160
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ` CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ngày ban hành: /02/2010 Lần ban hành : 02 Lần sửa đổi : 01 Nhóm biên soạn Kiểm tra Phê duyệt TS. Bùi Thị Thu Hà TS. Lê CLinh TS. Hà Văn Như Ds. Nguy ễn Hoàng Oanh ThS. Nguyễn Thị Xuân Anh CN. Phùng Văn Thùy Với sự cộng tác của: Phòng Đào tạo Đại học Phòng Đào tạo Sau đại học Phòng CTCT&QLSV (Đã ký) TS. Bùi Thị Thu Hà (Đã ký) PGS.TS Lê Vũ Anh

CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

  • Upload
    vuthuy

  • View
    228

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

`

CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ngày ban hành: /02/2010 Lần ban hành : 02 Lần sửa đổi : 01

Nhóm biên soạn Kiểm tra Phê duyệt TS. Bùi Thị Thu Hà TS. Lê Cự Linh TS. Hà Văn Như Ds. Nguyễn Hoàng Oanh ThS. Nguyễn Thị Xuân Anh CN. Phùng Văn Thùy Với sự cộng tác của: Phòng Đào tạo Đại học Phòng Đào tạo Sau đại học Phòng CTCT&QLSV

(Đã ký)

TS. Bùi Thị Thu Hà

(Đã ký)

PGS.TS Lê Vũ Anh

Page 2: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

2

MỤC LỤC

PHẦN A TUYỂN SINH .......................................................................................................... 5

A1. QUY TRÌNH TUYỂN SINH CỬ NHÂN CHÍNH QUY ...................................................... 6

A2. QUY TRÌNH TUYỂN SINH CỬ NHÂN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC VÀ TUYỂN SINH

SAU ĐẠI HỌC .......................................................................................................................... 11

A3. QUY TRÌNH RA ĐỀ THI TUYỂN CỬ NHÂN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC VÀ TUYỂN

SINH SAU ĐẠI HỌC ................................................................................................................ 17

A4. QUY TRÌNH TUYỂN SINH LỚP CỬ NHÂN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI ĐỊA

PHƯƠNG .................................................................................................................................. 21

A5. QUY TRÌNH TUYỂN SINH CHUYÊN KHOA I TẠI ĐỊA PHƯƠNG ............................... 25

PHẦN B QUẢN LÝ ĐÀO TẠO .............................................................................................. 28

B1. THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC .... 29

B2. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, SỬA ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU ...... 34

B3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ............................................................. 39

B4. QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN, HỌC VIÊN ... 41

B5. QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN.......................................................... 46

B6. QUY TRÌNH THI HẾT MÔN ............................................................................................. 49

B7. QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN ........................... 55

B8. QUY TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN HỒI ................................... 61

B9. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ HỌC TỰ TÚC THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO CHÍNH QUY .................................................................................................................... 65

B10. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN .......................................... 70

B11. QUI TRÌNH VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN CÔNG CÁN BỘ ĐI THỰC ĐỊA CNYTCC ...... 73

PHẦN C TỐT NGHIỆP .......................................................................................................... 76

C1. QUY TRÌNH THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG .................................... 77

C2. QUY TRÌNH BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÁC THỦ TỤC CÔNG NHẬN,

CẤP BẰNG THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG ............................................................................. 83

C3. QUI TRÌNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP, XÉT TỐT NGHIỆP,

TỔ CHỨC LỄ TỐT NGHIỆP CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG .................................... 88

PHẦN D QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO .......................................................................... 93

D1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ................................................................................ 94

Page 3: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

3

D2. QUI ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC......................................................................... 107

D3. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHỐI HỢP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIỮA BỘ MÔN, PHÒNG

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC ................................................................................ 123

D4. QUY ĐỊNH SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI HỌC VÀO QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔN

HỌC. ......................................................................................................................................... 127

D5. QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG GIẢNG ĐƯỜNG VÀ PHÒNG MÁY ......................... 129

PHẦN E PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU ................................................................................... 131

Page 4: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TS Tuyển sinh

TC Tổ chức

QT Quy trình

BM Biểu mẫu

SV Sinh viên

HV Học viên (người học các chương trình vừa làm vừa học và cao học)

NCS Nghiên cứu sinh

TS Tiến sỹ

Phòng CTCT & QLSV Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên.

Phòng ĐTĐH & ĐTSĐH Phòng Đào tạo Đại học và Phòng Đào tạo Sau Đại học

Phòng HCTH Phòng Hành chính – Tổng hợp

Phòng QTGT Phòng Quản trị Giáo tài

Trường ĐHYTCC Trường Đại học Y tế Công cộng

Bộ GD&ĐT. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đoàn TN, Hội SV Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên

Page 5: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

5

PHẦN A TUYỂN SINH

Page 6: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

6

A1. QUY TRÌNH TUYỂN SINH CỬ NHÂN CHÍNH QUY 1. Mục đích Quy trình này nhằm đưa ra phương pháp và quy trình để thực hiện đúng quy chế và những quy định trong hoạt động tuyển sinh cử nhân chính quy thuộc Trường Đại học Y tế Công cộng (Sau đây gọi tắt là Trường). 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc Trường và thí sinh có liên quan đến công tác tuyển sinh Đại học. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 25/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo và Thông tư số 02/2009/TT_BGD&ĐT ngày 02/02/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 25/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quy định tuyển sinh hiện hành của Trường ĐHYTCC. 4. Nội dung 4.1. Trách nhiệm của phòng ĐTĐH Phòng ĐTĐH có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác tuyển sinh cử nhân chính quy, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, là đầu mối điều phối các hoạt động tuyển sinh và thực hiện kế hoạch tuyển sinh trong toàn Trường đã được Hiệu trưởng phê duyệt. 4.2. Trách nhiệm của Trưởng các đơn vị, phòng ban, trung tâm trong Trường. Theo chức năng của từng phòng, ban, trung tâm đã được quy định, các trưởng đơn vị, bộ phận thực hiện các nội dung trong kế hoạch tuyển sinh do Hiệu trưởng phân công.

Page 7: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

7

4.3. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả

Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) phê duyệt. Phòng Đào tạo Đại học thực hiện

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế

Thành lập Hội đồng tuyển sinh trường

Thông báo tuyển sinh

Phát hành hồ sơ tuyển sinh đại học

Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh

Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi và danh sách phòng thi, địa điểm thi

Tổ chức tuyển sinh (thành lập các Ban giúp việc như Ban Thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban

chấm thi, Ban hậu cần)

Lập danh sách kết quả thi, kết quả trúng tuyển, thông báo trúng tuyển

Tổ chức tiếp nhận sinh viên, học viên trúng tuyển vào trường

Báo cáo kết quả tuyển sinh

4.4

Hiệu trưởng phê duyệt. Phòng ĐTĐH thực hiện

4.5

Hiệu trưởng phê duyệt. Phòng ĐTĐH thực hiện

4.6

Phòng ĐTĐH thực hiện

4.7

Phòng ĐTĐH thực hiện

4.8

Hội đồng Tuyển sinh trường, Phòng ĐTĐH ,Bộ môn Tin học, Ban Thanh tra Giáo dục

4.9

Hội đồng Tuyển sinh trường, các ban và các phòng chức năng trong trường, Ban Thanh tra giáo dục

4.10

Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng) phê duyệt Phòng ĐTĐH Ban Thư ký Phòng CTCT & QLSV

4.11

Phòng CTCT&QLSV

4.12

Phòng ĐTĐH thực hiện

4.13

Page 8: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

8

4.4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế Vào tháng 10 hàng năm, căn cứ vào khả năng đào tạo, Phòng Đào tạo Đại học và xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh các hệ cho năm sau để trình Hiệu trưởng duyệt và gửi báo cáo xin chỉ tiêu tuyển sinh cho Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để được phê duyệt. 4.5. Thành lập Hội đồng tuyển sinh trường Hàng năm Trường tiến hành thành lập Hội đồng tuyển sinh cấp trường cho các hệ đào tạo. Việc thành lập các Hội đồng tuyển sinh do Phòng Đào tạo Đại học đề nghị về thành phần nhân sự, Hiệu trưởng ký phê duyệt và ra quyết định. 4.6. Thông báo tuyển sinh Đối với hệ cử nhân chính quy, thông tin tuyển sinh của Trường được công bố trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học”, của Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh đăng ký của Trường. 4.7. Phát hành hồ sơ Hồ sơ tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tại các Tỉnh, Thành phố phát hành. 4.8. Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh Theo kế hoạch tuyển sinh đã xây dựng, Phòng Đào tạo Đại học tiến hành thu nhận hồ sơ theo thông báo tuyển sinh. Phòng Đào tạo Đại học tiếp nhận những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định để dự thi, trả lại những hồ sơ không đủ yêu cầu, thẩm tra lại các hồ sơ nghi vấn và hoàn thiện hồ sơ. 4.9. Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi theo địa điểm thi, danh sách

phòng thi. Sau khi đã xử lý xong hồ sơ đăng ký dự thi, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học cùng với bộ phận tin học của Ban Thư ký tuyển sinh: Lập danh sách các thí sinh đủ điều kiện dự thi theo phòng thi, địa điểm thi, cụm thi theo hệ thống biểu mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Ban Thanh tra Giáo dục kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy chế tuyển sinh về kiểm tra hồ sơ và lập danh sách phòng thi. 4.10. Tổ chức thi tuyển Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh (do Bộ Giáo dục & Đào tạo hay do Trường quy định). Trường tiến hành tổ chức thi tuyển sinh cho hệ cử nhân chính quy, vừa làm vừa học, sau đại học và các hệ khác. Quá trình tổ chức thi tuyển tuân thủ theo những quy định hiện hành về tuyển sinh của Bộ GD& ĐT và Trường ĐHYTCC. 4.10.1. Ban Thư ký Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh, Ban Thư ký triển khai các công việc của Ban trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự thi, lập danh sách phòng thi, chuẩn bị giấy tờ hành chính phòng thi; in và gửi giấy báo dự thi cho thí sinh; nhận bài thi, bảo quản bài thi, kiểm kê bài thi; dồn túi đánh phách; bàn giao bài thi cho Ban Chấm thi; bảo quản các giấy tờ, biên bản liên quan tới bài thi; dự kiến phương án trúng tuyển; in và gửi giấy chứng nhận kết quả; in và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐHYTCC.

Page 9: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

9

4.10.2. Ban Đề thi Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, Ban Đề thi triển khai công việc của Ban theo đúng quy định về bảo mật, quy định ra đề thi, photo đề thi theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐHYTCC. 4.10.3. Ban Coi thi Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, Ban Coi thi tiến hành công việc theo thẩm quyền (bao gồm: Ban Coi thi trường, cụm, điểm thi). Quá trình tổ chức coi thi phải tuân thủ theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những văn bản của Trường cho từng kỳ thi cụ thể. 4.10.4. Ban Chấm thi Khâu chấm thi được tiến hành sau khi đã kết thúc mỗi kỳ thi tuyển sinh, tuân thủ quy chế và những quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường ĐHYTCC liên quan đến chấm thi. Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học đề nghị nhân sự của Ban chấm thi để Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phê duyệt. 4.10.5. Ban Hậu cần Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, Ban Hậu cần có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về vật chất như: Phòng thi, văn phòng phẩm, xe vận chuyển đề, và các yêu cầu về vật chất khác; đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình tổ chức thi tuyển và chấm thi; chuẩn bị và thanh toán tài chính cho các khâu: đề thi, coi thi và chấm thi. 4.11. Lập danh sách kết quả thi, kết quả trúng tuyển, thông báo trúng tuyển Kết thúc chấm thi, Bộ phận Tin học của Ban Thư ký tuyển sinh sẽ lập danh sách kết quả điểm thi tuyển theo từng thí sinh. Phòng đào tạo Đại học lập phương án xét tuyển trình Hội đồng tuyển sinh quyết định, báo cáo Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế về điểm tuyển, lập danh sách thí sinh trúng tuyển. Phòng CTCT&QLSV gửi thông báo nhập học tới thí sinh trúng tuyển. Các danh sách liên quan đến kết quả thi tuyển sinh được tiến hành theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và của Trường ĐHYTCC. 4.12. Tổ chức tiếp nhận sinh viên trúng tuyển vào trường Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, Trường (trực tiếp là Phòng CTCT&QLSV) tổ chức tiếp nhận sinh viên vào học theo những quy định của Bộ và Trường đã thông báo như: Số lượng, chuyên ngành đào tạo, quy định xếp ngành v.v… 4.13. Báo cáo kết quả tuyển sinh. Kết thúc kỳ tuyển sinh của năm, Phòng Đào tạo Đại học xây dựng báo cáo về công tác tuyển sinh của năm để Hội đồng tuyển sinh thông qua và báo cáo với Ban Giám hiệu, các Bộ chủ quản. Các báo cáo được xây dựng theo mẫu của các Bộ chủ quản và của Trường. 4.14. Ban Thanh tra Hiệu trưởng thành lập Ban Thanh tra nhằm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng quy

Page 10: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

10

chế tuyển sinh của các đơn vị có liên quan. Tại mỗi địa điểm thi, Ban Thanh tra cử một cán bộ thanh tra giám sát toàn bộ các hoạt động của tổ chức thi tuyển: bảo quản, phân p hối đề thi, phân công giám thị, coi thi, giao nhận bài thi... 5. Hồ sơ lưu TT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu

1 Danh sách điểm thi các môn của từng thí sinh Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài

2 Danh sách thí sinh dự thi Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài 3 Danh sách thí sinh trúng tuyển Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài 4 Bảng điểm chuẩn xét tuyển Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài

5 Bài dự thi của thí sinh Phòng ĐTĐH

+ Trong suốt khóa học đối với các thí sinh trúng tuyển + Trong 1 năm đối với các thí sinh không trúng tuyển

6 Các biểu mẫu chấm thi Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài

7 Các văn bản chuẩn y của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của trường về kỳ tuyển sinh

Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài

8 Các văn bản liên quan đến tuyển sinh của năm. Phòng ĐTĐH Lưu trữ lâu dài

Page 11: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

11

A2. QUY TRÌNH TUYỂN SINH CỬ NHÂN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC VÀ TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 1. Mục đích Quy trình này nhằm đưa ra phương pháp và quy trình để thực hiện đúng quy chế và những quy định trong hoạt động tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học và tuyển sinh sau đại học thuộc Trường Đại học Y tế Công cộng (Sau đây gọi tắt là Trường). 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc Trường và thí sinh có liên quan đến công tác tuyển sinh Cử nhân hệ vừa làm vừa học và tuyển sinh sau đại học . 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế Tuyển sinh Đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành theo quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25 tháng 11 năm 2008; - Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy và hướng dẫn thực hiện quy chế này đối với hệ Vừa làm vừa học do Trường ĐH Y tế công cộng ban hành kèm theo quyết định số 700/2006 ngày 14/11/2006; - Thông tư số 06/2008/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học y, dược; - Quy chế tuyển sinh sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/1/1001 và sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 19/2002-QĐ-BGD&ĐT ngày 9/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quy định tuyển sinh hiện hành của Trường ĐHYTCC. 4. Nội dung 4.1. Trách nhiệm của phòng Đào tạo Đại học & Phòng Đào tạo Sau Đại học Phòng Đào tạo Đại học và phòng Đào tạo Sau Đại học (sau đây gọi tắt là các phòng Đào tạo) tư vấn, tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học và tuyển sinh sau đại học, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, là đầu mối điều phối các hoạt động tuyển sinh và thực hiện kế hoạch tuyển sinh trong toàn Trường đã được Hiệu trưởng phê duyệt. 4.2. Trách nhiệm của Trưởng các đơn vị, phòng ban, trung tâm trong Trường. Theo chức năng của từng phòng, ban, trung tâm đã được quy định, các trưởng đơn vị, bộ phận thực hiện các nội dung trong kế hoạch tuyển sinh do Hiệu trưởng phân công.

Page 12: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

12

4.3. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) phê duyệt Các phòng Đào tạo thực hiện

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ

GD&ĐT và Bộ Y tế

Thành lập Hội đồng tuyển sinh trường

Thông báo tuyển sinh

Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh

Tổ chức lớp ôn thi

Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi và danh sách phòng thi, địa điểm thi

Tổ chức tuyển sinh (thành lập các Ban giúp việc như Ban Thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban

chấm thi, Ban hậu cần)

Lập danh sách kết quả thi, kết quả trúng tuyển, thông báo trúng tuyển

Tổ chức tiếp nhận sinh viên, học viên trúng tuyển vào trường

Báo cáo kết quả tuyển sinh

4.4

Hiệu trưởng phê duyệt. Các phòng Đào tạo thực hiện

4.5

Các phòng Đào tạo thực hiện

4.6

Các phòng Đào tạo thực hiện

4.7

Các phòng Đào tạo thực hiện

4.8

Các phòng Đào tạo thực hiện. Ban Thanh tra giáo dục giám sát.

4.9

Hội đồng Tuyển sinh trường, các ban và các phòng chức năng trong trường. Ban Thanh tra giáo dục giám sát.

4.10

Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) phê duyệt Bộ môn Tin học, các phòng Đào tạo, Ban Thư ký hội đồng tuyển sinh, Phòng CTCT & QLSV thực hiện

4.11

Phòng CTCT&QLSV

4.12

Các phòng ĐT thực hiện

4.13

Page 13: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

13

4.4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế Tháng 10 năm trước tuyển sinh, căn cứ vào khả năng đào tạo, các phòng Đào tạo kế hoạch tổ chức đợt thi tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học và sau đại học; chỉ tiêu dự kiến; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp để trình Hiệu trưởng duyệt và gửi báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để được phê duyệt. 4.5. Thành lập Hội đồng tuyển sinh trường Hàng năm, Trường tiến hành thành lập Hội đồng tuyển sinh cấp trường. Việc thành lập Hội đồng tuyển sinh do các phòng Đào tạo đề nghị về thành phần nhân sự, Hiệu trưởng ký phê duyệt và ra quyết định. 4.6. Thông báo tuyển sinh Chậm nhất 4 tháng trước thời gian tuyển sinh, căn cứ kế hoạch tuyển sinh, Trường thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của Trường tại địa chỉ : http://www.hsph.edu.vn đầy đủ thông tin về đợt thi tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học, tuyển sinh sau đại học của Trường. Mọi sự thay đổi về kế hoạch tuyển sinh, môn thi tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm nhất một tháng trước khi tổ chức tuyển sinh và thông báo công khai để thí sinh biết. 4.7. Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh Theo kế hoạch tuyển sinh đã xây dựng, các phòng Đào tạo tiến hành thu nhận hồ sơ theo thông báo tuyển sinh. Các phòng Đào tạo tiếp nhận những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định để dự thi, trả lại những hồ sơ không đủ yêu cầu, thẩm tra lại các hồ sơ nghi vấn, hoàn thiện hồ sơ. 4.7.1. Hồ sơ tuyển sinh hệ vừa làm vừa học

1) Phiếu đăng ký dự thi đại học (theo mẫu đ ược đăng tải tại website của Trường theo địa chỉ: http://www.hsph.edu.vn/tuyensinh)

2) Bản sao hợp pháp các giấy tờ có liên quan tới quá trình học tập: + Bằng tốt nghiệp và bảng điểm các môn học Cao đẳng hoặc THCN y tế; + Bằng tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc văn hóa tương đương.

3) Bản sao hợp pháp giấy khai sinh; 4) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để học tập do đơn vị y tế từ tuyến huyện trở lên cấp; 5) Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên tuyển sinh của cơ quan có thẩm quyền; 6) Công văn cử đi thi tuyển của cơ quan chủ quản, đến khi trúng tuyển phải bổ sung thêm quyết định cử đi học;

7) Bản sao hợp pháp các giấy tờ có liên quan tới quá trình làm việc; 8) 03 ảnh 3 x 4 (chụp trong vòng 6 tháng) 9) 02 phong bì có dán tem thư và ghi rõ địa chỉ người nhận.

4.7.2. Hồ sơ tuyển sinh Sau đại học

1) Đơn xin dự thi (theo mẫu). 2) Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) có xác nhận của cơ quan quản lý. 3) Bản sao có công chứng : 4) Bằng tốt nghiệp (đại học, CK1, CH)

Page 14: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

14

5) Chứng chỉ bổ tức kiến thức (nếu cần) 6) Công văn cử đi dự thi tuyển của cơ quan chủ quản 7) Xác nhận thâm niên công tác của cơ quan chủ quản. 8) Giấy khám sức khoẻ của Bệnh viện đa khoa Tỉnh/ Thành phố. 9) 03 ảnh 3 x 4 (chụp trong vòng 1 năm). 10) 02 phong bì có dán tem thư và ghi địa chỉ người nhận. 11) Các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên (nếu có).

Toàn bộ hồ sơ để trong một phong bì hồ sơ loại to. 4.8. Tổ chức ôn thi Các phòng Đào tạo tập hợp đơn đăng ký ôn tập của thí sinh, căn cứ tình hình thực tế tổ chức ôn tập kiến thức tại trường, đối với các lớp mở tại địa phương, Phòng Đào tạo Đại học phối hợp với Sở Y tế địa phương và đơn vị tại cơ sở chức các lớp ôn tập tại địa phương. 4.9. Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi theo địa điểm thi, danh sách phòng thi. Sau khi đã xử lý xong hồ sơ đăng ký dự thi, các phòng Đào tạo cùng với bộ phận tin học của Ban Thư ký tuyển sinh. Lập danh sách các thí sinh đủ điều kiện dự thi theo phòng thi, địa điểm thi, cụm thi theo hệ thống biểu mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Ban Thanh tra Giáo dục kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy chế tuyển sinh về kiểm tra hồ sơ và lập danh sách phòng thi. 4.10. Tổ chức thi tuyển Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, Trường tiến hành tổ chức thi tuyển sinh cho hệ cử nhân vừa làm vừa học và sau đại học. Quá trình tổ chức thi tuyển tuân thủ theo những quy định hiện hành về tuyển sinh của Bộ GD& ĐT, Bộ Y tế và Trường ĐHYTCC. 4.10.1. Ban Thư ký Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh, Ban Thư ký triển khai các công việc của Ban trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự thi, lập danh sách phòng thi, chuẩn bị giấy tờ hành chính phòng thi; in và gửi giấy báo dự thi cho thí sinh; nhận bài thi, bảo quản bài thi, kiểm kê bài thi; dồn túi đánh phách; bàn giao bài thi cho Ban Chấm thi; bảo quản các giấy tờ, biên bản liên quan tới bài thi; dự kiến phương án trúng tuyển; in và gửi giấy chứng nhận kết quả; in và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐHYTCC 4.10.2. Ban Đề thi Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh, Ban Đề thi triển khai công việc của Ban theo đúng quy định về bảo mật, quy định ra đề thi, photo đề thi theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐHYTCC. Đề thi các môn cơ bản (toán, sinh học) được lấy từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có). Đề thi môn chuyên ngành do Trường tự ra đề.

Page 15: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

15

4.10.3. Ban Coi thi Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, Ban Coi thi tiến hành công việc theo thẩm quyền (bao gồm: Ban Coi thi trường, cụm, điểm thi). Quá trình tổ chức coi thi phải tuân thủ theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những văn bản của Trường cho từng kỳ thi cụ thể. 4.10.4. Ban Chấm thi Khâu chấm thi được tiến hành sau khi đã kết thúc mỗi kỳ thi tuyển sinh, tuân thủ quy chế và những quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường ĐHYTCC liên quan đến chấm thi. Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học đề nghị nhân sự của Ban chấm thi để Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phê duyệt. 4.10.5. Ban Hậu cần Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, Ban Hậu cần có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về vật chất như: Phòng thi, văn phòng phẩm, xe vận chuyển đề, và các yêu cầu về vật chất khác; đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình tổ chức thi tuyển và chấm thi; chuẩn bị và thanh toán tài chính cho các khâu: đề thi, coi thi và chấm thi. 4.11. Lập danh sách kết quả thi, kết quả trúng tuyển, thông báo trúng tuyển Kết thúc chấm thi, Bộ phận Tin học của Ban Thư ký tuyển sinh sẽ lập danh sách kết quả điểm thi tuyển theo từng thí sinh. Các phòng Đào tạo lập phương án xét tuyển trình Hội đồng tuyển sinh quyết định, báo cáo Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế về điểm tuyển, lập danh sách thí sinh trúng tuyển. Phòng CTCT&QLSV gửi thông báo nhập học tới thí sinh trúng tuyển. Các danh sách liên quan đến kết quả thi tuyển sinh được tiến hành theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và của Trường ĐHYTCC. 4.12. Tổ chức tiếp nhận sinh viên trúng tuyển vào trường Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, Trường (trực tiếp là Phòng CTCT&QLSV) tổ chức tiếp nhận sinh viên vào học theo những quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trường đã thông báo như: Số lượng, chuyên ngành đào tạo, quy định xếp ngành v.v… 4.13. Báo cáo kết quả tuyển sinh. Kết thúc kỳ tuyển sinh của năm, các phòng Đào tạo xây dựng báo cáo về công tác tuyển sinh của năm để Hội đồng tuyển sinh thông qua và báo cáo với Ban Giám hiệu, các Bộ chủ quản. Các báo cáo được xây dựng theo mẫu của các Bộ chủ quản và của Trường. 4.14. Ban Thanh tra Hiệu trưởng thành lập Ban Thanh tra nhằm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng quy chế tuyển sinh của các đơn vị có liên quan. Tại mỗi địa điểm thi, Ban Thanh tra cử một cán bộ thanh tra giám sát toàn bộ các hoạt động của tổ chức thi tuyển: bảo quản, phân p hối đề thi, phân công giám thị, coi thi, giao nhận bài thi...

Page 16: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

16

5. Hồ sơ lưu: (Hồ sơ được lưu trữ theo quy chế tuyển sinh và Pháp lệnh lưu trữ) TT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu

1 Danh sách điểm thi các môn của từng thí sinh Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

2 Danh sách thí sinh ôn thi, dự thi Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài 3 Danh sách thí sinh trúng tuyển Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài 4 Bảng điểm chuẩn xét tuyển Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

5 Bài dự thi của thí sinh Các phòng Đào tạo

+ Suốt khóa học đối với thí sinh trúng tuyển; + Sau 1 năm kể từ ngày thi đối với thí sinh không trúng tuyển

6 Các biểu mẫu chấm thi Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

7 Các văn bản chuẩn y của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của trường về kỳ tuyển sinh

Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

8 Các văn bản liên quan đến tuyển sinh của năm. Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

Page 17: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

17

A3. QUY TRÌNH RA ĐỀ THI TUYỂN CỬ NHÂN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC VÀ TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 1. Mục đích Quy trình này nhằm đưa ra phương pháp và quy trình để thực hiện đúng quy chế và những quy định trong hoạt động ra đề thi của kỳ thi tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học và tuyển sinh sau đại học thuộc Trường Đại học Y tế Công cộng (sau đây gọi tắt là Trường). 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc Trường có liên quan đến hoạt động ra đề thi của kỳ thi tuyển sinh Cử nhân hệ vừa làm vừa học và tuyển sinh Sau Đại học. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế Tuyển sinh Đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành theo quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25 tháng 11 năm 2008. - Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy và hướng dẫn thực hiện quy chế này đối với hệ Vừa làm vừa học do Trường ĐH Y tế công cộng ban hành kèm theo quyết định số 700/2006 ngày 14/11/2006 - Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Quy định tuyển sinh hiện hành của Trường ĐHYTCC. 4. Nội dung 4.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường

Thành lập ban Đề thi

Xây dựng ngân hàng câu hỏi

Ra đề thi

Phản biện đề thi

Tích hợp, in, sao, đóng gói đề thi

4.2

Trưởng ban Đề thi Giảng viên được phân công

4.3

Trưởng Ban Đề thi

4.4

Trưởng ban Đề thi

4.5

Ban Đề thi 4.6

Page 18: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

18

4.2. Thành lập Ban đề thi Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS), ban Đề thi triển khai công việc của Ban theo đúng quy định về bảo mật, quy định ra đề thi, photo đề thi theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐHYTCC. Ban Đề thi gồm Trưởng Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS kiêm nhiệm, Trưởng môn thi do Trưởng ban Đề thi chỉ định và Ủy viên thường trực. 4.3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi Trước kỳ thi 3 tháng, Trưởng ban đề thi yêu cầu giáo viên chịu trách nhiệm ra đề thi các môn có trong chương trình thi cử nhân vừa làm vừa học, tiến sỹ, thạc sỹ, CKI cung cấp ngân hàng đề thi. Ngân hàng đề bao gồm ít nhất 50 câu hỏi cho mỗi môn thi, trong đó sẽ chia thành 3 mức: khó, trung bình và dễ. Ngân hàng đề thi sẽ được cập nhật hàng năm trước mỗi kỳ thi, đảm bảo các câu hỏi đã được sử dụng thi trong kỳ thi năm trước sẽ không được dùng lại cho kỳ thi năm kế tiếp. Người giới thiệu đề thi căn cứ các yêu cầu biên soạn đề thi, giới thiệu đề thi kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết theo trong thời hạn do Trưởng ban Đề thi quy định. Đề thi giới thiệu phải được bảo mật, không được sao chép đề thi thành nhiều bản, không lưu trữ riêng và không đem nội dung đề thi đã giới thiệu để giảng dạy, luyện thi. 4.4. Ra đề thi Các phòng Đào tạo phát triển phần mềm ra đề thi tuyển sinh. Phần mềm được xây dựng trên nền công nghệ Microsoft.NET, sử dụng cơ sở dữ liệu MS SQL, được gài đặt trên một máy tính để bàn và một máy tính xách tay (dự phòng) đặt tại phòng làm đề thi. Hình thức ra đề thi: Sử dụng thuật toán chọn ngẫu nhiên khi tổng hợp ra đề thi. Phần mềm sẽ chọn ra 2 đề thi: một đề thi sẽ được in ra để sử dụng chính thức và một đề vẫn lưu ở trong máy tính (dùng trong trường hợp dự phòng). Đề thi sẽ được in ra trước giờ thi 2 tiếng. Phòng làm đề thi sẽ chỉ bao gồm: Trưởng ban Thư ký, cán bộ chuyên môn duyệt đề thi, cán bộ kỹ thuật photo sao chụp đề, và các cán bộ khác có thẩm quyền giám sát, thanh tra (an ninh, thanh gia của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục nếu cần thiết). Những người này sẽ được cách li tới khi thí sinh làm bài được 2/3 thời gian thi. Đề thi và đáp án được đựng trong 2 phong bì riêng biệt dán kín lại, ngoài mỗi phong bì ghi rõ đề thi hoặc đáp án; môn thi cơ bản, cơ sở hay chuyên ngành; tên môn thi; chữ ký giáp lai của Phó Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban thư ký ở các mép dán của phong bì. Tất cả mọi người tham gia làm đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi đều phải hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài và chỉ được giải phóng khỏi nơi làm đề thi khi đề thi đã mở tại phòng thi được 2/3 thời gian thi. 4.5. Phản biện đề thi Ngay sau khi chọn được đề thi chính thức trước sự chứng kiến của Phó Chủ tịch và Trưởng ban thư ký hội đồng thi. Đề thi được chuyển ngay cho cán bộ chuyên môn duyệt đề thi. Cán bộ chuyên môn có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ Đề thi và đáp án để phát hiện lỗi (nếu có). Việc rà soát đề thi và đáp án được thực hiện ngay tại phòng làm đề thi.

Page 19: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

19

Sau khi đề thi đã rà soát cẩn thận đảm bảo không còn có lỗi nào, đề thi sẽ được chuyển cho cán bộ kỹ thuật photo sao chụp đề thi. 4.6. Tích hợp, in, sao, đóng gói đề thi Thời gian bắt đầu in đề thi: trước giờ thi 2 tiếng Việc in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Đề thi. Trong quá trình in, sao chụp, Hội đồng tuyển sinh phải kiểm tra số lượng, chất lượng bản in, loại bỏ tờ in mờ, in hỏng, xấu, bẩn... Người đóng gói đề thi phải làm đúng quy cách thủ tục, bảo đảm đúng số lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì đề thi, không có tờ trắng, tờ hỏng. Phong bì đề thi được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn và dấu niêm phong. 5. Hồ sơ lưu: (Hồ sơ được lưu trữ theo quy chế tuyển sinh và Pháp lệnh lưu trữ) TT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu

1. Đề thi giới thiệu Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

2. Đề thi dự kiến Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

3. Biên bản phản biện Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

4. Đề thi chính thức Các phòng Đào tạo Lưu trữ lâu dài

Page 20: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

20

PHỤ LỤC

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Số /BB - YTCC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 200

BIÊN BẢN KẾT XUẤT, IN VÀ NHÂN ĐỀ THI

…….. giờ, ngày / / 200 tại Trường đại học Y tế công cộng, Hội đồng tuyển sinh năm 200… gồm các thành viên sau đây: 1. ……………………………………………………………………………………. 2. ……………………………………………………………………………………. 3. ……………………………………………………………………………………. 4. ……………………………………………………………………………………. Nội dung công việc đã thực hiện: - Ông/bà: …………………………., Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi dùng phần mềm để chọn đề thi. - Phần mềm quản lý đề thi đưa ra 02 đề thi cho mỗi môn thi, Ông/bà ……………………. in ra một đề chính thức, một đề vẫn lưu trong phần mềm (dự bị). - Đề thi in ra được giao cho ông/bà: ………………………………là giáo viên phụ trách chuyên môn. Đề thi được đọc tại chỗ, không phát hiện sai sót, và hoàn toàn đồng ý về chuyên môn. - Đề chính thức được sao chụp đủ số lượng cần thiết và đóng gói vào các túi đựng đề thi cho các phòng thi theo kế hoạch và niêm phong. - Ông/bà …………………………….. in đáp án tương ứng và niêm phong riêng. - Ông/bà …………………………. – Phó Chủ tịch Hội đồng thi đã ký niêm phong các túi đề thi. - Ông/bà …………………………..- Trưởng ban Thư ký Hội đồng và ông/bà ……………………………- giáo viên chuyên môn ký xác nhận vào Biên bản kiết xuất, in và nhận đề thi.

Thư ký Hội đồng thi Giáo viên duyệt đề Đại diện PA25 (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Page 21: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

21

A4. QUY TRÌNH TUYỂN SINH LỚP CỬ NHÂN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Mục đích Quy trình này nhằm đưa ra phương pháp và quy trình để tổ chức các lớp cử nhân hệ vừa làm vừa học tại địa phương. 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc Trường và thí sinh có liên quan đến công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học tại địa phương. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế Tuyển sinh Đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành theo quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25 tháng 11 năm 2008. - Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy và hướng dẫn thực hiện quy chế này đối với hệ Vừa làm vừa học do Trường ĐH Y tế công cộng ban hành kèm theo quyết định số 700/2006 ngày 14/11/2006 - Quy định tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học hiện hành của Trường ĐHYTCC. 4. Nội dung

Page 22: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

22

4.1. Tóm tăt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Trường ĐH Y tế Công cộng

Thông báo tuyển sinh cử nhân hệ VLVH

Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh

Tổ chức ôn thi

Tổ chức thi tuyển

Thông báo trúng tuyển

Đề nghị mở lớp tại địa phương

Khảo sát

Hợp đồng trách nhiệm tổ chức lớp học

Tổ chức và quản lý lớp học tại địa phương

4.2

Trường ĐH Y tế Công cộng

4.3

Trường ĐH Y tế Công cộng Sở Y tế địa phương Đơn vị phối hợp

4.4

Trường Đại học YTCC

4.5

Trường Đại học YTCC

4.6

Sở Y tế địa phương

4.7

Trường Đại học YTCC

4.8

Trường ĐH YTCC Đơn vị phối hợp tổ chức lớp học

4.9

Trường ĐH YTCC Đơn vị phối hợp tổ chức lớp học

4.10

4.2. Thông báo tuyển sinh hệ vừa làm vừa học Trước kỳ thi 02 tháng, căn cứ kế hoạch tuyển sinh, Trường thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của Trường tại địa chỉ : http://www.hsph.edu.vn đầy đủ thông tin về đợt thi tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học của Trường. 4.3. Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh Theo kế hoạch tuyển sinh đã xây dựng, Phòng Đào tạo Đại học tiến hành thu nhận hồ sơ theo thông báo tuyển sinh. Phòng Đào tạo Đại học tiếp nhận những hồ sơ đủ điều

Page 23: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

23

kiện theo quy định để dự thi, trả lại những hồ sơ không đủ yêu cầu, thẩm tra lại các hồ sơ nghi vấn, hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp Sở Y tế địa phương có nhu cầu đào tạo cán bộ đang công tác tại địa phương, Sở Y tế lập danh sách, thu hồ sơ và có công văn đăng ký dự thi tới Trường. 4.4. Tổ chức ôn thi Trường ĐH Y tế Công cộng tập hợp đơn đăng ký ôn tập của thí sinh, căn cứ tình hình thực tế tổ chức ôn tập kiến thức tại trường. Trong trường hợp số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại địa phương lớn (từ 40-60 thí sinh), căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Sở Y tế địa phương, Trường phối hợp với Sở Y tế địa phương phối hợp tổ chức các lớp ôn tập tại địa phương. 4.5. Tổ chức thi tuyển Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, Trường tiến hành tổ chức thi tuyển sinh cho hệ cử nhân vừa làm vừa học tại Trường. Quá trình tổ chức thi tuyển tuân thủ theo những quy định hiện hành về tuyển sinh cử nhân hệ vừa làm vừa học của Bộ GD& ĐT và Trường ĐH YTCC. 4.6. Thông báo trúng tuyển Căn cứ kết quả thi tuyển, Trường Đại học Y tế Công cộng công bố kết quả trúng tuyển theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4.7. Đề nghị mở lớp tại địa phương Trong trường hợp số lượng thí sinh trúng tuyển của địa phương lớn (từ 40 – 60 thí sinh), căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, Sở Y tế có công văn đề nghị Trường mở lớp cử nhân hệ vừa làm vừa học tại địa phương và giới thiệu đơn vị phối hợp tổ chức và quản lý lớp. 4.8. Khảo sát Căn cứ công văn đề nghị của Sở Y tế địa phương, kế hoạch đào tạo của Trường, Trường cử cán bộ tới địa phương khảo sát các điều kiện để mở lớp. Đơn vị phối hợp tổ chức cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên mời giảng, trình độ quản lý đào tạo. Kết thúc khảo sát, cán bộ khảo sát có báo cáo bằng văn bản trình Ban Giám hiệu phê duyệt, báo cáo các Bộ chủ quản. 4.9. Hợp đồng trách nhiệm tổ chức lớp học Trong trường hợp kế hoạch mở lớp được các Bộ chủ quản phê duyệt, Trường ĐH Y tế Công cộng và đơn vị phối hợp ký kết hợp đồng trách nhiệm tổ chức và quản lý lớp học tại địa phương. 4.10. Tổ chức và quản lý lớp học tại địa phương Căn cứ hợp đồng trách nhiệm tổ chức lớp học, Trường Đại học Y tế Công cộng và đơn vị phối hợp tổ chức và quản lý lớp học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục& Đào tạo, Bộ Y tế và Trường về đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học.

Page 24: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

24

5. Hồ sơ lưu TT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu

1. Các văn bản của công tác tuyển

sinh Phòng ĐTĐH

Theo Quy định của Quy

chế tuyển sinh

2. Công văn đề nghị mở lớp Phòng ĐTĐH Suốt khóa học

3. Hợp đồng tổ chức lớp học Phòng ĐTĐH Suốt khóa học

Page 25: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

25

A5. QUY TRÌNH TUYỂN SINH CHUYÊN KHOA I TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Mục đích: Mô tả quy trình phối hợp giữa các phòng, ban và ban điều phối tại tỉnh trong việc tổ chức tuyển sinh chuyên khoa I. 2. Phạm vị áp dụng: Áp dụng cho tất cả các khóa tuyển sinh chuyên khoa I tại các tỉnh của Trường Đại học Y tế công cộng. 3. Cơ sở xây dựng quy trình: - Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế công cộng; - Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học ban hành theo quyết định số 18/2000 BGD&ĐT ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; - Nội quy, quy chế học tập của Trường Đại học Y tế công cộng - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ môn. Các quy định quản lý lớp chuyên khoa I. 4. Nội dung 4.1. Mô tả tóm tắt quy trình

Trách nhiệm Quy trình Mô tả - Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH

Tiếp nhận đơn xin mở lớp chuyên khoa I của các tỉnh

Kiểm tra điều kiện tại địa phương: phòng học, điều phối, trang thiết bị hỗ trợ…

Quyết định đồng ý mở lớp, số lượng tuyển sinh chuyên khoa I tại tỉnh

Thông báo chiêu sinh tại tỉnh theo mẫu quy định cho các lớp Sau đại học

Thu hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách ôn thi và thi tuyển sinh

Hợp đồng ôn thi tuyển sinh

4.2

- Phòng ĐT SĐH - Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền)

4.3

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền)

4.4

- Phòng ĐT SĐH - Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền)

4.5

- Phòng ĐT SĐH - Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền)

4.6

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH - Phòng TCKT

4.7

Page 26: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

26

- Điều phối tại tỉnh - Trường TH, CĐ, ĐH liên kết đào tạo

Tổ chức ôn thi tuyển sinh

Tổ chức thi tuyển sinh

Danh sách đề nghị công nhận trúng tuyển

Hợp đồng đào tạo

Tổ chức khai giảng

- Phòng ĐT SĐH, bộ môn thống kê, bộ môn quản lý tổ chức

4.8

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH - Bộ môn thống kê, bộ môn tổ chức quản lý y tế - Ban điều phối tại tỉnh

4.9

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH

4.10

- Phòng SĐH - Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng TCKT

4.11

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH - Phòng CTCT&QLSV

4.12

4.2. Tiếp nhận đơn xin mở lớp chuyên khoa I của các tỉnh Dựa vào nhu cầu của địa phương, Sở y tế các tỉnh có công văn đề nghỉ mở lớp chuyên khoa I tại tỉnh.

4.3. Kiểm tra các điều kiện tại địa phương Liên hệ với địa phương kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ: phòng học, phòng tin học, giảng viên tại địa phương cho 3 môn Tin học, Triết học, Tiếng anh.

4.4. Quyết định đồng ý mở lớp Sau khi kiểm tra các điệu kiện tại đia phương, căn cứ chỉ tiêu hàng năm Bộ Y tế giao cho, Trường sẽ quyết định số lượng tuyển sinh tại địa phương và thông báo bằng văn bản cho địa phương. Thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban Thư kí, Ban Hậu cần, Ban Chấm thi

4.5. Thông báo chiêu sinh tại tỉnh theo mẫu quy định cho các lớp Sau đại học Dựa vào thông báo chiêu sinh sau đại học, gửi thông báo chiêu sinh cho điều phối tại tỉnh. Điều phối tại tỉnh có trách nhiệm thông báo tới các đối tượng tại địa phương. 4.6. Thu hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách ôn thi và thi tuyển sinh Hết hạn nộp hồ sơ, toàn bộ hồ sơ sẽ chuyển đến trường ĐHYTCC qua đường bưu điện. Phòng SĐH sẽ kiểm tra hồ sơ, lập danh sách học viên đủ điều kiện dự thi và không đủ trình Hội đồng tuyển sinh duyệt.

Page 27: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

27

Thông báo danh sách các thí sinh đủ điều kiện dự thi cho ban điều phối tại tỉnh phối hợp chuẩn bị tổ chức ôn thi tuyển sinh. 4.7. Hợp đồng ôn thi tuyển sinh Căn cứ số lượng hồ sơ được duyệt, Phòng Đào tạo sau đại học sẽ soạn hợp đồng phối hợp cùng phòng TCKT thống nhất các mục, điều khoản trong hợp đồng. Gửi bản điện tử cho điều phối tại tỉnh để thống nhất, sau khi thống nhất sẽ kí kết hợp đồng và gửi qua đường bưu điện. 2 bên sẽ thực hiện theo hợp đồng đã kí. 4.8. Tổ chức ôn thi tuyển sinh Phòng ĐTSĐH sẽ thông báo thời gian ôn thi tuyển sinh cho ban điều phối tại tỉnh, bộ môn thống kê, bộ môn Tổ chức quản lý y tế. Bộ môn cử giảng viên vào tỉnh ôn tập, Môn Toán thông kê: 6 buổi, môn Tổ chức quản lý y tế: 8 buổi. Toàn bộ chi phí đi lại, ăn, ở cho giảng viên và thù lao giảng dạy sẽ do địa phương chi trả.

4.9. Tổ chức thi tuyển sinh Bộ môn Toán thống kê và Tổ chức quản lý y tế ra đề thi: mỗi môn có 3 đề thi. Chọn đề thi theo đúng quy trình đã có. Tổ chức thi: Trường ĐHYTCC cử chủ tịch hội đồng, thư kí hội đồng và 1 cán bộ giám sát. Tại tỉnh sẽ cử có 02 cán bộ coi thi. Bài thi sẽ được niêm phong theo đúng quy định và chuyển về trường. Chấm thi theo đúng quy định Bộ giáo dục và đào tạo

4.10. Danh sách đề nghị công nhận trúng tuyển Thư kí hội đồng, ban giúp việc sẽ ghép phách, lên danh sách thí sinh trúng tuyển, trình chủ tịch hội đồng duyệt. Sau khi hết thời gian phúc tra, Trường sẽ gửi danh sách đề nghị trúng tuyển cho Bộ Y tế. 4.11. Hợp đồng đào tạo Sau khi quyết định danh sách trúng tuyển phòng ĐTSĐH sẽ soạn thảo hợp đồng đào tạo. Phòng TCKT trực tiếp thương thảo, thống nhất các mục, điều khoản trong hợp đồng với đối tác. Phòng ĐTSĐH chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo. Sau khi thống nhất với điều phối tại tỉnh sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Hai bên có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký.

4.12. Tổ chức khai giảng Sau khi thống nhất được hợp đồng, điều phối tại trường ĐHYTCC và điều phối tại tỉnh phối hợp tổ chức lễ khải giảng, thành phần tham dự gồm: ban giám hiệu trường ĐHYTCC, Trưởng phòng ĐTSĐH, điều phối ĐHYTCC, chuyên viên phụ trách của phòng CTCT&QLSV, điều phối tại tỉnh, học viên, đại diện Sở Y tế, đại diện trường liên kết đạo tạo và các khách mời khác. Học viên đến khai giảng cần bổ sung các giấy tờ theo đúng như trong giấy báo nhập học của Trường đã thông báo.

Page 28: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

28

PHẦN B QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Page 29: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

29

B1. THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

1. Mục đích Qui định cách thức thống nhất thực hiện thiết kế và phát triển chương trình đào tạo được thực hiện tại Trường đại học Y tế Công cộng. 2. Phạm vi Quy trình này áp dụng trong phạm vi toàn trường. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Luật Giáo dục sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005. - Quyết định số 23/2004/QĐ-BGD&ĐT về ban hành Bộ chương trình giáo dục đại học. - Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Các quy định và quy trình về đào tạo của Trường ĐHYTCC. 4. Định nghĩa - Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và thời lượng được bố trí sắp xếp một cách khoa học theo phạm vi điều chỉnh nhất định nhằm trang bị cho người học những kiến thức về trình độ chuyên môn của một ngành và chuyên ngành đào tạo theo mục tiêu đào tạo đã được xây dựng. - Môn học trong chương trình thạc sỹ là hệ thống kiến thức chuyên ngành được xã hội thừa nhận và hội đồng khoa học chuyên ngành thông qua bao gồm các phần lý thuyết, tài liệu tham khảo, thực nghiệm, bài tập, cách thức đánh giá. - Luận văn tốt nghiệp là một công trình khoa học độc lập của sinh viên/học viên thực hiện qua quá trình học tập và nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực hành trong chuyên môn nhằm giải quyết vấn đề đã đặt ra. - 1 tín chỉ = 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn, luận văn.

Page 30: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

30

5. Nội dung Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả

- Ban giám hiệu - Các phòng Đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu chương trình đào tạo

Phác thảo chương trình đào tạo

Phê duyệt phác thảo chương trình đào tạo

Lấy ý kiến đóng góp (gồm phản biện)

XD chương trình đào tạo chi tiết

Thông qua Hội đồng khoa học và giáo dục của nhà trường

Phê duyệt chương trình đào tạo mới

Trình Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tuyển sinh đào tạo

5.1

- Ban giám hiệu - Các phòng Đào tạo

5.2

- Phòng ĐTSĐH

5.3

- Ban giám hiệu 5.4

- Các khoa, bộ môn phòng ban, cá nhân có liên quan

5.5

- Các phòng Đào tạo - Các khoa, bộ môn

5.6

Hội đồng khoa học và giáo dục trường ĐH YTCC

5.7

- Ban giám hiệu

5.8

- Phòng Đào tạo 5.9

- Các bộ phận tuyển sinh của Trường

5.10

5.1. Xác định nhu cầu - Phòng Đào tạo giúp Ban giám hiệu tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu về đào tạo chuyên ngành mới, chương trình đào tạo mới... - Thực hiện đánh giá nguồn lực của nhà trường (con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy…) để đáp ứng được với việc thực hiện chương trình đào tạo mới, chuyên ngành mới trong tương lai. - Sau khi trao đổi trong Ban giám hiệu, nếu thấy việc thiết kế/phát triển chương trình đào tạo là cần thiết và phù hợp, Hiệu trưởng ra quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị đào tạo có liên quan gần nhất đến chương trình đào tạo mới xây dựng Đề án thiết kế và triển khai ngành học mới/chương trình đào tạo mới.

5.2. Xác định mục tiêu chương trình đào tạo

Mở ngành học mới

Page 31: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

31

- Dựa trên những thông tin đã tổng hợp được về nhu cầu thiết kế/phát triển một chương trình đào tạo mới, dựa vào nguồn lực hiện tại và trong tương lai của nhà trường. Phòng Đào tạo sẽ xây dựng những mục tiêu chung cho chương trình đào tạo mới. 5.3 Phác thảo chương trình đào tạo - Tất cả lãnh đạo các khoa, phòng chức năng trong Nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện phác thảo chương trình đào tạo mới khi được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ hoặc khi thấy cần thiết. - Quá trình xây dựng bản phác thảo chương trình đào tạo được tiến hành từ cấp bộ môn, khoa, trường. 5.4 Phê duyệt kế hoạch đào tạo - Hội đồng khoa học nhóm họp và nghiên cứu đề xuất khả thi, đóng góp vào chương trình trên toàn bộ phương diện. Sau đó cho ý kiến cần làm tiếp hay không, nếu không thì kết thúc phần nghiên cứu ở đây và chuyển hướng nghiên cứu khác, nếu được thì chuyển nội dung góp ý về bộ phận hoạch định (phòng Đào tạo). 5.5 Lấy ý kiến đóng góp Phòng Đào tạo đại học có trách nhiệm phối hợp với Khoa (Bộ môn) liên quan tổ chức hội thảo chuyên đề để trao đổi ý kiến, thảo luận bàn về việc thiết kế và phát triển chương trình đào tạo mới được đề xuất. Trên cơ sở nghiên cứu kết quả của các cuộc hội thảo, thảo luận, phòng Đào tạo cùng với các bộ môn xây dựng chương trình đào tạo chi tiết. 5.6 Xây dựng chương trình đào tạo chi tiết Chương trình đào tạo chi tiết phải nêu rõ:

- Tên chương trình đào tạo (ngành, chuyên ngành); - Mã số chương trình; - Vị trí và đặc điểm của chương trình mới; - Các mục tiêu đào tạo; - Thời gian đào tạo; - Tiêu chuẩn tuyển sinh; - Thi tốt nghiệp và bằng cấp tốt nghiệp; - Nội dung yêu cầu của khối kiến thức từng học phần (bản mô tả môn học, số tín

chỉ,…) - Một số yêu cầu và điều kiện để thực hiện kế hoạch - Yêu cầu và quy định (Qui định của nhà trường hoặc Bộ GD&ĐT về thiết kế và

phát triển chương trình đào tạo đại học). 5.7 Thông qua Hội đồng khoa học và giáo dục của nhà trường Thông qua bản Chương trình đào tạo chi tiết trước Hội đồng khoa học và giáo dục trường: - Nếu thông qua tiếp tục sửa chữa những phần cần thiết được góp ý và hoàn thiện Chương trình đào tạo chi tiết theo quy cách và thủ tục hành chính. - Nếu không thông qua tiếp tục quay về bước xây dựng chương trình.

Page 32: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

32

5.8 Phê duyệt chương trình đào tạo mới Sau khi thông qua Hội đồng khoa học và giáo dục, Ban giám hiệu phê duyệt chương trình đào tạo mới, kèm theo những quy định chi tiết đảm bảo tính thành công và lợi ích của chương trình. - Phê duyệt chương trình trên cơ sở ý kiến của Thường trực Hội đồng khoa học trường. - Phát hành chương trình và chỉ đạo việc đào tạo thí điểm. - Phê duyệt chương trình hoàn thiện và ra quyết định đào tạo rộng: + Chỉ tiêu đào tạo; + Thi tuyển; + Quá trình đào tạo; + Phục vụ quá trình đào tạo: Thiết bị giảng dạy, khả năng của giáo viên; + Xét tốt nghiệp; + Phát bằng. - Nếu chương trình đào tạo không nằm trong đào tạo hàng năm của trường mà đào tạo có tính riêng biệt thì cần thiết phải thành lập ban điều phối quá trình đào tạo này nhằm: + Xem xét tính hiệu quả của giảng dạy và thiết bị giảng dạy. + Các yêu cầu về văn bằng hoặc nghề nghiệp sau tốt nghiệp. + Các số liệu về nghiên cứu khả năng học tập của học viên. + Yêu cầu về năng lực của giảng viên. + Các điều kiện tiên quyết của khoa học.

5.9 Trình Bộ Giáo dục và đào tạo Trong trường hợp chương trình đào tạo mới là một ngành học mới, Phòng Đào tạo cần lập Tờ trình Bộ y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xin mở ngành học mới với chương trình đào tạo đã xây dựng.

5.10 Tuyển sinh đào tạo Sau khi chương trình đào tạo mới chính thức có hiệu lực. Nhà trường tiến hành tuyển sinh đào tạo, quá trình này phải đảm bảo: - Tuyển đúng người cần đào tạo (dựa trên khả năng và nguyện vọng cá nhân). - Kỹ năng và kiến thức sẽ thu được trong quá trình đào tạo. - Đánh giá năng lực thực hiện. - Các chiến lược giảng dạy thích hợp. Ban giám hiệu và thường trực Hội đồng khoa học cần xác định việc xem xét thiết kế và phát triển được tiến hành trong hoặc một số giai đoạn tuỳ thuộc vào tính phức tạp và hiệu quả của chương trình. Trong quá trình tuyển sinh và đào tạo cần kiểm tra, xem xét và xác nhận thiết kế. Ban Giám hiệu thành lập nhóm công tác đánh giá quá trình thiết kế, thành phần này có trách nhiệm phán quyết tính thích hợp của thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhóm công tác này bao gồm: - Những người có trách nhiệm về thiết kế (Ban giám hiệu, bộ phận thiết kế). - Một số bên liên quan (các chuyên gia về đào tạo, về quản lý chất lượng). - Một số người không có trách nhiệm về thiết kế (đại diện cho tập thể giảng viên, phòng ban tài chính, kế hoạch…).

Page 33: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

33

6. Hồ sơ lưu TT Tên hồ sơ Ký hiệu Nơi lưu Thời gian lưu 1 Cấu trúc chương trình đào tạo BM.01-CH Không thời hạn 2 Chương trình khung đào tạo BM.02-CH Không thời hạn 3 Đề cương môn học BM.03-CH Không thời hạn

4 Bản đăng ký nhiệm vụ đào tạo của các khoa, bộ môn có liên quan

1 năm

5 Các ý kiến góp ý của các bộ phận có liên quan

Không thời hạn

6

Biên bản các cuộc họp, các quyết định có liên quan đến hoạt động thiết kế và phát triển chương trình đào tạo thạc sỹ.

Không thời hạn

7 Chương trình đào tạo mới được phê duyệt

Không thời hạn

Page 34: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

34

B2. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, SỬA ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU 1. Mục đích Nhằm thống nhất về cách thức biên soạn và sửa đổi chương trình, giáo trình giảng dạy và các tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, học tập tại Trường Đại học Y tế Công cộng. 2. Phạm vi áp dụng Tất cả các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc Trường Đại học Y tế Công cộng có liên quan đến việc biên soạn mới và sửa đổi chương trình, giáo trình và các tài liệu khác phục vụ cho việc giảng dạy, học tập. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình Các quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường ĐHYTCC đang có hiệu lực có liên quan đến hoạt động biên soạn mới và sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy. 4. Thuật ngữ và định nghĩa - Chương trình: Tài liệu dùng làm căn cứ để viết giáo trình cho môn học phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt. - Giáo trình: Tài liệu chính dùng để giảng dạy, học tập cho một môn học, được biên soạn phù hợp với chương trình môn học đã được Hiệu trưởng phê duyệt. - Giáo án, Bài giảng: Tài liệu cô đọng, bám sát nội dung môn học giúp cho sinh viên nắm bắt nhanh những nội dung cơ bản của môn học. - Tài liệu tham khảo, chuyên khảo: Tài liệu giúp cho người học tìm hiểu sâu và rộng thêm từng phần hoặc toàn bộ môn học và các vấn đề có liên quan đến môn học… - Bộ môn: là những bộ môn trực thuộc khoa - Bộ môn độc lập: Bộ môn không thuộc khoa quản lý, hoạt động độc lập như khoa

Page 35: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

35

5. Nội dung 5.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả

Các Khoa, bộ môn

Xác định nhu cầu theo chương trình đào tạo

Đăng ký xây dựng

Xem xét

Phê duyệt

Tổ chức biên soạn

Biên soạn dự thảo

Nghiệm thu

Phê duyệt

Lưu hồ sơ

Đánh giá thẩm định lại

5.3

Các Khoa, bộ môn

5.4

Phòng ĐTĐH &SĐH 5.5

Hội đồng khoa học và giáo dục trường

5.6

Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền), Phòng ĐTĐH & SĐH

5.7

Chủ biên và các thành viên

5.8

Hội đồng nghiệm thu (Hội đồng khoa học và giáo dục Trường)

5.9

Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền)

5.10

Phòng ĐTĐH & SĐH

5.11

Hội đồng khoa học và giáo dục Trường

5.12

5.2. Quy định về trách nhiệm 5.2.1. Trưởng khoa Trưởng khoa chịu trách nhiệm về cân đối chung kế hoạch biên soạn mới hoặc biên soạn lại chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy trong toàn khóa để tránh sự biện soạn trùng lặp; phân công bộ môn thực hiện việc biên soạn giáo trình liên quan, ký phiếu đăng ký biên soạn chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy liên quan; ký phiếu đăng ký biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và phối hợp với Hội đồng khoa học Khoa tổ chức nghiệm thu bản thảo.

Page 36: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

36

5.2.2. Trưởng bộ môn: Trưởng bộ môn là người chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn của chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy được biên soạn mới hoặc sửa đổi, đảm bảo bám sát chương trình mục tiêu đào tạo, cập nhật được những kiến thức mới cả trong và ngoài nước, và được dùng làm tài liệu chính cho giảng dạy và học tập của môn học. Trưởng bộ môn/hoặc trưởng nhóm biên soạn có trách nhiệm với nhà trường về việc ký hợp đồng biên soạn tài liệu và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng. 5.2.3. Chủ tịch Hội đồng khoa học cấp Khoa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng khoa học Khoa (của các môn học hoặc chuyên ngành) chịu trách nhiệm về chất lượng khoa học của chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy được biên soạn và ký biên bản nghiệm thu. 5.2.4. Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH chịu trách nhiệm về lập kế hoạch biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; làm thủ tục thanh quyết toán với tác giả; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, in và phát hành chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đã được phê duyệt theo nhu cầu giảng dạy, học tập hàng năm của các chuyên ngành, khóa học. 5.2.5. Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền) Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền) là người ký duyệt kế hoạch biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và các hợp đồng, bản thanh toán liên quan. 5.3. Xác định nhu cầu biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy Các khoa, Bộ môn và Phòng ĐTĐH & ĐTSĐH, chịu trách nhiệm xác định nhu cầu biên soạn mới, biên soạn lại và thẩm định, đánh giá chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo khung chương trình đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường ĐHYTCC, các Bộ môn quy định. 5.4. Đăng ký biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy Hàng năm, Trưởng Bộ môn lập Bản đăng ký biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo BM.01-BS và Lập Kế hoạch biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy của môn học theo BM.02-BS và Trưởng Khoa xem xét. 5.5. Xem xét bản đăng ký biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy Trưởng Khoa phối hợp với Hội đồng khoa học Khoa (nếu có) cùng xem xét bản đăng ký của các Bộ môn, cân đối kế hoạch chung toàn khoa, chính thức giao nhiệm vụ cho Bộ môn, ký vào bản đăng ký của Bộ môn và gửi cho Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH. 5.6. Phê duyệt bản đăng ký biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy Căn cứ bản đăng ký biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy của các bộ môn và ý kiến của Trưởng khoa liên quan và của Phòng ĐTĐH & ĐTSĐH, Hội

Page 37: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

37

đồng khoa học xem xét và phê duyệt chính thức kế hoạch biên soạn, phát triển, sửa đổi giáo trình, tài liệu. 5.7. Tổ chức thực hiện 5.7.1. Lập kế hoạch biên soạn Phòng ĐTĐH & ĐTSĐH tập hợp kế hoạch của các khoa, bộ môn và lập bản Kế hoạch biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy của toàn trường theo BM.03-BS và trình Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng được uỷ quyền) xem xét. Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền) xem xét và ký duyệt chính thức kế hoạch này. 5.7.2. Ký hợp đồng biên soạn Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH tập hợp các bản hợp đồng do các khoa, bộ môn lập và trình Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền) ký duyệt. Trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng được quy định trong hợp đồng trách nhiệm ứng với kinh phí do Trường ĐHYTCC cấp. 5.7.3. Ký hợp đồng hiệu đính, phản biện Khoa/bộ môn đề xuất người phản biện, Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH trực tiếp lập hợp đồng với người hiệu đính/phản biện và trình Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được ủy quyền) ký duyệt. 5.8. Biên soạn và đánh giá tài liệu, chương trình Sau khi hợp đồng đã được ký, Trưởng Bộ môn có trách nhiệm phân công và đôn đốc những người biên soạn (Chủ biên và các thành viên tham gia) thực hiện các việc biên soạn toàn bộ hoặc từng phần nội dung của chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đã nêu trong hợp đồng và tổ chức việc đánh giá các dự thảo theo đúng những thủ tục cần thiết đã quy định. 5.9. Nghiệm thu và thanh toán Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được uỷ quyền) ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo thủ tục quy định. Hội đồng nghiệm thu xem xét, đánh giá từng chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đã biên soạn và tập Biên soạn nghiệm thu chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo BM.02-BS. Tác giả hoàn chỉnh bản thảo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý, nhận xét; nộp bản thảo đã chỉnh vào đĩa mềm chứa file bản thảo đó cho Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH. Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH, cùng tác giả, tiến hành thanh lý hợp đồng theo đúng các quy định đã nêu trong bản hợp đồng đã được Hiệu trưởng ký duyệt. 5.10. Sử dụng chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đã nghiệm thu Phòng Hành chính tổng hợp có trách nhiệm tổ chức in ấn và phát hành các chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đã được nghiệm thu.

Page 38: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

38

5.11. Đánh giá, thẩm định lại Việc đánh giá, thẩm định lại chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải được thực hiện sau khi đã đưa vào sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên hoặc 01 (một) khóa học đối với các môn chuyên ngành. Trường hợp đặc biệt, khi có những thay đổi liên quan về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì thời gian đánh giá, thẩm định có thể được rút ngắn. 6. Hồ sơ lưu Hồ sơ về quá trình biên soạn giáo trình tài liệu bao gồm: TT Tên hồ sơ Ký hiệu Người lưu Thời gian

lưu 1 Bản đăng ký biên soạn, sửa đổi

chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

BM.01-BS Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH

03 năm

2 Biên bản nghiệm thu chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

BM.02-BS Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH

03 năm

3 Kế hoạch biên soạn, sửa đổi chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

BM.03-BS Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH

03 năm

Page 39: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

39

B3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. Mục đích Quy trình này nhằm đưa ra phương pháp và quy trình để thực hiện việc quản lý đề cương môn học trong hoạt động giảng dạy, nâng cao và giám sát chất lượng đào tạo tại trường Đại học Y tế Công cộng. 2. Phạm vi Áp dụng trong hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng 3. Cơ sở để xây dựng quy trình Quy định đào tạo đại học và sau đại học của Trường ĐHYTCC. 4. Nội dung 4.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Phòng ĐTĐH&SĐH

Lập kế hoạch giảng dạy

Xây dựng đề cương môn học

Phê duyệt đề cương môn học

Nộp đề cương môn học

Lưu trữ đề cương môn học

4.2

Giảng viên phụ trách môn học

4.3

Trưởng Khoa, Bộ môn

4.4

Giáo vụ Bộ môn/ Giảng viên phụ trách môn học

4.5

Phòng ĐTĐH&SĐH

4.6

4.2. Lập kế hoạch giảng dạy Phòng ĐTĐH& Phòng ĐTSĐH phối hợp với các Khoa, Bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho toàn khóa học, năm học, kỳ học và tuần học của các khóa đào tạo. Kế hoạch giảng dạy của học kỳ được hoàn thành 3 tuần trước khi học kỳ kế tiếp bắt đầu . 4.3. Xây dựng đề cương môn học Căn cứ kế hoạch giảng dạy của học kỳ, Trưởng Khoa, Bộ môn phân công giảng viên phụ trách môn xây dựng Kế hoạch giảng dạy môn học, trong đó ghi rõ các nhiệm vụ như chấm bài, trợ giảng, điều phối, giảng dạy.

Page 40: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

40

4.4. Phê duyệt đề cương môn học Sau khi hoàn thiện đề cương môn học, giảng viên phụ trách trình Trưởng Khoa, Bộ môn duyệt đề cương môn học. 4.5. Nộp đề cương môn học Giáo vụ Khoa, bộ môn hoặc giảng viên phụ trách môn học nộp 01 bản đề cương đã được phê duyệt (văn bản có chữ ký của Trưởng Khoa, Bộ môn) và 01 file điện tử cho cán bộ quản lý đề cương môn học của Phòng Đào tạo Đại học hoặc Phòng Đào tạo Sau Đại học. Thời gian nộp đề cương môn học: 2 tuần trước mỗi học kỳ. 4.6.Lưu trữ đề cương môn học Cán bộ phụ trách quản lý đề cương môn học của Phòng Đào tạo Đại học hoặc phòng Đào tạo Sau Đại học lưu trữ đề cương môn học theo từng khóa, từng học kỳ làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nâng cao và giám sát chất lượng giáo dục tại trường Đại học Y tế Công cộng. Thời gian lưu trữ đề cương môn học: suốt khóa học

Page 41: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

41

B4. QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN, HỌC VIÊN

1. Mục đích Đưa ra những quy định nhằm quản lý việc học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên và học viên đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch, mục tiêu giảng dạy đã đề ra, đồng thời làm căn cứ cho hoạt động cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học tập tại trường Đại học Y tế Công cộng. 2. Phạm vi áp dụng Quy định cách thức quản lý việc học tập và đánh giá kết quả học tập từng môn học, kỳ học, năm học và khóa học của sinh viên và học viên của Trường. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế về tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 42/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Nội quy thi tốt nghiệp của Trường Đại học Y tế Công cộng. - Công văn số 4801/KT-ĐT của Bộ GD&ĐT ngày 28/11/2003 về việc chấn chỉnh tình hình tổ chức thi học kỳ đối với sinh viên đại học hệ chính quy. - Kế hoạch thực tập, thi tốt nghiệp cụ thể cho từng khóa ban hành vào tháng 9 tháng 10 hàng năm. 4. Nội dung

4. 1. Quy định chung. Quản lý học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên là quản lý quá trình thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Trường Đại học Y tế Công cộng trong quá trình học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên.

Page 42: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

42

4.2. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả

Phòng ĐT ĐH & SĐH, các Bộ môn Xây dựng kế hoạch học tập của kỳ, năm, khóa

Đánh giá và quản lý giờ lên lớp của sinh viên, học viên

Thi hết môn của SV, HV Kiểm tra thường kỳ, bài tập

của SV, HV

Thực hiện khóa luận tốt nghiệp của SV, HV

Tính điểm môn học, chuyên đề, học kỳ, khóa học của

SV, HV, xét điều kiện thi tốt nghiệp và khóa luận cho

sinh viên

Thi tốt nghiệp, luận văn tốt

nghiệp của SV, HV

Phân loại kết quả học tập, lập bảng điểm của SV, HV

Xét tốt nghiệp và cấp bằng của SV, HV

4.3.1

Phòng CTCT & QLSV, Giảng viên hoặc Giáo vụ bộ môn, cán bộ lớp và sinh viên tự quản

4.3.2

Giảng viên giảng học phần

4.3.3

Phòng ĐTĐH&SĐH, Phòng CTCT & QLSV, Bộ môn

4.3.4

Phòng ĐTĐH&SĐH, Phòng CTCT & QLSV, Bộ môn, Giảng viên

4.3.5

Phòng ĐTĐH&SĐH, Phòng CTCT & QLSV, Bộ môn

4.3.6

Phòng ĐTĐH&SĐH, Phòng CTCT & QLSV, Bộ môn, Giảng viên

4.3.7

Phòng ĐTĐH&SĐH, Phòng CTCT & QLSV, Bộ phận tin học

4.3.8

Phòng ĐTĐH&SĐH, Phòng CTCT & QLSV Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp Hiệu trưởng

4.3.9

Page 43: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

43

4.3. Nội dung thực hiện 4.3.1. Xây dựng kế hoạch học tập kỳ, năm, khóa. Hàng năm, căn cứ vào chương trình đào tạo khung, Phòng Đào tạo Đại học & Sau Đại học phối hợp với các Bộ môn xây dựng kế hoạch học tập cho sinh viên và học viên theo kỳ, năm. Kết quả: Kế hoạch học tập, thời khóa biểu, lịch trình giảng dạy. 4.3.2. Đánh giá và quản lý giờ lên lớp của sinh viên, học viên Căn cứ vào kế hoạch học tập, thời khóa biểu, lịch trình giảng dạy, Phòng CTCT & QLSV, Giảng viên, cán bộ lớp và sinh viên tự quản theo dõi giờ lên lớp của sinh viên, học viên theo từng học phần để làm cơ sở đánh giá điểm chuyên cần, xét điều kiện dự thi kết thúc học phần cho sinh viên. Kết quả: Sổ theo dõi học tập, sổ theo dõi chấp hành nội quy quy chế, bảng điểm chuyên cần. 4.3.3. Đánh giá và quản lý việc kiểm tra thường kỳ của sinh viên, học viên Căn cứ vào quy chế, quy định của trường đối với từng môn học, giáo viên giảng học phần, bộ môn thực hiện đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên qua kiểm tra thuờng kỳ, kết quả kiểm tra do Bộ môn tổng hợp và gửi về Phòng ĐTĐH và ĐTSĐH quản lý chung. Kết quả: Đề cương môn học, đề kiểm tra thường kỳ, bảng điểm kiểm tra thường kỳ. 4.3.4. Đánh giá và quản lý thi kết thúc học phần của sinh viên, học viên Căn cứ vào kế hoạch học tập, lịch thi học phần, bộ môn phối hợp với Phòng ĐTĐH hoặc ĐTSĐH tổ chức thi hết môn. Việc đánh giá và quản lý thi thực hiện theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường về thi, tổ chức thi, đề thi, coi thi, chấm thi kết thúc học phần, đánh giá điểm học phần. Kết quả đánh giá học phần được Bộ môn tổng hợp, lưu tại Bộ môn và Phòng ĐTĐH và ĐTSĐH. Kết quả: Đề thi hết môn, Bảng điểm thi hết môn, bảng điểm học phần. 4.3.5. Đánh giá và quản lý thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên Căn cứ vào kế hoạch học tập và thực địa, trường sẽ quản lý tiến độ, phương pháp thực tập, nội dung thực địa của sinh viên, học viên cũng như việc chỉ đạo giám sát, hỗ trợ thực địa của giáo viên, cách đánh giá cho điểm các bài tập thực địa và luận văn tốt nghiệp. 4.3.6. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên Căn cứ vào quy chế, quy định về tính kết quả học tập để tính kết quả học tập: Học phần, điểm trung bình chung học kỳ, năm học, khóa học cho từng sinh viên, học viên làm căn cứ quyết định điều kiện thi tốt nghiệp và làm khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên, học viên. 4.3.7. Đánh giá và quản lý thi tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên Căn cứ vào quy chế, quy định liên quan, Phòng ĐTĐH hoặc ĐTSĐH phối hợp với các khoa, bộ môn, các phòng ban liên quan tiến hành đánh giá và kiểm soát điều kiện viết luận văn, thi tốt nghiệp. Tổ chức thi, bảo vệ luận văn và chấm thi tốt nghiệp.

4.3.8. Phân loại kết quả học tập của sinh viên, học viên

Page 44: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

44

Việc đánh giá kết quả học tập, phân loại kết quả học tập của sinh viên, xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém được căn cứ vào các quy chế, quy định liên quan đến công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường đại học Y tế Công cộng. Căn cứ: Bảng điểm kiểm tra, bảng điểm thi hết môn, điểm báo cáo tổng hợp, bảng điểm đề án môn học, bảng điểm chuyên đề tốt nghiệp, bảng điểm luận văn, bảng điểm thi tốt nghiệp, sổ theo dõi chung. 4.3.9. Xét tốt nghiệp và cấp bằng cho sinh viên, học viên Căn cứ kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn của sinh viên, học viên, Hội đồng tốt nghiệp xét tốt nghiệp cho các sinh viên, học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho sinh viên, học viên. Báo cáo các Bộ chủ quản. Kết quả: Bảng điểm cuối khóa, hồ sơ tốt nghiệp. 4.3.10. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên Căn cứ vào kết quả của việc đánh giá và kiểm soát học tập của sinh viên và học viên, Trường sẽ có các hình thức sau đây: - Khen thưởng - Học bổng, trợ cấp, giảm học phí - Học tiếp, thôi học, ngừng học. - Tốt nghiệp - Cấp bằng, bảng điểm.

Page 45: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

45

5. Hồ sơ lưu

TT Tên hồ sơ Ký hiệu Nơi lưu Thời gian lưu

1. Kế hoạch học tập Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH Toàn khóa học 2. Thời khóa biểu Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH 1 năm

3. Lịch thi học kỳ, học phần Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH 1 năm

4. Bảng điểm chuyên cần Phòng QLSV và Bộ môn 1 năm

5. Kết quả kiểm tra thường kỳ Phòng Đào tạo Đại học và

Phòng Đào tạo Sau Đại học

Toàn khóa học

6. Bảng điểm học phần Phòng Đào tạo Đại học và

Phòng Đào tạo Sau Đại học

Toàn khóa học

7. Bảng điểm thi lại học phần Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH Toàn khóa học

8. Bảng điểm kiểm tra lại, bù học phần

Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH Toàn khóa học

9. Phiếu kiểm tra tình hình thi học phần

Phòng CTCT& QLSV 1 năm

10. Sổ theo dõi giảng dạy và học tập

Các đơn vị quản lý SV Toàn khóa học

11. Sổ ghi kết quả học tập năm học và khóa học

Phòng Đào tạo Đại học, Sau Đại học và phòng CTCT & QLSV

Không thời hạn

12. Bảng điểm của SV, HV Phòng ĐTĐH hoặc

ĐTSĐH, Phòng CTCT& QLSV

4 năm

13. Bài thi học phần

Khoa, Bộ môn 2 năm kể từ ngày thi

Ghi chú: việc Lưu và hủy tài liệu thực hiện theo quy định về lưu trữ của Trường Đại học Y tế công cộng.

Page 46: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

46

B5. QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 1. Mục đích Quy định cách thức thống nhất về việc quản lý giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng 2. Phạm vi Áp dụng trong hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy định về giảng viên và giảng viên mời giảng của Trường ĐHYTCC. - Quy định đào tạo đại học và sau đại học của Trường ĐHYTCC. 4. Nội dung 4.1 Quy định chung Tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy tại trường đại học Y tế Công cộng đều phải tuân thủ các quy chế và quy định liên quan đến công tác giảng dạy của giảng viên đối với tất cả các đối tượng đào tạo, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan Nhà nước và Trường Đại học Y tế Công cộng ban hành.

4.2 Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Phòng ĐTĐH và ĐTSĐH Các bộ môn

Lập kế hoạch giảng dạy

Quản lý lịch trình giảng dạy

Quản lý nội dung giảng dạy

Quản lý tổ chức giảng dạy

Quản lý đánh giá kết quả giảng dạy

Ra đề thi Chấm thi

- 4.3 - Kế hoạch giảng dạy cả khoá học

Phòng ĐT ĐH và ĐTSĐH Các khoa (bộ môn) Phòng CTCT& QLSV

- 4.4 - BM01-GV (Thời khoá biểu)

Phòng ĐT ĐH và ĐTSĐH Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo

- 4.5 - Giáo trình. - Giáo án - BM02-GV (Kế hoạch bài giảng)

Phòng ĐT ĐH và ĐTSĐH Phòng tổ chức cán bộ Các khoa/bộ môn

- 4.6 - BM03-GV (Kế hoạch giảng của từng bộ môn) - Bảng phân công GV

Phòng ĐTĐH và ĐTSĐH Các khoa/bộ môn Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo

- 4.7 - Đề thi - Bài thi - Kết quả thi - Kết quả đánh giá cuối môn học của người học

4.3 Lập kế hoạch giảng dạy

Page 47: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

47

Phòng ĐTĐH và ĐTSĐH chịu trách nhiệm chính, kết hợp với các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho toàn khoá học theo mẫu quy định của trường, kế hoạch này được cụ thể cho từng thời kỳ cho từng đối tượng khác nhau (chính quy, vừa làm vừa học, từ xa). Kế hoạch giảng dạy được lập, trình Hiệu trưởng hoặc người được uỷ quyền phê duyệt vào thời gian trước khi khai giảng các học kỳ. Sau khi kế hoạch được phê duyệt Phòng ĐTĐH&ĐTSĐH sẽ chuyển cho các đơn vị có liên quan trong trường (các khoa, bộ môn...) Chi tiết Kế hoạch giảng dạy được quy định trong các Quy định đào tạo đại học và đào tạo sau đại học. 4.4 Quản lý lịch giảng dạy của giảng viên Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy Phòng ĐTĐH/SĐH có trách nhiệm cùng kết hợp với các khoa, bộ môn lập và chuyển lịch trình giảng dạy theo mẫu chi tiết cho từng môn học, từng giảng viên cho từng đối tượng cụ thể. Trên cơ sở lịch giảng được phân công, giảng viên thực hiện công việc giảng dạy của mình. Nhà trường quản lý việc giảng dạy của giảng viên căn cứ vào lịch trình giảng dạy và quá trình giảng dạy thực tế của giảng viên Phòng ĐTĐH/SĐH phối hợp với phòng CTCT & QLSV thường xuyên kiểm tra đột xuất việc thực hiện lịch trình giảng dạy của các của giảng viên nhăm tăng cường giám sát chất lượng giảng dạy. 4.5 Quản lý nội dung giảng dạy Nội dung giảng dạy cho từng môn học được thể hiện trong từng giáo trình, đề cuơng môn học vì vậy quản lý nội dung giảng dạy phải căn cứ vào giáo trình và thời lượng quy định cho từng môn học với từng đối tượng cụ thể (chính quy, vừa làm vừa học, cao học...)

Đầu học kỳ, các bộ môn gửi bản Mô tả môn học (Đề cương chi tiết) theo mẫu chung về Phòng ĐTĐH/SĐH (BM 03-CH). Căn cứ vào lịch trình giảng dạy, giảng viên được phân công có trách nhiệm viết giáo án dựa trên giáo trình và các tài liệu tham khảo cho từng đối tượng giảng dạy cụ thể. Giáo án, giáo trình phải được Hội đồng khoa học và giáo dục nhà trường hoặc Hội đồng khoa, bộ môn thông qua về nội dung. Giảng viên thực hiện giảng dạy đúng theo nội dung của giáo trình hoặc giáo án đã được thông qua. 4.6 Quản lý tổ chức giảng dạy Phòng ĐTĐH/SĐH có trách nhiệm chính kết hợp với các khoa (bộ môn) lập thời khoá biểu hoặc bảng phân công giáo viên giảng dạy, thời gian giảng dạy, số tiết trong mỗi buổi giảng cho từng học kỳ và từng đối tượng cụ thể.

Page 48: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

48

Trước 1 tuần trước khi kết thúc môn học, các bộ môn gửi báo cáo danh sách giảng viên tham gia giảng dạy chính thức cho Phòng ĐTĐH/SĐH. Khi kết thúc môn học, các bộ môn tổng hợp và báo cáo số giờ giảng của từng giảng viên (gồm cả trợ giảng) cho Phòng ĐTĐH/SĐH. 4.7 Quản lý đánh giá kết quả giảng dạy Đánh giá kết quả giảng dạy phải thông qua các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi tính điểm cho từng môn, từng sinh viên, đánh giá hết môn của người học. Việc đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên được dựa trên cơ sở kết quả giảng dạy, đánh giá của người học, đánh giá của ban dự giảng, Trưởng (phụ trách) bộ môn, đánh giá của các đồng nghiệp. 5. Hồ sơ lưu TT Tên hồ sơ Ký hiệu Nơi lưu Thời gian lưu

1 Kế hoạch giảng dạy Phòng ĐTĐH & ĐTSĐH, các khoa, bộ môn

Theo quy định

2 Giáo trình, giáo án Các Khoa, bộ môn Theo quy định 3 Thời khoá biểu BM 01-GV Các Khoa, bộ môn Theo quy định

4 Đề thi, bài thi, kết quả thi

Phòng ĐTĐH & ĐTSĐH. Các Khoa, Bộ môn

Theo quy định

Page 49: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

49

B6. QUY TRÌNH THI HẾT MÔN 1. Mục đích Quy trình này nhằm mô tả các bước trong Quy trình tổ chức thi hết môn và quản lý kết quả học tập của Cử nhân Y tế Công cộng các hệ chính quy và Vừa làm vừa học; của Thạc sĩ Y tế công cộng, Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, học viên chuyên khoa I Y tế công cộng. Mô tả nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân có liên quan đến quy trình này; Đồng thời là cơ sở để cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình. 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho công tác tổ chức thi hết môn và quản lý kết quả học tập của Cử nhân Y tế Công cộng các hệ chính quy và Vừa làm vừa học của phòng Đào tạo Đại học; học viên thạc sĩ YTCC, thạc sĩ Quản lý bệnh viện và chuyên khoa I Y tế công cộng của phòng Đào tạo sau Đại học và các Bộ môn có liên quan. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy và hướng dẫn thực hiện quy chế này đối với hệ Vừa làm vừa học do Trường ĐH Y tế công cộng ban hành kèm theo quyết định số 700/2006 ngày 14/11/2006 - Các quy định về nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Y tế Công cộng 4. Nội dung 4.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả/ Biểu mẫu

Bộ môn phụ trách môn học

Xác định nội dung, hình thức thi

Lập danh sách sinh viên thi hết môn

Ra đề thi hết môn

Tổ chức thi hết môn

Đánh phách bài thi

4.2

Phòng ĐTĐH, Phòng ĐTSĐH tổng hợp Phòng TCKT Khoa, Bộ môn phụ trách môn học Phòng CTCT&QLSV

4.3

Bộ môn phụ trách môn học

4.4

Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH Bộ môn phụ trách môn học

4.5

Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

4.6

Page 50: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

50

Bộ môn phụ trách môn học

Chấm thi

Khớp phách

Lập bảng điểm môn học

Thông báo điểm môn học

Tổ chức thi lại

Tổ chức học lại

4.7

Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH Bộ môn phụ trách môn học

4.8

Bộ môn phụ trách môn học

4.9

Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

4.10

Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH Bộ môn phụ trách môn học

4.11

Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH Phòng TCKT Khoa, Bộ môn phụ trách môn học Phòng CTCT&QLSV

4.12

4.2. Xác định nội dung, hình thức thi Trước mỗi học kỳ, Khoa, Bộ môn phụ trách môn gửi đề cương môn học cho Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH và học viên, sinh viên. Đề cương môn học xác định phương pháp đánh giá môn học: kiểm tra thường xuyên, thi hết môn (hình thức: vấn đáp, viết, trắc nghiệm khách quan trên giấy hoặc trên máy), công thức tính điểm trung bình môn học. Căn cứ đề cương môn học, Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH lập kế hoạch thi hết môn và thông báo cho các Khoa, Bộ môn và sinh viên trong kế hoạch giảng dạy của học kỳ. 4.3. Lập danh sách thi hết môn Trước thời gian thi 1 tuần, Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán, các Khoa, Bộ môn và Phòng CTCT & Quản lý sinh viên lập danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi các môn học. Các sinh viên vi phạm một trong các quy định sau đều không được dự thi hết môn và phải nhận điểm 0: - Trước ngày thi không nộp đủ học phí của học kỳ; - Vắng mặt có lý do nhưng quá 1/3 số tiết của môn học; - Vắng mặt không có lý do các bài kiểm tra, không hoàn thành các bài tập, thực tập, xêmina hoặc tiểu luận theo quy định của các Bộ môn trong đề cương của môn học; - Vắng mặt dự thi không có lý do. - Vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc không có đơn xin phép quá 1/5 số tiết của môn học (quy định này áp dụng riêng đối với hệ vừa làm vừa học và học viên sau đại học);

Page 51: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

51

Danh sách điểm kiểm tra thành phần và điểm chuyên cần của sinh viên được Khoa, Bộ môn thông báo tại văn phòng Khoa, Bộ môn 2 ngày trước ngày thi. Danh sách dự thi theo phòng thi được Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH thông báo tại bảng tin của Trường chậm nhất 1 ngày trước ngày thi. 4.4. Ra đề thi Giảng viên phụ trách môn học phải chuẩn bị ngân hàng đề thi, tối thiểu 03 đề thi trình Trưởng Khoa, Bộ môn phê duyệt. Đề thi hết môn được niêm phong và gửi đến phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH trước ngày thi 05 ngày. Cán bộ phụ trách tổ chức thi hết môn của Phòng Đào tạo Đại học lập sổ giao nhận đề thi (số lượng đề nhận, số lượng đề sử dụng, ngày nhận, ký nhận) theo dõi việc thực hiện kế hoạch tổ chức thi. 4.5. Tổ chức thi Căn cứ kế hoạch giảng dạy, phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH và các Khoa, Bộ môn phối hợp tổ chức thi hết môn. 4.5.1. Cán bộ coi thi Cán bộ coi thi là giảng viên, trợ giảng, cán bộ của Trường Đại học Y tế Công cộng nắm rõ các quy định về công tác coi thi do Trường ban hành. Căn cứ số lượng phòng thi, các Khoa, Bộ môn phân công giảng viên coi thi, 2 giảng viên/ 01 phòng thi với môn thi viết và 2 giảng viên/ 01 bàn hỏi thi và thông báo với phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH trước ngày thi 05 ngày. Trong trường hợp, Khoa, Bộ môn không đủ giảng viên coi thi (chỉ đối với các môn thi viết), phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH huy động cán bộ của các đơn vị, bộ phận, trung tâm của Trường tham gia coi thi. Cán bộ coi thi có mặt tại phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH học trước giờ thi 15 phút để nhận phòng thi và đề thi. Đối với các lớp hệ Vừa làm vừa học, chuyên khoa mở tại địa phương, 01 cán bộ của phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH và 01 cán bộ điều phối lớp học (cán bộ của đơn vị phối hợp tổ chức lớp) chịu trách nhiệm coi thi. 4.5.2. Đề thi Căn cứ quy định của Khoa, Bộ môn về số lượng đề sử dụng, số lượng phòng thi và số lượng sinh viên dự thi, cán bộ phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH nhân đề và sắp xếp theo phòng thi, niêm phong và giao cho cán bộ cói thi. Mỗi sinh viên được nhận 01 đề thi. Việc nhân đề thi tuân thủ các quy định về bảo mật theo quy định của Trường Đại học Y tế Công cộng ban hành. 4.5.3. Sinh viên Sinh viên tham dự kỳ thi có mặt tại phòng thi trước thời gian thi 15 phút, xuất trình thẻ sinh viên trước khi vào phòng thi, tuân thủ các quy định trong phòng thi và sự hướng dẫn của cán bộ coi thi. Sinh viên có mặt tại phòng thi sau thời gian bóc đề 15 phút sẽ không được tham gia buổi thi. 4.5.4. Công tác coi thi Công tác coi thi tuân thủ theo các quy định do Bộ Giáo dục& Đào tạo và Trường Đại học Y tế Công cộng ban hành. 4.5.5. Giao nhận bài thi

Page 52: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

52

Kết thúc buổi thi, cán bộ coi thi bàn giao bài thi cho phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. Cán bộ phụ trách của phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH kiểm tra đủ số lượng bài thi, số lượng tờ giấy thi, danh sách ký nhận nộp bài thi và chữ ký của các giám thị trong bài thi. 4.6. Đánh phách bài thi Căn cứ số lượng bài thi, cán bộ phụ trách của phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH đánh số phách các bài thi theo hướng dẫn của phần mềm đào tạo. Dọc phách và lập biên bản chấm thi, bàn giao bài thi cho Khoa, Bộ môn, lập sổ giao nhận bài thi (số lượng bài thi, thời gian nhận bài thi, thời gian khớp phách, thời gian trả bảng điểm, ký nhận) theo dõi việc thực hiện kế hoạch chấm thi. Thời hạn hoàn thành:02 ngày sau ngày thi 4.7. Chấm thi Đối với các môn học tổ chức theo hình thức thi vấn đáp, điểm thi được công bố ngày sau khi kết thúc buổi thi. Đối với các môn thi viết, các Khoa, Bộ môn nhận bài thi từ phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. Trưởng Khoa, Bộ môn phân công 02 giảng viên chấm thi. Thời gian chấm thi là 07 ngày kể từ ngày nhận bài thi. Kết thúc chấm thi, giáo vụ Khoa, Bộ môn điền điểm kết thúc môn học vào Biên bản chấm thi có chữ ký của 02 cán bộ chấm thi và Trưởng Khoa, Bộ môn. Điểm đánh giá môn học được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ chỉ làm tròn đến 1 chữ số thập phân. 4.8. Khớp phách Giáo vụ Khoa, Bộ môn chuyển bài thi và Biên bản chấm thi tới phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH, phối hợp với cán bộ của phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH học khớp phách bài thi, lập biên bản khớp phách. Biên bản khớp phách được lưu tại Khoa, Bộ môn. Biên bản chấm điểm được lưu tại phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. 4.9. Lập bảng điểm môn học Căn cứ biên bản khớp phách, giáo vụ Khoa, Bộ môn hoàn thiện Bảng điểm môn học (điểm kiểm tra thành phần, điểm thi, điểm chuyên cần và trung bình chung môn học). Bảng điểm môn học được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại Khoa, Bộ môn và 01 bản lưu tại phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. Giáo vụ Khoa, Bộ môn chuyển bản điện tử của Bảng điểm môn học cho cán bộ phụ trách phần mềm đào tạo của phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. 4.10. Thông báo điểm môn học Bộ môn có trách nhiệm thông báo điểm thi cho học viên chậm nhất là 3 tuần sau khi kết thúc môn học. Pòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH có trách nhiệm thông báo điểm học tập của sinh viên trên website của trường tại địa chỉ http://www.hsph.edu.vn. Mỗi sinh viên chỉ xem được điểm học tập của mình thông qua tài khoản do Trường cung cấp vào đầu khóa học. Sau khi nhận thông báo điểm, sinh viên có khiếu nại phải có đơn gửi Bộ môn và phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. Bộ môn có trách nhiệm chấm phúc tra và thông báo cho phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH trong vòng 2 tuần kể từ khi nhận đơn khiếu nại. 4.11. Tổ chức thi lần hai 4.11.1. Đối tượng

Page 53: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

53

Đối tượng tham gia thi lần hai là các sinh viên: - Sau khi thi lần một có kết quả học tập môn học dưới 5; - Vắng mặt không lý do khi thi hết môn lần một; - Khi thi hết môn lần một chưa nộp đủ học phí, nhưng trước kỳ thi lần hai đã nộp đủ học phí; - Vắng mặt có lý do chính đáng, được sự đồng ý của phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH, kết quả thi lần hai được tính là điểm thi lần một. 4.11.2. Đăng ký thi lần hai Sinh viên thuộc đối tượng tham gia thi lần hai, nộp đơn đăng ký (theo mẫu) thi lần hai tại phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH và nộp lệ phí thi lại tại Phòng Tài chính Kế toán. phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH tổng hợp, lập danh sách thi lần hai và tổ chức thi lần hai vào tuần thứ 4 của học kỳ kế tiếp. 4.11.3. Tổ chức thi lần hai Quy trình tổ chức thi lần hai thực hiện giống quy trình tổ chức thi lần một. Kết quả thi được công bố sau ngày thi 05 ngày. 4.12. Tổ chức học lại 4.12.1. Đối tượng Sinh viên tham gia học lại là các sinh viên: - Sau khi kết thúc thi lần hai có điểm trung bình dưới 5 nhưng không thuộc diện lưu ban; - Sinh viên có nguyện vọng học lại để cải thiện điểm học tập. 4.12.2. Đăng ký Sinh viên nộp đơn đăng ký học lại (theo mẫu) cho phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH trong vòng 3 tuần lễ đầu tiên của học kỳ có môn đăng ký học lại. Trưởng phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH căn cứ bảng điểm và kết quả học tập quyết định việc học lại của sinh viên. Nếu được Trưởng phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH đồng ý, sinh viên nộp tiền học lại tại phòng Tài chính Kế toán. Xuất trình phiếu thu học phí và nhận phiếu giới thiệu học lại từ phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH. Phòng Đào tạo Đại học gửi giấy giới thiệu tới Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên và các Bộ môn phụ trách môn học có sinh viên học lại. 4.12.3. Tham gia học lại Khi vào lớp, sinh viên phải xuất trình giấy giới thiệu học lại với giảng viên, tham dự đầy đủ số tiết học quy định. Kết quả học lại được sử dụng để tổng kết điểm học tập toàn khóa của sinh viên. 4.13. Thanh tra thi Ban Thanh tra giáo dục chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện đúng quy chế của các đơn vị trong quá trình tổ chức thi hết môn.

Page 54: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

54

5. Hồ sơ lưu TT Tên hồ sơ Ký hiệu Nơi lưu Thời gian lưu

1. Đề cương chi tiết môn học BM01-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH - BM

Theo khóa học

2. Đề thi gốc BM02-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

3. Danh sách thi BM03-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

4. Sổ giao nhận đề thi, bài thi BM04-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

5. Sổ giao nhận bài thi BM05-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

6. Biên bản chấm thi BM06-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

7. Biên bản khớp phách BM07-ĐT Bộ môn Theo khóa học

8. Bài thi Bộ môn 2 năm kể từ

ngày thi

9. Bảng điểm môn học BM08-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

10. Đơn đăng ký thi lần hai BM09-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

11. Đơn đăng ký học lại BM10-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

12. Giấy giới thiệu học lại BM11-ĐT Phòng ĐTĐH & Phòng ĐTSĐH

Theo khóa học

Page 55: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

55

B7. QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN 1. Mục đích Nhằm đưa ra những quy định quản lý việc rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, ý thức trách nhiệm của sinh viên trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện. 2. Phạm vi áp dụng Quy định cách thức quản lý việc rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ cử nhân chính quy trong quá trình học tập, sinh hoạt thông qua việc học tập và tham gia vào các hoạt động: nghiên cứu khoa học, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác. Đối với các lớp hệ đào tạo vừa làm vừa học tùy theo thực tế có thể áp dụng quy trình này. 3. Định nghĩa Đơn vị quản lý sinh viên bao gồm các Khoa, Bộ môn, Phòng CTCT&QLSV. 4. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế về tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quy chế công tác học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học, cao đẳng và THCN dạy nghề (ban hành kèm theo Quyết định số 2137/GDĐT ngày 28/6/1997 và sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 41/2002-QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, THCN dạy nghề (ban hành theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/3/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Quy định công tác sinh viên nội trú của Trường ĐHYTCC. - Quy định công tác học sinh sinh viên ngoại trú của Trường ĐHYTCC.

Page 56: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

56

5. Nội dung 5.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả

Phòng ĐTĐH/phòng ĐTSĐH, TCKT, QLNCKH, HCTH (bộ phận bảo vệ cơ quan), QTGT, Trạm Y tế, Phòng CTCT&QLSV, Đoàn Thanh niên, SVTQ

Các bảng điểm chuyên cần trong học kỳ. Báo cáo của các Phòng, ban. Bản nhận xét, báo cáo của Phòng CTCT&QLSV, của Đoàn TN, SVTQ

Sinh viên BM 22-SV Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của SV

Ban đại diện lớp, BCH chi đoàn lớp, SVTQ và tập thể lớp

BM 22-SV Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của SV; Kết quả theo dõi của Lớp, Đoàn TN, SVTQ

Phòng CTCT&QLSV

BM 22-SV Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của SV; Biên bản đánh giá kết quả rèn luyện SV của lớp; các báo cáo và thông tin cung cấp cho phòng CTCT&QLSV

Phòng CTCT&QLSV, Sinh viên và Các bên liên quan đến thắc mắc của sinh viên

Bảng điểm rèn luyện của SV; Các báo cáo và thông tin cung cấp cho phòng CTCT&QLSV

Phòng CTCT&QLSV

Bảng điểm xếp loại kết quả rèn luyện của sinh viên chính thức.

Phòng ĐTĐH/phòng ĐTSĐH, TCKT, Phòng CTCT&QLSV, Đoàn Thanh niên, Ban Thanh tra giáo dục

Bảng phân loại kết quả học tập (học kỳ, năm học, khóa học) Bảng phân loại kết quả rèn luyện (học kỳ, năm học, khóa học) Bảng điểm khóa học Lý lịch ra trường

5. 2. Quy định chung. Kiểm soát và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên căn cứ vào các quy chế công tác học sinh sinh viên trong các trường đào tạo, quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú, quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú và các quy định của trường về quản lý sinh viên để đánh giá quá trình tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập ở trên giảng đường cũng như sinh hoạt, học tập ngoài giảng đường. 5.3. Trách nhiệm 5.3.1. Phòng công tác chính trị và Quản lý sinh viên - Thường trực Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp Trường.

Cung cấp thông tin, tập hợp thông tin về từng cá nhân

sinh viên

Sinh viên tự đánh giá kết quả rèn luyện

Họp lớp đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên

Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

Lập bảng điểm kết quả rèn luyện của sinh viên

Xét duyệt kết quả rèn luyện của sinh viên

Kết quả của việc đánh giá: Xét học bổng

Thôi học, tạm ngừng học Khen thưởng, kỷ luật Ghi lý lịch ra trường

Thông báo cho SV kết quả điểm rèn luyện. Nhận và

giải quyết thắc mắc của SV

Page 57: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

57

- Chịu trách nhiệm theo dõi chung; tổng hợp, báo cáo kịp thời cho Ban giám hiệu về kết quả rèn luyện của SV sau mỗi kỳ học, năm học, khóa học hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban giám hiệu. - Theo dõi và cung cấp tình hình chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế, quy định của SV về công tác nội trú. - Cung cấp bảng điểm chuyên cần trong học kỳ, tình hình vắng, muộn, bỏ tiết của sinh viên. 5.3.2. Phòng Đào tạo Đại học - Cung cấp danh sách SV tham gia và đạt giải trong các kỳ thi Olympic, danh sách sinh viên vi phạm quy chế thi. - Cung cấp bảng điểm chi tiết từng học kỳ của sinh viên. 5.3.2. Phòng Tài chính-Kế toán Theo dõi, cung cấp và báo cáo tình hình SV chậm, nợ học phí cho Phòng CTCT & QLSV và các Phòng đào tạo. 5.3.3. Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học Theo dõi và cung cấp tình hình SV tham gia nghiên cứu khoa học cho các khoa, bộ môn và Phòng CTCT & QLSV. 5.3.4. Thanh tra giáo dục Theo dõi, cung cấp danh sách SV vi phạm quy chế trong các kỳ thi (do Thanh tra phát hiện và xử lý), SV sao chép chuyên đề, luận văn cho các khoa, bộ môn, Phòng CTCT & QLSV. 5.3.5. Phòng Hành chính Tổng hợp Theo dõi và cung cấp tình hình chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế, quy định của SV cho các khoa, bộ môn, Phòng CTCT & QLSV. 5.3.6. Trạm y tế Theo dõi và cung cấp tình hình sức khoẻ và bệnh tật của SV, việc chấp hành các quy định về y tế, khám sức khoẻ; vi phạm các tệ nạn xã hội (nghiện ma tuý, mại dâm…) của SV cho các khoa, bộ môn, Phòng CTCT và QLSV. 5.3.7. Đoàn thanh niên Theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình kết quả tham gia của SV vào các hoạt động Đoàn cho các khoa, bộ môn, Phòng CTCT & QLSV. 5.3.8. Giáo viên chủ nhiệm lớp (nếu có) Giáo viên chủ nhiệm lớp (hoặc cán bộ, giáo viên được Chủ nhiệm khoa, Bộ môn phân công) có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV do mình phụ trách để tập hợp báo cáo cho các khoa, bộ môn, Phòng CTCT & QLSV.

Page 58: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

58

5.3.9. Sinh viên - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế về rèn luyện của SV - Tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả rèn luyện của mình. 5.3.10. Các khoa, Bộ môn - Theo dõi, kiểm tra, tập hợp các thông tin về kết quả rèn luyện của SV từ các giảng viên, bộ môn liên quan và gửi các thông tin tổng hợp về Phòng CTCT&QLSV làm căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện của SV. - Tổ chức, triển khai, đôn đốc Giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp tiến hành kiểm soát và đánh giá kết quả rèn luyện của SV theo đúng quy định sau mỗi kỳ học, năm học và khóa học. 5.4. Nội dung quá trình thực hiện 5.4.1. Cung cấp thông tin về từng cá nhân sinh viên Cuối học kỳ, năm học các đơn vị có liên quan như:

* Phòng Tài chính-Kế toán. * Phòng Y tế * Phòng HCTH (bộ phận bảo vệ) * Phòng CTCT & QLSV, Đoàn TNCSHCM. * Giáo viên giảng học phần

Phải cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực mình phụ trách về ý thức rèn luyện của sinh viên cho các đơn vị quản lý sinh viên. 5.4.2. Sinh viên tự đánh giá kết quả rèn luyện Cuối học kỳ, năm học từng sinh viên căn cứ vào quá trình tu dưỡng rèn luyện của mình tự đánh giá kết quả rèn luyện theo BM.01-SV. 5.4.3. Họp lớp bình xét kết quả rèn luyện cho sinh viên trong lớp Cuối kỳ, năm học và khóa học, Giáo viên chủ nhiệm lớp (hoặc Ban cán sự) dựa trên phiếu tự đánh giá của sinh viên và các thông tin do các đơn vị quản lý sinh viên cung cấp tiến hành họp lớp để bình xét kết quả rèn luyện cho sinh viên, nộp kết quả cho đơn vị quản lý sinh viên. 5.4.5. Hội đồng đánh giá rèn luyện cấp khoa (nếu có) Hội đồng đánh giá cấp khoa có trách nhiệm: - Xét duyệt kết quả đánh giá rèn luyện của các lớp báo cáo. - Tổng hợp kết quả rèn luyện của SV gửi về Phòng CTCT & QLSV. Kết quả đánh giá phải được lập thành biên bản gửi về Hội đồng đánh giá cấp trường. 5.4.6. Hội đồng đánh giá rèn luyện cấp trường Hội đồng cấp Trường tiến hành xem xét và phê duyệt kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá cấp khoa. Kết quả đánh giá phải được lập thành biên bản gửi về cho các đơn vị quản lý sinh viên.

Page 59: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

59

5.4.7. Kết quả của việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Kết quả việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là căn cứ cho việc xem xét và quyết định các nội dung sau đây của Trường: - Xếp loại kết quả học tập, rèn luyện của SV. - Xét học bổng. - Thôi học, ngừng học - Khen thưởng, kỷ luật - Ghi lý lịch ra trường.

Page 60: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

60

6. Hồ sơ lưu.

TT Tên hồ sơ Ký hiệu Người lưu Thời gian lưu

1 Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của SV

BM.01-SV Đơn vị quản lý sinh viên (ĐVQLSV)

4 năm

2 Đơn xin nhận xét lưu trú (Dùng cho sinh viên nội trú) ĐVQLSV 1 năm

3 Kết quả rèn luyện ĐVQLSV 1 năm

4 Phiếu xác nhận chấp hành quy chế nội trú, ngoại trú ĐVQLSV 1 năm

5 Danh sách điểm danh xác nhận việc chấp hành kỷ luật học tập ĐVQLSV 1 năm

6 Biên bản đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của khoa ĐVQLSV 1 năm

7 Bảng phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên (học kỳ, năm học, khóa học) ĐVQLSV,

Phòng QLSV 4 năm

8 Bảng điểm khóa học ĐVQLSV, Phòng QLSV 4 năm

9 Danh sách sinh viên tham gia và đạt giải trong các kỳ thi Olympic ĐVQLSV 1 năm

10 Danh sách sinh viên vi phạm quy chế thi ĐVQLSV 1 năm

11 Danh sách sinh viên tham gia các đề tài NCKH ĐVQLSV 1 năm

12 Danh sách sinh viên chậm, nợ học phí ĐVQLSV 1 năm

13 Danh sách SV vi phạm kỷ luật, pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường ĐVQLSV 1 năm

14 Danh sách SV vi phạm quy chế thi, chép chuyên đề, luận văn ĐVQLSV 1 năm

15 Danh sách SV vi phạm kỷ luật, pháp luật, nội quy, quy định của Trường ĐVQLSV 1 năm

16 Danh sách SV vi phạm quy định, nội quy về nội trú ĐVQLSV 1 năm

17 Danh sách SV vi phạm các tệ nạn xã hội, không khám sức khỏe ĐVQLSV 1 năm

18 Đánh giá kết quả hoạt động Đoàn ĐVQLSV 1 năm

19 Xác nhận của Phòng CTCT&QLSV về việc chấp hành nội quy, quy chế khu nội trú (SV nội trú)

ĐVQLSV 1 năm

Page 61: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

61

B8. QUY TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN HỒI

1. Mục đích Thống nhất cách thức tiếp nhận, xử lý, quản lý và sử dụng thông tin từ sinh viên, học viên, giảng viên, phụ huynh, các tổ chức, cá nhân (gọi chung là người sử dụng dịch vụ) sử dụng lao động, và các hoạt động liên quan đến hoạt động đào tạo của Trường Đại học Y tế Công cộng (sau đây viết tắt là Trường).

2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho mọi hoạt động xử lý thông tin phản hồi trong các quá trình tuyển sinh, đào tạo đại học và sau đại học trong nước của Trường. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Các quy định của nhà nước có liên quan: luật giáo dục, Quốc hội khoá X thông qua ngày 2/12/1998, Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/6/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo sau đại học; - Các quy định của Trường liên quan đến giáo dục và đào tạo; 4. Định nghĩa Những thông tin phản hồi là thông tin phản ánh của người sử dụng dịch vụ của nhà Trường về quá trình đào tạo, hoạt động đào tạo của Trường.

Page 62: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

62

5. Nội dung 5.1 Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quá trình Mô tả

P.HCTH-Phòng CTCT&QLSV

5.2.2 BM.01-PH

Phòng CTCT&QLSV,

BĐBCL

xử lý ngay

5.3.2

BM.01-PH

Hiệu trưởng hoặc người có thẩm

quyền

5.3.3

BM.01-PH

Đơn vị được giao

5.3.4,5.3.5 5.3.6

Trưởng ban ĐBCL và lãnh

đạo đơn vị được giao

5.4.1 BM.01-PH

Trưởng ban ĐBCL

5.4.2

5.2 Tiếp nhận thông tin phản hồi 5.2.1 Các loại và hình thức thông tin phản hồi: Các loại thông tin phản hồi: - Thông tin về hoạt động quản lý đào tạo; - Thông tin về chương trình, giáo trình và bài giảng; - Thông tin về trình độ, phương pháp sư phạm và kỷ luật của giảng viên - Thông tin về kế hoạch đào tạo, thời gian và địa điểm đào tạo; - Thông tin về trang thiết bị giảng dạy; - Thông tin về chất lượng sinh viên tốt nghiệp; - Các loại thông tin khác.

Giải quyết được ngay

Xem xét

Phân công thực hiện

Thực hiện

Kiểm tra xác nhận việc thực hiện

Báo cáo kết quả cho Hiệu trưởng

Tiếp nhận thông tin

Page 63: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

63

Thông tin phản hồi có thể được tiếp nhận bằng các hình thức sau: - Văn bản kiến nghị gửi đến qua bưu điện hoặc bản fax; - Gọi điện thoại, gửi thư điện tử; - Trực tiếp đến cung cấp thông tin; - Thông qua báo chí; - Giao lưu giữa người phản hồi với nhà trường; - Qua các hộp thư của Trường. (Trường hợp cung cấp thông tin trực tiếp, gửi qua các hộp thư, người gửi thông tin phản hồi sử dụng Biểu mẫu BM01-PH.) 5.2.2 Trách nhiệm tiếp nhận thông tin: Phòng CTCT&QLSV có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin phản hồi chung, là kênh nhận thông tin chính.

5.3 Xử lý các thông tin 5.3.1 Sau khi tiếp nhận các thông tin phản hồi, Phòng CTCT&QLSV tiến hành phân loại xác minh nguồn thông tin, độ chính xác của thông tin, mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của thông tin để xuất biện pháp xử lý để báo cáo Trưởng ban đảm bảo chất lượng (hoặc Phó trưởng ban thường trực) và trưởng các bộ phận có liên quan giải quyết. 5.3.2 Căn cứ vào chức năng, quyền hạn được giao và tầm quan trọng của thông tin, Trưởng ban đảm bảo chất lượng có thể phân công cho các phòng, khoa và bộ môn có thế trực tiếp tiến hành xử lý ngay trong phạm vi của mình. Trường hợp các thông tin phản hồi là tốt thì Phòng CTCT&QLSV và các phòng, khoa và bộ môn có thể chủ động cảm ơn khách hàng bằng các hình thức thích hợp. Trường hợp thông tin phản hồi có độ ảnh hưởng trong phạm vi rộng hoặc mức độ phức tạp cao thì Trưởng ban đảm bảo chất lượng phải báo cáo và đề xuất hình thức xử lý trình Ban giám hiệu hoặc người có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp thông tin phản hồi được gửi trực tiếp tới các phòng, khoa và bộ môn, giáo vụ khoa/ bộ môn hoặc người phụ trách văn thư của đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận thông tin lập phiếu tiếp nhận theo BM.01-PH và chuyển cho phụ trách đơn vị xem xét, có ý kiến phản hồi và chuyển những thông tin này đến Phòng CTCT&QLSV để tổng hợp chung. 5.3.3 Ban giám hiệu hoặc Trưởng ban đảm bảo chất lượng có thể phân công các đơn vị hoặc phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành xử lý các thông tin phản hồi liên quan đến chất lượng đào tạo và quá trình đào tạo không đáp ứng yêu cầu và có độ phức tạp cao. 5.3.4 Căn cứ vào quyết định xử lý (hình thức xử lý, đơn vị xử lý, thời gian xử lý...) của Ban giám hiệu hoặc người có thẩm quyền, Phòng CTCT&QLSVcó trách nhiệm sao chụp và chuyển BM.01-PH cho đơn vị có trách nhiệm xử lý.

Page 64: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

64

5.3.5 Cơ sở để xử lý các thông tin phản hồi là các quy định, thủ tục hiện hành tương ứng của Trường và nhà nước. 5.3.6 Đơn vị được giao xử lý căn cứ quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện quyết định của Ban giám hiệu hoặc người có thẩm quyền và thông báo kết quả xử lý đến đơn vị được phân công tiếp nhận thông tin phản hồi. Lưu ý: Các thông tin phản hồi tố cáo, khiếu nại…nặc danh (không có tên, địa chỉ chính xác của người gửi), theo quy định, nhà trường sẽ không xử lý các thông tin này. 5.4 Kiểm tra xác nhận việc xử lý thông tin phản hồi 5.4.1 Trưởng ban đảm bảo chất lượng và Trường phòng, khoa, bộ môn được phân công giải quyết trực tiếp kiểm tra kết quả thực hiện xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng, ghi kết quả kiểm tra vào BM.01-PH và chuyển cho Phòng CTCT&QLSV vào sổ theo dõi theo BM.02-PH và báo cáo Ban giám hiệu. 5.4.2 Trong cuộc họp giao ban, họp xem xét của lãnh đạo, Trưởng ban đảm bảo chất lượng hoặc người được ủy quyền phải có tổng kết báo cáo về kết quả xử lý thông tin phản hồi (nếu có) theo mẫu BM.03-PH.

5.5 Đánh giá sự thoả mãn của người sử dụng dịch vụ Trưởng ban đảm bảo chất lượng hoặc người được Ban giám hiệu uỷ quyền tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến của người phản hồi để đánh giá sự thoả mãn của họ về quyết định xử lý thông tin phản hồi. 6. Hồ sơ lưu Hồ sơ về việc xử lý những thông tin phản hồi từ phiá người phản hồi phải được lưu giữ và cập nhật tại Phòng CTCT&QLSV sau đó chuyển cho Ban đảm bảo chất lượng. Hồ sơ này được cung cấp cho Trưởng ban đảm bảo chất lượng làm báo cáo tổng hợp cho các cuộc họp khi cần thiết.

TT Tên hồ sơ Ký hiệu Người lưu Thời gian lưu

1 Phiếu tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi

BM.01-PH Phòng CTCT&QLSV

1 năm

2 Sổ theo dõi kết quả xử lý thông tin phản hồi

BM.02-PH Ban đảm bảo chất lượng

Không thời hạn

3 Báo cáo kết quả xử lý thông tin phản hồi

BM.03-PH BGH Ban ĐBCL

Page 65: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

65

B9. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ HỌC TỰ TÚC THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHÍNH QUY 1. Mục đích: Qui trình này nhằm mô tả qui trình phối hợp giữa các phòng, ban và học viên trong quá trình học viên tham gia học tập tại trường. 2. Phạm vi áp dụng Với các đơn vị, cá nhân, sinh viên đang theo học các cơ sở đào tạo khác có nhu cầu đăng ký theo học các môn học thuộc hệ đào tạo chính qui của nhà trường để tích lũy chứng chỉ/ tín chỉ cho chương trình của mình. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình: - Nội qui, qui chế học tập của Trường Đại học Y tế công cộng - Chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban, bộ môn. 4. Nội dung

Page 66: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

66

4.1 Mô tả tóm tắt qui trình

Trách nhiệm Quy trình Mô tả

- Ban giám hiệu - Phòng đào tạo sau đại học

Xét nhu cầu đào tạo

Thương thảo, ký kết hợp đồng đào tạo

Chuẩn bị trước khóa học

Triển khai giảng dạy

Kết thúc giảng dạy

4.2

- Phòng đào tạo sau đại học - Phòng QLSV - Khoa, bộ môn - Phòng Tài chính – kế toán - Văn thư (bước này không áp dụng đối với bên có nhu cầu đào tạo là cá nhân)

4.3

- Phòng QLSV - Phòng đào tạo sau đại học - Phòng Tài chính kế toán - Khoa, bộ môn

4.4

- Phòng đào tạo sau đại học - Khoa, bộ môn - Phòng QLSV

4.5

- Phòng đào tạo sau đại học - Phòng QLSV - Khoa, bộ môn - Phòng Tài chính – kế toán - Văn thư

4.6

4.2. Xét nhu cầu đào tạo Dựa vào nhu cầu đào tạo của các tổ chức/cá nhân. Dựa vào kế hoạch đào tạo của nhà trường (trong đó có môn học mà tổ chức/cá nhân có nhu cầu, thời gian học phù hợp) và khả năng đáp ứng của nhà trường đối với nhu cầu đặc biệt mà tổ chức/cá nhân yêu cầu. Đối với cá nhân, Trưởng phòng ĐTSĐH ký vào Phiếu đăng ký học của học viên nếu chấp nhận nhu cầu đào tạo của học viên. Đối với các tổ chức, Phòng ĐTSĐH phối hợp với Phòng TC-KT và bộ môn liên quan tiến hành thương thảo hợp đồng. Trong quá trình này, nếu học viên đăng ký học để lấy tín chỉ và được giới thiệu bởi một cơ sở đào tạo trong/ngoài nước, học viên cần có thư giới thiệu hoặc đề nghị của cơ sở đó. 4.3. Thương thảo, ký kết hợp đồng đào tạo Hợp đồng bao gồm các khoản chi trả sau: tiền giảng viên và trợ giảng, văn phòng phẩm + photo tài liệu, tiền đi lại (nếu phải đi thực địa) và tiền tổ chức, phục vụ, điều hành quản lý lớp học, chi khác (chứng chỉ, điện thoại liện lạc), và quản lý phí (10% tổng chi phí của lớp học).

Page 67: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

67

Bộ môn thống nhất nội dung giảng dạy, kinh phí phục vụ cho chuyên môn (theo quy định số 150 ngày 1/3/2008). Phòng ĐTSĐH và phòng TC-KT cùng thống nhất các phần kinh phí còn lại. Hợp đồng sẽ do phòng ĐTSĐH chịu trách nhiệm dự thảo và sẽ được ký ít nhất 2 tuần trước thời gian lớp học bắt đầu. Thời điểm giảng dạy phải được sự đồng ý bằng văn bản của phía cán bộ giảng dạy Văn thư: chịu trách nhiệm lấy số hợp đồng, đóng dấu hợp đồng, gửi bưu điện (nếu cần) 4.4. Chuẩn bị trước khóa học Phòng QLSV chịu trách nhiệm: hướng dẫn sinh viên làm các thủ tục đăng ký nhập học, lập phiếu học viên. Cấp thẻ cho học viên dưới dạng thẻ khách. Phòng TC-KT chịu trách nhiệm thu học phí (dưới các hình thức phù hợp như chuyển khoản, tiền mặt) và cung cấp hóa phiếu thu (đối với cá nhân, nếu có yêu cầu) và thực hiện các thủ tục kế toán theo những điều khoản trong hợp đồng đã ký (đối với tổ chức). Bộ môn / Khoa: Chuẩn bị kế hoạch bài giảng theo mẫu chuẩn của nhà trường (tiếng Việt và tiếng Anh). Cung cấp khung kế hoạch này cho học viên và tổ chức đăng ký học. Chú ý: trường hợp là cơ quan nước ngoài, bộ môn cần cung cấp bản tiếng Anh. Phòng ĐTSĐH cung cấp kế hoạch học tập cụ thể cho học viên (phối hợp với bộ môn), chịu trách nhiệm hướng dẫn/giải đáp các thắc mắc của học viên (nếu có) 4.5. Triển khai giảng dạy Phòng SĐH chịu trách nhiệm điều phối phòng học, theo dõi lớp học để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình học viên tham gia học tập tại trường. Bộ môn giảng dạy và chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn theo kế hoạch. Điều phối bộ môn chuyển kế hoạch giảng dạy bằng file điện tử cho phòng ĐTSĐH (để phòng quản lý) và phòng QLSV (để phòng làm phiếu đánh giá sau), có trách nhiệm mời thầy giảng theo lịch, thanh toán tiền giảng cho các giảng viên. Bộ môn có trách nhiệm cung cấp cho học viên tài liệu/sách giáo khoa phục vụ cho môn học. Phòng QLSV chịu trách nhiệm tổng hợp danh sách học viên gửi Phòng ĐTSĐH để làm Quyết định cấp chứng chỉ môn học. Các phòng ban khác thực hiện các nhiệm vụ như trong quy định của khóa học chính quy. 4.6. Kết thúc giảng dạy Bộ môn gửi kết quả học tập của học viên cho phòng ĐTSĐH. Phòng ĐTSĐH chịu trách nhiệm lập bảng điểm cho học viên (tiếng Anh và tiếng Việt) và / hoặc các chứng chỉ môn học cần thiết khác. Phòng ĐTSĐH làm quyết định cấp Chứng chỉ môn học cho học viên và gửi cho phòng QLSV. Chứng chỉ môn học: phòng QLSV chịu trách nhiệm in ấn, xin chữ ký của Ban giám hiệu và vào sổ cấp Chứng chỉ lưu tại phòng. Chứng chỉ có thể được in bằng tiếng Anh (nếu học viên yêu cầu). Văn thư: chịu trách nhiệm vào sổ số công văn, đóng dấu các văn bản liên quan và giấy chứng nhận, gửi bưu điện (nếu cần)

Page 68: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

68

Quản lý hồ sơ học viên sau đào tạo: Toàn bộ hồ sơ học viên do phòng Quản lý sinh viên quản lý Thanh quyết toán: Phòng Đào tạo Sau Đại học chủ trì (phối hợp với Khoa/BM) làm thủ tục thanh quyết toán với Phòng TCKT Kinh phí: - Mức 500USD/3 dơn vị học trình (đối với học viên từ các tổ chức nước ngoài) - Mức 200USD/3 đơn vị học trình (đối với học viên ở trong nước) Chú ý: chi phí có thể thay đổi tùy thuộc theo yêu cầu học tập của từng môn học và tình hình cụ thể (chi phí đi thực địa...) Phân bổ kinh phí: Nộp vào nhà trường: 30%; Bộ môn (50%); Phòng/ban có tham gia (20%)

Page 69: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

69

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG MINISTRY OF HEALTH HANOI SCHOOL OF PUBLIC HEALTH

PHIẾU ĐĂNG KÝ HỌC REGISTRATION FORM

(Dành cho học viên tự túc) (For self payment students)

1. Họ và tên (CHỮ IN): ........................................................................................................................

Name (CAPITAL LETTERS) 2. Sinh ngày ............... tháng ........... năm .....................................

Date of birth Nam/Nữ ........................ Male/Female

3. Quốc tịch: ........................................................................................................................................ Nationality

4. Nơi công tác ..................................................................................................................................... Office

5. Chỗ ở hiện nay: ................................................................................................................................ Current residence

6. Điện thoại: ............................... E-mail: ........................................................................................... Telephone number E-mail

7. Trình độ chuyên môn: ...................................................................................................................... Qualifications

8. Lý do học tập tại Trường:………................……………………………………………................. Reason for study at HSPH

9. Môn học: Subjects of study

1 ………................……………………………………………................. 2 ………................……………………………………………................. 3 ………................……………………………………………................. 4 ………................…………………………………………….................

10. Khi cần báo tin cho ai, địa chỉ, điện thoại (Ghi rõ ràng, chi tiết, đầy đủ): ....................................... Emergency contact: person, address, phone number (Write in detail and clearly)

Ngày ............ tháng ......... năm ............ Date month Year

Ký tên (và ghi rõ họ tên) Signature (and full name )

ĐTSĐH_Mẫu 2

Page 70: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

70

B10. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

1. Mục đích: Qui trình này nhằm mô tả qui trình phối hợp giữa các phòng, Khoa/Bộ môn trong việc tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn tại trường. 2. Phạm vi áp dụng Đối với các lớp ngắn hạn được tổ chức tại trường Đại học Y tế công cộng. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình: - Nội qui, qui chế học tập của Trường Đại học Y tế công cộng - Chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban, bộ môn. 4. Nội dung

4.1. Mô tả tóm tắt quy trình

Trách nhiệm Quy trình Mô tả - Ban giám hiệu - Phòng đào tạo sau đại học

Xét nhu cầu đào tạo

Thương thảo, ký kết hợp đồng đào tạo

Tổ chức giảng dạy

Kết thúc giảng dạy

4.2

- Ban giám hiệu - Khoa, bộ môn - Phòng đào tạo sau đại học - Phòng Tài chính - Văn thư

4.3

- Phòng đào tạo sau đại học - Khoa, bộ môn - Phòng TCCB - Phòng CTCT&QLSV - Phòng Quản trị Giáo tài - Địa phương (trường hợp tổ chức lớp học ngoài trường)

4.4

- Phòng đào tạo sau đại học - Phòng CTCT & QLSV - Khoa, bộ môn - Phòng Tài chính – kế toán - Văn thư

4.5

4.2. Xét nhu cầu đào tạo Dựa vào chỉ tiêu phân công của Bộ Y tế (lớp đào tạo lại theo ngân sách nhà nước); Đề nghị mở lớp ngắn hạn của các đơn vị; Nhu cầu của học viên (tối thiểu 3 học viên, tối đa 20 học viên thuộc hệ thống TropEd), Phòng ĐTSĐH thông báo về nhu cầu mở lớp cho BM, để BM cân đối kế hoạch. Chậm nhất sau 1 tuần BM phải trả lời cho Phòng ĐTSĐH có khả năng tiến hành lớp học hay không và lập kế hoạch giảng dạy chi tiết để Phòng ĐTSĐH phối hợp với Phòng TC-KT và BM tiến hành thương thảo hợp đồng 4.3. Thương thảo, ký kết hợp đồng đào tạo

Page 71: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

71

Hợp đồng bao gồm các khoản chi trả sau: xây dựng khung chương trình, xây dựng tài liệu giảng day, tiền giảng viên và trợ giảng, văn phòng phẩm + photo tài liệu, tiền đi lại (nếu lớp ở tỉnh khác) và tiền tổ chức, phục vụ, điều hành quản lý lớp học, chi khác (chứng chỉ, trang trí hội trường, điện thoại liện lạc), và quản lý phí (10% tổng chi phí của lớp học) Bộ môn thống nhất nội dung giảng dạy, kinh phí chuyên môn và đi lại, Phòng ĐTSĐH và phòng TC-KT cùng thống nhất các phần kinh phí còn lại. Hợp đồng sẽ do phòng ĐTSĐH chịu trách nhiệm dự thảo và sẽ được ký ít nhất 2 tuần trước thời gian lớp học bắt đầu. Thời điểm giảng dạy phải được sự đồng ý bằng văn bản của phía cán bộ giảng dạy Văn thư: chịu trách nhiệm lấy số hợp đồng, đóng dấu hợp đồng, gửi bưu điện (nếu cần) Ghi chú: bước này sẽ bỏ qua đối với các lớp đào tạo lại theo ngân sách nhà nước 4.4. Tổ chức giảng dạy 4.4.1. Tổ chức triển khai các lớp học tại trường: Phòng SĐH làm quyết định mở lớp và gửi cho phòng CTCT& QLSV 1 bản, cho Ban điều phối lớp tại địa phương 1 bản. Phòng TCCB phối hợp với phòng ĐTSĐH để chuẩn bị VISA cho học viên quốc tế. Phòng ĐTSĐH phối hợp với phòng Vật tư trang thiết bịđể triển khai tổ chức lớp học: bố trí người kê phòng học, làm khẩu hiệu theo yêu cầu của phòng ĐTSĐH trước khi mở lớp 1 ngày; hàng ngày mở cửa giảng đường; dọn vệ sinh lớp học; mở tắt điều hòa; phục vụ điện cho lớp học (khi cần); phục vụ giải khát (khi yêu cầu). Bố trí người hàng ngày lên mở máy và thiết bị trang âm (trước khi lớp học bắt đầu 15’), đóng máy (khi lớp học kết thúc) và trực tại phòng để giải quyết ngay khi có vấn đề trục trặc về máy móc. Điều phối bộ môn: chuyển kế hoạch giảng dạy bằng file điện tử cho phòng ĐTSĐH (để phòng quản lý) và phòng CTCT & QLSV (để phòng làm phiếu đánh giá sau). Có trách nhiệm mời thầy giảng theo lịch, thanh toán tiền giảng cho các giảng viên. BM giảng dạy và chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn theo kế hoạch Phòng ĐTSĐH chịu trách nhiệm thực hiện: phòng học, khánh tiết, trang thiết bị, văn phòng phẩm, photo tài liệu và chỗ ăn ở cho sinh viên quốc tế (nếu có yêu cầu).. Phòng CTCT & QLSV chịu trách nhiệm lập phiếu học viên và tổng hợp danh sách học viên gửi Phòng ĐTSĐH để Phòng làm Quyết định cấp chứng nhận cuối khóa học. Với khóa đào tạo có thời gian 5 ngày hoặc dưới 5 ngày, học viên nhận thẻ ra vào trường tại Phòng bảo vệ dưới dạng thẻ khách. Với khóa đào tạo thời gian trên 5 ngày, phòng CTCT & QLSV làm và phát thẻ cho học viên. Chậm nhất là sau 2 ngày khóa học bắt đầu.

Page 72: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

72

4.4.2. Tổ chức triển khai các lớp học ngoài trường và tại địa phương: BM giảng dạy và chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn theo kế hoạch; chuyển kế hoạch giảng dạy bằng file điện tử cho phòng ĐTSĐH (để phòng quản lý) và phòng QLSV (để phòng làm phiếu đánh giá sau). Có trách nhiệm mời thầy giảng theo lịch, thanh toán tiền giảng cho các giảng viên. Thanh toán tiền quản lý tại địa phương (nếu có); thu thập các chứng từ liên quan để phòng ĐTSĐH làm thủ tục quyết toán. Tổ chức lớp học: Phòng ĐTSĐH liên hệ với địa phương để địa phương chịu trách nhiệm thực hiện (phòng học, khánh tiết, trang thiết bị, văn phòng phẩm, photo tài liệu). Phòng CTCT & QLSV gửi mẫu phiếu học viên và phiếu đánh giá cho BM để BM thu thập các thông tin học viên và gửi lại phòng QLSV lập danh sách làm giấy chứng nhận cuối khóa. 4.5. Kết thúc giảng dạy Bộ môn gửi kết quả đánh giá khoá học của học viên cho phòng ĐTSĐH (đối với lớp có điểm đánh giá cuối khoá) Phòng ĐTSĐH trên cơ sở danh sách học viên do Phòng QLSV cung cấp và kết quả đánh giá khoá học của BM (nếu có) làm quyết định cấp giấy chứng nhận cuối khóa cho học viên và gửi cho phòng CTCT&QLSV. Giấy chứng nhận cuối khóa: phòng QLSV chịu trách nhiệm in ấn, xin chữ ký của Ban giám hiệu và vào sổ cấp GCN lưu tại phòng. Cấp chứng nhận: Kết thúc khóa học học viên sẽ được cấp phát giấy chứng nhận. Phòng QLSV in giấy chứng nhận theo mẫu chung của Trường ĐH YTCC. Đánh giá sau khóa học: Phòng CTCT & QLSV trực tiếp hoặc phối hợp với điều phối lớp học cho học viên điền phiếu đánh giá khóa học trong buổi học cuối cung tại lớp, thu phiếu, nhập dữ liệu và làm báo cáo đánh giá. Gửi báo cáo đánh giá cho Ban giám hiệu sau khi lớp học kết thúc 01 tuần để rút kinh nghiệm. Văn thư: chịu trách nhiệm vào sổ số công văn, đóng dấu các văn bản liên quan và giấy chứng nhận, gửi bưu điện (nếu cần) Quản lý hồ sơ học viên sau đào tạo: Toàn bộ hồ sơ học viên do phòng CTCT & QLSV Thanh quyết toán: Phòng Đào tạo Sau Đại học phối hợp với phòng Tài chính Kế toán và các Bộ môn thực hiện các thủ tục thanh toán các lớp. (Qui trình này áp dụng với tất cả các lớp ngắn hạn do Trường ĐH Y tế công cộng quản lý, trừ các lớp Quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học được cấp chứng chỉ có dán ảnh)

Page 73: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

73

B11. QUI TRÌNH VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN CÔNG CÁN BỘ ĐI THỰC ĐỊA CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG 1. Mục đích Quy trình này đưa ra những quy định về việc phân công giảng viên, trợ giảng tham gia các hoạt động thực địa cử nhân Y tế công cộng hệ chính qui nhằm tăng cường sự minh bạch và công bằng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. 2. Phạm vi Quy trình này áp dụng đối với các giảng viên và trợ giảng của trường Đại học Y tế công cộng. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Các quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng, trung tâm, khoa và Bộ môn của trường ĐH Y tế Công cộng (ban hành kèm theo quyết định số 280/QĐ-YTCC của Hiệu trưởng ngày 25 tháng 5 năm 2007). - Yêu cầu từ thực tế lập và triển khai kế hoạch thực địa CNYTCC về sự công bằng và minh bạch trong việc phân công giảng viên và trợ giảng tham gia các hoạt động thực địa.

Page 74: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

74

4. Nội dung 4.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Phòng Tổ chức cán bộ

Lập danh sách giảng viên, trợ giảng

Lập kế hoạch và dự kiến phân công giảng viên, trợ giảng

Thông báo kế hoạch và dự kiến phân công giảng viên, trợ giảng

Gửi ý kiến phản hồi

Nhận và xử lý ý kiến phản hồi

Thông báo quyết định và kế hoạch thực địa chính thức

Thực hiện kế hoạch

4.2

Phòng ĐTĐH

4.3

Phòng ĐTĐH

4.4

Giảng viên/bộ môn Phòng ĐTĐH Phòng ĐTĐH

4.5

Giảng viên/trợ giảng Phòng ĐT ĐH 4.6

4.2. Lập danh sách giảng viên và trợ giảng Tháng 9 hàng năm, Phòng Tổ chức cán bộ cung cấp danh sách giảng viên, trợ giảng đang công tác tại trường cho phòng Đào tạo Đại học. 4.3. Lập kế hoạch và dự kiến phân công giảng viên, trợ giảng Dựa trên danh sách do phòng Tổ chức cán bộ cung cấp, Phòng Đạo Đại học lập kế hoạch dự kiến phân công cán bộ đi thực địa: thời gian, địa điểm dự kiến. 4.4. Thông báo kế hoạch và dự kiến phân công giảng viên, trợ giảng Phòng Đào tạo đại học gửi bảng dự kiến phân công cán bộ đi thực địa tới tất cả cán bộ các bộ môn và phòng ban liên quan để cán bộ đề xuất ý kiến thay đổi. 4.5. Hoàn thiện kế hoạch Dựa trên kế hoạch của Phòng Đào tạo Đại học, các giảng viên, trợ giảng đề nghị thay đổi và lý do thay đổi phải được gửi về phòng ĐTĐH chậm nhất sau 5 ngày làm việc. Nếu có ý kiến phản hồi, Phòng ĐTĐH đề xuất với Ban giám hiệu phương án giải quyết những đề nghị của cán bộ và thông báo cho tất cả cán bộ biết quyết định của

Page 75: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

75

Ban giám hiệu chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi hết hạn nhận ý kiến phản hồi của cán bộ. Sau thời hạn 5 ngày, nếu không nhận được ý kiến phản hồi, Kế hoạch sẽ chính thức được thông qua. 4.6. Thực hiện kế hoạch Dựa trên kế hoạch đã được thông qua, các giảng viên, trợ giảng thực hiện kế hoạch hướng dẫn sinh viên tại thực địa. Phòng Đào tạo Đại học chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các quá trình thực hiện kế hoạch thực địa của giảng viên, trợ giảng. 5. Nguyên tắc phân công cán bộ đi thực địa CNYTCC (áp dụng từ năm học 2009-2010) 5.1. Cán bộ tham gia đi thực địa là giảng viên, trợ giảng thuộc các bộ môn và giảng viên kiêm nhiệm trong biên chế hoặc có hợp đồng với Trường (không kể cán bộ hợp đồng làm việc cho các dự án). 5.2. Số tuần đi thực địa của mỗi giảng viên, trợ giảng có bằng thạc sỹ, bằng đại học và cán bộ có bằng tiến sỹ nhưng chưa từng đi thực địa cùng sinh viên là 3 tuần/năm. Nếu vì lý do được Ban giám hiệu cho phép không đi thực địa một đợt nào đó (ví dụ như đi công tác, học tập, hội nghị, hội thảo …) thì cán bộ đó phải đi bù vào thời gian thực địa gần nhất. 5.3. Giám sát là những giảng viên có bằng tiến sỹ. 5.4. Cán bộ hướng dẫn là giảng viên có bằng thạc sỹ. 5.5. Cán bộ có bằng đại học đi thực địa với vai trò là học việc và trợ giúp cho cán bộ hướng dẫn. 5.6. Tất cả những trường hợp vì lý do nào đó không tham gia đợt thực địa theo như lịch phân công sẽ tự động được bố trí lịch tham gia đợt thực địa gần nhất theo lịch của phòng ĐTĐH. Nếu vì một lý do nào đó mà cán bộ không hoàn thành đủ thời hạn tham gia hướng dẫn thực địa trong năm học, thì thời gian thiếu hụt sẽ được cộng vào lịch thực địa của năm học sau. 5.7. Những trường hợp ngoại lệ phải được Ban giám hiệu đồng ý. 5.8. Mọi trường hợp thay đổi sau khi có bảng phân công thực địa chính thức do Ban Giám hiệu quyết định.

Page 76: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

76

PHẦN C TỐT NGHIỆP

Page 77: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

77

C1. QUY TRÌNH THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG 1. Mục đích - Quy trình này nhằm mô tả các bước trong Quy trình tổ chức thi tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng các hệ chính quy và Vừa làm vừa học; - Mô tả nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân có liên quan đến quy trình này; - Đồng thời là cơ sở để cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình. 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho công tác tổ chức thi tốt nghiệp của Cử nhân y tế công cộng các hệ chính quy và Vừa làm vừa học của Phòng Đào tạo Đại học và các Bộ môn có liên quan 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy và hướng dẫn thực hiện quy chế này đối với hệ Vừa làm vừa học do Trường ĐH Y tế công cộng ban hành kèm theo quyết định số 700/2006 ngày 14/11/2006; - Chương trình đào tạo Cử nhân Y tế Công cộng. 4. Nội dung

Page 78: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

78

4.1 Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình thực hiện Mô tả/ Biểu mẫu

Hội đồng khoa học Hội đồng khoa học thông qua quy định thi tốt nghiệp

Thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp

Thành lập các Ban giúp việc cho

Hội đồng thi tốt nghiệp

Thông báo kế hoạch thi tốt nghiệp

Xây dựng và công bố nội dung ôn tập thi tốt nghiệp và định hướng làm khóa

luận TN

Sinh viên đăng ký đề tài khóa luận và Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên tự ôn tập TN hoặc thực hiện khóa luận TN

Xây dựng đề thi tốt nghiệp

Xét tư cách thi tốt nghiệp

Tổ chức thi TN và Bảo vệ khóa luận

Chấm thi

Xét tốt nghiệp, hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho

sinh viên

Tổ chức thi lại, bảo vệ lại đối với những sinh viên thi, bảo vệ

lần đầu không đạt yêu cầu

4.2

- Hiệu trưởng phê duyệt - Phòng ĐTĐH đề xuất nhân sự 4.3

- Chủ tịch Hội đồng phê duyệt - Phòng ĐTĐH đề xuất nhân sự

4.4

Phòng ĐTĐH 4.5

- Các Bộ môn phụ trách các môn thi tốt nghiệp - Phòng ĐTĐH điều phối

4.6

- Hội đồng thi tốt nghiệp quyết định - Phòng ĐTĐH tổng hợp, báo cáo HĐ thi tốt nghiệp - Sinh viên đăng ký

4.7

Sinh viên 4.8

- Các Bộ môn phụ trách các môn thi tốt nghiệp - Ban đề thi - Phòng ĐTĐH

4.9

- Hội đòng thi tốt nghiệp - Phòng Đào tạo Đại học - Phòng CTCT &QLSV

4.10

- Hội đồng thi tốt nghiệp - Phòng ĐTĐH

4.11

- Hội đồng thi tốt nghiệp - Phòng ĐTĐH 4.12

-Hội đồng thi tốt nghiệp - Phòng QLSV

4.13

- Phòng ĐTĐH 4.14

Page 79: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

79

4.2 Hội đồng Khoa học thông qua quy định thi tốt nghiệp Tháng 11 hàng năm, Hội đồng Khoa học trường thông qua các quy định về kỳ thi tốt nghiệp của cử nhân Y tế Công cộng hệ chính quy. Cụ thể: - Danh sách các môn thi tốt nghiệp; - Tiêu chuẩn xét làm khóa luận tốt nghiệp; - Định hướng nội dung khóa luận tốt nghiệp; - Thời gian và hình thức thi tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận. 4.3. Thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp Căn cứ quy định về kỳ thi tốt nghiệp của Hội đồng Khoa học, Phòng Đào tạo Đại học đề xuất nhân sự của Hội đồng thi tốt nghiệp, trình Hiệu trưởng phê duyệt. Hội đông thi tốt nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp theo đúng quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐH Y tế Công cộng ban hành. 4.4. Thành lập các Ban giúp việc cho Hội đồng thi tốt nghiệp Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp ra quyết định thành lập các Ban giúp việc dựa trên đề xuất của Phòng Đào tạo Đại học. 4.4.1. Ban Thư ký Ban Thư ký thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đông thi tốt nghiệp giao; Nhận bài thi từ Ban Coi thi, bảo quản, kiểm kê bài thi; Thực hiện việc dồn túi đánh số phách bài thi; Bàn giao bài thi cho Ban Chấm thi; Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới bài thi; Lập biên bản xử lý điểm bài thi. Ban thư ký chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban trở lên. 4.4.2. Ban Đề thi Ban Đề thi thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp giao; Các Trưởng tiểu ban đề thi (phụ trách các môn thi) phân công giảng viên xây dựng dự thảo đề thi tốt nghiệp, phản biện, hoàn thiện đề thi chính thức.(Các bước xây dựng đề thi thực hiện theo Quy trình ra đề thi tốt nghiệp CNYTCC). 4.4.3. Ban Coi thi Ban Coi thi thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp giao; Điều hành toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng thi, tổ chức coi thi, thu bài đến việc bàn giao bài, bảo đảm an toàn cho kỳ thi và bài thi của thí sinh theo đúng Quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐH Y tế Công cộng ban hành. 4.4.4. Ban Chấm thi Ban Chấm thi thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp giao; Cán bộ chấm thi tốt nghiệp do Hội đồng mời theo đề xuất của Trưởng môn chấm thi; cán bộ chấm khóa luận theo chuyên đề do Hội đồng chỉ định. 4.4.5. Ban xét tư cách thi Ban xét tư cách thi thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp giao; Lập danh sách các thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Y tế Công cộng trình Hội đồng thi tốt nghiệp phê duyệt.

Page 80: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

80

4.5. Thông báo Kế hoạch thi tốt nghiệp Căn cứ quy định thi tốt nghiệp của Hội đồng thi tốt nghiệp, Phòng Đào tạo thông báo kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp tới các Khoa, Bộ môn và sinh viên (thông qua thông báo bằng văn bản và trên website của trường) 4.6. Xây dựng và công bố nội dung ôn tập thi tốt nghiệp và định hướng làm khóa luận TN Trưởng Khoa, Bộ môn phụ trách môn thi tốt nghiệp phân công giảng viên xây dựng nội dung ôn thi tốt nghiệp. Nội dung ôn thi tốt nghiệp bao gồm: hình thức ôn tập, nội dung ôn tập, tài liệu tham khảo và giảng viên phụ trách. Nội dung ôn thi tốt nghiệp hoàn thành và gửi cho phòng Đào tạo (có chữ ký của Trưởng Khoa, Bộ môn) trước ngày 28/2 hàng năm. 4.7. Sinh viên đăng ký đề tài khóa luận Căn cứ quy định thi tốt nghiệp của Hội đồng Khoa học, Ban xét tư cách thi lập danh sách các sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp. Phòng Đào tạo Đại học thông báo và tổng hợp danh sách sinh viên nộp đơn đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp, trình Hội đồng thi tốt nghiệp phê duyệt. 4.8. Sinh viên tự ôn tập TN hoặc thực hiện khóa luận TN Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên do Hội đồng thi tốt nghiệp phân công. Sinh viên thi tốt nghiệp tự ôn tập theo nội dung ôn tập do các Khoa, Bộ môn xây dựng. Phòng Đào tạo Đại học phối hợp với các Khoa, Bộ môn tổ chức các buổi giải đáp nội dung ôn thi tốt nghiệp cho sinh viên. 4.9. Xây dựng đề thi tốt nghiệp Trưởng Tiểu ban đề thi phân công giảng viên xây dựng dự thảo đề thi tốt nghiệp. Phòng Đào tọa Đại học tổ chức phản biện và gửi ý kiến phản biện cho giảng viên xây dựng dự thảo. Giảng viên chịu trách nhiệm ra đề thi chỉnh sửa theo ý kiến phản biện, hoàn thiện và gửi Trưởng Tiểu ban đề thi. Trưởng Tiểu ban đề thi ký niêm phong và gửi cho Phòng Đào tạo Đại học. 4.10. Xét tư cách thi tốt nghiệp Trước thời gian tổ chức thi tốt nghiệp 1 tháng, Ban xét tư cách tốt nghiệp chủ trì buổi họp xét tư cách thi tốt nghiệp cho sinh viên. Phòng Đào tạo Đại học cung cấp kết quả học tập của sinh viên. Phòng CTCT & QLSV cung cấp kết quả rèn luyện, tình hình chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên. Kêt thúc cuộc họp, Ban xét tư cách tốt nghiệp trình Hội đồng thông qua danh sách sinh viên đủ tư cách thi tốt nghiệp để Ban thư ký lập danh sách thi. 4.11. Tổ chức thi tốt nghiệp và Bảo vệ khóa luận Căn cứ kế hoạch thi tốt nghiệp, các Ban giúp việc cho Hội đồng thi tốt nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được giao, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trường Đại học Y tế Công cộng ban hành.

Page 81: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

81

4.12. Chấm thi Ban Chấm thi thực hiện nhiệm vụ chấm bài thi tốt nghiệp hoặc luận văn theo các Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường ĐH Y tế Công cộng ban hành. Kết thúc chấm thi, các Tiểu ban Chấm thi gửi kết quả thi tốt nghiệp (biên bản và kết quả chấm thi có đầy đủ họ tên và chữ ký của các ủy viên) về Phòng Đào tạo Đại học. 4.13. Xét tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên Sau khi nhận kết quả chấm thi từ Ban Chấm thi, Phòng Đào tạo Đại học lập danh sách và hồ sơ xét tốt nghiệp, trình Hội đồng thi tốt nghiệp phê duyệt. Hội đồng thi tốt nghiệp trình Hiệu trưởng ký quyết định tốt nghiệp cho sinh viên. Phòng Đào tạo Đại học in bảng điểm (01 bản Tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh), chuyển hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên tới phòng Quản lý Sinh viên. Phòng Quản lý Sinh viên chịu trách nhiệm in bằng và cấp phát bằng cho sinh viên. 4.14. Tổ chức thi lại, bảo vệ lại đối với những sinh viên thi, bảo vệ lần đầu không đạt yêu cầu Sinh viên có điểm thi tốt nghiệp của một môn dưới 5 sẽ phải thi lại môn đó hoặc những sinh viên bảo vệ Báo cáo khoá luận tốt nghiệp bị điểm dưới 5 sẽ phải bảo vệ lại vào thời gian 3-6 tháng sau khi công bố kết quả thi hoặc kết quả báo cáo. Thời gian thi lại môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Sinh viên thi tốt nghiệp lại phải nộp lệ phí theo quy định của Trường. 4.15. Ban Thanh tra giáo dục Ban Thanh tra giáo dục thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp giao; Giám sát việc tuân thủ theo đúng theo quy định do Bộ Giáo dục và Trường ĐH Y tế Công cộng trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp.

Page 82: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

82

5. Hồ sơ lưu. TT Tên hồ sơ Ký hiệu Nơi lưu Thời gian lưu

1 Biên bản Hội đồng KH –ĐT về thi tốt nghiệp của khóa P. ĐTĐH 02 năm

2 Quyết định thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và các ban giúp viêc P. ĐTĐH 02 năm

3 Kết quả học tập của sinh viên tính đến thời điểm kết thúc học kỳ 1 năm thứ tư

P. ĐTĐH

02 năm

4 Mẫu Đăng ký làm Khóa luận P. ĐTĐH 01 năm

5 Hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp. do các BM xây dựng được thông qua HĐ thi tốt nghiệp

P. ĐTĐH

01 năm

6 Nội dung ôn tập. P. ĐTĐH 01 năm

7 Kế hoạch chi tiết thi tốt nghiệp Dự trù kinh phí, văn phòng phẩm cho thi tốt nghiệp

P. ĐTĐH

01 năm

8 Danh sách sinh viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp P. ĐTĐH 01 năm

9 Danh sách phòng thi – Danh sách cán bộ coi thi P. ĐTĐH 01 năm

10 Danh sách cán bộ chấm thi ( do trưởng môn chấm thi đề nghị) P. ĐTĐH 01 năm

11

Danh sách thành viên tham gia chấm khóa luận (viết và bảo vệ) Phiếu chấm khóa luận: viết, trình bày Phiếu chấm thi các môn Biên bản chấm thi

P. ĐTĐH

01 năm

12 Kết quả thi P. ĐTĐH 01 năm 14 Biên bản Hội đồng xét tốt nghiệp P. ĐTĐH 02 năm 15 Quyết định công nhận tốt nghiệp. P. ĐTĐH Không thời hạn

16 Bảng điểm quá trình học P. ĐTĐH ,PCTCT&QLSV Không thời hạn

Page 83: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

83

C2. QUY TRÌNH BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÁC THỦ TỤC CÔNG NHẬN, CẤP BẰNG THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 1. Mục đích: Qui trình này nhằm mô tả qui trình phối hợp giữa các phòng, ban và học viên trong quá trình bảo vệ luận văn tốt nghiệp và hoàn thành các thủ tục công nhận tốt nghiệp cho học viên thạc sĩ. 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các khóa bảo vệ luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Y tế công cộng

3. Cơ sở để xây dựng quy trình: - Qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2008 - Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 21 tháng 4 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ. - Nội qui, qui chế học tập của Trường Đại học Y tế công cộng - Chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban, bộ môn. 4. Nội dung 4.1. Mô tả tóm tắt qui trình:

Trách nhiệm Quy trình Ghi chú

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH - Phòng CTCT-QLSV - Phòng Quản trị- Giáo tài - Một số cán bộ trợ giảng

Hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp cho học viên

Tổ chức bảo vệ

Hoàn thiện hồ sơ sau bảo vệ

Các thủ tục công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ

4.2

- Phòng ĐT SĐH - Phòng Quản trị- Giáo tài - Các thành viên hội đồng

4.3

- Phòng ĐTSĐH - Thư ký giúp việc cho hội đồng - Hiệu trưởng ( Phó Hiệu trưởng được ủy quyền)

4.4

- Phòng ĐT SĐH - Phòng CTCT-QLSV - Hiệu trưởng ( Phó Hiệu trưởng được ủy quyền)

4.5

Page 84: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

84

4.2. Hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp cho học viên Trước kỳ bảo vệ luận văn ít nhất 1 tháng, Phòng Đào tạo Sau đại học tổ chức họp xét tư cách thi tốt nghiệp của học viên, thành phần hội đồng gồm Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Phòng Đào tạo Sau Đại học (trưởng phòng và chuyên viên phụ trách), Phòng Quản lý sinh viên (trưởng phòng và chuyên viên phụ trách), Phòng TCKT (trưởng phòng và chuyên viên phụ trách). Học viên phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau mới được xét bảo vệ luận văn (theo qui chế đào tạo thạc sĩ ngày 5/8/2008 của Bộ Giáo dục đào tạo): - Có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, iBT 45 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương trong 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ (bắt đầu áp dụng từ khóa học viên trúng tuyển năm 2009) - Đã học xong và đạt các yêu cầu môn học trong chương trình đào tạo - Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Không bị khiếu nại tố cáo về nội dung khoa học của luận văn. - Đã nộp đủ các khoản kinh phí theo qui định của nhà trường. Sau khi họp xét duyệt, Phòng Đào tạo Sau Đại học sẽ thông báo công khai biên bản họp xét duyệt tư cách bảo vệ luận văn tốt nghiệp tới toàn thể học viên, và nhận lại phản hồi trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố biên bản.

4.2.1. Nhận luận văn: Trước thời gian bảo vệ 20 ngày học viên nộp 5 cuốn luận văn theo qui định cho Phòng ĐTSĐH (Vì là hội đồng kín nên quyển luận văn không có tên học viên, tên người hướng dẫn). Học viên có trách nhiệm rà soát lại lần cuối tên luận văn và người hướng dẫn, nếu còn sai sót cần báo lại cho Phòng ĐTSĐH chỉnh sửa. 4.2.2. Chuẩn bị túi hồ sơ học viên: Trước bảo vệ 1 tháng, Phòng ĐTSĐH chuẩn bị túi hồ sơ của học viên, bao gồm các giấy tờ sau: - Lý lịch khoa học của học viên có xác nhận của cơ quan công tác (theo mẫu) - Nhận xét/ xác nhận của giáo viên hướng dẫn - Bảng điểm cá nhân do Phòng ĐTSĐH cấp - Bản sao bằng đại học và trung học chuyên nghiệp (nếu có). - Quyết định giáo viên hướng dẫn - Các giấy tờ khác của hội đồng: Phiếu chấm điểm trình bày luận văn; biên bản điểm danh hội đồng, biên bản kiểm phiếu của hội đồng và phiếu chấm điểm. Phòng ĐTSĐH cũng chuẩn bị giấy mời tham dự hội đồng gửi học viên có thể mời giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè,… tới dự buổi bảo vệ. 4.2.3. Thành lập Hội đồng và Ban giúp việc

Page 85: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

85

Trước bảo vệ 1 tháng, Phòng ĐTSĐH lập danh sách hội đồng, dựa trên chủ đề luận văn và dựa trên chuyên môn của các thành viên hội đồng. Phòng ĐTSĐH lên danh sách hội đồng. Mỗi hội đồng gồm 5 thành viên, ít nhất có 2 thành viên là người ngoài trường. - Thông thường, mỗi hội đồng kéo dài khoảng 1 tiếng 15 phút và mỗi buổi bảo vệ thường gồm 3 hội đồng. - Danh sách các thành viên hội đồng được giữ kín cho đến khi bảo vệ. - Sau khi đã thống nhất danh sách thành viên hội đồng và khẳng định sự tham gia của các thành viên hội đồng, Phòng ĐTSĐH ra quyết định thành lập hội đồng trình ban giám hiệu ký. - Mỗi hội đồng chính thức, có thêm 1 thư ký giúp việc là cán bộ nhà trường giúp hội đồng hoàn thành các thủ tục hành chính của buổi bảo vệ. 4.2.4. Đưa quyển luận văn tới các phản biện và các thành viên hội đồng - Đối với các phản biện: Phòng ĐTS ĐH niêm phong các quyển luận văn và gửi tới phản biện ít nhất 10 ngày trước khi bảo vệ, kèm theo giấy mời tham gia hội đồng, mẫu chấm quyển luận văn, mẫu nhận xét phản biện và thù lao chấm quyển cho phản biện. Người đưa quyển có trách nhiệm nhận lại bản nhận xét của phản biện ít nhất 2 ngày trước khi hội đồng diễn ra. Bản nhận xét của người phản biện phải được giữ kín và bàn giao lại cho người có trách nhiệm của phòng ĐTSĐH đưa vào túi hồ sơ của học viên. - Đối với các thành viên khác của hội đồng: Phòng ĐTS ĐH niêm phong các quyển luận văn và gửi tới các thành viên hội đồng ít nhất 10 ngày trước khi bảo vệ, kèm theo giấy mời tham gia hội đồng. 4.2.5. Chuẩn bị hậu cần Các công việc liên quan đến hậu cần phối hợp với Phòng Quản trị giáo tài, bao gồm các công việc sau: - Kê dọn giảng đường bảo vệ - Chuẩn bị khẩu hiệu - Chuẩn bị nước uống cho hội đồng - Chuẩn bị máy móc: 3 máy tính (01 cho học viên trình bày, 1 cho thư ký giúp việc và 1 máy tính có đồng hồ đếm ngược) và 1 máy in - Chuẩn bị micro: 3 micro: 1 micro có dây cho học viên trình bày và 02 micro không dây tại bàn hội đồng - Chuẩn bị 5 tấm mica để ghi các chức danh của hội đồng. - Mua hộp mực in, giấy in để phục vụ hội đồng. - 1 phòng họp nhỏ từ ngày (cạnh giảng đường bảo vệ) để hội đồng họp kín. Tất cả các công việc chuẩn bị hậu cần phải được hoàn tất trước ngày bảo vệ 1 ngày, Trưởng Phòng ĐTSĐH và Trưởng phòng Quản trị - giáo tài kiểm tra lại lần cuối trước ngày bảo vệ.

Page 86: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

86

4.3. Tổ chức bảo vệ Đại diện Ban giám hiệu đọc quyết định thành lập hôi đồng Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm điều hành hội đồng, điểm danh các thành viên hội đồng. Hội đồng chỉ làm việc khi có mặt ít nhất 3 thành viên hội đồng (không được phép vắng mặt chủ tịch, thư ký hoặc cả hai phản biện) Thư ký đọc lý lịch khoa học trích ngang tóm tắt của học viên Chủ tịch hội đồng hỏi các thành viên hội đồng và các khách mời có ý kiến gì không đồng ý với lý lịch khoa học của học viên. Học viên trình bày tóm tắt luận văn trong thời gian 15-20’ Hai phản biện đọc nhận xét luận văn và đặt câu hỏi cho học viên Các ủy viên hội đồng nhận xét luận văn và đặt câu hỏi cho học viên Học viên trả lời các câu hỏi của các thành viên hội đồng Các khách mời đặt câu hỏi (nếu có) Đại diện giảng viên hướng dẫn phát biểu ý kiến Hội đồng họp kín đánh giá kết quả luận văn Thư ký hội đồng đọc biên bản tóm tắt các ý kiến của hội đồng và biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả. Học viên phát biểu ý kiến, tặng hoa (lưu ý hạn chế tặng hoa và chụp ảnh) Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc hội đồng. 4.4. Hoàn thiện hồ sơ của học viên sau bảo vệ Mỗi hội đồng có một thư ký giúp việc cho hội đồng. Thư ký này có trách nhiệm: - Hoàn thành biên bản của hội đồng (có đủ chữ ký của chủ tịch và thư ký hội đồng) - Thu lại toàn bộ các giấy tờ của Hội đồng, bao gồm:

+ Các giấy tờ của hội đồng: biên bản của hội đồng, phiếu chấm điểm trình bày luận văn; biên bản điểm danh hội đồng, biên bản kiểm phiếu của hội đồng và phiếu chấm điểm (Các giấy tờ phải được điền đầy đủ thông tin và đủ chữ ký).

+ 2 bản nhận xét luận văn của 2 phản biện (có chữ ký) + Lý lịch khoa học của học viên có xác nhận của cơ quan công tác (theo mẫu) + Nhận xét/ xác nhận của giáo viên hướng dẫn + Bảng điểm cá nhân do Phòng ĐTSĐH cấp + Quyết định giáo viên hướng dẫn + Bản sao bằng đại học và trung học chuyên nghiệp (nếu có).

Tất cả các giấy tờ này được để trong túi hành chính của học viên và thư ký bàn giao lại ngay cho người có trách nhiệm của Phòng ĐTSĐH sau buổi bảo vệ.

Page 87: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

87

Phòng ĐT SĐH kiểm tra lại túi hồ sơ và lưu giữ theo đúng qui định của Bộ Giáo dục đào tạo (lưu giữ ít nhất 5 năm kể từ khi tốt nghiệp). Sau khi bảo vệ, chậm nhất 3 tháng, Phòng ĐTSĐH phải hòan thành bảng điểm cá nhân toàn khóa của từng học viên theo mẫu qui định của Bộ Giáo dục đào tạo. Bảng điểm của học viên được làm thành 5 bản có chữ ký và đóng dấu của Trưởng Phòng ĐTSĐH, chuyển xuống phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên cấp cùng với Bằng thạc sĩ cho học viên.

4.5. Các thủ tục công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ Chậm nhất sau 3 tháng bảo vệ luận văn, Phòng Đào tạo Sau Đại học phải làm các thủ tục công nhận tốt nghiệp, chuyển tới Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên gửi Bộ Giáo dục đào tạo cấp phôi bằng thạc sĩ cho trường. Các thủ tục công nhận tốt nghiệp bao gồm (gửi tới Bộ phận 1 cửa của Bộ Giáo dục Đào tạo): - Công văn của Trường đề nghị Bộ Giáo dục đào tạo công nhận tốt nghiệp và cấp phôi bằng - Báo cáo khóa học - Các quyết định công nhận trúng tuyển - Danh sách công nhận tốt nghiệp (theo mẫu của Bộ Giáo dục Đào tạo) - Quyết định công nhận tốt nghiệp có danh sách học viên kèm theo. - Các giấy tờ, quyết định bảo lưu của học viên (nếu có). Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên phối hợp với Phòng Đào tạo Sau Đại học theo dõi và trả lời những phản hồi hoặc bổ sung giấy tờ nếu Bộ giáo dục Đào tạo yêu cầu để có thể được cấp phôi bằng thạc sĩ.

Page 88: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

88

C3. QUI TRÌNH/QUY ĐỊNH BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP, XÉT TỐT NGHIỆP, TỔ CHỨC LỄ TỐT NGHIỆP CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG

1. Mục đích:

Mô tả quy trình phối hợp giữa các phòng, ban và học viên trong quá trình bảo vệ luận văn tốt nghiệp và hoàn thành các thủ tục công nhận tốt nghiệp các lớp chuyên khoa I Y tế công cộng

2. Phạm vị áp dụng:

Áp dụng cho tất cả các khóa bảo vệ luận văn chuyên khoa I YTCC của trường Đại học Y tế công cộng tại trường và tại địa phương.

3. Cơ sở xây dựng quy trình: - Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế công cộng; - Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học ban hành theo quyết định số 18/2000 BGD&ĐT ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; - Nội quy, quy chế học tập của Trường Đại học Y tế công cộng - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ môn. Các quy định quản lý lớp chuyên khoa I.

4. Nội dung 4.1. Mô tả tóm tắt qui trình:

Trách nhiệm Quy trình Ghi chú

- Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng được ủy quyền) - Phòng ĐTSĐH - Phòng CTCT-QLSV - Phòng Quản trị- Giáo tài - Một số cán bộ trợ giảng

Hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp cho học viên

Tổ chức bảo vệ

Hoàn thiện hồ sơ sau bảo vệ

Các thủ tục công nhật tốt nghiệp và cấp bằng chuyên khoa 1

4.2

- Phòng ĐT SĐH - Phòng Quản trị- Giáo tài - Các thành viên hội đồng

4.3

- Phòng ĐTSĐH - Thư ký giúp việc cho hội đồng - Hiệu trưởng ( Phó Hiệu trưởng được ủy quyền)

4.4

- Phòng ĐT SĐH - Phòng CTCT-QLSV - Hiệu trưởng ( Phó Hiệu trưởng được ủy quyền)

4.5

Page 89: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

89

4.2. Hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp cho học viên Trước kỳ bảo vệ luận văn ít nhất 1 tháng, Phòng Đào tạo Sau đại học tổ chức họp xét tư cách thi tốt nghiệp của học viên, thành phần hội đồng gồm Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Phòng Đào tạo Sau Đại học (trưởng phòng và chuyên viên phụ trách), Phòng Quản lý sinh viên (trưởng phòng và chuyên viên phụ trách), Phòng TCKT (trưởng phòng và chuyên viên phụ trách). Học viên phải đảm đủ các tiêu chí sau mới được xét bảo vệ luận: - Đã học xong và đạt các yêu cầu môn học, môn thi trong chương trình đào tạo - Hoàn thành đầy đủ các khoản kinh phí, học phí - Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Không bị khiếu nại tố cáo về nội dung khoa học của luận văn. Sau khi họp xét duyệt, Phòng Đào tạo Sau Đại học sẽ thông báo công khai học viên đủ tư cách, không đủ tư cách bảo vệ luận văn tốt nghiệp tới toàn thể học viên, ban điều phối tại tỉnh và nhận lại phản hồi trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố biên danh sách. 4.2.1. Nhận luận văn: Học viên nộp 02 cuốn luận văn theo qui định, có chữ kí xác nhận của giáo viện hướng dẫn. Thời gian theo thời gian quy định của phòng ĐTSĐH thông thường trước ngày bảo vệ 20 ngày. 4.2.2. Chuẩn bị hồ sơ học viên, chuyển quyển và danh sách hội đồng/giúp việc Trước bảo vệ luận văn 1 tháng phòng ĐTSĐH chuẩn bị hồ sơ của học viên: - Bảng điểm tổng hợp của toàn bộ học viên khóa học - Quyết định thành lập hội đồng bảo vệ luận văn - Thông báo cho các địa phương chuẩn bị mục 4 thay cho phòng Quản trị giáo tài (Áp dụng cho các lớp chuyên khoa I tại địa phương). - Gửi dự trù kinh phí cho phòng Tài chính kế toán theo quy định Trước bảo vệ luận văn 20 ngày phòng ĐTSĐH chuẩn bị

- Quyết định thành lập ban giúp việc hội đồng. Bao gồm ban chấm thi và ban thư kí - Chuyển quyển luận văn đến các thành viên trong ban chấm thi, kèm theo form chấm quyển luận văn. - Mỗi hội đồng kéo dài từ 45 phút – 60 phút. Mỗi ngày bảo vệ có thể có từ 2-4 hội đồng bảo vệ song song. - Mỗi 1 hội đồng bảo vệ sẽ có thêm 1 thư kí giúp việc, giúp ghi chép biên bản và hoàn thành các thủ tục hành chính của buổi bảo vệ. 4.2.3. Chuẩn bị hậu cần Các công việc liên quan đến hậu cần phối hợp với Phòng Quản trị giáo tài, bao gồm các công việc sau:

Page 90: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

90

- Kê dọn giảng đường bảo vệ - Chuẩn bị khẩu hiệu - Chuẩn bị nước uống cho hội đồng - Chuẩn bị 01 máy tính + 01 máy chiếu/01 hội đồng bảo vệ - Chuẩn bị giấy in phục vụ hội đồng Tất cả công việc chuẩn bị hậu cần phải được hoàn thành trước ngày bảo vệ và phải đảm bảo hoạt động tốt trong suốt quá trình bảo vệ. Phòng TCKT hoàn thành việc thu tiền cho buổi bảo vệ luận văn của học viên trước khi bắt đầu đợt bảo vệ.

4.3. Tổ chức bảo vệ - Chủ tịch hội đồng tuyên bố bắt đầu buổi bảo vệ - Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm điều hành hội đồng, hội đồng có 2 thành viên nên không được vắng bất kì ai. - Học viên trình bày tóm tắt luận văn trong thời gian 15 phút - Hội đồng nhận xét luận văn và đặt câu hỏi cho học viên - Học viên trả lời các câu hỏi của các thành viên hội đồng - Các khách mời đặt câu hỏi (nếu có) - Đại diện giảng viên hướng dẫn phát biểu ý kiến (nếu có) - Thư kí tổng kết điểm, hoàn thành biên bản và các thủ tục hành chính bảo vệ luận văn. Thông báo điểm trung bình cho học viên vào cuối mỗi buổi trình bày. - Học viên phát biểu ý kiến, tặng hoa (lưu ý hạn chế tặng hoa và chụp ảnh)

4.4. Hoàn thiện hồ sơ của học viên sau bảo vệ Mỗi hội đồng có một thư ký giúp việc cho hội đồng. Thư ký này có trách nhiệm: - Hoàn thành biên bản của hội đồng (có đủ chữ ký của chủ tịch và thư ký hội đồng) - Thu lại toàn bộ các giấy tờ của Hội đồng, bao gồm:

+ Biên bản hội đồng + 02 phiếu chấm quyển luận văn, + 02 phiếu chấm trình bày luận văn.

Các giấy tờ phải được điền đầy đủ thông tin và chữ kí. Tất cả các giấy tờ này được để trong túi hành chính của học viên và thư ký bàn giao lại ngay cho người có trách nhiệm của Phòng ĐTSĐH sau buổi bảo vệ. Phòng ĐT SĐH kiểm tra lại túi hồ sơ và lưu giữ theo đúng qui định của Bộ Giáo dục đào tạo (lưu giữ ít nhất 5 năm kể từ khi tốt nghiệp). Sau 1 tháng học viên nộp lại 01 quyển luận văn đã chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng. Kèm bản giải trình những trình sửa, luận văn đóng và trình theo đúng quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. (Chi tiết mẫu trên website phòng ĐTSĐH).

Page 91: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

91

Sau khi bảo vệ, chậm nhất 3 tháng, Phòng ĐTSĐH phải hòan thành bảng điểm cá nhân toàn khóa của từng học viên. Mỗi học viên sẽ có 01 bảng điểm theo mẫu qui định của Bộ Giáo dục đào tạo. Sau khi hoàn thành phòng ĐTSĐH sẽ chuyển xuống phòng CTCT&QLSV 01 bảng điểm tổng hợp của toàn bộ học viên đủ điều kiện tốt nghiệp và toàn bộ bảng điểm cá nhân của các học viên đó.

4.5. Các thủ tục công nhận tố nghiệp và cấp bằng chuyên khoa I Chậm nhất sau 1 tháng bảo vệ luận văn, Phòng Đào tạo Sau đại học sẽ gửi công văn gửi Vụ khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế đề nghị công nhận tốt nghiệp cho các học viên chuyên khoa I đủ điều kiện tốt nghiệp. Sau khi nhận được quyết định công nhận trúng tuyển của Bộ Y tế, phòng Đào tạo Sau đại học sẽ chuyển quyết định, các thủ tục công nhận tốt nghiệp xuống phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên. Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên gửi Bộ Giáo dục đào tạo cấp phôi bằng chuyên khoa I cho trường Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên phối hợp với Phòng Đào tạo Sau Đại học theo dõi và trả lời những phản hồi hoặc bổ sung giấy tờ nếu Bộ giáo dục Đào tạo, Bộ Y tế yêu cầu để có thể được cấp phôi bằng chuyên khoa I. Chậm nhất sau 1 tháng nhận được công văn đồng ý công nhận trúng tuyển của Bộ Y tế phòng CTCT&QLSV sẽ cấp phát bằng và bảng điểm cho học viên. Đối với các lớp tại địa phương, phòng CTCT&QLSV, ĐTSĐH cử cán bộ phối hợp với ban điều phối tại địa phương để tổ chức lễ tốt nghiệp cho học viên tại tỉnh.

Page 92: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Phòng Đào tạo Sau đại học

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN

VĂN CHUYÊN KHOA I Y TẾ CÔNG CỘNG

Nhiệm vụ:

- Định hướng cho học viên trong việc xác định vấn đề, thiết kế và triển khai nghiên

cứu luận văn. Trong quá trình tiến hành, kiểm tra, giám sát học viên hoàn thành đề tài

khoa học.

- Trực tiếp thảo luận và hướng dẫn học viên trong khâu thiết kế nghiên cứu, phương

pháp luận, định hướng phân tích và viết báo cáo.

- Phối hợp với trường ĐHYTCC giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến quá

trình học tập của sinh viên (những trục trặc tại địa bàn thực hiện đề tài, chậm tiến độ, v.v.).

- Xác nhận kết quả đã đạt được, duyệt luận văn của học viên và đề nghị cho học viên

bảo vệ.

Quyền lợi:

- Được hưởng thù lao và các quyền lợi khác trong đào tạo sau đại học theo quy định

của trường ĐH YTCC

- Giáo viên hướng dẫn được công nhận là đồng tác giả đề tài NCKH với học viên.

Page 93: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

93

PHẦN D QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Page 94: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

94

D1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1 Quy định này được áp dụng cho các khoá đào tạo đại học chính quy và vừa làm vừa học của Trường Đại học Y tế Công cộng. 1.2 Quy định này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo ở trình độ đại học theo học chế kết hợp niên chế với học phần. 2. Chương trình đào tạo 2.1. Chương trình được Trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các Phòng, Khoa, Bộ môn chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành do đơn vị mình phụ trách. Hội đồng Khoa học và Đào tạo nhà trường xem xét, tư vấn, Hiệu trưởng phê duyệt chương trình đào tạo. 2.2. Chương trình đào tạo dành cho cử nhân của Trường bao gồm: Các môn học lý thuyết và chương trình học tập tại thực địa mỗi năm 1 học kỳ (gồm 3 học kỳ) bắt đầu từ năm thứ hai.

3. Kế hoạch đào tạo 3.1 Căn cứ vào chương trình đào tạo, Phòng Ðào tạo đại học chủ trì việc lập kế hoạch đào tạo cho cả năm học vào tháng 5 hàng năm. Kế hoạch đào tạo năm học được Hiệu trưởng phê duyệt và thông báo cho các đơn vị vào đầu năm học mới. 3.2 Thời khoá biểu học tập được Phòng Ðào tạo Đại học lập và gửi cho các Khoa, Bộ môn, lớp học hai tuần lễ trước học kỳ bắt đầu. 3.3 Căn cứ kế hoạch đào tạo năm học, các Khoa (Bộ môn) xây dựng kế hoạch giảng dạy học tập từng học kỳ. 3.4 Đầu mỗi năm học, nhà trường thông báo công khai về nội dung và kế hoạch học tập của từng chương trình, lịch trình học tập trong từng kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, đề cương chi tiết học phần và điều kiện để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần, giáo trình, tài liệu có liên quan. Đối với những lớp hệ vừa làm vừa học tại các cơ sở giáo dục địa phương, Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện tổ chức đào tạo cụ thể để quyết định lịch trình học cho phù hợp. 3.5 Mọi thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch giảng dạy học kỳ phải được Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo được ủy quyền phê duyệt. Việc thay đổi hoặc điều chỉnh thời khoá biểu học tập phải được Phòng Ðào tạo đại học đồng ý và thông báo cho các đơn vị liên quan. 4. Học phần và đơn vị học trình 4.1 Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 5 đơn vị học trình. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã riêng do trường quy định.

Page 95: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

95

4.2 Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. a. Học phần bắt buộc: gồm những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình đào tạo và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. b. Học phần tự chọn: gồm những nội dung cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn trong danh mục các môn tự chọn của trường để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình đào tạo. 4.3 Đơn vị học trình được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, bằng 30 hoặc 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; hoặc bằng khoảng 45-60 giờ làm tiểu luận hoặc khoá luận tốt nghiệp. Cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần do Hiệu trưởng nhà trường quy định. 4.4 Một tiết học được tính bằng 45 phút. 5. Thời gian đào tạo 5.1. Trường Đại học Y tế Công cộng tổ chức đào tạo theo khoá học và năm học. Thời gian đào tạo trình độ đại học chính quy được thực hiện bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp. Thời gian đào tạo một chương trình theo hình thức vừa làm vừa học kéo dài hơn so với chương trình ở cùng trình độ hệ chính quy từ nửa năm đến một năm. 5.2. Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi, kiểm tra. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ hè để sinh viên có các học phần bị đánh giá không đạt ở các học kỳ chính được học lại và để cho những sinh viên học giỏi có điều kiện học vượt kết thúc sớm chương trình học tập. Mỗi học kỳ hè có ít nhất 5 tuần thực học và một tuần thi, kiểm tra. 5.3. Căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định cho các chương trình, hiệu trưởng phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ. 5.4. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ sinh viên đăng ký học các học phần tự chọn, các học phần sẽ học thêm hoặc chưa định học nằm ngoài lịch trình học của học kỳ đó với Phòng Đào tạo Đại học của trường, sau khi đã tham khảo ý kiến tư vấn của cán bộ phụ trách đào tạo. Nếu không đăng ký, sinh viên phải chấp nhận lịch trình học do nhà trường quy định. 5.5. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm thời gian quy định cho chương trình quy định tại khoản 1 điều này cộng với thời gian tối đa sinh viên được phép tạm ngừng học. II. QUY ĐỊNH VỀ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP 6. Quy định đối với giảng viên lên lớp 6.1 Giảng viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, bài giảng, trang phục gọn gàng và lịch sự. 6.2 Giảng viên phải lên lớp đúng giờ, đủ giờ, đúng thời khoá biểu và đúng lịch trình giảng dạy.

Page 96: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

96

6.3 Nếu vì công tác đột xuất hoặc nghỉ việc riêng, giảng viên phải báo cáo với Bộ môn và Phòng đào tạo đại học (chậm nhất là 1 ngày trước ngày giảng ghi trong lịch) để bố trí giảng viên khác dạy thay, không bỏ trống giờ. 6.4 Nếu vì lý do khách quan không đảm bảo được tiến độ của kế hoạch giảng dạy, giảng viên phải liên hệ với Phòng Ðào tạo Đại học để bố trí thời khoá biểu và giảng đường học bù.

6.5 Khi lên lớp, giảng viên phải theo dõi sĩ số của lớp. Sau 15 phút kể từ khi bắt đầu buổi học, giảng viên phải chốt sĩ số của lớp và ghi vào Sổ theo dõi học tập (hoặc Sổ nhật ký thực hành - thực tập) của lớp, ký và ghi rõ họ tên. Kết thúc giảng dạy môn học, giảng viên phải tổng kết số giờ vắng mặt của sinh viên để làm căn cứ phối hợp với phòng CTCT&QLSV chấm điểm chuyên cần cho sinh viên

7. Kiểm tra, chấm điểm bài tập và thi hết môn 7.1 Mỗi học phần giảng viên thực hiện kiểm tra, chấm bài kiểm tra (hoặc bài thi) của cả lớp. 7.2 Các bài tập, thực tập, xêmina hoặc tiểu luận của sinh viên đều phải được đánh giá chấm điểm. Ðiểm bài tập được tính theo quy định cụ thể của từng bộ môn. 7.3 Kết thúc môn học, căn cứ lịch thi, bộ môn tổ chức coi thi và chấm thi hết môn. Thi hết môn được tiến hành theo một trong bốn hình thức: vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, viết hoặc trên máy tính được quy định rõ trong đề cương môn học. 7.4 Giảng viên phụ trách môn học phải chuẩn bị ngân hàng đề thi, tối thiểu 02 đề thi đối với môn thi viết và 05 đề đối với thi vấn đáp. Ðề thi hết môn phải có chữ ký xác nhận của Trưởng bộ môn. Nếu thi vấn đáp, phải có ít nhất hai giảng viên hỏi thi cho mỗi bàn thi. Ðiểm thi vấn đáp được công bố cho sinh viên biết ngay sau khi kết thúc môn thi. Nếu thi trắc nghiệm khách quan, thi viết hoặc trên máy tính, phòng thi phải có ít nhất hai giảng viên coi thi. Nếu thi viết sẽ áp dụng thể thức dọc phách đối với bài thi; Phòng Ðào tạo Đại học phối hợp với bộ môn tổ chức thi và chấm thi các môn học này. Bài thi viết phải được hai giảng viên chấm thi. 7.5 Đối với các lớp mở ngoài trường (từ xa), sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy môn học, bộ môn gửi từ 02 đến 10 đề thi khác nhau (trường hợp cần thiết, mỗi đề thi có đủ số lượng theo sỹ số lớp học) bỏ vào 02 đến 10 phong bì dán kín có chữ ký niêm phong của Trưởng bộ môn chuyển cho Phòng đào tạo đại học, lấy xác nhận về việc bàn giao đề thi để Phòng đào tạo đại học lựa chọn và chuyển bài thi. Kết thúc buổi thi bài thi được bỏ vào túi, niêm phong có chữ ký của hai cán bộ coi thi. Bài thi được chuyển cho Phòng Đào tạo đại học để giao lại cho Bộ môn, Bộ môn sẽ cử giảng viên chấm thi theo quy định chung. Thời gian tổ chức các môn thi do Phòng đào tạo đại học phối hợp với các bộ môn xác định cụ thể. 7.6 Chậm nhất là 10 ngày làm việc đối với các lớp mở tại trường và 15 ngày làm việc đối với các lớp mở ngoài trường (từ xa) sau khi nhận được bài thi do Phòng Đào tạo đại học chuyển đến, giảng viên phải hoàn thành việc chấm điểm và phiếu báo điểm (hoặc bảng điểm) theo mẫu quy định với chữ ký của hai cán bộ chấm thi và của Trưởng Bộ môn. Các điểm ghi trong phiếu báo điểm gồm điểm kiểm tra, điểm bài tập

Page 97: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

97

và điểm thi được nhân với các hệ số khác nhau theo quy định của bộ môn và điểm môn học. 8. Quy định về học tập trên lớp 8.1 Sinh viên phải tham dự đầy đủ các giờ lên lớp lý thuyết, thực hành, xêmina hoặc tiểu luận; vắng mặt phải làm đơn xin phép thông qua lớp trưởng và nộp cho giảng viên phụ trách môn học. 8.2 Sinh viên phải đi học đúng giờ, đến muộn hoặc nghỉ sớm đều phải xin phép giảng viên. Ðầu buổi học của từng môn học, lớp trưởng phải báo cáo sĩ số; cuối buổi học phải lấy chữ ký của giảng viên vào Sổ theo dõi giảng dạy học tập. Trước kỳ thi học kỳ, lớp trưởng nộp Sổ theo dõi giảng dạy học tập cho Phòng Quản lý sinh viên. 9. Học tiếp, nghỉ học tạm thời việc tạm ngừng học hoặc bị thôi học 9.1 Trước khi vào năm học, nhà trường căn cứ vào số học phần đã học, điểm trung bình chung học tập của năm học đã qua và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học để xét việc học tiếp, việc của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ hè (nếu có) thuộc năm học nào được tính chung vào kết quả học tập của năm học đó. 9.2 Sinh viên được học tiếp lên năm học sau nếu có đủ các điều kiện dưới đây: a. Có điểm trung bình học tập của năm học từ 5,00 trở lên; b. Có khối lượng các học phần còn bị điểm dưới 5 tính từ đầu khoá học không quá 25 đơn vị học trình. c. Tại các học kỳ kế sau sinh viên chủ động đăng ký học lại những học phần bị điểm dưới 5 nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn. 9.3 Sinh viên được quyền gứi đơn tới Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây: a. Được động viên vào các lực lượng vũ trang b. Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế. c.Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa không dưới 5.00. d. Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải gửi đơn tới Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi khi bắt đầu học kỳ mới hay năm học mới. 9.4 Sinh viên không thuộc đối tượng quy định được quyền tạm ngừng học để có thời gian củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập. a. Sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền ngừng học tối đa không quá 1 năm cho toàn khóa học đối với các chương trình có thời gian đào tạo dưới 3 năm; không quá 2 năm cho toàn khoá học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3 đến dưới 5 năm; không quá 3 năm đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.

Page 98: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

98

b. Trong thời gian ngừng học, sinh viên phải đăng ký lên lớp học lại và thi lại các học phần chưa đạt nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký học chuyển qua học phần mới nếu là học phần tự chọn. Hiệu trưởng xem xét bố trí cho các sinh viên này được học một số học phần của năm học tiếp theo nếu họ đề nghị. 9.5 Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: a. Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3.50; b. Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học dưới 4,00 sau 2 năm học, dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên. c. Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định. d. Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; e. Chậm nhất là 1 tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học Trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. 10. Chế độ ưu tiên trong đào tạo 10.1 Các đối tượng được chính sách ưu tiên theo đối tượng như quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy được hưởng chế độ ưu tiên trong đào tạo. 10.2 Sinh viên thuộc các đối tượng ưu tiên được tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập. Thời gian ngừng học tối đa không quá 3 năm cho toàn khoá học đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 3 đến dưới 5 năm; 10.3 Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước. 11. Dự thi hết môn 11.1 Trước mỗi kỳ thi, danh sách dự thi các môn được Phòng Ðào tạo Đại học thông báo tại bản tin của trường. Các sinh viên vi phạm một trong quy định sau đều không được dự thi hết môn và phải nhận điểm 0: a. Trước ngày thi không nộp đầy đủ học phí của học kỳ; b. Vắng mặt không có lý do chính đáng; c. Vắng mặt có lý do nhưng quá 1/5 số tiết của môn học (đối với hệ vừa làm vừa học); d. Vắng mặt không có lý do các bài kiểm tra, không hoàn thành các bài tập, thực tập, xêmina hoặc tiểu luận theo quy định của các Bộ môn trong đề cương môn học; e. Vắng mặt dự thi không lý do. 11.2. Sinh viên vi phạm quy chế thi bị xử lý như sau: a. Trừ 1/4 điểm thi hết môn, áp dụng đối với sinh viên phạm lỗi một lần: nhìn bài, trao đổi với bạn; b. Trừ 1/2 điểm thi hết môn, áp dụng đối với sinh viên phạm lỗi: đã bị khiển trách một lần nhưng tiếp tục vi phạm lần thứ hai, mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng;

Page 99: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

99

c. Cho điểm 0 kết quả thi môn học, áp dụng đối với sinh viên phạm lỗi: sử dụng tài liệu trong phòng thi, vắng mặt buổi thi không có lý do. d. Ðình chỉ học tập một năm hoặc buộc thôi học, áp dụng đối với sinh viên phạm lỗi: nhờ người khác thi hộ hoặc đi thi hộ người khác. 11.3. Sinh viên có lý do chính đáng (ốm đau phải nằm viện hoặc gia đình có việc đột xuất đã được Khoa/Bộ môn cho phép nghỉ) không thể dự thi hết môn, phải làm đơn xin hoãn thi, kèm theo các giấy tờ hợp lệ (giấy nghỉ ốm, nằm viện, giấy cho phép nghỉ của Khoa/bộ môn...) nộp về Phòng Ðào tạo đại học trong vòng 3 ngày kể từ ngày thi. Nếu được Nhà trường chấp nhận, kết quả thi lần hai của trường hợp này sẽ được công nhận là kết quả thi lần 1. Những sinh viên này chỉ được dự thi lần thứ hai (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc học phần tổ chức cho sinh viên các khóa học sau hoặc trong học kỳ hè.

12. Thi lần hai, đăng ký học lại Trong trường hợp sau hai kỳ thi mà điểm học phần vẫn dưới 5 thì sinh viên phải đăng ký học lại học phần này với số lần được dự thi theo quy định như đối với một học phần mới. 12.1 .Các sinh viên sau đây được dự thi lần hai: a. Sau khi thi lần một có kết quả học tập môn học dưới 5; b. Vắng mặt không lý do khi thi hết môn lần một; c. Khi thi hết môn lần một chưa nộp đủ học phí, nhưng trước kỳ thi lần hai đã nộp đủ học phí. 12.2. Kỳ thi lần hai được tổ chức ít nhất sau 4 tuần kể từ ngày dự kỳ thi lần 1. 12.3. Sinh viên sau khi thi lần hai vẫn có điểm trung bình chung môn học dưới 5, hoặc sinh viên muốn thi lại để cải thiện kết quả học tập môn học, được đăng ký học lại. Ðể đăng ký học lại, trong vòng ba tuần tuần lễ đầu tiên của học kỳ có môn học cần học lại, sinh viên phải nộp học phí học lại (và nhận các giấy tờ biên nhận) tại phòng Tài chính-Kế toán,có đơn xin học lại gửi Phòng đào tạo đại học. Khi vào lớp, sinh viên phải xuất trình giấy tờ học lại cho giảng viên và bộ môn và được quyền tham gia học tập như sinh viên khóa đó. 12.4 . Việc học lại được tổ chức theo một trong ba hình thức sau: a. Học ghép với các lớp khoá sau, nếu trong học kỳ có các lớp đang học môn học đó. Hình thức này áp dụng đối với những môn học (học phần) có số lượng sinh viên học lại ít, không đủ tổ chức thành lớp riêng. b. Học tập trung theo lớp ngoài giờ do phòng Ðào tạo bố trí thời khoá biểu. Hình thức này áp dụng đối với những môn học (học phần) có ít nhất 10 sinh viên đăng ký học lại. c. Học theo nhóm cá biệt. Hình thức này áp dụng cho những sinh viên còn nợ không quá 2 học phần ở học kỳ cuối cùng và môn học (học phần) có số lượng sinh viên đăng ký học lại từ 5 người trở lên. Số tiết học bằng 1/2 số tiết của môn học (học phần) học lại.

Page 100: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

100

13. Thực địa (thực tập cộng đồng) 13.1 Thực tập cộng đồng (thực địa) là một môn học trong chương trình đào tạo được bố trí ở 3 học kỳ khác nhau và nằm trong kế hoạch năm học do Phòng đào tạo Đại học thông báo ngay từ đầu năm học. 13.2 Sinh viên học tập tại thực địa theo các nhóm từ 5-8 người theo sự hướng dẫn của giảng viên. Trước mỗi đợt thực địa, sinh viên được nhà trường phổ biến mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch học tập và hình thức đánh giá của đợt thực địa tại cộng đồng. 13.3 Sinh viên phải tham dự đầy đủ các buổi học tại các điểm thực địa của nhà trường. 13.4 Ðiểm đánh giá thực tập cộng đồng bao gồm: đánh giá của nhóm sinh viên, đánh giá của giảng viên trong quá trình học tại thực địa ; điểm chấm báo cáo viết và điểm chấm báo cáo trước hội đồng của cả nhóm 13.5 Phòng đào tạo đại học chịu trách nhiệm điều phối và lên điểm môn học bao gồm : a. Phân công giảng viên tham gia huớng dẫn các đợt thực địa từ tháng 9 hàng năm; b. Liên hệ với địa phương; c. Chia nhóm sinh viên theo thực địa; d. Tổ chức tập huấn cho sinh viên trước khi xuống thực địa; e. Phối hợp với Phòng Quản trị Giáo tài, Tài chính-Kế toán tổ chức cho sinh viên và giảng viên đi thực địa và giám sát quá trình học tập tại thực địa; f. Tổ chức chấm báo cáo cuối mỗi đợt.

14. Học theo tiến độ chậm a. Sinh viên học theo tiến độ chậm là sinh viên có nhu cầu học chậm so với tiến độ chung của khóa học được quyền đăng ký với Phòng đào tạo để xin tạm rút một số học phần trong lịch trình học quy định. b. Số học phần đăng ký tạm rút trong mỗi học kỳ có tổng khối lượng không quá 12 đơn vị học trình và chủ yếu thuộc vào nhóm học phần không mang tính chất bắt buộc đối với ngành đào tạo chính; c. Điều kiện để được học tiếp, ngừng học hoặc thôi học đối với các sinh viên học theo tiến độ chậm cũng được thực hiện theo qui định. d. Thời gian cho toàn khoá học đối với các sinh viên học theo tiến độ chậm không được vượt quá thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học theo tiến độ bình thường qui định. e. Trừ các đối tượng được ưu tiên theo quy định những sinh viên học theo tiến độ chậm ở năm học nào thì không được dự hưởng chính sách học bổng ở năm học đó.

15. Chuyển trường 15.1 Sinh viên được chuyển trường nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Page 101: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

101

a. Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập; b. Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành đào tạo mà sinh viên đang học. c. Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến. 15.2 Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau: a. Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh; b. Sinh viên có hộ khẩu thường trú ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến; c. Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khoá; d. Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

16. Tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập 16.1 Điểm tổng hợp đánh giá học phần (điểm học phần) bao gồm: điểm thi giữa học phần, điểm đánh giá phần thực hành, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần. 16.2 Điểm học phần của sinh viên được ghi vào bảng điểm, bảng điểm ghi kết thúc học phần phải có đầy đủ chữ ký của hai cán bộ chấm thi, lãnh đạo bộ môn chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần, được làm thành ba bản lưu giữ tại Phòng Đào tạo đại học, văn phòng Khoa, bộ môn và thông báo cho sinh viên. 16.3 Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến phần nguyên theo nguyên tắc: nếu có điểm lẻ duới 0,5 thì quy tròn thành 0; có điểm lẻ từ 0,5 đến 1,0 thì quy tròn thành 1,0. 16.4 Điểm trung bình môn học được tính theo công thức

TBM = a1(KT1 +KT2+ …KTn)/n + 0.5.T + a2 Trong đó a1 = trọng số của các điểm (a1 do bộ môn quyết định và không vi phậm qui chế đào tạo đại học): - Điểm kiểm tra thường xuyên, tiểu luận, thực hành... trong quá trình HT

(KT1,KT2...KTn ; n là tổng số bài kiểm tra) Mỗi môn học số bài KT tương đương số ĐVHT.

- Điểm đánh đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận-điểm này do bộ môn quy định và đánh giá và được ghi trong chương trình chi tiết môn học được tính đến một chữ số thập phân.

- Điểm thi hết môn học (T) có trọng số tối thiểu là 0,5 a2 là điểm chuyên cần : và có giá trị từ 0 đến 2 điểm Điểm chuyên cần là điểm được xét dựa trên sự có mặt của mỗi sinh viên trên lớp. Đối với CN chính quy:

Page 102: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

102

· Có mặt trên lớp 100% số giờ đạt 2.0 điểm

· Cứ 1% số giờ vắng mặt trên lớp bị trừ 0.1 điểm

· Vắng mặt trên lớp từ 20% số giờ trở lên, bị 0 điểm chuyên cần Đối với CN hệ VHVL:

· Có mặt trên lớp từ 80 - 100% số giờ, đạt 2.0 điểm

· Có mặt trên lớp dưới 80% số giờ, bị “0” điểm chuyên cần và không được dự thi hết môn.

Điểm chuyên cần do bộ môn và Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên phối hợp đánh giá sau khi kết thúc buổi học cuối cùng của môn học được công bố trước khi thi hết học phần. 16.5 Điểm trung bình chung học tập: a. Công thức tính điểm trung bình chung học tập như sau:

N

S ai . ni i = 1 A = ----------- N

S ni

I = 1

Trong đó: A là điểm trung bình chung học tập hoặc điểm TBC các học phần

tính từ đầu khóa học ai là điểm của học phần thứ i ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i N là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học mỗi khóa học và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học được tính đến hai chữ số thập phân.

b. Các điểm trung bình chung học tập để xét thôi học, ngừng tiến độ học, được học tiếp để xét tốt nghiệp và điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học được tính theo điểm cao nhất trong các lần thi. 16.6. Xếp loại kết quả học tập: a. Loại đạt:

Từ 9 đến 10: Xuất sắc Từ 8 đến cận 9: Giỏi Từ 7 đến cận 8: Khá Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá Từ 5 đến cận 6: Trung bình b. Loại không đạt:

Từ 4 đến cận 5: Yếu Dưới 4: Kém

Page 103: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

103

III. THI TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP Quy định về làm khoá luận, thi tốt nghiệp; chấm khoá luận tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp; cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập; điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện dựa trên các Quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17. Ðiều kiện thực hiện khóa luận tốt nghiệp (đối với những sinh viên thực hiện khoá luận tốt nghiệp) Kết thúc học ký I năm thứ tư, Hội đồng Khoa học và Giáo dục nhà trường quy định tiêu chuẩn sinh viên làm khóa luận và các môn thi, hình thức thi tốt nghiệp. Những sinh viên có đủ tiêu chuẩn làm khóa luận tốt nghiệp làm đơn, Phòng Đào tạo Đại học chuẩn bị văn bản Quyết định sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp trình Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đại học ký duyệt.

18. Nội dung, thời gian và hình thức làm khoá luận tốt nghiệp 18.1 Phòng Đào tạo phân công giảng viên hướng dẫn, địa điểm thực tập làm khoá luận

tốt nghiệp của sinh viên; đề nghị Nhà trường ra quyết định. 18.2 Kết thúc thời gian làm khoá luận, sinh viên phải hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

Báo cáo tốt nghiệp được đánh máy vi tính, đóng bìa nilon, nộp quyển theo số lượng thành viên hội đồng chấm luận văn cho Phòng Đào tạo Đại học đúng thời gian qui định. Báo cáo tốt nghiệp sẽ được lưu giữ ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường.

18.3 Điểm đánh giá khóa luận tốt nghiệp là trung bình cộng các điểm của từng thành viên hội đồng, người đánh giá và người hướng dẫn.

19. Thi tốt nghiệp 19.1 Hội đồng thi tốt nghiệp được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập để xét điều kiện dự thi tốt nghiệp, tổ chức thi tốt nghiệp và xét cấp bằng tốt nghiệp. 19.2 Sinh viên nếu có đủ các điều kiện sau sẽ được dự thi tốt nghiệp: a. Tích luỹ đủ số học phần quy định trong toàn khoá học, không có học phần có điểm dưới 5; b. Hoàn thành nội dung thực tập tốt nghiệp; c. Không vi phạm nội quy Nhà trường, đảm bảo đạo đức tư cách, không gây ảnh hưởng xấu đối với cơ sở thực tập trong thời gian thực tập tốt nghiệp; d. Nộp đầy đủ học phí. 19.3 Sinh viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp sẽ phải thi tốt nghiệp lại với khoá sau. 19.4 Ngoài môn thi về khoa học Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định chung; căn cứ kết quả chấm báo cáo tốt nghiệp, theo đề nghị của Trưởng khoa/Trưởng bộ môn và được Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo phê duyệt, sinh

Page 104: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

104

viên đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp có thể thi tốt nghiệp theo một trong hai hình thức sau: a. Bảo vệ khoá luận tốt nghiệp. Ðiểm báo cáo tốt nghiệp được tính như một môn học có thời lượng 14-15 đơn vị học trình. b. Thi hai môn học gồm một môn cơ sở và một môn chuyên môn. Mỗi môn học có thời lượng 5-6 đơn vị học trình. 19.5 Hình thức thi do khoa (bộ môn) đề nghị, Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo phê duyệt. 19.6 Trưởng Khoa đề nghị danh sách các tiểu ban chấm thi tốt nghiệp gửi cho Phòng Ðào tạo Đại học, tiểu ban chấm môn thi viết và vấn đáp gồm 3 người, tiểu ban chấm thi báo cáo tốt nghiệp gồm 5 người. Phòng Ðào tạo Đại học trình Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo ra quyết định thành lập các tiểu ban chấm thi tốt nghiệp, tiểu ban thư ký và cử các cán bộ coi thi. 19.7 Các môn thi viết được thực hiện theo quy chế giống như quy chế tuyển sinh đại học (đảm bảo bí mật đề thi, đáp án, coi thi, rọc phách, chấm thi hai lần độc lập với sự giám sát của Thanh tra giáo dục). Nếu chênh lệch giữa hai lần chấm không quá một điểm, kết quả thi là điểm trung bình của hai giảng viên chấm thi. Nếu chênh lệch giữa hai lần chấm vượt quá một điểm, bài thi được giao cho giảng viên thứ ba chấm; nếu kết quả của hai trong ba lần chấm giống nhau thì lấy điểm chấm giống nhau làm điểm chính thức và được làm tròn đến một số thập phân; nếu kết quả của ba lần chấm khác nhau thì lấy trung bình cộng của cả ba lần chấm. 19.8 Các môn thi vấn đáp được tiến hành giống như thi hết môn. Ðề thi, đáp án phải được Trưởng khoa ký duyệt. Ðáp án được phôtô gửi cho các giảng viên của tiểu ban tham khảo khi chấm thi. Ðiểm chấm môn thi vấn đáp là trung bình cộng các điểm của giảng viên có mặt trong tiểu ban. 19.9 Ðể bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được trình bày báo cáo bằng bảng biểu hoặc sử dụng các phương tiện trình chiếu trong thời gian không quá 20 phút, sau đó trả lời trực tiếp (không được giành thời gian chuẩn bị) các câu hỏi của giảng viên trong tiểu ban chấm báo cáo. Các thành viên hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp cho điểm theo phiếu. Điểm đánh giá khóa luận tốt nghiệp là trung bình cộng của từng thành viên hội đồng, người đánh giá và người hướng dẫn. 19.10 Chậm nhất sau một ngày kể từ khi chấm thi xong, các tiểu ban phải gửi kết quả thi tốt nghiệp (biên bản và kết quả chấm thi có đầy đủ họ tên và chữ ký của các uỷ viên) về phòng Ðào tạo Đại học. 19.11 Sinh viên có điểm thi tốt nghiệp của một môn dưới 5 sẽ phải thi lại môn đó hoặc những sinh viên bảo vệ Báo cáo khoá luận tốt nghiệp bị điểm dưới 5 sẽ phải bảo vệ lại vào thời gian 3-6 tháng sau khi công bố kết quả thi hoặc kết quả báo cáo. Thời gian thi lại môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Sinh viên thi tốt nghiệp lại phải nộp lệ phí theo quy định của Nhà trường. 20. Sinh viên các khoá trước dự thi tốt nghiệp 20.1 Sinh viên chưa tốt nghiệp các khoá trước xin dự thi tốt nghiệp ngoài các điều kiện

Page 105: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

105

chung đã quy định cần có đủ các giấy tờ sau: a. Ðơn xin dự thi tốt nghiệp. Ðơn phải trình bày rõ lý do chưa được dự thi tốt nghiệp; tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong thời gian nhà trường không quản lý có xác nhận của địa phương nơi sinh viên tham gia sản xuất và sinh hoạt; b. Giấy tờ trên phải nộp cho Phòng Ðào tạo Đại học chậm nhất là 1 tháng trước ngày xét điều kiện dự thi tốt nghiệp. 20.2 Sinh viên dự thi tốt nghiệp với khoá học nào thì phải thi các môn thi tốt nghiệp của khoá học đó, nếu môn thi tốt nghiệp khoá trước đạt từ 5 trở lên sẽ được bảo lưu. 21. Công nhận tốt nghiệp 21.1 Sinh viên được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: a. Không vi phạm quy chế thi; b. Ðiểm thi tất cả các môn đều từ 5,0 trở lên. 21.2 Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện toàn khoá học, kết quả thi tốt nghiệp, Hội đồng thi tốt nghiệp xét duyệt danh sách sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp. 21.3 Những sinh viên chưa tốt nghiệp nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học (6 năm đối với hệ cử nhân học 4 năm) sẽ được cấp giấy chứng nhận về các môn học đã học trong chương trình đào tạo của Trường. 21.4 Những sinh viên thuộc đối tượng hoãn công nhận tốt nghiệp một năm, khi hết thời hạn phải có đơn xin công nhận tốt nghiệp, bản kiểm điểm đánh giá những tiến bộ của bản thân có xác nhận tốt của nơi sinh viên về tham gia sản xuất và sinh hoạt để được xét công nhận tốt nghiệp với khoá sau. Hồ sơ xin công nhận tốt nghiệp gửi về Hội đồng thi tốt nghiệp trường trước 1 tháng kể từ ngày thi tốt nghiệp. 21.5 Sau ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp 15 ngày, Nhà trường sẽ cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp và Bảng điểm toàn khoá học. Các sinh viên có nhu cầu xin giấy chứng nhận, đăng ký và nhận tại Phòng CTCT & QLSV. 22. Bế giảng khoá học và phát bằng tốt nghiệp 22.1 Lễ Bế giảng khoá học và phát Bằng tốt nghiệp được tổ chức sau ngày kết thúc thi tốt nghiệp một đến ba tháng. 22.2 Phòng HCTH chủ trì tổ chức lễ Bế giảng và phát Bằng tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học. 22.3 Sinh viên có đủ các điều kiện sau sẽ được nhận bằng tốt nghiệp: a. Ðược công nhận tốt nghiệp; b. Hoàn thành thanh toán ra trường (có đủ chữ ký xác nhận trong Giấy thanh toán ra trường); c. Hoàn thành học tập chính trị cuối khoá (nếu có); d. Hoàn thành nghĩa vụ lao động với Trường (nếu có);

Page 106: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

106

e. Không có đơn khiếu nại về tư cách; 22.4 Tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà trường sẽ cấp Bản sao Bằng tốt nghiệp cho sinh viên. Lệ phí cấp Bản sao Bằng tốt nghiệp theo quy định của Nhà nước. Sinh viên không có mặt tại lễ Bế giảng và phát Bằng tốt nghiệp sẽ nhận Bằng tốt nghiệp tại Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên.

Page 107: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

107

D2. QUI ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1 Quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, bảo vệ đề cương và luận văn, công nhận tốt nghiệp thực hiện tại Trường Đại học Y tế Công cộng. 1.2 Quy định này áp dụng đối với học viên các khoá đào tạo thạc sỹ, chuyên khoa I và nghiên cứu sinh chương trình tiến sỹ Y tế Công cộng. 2. Chương trình đào tạo

2.1 Chương trình đào tạo sau đại học gồm khung chương trình, đề cương tóm tắt và đề cương chi tiết các môn học, danh sách các giảng viên giảng dạy và tiểu ban đánh giá kết quả học tập các môn học. Những thay đổi liên quan tới chương trình đào tạo sau đại học do Hội đồng khoa học và giáo dục nhà trường và Hiệu trưởng phê duyệt.

2.2 Chương trình đào tạo Thạc sỹ y tế công cộng: Hệ tập trung 18 tháng, chia 2 định hướng chính: định hướng nghiên cứu/giảng dạy và định hướng quản lý/ thực hành. Năm học thứ nhất, cả 2 định hướng này sẽ có các môn học chung (12 tín chỉ); các môn cơ sở bắt buộc (14 tín chỉ), các môn cơ sở tự chọn (8 tín chỉ) và các môn chuyên ngành (8 tín chỉ). Năm học thứ hai, học viên sẽ đến các điểm thực địa của Trường hoặc trở về địa phương làm luận văn tốt nghiệp. Kết thúc khoá học, mỗi học viên phải hoàn thành 1 nghiên cứu khoa học hoặc nghiên cứu đánh giá.

2.3 Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý bệnh viện: Hệ tập trung 2 năm. Năm thứ nhất học viên học 3 môn học chung (triết học và tiếng Anh); các môn học cơ sở, chuyên ngành bắt buộc 15 môn; và các môn tự chọn (3 trong số 5 môn). Năm học thứ hai, học viên sẽ đến các điểm thực địa của Trường. Kết thúc khóa học, mỗi học viên phải hoàn thành 1-2 nghiên cứu khoa học hoặc nghiên cứu đánh giá liên quan đến lĩnh vực quản lý trong bệnh viện.

2.4 Chương trình tiến sỹ Y tế Công cộng

Hệ tập trung 4 năm và không tập trung 5 năm đối với Bác sĩ tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc, cán bộ tốt nghiệp đại học khác loại khá trở lên đã học qua chương trình bổ túc kiến thức Y tế Công cộng (Chương trình bổ túc kiến thức YTCC phải có chứng chỉ). Hệ tập trung 2-3 năm đối với bác sĩ có bằng Thạc sĩ phù hợp chuyên ngành tuyển sinh, chuyên khoa cấp II YTCC:

2.5 Chương trình chuyên khoa I Y tế Công cộng

Chương trình học tập sẽ chia làm 4 kỳ, mỗi học kỳ sẽ học tập trung tại trường 10 tuần, sau đó học viên sẽ tự học tập và nghiên cứu 10 tuần tại địa phương.

2.6 Các chương trình ngắn hạn trong chương trình hợp tác với TropEd: Đây là khóa học tự chọn 2 tuần dành cho học viên đã hoàn thành môn học bắt buộc của chương trình thạc sĩ trong hệ thống TropEd. Hiện nay Trường phối hợp với TropEd tổ chức 2 khóa ngắn hạn: (1) nguyên lý và thực hành phòng chống chấn thương và (2) thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và xây dựng chính sách y tế.

Page 108: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

108

3. Kế hoạch đào tạo

3.1 Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, kết quả thi tuyển sinh sau đại học và chương trình đào tạo sau đại học, Phòng Đào tạo sau đại học chủ trì việc lập kế hoạch giảng dạy - học tập toàn khoá học cho các ngành đào tạo.

3.2 Vào tháng 7 hàng năm, Phòng Đào tạo sau đại học dựa vào chương trình các môn học theo khung chương trình đào tạo đã được Hội đồng Khoa học và đào tạo của trường phê duyệt để dự kiến kế hoạch giảng dạy tổng thể cho từng loại đối tượng đào tạo cho năm học mới và gửi các bộ môn xem xét. Nếu có vấn đề chưa hợp lý, các bộ môn sẽ phản hồi ý kiến và thảo luận với Phòng Đào tạo sau đại học trong thời gian chậm nhất 5 ngày làm việc để sắp xếp cho phù hợp. Nếu sau thời gian đó, các bộ môn không có ý kiến phản hồi, Phòng Đào tạo sau đại học sẽ quyết định kế hoạch giảng chính thức của năm học.

3.3 Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch giảng dạy chung của các môn học và kế hoạch thực địa, Phòng Đào tạo sau đại học sẽ phát triển cuốn “Sổ tay học tập” cho từng đối tượng theo khoá học và sẽ gửi cho Phòng CTCT&QLSV để cùng theo dõi tiến độ.

3.4 Ðể lập thời khoá biểu, Phòng Đào tạo sau đại học thông báo kế hoạch giảng dạy học kỳ cho các Khoa/Bộ môn. Trưởng Bộ môn phân công giáo viên phụ trách các môn học do Bộ môn đảm nhận (gồm cả giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng), Trưởng Khoa/Bộ môn ký duyệt và gửi văn bản cho Phòng Đào tạo sau đại học. Thời khoá biểu học kỳ, lịch thi hết môn do Hiệu trưởng ký duyệt được Phòng Đào tạo sau đại học gửi cho các Khoa/Bộ môn và lớp học tối thiểu là một tháng trước khi bắt đầu học kỳ. 4. Thời gian và hình thức đào tạo 4.1 Trường đại học Y tế Công cộng tổ chức đào tạo theo khoá học và năm học. 4.2 Đối với trình độ thạc sỹ được thực hiện theo hình thức tập trung 2 năm, mỗi năm có 2 kỳ. Năm đầu tiên, học viên cao học học các môn lý thuyêt, năm thứ hai học viên tiến hành các công việc tại thực địa và làm luận văn tốt nghiệp. 4.3 Đối với chương trình đào tạo tiến sỹ thực hiện đào tạo 2-3 năm đối với những người có bằng thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành tuyển sinh. 4.4 Đối với chương trình chuyên khoa I Y tế Công cộng thực hiện đào tạo 2 năm. 4.5 Đối với các chương trình ngắn hạn: Chương trình ngắn hạn thuộc hệ thống TropEd đào tạo trong 2 tuần

II. QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THẠC SỸ 5. Quy định về giảng dạy và quản lý giảng dạy (Xem quy định về giảng dạy và quản lý giảng dạy của Đào tạo Đại học) 6. Học tập và Ðánh giá kết quả học tập của học viên năm thứ nhất 6.1 Học viên có nhiệm vụ: a. Thực hiện đúng lịch trình, kế hoạch đào tạo của khoá học;

Page 109: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

109

b. Tham dự đầy đủ các giờ lên lớp lí thuyết, thực hành; làm bài tập, bài kiểm tra, tiểu luận của các môn học; nghỉ học phải báo cáo với lớp trưởng và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy môn học. c. Học viên không đủ điều kiện dự thi hết môn học nào sẽ phải học lại môn đó với khoá tiếp theo, kinh phí phát sinh do học viên tự trang trải; d. Ðóng học phí đầy đủ và đúng thời hạn. Những học viên không đóng đủ học phí của học kỳ nào sẽ không được dự thi các môn học của học kỳ đó. 6.2 Điều kiện dự thi kết thúc môn học: a. Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp lý thuyết đã qui định trong đề cương chi tiết môn học b. Tham dự đầy đủ các buổi thực hành, thảo luận do bộ môn tổ chức. c. Có đủ các bài tập, kiểm tra thường kỳ, điểm tiểu luận theo qui định của môn học. d. Học viên vắng mặt có lý do chính đáng trong kì kiểm tra thường kì, kì thi kết thúc môn học được dự kì kiểm tra, thi bổ sung (trường hợp này được coi là thi lần đầu). Không tổ chức kiểm tra lại cho những học viên có điểm kiểm tra thường kì dưới 5. e. Học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học nào phải học lại môn đó với khóa học tiếp theo. 6.3 Đánh giá môn học: a. Hình thức đánh giá môn học (định kỳ và cuối khoá) và cách tính điểm môn học do trưởng bộ môn công bố khi bắt đầu môn học. Thông thường cứ 1 đơn vị học trình /tín chỉ (tương đương với 15 tiết) thì sẽ có 1 bài kiểm tra hoặc bài tập cá nhân/nhóm để đánh giá quá trình. b. Những học viên có điểm thi không đạt yêu cầu phải dự thi kết thúc môn học lần hai. Khi đó, điểm kết thúc môn học được tính lại theo điểm thi lần hai và sẽ ghi rõ trong bảng điểm là điểm thi lần hai. Nếu thi lần 2 không đạt yêu cầu, học viên phải học lại cùng khoá kế tiếp. Số môn được học lại với khoá kế tiếp của một học viên không quá 3 môn và học viên phải tự túc kinh phí học tập. Nếu phải học lại 4 môn trở lên hoặc 1 trong 3 môn phải học lại vẫn chưa đạt điểm 5 học viên sẽ bị đình chỉ học tập. c. Học viên có quyền được khiếu nại về kết quả học tập và được giải quyết theo qui định của trường. Khi học viên có khiếu nại về bài thi, phải có đơn gửi bộ môn và Phòng Đào tạo sau đại học. d. Bộ môn và Phòng Đào tạo sau đại học sẽ tổ chức thi lại cho những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu. Lịch thi lại do Phòng Đào tạo sau đại học sắp xếp ít nhất sau 4 tuần kể từ kỳ thi thứ nhất. Điểm môn học sẽ được tính lại theo điểm thi lần 2 và ghi rõ là điểm lần 2. 6.4 Cách tính điểm trung bình năm học thứ nhất Điểm được đánh giá theo thang điểm 10, điểm tổng kết của từng cấu phần được làm tròn đến 1 chữ số thập phân theo nguyên tắc: nếu nhỏ hơn 5 thì làm tròn xuống; nếu lớn hơn 5 thì làm tròn lên. a. Điểm trung bình môn học được tính theo công thức

TBM = a1*(KT1 +KT2+ …KTn)/n +a2*T + a3*CC Trong đó a1, a2,a3: là trọng số của các điểm (do bộ môn tự quyết định) KT: điểm kiểm tra

Page 110: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

110

T: điểm thi CC: điểm chuyên cần/ý thức n: số lần kiểm tra Điểm trung bình chung môn học được chuyển thành điểm chữ như sau:

Loại đạt: A (8,5-10): Giỏi B (8,4-7,0): Khá C (5,5-6,9): Trung bình D (4,0-5,4): Trung bình yếu Loại không đạt: E (dưới 4,0): Kém

b. Điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức (TBC): Điểm trung bình chung môn học được quy về điểm số như sau:

A tương ứng với 4 B tương ứng với 3 C tương ứng với 2 D tương ứng với 1 F tương ứng với 0

k ∑ AjXj j=1

TBC = k ∑ Aj j=1

Trong đó k là số môn học, j là thứ tự môn học, Xj là trung bình chung môn học thứ j, Aj là số tín chỉ của môn thứ j. Phân loại điểm trung bình chung tích lũy như sau:

Loại xuất sắc: điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00; Loại giỏi: điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59; Loại khá: điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19; Loại trung bình: điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49; (Điểm trung bình tích lũy <2,00 là không đạt)

6.5 Căn cứ lịch thi học kỳ, Tiểu ban đánh giá kết quả học tập môn học nào chịu trách nhiệm quyết định hình thức thi (viết hoặc vấn đáp), ra đề thi, coi và chấm thi hết môn học đó. Ðối với các môn học chung (Triết học và Ngoại ngữ), Phòng Đào tạo sau đại học chịu trách nhiệm tổ chức coi thi, đánh số phách, rọc phách sau đó chuyển bài thi cho Tiểu ban chấm thi. Ðề thi được sử dụng từ ngân hàng đề thi theo thể thức bắt thăm ngẫu nhiên. 6.6 Thời gian thi viết không quá 120 phút cho mỗi môn học và phải có 2 cán bộ coi thi cho mỗi phòng thi. Trường hợp không đủ số lượng cán bộ coi thi, Tiểu ban có thể đề nghị Bộ môn cử thêm giáo viên ngoài Tiểu ban. Thông qua Trưởng bộ môn, Phòng đào tạo sau đại học có thể huy động giáo viên coi thi từ các đơn vị khác.

Page 111: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

111

6.7 Kết quả học tập môn học là điểm tổng hợp từ các điểm của bài tập, tiểu luận và hết môn (các điểm này được nhân với các hệ số khác nhau). Tiểu ban đánh giá kết quả học tập môn học gửi bảng điểm về Phòng đào tạo sau đại học chậm nhất là 2 tuần lễ sau ngày tổ chức thi hết môn học.

Page 112: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

112

7. Quy trình thực hiện các bài tập thực địa và giám sát thực địa 7.1 Quy định chung học tập tại thực địa

- Thực hiện nghiêm chỉnh qui trình và những yêu cầu của nhà trường về đào tạo tại thực địa.

- Thực hiện nghiêm chỉnh những nội quy, qui định của đơn vị y tế nơi học viên đến học tập.

- Thực hiện những công việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và những công việc liên quan khi được huy động.

- Sau khi kết thúc một nghiên cứu, học viên đề nghị đơn vị thực địa sắp xếp để học viên báo cáo kết quả nghiên cứu tại thực địa và xin ý kiến góp ý cho báo cáo.

- Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại thực địa, học viên cần thường xuyên liên hệ với Phòng ĐTSĐH, đặc biệt khi có những vấn đề nảy sinh để phối hợp và tìm biện pháp hỗ trợ kịp thời.

7.2. Triển khai học tập tại thực địa 7.2.1 Chuyên đề (chỉ áp dụng với Thạc sỹ QLBV) a. Mục tiêu

Sau khi kết thúc thời gian 2 tháng kiến tập tại bệnh viện thực địa học viên có thể: 1. Quan sát và tham gia thảo luận về một số hoạt động liên quan đến quản lý bệnh viện tại

các khoa phòng 2. Mô tả và phân tích một số lĩnh vực chính về quản lý bệnh viện

b. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện 2 tháng c. Quy trình thực hiện

§ Thu thập thông tin chung § Xác định chủ đề của chuyên đề § Viết một chuyên đề hoàn chỉnh § Báo cáo chuyên đề

Chú ý: Trong thời gian học tập, học viên phải ở tại cơ sở để hoàn thành chuyên đề. Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8, 1 – 2 thành viên của nhóm có thể rời cơ sở thực địa để thu thập thêm thông tin, thời gian này không quá 5 ngày, không trùng lịch giám sát và lịch báo cáo d. Bảo vệ chuyên đề Hội đồng bảo vệ báo cáo chuyên đề gồm 3 thành viên

- Học viên trình bày 15 phút - Hội đồng hỏi 45 phút - Hội đồng hội ý thống nhất điểm - Chủ tịch Hội đồng công bố quyết định của Hội đồng

Lưu ý: Trường hợp bảo vệ chuyên đề lần thứ nhất không đạt yêu cầu, học viên sẽ phải bảo vệ lại. Điểm của lần bảo vệ lại tối đa là 6 điểm. Học viên phải nộp tiền bảo vệ lại (500.000 đồng/học viên)

Page 113: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

113

7.2.2 Luận văn tốt nghiệp a. Mục tiêu Học viên có thể vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành một đề tài khoa học liên quan đến vấn đề sức khỏe cộng đồng/ chương trình/dự án/dịch vụ y tế/ quản lý bệnh viện. b. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện theo quy định từng khung chương trình đào tạo của nhà trường. c. Quy trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Quy trình bao gồm: - Xác định vấn đề y tế ưu tiên tại cộng đồng/bệnh viện. - Giám sát xác định vấn đề. - Xây dựng đề cương nghiên cứu/đánh giá một chương trình/dự án/dịch vụ y tế. - Bảo vệ đề cương - Thu thập số liệu - Giám sát thu thập số liệu - Phân tích số liệu và viết báo cáo. - Giám sát phân tích số liệu và quản lý tài liệu tham khảo. - Bảo vệ luận văn.

d. Quá trình giám sát. Trong quá trình học tập tại thực địa, học viên sẽ được giám sát hỗ trợ từ phía nhà trường. Ngoài ra, cơ sở thực địa cũng tham gia giám sát các hoạt động của học viên trong suốt thời gian học viên học tập tại thực địa. Lần 1: Giám sát xác định vấn đề: được tiến hành tại trường (sau 3 tuần học viên được phân công đi thực địa). Mục tiêu: Hỗ trợ học viên xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên và những vấn đề liên quan đến lựa chọn phương pháp nghiên cứu Nhiệm vụ của học viên: chuẩn bị những nội dung sau

- Kế hoạch học tập, nghiên cứu tại thực địa - Thu thập thông tin để xác định vấn đề sức khoẻ - Căn cứ và quy trình xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên (biên bản họp với y tế địa

phương xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên) - Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Nhiệm vụ của cán bộ giám sát:

- Hỗ trợ học viên giải quyết những khó khăn trong quá trình xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng bảng kiểm giám sát Lưu ý: Trường hợp giám sát lần thứ nhất không đạt yêu cầu, học viên sẽ phải giám sát

lại. Điểm của lần giám sát lại tối đa là 6 điểm. Học viên phải nộp tiền giám sát lại (200.000 đồng/học viên)

Page 114: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

114

Lần 2: Giám sát thu thập số liệu: giám sát tại thực địa (được tiến hành sau khi bảo vệ Đề cương nghiên cứu 1 tháng). Mục tiêu: Hỗ trợ học viên giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thu thập số liệu, đảm bảo độ tin cậy của số liệu thông qua việc tuân thủ đúng qui trình thu thập số liệu. Nhiệm vụ của học viên:

- Trình bày kế hoạch và các hoạt động thu thập số liệu và bảo đảm chất lượng số liệu.

- Phải tự thu thập được một phần số liệu (10%) trừ trường hợp nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp hoặc dự án, nghiên cứu chính kí hợp đồng với đơn vị chuyên môn khác thu thập số liệu.

- Giám sát, kiểm đảm bảo chất lượng số liệu, phúc tra (20%) số phiếu không tự điều tra.

- Học viên chuẩn bị sẵn các tài liệu (phiếu pre-test, phiếu đã điều tra, băng hoặc văn bản nếu có thảo luận nhóm, quyết định của Hội dồng đạo đức...

- Học viên cần chuẩn bị những câu hỏi và vấn đề muốn trao đổi với giám sát viên. Hoạt động của cán bộ giám sát:

- Giám sát viên sẽ giám sát theo phiếu giám sát kèm theo - Giám sát viên sẽ rút ngẫu nhiên một số phiếu đã điều tra để trực tiếp kiểm tra lại

độ chính xác của thông tin

Lưu ý: - Trường hợp giám sát lần thứ nhất không đạt yêu cầu, học viên sẽ được giám sát lại.

Điểm của lần giám sát lại tối đa là 6 điểm. Học viên phải nộp tiền giám sát thu thập số liệu lại (500.000 đồng/học viên)

- Đối với các trường hợp sử dụng phương pháp thu thập số liệu là phát vấn, khuyết danh hoặc chỉ thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu (định tính hoàn toàn) cần thông báo với phòng ĐTSĐH trước khi triển khai thu thập số liệu 1 tuần. Phòng ĐTSĐH sẽ bố trí giám sát viên giám sát ngay tại thời điểm thu thập số liệu.

Lần 3: Giám sát phân tích số liệu và quản lý tài liệu tham khảo: giám sát tại trường

(được tiến hành trước khi bảo vệ luận văn 1 tháng). Mục tiêu: Hỗ trợ học viên giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình phân tích số liệu để học viên có thể tự phân tích và phiên giải được số liệu. Đảm bảo tài liệu tham khảo được quản lý chính xác và phản ảnh đúng số tài liệu học viên đã thực tế tham khảo. Nhiệm vụ của học viên:

- Học viên mang đến trường toàn bộ phiếu điều tra, băng ghi âm, biên bản thảo luận, file dữ liệu và kết quả (output) đã chạy, toàn bộ tài liệu đã tham khảo….

- Học viên phải thực hiện một số lệnh cơ bản trên bộ số liệu và thư viện ENDNOTE của mình dưới sự giám sát của giáo viên giám sát.

Hoạt động của cán bộ giám sát

- Giải đáp các câu hỏi học viên - Thảo luận các nội dung và tiến hành các phân tích số liệu.

Page 115: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

115

- Kiểm tra khả năng phân tích và chất lượng số liệu theo bảng kiểm - Giám sát viên sẽ rút ngẫu nhiên một số phiếu đã điều tra và tài liệu tham khảo để

trực tiếp kiểm tra lại độ chính xác của thông tin Lưu ý: Trường hợp giám sát lần thứ nhất không đạt yêu cầu, học viên phải giám sát lại. Học viên đạt yêu cầu trong lần giám sát này mới đủ điều kiện tham gia bảo vệ luận văn. Học viên phải nộp tiền giám sát tài liệu tham khảo lại (200.000 đồng/học viên) e. Bảo vệ đề cương luận văn § Phòng đào tạo sau đai học thành lập Hội đồng bảo vệ đề cương. Thành phần gồm 3 thành viên (1 chủ tịch, 2 bản biện) là giáo viên thuộc Trường Đại học YTCC. § Học viên nộp 3 quyển đề cương, bìa mềm, có chữ ký của GV hướng dẫn về phòng ĐTSĐH trước đợt bảo vệ ít nhất 1 tuần. HV nộp quyển muộn 1 ngày sau hạn qui định sẽ bị trừ 10% của đợt bảo vệ đó. Nếu muộn trên 1 ngày sau thời hạn qui định sẽ phải bảo vệ lại. § Điểm chấm Đề cương gồm 2 thành phần: điểm chấm quyển và điểm trình bày. Từng thành viên Hội đồng chấm đề cương theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ là 0,5 điểm. Điểm chấm quyển là trung bình cộng điểm của các phản biện và điểm chấm trình bày là trung bình cộng điểm của các thành viên có mặt trong buổi bảo vệ được lấy đến một chữ thập phân và không làm tròn. § Đề cương được thông qua, học viên nộp 1 quyển đề cương hoàn chỉnh có chữ ký của GV hướng dẫn và Bản giải trình chỉnh sửa về phòng Đào tạo sau đại học sau khi kết thúc đợt bảo vệ đề cương 1 tuần. § Với những học viên có điểm bảo vệ dưới 5 điểm sẽ phải bảo vệ lại.Thời gian bảo vệ lại đề cương: 2 tuần sau khi bảo vệ lần thứ nhất. Lưu ý: Trường hợp bảo vệ đề cương lần thứ nhất không đạt yêu cầu, học viên phải bảo vệ lại. Học viên phải nộp tiền bảo vệ lại đề cương (500.000 đồng/học viên) f. Bảo vệ luận văn Thạc sỹ § Phòng Đào tạo sau đại học đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ, bao gồm: 1 chủ tịch, 1 thư ký, 2 phản biện, 1 ủy viên. Trong đó có ít nhất 2 thành viên là giáo viên ngoài trường. § Phòng Đào tạo sau đại học xử lý hồ sơ, gửi luận văn tới các phản biện, lấy nhận xét của phản biện, tổ chức bảo vệ luận văn Thạc sỹ. § Học viên nộp 5 quyển luận văn, bìa cứng, không có tên của học viên và GV hướng dẫn về phòng ĐTSĐH trước đợt bảo vệ ít nhất 2 tuần. HV nộp quyển muộn 1 ngày sau hạn qui định sẽ bị trừ 10% của đợt bảo vệ đó. Nếu muộn trên 1 ngày sau thời hạn qui định sẽ phải bảo vệ lại. § Điểm chấm Luận văn gồm 2 thành phần: điểm chấm quyển và điểm trình bày. Từng thành viên Hội đồng chấm đề cương theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ là 0,5 điểm. Điểm chấm quyển là trung bình cộng điểm của các phản biện và điểm chấm trình bày là trung bình cộng điểm của các thành viên có mặt trong buổi bảo vệ được lấy đến một chữ thập phân và không làm tròn.

Page 116: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

116

§ Học viên sửa chữa Luận văn theo góp ý của Hội đồng và nộp cho Phòng Đào tạo sau đại học sau ngày bảo vệ 1 tháng. § Với những học viên có điểm bảo vệ dưới 5 điểm sẽ phải bảo vệ lại. Thời gian bảo vệ lại luận văn: từ 4 đến 6 tháng sau khi bảo vệ lần thứ nhất. Lưu ý: Những học viên bảo vệ lại, điểm tối đa là 6 điểm. Học viên phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức bảo vệ lại (1.000.000 đồng/học viên). g. Hướng dẫn và làm luận văn Thạc sỹ 1. Phân công hướng dẫn § Sau khi học viên đăng ký đề tài luận văn, Phòng Đào tạo sau đại học căn cứ vào khả năng cán bộ, đăng ký của học viên và yêu cầu của đề tài luận văn Thạc sỹ đề nghị danh sách cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sỹ. § Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài luận văn Thạc sỹ cho học viên, danh sách cán bộ hướng dẫn.

2. Học viên trong thời gian thực hiện đề tài luận văn có trách nhiệm: § Trong vòng 2 tháng kể từ khi nhận đề tài phải hoàn thành đề cương nghiên cứu, nộp 3 bản cho Phòng ĐTSĐH có chữ ký của giáo viên hướng dẫn; § Triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu đúng tiến độ; § Cuối thời hạn làm đề tài phải viết luận văn và nộp 5 cuốn (không có tên và chữ ký của giáo viên hướng dẫn) kèm theo giấy đồng ý HV bảo vệ có chữ ký của thầy hướng dẫn về Phòng đào tạo sau đại học và thực hiện báo cáo kết quả đề tài luận văn (bảo vệ luận văn tốt nghiệp). 3. Người hướng dẫn luận văn Thạc sỹ có các nhiệm vụ sau: § Hướng dẫn học viên xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài luận văn; § Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn; § Nhận xét, đề nghị cho phép học viên được bảo vệ luận văn. 7.3 Quy định về việc cho phép học viên cao học thực hiện đề tài luận văn tại địa phương (áp dụng đối với Thạc sỹ YTCC) a. Tiêu chuẩn xét học viên làm đề tài tốt nghiệp tại các cơ sở ngoài hệ thống thực địa của trường Đại học Y tế Công cộng Những học viên có đủ tiêu chuẩn sau sẽ được xem xét cho phép học tập, nghiên cứu, làm luận văn (Năm học thứ 2) tại cơ sở đang công tác hoặc thực hiện nghiên cứu theo các chương trình, đề tài, dự án nằm ngoài hệ thống cơ sở thực địa do nhà trường chỉ định: § Học viên có đơn đề nghị và cam đoan thực hiện đúng những qui định đào tạo của Trường. § Có đề cương nghiên cứu / đề cương vấn đề quản lý sẵn sàng cho bảo vệ § Có thầy hướng dẫn được trường ĐHYTCC chấp nhận hoặc Trường có thể cử giảng viên của Trường giám sát trực tiếp.

Page 117: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

117

§ Chấp hành tốt nội qui học tập của Trường trong giai đoạn học lý thuyết năm thứ nhất (do Ban cán sự lớp, Phòng đào tạo sau đại học đánh giá) § Điểm trung bình tổng hợp các môn học lý thuyết (bao gồm các môn cơ sở, cơ bản và môn chuyên ngành) là căn cứ tham khảo, nhưng tối thiểu đạt 7,0 trở lên. § Có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan, địa phương nơi triển khai nghiên cứu hoặc chủ nhiệm đề tài, giám đốc dự án đồng ý cho học viên tham gia nghiên cứu và tạo điều kiện cho học viên học tập và nghiên cứu. b. Giám sát quá trình học tập, nghiên cứu tại cơ sở - Thực hiện giám sát theo đúng qui trình Trường đang áp dụng đối với học viên cao học YTCC và QLBV. Phòng đào tạo sau đại học phân công giáo viên giám sát quá trình thu thập số liệu/thông tin tại thực địa. Giáo viên hướng dẫn do học viên mời và Phòng đào tạo sau đại học thẩm định, quyết định. - Học viên phải đến Trường để thực hiện các buổi bảo vệ đề cương nghiên cứu/ bảo vệ kế hoạch dự án và kết quả cuối cùng của đề tài theo lịch của Trường. c. Nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn

· Hướng dẫn, giúp đỡ học viên thực hiện đề tài khoa học

· Giám sát hỗ trợ học viên theo đúng qui định của Trường ĐHYTCC

· Thông báo cho Phòng đào tạo sau đại học về tiến độ thực hiện đề tài, chất lượng đề tài và những vấn đề liên quan đến quá trình học tập, nghiên cứu của học viên.

· Phối hợp với trường ĐHYTCC giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình học tập của sinh viên (những trục trặc tại địa bàn thực hiện đề tài, chậm tiến độ...).

d. Kinh phí Học viên phải có cam đoan bằng văn bản tự chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí liên quan đến quá trình ăn ở, đi lại, giám sát của giáo viên nhà trường cử xuống giám sát quá trình thực hiện đề tài tại thực địa. e. Một số qui định khác: - Qui định này sẽ được thông báo cho học viên từ đầu năm học thứ hai (học tập tại thực địa) để học viên đối chiếu các qui định và hoàn tất các thủ tục. - Đơn đề nghị và các giấy tờ khác (xem chi tiết hồ sơ tại mục 7.6) phải được gửi tới Phòng đào tạo sau đại học trước ngày phân công học viên đi thực địa giai đoạn hai ít nhất 15 ngày về Phòng đào tạo sau đại học. Những hồ sơ nộp muộn sẽ không được xem xét. - Kết quả xét duyệt học viên có đủ điều kiện làm đề tài ở địa phương sẽ được thông báo trong tuần đầu sau khi phân công đi thực địa, sau khi xét duyệt các giấy tờ trong hồ sơ, kết quả học tập của học viên và kết quả bảo vệ đề cương. - Những sinh viên nộp hồ sơ nhưng không được duyệt sẽ được thông báo lý do không được chấp nhận (ví dụ không đáp ứng các yêu cầu và/hoặc không được thông qua đề

Page 118: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

118

cương) và sẽ trở lại hệ thống thực địa của Trường để tiến hành đề tài theo qui định của Trường. f. Hồ sơ § Đơn đề nghị của sinh viên. § Đề cương nghiên cứu/ đề cương dự án. Ghi rõ đề tài thuộc chương trình, dự án hay đề tài khoa học và nguồn kinh phí để thực hiện đề tài. § Ý kiến của cơ quan, địa phương nơi công tác, chủ nhiệm đề tài, giám đốc dự án đồng ý và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực hiện đề tài. § Ý kiến đồng ý của giáo viên hướng dẫn được học viên mời hướng dẫn. 7.4. Cách tính điểm năm học thứ hai a. Điểm kiến tập tại bệnh viện được tính như sau (chỉ áp dụng đối với cao học

QLBV): Điểm giai đoạn xác định vấn đề: X1 Điểm viết chuyên đề: X2 Điểm báo cáo chuyên đề: X3 Điểm tổng kết: X

X = X1x0,4 + X2x0,4 + X3x0,20

b. Điểm quá trình làm luận văn được tính như sau: Điểm giai đoạn xác định vấn đề nghiên cứu: Y1 Điểm bảo vệ đề cương: Y2 Điểm thu thập số liệu: Y3 Điểm Viết luận văn: Y4 Điểm quá trình làm luận văn: Y

Y = Y1 x 0.15 + Y2x 0.20 + Y3x 0.20 + Y4 x 0.45

c. Điểm quá trình học tập tại thực địa: Thực địa = (X+ Yx2)/3 (điểm này sẽ được ghi vào bảng điểm của học viên)

Ghi chú: Đối với Thạc sỹ YTCC, điểm thực địa chính bằng điểm quá trình làm luận văn (Y) Những học viên có đủ các điểm môn học, điểm luận văn đạt yêu cầu theo chương trình quy định và hoàn thành các thủ tục hành chính do nhà trường quy định sẽ được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sỹ kèm bảng điểm học tập toàn khoá. 9. Quy định về việc lựa chọn định hướng học tập Đối với hệ đạo tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, sau khi kết thúc học kỳ I, các học viên phải lựa chọn 1 trong 2 định hướng học tập: định hướng nghiên cứu và Định hướng quản lý.

Page 119: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

119

Việc lựa chọn định hướng học tập và đăng ký môn học tự chọn được thực hiện cùng một thời điểm, Phòng ĐTSĐH phải thông báo với học viên về việc lựa chọn định hướng học tập và môn học tự chọn ngay từ đầu năm học thứ nhất. Cán bộ lớp sẽ tổ chức cho các học viên đăng ký định hướng học tập và môn tự chọn. Hai tuần trước khi kết thúc học kỳ I, cán bộ lớp nộp cho phòng ĐTSĐH danh sách học viên theo 2 định hướng và danh sách học viên đăng ký các môn học tự chọn (có chữ ký của cán bộ lớp). Sau khi đã có danh sách chính thức, Phòng ĐTSĐH không giải quyết bất cứ một yêu cầu thay đổi nào của học viên. III. QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TIẾN SỸ 10. Hướng dẫn và làm luận văn tiến sỹ 10.1 Căn cứ kết quả thi tuyển nghiên cứu sinh, đề tài luận án, tiêu chuẩn và khả năng của cán bộ hướng dẫn khoa học, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh, người hướng dẫn khoa học và phân công Khoa/Bộ môn quản lý; 10.2 Nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện đề tài luận án có trách nhiệm: a. Hoàn chỉnh và thông qua đề cương nghiên cứu trước Bộ môn; b. Nộp đề cương chính thức cho Khoa/Bộ môn và cho giáo viên hướng dẫn; c. Triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu, bảo vệ chuyên đề đúng tiến độ; d. Ðịnh kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo tiến độ thực hiện đề tài luận án với Khoa/Bộ môn; e. Cuối thời hạn làm đề tài phải viết luận án và báo cáo kết quả đề tài luận văn trước

Khoa/Bộ môn; f. Hoàn chỉnh luận án, tóm tắt luận án; làm các thủ tục xin bảo vệ luận án trước Hội

đồng chấm luận án cấp Khoa/Bộ môn, cấp Nhà nước với Phòng đào tạo sau đại học;

g. Hoàn thành các thủ tục trình Bộ để xin cấp bằng với Phòng đào tạo sau đại học. 10.3 Người hướng dẫn luận án Tiến sỹ có các nhiệm vụ sau: a. Hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài luận án và viết luận án; b. Hướng dẫn nghiên cứu sinh chuẩn bị và viết chuyên đề; c. Chấm chuyên đề của nghiên cứu sinh; d. Ðịnh kỳ 6 tháng một lần nhận xét, đánh giá tiến độ thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh; e. Nhận xét, đề nghị và cho ý kiến quyết định gửi Phòng đào tạo Sau đại học để cho phép nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án. 10.4 Khoa/Bộ môn quản lý nghiên cứu sinh có các nhiệm vụ sau: a. Góp ý bổ sung, thông qua đề cương nghiên cứu đề tài luận án của nghiên cứu sinh; b. Theo dõi tiến độ thực hiện luận án và quản lý nghiên cứu sinh trong thời gian làm đề tài luận án; c. Xem xét, đề nghị Trường cho phép nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án cấp Bộ môn; d. Tổ chức Hội nghị bảo vệ luận án cấp Khoa/Bộ môn cho nghiên cứu sinh;

Page 120: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

120

e. Ðề nghị Trường cho phép nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án cấp Nhà nước. 10.5 Người hướng dẫn luận án tiến sỹ trong thời hạn quy định của nghiên cứu sinh được hưởng chế độ theo quy chế của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và quy định của Trường. Trường hợp nghiên cứu sinh không thực hiện đúng chương trình đào tạo hoặc người hướng dẫn không báo cáo tiến độ thực hiện đề tài của nghiên cứu sinh, nhà trường tạm ngừng cấp kinh phí hướng dẫn nghiên cứu sinh. 10.6 Trưởng Khoa/Bộ môn xem xét ý kiến của Bộ môn, giáo viên hướng dẫn đề nghị Trường cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp Bộ môn, cấp Nhà nước; cử cán bộ khoa học có kinh nghiệm và có cùng chuyên ngành với nghiên cứu sinh đọc và giới thiệu luận án để Nhà trường duyệt và khi quyết định cho phép nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án cấp Bộ môn. 10.7 Phòng Đào tạo sau đại học xử lý hồ sơ, gửi luận án, lấy nhận xét luận án của các thành viên Hội đồng, nhận xét tóm tắt luận án của cơ quan và các nhà khoa học; tổ chức bảo vệ luận án Tiến sỹ. 11. Gia hạn học tập 11.1 Nghiên cứu sinh vì lý do khách quan không hoàn thành chương trình học tập của khoá học phải làm đơn đề nghị xin gia hạn học tập. Ðơn xin gia hạn học tập phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, Bộ môn và Khoa chuyên môn và được gửi về Phòng đào tạo sau đại học và phòng CTCT & QLSV chậm nhất là 3 tháng trước khi hết hạn. 11.2 Nghiên cứu sinh được gia hạn một lần, tối đa là 12 tháng – với những điều kiện và qui trình theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục. Phòng đào tạo Sau đại học sẽ tham vấn cho Ban giám hiệu về từng trường hợp cụ thể, dựa trên báo cáo tiến độ của nghiên cứu sinh và ý kiến nhận xét của người hướng dẫn. Hết thời gian gia hạn, nếu nghiên cứu sinh vẫn chưa hoàn thành luận án, Hiệu trưởng sẽ ra quyết định trả nghiên cứu sinh về nơi cử đi học hoặc về địa phương. Các nghiên cứu sinh quá hạn không được hưởng quy định tài chính về bảo vệ luận án Tiến sỹ. 11.3 Trong vòng 2 năm kể từ khi hết hạn, nếu hoàn thành được luận án mới, nghiên cứu sinh có thể đề nghị Nhà trường cho phép bảo vệ luận án. 12. Ðiều khoản thi hành 12.1 Phòng đào tạo đại học, đào tạo sau đại học và các đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Quy chế đào tạo đại học và sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những điều khoản trong Quy định này. 11.2 Việc bổ sung, thay đổi các điều khoản trong Quy định phải được Hiệu trưởng phê duyệt

Page 121: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

121

IV. QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO CHUYÊN KHOA I a. Nội quy học tập:

Đối với lớp tập trung tại trường: - Học viên phải đi học đầy đủ, đúng giờ theo qui định của nhà trường (sáng bắt

đầu từ 8h00 - 11h30, chiều bắt đầu từ 13h30 – 16h30). - Trong lớp phải giữ trật tự, không sử dụng điện thoại di động và tuân thủ các

hoạt động của giảng viên yêu cầu. - Khi nghỉ học phải có giấy xin phép và được sự đồng ý bằng văn bản của giáo

vụ bộ môn hoặc giảng viên trực tiếp giảng giờ đó. Nghỉ học từ 3 ngày đến 1 tuần phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng Đào tạo sau đại học. Nghỉ học trên 1 tuần phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban giám hiệu.

Đối với lớp học tại địa phương: - Học viên các lớp chuyên khoa tại địa phương được hưởng mọi quyền lợi và

nghĩa vụ như sinh viên chuyên khoa I tập trung tại trường theo các quy định quản lý đào tạo của trường Đại học Y tế công cộng ban hành năm 2007.

- Mỗi lớp có Ban cán sự lớp và hoạt động theo Qui định về Ban đại diện lớp do Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng ban hành ngày 15/9/2003.

- Nhận bài (Thứ 3 hàng tuần) từ ban điều phối tại tỉnh và gửi bài tập tuần trước đã làm về ban điều phối tại tỉnh.

- Cuối mỗi môn học điền đầy đủ Phiếu đánh giá môn học và chuyển cho Phòng CTCT&QLSV trường ĐH YTCC.

Hoàn thành đề cương, thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn cuối khóa. b. Điều kiện kết thúc môn học:

1. Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp lý thuyết đã qui định trong đề cương chi tiết môn học

2. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các bài kiểm tra thường kỳ, buổi thực hành, thảo luận, giải đáp thắc mắc do trường tổ chức. Có đủ các bài tập, kiểm tra thường kỳ, điểm tiểu luận theo qui định của môn học.

3. Có trên 50% số bài kiểm tra, bài tập, bài quá trình >=5 điểm, học viên sẽ đủ điều kiện thi hết môn.

4. Điểm thi hết môn >=4 và điểm trung bình chung môn học ≥ 5: Học viên đủ điều kiện kết thúc môn học. Nếu điểm thi hết môn < 4 hoặc điểm chung bình chung dưới 5, học viên phải thi lại với khóa học tiếp theo.

5. Học viên vắng mặt có lý do chính đáng trong kì kiểm tra thường kì, kì thi kết thúc môn học được dự kì kiểm tra, thi bổ sung (trường hợp này được coi là thi lần đầu). Các bài kiểm tra, bài tập, thực hành kiểm tra lại chỉ được tính điểm 5.

6. Học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học nào phải học lại môn đó với khóa học tiếp theo.

c. Xử lý bài giống nhau không trung thực, nộp muộn, không nộp: - Khi bộ môn chấm bài phát hiện có biểu hiện học viên không độc lập làm bài và

có nội giống nhau một phần hay toàn bộ bài:

Page 122: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

122

- Nếu là lần đầu học viên làm bài giống nhau: Bộ môn sẽ ghi lại danh sách học viên đó và không chấm bài, gửi lại phản hồi cho phòng Đào tạo Sau đại học. Phòng Đào tạo Sau đại học sẽ yêu cầu học viên làm lại, nộp lại bài và điểm bài này sẽ bị chia đôi.

- Nếu học viên tiếp tục gửi lại bài làm giống nhau lần thứ hai trở đi (hoặc một bài khác lại có biểu hiện như vậy) – bộ môn sẽ đối chiếu danh sách đã lưu và cho điểm 0, gửi lại cho phòng và học viên.

- Học viên nộp muộn các bài tập, kiểm tra, bài quá trình so với thời gian đã được bộ môn quy định sẽ bị trừ điểm tăng dần theo thời gian nộp muộn nhưng không được quá 1 tuần. Các trường hợp quá 1 tuần sẽ mặc nhiên bị 0 điểm.

Các bài tập, bài kiểm tra, bài quá trình nếu học viên không nộp sẽ mặc nhiên bị 0 điểm.

d. Đánh giá môn học: - Hình thức đánh giá môn học (định kỳ và cuối khoá) và cách tính điểm

môn học do trưởng bộ môn công bố khi bắt đầu môn học. Thông thường cứ 1 đơn vị học trình (tương đương với 15 tiết) thì sẽ có 1 bài kiểm tra hoặc bài tập cá nhân/nhóm để đánh giá quá trình.

- Những học viên có điểm thi không đạt yêu cầu phải dự thi kết thúc môn học lần hai. Khi đó, điểm kết thúc môn học được tính lại theo điểm thi lần hai và sẽ ghi rõ trong bảng điểm là điểm thi lần hai. Nếu thi lần 2 không đạt yêu cầu, học viên phải học lại cùng khóa kế tiếp. Số môn được học lại với khoá kế tiếp của một học viên không quá 3 môn và học viên phải tự túc kinh phí học tập. Nếu phải học lại 4 môn trở lên hoặc 1 trong 3 môn phải học lại vẫn chưa đạt điểm 5 học viên sẽ bị đình chỉ học tập.

- Học viên có quyền được khiếu nại về kết quả học tập và được giải quyết theo qui định của trường. Khi học viên có khiếu nại về bài thi, phải có đơn gửi BM và Phòng ĐTSĐH.

- Bộ môn và Phòng ĐTSĐH sẽ tổ chức thi lại cho những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu. Lịch thi lại do Phòng ĐTSĐH sắp xếp ít nhất sau 4 tuần kể từ kỳ thi thứ nhất. Điểm môn học sẽ được tính lại theo điểm thi lần 2 và ghi rõ là điểm lần 2.

e. Cách tính điểm trung bình: Điểm trung bình học tập các môn học được tính theo công thức (TBC):

k ∑ AjXj

j=1

k ∑ Aj j=1

Trong đó k là số môn học, j là thứ tự môn học, Xj là môn học thứ j, Aj là số đơn vị học trình của môn thứ j.

TBC =

Page 123: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

123

D3. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHỐI HỢP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIỮA BỘ MÔN, PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC I. KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

1. Phạm vi áp dụng Qui trình này được áp dụng đối với tất cả các khóa đào tạo chính quy và không chính quy do Phòng Đào tạo Đại học và Đào tạo Sau đại học (sau đây gọi tắt là các Phòng Đào tạo) quản lý. Sau đây được gọi tắt là Phòng đào tạo.

2. Lập kế hoạch giảng dạy 2.1 Hai tháng trước khi bắt đầu năm học mới, các bộ môn gửi về phòng Đào tạo Đề cương các môn học. Các Phòng Đào tạo dựa vào chương trình các môn học theo khung chương trình đào tạo đã được Hội đồng khoa học và giáo dục của trường phê duyệt để dự kiến kế hoạch giảng dạy cho từng hệ đào tạo cho năm học mới và gửi các bộ môn xem xét.

2.2 Căn cứ tình hình thực tế, các bộ môn sẽ phản hồi ý kiến và thảo luận với các Phòng Đào tạo trong thời gian chậm nhất 5 ngày làm việc để sắp xếp cho phù hợp. Nếu sau thời gian đó, các bộ môn không có ý kiến phản hồi, các Phòng Đào tạo sẽ quyết định kế hoạch giảng chính thức của năm học.

3. Thực hiện giảng dạy

3.1 Đầu năm học, phòng QLSV sẽ lập sổ theo dõi học tập cho từng lớp,giảng viên có trách nhiệm điểm danh trong từng buổi giảng, ghi số HV/SV vắng, muộn vào sổ theo dõi học tập, những thông tin này sẽ giúp bộ môn và phòng CTCT&QLSV xét tư cách thi của HV và điểm chuyên cần của SV cuối môn học.

3.2 Chậm nhất 2 tuần trước thời gian giảng chính thức, Bộ môn gửi các Phòng Đào tạo Kế hoạch giảng dạy môn học (bao gồm: tên bài giảng, thời gian, các buổi tự học, tên giảng viên và trợ giảng, hình thức đánh giá môn học…) dưới dạng file điện tử và bản hard copy có chữ ký của giáo vụ và trưởng /phó bộ môn.

3.3 Các phòng Đào tạo phối hợp với phòng Quản trị Giáo tài sắp xếp giảng đường, phòng máy theo Kế hoạch giảng dạy môn học. Các phòng Đào tạo gửi thời khóa biểu và lịch bố trí giảng đường cho Phòng CTCT và QLSV để phòng CTCT và QLSV theo dõi. 3.4 Trong quá trình giảng dạy, bộ môn thực hiện theo đúng kế hoạch đã gửi cho các Phòng đào tạo. Nếu có thay đổi, bộ môn trực tiếp thông báo với lớp, Phòng Đào tạo, Phòng CTCT – QLSV để theo dõi. Nếu có sự thay đổi về giảng đường đột xuất trong tuần, ngoài các đơn vị nêu trên, bộ môn trực tiếp liên hệ với Phòng Quản trị giáo tài để bố trí lại giảng đường.

3.5 Bộ môn sẽ trực tiếp quản lý, theo dõi sĩ số học viên (HV)/sinh viên (SV) của từng buổi giảng của bộ môn, kết hợp với Phòng QLSV đánh giá quá trình, xét tư cách thi cho HV và điểm chuyên cần của SV gửi về Phòng Đào tạo trước khi thi 1 tuần. Phòng

Page 124: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

124

Đào tạo sẽ giám sát thường xuyên quá trình giảng dạy của các bộ môn (giảng viên, trợ giảng) và phòng QLSV sẽ giám sát thường xuyên về sĩ số HV, SV.

3.6 Đối với những buổi giảng của giảng viên ngoài trường, bộ môn trực tiếp đón giảng viên, điểm danh và trợ giúp giảng viên khi có yêu cầu

3.7 Trước buổi học cuối cùng 1 tuần, Bộ môn có trách nhiệm gửi Báo cáo thực hiện kế hoạch bài giảng (BM 02 - GV) về các Phòng Đào tạo. Các phòng đào tạo xây dựng phiếu Đánh giá môn học dựa trên Đề cương môn học và Báo cáo thực hiện Kế hoạch bài giảng do bộ môn cung cấp. Phòng QLSV chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HV/SV, tổng hợp kết quả và báo cáo trực tiếp (theo định kỳ sẽ có qui định cụ thể) với BGH, và chuyển thông tin trực tiếp cho bộ môn và Phòng ĐT.

3.8 Kết thúc môn học, giáo vụ bộ môn cùng với các Phòng Đào tạo dựa trên cơ sở sổ theo dõi học tập tổng hợp lại giờ giảng của cả môn học và lưu 1 bản tại BM và 1 bản tại Phòng ĐT.

3.9 Kết thúc học kỳ, Phòng đào tạo có trách nhiệm tổng hợp lại toàn bộ giờ giảng của các giảng viên nhà trường gửi phòng Tổ chức cán bộ và Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo để theo dõi bình xét thi đua

II. HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

4. Đánh giá kết quả học tập 4.1 Tổ chức thi

a. Bộ môn sẽ thực hiện lịch thi do các Phòng Đào tạo bố trí ngay từ đầu khoá học. Khi cần thay đổi phải có sự thống nhất giữa bộ môn, học viên và các Phòng Đào tạo.

b. Trước kì thi hết môn 1 tuần, bộ môn gửi cho các Phòng Đào tạo danh sách duyệt tư cách thi của HV,điểm chuyên cần của SV và tất cả các điểm quá trình (có chữ ký của Phòng QLSV, Giáo vụ (GV) bộ môn và phó hoặc trưởng BM)

c. Căn cứ vào hình thức thi do Bộ môn đã thông báo từ đầu khóa học trước khi thi 01 tuần Bộ môn nộp đề thi cho các phòng Đào tạo, số lượng ít nhất 3 đề đã đươc niêm phong( trong đó có 1 để được sử dụng để thi lần 2). Nếu bộ môn sử dụng giấy thi do bộ môn tự thiết kế thì thực hiện theo mẫu thống nhất của các Phòng Đào (BM…)

d. Các phòng Đào tạo quản lý đề thi, phô tô đề thi, chuẩn bị giấy thi và danh sách dự thi hết môn. Khi bốc thăm đề thi, phải có đại diện của bộ môn và các phòng Đào tạo, Bộ môn chịu trách nhiệm coi thi, mỗi phòng thi có 2 cán bộ coi thi, trong trường hợp bộ môn thiếu cán bộ coi thi có lý do chính đáng, báo trước ít nhất 3 ngày cho các phòng Đào tạo để điều phối cán bộ coi thi.

e. Phòng QLSV làm nhiệm vụ thanh tra thi.

Page 125: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

125

f. Quy trình, kỷ luật phòng thi thực hiện theo quy chế thi tuyển sinh. Phòng Đào tạo sẽ cử 01 cán bộ mang đề thi, giấy thi bàn giao cho cán bộ coi thi, giám sát quá trình thi và trong trường hợp cần thiết.

g. Trường hợp bộ môn sử dụng hình thức thi hết môn là viết tiểu luận hoặc làm bài tập lớn thì bộ môn tự tổ chức và trả kết quả điểm cho các phòng Đào tạo sau khi kết thúc môn học chậm nhất 3 tuần.

4.2 Chấm thi và quản lý điểm

a. Sau khi thi Bộ môn bàn giao ngay bài thi cho các phòng Đào tạo (có sổ giao nhận bài thi) . Trong vòng chậm nhất 5 ngày làm việc, Phòng Đào tạo phải dọc phách và gửi cho BM chấm bài.

b. Bộ môn chấm bài (mỗi bài thi phải có 2 giảng viên chấm và có đủ chữ ký của 2 giảng viên) và trả lại các phòng Đào tạo chậm nhất 5 ngày làm việc để ghép phách. Khi ghép phách và lên điểm thi phải có đại diện bộ môn và các phòng Đào tạo.

c. Điểm đánh giá môn học thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và sau đại học (bao gồm điểm kiểm tra quá trình, điểm bài tập, điểm tiểu luận, điểm thi...) được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10; nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ đến 0,5. Điểm môn học là tổng điểm đánh giá môn học đã nhân với trọng số của từng điểm đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết môn học, lấy đến một chữ số thập phân và làm tròn).

d. Sau khi ghép phách, bài thi được lưu tại BM, thời gian lưu giữ bài thi viết ít nhất là 2 năm sau khi kết thúc khoá đào tạo.

e. Bảng điểm của môn học được thực hiện theo mẫu thống nhất của các phòng Đào tạo được gửi lại cho các phòng Đào tạo bằng bản điện tử và bản hard copy có chữ ký của giáo vụ bộ môn và trưởng hoặc phó bộ môn trong vòng 5 ngày làm việc.

f. Bộ môn có trách nhiệm thông báo điểm thi cho học viên chậm nhất là 3 tuần sau khi thi kết thúc môn học.

g. Phòng Đào tạo sẽ áp dụng việc thông báo điểm trên mạng theo mã số HV/SV.

h. Khi học viên có khiếu nại về bài thi, phải có đơn gửi BM và các phòng Đào tạo. Bộ môn chịu trách nhiệm chấm phúc tra bài thi và thông báo lại kết quả cho các Phòng Đào tạo, chậm nhất trong vòng 2 tuần kể từ khi nhận đơn khiếu nại.

i. Bộ môn và các phòng Đào tạo sẽ tổ chức thi lại cho những HV/SV có điểm môn học không đạt yêu cầu. Lịch thi lại do các phòng Đào tạo sắp xếp ít nhất sau 4 tuần kể từ kỳ thi thứ nhất. Điểm môn học sẽ được tính lại theo điểm thi lần 2 và ghi rõ là điểm lần hai. Qui trình chấm thi lần hai được thực hiện như lần 1.

j. HV/SV dự thi lần 2 phải đóng lệ phí theo quy định.

k. Trường hợp HV/SV thi lần 2 vẫn không đạt: phải đăng ký học lại cùng các khóa sau và phải nộp lệ phí theo quy định

Page 126: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

126

Page 127: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

127

D4. QUY ĐỊNH SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI HỌC VÀO QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC. I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục tiêu Hoàn thiện chương trình học và đội ngũ giảng viên/trợ giảng của các môn học trong chương trình đào tạo. 2. Đối tượng đánh giá Tất cả các môn học của 2 loại hình đào tạo đại học và sau đại học (các chương trình thạc sỹ, chuyên khoa). II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3. Thời gian và địa điểm đánh giá: Ngay tại lớp học, trong buổi học trên lớp cuối cùng (không kể các buổi tự học). 4. Tổ chức thực hiện 4.1 Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên của cán bộ trực tiếp phát Phiếu đánh giá môn học và giải thích cụ thể từng mục trong phiếu để sinh viên/học viên có thể điền các thông tin chính xác và dễ dàng. Phiếu đánh giá sẽ được cán bộ Phòng CTCT&QLSV thu lại ngay cuối buổi học đó. 4.2 Phân công nhiệm vụ phối hợp a. Phòng đào tạo đại học và Phòng đào tạo sau đại học phối hợp với bộ môn và Phòng CTCT&QLSV cập nhật thông tin cho Phiếu đánh giá bao gồm: Tên môn học, mục tiêu môn học, nội dung/chủ đề bài học, tên giảng viên và ngày thực hiện đánh giá môn học. Đối chiếu với bộ môn để tránh sai sót không cần thiết. Sau đó chuyển file điện tử cho Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên trước ngày thực hiện ít nhất 1 ngày để kịp in và phôtô. b. Biểu mẫu phiếu đánh giá môn học theo mẫu thống nhất của nhà trường (BM05-GV). c. Bộ môn Tin học chịu trách nhiệm thiết kế Phần mềm nhập số liệu đánh giá môn học. 4.3 Khai thác số liệu 1. Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên nhập số liệu, phân tích, đánh giá và chuyển kết quả đánh giá cho Ban đảm bảo chất lượng để tổng hợp và báo cáo Ban giám hiệu, thông báo cho phòng Đào tạo và các bộ môn liên quan. 2. Thời hạn: Trong vòng 1 tháng kể từ khi nhập xong số liệu (Thời hạn nhập số liệu: 2 tuần sau khi lấy phiếu đánh giá môn học cuối cùng). 3. Kinh phí hỗ trợ cho việc nhập số liệu và phân tích kết quả: được trích từ nguồn kinh phí của nhà trường, tương đương 25 ngày công tác phí/học kỳ. 4. Tiếp thu và cải thiện tình hình

Page 128: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

128

· Kết quả tổng hợp Phiếu đánh giá sẽ được chuyển cho Ban Giám hiệu, Ban đảm bảo chất lượng và thông tin tới từng giảng viên phụ trách môn học.

· Các khoa/bộ môn sẽ triệu tập tất cả các giảng viên có tham gia giảng dạy các môn học trực thuộc khoa/bộ môn để có phản hồi về phiếu đánh giá: giải thích – lên điều chỉnh. Biên bản họp sẽ được chuyển cho Ban đảm bảo chất lượng, các đơn vị quản lý đào tạo (Phòng đào tạo đại học và Phòng đào tạo sau đại học).

· Sang học kỳ mới, Ban đảm bảo chất lượng phối hợp vói Phòng đào tạo đại học và Phòng đào tạo sau đại học sẽ rà soát và đối chiếu với phiếu đánh giá mới để đánh giá tình hình. Nếu các đơn vị, cá nhân vẫn không có cải tiến, Ban đảm bảo chất lượng sẽ có báo cáo cụ thể từng trường hợp trình Ban Giám hiệu để có những quyết định điều chỉnh kịp thời. III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

5. Ðiều khoản thi hành 5.1 Phòng Đào tạo đại học, Phòng đào tạo sau đại học, Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên và các đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những điều khoản trong Quy định này. 5.2 Việc bổ sung, thay đổi các điều khoản trong Quy định phải được Hiệu trưởng phê duyệt

Page 129: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

129

D5. QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG GIẢNG ĐƯỜNG VÀ PHÒNG MÁY TÍNH 1. Mục đích Quy trình này đưa ra những quy định về việc đăng ký sử dụng các giảng đường và phòng máy, nhằm thống nhất các lịch sử dụng giảng đường và phòng máy, tránh có sự chồng chéo và bảo quản các trang thiết bị của giảng đường và phòng máy có hiệu quả. 2. Phạm vi Quy trình này áp dụng đối với các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc Trường sử dụng giảng đường và phòng máy. 3. Cơ sở để xây dựng quy trình - Các quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng, trung tâm, khoa và Bộ môn của trường ĐH Y tế Công cộng (ban hành kèm theo quyết định số 280/QĐ-YTCC của Hiệu trưởng ngày 25 tháng 5 năm 2007). - Các quy định về quản lý, sử dụng các trang thiết bị của Trường Đại học YTCC 4. Nội dung 4.1. Tóm tắt quy trình thực hiện

Trách nhiệm Quy trình Mô tả Các đơn vị, bộ phận và cá nhân có nhu cầu sử dụng giảng đường và phòng máy

Đăng ký giảng đường và phòng máy

Lập kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy

Thông báo kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy

Thực hiện kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy

4.2

Phòng ĐTĐH

4.3

Phòng ĐTĐH

4.4

Các đơn vị, bộ phận và cá nhân sử dụng giảng đường và phòmg máy Phòng Vật tư Trang thiết bị và bộ phận quản lý phòng máy

4.5

Page 130: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

130

4.2. Đăng ký sử dụng giảng đường và phòng máy Các đơn vị, bộ phận và cá nhân thuộc trường Đại học Y tế Công cộng có nhu cầu sử dụng giảng đường và phòng máy đăng ký sử dụng giảng đường và phòng máy cán bộ phụ trách của Phòng Đào tạo Đại học. Thời hạn đăng ký: 1 tuần trước khi sử dụng giảng đường và phòng máy. 4.3. Lập kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy Căn cứ vào Kế hoạch giảng dạy của môn học và Giấy đăng ký sử dụng giảng đường và phòng máy, cán bộ phụ trách của Phòng Đào tạo lập kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy của tuần kế tiếp. 4.4. Thông báo kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy Chiều thứ 6 hàng tuần, cán bộ phụ trách của phòng Đào tạo Đại học thông báo kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy của tuần kế tiếp trên bảng tin Trường và gửi tới các đơn vị có liên quan. 4.5. Thực hiện kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy Theo kế hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy do phòng Đào tạo Đại học thông báo, Phòng Vật tư Trang thiết bị/bộ phận quản lý phòng máy mở giảng đường/phòmg máy, vệ sinh giảng đường/phòng máy, bàn giao trang thiết bị với đơn vị, bộ phận sử dụng giảng đường trước và sau khi sử dụng. Trong trường hợp, các đơn vị, bộ phận và cá nhân có nhu cầu sử dụng giảng đường/phòng máy đột xuất không có trong kế hoạch của tuần, Phòng Đào tạo Đại học sẽ bố trí theo điều kiện thực tế. Các đơn vị, bộ phận và cá nhân sử dụng giảng đường/phòng máy có trách nhiệm thông báo tới phòng Vật tư Trang thiết bị về việc mở và sử dụng các trang thiết bị của giảng đường/phòng máy. Trong trường hợp, các đơn vị, bộ phận và cá nhân không có nhu cầu sử dụng giảng đường/phòng máy như trong kế hoạch, các đơn vị, bộ phận và cá nhân có trách nhiệm tự thông báo với phòng Vật tư, trang thiết bị/bộ phận quản lý phòng máy. Đồng thời thông báo với Phòng Đào tạo và Phòng CTCT – QLSV. 5. Hồ sơ lưu Kê hoạch sử dụng giảng đường và phòng máy được lưu tại Phòng Đào tạo Đại học, Phòng CTCT-QLSV và Phòng Vật tư Trang thiết bị trong suốt học kỳ.

Page 131: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

131

PHẦN E PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU

Page 132: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

132

Phụ lục 1

QUẢN LÝ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

BM01-SV

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN Họ và tên: .........................................................................Ngày sinh: ........................... Lớp: ..................... Khoá: .......... Học kỳ: .........................Năm học: 200.... - 200.........

Nội dung đánh giá Điểm

(Do SV tự đánh

giá)

Điểm (Do tập thể lớp đ/ giá)

Điểm ( QLSV

đánh giá)

1- Đánh giá về ý thức học tập (Điểm tối đa 30): a- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học 10 điểm - Nghỉ học 1 buổi không phép giảm 2 điểm - Nghỉ học có phép 4 buổi giảm 2 điểm - Đi học muộn 3 buổi

giảm 2 điểm - Nghỉ giữa giờ quá qui định 3 làn

giảm 2 điểm - Mất trật tự trong giờ học, nằm ngủ bị nhắc nhở 1 lần trừ 1 điểm

b- Không bị thi lại môn nào 4điểm - Số đơn vị học trình thi lại £ 10% giảm 1 điểm - Số đơn vị học trình thi lại £ 20% giảm 2 điểm

c- Được thưởng về học tập học kỳ (tính KQ thi lần 1) - Có ĐTBCHT từ 6,00 đến cận 7,00 2 điểm - Có ĐTBCHT từ 7,00 đến cận 8,00 3 điểm - Có ĐTBCHT từ 8,00 đến cận 9,00 4 điểm - Có ĐTBCHT từ 9,00 trở lên 5 điểm

d- Được tham gia nghiên cứu khoa học: 2 điểm

e- Không vi phạm quy chế thi, kiểm tra 8 điểm - Nhắc nhở, khiển trách giảm 4 điểm - Cảnh cáo giảm 6 điểm

Page 133: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

133

- Huỷ kết quả giảm 8 điểm 2- Đánh giá ý thức chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (Tối đa 25 điểm)

a- Có ý thức bảo vệ tài sản của Nhà trường, giữ gìn vệ sinh môi trường 8 điểm - Làm bẩn bàn ghế và các tài sản khác trong trường giảm 2 điểm - Làm bẩn giảng đường giảm 2 điểm - Làm hư hỏng tài sản trong trường giảm 5 điểm - Không tham gia các buổi lao động tổng vệ sinh MT giảm 3 điểm

b- Thực hiện tốt quy chế sinh viên nội trú và ngoại trú 3 điểm

c- Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn 4 điểm - Đóng học phí muộn <5 ngày giảm 1 điểm - Đóng học phí muộn ³5 ngày giảm 2 điểm

d- Chấp hành nội quy, quy định khác của trư ờng 7 điểm - Hút thuốc lá giảm 5 điểm - Nói tục, tụ tập quán xá giảm 3 điểm - Ngồi sai sơ đồ giảm 3 điểm

3- Đánh giá về ý thức và việc tham gia các hoạt động rèn luyện chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội (Điểm tối đa: 20)

a- Tham gia đầy đủ tích cực, có hiệu quả hoạt động đoàn thể được tập thể ghi nhận (văn hoá, văn nghệ, thể thao, sinh viên tình nguyện, các câu lạc bộ, sinh viên tự quản do các cấp từ lớp, chi đoàn trở lên tổ chức) 5 điểm

b- Có ý thức xây dựng phong trào học tập, tự học, rèn luyện, đoàn kết...ở trường, lớp 5 điểm - Có hành động, lời nói làm ảnh hưởng xấu đến các phong trào do trường, lớp, chi đoàn tổ chức giảm 3 điểm - Không tham gia đầy đủ các buổi họp lớp và các phong trào của tập thể giảm 3 điểm

c- Tích cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè... 5 điểm - Tham gia và cổ vũ chơi bài ăn tiền

Page 134: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

134

giảm 5 điểm - Uống rượu giảm 5 điểm - Tham gia tệ nạn khác giảm 5 điểm 4- Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng (Tối đa 15 điểm)

a- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước 5 điểm

b- Tích cực tham gia phong trào tự quản ở trường và nơi mình cư trú 3 điểm

c- Quan hệ đúng mức với thầy cô, cán bộ nhà trường, bạn bè và nhân dân 5 điểm

d- Có hành vi tận tình giúp bạn trong học tập, sinh hoạt 2 điểm

5- Thưởng điểm: (Tối đa 10 điểm)

a- Tham gia đầy đủ tuần GDCD đầu khoá và học chính trị đầu năm 3 điểm

b- Tham gia các hoạt động phong trào và đạt giải 5 điểm

c- Tham gia nghiên cứu khoa học có hiệu quả 2 điểm

6- Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, đoàn thể (Tối đa 10 điểm)

Chức vụ Điểm thưởng theo thành tích hoạt động Tốt Khá TB Yếu

Lớp trưởng, lớp phó, Bí thư, Đội trưởng SVTQ Phó BT, SVTQ, SV có thành tích nổi bật, Chủ nhiệm CLB

10 8 6 0

- Điểm kết luận của Hội đồng đánh giá cấp trường: ............điểm (Bằng chữ: .................) - Xếp loại: ...............................Điểm rèn luyện quy đổi: ....................................................

Chữ ký của SV Lớp trưởng Bí thư Đội SVTQ

Page 135: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

135

Phụ lục 2

QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

BM 01-GV

THỜI KHOÁ BIỂU HỌC KỲ ...

Học kỳ…. ...: Định hướng ........... Thời gian học tập:……………… Giảng đường:……………………

Tuần 18

SKMT 45h NCKH 45h

1 đến 5/1 Ngoại ngữ

1 Ngoại ngữ 1 Ngoại ngữ 2 Tuần 19 Ngoại ngữ 1 NCKH SKMT NCKH

8 đến 12/1 GDSK Ngoại ngữ

2 Ngoại ngữ

1 Ngoại ngữ 2 SKMT Tuần 20 ..... ....... ....... ....... ....... .......

......

BM 02- GV BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Ngày/ tháng Nội dung Số giờ Phương pháp

giảng dạy Giảng viên

Trợ giảng

Tổng số

Page 136: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

136

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Học kỳ: .......... Năm học ................

Môn học: (ghi rõ tên và mã số môn học) Khóa học: (ví dụ CH11 hoặc K6) Chương trình đào tạo: Nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên/trợ giảng nhà trường, Phòng đào tạo đại học, Phòng đào tạo sau đại học và Phòng công tác chính trị & quản lý sinh viên mong nhận được ý kiến đánh giá khách quan và trung thực của các bạn về những nội dung trong PHIẾU ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC (không ghi tên người điền phiếu). Ý kiến của các bạn sẽ góp phần vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động chung của nhà trường. Hướng dẫn ghi phiếu: Ø Phần trả lời LỰA CHỌN: Bạn hãy khoanh tròn vào MỘT ô mã số tương ứng Ø Phần thông tin cần VIẾT: Bạn hãy ĐIỀN vào khoảng trống Ø Khi lựa chọn NHẦM: Bạn hãy GẠCH CHÉO dấu X vào vị trí nhầm, rồi KHOANH

TRÒN LẠI vào vị trí đúng A. ĐÁNH GIÁ CHUNG

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Nhìn chung, môn học này đối với bạn 1.

Không bổ ích

2. Ít bổ ích

3. Bổ ích vừa

4. Bổ ích

5. Rất bổ ích

2. Mục tiêu môn học đối với bạn (mục tiêu cụ thể dưới đây sẽ được điền vào tương ứng với môn học cần đánh giá)

1. Không

đạt

2. Chưa đạt

3. tạm

được

4. Đạt

5. Rất đạt

Mục tiêu 1: 1 2 3 4 5

Mục tiêu 2: 1 2 3 4 5

Mục tiêu 3: 1 2 3 4 5

Mục tiêu 4: 1 2 3 4 5

Mục tiêu 5 : 1 2 3 4 5

Mục tiêu 6: 1 2 3 4 5

Mục tiêu 7: 1 2 3 4 5

Page 137: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

137

B. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC HỌC TẬP

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 3. Công tác chuẩn bị và tổ chức môn học

1. Rất tồi

2. Tồi

3. Tạm được

4. Tốt

5. Rất tốt

4. Bạn có được thông báo lịch học tập ngay từ đầu khoá học không ?

1. Có 2. Không

5. Bạn có được thông báo kế hoạch đánh giá và hình thức đánh giá môn học ngay từ đầu khoá học không ?

1. Có 2. Không

6. Giáo trình và tài liệu phát tay cho người học

1. Hoàn toàn

không thích hợp

2. Không thích hợp

3. Bình

thường

4. Phù hợp

5. Rất phù hợp

Giáo trình 1 2 3 4 5 Tài liệu phát tay 1 2 3 4 5 Việc cung cấp bài giảng và các tư liệu khác lên trang web của môn học (bạn chỉ trả lời cho những môn học có trang web riêng)

1. Hoàn toàn

không có ích

2. Không có ích

3. Bình

thường

4. Có ích

5. Rất

có ích

7. Ý kiến của bạn về thời lượng môn học 1. Quá ngắn

2. Vừa đủ

3. Quá dài

Ý kiến khác

8. Góp ý của bạn nhằm cải tiến công tác tổ chức, chuẩn bị môn học (ghi vào khoảng trống dưới đây, nếu bạn không có ý kiến gì thì ghi “không có ý kiến”)

Page 138: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

138

C. NỘI DUNG MÔN HỌC VÀ HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 9. Đánh giá chung của bạn về nội dung của môn

học 1.

Không bổ ích

2. Ít bổ ích

3. Không

có ý kiến

4. Bổ ích

5. Rất bổ ích

10. Ý kiến của bạn về các bài học/chủ đề học 1. Không bổ ích

2. Ít bổ ích

3. Không

có ý kiến

4. Bổ ích

5. Rất bổ ích

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 11. Về bài tập của khóa học 1.

Không phù hợp

2. Ít

phù hợp

3. Không

có ý kiến

4. Phù hợp

5. Rất phù hợp

12. Về nội dung buổi Seminar 1 2 3 4 5 13. Về hình thức ra đề kiểm tra/thi hết môn 1 2 3 4 5 14. Theo bạn, những nội dung nào cần thay đổi (thêm hoặc bớt)? (ghi vào khoảng trống

dưới đây)

15. Hình thức đánh giá quá trình 1. Không

phù hợp

2. Ít phù hợp

3. Không có ý kiến

4. Phù hợp

5. Rất Phù hợp

16. Hình thức đánh giá hết môn học 1 2 3 4 5

17. Ý kiến đề xuất của bạn nhằm cải tiến nội dung môn học (ghi vào khoảng trống dưới đây)

Lưu ý: Từ câu 12-17 dành cho những môn học có đánh giá tương ứng, nếu không có, bạn để trống

Page 139: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

139

D. GIẢNG VIÊN / TRỢ GIẢNG Bạn vui lòng nhận xét thẳng thắn về từng giảng viên/trợ giảng của môn học, ( khoanh tròn vào số tương ứng theo thang điểm đánh giá sự đồng ý của bạn)

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng

ý

Không biết/

không trả lời

Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1. Giảng viên

Tên giảng viên Trình độ chuyên môn giỏi Nhiệt tình giảng dạy và giúp

đỡ người học trong học tập

1. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

2. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

3. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

4. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

5. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Tên giảng viên Chuẩn bị bài giảng,

tư liệu tham khảo

tốt

Tác phong phù hợp Phương pháp giảng dạy

dễ hiểu, hấp dẫn

1. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

2. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

3. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

4. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

5. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

2. Trợ giảng

Tên trợ giảng Kỹ năng hướng dẫn

tốt

Chuẩn bị phương

tiện, tài liệu hỗ trợ

giảng dạy tốt

Nhiệt tình giúp đỡ người

học trong học tập

1. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

2. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

3. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

4. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Page 140: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

140

E. Ý KIẾN KHÁC: Bạn vui lòng cho biết ý kiến góp ý thêm cho bộ môn hoặc góp ý

chung cho các hoạt động đào tạo của nhà trường

Ngày thực hiện: ........./......../......... Cảm ơn sự hợp tác của bạn!

Page 141: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

141

Phụ lục 3

THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ

BM01-CH CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

CẤU

TRÚC CHƯƠNG

TRÌNH

KHỐI LƯỢNG (ĐVHT)

KHỐI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ Phần 1

Kiến thức chung

Phần 2 Kiến thức cơ sở và chuyên

ngành

Phần 3 Luận văn

Loại 1

20% 65%-70% 10%-15% 80 16 52-56 8-12

100 20 65-70 10-15

Loại 2 20% 50%-55% 25%-30%

80 16 40-44 20-24 100 20 50-55 25-30

BM02-CH

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC

TÊN MÔN HỌC Mã môn

KHỐI LƯỢNG

Tổng số Lý thuyết

Thực hành, TN thảo luận

Các môn chung Triết học YCTH.5101 Tiếng Anh YCTA.5104 Tin học YCTI.5301 Phương pháp sư phạm y học YCSP.5302 ……..

Page 142: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

142

Phụ lục 4

THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ

BM 01-TS KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Thời gian Nội dung Ghi chú

1. Nghiên cứu sinh từ cử nhân: (thời hạn là 5 năm kể từ ngày có quyết định) Trong tháng… Xác định tên đề tài luận án Học ghép với các lớp cao học các môn học theo

chương trình dành cho NCS

Đăng ký tên các chuyên đề tiền sỹ để Hiệu trưởng ra quyết định

Trước… Bảo vệ các chuyên đề cấp tiến sỹ (mỗi chuyên đề bảo vệ vào một buổi)

Từ … Bảo vệ luận án cấp bộ môn Trước … Bảo vệ luận án cấp Nhà nước 1. Nghiên cứu sinh từ thạc sỹ: (thời hạn là 3 năm kể từ ngày có quyết định) * Các nghiên cứu sinh có bằng thạc sỹ học tại nước ngoài hoặc do nước ngoài cấp học thêm 2 môn: Triết học, Kinh tế chính trị (theo lịch học của NCS khóa … ) * Các NCS có bằng thạc sỹ gần với chuyên ngành làm NCS cần học thêm 2 môn bắt buộc thuộc chuyên ngành đó (theo lịch học bổ sung kiến thức của tuyển sinh NCS khóa … ) Trong tháng… Xác định tên đề tài luận án. Học môn tiếng Anh chuyên ngành (theo lịch của lớp

NCS khóa … )

Đăng ký tên các chuyên đề tiến sỹ để Hiệu trưởng ra quyết định.

Bảo vệ các chuyên đề cấp tiến sỹ (mỗi chuyên đề bảo vệ vào một buổi)

Từ… Bảo vệ luận án cấp bộ môn Trường… Bảo vệ luận án cấp Nhà nước. Lưu ý: Các NCS tự xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân thông qua giáo viên hướng dẫn. Khoa chuyên ngành rồi nộp lại bản kế hoạch đó cho khoa chuyên ngành, bộ môn và Phòng đào tạo đại học và sau đại học chậm nhất là vào ngày… Nơi lưu: - NCS, Giáo viên HD - Các khoa, bộ môn có liên quan - Lưu phòng ĐTSĐH (để theo dõi) Người lập kế hoạch………………..

TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

…………………

Page 143: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

143

Phụ lục 5

QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, SỬA ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU

BM.01-BS

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Khoa/Bộ môn:

Số: ………../QĐ-Ký hiệu khoa/bộ môn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 200…

BẢN ĐĂNG KÝ BIÊN SOẠN, SỬA ĐỔI

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

Kính gửi: Hiệu trưởng Trường ĐHYTCC (Qua Phòng Đào tạo đại học/Phòng đào tạo sau đại học)

1. Khoa/Bộ môn: ............................................................................................... 2. Tên tài liệu: .................................................................................................... 3. Loại hình tài liệu:

- Chương trình: - Giáo trình: - Tài liệu tham khảo, chuyên khảo:

4. Hình thức: - Biên soạn mới: - Chỉnh lý bổ sung: - Dịch:

5. Dùng cho môn học: ........................................................................................ Số tiết giảng theo mục tiêu đào tạo:............................................................... 6. Nội dung tài liệu: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 7. Người biên soạn: ............................................................................................ 8. Người hiệu đính: ............................................................................................ ..........................................................................................................................

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN

Page 144: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

144

BM.02-BS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 200…

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

I. Hội đồng khoa học: ....................................................................................... 1. Thành phần hội đồng: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2. Người phản biện: ........................................................................................... 3. Đại diện Phòng ĐTĐH/ĐTSĐH:.................................................................... II. Tên tài liệu được nghiệm thu: III. Loại tài liệu và đối tượng sử dụng: 1. Loại tài liệu: Chương trình: Giáo trình môn học: Tài liệu tham khảo/chuyên khảo 2. Đối tượng sử dụng: IV. ý kiến của phản biện: (kèm theo văn bản) V. Những ý kiến nhận xét của hội đồng. .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... VI. Đánh giá của Hội đồng: 1. Chưa đạt yêu cầu: 2. Đạt yêu cầu (chia 3 loại): Loại 1 (chất lượng tốt): Loại 2 (chất lượng khá): Loại 3(chất lượng trung bình):

THƯ KÝ HĐKH

TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH

Page 145: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

145

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Số: ………../YTCC-ĐTĐH/SĐH

BM.03-BS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 200…

KẾ HOẠCH BIÊN SOẠN, SỬA ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NĂM HỌC ………

STT Tên tài liệu Chủ biên Số tiết giảng theo mục tiêu môn học

Thời hạn hoàn thành bản thảo

Kinh phí dự trù (đ)

I. Khoa/Bộ môn 1 2 3 4 5 6 7 8 9

HIỆU TRƯỞNG PHÒNG ĐTĐH /ĐTSĐH

Page 146: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

146

Phụ lục 6

THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN HỒI

BM01-PH PHIẾU TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN HỒI

Tên người/đơn vị gửi ý kiến: __________________________________________________ Số điện thoại:_______________________________________________________________ E-mail: ___________________________________________________________________ Người/đơn vị tiếp nhận ý kiến phản hồi ________________________________________ Tóm tắt ý kiến phản hồi (lý do, thời gian và các chi tiết liên quan): Các tài liệu gửi kèm theo: 1- 2-

Ngày… tháng …. năm...... Người gửi ý kiến

Page 147: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

147

BM02-PH

SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN HỒI

Ngày Người/nơi phản hồi Đơn vị xử lý Kết quả Ghi chú

Page 148: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

148

Phụ lục 7

QUY ĐỊNH PHỐI HỢP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIỮA BỘ MÔN VÀ PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG KHOA:........................................................... BỘ MÔN:......................................................

BẢNG ĐIỂM MÔN HỌC

Học kỳ: Năm học:................................... Hệ: Khóa:

MÔN: SỐ ĐVHT

STT Lớp Mã Sinh viên

Họ và tên

Kiểm tra Thi Chuyên

cần TBmôn Ghi chú KT1 KT2 KT3

Ghi chú: Công thức tính điểm Trung bình môn học: TBM = ………………………………………

Bảng điểm Môn học được làm thành 3 bản: 01 bản lưu tại Khoa hoặc Bộ môn, 01 bản lưu tại Phòng Đào tạo Đại học (hoặc Phòng Đào tạo Sau Đại học) và 01 bản gửi học viên.

Hà Nội, ngày.........tháng.........năm........

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRƯỞNG KHOA, BỘ MÔN GIÁO VỤ BỘ MÔN

Page 149: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

149

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT ĐIỂM KIỂM TRA/THI

Kính gửi: Bộ môn……………………………………. Họ và tên:…………………………………………………………………… Lớp:…………………………Niên khóa:……………………………………. Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………... ……………………………………………….………………………………… Điện thoại cố định:……………………Điện thoại di động:……………............ Lý do đề nghị xem xét điểm kiểm tra/thi:………………………………….. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Các minh chứng gửi kèm: 1- 2- Hà Nội, ngày……tháng…..năm……

Người viết đơn (Ký, ghi rõ họ tên)

Page 150: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

150

BM05- GV Mẫu đề cương môn học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG KHOA: BỘ MÔN:

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Lớp: Cao học YTCC khoá …..

Năm học: 1. Tên môn học (unit title/block):

2. Số tín chỉ (Credit):

3. Giảng viên (Lecturers):

4.Vai trò, vị trí của môn học/Rational:

5. Quan hệ với các môn học khác/Coherence

6. Mục tiêu học tập (learning objectives):

7. Nội dung (content):

(*) thời gian GV giảng bằng PP truyền thống

(**) làm bài tập, thảo luận nhóm có sự hướng dẫn của GV trên lớp.

(***) chỉ áp dụng với những môn giảng bằng pp SBL/PBL. Ghi thời gian thực tế trên lớp (không ghi thời gian tự học).

TT

Tên bài

Số tiết

PP lượng

giá

Thuyết trình (*)

Thực hành tại lớp (**)

SBL (***)

PBL (***)

1.

2.

3.

4.

5.

6. ……

Tổng cộng

Ghi chú: tiết học SBL/PBL được tính như là tiết Thuyết trình

Page 151: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

151

8. Các tài liệu học tập/tham khảo bắt buộc (required reading) và tài liệu gợi ý tham khảo (recommended reading)

Tài liệu học tập bắt buộc:

Các tài liệu gợi ý tham khảo:

Địa chỉ mạng E.learning và password

9. Phương pháp đánh giá (Assessment):

- Công thức tính điểm

- Ghi rõ hình thức thi (thi viết, tiểu luận, trình bày…)

Phụ lục

1. Thời gian biểu (timetable and study landmarks): (gửi phòng ĐTSĐH trước khi triển khai giảng 1 tuần)

2. Cây vấn đề (Dùng cho các môn học áp dụng phương pháp PBL và SBL)

Điều phối môn học: Họ tên E-mail: Điện thoại: Di động:

Hà nội, ngày / / 200 Phòng đào tạo Phụ trách bộ môn Điều phôi môn học

Page 152: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

152

Mẫu đề cương bài học TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNGCỘNG KHOA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG BỘ MÔN:

ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC MÔN:

1. Tên bài học: Bài1:

2. Thời gian: Số tiết

3. Mục tiêu học tập: Sau khi kết thúc bài học, sinh viên/học viên có thể:

Lý thuyết:

1.

2.

Bài tập:

4. Các hoạt động học tập:

Mục tiêu Hoạt động Đánh giá 1. - -

2. -

3. - -

4.

Mẫu Lịch giảng chi tiết Ngày/ tháng

Nội dung Số giờ

Phương pháp giảng dạy

Giảng viên Hoạt động của trợ giảng

- - - - - - - - - - - - - - - -

Page 153: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

153

BM02 – ĐT ĐỀ THI -------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ THI MÔN: Đối tượng: Lớp: Đề số : Thời gian:

ĐIỂM

Bằng số: ...................................................

Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi thứ 1

Bằng chữ: ................................................ Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi thứ 2

Dọc phách theo đường này

Số phách

Số báo danh

Số phách

Họ, tên và chữ ký của cán bộ coi thi 1

Họ, tên và chữ ký của cán bộ coi thi 2

Họ và tên: Lớp: Ngày, tháng, năm sinh …………………………………………………….. Ngày thi:

Page 154: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

154

BM03 – ĐT DANH SÁCH THI

---------- TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DANH SÁCH THI HẾT MÔN

MÔN THI:

Học kỳ: Năm học: Hệ: Khóa: Địa điểm: Thời gian:

STT Lớp Mã SV Họ và tên SBD Số tờ Ký nộp Ghi chú

Tổng số bài: ………… Cán bộ coi thí số 1 Cán bộ coi thi số 2

Tổng số tờ: …………

Page 155: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

155

BM04 – ĐT SỔ GIAO NHẬN ĐỀ THI

----------

TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỔ GIAO NHẬN ĐỀ THI

HỌC KỲ:…………………NĂM HỌC:……………….KHÓA:…………….

TT Môn học Tổng số đề Số đề sử dụng Ngày thi Người

nộp Cán bộ coi

thi

BM05 – ĐT SỔ GIAO NHẬN BÀI THI HẾT MÔN

----------

TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỔ GIAO NHẬN BÀI THI HẾT MÔN

HỌC KỲ:…………………NĂM HỌC:……………….KHÓA:…………….

TT Môn thi Ngày nhận Người nhận bài Tổng số Ngày khớp phách

Ngày trả điểm

Page 156: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

156

BM06 – ĐT BIÊN BẢN CHẤM THI

----------

TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CHẤM ĐIỂM

MÔN THI:

Học kỳ: Năm học: Hệ: Khóa:

TT Phách Kết quả Ký xác nhận sửa điểm Phách Kết quả Ký xác nhận

sửa điểm

Ghi chú: Lưu tại phòng Đào tạo Đại học TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN CÁN BỘ CHẤM THI 1 CÁN BỘ CHẤM THI 2

--------------------------------------------------------------------------------------------

BM07 – ĐT BIÊN BẢN KHỚP PHÁCH

----------

TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KHỚP PHÁCH

MÔN THI:

Học kỳ: Năm học: Hệ: Khóa:

STT Lớp Mã SV Họ và tên Phách Kết quả Ghi chú

Ghi chú: Lưu tại Khoa, Bộ môn

Ngày khớp phách………… CÁN BỘ KHỚP PHÁCH 1 CÁN KHỚP PHÁCH 2

Page 157: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

157

BM08 – ĐT BẢNG ĐIỂM MÔN HỌC

----------

TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG ĐIỂM MÔN HỌC

MÔN HỌC:

Học kỳ: Năm học: Hệ: Khóa:

SỐ ĐVHT

STT Lớp Mã

Sinh viên

Họ và tên Kiểm tra

Thi Chuyên cần TBmôn Ghi

chú KT1 KT2 KT3

Ghi chú: Công thức tính điểm Trung bình môn học: TBM = ……………………………………… Bảng điểm Môn học được làm thành 2 bản: 01 bản lưu tại Khoa hoặc Bộ môn, 01 bản lưu tại Phòng Đào tạo Đại học.

Hà Nội, ngày.........tháng.........năm........

P. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRƯỞNG KHOA, BỘ MÔN GIÁO VỤ BỘ MÔN

Page 158: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

158

BM09 – ĐT ĐĂNG KÝ THI LẦN HAI

---------- TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐĂNG KÝ THI LẦN HAI

Họ và tên:

Hệ: ………………………Khóa: …....Lớp…………Mã SV........................

Đăng ký thi lần hai môn:

……………………………………………………………………………………………….…

……………………………………………………………………………………………….…

……………………………………………………………………………………………….…

……………………………………………………………………………………………….…

……………………………………………………………………………………………….…

……………………………………………………………………………………………….…

Học kỳ: Năm học

Hà Nội, ngày tháng năm

SINH VIÊN ĐĂNG KÝ

Page 159: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

159

BM10 – ĐT ĐĂNG KÝ HỌC LẠI

---------- TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐĂNG KÝ HỌC LẠI

Họ và tên: Hệ: ………………………Khóa: …....Lớp…………Mã SV........................ Đăng ký học lại môn học:

TT Môn học Số ĐVHT Kỳ học/ năm học Lý do

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Hà Nội, engày tháng năm SINH VIÊN ĐĂNG KÝ

Page 160: CÁC QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

160

BM11 – ĐT GIẤY GIỚI THIỆU SINH VIÊN HỌC LẠI

---------- TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY GIỚI THIỆU SINH VIÊN HỌC LẠI

Kính gửi: Khoa, Bộ môn………………….

Phòng Đào tạo Đại học giới thiệu sinh viên: ………………………………………………...

Hệ: ………………………Khóa: ……………… Lớp……………………..

Tham gia học lại môn: ……………………………do Khoa, Bộ môn phụ trách cùng

Lớp………Khóa……Hệ………………….học kỳ…….năm học…………

Lý do:…………………………………………………………………………………………..

Kính đề nghị Khoa, Bộ môn tạo điều kiện, theo dõi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên

…………………….theo quy định về đào tạo của Trường.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG