48
l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm” - giá trị thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. l Tin trong nước. l Tin thế giới. l Hoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam thời gian qua. l Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Gia Lai - Thực trạng và giải pháp. l Những câu chuyện bên bờ Sông Ba. l Phát triển kinh tế Hợp tác xã góp phần xây dựng nông thôn mới tại Gia Lai. l Xây dựng làng Nông thôn mới. l Xã Chư A Thai tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. l Một số giải pháp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay. l Thực hiện Luật phòng chống tham nhũng: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông - Đã "Liên" nhưng "Chưa thông". l Những vấn đề cần quan tâm trong học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018. l Làm theo Bác từ những việc làm thiết thực. l Người cựu chiến binh trồng na trên đất khó. CHÍNH TRỊ - THỜI SỰ KINH TẾ - XÃ HỘI - QUỐC PHÒNG, AN NINH XÂY DỰNG ĐẢNG TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT * In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 102 Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 111/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 24/11/2017. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 3-2018. Trình baøy: THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LÊ PHAN LƯƠNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG NGUYỄN QUANG CƯỜNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 5 7 11 14 17 20 23 25 28 32 34 36 39 42 - Ảnh bìa 1 trên: Xe tăng của quân giải phóng tại sân dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu - Ảnh dưới trái và phải: Gốc Phố chính ở Pleiku năm 1972 và hôm nay. Ảnh tư liệu.

CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

lCố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm” - giá trị thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

lTin trong nước.

lTin thế giới.

lHoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam thời gian qua.

lĐào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Gia Lai - Thực trạng và giải pháp.

lNhững câu chuyện bên bờ Sông Ba.

lPhát triển kinh tế Hợp tác xã góp phần xây dựng nông thôn mới tại Gia Lai.

lXây dựng làng Nông thôn mới.

lXã Chư A Thai tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

lMột số giải pháp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay.

lThực hiện Luật phòng chống tham nhũng: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông - Đã "Liên" nhưng "Chưa thông".

lNhững vấn đề cần quan tâm trong học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018.

lLàm theo Bác từ những việc làm thiết thực.

lNgười cựu chiến binh trồng na trên đất khó.

CHÍNH TRỊ - THỜI SỰ

KINH TẾ - XÃ HỘI - QUỐC PHÒNG, AN NINH

XÂY DỰNG ĐẢNG

TÂM ĐIỂM DƯ LUẬNHỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT

* In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 102 Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 111/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 24/11/2017.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 3-2018.

Trình baøy: THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLÊ PHAN LƯƠNGUÛy vieân Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

NGUYỄN QUANG CƯỜNGHOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

2

5

7

11

14

17

20

23

25

28

32

34

36

39

42

- Ảnh bìa 1 trên: Xe tăng của quân giải phóng tại sân dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu- Ảnh dưới trái và phải: Gốc Phố chính ở Pleiku năm 1972 và hôm nay. Ảnh tư liệu.

Page 2: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

2 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

NGUYỄN VĂN LINHvới bài học “Nói và làm” giá trị thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Cố Tổng Bí thư

TS. NGUYỄN THÁI BÌNH - CN. TRỊNH THỊ THU HIỀN1

1. Vài nét về đồng chí Nguyễn Văn Linh

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1/7/1915 trong một gia đình công chức tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí bắt đầu từ khi còn rất trẻ, 14 tuổi đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lãnh đạo.

1. TS. Nguyễn Thái Bình - TUV, Hiệu trưởng Trường chính trị tỉnh; CN. Trịnh Thị Thu Hiền - Giảng viên Trường chính trị tỉnh.

Hai lần bị đày ra Côn Đảo chịu vô vàn khó khăn vất vả khi mới ở độ tuổi thanh thiếu niên. Chính nơi địa ngục trần gian ấy lại tôi luyện nên một đồng chí Nguyễn Văn Linh tài giỏi, nghị lực, ý chí và có tinh thần yêu nước kiên định.

Sau giải phóng, đồng chí được bầu làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu làm

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) và lần thứ VII (6/1996), đồng chí được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí từ trần ngày 27/4/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. “Nói và làm” cùng bút danh N.V.L của đồng chí Nguyễn Văn Linh

Đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tìm lối thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ngay sau khi triển khai Nghị quyết Đại hội VI, đã xuất hiện các biểu hiện nhận thức không đầy đủ, thậm chí phản bác lại quan điểm của Đảng. Tình trạng nói không đi đôi với làm, đánh trống bỏ dùi đã làm cho nhiều chính sách, chủ trương lớn của Đảng đề ra không được thực hiện đúng đắn.

Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh với cương vị Tổng Bí thư đã khởi xướng phong trào sử dụng báo chí, ngòi bút của mình nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng thực sự đi vào đời sống quần chúng nhân dân.

“Nói và làm” chính là châm ngôn hành động lúc bấy giờ của cố Tổng Bí thư

Chính trị - Thời sự

Page 3: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

3Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Nguyễn Văn Linh. Ông đã thực hiện viết tổng cộng 31 bài báo chính luận với bút danh N.V.L và đặt tên chuyên mục là “Những việc cần làm ngay” được đăng trên báo Nhân dân từ 25/5/1987 đến 28/9/1990; với mục đích chính là sử dụng báo chí như một phương tiện chính trị tuyên truyền Nghị quyết của Đảng cho dân chúng hiểu, phục vụ cho công cuộc đổi mới ở cả 3 khía cạnh: khuyến khích đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, dẹp bỏ những cản trở đối với công cuộc đổi mới, khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng.

Trước thời kỳ đổi mới, báo chí trong nước chỉ đi theo một lối mòn khi: mọi thông tin chỉ từ một chiều và báo chí thời bấy giờ xuất hiện “một sự im lặng đến đáng sợ” khi sự thật về tình hình giảm sút kinh tế hay đời sống nhân dân khổ cực lại bị “làm ngơ”2. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nhận định “Tờ báo, theo tôi, không phải chỉ là diễn đàn của Đảng và Chính phủ và của một số cán bộ viết báo” mà còn phải là “diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân”3. Với tư duy này, đồng chí đã nêu cao tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật để thực hiện “Nói và làm” một cách mạnh mẽ, thẳng thắn, trung thực và đầy tính cương quyết. Tinh thần đó

được thể hiện rất rõ trong các bài báo được đăng trên mục “Những việc cần làm ngay”, khái quát lại như sau:

Thứ nhất, đồng chí luôn tâm niệm việc làm sao cho các Nghị quyết của Đảng phải thực sự đi vào quần chúng, chứ không phải chỉ là những câu khẩu hiệu nói cho hay nhưng không ai biết, không ai hiểu.

Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Nhật Bản báo Akahata, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã bày tỏ rất mộc mạc, chân thành những suy nghĩ về chuyên mục “Những việc cần làm ngay”: “Còn tác giả N.V.L viết bài trên báo chẳng qua là vì thấy rằng một nghị quyết nếu như không được phản ánh trên báo chí để nhắc nhở người ta hàng ngày thì người ta không nhớ, không thấy và nhất là phải làm cho quần chúng ai nấy đều hiểu Nghị quyết của Đảng, biết Nghị quyết của Đảng”4.

Thứ hai, đồng chí Nguyễn Văn Linh yêu cầu phải xử lý ngay các sai phạm từ các cấp các ngành đến từng cá nhân một cách khách quan, công tâm và quyết liệt.

Trên tinh thần “Nói và làm”, đồng chí đã chỉ ra hàng loạt các vụ sai trái từ việc làm hỏng 360 tấn tỏi khô tại kho lạnh Bến Bính (Hải Phòng) trị giá 20 triệu đồng cho đến

việc bán một máy kéo kiếm chác hơn 300 nghìn đồng ở Tổng cục trang bị kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp (cũ). Nhiều câu hỏi về những khuất tất trong xử lý công việc của các cơ quan, cá nhân được bút danh N.V.L đặt ra với thái độ nghiêm túc: “Ai là người phải chịu trách nhiệm”, “Nguy hại hơn nữa là tiền thu giá chênh lệch ấy không biết có chạy đủ vào ngân sách nhà nước không hay chạy vào túi ai?”5. Với giọng văn chính luận đanh thép, đồng chí yêu cầu: “phải lôi các vụ việc sai trái lớn để nghiêm trị và phải đưa rõ kết quả lên các cơ quan ngôn luận cho nhân dân biết” đồng thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền “phải điều tra nghiêm trị những người gây thiệt hại, sau đó phải đưa lên báo” và “cần phải theo sát các phát hiện của nhân dân và báo chí, giải quyết nhanh rồi trả lời cho nhân dân biết”.Với những bài viết vạch trần sự thật, yêu cầu sự vào cuộc của các cơ quan, cách làm của đồng chí đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ.

Thứ ba, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn nêu cao tinh thần nói đi đôi với làm dựa trên nền tảng lấy dân làm gốc, tạo niềm tin cho nhân dân.

Với đồng chí, sức mạnh của công luận là vũ khí lợi hại và có vai trò quan trọng trong công tác chống tiêu cực nên

2. Phạm Duy Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và “Những việc cần làm ngay”, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2015, tr.28.3. Nguyễn Văn Linh - Những việc cần làm ngay, Báo Nhân dân, ngày 24/6/1987.4. Đặng Diễm Phương, chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.45.5. Nguyễn Văn Linh - Những việc cần làm ngay, Báo Nhân dân, ngày 26, 27/5/1987.

Page 4: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

4 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

“nhân dân cùng các cơ quan thông tin cần tiếp tục phát hiện, theo dõi để giúp đỡ các cơ quan pháp luật và cơ quan có trách nhiệm điều tra, xử lý nhanh chóng, chính xác, triệt để mọi công việc”. Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống tiêu cực. Chỉ có pháp chế xã hội cùng những xử lý của pháp luật theo đúng kỷ cương, phép nước thì những sai phạm tiêu cực mới bị diệt trừ tận gốc.

Với Nguyễn Văn Linh, xây dựng một chính quyền của dân, do dân và vì dân, lấy dân làm gốc, tin tưởng vào quần chúng nhân dân không phải chỉ trên giấy tờ, khẩu hiệu nữa mà chắc chắn là sự thật. Bởi vậy mà, ông lý giải việc mình ngừng viết các bài báo như sau: “Vì những bài báo của N.V.L chẳng qua cũng như mở máy và nhấn ga cho ô tô chạy và cái ô tô đó phải là các nhà báo, là quần chúng, khi nhấn ga rồi để cho ô tô chạy đã. Rồi ra dần dần sẽ có một số bài khác của N.V.L để cho ô tô chạy với tốc độ nhanh hơn”6. Và thực tế, sau đó có hàng loạt các phong trào “Hưởng ứng những việc cần làm ngay” đem lại hiệu ứng rất lớn trong công cuộc chống tiêu cực, sai phạm từ phía các tổ chức cho đến quần chúng nhân dân.

3. Công tác xây dựng Đảng hiện nay với bài học “Nói và làm” của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, nhân dân ta đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhiều Nghị quyết đã được ban hành nhằm giải quyết ngay tình trạng “tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng”7.Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, Đảng viên; khắc phục tình trạng chồng chéo, cồng kềnh của bộ máy nhà nước...Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến hoài nghi về tính khả dụng của các chủ trương đó. Để khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng suốt của Đảng, có lẽ chúng ta nên học tập tinh thần “Nói và làm” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

Một là, tập trung hơn nữa vào công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trong tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, cần chú trọng đến hiệu quả, chất lượng nhằm làm sao cho dân biết, dân hiểu, dân tin vào Đảng.

Hai là, kiên quyết đấu

tranh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Tránh mọi biểu hiện đánh trống bỏ dùi, hay chủ trương chỉ “nằm trên giấy”. Bởi lẽ, “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”8. Nếu Đảng nói và làm một cách nghiêm túc, quyết liệt chắc chắn sẽ tạo nên niềm tin cho quần chúng nhân dân, vì vậy mà khối đoàn kết được bền chặt, chính quyền được giữ vững.

Ba là, tin dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc. Đây cũng chính là bài học quý báu mà Hồ Chủ tịch đã để lại cho thế hệ chúng ta. Chỉ khi đất nước là của dân, do dân, chính quyền dựa vào sức mạnh của dân thì lúc đó: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu - khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - người đã giương cao ngọn cờ đổi mới và làm lan tỏa mạnh mẽ ý chí, quyết tâm của toàn Đảng toàn dân đã để lại cho chúng ta dấu ấn sâu sắc. Phương châm “Nói và làm” không chỉ có giá trị thời kỳ đổi mới mà sẽ vẫn mãi là một bài học chúng ta cần ghi nhớ./.

N.T.B - T.T.T.H6. Nhiều tác giả, Nguyễn Văn Linh - Hành trình cùng lịch sử, NXB Trẻ, 1998, tr.67.7. Nghị quyết TW4 Khóa XII.8. Điều 4 Hiến pháp 2013.

Page 5: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

5Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Tin trong nước

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 09/02/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị

số 23-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội quán triệt và triển khai tốt các nội dung chính sau:

* Về mục tiêuThứ nhất, tạo sự

chuyển biến mạnh mẽ, thực sự hiệu quả, thiết thực trong việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Thứ hai, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tư duy lý luận, năng lực tổng kết và chỉ đạo thực tiễn để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra; thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ.

Thứ ba, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

* Về quan điểmThứ nhất, học tập,

nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Ðảng về mặt tư tưởng, vừa có vai trò nền tảng, vừa có vị trí then chốt trong tình hình hiện nay.

Thứ hai, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương châm cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại.

Thứ ba, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách biện chứng, sáng tạo và cầu thị; đồng thời phòng, chống có hiệu quả các

Page 6: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

6 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

* Về nhiệm vụ, giải phápThứ nhất, các cấp ủy,

tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao...

Thứ hai, tiếp tục đổi mới phương thức triển khai, phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong công tác lý luận. Khẳng định mạnh mẽ và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn nước ta...

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và phương

pháp công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ...

Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền về giá trị, những nội dung cơ bản, cốt lõi và những nội dung được Ðảng ta vận dụng, phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí, truyền thông, kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền miệng và các kênh thông tin khác.

Thứ năm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phản bác có hiệu quả, kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch. Ða dạng hóa hình thức đấu tranh bảo vệ nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu thường xuyên và kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Chú trọng trao đổi, đối thoại, thuyết phục; lắng nghe, tiếp

thu các góp ý mang tính xây dựng để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp.

* Về tổ chức, thực hiện Căn cứ vào chức năng,

nhiệm vụ của từng đơn vị, Ban Bí thư yêu cầu Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, Ban Tuyên giáo các cấp ủy, các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể mà Chỉ thị đã nêu để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới./.

Thanh Lan (tổng hợp từ nguồn BTGTW)

Page 7: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

7Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Kết quả Bầu cửThượng viện Cam-pu-chia1

Thượng viện Cam-pu-chia khóa IV có 62 ghế, trong đó 58

ghế được bầu trong cuộc bầu cử lần này, 2 ghế do Quốc vương Cam-pu-chia Norodom Sihamoni chỉ định và 2 ghế còn lại do Quốc hội bầu. Cuộc bầu cử diễn ra tại 33 phòng phiếu, ở 8 khu vực bầu cử trong cả nước với 11.695 người tham gia bỏ phiếu,

bao gồm 123 Nghị sĩ Quốc hội và 11.572 ủy viên Hội đồng xã, phường. Tham gia tranh cử lần này có 4 đảng gồm: đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), đảng Funcinpec (FCP), đảng Khmer hòa hợp dân tộc (KNUP), đảng Thanh niên Cam-pu-chia (CYP). Ngày 03/3/2018, Ủy ban bầu cử Quốc gia Cam-pu-chia công bố chính thức kết

quả bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ 4 (2018 - 2024). Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) giành chiến thắng tuyệt đối, giành được toàn bộ 58 ghế trong thượng viện; ba đảng tham gia tranh cử còn lại không giành được ghế nào. Sau kết quả bầu cử, các đảng tham gia tranh cử đã ra tuyên bố công nhận kết quả bầu cử trên./.

Đảng CPP của Thủ tướng Hun Sengiành chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện. Ảnh: Reuters.

Tin quốc tế

Page 8: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

8 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Mỹvà việc tàu sân bay của Mỹ vào thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam2

Từ ngày 05 - 09/3/2018, được sự đồng ý của Chính

phủ Việt Nam, đoàn tàu hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục USS Wayne E.Meyer thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng. Trong chuyến thăm, các sỹ quan và thủy thủ đoàn hải quân Mỹ đã tham gia giao lưu một số hoạt

động tại Đà Nẵng, như biểu diễn ca nhạc, giao lưu thể thao, thăm Làng trẻ em SOS, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Điều dưỡng bệnh nhân tâm thần, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, kỹ thuật về cung cấp điện, nước; hỗ trợ ứng phó thảm

họa; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy; y tế, ẩm thực...

Trước sự quan tâm của dư luận quốc tế và trong nước về việc đoàn tàu hải quân Mỹ thăm Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Chuyến thăm Đà Nẵng lần này của tàu sân bay Mỹ được thực hiện theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, được nêu trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (tháng 11/2017), tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển khu vực”./.

Tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Wikimedia Commons.

Sửa một số điều Trong Hiến pháp của Trung Quốc3

Tại Kỳ họp thứ Nhất, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 13 (Quốc hội khóa 13) đã biểu quyết thông qua các nội dung đề xuất sửa đổi Hiến pháp với đa số các đại biểu tán thành (2.958 đại biểu, tỷ lệ 99,7%). Trong số

21 nội dung kiến nghị sửa đổi, bao gồm việc đưa tư tưởng của Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc vào lời nói đầu, kiến nghị về việc thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia,... đáng chú ý là, kiến nghị thứ 14, đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 79 của Hiến pháp: bãi bỏ quy định Chủ tịch nước chỉ được giữ 2 nhiệm kỳ liên tiếp./.

Page 9: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

9Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Kết quả bầu cử Tổng thống Nga V. Putin và thông điệp Liên bang năm 20184

Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử vị trí người lãnh

đạo nước Nga và sẽ nắm quyền ít nhất đến năm 2024. Đây là nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông. Kết quả kiểm 99% phiếu cho thấy Putin tái đắc cử tổng thống Nga với tỷ lệ áp đảo các ứng viên khác. Theo số liệu sơ bộ của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC), sau khi 99% số phiếu đã được kiểm, ông Putin đang dẫn đầu cuộc bầu cử tổng thống Nga với 76,6% số phiếu, khoảng 55 triệu cử tri đã ủng hộ ông. Trong khi đó, ứng cử viên đảng

Cộng sản Pavel Grudinin có 11,8% số phiếu, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Vladimir Zhirinovsky giành được 5,67%. Ksenia Sobchak, nữ ứng viên đảng Sáng kiến dân sự giành được 1,67%. Grigory Yavlinsky từ đảng Yabloko có 1,04%. Số phiếu bầu của 3 ứng viên còn lại đều ít hơn 1%. Trong bài phát biểu chiến thắng gần Quảng trường Đỏ ngày 18/3/2018, ông Putin nói rằng ông coi thắng lợi như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về thành tựu ông đã đạt được trong những điều kiện khó khăn.

Trước đó, ngày 01/3/2018, Tổng thống V.Putin đã đọc Thông điệp Liên bang trước hai viện của Quốc hội Liên bang Nga và đông đảo các nhà báo. Thông điệp Liên bang lần này của V.Putin được coi là cương lĩnh tranh cử trước cuộc bầu cử Tổng thống (ngày 18/3/2018). Một số nội dung chính trong Thông điệp Liên bang:

Thông điệp Liên bang nêu bật những thành tựu quan trọng của nước Nga trong những năm qua: Tổng thống Nga V.Putin tiếp tục nhấn mạnh thêm 10 thành tựu quan trọng nước Nga đạt được trong hơn 17 năm cầm quyền

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: VN.

Page 10: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

10 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

của V.Putin, nổi bật là: Nền kinh tế Nga đã phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định đang mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển đột phá và tăng trưởng trong dài hạn; sự thịnh vượng của nhân dân, sự sung túc trong các gia đình người Nga tăng nhanh (năm 2000 có 42 triệu người, chiếm 29 - 30% dân số cả nước, sống dưới chuẩn nghèo. Năm 2012, đã giảm xuống còn 10%); tuổi thọ bình quân ở Nga tăng nhanh (thêm hơn 7 năm) và đạt mức 73 tuổi; năm 2017, lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ công suất các cảng của Nga đã vượt mốc 1 tỷ tấn; giáo dục cấp tiểu học của Nga là một trong những nơi tốt nhất thế giới...

Xác định một số nhiệm vụ quan trọng nước Nga cần phải thực hiện: Tổng thống Nga V.Putin đề ra 12 nhiệm vụ mà nước Nga cần thực hiện trong những năm tới. Trong đó, đáng chú ý là: Bảo vệ dân tộc Nga và sự thịnh vượng của người dân; trong vòng 6 năm tới ít nhất giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo; xây dựng hiện đại cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, dịch vụ công, y tế (giai đoạn 2019 - 2024, hàng năm sẽ chi trung

bình 4% GDP để phát triển hệ thống y tế); phấn đấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 1,5 lần trong nhiệm kỳ tới và là 1 trong số 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới...

Những thách thức mà nước Nga phải đối mặt: Thông điệp xác định 6 thách thức mà nước Nga cần vượt qua trong những năm tới, như: mối đe dọa chính và kẻ thù chính là sự tụt hậu; làm thế nào để nước Nga có thể tận dụng được những cơ hội lớn cũng như vượt qua những thách thức của cuộc cách mạng công nghệ (4.0) mang lại; sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số ở độ tuổi lao động đang có xu hướng giảm nhanh (năm 2017, giảm gần 1 triệu người) trở thành rào cản nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế...

Về các vấn đề quốc phòng và nền an ninh quốc tế. Tổng thống Nga V.Putin nhấn mạnh, nước Nga đã tăng cường sức mạnh quốc phòng, xây dựng được một quân đội hiện đại, tinh nhuệ và công nghệ cao đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia, tạo môi trường cho sự phát triển để vượt qua khủng hoảng và các biện pháp bao vây, cấm vận

của Phương Tây. Thể hiện rõ nhất là trong chiến dịch quân sự ở Xy-ri, Nga đã chuẩn bị nhiều trang bị vũ khí mới điều khiển từ xa có độ chính xác cao. Tổng thống cho biết các nỗ lực tiến sát biên giới Nga của các quốc gia NATO đã trở nên vô ích trước các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga, trước lực lượng quân đội hùng mạnh, cơ động và được trang bị công nghệ cao.

Đề cập đến an ninh quốc tế và mối quan hệ với Mỹ, Tổng thống Putin nhấn mạnh hai nước cần hướng tới tương lai và phối hợp giải quyết các vấn đề tồn đọng.

Thông điệp về một nước Nga bình yên, một thế giới hòa bình và không có chiến tranh hạt nhân: sau khi giới thiệu một số loại vũ khí hiện đại nhất của Nga, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh, Nga phát triển những vũ khí trên đây trên cơ sở không vi phạm bất kỳ điều luật quốc tế nào và chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Học thuyết quân sự của Nga đã xác định, mọi loại vũ khí của Nga chỉ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và các đồng minh./.

Trần Đức (tổng hợp từ nguồn BTGTW)

Page 11: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

11Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Hoạt động đối ngoạicủa Việt Nam thời gian qua

nổi bật

1. Nhận lời mời của Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Raul Castro Ruz, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba từ ngày 28 - 31/3/2018. Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa đặc biệt khi được thực hiện trong năm 2018, thời điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai dân tộc. Trong tháng 9/2018 sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm vùng đất lửa Quảng Trị, chuyến thăm đã truyền động lực lớn lao cho dân tộc Việt Nam, lúc ấy đang trong thời kỳ đấu tranh gian khổ giành độc lập, thống nhất đất nước. Nhân dịp này, hai nước sẽ tổ chức kỷ niệm sự kiện này với nhiều hoạt động đa dạng. Năm 2018, Cuba cũng kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập

Ủy ban đoàn kết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy ban đoàn kết đầu tiên được thành lập trên toàn thế giới. Chuyến thăm cũng là dịp hai bên tái khẳng định cam kết tiếp tục gìn giữ, phát huy mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, cùng chung tay đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21, nhằm đảm bảo an sinh cho mỗi quốc gia.

2. Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước Ấn Độ (từ ngày 02 - 04/3/2018) và Băng-la-đét (từ ngày 04 - 06/3/2018). Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp trên tất cả mọi phương diện.

* Tại Ấn Độ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, đẩy mạnh hợp tác trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cơ quan lập pháp, địa phương và giao lưu nhân dân; chú trọng đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu hai bên có tiềm năng và thế mạnh, hạn chế các rào cản thương mại,

nhằm đạt mục tiêu thương mại hai chiều 15 tỷ USD vào năm 2020; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh, nhất là về đào tạo tiếng Anh, xây dựng năng lực, huấn luyện kỹ năng, chuyển giao công nghệ, cấp tín dụng ưu đãi và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; tăng cường nhận thức của thế hệ trẻ đối với mối Liên hệ lâu đời về văn hóa, tôn giáo giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu nhân dân, kết nối và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý; nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Hai bên đánh giá cao sự phối hợp tại các diễn đàn khu vực, quốc tế và nhất trí tiếp tục truyền

Page 12: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

12 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Tổng thống Cộng hòa Nhân dân Bangladesh Mohammad Abdul Hamidđón Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Nhan Sáng.

thống này; tái khẳng định ủng hộ lẫn nhau ứng cử vị trí Ủy viên Không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Ấn Độ nhiệm kỳ 2021 - 2022. Hai bên đã ký Tuyên bố chung và một số các văn bản hợp tác.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự Lễ khai mạc “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ”, dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ và phát biểu tại Bảo tàng Nê-ru. Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet đã khai trương đường bay thẳng Việt Nam - Ấn Độ.

* Tại Băng-la-đét, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; nhất trí tăng cường quan hệ gần gũi và sự tin cậy chính trị giữa hai nước thông qua trao

đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, giao lưu nhân dân; sớm tổ chức kỳ họp lần thứ hai Tiểu ban Hỗn hợp về Thương mại trong năm 2018 để trao đổi biện pháp thúc đẩy thương mại song phương; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu. Phía Băng-la-đét đề nghị Việt Nam ủng hộ nguyện vọng của Băng-la-đét trở thành Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và thành viên của cơ chế Hợp tác sông Hằng - sông Mê-kông (MGC); ủng hộ một giải pháp hòa bình cho những người bị ảnh hưởng đến từ Bang Rakhine và hiện đang được cung cấp chỗ ở tại Băng-la-đét. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhất trí Việt Nam sẽ xem xét đầy đủ các đề nghị này của

Băng-la-đét. Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, và trật tự dựa trên luật lệ tại các vùng biển và đại dương, trên cơ sở luật pháp quốc tế; nhấn mạnh giải quyết hòa bình mọi tranh chấp quốc tế, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên đã ký Tuyên bố chung và một số văn bản hợp tác.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Băng-la-đét; dự Lễ khai mạc “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Băng-la-đét”.

3. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Niu Dilân (từ ngày 12 - 14/3/2018), thăm Ô-xtrây-li-a và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ô-xtrây-li-a (từ ngày 15 - 18/3/2018).

* Tại Niu Dilân, hai bên nhất trí duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường giao lưu nhân dân; tích cực triển khai các hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Chương trình Hành động về Hợp tác Quốc phòng 2018 - 2021 vừa ký kết; thúc đẩy các biện pháp xúc tiến đầu tư, thương mại, trong đó có tạo điều kiện

Page 13: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

13Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

cho hàng nông thủy sản, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp đôi, đạt mục tiêu 1,7 tỷ - 2 tỷ USD vào năm 2020; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trọng tâm về giáo dục, coi đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng; thống nhất tăng 30% số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại Niu Dilân năm 2020 thông qua khuyến khích trao đổi sinh viên và chương trình chung giữa các trường đại học; đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác như: an ninh quốc phòng, nông nghiệp, lao động, du lịch, văn hóa... Hai bên đánh giá cao và khẳng định tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Liên Hợp quốc, WTO, EAS, APEC, ASEM.

Thủ tướng Niu Dilân đã công bố 2 dự án ODA mới, bao gồm chương trình hợp tác 3 năm trị giá 1,5 triệu đô la Niu Dilân hỗ trợ nông dân Việt Nam hiện đại hóa sản xuất, sản xuất thực phẩm an toàn và nâng cao thu nhập và dự án thí điểm về năng lượng tái tạo trị giá 0,5 triệu đô la Niu Dilân hỗ trợ Cục Điều tiết điện Việt Nam xây dựng thị trường điện bán buôn, giúp tăng cường hiệu quả và sử dụng năng lượng tái tạo.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung về thúc đẩy quan hệ

Đối tác toàn diện hướng tới Đối tác chiến lược và ký 3 văn kiện hợp tác quan trọng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các hoạt động về xúc tiến đầu tư, gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Niu Dilân và chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.

* Tại Ô-xtrây-li-a, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân; tiếp tục tích cực triển khai Chương trình Hành động Việt Nam - Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2016 - 2019; tạo điều kiện cho các địa phương hai nước đẩy mạnh quan hệ hợp tác. Hai bên đánh giá cao hợp tác hiệu quả và thực chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thể hiện sự tin cậy ở tầm chiến lược, thông qua các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo tiếng Anh, huấn luyện chung, chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các binh chủng. Thủ tướng Ô-xtrây-li-a M.Tơn-bun khẳng định, Ô-xtrây-li-a sẽ mở rộng đào tạo và hỗ trợ Việt Nam trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước mắt là hỗ trợ trang thiết bị, hậu cần cho phái bộ Việt Nam tại Nam Xu-đăng. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đối phó các

thách thức an ninh chung, nhằm bảo đảm an ninh ở mỗi nước, cũng như đóng góp chung vào hòa bình, ổn định ở khu vực.

Hai bên nhấn mạnh sự kết nối ngày càng sâu đậm giữa nhân dân hai nước thông qua hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa và phát triển du lịch. Phía Ô-xtrây-li-a cam kết tăng cường số lượng học bổng, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ trung ương và địa phương, đào tạo nghề; nhất trí thúc đẩy Liên kết giữa các trường đại học, cơ sở đào tạo, tiến tới Liên kết về chương trình đào tạo, công nhận bằng cấp. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế; ủng hộ việc sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hai bên ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a và 4 văn kiện hợp tác quan trọng./.

Nguyễn Hoàng(Tổng hợp từ nguồn BTGTW)

Page 14: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

14 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng, An ninh

TỐNG THỚI MỐC Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một

chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm góp góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định sản xuất, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng thu nhập, từng bước ổn định, nâng cao đời sống của cư dân sống ở nông thôn.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trong tình hình mới, tỉnh đã quan tâm đầu

tư phát triển mạng lưới dạy nghề phủ hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2012-2015, toàn tỉnh có 19 cơ sở dạy nghề, đến nay phát triển lên 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hàng trăm cơ sở, điểm dạy nghề tư nhân và các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn. Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh được

nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo nghề của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 537 giáo viên cơ hữu, so với năm 2012 số lượng giáo viên không tăng, nhưng chất lượng có sự thay đổi đáng kể như: 95 thạc sỹ (tăng 71 người), 278 đại học (tăng 23 người) và chưa kể số giáo viên có trình độ cao đẳng, trung cấp... hầu hết có trình độ kỹ năng nghề, có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành. Ngoài ra hàng năm tỉnh

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai thực hành nghề hàn. Ảnh: Đinh Yến.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Gia Lai

Thực trạng và Giải pháp

Page 15: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

15Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

đã huy động khoảng 60-80 cán bộ, kỹ sư và nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu người học, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia học nghề trình độ sơ cấp, học nghề dưới 03 tháng, tỉnh phê duyệt danh mục nghề đào tạo nghề, cơ bản phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở đào tạo đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo, đưa ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào chương trình đào tạo. Đến nay, các cơ sở dạy nghề đã ban hành 55 bộ chương trình, giáo trình hệ trung cấp nghề, 23 bộ chương trình, giáo trình hệ sơ cấp nghề và 36 bộ chương trình dạy nghề dưới 3 tháng. Các chương trình, nội dung dạy nghề đổi mới theo hướng gắn kết đào tạo với thực hành, phân bổ nội dung chương trình đào tạo, thời gian đào tạo phù hợp với đặc điểm, quy trình sản xuất. Phương pháp giảng dạy đổi mới theo hướng tăng cường bài giảng tích hợp. Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng nội dung, chương

trình đào tạo; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp cử kỹ sư, công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành cùng cơ sở dạy nghề, nhận học sinh vào thực tập, thực hành tại doanh nghiệp.

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định 18/2017/QĐ-UBND, ngày 12/5/2017, về việc phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ, lao động nông thôn; ngoài kinh phí đào tạo do nhà nước chi trả, người học còn được hỗ trợ các khoản ăn ở, đi lại theo quy định hỗ trợ của tỉnh. Chỉ tính riêng nhóm đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số mức hưởng là 15.000 đồng/người/ngày học; năm 2017 tăng lên 30.000/người/ngày học. Sau khi học nghề, người học có nhu cầu vay vốn sẽ được ưu tiên vay vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lãi suất thấp (6,6%/năm).

Trong 05 năm 2012-2017, tỉnh đã đào tạo cho 71.970 người, trong

đó: cao đẳng nghề 1.440 người, trung cấp nghề 3.732 người, sơ cấp nghề 36.707 người và đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 30.091 người (23.170 lao động học nghề nông nghiệp, 6.921 học nghề phi nông nghiệp), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh từ 24% năm 2012, lên 31,6% vào cuối năm 2017.

Các nghề nông nghiệp qua đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm khoảng 74% và 98,62% lao động làm đúng với nghề được học. Hầu hết lao động sau khi đào tạo nghề đã biết vận dụng kiến thức được học áp dụng vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; biết cách phòng trừ các loại bệnh cho cây trồng, gia súc, gia cầm..., góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất từ 5% đến 20%, thu nhập tăng 10% đến 30% như nghề trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê, hồ tiêu... Đối với nhóm nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm khoảng 70%. Các nghề xây dựng, sửa chữa máy nông nghiệp là các nghề dễ có việc làm thêm trong các mùa vụ hoặc thời gian nông nhàn, thu nhập của

Page 16: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

16 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

người lao động đạt 4 đến 5 triệu đồng/tháng, tăng từ 1 đến 2 triệu đồng so với khi chưa học nghề.

Triển khai Đề án 1956, tỉnh đã tổ chức dạy nghề đến tận địa bàn, làng, xã phù hợp với nguyện vọng và phong tục tập quán của người lao động. Lao động người dân tộc thiểu số và lao động nữ học nghề chiếm tỷ lệ khá cao (người dân tộc thiểu số chiếm 86%, nữ chiếm 72%).

Cùng với những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh vẫn còn những hạn chế như: Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, địa phương triển khai dạy nghề chưa chặt chẽ, chưa có sự lồng ghép hiệu quả. Chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề chưa đồng đều, công tác tuyển sinh và đào tạo của một số trường trung cấp nghề còn có những hạn chế nhất định. Một bộ phận nhân dân còn có tâm lý xem nhẹ việc học nghề và chưa nhận thức được mục đích, ý nghĩa của việc học nghề nhằm ổn định việc làm hoặc có thêm việc làm mới, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập. Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, trên cùng một địa bàn số lượng người học cùng

một nghề quá nhiều. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tổ chức dạy nghề chưa theo kế hoạch; chưa đảm bảo thời gian thực hành kỹ năng nên hiệu quả thấp. Sự phối hợp của cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để giải quyết việc làm còn hạn chế, nên một số học viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm.

Để triển khai thực hiện tốt chủ trương dạy nghề cho lao động nông thôn thời gian đến, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”; Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 9/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai” đến các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường khảo sát nắm chắc nhu

cầu học nghề của người lao động.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô các loại hình đào tạo phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, gắn đào tạo với sử dụng lao động.

Đầu tư bổ sung các hạng mục còn thiếu, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, nhất là các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mới được sáp nhập. Các cơ sở dạy nghề cần nghiên cứu thị trường để lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề, thu hút các cơ sở dạy nghề ngoài công lập tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, cử giáo viên tham gia giảng dạy cùng cơ sở dạy nghề, bố trí học viên thực tập thực tế tại doanh nghiệp và nhận học sinh vào làm việc tại doanh nghiệp. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động của doanh nghiệp./.

T.T.M

Page 17: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

17Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Cầu Sông Bờ (thị xã Ayun Pa) hôm nay. Ảnh: Đức Phương.

oâng Ba Đại tá KHUẤT DUY HOAN

Nguyên Phó tư lệnh Quân đoàn 3

Mỗi khi có dịp về lại Ayun Pa, đứng bên

cầu Sông Bờ, cầu Cây Sung. Ký ức về trận chiến oanh liệt năm xưa lại ùa về rạo rực, trẻ trung và sâu lắng. Cái ngày mà chúng tôi còn là những chàng trai trẻ nhưng khá già dặn chiến trận của Trung đoàn 64 - Sư đoàn 320 anh hùng đã phải giành giật với kẻ thù từng giờ để làm nên chiến thắng lịch sử Cheo Reo - Đường 7.

Đầu tháng 3/1975, trong khi đơn vị bạn tiến công giải phóng Thị xã Buôn Ma Thuột thì Trung đoàn 64 của chúng tôi tiến công giải phóng Buôn Hồ và đang phát triển truy quét tàn quân địch ở Chư Pao, Đạt Lý thì nhận được lệnh cấp tốc cơ động về nam Cheo Reo chặn địch rút chạy từ PleiKu. Để chạy đua với thời gian, cấp trên ra lệnh “ Đơn vị nào gặp ô tô thì cơ động trước, đơn vị còn lại thì hành quân

bộ, chạy bộ về Cheo Reo càng nhanh càng tốt”.

Ngày 16/3/75 chúng tôi rải quân dọc đường 14 phía Bắc Buôn Hồ chờ xe. Lúc này Tiểu đoàn 9 đã ở gần Cheo Reo. Trung đoàn lệnh hành quân bộ cứ dọc đường 14 mà đi, xe quân sự gặp đơn vị nào đi trước đón trước theo kiểu cuốn chiếu. Hành quân bộ dưới trời nắng nóng, đường xuyên rừng Khộp bụi mù đất đỏ. Đã gần mười ngày đêm truy kích

oâng Ba SSNhững câu chuyện bên bờ

Page 18: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

18 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

địch không ngủ, chúng tôi dựa vào nhau vừa đi vừa gà gật. Chiều tối đạn pháo địch ầm ầm chặn đường khiến chúng tôi bật dậy. Xe đổ quân xuống chân núi Chư Be Lang (điểm cao 396) cách Cheo Reo hơn 10km. Lệnh vượt núi ngay trong đêm để sáng mai kịp chặn địch. Dưới ánh lửa lập lòe của những vạt rừng cháy mùa khô ở Tây Nguyên, chúng tôi vượt dãy Chư Niêng với súng đạn nặng trĩu trên vai, mồ hôi đẫm ướt áo quần. Gần sáng thì đến khu rừng Khộp cách cầu sông Bờ gần 2km. Chưa đào xong công sự thì máy bay, pháo binh địch đã bắn phá dọn đường rút chạy. Phía cầu sông Bờ tiếng xe tăng, xe bọc thép của địch gầm rú, tiếng súng pháo của địch của ta rung chuyển núi rừng. Lính địch cắt rừng tháo chạy gặp đơn vị chúng tôi chặn đánh, chúng chống trả yếu ớt rồi vứt súng đầu hàng. Cả ngày hôm ấy chúng tôi tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên địch. Đêm xuống chúng tôi cùng các đơn vị bạn chiếm giữ đường 7, tiếp tục bắt tù binh và thu hồi vũ khí quân địch vứt lại bừa bãi trên đường

tháo chạy. Trận đánh kết thúc thắng lợi sau gần 3 ngày ác chiến, toàn bộ lực lượng chủ lực của Quân đoàn 2, Quân khu 2 của địch từ Pleiku rút chạy bị tiêu diệt và bị bắt. Ý đồ lui về phòng thủ duyên hải Miền Trung hòng tái chiếm Tây Nguyên của Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh quân sự chính quyền Sài Gòn thất bại. Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng đã tạo nên đột biến chiến lược quan trọng của chiến dịch Đại thắng mùa xuân 1975. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng Cheo Reo đường 7 ghi nhận sự chỉ huy tài tình, sáng suốt của Bộ Tư Lệnh chiến dịch, ghi nhận chiến công xuất sắc của các Anh Hùng dũng sĩ như: Nguyễn Vi Hợi, Trần Xuân Thiện, Sèn Vạn Vần, Tạ Văn Kính... những người bạn, người đồng đội cùng nhập ngũ với tôi trong đợt tổng động viên tháng 9/1972.

Nhắc đến Cheo Reo - đường 7 luôn là niềm tự hào của chúng tôi, đã cùng với các đơn vị trong đội hình chiến dịch, cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương lập nên

chiến thắng lịch sử vang dội ấy. Cùng với kỉ niệm sâu sắc trong trận đánh còn có những câu chuyện đậm tình nhân ái bên dòng sông Ba thơ mộng.

Vào cuối chiều ngày hôm ấy khi trận đánh kết thúc, Trung đội tôi đang làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch ở gần bờ sông Ba thì bắt gặp một tên lính ngụy núp trong bụi cây trâm bầu gần đó, tay ôm khư khư một chiếc làn nhựa. Nghe tôi quát “Giơ tay lên” hắn đặt vội cái làn xuống đất chắp hai tay vái liên tục, miệng lắp bắp “Con lạy các ông giải phóng, các ông bắt con cũng được, bắn con cũng được nhưng xin hãy tha cho con gái của con được sống làm người” rồi tay run rẩy chỉ vào cái làn, khuôn mặt nhoè nước mắt. Chúng tôi nhìn vào làn thì thấy một hài nhi được quấn vụng về trong mảnh áo lính. Tên lính Ngụy kể tiếp: “Con là lính Quân đoàn 2 cùng vợ chạy từ Pleiku xuống đây, dọc đường vợ con sổ dạ sinh em bé này rồi chết luôn”. Chợt có tiếng đạn pháo rít trên đầu, như một phản xạ tự nhiên cả năm anh em chúng tôi cùng khom lưng

Page 19: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

19Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

cúi xuống che cho cái làn ấy. Anh Luật trung đội trưởng bảo “ Cậu Luân chữ đẹp viết cho nó cái giấy chứng nhận Quân giải phóng đã tha để nó vào ấp xin sữa bú cho con. Còn các cậu có gì ăn được thì bỏ cả ra đây!”. Thế là đứa hộp sữa, đứa thỏi lương khô, chúng tôi gom lại đưa cho tên lính Ngụy. Tôi móc trong đáy ba lô ra tờ 10 đồng tiền miền Bắc đưa cho hắn và bảo: “Cất đi biết đâu có ngày dùng được”. Tên lính Ngụy ngơ ngác nhìn chúng tôi rồi sụp lạy và liêu xiêu vội vã xách cái làn có đứa trẻ chạy vào trong buôn.

Đất nước thống nhất chưa được bao lâu thì đơn vị chúng tôi lại súng đạn lên đường tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Campuchia rồi cơ động ra làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc. Hơn 12 năm sau trở lại Tây Nguyên đơn vị chúng tôi lại về đóng quân chính tại nơi diễn ra trận truy kích chiến lược Cheo Reo - đường 7 năm xưa. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa bàn chiến lược Tây Nguyên, nhiều

anh em cán bộ trong đơn vị đưa gia đình, vợ con vào sinh sống tại địa phương nơi đóng quân. Năm 1993 tôi cũng chuyển gia đình từ Thái Nguyên vào thị xã Pleiku tỉnh Gia Lai và gắn bó với Pleiku suốt 22 năm cho đến ngày nghỉ hưu.

Đầu năm 2014, tôi cùng nhóm phóng viên truyền hình Quân đội trở lại Ayun Pa làm phóng sự về trận đánh của đơn vị năm xưa trên đường 7 - Cheo Reo. Tiếp xúc với các nhân chứng lại có thêm những câu chuyện tình mới. Đó là câu chuyện của cô Nguyễn Thị Yến ở phường Sông Bờ, mới 5 ngày tuổi bị bỏ rơi tại nhà Bảo sanh đã được bà Văn Thị Liễu mang về nuôi dưỡng, lớn lên được mẹ nuôi cho nhà cửa, cho đất sản xuất, được dựng vợ gả chồng, có con trai đi bộ đội tại Quân đoàn 3 vừa mới xuất ngũ về địa phương. Đến bây giờ cũng chẳng biết bố mẹ là sao, chỉ nghe mẹ nuôi và dân làng kể lại rằng người mẹ đẻ đã bị một lính ngụy kéo lên xe tháo chạy. Đến buôn Phu Ma Miong, xã Iar Tô, tôi gặp một cô gái bị bỏ rơi lúc 5 tuổi đã được gia đình người dân tộc cưu mang và

đặt tên là Ksor Hyer, vốn gốc là người Kinh nhưng nói tiếng phổ thông không sõi bằng tiếng Jrai. Trung tá Phan Cự Hảo - chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Ayun Pa (Nguyên là cán bộ chính trị của sư đoàn 320, cũng là người trực tiếp tham gia trận đánh tại đây năm xưa) cho biết hiện ở địa phương còn hàng chục đứa trẻ ngày ấy có gốc gác từ Pleiku, Kon Tum, Bình Định bị thất lạc trong trận tháo chạy khỏi Tây Nguyên của quân địch năm 1975 qua vùng đất này được người dân cưu mang nay đã lớn khôn, được dựng vợ gả chồng, chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống khá giả, họ muốn tìm lại gia đình nhưng cũng mơ hồ lắm.

43 năm đã qua, bên dòng sông Ba con người, cảnh vật, cuộc sống giờ thay đổi nhiều nhưng trong ký ức những người lính trận năm xưa khi trở lại bất chợt hiện về hình ảnh những đồng đội đã mãi mãi nằm lại nơi này để đổi lấy chiến thắng oanh liệt tô thắm thêm truyền thống anh hùng của Sư đoàn 320, để chúng tôi tiếp tục sống, chiến đấu và trưởng thành./.

K.D.H

Page 20: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

20 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

ThS. HOÀNG NGUYỄN TRÍ DƯƠNG* - ThS. LÊ THỊ THÙY DƯƠNG**

góp phần xây dựng nông thôn mới tại Gia LaiPhát triển kinh tế Hợp tác xã

* ThS. Hoàng Nguyễn Trí Dương - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.** ThS. Lê Thị Thùy Dương - Giảng viên Trường Chính trị tỉnh.(1) Liên minh hợp tác xã tỉnh Gia Lai (2017), Báo cáo về tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của liên minh năm 2017.

Gia Lai hiện nay (12/2017) có 127 hợp tác xã

hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012, trong đó có 83 hợp tác xã nông nghiệp, 8 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 20 hợp tác xã giao thông vận tải, 6 hợp tác xã xây dựng, 4 hợp tác xã thương mại và 6 quỹ tín dụng nhân dân. Tổng số

thành viên hợp tác xã là 15.717 người, giải quyết việc làm cho 1.646 lao động địa phương(1).

Các hợp tác xã chuyển đổi cũng như thành lập mới nhìn chung đã tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật hợp tác xã. Các hợp tác xã được củng cố một bước về tổ chức quản lý, vốn quỹ, về trách nhiệm và quan hệ giữa xã viên

với hợp tác xã. Hoạt động của các hợp tác xã được đổi mới, thiết thực gắn với lợi ích của các thành viên. Phần lớn hợp tác xã có kế hoạch, phương án hoạt động cụ thể.

Hợp tác xã nông nghiệp, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là làm dịch vụ thủy lợi, phân bón, bảo vệ thực vật, thú y, chăn nuôi gia súc... các hợp tác xã sau chuyển đổi đã có chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cao, góp phần vào xây dựng nông thôn mới hiện nay như: sản xuất rau an toàn ở Hợp tác xã Tân Phú - Đak Pơ; sản xuất giống lúa ở hợp tác xã Minh Hòa - Ayun Pa; hợp tác xã tiêu Chư Sê; hợp tác xã cà phê Tân Nông Nguyên - huyện Chư Sê thực hiện sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C và hợp tác xã kiểu mới gắn

Phát triển các mô hình HTX gắn với xây dựng nông thôn mới.Ảnh: Thanh Nhật.

Page 21: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

21Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

với chuỗi giá trị, số các hợp tác xã làm các dịch vụ tổng hợp có xu hướng tăng, hoạt động có hiệu quả hơn.

Các hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã chủ động tìm hướng đi thích hợp, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Hợp tác xã vận tải hoạt động ổn định, kinh doanh có hiệu quả. Nhiều hợp tác xã đã huy động thành viên cùng với hợp tác xã góp vốn đổi mới phương tiện vận chuyển hiện đại, đa dạng các loại hình phục vụ vận tải. Phần lớn các hợp tác xã thương mại hoạt động ổn định, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao.

Các tổ hợp tác tuy có các tên gọi khác nhau (tổ hợp tác, tổ tín dụng và trợ vốn, tổ và tập đoàn sản xuất, nhóm sản phẩm, câu lạc bộ, hiệp hội ngành nghề...) nhưng về bản chất vẫn là các tổ chức hợp tác xã, được hình thành xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân. Hiện nay, Gia Lai có 719 tổ

hợp tác với 6.912 thành viên(2). Các tổ hợp tác hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai - dịch vụ, dịch vụ nông nghiệp các ngành nghề chủ yếu là hợp tác về làm đất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, sản xuất mây tre đan, dệt thổ cẩm... Nhiều tổ hợp tác đã được tổ chức chặt chẽ và tuân thủ các nguyên tắc của hợp tác xã.

Từ những kết quả trên cho thấy trong phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ, nhân dân về hợp tác xã ngày càng được nâng cao. Các hợp tác xã ngày càng đổi mới và chất lượng nâng lên về mọi mặt, tổ chức và họat động đúng Luật hợp tác xã và có hiệu quả, mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý điều hành, hợp tác xã đã chú trọng đến phát triển theo hướng đa ngành nghề, góp phần vào tăng tưởng kinh tế hộ gia đình khu vực nông thôn và tăng trưởng chung của tỉnh, thành viên tham gia hợp tác xã ngày càng nhiều.

Đặc biệt, trong năm 2017 với sự nỗ lực của cả hệ thống chính, nhất là cấp

huyện đã lập mới gần 50 hợp tác xã, nhiều huyện hợp tác xã đã phủ kín ở các xã tạo động lực khuyến khích thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, liên kết với nhà máy, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, có những hợp tác xã tuy mới lập đã chú ý đến sản xuất sạch, an toàn và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh còn một số mặt tồn tại, hạn chế như: Hợp tác xã tồn tại hình thức, lợi ích hợp tác xã mang lại cho thành viên chưa nhiều do đó chưa có sức hấp dẫn để lôi cuốn thành viên và người lao động tham gia vào hợp tác xã. Trong thời gian qua đã giải thể 6 hợp tác xã ngưng hoạt động kéo dài. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 29 hợp tác xã ngưng hoạt động (trong đó có 9 hợp tác xã nông nghiệp, 8 hợp tác xã vận tải, 8 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 3 hợp tác xã xây dựng, 1 hợp tác xã thương mại(3). Hình ảnh, uy tín của hợp tác xã trong xã hội chưa nâng cao; nhiều hợp tác xã có cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, năng lực hạn chế. Thiếu nguốn vốn để đầu tư cho sản

(2), (3), Liên minh hợp tác xã tỉnh Gia Lai (2017), Báo cáo về tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của liên minh năm 2017.

Page 22: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

22 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

xuất, chưa xây dựng được phương án kinh doanh hiệu quả để vay vôn hoặc huy động vốn của thành viên; Phương thức hoạt động kinh doanh của hợp tác xã không phù hợp và chưa theo kịp với sự phát triển chung của thị trường; vẫn còn hợp tác xã không xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa nên chưa có thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn tỉnh.

Từ những vấn đề nêu trên để phát triển kinh tế hợp tác xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể; hướng dẫn tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ về Luật hợp tác xã năm 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành tạo sự nhận thức mới trong cách nghĩ, cách làm đối với kinh tế tập thể trong cán bộ quản lý, các thành viên hợp tác xã.

Thứ hai, các hợp tác phải quan tâm thực hiện

đầy đủ quy định theo Luật hợp tác xã và các quy định liên quan. Chú ý đến việc điều chỉnh và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tính chất và trình độ phát triển sản xuất kinh tế hộ tại địa phương mình đứng chân, phát triển hợp tác xã gắn liền với thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Thứ ba, công tác quản lý Nhà nước về hợp tác xã phải được coi trọng, kịp thời phát hiện những lệch lạc trong thực hiện luật hợp tác xã để uốn nắn và điều chỉnh, những hợp tác xã nào cố tình vi phạm tùy theo mức độ xử lý, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả quan tâm đầu tư và mở rộng, đồng thời bố trí cán bộ quản lý Nhà nước chuyên trách tại phòng tài chính cấp huyện kịp thời phối hợp với các tổ chức tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn tư vấn cho các hợp tác xã những thủ tục nhằm hưởng thụ các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Thứ tư, tăng cường vai trò các hội, đoàn thể và Liên minh hợp tác xã tỉnh trong việc tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu và tham gia hợp tác xã.

Thứ năm, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ hợp tác xã vượt qua

được những thách thức hiện nay. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

Thứ sáu, liên minh hợp tác xã tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và hỗ trợ pháp lý cho các hợp tác xã thành viên, bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc theo Luật hợp tác xã. Tham gia củng cố hợp tác xã yếu kém. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm. Tiếp tục thực hiện có chất lượng và hiệu quả phong trào “Trách nhiệm, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã tỉnh; nâng cao đời sống thành viên và xây dựng nông thôn mới” do Liên minh hợp tác xã Việt Nam phát động.

Ơ Gia Lai, vai trò của phần lớn các hợp tác xã còn khá mờ nhạt và hiệu quả hoạt động chưa cao, để hợp tác xã thực sự phát huy vai trò kiến tạo trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới tại địa phương, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững./.

H.N.T.D - L.T.T.D

Page 23: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

23Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

nông thôn mớiXây dựng làngnông thôn mới

Vấn đề “Tam nông”: nông nghiệp, nông

thôn, nông dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình xây dựng nông thôn mới đang được Đảng bộ tỉnh rất quan tâm. Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của Đảng bộ tỉnh, đồng thời là sự nghiệp của

toàn thể nhân dân. Từ năm 2011, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đạt được những kết quả khá toàn diện. Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 49/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống của người dân ở các thôn làng ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Song, bộ mặt nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn bất cập. Kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội, cảnh quan, môi trường, quy hoạch thôn, làng chưa đồng bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở một số vùng đang còn gặp nhiều khó khăn; nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 86% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư thôn

Plei Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, để nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng các làng đồng bào dân tộc thiểu số thành các khu dân cư có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, có hàng rào, vườn rau, nhà vệ sinh, khu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường... gìn giữ được bản sắc và cốt cách của làng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, ngày 13/02/2018 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành

Chỉ thị số 12-CT/TU về việc “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”. Theo tinh thần Chỉ thị, Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm cơ bản sau:

Một là, các cấp ủy Đảng tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 36/CT-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

HUY HOÀNG

Page 24: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

24 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Hai là, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành xây dựng mô hình “Làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số” để triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trước mắt, tập trung hỗ trợ huyện Phú Thiện hoàn thành việc quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư thôn Plei Pông, xã Chư A Thai để rút kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Ba là, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công cụ thể các đồng chí ủy viên ban thường vụ phụ trách công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Rà soát đánh giá đúng thực trạng, có phương án chi tiết xây dựng khu dân cư, có lộ trình, giải pháp lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác, cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai hiệu quả cao nhất; chú trọng, khuyến khích xã hội hóa theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng

làm. Phấn đấu trong năm 2018, mỗi địa phương có 01 điểm làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; cuối năm 2018 tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện nhân rộng ra tất cả các làng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ năm 2018 trở đi, việc xây dựng “làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số” phải ưu tiên gắn với lộ trình xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới; hằng năm đánh giá, rà soát lại để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện phát triển và điều kiện thực tế của địa phương. Tập trung huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một phong trào toàn dân. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền và sự tham gia của các hội, đoàn thể ở cơ sở; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bốn là, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước cùng cấp tăng cường giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân

tích cực tham gia thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”... chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó trọng tâm là giám sát việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất tăng thu nhập; xây dựng cảnh quan môi trường; đảm bảo an ninh trật tự xã hội; xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.

Năm là, tăng cường vận động, tuyên truyền phát huy tối đa vai trò chủ thể của từng hộ gia đình trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng khu dân cư xanh, sạch, đẹp, có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh trật tự được bảo đảm, đáp ứng nguyện vọng của người dân./.

H.H

Page 25: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

25Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

nâng cao chất lượng đời sống nhân dânnâng cao chất lượng đời sống nhân dântập trung phát triển kinh tế - xã hộiXã Chư A Thai

HỒNG NGỌC

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu của địa phương, hiện toàn xã có 1.163 hộ dân với 4.990 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 3.109 khẩu, chiếm 62%, tổng số hộ nghèo 442 hộ, chiếm 35,65%, vì vậy cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đảng bộ xã Chư A Thai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp nhằm tranh thủ huy động các nguồn vốn dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi,

hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trong năm 2017, ngành trồng trọt của xã tiếp tục giữ ổn định về quy mô diện tích, xác định được lịch thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết từng vụ, gắn với bố trí hợp lý cơ cấu giống, cây trồng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã là 2.432,1ha đạt 100% kế hoạch; sản lượng lương thực 9.087 tấn đạt 101% kế

hoạch, triển khai mô hình lúa LH12 với diện tích 2,5ha đạt 83,3% kế hoạch; phối hợp hướng dẫn thực hiện mô hình trồng táo (01 hộ, tại thôn King Pêng). Đã cấp phát 630 cây xoài Đài Loan cho 70 hộ thôn Chă Wâu. Công tác thủy lợi đảm bảo tốt nguồn nước phục vụ sản xuất không để xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước. Tổ chức cấp cây phân tán với 5.204 cây (sao đen 50 cây, keo lai 5.154 cây) cho các đơn vị trường học, trạm y tế và các thôn làng trên địa bàn xã.

Thực hiện các chương trình Dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, UBND xã đã phối hợp với hệ thống chính trị từ xã đến thôn, làng tổ chức tuyên tuyền, vận động phát triển cánh đồng lớn đối với cây mía tại thôn Plei Pông, đã có 81

Chư A Thai là một xã vùng III, vùng khó khăn của huyện Phú Thiện. Mặc dù điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu không thuận lợi, song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện, xã Chư A Thai đang phấn đấu thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người dân.

Page 26: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

26 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận bàn giao mái ấm PNJ năm 2017 cho gia đình ông Siu Bun-

thôn Plei Pông, xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện). Ảnh: Hồng Ngọc.

hộ tham gia thực hiện, với tổng diện tích là 87,1ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tiếp tục phối hợp hướng dẫn nhân dân chăm sóc cánh đồng mía lớn. Ngoài ra, toàn xã có đàn gia súc bao gồm: 96 con trâu, 1.878 con bò, 293 con dê, 1.321 con heo và gia cầm 15.409 con, nhìn chung đàn gia súc phát triển ổn định, UBND xã chỉ đạo cán bộ thú y thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình dịch bệnh ở các thôn làng để chủ động xử lý kịp thời khi có dịch; đồng thời, tuyên truyền vận động người dân chăn nuôi nâng cao ý thức, phòng chống dịch bệnh, vì vậy tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã không xảy ra.

Về lâm nghiệp, xã đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn chủ động phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ tổ chức tuần tra, kiểm soát diện tích rừng do xã quản lý theo kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng, chống cháy rừng vào mùa khô 2016-2017. Tình hình phá rừng, lấn chiếm diện tích rừng được chấm dứt, người dân đã có ý thức trong chăm sóc, bảo vệ rừng.

Mặt trận và các hội, đoàn thể các cấp đã tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về pháp

lệnh tín ngưỡng tôn giáo, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bản an ninh nông thôn; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện làm theo gương Bác, thực hiện tốt các nội dung tiêu chí của bộ chỉ tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững; phối hợp thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Chỉ đạo các thôn vận động nhân dân tu sửa các tuyến mương, tuyến đường giao thông liên thôn, giao thông nội đồng phục vụ thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó xã tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh cuộc vận động và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Triển khai kế hoạch và thực hiện đăng ký xây dựng gia đình, làng bản, cơ quan văn hoá, khu dân cư tiên tiến.

Bên cạnh đó, chương trình xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn chung tay đã từng bước thay đổi bộ mặt nông

Page 27: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

27Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

thôn của xã, cơ sở hạ tầng khang trang, hệ thống giao thông thuận tiện, đời sống người dân được nâng cao.

Năm học 2017-2018 cơ sở trường, lớp, trang thiết bị dạy và đồ dùng dạy học của các trường từng bước được chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn của Nhà nước; toàn xã có 04 trường học với 946 học sinh. UBND xã đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn xã tiếp tục thực hiện tốt công tác dạy học theo kế hoạch năm học 2017-2018; duy trì sỹ số học sinh, hạn chế tình trạng bỏ học, nghỉ học theo mùa nhất là đối với các em học sinh đồng bào DTTS.

Cơ bản đã thực hiện tốt công tác trực trạm và khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tổng số bệnh nhân đến khám là 1.853 người, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 80,76%, tẩy giun cho 490 đối tượng đạt tỷ lệ 100%; triển khai uống vitamin A cho 563/541 trẻ 0-60 tháng tuổi đạt 96%.

Xác định xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là mục tiêu phát triển chung của địa phương. Năm 2018, xã Chư A Thai phấn đấu tỷ

lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm từ 35,65% xuống còn 30,6%. Trong đó, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tranh thủ các nguồn vốn từ các dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi. Phát triển toàn

diện nông nghiệp, nông thôn, nông dân, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế đi đôi đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.

H.N

Mùa sangRớt thêm tờ lịch mỏngNghe thời gian theo mùaThấy tuổi chồng thêm tuổiCứ xoay vòng miên man

Gõ vào chiều đang tớiCâu thơ mới lưng chừngMà lòng dường như cũSau tháng ngày mông lung

Cụng ly niềm hội ngộTa và bạn vơi đầyHơn thua cùng được mấtTheo tiếng cười trôi xuôi

Trăng tròn rồi lại khuyếtVòng xoay vẫn luân hồiNgoài sân mai khoe sắcRực rỡ đón mùa sang.

N.T.V

NGÔ THANH VÂN

Page 28: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

28 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Xây dựng Đảng

ThS. TRẦN ĐÌNH HIỆP Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Một số giải pháp

trong cán bộ, đảng viên hiện nay

Vấn đề tự phê bình và phê bình là một trong những công việc thường xuyên của Đảng, đồng thời là trách nhiệm thường nhật của mỗi cán bộ, đảng viên.

Sau hơn 05 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện

nay” và gần 02 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái

đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ngày 09/01/2017, tại Hội trường 2/9 (TP. Pleiku). Ảnh: TN.

Page 29: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

29Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng nói chung, việc thực hiện Nghị quyết nói riêng được đầy đủ, sâu sắc hơn; thấy rõ tính cấp bách và sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thông qua tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân ở các tổ chức đảng, chỉ đạo thực hiện các giải pháp thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách gắn trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp... đã góp phần giúp cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương; bước đầu khơi dậy niềm tin, hy vọng trong đảng viên và quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, thăm dò từ 1000 cá nhân thuộc các giai tầng trong xã hội, có tới 43,9 % ý kiến cho rằng tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở tỉnh ta vẫn có những biểu hiện cần phải quan tâm, đặc biệt là trong một bộ phận đảng viên có chức, có quyền. Trong những biểu hiện suy thoái, phổ biến nhất vẫn là kê khai tài sản, thu nhập không trung thực (có 32% cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá mức độ phổ biến và rất phổ biến). Điều này cho thấy việc thực hiện quy định về kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước, nhất là Thông tri số 20-TTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Bên cạnh đó, các biểu hiện khác như: Chạy qui hoạch, chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy dự án, chạy bằng cấp, chạy tội...(31.3%); Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;

nịnh bợ cấp trên, dọa nạt cấp dưới (30.8%) được cho là phổ biến trong cán bộ, đảng viên các cấp.

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, XII về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian đến đòi hỏi các cấp, các ngành và từng địa phương cơ sở trong toàn tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản trọng tâm, đó là:

Nhiệm vụ thường xuyên đặt ra đối với các cấp ủy đảng là cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình công tác; tự giác, tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nâng cao chất lượng triển khai học tập, xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Page 30: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

30 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Các cấp ủy, tổ chức Đảng trên cơ sở quy định của Đảng và Nhà nước khẩn trương chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng lạm quyền, tiếm quyền. Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, buộc từ chức, thôi việc đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt, rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII),

về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành công việc thường xuyên của mỗi tổ chức Đảng và đảng viên. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương. Thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức Đảng và với nhân dân. Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên có cam kết, công khai nội dung tự đăng ký rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tập thể các cấp ủy, tổ chức Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên, nhất là là người đứng đầu ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Chú trọng công tác giáo dục, bồi đắp truyền thống cách mạng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên, học

sinh, sinh viên. Kịp thời thông tin tình hình thời sự, chính sách mới, phản ánh vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm; nắm bắt sâu sắc tình hình tư tưởng trong nội bộ, các tầng lớp nhân dân, định hướng dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên theo nhu cầu và yêu cầu cập nhật kiến thức mới theo chức danh quy hoạch và hướng bố trí, sử dụng cán bộ.

Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng “dĩ hòa vi quý”, nể nang, né tránh, ngại va chạm. Lãnh đạo cấp trên cần sát sao quan tâm chỉ đạo thường xuyên đối với những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động báo chí, xuất bản, sử dụng Internet, mạng xã hội. Phát huy chức năng, vai trò, phản ánh, định hướng

Page 31: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

31Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

dư luận của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất cho cán bộ, đảng viên; chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy định về thông tin, báo chí, tuyên truyền. Xây dựng các phương án, biện pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế của tỉnh, chủ động phát hiện, đấu tranh, phản bác đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cấp phải xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

và kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng thẩm quyền, trách nhiệm, công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế...; khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức. Rà soát, thoái vốn, cổ phần hóa, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Kiên quyết thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức; khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ. Rà soát, chấn chỉnh nội dung, quy trình thi đua, khen thưởng theo hướng thực chất, khách quan; gắn với tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm việc điều tra, truy tố, xét xử nghiêm và công khai kết quả những vụ việc, vụ án liên quan đến tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tài sản mà dư luận quan tâm, gây bức xúc trọng nhân dân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính; giảm bớt các khâu thủ tục hành chính rườm rà, sổ sách, hội họp; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; bảo đảm sự trong sạch về chính trị trong nội bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Phát huy vai trò, trách nhiệm Ban Chỉ đạo về đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của cấp ủy trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”./.

T.Đ.H

Page 32: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

32 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Thực hiện luật phòng chống tham nhũng:

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

NHÂN KIỆT

đã “LIÊN” nhưng “CHƯA THÔNG”

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính

nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, trong những năm qua, công tác CCHC luôn được Đảng bộ, chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai quan tâm, chỉ đạo. Ngày 02/02/2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 về Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và các kế hoạch, văn bản khác có liên quan để triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo CCHC của tỉnh được thành lập nhằm đẩy mạnh hoạt động giám sát, triển khai các nhiệm vụ cải cách. Công tác tuyên truyền về CCHC cũng đã được thực hiện,

phổ biến tới cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh.

Qua triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2017, tỉnh đã ban hành 52 Quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC), công bố 803 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, gồm: 259 TTHC mới ban hành, 392 TTHC sửa đổi và công bố bãi bỏ 152 TTHC. Tỉnh đã đề nghị Cục Kiểm soát TTHC công khai 651 TTHC, đề nghị không công khai 520 TTHC.

Các TTHC sau khi công bố đã được các đơn vị, địa phương niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận và trả kết quả, công khai trên trang thông tin điện tử của mình nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tra

cứu, thực hiện. Công tác nhập hồ sơ TTHC được Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh kịp thời tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, các TTHC công bố đã được nhập ngay vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và đề nghị Cục kiểm soát TTHC công khai để phục vụ nhu cầu khai thác của tổ chức, cá nhân.

Tỉnh đã ban hành Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch rà soát TTHC trọng tâm năm 2017, với tổng số TTHC được tiến hành rà soát, đánh giá là 18 TTHC; chỉ đạo, giao các đơn vị rà soát các quy định TTHC còn bất cập, không cần thiết, không phù hợp hoặc không đáp ứng các quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính

Page 33: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

33Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

phủ về kiểm soát TTHC, nhằm kịp thời phát hiện, xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC làm cơ sở kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các TTHC rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện.

Năm 2017, tỉnh Gia Lai tiến hành rà soát 18 TTHC với lợi ích tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC: 321.443.868 đồng/năm và tỉ lệ cắt giảm chi phí 18%.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những trường hợp người dân kêu ca. Điển hình là vụ bà Đỗ Thị Phương Thuận, địa chỉ: 127 đường Thống Nhất, phường Ia Kring, thành phố Pleiku về việc bà đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND thành phố Pleiku. Khi bà đến nhận hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, được công chức tại bộ phận này trả lời chưa có kết quả và chỉ công dân đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Pleiku để gặp công chức chuyên môn, rất phiền hà. Hoặc Văn phòng UBND tỉnh nhận phản ánh của ông Đào Huy Trung, địa chỉ: 367

Lý Thái Tổ, tổ 12, phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku về việc ông đi làm thủ tục xin đính chính lại tên đệm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ đã được Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Đak Đoa tiếp nhận từ ngày 29/6/2017 và hẹn trả kết quả ngày 10/8/2017 nhưng đến ngày 10/10/2017 ông vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết.

Theo một người dân làm thủ tục hành chính về đất đai tại Bộ phận 1 cửa thành phố Pleiku, hiện nay có rất nhiều hồ sơ nhà đất chậm trả kết quả theo giấy hẹn, nhưng không nhận được văn bản xin lỗi của cơ quan giải quyết, chỉ có trường hợp nào kiện tụng thì mới miễn cưỡng xin lỗi. Hoặc có những trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, tức là cán bộ chỉ đến cơ quan này, nhưng cơ quan đó lại chỉ đến cơ quan khác.

Thiết nghĩ, để cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần thiết thực hiện đồng bộ các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về trình tự thực hiện các thủ tục hành

chính. Theo đó, niêm yết công khai tất cả các loại biểu mẫu và chỉ yêu cầu công dân thực hiện theo đúng biểu mẫu, không đặt thêm thủ tục, không hướng dẫn để công dân đi lại nhiều lần.

Thứ hai, các trường hợp quá hạn phải có văn bản xin lỗi, làm rõ lý do trễ hẹn. Nếu lỗi do công chức, viên chức thực hiện thì phải có biện pháp xử lý kỷ luật.

Thứ ba, thường xuyên rà soát kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí thời gian, công sức, tiền bạc cho người dân.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đảm bảo có đạo đức, chuyên môn vững đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Vì yếu tố con người là rất quan trọng. Nếu cán bộ không có tâm, có tầm thì dù cải cách như thế nào vẫn không đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, thường xuyên tổng kết công tác cải cách hành chính, kịp thời khen thưởng, tuyên dương những cán bộ làm tốt công tác này, đồng thời xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm đạo đức công vụ./.

N.K

Page 34: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

34 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Tâm điểm dư luận

* Việc tinh giản giáo viên và thanh lý hợp đồng chưa gắn với sắp xếp bộ máy, luân chuyển giáo viên trong phạm vi toàn tỉnh hiện nay dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên. Sau khi thanh lý hợp đồng với số giáo viên đang dạy hợp đồng và nhân viên tại các trường thì số lượng giáo viên biên chế không đảm bảo cho việc giảng dạy ở các trường học. Để đảm bảo cho việc dạy học, các trường học phải bố trí giáo viên tăng giờ. Kinh phí chi trả tăng giờ ước tính gấp đôi số tiền chi trả cho giáo viên, nhân viên hợp đồng. Đặc biệt tại một số địa phương như huyện Ia Grai, hiện giáo viên hợp đồng vẫn chưa nhận lương gần 3 tháng. Số giáo viên bị cắt hợp đồng tâm lý rất hoang mang và cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn.

* Sau Tết, giá tiêu tiếp tục giảm, tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân lâm vào cảnh thua lỗ, phải bỏ đi địa bàn khác (Chư Sê, Chư Pưh), có hiện tượng thu gom, mua gốc rễ tiêu khô với số lượng 500kg nhưng

Nhiều giáo viên tại huyện biên giới Ia Graiđang gặp khó khăn trong cuộc sống vì chưa nhận được lương. Ảnh: V.N.

không rõ mục đích ở Chư Pưh gây tâm lý lo lắng cho người dân. Việc khởi công xây dựng nhà máy chế biến hoa quả ở huyện Mang Yang là tín hiệu mừng cho nông dân.

* Người dân trên địa bàn huyện các huyện Đak Pơ, Phú Thiện, Kbang, Kông Chro hoang mang, lo lắng vì giá mía đường xuống thấp (thấp hơn năm 2017 là 170 đồng/kg, năm 2017 là 950 đồng/kg) nhưng với điều kiện mía có 10 trữ đường. Trên thực tế mía của bà con nông dân khi thu hoạch về

nhà máy chỉ tính ở mức 8 trữ đường. Cách tính trữ đường (CCS) của các nhà máy là vấn đề khiến bà con nông dân, lẫn thương lái mua mía băn khoăn bởi còn có sự mập mờ, không rõ ràng. Nếu tính bình quân 1ha/ 80 tấn người dân thu hoạch sau khi đã trừ chi phí công chặt, bốc chuyển lên xe vận chuyển người dân chỉ còn được từ 24-28 triệu đồng/ha (chưa trừ chi phí tiền phân, thuốc và công chăm sóc cả năm); so với vụ mía năm 2017 nếu tính bình quân 1ha/ 80 tấn sau khi đã trừ chi

Page 35: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

35Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủysố rượu ngâm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Thùy Giang.

phí công chặt, bốc chuyển lên xe vận chuyển người dân còn thu được từ 48-52 triệu đồng/ha. Người dân không đồng tình với cách tính trữ đường, khấu trừ tạp chất và tiến độ thu mua mía hiện nay của nhà máy đường An Khê và lo lắng không đủ thu bù chi.

* Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được chú trọng, tuy nhiên tình trạng ngộ độc thực phẩm năm nay tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh trong 5 ngày Tết Nguyên đán 2018, trên địa bàn tỉnh số người bị

ngộ độc thức ăn là 113 ca, do bia rượu 3 ca, ngộ độc thực phẩm 18 ca, nguyên nhân khác 98 ca (trong 06 ngày Tết Đinh Dậu từ ngày 26/01/2017 đến ngày 31/01/2017 tổng số người bị ngộ độc là 77 ca). Dư luận nhân dân rất lo lắng và mong muốn chính quyền có những biện pháp mạnh để đảm bảo thực phẩm an toàn cho cuộc sống sinh hoạt của người dân trong tỉnh.

* Trên địa bàn huyện Đak Đoa vừa xảy ra tình trạng vỡ nợ với số tiền khá lớn gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các hộ dân. 20 hộ dân, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên xã Hải Yang (Bí thư Đảng

ủy, Chủ tịch Hội Nông dân, Phó chủ tịch UBND, Bí thư đoàn thanh niên, Trạm trưởng trạm y tế) đã tin tưởng ký cho vay và kí gửi cà phê cho hộ ông Phạm Quốc Trung và bà Nguyễn Thị Thúy Nguyệt với số tiền 20 tỷ đồng, hộ cho vay nhiều nhất lên đến 5 tỷ đồng và hộ cho vay ít nhất với số tiền 10 triệu đồng. Hiện nay, những hộ cho vay đã khởi kiện và mong muốn chính quyền địa phương sớm xem xét, giải quyết tạo điều kiện cho hội viên nông dân ổn định tư tưởng, an tâm sản xuất./.

Phú Hà(tổng hợp từ nguồn BTGTU)

Page 36: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

36 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

v

TRONG HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀTƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH

HỒ CHÍ MINH NĂM 2018VÕ HOÀNG BÌNH

Trưởng phòng GDLLCT, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30-

10-2016 của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW,

ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (viết tắt là Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII và Chỉ thị 05-CT/TW của

Bộ Chính trị, khóa XII); Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 109-KH/TU, ngày 26-01-2018 để chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh. Thông qua đó, nhằm tạo chuyển biến tích cực

Bên tượng đài Bác Hồ. Ảnh: Đức Thụy.

trong nhận thức và hành động, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện và đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂMHọc tập và làm theo gương Bác

Page 37: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

37Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

v viên, công chức, viên chức; góp phần xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh.

Để việc quán triệt, thực hiện Kế hoạch số 109-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo nghiêm túc, đạt kết quả tốt theo mục đích, yêu cầu đề ra; các cấp ủy, tổ chức đảng; chính quyền; đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị để cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện. Tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về nội dung chuyên đề năm 2018: “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (viết tắt là Chuyên đề năm 2018). Nhấn mạnh yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tập trung nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nội dung

xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên và phong cách lãnh đạo của người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (phong cách làm việc dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương; phong cách lãnh đạo dân chủ nhưng quyết đoán, sâu sát, khéo dùng người, trọng dụng người tài, cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo). Trong quá trình tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến về nội dung Chuyên đề năm 2018, cần gắn với tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Hai là, thông qua học tập, quán triệt nội dung Chuyên đề năm 2018, theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mỗi tập thể (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) đều phải xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2018. Nội dung kế hoạch cần đề cao tinh thần chủ động, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo kịp thời, tránh hình thức, đối phó. Chú ý lựa chọn một số công việc cụ thể, mang tính chất đột phá nhằm khắc phục các vấn đề còn hạn chế, yếu kém; tập trung

chỉ đạo xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải “gần dân, sát dân, tôn trọng nhân dân”; nâng cao đạo đức công vụ, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân hoặc gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Đối với các tổ chức cơ sở đảng: Căn cứ nội dung Chuyên đề 2018 để lựa chọn những việc cần “làm theo” của tập thể đảng bộ, chi bộ trong năm 2018. Cấp ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có cấp ủy) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. Định kỳ hàng quý (3 tháng/lần), từng chi bộ nên tổ chức sinh hoạt chuyên đề để đảng viên thảo luận, trao đổi và đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm có liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ chính trị được giao.

Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc khối chính quyền các cấp: Căn cứ Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 4899/KH-UBND ngày 21/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nội dung Chuyên đề năm 2018

Page 38: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

38 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

để xây dựng kế hoạch. Chú trọng xây dựng phong cách, tác phong công tác “gần dân, sát dân, tôn trọng nhân dân”; nâng cao đạo đức công vụ, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân hoặc gây phiền hà, sách nhiễu quần chúng nhân dân trong khi thực thi công vụ.

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp: việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung Chuyên đề năm 2018 cần gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, cơ sở.

Ba là, sau khi được học tập, quán triệt nội dung Chuyên đề năm 2018, từng cá nhân cán bộ, đảng viên phải xây dựng bản kế hoạch cá nhân đăng ký nội dung “làm theo” Bác trong năm 2018 để gửi chi bộ nơi công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đối với cán bộ, đảng viên đang giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cần lựa chọn một số nội dung có liên quan đến trách nhiệm nêu gương về xây dựng phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý để đăng ký thực hiện; cuối năm, lấy kết quả thực hiện kế hoạch

làm một trong những tiêu chí để đánh giá, bình xét, phân loại cán bộ, đảng viên năm 2018.

Năm 2018, nhằm giúp cho từng cán bộ, đảng viên xây dựng bản kế hoạch cá nhân ngắn gọn, thể hiện rõ nét trách nhiệm và nội dung đăng ký phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn cụ thể mẫu bản kế hoạch cá nhân đăng ký làm theo Bác để thống nhất thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh. Theo đó, nội dung bản kế hoạch cá nhân của đảng viên đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm có 03 mục: (1) Về thực hiện nội dung Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018; (2) Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; (3) Hướng khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2017. Nội dung bản kế hoạch cá nhân của đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm 03 mục: (1) Về thực hiện nội dung Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018; (2) Về thực hiện nhiệm vụ của

đảng viên; (3) Hướng khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2017.

Phát huy vai trò nêu gương của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), đồng chí Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy đã công khai bản kế hoạch cá nhân đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (gồm: Báo Gia Lai, Báo Gia Lai điện tử; các trang tin điện tử: Tỉnh ủy Gia Lai và Tuyên giáo Gia Lai) để đăng ký thực hiện và làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên, nhân dân theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đồng thời, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã đồng ý chủ trương cho công khai bản kế hoạch cá nhân của các đồng chí bí thư cấp ủy cấp huyện (huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy) và bí thư đảng ủy cấp xã (phường, thị trấn); thời gian công khai trong tháng 4/2018, với các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức đảng và tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị./.

V.H.B

Page 39: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

39Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Làm theo Báctừ những việc làm thiết thực

Đại úy NGUYỄN HOÀNG HANH Phòng Chính trị - BCH Quân sự tỉnh

Sau gần 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW,

ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đến nay đã trở thành nền nếp tác phong trong sinh hoạt, công tác của mỗi cán bộ, đảng viên trong Ban Tuyên huấn Phòng Chính trị, đó không chỉ là mệnh lệnh, là trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ mà còn là tình yêu, sự kính trọng của mỗi cán bộ Ban Tuyên huấn với Bác Hồ kính yêu.

Để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cấp ủy, chi bộ Ban Tuyên huấn đã chủ động tham mưu cho Đảng ủy, chỉ huy Phòng Chính trị hướng dẫn, triển khai

thực hiện Chỉ thị 05 phải luôn gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí, những điểm mới của Chỉ thị 05 đó là những giải pháp quan trọng nhằm thống nhất nhận thức, tư tưởng và hành động, tạo động lực tinh thần mạnh mẽ và môi trường thuận lợi để cán bộ, đảng viên trước hết là đối với cán bộ chủ trì, chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 05 được tiến hành thường xuyên,

liên tục, với những nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tập thể, chức trách của từng cá nhân, trong đó tập trung vào hệ thống các quan điểm, quan niệm của Người về tư tưởng, đạo đức, phong cách làm cơ sở để cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập và làm theo. Vì thế, nội dung tuyên truyền, giáo dục cũng đã tập trung vào làm rõ tính cách mạng, khoa học của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trọng tâm là về sửa đổi lề lối làm việc, về tấm gương đạo đức “vì nước, vì dân”; phong cách tư duy, phong cách ứng xử “với việc, với mình, với người”; truyền thống “Trung với nước, hiếu với dân” của Quân đôi; Lời Bác Hồ dạy năm xưa;

Page 40: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

40 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình, điển hình tiên tiến.v.v. Để đạt hiệu quả, Ban Tuyên huấn đã tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chú trọng kết hợp giữa giáo dục thường xuyên với đột xuất, giáo dục theo chuyên đề, chủ đề, giáo dục thông qua sinh hoạt, học tập, giao nhiệm vụ, giao ban, hội ý, kiểm tra...; phát huy vai trò đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở, như: phát thanh nội bộ, panô, phòng đọc của các đơn vị. Mặt khác, Ban Tuyên huấn tiến hành tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp hằng tháng, quý, năm đưa việc quán triệt, thực hiện các tiêu chí học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nghị quyết lãnh đạo của cấp mình; kế hoạch công tác của chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và nội dung học tập, sinh hoạt chính trị thường xuyên của cán bộ, đảng viên. Chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, lãnh đạo của cấp ủy, chỉ huy, phân công cấp ủy viên theo

dõi chỉ đạo và triển khai thực hiện một cách cụ thể. Thường xuyên phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là chủ trì, chủ chốt; cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong thực hiện, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách; chế độ sinh hoạt, học tập, tự phê bình, phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận, trước hết là cấp ủy, chỉ huy. Duy trì nghiêm chế độ kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý những tập thể, cá nhân có biểu hiện ngại học, ngại rèn, làm việc cầm chừng, vi phạm về tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách quan liêu, xa rời thực tiễn, cơ sở. Coi trọng công tác quản lý, rèn luyện kỷ luật; đột phá vào việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và an

toàn giao thông, quy định của đơn vị

Cùng với đó, để Chỉ thị 05 gắn với nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đi vào cuộc sống, Ban Tuyên huấn đã tham mưu ban hành Cẩm nang nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” giúp cán bộ, đảng viên trong LLVT tỉnh nhận diện đúng những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các cơ quan, đơn vị; khắc phục bệnh thành tích, phô trương, chung chung, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú, như: tổ chức học tập, thi tìm hiểu, sinh hoạt chính trị, tọa đàm, diễn đàn; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

Page 41: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

41Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

chúng của Trung ương và địa phương; trên pa-nô, khẩu hiệu, bảng tin hoạt động của lực lượng vũ trang, duy trì có nề nếp các hoạt động Phòng Hồ Chí Minh, thư viện, trưng bày các loại sách, báo bảng ảnh tuyên truyền và chiếu phim tư liệu về Bác...; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng biên tập nội dung, hàng tuần tổ chức chương trình phát thanh nội bộ thời lượng 20-25 phút để tuyên truyền, giới thiệu tư tưởng tấm gương, đạo đức của Bác, biểu dương gương người tốt, việc tốt làm theo gương Bác. Đồng thời, làm tốt việc quán triệt, học tập các nghị quyết của Đảng, chuyên đề về học Bác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 (khóa XII), các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập huấn thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW để thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh. Tổ chức tốt Hội nghị gặp mặt, tôn vinh, khen thưởng, sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ

đội Cụ Hồ”; tổ chức Hội thi báo cáo viên, hướng dẫn các đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh tham gia thi trắc nghiệm, thi viết về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Gia Lai tổ chức, kết quả tập thể Đảng ủy Quân sự đạt Xuất sắc, cá nhân đạt giải Nhất.

Sự chuyển biến rõ nét nhất của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động qua trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện công tác hằng ngày. Để tăng tính hấp dẫn, thu hút người nghe đối với chế độ thông báo thời sự, chính trị hàng tuần, hàng tháng và tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp của Bác một cách chân thực, sinh động đi vào lòng người ngoài chuẩn bị tốt nội dung thì đội ngũ cán bộ Tuyên huấn không ngừng sáng tạo để ứng dụng công nghệ thông tin để truyền đạt như 100% cán bộ đều biết sử dụng trình chiếu PowerPoint, Photoshop kết hợp với bản đồ tư duy để bài thuyết trình được sinh động và hấp dẫn người nghe. Qua đó,

làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu vào nhận thức, tư tưởng và việc làm của cán bộ, đảng viên và quần chúng; cổ vũ, động viên, khích lệ mọi người tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, công tác, xây dựng đơn vị. Đến nay, hầu hết cán bộ, đảng viên và quần chúng có chuyển biến rõ nét cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác và ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật; thực sự gương mẫu, trách nhiệm, giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Thực tế khẳng định, việc làm theo Bác Hồ trong Ban Tuyên huấn bằng những việc làm thiết thực đã làm chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên góp phần cùng với cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ Quân sự, QPĐP đề ra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân./.

N.H.H

Page 42: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

42 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên hiên nhà,

trên đất khóNgười cựu chiến binh trồng na

Trở về từ chiến trường, lên lập nghiệp trên vùng đất đá nơi xã Dun (huyện Chư Sê), người cựu chiến binh Nguyễn Văn Lanh (SN.1946, thôn Rinh Răng) bên cạnh trồng những cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, nuôi dê thì ông còn trồng thêm cây na để tăng thêm thu nhập.

ông Lanh say sưa kể cho chúng tôi về cuộc đời quân ngũ, cũng như

duyên nợ giữ chân ông lại với mảnh đất Gia Lai. Ông Lanh sinh ra ở Hải Dương, nhập ngũ năm 1966 tại Quân khu Tả Ngạn. Sau đó, ông Lanh bắt đầu những trận chiến đấu đầu tiên của mình tại chiến trường Campuchia, rồi về chiến trường Miền Đông Nam bộ. Sau khi

VŨ DUY

Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Lanh chăm sóc vườn na của mình. Ảnh: V.D.

Page 43: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

43Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

bị thương trong một trận đánh, ông Lanh về công tác tại đơn vị Huấn luyện-Sư đoàn 5. Sau đó ông về Đoàn An dưỡng tỉnh Hải Dương đến năm 1976 thì phục viên.

Năm 1998, một dịp vào thăm Gia Lai, ông Lanh bỗng cảm thấy rất thích khí hậu mát mẻ, đất đai rộng lớn của nơi này. Đến năm 2005, sau khi cha mẹ qua đời, ông Lanh quyết định đưa cả gia đình mình vào lập nghiệp tại Chư Sê. Tại đây, cùng với cây cà phê, cây tiêu, ông Lanh còn quyết định trồng thêm cây na, được lấy giống từ vùng đất Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). “Tôi được biết giống na ở Chi Lăng ngon nổi tiếng nên quyết định trồng thử nghiệm. Không ngờ loài cây này lại đem lại hiệu quả cao nơi đất khách”-ông Lanh bày tỏ.

Năm 2009, trên mảnh đất rộng phía sau nhà, ông Lanh trồng 80 cây na. Mảnh đất có nhiều đá ong này “làm khó” các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu nhưng lại rất thích hợp với cây na. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nhiều của vùng Chư

Sê cũng tạo điều kiện để cây na cho quả đều và chất lượng. Với những kiến thức tích lũy được khi còn làm bên lĩnh vực vật tư lâm nghiệp, bảo vệ cây trồng ở quê nhà, ông Lanh cũng dễ dàng đối phó được căn bệnh khô quả và rệp sáp của cây na. Ông Lanh cho hay: “Cây na cũng khá dễ trồng và chăm sóc. Chỉ khoảng 2 năm là cây bắt đầu cho thu hoạch. Chăm cây na cũng giống như các loài cây cho quả khác, cần phải thường xuyên cắt tỉa cành, căn thời điểm cây vào vụ ra quả để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh”.

Vườn na 80 cây của ông Lanh bây giờ đã cho thu hoạch ổn định. Tính riêng mùa quả năm 2016, bên cạnh việc cho, biếu người thân, bạn bè, gia đình ông Lanh cũng thu được hơn 10 triệu đồng từ việc bỏ sỉ và bán lẻ na với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg. Thấy vườn cây có thể cho thu nhập cao, năm 2017, ông Lanh đã trồng thêm 200 cây na nữa. Hiện tại, cùng với vườn na gần 300 cây của mình, gia đình ông Lanh còn có một vườn sầu riêng (hơn 40 cây),

500 cây cà phê và 200 cây hồ tiêu đem lại thu nhập ổn định.

Dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông Lanh vẫn giữ được vóc người khỏe khoắn, nhanh nhẹn, dứt khoát. Cả khu vườn rộng hơn 1 ha với các loài cây đều do một tay ông Lanh chăm sóc. Ông Lanh vui vẻ nói: “Tôi có được sức khỏe như bây giờ đều là nhờ vào việc siêng năng lao động cả đấy. Ơ vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, con người thân thiện cũng góp phần giúp cho cuộc sống trở nên thoải mái, dễ chịu, thân thiện hơn”.

Ông Rah Lan Thoa, Bí thư Đảng ủy xã Dun, huyện Chư Sê nhận xét: “Là Bí thư chi bộ thôn Rinh Răng, bác Nguyễn Văn Lanh rất nhiệt tình, trách nhiệm, nhất là trong công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ. Mặc dù lớn tuổi, song bác Lanh rất tích cực trong làm kinh tế hộ gia đình, nuôi dê, trồng na, trồng tiêu, cà phê... Bác Lanh là một tấm gương để mọi người học tập và noi theo”./.

V.D

Page 44: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

44 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

Chủ trương - Chính sách - Pháp luật

Theo đó, mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045, cụ thể như sau:1- Mục tiêu tổng quát- Đến năm 2030, Việt Nam hoàn

thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

2- Mục tiêu cụ thể đến năm 2030- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỉ trọng công nghiệp chế biến,

chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.- Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến,

chế tạo đạt tối thiểu 45%.- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm,

trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.- Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn

đầu ASEAN.- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt hơn 70%.- Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công

nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế./.

Mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2045

Ảnh minh họa.

Ngày 22/3/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Page 45: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

45Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

1. Mở rộng đối tượng tham gia- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới

03 tháng;- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy

phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

2. Thay đổi cách xác định tiền lương tháng đóng BHXH đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động”.

Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của BLĐTBXH quy định các khoản bổ sung khác thực hiện theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Như vậy, các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động (điểm b khoản 3 Điều 4) không là căn cứ để đóng BHXH.

3. Thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưuĐối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi: - Đối với nam giới: Tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng cho

16 năm đóng BHXH nếu nghỉ hưu vào năm 2018; nghỉ hưu vào năm 2019 là 17 năm; nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm: nghỉ hưu vào năm 2021 là 19 năm; nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2% mức bình quân thu nhập tháng, mức tối đa là 75%;

- Đối với nữ giới: Tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬTVỀ BHXH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NĂM 2018

Page 46: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

46 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

4. Bắt đầu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện

- Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

+ Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo;+ Bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo;+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.Ví dụ: Mức chuẩn hộ nghèo hiện nay là 700.000 đồng/tháng và mức đóng 22%

hàng tháng trên chuẩn nghèo là 154.000đ. Như vậy, mức hỗ trợ 30% sẽ bằng: 154.000 x 30% = 46.200đ; mức hỗ trợ 25% là 38.500đ; mức hỗ trợ 10% là 15.400đ.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.

- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

5. Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, người bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và người tham gia BHXH tự nguyện.Đối tượng nêu trên hưởng lương hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2018 trở đi thì tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo bảng dưới đây (Thông tư số 32/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH trong năm 2018):

Năm Trước1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Mứcđiều

chỉnh4,56 3,87 3,66 3,54 3,29 3,15 3,20 3,21 3,09 3,00 2,78 2,57 2,39

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Mứcđiều

chỉnh2,21 1,79 1,68 1,54 1,30 1,19 1,11 1,07 1,06 1,04 1,00 1,00

6. Bắt đầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với vi phạm pháp luật BHXH theo quy định mới của Bộ luật Hình sự, gồm: Điều 214 (Tội gian lận BHXH, BHTN), Điều 215 (Tội gian lận BHYT) và Điều 216 (Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động)./.

Page 47: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

47Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬTVỀ BHYT TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2018

Từ ngày 01/01/2018, nhiều chính sách mới về BHYT được

triển khai thực hiện như: Bộ Luật hình sự; Nghị quyết số 49/2017/QH14; Thông tư số 50/2017/TT-BYT; Thông tư số 52/2017/TT-BYT; Thông tư số 55/2017/TT-BYT; Quyết định số 6062/QĐ-BYT; Nghị quyết số 59/NQ-CP, cụ thể như sau:

1. Bộ Luật hình sự Từ ngày 01/01/2018 trở đi Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày

27/11/2015 sẽ có hiệu lực thi hành. Theo đó, từ ngày 01/01/2018 trở đi trường hợp người thực hiện các hành vi gian lận về BHYT và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể:

1.1. Tội gian lận BHYT (Điều 215)- Các hành vi vi phạm: Chiếm đoạt tiền BHYT từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây

thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên từ các hành vi sau đây:+ Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại

thuốc, VTYT, DVKT, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;

+ Giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT được cấp khống, thẻ BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác trong KCB hưởng chế độ BHYT trái quy định.

- Hình phạt chính (căn cứ theo mức độ phạm tội):+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng;+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;+ Phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm.+ Hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm

hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.(trừ các trường hợp bị xử lý theo quy định tại các Điều 174. Tội lừa đảo chiếm

Khám bệnh và cấp thuốc cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N.

Page 48: CHÍNH TRỊ - THỜI SỰthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/NOIDUNGDSTTVHGL... · 2018-04-03 · l Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bài học “Nói và làm”

48 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (4/2018)

đoạt tài sản; Điều 353. Tội tham ô tài sản; Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản)

1.2. Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Điều 216)- Các hành vi vi phạm: Gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc

không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên cho người lao động (đã bị xử phạt vi phạm hành chính) trong các trường hợp sau đây:

+ Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ 50 triệu đồng trở lên;+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người lao động trở lên.+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động từ 50

triệu đồng trở lên hoặc từ 10 người lao động trở lên.- Hình phạt chính (căn cứ theo mức độ phạm tội)+ Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm;+ Phạt từ từ 03 tháng đến 7 năm;+ Pháp nhân thương mại: bị phạt từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm

hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.2. Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà

nước năm 2018Từ ngày 01/7/2018 mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,3 triệu đồng/tháng lên

1,39 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức đóng và mức hưởng BHYT được điều chỉnh cụ thể như sau:

2.1. Mức đóng BHYT của một số đối tượng như: Người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, người có công với cách mạnh, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, hộ gia đình ... sẽ điều chỉnh từ 58.500 đồng/tháng lên 62.550 đồng/tháng.

2.2. Mức hưởng BHYT- Số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm tài chính làm căn cứ để cấp Giấy

chứng nhận không cùng chi trả trong năm (6 tháng lương cơ sở) điều chỉnh tăng từ 7,8 triệu đồng lên 8,34 triệu đồng;

- Chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở: điều chỉnh tăng từ 195.000 đồng lên 208.500 đồng;

- Mức thanh toán tổng chi phí VTYT cho một lần sử dụng DVKT không vượt quá 45 tháng lương cơ sở: điều chỉnh tăng từ 58,5 triệu đồng lên 62,55 triệu đồng./.

Trần Đức (tổng hợp)