24
Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 27 Cậu Ba xứ Tây Nhớ lại trước ngày ĐH6 ở Montréal, Điếc Con Ráy bạn ta rủ rê « qua Toronto cho biết rồi bay qua Washington DC. Obama có mời vô Toà Bạch Ốc uống bia ». Đã chưa ! Đã thiệt ! Chả biết Phủ có gửi gấm gì đặc biệt chăng mà xuống tới phi trường Washington DC vali (valise) đã bị rạch chỉ rất « khéo ». Thôi chuyện nhỏ. Có lẽ tin nhạn bay bị hiểu lầm là «đại bàng» đáp. Bỏ qua. Tiếp tục « kinh lý». Háo hức đến Phủ với sự hướng dẫn của Bác Sáu Lương CN17. Xa xa thấp thoáng thấy « Chòm Nhà Trắng », cả đoàn xông xáo rảo bước. Tới gần thì hỡi ơi! Cổng kín mít. Chông sắt tường cao mấy thước. Lại còn mấy tay an ninh tướng như hộ pháp nai nịch vũ khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách. Thông cảm cho Chicago gợn sóng vậy ». ĐCR bạn ta an ủi. Rồi khuyên nên vớt vát mấy tấm hình trước hàng rào Tòa Bạch Ốc gỡ vốn. Xong chạy xuống Virginia beach tắm biển xả « xui». Sau cùng dông về Canada phó hội và đành chờ dịp khác diện kiến Président. Phúc đâu chưa đến, lại « hoạ vô đơn chí ». Khi xuống phi trường. Cái vali mới mua thay thế lại bị rạch như kiểu mấy bà thử dưa hấu. Chơi như vậy chỉ có mục sư hay thiền sư mới thông cảm được, chứ phàm nhân dù lịch sự như Tây cũng không thể « ça va » được. Bia bọt đâu chưa thấy, lại tới hai cái vali bị soi. Thôi, từ nay nguyền « adieu xứ Cờ Hoa ». Nguyền như vậy. Nhưng khi Ông Thần Nước Mặn LHLT từ Ohio rò rĩ tin « ĐH7 ở Chicago kỳ này mình tổ chức trên tàu. Giá rẻ. Cha không đi uổng lắm ». Nghe rót sao giống y như mấy chục năm về trước vậy. Mấy chục năm trước Ông Thần «mời» Trần Giám đốc

Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 27

Cậu Ba xứ Tây

Nhớ lại trước ngày ĐH6 ở Montréal, Điếc Con Ráy bạn ta rủ rê « qua Toronto cho biết rồi bay qua Washington DC. Obama có mời vô Toà Bạch Ốc uống bia ». Đã chưa !

Đã thiệt ! Chả biết Phủ có gửi gấm gì đặc biệt chăng mà xuống tới phi trường Washington DC vali (valise) đã bị rạch chỉ rất « khéo ». Thôi chuyện nhỏ. Có lẽ tin nhạn bay bị hiểu lầm là «đại bàng» đáp. Bỏ qua. Tiếp tục « kinh lý». Háo hức đến Phủ với sự hướng dẫn của Bác Sáu Lương CN17. Xa xa thấp thoáng thấy « Chòm Nhà Trắng », cả đoàn xông xáo rảo bước. Tới gần thì hỡi ơi! Cổng kín mít. Chông sắt tường cao mấy thước. Lại còn mấy tay an ninh tướng như hộ pháp nai nịch vũ khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách. Thông cảm cho

Chicago gợn sóng

vậy ». ĐCR bạn ta an ủi. Rồi khuyên nên vớt vát mấy tấm hình trước hàng rào Tòa Bạch Ốc gỡ vốn. Xong chạy xuống Virginia beach tắm biển xả « xui». Sau cùng dông về Canada phó hội và đành chờ dịp khác diện kiến Président.

Phúc đâu chưa đến, lại « hoạ vô đơn chí ». Khi xuống phi trường. Cái vali mới mua thay thế lại bị rạch như kiểu mấy bà thử dưa hấu. Chơi như vậy chỉ có mục sư hay thiền sư mới thông cảm được, chứ phàm nhân dù lịch sự như Tây cũng không thể « ça va » được. Bia bọt đâu chưa thấy, lại tới hai cái vali bị soi. Thôi, từ nay nguyền « adieu xứ Cờ Hoa ».

Nguyền như vậy. Nhưng khi Ông Thần Nước Mặn LHLT từ Ohio rò rĩ tin « ĐH7 ở Chicago kỳ này mình tổ chức trên tàu. Giá rẻ. Cha không đi uổng lắm ». Nghe rót sao giống y như mấy chục năm về trước vậy. Mấy chục năm trước Ông Thần «mời» Trần Giám đốc

Page 2: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

28 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

vượt biên «Thầy không đi kỳ này uổng lắm ! » Để ăn chắc, Ông Thần mời Thầy ra Vũng Tàu rồi chỉ cái tàu to kình đậu mấp mé ngoài bãi. Thầy lặng thinh không nói không rằng. Về đến nhà mới thở phào mừng khỏe. Không phải vì mừng sắp thoát khỏi « thiên đường mù ». Mà bởi sợ gần chết : « ổng nói sẽ cướp cái tàu của công an biên phòng đó để đi ! ».

Lần này thì khác. Cùng là dân thuyền nhân « một lần đi (ghe) là một lần vĩnh biệt ». Nghe tới cái gì nổi trên mặt nước ; tàu, xuồng, bè là Cậu Ba đâm thụt … bước, chần chừ. Ông Thần thấy vậy bèn trấn an « Odyssey chắc ăn lắm ! Chứ không phải tàu vượt biên hồi trước đâu cha! Mở link ra mà coi nó bự cỡ nào». Oh, hấp dẫn, noble quá đi chứ ! Có lẽ (lại có lẽ) khi vượt qua ngưỡng sáu mươi, hình như mình hay quên, hoặc rộng lượng tha thứ hơn không? Vụ hai vali còn sờ sờ đó. Đã nói «adieu Mẽo quốc» rồi. Bộ quên sao?

Thật ra, ba chuyện lặt vặt này đã có bạn ta Đỗ Quốc Hy CN18 lo rồi cho nên Cậu Ba mới xí xóa đấy chứ. Bạn ta thuộc hàng thổ công ở Los phán ngon lành «Bác đem vali mua bên Tây về đi. Để cái mua ở đây, tớ kêu tụi nó đổi hết cho bác ». Thiệt vậy ư? Mà thôi, vali bị thọc te tua rồi vác về làm gì cho nặng gánh. Thế mà khi tới nhà được đâu hơn tuần, bạn ta phone báo « tụi nó hoàn tiền lại hết rồi ». Hay thật! Còn cái vali bên Tây cũng vậy. Khi đem ra tới tiệm, mấy cô nhân viên tươi cười vui vẻ hoàn tiền lại ngay. Ôi may mắn thay ! Gỡ gạc lại được hai cái vali nên Cậu Ba mới nguôi ngoai xóa lời « nguyền » đấy chứ. Thế là tháng tám tay kéo vali, lưng mang balô (ballot) hộ tống Bà Đầm nhà du Mỹ thêm một bận.

***

Máy bay đáp xuống Chicago O›Hare International Airport. Không cần “Thằng nhỏ chỉ đường”, bởi Đại Niên trưởng Sầm Bửu Sơn CN1 từng bị huốc, đổ mồ hôi vì chỉ dẫn

trời ơi của nó. Cứ theo cẩm nang của Niên trưởng ĐH Hổ mà rảo bước là ăn chắc. Ngó xuống đất, xong lại ngước lên trời, một hồi ra tới đường, leo lên bus. Vèo một cái đã về tới khách sạn. Ngay phóc. Thế mơi biết GPS sao bì kịp với cẩm nang Công Nghệ. GPS ra ngoài nó thấy đường mới chỉ, chứ bên trong phi trường thì nó « mù » !

Vào đến khách sạn, còn đang ngơ ngác, bỗng nghe nhạc nhiếc từng từng vang đâu đây. Bước vô phòng khánh tiết đã thấy Ông Thần Nước Mặn đang phát hỏa, xà quầng với dàn nhạc cụ, âm thanh, dây nhợ chở từ Ohio sang. Ngoài ra còn có TN Ẩn, SĐiền CN17 thuộc dân Miệt Dưới đang lui hui cùng BTC dựng Cờ, trương phù hiệu. Nghe nói đoàn karaOk này đã bay tới Toronto từ tuần trước và đã được ông bầu HQ tập tành cho ăn nhịp vô ra nhuần nhuyễn. Không khí chộn rộn không khác chi ngày xưa trong ngày chuẩn bị Lễ Nhập Môn cho Tân SV. Coi qua, Cậu Ba mừng thầm « kỳ này chắc xôm tụ huy hoàng hơn mấy kỳ trước à nghe ! ».

Còn đang « khảo sát hiện trường », Tuyết-Mai và Tuấn-Minh hai con chim đầu đàn của phong trào Hưng Ca chạy đến tay bắt mặt mừng và nhờ dợt dùm hai bài đồng ca mở đầu chương trình Đêm Hội Ngộ. Khỏi cần nhờ cũng nhào vào ngay. Điếc Con Ráy mà! Dợt gì thì dợt, nhưng hai bản nhạc « tự biên » của hai ông bầu thì Thằng Em xin thua.Thua đây không phải là không đánh được mà sợ bị bể dĩa. Chuyện là từ gần chục năm trước, bản nhạc « ò è Rô Be đánh đu, Tặc Răng nhảy dù, Zô rô bắn súng … », nhạc nền của phim « La valse dans l’ombre» được Bùi Viện-trưởng cảm hứng đặt lời với cái tên nghe hơi du dương « Mối Tơ Duyên Công Nghệ ». Lần này BTC tính cho hát lại cũng như những lần ĐH trước. Thế là « tự ái nhà nghề» nổi lên. Công Nghệ không có gì mà không làm được. Bầu Thao bèn sáng tác ngay một bản « CN Hành Khúc

Page 3: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 29

». Rồi như trăm hoa đua nở, bầu Hùng Quân có bao giờ chịu thua kém. Bèn làm một bản « Kỷ Niệm Mười Năm Hội Ngộ ». Xong hai ông giao cho Thằng Em cầm accord.

« …

ĐCR bạn ta,

Thằng Em không dám phê phán gì cả từ âm điệu hay kỹ thuật của hai ông Bầu.

Nhưng chỉ có lời nhắn với trưởng ca đoàn Toronto HQ:

1/ nên chọn giọng ténor hay soprano để « hét » Hành Khúc của Ông Thần Nước Mặn. Nếu không coi chừng đứt dây cót hết ráo. Đi dự ĐH là để hội ngộ “đấu láo “ với bạn bè. Lỡ bị tắt tiếng thì buồn biết mấy.

2/ Chuyển qua « Mừng … Kỷ Niệm » của Chef HQ thì ngược lại nên chọn giọng basso và alto.Chọn đào kép giọng thổ cho nó rề/rền như nốt nhạc và biết ca tân cổ giao duyên là hay nhất ! Nhớ chọn và thử giọng trước nghe. Coi chừng xuống là đà quá ca sĩ bị kéo suyễn.

Thằng Em sẽ rút vào một góc để « thưởng thức » nghe !

…»

Y như rằng. CN Hành Khúc, nốt nhạc chỉ có lên mà không có xuống. Ông Thần vừa chơi keyboard vừa“hét” phụ theo. Còn cặp ca sĩ Tuyết Mai, Tuấn Minh cũng tằng hắng lắc đầu chịu không thấu. Bứt!

Kế đến, bài « Kỷ niệm …». May thay được ca sĩ xứ Kanguru cứu gỡ. Phu nhân TNẨn có giọng thổ, lại thêm chàng Sơn Điền ca vọng cổ mùi tận mạng nên lấy vốn lại được phần nào.

Bể một keo không thấm thía vào đâu. Bầu Thao còn nhiều màn lắm. Dữ dằn nhất là màn Ông Thần thả rắn. Loại liu điu, hổ hành, hổ tỏi ăn nhập gì. Đây là King cobras, ba hổ chúa

lớn tổ chảng. Chỉ có ba con quầng lượn tới lui mà ai nấy đều đổ mồ hôi hột. Qua màn rắn lượn này, CN ta mới khám phá thêm hai quới nhân bấy lâu nay ẩn nghề.

Có một ông thấy rắn nhởn nhơ quanh mà không sợ. Lại còn nghếch chân rồi ra điều thách đố « mổ đi». Nghe nói ngày xưa du kích VC chui lủi vào « củ chi» địa đạo, sợ nhất là rắn. Chứ đây, ngược lại, rắn lại ngán hầm hố. Và hình như King Cobra cũng biết đến quới nhân thuộc dạng thiết thạch nên chỉ chu mỏ nhìn, lắc đầu quầy quậy rồi cuốn đuôi. Tuyệt chiêu! Ai ngờ DACUNG bấy lâu nay dấu nghề « Thầy Rắn». Thằng Em không có phịa nghe. Ai không tin, chịu khó tìm trên website CN.Nếu không thì hỏi Niên trưởng PQ Uy CN8, có máy ảnh chứng giám phút giây « xuất thần » của quới nhân DACUNG đó.

Nhân vật thứ hai CN17 thì ngược lại. Mang họ Lâm, nên chim két nào trong rừng vào tay ông, mấy ngày sau tự nhiên biết nói. Mà tới hai thứ tiếng Việt-Mỹ đề huề nghe. Két không biết nói tiếng « Đức », vì « Thầy Két » hiền như để. Nghe nói mấy ông Mỹ già thuộc trường phái tịnh khẩu đến xem và mua quá trời. Mà giá bạc ngàn chứ đâu có rẻ. Một năm bán chục con là sống khỏe re. Có điều không hiểu tại sao từ ĐH5 ở Los bị Ông Thần Nước Mặn cho yêu nữ quầng, đến nay hễ nghe có yêu ma hay rắn rít là ông biến thành « Thầy chạy». Co giò chạy mất tiêu.Thằng Em tình cờ chạm mặt được « Thầy chạy» ngoài hội trường mới biết ngọn ngành « nỗi sợ » của họ Lâm. Nhưng xin hứa không tiết lộ gì cả.

Thấy không. Cứ mổi lần ĐH, lại khám phá ra những « tài năng » tiềm ẩn bấy lâu. Lần này có thêm « Thầy Rắn » và « Thầy Chạy »!

Bàn vụ « Thầy chạy» mới chợt nhớ đến một Thầy chạy ngoại hạng thứ thiệt. Là một người trong Ban Tổ Chức. Gốc tích có phải là lính Dù chăng. Chứ ngày trước nghe ông

Page 4: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

30 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

anh họ nói trong quân trường Nhảy Dù không có đi, chỉ có chạy. Chạy đi họp chuẩn bị ĐH. Chạy đi rà đường. Lên đọc diễn văn cũng chạy. Chưa ngưng đâu. Còn phải chạy ngược xuôi tóe khói giữa đêm tàn Đại Hội. Chạy tìm xe bus cho các giai nhân tài tử rời thuyền trở về khách sạn. Khổ nỗi, lịch xe bus « vàng » đón người lầm ngày nên lỗi hẹn. Mọi người bơ vơ, ngơ ngác “xe đậu ở đâu?” Mọi cặp mắt đều chĩa thẳng Đỗ huynh « anh H tính sao?». Nhìn Niên trưởng lưng đã oằn vì tuổi tác, lại thêm ngà voi quá nặng kỳ này. Thằng Em cũng phải than dùm. Ôi hỡi, gió Ngũ Hồ đêm tàn mát rượi mà sao vẫn không làm nguội được nhiệt đang nóng rần trong người Đỗ huynh đây.

Nhưng trong cái kẹt cũng có cái hay. Xe “vàng”dằn xóc như xe tăng (tank) không đến rước. Lại thấy dọc bên đường những giàn xe Limousine trực sẵn mời chào. Không còn đường lựa chọn, Giai nhân Tài tử “vui vẻ “móc hầu bao thử xe sang một bận. Vui nhất là các Mỹ nhân. Khi hoàng hôn còn vương nắng, được Chàng dìu xuống thuyền, hớn hở tươi rói hơn hoa. Tàn cuộc, theo Chàng tìm xe bao bận, tới lui rã rời gót ngọc. Ôi, đành phải “thoát hài“. Chứ thử hỏi, Nàng làm sao giữ nét kiêu sa với những bước chân trần trên con đường đá lởm chởm? Giờ bước lên “kiệu bạch” Limousine, nét hồng ửng lại, đẹp như tiên.

Thôi, chào giã từ hồ Michigan bát ngát, sáng bừng với từng cụm pháo hoa đầy màu sắc. Âm thanh vang dội trên bầu trời về đêm, gợi nhớ đến ánh hỏa châu leo lét trên giòng sông Sài-Gòn thoảng gió êm đềm thuở nào nay đà ly biệt. Chào giã từ Odyssey II, chiếc du thuyền cho ta tìm lại những giây phút ngày xưa. Đêm Tất Niên thời chinh chiến điêu linh, lần đầu chàng tân sinh viên được hội ngộ cùng với các Niên trưởng khắp nơi tựu về trên câu lạc bộ nổi Hải quân. Chỉ một lần rồi ly tán tứ phương. Người lưu vong nơi hải ngoại. Người

kẹt lại trong hoàn cảnh khốn cùng. Người đã ra đi vĩnh viễn. Cố gắng tìm lại với nhau nghe, dù biết chúng ta đang mất dần. Tạm biệt Nguyễn Minh-Dương CN18, bạn đồng môn, “hũ gạo“ bóng chuyền từ Cao Thắng, trở thành tuyển thủ Công Nghệ, tay đập của Viện Đại Học Phú Thọ. Bao năm biệt tin rồi chẳng rõ. Nay trông thấy chàng CN18 lưng vẫn hơi “còng” như ngày trước (vì bóng chuyền ư?). Tuy có thêm cặp kính khá dầy, nhưng phong độ chẳng kém xưa. Vận nước nổi trôi, chàng cũng trôi nổi theo. Trôi từ quê nhà qua đến xứ Phù Tang. Rồi lại bay vào đất Mỹ. Cũng cơ cực và trì chí bao năm để đạt được mảnh bằng kỹ sư điện. Không biết mang chức vụ gì. Nhưng qua hậu duệ CN18 được chàng đưa vào thực tập trong hãng cho biết “bác Dương làm việc nhiều lắm.Thấy bác ở lại làm việc cho đến tối, cháu cũng không dám về.” Phải chăng bao năm lao đầu vào việc làm nên chàng mất tin mọi người ư? Đêm Hội Ngộ, còn bận chưa đến được.Hôm sau, bay từ San Francisco sang Chicago dự Đại Hội lần đầu tiên. Xong, lặn liền trong đêm. Nghe chàng kể, bây giờ hết đập bóng rồi, thích lặn hơn. Lặn mò bào ngư đã lắm!

***

Miền Trung đường xa nắng chói.

Cậu Ba xứ Tây

Tin mừng cứu thực

Trước khi rong ruổi năm ngày xuống Miền Trung xứ Mỹ. Đỗ huynh mang “tin mừng “đến cả đoàn. Rằng xe sẽ ghé vào tiệm phở. Người mừng nhất là chàng Phó Hội trưởng cũng họ Đỗ CN18. Không chỉ là “ thổ công”. Chàng còn thuộc hàng “thực công” ở Little Saigon. Nhớ lần đầu đến Los dự Đại Hội. Dẫn đi ăn. Vào tiệm bán bò bảy món, Bạn ta gọi cá nướng. “Tiệm này nướng cá không chê vào đâu

Page 5: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 31

được bác ạ!”. Chưa hết ngạc nhiên đâu. Hôm sau vào tiệm. Bảng trương bán phở, chàng lại gọi bánh cuốn cho mọi người. “Ở đây bánh cuốn ngon nhất đấy bác !”. Nay dừng chân vào quán phở “bình dân” Chicago, tự bưng, tự dọn. Khi mọi người còn đũa gắp muỗng nâng. Nhìn qua Bạn ta. Tô phở đã được thanh toán chớp nhoáng. “Phải nói là số một bác ơi!”. Không số một sao được khi hai, ba ngày liền phe ta chỉ được múa dao, đâm nĩa. Giời ạ, lâu lắm mới có lại cái “hồn” phở ”xuất” ngày xưa. Xuất hạn mồ hôi như tắm xông hơi, lấy gì không đã!

Cũng chuyện phở mới chợt nhớ lại lần ĐH ở Montréal.Trước khi đến dự ĐH, Bạn ta hướng dẫn gánh hát của ông bầu HQ ngao du sóng nước ở New-York. Tài thật, ở Los mà nắm đường đi nước bước ở New-York như trong lòng bàn tay. Như sĩ quan đánh trận, chàng cầm bản đồ dẫn quân bương tới ào ào, không để ý tới gót cao hay đế thấp đang khập khiễng sau lưng. Thở hào hển gần như đứt tim. May phước cho mọi người. Kỳ đó Phu nhân Chef d’orchestre NHQ vẫn bình an vô sự.

Dẫm nát New-York cả ngày với cơm tay cầm nên lính khá rã rời. Để lấy lại sức. Bạn ta cho biết trong khu Tàu có quán phở ngon nức tiếng. Thế là phe ta từng tổ tam nhảy lên Yellow Taxi ào ào đổ đến. Vào trong tiệm chưa ăn gì mà đã toát mồ hôi vì sợ. Chân bước mà cứ ngỡ đang trượt băng. Chuyên gia về “hút”, HQ nghiệm và báo động ngay “hệ thống hút khí yếu. Nước lèo bốc hơi không hết, còn đọng dưới sàn đó bà con ơi! “ Thế là cả gánh lúc vào cũng như lúc ra đều đồng ca “những bước chân âm thầm”. Việc trục trặc kỹ thuật này đã khiến “thực công” ta hơi khựng. Chưa xong. Bạn ta có thằng con đang học bác sĩ ở New-York, gọi đến chào mấy bác và ăn phở cùng. Húp thìa phở đầu tiên, cháu từ tốn “lần sau Bố Mẹ có mời các bác, nhớ gọi cho con trước. Có một tiệm phở ngon hơn ở đây

nhiều”. Đành cười trừ thôi. Kỳ này tổ trác Bạn ta cả hai. “Thổ” không vững mà “thực” thì bị thằng con nó chê.

Nói gì thì nói, từ ngày “buộc“ phải gánh ngà voi đến nay, chàng Phó Hội trưởng đã sốt sắng làm được bao nhiêu việc. Tương tế ma chay, tiếp đón thầy cô, đồng môn từ xa, Đỗ Quốc Hy CN18 đều chu toàn cả. Thế mới biết Cậu Ba nhìn người không lầm khi đề cử “hiền tài “.

***

Phải cám ơn Ban Tổ Chức Đại Hội kỳ này đã cho mọi người mãn nhãn, thêm hiểu biết và ấm lòng trong chuyến du ngoạn dài suốt miền trung nước Mỹ.Đầy đủ cả. Từ thiên nhiên, con người, đến khoa học kỹ thuật.

Đưa nhau vào động

Trước khi lên núi, bà con được hướng dẫn xuống hang. Công nhận xứ Mỹ to nên hang cũng không nhỏ. Mammoth cave được biết là dài nhất thế giới.

Tuy nhiên hơi khá thô, không có vẻ huyền bí, thần tiên so với bên Tây.Quý vị nào có dịp du lịch bên Pháp. Nếu xuống Miền Nam, hướng Nice, Monaco. Nhớ ghé xem Grotte des Demoiselles ở phía Bắc tỉnh Montpellier.Từ năm 2000, nơi này được UNESCO công nhận là di sản của thế giới.Chắc chắn mọi

Page 6: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

32 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

người sẽ phiêu diêu thoát trần khi bước xuống một giáo đường thiên nhiên huyền bí. Gõ vào những phiến đá để nghe được những nốt nhạc vang êm, cùng cảm nhận huyền thoại các tiên nữ nắm tay ca hát quanh đây. http://www.demoiselles.fr/index.php/fr/la-grotte/visite-virtuelle-a-360

Cũng qua chuyện hang động. Nghe Đại Niên trưởng Thu CN1 cho biết ở Việt Nam có động Phong Nha được liệt là « Thiên Nam Đệ Nhất Động » thuộc loại di sản thế giới. Nhưng khổ nổi, thay vì để tự nhiên. Động được lên đèn màu tím, xanh… rực như sân khấu hát bội. Có phải các quan cho rằng dân mình khoái màu mè? Hay là lên màu, thì động mới đẹp và quyến rũ khách thập phương ?

Đưa nhau xuống thuyền

Chiều xuống. Cùng nhau xuống thuyền. Lênh đênh trên sông nước. Nhấp chút rượu nồng, bên Bà Đầm nhà và bạn bè, đồng môn. Thưởng thức những màn trình diễn country music. Ôi sao tuyệt! Đã hai lần sang xứ Cờ Hoa, chỉ thấy những cao ốc ngất trời với những sinh hoạt hào nhoáng nơi thành thị. Nay nghe lời ca tiếng nhạc dân dã, “cây nhà lá vườn “ mình mới thấy thêm được một phần sinh hoạt của xứ Mỹ. Những con người mộc mạc, yêu, sống vì mọi người và quê hương. Trong hai lần đi xem Showboard General Jackson và Smoky Mountain Opry là hai lần chứng kiến phút tưởng niệm, xướng danh những người lính xuất phát từ nơi đây đã hy sinh vì đất nước. Hình ảnh đó khiến mình liên tưởng đến những người đã nằm xuống cho quê hương. Nghĩ đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà bị rào chắn, hoang phế, điêu tàn từ hơn 42 năm qua. Nhà cầm quyền CSVN thật sự muốn « hòa giải» chăng ? Chỉ có vài chữ Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và một bức Tượng Thương Tiếc mà họ còn đập xóa, đổi tên. « Hòa giải » với Tử Sĩ VNCH mà Hà

Nội vẫn làm ngơ, ngăn cản. Huống chi với « ngụy quân, ngụy quyền » còn kẹt lại. Thử hỏi Ban Tuyên Giáo, chừng nào mới kết thúc màn kịch, cứ lâu lâu rống lên đòi « hòa hợp » với « khúc ruột xa ngàn dậm » đây.

***

Champagne tình nghĩa

Như chương trình đã ghi, sau những ngày rong ruổi Miền Trung tận Tennessee. Tận hưởng không khí trong lành cùng thưởng lãm nét đẹp thiên nhiên trên Smoky mountain. Xuống núi xem ca vũ nhạc đậm sắc địa phương. Đoàn quay về lại Chicago.

“Hôm nào bay qua Ohio chơi, thay đổi không khí. Tui ở nhà dẫn mấy cha đi chơi. Qua đây vài bữa, dợt nhạc chơi “. Mời chào bao lần, nhưng chỉ nghe Thằng Em « ờ » cho có lệ. Kỳ ĐH này, Bầu Thao nhào vô cùng Ban Tổ Chức vẽ thêm một đường du ngoạn « tối ưu ». Trên đường về lại Chicago, xe đánh vòng lên Ohio nơi có Air Force Museum. Xe chưa đến mà đã nghe “Ông Thần Nước Mặn” ơi ới trên máy. Đến nơi đã thấy Bầu đã có mặt với Niên trưởng Khiêm, một cựu học sinh KT Cao Thắng, pilot VNCH, sau 1975 là pilot vận tải của Không Lực Hoa Kỳ. Mới vừa về hưu, nghe tin có phe ta đến, Niên trưởng Khiêm xung phong hướng dẫn mọi người viếng Bảo Tàng Không Lực Hoa Kỳ. Thấy vậy, Giám đốc Trần bên Tây « nay mệt, mai đau mà nghe anh Thao gửi meo mời hoài. Thôi thì cũng ráng đi dự ĐH. Tới đâu hay tới đó ». Đã có xe lăn của museum, đã có Niên trưởng Hỗ tình nguyện đẩy. Thầy Trần hào hứng cùng đoàn vào xem. Đúng như Bầu Thao quảng cáo. Cả muôn vạn máy bay. Từ những phi cơ thô sơ bằng gổ, vải, đến loại tàng hình siêu hạng, radar đành mù, rà không thấy. Lại còn tận mắt nhìn những quả bom với sức công phá không thể tưởng. Đứng chụp hình trước quả bom nguyên tử (thermonuclear bomb), Cậu

Page 7: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 33

Ba đâm tiếc. Phải chi trong những năm 50-53 chiến tranh Nam-Bắc Hàn, Tổng thống Truman chịu nghe tướng MacArthur rót mấy quả này xuống đám Tàu – Hàn cộng. Biết đâu chừng lão Hồ rét chân, không dám hô hào xúi dại dân Bắc “đốt cả Trường Sơn”, không dám nướng cả bao triệu thanh niên nam nữ để vào “giải phóng Miền Nam”. Biết đâu chừng giờ này Miền Nam không bị nhuộm đỏ để sánh vai cùng Nam Hàn trở thành những con rồng ở Đông Nam Á. Và biết đâu chừng hiện tại thế giới khỏi phải nhức đầu với thằng ủn khùng Kim Jong-Un. Dân đói gầy rọc mà nay cứ hăm doạ người anh em Nam Hàn, mai gầm gừ với láng giềng Nhật Bản phóng thử “tên lửa “ khơi khơi.

Mãi mê khám phá chưa được là bao thì Niên trưởng Khiêm đành cáo lỗi vì “ hôm nay là ngày đi giảng”. Ồ thì ra cựu pilot cũng là Mục sư. Cám ơn Niên trưởng đã bỏ thì giờ hướng dẫn mọi người xem những chỗ chính trong museum. Chứ lơ mơ, chỗ nào cũng ngó mắt tới thì đi cả ngày cũng không hết. Tan hàng, chưa kịp lên xe thì Bầu Thao nhắn nhe “đi ăn phở “. Còn gì ngon hơn đây ? Thưa còn chứ. Ăn phở và uống… champagne. Ngon tận cùng! Rượu lóng lánh sủi tăm bốc hương thơm nhè nhẹ. Nhìn, ngửi đã phê huống chi nhấp từng ngụm sau khi ăn phở. Pháp-Việt đề huề muôn năm ! Chầu này cũng do Bầu Thao vẽ vời đây. Chuyện là, có một huynh cũng tên Hiếu, dân trường Jean-Jacques Rousseau khi xưa. Nay nghe nói đồng hương từ khắp mọi nơi ghé Ohio. Đặc biệt «có ông Thầy tui và thằng em Điếc Con Ráy từ Tây qua ». Dù chưa biết mặt ai là ai, nhưng với lòng hiếu khách và có lẽ hoài nhớ lại phong cách Tây một thuở, anh Hiếu đã đặt một lô rượu champagne ướp lạnh và chờ mọi người nơi quán phở.

Quý hóa thay sự tiếp đãi nồng hậu này. Cám ơn chưa đủ. Sẳn đây xin được ngã mũ ngưỡng mộ anh Hiếu, một trong những người

đã hết lòng vận động cho lá Cờ Vàng, « Lá Cờ Di sản và Truyền Thống » của Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Ohio nói riêng và toàn thế giới nói chung được dựng lên chính thức ở tiền đình Quốc hội Tiểu bang Ohio ngày 19 tháng 8 năm 2006. Có người cho rằng « Cờ Vàng » như lá bùa trị quỷ (đỏ). Có lý thật. Đám quỷ này nếu thấy thấp thoáng từ xa lá cờ này thì chúng dị ứng, xanh mặt né sang hướng khác hoặc lặn mất tăm hơi.

***

Đố Vui Để « Chọc».

Trò này do Niên trưởng Quản gia Đắc Ứng bày ra trên xe đò. Tiền thưởng là tiền do mọi người (bắt buộc) đóng trước không ngoại trừ già cả, lớn bé, nam hay nữ. Đóng rồi, hy vọng lấy lại vốn là còn may. Có người dù trả lời đúng cũng chưa chắc được tiền. Đã nói rồi Đố Vui Để Chọc. Chọc cho cãi. Cãi lý lẽ ầm ầm như Phu nhân LVHuệ CN17 cũng không xong. Phải lấy số đông khán giả nặng ký (trong đó có Trần Giám đốc và Thầy Nguyễn Hoàng Sang và Niên trưởng Nguyễn Giụ Hùng CN9) làm áp lực vũ bão như Cậu Ba mới hòng lấy lại được …1 và chỉ 1 đô thôi. Được biết bên Mỹ nghề Thầy Cãi lấy ăn lắm. Tiếc cho Niên trưởng Quản gia. Mấy mươi năm trước, mới lội nước qua còn trẻ. Nếu đổi nghề đi học lấy bằng Thầy Cãi chắc thân chủ đến viếng

Page 8: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

34 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

nườm nượp. Tiền vô như nước chứ đâu phải cãi không công như bây chừ, lại còn bị « công chúng » phản đối ! Nói vậy chứ « Thầy cãi » sau ĐH hơn 1 năm mới « hồi tâm chuyển ý ». Tưởng Thằng Em không đi ĐH ở Úc được, bèn gửi meo « Vậy là kỳ tour nầy không có anh để tui trả nợ $ ăn gian anh kỳ tour hồi năm ngoái; sang năm anh cũng không đi Úc được. Chắc hẹn anh đại hội sau nữa ở Âu Châu vậy (cũng 10 năm rồi đó!). Cứ cộng tiền lời đi nha! ». Dạ, ban đầu tưởng không đi được. Bây giờ có phép đặc biệt Thằng Em sẽ sang Úc ạ ! « Thằng Em đang viết bài thứ hai cho Đặc San CN, thì Thằng Cháu Ngoại về và tuần rồi lên Paris họp mặt Phú Thọ nên chưa xong được. Xin Niên trưởng làm ơn gia hạn dùm. Mong Niên trường đừng xì cho ai biết. Xóa nợ nghe ! »

Màn Đố Vui Để Cãi rần trời như vậy trong mấy tiếng mà bác tài (người Mỹ) vẫn vững tay lái. May phước !

Những tài năng mới

Để giảm nhiệt đang nóng bỏng vì cãi, Phu nhân Trần Ngọc Ẩn CN17 đề nghị hò/hát. Ôi thôi, bây gìờ mới chợt « phát hiện » ra các tài năng, nhiều nhất là các Phu nhân. Phu nhân Ẩn hò cũng bạo dạn không thua gì cánh mày râu. Còn hát thì coi có phần nổi trội lấn lướt các chàng. Đơn ca, đồng ca, tình ca, hùng ca, thương ca mát cả trời. Ca sĩ khỏi lo vì quên lời hay không có ban nhạc. Thời Internet lo gì. Chỉ một Ipad, ông Bầu karaOk ở miệt Kangaroo bao giàn hết. Thấy phe « mình » cứ ngậm tăm, phần cũng thấy hứng. Giám đốc Trần bước lên « sân khấu » vận dụng hết hơi tàn/khàn tỉ tê Chanson d’amour. Đương nhiên, không cần phải tầm cỡ Tuổi (hết) Biết Buồn, 70-80, hoặc là dân Phú Lang Sa mới hiểu « thấu » được những lời ướt át, tình tứ. Chỉ cần nghe nốt nhạc du dương và thấy ca sĩ lim dim đổ hột, ai nấy cũng « phê » theo. Cám

ơn Giám đốc Trần đã gỡ gạc cho phe « ta ».

Trước khi khép màn, Niên trưởng Võ Ngọc Minh CN13 (cũng thuộc Miệt Dưới) đề xướng ca nối đuôi. Bắt đầu bằng câu « Bao năm rồi chưa gặp ». Dịp này mới thấy Phu nhân NguyễnAnh Châu CN16, cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt, xuất khẩu thành thơ. Dù bị « thất học» từ khi Miền Nam được « giải phóng », bài ca « Chuyện Tình Buồn » do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ Phạm Văn Bình, được Phu nhân Châu phối hợp như chớp với Cậu Ba sửa lời/« cải biên » và hát ngay trên « sâu khấu ».

Bao năm rồi không gặp.

Từ khi xa mái trường.

Ngày quê hương cháy đỏ.

Bao gia đình tang thương.

Như chim xa rời tổ,

Trong khói lửa Miền Nam ơi!

Có tiếng ai đó “Thấm và cảm động quá! Nhớ gửi đăng trên Đặc San hai năm tới nhé! ».

Xong màn hò hát. MC chuyển sang mục kể về “xứ mình”. Từ khí hậu, thời tiết đến sinh hoạt, học hành được các “Sứ thần“ của từng nước trình bày. Lôi cuốn nhất là phái đoàn gồm Võ Ngọc Minh CN13, Trần Ngọc Ẩn CN17 và Đoàn Bình CN18 kể về Miệt Dưới. Bởi 2 năm tới, vào trung tuần tháng 9, Đại Hội KSCN sẽ được tổ chức dưới vùng Nam Bán Cầu này. Cám ơn phái đoàn đã cho mọi người được hiểu thêm về xứ Úc.Cái xứ ngược đủ chuyện so với xứ Tây. Cái ngược thứ nhất, tôi ở Bắc, anh Nam bán cầu. Cái ngược thứ hai là tôi chạy xe bên phải, anh chạy xe bên trái. Tài xế kinh nghiệm, lái xe phon phon du lịch mọi nơi từ Canada sang Huê Kỳ như Bầu HQ mà còn ớn không dám cầm volant huống

Page 9: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 35

chi nhà quê như Cậu Ba. Cái ngược thứ ba là thời tiết. Hè nóng chảy mở bên Tây. Leo lên máy bay chỉ mặc áo ngắn tay, đi dép sandale. Đáp xuống Sydney chắc phải phủ hai ba lớp len, giầy vớ dầy cộm. Không biết mọi người sắm sửa ra sao khi sang Úc dự ĐH. Riêng ông Tây khá lỉnh kỉnh. Xiêm y hai gánh kéo lê cho Bà Đầm. Gánh cuối Hè bên Phú Lang Sa và gánh đầu Xuân bên Xứ Triệu Đại thử. Cũng tại cái tánh bao đồng, lo xa, Thằng Em khều bầu Ẩn « Tháng chín là đầu Xuân ở Miệt Dưới. BTC có nên khuyên mọi người ăn mặc ra sao để đừng bị đổ bệnh mất vui ». Dè đâu Bầu phán cho một câu : - Tháng 9 bắt đầu mùa Xuân. Dân Pháp, Mỹ Canada đã quen với tuyết nên có thể mặc bikini !

Giật mình dụi mắt xem lại chưa kịp … thì đã thấy mail của « ông Thần Nước Mặn » hiện ra :- Hồi đi học trung học, tui học tệ nhất là Việt Văn và Địa Lý. Chắc tại lo đi « Dê » nhiều. Thiệt, rất « mắc cở » vì đinh ninh rằng «miệt dưới » là « MIET DUOI ». Ở «MIET DUOI », mùa đông cũng như mùa hè, đều dùng bikini kiểu « Mọi » gọi là « Minh Ma Da Giay »…(Stop. Cậu Ba đục bỏ)

Giời ạ !Bắc cầu có Lão Ngoan Đồng LHLT với chiêu « hit and run », thả lựu đạn (khói) rồi vọt mất, khiến quần hùng sặc sụa bao lần. Nay Nam cầu lại thêm một Lão Ngoan Đồng TNA.Chịu làm sao thấu đây?

Trở lại chuyến xe lãng tử. Chương trình “Đất nước Con người “ vừa chấm đứt. Không để temps mort, mất thời gian. Bạn ta Nguyễn Việt Trung lên sóng ngay với tiết mục “Ăn uống dinh dưỡng “. Ý trời! Lời Trần Giám đốc mấy chục năm trước trong Lễ Nhập Môn “dân Công Nghệ mình làm cái gì cũng được” càng nghiệm càng đúng. Trước kia KSCN đều có mặt khắp nơi. Từ hỏa xa qua nhà máy điện. Sang nhà máy đường. Nhảy vào nhà máy giấy, máy dệt. Cày ở xi măng Hà Tiên…

Bàn chuyện kỹ thuật là nghề của chàng. Còn chuyện y tế, ăn uống, dinh dưỡng thì hầu hết các chàng “biết người biết ta “, ngồi dựa cột mà nghe. Chừ, dù biết trong hàng khán giả có những Phu nhân đã và đang hành nghề trong lãnh vực này mà Bạn ta cứ thao thao bất tuyệt một mình trên sóng. Không phải Bạn ta xâm mình đâu. Truyền bá về ăn uống dinh dưỡng là passion của chàng mà. Thật vậy. Năm 2011, lần đầu gặp lại nhau tại nhà bà chị họ ở Austin. Lái xe chở vợ con từ Dallas xuống. Tay bắt mặt mừng chưa bao lâu. Bạn ta xoay qua phân tích/khuyên con nhỏ cháu của Cậu Ba cách ăn uống cho khỏi béo phì !…

“Các anh chị nhớ từ rày đừng uống sữa bò. Thay vào đó là sữa thực vật, sữa hạnh nhân rất tốt ! »…Giật mình tỉnh ngủ gà gật. « Bên Pháp sữa amande đắt gấp ba lần sữa thường. Còn bên Mỹ có rẻ hơn không ? ». Té ra là Bà Đầm kề bên đang chòm qua ghế của Phu nhân Trung thắc mắc. Mà…trời đất, bạn ta thuyết gần cả tiếng chứ đâu ít. Tiếc quá! Lại tiếc cho bạn ta không còn trẻ để bạo gan kinh doanh. Không chừng cũng trở thành « ông lớn » như Trần Quý Thanh CN18. Thanh «râu» bên nhà giờ nổi như cồn với « trà xanh Dr Thanh » quảng cáo rần rần trên Youtube, TV.

***

« Thành phố Buồn »

Tiếp tục cuộc du ngoạn. Có hai nơi lôi cuốn mọi người không kém. Đó là Henry Ford museum và Ford Rouge Factory. Vào bảo tàng xe hơi Ford, máy hình chớp không ngừng nghỉ.Từ những chiếc xe chạy bằng hơi nước cuối thế kỷ XIX đến những chiếc xe tối tân hiện tại đều được thu vào tầm ngắm của các chàng KSCN. Tưởng rằng đây là nơi chỉ hấp dẫn cho giới mày râu. Nhưng đâu ngờ rằng, các chiếc xe cổ xưa bóng loáng cũng lôi cuốn các Phu nhân không ít. Nhất là chiếc limousine định mệnh dành cho Tổng Thống

Page 10: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

36 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

Kennedy ngắn số.

Nơi đến kế tiếp là cơ xưởng sản xuất xe Ford. Đương nhiên nơi này không được êm tai như trong bảo tàng. Nhưng có ai biết được chỉ cần 86 giây cơ xưởng cho ra một chiếc Ford Fiesta! Quí vị nào chưa tin, xin mời vào website này để biết http://news.autoplus.fr/Ford/Fiesta/Usine-Production-Ventes-Ford-Fiesta-1477802.html

Rời cơ xưởng, xe hướng về Detroit. Từ năm 2013, khai vỡ nợ, Detroit đúng thành phố chết. Xe cộ di chuyển lác đác lưa thưa. Sinh hoạt lờ đờ đứng lại. Fischer Building vắng tanh như chùa Bà Đanh. Hình như chỉ có “nhóm mình” vào viếng. Nghe nói di sản lịch sử, 135 mét “chọc trời “này có từ năm 1928 với 30 tầng được rao bán 20 triệu đô la nhưng không ai dòm tới. Trò chuyện với người hướng dẫn mới biết ông ta vốn là luật sư. Nhưng từ khi ba hãng xe hơi bị khủng hoảng: General Motors mang nợ nặng, Ford và Chrysler “thối tiền”, thối lui. Trên 400 ngàn người mất việc. Thành phố cũng chết theo. Dân chúng bỏ đi. Ông Luật sư còn cấm chốt nhưng phải chuyển nghề để thoi thóp sống còn, chờ ngày Detroit gượng dậy. Hy vọng vậy nghe. Chúc ông can đảm.

Bốn chàng 18.

Nghe qua tưởng các chàng còn trẻ. Mà cho là 18 cũng không trẻ bằng cháu ngoại của Đại Niên trưởng Thu. Cậu bé nhỏ tuổi nhất trong đoàn du ngoạn và thắng tiền nhiều nhất trong trò Đố Vui Để « Chọc». Thật ra 18 là khóa áp út. Đương nhiên Bốn chàng được coi là trẻ nhất trong đoàn du lịch nếu so với các Niên trưởng. Trẻ nhất cũng nhiều chuyện nhất. Ban ngày vì có phái nữ, nên phe ta phải giữ « lấy lề ». Tào lao chưa đã nên đêm nào Bốn Tên cũng bày ra bia bọt và hú gọi các huynh. Đây là dịp để Mấy Thằng Em biết thêm những chuyện thời vàng son của các huynh. Và đây cũng là dịp có những tấm hình của nhiếp ảnh gia Giụ Hùng chớp được. Tiếc rằng ảnh phải « Châu về Hiệp Phố » vì được liệt vào hạng « siêu» nghệ thuật.

Trẻ nhất cũng nặng ân nhất. Ân thầy dạy dỗ. Ân huynh chỉ dẫn đỡ đầu. Theo chương trình, chỉ còn môt ngày ngắn ngủi cho mọi người trong gia đình CN bên nhau. Cuộc du ngoạn sẽ chấm dứt ở Detroit – Michigan. Trước khi rời Detroit để tiếp tục thêm 5 ngày « học hỏi» bên Washington DC, bốn chàng CN18 ; Hy, Bình, Hiếu, Trung đặt tiệc nho nhỏ thiết đãi cả đoàn. Tiệc chia tay này nhằm kết chặt dây thân ái trong Gia Đình KSCN, cũng như tỏ lòng biết ơn và thầy cô và các niên trưởng, nhất là các niên trưởng trong Ban Tổ Chức ĐH. Thế rồi lại rộn tiếng cười xen lẫn tiếng Ta trong quán Tây. Không khí càng lúc càng nồng hơn với 3 chay rượu vang (vin) do Niên trưởng ĐH Hổ mến chuốc cho từng người.

Đêm xuống, rượu vơi, nhưng lời chưa cạn.

Bao năm rồi ly biệt.Đường xưa chưa lối về.

Ngày chia tay những tưởng, ta vĩnh biệt nhau luôn.

Ngờ đâu sông cũng chảy, về biển cả bao la.

Page 11: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 37

Thân tỵ nạn lưu vong. Chúng ta đã mất hết chỉ còn nhau. Tìm gặp lại qua những lần họp mặt xa gần. Mong lưu giữ cho đến suốt cuộc đời những tháng ngày cùng chung mái trường. Mái trường QGKSCN đã mất tên từ 42 năm qua, nhưng kỷ niệm xưa có bao giờ phai nhoà trong ký ức.Tóc nay đã bạc. Đời đang hướng về hoàng hôn. Còn gì gửi lại ngoài những tiếng cười dòn dã trong giây phút này. Còn gì gửi lại ngoài cái siết chặt tay, vỗ vai cùng lời hẹn tái ngộ một ngày không xa trên quê hương. Hy vọng nhé các hiền hữu, đồng môn !

***

5 ngày « học hỏi»

Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với vợ như mây mịt mù.

Mây mịt mù bao phủ, hỏi làm sao thấy Giời rộng bao la? Không bay sang xứ Cờ Hoa lấy gì được đi xem “chùa “ cả chục bảo tàng viện ở Washington DC. Đi để biết quá trình từ thuở hồng hoang đến thành hình con người. Từ thuở sơ khai đồ đá đến phi thuyền lên cung trăng.Từ những vết quẹt thô thiển trên đá đến những tuyệt phẩm nghệ thuật. Có thể nói để thưởng lãm tường tận, mãn nhãn. Năm ngày rong ruổi trong National Museum of Natural History, National Portrait Gallery, National Museum of American History, National Air and Space Museum không thấm vào đâu. Cũng vẫn là cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Nhưng dù sao cũng tạm thoả mãn hơn là ở Pháp.

Vì sao? Thưa rằng vào week-end trung tuần tháng chín hàng năm ở xứ Tây, bây giờ lan ra cả Europe, có 2 ngày Les Journées du Patrimoine. Từ các bảo tàng cổ/tân/ dân sự/nhà binh… đến dinh thự chính phủ đều được vào xem chùa/gratuit/free hết cả. Có người thắc mắc, sao lại là tháng chín. Theo sự phỏng đoán của Cậu Ba thì ngoài đặc tính galant, nịnh đầm và đầm « thích » được nịnh.

Dân Tây còn có máu romantique. Điểm này không những thấy/nghe trên phim ảnh, nhạc hay sách báo mà còn qua con người thật, tình thật. Không dấu/che hay khắt khe như bên Mỹ. Chuyện tình « ngoài lề» của các Tonton Président cứ để « tự nhiên » cho gió lan ra. Gần đây nhất, cả thế giới đều biết Chuyện Tình Tuyệt Trần của tân Tổng Thống trẻ tuổi, đẹp trai và tài cao xuất chúng Macron. « Vòng Tay Học Trò », tác giả Nguyễn Thị Hoàng của thập niên sáu mươi cũng chỉ là tưởng tượng. Sao sánh bằng chuyện thật. Đầu 1970, phim Love Story qua ngồi bút của Erich Segal đã khiến các rạp «cháy vé». Chừ, đạo diễn nào lên phim « Exceptional Love Story », nổi tiếng thế kỷ giữa chàng học trò Macron và cô giáo Brigitte, giờ đã nên duyên cầm sắt, chắc chắn sẽ chiếm Oscar/ César và lời đậm cho mà xem. Cứ tin như vậy đi.

Trở lại Paris tháng chín. Đầu thu “Trời không nắng lại không mưa. Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ thương”. Hiu hiu, mát mát, nhìn nam thanh, nữ tú xếp hàng rồng rắn vào xem « chùa » coi cũng nên thơ lãng mạng đấy chứ. Paris, ville de l’amour!

Còn bạn, trên sáu bó, tuổi đã hay sắp về “hiu “. Cậu Ba chỉ khuyên nên chừa hai ngày này đi. Xếp hàng rồng rắn hàng giờ, chân cẳng nào chịu gì nổi. Được vào xem một nơi đã mất hết cả ngày rồi. Trong khi danh sách xem chùa còn dài như sớ táo (https://www.sortiraparis.com/arts-culture/balades/guides/54048-les-journees-du-patrimoine-a-paris-et-en-ile-de-france-2016-les-bons-plans) . Thôi, dẹp “chùa miếu “cho đỡ mất ngày giờ. Chịu tốn chi tiền ra đi bạn.

Cậu Ba xứ Tây.

Page 12: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

38 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

Florida thuộc về những tiểu bang được gọi là Miền Nam (The South) của Hoa Kỳ.

Những Tiểu bang Miền Nam Theo phân chia địa dư, Miền Nam gồm 11

tiểu bang được kể từ trên xuống dưới và từ đông sang tây trên bản đồ gồm: Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia, Florida, Kentucky, Tennessee, Alabama, Mississippi, Akansas, Louisiana.

Khi nói tới vùng đất Miền Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hai ý niệm tiên khởi:

- Ý niệm thứ nhất: Miền Nam là vùng gồm những tiểu bang thuộc “Liên minh Miền Nam” (Confederacy) trong cuộc Nội chiến (Civil War) của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế thì không hẳn là như thế, như Texas thuộc “Liên minh miền Nam” lại thuộc vào những tiểu bang Miền Tây (Western States), hay tiểu bang Kentucky tuy thuộc Miền Nam nhưng lại không nằm trong “Liên minh miền Nam” mà lại nằm trong “Liên minh miền Bắc” (Union).

- Ý niệm thứ hai: Miền Nam là vùng gồm những tiểu bang ở phía nam đường ranh Mason-Dixon (đường ranh giữa Pennsylvania và Maryland), và có giới hạn phía đông là biển Atlantic, giới hạn phía tây là dòng sông

CƯỠI NGỰA XEM HOA

FLORIDADaytona - Miami

Và bạn Công NghệBài viết của NGUYỄN GIỤ HÙNG (CN09)

(Trich đọan từ bài viết “FLORIDA”

Mississippi (Mississippi River). Nhưng trên thực tế cũng không hẳn là như thế, hai tiểu bang của Miền Nam là Arkansas và Louisiana cũng nằm cả phía bên kia, tức bờ phía tây, cùa dòng sông Mississippi.

VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BAN ĐẦU CỦA FLORIDA

Tiểu bang quan trong nhất của Miền Nam (The South) là tiểu bang Florida.

Vào trước năm 1900, Florida còn gần như là đất hoang. Chỉ có vài thành phố tuơng đối lớn cách biệt riêng rẽ không có đường xá hay xe lửa để nối kết với nhau.

Nếu như Thủ đô Washington D.C ngày nay được coi như một đài tưởng niệm của kiến trúc sư Pierre Charles L’Enfant (1), người đầu tiên đã “layout” ra thành phố ấy vào năm 1791, thì tương tự, toàn bộ bờ biển phía đông của Florida là đài tưởng niệm của ông Henry M. Flagler, người đầu tiên đã “layout”, khai phá, mở mang miền đất này trở thành khu vực trù phú và đẹp đẽ như ngày nay.

Vào năm 1888 khi ông Flagler tới Florida, cả một dải dài bờ biển phía đông của Florida không có một thành phố nào ở phía dưới thành phố Jacksonville ngoài thành phố St

Page 13: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 39

Augustine. Tất nhiên St Augustine là thành phố cổ nhất của Hoa Kỳ được xây dựng từ người Tây Ban Nha, nay đã trở thành thủ phủ của Florida. Cho tới năm 1913, Flagler chết, đường xe lửa đã được thiết lập cho tới mũi Key West và một chuỗi thành phố đã được xây dựng như Daytona Beach, Palm Beach, Ft Lauderdale, Dania, Hollandale, Miami, và Homstead.

Flagler không phải là nhà thám hiểm cũng không phải là khai phá rừng vì ông chưa từng đốn một cây nhỏ. Ông đến Florida khi tuổi ông đã “chớm già” nhưng lại là người rất giàu có. Khai thác Florida được coi ông như là một sở thích (hobby) lúc về già. Ông nhìn thấy được nơi đây đang tiềm ẩn một triển vọng rất lớn về kinh tế mà ông muốn khai thác.

Flagler sinh năm 1830 trong một thành phố nhỏ ở tiểu bang New York trong một gia đình nghèo. Thời còn là thanh niên, ông đã tới Ohio làm việc vất vả và để sau đó ông trở thành một thương gia thành công. Năm 1867, ở tuổi 37, Flagler hợp tác với người bạn trẻ của ông là John D. Rockefeller đang làm chủ một công ty dầu nhỏ (oil company). Hai người cùng nhau thiết lập và phát triển thành một công ty dầu lớn và nổi tiếng sau này là Standard Oil Company. Đó là cơ hội lớn nhất cho Flagler, ở tuổi 50, tài sản của ông đã đạt tới 50 triệu đô la thời bấy giờ. Tuy nhiên, khi lớn tuổi, Flagler cảm thấy mệt mỏi với việc kinh doanh dầu hỏa (oil business) nên đã tìm tới một công việc khác thú vị hơn.

Năm 1884, Flagler đã cùng vợ con đến thành phố St Augustine để hưởng những ngày nghỉ mùa đông ấm áp. Ông thấy rất thích thú với cảnh đẹp và khí hậu ở đây. Sau khi trải qua một mùa đông ở St Augustine, ông đã quyết định xây một khách sạn lớn (hotel) ở thành phố này. Hai năm sau khách sạn Ponce De Leon hoàn tất và đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì là khách sạn được đánh giá đẹp nhất trên

thế giới vào thời bấy giờ. Càng ngày Flager càng thấy thú vị và hấp dẫn với St Augustine, ông đã cho xây thêm vài khách sạn lớn nữa. Nhưng có một điều là không có đường xe lửa để nối Jacksonville đến St Augustine, ông quyết định cho xây đường xe lửa này. Và sau vài năm đường xe lửa được xây dựng, không những chỉ qua St Augustine mà còn được kéo dài tới Palm Beach. Tại Palm Beach ông cho xây thêm một khách sạn lớn nổi tiếng nữa mang tên Royal Poinciana. Ông tiếp tục tiến xa tới phía nam của Miami và ông cho xây một khách sạn lớn.

Năm 1896, Flagler xây dựng đường xe lửa đi sâu xuống phía nam hơn nữa, qua Miami tới tận Homestead. Công việc này quả thật rất khó khăn. Đầu tiên, ông phải thuê mướn 40,000 công nhân, đa số là từ miền bắc đến để đảm trách những công trình xây dựng khác nhau. Có hai việc ưu tiên mà ông phải đương đầu:

-Việc phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nơi ăn chốn ở cho số lượng công nhân lớn lao.

-Những vật liệu xây dựng phải mang từ những tỉnh miền bắc xa xôi xuống.

Để giải quyết cho những vấn đề trên ông phải xây dựng thành phố, trồng cây công viên cho nhân viên và những cơ sở phúc lợi cho công nhân đo đó nhiều thành phố tân tiến dọc theo bờ biển phía đông Florida được mọc lên; làm đường lớn, mở rộng sông ngòi, đào sâu thêm các cảng cho việc chuyên chở vật liệu đến tận những nơi cần thiết.

Công việc xây dựng to lớn cuối cùng của Flagler là tuyến xe lửa tiếp nối từ Homestead tới Key West được mang tên Florida East Coast Rairoad với 150 dặm. Key West là phần đất cuối cùng phía nam của Florida và của cả Hoa Kỳ. Nhiều người vào thời đó cho rằng tuyến đường xe lửa này khó thực hiện được và không thực tế vì nó kết nối một chuỗi kết

Page 14: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

40 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

hợp nhiều hòn đảo nhỏ trên biển được gọi là “keys”. Nhiều cầu bắc ngang qua các đảo này được thực hiện, có cây cầu dài tới 7 miles. Flagler đã quyết tâm thực hiện công tác xây dựng này trước khi ông chết. Công tác được khởi công năm 1908 và phải mất 8 năm mới hoàn tất. Ông đã ngồi trên chuyến xe lửa đầu tiên đến Key West. Lúc này ông đã 92 tuổi. Sau đó mấy năm, ông mất ở Palm Beach.

DU NGOẠN FLORIDA Chúng tôi đã đến Florida vào đầu tháng

8. Tháng này, Florida vẫn còn ở vào mùa Hè, trời nóng và ẩm, có nhiều cơn mưa nặng hạt và thường không kéo dài lâu.

Chúng tôi theo bước chân khai phá của ông Flager, tức là chúng tôi sẽ thực hiện một cuộc hành trình bắt đầu từ thành phố Daytona, một tỉnh phía bắc có bãi biển đẹp và nổi tiếng, cho tới thành phố Key West, thành phố tận cùng phía nam của Florida, cũng là thành phố cực nam của nước Mỹ.

DAYTONA Chuyến máy bay của chúng tôi đáp xuống

phi trường Orlando vào buổi chập tối. Trời mưa lất phất. Cảm giác đầu tiên mà chúng tôi nhận ra ngay được là cái “ấm” và không khí ẩm của Florida.

Sau khi thuê xe tại phi trường, mất khoảng một giờ lái, chúng tôi tới thành phố biển êm đềm và xinh đẹp Daytona. Daytona đã bắt đầu lên đèn.

“Check in hotel” là công việc đầu tiên phải làm. Nơi tôi ở là một Hotel Resort ở ngay bờ biển và cũng may mắn là căn phòng chúng tôi ở cũng hướng ra biển, gồm hai phòng có bếp và tiện nghi cho việc nấu nướng trong vài ngày lưu lại đây.

Trời đã khô tạnh. Sau khi check-in, chúng tôi tranh thủ đi bộ dọc theo bờ biển trên con đường lát gạch rộng rãi kéo dài vài cây số thuộc khu khách sạn tôi ở.

Dọc theo con đường gạch là những khách sạn sang trọng tiếp nối nhau với những ánh đèn chiếu sáng trên những bãi cỏ rộng hay bùng binh phun nước nổi bật lên trong bóng đêm làm cho con đường trở nên thêm phần thơ mộng. Có những khu bán hàng lưu niệm cho du khách với ánh đèn mầu rực rỡ và những tiếng nhạc êm dịu làm tăng thêm vẻ thanh lịch cho cả khu.

Đối diện với những khách sạn, phía bên kia con đường gạch là bờ biển. Khách du lịch có thể ngồi trên những chiếc ghế dài kê lác đác vài nơi để nghỉ chân và để thả hồn theo tiếng sóng biển vỗ rì rào trong đêm tối xen lẫn với tiếng gió.

Xa xa thỉnh thoảng xuất hiện ánh đèn của những chiếc tầu du lịch lớn (cruise) từ từ di chuyển rồi dần dần mất hút trong bóng đêm. Chúng tôi lại có dịp nhắc cho nhau nghe những khó khăn, nguy hiểm trong những ngày

Page 15: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 41

vượt biển đi tìm tự do và tự cho mình là đã may mắn có được đời sống trên mảnh đất này.

Thấy mình đi đã quá xa và quá lâu nên chúng tôi quay trở lại Hotel. Đường vắng người. Khung cảnh càng về khuya càng trở nên thơ mộng và êm đềm hơn.

Tôi nhẹ kéo nhà tôi đi sát về phía mình, tay nắm tay đi thảnh thơi trong ánh đèn đêm. Cái cảm giác âm ấm cuả bàn tay nàng làm tôi liên tưởng tới những ngày mới quen nhau, khi nàng còn trẻ lắm, mới chỉ là cô bé 14 hay 15 tuổi thôi. Dĩ vãng của những năm tháng ấy trở về. Tôi nâng tay nàng lên hôn nhẹ. Cả hai nhìn nhau cùng mỉm cười.

Gió biển đã làm tôi cảm thấy hơi lành lạnh.

Sáng hôm sau, vừa mở cửa ra lan can hít gió biển. Cả một khung trời mở rộng. Biển trải rộng ra tận cuối chân trời. Vì bãi biển rộng, cách nơi tôi đứng khá xa nên tôi không nghe thấy tiếng sóng biển mà chỉ nghe và ngửi thấy mùi gió biển. Những đợt sóng trắng ùa vào bờ rồi lại vội vã rút ra từng đợt nối đuôi nhau lan toả trên bãi cát trắng.

Nhìn xuống phía dưới là một dẫy hồ bơi. Những ngọn đèn quanh hồ chiếu lung linh xuống mặt hồ đang ẩn mình yên lặng dưới bóng những cây “palm”.

Trời chưa sáng tỏ nhưng công nhân của khách sạn đang quét dọn chuẩn bị một ngày mới cho khách, tôi đoán đa số là du khách phương xa. Tiếng di chuyển và làm việc của công nhân làm phá tan đi đôi chút cái tĩnh lặng của buổi sớm mai.

Chúng tôi chuẩn bị xuống bãi biển để đi bộ. Trời đã bắt đầu có tia sáng đầu tiên ở cuối chân trời. Ánh sáng ban mai nơi cuối chân trời ấy chuyển dần từ mầu tím đậm sang mầu tím nhạt rồi nhanh chóng chuyển sang mầu đỏ rồi mầu da cam tỏa ra thành hình cánh quạt. Vì

mầu sắc thay đổi quá nhanh và chúng hoà tan vào nhau làm đôi lúc ta không phân biệt được một cách rõ ràng. Vài đàn chim hải âu vội vã nối đuôi nhau bay là là trên mặt nước.

Chúng tôi băng qua dẫy hồ bơi để tới bãi cát. Cát biển ở đây không phải mầu vàng và óng ả như cát bãi biển Nha Trang mà màu trắng. Bãi biển rộng và dài, dài đến mút con mắt. Tiếng sóng biển vỗ bờ lấn át cả tiếng gió. Từng ngọn sóng xa xa đang xô nhau chạy vào bờ. Lớp lớp làn nước bọt trắng bò tỏa sâu vào bãi cát rồi lại rút ra ngay. Đàn chim nhỏ như bầy gà con chạy loắt thoắt trên bãi biển kiếm mồi. Mỗi khi làn sóng biển rút ra là cơ hội cho chúng ùa tới đó vội vã mổ mổ kiếm ăn trên cát ướt. Tôi không biết chúng kiếm được gì ở đó.

Mặt trời đã ló dạng, ánh hửng đỏ từ cuối chân trời nhô lên một cách nhanh chóng. Và chẳng bao lâu nó đã nhô lên khỏi mặt nước và mầu sắc biến đổi từ mầu đỏ sang mầu da cam rồi sáng dần lên.

Bờ biển sáng dần lên để thấy rõ mặt người và cảnh vật chung quanh. Khách sạn dọc theo bờ biển mà chúng tôi đi ngang đêm qua cũng dần hiện rõ xa xa. Chỉ có một điều những khách sạn ấy nay thiếu ánh đèn nên giảm đi cái thơ mộng và sang trọng của nó rất nhiều. Người đi bộ trên bãi biển đã lác đác xuất hiện và rồi dần đông hơn lên.

Ánh sáng ban mai chiếu trên sóng nước và bãi cát trông loang loáng như được dát vàng. Vài con cò dò dẫm bình thản đây đó trên thảm vàng óng ánh ấy. Bóng cò trắng mảnh khảnh chiếu xuống nước, chiếu xuống cát ướt, ôi đẹp làm sao. Một con cò đậu trên cọc cao nhìn trời lơ đãng rồi vỗ cánh bay đi. Vài con chim hải âu bay lượn trên trời, thỉnh thoảng bay xà xuống gần chúng tôi kêu lên vài tiếng như để xin ăn. Chim hải âu thì đẹp nhưng tiếng kêu của nó không êm đềm thánh thót chút nào. Được cái chim hải âu rất thân thiện với người,

Page 16: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

42 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

chúng không sợ con người bắt làm thịt nên nhởn nhơ sẵn sàng xà xuống gần nếu được cho ăn. Chúng cũng làm vui bãi biển và nhất là vui với đám trẻ con thích cho chim ăn.

Cát tại bãi biển Daytona mịn và “nén” một cách tự nhiên đủ để cho xe hơi chạy trên đó mà không sợ bị lún bánh xe vào trong cát. Cũng với lý do đó, bãi biển trong những ngày đông du khách đã một phần biến thành bãi đậu xe công cộng rất thuận tiện.

Chúng tôi đi bộ trên bãi biển đã khá xa, tính ra cũng khoảng vài cây số trong cái thanh bình ấy. Bụng đã thấy đoi đói nên chúng tôi cùng nhau quay trở về khách sạn để chuẩn bị cho bữa ăn sáng và kịp thởi giờ để xuống biển tắm, đùa nghịch với sóng cho thỏa lòng mong ước. Bờ biển ở vùng bắc California, nơi chúng tôi đang ở, đẹp lắm nhưng không tắm được vì nước biển lạnh cóng, chỉ cần nhúng chân xuống nước là phải nhắc lên ngay đừng nói chi là lội xuống. Biển California chỉ để ngắm và nghe sóng biển rì rào nên thơ. Tắm biển ở vùng này là chuyện đừng mơ nhất là ở lứa tuổi “chớm già” bẩy bó như chúng tôi.

Cũng may chúng tôi “book” được căn phòng có hai buồng ngủ, bếp, phòng khách và phòng ăn. Nó nho nhỏ thôi nhưng cũng đủ đáp ứng cho sinh hoạt gia đình bốn người (vợ chồng tôi và vợ chồng người bạn cùng đi). Tất nhiên bếp là nơi dành cho “hai bà” nấu nướng. Khi đi chơi xa mà chúng tôi vẫn được ăn cơm với những món ăn Việt Nam thuần túy hợp khẩu vị của mình thì thích thú biết bao, nhất là không phải ra nhà hàng ăn, vừa tốn lại vừa mau chán. Trong suốt mấy ngày ở Daytona tôi chưa thấy quán ăn của người Việt, nhà hàng Tầu thì có.

Cứ theo chương trình, sáng đi bộ dọc theo bờ biển, trưa đi tắm biển đùa với sóng, chiều tắm hồ bơi và nằm dài trên ghế nhìn ngắm lung tung kể ra cũng thoải mái lắm. Cơm ngày

ba bữa. Dư thì giờ còn lại, hay lúc nhàn rỗi, chúng tôi ngồi tán gẫu hay lái xe đi chơi thăm thành phố kể ra cũng là điều thú vị đấy chứ.

Thành phố Daytona là thành phố biển du lịch khá nổi tiếng của Florida, thuộc loại trung trung, không lớn không nhỏ. Sinh hoạt thành phố, nói chung là những thành phố ở Mỹ đều có tiêu chuẩn giống nhau, nào cũng shopping, nhà hàng, dealer xe. Và xe cộ tràn ra ngoài đường chật cứng trong những giờ tan sở hay cuối tuần. Daytona không có cuộc sống vội vã và xô bồ như những thành phố lớn.

Ngoài việc tắm biển, lái xe trên những con đường lộ để vừa ngắm biển vừa ngắm nhìn những khách sạn, biệt thự sang trọng mọc rải rác dọc theo bờ biển, chúng tôi cũng còn có dịp đi thăm thú một vài nơi đặc biệt của thành phố này, đó là ngôi hải đăng, ngôi nhà xưa của tỷ phú Rockefeller và một công viên nhỏ của thành phố.

-Bảo tàng Hải đăng. Đây là một di tích lịch sử của ngành Hàng

hải Hoa Kỳ. Hải đăng này được coi như cao nhất trong số hải đăng của Florida và cũng là một trong số những hải đăng cao và đẹp nhất của Hoa Kỳ. Hải đăng được xây dựng trên một khu đất rộng ven biển. Chung quanh là một quần thể kiến trúc phục vụ cho hải đăng. Nhà bán hàng lưu niệm cho du khách tọa lạc ngay cửa chính ra vào khu bảo tàng. Tại đây trưng bầy những hình ảnh, mô hình của hải đăng này (tại Daytona) và một số hình ảnh của các hải đăng nổi tiếng khác cùng với sự so sánh về kích thước, chiều cao, dáng vẻ của từng hải đăng để ta có thể có cái nhìn tổng quát của những kiến trúc khác nhau về hải đăng trên toàn quốc.

Chiếc hải đăng tại Daytona mang tên Ponce De Leon Inlet Lighthouse được xây từ năm 1884 và đưa vào hoạt động vào năm 1887. Hải đăng được xây bằng gạch đỏ, cao

Page 17: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 43

175 feet, có đường kính đáy là 32 feet, đường kính trên đỉnh là 12 feet. Khởi thủy hải đăng được đốt bằng dầu nhưng tới năm 1933 thì được thay bằng điện với vài lần thay “ống kính”. Ngày nay hải đăng có thể chiếu xa tới 20 dặm (miles).

-Nhà ở của Rockefeller. Tôi không rõ thời gian đích thực ông

Rockefeller sống trong căn nhà này. Cứ nhìn bề ngoài thì căn nhà cũng không được coi là cổ lắm. Kích thước căn nhà và vị trí phòng ốc, sinh hoạt gia đình có lẽ vẫn còn được giữ nguyên. Tuy nhiên cách trang trí, “furniture” trong nhà thì nay đã đổi mới lại so với những gì chụp trong ảnh cũ.

Ngoài những tấm ảnh mang tính cách gia đình, tôi thật thích thú khi nhận ra một bức ảnh chụp lại giá cổ phiếu thời đó và vào ngày 9 tháng 3 năm 1918, tài sản của ông dựa trên kinh doanh dầu lửa (oil) và lúc đó ông là người triệu phú giầu nhất trong 30 triệu phú hàng đầu của Mỹ vào thời điểm đó.

-Vườn Sugar Mill Garderns Vườn này thoát thân từ đồn điền mía

và nhà máy mía. Vào đầu thế kỷ 19, vùng Daytona trồng rất nhiều mía để làm đường. Nhà máy được thành lập ngay trong đồn điền mía với sức lao động chính của những người nô lệ da đen.

Từ cổng bước vào là khu vực nhà máy với những máy móc làm đường thô sơ và cũ kỹ của thời đại kỹ thuật đã qua. Nhà máy vẫn còn giữ nguyên trạng và được bảo quản tốt để du khách tới thăm. Trong nhà máy, ngoài máy móc còn có những bảng hướng dẫn về quy trình sản xuất mía từ cây mía đến khi ra đường. Nhà máy sản xuất ở quy mô nhỏ, rất nhỏ so với bây giờ nhưng chắc cũng vào loại kha khá vào thời đó vì so ra, những máy móc dùng trong dây truyền sản xuất cũng khá lớn. Tôi thấy có cái hay là nhà máy được giữ gìn

rất kỹ lưỡng với tình trạng khởi thủy làm du khách có cảm tưởng đang đứng trước một khung cảnh rất hoang sơ, một di tích rất xa xưa chứ không tô son trét phấn để “hiện đại hóa” nó lên.

Từ nhà máy đường đi sâu vào phía trong là một khu vườn rộng được gọi là Sugar Mill Gardens. Khu vườn khá rộng và âm u với những cây lớn. Trong vườn, đây đó có “tượng” của những con khủng long với những loài khác nhau có kích thước như thật.

Vườn được trồng nhiều loại cây và hoa thuộc vùng nhiệt đới rất đẹp, đặc biệt là hoa “bông bụt” vừa to vừa có nhiều màu sắc lạ khác nhau.

Chúng tôi không ở trong vườn được lâu vì muỗi. Muỗi ở đây cắn rất đau, cắn đâu sưng đỏ ngay đấy. Chúng tôi đành rời khỏi khu vườn với tâm trạng “bỏ của chạy lấy người” vì muỗi. Nhìn chung quanh, chúng tôi mới nhận ra, cả khu vườn chỉ có chúng tôi là những người du khách duy nhất tới thăm đây.

-Đài tưởng niệm cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam

Page 18: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

44 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

Đài tưởng niệm này là một nơi đáng ghi nhớ nhất trong tâm trí tôi trong những ngày ở Daytona. Một cách vô tình chúng tôi lạc bước vào khu vực này. Đài tưởng niệm nhỏ thôi và thật đơn giản. “Tượng đài” được tạo dựng bởi nghệ sĩ tạc tượng Gregorly Johnson tạc vào ngày 11 tháng 11 năm 2011. Tác phẩm chỉ là một cái ghế dựa mà ta thường thấy ở Việt Nam, trên mặt ghế là chiếc nón sắt, một quần trận và vắt trên thành ghế là chiếc áo trận. Phía dưới ghế là một đôi giầy trận. Tất cả lộ rõ nét phong trần và như còn lấm bùn. Chỉ có thế thôi. “Tượng đài” được đặt lẻ loi, đơn chiếc trong một khu vườn nhỏ như vườn sau nhà ở thôn quê nước ta. Trong vườn gồm những khóm tre, khóm chuối. . . , có cả ao bèo và những khóm lá khoai mọc quanh ao. Một chiếc cầu tre nho nhỏ bắc qua con mương. Khung cảnh yên tĩnh lắm. Trước cảnh ấy tôi bị xúc động tới đáy trái tim mình.

Ngoài ra chúng tôi còn đến bãi biển Flagler Beach, bãi biển mang tên người đã từng khai phá, phát triển và tạo dựng những thành phố dọc theo bờ biển phía đông của Florida và chạy dài từ bắc xuống nam như đã nới ở trên. Bãi biển này có một cầu tầu dài vươn xa ra biển. Nhiều tay câu chuyên nghiệp đã câu được những con cá rất lớn được trưng bày qua những bức ảnh dán ngay đầu cầu.

Việc thăm thú thành phố Daytona và vùng lân cận không phải là mục đích của chúng tôi.

Chúng tôi chỉ thoáng qua thành phố theo đúng tinh thần “cưỡi ngựa xem hoa”. Mục đích của chúng tôi đến đây để tắm biển và hưởng sự thanh bình và thư dãn.

-Thăm bạn: anh chị Phó Quốc Uy(CN08) Thật là bất ngờ khi chúng tôi liên lạc được

với anh chị Phó Quốc Uy đang sinh sống ở Orlando, Florida. Khi được tin chúng tôi đang ở Daytona anh chị Uy liền lái xe đến thăm ngay dù trời mưa. Từ nơi anh chị ở tới chỗ chúng tôi mất một tiếng lái xe. Anh Uy tuy tuổi đã cao nhưng khi lái xe thì lại rất “thanh niên” đúng nghĩa. Ấy thế mà anh vẫn bị chị chê là lái chậm và lò dò đấy. Tôi đoán chị quen đi máy bay.

Chúng tôi gặp lại nhau thật vui mừng, nói chuyện cứ như “pháo rang” với bản chất “ăn to nói lớn” và năng nổ của anh Uy mặc dù chúng tôi mới gặp nhau trong ngày Đại Hội Chicago cách đây không lâu. Tôi giới thiệu anh chị Uy với vợ chồng người bạn cùng ở với chúng tôi. Chỉ dăm ba câu chuyện họ đã thân nhau với cái bản tính hồn nhiên và cởi mở của Uy. Chị Uy thì thật hợp đôi với chồng kể cả về kích thước lẫn tính tình.

Anh Uy là tay vô địch bóng chuyền trong trường Kỹ Sư Công Nghệ, trong Trung Tâm Phú Thọ mà cả Tổng Hội Sinh Viên nữa. Anh từng “thịt” những đối thủ của anh hết “két” nước ngọt này đến “két” nước ngọt khác, chất đống tại nhà ông “gác gian” sau trường. Tôi nghe chị Uy kể lại thời mới quen anh, thỉnh thoảng chị kéo cả lớp của chị bên trường Kỹ Sư Hoá Học sang uống nước ngọt của anh với tinh thần “uống dùm” kẻo uổng. Anh Uy nghe chị kể thế chỉ ngồi cười, cái cười rất hiền. Tôi cũng tủm tỉm cười và nghĩ thầm, hồi còn đi học chắc chị có lắm đàn em và những “két” nước ngọt ấy đã nhanh chóng trở thành những vật “của người phúc ta” để đãi đằng phe ta.

Nói tới anh Uy trong trường Công Nghệ

Page 19: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 45

là người ta nghĩ ngay tới tài đánh bóng chuyền của anh vì anh biết tận dụng chiều cao của mình. Và nhắc tới đánh bóng chuyền tôi không thể không nghĩ tới cái thân tôi, một người luôn ở “bên thua cuộc”, nghĩa là bao nhiêu tiền đi dậy học kèm cho những em bé bé xinh xinh lấy tiền chỉ đủ để “cúng” cho những thằng luôn thuộc “bên thắng cuộc”, những thằng bạn cùng lớp của tôi trong những trận đánh bóng chuyền. Nguyễn Hoàng Thu, có hỗn danh “người ruồi reo máu lửa” là một tay cao thủ trong lớp tôi, lớp tôi thôi, dù rằng kích thước của hắn cũng chỉ ở dạng khiêm nhường, khá khiêm nhường về chiều cao so với Uy. Hắn đã thắng, luôn thắng trong những trận đấu và đã ăn của tôi không biết bao nhiêu tô “mì vịt tiềm” ở Hải Ký Mỳ Gia trên đường Nguyễn Tri Phương mà chính bản thân tôi chưa dám tự bước vào đó thưởng thức một lần vì đắt. Tất nhiên lớp tôi có nhiều cao thủ khác như Bình, Cương, Hoàng Thanh, An . . . và “chúng” luôn để lại trong lòng tôi những nỗi “sầu đông” thời tuổi trẻ. Cười.

Anh chị Uy ở lại chơi với chúng tôi một ngày và một đêm. Cũng may ngay phòng khách chúng tôi có chiếc “sofa bed” để anh chị ngủ qua đêm. Trong thời gian ấy chúng tôi rủ nhau đi bộ dưới bãi biển vào buổi sáng, tắm biển đùa với sóng buổi trưa, nằm dài trong hồ bơi để ngắm để ngó lung tung buổi chiều và đi bộ trên con đường gạch thơ mộng dài hàng cây số vào ban đêm. Tuy nhiên chúng tôi cũng còn nhiều thì giờ để cùng nhau ra nhà hàng hải sản “King Crab” gần đó và ngay trên bãi biển để thưởng thức những con cua thuộc loại “king size”.

Chị Uy trổ tài nấu ăn và biểu diễn làm bánh cuốn nhân thịt ngay tại khách sạn. Chị đã cho chúng tôi thưởng thức những bữa cơm ngon. Anh Uy thì “xấy” tại chỗ cho chúng tôi cả bịch khế ngọt “cây nhà lá vườn” do anh mang tới. Ôi tình bạn quý làm sao.

Tôi nhớ vào buổi sáng sớm hôm đó, tôi mở cửa ra “ban công” để hít thở chút ít không khí trong lành, tôi thấy anh Uy đang nghiêm chỉnh ngồi thiền. Tôi vội khe khẽ rút lui vì tôi biết lúc đó anh đang ở Niết bàn.

Nói đến tu thiền tôi lại nghĩ đến ngài Thiền sư cư sĩ đời Trần: đó là Tuệ Trung Thượng sĩ. Ngài là bậc thiền sư cao trọng nhất đời Trần và là thầy về thiền của vị tổ sư thứ nhất Thiền Tông Việt Nam, tức Thiền phái Trúc Lâm, là đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông (2). Ngài Tuệ Trung chủ trương không ăn chay, tu với đời, phá mê phá chấp, không nhất thiết phải theo kinh nhà Phật:

Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi

Page 20: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

46 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

Bồ tát nói Pháp, ta nói thực tại.Và hơn thế nữa, ngài còn nói: Nếu gặp lão Cồ Đàm quen cóng lạnh Phải cho lão một đạp ngang hông. (Cồ Đàm là tên đức Phật) Sau ngày hôm đó chúng tôi đành phải

chia tay với anh chị Uy vì anh chị phải trở về Orlando. Chúng tôi hẹn sẽ gặp lại nhau trong vài ngày tới vì theo chương trình chúng tôi sẽ ở chơi tại Disney Word, Orlando vài ngày thăm nơi được mệnh danh là “Thiên đường của trẻ em”, một nơi mà hàng triệu trẻ em trên thế giới mơ ước đặt chân tới và đó cũng là mơ ước của chúng tôi, những người bước vào tuổi “chớm già” đã từ lâu.

. . . (cắt đọan) Trước khi rời thành phố Orlando, chúng

tôi ghé thăm nhà anh chị Phó Quốc Uy. Nhà anh chị tọa lạc tại một khu yên tịnh, nhiều cây cổ thụ xanh tươi. Ngôi nhà không lớn lắm nhưng trông rất “xinh”. Vườn trước vườn sau là những bãi cỏ xanh xen với những loại cây ăn trái vùng nhiệt đới, nào ổi, nào nhãn, nào na . . .nào khế. Chỉ tiếc những quả na (mãng cầu dai) nhà tôi thích ăn thì trái vẫn còn nhỏ và xanh nên không thể ăn được. Anh chị Uy tiếp đón chúng tôi thật nồng hậu, chân tình. Tôi chú ý tới bức ảnh anh chị theo nhà sư Hằng Trường đi hành hương bên Tầu. Nhân dịp đó anh chị được làm lễ “quy y” trong một ngôi chùa lớn bên đó, và cùng xuống tóc với cả y bát theo đúng thủ tục, nghi lễ của những người xuất gia. Bức ảnh đẹp lắm. Bây giờ tôi đã hiểu việc anh chị hay ngồi thiền mà tôi đã gặp trong buổi sáng nọ ở Daytona.

Chúng tôi rủ nhau ra khu thương mại Việt Nam ở trung tâm thành phố. Khu thương mại của cộng đồng người Việt ở bất cứ địa phương nào cũng đều giống nhau về mặt sinh hoạt thương mại và kinh tế. Kích thước to nhỏ có

khác nhau tùy theo dân số của cộng đồng ở địa phương ấy đông nhiều hay đông ít. Chúng tôi ghé vào tiệm phở để thưởng thức món ăn truyền thống của mình.

Chúng tôi thưởng thức một bữa ăn sáng ngon lành. Nhìn qua bên kia đường tôi thấy một bảng “Little Sài Gòn”, tên một địa danh thường được dùng cho những khu thương mại Việt Nam ở Hoa Kỳ. Ở thành phố San Jose, nơi chúng tôi cư ngụ, danh từ riêng “Little Sài Gòn” không chỉ là một địa danh mà còn mang thêm ý nghĩa biểu tượng cho một cộng đồng chống Cộng Sản. Cộng đồng người Việt chúng tôi ở San Jose đã phải đấu tranh quyết liệt với chính quyền địa phương để có cái tên ấy kể cả việc biểu tình khi chưa được thành phố chấp nhận. Vâng, “Little Sài Gòn” đã được ngầm hiểu là một một trong những “biểu tượng” chống Cộng Sản và gần như thống nhất, không thể nói khác hơn, nó chỉ đứng sau lá cờ vàng thân yêu.

Có quý nhau đến mấy, chúng tôi cuối cùng cũng phải chia tay. Chúng tôi từ giã anh chị Uy để tiếp tục cuộc hành trình đi về phía nam Florida.

. . . (cắt đoạn) MIAMI Miami nói riêng và Florida nói chung là

nơi cộng đồng người Cuba tỵ nạn Công Sản sống nhiều, người Do Thái sinh sống ở đây cũng đông. Khi vào phi trường Miami, ta có cảm tưởng như đang bước chân tới một thành phố của người Châu Mỹ La Linh vì hai ngôn ngữ chính được sử dụng trong những thông báo cho hành khách là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

-Miami Beach Miami Beach không xa thành phố Fort

Lauderdal là mấy, chỉ mất khoảng 45 phút cho tới một tiếng lái xe. Thành phố biển này

Page 21: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 47

cũng có một con đường chính chạy dọc theo bở biền, một bên là biển và một bên là phố xá xầm uất mà đa số dịch vụ là để phục vụ cho du khách, phần lớn là hàng ăn và quán “bar” với những tiếng nhạc ồn ào. Con đường này lớn và đông đúc, xô bồ hơn con đường tương tự của Fort Lauderdale. Từ đường phố đi ra bãi biển cũng khá xa. Tôi đã đi trên con đường này cả ban ngày lẫn cả ban đêm nên tôi có thể nói là tôi khó có thể tìm một cảm giác thanh bình, êm ả. Rõ ràng nhịp sống trên con đường này của Miami là nhịp sống bận rộn và ồn ào của những thành phố lớn.

Và cũng từ đây chúng tôi có thể ra bãi biển Hollywood, không xa lắm nhưng đó là bãi biển dài và đẹp. Những ngày nắng đẹp, bờ biển này cũng đông người tắm.

-Thăm bạn: anh chị Lê Hoàng Giáo (CN08)

Trong chuyến đi Florida kỳ này tôi đã có may mắn được gặp lại người bạn Công Nghệ thứ hai của tôi là anh Lê Hoàng Giáo. Anh chị Giáo định cư tại Miami cũng đã nhiều năm.

Sân trước sân sau nhà anh chị Giáo cũng

như nhà anh chị Uy, trên bãi cỏ xanh được trồng thêm lác đác cây ăn trái. Riêng nhà anh Giáo có cây “sa bô chê” trước nhà. Vì chúng tôi đến trái mùa nên trên cây chỉ còn lại vài trái “sa bô chê” được anh Giáo hái xuống mời chúng tôi. Đây là loại trái cây mà nhà tôi thích nhất.

Chị Giáo ngồi nói chuyện với nhà tôi. Anh Giáo đưa tôi vào “thiền đường” lễ Phật. Cũng nhân dịp đó anh cho tôi một bài Pháp thoại ngắn về kinh Bát Nhã. Bài Pháp thoại của anh làm tôi nhớ tới một vài câu trong bài thơ “Hữu Cú, Vô Cú” của vua Trần Nhân Tông nói về “Câu Có, Câu Không” của vạn Pháp (Nguyễn Lương Vỵ dịch).

. . . Câu Có câu Không, Cây ngã dây héo, Mấy vị sư ông, Đầu sưng óc méo . . . Việc Có, Không đến từ định kiến, ấy chẳng

qua chưa thấy được “Duyên khởi” của vạn Pháp. Phật nói “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Như Lai” (Xin đọc bài Thằng Cuội đã được đăng trên ĐS KSCN nói về Duyên khởi)

Ấy đấy, có mấy câu ngắn ngủi trong kinh Bát Nhã anh Giáo đã phải mất nhiều thì giờ giảng giải, mà tôi đây vẫn thấy cứ ngu ngơ với nó. Rồi nào Duyên Sanh, Nhân Quả, Vô Ngã, Vô Thường, Sinh Trụ Hoại Diệt và lúc này, anh Giáo không còn làm tôi ngu ngơ nữa . . . mà là “mù tịt”. Khổn nỗi tôi chưa phải là một Phật tử thuần thành.

Anh chị Giáo thường hay đi Denver thuộc tiểu bang Colorado hành hương và tu học.

Page 22: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

48 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

Anh Giáo làm việc cho Xi Măng Hà Tiên. Anh yêu nghề và là kỹ sư tài giỏi. Anh Giáo và anh Mai Xuân Thành (CN10) cùng làm việc với nhau nhiều năm ở nhà máy Kiên Lương, Hà Tiên.

Anh chị Giáo mời chúng tôi đi ăn nhà hàng nhưng chúng tôi từ chối vì trời đổ mưa, cơn mưa nặng hạt. “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” (mưa gió không có then khóa mà vẫn giữ được khách), nhưng thật tiếc dù có mưa bão chúng tôi cũng phải từ giã anh chị. Anh chị đã cầm dù đưa chúng tôi ra tới tận xe. Chị không quên tặng nhà tôi một quả xoài thật to.

Ngồi cạnh “ông bạn già” đang lái xe, tôi cao hứng đọc lại câu “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” và cho biết câu này đã không áp dụng đúng trong trường hợp của chúng tôi hôm nay. Ông bạn liền đọc câu đối lại “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” của trạng Me Nguyễn Thanh Giản (Trạng nguyên đời vua Lê Duy Mục). Tôi được giải thích, nghĩa là “Sắc đẹp người phụ nữ dù không phải là sóng nổi nhưng dễ nhận chìm người”. Nghe xong tôi nháy mắt ông bạn :“Câu này cũng không áp dụng được cho chúng ta”. Tiếng vọng từ hàng ghế dưới của “hai bà” đưa lên “Thôi, già rồi”. Tôi nhìn ông bạn và mỉm cười như người tri kỷ.

Chúng tôi được anh chị Giáo giới thiệu địa chỉ “vườn cây trái” của người Việt ở Homestead, phía nam Miami và cách đây không xa.

-Vườn trái cây. Florida có nhiều cây trái của vùng nhiệt

đới như xoài, nhãn, thanh long . . . đặc biệt là loại cây dòng họ cam như bưởi, chanh. Loại giống cây cam này thích hợp với khí hậu ở đây, có nhiều nắng ấm, với số lượng 300 ngày nắng một năm và không có tuyết lạnh vào mùa đông. Cam ở Florida đã kỹ nghệ hóa để xuất cảng ra nước ngoài qua sản phẩm đã được biến chế thành nước “juice”. Các nông

trại ở đây đã dùng kỹ thuật “pha giống” để tạo ra những loại cây mới. Muốn ăn những trái cam thơm ngon phải về California.

Ở Florida, người Việt rất thành công trong việc khai thác những trại trái cây với diện tích canh tác rộng, quy mô. Trại cây này nốt tiếp trại cây kia, càng ngày càng lan tỏa ra. Di dân tỵ nạn Việt Nam đã đóng góp một phần, tuy còn giới hạn, vào sự phát triển của Florida.

Chúng tôi có dịp được đến thăm một trại trồng nhãn của người Việt Nam ở Homestead vì mùa này đang là mùa thu hoạch loại trái cây này. Thật ra trong trại trái cây của người Việt còn trồng nhiều loại trái cây khác của miền nhiệt đới đặc biệt là những cây trái của miền Nam Việt Nam.

Trong trại nhãn, “rừng nhãn” bao la bạt ngàn mọc san sát xum xuê theo hàng lối ngay ngắn. Những chùm nhãn nặng trĩu cành, tươi ngon, óng ả. Việc canh tác ở đây đã được cơ giới hóa nên vừa sản xuất được số lượng lớn mà vừa ít tốn nhân lực.

Nhãn được đóng thùng đem bán nơi xa trong nước hay xuất cảng. Số nhân công, phần đông là người Mễ được thuê mướn để làm những công việc nặng nhọc như khuân vác hoặc xếp những thùng trái cây đã được đóng thùng nặng khoảng 20 hay 25 pound/thùng.

Những trái nhãn rơi rụng trong lúc đóng thùng cũng được đóng thùng riêng nhưng bán với giá rẻ hơn, khoảng 15 USD cho một thùng 20 pounds. Chúng tôi mua một thùng ăn dọc đường và mang về khách sạn.

Trước đây khách hàng được vào tận cây để hái, nhưng sau khi “ăn thử” đã vứt vỏ và xả rác bừa bãi trong vườn. Chính vì lý do đó, nay khách hàng không còn được vào tận cây để hái nữa.

Tuy nhiên, một trại nhãn của người Mỹ ở ngay kế cạnh, để cạnh tranh với trại nhãn của

Page 23: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ 49

người Việt, khách hàng được đến tận cây để chọn, chỉ chùm nhãn nào mình thích thì nhân viên của trại sẽ cắt xuống cho. Không được ăn thử và xả rác.

-Công viên quốc gia Everglades Công viên nằm ở phía nam Miami và

cũng không cách xa Miami là mấy. Công viên là cả một vùng đất rộng chiếm một phần diện tích đất đai khá lớn ở phía nam Florida. Và đây là một hệ thống sinh thái quan trọng của Florida nơi nhiều loại sinh vật tự nhiên sinh sống ở đây. Môi trường ô nhiễm đang phá hoại hệ sinh thái này bởi các nông trại chung quanh. Nhiều nhà nghiên cứu và các hội đoàn cùng các nhà tự nguyện đã phối hợp với chính quyền để bảo tồn khu vực thiên nhiên này.

Chúng tôi đến đây, âu cũng chỉ là đến thăm một phần rất nhỏ của Công viên mà thôi. Cả một vùng nước đầm lầy rộng mênh mông. Cỏ tranh hay lau mọc ngang lưng xen lẫn những cây dừa nước hiện ra trước mắt. Chúng tôi mua vé vào Công viên và được đưa tới một khán đài nhỏ bằng gỗ. Tại đây nhân viên của Công viên giải thích những động vật hoang dã sinh sống ở đây. Và họ cũng hướng dẫn chúng tôi về “tour” sắp tới với vài điều khuyến cáo cần thiết về an toàn cho chuyến đi. Sau đó chúng tôi được truyền tay nhau những con thú nho nhỏ để xem tận mắt, mó tận tay trong đó có con cá sấu “baby” trông thật dễ thương. Ai cũng chụp ảnh với chú sấu này. Nhà tôi vốn nhát nên không dám đụng vào nó.

Chúng tôi được đưa lên chiếc “tầu chạy gió” (air boat), đó là chiếc tầu chạy bằng chiếc quạt gíó to quay vù vù ở phía sau đuôi. Sức gió của quạt sẽ đẩy tầu đi. Trong khoang chứa được khoảng mười người.

Quạt thổi mạnh, tầu của chúng tôi lướt chạy trên nước, nước nông, không sâu lắm. Có khi tầu chạy lướt lên cả cỏ tranh để tiến vào sâu trong đầm. Dọc hành trình chúng tôi

gặp nhiều loại thú hoang dã nhỏ, có cả chim và sinh vật chính yếu thu hút du khách nhiều nhất vẫn là những con cá sấu. Cá sấu, con to có con nhỏ cũng có, ôi đủ cả. Khi chúng tôi gặp một con, khi gặp vài con ở cùng một chỗ. Có con nằm nghỉ ngơi, có con bơi lội, có con nằm lười biếng trên mặt nước há căng miệng ra thật lớn cho những chú chim con tới “xỉa răng”. Càng vào sâu bên trong đầm, nước càng cạn hơn. Có chỗ cạn đến nỗi tôi có cảm tưởng một con cá sấu khổng lồ nào đó có thể trườn mình tấn công vào thuyền. Cũng may là chuyện đó đã không xẩy ra. Tôi thấy có một điều là lạ, mỗi khi có con cá sấu nào xuất hiện thế là cả tầu say sưa chụp ảnh, chụp vội vàng và chụp cho thật nhiều như cả đời chưa thấy cá sấu bao giờ. Máy “digital camera” mà, chụp bao nhiêu mà chẳng được. Chụp một cách hào phóng chứ không dè xẻn đến bủn xỉn như xưa kia nữa vì sợ tốn tiền khi đem “rửa” chúng ra giấy in. Tôi nhớ có một lần, vào hồi xa xưa đó, cô hàng xóm nhà tôi đã dọa nghỉ chơi với tôi chỉ vì tôi từ chối chụp cho cô một tấm ảnh mà thế đứng của cô “rất Nhật”, nghĩa là một chân của cô co về phía sau, dơ hai ngón tay phải thành hình chữ “V” đưa ra phía trước, tay trái chống nạnh, đầu ngả sang bên, miệng cười chúm chím. Tôi nhất định từ chối không bấm máy, cô kết tội tôi vì tiếc 20 xu đem rửa nên không chịu chụp tấm ảnh mà cô cho là quá đẹp với cái dáng vẻ ấy. Thế đấy. Chắc nay thì khác rồi, cô chẳng thể kết tội tôi như thế.

Hình minh họa

Page 24: Chicago gợn sóng · khí « hơi bị thừa ». Đã vậy kề bên có mấy tên quân khuyển thấy mà nhợn cả người. « Chắc Phủ lại có chuyện cấp bách

50 Đặc San Số 7 Kỹ Sư Công Nghệ

Chiếc tầu đưa chúng tôi ra thật xa, tới một “vũng” nước sâu tới đầu gối không có cỏ lau. Cả tầu nhẩy xuống lội bì bõm ra điều thích thú, ra cái điều như lần đầu tiên được bước xuống vũng nước đục ngầu những bùn. Mỹ có khác ta. Bốn người Việt Nam chúng tôi ngồi trên tầu nhìn cười tủm tỉm. “Hai bà” của chúng tôi không xuống vì tưởng như còn đang sống ở Việt Nam: sợ đỉa.

Sau khi lội bì bõm và chụp hình cho nhau. Tất cả lên tầu và thẳng đường trở vế chốn cũ. Trong chuyến quay về không còn ai háo hức chụp hình nữa. Chắc đã chán.

. . . (cắt đoạn)

ĐÔI LỜI THAY KẾT LUẬN Florida không phải chỉ vỏn vẹn có vài điều

giới hạn và ngắn ngủi tôi vừa viết. Nó còn có nhiều thứ để xem và để “enjoy” lắm. Nhưng tiếc trong giới hạn tờ ĐS KSCN này, số trang có giới hạn nên tôi không thể kéo dài thêm được. Chúng tôi xin hẹn kể tiếp về Florida khi

có dịp. Thân chào.

(Những thành phố bị “cắt đoạn” (hay trích bỏ) trong bài này gồm Orlando với Disney World, Coco Beach, Trung Tâm Không Gian Kennedy, Palm Beach, Fort Lauderdale, Key West, Tampa với Clear Water Beach và Pensacola. Đó là những địa danh chúng tôi được đi qua và đã viết trong bài FLORIDA cùng với hình ảnh-Xin đón đọc hồi tiếp).

NGUYỄN GIỤ HÙNG (CN09)San Jose 15-06-2017

Ghi chú (1) Xin đọc bài “Đi Thăm Hoa Thịnh Đốn”

đã đăng trên Đặc San KSCN.(2) Xin đọc truyện ngắn viết về Tư Tưởng

Thiền Tông Việt Nam qua “Thiền Tông Chỉ Nam” của vua Trần Thái Tông - Phần mở đầu truyện ngắn này đã được đăng trên Đặc San KSCN số 6.

Kho tàng của tuổi hạc:

Thân thể của người lớn tuổi (còn gọi là cao niên) là cả 1 kho tàng:

Trên đầu thì đầy ... bạc,Trong hàm là cả 1 kho ... vàng,Trong thận có khi ẩn đầy ... đá quý, vàDưới nữa là cả 1 cơ ngơi ... bất động sản!

Anh “hồ đồ” kể!