15
1 Cách tiếp cn chiến lược ca Hoa Kđối vi Cng hòa Nhân dân Trung Hoa Mđầu Ktkhi Hoa Kvà Cng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quc) thiết lp quan hngoi giao vào năm 1979, chính sách của Hoa Kđối vi Trung Quc chyếu da trên hy vng rng skết ni sâu sc hơn sthúc đẩy mca kinh tế và chính trcơ bản Trung Quc và dẫn đến sni lên ca quc gia này với tư cách là một chthtoàn cu có tính xây dng và có trách nhim, vi mt xã hi ci mhơn. Hơn 40 năm sau, rõ ràng là cách tiếp cận này đã đánh giá thấp ý chí của Đảng Cng sn Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vic hn chế phm vi ci cách kinh tế và chính trTrung Quc. Trong hai thp kqua, các cải cách đã chậm li, bđình trệ hoặc đảo ngược. Sphát trin kinh tế nhanh chóng ca Trung Quc và tăng cường hi nhp vi thế giới đã không đem lại sthng nht vi trt tquc tế hướng trng tâm vào công dân, tdo và ci mnhư Hoa Kỳ đã hy vọng. Thay vào đó, ĐCSTQ đã la chn cách li dng trt tda trên các quy tc mvà tdo và cgắng định hình li hthng quc tế theo hướng có li cho mình. Bc Kinh công khai tha nhn rng htìm cách biến đổi trt tquc tế để phù hp vi li ích và ý thc hcủa ĐCSTQ. Vic ĐCSTQ mở rng sdng sc mnh kinh tế, chính trvà quân sđể buc các quc gia dân tc phi chp thun theo ý hlàm tn hại đến li ích sng còn ca Mvà làm xói mòn chquyn và nhân phm ca các quc gia và cá nhân trên thế gii. Để đối phó vi thách thc ca Bc Kinh, Chính quyn Hoa Kđã áp dụng cách tiếp cn cnh tranh vi Trung Quc, dựa trên đánh giá rõ ràng về ý đồ và hành động của ĐCSTQ, đánh giá lại nhiu li thế chiến lược và hn chế ca Hoa K, và chp nhn sbt hòa song phương mc lớn hơn. Cách tiếp cn ca Hoa Kkhông phi da trên vic định hình mt quc gia cthnào cho Trung Quc. Thay vào đó, mục tiêu ca Hoa Klà bo vcác li ích quc gia sng còn ca Hoa Kỳ, như đã được nêu rõ trong bn trct ca Chiến lược An ninh Quc gia 2017 ca Hoa K. Hoa Khướng đến: (1) bo vngười dân M, đất nước Mvà li sng Mỹ; (2) thúc đẩy sthịnh vượng ca M; (3) gigìn hòa bình thông qua sc mnh; và (4) nâng cao ảnh hưởng ca M. Cách tiếp cn cnh tranh ca Hoa Kvi Trung Quc có hai mc tiêu: thnht, nhm ci thin khnăng phục hi ca các thchế, liên minh và quan hđối tác ca Hoa Kđể thng thế trước các thách thc mà Trung Quc đưa ra; và thứ hai, nhm buc Bc Kinh chm dt hoc gim bt các hành động gây hi cho li ích quc gia sng còn ca Hoa K, ca các đồng minh và đối tác ca Hoa K. Ngay ckhi Hoa Kcnh tranh vi Trung Quc, Hoa Khoan nghênh shp tác nếu phù hp vi li ích ca Hoa K. Cnh tranh không cn phi dẫn đến đối đầu hay xung đột. Hoa Kcó stôn trng sâu sc và bn vng đối với người dân Trung Quc và đánh giá cao các mi quan hlâu dài vi Trung Quc. Hoa Kkhông tìm cách ngăn chặn sphát trin ca Trung Quốc, cũng không mun xa ri vi người dân Trung Quc. Hoa Khy vng stham gia cnh tranh công bng vi Trung Quốc, theo đó cả quc gia, doanh nghip và cá nhân ca chai nước đều có thtận hưởng an ninh và sthịnh vượng.

Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

1

Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ

đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Mở đầu

Kể từ khi Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) thiết lập quan hệ ngoại giao vào

năm 1979, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc chủ yếu dựa trên hy vọng rằng sự kết nối

sâu sắc hơn sẽ thúc đẩy mở cửa kinh tế và chính trị cơ bản ở Trung Quốc và dẫn đến sự nổi lên của

quốc gia này với tư cách là một chủ thể toàn cầu có tính xây dựng và có trách nhiệm, với một xã

hội cởi mở hơn. Hơn 40 năm sau, rõ ràng là cách tiếp cận này đã đánh giá thấp ý chí của Đảng Cộng

sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc hạn chế phạm vi cải cách kinh tế và chính trị ở Trung Quốc.

Trong hai thập kỷ qua, các cải cách đã chậm lại, bị đình trệ hoặc đảo ngược. Sự phát triển kinh tế

nhanh chóng của Trung Quốc và tăng cường hội nhập với thế giới đã không đem lại sự thống nhất

với trật tự quốc tế hướng trọng tâm vào công dân, tự do và cởi mở như Hoa Kỳ đã hy vọng. Thay

vào đó, ĐCSTQ đã lựa chọn cách lợi dụng trật tự dựa trên các quy tắc mở và tự do và cố gắng định

hình lại hệ thống quốc tế theo hướng có lợi cho mình. Bắc Kinh công khai thừa nhận rằng họ tìm

cách biến đổi trật tự quốc tế để phù hợp với lợi ích và ý thức hệ của ĐCSTQ. Việc ĐCSTQ mở rộng

sử dụng sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự để buộc các quốc gia dân tộc phải chấp thuận theo

ý họ làm tổn hại đến lợi ích sống còn của Mỹ và làm xói mòn chủ quyền và nhân phẩm của các quốc

gia và cá nhân trên thế giới.

Để đối phó với thách thức của Bắc Kinh, Chính quyền Hoa Kỳ đã áp dụng cách tiếp cận cạnh tranh

với Trung Quốc, dựa trên đánh giá rõ ràng về ý đồ và hành động của ĐCSTQ, đánh giá lại nhiều lợi

thế chiến lược và hạn chế của Hoa Kỳ, và chấp nhận sự bất hòa song phương ở mức lớn hơn. Cách

tiếp cận của Hoa Kỳ không phải dựa trên việc định hình một quốc gia cụ thể nào cho Trung Quốc.

Thay vào đó, mục tiêu của Hoa Kỳ là bảo vệ các lợi ích quốc gia sống còn của Hoa Kỳ, như đã được

nêu rõ trong bốn trụ cột của Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hướng đến:

(1) bảo vệ người dân Mỹ, đất nước Mỹ và lối sống Mỹ; (2) thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ; (3)

giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh; và (4) nâng cao ảnh hưởng của Mỹ.

Cách tiếp cận cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc có hai mục tiêu: thứ nhất, nhằm cải thiện khả

năng phục hồi của các thể chế, liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ để thắng thế trước các

thách thức mà Trung Quốc đưa ra; và thứ hai, nhằm buộc Bắc Kinh chấm dứt hoặc giảm bớt các

hành động gây hại cho lợi ích quốc gia sống còn của Hoa Kỳ, của các đồng minh và đối tác của Hoa

Kỳ. Ngay cả khi Hoa Kỳ cạnh tranh với Trung Quốc, Hoa Kỳ hoan nghênh sự hợp tác nếu phù hợp

với lợi ích của Hoa Kỳ. Cạnh tranh không cần phải dẫn đến đối đầu hay xung đột. Hoa Kỳ có sự tôn

trọng sâu sắc và bền vững đối với người dân Trung Quốc và đánh giá cao các mối quan hệ lâu dài

với Trung Quốc. Hoa Kỳ không tìm cách ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, cũng không

muốn xa rời với người dân Trung Quốc. Hoa Kỳ hy vọng sẽ tham gia cạnh tranh công bằng với

Trung Quốc, theo đó cả quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân của cả hai nước đều có thể tận hưởng

an ninh và sự thịnh vượng.

Page 2: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

2

Để thắng thế trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc phải có sự tham gia hợp tác với nhiều

bên liên quan và Chính quyền Hoa Kỳ cam kết xây dựng quan hệ đối tác để bảo vệ các lợi ích và giá

trị chung của Hoa Kỳ và đối tác. Các đối tác sống còn của Chính quyền Hoa Kỳ bao gồm Quốc hội,

các chính quyền tiểu bang và địa phương, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và giới học thuật. Quốc hội

đã lên tiếng qua các phiên điều trần, các tuyên bố và báo cáo phơi bày hành vi có ý đồ xấu của

ĐCSTQ. Quốc hội cũng trao các quyền hạn pháp lý và cung cấp các nguồn lực để Chính phủ Hoa

Kỳ thực hiện các hành động nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ. Chính quyền Hoa

Kỳ cũng công nhận các bước mà các đồng minh và đối tác đã thực hiện để phát triển cách tiếp cận

rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc, trong đó có ấn phẩm của Liên minh châu Âu vào tháng

3 năm 2019 có tiêu đề ;Liên minh châu Âu-Trung Quốc: Triển vọng chiến lược.

Hoa Kỳ cũng đang xây dựng quan hệ đối tác hợp tác và phát triển các lựa chọn thay thế tích cực với

các đồng minh, đối tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các nguyên tắc chung của một

trật tự tự do và cởi mở. Cụ thể với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhiều sáng kiến trong số này

được mô tả trong các tài liệu như Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Bộ Quốc

phòng tháng 6 năm 2019 và báo cáo của Bộ Ngoại giao tháng 11 năm 2019 về Một khu vực Ấn Độ

Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở: Hướng tới một tầm nhìn chung. Cách tiếp cận của Hoa

Kỳ cũng phù hợp với tầm nhìn và cách tiếp cận của các quốc gia trong khu vực này như Tầm nhìn

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tầm nhìn của Nhật Bản

về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, chính sách của Ấn Độ về An ninh

và Phát triển cho tất cả các nước trong Khu vực, Quan điểm về Ấn Độ - Thái Bình Dương của

Australia, Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và Chính sách hướng Nam mới của Đài Loan.

Báo cáo này không cố gắng trình bày chi tiết, toàn diện các hành động và sáng kiến chính sách mà

Chính quyền đang thực hiện trên toàn cầu như một phần của cuộc cạnh tranh chiến lược của Hoa

Kỳ. Thay vào đó, báo cáo này tập trung vào việc thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia áp dụng

trực tiếp nhất đối với Trung Quốc.

Các thách thức

Trung Quốc hiện nay đặt ra rất nhiều thách thức đối với các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

1. Các thách thức về kinh tế

Sự yếu kém của Bắc Kinh trong việc thực hiện các cam kết cải cách kinh tế và việc sử dụng rộng

rãi các chính sách và tập tục bảo hộ do nhà nước chỉ đạo gây tổn hại cho các công ty và người lao

động Hoa Kỳ, làm méo mó thị trường toàn cầu, vi phạm các chuẩn mực quốc tế và gây ô nhiễm môi

trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã

đồng ý áp dụng cách tiếp cận định hướng thị trường mở của WTO và đưa các nguyên tắc này vào

hệ thống thương mại và thể chế của mình. Các thành viên WTO kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục

con đường cải cách kinh tế và chuyển mình trở thành một nền kinh tế và chế độ thương mại theo

định hướng thị trường.

Những kỳ vọng này đã không trở thành hiện thực. Bắc Kinh đã không tiếp thu các chuẩn mực và

thông lệ thương mại và đầu tư dựa trên cạnh tranh, mà thay vào đó, tận dụng các lợi ích của tư cách

Page 3: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

3

thành viên WTO để trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, đồng thời bảo hộ một cách có hệ

thống thị trường nội địa. Các chính sách kinh tế của Bắc Kinh đã dẫn đến tình trạng dư thừa lớn

trong sản xuất công nghiệp, điều này làm biến đổi giá cả toàn cầu và cho phép Trung Quốc mở rộng

thị phần toàn cầu, gây tổn hại cho các đối thủ không có được các lợi thế không công bằng mà Bắc

Kinh dành cho các công ty của mình. Trung Quốc vẫn duy trì cấu trúc kinh tế phi thị trường và cách

tiếp cận thương mại và đầu tư theo chủ nghĩa trọng thương do nhà nước lãnh đạo. Những cải cách

chính trị cũng đã giảm sút và đi theo chiều ngược lại, và sự tách bạch giữa chính phủ và đảng đang

bị xói mòn. Việc Tổng bí thư Tập Cận Bình quyết định xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước,

kéo dài nhiệm kỳ của ông vô thời hạn là sự thể hiện tiêu biểu cho những xu hướng này.

Trong Kết quả điều tra năm 2018 về các hành vi, chính sách và tập tụccủa Trung Quốc liên quan

đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo theo Điều 301 của Đạo luật thương

mại năm 1974, Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng nhiều hành vi, chính sách và thực tiễn

của chính phủ Trung Quốc là không hợp lý hoặc phân biệt đối xử, và hạn chế hoặc đặt gánh nặng lên

thương mại Hoa Kỳ. Dựa trên một cuộc điều tra nghiêm ngặt, Đại diện thương mại Hoa Kỳ nhận

thấy rằng Trung Quốc: (1) yêu cầu hoặc gây áp lực cho các công ty Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ

của họ cho các thực thể Trung Quốc; (2) đặt ra những hạn chế đáng kể đối với các công ty Hoa Kỳ

về khả năng cấp phép sử dụng công nghệ của họ dựa trên các điều khoản phù hợp với thị trường; (3)

chỉ đạo và tạo điều kiện không công bằng cho các công ty trong nước mua lại các công ty và tài sản

của Hoa Kỳ để có được các công nghệ tiên tiến nhất; và (4) tiến hành và hỗ trợ các cuộc xâm nhập

trái phép vào hệ thống mạng của các công ty Hoa Kỳ nhằm tiếp cận thông tin nhạy cảm và bí mật

kinh doanh.

Danh mục các cam kết của Bắc Kinh về việc chấm dứt các thực tiễn kinh tế có tính chất chụp giật

của Trung Quốc chỉ toàn là những lời hứa hẹn trống rỗng và không được thực hiện. Vào năm 2015,

Bắc Kinh hứa hẹn rằng họ sẽ chấm dứt hành vi lấy cắp bí mật kinh doanh qua mạng do chính phủ

chỉ đạo nhằm mục đích thương mại, và họ nhắc lại lời hứa tương tự vào năm 2017 và 2018. Sau đó

vào năm 2018, Hoa Kỳ và hàng tá quốc gia khác quy kết rằng các chiến dịch xâm nhập máy tính toàn

cầu, nhằm vào mục tiêu sở hữu trí tuệ và thông tin kinh doanh bí mật đều được thực hiện bởi các nhà

mạng có mối liên hệ với Bộ An ninh quốc gia của Trung Quốc - trái với cam kết năm 2015 của Bắc

Kinh. Từ những năm 1980, Bắc Kinh đã ký nhiều thỏa thuận quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mặc

dù vậy, hơn 63% số hàng giả trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc, gây thiệt hại hàng trăm tỷ

đô la cho các doanh nghiệp hoạt động chính đáng trên toàn thế giới.

Trong khi Bắc Kinh thừa nhận rằng Trung Quốc hiện là một “nền kinh tế trưởng thành”, thì Trung

Quốc vẫn tiếp tục tranh cãi với các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WTO, rằng họ vẫn là một “quốc gia

đang phát triển”. Mặc dù là nhà nhập khẩu hàng đầu các sản phẩm công nghệ cao và đứng thứ hai

chỉ sau Hoa Kỳ về tổng sản phẩm quốc nội, chi tiêu quốc phòng và đầu tư ra bên ngoài, Trung Quốc

tự nhận mình là một quốc gia đang phát triển để biện minh cho các chính sách và tập tục làm biến

dạng một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, gây tổn hại cho Hoa Kỳ và các nước khác.

Một vành đai, Một con đường là thuật ngữ chung mà Bắc Kinh sử dụng để mô tả một loạt các sáng

kiến, trong số đó có nhiều sáng kiến được thiết kế để định hình lại các chuẩn mực, tiêu chuẩn và

mạng lưới quốc tế nhằm thúc đẩy lợi ích và tầm nhìn toàn cầu của Bắc Kinh, đồng thời phục vụ các

yêu cầu phát triển kinh tế trong nước của Trung Quốc. Thông qua sáng kiến Một vành đai, Một con

đường và các sáng kiến khác, Trung Quốc đang mở rộng việc sử dụng các tiêu chuẩn công nghiệp

của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng, đây là một phần trong nỗ lực củng cố vị

thế các công ty của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, gây tổn hại cho các công ty không phải

Page 4: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

4

của Trung Quốc. Các dự án mà Bắc Kinh đã gắn nhãn sáng kiến Một vành đai, Một con đường bao

gồm: giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông và cơ sở hạ tầng năng lượng; khu công nghiệp;

hợp tác truyền thông; trao đổi khoa học và công nghệ; các chương trình văn hóa và tôn giáo; và

thậm chí hợp tác quân sự và an ninh. Bắc Kinh cũng đang tìm cách phân xử các tranh chấp thương

mại liên quan đến sáng kiến Một vành đai, Một con đường thông qua các tòa án chuyên trách của

mình, vốn dĩ chịu trách nhiệm báo cáo trước ĐCSTQ. Hoa Kỳ hoan nghênh những đóng góp của

Trung Quốc cho sự phát triển bền vững, chất lượng cao phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, nhưng

các dự án Một vành đai, Một con đường thường hoạt động tốt khi bỏ qua các tiêu chuẩn này và đặc

điểm của các dự án này là chất lượng kém, tham nhũng, gây suy thoái môi trường, thiếu sự giám sát

của công chúng hoặc sự tham gia của cộng đồng, các khoản vay mờ ám và các hợp đồng gây ra

hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề về quản trị và tài chính ở các quốc gia sở tại.

Do Bắc Kinh ngày càng sử dụng đòn bẩy kinh tế để đạt được những nhượng bộ chính trị từ sự trừng

phạt đối với các nước khác, Hoa Kỳ đánh giá rằng Bắc Kinh sẽ cố gắng chuyển đổi các dự án Một

vành đai, Một con đường thành ảnh hưởng chính trị và tiếp cận quân sự không đúng đắn. Bắc Kinh

sử dụng thủ đoạn đe dọa kết hợp với xúi giục để gây áp lực cho các chính phủ, giới tinh hoa, các tập

đoàn, các trung tâm nghiên cứu và các chủ thể khác - thường theo cách thức mờ ám - để thúc đẩy

đường lối của ĐCSTQ và kiểm duyệt tự do biểu đạt. Bắc Kinh đã hạn chế thương mại và du lịch với

Úc, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Philippines và các quốc gia khác, và đã bắt giữ công dân

Canada, trong nỗ lực can thiệp vào các quy trình chính trị và tư pháp nội bộ của các quốc gia này.

Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Mông Cổ vào năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng

mức thuế mới đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu đi qua Trung Quốc của Mông Cổ, quốc gia

không giáp biển, làm tê liệt tạm thời nền kinh tế Mông Cổ.

Bắc Kinh tìm kiếm sự công nhận toàn cầu cho các nỗ lực môi trường của mình và tuyên bố thúc đẩy

“phát triển xanh”. Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới với

biên độ rộng trong hơn một thập kỷ qua. Bắc Kinh đã đưa ra các cam kết về giảm phát thải có tính

mập mờ và không thể thực thi được, cho phép lượng phát thải của Trung Quốc tiếp tục tăng cho đến

“khoảng năm 2030”. Lượng phát thải ngày càng tăng theo kế hoạch của Trung Quốc sẽ vượt xa mức

giảm phát thải của toàn bộ phần còn lại của thế giới cộng lại. Các công ty Trung Quốc cũng xuất

khẩu hàng trăm nhà máy nhiệt điện chạy bằng than sang các nước đang phát triển. Trung Quốc cũng

là nguồn xả rác thải nhựa gây ô nhiễm biển lớn nhất thế giới, mỗi năm thải ra hơn 3,5 triệu tấn vào

đại dương. Trung Quốc đứng đầu thế giới về đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được

kiểm soát tại vùng biển của các quốc gia ven biển trên khắp thế giới, đe dọa nền kinh tế các nước này

và gây hại cho môi trường biển. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không sẵn sàng kiềm chế các hành vi

gây hại toàn cầu, điều này không phù hợp với những lời hứa hẹn hùng hồn của họ về gìn giữ môi

trường.

2. Thách thức đối với các giá trị của Hoa Kỳ

ĐCSTQ thúc đẩy trên toàn cầu một đề xuất giá trị gây thách thức với niềm tin nền tảng của người

Mỹ về quyền không thể tước đoạt của mỗi người đối với tính mạng, tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Với thế hệ lãnh đạo hiện nay, ĐCSTQ đã đẩy nhanh các nỗ lực để thể hiện rằng hệ thống quản trị

của mình vận hành tốt hơn so với hệ thống quản trị của “các nước phát triển phương Tây”, theo như

cách gọi của họ. Bắc Kinh thể hiện rõ rằng họ thấy mình tham gia vào một cuộc cạnh tranh ý thức

hệ với phương Tây. Vào năm 2013, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kêu gọi ĐCSTQ chuẩn bị cho

một “thời kỳ hợp tác và xung đột lâu dài” giữa hai hệ thống cạnh tranh và tuyên bố rằng “chủ nghĩa

tư bản nhất định sẽ diệt vong và chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ chiến thắng”.

Page 5: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

5

ĐCSTQ đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành một “nhà lãnh đạo toàn cầu xét về sức mạnh quốc

gia và ảnh hưởng quốc tế toàn diện”, như Tổng bí thư Tập đã phát biểu vào năm 2017, bằng cách

củng cố những gì mà họ gọi là “hệ thống chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Hệ thống này bắt

nguồn từ sự giải thích của Bắc Kinh về tư tưởng Mác-Lênin và kết hợp một chế độ độc tài dân tộc,

độc đảng; một nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo; triển khai khoa học công nghệ phục vụ nhà nước;

và các quyền cá nhân được xếp xuống hàng thứ yếu để phục vụ cho các mục tiêu của ĐCSTQ. Điều

này đi ngược lại các nguyên tắc được chia sẻ bởi Hoa Kỳ và nhiều quốc gia cùng quan điểm do

chính phủ đại diện, có doanh nghiệp tự do, phẩm giá và giá trị vốn có của mỗi cá nhân.

Trên bình diện quốc tế, ĐCSTQ thúc đẩy tầm nhìn của Tổng bí thư Tập Cận Bình về quản trị toàn

cầu dưới ngọn cờ “xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại”. Tuy nhiên, các nỗ lực

của Bắc Kinh nhằm đạt được sự tuân thủ về ý thức hệ ở trong nước, lại phô ra một bức tranh lộn xộn

về một “cộng đồng” do ĐCSTQ lãnh đạo trong thực tế: (1) một chiến dịch chống tham nhũng đã

thanh trừng phe đối lập chính trị; (2) các vụ truy tố bất công đối với các blogger, nhà hoạt động và

luật sư; (3) các vụ bắt giữ được xác định bằng thuật toán đối với các dân tộc và tôn giáo thiểu số; (4)

kiểm soát chặt chẽ và kiểm duyệt thông tin, truyền thông, trường đại học, doanh nghiệp và các tổ

chức phi chính phủ; (5) giám sát và chấm điểm tín dụng xã hội đối với công dân, các công ty và tổ

chức; và (6) giam giữ tùy tiện, tra tấn và lạm dụng những người được coi là bất đồng chính kiến.

Trong một ví dụ rõ ràng về sự tuân thủ trong nước, các quan chức địa phương đã công khai một sự

kiện đốt sách tại một thư viện cộng đồng để chứng minh sự tuân thủ về ý thức hệ của họ với “Tư

tưởng Tập Cận Bình”.

Một hệ lụy tai hại của cách tiếp cận về quản trị như vậy là chính sách của Bắc Kinh tại Tân Cương,

kể từ năm 2017, chính quyền đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của

các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số khác trong các trại truyền giáo, nơi nhiều người phải chịu đựng

lao động cưỡng bức, truyền dạy về tư tưởng và lạm dụng thể chất và tâm lý. Bên ngoài các trại này,

chính quyền đã thành lập một nhà nước cảnh sát sử dụng các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo

và sinh trắc gen để giám sát các hoạt động của người dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo sự trung thành

với ĐCSTQ. Một cuộc đàn áp tôn giáo rộng rãi – đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo, Phật giáo Tây

Tạng, Hồi giáo và thành viên Pháp Luân Công – được tiến hành, bao gồm việc phá hủy và xúc phạm

nơi thờ tự, bắt giữ các tín đồ hòa bình, buộc từ bỏ đức tin và cấm nuôi dạy trẻ em theo truyền thống

đức tin.

Chiến dịch của ĐCSTQ nhằm bắt buộc tuân thủ về ý thức hệ không dừng lại ở biên giới Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia có chủ

quyền nhằm giành được sự đồng thuận cho các chính sách của mình. Chính quyền Trung Quốc đã cố

gắng mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các diễn đàn thảo luận và ứng xử trên khắp thế giới,

với các ví dụ gần đây liên quan đến các công ty và đội tuyển thể thao ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh

và các chính trị gia ở Úc và châu Âu. Các chủ thể Trung Quốc đang xuất khẩu các công cụ của mô

hình độc tài công nghệ của ĐCSTQ sang các nước trên thế giới, cho phép các nhà nước độc tài kiểm

soát công dân của họ và giám sát phe đối lập, đào tạo các đối tác nước ngoài về kỹ thuật tuyên truyền

và kiểm duyệt, và sử dụng thu thập dữ liệu hàng loạt để định hình dư luận.

Đảng-nhà nước Trung Quốc kiểm soát bộ công cụ tuyên truyền có nguồn lực lớn nhất thế giới. Bắc

Kinh truyền đạt các luận điệu của mình thông qua các đài truyền hình, báo in, đài phát thanh của nhà

nước và các tổ chức trực tuyến đang có sự hiện diện ngày càng đông đảo ở Hoa Kỳ và trên toàn thế

giới. ĐCSTQ thường che giấu các khoản đầu tư của mình vào các tổ chức truyền thông nước ngoài.

Page 6: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

6

Năm 2015, theo thông tin được tiết lộ, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc kiểm soát 33 đài phát

thanh ở 14 quốc gia thông qua các tổ chức vỏ bọc và trợ cấp cho nhiều đơn vị trung gian thông qua

việc cung cấp các nội dung miễn phí, ủng hộ Bắc Kinh.

Ngoài truyền thông, ĐCSTQ sử dụng một loạt các nhân tố để thúc đẩy lợi ích của mình ở Hoa Kỳ và

các nền dân chủ mở khác. Các tổ chức của Mặt trận Thống nhất ĐCSTQ và các đại diện của họ nhắm

vào các doanh nghiệp, trường đại học, giới nghiên cứu, các học giả, nhà báo và các quan chức địa

phương, tiểu bang và Liên bang ở Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, cố gắng gây ảnh hưởng đến các diễn

đàn và hạn chế ảnh hưởng của bên ngoài ở nội địa Trung Quốc.

Bắc Kinh thường xuyên cố ép buộc hoặc thuyết phục các công dân Trung Quốc và những người khác

thực hiện một loạt các hành vi cố ý đe dọa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Hoa Kỳ, làm suy

yếu tự do học thuật và sự liêm chính của doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển Hoa Kỳ. Những hành

vi này bao gồm chiếm đoạt công nghệ và tài sản trí tuệ, không tiết lộ một cách thích hợp mối quan

hệ với các thực thể được chính phủ nước ngoài tài trợ, vi phạm hợp đồng và thỏa thuận bảo mật, thao

túng các quy trình phân bổ tài trợ nghiên cứu và phát triển một cách công bằng dựa trên năng lực.

Bắc Kinh cũng cố gắng buộc các công dân Trung Quốc phản ánh và đe dọa các sinh viên Trung

Quốc, phản đối các sự kiện đi ngược lại luận điệu chính trị của Bắc Kinh, và mặt khác hạn chế quyền

tự do học thuật, vốn là đặc trưng và sức mạnh của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

Các cơ quan truyền thông, nhà báo, học giả và nhà ngoại giao của Trung Quốc được tự do hoạt động

tại Hoa Kỳ, nhưng Bắc Kinh từ chối dành quyền tự do tương ứng cho các tổ chức và quan chức đối

tác của Mỹ. Chính phủ Trung Quốc thường xuyên không cho các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả

Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, ra vào các Trung tâm Văn hóa Hoa Kỳ do Bộ Ngoại giao tài trợ,

được tổ chức tại các trường đại học Trung Quốc để chia sẻ văn hóa Mỹ với người dân Trung Quốc.

Các phóng viên nước ngoài làm việc tại Trung Quốc thường phải đối mặt với sự sách nhiễu và hăm

dọa.

3. Các thách thức an ninh

Khi Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, ĐCSTQ sẵn sàng và có đủ khả năng sử dụng thủ đoạn hăm

dọa và ép buộc trong nỗ lực loại bỏ các mối đe dọa đối với lợi ích của mình và thúc đẩy các mục

tiêu chiến lược trên toàn cầu. Các hành động của Bắc Kinh đối lập với chính tuyên bố của các nhà

lãnh đạo Trung Quốc rằng họ phản đối việc đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp

vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, hoặc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại

hòa bình. Bắc Kinh tự mâu thuẫn với những lời hoa mỹ của họ và coi thường các cam kết với các

nước láng giềng bằng cách can dự vào các hoạt động quân sự và bán quân sự mang tính khiêu khích

và cưỡng ép ở Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông, Eo biển Đài Loan và khu vực biên giới

Trung-Ấn.

Vào tháng 5 năm 2019, Bộ Quốc phòng đã phát hành báo cáo thường niên cho Quốc hội với tiêu đề

Phát triển Quân sự và An ninh Liên quan đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đánh giá các quỹ đạo

hiện tại và tương lai của sự phát triển kỹ thuật quân sự, chiến lược an ninh và quân sự của Trung

Quốc và các khái niệm về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quân đội giải phóng nhân dân. Vào

tháng 7 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công khai thừa nhận rằng sáng kiến

Một vành đai, Một con đường có liên quan đến việc mở rộng sự hiện diện của Quân đội giải phóng

nhân dân ở nước ngoài đầy thamn vọng của Trung Quốc, bao gồm các địa điểm như Quần đảo Thái

Bình Dương và Caribê.

Page 7: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

7

Sự lớn mạnh của quân đội Bắc Kinh đe dọa các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và các đồng

minh và đặt ra những thách thức phức tạp cho chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu. Chiến lược

dung hợp quân-dân sự của Bắc Kinh cho phép Quân đội giải phóng nhân dân tiếp cận không giới hạn

với các thực thể dân sự đang phát triển và nắm giữ các công nghệ tiên tiến, bao gồm các công ty nhà

nước và tư nhân, các trường đại học và các chương trình nghiên cứu. Thông qua các mối liên kết

không minh bạch của dung hợp quân -dân sự, Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài khác đang vô tình

cung cấp các công nghệ sử dụng kép vào các chương trình nghiên cứu và phát triển quân sự của

Trung Quốc, tăng cường khả năng cưỡng chế của ĐCSTQ để đàn áp phe đối lập trong nước và đe

dọa các nước ngoài, trong đó có các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc cố gắng thống trị ngành công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu thông qua

các tập tục không công bằng được phản ánh trong các quy định mang tính phân biệt đối xử như Luật

An ninh mạng quốc gia của Trung Quốc, yêu cầu các công ty tuân thủ các biện pháp nội địa hóa dữ

liệu của Trung Quốc, cho phép ĐCSTQ truy cập dữ liệu nước ngoài. Các luật khác buộc các công

ty như Huawei và ZTE hợp tác với các cơ quan an ninh của Trung Quốc, ngay cả khi họ kinh doanh

ở nước ngoài, tạo ra lỗ hổng bảo mật cho nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng các nhà cung

cấp thiết bị và dịch vụ của Trung Quốc.

Bắc Kinh từ chối tôn trọng cam kết cung cấp các giấy tờ đi lại cho công dân Trung Quốc bị áp dụng

lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ một cách kịp thời và nhất quán, ngăn chặn hiệu quả việc họ rời khỏi

Hoa Kỳ và tạo ra rủi ro an ninh cho các cộng đồng người Mỹ. Ngoài ra, các hành vi vi phạm của

Trung Quốc đối với Hiệp ước lãnh sự song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến công dân

Hoa Kỳ gặp nguy hiểm ở Trung Quốc, với nhiều người Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh

cấm xuất cảnh và giam giữ trái pháp luật của chính phủ Trung Quốc.

Cách tiếp cận

Chiến lược an ninh quốc gia đòi hỏi “Hoa Kỳ phải suy nghĩ lại về các chính sách trong hai thập kỷ

qua - các chính sách dựa trên giả định rằng việc kết nối với các đối thủ và việc họ tham gia các tổ

chức quốc tế và thương mại toàn cầu sẽ khiến họ trở thành các chủ thể vô hại và các đối tác đáng

tin cậy. Về cơ bản, giả định này hóa ra là sai. Các đối thủ sử dụng thủ đoạn tuyên truyền và các

phương tiện khác để cố gắng gây mất uy tín dân chủ. Họ cổ súy quan điểm chống phương Tây và

truyền bá thông tin sai lệch để tạo ra sự chia rẽ giữa Hoa Kỳ, các đồng minh và các đối tác của Hoa

Kỳ”.

Được định hướng bởi sự trở lại với chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc, Hoa Kỳ đang đối phó với

thách thức trực tiếp của ĐCSTQ bằng cách thừa nhận rằng Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc cạnh

tranh chiến lược và bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ một cách thích hợp. Các nguyên tắc của cách tiếp

cận Hoa Kỳ đối với Trung Quốc được nêu rõ trong cả Chiến lược an ninh quốc gia và tầm nhìn của

Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương - chủ quyền, tự do, cởi mở, pháp quyền, công

bằng và có đi có lại. Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc không định hình chiến lược Ấn Độ-Thái Bình

Dương của Hoa Kỳ, mà nằm trong chiến lược đó và trong tổng thể Chiến lược an ninh quốc gia.

Cũng tương tự như vậy, tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự

do và cởi mở không loại trừ Trung Quốc.

Page 8: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

8

Hoa Kỳ áp dụng đối với chính phủ Trung Quốc các tiêu chuẩn và nguyên tắc áp dụng chung cho tất

cả các quốc gia. Hoa Kỳ tin rằng đây là cách đối xử mà người dân Trung Quốc mong muốn và xứng

đáng được hưởng từ chính phủ của họ và cộng đồng quốc tế. Với những lựa chọn chiến lược mà

lãnh đạo Trung Quốc đang đưa ra, Hoa Kỳ giờ đây nhận thức được và chấp nhận rằng mối quan hệ

với Trung Quốc vì ĐCSTQ luôn đóng khung trong nội bộ: một cuộc cạnh tranh siêu quyền lực.

Các chính sách của Hoa Kỳ không dựa trên nỗ lực thay đổi mô hình quản trị trong nước của Trung

Quốc, cũng như không nhượng bộ cho những luận điệu của ĐCSTQ về chủ nghĩa ngoại lệ và nạn

nhân. Thay vào đó, các chính sách của Hoa Kỳ được thiết kế để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và trao

quyền cho các tổ chức của Hoa Kỳ chống lại hành vi có ý đồ xấu của ĐCSTQ và thiệt hại phát sinh

từ các vấn đề quản trị nội bộ của Trung Quốc. Liệu cuối cùng Trung Quốc có tuân thủ các nguyên

tắc của trật tự tự do và cởi mở hay không chỉ có thể được quyết định bởi chính người dân Trung

Quốc. Hoa Kỳ nhận ra rằng chính Bắc Kinh, chứ không phải Washington, có quyền kiểm soát và

chịu trách nhiệm về các hành động của chính phủ Trung Quốc.

Hoa Kỳ bác bỏ các nỗ lực của ĐCSTQ về đánh đồng một cách sai lầm giữa pháp quyền và pháp trị;

giữa chống khủng bố và trấn áp; giữa chế độ quản trị mang tính đại diện và chế độ chuyên chế; và

giữa cạnh tranh dựa trên thị trường và chủ nghĩa trọng thương do nhà nước chỉ đạo. Hoa Kỳ sẽ tiếp

tục thách thức các lập luận tuyên truyền của Bắc Kinh và những luận điệu sai lệch xuyên tạc sự thật

và cố gắng hạ thấp các giá trị và lý tưởng của Mỹ.

Tương tự như vậy, Hoa Kỳ không và sẽ không chấp nhận các hành động của Bắc Kinh làm suy yếu

trật tự quốc tế tự do, cởi mở và dựa trên các quy tắc. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bác bỏ luận điệu của ĐCSTQ

rằng Hoa Kỳ đang rút khỏi chiến lược hoặc sẽ trốn tránh các cam kết an ninh quốc tế của mình. Hoa

Kỳ sẽ hợp tác với mạng lưới đồng minh và các đối tác có cùng quan điểm mạnh mẽ của Hoa Kỳ để

chống lại các cuộc tấn công vào các quy tắc và giá trị chung của Hoa Kỳ, trong các thể chế quản trị

của chính Hoa Kỳ, trên khắp thế giới và trong các tổ chức quốc tế.

Những đóng góp hào phóng của người dân Mỹ cho sự phát triển của Trung Quốc là một vấn đề của

lịch sử - cũng giống như những thành tựu nổi bật của người dân Trung Quốc trong thời kỳ Cải cách

và Mở cửa là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các đường diễn biến xu hướng tiêu cực của các chính

sách và tập tục của Bắc Kinh đe dọa di sản của người dân Trung Quốc và vị thế tương lai của họ

trên thế giới.

Bắc Kinh đã nhiều lần thể hiện rằng họ không thỏa hiệp để đáp lại thiện chí của Mỹ và hành động

của họ không bị hạn chế bởi các cam kết trước đó về tôn trọng lợi ích của Hoa Kỳ. Do đó, Hoa Kỳ

phản ứng lại các hành động của Trung Quốc chứ không phải đáp trả lại các cam kết đã nêu. Hơn

nữa, Hoa Kỳ không phục vụ các yêu cầu của Bắc Kinh về việc tạo ra một “bầu không khí” phù hợp

hoặc “các điều kiện” để đối thoại.

Tương tự như vậy, Hoa Kỳ thấy không có giá trị trong việc kết nối chỉ mang tính chất tượng trưng

và trang trí với Bắc Kinh; thay vào đó Hoa Kỳ yêu cầu phải có những kết quả thực chất và mang tính

xây dựng. Hoa Kỳ ghi nhận và phản hồi cụ thể đối với phương pháp tiếp cận giao dịch của Bắc Kinh

với các ưu đãi và chi phí kịp thời hoặc các mối đe dọa đáng tin cậy. Khi ngoại giao thầm lặng trở nên

vô ích, Hoa Kỳ sẽ tăng áp lực công lên chính phủ Trung Quốc và sẽ có hành động bảo vệ lợi ích của

Hoa Kỳ bằng cách tận dụng chi phí tỷ lệ khi cần thiết.

Chính phủ Trung Quốc đã không đạt được các cam kết trong nhiều lĩnh vực bao gồm: thương mại và

Page 9: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

9

đầu tư; tự do biểu đạt và tín ngưỡng; can thiệp chính trị; tự do hàng hải và hàng không; gián điệp

mạng và các loại gián điệp và trộm cắp khác; phổ biến vũ khí; bảo vệ môi trường; sức khỏe toàn cầu.

Các thỏa thuận với Bắc Kinh phải bao gồm các cơ chế xác minh và thực thi nghiêm ngặt.

Hoa Kỳ nói chuyện thẳng thắn với người dân Trung Quốc và mong đợi sự trung thực từ các nhà

lãnh đạo Trung Quốc. Trong các vấn đề ngoại giao, Hoa Kỳ phản ứng thích hợp với các nguy cơ

không thành thật hoặc không rõ ràng của ĐCSTQ, và đứng lên cùng với các đồng minh và đối tác

của Hoa Kỳ để chống lại sự ép buộc. Thông qua sự kết nối liên tục và thẳng thắn của mình, Hoa Kỳ

hoan nghênh sự hợp tác của Trung Quốc để mở rộng và hướng tới các mục tiêu chung theo cách có

lợi cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới. Cách tiếp cận của Hoa Kỳ không loại trừ

Trung Quốc. Hoa Kỳ sẵn sàng hoan nghênh những đóng góp tích cực của Trung Quốc.

Theo các nguyên lý trên của cách tiếp cận của Hoa Kỳ, cạnh tranh nhất thiết phải bao gồm sự kết nối

với Trung Quốc, nhưng sự kết nối của Hoa Kỳ mang tính chọn lọc và hướng đến kết quả, phù hợp

với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ kết nối với Trung Quốc để đàm phán và thực thi các cam

kết để đảm bảo sự công bằng và có đi có lại; làm rõ ý định của Bắc Kinh để tránh hiểu lầm; và giải

quyết tranh chấp để ngăn chặn chúng leo thang. Hoa Kỳ cam kết duy trì các kênh liên lạc mở với

Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro và quản lý khủng hoảng. Hoa Kỳ hy vọng Trung Quốc cũng sẽ giữ

cho các kênh này mở và phản hồi nhanh chóng..

Thực thi

Căn cứChiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống, các chính sách chính trị, kinh tế và an ninh

được nêu trong báo cáo này nhằm bảo vệ người dân và đất nước Mỹ, thúc đẩy sự thịnh vượng của

Mỹ, giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh và thúc đẩy tầm nhìn tự do và cởi mở ở nước ngoài. Trong

3 năm đầu tiên của Chính quyền, Hoa Kỳ đã thực hiện các bước quan trọng trong việc thực hiện

chiến lược này khi áp dụng cho Trung Quốc.

1. Bảo vệ người dân Mỹ, đất nước Mỹ, và lối sống Mỹ

Văn phòng Sáng kiến Trung Quốc và Cục Điều tra Liên bang thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang tập

trung các nguồn lực để xác định và truy tố các vụ trộm cắp bí mật kinh doanh, xâm nhập mạng và

gián điệp kinh tế; và tăng cường nỗ lực để bảo vệ chống lại đầu tư nước ngoài có ý đồ xấu vào cơ

sở hạ tầng của Hoa Kỳ, các mối đe dọa chuỗi cung ứng và các đại diện nước ngoài đang tìm cách

gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ. Ví dụ, Bộ Tư pháp thông báo cho công ty truyền thông nhà

nước của Trung Quốc CGTN-America về nghĩa vụ đăng ký làm đại diện nước ngoài theo quy định

của Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài (FARA), buộc người đăng ký tiết lộ các hoạt động của

họ cho chính quyền Liên bang và dán nhãn thích hợp cho các tài liệu thông tin mà họ phát tán.

CGTN-America sau đó đã đăng ký theo quy định của FARA.

Chính quyền cũng đang đáp trả luận điệu tuyên truyền của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ bằng cách nêu bật

hành vi có ý đồ xấu, chống lại các luận điệu sai lệch và yêu cầu phải minh bạch. Các quan chức Hoa

Kỳ, trong đó có các quan chức Nhà Trắng và các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Tư pháp, đang dẫn

dắt các nỗ lực giáo dục công chúng Mỹ về việc chính phủ Trung Quốc lợi dụng xã hội tự do và cởi

mở của Hoa Kỳ để thúc đẩy một chương trình nghị sự của ĐCSTQ gây hại cho các lợi ích và giá trị

của Hoa Kỳ. Trong nỗ lực để đạt được sự có đi có lại về quyền tiếp cập, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã

Page 10: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

10

thực hiện chính sách yêu cầu các nhà ngoại giao Trung Quốc thông báo cho Chính phủ Hoa Kỳ trước

khi gặp các quan chức chính phủ tiểu bang và địa phương và các tổ chức học thuật.

Chính quyền đang nâng cao nhận thức và tích cực đấu tranh với thủ đoạn cưỡng ép của Bắc Kinh đối

với công dân Trung Quốc và những người khác trong các tổ chức học thuật của Hoa Kỳ, ngoài các

nỗ lực hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng mang tính truyền thống. Hoa Kỳ đang hợp tác với các

trường đại học để bảo vệ quyền của sinh viên Trung Quốc trong các cơ sở của Mỹ, cung cấp thông

tin để chống lại các luận điệu tuyên truyền và thông tin sai lệch của ĐCSTQ, và đảm bảo sự hiểu biết

về các quy tắc đạo đức trong môi trường học thuật của Mỹ.

Sinh viên Trung Quốc ngày nay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các sinh viên nước ngoài tại Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đánh giá cao sự đóng góp của các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc. Tính đến năm

2019, số lượng sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất mọi thời

đại, trong khi số lượng đơn xin thị thực du học bị từ chối đối với người nộp đơn Trung Quốc đã liên

tục giảm. Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc của tranh luận học thuật cởi mở và hoan nghênh

các sinh viên và nhà nghiên cứu quốc tế tiến hành các hoạt động học thuật hợp pháp; Hoa Kỳ đang

cải thiện các quy trình để sàng lọc một số ít những người nộp đơn Trung Quốc cố gắng vào Hoa Kỳ

bằng cách thức gian dối hoặc với mục đích xấu.

Trong cộng đồng nghiên cứu của Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang như Viện Y tế Quốc gia và Bộ

Năng lượng đã cập nhật hoặc làm rõ các quy định và quy trình để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn

về ứng xử và báo cáo, nhằm cải thiện tính minh bạch và ngăn ngừa xung đột lợi ích. Ủy ban hỗn

hợp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia về Môi trường Nghiên cứu đang xây dựng các

tiêu chuẩn đối với công trình nghiên cứu do Liên bang tài trợ và các thực tiễn tốt nhất cho các tổ

chức nghiên cứu của Hoa Kỳ. Bộ Quốc phòng đang nỗ lực đảm bảo những người được tài trợ nghiên

cứu không ký kết hợp đồng với các chương trình tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc, đồng thời

vẫn tiếp tục chào đón các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Để ngăn các chủ thể nước ngoài có ý đồ xấu truy cập vào các mạng thông tin của Hoa Kỳ, Tổng

thống đã ban hành “Sắc lệnh hành pháp về bảo mật công nghệ thông tin và truyền thông và chuỗi

cung ứng dịch vụ” và “Sắc lệnh hành pháp về thành lập Ủy ban đánh giá sự tham gia của chủ thể

nước ngoài vào ngành dịch vụ viễn thông Hoa Kỳ”. Việc thực hiện các Sắc lệnh hành pháp này sẽ

ngăn chặn một số công ty nhất định có liên quan tới hoặc chịu trách nhiệm báo cáo với bộ máy tình

báo và an ninh của các đối thủ nước ngoài truy cập thông tin riêng tư và nhạy cảm của Chính phủ

Hoa Kỳ, khu vực tư nhân Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ. Để đảm bảo bảo vệ thông tin của Hoa Kỳ

trên toàn thế giới, trong đó có dữ liệu quân sự và tình báo nhạy cảm, Hoa Kỳ đang tích cực kết nối

với các đồng minh và đối tác của mình, kể cả trong các diễn đàn đa phương, để thúc đẩy một bộ tiêu

chuẩn chung cho các nền tảng truyền thông an toàn, bền vững và đáng tin cậy làm nền tảng cho nền

kinh tế thông tin toàn cầu. Để buộc Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực về hành vi có trách nhiệm của

nhà nước, Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh và các đối tác có cùng quan điểm để quy kết và

ngăn chặn các hoạt động mạng độc hại.

Chính quyền đang thực thi Đạo luật hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài để cập nhật và

tăng cường năng lực của Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) nhằm giải quyết các mối lo

ngại an ninh quốc gia về việc nước ngoài lợi dụng các cấu trúc đầu tư, vốn trước đây nằm ngoài thẩm

quyền của CFIUS. Điều này bao gồm việc ngăn chặn các công ty Trung Quốc lợi dụng việc tiếp cận

với các thành tựu đổi mới sáng tạo của Hoa Kỳ thông qua các khoản đầu tư thiểu số nhằm hiện đại

hóa quân đội Trung Quốc. Hoa Kỳ đã cập nhật các quy định kiểm soát xuất khẩu, có cân nhắc chiến

Page 11: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

11

lược dung hợp quân -dân sự toàn xã hội của Bắc Kinh và nỗ lực của chính quyền này để tiếp thu các

công nghệ tiên tiến liên quan đến siêu âm, điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,

các công nghệ mới nổi và công nghệ nền tảng khác. Hoa Kỳ cũng đang thuê các đồng minh và đối

tác xây dựng các cơ chế sàng lọc đầu tư nước ngoài của riêng họ, đồng thời cập nhật và thực hiện

kiểm soát xuất khẩu thông qua các chế độ đa phương và các diễn đàn khác.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang có những hành động cụ thể để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ khỏi các

sản phẩm giả và không đạt chuẩn. Từ năm 2017 đến 2018, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã thu giữ

hơn 59.000 lô hàng giả được sản xuất tại Trung Quốc, trị giá hơn 2,1 tỷ đô la. Con số này bằng năm

lần tổng số lô hàng và giá trị hàng giả bị thu giữ của tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Ngoài hàng may mặc, giày dép, túi xách và đồng hồ giả, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới

Hoa Kỳ đã chặn ba lô hàng chứa 53.000 linh kiện súng và thiết bị điện tử bất hợp pháp của Trung

Quốc có thể làm tổn hại đến an ninh và quyền riêng tư của các doanh nghiệp và người tiêu dùng

Mỹ. Các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ cũng đang nhằm vào dược phẩm và mỹ phẩm giả có

nguồn gốc từ Trung Quốc, được phát hiện có chứa chất gây ô nhiễm ở mức cao, bao gồm cả vi

khuẩn và chất thải động vật gây nguy hiểm cho người tiêu dùng Mỹ.

Hoa Kỳ đang phối hợp với các nhà chức trách Trung Quốc để ngăn chặn đường dây tuồn fentanyl

Trung Quốc bất hợp pháp từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Vào tháng 12 năm 2018, Tổng thống đã có

được một cam kết từ người đồng cấp Trung Quốc trong việc kiểm soát tất cả các dạng fentanyl ở

Trung Quốc. Với chế độ quản lý của Trung Quốc được áp dụng kể từ tháng 5 năm 2019, các cơ

quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp để

đặt ra các điều kiện cho các hành động thực thi sẽ ngăn chặn các nhà sản xuất và buôn bán ma túy

Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đang làm việc với các cơ quan bưu chính của Trung Quốc để cải thiện

việc theo dõi các bưu kiện nhỏ phục vụ cho các mục đích thực thi pháp luật.

2. Thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ

Để đối phó với các tập tục thương mại và chính sách công nghiệp không công bằng và mang tính

lạm dụng của Trung Quốc, Chính quyền đang có những hành động mạnh mẽ để bảo vệ các doanh

nghiệp, công nhân và nông dân Mỹ, và chấm dứt các tập tục của Bắc Kinh đã góp phần làm suy

thoái cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cam kết tái cân bằng mối quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Trung

Quốc. Cách tiếp cận của toàn thể chính phủ của Hoa Kỳ hỗ trợ thương mại công bằng và thúc đẩy

năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ, thúc đẩy xuất khẩu của Hoa Kỳ và phá vỡ các rào cản bất công

đối với thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ. Với thất bại từ năm 2003 trong việc thuyết phục Bắc

Kinh tuân thủ các cam kết kinh tế của mình thông qua các cuộc đối thoại cấp cao, thường xuyên,

Hoa Kỳ đang phải đối mặt với việc chuyển giao công nghệ và các tập tục sở hữu trí tuệ cưỡng bức,

làm méo mó thị trường của Trung Quốc bằng cách áp dụng chi phí dưới hình thức thuế quan đối

với hàng hóa Trung Quốc sắp tới vào Hoa Kỳ. Những mức thuế quan này sẽ được duy trì cho đến

khi một thỏa thuận thương mại Giai đoạn Hai công bằng được Hoa Kỳ và Trung Quốc thống nhất.

Đáp trả lại việc Bắc Kinh không giảm hoặc xóa bỏ các khoản trợ cấp và sản xuất dư thừa làm méo

mó thị trường, Hoa Kỳ áp đặt thuế quan để bảo vệ các ngành công nghiệp thép và nhôm có tính

quan trọng chiến lược của Hoa Kỳ. Đối với những thực tiễn thương mại không công bằng của Trung

Quốc thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp tại WTO, Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi và thắng nhiều vụ

kiện. Cuối cùng, để chống lại việc bán phá giá và trợ cấp của Trung Quốc trong một loạt các ngành

công nghiệp, Bộ Thương mại đang áp dụng các luật chống bán phá giá và phòng vệ thương mại của

Page 12: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

12

Hoa Kỳ nhiều hơn so với các chính quyền trước đây.

Tháng 1 năm 2020, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký Giai đoạn Một của thỏa thuận kinh tế và thương

mại, thỏa thuận này đòi hỏi phải cải cách cơ cấu kinh tế và những thay đổi khác đối với chế độ kinh

tế và thương mại của Trung Quốc, giải quyết một số quan ngại đã tồn tại từ lâu nay của Hoa Kỳ.

Thỏa thuận cấm Trung Quốc bắt buộc hoặc gây sức ép khiến các công ty nước ngoài phải chuyển

giao công nghệ như là một điều kiện để được kinh doanh tại Trung Quốc; tăng cường bảo hộ và thực

thi quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực chủ chốt; tạo các cơ hội thị trường

mới ở Trung Quốc cho các dịch vụ tài chính và nông nghiệp của Hoa Kỳ bằng cách khắc phục các

rào cản chính sách và các thực tiễn tiền tệ không công bằng đã tồn tại lâu dài. Thỏa thuận cũng thiết

lập một cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ, đảm bảo thực thi nhanh chóng, hiệu quả. Bằng cách

khắc phục các rào cản về cấu trúc đối với thương mại và đưa ra các cam kết hoàn toàn có thể thực

thi, thỏa thuận Giai đoạn Một sẽ mở rộng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Là một phần của

thỏa thuận này, Trung Quốc cam kết trong 2 năm tới sẽ tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa

Kỳ thêm không dưới 200 tỷ đô la trong bốn nhóm lớn: hàng hóa công nghiệp chế tạo, nông nghiệp,

năng lượng và dịch vụ. Thỏa thuận này đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới quan hệ thương mại

cân bằng hơn và sân chơi bình đẳng hơn cho người lao động và các công ty Mỹ.

Ở trong nước, Chính quyền đang thực hiện các biện pháp để củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ và thúc đẩy

các ngành kinh tế tương lai, như công nghệ 5G, thông qua cải cách thuế và một chương trình rất lớn

về cắt giảm sự điều tiết của nhà nước. “Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống về việc duy trì vị thế dẫn

đầu của Mỹ về trí tuệ nhân tạo”, là một ví dụ về sáng kiến của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy đầu

tư và hợp tác để đảm bảo Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và thiết lập các tiêu chuẩn cho

một ngành công nghiệp đang tăng trưởng.

Cùng với các quốc gia có cùng quan điểm khác, Hoa Kỳ thúc đẩy tầm nhìn kinh tế dựa trên các

nguyên tắc chủ quyền, thị trường tự do và phát triển bền vững. Bên cạnh Liên minh châu Âu và

Nhật Bản, Hoa Kỳ đang tham gia vào một quy trình ba bên mạnh mẽ để xây dựng kỷ luật cho các

doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp công nghiệp và chuyển giao công nghệ bắt buộc. Hoa Kỳ cũng sẽ

tiếp tục phối hợp với các đồng minh và đối tác của mình để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn công

nghiệp có tính chất phân biệt đối xử sẽ không trở thành tiêu chuẩn toàn cầu. Là thị trường tiêu dùng

có giá trị nhất thế giới, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất và là nơi khởi nguồn của đổi mới

công nghệ toàn cầu, Hoa Kỳ kết nối rộng rãi với các đồng minh và đối tác để đánh giá các thách

thức chung và phối hợp các hành động phản ứng hiệu quả nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng.

Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với các công ty Hoa Kỳ để xây dựng năng lực cạnh tranh trong và ngoài

nước, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các chương trình như Thịnh vượng Châu

Phi, America Crece ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, và Tăng cường phát triển và tăng trưởng thông

qua năng lượng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

3. Gìn giữ hòa bình bằng sức mạnh

Chiến lược quốc phòng 2018 ưu tiên cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc và nhấn mạnh hiện đại hóa

và quan hệ đối tác để chống lại những tiến bộ công nghệ của Quân đội giải phóng nhân dân, phát

triển lực lượng, tăng cường sự hiện diện quốc tế và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Theo mô

tả trong Đánh giá vị thế hạt nhân, Chính quyền đang ưu tiên hiện đại hóa bộ ba hạt nhân, trong đó

có phát triển các năng lực bổ sung được thiết kế để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ khí hủy diệt

hàng loạt hoặc tiến hành các cuộc tấn công chiến lược khác. Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục hối thúc

các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu các cuộc thảo luận về kiểm soát

Page 13: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

13

vũ khí và giảm thiểu rủi ro chiến lược với tư cách là một cường quốc hạt nhân có kho vũ khí hạt

nhân hiện đại và đang lớn mạnh, có các hệ thống phân phối tầm trung lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ tin

rằng việc cải thiện tính minh bạch của Bắc Kinh, ngăn chặn tính toán sai lầm và tránh việc xây dựng

vũ khí tốn kém là vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

Bộ Quốc phòng đang nhanh chóng triển khai các nền tảng siêu âm, tăng đầu tư vào các năng lực

không gian vũ trụ và không gian mạng và phát triển các vũ khí sát thương nhiều hơn dựa trên các

nền tảng bền vững, dễ thích ứng và hiệu quả về chi phí. Đồng thời, những năng lực này nhằm ngăn

chặn và chống lại tham vọng ngày càng lớn của Bắc Kinh và đường lối phát triển của Quân đội giải

phóng nhân dân hướng tới sự ngang bằng và vượt trội về công nghệ.

Là một phần của chương trình hoạt động tự do hàng hải trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đang đẩy lùi các

khẳng định bá quyền và các yêu sách quá mức của Bắc Kinh. Quân đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện

quyền điều hướng và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, kể cả ở Biển Đông.

Hoa Kỳ đang lên tiếng vì các đồng minh và đối tác trong khu vực, đồng thời cung cấp hỗ trợ an

ninh để giúp họ xây dựng năng lực chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc sử dụng các lực

lượng quân sự, bán quân sự và lực lượng thực thi pháp luật của mình để cưỡng ép và thắng thế trong

các tranh chấp. Năm 2018, quân đội Hoa Kỳ đã rút lại lời mời Quân đội giải phóng nhân dân Trung

Quốc tham gia cuộc tập trận hai năm một lần ở Vành đai Thái Bình Dương do việc triển khai hệ

thống tên lửa tiên tiến của Bắc Kinh lên các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông.

Các liên minh và quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn là nền tảng của Chiến lược quốc phòng quốc gia. Hoa

Kỳ đang xây dựng năng lực đối tác và tăng cường khả năng tương tác để phát triển sự hiện diện hoạt

động đáng tin cậy khi chiến đấu, tích hợp đầy đủ với các đồng minh và đối tác để ngăn chặn và khước

từ sự hiếu chiến của Trung Quốc. Chính sách Chuyển giao vũ khí thông thường của chính quyền

nhằm mục đích thúc đẩy doanh số bán vũ khí của Hoa Kỳ và đẩy nhanh việc chuyển đổi năng lực

quân sự của đối tác theo cách thức mang tính chiến lược và bổ sung. Vào tháng 6 năm 2019, Bộ Quốc

phòng đã công bố Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên, nêu rõ việc triển

khai Chiến lược quốc phòng quốc gia của Bộ Quốc phòng và chiến lược của toàn thể chính phủ của

Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ không chính thức mạnh mẽ với Đài Loan theo chính sách

“Một Trung Quốc”, dựa trên Đạo luật về Quan hệ Đài Loan và ba Thông cáo chung Hoa Kỳ-Trung

Quốc. Hoa Kỳ duy trì quan điểm rằng việc giải quyết mọi bất đồng giữa các eo biển phải bằng phương

thức hòa bình và phù hợp với mong muốn của người dân hai bên, mà không cần dùng đến cách thức

đe dọa hoặc ép buộc. Việc Bắc Kinh không tôn trọng các cam kết của mình theo các thông cáo chung,

thể hiện ở việc phát triển quân sự quy mô lớn của họ, buộc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ quân đội Đài Loan

trong việc duy trì khả năng tự vệ đáng tin cậy, ngăn chặn sự xâm lược, giúp đảm bảo hòa bình và ổn

định trong khu vực. Trong một bản ghi nhớ năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã nhấn mạnh

rằng “số lượng và chất lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan hoàn toàn dựa trên mối đe dọa từ Trung

Quốc”. Năm 2019, Hoa Kỳ đã phê duyệt hơn 10 tỷ đô la doanh số bán vũ khí cho Đài Loan.

Hoa Kỳ vẫn cam kết duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng, hướng đến kết quả với Trung Quốc.

Hoa Kỳ tiến hành liên lạc quốc phòng và trao đổi với Trung Quốc để truyền đạt ý định chiến lược;

phòng ngừa và quản lý khủng hoảng; giảm rủi ro tính toán sai lầm và hiểu lầm có thể leo thang thành

xung đột; và hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có lợi ích chung. Quân đội Hoa Kỳ hợp tác với

Quân đội giải phóng nhân dân để phát triển các cơ chế truyền thông khủng hoảng hiệu quả, bao gồm

các kênh phản ứng nhanh để giảm leo thang trong các kịch bản không dự liệu trước.

Page 14: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

14

4. Tăng cường ảnh hưởng của Mỹ

Trong bảy thập kỷ qua, trật tự quốc tế tự do và cởi mở đã tạo ra sự ổn định cho phép các quốc gia

độc lập, có chủ quyền phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa từng có. Là một

quốc gia rộng lớn, phát triển và là người thụ hưởng chính của trật tự này, Trung Quốc cần góp phần

đảm bảo tự do và cởi mở cho các quốc gia khác trên toàn cầu. Trong khi Bắc Kinh thúc đẩy hoặc

hỗ trợ cho chế độ độc đoán, tự kiểm duyệt, tham nhũng, kinh tế trọng thương và không khoan dung

về đa dạng sắc tộc và tôn giáo, thì Hoa Kỳ dẫn đầu các nỗ lực quốc tế chống lại các hoạt động có

hại này.

Năm 2018 và 2019, Ngoại trưởng đã tổ chức hai cuộc họp mặt đầu tiên cấp Bộ trưởng để tăng cường

tự do tôn giáo. Cùng với lời kêu gọi toàn cầu chưa từng có của Tổng thống để bảo vệ tự do tôn giáo

tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2019, những sự kiện này đã tập hợp các nhà lãnh

đạo toàn cầu để giải quyết tình trạng đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới. Trong cả hai cuộc họp cấp bộ

trưởng, Hoa Kỳ và các nước đối tác đã đưa ra các tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Trung Quốc tôn

trọng quyền của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ khác, các tín đồ Phật giáo

Tây Tạng, Thiên Chúa giáo và Pháp Luân Công, tất cả đều phải đối mặt với sự đàn áp ở Trung Quốc.

Vào tháng 2 năm 2020, Bộ Ngoại giao đã ra mắt Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế đầu tiên với 25

đối tác có cùng quan điểm để bảo vệ quyền của mọi người được thờ tự mà không phải sợ hãi. Tổng

thống đã gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến và những người sống sót ở Trung Quốc bên lề hội nghị

Bộ trưởng 2019, và tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông đã chia sẻ với các nạn nhân của đàn áp tôn

giáo từ Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng tiếp tục hỗ trợ các nhà bảo vệ nhân quyền và xã hội dân sự độc

lập hoạt động ở Trung Quốc hoặc về những vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Vào tháng 10 năm 2019 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ đã cùng các quốc gia có

cùng quan điểm lên án các hành vi vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn của Bắc Kinh và các chính

sách đàn áp khác ở Tân Cương đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Sự kiện thứ hai nối tiếp các hành

động của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn việc chọn xuất khẩu của Hoa Kỳ cho một số cơ quan

chính phủ và các công ty công nghệ giám sát của Trung Quốc đồng lõa với các vi phạm nhân quyền

ở Tân Cương và từ chối cấp thị thực Hoa Kỳ cho các quan chức Trung Quốc và các thành viên gia

đình của họ, những người chịu trách nhiệm về vi phạm các cam kết quốc tế về quyền con người của

Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu hành động để ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc được

sản xuất bằng sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì lập trường có nguyên tắc chống lại việc sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ

để hỗ trợ quân đội Trung Quốc và chủ nghĩa độc tài do công nghệ cho phép của họ, phối hợp cùng

với các đồng minh và đối tác đồng quan điểm. Để làm như vậy, Hoa Kỳ sẽ thực hiện các chính sách

theo kịp sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và theo kịp các nỗ lực của Trung Quốc trong việc kết

hợp giữa sử dụng dân sự và quân sự và buộc các công ty phải hỗ trợ các dịch vụ tình báo và an ninh

của Trung Quốc.

Những nỗ lực này thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các giá trị và chuẩn mực cơ bản là nền tảng

của hệ thống quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù Hoa Kỳ không muốn

can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nhưng Washington sẽ tiếp tục thẳng thắn khi Bắc

Kinh xa rời các cam kết quốc tế và cách ứng xử có trách nhiệm, đặc biệt là khi lợi ích của Hoa Kỳ bị

ảnh hưởng. Ví dụ, Hoa Kỳ có lợi ích đáng kể trong tương lai của Hồng Kông. Khoảng 85.000 công

dân Hoa Kỳ và hơn 1.300 doanh nghiệp Hoa Kỳ cư trú tại Hồng Kông. Tổng thống, Phó Tổng thống

Page 15: Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ ớ ộ · trường. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh đã đồng

15

và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng Tuyên bố chung Trung-Anh năm

1984 và bảo toàn sự tự trị, pháp quyền và tự do dân chủ ở mức cao của Hồng Kông, cho phép Hồng

Kông duy trì vị thế là trung tâm kinh doanh và tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ đang mở rộng vai trò là một quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy kinh

doanh tự do và quản trị dân chủ. Vào tháng 11 năm 2019, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã ra mắt “Mạng

lưới điểm xanh” để thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng cao được tài trợ minh bạch thông qua sự phát

triển của khu vực tư nhân trên toàn thế giới, sẽ làm tăng thêm gần 1 nghìn tỷ đô la đầu tư trực tiếp

của Hoa Kỳ vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đồng thời, Bộ Ngoại giao đã ban hành

một báo cáo tiến độ chi tiết về việc thực thi chiến lược chính phủ toàn diện của Hoa Kỳ cho khu vực

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở: Thúc đẩy

một tầm nhìn chung.

Kết luận

Cách tiếp cận của Chính quyền đối với Trung Quốc phản ánh sự đánh giá lại cơ bản về cách Hoa

Kỳ hiểu và ứng phó với các nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới và nền kinh tế quốc

gia lớn thứ hai thế giới. Hoa Kỳ nhìn nhận sự cạnh tranh chiến lược lâu dài giữa Hoa Kỳ và Trung

Quốc. Thông qua cách tiếp cận của toàn thể chính phủ và được định hướng bằng sự quay trở lại chủ

nghĩa hiện thực có nguyên tắc, như Chiến lược an ninh quốc gia đã nêu rõ, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ

tiếp tục bảo vệ các lợi ích của Mỹ và thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ. Đồng thời, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng

hoan nghênh sự tham gia và hợp tác mang tính xây dựng, hướng đến kết quả của Trung Quốc, trong

các lĩnh vực mà lợi ích của hai bên có điể tương đồng. Hoa Kỳ tiếp tục kết nối với các nhà lãnh đạo

Trung Quốc một cách tôn trọng nhưng rõ ràng, thách thức Bắc Kinh thực hiện các cam kết của

mình.