55
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC ĐIU Mã s: MĐ03 NGHTRNG ĐIU Trình độ: Sơ cp ngh

CHĂM SÓC ĐIỀU - nongnghiep.vn trinh modun 03.pdf · qua các giai đoạn, ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc đến sự ra hoa kết trái. Học viên sau khi

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC ĐIỀU

Mã số: MĐ03

NGHỀ TRỒNG ĐIỀU Trình độ: Sơ cấp nghề

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể

được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ03

LỜI GIỚI THIỆU

Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước khác.

Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng điều cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng điều” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn điều các địa phương có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng điều.

Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Nhân giống điều 2) Trồng mới điều 3) Chăm sóc điều 4) Phòng trừ sâu bệnh hại điều 5) Thu hoạch và bảo quản hạt điều Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ

của Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng điều”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Giáo trình mô đun“Chăm sóc điều” giới thiệu các kiến thức về cỏ dại hại điều, nhu cầu phân bón nhằm phục vụ cho việc thực hiện các công việc chăm sóc điều gồm làm cỏ, bón phân, tỉa cành tạo tán.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Phan Quốc Hoàn (chủ biên) giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Nguyễn Viết Thông; giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

MỤC LỤC MỤC LỤC TRANG BÀI 1 : TRỪ CỎ VÀ BẢO VỆ ĐẤT

1. Tác hại của cỏ dại và các nhóm cỏ dại ...................................................1 1.1. Tác hại của cỏ dại .................................................................................1 1.1. Các nhóm cỏ dại ...................................................................................2 2. Các biện pháp trừ cỏ dại ..........................................................................4 2.1. Xác định thời điểm làm cỏ ....................................................................4 2.2. Trừ cỏ bằng cơ giới ...............................................................................5 2.3. Trừ cỏ băng thuốc trừ cỏ .......................................................................6 3. Tủ gốc ......................................................................................................8 3.1 Ý nghĩa và thời điểm tủ gốc ..................................................................8 3.2 Phương pháp tủ .....................................................................................8 4. Trồng cây che phủ ....................................................................................9 BÀI 2 : BÓN PHÂN

1. Ảnh hưởng của các loại phân bón ..........................................................11 1.1. Phân đạm ...............................................................................................11 1.2. Phân lân .................................................................................................12 1.3. Phân kali ................................................................................................13 2. Bón phân ..................................................................................................13 2.1. Bón phân giai đoạn cây con ..................................................................13 2.2. Bón phân giai đoạn cây khai thác .........................................................14 2.3. Bón phân hữu cơ cho cây ......................................................................15 2.4. Bón phân qua lá ....................................................................................16 3. Điều chỉnh lượng phân bón ......................................................................14 BÀI 3 : TẠO TÁN VÀ CHĂM SÓC CÂY THỜI KỲ RA HOA

1. Mục đích tạo tán – tỉa cành cho cây ........................................................18 2. Cơ sở tạo tán cây điều năng suất cao .......................................................18 3. Phương pháp tạo tán tỉa cành ...................................................................19 3.1. Tạo tán cây ............................................................................................19

3.2. Tỉa cành .................................................................................................21 3.3. Đốn thưa ...............................................................................................23 4. Chăm sóc cây thời kỳ ra hoa ....................................................................23 4.1. Sử dụng phân bón qua lá .......................................................................23 4.2. Tưới nước bổ sung ................................................................................27 4.3. Dọn vệ sinh vườn ..................................................................................29 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ..................................................31 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................. 31 II. Mục tiêu của mô đun ....................................................................... 31 III. Nội dung chính của mô đun .......................................................... 31 1. Phân bổ nội dung chi tiết .................................................................... 31 2. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun ............................................ 31 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................... 32 Bài thực hành số 1 ................................................................................... 32 Bài thực hành số 2 ................................................................................... 34 Bài thực hành số 3 ................................................................................... 37 Bài thực hành số 4 ................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 41

MÔ ĐUN: CHĂM SÓC ĐIỀU Mã mô đun: MĐ03

Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc điều là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc điều; nội dung mô đun trình bày các phương pháp trừ cỏ cho điều, kỹ thuật bón phân, tỉa cành tạo tán và chăm sóc cây thời kỳ ra hoa. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các nhóm cỏ gây hại trong vườn điều, nhu cầu về phân bón của cây qua các giai đoạn, ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc đến sự ra hoa kết trái. Học viên sau khi hoàn thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng yêu cầu các biện pháp trừ cỏ, tính toán lượng phân bón và bón phân đúng kỹ thuật từng giai đoạn, sử dụng thành thạo các dụng cụ để tỉa cành tạo tán, xử lý phù hợp các yêu cầu khi cây điều ra hoa .

BÀI 1 : TRỪ CỎ VÀ BẢO VỆ ĐẤT

Mã bài: M3-01 *Giới thiệu: Trừ cỏ và bảo vệ đất là các biện pháp kỹ thuật có ảnh

hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề trồng điều. Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu đối với việc canh tác bất cứ cây trồng nào trên đất tự nhiên nó đảm bảo loại trừ được yếu tố cạnh tranh và cây trồng lấy được đầy đủ dinh dưỡng nhất từ đất mà. Nhưng cây điều là cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến ở những vùng đất dễ bị rửa trôi xói mòn vì vậy trừ cỏ phải kết hợp các biện pháp bảo vệ đất. Việc bảo vệ đất sẽ giúp cho nghề tồn tại và phát triển bền vững, an toàn về môi trường sinh thái.

*Mục tiêu: - Hiểu được tác hại của cỏ dại với đời sống cây điều, - Phân biệt được các nhóm cỏ dại chính và giai đoạn phát triển. - Nêu được các biện pháp trừ cỏ phù hợp với từng thời kỳ của cây; - Thực hiện được các biện pháp phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả - Tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

A. Nội dung: 1. Tác hại của cỏ dại và các nhóm cỏ dại

1.1. Tác hại của cỏ dại - Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng : Trong suốt quá trình sinh trưởng và

phát triển, cỏ dại đã sử dụng nguồn dinh dưỡng có trong đất và do con người bón bổ sung cho cây. Cỏ dại phát triển mạnh đã làm thất thoát một tỉ lệ khá lớn các nguồn dinh dưỡng bón vào đất.

- Cỏ dại cạnh tranh nước: Cùng với dinh dưỡng, cỏ dại đã sử dụng nguồn nước trong đất để thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóa và sự thoát hơi nước thông qua khí khổng của cơ thể. Chúng làm giảm lượng nước cung cấp cho nhu cầu cần thiết của cây trên đồng ruộng .

- Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng : Khi cây điều còn nhỏ nhiều loài cỏ dại có sức sinh trưởng rất mạnh có thể vươn cao che lấp làm cây thiếu ánh sáng.

- Ngoài ra, cỏ dại còn là cầu nối, là nơi trú ẩn của nhiều loại dịch hại nguy hiểm gây hại trên cây cây điều. Vì vậy hạn chế sự gây hại của cỏ dại là

giải pháp quan trọng góp phần tăng năng suất và phẩm chất cây điều. Cần chú ý ngoài những mặt hại nói trên thực tế trong hệ thống canh tác

bền vững không phải lúc nào cũng cần thiết diệt trừ sạch cỏ bởi có dại cũng có những mặt lợi khác.

Cỏ dại tồn tại trên đồng ruộng có ý nghĩa chống sự rửa trôi xói mòn, làm thức ăn cho nhiều vật nuôi, làm chỗ trú ngụ cho các thiên địch theo mùa vụ v.v.. 1.1. Các nhóm cỏ dại

Hình 1.1: Cỏ dại cạnh tranh với cây điều

Cỏ dại phát triển trong vườn điều và sinh sản rất khác nhau tùy theo từng loài.

Do vậy để phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả cần xác định: đúng giai đoạn sinh trưởng của cỏ, phân biệt các nhóm cỏ chính đang mọc trong vườn. Việc xác định đúng nhóm cỏ là cần thiết trước khi chọn lựa thuốc diệt cỏ phù hợp.

- Căn cứ theo đặc điểm hình thái người ta phân biệt 3 nhóm cỏ dại gồm: + Cỏ hòa thảo:

- rễ chùm, - thân có phân

đốt - lá có bẹ - phiến lá hẹp - gân lá song

song

Hình 1.2: Cỏ tranh thuộc nhóm hòa thảo, thân ngầm

+ Cỏ Chác lác: - rễ chùm - thân thảo hình

tam giác - đặc ruột - không phân

đốt - lá không có bẹ - phiến lá hẹp - gân lá song

song

+ Cỏ lá rộng:

- rễ cọc, - thân gỗ hoặc

thâm mềm, - lá rộng có

nhiều hình dạng khác nhau,

- gân lá hình lưới

Hình 1.3: Cỏ cú (cỏ gấu) thuộc nhóm cỏ lác có thân ngầm

Hình 1.4: Cỏ hôi thuộc nhóm cỏ lá rộng

Cỏ dại sinh sản mạnh và có nhiều hình thức phát tán vì vậy việc lựa chọn biện pháp diệt cỏ không những căn cứ vào đặc điểm phân loại mà còn phải xác định được giai đoạn diệt trừ hiệu quả. Biết được cỏ dại thuốc nhóm cỏ nào, đang ở giai đoạn nào, người trồng điều có thể lựa chọn biện pháp trừ cỏ phù hợp và hiệu quả kinh tế cao. 2. Các biện pháp trừ cỏ dại

Cỏ dại có thể lưu tồn hạt trong đất hoặc phát tán trong vườn, sinh sản theo nhiều kiểu khác nhau, vì vậy việc trừ cỏ dại phải kết hợp nhiều biện pháp mới có hiệu quả.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của cỏ dại như tăng cường mật độ của cây trồng xen, làm đất tối thiểu và tạo bề mặt bằng phằng cho đất vườn.

Ngoài các biện pháp cơ giới như làm cỏ gốc, làm cỏ theo băng thì biện phát diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả, giảm chi phí, công lao động phù hợp với cân thân gỗ có hình thái cao và tán rộng như cây điều. 2.1. Xác định thời điểm làm cỏ

Xác định thời điểm làm cỏ cần căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc điểm thời tiết và kết hợp làm cỏ khi bón phân.

- Năm thứ nhất cứ 3 tháng một lần làm cỏ kết hợp xới xáo vun gốc và bón phân. Vì cây điều còn nhỏ đất trống nhiều ta phải kết hợp cây trồng xen giai đoạn này để giảm thiểu sự sinh trưởng của cỏ,; làm cỏ kỹ vùng xung quanh gốc cây từ 1 – 2 mét.

- Năm thứ hai làm cỏ 2 lần: Vào cuối mùa khô, cuối mùa mưa. - Năm thứ ba chỉ làm cỏ, xới đất, vun gốc một lần vào cuối mùa khô. - Từ năm thứ tư khi cây đã khép tán chỉ làm cỏ khi kết hợp bón phân, chủ

yếu áp dụng biện pháp trừ cỏ bằng thuốc và phát dọn vườn, đốt hay cày chống cháy vào mùa khô. 2.2. Trừ cỏ bằng cơ giới

Các vườn điều trồng trên đất dốc không nên làm cỏ trắng giữa các hàng điều mà chỉ nên cắt cỏ giữa hàng để chống xói mòn đất. Việc làm cỏ cho vườn điều cần cân nhắc kỹ và chỉ tiến hành khi cần thiết.

Hình 1.5: Làm cỏ gốc vườn điều

Trong thời gian cây còn nhỏ cần làm cỏ trắng ngay trong gốc và cách mép tán từ 30-50 cm, làm cỏ 3-4 đợt /năm. Diện tích còn lại dùng để trồng xen cây ngắn ngày.

Vào cuối mùa mưa nên phát dọn sạch cỏ hoặc cày chống cháy giữa các

hàng điều để ngăn ngừa cháy vườn điều vào mùa khô. Trong vườn điều kinh doanh đã khép tán, chỉ làm cỏ trắng theo hình

vành khăn chiếu theo tán để bón phân, diện tích còn lại phát cỏ 2-3 lần/năm. Dùng máy phát cỏ cầm tay rất thuận lợi, tiết kiệm được công lao động.

2.3. Trừ cỏ băng thuốc trừ cỏ Sử dụng thuốc trừ cỏ cho vườn điều ngày càng trở lên phổ biến do khả

năng đáp ứng kịp thời, không cần nhiều sức lao động và tiêu diệt triệt để nhiều loại cỏ dại. Hơn nữa khi sử dụng hóa chất trừ cỏ có ưu điểm hơn biện pháp cơ giới là đất ít bị rửa trôi xói mòn hơn.

Các loại thuốc trừ cỏ có thể phân loại theo nhiều cách:

− Theo giai đoạn cỏ bị diệt có: Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm – ví dụ Sofit ức chế hạt cỏ nảy mầm Hậu nảy mầm diệt cây cỏ sau nảy mầm – đa số các thuốc trong nhóm này

− Theo tính chọn lọc có: Thuốc có tính chọn lọc – ví dụ 2.4 D chỉ dùng để trừ cỏ lá rộng, Dalapon

chỉ trừ cỏ họ hòa thảo

Hình 1.6: Máy phát cỏ cầm tay

Thuốc không chọn lọc diệt trừ được nhiều loài cỏ dại.

− Theo cơ chế tác động đến các bộ phận của cây có: Thuốc lưu dẫn – ví dụ Glyphosate khi phun lên lá cây thuốc dẫn truyền đến các bộ phận khác và gây chết toàn cây.

Thuốc gây chết do tiếp xúc – ví dụ Paraquat chỉ gây cháy những bộ phận cây có tiếp xúc với thuốc khó chết với những cỏ có thân ngầm. Tùy theo đặc điểm và chủng loại cỏ dại có trong vườn mà ta chọn loại

thuốc trừ cỏ cho phù hợp nhưng khi sử dụng chú ý một số nguyên tắc sau: - Sử dụng thuốc vào giai đoạn cỏ còn non, chưa ra hoa - Phun thuốc đúng nồng độ, đủ lượng nước theo khuyến cáo ghi trên

nhãn mỗi loại thuốc, - Phun thuốc ướt đều mặt lá cỏ. - Sử dụng kết hợp một số loại thuốc trừ cỏ để có thể tiêu diệt nhiều

nhóm cỏ cùng một lần phun (ví dụ sử dụng kết hợp 2.4 D và Glyphosate để diệt cỏ lá rộng và cỏ hòa thảo trong vườn điều)

- Tránh phun thuốc vào tán lá của cây. * Khi sử dụng thuốc trừ cỏ chú ý tên thương mại và tên hoạt chất (Hình 1.7) A. Thuốc trừ cỏ dạng tiếp xúc gây cháy có tên thương mại ZIZU, tên hoạt chất là Paraquat B. Thuốc trừ cỏ dạng lưu dẫn có thể diệt các bộ phận dưới mặt đất có tên thương mại GLYMOSATE, tên hoạt chất Glyphosate

A B

C. Cỏ dại trước khi phun thuốc

D. Cỏ chết các bộ phận trên mặt đất 10 ngày sau khi phun thuốc Paraquat (Hình 1.8)

* Một số loại thuốc trừ cỏ được khuyến cáo sử dụng trong vườn điều như Roundup 480SC, Dream 480SC, Agamaxone 276SL, Ally 20DF liều lượng, nồng độ và khả năng diệt cỏ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 3. Tủ gốc 3.1 Ý nghĩa và thời điểm tủ gốc

Tủ gốc có vai trò giảm sự bốc hơi nước giữ ẩm cho đất; bảo vệ lớp đất mặt tránh khỏi sự tác động của những hạt mưa, tăng tính thấm nước và hạn

Hình 1.9: Bình phun thuốc và thuốc trừ cỏ

C D

chế hiện tượng xói mòn cho đất; Cung cấp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác cho cây điều khi vật liệu tủ hoai mục ra nó làm thuận lợi quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khoáng điều hòa đựơc nhiệt độ và độ ẩm trong đất, chống cỏ dại xung quanh gốc điều đặc biệt là cỏ tranh.

Công việc tủ gốc được tiến hành ngay sau khi trồng mới, để đề phòng các tiểu hạn. Đối với điều kiến thiết cơ bản và điều kinh doanh khi bước vào thời kỳ cuối mùa mưa, đầu mùa khô cần phải tiến hành tủ gốc giữ ẩm . 3.2 Phương pháp tủ

Vào cuối mùa mưa cần làm cỏ sạch gốc, trên hàng, giữa hàng để lấy nguyên liệu hữu cơ đó cùng các loại cây phân xanh, đậu đỗ trồng xen trong lô, cùng với việc lấy thêm các nguyên liệu tủ gốc khác ở bên ngoài đem vào như rơm, rạ, cây phân xanh v.v...

Đối với điều kiến thiết cơ bản nên tủ theo băng, dọc theo hàng điều. Nơi nào ít nguyên liệu nên tủ xung quanh gốc điều với đường kính từ 1 – 1,5 mét, dày từ 5 – 10 cm, cách gốc 8 – 10 cm để chống mối làm hại cây .

Đối với điều kinh doanh : tủ theo băng xen kẽ và luân phiên nhau để hạn chế hỏa hoạn và tác động xấu do mặt đất thường xuyên bị che phủ

Trên bề mặt lớp tủ cần đắp lên một lớp đất mỏng để tăng thêm khả năng giữ ẩm, chống cháy và chống gió làm bay mất rác tủ.

Nguyên liệu tủ gốc thường là cỏ, rác trên lô và các tàn dư thực vật từ ngoài đưa vào như rơm rạ, thân lá bắp, dây lạc, vỏ lạc ..., tùy vật liệu sẵn có ở địa phương. Tủ gốc thường được kết hợp với đợt làm cỏ cuối cùng trong năm trước khi bước vào mùa khô.

Một số hạn chế của tủ gốc : Do yêu cầu khối lượng vật liệu tủ gốc quá lớn nên việc vận chuyển tốn

công rất lớn, thông thường 1 ha điều cần từ 10 – 20 tấn vật liệu khô tủ. Dễ gia tăng nguy cơ sương muối vì tủ gốc ngăn cản sự ấm lên của lớp đất mặt vào ban ngày và hạn chế sự tỏa nhiệt vào ban đêm. Lớp đất mặt thường bị quá ẩm ướt vào mùa mưa. Tạo nguy cơ gây hỏa hoạn đặc biệt có gió mạnh vào mùa khô. Tạo nơi trú ngụ của một số loại sâu bệnh gây hại.

Lưu ý khi tủ gốc : Nếu cỏ sinh sản vô tính thì phải phơi khô trước khi tủ, vì nếu không cỏ sẽ phát triển trở lại; đối với cỏ sinh sản hữu tính thì không nên sử dụng loại cỏ già đã có quả, để các hạt cỏ không lan ra.

4. Trồng cây che phủ Điều thường được trồng ở

những vùng khô hạn, độ dốc cao, chất hữu cơ trong đất thấp vì vậy việc hạn chế xói mòn rửa trôi do nước chảy tràn hay do gió cũng như hiện tượng thiêu đốt chất hữu cơ trong đất cần đặc biệt quan tâm bằng cách duy trì một thảm phủ sinh học trong vườn điều. Không nên để đất trong vườn điều bị trống, không có cây mọc và bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt đất. Vì vậy, thay vì làm cỏ nên trồng cây che phủ đất hoặc trồng xen các loại cây hoa màu ngắn ngày như đậu phụng, đậu xanh, đậu đen, bắp...vừa bảo vệ đất vừa tăng thêm thu nhập trong những năm đầu khi cây điều chưa có sản phẩm thu hoạch.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi - Nêu các tác hại của cỏ dại trong vườn điều các biện pháp phòng trừ cả

dại - Nêu một số ưu điểm của biện pháp trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ và cho

biết tại sao không nên làm cỏ bằng tay quá nhiều lần trong năm - Tủ gốc ép xanh trong vườn điều cần chú ý những điểm nào? 2. Bài tập thực hành - Điều tra, xác định các nhóm cỏ dại trong vườn điều và quyết định biện

pháp phòng trừ - Sử dụng bình phun tay và lựa chọn thuốc diệt cỏ để diệt cỏ trong vườn

điều - Làm cỏ gốc cho cây điều bằng các biện pháp cơ giới và quyết định

biện pháp tủ gốc hay ép xanh phù hợp. C. Ghi nhớ

- Cỏ dại cạnh tranh phân bón, lây truyền một số sâu bệnh cho cây điều.

Hình 1.10. Trồng đậu tương vừa bảo vệ vừa làm giàu chất đạm cho đất.

- Không nhất thiết phải làm cỏ quá nhiều lần do cỏ cũng là 1 lớp phủ bảo vệ đất và có những ý nghĩa khác với cây trồng.

- Có nhiều biện pháp trừ cỏ người trồng điều có thể lựa chọn để phù hợp với khả năng, đặc điểm loài cỏ và thời kỳ sinh trưởng của cây.

- Tủ gốc, ép xanh đúng cách là biện pháp tốt để tằng nguồn chất hữu cơ cho đất và bảo vệ đất.

BÀI 2 : BÓN PHÂN Mã bài: M3-02

*Giới thiệu: Cây điều tuy dễ trồng nhưng nếu không bón phân thì năng suất thu hoạch không đáng kể, cây nhanh già cỗi, kiệt sức. Qua theo dõi năng suất hạt điều có sự biến thiên rất lớn từ 250-2500kg/ha tùy thuộc vào lượng phân bón cho cây. *Mục tiêu của bài:

- Nêu được yêu cầu và ảnh hưởng các loại phân bón với cây điều; - Tính toán lượng phân, loại phân phù hợp với cây từng giai đoạn và

điều kiện sản xuất; - Thực hiện thành thạo bón phân theo đợt đúng quy trình.

A. Nội dung: 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón

Cây điều cần ba loại phân bón chủ yếu là đạm, lân, kali; bên cạnh đó các loại phân bón trung lượng và vi lượng tuy lượng không nhiều nhưng không thể thiếu trong đời sống cây tùy theo tính chất đất thực tế mà ta cần bổ sung cho phù hợp.

1.1. Phân đạm: Giúp cây phát triển cành lá, tạo tán, lá xanh đậm tăng khả năng quang

hợp, Có thể sử dụng cả 2 loại phân là S.A (21% N) và urê (46% N). Nếu sử

dụng phân SA thì số lượng phải gấp đôi urê, trên đất phèn nên dùng urê.

Hình 2.2: Phân SA dạng tinh thể và đóng bao 1.2. Phân lân: giúp cây điều đâm nhiều rễ, mau hồi sức khi mới trồng, tăng khả năng chịu hạn cho cây lớn. Phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn. Thường dùng 2 loại là super lân và phân lân nung chảy. Trong phân

DAP có đến 46% lân nguyên chất

Hình 2.1: Phân u rê dạng hạt phân và đóng bao

1.3. Phân Kali: Giúp cây cứng

cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.

Bón phân kali hạt điều thường béo và thơm hơn, màu sắc trái điều đẹp hơn

Phân đơn thường dùng là Kaliclorua có đến 60% Kali chuyên chất Hình 2.4: Phân Kali clorua – thường gọi là Kali

đỏ

2. Bón phân 2.1. Bón phân giai đoạn cây con

Hình 2.3. Phân Super lân và lân nung chảy

2.1.1. Lượng phân bón Thường kéo dài từ khi trồng đến 3 năm.

+ Giai đoạn này cây phát triển nhiều đợt lá nên cần tiến hành bón làm nhiều đợt (3-5 đợt/năm) với liều lượng ít vào quãng thời gian cây đã hoàn thành đợt lá trước và chuẩn bị phát đợt lá tiếp theo.

+ Cây điều con rất cần đạm. Giai đoạn này nên bón tỉ lệ N:P:K=3 :1:1. Liều lượng bón như bảng sau:

Bảng2.1: Liều lượng phân khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Tuổi cây

(năm)

Số đợt bón (đợt/năm)

Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)

Dạng thương phẩm (g/cây/đợt)

N P2O5 K2O Urê Super lân KCl

1 2 3

4-5 3-4 3

9 30 90

3 10 30

3 10 30

20 60 180

20 60 180

5 15 45

* Chú ý: Bảng này tính theo gam/cây/đợt vì vậy khi tính toán lượng phân cần chuẩn bị trong năm phải căn cứ theo số cây thực có trong vườn nhân với số đợt cần bón và quy đổi ra kilogram. 2.1.2. Phương pháp bón

− Xới xáo đất bón cách gốc 25-30cm

− Rắc đều xung quanh tránh tập trung 1 chỗ làm cây xót rễ và chết.

− Lấp đất và trộn đều phân 2.2. Bón phân giai đoạn cây khai thác 2.2.1. Lượng phân bón

Tính từ năm thứ tư trở đi. Giai đoạn này cây thường phát 1-2 đợt lá mỗi năm. Lượng phân bón được chia làm 2 đợt:

− Đợt đầu bón vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6.

− Đợt thứ 2 gần cuối mùa mưa khoảng tháng 9-10 hàng năm.

− Từ năm thứ 5 trở đi mỗi năm tăng thêm 10-15% liều lượng phân bón của năm thứ tư cho đến năm thứ 8 thì điều chỉnh tùy theo tình trạng phát triển và năng suất của vườn cây.

Bảng 2.2: Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều thời kỳ khai thác.

Tuổi cây Đợt

Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)

Dạng thương phẩm (g/cây/đợt)

N P2O5 K2O Urê Super lân KCl

4 1 300 100 100 650 650 150 2 200 130 130 450 800 250

5-8 Mỗi năm tăng thêm từ 10-15% lượng phân năm thứ 4 ≥ Điều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng vườn cây

* Chú ý: Bảng này tính theo gam/cây/đợt vì vậy khi tính toán lượng phân

cần chuẩn bị trong năm phải cộng lượng phân cả hai đợt nhân với số cây thực có trong vườn và quy đổi ra kilogram. 2.2.2. Phương pháp bón

+ Cách bón: - Làm sạch cỏ dại trước khi bó phân - Khi vườn điều chưa khép tán thì bón phân theo đường chu vi tán. - Đào rãnh sâu 15-20cm rải đều phân và lấp lại. - Với nhưng vùng đất dốc đầu mùa mưa bón vào phần nửa chu vi

cao, cuối mùa mưa bón vào nửa chi vi thấp - Khi vườn khép tán nên đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ để

bón phân.

2.3. Bón phân hữu cơ cho cây Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng mùn cho đất, cải thiện tính chất đất,

làm cho đất giữ được ẩm, tăng khả năng sử dụng phân hoá học. Khi đem phân ra vườn nếu chưa sử dụng cần che đậy kỹ tránh mưa nắng làm mất chất. 2.3.1. Các loại phân hữu cơ

Các loại phân hữu cơ thường được sử dụng là phân chuồng, phân rác mục, phân xanh, than bùn, phân hữu cơ vi sinh v.v.. chỉ nên sử dụng phân đã hoai.

Nếu điều kiện khó khăn khi sử dụng các loại phân từ chăn nuôi có thể sử dụng cây che phủ hoặc tàn dư cây trồng xen tủ gốc hoặc ép xanh làm nguồn phân hữu cơ thay thế.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc trồng cây lạc dại (Arachis pintoi) che phủ đất có thể cung cấp lượng chất xanh tương đương 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha mỗi năm.

Sử dụng nguồn phân này còn mang nhiều ý nghĩa khác như bảo vệ đất chống xói mòn, giảm được chi phí mua phân hóa học trong điều kiện vật giá tăng cao hiện nay.

Hình 2.1: Đào rãnh để bón phân theo chu vi tán Hình 2.5: Đào rãnh để bón phân theo chu vi tán

Bảng 2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng của một số loại phân chuồng (%):

Loại phân Đạm nguyên chất

Lân nguyên chất

Kali nguyên chất Chất vôi

Lợn 0.80 0.41 0.26 0.09

Trâu bò 0.29 0.17 1.00 0.35

Ngựa 0.44 0.35 0.35 0.15

Gà 1.63 1.54 0.85 2.40

Vịt 1.00 1.40 0.62 1.70

(Nguồn http://www.khuyennongvn.gov.vn/) 2.3.2. Phương pháp bón phân hữu cơ

- Phân chuồng bón 2 năm một lần 20 – 30 kg cho một cây, đào rãnh quanh gốc theo chu vi tán, độ sâu 20 – 25 cm rải đều phân và lấp lại.

- Với cây phân xanh có thể ủ chung với phân chuồng hoặc tủ gốc ép xanh vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất vừa cung cấp nguồn chất hữu cơ.

- Sử dụng nguồn chất hữu cơ như rơm rạ, tàn dư cây trồng sau ủ kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma ủ vào xung quanh gốc cây không những cung cấp nguồn chất hữu cơ mà còn có tác dụng tiêu diệt một số nấm bệnh hại ngăn ngừa được các bệnh ở gốc cây như lở cổ rễ, bệnh chết héo do Phytophthora gây thối vùng cổ rễ. 2.4. Bón phân qua lá

Bổ sung dinh dưỡng cho vườn điều vào thời điểm ra hoa đậu quả để thu được năng suất cao bằng cách sử dụng các chế phẩm phun qua lá chuyên dùng cho cây điều như HPC - B97, TN Grow…. Ở những vườn điều kinh doanh cần có máy phun cao áp mới phun được cho cây điều trưởng thành 3. Điều chỉnh lượng phân bón

Hình 2.6: Bón phân hữu cơ cho cây điều.

Lượng phân bón cho cây nêu trên phù hợp với điều kiện thâm canh và đất đai có khả năng giữ phân, giữ ẩm tốt, trong điều kiện những vùng đất và khí hậu không phù hợp người trồng điều có thể điều chỉnh tăng giảm tùy theo khả năng kinh tế của cây trồng ….

Ví dụ những vùng đất cát phân dễ bị rửa trôi nông dân nên bón phân lượng ít hơn và chia làm nhiều lần bón hơn. Những vùng đất thịt, đất giữ ẩm tốt thì có thể tăng lượng một lần bó và số lần bón giảm đi.

Những vùng đất bạc màu, khó cải tạo; trồng cây điều còn mang ý nghĩa phủ xanh đất trống đồi trọc và cân bằng sinh thái thì việc bón lượng phân theo khuyến cáo nêu trên là không cần thiết. Khi ấy lượng bón cần tham khảo ý kiến các tổ chức khuyến nông, các trung tâm nghiên cứu trong vùng về cây điều. B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi

− Vai trò các loại phân bón với cây điều

− So sánh sự khác nhau khi bón phân cho cây điều con và cây điều thời kỳ kinh doanh

2. Bài tập thực hành

− Thực hành bón phân cho cây điều giai đoạn cây con

− Thực hành bón phân cho cây điều giai đoạn cây kinh doanh

− Bài tập tính toán lượng phân: Một gia đình nông dân có 1 ha điều với 100 cây năm thứ 4. Hiện ông đã có 92 kg phân DAP hiệu Con cò 19-25-0. Hỏi ông ta cẩn bổ sung bao nhiêu phân đơn khác quy ra urê, kali clorua để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây điều.

C. Ghi nhớ - Để cây điều phát triển tốt và tăng năng suất cần bón đủ phân với tỉ lệ đạm:lân:kali phù hợp từng thời kỳ sinh trưởng. - Cây điều con cần tỉ lệ đạm cao hơn cây khai thác, lượng bón ít hơn nhưng số lần bón nhiều hơn - Chỉ bón phân khi đất đủ ẩm, sạch cỏ dại và bón theo chu vi tán. - Để tính toán lượng phân bón phù hợp cần theo đặc điểm đất đai từng vùng, khả năng cho nằng suất và cần theo khuyến cáo của ban khuyến nông tại địa phương.

BÀI 3 : TẠO TÁN VÀ CHĂM SÓC CÂY THỜI KỲ RA HOA Mã bài: M3-03

*Giới thiệu: Cây điều có sự phát triển cành tự nhiên không cân đối và rất khác nhau tùy từng cây, loại đất và điều kiện chăm sóc. Về đặc điểm ra hoa kết trái, điều thuộc loại cây ra hoa đầu cành, chỉ những cành đủ tuổi vươn ra ngoài sáng mới ra hoa kết trái. Vì vậy có thể thấy rằng năng suất tỉ lệ thuận với số chồi vươn ra ngoài sáng. Giai đoạn cây ra hoa thường vao mùa khô; đất không đủ độ ẩm để bón phân nên việc tưới nước bổ sung hoặc bón phân qua lá là những biện pháp mang lại hiệu quả cao thời kỳ cây ra hoa. *Mục tiêu:

- Trình bày được các yêu cầu tạo tán và tỉa cành cho cây điều. - Xác định được thời điểm, phương pháp tạo hình, tỉa cành cho cây điều

qua các giai đoạn; - Thực hiện được các biện pháp xử lý cây ra hoa đồng loạt - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác.

A. Nội dung: 1. Mục đích tạo tán – tỉa cành cho cây 2. Cơ sở tạo tán cây điều năng suất cao

Cây điều khi mới phát triển những cành mọc từ thân chính ra được gọi là cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc cành cấp 2, rồi tiếp tục phát triển các cấp khác. Khoảng cách từ vị trí cấp 1 phân nhánh xuống mặt đất gọi là độ cao phân cành, góc độ cành so với trục thẳng đứng của thân chính gọi là góc phân cành. Cây điều khi còn nhỏ có nhiều cành mọc sà ngang và tán cây thường không cân đối. Cây được trồng với mật độ thích hợp, đến năm thứ 5 chiếu rộng tán có thể từ 8 – 10 mét, chiều cao tán cũng tương đương như vậy. Khi cây đã sang giai đoạn kinh doanh có nhiều cành mọc từ thân trong nhờ lấy được nhiều dinh dưỡng từ thân chính lên phát triển nhanh, nó làm giảm đi sự phát triển của các cành ngoài tán.

Nhưng chùm hoa chỉ hình thành từ những chồi ra đầu cành ở những cành vươn ra ngoài sáng. Trong một năm thuộc giai đoạn kinh doanh có nhiều cành bị sâu đục hoặc nấm hồng chết còn chứa đựng nhiều mầm mống dịch hại. Vì vậy việc tỉa cành cho điều nhằm một số mục đích sau:

- Tạo cho cây có 1 tán cân đối hợp lý, nhiều cành vươn ra ngoài sáng nhất.

- Loại bỏ những cành mọc ở những vị trí không thuận lợi ra hoa kết trái như cành mọc thấp, mọc muộn từ thân trong, cành còi cọc bị che bóng.

- Loại bỏ những cành bị sâu bệnh yếu hoặc đã chết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh trên đồng ruộng. 3. Phương pháp tạo tán tỉa cành 3.1. Tạo tán cây

Việc tạo tán được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai. Nên để cây điều chỉ có một thân chính, để lại các cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 50 – 70 cm và phân bố đều để tạo tán hình mâm xôi.

Hình 3.1: Bắt đầu cắt tạo hình

* Quy tắc bàn tay

− Góc phân cành rộng − Mọc rời nhau và phân bố đều 4 hướng − Cành to khoẻ

Hình 3.3: Cây phát triển tán rộng, cân đối sau cắt tạo

3.2. Tỉa cành

3.2. Tỉa cành - Khi cây còn nhỏ 1 - 3 năm tuổi Thường xuyên theo dõi và đánh bỏ chồi vượt kịp thời, để cố định 1

thân chính, cắt những cành dưới thấp, chỉ để lại các cành cách mặt đất ở độ cao từ 0,5 m trở lên. Điều này giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để vươn cao, về sau việc chăm sóc vườn cây được dễ dàng, thu nhặt quả cũng được thuận lợi.

Hình 3.4: Thiết bị cắt tỉa cành trên cao

Hình 3.5: Cưa đốn tỉa cành lớn

Nên cắt những cành có góc phân cành hẹp, nhằm tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua dễ dàng, tạo cho cây non có bộ tán phát triển cân đối.

- Khi cây ở thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi) Việc tỉa cành được thực hiện đều đặn 2 lần/năm. Lần 1 sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn và làm cỏ đợt

1, đợt này thường làm vào tháng 5 - 6 hàng năm. Lần 2 tiến hành tỉa cành tạo tán vào trước lúc ra hoa khoảng 2 - 3

tháng để việc ra hoa đậu quả được thuận lợi, ở vùng Tây Nguyên khoảng tháng 9 - 10 hàng năm.

Khi tỉa cành cần cắt bỏ những cành khô, cành mục, cành bị sâu bệnh phá hoại, các cành cớm rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau.

Một số trường hợp cây sinh trưởng mạnh, ít ra hoa quả, có thể tỉa cành nặng để hạn chế sinh trưởng sẽ kích thích phát dục, nâng cao năng suất của cây.

Trên những cây lớn tuổi, cành to, già cỗi có tán giao nhau giữa các cây, có thể tỉa đau bằng cách cắt cắt ngọn cành tới 2/3 chiều dài cành. Việc tỉa đau thường làm suy yếu cây, vì thế 2 - 3 năm mới tạo hình đau 1 lần.

Trong việc tỉa cành chú ý làm vệ sinh tốt các vết cắt, nhất là các cành

to, nếu không làm tốt sẽ tạo điều kiện cho bệnh chảy mủ phát triển làm

Hình 3.6: Kéo tỉa cành

suy yếu cây. Dụng cụ tỉa là cưa sắc hay kéo. Khi tỉa tránh làm tổn thương các cành giữ lại trên cây. Quét dung dịch Bordeaux 1% lên các mặt cắt lớn.

Các dạng cành cần cắt bỏ:

- Cành la mọc thấp

- Cành vượt - Cành tăm, bị

che bóng - Cành giao tán - Cành sâu bệnh

Hình 3.7: Các cành cần cắt tỉa

Cây điều có bộ tán hợp lý cho năng suất cao cành được tìa và tạo tán theo quy tắc bàn tay:

Góc phân cành rộng

Mọc rời nhau và phân bố đều 4 hướng

Cành to khoẻ

Chú ý:

− Vị trí cắt bỏ cành la, chồi vượt tại cổ cành

− Cành sâu bệnh cắt hết phần có vết bệnh hoặc vết sâu đục 3.3. Đốn thưa

Những vườn điều có mật độ dày và cây giao tán phải đốn thưa chỉ duy trì 100 -120 cây/ha. Đến mùa thu hoạch theo dõi và đánh dấu những cây không cho năng suất hay cho năng suất hạt thấp, bị sâu bệnh sau đó dùng cưa cắt gốc ở sát mặt đất và dùng dao bóc vỏ để gốc cây mau chết. Đồng thời dọn sạch thân, cành, lá của cây bị đốn ra khỏi vườn. 4. Chăm sóc cây thời kỳ ra hoa

Cây điều ra hoa thường vào mùa khô việc sử dụng phân bón qua đất rất hạn chế do độ ẩm đất không đảm bảo cho quy trình bón phân hóa học do đó việc áp dụng các biện pháp bổ sung như tưới nước, bón phân qua lá thường mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các biện pháp thông thường khác. 4.1. Sử dụng phân bón qua lá

H 44: Thân trong sau khi

Hình 3.8: Cây điều có bộ tán tốt

Đối với cây điều có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá phun ở thời kỳ điều sinh trưởng lúc cây ra các đợt lá non trong năm. Song do tính toán hiệu quả sử dụng phân thì nên tập trung vào thời kỳ điều phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu trái là có hiệu quả cao. Tập trung phun ở 3 thời kỳ. 4.1.1 Thời kỳ phân hóa mầm hoa

Sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây ở thời kỳ phân hóa mầm hoa để tăng cường khả năng ra hoa, tăng số lượng hoa, đậu quả và nâng cao năng suất. Sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý về chủng loại, liều lượng, thời gian, số lần áp dụng và tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của các nhà sản xuất.

Phun chất điều hòa sinh trưởng IBA 25 ppm, GA3 50ppm, liều lượng 800- 1000 l/ha phun kết hợp với vi lượng chứa Bo: Atonic, Bortrac. Để bổ sung thêm dinh dưởng, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, sử dụng phân bón lá Growmore 6:30:30, phun theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

Thời điểm xử lý: phun vào lúc cây ra đợt lá cuối cùng hoàn chỉnh. Thời gian phun 15/11 - 15/12 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây

Nguyên; 15/12 - 5/1 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 4.1.2. Thời kỳ đậu, dưỡng trái

Mục đích tăng tỷ lệ đậu trái và dưỡng trái, sử dụng GA3 50ppm, NAAppm với lượng 800- 1000 l/ha tùy theo tuổi vườn, tình trạng giao tán và mức độ sinh trưởng của vườn cây. Phun kết hợp với vi lượng chứa Bo: Atonic. Để dưỡng trái phun phân bón lá Ferviha 5: 5: 5, Growmore 20: 20: 20, phun kết hợp với vi lượng chứa Bo: Bortrac, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Thời điểm xử lý: phun vào lúc bông hoa đang nở, kết trái.

Thời gian phun 15/12- 15/1 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; 15/1- 5/2 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 4.1.3. Chống rụng trái

Mục đích hạn chế rụng trái. Trong giai đoạn này có sự rụng quả do sâu bệnh, dinh dưỡng không đủ cho quá trình phát triển của quả, do thời tiết bất thuận như gặp mưa hoặc quá khô hạn, có gió mạnh. Có thể khắc phục sự rụng quả cần bón bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các dạng phân bón lá dễ hấp thu, nhằm tăng đậu quả, giảm hiện tượng rụng quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy để hạn chế rụng trái, phun vi lượng chứa Bo : Atonic, Bortrac là có hiệu quả nhất.

Thời điểm phun : phun vào lúc kết trái, trái đang phát triển.

Thời gian phun 15/1- 15/2 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; 15/2- 5/3 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

4.1.3. Xử lý ra hoa tập trung - Xử lý rụng lá: Khi cây có lá úa vàng và rụng

tử 5 - 10% tổng số lá trên cây thì ta Hình 3.10: Phun phân phải ướt đều mặt lá

A. B. C.

Hình 3.9: Một số chế phẩm sử dụng bón qua lá thời kỳ cây ra hoa kết trái A. Thuốc kích thích ra hoa B. Kích thích đậu trái C. Dưỡng trái

phun thuốc xử lý rụng lá. Dùng pha 25 g Thiourea (50g ARROW íT"chuyên gia rụng lá điều',

Dola-02x, Bon, Rabono)/8 lít phun 1 lần cho điều Sau phun lá rụng nhanh và đọt non sẽ đâm ra mạnh sau đó 4 - 7 ngày.

Chú ý. Đối với các cây điều tơ nhất là điều cao sản để giúp chúng ra hoa sớm và đồng loạt, khi gặp thời tiết lạnh và khô, nhà vườn phun cho cây 2 lần, cách nhau 5-7 ngày sẽ giúp cây ra hoa tốt mà không cần rụng lá như các cây điều già.

Phun thuốc rụng lá mặc dù là biện pháp đã được nông dân làm trong thực tiễn, nhưng không được các nhà khoa học khuyến khích vì có thể còn những ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và tuổi thọ cây sau này chưa được nghiên cứu đầy đủ

Bảng 3.1. Một số loại phân bón lá khuyến cáo sử dụng cho điều.

Mục đích Loại phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưỡng Tình trạng cây

Ra chồi, lá non

NPK:30:10:10 và vi lượng, Multipholate, IAA, NAA

Sau thu hoạch cây chuẩn bị ra lá non

Đón hoa NPK: 6:30:30, 7:5:44 và vi lượng, Atonik, Bortrac, IBA

Đợt lá đợt cuối cùng hoàn chỉnh

Đậu trái Atonik, Bortrac, GA3 Hoa đang nụ chưa nở Dưỡng trái 20:20:20, Atonik Trái đã đậu Chống rụng trái Atonik, Bortrac Trái đang phát triển

Chú ý:

- Phun thuốc theo đúng nồng độ, lượng nước cần pha theo hướng dẫn với mỗi loại thuốc

- Không phun vào thời gian hoa đang nở rộ ảnh hưởng đến thụ phấn - Phun ướt đều mặt lá

4.2. Tưới nước bổ sung

Cây điều ra hoa thường vào mùa khô, ẩm độ thấp và trời không có mưa là điều kiện thuận lợi để hoa được thụ phấn và đậu quả. Nhưng ẩm độ đất quá thấp sẽ làm thiếu hụt nhu cầu nước trong cây cũng làm giảm tỉ lệ đậu trái đồng thời trái nhỏ và rụng nhiều.

Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ tưới 150 lít/cây và 15 ngày/lần từ tháng 1 đến tháng 3 đã làm tăng 66 % năng suất.

Ở Việt Nam, vườn điều trồng thuần có tưới của ông Nguyễn Hoài Nhơn ở Hiếu Liêm tỉnh Đồng Nai năng suất đạt từ 2,0 - 2,5 tấn/ha so với các hộ trồng thuần không tưới năng suất chỉ đạt 1,0 đến 1,5 tấn/ha

Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu khoa học Miền nam, áp dụng biện pháp tưới nước bổ sung cho điều ra hoa tập trung hơn, tăng mật số chồi bông và tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái.

Hình 3.11: Phun phân dưỡng trái

Áp dụng biện pháp tưới nước bổ sung cho điều tăng trọng lượng hạt, tăng tỷ lệ nhân và tăng năng suất 9,8 – 96,3 %.

Quy trình tưới nước

B1. Làm cỏ vệ sinh vườn và vét bồn vào cuối mùa mưa.

− Bồn chứa 200 – 300 lít nước.

− Tủ cỏ hay rơm giử ẩm hạn chế xói gốc khi tưới.

B2. Tưới bổ sung

− Tưới khi điều ra bông > 30%.

− Chu kỳ tưới 20 ngày/lần.

− Lượng nước tưới 200 – 300 lít/cây,

− Số lần tưới 3 – 4 lần/vụ.

− Ẩm độ đất đảm bảo > 60%.

Hình 3.12: Vét bồn chứa nước

Hình 3.13: Tưới nước bổ sung

> Ngưng tưới khi điều > 70% trái chín thu hoạch

Hình 3.14: Bồn chứa nước sau khi tưới

Hình 3. 15: Chùm quả đậu sau tưới nước bổ sung

4.3. Dọn vệ sinh vườn Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp

thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ điều.

Chú ý phát quang các bụi cỏ trong vườn, Gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá rụng đốt hun khói. Theo kinh nghiệm

dân gian việc hun khói có tác dụng xua đuổi bọc xít muỗi, giúp cây tăng cường đậu trái.

Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác và làm bằng phẳng bề mặt để thu hoạch trái chín rụng xuống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi - Cây điều có bộ tán như thế nào cho năng suất tốt nhất? - Những cành điều nào cần cắt bỏ trong tỉa cành? - Những giai đoạn và loại thuốc nào cần sử dụng để xử lý giai đoạn ra

hoa giúp tăng năng cây điều - Tưới nước cho điều thời gian nào có hiệu quả nhất, lượng nước và cách

tưới. 2. Bài tập thực hành - Thực hành cắt cành tạo tán cho cây điều năm thứ 3 - Thực hành tỉa cành điều cây điều kinh doanh - Thực hành pha và phun phân bón xử lý cây giai đoạn ra hoa, kết trái.

C. Ghi nhớ - Tạo tán cho cây điều theo nguyên tắc bàn tay, cành cấp 1 vươn ra đều các hướng - Tỉa cành điều đúng kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển cân đối, tiết kiệm phân bón, hạn chế sâu bệnh phát triển - Phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây điều phát triển khi đất không đủ độ ẩm để bón phân qua gốc.

- Tưới nước bổ sung giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa làm tăng năng suất vườn điều

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã học xong các mô đun MĐ 01-Nhân giống điều, MĐ02-Trồng điều; mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kêt hợp với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Mô đun Chăm sóc điều tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành chăm sóc điều. Mô đun có liên quan chặt chẽ với mô đun Trồng điều và Phòng trừ sâu bệnh được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu của mô đun:

- Nêu được các khâu trong quy trình kỹ thuật chăm sóc điều ở cả hai giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh;

- Thực hiện đúng thành thạo các công việc làm cỏ, bón phân tạo tán, chăm sóc cây giai đoạn ra hoa;. - Thực hiện thu hái và bảo quản đảm bảo chất lượng sản phẩm; - Thao tác chính xác, cẩn thận, tỷ mỉ và đảm bảo an toàn lao động vệ

sinh môi trường. III. Nội dung chính của mô đun 1. Phân bổ nội dung chi tiết:

Mã bài Tên bài Loại

bài dạy Địa điểm Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ03-1

Trừ cỏ và bảo vệ đất

Tích hợp

- Lớp học -Vườn điều

28 2 24 2

MĐ03-2 Bón phân

Tích hợp

- Lớp học -Vườn điều

38 6 30 2

MĐ03-3

Tỉa cành tạo tán và chăm sóc cây thời kỳ ra hoa

Tích hợp

- Lớp học -Vườn điều 40 8 32 2

Kiểm tra hết mô đun 8 8 Cộng 104 16 84 14

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

2. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian, giáo viên

quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 2 .Nội dung đánh giá * Phần lý thuyết:

- Nhu cầu dinh dưỡng cây điều qua các giai đoạn; - Các yêu cầu trong tỉa cành tạo tán, yêu cầu và các loại phân bón cho

cây điều. * Phần thực hành:

- Bón phân cho cây theo từng đợt - Tỉa cành tạo tán

- Chọn thuốc trừ cỏ, pha và phun diệt cỏ IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

Bài thực hành số 1

Làm cỏ và bảo vệ đất Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Chia nhóm. Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ,

tự các bước thuật trang bị 1 Xác định

thời điểm và phạm vi làm cỏ

- Tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây - mức độ sinh trưởng của cỏ - Yêu cầu bón phân - thời tiết

- theo quy trình làm cỏ

Lịch chăm sóc

2 Phân biệt các nhóm cỏ

Quan sát đặc điểm chung của ba nhóm cỏ, đánh giá nhóm cỏ phổ biến

Đánh giá đúng nhóm cỏ để quyết định biện pháp trừ cỏ đúng

Hình ảnh, giấy, bút

3 Kỹ thuật làm cỏ thủ công hoặc cơ giới

- Làm cỏ gốc: làm sạch cỏ quanh gốc trong phạm vi đường kính 1.5 -2 mét, kết hợp xới xáo đất sâu 5 – 10 cm. - Làm cỏ theo băng với cây kinh doanh - Dùng máy cắt cỏ, phát quang bụi rậm

- Làm sạch cỏ, không bỏ sót, không làm xây xát gốc cây. - Không để cỏ phục hồi sau làm cỏ

Cuốc, cào, máy phay, cày bò. Máy cắt cỏ

4 Dùng hóa chất diệt cỏ

Tùy theo loại cỏ phổ biến mà chọn loại thuốc trừ cỏ phù hợp; -

Tránh thuốc văng vào lá cây

Bình xịt, thuốc trừ cỏ

5 Xử lý cỏ - đảo cỏ - tủ gốc

- một số loại cỏ dễ tái sinh phải đưa ra khỏi ruộng

- Cào cuốc.

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành

Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép Các loại dụng cụ làm đất

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP

- Làm sót cỏ, làm cỏ không kịp thời. - Gây xây xát gốc cây, đứt rễ.

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành - Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. - Thao tác cẩn thận, thuần

thục. Theo thời gian thực hiện.

- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật sạch cỏ dại (cơ giới), chết cỏ

Quan sát, ghi nhận số lượng cỏ còn sót hoặc chưa chết

Bài thực hành số 2

Bón phân Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm. Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở

2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị

1 Xác định đúng lượng và loại phân.

Theo bảng khuyến cáo và điều chỉnh theo thực tế tình trạng vườn cây

- Bao gồm đủ các loại phân theo yêu cầu

Sổ theo dõi,

2 Tạo rãnh bón

- Tạo rãnh bón cây con - Tạo rãnh theo chu vi - Tạo rãnh theo ô bàn cờ

- tạo rãnh cách gốc từ 25 – 30 cm, sâu 5 – 10 cm. - Theo chu vi tán cây Theo ô bàn cờ giữa các hàng cây

- Cuốc, cày thủ công. - Máy rạch hàng

3 Bón phân - Rải phân đều vào rãnh. - Rải đều đủ lượng đã chia

Dụng cụ đựng phân.

4 Lấp phân - Dùng đất lấp kín phân. - Lấp kín phân

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Các loại dụng cụ làm đất

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP

- Tạo rãnh quá gần gốc, tổn thương rễ cây. - Rải phân không đều. - Lấp phân không kín.

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Câu hỏi kiến thức Theo đáp án - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành - Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. - Thao tác cẩn thận, thuần

thục. Theo thời gian thực hiện.

- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật đào rãnh, rải phân, lấp phân

Quan sát, ghi nhận những sai lỗi còn mắc phải

* Bài tập tính toán lượng phân bón Đề 1. Một gia đình nông dân có 1 ha điều với 100 cây năm thứ 4. Hiện ông đã có 92 kg phân DAP hiệu Con cò 19-25-0. Hỏi ông ta cẩn bổ sung bao nhiêu phân đơn khác quy ra urê, kali clorua để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây điều. Bài giải: Căn cứ theo bảng khuyến cáo về lượng phân cần bón cho cây điều để đạt năng suất theo yêu cầu.

- B1. Tính tổng lượng phân đã có: Cứ 100 kg DAP thì có 19 kg đạm nguyên chất, 25 kg Lân nguyên chất, vậy lượng N nguyên chất đã có là = 92*19/100 = 17,48 kg Lượng lân nguyên chất có = 92*25/100 = 23 kg

- Lượng phân nguyên chất cần bón cho 1 ha điều năm thứ 4 theo khuyến cáo là:

Đạm = (200 + 300) * 100 = 50.000 g = 50 kg Lân = (100 + 130)*100 = 23.000 g = 23 kg

Kali = (100 + 130)*100 = 23.000 g = 23 kg - Vậy lượng phân nguyên chất còn thiếu là:

Đạm = 50 – 17,5 = 32.5 kg Quy ra Urea = 100*32.5/46 = 70.7 kg Lượng lân đã đủ nhu cầu, không cần bón thêm Trong DAP không có kali vì vậy cần phải mua thêm kali đỏ là = 100*23/60 = 38,3 kg Đáp số: 70,7 kg ure, 38,3 kg Kali đỏ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tính lượng phân nguyên

chất trong phân. Cách tính + đáp số

- Tính lượng phân nguyên chất cần có theo khuyến cáo.

Cách tính + đáp số.

- Tính lượng phân nguyên chất còn thiếu

Cách tính + đáp số.

- Quy đổi ra phân đơn thương phẩm

Cách tính + đáp số

Bài thực hành số 3 Tỉa cành

Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm. Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

1 Đánh giá tình trạng tán cây và chọn tạo tán phù hợp

- Tạo tán tùy theo đặc điểm giống, điều kiện đất đai và chăm sóc

- Chọn đúng phương pháp tạo tán phù hợp, đảm bảo nguyên tắc bàn tay, cây phát nhiều cành đủ các hướng

- Kéo, cưa tay

2 Tỉa cành cây con

− Chọn dụng cụ,

− Xác định vị trí cắt tỉa

− Xác định loại cành cần cắt tỉa

- Loại bỏ cành là sà sát đất, cành mọc quá thấp kết hợp tạo tán

Kéo

3 Tỉa cành cây khai thác

− Chọn dụng cụ,

− Xác định vị trí cắt tỉa

− Xác định loại cành cần cắt tỉa

Loại bỏ cành che bóng, giao tán, cành bị sâu đục ngọn, cành bệnh, cành tăm, cành bị héo sau thu hái v.v..

Kéo, cưa tay, cưa máy

4 Cưa đốn cây xấu và mọc quá dày

Xác định vị trí cây cần loại bỏ

Đúng vị trí cây xấu và mật độ quá dày, giao tán

Cưa máy, cuốc, xuổng đào gốc

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Các loại dụng cụ tưới nước

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP

- Cắt nhầm cành tốt; - Loại bỏ không hết cành vượt, che bóng, cành sâu bệnh

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Câu hỏi kiến thức Theo đáp án - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành - Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. - Thao tác cẩn thận, thuần

thục. Theo thời gian thực hiện.

- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật dụng cụ, cắt cành, xử lý cành cắt

Quan sát, ghi nhận những sai lỗi còn mắc phải

Bài thực hành số 4 Chăm sóc cây ra hoa

Nội dung I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm. Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2 Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

1 Xác định thời điểm ra hoa

Ghi nhận chồi hoa đang nhú, số phát hoa trên cành, số trái đậu

Xác định đúng thời điểm ra rộ

Bút, giấy

2 Phun phân kích thích ra hoa

- Chọn lưa loại phân bón - Pha dung dịch phân theo khuyến cáo. - Phun phân lên lá

- Chọn đúng loại phân theo giai đoạn phát dục của cây - Phun phân ướt đều mặt lá

Bình xịt vòi phun cao Khẩu trang, găng tay

3 Phun phân kích thích đậu trái

- Chọn lưa loại phân bón - Pha dung dịch phân theo khuyến cáo. - Phun phân lên lá

- Chọn đúng loại phân theo giai đoạn phát dục của cây - Phun phân ướt đều mặt lá

Bình xịt vòi phun cao Khẩu trang, găng tay

4 Phun phân dưỡng trái

- Chọn lưa loại phân bón - Pha dung dịch phân theo khuyến cáo. - Phun phân lên lá

- Chọn đúng loại phân theo giai đoạn phát dục của cây - Phun phân ướt đều mặt lá

Bình xịt vòi phun cao Khẩu trang, găng tay

5 Tưới nước bổ sung

- Xác định nguồn nước tưới (sông, ao hồ, giếng khoan) - Thời điểm tưới - Tạo bồn - Tưới đủ lượng nước

- Có đủ nước tưới - Dụng cụ tưới đạt tiêu chuẩn - Tưới đủ nước theo định mức kỹ thuật.

Máy bơm, ống tưới

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Các loại dụng cụ tưới nước

IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP

- Pha sai nồng độ, không đúng liều lượng phân bón lá khiến việc phun phân bón không có tác dụng hoặc làm cây bị cháy lá;

- Chọn mua loại phân không đạt yêu cầu không có tác dụng với sự ra hoa của cây

- Tưới nước chưa đủ lượng 1 lần tưới.

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Câu hỏi kiến thức Theo đáp án - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành - Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. - Thao tác cẩn thận, thuần

thục. Theo thời gian thực hiện.

- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật chọn phân, pha chế, phun

Quan sát, ghi nhận những sai lỗi còn mắc phải

Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tổng kết khoa học đề tài “ Nghiên cứu nhập nội và bình tuyển, chọn lọc giống và xây dựng quy trình thâm canh điều”, 2002. Viện KHKTNN Miền Nam. [2]. Báo cáo: “ định hướng quy hoạch và phát triển cây điều tỉnh Đăk Lăk 2010”. Tại hội nghị ngày 26 tháng 8 năm 2003. [3]. Bavappa K.V.A., 1989. Kỹ thuật sản xuất và chế biến điều. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. [4]. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Hội Nghị Phát Triển Điều Đến Năm 2010, BÌNH THUẬN, 3/2000. [5]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Đề án phát triển điều đến năm 2010” [6]. Phạm Văn Biên. Nguyễn Thanh Bình. Nguyên Duy Đức. Đào Hữu Hiền. Hồ Huy Cường. Trần Doãn Sơn. Động Văn Tư, Hoàng Vôn Tám. Là Phạm Lán và Thái Xuân Du. 2005. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài "Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thi trường đê phát triển vùng diều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. [7]. Phạm Văn Biên. Nguyễn Thanh Bình. Đặng Đức Hiền. Đặng Vôn Từ Trán Kim Kinh và Hà Thi Minh. 2000. Kết quà nghiên cứu điều năm 1999-2000. Hội nghi Khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT. [8]. Đường Hồng Dật. Cây điều kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển. [9]. Vũ Triệu Mân và ctv., 2004. Thành phần bệnh hại cây điều tại vườn điều giống quốc gia Cát hiệp – Phù cát – Bình Định. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999. [10]. Phạm Văn Nguyên, 1991. Cây đào lộn hột. Tổng công ty Vinalimex. [11]. Phan Hữu Trinh, 1988. Cây điều – Gieo trồng, chăm sóc và chế biến. Nhà xuất bản tổng hợp Phú Khánh.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU (Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB

ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Nguyễn Đức Thiết Chủ nhiệm 2. Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Nguyễn Văn Tân Thư ký 4. Phan Quốc Hoàn Ủy viên 5. Đặng Thị Hồng Ủy viên 6. Phan Hải Triều Ủy viên 7. Nguyễn Thị Thoa Ủy viên

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 1. Bùi Đình Ninh Chủ tịch 2. Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Lưu Thị Thanh Thất Ủy viên 4. Nguyễn Thành Công Ủy viên 5. Trần Minh Đức Ủy viên