70
WORLD BANK Claudio E.V.Borio Bài viết tng hp li các nghiên cu vtác động ca chính sách đầu tư, qua đó tạo lập cơ sở lý thuyết cho vic xây dựng chính sách đầu tư ti các quc gia. (Chi tiết) Tng quan các nghiên cu vtác động ca chính sách đầu tư trong bối cnh kinh tế toàn cu có nhiu biến động WORLD BANK Echandi Roberto Bài nghiên cứu đánh giá tác động ca ssuy giảm tăng trưởng kinh tế ca Trung Quc ti các nn kinh tế khu vc Châu Á bng cách sdng mô hình GVAR. (Chi tiết) Tác động ca suy thoái kinh tế ti Trung Quc lên khu vc Châu Á-Thái Bình Dương: Ứng dng mô hình GVAR WORLD BANK Park Haelim Nghiên cu này chra nhng bng chng thc nghim vcác nhân ttác động tới tăng trưởng tín dng theo các khn ti khu vực đồng tin chung Châu Âu Eurozone trong 1 thp kqua. (Chi tiết) Các nhân ttác động ti tăng trưởng tín dng ngn hn và dài hn ti khu vc Châu Âu ADB Taghizadeh-Hesary Farhad Nghiên cứu trên đánh giá tác động ca giá dầu thô lên tăng trưởng GDP và lm phát ca Trung Quc, Nht Bn và Mỹ, trong đó có sử dng các biến stchính sách tin t(cung tin và tgiá). (Chi tiết) Tác động ca biến động giá du lên các biến skinh tế vĩ mô tại các quc gia phát triển và đang phát triển trong mô hình có kết hp các biến tin tADB ADB Felipe Jesus Đánh giá tác động ca các yếu ttrong thtrường tài chính ti sản lượng tim năng và chênh lệch sản lượng tại các nước G5 và 10 nước thuc nhóm thu nhp cao và trung bình ti khu vc Châu Á. (Chi tiết) Tác động ca các nhân ttài chính tới ước lượng tăng trưởng sản lượng tim năng và chênh lệch sn lượng VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn THÔNG TIN KHOA HC THÁNG 10 NGHIÊN CU QUC TCHU TRÁCH NHIM XUT BN VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG **** BAN BIÊN TP Trưởng ban ThS. Trn ThThanh Hòa Phó Trưởng phòng QLKH Phó Trưởng ban ThS. Nguyễn Đình Trung Thành viên ThS. Trnh Thanh Mai ThS. Lê Phú Lc ThS. Nguyễn Hà Phương ThS. Nguyn Khánh Duyên CN. Lã Xuân Đảng CN. Lê Quang Trung CN. Hoàng Ngc Anh Cương CN. Nguyễn Đông Giang *** Bn tin phát hành định kvào ngày 10 hàng tháng, được gi trc tiếp qua email và đăng tải trên Cng thông tin khoa hc và công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn *** Liên hEmail: [email protected] Khuyến cáo sdng: ® Bản tin này được tng hp tcác báo cáo, đề tài nghiên cứu định khàng tháng liên quan đến lĩnh vc kinh tế tài chính ngân hàng ca các tchc quc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết qunghiên cu của các đề tài cp nhà nước, cp ngành ca NHNN, các B, ngành TW ca Vit Nam, các thông tin Hi tho ca các Vin nghiên cứu, trường đại hc, n phm khoa hc ca các NXB có uy tín ti Vit Nam phù hp vi quy định pháp lut vbáo chí và bn quyn. ® Mọi quan điểm, ni dung trong Bản tin đều được dch hoc căn cứ vào thông tin khoa hc chính thng, chcó hàm ý cung cp thông tin tham kho mà không phn ánh ý kiến hay quan điểm ca Ban Biên tập cũng như của Vin CLNH. Người đọc chnên sdng Bn tin ni bnhư là thông tin tham kho. BẢN TIN ĐIỆN TNGHIÊN CU KHOA HC RESEARCH BULLETIN S01 - Tháng 10/2015 Volume: 01 Oct, 2015 LƯU HÀNH NỘI B

CH U TRÁCH NHI M THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 10 XUẤ ẢN C …khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2015/11/Ban-tin-NCKH... · khoa học và công ngh ... bỏ gi ới

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

WORLD BANK

Claudio E.V.Borio

Bài viết tổng hợp lại các

nghiên cứu về tác động của

chính sách đầu tư, qua đó tạo

lập cơ sở lý thuyết cho việc

xây dựng chính sách đầu tư

tại các quốc gia. (Chi tiết)

Tổng quan các nghiên cứu

về tác động của chính sách

đầu tư trong bối cảnh kinh

tế toàn cầu có nhiều biến

động

WORLD BANK

Echandi Roberto

Bài nghiên cứu đánh giá tác

động của sự suy giảm tăng

trưởng kinh tế của Trung

Quốc tới các nền kinh tế khu

vực Châu Á bằng cách sử

dụng mô hình GVAR. (Chi

tiết)

Tác động của suy thoái

kinh tế tại Trung Quốc lên

khu vực Châu Á-Thái Bình

Dương: Ứng dụng mô hình

GVAR

WORLD BANK

Park Haelim

Nghiên cứu này chỉ ra những

bằng chứng thực nghiệm về

các nhân tố tác động tới tăng

trưởng tín dụng theo các kỳ

hạn tại khu vực đồng tiền

chung Châu Âu Eurozone

trong 1 thập kỷ qua. (Chi tiết)

Các nhân tố tác động tới

tăng trưởng tín dụng ngắn

hạn và dài hạn tại khu vực

Châu Âu

ADB

Taghizadeh-Hesary Farhad

Nghiên cứu trên đánh giá tác

động của giá dầu thô lên tăng

trưởng GDP và lạm phát của

Trung Quốc, Nhật Bản và

Mỹ, trong đó có sử dụng các

biến số từ chính sách tiền tệ

(cung tiền và tỷ giá). (Chi

tiết)

Tác động của biến động giá

dầu lên các biến số kinh tế

vĩ mô tại các quốc gia phát

triển và đang phát triển

trong mô hình có kết hợp

các biến tiền tệ

ADB

ADB

Felipe Jesus

Đánh giá tác động của các

yếu tố trong thị trường tài

chính tới sản lượng tiềm

năng và chênh lệch sản lượng

tại các nước G5 và 10 nước

thuộc nhóm thu nhập cao và

trung bình tại khu vực Châu

Á. (Chi tiết)

Tác động của các nhân tố

tài chính tới ước lượng

tăng trưởng sản lượng tiềm

năng và chênh lệch sản

lượng

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 10

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

VIỆN CHIẾN LƯỢC

NGÂN HÀNG

****

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban

ThS. Trần Thị Thanh Hòa Phó Trưởng phòng QLKH

Phó Trưởng ban

ThS. Nguyễn Đình Trung

Thành viên

ThS. Trịnh Thanh Mai

ThS. Lê Phú Lộc

ThS. Nguyễn Hà Phương

ThS. Nguyễn Khánh Duyên

CN. Lã Xuân Đảng

CN. Lê Quang Trung

CN. Hoàng Ngọc Anh Cương

CN. Nguyễn Đông Giang

*** Bản tin phát hành định kỳ vào

ngày 10 hàng tháng,

được gửi trực tiếp qua email và

đăng tải trên Cổng thông tin

khoa học và công nghệ ngành

Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn

***

Liên hệ

Email: [email protected]

Khuyến cáo sử dụng:

® Bản tin này được tổng hợp từ

các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

kỳ hàng tháng liên quan đến lĩnh

vực kinh tế tài chính – ngân hàng

của các tổ chức quốc tế WB, ADB,

IMF, BIS và thông tin kết quả

nghiên cứu của các đề tài cấp nhà

nước, cấp ngành của NHNN, các

Bộ, ngành TW của Việt Nam, các

thông tin Hội thảo của các Viện

nghiên cứu, trường đại học, ấn

phẩm khoa học của các NXB có uy

tín tại Việt Nam phù hợp với quy

định pháp luật về báo chí và bản

quyển.

® Mọi quan điểm, nội dung

trong Bản tin đều được dịch hoặc

căn cứ vào thông tin khoa học chính

thống, chỉ có hàm ý cung cấp thông

tin tham khảo mà không phản ánh ý

kiến hay quan điểm của Ban Biên

tập cũng như của Viện CLNH.

Người đọc chỉ nên sử dụng Bản tin

nội bộ như là thông tin tham khảo.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC RESEARCH BULLETIN

Số 01 - Tháng 10/2015

Volume: 01 – Oct, 2015 LƯU HÀNH NỘI BỘ

IMF

Tăng trưởng của Châu Á

được dự báo đạt mức 5.4%

trong năm 2015 – 2016, tiếp

tục là khu vực đạt tăng

trưởng cao nhất trên toàn

cầu. (Chi tiết)

Triển vọng kinh tế khu

vực – khu vực châu Á-

Thái Bình Dương: Báo

cáo cập nhật tháng

10/2015

IMF

So với thời điểm tháng tư,

tình hình ổn định tài chính

đã được cải thiện ở các nền

kinh tế tiên tiến tuy nhiên lại

có xu hướng gia tăng rủi ro

ở các nền kinh tế mới nổi.

(Chi tiết)

Báo cáo ổn định tài chính

toàn cầu: Thanh khoản

thị trường và đòn bẩy

doanh nghiệp tại các thị

trường mới nổi.

IMF

Tăng trưởng kinh tế thế giới

năm 2015 được dự báo ở

mức 3.1%, thấp hơn 0.3%

so với năm 2014 và giảm

0.2% so với mức dự báo của

IMF vào tháng 7. (Chi tiết)

Triển vọng kinh tế thế

giới: Sự điều chỉnh theo

giá hàng hóa giảm

IMF

Ruchir Agarwal

Từ trước cho đến nay đã có

nhiều thảo luận về việc loại

bỏ “giới hạn lãi suất 0” bằng

cách loại bỏ tiền giấy. Tuy

nhiên một biện pháp quá cấp

tiến và khó khăn như vậy

chưa hẳn là cần thiết. (Chi

tiết)

Phá vỡ giới hạn lãi suất 0

IMF

Antoine Bouveret

Những thay đổi trong cấu

trúc của thị trường trái phiếu

Mỹ trong những năm gần

đây có thể làm gia tăng rủi

ro cho sự ổn định tài chính.

(Chi tiết)

Sự mong manh của thị

trường trái phiếu Mỹ: bài

học từ sự kiện “Sụp đổ và

phục hồi chóng vánh”

ngày 15/10/2014.

IMF

Olivier J. Blanchard

Các mô hình nghiên cứu vĩ

mô cho thấy dòng vốn vào

hiện đang bị thu hẹp do các

quốc gia nâng giá đồng nội

tệ và giảm xuất khẩu ròng.

(Chi tiết)

Mở rộng hay thắt chặt các

dòng vốn vào? Lý thuyết,

gợi ý chính sách và một số

bằng chứng thực nghiệm.

IMF

Derek Anderson

Với vai trò ngày càng lớn

của Trung Quốc tại các

nước tiểu vùng Sahara châu

Phi về thương mại và xây

dựng cơ sở hạ tầng. (Chi

tiết)

Tác động lan tỏa từ Trung

Quốc tới cá nước tiểu

vùng Sahara châu Phi:

Nhận định từ hệ thống mô

hình toàn cầu linh hoạt

FSGM

IMF

Anton Korinek

Biến động của các dòng vốn

quốc tế có thể gây nên bất ổn

tài chính nghiêm trọng tại

các quốc gia mới nổi do tác

động tới tỷ giá. (Chi tiết)

Kiểm soát vốn hay áp

dụng quy định về an toàn

vĩ mô?

IMF

Jonathan F Manning

Nhóm tác giả xây dựng Chỉ

số điều kiện tài chính (FCI)

như một công cụ giám sát

lượng hóa mức độ căng

thẳng khu vực tài chính cho

Hy Lạp. (Chi tiết)

Chỉ số điều kiện tài chính

cho Hy Lạp

IMF

Rakesh Mohan

Cơ cấu quản trị trong các cơ

quan toàn cầu như IMF vẫn

tiếp tục chịu sự chi phối của

các nền kinh tế phát triển.

(Chi tiết)

Sức mạnh quyền lực của

các quốc gia mới nổi và

vấn đề quản trị toàn cầu:

Quản trị IMF đi về đâu?

IMF

Damiano Sandri

Bài viết đã sử dụng một mô

hình đơn giản để nghiên cứu

cách thức các tổ chức tài

chính quốc tế (IFIs) đối phó

với cuộc khủng hoảng nợ

công tại một quốc gia có hệ

thống. (Chi tiết)

Giải quyết khủng hoảng

nợ quốc gia theo hệ thống:

Củng cố tài khóa, bail-ins

hay chuyển tiền chính

thức?

IMF

BIS

Daria Finocchiaro

Nghiên cứu xem xét hiệu

ứng cân bằng và hiệu ứng

phúc lợi xã hội của lạm phát

trong dài hạn có tính đến các

loại thuế gây biến dạng.

(Chi tiết)

Mức lạm phát tối ưu với

việc đánh thuế doanh

nghiệp và các khó khăn

tài chính

BIS

Piti Disyatat

Toàn cầu hóa tài chính đã

ảnh hưởng xấu đến khả năng

quản lý tài chính trong nước

của ngân hàng trung ương

các nước. (Chi tiết)

Chính sách tiền tệ và sự

lan tỏa tài chính: Mối liên

kết suy giảm?

BIS

Enrique Alberola-Ila

Nghiên cứu khám phá vai

trò ổn định dòng vốn quốc tế

của dự trữ quốc tế, đặc biệt

trong giai đoạn căng thẳng

tài chính toàn cầu. (Chi tiết)

Dự trữ quốc tế và biến

động tổng khối lượng chu

chuyển vốn

BIS

Stefan Avdjiev

Cách tiếp cận truyền thống

trong tài chính quốc tế là coi

dòng vốn như một đối trọng

tài chính cho các quyết định

tiết kiệm và đầu tư. (Chi tiết)

Phá vỡ bộ ba trùng hợp

trong tài chính toàn cầu

BIS

Claudio E.V.Borio

Nghiên cứu trên đánh giá tác

động của chính sách tiền tệ

lên lợi nhuận của hệ thống

ngân hàng. (Chi tiết)

Tác động của chính sách

tiền tệ tới lợi nhuận của hệ

thống ngân hàng

BIS

Claudio Borio

Nghiên cứu đặt ra câu hỏi về

sự phù hợp của phương

pháp phân tích tập trung vào

tài khoản vãng lai hoặc dòng

vốn ròng để đánh giá các

dòng vốn xuyên biên giới.

(Chi tiết)

Dòng lưu chuyển vốn và

tài khoản vãng lai: Tác

động tài chính ngày càng

sâu sắc hơn

BIS

Bing Xu

Nghiên cứu này tìm hiểu

liệu tình trạng độc quyền

thông tin do sự tập trung

trong thị trường ngân hàng

và hoạt động cho vay dựa

theo quan hệ có tạo ra việc

tận dụng lợi ích (Chi tiết)

Liệu các ngân hàng có tận

dụng lợi ích thông tin

thông qua các tài sản đảm

bảo?

BIS

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ CHUYÊN SÂU

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ LÊN DÒNG CHẢY THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

MỐI LIÊN HỆ BỊ CẮT ĐỨT ?

Những biến động mạnh bất thường của tỷ giá trên thế giới thời gian qua đã mở ra một cuộc tranh luận giữa các học giả

về những tác động của diễn biến gần đây của tỷ giá tới thương mại toàn cầu. Kinh nghiệm quá khứ tại các quốc gia phát triển

cũng như các nước đang phát triển và mới nổi cho thấy biến động tỷ giá thường có tác động khá lớn lên cả xuất khẩu và nhập

khẩu. Cụ thể, tính bình quân toàn cầu thì sự mất giá 10% của tỷ giá thực hiệu quả tại một quốc gia có thể giúp xuất khẩu ròng

của nước đó tăng thêm một lượng bằng 1,5% GDP. Mặc dù hiệu ứng này kéo dài qua nhiều năm nhưng phần lớn tác động này

của tỷ giá diễn ra trong năm đầu tiên. Bên cạnh đó, tác động thúc đẩy xuất khẩu ròng này của tỷ giá diễn ra mạnh nhất tại các

quốc gia đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và có hệ thống tài chính ổn định. Tuy vậy, trong một vài năm trở lại đây, một

số bằng chứng thực nghiệm lại cho thấy trong bối cảnh các quốc gia đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn

cầu thì tác động của tỷ giá tới sự trao đổi thương mại về hàng hóa trung gian đang ngày càng yếu đi. Tuy vậy, với việc thương

mại truyền thống vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu thì chưa có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ

giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu đã thực sự bị cắt đứt. (Chi tiết)

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC

Dự án: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT

NGÀNH NGÂN HÀNG (Chi tiết)

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Tuyết Dương - Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, NHNN

Dự án: XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÂN HÀNG (Chi tiết)

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc - NHNN

Đề tài: AN NINH BẢO MẬT CHO HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỂ

NGĂN CHẶN TÔI PHẠM CÔNG NGHỆ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Chi tiết)

Chủ nhiệm: ThS. Phan Thái Dũng

Đề tài: CHỈ SỐ THANH KHOẢN HỆ THỐNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Chi tiết)

Chủ nhiệm: TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Viện Trưởng, Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học Viện Ngân hàng

Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Chi tiết)

Chủ nhiệm: TS. Lê Thị Thu Hà

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

VIỆT NAM 2014 (CHI TIẾT)

CHÍNH SÁCH CÁC SỐ LỚN – LỊCH SỬ LÍ TÍNH THỐNG

KÊ (CHI TIẾT)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI (CHI TIẾT)

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM THÚC ĐẨY TÁI CƠ

CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU

ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP (CHI TIẾT)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ DUY MỚI VỀ PHÁT TRIỂN KINH

TẾ- XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI (CHI TIẾT)

VIỆT NAM TRỞ THÀNH TRUNG TÂM CHẾ BIẾN,

CHẾ TẠO MỚI CỦA THẾ GIỚI SAU NĂM 2015 (CHI TIẾT)

HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG THÁNG 10 ẤN PHẨM KHOA HỌC TRONG THÁNG 10

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 1

BẢN TIN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

1. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng ngắn hạn và dài hạn tại khu vực Châu

Âu (Determinants of long-term versus short-term bank credit in EU countries)

Nguồn: World Bank

Tác giả: Park Haelim; Ruiz Ortega Claudia; Tressel Thierry;

Nghiên cứu này chỉ ra những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động tới tăng

trưởng tín dụng theo các kỳ hạn tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone trong vòng 1

thập kỷ qua. Các tác giả đã chỉ ra được cho vay theo kỳ hạn dài đã trở thành xu hướng chủ đạo

của tín dụng tại khu vực Châu Âu, bắt đầu từ đầu những năm 2000. Bên cạnh đó, một điều đáng

chú ý khác là trước khủng hoảng năm 2008, tín dụng kỳ hạn dài đã tăng trưởng nhanh hơn tín

dụng kỳ hạn ngắn, sau đó giảm chậm hơn vào giai đoạn sau khủng hoảng. Do vậy, một câu hỏi

cần đặt ra là các nhân tố tác động tới xu hướng trên có giống nhau giữa các quốc gia phát triển

và các quốc gia mới nổi tại khu vực Châu Âu hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân

tố tác động tới tín dụng tại hai khu vực này là khác nhau. Cụ thể, tại các quốc gia phát triển thì

tăng trưởng của tiền gửi trong nước và nợ nước ngoài là các nhân tố tác động mạnh hơn tới tín

dụng dài hạn. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển thì độ mở của thương mại và độ sâu của

hệ thống ngân hàng là những nhân tố chủ yếu.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

2. Tác động của suy thoái kinh tế tại Trung Quốc lên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương:

Ứng dụng mô hình GVAR (The impact of China’s slowdown on the Asia Pacific region

: an application of the GVAR model)

Nguồn: World Bank

Tác giả: Inoue Tomoo; Kaya Demet; Ohshige Hitoshi

Chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu trong những năm qua đã giúp Châu Á Thái

Bình Dương trở thành một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Thời gian

gần đây, mặc dù nhu cầu từ các nền kinh tế phương Tây sụt giảm do tác động của khủng hoảng

kinh tế toàn cầu, nhưng sự tăng trưởng mạnh của tổng cầu tại Trung Quốc đã tiếp tục góp phần

thúc đẩy thương mại nội vùng ở châu Á. Mặc dù nhiều quốc gia Châu Á đã thu được lợi lớn từ

việc trở thành đối tác thương mại của Trung Quốc, tuy nhiên điều này cũng làm cho họ dễ bị

tổn thương hơn với nguy cơ suy thoái của quốc gia này. Do vậy, nghiên cứu này sẽ đánh giá

tác động của cú sốc tiêu cực trong tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc (GDP) tới các nền

kinh tế khu vực Châu Á bằng cách sử dụng mô hình GVAR, sử dụng các dữ liệu tới quý III/2014

tại 33 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản, chẳng hạn

như Indonesia, sẽ chịu tác động mạnh nhất từ việc kinh tế Trung Quốc suy thoái. Các nước phụ

thuộc vào xuất khẩu khác như Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan cũng sẽ bị ảnh

hưởng. Các phân tích cũng cho thấy rằng một cú sốc tiêu cực đến GDP của Trung Quốc sẽ

không chỉ tác động tới giá dầu thô, như một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra, mà còn tác

động tới giá một số mặt hàng kim loại và các sản phẩm nông nghiệp.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 2

3. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của chính sách đầu tư trong bối cảnh kinh tế

toàn cầu có nhiều biến động (The impact of investment policy in a changing global

economy : a review of the literature)

Nguồn: World Bank

Tác giả: Echandi Roberto; Krajcovicova Jana; Qiang Christine Zhenwei;

Cho tới nay đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã

thực sự mang tới nhiều lợi ích cho các nước nhận đầu tư, thông qua việc cải thiện năng suất lao

động và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, thông qua việc mở cửa thu hút nguồn vốn FDI,

sản xuất trong nội địa cũng được cải thiện, từ đó thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước vào

chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là chính sách đầu tư phải hợp lý và chặt chẽ

để khai thác được tối đa những lợi ích tiềm năng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một thách

thức trong quá trình nghiên cứu là đầu tư nước ngoài có nhiều dạng khác nhau, qua đó có những

tác động khác nhau tới kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phân tích

đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có xu hướng tổng quát và đồng nhất hóa kinh nghiệm của

một quốc gia và trong một lĩnh vực cụ thể. Việc xây dựng chính sách đầu tư cần được dựa trên

nền tảng phân biệt được các dạng khác nhau của đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như những

thách thức tiềm tàng và các lợi ích đem lại. Do vậy, nghiên cứu này sẽ giới thiệu tổng quan các

tài liệu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó tạo lập cơ sở lý thuyết cho việc xây

dựng chính sách đầu tư tại mỗi quốc gia

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

4. Tác động của các nhân tố tài chính tới ước lượng tăng trưởng sản lượng tiềm năng và

chênh lệch sản lượng (The Impact of Financial factors on the output gap and estimates

of potential output growth)

Nguồn: ADB

Tác giả: Felipe Jesus; Sotocinal Noli; Bayudan-Dacuycuy Connie

Nhóm tác giả đánh giá tác động của các yếu tố trong thị trường tài chính tới ước lượng sản

lượng tiềm năng và chênh lệch sản lượng tại các nước G5 và 10 quốc gia thuộc nhóm thu nhập

cao và thu nhập trung bình tại khu vực Châu Á. Trong đó, nhóm tác giả đã sử dụng phương

pháp ước lượng Bayesian với các biến về thị trường tài chính làm biến ngoại sinh, kết hợp với

bộ lọc Kalman (Kalman filter) để ước lượng sản lượng tiềm năng và chênh lệch sản lượng. Kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố trong thị trường tài chính có tác động tích cực và có ý

nghĩa thống kê tới chênh lệch sản lượng của nhóm G5 và các quốc gia phát triển ở khu vực

Châu Á, nhưng lại không có ảnh hưởng tới các quốc gia có mức thu nhập trung bình tại khu

vực này.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

5. Tác động của biến động giá dầu lên các biến số kinh tế vĩ mô tại các quốc gia phát triển

và đang phát triển trong mô hình có kết hợp các biến tiền tệ (Macroeconomic Effects of

Oil Price Fluctuations on Emerging and Developed Economies in a Model Incorporating

Monetary Variables)

Nguồn: ADB

Tác giả: Taghizadeh-Hesary Farhad; Yoshino Naoyuk

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 3

Nghiên cứu trên đánh giá tác động của giá dầu thô lên tăng trưởng GDP và lạm phát của

Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, trong đó có sử dụng các biến số từ chính sách tiền tệ (cung tiền

và tỷ giá). Để đánh giá tác động của giá dầu lên các biến số kinh tế vĩ mô, nhóm tác giả đã sử

dụng mô hình VAR dạng cấu trúc (SVAR). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của giá dầu

lên tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc cao hơn hơn nhiều so với tác động lên tăng trưởng kinh

tế của Mỹ và Nhật. Tuy vậy, lạm phát tại Trung Quốc lại ít bị ảnh hưởng nhiều từ biến động

của giá dầu so với lạm phát tại 2 nước còn lại.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

6. Triển vọng kinh tế thế giới: Sự điều chỉnh theo giá hàng hóa giảm (World Economic

Outlook: Adjusting to Lower Commodity Prices)

Nguồn: IMF

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 được dự báo ở mức 3.1%, thấp hơn 0.3% so với năm

2014 và giảm 0.2% so với mức dự báo của IMF vào tháng 7. Triển vọng tăng trưởng tại các

khu vực và các nền kinh tế không đồng đều, trong đó các nền kinh tế phát triển được dự đoán

tăng trưởng nhẹ, đối lập với dự báo suy giảm về tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang

phát triển. Triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi và đang phát triển có nguy

cơ giảm sút trong bối cảnh giá cả hàng hóa giảm, các dòng vốn đầu tư suy yếu, áp lực giảm giá

đồng nội tệ cùng với những bất ổn gia tăng của thị trường tài chính tại khu vực này.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

7. Triển vọng kinh tế khu vực – khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Báo cáo cập nhật tháng

10/2015 (Regional Economic Outlook – Asia and Pacific region: Regional Economic

Outlook Update 10/2015)

Nguồn: IMF

Tăng trưởng của Châu Á được dự báo đạt mức 5.4% trong năm 2015 – 2016, tiếp tục là khu

vực đạt tăng trưởng cao nhất trên toàn cầu mặc dù hiện tại mức tăng trưởng của khu vực này

đang không mấy khả quan. Động lực tăng trưởng của Châu Á đến từ thị trường lao động dồi

dào, thu nhập khả dụng tăng và sự hồi phục dần dần của các nền kinh tế phát triển. Mặc dù vậy,

Châu Á vẫn đang đối mặt với những thách thức đến từ môi trường kinh doanh như đồng đô la

Mỹ mạnh lên, các điều kiện tài chính bị thắt chặt đột ngột trên toàn cầu, thay đổi trong các

thành phần của cầu tại Trung Quốc,…, trong khi tỷ lệ đòn bẩy cao có khả năng khuếch đại ảnh

hưởng của các của các cú sốc này. Tất cả những yếu tố trên đòi hỏi chính sách vĩ mô phải được

điều chỉnh thận trọng, cải cách cơ cấu kinh tế để hỗ trợ đầu tư, thúc đẩy khả năng phục hồi và

tăng trưởng tiềm năng.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

8. Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu: Thanh khoản thị trường và đòn bẩy doanh nghiệp

tại các thị trường mới nổi. (Global Financial Stability Reports: Market Liquidity and

Corporate Leverage in Emerging markets)

Nguồn: IMF

So với thời điểm tháng tư, tình hình ổn định tài chính đã được cải thiện ở các nền kinh tế

tiên tiến tuy nhiên lại có xu hướng gia tăng rủi ro ở các nền kinh tế mới nổi. Những rủi ro trên

thị trường mởi mổi, các vấn đề tồn đọng từ sau khủng hoảng trong các nền kinh tế tiên tiến, và

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 4

thanh khoản hệ thống yếu kém là 3 bộ ba thách thức lớn đối với diễn biến tài chính toàn cầu.

Mặc dù nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi đã tăng cường các khuôn khổ chính sách và khả

năng phục hồi trước những cú sốc từ bên ngoài, nhưng một số nền kinh tế chủ chốt vẫn đang

phải đối mặt với sự mất cân bằng đáng kể trong nước cùng với mức tăng trưởng thấp hơn, đặc

biệt là trước những diễn biến thị trường gần đây như sự sụt giảm giá hàng hóa, sụp đổ bong

bóng chứng khoán của Trung Quốc và áp lực về tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, hệ thông tài

chính toàn cầu cũng sẽ phải điều chỉnh mạnh mẽ trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ

dần dần thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Hiện tại, thanh khoản thị trường đang ổn định nhờ sự hỗ trợ tích cực từ các điều kiện kinh

tế theo chu kỳ và chính sách tiền tệ thuận lợi. Tuy nhiên, một vài diễn biến về mặt cấu trúc thị

trường có thể gây bất lợi cho sự ổn định hiện tại. Các nhà hoạch định chính sách cần phải chuẩn

bị chiến lược chính sách trước để đối phó với tình huống thanh khoản thị trường bị cạn kiệt.

Trong đó, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ một cách suôn sẻ ở các nước phát triển và

việc tiếp tục cải cách cơ sở hạ tầng thị trường để đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch của thị

trường vốn là cực kỳ quan trọng cho việc duy trì tính thanh khoản thị trường tại cả nền kinh tế

phát triển và mới nổi.

Nợ doanh nghiệp đang gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi, từ năm 2003 đến năm 2014, đã

tăng lên 4 lần, trong đó yếu tố quốc tế đóng vai trò ngày càng lớn trong việc tăng trưởng tỷ lệ

đòn bẩy, phát hành trái phiếu và lãi suất trái phiếu của các công ty. Nói chung,tỷ lệ đòn bẩy cao

đi kèm với mức độ rủi ro ngoại tệ cao hơn. Bất chấp tình trạng bản cân đối tài sản đang yếu đi,

các công ty vẫn xoay sở để phát hành trái phiếu với các điều khoản tốt nhờ các điều kiện tài

chính toàn cậu thuận lợi. Tuy nhiên, với những triển vọng tài chính toàn cầu nói trên, tình trạng

này cũng đòi hỏi các nền kinh tế mới nổi phải có sự chuẩn bị cho khả năng thắt chặt tài chính

toàn cầu.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

9. Phá vỡ giới hạn lãi suất 0 (Breaking through the Zero Lower Bound)

Nguồn: IMF

Tác giả: Ruchir Agarwal và Miles Kimball

Từ trước cho đến nay đã có nhiều thảo luận về việc loại bỏ “giới hạn lãi suất 0” (zero

lower bound) bằng cách loại bỏ tiền giấy. Tuy nhiên một biện pháp quá cấp tiến và khó khăn

như vậy chưa hẳn là cần thiết. Nếu như trong thời kỳ Đại Suy thoái trước đây – khi các quốc

gia có thể phục hồi nền kinh tế của mình bằng cách bãi bỏ chế độ bản vị vàng, thì tất cả nhưng

việc cần làm để chính sách tiền tệ vẫn có thể tiếp tục cắt giảm được lãi suất tới mức đủ để kích

thích nền kinh tế hiện nay là chuyển từ chế độ tiền giấy sang tiền điện tử và sẵn sàng để tiền

giấy có thể mang giá trị khác với mệnh giá của nó. Bài viết đã phát triển ý tưởng này và chỉ ra

cách làm thế nào để một cơ chế như vậy có thể được thực hiện một cách tối giản nhất thông qua

sử dụng mức phí gửi tiền thay đổi theo thời gian giữa ngân hàng trung ương và các ngân hàng

tư nhân. Công cụ này cho phép ngân hàng trung ương tạo một tỷ lệ chuyển đổi cố định trườn

bò giữa tiền điện tử và tiền giấy (crawling – peg exchange rate); nhờ đó, lãi suất tiền giấy có

thể hạ thấp xuống dưới cũng như nâng lên cao hơn mức 0. Khả năng biến đối lãi suất tiền giấy

như vậy, cùng với các lãi suất chủ chốt khác, khiến cho việc kích thích đầu tư và tăng trưởng

đến mức đủ để phục hồi nền kinh tế là có thể làm được ngay cả khi lạm phát, lãi suất và hoạt

động kinh tế đã ở mức quá thấp, như tình trạng hiện nay ở nhiều quốc gia. Bài nghiên cứu cũng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 5

kiểm tra các biện pháp sẵn có mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để đưa giá trị tiền giấy

về mệnh giá khi không còn cần sử dụng đến lãi suất âm (negative interest rates) nữa; đồng thời,

khuyến nghị các vấn đề liên quan sẽ xảy ra trong khu vực tài chính và các hợp đồng nợ. Cuối

cùng, nghiên cứu thảo luận về những thách thức kinh tế, chính trị và luật pháp đặt ra khi thực

hiên khuôn khổ trên và cách để các nhà chính sách có thể giải quyết các thách thức này.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

10. Mở rộng hay thắt chặt các dòng vốn vào? Lý thuyết, gợi ý chính sách và một số bằng

chứng thực nghiệm (Are capital inflows expansionary or contractionary? Theory, policy

implications and some evidence)

Nguồn: IMF

Tác giả: Olivier J. Blanchard; Jonathan David Ostry; Atish R. Ghosh; Marcos Chamon

Các mô hình nghiên cứu vĩ mô cho thấy dòng vốn vào hiện đang bị thu hẹp do các quốc gia

nâng giá đồng nội tệ và giảm xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, các nhà điều hành chính sách tại các

thị trường mới nổi tin rằng các dòng vốn vào sẽ làm bùng nổ tín dụng và nâng mức sản lượng

dựa trên các chứng cứ họ tổng hợp được. Để trung hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, bài viết đã

sử dụng mô hình Mundell-Fleming trong đó tập hợp các tài sản được mở rộng hơn, bao gồm cả

trái phiếu và phi trái phiếu. Kết quả mô hình cho thấy dòng vốn vào mở rộng hay thu hẹp phụ

thuộc vào bản chất của chính dòng vốn đó. Tại một mức lãi suất định hướng cho trước, dòng

vốn vào là trái phiếu mang tính chất thu hẹp và dẫn đến một sự tăng giá đồng nội tệ. Mặt khác,

dòng vốn vào là các công cụ tài chính phi trái phiếu cũng dẫn tới sự tăng giá đồng nội tệ, nhưng

lại làm giảm chi phí vay mượn, và hiệu ứng ròng của nó có thể là mở rộng. Các bằng chứng

thực nghiệm cũng hỗ trợ kết luận này: dòng vốn vào là trái phiếu dường như có tác động tiêu

cực nhỏ đến sản lượng, trong khi đó dòng vốn vào phi trái phiếu dường như có tác động tích

cực. Nếu phân tích này là chính xác, bài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng

các công cụ chính sách để quản lý các dòng vốn vào.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

11. Sự mong manh của thị trường trái phiếu Mỹ: bài học từ sự kiện “Sụp đổ và phục hồi

chóng vánh” ngày 15/10/2014. (Fragilities in the U.S. Treasury Market : Lessons from

the “Flash Rally” of October 15, 2014)

Nguồn: IMF

Tác giả: Antoine Bouveret; Peter Breuer; Yingyuan Chen; David Jones; Tsuyoshi

Sasaki

Những thay đổi trong cấu trúc của thị trường trái phiếu Mỹ trong những năm gần đây có

thể làm gia tăng rủi ro cho sự ổn định tài chính. Các nhà hoạch định thị trường truyền thống đã

thay đổi việc cung ứng dự phòng thanh khoản của mình theo hướng gia tăng chuyển đổi từ tập

trung rủi ro (risk warehousing) sang phân phối rủi ro (risk distribution). Đồng thời, một loại

hình nhà tạo lập thị trường mới cũng xuất hiện trên thị trường với sự gia tăng các giao dịch điện

tử. Hiện tượng “sụp đổ và phục hồi chóng vánh” (flash rally) xảy ra trên thị trường trái phiếu

Mỹ ngày 15/10/2014 là một ví dụ rõ ràng về khả năng hiện thực hóa các rủi ro này. Dựa trên

cơ sở phân tích chuyên sâu tình huống trên, cùng với các nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 6

đã đưa ra 03 khuyến nghị: i) tạo động lực cho việc cung ứng dự phòng thanh khoản, ii) cải

thiệnbiện pháp bảo vệthị trường, và iii) cải thiện các quy định trên thị trường trái phiếu.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

12. Tác động lan tỏa từ Trung Quốc tới các nước tiểu vùng Sahara châu Phi: Nhận định

từ hệ thống mô hình toàn cầu linh hoạt FSGM (Spillovers from China onto Sub-Saharan

Africa: Insights from the Flexible System of Global Models (FSGM))

Nguồn: IMF

Tác giả: Derek Anderson; Jorge Iván Canales Kriljenko; Paulo Drummond; Pedro

Espaillat; Dirk Muir

Với vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc tại các nước tiểu vùng Sahara châu Phi về thương

mại và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhóm tác giả đã tìm cách tách ảnh hưởng của nền kinh tế toàn

cầu và các kênh tác động khác nhau (thương mại, đầu tư, tài chính) để đánh giá sự ảnh hưởng

trong các diễn biến kinh tế của Trung Quốc tới các nước tiểu vùng Sahara châu Phi. Thông qua

sử dụng mô hình AFRMOD, một cấu phần của Hệ thống mô hình toàn cầu linh hoạt (Flexible

System of Global Models – FSGM), mô hình cân bằng tổng thể đa quốc gia được xây dựng tại

IMF, bài nghiên cứu đã mô tả quy mô tác động của nền kinh tế Trung Quốc lên các quốc gia

này trong ngắn và trung hạn thông qua các kênh truyền dẫn nói trên với 3 kịch bản: (i) sản

lượng tiềm năng Trung Quốc giảm mà ban đầu hiểu nhầm là sụt giảm kinh tế tạm thời theo chu

kỳ; (ii) những cải cách về mặt cấu trúc ở Trung Quốc nhằm gia tăng sản lượng tiềm năng và

(iii) việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất bậc thấp của Trung Quốc về các nước tiểu vùng Sahara

châu Phi. Kết quả chung cho thấy, tác động lên các nền kinh tế tiểu vùng Sahara châu Phi khác

nhau phụ thuộc vào tính chất nền kinh tế là nền kinh tế xuất khẩu hay nhập khẩu. Chẳng hạn,

với kịch bản 1, tác động tổng thể lên GDP của các nước nhâp khẩu là gần bằng 0, nhưng lên

các nước xuất khẩu là -0.5%. Với kịch bản 2, các nước xuất khẩu được lợi 1% GDP, các nước

nhập khẩu được lợi ít hơn. Với kịch bản 3, tất cả các nước tiểu vùng Sahara châu Phi đều có

được ảnh hưởng tích cực.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

13. Chỉ số điều kiện tài chính cho Hy Lạp (A Financial Conditions Index for Greece)

Nguồn: IMF

Tác giả: Jonathan F Manning; Maral Shamloo

Nhóm tác giả xây dựng Chỉ số điều kiện tài chính (FCI) như một công cụ giám sát lượng

hóa mức độ căng thẳng khu vực tài chính cho Hy Lạp. Thông qua việc phân tích các cấu phần

chính, nhóm tác giả tìm cách nắm bắt nội dung thông tin của các chỉ tiêu tài chính trong một

chỉ số. Nhóm tác giả cũng xây dựng một chỉ số FCI thay thế (alternative FCI), trong đó loại bỏ

tác động của chính sách tiền tệ và chu kỳ kinh tế lên các biến đầu vào và lập luận chỉ số này sẽ

phản ánh tốt hơn các cú sốc tài chính ngoại sinh, và theo đó, có thể coi chỉ số này như một công

cụ đo lường tính hiệu quả của cơ chế truyền dẫn. Áp dụng chỉ số này cho khu vực châu Âu,

nhóm tác giả tìm thấy diễn biến tương đồng vê mặt định tính nhưng về mặt định lượng thì nhẹ

hơn so với với Hy Lạp. Theo đó, hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Hy Lạp kém hơn so

với toàn khu vực châu Âu. Đồng thời, chỉ số này cũng được nhóm tác giả coi như một công cụ

dự báo tăng trưởng tín dụng hữu hiệu.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 7

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

14. Kiểm soát vốn hay áp dụng quy định về an toàn vĩ mô? (Capital Controls or

Macroprudential Regulation)

Nguồn: IMF

Tác giả: Anton Korinek; Damiano Sandri

Biến động của các dòng vốn quốc tế có thể gây nên bất ổn tài chính nghiêm trọng tại các

quốc gia mới nổi do tác động tới tỷ giá. Để hạn chế những tác động bất lợi này, các quốc gia có

hai giải pháp là kiểm soát vốn hoặc áp dụng quy định về an toàn vĩ mô. Câu hỏi đặt ra ở đây là

giải pháp nào đem lại hiệu quả cao hơn và liệu có thể phối hợp hai giải pháp? Nghiên cứu này

đã chứng minh sử dụng kết hợp cả hai giải pháp sẽ cho kết quả tối ưu nhất đối với các nền kinh

tế mới nổi đang đứng trước nguy cơ giảm tỷ giá. Theo đó, quy định về an toàn vĩ mô giúp giảm

thiểu tình trạng vay mượn quá mức trong khi kiểm soát vốn giúp nâng giá trị ròng của cả nền

kinh tế nhờ kích thích tiết kiệm. Đối với các quốc gia phát triển, rủi ro tỷ giá giảm mạnh rất

thấp, do đó vai trò của kiểm soát vốn tại các quốc gia này không nhiều. Mặt khác, quy định về

an toàn vĩ mô vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu bùng nổ và vỡ bong bóng tài

sản tại các quốc gia này.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

15. Sức mạnh quyền lực của các quốc gia mới nổi và vấn đề quản trị toàn cầu: Quản trị

IMF đi về đâu? (Emerging Powers and Global Governance: Whither the IMF?)

Nguồn: IMF

Tác giả: Rakesh Mohan; Muneesh Kapur

Cơ cấu quản trị trong các cơ quan toàn cầu như IMF vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của các

nền kinh tế phát triển. Trong hai thập niên qua, các quốc gia mới nổi và đang phát triển đã tăng

trưởng nhanh và bền vững, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy

nhiên, ảnh hưởng của các quốc gia này trong các tổ chức như IMF vẫn chưa được nâng lên. Các

thỏa thuận tài chính mang tính chất khu vực xuất hiện ngày một nhiều là bằng chứng cho thấy

sự bất mãn ngày một tăng của các quốc gia mới nổi và đang phát triển đến cơ chế hoạt động

của IMF. Nền kinh tế toàn cầu hiện đang ở trên đỉnh của một sự thay đổi mang tính chất thời

đại, theo đó điểm tựa của quyền lực kinh tế đang chuyển dịch từ Bắc Đại Tây Dương sang Châu

Á sau hơn 200 năm. Sự thay đổi này nên được nhận diện đầy đủ và phản hồi kịp thời.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

16. Giải quyết khủng hoảng nợ quốc gia theo hệ thống: Củng cố tài khóa, bail-ins hay

chuyển tiền chính thức? (Dealing with Systemic Sovereign Debt Crises: Fiscal

Consolidation, Bail-ins or Official Transfers?)

Nguồn: IMF

Tác giả: Damiano Sandri

Bài viết đã sử dụng một mô hình đơn giản để nghiên cứu cách thức các tổ chức tài chính

quốc tế (IFIs) đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại một quốc gia có hệ thống, trong đó

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 8

hành động “bail-in”1 của các chủ nợ tư nhân kéo theo những tác động lan tỏa quốc tế. Sau khi

cho vay các quốc gia đến mức tối đa khả năng vay mượn của họ, các IFIs gặp khó khăn trong

việc giải quyết khoản vốn cho vay dư thừa bằng cách kết hợp giữa củng cố tài chính, bail-ins

và chuyển tiền chính thức. Mô hình nghiên cứu giải quyết vấn đề trên bằng chính sách kết hợp

mang lại hiệu quả xã hội cao khi xem xét các chi phí phát sinh (ex-post costs) và các hiểm họa

về mặt đạo đức của từng công cụ tài trợ.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

17. Tác động của chính sách tiền tệ tới lợi nhuận của hệ thống ngân hàng (The influence

of monetary policy on bank profitability)

Nguồn: BIS

Tác giả: Claudio E.V.Borio, Leonardo Gambacorta, Boris Hofmann

Nghiên cứu trên đánh giá tác động của chính sách tiền tệ lên lợi nhuận của hệ thống ngân

hàng. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu từ 109 ngân hàng quốc tế lớn trên thế giới, có trụ sở đặt

tại 14 quốc gia phát triển, trong giai đoạn từ 1995-2012. Nhìn chung nghiên cứu đã chỉ ra tác

động thuận chiều giữa các mức lãi suất chính sách và độ dốc của đường cong lãi suất cũng như

chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản của các ngân hàng. Điều này cho thấy tác động tích cực của

cơ cấu kỳ hạn của lãi suất lên thu nhập lãi thuần (net interest income) đã lấn át tác động tiêu

cực lên thu nhập ngoài lãi (non-interest income). Một điểm đáng chú ý khác là tác động trên

không có tính tuyến tính, nói một cách khác, tác động này mạnh hơn khi lãi suất đang ở mức

thấp và đường cong lãi suất thoải. Do vậy, mức lãi suất thấp ở mức bất thường và đường cong

lãi suất thoải trong một thời gian dài sẽ bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

18. Mức lạm phát tối ưu với việc đánh thuế doanh nghiệp và các khó khăn tài chính

(Optimal inflation with corporate taxation and financial constraints)

Nguồn: BIS

Tác giả: Daria Finocchiaro, Giovanni Lombardo, Caterina Mendicino and Philippe Weil

Nghiên cứu xem xét lại ảnh hưởng của lạm phát trong dài hạn đến sự cân bằng và phúc lợi

xã hội khi tính đến các loại thuế gây biến dạng (distortionary taxes) và các rào cản tài chính.

Lạm phát kỳ vọng tương tác với thuế doanh nghiệp thông qua việc khấu trừ của (i) chi phí tài

sản theo giá lịch sử và (ii) thanh toán lãi suất các khoản nợ. Thông qua kênh đầu tiên, lạm phát

làm tăng lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp và tác động đến quyết định đầu tư của doanh

nghiệp. Thông qua kênh thứ hai, lạm phát kỳ vọng ảnh hưởng đến lãi suất thực hiệu quả, giảm

khó khăn tài chính của doanh nghiệp và kích thích đầu tư. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong trường

hợp các khoản nợ có thế chấp, hiệu ứng thứ hai chiếm ưu thế. Do đó, trái ngược với lý thuyết

truyền thống, nghiên cứu tìm ra rằng khi thuế tạo lợi thế cho việc đi vay, lạm phát dương trong

dài hạn có lợi cho phúc lợi xã hội vì nó làm giảm nhẹ các biến dạng tài chính và thúc đẩy tích

lũy vốn.

1Thuật ngữ bail-in được sử dụng rộng rãi lần đầu tiên trong tạp chí The Economist, có nghĩa là nhà quản lý có

quyền áp đặt các khoản lỗ lên trái chủ trong trường hợp tổ chức kinh tế mà họ cho vay bị phá sản, trong khi các

đối tượng khác vẫn được giữ nguyên quyền ưu tiên được trả nợ, ví dụ như các đối tác, bạn hàng. Lý do được đưa

ra ở đây là bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế khi buộc trái chủ phải chịu trách nhiệm với các khoản đầu tư của

mình, từ đó đầu tư thận trọng hơn để không mất vốn.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 9

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

19. Chính sách tiền tệ và tác động lan tỏa tài chính: mối liên kết suy giảm? (Monetary

policy and financial spillovers: losing traction?)

Nguồn: BIS

Tác giả: Piti Disyatat và Phurichai Rungcharoenkitkul

Liệu toàn cầu hóa tài chính cho đến nay có gây trở ngại cho NHTW các nước trong việc

quản lý các điều kiện tài chính trong nước? Bài nghiên cứu đã trả lời câu hỏi này thông qua

nghiên cứu diễn biến lợi tức trái phiếu của 31 nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Để đo lường mức

độ mà các điều kiện tài chính bên ngoài gây phức tạp cho việc điều hành chính sách tiền tệ,

nhóm tác giả đã tách yếu tố “lây lan” bằng cách tập trung vào những biến động đồng thời trong

các giá trị phí bảo hiểm rủi ro lợi nhuận trái phiếu mà không liên quan đến các nền tảng kinh

tế. Công cụ đo lường lây lan của nhóm nghiên cứu được thiết kết để phản ánh được chính xác

hơn những tác động lan truyền gây ra bới sự chuyển dịch toàn cầu ngoại sinh về mức độ ưa

chuộng rủi ro. Nghiên cứu đem lại những kết quả trái ngược với các giả định trước đây dựa trên

những biến động đồng thời của lợi suất trái phiếu. Cụ thể, các nền kinh tế mới nổi ít bị ảnh

hưởng bởi sự lan tỏa tài chính toàn cầu hơn là các nền kinh tế phát triển và sự lan tỏa về tổng

thể đã không tăng lên từ sau khủng hoảng tài chính.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

20. Dự trữ quốc tế và biến động tổng khối lượng chu chuyển vốn (International reserves

and gross capital flow dynamics)

Nguồn: BIS

Tác giả: Enrique Alberola-Ila, Aitor Erce và José María Serena

Nghiên cứu khám phá vai trò ổn định dòng vốn quốc tế của dự trữ quốc tế, đặc biệt trong

giai đoạn căng thẳng tài chính toàn cầu. Khác với các nghiên cứu trước đây chỉ để tâm đến dòng

vốn ròng, nghiên cứu này tập trung đến tổng các dòng vốn. Dữ liệu được sử dụng để phân tích

là dữ liệu theo quý của 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 1991-2010, sử dụng mô

hình hồi quy dữ liệu bảng tiêu chuẩn (standard panel regressions). Nghiên cứu thu được phản

ứng không đồng nhất của các nhà đầu tư thường trú trước các căng thẳng tài chính và liên kết

vấn đề này đến một kênh truyền dẫn chưa được chứng thực trước đó ở đó dự trữ đóng vai trò

như một công cụ hỗ trợ (buffer) trong giai đoạn căng thẳng tài chính. Phân tích đưa ra một kết

quả khá vững là dự trữ quốc tế (international reserve) thúc đẩy người cư trú không đầu tư tài

chính ra nước ngoài – làm giảm các dòng vốn ra. Điều này phần nào bù đắp sự sụt giảm các

dòng vốn vào trong những giai đoạn như vậy.Đối với toàn mẫu nghiên cứu, các tác giả đã tìm

ra rằng dự trữ quốc tế lớn hơn có liên quan với việc tổng dòng vốn vào cao hơn và tổng dòng

vốn ra ít hơn. Kết quả nghiên cứu này đã thách thức các phương pháp hiện tại trong việc đánh

giá mức độ phù hợp của dự trữ quốc tế, đòi hỏi việc cải tiến các công cụ để tính tới vai trò của

các nhà đầu tư thường trú một cách tốt hơn.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

21. Dòng lưu chuyển vốn và tài khoản vãng lai: Tác động tài chính ngày càng sâu sắc

hơn (Capital flows and the current account: Taking financing more seriously)

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 10

Nguồn: BIS

Tác giả: Claudio Borio và Piti Disyatat

Nghiên cứu đặt ra câu hỏi liệu phương pháp phân tích tập trung sử dụng tài khoản vãng lai

hoặc dòng vốn ròng như một công cụ cơ bản để đánh giá các dòng vốn xuyên biên giới, mức

độ hội nhập về tài chính và sự tổn thương của các quốc gia trước khủng hoảng tài chính có còn

phù hợp. Nghiên cứu xem xét lại một số lý thuyết như nghịch lý Lucas, vấn đề Feldstein-

Horioka và khái niệm về điểm dừng đột ngột. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả lập luận rằng trong

thế giới mà các dòng vốn lưu chuyển tự do với khối lượng lớn, sự tập trung của các tài khoản

vãng lai trong tài chính quốc tế, và theo đó là những tranh cãi về chính sách và học thuật, cần

được xem xét lại.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

22. Phá vỡ bộ ba trùng hợp trong tài chính toàn cầu (Breaking free of the triple

coincidence in international finance)

Nguồn: BIS

Tác giả: Stefan Avdjiev, Robert Neil McCauley và Hyun Song Shin

Cách tiếp cận truyền thống trong tài chính quốc tế là coi dòng vốn như một đối trọng tài

chính cho các quyết định tiết kiệm và đầu tư, thừa nhận rằng phạm vi tính GDP bao gồm cả đơn

vị ra quyết định và khu vực tiền tệ. Sự trung hợp ngẫu nhiên giữa khu vực tính GDP, đơn vị ra

quyết định và khu vực tiền tệ là một sự đơn giản hóa thông minh tuy nhiên có thể dẫn đến những

hiểu nhầm khi các dòng lưu chuyển tài chính ngày càng quan trong theo cách riêng của mình.

Thứ nhất, việc bỏ qua tổng các dòng mà chỉ xét đến dòng vốn ròng dẫn đến việc chuẩn đoán

sai khả năng tổn thương tài chính. Thứ hai, việc không để ý đến tác động của các đồng tiền

quốc tế có thể dẫn đến các kết luận sai trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Thứ ba, sự khác biệt

giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực chính thức (official sector) có thể làm sai lệch đánh giá

tác động của việc phá giá đồng tiền khi các rủi ro về kinh tế vĩ mô có thể không được đánh giá

đầy đủ. Nghiên cứu này chỉ ra những hạn chế của bộ ba tam trùng thông qua một loạt các ví dụ

trong hệ thống tài chính toàn cầu những năm gần đây và kiểm tra các khung phân tích dựa trên

các bản cân đối khác để phân tích.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

23. Liệu các ngân hàng có tận dụng lợi ích thông tin thông qua các tài sản đảm bảo?

(Do banks extract informational rents through collateral?)

Nguồn: BIS

Tác giả: Bing Xu, Honglin Wang và Adrian Van Rixtel

Nghiên cứu này tìm hiểu liệu tình trạng độc quyền thông tin do sự tập trung trong thị trường

ngân hàng và hoạt động cho vay dựa theo quan hệ có tạo ra việc tận dụng lợi ích (rent – seeking)

thông qua tài sản đảm bảo hay không? Nghiên cứu dựa trên quan điểm rằng những cú sốc về

thông tin (ví dụ sau khi công ty thực hiện IPO) làm giảm cơ hội tìm kiếm các khoản cho thuê,

trong khi lý thuyết về cạnh tranh lại không dựa trên sự bất đối xứng thông tin giữa những người

cho vay. Sử dụng dữ liệu thu thập được của 9288 khoản vay ngân hàng thực hiện bởi 649 doanh

nghiệp được niêm yết của Trung Quốc, nghiên cứu phát hiện rằng tỷ lệ tài sản thế chấp có quan

hệ cùng chiều với cường độ của mối quan hệ và tính tập trung trong thị trường ngân hàng, trong

khi ít có quan hệ đối với các khoản vay sau IPO. Kết quả này có được sau khi đã kiểm soát một

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 11

loạt các đặc điểm của các khoản vay và đặc điểm doanh nghiệp, cũng như các biến về chính

sách tiền tệ và yếu tố kinh tế vĩ mô khu vực. Nghiên cứu cũng lưu ý đến sự khác biệt giữa các

doanh nghiệp vay vốn (tại cùng một thời điểm): việc hưởng lợi thông qua tài sản thế chấp là

thấp hơn đối với các doanh nghiệp ít rủi ro hơn. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng mới về

các yếu tố quyết định tài sản thế chấp tại thị trường cho vay của Trung Quốc.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 12

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ LÊN DÒNG CHẢY THƯƠNG MẠI TOÀN

CẦU: MỐI LIÊN HỆ BỊ CẮT ĐỨT?

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) tháng 10/2015của IMF

Trích dịch: Chương 3 – Tỷ giá và dòng chảy thương mại

Tóm tắt những nội dung chính:

Những biến động mạnh bất thường của tỷ giá trên thế giới thời gian qua đã mở ra một

cuộc tranh luận giữa các học giả về những tác động của diễn biến gần đây của tỷ giá tới thương

mại toàn cầu. Kinh nghiệm quá khứ tại các quốc gia phát triển cũng như các nước đang phát

triển và mới nổi cho thấy biến động tỷ giá thường có tác động khá lớn lên cả xuất khẩu và nhập

khẩu. Cụ thể, tính bình quân toàn cầu thì sự mất giá 10% của tỷ giá thực hiệu quả tại một quốc

gia có thể giúp xuất khẩu thực ròng của nước đó tăng thêm một lượng bằng 1,5% GDP. Mặc

dù phải mất một vài năm để các tác động này được thể hiện hết, nhưng phần lớn tác động sẽ

được cụ thể hóa ngay trong năm đầu tiên. Bên cạnh đó, tác động thúc đẩy xuất khẩu ròng này

của tỷ giá diễn ra mạnh nhất tại các quốc gia đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và có hệ

thống tài chính ổn định. Tuy vậy, trong một vài năm trở lại đây, một số bằng chứng thực nghiệm

lại cho thấy trong bối cảnh các quốc gia đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị

toàn cầu thì tác động của tỷ giá tới sự trao đổi thương mại về hàng hóa trung gian đang ngày

càng yếu đi. Tuy vậy, với việc thương mại truyền thống vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong thương

mại toàn cầu thì chưa có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu

đã thực sự bị cắt đứt.

Lời mở đầu

Trong thời gian gần đây, tỷ giá trên toàn cầu đang có nhiều biến động mạnh bất thường.

Cụ thể, từ khoảng giữa năm 2014, đồng đô la Mỹ (USD) đã tăng giá hơn 10% nếu xét theo tỷ

giá thực hiệu quả. Trong khi đó, đồng Euro (EUR) đã giảm giá hơn 10% từ đầu năm 2014 và

đồng Yên Nhật đã giảm giá tới hơn 30% kể từ giữa năm 2012 (đồ thị 1)2. Sự biến động này của

các đồng tiền chủ chốt dù không quá bất ngờ nhưng cũng là biến động tương đối mạnh, vượt ra

ngoài khoảng dao động thông thường trong nhiều năm qua.

Tuy vậy, hiện tại vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều về tác động của những biến động

mạnh gần đây của tỷ giá tới xuất nhập khẩu nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung.

Một số nghiên cứu dựa trên những mô hình kinh tế truyền thống dự báo rằng tỷ giá sẽ có tác

động rất mạnh lên kinh tế thực (Krugman 2015). Một số khác thì lại cho rằng tác động này của

tỷ giá là khá hạn chế mà bằng chứng là cán cân thương mại tại một số quốc gia không có sự

biến động lớn bất chấp việc đồng tiền tại những nước này đã mất giá mạnh, đặc biệt với trường

hợp của Nhật Bản. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và dòng chảy thương mại đang

yếu dần. Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (Ollivaud, Rusticelli

và Schwellnus, 2015) và Ngân hàng Thế giới (WB) (Ahmed, Appendino và Ruta 2015) đã chỉ

ra rằng một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn tới hiện tượng trên xuất phát từ sự hội nhập

ngày càng mạnh mẽ của các quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu3.

2 Tính theo tỷ giá thực hiệu quả, với dữ liệu tới tháng 6/2015 3 Trong vài thập kỷ trở lại đây, thương mại toàn cầu đã được tổ chức dưới dạng chuỗi giá trị, khi một quốc gia chỉ

thực hiện một số công đoạn sản xuất nhất định

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 13

Hình 1. Biến động tỷ giá thời gian gần đây so với quá khứ

Chú thích: Đồ thị trên thể hiện khoảng dao động (tính theo các phân vị) của tỷ giá thực hiệu

quả (được tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI). Khoảng dao động tại tháng thứ t được

tính bằng tất cả những dữ liệu quá khứ từ tháng 1/1980 tới tháng đó

Nguồn: IMF

Đây không phải lần đầu tiên lý thuyết kinh tế truyền thống về mối liên kết giữa tỷ giá

và thương mại bị đặt dấu hỏi. Cụ thể, ngay từ cuối thập niên 80s, khi thương mại giữa Mỹ và

Nhật điều chỉnh rất chậm bất chấp việc đồng USD mất giá và đồng Yên đã tăng giá mạnh sau

hiệp định Plaza (1985), một số nhà bình luận đã cho rằng mối liên kết giữa tỷ giá và thương

mại đang dần mất đi. Tuy vậy, tới đầu những năm 90s, cán cân thương mại của Mỹ và Nhật lại

bắt đầu có sự điều chỉnh theo đúng dự báo của lý thuyết kinh tế truyền thống4. Do vậy, câu hỏi

cần đặt ra ở đây là liệu sự suy yếu liên kết giữa tỷ giá và thương mại trong giai đoạn hiện tại là

do tác động trễ của tỷ giá hay thực sự xuất phát từ sự thay đổi cấu trúc của thương mại toàn cầu

từ những năm 90s tới nay.

Trong trường hợp tỷ giá thực sự không còn tác động tới cán cân thương mại thì điều

này sẽ dẫn tới một số hàm ý chính sách rất quan trọng. Hiện tượng này có nghĩa một trong

những kênh truyền dẫn chính của chính sách tiền tệ (CSTT) đang yếu đi; việc điều chỉnh giảm

giá đồng tiền của một quốc gia thông qua chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ khó có thể giúp thúc

đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh như trước. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng của cán cân thương

mại cũng sẽ khó được điều chỉnh thông qua sự thay đổi của tỷ giá.

Để đánh giá ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá thời gian gần đây cũng như để trả lời cho

câu hỏi về mối liên kết giữa tỷ giá và thương mại toàn cầu, nghiên cứu này làm rõ một số câu

hỏi sau:

Thương mại toàn cầu đã thay đổi như thế nào sau những biến động lớn của tỷ giá thực

trong quá khứ? Tỷ giá tác động như thế nào tới mức giá tương đối của hàng hóa xuất-

4 Thông tin chi tiết trong nghiên cứu của Krugman (1991)

Hiện nay Phân vị 25/75 Phân vị 10/90

Mỹ từ T7/14 Nhật từ T8/12

Châu Âu từ T4/14 Brazil từ T8/14

Trung Quốc từ

T5/14 Ấn Độ từ T2/14

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 14

nhập khẩu, và từ đó dòng chảy thương mại toàn cầu có những phản ứng ra sao? Khoảng

thời gian sự điều chỉnh này diễn ra?

Đã có bằng chứng thực nghiệm nào về sự thiếu gắn kết giữa tỷ giá và thương mại qua

thời gian? Liệu sự thay đổi về cấu trúc thương mại toàn cầu, với sự hội nhập mạnh mẽ

của các quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đã góp phần làm suy yếu mối liên kết giữa

tỷ giá và thương mại? Hay hiện tượng đó xuất phát từ việc tác động dài hạn tỷ giá đã

yếu đi và tốc độ truyền dẫn của tỷ giá tới kinh tế thực chậm dần?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, bài viết bắt đầu với việc đánh giá mối liên kết giữa tỷ

giá và thương mại tại các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia mới nổi và đang phát triển

trong ba thập kỷ qua. Do vậy, nghiên cứu này có độ bao quát rộng hơn so với các nghiên cứu

gần đây5. Nhóm tác giả sẽ thực hiện phân tích dựa vào cả những phương trình thương mại cơ

bản cùng những dữ liệu và kinh nghiệm lịch sử. Từ đó, nhóm tác giả sẽ đánh giá xem sự hội

nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu có phải là nguyên nhân làm suy giảm mỗi liên kết giữa

tỷ giá và thương mại hay không. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ thực hiện ước lượng và đánh giá

tổng quát mối quan hệ này trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Phạm vi của nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung đánh giá tác động trực tiếp của tỷ giá tới

diễn biến thương mại (xuất nhập khẩu). Do xuất-nhập khẩu là kênh truyền dẫn chủ đạo của tỷ

giá tới nền kinh tế thực nên việc chỉ tập trung đánh giá tác động của tỷ giá qua kênh xuất nhập

khẩu cũng dẫn tới một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là cách tiếp cận này đã bỏ qua tác động của

tỷ giá tới tổng thể nền kinh tế qua một số biến kinh tế vĩ mô khác như lạm phát kỳ vọng, lãi

suất cũng như tổng cầu nói chung6. Những biến này cũng có tác động gián tiếp tới hoạt động

thương mại. Hạn chế thứ hai là cách tiếp cận này cũng sẽ không đánh giá được những yếu tố

chi phối diễn biến của tỷ giá. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi bản thân những yếu tố chi phối

tới diễn biến tỷ giá cũng sẽ tác động tới hoạt động thương mại cũng như tổng thể nền kinh tế.

Do đó, tác động gián tiếp của tỷ giá là khác nhau trong mỗi trường hợp, phụ thuộc vào những

yếu tố chi phối chi phối tỷ giá. Chẳng hạn, diễn biến tỷ giá thời gian gần đây chịu sự chi phối

chủ yếu bởi tăng trưởng tổng cầu nội địa giữa các nước, trong đó đồng tiền của các quốc gia

với tổng cầu nội địa tăng cao hơn sẽ lên giá so với đồng tiền của các quốc gia khác. Tuy nhiên,

trong một trường hợp khác, diễn biến tỷ giá có thể lại không xuất phát từ tổng cầu nội địa giữa

các nước mà xuất phát một sự chuyển dịch dòng tiền của các nhà đầu tư sang các tài sản định

giá bằng USD. Tác động của tỷ giá lên hoạt động thương mại trong hai trường hợp này sẽ khác

nhau.

Sau đây là một số kết quả nghiên cứu chính của nhóm tác giả:

Biến động tỷ giá thực sự có tác động tương đối mạnh lên hoạt động thương mại. Sự mất

giá của một đồng tiền thường giúp thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thông qua

việc giá xuất khẩu (tính theo đơn vị ngoại tệ) giảm và giá nhập khẩu (tính theo đơn vị

nội tệ) tăng. Cụ thể, xét theo tỷ giá thực hiệu quả và tính bình quân cho toàn cầu, nếu

một đồng tiền mất giá 10% sẽ giúp xuất khẩu ròng tăng thêm một lượng bằng 1,5%

GDP của nước đó. Tuy vậy, tác động này là khác nhau với mỗi nước (dao động trong

khoảng 0,5% tới 3,1%). Tác động này sẽ được cụ thể hóa qua một vài năm, tuy vậy,

phần lớn tác động sẽ diễn ra ngay trong năm đầu tiên. Bên cạnh đó, tác động thúc đẩy

5 Phần lớn các nghiên cứu cho tới nay chỉ tập trung vào các quốc gia phát triển, trừ nghiên cứu của Bussiere, Delle

Chiaie và Peltonen (2014) 6 Tác động của tỷ giá lên tổng thể nền kinh tế được trình bày trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (World

Economic Outlook) tháng 4/2015

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 15

xuất khẩu ròng này của tỷ giá diễn ra mạnh nhất tại các quốc gia đang tăng trưởng dưới

mức tiềm năng và có hệ thống tài chính ổn định.

Sự hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu đã làm suy yếu mối quan hệ giữa tỷ giá

và hoạt động thương mại tại một số nước và đối với một số sản phẩm cụ thể, tuy vậy,

chưa có bằng chứng về sự thiếu gắn kết giữa tỷ giá và hoạt động thương mại nói chung.

Với những quốc gia đã hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu thì hoạt động trao đổi

hàng hóa trung gian làm đầu vào cho xuất khẩu sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá.

Tuy vậy, hoạt động thương mại liên quan tới chuỗi giá trị đang có xu hướng chững lại

trong thời gian qua, trong khi thương mại truyền thống vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong

thương mại toàn cầu.

Nhìn chung, dữ liệu lịch sử không hỗ trợ nhiều cho quan điểm về việc tỷ giá không còn

tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu (cả về mặt giá và khối lượng). Mối liên kết này

nhìn chung cũng không suy yếu đi qua thời gian. Tuy vậy, một trường hợp đặc biệt duy

nhất là tại Nhật Bản, với một số bằng chứng cho thấy tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn

nhiều so với kỳ vọng, bất chấp việc đồng Yên Nhật đã giảm giá mạnh mẽ.

1. Từ tỷ giá tới dòng chảy thương mại: Bằng chứng lịch sử

Một trong những căn cứ để đánh giá mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và dòng chảy

thương mại toàn cầu là dựa vào những bằng chứng lịch sử. Lý thuyết kinh tế căn bản cho rằng

sự mất giá của đồng tiền sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu do giá xuất khẩu bằng

ngoại tệ giảm và giá nhập khẩu bằng nội tệ tăng. Lý thuyết này sẽ là nền tảng cho những phân

tích thống kê trong phần sau.

Nhóm tác giả thực hiện đánh giá những bằng chứng lịch sử về mối quan hệ giữa tỷ giá

và hoạt động thương mại (về cả mặt giá và lượng) tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, nhóm

tác giả đã ước lượng phương trình về giá và lượng xuất nhập khẩu tại 60 quốc gia, trong đó có

23 quốc gia phát triển và 37 quốc gia đang phát triển và mới nổi trong suốt ba thập kỷ. Qua đó,

nhóm tác giả sẽ chỉ ra những bằng chứng thực nghiệm về diễn biến dòng chảy thương mại sau

một biến động lớn và bất thường của tỷ giá, trong đó tập trung vào sự biến động của giá và

lượng xuất khẩu tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển và mới nổi.

1.1. Ước lượng độ co giãn thương mại

Để đánh giá tác động của tỷ giá lên dòng chảy thương mại, nhóm tác giả đã ước lượng

4 chỉ số về độ co giãn thương mại: (i) Tác động truyền dẫn của tỷ giá tới giá xuất khẩu và giá

nhập khẩu (độ co giãn của giá xuất khẩu và nhập khẩu theo tỷ giá); (ii) Độ co giãn của kim

ngạch xuất khẩu và nhập khẩu theo giá xuất nhập khẩu. Nghiên cứu sẽ tập trung vào tác động

dài hạn của tỷ giá, đồng thời xác định mức độ cụ thể hóa của tác động này trong ngắn hạn,

Cơ sở lý thuyết cho những đánh giá trong nghiên cứu này dựa vào mô hình được đề xuất

bởi Krugman (1986), Feenstra, Gagnon và Knetter (1996), Campa và Goldberg (2005), Burstein

và Gopinath (2014). Mô hình này giả định rằng các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ xác định một

mức giá xuất khẩu để tối ưu hóa lợi nhuận dựa trên những thông tin về lượng cầu sản phẩm của

họ tại nước ngoài và mức giá được đưa ra từ các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, lượng cầu về sản

phẩm của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc vào tương quan giữa giá sản phẩm của doanh nghiệp

đó và giá của các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, cũng như phụ thuộc vào tổng cầu của thị

trường mục tiêu. Dựa vào những giả định trên, giá xuất khẩu tương đối sẽ phụ thuộc vào tỷ giá

thực và chi phí sản xuất thực, trong khi lượng hàng xuất khẩu sẽ chịu sự chi phối bởi mức giá

xuất khẩu tương đối và tổng cầu nước ngoài. Các nhân tố tác động tới mức giá và sản lượng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 16

nhập khẩu được xác định dựa trên lập luận rằng mức giá nhập khẩu của mỗi quốc gia được tính

bằng mức giá xuất khẩu của đối tác thương mại nhân với tỷ giá song phương7.

Nhóm tác giả thu thập số liệu của 60 quốc gia, kéo dài từ năm 1980 (hoặc từ năm 19898)

tới năm 2014 và tiến hành ước lượng 4 chỉ số về độ co giãn thương mại với từng quốc gia thông

qua các phương trình kinh tế lượng9. Để ước lượng được chính xác mối quan hệ dài hạn giữa

tỷ giá và hoạt động thương mại, mẫu nghiên cứu sẽ được giới hạn ở các nước có chuỗi số liệu

với khoảng thời gian ít nhất 25 năm. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong mô hình bao

gồm cả giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ.

Một trong những khó khăn trong quá trình ước lượng mô hình là vấn đề về biến nội

sinh, xuất phát từ những biến động của tổng cầu trong nước hoặc tổng cầu nước ngoài. Vấn đề

về biến nội sinh này sẽ khiến cho việc ước lượng chính xác mối quan hệ nhân quả nữa giá xuất

nhập khẩu tới kim ngạch xuất nhập khẩu trở nên khó khăn. Chẳng hạn, tổng cầu nước ngoài sụt

giảm sẽ dẫn đến sự suy giảm của cả mức giá xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu, do đó làm hạn

chế tác động tích cực của việc giảm giá hàng hóa xuất khẩu tới lượng cầu hàng xuất khẩu.

Tương tự, khi tổng cầu nội địa ở mức thấp sẽ tác động làm giảm cả lượng hàng hóa nhập khẩu

và giá nhập khẩu, do đó tác động tích cực của việc giảm giá hàng nhập khẩu tới khối lượng

nhập khẩu cũng bị hạn chế. Nhóm tác giả giải quyết vấn đề nội sinh bằng cách đưa thêm biến

tổng sản phẩm nội địa và tổng sản phẩm của đối tác thương mại làm biến ngoại sinh10. Tuy vậy,

vẫn còn hai vấn đề khác cần phải giải quyết, đó là mô hình chưa kiếm soát được tác động của

sự thay đổi trong cơ cấu tổng cầu cũng như thay đổi trong xu hướng hàng nhập khẩu tới diễn

biến nhập khẩu. Do vậy, nhóm tác giả sẽ tách tổng cầu thành 2 biến là cầu nội địa với hàng hóa

sản xuất trong nước và hàng hóa phục vụ xuất khẩu và đưa cả 2 biến này vào phương trình về

nhập khẩu. Vấn đề về cơ cấu hàng nhập khẩu sẽ chưa được giải quyết trong nghiên cứu này.

Đây là nguyên nhân khiến cho một số hệ số ước lượng sẽ có dấu ngược với lý thuyết.

1.2. Kết quả ước lượng

1.2.1. Tác động của tỷ giá đến giá cả thương mại

7 Trong lý thuyết này, phương trình về giá xuất khẩu dựa trên hành vi tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu và có

thể viết dưới dạng e )/,/(/ ** PePPULCSPP X , trong đó e tỷ giá danh nghĩa, XP là giá xuất khẩu theo nội tệ, *P là

chỉ số giá sản xuất tại nước ngoài (PPI), P là mức giá chung trong nước, PULC / là chi phí nhân công trên đơn vị sản lượng, */ PeP là tỷ giá thực hiệu quả tính theo chỉ số giá sản xuất. Phương trình về khối lượng xuất khẩu được viết dưới dạng

),,/( ** YPePDX X trong đó */ PeP X là giá xuất khẩu tương đối tính theo đơn vị ngoại tệ và *Y đại diện cho tổng cầu

nước ngoài. Về mặt nhập khẩu, giá tương đối của hàng nhập khẩu là hàm của tỷ giá thực và tổng cầu nội địa,

),/(/ * YPePSPPM , trong đó Y là tổng cầu nội địa; khối lượng nhập khẩu là hàm của giá nhập khẩu và tổng cầu nội địa,

),/( YPPDM M

8 Với những nước không đủ chuỗi dữ liệu từ năm 1980 9 Các phương trình kinh tế lượng sẽ có dạng logarit tuyến tính (trong trường hợp chuỗi số không có hiện tượng đồng tích hợp)

và ở dạng số tuyệt đối (nếu chuỗi số có hiện tượng đồng tích hợp). Chẳng hạn, phương trình về giá xuất khẩu có dạng:

Trong đó, hệ số β đại diện cho tác động dài hạn của tỷ giá tới giá xuất khẩu. Tác động ngắn hạn được ước lượng trong bước

thứ hai, với phương trình ở dạng đồng tích hợp được mô tả trong phụ lục 3.2 10 Nghiên cứu đưa thêm biến thời gian cùng biến giả (có giá trị bằng trong hai năm 2008-2009) để tách ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tương tác giữa biến giả và tổng sản phẩm nước ngoài được đưa vào

phương trình về khối lượng xuất khẩu, trong khi tương tác giữa biến giả và tổng sản phẩm trong nước được đưa

vào phương trình về khối lượng nhập khẩu. Điều này hàm ý rằng hoạt động xuất nhập khẩu đã có những phản ứng

mạnh bất thường với biến động của tổng cầu trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, chỉ số giá của

nhóm hàng nhiên liệu và phi nhiên liệu (dưới dạng logarit) cũng được đưa vào mô hình nhằm tách ảnh hưởng của

giá hàng hóa thế giới tới chi phí hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu. Cuối cùng, để kết quả ước lượng không

bị tác động bởi những giai đoạn lạm phát cao bất thường, những năm có chỉ số CPI cao hơn 30% sẽ bị loại khỏi

mẫu nghiên cứu.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 17

Phân tích cho thấy rằng những biến động về tỷ giá thường có tác động đáng kể lên giá

cả thương mại, đúng theo dự tính đối với hầu hết các nền kinh tế được đánh giá thông qua các

ước lượng về độ co giãn trong dài hạn (Hình 2).

Hình 2. Tác động truyền dẫn dài hạn của tỷ giá lên giá cả thương mại và ước lượng độ

co giãn của sản lượng xuất nhập khẩu theo giá

Chú thích: Các điểm nằm trong ô vuông thể hiện dấu của kết quả ước lượng đúng như lý

thuyết kinh tế.

Nguồn: IMF

Các hệ số thể hiện tính truyền dẫn của tỷ giá đều nằm trong khoảng giá trị [0,1] – đúng

như lý thuyết kinh tế. Cụ thể, kết quả cho thấy tính trung bình, nếu tỷ giá thực hiệu quả giảm

10% sẽ làm tăng giá cả nhập khẩu thêm 6,1% và giảm giá cả xuất khẩu bằng ngoại tệ 5,5%

(bảng 1). Kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu trước đây cho các nền kinh tế lớn trên thế

giới11. Một điểm đáng lưu ý là các nền kinh tế có độ truyền dẫn của tỷ giá đến giá cả xuất khẩu

bằng ngoại tệ mạnh hơn thường có độ truyền dẫn đến giá cả nhập khẩu trong nước yếu hơn.

Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Bussiere, Delle Chiaie và Peltonen (2014).

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các hiệu ứng dài hạn lên giá cả thương

mại được cụ thể hóa trong vòng 1 năm12.

Bảng 1. Kết quả ước lượng mức độ truyền dẫn tỷ giá tới giá xuất-nhập khẩu và độ co

giãn của sản lượng xuất nhập khẩu theo giá

Chú thích: Bảng số liệu thể hiện giá trị ước lượng trung bình của cả 60 nền kinh tế trong giai

đoạn 1980-2014

Truyền dẫn của tỷ

giá

Độ co giãn của sản

lượng xuất nhập

khẩu theo giá

Điều kiện

Marshall-

Giá

xuất

khẩu

Giá nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

11 Ví dụ, kết quả liên kết mật thiết với báo cáo nghiên cứu của Bussiere, Delle Chiaie và Peltonen (2014), trong đó

có ước lượng về độ co giãn của giá xuất nhập khẩu với tỷ giá của 40 nền kinh tế. 12 Ước lượng sự truyền dẫn của tỷ giá lên giá cả thương mại cũng đem lại một số hàm ý cho việc ước lượng hiệu

ứng của thay đổi trong tỷ giá tới mức giá tương đối của xuất khẩu so với giá nhập khẩu, qua đó tác động đến tổng

cầu nội địa. Kết quả trong bảng 1 cho thấy, sự truyền dẫn tỷ giá tới giá xuất khẩu và giá nhập khẩu trong dài hạn

được ước lượng ở mức lần lượt là 0,55 và 0,61. Điều này có nghĩa, nếu đồng tiền của 1 quốc gia lên giá 1% sẽ

làm giảm giá cả hàng hóa nhập khẩu (tính bằng đơn vị nội tệ) giảm 0,61% đồng thời giá xuất khẩu (tính bằng đơn

vị ngoại tệ) tăng thêm 0,55%. Hay nói một cách khác, giá hàng hóa xuất khẩu (theo nội tệ) sẽ giảm đi 0,45% (0,55-

1), qua đó giá tương đối của xuất khẩu so với giá nhập khẩu sẽ tăng 0,16% (-0,45 – (-0,61)) nếu tỷ giá tăng 1%.

Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với trường hợp truyền dẫn hoàn hảo khi mà tỷ giá tăng 1% làm thương mại tăng

tương tứng 1%.

Ước lượng với

từng quốc gia Trung bình

Tác động truyền dẫn của tỷ giá tới giá nhập khẩu

Tác

độ

ng

tru

yền

dẫn

củ

a tỷ

giá

tớ

i giá

xu

ất k

hẩu

Độ co giãn của nhập khẩu theo giá

Độ co giãn

Độ

co

giã

n c

ủa

xu

ất k

hẩu

th

eo g

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 18

Lerner có

thỏa mãn13

Dựa trên chỉ số giá sản xuất

(PPI)14

Hiệu ứng dài hạn

Hiệu ứng trong 1 năm

0.552

0.625

- 0.605

- 0.580

- 0.321

- 0.260

- 0.298

- 0.258

Dựa trên chỉ số giá tiêu dùng15

Hiệu ứng dài hạn

Hiệu ứng trong 1 năm

0.457

0.599

- 0.608

- 0.546

- 0.328

- 0.200

- 0.333

- 0.200

Sau khi điều chỉnh mẫu nghiên

cứu16

Độ co giãn dài hạn2

0.571

- 0.582

- 0.461

- 0.272

Nguồn: IMF

1.2.2. Tác động của giá cả thương mại tới sản lượng xuất nhập khẩu

Kết quả mô hình rất phù hợp với lý thuyết kinh tế cơ bản khi cho thấy giá hàng hóa xuất

nhập khẩu có mối quan hệ nghịch (hệ số có dấu âm) với sản lượng xuất nhập khẩu tại hầu hết

các quốc gia (tác động âm) (Hình 2). Cụ thể, ước tính về độ co giãn của sản lượng theo giá cho

thấy, tính trung bình, nếu giá hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tăng 10% sẽ làm sản lượng xuất

khẩu và nhập khẩu giảm 3% trong dài hạn (bảng 1). Kết quả cũng chỉ ra rằng hầu hết hiệu ứng

này sẽ được cụ thể hóa ngay trong năm đầu tiên

Tuy vậy, hệ số ước lượng của tác động của giá tới sản lượng xuất nhập khẩu của một số

nước lại mang dấu dương, nghĩa là giá có tác động thuận chiều lên sản lượng (điều này trái với

lý thuyết kinh tế). Với những khó khăn trong việc xây dựng mô hình (đã được đề cập ở phần

trên) thì kết quả ước lượng này không quá bất ngờ. Điều đó cho thấy tác động thực sự của giá

lên lượng hàng hóa xuất khẩu đối với từng quốc gia cụ thể có thể có sự khác biệt rất lớn so với

ước lượng tác động trung bình của 60 quốc gia. Nguyên nhân có thể do mẫu nghiên cứu này

khá lớn, trong đó bao hàm cả những quốc gia có những mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỷ

trọng quá lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (trên 50% tổng xuất khẩu). Tuy vậy,

khi kiểm định lại mô hình bằng cách loại bỏ các quốc gia đó khỏi mẫu nghiên cứu và thực hiện

ước lượng lại mô hình thì kết quả nhận được không thay đổi, điều đó cho thấy rằng các nước

này không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Trong khi đó, tổng cầu trong nước và tổng cầu nước ngoài đều có tác động thuận chiều

lên khối lượng xuất nhập khẩu tại tất cả các quốc gia trong mẫu nghiên cứu (Hình 2.2 phụ lục

2). Tính bình quân, tổng cầu của đối tác thương mại tăng 1% sẽ giúp xuất khẩu tăng 2.3% và

tổng cầu nội địa tăng 1% sẽ kéo theo nhập khẩu tăng 1.4%

1.2.3. Tác động tổng hợp của tỷ giá lên xuất khẩu ròng

Để đánh giá tác động tổng hợp của tỷ giá lên xuất khẩu ròng, nhóm nghiên cứu kết hợp

ước lượng bình quân của 4 chỉ số về độ co giãn thương mại17 trong bảng 1 với số liệu về tỷ

trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP tại từng quốc gia. Qua đó, tác động tổng hợp của tỷ

13 Công thức cho điều kiện Marshall-Lerner thay đối đối với trường hợp truyền dẫn hoàn hảo là: (-ERPT của

PX)(1+X

Px ) + (ERPT của PM)(1 + M

Pm ), trong đó ERPT là tác động truyền dẫn của tỷ giá, X

Px và M

Pm lần lượt

là độ co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu theo giá (Phụ lục 3) 14 Ước lượng dựa trên tỷ giá thực hiệu quả (tính theo chỉ số giá sản xuất PPI), giá xuất khẩu tương đối so với giá

sản xuất của đối tác thương mại, giá nhập khẩu tương đối so với giá sản xuất nội địa 15 Ước lượng dựa trên tỷ giá thực hiệu quả (tính theo chỉ số giá tiêu dùng), giá xuất khẩu tương đối so với chỉ số

giá tiêu dùng của đối tác thương mại, giá nhập khẩu tương đối so với chỉ số giá tiêu dùng trong nước 16 Mẫu nghiên cứu được điều chỉnh theo hướng loại bỏ các quốc gia có tỷ trọng những sản phẩm xuất khẩu chủ

lực trong tổng lượng xuất khẩu ở mức trên 50% trong giai đoạn 2009-2013

17 Do chỉ số về độ co giãn bình quân trong mẫu đáng tin cậy hơn so với ước lượng độ co giãn cho từng quốc gia

đơn lẻ

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 19

giá thực lên xuất khẩu ròng được tính theo công thức )/()/( YMPYXP MMXX , với XP và

X lần lượt là tác động truyền dẫn của tỷ giá tới giá xuất khẩu và độ co giãn của xuất

khẩu theo giá; MP và

M lần lượt là tác động truyền dẫn của tỷ giá tới giá nhập khẩu và độ co

giãn của nhập khẩu theo giá. Do nghiên cứu này tập trung vào tác động của tỷ giá từ năm 2012,

tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP của năm 2012 được sử dụng để tính toán. Kết quả

cho thấy: tính bình quân, sự mất giá 10% của tỷ giá thực hiệu quả tại một quốc gia có thể giúp

xuất khẩu ròng của nước đó tăng thêm một lượng bằng 1.5% GDP. Tuy nhiên, do tỷ trọng xuất

nhập khẩu trên GDP của mỗi nước khác nhau, nên tác động của tỷ giá thực hiệu quả tới xuất

khẩu ròng là khác nhau với mỗi quốc gia (dao động trong khoảng 0.5% GDP tới 3.1% GDP).

Mặc dù tác động này chỉ được cụ thể hóa sau vài năm, nhưng phần lớn tác động sẽ diễn ra trong

năm đầu tiên.

Hình 3. Tác động của việc tỷ giá thực hiệu quả giảm 10% tới xuất khẩu ròng Đơn vị: %GDP

Nguồn:IMF

2. Nghiên cứu chi tiết về những giai đoạn tỷ giá giảm sâu

Tiểu mục này sẽ đưa ra những bằng chứng về tác động của những giai đoạn tỷ giá giảm

sâu bất thường. Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng trong một số trường hợp, giai đoạn tỷ

giá giảm sâu thường trùng với các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ. Tuy vậy, nghiên cứu này

sẽ bỏ qua những giai đoạn đó bởi các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ có thể gây ra những

tác động khó xác định lên hoạt động thương mại18.

2.1. Phương pháp xác định những giai đoạn tỷ giá giảm sâu

Nghiên cứu này xác định những giai đoạn tỷ giá giảm sâu dựa trên cách tiếp cận thống

kê, với việc sử dụng 2 tiêu chí chính. Tiêu chí thứ nhất dựa vào sự mất giá bất thường của tỷ

giá danh nghĩa so với đồng USD, trong đó ngưỡng để xác định sự “bất thường” được xác định

là khoảng phân vị thứ 90 của biến động tỷ giá hàng năm của các quốc gia trong mẫu phân tích.

Tiêu chí thứ hai nhằm đảm bảo một giai đoạn biến động mạnh của tỷ giá không được xác định

hai lần. Tiêu chí này dựa trên việc biến động của tỷ giá so với năm trước phải lớn hơn mức

phân vị thứ 90 của tất cả các biến động. Bên cạnh đó, do tỷ giá tại khu vực các quốc gia mới

nổi và đang phát triển thường biến động mạnh hơn nên các ngưỡng tới hạn sẽ được xác định

riêng cho từng nhóm nước. Với tiêu chí đầu tiên, ngưỡng tới hạn tại các quốc gia phát triển là

18 Mặc dù cách tiếp cận theo hướng tập trung phân tích một giai đoạn nhất định có thể giải quyết được một số vấn

đề của cách tiếp cận truyền thống, tuy nhiên cách tiếp cận này cũng vấp phải một số chỉ trích. Cụ thể, một số nhà

phê bình cho rằng những giai đoạn tỷ giá biến động mạnh thường do NHTW các nước chủ động phá giá đồng tiền

nhằm đối phó lại tình trạng xuất khẩu suy yếu và cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng. Trong bối cảnh tăng

trưởng xuất khẩu ở mức rất thấp như vậy, các phân tích thường bị thiên lệch theo hướng sự mất giá của đồng tiền

giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Mức độ tăng của xuất khẩu ròng

Tần

su

ất

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 20

13%, trong khi tại các quốc gia đang phát triển và mới nổi là 20%. Với tiêu chí thứ hai thì

ngưỡng tới hạn của cả 2 nhóm nước đều là 13%.

Để đảm bảo kết quả không bị tác động bởi giai đoạn lạm phát cao, nhóm nghiên cứu chỉ

phân tích những giai đoạn tỷ giá biến động, kèm theo đó là lạm phát phải ở mức dưới 30%. Bên

cạnh đó, những giai đoạn tỷ giá biến động mạnh trong khoảng thời gian 3 năm trước và sau

khủng khoảng tài chính-tiền tệ cũng sẽ bị lược bỏ. Tác động của tỷ giá gắn với khủng hoảng tài

chính tiền tệ sẽ được phân tích trong phần sau.

Với phương pháp trên, nhóm nghiên cứu đã xác định được 66 giai đoạn biến động mạnh

của tỷ giá, trong đó có 17 giai đoạn tại các nước phát triển và 49 giai đoạn tại các quốc gia đang

phát triển và mới nổi (đồng Nhân dân tệ bị phá giá vào năm 1994, đồng tiền của Venezuela mất

giá mạnh vào năm 1992 v.v…)

2.2. Điều gì xảy ra với xuất khẩu khi tỷ giá giảm sâu?

Phần viết này sử dụng kỹ thuật thống kê để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá, giá xuất

khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Đây là phương pháp đánh giá tiêu chuẩn theo Cerra và Saxena

(2008) và Romer (2010). Cụ thể, phản ứng trung bình của xuất khẩu và nhập khẩu trước việc

tỷ giá giảm mạnh được tính toán riêng biệt, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo nhóm.

Kết quả phân tích cho thấy tỷ giá giảm sâu sẽ đẩy mạnh xuất khẩu. Các giai đoạn được

nghiên cứu có tỷ giá thực hiệu quả giảm trung bình 25% trong 5 năm (Hình 4). Giá hàng hóa

xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm khoảng 10%, và đa phần sự điều chỉnh này diễn ra trong năm

đầu tiên. Co giãn truyền dẫn của giá xuất khẩu theo tỷ giá thực vào khoảng 0.4, tương tự như

ước đoán dựa trên phương trình thương mại đã ghi chú ở trên.

Kim ngạch xuất khẩu tăng đều hơn, thêm khoảng 10% trong vòng 5 năm. Sự phản ứng

này cho thấy độ co dãn về giá trung bình của xuất khẩu là khoảng -0.7, mạnh hơn so với mức

co giãn -0.3 đã ước tính trong phương trình thương mại truyền thống. Độ co giãn mạnh hơn này

phản ánh một chiến lược kinh tế rõ ràng hơn trong các giai đoạn tỷ giá giảm mạnh. Tất cả các

kết quả thu được đều có ý nghĩa thống kê.

Hình 4. Diễn biến của xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá giảm mạnh

Tỷ giá giảm sâu có mối tương quan với sự suy giảm của giá xuất khẩu tính theo ngoại tệ

giảm mạnh và tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu

(Đơn vị: %, nằm trên trục X)

Tỷ giá thực hiệu quả Giá cả hàng hóa xuất khẩu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 21

Nguồn: Tính toán của IMF

Chú thích: Đường nét đứt biểu thị khoảng tin cậy 90%

2.3. Các điều kiện kinh tế ban đầu liệu có ảnh hưởng tới hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá

tới xuất khẩu ?

Diễn biến xuất khẩu khác nhau trong các giai đoạn sụt giảm tỷ giá liệu có phải do các

điều kiện kinh tế ban đầu khác nhau? Khi một nền kinh tế bị đình trệ nhiều hơn và có mức công

suất thừa lớn hơn, năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế đó có nhiều cơ hội để được

mở rộng hơn trong điều kiện cầu nước ngoài tăng đi kèm với tỷ giá giảm. Theo định tính, điều

này có được do kim ngạch xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của cầu mà còn phụ thuộc

vào khả năng đáp ứng mức cầu mới của nền kinh tế. Tóm lại, trong khi một công ty đơn lẻ có

thể dễ dàng mở rộng xuất khẩu bằng cách mua nhiều nguyên liệu đầu vào hơn, nền kinh tế của

một quốc gia có thể tận dụng các nguồn tài nguyên chưa được sử dụng và di chuyển các nguồn

lực từ khu vực phi thương mại sang khi vực sản xuất hàng hóa thương mại. Các nền kinh tế có

thể có có tốc độ tái phân bổ tài nguyên khác nhau, cho dù vấn đề này không rõ rệt trong thời kỳ

kinh tế đình đốn.

Để nghiên cứu vấn đề này, phân tích của nhóm nghiên cứu chia ra 66 giai đoạn có tỷ giá

giảm một nửa so với mức tỷ giá của năm trước đó khi nền kinh tế đình trệ. Kết quả thu được

cho thấy, đối với các nhóm mẫu là các giai đoạn có nền kinh tế ít đình trệ hơn thì tác động của

tỷ giá giảm lên xuất khẩu vẫn là dương nhưng tiến gần về 0 (Hình 5). Trái lại, đối với các nhóm

mẫu có nền kinh tế đình trệ hơn, xuất khẩu tăng trưởng nhiều hơn so với mẫu cơ sở (nhiều hơn

7% điểm sau 5 năm). Kết quả này không gây ngạc nhiên nếu xét trên quan điểm của các nhà

phân tích, nhưng lại không được quan tâm trong các nghiên cứu liên quan. Tỷ giá hối đoái có

xu hướng giảm mạnh hơn và lâu hơn so với trường hợp cơ sở và được cho là động lực mạnh

hơn để các nhà xuất khẩu cắt giảm giá cả.

Hình 5. Diễn biến của xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá giảm mạnh và tác động của

việc kinh tế đình trệ trong giai đoạn đầu

Tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá giảm mạnh trở nên mạnh hơn khi kinh tế của quốc

gia đó đình trệ hơn

(Đơn vị: %, nằm trên trục X)

Kim ngạch xuất khẩu

Đình trệ hơn Ít đình trệ hơn Điều kiện cơ bản

Tỷ giá thực hiệu quả Giá cả hàng hóa xuất khẩu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 22

Nguồn: Tính toán của IMF

Chú thích: Đường nét đứt biểu thị khoảng tin cậy 90%

2.4. Diễn biến xuất khẩu liệu có khác nhau trong trường hợp tỷ giá giảm mạnh đi kèm với

khủng hoảng ngân hàng?

Liệu tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá giảm có phụ thuộc vào tình trạng khu

vực tài chính của quốc gia xuất khẩu hay không? Về nguyên tắc, các cuộc khủng hoảng ngân

hàng có thể làm suy giảm xuất khẩu do thiếu hụt các nguồn vốn phục vụ cho việc mở rộng sản

xuất các hàng hóa xuất khẩu. Khan hiếm vốn tín dụng đã triệt tiêu động lực tăng trưởng tín

dụng đến từ sự mất giá tiền tệ.

Để trả lời cho câu hỏi trên, phân tích này sẽ tập trung vào các thời kỳ có tỷ giá giảm mạnh

đi đôi với khủng hoảng ngân hàng. Cụ thể, sử dụng cùng một bộ tiêu chuẩn đã áp dụng trong

phần trước, nghiên cứu làm rõ 57 giai đoạn có khủng hoảng ngân hàng (cũng dựa trên dữ liệu

của Laeven và Valencia 2013) kéo dài trong khoảng thời gian 3 năm trước hoặc sau khi tỷ giá

giảm mạnh (xem phụ lục 3.4.2). Theo lý thuyết, 57 giai đoạn này khác với bộ mẫu trong trường

hợp cơ bản. Ở phân tích này, mẫu gồm các quốc gia có tỷ giá giảm sâu như Phần Lan và Thụy

Điển năm 1993, Thái Lan năm 1997 và Hàn Quốc năm 1998, Nga năm 1998, Brazil năm 1999

và Argentina năm 2002.

Kết quả phân tích cho thấy xuất khẩu tăng yếu hơn khi tỷ giá giảm sâu trong giai đoạn

khủng hoảng ngân hàng (Hình 6). Cụ thể, giá hàng hóa xuất khẩu giảm ít hơn, độ co dãn trung

bình của giá xuất khẩu theo tỷ giá thực hiệu quả là 0.25, bằng một nửa so với trường hợp cơ sở.

Phản ứng của xuất khẩu thực trong trường hợp này gần như bằng 0. Các kết quả này phù hợp

với quan điểm cho rằng các công ty xuất khẩu bị thắt chặt tín dụng trong điều kiện khu vực tài

chính bị hạn chế khả năng cho vay, điều này làm hạn chế khả năng vay mượn của họ cho việc

mở rộng xuất khẩu khi tỷ giá giảm.

Đồng thời, các cuộc khủng hoảng ngân hàng cũng dẫn đến nhiều kết quả khác nhau (như

đã được thảo luận trước đó, xem Chương 4 của Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 10

năm 2009). Trong phân tích, có nhiều giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngân hàng mà xuất khẩu

đã có phản ứng nhiều hơn mức trung bình gần bằng 0 trước biến động tỷ giá giảm sâu, như

trường hợp của Argentina (2002), Brazil (1999), Nga (1998) và Thụy Điển (1993).

Nhìn chung, các kết quả phân tích dựa trên phương trình thương mại truyền thống trong

các thời kỳ tỷ giá giảm sâu cho thấy thương mại phản ứng mạnh trước biến động tỷ giá. Điều

này được chứng minh bằng các kinh nghiệm lịch sử và lý thuyết tác động của chuyển dịch tiêu

dùng truyền thống. Tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá giảm sâu sẽ đạt mức cao nhất

nếu nền kinh tế đình trệ và khu vực tài chính hoạt động bình thường.

Hình 6. Diễn biến xuất khẩu trong điều kiện tỷ giá giảm sâu và khủng hoảng ngân

hàng(Đơn vị: %, nằm trên trục X)

Tăng trưởng xuất khẩu sẽ thấp hơn trong điều kiện tỷ giá giảm sâu và thị trường tài

chính suy yếu, như trong trường hợp khủng hoảng ngân hàng

Kim ngạch xuất khẩu

Khủng hoảng ngân hàng Trường hợp cơ sở

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 23

Nguồn: Tính toán của IMF

Đường nét đứt biểu thị độ tin cậy 90%

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn khi tỷ giá giảm đi kèm với

khủng hoảng ngân hàng (Hình 6). Cụ thể, giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm ít hơn, độ co giãn

trung bình của giá cả hàng hóa xuất khẩu theo tỷ giá thực hiệu quả là 0.25- khoảng một nửa so

với độ co giãn quan sát được trong trường hợp cơ sở. Phản ứng của xuất khẩu thực gần như

bằng 0. Các kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng những công ty xuất khẩu bị hạn chế

cấp tín dụng khi khu vực tài chính của một quốc gia suy yếu, do vậy khả năng tăng trưởng xuất

khẩu khi tỷ giá giảm mạnh bị hạn chế.19

Đồng thời, các cuộc khủng hoảng ngân hàng dẫn đến một loạt các hệ quả, như đã thảo

luận trong các tài liệu trước (xem Chương 4, Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 10 năm

2009). Đối với một số thời kỳ xảy ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng được phân tích ở chương

này, kim ngạch xuất khẩu lấn át tác động trung bình gần bằng 0 – ví dụ, đồng nội tệ giảm giá

mạnh tại Argentina (2002), Brazil (1999), Nga (1998) và Thụy Điển (1993), trong các trường

hợp này tác động ước tính lên xuất khẩu là thuận chiều.20

Nhìn chung, các kết quả dựa trên phương trình thương mại truyền thống và bằng chứng

lịch sử cho thấy thương mại có phản ứng đáng kể trong các giai đoạn tỷ giá giảm mạnh thông

qua hiệu ứng chuyển dịch tiêu dùng21. Tác động thúc đẩy xuất khẩu của tỷ giá đi kèm mạnh

nhất khi nền kinh tế đình trệ và khi khu vực tài chính đang hoạt động bình thường.

3. Đánh giá về sự ổn định của mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại theo thời gian

Các phân tích ở những phần trên đều dựa trên một giả định rằng mối quan hệ lịch sử

giữa tỷ giá và thương mại ổn định theo thời gian và do đó điều này tạo ra một tiêu chuẩn phù

hợp cho việc đánh giá các tác động của những biến động tỷ giá trong thời gian gần đây. Do vậy,

phần này sẽ đánh giá về tính chính xác cũng như độ tin cậy của giả định trên. Nghiên cứu sẽ

bắt đầu từ việc đánh giá vai trò của sự tăng trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu và sự phân mảnh

của sản xuất quốc tế trong việc làm giảm các liên kết giữa tỷ giá và thương mại-một vấn đề nổi

bật trong các cuộc tranh luận về chính sách hiện nay. Tiếp đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách

tổng quát xem liệu mối liên hệ giữa tỷ giá và dòng chảy thương mại có yếu đi hay không bằng

19 Các kết quả này dựa trên phương pháp ước lượng vững, giúp tách được tác động của các cuộc khủng hoảng

ngân hàng tại các quốc gia là đối tác thương mại trong các phương trình ước lượng 20 Các phân tích bổ sung về tác động này đối với Argentina giai đoạn 2002, xem Calvo, Izquierdo và Talvi 2006.

Nga giai đoạn 1998, xem Chiodo và Owyang 2002. Thụy Điển giai đoạn 1993, xem Jonung 2010. 21 Expenditure-switching

Tỷ giá thực hiệu quả Giá hàng hóa xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 24

cách sử dụng phương trình thương mại truyền thống và phân tích trong các giai đoạn tỷ giá

giảm mạnh.

3.1. Mối liên hệ giữa tỷ giá với thương mại bị cắt đứt và sự trỗi dậy của chuỗi giá trị toàn

cầu

Các dòng chảy thương mại có thể được chia thành các dòng thương mại có liên quan

đến chuỗi giá trị toàn cầu (thương mại về các hàng hóa trung gian là đầu vào của các mặt hàng

xuất khẩu của các nền kinh tế khác) và các dòng thương mại khác. Phần này bắt đầu với một

nghiên cứu tổng quan về sự tăng trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu trong một số thập niên qua.

Sau đó, phần viết sẽ giải thích tại sao thương mại có liên quan đến chuỗi giá trị lại có thể ít chịu

tác động từ tỷ giá hơn so với thương mại truyền thống, đồng thời đánh giá các bằng chứng thực

nghiệm.22

3.1.1 Sự trỗi dậy của chuỗi giá trị toàn cầu

Trong suốt những thập kỷ qua, thương mại toàn cầu đang dần được cấu trúc theo chuỗi

giá trị toàn cầu, với những giai đoạn khác nhau của sản xuất được phân bổ cho các nền kinh tế

khác nhau. Sự phân tán của sản xuất ngày càng gia tăng do các nền kinh tế ngày càng chuyên

môn hóa tại một vài giai đoạn sản xuất mà không sản xuất toàn bộ sản phẩm cuối cùng. Xuất

khẩu giá trị gia tăng nội địa đã giảm dần về tỷ trọng trong tổng xuất khẩu, trong khi tỷ trọng

xuất khẩu các mặt hàng sử dụng hàng hóa trung gian nhập khẩu (giá trị gia tăng nước ngoài)

đang tăng lên. Đồng thời, tỷ trọng của hàng hóa trung gian trong tổng kim ngạch xuất khẩu

đang gia tăng, trong khi đó tỷ trọng của sản phẩm cuối cùng đang giảm đi. Điều này dẫn đến

hệ quả là sức cạnh tranh của xuất khẩu không chỉ được quyết định bởi tỷ giá và mức giá chung

của quốc gia là đối tác thương mại, mà còn phụ thuộc vào tỷ giá và mức giá chung của các quốc

gia nằm ở cuối chuỗi sản xuất.

Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được đo lường bởi hai chiều: liên kết ngược

(nhập khẩu) với các khâu sản xuất trước đó và liên kết xuôi (xuất khẩu) với các khâu sản xuất

tiếp theo.

- Tham gia vào liên kết ngược. Khi các chuỗi giá trị toàn cầu trở nên phổ biến hơn, tỷ

trọng của xuất khẩu có đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất

khẩu tăng lên. Do đó, tỷ trọng của giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng xuất khẩu tăng

dần từ mức trung bình của các quốc gia là 15% trong thập niên 70 lên khoảng 25% trong

năm 2013 (Hình 3.7). Tuy nhiên, đối với một số quốc gia như Hungary, Romania,

Mexico, Thái Lan và Ai len, sự gia tăng này nhiều hơn 20%, lớn hơn nhiều so với mức

trung bình của các quốc gia. Một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy mức độ tăng

trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu được đo lường theo chiều ngược đã chậm lại trong

những năm gần đây. Thật vậy, Constantinescu, Mattoo, và Ruta (2015) đã chỉ ra rằng

sự mở rộng của chuỗi giá trị toàn cầu đang chậm lại dẫn đến sự suy giảm của thương

mại quốc tế như được quan sát trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- Tham gia liên kết xuôi. Với sự tăng trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu, tỷ trọng của xuất

khẩu có sản phẩm trung gian là đầu vào của các đối tác thương mại để sản xuất hàng

hóa xuất khẩu của họ đang tăng lên. Tỷ trọng này đang tăng dần lên 24% từ mức 20%

trung bình trong khoảng thời gian 1995-2009 (Hình 7). Nga, Chi-lê, Indonesia, Nhật

Bản và Hàn Quốc có sự gia tăng rõ rệt nhất.

22 Phạm vi mà sự tăng trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại

phụ thuộc vào tỷ trọng của thương mại có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu trong tổng dòng thương mại và phụ

thuộc vào mức độ mà thương mại có liên quan phản ứng khác nhau đối với tỷ giá.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 25

Hai phương pháp đo lường này có thể được sử dụng để đánh giá vị trí tương đối của

một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nền kinh tế nằm ở phía cuối của chuỗi sản xuất

có thể có liên kết ngược khá mạnh trong khi đó liên kết xuôi lại yếu. Ngược lại, các quốc gia

có vị trí nằm ở phía đầu của chuỗi sản xuất có thể có liên kết xuôi mạnh nhưng lại có liên kết

ngược yếu.

3.1.2. Tác động của chuỗi giá trị toàn cầu tới độ co giãn thương mại

Sự tham gia ngày một sâu rộng vào chuỗi giá trị thương mại sẽ tác động như thế nào đến mức

độ phản ứng của thương mại đối với tỷ giá

- Tác động truyền dẫn của tỷ giá tới giá hàng hóa xuất khẩu. Nếu tỷ trọng của giá trị gia

tăng nước ngoài trong kim ngạch xuất khẩu lớn, sự giảm giá tiền tệ có thể làm gia tăng mạnh

chi phí của các mặt hàng nhập khẩu đầu vào của một nền kinh tế nếu các cấu phần đầu vào

không thay đổi.23 Chi phí cao hơn này có thể được chuyển tiếp sang các giai đoạn sản xuất tiếp

theo. Do đó, giá cả hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ không thể giảm nhiều như trong

trường hợp thông thường không có yếu tố giá trị gia tăng nước ngoài. Điều này hàm ý một sự

truyền dẫn yếu hơn của tỷ giá đến giá cả hàng hóa xuất khẩu.24 Khả năng tác động của sự tăng

trưởng chuỗi giá trị toàn cầu lên giá cả hàng hóa nhâp khẩu thông qua truyền dẫn tỷ giá là chưa

rõ ràng.

- Co giãn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu theo giá. Cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của

một nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào điều kiện của cầu và sự cạnh tranh về giá của sản phẩm

cuối cùng trong thị trường mục tiêu cuối cùng. Việc sản xuất ngày càng phân hóa giữa các quốc

gia khiến cho quốc gia nằm ở phía cuối chuỗi sản xuất có thể không phải là đối tác thương mại

chính của một số quốc gia ở đầu chuỗi sản xuất. Việc thiếu mối liên hệ trực tiếp làm phức tạp

thêm các ước tính của quan hệ thương mại truyền thống đã được thảo luận trong phần đầu của

chương. Cụ thể, điều này có thể dẫn đến sai sót về mặt đo lường theo nghĩa là giá cả hàng hóa

xuất khẩu trở thành tín hiệu yếu hơn của cạnh tranh về giá thực sự, và sai sót đo lường này có

thể làm sai lệch các ước tính về tác động của giá cả xuất khẩu lên cầu hàng hóa xuất khẩu, thậm

chí tới 0. Một lập luận tương tự khác về mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và kim

ngạch nhập khẩu cũng được đưa ra, xuất phát từ mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa nhập

khẩu và xuất khẩu tại một quốc gia. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên khi tỷ giá giảm có thể

xuất phát từ việc giá xuất khẩu thấp hơn và cầu về hàng hóa xuất khẩu cao hơn, qua đó dẫn đến

tăng cầu nhập khẩu. Do vậy, sự gia tăng của giá hàng hóa nhập khẩu có thể dẫn tới việc lượng

hàng nhập khẩu tăng, trái với logic truyền thống. Nhìn chung, co giãn về giá xuất khẩu và nhập

khẩu ước tính có thể nhỏ hơn khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tác

động ước tính của biến động tỷ giá lên xuất khẩu ròng cũng tương tự như vậy.

23 Tuy vậy, các cấu phần của đầu vào nhập khẩu không thể không thay đổi do các nhà nhập khẩu nước ngoài có

thể, ít nhất về mặt nguyên tắc, tìm kiếm sự thay thế trong một loạt các nhà cung cấp để giảm thiểu chi phí sản xuất. 24 Đồng thời, một phần lớn thương mại của giá trị gia tăng nằm trong cùng một công ty mà không phải nằm ở

nhiều công ty khác nhau. Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá và lợi nhuận xuất khẩu tăng lên, các công ty

có thể thay đổi giá cả hàng xuất khẩu để chuyển một phần lợi nhuận của họ sang cho các chi nhánh nước ngoài.

Hành vi chuyển giá này có thể thay đổi tác động truyền dẫn tỷ giá đến giá hàng hóa xuất khẩu, do đó làm sai lệch sự

ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá đến chuỗi giá trị toàn cầu.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 26

Hình 7. Sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu

Các quốc gia đang dần gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, gây ra những thay đổi lớn tại một số

nước.

1. Tham gia liên kết ngược25 (% trong

tổng XK)

2. Tham gia liên kết xuôi26(% trong tổng

xuất khẩu)

Nguồn: Duval và cộng sự 2014; Johnson và Noguera 2012; và OECD

Lưu chú: Mã quốc gia được lấy theo mã quốc gia của ISO

Nhìn chung, sự tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể làm giảm tác

động của biến động tỷ giá lên giá cả hàng hóa thương mại, và của giá cả hàng hóa lên kim ngạch

xuất nhập khẩu. Đồng thời, mặc dù thương mại có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu đang

phát triển trong những thập niên gần đây, một khối lượng lớn thương mại toàn cầu vẫn là thương

mại truyền thống. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, mức tăng trung bình của tỷ trọng giá trị gia

tăng nước ngoài trong hàng hóa xuất khẩu hiện đang chững lại. Do đó, sự gia tăng tỷ trọng của

giá trị gia tăng nước ngoài có lẽ không thể làm giảm đáng kể tác động của tỷ giá lên tổng xuất

nhập khẩu tại hầu hết các quốc gia. Những bằng chứng thực nghiệm về sự tách biệt ngày càng

tăng giữa tỷ giá và thương mại (được cho không chỉ là hệ quả của tăng trưởng chuỗi giá trị

toàn cầu) sẽ được đánh giá ở chương sau. Phân tích đó không xác nhận mối quan hệ đang yếu

đi giữa tỷ giá, giá cả hàng hóa thương mại và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

25 Tỷ trọng của giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng xuất khẩu. Đường nét liền mô phỏng mức trung bình. Đường

nét đứt mô phỏng phân vị thứ 25 và 75 26 Hàng hóa trung gian được các đối tác thương mại sử dụng cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của họ.

Biểu đồ tính tỷ trọng của hàng hóa này trên tổng xuất khẩu

3. Thay đổi trong các quốc gia tham gia

liên kết ngược

(%, tính đến năm 2009)

4. Thay đổi trong các quốc gia tham

gia liên kết chuyển tiếp

(%, tính đến năm 2009)

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 27

Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định về ảnh hưởng của chuỗi giá trị gia tăng đến mối

quan hệ của các dòng thương mại và tỷ giá, việc tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị có

thể làm nảy sinh mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại trong phạm vi các hàng hóa nằm trong

chuỗi giá trị toàn cầu. Hộp 1 kiểm chứng nhận định trên. Cụ thể, nghiên cứu ước tính mối quan

hệ giữa thương mại trong phạm vi các hàng hóa nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu và tỷ giá thực

hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng một sự tăng giá thực sự của đồng nội tệ của một quốc gia

không chỉ làm giảm xuất khẩu giá trị gia tăng nội địa của quốc gia này, mà còn làm giảm nhập

khẩu của quốc gia này về giá trị gia tăng nước ngoài (trái ngược với sự gia tăng truyền thống

về nhập khẩu khi giá trị đồng nội tệ tăng). Kết luận thứ hai phù hợp với quan điểm cho rằng giá

trị gia tăng nội địa và nước ngoài trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu là những phần bổ sung

của sản xuất27. Do đó, sản xuất và xuất khẩu ít hơn các giá trị gia tăng nội địa cũng sẽ làm giảm

cầu phái sinh về giá trị gia tăng nước ngoài. Ngoài ra, phân tích cho thấy độ lớn của độ co giãn

của xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ đóng góp của một quốc gia vào chuỗi giá

trị toàn cầu. Quốc gia đóng góp ít hơn thì tác động của tỷ giá hối đoái sẽ thấp hơn (xem Cheng

và cộng sự, sắp xuất bản; và IMF 2015a, 2015b, 2015c)28

Cuối cùng, sự gia tăng của chuỗi giá trị toàn cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh

giá năng lực cạnh tranh. Như đã đề cập ở trên, trong một chuỗi giá trị, chi phí sản xuất hàng

hóa của một nền kinh tế cũng như cầu hàng hóa đó có thể phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái của các

quốc gia không phải là đối tác thương mại trực tiếp của nền kinh tế đó. Do đó, tỷ giá thực hiệu

quả dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh không chỉ là tỷ giá của các quốc gia là đối tác thương

mại trực tiếp của nền kinh tế đó mà còn là tỷ giá của các thành viên nằm trong chuỗi giá trị, bao

gồm cả những quốc gia đóng vai trò tiêu dùng cuối cùng. Công cụ đánh giá này được gọi là tỷ

giá thực hiệu quả giá trị gia tăng, được mô tả ở Hộp 2. Phương pháp này phụ thuộc vào những

điểm đến cuối cùng của giá trị gia tăng xuất khẩu, và giải thích cho sự thay thế sản phẩm trong

cầu và sản xuất. Như được mô tả trong Hộp 3.2, có rất nhiều sự khác biệt quan trọng mang tính

kinh tế giữa tỷ giá thực hiệu quả giá trị gia tăng và tỷ giá thực hiệu quả truyền thống. Tuy nhiên,

nhìn chung, hai phương pháp này có mối tương quan chặt chẽ, một phần bởi vẫn có nhiều hoạt

động thương mại không nằm trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.29

27 Quan điểm kinh tế vĩ mô về vấn đề này là rất quan trọng. Ngày càng có nhiều lựa chọn hơn về đầu vào cho các loại sản phẩm

hoặc cho các ngành công nghiệp. Tuy vậy, khi một công ty tổ chức các quy trình sản xuất với một nhà cung cấp nước ngoài,

công ty có thể tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp để giảm bớt chi phí chìm khi chuyển sản xuất ra nước ngoài. Do đó, người

ta thường mong đợi một khả năng thay thế thấp giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước và nước ngoài. 28 Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahmed, Appendino và Ruta (2015), chỉ ra rằng phản ứng của tổng xuất khẩu

của hàng hóa sản xuất trước các biến động của tỷ giá thực là yếu hơn trong các nền kinh tế có tỷ trọng giá trị gia tăng nước

ngoài cao hơn trong tổng xuất khẩu. Ollivaud, Rusticelli và Schwellnus (2015) thấy rằng độ co giãn thương mại theo tỷ giá là

yếu hơn trong các nền kinh tế nói trên. Liên quan đến các nghiên cứu này, một nghiên cứu khác của Amiti và cộng sự (2014)

dựa trên các dữ liệu của các công ty cung cấp đã chỉ ra rằng các quốc gia xuất khẩu mà nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào

có mức độ truyền dẫn tỷ giá thấp hơn rất nhiều tới giá cả hàng hóa xuất khẩu bằng ngoại tệ. Eichengreen và Tong (2015) phân

tích rằng sự lên giá của đồng Nhân dân tệ có tác động tích cực tới giá trị doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán-những

doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cuối cùng sang Trung Quốc; bên cạnh đó lại có tác động không đáng kể đến những doanh

nghiệp cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành chế xuất của Trung Quốc. IMF (2015) đã cung cấp thêm bằng chứng khi

sử dụng dữ liệu từ Singapore, rằng các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng nước ngoài cao hơn sẽ phản ứng yếu hơn trước

giá cả xuất khẩu tương đối. 29 Quan sát này cũng cho thấy những sai lệch trong ước tính về mối quan hệ thương mại về giá trị gia tăng được

gây nên bởi việc sử dụng sai tỷ giá hối đoái thực hiệu quả tiêu chuẩn có thể rất nhỏ. Ngụ ý tương tự cũng được áp

dụng đối với ước tính về các mối liên hệ về tổng thương mại dựa trên tỷ giá thực hiệu quả giá trị gia tăng.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 28

Nhìn chung, bằng chứng thực nghiệm cho thấy, đối với các nền kinh tế hội nhập sâu

vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, thương mại về các sản phẩm nằm trong chuỗi giá trị toàn

cầu ngày càng ít bị ảnh hưởng bởi những biến động tỷ giá. Đồng thời, mặc dù thương mại có

liên quan đến chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đang tăng dần qua những thập niên gần đây, tốc độ

mở rộng tương đối của khu vực thương mại này đang chững lại trong vài năm qua, và phần lớn

thương mại toàn cầu vẫn là thương mại truyền thống. Do đó, sự tăng trưởng của chuỗi giá trị

toàn cầu không có khả năng thay đổi đáng kể phản ứng của tổng xuất khẩu và nhập khẩu trước

những biến động tỷ giá. Quan điểm này được phân tích sâu hơn ở phần tiếp theo.

3.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại đã yếu đi qua thời gian?

Phần này phân tích khái quát về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và thương mại, tìm

hiểu xem liệu những tác động trong dài hạn hay độ trễ của truyền dẫn có yếu đi qua thời gian.

Về nguyên tắc, bên cạnh sự gia tăng của chuỗi giá trị toàn cầu, nhiều yếu tố khác cũng có thể

làm thay đổi tác động của tỷ giá. Chẳng hạn,việc toàn cầu hóa các dòng thương mại và sự gia

tăng cạnh tranh quốc tế gắn liền với toàn cầu hóa hẳn đã làm gia tăng phản ứng của thương mại

đối với tỷ giá. Những diễn biến khác như gia tăng giá cả thị trường tại các quốc gia mới nổi hay

việc lạm phát được kiềm chế và ổn định tại một số quốc gia hẳn đã làm giảm tác động của biến

động tỷ giá lên giá cả thương mại. Câu hỏi đặt ra là liệu tác động tổng hợp của những yếu tố

này có cắt đứt mối liên hệ giữa tỷ giá và dòng chảy thương mại?

3.2.1 Kiểm nghiệm tính ổn định mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại

Để kiểm tra xem liệu mối liên hệ giữa tỷ giá và thương mại có yếu hay không, phân tích

này ước tính lại 4 mức độ co giãn thương mại đã được thảo luận cho những khoảng thời gian

10 năm liên tiếp. Khoảng thời gian 10 năm đầu được tính từ năm 1990-1999, khoảng thời gian

10 năm cuối cùng là 2005-2014. Do khoảng thời gian 10 năm chưa cung cấp đủ số liệu để ước

tính độ co giãn cho từng quốc gia (dựa trên bộ dữ liệu theo năm), phân tích này dựa trên hướng

tiếp cận dữ liệu mảng, trong đó kết hợp số liệu của nhiều quốc gia theo thời gian30.

Với giả định rằng một số khu vực có khả năng đã trải qua sự thay đổi cấu trúc nhiều

hơn so với các khu vực khác, phân tích kiểm định sự thay đổi của co giãn thương mại đối với

mẫu toàn cầu và mẫu khu vực. Cụ thể, do sự gia tăng mạnh mẽ của chuỗi giá trị toàn cầu tại

một số quốc gia ở khu vực châu Á và châu Âu, các kết quả hồi quy cuộn31 được tính riêng cho

hai khu vực này.

30 Đối với từng khu vực, phân tích dựa trên các ước tính về nhóm các nền kinh tế cho 4 phương trình thương mại đã được thảo

luận. Do thiếu các bằng chứng về sự đồng hội nhập của các nhóm quốc gia được phân tích (như đã được đánh giá dựa trên các

kiểm định đồng hội nhập trong Pedroni 2004), các đặc điểm kỹ thuật được ước tính trong những sự khác biệt ban đầu. Ví dụ,

đối với giá xuất khẩu, đặc tính kỹ thuật được ước tính như sau:

(Các phương trình khác được lập tương tự)

Trong đó i biểu thị số thứ tự của quốc gia và t biểu thị số thứ tự của năm. Theo như trước đây, các tác động ước tính trong năm

t+j, với j =0,1 và 2, được dựa trên các ước tính của các hệ số βj. Các tác động trong dài hạn được ước tính như

Phương trình ước tính cũng bao gồm một tập hợp đầy đủ các biến giả thời gian để tính đến những cú sốc toàn cầu như sự

thay đổi trong giá cả hàng hóa. Để tránh những thay đổi trong cấu phần của mẫu theo thời gian, mẫu chỉ bao gồm những nền

kinh tế có bộ dữ liệu sẵn có trong ít nhất 20 năm. Dựa trên sự sẵn có về dữ liệu, mẫu đầy đủ bao gồm 88 nền kinh tế phát triển,

mới nổi và đang phát triển. Tất cả được liệt kê trong phụ lục bảng 3.1.4 31 Rolling regression

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 29

Kết quả mô hình cho thấy tỷ giá nhìn chung không phải là không có mối tương quan

với thương mại (Hình 8). Độ co giãn của nhập khẩu theo giá nhập khẩu có xu hướng giảm với

một số quốc gia nằm ở cuối mẫu nghiên cứu tại một số khu vực, điều này phù hợp với quan

điểm rằng nhập khẩu đang ngày càng phản ứng với sự gia tăng của xuất khẩu, như trong các

chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, do không có dấu hiệu suy giảm trong phản ứng của xuất khẩu

đối với giá xuất khẩu tương đối (thậm chí còn có sự tăng nhẹ tại một số mẫu nhỏ), hoặc trong

những tác động của tỷ giá đến giá cả thương mại, các bằng chứng về những tác động của sự

tăng trưởng chuỗi giá trị toàn cầu vẫn chưa đi đến một kết luận cuối cùng. Với việc sự gia tăng

của chuỗi giá trị toàn cầu nhìn chung đang chững lại trong những năm gần đây, việc chưa có

kết luận sau phân tích trên có lẽ không mấy ngạc nhiên.32

Kiểm định về sự thay đổi cấu trúc tại nhiều mẫu khác nhau xác nhận kết luận về sự ổn

định trên diện rộng về tất cả các co giãn thương mại theo thời gian. Khi mẫu được sử dụng để

ước tính hồi quy nhóm được chia thành hai phần: tính đến năm 2001 và từ năm 2002, kiểm định

thay đổi cấu trúc đã thất bại trong việc bác bỏ giả thuyết về sự thay đổi trong co giãn thương

mại qua hai khoảng thời gian trong hầu hết các trường hợp (Bảng 2 phần phụ lục). Các kiểm

định được tiến hành cho các nhóm quốc gia xét theo địa lý được minh họa trong Hình 8, cũng

như cho một mẫu gồm các nền kinh tế đang tăng cường hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu

(những quốc gia có mức gia tăng nhiều hơn về tỷ trọng giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng

xuất khẩu từ năm 1995-2009 so với trung bình của các quốc gia), và cho các nền kinh tế có mức

độ hội nhập ít hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu (các quốc gia có mức gia tăng ít hơn về tỷ trọng

giá trị gia tăng nước ngoài so với trung bình của các quốc gia).

Hình 8. Co giãn thương mại qua thời gian tại các khu vực khác nhau

Có rất ít bằng chứng cho thấy sự độc lập giữa tỷ giá, giá cả thương mại và tổng sản lượng

thương mại

Truyền dẫn tỷ giá đến giá cả hàng hóa xuất khẩu

32 Kết luận về sự ổn định trên diện rộng của truyền dẫn tỷ giá qua thời gian phù hợp với những kết luận của Bussiere và cộng

sự (2014), nhóm nghiên cứu đã kiểm định sự ổn định của hệ số truyền dẫn tỷ giá trong giai đoạn 1990-2011 trên 40 nền kinh

tế phát triển, mới nổi và đang phát triển.

Toàn cầu Châu Á Châu Âu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 30

Truyền dẫn tỷ giá đến giá cả hàng hóa nhập khẩu

Co giãn theo giá của kim ngạch xuất khẩu

Co giãn theo giá của kim ngạch nhập khẩu

Nguồn: Ước tính của IMF

Chú thích: Số liệu dựa trên các ước tính theo nhóm, có sử dụng tỷ giá hối đoái thực hiệu quả

dựa trên chỉ số giá của nhà sản xuất, giá xuất khẩu có liên quan đến giá cả của nhà sản xuất

nước ngoài và giá nhập khẩu có liên quan đến giá cả của nhà sản xuất trong nước. Toàn bộ mẫu

gồm 88 quốc gia phát triển, đang phát triển và mới nổi trong thời gian từ năm 1990 đến năm

2014. Nét đứt biểu thị khoảng tin cậy 90%.

Tương tự, kiểm định cấu trúc khi được thực hiện với mẫu dữ liệu ở các khu vực khác,

chẳng hạn như mẫu phân tích gồm 46 quốc gia trong nghiên cứu của Ahmed, Appendino và

Ruta (2015) (Phụ lục 4), cũng không đem lại một kết luận thống nhất. Các phân tích bổ sung

cho thấy bằng chứng về sự kéo dài độ trễ của cơ chế truyền dẫn cũng bị hạn chế. Nếu độ trễ của

tác động lớn, đồng nghĩa tác động dài hạn sẽ có sự khác biệt lớn với tác động ngắn hạn, tuy

nhiên có rất ít bằng chứng về sự khác biệt này.

Khi giải thích các kết quả này, một điều đáng chú ý tác động của tỷ giá lên tăng trưởng

GDP nói chung phụ thuộc vào 2 yếu tố là độ co giãn thương mại phụ thuộc và tỷ trọng xuất

khẩu và nhập khẩu trên GDP - tỷ trọng này đang tăng lên trong những năm gần đây, phản ánh

quá trình toàn cầu hóa thương mại (Hình 9). Sự gia tăng của tỷ trọng thương mại trong GDP

mang hàm ý về tác động lớn hơn của biến động tỷ giá lên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính

theo phần trăm của GDP. Trong bối cảnh tỷ trọng thương mại trong GDP đang có xu hướng gia

Toàn cầu Châu Á Châu Âu

Toàn cầu Châu Á Châu Âu

Toàn cầu Châu Á Châu Âu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 31

tăng như hiện nay thì ngay độ co giãn thương mại giảm, biến động tỷ giá cũng có thể có tác

động mạnh lên tăng trưởng GDP.

3.2.2. So sánh tác động của tỷ giá trong những giai đoạn khác nhau

Để làm sáng tỏ hơn việc liệu mối tương quan giữa tỷ giá và thương mại có suy yếu theo

thời gian hay không, phân tích này xem xét lại các tác động của việc tỷ giá giảm mạnh lên xuất

khẩu trong hai nửa khoảng thời gian của mẫu. Trong 66 giai đoạn trong đó đồng nội tệ giảm

giá mạnh trong mẫu, một nửa trong đó xảy ra vào năm 1997 hoặc sớm hơn, và một nửa khác

đã xảy ra trong những năm gần đây. Phân tích về hai mẫu thời gian này cho thấy rất ít bằng

chứng về sự suy yếu của tác động tỷ giá qua thời gian (Hình 10). Phân tích này chỉ ra rằng giá

và sản lượng xuất khẩu phản ứng tương tự nhau trong suốt hai thời kỳ của mẫu. Rất ít bằng

chứng cho thấy phản ứng yếu trong dài hạn hay độ trễ của tác động tăng lên. Nhìn chung, các

kết quả phù hợp với quan điểm cho rằng thương mại và tỷ giá vẫn đang có mối tương quan với

nhau. Cần nhắc lại rằng, quan điểm cho rằng tỷ giá ngày càng trở nên không tương quan với

thương mại đang được chứng minh bởi một số dẫn chứng tại Nhật Bản gần đây; mặc dù đồng

Yên giảm giá mạnh, tăng trưởng xuất khẩu không được đẩy mạnh như kỳ vọng. Kinh nghiệm

Nhật Bản cho thấy có nhiều yếu tố khác đặc biệt riêng có của Nhật Bản đã phần nào triệt tiêu

những tác động tích cực của đồng Yên giảm giá lên xuất khẩu, và rằng điều này không nhất

thiết áp dụng được ở các quốc gia khác (Hộp 3)

Hình 9. Tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP, giai đoạn 1990-2014 (phần trăm)

Tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP đang tăng lên, làm gia tăng ý nghĩa vĩ mô của biến động tỷ

giá, với độ co giãn thương mại cho trước.

Xuất khẩu Nhập khẩu Toàn cầu

Châu Á

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 32

Nguồn: Tính toán của IMF

4. Một số gợi ý về triển vọng

Nghiên cứu này nhận định rằng biến động tỷ giá có xu hướng tác động mạnh lên xuất

khẩu và nhập khẩu. Dựa trên các ước tính của nhóm tác giả, đồng nội tệ giảm giá 10% được kết

hợp với trung bình 1.5% gia tăng của GDP về xuất khẩu thực ròng, và có sự khác biệt đáng kể

giữa các quốc gia xung quanh mức trung bình này. Phải mất một vài năm để các tác động này

được thể hiện hết, nhưng đa phần sự điều chỉnh xảy ra trong năm đầu tiên. Phân tích này cũng

chỉ ra rằng tổng cầu trong nước và nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất

khẩu và nhập khẩu, mối tương quan này là tâm điểm trong các cuộc tranh luận về chính sách

xoay quanh sự suy giảm thương mại toàn cầu hậu khủng hoảng.

Hình 10. Động thái của xuất khẩu đến từ tỷ giá giảm mạnh: trong và sau năm 1997 Giá cả và khối lượng hàng hóa xuất khẩu diễn biến tương tự nhau trong thời kỳ trong và sau

năm 1997

Châu Âu

Kim ngạch xuất khẩu

Giá cả hàng hóa xuất khẩu

Trong năm 1997 Sau năm 1997 Đường cơ bản

Tỷ giá thực hiệu quả

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 33

Nguồn: Tính toán của IMF

Những kết quả này gợi ý rằng những biến động tỷ giá gần đây, bao gồm sự tăng giá của

đồng đô-la Mỹ thêm 10% (xét trên khía cạnh tỷ giá thực hiệu quả) trong năm vừa qua sẽ dẫn

đến sự phân phối lại đáng kể trong xuất khẩu thực ròng giữa các quốc gia. Những biến động tỷ

giá gần đây phản ánh sự biến động của các nhân tố căn bản như tăng trưởng tổng cầu tại một

quốc gia cũng như tổng cầu tại các đối tác thương mại của quốc gia đó, sự suy giảm trong giá

cả hàng hóa thế giới, và sự đa dạng của các cú sốc mang đặc thù quốc gia. Nhìn chung, diễn

biến thương mại gần đây không chỉ phản ánh tác động trực tiếp của tỷ giá lên thương mại, mà

còn phản ánh tác động gián tiếp của các nhân tố tác động lên tỷ giá. Về tác động trực tiếp lên

thương mại, những biến động tỷ giá thực hiệu quả từ tháng 1 năm 2013 dẫn đến một sự phân

phối lại xuất khẩu thực ròng từ Mỹ và các nền kinh tế có đồng nội tệ neo với đồng đô la Mỹ,

đến khu vực Châu Âu, Nhật Bản, và tới các nền kinh tế có đồng nội tệ neo với đồng Euro và

Yên (Hình 11). Trong các nền kinh tế có đồng nội tệ giảm giá, tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt

mức cao nhất ở các nền kinh tế đang trải qua thời kỳ đình trệ cùng hệ thống tài chính lành mạnh.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có rất ít bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng

không có mối tương quan giữa tỷ giá, giá cả thương mại, và kim ngạch thương mại qua thời

gian. Một số bằng chứng cho thấy sự tăng trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu đang làm yếu đi

mối liên hệ giữa tỷ giá và thương mại về các sản phẩm trung gian được sử dụng như những

nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu của các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, thương mại có liên

quan đến chuỗi giá trị toàn cầu chỉ tăng lên một cách chậm chạp trong những thập niên qua, và

phần lớn thương mại toàn cầu vẫn là thương mại truyền thống. Có rất ít dấu hiệu cho thấy sự

suy giảm tác động của giá xuất khẩu tương đối lên kim ngạch xuất khẩu hay của tỷ giá lên giá

cả thương mại. Nhìn chung, chưa thể kết luận được rằng tỷ giá và thương mại không có mối

tương quan thông qua những bằng chứng này.

Các quan điểm chính sách dựa trên các mối quan hệ truyền thống giữa tỷ giá và thương

mại hiện vẫn đang được bảo vệ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những biến động về tỷ giá có

tác động mạnh lên giá hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng nghĩa với việc hiệu quả truyền dẫn của

tỷ giá trong chính sách tiền tệ vẫn được đảm bảo. Các quốc gia có tác động của tỷ giá lên thương

mại bị yếu đi bởi sự tăng trưởng chuỗi giá trị toàn cầu sẽ làm hiệu ứng chuyển dịch tiêu dùng

bị hạn chế, do đó tỷ giá cần được điều chỉnh mạnh để giải quyết vấn đề mất cân bằng thương

mại. Nói chung, vai trò của tỷ giá linh hoạt trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề mất cân bằng

thương mại vẫn là rất lớn.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 34

Hình 11. Minh họa tác động của biến động tỷ giá thực hiệu quả lên xuất khẩu thực ròng

từ tháng 1 năm 2013 (đơn vị: phần trăm trên GDP)

Biến động tỷ giá từ tháng 1 năm 2013 hàm ý một sự tái phân phối đáng kể xuất khẩu thực

ròng tại các quốc gia

Nguồn: Tính toán của IMF

Hộp 1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và thương mại liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu

Thời gian qua, chuỗi giá trị toàn cầu đã phát triển mạnh trong quan hệ sản xuất cũng như trong thương mại

toàn cầu. Hơn một phần ba thương mại toàn cầu hiện nay bao gồm các sản phẩm trung gian làm đầu vào

cho quá trình sản xuất nhằm tái xuất sang một quốc gia khác. Quá trình này trái ngược với quan điểm truyền

thống về thương mại quốc tế, trong đó sản phẩm được sản xuất hoàn toàn trong một quốc gia và được vận

chuyển như hàng hóa cuối cùng đến các thị trường xuất khẩu. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhập khẩu là

đầu vào cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, và thương mại liên quan tới chuỗi giá trị toàn cầu sẽ có phản

ứng khác so với thương mại truyền thống trước sự biến động của tỷ giá . Sử dụng chuỗi số liệu mới công

bố hiện nay về giá trị gia tăng trong thương mại, hộp thông tin này sẽ đánh giá cách thức chuỗi giá trị toàn

cầu tác động tới phản ứng của các dạng xuất-nhập khẩu cũng như của cán cân thương mại trước những

thay đổi trong tỷ giá.33 Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận này sẽ tách được ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá

lên giá trị gia tăng trong nước (nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh của một quốc gia, và cũng là mối

quan tâm lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách).

33 Phân tích dựa trên dữ liệu giá trị gia tăng của OECD và WTO gồm 57 quốc gia cho các năm 1995, 2000, 2005

và 2008-09. Dữ liệu giai đoạn được chuyển đổi sang dữ liệu hàng năm thường xuyên.

>1,5%

0,5%-1,5%

0-0,5%

-1,5%-0%

-3%--1,5%

<-3%

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 35

Hình 1234. Cấu phần của xuất khẩu trong năm 1995

và năm 2011

Hình 13. Cấu phần của nhập khẩu trong

năm 1995 và 2011

Nguồn: Dữ liệu giá trị gia tăng của OECD –

WTO và tính toán của IMF

Trước khi trả lời câu hỏi chính, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích dữ liệu thương mại. Như đã minh

họa trong hình 12, tổng xuất khẩu bao gồm xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như các loại xuất

khẩu khác không trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tổng xuất khẩu thuộc chuỗi giá trị toàn cầu có thể được chia

ra làm 2 cấu phần là giá trị gia tăng trong nước và giá trị gia tăng nước ngoài. Sau đó, cả 2 cấu phần này

đều được xuất khẩu sang nước khác để làm yếu tố đầu vào cho bước tiếp theo của chuỗi cung ứng. Ngược

lại, xuất khẩu không thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ gồm giá trị gia tăng trong nước. Do đó, tổng xuất

khẩu bao gồm bao gồm cả giá trị gia tăng trong nước và giá trị gia tăng nước ngoài. Tổng nhập khẩu bao

gồm nhập khẩu thuộc chuỗi giá trị toàn cầu và nhập khẩu không liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu. Vì

giá trị gia tăng nước ngoài trong xuất khẩu thuộc chuỗi giá trị toàn cầu xuất hiện trong cả tổng giá trị xuất

khẩu và nhập khẩu nên cấu phần này sẽ không có tác động tới cán cân thương mại. Một xu hướng khá rõ

rệt trong giai đoạn hiện nay là xuất khẩu liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu (tổng của giá trị gia tăng trong

nước trong chuỗi giá trị toàn cầu và giá trị gia tăng nước ngoài) đã tăng trưởng bền vững và ngày càng

chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP trong tất cả các khu vực giai đoạn 1995-2011.

Phản ứng của các dòng thương mại liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu trước sự thay đổi của tỷ giá

Mô hình dữ liệu mảng với hiệu ứng cố định35 được sử dụng để ước lượng phản ứng của tổng các giá trị

xuất và nhập khẩu có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu trước thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả (REERs)36.

Biến phản ánh tác động qua lại giữa REER và tỷ trọng của giá trị gia tăng (đầu vào trung gian) từ nước

ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu được đưa vào mô hình để phản

ánh tác động tiêu cực (tác động giảm) phát sinh từ việc gia tăng giá trị gia tăng từ nước ngoài. Giải thích

về biến này và hệ số tương ứng của nó sẽ được thảo luận sau trong hộp thông tin này.37

Bảng 2. Phản ứng của các dòng thương mại liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu trước sự thay đổi

của tỷ giá

(1) (2)

Biến Nhập khẩu (FVA) Xuất khẩu (DVA)

Log (REER dựa trên giá trị gia

tăng) trễ

-1.390***

(-2.822)

-1.670***

(-3.527)

Log (REER) trễ x (FVA/DVA +

FVA) trễ

0.027***

(3.166)

0.026***

(3.330)

GTGTTN của XK

không trong chuỗi

GTTC GTGTNN của XK trong

chuỗi GTTC

Xuất khẩu

Châu Âu Tổng thể

mẫu

Nhập khẩu

GTGTTN của XK trong

chuỗi GTTC

NK không trong chuỗi

GTTC

Tổng thể

mẫu Châu Âu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 36

Log (nhu cầu) trễ 1.108***

(5.961)

0.758***

(4.470)

Hiệu ứng cố định thời gian Có Có

Hiệu ứng cố định quốc gia Có Có

Bổ sung các kiểm soát khác Có Có

Phân nhóm Cấp độ quốc gia Cấp độ quốc gia

Số lượng quan sát 699 699

R2 0.733 0.681

Nguồn: tính toán của IMF

Định dạng mô hình

log (Exports [Imports] volume)c,t = αt + αc + α1log(REER)c,t–1 + α2interaction term +

Demand)c[w],t–1 + αlog(Controls)c,t + εt.

Các biến độc lập bổ sung trong mô hình bao gồm: logarit của tổng khối lượng thực đầu trực tiếp nước

ngoài, tỷ trọng giá trị gia tăng từ nước ngoài, thuế quan, và chênh lệch sản lượng. Nhu cầu được biểu hiện

bằng GDP. DVA = Giá trị gia tăng trong nước, FVA = Giá trị gia tăng nước ngoài, REER = tỷ giá thực

hiệu quả. Thống kê t vững (robust t – statistic) được thể hiện trong dấu ngoặc đơn.

*** p<0.01

Các kết quả phân tích chính thu được từ bảng 3.1.1 như sau:

- Tăng tỷ giá thực không chỉ giảm xuất khẩu các giá trị gia tăng nội địa (hàng hóa xuất khẩu trong

nước để làm đầu vào trung gian) (kết quả truyền thống) mà còn làm giảm nhập khẩu các giá trị gia

tăng (đầu vào) từ nước ngoài (đối lập với quan điểm truyền thống). Kết quả thứ hai đồng nhất với

quan điểm cho rằng giá trị gia tăng nội địa và quốc tế liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu đều là

yếu tố bổ sung cho sản xuất, do vậy mà sản xuất và xuất khẩu giá trị gia tăng trong nước ít đi cũng

làm giảm nhu cầu nhập khẩu giá trị gia tăng từ nước ngoài.

- Tỷ trọng giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu liên quan đến chuỗi giá trị toàn

cầu gia tăng có xu hướng làm giảm phản ứng của giá trị gia tăng nội địa và quốc tế trước sự thay

đổi của REER. Kết quả này được thể hiện qua hệ số dương của biến tác động giữa REER và tỷ

trọng giá trị gia tăng nước ngoài tại dòng thứ hai của bảng 2. Về mặt ý nghĩa, kết quả này đồng nhất

với quan điểm rằng khi đóng góp giá trị gia tăng của một nước trong tổng xuất khẩu của chuỗi giá

trị toàn cầu là tương đối nhỏ, thì một thay đổi trong giá trị REER của quốc gia này chỉ có tác động

rất nhỏ lên năng lực cạnh tranh của toàn bộ chuỗi cung ứng, do đó làm mất đi phản ứng của giá trị

gia tăng trong nước và quốc tế trước sự thay đổi REER của chính quốc gia đó

Tác động làm giảm độ co giãn nhập khẩu và xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu từ việc gia tăng tỷ trọng

giá trị gia tăng nước ngoài được thể hiện ở Hình 14. Khi tỷ trọng giá trị gia tăng nước ngoài là rất nhỏ

(tương ứng với sự đóng góp vào giá trị gia tăng trong nước lớn), tác động lan tỏa từ việc giảm giá đồng

34 Chú thích: GTGTTN: Giá trị gia tăng trong nước; GTGTNN: Giá trị gia tăng nước ngoài, GTTC: Giá trị toàn

cầu 35 Fix-effect estimation 36 Hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS). Tất cả các biến để dưới dạng log tự

nhiên. Trọng số thương mại trao đổi về giá trị gia tăng (trao đổi đầu vào trung gian) được sử dụng tính toán tỷ giá

thực song phương và chỉ số giá tiêu dùng CPI được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa. Tổng giá trị thương

mại thực được xác định bằng giá trị thương mại danh nghĩa đã loại bỏ yếu tố CPI. Nhu cầu của quốc gia, nhu cầu

của đối tác của quốc gia đó và các yếu tố khác đã được kiểm soát theo ghi chú trong bảng 3.1.1. Chú ý rằng trong

phương trình nhập khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhu cầu của đối tác chứ không phải nhu cầu của chính quốc

gia được sử dụng là biến giải thích do trên thực tế việc nhập khẩu hàng hóa là để tái xuất và do vậy phụ thuộc vào

các điều kiện cầu bên ngoài. 37 Việc bổ sung biến này căn cứ trên một mô hình lý thuyết của Cheng và công sự, sẽ được nói tới ở phần sau.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 37

tiền của một quốc gia lên năng lực cạnh tranh của toàn bộ chuỗi cung ứng tương ứng sẽ lớn. Do vậy, độ co

giãn là âm và gần với các hệ số “hiệu ứng của chính nó” ở dòng 1 của bảng 2, khiến cả giá trị gia tăng trong

nước và nước ngoài liên quan đên chuỗi giá trị toàn cầu đều tăng lên. Khi tỷ trọng giá trị gia tăng nước

ngoài tăng lên – tương ứng đóng góp của giá trị gia tăng trong nước nhỏ hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu –

lợi ích lan tỏa từ việc giảm giá đồng tiền của quốc gia đó lên năng lực cạnh tranh của toàn bộ chuỗi cung

ứng (dòng thứ hai của bảng) giảm đi, dẫn đến độ co giãn của chuỗi giá trị thương mại toàn cầu giảm xuống

(giá trị âm). Khi tỷ trọng giá trị gia tăng nước ngoài tăng lên đạt 50-60%, lợi ích về năng lực cạnh tranh

cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ việc giảm giá đồng tiền quốc gia bị trung hòa bởi sự tăng giá tương ứng

trong REERs của các đối tác trong chuỗi giá trị toàn cầu, làm cho độ co giãn xuất khẩu và nhập khẩu bằng

0. Với tỷ trọng giá trị gia tăng nước ngoài cao hơn nữa, độ co giãn về xuất và nhập khẩu có thể có giá trị

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 38

dương, mặc dù khả năng độ co giãn REER đối với kim ngạch thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu đạt

giá trị vẻ hạn chế trong thực tiễn.38

Tóm lại, cần lưu ý rằng mặc dù hoạt động thương mại theo chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng đáng kể trong

những thập kỷ gần đây, nhưng hoạt động thương mại truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng, nếu không

nói là chi phối ở mức độ toàn cầu. Như các phân tích bổ sung đã khẳng định, đối với cả những quốc gia có

đóng góp giá trị gia tăng nội địa thấp nhất và các quốc gia có đóng góp thương mại nhiều nhất trong chuỗi

giá trị toàn cầu trong mẫu nghiên cứu, việc giảm giá đồng tiền đều cho thấy sẽ làm cải thiện cán cân thương

mại.

Hình 14. Độ co giãn thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu

Nguồn: Cheng và cộng sự, sắp xuất bản

Chú ý: vùng phủ màu biểu thị khoảng tin cậy 90%. GTGTNN = giá trị gia tăng nước ngoài; GTTC = giá

trị toàn cầu

38 Độ co giãn REER đối với kim ngạch thương mại dương là không thích hợp vì 2 lý do sau: Thứ nhất, độ co giãn

xuất khẩu ước lượng tương ứng với tỷ lệ giá trị gia tăng nước ngoài là 50-80% là bằng 0 với khoảng tin cậy 90%.

Điều này có nghĩa là độ co giãn không khác 0 về mặt thống kê. Đối với độ co giãn nhập khẩu, tỷ lệ giá trị gia tăng

nước ngoài tương ứng nằm trong khoảng 38-62%, nhưng nếu trên khoảng này, độ co giãn dương là không thể loại

trừ. Thứ hai, phần đóng góp lớn nhất của giá trị gia tăng nước ngoài vào tổng xuất khẩu (xuất khẩu cuối cùng) liên

quan đến chuỗi giá trị toàn cầu đối với bất kỳ quốc gia nào trong bảng số liệu cũng đều nhỏ hơn 80%, với tỷ trọng

giá trị gia tăng nước ngoài bình quân vào khoảng 50-60%. Do vậy, hầu hết các quốc gia đều hoạt động trong khu

vực mà độ co giãn chuỗi giá trị toàn cầu gần với 0. 39 Năng lực cạnh tranh nói tới ở Hộp này là sự thay đổi về nhu cầu đối với sản lượng đầu ra của một quốc gia được

tạo ra bởi sự thay đổi về mức giá tương đối quốc tế.

Hộp 2. Đo lường tỷ giá thực hiệu quả và năng lực cạnh tranh: Vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu.

Tỷ giá thực hiệu quả (REER) là một chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh dựa trên mức cầu được sử dụng

rộng rãi39. Lý thuyết kinh tế căn bản cho rằng các nước sản xuất các hàng hóa khác nhau và cạnh tranh với

nhau để bán sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, và nhu cầu hàng hóa sẽ thay đổi theo mức giá

tương đối. Sự xuất hiện của các chuỗi giá trị toàn cầu đã đặt ra thách thức cho quan điểm truyền thống này

khi các quốc gia ngày càng chuyên biệt hóa vào tạo ra giá trị tại một bước của quá trình sản xuất thay vì

tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Điều này có nghĩa là các quốc gia

1. XK liên quan tới chuỗi GTTC 2. Nhập khẩu liên quan tới chuỗi GTTC

Tỷ lệ GTGTNN trong chuỗi GTTC (%) Tỷ lệ GTGTNN trong chuỗi GTTC (%)

Độ

co

giã

n t

ơn

g m

ại

Độ

co

giã

n t

ơn

g m

ại

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 39

40 Chính sách “beggar-thy-neighbour” hay còn gọi là “phá giá cạnh tranh” (competitive devaluation) được nhà

nghiên cứu lịch sử kinh tế Charles Kindleberger miêu tả trong sách“Thế giới trong suy thoái” như là biện pháp

đối phó với sức ép chính trị nội địa bằng cách phá giá đồng tiền để giành lợi thế về thương mại, dẫn tới tình trạng

lợi thế của một nước bị trả giá bằng thiệt hại của các nước khác [chú thích của người dịch]

sẽ cạnh tranh để cung cấp giá trị gia tăng chứ không phải là cung tổng giá trị xuất khẩu (cuối cùng) ra thị

trường quốc tế.

Do vậy, hộp thông tin này sẽ thảo luận về 2 vấn đề chính liên quan đến sự gia tăng vai trò của các chuỗi

giá trị toàn cầu đối với thương mại quốc tế.

Sự gia tăng các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc đo lường năng lực cạnh

tranh và các mức tỷ giá thực hiệu quả REERs?

Việc đo lường năng lực cạnh tranh và REER theo cách mới khác với cách truyền thống như thế

nào?

Sự nổi lên của các chuỗi giá trị toàn cầu đặt ra vấn đề phải suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa tỷ giá và năng

lực cạnh tranh. Chẳng hạn, xem xét ảnh hưởng của việc giảm giá đồng NDT lên các đối tác thương mại

châu Á của Trung Quốc. Theo quan điểm truyền thống, việc giảm giá đồng NDT rõ ràng sẽ làm tăng nhu

cầu đối với hàng hóa Trung Quốc và làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa được sản xuất ở các nơi khác ở

Châu Á. Kết quả là, các hoạt động phá giá là chính sách lợi mình hại người hay còn gọi là chính sách làm

nghèo hàng xóm (beggar – thy – neighbor)40. Khi trao đổi thương mại đầu vào và sự chuyên môn hóa vào

các bước trong chuỗi sản xuất trở nên phổ biến, quan điểm này trở nên thiếu sót. Vì sản xuất ở Trung Quốc

liên quan tới các đối tác châu Á trong chuỗi cung ứng của nó, đồng NDT giảm giá có thể khiến sản phẩm

cuối cùng của chuỗi cung ứng này trở nên cạnh tranh hơn, và theo đó thúc đẩy nhu cầu đối với giá trị tăng

thêm ở mỗi bước của chuỗi sản xuất. Kết quả này khác với kết quả lợi mình hại người theo quan điểm

truyền thống ở trên. Trong hai kênh truyền tải tác động này, kênh nào chiếm ưu thế, cuối cùng lại là vấn

đề thực nghiệm.

Bems và Johnson (2015) trình bày một khuôn khổ mô hình ở đỏ mở rộng phân tích phía cầu theo cách

truyền thống theo hướng bổ sung thêm các mối liên kết về phía cung. Khuôn khổ mở rộng này tích hợp 2

đặc tính quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ nhất, thông qua mô hình hóa đầu vào sản xuất trung

gian, khuôn khổ phân biệt giữa khái niệm giá trị gia tăng (value – added) và giá trị tổng (gross) trong

thương mại (cả về mặt lượng và mặt giá). Thứ hai, có 2 tỷ lệ thay thế cận biên (margin of substitution)

riêng biệt (tiềm năng dẫn tới các độ co giãn khác nhau): thay thế ở sản phẩm cuối cùng và thay thế trong

sản xuất (giữa giá trị gia tăng và đầu vào trung gian hay đầu vào chen ngang – across output). Thay thế

trong sản xuất phản ánh sự thay thế trong các chuỗi cung ứng.

Khuôn khổ mở rộng thay đổi mối quan hệ truyền thống giữa tỷ giá và năng lực cạnh tranh theo 3 cách:

trọng số khác, chỉ số giá khác và độ co giãn thương mại theo đặc trưng từng nước.

Trọng số khác

Trọng số được sử dụng để xây dựng REER mới theo cách của Bems và Johnson (2015) phụ thuộc vào cả

mối liên kết đầu vào – đầu ra và độ co giãn tương đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong khi đó, trong số

trong cách tính REER truyền thống được xây dựng trên cơ sở tổng kim ngạch thương mại. Việc tính đến

mối liên kết đầu vào – đầu ra và chênh lệch về độ co giãn có thể làm thay đổi đáng kể trọng số tính REER.

Trọng số song phương thậm chí có thể mang giá trị âm (nếu lợi ích gia tăng tính cạnh tranh cho đối tác

trong chuỗi cung ứng lớn hơn là thiệt hại gây ra cho họ do chính sách lợi mình hại người (như trong ví dụ

giảm giá đồng NDT của Trung Quốc ở trên).

Hình 15 mô tả kết quả này thông qua so sánh trọng số REER mà các đối tác thương mại gán cho Trung

Quốc và Đức. Hình vẽ bao gồm 3 nhóm trọng số đối với mỗi nước: trọng số REER dựa trên chỉ số giá

truyền thống (CPI), trọng số REER đầu vào – đầu ra (IOREER), tính cả mối liên kết đầu vào – đầu ra và

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 40

41 Đối với trọng số VAREER Bems và Johnson (2015) cho thấy các dữ liệu về dòng trao đổi thương mại giá trị

giá tăng là đù để xây dựng trọng số. 42 Các trọng số lớn này phả ảnh thực tế là theo phân tích kinh tế vĩ mô truyền thống, dòng chu chuyển tổng thương

mại song phương lớn biểu thị sự cạnh tranh đối đầu lớn. 43 Bems và Johnson (2015) phát hiện tổng trọng số mà một quốc gia châu Á điển hình gán cho đối tác thương mại

châu Á của nó trong chỉ số IOREER thấp hơn 15 điểm phần trăm so với trong chi sổ REER dựa trên chỉ số giá

truyền thống.

sự khác biệt trong độ co giãn; và trường hợp trung gian là trọng số REER giá trị gia tăng (VAREER), là

trường hợp mà độ co giãn rong sản xuất và tiêu dùng bằng nhau.41

Phù hợp với cách hiểu thông thường, các nước láng giềng mà trao đổi thương mại lớn với Trung Quốc,

chẳng han như Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia, gắn tỷ trọng lớn nhất cho Trung Quốc trong chỉ số REER

dựa theo CPI truyền thống.42 Các nước tham gia vào chuỗi cung ứng với Trung Quốc và “công xưởng châu

Á” đặt tỷ trọng nhỏ hơn cho Trung Quốc trong chỉ số REER mới. Trọng số VAREER giảm đi đi đối với

các đối tác trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc do dòng trao đổi thương mại các giá trị gia tăng, cơ sở

để tính VAREER, loại bỏ “sự quay vòng” (round – tripping) – hiện tượng ngày càng phổ biến trong khu

vực. Sự dịch chuyển về trọng số này càng lớn hơn khi độ co giãn sản xuất càng thấp, như được thể hiện

trong chỉ số IOREER. Điều này là do độ co giãn sản xuất thấp phản ánh vai trò của sự thay thế trong nhu

cầu cuối cùng cao hơn so với sự thay thế nội khối trong chuỗi cung ứng. Đối với một số quốc gia, các trọng

số dành cho Trung Quốc sụt giảm mạnh, đổi lại gia tăng mạnh trọng số cho các nước khác. Với Việt Nam,

sự giảm giá của Trung Quốc thực tế làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trường hợp sử dụng

chỉ số IOREER, biểu hiện bởi trọng số REER âm của Việt Nam gán cho Trung Quốc.43

Tương tự với Trung Quốc, trường hợp của Đức được thể hiện trong bảng 2 của hình 15, trọng số (để tính)

REER theo cách truyền thống là lớn nhất đối với các đối tắc thương mại khu vực của Đức. Trọng số trong

trường hợp sử dụng VAREER và IOREER, so với trường hợp truyền thống, giảm hầu hết đối với các quốc

gia gia nhập Liên minh châu Âu (Ví dụ, cộng hòa Séc và Ba Lan) do các mối liên kết trong chuỗi sản xuất.

Mức độ thay đổi các trọng số có thể rất lớn. Chẳng hạn, khi chuyển từ REER truyền thống sang IOREER,

trọng số mà cộng hòa Séc gán cho Đức giảm đi một nửa.

Hình 15. Trọng số gắn với Trung Quốc và Đức khi tính REER của các quốc gia

1. Các trọng số gắn với

Trung Quốc, năm 2004

2. Các trọng số gắn với

Đức, năm 2007

Nguồn: Bems và Johnson

(2015), tính toán của IMF.

Ghi chú: Sử dụng mã quốc

gia của Tổ chức Chuẩn

hóa Quốc tế (ISO) để ký

hiệu tên các nước trong

hình.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 41

44 Bems và Johnson (2015) chỉ ra tiếp rằng tỷ giá giá trị giá tăng (value – added exchange rate, ở đây, tác giả ám

chỉ VAREER) thể hiện được những diễn biến về năng lực cạnh tranh mà các chỉ số REER truyền thống không

phản ánh được trong nhiều tình huống quan trọng. 45 Hồi quy chỉ số IOREER theo chỉ số REER tính theo CPI được hệ số độ dốc là 0,89 với mức ý nghĩa thống kê

1%. 46 Chẳng hạn, trong trường hợp được gọi là hàm sản xuất Leontief, ở đó hoàn toàn không có sự thay thế giữa các

nhân tố sản xuất.

Chỉ số giá khác

Bằng việc phân biệt giữa tổng giá trị lưu chuyển (gross flows) và giá trị gia tăng (value – added), khuôn

khổ mô hình mới đã chỉ dẫn một cách rõ ràng làm sao để kết hợp các trọng số tính REER với giá cả để đo

lường năng lực cạnh tranh, khi các mức giá cần được tính toán bằng chỉ số giảm phát GDP (GDP deflators).

Hình 15 cho thấy sự thay đổi của REER trong giai đoạn 1990 – 2009, được xây dựng dựa trên dữ liệu đầu

vào – đầu ra lịch sử và sự thay đổi giá quan sát được trong suốt giai đoạn. Các chỉ số IOREER có thể khác

nhiều so với chỉ số REER truyền thống (dựa vào CPI), do cả sự khác biết trọng số và sự khác biệt trong đo

lường sự thay đổi giá cả.44 Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài như trên (19 năm). Mức độ chênh lệch

giữa hai chỉ số REER phản ánh sự khác biệt cố hữu giữa 2 biện pháp đo lường giá cả (CPI và chỉ số giảm

phát GDP). Đồng thời, 2 biện pháp đo REER cũng có sự tương quan mạnh mẽ với nhau, một phần là do

phần lớn thương mại không bao gồm thương mại liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu.45 Quan sát này cũng

cho thấy những sai lệch trong ước tính các quan hệ trao đổi thương mại về giá trị gia tăng do sử dụng không

chính xác chỉ số REER theo chuẩn mực thông thường là nhỏ.

Độ co giãn thương mại đặc trưng theo từng quốc gia (country – specific elasticities)

Các biện pháp đo lường năng lực cạnh tranh truyền thống dựa vào độ co giãn thương mại toàn cầu, ở đó

những diến biến giá cả hiệu quả (effective price) được phản ánh vào trong các họat động thương mại và

theo đó là năng lực lực cạnh tranh. Ngược lại, với hai tỷ lệ thay thế cận biên khác biệt – hàng hóa cuối

cùng và sản xuất – độ co giãn thương mại trong khuôn khổ mở rộng là khác biệt với từng quốc gia. Nếu

sản xuất kém phản ứng với sự thay đổi về giá hơn là hàng hóa cuối cùng, 46 các quốc gia tham gia nhiều

hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu (chẳng hạn, Trung Quốc), và do đó trao đổi thương mại về đầu vào trung

gian nhiều hơn, sẽ có độ co giãn thương mại tổng thể thấp hơn các nước mà trao đổi thương mại nhiều hơn

về hàng tiêu dùng cuối cùng (chẳng hạn, Hoa Kỳ). Đối với các nước ở trường hợp thứ hai, nhu cầu (hàng

Hình 16. So sánh giữa REER truyền thống và REER đầu vào – đầu ra (CPI-based

REER và IOREER)

(Thay đổi theo giá trị logarit, 1990 – 2009)

Nguồn: Bems và Johnson

(2015), tính toán của IMF.

Ghi chú: Sử dụng mã quốc

gia của Tổ chức Chuẩn

hóa Quốc tế (ISO) để ký

hiệu tên các nước trong

hình.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 42

Hộp 3. Xuất khẩu Nhật Bản: Đâu là điểm kìm hãm?

47 Hơn nữa, với sự gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu, độ co giãn thương mại giá trị gia tăng của một nước sẽ

giảm theo thời gian. Những thảo luận sâu hơn về vai trò của độ co giãn giá trị gia tăng trong việc đo lượng năng

lực cạnh tranh được trình bày trong Bems và Johnson (2015).

hóa) cuối cùng nhạy cảm với giá hơn được đặt trọng số lớn hơn hơn trong độ co giãn thương mại tổng thể.

Một vấn đề được suy ra từ đây là với độ co giãn thương mại tổng thể đặc trưng theo quốc gia, chỉ số REER

một mình nó là số liệu thống kê đầy đủ để đo lường năng lực cạnh tranh.47

Tóm lại, các chuỗi giá trị toàn cầu thay đổi việc đo lường năng lực cạnh tranh và REER. Đối với chỉ số

truyền thống, chuỗi giá trị toàn cầu thay đổi cả trọng số và các mức giá được sử dụng trong việc xây dựng

chỉ số REER. Các chuỗi giá trị toàn cầu có thể cho phép các quốc gia hưởng lợi từ những cải thiện trong

năng lực cạnh tranh của các đối tác trong chuỗi cung ứng. Đây là điều trái ngược với kênh truyền dẫn theo

cách lợi mình hại người (chính sách làm nghèo hàng xóm) theo chuẩn mực truyền thống.

Những phát hiện này có ý nghĩa gì đối với mối quan hệ giữa thương mại và biến động tỷ giá? Một mặt,

nếu so với nhu cầu cuối cùng, sản xuất kém nhạy cảm với thay đổi giá cả tương đối hơn, thì độ co giãn

thương mại tổng thể ở các nước tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ thấp hơn. Mặt khác, nếu

tiêu dùng cuối cùng lại kém nhạy cảm với giá hơn, thì các nước tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn

cầu sẽ có độ co giãn thương mại lớn hơn.

Hình 17. Nhật Bản: Tỷ giá và xuất khẩu

Nguồn: Hệ thống thông báo

thông tin và tính toán của

IMF.

Dự báo cho quý 3 năm 2012

đến quý 1 năm 2015 dựa

trên phương trình nhu cầu

xuất khẩu ước tính qua quý

3 năm 2012. Đường đứt

quãng thể hiện khoảng tin

cậy 90%.

Khối lượng hàng hóa xuất khẩu

(cột phải)

REER tính theo CPI

1. Tỷ giá thực hiệu quả và xuất khẩu

2. Xuất khẩu: Thực tế và dự báo

Thực

tế Dự báo

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 43

Từ khi phục hồi trở lại sau suy thoái trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất

khẩu hàng hóa thực tế của Nhật Bản vẫn duy trì ở mức khá trầm lắng trong suốt vài năm qua bất chấp

việc đồng Yên đã giảm giá mạnh từ năm 2012. Với sự nới lỏng cung tiền mạnh mẽ của Ngân hàng

Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan), đồng Yên đã giảm giá khoảng 35% về giá trị thực hiệu quả

trong suốt giai đoạn này. Sự giảm giá này đến sau khi đồng Yên bị lên giá mạnh từ năm 2008 đến năm

2011. Vậy điều gì giải thích sự phục hồi chậm lại này của xuất khẩu Nhật Bản? Hộp thông tin này tập

trung vào 3 cách giải thích có liên quan tới nhau là: tác động truyền dẫn từ tỷ giá tới giá cả hàng xuất

khấu giảm đi, sản xuất ở nước ngoài, và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Xuất khẩu phục hồi chậm chạp

Tốc độ phục hồi xuất khẩu gần đây ở Nhật Bản thấp hơn nhiều so với mong đợi dựa trên mức độ phản

ứng thông thường của xuất khẩu đối với nhu cầu bên ngoài và tỷ giá. Kim ngạnh xuất khẩu hiện tại

thấp hơn 20% so với mức dự báo được đưa ra theo công thức dự báo nhu cầu xuất khẩu tiêu chuẩn

xây dựng cho thời kỳ trước khi áp dụng chính sách Abenomics. (Hình 17)48

Tác động truyền dẫn tới giá xuất khẩu thấp hơn

Các nhà xuất khẩu Nhật Bản đã từ lâu thực hiện chính sách giá theo thị trường (pricing – to – market

behavior) thông qua việc duy trì sự ổn định giá cả xuất khẩu của mình ở các thị trường nước ngoài và

hấp thụ các biến động về tỷ giá qua tỷ suất lợi nhuận (đưa các biến động về tỷ giá vào lợi nhuận).

Thực tế này dẫn đến việc hạn chế truyền dẫn tác động của tỷ giá tới giá cả xuất khẩu. Kể từ khi bắt

đầu giảm giá đồng Yên từ năm 2012, giá cả xuất khẩu bằng đồng Yên đã tăng đáng kể, và tỷ suất lợi

nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản đã tăng khoảng 20% (Hình 18, bảng 1)49 (Các nhà xuất khẩu

cũng phải gánh chịu sự sụt giảm lớn trong tỷ suất lợi nhuận trong suốt thời kỳ đồng yên tăng giá từ

năm 2008 đến 2011 và đã tái lập tỷ suất lợi nhuận kể từ đó).

Cơ chế truyền dẫn tỷ giá không hoàn chỉnh tới giá cả xuất khẩu đã phổ biến ở Nhật Bản một thời gian,

tuy nhiên bằng chứng cho thấy cơ chế truyền dẫn này gần đây còn giảm sút nữa (Hình 18, bảng 2).

Phân tích dựa trên hồi quy xoay vòng (rolling regressions) cho thấy tác động truyền dẫn tỷ giá đã

giảm từ mức gần 85% trong những năm 1980 xuống còn 50% trong những năm gần đây

48 Tác giả của Hộp thông tin này là Nan Li và Joong Shik Kang.

Phương trình nhu cầu xuất khẩu dựa vào đặc điểm/nhận dạng mô hình hiệu chỉnh sai số và được ước tính trên cơ

sở số liệu từ quý 1 năm 1980 đến quý 3 năm 2012:

Trong đó, EX là khối lượng xuất khẩu, REER là tỷ giá thực hiệu quả, D là nhu cầu nước ngoài – được đo bằng giá

trị trung bình có trọng số của GDP thực tế của các đối tác thương mại. Đặc điểm/nhận dạng mô hình có cả các

biến giả phản ánh khủng hoảng (mang giá 1 từ quý 3 năm 2008 đến quý 1 năm 2009) và động đất năm 2011 (mang

giá trị 1 trong quý 1 và quý 2 năm 2011). 49 Tỷ suất lợi nhuận của các nhà xuất khẩu được đại diện bằng 1 trừ đi tỷ lệ chi phí đầu vào trên giá xuất khẩu.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 44

Nói cách khác, khi đồng Yên giảm giá 10%, thì giá xuất khẩu hàng hóa giảm khoảng 8,5% trong

những năm 1980, nhưng hiện nay chỉ giảm khoảng 5%.50 Quan sát này phản ánh, nếu mức độ truyền

dẫn vãn duy trì ở mức như những năm 1980, giá xuất khẩu nước ngoài sẽ giảm khoảng 30% kể từ năm

2012, so với mức giảm thực tế là 17%. Dựa trên ước tính về độ co giãn xuất khẩu theo giá, sự sụt giám

50 Phân tích dựa trên mô hình hồi quy xoay vòng sử dụng định dạng dưới đây và cửa sổ vòng quay 10 năm (10 –

year rolling windows) với số liệu theo quý, bắt đầu với cửa sổ xuất phát ở quý 1 năm 1980 và kết thúc ở quý 4

năm 1989:

Trong đó, PX

t là chỉ số giá xuất khẩu bằng ngoại tệ, Ct là chỉ số chi phí đầu vào và CPt là chỉ số giá của đối thủ

cạnh tranh, đại dieenjboiwr chỉ số giảm phát GDP của đối tác thowng mại. Tổng các hệ số của tỷ giá, ,

tương ứng với tỷ lệ truyền dẫn tỷ giá thực danh nghĩa (NEER) tới giá cả xuất khẩu ở nước hàng hóa đến (destination

countries) sau một năm. Sử dụn chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu như các đại diện cho CPt và đưa đỗ

trễ vào mô hình đem lại các kết quả giống nhau.

Hình 18. Tỷ giá, lợi nhuận và tác động truyền dẫn

Quan sát cuối cùng của mẫu 10 năm

1. Tỷ suất lợi nhuận và tỷ giá thực hiệu quả

(NEER)* (Chỉ số, Tháng 12/2011 = 100) Tỷ lệ

Tỷ suất lợi nhuận (cột

phải)

Nguồn: Phân tích Haver và tính toán

của IMF

*Tỷ suất lợi nhuận được đại điện

được đại diện bằng 1 trừ đi tỷ lệ chi

phí đầu vào trên giá xuất khẩu (đã

được chuyển thành 100 đơn vị cho

tháng 12/2011).

**Mức thay đổi giá xuất khẩu bằng

ngoại tệ ước tính cho việc tăng 1%

tỷ giá thực hiệu quả

2. Tác động truyền dẫn tới giá xuất khẩu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 45

lớn này, lẽ ra đã có thể kích thích tăng trưởng xuất khẩu lên 6%.51 Tuy nhiên, lưu ý rằng, trong trung

hạn, tác động truyền dẫn tỷ giá chắc chắn sẽ gia tăng. Ree, Hong và Choi (2015) tìm ra rằng tác động

truyền dẫn từ tỷ giá tới giá xuất khẩu xuất hiện khoảng trên 5 năm ở Nhật Bản, mặc dù không phải là

đầy đủ, nhưng điều này cho thấy xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Sản xuất ở nước ngoài

Trong suốt 2 thập kỷ vừa qua, các doanh nghiệp Nhật Bản đã mở rộng ra nước ngoài để tận dụng

chênh lệch chi phí lao động và nhu cầu gia tăng ở các quốc gia chủ nhà. Tốc độ mở rộng ra nước ngoài

đã tăng nhanh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu, được cho là kết quả của việc đồng Yên lên

giá mạnh mẽ những năm 2008 – 2011 và sự bất ổn về nguồn cung năng lượng sau đợt động đất năm

2011 (Hình 19). Đầu tư ra nước ngoài thông qua các chi nhánh Nhật Bản hiện tại chiếm khoảng 25%

tổng đầu tư sản xuất (manufacturing investment). Doanh thu ở nước ngoài – tổng giá trị xuất khẩu và

doanh thu của các chi nhánh Nhật Bản – đã tăng thêm 60% về mặt giá trị kể từ năm 2011, nhanh hơn

nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong nước/quốc gia (14%). Xu hướng gia tăng đầu tư và

bán hàng ở nước ngoài này cho thấy rằng trao đổi thương mại nội công ty ngày càng trở nên quan

trọng hơn. Phát hiện này có thể giúp giải thích sự sụt giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá, khi cho

rằng các giao dịch nội công ty ít chịu tác động của biến động tỷ giá hơn.52

Vậy trong tình trạng xuất khẩu mờ nhạt của Nhật, thì bao nhiêu là do ảnh hưởng của việc gia tăng sản

xuất ở nước ngoài? Để trả lời câu hỏi này, mô hình ước lượng xuất khẩu được điều chỉnh thêm biến

để kiểm soát mức độ sản xuất ở nước ngoài, biểu hiện bằng tỷ lệ đầu tư ở nước ngoài trong tổng đầu

từ của ngành sản xuất Nhật Bản. Các dự báo theo đó đã sát hơn với diễn biến xuất khẩu phẳng lặng

51 Giá trị ước tính độ co giãn của xuất khẩu theo giá xuất khẩu nước ngoài sau 1 năm được sử dụng ở đây là 0,5 và

có được bằng cách ước tính lại phương trình xuất khẩu khi thay thế giá cả xuất khẩu cho các mục REER. 52 Có bằng chứng cho thấy các giao dịch thương mại nội công ty Nhật Bản tập trung phần lớn ở các ngành công

xuất khẩu chính, như thiết bị giao thông và máy móc điện tử, lĩnh vực năng động nhất trong việc mở rộng ra nước

ngoài và chiếm khoảng ¾ tổng mứcđầu tư ra nước ngoài của năm 2014. Loại hình giao dịch thương mại nội công

ty này bao gồm các hoạt động xuất khẩu thiết bị và phụ tùng từ các doanh nghiệp mẹ Nhật Bản sang cho các công

ty liên kết của nó ở nước ngoài. Các sản phẩm được sản xuất hoặc lắp đặt bởi các công ty liên kết nước ngoài trong

các ngành công nghiệp này hoặc được bán ở thị trường địa phương hoặc được chuyển tới người mua hàng không

liên quan ở thị trường nước thứ ba. Do đó, việc sản xuất hay bán hàng tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản đang

ngày càng thay thế cho việc sản xuất nội địa hay xuất khẩu của Nhật.

Hình 19. Hoạt động ở nước ngoài (offshoring) và xuất khẩu (exports)

Nguồn: Phân tích Haver và tính toán của IMF

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 46

của Nhật từ năm 2012 (Hình 19, bảng 2). Kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng việc gia tăng

sản xuất ở nước ngoài sẽ làm giảm xuất khẩu của quốc gia, theo đó mà làm giảm tác động tích cực

của việc giảm giá đồng Yên lên xuất khẩu.

Tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu

Các nhà xuất khẩu Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao: máy móc điện

tử, máy móc và thiết bị giao thông, chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu. Các lĩnh vực này có tính

chuyên môn hóa cao và không dễ có thể thay thế, và có mối liên kết chặt chẽ với các chuỗi giá trị toàn

cầu.

Trong suốt hai thập kỷ qua, Nhật Bản đã gia tăng sự tham gia và các chuỗi giá trị toàn cầu. Theo số

liệu Giao dịch thương mại về giá trị gia tăng TiVA (Trade in Value Added) của Tổ chức Hợp tác và

Phát triển kinh tế - WTO, tỷ lệ giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật

Bản (liên kết ngược) tăng từ 6% vào năm 1995 lên 11% vào năm 2009 (Hình 7). Trong khi đó, Nhật

Bản cũng trở thành nhà cung cấp đầu vào trung gian ngày càng quan trọng cho hàng hóa xuất khẩu

của các nước khác: đầu vào sản xuất ở trong nước được sử dụng trong hàng xuất khẩu của nước thứ

ba (liên kết xuôi) tăng từ 22% lên 33% trong suốt cùng thời kỳ. Điều này đưa Nhật Bản trở thành một

trong những quốc gia đang gia tăng tỷ lệ tham gia xuôi trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thêm vào đó, theo

nguồn số liệu TiVA, so với các nước xuất khẩu phi hàng hóa khác, Nhật Bản cũng chuyên môn hóa

hơn vào các lĩnh vực khởi đầu của một chuỗi giá trị - tập trung chuyên sâu vào khâu nghiên cứu và

thiết kế. Khi Nhật Bản tham gia ngày càng mạnh mẽ vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khi các chuỗi

giá trị toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp hơn, việc giảm tỷ giá được cho là sẽ giảm vai trò trong

việc kích thích tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng có liên quan đến các chuỗi giá trị toàn cầu trên.

Tóm lại, phản ứng của xuất khẩu đối với việc giảm giá đồng Yên sẽ yếu hơn mong đợi là do một số

yếu tố đặc thù của Nhật Bản. Cụ thể, sự phả ứng yếu ớt này phần lớn là do sự gia tăng sản xuất ở nước

ngoài kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nó cũng phản ánh kết quả của việc sản xuất và thương

mại Nhật tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và sự sự giảm tác động truyền dẫn của tỷ giá

trong ngắn hạn.

PHỤ LỤC

1. Dữ liệu

1.1. Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu chính cho báo cáo này lấy từ dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế giới

(WEO) của IMF, Hệ thống Thông tin INS (Information Notice System) và Dữ liệu Môi trường

kinh tế toàn cầu (Global Assumption and Global Economic Environment); Báo cáo toàn cảnh

kinh tế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD; và Cục Thống kê lao động Mỹ (U.S

Bureau of Labor Statistics). Phân tích trong phần “Sự trỗi dậy của chuỗi giá trị toàn cầu” cũng

sử dụng dữ liệu giá trị thương mại gia tăng của OECD và tổ chức Thương mại Thế giới. Phụ

lục 1.1 mô tả tất cả các chỉ số sử dụng trong chương theo nguồn đã đề cập. Phụ lục 1.2 và 1.3

liệt kê tất cả các nước sử dụng để ước lượng độ co giãn thương mại (các nền kinh tế riêng lẻ và

bảng dữ liệu lần lượt) và Phụ lục 1.4 liệt kê các nước trong phân tích chuỗi giá trị toàn cầu.

1.2. Định nghĩa cho các chuỗi dữ liệu

Tỷ giá danh nghĩa sử dụng trong chương này là là tỷ giá danh nghĩa hiệu quả lấy từ INS

và được tính bằng trung bình các tỷ giá danh nghĩa giữa các đối tác thương mại với tỷ giá dựa

trên tổng xuất khẩu. Tỷ giá thực hiệu quả được tính trên chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá

sản xuất PPI được lấy từ INS. Dữ liệu giá đơn vị lao động lấy từ Thống kê OECD, trong trường

hợp thiếu dữ liệu, sẽ lấy từ nguồn tính toán của IMF. Đối với các nước không thuộc OECD, giá

đơn vị lao động được tính bởi GDP thực tế chia tổng tiền lương. Tổng tiền lương và GDP thực

tế được lấy từ dữ liệu WEO của IMF, Haver Analytics và Tổ chức Lao động thế giới. Số liệu

thống kê tài chính quốc tế của IMF và CEIC. Nếu thiếu số liệu, dữ liệu tổng tiền lương được

tính dựa trên mức lương trung bình và tổng lao động.

Bảng 1.1 Nguồn Dữ liệu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 47

Chỉ số Nguồn

Giá cả xuất khẩu IMF, tính toán dựa vào tổng giá trị xuất khẩu

chia tổng xuất khẩu

Tổng giá trị xuất khẩu IMF, dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế

giới

Tổng xuất khẩu IMF, dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế

giới

Giá cả nhập khẩu IMF, tính toán dựa vào tổng giá trị nhập khẩu

chia tổng nhập khẩu

Tổng giá trị nhập khẩu IMF, dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế

giới

Tổng nhập khẩu IMF, dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế

giới

Chỉ số giá hàng hóa thế giới IMF, Dữ liệu Global Assumptions

Chỉ số giá năng lượng IMF, Dữ liệu Global Assumptions

Tỷ giá danh nghĩa hiệu quả IMF, Information Notice System

GDP danh nghĩa IMF, dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế

giới

Tỷ giá thực hiệu quả IMF, Information Notice System

GDP thực IMF, dữ liệu Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế

giới

CPI nước ngoài theo trọng số thương mại IMF tính toán

Tổng cầu nước ngoài theo trọng số thương

mại

IMF, Dữ liệu môi trường kinh tế toàn cầu

PPI nước ngoài theo thương mại IMF tính toán

Giá đơn vị lao động OECD, Báo cáo toàn cảnh kinh tế OECD,

U.S Bureau of Labor Statistics và tính toán

của IMF

Chỉ số sử dụng cho phân tích chuỗi giá trị

toàn cầu

Liên kết ngược OECD-WTO, dữ liệu Giá trị thương mại gia

tăng

Liên kết xuôi OECD-WTO, dữ liệu Giá trị thương mại gia

tăng

Tính toán của IMF sử dụng số liệu từ Haver Analytics; Tổ chức lao động thế giới; IMF, dữ liệu

Báo cáo toàn cảnh kinh tế thế giới; và IMF, Thống kê tài chính thế giới.

Bảng 1.2. Các nền kinh tế trong mẫu ước lượng mô hình về độ co giãn thương mại

Nền kinh tế tiên tiến Nền kinh tế mới nổi

Australia, Austria, Belgium, Canada,

Denmark, Finland, France, Germany,

Greece, Israel, Italy, Japan, Korea,

Netherlands, New Zealand, Norway,

Portugal, Spain, Sweden, Switzerland,

Taiwan Province of China, United Kingdom,

United States

Algeria*, Argentina, Bangladesh, Bolivia*,

Bulgaria, Chile*, China, Colombia*,

Republic of Congo*, Costa Rica, Côte

d'Ivoire*, Egypt, El Salvador, Guatemala,

Honduras, Hungary, India, Indonesia, Iran*,

Jordan, Kenya, Kuwait*, Malaysia, Mexico,

Morocco, Nigeria*, Pakistan, Paraguay*,

Philippines, Saudi Arabia*, South Africa*,

Sri Lanka, Thailand, Trinidad and Tobago*,

Tunisia, United Arab Emirates, Venezuela*

*Những nước có xuất khẩu hàng hóa cơ bản chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu giai đoạn 2009-

2013

Bảng 1.3. Các nền kinh tế có trong dữ liệu về Giá trị thương mại gia tăng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 48

Argentina, Australia, Austria, Belgium, Bulgaria, Brazil, Brunei Darussalam, Cambodia,

Canada, Chile, China, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cyprus, Czech Republic, Denmark,

Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hong Kong SAR, Hungary, Iceland, Indonesia,

India, Ireland, Israel, Italy, Japan, Korea, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malaysia, Malta,

Mexico, Netherlands, New Zealand, Norway, Philippines, Poland, Portugal, Russia, Saudi

Arabia, Singapore, Slovak Republic, Slovenia, South Africa, Spain, Sweden, Switzerland,

Taiwan Province of China, Thailand, Tunisia, Turkey, United Kingdom, United States,

Vietnam.

Chú ý: Dữ liệu Giá trị thương mại gia tăng lấy từ OECD và WTO.

Phụ lục 1.4: Các nền kinh tế trong mẫu thực hiện hồi quy cuộn (Rolling Regressions)

Albania, Algeria, Argentina, Australia, Austria, Bangladesh, Belgium, Bolivia, Brazil,

Bulgaria, Cambodia, Canada, Chile, China, Colombia, Republic of Congo, Costa Rica, Côte

d’Ivoire, Croatia, Czech Republic, Denmark, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El

Salvador, Estonia, Finland, France, Germany, Ghana, Greece, Guatemala, Honduras, Hungary,

India, Indonesia, Iran, Israel, Italy, Japan, Jordan, Kenya, Korea, Kuwait, Kyrgyz Republic,

Latvia, Lebanon, Libya, FYR Macedonia, Malaysia, Mexico, Morocco, Netherlands, New

Zealand, Nicaragua, Nigeria, Norway, Oman, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippines, Poland,

Portugal, Romania, Russia, Saudi Arabia, Slovak Republic, Slovenia, South Africa, Spain, Sri

Lanka, Sweden, Switzerland, Syria, Taiwan Province of China, Thailand, Trinidad and Tobago,

Tunisia, Turkey, Ukraine, United Arab Emirates, United Kingdom, United States, Uruguay,

Venezuela, Yemen, Zambia.

2. Mô hình ước lượng độ co giãn thương mại

2.1. Phương trình thương mại ước lượng cho từng nền kinh tế riêng lẻ

Phân tích dựa trên biến đổi tuyến tính dạng logarit đối với 4 phương trình thương mại.

Đối với mỗi phương trình, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định tính đồng tích hợp dựa vào

kiểm định Dickey-Fuller, nếu các chuỗi số đồng tích hợp sẽ sử dụng phương pháp bình phương

nhỏ nhất (OLS). Nếu các chuỗi số không có hiện tượng đồng tích hợp, nhóm nghiên cứu sẽ biến

đổi chuỗi số về dạng sai phân bậc nhất

Bốn phương trình thương mại được ước lượng cụ thể như sau:

Với giá cả xuất khẩu,

Trong đó:

: giá cả xuất khẩu tương đối tính theo đơn vị ngoại tệ;

e: tỷ giá danh nghĩa;

PX: là giá cả xuất khẩu theo đồng nội tệ;

P*: Chỉ số giá sản xuất PPI với trọng số thương mại;

(𝑒𝑃

𝑃∗) : tỷ giá thực hiệu quả dựa trên PPI;

ULC: Giá đơn vị lao động.

Với tổng giá trị xuất khẩu:

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 49

Trong đó: X: Tổng giá trị xuất khẩu và Y*: GDP thực nước ngoài (có trọng số thương mại).53

Với giá cả nhập khẩu:

Trong đó: Y: GDP thực trong nước.

Với tổng giá trị nhập khẩu:

Trong đó: DD: nhu cầu trong nước đối với hàng hóa nội địa (Y-X).

Tất cả các phương trình trên đều được đưa thêm vào một biến xu hướng thời gian (time

trend), một biến giả (=1 với giai đoạn 2008-2009) và tích của biến giả này với giá trị sản lượng

đầu ra nước ngoài và với giá trị sản lượng đầu ra trong nước trong phương trình nhập khẩu.

Những tác động này chỉ ra rằng thương mại thường không phản ứng mạnh với cầu trong suốt

khủng hoảng (ví dụ ở Bussiere và nơi khác 2013). Ngoài ra, để kiểm soát sự thay đổi giá cả

hàng hóa thế giới tới giá cả xuất khẩu của doanh nghiệp, chỉ số giá hàng hóa nhiên liệu và phi

nhiên liệu cũng được đưa vào phương trình về giá xuất khẩu và nhập khẩu (dưới dạng logarit)

chỉ số giá nhiên liệu quốc tế và giá hàng hóa hàng hóa không phải nhiên liệu. Ước lượng cho

phương trình giá cả xuất khẩu cũng tương tự khi tăng trưởng GDP thực của các đối tác thương

mại được sử dụng như yếu tố kiểm soát thêm (additional control).

Trong mỗi trường hợp, ước lượng cho β thể hiện hiệu ứng dài hạn. Hiệu ứng ngắn hạn

cũng được tính tới trong tính toán phương trình hiệu chỉnh sai số (ECM). Ví dụ, đối với giá cả

xuất khẩu, phương trình này là:

Trong đó: EC: phần hiệu chỉnh sai số.

Trong trường hợp không có hiện tượng đồng tích hợp, phương trình liên quan được tính

trong chênh lệch bậc nhất mà đã xác định được trường hợp sai số điều chỉnh nhưng không có

EC. Trong trường hợp đó, hiệu ứng dài hạn được tính là Tỷ lệ các nền kinh tế mà

không có hiện tượng đồng kết hợp chiếm 57% giá cả xuất khẩu, 50% tổng giá trị xuất khẩu,

56% giá cả nhập khẩu và 54% tổng giá trị nhập khẩu. Theo truyền thống, nghiên cứu chọn độ

lệch là 2.

Hình 2.1 Kết quả tác động truyền dẫn từ tỷ giá: So sánh với Bussiere, Delle Chiaie và

Peltonen 2014

1. Tác động truyền dẫn từ tỷ giá tới giá cả xuất khẩu

53 Các tính toán cho phương trình giá cả xuất khẩu cũng đẩy mạnh sự kiểm soát nhu cầu nước ngoài trong đặc

điểm kỹ thuật của nó.

Ướ

c lư

ợng

tro

ng

chư

ơng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 50

2. Tác động truyền dẫn từ tỷ giá tới giá cả nhập khẩu

Nguồn: Bussière, Delle Chiaie và Peltonen 2014; và tính toán của IMF.

Chú ý: Để thống nhất với Bussière, Delle Chiaie và Peltonen 2014, các tính toán chỉ đến

giảm giá đồng tiền đến giá xuất nhập khẩu bằng đồng nội tệ.

Hình 2.2. Độ co giãn thu nhập của Nhập khẩu và xuất khẩu

Nguồn: Tính toán của IMF

Các kết quả tính toán thêm với từng quốc gia

Xem Hình phụ lục 2.1 và 2.2 cho các kết quả tính toán thêm với từng quốc gia

3. Nguồn gốc của Marshall-Lerner trong điều kiện tác động truyền dẫn không hoàn hảo

Cân bằng thương mại danh nghĩa (TB) được tính theo công thức:

Trong đó: : giá cả xuất khẩu bằng ngoại tệ; X: Tổng giá trị xuất khẩu; e: tỷ giá danh nghĩa

hiệu quả; PM: giá cả nhập khẩu bằng nội tệ; M: tổng giá trị nhập khẩu.

Ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa hiệu quả lên cân bằng thương mại:

Tác động truyền dẫn từ tỷ giá tới giá thương mại (ERPTX và ERPTM) và sự co giãn giá của tổng

giá trị thương mại (ηX và ηM) được tính như sau:

Thay vào công thức (A3.3.1) ta được:

Cân bằng ta được:

Ướ

c lư

ợn

g

Ước lượng từng

nền kinh tế

Trung bình

Độ co giãn thu nhập của nhập

khẩu

Độ

co

giã

n t

hu

nh

ập

củ

a x

uấ

t

kh

ẩu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 51

Điều kiện Marshall Lerner tác động truyền dẫn từ tỷ giá ta được:

ERPTX (1 - |ηX|) - ERPTM (1 - |ηM|) < 1

Chú ý rằng khi sự truyền dẫn hoàn thiện thì ERPTX =1 và ERPTM = -1. Khi đó điều kiện

Marshall Lerner là: |ηX| + |ηM| >1

4. Độ co giãn thương mại qua thời gian: Kiểm tra sự ổn định

Phân tích trong mục 3.2.1 (“Kiểm nghiệm tính ổn định mối quan hệ giữa tỷ giá và

thương mại”) ước lượng 4 độ co giãn thương mại dài hạn trong các khoảng thời gian 10 năm

liên tiếp (Hình 8). Kết quả ước lượng cho thấy chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục về sự suy

giảm của độ co giãn thương mại theo thời gian

Các kiểm định về sự thay đổi cấu trúc54 đã xác nhận kết quả nghiên cứu về sự ổn định

của mối quan hệ giữa tỷ giá và dòng chảy thương mại (Bảng 2). Nhóm nghiên cứu đã chia mẫu

ước lượng thành 2 khoảng – từ năm 2001 trở về trước và và từ 2002 tới nay– và kiểm tra giả

định về không có sự thay đổi nào trong độ co giãn thương mại giữa 2 giai đoạn trên. Kiểm định

được thực hiện cho các nhóm địa lý theo hình 8, cũng như cho mẫu các nước hội nhập sâu rộng

hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu (các nước có tỷ trọng giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng xuất

khẩu cao hơn giá trị trung vị của mẫu trong khoảng thời gian từ năm 1995-2009), và cho mẫu

các nước hội nhập vào chuỗi giá trị nhưng ở mức độ thấp hơn (các nước có tỷ trọng giá trị gia

tăng nước ngoài trong tổng xuất khẩu thấp hơn giá trị trung vị của mẫu).

Giống như báo cáo phụ lục 3.5.1, các bài kiểm tra thất bại trong việc bác bỏ giả thiết 0H trong

hầu hết các trường hợp. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác (được thực hiện

với các mẫu khác nhau), chẳng hạn như nghiên cứu của Ahmed, Appendino và Ruta (2015)

được thực hiện với 46 quốc gia. Mặc dù nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng phản ứng của xuất khẩu

đến tỷ giả thực hiệu quả giảm dần qua 2 giai đoạn 1996-2003 và 2004-2012. Tuy nhiên, khi

thực hiện lại kiểm định, với biến số tổng giá trị xuất khẩu danh nghĩa được điều chỉnh thành

tổng giá trị xuất khẩu tính theo giá thực tế (dựa vào giá xuất khẩu so sánh thay vì chỉ số giá tiêu

dùng CPI) thì kết quả cho thấy có ít bằng chứng chỉ ra sự suy giảm trong độ co giãn của tỷ giá

tới xuất khẩu. Nguyên nhân là do CPI phản ảnh giá cả của rất nhiều hàng hóa và dịch vụ thương

mại và nhìn chung sẽ tăng nhanh hơn giá xuất khẩu.

Phụ lục 3.5.1. Độ co giãn thương mại qua thời gian: Kiểm tra sự ổn định

Nguồn: Tính toán IMF

54 Structural break test

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 52

Tài liệu tham khảo

Ahmed, Swarnali, Maximiliano Appendino, and Michele Ruta. 2015. “Depreciations without

Exports? Global Value Chains and the Exchange Rate Elasticity of Exports.” World Bank Pol-

icy Research Working Paper 7390, World Bank, Washington.

Alessandria, George, Sangeeta Pratap, and Vivian Yue. 2013. “Export Dynamics in Large

Devaluations.” International Finance Discussion Paper 1087, Board of Governors of the Federal

Reserve System, Washington.

Amiti, Mary, Oleg Itskhoki, and Jozef Konings. 2014. “Import-ers, Exporters, and Exchange

Rate Disconnect.” American Economic Review 104 (7): 1942–78.

Bems, Rudolfs, and Robert C. Johnson. 2015. “Demand for Value Added and Value-Added

Exchange Rates.” NBER Working Paper 21070, National Bureau of Economic Research,

Cambridge, Massachusetts.

Burstein, Ariel, and Gita Gopinath. 2014. “International Prices and Exchange Rates.” In

Handbook of International Econom-ics, Vol. 4, edited by Gita Gopinath, Elhanan Helpman,

and Kenneth Rogoff. Amsterdam: North-Holland.

Bussière, Matthieu, Giovanni Callegari, Fabio Ghironi, Giulia Sestieri, and Norihiko Yamano.

2013. “Estimating Trade Elasticities: Demand Composition and the Trade Collapse of 2008–

2009.” American Economic Journal: Macroeconomics 5 (3): 118–51.

Bussière, Matthieu, Simona Delle Chiaie, and Tuomas A. Peltonen. 2014. “Exchange Rate

Pass-Through in the Global

Economy: The Role of Emerging Market Economies.” IMF Economic Review 62: 146–

78.Calvo, Guillermo A., Alejandro Izquierdo, and Ernesto Talvi. 2006. “Phoenix Miracles in

Emerging Markets: Recover-ing without Credit from Systemic Financial Crises.” NBER

Working Paper 12101 , National Bureau of Economic Research, Cambridge, Massachusetts.

Campa, José Manuel, and Linda S. Goldberg. 2005. “Exchange Rate Pass-Through into Import

Prices.” Review of Economics and Statistics 87 (4): 679–90.

Cerra, Valerie, and Sweta Chaman Saxena. 2008. “Growth Dynamics: The Myth of Economic

Recovery.” American Economic Review 98 (1): 439–57.

Cheng, Kevin C., Gee Hee Hong, Dulani Seneviratne, and Rachel N. van Elkan. Forthcoming.

“Rethinking the Exchange Rate Impact on Trade in a World with Global Value Chains.” IMF

Working Paper, International Monetary Fund, Washington.

Chiodo, Abbigail J., and Michael T. Owyang. 2002. “A Case Study of a Currency Crisis: The

Russian Default of 1998.” Federal Reserve Bank of St. Louis Review (November/Decem-ber):

7–18.

Constantinescu, Cristina, Aaditya Mattoo, and Michele Ruta. 2015. “The Global Trade

Slowdown.” In The Global Trade Slowdown: A New Normal? VoxEU.org eBook, edited by

Bernard Hoekman. London: CEPR Press.

Dell’Ariccia, Giovanni, Enrica Detragiache, and Raghuram Rajan. 2005. “The Real Effect of

Banking Crises.” IMF Working Paper 05/63, International Monetary Fund, Washington.

Duval, Romain, Kevin Cheng, Kum Hwa Oh, Richa Saraf, and Dulani Seneviratne. 2014.

“Trade Integration and Business Cycle Synchronization: A Reappraisal with Focus on Asia.”

IMF Work-ing Paper 14/52, International Monetary Fund, Washington.

Eichengreen, Barry, and Hui Tong. 2015. “Effects of Renminbi Appreciation on Foreign Firms:

The Role of Processing Exports.” Journal of Development Economics 116: 146–57.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 53

Feenstra, Robert C., Joseph E. Gagnon, and Michael M. Knetter. 1996. “Market Share and

Exchange Rate Pass-Through in World Automobile Trade.” Journal of International Economics

40 (1–2): 187–207.

Feenstra, Robert C., Philip A. Luck, Maurice Obstfeld, and Katheryn N. Russ. 2014. “In Search

of the Armington Elasticity.” NBER Working Paper 20063, National Bureau of Economic

Research, Cambridge, Massachusetts.

Frankel, Jeffrey, David Parsley, and Shang-Jin Wei. 2012. “Slow Pass-Through around the

World: A New Import for Develop-ing Countries?” Open Economies Review 23 (2): 213–51.

Frankel, Jeffrey A., and Andrew K. Rose. 1996. “Currency Crashes in Emerging Markets: An

Empirical Treatment.” Jour-nal of International Economics 41 (3–4): 351–66.

Gopinath, Gita, Oleg Itskhoki, and Roberto Rigobon. 2010. “Currency Choice and Exchange

Rate Pass-Through.” Ameri-can Economic Review 100 (1): 304–36.

Gust, Christopher, Sylvain Leduc, and Robert Vigfusson. 2010. “Trade Integration,

Competition, and the Decline in Exchange-Rate Pass-Through.” Journal of Monetary

Economics 57 (3): 309–24.

Hoekman, Bernard, ed. 2015. The Global Trade Slowdown: A New Normal? VoxEU.org

eBook. London: CEPR Press.Iacovone, Leonardo, and Veronika Zavacka. 2009. “Banking

Crises and Exports: Lessons from the Past.” Policy Research Working Paper 5016, World Bank,

Washington.

Imbs, Jean, and Isabelle Mejean. 2015. “Elasticity Optimism.” American Economic Journal:

Macroeconomics 7 (3): 43–83.International Monetary Fund (IMF). 2015a. Ireland: 2015 Article

IV Consultation—Staff Report. IMF Country Report 15/77, International Monetary Fund,

Washington.

———. 2015b. “Global Value Chains: Where Are You? The Missing Link in Sub-Saharan

Africa’s Trade Integration.” In Regional Economic Outlook: Sub-Saharan Africa. Washington,

April.

———. 2015c. “Reaping the Benefits from Global Value Chains.” In Regional Economic

Outlook: Asia and Pacific. Washington, April.

———. 2015d. “Singapore’s Trade Elasticities: A Disaggregated Look into the Role of Global

Value Chains and Complexity.” In Singapore: Selected Issues, IMF Country Report 15/200,

Washington.

Johnson, Robert C., and Guillermo Noguera. 2012. “Frag-mentation and Trade in Value Added

over Four Decades.” NBER Working Paper 18186, National Bureau of Economic Research,

Cambridge, Massachusetts.

Jonung, Lars. 2010. “Lessons from the Nordic Financial Crisis.” Paper presented at the 2011

American Economic Association meeting, Denver, Colorado, January 8.

Jordà, Òscar. 2005. “Estimation and Inference of Impulse Responses by Local Projections.”

American Economic Review 95 (1): 161–82.

Kang, Joong Shik, and Shi Piao. 2015. “Production Offshor-ing and Investment by Japanese

Firms.” IMF Working Paper 15/183, International Monetary Fund, Washington.

Kiendrebeogo, Youssouf. 2013. “How Do Banking Crises Affect Bilateral Exports?” IMF

Working Paper 13/150, International Monetary Fund, Washington.

Krugman, Paul. 1986. “Pricing to Market When the Exchange Rate Changes.” NBER Working

Paper 1926, National Bureau of Economic Research, Cambridge, Massachusetts.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 54

———. 1991. Has the Adjustment Process Worked? Policy Analy-ses in International

Economics. Washington: Institute for International Economics.

———. 2015. “Strength Is Weakness.” New York Times, March 15.

http://www.nytimes.com/2015/03/13/opinion/paul-krugman-strength-is-

weakness.html?ref=todayspaper&_r=0.

Laeven, Luc, and Fabián Valencia. 2013. “Systemic Banking Crises Database.” IMF Economic

Review 61 (2): 225–70. Morin, Myriam, and Cyrille Schwellnus. 2014. “An Update of the

OECD International Trade Equations.” OECD Econom-ics Department Working Paper 1129,

Organisation for Economic Co-operation and Development, Paris.

Obstfeld, Maurice, and Kenneth Rogoff. 2007. “The Unsustainable U.S. Current Account

Position Revisited.” In G7 Current Account Imbalances: Sustainability and Adjustment, edited

by Richard H. Clarida, 339–76. Chicago: University of Chicago Press.

Ollivaud, Patrice, Elena Rusticelli, and Cyrille Schwellnus. 2015. “The Changing Role of the

Exchange Rate for Macroeco-nomic Adjustment.” OECD Economics Department Working

Paper 1190, Organisation for Economic Co-operation and Development, Paris.

Orcutt, Guy H. 1950. “Measurement of Price Elasticities in International Trade.” Review of

Economics and Statistics 32 (2): 117–32.

Pedroni, Peter. 2004. “Panel Cointegration: Asymptotic and Finite Sample Properties of Pooled

Time Series Tests with an Application to the PPP Hypothesis.” Econometric Theory 20 (3):

597–625.

Ree, Jack Joo K., Gee Hee Hong, and Seoeun Choi. 2015. “Should Korea Worry about a

Permanently Weak Yen?” IMF Working Paper 15/158, International Monetary Fund,

Washington.

Romer, Christina D., and David H. Romer. 2010. “The Macro-economic Effects of Tax

Changes: Estimates Based on a New Measure of Fiscal Shocks.” American Economic Review

100 (3): 763–801.

Ronci, Marcio. 2004. “Trade Finance and Trade Flows: Panel Data Evidence from 10 Crises.”

IMF Working Paper 04/225, International Monetary Fund, Washington.

Teulings, Coen N., and Nikolay Zubanov. 2014. “Is Economic Recovery a Myth? Robust

Estimation of Impulse Responses.” Journal of Applied Econometrics 29 (3): 497–514.

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 55

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC

1. Dự án: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG VĂN

BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT NGÀNH NGÂN HÀNG

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Tuyết Dương - Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, NHNN

Mã số: DANH.02/2014

Năm hoàn thành: 2015

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng; Kinh nghiệm quản lý hệ thống văn bản

trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin của một số quốc gia; Giải pháp đẩy mạnh áp dụng

công nghệ tin học vào quản lý hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng.

Mô tả tóm tắt: Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, hiện đại hóa

quy trình quản lý hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) ngành ngân hàng, Ngân hàng

Nhà nước đã triển khai dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống văn bản

qui phạm pháp luật ngành ngân hàng" nhằm xây dựng và vận hành phần mềm Hệ thống văn

bản QPPL ngành ngân hàng. Nội dung nghiên cứu của Dự án được kết cấu thành 03 chương

với các nội dung chủ yếu như sau:

Tại Chương 1, nhóm nghiên cứu đã phân tích các vấn đề tổng quan về quản lý hệ thống văn

bản QPPL, bao gồm tổng quan về hệ thống văn bản QPPL, quản lý hệ thống văn bản QPPL và

kinh nghiệm quản lý hệ thống văn bản QPPL của hai quốc gia được coi là hình mẫu quản lý

văn bản QPPL hiệu quả là Pháp và Mỹ. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả rút ra được một

số kinh nghiệm về quản lý văn bản QPPL và việc ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản QPPL.

Tại Chương 2, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng quản lý hệ thống văn bản

QPPL ngành ngân hàng. Nghiên cứu tại Chương 2 cho thấy mặc dù NHNN đã có nhiều nỗ lực

trong công tác quản lý văn bản QPPL và tin học hóa hoạt động quản lý văn bản QPPL nhưng

hệ thống này vẫn còn một số hạn chế như: cơ sở dữ liệu chưa có tính năng hệ thống hóa, không

hoàn toàn đầy đủ và không được xác định hiệu lực. Chương 2 cũng phân tích mô hình quản lý

văn bản QPPL tại một số cơ quan nhà nước, một số doanh nghiệp của Việt Nam làm cơ sở cho

việc xây dựng giải pháp quản lý văn bản QPPL cho NHNN.

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu phân tích các căn cứ để từ đó lựa chọn mô hình quản lý

văn bản QPPL ngành ngân hàng. Theo nhóm tác giả, mô hình quản lý văn bản QPPL ngành

ngân hàng cần xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo giữ nguyên kết cấu, nội dung của văn bản

gốc và chỉ bao gồm các văn bản QPPL đang còn hiệu lực. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra đề

xuất về cấu trúc mã, cấu trúc hệ thống quản lý văn bản QPPL, về cách thức cập nhật hệ thống,

yêu cầu đối với phần mềm quản lý hệ thống và lộ trình thực hiện tin học hóa hệ thống quản lý

văn bản QPPL của ngành ngân hàng./.

Trở lại trang đầu

2. Dự án: XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ NGÂN HÀNG

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc-NHNN

Mã số: DANH.04/2013

Năm hoàn thành: 2015

Xếp loại: Xuất sắc

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 56

Các chủ đề nghiên cứu chính: Thực trạng rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của

các tổ chức tín dụng Việt Nam; Giải pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh

doanh ngân hàng; Xây dựng bộ quy tắc đạo đức cho cán bộ ngân hàng áp dụng trong các tổ

chức tín dụng Việt Nam.

Mô tả tóm tắt: Xuất phát từ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy

mức ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong thời gian gần đây,

cũng như nhu cầu xây dựng các chuẩn mực chung về đạo đức cho cán bộ ngân hàng, Ngân hàng

Nhà nước đã đặt hàng dự án nghiên cứu khoa học: "Xây dựng bộ quy tắc đạo đức cho cán bộ

ngân hàng". Mục tiêu của dự án này là nhằm đánh giá thực trạng rủi ro đạo đức trong hoạt động

kinh doanh của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro đạo

đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xây dựng bộ quy

tắc đạo đức cho cán bộ ngân hàng Việt Nam. Dự án cũng nhằm mục đích định hướng cho các

TCTD xây dựng bộ quy tắc đạo đức cho riêng mình, qua đó giảm thiểu rủi ro đạo đức có thể

xảy ra tại các ngân hàng, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của cả hệ thống.

Chương 1 của dự án xác định các vấn đề cơ sở và mục tiêu của dự án. Tại đây, nhóm nghiên

cứu đã đưa ra các vấn đề cơ bản liên quan đến chủ đề nghiên cứu và kinh nghiệm xây dựng bộ

quy tắc đạo đức trong hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước. Theo đó, các ngân hàng, hiệp

hội ngân hàng quốc tế mà nhóm nghiên cứu đưa ra tham khảo đều đặt ra các quy định về đạo

đức nghề nghiệp đối với lãnh đạo, cán bộ và nhân viên làm việc trong ngành ngân hàng. Tại

Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng và 4 ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại

thương VN, Ngân hàng TMCP Công thương VN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN

và NH Nông nghiệp và PTNT VN đều đã xây dựng quy định về chuẩn mực đạo đức cho cán

bộ ngân hàng dưới hình thức sổ tay, cẩm nang văn hóa hay quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Điều

này cho thấy lãnh đạo các tổ chức này đã thực sự quan tâm và đánh giá cao tầm quan trọng của

vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Chương 2 của dự án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro đạo đức trong hoạt động

kinh doanh của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Phân tích tại chương 2 cho thấy chỉ từ năm 2012

trở lại đây, số lượng các vi phạm đạo đức dẫn đến các vụ án lớn về kinh tế tại các tổ chức tín

dụng là tương đối nhiều, tập trung ở các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, kho quỹ,

thẻ... Xét theo đối tượng tham gia, rủi ro đạo đức xuất phát cả từ cấp quản lý, cấp nhân viên

cũng như từ phía khách hàng. Về nguyên nhân, nhóm tác giả cho rằng việc thiếu quy định về

cung cấp thông tin tín dụng với chức năng "cảnh báo rủi ro tín dụng" từ CIC, hạn chế trong

quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng là các nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, còn có

các nguyên nhân về giả mạo từ phía khách hàng hay thực trạng kinh tế - xã hội cũng làm tăng

nguy cơ rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng.

Chương 3 của dự án đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh

doanh ngân hàng, bao gồm giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý; hoàn thiện hệ thống kiểm

soát, cơ chế giám sát trong các tổ chức tín dụng; minh bạch và giám sát sử dụng thông tin; tăng

cường quản trị rủi ro tại các NHTM; phát triển văn hóa doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả quản

trị nhân sự tại các tổ chức tín dụng gắn với chuẩn mực đạo đức... Đối với nội dung xây dựng

bộ quy tắc đạo đức, nhóm nghiên cứu đề xuất Bộ quy tắc đạo đức cho cán bộ ngân hàng do

NHNN ban hành tập trung vào việc xác lập các chuẩn mực đạo đức chung áp dụng trong toàn

ngành, mang tính định hướng, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng cụ thể hóa thành các tiêu

chuẩn riêng. Bộ quy tắc đạo đức cho cán bộ ngân hàng do các tổ chức tín dụng ban hành là

nhưng quy định riêng, nhấn mạnh đến các giá trị cốt lõi nhằm xác lập sự khác biệt, định hướng

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 57

giá trị thương hiệu của tổ chức trên thị trường. Dự án cũng đề xuất cấu trúc Bộ quy tắc đạo đức

cho cán bộ ngân hàng do NHNN ban hành và Bộ quy tắc đạo đức cho cán bộ ngân hàng do các

tổ chức tín dụng ban hành.

Kết quả nghiên cứu của dự án được đánh giá bám sát yêu cầu đặt ra của NHNN và có giá

trị tham khảo tốt, có khả năng đóng góp vào việc xây dựng, ban hành văn bản về quy tắc đạo

đức áp dụng cho cán bộ ngân hàng cũng như hướng dẫn các tổ chức tín dụng thiết kế bộ quy

tắc đạo đức riêng cho ngân hàng mình./.

Trở lại trang đầu

3. Đề tài: AN NINH BẢO MẬT CHO HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỂ NGĂN CHẶN TÔI PHẠM CÔNG NGHỆ: THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm: ThS. Phan Thái Dũng

Mã số: DTNH.11/2013

Năm hoàn thành: 2015

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính: Tổng quan về an ninh bảo mật thông tin và tội phạm trong

lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT); Thực trạng hệ thống an ninh bảo mật cho hệ thống CNTT

tại NHNN; Giải pháp tăng cường an ninh bảo mật cho hệ thống CNTT của NHNN đối phó hiệu

quả với tội phạm công nghệ mới và sử dụng công nghệ cao.

Mô tả tóm tắt: Trong điều kiện công nghệ thông tin, giao dịch điện tử ngày càng phát triển,

tội phạm công nghệ cao trên môi trường mạng gia tăng, việc tấn công cơ sở dữ liệu của các cơ

quan, đơn vị, các tổ chức tín dụng ngày càng nhiều và trở thành mối đe dọa của nền kinh tế,

vấn đề an ninh bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước cần được

nghiên cứu sâu sắc hơn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã đặt hàng nghiên cứu đề tài “An ninh

bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của Ngân hàng Nhà nước để ngăn chặn tôi

phạm công nghệ: thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích làm rõ các nguy cơ, xu hướng tội

phạm công nghệ; nghiên cứu thực trạng an ninh bảo mật của NHNN để từ đó đề ra giải pháp

tăng cường an ninh bảo mật, phòng chống tội phạm.

Chương 1 của đề tài nghiên cứu các vấn đề chung về an toàn bảo mật thông tin, về tình hình

và xu hướng tội phạm công nghệ thông tin ở Việt Nam và trên thế giới cũng như các tiêu chuẩn

quốc tế về an toàn bảo mật thông tin. Nghiên cứu tại chương 1 chỉ ra các động cơ chính của tội

phạm CNTT, các phương thức tấn công chủ yếu, đối tượng và nguy cơ của các hình thức tấn

công mạng… Chương 1 cũng cho thấy tình hình tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT

gia tăng nhanh chóng cả về quy mô, phạm vi và tính chất tinh vi,phức tạp của nó. Để tăng cường

an ninh bảo mật thông tin, các tổ chức về quản trị CNTT hàng đầu trên thế giới đã phát triển

các tiêu chuẩn về an toàn bảo mật thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình, chính sách,

thủ tục kiểm soát an ninh thông tin. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu một

số chuẩn phổ biến nhất trên thế giới như COBIT, ISO 27000, NIST SP 800 và đánh giá khả

năng áp dụng các chuẩn này ở Việt Nam.

Tại chương 2, nhóm tác giả phân tích thực trạng công tác an ninh, bảo mật hệ thống CNTT

tại NHNN trên cả 3 giác độ: thực trạng hệ thống CNTT, thực trạng nguồn nhân lực quản trị an

toàn thông tin và hệ thống chính sách, quy trình, công tác kiểm tra và chế tài về an toàn thông

tin của NHNN. Qua đó, nhóm tác giả đưa ra một số nguy cơ rủi ro đối với hệ thống CNTT hiện

tại của NHNN.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 58

Chương 3 của đề tài tập trung vào vấn đề định hướng phát triển hạ tầng mạng và ứng dụng

nghiệp vụ CNTT của NHNN trong giai đoạn từ nay đến 2020; đề xuất mô hình và giải pháp

tăng cường an ninh bảo mật cho hệ thống CNTT của NHNN; đề xuất giải pháp về cơ chế chính

sách an ninh bảo mật và kế hoạch triển khai hệ thống an ninh bảo mật cho NHNN.

Trở lại trang đầu

4. Đề tài: CHỈ SỐ THANH KHOẢN HỆ THỐNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chủ nhiệm: TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Viện Trưởng, Viện Nghiên cứu khoa học ngân

hàng, Học Viện Ngân hàng

Mã số: DTNH.18/2014

Năm hoàn thành: 2015

Xếp loại: Khá

Các chủ đề nghiên cứu chính: Khái niệm, bản chất và công dụng của chỉ số thanh khoản

hệ thống; Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chỉ số thanh khoản hệ thống; Khả năng áp

dụng chỉ số thanh khoản hệ thống đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mô tả tóm tắt: Xuất phát từ vai trò của quản trị thanh khoản hệ thống đối với hiệu quả hoạt

động kinh doanh và an toàn của toàn bộ các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đề

tài nghiên cứu khoa học cấp ngành "Chỉ số thanh khoản hệ thống và khả năng ứng dụng đối

với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm mục tiêu làm rõ bản chất và công dụng

của chỉ số thanh khoản hệ thống; Phân tích kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng chỉ số

thanh khoản hệ thống đối với Việt Nam.

Mô tả tóm tắt: Chương 1 của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung vê

chỉ số rủi ro thanh khoản (RRTK) hệ thống như khái niệm, vai trò, các phương pháp đo lường

RRTK truyền thống, các phương pháp đo lường RRTK dựa trên Hiệp định Basel. Tại đây, nhóm

tác giả cũng thực hiện việc so sánh đặc điểm của các phương pháp xây dựng chỉ số RRTK nhằm

làm rõ bản chất và vai trò của các bộ chỉ số.

Tại chương 2, nhóm nghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm ứng dụng chỉ số thanh khoản

hệ thống của 3 nước là Chile, Ấn Độ và Nga để rút ra bài học trong xây dựng và ứng dụng chỉ

số thanh khoản hệ thống cho Việt Nam. Từ nghiên cứu tại chương 2, nhóm tác giả kết luận rằng

bên cạnh chỉ số đo lường RRTK của từng NHTM, việc sử dụng chỉ số RRTK hệ thống là vô

cùng cần thiết để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản của cả hệ thống NHTM. Bên cạnh các

chỉ số đo lường RRTK hệ thống do BIS và IMF giới thiệu, NHTW các nước thường đề xuất

thêm các chỉ số đo lường phù hợp với hệ thống tài chính – ngân hàng của mình. NHTW cũng

như các cơ quan giám sát tài chính của các quốc gia phải quan tâm đến hệ thống thông tin cơ

sở dữ liệu để phục vụ cho việc tính toán và đo lường chỉ số RRTK hệ thống. Các số liệu cần

được thu thập và thống kê đầy đủ theo tần suất cao nhất có thể.

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đánh giá RRTK của các NHTM Việt Nam và

đánh giá khả năng ứng dụng chỉ số thanh khoản hệ thống. Theo đó, với yêu cầu ngày càng chặt

chẽ của NHNN đối với vấn đề RRTK, các NHTM riêng lẻ về cơ bản đã xây dựng được cơ cấu

tổ chức quản lý RRTK, tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ

khả năng chi trả, cơ cấu vốn... Tuy nhiên, việc quản lý RRTK vẫn còn một số hạn chế như về

quản lý RRTK trong thời gian trung hạn theo tiêu chuẩn Basel, hạn chế về chất lượng nguồn

nhân lực, hệ thống CNTT hay sự phối hợp giữa các chi nhánh của cùng một ngân hàng hay giữa

các ngân hàng với nhau... Tại chương 3, nhóm nghiên cứu cũng phân tích ưu nhược điểm và

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 59

khả năng ứng dụng của 4 phương pháp đo lường chỉ số RRTK hệ thống phổ biến hiện nay cho

điều kiện Việt Nam, từ đó đề xuất về vấn đề lựa chọn bộ chỉ số và lộ trình áp dụng cho Việt

Nam./.

Trở lại trang đầu

5. Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chủ nhiệm: TS. Lê Thị Thu Hà

Mã số: DTNH.21/2014

Năm hoàn thành: 2015

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính: Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

của các ngân hàng thương mại; Thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân

hàng thương mại Việt Nam; Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các

ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mô tả tóm tắt: Ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại đều phải thực hiện kiểm

toán độc lập báo cáo tài chính hàng năm. Do tính chất phức tạp trong các qui trình nghiệp vụ,

sản phẩm dịch vụ, qui mô và sự phân tán về mặt địa lý, bên cạnh đó là nhu cầu kiểm toán ngày

càng lớn của các ngân hàng thương mại nên các công ty kiểm toán ở Việt Nam hiện nay gặp rất

nhiều áp lực về khối lượng công việc và thời gian, từ đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm

toán. Trong khi đó, yêu cầu về việc đảm bảo tính minh bạch và chất lượng báo cáo tài chính

các ngân hàng thương mại là vô cùng cấp thiết để các ngân hàng thương mại phát triển lành

mạnh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất

lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm mục tiêu

nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng

thương mại ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán

báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Chương 1 của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận, bao gồm các khái

niệm, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các

ngân hàng thương mại và kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán báo

cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu tại Chương 1 cho thấy chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính phụ thuộc vào

03 nhóm nhân tố cơ bản là: (i) Nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán như qui mô công ty

kiểm toán; qui trình, thủ tục kiểm toán; mức độ chuyên sâu của công ty; hệ thống kiểm soát

chất lượng nội bộ; tính độc lập của kiểm toán viên và của công ty; giá phí kiểm toán; (ii) Nhóm

nhân tố thuộc về kiểm toán viên như trình độ, kinh nghiệm của kiểm toán viên; thái độ thận

trọng, tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên; và (iii) Nhóm nhân tố bên ngoài như môi trường

pháp lý cho hoạt động kiểm toán, nhân tố thuộc về khách thể kiểm toán (ngân hàng thương mại

), phối hợp trao đổi thông tin giữa công ty kiểm toán và cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng,

các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, văn hóa... Do vậy, việc đánh giá chất lượng kiểm toán

có thể thông qua chất lượng báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc thông qua

việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

Chất lượng báo cáo kiểm toán có thể đánh giá thông qua các tiêu chí như hình thức, kết cấu

phải phù hợp, đầy đủ, rõ ràng theo yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán; sự phù hợp của các

ý kiến kiểm toán. Chất lượng các báo cáo tài chính đã kiểm toán được đánh giá thông qua sự

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 60

phù hợp, nhất quán của nội dung, hình thức các báo cáo tài chính so với các chuẩn mực, chế độ

kế toán có liên quan hay việc báo cáo tài chính đã kiểm toán không còn các sai sót trọng yếu

mà chưa được kiểm toán viên phát hiện hoặc đề cập trong ý kiến kiểm toán. Trên thế giới, việc

nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại được thực hiện

thông qua các nội dung chính như: đặt ra yêu cầu với kiểm toán viên độc lập và quan hệ giữa

kiểm toán viên độc lập với ủy ban kiểm toán và cơ quan giám sát ngân hàng; hướng dẫn về qui

trình, thủ tục kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng

thương mại.

Tại chương 2, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng kiểm

toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc phân tích đặc

điểm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán; phân tích chất lượng các sản phẩm của

quá trình kiểm toán, chất lượng của quy trình, thủ tục kiểm toán cũng như các vấn đề được các

công ty kiểm toán phát hiện trong quá trình kiểm toán. Nghiên cứu tại chương 2 cho thấy chất

lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nhìn chung

phù hợp với các yêu cầu pháp lý có liên quan, cung cấp cho người sử dụng các thông tin về tính

trung thực, hợp lý và về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Các báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại nhìn chung được kiểm toán bởi các công ty

kiểm toán lớn, có uy tín trên thị trường. Qui trình, thủ tục kiểm toán đều đã được các công ty

kiểm toán xây dựng, thể hiện khá rõ trên hồ sơ kiểm toán. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán

báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chưa

đề cập đầy đủ đến những vấn đề trọng yếu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng; hạn chế

trong thực hiện kỹ thuật chọn mẫu, trong kiểm toán hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ

thông tin trong quá trình kiểm toán, trong phối hợp công tác giữa kiểm toán viên độc lập và

kiểm toán viên nội bộ của các ngân hàng thương mại... Nguyên nhân của các hạn chế này xuất

phát từ một số vấn đề như sự thiếu hụt nguồn lực và cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động của

các công ty kiểm toán; sự thiếu vắng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán và các

quy định về công khai thông tin đối với các công ty kiểm toán; hạn chế trong phối hợp giữa

công ty kiểm toán và cơ quan quản lý nhà nước; bất cập trong hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp

và các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm toán; hạn chế trong hệ thống kiểm soát

nội bộ của các ngân hàng thương mại...

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm

toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, bao gồm: Hoàn thiện qui trình, thủ tục

kiểm toán; Nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, đảm bảo tuân thủ yêu cầu của các chuẩn

mực kiểm toán; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát chất lượng kiểm toán, từ các yếu tố đầu

vào (audit inputs), quá trình kiểm toán (audit Processes) và kết quả kiểm toán (audit results);

Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán; Phối hợp giữa kiểm toán viên và cơ quan thanh tra

giám sát ngân hàng; Hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại; Nâng cao

chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các kiến

nghị nhằm thực hiện giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính và Ngân hàng

Nhà nước), hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các ngân hàng thương mại và công ty

kiểm toán./.

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 61

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 10-2015

“Thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn

Thành phố Hà Nội”

Thời gian tổ chức: Ngày 30/10/2015

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM)

Chủ trì: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh

Trong khuôn khổ thực hiện triển khai các hoạt động của Đề tài Khoa học công nghệ cấp

thành phố về “Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện tăng trưởng xanh của các doanh

nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030”thuộc Chương

trình quản lý kinh tế xã hội, mã số 01X-10 của Thành phố Hà Nội. Ngày 30 tháng 10 năm 2015,

Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo "Thực trạng thực hiện

tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội". Hội thảo

do TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM chủ trì.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết mục đích của Hội thảo

nhằm (i) Trình bày tổng quan về khu vực doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, (ii)

Hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

và (iii) Giới thiệu cách thức xây dựng bộ chỉ số tăng trưởng xanh ở cấp độ doanh nghiệp: trường

hợp ở thành phố Hà Nội.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tổng quan

về khu vực doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế

nhìn chung cao hơn cả nước, trong đó dịch vụ là khu vực đóng góp nhiều nhất. Cơ cấu giá trị

sản xuất nội bộ ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào ngành sản xuất chế biến chế tạo. Năng suất

lao động của ngành công nghiệp tăng dần qua các năm, tuy nhiên chưa có nhiều thay đổi lớn,

v.v..

Đề cập đến hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của thành phố Hà Nội

giai đoạn 2011 – 2015, ông Đào Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng – Sở

Công thương Hà Nội cho biết mục tiêu của chương trình là giảm một phần mức đầu tư phát

triển hệ thống cung ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi

trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội

bền vững. Theo đó, về kết quả kiểm toán năng lượng, đã hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 129

cơ sở công nghiệp, với 595 giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm trên 3.500 TOE. Đồng

thời xây dựng mô hình quản lý năng lượng cho 9 cơ sở công nghiệp và 7 tòa nhà trên địa bàn

thành phố v.v..

Cũng tại Hội thảo, Ths. Hồ Công Hòa – Ban Chính sách Dịch vụ công giới thiệu cách

thức xây dựng bộ chỉ số tăng trưởng xanh ở cấp độ doanh nghiệp: trường hợp ở thành phố Hà

Nội.Theo đó, bộ tiêu chí gồm 30 tiêu chí chia làm 4 nhóm. Nhóm 1: Tiêu chí đánh giá nhận

thức và hành động của doanh nghiệp về tăng trưởng xanh (gồm 11 tiêu chí phụ). Nhóm 2: Tiêu

chí đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp theo hướng xanh (gồm 9 tiêu chí

phụ). Nhóm 3: Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về tiêu dùng năng lượng hiệu quả (gồm 7 tiêu

chí phụ) và nhóm 4: Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng

sản phẩm xanh (gồm 3 tiêu chí phụ). Theo ông Hòa, xây dựng bộ chỉ số này nhằm giúp nhà

quản lý theo dõi, đánh giá doanh nghiệp; thông tin cho cộng đồng và người tiêu dùng một cách

công bằng, công khai, minh bạch và giúp doanh nghiệp tự chuyển đổi theo hướng xanh.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 62

Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ các Sở, ban, ngành của Hà Nội, đại diện một

số doanh nghiệp và các cán bộ nghiên cứu của CIEM.Chia sẻ tại Hội thảo, PGS. TS. Lê Thu

Hoa – Trưởng khoa Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần thiết

xây dựng bộ chỉ số về tăng trưởng xanh để giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình

trong tiến trình tăng trưởng xanh, từ đó giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh cho phù hợp.

Đồng thời cung cấp thông tin giúp cơ quan quản lý có cơ chế chính sách phù hợp, vừa là hỗ trợ,

vừa là bắt buộc các doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện các định hướng hướng tới tăng trưởng

xanh. Tuy nhiên, bà Hoa cũng khuyến cáo khi xây dựng bộ tiêu chí này nên chú trọng cho đánh

giá kết quả đầu ra; một số chỉ tiêu nên gộp lại để dễ đánh giá và đưa ra những mục tiêu trong

ngắn hạn và dài hạn.

Tham gia thảo luận tại Hội thảo, một số đại biểu tham dự đánh giá cao cách tiếp cận của

Đề tài và bộ chỉ số về tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó trong phạm vi Đề tài cần làm rõ hơn về

bản chất tăng trưởng xanh, các biện pháp tập trung phát triển xanh cho doanh nghiệp công

nghiệp và bổ sung tiêu chí xử lý chất thải v.v..

Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh ghi nhận những ý kiến thảo luận, góp ý từ các

đại biểu tham dự với tinh thần cầu thị và bà cho biết sẽ mở ra những hội thảo tiếp theo về các

kết quả phân tích khác để hoàn thiện Đề tài.

Trở lại trang đầu

Hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu và đáp

ứng nhu cầu hội nhập (WTO, TPP, AEC)

Thời gian tổ chức: Ngày 26/10/2015

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ trì: PGS.TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS. Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu

lập pháp đã đánh giá cao những nỗ lực rất lớn và kết quả quan trọng của ngành Ngân hàng trong

việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và Đề án xử lý nợ xấu và cho

rằng, hệ thống Ngân hàng Việt Nam từng bước vượt qua khó khăn, hoạt động ổn định, đóng

góp tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.

Các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm đều cho rằng, thành công rất lớn của ngành Ngân hàng

thời gian qua là đã góp phần quan trọng kiểm soát được lạm phát, giúp ổn định kinh tế vĩ mô,

tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp và nhà

đầu tư đối với hệ thống Ngân hàng được củng cố và tăng cường. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước

đã điều hành lãi suất hiệu quả, đưa lãi suất xuống mức thấp và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi

cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện các giải pháp quản lý thị

trường vàng phù hợp, nhờ đó đã ổn định thị trường vàng, chấm dứt việc huy động vốn bằng

vàng của các TCTD, loại bỏ hiện tượng vàng hóa nền kinh tế; điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn

định, tăng mạnh dự trữ ngoại tệ, vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế được củng

cố và nâng lên.

Về tái cơ cấu hệ thống các TCTD, nhờ triển khai quyết liệt, đến nay NHNN đã xử lý

được 11 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua lại. Cùng

với đó, ngành Ngân hàng đã quyết liệt trong việc xử lý sở hữu chéo, các biểu hiện lũng đoạn

thị trường. Các ngân hàng sau khi được xử lý đều hoạt động theo đúng lộ trình tái cơ cấu, thanh

khoản ổn định, tiền gửi được củng cố và tăng lên, nợ xấu giảm.

Ngành Ngân hàng cũng đã thống nhất và quyết liệt thực hiện các giải pháp triển khai xử

lý nợ xấu thông qua việc xử lý bằng dự phòng rủi ro của các ngân hàng, đẩy mạnh thu hồi nợ

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 63

và xử lý qua Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Nhờ đó, bảng cân đối

tài sản của các ngân hàng thương mại được làm sạch cơ bản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp

tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi hơn, giúp mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Đồng thời, nền

tảng tài chính của các ngân hàng dần lành mạnh và phục hồi ổn định, tạo tiền đề tốt để triển

khai chương trình hiện đại hóa ngành Ngân hàng.

Về vấn đề mua ngân hàng với giá 0 đồng, các đại biểu đều cho rằng việc mua này là có

cơ sở pháp lý vững chắc và phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, trình tự, thủ tục tiến hành

mua lại được triển khai đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc mua ngân hàng với giá 0

đồng giúp kết thúc nhanh quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, chấn chỉnh kỷ luật thị trường,

đáp ứng lòng tin của người gửi tiền, không gây xáo trộn và bảo đảm an toàn hệ thống. Đặc biệt,

với giải pháp này, ngân sách nhà nước không phải bỏ tiền, không tạo ra nợ nần. Các ngân hàng

được mua lại sẽ được cơ cấu lại, từng bước khắc phục khó khăn, yếu kém và tiếp tục phát triển.

Cũng tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chỉ ra những vướng mắc và nhu cầu hoàn thiện

hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu hội nhập của ngành Ngân hàng trong thời gian tới. Nhiều

giải pháp đã được các đại biểu đề xuất, như hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo

đảm, cơ chế cấn trừ nợ, xiết nợ, thủ tục thi hành án, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bảo

hiểm tiền gửi, tăng cường công khai, minh bạch hoạt động ngân hàng bằng việc thực hiện chức

năng giám sát của Quốc hội đối với hoạt động ngân hàng…Trở lại trang đầu

Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015

Thời gian tổ chức: Ngày 24/10/2015

Đơn vị thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ

Quốc Việt Nam; Ngân hàng Thế giới (WB)

Chủ trì:

- GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ

Việt Nam;

- TS. Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN;

- Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Đông Á và Thái Bình

Dương.

Hiện nay, trên thế giới đang hình thành nhiều xu hướng dịch chuyển khác nhau của các

trung tâm chế biến, chế tạo. Trong đó, một xu thế chủ đạo là sự chuyển dịch các trung tâm chế

biến, chế tạo từ các nền kinh tế phát triển sang các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh đó, việc nhận diện được xu thế, đánh giá đúng khả năng và nguồn lực,

đề xuất các giải pháp toàn diện và đồng bộ cho phát triển Việt Nam trở thành trung tâm chế

biến, chế tạo mới của thế giới trong thời gian tới là rất cần thiết.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn

Thiện Nhân nhấn mạnh, Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng sau 30 năm đổi mới. Theo

thống kê, 63% xuất khẩu của Việt Nam là hàng công nghiệp và chế biến, chế tạo; 56% vốn đầu

tư vào Việt Nam cũng tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ riêng trong năm

2015, có trên 80% vốn đầu tư nước ngoài về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong thời gian tới cũng

có nhiều thách thức, trong đó có vấn đề nâng cao năng lực canh tranh, tăng năng suất lao động.

Do đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đặt kỳ vọng các đại biểu tham dự Hội

thảo hãy giúp làm thật rõ các cơ sở kinh tế và các lý do khác của khả năng Việt Nam có thể trở

thành trung tâm chế biến, chế tạo; các điều kiện, lợi thế và thách thức cũng như những việc cần

làm để chủ động đón nhận xu hướng này.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 64

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam,

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng một vai trò quan trọng, tiếp tục là động lực trụ cột

cho tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam đang có nhiều lợi thế để

có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới. Công nghiệp chế biến, chế

tạo thu hút được sự quan tâm từ doanh nghiệp, đặc biệt khối FDI. Lượng vốn FDI chảy vào

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng vốn đăng ký của cả nước đã tăng đều trong thời

gian vừa qua (năm 2011 chiếm 50%, 2012 chiếm 70%, 2013 chiếm 76,6%, đến 2014 là 72%).

Hiện nay, có 80/101 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực

công nghiệp này.

“Như vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế

nổi bật để có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới. Tuy nhiên, sự phát

triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại không đồng đều, sự bứt phá tập trung chủ yếu

tại các doanh nghiệp có yếu tố xuất khẩu, đầu tàu là khối FDI, trong khi các doanh nghiệp nội

địa vẫn còn nhiều khó khăn trong bối cảnh sức cầu trong nước phục hồi yếu hơn mong đợi”,

Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.

Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đánh giá, sản xuất chế tạo

đang tạo đà và là động lực cho tăng trưởng Việt Nam. Đơn cử, khu vực sản xuất và chế tạo

đang đóng góp GDP nhiều nhất cho Việt Nam, khu vực này cũng đóng góp xuất siêu, tạo việc

làm và hình thành nên những khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao cho Việt Nam,

ngành chế tạo đang trở thành điểm nhấn thu hút của Việt Nam gần đây.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến, tham luận cũng đã làm rõ những thuận lợi, thời cơ và thách

thức đối với việc trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015 của

Việt Nam, đồng thời, cũng nêu ra nhiều đề xuất, giải pháp toàn diện và đồng bộ.

Hiện nay, trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo đóng một vai trò quan trọng, tiếp tục là động lực trụ cột cho tăng trưởng kinh tế. Trong thời

gian gần đây, cùng với những thay đổi về tình hình phát triển của các nền kinh tế hậu khủng

hoảng tài chính thế giới năm 2008 và sự thay đổi về vị trí và chiến lược của các quốc gia trong

chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã cho rằng, Việt Nam

có khả năng là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển của các trung

tâm chế biến, chế tạo và có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới trong

vòng 20 năm tới. Vì vậy, việc nhận diện đúng xu thế, đánh giá đúng khả năng và nguồn lực, đề

xuất các giải pháp toàn diện và đồng bộ để Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo

mới của thế giới là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trở lại trang đầu

ẤN PHẨM KHOA HỌC TRONG THÁNG

Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014

Nguồn: NXB Trí Thức

Tác giả: Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (chủ biên)

Giới thiệu ấn phẩm:

Ngày nay, nền KTTT đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Giá trị mà nó mang lại cho

đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người đã được thừa nhận. Những tranh cãi, nếu

có, chủ yếu nằm ở các khía cạnh KTTT có thể gây ra một số ngoại ứng tiêu cực cho phúc lợi

xã hội đối với một bộ phận dân cư hoặc một nhóm ngành nghề nào đó. Ngay tại Việt Nam, sau

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 65

một thời gian dài bị ghẻ lạnh, nền KTTT đã được công nhận và đi vào cuộc sống kể từ sau Đổi

mới đến nay. Nhờ áp dụng cơ chế thị trường, từ một quốc gia nghèo, với mức GDP bình quân

đầu người chỉ ở mức 140 USD vào năm 1992, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế lớn nằm

trong nhóm 50 quốc gia trên thế giới, với mức GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.030 USD

vào năm 2014.

Mặc dù đã được thừa nhận rộng rãi, mức độ áp dụng cơ chế thị trường tại các nền kinh

tế, bao gồm cả các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển, là khác nhau. Tuy nhiên, chúng

ta không dễ dàng có thể phân biệt được sự khác biệt này. Nếu như trước đây, sự phân biệt giữa

nền KTTT và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là khá rõ ràng, dựa chủ yếu vào chế độ sở hữu

về tư liệu sản xuất – một bên là tư hữu và bên kia là công hữu, thì ngày nay sự phân biệt sẽ là

ở mức độ chính phủ can thiệp vào các quá trình vận động của thị trường. Nếu chính phủ không

đảm nhiệm được các chức năng cần thiết của mình trong nền KTTT hoặc có những hành động

vượt quá các chức năng cần có của mình thì sự phát triển của thị trường sẽ bị kìm hãm.

Điều này hàm ý rằng tồn tại một mô hình nền KTTT chuẩn hay lý tưởng (ideal form),

làm cơ sở để chúng ta đánh giá mức độ phát triển của các nền KTTT trong thực tiễn. Chúng ta

gọi mô hình này là nền KTTT tự do (laissez-faire). Trong nền KTTT lý tưởng này, toàn bộ tư

liệu sản xuất đều được sở hữu bởi tư nhân (hoặc bởi các chủ thể được hình thành từ sở hữu tư

nhân); tất cả các hoạt động kinh tế, bao gồm trao đổi, sản xuất, và tiêu dùng, đều trên cơ sở tự

nguyện, không bị ép buộc; giá cả và lợi nhuận/thua lỗ được hình thành từ các hoạt động kinh

tế trở thành tín hiệu để các tác nhân trong nền kinh tế sáng tạo và phân bổ nguồn lực một cách

có hiệu quả. Nhà nước trong mô hình kinh tế này là một nhà nước tối thiểu, có quyền lực bị

giới hạn chỉ vào các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu và duy trì công lý bình bằng cho mọi người

(Mises, 1963 [1949]).

Rõ ràng nền KTTT tự do như định nghĩa ở trên khác biệt với nền kinh tế kế hoạch hoá

tập trung dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất và hệ quả là các trao đổi dựa trên mệnh lệnh kế

hoạch hoá. Nó cũng khác với các nền kinh tế can thiệp, tại đó mặc dù sở hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất vẫn là chủ đạo, nhưng các trao đổi trong nền kinh tế bị tác động bởi các chính sách can

thiệp có chủ ý của chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho một số nhóm người nhất định trong khi

gây tổn hại cho những nhóm còn lại.

Trở lại trang đầu

Chính sách các số lớn – Lịch sử lí tính thống kê

Nguồn: NXB Trí Thức

Tác giả: Alain Desrosières

Giới thiệu ấn phẩm:

1) Tác giả

Alain Desrosières (1940-2013), cựu sinh viên Trường Bách Khoa Paris, chuyên gia của

Viện quốc gia thống kê và nghiên cứu kinh tế (INSEE / Tổng cục thống kê Pháp), nhà xã hội

học và sử gia thống kê học, thành viên của Trung tâm Alexandre Koyré (CNRS-EHESS / Trung

tâm nghiên cứu khoa học - Trường Cao học các khoa học xã hội) về lịch sử các khoa học, nổi

danh trong cộng đồng khoa học với tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng : Chính sách các số

lớn. Lịch sử của lí tính thống kê (1993).

2) Tác phẩm

Tác phẩm xuất sắc này, mà lần xuất bản đầu tiên năm 1993 được nồng nhiệt đón nhận,

tập hợp nhiều lĩnh vực cho tới lúc bấy giờ chưa được nối kết với nhau : lịch sử khoa học và lịch

Viện Chiến Lược Ngân Hàng Số 01 – 10/2015

Trang 66

sử chính trị. Sách tái hiện lịch sử của Nhà nước, của các thống kê, của các cơ quan thống kê lẫn

lịch sử của sự mô hình hóa nền kinh tế, tất cả các lĩnh vực này vốn chỉ chậm chạp sáp lại gần

nhau.

Bằng cách tái hiện lại những dè dặt, ngẫu nhiên và tranh luận xác định “lí tính thống kê”,

sách này không chỉ dành riêng cho các nhà lịch sử về khoa học, các nhà kinh tế, các chuyên gia

về khoa học chính trị nhưng còn muốn mở ra một cuộc thảo luận với công chúng rộng rãi

được/bị các thiết bị thống kê này thăm dò.

Trở lại trang đầu

Một số vấn đề tư duy mới về phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển:

Tác giả: Lương Xuân Quỳ, Lê Du Phong, Mai Ngọc Cường, Đỗ Đức Bình, Hoàng Văn Hoa

Giới thiệu ấn phẩm

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Tư duy mới về phát triển kinh tế-

xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới” mã số KX01.12/11-15, các tác giả bài viết đã đề xuất

những tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, liên quan đến

việc đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, về chủ nghĩa xã hội, về kinh tế thị

trường hiện đại Việt Nam, về sở hữu và thành phần kinh tế, về đổi mới kinh tế và đổi mới chính

trị, về Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng, về xã hội dân sự, về thể chế kinh

tế, về chủ thể của nền kinh tế, về hội nhập kinh tế và độc lập tự chủ, về mô hình phát triển bền

vững, thoát bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam hiện nay.

Trở lại trang đầu