2. Khi từ chối cấp C/O Mẫu AK, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.

Điều 12. Những vấn đề khác

Những vấn đề chưa được đề cập từ Điều 5 đến Điều 11 sẽ được quy định tại Phụ lục V của Quy chế này.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA FORM D

Friday, 9. November 2007, 08:52:26

Import and Export, Xuất Nhập Khẩuxem tot hon tai: http://cnqtdn.googlepages.com/huongdanthutucformdI. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D:Hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D- là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:

Hàng hóa có chứa ít nhât 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa,

Công thức tính 40% Hàm lượng ASEAN:

Giá trị nguyên phụ liệu nhập

khẩu từ nước không phải là

thành viên ASEAN+Giá trị nguyên phụ liệucó xuất xứ không được

xác định

Giá FOBx 100 <= 60%2. Được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên này đến một nước thành viên khác (Nước xuất khẩu là thành viên ASEAN và nước nhập khẩu là thành viên ASEAN). Gồm có các trường hợp:Hàng được vận chuyển qua bất kỳ lãnh thổ của một nước ASEAN nào

Ví dụ : Hàng đi từ Thái Lan qua Lào vào Việt Nam.

Hàng được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác (hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu)

Page 50: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Ví dụ : Hàng từ Cảng Singapore đến cảng Sài Gòn.

Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian kế cận ASEAN, không phải là thành viên ASEAN, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện :

c1 Quá cảnh là cần thiết vì do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng ; Ví dụ : Hàng từ Philippines qua HongKong đến cảng Hải Phòng .

c2 Hàng hóa không được mua bán hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó .và c3 Không được có những thao tác gì tác động đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dở hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo..

II. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.1- Hướng dẫn chung-Nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ hàng hóa, để được kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cần thiết , sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu cho sau này. Có thể không áp dụng kiểm tra đối với một số hàng hóa có xuất xứ dễ xác định.

-Khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp mẫu D.

– Cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ được giao cấp Giấy chứng nhận mẫu D sẽ kiểm tra cụ thể từng trưỡng hợp, nhắm đảm bảo rằng:

+ Đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D đã được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký ;

+ Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy chế xuất xứ .

+ Các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D phù hợp với các chứng từ kèm theo

+ Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng , số lượng và các loại kiện hàng được khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu..

2- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa :– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D doGiám đốc ký. (bàn chính)

– Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Bộ Thương mại ban hành đã được khai hoàn chỉnh do Thủ trưởng đơn vị ký. (bản chính)

– Bản photo Form D đã khai;

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do một Công ty kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện (Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa do Công ty kinh doanh dịch vụ giám định cấp ) (bản chính)

– Tờ khai hải quan đã thanh khoản; (bản sao )

– Hóa đơn thương mại (và phiếu đóng gói); (bản sao )

– Vận đơn; (bản sao )

Page 51: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

– Hợp đồng ( và các phụ kiện hợp đồng có liên quan) (bản sao )

* Các loại giấy tờ sử dụng bản sao đồng thời đem theo bản chính để đối chiếu.

* Đối với một số loại hàng hóa mà do bản chất (như nông sản, thủy sản tươi sống ,..) có thể dễ dàng xác định xuất xứ thuần túy tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể làm văn bản cam kết về xuất xứ hàng hóa do doanh nghiệp xuất khẩu thay cho Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

3- Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D:– Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng Anh ;

– Bộ Giấy chứng nhận mẫu Dgồm 01 bản gốc và ba bảng sao carbon (carbon copy) có mầu như sau:

* Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)

* Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)

* Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)

* Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)

– Mỗi bộ Giấy chứng nhận có tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp.

– Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; bản sao thứ hai được cơ quan có thẩm quyền cấp giữ lại; bản sao thứ tư được nhà xuất khẩu giữ lại;

– Sau khi nhập khẩu hàng hóa, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian thích hợp.

4- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D

(thời hạn này được tính kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ )

– 2 giờ làm việc đối với các trường hợp thông thường

– 4 giờ làm việc đối với các trường hợp cần thiết phải xác định lại xuất xứ của hàng hóa.

III- Hướng dẫn kê khaiGiấy chứng nhận xuất xứ form D:Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (không ghi tay). Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Công ty kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu . (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra)

1. Cách ghi số tham chiếu :Ví dụ: số tham chiếu của một form D như sau: VN-TL 03/27/0015.

Ô số tham chiếu (nằm gốc phải trên cùng của form): gồm 5 nhóm :

Nhóm 1: 02 ký tự VN: Viết tắt của Việt Nam

Nhóm 2: 02 ký tự TL : Viết tắt của Thái Lan

Page 52: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Nhóm 3: 02 ký tự 03 : Viết tắt năm 2003

Nhóm 4 : 02 ký tự 27: MS BQL các KCN Bình Thuận

Nhóm 5: 04 ký tự thể hiện số thứ tự của C/O form D.

2.Cách ghi các ô thể hiện trên form D:– Ô thứ 1: Tên giao dịch , địa chỉ nhà xuất khẩu Việt Nam

– Ô thứ 2: Tên giao dịch , địa chỉ nhà nhập khẩu (trong ASEAN)

– Ô thứ 3: Tên phương tiện vận tải, ngày tháng vận đơn , cảng đi/ đến

– Ô số 4: Để trống

– Ô số 5: Danh mục hàng hóa

– Ô số 6 : Ký mã và số hiệu của kiện hàng

– Ô số 7: Ghi tên mặt hàng , số lượng , mã HS tương ứng của nước nhập khẩu , ghi tổng giá trị FOB của lô hàng hoặc trọng lượng bì của lô hàng bằng chữ.

– Ô số 8: Ghi hàm lượng ASEAN

a. “X” nếu là hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam

b. …………….% hàm lượng của một nước ASEAN, hoặc ASEAN cộng gộp.

c. “ST” : nếu hàng có tiêu chuẩn xuất xứ là “chuyển đổi cơ bản”

b và c ghi đúng theo kết luận của chứng thứ giám định.

– Ô thứ 9: Ghi trọng lượng bì, và trị giá FOB của lô hàng

– Ô thứ 10 : Ghi số và ngày của hóa đơn lô hàng

– Ô thứ 11 : Ghi “VIET NAM” ở dòng trên , ghi nước nhập khẩu ở dòng thứ hai và ghi địa điểm , ngày tháng năm cùng chữ ký của thủ trưởng đơn vị xuất khẩu.

– Ô thứ 12: Ô này Ban Quản lý các KCN Bình Thuận ký tên và đóng dấu ;

IV- Các tiêu chuẩn về xuất xứ :1- Xuất xứ thuần tuý: Là hàng hóa được sản xuất toàn bộ hay được khai thác tại các nước xuất khẩu là một nước thành viện ASEAN, bao gồm:a-Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất , mặt nước hay đáy biển của nước đó;

b- Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó

c- Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó

d- Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục ( c) trên đây

Page 53: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

e- Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;

f- Các sản phẩm thu được do đánh bắt cá trên biển và các đồ hải sản do các tàu của nước đó lấy được từ biển ;

g- Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tàu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục ( f ) trên đây ;

h- Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu;

i- Đồ phế thải các hoạt động công nghiệp tại nước đó ; và

j- Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a) đến mục (i).

2- Xuất xứ không thuần túy : Hàng hóa sẽ được coi là xuất xứ không thuần túy từ các nước thành viên ASEAN , nếu có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất kỳ nước thành viên nào của ASEAN, tức tổng giá trị của các nguyên liệu , bộ phận hoặc các sản phẩm là đầu vào có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên của các nước ASEAN hoặc không xác định được xuất xứ không vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm sản xuất hoặc chế biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ của nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN.Công thức 40% hàm lượng ASEAN

Giá trị nguyên phụ liệu nhập

khẩu từ nước không phải là

thành viên ASEAN+Giá trị nguyên phụ liệucó xuất xứ không được

xác định

Giá FOBx 100 <= 60%– Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận , các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN là giá CIFcủa hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu

– Giá trị nguyên vật liệu , bộ phận , các sản phẩm là đầu vào không xác định đượcxuất xứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ của nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN.

3- Xuất xứ cộng gộpCác sản phẩm đã thỏa mãn điều kiện xuất xứ (thuần túy hoặc không thuần túy) và được sử dụng như là đầu vào tại một nước thành viên khác sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại các nước thành viên nơi hoàn tất việc chế biến sản phẩm cuối cùng nếu như tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.

4- Tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản đối với hàng dệt và sản phẩm dệt:Ngoài tiêu chuẩn 40% hàm lượng ASEAN, còn có cách xác định xuất xứ theo quá trình “ chuyển đổi cơ bản “ áp dụng riêng đối với hàng dệt và các sản phẩm dệt . Quá trình chuyển đổi cơ bản là quá trình mà sản phẩm qua đó hình thành nên một vật phẩm thương mại khác hẳn và mới.

Trường hợp sản phẩm dệt được sản xuất tại hai hay nhiều nước ASEAN thì chỉ nước nào có quá trình chuyển đổi cơ bản cuối cùng mới cần có Giấy chứng nhận xuất xứ (mẫu D).

Page 54: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Chi tiết về quy chế xuất xứ CEPT theo tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản áp dụng cho hàng dệt được nêu trong phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 0878/1998/QĐ-BTM ngày 30/7/1998 bổ sung cho Quyết định 416/TM-ĐB ngày 13/5/1996 của Bộ Thương Mại

5-Quy định về cách việt tắt trên số tham chiếu tên 10 nước ASEAN như sau:1- BR : Brunei

2- CB : Cambodia

3- IN : Indonesia

4- LA : Laos

5- ML : Malaysia

6- MY : Myanma

7- PL : Philippines

8- SG : Singapore

9- TL : Thailand

10-VN : Viet Nam.

—————-o0o——————–

* Một số văn bản khác liên quan :

– Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/03/2003 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2002.

– Quyết định số 0971/2002/QĐ – BTM ngày 13/8/2002 của Bộ Thương Mại về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN Bình Thuận quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

– Quyết định số 1382/2002/QĐ – BTM ngày 06/11/2002 của Bộ Thương Mại về việc bổ sung phụ lục 3- Quy chế cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa .

– Thông tư số 03/2003/TT-BTM ngày 05/06/2003 của Bộ Thương mại về việc Hướng dẫn việc cấp visa hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ.

– Văn bản số 0962/TM-XNK của Bộ Thương Mại ngày 28/04/2003 hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ.

Hướng dẫn khai báo tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu

Saturday, 25. August 2007, 04:07:44

Xuất Nhập KhẩuSource: http://exportvietnam.googlepages.com/hdkbtkxkHướng dẫn khai báo hải quan tại chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

Page 55: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Chi cục trưởng: 7685517

Cục Hải quan TP Hà Nội

Địa chỉ: Ngã tư đường Nguyễn Phong Sắc – Trần Quốc Hoàn – Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: 04.7910174Fax: 04.7910158Hồ sơ bao gồm:02 tờ khai đã khai báo, như hình bên

01 giấy giới thiệu

02 Packing List02 Biên bản bàn giao01 Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quanVà các giấy tờ yêu cầu…

Khai báo lần đầu, thì yêu cầu cán bộ Hải quan nhập vào hệ thống máy tính, và dùng MST để làm account cho công ty.

Đem hồ sơ đầy đủ đến, nhập dữ liệu vào máy tính: nếu không mở được thì dùng account của công ty giầy Thuỵ Khuê: 0100101308 và mật khẩu: KB

Sau đó nhập bình thường….

Nhập dữ liệu xong, đem hồ sơ ra cửa 1,2,3,4,5… để nhân viên Hải quan vào máy và thông quan

Sau khi thông quan xong đem ra ô ngoài cùng( ô số 7) nộp tiền

Họ trả hồ sơ, xong

TK mat truoc

TK mat sau

Xem them : http://cnqtdn.googlepages.com/huongdankhaitokhaihaiquanChúc các bạn thành đạt

B.W

michaelhoan

Vũ Đức Hoàn

P/S: if u have any question, don’t hesitate to contact me via YM: michaelhoan

Tờ khai hải quan xuất khẩu đã khai báo

Tuesday, 30. October 2007, 04:01:15

Import and Export, Xuất Nhập Khẩu

Page 56: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Source: http://cnqtdn.googlepages.com/tkhqxkdkbif you have any question, send messages to YM: michaelhoan

Chúc các bạn thành đạt!

B.W

michaelhoan

Vũ Đức Hoàndoi voi nguoi khai HQKhai bao dien tu

Khai bao

To khai mat truoc

TK mat sau

Chúc các bạn thành đạt

B.W

michaelhoan

Vũ Đức Hoàn

Tờ khai Hải quan hàng hoá XuấtKhẩu

Saturday, 25. August 2007, 02:15:06

Xuất Nhập Khẩu, lifeBộ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu gồm hai tờ: một tờ là Bản lưu Hải quan, và một tờ là bản lưu người khai hải quan, còn nội dung thì giống hệt nhau.Mặt trước

Mặt sau

Hình bên cạnh là Tờ khai hàng hóa xuất khẩu chưa khai báo.Còn tờ bên dưới là Tờ khai đã khai báo và thực xuất.

Các bạn có thể tải về tham khảo.

B.WmichaelhoanSource: http://cnqtdn.googlepages.com/tkhqxk

Chứng từ Xuất Nhập Khẩu

Thursday, 30. August 2007, 09:04:48

Xuất Nhập KhẩuChứng từ Xuất Nhập Khẩu

Nguồn: http://exportvietnam.googlepages.com/documentations

Page 57: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Bộ chứng từ Xuất Nhập khẩu có rất nhiều loại: như Bộ chứng từ khai hải quan hàng xuất khẩu, bộ chứng từ khai hải quan hàng nhập khẩu, bộ chứng từ xin cấp C/O form A, B, D, AK.., bộ chứng từ Thanh toán xuất nhập khẩu L/C, nhờ thu… Trong bộ những bộ chứng từ đó có thể là:Sale Contract, Invoice, Proforma Invoice, Packing List, Bill of lading, Certificate of Origin, Letter of Credit, Fumigation Certificate, Phytosanitiry Certification, Tờ khai hải quan hàng xuất, tờ khai hải quan hàng nhập,Mình sẽ up một số chứng từ lên và các bạn chọn tải về cho đủ bộ nhé!Sẽ up dầnChúc các bạn học tập và công tác tôt!

B.WmichaelhoanTờ khai Hải quan hàng hoá XuấtKhẩuTờ khai Hải quan hàng hoá Nhập KhẩuMẫu C/O Form AK , hướng dẫn khai báo CO form AKHợp đồngPacking ListHướng dẫn khai báo tờ khai hàng hoá xuấtkhẩuMẫu C/O Form A , hướng dẫn khai báo CO form Ahttp://my.opera.com/CNQTDN/blog/xuat-nhap-khau

Packing List Samples

Sunday, 26. August 2007, 02:53:56

Xuất Nhập Khẩu, Import and ExportPacking List Samples, Packing List mau, Bang ke chi tietMột số bảng kê chi tiết mẫuCác bạn có thể copy một số mẫu Packing List về, sau đó tự làm cho mình những bảng kê chi tiết cho phù hợp với loại hàng hoá của mìnhPacking List 01The packing list indicates the number of items in the contents of each pack, along with individual weights and dimensions. This list enables you to check that the correct number of units has been received. Customs authorities can also easily identify a specific pack if they wish to inspect.See more sample at: http://exportvietnam.googlepages.com/packing-listChúc các bạn học sức khoẻ và thành đạtB.SVu Duc Hoanpls send msg to YM:michaelhoan/ [email protected]: http://exportvietnam.googlepages.com/packing-list

Packing ListHome Documentations Law and legislatives Links Vietnamese

The packing list indicates the number of items in the contents of each pack, along with individual weights and dimensions. This list enables you to check that the correct number of units has been received. Customs authorities can also easily identify a specific pack if they wish to inspect.

See a sample of a packing list below:

Packing List Sample 01Home Documentations Law and legislatives Links Vietnamese

Packing List Sample

——————————————————————————–

Page 58: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Packing List Sample 02Home Documentations Law and legislatives Links Vietnamese

PACKING LIST

NO.16/VN-KI/2006

DATE.DEC.,26TH 2006

THE SELLER: VN EXPORT CO., LTD

HANOI, VIETNAM

THE BUYER: KOREAN IMPORT

SALE CONTRACT NO: 10/VN-KI/2007 DATED FAB.,14TH 2007

DISPATCH FROM: HAIPHONG VIETNAM PORT

FOR TRANSPORTATION TO: HIROSHIMA JAPANESE PORT

CONTAINER / SEAL NO: HALU123456 / 123456

B/L NO: HASL456ABCD146

L/C NO: MDL1506RS123456

DECRIPTION OF GOODS: GENERAL MERCHANDISE

03-3404 BAMBOO TRAY

03-3405 BAMBOO BASKET

ITEM

NUMBER

QUANTITY

OF

CARTONS

QUANTITY

PER ITEM

(PCS)

NET WEIGHT

(KGS)

GROSS

WEIGHT

(KGS)

MEASUREMENT

(CBM)

03-3404 

(PN-

MA9738)

75 3,000 PCS 1,350 KGS 1,500 KGS 10.50 CBM

03-3405 

(PN-

MA7935)

50 2,400 PCS 900 KGS 1,000 KGS 7.00 CBM

03-3411 

(PN-

MA7946)

50 2,400 PCS 900 KGS 1,000 KGS 7.00 CBM

TOTAL 175 7,800 3,150 3,500 24.50

CARTONS PCS KGS KGS CMB

ABOVE GOODS ARE STUFFED INTO ONE (01) X 40’ HC  CONTAINER ,

S.T.C : PACKED BY CARTONS

FOR AND ON BEHALF OF VN EXPORT CO., LTDDownload PackingListSample.xls——————————————————————————–

Packing List Sample 01Packing List Sample 02Packing List Sample 03Packing List——————————————————————–

Any request, pls send msg to : YM: michaelhoan / [email protected]

Page 59: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

—————————————————

DocumentationsPacking List sample 03

Home Documentations Law and legislatives Links VietnameseDownload: packinglist.xls——————————————————————————–

Packing List Sample 01Packing List Sample 02Packing List Sample 03Packing List

Hoá đơn thương mại

Thursday, 8. November 2007, 04:12:42

Import and Export, Xuất Nhập KhẩuSource: http://exportvietnam.googlepages.com/commercialinvoiceHoá đơn thương mại (comercial invoice)Hoa don thuong mai, hoa don dung trong xuat nhap khau.Hoá đơn thương mại dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu để xác định số lượng. Trên hoá đơn thường có mô tả hàng hoá, cảng xếp hàng, cảng đến và phương tiện vận tải, nước xuất xứ, giá trên mỗi đơn vị sản phẩm và trị giá lô hàng. Hoá đơn thương mại thường do nhà xuất khẩu phát hành.Commercial invoiceThe commercial invoice indicates the quantity and description of the goods, the loading port and destination port, the mode of transportation, the country of origin, the price per unit and total cost of the goods. The commercial invoice is provided by exporter.

Các bạn xem Hoá đơn thương mại mẫuhoặc tải bản excel về ở đây.tai ve tai dayChuc các bạn sức khoẻ và thành đạt

B.Wmichaelhoan

COMMERCIAL INVOICEHome Documentations Law and legislatives Links Vietnamese

Commercial invoiceThe commercial invoice indicates the quantity and description of the goods, the loading port and destination port, the mode of transportation, the country of origin, the price per unit and total cost of the goods. The commercial invoice is provided by exporter.

B.S

Vu Duc Hoan

YM:michaelhoan

Download Commercial Invoive.xlsLaw and legislatives

Vận đơn – Bill of Lading

Wednesday, 24. October 2007, 07:24:55

Page 60: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Import and Export, Xuất Nhập Khẩu, LawSource: http://exportvietnam.googlepages.com/bill-of-ladingVan don: Bill of Lading: viet tat la : B/LVận đơn – Bill of Lading,Vận tải đơn, một số vận đơn mẫuB/L, Bill of Lading, Bill of Lading Samples, Bill of Lading Terms and ConditionsVận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam 2006).B.Wmichaelhoan

Shipping Documents

Tuesday, 16. October 2007, 11:09:10

Xuất Nhập KhẩuSource: http://exportvietnam.googlepages.com/shippingdocumentsE.g: our client require us send the shipping documents after the goods are shipped!And the shipping documents they require are:

1/ Commercial invoice – hoá đơn thương mại2/ Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ3/ Bill of lading (nếu gửi hàng bằng đường biển), hoặc Airway bill (nếu gửi hàng bằng đường hàng không)4/ Insurance certificate – giấy chứng nhận bảo hiểm5/ Packing list – bản mô tả hàng hóa….. and Final shipping note, Certificate of shipper….Bill of LadingCertificate of OriginCommercial Invoice

Packing ListFumigation CertificateWhat is a shipping document?A shipping document is defined as a document that relates to dangerous goods that are being handled, offered for transport and transported and that contains the information required by Part 3, Documentation, relating to the goods but does not include an electronic record.What is the purpose of a shipping document?A shipping document identifies dangerous goods being handled, offered for transport or transported. It provides the shipping name, class, UN number, packing group, risk group, quantity and other relevant information. It also indicates the phone number where a person could provide technical information on the dangerous goods and, in certain cases, the emergency response plan reference number and the telephone number to activate the plan.When is a shipping document required?The Transportation of Dangerous Goods Act, 1992 and Part 3 of the Transportation of Dangerous Goods (TDG) Regulations require that shipments of dangerous goods be accompanied by a shipping document. Copies of the shipping document may be transmitted electronically to other parties involved in the handling, offering for transport or transporting of dangerous goods but a paper copy of the shipping document must accompany the dangerous goods at all times. The shipper must complete the shipping document before the carrier takes possession of the dangerous goods and give the completed document to the carrier. The carrier must, in turn,

Page 61: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

give the shipping document to the next carrier until the dangerous goods arrive at destination.Must a shipping document be on specific form?There is no requirement to use a specific form except for air shipments. The Shipper’s Declaration for Dangerous Goods is required for domestic and international air shipments. The declaration must be completed in accordance with the International Civil Aviation Organization Technical Instructions (ICAO Technical Instructions) (refer to Part 12 – Air). It is illustrated in section 8.1.7 of the International Air Transport Association Regulations (IATA Regulations).Are additional documents required?Rail shipments require an additional document called a consist. A consist identifies numerically the location of the railway vehicles that contain dangerous goods in a train. It is kept with the shipping document (refer to section 3.3).Are there any additional requirements pertaining to documentation?The location of the documents, during transport, is specified for every mode of transport. The shipping document must be kept for 2 years by the persons involved in the handling, offering for transport or transporting dangerous goods (some exceptions apply). The documents may be stored electronically.Are there any circumstances where a shipping document is not required?A shipping document may not be required where the TDG Regulations have provided relief from documentation. These exemptions from documentation may be found in some Special Cases in Part 1, (i.e. limited quantities) and Special Provisions in Schedule 2 (i.e. Special Provision 32 for molten sulphur).How about international shipments?The TDG Regulations permit shipping documents to be prepared in accordance with other Regulations for international shipments. However, refer to the Transportation of Dangerous Goods Regulations for additional requirements to be included on the document, such as emergency response plan information.

* For international marine shipments: The consignor may complete the shipping document in accordance with the International Maritime Dangerous Goods Code (IMDG Code), (refer to Part 11 – Marine)* For international road or rail shipments from the United States: The consignor may complete the shipping document in accordance with the Code of Federal Regulations, Title 49 (CFR 49) (refer to Part 9 – Road and Part 10 – Rail)The attached sample shipping document can be used for most Canadian shipments of dangerous goods.

This advisory notice provides a general outline of the documentation requirements. For specific information, the Act and Regulations must be consulted.SHIPPING DOCUMENTDestination (City-Town)Name :Address : ConsignorName :Address :Name of carrierPrepaid ___Collect ___ Transport unit noPoint of origin Shipping date Shipper’s noREGULATED DANGEROUS GOODS24 HOUR NUMBER :ERP reference & telephone number (if required):Shipping name(technical name) if applicable class primary class subsidiary UN number packing group /risk group quantity packagesrequiringlabels

Page 62: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

THIS IS TO CERTIFY THAT THE ABOVE NAMED ARTICLES ARE PROPERLY CLASSIFIED, DESCRIBED, PACKAGED, MARKED AND LABELLED AND ARE IN PROPER CONDITION FOR TRANSPORTATION ACCORDING TO THE TRANSPORTATION OF DANGEROUS GOODS REGULATIONSSPECIAL INSTRUCTIONSNON REGULATED GOODSPackages Description of articles WeightReceived in apparent good order

__________________________Consignee’s signature__________________________Shipper’s signatureReceived above in apparent good order__________________________Driver’s signature Drivers’ no.Please note that this sample shipping document contains some information that is not required in the TDG Regulations. The additional information, however, reflects current industry practices.

Booking Note

Wednesday, 5. December 2007, 04:23:33

Xuất Nhập KhẩuBooking note: lưu cước tầu chợ

Document containing the terms and conditions of a contract between a shipper and a shipping line for the carriage of goods on a particular vessel between specified ports or places.Shipper sends booking note to shipping company / forwarder with details of shipper, consignee, notify party, quantities and descriptions of goods, intended vessel all filled up for the booking of space of a particular vessel.Upon receipt of booking note, shipping company / forwarder sends shipping order to shipper confirming their booking. With shipping order, shipper could arrange loading of goods and forward them to the place as assigned by shipping company / forwarder, like container port or forwarder’s go down.

Shipper will receive a mate’s receipt as an acknowledgment of cargo receipt after they forward the goods to shipping company / forwarder. The possessor of the mate’s receipt is entitled to the bill of lading, in exchange for that receipt.

Source: http://exportvietnam.googlepages.com/booking-noteProforma Invoice Samples

Languages Study Home CNQTDN Import and ExportProforma InvoicesA Proforma invoice is an invoice provided by a supplier in advance of providing the goods or service. Suppliers will do this if for some reason they are not prepared to extend normal credit terms to the University. Finance strongly advise department to consider very carefully the risks of trading with companies in this way, as if the goods are never forthcoming it is unlikely the University will be able to recover the money and departments will bear that cost. However, in exceptional instances we do allow payments on proforma invoices, but before proceeding in this way departments are required to consider the following alternatives:

Is it possible to arrange credit terms with the supplier?

Is it possible to use another supplier?

Is it possible to arrange for a cheque to be handed over on delivery of the goods?

Page 63: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Is it possible to pay only a deposit up front, and the rest on normal credit terms, or on delivery?If after consideration of these options, the department still wish to proceed along this route and pay on a proforma invoice, a Proforma Invoice Form must be completed and must accompany the invoice.