14
1 LÀM THNÀO ĐỂ ĐỔI MI ĐÁNH GIÁ CÁN BQUN LÝ VÀ GIÁO VIÊN PHTHÔNG Phan Duy Nghĩ a (SGD&ĐT Hà Tĩ nh) Đánh giá đúng cán bqun lí và giáo viên là cơ scho vic quy hoch, đào to, bi dưỡng, tuyn chn, btrí để phát huy được tim năng ca đội ngũ, để bn thân mi cán bqun lí và giáo viên có phương hướng đúng trong phn đấu, rèn luyn; là cơ sđể thc hin đúng chính sách vnhà giáo, biu dương, tôn vinh nhng cán bqun lí và giáo viên hoàn thành xut sc nhim vđược giao, có đóng góp, có cng hiến cho Ngành; đồng thi phê bình nhng cán bqun lí và giáo viên không hoàn thành nhim v, không nêu gương, làm gim lòng tin ca hc sinh, phhuynh và ca nhân dân đối vi Ngành. Đánh giá đúng cán bqun lí và giáo viên là yếu tquan trng góp phn xây dng tình đoàn kết, thng nht trong Ngành, góp phn động viên, phát huy được tính tích cc ca mi cán bqun lí và giáo viên vào snghip giáo dc chung. Ngược li nếu đánh giá sai cán bqun lí và giáo viên, nht là cán bqun lí dgây ra nhng phân tâm trong đội ngũ giáo viên, nh hưởng đến đoàn kết ni b, làm gim lòng tin và nh hưởng đến cht lượng giáo dc ca Ngành. 1. Đ ánh giá CBQL và giáo viên theo Chu n Thc tin trong nhng năm qua, đánh giá cán bqun lí và giáo viên theo Chun ca BGD&ĐT đã có nhng tác động tích cc đến đội ngũ giáo viên và cán bqun lí các trường hc, góp phn nâng cao cht lượng đội ngũ. Tuy nhiên, để Chun thc sđi vào cuc sng và phát huy hết nhng ưu thế ca nó thì cn phi khc phc nhng hn chế trong quá trình thc hin đánh giá theo Chun. Trên cơ snghiên cu nhng hn chế vđánh giá cán bqun lí và giáo viên theo Chun, chúng tôi đưa ra mt sgii pháp như sau: a) Tiếp tc nâng cao nhn thc vChun: Tiếp tc nâng cao nhn thc vChun để cán bqun lí, giáo viên thc hin đánh giá theo Chun đúng mc đích ban hành. Chun không phi chlà công cdùng để đánh giá, xếp loi trong thi đua mà mc đích đầu tiên ca Chun là để giúp giáo viên, cán bqun lí tđánh giá phm cht chính tr, đạo đức, li sng, năng lc nghnghip, tđó xây dng kế hoch rèn luyn phm cht đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghip v. Sau đó, Chun làm cơ sđể đánh giá, bi dưỡng và sdng đội ngũ giáo viên, cán bqun lí; xây dng, phát trin chương trình đào to, bi dưỡng; làm cơ sđể nghiên cu, đề xut và thc hin chế độ chính sách đối vi giáo viên, cán bqun lí và

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN Ở PHỔ THÔNG

Phan Duy Nghĩa (Sở GD&ĐT Hà Tĩnh)

Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí để phát huy được tiềm năng của đội ngũ, để bản thân mỗi cán bộ quản lí và giáo viên có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện; là cơ sở để thực hiện đúng chính sách về nhà giáo, biểu dương, tôn vinh những cán bộ quản lí và giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có đóng góp, có cống hiến cho Ngành; đồng thời phê bình những cán bộ quản lí và giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ, không nêu gương, làm giảm lòng tin của học sinh, phụ huynh và của nhân dân đối với Ngành. Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong Ngành, góp phần động viên, phát huy được tính tích cực của mỗi cán bộ quản lí và giáo viên vào sự nghiệp giáo dục chung. Ngược lại nếu đánh giá sai cán bộ quản lí và giáo viên, nhất là cán bộ quản lí dễ gây ra những phân tâm trong đội ngũ giáo viên, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm giảm lòng tin và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của Ngành.

1. Đánh giá CBQL và giáo viên theo Chuẩn Thực tiễn trong những năm qua, đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên theo Chuẩn của Bộ GD&ĐT đã có những tác động tích cực đến đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí các trường học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên, để Chuẩn thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hết những ưu thế của nó thì cần phải khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện đánh giá theo Chuẩn. Trên cơ sở nghiên cứu những hạn chế về đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên theo Chuẩn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau: a) Tiếp tục nâng cao nhận thức về Chuẩn: Tiếp tục nâng cao nhận thức về Chuẩn để cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện đánh giá theo Chuẩn đúng mục đích ban hành. Chuẩn không phải chỉ là công cụ dùng để đánh giá, xếp loại trong thi đua mà mục đích đầu tiên của Chuẩn là để giúp giáo viên, cán bộ quản lí tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sau đó, Chuẩn làm cơ sở để đánh giá, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí; xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng; làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lí và

Page 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

2

cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lí khác. Các giải pháp để thực hiện là: tăng cường tuyên truyền, mở các chuyên đề, diễn đàn trao đổi về Chuẩn; mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên theo Chuẩn; tạo tâm lí và môi trường “Sống và làm việc theo Chuẩn”. b) Đổi mới nội dung đánh giá, tinh giản, lượng hóa các tiêu chí, minh chứng: - Đổi mới nội dung Chuẩn hiệu trưởng theo hướng tiếp cận năng lực, đặc biệt là năng lực tự chủ, xây dựng kế hoạch chiến lược, tầm nhìn và tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra theo định hướng “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

- Đổi mới nội dung Chuẩn giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực, nhất là các năng lực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, xây dựng mục tiêu, thiết kế bài giảng và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc trung học.

- Tinh giản, lượng hóa các tiêu chí, minh chứng để phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương, phù hợp với nhiệm vụ từng năm học và vị trí chức danh nghề nghiệp của từng người.

c) Phát huy vai trò tự đánh giá: Ngạn ngữ có câu: "Không ai hiểu mình hơn chính bản thân mình". Tự đánh giá là mỗi người tự xem xét những tiêu chí chung, soi xét lại năng lực của mình để sắp xếp mình vào mức độ thích hợp với bảng tiêu chí.

Tự đánh giá có thể bị lệch lạc do mục tiêu đánh giá: nếu xem xét năng lực để có lợi cho bản thân như để nâng lương, khen thưởng, bổ nhiệm, bố trí công việc thì tự đánh giá có xu hướng cao hơn; nhưng nếu bất lợi cho bản thân như để xem xét xếp loại, để bắt bồi thường hoặc nêu khuyết điểm thì việc tự đánh giá thường được làm giảm đi.

Vì vậy cần phải phát huy vai trò tự đánh giá của mỗi cán bộ quản lí và giáo viên, phải làm cho họ hiểu rõ mục đích của đánh giá theo Chuẩn để từ đó nâng cao ý thức tự giác, nghiêm túc trong đánh giá và tự xác định đúng khả năng của mình so với tiêu chí chung quy định.

d) Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu: Thủ trưởng đơn vị là người nắm được năng lực sở trường, sở đoản của cấp dưới

qua việc điều hành công việc, vì vậy, đánh giá của người phụ trách trực tiếp là rất quan trọng. Vì vậy cần phải đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong công tác đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên: “Coi trọng và phát huy trách nhiệm đánh giá của

Page 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

3

thủ trưởng, người đứng đầu, người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ có thẩm quyền theo tiêu chuẩn chức danh”∗.

Trước hết người đứng đầu phải tự đánh giá đúng kết quả của bản thân mình, sau đó tổ chức đánh giá phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm. Trong đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên, người đứng đầu phải thể hiện bản lĩnh chính trị của cán bộ, không được cào bằng, dĩ hòa vi quý. Cần phải khen thưởng người đứng đầu thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lí, giáo viên và phê bình, kiểm điểm người đứng đầu thực hiện không tốt. e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ quản lí, giáo viên theo Chuẩn, tổ chức kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các đơn vị trong huyện (đối với MN, TH, THCS), trong tỉnh đối với THPT; kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn trong đơn vị.

Có đánh giá, khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và phê bình những đơn vị, cá nhân thực hiện không tốt. Cần quan tâm đánh giá điều kiện làm việc cụ thể của giáo viên, cán bộ quản lí để đảm bảo tính công bằng trong đánh giá vì kết quả công việc phụ thuộc vào điều kiện làm việc, đồng thời công tác quản lí cần quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ. Quan tâm thu thập thông tin đánh giá từ học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng và xã hội. f) Sử dụng kết quả đánh giá theo Chuẩn: Các cấp quản lí, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí phải cần căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và cán bộ quản lí theo Chuẩn để tuyển dụng, bổ nhiệm; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo; đề xuất các yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Đánh giá theo quy định công chức, viên chức

Trong thời gian quan, việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về nguyên tắc đánh giá, thời gian đánh giá, thẩm quyền đánh giá, tiêu chí, nội dung và quy trình đánh giá. Việc đánh giá theo quy định công chức, viên chức đã thực sự giúp cán bộ quản lý, giáo viên các trường học phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: kết quả đánh ∗ ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCHTƯ khóa X, NXB CTQG, H.2009, tr.245.

Page 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

4

giá chưa phản ánh đúng được thực chất năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức, viên chức; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá công chức, viên chức.

Để đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên theo quy định công chức, viên chức được chính xác cần thiết phải xây dựng Phiếu đánh giá và sử dụng thang điểm để đánh giá. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra Phiếu đánh giá và thang điểm đánh giá như sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÍ

TT Nội dung đánh giá Tối đa 100 điểm

I Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 60 điểm

1

Năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết giáo viên: thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc ở từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.

20 điểm

2 Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm và kết quả hoạt động của nhà trường. 15 điểm

3

Tinh thần trách nhiệm trong công tác: chỉ đạo, tham mưu, đưa ra các giải pháp hiệu quả; cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; có sáng kiến và kinh nghiệm công tác được áp dụng trong thực tiễn.

15 điểm

4 Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao.

10 điểm

II Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 10 điểm

III Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc. 10 điểm

IV Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho phụ huynh, học sinh và giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ)

10 điểm

V Ý thức tổ chức kỷ luật. 10 điểm

Page 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

5

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN

TT Nội dung đánh giá Tối đa 100 điểm

I Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 60 điểm

1

Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm: thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc ở từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.

30 điểm

2 Tinh thần trách nhiệm trong công tác; đổi mới phương pháp và hình thức dạy học hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục; có sáng kiến và kinh nghiệm được áp dụng trong thực tiễn.

20 điểm

3 Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao.

10 điểm

II Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 10 điểm

III Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc. 10 điểm

IV Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho phụ huynh, học sinh và giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ)

10 điểm

V Ý thức tổ chức kỷ luật. 10 điểm

Phân loại: Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ, giáo viên được phân loại theo 1 trong 4 mức sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tổng điểm đạt từ 90 đến 100 điểm, trong đó điểm của nội dung đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt 55 điểm trở lên;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Tổng điểm đạt từ 70 đến 89 điểm, trong đó điểm của nội dung đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 50 điểm trở lên;

Page 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

6

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: Tổng điểm đạt từ 50 đến 69 điểm, trong đó điểm của nội dung đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 45 điểm trở lên;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: Tổng điểm đạt dưới 50 điểm hoặc điểm của nội dung đánh giá về Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đạt dưới 30 điểm. 3. Khảo sát định kỳ chất lượng CBQL và giáo viên

Bên cạnh đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên theo Chuẩn, đánh giá theo quy định công chức, viên chức, chúng tôi đưa ra giải pháp “Khảo sát định kỳ chất lượng cán bộ quản lí và giáo viên”. Ưu điểm của giải pháp này là cùng một lúc đánh giá được nhiều cán bộ quản lí, giáo viên; kết quả đánh giá chính xác, phản ánh đúng với thực tế năng lực của từng cán bộ quản lí, giáo viên.

Khảo sát định kỳ chất lượng cán bộ quản lí và giáo viên có thể tổ chức định kỳ 5 năm/1 lần đối với cấp tỉnh và 5 năm/2 lần đối với cấp huyện và các trường trực thuộc.

Các bước thực hiện: Bước 1. Xây dựng kế hoach: - Quy định đối tượng khảo sát;

- Xác định nội dung và hình thức khảo sát; - Xác định thời gian, địa điểm tổ chức khảo sát. Bước 2. Tổ chức thực hiện:

a) Nội dung khảo sát: - Những hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

đối với giáo dục và đào tạo; - Nhiệm vụ và các nội dung, các vấn đề liên quan đến giáo dục các cấp học, bậc

học theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo; - Xây dựng kế hoạch; kỹ năng ra quyết định; quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ

giáo viên, nhân viên; quản lý cơ sở vật chất, tài chính; quản lý chuyên môn trong trường học. - Kiến thức về môn học; phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá học sinh; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục; - Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý và giáo viên;... b) Hình thức khảo sát: - Bài khảo sát bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận; - Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các bảng hỏi, phiếu đánh giá, phiếu

khảo sát bằng hình thức trực tuyến (online) qua mạng Internet. c) Tổ chức khảo sát: thành lập Hội đồng khảo sát.

Page 7: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

7

Bước 3. Tổ chức đánh giá: thành lập Hội đồng đánh giá. Bước 4. Sử dụng kết quả khảo sát:

- Sử dụng kết quả khảo sát để làm minh chứng cho đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên theo Chuẩn; đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên theo quy định công chức, viên chức. - Đưa ra các giải pháp kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ. 4. Đa dạng hóa hình thức đánh giá CBQL, GV Đánh giá con người nói chung và đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên nói riêng là khâu rất hệ trọng, nhạy cảm, tế nhị, phức tạp đòi hỏi tính khoa học, nhân văn, sự công tâm và chính xác; không có một công cụ hay hình thức đánh giá nào là vạn năng. Vì vậy trong đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên, chúng ta cần phải phối hợp, đa dạng hóa các hình thức đánh giá. Để thực hiện giải pháp đa dạng hóa hình thức đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên cần phải xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở Bộ tiêu chí này, chúng ta đưa ra các hình thức đánh giá khác nhau nhằm để đánh giá chính xác cán bộ quản lí và giáo viên. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ quản lí và giáo viên (theo hướng tiếp cận năng lực) như sau:

BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CBQL VÀ GIÁO VIÊN Nhóm

năng lực Năng lực

cốt lõi Biểu hiện của năng lực

NĂNG LỰC

Tiêu chuẩn 1:

Phẩm chất

chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1: Có phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yêu quê hương đất nước, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân. Tiêu chí 2: Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tiêu chí 3: Ứng xử tốt với học sinh, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn, gắn bó đoàn kết với nhau để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh. Tiêu chí 4: Ứng xử tốt với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để

Page 8: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

8

Nhóm năng lực

Năng lực cốt lõi Biểu hiện của năng lực

CHUNG

NĂNG LỰC

CHUNG

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Tiêu chí 5: Ứng xử tốt với phụ huynh, cung cấp thông tin chính xác, đúng mực, tạo bối cảnh thân thiện với cha mẹ học sinh. Tiêu chí 6: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. Tiêu chí 7: Có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe và lắng nghe có hiệu quả, có kỹ năng hỏi đáp, thuyết phục trong giao tiếp.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng

và môi trường

giáo dục

Tiêu chí 8: Có khả năng tìm hiểu đối tượng giáo dục, có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. Tiêu chí 9: Có khả năng tìm hiểu môi trường giáo dục, có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. Tiêu chí 10: Nhận diện được bối cảnh giáo dục của nhà trường, những điểm mạnh, yếu, tồn tại chia sẻ trách nhiệm trong sự phát triển chung của nhà trường. Tiêu chí 11: Có khả năng tìm hiểu các yếu tố tác động của xã hội, những đổi mới trong ngành nghề, nhanh thích ứng với hoàn cảnh mới, chủ động rèn luyện để phù hợp với sự tác động của bối cảnh, có khả năng phát triển theo hướng tiếp cận khoa học của thế giới.

NĂNG LỰC

CHUYÊN MÔN/

Tiêu

chuẩn 3: Năng lực dạy học

Tiêu chí 12: Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học theo mục tiêu đào tạo, đảm bảo kiến thức, chương trình môn học, quản lý hồ sơ dạy học. Tiêu chí 13: Có kỹ năng giảng dạy - Lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau, phù hợp với nội dung giảng dạy, môn học dạy, chủ yếu là bằng trực quan và thực hành sáng tạo, đặc biệt trong quá trình dạy học tích hợp. Tiếp cận

Page 9: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

9

Nhóm năng lực

Năng lực cốt lõi Biểu hiện của năng lực

ĐẶC THÙ

phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. - Sử dụng các phương tiện, học liệu dạy học linh hoạt, phong phú, có kỹ năng xử lý các tình huống trên lớp, chọn lọc và mở rộng kiến thức, xây dựng môi trường học tập tích cực. - Kỹ năng biên soạn giáo án, xác định mục tiêu bài dạy, cấu trúc nội dung dạy học, sử dụng các nguồn thông tin phục vụ giảng dạy, xác định chiến lược dạy học phù hợp. - Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, trình bày vấn đề ngắn gọn, logic, dễ hiểu. Trình diễn khả năng nghệ thuật chuyên nghiệp, có cảm xúc sâu sắc. - Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, có khả năng lựa chọn và đưa ra phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề trong giảng dạy - Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sử dụng công nghệ thông tin tốt., làm việc theo nhóm. Tiêu chí 14: Có kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. - Thiết kế tiêu chí, công cụ kiểm tra đánh giá, lựa chọn áp dụng loại hình kiểm tra đánh giá phù hợp. - Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá và sử dụng thông tin kết quá học tập của người học vào quá trình dạy học để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp, hỗ trợ thúc đẩy người học;

Tiêu chuẩn 4: Năng lực kiến thức

Tiêu chí 15: Kiến thức cơ bản. - Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; - Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy; - Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; - Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.

Page 10: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

10

Nhóm năng lực

Năng lực cốt lõi Biểu hiện của năng lực

NĂNG LỰC

CHUYÊN MÔN/ ĐẶC THÙ

Tiêu chí 16: Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi. - Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; - Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh; - Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp; - Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả. Tiêu chí 17: Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh - Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học; - Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới; - Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; - Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh. Tiêu chí 18: Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ. - Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; - Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; - Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chí 19: Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh

Page 11: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

11

Nhóm năng lực

Năng lực cốt lõi Biểu hiện của năng lực

Tiêu chuẩn 5: Năng lực giáo dục

tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương; - Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương; - Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh; - Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương. Tiêu chí 20: Giáo dục qua môn học. Có khả năng giúp học sinh hình thành phát triển các phẩm chất: nhân ái, khoan dung, tự tin; các năng lực: thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ, hiểu biết và thực hành nghệ thuật - Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. Tiêu chí 21: Giáo dục qua các hoạt động giáo dục. Giáo dục tình cảm yêu quí, thái độ tôn trọng, ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống đồng thời với việc sáng tạo trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa; có những hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tiêu chí 22: Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động công tác đoàn, đội, hoạt động văn hóa văn nghệ tại nhà trường và địa phương... theo kế hoạch đã xây dựng. Tiêu chí 23: Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Tiêu chí 24: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách

Page 12: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

12

Nhóm năng lực

Năng lực cốt lõi Biểu hiện của năng lực

chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển

nghề nghiệp

Tiêu chí 25: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. Tiêu chí 26: Có kỹ năng ghi chép, tổng hợp, dự báo, điều chỉnh cải tiến hoạt động giảng dạy của bản thân: qua học sinh, đồng nghiệp. Tiêu chí 27: Có kỹ năng nghiên cứu khoa học, phân tích, xây dựng phát triển chương trình. Tiêu chí 28: Tự đánh giá, tự rèn luyện và không ngừng hoạt động nghề nghiệp.

NĂNG LỰC

QUẢN LÝ

Tiêu

chuẩn 7: Năng lực quản lý trong

phạm vi nhà

trường

Tiêu chí 29: Nhận diện được bối cảnh của nhà trường trong tương quan chung của xã hội; Nắm vững được các chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của nhà trường. Tinh thông các giải pháp khắc phục tồn tại, phát huy điểm mạnh của nhà trường Tiêu chí 30: Có khả năng đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và xã hội. Tiêu chí 31: Có khả năng quản lý, thực hiện chương trình đào tạo theo qui định. Đảm bảo chương trình môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng qui định trong chương trình. Tiêu chí 32: Có khả năng quản lý, tổ chức lớp học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Tiêu chí 33: Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục, dàn dựng chương trình nghệ thuật, công tác đoàn đội. Tiêu chí 34: Có khả năng nắm bắt và quản lý tổng thể các hoạt động chuyên môn và giáo dục của nhà trường.

Tiêu

chuẩn 8: Năng lực tổ chức

hoạt động

Tiêu chí 35: Có năng lực tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa ở trường như: Thành lập trường, Kỉ niệm các ngày lễ lớn, Mít tinh kỉ niệm,.... Tiêu chí 36: Có năng lực tổ chức các Diễn đàn cho học sinh như: Diễn đàn hướng nghiệp, Khi tôi 18 tuổi,… Tiêu chí 37: Có năng lực phối hợp tổ chức các hoạt động chính

Page 13: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

13

Nhóm năng lực

Năng lực cốt lõi Biểu hiện của năng lực

chính trị, xã hội

trị, xã hội, văn hóa ở địa phương như: Chiến dịch tình nguyện hè, Chung tay xây dựng nông thôn mới,…

Từ bộ tiêu chí đánh giá trên, chúng tôi đưa ra các hình thức đánh giá như sau: 1. Các lực lượng xã hội tham gia đánh giá (cộng đồng nơi cư trú, phụ huynh học sinh, cấp ủy đảng nơi cán bộ quản lí và giáo viên công tác):

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Tiêu chuẩn 8: Năng lực tổ chức hoạt động chính trị, xã hội. 2. Đánh giá chéo (CBQL, GV đánh giá lẫn nhau, trong huyện TH, THCS trong tỉnh

THPT): - Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học - Tiêu chuẩn 4: Năng lực kiến thức - Tiêu chuẩn 5: Năng lực giáo dục - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp - Tiêu chuẩn 7: Năng lực quản lý trong phạm vi nhà trường. 3. Học sinh đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên: - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học - Tiêu chuẩn 4: Năng lực kiến thức - Tiêu chuẩn 5: Năng lực giáo dục. Sử dụng kết quả đánh giá:

- Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên.

- Làm cơ sở để đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên hằng năm; phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên.

- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lí và giáo viên được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.

Kết luận Đánh giá con người nói chung và đánh giá CBQL, giáo viên nói riêng là khâu rất

hệ trọng, nhạy cảm, tế nhị, phức tạp đòi hỏi tính khoa học, nhân văn, sự công tâm và

Page 14: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ … · Đánh giá đúng cán bộ quản lí và giáo viên là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo,

14

chính xác; không có một công cụ hay hình thức đánh giá nào là vạn năng. Vì vậy, trong đánh giá CBQL và giáo viên, chúng ta cần phải phối hợp, đa dạng hóa các hình thức và nội dung đánh giá theo chuẩn năng lực để bồi dưỡng, rèn luyện CBQL, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương lần thứ Tám khóa IX, Văn phòng Trung ương Đảng Hà Nội. [2]. Ban bí thư Trung ương Đảng, (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về

việc Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. [3]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

[4]. R. Heller, (2006), Quản lí sự thay đổi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [5]. Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/6/2015 về đánh

giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; [6]. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 quy định

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. [7]. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 ban hành quy định

Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. [8]. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 quy định

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. [9]. Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy định

Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

[10]. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy định Chuẩn giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông.