84
1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN

Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

1

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN

Page 2: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

2

THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH

Câu hỏi: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứôc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" anh,chị hãy lý giải: - Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng. - Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền. Trả lời: - Khái niệm về nhà nước pháp quyền 1. Khái niệm nhà nước pháp quyền Hiện nay, trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền. Cụ thể các quan điển thường nhấn mạnh đến một trong những yếu tố cơ bản sau đây của nhà nước pháp quyền: tính tối cao của pháp luật, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của chính nhà nước; cơ chế phân chia quyền lực, kìm chế và đối trọng giữa những nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền con người… Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng: nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước. Trên cách hiểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà nước cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp . Một hình thức tổ chức nhà nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt nhất những nhu cầu đa dạng, chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Thứ hai, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là ph-ương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nứơc và toàn xã hội. Nhấn mạnh đến vị trí vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức. Đường lối của Đảng, Nhà nước ta cũng đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục, nâng cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đều không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người-giá trị cao quý nhất. Theo đấy pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào. Từ phương diện xã hội, nhà nước pháp quyền chính là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự, nơi nhà nước thực sự là một tổ chức công quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Các đặc điểm, tiêu chí trên của nhà nước pháp quyền lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia cả trên bình diện lý luận, nền văn hoá và tổ chức nhà nước, hệ thống pháp luật. Nhà nước pháp quyền là hiện tượng chính trị -pháp lý phức tạp rộng lớn được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Do vậy có thể đưa ra một định nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm nhà nước pháp quyền. Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện được những đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền. Định nghĩa nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước đ-

Page 3: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

3

ược tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. Xây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta. Đường lối xây dựng nhà n-ước pháp quyền Việt Nam XHCN đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: " Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân". Thể chế hoá tinh thần, nội dung trên của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 ( đã được sửa đỏi, bổ sung năm 2001) quy định: " Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩâ Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức…"

- So sánh đặc điểm Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và Nhà nước pháp quyền nói chung NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước pháp quyền, có thể nêu những đặc điểm cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền như sau: - Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến bộ cuả nhân loại. - Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của luật trong hệ thống các văn bản pháp luật. - Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân đạo phù hợp đạo đức xã hội, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, tổ chức kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, tinh thần cho cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của mình. - Nhà nước pháp quyền là nà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. - Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức khoa học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đợc phân định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. - Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển lành mạnh, đảm bảo tự do của các cá nhân và các tổ chức của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận. Nhận diện từ góc độ tổng thể, nhà nước pháp quyền là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là vì con người.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN Căn cứ vào những đặc điểm chung của nhà nước pháp quyền, căn cứ vào tình hình cụ thể ở nước ta có thể nêu những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN như sau: 1). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân

- Cái gốc của chế độ Nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân. Quyền lực nhà nước phải là sản phẩm của ý chí nhân dân. Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của Nhà nước pháp quyền là tính hợp pháp, hợp hiến của Nhà nước.

Ở nước ta, chính quyền và Nhà nước ngay từ đầu đã thể hiện tính chất nhân dân và cách mạng sâu sắc, bởi vì nó chính là thành quả trực tiếp của Cách mạng thánh Tám do nhân dân thực hiện thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước ta là con đẻ của khối đại đoàn kết toàn dân, “ không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”1. Có thể nói, Nhà nước ta được thai nghén từ trong khói lửa cách mạng trong căn cứ địa đạo Cao – Bắc- Lạng, từ Đại hội quốc dân Tân Trào và Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam được thành lập ngày 16 -

Page 4: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

4

8 – 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngay từ đầu, chính quyền, Nhà nước của ta là chính quyền, Nhà nước của nhân dân ta, do nhân dân giành được. Còn về mặt pháp lý thì đó là những thiết chế quyền lực do nhân dân ta tự giác bầu ra trên cơ sở sử dụng quyền bầu cử của những công dân hoàn toàn tự do của một đất nước hoàn toàn độc lập. Trong Tuyên ngôn độc lập do độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình đã chỉ rõ: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hoà”.

Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Tôi đề nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, giòng giống”.

Tính pháp quyền cao nhất của quyền lực nhà nước ở nước ta là ở chỗ đó. Chính vì tầm quan trọng của việc khẳng định chủ quyền chính trị của nhân dân mà ngày nay vấn đề bầu cử, các hình thức dân chủ trực tiếp vẫn tiếp tục là những vấn đề cần được đặt trong sự chú ý của quá trình cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Bầu cử như thế nào, quyền bầu cử phải được sử dụng như thế nào để nhân dân tìm cho được “những người xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc nước” là nội dung cơ bản của việc đổi mới cơ chế bầu cử ở nước ta hiện nay.

- Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp mà còn gắn liền với với việc thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân.

+ Nhân dân ta, người chủ của quyền lực, không chỉ tạo lập nên Nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như vào các hoạt động thuộc phạm vi của Nhà nước – hoạt động lập pháp, hoạt động quản lý – điều hành, công tác xét xử và các hoạt động bảo vệ pháp luật. Đó chẳng những là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta mà còn là một trong những quyền cơ bản của công dân nước ta. Điều 53 của Hiến pháp ghi: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội…”.

+ Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là những tổ chức để qua đó nhân dân ta “tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân (…), giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước (Điều 9 Hiến pháp).

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan nhà nước (…) chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…” (Điều 10 Hiến pháp). Thay mặt cho các tổ chức của mình, Chủ tịch uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan (Điều 111 Hiến pháp). Đến lượt mình, Chính phủ có trách nhiệm hiến định là phối hợp với các tổ chức đó trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả (Điều 112 Hiến pháp).

+ Cá nhân công dân, song song với việc tham gia vào các hoạt động của Nhà nước với tư cách là thành viên của các tổ chức chính trị – xã hội, còn tham gia công việc của Nhà nước và xã hội ở cơ sở trong các hoạt động đa dạng nhằm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng (Điều 11 Hiến pháp). Trong các phạm vi khác nhau của hoạt động Nhà nước, pháp luật cũng đã tạo ra những điều kiện về mặt pháp lý để thu hút sự tham gia rộng rãi và sự đóng góp tích cực của công dân. Đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hiện thực.

Chẳng hạn, theo Hiến pháp ở nước ta, ngoài hệ thống các Toà án có thể thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vụ vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Một trong những mục đích của các chế định như “phòng vệ chính đáng”, “tình thế cấp thiết”, “án treo” v.v… là nhằm động viên sự tham gia của công dân vào việc thực hiện một chức năng quan trọng của Nhà nước là duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật, phòng chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội.

+ Ở những mức độ khác nhau, nhân dân có thể tác động một cách tích cực vào quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.

Page 5: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

5

Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta đã có nhiều quy định cụ thể để hiện thực hoá khả năng đó. Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác, khuyến khích phát triển các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật. Đó là kênh cực kỳ quan trọng để qua đó nhân dân nói tiếng nói của mình góp vào quá trình hoạch định đường lối của Đảng, xây dựng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta tạo ra mọi điều kiện để công dân có thể sử dụng một cách có hiệu quả các quyền quan trọng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin (Điều 69, quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào (Điều 74 Hiến pháp). Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Điều 125 Hiến pháp).

+ Giáo dục ý thức chính trị và năng lực chính trị cho nhân dân là bảo đảm hết sức quan trọng để duy trì bản chất dân chủ của Nhà nước ta và chế độ chính trị của chúng ta. Nhưng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý thức và năng lực đó của nhân dân phải là sản phẩm của hoạt động quản lý, tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội của nhân dân. Người nói : Nhà nước ta “phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước” (người trích nhấn mạnh).

+ Hiệu quả của chính quyền, của cả hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay là đẩy tới sự nghiệp đổi mới, làm cho đất nước ta không ngừng phát triển, mà trước hết là lấy kết quả phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm mục tiêu tổ chức và hoạt động.

- Trong tư tưởng và phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta, tính hiệu quả và thiết thực vì dân là một phương châm tổ chức và hoạt động hết sức được coi trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi ; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi ; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi”. Khi Bác nói như vậy là Bác muốn nói đến hiệu quả thực tế nhiệm vụ cụ thể trong việc hoạch định chính sách và pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.

Từ đó, tiêu chí của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Nhà nước là khả năng phục vụ nhân dân, là công cụ để nhân dân làm chủ về kinh tế, chính trị, xã hội, sử dụng tốt và có hiệu quả các quyền, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.

Chúng ta cần nhớ câu nói rất đơn giản, nhưng rất rõ ràng của Bác là: “Việc gì có lợi cho dân thì ta phải làm, việc gì hại cho dân thì ta phải tránh”. Chính quyền là của dân, nên nó phải tiện lợi cho dân, gắn với dân, tôn vinh nhân dân.

- Đối với chúng ta vấn đề về tính pháp quyền của quyền lực nhà nước được xem xét ở bình diện khẳng định và bảo đảm quyền lực đó là của nhân dân, giữ cho nó luôn luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân.

Ở bình diện thứ hai, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nhân dân uỷ nhiệm cho Nhà nước thực hiện quyền lực của mình mà không bị mất quyền, không bị lạm quyền, sử dụng quyền lực để đi ngược lại với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

Do đó, một trong những vấn đề bức xúc hiện nay đối với Đảng và Nhà nước ta, với cả hệ thống chính trị nước ta là vấn đề đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Quan liêu, tham nhũng là những hiện tượng gắn liền với quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Điểm chung giữa chúng là đều dẫn tới chỗ làm cho quyền lực của nhân dân đi chệch khỏi bản chất, mục tiêu của Nhà nước ta.

- Để thực hiện được sự giám sát của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước, Hiến pháp và pháp luật đã quy định một hệ thống các bảo đảm mà trước hết là quy định về các quyền của công dân: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin. Đó là những quyền rất quan trọng để nhân dân có thể được tự do thể hiện ý kiến, làm tăng tính công khai, minh bạch của các hoạt động của Đảng và Nhà nước. Thông tin chính, đầy đủ, đa chiều, có chất lượng, sự thảo luận, bàn bạc thấu đáo các vấn đề quốc kế dân sinh, thu hút đông đảo người dân tham gia, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến và sự phản biện có tính chất xây dựng- đó là thước đo của một xã hội dân chủ, cởi mở.

Page 6: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

6

2). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, ra sức tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân.

Như vậy, chủ nghĩa lập hiến là điều kiện để bảo đảm sự chính đáng về mặt pháp lí (tính pháp quyền) của các thiết chế quyền lực nhà nước cũng như của các hành vi có tính quốc gia. Điều đó giải thích vì sao chủ nghĩa lập hiến và sự hiện diện của chế độ bảo hiến, lại là một dấu hiệu quan trọng của Nhà nước pháp quyền.

Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện Hiến pháp luôn luôn là phương hướng quan trọng để thực hiện dân chủ, giữ vững quyền lực chính trị của nhân dân, tạo điều kiện để thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội.

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, từ rất sớm, đã có yếu tố của lập hiến tiến bộ. Trong bài diễn ca nói về 8 yêu sách gửi các nước đồng minh họp Hội nghị Vessailles đầu năm 1919, Nguyễn ái Quốc viết:

“Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”1 Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 3-9-

1945, Hồ Chủ tịch đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”2

Như vậy, ngay từ đầu, ở nước ta, sự hiện diện của Hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân. Nhà nước ta được tính chất và hoạt động trên nền tảng Hiến pháp và trong khuôn khổ của Hiến pháp.

Kế thừa và phát triển các giai đoạn lịch sử của chủ nghĩa lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất phát từ những nguyên tắc và quan điểm lớn của Đảng ta và điều chỉnh những chế định lớn như:

1) Chủ quyền quốc gia sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; 2) Đại đoàn kết toàn dân; 3) Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân: quyền lực nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân và là quyền lực thống nhất; 4) Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; 5) Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 6) Thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do cơ bản của công dân và

nghĩa vụ của công dân; thực hiện vai trò xã hội của Nhà nước, đề cao chủ nghĩa nhân đạo XHCN, và tính nhân văn trong đời sống xã hội;

7) Bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật 8) Quản lí xã hội bằng pháp luật, đề cao đạo đức XHCN, bảo đảm và không ngừng tăng cường pháp

chế XHCN; 9) Tập trung dân chủ trên cơ sở có sự phân công và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước

trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp; bảo đảm sự độc lập của Toà án; 10). Tổ chức quyền lực theo đơn vị hành chính-lãnh thổ, đảm bảo sự hài hoà giữa quyền lực tập

trung thống nhất với sự chủ động sáng tạo của địa phương và cơ sở. Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản trên đây của Hiến pháp là cơ sở pháp lí quan trọng

cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội.

Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy

1 Trích theo Báo Nhân dân ngày 3.2.1977. 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.4, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.6.

Page 7: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

7

định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay.

Trên những nét đại thể, cơ chế đó phải là một cơ chế lấy những quy định của Hiến pháp để làm căn cứ cho các đánh giá và phán quyết của mình, phải thực sự khách quan, toàn diện, trung thực, lấy lợi ích quốc gia, các quyền và tự do và các lợi ích chính đáng của nhân dân làm thước đo duy nhất.

Vì thế, chính các quy định của Hiến pháp phải thực sự ổn định, có tính pháp lí cô đọng và đầy đủ và có đầy đủ khả năng tạo ra sự an toàn pháp lí cao nhất cho công dân và có khả năng phát huy hiệu lực trực tiếp.

Tôn trọng Hiến pháp là tôn trọng ý chí phổ biến nhất và đầy đủ nhất của nhân dân. Chính vì vậy, chủ nghĩa lập hiến đồng nghĩa với sự thừa nhận tính tối cao của chủ quyền nhân dân. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền Nhà nước, bảo vệ ý chí của nhân dân. 3). Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lí xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.

Pháp luật XHCN của chúng ta là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại. Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của nó.

Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng – những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta.

Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỉ luật. Pháp luật thể chế hóa các nhu cầu quản lí xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước. Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật tự và lành mạnh nhất của xã hội. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Hiến pháp đã ghi rõ những yêu cầu đó như sau: a) Về Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam (…) là

lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4). b) Về Nhà nước: - “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân phải

nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật… Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật” (Điều 12).

- “Nhà nước thống nhất quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (Điều 18); “Nhà nước thống nhất quản lí nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách” (Điều 26)

c) Về công dân: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định” (Điều 51); “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57); “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 70); “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” (Điều 71); “Việc bắt giữ và giam giữ người phải đúng pháp luật” (Điều 71); “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72); “Việc khám xét chỗ ở, việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật” (Điều 73); “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được…nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 136).

Nội dung pháp luật của Nhà nước ta chính là sự thể chế hóa đường lối của Đảng, do vậy trong nội dung pháp luật đã hàm chứa đầy đủ đường lối của Đảng (đường lối của Đảng là cái hồn của pháp luật), chấp hành pháp luật chính là thực hiện đường lối của Đảng. Đồng thời, pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất có vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội ta, nhưng Đảng, các tổ chức ủy đảng và đảng viên đều phải chấp hành pháp luật. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật không loại trừ bất cứ một ai. Mặc dù Điều 4 Hiến pháp 1992

Page 8: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

8

xác định: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì cũng tại Điều 4 Hiến pháp 1992 khẳng định: mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường XHCN và đổi mới hệ thống chính trị. Pháp luật đã bước đầu trở thành công cụ chủ yếu để quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế.

Pháp luật là cơ sở để duy trì bản chất của Nhà nước. Bản thân Nhà nước vừa là công cụ tổ chức của giai cấp, vừa là hình thức thực hiện quyền lực xã hội công khai. Tính chất đó của Nhà nước tất yếu chỉ có thể được biểu hiện bằng những đại lượng có khả năng thể hiện sự phổ biến và công khai. Đó là pháp luật. Nhà nước chỉ có thể thể hiện ý chí phổ biến và uy quyền công khai của mình qua một loại đại lượng có tính phổ biến, có tính bắt buộc chung.

Cần phải khẳng định rằng, tính chất thực sự nhân dân và nguyên tắc pháp lý trong tổ chức quyền lực là tiền đề quan trọng nhất để bảo đảm cho pháp luật có được bản chất pháp lý của nó, tức là tính bình đẳng, phổ biến, công bằng. Sự hiện diện của một hệ thống như vậy, một hệ thống pháp luật làm tiêu chí cho việc tổ chức và hoạt động của quyền lực, làm giá trị cho việc xác định các mục tiêu của quyền lực mục tiêu vì con người - đó chính là những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, trong đó, pháp luật là cơ sở cho hoạt động của các thiết chế quyền lực, còn các thiết chế quyền lực phải thực sự trở thành bảo đảm cho pháp luật có được những thuộc tính công bằng và dân chủ.

Nhà nước là người làm ra luật, ban hành pháp luật, nhưng lại phải tự đặt mình trong sự ràng buộc về thẩm quyền và trách nhiệm trước pháp luật, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Phục tùng pháp luật là phục tùng ý chí và lợi ích của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng.

Tuy nhiên nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến bản chất dân chủ và giá trị công bằng, bình đẳng của nó. Không thể tuỳ tiện đưa ra luật! Tình trạng “phi mã’ của các văn bản dưới luật, các “giấy phép con” của các Bộ, ngành, các địa phương; tình trạng thay đổi quá nhanh và thiếu tính khả thi của các quy định pháp luật đã phần nào làm suy giảm lòng tin vào những giá trị công bằng và khả năng điều chỉnh của pháp luật hiện nay. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là quyết tâm đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặt công việc đó trên một nền tảng khoa học.

Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với mối quan tâm làm sao để đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Cho nên, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt của một nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động của các tổ chức và công dân nhằm sử dụng đầy đủ các quyền và thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ, khuyến khích tính tích cực pháp lý của họ; phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đổi mới và cải cách hành chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy Đảng và Nhà nước. 4). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội

Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước chân chính cách mạng, Nhà nước XHCN. Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng, suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá nhân, từng con người mà Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân Việt Nam tuyên bố với toàn thế giới trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 2/9/1945 đã chỉ rõ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước v.v, luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt.

Do đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền theo hướng bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân là một nhiệm vụ cấp bách.

Page 9: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

9

Quyền của công dân khác với thẩm quyền của cá nhân thuộc các chức sắc của bộ máy nhà nước. Quyền của công dân - đó là những khả năng được bảo đảm trong việc thụ hưởng các điều kiện và nhu cầu khác nhau và do đó công dân có thể sử dụng hay không sử dụng các quyền đó và sử dụng như thế nào đó theo ý riêng của mình. Trong khi đó, thẩm quyền của các chức sắc Nhà nước, các cơ quan nhà nước là cái mà các chức sắc và cơ quan đó có trách nhiệm phải thực hiện.

Công dân có thể làm tất cả những gì luật không cấm. Các chức sắc Nhà nước và các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật quy định.

Công dân phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật. Các chức sắc Nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý không chỉ vì hành vi vi phạm pháp luật mà cả bởi những việc làm có thể không do lỗi của mình mà do những bất cập, những khuyết điểm, những biểu hiện thiếu trình độ và năng lực cần thiết.

Chức năng và hoạt động của Nhà nước cần được cải cách theo hướng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đều có cơ hội tiếp cận một cách công bằng đối với các “đầu vào”, “gia nhập thị trường” bao gồm đất đai, tín dụng, kỹ thuật, môi trường kinh doanh, thông tin kinh tế. Xóa bỏ tận gốc cơ chế xin-cho của cơ chế bao cấp, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh doanh. Xóa bỏ ưu đãi có tính chất độc quyền trong sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước cần làm tốt hơn nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước cần thực hiện chính sách điều tiết thu nhập giữa những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sao cho người lao động không bị giới chủ bóc lột quá mức và có thu nhập tương xứng, xứng đáng với giá trị sức lao động của họ. Đó là công bằng xã hội của thời kỳ quá độ.

Đồng thời, Nhà nước cũng ra sức khuyến khích làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện cho người lao động không ngừng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp.

Ngòai việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cần thực hiện việc phân phối lại thông qua các sắc thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu v.v...) để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và lấy từ nguồn này chi đầu tư phát triển và tiêu dùng.

Nhà nước còn có vai trò xây dựng và thực thi vào quy hoạch phát triển, thực hiện kế hoạch cân đối hợp lý vào đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Có hai loại khu vực và địa bàn: các khu vực và địa bàn trọng điểm, đầu tàu; các khu vực và địa bàn khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ. Sự quan tâm đặc biệt này có hai mục đích. Mức đầu tư cần thiết cho các vùng và địa bàn trọng điểm, đầu tầu sẽ kéo theo sự phát triển của cả nước. Còn sự chú ý thích đáng đến các vùng và địa bàn khác là nhằm khắc phục sự “bất công tự nhiên” hoặc do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị, xã hội bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. 5. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước

Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) cùng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hòan cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Và đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII), (1995), quan niệm của Đảng về sự tồn tại của ba quyền đã được sự bổ sung quan trọng: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có nói rằng, quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ở nước ta xuất phát từ bản chất của Quốc hội với tính cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cần nắm giữ những quyền hạn mà việc thực thi chúng có ý nghĩa quyết định đối với tòan bộ hoạt động Nhà nước.

Quyền quyết định các vấn đề quan trọng, trong đó cần chú trọng đến quyền quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước... Vấn đề ngân sách Nhà nước luôn có ý nghĩa quyết định đối

Page 10: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

10

với tòan bộ hoạt động Nhà nước. Do vậy quyền quyết định ngân sách Nhà nước được khẳng định thuộc về Quốc hội và chỉ thuộc về Quốc hội mà thôi.

Quốc hội là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp. Do vậy quyền làm luật là thẩm quyền cơ bản nhất của Quốc hội.

- Cải cách nền hành chính quốc gia là một trong những khâu đột phá của cải cách bộ máy hành chính Nhà nước. Do vậy sự chuyển đổi tính chất, nội dung và phương pháp thực thi của nền hành chính quốc gia phải được bắt đầu từ cải cách Chính phủ.

Để có được các giải pháp cải cách Chính phủ phù hợp với nhu cầu của một nền hành chính mới, cần thiết phải đổi mới nhận thức về vai trò, bản chất của Chính phủ trong điều kiện hiện nay.

Trước hết phải nhận thức rằng tính chất của quá trình chuyển đổi nền hành chính quốc gia đang ngày càng làm tăng vai trò của Chính phủ, trong mọi quan hệ hành chính.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Chính phủ đóng vai trò vừa là người mở đường, khai thông các quan hệ kinh tế đối với các quốc gia khác, vừa là người cung cấp các dịch vụ và bảo đảm cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là trong quá trình hội nhập quốc tế, Chính phủ không chỉ phải chịu trách nhiệm chính trị về hội nhập quốc tế mà còn phải chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia, của các doanh nghiệp trong các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đòi hỏi phải thay đổi tính chất, nội dung, chức năng kinh tế và chức năng xã hội của Nhà nước mà người đại diện thực hiện các chức năng này là Chính phủ.

Với vị trí là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, lãnh đạo thông suốt toàn bộ hệ thống hành chính Nhà nước, Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính có hiệu lực từ Trung ương đến địa phương, Chính phủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công cuộc cải cách hành chính.

Tăng cường quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ trên các vấn đề quản lý vĩ mô, không can thiệp trực tiếp việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng và tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước đích thực trong kinh tế thị trường; phát huy mạnh mẽ tính năng động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Chính phủ phải tập trung vào nhiệm vụ đổi mới và hoàn thiện thể chế hành chính trong quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch định hướng cho sự phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước; chăm lo các vấn đề văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự, an ninh và kỷ cương pháp luật; củng cố an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Bảo đảm tính thống nhất, tập trung của hệ thống hành chính, phát huy tính năng động, sáng tạo của địa phương. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức, tinh giản bộ máy hành chính các ngành, các cấp hành chính trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi tổ chức và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức ấy. Nói chung, Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp cần được sắp xếp tinh gọn, giảm đầu mối, tập trung làm tốt công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực. Khắc phục tình trạng bộ máy cồng kềnh, trùng lặp và tính cục bộ trong hệ thống hành chính ở cả Trung ương và địa phương.

Chính phủ có trách nhiệm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ công chức Nhà nước. Thực tiễn điều hành công việc của Chính phủ trong thời gian vừa qua cho thấy giải pháp xây dựng một đội ngũ những người làm hành chính chuyên nghiệp được tuyển chọn và đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh là khâu có ý nghĩa quyết định. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng và hoàn thiện chế độ công vụ bao gồm những vấn đề về trách nhiệm và kỷ luật đối với công chức, về đạo đức của người công chức trong khi thi hành nhiệm vụ. Từng bước chính quy hoá các công sở, nâng cao kỷ luật và phong cách làm việc; ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý hành chính; tăng cường các phương tiện thông tin liên lạc cho các cơ quan để nâng cao hiệu suất công tác và hiệu lực quản lý.

- Các cơ quan tư pháp. +Trong Hiến pháp 1992, vấn đề tổ chức và hoạt động của Toà án được quy định tại các điều từ

Điều 127 đến Điều 136. Các Toà án nhân dân ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp giữa thẩm quyền xét xử với tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ cấp huyện trở lên. Ở mỗi đơn vị cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có một Toà án, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Toà án cấp tỉnh và ở Trung ương có Toà án nhân dân tối cao.

+Hệ thống Viện Kiểm sát - vai trò, địa vị pháp lý của hệ thống các Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và cụ thể hoá bởi Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002. Viện Kiểm sát nhân dân có hai chức nănng chính:

*Chức năng thực hành quyền công tố (chức năng công tố) là chức năng chính yếu của Viện kiểm sát.

Page 11: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

11

* Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp Trong quan niệm về phân quyền hiện đại, ngoài sự phân biệt ba quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp, còn có sự phân quyền giữa Trung ương và địa phương. Trên thế giới, tùy thuộc vào tính chất của chế độ Nhà nước mà sự “phân quyền theo chiều dọc” này là rất đa dạng và có nhiều mức độ. Nhưng cũng phải thấy một điều rất rõ nét hiện nay là phân quyền, phân cấp từ Trung ương cho địa phương đang là một xu thế trong các cuộc cải cách Nhà nước hiện nay trên thế giới.

Ở nước ta khái niệm chính quyền địa phương được dùng thông dụng kể từ sau khi thành lập chính quyền nhân dân. Trong khái niệm này thường bao hàm hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (ủy ban hành chính trước Hiến pháp 1980).

Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đều có cùng chức năng chấp hành pháp luật tại địa phương, quản lý địa phương theo quy định của pháp luật. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. 6). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trong hệ thống chính trị nước ta Đảng cộng sản Việt nam là một bộ phận hợp thành, vừa là tổ chức lãnh đạo hệ thống ấy. Lịch sử của Đảng ta là lịch sử của một Đảng cách mạng gắn bó máu thịt với nhân dân. Đảng ở trong lòng dân, từ nhân dân mà ra và hoạt động không vì mục đích nào khác ngoài việc phục vụ lợi ích của nhân dân. Đảng hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình nhờ sự ủng hộ của nhân dân, đi đúng đường lối phục vụ nhân dân.

Bài học đó là bài học xuyên suốt lịch sử Đảng ta. Sự nghiệp đổi mới được tiến hành với những kỳ tích được thế giới thừa nhận cũng nhờ Đảng đã nắm bắt được sáng kiến to lớn của nhân dân, hiểu được nguyện vọng của nhân dân và phát huy được động lực to lớn của nhân dân thực hiện sự nghiệp đổi mới đó.

Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi đó là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Qua tổng kết thực tiễn thế giới và Việt nam, Đảng ta đã nêu rõ nguy cơ lớn nhất của Đảng cầm quyền là quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất, đi đến mất phương hướng về chính trị. Trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, càng cần cảnh giác và có giải pháp khắc phục nguy cơ nói trên.

Mối quan hệ Đảng – nhân dân ở đây được Đảng ta nhìn nhận từ những bình diện sau đây: Thứ nhất, Đảng tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân là để lấy các ý kiến đó làm cở sở cho

việc hoạch định đường lối, chủ trương đúng đắn của mình. Xa rời nhân dân, thiếu hiểu biết về ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân, quan liêu, bao

biện là những căn bệnh hết sức nguy hiểm đối với một đảng cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn phải dựa vào điều kiện

thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương. Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không”.

Thứ hai, khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách tốt thì Đảng chỉ có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách đó vào cuộc sống nếu được sự tiếp nhận và tự giác thực hiện từ phía nhân dân, từ đó mới có thể huy động được đông đảo nhân dân tham gia thực hiện bằng nhân tài, vật lực của chính nhân dân – nguồn lực nội sinh của sức mạnh kiểm tra, sự sáng tạo của nhân dân.

Quá trình lãnh đạo cách mạng mấy chục năm qua của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Khi nào đường lối của Đảng được xây dựng từ cở sở thực tiễn Việt nam, tranh thủ được những ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân thì được nhân dân tiếp nhận, nhanh chóng đưa vào cuộc sống. Ngược lại, lức nào đường lối, chính sách của Đảng xa rời thực tiễn, không hợp lòng dân thì khó được nhân dân chấp nhận.

Thứ ba, sự liên hệ mật thiết với nhân dân giúp cho Đảng có thể dựa vào dân để tự chỉnh đốn, xây dựng Đảng ta và đội ngũ đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ rằng, đại đa số đảng viên vào đảng với mong muốn phấn đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Song không ít đảng viên vào đảng vì họ tưởng rằng “vào đảng thì dễ tìm công ăn việc làm, mong làm chức này chức nọ”. Những người như vậy dễ sinh ra những bệnh rất nguy hiểm như “bệnh tham lam”, “bệnh lười biếng”, “bệnh kiêu ngạo”, “bệnh hiếu danh”, “thiếu kỷ luật”, “óc hẹp hòi”.

Có thể nói rằng một đảng duy nhất cầm quyền, cơ chế quyền lực nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa không tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” – những đặc điểm đó của hệ thống chính trị

Page 12: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

12

nước ta đã đặt sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Nhà nước nói riêng và nền dân chủ XHCN của chúng ta nói chung vào trạng thái phát triển không có đối trọng. Trong bối cảnh đó không thể không nói đến nguy cơ chủ quan, lạm quyền và quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, giống như một bài toán của lịch sử, yếu tố “kiềm chế” thay cho cơ chế “đối trọng” trong hệ thống chính trị nước ta đã được xác lập. Đó là Mặt trận Tổ quốc Việt nam và hệ thống các tổ chức, đoàn thể xã hội với vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức đó đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước ta.

Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các tổ chức quần chúng trong cách mạng nước ta. Người nói: “nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc.v..v.. Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, lien lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”.

Trên cơ sở kinh nghiêm khẳng định vai trò quan trọng ấy của Mặt trận và các đoàn thể, Hiến pháp nước ta (Điều 9) đã ghi nhận:” Mặt trận Tổ quốc Việt nam (…) động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thực hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước”. Với tính cách là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt nam cũng được Hiến pháp xác định chức năng “ tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế” (Điều 10).

Như vậy sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể của họ đã được đặt lên tầm Hiến định, do đó nó có khả năng hiện thực để áp dụng và mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Đó chính là một cơ chế kiểm tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động lãnh đạo và của bộ máy công quyền. Cơ chế đó là bảo đảm quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý của Nhà nước đạt được mục đích và hiệu quả mong muốn tránh được những sai phạm và rủi ro không đáng có.

Đối với vấn đề Đảng cầm quyền trong Nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN, có một khía cạnh quan trọng là phân định vai trò lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của Nhà nước. Nhiều vấn đề cụ thể xung quanh vấn đề lớn này được đặt ra như: mối tương quan giữa cấu trúc tổ chức các cơ quan Đảng với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở các cấp từ Trung ương đến địa phương; các tiêu chí phân định sự lãnh đạo chính trị của các cấp ủy đảng và quyền tự chủ, độc lập của các cơ quan nhà nước; cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức đảng trong các hoạt động lãnh đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp; vai trò, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng theo cấu trúc lãnh thổ như tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy xã và của các cấp ủy trong bản thân các cơ quan nhà nước cần phải được xác định như thế nào: các vị trí, chức vụ trong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước, cán bộ đảng và công chức nhà nước… cần được xác định về mặt pháp lý. - Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cơ bản chính là yêu cầu, đòi hỏi đối với việc hoàn thiện phương thức tổ chức quyền lực nhà nước để đáp ứng các tiêu chí của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta coi là nhiệm vụ quan trọng và đã được Hiến pháp ghi nhận. Nhiệm vụ đó được Đảng đặt trong định hướng chung của việc đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.3 Đảng ta coi xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nhu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyền của công dân, quyền của con người; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

Xác lập những mối quan hệ hợp lý giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân thông qua hệ thống cơ chế thích hợp, làm cho tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện ngày một tốt hơn, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới4. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Báo Nhân dân, ngày 19-4-2006. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Báo Nhân dân, ngày 19-4-2006.

Page 13: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

13

Như vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi chủ yếu sau đây:

1. Nhu cầu về việc phát huy bản chất XHCN duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN và hệ thống chính trị XHCN, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước;

2. Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;

3. Tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, hội nhập và toàn cầu hoá đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội và thách thức. Những cung cách quản lý, điều hành xã hội của cơ chế hành chính, tập trung hoá, bao cấp trước đây không còn phù hợp. Để đủ sức quản lý xã hội trong bối cảnh mới, phải cải cách sâu sắc và toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, nhà nước và pháp luật. Xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ đáp ứng được những yêu cầu đó. Xây dựng nhà nước pháp quyền để củng cố, phát huy bản chất nhân dân của nhà nước ta, thiết lập những mối quan hệ đúng đắn giữa nhà nước và nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ cho phép giải quyết một cách tốt nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng nhà nước pháp quyền là vấn đề còn rất mới mẻ đối với chúng ta cả về lý luận và thực tiễn, do vậy phải được tiến hành một cách đồng bộ. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, cần phải vừa tiếp thu có chọn lọc lý luận và thực tiễn nước ngoài, vừa phát huy nội lực, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ gìn bản sắc dân tộc, kế thừa kinh nghiệm dựng nước và giữ nước cuả cha ông. 2. Những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện quyền lực nhà n-ước thuộc về nhân dân. Quan niệm này thể hiện bản chất nhà nước ta và đã được xác định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001):"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong tổ chức và hoạt động, trong chính sách và pháp luật nhà nước ta. Nhà nứơc ta do nhân dân thành lập, do nhân dân kiểm tra, giám sát. Mục tiêu cao nhất của nhà nước là phục vụ lợi ích của nhân dân. Đấy cũng chính là nguồn sức mạnh to lớn của nhà nước đã được kiểm nghiệm trong lịch sử dân tộc. Để đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cần phải thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát nhà nước và giám sát xã hội đối vớí toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là giám sát tối cao của quốc hội. - Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chủ thể cao nhất thực hiện quyền lực nhà nước. Đây là quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo , tổ chức và hoạt động của nhà nước ta không theo nguyên tắc phân chia quyền lực như ở nhiều quốc gia khác. Đồng thời quan điểm này cũng thể hiện sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong học thuyết và thực tiễn áp dụng phân chia quyền lực ở các quốc gia khác. Trong lần sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 đã thể hiện một bước tiến trong việc nhận thức và thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân công rành mạch, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng loại cơ quan nhà nước và cơ chế phối hợp chính là điều kiện cốt yếu để đảm bảo thống nhất quyền lực nhà nước. - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội và nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là nhân tố bảo đảm thành công của sự nhgiệp đổi mới đất nước. Trong điều kiện hiện nay, Nói đến sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước phải gắn liền với đổi mới, chỉnh đốn tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong điều kện mới. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, điều vô cùng quan trọng là phải phân định rõ giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng" hành chính đơn

Page 14: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

14

thuần phi chính trị", xa rời sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và ngược lại, sự bao biện, làm thay các công việc nhà nước từ phía các tổ chức Đảng. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà n-ước Tập trung dân chủ là nguyên tắc nền tảng của nhà nứơc và hệ thống chính trị ở nước ta, nếu xa rời thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý xã hội của nhà nước nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập và mở rộng dân chủ như hiện nay. Tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước được thể hiện trong sự kết hợp giữa lãnh đạo điều hành tập trung thống nnhất của Trung ương với phát huy tính năng động, tính chủ động của địa phương, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu. Nguyên tắc tập trung dân chủ phải yêu cầu thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước, xác định rõ ràng cơ chế trách nhiệm theo quy định pháp luật. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bất kỳ cơ quan nhà nước, ở chế độ tập thể lãnh đạo hay chế độ thủ trưởng. Nguyên tắc tập trung dân chủ có những biểu hiện đặc thù ở mỗi loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời giáo dục nâng cao đạo đức Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, là nguyên tắc hiến định, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tăng cường pháp chế lại càng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tính pháp chế thống nhất, còn phải thực hiện nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa tính pháp chế thống nhất và tính hợp lý, công bằng. Trong khi chưa có sự thay đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi chủ thể đều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền chỉ có thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả thực tế khi có sự phối hợp với đạo đức. Đây là vấn đề có tính quy luật đã được minh chứng trong lịch sử. Cho dù hoàn thiện đến đâu pháp luật cũng không bao giờ dự liệu hết được tính chất đa dạng, phong phú của cuộc sống. Để bổ sung cho pháp luật, để cho pháp luật có thể thực hiện, xã hội còn cần tới những quy tắc điều chỉnh xã hội khác như các quy phạm đạo đức, tập quán, phong tục…Trong quản lý xã hội muốn cho pháp luật được mọi người dân tôn trọng, tự giác thực hiện thì pháp luật phải được bảo vệ, phải thể hiện được những giá trị đạo đức, được nhân dân chấp nhận, ủng hộ, đồng tình. Do vậy, lấy đạo đức để quản lý xã hội cũng là một điều tất yếu khách quan, xuất phát từ chính thực tế đòi hỏi của cuộc sống. Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức, bởi pháp luật trong nhà nước pháp quyền là hướng tới những giá trị nhân đạo, công bằng, chân-thiện-mỹ-ích, tất cả vì mục đích phục vụ con người. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 1. Khái quát chung về phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xây dựng nhà nước pháp quyền là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp. Những nhiệm vụ và phương hướng cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền liên quan đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, nhà nước và pháp luật. Nghĩa là không chỉ quan tâm đến cải cách bộ máy nhà nước hay sửa sang, hoàn thiện pháp luật…mà phải tiến hành đồng bộ nhiều phương hướng hoạt động để tạo tiền đề vững chắc cho hiện thực nhà nước pháp quyền ở nước ta. Về tổng thể, có thể nêu ra những ph-ương hướng, nhiệm vụ cơ bản sau: - Hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; - Hoàn thiện hệ thống pháp luật; - Xây dựng ý thức, lối sống tuân thủ pháp luật, xây dựng nền văn hoá pháp lý; - Thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội của đất nước; - Bảo đảm và bảo vệ các quyền con người; - Đôỉ mới hệ thống chính trị; - Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; - Phát huy nội lực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ góc độ pháp lý, những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền tập trung nhất vào nhà nước, pháp luật, dân chủ, quyền con người, hệ thống chính trị. Dưới đây là một số nét khái quát. 2.Hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách bộ máy nhà nước

Page 15: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

15

Công cuộc cải cách lớn về bộ máy nhà nước thời gian qua đã đạt được một số thành tựu to lớn theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và tình hình quốc tế hiện nay, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Do vậy, tiếp tục công cuộc cải cách nhà nước là một trong những nhiệm vụ chiến lược chủ yếu để xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ XHCN. - Đổi mới hoạt động của Quốc hội Thời gian qua hoạt động của Quốc hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dạng pháp luật. Chất lượng của các luật, pháp lệnh đã được nâng cao, đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy vậy, so với yêu cầu nhà nước pháp quyền, cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên một số lĩnh vực quan trọng như sau: - Đôỉ mới về tổ chức bộ máy ( về đại biểu Quốc hội, về các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội…). - Đôỉ mới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh. Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm tra, thảo luận các dự án luật, pháp lệnh. Thực hiện dân chủ hoá rộng rãi trong hoạt động lập pháp, đổi mới cơ chế lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật, pháp lệnh. Hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội nhằm bảo đảm tính khách quan, phổ thông, dễ hiểu, dễ vận của các văn bản quy phạm pháp luật. Gỉam dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung muốn thực hiện được phải có văn bản hướng dẫn thi hành. - Cải tiến chất lượng kỳ họp của Quốc hội, tăng cường năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách. - Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần xác định rõ ràng, về nội dung giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời đổi mới phương thức giám sát, xác định hậu quả pháp lý của giám sát tối cao. - Thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Cải cách nền hành chính quốc gia là khâu trọng tâm của toàn bộ công cuộc cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được xác định là khâu đột phá. Mục tiêu đặt ra cho cải cách hành chính xét về tổng thể là nhằm chuyển từ một nền hành chính trì trệ, nhiều tầng, nhiều nấc, thủ tục hành chính phức tạp, không thuận tiện cho ngời dân sang một nền hành chính gọn nhẹ, trong sạch, hiệu quả, phục vụ những nhu cầu của người dân và xã hội một cách tốt nhất. Thực hiện cải cách hành chính trên cả ba mặt: cải cách thể chế hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải cách cơ cấu, tổ chức và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính; hoàn thiện chế độ công vụ và quy chế công chức nhà nước. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu qủa cơ chế " một cửa", tin học hoá các hoạt động quản lý hành chính. Để có một nền hành chính năng động, hiệu qủa, tinh gọn, cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, sắp xếp , thu gọn các đầu mối của Chính phủ. Đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng Chính phủ tập trung vào việc xây dựng chính sách, các thể chế, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chỉ đạo và điều hành phối hợp các ngành, các cấp thực thi chính sách, pháp luật. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền điạ phương, đẩy mạnh phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với mọi mặt đời sống xã hội tại địa phương. Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Tổ chức hợp lý HĐND, tăng cường vai trò của HĐND tại địa phương. Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và bộ máy chính quyền cấp xã. Trong nền hành chính, yếu tố con người là khâu then chốt. Cần xây dựng quy chế hoạt động công vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, bồi d-ưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng thực hành chuyên môn của đôị ngũ cán bộ. Xây dựng cho đội ngũ cán bộ nhà nước thói quen tuân thủ pháp luật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, công tâm trong việc giải quyết công việc đối với người dân, chịu trách nhiệm pháp lý về các quyết định và hành vi của mình. - Thực hiện cải cách tư pháp Trong nhà nước pháp quyền và một xã hội công dân phát triển lành mạnh, vai trò của bộ máy tư pháp đặc biệt quan trọng. Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về một

Page 16: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

16

số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Cải cách tư pháp cần được tiến hành trong tổng thể cải cách của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính. Nôị dung và các nguyên tắc cơ bản của cải cách tư pháp ở nước ta tập trung vào những lĩnh vực hoạt động sau: - Xây dựng các cơ quan tư pháp vững mạnh, trong sạch, từng bước hiện đại hoá. Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm: các Toà án nhân dân, các Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra; tổ chức luật sư, công chứng, giám định tư pháp và các chức danh tư pháp như thẩm phán, luật sư, công chứng viên, giám định viên… - Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, gíam định, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động tư pháp khác. Tổ chức lại cơ quan điều tra, thi hành án theo nguyên tắc thu gọn đầu mối, thành lập cảnh sát tư pháp. - Đảm bảo nguyên tắc độc lập khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán, hội thẩm nhân dân và một số hoạt động tư pháp khác như điều tra , truy tố. Để nâng cao tính độc lập của hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như kiện toàn cơ cấu, tổ chức, cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, hoàn thiện các quy định pháp luật; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp… - Các hoạt động tư pháp phải đảm bảo tính dân chủ, giản tiện, minh bạch và hiệu quả. Hoạt động tư pháp phải thực sự baỏ vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. - Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, công bằng, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, giảm đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai, tồn đọng các vụ việc. 3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền là vấn đề rộng lớn, liên quan đến các lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý. Trong xây dựng pháp luật cần chú ý đảm bảo cả về số lượng vầ chất lượng các văn bản pháp luật, cả pháp luật về nội dung và pháp luật về thủ tục. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm tính công bằng, minh bạch, tính khả thi của các quy định, tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản, tính phù hợp giữa luật với các hình thức điều chỉnh khác. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật và thông lệ quốc tế. Xây dựng chiến lược phát triển khung pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng hợp tác phát triển, cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng khung pháp luật phục vụ chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo sự ghi nhận về nội dung và cơ chế thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của công dân. Tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, xây dựng môi trường xã hội- pháp lý thuận lợi cho những hành vi hợp pháp. Đảm bảo thực hiện tính tối cao của luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế, điều đó phản ánh tính tối cao của quyền lực nhân dân bởi các đạo luật được cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ban hành, quy định những vấn đề quan trọng, cơ bản của xã hội. Đảm bảo tính minh bạch, công khai của pháp luật, nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Cần triển khai chiến lược xây dựng ý thức pháp luật và thực thi pháp luật của các tầng lớp nhân dân. 4. Đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mắt đời sống xã hội Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay phải được tiến hành song song, đồng bộ với việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. -Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền không thể tách rời với việc đổi mới hệ thống chính trị. Trước hết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng, nâng cao via trò, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đói với nhà nước và xã hội. -Tổ chức chính trị-xã hội là nơi triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n-ước. Vì vậy, các tổ chức chính trị- xã hội phải có bước đổi mới về cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động để góp phần vào việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền.

Page 17: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

17

-Dân chủ vừa là yếu tố cấu thành của nhà nước pháp quyền, vừa là mục tiêu vừa là động lực của nhà nước pháp quyền. Dân chủ còn là điều kiện cho sự tồn tại của nhà nước pháp quyền. Do đó, để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, cần thực hiện dân chủ hoá sâu sắc mọi mặt của đời sống nhà nước, pháp luật, xã hội. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng sự đồng thuận xã hội. KẾT LUẬN Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình lâu dài, vô cùng khó khăn, phức tạp. Chúng ta vừa tiếp thu có chọn lọc lý luận và thực tiễn của thế giới về xây dựng nhà nước pháp quyền, vừa phải đảm bảo phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kiên định trên con đường XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

2. Câu hỏi: Nhận xét về pháp luật tư sản, C.Mác viết: "Pháp luật của các ông chẳng qua cũng là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, mà nội dung ý chí đó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định". Anh(chị) hãy ;phân tích và liên hệ thực tiễn pháp luật Việt Nam để làm sáng tỏ nhận định trên. Trả lời: 1. Bản chất pháp luật Tiếp cận vấn đề về bản chất pháp luật -Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai mặt-hai phương diện cơ bản: phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay thường được gọi là tính giai cấp và tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau và cả hai đều mang tính tất yêú khách quan. -Do những điều kiện khách quan và chủ quan, sự thể hiện và thực hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có khác nhau trong các kiểu nhà nước, trong các giai đoạn phát triển của mỗi một nhà nước. Theo đấy tính giai cấp của pháp luật thường được thể hiện một cách công khai, quyết liệt trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến. Trong các xã hội đương đại, pháp luật cũng thể hiện tính giai cấp của mình, đồng thời theo xu hướng chung, tính xã hội, tính nhân loại ngày càng thể hiện rõ nét hơn. -Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý, cần thiết của nhà nước và còn là công cụ của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đó chính là vai trò, giá trị đích thực của pháp luật. Sự phát triển của xã hội hiện đại đang dần dần trả lại vị thế, vai trò , công năng đó của pháp luật. Qúa trình dân chủ hoá dời sống xã hội trong đó có đời sống chính trị-pháp lý sẽ xác lập, nâng cao hơn tính xã hội của pháp luật. Bản chất của pháp luật là vấn đề thuộc về những dấu hiệu bên trong của pháp luật, những mục đích điều chỉnh pháp luật, pháp luật đó bảo vệ lợi ich của ai…? Pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí nhà n-ước của giai cấp thống trị, là công cụ của nhà nước ra còn có vai trò và giá trị xã hội to lớn, không chỉ là sản phẩm thuần tuý của nhà nước. Pháp luật thể hiện các giá trị đã được kết tinh từ truyền thống, văn hoá, đạo đức dân tộc và nhân loại… Tính giai cấp của pháp luật Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản pháp luật, các loại hoạt động áp dụng của nhà nước. C,Mác và Ph.Ăngghen đã viết về pháp luật tư sản: "Pháp luật của các ông là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định". Nội dung của pháp luật tức là ý chí nhà nước được quy định bởi các điều kiện sinh hoạt vật chất, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Cần có quan điểm khách quan, toàn diện về pháp luật, không tuyệt đối hoá vai trò của các yếu tố kinh tế trong đời sống pháp luật và nhà nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường lối phát triển cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và những điều kiện khách quan của đất nước. Pháp luật đương nhiên không phải là cấp số cộng giản đơn tất cả các lợi ích, nhu cầu của mọi cá nhân trong giai cấp thống trị mà là những lợi ích tiêu biểu, cơ bản và được chọn lọc, thông qua nhà nước "đề lên thành luật". -Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp sâu sắc, nhưng mức độ, cách thức thể hiện và trong thực tế tính giai cấp không hoàn toàn giống nhau trong các kiểu pháp luật và ngay cả trong một nhà nước, vào những thời điểm khác nhau.

+Pháp luật chủ nô công khai xác nận quyền lực tuyệt đối, vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của người nô lệ như là những "công cụ biết nói"trong xã hội. + Pháp luật phong kiến vẫn được coi là pháp luật "quả đấm" với hệ thống những quy định, chế tài trừng phạt dã man, vô nhân đạo, bảo vệ công khai lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến.

Page 18: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

18

+ Pháp luật tư sản mặc dù là một bước tiến bộ, phát triển vượt bậc so với các kiểu pháp luật trước đó cả về nội dung và hình thức, song nó vẫn là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản trước hết.

Bản chất của pháp luật tư sản Pháp luật tư sản ra đời cùng với nhà nước tư sản trong cách mạng tư sản. Bản chất pháp luật tư

sản được quy định bởi cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước tư sản và được thể hiện ở tính chất giai cấp và tính chất xã hội của pháp luật tư sản.

-Pháp luật tư sản mang tính chất giai cấp sâu sắc vì nó do giai cấp tư sản tạo ra thông qua nhà n-ước tư sản và luôn luôn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.

Trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" (năm 1848), Mác và Ăng ghen đã chỉ ra rằng pháp luật tư sản là ý chí của giai cấp tư sản được đưa lên thành những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, cái ý chí mà mà nội dung của nó do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định.

+ Giai cấp tư sản sử dụng pháp luật của mình như là một công cụ có hiệu lực nhất để đàn áp, bóc lột giai cấp công nhân, nhân dân lao động; duy trì, bảo vệ sự thống trị của mình về kinh tế, chính trị , tư t-ưởng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

+Qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản và pháp luật tư sản thì tính chất giai cấp của pháp luật tư sản cũng có những biểu hiện khác nhau.

* Ở giai đoạn tự do cạnh tranh và hình thành các thiết chế của nền dân chủ tư sản (từ các cuộc cách mạng tư sản đến năm 1 87 1), tính chất giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện một cách kín đáo, nhẹ nhàng và khó nhận biết.

* Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền - nhà nước , rồi sau đó là chủ nghĩa đế quốc ( 1 87 1 - 1 9 1 7 ) và nhất là thời kỳ đầu thuộc giai đoạn thứ ba (từ năm 1 9 1 7 đến nay) - thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản ( 1 9 1 7 - 1 945 ) , tính chất giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện một cách công khai, mạnh mẽ, quyết liệt mà minh chứng là những đạo luật phản động, phản dân chủ.

*Trải qua 60 năm, kể từ sau cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (năm 1945) đến nay, trên thế giới nói chung và trong các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng đã xảy ra biết bao sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, . . . quan trọng, làm biến đổi sâu sắc và toàn diện bộ mặt của thế giới và của các nước tư bản chủ nghĩa, tác động và ảnh hởng tích cực tới nhà nước tư sản và pháp luật tư sản. Bởi vậy, tính chất giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng quay trở về giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, nhưng với mức độ tinh vi, khéo léo, tinh tế và uyển chuyển hơn. ã hội đương thời. Bản chất pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Bản chất pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở tính giai cấp, tính xã hội và tính nhân loại .

Pháp luật có vai trò hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, các giá trị và vai trò của pháp luật chỉ có thể đảm bảo, phát huy trong sự kết hợp chặt chẽ với các phương tiện điều chỉnh xã hội khác.

Trong quá trình điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người, pháp luật xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng xã hội quan trọng khác như chính trị, kinh tế; văn hoá, đạo đức, tôn giáo; tập quán, nhà nước v.v. . .

Ngay từ sự ra đời và trong suốt quá trình phát triển, pháp luật xã hội chủ nghĩa thường xuyên tiếp nhận, kế thừa chọn lọc những giá trị văn hoá pháp lý của nhân loại . Sự kế thừa này được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống pháp luật nh các tư tởng pháp lý tiến bộ, kỹ thuật pháp lý, hoạt động xây dựng pháp luật; cách thức áp dụng pháp luật; phương pháp đưa thông tin pháp luật vào cuộc sống v. v. .

Đối với Việt Nam , trong suốt sáu mươi năm qua, hệ thống pháp luật không ngừng được đổi mới , hoàn thiện, thể hiện đậm nét tính dân tộc, tính định hướng xã hội chủ nghĩa và tính thời đại.

Pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thông các quy tắc xử sự( sự thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao động, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở kết hợp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh .

2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bản chất pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hiện đậm nét ở các đặc điểm cơ bản sau

đây: 1. Mang tính nhân dân sâu sắc

Page 19: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

19

Pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dần sâu sắc. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác. Với tư cách là kiểu lịch sử pháp luật mới, pháp luật xã hội chủ nghĩa có đặc điểm bản chất khác biệt căn bản với các kiểu pháp luật khác ở tính nhân dân sâu sắc.

Về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động" .

Tính nhân dân của pháp luật nước ta được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật, phổ biến và giáo dục pháp luật.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhà nước ta thực hiện nhiều hình thức để thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật để các quy định pháp luật ngày càng phù hợp với cuộc sống. Hoạt động xây dựng pháp luật những năm gần đây thực sự đã và đang được đổi mới cả về nội dung, hình thức, cách thức xây dựng. Các quyền, lợi ích chính đáng của người dân đã được ghi nhận và có cơ chế bảo đảm, bảo vệ hữu hiệu hơn.

Hoạt động kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật cũng được quan tâm hơn, thông qua đó góp phần tích cực vào việc phát hiện những quy định pháp luật bất cập, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của người dân và kịp thời sửa đổi, bổ sung.

2.Khẳng định đường lối phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định h-ướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi thới đất nước, tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xã hội đã khẳng định về tính chất, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không thể thiếu được vai trò quản lý của nhà nước bằng một hệ thống pháp luật và các công cụ quản lý khác .

Trong những năm qua, nhà nước đã xây đựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật có chất lượng cao, về cơ bản đã tạo dựng được khung pháp luật phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước thay thế cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mệnh lệnh hành chính bao cấp, hiện vật trước đây, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế của xã hội. Nhờ vậy, đã tạo lập được hành lang pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xác định chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư, giảm dần sự can thiệp của cơ quan Nhà nước bằng các biện pháp hành chính vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại.

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm và tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống các văn bản pháp luật về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là trong các quy định pháp luật về thủ tục về cơ chế thực thi pháp luật.

3. Tính cưỡng chế nhà nước trong pháp luật Với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng, do nhà nước ban hành,

xuất phát từ thực tiễn xã hội, pháp luật nước ta tất yếu được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Pháp luật xã hội chủ nghĩa tuy mang tính cưỡng chế, nhưng tính cưỡng chế đó đã chứa đựng những nội dung mới, khác với cưỡng chế trong các kiểu pháp luật bóc lột. Do nội dung của pháp luật xã hội chủ nghĩa phù hợp với ý chí, lợi ích của nhân dân nên có điều kiện được người dân thực hiện một cách tự giác. Các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật trên cơ sở kết hợp giáo dục , thuyết phục , thu hút sự tham gia của xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật, giúp đỡ những người vi phạm pháp luật trở thành các công dân tốt cho xã hội.

Các biện pháp cưỡng chế nhà nước có mục đích xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo họ thành những người lao động lương thiện. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng không nhằm mục đích gây đau đớn, dày vò về thể xác, xúcphạm đến nhân phẩm, danh dự của con người. Hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong pháp luật không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân các biện pháp đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác như tính hợp lý, mức độ răn đe, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, dư luận xã hội. Cần thường xuyên thăm dò, nghiên cứu dư luận xã hội về việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm để từ đó có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Cơ sở đạo đức và tính dân tộc của pháp luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa thể hiện tính dân tộc sâu sắc có mối quan hệ mật thiết

với văn hoá, đạo đức, phong tục, tập quán. - Đạo đức truyền thống dân tộc và những giá trị, nguyên tắc đạo đức tiến bộ nhân loại là cơ sở

của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, giữa chúng không có sự đối lập nào. Các tư tưởng

Page 20: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

20

và qui tắc đạo đức tiến bộ luôn là cơ sở cho pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đến lượt mình, pháp luật lại củng cố và truyền bá các giá trị đạo đức đó Từ Hiến pháp đến các văn bản pháp luật khác đều ghi nhận, bảo vệ các quan điểm, chuẩn mực đạo đức truyền thống .

Xu hướng chung là pháp luật nước ta càng ghi nhận nhiều hơn các quy tắc đạo đức . xử Sự theo những quan điểm, chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc đã được Bộ Luật Dân sự ghi nhận thành nguyên tắc pháp lý mà các chủ thể phải tuân theo trong các giao dịch dân sự:

+Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội ; + Tự nguyện , bình đẳng , thiện chí, hợp tác , trung thực và ngay thẳng. . . -Tương tự, trong các quan hệ lao động, Bộ luật lao động cũng quy định nghĩa vụ tôn trọng danh

dự, nhân phẩm, tính trung thực giữa người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu như có sự hỗ

trợ của các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức luôn là tiêu chí tác động đến nội dung của các quy phạm pháp luật,được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý và ngược lại :trong từng vấn đề của đạo đức đều phải xem xét cả về phương diện pháp lý.

Đồng thời pháp luật còn có mối quan hệ mật thiết với các loại quy tắc xã hội khác như phong tục, tập quán, truyền thống. .. Khi áp dụng pháp luật, muốn được công bằng và đầy đủ, cần phải được bổ sung bằng tục lệ,tập quán. Pháp luật Việt Nam bảo vệ những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng có những quy định nhằm ngăn cản, hạn chế và loại trừ dần những tập tục lạc hậu, phản tiến bộ như tệ đa thê, tảo hôn, nghi là ma lai…

5.Pháp luật là hình thức thể hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam . Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của

Đảng đối với tiến trình phát triển của xã hội chỉ có thể đợc thực hiện thôngqua nhà nớc bằng một hệ thống pháp luật. Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ta có nhiệm vụ thể chế hoá thành các quy định pháp luật để đưa đường lối đó vào cuộc sống.

6. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng. - Các nền pháp luật trước như chủ nô, phong kiến có phạm vi điều chỉnh hẹp, tập trung chủ yếu

vào các lĩnh vực hành chính - chính trị với mục đích bảo vệ, củng cố nền thống trị của thiểu số giai cấp bóc lột, duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội.

- Pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay có phạm vi điều chỉnh rộng; không những chỉ quy định về tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn quy định các quyền và nghĩa vụ công dân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, quy định những vấn đề về quản lý lao động, kiểm tra, thống kê. Nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội mới xuất hiện đã kịp thời có các văn bản pháp luật điều chỉnh như về bảo vệ môi trường, thị trườngchứng khoán, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài v.v. . .

3. Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phôí hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) như thế nào? Trả lời: 1. Quan niệm về quyền lực nhà nước Với nghĩa chung nhất, quyền lực mà cái mà nhờ đó buộc người khác phải phục tùng, là khả năng thực hiện ý chí của mình trong quan hệ với người khác. Trong xã hội, quyền lực có nhiều loại khác nhau: quyền lực đạo đức, quyền lực tôn giáo, quyền lực dòng họ, quyền lực kinh tế…Trong số nhiều loại quyền lực đồng thời tồn tại, đan xen thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành chỉnh thể của quyền lực trong xã hội, đáng chú ý nhất là quyền lực công(quyền lực xã hội) và quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là một bộ phận của quyền lực trong xã hội, và bao giờ cũng mang tính giai cấp. Trong quan hệ nội bộ của giai cấp hoặc liên minh giai cấp, quyền lực chính trị có thể chứa đựng những mâu thuẫn, thậm chí cả những đối kháng, nhưng trong quan hệ với bên ngoài nó thường thống nhất về cơ bản. Trong xã hội hiện đại, bên cạnh quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền còn tồn tại quyền lực chính trị và yêu cầu quyền lực chính trị của giai cấp, tầng lớp khác. Quyền lực chính trị của giai cấp nắm quyền còn được tổ chức thành nhà nước.

Page 21: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

21

Do vậy, xét về bản chất, quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị và nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Một trong những điểm phân biệt quyền lực nhà nước vơí các loại quyền lực khác là ở chỗ, quyền lực nhà nước được tổ chức thành cả một hệ thống thiết chế và có khả năng sử dụng các công cụ của nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. Chính do phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực và do tính chất công quyền của quyền lực nhà nước, nên các giai cấp, các lực lượng chính trị trong xã hội luôn hướng tới quyền lực nhà nước nhằm giành, giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước. Chính vì thế mà quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị. 2. Mấy nét về thuyết phân quyền Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người tư tưởng phân quyền đã được thể hiện qua các tác phẩm của các nhà tưởng từ thời cổ đại đến trung, cận đại. Tuy nhiên, tư tưởng phân quyền thể hiện rõ nét trong tác phẩm của các nhà tư tưởng Tây Âu vào thế kỷ 17-18. Vào thế kỷ 16-17 thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế các nước đã thúc đẩy sự tan rã tiếp tục của chế độ phong kiến. Cùng với sự phát triển của các thuyết về kinh tế; các học thuyết về pháp luật cũng phát triển mạnh và đóng góp vai trò to lớn của phát triển tư duy chính trị thời kỳ đó. Thuyết pháp luật tự nhiên đã tách lý luận về nhà nước và pháp luật ra khỏi thần học và phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến. Người phát triển một cách toàn diện thuyết phân quyền là nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp S. Montesquieu(1689-1775).Vì vậy, mà ngày nay người ta thường gắn tên tuổi của S. Montesqieu với thuyết" tam quyền phân lập". Montesqieu kịch liệt phê phán chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp thời bấy giờ, lên án việc Vua nắm toàn bộ quyền lực trong tay dẫn tới chỗ độc đoán, lạm quyền, tuỳ tiện: quyền lực nhà vua và thậm chí bao trùm cả khối óc của thần dân, bắt thần dân phải nghĩ những gì có lợi cho vua. Chủ nghĩa cực quyền không thể dung hoà với tự do, vì vậy theo Montesqieu, cần phải xoá bỏ chủ nghĩa cực quyền. Ông cho rằng chính thể cộng hoà có tính ưu việt nhưng ông vẫn đề cao chính thể quân chủ lập hiến. Hình thức nhà nước là cái quyết định nội dung của luật và hệ thống luật lệ. Để đạt được mục tiêu đó, theo Montésqieu cần phải có sự phân quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba quyền này hạn chế lẫn nhau, đối trọng vơí nhau và thuộc về các cơ quan khác nhau. *Ông kêu gọi thành lập cơ quan đại diện của nhân dân để hạn chế quyền lực của nhà vua. Nếu cả ba quyền đều nằm trong tay vua tất yếu sẽ nảy sinh ra sự lạm quyền, chuyên chế, độc đoán. * Nếu như quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay một người, hoặc một cơ quan thì sự tự do sẽ không có bởi vì sẽ có nguy cơ ông Vua hay nghị sĩ nào đó sẽ ban hành các đạo luật tàn bạo sẽ rồi áp dụng các đạo luật đó cũng theo kiểu tàn bạo. *Nếu như quyền tư pháp gắn với quyền lập pháp thì cuộc sống và tự do của công dân sẽ đặt dới sự tuỳ tiện bởi vì quan toà chính là người làm luật *Nếu như quyền tư pháp gắn với quyền hành pháp thì quan toà sẽ trở thành kẻ áp bức. Và sự tự do của công dân sẽ không thể có được nếu như cả ba quyền rơi vào tay một người. Do vậy muốn đảm bảo tự do, theo Montesqieu, ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp phải thuộc về ba cơ quan khác nhau: * Quyền lập pháp hoàn toàn thuộc về nghị viện- cơ quan đại diện của nhân dân được lập ra qua phổ thông đầu phiếu; *Quyền hành pháp thực hiện pháp luật, chấp hành pháp luật-thuộc về Chính phủ(cũng có thể thuộc về vua trong chính thể lập hiến); *Quyền tư pháp-quyền xét xử những vi phạm pháp luật, tội phạm, những tranh chấp, xung đột trong xã hội-thuộc về toà án(toà dự thẩm hay các toà có sự tham gia của nhân dân). Sơ đồ của Montesqieu loại trừ sự lập ra một cơ quan đứng trên "ba quyền", phản ánh cách tiếp cận về pháp lý - tổ chức tới sự phân quyền và thoạt nhìn, dường như không đặt vấn đề về bản chất xã hội của nhà nước và quyền lực nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế nó củng cố địa vị của giai cấp tư sản non trẻ trong bộ máy nhà nước, trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước. Thuyết phân quyền của Montesqieu ảnh hưởng nhiều tới các quan niệm sau này về chế độ nhà nước, tới các quá trình lập hiến của các nhà nước tư sản và thực tiễn pháp luật- nhà nước ở nhiều nước. Tư tưởng của Montesqieu về thành lập cơ quan đại diện của nhân dân đã chĩa mũi nhọn chống lại chế độ chuyên chế và sau này đã được ghi nhận trong Điều 16"Tuyên ngôn về các quyền của con người và của

Page 22: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

22

công dân" năm 1789:"Một xã hội trong đó không bảo đảm việc sử dụng các quyền và không thực hiện sự phân quyền thì không có hiến pháp". Tư tưởng của ông đã được vận dụng khi xây dựng Hiến pháp của Pháp năm 1789 và thể hiện rõ nét trong Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. 3. NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TƯ SẢN Chính thuyết "tam quyền phân lập" đã đưa ra mô hình cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước. Với, nội dung của mỗi"quyền" và việc thực hiện các "quyền", mối quan hệ qua lại giữa các "quyền". Như thế nào? Nếu nói một cách khái quát nhất, theo nguyên tắc phân quyền thì sự phân bố quyền lực giữa các cơ quan nhà nước phải bảo đảm sao cho không có cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước trong tay mình, đồng thời không có cơ quan nào không bị ràng buộc bởi pháp luật, không cơ quan nào nằm ngoài sự giám sát, kiểm tra từ phía các cơ quan khác. 1. Quyền lập pháp Theo thuyết tam quyền phân lập thì quyền lập pháp thuộc về nghị viện(Quốc hội)- cơ quan đại diện của nhân dân, được lập ra qua phổ thông đầu phiếu. Lập pháp tức là làm ra luật. Luật là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước, không chỉ vì hiệu lực pháp lý của nó mà còn vì sự uỷ quyền pháp lý-luật do chính những đại biểu do nhân dân bầu ra. Nếu quan niệm luật là ý chí của nhà nước được nâng lên thành luật thì ý chí ở đây là ý chí của cơ quan đại diện cho nhân dân, suy cho cùng là chính ý chí của nhân dân vì thông qua bầu cử nhân dân đã thể hiện ý chí của mình, đã uỷ quyền cho những đại diện của mình. Nhiều khi ý chí của nhân dân cũng được biểu thị một cách trực tiếp khi thông qua đạo luật cơ bản(Hiến pháp) nhiều khi người ta đã phải dùng tới hình thức trng cầu ý kiến của nhân dân. Giới hạn, phạm vi của quyền lập pháp phải do híên pháp quy định. Như vậy hiến pháp thể hiện tính tôí cao, hiệu lực cao nhất của đạo luật cơ bản: cơ quan lập pháp hoạt động trong khuôn khổ mà hiến pháp quy định- các đạo luật khác do cơ quan lập pháp thông qua đều phải phù hợp với hiến pháp. Cơ quan lập pháp, ở phạm vi hiến pháp cho phép, có thể tự nguyện trao một số quyền nào đó của mình cho các cơ quan khác, cụ thể là có thể trao quyền cho cơ quan hành pháp. Tuy nhiên kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng nhiều khi hành pháp lấn át quyền lập pháp, cũng có khi cơ quan lập pháp tự trốn tránh trách nhiệm của mình. Cơ quan lập pháp thông qua luật mà đã là luật thì phải có tính khái quát cao nên không ít đạo luật muốn đi vào cuộc sống cần phải nhờ tới các văn bản dới luật- các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan hành pháp. Và cũng có khi chính các văn bản dới luật đó có những quy định trái với những quy định của luật. Điều quan trọng cần phải cú ý là ngay sự uỷ quyền của cơ quan lập pháp cho cơ quan hành pháp cũng phải được thể hiện trong văn bản luật. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành cần phải là các văn bản quy phạm có hiệu lực trực tiếp, tác động trực tiếp đến các chủ thể tới các chủ thể quan hệ pháp luật, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể, không cần phải có các văn bản hướng dẫn thi hành trừ những trường hợp quá chi tiết về kỹ thuật (như những thông số về an toàn lao động, chất lượng sản phẩm…). Trong làm luật của cơ quan lập pháp phải chú ý đến việc tuân thủ thẩm quyền và trình tự lập pháp. Thẩm quyền được hiểu là chỉ có những người được nhân dân uỷ quyền mới có thẩm quyền lập pháp, đồng thời cơ quan được uỷ quyền không được lẩn tránh trách nhiệm được giao. Nói một cách khác, ngoài cơ quan lập pháp ra không có cơ quan nào có quyền làm luật và khi các quan hệ xã hội cần tới sự điều chỉnh bằng các đạo luật cụ thể thì cơ quan lập pháp phải đáp ứng yêu cầu đó, không thể lẩn tránh và " uỷ quyền lại" cho cơ quan khác. Thí dụ, cho cơ quan hành pháp để rồi các quan hệ đó được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật. Trình tự lập pháp được hiểu đó là quy trình làm luật trong đó phải bảo đảm được việc thu hút các chuyên gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, cần tham khảo ý kiến của những người có thể có quyền và lợi ích bị xâm hại bởi văn bản luật đang được soạn thảo. Theo tinh thần của thuyết khế ước xã hội của Rousseau, hiến pháp và các đạo luật có thể đ-ược hiểu là các khế ước xã hội của xã hội công dân. Việc bầu ra đại diện của nhân dân, thành lập ra cơ quan lập pháp cũng có thể coi là một dạng của khế ước. Do vậy xã hội công dân có thể huỷ bỏ khế ước của mình và lập ra khế ước khác. Các văn bản quy phạm do cơ quan lập pháp thông qua cũng phải chịu sự kiểm tra thường xuyên. Mọi văn bản sai trái, mọi vi phạm từ phía cơ quan lập pháp đều có thể dẫn dến sự vô hiệu của văn bản.

Page 23: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

23

Hiến pháp là đạo luật cơ bản và thông thường được thông qua trưng cầu dân ý nên việc kiểm tra sự tuân thủ hiến pháp cũng được giao cho một cơ quan đặc biệt: toà án hiến pháp. Sự kiểm tra có thể đ-ược hiểu ở phạm vi rộng hơn- người đặt vấn đề kiểm tra một văn bản pháp luật nào đó không chỉ là các cơ quan nhà nước, những người có chức vụ mà là chính những công dân có những quyền và nghĩa vụ có liên quan. 2.Quyền hành pháp Quyền hành pháp chính là quyền thi hành pháp luật, cơ quan thực hiện quyền hành pháp (cơ quan hành pháp) tức là cơ quan thừa hành sự uỷ quyền từ phía cơ quan khác-cơ quan lập pháp. - Đã là hành vi được thực hiện theo sự uỷ quyền thì không thể vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn đợc uỷ quyền. Nếu như quyền của cơ quan lập pháp là quyền phái sinh từ cử tri thì quyền hành pháp phái sịnh từ cơ quan lập pháp. -Nếu xét từ phương diện quyền lực thì quyền hành pháp không phải là quyền lực độc lập, mà là quyền lực chấp hành, hoạt động của nó không phải do chính nó tự đề ra. -Hoạt động của cơ quan hành pháp luôn trực tiếp động chạm tới quyền của công dân cho nên hoạt động đó phải thực hiện trên cơ sở có sự uỷ quyền, sự tán thành của cơ quan lập pháp- cơ quan đại diện của nhân dân. + Sự tán thành đó phải đợc biểu thị dới hình thức luật. Điều đó có nghĩa là mọi hành vi của cơ quan hành pháp có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân đều dựa trên cơ sở luật. + Nội dung các quyết định pháp lý và hành vi cụ thể của cơ quan hành pháp đều phải do luật điều chỉnh. Nếu như đối với công dân(và cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị kinh tế) đợc áp dụng nguyên tắc"có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm" thì đối vơí các cơ quan hành pháp, đặc biệt là những ngời có chức vụ trong hệ thống cơ quan hành pháp phải triệt để tuân thủ nguyên tắc" chỉ được làm những gì mà luật cho phép", vì sự uỷ quyền(cho phép) là có giới hạn, đề phòng mọi khả năng lạm quyền, tuỳ tiện. +Mỗi khi có sự vi phạm, làm tổn hại tới quyền và lợi ích của công dân thì cơ quan hay cá nhân những nhân viên làm việc trong hệ thống cơ quan hành pháp thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Có quan điểm cho rằng cá nhân những nhân viên đã gây thiệt hại cho công dân phải chịu trách nhiệm trước người bị hại. Song vấn đề lại là ở chỗ nếu không nhân danh cơ quan hành pháp thì những nhân viên cụ thể đã không có hành động làm tổn hại tới quyền và lợi ích công dân (bởi vì họ làm việc không nhân danh cá nhân mình). Do vậy, trước công dân(người có quyền và lợi ích bị xâm hại) thì chính cơ quan thực thi pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Thẩm quyền xem xét vấn đề này trong trường hợp có sự tranh chấp thuộc về cơ quan tư pháp(cụ thể là toà án hành chính). 3.Quyền tư pháp Theo thuyêt "tam quyền phân lập", muốn thực hiện tư tưởng về sự kiềm chế, đối trọng giữa ba quyền thì quyền tư pháp phải thực hiện chức năng kiểm tra đối với hoạt động của quyền lập pháp và hành pháp. Sự kiểm tra đó là sát sao, những vi phạm từ phía cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, những ng-ười có chức vụ và mọi công dân đều phải xem xét công minh, "đúng người , đúng tội" trên cơ sở luật. Chính vì lẽ đó mà người đời xưa đã đưa ra biểu tượng của quan toà: nữ thần bịt mắt bằng vải đen(phải coi trọng nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật), một tay cầm kiếm(hình phạt do luật định), một tay cầm chiếc cân(cán cân công lý, xét xử công minh, khách quan, không vị nể, trước khi dùng hình phạt cần phải cân nhắc kỹ, xem xét toàn diện…) .Không thể chỉ quan niệm về quan toà như người chỉ áp dụng hình phạt. Việc áp dụng chế taì trong hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp không phải là mục đích tự thân của"quyền tư pháp". Ap dụng chế tài đối với kẻ phạm tội, với những hành vi vi phạm pháp luật cũng chính là bảo vệ những người có quyền và lợi ích bị xâm hại, chính là để đảm bảo trật tự pháp luật, bảo vệ sự tự do của mọi công dân. Theo Monterqieu, sự tự do ở đây không có nghĩa là có thể làm những gì mà mình muốn và cũng không có nghĩa là buộc phải làm những gì mà mình không muốn. Nếu một người công dân có thể làm những điều mà luật cấm thì người công dân đó sẽ không có tự do bởi vì các công dân khác cũng có thể làm nh vậy. Tự do có nghĩa là quyền được làm tất cả những gì mà luật không cấm. Như vậy, trong hệ thống phân quyền, cơ quan tư pháp có vị trí đặc biệt. Một mặt, cơ quan này bảo đảm sự vận hành của cơ chế loại trừ sự can thiệp của cơ quan lập pháp vào công việc thuộc chức năng của cơ quan hành pháp đồng thời loại trừ việc cơ quan hành pháp lấn át quyền lập pháp. Mặt khác, nếu như chính cơ quan tư pháp vi phạm quyền của công dân thì cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp lại dùng cơ chế của mình để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

Page 24: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

24

Cơ quan tư pháp(các toà án) chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng của mình nếu như các thẩm phán có sự độc lập thực sự. Muốn có sự độc lập thực sự, thẩm phán trước hết phải là người độc lập trong mối quan hệ vơí các cơ quan lập pháp và hành pháp. Khi một thẩm phán buộc phải là người phụ thuộc(kể cả về tịnh thần và vật chất), buộc phải là người "cầu xét" cơ quan lập pháp hay hành pháp (chế độ lương, đãi ngộ…) thì khó có thể nói đến sự độc lập thực sự. Sự độc lập của các thẩm phán phải được củng cố bằng sự độc lập của các toà án. Khi bảo vệ các quyền, tự do của công dân, ngoaì việc tuân thủ những quy định của luật"vật chất", toà án phải triệt để tuân thủ những quy định của luật tố tụng. Bất kỳ sự vi phạm nào về tố tụng đều dẫn đến sự vô hiệu của quyết định. Đó cũng chính là yêu cầu bảo vệ công dân một cách tối ưu trước chính quyền nhà nước, trước cơ quan tư pháp (bởi vì sau quyết định của toà án, người bị oan chỉ còn cách cầu xin khoan hồng độ lượng, chứ không có hình thức bảo vệ nào khác về mặt pháp luật 4. NGUYÊN TẮC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT: - Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chủ thể cao nhất thực hiện quyền lực nhà nước. Đây là quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo , tổ chức và hoạt động của nhà nước ta không theo nguyên tắc phân chia quyền lực như ở nhiều quốc gia khác. Đồng thời quan điểm này cũng thể hiện sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong học thuyết và thực tiễn áp dụng phân chia quyền lực ở các quốc gia khác. Trong lần sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 đã thể hiện một bước tiến trong việc nhận thức và thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân công rành mạch, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng loại cơ quan nhà nước và cơ chế phối hợp chính là điều kiện cốt yếu để đảm bảo thống nhất quyền lực nhà nước. "…Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giưã các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"(Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) - Quốc hội Điều 83 Hiến pháp 1992( đã được sửa đổi , bổ sung năm 2001) ghi nhận: " Quốc hội là cơ quan đại biêủ cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". + Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân: Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín. +Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất- Quốc hội có những chức năng sau: -Lập hiến và lập pháp; -Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước; - Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng nhất của đất nước, quyết định những chính sách cơ bản về đối ngoại và đối nội, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Điều 83 Hiến pháp 1992( đã được sửa đổi , bổ sung năm 2001) ghi nhận: " Quốc hội là cơ quan đại biêủ cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". + Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân: Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Địa vị pháp lý của Quốc hội thể hiện thông qua mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác: Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC. Quan hệ đó thể hiện qua: + Xét báo cáo họat động của Chủ tịch nước,UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC. + Quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và chính quyền địa phương; + Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội… Quốc hội hoạt động thông qua hình thức: kỳ họp của Quốc hội; hoạt động của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Để bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cần phải nâng cao chất lượng các hình thức hoạt động của Quốc hội:

Page 25: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

25

Trước hết là: " Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp, ban hành các luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, các luật điều chỉnh các hoạt động văn hoá , thông tin…,đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội…,phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của Quốc hội…với hoạt động kiểm tra , thanh tra, kiểm sát của các cơ quan và tổ chức khác" - Chính phủ Địa vị pháp lý của Chính phủ được xác lập trên cơ sở các quy định tại Hiến pháp năm 1992(đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Theo Điều 109 HP 1992"Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" . Với vị trí như vậy Chính phủ có hai tư cách: + Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ phải chấp hành HP, Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó; + Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ có toàn quyền giải quyết các vấn đề quản lý trên phạm vi toàn quốc, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước. Chính phủ được lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội: + Trong kỳ họp này Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ từ số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước; +Phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng danh sách các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và và các thành viên khác của Chính phủ trước Thủ tướng. Với phương thức thiết lập Chính phủ như vậy nhằm: + Xác định rõ vai trò của tập thể Chính phủ trước Quốc hội, + Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân Thủ tướng trước Quốc hội; + Trách nhiệm của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trước Thủ tướng, + Trách nhiệm của Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH,Chủ tịch nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội , UBTVQH trực tiếp hoặc thông qua sự giám sát của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Trong các kỳ họp của Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ phải trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Về cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ , cơ quan ngang Bộ- Các cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thành phần của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Các hình thức hoạt động của Chính phủ gồm: -Hình thức hoạt động cuả tập thể Chính phủ là phiên họp của Chính Phủ. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số tại các phiên họp của Chính phủ bao gồm: +Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ; +Những dự án luật trình trước Quốc hội, những dự án pháp lệnh trình trước UBTVQH; những dự án và kế hoạch ngân sách; +Những chính sách cụ thể về phát triển kinh tế- xã hội; +Các vấn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đôí ngoại; +Các dự án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, cơ quan ngang Bộ; +Việc thành lập mới, nhập, tách,điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quyết định thành lập, sáp nhập , giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; +Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước. -Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ-những người giúp Thủ tướng thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng theo msự phân công của Thủ tướng. Khi

Page 26: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

26

Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Thủ tướng. -Sự hoạt động của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên của Chính phủ tham gia giải quyết các công viẹc chung của Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm mọi mặt về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Hiệu quả hoạt động của Chính phủ là kết quả tuỳ thuộc vào hiệu quả các hình thức hoạt động của Chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ -Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; hướng dẫn , kiểm tra HĐND thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để HĐND thực hiện nhiệm vụ , quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức nhà nước; -Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân; -Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và UBTVQH; Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước. -Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường; -Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước; -Tổ chưc và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; -Thống nhất quản lý công tác đối ngoại, đàm phán , ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 103; đàm phán ký kết, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ. Chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và của công dân Việt Nam ở nước ngoài; -Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; -Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; -Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ(Điều 114 HP 1992) -Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ; -Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiện, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng , các thành viên khác của Chính phủ; -Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; -Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; -Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ; -Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ đã giải quyết.

Page 27: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

27

Trên cơ sở để thi hành Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Các văn bản do Thủ tướng ban hành trái vói Hiến pháp, luật , nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước có thể bị Quốc hội bãi bỏ, bị UBTVQH huỷ bỏ. hủ tịch nước. Với vị trí cơ quan hành chính nhà nước cao nhất" Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước". Chính phủ chỉ đạo tập trung thống nhất các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. - Cơ quan tư pháp: Toà án và Viện kiểm sát 1). TOÀ ÁN NHÂN DÂN Cơ quan xét xử ở nước ta gồm có Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các tòa án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập Toà án đặc biệt. Địa vị pháp lý của Toấn nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hoá trong Luật tổ chức của Toà án nhân dân năm 2002. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nứơc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: -Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của Toà án; -Giám đốc việc xét xử của Toà án các cấp; Giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các Toà án khác; -Trình Quốc hội dự án luật và trình UBTVQH dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật. -Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm có: + Hội đồng thẩm phán TANDTC, +Toà án quân sự Trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà lao động, Toà kinh tế, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao; + Trong trường hợp cần thiết UBTV Quốc hội quyết định việc thành lập các toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; + Bộ máy giúp việc. -Cơ cấu của Toà án nhân dân cấp tỉnh gồm có: + Uy ban thẩm phán, + Toà hình sự,Toà dân sự, Toà lao động, Toà kinh tế, Toà hành chính; + Trong trường hợp cần thiết UBTVQH quyết định việc thành lập các toà án chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC; + Bộ máy giúp việc. -Toà án nhân dân cấp huyện có Chánh án Toà án, một hoặc 2 Phó Chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký toà án. Toà án nhân dân các cấp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính hôn nhân gia đình. 2). VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Địa vị pháp lý của VKSND được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và cụ thể hoá trong Luật tổ chức VKSND năm 2002. Trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát là cơ quan có những đặc điểm, đặc thù so với những cơ quan khác của nhà nước. Viện kiểm sát được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, nghiêm ngặt làm việc theo chế độ một thủ trưởng . Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Các Viện trưởng VKSND và Viện trưởng VKSQS chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các kiểm sát viên ở địa phương và VKSQS do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng VKSNDTC do Quốc hội bầu, chịu trách nhiện và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước UBTVQH và Chủ tịch nước. Để tăng cường trách nhiệm của VKSND địa phương vơí chính quyền địa phương, Điều 140 HP 1992 quy định" Viện trưởng các VKSND địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND và trả lời chất vấn của đai biểu HĐND".

Page 28: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

28

Hệ thống VKSND gồm có: - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Các VKSQS. Cơ cấu tổ chức của VKSNDTC gồm có: - Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và trường đào tạo bôì dưỡng nghiệp vụ kiểm sát; -VKSQSTƯ Cơ cấu tổ chức của VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có: Uỷ ban kiểm sát, các phòng và văn phòng. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. Viện kiểm sát thực hiện chức năng: -Thực hành quyền công tố; -Kiểm sát các hoạt động tư pháp.

4.Câu hỏi: Trình bày quan niệm về pháp luật và phân tích vai trò của pháp luật với hoạt động quản lý nhà nước. Theo anh (chị) để tăng cường hiẹu quả hoạt động quản lý nhà nước hệ thống pháp luật nước ta được hoàn thiện theo hướng nào? tại sao? Trả lời: 1). Quan niệm về pháp luật và vai trò của pháp luật đối với hoạt động quản lý nhà nước. Quan niệm về pháp luật Pháp luật xuất hiện như một tất yếu khác quan - Vào cuối giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ, do sự phát triển của lực lượng sản xuất đã lần lượt đưa đến 3 lần phân công lao động xã hội lớn, chế độ tư hữu được hình thành và cùng với nó là sự phân chia xã hội thành giai cấp đối lập nhau về quyền lợi. Các tập quán, quy tắc xã hội nguyên thuỷ vẫn còn tồn tại song rất nhiều trong số đó đã trở nên bất lực, không đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã hội trong những điều kiện mới giữa các giai cấp đối kháng nhau về quyền lợi. - Trong tình hình đó, xuất hiện nhu cầu bức xúc là phải hình thành một hệ thống quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời chính là đáp ứng nhu cầu đó. - Pháp luật ra đời không chỉ thuần tuý từ nhu cầu cai trị của nhà nước, không chỉ là công cụ bảo vệ giai cấp thống trị mặc dù đó là phần chủ yếu. Pháp luật xuất hiện còn để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người, củng cố, xác lập trật tự xã hội, thiếu trật tự đó, không một cộng đồng, một xã hội nào có thể tồn tại được. Tiền đề xã hội của pháp luật nằm ngay trong chính các phương thức điều chỉnh quan hệ xã hội, quản lý xã hội tiền giai cấp, đặc biệt từ các quy tắc đạo đức, tập quán, tín ngưỡng có từ xã hội nguyên thuỷ. Những phương thức hình thành pháp luật trong lịch sử nhân loại Mỗi một dân tộc ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau trong sự hình thành pháp luật. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm mang tính quy luật chung. Về cơ bản pháp luật được hình thành thông qua hai con đường- các phương thức chủ yếu sau đây: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản pháp luật. - Tập quán pháp(pháp luật tập quán) Là việc Nhà nước thừa nhận các tập quán đã từng tồn tại trước có giá trị pháp lý, mang tính bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. +Về nguyên tắc đó là những tập quán không trái vói lợi ích nhà nước. +Cách thức thừa nhận tập quán cũng khác nhau ở mỗi quốc gia, vào các thời kỳ lịch sử khác nhau như:tuyên bố thừa nhận các tập quán nhất định, thừa nhận dưới dạng nguyên tắc chung, thừa nhận bằng cách im lặng để tập quán điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Còn khi đã đưa các tập quán vào trong các văn bản pháp luật thì cách làm có phần phức tạp hơn như chuyển hoá nội dung của các tập quán vào trong các quy định pháp luật, quy định các chế tài xử lý đối với việc vi phạm tập quán… - Tiền lệ pháp Là những quyết định của cơ qua hành chính, của cơ quan tư pháp về những vụ việc cụ thể được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc để giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau đó. -Văn bản pháp luật

Page 29: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

29

Văn bản pháp luật do nhà nước xây dựng và ban hành. Hoạt động lập pháp của nhà nước được thực hiện trong suốt cả quá trình lâu dài, những công trình lập pháp đầu tiên- những bộ luật cổ của các nhà nước là biểu hiện sinh động của nền văn minh pháp lý nhân lọai như các bộ luật Manu, Hămmurabi, bộ Luật La Mã…Tuy nhiên, đây thực chất là những bộ tổng luật bởi có sự tích hợp nhiều loại quy phạm xã hội như tập quán, đạo đức, tôn giáo; quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Do hoàn cảnh lịch sử, nhiều quốc gai phải mất hàng trăm năm mới có những bộ luật thành văn chính thức. Công cụ quản lý xã hội của nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu dựa vào tập quán, đạo đức, tôn giáo, điều hành bằng mệnh lệnh trực tiếp của nhà nước. Nhìn chung, tuy cùng những nguyên nhân xuất hiện, song quá trình hình thành pháp luật diễn ra chậm chạp, phức tạp và lâu dài hơn so với sự hình thành nhà nước. Bản chất và các thuộc tính cơ bản của pháp luật Bản chất pháp luật Tiếp cận vấn đề về bản chất pháp luật -Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai mặt-hai phương diện cơ bản: phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay thường được gọi là tính giai cấp và tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ tác động lẫn nhau và cả hai đều mang tính tất yêú khách quan. -Do những điều kiện khách quan và chủ quan, sự thể hiện và thực hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có khác nhau trong cac kiểu nhà nước, trong các giai đoạn phts triển của mỗi mọt nhà nước. Theo đấy tính giai cấp của pháp luật thường được thể hiện một cách công khai,quyết liệt trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến. Trong các xã hội đương đại, pháp luật cũng thể hiện tính giai cấp của mình, đồng thời theo xu hướng chung, tính xã hội, tính nhân loại ngày càng thể hiện rõ nét hơn. -Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý, cần thiết của nhà nước và còn là công cụ của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đó chính là vai trò, giá trị đích thực của pháp luật. Sự phát triển của xã hội hiện đại đang dần dần trả lại vị thế, vai trò , công năng đó của pháp luật. Qúa trình dân chủ hoá dời sống xã hội trong đó có đời sống chính trị-pháp lý sẽ xác lập, nâng cao hơn tính xã hội của pháp luật. Bản chất của pháp luật là vấn đề thuộc về những dấu hihệu bên trong của pháp luật, những mục đích điều chỉnh pháp luật, pháp luật đó bảo vệ lợi ich của ai…? Pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, là công cụ của nhà nước ra còn có vai trò và giá trị xã hội to lớn, không chỉ là sản phẩm thuần tuý của nhà nước. Pháp luật thể hiện các giá trị đâ được kết tinh từ truyền thống, văn hoá, đạo đức dân tộc và nhân loại… Hai phương diện trong bản chất thống nhất của pháp luật- giai cấp và xã hội -Tính giai cấp của pháp luật Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản pháp luật, các loại hoạt động áp dụng của nhà nước. C,Mác và Ph.Ăngghen đã viết về pháp luật tư sản: "Pháp luật của các ông là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do điều kiện sinh hoạt vật chất, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Cần có quan điểm khách quan, toàn diện về pháp luật, không tuyệt đối hoá vai trò của các yếu tố kinh tế trong đời sống pháp luật và nhà nước". Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường lối phát triển cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và những điều kiện khách quan của đất nước. Pháp luật đương nhiên không phải là cấp số cộng giản đơn tất cả các lợi ích, nhu cầu của mọi cá nhân trong giai cấp thống trị mà là những lợi ích tiêu biểu, cơ bản và được chọn lọc, thông qua nhà nước "đề lên thành luật". -Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp sâu sắc, nhưng mức độ, cách thức thể hiện và trong thực tế tính giai cấp không hoàn toàn giống nhau trong các kiểu pháp luật vầngycả trong một nhà nước, vào những thời điểm khác nhau. +Pháp luật chủ nô công khai xác nận quyền lực tuyệt đối, vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của người nô lệ như là những "công cụ biết nói"trõnga hội đương thời. + Pháp luật phong kiến vẫn được coi là pháp luật "quả đấm" với hệ thống những quy định, chế tài trừng phạt dã man, vô nhân đạo, bảo vệ công khai lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến. + Pháp luật tư sản mặc dù là một bước tiến bộ, phát triển vượt bậc so với các kiểu pháp luật trước đó cả về nội dung và hình thức, song nó vẫn là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản trước hết. Trong thế giới iện đại, nhà nước, pháp luật tư sản buộc phải có những thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. Cần phải có sự đánh giá khách quan, toàn diện về hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật tư sản. Theo đó, nhữg yếu tố tiến bộ, tích cực cần phải được nghiên cứu, kế thừa chọn lọc. - Tính xã hội của pháp luật

Page 30: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

30

Phương diện thứ hai trong bản chất của pháp luật đó là phương diện xã hội. Pháp luật vừa là sự thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội, vừa là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác vì mục dích ổn định và phát triển xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị. Tính xã hội là một thuộc tính khách quan, tất yếu và phổ biến của mọi nhà nớc và pháp luật. Nếu không quan tâm đúng mức đến tính xã hội trong hoạt động của nhà nước và trong hệ thống pháp luật sẽ dẫn đến . nhiều ảnh hưởng tiêu cực dưới những mức độ, hình thức nhất định đối với quá trình quản lý xã hội của các nhà nước.

Xu hướng dân chủ hoá, những đòi hỏi về tự do, công bằng, hài hoà lợi ích luôn là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội và luôn đặt ra cho nhà lập pháp phải quan tâm. Một hệ thống pháp luật tốt, hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết hài hoà một cách tối ưu nhất lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xã hội. Các nhà nước luôn luôn phải chịu những' áp lực xã hội trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hay huỷ bỏ các văn bản, các quy định pháp luật cho phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại, ngày càng nẩy sinh và gia tăng các vấn đề xã hội phức tạp luôn đặt lên vai các nhà nước phải xem xét và giải quyết.

- Mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội trong các kiểu pháp luật, trong một hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia vào các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có sự khác nhau.

Điều đó phụ thuộc vào hàng loạt những yếu tố khách quan và chủ quan như: điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, truyền thống đạo đức, tập quán; tương quan lực lượng giai cấp, xã hội, tôn giáo, dân tộc; xu thế phát triển quốc gia và quốc tế, các yếu tố chủ quan khác . . . Chẳng hạn , xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ hoá mọi lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi những cuộc cải cách lớn về pháp luật, đặc biệt là về tính công khai, minh bạch, sự ghi nhận và bảo đảm, bảo vệ các quyền con người .

Ví dụ, pháp luật của các nhà nước phong kiến trước đây chủ yếu là bảo vệ lợi ích của nhà nước và giai cấp địa chủ, đi ngược lại lợi ích của người lao động. Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến còn có những quy định tuy không nhiều liên quan đến quyền lợi của người nông dân, các đối tượng yếu thế khác trong xã hội. Điển hình nhất là Bộ Luật Hồng Đức của nhà Lê. Bản chất của Quốc triều hình luật được biểu hiện ở tính giai cấp và tính xã hội, bảo vệ _quyền lực thống trị của giai cấp phong kiến, trật tự xã hội phong kiến; đồng thời ghi nhận và bảo vệ quyền lợi của giai cấp nông dân và những ngời lao động khác, của phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật.

Cũng như đạo đức, pháp luật có vai trò, giá trị xã hội to lớn ở tất cả các giai đoạn phát triển của nhân loại nhưng trên những mức độ nhất định. Chính cuộc sống con người, các mối quan hệ xã hội mà họ tham gia cần đến sự ổn định, trật tự được xác lập và đảm bảo bằng một hệ thống các loại quy tắc xã hội như đạo đức, tập quán, pháp luật v.v... Các quy phạm pháp luật là kết quả của sự tuyển chọn lâu dài trong thực tiễn xã hội, bản thân các quy phạm pháp luật cũng mang tính quy luật. Những cách xử sự hợp lý, khách quan đợc trải nghiệm, kiểm nghiệm trong cuộc sống, chuyển giao qua nhiều thế hệ, rất nhiều trong số đó có cội rễ từ trong xã hội tiền giai cấp, được nhà nước "tuyển chọn", đưa thêm các quan điểm, lợi ích của mình và thông qua những thủ tục, hình thức pháp lý nhất định "nâng lên" thành luật pháp.

Với tư cách là các quy tắc hành vi, pháp luật vừa có vai trò hướng dẫn, vừa có vai trò đánh giá, kiểm tra, kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội. Đồng thời, pháp luật còn là công cụ ghi nhận các quá trình xã hội, nhận thức xã hội, định hướng các hoạt động xã hội theo những tiêu chí, mục đích nhất định. Nhận thức đúng vai trò, giá trị xã hội của pháp luật. Các Mác đã viết: "Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội" và '!chừng nào bộ luật không còn thích hợp với xã hội nữa thì nó sẽ biến thành mớ giấy lộn".

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất điển hình và phổ biến. Kỹ thuật pháp lý trên cơ sở nhận thức khoa học các quan hệ xã hội là phải xử lý đúng đắn, hợp lý giữa tính khái quát, mô hình hoá với tính cụ thể trong các văn bản pháp luật để dễ hiểu, dễ vận dụng vào cuộc sống. Thực trạng hiện nay của chúng ta là có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành văn bản luật. Chủ trương chung là phải khắc phục tình trạng này, giảm thiểu số lượng các loại văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật. Muốn vậy, yêu cầu đặt ra là cần hoàn thiện các văn bản luật phải phổ thông, dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp cuộc sống.

Pháp luật là hiện tượng văn hoá, không chỉ của một quốc gia, dân tộc mà của nhiều nền văn hoá thế giới. Những quan hệ trong lĩnh vực tổ chức nhà nước, dân sự, hôn nhân, gia đình, thương mại v.v. . . luôn hiện hữu những nét tương đồng của nhiều nền văn hoá. Do vậy, để có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về pháp luật, cần thiết phải đề cập đến các đặc điểm khác nữa của pháp luật như tính dân tộc, tính mở, tính nhân loại bên cạnh tính giai cấp, tính xã hội và giá trị xã hội của pháp luật.

Page 31: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

31

Một hệ thống pháp luật tốt, được người dân chấp nhận phải thể hiện các yếu tố, tinh thần dân tộc truyền thống văn hoá, đạo đức, tập quán. Đồng thời pháp luật quốc gia phải là hệ thống pháp luật mở, tiếp nhận với tinh thần và khả năng chọn lọc những thành tựu của nền văn hoá pháp lý nhân loại, nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Sự xích lại gần nhau của các nền văn hoá, trong đó có văn hoá pháp luật đã và đang là xu thế tất yếu của thế giới hiện đại. Phải thay đổi để tồn tại trong một môi trường quốc tế hợp tác bình đẳng, cùng có lợi là con đường đi tất yếu của mọi quốc gia, dân tộc.

Các thuộc tính đặc trưng, dấu hiệu) cơ bản của pháp luật a. Khái niệm thuộc tính pháp luật Các sự vật, hiện tượng xã hội được phân biệt với nhau nhờ vào các thuộc tính cơ bản của chúng.

Thuộc tính là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của sự vật, hiện tượng. Nhà nước và pháp luật tuy có mối quan hệ biện chứng, khách quan song mỗi hiện tượng xã hội này cũng có những thuộc tính đặc trưng riêng của mình bởi đây là hai hiện tượng xã hội có đời sống riêng, có tính độc lập tương đối.

Như vậy, thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật, là tiêu chí để phân biệt pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, các loại quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội v.v. . . Các thuộc tính cơ bản của pháp luật là sự biểu hiện sức mạnh, ưu thế của pháp luật trong hệ thống các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội.

Pháp luật có các thuộc tính cơ bản sau: tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.

Những thuộc tính cơ bản của pháp luật -Thuộc tính thứ nhất - tính quy phạm phổ biên, bắt buộc chung. Pháp luật trước hết được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội

trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi, có giá trị như những khuôn mẫu xử sự, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hành vi của các cá nhân, các quá trình xã hội. Thực ra, không chỉ mình pháp luật mới có thuộc tính quy phạm, các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác cũng có tính quy phạm như đạo đức, tập quán, luật lệ tôn giáo v. v. . .

Nhưng tính quy phạm của pháp luật có đặc trưng riêng đó là tính phổ biến, bắt buộc chung. Với thuộc tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung, quy phạm pháp luật khác với các quy phạm

xã hội khác như với tập quán, điều lệ của các tổ chức xã hội. +Tập quán về nguyên tắc chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc trong từng địa phương, +Các quy phạm của các tổ chức xã hội cũng chỉ giới hạn hiệu lực đối với các thành viên của các

tổ chức này. +Tính phổ biến, bắt buộc chung của pháp luật được áp dụng đối với mọi cá nhân, mọi tổ chức

thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật tương ứng. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian. Việc áp dụng những quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc thời hạn đã hết. Thuộc tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung của pháp luật xuất phát từ quyền lực nhà nước, nhà nước là người đại diện chính thức cho toàn xã hội. Mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch.

- Thuộc tính thứ hai - tính xác định chặt chẽ về hình thức Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong các văn bản pháp luật với những tên gọi, cách thức

ban hành và giá trị pháp lý khác nhau nhất định như Hiến pháp, các Đạo luật, các Nghị định, Thông tư v. v. . .

+Ngôn ngữ của pháp luật trong các quy phạm pháp luật cũng có đặc điểm riêng, ngắn gọn, rõ ràng, trực tiếp chứ không thông qua các hình tượng nghệ thuật, ẩn dụ, ví von. . . để đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh việc hiểu theo đa nghĩa.

Pháp luật được thể hiện ở dạng thành văn, trong khi đó, các quy phạm xã hội khác có thể dưới dạng thành văn hay bất thành văn, các tập quán chẳng hạn, luôn thể hiện dưới dạng bất thành văn. Một trong những nhiệm vụ đổi mới công tác lập pháp của Quốc hội là làm sao cho các điều luật ban hành được: "cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện " .

So với nhiều loại quy phạm xã hội khác, pháp luật có tính chính xác cao, được thể hiện ở các quy định pháp luật về các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các chế tài pháp luật đối với sự vi phạm. Tính xác định rõ ràng, chặt chẽ của pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc '!bất cứ ai được đặt vào những điều kiện ấy cũng không thể làm khác được" . Sự chính xác của pháp luật cho phép hiểu rõ những gì được phép làm, những gì phải làm và những gì bị cấm và trên cơ sở đó các cá nhân có thể hành động một cách tự do, lựa chọn cho mình phơng án, cách thức xử sự, kể cả dự liệu trước được biện pháp xử lý khi có hành vi sai trái, không . đúng với yêu cầu pháp luật. Những quy định pháp luật không rõ ràng, khó hiểu, mâu thuẫn

Page 32: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

32

chồng chéo, thậm chí hiểu thế nào cũng có thể đúng sẽ tạo nên những nguy cơ vi phạm nguyên tắc pháp chế thống nhất, vi phạm các quyền và lợi ích của công dân. Do vậy, việc áp dụng các phương pháp xây dựng pháp luật, kỹ thuật pháp lý tiên tiến và phù hợp thực tiễn đã và đang được coi là một trong những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền.

- Thuộc tính thứ ba - Tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước Pháp luật xuất phát từ nhà nước, do nhà nước trực tiếp xây dựng, ban hành hoặc thừa nhận nên

pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhà nước. Các biện pháp mà nhà nước sử dụng để đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật rất đa dạng, bao gồm các biện pháp cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, tài trợ, tổ chức kỹ thuật v. v. . . Trước đây, Lênin đã từng khẳng định : "Pháp luật sẽ không là gì hết nếu thiếu một bộ máy đảm bảo thực hiện".

Các loại quy phạm . xã hội khác cũng được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp, cách thức nhất định. Các chuẩn mực, quan niệm đạo đức được đảm bảo thực hiện bằng các chế tài "bên trong" và "bên ngoài", đó là lương tâm, là sự tự giác của cá nhân và dư luận cộng đồng, xã hội. Vi phạm tập quán cũng sẽ bị dư luận cộng đồng lên án và cả sự day dứt của lương tâm nữa, do vậy, mà trong cuộc sống, nhiều khi, người ta có thể không đi đăng ký kết hôn chứ mấy ai dám bỏ qua các lễ nghi theo phong tập, tập quán địa phương bao giờ đâu; Không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế - các chế tài pháp luật đối với sự vi phạm các quy tắc xã hội khác.

Làm rõ thuộc tính này của pháp luật để xác định đặc trưng, ưu thế riêng của pháp luật, sự khác biệt của pháp luật so với các loại quy tắc điều chỉnh hành vi xã hội và quan hệ xã hội khác. Nhưng điều này tuyệt nhiên không nhằm cường điệu hoá vai trò của pháp luật và đánh giá thấp, hạ thấp sức mạnh của các loại quy tắc xã hội khác. Thực tế sinh động cho thấy, để hướng thiện, xác lập cái đúng, hạn chế cái ác, tất yếu phải cần đến sự điều chỉnh của đạo đức, của phong tục và các quy tắc xã hội khác v.v. . . Không nên coi pháp luật là công cụ vạn năng, là loại vắc xin đặc trị để có thể chữa trị hết được mọi căn bệnh của xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, trong số các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật của nhà nước cần đặc biệt coi trọng các biện pháp tổ chức, hướng dẫn thực hiện, xây dựng các cơ chế phối hợp đồng bộ. Chỉ trông chờ vào các chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật và việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra vi phạm pháp luật thì chưa tạo nên sức mạnh và hiệu quả của pháp luật. Cùng với các biện pháp của nhà nước, pháp luật còn phải được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp xã hội khác và bằng chính ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của các công dân.

Trên đây là ba thuộc tính cơ bản, tiêu biểu của pháp luật. Tuy vậy, nếu xét rộng hơn thì còn phải kể đến một số thuộc tính khác của pháp luật như tính hệ thống, tính ổn định, tính dự báo. Việc nghiên cứu rộng hơn đến các thuộc tính khác như tính hệ thống, tính ổn định tơng đối cũng hết sức cần thiết để có nhận thức toàn diện, hệ thống về pháp luật nhất là trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế và giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, các yếu tố nội sinh trong đời sống quốc tế.

Các chức năng của pháp luật Bản chất, vai trò và giá trị xã hội của pháp luật được thể hiện rõ nét trong các chức năng của pháp

luật. Chức năng của pháp luật là những phương diện tác động chủ yếu của pháp luật lên các quan

hệ xã hội và hành vi của các cá nhân . Pháp luật có các chức năng chủ yếu sau: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục .

Trong lý luận pháp luật còn có những cách phân loại khác như chức năng đánh giá, chức năng nhận thức, hoặc chỉ phân thành hai chức năng : chức năng điều chỉnh và chức năng giáo dục.

-Chức năng điều chỉnh: Đây chính là chức năng xác lập, ổn định, trật tự hoá các quan hệ xã hội theo đờng lối của nhà n-

ước, phù hợp với sự vận động, phát triển của đời sống xã hội. Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thể hiện rõ nét nhất trong việc quy định quy chế pháp lý

của các chủ thể pháp luật, từ cá nhân, các nhân viên nhà nước đến các tổ chức nhà nước, xã hội. Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức quy định những điều

được phép, các quyền, nghĩa vụ pháp lý, những điều bị ngăn cấm và cả những hành vi được khuyến khích thực hiện.

Với chức năng điều chỉnh, pháp luật thực sự đóng vai trò là công cụ ghi nhận các quá trình xã hội, trật tự hoá các quan hệ xã hội và tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển.

Ví dụ, chức năng điều chỉnh của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hôn nhân và gia đình, giáo dục và đào tạo, kinh doanh hoạt động du lịch v. v. . .

-Chức năng bảo vệ

Page 33: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

33

Pháp luật có chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bằng cách áp dụng các quy phạm bảo vệ theo các trình tự, thủ tục pháp lý nhất định đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

Tất nhiên, trong xã hội ngoài pháp luật ra còn nhiều loại công cụ khác cũng tham gia bảo vệ các quan hệ xã hội như đạo đức, tập quán. . .

Với chức năng này, pháp luật có vai trò không thể thiếu được trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, trật tự các quan hệ xã hội.

-Chức năng giáo dục Cũng như đạo đức, pháp 'luật có chức năng giáo dục to lớn Chức năng giáo dục của pháp luật đ-

ược thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức và từ ý thức đến hành vi của con người, hướng cho hành vi của họ phù hợp với yêu cầu của các quy định pháp luật.

Chức năng giáo dục của pháp luật ở nước ta hiện nay được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau như phổ biến pháp luật, tư vấn và trợ giúp pháp luật, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền v. v. .

Để có hiệu quả giáo dục, cần đổi mới các hình thức, phơng pháp, nội dung giáo dục pháp luật, phù hợp với trình độ, điều kiện và nhu cầu của các đối tợng giáo dục pháp luật.

Và điều quan trọng hơn nữa là xây dựng môi trường văn hoá pháp luật, sự tuân thủ pháp luật từ phía các cơ quan công quyền và các nhân viên của họ, đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật.

Định nghĩa pháp luật Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp

chính vì vậy mà từ xa đến nay đã có không ít những cách quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật. Trên bình diện phổ quát, căn bản nhất và vận dụng vào điều kiện xã hội đương đại, có thể nêu định nghĩa pháp luật như sau:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với quản lý nhà nước Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội

nhập quốc tế, pháp luật nước ta ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn, là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ của nhà nước để quản lý xã hội, công cụ hướng dẫn và bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân.

Nhưng cần nhận thức, vận dụng công cụ pháp luật như thế nào cho đúng đắn để khai thác, phát huy hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật lại là điều không đơn giản. Một trong những biểu hiện sai lệch ở đây là hoặc quá cường điệu hoá, tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật, hoặc hạ thấp vai trò của pháp luật. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, tuy có vai trò là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội, song pháp luật chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi kết hợp với các công cụ điều chỉnh khác, đặc biệt là đạo đức. Nhận thức, vận dụng đúng đắn, khách quan về vai trò của pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.

Cần xem xét vai trò pháp luật trong các mối quan hệ phổ biến của pháp luật: trong quan hệ với kinh tế, nhà nước, đạo đức văn hoá truyền thống, quyền và lợi ích chính đáng của công dân v. v. . . Sau đây sẽ lần lượt xem xét các mối quan hệ tiêu biểu của pháp luật thông qua đó nghiên cứu vai trò của pháp luật.

Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước và vai trò của pháp luật - công cụ chủ yếu, quan trọng nhất trong quản lý nhà nước

Thứ nhất, vai trò của pháp luật đói với Nhà nước -Giữa nhà nước và pháp luật có mối quan hệ biện chứng dù ờ giai đoạn phát triển nào. Nhà n-

ước và pháp luật không thể tồn tại thiếu vắng nhau, điều này đã được đề cập trong các chương trước của giáo trình. Trong xã hội hiện đại, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, mối quan hệ đó lại đàng. được thể hiện rõ nét.

Nhà nước sử dụng nhiều loại công cụ, biện pháp khác nhau để quản lý xã hội, nhưng pháp luật là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy là vì, pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Chính vì vậy, pháp luật có khả năng triển khai một cách nhanh chóng nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên quy mô toàn quốc những chủ trươngchính sách của Đảng. Nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường nên nhất thiết phải có hệ thống pháp luật để quy định quyền tự do kinh doanh theo pháp

Page 34: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

34

luật, xử lý những hành vi kinh doanh trái pháp luật và đạo đức xã hội, thực hiện công bằng trong sản xuất phân phối.

-Pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của nhà nước, cơ sở xây dựng và hoàn thiện nhà nước.

+Pháp luật định giới hạn cho phép hay không cho phép, đảm bảo sự kiểm soát đối với nhà nước. + Bằng pháp luật mà quy định cơ cấu tổ chức bên trong và hoạt động của nhà nước, của các cơ

quan nhà nước . +Nhờ có pháp luật mà nhà nước thực hiện được các nhiệm vụ, chức năng, các chính sách đối nội

và đối ngoại của mình, xác định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá nhân. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận : "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không

ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". - Pháp luật là phương tiện xác lập mối quan hệ của nhà nước và cá nhân, nhà nước và xã hội

. + Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khỏi

sự xâm phạm của người khác, kể cả từ phía nhà nước, các cơ quan, cán bộ nhà nhà nước có thẩm quyền. +Bằng các biện pháp tương ứng của nhà nước như thuyết phục, giáo dục, tổ chức, tài trợ; cưỡng

chế, kết hợp sự tự giác tuân thủ của các cá nhân, tổ chức, các biện pháp xã hội khác, các quy định pháp luật mới đi vào cuộc sống.

Tuy có mối liên hệ mật thiết, song nhà nước và pháp luật vẫn là hai hiện tượng xã hội có tính độc lập tương đối, không nên đồng nhất, lấy nhà nước thay cho pháp luật hoặc ngược lại.

Thứ hại, pháp luật là công cụ quan trọng trong QLNN về kinh tế Kinh tế quyết định pháp luật, pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, đồng thời

pháp luật có tác động trở lại đối với kinh tế. Pháp luật nước ta một mặt ghi nhận những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, tạo lập

hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đa dạng của toàn xã hội, mặt khác có tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Sự tác động tích cực hay tiêu cực của pháp luật phụ thuộc vào chất lượng của các quy định pháp luật và sự áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn.

Trong những năm đổi mới đất nước vừa qua, xét trên bình diện tổng thể, pháp luật đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đơn cử, Luật Doanh nghiệp đã có vai trò to lớn trong việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế, tạo bước đột phá về đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, thu hút sự đầu tư tạo việc làm cho người lao động v. v. . .

Tuy vậy, trong lĩnh vực kinh tế, cũng còn nhiều quy định pháp luật bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường. Trong áp dụng pháp luật, cơ chế quản lý các hoạt động kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật cũng còn nhiều yếu kém, sơ hở, chưa kịp thời nên chưa phát huy được hiệu lực và hiệu quả của pháp luật.

Cơ chế thị trường mang tính khách quan song nếu để tự phát sẽ không giải quyết được tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội. Bằng pháp luật tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, điều tiết thu nhập, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh theo pháp luật; xử lý tranh chấp kinh tế, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật.

Pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm kỷ cương xã hội, lợi ích cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Pháp luật có vai trò thúc đẩy, hỗ trợ, phát huy những mặt tích cực của kinh tế thị tr-ường. Pháp luật có vai trò to lớn để hạn chế những mặt trái, tiêu cực vốn có của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, thất nghiệp, suy thoái tài nguyên, môi trường. . .

Thứ ba, pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội Bên cạnh vai trò to lớn đối với kinh tế, pháp luật còn có vai trò to lớn, công cụ điều chỉnh đặc biệt

quan trọng trong lĩnh vực các vấn đề xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu quốc tế như hiện nay, vai trò của pháp luật đối với các vấn đề xã hội lại ngày càng gia tăng.

Pháp luật là hình thức chủ yếu để thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Hiểu theo nghĩa rộng, pháp luật về các vấn đề xã hội là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo đảm xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, trật tự, an toàn xã hội , dân số, môi trường v.v…

Page 35: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

35

Những văn bản pháp luật tiêu biểu trong lĩnh vực này như: Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự; Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ di sản văn hoá dân tộc; Pháp lệnh ưu đãi người có công v.v... Hệ thống pháp luật về các vấn đề xã hội thờng xuyên được đổi mới, đã tạo lập cơ sở pháp lý để từng bước thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển khoa học, công nghệ, giải quyết các chính sách về ưu đãi cứu trợ xã hội; bảo vệ môi trường, phòng chống vi phạm pháp luật.

Thứ tư, pháp luật trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân. -Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của công dân đều

bi xử lý nghiêm minh. -Pháp luật không chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cơ chế

pháp lý, các quy định pháp luật thủ tục để thực hiên các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật quy định, bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội.

Công cuộc cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải cách nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính đều hướng đến mục tiêu bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Thứ năm, vai trò của pháp luật đối với việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, thu hút nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước.

Pháp luật là phương tiện ghi nhận và bảo đảm thực hiện dân chủ với các hình thức phong phú của dân chủ trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay. Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, vai trò của pháp luật đối với dân chủ và ngược lại.

Sự mở rộng dân chủ, động lực của công cuộc đổi mới đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cho pháp luật. Pháp luật phải quy định rõ ràng, minh bạch vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội.

Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật đảm bảo. . .quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm. Dân chủ không thể thực hiện được nếu thiếu pháp luật. Dân chủ là động lực, mục tiêu và tiền đề hoàn thiện của pháp luật. Trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân, chất lượng và hiệu quả các quy định pháp luật ở nước ta ngày càng được nâng cao.

Thứ sáu, vai trò của pháp luật đối với việc thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng Trong mối quan hệ với Đảng lãnh đạo, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đờng lối của

Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn. Mối quan hệ giữa

pháp luật và đường lối của đảng là biểu hiện cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị. Pháp luật thể hiện đường lối của đảng theo đặc thù của mình, dưới dạng các quy định pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi xã hội, các hoạt động xã hội.

Thứ bảy, vai trò của pháp luật đối với việc nâng cao tính tự quản của cộng đồng trong việc sử dụng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các loại quy phạm xã hội khác để quản lý xã hội

Vì cùng tham gia điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người nên giữa pháp luật và các quy phạm xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động mạnh mẽ đến nhau.

-Pháp luật và đạo đức Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng vì cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Thực tiễn đã chứng 'minh, pháp luật và đạo đức chỉ có thể phát huy được vai trò của mình khi sử dụng kết hợp chặt chẽ, hợp lý với nhau.

+Đạo đức là cơ sở của pháp luật và cũng là điều kiện thực hiện pháp luật. +Ngược lại, đạo đức muốn được giữ gìn, củng cố phải sử dụng công cụ pháp luật với vai trò ghi

nhận và bảo vệ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật đối với đạo đức và ngược lại ngày

càng gia tăng. Xử sự theo pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội đã trở thành nguyên tắc pháp luật. Xu hướng hiện nay là pháp luật ngày càng ghi nhận nhiều hơn các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ.

Quy phạm đạo đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hoá hay phi tội phạm hoá các hành vi. Pháp luật của nhà nước ta là một trong những hình thức bảo vệ, phát huy đạo đức, tạo điều kiện cho sự hình thành những quan niệm mới những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ loại bỏ dần những quan niệm đạo đức cũ tiêu cực.

Page 36: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

36

- Pháp luật và tập quán, phong tục, các loại quy phạm xã hội khác Pháp luật có vai trò to lớn trong việc giữ gìn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc nước ta. Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác đã quy định các tiền đề cho việc áp dụng và phát huy những mặt tích cực của tập quán, phong tục, truyền thống, trong đó có Luật tục, Hương ớc. Đồng thời pháp luật cũng có những quy định ngăn cấm thực hiện các tập quán lạc hậu, phản tiến bộ. Pháp luật quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nghiêm cấm việc áp dụng những tập tục lạc hậu, vận động nhân dân bỏ dần những tập tục rườm rà, mê tín dị đoan gây lãng phí, thực hành tiết kiệm.

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Các xu hướng pháp triển cơ bản phải được thể hiện trong hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật, thực thi pháp luật. Dưới đây là một số phương hướng cơ bản nhất đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức dân chủ, các thiết chế dân chủ và cơ chế đảm bảo thực hiện dân chủ

Dân chủ là điều kiện thiết yếu để xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công bằng, văn minh. Sự mở rộng dân chủ, động lực của công cuộc đổi mới đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cho pháp luật. Pháp luật phải quy định rõ ràng, minh bạch vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội. Hoàn thiện các quy định về dân chủ được thể hiện trong những vấn đề cơ bản sau đây.

- Trong hoạt động xây dựng pháp luật, Cần quan tâm cả pháp luật về nội dung và pháp luật về thủ tục, cơ chế thực hiện dân chủ. Thực

hiện cải cách mạnh mẽ các thiết chế dân chủ quan trọng như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp các cơ quan tư pháp v.v. . . Đổi mới cho phù hợp các hình thức thực hiện dân chủ: các hình thức trực tiếp và gián tiếp (đại diện) . Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức, cơ chế lấy ý kiến nhân dân vào việc xây dựng các văn bản pháp luật, thực thi pháp luật.

- Hoạt động áp dụng pháp luật Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện dân chủ . Cải cách hành chính mà khâu đột phá là

cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện và cải cách tư pháp là những điều kiện đặc biệt quan trọng để đảm bảo quyền, tự do dân chủ một cách thiết thực, hữu hiệu nhất. Pháp luật bảo đảm cho dân chủ vận động trong khuôn khổ, trật tự, hành lang hợp lý. Tiếp tục đổi mới các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở theo hướng xác định rõ trình tự, thủ tục, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế thực hiện các quyền con người Một trong những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là bảo đảm, bảo vệ

các quyền con người bằng pháp luật và các biện pháp xã hội. Bảo vệ quyền con người là đường lối nhất quán xuyên suất toàn bộ hệ thống chính sách, pháp luật

của nhà nước ta. Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định : "ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế văn hoá và xã hội được tôn trọng thể hiện ờ các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật". Trong sự nghiệp đổi mới đất nước , Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về bảo đảm, bảo vệ các quyền con người bằng hệ thống pháp luật và cơ chế pháp lý - xã hội thực hiện. Pháp luật ghi nhận và có cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Các quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo; quyền trong lĩnh vực giáo dục, học tập, hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần, quyền tự do cá nhân: bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại , chỗ ở, bí mật đời tư. . . cũng được quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhà nước ta cần quan tâm hơn để hoàn thiện các văn bản pháp luật về hình thức, thủ tục và cơ chế thực hiện các quyền con người.

Thứ ba, mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng được mở

rộng . Nhiều lĩnh vực điều chỉnh mới của pháp luật xuất hiện như bảo vệ môi trường, an sinh xã hội; công nghệ thông tin; pháp luật thương mại, thương mại điện tử; thị trường chứng khoán v. v…

Trong thời kỳ đổi mới , nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp lý mới trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội.Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế đã được thể hiện và thực hiện. Trong thời gian tới, công tác xây dựng pháp luật cần tập trung vào những lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng như: xây dựng khung pháp lý cần thiết cho sự hình thành đồng bộ các thiết chế thị trư-ờng, đơn giản hoá thủ tục hành chính; xoá bỏ cơ chế "xin - cho"; hoàn thiện quy định pháp luật và cơ chế thực hiện các quyền con người.

Page 37: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

37

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, pháp luật nước ta cần phái đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, kế thừa truyền thống và tiếp thu văn hoá pháp lý thế giới .

Thứ tư, nhân đạo hoá vì con người và bảo vệ con người Xu hướng nhân đạo hoá là xu thế chung của nhân loại tiến bộ, của xã hội hiện đại. Pháp luật phải

thể hiện được nguyên tắc này trên tất cả các lĩnh vực của đời sống pháp luật. Một trong những đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền là pháp luật phải vì con người, giá trị cao quý nhất. Xu hướng nhân đạo thể hiện sự tôn trọng giá trị , danh dự, lợi ích chính đáng của con người. Hoàn thiện các bảo đảm, bảo vệ lợi ích của ngời sản xuất, người tiêu dùng, các đối tượng dân cư, đặc biệt là ' những đối tượng thiệt thòi , mở rộng các quyền tự do dân chủ, nâng cao trách nhiệm của cá nhân và nhà nước.

Luật hình sự ở nước ta ngày càng thể hiện đậm nét nguyên tắc và xu hướng nhân đạo trên cơ sở bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng, xã hội. Trong bộ luật hình sự năm 1999 đã thể hiện xu hướng giảm các biện pháp xử lý hình sự vừa đảm bảo sự nghiêm minh vừa có tính giáo dục mở đường cho người phạm tội hoàn lương. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc phát huy truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc ta.

Thứ năm, sự phát triển của pháp luật gắn liền với xu hướng pháp điển hoá pháp luật Một trong những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là đảm bảo tính

tối cao của Hiến pháp và các đạo luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế, điều đó phản ánh tính tối cao của quyền

lực nhân dân bởi các đạo luật được cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ban hành, quy định những vấn đề quan trọng, cơ bản của xã hội. Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong mọi hành vi cá nhân, hoạt động nhà nớc và xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhà nước ta đã xây dựng, ban hành được nhiều văn bản luật, từ Hiến pháp, các bộ luật đến các đạo luật. Các văn bản luật cũng được quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy vậy, so với yêu cầu quản lý xã hội trong điều kiện mới, hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu nhiều văn bản luật. Trên thực tế, số lượng văn bản dưới luật còn quá nhiều đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, lại chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Đẩy mạnh công tác pháp điển hoá là nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm xây dựng các văn bản luật mang tính ổn định cao, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho mọi hoạt động xã hội, hạn chế những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống các văn bản pháp luật. 5. ĐỀ BÀI: Điều 2 Hiến pháp năm 1992(đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứôc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" anh,chị hãy lý giải: Thế nào là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trả lời:

Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức( tính chất nhân dân của nhà nước). + Nhà nước của nhân dân *Là nhà nước mà nhân dân là người làm chủ nhà nước, là chủ thể quyền lực của nhà nước; * Nhân dân có toàn quyền quyết định tính chất, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, mục tiêu, phương hư-ớng hoạt động, xu hướng phát triển của bộ máy nhà nước, sử dụng bộ máy nhà nước để thực hiện quyền lực của mình và kiểm tra, giám sát sự hoạt động của bộ máy nhà nước, * Tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, báo cáo hoạt động trước nhân dân; *Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trước hết thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân( Điều 6 Hiến pháp năm 1992). *Nhân dân Việt Nam là người làm chủ nhà nước, là chủ thể của quyền lực nhà nước vì dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi(năm 1945), lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á và sử dụng nhà nước ấy để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và hiện nay đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. + Nhà nước do nhân dân

Page 38: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

38

* Là nhà nước mà các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương đều do nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình( ví dụ, cử tri trực tiếp bầu thành lập Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, sau đó Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu thành lập các cơ quan chấp hành của mình); * Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp tham gia xây dựng và thực hiện(ví dụ, nhân dân đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh và tổ chức thực hiện những văn bản đó khi chúng được ban hành); * Mọi vấn đề quan trọng có ý nghĩa chung cả nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp thảo luận, bàn bạc, quyết định, thực hiện ( ví dụ, nhân dân tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương về quốc kế dân sinh và đối ngoại, kiến nghị cải cách bộ máy nhà nước, biểu quyết khi nhà n-ước tổ chức trưng cầu ý dân); * Trực tiếp quản lý các công việc mà chính quyền giao cho; * Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. + Nhà nước vì nhân dân * Nhà nước có cơ cấu tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả, thuận tiện cho nhân dân sử dụng và kiểm tra, giám sát; *Có mục đích hoạt động vì lợi ích của nhân dân ; * Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều được xây dựng và thực hiện xuất phát từ lợi ích của nhân dân và vì lợi ích của nhân dân; * Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước luôn tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; * Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước hiện nay cũng nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Để đảm bảo cho nhà nước của ta luôn là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì một trong những biện pháp quan trọng là phải thường xuyên chăm lo củng cố, bảo vệ và phát huy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức vì đó là nền tảng của nhân dân. *Việc thực hiện tốt chính sách của đảng, nhà nước đối với giai cấp công nhân, cần phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp; bảo vệ quyền lợi và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; ưu tiên đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành. * Để phát triển giai cấp nông dân và phát huy vai trò của họ, phải công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản, hàng hoá, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí. *Đội ngũ trí thức luôn luôn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương, tạo điều kiện để họ thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hoá thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn; khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến; phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng; phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

6. Câu hỏi: Hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta Trả lời: I. KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Để quản lý xã hội bằng, nhà nước phải thực hiện rất nhiều loại hình hoạt động. Xây dựng pháp

luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất, đặc trưng cho mỗi nhà nước. Xã hội càng phát triển thì hoạt động xây dựng pháp luật càng trở nên phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và trách nhiệm của nhà nước. Trong xã hội dân chủ, sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật của nhà nước là một trong những điều kiện cần thiết đảm bảo tính đúng đắn, tính khả thi và sự tuân thủ pháp luật.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi về chất để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập khu vực và quốc tế. Bước đầu đã xây dựng được những khung khổ pháp luật cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hoá, tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, thực hiện

Page 39: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

39

quản lý xã hội bằng pháp luật…..Các quyền, lợi ích chính đáng của công dân được ghi nhận, có cơ chế bảo đảm và bảo vệ.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã tạo lập cơ sở pháp lý, thiết lập trật tự trong hoạt động xây dựng pháp luật với việc quy định thẩm quyền, thủ tục, trình tự ban hành các quy phạm pháp luật. Tuy vậy, hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay vẫn còn yếu kém, hạn chế như chưa đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, khả thi trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Sự bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản hớng dẫn thi hành, sự hạn chế về pháp luật thủ tục…..đã làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật….

1. Khái niệm xây dựng pháp luật. Như trên đã đề cập, một trong những hình thức hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước

là xây dựng pháp luật. Hiện nay trong sách báo lý luận pháp lý chính trị cũng có nhiều cách quan niệm, cách biểu hiện

khác nhau về xây dựng pháp luật theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, xây dựng pháp luật chỉ bao gồm các công việc ban hành, thông qua văn ban quy

phạm pháp luật. Theo nghĩa rộng, xây dựng pháp luật bao gồm rất nhiều hoạt động từ chuẩn bị, sọan thảo dự án

văn bản quy phạm pháp luật đến các khâu tiếp theo... Quan điểm được thừa nhận chung là quan điểm xây dựng pháp luật theo nghĩa rộng1. Chúng tôi

tán đồng với quan điểm này bởi vì để có được một văn bản quy phạm pháp luật cần phải trải qua một quá trình khó khăn, phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, nhiều công đoạn khác nhau. Phải hiểu xây dựng pháp luật như là một quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục, có khâu đầu và khâu cuối chứ không chỉ là một động tác thuần tuý về tổ chức hay kỹ thuật.

Xây dựng pháp luật là hình thức hoạt động nhà nước hướng tới việc xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ các văn bản quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật thực định. Về bản chất, hoạt động xây dựng pháp luật là việc đưa ý chí nhà nước vào các văn bản quy phạm pháp luật, vào các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tương ứng của nhà nước. Hoạt động xây dựng pháp luật còn được gọi là hoạt động sáng tạo pháp luật của nhà nước.

Định nghĩa Xây dựng pháp luật: Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng, cơ bản nhất của hoạt động nhà nước, nhằm ban hành, sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ các quy phạm pháp luật, được thực hiện trên cơ sở nhận thức các nhu cầu khách quan của xã hội, các lợi ích xã hội. Xây dựng pháp luật được thực hiện theo những nguyên tắc, trình lự và thủ tục pháp lý nhất định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành các quy phạm pháp luật.

2. Một số đặc điểm cơ bản của xây dựng pháp luật -Đặc điểm 1 Xây dựng pháp luật là một hình thức hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện

bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2002), các tổ chức chính trị - xã hội trong trường hợp pháp luật có quy định việc tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước, cũng có quyền cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

-Đặc điểm 2 Xây dựng pháp luật là một trong ba hình thức hoạt động bản của nhà nước - ba hình thức pháp lý

cơ bản về thực hiện các chức năng nhà nước: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong lý luận ba hình thức pháp lý này còn được gọi theo một cách khác là: Hình thức hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp. Tất nhiên, ở đây, khái niệm "lập pháp" lại đ-ược hiểu theo nghĩa rộng, chỉ hoạt động ban hành các văn bản pháp luật nói chung. -Đặc diềm 3

Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo. Đây là loại hình hoạt động nhận thức các nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội cần được pháp luật điều chỉnh,đặc biệt là xác định các vấn đề về lợi ích - lợi ích chính 1 Đào Trí ục (chủ biên), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nớc và Pháp luật NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 389-392.

Page 40: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

40

đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn các nhu cầu xã hội về điều chỉnh bằng pháp luật, các chủ thể xây dựng pháp luật còn phải tiến hành hàng loạt những công việc khó khăn, phức tạp khác như xác định phơng pháp, mức độ, phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với từng lĩnh vực quan hệ xã hội... để kết quả cuối cùng là có được những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, thể hiện sự hài hoà các loại lợi ích vì sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội. Khoa học pháp lý có vai trò to lớn trong hoạt động xây dựng pháp luật. - Đặc điểm 4

Xây dựng pháp luật được tiến hành theo các trình tự, thủ tục pháp lý và các hình thức thể hiện theo luật định. Xây dựng pháp luật là quá trình bao gồm hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau theo trật tự lôgích nhất định và có sự tham gia của rất nhiều chủ thể, từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân... Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2002) đã quy định thẩm quyền, thủ tục, trình tự ban hành, hình thức thể hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng pháp luật không chỉ đơn thuần là những thủ tục pháp lý để thông qua các văn bản pháp luật mà còn bao gồm hàng loạt những công việc trước đó như việc đề xuất về nhu cầu điều chỉnh pháp luật, xây dựng chương trình, dự án văn bản quy phạm pháp luật, điều hoà, phối hợp trong các khâu kiểm tra, thẩm định dự án pháp luật v.v... - Đặc điểm 5 Xây dựng pháp luật là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều chỉnh pháp luật. Một cách khái quát nhất, điều chỉnh pháp luật là sự tác động có định hướng lên các quan hệ xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện pháp lý đặc thù nhằm trật tự hoá các quan hệ xã hội theo những mục đích, yêu cầu của nhà nước phù hợp với thực tiễn xã hội. -Đặc điểm 6 Xây dựng pháp luật phải được tiến hành theo những nguyên tắc và yêu cầu của kỹ thuật pháp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính khoa học, khách quan, phổ thông, dễ tiếp cận trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật. II. CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT 1. Các giai đoạn cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật Một cách tổng quan nhất, hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm các giai đoạn cơ bản như sau: - Giai đoạn thứ nhất là đề xuất về sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới (hoặc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ), thông qua quyết định về soạn thảo dự án văn bản pháp luật luật liên quan. Trong quyết định soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật cần xác định rõ cơ quan có trách nhiệm soạn thảo.

- Giai đoạn thứ hai là soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật. Giai đoạn này bao gồm rất nhiều công việc: Xây dựng mô hình, cơ cấu của văn bản pháp luật, soạn thảo dự án. Việc soạn thảo dự án luật bao gồm soạn thảo văn bản, thảo luận, sửa đổi, lấy ý kiến góp ý từ các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc trong các tầng lớp nhân dân. Tiếp đến là khâu thẩm định dự án pháp luật đã được soạn thảo và cùng với những luận chứng cần thiết chính thức trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Giai đoạn thứ ba là thảo luận và thông qua dự án ở cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng pháp luật.

Ví dụ, tại kỳ họp của Quốc hội, sẽ tiến hành thảo luận và thông qua các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH. Bản thân giai đoạn này cũng bao gồm một số tiểu giai đoạn như thuyết trình dự án, trình bày báo cáo thẩm tra... thảo luận, biểu quyết thông qua dự án luật hay các văn bản quy phạm pháp luật khác.

-Giai đoạn thứ tư là công bố văn bản quy phạm pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình xây dựng pháp luật Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về thủ lục, trình tự, thẩm quyền công bố các văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ, theo Điều 50 của Luật này, Chủ tịch nước sẽ ban hành Lệnh công bố luật, Nghị quyết của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày Luật, Nghị quyết được thông qua.

2. Các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật Nguyên tắc của xây dựng pháp luật là những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật được thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản sau đây. - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng phải được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật. Đồng thời cũng cần tránh các biểu hiện sai lệch như các tổ chức Đảng can thiệp

Page 41: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

41

vào các công việc sự vụ, chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng không đúng với đường lối của Đảng. - Nguyên tắc khách quan Xây dựng pháp luật cũng chính là quá trình hoạt động để đưa cuộc sống vào các văn bản pháp luật. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật phải căn cứ vào thực tiễn xã hội, nghiên cứu, khảo sát, phân tích những điều kiện, những nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật. Sự phù hợp với thực tiễn chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình, tiếp nhận. -Nguyên tắc dân chủ Tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật được thể hiện ở sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các đối tượng nhân dân vào việc góp ý kiến cho các dự án pháp luật. Để cho sự tham gia này có hiệu quả thiết thực chứ không mang tính hình thức, cần có sự chỉ đạo về tổ chức - kỹ thuật đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương và xây dựng cơ chế lấy ý kiến, xử lý thông tin từ kết quả lấy ý kiến. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2002) đã quy định về việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của tất cả các tổ chức và các cá nhân.

- Nguyên tắc pháp chê'xã hội chủ nghĩa Các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành trong giới hạn thẩm quyền của các cơ quan

pháp luật, phù hợp Hiến pháp, các luật. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nghĩa vụ tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hình thức thể hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã đ-ược luật quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải đảm bảo trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật phải phù hợp với văn bản quy phạm luật. Những năm gần đây đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật - trong hoạt động lập pháp và lập quy ở nước ta.2

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động xây dựng pháp luật. Trong lý luận về xây dựng pháp luật còn đề cập đến một số nguyên tắc khác nữa như nguyên tắc chuyên nghiệp, nguyên tắc khoa học v.v... 7. Câu hỏi:

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm thực hiện pháp luật Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành cần được thực hiện trong cuộc sống thì chúng

mới có ý nghĩa. Mục đích của việc ban hành văn bản pháp luật chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, vấn đề không phải chỉ là xây dựng và ban hành thật nhiều các văn bản pháp luật, điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu quy định của chúng trở thành hiện thực.

Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật xã hội chủ nghĩa là mối quan tâm không chỉ từ phía Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà từ cả mỗi người dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái mà phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể đ-ược thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp luật. Cũng có thể chúng được thực hiện do chủ thể bị ảnh hưởng của những người xung quanh chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó.

Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế...

2 2 Tham khảo, Đỗ Ngọc Hải, Tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Narn hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.

Page 42: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

42

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật Các quy phạm pháp luật rất đa dạng, phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất đa dạng, phong phú. Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

Tuân theo (tuân thủ) pháp luật (xử sự thụ động) là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Những quy phạm pháp luật cấm trong luật hình sự, hành chính . . . được thực hiện dưới hình thức này.

Thi hành (chấp hành) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này. Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này. Hình thức sử dụng pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dút những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước.

Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách mới có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

3. Nghiên cứu về thực hiện pháp luật trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu thực hiện pháp luật nên quan tâm đến một

số hướng sau đây: a) Tiếp tục tìm hiểu và phân tích, đánh giá các loại lợi ích xã hội, các khuynh hướng xã hội

trong hoạt động thực hiện pháp luật. Không chỉ khi xây dựng pháp luật mà cả khi thực hiện pháp luật, lợi ích xã hội vẫn là yếu tố có ý

nghĩa chi phối. Tuy nhiên, phản ánh lợi ích ở đây không có nghĩa là đặt lại vấn đề, tức là sửa đổi, bổ sung pháp luật ngay từ khi nó mới được ban hành, mà là để đảm bảo việc áp dụng sát đúng hơn, bảo đảm công bằng xã hội, đấu tranh với những biểu hiện muốn đạt bằng được lợi ích riêng bằng những con đường bất hợp pháp hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật.

b) Làm rõ những yếu tố mới xuân hiện từ sau khi pháp luật được ban hành có khả năng chi phối quá trình áp dụng pháp luật.

Bởi vì, pháp luật và quá trình xây dựng pháp luật không tính hết được các yếu tố mới phát sinh, tức là mức độ dự báo thấp.

c) Tìm hiểu trình độ và khả năng của các chủ thể thực hiện pháp luật. Ở đây, trình độ và khả năng của các chủ thể có nhiều mức độ: có thể là sự hiểu biết về quy định

của pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; có thể là những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá.

d) Tìm hiểu các cơ chế thực hiện pháp luật. Muốn pháp luật được thực hiện, cần có đủ các cơ chế tạo điều kiện đưa pháp luật đến với cuộc

sống. Một hành vi hợp pháp chỉ có thể thực hiện được và chấp nhận được thông qua những cơ chế hợp pháp. Có thể có sự "xung đột" giữa lợi ích chính đáng, hợp pháp với cơ chế áp dụng pháp luật bất hợp pháp. Những trường hợp dân bao vây các doanh nghiệp, hoặc tụ tập trước các trụ sở các cơ quan Đảng và Nhà nước, trước cửa nhà riêng của các vị lãnh đạo v.v.. là những ví dụ như vậy. Chúng ta cũng không chấp nhận cái thực tiễn về "pháp luật điện thoại", "thư tay", "án bỏ túi" v.v... mà thực chất cũng là việc đạt cho được lợi ích riêng bằng mọi cách bất hợp pháp.

Page 43: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

43

Các cơ chế thực hiện pháp luật phải đầy đủ, minh bạch, công khai, dễ thực hiện, tiện lợi cho tất cả các chủ thể thực hiện pháp luật.2 8. Câu hỏi: Thế nào là áp dụng pháp luật? Tại sao hoạt động áp dụng pháp luật cần phải có tính sáng tạo Trả lời:

Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi tất cả

những quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhng nếu chỉ thông qua các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không đ-ược thực hiện. Lý do có thể là các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, hoạt động áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành trong các trường hợp sau:

Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ, một chủ thể pháp luật thực hiện hành vi phạm tội thì không phải ngay sau đó việc áp dụng trách nhiệm hình sự tự động phát sinh và người vi phạm tự giác chấp hành hình phạt tương ứng. Trong tr-ường hợp này, cần có hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm điều tra, truy tố, xét xử, ra bản án trong đó ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và buộc người đó phải chấp hành bản án.

Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

Ví dụ, Điều 57 của Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh, nhưng quyền này chỉ phát sinh khi công dân làm thủ tục đăng ký kinh doanh và được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật đã phát sinh, nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên không được thực hiện và có sự tranh chấp:

Ví dụ, tranh chấp giữa bên trong quan hệ thừa kế, trong quan hệ mua bán nhà ở. . . Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát

hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không lồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.

Ví dụ, việc chứng thực di chúc, chứng thực thế chấp v.v... Như vậy, như mục trên đã đề cập, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong

đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cử vào các quy định của pháp luật ra các quyết đinh áp dụng pháp luật vào "trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội.

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước. Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau:

Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau : Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tinh tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, cụ

thể là: - Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền

tiến hành. Mỗi cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền được giao thực hiện một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình tiết đều phải được xem xét cẩn trọng và dựa trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật đã được xác định để ra quyết định cụ thể. Như vậy, pháp luật là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có quyền áp dụng pháp luật thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình;

- Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật;

Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp

luật ban hành. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện với những tổ chức và cá 2xin xem cụ thể: Đào Trí Úc. Xã hội học thực hiện pháp luật.Những khía cạnh nhận thức cơ bản. tạp chí Nhà nớc và Pháp luật, số 2/2005. từ tr. 3 đến tr. 6

Page 44: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

44

nhân có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật.

Ví dụ, việc giải quyết một vụ án hình sự phải tiến hành theo những quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng Hình sự; hoặc việc xử phạm hành chính được điều chỉnh bởi những quy phạm, thủ tục xử phạt hành chính. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó, để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đôí các quan hệ xã hội nhất định.

Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống.

Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự. Để đạt tới điều đó, đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chuyên môn cao.

Từ sự phân tích trên cho thấy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đôí với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Hình thức thể hiện chính thức và chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Với tính cách là một mắl xích của cơ chế điều chỉnh pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau đây:

1) Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

2). Văn bản áp dụng pháp luật có tỉnh chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.

3). Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với và phải dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không đáp ứng được yêu cầu hợp pháp thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Nếu không phù hợp thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành mà kém hiệu quả.

4). Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh. . .

5) . Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp có sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy. Và từ đây xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước.

Thí dụ: để quan hệ pháp luật cụ thể theo luật hôn nhân và gia đình xuất hiện thì phải hiện đầy đủ các yếu tố của một sự kiện pháp lý phức tạp như độ tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyện cam kết của nam và nữ .v.v. và cuối cùng, điều quan trọng là cần có văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận hôn nhân.

Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, có thể chia chúng thành hai loại:1) Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực 2) Văn bản bảo vệ pháp luật.

Loại văn bản áp dụng pháp luật thứ nhất là văn bản trong đó xác định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai có nghĩa vụ pháp lý bằng cách cá biệt hóa phần quy định của quy phạm pháp luật.

Thí dụ: Quyết định nâng bậc lương, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất. . .

Page 45: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

45

Văn bản áp dụng mang tính bảo vệ pháp luật là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Thí dụ: bản án hình sự, quyết định xử phạt vi phạm hành chính. . . Như vậy, văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, đòi hỏi phải đề cao vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật của toà án và hiệu quả của các quyết định xét xử của toà án. Ngoài hệ thống toà án truyền thống xét xử những vụ việc hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, còn xuất hiện các loại toà án khác như Toà Hành chính, Toà Kinh tế, Toà Lao động v.v... Điều đó nhằm tạo ra cơ chế đồng bộ đảm bảo trật tự kỷ cương, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Áp dụng pháp luật của toà án là một quá trình phức tạp liên quan đến hoạt động chứng minh. Chẳng hạn, trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, thương mại v.v... Chứng minh - đó là quá trình làm rõ những giả thiết, tiến hành thu thập, xác định và đánh giá các chứng cứ và các nguồn cung cấp chứng cứ, có kết luận về giá trị chân thực và giá trị chứng minh, khả năng chứng minh của các căn cứ đó. Đây là một hoạt động đòi hỏi sự thống nhất giữa hoạt động tư duy và hoạt động pháp lý thực tiễn nhằm khôi phục lại hình ảnh thực tế về những mặt có ý nghĩa pháp lý trong những vụ, việc cụ thể. Những việc làm đó cho phép đi đến những kết luận cụ thể. Toà án phải dựa vào các kết luận rút ra từ quá trình chứng minh mới có thể áp dụng được pháp luật đúng với mục đích của nó và đúng với đối tượng cần áp dụng.

2. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật Để áp dụng pháp luật chính xác và đạt hiệu quả cao cần liến hành theo những bước sau: - Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy

ra. - Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm

pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng. - Ra văn bản áp dụng pháp luật. - Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Là một quá trình phức tạp, áp dụng pháp luật được chia ra các giai đoạn sau: Thứ nhất, phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết hoàn cảnh, điều kiện của sự việc

thực tế đã xảy ra Những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần xem xét tất cả những tình tiết của vụ việc,

làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, phải sử dụng những biện pháp chuyên môn đặc biệt như giám định để xác định đúng tính chất của sự kiện.

Khi điều tra xem xét cần bảo đảm sự khách quan công bằng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ việc.

Việc xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu xác định vụ việc đó thực sự có ý nghĩa pháp lý hay không? Pháp luật không thể được áp dụng đối với những vụ việc không có đặc trng pháp lý. Vì thế, điều quan trọng là không chỉ xác định những tình tiết, sự kiện của sự việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của nó.

Do đó, giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật đặt ra yêu cầu: - Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc; - Xác định đặc trưng pháp lý của nó - Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc Ở giai đoạn một còn phải giải quyết vấn đề có cần tiếp tục tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật

đối với trường hợp cụ thể đó hay không? Nếu cần tiếp tục áp dụng thì chuyển qua giai đoạn hai. Thứ hai, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy

phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng. Sau khi xác định xong đặc trưng pháp lý của vụ việc được xem xét, phải lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết nó.

Trước hết, phải xác định ngành luật nào, lĩnh vực pháp luật nào điều chỉnh vụ việc này, sau đến lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Khi lựa chọn quy phạm pháp luật, phải tính đến những biến đổi của luật pháp. Quy phạm được lựa chọn phải là quy phạm có hiệu lực, nghĩa là được chọn từ các văn bản quy phạm pháp luật mà tại thời điểm xảy ra sự

Page 46: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

46

việc cần áp dụng thì chúng đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố), thì áp dụng theo quy định đó. Nếu gặp trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng quy phạm trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc trong văn bản được ban hành sau nếu các văn bản đó do cùng một cơ quan ban hành. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng quy phạm của văn bản mới. Những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần nắm vững những quy định hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp theo, phải làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn. Điều đó có mục đích đảm bảo áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là quá trình tư duy đòi hỏi phải tuân theo những quy luật của lôgích hình thức và lôgích biện chứng. Điều quan trọng là các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải có sự đào tạo pháp lý cần thiết, thấy rõ mối liên hệ giữa những quy phạm pháp luật và những hiện tượng xã hội, quan hệ giữa các quy phạm trong hệ thống pháp luật cũng như quan hệ giữa tư tưởng và hình thức ngôn ngữ của bản thân mỗi quy phạm pháp luật.

Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: a) Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; b) Xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và không có mâu thuẫn với các đạo luật

và văn bản quy phạm pháp luật khác; c) Xác định tính chân chính của văn bản quy phạm chứa đựng quy phạm này; d) Nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật. Thứ ba, ra văn bản áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật. ở giai đoạn này, những quyền

và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được ấn định.

Ra văn bản áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện rất rõ trình độ và tính sáng tạo của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, bởi vì qua quyết định áp dụng pháp luật, những tình tiết của vụ việc được đánh giá chính thức mang tính pháp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Mặt khác, bằng quyết định áp dụng pháp luật, những quyền và nghĩa vụ chung chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật được cá biệt hóa, cụ thể hóa.

Khi ra quyết định, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách không thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư. Quyết định áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích và mệnh lệnh của Nhà nước được thể hiện trong các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác. Do vậy, những đòi hỏi đối với một văn bản áp dụng pháp luật là:

+ Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành hợp pháp, nghĩa là, nó phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết như tên cơ quan ban hành, số và ký hiệu văn bản, địa điểm, thời gian ban hành, chữ ký, con dấu hay quốc hiệu, quốc huy, tên chủ thể bị áp dụng, nội dung sự việc, căn cứ pháp lý . . .

+ Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở pháp lý, nghĩa là, trong văn bản phải chỉ rõ là căn cứ vào quy định nào của văn bản pháp luật nào mà cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Cơ quan hay nhà chức trách giải quyết trường hợp này là trên cơ sở quy định của văn bản pháp luật nào. Cơ sở pháp lý này phải chỉ rõ chi tiết cụ thể tới khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật. Nếu văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trong trường hợp áp dụng pháp luật tương lự thì phải có sự lý giải kỹ càng về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương tự đó, đồng thời cũng phải ghi rõ đã áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào hoặc nguyên tắc pháp luật nào.

+ Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế. Nghĩa là, nó được ban hành căn cứ vào những sự kiện thực tế một cách đầy đủ, chính xác, có thật và đáng tin cậy. Nếu ra văn bản áp dụng pháp luật mà không dựa vào cơ sở thực tế đáng tin cậy hoặc không có có thật thì sẽ có thể áp dụng pháp luật nhầm, sai, hoặc không có tính thuyết phục.

+ Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành phù hợp với điều kiện của thực tế của cuộc sống, nghĩa là, văn bản áp dụng pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong tương lai. Sự phù hợp với các điều kiện thực tế, cụ thể về vật chất, kỹ thuật, tổ chức . . . bảo đảm cho văn bản áp dụng pháp luật có tính hiện thực. Nếu văn bản áp dụng pháp luật không phù hợp với thực tế thì nó sẽ khó được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế hoặc được thi hành nhưng kém hiệu quả. Ngoài ra, văn bản áp dụng pháp luật phải bảo đảm tính tối ưu, nghĩa là, phải có lợi nhất về tất cả các mặt kinh tế chính trị, tinh thần và xã hội.

Page 47: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

47

Thứ tư, tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật. Việc tổ chức thực hiện trên thực tế văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình

áp dụng pháp luật ở giai đoạn này, những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm điều kiện về mặt vật chất, về kỹ thuật. . . cho việc thực hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật được tiến hành.

Thí dụ: Tổ chức thi hành bản án tử hình, tổ chức cưỡng chế thi hành bản án về giải quyết tranh chấp nhà ở. . .

Cũng ở giai đoạn này, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật Đó là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống.

3. áp dụng pháp luật tương tự Khi xây dựng pháp luật, các cơ quan nhà nước luôn cố gắng tới mức cao nhất dự liệu trước những

hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống để đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người trong những hoàn cảnh, điều kiện đó. Tuy nhiên, do cuộc sống xã hội hết sức đa dạng, phức tạp và có nhiều các lĩnh vực quan hệ khác nhau nên có không ít những sự kiện, những quan hệ xảy ra trong thực tế liên quan tới lợi ích của các cá nhân, tổ chức cần phải được pháp luật điều chỉnh song ch-ưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Từ đây nảy sinh một vấn đề là vận dụng hay không vận dụng pháp luật để giải quyết những vấn đề như vậy. Nhu cầu đời sống xã hội đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải giải quyết các vấn đề đó để đảm bảo lợi ích của người lao động, của các tổ chức, của Nhà nước. Giải quyết những vấn đề này nếu bằng việc ban hành các quy phạm pháp luật mới đòi hỏi phải có thời gian. Mặt khác, rất có thể những sự kiện, hiện tượng như thế chỉ xảy ra đột xuất nhất thời nên cũng chưa hẳn đã cần đến các quy phạm pháp luật mới. Giải pháp cho những tình huống nêu trên là áp dụng pháp luật tương tự.

Áp dụng pháp luật tương tự có hai loại: tương tự quy phạm pháp luật và tương tự pháp luật. - Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có

quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung gần giống (tương tự như nhau).

- Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể nào đó chưa có pháp luật điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa (dựa vào sự công bằng và lẽ phải mà giải quyết).

Các điều kiện chung để áp dụng pháp luật tương tự bao gồm: - Vụ việc được xem xét phải có liên quan và có ảnh hưởng lớn quyền, lợi ích của Nhà nước, của

xã hội hoặc của các cá nhân đòi hỏi Nhà nước (các cơ quan có thẩm quyền) phải xem xét giải quyết. - Phải chứng minh một cách chắc chắn rằng vụ việc cần xem xét giải quyết đó đã không có quy

phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh. Ngoài những điều kiện chung nói trên đối với mỗi loại áp dụng pháp luật tương tự lại có những

điều kiện riêng: - Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật phải xác định được quy phạm pháp luật điều

chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy. - Đối với áp dụng tương tự pháp luật cần phải xác định là không có quy phạm pháp luật điều

chỉnh vụ việc tương tự với vụ việc cần giải quyết, nghĩa là không thể giải quyết vụ việc đó theo nguyên tắc tương tự quy phạm pháp luật được. Chỉ ra được nguyên tắc pháp luật hay quan điểm pháp lý nào được áp dụng để giải quyết trường hợp cụ thể đó.

Để đảm bảo tính đúng đắn của áp dụng pháp luật tương tự cần phân tích kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật. Sự phân lích này cho phép lựa chọn được quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp gần giống với vụ việc được xem xét (nếu là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật), hoặc tìm ra những nguyên tắc nhất định, từ đó giải quyết vụ việc (nếu là áp dụng tương tự pháp luật) ý thức pháp luật, kiến thức pháp lý đóng vai trò to lớn trong áp dụng tương tự pháp luật.

Việc áp dụng pháp luật tương tự phải hết sức hạn chế. Chỉ khi nào thấy thật sự cần thiết mới nên áp dụng. Riêng trong luật hình sự và luật hành chính chỉ áp dụng tương tự khi trong các văn bản pháp luật có quy định về việc áp dụng tương tự.

Việc áp dụng pháp luật tương tự phải xuất phát từ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và nhân dân, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu của pháp chế. Không được áp dụng tùy tiện nguyên tắc tương tự. Đối với mỗi trường hợp cần phải báo cáo kịp thời với những cơ quan có trách nhiệm để có những biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết hoặc để kịp thời đề ra những quy phạm pháp luật bổ sung điều chỉnh, nếu xét thấy cần thiết.

9. Câu hỏi: PHÁP CHẾ

Page 48: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

48

I. KHÁI NIỆM PHÁP CHẾ 1. Một số quan niệm về pháp chế Trong sách báo pháp lý ở nước ta, thuật ngữ pháp chế đang được sử dụng với những nội dung

khác nhau. Có tác giả quan niệm: "Pháp chế chính là sự đòi hỏi cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình"1. Có học giả cho rằng, "Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các lổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách triệt để và chính xác. Một số học giả khác lại quan niệm pháp chế chính là pháp luật, nhưng không phải pháp luật trên giấy mà là pháp luật đang sống, nghĩa là ở trạng thái tác động vào đời sống xã hội.

Chính trên cơ sở này mà pháp luật mới có được một giá trị to lớn với tư cách là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội, các thiết chế nhà nước. Đó chính là ý nghĩa của Nhà nước pháp quyền được hiểu như một trạng thái được bảo đảm cao về mặt pháp chế của xã hội. ở đó, tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, đời sống tình thần được đảm bảo bằng pháp luật và trên cơ sở tôn trọng pháp luật. ở đó, xã hội tránh được những yếu tố ngẫu nhiên và hạn chế được đến mức tối đa tính tự phát. Nhận thức lý luận như vậy về pháp chế có giá trị thực tiễn to lớn đối với nhu cầu hiện nay về củng cố chế độ xã hội và phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định chính trị. Một phương thức không thể thiếu để bảo đảm sự ổn định đó là củng cố pháp chế, sử dụng pháp luật để trật tự hoá, ổn đính hoá các quan hệ xã hội theo định hướng phát triển tiến bộ.

Như vậy, cách hiểu pháp chế như là mức độ 'được thể chế hoá của xã hội cho phép sử dụng nó như một phương thức để nâng cao tính pháp lý của Nhà nước, của các thiết chế chính trị và thiết chế xã hội.

Đồng thời, quan niệm này về pháp chế còn là cách để chúng ta không ngừng nâng cao tính tích cực pháp lý của công dân - cơ sở đầu tiên của lối sống có kỷ luật, có kỷ cương, tuân theo pháp luật.

Ở góc độ khác, quan điểm pháp chế nêu trên còn là cơ sở phương pháp luận của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta.

Tạo ra những điều kiện pháp lý cần thiết để nhân dân sử dụng đầy đủ các quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ công dân, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước là một trong những yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và cải cách tư pháp hiện nay.

Quan niệm đúng đắn, đầy đủ về pháp chế là cơ sở của quan điểm chỉ đạo nhiệm vụ tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, pháp luật là sự thể hiện hoá đường lối của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề như hệ thống chính trị và các hoạt động chính trị, về các quyền tự do dân chủ của nhân dân, về Nhà nước và cơ chế quyền lực nhà nước, về các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng cơ sở pháp lý cho các quan hệ chính trị - quyền lực là đòi hỏi của nhu cầu ổn định chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Nhu cầu điều chỉnh pháp luật ở đây thể hiện trong quan hệ qua lại giữa các chủ thể chính trị và quản lý (chẳng hạn, điều chỉnh cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; cơ chế tham gia, tư vấn và phản biện của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội . . . ) vào quá trình hoạch định chính sách, đường lối, pháp luật, vào việc quản lý nhà nước. Nhu cầu này cũng nảy sinh trong quan hệ nội tại của tổ chức và hoạt động của từng chủ thể chính trị và quản lý (thí dụ, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền, v.v... của các chủ thể). Từ những điều trình bày trên đây, theo chúng tôi định nghĩa về pháp chế phản ánh tương đối đầy đủ nội dung của khái niệm này là định nghĩa sau đây:

Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật; là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước , của cơ quan , đơn vị tổ chức và mọi công dân. 5

2. Nội dung cơ bản của pháp chế Trong định nghĩa này chúng ta thấy có hai nội dung rất đáng chú ý: Thứ nhất, sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ cho sự tồn tại của một trật tự pháp

luật và kỷ luật; 1 Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình lý lận chung về Nhà nớc và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 1998, tí. 354. 52 5 Đây là định nghĩa đợc nêu ra trong cuốn sách chuyên khảo Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nớc và Pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995, tí. 164.

Page 49: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

49

Thứ hai, Nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và tất cả công dân trong mọi hoạt động của mình đều phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật. Quan niệm trên đây về pháp chế khắc phục được những thiếu sót của các quan niệm phiến diện, một chiều về pháp chế. Trong quan niệm này, pháp luật cũng được đề cập nhưng ở dạng hệ thống pháp luật và hơn thế nữa hệ thống pháp luật này phải đạt được hai yêu cầu là cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Hệ thống pháp luật ấy phải đủ khả năng làm cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của một trật tự pháp luật và kỷ luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Còn trong vế thứ hai, trong nội dung thứ hai, nhà nghiên cứu không viết pháp chế là một chế độ, hay là đòi hỏi hoặc là nguyên tắc mà chỉ nói đến sự tuân thủ pháp luật và thực hiện pháp luật của mọi chủ thể pháp luật. Theo chúng tôi, khi định nghĩa thì đưa ra cách diễn đạt khái quát như vậy về pháp chế. Đến khi phân tích nội dung của pháp chế, người ta không những có thể mà cần đề cập các khía cạnh này.

II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHÁP CHẾ 1. Yêu cầu đảm bảo tính thống nhất của pháp chế và đảm bảo tính tối thượng của Hiến

pháp và luật Đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và luật Trong hệ thống pháp luật, các văn bản được đặt ở những vị trí khác nhau bởi hai tiêu chí: Mức độ

điều chỉnh và mức độ của hiệu lực pháp lý. Mức độ điều chỉnh khái quát cao thường đặc trưng cho những văn bản có hiệu lực chung; mức độ điều chỉnh tương ứng với vị trí quyền lực của cơ quan ban hành ra văn bản. Các cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước được tổ chức theo thứ tự quan hệ về thẩm quyền, trên và dới, trung ương và địa phương. Các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành phải thể hiện đúng thẩm quyền của từng cơ quan và có như vậy mới tương xứng với mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

Sự tuân thủ thứ tự cấp bậc theo thẩm quyền đòi hỏi Hiến pháp và luật phải ở vị trí tối cao bởi vì đó là những văn bản do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 Hiến pháp) ban hành. Các văn bản của các cơ quan nhà nước khác như pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Mục 4 Điều 91 Hiến pháp), Lệnh của Chủ lịch nước (Điều 103 Hiến pháp), Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Điều 115 Hiến pháp), các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng đều phải được ban hành hoặc trên cơ sở được Quốc hội giao (đối với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), hoặc trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp và luật. Các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên (các Điều 1 19, 120, 123 Hiến pháp).

Tính chất tối thượng của Hiến pháp và luật là điều kiện để khắc phục tình trạng luật "chờ ' Thông tư, giải thích của các cấp thực hiện. Thực tiễn cho thấy có những trường hợp phạm nội dung, tinh thần và lời văn của các quy định trong luật như sau:

- Văn bản chỉ có giá trị hướng dẫn thi hành luật, nhưng cách hướng dẫn đi quá xa đến mức tước đi nội dung chính yếu của luật; tình huống làm vô hiệu hoá luật;

- Các biện pháp áp dụng pháp luật đã tạo ra những tình huống làm vô hiệu hoá luật. Tình trạng làm cho luật phải "chờ ' thông tư, cũng như những tình huống vừa nêu ở đây là không

phù hợp với yêu cầu của pháp chế. Đảm bảo tính pháp chế thống nhất Cũng như trong khâu ban hành pháp luật, ở đây, nguyên tắc pháp chế về việc tuân thủ pháp luật

đòi hỏi pháp luật phải trở thành chế độ pháp chế thống nhất và phải được tuân thủ trong cuộc sống. Các quy định pháp luật phải được hiểu, được thực hiện thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, đối với tất cả quan hệ xã hội và các chủ thể có liên quan. Tôn trọng trật tự thứ bậc trong các loại văn bản pháp luật. Tránh sự tuỳ tiện trong việc giải thích, áp dụng các quy định pháp luật. Pháp chế là sự đòi hỏi tất cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội và cá nhân công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật. Đòi hỏi này của pháp chế là cơ sở để khẳng định rằng, xây dựng pháp luật là rất quan trọng, nhưng không thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước bằng cách chỉ dừng lại ở việc xây dựng văn bản pháp luật mà phải kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật đi vào cuộc sống và xem xét hiệu quả thực tế của nó. Trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật đồng thời cân nhắc đến những điều kiện đặc thù của địa phương, cơ sở mình nhưng không biến điều đó thành lý do để vi phạm các quy định chung của pháp luật. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền quyết định việc thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả các quyền và tự do của công dân là yêu cầu quan trọng của pháp chế

Page 50: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

50

Có thể nói rằng, nguyên tắc pháp chế là chiếc cầu nối quan trọng giữa Nhà nước với công dân. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự tương tác phù hợp giữa quyền lực và tự do nhân chính của con người. Hiến pháp và những đạo luật, bộ luật quan trọng của Nhà nước ta như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và rất nhiều văn bản pháp luật về kinh tế, dân sự đã đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho mối quan hệ đó. Có những nguyên tắc hiến định quan trọng làm nền lảng cho mối tương quan đó, chẳng hạn, nguyên tắc được ghi trong Điều 8 của Hiến pháp: "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân", "Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng". Hiến pháp quy định rõ: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định" (Điều 51 ). Đây là một bảo đảm rất quan trọng để một mặt, ngăn ngừa sự tuỳ tiện đặt ra những quyền khác, ngoài quy định của Hiến pháp và pháp luật, tức là đặc quyền, đặc lợi, và mặt khác, không cho phép bất cứ ai được quy định thêm những nghĩa vụ ngoài những gì Hiến pháp và pháp luật đã quy định (chẳng như đặt thêm các loại thuế, yêu cầu đóng góp các nguồn, bắt thực hiện các trách nhiệm không do pháp luật quy định hoặc không xuất phát từ pháp luật). Bộ luật Hình sự quy định: "Chỉ nguời nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ' (Điều 2). Điều 72 của Hiến pháp và Điều 9 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Không ai có thể bị coi là có lội và chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung của hai điều trích dẫn trên đây là biểu hiện của một nguyên tắc có mức khái quát cao hơn mà khoa học pháp lý gọi là nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi. Nguyên tắc này được hiểu như sau: Hành vi của một người phải luôn luôn đợc coi là hợp pháp khi chưa chứng minh được bằng các thủ tục luật định điều ngược lại. Đây chính là nguyên tắc căn bản để bảo vệ quyền con người và phẩm giá của con người. Đồng thời nó cũng là bảo đảm pháp lý cực kỳ quan trọng của một xã hội văn minh, chống sự tuỳ tiện của những người có chức có quyền trong mối quan hệ với công dân. 3.Tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật nguyên tắc không thể thiếu trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và mọi cá nhân Nội dung thứ ba này của pháp chế được thể hiện cô đọng tại Điều 12 của Hiến pháp: "Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. . .". `Nhà nước là thiết chế làm ra luật, ban hành pháp luật, nhưng cần tự nguyện đặt mình trong sự ràng buộc về quyền và trách nhiệm trước pháp luật, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Đó là yêu cầu không thể thiếu được của một Nhà nước pháp quyền. Phục tùng pháp luật là phục tùng ý chí và lợi ích của nhân dân, đường lối chính sách của Đảng đã được đưa lên thành luật.

4. Pháp chế đòi hỏi phải xử lý kịp thời và công minh những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của công dân, của tập thể, của Nhà nước Ngăn ngừa, cương quyết đẩy lùi và xử lý nghiêm minh các vi phạm và tội phạm là nội dung và yêu cầu của pháp chế. Hiến pháp quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật" (Điều 12). Như đã nói ở trên, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội thì việc bảo vệ quyền con người, các quyền tự do, dân chủ của công dân, xác định đúng đắn trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân là những điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tự do và trách nhiệm đều có vị trí xác định của nó. Nguyên tắc " có thể làm tất cả những gì luật không cấm" có ý nghĩa đối với việc phát huy dân chủ và sáng tạo, bảo đảm tự do cho con người. Nhưng nguyên tắc đó cũng hàm chứa trong đó ranh giới pháp lý giữa tự do và trách nhiệm. Đối với công dân, đối với các hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, thì ranh giới của hành vi hợp pháp là tự do, là các quyền hợp pháp và các lợi ích chính đáng của người khác, của tập thể hoặc của quốc gia. Chính vì vậy, Hiến pháp đã có nhiều quy định, trong đó có yêu cầu là không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, vi phạm tự do, tài sản, danh dự và nhân phẩm của con người. Đối với các cơ quan và những nhà chức trách nắm trong tay quyền lực nhà nước thì chức năng, thẩm quyền do pháp luật quy định cho các cơ quan và những nhà chức trách đó chính là ranh giới của hành vi. 5. Pháp chế và vấn đề về mới liên hệ giữa "tính hợp pháp" và "tính hợp lý"

Page 51: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

51

Xem xét ở mức độ chung nhất chúng ta thấy, nếu pháp luật thể hiện đợc ý chí của đại đa số nhân dân, phản ánh đúng các quy luật kính tế - xã hội thì nó trở thành một đại lượng hợp lý, công bằng. Khi đó một chủ thể có hành vi tuân thủ pháp luật cũng có nghĩa là chủ thể đó đã hành động một cách hợp lý, hợp lẽ công bằng. Trong trường hợp này tính pháp chế trùng hợp với tính hợp lý. Tuy nhiên. trong thực tiễn cuộc sống còn có những trường hợp hoặc là chưa có quy định của pháp luật đối với một loại quan hệ xã hội nào đó hoặc có các quy định của pháp luật nhưng các quy định này đã lỗi thời, lạc hậu. Trong trường hợp thứ nhất, yêu cầu của pháp chế là phải xuất phát từ các nguyên tắc chung của pháp luật, từ lẽ công bằng để giải quyết các vấn đề cụ thể. Vấn đề đặt ra là cần dựa vào các nguyên tác chung của pháp luật đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật và từ lẽ công bằng ở đời để có phương án giải quyết hợp lý, công bằng các tình huống của cuộc sống. Xử sự như vậy chính là sự tôn trọng nguyên tắc pháp chế chứ không phải là sự tuỳ tiện, vô pháp chế. Trong trường hợp thứ hai, tính pháp chế đòi hỏi mọi hoạt động phải tuân thủ pháp luật, không trái pháp luật. Không một sự vi phạm pháp luật nào có thể biện hộ bằng tính hợp lý của cách xử sự xuất phát từ việc cho rằng pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu. Sự lạc hậu của quy định pháp luật không làm đình chỉ hiệu lực của nó. Chúng ta thử hình dung: nếu ai cũng có các quyền coi quy định pháp luật đã lạc hậu để không tuân thủ, không thực hiện thì trật tự xã hội, kỷ cương và kỷ luật trong xã hội sẽ ra sao. Trong tr-ường hợp này, tính tích cực pháp luật, ý thức công dân đòi hỏi chủ thể phải một mặt chấp hành và thi hành pháp luật, mặt khác, đề xuất những kiến nghị sửa đổi,bổ sung pháp luật. 6. Hệ thống pháp luật phải bảo đảm được yêu cầu cần và đủ cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội yếu tố quan trọng thứ hai của pháp chế Sử dụng pháp luật là cần thiết, nhưng sử dụng nó như thế nào cũng là điều quan trọng. Phải sử dụng pháp luật như thế nào để nó thực sự là đại lượng của tự do, công bằng, bình đẳng và dân chủ. Vì vậy, pháp chế có nghĩa là sự đòi hỏi phải xác định khả năng và vai trò của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ đó, mức độ điều chỉnh và phương thức điều chỉnh của pháp luật sẽ được xác định đúng đắn, tạo ra một trật tự pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá v.v... của xã hội trong từng giai đoạn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dân chủ về chính trị, pháp luật chỉ có thể quy định những hình thức tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của công dân chứ không nên quy định những nội dung cụ thể của từng loại hoạt động đó. Bởi vì ở đây, tính tích cực về chính trị - xã hội của nhân dân là rất phong phú về nội dung, rất đa dạng về hình thức, không thể dùng pháp luật để điều chỉnh hết sự đa dạng và phong phú đó. Pháp chế đòi hỏi việc điều chỉnh pháp luật phải dúng cách. Điều này đòi hỏi phải xác định đúng tính chất, đặc điểm của các quan hệ cần điều chỉnh bằng pháp luật. Thí dụ, do đặc điểm cơ bản của các quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh là sự bình đẳng của các chủ thể kinh doanh độc lập, cho nên phương pháp điều chỉnh ở đây sẽ phải là phương pháp bình đẳng thoả thuận, ít trường hợp dùng phương pháp hành chính- mệnh lệnh và quy định ngăn cản lại càng hiếm. Đó là phương pháp của luật dân sự. Trong khi đó, quan hệ quản lý, điều hành là quan hệ trên dưới, cho nên đặc điểm chính của sự điều chỉnh là dùng phương pháp quy định kết hợp với quy định ngăn cấm, íl khi có phương pháp bình đẳng, thoả thuận. Đó là phương pháp điều chỉnh của luật hành chính, luật tài chính, v.v... Khi phương pháp điều chỉnh bị sử dụng nhầm chỗ có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc làm cho pháp luật kém hiệu lực, kém hiệu quả trong cuộc sống. Hiểu ở nghĩa này thì vấn đề xác định các ngành luật, nhất là xác định đối tượng điều chỉnh, ranh giới "phân công" giữa các ngành luật kinh tế, luật thương mại, luật dân sự, luật hành chính, có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường pháp chế. Và do đó không thể coi sự tranh luận xung quanh vấn đề này chỉ là vấn đề thuần tuý học thuật. III. NHỮNG BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI PHÁP CHẾ Những bảo đảm đối pháp chế bao gồm: 1- Một là, những bảo đảm kinh tế.

+Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là bảo đảm cơ bản đối với pháp chế

+Nền sản xuất xã hội phát triển tạo ra những điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là cơ sở vững chắc để mọi ngời thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ.

+ Nền kinh tế phát triển và phồn thịnh sẽ tạo điều kiện loại bỏ những nguyên nhân kinh tế - xã hội của nhiều vi phạm pháp luật.

+ Những bảo đảm kinh tế là cơ sở của tất cả những bảo đảm khác đối với pháp chế. 2- Hai là, những bảo đảm chính trị - đó là sự ổn định của chính trị,

Hoạt động của các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Page 52: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

52

+ Ở nước ta yếu tố đặc biệt quan trọng trong những bảo đảm chính trị là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm của hệ thống chính trị, thực hiện sự bảo đảm pháp chế bằng các hoạt động:

* Tuyên truyền, giáo dục, ý thức pháp luật cho mọi đối tượng xã hội, thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và các hoạt động có tổ chức trên cơ sở pháp luật của bộ máy nhà nước;

* Dân chủ hoá trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống nhà nước; * Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động vào quản lý các công việc của nhà n-

ước và xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, khuyến khích những sáng kiến của họ cũng góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật. 3- Ba là, những bảo đảm tư tưởng đối với pháp chế, Là hệ tư tưởng, quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị tư tưởng truyền thống và đạo đức của dân tộc, sự thống nhất của chính trị, tư tưởng và đạo đức, tình hữu nghị giữa các dân tộc, giai cấp, sự phát triển trình độ văn hoá đặc biệt là văn hoá pháp lý của nhân dân. 4 - Bốn là, những bảo đảm pháp lý đối với pháp chế, Là những hoạt động của các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật nhằm đấu tranh với các vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật như: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, các cơ quan công an, thanh tra... 5 - Năm là, hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội. Các cơ quan quyền lực nhà nước, hành pháp ở trung ương và địa phương ngoài những chức năng cơ bản của mình còn thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức quần chúng nhân dân, công dân thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật, đây là bảo đảm pháp chế quan trọng. Những bảo đảm pháp chế luôn phát triển thường xuyên, liên tục, được hoàn thiện về nội dung và hình thức, được củng cố và mở rộng cùng với sự phát triển của nền dân chủ, với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. IV. TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Tăng cường pháp chế là một trong những yêu cầu khách quan và cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc tất cả những lĩnh đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải thực hiện tốt một số biện pháp sau: 1. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa, muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ cả về nội dung và hình thức.

+ Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác hệ thống hoá pháp luật, loại ra ngoài hệ thống pháp luật những văn bản không còn thích hợp với thực tế cuộc sống,

+Chú trọng ban hành các đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cần ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, các luật điều chỉnh các hoạt động văn hoá, thông tin.

+ Coi trọng tổng kết thực tiễn Việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản pháp luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện; giảm dần các luật, pháp lệnh. chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

+Trong quá trình pháp luật, điều hết sức quan trọng là pháp luật phải phản ánh đúng quy luật khách quan và nhu cầu của đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa, phản ánh đúng và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, và có thể thực hiện được trong thực tế cuộc sống xã hội. +Việc xây dựng pháp luật phải theo đúng thẩm quyềm đã được quy định trong Hiến pháp, trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời phải mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quá trình thảo luận xây dựng pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tình hình xây dựng pháp luật từ sau đại hội VI đến nay. -Từ sau đại hội VI đến nay Quốc hội, Hội đồng nhà nước ,UBTVQH đã ban hành 223 văn bản luật, trong đó có 5 bộ luật, 97 luật, 121 pháp lệnh.Văn bản mà các cơ quan Chính phủ và Chính phủ đã ban hành đến hàng chục nghìn văn bản. Nhìn tổng thể có thể thấy rằng ,tuy thời gian không dài nhưng nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp luật mới trên mọi lĩnh vực cho sự ra đời và vận hành của kinh tế thị trường định hướng XHCN thay thế cho khung pháp luật của nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá ,thể hiện nguyên tắc hiến định,nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

Page 53: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

53

+Pháp luật dân sự-kinh tế được nhà nước đặc biệt quan tâm,cả về số lượng văn bản cũng nh-ư nội dung thể hiện. Các quan hệ dân sự và kinh tế đang dần được điều chỉnh bằng các nguyên tắc của dân luật thay cho nguyên tắc hành chính, khẳng định nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm (Luật doanh nghiệp năm 1999). -Việc công nhận và bảo hộ về mặt pháp lý sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu. -Việc thể chế hoá quyền tự do kinh doanh. -Pháp luật về hợp đồng,về cơ bản ,được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền định đoạt của các bên. Bên cạnh những mặt được,vẫn còn nhiều quan hệ dân sự -kinh tế chưa được làm sáng tỏ về nội dung, bản chất kinh tế, quy luật vận động , do đó, chưa có giải pháp pháp lý hữu hiệu.Cụ thể: -Nguyên tắc cơ bản bảo vệ quyền sở hữu chưa được thể hiện rõ ràng ,cụ thể. Ví dụ: như nguyên tắc công khai minh bạch. Nguyên tắc công khai nhằm mục đích chỉ rõ cho mọi người biết một tài sản nào đó là của ai. -Chưa có sự quy định rõ ràng về sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể . -Có sự chưa rõ ràng giữa khái niệm hình thức sở hữu, khái niệm thành phần kinh tế và khái niệm hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam. -Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không được dặt trong một hệ thống nên đã dẫn tới tình trạng chồng chéo mâu thuẫn, tạo ra không ít khó khăn khi áp dụng. +Trong lĩnh vực pháp luật hành chính đã có những bước tiến tích cực, giảm dần sự can thiệp của các cơ quan nhà nước bằng các biện pháp hành chính vào các quan hệ dân sự và hoạt động của các doanh nghiệp , giảm cơ chế xin cho. -Thẩm quyền và cơ chế xử lý vi phạm hành chính cũng từng bước được cụ thể hoá thông qua việc ban hành hàng loạt các nghị định của chính phủ hướng dẫn việc xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực chuyên ngành . -Tuy nhiên caỉ cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết , hiệu quả thấp … +Trong lĩnh vực pháp luật hình sự. -Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như pháp luật về tố tụng hình sự đã có những thay đổi quan trọng, tiếp tục mở rộng tính nhân đạo. -Tuy nhiên do, tình hình kinh tế xã hội phát triển một cách nhanh chóng, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh nhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ như vấn đề tiêu cực trong lĩnh vực tài chính, cạnh tranh không lành mạnh,vấn đề bản quyền. +Tong lĩnh vực ký kết các điều ước quốc tế đã có những bước tiến quan trọng.Tính từ Đại hội VI đến nay Việt Nam đã ký trên 1000 điều ước quốc tế song phương. Việt Nam cũng đã là thành viên của trên 180 điều ứơc quốc tế đa phương. +Đổi mới quy trình lập pháp lập quy. -Đã chú trọng hoàn thiện và bước đầu xây dựng một quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho các cơ quan thẩm quyền ở trung ương. -Việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật pháp lệnh đã từng bước đáp ứng được yêu cầu về kế hoạch hoá công tác lập pháp, lập quy. -Những mặt hạn chế của pháp luật về trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật: *Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ chưa được quy định một cách chặt chẽ, thiếu đồng bộ ,thiếu thống nhất, khi soạn thảo mới chú trọng yêu cầu ,lợi ích của cơ quan quản lý mà chưa chú trọng đầy đủ đến tính hợp pháp,đầy đủ của văn bản trong hệ thống pháp luật. *Một số quy định về quy trình soạn thảo, ban hành văn bản chưa được cụ thể,rõ ràng hoặc chưa phù hợp với thực tế, làm cho việc hiểu và áp dụng thiếu thống nhất *Việc chuẩn bị lập dự kiến chương trình chưa thật khoa học, thiếu khảo sát thực tiễn, còn khép kín trong nội bộ một số cơ quan nên không tránh khỏi cục bộ, bản vị. Chương trình xây dựng nhìn chung còn thiếu tính chiến lược. *Chưa có cơ chế thích hợp để mọi công dân có cơ hội tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật . *Quy định về dịch văn bản ra tiếng nước ngoài còn chung chung, mang tính hình thức nên trong thực tế việc dịch ra tiếng nước ngoài chủ yếu mang tính tự phát. Những mặt hạn chế của khung pháp luật Việt Nam +Thứ nhất,Tuy pháp luật phần nào thể hiện nguyên tắc nhà nước quản lý bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng nguyên tắc này chưa thể hiện một cách cụ thể. Điều đó thể hiện trước hết số

Page 54: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

54

lượng luật và pháp lệnh còn quá ít trong tương quan so sánh văn bản do chính phủ, các bộ …và UBND các cấp ban hành. +Thứ hai,Tuy khung pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và vận hành của cơ chế thị tr-ường nhưng chưa tạo được sự đồng bộ các yếu tố của thị trường. +Thứ ba, tuy pháp luật đã bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội nhưng một số lĩnh vực mới được quy định ở mức tối thiêủ nhất. Ví dụ; Pháp luật về các giấy tờ có giá, pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền. +Thứ tư, vì là pháp luật của giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý nên hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam mang tính hỗn hợp các nguyên tắc của hai cơ chế quản lý kinh tế là kế hoạch hoá và kinh tế thị trường. Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định không mang tính đồng bộ, thiếu tính hệ thống, Ví dụ, Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, về nguyên tắc là pháp luật chung áp dụng cho mọi loại hợp đồng nhưng khi giải quyết các tranh chấp kinh tế thì không áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự mà chỉ áp dụng các quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế… +Thứ năm, pháp luật Việt Nam hiện nay được đánh giá là ít tính khả thi -Một là, trong hầu hết các văn bản pháp luật của Việt Nam đều có nhiều quy định mang tính chung chung như : Nhà nước có chính sách…Nhà nước bảo đảm… các quy định này mới thể hiện quan điểm của đảng và nhà nước về lĩnh vực đó nhưng chưa thể hiện các quy phạm đảm bảo thực hiện các chính sách đó. -Hai là, vì luật có nhiều quy định chung nên Chính phủ, các bộ, ngành phải có nhiều văn bản hướng dẫn (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có tới 100 văn bản hướng dẫn, Bộ luật lao động có vài chục văn bản hướng dẫn…)Trong khá nhiều trường hợp đã có hướng dẫn mâu thuẫn với luật, pháp lệnh và nghị định hoặc cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. -Ba là, nhiều quy định của pháp luật chưa sát thực tế hoặc thiếu các cơ chế để thi hành,vì vậy khó đi vào cuộc sống. Ví dụ : Nguyên tắc thẩm phán độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật khi xét xử đã được quy định trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật nhưng nguyên tắc này cần có các cơ chế kèm theo thì mới thực hiện được. Về tính minh bạch, tuy đã có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng nói chung chỉ một số luật ,pháp lệnh và nghị định của Chính phủ là bảo đảm có sự tham gia rộng rãi của nhiều tổ chức và cá nhân.Công báo phát hành không thật rộng rãi. Điều ước Quốc tế đã có hiệu lực không được đăng trên công báo .(hết tài liệu tham khảo) 2. Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật +Tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến mọi chủ thể pháp luật, là khâu trung tâm, quan trọng nhất của công tác tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì pháp chế xã hội chủ nghĩa chỉ hình thành khi mọi người hiểu, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. - Để mọi người thực hiện tốt pháp luật trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa cho mọi thành viên xã hội

- Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề trực tiếp nhất cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

- Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học. - Cán bộ quản lý các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở, đơn vị phải có kiến thức quản lý

hành chính và hiểu biết về pháp luật và pháp chế -. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện phấp để giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật và làm tư

vấn pháp luật cho nhân dân. + Bảo đảm tuân thủ, sử dụng thi hành và áp dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc" công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm còn nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép". 3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật +Kiểm tra, giám sát là trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng nghề nghiệp, các tập thể và mọi công dân, nhưng trực tiếp là các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan kiểm tra, thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, giám sát của toà án, kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân.

Page 55: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

55

- Phải tăng cường vai trò, vị trí, chức năng, kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của cơ quan trên, nhằm phát huy vai trò của chúng trong củng cố, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. +Trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật phải đặc biệt coi trọng việc bảo đảm quyền khiếu naị, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức đối với những hành vi vi phạm pháp luật. 4. Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và tư pháp +Phải kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp gọn nhẹ, có chất lượng cao, với một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý hành chính, năng lực tổ chức, điều hành nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, và khả năng thực hiện đúng đắn thẩm quyền.

- Cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước và cán bộ tư pháp phải là những người nắm vững pháp luật, để quản lý nhà nước theo đúng pháp luật;

- Phải đấu tranh khắc phục những nhận thức không đúng đắn, không đầy đủ về pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa dẫn đến không tình trạng tôn trọng

-Phải là những người cương quyết đấu tranh không khoan nhợng chống mọi hành vi tham nhũng, cửa quyền, vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa. 5. Sự lãnh đạo của Đảng nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa +Công tác tăng cường pháp chế phải đặt dới sự lãnh đạo của Đảng.

-Các cấp bộ Đảng, cơ quan của Đảng từ trung ương tới địa phương, cơ sở phải thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế, tăng cường cán bộ có phẩm chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế và kiểm tra chặt chẽ hoạt động thực hiện pháp luật của tất cả mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, đặc biệt là những cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật, pháp chế. +Mọi cơ quan, tổ chức, Đảng viên của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng pháp luật, không can thiệp, làm thay thẩm quyền của các cơ quan, công chức nhà n-ước, phải gương mẫu, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, mọi vi phạm pháp luật. 10. ĐỀ BÀI: Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước. Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ quan hành chính nhà nước. Trả lời: 1. Những đặc điểm của cơ quan nhà nước: Thứ nhất, Cơ quan nhà nước là một tập thể người hoặc một người, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức. +Cơ cấu tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan do chức năng nhiệm vụ của nó quy định, + Có tính độc lập và có quan hệ về tổ chức và hoạt động với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước nói chung, quan hệ đó do vị trí chính trị - pháp lý của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước quyết định. Thứ hai, Nhà nước thành lập các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước trao cho các cơ quan nhà nước thẩm quyền nhất định: + Thẩm quyền của cơ quan nhà nước là phương tiện pháp lý để thực hiện nhiệm vụ và chức năng được trao. + Thẩm quyền của cơ quan nhà nước là tổng thể những quyền, nghĩa vụ mang tính quyền lực - pháp lý do pháp luập quy ®Þnh: * Các quyền là yếu tố quan trọng nhất của thẩm quyền, quyết định tính chất quyền lực của cơ quan nhà nước, nghĩa là cơ quan nhà nước có quyền ra những mệnh lệnh, chỉ thị buộc đối tượng (cơ quan, tổ chức, cá nhân) phải thi hµnh. * Khi thực hiện các quyền cơ quan nhà nước nhân danh Nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội, cơ quan xã hội. *Quyền ban hành quyết định pháp luật là yếu tố quan trọng nhất trong thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Trên cơ sở Hiến pháp, Luật, quyết định của pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, các cơ quan nhà nước ra những quyết định pháp luật buộc đối tượng nhất định phải tuân thủ. Thứ ba, Mçi cơ quan nhà nước có hình thức, phương pháp hoạt động riêng theo quy định của pháp luật, có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định. Quyền áp dụng những hình thức và phương pháp hoạt động của cơ quan nhà nước cũng là những yếu tố quan trọng thuộc thẩm quyền của cơ quan đó.

Page 56: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

56

Thứ tư, Các cơ quan nhà nước chỉ hành động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình. +Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có giới hạn về không gian (lãnh thổ) về thời gian và đối với đối tượng nhất định. +Trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước hành động một cách độc lập, chủ động, sáng tạo và chỉ chịu sự ràng buộc của pháp luật, chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. + Thẩm quyền của cơ quan nhà nước là hành lang pháp lý cho cơ quan ấy vận động, nhưng việc thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước không chỉ là quyền mà là nghĩa vụ của nó. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước gồm tổng thể các quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực - pháp lý mà Nhà nước trao cho bằng pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, chức năng Nhà nước. Các quyền hạn đó là yếu tố quan trọng nhất của thẩm quyền. Thứ năm, Các quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước và các yếu tố pháp lý khác tạo nên địa vị pháp lý của cơ quan. Để xác định địa vị pháp lý của bất kỳ cơ quan nhà nước nào cần phải xác định được những vấn đề căn bản sau: + Cơ quan đó ở cấp nào (Trung ương, hay địa phương). + Chức năng cơ quan của cơ quan đó (lập pháp, hành pháp, tư pháp, hỗ trợ tư pháp), cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, tòa án hay viện kiểm sát. + Cơ quan đó được thành lập như thế nào, bởi cơ quan nào, nó phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? + Cơ quan đó có quyền đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nào, và văn bản do nó ban hành bị cơ quan nào đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ v.v... + Cơ quan đó được ban hành văn bản pháp luật có tên gọi như thế nào, hiệu lực pháp lý của chúng về thời gian, không gian, đối tượng thi hành. +Cơ quan đó được mang biểu tượng Nhà nước như thế nào. +Nguồn tài chính cho hoạt động của nó? + Cơ quan đó có là pháp nhân công quyền hay không? Như vậy, xác định địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước là: + Xác định vị trí, chỗ đứng của nó trong bộ máy nhà nước trên cơ sở quy định của pháp luật, +Trên cơ sở xác định các mối liên hệ quan hệ của nó với các cơ quan, tổ chức khác và với công dân. 2. Những đặc điểm đặc thù của cơ quan hành chính nhà nước - Thứ nhất, Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. Hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật, được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và để thực hiện pháp luật. -Thứ hai, Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục, và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối chính sách, pháp luật vào cuộc sống. -Thứ ba, Các cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương tới địa phương, cơ sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một trung tâm thống nhất là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. - Thứ tư Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành. +Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước hoặc trong những quy chế... + Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp, hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó + Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước khác với hoạt động của cơ quan quyền lực, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử của tòa án. + Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, của Tòa án thông qua hoạt động xét xử của những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động kinh tế và hành chính. *Các cơ quan hành chính nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm xem xét và trả lời các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Tòa án trong những trường hợp nhất định và trong thời hạn do luật định.

Page 57: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

57

* Các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể là căn cứ pháp lý để Viện kiểm sát và Tòa án thực hiện hoạt động kiểm sát và xét xử. *Một số văn bản pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp điều chỉnh một số vấn đề tổ chức nội bộ của Viện kiểm sát và tòa án. *Các cơ quan hành chính nhà nước có đối tượng quản lý rộng lớn đó là những cơ quan, tổ chức, xí nghiệp trực thuộc, nhưng Tòa án và Viện kiểm sát không có những đối tượng quản lý loại này. Các cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. CÁC GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 1. Phương hướng, quan điểm về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính

Để khắc phục các nhược điểm tồn tại và bất cập nêu trên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính sau một thời gian Nhà nước ta đã tiến hành cải cách hành chính, chúng ta cần xác định các phương hướng tiếp tục cải cách bộ máy hành chính một cách rõ ràng và cụ thể sau: Thứ nhất, cần có một tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. Trong tầm nhìn này phải hướng tới tạo ra một mô hình cải cách quản lý hành chính công mới. Thứ hai, tiến hành ra soát, làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương để loại bỏ những chồng chéo trùng lặp giữa các cơ quan hành chính vơi nhau và phân cấp rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp trong hệ thống bộ máy hành chính. Thứ ba, trong thời gian tới, thực hiện được một cách căn bản việc chuyển đổi chức năng của hệ thống hành chính sang tập trung vào quản lý hành chính nhà nước vĩ mô, tách chức năng này với chức năng quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự nghiệp. Thứ tư, phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và theo chiều ngang. Thứ năm, xác định rõ về mặt tổ chức các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật với các cơ quan thực thi chính sách, pháp luật. Thứ sáu, thực hiện bước chuyển thực sự trong phân cấp giữa trung ương và địa phương, tạo quyền chủ động trong quản lý của chính quyền địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm cảu các cấp trong hệ thống hành chính. Thứ bảy, trong cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính cần phải phân biệt những vẫn đề có tính nguyên tắc sau: - Nguyên tắc rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền: Một việc chỉ giao cho một cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm, việc phối hợp trách nhiệm với các cơ quan khác được giao cho chính cơ quan phụ trách công việc này. - Nguyên tắc tách bạch cơ quan làm chính sách và cơ quan thực hiện chính sách: Hết sức tránh giao cho một cơ quan nhiệm vụ vừa nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách, chế độ vừa thực thi vấn đề đó. - Nguyên tắc thủ trưởng: Chỉ huy và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan hành chính thuộc về người đứng đầu cơ quan đó. - Nguyên tắc dân chủ: Mọi hoạt động của hệ thống hành chính đều nhằm vào việc bảo đảm, phát triển dân chủ và vì lợi ích của nhân dân. - Nguyên tắc giám sát: Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính. 2. Tiếp tục cải cách cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ Chương trình Tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu thiết lập: ”Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện”. Đây là những định hướng, mục tiêu hoàn toàn phù hợp.

- Cần nghiên cứu làm rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ trong nền hành chính. Cụ thể là giải quyết mối quan hệ quản lý hành chính với Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất là vấn đề quản lý biên chế và ngân sách.

- Phân định rõ quyền quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước của Quốc hội với quyền quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của Chính phủ; xác định rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong quan hệ với Chính phủ; phân định chức năng công tố, thanh tra, kiểm sát giữa Chính phủ với Viện Kiểm sát.

Page 58: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

58

- Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp lại cơ cấu Chính phủ, số lượng thành viên Chính phủ, địa vị pháp lý, tổ chức của cơ quan khác thuộc Chính phủ (các ban, tổng cục còn lại), nhất là các cơ quan hoạt động sự nghiệp, cung ứng dịch vụ công.

- Phân định rõ hơn thẩm quyền giữa Chính phủ với Thủ tướng; giữa Chính phủ với các Bộ 3. Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ. - Phương hướng đổi mới tiếp tục cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ những năm trước mắt cần

quán triệt phương châm đã được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001): “Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công” và Chương trình Tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2001-2010: ” Bộ máy các bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công”.

- Trên cơ sở khẳng định rõ ba chức năng chủ yếu của bộ là quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực, đại diện chủ sở hữu tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ công để phân định lại vị trí vai trò giữa bộ, cơ quan ngang bộ với các cơ quan thuộc Chính phủ không chỉ với cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước (đẫ được chuyển đổi mạnh gần đây) mà cả với những cơ quan hoạt động sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công theo hướng cũng phải chuyển về các bộ, để chỉ còn lại những cơ quan thuộc Chính phủ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc quản lý vĩ mô của Chính phủ.

- Tiếp tục cải cải cách cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang bộ có các cơ cấu như vụ, cục, tổng cục với số lượng khá lớn.

- Thống nhất, ổn định, quy định chức năng thảm quyền rõ ràng đói với việc sắp xếp, điều chuyển các cơ quan thuộc Chính phủ (các tổng cục) về các bộ.

- Khắc phục lề lối làm việc lề mề, qua quá nhiều khâu, nhiều nấc và thiếu quyết đoán trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp như đã nêu ra ở trên. Giảm bớt số lượng Thứ trưởng và bảo đảm thực hiện đúng chức năng của Thứ trưởng là giúp Bộ trưởng chứ không phải phân chia các mặt công tác để phụ trách như hiện nay dẫn đến sự phân tán. Áp dụng cơ chế làm việc trực tiếp với các chuyên viên.

4. Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương

4.1. Hoàn thiện tổ chức Uỷ ban nhân dân trên cơ sở mô hình tổ chức hiện hành - Xác định lại tính chất và các mối quan hệ của Uỷ ban nhân dân với Hội đồng nhân dân và với

các cơ quan Nhà nước cấp trên - Hoàn thiện cách thức thành lập Uỷ ban nhân dân. - Đổi mới cơ cấu thành phần và tổ chức của Uỷ ban nhân dân. - Phân định cụ thể và đầy đủ chức trách giữa tập thể và cá nhân và giữa các cá nhân trong Uỷ ban

nhân dân. 4.2. Nghiên cứu tổ chức lại cơ quan hành chính ở một số cấp 4.3. Hoàn thiện tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân - Xác định vị trí, chức năng của các cơ quan chuyên môn là bộ máy giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp

thực hiện chức năng quản lý một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành và lĩnh vực ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến địa phương, cơ sở.

- Thiết kế các mô hình các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân theo hướng giảm thiểu các cơ quan chuyên môn. 11. ĐỀ BÀI: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân biệt với văn bản áp dụng pháp luật. Trả lời:

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật a. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật Các văn bản pháp luật rất đa dạng, phong phú, căn cứ vào tính chất pháp lý có thể phân chia

thành ba loại cơ bản: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật có tính chất chủ đạo, văn bản pháp luật cá biệt. -Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử

Page 59: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

59

sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

- Văn bản pháp luật chủ đạo Văn bản pháp luật chủ đạo là hình thức thể hiện các quyết định pháp luật do các cơ quan nhà nư-

ớc có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm đề ra những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính chất chiến lược, quyết định những vấn đề chung của quốc gia và địa ph-ương. Các văn bản pháp luật chủ đạo không trực tiếp thể hiện các quy phạm pháp luật song lại là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ, các Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và của Hội đồng nhân dân các cấp đều thuộc loại văn bản pháp luật có tính chất chủ đạo. -Văn bản pháp luật cá biệt - văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản pháp luật cá biệt là hình thức thể hiện các quyết định pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết những vụ việc cụ thể.

Ví dụ, các quyết định hành chính về khen thưởng, kỷ luật cán bộ; bản án của toà án .v. v.. Văn bản pháp luật cá biệt còn được gọi là văn bản áp dụng pháp luật và được đề cập trong chương thực hiện và áp dụng pháp luật.

b. Những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật tại Điều 1 và các điều của chương II đã quy định hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

- Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng tên gọi, trình tự, thủ tục pháp lý theo luật định (tham khảo chương II Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

- Trong nội dung văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với các chủ thể pháp luật mà văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh.

- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong mọi trường hợp khi có những sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra chừng nào chưa hết hiệu lực. Có những loại văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt, tuy được áp đụng một lần nhưng hiệu lực của nó vẫn còn tồn tại sau khi thực hiện văn bản đó (ví dụ các văn bản về thành lập cơ quan, văn bản đình chỉ, văn bản bãi bỏ một văn bản khác hoặc thay đổi phạm vi hiệu lực của nó…).

Như vậy, không phải tất cả các văn bản pháp luật đều là văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ là những văn bản pháp luật nào có đặc điểm nêu trên. Những văn bản pháp luật sau đây luôn là văn bản quy phạm pháp luật : Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư. Các văn bản pháp luật khác có thể là văn bản quy phạm pháp luật hoặc không là văn bản quy phạm pháp luật

2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp năm 1992, và sau đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xác định một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta. Các văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào hiệu lực pháp lý, được phân thành: Văn bản luật và văn bản dưới luật.

- Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp luật cao hơn các văn bản dưới luật, các văn bản pháp luật khác không được trái với văn bản luật.

Văn bản luật bao gồm Hiến pháp, Luật (Bộ luật, Luật). Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật. Hiến pháp qui định những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như: hình thức, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước... Luật quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân (Điều 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

- Văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục nhất định. Các văn bản dưới luật không được trái với các văn bản luật, đảm bảo tính tối cao của luật đó là một trong những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên. Điều 2 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy

Page 60: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

60

phạm pháp luật nước ta trong đó thể hiện tính bắt buộc về trật tự thứ bậc hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật, xử lý khi có sự vi phạm các quy định này.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: - Hiến pháp, Luật do Quốc hội ban hành - là các văn bản luật. Các văn bản dưới luật bao gồm: - Nghị quyết do Quốc hội ban hành. Nghị quyết của Quốc hội thường được ban hành để giải

quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Quốc hội như để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước v.v...

- Pháp lệnh, Nghị quyết do Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội ban hành; - Lệnh, Quyết định do Chủ tịch nước ban hành - Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; - Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; - Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà n-

ước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội; - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân. Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật nhưng lại có hiệu

lực pháp lý cao nhất trong số các văn bản dưới luật, được công bố bằng Lệnh của Chủ tịch nước. Trong điều kiện trước đây và hiện nay ở nước ta, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội trong lúc chưa thể có ngay các văn bản luật nên phải sử dụng hình thức pháp lệnh để điều chỉnh. Mấy năm gần đây, xu hướng pháp điển hoá ngày càng được quan tâm, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nhiều lĩnh vực điều chỉnh pháp luật dã và đang được xây dựng, nâng cấp từ pháp lệnh lên cấp độ luật, kể cả bộ luật (ví dụ trong tương lai phải có bộ luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành) .Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến Pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác…

Về các cách thức và nội dung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác đã được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật . - Khái niệm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn về thời gian, không gian (theo lãnh thổ), về

đối tượng thi hành mà văn bản quy phạm phải đợc ban hành để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, pháp luật đó tác động tới. Những giới hạn này được xác định bằng cách nêu trực tiếp trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng hoặc bằng những quy định chung về hiệu lực thời gian, không gian, đối tượng thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Hiệu lực về thời gian Hiệu lực theo thời gian là khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, là thời

điểm bắt đầu và chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Có những cách xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật như sau:

+ Thời điểm bắt đầu có hiệu lực được ghi trong văn bản quy phạm pháp luật (thường là ở cuối văn bản).

+ Văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm công bố + Sau thời điểm công bố một thời gian xác định (thường là được ghi trong văn bản quy phạm

pháp luật đó). + Thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, theo nguyên tắc chung được tính từ

thời điểm có một văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực thay thế, bị huỷ bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc đã hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó (tham khảo Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

- Vấn đề hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Về nguyên tắc chung,

pháp luật không có hiệu lực hồi tố, có nghĩa là các quy định pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật chỉ áp dụng đối với những quan hệ xã hội xuất hiện sau khi văn bản đó có hiệu lực về thời gian. Lý luận pháp luật còn gọi đây là tính không quay trở lại của pháp luật. Không thể áp dụng quy định pháp luật đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm quy định pháp luật đó có hiệu lực.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn xã hội, trong một số ít trường hợp, các quy định pháp luật có hiệu lực hồi tố. Và vấn đề này phải được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật tương ứng. Thể

Page 61: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

61

hiện nguyên tắc này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định tại Điều 76: "Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật", theo đó, chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.

Không được quy định hiệu lực hồi tố đối với các trường hợp sau đây: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. Nguyên tắc chung là việc áp dụng hiệu lực hồi tố phải theo h-ướng có lợi cho các cá nhân và phù hợp với thực tiễn xã hội, đạo đức xã hội. Điều 7 Bộ luật Hình sự quy định hiệu lực về thời gian của bộ luật, theo đó, điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Không được áp dụng hồi tố điều luật không có lợi cho người phạm tội như có hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới v.v... Ngược lại, hiệu lực hồi tố sẽ được áp dụng trong trường hợp có lợi cho người phạm tội như đối với những điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, quy định một hình phạt nhẹ hơn v.v...

- Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn phạm vi lãnh thổ mà văn bản đó có hiệu lực. Theo Điều 79 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi địa phương.

- Hiệu lực theo đối tượng thi hành của ban bản quy phạm pháp luật Nguyên tắc chung, các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các công dân, tổ chức Việt Nam, các cá nhân, tổ chức nước ngoài trừ trường hợp có quy định khác theo pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước Quốc tế mà việt Nam ký kết, tham gia. Tuy nhiên, phải hiểu là các cá nhân, tổ chức chỉ chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật khi họ thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Nghị quyết của Quốc hội thường được ban hành để giải quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Quốc hội như để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước v.v... Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác . . .

II. VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Hình thức thể hiện chính thức và chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Với tính cách là một mắl xích của cơ chế điều chỉnh pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau đây:

1) Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

2). Văn bản áp dụng pháp luật có tỉnh chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.

3). Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với và phải dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không đáp ứng được yêu cầu hợp pháp thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Nếu không phù hợp thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành mà kém hiệu quả.

4). Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh. . .

5) . Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp có sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy. Và từ đây xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước.

Thí dụ: để quan hệ pháp luật cụ thể theo luật hôn nhân và gia đình xuất hiện thì phải hiện đầy đủ các yếu tố của một sự kiện pháp lý phức tạp như độ tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyện cam kết của nam và nữ .v.v. và cuối cùng, điều quan trọng là cần có văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận hôn nhân.

Page 62: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

62

Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, có thể chia chúng thành hai loại:1) Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực 2) Văn bản bảo vệ pháp luật.

Loại văn bản áp dụng pháp luật thứ nhất là văn bản trong đó xác định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai có nghĩa vụ pháp lý bằng cách cá biệt hóa phần quy định của quy phạm pháp luật.

Thí dụ: Quyết định nâng bậc lương, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất. . . Văn bản áp dụng mang tính bảo vệ pháp luật là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt,

cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Thí dụ: bản án hình sự, quyết định xử phạt vi phạm hành chính. . .

12. Hoạt động xây dựng pháp luật cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Tại sao? Các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật

Nguyên tắc của xây dựng pháp luật là những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật được thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản sau đây. - Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng phải được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật. Đồng thời cũng cần tránh các biểu hiện sai lệch như các tổ chức Đảng can thiệp vào các công việc sự vụ, chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng không đúng với đường lối của Đảng. - Nguyên tắc khách quan Xây dựng pháp luật cũng chính là quá trình hoạt động để đưa cuộc sống vào các văn bản pháp luật. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật phải căn cứ vào thực tiễn xã hội, nghiên cứu, khảo sát, phân tích những điều kiện, những nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật. Sự phù hợp với thực tiễn chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành đi vào cuộc sống, được người dân đồng tình, tiếp nhận. -Nguyên tắc dân chủ Tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật được thể hiện ở sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các đối tượng nhân dân vào việc góp ý kiến cho các dự án pháp luật Để cho sự tham gia này có hiệu quả thiết thực chứ không mang tính hình thức, cần có sự chỉ đạo về tổ chức - kỹ thuật đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương và xây dựng cơ chế lấy ý kiến, xử lý thông tin từ kết quả lấy ý kiến. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2002) đã quy định về việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của tất cả các tổ chức và các cá nhân.

- Nguyên tắc pháp chê'xã hội chủ nghĩa Các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành trong giới hạn thẩm quyền của các cơ quan

pháp luật, phù hợp Hiến pháp, các luật. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nghĩa vụ tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hình thức thể hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được luật quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải đảm bảo trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật phải phù hợp với văn bản quy phạm luật. Những năm gần đây đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật - trong hoạt động lập pháp và lập quy ở nước ta.2

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động xây dựng pháp luật. Trong lý luận về xây dựng pháp luật còn đề cập đến một số nguyên tắc khác nữa như nguyên tắc chuyên nghiệp, nguyên tắc khoa học v.v...

Trong hoạt động xây dựng pháp luật cần tuân thủ các nguyên tắc trên là nhằm đảm bảo các yêu cầu hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật. Văn bản pháp luật nếu được xây dựng mà không đảm bảo yêu cầu hợp pháp và hợp lý thì nó sẽ bị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đình chỉ hặc bãi bỏ theo quy định của pháp luật.

13. ĐỀ BÀI: Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật? Tại sao phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa?

Trả lời: I. TẠI SAO NHÀ NƯỚC PHẢI QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT:

2 2 Tham khảo, Đỗ Ngọc Hải, Tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Narn hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.

Page 63: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

63

So với các quy phạm xã hội khác như quy tắc phong tục, tập quán, quy tắc đạo đức, tín điều tôn giáo, điều lệ của các tổ chức xã hội…quy phạm pháp luật có những tính năng, ưu điểm vượt trội. Những tính năng, ưu điểm vượt trội đó được thể hiện rất rõ qua các thuộc tính, chức năng và đặc biệt là vai trò của pháp luật đôí với quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, pháp luật nước ta ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn, là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ của nhà nước để quản lý xã hội, công cụ hướng dẫn và bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân.

Nhưng cần nhận thức, vận dụng công cụ pháp luật như thế nào cho đúng đắn để khai thác, phát huy hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật lại là điều không đơn giản. Một trong những biểu hiện sai lệch ở đây là hoặc quá cường điệu hoá, tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật, hoặc hạ thấp vai trò của pháp luật. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, tuy có vai trò là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội, song pháp luật chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi kết hợp với các công cụ điều chỉnh khác, đặc biệt là đạo đức. Nhận thức, vận dụng đúng đắn, khách quan về vai trò của pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.

Cần xem xét vai trò pháp luật trong các mối quan hệ phổ biến của pháp luật: trong quan hệ với kinh tế, nhà nước, đạo đức văn hoá truyền thống, quyền và lợi ích chính đáng của công dân v. v. . . Sau đây sẽ lần lượt xem xét các mối quan hệ tiêu biểu của pháp luật thông qua đó nghiên cứu vai trò của pháp luật.

Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước và vai trò của pháp luật - công cụ chủ yếu, quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội

Giữa nhà nước và pháp luật có mối quan hệ biện chứng dù ờ giai đoạn phát triển nào. Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại thiếu vắng nhau, điều này đã được đề cập trong các chương trước của giáo trình. Trong xã hội hiện đại, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, mối quan hệ đó lại đàng. được thể hiện rõ nét.

Nhà nước sử dụng nhiều loại công cụ, biện pháp khác nhau để quản lý xã hội, nhưng pháp luật là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy là vì, pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Chính vì vậy, pháp luật có khả năng triển khai một cách nhanh chóng nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên quy mô toàn quốc những chủ trươngchính sách của Đảng. Nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường nên nhất thiết phải có hệ thống pháp luật để quy định quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, xử lý những hành vi kinh doanh trái pháp luật và đạo đức xã hội, thực hiện công bằng trong sản xuất phân phối.

-Pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của nhà nước, cơ sở xây dựng và hoàn thiện nhà nước.

+Pháp luật định giới hạn cho phép hay không cho phép, đảm bảo sự kiểm soát đối với nhà nước. + Bằng pháp luật mà quy định cơ cấu tổ chức bên trong và hoạt động của nhà nước, của các cơ

quan nhà nước . +Nhờ có pháp luật mà nhà nước thực hiện được các nhiệm vụ, chức năng, các chính sách đối nội

và đối ngoại của mình, xác định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá nhân. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận : "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không

ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". - Pháp luật là phương tiện xác lập mối quan hệ của nhà nước và cá nhân, nhà nước và xã hội

. + Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khỏi

sự xâm phạm của người khác, kể cả từ phía nhà nước, các cơ quan, cán bộ nhà nhà nước có thẩm quyền. +Bằng các biện pháp tương ứng của nhà nước như thuyết phục, giáo dục, tổ chức, tài trợ; cưỡng

chế, kết hợp sự tự giác tuân thủ của các cá nhân, tổ chức, các biện pháp xã hội khác, các quy định pháp luật mới đi vào cuộc sống.

Tuy có mối liên hệ mật thiết, song nhà nước và pháp luật vẫn là hai hiện tượng xã hội có tính độc lập tương đối, không nên đồng nhất, lấy nhà nước thay cho pháp luật hoặc ngược lại.

- Pháp luật là công cụ quan trọng trong QLNN về kinh tế Kinh tế quyết định pháp luật, pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, đồng thời

pháp luật có tác động trở lại đối với kinh tế.

Page 64: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

64

Pháp luật nước ta một mặt ghi nhận những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đa dạng của toàn xã hội, mặt khác có tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Sự tác động tích cực hay tiêu cực của pháp luật phụ thuộc vào chất lượng của các quy định pháp luật và sự áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn.

Trong những năm đổi mới đất nước vừa qua, xét trên bình diện tổng thể, pháp luật đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đơn cử, Luật Doanh nghiệp đã có vai trò to lớn trong việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế, tạo bước đột phá về đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, thu hút sự đầu tư tạo việc làm cho người lao động v. v. . .

Tuy vậy, trong lĩnh vực kinh tế, cũng còn nhiều quy định pháp luật bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường. Trong áp dụng pháp luật, cơ chế quản lý các hoạt động kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật cũng còn nhiều yếu kém, sơ hở, chưa kịp thời nên chưa phát huy được hiệu lực và hiệu quả của pháp luật.

Cơ chế thị trường mang tính khách quan song nếu để tự phát sẽ không giải quyết được tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội. Bằng pháp luật tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, điều tiết thu nhập, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh theo pháp luật; xử lý tranh chấp kinh tế, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật.

Pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm kỷ cương xã hội, lợi ích cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Pháp luật có vai trò thúc đẩy, hỗ trợ, phát huy những mặt tích cực của kinh tế thị tr-ường. Pháp luật có vai trò to lớn để hạn chế những mặt trái, tiêu cực vốn có của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, thất nghiệp, suy thoái tài nguyên, môi trường. . .

- Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội Bên cạnh vai trò to lớn đối với kinh tế, pháp luật còn có vai trò to lớn, công cụ điều chỉnh đặc biệt

quan trọng trong lĩnh vực các vấn đề xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu quốc tế như hiện nay, vai trò của pháp luật đối với các vấn đề xã hội lại ngày càng gia tăng.

Pháp luật là hình thức chủ yếu để thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Hiểu theo nghĩa rộng, pháp luật về các vấn đề xã hội là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo đảm xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, trật tự, an toàn xã hội , dân số, môi trường v.v…

Những văn bản pháp luật tiêu biểu trong lĩnh vực này như: Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự; Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ di sản văn hoá dân tộc; Pháp lệnh ưu đãi người có công v.v... Hệ thống pháp luật về các vấn đề xã hội thờng xuyên được đổi mới, đã tạo lập cơ sở pháp lý để từng bước thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển khoa học, công nghệ, giải quyết các chính sách về ưu đãi cứu trợ xã hội; bảo vệ môi trường, phòng chống vi phạm pháp luật.

- Pháp luật trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân. -Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của công dân đều

bi xử lý nghiêm minh. -Pháp luật không chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cơ chế

pháp lý, các quy định pháp luật thủ tục để thực hiên các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật quy định, bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội.

Công cuộc cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải cách nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính đều hướng đến mục tiêu bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

- Vai trò của pháp luật đối với việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, thu hút nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước.

Pháp luật là phương tiện ghi nhận và bảo đảm thực hiện dân chủ với các hình thức phong phú của dân chủ trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay. Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, vai trò của pháp luật đối với dân chủ và ngược lại.

Page 65: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

65

Sự mở rộng dân chủ, động lực của công cuộc đổi mới đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cho pháp luật. Pháp luật phải quy định rõ ràng, minh bạch vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội.

Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật đảm bảo. . .quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm. Dân chủ không thể thực hiện được nếu thiếu pháp luật. Dân chủ là động lực, mục tiêu và tiền đề hoàn thiện của pháp luật. Trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân, chất lượng và hiệu quả các quy định pháp luật ở nước ta ngày càng được nâng cao.

-Vai trò của pháp luật đối với việc thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng Trong mối quan hệ với Đảng lãnh đạo, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đờng lối của

Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn. Mối quan hệ giữa

pháp luật và đường lối của đảng là biểu hiện cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị. Pháp luật thể hiện đường lối của đảng theo đặc thù của mình, dưới dạng các quy định pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi xã hội, các hoạt động xã hội.

- Vai trò của pháp luật đối với việc nâng cao tính tự quản của cộng đồng trong việc sử dụng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các loại quy phạm xã hội khác để quản lý xã hội

Vì cùng tham gia điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người nên giữa pháp luật và các quy phạm xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động mạnh mẽ đến nhau.

*Pháp luật và đạo đức Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng vì cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Thực tiễn đã chứng 'minh, pháp luật và đạo đức chỉ có thể phát huy được vai trò của mình khi sử dụng kết hợp chặt chẽ, hợp lý với nhau.

+Đạo đức là cơ sở của pháp luật và cũng là điều kiện thực hiện pháp luật. +Ngược lại, đạo đức muốn được giữ gìn, củng cố phải sử dụng công cụ pháp luật với vai trò ghi

nhận và bảo vệ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật đối với đạo đức và ngược lại ngày

càng gia tăng. Xử sự theo pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội đã trở thành nguyên tắc pháp luật. Xu hướng hiện nay là pháp luật ngày càng ghi nhận nhiều hơn các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ.

Quy phạm đạo đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hoá hay phi tội phạm hoá các hành vi. Pháp luật của nhà nước ta là một trong những hình thức bảo vệ, phát huy đạo đức, tạo điều kiện cho sự hình thành những quan niệm mới những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ loại bỏ dần những quan niệm đạo đức cũ tiêu cực.

* Pháp luật và tập quán, phong tục, các loại quy phạm xã hội khác Pháp luật có vai trò to lớn trong việc giữ gìn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc nước ta. Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác đã quy định các tiền đề cho việc áp dụng và phát huy những mặt tích cực của tập quán, phong tục, truyền thống, trong đó có Luật tục, Hương ớc. Đồng thời pháp luật cũng có những quy định ngăn cấm thực hiện các tập quán lạc hậu, phản tiến bộ. Pháp luật quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nghiêm cấm việc áp dụng những tập tục lạc hậu, vận động nhân dân bỏ dần những tập tục rườm rà, mê tín dị đoan gây lãng phí, thực hành tiết kiệm.

II.TẠI SAO PHẢI TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ: 1. Quan niệm về pháp chế - "Pháp chế chính là sự đòi hỏi cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi

công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình"1. "Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các lổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách triệt để và chính xác".

Chính trên cơ sở này mà pháp luật mới có được một giá trị to lớn với tư cách là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội, các thiết chế nhà nước. Đó chính là ý nghĩa của Nhà nước pháp quyền được hiểu như một trạng thái được bảo đảm cao về mặt pháp chế của xã hội. ở đó, tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, đời sống tình thần được đảm bảo bằng pháp luật và trên cơ sở tôn trọng pháp luật. ở đó, xã hội tránh được những yếu tố ngẫu nhiên và hạn chế được đến mức tối đa tính tự phát. Nhận thức lý luận như vậy về pháp chế có giá trị thực tiễn to lớn đối với nhu cầu hiện nay về củng cố chế độ xã hội và phát 1 Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình lý lận chung về Nhà nớc và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 1998, tí. 354. 52

Page 66: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

66

triển kinh tế trên cơ sở ổn định chính trị. Một phương thức không thể thiếu để bảo đảm sự ổn định đó là củng cố pháp chế, sử dụng pháp luật để trật tự hoá, ổn đính hoá các quan hệ xã hội theo định hướng phát triển tiến bộ.

Pháp chế như một phương thức để nâng cao tính pháp lý của Nhà nước, của các thiết chế chính trị và thiết chế xã hội; nâng cao tính tích cực pháp lý của công dân - cơ sở đầu tiên của lối sống có kỷ luật, có kỷ cương, tuân theo pháp luật.

Ở góc độ khác, quan điểm pháp chế nêu trên còn là cơ sở phương pháp luận của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta.

Tạo ra những điều kiện pháp lý cần thiết để nhân dân sử dụng đầy đủ các quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ công dân, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước là một trong những yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và cải cách tư pháp hiện nay.

-Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật; là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước , của cơ quan , đơn vị tổ chức và mọi công dân. 5

Quan niệm đúng đắn, đầy đủ về pháp chế là cơ sở của quan điểm chỉ đạo nhiệm vụ tăng cường

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, pháp luật là sự thể hiện hoá đường lối của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề như hệ thống chính trị và các hoạt động chính trị, về các quyền tự do dân chủ của nhân dân, về Nhà nước và cơ chế quyền lực nhà nước, về các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng cơ sở pháp lý cho các quan hệ chính trị - quyền lực là đòi hỏi của nhu cầu ổn định chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Nhu cầu điều chỉnh pháp luật ở đây thể hiện trong quan hệ qua lại giữa các chủ thể chính trị và quản lý (chẳng hạn, điều chỉnh cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; cơ chế tham gia, tư vấn và phản biện của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội . . . ) vào quá trình hoạch định chính sách, đường lối, pháp luật, vào việc quản lý nhà nước. Nhu cầu này cũng nảy sinh trong quan hệ nội tại của tổ chức và hoạt động của từng chủ thể chính trị và quản lý (thí dụ, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền, v.v... của các chủ thể).

2. Tăng cường pháp chế nhằm : Thứ nhất, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế và đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp

và luật - Đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và luật Trong hệ thống pháp luật, các văn bản được đặt ở những vị trí khác nhau bởi hai tiêu chí: Mức độ

điều chỉnh và mức độ của hiệu lực pháp lý. Mức độ điều chỉnh khái quát cao thường đặc trưng cho những văn bản có hiệu lực chung; mức độ điều chỉnh tương ứng với vị trí quyền lực của cơ quan ban hành ra văn bản. Các cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước được tổ chức theo thứ tự quan hệ về thẩm quyền, trên và dới, trung ương và địa phương. Các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành phải thể hiện đúng thẩm quyền của từng cơ quan và có như vậy mới tương xứng với mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

Sự tuân thủ thứ tự cấp bậc theo thẩm quyền đòi hỏi Hiến pháp và luật phải ở vị trí tối cao bởi vì đó là những văn bản do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 Hiến pháp) ban hành. Các văn bản của các cơ quan nhà nước khác như pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Mục 4 Điều 91 Hiến pháp), Lệnh của Chủ lịch nước (Điều 103 Hiến pháp), Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Điều 115 Hiến pháp), các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng đều phải được ban hành hoặc trên cơ sở được Quốc hội giao (đối với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), hoặc trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp và luật. Các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên (các Điều 1 19, 120, 123 Hiến pháp).

Tính chất tối thượng của Hiến pháp và luật là điều kiện để khắc phục tình trạng luật "chờ ' Thông tư, giải thích của các cấp thực hiện. Thực tiễn cho thấy có những trường hợp phạm nội dung, tinh thần và lời văn của các quy định trong luật như sau:

+Văn bản chỉ có giá trị hướng dẫn thi hành luật, nhưng cách hướng dẫn đi quá xa đến mức tước đi nội dung chính yếu của luật; tình huống làm vô hiệu hoá luật; 5 Đây là định nghĩa đợc nêu ra trong cuốn sách chuyên khảo Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nớc và Pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995, tí. 164.

Page 67: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

67

+ Các biện pháp áp dụng pháp luật đã tạo ra những tình huống làm vô hiệu hoá luật. Tình trạng làm cho luật phải "chờ ' thông tư, cũng như những tình huống vừa nêu ở đây là không

phù hợp với yêu cầu của pháp chế. - Đảm bảo tính pháp chế thống nhất Cũng như trong khâu ban hành pháp luật, ở đây, nguyên tắc pháp chế về việc tuân thủ pháp luật

đòi hỏi pháp luật phải trở thành chế độ pháp chế thống nhất và phải được tuân thủ trong cuộc sống. Các quy định pháp luật phải được hiểu, được thực hiện thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, đối với tất cả quan hệ xã hội và các chủ thể có liên quan. Tôn trọng trật tự thứ bậc trong các loại văn bản pháp luật. Tránh sự tuỳ tiện trong việc giải thích, áp dụng các quy định pháp luật. Pháp chế là sự đòi hỏi tất cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội và cá nhân công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật. Đòi hỏi này của pháp chế là cơ sở để khẳng định rằng, xây dựng pháp luật là rất quan trọng, nhưng không thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước bằng cách chỉ dừng lại ở việc xây dựng văn bản pháp luật mà phải kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật đi vào cuộc sống và xem xét hiệu quả thực tế của nó. Trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật đồng thời cân nhắc đến những điều kiện đặc thù của địa phương, cơ sở mình nhưng không biến điều đó thành lý do để vi phạm các quy định chung của pháp luật. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền quyết định việc thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả các quyền và tự do của công dân là yêu cầu quan trọng của pháp chế Có thể nói rằng, nguyên tắc pháp chế là chiếc cầu nối quan trọng giữa Nhà nước với công dân. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự tương tác phù hợp giữa quyền lực và tự do nhân chính của con người. Hiến pháp và những đạo luật, bộ luật quan trọng của Nhà nước ta như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và rất nhiều văn bản pháp luật về kinh tế, dân sự đã đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho mối quan hệ đó. Có những nguyên tắc hiến định quan trọng làm nền lảng cho mối tương quan đó, chẳng hạn, nguyên tắc được ghi trong Điều 8 của Hiến pháp: "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân", "Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng". Hiến pháp quy định rõ: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định" (Điều 51 ). Đây là một bảo đảm rất quan trọng để một mặt, ngăn ngừa sự tuỳ tiện đặt ra những quyền khác, ngoài quy định của Hiến pháp và pháp luật, tức là đặc quyền, đặc lợi, và mặt khác, không cho phép bất cứ ai được quy định thêm những nghĩa vụ ngoài những gì Hiến pháp và pháp luật đã quy định (chẳng như đặt thêm các loại thuế, yêu cầu đóng góp các nguồn, bắt thực hiện các trách nhiệm không do pháp luật quy định hoặc không xuất phát từ pháp luật). Bộ luật Hình sự quy định: "Chỉ nguời nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ' (Điều 2). Điều 72 của Hiến pháp và Điều 9 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Không ai có thể bị coi là có lội và chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung của hai điều trích dẫn trên đây là biểu hiện của một nguyên tắc có mức khái quát cao hơn mà khoa học pháp lý gọi là nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi. Nguyên tắc này được hiểu như sau: Hành vi của một người phải luôn luôn đợc coi là hợp pháp khi chưa chứng minh được bằng các thủ tục luật định điều ngược lại. Đây chính là nguyên tắc căn bản để bảo vệ quyền con người và phẩm giá của con người. Đồng thời nó cũng là bảo đảm pháp lý cực kỳ quan trọng của một xã hội văn minh, chống sự tuỳ tiện của những người có chức có quyền trong mối quan hệ với công dân. Thứ ba, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và mọi cá nhân Nội dung thứ ba này của pháp chế được thể hiện cô đọng tại Điều 12 của Hiến pháp: "Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. . .". `Nhà nước là thiết chế làm ra luật, ban hành pháp luật, nhưng cần tự nguyện đặt mình trong sự ràng buộc về quyền và trách nhiệm trước pháp luật, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Đó là yêu cầu không thể thiếu được của một Nhà nước pháp quyền. Phục tùng pháp luật là phục tùng ý chí và lợi ích của nhân dân, đường lối chính sách của Đảng đã được đưa lên thành luật.

Page 68: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

68

Thứ tư, xử lý kịp thời và công minh những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của công dân, của tập thể, của Nhà nước Ngăn ngừa, cương quyết đẩy lùi và xử lý nghiêm minh các vi phạm và tội phạm là nội dung và yêu cầu của pháp chế. Hiến pháp quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật" (Điều 12). Như đã nói ở trên, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội thì việc bảo vệ quyền con người, các quyền tự do, dân chủ của công dân, xác định đúng đắn trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân là những điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tự do và trách nhiệm đều có vị trí xác định của nó. Nguyên tắc " có thể làm tất cả những gì luật không cấm" có ý nghĩa đối với việc phát huy dân chủ và sáng tạo, bảo đảm tự do cho con người. Nhưng nguyên tắc đó cũng hàm chứa trong đó ranh giới pháp lý giữa tự do và trách nhiệm. Đối với công dân, đối với các hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, thì ranh giới của hành vi hợp pháp là tự do, là các quyền hợp pháp và các lợi ích chính đáng của người khác, của tập thể hoặc của quốc gia. Chính vì vậy, Hiến pháp đã có nhiều quy định, trong đó có yêu cầu là không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, vi phạm tự do, tài sản, danh dự và nhân phẩm của con người. Đối với các cơ quan và những nhà chức trách nắm trong tay quyền lực nhà nước thì chức năng, thẩm quyền do pháp luật quy định cho các cơ quan và những nhà chức trách đó chính là ranh giới của hành vi. Thứ năm, pháp chế và vấn đề về mới liên hệ giữa "tính hợp pháp" và "tính hợp lý" Xem xét ở mức độ chung nhất chúng ta thấy, nếu pháp luật thể hiện được ý chí của đại đa số nhân dân, phản ánh đúng các quy luật kính tế - xã hội thì nó trở thành một đại lượng hợp lý, công bằng. Khi đó một chủ thể có hành vi tuân thủ pháp luật cũng có nghĩa là chủ thể đó đã hành động một cách hợp lý, hợp lẽ công bằng. Trong trường hợp này tính pháp chế trùng hợp với tính hợp lý. Tuy nhiên. trong thực tiễn cuộc sống còn có những trường hợp hoặc là chưa có quy định của pháp luật đối với một loại quan hệ xã hội nào đó hoặc có các quy định của pháp luật nhưng các quy định này đã lỗi thời, lạc hậu. Trong trường hợp thứ nhất, yêu cầu của pháp chế là phải xuất phát từ các nguyên tắc chung của pháp luật, từ lẽ công bằng để giải quyết các vấn đề cụ thể. Vấn đề đặt ra là cần dựa vào các nguyên tác chung của pháp luật đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật và từ lẽ công bằng ở đời để có phương án giải quyết hợp lý, công bằng các tình huống của cuộc sống. Xử sự như vậy chính là sự tôn trọng nguyên tắc pháp chế chứ không phải là sự tuỳ tiện, vô pháp chế. Trong trường hợp thứ hai, tính pháp chế đòi hỏi mọi hoạt động phải tuân thủ pháp luật, không trái pháp luật. Không một sự vi phạm pháp luật nào có thể biện hộ bằng tính hợp lý của cách xử sự xuất phát từ việc cho rằng pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu. Sự lạc hậu của quy định pháp luật không làm đình chỉ hiệu lực của nó. Chúng ta thử hình dung: nếu ai cũng có các quyền coi quy định pháp luật đã lạc hậu để không tuân thủ, không thực hiện thì trật tự xã hội, kỷ cương và kỷ luật trong xã hội sẽ ra sao. Trong tr-ường hợp này, tính tích cực pháp luật, ý thức công dân đòi hỏi chủ thể phải một mặt chấp hành và thi hành pháp luật, mặt khác, đề xuất những kiến nghị sửa đổi,bổ sung pháp luật. Thứ sáu, hệ thống pháp luật phải bảo đảm được yêu cầu cần và đủ cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội yếu tố quan trọng thứ hai của pháp chế Sử dụng pháp luật là cần thiết, nhưng sử dụng nó như thế nào cũng là điều quan trọng. Phải sử dụng pháp luật như thế nào để nó thực sự là đại lượng của tự do, công bằng, bình đẳng và dân chủ. Vì vậy, pháp chế có nghĩa là sự đòi hỏi phải xác định khả năng và vai trò của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ đó, mức độ điều chỉnh và phương thức điều chỉnh của pháp luật sẽ được xác định đúng đắn, tạo ra một trật tự pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá v.v... của xã hội trong từng giai đoạn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dân chủ về chính trị, pháp luật chỉ có thể quy định những hình thức tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của công dân chứ không nên quy định những nội dung cụ thể của từng loại hoạt động đó. Bởi vì ở đây, tính tích cực về chính trị - xã hội của nhân dân là rất phong phú về nội dung, rất đa dạng về hình thức, không thể dùng pháp luật để điều chỉnh hết sự đa dạng và phong phú đó. Pháp chế đòi hỏi việc điều chỉnh pháp luật phải dúng cách. Điều này đòi hỏi phải xác định đúng tính chất, đặc điểm của các quan hệ cần điều chỉnh bằng pháp luật. Thí dụ, do đặc điểm cơ bản của các quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh là sự bình đẳng của các chủ thể kinh doanh độc lập, cho nên phương pháp điều chỉnh ở đây sẽ phải là phương pháp bình đẳng thoả thuận, ít trường hợp dùng phương pháp hành chính- mệnh lệnh và quy định ngăn cản lại càng hiếm. Đó là phương pháp của luật dân sự. Trong khi đó, quan hệ quản lý, điều hành là quan hệ trên dưới, cho

Page 69: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

69

nên đặc điểm chính của sự điều chỉnh là dùng phương pháp quy định kết hợp với quy định ngăn cấm, íl khi có phương pháp bình đẳng, thoả thuận. Đó là phương pháp điều chỉnh của luật hành chính, luật tài chính, v.v... Khi phương pháp điều chỉnh bị sử dụng nhầm chỗ có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc làm cho pháp luật kém hiệu lực, kém hiệu quả trong cuộc sống. Hiểu ở nghĩa này thì vấn đề xác định các ngành luật, nhất là xác định đối tượng điều chỉnh, ranh giới "phân công" giữa các ngành luật kinh tế, luật thương mại, luật dân sự, luật hành chính, có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường pháp chế. Và do đó không thể coi sự tranh luận xung quanh vấn đề này chỉ là vấn đề thuần tuý học thuật.

14. ĐỀ BÀI: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được hiểu như thế nào? liên hệ với thực tế địa phương, ngành nơi anh(chị)công tác. Nguyên tắc này được quy định tại các Điều 2, 6, 7, 11, 53 của Hiến pháp năm 1992, thể hiện sâu đậm tính nhân dân của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này không những đảm bảo cho nhà nước ta luôn luôn là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà còn là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước. -Nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà nước trước hết thông qua chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để lựa chọn những người có đủ đức, tài vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Sau đó các cơ quan quyền lực nhà nước bầu thành lập các cơ quan chấp hành của mình và những người lãnh đạo các cơ quan đó. Cử tri có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và có thể bãi miễn các đại biểu đó khi họ không còn xứng đáng với cử tri nữa. - Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý nhà nước. + Dưới hình thức trực tiếp, nhân dân ỏ phiếu thành lập các cơ quan quyền lực nnhà nước; + Thảo luận các chính sách, pháp luật của nhà nước và những vấn đề chung nhất của cả nước và địa phương; + Bỏ phiếu quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia (biểu quyết toàn dân); + Kiến nghị với cơ quan nhà nước; +Làm việc trong các cơ quan nhà nước; + Kiểm tra , giám sát sự hoạt động của các cơ quan nhà nước; +Quản lý một số công việc mà chính quyền giao cho, v. v… Ngoài ra nhân dân còn tham gia quản lý nhà nước thông qua những tổ chức mà mình là thành viên( các tổ chức chính trị- xã hội, các hội quần chúng…). - Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ( Điều 2 Hiến pháp năm 1992). Bản chất của quyền lực nhà nước là thống nhất. Tuy nhiên, để thực hiện quỳên lực nhà nước thống nhất ấy, mỗi giai cấp thống trị nhà nước đều có cách thức tổ chức bộ máy nhà nước riêng, sao cho nó phhù hợp với ý chí và bảo vệ được lợi ích cuả mình. +Ở nước ta, " tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức"( Điều 2 Hiến pháp năm 1992), bởi thế cho nên bộ máy nhà nước cần được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc cơ bản, có tính chất bao trùm là: "phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" nhằm " bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sỗng ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân"( Điều 3 Hiến pháp năm 1992). +Một trong những điểm quan trọng ở đây là vừa cần "phân công" vừa phải "phối hợp". Phân công để giữa các cơ quan nhà nước không có sự trùng lặp, lẫn lộn, chức năng, nhiệm vụ, nhưng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối, kết hợp với nhau nhằm đảm bảo tính tập trung, thống nhất, tính nhịp nhàng và đồng bộ trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt được mục tiêu chung. Liên hệ thực tiễn MỘT SỐ CÂU HỎI ( THAM KHẢO) ĐỀ 1:

Page 70: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

70

Câu 1. Phân tích khái niệm, đặc điểm chức năng của cơ quan hành chính nhà nước. Theo anh, chị để nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước cần áp dụng những giải pháp nào? Câu 2. Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật. Tại sao nói áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt? Phân biệt văn bản áp dụng pháp luật với văn bản quy phạm pháp luật. ĐỀ 2: Câu 1: Trình bày mô hình tổ chức hạt động của bộ máy nhà nước ta theo quy định của Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001). Theo anh, chị để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ mấy nhà nước cần có những giải pháp nào? Câu 2: Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: " Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…". Anh, chị hãy lý giải: - Pháp chế là gì? tại sao phải tăng cường pháp chế? - Để tăng cường pháp chế đơn vị, ngành. Lĩnh vực nơi anh, chị công tác cần tập trung vào những biện pháp nào? Tham khảo CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN I. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1. Tổng quan về Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới sau hơn 10 năm thực hiện được sửa đổi vào năm 2001. Một trong những đổi mới quan trọng của lần sửa đổi Hiến pháp này là việc ghi nhận rõ chủ trương và mục địch xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Những năm đầu tiên của sự nghiệp tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc, mà sau này là Chủ tịch nước của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, đã có một mong muốn một nhà nước pháp quyền cho nhân dân Việt Nam, và ở Người nhà nước pháp quyền rất gần với Hiến pháp, như là một biểu hiện nội dung, mục đích của Hiến pháp: “Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước được phân tích dưới góc độ tương quan giữa công quyền và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là học thuyết về việc tổ chức và hoạt động nhà nước được sinh ra trong phong trào đấu tranh để giải phóng nhân loại khỏi chế độ phong kiến chuyên chế. Mặc dù được sinh ra cách mạng tư sản của Châu Âu, nhưng phải khẳng định rằng các tác giả của học thuyết đã tiếp thụ các thành quả tư tưởng các lĩnh vực có liên quan của nhân loại. Ví dụ như học thuyết pháp luật tự nhiên, các học thuyết về nhân quyền, tư tưởng pháp trị...Trong cuốn từ điển Xã hội học dưới sự chủ biên của Nguyễn Khắc Viện cho rằng:“Nhà nước Pháp quyền – Một loại hình nhà nước được xây dựng trên cơ sở dân chủ, đối lập với nhà nước độc tài, chuyên chế toàn trị. Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” được xác định trong luật học nước Đức vào đầu thế kỷ thứ XIX (tiếng Đức là Rechtsstaat) và sau đó được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt trong trào lưu dân chủ hoá có tính phổ biến ngày nay. Nhà nước pháp quyền không đồng nghĩa với Nhà nước cai trị bằng pháp luật. Nhà nước độc tài, chuyên chế trong lịch sử cũng cai trị bằng pháp luật. Vì rằng những hệ thống pháp luật là những hệ thống pháp luật không bảo vệ quỳen tự do bình đẳng giữa con người với con người. Ngoài đòi hỏi trên, nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở “xã hội công dân” và trở thành một bộ phận của nó. Điều kiện đầu tiên của nhà nước pháp quyền là bảo đảm các quyền và tự do của công dân bằng các quy định của pháp luật rành mạch, không ai được vi phạm. Trong nhà nước pháp quyền pháp luật là thước đo (chuẩn mực) của tự do...Nhà nước pháp quyền được xây dựng theo những nguyên tắc dân chủ. Các cơ quan quyền lực nhà nước (về lập pháp, hành pháp và tư pháp ) được bầu cử một cách tự do với sự tham gia một cách trực tiếp của mọi công dân để có thể thể hiện một cách đầy đủ nhất ý chí cuả họ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các quyền lực đó phải được tổ chức như thế nào để mỗi quyền lực có tính độc lập thực sự. Tất cả những người được cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhà nước pháp quyền là loại hình nhà nước có nhiều khả năng nhất trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyền lực và xu hướng quan liêu hoá bộ máy quyền lực(2) (2) Xem, Từ điển Xó hội học, Nguyễn Khắc Viện chủ biờn NXB. Thế giới Hà nội 1994

Page 71: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

71

Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ, mà không thể là một nhà nước phản dân chủ. Như phần trên đa phân tích nhà nước pháp không thể là nhà nước độc tài chuyên chế của các chế độ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nơi mà ở đó chế dộ nhà nước gắn với tôn giáo với thần quyền với chế độ thần dân hoặc chế độ nô lệ. Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân, không có điều ngược lại nhà nước của một thế lực tôn giáo, quý tộc phong kiến. Nhà nước đó phải được tổ chức trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Tức là một nhà nước dân chủ, không có điều ngược lại. Vậy thì một khi chúng ta đã thừa nhận rằng : “Dân chủ là một hình thức Nhà nước,(1) thì sẽ cũng là rất có lý khi chúng ta nói rằng, Nhà nước pháp quyền cũng là một hình thức nhà nước.

Nhà nước pháp quyền có những đặc tính sau đây: Tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật là cơ sở của mọi hình thức tổ chức

quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có cả những cơ quan nhà nước bất kể ở cương vị nào đều phải tuôn theo pháp luật. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của nhà nước đều phải dựa vào luật, phục tùng luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật.(2)Hiến pháp là bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao có tác dụng hạn chế quyền lực của các cơ quan tối cao của nhà nước, bảo đảm cho mọi cơ quan nhà nước tôn trọng pháp luật. Mọi cơ quan nhà nước phải đặt trong vòng kìm chế của pháp luật, với mục đích bảo vệ quyền con người trong một xã hội văn minh.(3) Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải được tổ chức và hoạt động trong một cơ chế tự kiểm tra, một cách mặc nhiên, tránh tình trạng để cho đến hậu quả khôn lường phải nhờ vào sự xét xử xủa các cơ quan tư pháp.(4) Khác với nhà nước pháp trị, pháp luật của nhà nước pháp quyền phải vươn tới sự đầy đủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với phương châm “ Đối với cá nhân thì cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn đối với “cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định”. Pháp luật của nhà nước pháp quyền còn có mục tiêu vì con người, quyền con người. Bởi vì tính tối cao của pháp luật cũng có thể có và rất cần có trong nhà nước cực quyền, bao gồm những đạo luật phản nhân quyền, tước bỏ mọi quyền của công dân.(1)

Nhà nước pháp quyền có mục tiêu đảm bảo quyền tự do của con người, đối lập với nhà nước bạo lực, nhà nước độc tài. Điều đó có nghĩa là nhà nước thừa nhận và có nghĩa vụ đảm bảo tự do của con người, không được can thiệp vô hạn vào đời sống cá nhân của con người. Nhà nước được xây dựng trên nền tảng của xã hội công dân. Một xã hội mà ở đó công dân là chủ thể, nhà nước có trách nhiệm phải phục tùng lợi ích của công dân, mà không có điều ngược lại. Pháp luật phải đứng trên nhà nước và nhà nước phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Để bảo đảm cho tính chất này nhà nước pháp quyền phải nêu cao vị trí vai trò của toà án. Tính độc lập của toà án được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Chỉ có toà án mới có chức năng phán xét các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội.

Nhà nước pháp quyền tư sản còn đặt ra tiêu chí nữa là nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Mọi thiết chế quyền lực nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ và bị kiểm soát bởi pháp luật. Không ai có thể lạm dụng quyền lực. Muốn không có sự lạm dụng quyền lực, thì phải sắp xếp quyền lực sao cho quyền lực ngăn chặn quyền lực. Cũng không phải là một nhà nước ít nhất, mà cũng chẳng phải là nhà nước là câu trả lời, mà là một nhà nước tinh hơn, nhanh gọn hơn và cũng là hợp lý hơn, chứ không phải là một nhà nước mà ở đó chính phủ phải mạnh theo nghĩa hẹp của từ này.(2)

Trong khoa học luật hiến pháp chúng ta có thể gặp những hình thức nhà nước khác rất phổ biến như là hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ của nhà nước liên bang, đơn nhất; hoặc hình thức

(1) Xem, V. I. Lờnin: Toàn tập 33 Nhà nước và Cỏch mạng. (2) Xem, Bựi Xuõn Đức: Phõn tớch Nhà nước phỏp quyền tư sản và vận dụg nú trong thực tế tổ chức bộ mỏy lập phỏp , hành phỏp, tư pphỏp của một số nước tư bản phỏt triển và một số nước Đong Nam A hiện nay/ Xõy dựng Nhà nước phỏp quyền, chủ biờn Nguyễn Văn Thảo. Sđ d 424 (3) Xem, Đào Trớ Uc : Về nhu cầu, mức độ sửa đổi Hiến phỏp 1992 và quan điểm xõy dựng Nhà nước phỏp quyền. Cộng sản số 21 năm 2001. tr.32 (4) Xem, Nguyờn Đăng Dung: Hiến phỏp sửa đổi – một số vấn đề nguyờn tắc. Cộng sản số 16 năm 2001 (1) Xem, Nhà nước phỏp quyền . NXB Phỏp lý 1992, tr.22 (2) Xem, Bài phỏt biểu của TS. Thỏi Vĩnh Thắng, tại Hội nghị Khoa học về Nhà nước phỏp quyền. Trường Đại học Luật Hà nội, thỏng 11năm 2001.

Page 72: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

72

nhà nước được tổ chức theo chính thể cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống... Vậy thì thử đặt vấn đề giữa nhà nước pháp quyền – một hình thức nhà nước rất phổ biến trên có quan hệ gì với nhau?

Trước hết cần phải khẳng định rằng, cùng một cái nội dung của việc tổ chức và hoạt động của nhà nước được xem xét và giải quyết ở nhiều giác độ khác nhau thành các hình thức khác nhau. Trước hết hình thức nhà nước được phân tích dưới giác độ cơ cấu lãnh thổ hình thành. Nhà nước đơn nhất với cấu trúc lãnh thổ thống nhất bất phân chia, lẽ dĩ nhiên nhà nước này cơ cấu tổ chức tập trung, có một hệ thống pháp luật thống nhất, về nguyên tắc không cần thiết phải giải quyết mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương. Ngược lại ở nhà nước có cơ cấu lãnh thổ từ các tiểu bang hợp thành, thì buộc phải tổ chức theo cơ cấu liên bang gồm: nhà nước trung ương – liên bang và các nhà nước địa phương – tiểu bang hợp thành.

Thứ đến, nhà nước được phân tích dưới giác độ không phải là cấu trúc lãnh thổ, mà là theo mức độ tham gia của nhân dân vào công việc tổ chức và hoạt động của chúng, thì có các mô hình chính thể quân chủ, mà ở đó không có sự tham gia của nhân dân và ngược lại, khi có sự tham gia của nhân dân thì được gọi là cộng hoà (pucblic). Còn muốn biết rõ hơn, nhà nước được tổ chức theo chính thể đại nghị hay là cộng hoà tổng thổng, thì buộc phải xem xét mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp. Nếu chúng có sự phối hợp, và hành pháp phải chịu trách nhiệm trước lập pháp, thì đó là hình thức nhà nước của chính thể đại nghị kể cả cộng hoà lẫn quân chủ; điều ngược lại hành pháp không hịu trách nhiệm trước lập pháp thì đó là của chính thể tổng thống cộng hoà. Như vậy cách phân tích trên về cơ bản chỉ dựa vào cơ cấu tổ chức, chủ yếu là cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước trung ương, mà chủ yếu là dựa trên cơ sở của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp. Bên cạnh đó không thấy vị trí vai trò của các cơ quan tư pháp. Còn cách phân tích hình thức nhà nước pháp quyền hay không là nhà nước pháp quyền, nhà nước nhân trị, nhà nuớc cực quyền, nhà nước pháp trị, ... là căn cứ vào giá trị và tính chất của pháp luật trong việc tổ chức hoạt động của nhà nước. Nhà nước được xem xét ở góc độ toàn diện hơn, vì vậy phân quyền - chỉ ra mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, chỉ là một biểu hiện của nhà nước pháp quyền mà thôi. Hơn nữa với cách phân tích này còn cho phép chúng ta thấy được hai vấn đề mà cách phân tích hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ và theo chính thể không thấy được. Đó là vị trí vai trò của toà án và giá trị của con người nằm trong các bảo đảm an bình của một xã hội công dân. Những đặc điểm này là rất càn thiết cho mọt xã hội công bằng và văn minh.

Từ những điều phân tích trên chúng ta có thể hiểu rằng, nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật. Bản chất của mối tương quan này là nhà nước đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật. 2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Như những điều đã được nêu ở phần trên, nhà nước pháp quyền và yêu cầu của nó lãnh tụ kính yêu của Việt Nam ý thức được một cách rất sớm, nhưng rất tiếc rằng, những năm trước đây của cơ chế thời chiến, hậu thời chiến ở Việt nam chúng ta không thể có những điều kiện khách quan và chủ quan để có thể xây dựng nhà nước pháp quyền. Chỉ trong điều kiện của thời bình, xây dựng và phát triển kinh tế chúng ta mới bắt tay vào việc xây dựng một nhà nước theo những tiêu chí nêu trên. Ngay cả trong điều kiện của nhà nước tập trung, bao cấp chúng ta cũng không thể nào nói đến việc có thể xây một nhà nước pháp quyền.

Phải khẳng định một điều rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền thành một chủ trương, một đường lối, thì mới có mới đây, của những năm nhận thức lại chủ nghĩa xã hội, cụ thể là từ Nghị quyết của Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII, năm 1994 của Đảng Cộng sản Việt Nam.5 Và cũng chỉ giai đoạn hiện nay mới có đầy đủ những điều kiện cho việc bắt tay vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền với tư cách là một chủ trương, một đường lối. Nhưng nhà nước pháp quyền của Việt Nam xây dựng bên cạnh những đòi hỏi chung của nhà nước pháp quyền, còn phải thể hiện những nét riêng. Đó là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.6 Đặc biệt là với việc sửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2001, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được trực tiếp khẳng định trong Hiến pháp tại Điều 2: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. "

5 Xem, Nguyễn Văn Mạnh, Quỏ trỡnh nhận thức và phỏt triển tư tưởng về nhà nước phỏp quyền trong cỏc văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nghiờn cứu lịch sử số 4 năm 2003 6 Xem, Hiến phỏp CHXHCN VIệt Nam , Điều 2

Page 73: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

73

Vấn đề ở đây đặt ra ở đây là Nhà nước pháp quyền Việt nam trong giai đoạn tới có những đặc điểm gì khác với Nhà nước của chúng ta đã từng có trước đây? Hoặc hay là nhà nước của chúng ta trước kia và hiện nay đã có hay đã là nhà nước pháp quyền, hoặc đã có những biểu hiện nào đó của nhà nước pháp quyền?

Khái niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là khái niệm mới rất khó thống nhất. Nhưng chúng ta có thể tạm thống nhất với khái niệm với nội hàm cụ thể như sau, trong bài phát biểu của Đồng chí Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

"Nhà nước pháp quyền, nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý theo pháp luật và đề cao quyền của con người, quyền của công dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm dụng quyền từ phía nhà nước và các cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dan chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực hiệu quả của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả các tổ chức đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật."7

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có rất nhiều đặc điểm. Trước hết phải là những đặc điểm của nhà nước pháp quyền tư sản sau khi đã gạt bỏ những biểu hiện vì đồng tiền, vị tài sản, và sau đấy là phải thể hiện những đặc thù của xã hội Việt Nam. Đó là nhà nước, mà ở đó:

quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân với đầy đủ ý nghĩa của từ này, nhà nước phải là nhà nước hợp pháp;

quyền con người phải được bảo đảm; những người nắm quyền lực phải được tiết chế, mọi cơ quan phải tôn trọng hiến

pháp và pháp luật; những biểu hiện của xã hội làng xã phải được thay dần bằng những biểu hiện của một

xã hội công dân Tất cả những đặc điểm trên đều khác và xa lạ với của nhà nước trước đây đã từng và đang tồn tại trong nhà nước chúng ta, mà sự tiếp nối của đặc điểm trên là không cần thiết và thậm chí có khi là còn có hại, cản trở cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Kết luận: Từ những điều được phân tích ở phần trên có thể kết luận rằng, hình thức nhà nước một khái niệm

bao trùm có tính khái quát cao mọi hoạt động của Nhà nước Việt Nam thông qua cách thức thành lập và hoạt của các cơ quan nhà nước, một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tổ chức và họa động của nhà nước đó đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đó là một nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc bản chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, và một nhà nước pháp quyền, một nước đơn nhất, quyền lực nhà nước được đơn nhất, quyền lực nhà nước thống nhất ở trung ương, các đơn vị hành chính không những có chức năng giải quyết các công việc liên quan đến địa phương, mà còn có chức năng thực hiện các quyết định các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên. Toàn bộ hoạt động của nhà nước Việt Nam đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản với mụctiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội . II. QUỐC HỘI TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1.Sự cần thiết của Quốc hội trong một nhà nước pháp quyền

Xu hướng chung của các quốc gia trong thế giới hiện đại là xây dựng nhà nước pháp quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyền trở thành một đòi hỏi cấp bách của nhà nước Việt Nam hiện nay trên con đường hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước.

7 Trần Đức Lương: Xõy dựng nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa của dõn, do dõn và vỡ dõn ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyen của Đảng, nhà nước và nhõn dõn ta. Bỏo Nhõn dõn số ngày năm 2004

Page 74: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

74

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này về mặt học thuật bên cạnh việc cần phải hiểu được khái niệm cũng như nội dung các yếu tố câú thành nhà nước pháp quyền một cách chung, mà còn phải thấu hiểu một cách cụ thể các yếu tố cấu thành của nhà nước pháp quyền. Các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền là rất khác nhau theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng điểm chung nhất được nhiều người thừa nhận trước hết nhà nước đó phải là một nhà nước hợp pháp, sau đấy là nhà nước đó phải có hiến pháp, phải có pháp luật vì con người, việc tổ chức quyền lực nhà nước phải tuân theo nguyên tắc phân quyền ....

Phải nói rằng tất cả các yếu tố nêu trên đều đòi hỏi có một cơ quan lập pháp có những tiêu chí đòi hỏi riêng. Hay nói một cách khác trong một nhà nước pháp quyền không thể không có quốc hội (lập pháp).

Trong nhà nước pháp quyền không thể thiếu vắng vai trò của cơ quan đại diện là Quốc hội. Lý thuyết về cơ quan đại diện và thực tiến thành lập Quốc hội gắn liền với lí thuyết về nhà nước pháp quyền. Những lí thuyết gia về nhà nước cũng chính là những người đề xuất tư tưởng đại diện và cũng chính tư tưởng của họ ảnh hưởng về mặt thực tiễn là việc thành lập Quốc hội trong nhà nước tư sản. Có thể nói rằng tư tưởng về thành lập cơ quan đại diện (Quốc hội) là một nội dung trong lí thuyết về nhà nước pháp quyền. Sở dĩ như vậy là vì Quốc hội là một định chế có vai trò quan trong trong việc thực hiện các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền.

Ngày nay, Quốc hội mặc dù có những tên gọi rất khác nhau như Nghị viện, Xô viết tối cao, Hội đồng các dân tộc…, nhưng đều là một định chế không thể thiếu trong bất cứ quốc gia dân chủ nào. Quốc hội chính thức ra đời từ sau cách mạng tư sản. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã đạt được sự hạn chế quyền lực của vương triều phong kiến bằng cách thành lập bên cạnh nhà Vua một cơ quan gọi là Nghị viện hoặc thiết lập chế độ công hoà dân chủ thừa nhận quyền của những người có của. Những cách thức này đã được xác lập và mặt hình thức bởi Hiến pháp. Nghị viện sinh ra cùng với sự xuất hiện của Hiến pháp và tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân. Trước hết, sự hiện diện của Quốc hội khẳng định chủ quyền nhân dân và cơ sở hợp pháp của chính quyền. Một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền là chủ quyền nhân dân. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước nhận quyền lực từ nhân dân. Việc nhận quyền lực từ nhân dân khẳng định tính hợp pháp của chính quyền. J.Locke cho rằng: chính quyền được tạo dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng và hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được uỷ quyền. Không cơ quan nào khác hơn, Quốc hội phúc đáp một cách đầy đủ nhất nhu cầu của nhà nước pháp quyền về sự bằng lòng của dân chúng đối với chính quyền và do đó tạo cơ sở cho tính hợp pháp của chính quyền. Phương thức để nhân dân uỷ thác quyền lực cho người đại diện chính là việc nhân dân thông qua bầu cử để thành lập ra Quốc hội. Lý thuyết đại diện là cơ sở tưởng cho việc thành lập Quốc hội. Quốc hội là một kênh để nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân. Do đó sự hiện diện của Quốc hội nói lên nguồn gốc quyền lực nhà nước từ từ nhân dân. Sự tồn tại Quốc hội phủ nhận quan điểm thần quyền giả thích quyền lực nhà nước từ những lực lượng siêu nhiên như Chúa Trời, Thượng Đế hay từ một ý niệm tuyệt đối theo chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Nhân dân thành lập ra Quốc hội và đến lượt mình Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc thành lập ra các cơ quan nhà nước khác. Điều này tuỳ thuộc vào các loại hình chính thể.

Quốc hội của những nhà nước có hình thức chính thể cộng hoà đại nghị tham gia vào việc thành lập người đứng đầu nhà nước, chính phủ, cơ quan tư pháp. Thí dụ, theo quy định của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức 1949, Tổng thống liên bang do hai viện của Quốc hội cùng đại diện cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang bầu ra, Thủ tướng liên bang do Bundextas (Hạ viện) bầu theo đề nghị của Tổng thống liên bang, thẩm phán của Toà án Hiến pháp liên bang do hai viện của Quốc hội bầu ra.

Quốc hội của các nước quân chủ đại nghị chỉ tham gia vào việc thành lập chính phủ. Ở những nước này, Chính phủ do người đứng đầu nhà nước thành lập nhưng cần phải nhận được sự tín nhiệm của Quốc hội. Thí dụ, Theo Hiến pháp Tây Ban Nha 1978, Thủ tướng Chính phủ do Nhà Vua bổ nhiệm trên cơ sở sự tín nhiệm của viện Đại biểu( hai viện).

Quốc hội của các nước cộng hoà lưỡng tính không những tham gia thành lập Chính phủ mà còn thành lập cơ quan tư pháp. Thí dụ, theo Hiến pháp Cộng hoà Ba Lan 1997 Thủ tướng và các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, Thủ tướng phải đệ trình trước Xâyim (Hạ viện) chương trình hành động của Chính phủ(1). (1) Vũ Hồng Anh. Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trờn thế giới. NXB Chớnh trị Quốc gia, Hà Nội, tr201

Page 75: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

75

Trong chính thể cộng hoà Tổng thống, Quốc hội cũng có vai trò quan trọng trong việc thành lập nên các cơ quan nhà nước. Thí dụ, ở Mĩ, mặc dù ba ngành quyền lực ngang hàng song ngành lập pháp thường đi đầu trong việc hình thành cơ cấu và trách nhiệm của hai ngành kia. Hiến pháp có đề cập các ban, bộ và quan chức hành pháp, song lại không nêu cụ thể cơ cấu và trách nhiệm của họ, ngoài các trách nhiệm của tổng thống.(1)Như vậy, cơ cấu tổ chức của ngành hành pháp được giải thích rõ ràng trong các đạo luật do Quốc hội phê chuẩn và Tổng thống ký. Trừ Toà án tối cao liên bang do Hiến pháp trực tiếp thành lập, các toà án khác đều được thành lập theo một đạo luật do Quốc hội ban hành.

Trong chính thể của các nhà nước xã hội chủ nghĩa, do việc thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước, Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, tham gia một cách tích cực vào việc thành lập các cơ quan nhà nước khác. Quốc hội trong chính thể nhà nước Việt Nam là cơ sở của hệ thống các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở Quốc hội , các định chế Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát, các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương được thành lập.

Việc Quốc hội thành lập nên các cơ quan nhà nước khác giải thích rằng quyền lực của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập xuất phát từ nhân dân. Và do đó quyền lực của cả hệ thống nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Chính điều đó đảm bảo yêu cầu của nhà nước pháp quyền về sự đồng lòng của nhân dân với chính quyền trong nhà nước pháp quyền. Đối với nhà nước pháp quyền, chính quyền phải được hình thành bằng con đường hợp pháp. Con đường hợp pháp đó chính là việc nhân dân thành lập ra nhà nước. Phương thức để nhân dân thành lập ra nhà nước là nhân dân trực tiếp bầu ra Quốc hội, và trên cơ sở Quốc hội nhân dân gián tiếp thành lập ra các cơ quan nhà nước khác. Như vậy, sự tồn tại của Quốc hội khẳng đinh tính hợp pháp của chính quyền trong nhà nước pháp quyền.

Nhà nước cánh mạng đầu tiên ở Việt Nam chứa đựng những yếu tố của nhà nước pháp quyền. Điều này trước hết biểu hiện ở việc thành lập Quốc hội. Nhận thấy thời cơ của cách mạng sắp đến, tháng 10.1944, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho quốc dân đồng bào, thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta để tạo sức mạnh dân tộc bên trong và tranh thủ ngoại viện của quốc tế nhằm chớp thời có thuận lợi thực hiện cho được mục tiêu độc lập, tự do(1). Tháng 5.1945, trước tình hình cao trào kháng Nhật cứu nước đang dâng lên trong cả nước, toàn dân đang mong đợi một Chính phủ cách mạng lâm thời của nươc Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị gấp rút họp Đại hội đại biểu quốc dân. Tại Tân Trào, Quốc dân đại hội, khai mạc chiều ngày 16.8.1945, đã thành lập ra Uỷ ban giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đề nghị cải tổ Uỷ ban dân tộc giải phóng thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 27-2945, Chính phủ lâm thời ra lời Tuyên cáo, trong đó có nói : “Chính phủ lâm thời ... thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hoà chính thức (1). Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Tôi đề nghị tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông điều phiếu”(2) . Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14.SL về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Sắc lệnh ghi rõ : “Xét thấy rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập Quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống nạn ngoại xâm...”(4).

Quốc hội đầu tiên của Việt Nam ra đời khẳng định quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tổng tuyển cử... tức là dân chủ". Có nghĩa bầu cử là cách thức nhân dân thự hiện quyền lực của mình, thông qua bầu cử nhân dân uỷ quyền cho nhà nước, để nhà nước đại diện nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân. Chúng ta gọi chế độ dân chủ đại diện như vậy là chế độ "dân uỷ". Phương thức dân uỷ là "Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. chính phủ đó thực là Chính phủ toàn dân. "(1) Như vậy, Quốc hội khẳng định nguyên tắc chủ quyền nhân dân trong nhà nước pháp quyền.

(1) Roger H. Davidson và Walter J. Oleszek. Quốc hội và cỏc thành viờn. NXB Chớnh trị Quốc gia,H,2002, tr28. (1) . Văn phũng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960),NXB Chớnh trị quốc gia. Hà Nội 1994, tr25. (2) Hồ Chớ Minh.Toàn tập, tập 4.NXB Chớnh trị quốc gia,Hà Nội 2000, tr8. (3) Văn phũng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960),NXB Chớnh trị quốc gia. Hà Nội,1994. tr.31. (4) Hồ Chớ Minh.Toàn tập ,tập 4.NXB Chớnh trị quốc gia. Hà Nội, 2000, tr8. (1) Hồ Chớ Minh. Toàn tập, tập 4. NXB Chớnh trị quốc gia. Hà Nội 2000, tr133.

Page 76: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

76

Chính việc sự hiện diện của Quốc hội khẳng định nhân dân thành lập ra nhà nước cũng khẳng định tính hợp pháp của chính quyền. Sau Tuyên ngôn độc lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là một Nhà nước độc lập, tự do, nhưng chưa một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, các thế lực đế quốc và tay sai đang ráo riết chống lại Đảng Cộng Sản và Việt minh, hòng lật đổ chính quyền cách mạng và thành lập một chính quyền tay sai cho đế quốc. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã gấp rút xúc tiến việc bầu cử Quốc hội khẳng định cơ sở hợp pháp của Nhà nước cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, chủ trương bầu cử Quốc hội của Hồ Chí Minh còn nhằm mục đích phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập vừa dành được trước thế “ngàn cân treo sợi tóc” của chính quyền cách mạng mới ra đời.

Tóm lại, sự hiện diện của Quốc hội là một bảo đảm quan trọng cho các yêu cầu của nhà nước pháp quyền về chủ quyền nhân dân và tính hợp pháp của chính quyền.

Quốc hội bảm đảm cho chính quyền được điều chỉnh bởi pháp luật.

Nhà nước pháp quyền đỏi hỏi việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải dựa trên một nền tảng pháp lí. Pháp luật là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có cả những cơ quan nhà nước bất kể ở cương vị nào đều phải tuôn theo pháp luật. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của nhà nước đều phải dựa vào luật, phục tùng luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật.(1)

Quốc hội có vai trò quan trong trong việc thực hiện nhu cầu của nhà nước pháp quyền về chính quyền chịu sự kiểm soát bởi pháp luật. Hiến pháp là bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao có tác dụng hạn chế quyền lực của các cơ quan tối cao của nhà nước, bảo đảm cho mọi cơ quan nhà nước tôn trọng pháp luật. Mọi cơ quan nhà nước phải đặt trong vòng kìm chế của pháp luật, với mục đích bảo vệ quyền con người trong một xã hội văn minh.(2) Thiết lập nên Hiến pháp để giới hạn hành vi của chính quyền trước hết phải kể đến vai trò của Quốc hội.

Trong các nền dân chủ hiện đại, Quốc hội của nhiều nước chính là cơ quan thông qua Hiến pháp để làm khuôn mẫu cho việc tổ chức và hoạt động của chính quyền. Nhân dân bầu ra Quốc hội để Quốc hội đại diện cho ý chí của nhân dân đặt ra Hiến pháp. Quốc hội được thành lập với mục đích như vậy gọi là Quốc hội lập hiến. Ngoài Hiến pháp Quốc hội còn ban hành các văn bản pháp liên quan đến lĩnh vực tổ chức nhà nước để điều chỉnh hành vi của chính quyền.

Quốc hội bảm đảm sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của công dân và

quyền con người. Nhà nước pháp quyền phải tồn tại trong môi trường của xã hội công dân. Đó là một xã hội mà

pháp luật là thước đo của tự do, làm chuẩn mực cho các hành vi của công dân. Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp, có vai trò quan trong trong viêc tạo dựng một môi trường xã hội công dân, đảm bảo thực hiện nguyên tắc về tính tối cac của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của công dân trong nhà nước pháp quyền.

Vai trò của Quốc hội thể hiện ở chỗ Quốc hội ban hành ra các đạo luật, tạo một khuôn mẫu pháp lí cho hoạt động của công dân, và thực hiện giám sát đối với hoạt động của công dân để đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng.

Pháp luật trong nhà nước pháp quyền làm khuôn mẫu cho hành vi của công dân là là pháp luật phụ vụ nhân dân, pháp luật bảo về các quyền con người. Bảo vệ quyền con người được coi là một nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền. Thông qua chức năng lập pháp, Quốc hội có vai trò to lớn đối với việc bảo về nhân quyền. Quốc hội bảo về quyền con người bằng cách đặt ra các quy định pháp luật ràng buộc, không được vi phạm quyền con người, nhất là các quy định cho phép các công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội có thể tự kiểm soát và bảo về được mình để ngăn chặn những nguy cơ xâm phạm tử phía các chủ thể khác.

Thông qua hoạt động lập pháp, Quốc hội tạo ra một giới han pháp lí ngăn cấm sự vi phạm quyền con người từ phía chính quyền. Pháp luật quy định nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận và bảo về quyên con người, nhà nước không được xâm phạm đến các quyền tự do của công dân.

(1) Xem, Đào Trớ Úc : Về nhu cầu, mức độ sửa đổi Hiến phỏp 1992 và quan điểm xõy dựng Nhà nước phỏp quyền. Cộng sản số 21 năm 2001. tr.32 (2) Xem, Nguyờn Đăng Dung: Hiến phỏp sửa đổi – một số vấn đề nguyờn tắc. Cộng sản số 16 năm 2001

Page 77: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

77

2. Những đòi hỏi hay là những yêu cầu của Quốc hội trong một nhà nước pháp quyền Phần trên chúng tôi có phân tích tính khách quan của sự tồn tại và phát triển của Quốc hội

trong một nhà nước pháp quyền. Phần này có tính chủ quan hơn muốn vấn đề được đặt một cách ngược lại. Muốn tồn tại trong một nhà nước pháp quyền thì, Quốc hội phải có những tố chất nào cấu thành? Đương nhiên là hai mặt này có liên quan mật thiết với nhau. Sự khác quan cũng chính là đòi hỏi của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền.

Thứ nhất, trong một nhà nước pháp quyền Quốc hội phải thực hiện tốt chức năng vốn có của mình là lập pháp. Trong trường hợp Việt Nam chúng ta Quốc hội còn có cả chức năng lập hiến. Xét cho cùng hai chức năng này là một. Hệ thống pháp luật có đầy đủ những tiêu chuẩn pháp luật của nhà nước pháp quyền chủ yếu phải dựa trên hệ thống luật do Quốc hội ban hành, mà không dựa trên hệ thống pháp quy của chính phủ. Trong trường hợp không có hệ thống luật đạt tiêu chuẩn trên tức là không có một Quốc hội đạt tiêu chuẩn là một Quốc hội của nhà nước pháp quyền. Khi xét xử toà án phải dựa trên cơ sở của hệ thống luật của Quốc hội, mà không dựa trên các văn bản pháp quy của chính phủ.

Khi Việt Nam chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền thì vai trò quan trong của Quốc hội chính là ở chỗ xây dựng được một hệ thống pháp luật làm khuân mẫu pháp lí cho hành vi của công dân, bảo về quyền con người ngày càng hoàn thiện hơn.

Quốc hội trong nhà nước pháp quyền của chúng ta hiện nay phải khác với Quốc hội của nhà nước tập trung, bao cấp trước đây.

Trong nhà nước tập trung, bao cấp, sinh hoạt lập pháp của Quốc hội kém sôi nổi vì nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng chính sách, việc làm luật của Quốc hội cũng thường hướng vào việc ban hành các đạo luật hoàn thiện tổ chức nhà nước. Nhìn chung trong nhà nước tập trung bao cấp luật liên quan đến đời sống của công dân kém phát triển.

Bước vào xây dựng nhà nước pháp quyền, khi nhà nước không còn quản lí xã hội bằng chính sách mà thay vào đó là pháp luật, thì vai trò lập pháp của Quốc hội cũng phải được điều chỉnh.

Quốc hội phải tập trung vào việc ban hành các đao luật phục vụ nhân dân, pháp luật của dân, do dân, vì dân. Quốc hội phải tạo ra một môi trường pháp lí an toàn trong sinh hoạt xã hội của công dân. Quốc hội phải hướng hoạt động của mình về xã hội công dân và bảo về quyền con người. Nôi dung lập pháp của Quốc hội phải hướng vào các vấn đề: Quyền con người; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như các quyền bầu cử ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do thân thể...; chống độc quyền; giải khuyết khiến nại tố cáo; quyền bào chữa...

Một trong những quyền quan trọng nhất của quyền con người là quyền sở hữu. Hoạt động lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có vai trò tích cực trong việc tạo dựng một môi trường pháp lí an toàn, lành mạnh cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Pháp luật phải tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ, khích lệ, bảo vệ các thành phần kinh tế mới hình thành trong cơ chế kinh tế thị trường. Hoạt động lập pháp của Quốc hội không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh. Pháp luật về kinh tế tốt nhất là liệt kê ra các điều cấm. Đặc biệt là Quốc hội thông qua hoạt động lập pháp của mình phải tạo được một môi trường pháp lí an toàn cho hoạt động kinh doanh. Do đó Quốc hội phải hướng sự quan tâm của mình trong việc ban hành các đạo luật về cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền.

Như vậy vai trò của Quôc hội trong nhà nước pháp quyền là rất lớn. Để thực hiện tốt vai trò của mình Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay cần phải được kiện toàn về cơ cấu tổ chức và phải nâng cao hiệu quả hoạt động. Để có thể ban hành những đạo luật tôt tạo dựng môi trường xã hội công dân, bảo về nhân quyền, Quốc hội cần phải được tằng cường các cơ quan chuyên môn, các đại biểu chuyên trách, nâng cao năng lực của các đại biểu Quốc hội. Có như vậy Quốc hội mới có thể ban hành được những đạo luật kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, có tính ổn định, đồng bộ, ngày càng hoàn thiện, phục vụ nhân dân.

Thứ hai, bản thân Quốc hội cũng phải hoạt động một cách cẩn trọng hơn, để dảm bảo cho các quyết định của quốc hội không sai sót, có tính lâu dài. Chính sự lâu dài các văn bản luật của Quốc hội sẽ có cơ sở tạo lên sự ổn định của chế độ chính trị. Trong trường hợp văn bản luật của Quốc hội vi phạm hiến pháp cũng phải có cơ chế xử lý.

Quốc hội phải thực hiện việc giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước để đảm bảo tính hợp pháp của chính quyền. Đây là chức năng phổ biên của Quốc hội các nước trên thế giới. Quốc hội các nước có quyền giám sát các hoạt động của cơ quan hành pháp, trong một số trường hợp là người đứng đầu nhà

Page 78: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

78

nước, cơ quan tư pháp, cơ quan tự quan địa phương, và một số cơ quan nhà nước khác.(1) Nhìn chung, Quộc hội giám sát các cơ quan nhà nước bằng các hình thức sau: Nghe báo cáo của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ quyền chất vấn của các đại biểu Quốc hội, những câu hỏi miệng hoặc bằng văn bản của các đại biểu Quốc hội hoạt động của các Uỷ ban chuyên môn của Quốc hội.

Quốc hội ở Việt Nam là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước. Hoạt động giảm sát của Quốc hôi nhằm làm cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Khi chúng ta đã khẳng định việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc kiểm tra tính hợp pháp hành vi của chính quyền.

Quốc hội là một cơ quan ban hành pháp giới hạn hành vi của chính quyền nhưng chính Quốc hội cũng phải chịu sự kiềm toả của pháp luật. Bản thân Quốc hội cũng phải tuân thủ chính những luật pháp do mình đặt ra. Quốc hội phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm Hiến pháp của mình.

Nói tóm lại Quốc hội trong nhà nước pháp quyền thứ nhất, phải là nơi ban hành ra các đạo luật tạo thành một hệ thống pháp luật vì con người, vì sự phát triển, an toàn cho cả cá nhân con người lẫn cho cả sự thịnh vượng của quốc gia; thứ hai, Quốc hội phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào sự kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, và thứ ba, phải có một cơ chế kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật do Quốc hội ban hành.

III. Chính phủ trong nhà nước pháp quyền Như những phần ở trên đã phân tích Chính phủ có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu họat động

của nhà nước, như là hạt nhân và như là trung tâm của bộ máy nhà nước. Việc tổ chức và họat động của Chính phủ hầu như ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy việc xây dựng nhà nước pháp quyền rất ảnh hưởng đến cơ cấu, hoạt động của Chính phủ. Cũng như Quốc hội, Chính phủ là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức nhà nước, trong một nhà nước pháp quyền Chính phủ phải có những đòi hỏi khác với Chính phủ trong một nhà nước không có mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trước hết trong nhà nước pháp quyền, chúng ta phải được nhận thức rõ tầm quan trọng của Chính phủ là trung tâm của bộ máy nhà nước, hoạt động của chính phủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, nên Chính phủ phải được cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của mình. Chính phủ phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc phải phân tích chính sách và đề ra các chủ trương thông qua các hoạt động trình dự án luật và lập quy của mình.

Thứ hai, cũng giống như mọi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Chính phủ phải tuân thủ Hiến

pháp, luật, và các quyết định khác của cơ quan lập pháp. Sự tuân thủ này của các cơ quan hành pháp còn đòi hỏi một cách thường xuyên hơn các cơ quan nhà nước khác, vì hoạt động của bộ máy hành pháp đòi hỏi phải thường xuyên và liên tục hơn.

Thứ ba, trong một nhà nước pháp quyền chính phủ không những chỉ thụ động trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, mà còn chủ động trong việc đề ra các chủ trương, chính sách làm nền tảng động cơ cho sự hoàn thiện của pháp luật và thực hiện pháp luật.

Thứ tư, Chính phủ phải trách nhiệm chính trị về tình trạng của đất nước, phải biết từ chức khi để tình trạng của đất nước không được cải thiện. Chính phủ phải chịu trách nhiệm chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Phải phân biệt sự quản lý nhà nước do chính phủ đảm nhiệm với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ công. Chính phủ cầm lái mà không phải chèo thuyền.

IV. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Thiết chế Viện Kiểm sát là một thiết chế của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, mà đứng đầu là

Liên xô, khi mà họ thấy cần giám sát theo nguyên tắc không phải là song trùng trực thuộc, mà chỉ trực thuộc một chiều của cấp trên, để bắt các chủ thể, nhất là địa phương và cấp dưới phải luôn luôn tuân theo pháp luật, quyết định và cũng như ý chí của cấp trên - trung ương. Viện kiểm sát như là một thiết chế đại diện cho cấp trên - trung ương, buộc cấp dưới phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên và quyết định của Viện Kiểm sát mặc dù chỉ là kiến nghị, nhưng bao giờ cũng phải được thi hành, buộc các cấp chính quyền địa phương và các ban, ngành trực thuộc cấp dưới, kể cả công dân phải chấm dứt hoặc thay đổi ngay các hoạt động không phù hợp với các quyết định và luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên.

Mặc dù quyết định của Viện Kiểm sát chỉ được dừng ở dạng kiến nghị, nhưng bao giờ cũng phải được các cơ quan khác thực thi. Chính vì lẽ đó chỉ cùng một chữ “kiến nghị”, nhưng có lúc là cái cớ cho (1) Vũ Hồng Anh. Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trờn thế giới. NXB Chớnh trị Quốc gia. Hà Nội , Tr. 26.

Page 79: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

79

bị cáo Phạm Sỹ Chiến và Luật sư của bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố trắng án cho mình, ngược lại lúc thì Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử lại viện ra rằng, đó lại là cơ sở của lời buộc tội, và kết tội đối với bị cáo nói trên.

Vì những lẽ đó khi mới ra đời chức năng quan trọng có tính bao trùm của Viện Kiểm sát nhân dân là kiểm sát chung – kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cấp chính quyền từ các bộ trở xuống các địa phương. Trên cơ sở của việc thực hiện chức năng kiểm sát chung, mà Viện kiểm sát có thêm chức năng phụ là công tố buộc tội. Sang đến thời kỳ hiện nay của công cuộc đổi mới và nhận thức lại chu rnghĩa xã hội, chức năng kiểm sát chung theo hiến pháp hiện hành không còn, Viện kiểm sát chỉ còn lại chức năng buộc tội và kiểm sát hoạt động tư pháp như phần trên đã nêu.

Trong tinh thần của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Viện kiểm sát vẫn cần phải tiếp tục đổi mới. Đó là việc tiếp tục hoàn thiện lại thể chế Viện Kiểm sát theo xu hướng phân công rõ ràng giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp, và tư pháp.Trên tinh thần đó Viện Kiểm sát cần phải hoàn thành tốt chức năng cần có của mình là công tố. Để là được những đòi hỏi trên Viện Kiểm sát cần phải tiếp tục đổi mới theo 2 hướng sau:

1. Để có một lời buộc tội chính xác đồng thời phải nhanh chóng với mục đích không oan người vô tội, thì các cơ quan điều tra phải trực thuộc trực tiếp Viện Kiểm sát -cơ quan buộc tội. Hay nói một cách khác các cơ quan điều tra tội phạm phải trực thuộc Viện Kiểm sát;

2. Viện Kiểm sát không nên kiêm chức năng kiểm sát xét xử, mà chỉ thực hiện chức năng buộc tội – công tố.

Vấn đề thứ nhất, phải nhập chức năng điều tra các tội phạm vào chức năng công tố buộc tội của Viện kiểm sát, hay nói một cách khác chức năng buộc tội phải gắn chặt với chức năng điều tra không tách rời, làm cho các hoạt động của các cơ quan điều tra phải trực thuộc trực tiếp cơ quan tiến hành buộc tội .

Hoạt động điều tra là hoạt động quan trọng bậc nhất của tố tụng. Khâu đầu tiên đồng thời cũng là khâu có tính quyết định nhất trong toàn bộ quy trình của hoạt động tư pháp. Vì rằng tất cả các hoạt động công tố, xét xử như thế nào đi chăng nữa, cũng là những hoạt động tiếp theo để nhằm mục đích tìm ra tính xác thực kết quả của các hoạt động điều tra, mà giai đoạn kết - hệ quả của hoạt động này là công tố - buộc tội hay là không buộc tội (đình chỉ hoạt động điều tra tội phạm). Vì vậy hoạt động điều tra rất gắn và hoặc ít nhất là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hoạt động buộc tội. Nếu không điều tra, hoặc trong trường hợp đặc biệt không chỉ đạo hoạt động điều tra, thì công tố uỷ viên không có khả năng kết được tội. Ý rằng muốn kết được tội thì phải là người rất am hiểu tội phạm nhất. Anh không trực tiếp điều tra hoặc anh là cơ quan điều tra thì làm sao anh nắm được mọi ngóc ngách của tội phạm mà buộc ?

Hiện nay người tiến hành buộc tội trên các phiên toà không là người trực tiếp, hoặc không trực tiếp lãnh đạo người điều tra vụ án. Cơ quan tiến hành điều tra không phải là cơ quan buộc tội. Tức là điều tra và buộc tội không cùng một chủ thể. Chắc chắn rằng giữa các chủ thể không ít những mâu thuẫn xẩy ra trong quá trình tố tụng, không có sự thống nhất giữa điều tra và công tố. Trong hoạt động chính trị cũng như quản lý Nhà nước để hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực, người ta đã dùng quyền lực để hạn chế quyền lực, theo kiểu tham vọng, phải kìm chế bằng tham vọng,8 mà không bằng một con đường nào khác, phải chia các công đoạn của một hoạt động quản lý, hoạt động chính trị ra một số các công đoạn nhỏ và giao cho các chủ thể khác nhau cùng đảm nhiệm, và có thể dùng công đoạn này kiềm chế, thậm chí là đối trọng công đoạn kia. Nhưng trong hoạt động điều tra và buộc tội thì lại là hoàn toàn khác. Mặc dù chúng là hai công đoạn đấy nhưng vì phải đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng cần phải nhập chúng lại. Bởi lẽ rằng cả hai hoạt động ấy đều cần đến một lời cáo trạng chính xác và nhanh chóng, cùng chưa là kết quả chính thức, chúng đều phải được kiểm nghiệm lại tại Hội đồng xét xử - Tòa án.

Trong trường hợp của những vụ án phức tạp, người tiến hành điều tra cần chuyên môn nghiệp vụ, thì hoạt động điều tra này phải được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của kiểm sát viên thực hiện quyền công tố của vụ án.

Việc nhập vào như vậy, chắc chắn việc điều tra, buộc tội sẽ chính xác hơn, vì không phải thông qua khâu trung gian, và sẽ nhanh chóng hơn. Vấn đề thời gian, vấn đề chính xác bao giờ cũng là đáng quan tâm hiện nay của bất kể hệ thống xét xử nào. Những hoạt động này luôn luôn mang trong mình nó tính hành pháp, và phải đặc biệt thống nhất 100% giữa điều tra và lời buộc tội.

Không có lý gì mà Bộ trưởng Tư pháp của Hợp chúng Mỹ châu lại là Tổng Chưởng lý (như Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao của nhà nước ta) và Cục Điều tra liên bang (FBI) là một bộ phận của Bộ này. Xem, Viện kiểm sỏt nhõn dõn tối cao. Cỏo trạng vụ ỏn Trương Văn Cam cựng bọn tội phạm, tr. 207. 8 Xem, Madison, Hamilton, and Jay : Sđ d , tr. 79

Page 80: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

80

Thực tế hiện nay các hoạt động điều tra của Việt Nam do các cơ quan trực thuộc Bộ Công an thực hiện, hoạt động công tố thì lại thuộc chức năng của Viện Kiểm sát làm cho không ít trường hợp công tố uỷ viên không biết được mọi chi tiết của tội phạm, vì họ phải buộc tội thông qua các kết luận các cơ quan điều tra. Mặc dù pháp luật hiện hành vẫn có quy định hoạt động điều tra phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của Viện Kiểm sát. Nhưng sự kiểm tra, giám sát này không dễ gì thực hiện, chỉ bởi một lẽ rằng, các cơ quan điều tra không trực thuộc Viện Kiểm sát.

Vấn đề thứ hai, là vấn đề kiểm sát xét xử. Viện kiểm sát vừa là chủ thể buộc tội, một bên của tố tụng, vừa là lại đứng ra kiểm sát việc xét xử. Thật là chẳng khác nào ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’. Câu chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi", trong công cuộc đổi mới, và nhận thức lại giai đoạn đầu tiên của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã được thải hồi ở nhiều tổ chức, nhiều cơ quan. Nhưng cho đến nay vấn này trong hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân vẫn còn là hiện hữu.

Viện Kiểm sát một thiết chế đặc thù của hệ thống xã hội chủ nghĩa của hệ thống bao cấp tập trung. Viện kiểm sát có chức năng căn bản là kiểm sát chung, sau đấy là kiểm sát tư pháp: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc thi hành án. Từ chức năng cơ bản này mới sinh ra chức năng buộc tội. Mà đã là lời buộc tội (trong bản cáo trạng) thì bao giờ cũng là đúng, Toà án chỉ được tuyên án theo cáo trạng của Viện kiểm sát. Cũng từ đây không những Viện Kiểm sát trong khi xét xử giữ quyền công tố buộc tội, mà còn có cả quyền giám sát hoạt động xét xử của chính phiên toà, mà Viện Kiểm sát đang đóng vai trò là người buộc tội.

Trong các quy phạm Hiến pháp của Nga, cũng như của chúng ta, chức năng công tố không được ghi nhận.9 Mãi đến Hiến pháp năm 1980 và của Hiến pháp năm 1992 chức năng công tố buộc tội mới được ghi nhận cho Viện Kiểm sát, nhưng cũng được đặt sau chức năng kiểm sát chung. Hay nói một cách khác buộc tội - công tố là chức năng đi kèm theo, phái sinh từ chức năng kiểm sát chung. 10

Sau bao nhiêu năm trăn trở, nay theo quy định Hiến pháp sửa đổi, Viện Kiểm sát không còn chức năng cơ bản của nó nữa là kiểm sát chung – mà chúng ta gọi chủ yếu là kiểm sát văn bản. Cho đến nay không ít người trong Viện Kiểm sát vẫn còn là nuối tiếc sự mất đi chức năng này của Viẹn Kiểm sát. Chức năng kiểm sát chung bị mất đi không chỉ giản đơn bởi lẽ rằng, cần phải tâp chung cho việc hoàn thành chức năng buộc tội của Viện Kiểm sát, mà chủ yếu theo tinh thần của nhà nước pháp quyền sự đúng – sai theo kết luận của Viện Kiểm sát không được kiểm nghiệm bằng hoạt động xét xử - tài phán. Cũng nên được nhấn mạnh, theo quy định của Hiến pháp này, chức năng công tố lại trở thành chức năng chính, và chức năng kiểm sát tư pháp, còn rơi lại, lại được lật ngược thành chức năng đi kèm. Việc "vừa đá bóng vừa thổi còi" vẫn cứ được quy định, chỉ có cái là kém quan trọng hơn theo quy định của Hiến pháp sửa đổi, vì phải nhường bước trước chức năng công tố – buộc tội. 11

Như những điều phân tích ở phần trên đổi mới việc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân theo tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền là một trong những công việc cấp bách hiện nay, một trong những việc đó phải nhanh chóng chuyển đổi Viện Kiểm sát thành Viện Công tố với chức năng duy nhất là thay mặt cho nhà nước thực hiện chức năng buộc tội. Sau khi đã loại bỏ cả chức năng kiểm sát xét xử, kiểm sát điều tra và kiểm sát việc thi hành án, thì Viện chỉ còn lại chức năng công tố - buộc tội, thì Viện Công tố sẽ trực thuộc cành quyền lực nào lập pháp hay là hành pháp?

Câu trả lời chắc chắn là công tố là hoạt động của hành páhp và Viện Công tố phải trực thuộc Hành pháp – Chính phủ, mà không thể là một quyền đứng riêng rẽ giữa lập pháp, tư pháp và hành pháp như hiện nay.

VI. Tòa án trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Một nền tư pháp độc lập và hiệu nặng là yếu tố thiết yếu đối với việc xây dựng nhà nước pháp

quyền. Chính vì vậy, cùng với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải cách tư pháp theo hướng đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền.

Về tổ chức toà án

9 Xem, Hiến phỏp của Liờn bang Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Xụ viết 1936, và Hiến phỏp của CHXHCNXV 1977 10 Điều 105 của Hiến phỏp năm 1959 quy đinh: Viện Kiểm sỏt nhõn dõn tối cao nước Việt Nam Dõn chủ cộng hoà kiểm sỏt việc tuõn theo phỏp luật của cỏc cơ quan thuộc Hội đồng Chớnh phủ, cơ quan nhà nước địa phương , cỏc nhõn viờn cơ quan Nhà nước và cụng dõn. Điều 138 của Hiến phỏp 1980: Viện Kiểm sỏt nhõn dõn tối cao nước Cộng hoà xó hụi chủ nghĩa Việt Nam kiểm sỏt việc tuõn theo phỏp luật của cỏc bộ và cỏc cơ quan khỏc thuộc Hội đồng Bộ trưởng , cỏc cơ quan chớnh quyền địa phương , tổ chức xó hội và đơn vị vũ trang nhõn dõn , cỏc nhõn viờn nhà nước và cụng dõn , thực hành quyền cụng tố , đảm bảo phỏp luật được chỏp hành nghiờm chỉnh và thống nhất. 11 Điều 137 của Hiến phỏp 1992 sửa đổi năm 2001: Viện Kiểm sỏt nhõn dõn tối cao thực hành quyền cụng tố, và kiểm sỏt cỏc hoạt động tư phỏp, gúp phần bảo đảm cho phỏp luật được chấp hành nghiờm chỉnh và thống nhất.

Page 81: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

81

Toà án nước ta hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Theo đó, mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ từ cấp huyện trở lên có một toà án. Thực tiễn cho thấy việc tổ chức Toà án nước ta theo đơn vị hành chính lãnh thổ có những ưu điểm như thuận tiện cho nhân dân đi lại trong hoàn cảnh đường xá giao thông khó khăn, không được thông suốt, tổ chức , hoạt động của Toà án địa phương gắn liền với sự lãnh đạo của các cấp Đảng ở địa phương và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân.

Tuy nhiên, nguyên tắc tổ chức Toà án theo đơn vị hành chính hiện nay đã bộc lộ những điểm bất hợp lý làm hạn chế hiệu quả hoạt động xét xử của Toà án.

Về sự độc lập của Toà án với cơ quan hành chính: Toà án là một cơ quan hiến định thực hiện quyền tư pháp- một trong ba ngành quyền lực nhà nước..Đặc thù hoạt động của Toà án là nhân danh công lý để phán xét về những vi phạm pháp luật, những tranh chấp trong nhân dân. Nên, nguyên tắc tổ chức và hoạt động không theo nguyên tắc quản lý hành chính. Lấy đơn vị hành chính làm tiêu chí để thiết kế hệ thống Toà án nghĩa là đã đưa nguyên tắc quản lý hành chính vào tổ chức Toà án. Cách tổ chức Toà án hiện nay tạo ra một sự ngộ nhận cho rằng Toà án nhân dân từ trên xuống dưới được tổ chức như một bộ, một ngành thuộc Chính phủ12 Hơn nữa, quản hạt của Toà án trùng với đơn vị hành chính lãnh thổ đã tạo ra khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử của Toà án , nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án không được bảo đảm.

Về việc phân bố biên chế cán bộ Toà án : Biên chế thẩm phán và cán bộ dược phân bố theo yêu cầu và nhiệm vụ từng địa phương. Nhưng thực tế đến nay không có đủ biên chế theo phân bố và cán bộ hiện có cũng không đảm bảo được những tiêu chuẩn theo quy định . Theo Báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 10 về công tác Toà án, tổng số tẩm phán các Toà án nhân dân địa phương là 3.160 người , trong đó: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh là 925 người/định biên của UBTVQH là 1118 người; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện là 2127 người /định biên của UBTVQH là 2847 người. Tình trạng thâm hụt biên chế này là do phải phân tán số lượng thẩm phán cho các địa phương, nhất là khi chia tách tỉng, huyện ,hàng loạt các Toà án được thành lập phát sinh nhu cầu về số lượng thẩm phán. Số lượng cán bộ không tập trung được, nhiều nơi thiếu thẩm phán nhưng vẫn phải có cán bộ làm công tác kế toán, thủ quỹ, văn thư,...Trong khi số lượng án xét xử ngày càng nhiều, thẩm quyền xét xử tăng, loại án xét xử đa dạng, trình độ thẩm phán là trung cấp, đại học chuyên tu, tại chức,chỉ có 30% là đại học chính quy, chưa qua đào tạo nghề thẩm phán.13

Về cơ sở vật chất của Toà án : Toà án nhân dân địa phương nhiều nơi điều kiện vật chất , phương tiện hoạt động, trụ sở làm việc còn thiếu thốn , chưa xứng đáng với tính uy nghiêm của một cơ quan bảo vệ công lý .

Về hoạt động xét xử của Toà án địa phương: Tổ chức Toà án theo đơn vị hành chính gây ra một sự không đồng đều trong hoạt động xét xử của Toà án địa phương, đặc biệt là Toà án nhân dân cấp huyện. Dân số, địa bàn quản lý, cơ cấu, động thái của tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, các tranh chấp trong nhân dân... ở mỗi địa phương là khau, nên trên thực tế, có Toà án cấp huyện xét xử 500 đến 700 vụ thậm chí 1000 vụ một năm.

Về thẩm quyền của Toà án: Cách phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp toà án hiện nay căn cứ vào nguyên tắc tổ chức toà án theo đơn vị hành chính đã cho thấy những điểm hạn chế. Cách phân định thẩm quyền xét xử hiện nay tạo ra một sự quá tải đối với Toà án cấp tỉnh. Toà án nhân dân cấp tỉnh luôn ở vào thế gánh nặng vì không những phải xét xử sơ thẩm đa số các vụ án hình sự mà còn phải phúc thẩm số lượng lớn án hình sự sơ thẩm của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời cũng phải giám đốc thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử quá rộng đến không tập trung vào nhiệm vụ hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự các cấp áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử, giám đốc việc xét xử của toà án các cấp và tổng kết kinh nghiệm xét xử . Theo cách phân định thẩm quyền hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang phải tập trung một phần lớn thời gian và cán bộ vào thực hiện xét xử phúc thẩm mà ít có điều kiện để giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, thực hiện quyền giám đốc thẩm và tái thẩm.

Do vậy, Ngày 2/6/2005 Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo Nghị quyết này, hệ thống toà án được tổ chức lại như sau: " Tổ chức toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một

12 Văn phòng Quốc hội. Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998, tr 348. 13 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. Kỷ yếu hội thảo: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp-Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”. Hà Nội, 1998, tr102.

Page 82: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

82

hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét sử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm."

Về hoạt động của toà án Sự độc lập trong hoạt động của toà án là hạt nhân của Nhà nước pháp quyền. Cải cách toà án

hướng tới nhà nước pháp quyền cần có những cơ chế để toà án được hoạt động độc lập. Nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án được ấn định trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác là cơ sở pháp lý cho việc giữ gìn công lý của Toà án trong những năm qua. Trên cơ sở đó, Toà án đã góp phần tích cực vào việc thực thi dân chủ, bảo vệ trật tự, kỉ cương xã hội, góp phần thực hiện đường lối mới toàn diện của Đảng. Tuy nhiên, hiện nay, nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án không được quán triệt một cách đầy đủ, đã có những biểu hiện vi phạm nguyên tắc này. Trong một nhà nước pháp quyền, chúng ra phải có những cơ chế để khắc phục những sự vi phạm đó, đảm bảo cho Toà án thực sự độc lập trong hoạt động xét xử.

Thụ tục tố tụng phải được cải tiến để đảm bảo sự độc lập của Toà án. Thủ tục xét xử của Toà án ở nước ta hiện nay là thủ tục xét hỏi. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy thủ tục này đã làm choToà án có xu hướng lệ thuộc vào các kết quả điều tra, bản cáo trạng của Viện kiểm sát trong xét xử các vụ án hình sự. Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo tính độc lập xét xử của Toà án, cần đổi mới thủ tục tố tụng tại phiên toà theo hướng áp dụng những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng. Nghị quyết 49, ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị, đã đưa ra chủ trương: " Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp."

Về thẩm phán Để bảo đảm sự độc lập trong xét xử, cần tăng trách nhiệm cho các thẩm phán. Một khi trách

nhiệm của các thẩm phán được tăng cường, các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình thì sự độc lập trong việc ra phán quyết của thẩm phán sẽ được bảo đảm hơn. Các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về nhứng phán quyết oan, sai ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hơp pháp của công dân, uy tín của nền tư pháp quốc gia. Để thực hiện được điều này, sự độc lập xét xử của toà án phải đi liền với một hệ thống tính thần trách nhiệm xã hội. Các kênh để xây dựng tinh thần trách nhiệm này có thể là các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức của xã hội công dân, hoặc tinh thần trách nhiệm có thể được xây dựng ngay ở bên trong chính hệ thống tư pháp. Trong một nền tư pháp của nhân dân thì nhân dân phải tích cực tham gia vào việc theo dõi các thông tin về hiệu quả hoạt động xét xử và giám sát hành vi của các thẩm phán. Các tổ chức chính trị- xã hội có thể đóng vai trò giám sát tư pháp để làm tăng trách nhiệm của các thẩm phán. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đóng vài tích cực trong việc chuyển tải các thông tin về hiệu quả hoạt động của toà án cũng như phản ứng của nhân dân, dư luận xã hội. Trên đây là những cách thức giám sát từ bên ngoài. Ngoài ra cơ chế giám sát hoạt động của các thẩm phán cũng cần thiết lập ngay bên trong hệ thống toà án. Đây là cách thức giảm sát từ bên trong, đảm bảo cho sự tự kiểm tra của hệ thống toà án.

Một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với sự độc lập xét xử của các thẩm phán là chất lượng của đội ngũ thẩm phán ở nuớc ta hiện nay. Báo chí đã đưa nhiều vụ cho thấy chất lượng xét xử các vụ án của các thẩm phán chưa được cao, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội pdaanM làm oan sai người vô tội, vi phạm pháp luật tố tụng...Trình nghiệp vụ của thẩm phán chưa được cao nên chưa thể thực sự độc lập trong xét xử, lệ thuộc vào các kết quả điều tra. Hơn nữa giữa các thẩm phán trong cùng một Hội đồng xét xử trình độ chuyên môn, năng lực xét xử, kinh nghiệm công tác khác nhau nên nhiều khi có sự phụ thuộc, ỷ lại của Thẩm phán này vào thẩm phán kia. Một trong những nguyên nhân của những điều này là chúng ta chưa có một cơ chế đào tạo thẩm phán thống nhất, toàn diện. Do đó, việc xây dựng một cơ chế đào tạo đồng bộ, toàn diện cho các thẩm phán là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Nhiệm kỳ của thẩm phán cũng là một nhân tố đặt biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của thẩm phán. Nhiệm kỳ dài làm cho các thẩm phán yên tâm công tác, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong xét xử, không chịu ảnh hưởng từ các áp lực chính trị cũng như các áp lực tư nhân.

Cần phải quan tâm đúng mức đối với đời sống vật chất của thẩn phán. Mức lương thấp chỉ đủ cho mức sinh hoạt bình thường của cá nhân thẩn phán trong tháng thì khó có thể bảo đảm được sự độc lập, vô tư của các quan toà trước những cám dỗ vật chất. Tham nhũng, hối lộ là những nhân tố ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của thẩm phán có nguyên nhân từ một chế độ tiền lương chưa hợp lý. Như vậy, để đảm bảo cho sự độc lập xét xử của các thẩm phán phải cải tiến chế độ tiền lương đối với các thẩm phán. Việc tăng mức tiền lương cho các thẩm phán có thể giảm bớt nhu cầu của họ về tăng thêm thu nhập và do đó

Page 83: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

83

sẽ làm giảm bớt tham nhũng và hối lộ trong ngành toà án. Khi có một chế độ tiền lương hợp lý, các thẩm phán sẽ yên tâm công tác, không vì thu lợi ích vật chất mà làm lệch cán cân công lý.

V. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì nhân dân không những

chỉ đòi hỏi sự thay đổi của cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương, mà còn cả sự thay đổi tổ chức haọt động của các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các chủ thể của nó phải có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, và trên cơ sở đó các chủ thể phải chủ động và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Trước hết của sự đổi mới này là sự phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp chính quyền địa phương. Nhà nước pháp quyền không chỉ dừng lại việc phân định giữa 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà còn phải được phân định giữa trung ương và địa phương, giữa địa phương và địa phương. Về nguyên tắc, trong nhà nước pháp quyền mọi chủ thể đều có quyền tự nhiên của mình, trong đó có cả các địa phương tạo nên tính tự trị của địa phương. Trong phạm vi quyền hạn tự nhiên của mình các đại phương phải chủ động tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà không cần thiết phải chịu trách trước chính quyền cấp trên. Sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền cần tuân theo cơ chế hợp đồng.

So với bộ máy của chính quyền trung ương, thì việc tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương của Việt Nam hiện nay vẫn là thể hiện cơ chế bao cấp rõ nhất và nhiều nhất. Vì sự bao cấp và tập trung chỉ có thể xẩy ra từ trung ương xuống địa phương, chứ không bao giờ có chiều ngược lại.

Sự giản đơn và tập trung bao cấp có thể được thể hiện bằng một loạt những biểu hiện sau đây: - Thứ nhất, đất nước Việt Nam được chia thành bốn cấp chính quyền nhà nước (kể cả trung ương),

theo kiểu các hình chóp nhỏ nằm trong các hình chóp lớn. Việc tổ chức nhà nước địa phương theo kiểu này là rất chắc chắn. Ưu điểm lớn nhất của nó là không để lọt vấn đề phải quản lý, nhưng khuyết điểm lớn nhất của chúng là sự trùng lặp. Các vấn đề quản lý xã hội ở địa phương đều được pháp luật quy định cho tất cả 3 cấp của chính quyền địa phương. Cùng một vấn đề cả 4 cấp chính quyền, kể cả chính quyền trung ương đều phải đứng ra giải quyết, chưa kể đến cấp thôn hiện nay đang được tái hình thành, và có khả năng giải quyết nhiều công việc như thời xưa. Sự trùng lắp không những chỉ có tác dụng lãng phí thời gian tiền bạc của ngân sách nhà nước , cũng như sự đóng góp của nhân dân, mà chính còn là sự chồng chéo, và nhũng nhiễu phiền phức cho nhân dân.

- Thứ hai, việc tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền không có sự phân biệt giữa các vùng lãnh thổ khác nhau, giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng đồng bằng và miền núi, giữa vùng có dân tộc kinh với các vùng có nhiều dân tộc thiểu số, tức là không có sự phân biệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên và đơn vị hành chính nhân tạo. Mặc dù đã có Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phân biệt thẩm quyền cho chính quyền địa phương các cấp, nhưng như trên đã nêu, và nội dung của pháp lênh này đã được nâng cấp lên thành những quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, nhưng những nội dung của Luật này vẫn chỉ dừng ở mức độ chung cho mọi cấp.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền cấp dưới là bản sao của chính quyền cấp trên. Cấp trên có cơ cấu tổ chức nào và các hình thức hoạt động nào, thì ở cấp dưới cũng có những cơ cấu và hình thức đó. Mô hình này được tổ chức theo của Xô viết, mà đặc trưng của nó là các cấp chính quyền địa phương đều được tổ chức giống nhau. Ở cấp nào cũng có Hội đồng nhân dân (Xô viết) do dân trực tiếp bầu ra và đều được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động một cách hình thức.

Cách tổ chức này không phân biệt các quận, hạt có nhiệm vụ quản lý nhà nước về một lĩnh vực nhất định nào đấy xuất phát từ nhu cầu quản lý chung của nhà nước, với các cộng đồng lãnh thổ dân cư được hình thành một cách tự nhiên bền vững, cần phải có những quyết định phản ánh nhu cầu từ cộng đồng dân cư, khác với các vùng lãnh thổ khác, mà pháp luật và các quyết định quản lý nhà nước cấp trên không có điều kiện thể hiện. Quan hệ trung ương và địa phương không rõ ràng, thiếu thủ tục làm việc, nặng về cơ chế cấp phát, xin cho.

Đầu mối tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp cũng còn nhiều nặng nề. Việc kiến thiết tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân còn rập khuôn và tương ứng với các bộ, ngành trung ương. Tức ở trung ương có bộ, ngành nào thì ở địa phương cũng có các cơ quan chuyên môn đó tương ứng. Số lượng, tên gọi của các cơ quan chuyên môn của mỗi địa phương cũng dập khuôn giống nhau mặc dù đặc điểm tính chất, yêu cầu quản lý ở mỗi địa phương có sự khác nhau.

- Thứ ba, việc tổ chức và hoạt động các cấp chính quyền không tạo điều kiện cho việc chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền cấp dưới, nặng về việc cấp dưới xin ý kiến chỉ đạo, hoặc phê duyệt

Page 84: Cau Hoi Thi Chuong Trinh Chuyen Vien Chinh 876

84

của cấp trên, theo cơ chế "xin - cho". Các cấp chính quyền trong hoạt động không dựa vào pháp luật, không coi pháp luật là cơ sở hoạt động của mình, mà chỉ dựa vào ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương mang nặng nhiều quy định còn thể hiện ở sự bảo trợ của chính quyền cấp trên, hạn chế sự chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp trên, hạn chế vai trò của pháp luật, nhiều quyết định của chính quyền đã được thông qua, nhưng không có hiệu lực thi hành ngay, mà còn phải chờ sự phê chuẩn của cấp trên.

- Thứ tư, việc tổ chức chính quyền địa phương trước đây quá lệ thuộc một cách chủ quan của tư duy cũ muốn tiến nhanh, tiến mạnh, một cách vội vàng lên chủ nghĩa xã hội, bằng cách nhập một loạt các đơn vị hành chính lại, để cho chúng có đủ dân số và đất đai với quy mô lớn, mà không phù hợp với trình độ quản lý của chúng ta. Với cách thức suy nghĩ như vậy đã làm cho nhiều đơn vị hành chính trở lên bị thua thiệt, kém phát triển. Do cả một thời kỳ quá dài phải duy trì cơ chế bao cấp tập trung, nên nhìn chung hiện nay, bên cạnh các địa phương không chủ động giải quyết các công việc có liên quan đến địa phương là việc chính quyền trung ương luôn luôn can thiệp vào những hoạt động của chính quyền địa phương. Thậm chí nhiều quy phạm trong hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn thể hiện rất đậm nét cơ chế này. Vì vậy, một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay là cần phải phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương. Chủ trương chung của phân cấp giữa trung ương và địa phương là: Những việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt thì phân giao cho đầy đủ quyền hạn và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tiếp theo sự phân định, phân quyền giữa trung và địa phương, địa phương với địa phương là sự phân quyền giữa các cơ quan Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trên cơ sở này mà các cơ quan chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước các hành vi hoạt động của mình. Sự phân định và sự chịu trách nhiệm này gần tương tự sự phân định, sự chịu trách nhiệm giữa các cơ quan lập pháp pháp và hành pháp ở trung ương.

Hãy xem nhận định của một nhà chính trị học Alfred De Grazia để minh chứng cho nhận định trên: “Những hội đồng địa phương hoạt động theo những thủ tục lập pháp tương tự như những thủ tục

của nền lập pháp quốc gia. Đành rằng chính sách lưỡng viện rất hiếm trong những chính quyền địa phương, song hội đồng đô thị hay thị xã duy nhất góp lại những đề nghị, họp thành uỷ ban để cứu xét những đề nghị đã rồi thảo luận và bỏ thăm về những đề nghị ấy theo thể thức tương tự như thể thức trong nền lập pháp quốc gia. Vị Chủ tịch Hội đồng, một khi được nhân dân bầu ra, cũng xử sự trong nhiều phương diện như một vị Tổng thống hay Thủ tướng, và hợp lực cùng các viên chức hành chính cao cấp khác để hoàn thành những nhiệm vụ như ấn định kế hoạch, tổ chức, tuyển mộ nhân viên điều khiển, ấn định ngân sách, v.v..., núi túm lại các chức vụ tương tự về nhiều phương diện chính như những chức vụ do những viên chức khác thuộc cấp bậc lớn hơn thực hiện...”14.

14 Xem, Alfred De Grazia: The Elements of Political Science. Copyright 1959 by Metron Princeton, New Jercey. p.650.