14
1. Các khái niệm - Độc cht học: là ngành học nghiên cứu vlượng và chất các tác động bt li ca các tác chất hóa học, vật lý, sinh học lên hệ thng sinh hc ca sinh vt sng. - Độc học môi trường hay còn gọi là độc học sinh thái là môn học nghiên cứu các độc tính của các tác nhân gây độc như một độc t, độc cht tchất gây ô nhiễm trong quá trình ô nhiễm môi trường . Đối tượng gây độc lại chính là trên con người và sinh vật và hệ sinh thái. - Cht thải độc hại là chất thi, hay hn hp nhiu cht thải, tùy theo slượng, nồng độ, tính chất vật lý, hóa học khnăng gây ô nhiễm của nó có thể: gây ra hay đóng góp một cách đáng kể vào sự gia tăng tủ ltvong hay sgia tăng nhim bnh nguy hiểm hay gây hại tim tang cho sc khỏe con người hay cho môi trường nơi nó được xlý, tồn tr, vn chuyển và hủy bkhông đúng qui cách. Cht thải độc hại có 1 trong 4 đặc điểm chings như sau: tính dễ cháy, tính ăn mòn, tính dễ nổ, tính độc. - Độc học công nghiệp là nghiên cứu các chất độc trong sn xuất công nghiệp, các hóa chất độc trong môi trường lao động nói chung và trên người tiếp xúc nói riêng. - Chất ô nhiễm độc hi 2.Trình bày con đƣờng chuyển hóa chất độc vào cơ thể con ngƣời: - Chất độc trong không khí vào cơ thể người lao động :Nhiu nhất là qua đường hô hp. Tiếp theo qua da và qua đường tiêu hóa (cả miệng và mũi). Một phn qua mt.

CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Các khái niệm

- Độc chất học: là ngành học nghiên cứu về lượng và chất các tác động bất lợi của

các tác chất hóa học, vật lý, sinh học lên hệ thống sinh học của sinh vật sống.

- Độc học môi trường hay còn gọi là độc học sinh thái là môn học nghiên cứu các

độc tính của các tác nhân gây độc như một độc tố , độc chất từ chất gây ô nhiễm

trong quá trình ô nhiễm môi trường . Đối tượng gây độc lại chính là trên con người

và sinh vật và hệ sinh thái.

- Chất thải độc hại là chất thải, hay hỗn hợp nhiều chất thải, tùy theo số lượng,

nồng độ, tính chất vật lý, hóa học – khả năng gây ô nhiễm của nó có thể: gây ra

hay đóng góp một cách đáng kể vào sự gia tăng tủ lệ tử vong hay sự gia tăng

nhiễm bệnh nguy hiểm hay gây hại tiềm tang cho sức khỏe con người hay cho môi

trường nơi nó được xử lý, tồn trữ, vận chuyển và hủy bỏ không đúng qui cách.

Chất thải độc hại có 1 trong 4 đặc điểm chings như sau: tính dễ cháy, tính ăn mòn,

tính dễ nổ, tính độc.

- Độc học công nghiệp là nghiên cứu các chất độc trong sản xuất công nghiệp, các

hóa chất độc trong môi trường lao động nói chung và trên người tiếp xúc nói riêng.

- Chất ô nhiễm độc hại

2.Trình bày con đƣờng chuyển hóa chất độc vào cơ thể con ngƣời:

- Chất độc trong không khí vào cơ thể người lao động :Nhiều nhất là qua đường hô

hấp. Tiếp theo qua da và qua đường tiêu hóa (cả miệng và mũi). Một phần qua

mắt.

Page 2: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

Ñöôøng ñi vaø aûnh höôûng cuûa ñoäc chaát trong cô theå

Page 3: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

3. Ảnh hƣởng độc chất dioxin lên sức khỏe con ngƣời:

Biểu hiện nhiễm độc cấp (khi nhiễm lưọng nhỏ): đau bụng nhức đầu, buồn nôn,

tiêu chảy, song các triệu chứng này sẽ qua nhanh chóng, mối nguy hiểm thực sự là

để lại hậu quả lâu dài.

Tác hại lâu dài: khi một lượng dioxin đủ lớn 9100pg/kg) vào cơ thể sẽ tác động lên

nơtron thần kinh, tạo một xung tín hiệu bất thường đối với hệ thần kinh trung

ương, dẫn đến chóng mặt, nhức đầu, mệt. Dioxin còn tác động lên hệ tiêu hoá, phá

huỷ và làm biến đổi men tiêu hoá, tác động lên các tế bào có chức năng hấp thụ

chất dinh dưỡng trong thành ruột, làm cho người nhiễm bị đau bụng, buồn nôn,

tiêu chảy.

Về lâu dài, dioxin tích tụ trong cơ thể, tồn lưu trong các mô mỡ, các cơ quan nội

tạng, các nguyên tử chất lượng trong phân tử dioxin sẽ tác động lên cấu trúc nhiễm

sắc thể và hệ gen gây đột biến gen, phá huỷ cấu trúc nhiễm sắc thể và cấu trúc di

truyền, sinh quái thai và dị tật bẩm sinh. Ngoài ra tác động vào hệ gen, dioxin còn

làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

4. Ảnh hƣởng thuốc bảo vệ thực vật lên sức khỏe con ngƣời:

- Định nghĩa thuốc BVTV: là những hợp chất hóa học những phế phẩm sinh

học, những chất có nguồn gốc thực vật,động vật, được sử dụng để bảo vệ

cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại.

- Tác hại và hóa chất bvtv với con ngườiiệt cả những côn trùng và động vật

hữu ích cho con người. tác động đến mô, tế bào của cây trồng, gây hiệu ứng

cháy, táp lá, thân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. việc dùng

thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc.

- Ảnh hưởng lên con người: trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào

đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người

và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến

chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

- Những biểu hiện cấp tính của việc nhiễm độc thuốc trừ sâu bao gồm: tê dại,

cảm giác kim châm, thiếu khả năng phối hợp hoạt động, đau đầu, chóng

mặt, rung mình, cảm giác buồn nôn, đau bụng, đổ mồ hôi, mờ mắt, khó thở,

suy hô hấp hay giảm nhịp đập của tim.

- Những ảnh hưởng mãn tính của việc tiếp xúc thuốc trừ sâu trong một thời

gian dài bao gồm: suy giảm trí nhớ và sự tập trung , mất phương hướng, sự

trầm cảm nghiêm trọng, nổi cáu, rối loạn, đau dầu, khó khăn trong giao tiếp,

phản xạ chậm, ác mộng, mộng du, ngủ gà hay mất ngủ.

5.Biện pháp ngăn ngừa và xử trí ngộ độc:

Page 4: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

HƢỚNG XỬ TRÍ Y TẾ TRÊN HIỆN TRƢỜNG NƠI XẢY RA TAI NẠN

- Bình tĩnh, bảo đảm nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường không khí độc

hại một cách an toàn.

Phải biết rõ, thông thạo tình hình địa điểm.

Nắm vững các phương tiện cứu sinh như mặt nạ chống độc, dây an toàn…

Biết cách hạn chế, cắt đứt nguồn độc.

Phải có phương tiện di chuyển nạn nhân một cách an toàn.

Nơi đặt nạn nhân phải thoáng, sạch, ấm, sáng…

- Xem xét, kiểm tra tổng thể mức độ hôn mê

-Tình trạng hô hấp: Giảm thông khí phổi, Ngừng thở ,Ứ tiết, Giảm oxi mô,…

-Tình trạng tuần hoàn: Trụy, Sốc, Loạn nhịp, Ngừng tim

Tình trạng thần kinh: Tình trạng ý thức, Các phản xạ ,Co giật, Giảm nhiệt,…

- Điều trị cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn (tại chỗ) & trong khi chuyển nạn nhân tới

trung tâm hồi sức.

• Mục tiêu: Duy trì chức năng hô hấp & tuần hoàn.

• Cách thực hiện: Tùy tình hình mà ứng dụng cách điều trị đặc biệt, phù hợp với

loại nhiễm độc

• Thí dụ: nhiễm độc HCN hoặc CN- thì cho nạn nhân ngửi amyl nitrit; nhiễm

độc CO thì cho dùng oxi liệu pháp; nhiễm đôc lân hữu cơ thì cho dùng

atropine,…)

• Các nguyên tắc chung đối với nạn nhân là: Duy trì hô hấp cho được tự do, thoải

mái

• Duỗi đầu hết mức, tháo răng giả, nâng cao chậu, đầu nghiêm, đặt canun, luồn

ống nội khí quản.

-Bảo đảm thông khí phổi phụ trợ: Miệng – miệng trực tiếp hoặc gián tiếp, bộ thở -

máy hay xách tay & oxi liệu pháp…

-Xoa tim ngay tức khắc: Nếu khám không thấy tiếng tim đập (kiểm tra hiệu quả

bằng cách bắt mạch đùi) phải lập tức tiến hành xoa tim.

Page 5: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

-Điều trị trạng thái trụy: Điều trị triệu chứng thông thường & điều trị giải độc

(dùng thuốc giải độc)

-Bảo đảm chuyển nạn nhân với đầy đủ điều kiện cần thiết (nếu có thể)

Xe cấp cứu: Được trang bị hồi sức cho phép tiếp tục thông khí phụ trợ, hút dịch,

hồi tim, truyền dịch,…

Với hôn mê nhẹ không nguy cấp về hô hấp & tuần hoàn: Tốt nhất là để nạn nhân

nằm sấp, chậu nâng cao, đầu nghiên để tránh nuốt các thiết bị khi nôn ra,…

- HƢỚNG XỬ TRÍ Ở CƠ SỞ HỒI SỨC (TUYẾN TRÊN)

• Gồm một tổng kê đầy đủ về mức độ trầm trọng của hôn mê, bao gồm các mặt

sinh học, tim mạch, hô hấp…, điều trị độc chất học thích hợp (khử độc, giải

độc…),…

Mạng

B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU.

Có ít biện pháp điều trị đặc hiệu có thể được thực hiện một cách tức thời khi ngộ

độc

1/ Than hoạt hóa hấp thụ vài độc chất. Việc sử dụng than hoạt hóa càng bị trì hoãn

sau khi uống độc chất, thì hiệu quả của nó càng giảm. Vậy phải dự kiến cho một

liều duy nhất than hoạt hóa nơi tất cả các bệnh nhân đã nuốt vào, một giờ trước đó,

một độc chất (được biết là được hấp thụ bởi than hoạt hóa), với lượng có khả năng

nghiêm trọng. Chỉ cho than hoạt hóa nơi những bệnh nhân có đường hô hấp

nguyên vẹn hay được bảo vệ. Cho than hoạt hóa nhiều liều có thể có lợi trong

trường hợp ngộ độc đe dọa.

2/ Rửa dạ dày, rồi cho than hoạt hóa tiếp theo sau, chỉ hữu ích trong vòng một giờ

sau khi nuốt phải độc chất. Nói chung rửa dạ dày được thực hiện sau khi đặt ống

thông nội khí quản. Rửa dạ dày trễ ít có tác dụng lên sự hấp thụ thuốc và có thể

đẩy thuốc đi xa hơn trong đường tiêu hóa.

3/ Sự tưới rửa ruột toàn bộ có thể làm giảm sự hấp thụ thuốc, bằng cách tẩy sạch

ống tiêu hóa với một dung dịch polyéthylène glycol được cho vào ruột. Thủ thuật

này được chỉ định khi uống các viên thuốc phóng thích chậm hay có bao, lúc ngộ

độc sắt bằng đường miệng, cũng như để giúp thải các gói chất ma túy bất hợp pháp

đã được nuốt vào.

4/ Sự kiềm hóa nước tiểu (pH > 7,5) bằng cách tiêm tĩnh mạch bicarbonate de

sodium có thể hữu ích đối với ngộ độc bởi salicylates ở mức độ từ trung bình đến

Page 6: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

nặng, nơi những bệnh nhân không cần thẩm tách máu. Sự kiềm hóa nước tiểu cũng

có thể hữu ích trong ngộ độc bởi thuốc chống trầm cảm ba vòng

5/ Thực hiện thẩm tách máu đối với ngộ độc méthanol, éthylène glycol, salicylates

và lithium. Hémoperfusion sur charbon có thể được chỉ định đối với ngộ độc bởi

carbamazépine, phénobarbital, phénytoine hay théophylline.

6/ Trong số các chất giải độc đặc hiệu, người ta ghi nhận : N-acetylcysteine đối với

paracétamol ; những liều lượng cao atropine đối với ngộ độc thuốc trừ sâu

organophosphoré ; nitrite de sodium, thiosulfate de sodium hay dicobalt EDTA đối

với các cyanure ; các kháng thể Fab đặc hiệu kháng digoxine (fragments anticorps

spécifiques anti-digoxine) đối với ngộ độc digoxine; flumazenil đối với ngộ độc

benzodiazepines; naloxone đối với ngộ độc opiacés. Sự đảo ngược ngộ độc

benzodiazepine bởi flumazenil được liên kết với một độc tính quan trọng nơi

những bệnh nhân phụ thuộc benzodiazepines hay trong trường hợp uống đồng thời

những thuốc làm dễ co giật như các thuốc chống trầm cảm ba vòng. Việc sử dụng

một cách thường quy flumazenil nơi những bệnh nhân ngộ độc hôn mê không

được khuyến nghị.

6.Chất độc kim loại chì, thủy ngân, asen , Cd tác dụng gây ung thƣ:

* Chì (Pb): Là nguyên tố kim loại nặng được phát hiện gây bệnh nghề nghiệp đầu

tiên, hiện tại ngộ độc chì có xu hướng giảm đi. Sự hấp thu chì vào cơ thể phụ thuộc

bản chất dạng muối chì. Nhiễm độc chì công nghiệp chủ yếu qua đường hô hấp,

chì ở dạng muối vô cơ được hấp thu qua đường tiêu hóa khoảng 10%. Tác dụng

chủ yếu của chì là gây ức chế một số Enzim quan trọng của quá trình tổng hợp

máu, ngăn chặn quá trình tạo hồng cầu. Khi vào cơ thể, chì gắn với hồng cầu và

phân bố rộng rãi vào các tổ chức phần mềm của cơ thể: tủy xương, não, thận, tinh

hoàn…phân bố qua nhau thai gây độc cho thai nhi, cuối cùng phân bố ở xương với

thời gian bán thải hơn 20 năm.

+ Ngộ độc chì vô cơ: cấp tính xảy ra trong môi trường công nghiệp do công nhân

hít phải lượng lớn oxit chì, với biểu hiện đau bụng dữ dội, dẫn đến những rối loạn

thần kinh trung ương; mãn tính thường biểu hiện chán ăn, mệt mỏi rung cơ đau

đầu sút cân, rối loạn tiêu hóa.

+ Ngộ độc chì hữu cơ: Thường do tetramethyl, hoặc tetraethyl chì có trong các

nhiên liệu dùng trong các động cơ ô tô. Các chất này dễ bay hơi, tan trong lipid,

hấp thu qua da và đường hô hấp, biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương, ảo giác,

mất ngủ, đau đầu, kích thích, vật vã, nặng có thể gây tử vong.

Page 7: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

* Asen (As): Được sử dụng rộng rãi làm chất trừ sâu diệt cỏ, diệt nấm, hợp kim

bán dẫn…, với các dạng có thể gây ngộ độc là asen nguyên tố, asen vô cơ, asen

hữu cơ và khí arsin. Các hợp chất của asen tan nhiều trong mỡ.

+ Ngộ độc cấp và bán cấp asen vô cơ: buồn nôn, nôn dữ dội, đau bụng, kích ứng

da, viêm thanh quản, viêm phế quản, có thể có xuất huyết tiêu hóa, hơi thở và phân

có mùi tỏi và mùi tanh kim loại; nếu bệnh nhân sống sót có thể để lại di chứng

thần kinh nặng nề.

+ Ngộ độc mãn tính: biểu hiện kích ứng da, rụng tóc, nhiễm mỡ gan, sừng hóa ở

bàn tay,bàn chân, bệnh thần kinh cảm giác…

* Thủy ngân (Hg): Là một trong các nguyên tố độc nhất cho con người và nhiều

động vật bậc cao.

+ Nguyên nhân ngộ độc thường là do tiếp xúc với các chất thành phần có thủy

ngân dùng trong nha khoa, nhiệt kế, các chất trừ sâu diệt cỏ, diệt nấm, diệt mối…

+ Ngộ độc cấp tính: Do hít phải ở nồng độ cao, biểu hiện đau ngực buồn nôn, nôn,

tổn thương thận, viêm lợi, viêm đường tiêu hóa, rung cơ, có thể có bệnh lý tâm

thần.

+ Ngộ độc mãn tính: Gây rối loạn tiêu hóa, viêm lợi, rụng răng, suy thận, run ngón

tay, cánh tay, rối loạn tiểu não, rối loạn tâm thần.

Phần tham khảo thêm *thủy ngân:

Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó là rất

độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít

thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính liên quan đến thủy ngân nguyên tố là ở STP

(nhiệt độ và ấp suất chuẩn), thủy ngân có xu hướng bị ôxi hóa tạo ra Ôxít thủy

ngân - khi bị rớt xuống hay bị làm nhiễu loạn, thủy ngân sẽ tạo thành các hạt rất

nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt một cách khủng khiếp.

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô

hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy

ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự

ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ

thể sinh vật.

Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, là độc đến đến

mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong. Một trong những mục tiêu

chính của các chất độc này là enzym pyruvat dehiđrôgenat (PDH). Enzym bị ức

Page 8: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

chế hoàn toàn bởi một vài hợp chất của thủy ngân, thành phần gốc axít lipoic của

phức hợp đa enzym liên kết với các hợp chất đó rất bền và vì thế PDH bị ức chế.

Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ

thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và

răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể

gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có

thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ

sôi của thủy ngân là không thấp.

Thông qua quá trình tích lũy sinh học mêtyl thủy ngân nằm trong chuỗi thức ăn,

đạt đến mức tích lũy cao trong một số loài như cá ngừ. Sự ngộ độc thủy ngân đối

với con người là kết quả của việc tiêu thụ lâu dài một số loại lương thực, thực

phẩm nào đó. Các loài cá lớn như cá ngừ hay cá kiếm thông thường chứa nhiều

thủy ngân hơn các loài cá nhỏ, do thủy ngân tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn.

Các nguồn nước tích lũy thủy ngân thông qua quá trình xói mòn của các khoáng

chất hay trầm tích từ khí quyển. Thực vật hấp thụ thủy ngân khi ẩm ướt nhưng có

thể thải ra trong không khí khô. Thực vật và các trầm tích trong than có các nồng

độ thủy ngân dao động mạnh.

*Cadium (Cd): Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: cadmium (Cd) là một trong ba

kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì

và thủy ngân).

Cd xâm nhập vào cơ thể thông qua thực phẩm và nước uống

Cd gây bệnh:Có nhận xét nhóm người thường xuyên tiếp xúc với Cd có tỷ lệ ung

thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi cao hơn rõ rệt so với người khác.

Bình thường lượng Cd đối với nguời cho phép từ 20 - 40microgram/ngày, trong đó

chỉ 5-10% thực sự vào cơ thể. Tiếp xúc dài ngày trong môi trường có chứa Cd

hoặc ăn loại hạt (gạo, ngô), rau quả có chứa lượng Cd cao sẽ gây nhiễm độc mạn

tính. Tùy theo đường xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của từng người

với lượng Cd cao có thể bị nhiễm độc cấp, nếu qua đường hô hấp, trong vòng 4-20

giờ sẽ cảm thấy đau thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, hơi thở

nặng mùi còn nếu nhiễm Cd qua đường tiêu hoá sẽ thấy buồn nôn, nôn, đau bụng,

đi ngoài. Riêng nhiễm độc Cd mạn, có thể gây vàng men răng, tăng men gan đau

xương, xanh xao, thiếu máu, tăng huyết áp và nếu có thai sẽ làm tăng nguy cơ gây

dị dạng cho thai nhi.

Page 9: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

* Asen (sách thầy Bá)

- nguồn: trong tự nhiên, arsenic có trong nhiều loại khoáng chất. trong nước,

arsenic tồn tại ở dạng asenic hoặc arsenate( AsO3 )3- hoặc (AsO4)3-. là một

nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm và

có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều tra sơ bộ đã có thể khẳng định nguyên

nhân chủ yếu khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm asen là do cấu

tạo địa chất. Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người

như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không

đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước.

- Các hợp chất arsenic methyl có trong môi trường do chuyển hóa sinh học. trong

công nghiệp, arsenic có trong ngành luyện kim, xử lý quặng, sản xuất thuốc

BVTV, thuộc da. Arsenic thường có mặt trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ

dại…

- cơ chế : arsenic gây ung thư biểu mô da, phế quản, phổi, các xoang… do arsenic

và các hợp chất của arsenic có tác dụng lên nhóm sulfhydryl (- SH) phá vỡ quá

trình phosphorin hóa.

- IARC xếp arsenic vô cơ vào nhóm 1 – là chất gây ung thư cho người. giá trị giới

hạn tạm thời của arsenic trong nước ở một số quốc gia là 0,01 mg/m3.

Theo kết quả nghiên cứu, arsenic là một tác nhân gây ra ưng thư phổi, ung thư da.

Arsenic thể hiện tính độc bằng cách tấn công lên các nhóm – SH của các enzyme,

làm cản trở hoạt động của enzyme.

Các enzyme sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình của acid nitric bị ảnh

hưởng rất lớn. vì các enzyme bị ức chế do việc tạo phức với As, dẫn đến thuộc tính

sản sinh ra các phần tử của ATP bị ngăn cản. As ở nồng độ cao làm đông tụ các

protein là do sự tấn công liên kết của nhóm sunfur bảo toàn các cấu trúc bậc 2, 3.

Như vậy, asen có ba tác động hóa sinh là: làm đông tụ protein, tạo phức với

coenzyme và phá hủy quá trình phosphor hóa. Cũng chính những quá trình trên

dẫn đến rối loạn tế bào, gây ra ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và da.

Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ

nhưng trong thời gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu

giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn

nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư...

Page 10: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay

đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen

(biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).

Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân - phần

cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh

cứng màu trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử,

rụng dần từng đốt ngón chân.

Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang

và thận) hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột

biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn

máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não),

các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da...), tiểu

đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần

kinh - ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 - 20 năm kể từ khi phát

hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết.

7. Giải thích vấn đề tại sao melanin lại đi vào chuỗi thực phẩm gây ra độc tố:

* Melamine: là một loại hoá chất hữu cơ, thường ở dạng tinh thể màu trắng, được

tổng hợp từ chất urê - một chất có thành phần nitrogen cao. chịu nhiệt cao đến

350OC. Melamine là thành phần chính của công nghệ sản xuất các vật dụng gia

đình (chén đĩa), formica (dùng trong công nghệ bàn ghế, tấm vách...), bao bì, nhựa

melamine dùng làm chất keo dán...

Bản thân melamine không gây độc ở liều thấp nhưng khi kết hợp với axít cyanuric

(hóa chất có màu trắng, không mùi, dùng trong các sản phẩm tẩy rửa, sát trùng,

diệt cỏ; bản thân cũng là chất ít độc) có thể gây sạn thận do sự hình thành của hợp

chất không tan melamine cyanurate. khi melamine và axít cyanuric được hấp thụ

vào trong dòng máu, chúng tụ tại và phản ứng trong những ống nước tiểu của thận,

sau đó thì kết tinh và hình thành một số lượng lớn các tinh thể màu vàng. Những

tinh thể này sẽ cản trở lưu thông và gây tổn thương tế bào ống thận do đó mà gây

nên hoạt động bất bình thường của thận.

Như vậy chất gây hại là melamine cyanurate chứ không phải một mình melamine

hay acid cyanuric. Hai chất này lại hiện diện khắp nơi chung quanh ta. Độc tính

của chúng thường được quan tâm ở dạng kết hợp nên gọi melamine cho nhanh

gọn.

Melamine có thể ngấm qua da, nếu tiếp xúc hoặc ăn phải melamine trong 1 thời

gian dài. Khi cơ thể tiếp xúc với một liều lượng nhỏ melamine thì không sao.

Page 11: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

Nhưng đối với các em bé thì lại là 1 chuyện khác, cũng 1 liều lượng nhỏ melamine

trong cơ thể của người lớn nặng 60 kí sẽ trở thành một liều lượng đối với cơ thể

bốn năm kí của em bé. Ngoài ra thận của em bé chưa làm việc hoàn hão như người

lớn, nên melamine không được đào thải nhanh bằng người lớn, do đó chúng tích tụ

lại trong thận với nồng độ cao, khi đó melamine kết hợp với cyanuric acid trong cơ

thể chúng sẽ kết tinh thành melamine cyanurate, làm thành sạn hay sỏi thận gây

nên tắt nghẻn thận làm suy thận cấp tính và ngộ độc ở trẻ em khi bú sữa có nhiểm

chất melamine này.

Tóm lại, melamine là tác nhân gây ra sỏi thận hai bên dẫn tới suy thận cấp - đặc

biệt nếu xảy ra ở trẻ con rất dễ tử vong, nếu có thêm acid cyanuric thì độ độc càng

tăng cao.melamine và cả với acid cyanuric, là hai chất giúp làm tăng “nồng độ

đạm” trong sản phẩm dù nồng độ đạm.Nếu nuốt phải melamine có thể gây hại bộ

máy sinh sản, ung thư bàng quang hoặc gây sạn thận.

8.Độc tố về nƣớc tƣơng. Biện pháp làm giảm độc tố 3MCPD

Làm giảm

- Sản xuất nước tương bằng phương pháp hóa giải kết hợp phương pháp lên men.

Phương pháp này sử dụng giống vi sinh vật và enzyme proteaza từ sản xuất trong

nước tương nên mang lại cho người tiêu dung một loại nước tương đảm bảo về

nồng độ 3-MCPD thấp hơn mức cho phép, mùi vị được chấp nhận. nhưng phương

pháp này đòi hỏi thiết bị đắc tiền nên nhà sản xuất ít sử dụng

- Sản xuất nước tương bằng phương pháp lên men: là phương pháp sản xuất mà

dưới tác dụng của enzyme (men) thu được từ mốc giống đã chọn lọc và nuôi cấy

để thủy phân protit và gluxit nguyên liệu thực vật.phương pháp này ít có khả năng

sinh ra độc tố MCPD

- Khi sản xuất các loại hóa chất, dụng cụ dùng cho sản xuất nước tương không

được gây độc và là những loại qui định của bộ y tế cho chế biến thực phẩm

- Được sản xuất theo phương pháp vi sinh vật phải dùng chủng Asp.Oryzae không

có độc tố do cơ quan co thẩm quyền cung cấp.

Độc tố về nƣớc tƣơng:

Độc tố 3-MCPD được hình thành qua phản ứng giữa chất béo với các chất có chứa

Clo. Phản ứng thường xảy ra trong quá trình thủy phân chất đạm thực vật bằng

acid clohidric HCl. Do đó thường gặp trong nước tương, bánh mì, formage, xúc

xích... nhất là trong nước tương, do nhà sản xuất dùng protein thực vật thủy phân

bằng acid clohydric để làm tăng vị mặn và tăng hương vị (trong quy trình sản xuất

nước tương, đây là khâu thủy phân đạm trong khô dầu đậu nành).

Page 12: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

Do đó, nếu dùng đúng nồng độ acid (không quá cao) độc tố sẽ sinh ra ít, phù hợp

với hàm lượng tiêu chuẩn cho phép. Theo nhiều nghiên cứu, 3-MCPD có khả năng

gây ung thư, gây đột biến gien ở người.

Về lý thuyết, tất cả các loại thực phẩm nào hội đủ 3 điều kiện: “có chứa thành phần

clorine + thành phần chất béo + nhiệt” đều có thể sản sinh ra 3-MCPD, tuy nhiên

với hàm lượng từ mức độ vi lượng, ít hoặc nhiều vượt mức an toàn, rất khác nhau.

Công thức phân tử chung. C3H7ClO2

Về nguyên tắc 3-MCPD có thể tìm thấy ở tất cả những loại thực phẩm mà quá

trình chế biến chúng có sự kết hợp giữa chất béo, axit chlohydric và gia nhiệt.

Ảnh hưởng của 3MCPD đối với con người và động vật.

Phần lớn những nghiên cứu về độc tính của chất 3-MCPD đã được thực hiện trên

động vật, vi sinh vật và các dòng tế bào chuẩn, các thí nghiệm trên động vật cho

thấy, 3-MCPD gây hại đến hầu hết các cơ quan như cản trở cơ thể sản xuất

testosterol dẫn đến giảm khả năng tình dục, làm teo tinh hoàn, xuất hiện u hạt

viêm, gây bệnh thận mãn tính, tăng đường niệu, giảm tế bào máu do suy tủy, tăng

nguy cơ ung thư vú của giống đực, có khả nắng gây ung thư, và có thể làm thay

đổi quá trình nhân bản gene.

Khi vào cơ thể người, 3-MCPD sẽ biến đổi thành một số chất khác, và tất cả chúng

đều gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, bao gồm:

1,3-DCP: Có khả năng gây biến đổi gene và nhiễm sắc thể, làm tổn thương gan

(thậm chí khiến gan bị hoại tử), viêm phế quản và dạ dày. Không đợi khi bạn đã

đưa nước tương vào cơ thể, chất này xuất hiện ngay trong nước tương nếu sản

phẩm chứa 3-MCPD nồng độ cao. Cứ 20 phân tử 3-MCPD thì sẽ có một phân tử

1,3-DCP xuất hiện,

Mercapturic acid: Gây hại rất mạnh đối với thận.

Axit Beta – chlorolactic: Làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, giảm pH

môi trường mào tinh dẫn đến hiếm muộn.

Axit oxalic: Là chất độc đối với thận, vì dạng tinh thể canxi oxalat gây viêm cầu

thận, tắc nghẽn vùng tủy tuyến thượng thận - tuyến nội tiết quan trọng đối với con

người.

Glycidol: Làm biến đổi gene và nhiễm sắc thể, gây ung thư.

Page 13: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

9.Tác động chất gây ô nhiễm môi trƣờng hiện nay ở việt nam

Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, tuy vậy

chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải

khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hóa chất, các kim loại nặng, đến

chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên sự

ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả

đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Ô

nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra

trên 200 năm nay. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến khí

quyển, từ bề mặt đất đến các lớp sâu của đất và của đại dương.

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước,

hơn nữa sự đô thị hóa cũng như giao thông vận tải chưa phát triển vì thế sự ô

nhiễm môi trường nói chung chưa xãy ra trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi

trường đã xãy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi. Có thể nêu ra như sau:

1. Ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công

nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.Hiện nay tình

trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) đang xãy ra phổ

biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị và các thành phố công nghiệp. Chẳng

hạn như nước ngầm đang được khai thác ở một số nhà máy nước cũng đã bị ô

nhiễm hoặc nước ngầm bắt đầu bị nhiễm mặn và suy giảm khả năng khai thác

2. Ô nhiễm không khí.

việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học và bầu không khí. ví dụ: về các khí độc

là cacbon monoxit , điõit lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon( CFCs) và oxit nito

là chất thải của công nghiệp và xe cộ. ozon quang hóa và khói lẫn sương được tạo

ra khi các oxit nito phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác

là ánh sáng mặt trời. Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển

nhưng ô nhiễm không khí đã xãy ra. Khu công nghiệp, nhà máy Rượu…không khí

đều đã bị ô nhiễm nặng. Hầu như tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm

không khí. Dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp,

da và mắt.

3. Ô nhiễm đất.

Ô nhiễm đất: xảy ra khi đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại ( hàm lượng vượt

quá giới hạn thông thường ) do các hoạt động chủ động của con người như khai

Page 14: CÂU HỎI ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ

sâu quá nhiều hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. phổ biến nhất trong các loai

chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và

các hydrocacbon clo hóa. Hiện nay chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến môi

trường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân công nghiệp, nông ngiệp nhưng đất đã bị ô

nhiễm bởi tác nhân sinh học. Đó là do tập quán dùng phân bắc và phân chuồng

tươi theo các hình thức (bón lót, pha loãng để tưới,…) trong canh tác vẫn còn phổ

biến. Tại các vùng trồng rau người dân chủ yếu sử dụng phân bắc tươi với liều

lượng khoảng từ 7 – 12 tấn/ha. Do vậy trong 1 lít nước mương máng của khu trồng

rau có tới 360 E. coli ; ở giếng nước công cộng là 20, còn trong đất lên tới 2 x

105/100g đất. Chính vì thế, khi điều tra sức khỏe người trồng rau thường xuyên sử

dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc từ 5 – 20 năm bị

bệnh thiếu máu và các bệnh ngoài da.

Ô nhiễm phóng xạ

Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ máy bay, tiếng ồn công nghiệp.

Ô nhiễm sóng do các loại song điện thoại, truyền hình… tồn tại với mật độ lớn.

Ô nhiễm ánh sáng hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sang mọt cách

lãng phí chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh

hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật.