13
1 TÁC PHẨM DỰ THI LIÊN HOAN PHÁT THANH TOÀN QUỐC NĂM 2016 Tác phẩm: CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ: TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ Thể loại: Chương trình phát thanh tổng hợp Thời lượng : 29’43” Tác giả: Đỗ Thị Kim Hoàng – Đỗ Thị Thùy Linh – Vũ Thị Oanh. Đơn vị: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian phát sóng : Tháng 12/2015.

CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

1

TÁC PHẨM DỰ THI

LIÊN HOAN PHÁT THANH TOÀN QUỐC NĂM 2016

Tác phẩm:

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TỔNG HỢP

CHỦ ĐỀ: TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ

Thể loại: Chương trình phát thanh tổng hợp

Thời lượng: 29’43”

Tác giả: Đỗ Thị Kim Hoàng – Đỗ Thị Thùy Linh – Vũ Thị Oanh.

Đơn vị: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thời gian phát sóng: Tháng 12/2015.

Page 2: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TỔNG HỢP

TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ

Nhạc hiệu

MC: Trường Vũ kính chào quý vị đang đến với chương trình Phát thanh

tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh BR-VT. Chương trình đang được phát trên sóng

FM tần số 92 MHz, đồng thời quý vị và các bạn cũng có thể theo dõi chương

trình tại địa chỉ trực tuyến www.brt.vn và www.radiovietnam.vn.

Băng ghi âm

- Lúc cá chết tui không còn tâm trạng gì nữa, không biết gì nữa, chỉ muốn

xỉu thôi… Chứ không còn gì nữa…

- Tay chân tui bủn rủn, không làm gì được nữa hết trơn. Ông xã tui biểu:

“Bà phải phụ tui chứ bà không phụ mình tui làm gì được”. Ổng nói vậy

rồi cũng ráng phụ ổng vì chỉ có hai vợ chồng mà.

- Của cải mình có nhiêu đó… vậy mà chết hết… mình cũng muốn chết

theo nó. Biết làm gì bây giờ? Của cải mình có nhiêu đó thôi… Mình vớt

cá mà nước mắt mình rớt theo cá luôn…

MC: Thưa quý vị! Những tâm sự nghẹn ngào trong nước mắt mà quý vị

vừa nghe chính là nỗi khổ chung của 250 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà

Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129

tấn cá lồng bè đã chết trắng sông trong nỗi bàng hoàng tột độ của người dân.

Giờ đây, họ đang rơi vào cảnh “sống không bằng chết”, nợ nần bủa vây, gia

đình ly tán.

Điều đáng nói là sông Chà Và đã “kêu cứu” nhiều năm qua do nguồn

nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm cho các loại cá biển nuôi lồng bè tại đây

chết hàng loạt. Con số thiệt hại trong bốn năm qua đã lên đến hàng trăm tỷ

đồng. Thế nhưng, sông Chà Và vẫn chưa được “cứu”. Người dân nuôi cá lồng

bè trên sông thậm chí còn bị dồn vào cửa tử sau sự việc cá chết trắng vào

tháng 9 vừa qua.

Mời quý thính giả đang theo dõi chương trình qua sóng FM, tần số

92MHz cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc đã kéo dài nhiều

Page 3: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

3

năm vẫn chưa có hồi kết này qua chương trình Phát thanh tổng hợp với chủ đề:

Tiếng “kêu cứu” trên sông Chà Và.

(Nhạc cắt)

MC: Thưa quý vị! Khách mời của chúng tôi hôm nay, xin giới thiệu ông

Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT. Xin chào

và cảm ơn ông đã dành thời gian tham gia chương trình.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh: Xin chào Trường Vũ, kính chào quý vị!

MC: Thưa quý vị! Trước khi nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, sông

Chà Và đổ ra cửa vịnh Gành Rái thuộc địa bàn xã Long Sơn, thành phố Vũng

Tàu từng nổi tiếng gần xa với nghề nuôi cá lồng bè. Và ngay sau đây, mời quý

vị dành ít phút để tìm hiểu rõ hơn về nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và,

nghề đã giúp nhiều hộ dân trở thành triệu phú từ hai bàn tay trắng:

Phóng sự: “Giấc mơ làm giàu”

Quý vị thân mến! Vượt qua cầu Chà Và, xã đảo Long Sơn (TP.Vũng

Tàu) sẽ hiện ra trong tầm mắt của chúng ta, nơi có những người dân chân lấm

tay bùn bỗng chốc đổi đời nhờ nghề nuôi cá lồng bè. Niềm vui hiện rõ trên nét

mặt tươi rói, ánh mắt sáng bừng của ông Phạm Văn Thông (tổ 5, thôn 7) khi

nhớ lại vụ nuôi cá lồng bè đầu tiên trên sông Chà Và.

Băng ghi âm: Đánh bắt hải sản thời đó lỗ, không đủ trang trải tiền dầu

nên mình mới bắt đầu nuôi trồng hải sản. Thấy kết quả được là mình nuôi

luôn. Nghề này phát triển rất nhanh, lợi nhuận cao nên mình sắm sửa nhà cửa,

cuộc sống gia đình thoải mái hơn. Cứ một năm tôi lời được 300-400 triệu, có

khi còn nhiều hơn. Rồi mình cũng lên nhà cửa khang trang, mình có điều kiện

sống tốt hơn.

Gắn bó với dòng sông Chà Và từ khi còn bé, đến năm 2000, chị Trần Thị

Lệ Em (tổ 7, thôn 5) bắt đầu “làm ăn lớn” với nghề nuôi cá lồng bè trên diện

tích 1ha mặt nước. Vụ đầu tiên chị thu hoạch được 70 tấn cá, thu được hơn 400

triệu đồng, cuộc sống của gia đình chị cũng đổi thay từ đó:

Băng ghi âm: Hồi đó chỉ biết sống bằng nghề sông nước, mới đầu đi te,

rồi dần dần chuyển sang nuôi cá lồng bè. Cũng nhờ đó mà lần lần gầy dựng

cuộc sống. Mình ở đây ruộng đất không có, chỉ biết sống bằng nghề nuôi trồng

Page 4: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

4

hải sản. Hồi mới nuôi chỉ có đâu 2-3 lồng thôi, từ từ nuôi có rồi nới lên 44

lồng. Con cái thì mình cũng nuôi cho ăn học đàng hoàng.

Ở xã đảo Long Sơn, những “triệu phú lồng bè” như chị Nguyễn Thị Mỹ

Dung – Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Đông Phát không ít. Họ khởi

nghiệp và làm giàu từ hai bàn tay trắng với những chiếc lồng bè nuôi cá trên

sông Chà Và, con sông chở nặng ân tình với người dân xã đảo.

Băng ghi âm: Thời điểm trước, mức độ ô nhiễm thì không có. Người dân

nuôi cá thì cũng rải rác thôi, chưa phát sinh nhiều, giá thành cá bán ra cũng

tương đối cao. Tỷ lệ cá chết cũng ít, đạt từ 70 – 80%.

Do nằm ở vị trí thuận lợi với diện tích mặt nước lớn, là nơi tiếp giáp của

nhiều con sông đổ ra phía biển như: sông Chà Và, sông Dinh, sông Cỏ May...

nên tiềm năng dành cho nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá lồng bè ở xã

Long Sơn rất lớn. Tổng sản lượng khai thác từ nuôi trồng thủy sản lồng bè của

xã Long Sơn đạt bình quân khoảng 4 ngàn tấn/năm, doanh thu hơn 104 tỷ

đồng. Nghề nuôi cá lồng bè đã nhanh chóng giúp hàng trăm hộ dân trên địa

bàn xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

MC: Thưa ông Nguyễn Thanh Tịnh, ông đã từng đến khảo sát vùng nuôi

cá lồng bè trên sông Chà Và rồi chứ ạ?

Khách mời trả lời:

Vâng, tôi đã tới đó.

MC: Ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển của ngành nghề

này?

Khách mời trả lời: Khu vực sông Chà Và, chúng tôi cho rằng có tiềm

năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, và trên thực tế hoạt động nuôi cá lồng bè

nơi đây đã có kết quả tốt. Tỉnh cũng đã có quy hoạch, theo đó vùng này sẽ là

nơi nuôi trồng tập trung nhằm tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu nội địa

cũng như cho xuất khẩu. Và đây cũng là quy hoạch KT-XH gắn với đặc điểm

của địa phương. Để phát huy lợi thế đó, một mặt giải quyết công ăn việc làm,

tạo ra thu nhập cho người dân, người lao động góp phần phát triển KT-XH

của TPVT cũng như của tỉnh.

MC: Tuy nhiên, thật tiếc vì thời hoàng kim của nghề nuôi trồng thủy sản

trên sông Chà Và tại xã Long Sơn (Tp. Vũng Tàu) đã là câu chuyện của quá

Page 5: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

5

khứ. Vài năm trở lại đây, người nuôi cá lồng bè liên tục bị trắng tay bởi nuôi

con gì chết con nấy. Phóng sự sau đây sẽ phản ánh rõ vấn đề này, mời quý vị

cùng theo dõi:

Phóng sự: Những mùa “cá đắng”

Gia đình anh Lê Văn Thảo ở thôn 7, xã Long Sơn bắt đầu nuôi cá lồng

bè từ năm 2006 với diện tích 5ha. Nếu như trước đây nghề NTTS đã giúp gia

đình anh làm giàu từ hai bàn tay trắng thì cái nghèo, cái khó hiện đang bủa vây

gia đình với 4 thành viên này. Bởi, anh đã trắng tay sau những lần cá chết:

Băng ghi âm: Thời gian vừa qua, tại các công ty phía trong xả thải

nhiều quá, cá chết hàng loạt. Rất niều gia đình tán gia bại sản, nợ nần chồng

chất. Nhiều gia đình bị nợ quá mà vợ chồng gây lộn tới nỗi thôi nhau luôn.

Giờ kẻ có chồng, người có vợ, rất đau khổ. Nợ đòi hoài, ngày làm càng thâm

nợ. Sống hết nổi rồi.

Gia đình anh Nguyễn Văn Thông ở thôn 7 cũng không khá hơn là mấy,

nguy cơ tái nghèo đang hiện ra trước mắt với những lần cá chết, trong khi số

tiền 400 triệu đồng nợ ngân hàng thì vẫn chưa trả hết:

Linh 213 – Nguyễn Văn Thông: Nghề NTTS những năm trước đây

cũng đạt, nhưng gần đây không đạt, nguyên nhân là do 22 công ty ở xã Tân

Hải cứ lúc thủy triều lên, nước rút xuống thì thừa dịp xả thải. Dẫn đến bà con

nuôi bị thất bại là do nước ô nhiễm làm cá chết. Nếu như trước đây người dân

thoát nghèo thì giờ đây lại tái nghèo.

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT), hiện

tượng cá chết trên sông Chà Và xảy ra liên tục từ năm 2010 đến nay. Năm

2015 chính là năm đau khổ nhất của người dân nuôi trồng thủy sản trên sông

Chà Và. Chỉ tính riêng mức thiệt hại của 800 hộ dân đợt đầu năm đã lên đến

6.000 tấn, ước tính khoảng 122 tỷ đồng.

Băng ghi âm: Theo thống kê thiệt hại từ năm 2010 đến nay, tôi không biết

sử dụng từ nào khác ngoài từ “Tang thương”! “Quá khủng khiếp”!

“Tang thương” và “quá khủng khiếp” là hai từ mà ông Lê Tòng Văn –

Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT) thốt lên khi nói về

tình trạng cá chết. Trước sự việc này, HĐND tỉnh đã thành lập nhiều đoàn

kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân. Ông Trần Thanh Bình – Nguyên Phó Chủ tịch

HĐND tỉnh cho biết:

Page 6: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

6

Băng ghi âm: Có 3 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là yếu tố nội

sinh, do các hộ nuôi cá nuôi với khoảng cách dày đặc, cho ăn không đúng kỹ

thuật, chất thừa chất dư từ thức ăn. Nguyên nhân thứ hai là do chúng ta cho

nuôi cá lồng bè nhưng đồng thời cũng cho khai thác cát ở khu vực đó nên nó

lại tác động lẫn nhau, cũng làm cho cá chết. Nguyên nhân thứ ba là do việc xả

thải của 22 nhà máy ở khu chế biến hải sản Tân Hải. Mà điểm đỉnh mà chúng

ta cần xử lý, giải quyết là ở cống số 6. Lên ngay cống số 6 quan sát thì chúng

ta thấy rất là kinh khủng!

Bà Lê Thị Công – Giám đốc Sở TN-MT thẳng thắn bày tỏ quan điểm về

nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại khu chế biến hải sản:

Băng ghi âm: Chúng ta đã quy hoạch 3 khu chế biến thủy sản ở Vũng

Tàu, Đất Đỏ, Xuyên Mộc. Nhưng vì nhiều lý do khách quan, chủ quan đến nay

chỉ mới có 2 khu đang đầu tư hạ tầng, có đầy đủ hệ thống thu gom và xử lý

nước thải. Còn Vũng Tàu thì chưa được đầu tư. Doanh nghiệp cũng mong chờ

tỉnh đầu tư hoàn chỉnh để di dời, tuy nhiên do tỉnh chưa đầu tư cũng là nguyên

nhân kéo dài tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu chế biến hải sản Tân Hải.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Chà Và do các cơ sở chế biến hải

sản khu vực xã Tân Hải (huyện Tân Thành) xả nước thải không đảm bảo tiêu

chuẩn, thậm chí chưa qua xử lý đã kéo dài nhiều năm gây thiệt hại lớn cho

người nuôi trồng thủy sản trên sông.

Băng ghi âm: UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo nhiều lần về vấn đề này để

giải quyết 14 cơ sở chế biến hải lúc đó (nay là 22 cơ sở) cũng không xử lý rốt

ráo. Xử lý nước thải của các nhà máy này phải nói là không chuẩn và không

nghiêm túc vận hành. Các đoàn kiểm tra của nhà nước thì gần như bị vô hiệu

hóa. Chúng ta đi kiểm tra như thế nào mà cứ báo cáo là rất tốt mà xung quanh

22 nhà máy này ô nhiễm trầm trọng mà giám sát về có nói là tốt, tốt, tốt. Gần

như bị vô hiệu hóa hoạt động kiểm tra của các đoàn kiểm tra về môi trường

trong thời gian dài.

Nói như ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: “Việc xâm phạm môi trường gần như là việc

không sợ gì, không ngán ai, xem thường pháp luật”. Và câu trả lời đã rõ: Do

các đoàn kiểm tra của nhà nước gần như bị vô hiệu hóa.

MC: Thưa ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, sự việc

nào cũng có nguyên nhân, có nguồn gốc của nó. Điều quan trọng mà người

dân đang chờ đợi đó là trước sự việc cá chết hàng loạt trên sông Chà Và do ô

Page 7: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

7

nhiễm nguồn nước, ngoài các ý kiến nhận định nêu trên thì UBND tỉnh đã có

hướng giải quyết như thế nào và liệu có thực thi được?

Khách mời trả lời: Trước thiệt hại này thì tỉnh đã kịp thời có chỉ đạo để

đánh giá thiệt hại của người dân cũng như triển khai các bước cần thiết để hỗ

trợ người dân bị thiệt hại được bồi thường theo quy định của Pháp luật. Trên

quan điểm là bên có trách nhiệm gây ra thiệt hại thì phải bồi thường, dưới sự

hỗ trợ của các nhà khoa học, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TNMT xây dựng, báo

cáo, tổng hợp, đánh giá thiệt hại, đánh giá nguyên nhân phát sinh thiệt hại,

xác định trách nhiệm của nguồn gây ra thiệt hại, trên cơ sở đó yêu cầu các chủ

thể có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại mà cụ thể ở đây là

người dân có cá chết do nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, theo đúng quy định

của luật bảo vệ môi trường, của Bộ luật Dân sự của pháp luật có liên quan.

Tỉnh cũng đã tổ chức các buổi gặp gỡ làm trung gian để thương lượng cho

việc các doanh nghiệp được xác định là chủ nguồn xả ở đây là 22 doanh

nghiệp ở khu vực Tân Hải.

MC: Cá chết trên sông Chà Và – một sự việc cứ lập đi lập lại từ năm

này qua năm khác vẫn chưa được khắc phục thì sự việc cá chết hàng loạt khiến

người dân điêu đứng xảy ra vào ngày 6/9/2015 vừa qua như một giọt nước tràn

ly. Tại thời điểm cá chết, các hộ dân nơi đây đã vớt hàng trăm kg xác cá chết

lên bờ rồi thuê xe ba gác chở đến trước cổng trụ sở UBND tỉnh để phản đối

vấn đề ô nhiễm trên sông. Ngay lập tức, UBND tỉnh đã triệu tập cuộc họp khẩn

cấp và đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh:

Băng ghi âm: Nếu anh không đảm bảo thì anh phải tạm dừng để xử lý

vấn đề, bây giờ trong thời gian này anh mà cứ tiếp tục xả ra nữa thì cá tiếp tục

chết, dân sẽ ra sao? Vấn đề này tôi nói rất rõ là đã mời Viện khoa học môi

trường xuống đánh giá tác động. Bình thường con cá bị ô nhiễm trên dòng

nước người ta nuôi trong thì có thể nó bị ghẻ lở chứ không thể chết đột ngột

như vậy. Chết đột ngột phải có tác động môi trường, sóng ập một cái thì cá

mới chết cả một đàn rất ghê gớm. Còn môi trường dơ bẩn thì chỉ bị chết lẻ tẻ

chứ không thể chết như bom nguyên tử.

MC: Với trách nhiệm thống kê thiệt hại của người dân nuôi cá, ông Lê

Tòng Văn – Chi cục trưởng NNTS (Sở NN-PTNT) đã khẳng định:

Băng ghi âm: Theo chỉ đạo của chính đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh,

quyền lợi của người dân phải bảo vệ tối đa. Quyền lợi đó chính đáng và hợp

pháp, phải được bảo vệ. Không được “méo mó” – kê khai tăng số lượng cá

Page 8: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

8

chết của người dân để “ăn chia” với dân là cấm tuyệt đối, từng cá nhân phải

chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở NN-PTNT và UBND tỉnh.

MC: Quan điểm của người đứng đầu UBND tỉnh đã rõ. Các cơ quan

chức năng ráo riết vào cuộc. Thời điểm này, cuộc sống của người dân ra sao?

Mời quý vị cùng phóng viên Thy Oanh trở lại Long Sơn:

Ghi nhận: Tiếng “kêu cứu” bên sông

Phóng viên hiện trường: Thưa quý vị! Sự việc cá chết trên sông Chà

Và xảy ra vào đầu tháng 9.2015 đến nay đã hơn 5 tháng. Thế nhưng, lúc này

đây, ngồi trên chiếc xuồng máy đi dọc sông Chà Và, chúng tôi vẫn cảm nhận

một không khí thật lặng buồn với hình ảnh hàng ngàn bè nuôi cá của người

dân bị bỏ hoang. Có quá nhiều câu chuyện “đắng lòng” mà tôi đã nghe, đã

đồng cảm và đã khóc cùng những người dân nghèo xã đảo:

Băng ghi âm: Khổ lắm, nợ nần! Không chỉ vay ngân hàng không vì nuôi

cá là phải tiền tỉ, nên mình phải đi mượn nợ ngoài. Tiền nợ bây giờ tỉ mấy rồi.

Vừa mượn vàng, rồi khi “kẹt” lắm thì mượn ở ngoài. 100 triệu thì một tháng

tiền lời là 6 triệu. Bây giờ tới mùa bắt cá giống rồi mà cũng không có tiền bắt,

mấy chục lồng cá giờ trống lốc hết trơn.

Băng ghi âm: Bây là đương là lúc chật vật nhất, nợ nần ngân hàng. Sổ

đỏ cũng đang cầm ở ngân hàng. Bán hết một căn nhà rồi mà còn chưa trả

xong nợ. Đang thời điểm phải trở nợ ngân hàng thì bị cá chết. Người dân

Long Sơn hiện giờ quá lao đao, khổ sổ. Đầu óc bây giờ như muốn khùng lên.

Băng ghi âm: Tui không có sổ, phải mượn sổ của người em. Vay tiền

làm ăm giờ mắc nợ ngân hàng, rồi nợ ở bên ngoài. Bè, lưới, chài bỏ mênh

mông. Giờ trắng tay, ổng thì đi làm mướn, khổ lắm! Nói mà muốn chảy nước

mắt.

Băng ghi âm: Nửa đêm, công nhân báo chị Dung ơi cá chết. Cả đêm đó

mình lo vớt, bán trong đêm cho 4 thương lái tới sáng mai thì được 50% tiền.

Còn bao nhiêu nằm ở dưới là mình bỏ hết. Lúc đó em hết hồn, em run…

Chồng em là đàn ông mà cũng muốn khóc, khóc luôn! Cá chết.

Băng ghi âm: Thiếu nợ 400-500 triệu mà hai vợ chồng người 60 tuổi,

người 59 tuổi thì làm sao trả nợ, chỉ có nước tự sát mà ra đi thôi. Đến nỗi con

Page 9: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

9

trai bây giờ đã bỏ nhà ra đi. Nó biểu nhà nghèo quá, không bám víu được nữa.

Con trai, con dâu, cháu nội đi hết không về nữa.

Phóng viên hiện trường: Thưa quý vị! Chứng kiến hoàn cảnh của

những người dân Long Sơn lúc này tôi mới thấm thía câu nói “Sống không

bằng chết”. Một câu chuyện buồn dẫu đã trôi qua từ cuối năm 2014 nhưng nay

người dân Long Sơn vẫn còn nhắc lại đó là cái chết thảm của một hộ dân xuất

phát từ việc nuôi trồng thủy sản thua lỗ. Nuôi đến đâu, cá chết đến đó, nợ nần

chồng chất, vợ chồng sinh ra mâu thuẫn khiến cho người đàn ông chưa đến 40

tuổi tìm đến cái chết thật thương tâm – tự thiêu mình trên ruộng muối. Người

dân Long Sơn nhắc lại câu chuyện đó vì giờ đây họ cũng đang ở tận cùng của

sự khốn khổ và túng quẫn.

MC: Thưa ông Nguyễn Thanh Tịnh, ông suy nghĩ gì khi nghe câu

chuyện vừa rồi. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các cơ quan chức

năng đã vào cuộc và chắc chắn rằng quý thính giả theo dõi chương trình đang

chờ nghe những thông tin từ ông?

Khách mời trả lời: Suy nghĩ của tôi ở đây là sự chia sẻ sâu sắc với

những thiệt hại mà cô bác, anh chị đã gặp phải trong trường hợp này. Dĩ

nhiên đây là điều không ai mong muốn. Rõ ràng thiệt hại của người dân rất là

đau xót, nhưng ngược lại các doanh nghiệp chế biến hải sản cũng vay nợ để

đầu tư, nên cũng phải có thời gian để thu hồi. Nhưng mà cái đáng trách của

các doanh nghiệp ở đây, mặc dù được tỉnh cho phép tồn tại đến năm 2014

nhưng vấn đề đảm bảo môi trường đã không được thực hiện tốt, thì đây là điều

hết sức đáng tiếc. Và chúng tôi cũng có những biện pháp cần thiết, ví dụ như

là đã chỉ đạo các cơ sở này triển khai chạy lại đường ống thoát nước thải, bảo

đảm nguồn xả của doanh nghiệp tại khu vực cống số 6 đảm bảo mọi thời điểm

trong ngày các lực lượng chức năng đều có thể kiểm tra. Như vậy, đồng nghĩa

với việc hệ thống nước thải được vận hành, cùng với việc hỗ bà con những

người bị thiệt hại khởi kiện ra tòa, đề nghị tòa án mở vụ án giải quyết bồi

thường cho mình.

MC: Qua những thông tin từ ông Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch

UBND tỉnh, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù kết luận từ các cơ quan chức

năng đã rõ, tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến hải sản khu vực xã Tân Hải

lại không đồng tình với cách giải quyết cũng như mức bồi thường. Ông Trình

Kim Hải - Giám đốc Công ty TNHH Nghê Huỳnh cho biết, theo kết quả tạm

tính thì công ty Nghê Huỳnh phải thực hiện bồi thường khoảng 217 triệu, tuy

nhiên công ty không đồng tình, bởi theo ông Hải thì:

Page 10: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

10

Băng ghi âm: (Trong năm nay công ty đã cải tạo hệ thống khí thải và

đầu tư thêm nhưng trong bảng kết quả này thì lưu lượng xả thải lại vượt quá

so với thực tế vì vậy kết quả này công ty không chấp nhận, cũng như các

doanh nghiệp ở đây công ty đều chủ động nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

và khí thải và không thể nào để tình trạng khí thải nước thải lại vượt quá như

vậy, bên này làm bột cá nên không thể nào cần lượng nước như công ty Đông

Hải).

Còn ông Lê Xuân Hải - Giám đốc DNTN Đông Hải cho rằng, do đặc thù

là chế biến bột cá nên việc vận hành nhà máy, công ty không sử dụng nước

nên việc xả thải gây ô nhiễm là không xảy ra, vì vậy việc công ty TNHH Đông

Hải bị tạm tính đền bù 1 tỷ đồng là không thỏa đáng:

Băng ghi âm: (Tôi rất đồng ý việc UBND tỉnh xử lý giải quyết sự cố gây

chết cá trên các lồng bè là đúng, tuy nhiên việc tìm nguyên nhân gây cá chết

có tên công ty Đông Hải là không chính xác vì trong quá trình hoạt động công

ty khổng sử dụng nước vì sẽ làm cho nguyên liệu không khô, gây cản trở cho

quá trình sản xuất, thiệt hại rất lớn, chính vì vậy công ty không sử dụng nước

nên lượng nước thải hầu như không có mà chỉ có một lượng rất nhỏ nước rỉ cá

thì công ty cũng đã bán cho các công ty làm phân bón ở miền tây).

Ông Ngô Hồng Quân – Quản lý nhân sự công ty TNHH East Wind Việt

Nam mong muốn:

Băng ghi âm: Cá chết vừa qua thì khu Tân Hải cũng là khu nhạy cảm,

công ty cũng đã được mời lên thông báo tạm dừng hoạt động, công ty cũng

gặp khó khăn, tỉnh nên có lộ trình di dời, hoặc thời hạn tạm dừng là bao lâu,

để công ty có định hướng. Hiện công ty chưa có ý định chuyển hướng do đã

đầu từ tiền của vào máy móc, chỉ mong tỉnh sớm có di dời, tại vì đã đầu tư mà

chuyển đổi thì máy móc thiết bị mình như thế nào.

MC: Về phía các DN, họ vẫn không đồng tình với kết quả đánh giá tác

động môi trường của Viện Môi trường và Tài nguyên, cũng như không đồng

tình với phương án bồi thường cho các hộ dân mà tỉnh đưa ra. Chắc chắn đây

không phải là một vụ kiện đơn giản. Vậy, UBND tỉnh sẽ có cách giải quyết

cũng như theo vụ kiện này như thế nào?

Khách mời trả lời: Trên cơ sở vận động, thuyết phục của các sở, ngành,

UBND tỉnh cũng đã có cuộc họp với các DN; nhưng các DN vẫn không có sự

thống nhất trong việc bồi thường thiệt hại cho người dân. Theo quy định pháp

luật, trong trường hợp này, biện pháp được sử dụng đó là người bị thiệt hại sẽ

khởi kiện, yêu cầu tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc. Trong quá trình chỉ đạo

Page 11: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

11

giải quyết vụ việc, tôi cũng đã trao đổi với DN, điểm mấu chốt đó là DN phải

xác định trách nhiệm của mình là đã có hành vị xả thải nước không được xử ký

hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, gây nên ô nhiễm trầm trọng, làm cho cá chết.

Cái khó ở đây là khác với vụ Vedan chỉ có một chủ thể duy nhất là công ty

Vedan có trách nhiệm bồi thường. Ở đây, có đến 14 cơ sở chia sẻ trách nhiệm,

phân định trách nhiệm của các cơ sở này với nhau thì lại là bài toán khó. Các

vị nên ngồi lại với nhau và tìm ra giải pháp tối ưu. Nếu không, theo quy định

pháp luật người dân có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.

MC: Thưa quý vị! Hiện nay, người dân nuôi cá lồng bè bị thiệt hại đang

củng cố hồ sơ để khởi kiện các DN chế biến hải sản xã Tân Hải, huyện Tân

Thành. Chiều hướng của vụ kiện này như thế nào, phóng viên Thy Oanh đã có

cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Long Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Luật

sư tỉnh.

Băng ghi âm

1- Thưa ông, về phía Văn phòng Luật sư tỉnh, ông nhận định về vụ

kiện này như thế nào?

Qua xem xét sơ bộ về hồ sơ mà các cơ quan, ban, ngành đã giúp cho bà

con trong việc chứng minh thiệt hại, về cơ bản cũng đã có những căn cứ nhất

định. Những cơ quan từ xã cho đến Sở NN-PTNT đã có đánh giá về thiệt hại

thực tế của bà con. Cũng đã có đánh giá tác động môi trường của Viện TN-

MT. Đấy là những căn cứ pháp lý ban đầu để có thể tiến hành việc khởi kiện.

Tuy nhiên, song song với việc đó thì để tiến hành khởi kiện một vụ kiện tòa án

thì còn có thêm những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho chứng cứ đó.

2 – Như vậy, khi bà con đã hoàn tất hồ sơ, chứng cứ, điều kiện cần

cho vụ kiện thì ông đánh giá như thế nào về khả năng thắng kiện của

người dân?

Vụ việc bồi thường cá chết trên sông Chà Và này có quy mô nhỏ hơn vụ

Vedan nhiều. Nhưng về phương pháp làm thì theo nhận định của tôi lại phức

tạp hơn. Bởi lẽ, trong vụ việc Vedan xả thải gây ô nhiễm thì mức độ thiệt hại

rất lớn, nhưng người gây thiệt hại (bị đơn) lại chỉ có một. Còn vụ việc cá chết

trên sông Chà Và thì có hơn hai mươi doanh nghiệp chế biến thủy sản gây ô

nhiễm. Khó khăn bây giờ là ta không thể đánh đồng. DN nào xả nhiều phải bồi

thường nhiều, DN nào xả ít thì bồi thường ít. Đó là nguyên tắc pháp lý.

Page 12: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

12

MC: Thưa ông Nguyễn Thanh Tịnh, với nhận định của Luật sư Hoàng

Long Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Luật sư tỉnh đó là vụ kiện cá chết trên

sông Chà Và sẽ khó khăn hơn vụ Vedan. Vậy, tỉnh có hướng hỗ trợ người dân

khởi kiện như thế nào?

Khách mời trả lời: Vụ việc này mặc dù giá trị bồi thường không lớn

nhưng so với vụ Vedan, như ý kiến mà Luật sư đã nêu, tính chất lại phức tạp

hơn. Bởi vì bên cạnh việc xác định trách nhiệm các doanh nghiệp phải bồi

thường cho người dân; trong bản án phán quyết của Tòa án phải nêu rõ doanh

nghiệp nào thì phải chịu bao nhiêu trong tổng mức bồi thường cho dân. Về

phía tỉnh, để hỗ trợ người dân, đây là một quá trình liên tục, phương án mà

tỉnh đã dự liệu. Do đó, ngay sau khi không có sự thương lượng thành với các

doanh nghiệp để bồi thường cho các hộ dân thì tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành;

giao cho Sở tư pháp chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ pháp lý tỉnh, phối hợp cùng

Đoàn Luật sư tỉnh tập hợp hồ sơ, hỗ trợ thủ tục khởi kiện để người dân thực

hiện khởi kiện. Cũng đã có sự chuẩn bị để cử luật sư đại diện cho các hộ dân

tranh tụng trước tòa nếu như các hộ dân có yêu cầu.

MC: Thưa ông, giả sử nếu người dân không thắng kiện thì mọi chuyện

sẽ ra sao?

Khách mời trả lời: Đây chính là công lý của pháp luật, việc khởi kiện ra

tòa là cơ chế pháp lý theo quy định của Luật bảo vệ môi trường của Bộ Luật

dân sự để người dân được bảo hộ quyền. Chính vì vậy, chúng ta tin tưởng và

trông đợi vào phán quyết đúng đắn, hợp tình hợp lý của tòa án.

MC: Tuy nhiên, vấn đề mà người dân quan tâm hơn cả là hướng giải

quyết của tỉnh đối với những doanh nghiệp chế biến hải sản xã Tân Hải (huyện

Tân Thành) sau vụ kiện mới là quan trọng. Liệu vấn đề ô nhiễm có được giải

quyết? Bởi, nguyên nhân thì có nhiều và chúng ta cũng không thể đổ lỗi về

một phía, vấn đề quy hoạch nuôi trồng, vấn đề bảo vệ môi trường của các

doanh nghiệp chế biến hải sản và cả trách nhiệm kiểm tra, xử lý của các cơ

quan chức năng?

Khách mời trả lời: Trước thiệt hại, mất mát đau xót của người dân, về

mặt trách nhiệm và tình cảm, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã vào cuộc một

cách rất quyết liệt: Tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của

các cơ sở chế biến hải sản ở Tân Hải. Có một bài học ở đây đó là chúng ta

cũng chưa có sự chỉ đạo các sở, ngành để yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện

các biện pháp bảo đảm môi trường, bảo đảm sự công khai minh bạch, sự giám

Page 13: CHỦ ĐỀ TIẾNG “KÊU CỨU” TRÊN SÔNG CHÀ VÀ · Và, xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu sau đêm 6/9/2015. Chỉ trong một đêm, 129 tấn cá lồng bè đã chết trắng

13

sát của các cấp, các ngành; của người dân. Sắp tới đây, tỉnh ta sẽ phải kiện

toàn điều này. Tôi cho rằng, đây là giải pháp căn cơ, không chỉ đối với cống

số 6, không chỉ với sông Chà Và mà còn trên địa bàn toàn tỉnh.

MC: Thông qua chương trình hôm nay, ông có điều gì muốn gửi gắm

đến những người đang “kêu cứu” lẫn những doanh nghiệp đang đối mặt với

những tiếng “kêu cứu” này?

Khách mời trả lời: Chúng tôi cho rằng về phía người dân cũng cần lưu

ý đến quy hoạch khu vực nuôi cá lồng bè của mình và cả những kỹ thuật chăn

nuôi. Đương nhiên, về phía các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chế

biến hải sản thì đây là một ví dụ thực tế điển hình mà các doanh nghiệp cần

nhận ra rằng muốn phát triển ngành nghề của mình, muốn đầu tư kinh doanh

hiệu quả thì yếu tốt cốt tử là phải đảm bảo môi trường. Ở đây bao gồm môi

trường nước, môi trường khí.

MC: Thưa quý vị! Phát triển nuôi trồng thủy sản là hướng đi tất yếu và

cần thiết, mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương, đóng góp đáng kể vào

công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người

dân. Các doanh nghiệp chế biến hải sản cũng không nằm ngoài cuộc trong quá

trình phát triển kinh tế tại địa phương. Hy vọng rằng, những tiếng “kêu cứu”

trên sông Chà Và sẽ là bài học kinh nghiệm đắt giá để tỉnh có những định

hướng kịp thời để phát huy được thế mạnh của địa phương, nhưng điều quan

trọng nhất là phải đảm bảo được môi sinh, môi trường.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục theo dõi và phản ánh kịp thời đến quý thính

giả của sóng FM 92 MHz về tình hình của vụ kiện. Tuy nhiên, dù người dân

hay doanh nghiệp thắng kiện thì bài học về bảo vệ môi trường mà những tiếng

“kêu cứu” trên sông Chà Và một lần nữa đã gióng lên hồi chuông báo động.

Thay mặt những người thực hiện chương trình, xin cảm ơn ông Nguyễn Thanh

Tịnh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có những ý kiến rất thẳng thắn

trong chương trình. Mong rằng tình trạng ô nhiễm trên sông Chà Và, cũng như

những mùa “cá đắng” sẽ sớm khép lại để người dân có thể sống được với

nghề. Điều quan trọng là cái cảnh “sống không bằng chết” sẽ không còn diễn

ra cho cả người dân lẫn doanh nghiệp. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm theo

dõi. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ sau.

Xác nhận của cơ quan