100
CHÈ, CÀ PHÊ & CAO SU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam Báo cáo tóm tắt: HÀ NỘI, NĂM 2015

CHÈ, CÀ PHÊ & CAO SU

Embed Size (px)

Citation preview

CHÈ, CÀ PHÊ & CAO SUNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH

Hội đồng Doanh nghiệp vì sựPhát triển Bền vững Việt Nam

Báo cáo tóm tắt:

HÀ NỘI, NĂM 2015

2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) được Chính phủ phê duyệt thành lập tại Công văn số 6334/VPCP-KGVX ngày 08/9/2010 và chính thức ra mắt ngày 17/12/2010 theo quyết định thành lập số 3737/PTM-TCCB ngày 01/12/2010 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) là tổ chức định hướng doanh nghiệp, với nhiệm vụ phát huy vai trò tích cực và sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt, tăng cường phối hợp chặt chẽ và đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ và các đối tác trong xã hội để đẩy mạnh phát triển bền vững.

http://vbcsd.vn

3NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) được Chính phủ phê duyệt thành lập tại Công văn số 6334/VPCP-KGVX ngày 08/9/2010 và chính thức ra mắt ngày 17/12/2010 theo quyết định thành lập số 3737/PTM-TCCB ngày 01/12/2010 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) là tổ chức định hướng doanh nghiệp, với nhiệm vụ phát huy vai trò tích cực và sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt, tăng cường phối hợp chặt chẽ và đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ và các đối tác trong xã hội để đẩy mạnh phát triển bền vững.

http://vbcsd.vn

MỤC LỤCPhần mở đầu 9

Mục đích của báo cáo đánh giá 9

Phương pháp đánh giá 10

Bức tranh tổng thể về doanh nghiệp thuộc ba ngành 11

PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN BA NGÀNH: CÀ PHÊ, CAO SU VÀ CHÈ 12

1. Tổng quan ngành cà phê 13

1.1. Diện tích, sản lượng 13

1.2. Xuất khẩu cà phê 15

1.3. Hiện trạng khâu thu gom và chế biến cà phê 16

2. Tổng quan ngành cao su 17

2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam 17

2.2. Xuất khẩu cao su ở Việt Nam 19

3. Tổng quan ngành chè 20

3.1. Sản xuất 20

3.2. Tiêu thụ 24

PHẦN 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 26

1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê 27

1.1. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp cà phê 27

1.2. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chế biến cà phê 28

1.3. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp cà phê 29

1.4. Lao động tại các doanh nghiệp cà phê 32

1.5. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê 33

1.6. Vấn đề trong sản xuất của hộ gia đình trồng cà phê và người lao động 36

2. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao su 41

2.1. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp cao su 41

2.2. Năng lực công nghệ chế biến của các doanh nghiệp cao su 42

2.3. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp cao su 45

2.4. Lao động tại các doanh nghiệp cao su 46

2.5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cao su 46

2.6. Các yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở ngành cao su 47

4 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp chè 53

3.1. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành chè 53

3.2. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè 53

3.3. Năng lực liên kết 56

3.4. Vấn đề lao động ở các doanh nghiệp thuộc ngành chè 57

3.5. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp thuộc ngành chè 58

3.6. Các yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở ngành chè 62

PHẦN 3. PHÂN TÍCH SWOT CHO BA NGÀNH VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

68

1. Ngành cà phê 69

1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 70

1.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê 71

2. Ngành cao su 76

2.1. Phân tích cơ hội và thách thức 77

2.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su 79

3. Ngành chè 85

3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phát triển ngành chè 86

3.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè 91

4. Các hàm ý chung 97

5NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Biểu đồ 1 Diện tích trồng cà phê tại các tỉnh của Việt Nam năm 2013 14

Biểu đồ 2 Sản lượng cà phê của Việt Nam và thế giới 14

Biểu đồ 3 Số lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam và thế giới 15

Biểu đồ 4Diện tích trồng và thu hoạch cao su tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012

17

Biểu đồ 5 Sản lượng cao su tự nhiên tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 18

Biểu đồ 6 Sản lượng khai thác và tiêu thụ giai đoạn 2002 – 2013 18

Biểu đồ 7 Tỷ trọng xuất khẩu cao su thiên nhiên theo sản lượng năm 2012 19

Biểu đồ 8 Xuất khẩu cao su tự nhiên qua các năm 19

Bảng 1 Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 21

Bảng 2 Cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, 2009 và 2012 25

Bảng 3 Tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp chuỗi cà phê năm 2014 27

Bảng 4Đánh giá tình hình vay vốn của doanh nghiệp cà phê tại địa phương

27

Bảng 5Đánh giá trình độ hiện đại công nghệ của doanh nghiệp ngành cà phê

28

Bảng 6Nhu cầu đầu tư cho công nghệ của doanh nghiệp ngành cà phê năm 2014

28

Bảng 7Các khó khăn khi đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ngành cà phê năm 2014

29

Bảng 8 Năng lực liên kết của doanh nghiệp ngành cà phê 29

Bảng 9 Đánh giá tình hình lao động của doanh nghiệp ngành cà phê 33

Bảng 10Đánh giá Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ngành cà phê năm 2014

33

Bảng 11Đánh giá mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu cấp tỉnh của doanh nghiệp ngành cà phê 2014

35

Bảng 12 Đánh giá các khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình 37

Bảng 13 Hỗ trợ đối với gia đình trồng cà phê 38

Bảng 14Các thông tin chính về tình hình lao động ngành cà phê năm 2014

40

DANH MỤC BẢNG BIỂU

6 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 15 Tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong ngành cao su 41

Bảng 16 Tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp năm 2014 42

Bảng 17Doanh nghiệp cao su tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng so với trình độ công nghệ chung của thế giới

42

Bảng 18Doanh nghiệp cao su tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng so với trình độ công nghệ chung ở trong nước

43

Bảng 19Tỷ lệ doanh nghiệp có các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ

44

Bảng 20Đánh giá mức độ khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ

44

Bảng 21Địa bàn doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô (nguyên liệu chưa qua chế biến để sản xuất sản phẩm) trong năm 2014

45

Bảng 22 Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp cao su 45

Bảng 23 Thực trạng tiếp cận lao động của doanh nghiệp 46

Bảng 24 Tiếp cận cơ sở hạ tầng “cứng” và “mềm” năm 2014 47

Bảng 25 Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn tại địa phương 48

Bảng 26Đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh của doanh nghiệp

49

Bảng 27 Tỷ lệ tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất 50

Bảng 28 Nguyện vọng của người lao động thuộc ngành cao su 50

Bảng 29 Những khó khăn hộ gia đình gặp phải 51

Bảng 30 Khi gặp khó khăn trong sản xuất gia đình thường nhờ ai giúp đỡ 52

Bảng 31Các loại hỗ trợ quan trọng nhất để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập

52

Bảng 32 Đánh giá của DN về tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức 53

Bảng 33Đánh giá của doanh nghiệp ngành chè về công nghệ đang sử dụng so với trình độ thế giới

53

Bảng 34Đánh giá của DN về công nghệ đang sử dụng so với các doanh nghiệp trong nước

54

Bảng 35Đánh giá của doanh nghiệp ngành chè về tiếp cận công nghệ mới nước ngoài

55

Bảng 36Đánh giá mức độ khó khăn của doanh nghiệp khi thay đổi công nghệ

55

7NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 37Địa bàn doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô (nguyên liệu chưa qua chế biến để sản xuất sản phẩm) trong năm 2014

56

Bảng 38 Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp 57

Bảng 39Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ khó khăn khi tiếp cận lao động

57

Bảng 40 Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn ở địa phương 58

Bảng 41Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu của tỉnh

59

8 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

AGROINFOTrung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôngViện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thônBộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

ANRPC Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên

ARBC Hội đồng doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU Châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPTS Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

FTA Hiệp định Thương mại Tự do

DN: Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

GSO Tổng cục Thống kê

IRSG Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế

LĐ Lao động

R&D Nghiên cứu và Phát triển

SWOT analysis Phương pháp phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức

TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

UBND Ủy ban Nhân dân

UK Vương quốc Anh

UN Comtrade Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc

US Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

VICOFA Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam

VieTrade Cục Xúc tiến Thương mại

VINATEA Tổng Công ty Chè Việt Nam

VITAS Hiệp hội Chè Việt Nam

VN: Việt Nam

WASI Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC VIẾT TẮT

9NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Phần mở đầu

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu bức thiết trong hoạt động phát triển kinh tế toàn cầu và là một thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng khẳng định nâng cao năng lực cạnh tranh là điều quyết định cho chuyển đổi nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao hơn trong dài hạn.

Báo cáo này thể hiện kết quả khảo sát về năng lực cạnh tranh trong ba ngành có nhiều tiềm năng của Việt Nam là chè, cà phê và cao su, được thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam phát huy những lợi thế của mình, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra được những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, khai thác triệt để những lợi thế trong nước, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế để tranh thủ được những lợi thế của các đối tác, quốc gia khác, hỗ trợ phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.

Mục đích của báo cáo đánh giá:

- Khảo sát một số doanh nghiệp thuộc 3 ngành: cà phê, cao su, chè tại 3 địa phương lựa chọn để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu điều tra phục vụ các phân tích.

- Tìm hiểu, nghiên cứu các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngành cũng như sản phẩm để có cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh, tập trung vào việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh ngành.

- Thông qua kết quả khảo sát và báo cáo, xem xét và đánh giá hoạt động của ba ngành cà phê, cao su, chè trên nhiều lĩnh vực từ khâu sản xuất, kinh doanh, phân phối

10 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

và trong hoạt động xuất khẩu thông qua việc tìm hiểu, khảo sát các dữ liệu sơ cấp về ba ngành cà phê, cao su, chè kết hợp với việc tìm hiểu các tài liệu và dữ liệu thứ cấp liên quan tới năng lực cạnh tranh của ba ngành trên.

- Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh kết hợp với các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được, tập trung tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về các ưu, nhược điểm đối với năng lực cạnh tranh của ba ngành, từ đó có các định hướng, giải pháp, chính sách phù hợp với khả năng cạnh tranh của ba ngành trên.

Phương pháp đánh giá:

Báo cáo sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm: Các dữ liệu sơ cấp: thông qua khảo sát và điều tra tại các tỉnh tập trung vào các lĩnh vực về cà phê, cao su (Tây Nguyên, Gia Lai và Kon Tum), chè (Phú Thọ, Thái Nguyên và Hà Giang); Các dữ liệu thứ cấp: thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ba ngành cà phê, cao su, chè.

- Phương pháp SWOT: sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ba ngành cà phê, cao su, chè.

- Phương pháp định tính: sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của ba ngành cà phê, cao su, chè.

Việc khảo sát và đánh giá năng lực cạnh tranh của ba ngành cà phê, cao su và chè sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước có những chiến lược và chính sách phù hợp nhằm từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của ba ngành trên như hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật; đầu tư nâng cao năng suất; đầu tư khắc phục những điểm yếu từ các

11NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản; tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu để ổn định, nâng cao chất lượng, uy tín của ba ngành trên thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế. Báo cáo này kỳ vọng sẽ hỗ trợ quá trình các cơ quan quản lý của Nhà nước đưa ra được chiến lược dài hạn thông qua cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ba ngành chủ lực của nông nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong ba ngành nghiên cứu, đặc biệt là người nghèo.

Bức tranh tổng thể về doanh nghiệp thuộc 3 ngành:

Năng lực cạnh tranh của ngành trước hết thể hiện ở số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Đến thời điểm hết năm 2013, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành chè là 1.186 doanh nghiệp, số liệu tương ứng của ngành cao su là 1.045 và cà phê là 973. Các Doanh nghiệp phân bổ trên khắp các vùng, tỉnh trong toàn quốc, nhưng có sự tập trung tương đối rõ, thể hiện sự phát triển chuyên biệt, không quá dài trải. Cụ thể là: Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng đối với ngành chè, do điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, vùng miền núi phía Bắc và đồng Bằng sông Hồng cũng là nơi có lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động.

12 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

PHẦN 1.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN BA NGÀNH: CÀ PHÊ, CAO SU VÀ CHÈ

13NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1. TỔNG QUAN NGÀNH CÀ PHÊ

1.1. Diện tích, sản lượng

Trên cả nước, hầu hết cà phê được trồng tại vùng Tây

Nguyên, năm 2012 diện tích trồng cà phê của vùng này

chiếm tới 91% tổng diện tích cả phê của nước. Đăk Lăk là

tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất với 202.022 ha, Lâm

Đồng 145.735 ha, Đắc Nông 115.350 ha, Gia Lai 77.627 ha

(VieTrade, 2013). Có thể nói, cây cà phê là một phần quan

trọng và gắn bó với người dân và đồng bào dân tộc vùng

Tây Nguyên. Đây là ngành quan trọng nhất tạo ra việc làm

và thu nhập cho người dân khu vực này. Giá cà phê nhân tại

các tỉnh Tây Nguyên thời điểm tháng 10/2012 là 41,2 triệu

đồng/tấn nhưng đến tháng 12/2012 giảm xuống chỉ còn

38 triệu/tấn, đến tháng 3/2013 lại tăng lên 43 triệu đồng/

tấn nhưng tháng 9/2013 lại giảm xuống chỉ còn khoảng

36,5 triệu đồng/tấn (Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu

tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê

Buôn Ma Thuột). Mặc dù giá cà phê có sự biến động khá

lớn nhưng do hiệu quả kinh tế vẫn ở mức cao nên người

dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích canh tác. Theo sở Nông

nghiệp Gia Lai, tổng chi phí bình quân 1ha cà phê khoảng

66,3 triệu đồng và năng suất thu hoạch bình quân khoảng

2,5 tấn nhân/ha nên chi phí trung bình mỗi tấn cà phê

nhân là 26,5 triệu đồng. Với mức giá bán cà phê nhân trung

bình năm 2012, 2013 của các hộ trồng cà phê khoảng 38-

42 triệu đồng/tấn thì lợi nhuận mỗi ha cà phê thu được

khoảng 30 triệu đồng/ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Gia Lai, 2014).

14 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Sản lượng cà phê cung cấp của Việt Nam chủ yếu là Robusta do diện tích cà phê chủ yếu là cà phê Robusta (khoảng hơn 90%). Diện tích cà phê Arabica ước tính chỉ vào khoảng 40.000 ha, chiếm 6,5% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước (theo VieTrade, 2013). Hiện tại, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Các quốc gia cũng có sản lượng cà phê Robusta xếp sau Việt Nam đó là Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.

Năng suất cà phê của Việt Nam thuộc loại cao so với mặt bằng chung của thế giới. Do diện tích cà phê trưởng thành cho thu hoạch ngày càng tăng cũng như kỹ thuật chăm sóc và giống tốt nên năng suất cà phê tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, năm 2013 năng suất cà phê có xu hướng tăng chậm lại do diện tích cà phê già cỗi và hết tuổi thu hoạch đang gia tăng nhanh. Theo dự báo của các nhà quản lý và chuyên gia liên quan tới cà phê (VICOFA, WASI,..), nếu muốn gia tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trong vòng 5 năm diện tích cà phê già cỗi cần phải thực hiện tái canh triệt để. Mặt khác, trong một vài mùa vụ gần đây, người nông dân

Biểu đồ 1. Diện tích trồng cà phê tại các tỉnh của Việt Nam năm 2013

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thông, trích trong VieTrade (2013)

Dak Lak33%

Lâm Đồng24%

Dak Nông19%

Đồng Nai3%

Bình Phước2%

KonTum2% Các khu vực khác

4%

Gia Lai13%

Biểu đồ 2. Sản lượng cà phê của Việt Nam và thế giới, triệu tấn

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trích trong VieTrade (2013)

0

2

2008 2009 2010 2011 2012 2013

6

4

8

10

1,11 1,07 1,17 1,34 1,32 1,65

Thế giới

7,72

7,38 7,98 7,94 8,71 8,75

Việt Nam

15NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

trồng cà phê gặp rất nhiều khó khăn như mưa quá nhiều, hạn hán kéo dài, năng suất và chất lượng cà phê giảm. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang là vấn đề được rất nhiều ngành hàng quan tâm, đặc biệt là ngành hàng cà phê.

1.2. Xuất khẩu cà phê

Trong khoảng 5 năm gần đây, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam bình quân hàng năm chiếm khoảng 20% sản lượng cà phê sản xuất khẩu trên thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Brazil. Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2013, dù khối lượng xuất khẩu giảm mạnh (giảm hơn 25% so với năm 2012) nhưng khối lượng xuất khẩu vẫn đạt 1,3 triệu tấn. Cà phê phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Biến động về giá có ảnh hưởng không nhỏ tới khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

So với các ngành hàng nông nghiệp khác, xuất khẩu cà phê là một trong những ngành hàng mang lại giá trị xuất khẩu lớn đối với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 2012, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 3,67 tỷ USD. Năm 2013 do giảm giá và số lượng xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,69 tỷ USD và giảm mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân sụt giảm mạnh về giá trị xuất khẩu do giá cà phê thế giới sụt giảm vì cung vượt quá cầu, cùng với việc bán ồ ạt cà phê với giá rẻ để giảm lỗ đã khiến giá cà phê càng đi xuống.

Biểu đồ 3. Số lượng và giá trị xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam và thế giới, nghìn tấn

Nguồn: Tổng cục Hải Quan và Tổng cục Thống kê

16 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1.3. Hiện trạng khâu thu gom và chế biến cà phê

Hầu hết cà phê trong nước được thu gom thông qua các đại lý, doanh nghiệp nhỏ rồi bán lại cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước và FDI sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất khẩu. Hiện tại, có tới 96,5% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng thô( theo VieTrade, 2014).

Xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang xay và cà phê hoà tan trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, hiện tại có khoảng 20 công ty sản xuất cà phê hòa tan, cà phê 3 trong 1 ở Việt Nam. Các công ty sản xuất lớn trên thị trường nội địa như Nestle, Trung Nguyên, Vinacafe, cà phê Ngon, cà phê An Thái... Một số doanh nghiệp sản xuất cà phê rang xay hiện cũng đã tham gia thị trường cà phê hòa tan như Thu Hà, Mê Trang, Phú Thái.

Tuy nhiên, so với tổng thể thì lượng cà phê xuất khẩu dưới dạng chế biến sâu (không phải dạng cà phê nhân) vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 4% làm cho giá trị gia tăng từ ngành công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam rất thấp. Trong khi đó, giá trị gia tăng từ khâu chế biến sâu đó là cà phê hòa tan và cà phê thành phẩm từ rang xay khá cao (giá mua nguyên liệu năm 2014 khoảng 40 nghìn đồng/kg nhưng giá bán cà phê hòa tan trong nước khoảng 120 nghìnđồng/kg hay cà phê bột có giá từ 130-250 nghìn đồng/kg). Do cà phê chế biến sâu của Việt Nam chưa tạo ra được các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới nên khả năng tăng tỷ trọng trong giai đoạn tới cũng không có nhiều đột biến. Thị trường tiêu thụ chính của các doanh nghiệp chế biến cà phê vẫn là trong nước và những nước trong khu vực. Việc tiếp cận thị trường tiêu thụ cà phê chế biến lớn là châu Âu, Mỹ rất khó khăn.

Với sản lượng lớn nhưng DN cà phê Việt Nam hiện chủ yếu vẫn xuất khẩu thô (cà phê nhân) mà chưa tham gia được vào chế biến sâu và rang xay xuất khẩu. Nếu cải tiến và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thì giá trị mang lại từ ngành cà phê sẽ lớn hơn gấp nhiều lần giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành như hiện nay.

17NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

2. Tổng quan ngành cao su

2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam

Theo Báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2013 Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. Theo đó, sản lượng cao su của Việt Nam đạt khoảng 1,043 triệu tấn, tăng 20,8% so với năm trước. Từ hình dưới cho thấy, nhìn chung, diện tích trồng cao su ở Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ổn định vào khoảng 6,8% năm. Tổng diện tích rừng cao su tăng từ mức 413.000 ha năm 2000 lên 910.500 ha vào năm 2012 với diện tích rừng cao su cho mủ đạt 528.400 ha, chiếm 55,55% .

Về phân bố rừng cao su ở Việt Nam, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, theo Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2015, Đông Nam Bộ chiếm khoảng 46% và Tây Nguyên chiếm khoảng 28% diện tích trồng cao su. Còn nếu xét về các tỉnh trọng điểm trồng cao su thì hiện nay Bình Phước và Bình Dương là hai tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, Bình Phước chiếm 22% diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình Dương chiếm khoảng 18%, Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% tổng diện tích cả nước.

Sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2013. Tính đến năm 2013, sản lượng cao su khai thác của Việt Nam đạt 949,1 nghìn tấn, tăng 9,8% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn khoảng 9%/năm.

Biểu đồ 4. Diện tích trồng và thu hoạch cao su tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: ANRPC

18 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Trong giai đoạn từ 2002 – 2013, lượng tiêu thụ cao su của Việt Nam liên tục tăng, từ 30 nghìn tấn năm 2002 lên 165 nghìn tấn năm 2013. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bình quân đạt khoảng 11%, tỷ lệ tiêu thụ/sản lượng khai thác bình quân khoảng 17 – 18%. Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu được dùng cho sản xuất săm lốp, găng tay y tế, gối đệm… Ngoài ra, lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ tại Việt Nam được đóng góp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất.Tiêu thụ cao su trong nước cho đến nay vẫn chỉ đạt tỷ lệ thấp chủ yếu là do quy mô sản xuất trong nước chưa cao, các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước chú trọng xuất khẩu nhằm đạt hiệu quả và mức lợi nhuận cao hơn. Việc tiêu thụ hiện nay phần lớn được thể hiện thông qua các hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao su với các công ty thương mại trong nước, sau đó chuyển sang xuất khẩu.

Biểu đồ 5. Sản lượng cao su tự nhiên tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013, nghìn tấn

Nguồn: ANRPC

Biểu đồ 6. Sản lượng khai thác và tiêu thụ giai đoạn 2002 – 2013, nghìn tấn

Nguồn: Agroinfo, FPTS

19NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

2.2. Xuất khẩu cao su ở Việt Nam

Cao su luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2009 -2013, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam liên tục tăng, từ 724 nghìn tấn năm 2009 lên 949 nghìn tấn năm 2013, trở thành một trong ba mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn qua là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ… Trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng điểm khi luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong những năm gần đây. Năm 2012, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 40%, năm 2013 lên đến 47%. Mức thị phần trung bình của thị trường Trung Quốc trong 4 năm gần đây (2010-2013) đạt khoảng 54% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 500.000 tấn cao su từ Việt Nam.

Biểu đồ 8. Xuất khẩu cao su tự nhiên qua các năm, tỷ USD, nghìn tấn

Nguồn: Tổng cục hải quan

Biểu đồ 7. Tỷ trọng xuất khẩu cao su thiên nhiên theo sản lượng năm 2012

Nguồn: Tổng cục hải quan

20 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3. Tổng quan ngành CHÈ

3.1. Sản xuất

3.1.1. Trồng

Giống chè bản địa của Việt Nam gồm hai giống Trung du và Shan làm được chè xanh và chè đen. Đặc biệt, giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã nhập khẩu thêm một số giống chè tốt từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka và Indonesia có thể sản xuất chè xanh, chè đen và chè ô long. Có thể nói bộ giống cây chè của Việt Nam khá đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy hoạch phát triển cụ thể cho từng giống để phát huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và các chính sách về cánh đồng lớn của Chính phủ.

3.1.2. Diện tích và sản lượng

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, đến năm 2014 cả nước hiện có khoảng 128.000ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch là 113.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha.Tình hình phân bổ diện tích theo các vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển biến theo hướng tập trung chuyên canh ngày càng sâu thể hiện ở chỗ tận dụng lợi thế so sánh của các vùng cao có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho chè có chất lượng tốt. Trong số 180.000 tấn chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn, kim ngạch đạt 230 triệu USD; sản lượng chè nội tiêu vào khoảng 33.000 tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka (những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới).

Tuy nhiên, ngành Chè Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về các vấn đề như chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán. Vì vậy cần phải có những giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cây chè nhằm sản xuất chè bền vững, tăng

21NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

tính cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục thống kê, trong 10 năm vừa qua thì diện tích trồng chè trong cả nước tăng lên không đáng kể từ 92.400 ha lên 125.000 ha trong đó ghi nhận sự giảm diện tích ở giai đoạn cuối kỳ (2014 và 2015, theo số liệu của Hiệp hội chè). Tuy nhiên sản lượng chè trong nước lại tăng gần gấp đôi từ 513,8 nghìn tấn năm 2004 lên mức 921,7 nghìn tấn năm 2013. Điều đó chứng tỏ năng suất trồng chè tăng đáng kể trong thời gian qua. Nguyên nhân là do sự phát triển những giống cây trồng mới cho hiệu quả năng suất cao và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

3.1.3. Thu gom và chế biến

Thu gom nguyên liệu

Việc áp dụng hái chè bằng máy để giải quyết việc thiếu nhân lực vào vụ thu hoạch do thiếu kinh phí nên mới chỉ đạt khoảng 8%. Nông dân trồng chè không quan tâm đến kỹ thuật thu hái và chất lượng nguyên liệu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí đầu tư và nhân công trong quá trình chế biến, đồng thời khiến cây chè bị khai thác kiệt quệ. Hơn nữa, tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu cũng như chất lượng chè thành phẩm thấp.

Do chè lá bắt đầu biến chất sau 4-6 tiếng nên phải thu gom ngay và vận chuyển

Bảng 1. Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2013

Năm Diện tích (nghìn ha)

Diện tích cho sản lượng (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2004 120,8 92,4 513,82005 122,5 97,7 5702006 122,9 102,1 648,92007 126,2 107,4 705,92008 125,6 108,8 746,22009 128,1 111,6 789,92010 129,9 113,2 834,62011 127,8 114,2 878,92012 128,3 114,5 909,82013 128,2 114,1 921,7

22 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

tới nơi chế biến. Các nhà thu gom mua chè trong vùng sau đó bán cho các cơ sở chế biến trong xã hoặc cho các tư thương. Mạng lưới kinh doanh của các tư thương rộng hơn các nhà thu gom bởi họ chủ yếu bán chè tươi cho các cơ sở chế biến ở huyện khác, hoặc có thể vận chuyển sang tỉnh khác.

Cơ sở chế biến

Trong năm 2014, Việt Nam có khoảng 500 cơ sở sản xuất chế biến chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè khô/năm (theo Hiệp hội chè). Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại đang được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển khá nhanh. Nhiều cơ sở sản xuất chè đã có dây chuyền, thiết bị hiện đại, có khả năng sản xuất các loại chè cao cấp, chất lượng cao. Từ chỗ trước kia chỉ có 2 loại chè chính là chè đen OTD (Orthodox – Black Tea) và chè xanh, thì nay nước ta đã có đầy đủ các loại chè phục vụ nhu cầu tiêu thụ đa dạng trên thế giới như: chè đen OTD và CTC (Crushing Tearing and Curling – Black Tea). Đây là một hướng đi đúng và có tiềm năng lớn để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chè (theo Bộ Công thương)

Các hộ chế biến có đăng ký kinh doanh và các công ty tư nhân có quy mô, công suất, dây chuyền thiết bị và lao động sử dụng lớn hơn nhiều so với các hộ không đăng ký kinh doanh. Nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến chè rất khác nhau tùy thuộc hình thức sở hữu, đầu tư cũng như định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Một số công ty chỉ chế biến chè đen và chè xanh để bán cho các công ty xuất khẩu, trong khi một số khác lại liên kết trực tiếp với các công ty xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu chè khô. Bình quân, các nhà chế biến này sản xuất khoảng 400 tấn chè khô mỗi năm (theoTrung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, 2011).

Đối với nhà máy chế biến xuất khẩu chè xanh thì mặc dù các nhà máy này đều có chức năng xuất khẩu nhưng thực

23NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

tế một phần không nhỏ sản lượng chè lại phục vụ cho thị trường nội địa. Thậm chí một số nhà máy sản xuất để bán trong nội địa là chính. Điều đáng chú ý là ngoài một số doanh nghiệp lớn như Tân Cương Hoàng Bình, Trung Nguyên, Sông Cầu... thì đa số các doanh nghiệp chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu và chưa có hợp đồng thu mua nguyên liệu hợp lý và chặt chẽ với nông dân nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp này sẽ phải thu mua nguyên liệu từ các hộ trồng chè tự do - canh tác, thu hái và chế biến mang tính thủ công dẫn đến chất lượng chè nguyên liệu không đồng đều, khó kiểm soát nên sản phẩm chè cũng chưa có giá trị cao. Các nhà máy chế biến chè hầu hết chưa khai thác hết công suất - vào thời vụ sản xuất chỉ có 30% doanh nghiệp khai thác được hết công suất, còn lại là sản xuất đạt 60% công suất (VITAS, 2012).

Sản phẩm

Ngành Chè Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán. Sản xuất chè có chứng nhận về phát triển bền vững và an toàn thực phẩm (VIETGAP, UTZ, RAINFOREST ALLIANCE...) rất thấp, chỉ đạt dưới 10%. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất dẫn tới nguy cơ nhiễm chất độc hại và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang là rào cản đưa sản phẩm chè vào thị trường thương mại quốc tế. Hơn nữa, do sản phẩm hàng hóa chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, không có thương hiệu, hoặc có thương hiệu nhưng nghèo nàn về chủng loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp. Vì vậy dù là nước có sản lượng chè xuất khẩu lớn trong top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới, nhưng giá bán chè của Việt Nam thấp chỉ bằng 2/3 giá bán của mức giá cao nhất. Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2014 đạt 1.695 USD/tấn, của Srilanka là 2.246 USD/ha (theo Tổng cục Hải Quan)

24 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3.2. Tiêu thụ

3.2.1. Tiêu thụ trong nước

Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới, có nền văn hóa trà lâu đời. Tuy nhiên mức tiêu thụ chè trong nước lại ở mức thấp. Nước ta hiện có 90 triệu dân nhưng mức tiêu thụ trong nước chỉ đạt mức 30.000 tấn chè/ năm, bình quân 300gr/ người/ năm, tương đương lượng chè tiêu thụ trong nước gần 25-30 ngàn tấn/năm. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước khác như Trung Quốc 1kg chè/người/năm, Nhật Bản 2kg/người/năm, các nước Trung Đông 2kg/người/năm, Nga và Anh đạt trên 2,5 kg/người/năm. Giá chè xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá chè bán trong nước, giá trị kinh tế cũng thấp hơn so với nội tiêu. Như đã nêu, giá chè xuất khẩu trung bình trong giai đoạn này giao động ở mức 1,6 USD/kg. Trong khi đó giá chè bán trong nước hiện này trung bình từ 110-220.000 đồng/kg (tương đương 5-10 USD/kg). Chúng ta đang cố gắng mở rộng thị trường nước ngoài mà bỏ trống thị trường trong nước lại cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác (theo Hiệp hội Chè Việt Nam). Việc phát triển các sản phẩm chè tiêu thụ trong nước và thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức, do vậy có những sản phẩm chè nhập khẩu đang lấn át cả sản phẩm chè Việt Nam ở những phân khúc cao cấp.

3.2.2. Thị trường xuất khẩu

Từ năm 2000, Việt Nam tham gia vào thị trường chè quốc tế. Đến nay, thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đã được mở rộng ra hơn 45 quốc gia trên thế giới.

Mặc dù xuất khẩu sản phẩm đi nhiều nước trên thế giới nhưng ngành chè vẫn tập trung vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Nga, Mỹ. Bảng dưới đây sẽ cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

25NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Số liệu cho thấy, thị trường nước ngoài lớn nhất của Việt Nam hiện tại là Pakistan và Cộng hòa liên bang Nga, chiếm 29,76% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012. Bên cạnh đó, thị phần của Trung Quốc tăng lên gần gấp đôi từ gần 4% năm 2008 lên hơn 8% năm 2012. Với dân số đông và văn hóa uống trà của người Trung Quốc thì đây sẽ hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam. Sản phẩm chè của Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường Mỹ chưa được lâu, tuy nhiên đã có những bước đi đáng kể. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 2009 -2012 đã có sự tăng đáng kể từ 3,2% lên 4,01%. Cùng với sự gia nhập WTO và các hiệp định thương mại thế giới khác, thị phần chè của Việt Nam trên thị trường Mỹ sẽ dần được cải thiện.

Xuất khẩu chè chủ yếu qua ba kênh chính là các Doanh nghiệp Nhà nước(chủ yếu là thông qua Tổng Công ty Chè Việt Nam - Vinatea), các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài và các công ty tư nhân (gồm có công ty TNHH và các công ty cổ phần). Hoạt động xuất khẩu chè đen thường có 2 hình thức là xuất khẩu trực tiếp với các doanh nghiệp quy mô lớn và xuất khẩu gián tiếp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, để giảm chi phí trung gian, tăng giá trị gia tăng (GTGT) các doanh nghiệp chế biến đều cố gắng để tiến hành xuất khẩu trực tiếp. Ước tính hiện có khoảng 70% sản lượng chè đen xuất khẩu là do xuất trực tiếp và chỉ khoảng 30% sản lượng còn lại xuất qua con đường gián tiếp. Còn các nhà xuất khẩu chè xanh là các công ty vừa chế biến vừa xuất khẩu và các công ty khác thuộc Vinatea. Nhóm các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trực tiếp xuất được khoảng 45% tổng sản lượng chế biến. Còn khoảng 35% tổng sản lượng họ bán cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thuộc Vinatea.

Bảng 2. Cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam, 2009 và 2012

Nguồn: Theo số liệu thống kê của cơ sở dữ liệuThương mại của Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (UN comtrade)

Năm 2009 Năm 2012

Kim ngạch USD

Tỷ trọng

Giá NK (US/T)

Kim ngạch USD

Tỷ trọng

Giá NK (US/T)

1 Trung Quốc 7.195.103 3,99 1.078 19.188.713 8,53 1.316

2 Inđônêxia 5.708.115 3,17 941 14.804.749 6,58 962

3 Pakistan 45.983.170 25,52 1.480 45.304.840 20,15 1.884

4 Nga 27.385.977 15,20 1.252 21.614.800 9,61 1.555

5 Mỹ 5.766.424 3,20 264 9.015.409 4,01 1.099

Tổng cộng 180.219.082 224.847.071

26 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

PHẦN 2.KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

27NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CÀ PHÊ

1.1. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp cà phê

Số liệu cuộc khảo sát cho thấy, việc tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp về cơ bản là không khó khăn. Đối với việc tiếp cận vốn từ nguồn vốn chính thức thì 83% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận vốn là bình thường, 6% trả lời rất thuận lợi, 11% trả lời khó khăn và không có doanh nghiệp nào cho rằng tiếp cận vốn từ nguồn chính thức là rất khó khăn. Tương tự, đối với việc tiếp cận vốn phi chính thức, 56% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận vốn phi chính thức ở mức bình thường, 33% doanh nghiệp cho rằng nguồn vốn phi chính thức tiếp cận khó khăn.

90% các doanh nghiệp đánh giá lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân luôn khó khăn hơn so với doanh nghiệp Nhà nước. Sự không bình đẳng trong ưu đãi tín dụng giữa các doanh nghiệp gây ra những cản trở kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ các điều kiện vay vốn khó khăn hơn mà ngay cả khi đáp ứng được các điều kiện vay vốn thì thủ tục vay vốn cũng rất phiền hà (10% và 60% doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn đồng ý và đồng ý về điều này).

Bảng 3. Tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp chuỗi cà phê năm 2014

Nguồn: Theo số liệu thống kê của UN comtrade

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Bình thường

Khó khăn

Rất khó khăn

1. Vốn từ nguồn chính thức 6% 0% 83% 11% 0%

2. Vốn từ nguồn phi chính thức 0% 11% 56% 33% 0%

Bảng 4. Đánh giá tình hình vay vốn của doanh nghiệp cà phê tại địa phương

Nguồn: Theo số liệu thống kê của UN comtrade

Hoàn toàn

đồng ý

Đồng ý

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

DN không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp 90 0 10 0

Lãi suất và các điều kiện cho vay đối với DN tư nhân luôn khó khăn hơn so với DNNN 10 90 0 0

Thủ tục vay vốn rất phiền hà 10 60 30 0

Việc bồi dưỡng cho cán bộ ngân hàng để được vay vốn là phổ biến 0 20 60 20

28 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1.2. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chế biến cà phê

So với công nghệ chung của những nước chế biến cà phê trên thế giới, phần lớn công nghệ của các doanh nghiệp trong nước đang sử dụng lạc hậu hơn. 63% doanh nghiệp đánh giá trình độ công nghệ là thấp hơn, chỉ có 38% doanh nghiệp tự đánh giá là có trình độ công nghệ hiện đại ngang bằng so với thế giới, không có doanh nghiệp nào tự đánh giá công nghệ của mình là hiện đại hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Còn so với công nghệ chung ở trong nước, đa phần doanh nghiệp đều tự đánh giá trình độ công nghệ của mình ở mức trung bình. Như vậy, số doanh nghiệp sử dụng công nghệ trình độ cao ở trong nước là rất ít trong khi phần lớn các công nghệ trong các doanh nghiệp lại được đánh giá là lạc hậu so với thế giới.

Điều này cho thấy, trình độ công nghệ ở nước ta còn lạc hậu và cần phải được nâng cao hơn nữa để làm tăng chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thấy được điều này, 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu đầu tư cho công nghệ. Tuy nhiên, do những khó khăn về vốn (78% doanh nghiệp được hỏi cho rằng gặp khó khăn về vốn khi đổi mới công nghệ) nên các nhu cầu đầu tư cũng khác nhau: 40% doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ sẵn có và 60% doanh nghiệp có nhu cầu thay mới công nghệ.

Bảng 5. Đánh giá trình độ hiện đại công nghệ của doanh nghiệp ngành cà phê

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Cao hơn Ngang bằng Thấp hơn

So với công nghệ chung của thế giới 0% 38% 63%

So với công nghệ chung ở trong nước 0% 100% 0%

Bảng 6. Nhu cầu đầu tư cho công nghệcủa doanh nghiệp ngành cà phê năm 2014

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Không có nhu cầu Có nhu cầu (100 %)

0%Đổi mới CN sẵn có Thay Mới

40% 60%

29NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành cà phê gặp khó khăn chủ yếu xuất phát từ thiếu vốn. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn do những điều kiện ràng buộc như tài sản thế chấp, thủ tục cho vay… Những vấn đề khác như thủ tục chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực không phải là những cản trở lớn đối với doanh nghiệp ngành cà phê.

1.3. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp cà phê

Bảng 7. Các khó khăn khi đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ngành cà phê năm 2014

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra của nhóm tác giả

Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn

1. Vốn 11% 78% 11%

2. Nhân lực kỹ thuật 0% 10% 90%

3.Thủ tục chuyển giao công nghệ 0% 20% 80%

4. Khác _ _ _

Bảng 8. Năng lực liên kết của doanh nghiệp ngành cà phê

1. Doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô trong năm 2014 từ đâu

1. Trên địa bàn tỉnh 100%

3. Các vùng khác 0%

4. Các nước ASEAN 0%

5. Các nước ngoài ASEAN 0%

2. Doanh nghiệp có ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp nguyên liệu thô hoặc đầu vào trung gian ở trong nước hoặc nước ngoài không

1. Trong nước

a.Có 10%

b.Không 90%

2. Nước ngoài

a.Có 0%

b.Không 100%

30 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3. Số khách hàng thường mua sản phẩm do DN sản xuất trong năm

1. Chỉ một khách hàng 0%

2. Từ 2 đến 5 khách hàng 10%

3. Từ 6 đến 10 khách hàng 40%

4. Từ 11 đến 20 khách hàng 10%

5. Trên 20 khách hàng 40%

4. Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp

1. Cá thể/hộ gia đình 30%

2. Khách du lịch nước ngoài 0%

3. Cơ quan Nhà nước 10%

4. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 50%

5. Doanh nghiệp nhà nước 0%

6. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 10%

7. Doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam 0%

8. Khác 0%

5. Cơ cấu bán hàng năm 2014 của sản phẩm của doanh nghiệp (theo tỷ lệ %)

1. Cùng xã/phường 23.50%

2. Khác xã/phường cùng huyện/quận 18%

3. Khác huyện/quận,cùng tỉnh/thành phố 40.50%

4. Tỉnh/thành phố giáp ranh 11%

5. Tỉnh/thành phố khác (không giáp ranh) 7%

6. Ngoài Việt Nam 0%

6.Khoảng cách trung bình tới khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp

1. Từ 0 đến 5 km 0%

2. Từ 5 đến 10 km 10%

3. Từ 10 đến 20 km 10%

4. Từ 20 đến 50 km 60%

5. Từ 50 đến 100 km 10%

6. Từ 100 đến 250 km 0%

7. Từ 250 đến 500 km 10%

8. Trên 500 km 0%

31NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

7. Giá bán trung bình 1 đơn vị sản phẩm quan trọng nhất

1. Năm 2014 (nghìn đồng) 1312.50

2. Năm 2013 (nghìn đồng) 1213.33

8. Chi phí sản xuất trung bình 1 đơn vị sản phẩm quan trọng nhất

1. Năm 2014 (nghìn đồng) 1375

2. Năm 2013 (nghìn đồng) 1250

9. Ước tính tỉ lệ (%) trong tổng giá trị đầu ra của năm 2014

1. Sản phẩm trung gian 5%

2. Sản phẩm cuối cùng 95%

10. Tỉ lệ(%) trong tổng sản phẩm đầu ra của năm 2014 (theo doanh thu)

1. Bán tại Việt Nam 60%

2. Xuất khẩu 40%

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng kết quả khảo sát trên cho thấy: 100% các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thô từ địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, việc mua bán này hầu hết lại không được doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp. Đối với nhà cung cấp trong nước thì đến 90% doanh nghiệp thu mua không ký hợp đồng, chỉ có 10% doanh nghiệp được hỏi là ký hợp đồng. Như vậy, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp nguyên liệu rõ ràng là không chặt chẽ, gây ra tính bấp bênh cho nhà cung cấp đặc biệt là hộ gia đình trồng cà phê. Với doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy, 100% doanh nghiệp đều trả lời không ký hợp đồng dài hạn. Do vậy, không có tiêu chuẩn về chất lượng, nên doanh nghiệp trong nước không có những yêu cầu về chất lượng đối với hộ trồng cà phê. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao sản lượng xuất khẩu cà phê ở nước ta rất lớn nhưng chất lượng vẫn thấp.

Sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp chủ yếu được thu mua từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiếp đến là cá thể/hộ gia đình, rồi đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan Nhà nước. Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát năm 2014, 50% khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 30% là cá thể/hộ gia đình. Điều này có thể do hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều các quán kinh doanh cà phê nhỏ. Họ có thể mua các sản phẩm từ doanh nghiệp để bán trên thị trường hay dùng nó để kinh doanh các mặt hàng khác như thức uống. Chính vì vậy mà cá

32 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

thể/hộ gia đình đã trở thành nguồn khách hàng quan trọng của doanh nghiệp. Đa số các khách hàng của doanh nghiệp là cùng tỉnh/thành phố. Điều này cho thấy, thị phần của doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng thâm nhập thị trường còn yếu. Rất nhiều các doanh nghiệp còn rơi vào tình trạng thua lỗ. Năm 2014, chi phí sản xuất trung bình một đơn vị sản phẩm quan trọng nhất của doanh nghiệp cao hơn cả giá bán trung bình của đơn vị sản phẩm này (theo số liệu khảo sát thì chi phí trung bình là 1.375 nghìn đồng còn giá bán là 1.312,5 nghìn đồng). Việc tất cả các doanh nghiệp đều bán cho các trung gian thương mại trong nước mà không ký trực tiếp với các nhà nhập khẩu quốc tế cho thấy năng lực của các doanh nghiệp cà phê còn hạn chế, chưa ký kết hợp tác trực tiếp với các nhà rang xay lớn. Việc bán hàng thông qua trung gian sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như sự ổn định trong tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp.

Như vậy, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà cung nguyên liệu thô, đầu vào trung gian còn lỏng lẻo, chưa được hợp thức hóa bằng các hợp đồng dẫn đến tình trạng bấp bênh, bị ép giá tác động xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cũng chứng minh, việc quản trị trong các doanh nghiệp còn yếu kém.

1.4. Lao động tại các doanh nghiệp cà phê

So với tình hình chung của cả nước thì tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp cà phê cao hơn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp cà phê năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 28,2%, 39.98%, 42,57% (tỷ lệ này đối với cả nước là 16,8% năm 2012 và 18,2% năm 2013). Tuy nhiên, mức lương của lao động lại thấp hơn so với tiền lương lao động bình quân của cả nước: thu nhập bình quân tháng của lao động tính chung cho cả nước năm 2013 là 4,120 triệu trong khi đó năm 2014, thu nhập bình quân tháng của lao động ngành cà phê mới chỉ đạt 4,09 triệu đồng/ tháng. Thu nhập bình quân mỗi lao động có xu hướng tăng: từ 3 triệu đồng năm 2012 lên 3,94 triệu đồng năm 2013 và 4,09 triệu đồng năm 2014. Mức thu nhập không cao cộng thêm với việc không phải lao động nào cũng được hưởng phúc lợi lao động tối thiểu là được đóng bảo hiểm. Theo số liệu khảo sát, tỷ lệ lao động được đóng bảo hiểm chưa đến 70%. Cụ thể năm 2013 là 66,55%, năm 2014 là 69,82%.

Nhìn chung, thu nhập của lao động ngành cà phê còn thấp, các điều kiện về phúc lợi xã hội còn chưa được bảo đảm ngay cả đối với việc tối thiểu là được đóng bảo hiểm.

33NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Tỷ lệ lao động được đóng báo hiểm xã hội năm 2013 và 2014 sụt giảm mạnh do giá cà phê kỳ hạn trên thế giới đã có mức sụt giảm tồi tệ nhất trong vòng 2 thập kỷ do nguồn cung cà phê toàn cầu thặng dư trong bối cảnh một vụ mùa bội thu ở Brazil, nước trồng và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sơ chế cà phê của Việt Nam buộc phải giảm bớt lao động dài hạn và chủ yếu thuê theo hình thức mùa vụ (thuê theo ngày) nhằm giảm chi phí.

1.5. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê

Bảng 9. Đánh giá tình hình lao động của doanh nghiệp ngành cà phê

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Năm 2012 2013 2014

Tỷ lệ LĐ được đóng BH (%) 100 66,55 69,82

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (%) 28,20 39,98 42,57

Thu nhập bình quân/LĐ (Triệu đồng/tháng) 3,00 3,94 4,09

Bảng 10. Đánh giá Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ngành cà phê năm 2014, %

Rất thuận

lợi

thuận lợi

bình thường

khó khăn

rất khó

khăn

1.Tiếp cận vốn

Từ nguồn chính thức 5.56 0.00 83.33 11.11 0.00

Từ nguồn phi chính thức 0.00 11.11 55.56 33.33 0.00

2.Tiếp cận lao động (LĐ)

LĐ qua đào tạo 22.22 38.89 24.07 14.81 0.00

LĐ chưa qua đào tạo 60.61 21.21 12.12 6.06 0.00

3. Tiếp cận nguồn vật tư đầu vào

Nguồn vật liệu chính trong nước 62.50 37.50 0.00 0.00 0.00

Nguồn vật liệu chính nhập khẩu 0.00 25.00 50.00 12.50 12.50

4. Tiếp cận công nghệ mới

Công nghệ trong nước 15.38 69.23 15.38 0.00 0.00

Công nghệ nhập khẩu 0.00 37.50 37.50 25.00 0.00

34 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

5. Tiếp cận hạ tầng

Điện 40.00 40.00 20.00 0.00 0.00

Nước 42.86 28.57 28.57 0.00 0.00

Giao thông 44.44 33.33 22.22 0.00 0.00

Công nghệ thông tin 80.00 10.00 10.00 0.00 0.00

Mặt bằng sản xuất kinh doanh 10.00 70.00 20.00 0.00 0.00

6. Thủ tục hành chính

Quản lý của cơ quan hành chính nhà nước 0.00 10.00 80.00 10.00 0.00

Quản lý của cơ quan thuế 0.00 0.00 88.89 11.11 0.00

Quản lý của cơ quan hải quan 0.00 25.00 75.00 0.00 0.00

Tiếp cận với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Về môi trường kinh doanh, doanh nghiệp ngành cà phê nước ta hiện nay cũng có khá nhiều thuận lợi. Thuận lợi về tiếp cận lao động giá rẻ, nguồn vật tư đầu vào cho sản xuất. Nước ta vốn là một nước nông ngiệp với khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển cà phê, chính vì thế mà nguồn cung vật tư đầu vào cho các doanh nghiệp ngành cà phê rất rồi dào. Hầu hết, các doanh nghiệp đều đánh giá rằng việc cận nguồn vật liệu chính trong nước là thuận lợi và rất thuận lợi (tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá rất thuận lợi và thuận lợi lần lượt là 62,5% và 37,5% và không có doanh nghiệp nào đánh giá là khó khăn). Khí hậu nhiệt đới kết hợp với dân số đông (trên 80 triệu dân), lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và trình độ lao động còn thấp nên việc tiếp cận lao động giá rẻ của doanh nghiệp ít bị hạn chế. Có tới 60,61% doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận lao động chưa qua đào tạo là rất thuận lợi, 21,21% đánh giá là thuận lợi. Nếu như trước đây cơ sở hạ tầng còn thiếu, giao thông còn hạn chế thì cho tới nay cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rất nhiều ( không còn doanh nghiệp nào đánh giá việc tiếp cận cơ sở hạ tầng là khó khăn), công nghệ thông tin rất thuận lợi tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vật tư đầu vào, khách hàng...

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về vấn đề thủ tục hành chính nhất là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước. 100% doanh nghiệp cho rằng, việc tiếp cận các chính sách này là khó khăn. Còn

35NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

về các thủ tục hành chính khác như quản lý của cơ quan Nhà nước, quản lý của cơ quan Thuế, của cơ quan hải quan thì trên 75% doanh nghiệp đánh giá là bình thường, một số ít còn gặp khó khăn trong thủ tục hải quan và thuế. Kết quả này cho thấy, quản lý nhà nước về mặt thủ tục hành chính còn chưa tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Mặc dù, đã có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng để chính sách đó đến được với doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Đây là một vấn đề cần phải được khắc phục và thay đổi trong thời gian tới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Bảng 11. Đánh giá mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu cấp tỉnh của doanh nghiệp ngành cà phê 2014, %

Rất dễ Tương đối dễ

Có thể tiếp cận

Có thể, nhưng

khó

Không thể

Ngân sách của tỉnh 0 0 11,11 55,56 33,33

Các kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh 0 0 60 40 0

Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương 5,13 17,95 56,41 20,51 0

Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành 10,81 29,73 32,43 27,03 0

Các văn bản pháp luật cấp tỉnh 17,65 44,12 32,35 5,88 0

Các kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới 8,11 21,62 35,14 29,73 5,41

Các dự án đầu tư của Trung ương 5,56 19,44 22,22 41,67 11,11

Các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất 11,11 16,67 19,44 47,22 5,56

Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh 7,69 17,95 10,26 64,10 0

Các mẫu biểu thủ tục hành chính 13,89 41,67 33,33 11,11 0

Thông tin về các thay đổi của các quy định về Thuế 14,71 55,88 11,76 17,65 0

36 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh của tỉnh 8,33 30,56 22,22 38,89 0

Công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh 35,90 38,46 12,82 12,82 0

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn với việc tiếp cận nguồn thông tin, tài liệu, đặc biệt với các thông tin về ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các dự án đầu tư của Trung ương, các bản đồ và quy hoạch đất, các chính sách ưu đãi đầu tư và dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh của tỉnh. Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng các thông tin này có thể tiếp cận được nhưng khó là rất cao. Cao nhất là đối với việc tiếp cận thông tin về các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh (64,1% doanh nghiệp trả lời có thể tiếp cận nguồn thông tin này nhưng khó), tiếp đó là ngân sách cấp tỉnh (55,56%), các bản đồ và quy hoạch sử dụng đất (47,22%), các dự án đầu tư của trung ương (41,67%), các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (40%). Việc không có đủ các thông tin quan trọng này làm hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bản đồ quy hoạch và sử dụng đất, các chính sách ưu đãi đầu tư rồi dữ liệu doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh là nguồn thông tin đầu vào, giúp doanh nghiệp định hướng kế hoạch (về nguồn thu mua nguyên liệu, lựa vị trí, chiến lược để sản xuất kinh doanh...) trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn thì đều khó tiếp cận hoặc không thể tiếp cận. Việc thiếu các thông tin này làm cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành phải đầu tư khá nhiều thời gian khảo sát và đánh giá ban đầu, làm ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền sản xuất kinh doanh.

1.6. Vấn đề trong sản xuất của hộ gia đình trồng cà phê và người lao động

Với hộ gia đình trồng cà phê

Hiện nay trong sản xuất, có tới 97,5% hộ gia đình trồng cà phê gặp phải một trong nhiều khó khăn khác nhau trong việc sử dụng đầu vào và tiêu thụ trong quá trình sản xuất cà phê. Dưới đây là kết quả khảo sát những khó khăn trong khâu sản

xuất của hộ gia đình.

37NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy, đối với hộ gia đình các yếu tố quan trọng, hỗ trợ cho sản suất như máy móc thiết bị, đất sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật, thủy lợi... đều gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về máy móc thiết bị, thiếu đất sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật, thủy lợi khá cao lần lượt là: 53,85%; 51,28%; 48,72%; 43,59%;41,03%. Thực tiễn cho thấy tỷ lệ thiếu hụt các trang thiết bị, máy móc được trang bị cho các hộ nông dân trồng cà phê là rất cao, công nghệ còn lạc hậu. Khi gặp thời thiết khó khăn, việc sấy khô sản phẩm thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ gia đình có điều kiện thì có thể đem cà phê đến doanh nghiệp để sấy thuê còn các hộ không có điều kiện thì không sấy, dẫn đến việc chất lượng của cà phê giảm đáng kể. Chính vì vậy mà khó khăn chính của hộ gia đình trồng cà phê là vấn đề máy móc và thiết bị.

Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi đang gia tăng, đất trồng hiện tại bị bạc màu (35,9% hộ gia đình gặp vấn đề khó khăn về đất bạc màu xói lở), để duy trì sản lượng, tăng thu nhập nhu cầu về đất đai càng trở nên bức thiết (51,28% số hộ khảo sát bị thiếu đất sản xuất). Như ta thấy, việc thu mua cà phê sau thu hoạch giữa doanh nghiệp và người cung cấp rất ít trường hợp có hợp đồng. Vì thế được mùa thì giá cà phê lại giảm do bên thu mua ép giá, người nông dân phải tự tìm

Bảng 12. Đánh giá các khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình

STT Các loại khó khăn, thiếu thốn

1 Giống cây trồng 17,95%

2 Phân bón 7,69%

3 Thuốc trừ sâu 7,69%

4 Thuế 0%

5 Thủy lợi (tưới, tiêu) 41,03%

6 Thiếu lao động 10,26%

7 Thiếu đất sản xuất 51,28%

8 Đất bạc màu, xói lở 35,9%

9 Tiêu thụ sản phẩm 48,72%

10 Thiếu vốn đầu tư 10,26%

11 Thiên tai 30,77%

12 Dịch bệnh 7,7%

13 Kỹ thuật 43,59%

14 Máy móc thiết bị sản xuất 53,85%

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

38 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

cách tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, có tới 48,72 % hộ gia đình khảo sát gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, rất nhiều hộ gặp khó khăn về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch sản phẩm làm chất lượng cà phê thấp không đạt tiêu chuẩn cao (43,59% hộ khảo sát gặp khó khăn ở khâu này).

Việc tìm giải pháp khắc phục khó khăn đối với các hộ là rất cần thiết. Tuy nhiên, hỗ trợ khắc phục này lại ít thuộc về Nhà nước. Hỗ trợ khắc phục khó khăn của chính quyền xã/phường, các đoàn thể/hội ở địa phương, các cán bộ kỹ thuật/nhà khoa học chiếm tỷ lệ rất nhỏ, lần lượt là (12,5%; 5%; 7,5%). Nếu nhận được hỗ trợ thì chủ yếu là hỗ trợ của các doanh nghiệp ( 40% hộ gia đình khảo sát nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp) hoặc hộ gia đình phải tự tìm cách khắc phục. Như vậy, có thể nói các chính sách của Nhà nước còn chưa mang lại hiệu quả trong việc tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất của hộ gia đình. Dưới đây là bảng đánh giá việc hỗ trợ trong ba năm trở lại đây (2012-2014) của hộ gia đình được nhận hỗ trợ.

Các vấn đề khó khăn của hộ gia đình như vốn sản xuất, kỹ thuật, học nghề, giống, phần lớn được nhận hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Rất nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được (33,33% số hộ không vay vốn vì không biết vay ở đâu). Những hộ vay được vốn thì cũng chỉ vay được với lượng vốn rất hạn chế. Trung bình trong 3 năm, hộ gia đình vay từ nguồn tín dụng chính thức khoảng 2 lần với tổng số tiền khoảng 76,7 triệu đồng; từ hội/đoàn thể 1 lần với tổng số tiền khoảng 66,25 triệu đồng; từ nguồn phi chính thức 2 lần với tổng số tiền 45 triệu đồng.

Bảng 13. Hỗ trợ đối với gia đình trồng cà phê

Nhận hỗ trợ từ

Chính quyền xã, phường

Các đoàn thể, hội

ở địa phương

Doanh nghiệp

Cán bộ kỹ thuật/ nhà khoa học

Khác

Cho vay vốn sản xuất 20% 0% 80% 0% 0%

Tập huấn kỹ thuật trồng trọt 0% 0% 72,22% 27,78% 0%

Cho đi học nghề 0% 0% 100% 0% 0%

Giới thiệu nơi cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất

15,38% 0% 84,62% 0% 0%

Cung cấp giống 0% 27,28% 72,73% 0% 0%

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra của nhóm tác giả

39NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Nhờ năng suất cao nên dù giá cà phê có nhiều biến động nhưng nhìn chung so với chi phí sản xuất thì người trồng cà phê vẫn thu được lợi nhuận khá cao (cũng có thời điểm giá xuống thấp thì lợi nhuận thấp chứ không lỗ). So với những loại cây trồng khác thì thu nhập từ cây cà phê của các hộ nông dân là khá cao và ổn định, ít gặp rủi ro lớn. Cũng chính vì lợi nhuận cao và tính rủi ro thấp trong những năm vừa qua nên xu hướng gia tăng diện tích trồng cà phê đang dẫn tới tình trạng tăng diện tích vượt so với quy hoạch trồng cà phê ở cấp quốc gia.

Đối với người lao động

Đối với cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất cà phê, có tới 55,67% cá nhân tham gia vào khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch ( khâu không cần trình độ cao), 43,33% người lao động tham gia vào khâu chế biến, còn khâu quản lý thì hầu như không có. Cũng như doanh nghiệp, tỷ lệ được đóng bảo hiểm và ký hợp đồng dài hạn của lao động hầu như không có mà chủ yếu là ký hợp đồng theo mùa vụ. Điều này tạo ra tính bấp bênh cho người lao động. Tỷ lệ lao động được thỏa thuận theo mùa vụ cũng chỉ chiếm 53,33%. Lao động theo mùa vụ nên thu nhập của người lao động không cao. 100% lao động được khảo sát có thu nhập dưới 3 triệu đồng trên tháng. Chính vì vậy mà khi được hỏi về khả năng ổn định của công việc thì có tới 64,29% không đồng ý rằng công việc ổn định. Công việc bấp bênh nên người lao động có thu nhập thấp, ít được tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất (cá nhân đã tham gia chỉ chiếm 30%) nên cơ hội phát triển trong công việc còn thấp ( 46,43% lao động đồng ý là không có cơ hội phát triển triển trong công việc). Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người lao động tham gia sản xuất chưa được trả lương thỏa đáng. Do đó, 73,33% lao động có nhu cầu được cải thiện về thu nhập, 60% lao động có nguyện vọng chuyển nghề để nâng cao thu nhập và phù hợp với năng lực cá nhân. Bởi trình độ của người lao động trong ngành cà phê khá cao (76,92% cá nhân tốt nghiệp cấp 3 và 23,08% có trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học), trong khi thu nhập thấp lại bấp bênh và ít có cơ hội phát triển.

40 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Cũng giống như hộ gia đình, việc được tham gia các lớp đào tạo của người lao động lại không phải sự hỗ trợ của nhà nước mà chủ yếu là từ doanh nghiệp và tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tới 77,78% cá nhân tham gia đào tạo từ doanh nghiệp, 22,22% là tự học từ hộ gia đình và cá nhân có kinh nghiệm khác. Đào tạo từ chương trình khuyến nông hay các cơ sở chính quy hầu như không có.

Bảng 14. Các thông tin chính về tình hình lao động ngành cà phê năm 2014

1. Anh/Chị đã tham gia vào khâu nào trong sản xuất

1.Trồng/chăm sóc/thu hoạch 56,67%

2.Chế biến 43,33%

3.Quản lý 0,00%

2. A/C có được đóng bảo hiểm và ký hợp đồng dài hạn không

1.Có 0,00%

2.Không 46,67%

3.Thỏa thuận lao động theo mùa vụ 53,33%

3. Thu nhập bình quân theo tháng

1.Dưới 3 triệu đồng 100%

2.Từ 3 đến 5 triệu 0%

3.Từ 5 đến 10 triệu 0%

4.Trên 10 triệu 0%

4.Trình độ được đào tạo

1.Tốt nghiệp cấp 2 0,00%

2.Tốt nghiệp cấp 3 76,92%

3.Trung cấp/CĐ/ĐH 23,08%

4.Trên đại học 0.00%

5. A/C đã từng tham gia các hóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất chưa

1. Đã từng tham gia 30,00%

2. Đang tham gia 36,67%

3. Chưa từng tham gia 33,33%

6. Nếu đã tham gia thì được đào tạo bởi

1. Cơ sở đào tạo chính quy 0%

2. Doanh nghiệp 77,78%

41NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Để tạo ra nhiều việc làm ổn định với mức thu nhập cao cho người lao động trong ngành, doanh nghiệp ngành cà phê phải tham gia được vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng cà phê đó là chế biến cà phê hòa tan và cà phê bột. Chỉ khi thâm nhập được thị trường thế giới với những thương hiệu ổn định thì ngành cà phê mới tạo ra nhiều việc làm trình độ cao thay vì lao động làm việc chủ yếu theo mùa vụ và lao động giản đơn như hiện nay.

2. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao su

2.1. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp cao su

Trong năm 2014, có đến 55% doanh nghiệp cho biết tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức rất thuận lợi/thuận lợi, khoảng 24% doanh nghiệp trả lời tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức bình thường và 15% doanh nghiệp tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức gặp khó khăn. Như vậy, một tỷ lệ tương đối lớn doanh nghiệp còn khó khăn khi tiếp cận đến nguồn chính thức.

3.Chương trình khuyến nông 0%

4.Tự học từ các hộ Gđ và cá nhân có kinh nghiệm 22,22%

10. Anh/chị có nguyện vọng gì

1.Được ký hợp đồng dài hạn 0%

2.Được tham gia tập huấn và nâng cao tay nghề 0%

3.Được cải thiện về thu nhập 73,33%

4.Có cơ hội chuyển nghề để nâng cao thu nhập và phù hợp năng lực cá nhân 60,00%

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 15. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong ngành cao su, %

Tiếp cận vốn

Năm 2014

Rất Thuận

lợi

Thuận lợi

Bình thường

Khó khăn

Rất khó khăn

1/ Vốn từ các nguồn chính thức 10 45 23,75 15 6,25

2/ Vốn từ các nguồn phi chính thức 2,5 17,5 15 25 40

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

42 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

2.2. Năng lực công nghệ chế biến của các doanh nghiệp cao su

Về tiếp cận công nghệ mới, dường như doanh nghiệp trong ngành cao su không gặp khó khăn đáng kể. Phần lớn doanh nghiệp, khoảng 81% cho biết thuận lợi/rất thuận lợi khi tiếp cận công nghệ mới trong nước, 7,5% doanh nghiệp cảm thấy bình thường trong việc tiếp cận công nghệ mới trong nước.

Đối với tiếp cận công nghệ mới nhập khẩu, có 32,5% doanh nghiệp cho biết gặp thuận lợi hay rất thuận lợi trong việc tiếp cận công nghệ mới nhập khẩu, 35% doanh nghiệp cảm thấy bình thường và chỉ 2,5% doanh nghiệp thấy khó khăn.

Để tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng so với trình độ công nghệ chung của thế giới, không doanh nghiệp nào cho biết trình độ của doanh nghiệp cao hơn, có đến quá nửa doanh nghiệp nhận thấy trình độ công nghệ của doanh nghiệp ngang bằng so với trình độ công nghệ chung của thế giới (54%), khoảng 24% doanh nghiệp thấy thấp hơn và 22% doanh nghiệp không trả lời.

Bảng 16. Tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp năm 2014, %

Tên chỉ tiêu

Năm 2014

Rất Thuận

lợi

Thuận lợi

Bình thường

Khó khăn

Rất khó khăn

4. Tiếp cận công nghệ mới

1/ Công nghệ trong nước 10 71,2 7,5 0 0

2/ Công nghệ nhập khẩu 2,5 30 35 2,5 0

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 17. Doanh nghiệp cao su tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng so với trình độ công nghệ chung của thế giới

Trình độ công nghệ so với thế giới Tỷ lệ (%)

Cao hơn 0

Ngang bằng 53,75

Thấp hơn 23,75

Không trả lời 22,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra của nhóm tác giả

43NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 18. Doanh nghiệp cao su tự đánh giá về công nghệ đang sử dụng so với trình độ công nghệ chung ở trong nước

Trình độ công nghệ so với trong nước Tỷ lệ (%)

Cao hơn 15

Ngang bằng 78

Thấp hơn 0

Không trả lời 7

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra của nhóm tác giả

Còn khi đánh giá về công nghệ đang sử dụng so với trình độ công nghệ chung ở trong nước, cũng chỉ 15% doanh nghiệp cho biết trình độ công nghệ họ đang sử dụng cao hơn, và 78% doanh nghiệp cho biết trình độ công nghệ đang sử dụng ngang bằng. Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam sử dụng công nghệ không chênh lệch nhau nhiều lắm.

Trong 3 năm 2012, 2013 và 2014, có đến 73% doanh nghiệp trong mẫu điều tra cải tiến công nghệ sẵn có nhằm cải thiện kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, có 20% doanh nghiệp thay mới, và 7% doanh nghiệp không trả lời. Điều đáng nói là kể từ năm 2012 giá cao su đi xuống đã buộc nhiều doanh nghiệp trong ngành cao su phải cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, không chấp nhận sử dụng công nghệ lạc hậu sản xuất mủ cao su thô và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Một số doanh nghiệp đã cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi loại sản phẩm để có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính hơn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản với giá trị gia tăng cao hơn.

Trong bức tranh chung của doanh nghiệp cao su Việt Nam, khi mà số doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ (R&D) tương đối thấp thì có đến một nửa doanh nghiệp của ngành cao su trong mẫu có hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ là một tín hiệu tích cực, cho thấy triển vọng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su nước ta. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động R&D cao nhưng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp cao su thấp hơn hoặc chỉ ngang bằng so với trình độ thế giới cho thấy hiệu quả hoạt động R&D chưa thực sự cao. Có lẽ các doanh nghiệp cao su nước ta đang cải tiến công nghệ ở quy mô nhỏ với mức độ vừa phải, chưa tạo nên được những thay đổi thực sự về “chất” trong hoạt động sản xuất cao su. Điều này có liên quan rất lớn đến yếu tố vốn như sẽ đề cập dưới đây.

44 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 19. Tỷ lệ doanh nghiệp có các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ

Hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ Tỷ lệ (%)

Có 50

Không 25

Không trả lời 25

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra của nhóm tác giả

Bảng 20. Đánh giá mức độ khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, %

Các khó khăn gặp phải Rất khó khăn Khó khăn Không

khó khănKhông trả lời

Vốn 32,5 60 5 2,5

Nhân lực kỹ thuật 0 12,5 70 17,5

Thủ tục chuyển giao công nghệ 2,5 20 60 17,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Những rào cản hay những khó khăn chính của doanh nghiệp khi họ đổi mới công nghệ là vốn, nhân lực kỹ thuật và thủ tục chuyển giao công nghệ.

Đối với thủ tục chuyển giao công nghệ, phần lớn các doanh nghiệp, chiếm 60% doanh nghiệp trả lời không gặp phải khó khăn, khoảng 22,5% doanh nghiệp gặp khó khăn và rất khó khăn trong thủ tục chuyển giao công nghệ nhằm đổi mới công nghệ.

Như vậy, việc tháo gỡ rào cản về vốn sẽ là bước đi quan trọng để cho doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cao su nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của ngành công nghiệp sản xuất cao su nước ta trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng và trước xu hướng giá mủ cao su đang giảm.

45NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 21. Địa bàn doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô (nguyên liệu chưa qua chế biến để sản xuất sản phẩm) trong năm 2014

STT Nguồn thu mua nguyên liệu Tỷ lệ trung bình (%)

1 Trên địa bàn tỉnh 80,3

2 Các vùng khác 12,9

3 Các nước ASEAN 6,3

4 Các nước ngoài ASEAN 0,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 22. Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp cao su

Tỷ lệ (%)

Cá thể/ hộ gia đình 18,4

Cơ quan nhà nước 6,1

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 28,6

Doanh nghiệp nhà nước 24,5

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 6,1

Doanh nghiệp ngoài quốc tế 4,1

Khác 12,2

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

2.3. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp cao su

Nhìn vào bảng dưới đây có thể thấy, phần lớn doanh nghiệp trong ngành cao su thu mua nguyên liệu trong nước. Có đến 80,3% doanh nghiệp cho biết thu mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, 13% doanh nghiệp mua, bán nguyên liệu với các doanh nghiệp tại vùng khác. Như vậy, có đến 93,2% doanh nghiệp có quan hệ mua, bán nguyên liệu trong nước, một tỷ lệ tương đối nhỏ, chiếm 6,3% có mua bán nguyên liệu với các nước trong khối ASEAN và chỉ có 0,5% doanh nghiệp có quan hệ mua bán với các nước ngoài ASEAN.

Về khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp và là khách hàng thường xuyên, 28.6% doanh nghiệp cho biết đó là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 24,5% là doanh nghiệp Nhà nước và 18% là bán cho các cá thể/hộ gia đình.

46 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 23. Thực trạng tiếp cận lao động của doanh nghiệp, %

Tiếp cận lao động

Năm 2014

Rất Thuận

lợi

Thuận lợi

Bình thường

Khó khăn

Rất khó khăn

1/ Lao động qua đào tạo 10 11,25 15 32,5 2,5

2/ Lao động chưa qua đào tạo 20 58,75 5 0 0

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

2.4. Lao động tại các doanh nghiệp cao su

Về tiếp cận lao động, phần lớn các doanh nghiệp trả lời cho biết gặp khó khăn/rất khó khăn trong việc tiếp cận lao động đã qua đào tạo (chiếm 35%), khoảng 21% doanh nghiệp cho biết rất thuận lợi/thuận lợi trong việc tiếp cận lao động đã qua đào tạo, và 15% doanh nghiệp trả lời bình thường. Đối với tiếp cận lao động chưa qua đào tạo, hầu hết các doanh nghiệp đều thấy thuận lợi/rất thuận lợi trong việc tiếp cận đến lao động chưa qua đào tạo, chiếm 79%. Chỉ có 5% doanh nghiệp trả lời bình thường và không có doanh nghiệp nào gặp khó khăn hay rất khó khăn trong tiếp cận đến lao động chưa qua đào tạo.

2.5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cao su

Bảng dưới đây cho thấy bức tranh tổng hợp về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, về tiếp cận cơ sở hạ tầng “cứng” như điện, nước, giao thông, công nghệ thông tin (internet, viễn thông), và mặt bằng sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cao su đều thấy thuận lợi/rất thuận lợi. 82,5% doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận đến dịch vụ điện, 77% doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến dịch vụ nước, 80% đến giao thông, 76% đến công nghệ thông tin và có đến 92% doanh nghiệp thấy thuận lợi trong việc tiếp cận đến mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặt ngược lại của thuận lợi là khó khăn thì chỉ có một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp (2,5%) cho biết thấy khó khăn khi tiếp cận đến dịch vụ nước và giao thông. Như vậy, tiếp cận đến cơ sở hạ tầng “cứng” không phải là vấn đề đối với các doanh nghiệp sản xuất cao su, hơn thế, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy thuận lợi/rất thuận lợi trong việc tiếp cận đến hạ tầng.

Thứ hai, liên quan đến tiếp cận thủ tục hành chính gồm có quản lý của các cơ quan

47NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 24. Tiếp cận cơ sở hạ tầng “cứng” và “mềm” năm 2014, %

Tên chỉ tiêu

Năm 2014

Rất Thuận

lợi

Thuận lợi

Bình thường

Khó khăn

Rất khó khăn

Tiếp cận hạ tầng

1/ Điện 20 62,5 10

2/ Nước 16,25 61,25 7,5 2,5 12,5

3/ Giao thông 18,75 61,25 6,25 2,5 11,25

4/ Công nghệ thông tin (internet, viễn thông) 37,5 38,75 1,25

5/ Mặt bằng sản xuất kinh doanh 27,5 65

Thủ tục hành chính

1/ Quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước 2,5 11,25 60 12,5 13,75

2/ Quản lý của cơ quan thuế 8,75 7,5 58,75 17,5 7,5

3/ Quản lý của cơ quan hải quan 5 8,75 47,5 5 33,75

4/ Tiếp cận với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước 18,75 13,75 35 15 17,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

hành chính Nhà nước, quản lý của cơ quan thuế, quản lý của cơ quan hải quan, và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước, không có nhiều doanh nghiệp cho biết gặp thuận lợi/rất thuận lợi trong tiếp cận đến cơ sở hạ tầng “mềm”, một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận đến các thủ tục hành chính. Điểm đáng chú ý nhất là 17,5% doanh nghiệp cho biết rất khó khăn trong việc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước.

2.6. Các yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở ngành cao su

2.6.1. Đối với doanh nghiệp

Như đã nêu trên, một trong những yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cao su là vốn. Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp sản xuất cao su không gặp phải những rào cản về nhân lực kỹ thuật, về nhập khẩu công nghệ mới, về tiếp cận thị trường. Các doanh

48 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 25. Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn tại địa phương, %

Loại dịch vụHoàn toàn

đồng ýĐồng ý Không

đồng ý

Hoàn toàn

không đồng ý

Không trả lời

Doanh nghiệp không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp

85 12,5 0 0 2,5

Lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân luôn khó khăn hơn so với DNNN

7,5 85 5 0 2,5

Thủ tục vay vốn rất phiền hà 0 42,5 40 10 7,5

Việc “bồi dưỡng” cho cán bộ ngân hàng để vay được vốn là phổ biến

5 20 62,5 10 2,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

nghiệp phần lớn là thiếu vốn. Nếu có vốn, họ sẽ giải quyết những khó khăn còn lại tốt hơn (chẳng hạn nhập khẩu công nghệ mới, nghiên cứu và triển khai, tìm kiếm và tiếp cận thị trường). Vì thế việc tìm hiểu kỹ hơn về yếu tố vốn sẽ rất cần thiết.

Về mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu của tỉnh, có một số điểm đáng lưu ý sau:

Thứ nhất, thông tin về ngân sách của tỉnh, có 36% doanh nghiệp trả lời cho biết có thể tiếp cận, 34% doanh nghiệp cho biết có thể tiếp cận nhưng gặp khó khăn và có 8% doanh nghiệp trả lời không thể tiếp cận, chỉ 2% doanh nghiệp đánh giá tương đối dễ tiếp cận. Như vậy, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó tiếp cận đến ngân sách của tỉnh.

Thứ hai, tài liệu về các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có 54% doanh nghiệp đánh giá có thể tiếp cận, 22% đánh giá có thể tiếp cận nhưng khó và chỉ 2% doanh nghiệp cảm thấy tương đối dễ tiếp cận.

Thứ ba, phần lớn các loại thông tin, tài liệu khác như liệt kê trong bảng dưới đây hầu hết các doanh nghiệp đều trả lời rất dễ, tương đối dễ hay có thể tiếp cận với tỷ lệ từ 51% cho đến 78%. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin, tài liệu quan trọng mà tương đối nhiều doanh nghiệp trả lời có thể tiếp cận nhưng khó như các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất (27% doanh nghiệp), các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh (18%), và các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của trung ương (17%).

49NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

STT Các loại thông tin, tài liệu Rất dễ Tương

đối dễ

Có thể tiếp cận

Có thể, nhưng

khó

Không thể tiếp

cận

1 Ngân sách của tỉnh 36 34 8

2 Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2 54 22

3Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương

15 21 25 17

4 Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành 26 20 23 9

5 Các văn bản pháp luật cấp tỉnh 27 22 29

6Các kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới

27 25 26

7 Các dự án đầu tư của Trung ương 18 19 39 2

8 Các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất 3 9 39 27

9 Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh 5 12 34 18 6

10 Các mẫu biểu thủ tục hành chính 26 42 10

11 Thông tin về các thay đổi của các quy định về Thuế 51 22 2 3

12Dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh của tỉnh

18 23 24 11 2

13Công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh

36 31 9 2

Bảng 26. Đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh của doanh nghiệp, %

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

2.6.2. Đối với người hộ gia đình và người lao động

2.6.2.1. Đối với người lao động:

Trong mẫu khảo sát, 100% người lao động tham gia khảo sát tham gia vào nhiệm vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch. Tại các công ty cao su, chủ yếu lao động làm trong khâu trồng cao su, chăm sóc và thu hoạch cao su. Đây là nhóm đối tượng

50 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 27. Tỷ lệ tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất

Tham gia khóa huấn luyện về kỹ thuật sản xuất Tỷ lệ (%)

Đã tham gia 63,33

Đang tham gia 6,67

Chưa từng tham gia 30

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 28. Nguyện vọng của người lao động thuộc ngành cao su

Nguyện vọng nghề nghiệp Tỷ lệ (%)

Được ký hợp đồng dài hạn 0,0

Được tham gia tập huấn và nâng cao tay nghề thường xuyên 0,0

Được cải thiện về thu nhập 43,3

Có cơ hội chuyển nghề để nâng cao thu nhập và phù hợp với năng lực cá nhân 36,7

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Về đánh giá người lao động cho tình trạng việc làm hiện tại, nói chung người lao động có cái nhìn không mấy tích cực. Chẳng hạn khi được hỏi có đồng ý với nhận định công việc hiện tại là ổn định, chỉ có 3,3% người trả lời hoàn toàn đồng ý, đến 50% đồng ý một phần và 46,7% người lao động không đồng ý. Cùng với đó là áp lực về thời gian lao động, sản xuất, nhất là hoạt động chăm sóc và cạo mủ cây cao su phải rất vất vả, nhiều thời điểm làm việc vào ban đêm. Nguyện vọng lớn nhất của người lao động là được cải thiện về thu nhập và có cơ hội chuyển nghề để nâng cao thu nhập và phù hợp với năng lực cá nhân.

khai thác để xem xét về thu nhập và các vấn đề an sinh xã hội. Trong số người lao động được phỏng vấn, có tới 93,33% người lao động không được đóng bảo hiểm và ký hợp đồng dài hạn, tỷ lệ còn lại 6,67% lao động là thỏa thuận lao động theo mùa vụ, và không người lao động nào cho biết được ký hợp đồng dài hạn và được đóng bảo hiểm.

Trong số người lao động được phỏng vấn, có đến 63,33% người lao động đã tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật sản xuất, có 6,67% người lao động đang tham gia và có đến 30% người lao động chưa từng tham gia.

51NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 29. Những khó khăn hộ gia đình gặp phải

Stt Vấn đề khó khăn trong sản xuất Tỷ lệ (%)

1 Thiếu đất sản xuất 52,5

2 Đất bạc màu, xói lở 47,5

3 Tiêu thụ sản phẩm 40

4 Thiên tai 40

5 Máy móc thiết bị sản xuất 40

6 Thủy lợi (tưới, tiêu) 37,5

7 Kỹ thuật 37,5

8 Thiếu vốn đầu tư 27,5

9 Dịch bệnh 20

10 Phân bón 15

11 Thiếu lao động 12,5

12 Giống cây trồng 7,5

13 Thuốc trừ sâu 7,5

14 Thuế 0

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

2.6.2.2. Đối với hộ gia đình:

Các khó khăn mà nhiều hộ gia đình gặp phải gồm có: thiếu đất sản xuất (52%), đất bạc màu, xói lở (47%), thiên tai và tiêu thụ sản phẩm (đều có tỷ lệ hộ gia đình gặp phải là 40%), thủy lợi và kỹ thuật (37%).

Khi gặp các khó khăn, phần lớn hộ gia đình nhờ các doanh nghiệp (chiếm 30%). Các doanh nghiệp sẽ cung cấp giống cây trồng, hỗ trợ kỹ thuật, và thậm chí là vốn cho các hộ gia đình. Tiếp đến 12,5% hộ gia đình nhờ sự trợ giúp của các cán bộ kỹ thuật và các nhà khoa học.

52 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 30. Khi gặp khó khăn trong sản xuất gia đình thường nhờ ai giúp đỡ

STT Vấn đề khó khăn trong sản xuất Tỷ lệ (%)

1 Chính quyền xã, phường 7,5

2 Doanh nghiệp 30

3 Các đoàn thể, hội ở địa phương 7,5

4 Cán bộ kỹ thuật/ nhà khoa học 12,5

5 Khác (tự khắc phục, hoặc nhờ gia đình) 60

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 31. Các loại hỗ trợ quan trọng nhất để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập

Stt Các loại hỗ trợ quan trọng Điểm trung bình1

(trên thang từ 1-5)

1 Giới thiệu nơi cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất 2,375

2 Tập huấn kỹ thuật trồng trọt 2

3 Cho đi học nghề 2

4 Giới thiệu về thị trường tiêu thụ 2

5 Xây dựng thương hiệu 2

6 Cung cấp giống 1,67

7 Cho vay vốn sản xuất 1,25

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Đối với các hỗ trợ của Nhà nước, hộ gia đình nhận được hỗ trợ thông qua các doanh nghiệp và tập trung ở các khâu cung cấp giống, giới thiệu về thị trường tiêu thụ, tập huấn kỹ thuật trồng trọt.Theo các hộ gia đình, trong các loại hỗ trợ quan trọng nhất để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập, giới thiệu nơi cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất là quan trọng nhất, nhận được 2,4 điểm trung bình, tiếp đến là các loại hỗ trợ liên quan đến tập huấn kỹ thuật trồng trọt, cho đi học nghề, giới thiệu về thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu.

1 Lấy trung bình giản đơn từ điểm đánh giá của đối tượng phỏng vấn. Điểm càng cao thì tầm quan trọng của loại hỗ trợ càng lớn.

53NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 32. Đánh giá của DN về tiếp cận vốn từ các nguồn chính thức, %

Đánh giá Chè Trung bình ba ngành tham gia khảo sát

Rất thuận lợi 11,36 10,22

Thuận lợi 36,36 37,95

Bình thường 38,64 37,23

Khó khăn 13,64 14,6

Rất khó khăn 0

Tổng 100 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 33. Đánh giá của doanh nghiệp ngành chè về công nghệ đang sử dụng so với trình độ thế giới (%)

Chè Trung bình ba ngành

Cao hơn 0 0

Ngang bằng 58,97 61,54

Thấp hơn 41,03 38,46

Tổng 100 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

3. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp chè

3.1. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành chè

Từ kết quả điều tra mà nhóm nghiên cứu thực hiện cho thấy mức độ thuận lợi về tiếp cận vốn chính thức (quỹ xúc tiến, ngân hàng…) của doanh nghiệp thuộc cả ba ngành là ở mức trung bình khá. Trong đó 13,6% doanh nghiệp thuộc ngành chè trả lời gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn chính thức, thấp hơn mức trung bình khảo sát của cả ba ngành là 14,6%. Điều này cho thấy kết quả của việc nới lỏng điều kiện tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã có tác động nhưng chưa nhiều và chưa triệt để.

Trước đây, vốn phi chính thức được đánh giá là nguồn huy động chủ yếu của các doanh nghiệp khi cần tập trung đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay việc sử dụng nguồn chính thức đang dần dần thay thế nguồn phi chính thức. Điều này thể hiện một thị trường tài chính dần hoàn thiện hơn.

3.2. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè

54 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Kết quả thể hiện ở bảng 33 cho thấy: nhìn chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thuộc ngành Chè là ở mức ngang bằng và thấp hơn trình độ chung của thế giới. Điều này cũng là một minh họa tốt cho mô hình sản xuất của Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, khi giá trị gia tăng chưa nhiều, tham gia chưa sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo kết quả cho thấy, 58,97 % doanh nghiệp ngành chè đồng ý với nhận định cho rằng trình độ công nghệ của doanh nghiệp mình ngang bằng với trình độ công nghệ thế giới, thấp hơn mức trung bình của ba ngành. Và 41,03% số doanh nghiệp ngành chè cho rằng công nghệ mình đang sử dụng là thấp hơn trình độ công nghệ hiện nay trên thế giới. Có thể thấy một hiện tượng qua số liệu từ các phần phân tich các ngành cao su và cà phê: đối với ngành càng chế biến thô sơ thì mức độ đáp ứng về công nghệ càng lớn. Hay nói cách khác, nếu càng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất (yếu tố chế biến cao hơn), thì các doanh nghiệp Việt Nam càng thụt lùi về năng lực công nghệ). Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp thuộc ba ngành còn đang yếu.

Theo số liệu tự đánh giá, 100% các doanh nghiệp cho rằng năng lực công nghệ của doanh nghiệp mình là bằng hoặc hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, khi nhìn vào con số thống kê thì có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang “hài lòng” với trình độ công nghệ hiện tại của mình do đã đạt được mức ngang bằng (86,96%) hay thậm chí cao hơn (13,04%) so với các các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Điều này về dài hạn, sẽ đánh mất độ nhạy về nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp và đồng thời tăng mức độ rủi ro nếu có sự thay đổi đột biến về công nghệ trong lĩnh vực. Khi trình độ công nghệ không vượt trội, doanh nghiệp sẽ bị lún sâu vào đà rơi công nghệ và dễ dàng trở thành doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu trong hoàn cảnh như vậy.

Bảng 34. Đánh giá của DN về công nghệ đang sử dụng so với các DN trong nước (%)

Công nghệ DN đang sử dụng so với các DN trong nước là

Số % doanh nghiệp đồng ý với nhận định

Cao hơn 13,04

Ngang bằng 86,96

Thấp hơn 0

Tổng 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

55NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Về cơ bản, do thị trường công nghệ trên thế giới là tương đối phát triển, việc tiếp cận với công nghệ mới ngoại nhập là không khó khăn. Doanh nghiệp của ngành chè đánh giá mức độ thuận lợi ở mức khá cao (91,33% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng họ không gặp khó khăn và 50% trong số đó đánh giá ở mức thuận lợi và rất thuận lợi).

Trong ba nhóm yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực thay đổi công nghệ của doanh nghiệp là vốn, nhân lực kỹ thuật và thủ tục chuyển giao công nghệ thì nhóm yếu tố về trình độ lao động được đánh giá không phải là yếu tố gây cản trở chủ đạo. Trong khi đó, vấn đề về vốn được đánh giá là yếu tố cản trở chủ yếu. Chỉ có 6,25% doanh nghiệp thuộc ngành chè trả lời không gặp khó khăn trở ngại về vốn khi muốn thay đổi công nghệ. Bên cạnh đó, yếu tố vốn, yếu tố về thủ tục chuyển giao, mặc dù là thuận lợi hơn yếu tố vốn, cũng là một cản trở việc doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thay đổi công nghệ. Một trong những giải pháp mang tính chủ động của doanh nghiệp nhằm có được vị thế công nghệ cao hơn, mang tính cạnh tranh hơn đó là tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Bảng 35. Đánh giá của doanh nghiệp ngành chè về tiếp cận công nghệ mới nước ngoài (%)

Mức độ đánh giá Số % doanh nghiệp đồng ý với nhận định

Rất thuận lợi 2,86

Thuận lợi 42,86

Bình thường 45,71

Khó khăn 8,57

Rất khó khăn 0

Tổng 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 36. Đánh giá mức độ khó khăn của doanh nghiệp khi thay đổi công nghệ (%)

Đánh giá Số % doanh nghiệp đồng tình với đánh giá

1. Khó khăn về vốn

Rất khó khăn 29,17

Khó khăn 64,58

Không khó khăn 6,25

2, Khó khăn về nhân lực kỹ thuật

Rất khó khăn 0

56 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Theo kết quả khảo sát cho thấy, có 70% các doanh nghiệp tự đánh giá rằng mình có tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng các nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc thay đổi nhỏ (cải tiến, chỉnh sửa) nhằm phù hợp hơn với nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứ chưa thực sự là hoạt động nghiên cứu phát triển mang tính sáng tạo. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng ít tận dụng các mạng lưới nghiên cứu (trường đại học, viện nghiên cứu) để kết hợp, hợp tác thực hiện nghiên cứu và phát triển nhằm đẩy mạnh năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

3.3. Năng lực liên kết

Nhìn vào bảng dưới đây có thể thấy, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành chè mua bán nguyên liệu thô ở trong nước (đến 88,7% doanh nghiệp) trong đó: 69% doanh nghiệp cho biết thu mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh và 19,7% doanh nghiệp mua, bán nguyên liệu với các doanh nghiệp tại vùng khác. Kết quả khảo sát ghi nhận tỷ lệ tương đối nhỏ doanh nghiệp có hoạt động mua bán với doanh nghiệp nước ngoài (11,3%), trong đó: 8,5% có mua bán nguyên liệu với các nước trong khối ASEAN và chỉ có 2,8% doanh nghiệp có quan hệ mua bán với các nước ngoài ASEAN.

Bảng 37. Địa bàn doanh nghiệp mua/bán nguyên liệu thô (nguyên liệu chưa qua chế biến để sản xuất sản phẩm) trong năm 2014

STT Nguồn thu mua nguyên liệu Tỷ lệ trung bình (%)

1 Trên địa bàn tỉnh 69,0

2 Các vùng khác 19,7

3 Các nước ASEAN 8,5

4 Các nước ngoài ASEAN 2,8

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Khó khăn 13,95

Không khó khăn 86,05

3, Khó khăn về thủ tục chuyển giao công nghệ

Rất khó khăn 2,33

Khó khăn 23,26

Không khó khăn 74,42

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra của nhóm tác giả

57NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Kết quả khảo sát về lao động của các ngành cho thấy các doanh nghiệp có gặp những những khó khăn nhất định trong việc tuyển mộ lao động cho ngành. Điểm bình quân theo các tiêu chí trong bảng 39 cho thấy tất cả nhóm các đối tượng đều có đánh giá ở mức lớn hơn 2,5 nghĩa là có nhận định về mức độ khó khăn tiếp cận tới lao động, cả lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo. Mức độ khó khăn này với nhóm lao động chưa qua đào tạo cao hơn so với lao động đã qua

3.4. Vấn đề lao động ở các doanh nghiệp thuộc ngành chè

Về khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp và là khách hàng thường xuyên, 30,43% doanh nghiệp cho biết đó là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 26,09% là doanh nghiệp nhà nước và 15,22% là bán cho các cá thể/hộ gia đình, Khách du lịch nước ngoài chiếm 10,87% trong tổng số.

Bảng 38. Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp

Tỷ lệ (%)

Cà thể/hộ gia đình 15,22

Khách du lịch nước ngoài 10,87

Cơ quan nhà nước 4,35

Doanh nghiệp ngoài NN 30,43

Doanh nghiệp NN 26,09

Doanh nghiệp FDI 6,52

Doanh nghiệp nước ngoài 4,35

Khác 2,17

Tổng 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 39. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ khó khăn khi tiếp cận lao động

Tỷ lệ

1. Lao động đã qua đào tạo

Tỷ lệ DN trả lời (%) 55

Số điểm trung bình 2,54

2. Lao động chưa qua đào tạo

Tỷ lệ DN trả lời (%) 41,25

Số điểm trung bình 3,1

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

58 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Không đồng ý 2,04 10 0 2,04

Hoàn toàn không đồng ý

Tổng 100 100 100 100

2, Lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp ngoài NN luôn khó khăn hơn DNNN

Hoàn toàn đồng ý 8,,16 10 7,,69 8,,16

Đồng ý 87,76 90 87,18 87,76

Không đồng ý 4,08 0 5,13 4,08

Hoàn toàn không đồng ý

Tổng 100 100 100 100

3, Thủ tục vay vốn rất phiền hà

Hoàn toàn đồng ý 2,13 10 0 2,13

Đồng ý 48,94 60 45,95 48,94

Không đồng ý 40,43 30 43,24 40,43

Hoàn toàn không đồng ý 8,51 0 10,81 8,51

Tổng 100 100 100 100

4, Việc “bồi dưỡng” cho cán bộ ngân hàng để vay vốn là phổ biến

Hoàn toàn đồng ý 4,08 0 5,13 4,08

Đồng ý 20,41 20 20,51 20,41

Không đồng ý 63,27 60 64,1 63,27

Hoàn toàn không đồng ý 12,24 20 10,26 12,24

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

đào tạo (3,1% với 2,54%). Hai lý do khác nhau được giải thích cho hai nhóm lao động. Đối với nhóm lao động đã qua đào tạo, sự khó khăn chủ yếu là do số lượng lao động đã qua đào tạo ít hơn nhu cầu tuyển dụng và đôi khi, mức lương không đủ cạnh tranh nên các doanh nghiệp địa phương không giữ được các lao động này. Còn lao động không qua đào tạo có đặc thù công việc là mùa vụ, giản đơn, do vậy tính ‘di động’ và ‘nhảy việc’ của nhóm lao động này rất cao. Có rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ “lúc họ rỗi thì chúng tôi không cần và ngược lại”.

3.5. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp thuộc ngành chè

Bảng 40. Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình vay vốn ở địa phương (%)

59NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Các tiêu chí về mức độ tiếp cận thông tin % doanh nghiệp đồng ý với nhận định

1. Ngân sách của tỉnh

Rất dễ

Tương đối dễ

Có thể tiếp cận 39,58

Có thể, nhưng khó 45,83

Không thể tiếp cận 14,58

Tổng 100

2., Các kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh

Rất dễ

Tương đối dễ 2,04

Có thể tiếp cận 67,35

Có thể, nhưng khó 30,61

Không thể tiếp cận

Có thể thấy rất rõ ràng vấn đề tài sản thế chấp là trở ngại lớn nhấn của doanh nghiệp khi muốn tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. Trên 90% doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức độ quan trọng của tài sản thế chấp trong vay vốn. Khi phỏng vấn sâu một số doanh nghiệp, việc cần tài sản thế chấp để được vay vốn là điều bình thường, doanh nghiệp không có ý kiến gì, tuy nhiên việc định giá tài sản để được vay là một vấn đề hết sức “đau đầu” đối với doanh nghiệp. Các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải còn ở chỗ sự phân biệt đối xử giữa chủ thể sở hữu doanh nghiệp. Nhận xét chung cho rằng các doanh nghiệp nhà nước tiếp cận vốn tín dụng dễ hơn doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù các thủ tục vay và thái độ của cán bộ ngân hàng trong việc lập, xử lý hồ sơ vay của doanh nghiệp đã được cải thiện, nhưng kết quả của đợt khảo sát cũng vẫn cho thấy nội dung này cần tiếp tục phải được cải thiện để các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cả nguồn thu cho ngân sách. Việc tiếp cận các thông tin chung về các chủ trương, chính sách và chế độ của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng cần được đánh giá. Bảng 41 dưới đây mô tả tương đối kỹ lưỡng kết quả khảo sát.

Bảng 41. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu của tỉnh (%)

60 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Tổng 100

3., Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương

Rất dễ 15,52

Tương đối dễ 20,69

Có thể tiếp cận 43,1

Có thể, nhưng khó 20,69

Không thể tiếp cận

Tổng 100

4., Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành

Rất dễ 22,81

Tương đối dễ 26,32

Có thể tiếp cận 31,58

Có thể, nhưng khó 19,3

Không thể tiếp cận

Tổng 100

5, Các văn bản pháp luật cấp tỉnh

Rất dễ 21,43

Tương đối dễ 35,71

Có thể tiếp cận 35,71

Có thể, nhưng khó 7,14

Không thể tiếp cận

Tổng 100

6, Các kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới

Rất dễ 1,75

Tương đối dễ 28,07

Có thể tiếp cận 33,33

Có thể, nhưng khó 35,09

Không thể tiếp cận 1,75

Tổng 100

7, Các dự án đầu tư của Trung ương

Rất dễ 1,72

Tương đối dễ 20,69

Có thể tiếp cận 24,14

61NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Có thể, nhưng khó 48,28

Không thể tiếp cận 5,17

Tổng 100

8, Các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất

Rất dễ 1,79

Tương đối dễ 10,71

Có thể tiếp cận 44,64

Có thể, nhưng khó 41,07

Không thể tiếp cận 1,79

Tổng 100

9, Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh

Rất dễ 5,56

Tương đối dễ 12,96

Có thể tiếp cận 38,89

Có thể, nhưng khó 37,04

Không thể tiếp cận 5,56

Tổng 100

10, Các mẫu biểu thủ tục hành chính

Rất dễ 27,27

Tương đối dễ 54,55

Có thể tiếp cận 14,55

Có thể, nhưng khó 3,64

Không thể tiếp cận

Tổng 100

11., Thông tin về các thay đổi của các quy định về Thuế

Rất dễ 50,91

Tương đối dễ 34,55

Có thể tiếp cận 5,45

Có thể, nhưng khó 9,09

Không thể tiếp cận

Tổng 100

12. Dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh của tỉnh

Rất dễ 17,54

62 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Tương đối dễ 26,32

Có thể tiếp cận 28,07

Có thể, nhưng khó 26,32

Không thể tiếp cận 1,75

Tổng 100

13. Công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh

Rất dễ 39,66

Tương đối dễ 39,66

Có thể tiếp cận 12,07

Có thể, nhưng khó 8,62

Không thể tiếp cận

Tổng 100

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Kết quả khảo sát cho thấy nhóm thông tin: về chính sách đầu tư của tỉnh, các thông tin thay đổi về thuế, công báo, các văn bản pháp quy là có thể tiếp cận được. Kết quả này cũng phù hợp với các nhận định chung về “cải cách thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện tích cực môi trường kinh doanh”. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nhóm thông tin cụ thể, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc nếu khai thác được sẽ là cơ hội tốt để định hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: các số liệu về ngân sách tỉnh và tiếp cận ngân sách, các kế hoạch, dự án được triển khai tại địa phương, chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh,… thì vẫn nhận được đánh giá là chưa thuận lợi.

3.6. Các yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở ngành chè

3.6.1. Đối với doanh nghiệp

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhóm yếu tố về công nghệ, thị trường và vốn được các ngành đánh giá ở mức độ khác nhau. Bảng 42 mô tả sự lựa chọn của doanh nghiệp về tầm quan trọng của các yếu tố đã nêu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

63NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 42. Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành chè trong thời gian tới (% lựa chọn)

%

1. Đầu tư cho công nghệ 36,25

Nâng cao trình độ công nghệ 16,25

2. Đầu tư mở rộng thị trường 40

3. Tăng vốn 47,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 43. Khuyến nghị của doanh nghiệp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nguyện vọng của doanh nghiệp Điểm TB Tỷ lệ trả lời (%)

Tạo điều kiện cho DN tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp 4,34 72,5

Cải thiện cơ sở hạ tầng 2,31 72,5

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực 2,74 68,75

Nâng cao trình độ công nghệ 3,26 71,25

Đơn giản hóa thủ tục hành chính 3,65 72,5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Khi sắp xếp thứ tự ưu tiên của các yếu tố, ta thấy một số kết quả khá thú vị. Nhóm yếu tố công nghệ được đặt ở thứ tự ưu tiên thấp nhất so với nhóm yếu tố mở rộng thị trường và vốn. Lý thuyết về cạnh tranh cho thấy các yếu tố nhằm tăng cường nội lực của doanh nghiệp như công nghệ sẽ được đặt ưu tiên cao bởi lẽ về dài hạn, đây chính là yếu tố mang tính chất lực kéo bền cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính yếu tố công nghệ sẽ quyết định thị phần và quy mô tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp thuộc ba ngành của Việt Nam dường như xác định chưa trúng đích, họ tập trung nhiều vào yếu tố vốn và thị phần, là các yếu tố có thể tăng cao doanh thu trước mắt, nhưng không phải là doanh thu về lâu dài.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp các hỗ trợ của nhà nước, tổ chức ngành nghề là hết sức quan trọng. Bảng 43 mô tả các nguyện vọng của doanh nghiệp đối với việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hỗ trợ.

Về các lĩnh vực cần thiết mong muốn nhận được hỗ trợ nhằm cải thiện chất lượng và năng suất, cả ba nhóm ngành đều đồng quan điểm về mức độ ưu tiên như sau: thứ nhất: vốn, thứ hai: kỹ thuật sản xuất, thứ ba: giống, thứ tư: thị trường tiêu thụ, thứ năm: xây dựng thương hiệu (bảng 44)

64 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Bảng 44. Nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp ngành chè nhằm cải thiện chất lượng và năng suất

Hình thức hỗ trợ % Ưu tiên

Vốn 57.5 1

Kỹ thuật sản xuất 37.5 2

Giống 7.5 4

Xây dựng thị trường tiêu thụ 30 3

Xây dựng thương hiệu 5 5

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 45. Đánh giá các khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình trồng chè

STT Các loại khó khăn, thiếu thốn Ty lê

1 Giống cây trồng 20,90%

2 Phân bón 8,49%

3 Thuốc trừ sâu 6,89%

4 Thuế 0%

5 Thủy lợi (tưới, tiêu) 38,08%

6 Thiếu lao động 18,26%

7 Thiếu đất sản xuất 43,28%

8 Đất bạc màu, xói lở 35,7%

9 Tiêu thụ sản phẩm 58,9%

10 Thiếu vốn đầu tư 13,28%

11 Thiên tai 25,77%

12 Dịch bệnh 5,79%

13 Kỹ thuật 40,5%

14 Máy móc thiết bị sản xuất 50,85%

3.6.2. Đối với người lao động

Theo bảng kết quả dưới đây, trong tổng số 14 loại khó khăn mà nhóm nghiên cứu liệt kê, chỉ có khó khăn về thuế là các hộ gia đình không gặp phải. Điều này được giải thích đơn giản bởi các hộ gia đình trồng chè không thuộc đối tượng quản lý nhà nước của ngành thuế do vậy không phát sinh các khó khăn vướng mắc. Trong các khó khăn, cần phải nhấn mạnh các khó khăn chính yếu gồm: thủy lợi, tưới tiêu, thiếu đất sản xuất, chất lượng đất suy giảm, tiêu thụ sản phẩm, máy móc thiết bị sản xuất.

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

65NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Những khó khăn trở ngại này sẽ chưa thể được khắc phục trong tương lai bởi phần lớn đây đều là các yếu tố ngoại lai, khó có thể can thiệp và cải thiện được ở cấp độ hộ gia đình. Bảng 46 dưới đây cho thấy các hỗ trợ cho hộ gia đình chủ yếu đến từ doanh nghiệp, là đối tượng luôn sát cánh đồng hành với hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Bên cạnh đó, các hộ cũng đã và đang nhận được hỗ trợ từ chính quyền, hiệp hội và các cán bộ kỹ thuật/nhà khoa học.

Mặc dù vấn đề thiếu vốn đầu tư cho sản xuất ở các hộ trồng chè là không phổ biến. Tuy nhiên, khi có nhu cầu, mức vốn cần huy động theo các nguồn cũng tương đối đa dạng. Trung bình trong 3 năm hộ gia đình trồng chè vay từ nguồn tín dụng chính thức 2 lần với tổng số tiền khoảng 85,2 triệu đồng; từ hội/đoàn thể 1 lần với tổng số tiền khoảng 23,6 triệu đồng; từ nguồn phi chính thức 4 lần với tổng số tiền 77 triệu đồng. Thu nhập của người lao động ngành chè còn thấp và bấp bênh. Chính sách Nhà nước chưa hỗ trợ được cho lao động ngành này.

Bảng 46. Hỗ trợ đối với gia đình trồng chè

Nhận hỗ trợ từ

Chính quyền

xã, phường

Các đoàn thể, hội

ở địa phương

Doanh nghiệp

Cán bộ kỹ thuật/ nhà khoa học

Khác

Cho vay vốn sản xuất 20% 30% 50% 20% 0%

Tập huấn kỹ thuật trồng trọt 0% 0% 72,22% 27,78% 0%

Cho đi học nghề 0% 0% 100% 0% 0%

Giới thiệu nơi cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất

15,38% % 84,62% % %

Cung cấp giống 0% 27,28% 72,73% 0% 0%

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

Bảng 47. Tình hình lao động ngành chè

1. Anh/Chị đã tham gia vào khâu nào trong sản xuất

1.Trồng/chăm sóc/thu hoạch 56.67%

2.Chế biến 43.33%

3.Quản lý 0.00%

66 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

2. A/C có được đóng bảo hiểm và ký hợp đồng dài hạn không

1.Có 0.00%

2.Không 46.67%

3.Thỏa thuận lao động theo mùa vụ 53.33%

3. Thu nhập bình quân theo tháng

1.Dưới 3 triệu đồng 80%

2.Từ 3 đến 5 triệu 20%

3.Từ 5 đến 10 triệu 0%

4.Trên 10 triệu 0%

4.Trình độ được đào tạo

1.Tốt nghiệp cấp 2 46.00%

2.Tốt nghiệp cấp 3 36.92%

3.Trung cấp/CĐ/ĐH 13.08%

4.Trên đại học 0.00%

5. A/C đã từng tham gia các hóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất chưa

1. Đã từng tham gia 50.00%

2. Đang tham gia 36.67%

3. Chưa từng tham gia 13.33%

6. Nếu đã tham gia thì được đào tạo bởi

1. Cơ sở đào tạo chính quy 0%

2.Doanh nghiệp 78.78%

3.Chương trình khuyến nông 0%

4.Tự học từ các hộ Gđ và cá nhân có kinh nghiệm 21.22%

10. Anh/chị có nguyện vọng gì

1.Được ký hợp đồng dài hạn 33,72%

2.Được tham gia tập huấn và nâng cao tay nghề 30,66%

3.Được cải thiện về thu nhập 73.33%

4.Có cơ hội chuyển nghề để nâng cao thu nhập và phù hợp năng lực cá nhân

60.00%

Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra

67NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Tình trạng thu nhập thấp cho người lao động ở ngành chè cũng không khả quan hơn so với các ngành cao su và cà phê. Cũng được giải thích tương tự, thứ nhất, người lao động thuộc ngành này thuộc nhóm lao động giản đơn, thời vụ. Các lao động chủ yếu được hộ gia đình thuê mướn dưới hình thức hợp đồng thời vụ và không có hợp đồng lao động. Mặc dù lao động thuộc ngành chè đã và đang được cải thiện tay nghề và kỹ năng sản xuất nhưng tác động của việc được đào tạo tới cải thiện thu nhập vẫn chưa cao, 73,33% người lao động mong muốn được tiếp tục cải thiện thu nhập và đến 60% người lao động mong muốn chuyển nghề để có được mức thu cập cao hơn. Điều này là một thách thức đối với hoạt động sản xuất của các cơ sở và doanh nghiệp trồng và chế biến chè của Việt Nam. Với tính gắn kết ngành nghề không cao, làn sóng nhảy việc ra khỏi ngành chè sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu tại các địa phương xuất hiện ngành nghề kinh doanh mới (ví dụ như: có sự xuất hiện của một doanh nghiệp FDI thuộc nhóm thâm dụng lao động).

68 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

PHẦN 3. PHÂN TÍCH SWOT CHO BA NGÀNH VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

69NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1. NGÀNH CÀ PHÊ

70 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Điểm mạnh:

- Nhận thức và năng lực của các doanh nghiệp, hộ trồng cà phê trong chuỗi về sản xuất ngày càng được nâng cao.

- Khả năng tiếp nhận kỹ thuật từ kinh nghiệm chăm sóc cà phê của nông dân Việt Nam.

- Doanh nghiệp, hộ nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cà phê.

- Các điều kiện cho thực hiện sản xuất và chế biến cà phê tại Việt Nam được hội tụ khá đầy đủ.

Điểm yếu:

- Cam kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ còn yếu.

- Tư duy đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp ngành cà phê còn ngắn hạn. Chưa có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng thương hiệu cà phê cho riêng mình.

- Một số doanh nghiệp năng lực sản xuất kém, làm ăn chộp giật, sản xuất, thu mua cà phê không đảm bảo về chất lượng gây ảnh hưởng tới thị trường cà phê trong nước.

- Kết nối các hộ sản xuất theo nhóm với giá trị gia tăng cao hơn (sản xuất xanh, bền vững) vẫn khó khăn do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã trước đây và doanh nghiệp cam kết thu mua không thực sự ổn định.

Cơ hội:

- Xu hướng tiêu dùng cà phê trên thế giới vẫn cao, đặc biệt là cà phê được cấp chứng chỉ bền vững và đây là lợi thế đối với cà phê Việt Nam.

- Sự ủng hộ của nhà nước và chính quyền địa phương

71NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

trong việc nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt những ngành có giá trị xuất khẩu cao.

- Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt sắp tới tham gia vào TPP sẽ có nhiều lợi thế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê.

Thách thức:

- Diện tích nhỏ và phân tán. Hầu hết diện tích trồng cà phê đều thuộc tư nhân, hộ gia đình (chiếm tới 95%) và các thửa ruộng khá nhỏ (có tới 85% các mảnh ruộng trồng cà phê thuộc sở hữu tư nhân nhỏ hơn 1 ha). Hơn nữa, diện tích trồng cà phê thường thiếu tập trung và phân tán khắp nơi. Điều này rất khó khăn trong việc nâng cao lợi thế sản xuất theo qui mô và tính chuyên môn hóa ở trình độ cao.

- Thị trường tiêu thụ chủ yếu dựa vào cam kết mua hàng của các nhà rang xay lớn.

- Thiếu liên kết theo chiều ngang. Vẫn có sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các doanh nghiệp nội địa.

- Các doanh nghiệp cà phê ít đầu tư vào đổi mới công nghệ và khâu chế biến sâu do đòi hỏi vốn lớn và mất nhiều thời gian xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp đều khó tiếp cận vốn vay.

- Lao động trong ngành cà phê hầu hết tham gia vào những khâu sơ chế giản đơn do khâu chế biến sâu còn hạn chế.

1.2. CÁC HÀM Ý CHO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÀ PHÊ

Đối với cấp trung ương:

Nhà nước cần có chính sách tiếp tục hỗ trợ về nguồn vốn để các Viện nghiên cứu về cây cà phê tiếp tục lai tạo ra các giống cà phê mới có khả năng cho năng suất cao, chịu được hạn

72 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

hán, chín tập trung, có hương thơm phù hợp hơn với khẩu vị của người tiêu dùng nước ngoài; đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn với thời gian đủ dài để cho các hộ gia đình trồng cà phê tái canh những vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp sang trồng giống cà phê ghép vô tính cho năng suất cao.

Bộ Khoa học và Công nghệ: hỗ trợ vốn và thủ tục đơn giản giúp các doanh nghiệp cà phê, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến sau ngành cà phê đầu tư công nghệ sản xuất chế biến hiện đại của thế giới nhằm tạo ra những sản phẩm uy tín bởi hiện tại, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ngành cà phê hầu hết vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Mặt khác, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có điều kiện xây dựng thương hiệu sản phẩm đáp ứng được trên thị trường thế giới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần rà soát lại qui hoạch diện tích trồng cà phê và cần có những hành động cụ thể. Cần xác định qui mô diện tích bao nhiêu là phù hợp (không ảnh hướng tới lượng nước ngầm, không ảnh hưởng tới phá rừng, sinh thái). Để quản lý tốt diện tích qui hoạch hiện nay cần có nghiên cứu một cách khoa học nhằm khoanh vùng đối với những vùng thuận lợi và phù hợp để buộc các hộ gia đình phải tuân theo qui hoạch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có định hướng hình thành và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tập trung riêng đối với ngành cà phê theo mô hình khu công nghiệp sinh thái (khép kín từ khâu sơ chế tới khâu xử lý và tái chế chất thải cuối cùng là bã, chất thải cà phê) tại vùng Tây Nguyên nhằm thu hút các doanh nghiệp liên quan tới ngành này nhằm tạo sự liên kết và phối hợp tốt hơn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê. Việc hình thành khu công nghiệp tập trung chuyên ngành giúp tăng tính lợi thế theo qui mô cũng như sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Hơn nữa, việc tạo ra khu cụm sản xuất chế biến cà phê sẽ giúp các doanh nghiệp liên kết với nhau tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện tại, dù là vùng trồng cà phê của cả

73NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

nước và có sản lượng hàng đầu thế giới nhưng cả vùng Tây Nguyên lại chưa hình thành được một khu, cụm công nghiệp riêng đối với ngành cà phê.

Hiệp hội cà phê: Tiếp tục hỗ trợ chương trình tái canh cây cà phê già cỗi bằng các loại giống mới sử dụng ít nước tưới, cần ít phân hóa học và có khả năng kháng bệnh cao. Tăng cường nâng cao nhận thức về sản xuất cà phê xanh-sạch cũng như phối hợp với sở Nông nghiệp các tỉnh tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cà phê xanh. Hỗ trợ và phối hợp với doanh nghiệp nhằm tìm những thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm cà phê xanh-sạch nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.

Đối với các cấp chính quyền địa phương:

Cần chủ động định hướng cho các hộ gia đình nông dân có vườn cà phê diện tích nhỏ dưới 02 ha nằm liền kề thành lập tổ nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất cà phê. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân tham gia các chứng chỉ sản xuất cà phê bền vững nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng trồng cà phê, từ đó cải thiện chất lượng, năng suất và giá bán cà phê.

Các tỉnh vùng Tây Nguyên cần có sự liên kết chặt chẽ nhằm thống nhất về qui hoạch sản xuất cà phê, liên kết về cung cấp và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế trên thị trường quốc tế bởi Việt Nam là một trong những nước hàng đầu trong sản xuất và cung ứng cà phê. Bên cạnh đó, các tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận trao đổi giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh, giữa doanh nghiệp với hộ gia đình trồng cà phê nhằm tạo ra mối liên kết bền vững về nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng đầu cơ, ép giá trong quá trình tiêu thụ. Trao đổi thảo luận thường xuyên cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như tiếp cận vốn tín dụng, hạ tầng cơ sở, thủ tục hành chính,...

74 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Đối với các công ty kinh doanh, chế biến xuất nhập khẩu cà phê

Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia và trở thành thành viên của các chuỗi cung ứng cà phê của thế giới do các tập đoàn nông sản hàng đầu thiết lập. Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp cần có chiến lược và chính sách đầu tư dài hạn, có chiều sâu nhằm tham gia chế biến sâu và xây dựng các thương hiệu cà phê Việt Nam và giới thiệu, thâm nhập vào các thị trường quốc tế thay vì chỉ tập trung vào mảng sơ chế cà phê nhân xuất khẩu. Chỉ có tham gia chế biến sâu thì Việt Nam mới nâng cao được giá trị gia tăng của ngành cà phê cũng như tránh được rủi ro về giá do chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô.

Doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao và đầu tư mới công nghệ sản xuất nhằm phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khó tính như hiện nay, đồng thời chủ động cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về công nghệ và kỹ thuật sản xuất chế biến cà phê tại các tập đoàn cà phê quốc tế lớn trên thế giới.

Doanh nghiệp cần chủ động liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp cà phê chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, mới chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu cho ngành hàng cà phê. Các doanh nghiệp do hoạt động manh mún, thiếu liên kết và hợp tác, thậm chí có lúc cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam không thể cạnh tranh với các tập đoàn, công ty cà phê nước ngoài ngay chính thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường thế giới. Cà phê Việt Nam chưa có sản phẩm hoàn chỉnh mang thương hiệu quốc gia, chất lượng quốc tế để có thể sánh vai với các tên tuổi lớn thế giới như Starbucks, Nestle. Việt Nam có Cà phê Trung Nguyên, Cà phê Buôn Ma Thuột, Vinacafe Biên Hòa nhưng mới chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước và chỉ đơn thuần là thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của

75NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

doanh nghiệp, không mang tính đại diện cả ngành hàng cà phê. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự đồng thuận liên kết hợp tác với sự tổ chức của Hiệp hội cà phê nhằm tạo sự đồng thuận xây dựng nên thương hiệu quốc gia về cà phê, đại diện cho ngành cà phê Việt Nam cạnh tranh với thị trường cà phê thế giới.

Tích cực mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường ngách trên thế giới bởi cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được chỗ đứng do chưa tạo ra được thương hiệu cà phê uy tín trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp cà phê cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thị trường, tâm lý và sở thích của người tiêu dùng ở những thị trường mới. Tích cực tham gia các hội trợ, diễn đàn cà phê nhằm giới thiệu sản phẩm với thị trường thế giới.

Đối với hộ gia đình nông dân trồng cà phê:

Cần liên kết với các hộ gia đình liền kề để sản xuất chung, áp dụng chung một quy trình chăm sóc, thu hái và chế biến cà phê, đầu tư chung các thiết bị cơ giới đắt tiền như máy cày, máy xới, máy sấy, máy xay sát vỏ cà phê, máy đánh bóng hạt cà phê….v.v. nhằm tăng hiệu quả sản xuất theo qui mô từ đó giảm chi phí sản xuất, tạo ra cà phê chất lượng cao, bán giá cao.

Cần có kế hoạch tái canh những vườn cà phê già cỗi bằng các giống cà phê vô tính cho năng suất cao, chỉ tổ chức thu hái cà phê khi quả chín trên cành đã đạt tỷ lệ quy định.

Ký hợp đồng dài hạn cung cấp cà phê nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến cà phê với cam kết về giá bán và chất lượng. Tham gia các chương trình sản xuất cà phê bền vững nhằm nâng cao chất lượng cà phê cũng như giá bán cà phê.

Đối với người lao động trong ngành cà phê:

Tiếp tục nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi đối với với người lao động như tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật chăm sóc, ký hợp đồng lao động dài hạn giúp người lao động yên tâm làm việc cũng như thu nhập ổn định.

76 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

2. NGÀNH CAO SU

77NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

2.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Ngành cao su nước ta sẽ đối mặt với 2 xu hướng trái ngược nhau và xu hướng nào lấn át sẽ phụ thuộc vào quyết tâm cũng như hành động của lãnh đạo các công ty cao su và của các nhà hoạch định chính sách.

Thứ nhất, xu hướng nền kinh tế toàn cầu phục hồi tương đối rõ ràng, làm tăng nhu cầu cao su nước ta.

Thứ hai, tiêu dùng xanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường đang là một xu hướng trên thế giới, vì vậy đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành cao su thiên nhiên nước ta.

Thứ ba, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cao su thiên nhiên và giữa cao su thiên nhiên với các loại cao su sẽ ngày một gay gắt hơn, vì vậy nếu không thay đổi tổ chức sản xuất – kinh doanh, thay đổi công nghệ,… thì ngành cao su trong nước sẽ đứng trước những thách thức cạnh tranh rất lớn.

Thứ tư, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều kênh, nhiều cách thức khác nhau như hợp tác song phương, đa phương và khu vực. Sắp tới một số FTA quan trọng có thể được hoàn thành như FTA giữa Việt Nam và EU, TPP,…

Cơ hội cho ngành cao su:

- Do sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều cao su như ngành công nghiệp sản xuất ô tô, giao thông vận tải, xây dựng, y tế và hàng tiêu dùng, vì vậy đây là cơ hội tốt cho ngành cao su nước ta.

- Như trên đã nêu, tiêu dùng xanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường đang là một xu hướng trên thế giới, mở ra cơ hội cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên nước ta, tăng xuất khẩu cao su, mở rộng hoạt động sản xuất và tạo ra công ăn việc làm có thu nhập cho người dân các vùng có trồng cây cao su và tại địa phương có công ty cao su.

78 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

- Cây cao su được công nhận là cây đa mục tiêu vì thế Nhà nước sẽ có những chính sách thuận tiện để phát triển ngành cao su nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cơ hội đa dạng hóa thị trường và mở rộng xuất khẩu cho ngành cao su nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA), Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á (ARBC), Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) và tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quan trọng của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), Hiệp hội Cao su Trung Quốc. Điều này sẽ đem lại cho các công ty cao su nước ta nhiều thông tin thị trường, nhiều xu hướng tiêu thụ tiềm năng, tiếp xúc gần hơn và thấu hiểu hơn nhu cầu của khách hàng, để từ đó có thể mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

Thách thức đối với ngành cao su:

- Do cung cao su thiên nhiên đang vượt quá cầu, cộng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên, làm cho giá cao su không tăng và vẫn giữ nguyên mức giá thấp như hiện nay. Bên cạnh đó, cao su thiên nhiên còn phải cạnh tranh với các loại cao su khác như cao su nhân tạo tổng hợp từ dầu thô và cao su từ các cây khác. Thách thức này đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho ngành cao su nước ta, buộc ngành cao su nước ta phải tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí và cải tiến công nghệ.

- Do xuất khẩu một phần lớn mủ cao su thô sang thị trường Trung Quốc dễ tính nên các công ty cao su Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, chưa tạo ra được thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế, vì vậy khó thâm nhập được vào các thị trường

79NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

tiềm năng và đem lại giá trị gia tăng cao như Mỹ, EU, và Nhật Bản.

Nói tóm lại, xu hướng thị trường, công nghệ và ngành cao su nước ta trong thời gian sắp tới tạo nên cả những thách thức và cơ hội. Nếu tái cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm thì ngành cao su nước ta sẽ biến những thách thức thành những cơ hội, nếu không, ngành cao su sẽ đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn dưới áp lực của cạnh tranh, của nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và cải tiến công nghệ.

2.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su

Cao su là mặt hàng chủ lực của Tây Nguyên và đồng thời là một trong những sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu quan trọng của nước ta.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, đây là thị trường khá dễ tính và chủ yếu nhập khẩu cao su thô, yêu cầu chất lượng không cao. Vì vậy, giá trị gia tăng xuất khẩu cao su nước ta không thực sự lớn. Không nhiều doanh nghiệp thực sự đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường khó tính nhưng đem lại giá trị gia tăng cao tại EU, Mỹ hay Nhật Bản.

Trong bối cảnh giá cao su đang giảm, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đang gặp ít nhiều khó khăn thì việc đa dạng hóa thị trường, chuyển đổi chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu cao su trong chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò rất quan trọng. Điều này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của từng công ty mà còn cả nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương.

80 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam, bởi vì mẫu khảo sát ở đây tập trung chủ yếu vào khu vực Tây Nguyên nên chúng tôi nhấn mạnh vào các giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, khi xem xét bức tranh tổng thể ngành cao su Việt Nam, có thể thấy các khuyến nghị chính sách có thể áp dụng được cho các địa phương khác có mức độ tập trung trồng và sản xuất cao su lớn của cả nước.

Kiến nghị đối với cấp Trung ương:

+ Lựa chọn cao su là sản phẩm chủ lực và có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành cao su. Do đất đai Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng phù hợp với trồng cây cao su, nên cao su là một trong những sản phẩm lợi thế của vùng đất Tây Nguyên. Do đó, trong tương lai nếu lựa chọn những sản phẩm chủ lực để phát triển thì cao su sẽ nằm trong nhóm lựa chọn số một.

Một khi đã lựa chọn cao su là sản phẩm mũi nhọn thì chính quyền Trung ương và địa phương nên có các chính sách ưu tiên phát triển đúng mức để tạo thuận lợi cho ngành nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.

+ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành cao su: các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế, có vốn và có công nghệ, trong khi đó nhiều doanh nghiệp cao su trong nước thiếu cả năng lực tiếp cận thị trường quốc tế, nhất là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU, thiếu vốn và thiếu công nghệ, vì vậy Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hoặc gỡ bỏ các rào cản để doanh nghiệp FDI có thể đầu tư vào ngành cao su.

+ Nâng cao năng lực hội nhập cho ngành cao su. Trong thời gian vừa qua và sắp tới, nước ta sẽ hội nhập sâu hơn và

81NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh hội nhập khác nhau như song phương (FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA VN-EU), khu vực (ASEAN) và đa phương (TPP), mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường đa dạng hơn nhưng cũng cần sự hỗ trợ thông tin thị trường và khách hàng từ phía các cơ quan như Bộ Ngoại giao, VCCI, các Hiệp hội,… . Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những hình thức phổ biến thông tin khác nhau đến các doanh nghiệp cao su để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về thách thức cũng như cơ hội trong quá trình hội nhập.

+ Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch cây cao su trong thời gian qua còn một số bất cập. Rất nhiều hộ tiểu điền chuyển sang trồng cây cao su trong thời gian giá cao su cao nhưng lại có xu hướng chặt bỏ cây cao su trong thời gian giá cao su giảm hoặc không quan tâm đến việc chăm sóc cây cao su. Việc trồng, phá bỏ, và thiếu sự chăm sóc cây cao su tự phát của hộ tiểu điền hầu như không được quản lý bởi cơ quan chức năng tại địa phương. Ở đây, các sở cho biết đã có quy hoạch nhưng khi người dân “chạy” theo tín hiệu của thị trường thì các sở không có quy định và biện pháp chế tài để đưa hoạt động tự phát của người dân vào quy hoạch.

Bên cạnh việc quy hoạch cây cao su, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ hay thông tin để người dân yên tâm trồng cây cao su, hướng người dân đến tầm nhìn dài hạn chứ không chỉ ngắn hạn. Người dân trồng sau đó chặt cây cao su mỗi khi giá biến động lên xuống sẽ làm tăng chi phí trồng cây cao su, tăng chi phí sản xuất cao su và do đó làm giảm năng lực cạnh tranh cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế.

+ Hỗ trợ tiếp cận vốn: Công nghệ sử dụng trong ngành sản xuất cao su Việt Nam được coi ở mức trung bình so với thế giới, rào cản lớn nhất liên quan đến việc thực hiện đổi mới công nghệ là thiếu vốn. Vì thế, chính quyền Trung ương,

82 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

địa phương hoặc Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng như các hiệp hội liên quan có thể có cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, rẻ hơn trong quá trình nghiên cứu, đổi mới và cải tiến công nghệ.

Hỗ trợ tiếp cận vốn có thể thông qua nhiều cách thức đa dạng khác nhau như cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi hoặc vay vốn với các điều kiện ít khắt khe hơn; cho vay thông qua quỹ khuyến công hoặc các hình thức hỗ trợ vốn để nhập khẩu và cải tiến công nghệ khác.

Có lẽ, tiếp cận vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành cao su bên cạnh tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp được khảo sát kiến nghị cơ quan chính quyền trung ương và địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp, nhất là trong bối cảnh hiện nay giá cao su ở mức thấp.

+ Chính sách thuế: để nâng cao sức cạnh tranh của cao su nước ta trên thị trường quốc tế, Bộ Tài chính cần nghiên cứu để giảm thuế xuất khẩu để góp phần giảm giá bản sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của cao su nước ta trước các đối thủ nước ngoài.

Kiến nghị đối với cấp địa phương, Hiệp hội:

+ Về thông tin thị trường và chuyển hướng thị trường: trồng cây cao su, chế biến mủ cao su tại Tây Nguyên hiện nay có 2 thị trường tiêu thụ chính là bán trong nước và Trung Quốc. Cũng có các công ty xuất khẩu mủ cao su tại các thị trường khó tính khác ở Mỹ, Châu Âu nhưng tỷ trọng này vẫn còn rất nhỏ. Trong khi đó, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc, mặc dù đây là thị trường rất dễ tính, nhưng xuất khẩu sang thị trường này cũng trở nên khó khăn. Vì thế, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là rất quan trọng, nhưng điều này không phải dễ dàng, nó đòi hỏi nỗ lực từ chính bản thân từng công ty và đòi hỏi sự

83NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

hỗ trợ của chính quyền Trung ương cũng như địa phương trong việc tìm kiếm thị trường và kênh xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.

+ Về chủng loại sản phẩm cao su: cơ cấu và chủng loại sản phẩm cao su sơ chế của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của thế giới và cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến cao su trong nước. Hiện nay, ngành lốp xe tiêu thụ đến 70% sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới nhưng những chủng loại phù hợp cho ngành lốp xe như SVR 10 có tỷ lệ chưa cao và SVR 20, RSS 3 có tỷ lệ quá nhỏ trong cơ cấu sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam. Để có những thay đổi cơ cấu và chủng loại sản phẩm đòi hỏi có sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính quyền địa phương và các Hiệp hội trong việc nâng cao công nghệ, tìm kiếm thị trường và khách hàng tiềm năng, cùng với hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong ngành cao su.

+ Các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ để nâng cao trình độ công nghệ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực.

Kiến nghị cho doanh nghiệp:

+ Hiện nay xuất khẩu cao su của nhiều công ty cao su chủ yếu chất lượng ở mức vừa phải, dùng cao su để sản xuất các sản phẩm như săm lốp, bàn đạp xe,… nên rủi ro giá cả cũng rất lớn. Trong khi đó, xuất khẩu cao su chất lượng cao với giá rất cao cho các sản phẩm như làm găng tay y tế,… thì lại rất ổn định. Vì vậy, đi đôi với việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thì cũng cần đi đôi với việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

+ Trong chuỗi sản xuất cao su, các hộ tiểu điền cũng tham gia tương đối mạnh như trồng cây cao su, cạo mủ và bán mủ tươi cho các công ty cao su. Việc bán sản phẩm cho thị trường Trung Quốc không đòi hỏi chất lượng cao nên các công ty cao su trong nước không chú trọng đến khâu

84 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

giám sát chất lượng sản phẩm từ khi trồng đến khi bán. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh mạnh mẽ và tìm kiếm các thị trường khó tính hơn ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất cao su cần có sự giám sát chặt chẽ mọi quy trình sản xuất từ khâu giống, chăm sóc cây,… cho đến khâu có được sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình giám sát chặt chẽ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đồng đều, tạo sự tin cậy khi tìm kiếm các thị trường phi truyền thống đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe hơn nhưng đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước.

85NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3. NGÀNH CHÈ

86 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3.1. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ

Điểm mạnh:

Chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng, xuất phát từ nhận thức rõ cả về rủi ro, thách thức lẫn các cơ hội và tiềm năng của ngành nông nghiệp, trong đó có ngành chè.

Một số kết quả đạt được thông qua triển khai mô hình thí điểm kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đã bổ sung cho các điểm mạnh trong việc sản xuất và phát triển ngành chè, cụ thể là:

- Cơ bản hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật áp dụng quy phạm thực hành sản xuất tốt trong sản xuất chế biến và kinh doanh chè. Các cơ sở, hợp tác xã, các bên tham gia mô hình thí điểm đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cơ sở với sự phân công trách nhiệm rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai các hoạt động tập huấn, hướng dẫn áp dụng GPPs, kiểm tra giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm.

- Hình thành cơ cấu tổ chức (Tổ công tác) có sự tham gia của các bên từ tỉnh (Sở NN và PTNT), huyện (Trạm Thú y, Phòng NN..) đến cơ sở tham gia mô hình đảm bảo tính chất bền vững để triển khai thực hiện các hoạt động của mô hình thí điểm.

- Kết quả phân tích mẫu một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tại mô hình thí điểm đạt yêu cầu theo quy định.

Điểm yếu:

Sản xuất, chế biến chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, chưa hình thành nhiều vùng chè tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn nên việc tổ chức sản xuất và chứng nhận còn nhiều bất cập. Quy mô sản xuất, chế biến chè của

87NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Việt Nam hiện nay phần lớn là hộ gia đình, chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống, khả năng đáp ứng yêu cầu và kinh phí chứng nhận VietGAP còn hạn chế, khó khăn. Do thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chủ yếu là các sản phẩm đại trà, với mức giá trung bình, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chè chất lượng cao chưa nhiều, vì vậy các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư sản xuất theo quy trình được chứng nhận VietGAP.

Nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp, sản xuất nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 ha/hộ, sản xuất kém bền vững, thiếu các biện pháp bảo vệ chống xói mòn trên các nương chè, việc áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác hạn chế đã trở thành những vấn đề cấp bách hiện nay của ngành chè.

Người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt đã lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất dẫn tới nguy cơ nhiễm chất độc hại và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt quá cao là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của ngành chè và là rào cản lớn nhất để đưa sản phẩm chè vào thị trường thương mại quốc tế, nhất là đi vào các thị trường có hệ thống rào cản kỹ thuật được kiểm soát chặt chẽ và có tiềm năng giá trị gia tăng cao.

Nông dân trồng chè không quan tâm đến kỹ thuật thu hái và chất lượng nguyên liệu (hái chè dài, thu hái nguyên liệu bằng liềm, bằng máy hái cải tiến tăng khẩu độ,...) làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí đầu tư và nhân công trong quá trình chế biến, đồng thời cây chè bị khai thác kiệt quệ.

Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm thấp.

88 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Khâu chế biến:

Trình độ công nghệ chế biến thấp và còn nhiều bất cập, bên cạnh các nhà máy được đầu tư trang thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại là hàng loạt các nhà máy đầu tư không triệt để, thiết bị công nghệ chắp vá, lạc hậu. Cụ thể: Trong các nhà máy chè, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật ít, chủ yếu hộ sản xuất, chế biến; chè thủ công nhỏ lẻ; Giá bán thấp chỉ bằng 70-75% giá thế giới, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm hàng hóa chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, không có thương hiệu, sản phẩm còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp.

Nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến chè không được đào tạo bài bản, ít có thợ tay nghề cao.

Cơ hội:

Thị trường chè trong nước đã dần ổn định, thị hiếu người tiêu dùng đã được xác định và do vậy không dự báo có sự thay đổi đột biến giữa tỷ trọng tiêu thụ chè sản xuất trong nước và chè ngoại nhập tại thị trường tiêu thụ trong nước.

Xu hướng uống chè xanh và sử dụng các chế phẩm từ chè xanh cho mục đích dinh dưỡng, làm đẹp, chữa bệnh ngày một tăng. Sản phẩm chè xanh là một trong những sản phẩm truyền thống của sản xuất chè của Việt Nam do đó sẽ có cơ hội lớn hơn tham gia vào thị trường quốc tế nếu đáp ứng được các yêu cầu của bạn hàng. Cần phải lưu ý rõ rằng, các sản phẩm thuộc phân khúc này là sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhưng đồng thời cũng có các yêu cầu cao hơn sản phẩm chè nguyên liệu thông thường.

Thách thức:

Năng suất lao động thấp, diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến thu nhập của người dân trồng chè chưa

89NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

được đảm bảo, khó có cơ hội tái đầu tư vào cây chè. Thêm nữa, việc thiếu nguyên liệu, thiếu vốn để cải tiến máy móc, công nghệ theo chuẩn quốc tế cũng như thiếu chế tài quản lý về chất lượng càng khiến sản phẩm chè Việt dễ bị tác động theo nhu cầu của thị trường thứ cấp tại các cửa khẩu. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến cũng như thương hiệu chè Việt.

Tầm nhìn phát triển ngành chè về trung và dài hạn chưa rõ nét, định hướng của Chính phủ về phát triển ngành vẫn còn một số hạn chế, chưa giúp giải quyết được các vấn đề hiện còn đang tồn tại như:

- Chưa hình thành nhiều các liên kết ổn định giữa người sản xuất và người tiêu thụ, liên kết tổ hợp tác xã;

- Chưa có sự tham gia giám sát của cộng đồng trong toàn bộ chuỗi sản xuất;

- Chưa tuyên truyền và vận động mạnh mẽ về lợi ích của việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và trách nhiệm của các bên có liên quan (chất lượng cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, lợi nhuận đem lại);

- Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng cao (tạo phân khúc thị trường, phá triển hệ thống phân phối nông lâm thủy sản...).

- Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn dẫn đến đầu ra cho sản phẩm an toàn còn ít, từ đó tác động đến tâm lý và các quyết định của người sản xuất dẫn đến việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về sản xuất sản phẩm an toàn còn nhiều hạn chế. Hiện tại, việc quản lý trồng, chăm sóc và chất lượng của các sản phẩm nông thủy sản an toàn còn bị buông

90 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

lỏng, không kiểm soát; chưa có một quy trình thống nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, nên đã không thu hút được các doanh nghiệp và người nông dân cùng nhiệt tình tham gia hưởng ứng sản xuất sản phẩm nông thủy sản an toàn.

- Đầu tư hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông thủy sản an toàn còn hạn chế; một số tỉnh, thành phố có đề án, dự án nhưng đến nay chưa được UBND phê duyệt.Một số tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai chưa quyết liệt; mối quan hệ giữa các ngành nông nghiệp - thương mại - y tế chưa chặt chẽ, thường xuyên để hỗ trợ người làm tốt, phát hiện xử lý tổ chức, cá nhân làm chưa tốt. Đối với việc kiểm tra giám sát: chưa phân định rõ trách nhiệm kiểm tra giám sát, thiếu cả nhân lực, vật lực và chưa được thực hiện thường xuyên trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông thủy sản an toàn.

- Phân công kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước được phân công cho nhiều đơn vị tham gia (cắt khúc). Bên cạnh đó, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý an toàn thực phẩm thời gian qua làm giảm sút lòng tin người tiêu dùng. Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển chuỗi thực phẩm an toàn còn thiếu và chưa đồng bộ; nhất là chưa có cơ quan thống nhất trong cả nước về quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm. Trước tình hình thực tế nêu trên, thực trạng đáng báo động này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn nhằm giám sát, quản lý chất lượng, có thể dễ dàng truy xuất tận gốc sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai cần được thử nghiệm, sau đó tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trên diện rộng.

91NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

3.2. CÁC HÀM Ý CHO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ

Kiến nghị cho Nhà nước

Thứ nhất, tinh giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được xây dựng nhằm tạo hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động của từng ngành hàng. Hiện nay có tới 38 tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến sản xuất, chế biến chè đang có hiệu lực và 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất, chế biến chè còn hiệu lực và bắt buộc áp dụng.

Thứ hai, các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: (i) phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để thực hiện các mục tiêu quy hoạch; (ii) phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hệ thống logistics nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; (iii) giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; (iv) hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; (v) kết nối công nghiệp phục vụ nông nghiệp với sản xuất nông nghiệp theo liên kết “bốn nhà”; và (vi) mở rộng phương thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” và đối tác công tư, sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá.

Thứ ba, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chè theo Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Đề án nhằm nâng cao năng lực tổ chức khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo nhiệm vụ nghiên cứu phát triển giống cây trồng, kỹ thuật canh tác và sau thu hoạch. Đồng thời khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên liệu chè búp tươi gắn với các chứng chỉ, chứng nhận về phát triển bền

92 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

vững và an toàn thực phẩm (VIETGAP, UTZ, RAINFOREST ALLIANCE...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trồng trọt.

Đối với các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại) đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống, cần tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến theo từng quy mô,hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến tự công bố chất lượng sản phẩm, xử lý nghiêm minh mọi trường hợp sản xuất, chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ tư, các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến bao gồm những cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi các lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản như tổ chức đào tạo, liên kết giưã các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ. Trước mắt là thực hiện tốt Chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Dạy nghệ cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè. Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản sản phẩm chè. Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất.

Thứ năm, cần thay đổi cách tiếp cận về quy hoạch phát triển chỉ nhằm vào sản xuất, thay vào đó tập chung vào quy hoạch tổng thể theo định hướng phát triển ngành hàng. Phân bố lãnh thổ phát triển nông nghiệp chuyên canh ngành chè phải gắn với cụm ngành chế biến (bao gồm ngành chế biến và các ngành phụ trợ cho chế biến).

93NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Các chính sách đất đai đang được hoàn thiện chính sách trên cơ sở Luật Đất đai mới được Quốc hội thông qua, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân dồn điền, tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng sau:

• Công nhận thị trường giá trị quyền sử dụng đất, xây dựng các thể chế để thị trường vận hành công khai, minh bạch và có hiệu quả. Nới rộng hạn điền để khuyến khích tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất hàng hoá.

• Đơn giản hoá, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho cơ chế xin cho.

• Có chính sách hỗ trợ cho người có đất chuyển nghề khác để khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp ở nông thôn. Có quy định cụ thể cơ chế để nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng để thực hiện dự án (miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đầu tư kết cấu hạ tầng đối với những dự án đầu tư chế biến, bảo quản, công trình dịch vụ của các vùng liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng) cũng đang được hoàn thiện.

Rà soát, đánh giá lại khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, định hướng thu hút đầu tư, cải tạo các cơ sở chế biến chè hiện có để hình thành các nhà máy hiện đại, có công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ sáu, các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng được quy định theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 61/2011/NĐ-

94 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn GAP trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất, trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh; Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; và các chính sách hiện hành của nhà nước khác. Ngoài ra, thâm canh và nâng cao năng suất chè phục vụ xuất khẩu cũng thuộc diện ưu tiên trong thực hiện chính sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015.

Thứ bảy, Giải pháp về thị trường, Nhà nước cần lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Đầu tư và phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo hướng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho nông dân.

Cuối cùng là nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại hàng nông sản; điều hành quản lý xuất, nhập khẩu linh hoạt để vừa thực hiện đúng các cam kết với các tổ chức quốc tế và các quốc gia mà Việt Nam đã ký, vừa bảo vệ được sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

95NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

Kiến nghị dành cho Doanh nghiệp

- Tổ chức lại mạng lưới khuyến nông cho sản xuất chè của từng tỉnh và liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trên diện rộng (mạng lưới cấp liên tỉnh và cấp toàn quốc)

- Đào tạo nhân lực sản xuất chè sạch theo đúng tiêu chuẩn chất lượng (VietGap) của Việt Nam tiến tới hợp chuẩn chất lượng (GolbalGap) quốc tế. Bao gồm đào tạo mới, đào tạo chuyển giao công nghệ...

- Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp sản xuất chè nguyên liệu, cũng như doanh nghiệp chế biến chè.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến chè, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chè xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu.

- Gắn kết các doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, thực hiện đồng bộ các giải pháp (giống, canh tác, kiểm soát phân bón và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất có chứng nhận,...) để nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.

- Nâng cao chất lượng trong thu hái và bảo quản nguyên liệu chè búp tươi thông qua cải tiến đầu tư công nghệ, tập huấn kỹ thuật.

- Thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng chè xanh truyền thống, đầu tư công nghệ chế biến chè đen, các sản phẩm chè hương liệu có tỷ trọng tiêu thụ cao trên thế giới.

- Đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chè. Tăng tỷ lệ chế biến quy mô công nghiệp, giảm chế biến quy mô hộ để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Nhập khẩu chè nguyên liệu bán thành phẩm chất lượng cao để đấu trộn với chè sản xuất tạo sản phẩm

96 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

chế biến sâu phù hợp với thị hiếu của thị trường tiêu thụ có tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Xây dựng các mô hình sản xuất với quy mô từ 30- 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao với số lượng đủ lớn.

- Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất an toàn, xác định các mối nguy, đưa ra các giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy trong từng vùng sản xuất.

- Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng sử dụng công nghệ cao như các dây chuyền chế biến chè xanh cao cấp, chè ô long, chè đen CTC, đa dạng hoá các sản phẩm chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

- Mở rộng diện tích chè được thu hái bằng máy, sử dụng máy, công cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và đốn chè nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm như máy hút chân không, máy ủ hương, máy đóng gói nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất chè tập trung như hệ thống giao thông, hệ thống tưới nước, nhà sơ chế sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu của sản xuất an toàn, hiệu quả.

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè.

97NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

4. CÁC HÀM Ý CHUNG

Nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hộ gia đình, trong chiến lược phát triển bền vững các ngành sản xuất chè, cà phê, cao su nói riêng hay hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cần:

- Tạo sự bình đẳng trong tiếp cận vốn giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

- Giải quyết vấn đề định giá tài sản thế chấp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có đủ khả năng tiếp cận tới các chương trình tín dụng nhằm hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất.

- Cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước: thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, quy định tinh giản và hiệu quả; các hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thúc đẩy Đổi mới công nghệ

- Nâng cao hiệu quả Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

- Hỗ trợ tư vấn công nghệ thong qua các dự án hoặc các tổ chức hiệp hội.

- Lựa chọn tham gia các thị trường khó tính nhằm trực tiếp tạo ra sức ép tích cực đối với việc thực hiện đổi mới công nghệ.

Tăng cường hỗ trợ từ phía Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp: về giống cây trồng, thông tin thị trường (đầu vào, đầu ra), hỗ trợ kỹ thuật.

Chính phủ cần có sự chỉ đạo quyết liệt nhằm thực thi Quyết định 62 (2013) của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ.

98 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU

1. Báo cáo số 784/CB-NS ngày 28/5/2014 của Cục Chế biến nông lâm thủy

sảnvà nghề muối

2. Dự thảo Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thuỷ sản của Cục

Chế biến thương mại nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối (Tháng2/2014).

3. Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng

trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Thu Hường (2014), Nghịch lý ngành chè: Lời kêu cứu từ Top 5, Thời báo

kinh doanh, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014,

<http://cafef.vn/nong-thuy-san/nghich-ly-nganh-che-loi-keu-cuu-tu-

top-5-2014082816451048314ca52.chn>

5. Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (2011), Hồ sơ ngành hàng

chè, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

6. VITAS (2012), Tài liệu đào tạo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các

doanh nghiệp chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Chương trình

hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hội đồng Doanh nghiệp vì sựPhát triển Bền vững Việt NamWebsite: www.vbcsd.vn

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 4 3577 2700Fax: +84 4 3577 2699