19
49 CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH TỄ I. ĐỊNH NGHĨA Dịch tễ học được định nghĩa là một khoa học nghiên cứu sự phân bố các bệnh tật cùng với những yếu tố căn nguyên quy định sự phân bố đó, nhằm đề xuất ra được những biện pháp hữu hiệu để can thiệp, thì giám sát dịch tễ học là một nội dung hoạt động thường xuyên bám sát mục tiêu của dịch tễ học. Định nghĩa chung nhất “Giám sát dịch tễ là một quá trình theo dõi, khảo sát tỉ mỉ, liên tục để đánh giá được bản chất của bệnh tật cùng với những nguyên nhân xuất hiện, lưu hành và lan tràn của bệnh đó, nhằm tìm ra được những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả đối với bệnh đó”. Hay nói cách khác, giám sát là công việc thu thập các thông tin dịch tễ để đề ra phương án hành động, nhằm tìm ra được những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả đối với bệnh đó, với nội dung cụ thể là: Tìm ra các biện pháp ngăn chặn hoặc làm đình chỉ sự lan tràn dịch bệnh. Mỗi trường hợp mắc bệnh, phải được xác định bằng chẩn đoán, mô tả quá trình tiến triển của bệnh, các đặc điểm triệu chứng, các thông tin về đặc tính cá thể của thú. Dựa vào hệ thống giám sát sẽ phân tích các quy luật theo mùa, xu hướng theo năm. Các địa điểm tăng giảm bệnh, các nhóm quần thể có nguy cơ như tuổi, giới, giống, phương thức chăn nuôi.... Hệ thống giám sát gồm có 3 loại hệ thống giám sát: Giám sát chủ động: tiến hành thu thập dữ kiện về bệnh quy ước khai báo định kỳ, cả khi không có dịch. Giám sát điểm: dựa vào báo cáo các trường hợp bệnh xảy ra, làm cơ sở khoa học cho việc cải thiện chất lượng phòng và điều trị. Giám sát thụ động: nằm giữa 2 loại giám sát chủ động và giám sát điểm: được tiến hành với các dữ kiện ngoài kế hoạch quy ước, có thể do nhân viên giám sát hoặc địa phương xảy ra dịch khởi xướng. II. MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT DỊCH TỄ 2.1. Mục tiêu 2 mục tiêu chính

CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

49

CHƯƠNG 5

GIÁM SÁT DỊCH TỄ

I. ĐỊNH NGHĨA

Dịch tễ học được định nghĩa là một khoa học nghiên cứu sự phân bố các bệnh tật cùng với những yếu tố căn nguyên quy định sự phân bố đó, nhằm đề xuất ra được những biện pháp hữu hiệu để can thiệp, thì giám sát dịch tễ học là một nội dung hoạt động thường xuyên bám sát mục tiêu của dịch tễ học.

Định nghĩa chung nhất “Giám sát dịch tễ là một quá trình theo dõi, khảo sát tỉ mỉ, liên tục để đánh giá được bản chất của bệnh tật cùng với những nguyên nhân xuất hiện, lưu hành và lan tràn của bệnh đó, nhằm tìm ra được những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả đối với bệnh đó”.

Hay nói cách khác, giám sát là công việc thu thập các thông tin dịch tễ để đề ra

phương án hành động, nhằm tìm ra được những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả đối với bệnh đó, với nội dung cụ thể là:

Tìm ra các biện pháp ngăn chặn hoặc làm đình chỉ sự lan tràn dịch bệnh.

Mỗi trường hợp mắc bệnh, phải được xác định bằng chẩn đoán, mô tả quá trình tiến triển của bệnh, các đặc điểm triệu chứng, các thông tin về đặc tính cá thể của thú.

Dựa vào hệ thống giám sát sẽ phân tích các quy luật theo mùa, xu hướng theo năm. Các địa điểm tăng giảm bệnh, các nhóm quần thể có nguy cơ như tuổi, giới, giống, phương thức chăn nuôi....

Hệ thống giám sát gồm có 3 loại hệ thống giám sát:

Giám sát chủ động: tiến hành thu thập dữ kiện về bệnh quy ước khai báo định kỳ, cả khi không có dịch.

Giám sát điểm: dựa vào báo cáo các trường hợp bệnh xảy ra, làm cơ sở khoa học cho việc cải thiện chất lượng phòng và điều trị.

Giám sát thụ động: nằm giữa 2 loại giám sát chủ động và giám sát điểm: được tiến hành với các dữ kiện ngoài kế hoạch quy ước, có thể do nhân viên giám sát hoặc địa phương xảy ra dịch khởi xướng.

II. MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT DỊCH TỄ

2.1. Mục tiêu

Có 2 mục tiêu chính

Page 2: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

50

2.1.1. Xác định quy mô của bệnh

Theo dõi liên tục thường xuyên về bệnh với các tỷ lệ cần thiết và những yếu tố môi trường xung quanh với những diễn biến tương ứng của chúng là nhằm xác định được quy mô lan tràn của bệnh đang khảo sát dưới 3 góc nhìn của dịch tễ học.

Ký chủ: con vật nào? quần thể? tuổi ? giới tính ? phương thức chăn nuôi ?

Không gian: bệnh xảy ra ở đâu, theo thời gian như thế nào ?

Thời gian: bệnh xảy ra bao giờ, trước đây bệnh có xảy ra hay không, với con vật và không gian tương ứng ?

2.1.2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp tại khu vực giám sát

Theo dõi tỷ lệ tăng giảm của bệnh song song với các biện pháp đã áp dụng nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp đó. Nếu các biện pháp can thiệp có hiệu quả thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm và ngược lại. Chú ý đến thời gian tác dụng của các biện pháp.

2.2. Chức năng

Giám sát có 4 chức năng chủ yếu sau

- Thu thập một cách có hệ thống các dữ kiện dịch tễ học đối với quần thể theo khu vực hành chính.

-Tập hợp, diễn giải: xếp đặt, trình bày các dữ kiện thu thập được thành các bảng phân phối, biểu đồ, bản đồ có ý nghĩa.

- Xử lý, phân tích theo phương pháp thống kê: nhằm trả lời được hàng loạt các câu hỏi đã được đặt ra theo góc nhìn của dịch tễ học và xem xét với các giả thuyết đã đưa ra trước đó.

- Thông báo kết quả: sau khi đã thu thập, diễn giải, phân tích xử lý nhận định các kết quả đó cần viết báo cáo gửi đến cơ quan và nơi có trách nhiệm.

Ta có thể mô hình hóa quy trình giám sát dịch tễ như một chu kỳ gồm 4 công đoạn sau: (1) Lập kế hoạch giám sát; (2) Thu thập biên soạn; (3) Phân tích diễn giải; (4) Giải pháp hành động.

Theo Tổ chức y tế thế giới, chức năng của giám sát dịch tễ học là:

- Ghi chép và báo cáo tỷ lệ chết

- Ghi chép và báo cáo tỷ lệ bệnh tật

- Điều tra các trường hợp bệnh

- Điều tra dịch

- Báo cáo dịch

- Xét nghiệm

Page 3: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

51

- Nghiên cứu

- Số liệu về số lượng của quần thể

- Số liệu về môi trường bao gồm cả các vector

- Phân phối thuốc, vaccine phòng chống bệnh

Qua đó có thể thấy được những ứng dụng chính của công tác giám sát như sau:

- Để xác định những vụ dịch và để đảm bảo rằng những hành động can thiệp có hiệu quả để kiểm soát bệnh đã được tiến hành.

- Để theo sát việc tiến hành và hiệu quả của một chương trình kiểm soát dịch bệnh bằng cách so sánh sự lan tràn của bệnh trước và sau khi tiến hành chương trình kiểm soát.

- Để hỗ trợ trong việc lập kế hoạch cho những chương trình sức khỏe cho đàn gia súc bằng cách chỉ ra những vấn đề bệnh tật và dịch bệnh nào là quan trọng và những can thiệp đặc biệt, có giá trị. Điều này cũng giúp cho lựa chọn vấn đề ưu tiên.

- Để xác định nhóm nguy cơ cao, những khu vực địa lý có những bệnh tật chung, và các thay đổi theo thời gian như theo mùa, hàng năm, hàng chục năm, điều này cũng giúp cho việc lập kế hoạch cho các chương trình.

- Để làm tăng những hiểu biết về các vector trung gian truyền bệnh.

III. NGUỒN GỐC DỮ LIỆU PHỤC VỤ GIÁM SÁT DỊCH TỄ

3.1. Tỷ lệ chết

Thường được ghi chép chính xác tuy nhiên về nguyên nhân thường ít chính xác. Nếu được chẩn đoán rõ thì ghi chép rất chính xác, nhưng với các bệnh khó chẩn đoán nhất là những trường hợp chết đột ngột, việc ghi chép thường là những triệu chứng sau cùng ít thông tin cho công tác giám sát.

Với các bệnh thông thường không gây chết, nhưng các dữ kiện về tỷ lệ chết có thể là một chỉ số đáng được đánh giá về sự phát sinh của bệnh. Tuy nhiên, khi có hiện tượng chết trội hơn mức lý thuyết có thể đánh giá là một chỉ số nhạy của bệnh đó.

3.2. Tỷ lệ mắc bệnh

Báo cáo mắc bệnh đã được thực hiện ở nhiều nước và ở nước ta cũng đã áp dụng các

quy định báo cáo bệnh.

- Ưu điểm: các báo cáo đa phần chính xác do các bác sĩ Thú y chẩn đoán, có xét nghiệm và có các tổ chức thu thập tập hợp báo cáo.

- Nhược điểm: một số bệnh không có trong danh mục báo cáo, tỷ lệ thấp hơn so với thực tế của quần thể; báo cáo không kịp thời nên làm tăng thời gian lưu hành của bệnh.

Page 4: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

52

3.3. Báo cáo dịch

Ngày càng được chính xác nhờ hoạt động của các Trung Tâm Thú Y vùng với các phòng xét nghiệm. Tuy nhiên với những bệnh khó cần thiết phải có các chuyên gia hoặc các kỹ thuật cao cấp thì lại là điểm hạn chế ở các trung tâm này.

3.4. Chẩn đoán xét nghiệm

Bao giờ cũng là đòi hỏi của chẩn đoán chính xác một thú bệnh và một bệnh trong quần thể. Tốt nhất là phân lập được tác nhân gây bệnh, trong nhiều trường hợp có thể sử dụng các kết quả huyết thanh.

3.5. Điều tra các trường hợp bệnh

Chú ý các bệnh nguy hiểm, nhất là những nơi chưa có bệnh đó bao giờ. Cần chú ý đến các giống mới nhập vào trong nước hoặc ở những nơi có dịch nhập cư vào nước ta. Hoặc những người từ vùng đang có dịch di chuyển qua những vùng khác.

3.6. Điều tra dịch tại thực địa

Khi có sự gia tăng tỷ lệ mới mắc, chết cần thiết phải lập đội điều tra. Thông thường đội điều tra bao gồm nhà dịch tễ học, các chuyên gia về xét nghiệm, ...Trong trường hợp này, nên dùng các kỹ thuật chẩn đoán nhanh như Elisa, test da,... để có thể xác định được tác nhân gây bệnh và có kết quả ngay.

3.7. Điều tra thường xuyên

Để có thể xác định được những trường hợp bất thường hoặc dịch xảy ra trong quần thể. Có nghĩa là có thể phát hiện sớm những trường hợp bất thường đó.

3.8. Nghiên cứu các ổ chứa mầm bệnh

Giám sát các ổ chứa mầm bệnh, nhất là các bệnh từ súc vật truyền sang người, và các vector trung gian truyền bệnh. Phải thu thập các dữ kiện về bệnh cũng như về các vector đó.

3.9. Sử dụng các chế phẩm sinh vật và thuốc

Điều này không chỉ giúp ích cho vấn đề tạo miễn dịch mà nó còn có thể nói lên được tình trạng bệnh trong quần thể nói chung hoặc những bệnh mới xuất hiện.

3.10. Các dữ kiện về quần thể và môi trường

Các dữ kiện về quần thể và môi trường cũng giúp ích rất nhiều như về:

- Con thú, tuổi, giới tính, giống dòng, phương thức chăn nuôi...để có thể lý giải xu thế của bệnh tật.

- Môi trường: chuồng trại, quy trình vệ sinh, tập quán chăn nuôi,...

Các thông tin bổ sung:

v Cơ sở thú y: số bệnh, số ngày bị bệnh,.. là những chỉ số có ích cho công tác

giám sát đặc biệt những vụ dịch.

Page 5: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

53

v Các phòng xét nghiệm cũng có ích trong những trường hợp có thể phát hiện sớm nhưng ca bệnh sớm.

IV. NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT

Gồm có 10 nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xác định mục tiêu cụ thể của mỗi cuộc giám sát, các thông tin cần có và kế hoạch cho giám sát:

-Tập hợp các dữ kiện: sắp xếp theo các đặc trưng về con thú, không gian, thời gian,

tính các tỷ lệ, tỷ suất, trình bày kết quả bằng các bảng biểu, đồ thị, bản đồ,…

-Xử lý số liệu: theo quy luật và có ý nghĩa thống kê.

-Phân tích phiên giải theo mục tiêu: xác định quần thể có nguy cơ; xác định mức trầm trọng của bệnh.

- Hình thành giả thuyết nhân - quả.

- Kiểm định giả thuyết.

- Đề xuất biện pháp can thiệp.

- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó.

- Làm báo cáo về một giám sát.

- Đánh giá hệ thống giám sát: về dữ kiện giám sát cần chính xác, đầy đủ, thời gian, hiệu quả thực tế của các dữ kiện giám sát, mục tiêu giám sát, những yêu cầu mới sau khi giám sát.

V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT

Gồm 10 nội dung sau

5.1. Dữ kiện về dân cư, môi trường

Cơ cấu dân cư ở khu vực giám sát, tình hình kinh tế xã hội, thu nhập chủ yếu của cộng đồng, nguồn nước, thực phẩm, những yếu tố về công nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường, những thói quen tốt và không tốt.

Điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình phân bố bệnh tật, các ổ chứa tự nhiên.

Giám sát các bệnh do động vật truyền sang người.

Các thông tin về cơ cấu tổ chức mạng lưới thú y cơ sở.

5.2. Thu thập số liệu thích hợp để giám sát bệnh

Ở nước ta hiện nay đang chỉ giới hạn về thông báo các bệnh truyền nhiễm, phát hiện báo cáo dịch bằng hệ thống chuyên ngành Thú y cơ sở. Thông báo giám sát theo dõi đặc biệt: như bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh. Báo cáo tỷ lệ mắc, chết và khả năng lan truyền của dịch, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.

Page 6: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

54

5.3. Giám sát theo dõi trên thực địa

Phối hợp các chuyên khoa khác nhau để quan sát, phát hiện đầy đủ tình hình phát triển của bệnh dịch tại địa phương hay khu vực hoặc tiên lượng trong tương lai. Kiểm tra nguồn gốc dịch bệnh, đường lan truyền, và tình trạng cảm thụ trong quần thể động vật.

5.4. Giám sát trong phòng xét nghiệm

Phân lập, định loại, tính chất sinh thái học tác nhân gây bệnh; tìm đường lây lan. xét

nghiệm nước, thực phẩm; phát hiện sự biến đổi kháng nguyên, sự xuất hiện kháng thể mới; nghiên cứu sự thay đổi tính chất sinh thái học của tác nhân; Sự đáp ứng với phương pháp điều trị mới; Xác định mức độ lưu hành và lan rộng của tác nhân gây

bệnh: bằng các xét nghiệm huyết thanh, xem xét tình trạng miễn dịch tự nhiên và nhân tạo phương pháp điều trị bằng vaccine.

5.5. Nghiên cứu Sinh thái học

Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể sống với môi truờng bên ngoài.

5.6. Giám sát trong công trình nghiên cứu

Có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học để thu thập thêm thông tin cho công tác giám sát.

5.7. Giám sát dự báo

Dựa vào các số liệu dịch tễ học, huyết thanh học có thể dự báo được dịch có khả năng xảy ra ở đâu, khi nào để có thể có các biện pháp can thiệp kịp thời.

5.8. Giám sát phòng bệnh

Khả năng phòng ngừa sự xuất hiện của một bệnh có thể thực hiện được nếu người ta có những số liệu dịch tễ về bệnh đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang trại hay một vùng, một quốc gia. Nếu người ta biết được những bệnh hoặc các dữ kiện khác có thể xuất hiện khi đưa các giống mới từ vùng khác đến hoặc những giống mới đến có nguy có mang những bệnh gì cho quần thể hiện tại để từ đó có biện pháp dự phòng cho cả hai phía.

5.9. Sử dụng kết quả giám sát

Để phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn.

5.10. Trình bày dự án khống chế và phòng bệnh

Khi có kết quả giám sát, người ta có thể đưa ra các biện pháp dự phòng và đánh giá hiệu quả cho một dự án can thiệp nào đó.

Page 7: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

55

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Hữu Dũng (2010). Chương trình đào tạo Dịch tễ học ứng dụng. AVET Hà Nội

2. Đỗ Trung Giã (2009). Bài giảng Dịch tễ Thú Y. Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Đại học Cần Thơ.

3. Guy Bodin (1996). Cours d’Immunologie. Ecole Nationale Veterinaire de

Toulouse, France

4. Nguyễn Văn Long, Chu Đức Huy, Nguyễn Ngọc Tiến , Phạm Thành Long , Phan

Quang Minh (2011). Tài liệu hướng dẫn Báo cáo dịch bệnh theo biểu mẫu, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu. Cục Thú y – Phòng Dịch tễ

5. Trương Hà Thái (2011). Bài giảng Dịch tễ học Thú y. Đaị học Nông nghiệp Hà Nội

Câu hỏi

1. Định nghĩa giám sát dịch tễ, giới thiệu 3 loại hình giám sát dịch tễ ?

2. Nguồn gốc dữ liệu phục vụ giám sát dịch tễ là gì ?

3. Trình bày các nội dung hoạt động của hệ thống giám sát dịch tễ ?

Page 8: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

56

CHƯƠNG 6

ĐIỀU TRA Ổ DỊCH

I. Ổ DỊCH

1.1. Định nghĩa

Ổ dịch là nơi đang có đầy đủ các khâu của vòng truyền lây, tức là có nguồn bệnh, có các yếu tố truyền lây và động vật đang phát bệnh.

Sự có mặt của động vật bệnh chứng tỏ mầm bệnh đang được bài thải, nhiễm vào các yếu tố của ngoại cảnh.

Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều động vật ốm, chết vì bệnh truyền nhiễm”.

Theo Dương Đình Thiện (2001), “Một bệnh truyền nhiễm trở thành một vụ dịch, khi trong một thời gian ngắn có tỷ lệ mắc hoặc chết vượt quá tỷ lệ mắc hoặc chết trung bình trong nhiều năm liền tại khu vực không gian đó”.

Một ổ dịch ở gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối nhau được gọi là quá trình sinh dịch, chủ yếu do con vật bệnh, con nghi lây và sản phẩm của gia súc bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là con nghi lây và sản phẩm gia súc bệnh.

Trong ổ dịch có thể có ít hay nhiều con bệnh, đây là trung tâm của ổ dịch vì nó là nguồn bệnh và báo hiệu sự có mặt tiềm tàng của các nguồn bệnh khác. Do vậy biện pháp trước tiên nhằm dập tắt ổ dịch là phải chú ý tới con vật bệnh.

Những con tiếp xúc với con bệnh gọi là con nghi lây, những con vật này có thể nhiễm bệnh và đang trong thời kỳ nung bệnh hoặc mang mầm bệnh và sinh vật môi giới trên cơ thể. Những con này cần đặc biệt chú ý vì nó có khả năng làm cho ổ dịch ngày càng lây lan rộng và là đối tượng thứ 2 cần đối phó tại ổ dịch.

Quá trình dịch của các bệnh truyền nhiễm là sự nối tiếp nhau liên tục với sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh, xảy ra trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định.

Quá trình sinh dịch là một loạt những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội. Có những quá trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy, nhưng cũng có quá trình dịch phát triển phức tạp hơn, khó thấy hơn.

Chính vì vậy, nhận thức, trình độ của người chăn nuôi, người làm công tác thú y, của toàn xã hội nói chung có thể làm cho dịch xảy ra ít hoặc nhiều, phát sinh hoặc không phát sinh.

1.2. Các loại ổ dịch

1.2.1. Về thời gian phát sinh

Có thể chia ra ổ dịch mới và ổ dịch cũ.

Page 9: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

57

Ổ dịch mới: là nơi nguồn bệnh đang nhân lên, đang phát triển, số gia súc bệnh và chết tăng lên, các triệu chứng bệnh tích đều điển hình, sự lây lan đang mạnh.

Ổ dịch cũ: là nơi trước mắt không có nguồn bệnh dưới dạng con bệnh, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong gia súc mang trùng hoặc ở ngoại cảnh vì chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, do đó sự đe doạ nổ ra dịch vẫn còn.

1.2.2. Về trình tự phát sinh

Có thể chia thành ổ dịch tiên phát và ổ dịch thứ phát

Ổ dịch tiên phát xảy ra trước rồi do các yếu tố truyền lây làm cho dịch bệnh lan rộng ra các nơi khác tạo thành các ổ dịch thứ phát.

1.2.3. Về tần số xuất hiện và cường độ dịch

Loại ổ dịch lẻ tẻ hoặc dịch vùng: là khi ổ dịch thỉnh thoảng mới xảy ra trong phạm vi hẹp và cố định trong những vùng nhất định với một số ít động vật mắc bệnh và chết.

Loại ổ dịch lan rộng: là khi dịch lan ra nhiều vùng với một số lượng lớn động vật bị bệnh và chết.

Loại ổ dịch lớn: là khi dịch lây lan nhanh ra những vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm và chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

1.3. Tính chất dịch

Phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, xã hội.

1.3.1. Tính chất mùa

Nhiều dịch bệnh của gia súc có tính chất mùa rõ rệt, có bệnh chỉ lẻ tẻ quanh năm nhưng đến một mùa nào đó lại rộ lên, có bệnh chỉ tới mùa nhất định mới phát sinh.

Ở nước ta, miền Bắc thường xảy ra dịch nặng vào vụ Hè – Thu và vụ Đông – Xuân, ở miền Nam thường xảy ra dịch vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Do vào những mùa này cơ thể gia súc chịu ảnh hưởng của thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng giảm sút. Trong cơ thể gia súc có những biến đổi về hằng số sinh lý theo mùa. Cũng theo mùa mà các yếu tố truyền lây sinh vật thay đổi về loài, về số lượng, về hoạt động (tụ huyết trùng gia cầm).

Hoạt động xã hội cũng góp phần tạo ra tính chất mùa của dịch như các lễ hội, phương thức chăn nuôi thay đổi theo mùa, các sinh hoạt khác theo mùa, đều kết hợp với các yếu tố tự nhiên để tạo ra tính chất mùa cho dịch bệnh của gia súc.

Nắm được tính chất mùa của dịch có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh, phòng bệnh và nghiên cứu khoa học.

1.3.2. Tính chất vùng

Nhiều dịch bệnh gia súc xuất hiện ở những vùng nhất định do các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất đai, quần thể thực vật ở một vùng thường có liên quan tới sự phát triển của một loài gia súc hoặc liên quan tới sự tồn tại của một loại mầm bệnh hoặc có

Page 10: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

58

liên quan đến sự phát triển của một loại yếu tố truyền lây sinh vật nào đó. Vì vậy một số bệnh có khả năng phát sinh tồn tại trong những vùng hoặc một khu vực nhất định.

Các yếu tố xã hội, tập quán từng vùng-miền, các cơ sở chăn nuôi tập trung từng khu vực… cũng góp phần tạo ra tính chất vùng của dịch bệnh.

Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng thông thương buôn bán gia súc và các sản phẩm thú sản ở trong nước, cũng như với nước ngoài, có thể làm cho tính chất vùng có thay đổi trong một chừng mực nào đó.

1.3.3. Tính chất chu kỳ

Trong điều kiện chưa có tác động của con người, một số dịch bệnh của động vật nuôi xuất hiện theo chu kỳ nhất định. Đối với tiểu gia súc, thường là chu kỳ ngắn, dịch xảy ra trong phạm vi một năm, nó trùng với tính chất mùa. Nhưng đối với đại gia súc, thường là chu kỳ dài, thường khoảng 3-5 năm dịch bệnh lại tái phát một lần.

Cho đến nay, sự hiểu biết về nguyên nhân của tính chu kỳ chưa được đầy đủ. Một cách giải thích đó là dựa vào sự biến đổi tính cảm thụ của quần thể động vật trong vùng

dịch.

Tính chu kỳ cũng rõ rệt đối với dịch bệnh của dã thú, nhiều loại dã thú có chu kỳ phát triển và chu kỳ chết dịch.

Tuy nhiên, các tính chất nói trên không phải cố định, mà con người có thể bằng các hoạt động của mình để xoá bỏ các tính chất đó.

1.4. Các dạng hình thái dịch

1.4.1. Dịch lẻ tẻ (Sporadic)

Chỉ trạng thái dịch có tính chất lẻ tẻ, bệnh xảy ra không thường xuyên, dạng bệnh không rõ ràng, không dự đoán trước được bệnh. Dịch thường xảy ra trong những trường hợp sau:

Bệnh dịch vẫn tồn tại trong đàn, nhưng không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong một điều kiện nào đó dịch mới xuất hiện.

Trong đàn không có dịch bệnh tồn tại, dịch có thể xảy ra khi có một con mang mầm bệnh nhập vào đàn.

Mầm bệnh khu trú trong một loài động vật nào đó, cùng chung sống trong một môi trường với nhiều loài động vật khác, nên đôi khi có thể truyền lây cho đàn động vật phơi nhiễm.

Dạng dịch có tính chất lẻ tẻ có thể cho thấy tác nhân gây bệnh được bảo tồn trong một vật chủ khác và không thường xuyên tiếp xúc với vật chủ. Tác nhân được bảo tồn trong vật chủ, thường không thể hiện rõ sự nhiễm bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ xuất hiện khi có yếu tố phá vỡ sự cân bằng giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ, tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh.

Page 11: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

59

1.4.2. Dịch địa phương (Endemic)

Dịch có tính chất địa phương, khi trong địa phương đó bệnh dịch này xảy ra đều đặn và có thể sự đoán trước được về thời gian, địa điểm, có nghĩa là dịch bệnh xảy ra có hạn chế về không gian, nhưng không hạn chế về thời gian.

Dịch địa phương có mức độ nhiễm rất khác nhau.

Nếu hầu hết đàn gia súc mắc bệnh gọi là Holoendemic.

Nếu đa số động vật trong đàn mắc bệnh gọi là Hyperendemic

Nếu đàn động vật mắc với một tỷ lệ trung bình gọi là Mesoendemic.

Nếu chỉ có một số nhỏ trong đàn mắc bệnh gọi là Hypoendemic.

Dạng dịch địa phương có thể cho thấy dịch xảy ra khi sự cân bằng giữa tác nhân, vật chủ và môi trường trong một không gian nhất định bị phá vỡ. Sự khác nhau của điều kiện môi trường sinh thái, có thể giải thích vì sao bệnh xuất hiện lẻ tẻ ở một vùng lại là dịch địa phương so với một vùng khác.

1.4.3. Dịch lưu hành (Epidemic)

Khi số lượng động vật mắc bệnh trung bình vượt quá con số mắc bệnh thường xảy ra như được dự đoán trước xảy ra ở một đàn động vật hoặc một địa phương mà đã từ lâu không có bệnh này. Số động vật mắc bệnh tăng lên rõ rệt, có thể chỉ trong một thời điểm hoặc trong một thời gian, tức là bệnh phát tán trong một khoảng không gian vào cùng một thời điểm.

Dạng dịch lưu hành cho thấy có sự mất cân bằng trầm trọng có lợi cho “tác nhân” gây

bệnh. Sự mất cân bằng này thường phổ biến khi có một chủng vi sinh vật mới được sinh ra (thường là đột biến từ một chủng vi sinh vật nào đó) hay trong sự tiếp xúc lần đầu giữa vật chủ và vi sinh vật.

1.4.4. Dịch đại lưu hành (Pandemic)

Là dịch phát tán, lan tràn trên diện rộng cùng một lúc nhưng không cùng một khoảng thời gian.

Tức là, dịch có thể xảy ra trong phạm vi một số nước không hạn chế về không gian.

Ví dụ: Đại dịch cúm gia cầm xảy ra ở Việt Nam và một số nước trên thế giới năm 2003 - 2005, Đại dịch cúm Type A ở người các năm 1914 - 1918…

1.5. Mức độ dịch

Một bệnh truyền nhiễm trở thành một vụ dịch, khi trong một thời gian ngắn có tỷ lệ mắc hoặc chết vượt quá tỷ lệ mắc hoặc chết trung bình trong nhiều năm liền tại khu vực không gian đó.

1.5.1. Hệ số năm dịch

Để xác định dịnh, người ta tính hệ số năm dịch (HSND):

Page 12: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

60

Trong đó:

- Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong một năm được tính bằng: Số mới mắc trong năm đó/12 tháng

- Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm được tính bằng: Số mới mắc trong nhiều năm đó/Số tháng trong thời kỳ nhiều năm đó.

Nếu năm nào có hệ số năm dịch lớn hơn 100 thì năm đó được coi là có dịch. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thời kỳ bao nhiêu năm là hợp lý?

Bởi đối với những bệnh truyền nhiễm có chu kỳ năm dịch rõ rệt thì rất dễ xác định, nhưng ít nhất cũng phải có đủ số năm của một chu kỳ, nếu nhiều hơn sẽ có giá trị xác thực hơn, nhưng phải lấy gọn trong một hay nhiều chu kỳ mới chính xác (Chú ý tính chu kỳ này sẽ mất đi khi có sự can thiệp của con người). Còn đối với những bệnh truyền nhiễm không biểu hiện chu kỳ theo quan điểm hiện nay của dịch tễ học, thì thời kỳ nhiều năm kể trên phải dài, đôi khi rất dài, có khi hàng chục năm, dựa trên căn cứ vào diễn biến của từng loại dịch bệnh.

1.5.2. Hệ số mùa dịch

Với đa số các bệnh truyền nhiễm, dịch có những diễn biến khá đều đặn theo các tháng trong năm. Dịch theo mùa chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố thiên nhiên, nhưng cũng có những can thiệp của các yếu tố xã hội.

Trong đó:

- Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/tháng được tính bằng: Số mới mắc của một tháng/Số ngày của tháng đó (28, 29, 30, 31 ngày)

- Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/năm được tính bằng: Số mới mắc bệnh của một năm/365 ngày

Nếu tháng nào có hệ số tháng dịch lớn hơn 100, được coi là tháng dịch. Nếu thấy có nhiều tháng dịch liền nhau, được coi là mùa dịch.

Page 13: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

61

II. ĐIỀU TRA XỬ LÝ MỘT VỤ DỊCH

2.1. Điều tra dịch

Đây là một công tác quan trọng hàng đầu khi có một vụ dịch xảy ra, vì nó là cơ sở khoa học chính xác cho việc phòng chống dịch kịp thời. Bất cứ một biểu hiện dịch nào trên thực địa dù quy mô to hay nhỏ cũng cần điều tra để chứng minh: Nguồn gốc của tác nhân gây dịch và hoàn cảnh xảy ra dịch; Phương thức lây truyền dịch; Sự phân bố dịch theo thời gian, không gian, quần thể động vật. Để đi đến xây dựng được biện pháp phòng chống dịch thích hợp.

Vì vậy, điều tra dịch tức là khảo sát sự phân bố của bệnh theo thời gian, không gian

(địa điểm), động vật với các đặc tính: giống, loài, tuổi, tính biệt... để từ đó quy ra mối tương quan có thể có giữa các yếu tố trên và sự phát sinh của vụ dịch.

Trước kia thuật ngữ "Dịch" chỉ để mô tả sự bùng nổ cấp của các bệnh nhiễm khuẩn, các định nghĩa gần đây đã nhấn mạnh vào khái niệm gia tăng tần số mắc. Vậy một vụ dịch của bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng là sự xuất hiện nhiều trường hợp đột ngột và bất thường đối với một không gian và thời gian cụ thể. Các trường hợp này có nguy cơ lan truyền, chúng có một quan hệ logic đặc biệt.

Các bệnh dịch có khả năng xảy ra là: Bệnh dịch hay gây tình trạng khẩn cấp như đã xảy ra trước kia, bệnh dịch lưu hành tại địa phương này gây dịch đột xuất, bệnh nhập từ ngoài vào

2.2. Các yêu cầu điều tra một vụ dịch

Điều tra một vụ dịch đòi hỏi một cách đề cập hệ thống nhận biết tất cả những gì cần thiết, đôi khi phải tập trung huy động tất cả các lực lượng theo đúng ý nghĩa của sự khẩn cấp.

2.2.1. Xác định sự thật là có một vụ dịch

Một vụ dịch có thể là rõ ràng ngay khi thấy có sự gia tăng tần số mắc, chết của quần thể hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên có thể có sự gia tăng không rõ ràng, trong trường hợp này sự tồn tại của một vụ dịch chỉ có thể được kiểm tra bằng cách so sánh với sự lưu hành của bệnh đó trong cùng một thời điểm ở khu vực đó trong những năm trước (Cúm gia cầm, LMLM, Dịch tả heo).

Một vụ dịch không nhất thiết phải có số lượng lớn các trường hợp bệnh, có những bệnh đã vắng mặt nhiều năm thì chỉ một trường hợp bệnh xuất hiện cũng được coi là có dịch (Cúm gia cầm, Nhiệt thán, Ung khí thán).

2.2.2. Xác định chẩn đoán

Nhiệm vụ đầu tiên của việc điều tra một vụ dịch là phát hiện được nguồn truyền nhiễm, nghĩa là phải chẩn đoán chính xác căn nguyên của bệnh và các yếu tố lan truyền bệnh trong quần thể động vật, từ đó mới có biện pháp phòng chống hữu hiệu.

Page 14: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

62

Chẩn đoán trong một vụ dịch thường dựa vào:

- Thăm khám lâm sàng: với các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình; các triệu chứng chuyên biệt.

- Dịch tễ học: phát hiện nguồn lây từ đâu? Phương thức lây lan, các yếu tố truyền bệnh (chú ý côn trùng, tiết túc.), cường độ lan truyền bệnh. Đặc điểm của động vật bệnh: loài, giống, tuổi, tính biệt.

- Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với các bệnh do vi sinh vật gây nên, nó cho ta biết một cách chắc chắn tác nhân gây bệnh của vụ dịch đó. Trong những trường hợp khó khăn về nuôi cấy vi sinh vật, ta phải dựa vào

chẩn đoán huyết thanh học, dị ứng học.

Tuy nhiên, không nhất thiết phải đợi kết quả chẩn đoán phòng thí nghiệm mới tiến hành điều tra và thực hiện các biện pháp phòng chống. Tốt hơn hết là tiến hành song song. Thậm chí vẫn thực hiện các hiện pháp khống chế dịch ngay cả khi chẩn đoán mới dựa trên nhận xét "nghi ngờ" về một bệnh nào nó

2.2.3. Tiến hành chẩn đoán nhanh các ca bệnh đầu tiên

Muốn dập tắt nhanh vụ dịch phải biết được một cách nhanh chóng tác nhân gây bệnh và các yếu tố lan truyền dịch, nên cần xem xét cẩn thận những phát hiện lâm sàng của các ca bệnh đầu tiên và phải có những nhận xét, kết luận thật cẩn thận, đặc biệt khi xuất hiện các trường hợp có triệu chứng không điển hình.

Phải nắm vững định nghĩa trường hợp bệnh và những tiêu chuẩn ổ dịch để kết luận các ca bệnh trong vụ dịch đó.

2.2.4. Xét các truờng hợp có sự tiếp xúc chung

Đây là phần cực kỳ quan trọng trong quá trình phân tích vụ dịch. Phải tập hợp các ca bệnh lại theo thời gian - địa điểm - đặc điểm của động vật giống nhau.

- Giới hạn: Biết về thời gian khởi điểm của mỗi ca bệnh có thể giúp ích cho xác định thời kỳ ủ bệnh. Ở đây, điều rất quan trọng là việc thu thập các triệu chứng phải thật cẩn thận, nhất là các triệu chứng xảy ra trước khi xuất hiện triệu chứng điển hình.

- Địa điểm: Nên cố gắng tìm sự liên hệ giữa những trường hợp bệnh với thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn thả, phương thức chăn nuôi. trong những vùng nhất định.

- Động vật: lưu ý đến các đặc điểm như loài, giống, tuổi, tính biệt, số lượng, tỷ lệ ốm, chết. đây có thể là những biến số dịch tễ học có ích khi phân tích.

2.2.5. Hình thành giả thuyết

Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, giả thuyết phải được dựa trên các nhận xét trực giác. Cần điều tra tập trung vào việc làm sáng tỏ, chứng minh và phủ nhận giả thuyết này nếu hình thành giả thuyết khác.

Ban đầu phải có giả thuyết tạm thời về nguyên nhân và bản chất bệnh, Nguồn gốc vụ bùng nổ và phương thức lây.

Page 15: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

63

Giả thuyết đặt trên những thông tin ban đầu chưa đầy đủ, nhưng cần phải có nó để hướng dẫn điều tra thực địa. Nó có thể được bổ sung, hoàn thiện hay thay đổi hẳn khi điều tra sâu hơn.

2.2.6. Lập kế hoạch và chỉ đạo điều tra dịch tễ học

Một điều quan trọng nữa là sử dụng những mẫu điều tra chuẩn mực để điều tra ở những vùng có dịch. Phương thức điều tra toàn bộ vụ dịch trên thực địa có thể được tiến hành theo thể thức sau:

- Bản chất bệnh: Tìm kiếm, thăm khám lâm sàng, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (phân lập mầm bệnh, làm huyết thanh học...), tập hợp các cá thể bị bệnh.

- Độ lớn vụ dịch và các nhóm động vật bị tấn công: Thành lập các biểu đồ dịch, thành

lập các bản đồ dịch tễ, xác định các chỉ số mắc bệnh trong các nhóm động vật, điều tra hồi cứu, điều tra huyết thanh học.

- Nguồn lây và phương thức lây: Tìm kiếm động vật tiếp xúc, xác định về xét nghiệm các chất lây từ các nguồn lây.

- Vùng và động vật có thể bị đe doạ: Thông tin về các vụ dịch sau, tình hình miễn dịch, tiêm chủng, điều tra miễn dịch học (huyết thanh học).

2.2.7 Phân tích số liệu

Sau khi điều tra theo mẫu có sẵn thì tiến hành phân tích, tính toán và lập các bảng biểu, tính các chỉ số cần thiết trong dịch tễ học.

2.2.8. Đưa ra các kết luận

Các kết luận phải đưa ra tất cả các dữ kiện thích hợp và rõ ràng để chỉ ra được:

- Tác nhân gây bệnh.

- Phương thức lây lan bệnh.

- Tình hình miễn dịch trong quần thể động vật với bệnh đó.

2.2.9. Thực hiện những biện pháp kiểm soát

Nhiều biện pháp kiểm soát được sử dụng trong điều tra dịch.

Trong trường hợp dịch xảy ra ở khu vực đã được tiêm phòng bằng vaccine phải tiến hành đánh giá tình trạng vaccine. Nếu có nghi ngờ về chất lượng vaccine, phải tiến hành tiêm chủng lại càng sớm càng tốt.

2.2.10. Viết báo cáo

Soạn thảo báo cáo kết quả điều tra và đề xuất những biện pháp phòng chống dịch. Đây là bước quan trọng cung cấp tư liệu điều tra, kết quả điều tra và những khuyến cáo cần thiết. Bản báo cáo này được coi là kết quả của một quá trình nghiên cứu nên lý lẽ phải xác đáng, phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học của những kết quả thu được về các dữ kiện, về lâm sàng, xét nghiệm, dịch tễ học. Từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc dịch, các yếu tố truyền lây, thời gian, địa điểm xảy ra dịch cùng loài động vật có nguy cơ và các

Page 16: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

64

vấn đề quan tâm khác. Báo báo cũng phải đề xuất được các biện pháp phòng và chống dịch một cách cụ thể dựa trên cơ sở khoa học và thực tễ điều tra của vùng xảy ra dịch. Bản báo cáo này còn có thể giúp ích cho việc giảng dạy môn dịch tễ học và dùng làm

tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG Ổ DỊCH

Căn cứ vào Pháp lệnh thú y, trong vùng dịch cần thi hành các biện pháp kỹ thuật sau

3.1. Báo cáo có dịch

Khai báo dịch là điều đầu tiên phải làm để thông báo phát hiện dịch bệnh với các cấp có trách nhiệm.

Khi biết có dịch hoặc nghi ngờ có dịch bệnh thì cơ sở chăn nuôi, chủ vật nuôi, người quản lý, cán bộ chuyên môn, người lãnh đạo cơ sở phai thông báo ngay với cơ quan Thú y gần nhất. Khi nhận được thông báo, cơ quan Thú y địa phương phải nhanh chóng xác định nguyên nhân, tiến hành chữa trị hoặc xử lý, đồng thời báo cáo lên chính quyền và cơ quan chuyên môn cấp trên.

3.2. Xác định bệnh, xác định phạm vi ổ dịch

Khi nhận được báo cáo của UBND phường, xã về tình hình dịch bệnh, UBND huyện-

thị xã phải báo cáo lên tỉnh và cử cán bộ chuyên môn đến nơi có dịch để xác minh bệnh và để quy định khoanh vùng phạm vi có dịch bệnh xảy ra, đồng thời thực hiện các biện pháp bước đầu phòng chống dịch bệnh. Sau khi đã xác định có dịch, UBND

huyện đề nghị UBND tỉnh hoặc cấp tương đương ra lệnh công bố dịch. Quyết định công bố dịch phải nêu rõ tên bệnh, phạm vi ổ dịch và các biện pháp đặc biệt phải thi hành, tùy theo mức độ của dịch mà cho thành lập ban chống dịch ở tỉnh, huyện và xã. UBND tỉnh cũng phải báo cáo lên Bộ Nông nghiệp và PTNT để có ý kiến chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch.

3.3. Thi hành quyết định công bố dịch

Theo pháp lệnh Thú y: khi đã có quyết định công bố dịch, Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội trong địa phương tiến hành thực hiện theo hướng dẫn của pháp lệnh Thú y về phòng chống dịch bệnh, chủ yếu bao gồm các biện pháp cách ly con bệnh, con nghi lây; Bao vây ổ dịch, cấm thu mua, xuất, nhập, vận chuyển, giết mổ thịt gia súc; Cắm biển báo dịch, lập trạm kiểm dịch ở nơi ra vào ổ dịch; Tiêu độc, tiêu diệt côn trùng, chuột. Đồng thời phải tiêm phòng chống dịch, chữa bệnh, xử lý gia súc bệnh, chết một cách triệt để theo đúng quy định của pháp lệnh Thú y.

3.4. Bãi bỏ quyết định công bố dịch

Khi đã hết dịch cán bộ chuyên môn phải đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc cấp tương đương ra công bố hết dịch, khi có đủ 3 điều kiện sau:

Page 17: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

65

- Những động vật dễ nhiễm bệnh đã công bố trong vùng có dịch và vành đai bảo vệ đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp dự phòng khác và đã có đủ thời gian để tạo miễn dịch chắn chắn đối với bệnh đó.

- Từ 15 đến 30 ngày tùy theo từng bệnh, kể từ ngày động vật chết hoặc động vật lành bệnh cuối cùng hoặc động vật bị bắt buộc giết mổ cuối cùng, mà không có động vật nào mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dịch đã công bố (hoặc tùy theo thời gian nung bệnh dài nhất của bệnh dịch).

- Đã thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc toàn bộ ổ dịch, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Khi có quyết định công bố dịch, mọi biện pháp kể trên đều bải bỏ.

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÓ THỂ DÙNG ĐỂ KHỐNG CHẾ VÀ THANH TOÁN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

4.1. Để tự nhiên

Có thể để bệnh phát triển tự nhiên, thì sự lưu hành của bệnh cũng sẽ tự giảm mà không cần tác động gì bởi tỷ lệ bệnh có thể giảm do sự thay đổi của tổng đàn giảm vì những con mắc bệnh đã bị chết hoặc bị diệt hoặc do môi trường ngoại cảnh thay đổi mà không cần sự can thiệp của con người.

Nhưng đây không phải là biện pháp hoàn chỉnh.

4.2. Cách ly

Đối với động vật nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc chưa nhiễm bệnh, khi nhập đàn cần có thời gian cách ly.

Thời gian cách ly này phụ thuộc vào thời gian nung bệnh của từng bệnh.

Phải đủ thời gian để sự nhiễm bệnh được bộc lộ, để động vật nhiễm bệnh trở thành không nhiễm bệnh. Có thể điều trị hoặc không đối với động vật này.

4.3. Giết hoặc tiêu huỷ

Việc giết hoặc tiêu huỷ áp dụng cho những động vật mắc bệnh ở thể mạn tính, những động vật mang trùng, những động vật mắc bệnh mà sự lây lan làm nguy hiểm cho người và các động vật khác, những động vật phơi nhiễm với bệnh nguy hiểm.

4.4. Tiêm phòng vaccine tạo miễn dịch

Đối với vaccine chết có thuận lợi là an toàn, sản xuất nhanh khi có mầm bệnh mới. Nhưng hạn chế là giá thành cao, tạo miễn dịch chậm, thời gian miễn dịch ngắn, hiệu quả kinh tế không cao.

Đối với vaccine sống có ưu điểm là tạo miễn dịch nhanh, thời gian miễn dịch duy trì được lâu, hiệu quả kinh tế cao, giá thành hạ. Nhưng nguy hiểm vì dễ làm lây lan bệnh, nếu không cẩn thận có thể trở thành cường độc. Khi kiểm tra không phân biệt được chủng do vaccine hay do chủng cường độc gây bệnh trong tự nhiên.

Page 18: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

66

4.5. Điều trị dự phòng

Điều trị những động vật mang trùng bằng các loại thuốc để hạn chế sự lây lan của bệnh. Dùng kháng sinh diệt mầm bệnh hoặc trộn vào thức ăn để tăng khả năng chống bệnh và tăng khả năng sản xuất của động vật nuôi.

Điều trị các vết thương, các vết cắn có thể là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng, dùng thuốc diệt ký sinh trùng trên cơ thể động vật và chuồng trại.

Nhược điểm là nếu sử dụng không đúng liều lượng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh sinh trùng có thể gây nên tính kháng thuốc của vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh.

Dùng kháng huyết thanh để tạo miễn dịch nhanh và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm.

4.6. Cấm vận chuyển

Trong thời gian có dịch, tuyệt đối không được vận chuyển động vật ra vào vùng dịch.

Nếu bắt buộc phải vận chuyển cần chú ý tránh xa những vùng đang có dịch bệnh, tránh không cho phơi nhiễm với những nơi nghi có ô nhiễm mầm bệnh.

4.7. Bãi chăn thả

Không để động vật nghi mắc bệnh chăn thả chung với động vật khoẻ hoặc động vật đã có miễn dịch.

Nên tách đàn nhỏ để chăn thả, vì động vật trưởng thành thường thích nghi và có miễn dịch cao hơn so với động vật non, do đó không nên chăn thả chung giữa động vật non và động vật trưởng thành.

Áp dụng các biện pháp cơ học, sinh học, vật lý, hoá học để làm giảm sự ô nhiễm của bãi chăn, đồng cỏ tới mức cho phép.

Có chế độ luân phiên bãi chăn thả theo mùa và theo thời gian, vì như vậy đồng cỏ sẽ có thời gian phục hồi, lại vừa phòng bệnh tốt.

4.8. Khử trùng, tiêu độc

Đối với các bệnh truyền qua loài côn trùng hút máu, có thể diệt bằng các loại hoá chất diệt côn trùng hoặc làm thay đổi môi trường ngoại cảnh.

Khử trùng, tiêu độc chuồng trại bằng các hoá chất, thường xuyên vệ sinh tiêu độc dụng cụ, đồ dùng chăn nuôi, thức ăn, nước uống.

Thức ăn nước uống có thể xử lý bằng nhiệt hoặc bằng kháng sinh. Với nước uống có thể cho chất sát trùng nhẹ vào để tiêu độc.

4.9. Chọn giống

Lựa chọn đàn giống tốt, vừa có tính sản xuất cao lại vừa có khả năng đề kháng với ngoại cảnh và có tính chống bệnh tốt.

Page 19: CHƯƠNG 5 GIÁM SÁT DỊCH T...việc cải thiện cht lượng phòng và điều tr. Giám sát th đng: nm giữa 2 loi giám sát ch đng và giám sát điểm: được tiến

67

Hiện nay, do áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, con người đã chọn lọc, lai tạo được nhiều giống gia súc, gia cầm mới có khả năng chống đỡ, không mẫn cảm đối với một số bệnh.

Tài liệu tham khảo

1. B. Toma (1997). Épidémiologie Appliquée à la lutte collective contre les maladies animales transmissible majeures. Maison-Alfort, France.

2. Đỗ Trung Giã (2009). Bài giảng Dịch tễ Thú Y. Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Đại học Cần Thơ.

3. Dương Đình Thiện (2001). Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm. NXB Y học

4. Kiz Fathman (2003). Veterinary Epidemiology. Elsevier Science (USA).

5. Nguyễn Ngọc Tiến (2010), Chương trình đào tạo Dịch tễ học ứng dụng. AVET

Hà Nội

6. Nguyễn Như Thanh (2001). Dịch tễ học Thú y. NXB Nông nghiệp.

Câu hỏi

1. Định nghĩa ổ dịch, tính chất của dịch, cho ví dụ minh họa cụ thể ?

2. Giới thiệu các dạng hình thái của dịch, cho ví dụ minh họa cụ thể ?

3. Giải thích rõ các biện pháp thực hiện trong ổ dịch ?