12
CHĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HU 1. MC TIÊU: - Hthng li kiến thc phn tích hp biến đỏi khí hu. - Rèn knăng thu thập dliu, biết được tác động ca biến đổi khí hậu trong đời sng, trong phát trin KT-XH địa phương. - Chú ý knăng: 1. Di chuyển trên đường bngặp nước. 2.Đi học gặp mưa giông, sấm sét. 3. sơ cứu người bsét đánh trúng. 2. NI DUNG: 2.1 An ninh lương thực trước ni lo ngp mn: Theo báo cáo tổng hợp của 13 tỉnh, thành ĐBSCL, toàn vùng đã có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang. Nguyên nhân do nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, các hộ dân thiếu dụng cụ trữ nước ngọt. Dự báo thời gian tiếp theo của mùa khô năm 2020 sẽ có khoảng 158.000 hộ thiếu nước sinh hoạt. Đối với vụ lúa đông xuân 2019 - 2020, ĐBSCL đã xuống giống 1.505.000 ha, đạt 95% kế hoạch. Trong số đó, diện tích cần tăng cường mạnh các giải pháp thủy lợi để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới trong trường hợp xâm nhập mặn kéo dài khoảng 332.000 ha. Ngoài ra, còn có khoảng 136.000 ha cây ăn trái có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn, bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng. 2.2 Tình trng xâm nhp mn Cần Thơ: Cách cửa biển gần 100 km, nhưng Cần Thơ vẫn bị nước mặn tràn tới, sớm hơn một tháng so với trận thi ên tai lịch sử bốn năm trước.

CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. MỤC TIÊU:

- Hệ thống lại kiến thức phần tích hợp biến đỏi khí hậu.

- Rèn kỹ năng thu thập dữ liệu, biết được tác động của biến đổi khí hậu trong đời sống, trong phát triển

KT-XH ở địa phương.

- Chú ý kỹ năng: 1. Di chuyển trên đường bị ngặp nước. 2.Đi học gặp mưa giông, sấm sét. 3. sơ cứu

người bị sét đánh trúng.

2. NỘI DUNG:

2.1 An ninh lương thực trước nổi lo ngặp mặn:

Theo báo cáo tổng hợp của 13 tỉnh, thành ĐBSCL, toàn vùng đã có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước

sinh hoạt, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang. Nguyên nhân

do nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, các hộ dân thiếu dụng cụ trữ nước ngọt. Dự báo thời

gian tiếp theo của mùa khô năm 2020 sẽ có khoảng 158.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Đối với vụ lúa đông xuân 2019 - 2020, ĐBSCL đã xuống giống 1.505.000 ha, đạt 95% kế hoạch. Trong

số đó, diện tích cần tăng cường mạnh các giải pháp thủy lợi để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới trong

trường hợp xâm nhập mặn kéo dài khoảng 332.000 ha. Ngoài ra, còn có khoảng 136.000 ha cây ăn trái có

khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn, bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng.

2.2 Tình trạng xâm nhập mặn ở Cần Thơ:

Cách cửa biển gần 100 km, nhưng Cần Thơ vẫn bị nước mặn tràn tới, sớm hơn một tháng so với trận thi

ên tai lịch sử bốn năm trước.

Page 2: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

Đài khí tượng thủy văn TP Cần Thơ đo độ mặn trên sông Hậu tại khu vực cảng Cái Cui (quận Cái Răng)

hôm 10/2 lên đến 3.500 mg/l (3,5 phần nghìn), trong khi bình thường dưới 250 mg/l. Nước mặn tràn vào

các kênh nội đồng ven sông Hậu ở quận Cái Răng.

Ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Phó Ban chỉ huy Phòng chống thiên

tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000 ha lúa đông xuân trên địa bàn đang thu hoạch rộ, dự

kiến dứt điểm đầu tháng 3. Ngoài ra, địa phương còn hơn 2.100 ha cây ăn trái và gần 2.000 ha rau màu.

"Đến nay chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra cho sản xuất nông nghiệp, nhưng dự báo tình

hình xâm nhập mặn trên sông Hậu trong vài ngày tới vẫn duy trì ở mức cao nên phải chủ động ứng phó",

ông Hè nói.

Hiện nước thô lấy vào tại nhà máy nước Hưng Phú ở quận Cái Răng với công suất 10.000 m3 ngày đêm

(cách cảng Cái Cui khoảng 10 km) độ mặn trên 100mg/l (hơn 0,1 phần nghìn), gấp hai lần so với bình

thường nhưng vẫn thấp hơn mức cho phép là 250 mg/l.

"Hai nhà máy khác trên sông Cần Thơ ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền (lần lượt cách Cái Cui

15-20 km), khả năng bị mặn xâm nhập vượt mức cho phép là rất thấp, nếu có cũng xảy ra vài tiếng trong

ngày", ông Đỉnh nói và cho biết lúc đó thì sử dụng nguồn nước dự phòng để xử lý, phục vụ người dân.

Theo ông Đỉnh, ba nhà máy trên đang cung cấp 75.000 m3 ngày đêm, nếu như bị mặn tấn công thì các

nhà máy ở thượng nguồn sông Hậu (cách Cái Cui 25-50 km) hoạt động tối đa bù vào.

Ngoài Cần Thơ, đến nay, 12 tỉnh thành khác ở miền Tây cũng bị nước biển xâm nhập, sớm hơn một

tháng so với đợt gây hậu quả nặng nề bốn năm trước. Hiện chỉ còn Đồng Tháp nằm ngoài "vòng vây"

nước mặn.

Nguyên nhân được các cơ quan chuyên môn xác định do đầu tháng 2, lượng nước sông Mekong về Đồng

bằng sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 40 cm và 20 cm so cùng kỳ năm 2016. Kết

hợp với triều cường rằm tháng Giêng và gió mùa đông bắc làm cho độ mặn trên các sông Tây Nam Bộ

lên cao và xâm nhập 50-95 km (ranh mặn 4 phần nghìn), sâu hơn năm 2016 từ 2 đến 11 km.

Page 3: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

Nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây 50-90 km, sâu hơn năm 2016 từ 2 đến 11 km. Ảnh: Thanh

Huyền.

Thống kê sơ bộ, hạn hán và xâm nhập mặn đang gây thiếu nước nghiêm trọng, khiến 3.600 ha lúa ở huyện Long

Phú, tỉnh Sóc Trăng có nguy cơ mất trắng. 26.000 hộ dân ở tỉnh này đang thiếu nước sạch sử dụng. Địa phương

đang huy động lực lượng, phương tiện khẩn cấp khoan 30 giếng nước ngầm với tổng công suất 30.000 m3 ngày

đêm để xử lý, phục vụ nhu cầu của người dân.

2.3 Nước và biến đổi khí hậu:

Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của nước trong việc bảo vệ sức khỏe của con người và duy trì các hệ sinh thái trên hành tinh.

Chủ đề Ngày nước thế giới năm 2020 là "Nước và Biến đổi khí hậu" nhấn mạnh tầm quan trọng cấp thiết

của việc tăng cường an ninh nguồn nước và thiết lập khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước bền vững

trước những thay đổi của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.

Page 4: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

Việc tập trung vào chủ đề này cũng đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về sự thay đổi điều kiện khí

quyển và đại dương đang định hình lại chu trình thủy văn toàn cầu hiện nay.

Tăng khả năng tiếp cận bền vững với nguồn nước uống an toàn là mục tiêu chính của Chiến lược nước

toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ và Kế hoạch phát triển nước của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

(USAID). Để hỗ trợ cho chiến lược nước, USAID tìm cách cung cấp có thêm thêm 15 triệu người được

tiếp cận với nguồn nước an toàn, bền vững cũng như các dịch vụ về nước và vệ sinh môi trường đến năm

2022.

Số liệu thống kê cho thấy, trên toàn cầu, hiện có khoảng 663 triệu người vẫn chưa được tiếp cận với

nguồn nước uống an toàn, đảm bảo về sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ngay cả đối với những người có

khả năng tiếp cận thì các dịch vụ về nước thường không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Trên khắp các vùng cận sa mạc Sahara của Châu Phi, có khoảng 30% đến 50% hệ thống cấp nước nông

thôn không hoạt động sau 5 năm xây dựng; mặt khác, các tiện ích trong khu vực đô thị thì chỉ thường

bao gồm các đường cấp nước. Và như vậy, nước thường bị ô nhiễm từ các chất ô nhiễm đô thị, công

nghiệp và nông nghiệp đồng thời gây ảnh hưởng ô nhiễm đến các hệ thống nước không bị ô nhiễm, ngay

cả những nước được phân loại là nguồn an toàn.

Nhiều người trong số những người thiếu tiếp cận với các dịch vụ nước cơ bản cũng sống trong các quốc

gia bị xung đột với quản trị nước kém, an ninh nguồn nước thấp, tỷ lệ nghèo đói cao và các thể chế yếu

kém. Ở các quốc gia có lịch sử xung đột và bất ổn dân sự, tác động của người tị nạn đã làm xấu thêm tình

trạng của các dịch vụ cung cấp nước.

Phương pháp tiếp cận của USAID

Page 5: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

USAID tìm cách giúp các quốc gia đối tác đối phó tốt hơn với áp lực gia tăng các nguồn nước ngọt, bao

gồm cả nguồn cung cấp nước uống, nước cho sinh hoạt, thông qua các khoản đầu tư về quản trị và phân

bổ công bằng nguồn nước, mở rộng bảo vệ và phục hồi lưu vực sông, tăng khả năng phục hồi của cộng

đồng trước các căng thẳng, thiên tai liên quan đến nước.

Tiếp cận nguồn nước uống an toàn và đáng tin cậy là rất quan trọng đối với sức khỏe và sinh kế con

người, và đặc biệt quan trọng đảm bảo sức khỏe và các cơ hội được giáo dục, làm kinh tế cho phụ nữ và

trẻ em gái. Việc cung cấp và quản lý nước uống đáng tin cậy cũng tạo dựng niềm tin vào chính quyền địa

phương và quốc gia, và có thể đóng góp cho sự ổn định của địa phương và quốc gia. Tăng mức độ được

tiếp cận nguồn nước an toàn ở khu vực nông thôn là mục tiêu trọng tâm các khoản đầu tư của USAID.

Trong khi đầu tư vào cấp nước nông thôn vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai thì với tốc độ đô thị hóa

nhanh chóng cũng đòi hỏi sự chú ý ngày càng tăng đối với các dịch vụ và tiện ích đô thị, đặc biệt là ở các

khu định cư ven đô dày đặc và các thành phố, thị trấn thứ cấp, thường được cấp nước bởi các nhà cung

cấp không chính thức.

2.4 Biến đổi khí hậu thế giới phải hành động:

Theo phân tích đăng tải trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên (Mỹ), trên thực tế, các dự án sử dụng năng

lượng sạch thay cho năng lượng hóa thạch (than đá) đang được triển khai khá thành công với sự hậu

thuẫn của ý thức hệ ngày càng lan rộng về vai trò của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Biến đổi khí hậu, hạn hán và đô thị hóa sẽ ảnh hưởng đến bảo tồn nguồn nước trong tương lai. (Nguồn: Getty Images)

Hai năm vừa qua cũng chứng kiến một sự thay đổi đáng kể khi lượng carbon thải ra môi trường đã giảm

41 tỷ tấn/năm. Song các tác giả khẳng định, tốc độ giảm này là chưa đủ để cứu thế giới. Với tốc độ này,

chỉ một hoặc hai thập kỷ nữa là lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ chạm ngưỡng cho phép để giới hạn

mức nhiệt tăng ở 2 độ C.

Cựu Chủ tịch Ủy ban Khí hậu Liên hợp quốc (LHQ) Christiana Figueres, một trong ba nhà khoa học khí

hậu hàng đầu thế giới, và 2 chuyên gia uy tín khác trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả của bài phân tích đã

kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới

nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg vào ngày 7 - 8/7 tới sẽ đưa năm 2020 là "hạn chót" để các quốc

gia có những hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu kìm chế mức nhiệt tăng.

Page 6: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

Theo đó, muốn hạn chế mức nhiệt tăng ở 2 độ C vào cuối thế kỷ thì trước năm 2020, thế giới phải đạt

được các cột mốc quan trọng. Cụ thể, hoàn thành mục tiêu năng lượng sạch cung cấp 30% lượng điện

tiêu thụ toàn cầu và nghiêm cấm hoàn toàn việc thành lập thêm các nhà máy điện sử dụng than đá sau

năm 2020. Nâng mức tiêu thụ xe điện từ 1% lượng xe bán ra tại thời điểm hiện tại lên 15% vào năm

2020.

Các tác giả cũng kiến nghị, phương tiện giao thông trọng tải lớn phải cải thiện 20% khả năng tiêu thụ

nhiên liệu hiệu quả trong khi ngành hàng không (hiện đang góp 2% vào tổng lượng khí thải toàn cầu)

phải cắt giảm 20% lượng khí thải/ 1 km dịch chuyển so với hiện tại. Lượng khí thải từ hoạt động phá

rừng và canh tác nông nghiệp cũng phải giảm từ mức 12% hiện tại xuống 0% trong một thập kỷ.

Bên cạnh đó, các tác giả cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp cứng rắn để hạn chế mức xả thải carbon từ

các ngành công nghiệp nặng cũng như các hoạt động xây dựng và hạ tầng. Các chính phủ cũng như các

ngân hàng phải tăng mức hỗ trợ cho việc áp dụng các biện pháp cắt giảm khí thải lên gấp 10 lần so với

mức 81 tỷ USD hiện tại.

Cho tới nay, khi nhiệt độ Trái Đất mới ấm lên 1 độ C, những dải băng ở hai cực đã tan với tốc độ ngày

càng nhanh hơn, những dải băng này nếu tan hết có thể khiến mực nước biển dâng lên hàng chục mét.

Cùng với đó là những rạn san hô chết dần khi nhiệt độ nước biển tăng theo nhiệt độ Trái Đất trong khi

các cộng đồng ven biển phải đối mặt với ngày càng nhiều các cơn bão có sức tàn phá nặng nề. Nếu mức

nhiệt tăng vượt ngưỡng 2 độ C thì viễn cảnh sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều lần.

2.5 Cục biến đổi khí hậu:

Page 7: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

3. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:

Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi có bài phân tích về những yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề:

Cần thay đổi như thế nào để hướng tới mục tiêu chống biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn

đến năm 2050 trên cơ sở giảm phát thải cacbon.

Page 8: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

- Việc giảm phát thải cacbon không ảnh hưởng nhiều đến giá các sản phẩm tiêu dùng. (Nguồn:

Getty Images)

- Đẩy mạnh quảng bá về các sản phẩm ít cacbon.

- Nâng cao tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng.

- Cắt giảm hàng rào thương mại.

- Vai trò của việc định giá cacbon, Các tổ chức liên quan như Cơ quan Năng lượng Quốc tế,

Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Liên hợp quốc đã và đang khuyến khích việc áp dụng các giải

pháp định giá cacbon và đánh thuế năng lượng nhằm ép buộc các nhà sản xuất phải giảm thải

cacbon.

4. THIÊN TAI CÓ LIÊN QUAN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:

Trong những năm gần đây, các vùng miền trong cả nước đã xuất hiện nhiều loại hình thiên tai bất thường

như bão mạnh, siêu bão; mưa lớn cục bộ, lũ quét, rét hại ở phía Bắc; lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung;

hạn hán kéo dài ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền ở ĐBSCL; sạt lở

nghiêm trọng ở ven sông, ven biển...

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại

về kinh tế từ 1 – 1,5% GDP. Thiên tai hay các loại hình thời tiết cực đoan, bất thường là biểu hiện rõ nhất

của biến đổi khí hậu.

Nhằm giảm thiểu những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận

Paris vào cuối năm 2015, là 1 trong 150 quốc gia đã chủ động đưa ra mức cam kết quốc gia để cùng cộng

đồng quốc tế nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, giảm sự nóng lên toàn cầu. Đến nay 48/63 tỉnh thành

trên cả nước đã công bố kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris.

Thiên tai là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển, nhất là dưới tác động mạnh mẽ của

BĐKH. Việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp tục nhận biết về các hiện tượng thiên tai là rất cần thiết để chủ

động hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại ở nước ta. Bên cạnh đó là giáo dục cộng đồng nhằm nâng

cao kiến thức, tích lũy kỹ năng, chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng trong điều kiện BĐKH.

5. CÁC CAM KẾT CÓ LIÊN QUAN BIÊN ĐỔI KHÍ HẬU:

Cục Biến đổi khí hậu xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 –

2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ TN&MT. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Cục đã khẩn trương phối hợp

với các đơn vị thuộc Bộ triển khai đến nay đã hoàn thành Dự thảo Kế hoạch này.

Theo Dự thảo, quan điểm của Kế hoạch phải đảm bảo 5 nội dung chính là: Thứ nhất, thể hiện được quan

điểm tổng hợp, thống nhất, liên ngành, liên vùng; đáp ứng được yêu cầu trước mắt, đảm bảo lợi ích lâu

dài theo trọng tâm trong điểm; phù hợp với từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát

huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế. Kế hoạch được triển khai trong toàn ngành

TN&MT, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: Tài nguyên nước, quản lý tổng hợp tài

nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; đất đai, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; viễn

thám và đo đạc bản đồ; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

Thứ hai, Kế hoạch là cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động, cơ chế, chính sách,

sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu trong ngành trên toàn quốc. Dựa trên kế hoạch này, ngành TN&MT

các địa phương xây dựng, ban hành thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, kịch bản biến đổi

khí hậu của địa phương.

Page 9: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu cần thể hiện đồng thời cả nội dung thích ứng và giảm nhẹ, trong đó

thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm…

Thứ tư, tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước để triển khai các chương trình,

dự án, nhiệm vụ quan trọng có tính liên ngành, liên vùng, phát huy sức mạnh tổng thể để ứng phó với

biến đổi khí hậu.

Thứ năm, tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, xã hội hóa trong việc ứng phó với biến đổi khí

hậu.

Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về biến đổi

khí hậu; đánh giá khí hậu quốc gia, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và kịch bản biến đổi khí hậu, nước

biển dâng; tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; triển khai một số

nhiệm vụ trọng tâm về biến đổi khí hậu (xây dựng thị trường các-bon, triển khai các nhiệm vụ thực hiện

các điều ước Quốc tế…); triển khai một số mô hình dự án thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu ở các

vùng, khu vực dễ bị tồn thương; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về bố cục, quan điểm và mục tiêu của kế hoạch; nhiệm

vụ và giải pháp chủ yếu; danh mục các dự án ưu tiên thực hiện kế hoạch theo phân kỳ từng giai đoạn; xác

định các nguồn lực và quy định trách nhiệm cụ thể của các đơn vị nhằm thực hiện kế hoạch.

6. CÁC VIỆC LÀM CƠ BẢN ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:

Học sinh THCS cần làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu như một con sâu khổng lồ đang từ từ “gặm nhấm”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

môi trường sống của ta. Chính vì thế, học sinh chúng ta cần có những biện pháp, thay đổi thói quen, lối

sống hàng ngày để ứng phó với biến đổi khí hậu:

a. Những thói quen tốt trong gia đình và trường học:

+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử dụng bóng

đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông

thường.

+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn, thiết bị điện khi không dùng tới.

+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp.

+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ

chăn nuôi gia súc.

+ Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới.

+ Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5 kg khí nhà

kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.

+ Là học sinh, hãy xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch,

làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng

các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão lũ…

b. Trong việc mua sắm hàng ngày:

+ Hạn chế sử dụng túi nilon. Bao ni lông rất khó phân hủy….

Page 10: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm

năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.

+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều

nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính.

c. Trong cộng đồng:

+ Cập nhật những thông tin những chính sách, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt

Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng phó với vấn nạn toàn cầu này

trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt. Nhưng đại

dương còn là một bể chứa CO2 khổng lồ đấy!

+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện có thể

tác động rất lớn đến ý thức của con người.

HỌC SINH CẦN TRANG BỊ KỸ NĂNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO BẢN THÂN:

Di chuyển trên đường bị ngập nước:

- Vô cùng cẩn trọng khi di chuyển trong dòng nước chảy. Dòng nước lớn chảy siết như lũ quét

hoặc suối tiềm ẩn rủi ro cho tất cả các loại phương tiện kể cả xe và người đi bộ.

- Dừng lại quan sát xem những người khác có lái xe qua chỗ ngập một cách an toàn hay không.

- Hàng ngày đi học phải quan sát mặt đường từ nhà đến trường, để ý những chỗ có ổ gà hay

chướng ngại.

- Đặc biệt chú ý các nơi có dây điện, cột điện có tiếp xúc với nước, không được đi gần hay

chạm vào.

Đi học về gặp mưa giông, sấm sét:

- Khi thấy mây đen, không khí lạnh, có gió mạnh là trời sắp có mưa giông. Cần nhanh chống tìm nơi trú

ẩn an toàn.

- Tránh xa các cây to, các nơi cao như đỉnh đồi, sân thượng….

- Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là

có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt

tay lên đất.

- Sau khi nghe tiếng sét 30 phút, có thể di chuyển an toàn.

Page 11: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

Sơ cứu người bị sét đánh trúng:

Khi gặp người bị sét đánh, nếu nạn nhân hôn mê thì cần kiểm tra xem còn thở hay không. Nếu ngừng thở,

cần tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức.

- Đặt nạn nhân nằm ngửa.

- Tiến hành hồi sức hô hấp miệng-miệng: Lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu. Sau đó ngậm kín

miệng của nạn nhân, thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy

khoảng 2 lần.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Xác định 1/3 dưới xương ức. Đặt hai tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục

khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm.

- Luân phiên thổi ngạt-ép tim như vậy với tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến

hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.

- Phải cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ có vết thương trên đầu hoặc vùng

cổ sưng nề có máu tụ.

- Lưu ý, sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

7. BÀI TẬP Ở NHÀ:

CÂU HỎI TRẮC NGHỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Câu 1. Khí hậu là gì?

A. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 năm.

B. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1tuần.

C. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong nhiều năm.

D. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 tháng.

Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó trongnhiều năm, thông

thường là 30 năm.

Câu 2. Từ xưa đến nay, khí hậu Trái Đất:

A. không có thay đổi gì.

B. có thay đổi chút xíu theo thời gian.

C. đã thay đổi rất nhiều theo thời gian.

D. chỉ mới thay đổi kể từ hơn một trăm năm trở lại đây.

Từ xưa tới nay, khí hậu Trái Đất đã có sự thay đổi rất nhiều theo thời gian,trải qua nhiều đợt núi

lửa phun trào hay kỉ Băng hà, và đã từng ấm lên vàokhoảng 10.000 năm trước rồi lại lạnh đi...

Tuy nhiên, với sự mở đầu của Cáchmạng Công nghiệp năm 1870 trở lại đây, khí hậu Trái Đất

ngày càng ấm lên mộtcách bất thường.

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là biểu hiện của BĐKH?

A. Ô nhiễm môi trường

B. Băng tan.

C. Nhiệt độ trái đất tăng lên.

Page 12: CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUninhkieu.edu.vn/upload/28455/fck/files/Ôn tập Địa Lí ngày 25_2(1).pdftai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, hơn 70.000

D. Mực nước biển dâng lên.BĐKH.

Ngày nay có biểu hiện là nhiệt độ trung bình tăng lên, băng tan, mực nước biển dâng, thiên tai

và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giárét, bão, lũ lụt, hạn hán…) ngày càng khó

dự đoán hơn.

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.net/document/4929036-cau-hoi-trac-nghem-ve-bien-doi-khi-

hau.htm.

CÂU HỎI TÌM HIỂU:

Câu hỏi 1: Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ?

Câu hỏi 2: Hệ thống khí hậu là gì ?

Câu hỏi 3: Mô hình khí hậu là gì ?

Câu hỏi 4: Biến đổi khí hậu là gì ?

Câu hỏi 5: Biến đổi khí hậu đột ngột (abrupt climate change) là gì ?

Câu hỏi 6:Vì sao khí hậu lại biến đổi ?

Câu hỏi 7: Sự ấm lên toàn cầu là gì ?

Câu hỏi 8: Có đúng là biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người gây ra?

Câu hỏi 9: Khí nhà kính là gì?