8
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương. Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai và đạt được một số kết quả quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thiết lập và vận hành nền hành chính phục vụ, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn những thủ tục hành chính là rào cản ảnh hưởng tới nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng. Chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở một số địa phương còn hình thức; người dân, doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết một công việc... CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH Chênh lệch cao Hoa đào chuyên canh dưới chân núi Voi TNHH Sản xuất thương mại Hồng Thuận, nhiều dự án khác được giao, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn Đức Trọng cũng đang rơi vào thảm cảnh rừng và đất rừng bị xà xẻo. Không chỉ dừng lại việc để mất rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại Công ty Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5170 - THỨ TƯ, NGÀY 31/10/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên TRANG 5 XEM TIẾP TRANG 2 Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng loài người. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946). Thủ tướng chỉ thị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính TRANG 4 TRANG 7 TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Hiệu quả từ việc đưa công an chính quy về xã TRANG 6 TRANG 6 Thênh thang những nẻo đường quê KINH TẾ Dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong TRANG 3 Qua 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Đơn Dương đã có những cách làm hiệu quả trong việc thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. TRANG 2 Các dự án mất đất, rừng ở Đức Trọng Học tập và làm theo Bác ở huyện nông thôn mới Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính tỉnh. Ảnh: G.Khánh KỲ 2: DỰ ÁN “ĂN” ĐẤT, RỪNG

CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.

Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai và đạt được một số kết quả quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thiết lập và vận hành nền hành chính phục vụ, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân,

doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn những thủ tục hành chính là rào cản ảnh hưởng tới nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng. Chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở một số địa phương còn hình thức; người dân, doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết một công việc...

CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH

Chênh lệch cao

Hoa đào chuyên canh dưới chân núi Voi

TNHH Sản xuất thương mại Hồng Thuận, nhiều dự án khác được giao, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn Đức Trọng cũng đang rơi vào thảm cảnh rừng và đất rừng bị xà xẻo.

Không chỉ dừng lại việc để mất rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại Công ty

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5170 - THỨ TƯ, NGÀY 31/10/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘINâng cao ý thức

chấp hành pháp luậtcho đoàn viên thanh niên

TRANG 5

XEM TIẾP TRANG 2

Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng loài người.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946).

Thủ tướng chỉ thị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

TRANG 4

TRANG 7

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTHiệu quả từ việc đưa

công an chính quy về xã TRANG 6

TRANG 6

Thênh thang những nẻo đường quê

KINH TẾDám nghĩ, dám làm,

dám tiên phongTRANG 3

Qua 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Đơn Dương đã có những cách làm hiệu quả trong việc thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

TRANG 2

Các dự án mất đất, rừng ở Đức Trọng

Học tập và làm theo Bác ở huyện nông thôn mới

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính tỉnh. Ảnh: G.Khánh

KỲ 2: DỰ ÁN “ĂN” ĐẤT, RỪNG

Page 2: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

2 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Học tập và làm theo Bác ở huyện nông thôn mớiQua 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Đơn Dương đã có những cách làm hiệu quả trong việc thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Thiết thực trong học và làm theo BácTrong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị

05, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện Đơn Dương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức học tập, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thông qua nhiều hình thức phù hợp. Việc thực hiện Chỉ thị 05 được gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; qua đó đã tạo những chuyển biến tích cực.

Các hoạt động tuyên truyền được duy trì bằng nhiều hình thức, như tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, hệ thống trạm truyền thanh các xã, thị trấn. Nội dung tuyên truyền được duy trì thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt dưới cờ sáng thứ hai hàng tuần tại các cơ quan, đơn vị và tại các buổi chào cờ sáng thứ hai đầu tháng tại các thôn, tổ dân phố; thông qua các hội thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhân kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Từ việc học tập và làm theo Bác, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện đã tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt nội bộ; thực hiện cải cách hành

chính, tiếp dân và phục vụ nhân dân với thái độ niềm nở, giải quyết kịp thời lợi ích chính đáng của nhân dân.

Nhiều cấp ủy đã chỉ đạo chấn chỉnh tổ chức đảng, chính quyền, công chức, nhất là người đứng đầu gương mẫu trong thực hiện đi cơ sở, giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phương, cơ sở; nâng cao ý thức trách nhiệm, của tập thể và từng cá nhân trong thi hành công vụ, đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; nêu cao trách nhiệm gương mẫu, thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Chú trọng đăng ký nội dung làm theo và mô hình thực hiệnCác tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị

triển khai cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tổ chức đoàn thể đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp, rõ việc và sát với thực tế của từng đối tượng. Trong đó, lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để thực hiện. Nội dung làm theo của tập thể được thảo luận, thống nhất trong tập thể cấp ủy, chi bộ; nội dung đăng ký của cá nhân phải báo cáo

trước chi bộ để chi bộ tham gia đóng góp ý kiến. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, nội dung đăng ký được công khai với đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị để theo dõi, giúp đỡ và giám sát kết quả việc thực hiện.

Hằng năm, 100% tổ chức cơ sở đảng tổ chức cho các chi bộ trực thuộc, cán bộ, đảng viên đăng ký việc làm theo nghiêm túc, hiệu quả. Nhiều chi bộ thôn, tổ dân phố ở cơ sở nhận thức sâu sắc, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hướng dẫn cho đảng viên chọn lựa nội dung đăng ký phù hợp, thông qua chi bộ thống nhất.

Cùng với những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến làm theo Bác đã tác động làm xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện cần được nhân rộng như: Mô hình “Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh không rải giấy vàng mã khi đưa đám tang”; Mô hình “Khu dân cư có đường thôn ngõ xóm sáng - xanh - sạch - đẹp và xây dựng gia đình hội viên văn hóa tiêu biểu”; Mô hình “Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ dân vận thôn”,… Qua đó, đã tác động tích cực đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức,

Nữ quân nhân giàu nghị lựcThượng úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Thị Hiệp, nhân viên văn thư - bảo mật, Ban CHQS thành phố Bảo Lộc được biết đến là một người đầy bản lĩnh, lạc quan và trách nhiệm, giàu nghị lực. Ở chị luôn là nguồn cảm hứng cho cán bộ, chiến sỹ LLVT thành phố vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

viên chức, đoàn viên, hội viên, tạo không khí phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân hăng hái hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Theo chỉ đạo của đồng chí Trương Văn Bình, Phó Bí thư Huyện ủy Đơn Dương, để tiếp tục đưa việc học tập và làm theo Chỉ thị 05 trở thành thường xuyên, tự giác, nền nếp, thời gian tới, các cấp ủy đảng, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai quán triệt học tập nghiêm túc, có hiệu quả chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 và những năm tiếp theo; chú trọng rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức; xây dựng nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tính khả thi cao. Đặc biệt, cần thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện những nội dung việc làm theo đã đăng ký của tổ chức đảng và đảng viên; kịp thời phát hiện, động viên, khen thưởng, nhân rộng các tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, đồng thời uốn nắn những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong học tập và làm theo Bác… HỒNG VĨNH

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ chị Lê Thị Hiệp đã ước mơ trở

thành người nữ chiến sĩ “Bộ đội Cụ Hồ”. Năm 1996, chị viết đơn tình nguyện nhập ngũ và được rèn luyện, học tập, trưởng thành trong Quân đội. Hơn 22 năm công tác, qua nhiều đơn vị khác nhau, năm 2015, chị được điều về công tác tại Ban CHQS thành phố Bảo Lộc. Trên cương vị là nhân viên văn thư - bảo mật, chị Hiệp luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm nền nếp công tác văn thư, bảo mật, quản lý con dấu, công văn, tài liệu, đặc biệt là tài liệu mật bảo đảm đúng thủ tục, nguyên tắc, an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, để kịp thời nắm bắt, tiếp thu những cái mới, chị Lê Thị Hiệp luôn chủ động liên hệ với cơ quan cấp trên, với các đồng nghiệp cả trong và ngoài đơn vị để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm công tác, nhất là việc cụ thể hóa về thể thức, kỹ thuật soạn thảo, trình bày văn bản, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hình thức, nội dung. Chính vì vậy, đến nay, chất lượng soạn thảo, ban hành, quản lý, lưu trữ văn bản, tài liệu ở Ban CHQS thành phố Bảo Lộc đã có tiến bộ rõ nét, chính quy, thống nhất. Toàn bộ hệ thống văn bản đi, đến, quản lý tài liệu lưu trữ đều được áp dụng trên hệ thống mạng LAN rất an toàn và tiện ích, đạt chất lượng cao.

Những công việc nghe tưởng chừng đơn giản ấy, song chứa đựng trong đó bằng cả tấm lòng, sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của người nữ quân nhân đối với công việc.

Bên cạnh đó, chị còn đảm nhận trách nhiệm Tổ trưởng Tổ phụ nữ số 5 thuộc Hội Phụ nữ cơ sở LLVT tỉnh (gồm 6 huyện,

thành phố phía Nam trong tỉnh). Là “chị cả” trong số 10 chị em phụ nữ công tác, sinh hoạt cách xa nhau, chị Hiệp thường xuyên liên lạc động viên chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tích cực tham gia các hoạt động gây quỹ hội; thực hiện có hiệu quả phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Với sự nỗ lực không ngừng của chị Hiệp và các chị em phụ nữ đã tạo được lòng tin, sự quý trọng và nể phục của các cấp chỉ huy, đồng đội trong đơn vị.

Ở cơ quan là vậy, nhưng ít ai biết rằng trong người phụ nữ ấy luôn mang nặng nỗi niềm

riêng khi trở về với tổ ấm gia đình. Vợ chồng chị có hai cháu (một gái, một trai) thì không may cháu trai bị bệnh bẩm sinh, mọi việc trong nhà từ lớn đến bé đều dồn lên đôi vai chị.

“Có nhiều đêm phải thức trắng vì bệnh tình của cháu, song dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy mình cũng phải cố gắng vượt qua, không để việc riêng ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị”. Những lời chia sẻ từ chị toát lên nghị lực phi thường, biểu hiện sinh động về tinh thần vượt khó vươn lên của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, đảm đang, chịu thương, chịu khó, giỏi việc nước, đảm việc nhà.

VÕ HỒNG PHONG

Thượng úy Lê Thị Hiệp (ngoài cùng bên trái) cùng các chị Tổ phụ nữ số 5 thể hiện phần thi khéo tay tại hội thi nấu ăn chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2018.

... Để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; thành lập hoặc kiện toàn tổ chức, nhiệm vụ Bộ phận một cửa và chỉ đạo bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận một cửa các cấp bảo đảm sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; chuyển giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ sang Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

TS

Thủ tướng chỉ thị... TIẾP TRANG 1

Page 3: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

3 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018KINH TẾ

Là một trong 4 người uy tín của xã Đưng K’Nớ (Lạc Dương), ông Cơ Liêng Ha Đông (1966) đã thực hiện tốt vai trò của một người luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong mọi phong trào của địa phương.

Đưng K’Nớ có 4 thôn với 494 hộ, 2.171 nhân khẩu, 6 dân tộc anh em chung sống

thuận hòa. Đa phần người dân sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp và nhận quản lý, bảo vệ rừng. Cả xã hiện có 124 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ khoảng 25%, chính vì vậy công tác giảm nghèo bền vững luôn là trăn trở của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Đảng ủy, chính quyền địa phương nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm nghèo nhanh và bền vững.Năm 2018, Hội Nông dân xã Đưng K’Nớ xây dựng 2 mô hình dân vận, trong đó có mô hình: Trồng cây đương quy. Đây là

một cây trồng dược liệu, bước đầu được đưa vào trồng thử nghiệm ở địa phương.

Mạnh dạn trên “mặt trận” kinh tế, ông Cơ Liêng Ha Đông đã tiên phong chuyển đổi 4 sào cà phê già cỗi, năng suất thấp sang trồng cây đương quy. Để minh chứng cho khả năng “nở hoa” trên đất cằn cỗi, ông đã thiết lập hệ thống tưới nước phun mưa, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển, tiết kiệm nước tưới.

Nếu xét trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng thì hệ thống tưới nước của ông Cơ Liêng Ha Đông không còn xa lạ nhưng đối với bà con nông dân ở thôn Lán Tranh, toàn xã Đưng K’Nớ thì việc “làm mưa giữa trời nắng” cũng là một kỳ công, đáng để học hỏi.

Mặc dù mới trồng thử nghiệm đương quy nhưng ông vui mừng thông báo rằng thương lái đã đặt hàng, chỉ cần “nhổ” là có tiền. Điều trăn trở của ông là phải xây dựng được một tổ hợp tác sản xuất, nhiều hộ cùng tham gia, khi đó mới chủ động được.

“Lia” tầm mắt về những khóm đương quy nở một màu hoa trăng trắng, ông Cơ Liêng Ha Đông phân trần: Giá như có một vùng dược

liệu nở hoa trắng ngút mắt thì tốt biết bao nhiêu, hy vọng thời gian tới sẽ thành công. Nhưng thôi, mình phải đi tiên phong trồng thử nghiệm cho hiệu quả đã, nếu thành công rồi thì bà con mình sẽ làm theo thôi, mà mình cũng có kinh nghiệm trồng loại cây này. Khi đó, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con vẫn chưa muộn.

Không chỉ tiên phong phát triển kinh tế, hơn 10 năm nay, người dân

thôn Lán Tranh đã chứng kiến cảnh ông Cơ Liêng Ha Đông từng buổi đi tìm học sinh trong “mùa” vận động học sinh ra lớp. Những giáo viên ở Lán Tranh phải nhờ đến ông không chỉ vì sự uy tín trong cuộc sống mà ông như một minh chứng sống để kết nối những con người giữa đại ngàn.

Ông giải thích cho các con cháu của mình trong độ tuổi đến trường rằng: vấn đề học hành phải được

đặt lên hàng đầu. Học tập không chỉ để hoàn thiện bản thân mà còn để góp phần xây dựng quê hương, đất nước nói chung và trong đó có miền Đưng K’Nớ xa xôi này.

Rất nhiều thanh niên thành tài ở thôn Lán Tranh thầm biết ơn ông vì sau những năm tháng học hành, họ đã không còn cám cảnh lầm lũi trong những cánh rừng mà đã tiếp cận được với cách thức làm ăn mới, phù hợp hơn với thời kỳ 4.0, nghĩa là Internet, smartphone đã vào tận bản làng.

Theo ông Liêng Hót Ha Mal - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đưng K’Nớ, thực tế địa phương vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, để giảm nghèo nhanh và bền vững thì biện pháp hữu hiệu là vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… Nhưng, điều cần thiết đầu tiên là có những cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám chuyển đổi để bà con học hỏi. Chính vì vậy, những việc làm của ông Cơ Liêng Ha Đông đã góp phần tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi “cuộc chiến” nghèo đói tại địa phương.

ĐỨC TÚ

ĐAM RÔNG:Gần 70 tỷ đồnghỗ trợ sản xuấtcho người nghèo

Thống kê trong 10 năm qua, huyện Đam Rông đã thực hiện gần 70 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ cho từng

hộ gia đình phát triển sản xuất, chăn nuôi, vươn lên

thoát nghèo bền vững trên địa bàn.

Cụ thể, huyện Đam Rông đã bố trí hơn 67 tỷ đồng cho

hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo để chuyển giao

khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi phù hợp, đạt giá trị kinh tế cao. Kết quả đã tăng năng suất lúa từ 35 tạ/ha lên 45,5 tạ/ha; bắp từ 36 tạ/ha lên 50 tạ/ha; chăn nuôi gà nâng thu

nhập lên 8 - 10 triệu đồng/mô hình/3 tháng...

Bên cạnh đó, với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng, huyện

Đam Rông đã nhân rộng 108 mô hình giảm nghèo cho hơn 320 hộ trên địa

bàn. Trong đó gồm 34 mô hình trồng bưởi da xanh,

nấm mèo và lúa trên cánh đồng mẫu; còn lại 74 mô

hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi dê bách thảo.

Ngoài ra, huyện Đam Rông cũng đã triển khai

hơn 1,4 tỷ đồng khai hoang, phục hóa khoảng 60 ha đất cho 65 hộ gia đình đưa vào

mở rộng sản xuất cây trồng, vật nuôi, từng bước ổn định

thu nhập.VŨ VĂN

Đào thực sinhchuyên canhbên đào ghépÍt nhất đã có ba mùa hoa đào tết

bên hồ Xuân Hương Đà Lạt, phóng viên được hòa vào dòng khách xuân ghé lại khu vực hoa đào Toàn đến từ thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, Đức Trọng để thưởng lãm, khảo sát giá cả, chọn mua một chậu hoặc một cành hoa đào phù hợp với khoản chi tiêu cần thiết trong gia đình mình. Không giống với những vườn hoa đào khác ở Đà Lạt và vùng phụ cận, vườn hoa đào Toàn sản xuất chuyên canh bên cạnh cây ghép còn có cây thực sinh; không chỉ đa dạng hoa đào Nhật Tân mà còn có đào thất thốn xuất xứ Đà Lạt và các nước châu Âu. Với lợi thế so sánh như vậy, mùa hoa đào Tết năm 2019, chủ nhân Trần Văn Toàn (sinh năm 1981) tiếp tục chăm sóc bằng các phương pháp đặc biệt để tham gia thị trường gồm: 1.000 cây hoa đào Nhật Tân (60% cây thực sinh và 40% cây ghép); 500 cây đào thất thốn (70% cây giống gieo ươm bằng hạt và 30% cây ghép mầm chồi). So với tết năm 2018, số lượng các loại hoa đào kinh doanh tết năm 2019 vừa nêu của chủ nhân Trần Văn Toàn tăng thêm 600 cây hoa đào Nhật Tân; 450 cây đào thất thốn; hơn 100 cây hoa đào các loại cho thuê.

Phóng viên tìm hiểu giá thành từng loại gốc cây hoa đào tết năm 2019, chủ nhân Trần Văn Toàn chia sẻ: “Quy trình canh tác hoa đào năm nay trên 6.000 m2 của nông hộ chúng tôi đã và đang bổ sung nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật đúc kết từ nhiều mùa hoa đào vừa qua, nhưng giá thành vẫn giữ ở mức cạnh tranh

tương đương như năm ngoái...”. Theo đó, dự kiến một chậu hoa đào Nhật Tân cao từ 1,5m trở lên, đường kính tán cây từ 1m trở lên, cành nhánh kết hoa nhiều tầng cánh với giá bán trung bình từ 1 triệu đồng đến 8 triệu đồng/cây. Giá thành này bán chung cho cả 2 loại hoa đào thực sinh (trồng bằng hạt) và đào ghép (ghép cành chồi hoa đào Nhật Tân với gốc hoa anh đào Đà Lạt). Và sản phẩm hoa đào thất thốn của nông gia 8X Trần Văn Toàn đón tết năm 2019 cũng dự kiến tương đương năm ngoái - từ 1,5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/chậu. Đó là không kể giá thành hàng chục cây hoa đào được tạo dáng công phu theo bonsai, hoa ken dày khắp

các khu vực cành nhánh sẽ được chủ nhân Toàn bán mức giá hàng chục triệu đồng mỗi cây. Ngoài ra, vườn hoa đào Trần Văn Toàn có thêm dòng sản phẩm hoa đào cho thuê thời gian từ đầu tháng chạp đến rằm tháng giêng, giá thành từ 1 triệu đồng đến 4 triệu đồng/chậu. “Tết năm 2018, vườn cho thuê 100 chậu hoa đào các loại. Tết năm nay số lượng này đặt hàng trước tăng lên 300 chậu...”, Toàn nói thêm.

Thu bạc tỷ qua mỗi mùa hoa đào Phóng viên tham quan vườn hoa

đào Toàn vào thời điểm cuối tháng 10/2018 dương lịch (giữa tháng

9/2018 âm lịch) khi cây bắt đầu cắt bớt phần rễ cọc để cành rụng lá tự nhiên. Khu vườn rộng 6.000 m2 này tọa lạc dưới chân núi Voi thuộc địa bàn thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, cách Quốc lộ khoảng 500 m. Địa điểm khá thuận lợi ở đây đã thu hút ngày càng nhiều lượng khách hàng địa phương và một phần khách du lịch đến đặt mua hoa đào tết năm 2019 từ đầu tháng 2 âm lịch trở đi. Một bộ phận khác là nông dân quanh vùng đến tìm hiểu, tiếp cận cách thức trồng chuyên canh hoa đào thành công, được chủ nhân Trần Văn Toàn luôn tích cực chia sẻ.

Theo nông gia Trần Văn Toàn, vùng thổ nhưỡng dưới chân núi Voi, xã Hiệp An, Đức Trọng khá phù hợp chuyên canh các loại hoa đào theo quy trình khép kín từ gieo hạt, chăm sóc, ghép chồi và thu hoạch sản phẩm chậu cây hoa cũng như hạt giống, mầm chồi ghép. Như vườn hoa đào nơi đây chính thức ổn định sản xuất kinh doanh từng khu vực chuyên canh sau 3 năm hình thành, tác động chủ yếu bằng các biện pháp sinh học tự nghiên cứu và hoàn chỉnh chế độ chăm sóc tối ưu qua từng giống hoa và lứa hoa thử nghiệm. Kết quả tính riêng trong 3 mùa hoa đào trên diện tích 6.000 m2 chuyên canh gần đây, mỗi mùa chủ nhân Trần Văn Toàn có doanh thu bạc tỷ.

VĂN VIỆT

Dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong

Ông Cơ Liêng Ha Đông thử nghiệm thành công cây đương quytrên đất khô cằn sỏi đá ở địa phương. Ảnh: Đ.Tú

Hoa đào chuyên canh dưới chân núi VoiNông gia 8X Trần Văn Toàn liên tục mày mò khảo nghiệm hơn năm năm qua đã cho ra đời hàng trăm rồi hàng ngàn cây đào thực sinh và đào ghép chuyên canh khu vực rộng lớn dưới chân núi Voi, thuộc xã Hiệp An, Đức Trọng. Chuẩn bị mùa hoa đào tết 2019, hoa đào Toàn đang chăm sóc đặc biệt nhiều dòng cây đẹp, lạ đưa ra thị trường.

450 cây đào thất thốn giá trị cao mang thương hiệu Toàn Đức Trọngsẽ xuất vườn bán tết năm 2019. Ảnh: V.Việt

Page 4: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

4 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những năm gần đây, Lâm Đồng đã tiến hành đánh giá chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cụ thể cho từng sở - ban - ngành hằng năm theo quy định.

Như một thông lệ, trong 5 năm gần đây, Lâm Đồng hằng năm thực hiện việc đánh giá chỉ

số CCHC của 20 sở - ban - ngành của tỉnh. Việc đánh giá được tiến hành khi kết thúc năm và được công bố vào khoảng giữa năm sau.

73 tiêu chí đánh giáĐánh giá chỉ số CCHC trong

tổng thể được thực hiện qua các bước tương đối thống nhất trong cả nước, từ cấp trung ương đến cấp tỉnh - thành, cấp sở, cấp huyện, cấp xã - phường - thị trấn, bao gồm tự đánh giá và đánh giá thông qua điều tra xã hội học.

Với cấp sở, tự đánh giá được thực hiện đối với 70 trong 73 tiêu chí thành phần để xác định 65 điểm trong tổng số 100 điểm; điểm tự đánh giá này sau đó sẽ được thẩm định lại bởi một tổ công tác của tỉnh. Trong điều tra xã hội học, các tổ chức, người dân - những người trong năm có thực hiện các thủ tục hành chính tại các đơn vị này sẽ được hỏi ý kiến về 3 tiêu chí thành phần; ý kiến của người dân chính là cơ sở để xác định 35 điểm còn lại. Cộng 2 khoản điểm này để ra mức điểm dùng xác định chỉ số CCHC của từng đơn vị.

Như tỉnh chỉ ra, việc xác định chỉ số CCHC cấp sở nhằm đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai công tác CCHC hàng năm của từng sở, ngành trong tỉnh; giúp các cơ quan, đơn vị này thấy rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của mình để kịp thời đề ra những biện pháp triển khai thực hiện cho phù hợp trong thời gian đến. Đồng thời, chỉ số này còn giúp tỉnh có những định hướng phù hợp trong việc tăng cường chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC chung của tỉnh.

Sở Tài chính dẫn đầuVới tổng cộng 91,74 điểm, Sở

Tài chính đã dẫn đầu về chỉ số CCHC trong khối 20 sở - ban - ngành của Lâm Đồng năm 2017.

Chỉ số cải cách hành chính các sở - ngành cấp tỉnh

CHÊNH LỆCH CAO

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính tỉnh. Ảnh: G.Khánh

Liên hoan Dân cavà Nhạc cổ truyềntỉnh lần thứ I

Ngày 29/10, tại Nhà Văn hóa Lao động đã diễn ra Liên hoan Dân ca và Nhạc cổ truyền tỉnh Lâm Đồng lần thứ I với sự tham dự của hơn 200 nghệ nhân, diễn viên của 12 CLB dân ca, nhạc cổ truyền đến từ các huyện, thành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

40 tiết mục dân ca đa sắc màu của các làn điệu: chèo cổ, dân ca ba miền, hát văn, hát ru, cải lương, dân vũ... của các dân tộc, cư dân trên mọi miền đất nước đã hòa điệu cùng các nhạc cụ dân tộc như trống, phách, đàn bầu, sáo, nhị, đàn tranh, đàn nguyệt. Lời ca và làn điệu mượt mà, sâu lắng ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca Đảng, Bác Hồ, niềm tự hào dân tộc, tình yêu lứa đôi trong sáng... Ngoài ra, nhiều tiết mục đặt lời mới cho các làn điệu dân ca ngợi ca sự phát triển đổi thay của quê hương Lâm Đồng, vững tin vào con đường đi lên của đất nước. Nghệ nhân các thế hệ trong trang phục và đạo cụ truyền thống khăn, áo, quạt, nón lá, guốc mộc... đã làm sống dậy không gian diễn xướng dân gian, cống hiến cho người nghe, người xem bằng cả trách nhiệm, tâm huyết.

Kết thúc liên hoan, BTC đã trao 35 giải thưởng cho các tiết mục hay, trong đó 7 giải A, 7 giải B, 13 giải C và 8 giải khuyến khích; giải nhất toàn đoàn được trao cho CLB Dân ca TP Đà Lạt, giải nhì: CLB hát chèo Tân Hà (Lâm Hà), giải ba: CLB Dân ca Sơn Hà (xã Tân Hà - Lâm Hà). QUỲNH UYỂN

Thành Đoàn Hà Nộixây nhà nhân ái tặng cựu thanh niên huyện Lâm Hà

Ngày 29/10, nhân chuyến về thăm huyện Lâm Hà - nơi được xem là quê hương thứ hai của những người con từng là công dân Thủ đô Hà Nội, đoàn công tác của Thành Đoàn Hà Nội cùng các cựu cán bộ đoàn Vùng kinh tế mới, cựu thanh niên tiền trạm, thanh niên xung phong Hà Nội đã tổ chức khởi công 2 nhà nhân ái cho cựu thanh niên tiền trạm có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Lâm Hà, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt - Bí thư Thành Đoàn Hà Nội, đồng chí Trần Thị Chúc Quỳnh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đến tham dự.

Nhân dịp này, Thành Đoàn Hà Nội cũng trao tặng 20 suất học bổng cho thiếu nhi nghèo học giỏi, 10 suất quà tới cựu thanh niên tiền trạm, 5 bộ trống đội và 500 khăn quàng đỏ cho Huyện Đoàn Lâm Hà, tổng trị giá khoảng 40 triệu đồng.

Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm và sự gắn bó của Hà Nội với mảnh đất Lâm Hà ruột thịt. Đồng thời thể hiện tình cảm của tuổi trẻ Thủ đô với những người đã từng cống hiến sức trẻ đi mở đất và đang từng ngày xây dựng quê mới phồn thịnh, văn minh. VIỆT QUỲNH

Trong số điểm đạt được này có 61,25 điểm tự đánh giá đã qua thẩm định của tỉnh; 30,49 điểm còn lại từ điều tra xã hội học.

Đứng nhì trong bảng xếp hạng này là Sở Giao thông Vận tải với 91,63 điểm, trong đó có 61,74 điểm tự chấm đã qua thẩm định và 29,88 điểm điều tra xã hội học. Trước đó, vào năm 2016, Sở Giao thông Vận tải cũng là đơn vị đứng thứ nhì Lâm Đồng về chỉ số CCHC với điểm đạt được 95,17 - cao hơn năm 2017.

Xếp thứ ba trong bảng tổng sắp là Sở Giáo dục Đào tạo với 90,58 điểm, trong đó điểm tự đánh giá đã qua thẩm định 60,75, điểm điều tra xã hội học 29,79.

Xếp từ thứ hạng 4 đến 10 là các sở: Văn hóa - Thể thao và Du lịch (90,54 điểm), Thông tin Truyền thông (90,10 điểm, năm 2016 từng dẫn đầu tỉnh với 96,49 điểm), Thanh tra tỉnh (89,87 điểm), Nội vụ (89,67 điểm), Lao động - Thương binh và Xã hội (89,35điểm), Văn phòng UBND tỉnh (89,29 điểm), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (với 87,74 điểm).

Xếp hạng từ vị trí 11 đến 17 trong bảng thứ tự gồm các sở: Khoa học Công nghệ (87,55 điểm), Tư pháp (87,18 điểm), Kế hoạch và Đầu tư (87,06 điểm), Ban Quản lý các khu công nghiệp (87,04 điểm); Ngoại vụ (85,68 điểm), Công thương (84,69 điểm), Tài nguyên và Môi trường (84,62 điểm).

Ba đơn vị đứng chót bảng xếp hạng theo thứ tự gồm Sở Y tế, Sở Xây dựng và Ban Dân tộc tỉnh; trong đó, Sở Y tế được 82,26 điểm; Sở Xây dựng được 79,13 điểm và Ban Dân tộc được 75,75 điểm.

Tính bình quân, chỉ số CCHC

cấp sở của Lâm Đồng trong năm 2017 đạt 87,07 điểm, tăng 0,25 điểm so với năm 2016, trong đó có 12 đơn vị đạt cao hơn chỉ số bình quân này, chênh lệch giữa đơn vị đạt điểm cao nhất so với đơn vị đứng cuối bảng là gần 16 điểm.

Bên cạnh bảng chỉ số tổng hợp trên, tỉnh còn đánh giá chỉ số thành phần theo lĩnh vực của các đơn vị. Như trong công tác điều hành chỉ đạo về CCHC, đơn vị đứng đầu là Sở Giáo dục Đào tạo; trong cải cách thể chế, đứng đầu là Sở Tài chính; trong cải cách tổ chức bộ máy, dẫn đầu là Sở Tư pháp; trong hiện đại hóa nền hành chính là Sở Thông tin Truyền thông; trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Văn phòng UBND tỉnh dẫn đầu trong 3 lĩnh vực, gồm cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức và đổi mới cơ chế quản lý tài chính công. Sở Khoa học và Công nghệ dẫn đầu điểm về điều tra xã hội học.

Chỉ số hài lòng giảmMột trong những chỉ số quan

trọng trong đánh giá chỉ số CCHC hằng năm của bất cứ cấp nào trong hệ thống chính quyền hiện nay chính là điểm điều tra xã hội học. Đơn giản vì điểm số này phản ánh sự hài lòng của người dân và các tổ chức trong xã hội về nền hành chính công khi đến làm thủ tục hành chính tại các cơ quan chính quyền các cấp.

Để có điểm số này của các sở - ngành, trong năm 2017, tỉnh đã gửi 3.318 phiếu với bảng câu hỏi đến các cá nhân, tổ chức đã tham gia

giải quyết thủ tục hành chính trong năm tại bộ phận một cửa của các sở - ngành và cơ quan trực thuộc sở, ngành. Đây là những cá nhân, tổ chức được chọn mẫu một cách ngẫu nhiên theo tỷ lệ quy định, bảng câu hỏi được gửi đến tận địa chỉ nhà theo đường bưu điện; người dân, tổ chức sau khi cho biết ý kiến của mình sẽ chuyển lại tỉnh cũng theo đường bưu điện.

Đơn vị có số phiếu điều tra nhiều nhất được gửi đi là Sở Giao thông Vận tải với 435 phiếu; kế đến là 3 đơn vị Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội với 433 phiếu. Tuy nhiên, cũng có không ít các đơn vị có số phiếu điều tra rất ít, chẳng hạn như Ban Dân tộc tỉnh chỉ có 6 phiếu. Tổng cộng đã có 2.974 phiếu được gửi trả lại cho tỉnh, trong đó có 2.775 phiếu hợp lệ.

Dẫn đầu điểm điều tra xã hội học của tỉnh trong năm 2017 chính là Sở Khoa học và Công nghệ với 30,8 điểm, đồng nghĩa với mức độ hài lòng của người dân, tổ chức với đơn vị này đạt 88%; kế đến là Ban Dân tộc và Sở Tài chính với trên 87% người dân hài lòng. Thấp nhất trong bảng điểm này là Sở Xây dựng với 27,13 điểm, mức hài lòng chỉ đạt trên 77,5%.

Trong tổng thể, mức độ hài lòng chung về dịch vụ hành chính công của 20 sở - ngành của tỉnh năm 2017 đạt 83,94 điểm, giảm 3,34 điểm so với năm 2016. Tuy nhiên, như đánh giá chung, có 19 sở - ngành trong tỉnh đạt mức hài lòng từ 80% trở lên, vượt qua con số 60% theo kế hoạch CCHC năm 2017 của UBND tỉnh đề ra ban đầu.

GIA KHÁNH

Tin từ ngành chức năng huyện Lạc Dương cho biết, hiện toàn huyện có 352 máy vi tính/ 372 cán bộ, công chức, viên chức khối cơ quan chính quyền; trung bình đạt 0,95 máy/ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội).

Hệ thống một cửa điện tử của

huyện chính thức vận hành từ tháng 3/2016 mang lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính công. Đến thời điểm 30/9/2018, huyện đã cập nhật 298 bộ thủ tục hành chính ISO; đã có 298 bộ thủ tục hành chính cấp huyện và 113 bộ thủ tục hành chính cấp xã được đưa lên hệ thống một cửa hiện đại;

trong đó, mức độ 2 có 362 thủ tục, mức độ 3 có 42 thủ tục và mức độ 4 có 7 thủ tục. Trong 9 tháng đầu năm 2018, huyện Lạc Dương đã tiếp nhận và giải quyết 3.045 hồ sơ, đã giải quyết xong 2.919 hồ sơ, còn 126 hồ sơ đang giải quyết; trong đó số hồ sơ được giải quyết trước và trong hạn đạt 98,5%, trễ hạn chiếm 1,5%.

Được biết, hiện tại, huyện Lạc Dương đã có 16 cơ quan kết nối mạng LAN, 16 cơ quan kết nối mạng cáp quang tốc độ cao; 100% cơ quan, đơn vị cấp huyện được trang bị máy tính phục vụ cho công việc; 97% cán bộ, công chức cấp huyện và khoảng 90% cán bộ, công chức cấp xã sử dụng máy tính trong công việc. HỮU TÚC

Gần 1 máy vi tính trên mỗi cán bộ, công chức, viên chức

Page 5: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

5 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ một tháng nay, đều đặn mỗi tối cuối tuần, Ban Chấp hành Đoàn xã Đa Nhim lại đến thăm Kon Sơ Ha Tri (thôn Liêng Bông), hỏi han, trò

chuyện. Ha Tri năm nay 20 tuổi, vẫn còn ít nhiều bốc đồng của tuổi trẻ nên thường xuyên chạy xe máy vi phạm Luật giao thông. Bí thư Đoàn xã Ka Nhim Cil Pham K’Quyên kiên trì giải thích với Ha Tri rằng không đội mũ bảo hiểm, vượt quá tốc độ quy định hay chở quá số người quy định sẽ gây ra những nguy hiểm như thế nào, hậu quả ra sao. Dần dần, Ha Tri cũng hiểu vấn đề, đi xe đúng Luật, lại đều đặn tham gia vào các buổi sinh hoạt tại thôn, tại xã.

Ha Tri là 1 trong 7 trường hợp cảm hóa thanh niên chậm tiến mà Đoàn xã Đa Nhim đã thực hiện trong năm 2018. Giúp thanh niên chậm tiến tái hòa nhập cộng đồng là một trong những hoạt động được các cơ sở đoàn trong huyện Lạc Dương thường xuyên thực hiện, với 21 thanh niên trên toàn huyện được gặp gỡ, hỏi thăm, động viên, khích lệ và mời tham gia hoạt động Đoàn trong năm 2018. Các trường hợp này chủ yếu rơi vào các trường hợp trộm cắp vặt, gây rối trật tự, đánh nhau,...

Anh Nguyễn Vũ Hoàng - Bí thư Huyện Đoàn Lạc Dương cho biết: Ngoài việc tiếp cận, giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến tái hòa nhập cộng đồng, 6 Đội “Thanh niên xung kích tại chỗ” tại 6 xã, thị trấn đã nhận cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên. Những CLB này đã phát huy chức năng là chiếc cầu nối, giúp đỡ nhiều thanh niên chậm tiến tái hòa nhập gia đình, cộng đồng. Bí thư Đoàn các xã, thị trấn đồng thời là chủ nhiệm của các CLB này. “Với những trường hợp cá biệt thường rất khó để tiếp cận, chúng tôi thường phải nhờ lực lượng công an và bí thư chi bộ thôn cùng đồng hành để đến từng nhà vận động, tuyên truyền” - anh Hoàng chia sẻ.

Lực lượng thanh niên toàn huyện Lạc Dương hiện có 9.231 người. Nhằm nâng cao nhận thức của ĐVTN với công tác phòng,

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luậtcho đoàn viên thanh niên

Là địa phương có lực lượng thanh niên chiếm 30% dân số của huyện, trong đó có trên 80% là người đồng bào dân tộc thiểu số và 70% theo các tôn giáo; Huyện Đoàn Lạc Dương chú trọng công tác định hướng tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) bằng nhiều hình thức.

Chịu nỗi đau căn bệnh ung thư vú “gặm nhấm” hơn 9 năm nay, nhưng người phụ nữ ấy vẫn luôn lạc quan và dành trọn sinh lực của mình để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó.

Đó là bà Phạm Thị Loan (64 tuổi, ngụ tại Tổ dân phố 2A, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh). Theo chia sẻ của bà

Loan, cách đây hơn 9 năm về trước, khi con cái đã trưởng thành có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống gia đình phần nào khấm khá hơn thì cũng là lúc bà biết mình mắc căn bệnh ung thư vú. Trước căn bệnh ung thư quái ác, ít ai đủ bản lĩnh để đối diện và vượt qua. Vậy mà bà Loan đã làm được! Những đợt xạ trị đau đớn, những cuộc phẫu thuật cắt bỏ từng phần da thịt hoại tử trên cơ thể liên tục diễn ra, sức khỏe bà yếu đi nhanh chóng.

Để vượt qua nỗi đau bệnh tật, sống ý nghĩa hơn, bà Loan đã chọn cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó trên địa bàn. Dựa vào mối quan hệ làm ăn với Đại lý vé số của Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, bà Loan đã vận động sự tài trợ của Công ty xây nhà tình thương cho hộ nghèo ở Đạ Tẻh từ 1 - 2 căn/năm. Với vai trò là Ủy viên BCH Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Tẻh, năm 2009, trước hoàn cảnh bi đát của em Phan Văn Lợi

Người phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo làm từ thiện

Bà Loan phát cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh.

chống tội phạm ma túy nói chung và phòng, chống ma túy (PCMT) trong thanh thiếu niên nói riêng, Huyện Đoàn đã tổ chức cuộc vận động “3 không” (không thử, không giữ, không sử dụng ma túy), đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, phát động sâu rộng trong thanh thiếu niên, cụ thể hóa các nội dung đến từng cơ sở, khu dân cư. Đoàn các cấp trong toàn huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền PCMT trong thôn, tổ dân phố, nhà trường gắn với duy trì, đẩy mạnh hoạt động của các Đội “Thanh niên xung kích phòng, chống tội phạm” và “khu dân cư không có tệ nạn xã hội”. Bên cạnh đó, Huyện đã phát huy hiệu quả của các Đội thanh niên tình nguyện “Thắp sáng niềm tin” góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan, xâm nhập của tệ nạn ma túy.

(học sinh, ngụ Tổ dân phố 8, thị trấn Đạ Tẻh) mồ côi cả cha lẫn mẹ, để giúp em Lợi tiếp tục theo đuổi ước mơ con chữ, bà Loan đã đứng ra nhận đỡ đầu hỗ trợ cho em Lợi số tiền 300 ngàn đồng/tháng suốt 9 năm. Nhờ sự giúp đỡ của bà Loan, giờ đây Lợi đã tốt nghiệp cấp 3 và đã tự đi làm để nuôi sống bản thân.

Từ đầu năm học 2018 - 2019, biết được cuộc sống của gia đình em Nguyễn Thị Thanh Hằng (học sinh lớp 4, ngụ thị trấn Đạ Tẻh) rất

khó khăn, bố bị bệnh ung thư xương không có khả năng cứu chữa, còn mẹ không có việc làm ổn định nên bà Loan tiếp tục nhận đỡ đầu. Mỗi tháng bà hỗ trợ em 400 ngàn đồng cho đến lúc học hết lớp 12. Cháu Hằng xúc động: “Gia đình cháu khổ lắm, nhà quá nghèo nên bố bệnh nặng mấy năm nay mà không có tiền chữa trị. Cháu rất muốn được đi học nhưng vì gia đình nghèo quá nên cháu tính bỏ học ở nhà cho bố mẹ đỡ khổ. May mà được bà

Loan thương tâm giúp đỡ để cháu có thể tiếp tục tới trường cùng bạn bè. Cháu rất cảm ơn bà, mong bà luôn mạnh khỏe để có thể giúp được nhiều người như cháu...”.

Ngoài việc giúp đỡ 2 địa chỉ nhân đạo thì từ năm 2006 đến nay, bà Loan còn tham gia đóng góp cho Bếp ăn từ thiện tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh. Trước đây, bà Loan hỗ trợ Bếp ăn từ thiện từ 200 - 300 ngàn đồng/tháng. Nhưng từ năm 2016 đến nay, bà nâng mức ủng hộ lên 1,5 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, hàng năm, bà Loan còn tặng quà tết, xe đạp cho nhiều người nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

“Ngày mới biết mình bị ung thư, tôi thực sự rất tuyệt vọng. Nhưng nghĩ lại, bản thân mình phải làm được gì đó có ích cho xã hội. Từ đó, tôi chọn việc giúp những mảnh đời bất hạnh để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn. Còn sức, tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là các cháu học sinh” - bà Loan tâm sự.

Ông Nguyễn Lý Trí, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Tẻh khẳng định: “Như đóa hoa thơm ngát giữa đời, cô Loan đã vượt qua nỗi đau bệnh tật để đem yêu thương chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Những việc làm của cô góp phần thắp sáng niềm tin cho những người bất hạnh, mà đặc biệt là vun đắp, nuôi dưỡng ước mơ con chữ cho các em học sinh nghèo hiếu học”.

PHÚC - QUỲNH - THU

Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê tặng thư viện sáchcho học sinh nghèo Di Linh

Sáng 30/10, nhân sự kiện tham dự Ngày hội đọc sách được tổ chức tại

Trường Tiểu học Bảo Thuận (xã Bảo Thuận, huyện Di Linh), Hoa hậu Hoàn vũ

Việt Nam 2018 H’Hen Niê đã trao tặng thư viện sách với 3.500 cuốn sách các loại

cho hơn 750 học sinh của nhà trường. Thư viện gồm nhiều đầu sách, được phân loại theo trình độ đọc dành cho

khối học sinh tiểu học. Đây toàn bộ là sách mới, phù hợp với các nhóm sách

tra cứu, phát triển tư duy, kỹ năng, các bộ trò chơi hỗ trợ học tiếng Anh và Toán... Tại đây, Hoa hậu Hoàn vũ

H’Hen Niê còn tham gia các hoạt động đọc sách, kể chuyện, vẽ tranh cùng hơn

750 học sinh của nhà trường. Đây là trường có học sinh phần lớn là người

dân tộc thiểu số Chu Ru, K’Ho...; hoàn cảnh gia đình các em còn rất nhiều khó

khăn. Chia sẻ với các em học sinh và thầy cô giáo tại đây, H’Hen Niê cho

biết, cô sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi xa xôi và là một người dân tộc thiểu số Ê Đê ở Đắk Lắk. H’Hen Niê thấy rõ

được sức mạnh diệu kì của giáo dục, đây là cách duy nhất để phá vỡ sự thua

thiệt giữa người nông thôn với thành thị. Cô mong ước trẻ em ở khắp nơi

được tỏa sáng, mơ những giấc mơ lớn và có đủ nghị lực để vượt qua mọi khó

khăn, thử thách trong cuộc sống.Với việc trao tặng thư viện sách cho

học sinh Trường Tiểu học Bảo Thuận, Hoa hậu H’Hen Niê hy vọng sẽ giúp các

em có điều kiện học tập được đầy đủ hơn để trở thành những người có ích cho

xã hội trong tương lai.Được biết, trước đó, Hoa hậu H’Hen Niê đã có những chuyến công tác từ

thiện giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ mồ côi tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) và

Mái ấm Tín Thác (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc).

KHÁNH PHÚC

Vừa tổ chức cho học sinh ký cam kết “3 không” vào đầu năm học mới, thầy Hoàng Tiến Dũng - Bí thư Đoàn Trường THPT Lang Biang cho biết: “Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã chú trọng tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền về pháp luật cho học sinh. Thông qua nhiều hình thức sinh động và hấp dẫn như diễn kịch, sân khấu hóa, đối thoại trực tiếp bằng các bộ câu hỏi trắc nghiệm đơn giản, dễ nhớ, học sinh được phổ biến pháp luật nhanh và gọn hơn...”.

Nhằm nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức của ĐVTN, HSSV đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hóa trong tuổi trẻ khi tham gia giao thông, Huyện Đoàn đã phối hợp với Ban An toàn giao thông huyện tổ chức Ngày hội Thanh niên với Văn hóa giao thông năm 2018 cho các tổ chức cơ sở đoàn trên toàn huyện với nhiều hoạt động như: Thi tìm hiểu kiến thức về ATGT, tiểu phẩm Thanh niên với văn hóa giao thông,...

Các hoạt động phối hợp xây dựng tổ chức Đoàn trong lực lượng dân quân cơ động, nhân rộng các mô hình kết nghĩa giữa Đoàn trong lực lượng vũ trang với tổ chức Đoàn trên địa bàn khu dân cư, trường học được Huyện Đoàn duy trì. Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn thường xuyên phối hợp với các ngành trong giáo dục, cảm hóa thanh thiếu niên chậm tiến trên địa bàn khu dân cư; tổ chức các hoạt động chăm lo thiết thực cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, thanh thiếu niên ở vùng sâu, vùng xa...

VIỆT QUỲNH

Với đặc thù là địa phương có đông ĐVTN là đồng bào dân tộc thiểu số, Huyện Đoàn Lạc Dương tập trung vào các hình thức tuyên truyền, vận động dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho ĐVTN vừa đảm bảo cho đoàn viên, thanh niên yên tâm học tập, lao động, công tác; vừa góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Anh Nguyễn Vũ HoàngBí thư Huyện Đoàn Lạc Dương

Page 6: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

6 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Là xã có trên 70% dân số là người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên sinh sống, địa bàn rộng, hiểm trở, giáp ranh với 10 xã, phường của các huyện và TP lân cận, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm từ lâu được xem là địa bàn nhạy cảm với các loại tội phạm. Tình hình ANTT tại đây chỉ thật sự đổi khác khi được tăng cường cán bộ công an chính quy về làm trưởng công an xã.

Thiếu tá Lê Duy Thắng - người có gần 3 năm làm Trưởng Công an xã Lộc Tân và là

người thứ 2 giữ cương vị Trưởng Công an xã Lộc Tân kể từ khi huyện Bảo Lâm áp dụng chủ trương đưa công an chính quy về làm trưởng công an xã. Chủ trương này ngay lập tức nhận được sự đồng thuận của nhân dân cũng như chính quyền cơ sở. Bởi, lực lượng công an chính quy về cơ bản được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức pháp luật, nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng nên có nhiều lợi thế trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt mọi công việc của xã.

Cần biết, trước thời điểm năm

Hiệu quả từ việc đưa công an chính quy về xã

2012 trung bình hàng năm xã Lộc Tân để xảy ra trên 30 vụ việc lớn nhỏ, trong đó có cả trọng án; rồi tình trạng phức tạp trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng từ số công nhân đến lao động tại các công ty trên địa bàn... Nhưng kể từ khi được bố trí cán bộ Công an chính quy về làm Trưởng Công an xã, tình hình ANTT của xã bắt đầu có sự chuyển biến. Ông K’Jèo - Bí thư Chi bộ Thôn 1, xã Lộc Tân kể rằng: “Trước đây Trưởng Công an xã của chúng tôi cũng là người địa

phương, bao nhiêu việc đều do địa phương xử lý. Từ khi có cán bộ công an chính quy tăng cường về xã thì tình hình ANTT luôn được bảo đảm”.

Với quyết tâm làm chuyển biến địa bàn, công an xã đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết một số tình hình liên quan đến ANTT, trọng tâm là bám sát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giải quyết những bức xúc trong nhân dân như việc khai thác cát, đá, cao lanh trái phép, tình

trạng đổ rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Ngoài ra, lực lượng công an đã chủ động xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động của số công nhân và người nước ngoài, chủ yếu là số nhân sự làm việc tại 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất, chế biến chè Olong xuất khẩu trên địa bàn. Ông Lê Quang Triển - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lộc Tân đã khẳng định: “Mặc dù là điểm nóng nhưng từ khi có cán bộ công an chính quy về làm Trưởng công an xã thì tình hình ANTT đã ổn định. Công an xã đã làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký tạm vắng tạm trú. Với những cố gắng đó mà năm 2017 xã chúng tôi đã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Sự chuyển biến nhiều nhất ở Lộc Tân phải kể đến là công tác quản lý, giúp đỡ 56 người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng, để họ không còn mặc cảm, tự tin làm lại cuộc đời. Với những cố gắng của lực lượng công an xã, tình hình ANTT tại Lộc Tân luôn được đảm bảo, số vụ việc giảm gần 50% so với trước kia.

An ninh trật tự ổn định, người dân chuyên tâm lao động sản xuất nên đời sống của người dân Lộc Tân ngày càng sung túc hơn.

ĐỨC HUY

Thiếu tá Lê Duy Thắng - Trưởng Công an xã Lộc Tân hướng dẫn Phó Công an xã quy trình đăng ký nhân khẩu cho nhân dân. Ảnh: Đ.Huy

Là tỉnh có chiều dài rất lớn, dân cư lại sống rải rác, đông đồng bào người dân tộc thiểu số, kinh tế còn

nghèo nên phải thừa nhận, trước khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, đường giao thông nông thôn của Lâm Đồng là cả một câu chuyện dài, nhất là vào mùa mưa. Chuyện xe máy quấn xích vào bánh để đi lại ở các xã vùng sâu, vùng xa là chuyện không hiếm.

Xuất phát từ điểm khóTheo thống kê của ngành giao

thông, trước năm 2010, mạng lưới đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài khoảng 6.046,5 km. Đường huyện có tổng chiều dài 713,7 km với 509,6 km mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đạt 71,4%, còn lại 175,1 km đường cấp phối và vẫn còn 29 km đường đất.

Đường huyện còn đường đất, đường xã, phường, thị trấn chỉ khoảng 25% được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, còn lại gần 75% đường cấp phối và 172,5 km đường đất. Trong đó, còn 4 xã chưa có đường nhựa đến trung tâm xã, gồm xã Đưng K’Nớ (Lạc Dương), xã Mỹ Lâm, Phước Cát 2 (huyện Cát Tiên) và xã Đan Phượng (Lâm Hà). Đường thôn, xóm chủ yếu là đường cấp phối và đường đất.

Tương tự, đường giao thông nội đồng gần như chỉ có đường cấp phối và đường đất, mùa mưa việc vận chuyển nông sản rất khó khăn. Hạt cà phê, cây rau, hạt lúa từ cánh

Thênh thang những nẻo đường quêLâm Đồng được coi là một trong những địa phương có chiều dài đường giao thông nông thôn lớn trong cả nước. Đã bớt nhiều cảnh mùa mưa đi lại khó khăn, đường sá lầy lội, hôm nay, những nẻo đường quê ở Lâm Đồng đã khang trang, sạch sẽ hơn rất nhiều.

đồng về tới chợ là cả một quá trình gian khổ. Theo chiều ngược lại, đưa phân bón, thuốc BVTV vào chăm sóc đồng ruộng cũng vất vả không kém, khiến người nông dân đổ rất nhiều công sức vào khâu vận chuyển.

Xấp xỉ 7.400 km đường giao thông nông thôn được cứng hóa đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn, giúp người nông dân ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp, giúp hạt cà phê, cây rau, cành hoa tới thị trường nhanh chóng, dễ dàng. Và mỗi ngày vẫn có thêm những mét đường tiếp tục được xây dựng,

như những “mạch máu” nhỏ nối liền mảnh đất Lâm Đồng.

Nhà nước và nhân dân đồng lòng Xây dựng đường giao thông là

chuyện rất khó khăn bởi chi phí lớn, đặc biệt trong điều kiện Lâm Đồng là tỉnh miền núi, địa hình, địa chất tương đối phức tạp. Cư dân còn nghèo, địa bàn cư trú rải rác và một mùa mưa dài khiến việc xây dựng đường giao thông nông thôn khó càng thêm khó. Không thể không nói, Lâm Đồng đã thực hiện nhiều biện pháp phù hợp với địa phương để

có được những con đường. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là sự đồng lòng, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Vốn dành cho giao thông nông thôn từ 2010 tới nay đạt 3.432 tỷ đồng, đã đầu tư khoảng 1.900 km đường, trong đó xây dựng mới 705 km, nâng cấp, sửa chữa 1.200 km; đầu tư làm mới và sửa chữa 85 cầu lớn nhỏ. Ngân sách cấp 2.688 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 331 tỷ đồng, vốn huy động xã hội 16 tỷ đồng, vốn ODA 129 tỷ đồng và vốn khác là 268 tỷ đồng. Ngoài tiền, nông dân Lâm Đồng chỉ trong 5 năm qua (2013-2018) đã hiến trên 366 ngàn

m2 đất, gần 150 ngàn ngày công lao động để tham gia xây đường, làm cầu cống. Hiến đất làm đường NTM đã trở nên quen thuộc với cư dân nông thôn, nơi bà con sẵn sàng chặt đi hàng cà phê, dỡ hàng rào, thậm chí chặt cả những gốc sầu riêng trị giá hàng chục triệu đồng để thi công.

Lâm Đồng thực hiện nhiều biện pháp mềm dẻo, phù hợp với sức dân để xây dựng đường giao thông. Ở Lạc Dương, ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND huyện kể, huyện đi xin các mạnh thường quân xi măng. Những bao xi măng được chuyển trực tiếp cho các xóm có đông bà con dân tộc ít người để bà con tự làm đường. Với cách làm ấy, hàng chục km đường nội thôn, nội xóm đã thay thế những con đường đất bụi mù mùa nắng và lầy lội mùa mưa. Còn với các địa phương khác, những công thức như 50 - 50, 30 - 70, Nhà nước hỗ trợ 50%, 30%, dân đóng góp số còn lại để làm đường là chuyện diễn ra mỗi ngày.

Từ Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Cát Tiên…, mỗi mét đường đều đánh dấu công sức của Nhà nước và nhân dân. Những con đường dài từng bước một, không nóng vội, theo đúng quyết tâm của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng: “Chúng ta xây dựng NTM phải lựa sức dân, sức tỉnh, không vượt quá khả năng, không nợ nần”.

Thênh thang trên những nẻo quê, Lâm Đồng đang rộng cửa đón một nông thôn mới hiện đại và đầy sức sống. DIỆP QUỲNH

Xây dựng và bảo trì đường giao thông nông thôn. Ảnh: D.Q

Bảo Lâm vượt kế hoạch trồng trọt và chăn nuôi

Trong tháng 10/2018, huyện Bảo Lâm tiếp tục tái canh trồng mới và ghép cải tạo khoảng 55 ha cà phê, lũy kế 10 tháng đầu

năm 2018 với tổng diện tích gần 2.000 ha, vượt 16% so với

kế hoạch. Đáng kể cùng thời gian này,

sản lượng các loại cây trồng ở Bảo Lâm đã vượt kế hoạch như:

bắp thu hoạch 1.230 tấn, vượt 9% kế hoạch; chè búp tươi thu hoạch

11.050 tấn (lũy kế sản lượng 10 tháng đầu năm 2018 nâng lên

hơn 120.810 tấn), vượt 5,5% kế hoạch đặt ra…

Tương tự, đàn gia súc huyện Bảo Lâm ước đến hết tháng

10/2018 phát triển gần 40 ngàn con, đàn gia cầm 365 ngàn con, tăng lần lượt so với cùng kỳ gần 7,4% và 2%. Trong đó đàn heo

có tỷ lệ tăng nhiều nhất với 8,6%; đàn bò tăng tỷ lệ ít nhất với 2,4%.

Ngành nông nghiệp huyện Bảo Lâm tiếp tục tăng cường công tác

kiểm soát giết mổ, tăng cường vệ sinh thú y, đạt kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia

cầm, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Đồng thời, chủ

động dự báo sâu bệnh gây hại cây trồng, kịp thời khuyến cáo nông

dân áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả. MẠC KHẢI

Page 7: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

7 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Các dự án mất đất, rừng ở Đức TrọngKỳ 2: Dự án “ăn” đất, rừngKhông chỉ dừng lại ở việc để mất rừng và

đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hồng Thuận, nhiều dự án khác được giao, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn Đức Trọng cũng đang rơi vào thảm cảnh rừng và đất rừng bị xà xẻo.

Những cánh rừng “đổ máu”Trước thực trạng này, Hạt Kiểm lâm huyện

đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản, ken cây, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên diện tích đã cho các đơn vị thuê rừng.

Theo thống kê của ngành chức năng, hiện nay, trên địa bàn huyện Đức Trọng có 28 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng với diện tích khoảng 6.667 ha. Trong đó, có 10 dự án thực hiện đầu tư trồng rừng kinh tế với diện tích 3.255 ha; 12 dự án đầu tư du lịch sinh thái với diện tích thuê 2.739 ha, 5 dự án sản xuất nông lâm kết hợp có diện tích thuê 652 ha và 1 dự án khác.

Đối với các dự án sản xuất nông lâm kết hợp, hiện có 4 dự án hoàn thành, còn lại 1 dự án chậm triển khai. Qua đó, trong thời gian được giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp, tại các dự án này đã để xảy ra tình trạng phá rừng trên diện tích 9,4 ha với trữ lượng gỗ thiệt hại 140 m3 gỗ và gần 2,2 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Theo tài liệu chúng tôi có được, tại các dự án trồng rừng kinh tế, từ khi giao dự án đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2018, ghi nhận có 5 trong số 10 dự án chậm triển khai. Việc chậm triển khai dĩ nhiên là không đảm bảo đúng tiến độ theo giấy phép đầu tư, nhưng cái mất lớn hơn là các dự án trồng rừng kinh tế lại để xảy ra tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Cụ thể, rừng thuộc các dự án kinh tế bị khai thác trái phép làm thiệt hại 356 m3 gỗ, 74 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và phá rừng trái phép với diện tích 91 ha, gây thiệt hại trữ lượng gỗ 8.162 m3. Các dự án đầu tư du lịch sinh thái có tới gần 255 ha rừng bị phá trái phép với trữ lượng gỗ thiệt hại lên tới 14.147 m3 và 97 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Hãy thử hình dung, với lượng gỗ rừng bị triệt phá trái phép tại các dự án nêu trên, nếu chỉ quy đổi theo giá gỗ hiện tại, đơn cử, với giá gỗ thông tròn thông thường, giá khoảng 3 triệu đồng/m3, thì với số lượng gỗ bị khai thác như đã nêu ở trên gây thiệt hại cho Nhà nước đến gần 68 tỷ đồng, đó là chưa kể môi trường sinh thái rừng bị ảnh hưởng. Điều đáng nói là, trước số lượng diện tích rừng bị phá trái phép cũng như đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã phủ xanh màu cà phê, hoa màu, nhưng ngành Kiểm lâm huyện chỉ mới lập biên bản hành chính đối với 3 doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng với số tiền xử phạt 46,5 triệu đồng cho các hành vi vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy, phá rừng trái phép, vi phạm các quy định về khai thác gỗ. Một

con số nhỏ như muối bỏ biển so với vi phạm được kiểm đếm sau khi rà soát.

Đề nghị thu hồiTrong số 28 doanh nghiệp thuê đất, thuê

rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng, có đến 12 dự án rơi vào tình trạng xin gia hạn hay chậm tiến độ triển khai. Không chỉ chậm tiến độ so với giấy chứng nhận đầu tư, nhiều dự án còn “rề rà” trong việc bồi thường tài nguyên rừng. Ghi nhận của UBND huyện Đức Trọng cho thấy, có 16 doanh nghiệp phải thực hiện bồi thường tài nguyên rừng vì để rừng bị khai thác, bị phá mà không phát hiện ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt hơn, rừng bị phá và khai thác nhưng chủ rừng không hề trình báo cơ quan chức năng để được hỗ trợ giải quyết. Tổng số tiền mà 16 doanh nghiệp trên phải bồi thường là gần 42,3 tỷ đồng; tính đến cuối năm 2017, mới chỉ có 7 doanh nghiệp chấp hành nộp tiền bồi thường với số tiền gần 406 triệu đồng.

Qua rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất, rừng của các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp của huyện Đức Trọng, nhận định chung của UBND huyện Đức Trọng là: Các dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp đa phần chỉ tập trung vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy. Còn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra phức tạp, nguyên nhân được chỉ ra là do chủ đầu tư bố trí lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa hợp lý; chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối tượng lấn chiếm, khai thác rừng trái phép.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Trọng

cho biết, trong những năm qua, huyện Đức Trọng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của các tổ chức thuê đất, thuê rừng trên địa bàn huyện. Đồng thời, địa phương cũng đã yêu cầu các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn các hồ sơ, thủ tục giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và tổ chức trồng lại rừng... Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ rừng, phát triển rừng và tiến độ triển khai dự án trên diện tích quản lý. “Một số doanh nghiệp còn không có người điều hành trực tiếp tại khu dự án; bố trí lực lượng bảo vệ rừng không phù hợp so với diện tích rừng quản lý, bảo vệ; thiếu chuyên môn nghiệp vụ về lâm nghiệp; chưa có văn phòng đại diện đóng trên địa bàn được thuê đất, do đó công tác phối hợp kiểm tra gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng ken cây, chích thuốc hủy hoại rừng, phá rừng làm rẫy, khai thác, lấn chiếm vẫn còn xảy ra mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, cũng như phối hợp với các ban, ngành xác lập hồ sơ xử lý vi phạm theo

đúng quy định của pháp luật” - ông Nguyễn Văn Trung đánh giá.

Từng là trưởng đoàn rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất, rừng của các dự án, ông Nguyễn Xuân Vinh - Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Trọng cho hay: Các dự án cho thuê đất rừng trên địa bàn huyện đều do UBND tỉnh cấp giấy phép, các công ty cũng chỉ làm việc trực tiếp với sở, ngành có liên quan trên tỉnh mà không thông qua huyện. Về mặt quản lý nhà nước, vì rừng nằm trên diện tích đất của huyện nên chúng tôi chỉ tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án.

UBND huyện Đức Trọng đã chỉ đạo các ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ để bảo vệ rừng. Mặt khác, sau khi rà soát, UBND huyện cũng đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 4 dự án. Lý do UBND huyện Đức Trọng đề nghị thu hồi các dự án trên cụ thể như sau: Đối với Công ty Cổ phần Quốc An là không đảm bảo năng lực tài chính, sau khi được gia hạn không có sự chuyển biến trong đầu tư, để rừng bị phá 31 ha, đất bị lấn chiếm 21 ha trong tổng số đất thuê 137 ha, trong đó có tới 89 ha đất có rừng.

Tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Tuyên Lâm, đã để phá rừng trái phép 48 ha trong tổng số 320 ha được cho thuê; ngoài ra, chủ đầu tư không rà soát, phân loại cụ thể những diện tích cà phê lâu năm và những diện tích cà phê sau năm 2011 để xây dựng phương án và tổ chức lực lượng phối hợp với các ban, ngành chức năng giải tỏa và trồng lại rừng; đồng thời, không chấp hành nộp tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng. Còn Công ty TNHH Huỳnh Vũ được giao 78 ha nhưng để lấn chiếm 23 ha mà chưa thực hiện giải tỏa.

Ngoài những dự án UBND huyện Đức Trọng kiến nghị thu hồi còn có dự án của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, ngoài thiếu vốn đầu tư, chậm tiến độ triển khai dự án còn để rừng bị phá 18 ha, đất bị lấn chiếm 16 ha trong số 268 ha doanh nghiệp thuê. Nghiêm trọng hơn, Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh đã để 140 ha rừng bị phá và 26 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trong tổng diện tích 420 ha đất rừng và rừng cho thuê.

“Vấn đề nhức nhối hiện nay là trước thời điểm quy định của pháp luật về ký quỹ khi doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất được triển khai có khá nhiều dự án sau khi bị thu hồi còn đang nợ tiền khắc phục môi trường rừng. Và, trên thực tế chủ dự án đã “bỏ của chạy lấy người” mà không có một tí trách nhiệm nào với địa phương”, ông Nguyễn Xuân Vinh chia sẻ.

Ông Vinh cũng nêu ý kiến, với mỗi dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp, các cơ quan quản lý và đơn vị liên quan cần thẩm định tính khả thi của dự án, mục tiêu và khả năng tài chính của chủ dự án. Còn những địa phương có dự án cho thuê đất rừng phải kịp thời báo cáo, kiến nghị xử lý, thu hồi các dự án không triển khai, không thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, không đầu tư dự án đúng tiến độ, để các dự án không còn “ăn” đất rừng.

HOÀNG YÊN

Thông bị cưa hạ một cách không thương tiếc. Ảnh: H.Y

Hàng loạt rừng của các dự án cho thuê đất rừng ở Đức Trọng bị tàn phá. Ảnh: H.Y

Xử lý hình sự 81 vụ, 58 bị can tội buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giảTừ năm 2016 đến nay, Sở Công thương

Lâm Đồng thực hiện 11.668 vụ thanh tra, kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Qua công tác thanh kiểm tra, đã phát hiện, xử lý 8.033 vụ vi phạm, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 34 tỷ đồng; phạt bổ sung và truy thu thuế 13,3 tỷ đồng.

Hàng hóa tịch thu trị giá 9 tỷ đồng. Xử lý hình sự 81 vụ với 58 bị can.

Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, phát hiện 300 vụ buôn bán vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 1.036 vụ gian lận thương mại, 4 vụ hàng giả và 293 vụ vi phạm khác.

Hành vi gian lận thương mại chủ yếu là:

vi phạm về nhãn hàng hóa, không niêm yết giá, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng; mua bán, vận chuyển nhưng không xuất hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ xuất trình luôn thấp hơn giá trị và số lượng hàng hóa thực tế.

Hàng hóa vi phạm chủ yếu là: vải may mặc, đồ chơi trẻ em, mứt trái cây, rau củ,

thịt động vật, dầu thực vật, bột ngọt, quần áo, giày dép, dược liệu, tân dược, sữa, thuốc lá, pháo, rượu ngoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, linh kiện xe máy, phụ tùng ô tô, phụ kiện điện thoại, dụng cụ nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm điện gia dụng, gỗ…

AN NHIÊN

Page 8: CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ - NGÀNH CẤP TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28956_Bao_Lam_Dong_ngay_31_10_201… · Hoa đào chuyên canh dưới chân

8 THỨ TƯ 31 - 10 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Đoàn Văn Thùy và bà Trần Thị Lệ sử dụng đất tại xã Lộc Ngãi. Với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 107, diện tích 2.144m2. Đất ở (ONT) 400m2; Đất nông nghiệp (CLN) 1.744m2.

+ Thửa đất số 93, diện tích 1.600m2. Đất nông nghiệp (CLN).+ Tờ bản đồ số: 34, xã Lộc Ngãi.+ Thời hạn sử dụng đất: Đất ở (ONT) Lâu; Đất nông nghiệp (CLN) 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu K 368857 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho ông Nguyễn

Quý Nam ngày 06/08/1997, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 01440/QSDĐ.Năm 2000, ông Nguyễn Quý Nam chuyển nhượng QSD đất cho ông Đoàn Văn Thùy và

bà Trần Thị Lệ bằng giấy viết tay nhưng chưa lập thủ tục sang tên theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: K 368857 cho ông Đoàn Văn Thùy và bà Trần Thị Lệ quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất dai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Nguyễn Đình Nam ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng

ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau

thời gian 30 ngày, nếu dơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Đoàn Văn Thùy và bà Trần Thị Lệ tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh thông báo với nội dung như sau:Bà Nguyễn Thị Ca được UBND huyện Đạ Tẻh cấp GCNQSDĐ số G 198847 cấp ngày

07/03/1997 thuộc thửa đất số 180 - tờ bản đồ số 10 - thị trấn Đạ Tẻh, diện tích 600 m2 đất chuyên trồng lúa nước.

Năm 2001, bà Nguyễn Thị Ca đã chuyển nhượng QSDĐ cho ông Phan Duy Việt, thường trú tại Tổ dân phố 4d, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định. Bà Nguyễn Thị Ca đã giao GCNQSDĐ cho ông Phan Duy Việt và bà Nguyễn Thị Ca đã đi khỏi địa phương từ năm 2003 cho đến nay không liên lạc được.

Hiện nay, bà Nguyễn Thị Ca đang ở đâu liên hệ với UBND xã thị trấn Đạ Tẻh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh, để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà bà Nguyễn Thị Ca, không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đồng thời không có ai tranh chấp, khiếu nại, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và tham mưu cấp GCNQSDĐ cho ông Phan Duy Việt theo quy định, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v mất giấy chứng nhận QSD đất

Tôi tên Đoàn Văn Hùng, trú tại 1A-C5 Đào Duy Từ, Phường 4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng

Xin thông báo:Do quá trình quản lý hồ sơ, giấy tờ tôi làm thất lạc Giấy chứng nhận QSD đất

số CHO1387 tại tờ bản đồ số D93-II-D-a thửa đất số 1, thửa 81, diện tích 53.41m2 cấp ngày 22/4/2013 do ông Trần Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ký.

Vậy tôi xin thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, các nhân được biết.Sau 30 ngày đăng thông báo, nếu không có cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân

nào khiếu nại, tôi sẽ tiến hành làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo quy định pháp luật.

THÔNG BÁOVề việc giả danh nhân viên Công ty

Kính gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG NƯỚCCông ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng xin trân trọng gửi lời chào

và cảm ơn Quý khách hàng đã hợp tác và chia sẻ với Công ty chúng tôi trong thời gian qua.

Công ty đang tiến hành các công việc: thu tiền nước, thay mới, bảo trì định kỳ các thủy lượng kế, lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước tại nhà Quý khách hàng theo đúng lộ trình. Nhưng hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã xuất hiện một nhóm người giả danh nhân viên của Công ty tự ý tháo dỡ đường ống và các thủy lượng kế, thu tiền nước từ phía khách hàng nhằm tư lợi cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.

Để giảm thiểu rủi ro cho Quý khách hàng, Công ty khuyến cáo như sau:Khi nhân viên của Công ty đến nhà Quý khách liên hệ công tác: làm biên

bản, thu tiền nước, thay thủy lượng kế…, nhân viên phải mặc đồng phục của Công ty, có tên trên áo và phải đeo thẻ nhân viên (có hình, tên và mã số) do Công ty cung cấp.

Trong trường hợp nghi ngờ, Quý khách hàng vui lòng phản ảnh kịp thời qua số điện thoại: 1900571222 để Công ty xác minh, làm rõ.

Công ty Cổ phần cấp thoát nước Lâm Đồng rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác từ Quý khách hàng.

Trân trọng! TỔNG GIÁM ĐỐC

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

Hiện nay Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lâm Đồng đang thẩm định hồ sơ khen thưởng cấp Nhà nước cho các cá nhân thuộc tỉnh Lâm Đồng, để đảm bảo đúng quy định trong công tác khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh kính đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và người lao động cho ý kiến về việc đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho 3 cá nhân, cụ thể như sau:

1. Bà Trương Thị LựuNguyên quán: xã Tân Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Nơi đăng ký hồ sơ: xã Lộc Ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.2. Bà Nguyễn Thị KhinhNguyên quán: xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quàng Nam.Nơi đăng ký hồ sơ: Phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.3. Bà Bá Thị GiàoNguyên quán: xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Nơi đăng ký hồ sơ: thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Mọi ý kiến đóng góp, phản hồi đề nghị gửi về Ban Thi dua - Khen thưởng (Sở Nội vụ

tỉnh Lâm Đồng), địa chỉ: tầng 7, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, thành phố Đà Lạt hoặc địa chỉ email: [email protected] trước ngày 12/11/2018.

THÔNG BÁO V/v lấy ý kiến nhân dân đối với các trường hợp đề nghị truy tặng

danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Song sử dụng đất tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

Giấy CNQSD đất số hiệu T 129480 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho ông (bà) CaoThị Tuyên ngày 27/12/2000, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 02693/QSDĐ. + Thửa đất số 180, diện tích 7.758m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ số: 57, xã Lộc Ngãi.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.Giấy CNQSD đất số hiệu T 780453 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ ông Hoàng

Kim Hồ ngày 27/12/2000, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 02744/QSDĐ.+ Thửa đất số 182, diện tích 4.449m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Tờ bản đồ số: 57, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.Năm 2007, ông Hoàng Kim Hồ cùng vợ là bà Cao Thị Tuyên sang nhượng bằng giấy

viết tay cho ông Nguyễn Song nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: T 129480 và T 780453 cho ông Nguyễn Song quản lý và sử dụng. Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:

Ồng Hoàng Kim Hồ cùng vợ là bà Cao Thị Tuyên ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Song tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT