18
Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vt lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19 CHĐỀ 19: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuyết I. TÓM TT LÍ THUYT 1. Sơ đồ mạch điện - Hình 1.1 biu diễn sơ đồ mạch điện đơn gin chcó một bóng đèn, một pin và dây ni trong thc thế. Mũi tên chỉ chiu chuyển động ca các electron. Nếu ta biu din mạch điệ n trong đó có các thiết bdùng điện cũng vẽ giống như trong thực tế thì quá rườm rà và mt thi gian. - Để mô tđơn gin các mạch điện và mc mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sdng các kí hiu biu thcác bphn ca mạch điện để vsơ đồ cho mạch điện. - Mt sbphn ca mạch điện được biu din trong bng sau:

CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

CHỦ ĐỀ 19: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

A. Lý thuyết

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Sơ đồ mạch điện

- Hình 1.1 biểu diễn sơ đồ mạch điện đơn giản chỉ có một bóng đèn, một pin và dây nối

trong thực thế. Mũi tên chỉ chiều chuyển động của các electron. Nếu ta biểu diễn mạch điện

trong đó có các thiết bị dùng điện cũng vẽ giống như trong thực tế thì quá rườm rà và mất

thời gian.

- Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng

các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện.

- Một số bộ phận của mạch điện được biểu diễn trong bảng sau:

Page 2: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

2. Chiều dòng điện

Quy ước: Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn

điện.

Hình vẽ 1.2: Một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ

chiều của dòng điện.

Lưu ý:

+ Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện

một chiều.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy

điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên.

+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó

được mắc nối tiếp với nhau (hình 1.3).

Page 3: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của

chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song

với nhau (hình 1.4).

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Xác định chiều của dòng điện và chiều chuyển động của các electron

- Để xác định chiều của dòng điện ta căn cứ vào: Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ

cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện về cực âm của nguồn điện.

- Để xác định chiều chuyển động có hướng của các electron trong kim loại ta căn cứ vào

chiều của dòng điện: Chiều chuyển động của các electron luôn ngược chiều với chiều của

dòng điện.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:

A. không xác định B. của dây dẫn điện

C. thay đổi D. không đổi

Bài 2: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:

A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.

B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. Dịch chuyển của các electron.

D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.

Page 4: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

Bài 3: Sơ đồ của mạch điện là gì?

A. Là ảnh chụp mạch điện thật.

B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

Bài 4: Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:

A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện

một chiều).

C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của

nguồn điện.

D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của

nguồn điện.

Bài 5: Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các

....... trong dây dẫn kim loại.

A. hạt nhân nguyên tử

B. êlectron tự do

C. êlectron mang điện tích âm

D. proton mang điện tích dương

Bài 6: Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là:

A. Dòng điện không đổi

B. Dòng điện một chiều

C. Dòng điện xoay chiều

D. Dòng điện biến thiên

Bài 7: Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do liên

quan gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng.

A. Cùng chiều

B. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều

Page 5: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

C. Chuyển động theo hướng vuông góc

D. Ngược chiều

Bài 8: Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà

quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng

điện″, vì :

A. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.

B. Cực dương của nguồn tích điện dương.

C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.

D. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời

ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.

Bài 9: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất

thiết phải có bộ phận nào sau đây?

A. Cầu chì B. Bóng đèn C. Nguồn điện D. Công tắc

Bài 10: Cho sơ đồ mạch điện như hình 28.2. Chỉ có đèn 2 (Đ2) sáng trong trường hợp nào

dưới đây?

CHỦ ĐỀ 20: TÁC DỤNG NHIỆT, PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

A. Lý thuyết

1. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, ta nói dòng

điện có tác dụng nhiệt.

Page 6: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

Ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện:

- Chế tạo bàn là, bếp điện, đèn sợi đốt, nồi cơm điện...

- Chế tạo cầu chì sử dụng khi dùng điện, nó tự động ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra để

đảm bảo an toàn về điện.

2. Tác dụng phát sáng của dòng điện

Dòng điện đi qua một số vật dẫn đặc biệt thì phát sáng, ta nói dòng điện có tác dụng phát

sáng.

Ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện:

Dựa vào tác dụng phát sáng của dòng điện người ta chế tạo nhiều loại đèn điện như:

- Đèn điot phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

+ Ưu điểm: Rẻ, bền, tiêu tốn ít điện năng

+ Dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như ở ổ cắm, tivi, máy tính, ổn áp,

nồi cơm điện, điện thoại di động...

Page 7: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

- Đèn sợi đốt: Khi dòng điện qua dây tóc, dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

- Đèn ống: Có chất bột phát quang phủ bên trong thành ống. Khi dòng điện chạy qua, chất

bột này phát sáng nên đèn nóng lên rất ít và tiêu thụ điện ít hơn so với đèn có dây tóc.

- Đèn trong bút thử điện

Trong bóng đèn bút thử điện có chứa khí nêôn. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn của bút

thử điện làm chất khí này phát sáng (bóng đèn nóng lên không đáng kể).

Page 8: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bóng đèn chỉ nóng lên .

B. Bóng đèn chỉ phát sáng.

D. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.

C. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Bài 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Bài 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt

động bình thường?

A. Máy bơm nước chạy điện

B. Công tắc

C. Dây dẫn điện ở gia đình

D. Đèn báo của tivi

Bài 4: : Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh

B. Đèn điot phát quang

Page 9: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

C. Bóng đèn xe gắn máy

D. Bóng đèn pin

Bài 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A. Nồi cơm điện B. Quạt điện

C. Máy thu hình (tivi) D. Máy bơm nước

Bài 6: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?

A. Bóng đèn dây tóc.

B. Bàn là.

C. Cầu chì.

D. Bóng đèn của bút thử điện.

Bài 7: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng phát sáng.

C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.

D. Một tác dụng khác.

Bài 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng

nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

A. Thanh nung của nồi cơm điện

B. Rađiô (máy thu thanh)

C. Điôt phát quang (đèn LED)

D. Ruột ấm điện

Bài 9: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.

B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng

giữa hai đầu dây bên trong đèn.

C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy

cao.

D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

Page 10: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

Bài 10: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Bàn là điện B. Máy sấy tóc

C. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước

CHỦ ĐỀ 21:TÁC DỤNG TỪ, HÓA, SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN

1. Tác dụng từ

- Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy qua (hình 23.1) thì nó có

khả năng:

+ Làm quay kim nam châm đặt gần nó.

+ Hút được các vật bằng sắt, thép như một nam châm.

Vậy khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn trong có lõi sắt non thì cuộn dây đó trở thành

một nam châm, ta gọi là nam châm điện. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

- Ứng dụng: Nam châm điện, chuông điện, cần cẩu điện, rơ le điện...

2. Tác dụng hóa học

Khi dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo

thành một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. Ta nói dòng điện có

tác dụng hóa học.

Page 11: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện (mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...), tinh luyện

kim loại và nạp điện cho acquy...

3. Tác dụng sinh lí

Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim

ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.

Lưu ý:

- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận

trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.

- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.

Ví dụ:

+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố

gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.

Page 12: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

+ Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy

bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...

⇒ Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện

chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ

điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.

C. tác dụng từ của dòng điện.

D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

Bài 2: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp

đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện

tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học

B. Tác dụng sinh lí

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

Page 13: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

Bài 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ

thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng sinh lí của dòng điện

B. Tác dụng hóa học của dòng điện

C. Tác dụng từ của dòng điện

D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Bài 4: : Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng

sắt thép.

B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim

nam châm.

C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim

nam châm.

D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một

nam châm.

Bài 5: : Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?

A. Từ và hóa học

B. Quang và hóa học

C. Từ và nhiệt

D. Từ và quang

Bài 6: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?

A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Bài 7: : Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.

B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và

đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian

Page 14: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.

D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho

dòng điện chạy qua dung dịch.

Bài 8: : Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác

dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học

B. Tác dụng từ

C. Tác dụng sinh lí

D. Tác dụng nhiệt

Bài 9: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích

chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào

sau đây là có lí nhất?

A. Các electron của nguyên tử đồng.

B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.

C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.

D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.

Bài 10: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

A. Chạy điện khi châm cứu.

B. Chụp X – quang

C. Đo điện não đồ

D. Đo huyết áp

CHỦ ĐỀ 22: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

A. Lý thuyết

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Cường độ dòng điện

- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

- Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.

- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.

Page 15: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

- Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là

mA.

1 A = 1000 mA 1 mA = 0,001 A

2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện

- Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế.

- Cách nhận biết ampe kế:

+ Nếu trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A

(hình 2.1).

+ Nếu trên mặt ampe kế ghi chữ mA thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA

(hình 2.2).

- Kí hiệu vẽ Ampe kế là:

3. Đo cường độ dòng điện

Khi sử dụng ampe kế cần lưu ý:

- Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.

- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi

vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế (tức là chốt (+) của ampe kế mắc về phía

cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

Page 16: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

- Số chỉ của ampe kế mắc trong một mạch điện chính là giá trị của cường độ dòng điện

trong mạch đó.

- Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế

- Giới hạn đo là số chỉ lớn nhất ghi trên mặt ampe kế.

- Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch gần nhau nhất trên mặt ampe kế.

Ví dụ: Cho một ampe kế như hình vẽ

2. Cách chọn ampe kế phù hợp

- Phải chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn giá trị cần đo.

- Nếu có giới hạn đo phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có độ chia nhỏ nhất nhỏ hơn thì

kết quả đo được chính xác hơn.

Page 17: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

B. Trắc nghiệm

Bài 1: : Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V B. A C. U D. I

Bài 2: Ampe kế là dụng cụ để đo:

A. cường độ dòng điện

B. hiệu điện thế

C. công suất điện

D. điện trở

Bài 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng

đèn.

B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.

C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.

D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Bài 4: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.

B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.

C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.

D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Bài 5: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu

như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Bài 6: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn

pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.

Page 18: CHỦ ĐỀ MẠCH ĐIỆN A. Lý thuy t · A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận

Trường THCS TAM ĐÔNG 1 Vật lý 7 Gv: Huỳnh Thanh Trúc ngày 5/4/19

B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A

C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA

D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A

Bài 7: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi

đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng

điện đo được là:

A. 32 A B. 0,32 A C. 1,6 A D. 3,2 A

Bài 8: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

A. 1,28A = 1280mA.

B. 32mA = 0,32A.

C. 0,35A = 350mA.

D. 425mA = 0,425A.

Bài 9: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.

B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.

D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Bài 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A

B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.

C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe

máy có cường độ là 0,5 A.

D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.