64
1 Chương IV VN I. 1.1. Đặc điểm chung Nằm phần lớn bên sườn Đông y Trường Sơn nên tỉnh Quảng Trị có chế độ khí hậu chủ yếu thể hiện đặc điểm của miền khí hậu Đông Trường Sơn, một phần lãnh thổ nhỏ mang đặc điểm của miền khí hậu Tây Trường Sơn. Tuy có nền nhiệt năm khá cao, song vẫn chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định của không khí cực đới nên tỉnh Quảng Trị có mùa đông ấm, sự phân hóa nhiệt độ trong năm vẫn còn khá lớn. Chế độ mưa ẩm ở đây phong phú, song do vị trí địa lý và điề u kiện địa hình mà lượng mưa ẩm phân hóa rất rõ rệt theo mùa và theo lãnh thổ. Trên phần lãnh thổ phía Tây dãy Trường Sơn có chế độ mưa hè - thu, còn ở Đông Trường Sơn có chế độ mưa hè, thu - đông hoặc hè thu - đông. Trên đại bộ phận lãnh thổ của Quảng Trị ở phía Đông dãy Trường Sơn, trong mùa mưa chính lệch về cuối hè sang thu và kéo đến đầu đông, lượng mưa rất lớn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với các nhiễu động gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới… dẫn đến thừa nước, thậm chí gây lũ lụt, úng ngập. Trong khi vào nửa cuối mùa đông và kể cả thời kỳ đầu mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng lại thiếu nước, tình trạng khô hạn khá trầm trọng. Quảng Trị là một trong những nơi trên lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính chất thiên tai khí hậu như bão, mưa lớn gây lũ lụt; gió khô nóng gây hạn hán. Do vị trí chuyển tiếp của mình nên khí hậu tỉnh Quảng Trị có tính biến động khá mạnh mẽ, thể hiện rõ rệt nhất trong chế độ nhiệt mùa đông và trong chế độ mưa bão mùa hè. Để phân tích và đánh giá đặc điểm các đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Trị, đã sử dụng chuỗi số liệu thống kê khí hậu dài 25-35 năm. 1.2. Điều kiện hình thành khí hậu Quảng rị Chế độ khí hậu của một vùng lãnh thổ được hình thành do mối tương quan phức tạp giữa các yếu tố: bức xạ mặt trời, điều kiện hoàn lưu và vị trí địa lý địa hình. Tuy nhiên ở mỗi vùng lãnh thổ mối tương quan giữa các yếu tố trên cũng thể hiện rất khác nhau. Đối với những vùng lãnh thổ nhỏ trên phạm vi một tỉnh như Quảng Trị, yếu tố vị

Chương IV V N - dostquangtri.gov.vndostquangtri.gov.vn/Upload/Diachiquangtri/Phan 1 Chuong 4.pdf · thời kỳ đầu mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng lại

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Chương IV

V N

I.

1.1. Đặc điểm chung

Nằm phần lớn bên sườn Đông dãy Trường Sơn nên tỉnh Quảng Trị có chế độ khí

hậu chủ yếu thể hiện đặc điểm của miền khí hậu Đông Trường Sơn, một phần lãnh thổ

nhỏ mang đặc điểm của miền khí hậu Tây Trường Sơn.

Tuy có nền nhiệt năm khá cao, song vẫn chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định

của không khí cực đới nên tỉnh Quảng Trị có mùa đông ấm, sự phân hóa nhiệt độ trong

năm vẫn còn khá lớn. Chế độ mưa ẩm ở đây phong phú, song do vị trí địa lý và điều

kiện địa hình mà lượng mưa ẩm phân hóa rất rõ rệt theo mùa và theo lãnh thổ. Trên

phần lãnh thổ phía Tây dãy Trường Sơn có chế độ mưa hè - thu, còn ở Đông Trường

Sơn có chế độ mưa hè, thu - đông hoặc hè – thu - đông. Trên đại bộ phận lãnh thổ của

Quảng Trị ở phía Đông dãy Trường Sơn, trong mùa mưa chính lệch về cuối hè sang thu

và kéo đến đầu đông, lượng mưa rất lớn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp

với các nhiễu động gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới… dẫn đến

thừa nước, thậm chí gây lũ lụt, úng ngập. Trong khi vào nửa cuối mùa đông và kể cả

thời kỳ đầu mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng lại thiếu nước, tình trạng khô

hạn khá trầm trọng.

Quảng Trị là một trong những nơi trên lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng khá nặng

nề của các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính chất thiên tai khí hậu như bão, mưa

lớn gây lũ lụt; gió khô nóng gây hạn hán.

Do vị trí chuyển tiếp của mình nên khí hậu tỉnh Quảng Trị có tính biến động khá

mạnh mẽ, thể hiện rõ rệt nhất trong chế độ nhiệt mùa đông và trong chế độ mưa bão

mùa hè.

Để phân tích và đánh giá đặc điểm các đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Trị, đã sử

dụng chuỗi số liệu thống kê khí hậu dài 25-35 năm.

1.2. Điều kiện hình thành khí hậu Quảng rị

Chế độ khí hậu của một vùng lãnh thổ được hình thành do mối tương quan phức

tạp giữa các yếu tố: bức xạ mặt trời, điều kiện hoàn lưu và vị trí địa lý địa hình. Tuy

nhiên ở mỗi vùng lãnh thổ mối tương quan giữa các yếu tố trên cũng thể hiện rất khác

nhau. Đối với những vùng lãnh thổ nhỏ trên phạm vi một tỉnh như Quảng Trị, yếu tố vị

2

trí địa lý địa hình có vai trò vượt trội hơn so với các yếu tố còn lại trong sự hình thành

khí hậu, tạo nên những đặc điểm khí hậu địa phương đặc trưng của tỉnh.

1.2.1. Vị trí địa lý - địa hình

Tỉnh Quảng Trị nằm ở phần Bắc của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ địa

lý: từ 16018’ đến 17

010’ vĩ độ Bắc và 106

031’ đến 107

024’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp

với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp Lào, còn phía

Đông là biển Đông.

Tỉnh Quảng Trị nằm chủ yếu ở sườn phía Đông của dãy núi Trường Sơn,

chỉ một phần ở sườn Tây có đường biên giới chung với Lào dài 206 km, đường bờ biển

dài 75 km. Toàn bộ lãnh thổ nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có địa hình tương

đối phức tạp. Địa thế nhìn chung thấp dần từ Tây sang Đông bao gồm 4 loại địa hình

chủ yếu: vùng núi phía Tây, vùng gò đồi trung du bát úp, vùng đồng bằng và vùng cát

trắng - vàng, cát ven biển.

Vùng núi phía Tây có độ cao phổ biến 200-800m, một vài núi có đỉnh cao

như: đỉnh Châu cao 1.257m (huyện Vĩnh Linh) các đỉnh Voi Mẹp 1.701m, đỉnh Sa Mùi

1.613m và đỉnh Ba Lê 1.102m thuộc huyện Hướng Hóa. Xen kẽ giữa các dãy núi cao là

các thung lũng hẹp ở phần thượng nguồn các sông Bến Hải, Thạch Hãn và sông Ô Lâu

có độ dốc lớn. Dãy núi Trường Sơn đóng vai trò chính làm lệch pha mùa mưa của vùng

duyên hải Trung Bộ nói chung và Quảng Trị nói riêng so với mùa mưa chung của nước

ta.

Vùng trung du - gò đồi bát úp với đại bộ phận là vùng đất kế cận giữa vùng

núi phía Tây và vùng đồng bằng có độ cao 20-200m.

Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung ở hạ lưu các sông Bến Hải, Thạch Hãn

và Ô Lâu với độ cao trung bình 0,5-5,0m là vùng thấp trũng trải dài theo chiều dọc của

tỉnh.

Vùng cát ven biển là vùng cát trắng - cát vàng và đất cát ven biển, chạy dài

theo dọc bờ biển có chiều rộng 4-5km và độ cao 1-31m.

1.2.2. Điều kiện hoàn lưu khí quyển

Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung nằm gọn trong đới nội chí tuyến Bắc,

vừa chịu ảnh hưởng của tín phong Bắc bán cầu, vừa chịu chi phối của các trung tâm tác

động trong cơ chế gió mùa Đông Nam Á (hình 4.1, 4.2).

3

Hình 4.1. Áp suất không khí (ở mực nước biển) tháng I (Theo Sternovxki)

Hình 4.2. Áp suất không khí (ở mực nước biển) tháng VII (Theo Sternovxki)

Về mùa đông, luồng không khí cực đới từ áp cao lục địa châu Á có tâm ở

Xibia với khí áp trung bình khoảng 1035mb vào tháng I, tràn xuống phía Nam qua lục

địa Trung Quốc hoặc qua biển Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Đông; trong khi dải áp

thấp nội chí tuyến di chuyển theo hoạt động biểu kiến của mặt trời lùi về phía bán cầu

Nam, khơi sâu một cực tiểu trên lục địa châu Úc với trị số khí áp trung bình tháng I

khoảng 1000mb.

Không khí cực đới lạnh và khô tràn xuống phía Nam thành từng đợt, khi

mạnh, khi yếu. Khi đi qua Việt Nam không khí lạnh cực đới đã biến tính mạnh mẽ và

nóng lên nhanh chóng, nhưng vẫn còn rất lạnh làm cho mùa đông nước ta lạnh hơn các

vùng khác có cùng vĩ độ.

4

Các đợt không khí lạnh cực đới ảnh hưởng đến Quảng Trị nói riêng và Việt

Nam nói chung kéo dài trung bình 2-3 ngày, dài nhất đến 6-10 ngày. Trung bình mỗi

năm có khoảng 10 đợt không khí lạnh cực đới ảnh hưởng đến Quảng Trị, ít hơn so với

Hà Nội 10 đợt, Vinh và Đồng Hới 4-5 đợt.

Không khí lạnh cực đới là nguyên nhân chính gây ra những nhiễu động

trong chế độ gió mùa mùa đông (gió mạnh lên đột ngột và chuyển hướng từ Đông hoặc

Đông Nam sang Tây Bắc hoặc Bắc) và làm giảm nhiệt độ đi rõ rệt trong mùa đông.

Trong mùa đông, ngoài bị ảnh hưởng của không khí lạnh, Quảng Trị còn

chịu ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc. Đây là luồng không khí bắt nguồn từ rìa phía

Nam của áp cao cận chí tuyến, một trung tâm tác động tồn tại quanh năm trên biển Thái

Bình Dương. Với tính chất là một thứ gió thổi đều đặn, mang theo không khí nhiệt đới

cận chí tuyến, tín phong quy định một chế độ thời tiết rất ổn định với đặc trưng nóng ẩm

là chủ yếu.

Luồng không khí tín phong ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và tỉnh

Quảng Trị nói riêng trong mùa đông thường xen kẽ giữa hai đợt không khí lạnh cực đới,

tùy theo thời gian nó có thể trở thành chủ yếu hay thứ yếu. Thông thường tần suất hoạt

động của tín phong trong các tháng I, II và XII khoảng 30-40% và trong các tháng III,

IV, X và XI khoảng 50-70%.

Về mùa hạ, một áp thấp rộng lớn có tâm ở khoảng Iran hình thành trên đại

lục châu Á bị nóng lên mạnh mẽ bởi bức xạ mặt trời, khơi sâu nhất vào khoảng tháng

VII với trị số ở tâm dưới 1000mb. Áp cao mùa đông hầu như đã biến đi, và dải áp thấp

nội chí tuyến tiến sang bán cầu Bắc, tới gần chí tuyến trên khu vực ven Thái Bình

Dương.

Vào thời kỳ này, không khí nhiệt đới biển Bắc ấn Độ Dương từ áp thấp lục

địa châu Á và áp cao Ấn Độ Dương (vịnh Bengan) tạo thành luồng phía Tây của gió

mùa mùa hạ ở khu vực nước ta. Với bản chất nóng ẩm, khi vượt qua dãy Trường Sơn đã

để lại một lượng ẩm dưới dạng mưa ở bên sườn Tây Trường Sơn. Sau khi xuống đồng

bằng ven biển và các thung lũng thấp của vùng Trung Bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị

nói riêng đã chịu tác động của hiệu ứng “phơn”, không khí bị nóng lên đáng kể và khô

rõ rệt, đặc trưng của thời tiết “gió Tây” khô nóng ở các tỉnh sườn Đông Trường Sơn.

Khi gió mùa Tây Nam đạt cực thịnh (tháng VI, VII) dải hội tụ nhiệt đới

tiến xa lên phía Bắc bán cầu từ vĩ độ 200 vĩ Bắc trở lên thì toàn bộ các tỉnh duyên hải

miền Trung nói chung, Quảng Trị nói riêng gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế.

Vào thời kỳ từ giữa đến cuối mùa hạ, không khí từ Nam Thái Bình Dương

đi lên, đó là luồng không khí nóng ẩm và bất ổn định, thường tồn tại ở rìa phía Nam của

5

dải áp thấp xích đạo hoặc dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ). So với luồng không khí vịnh

Bengan, luồng không khí xích đạo dịu mát và ẩm hơn nhiều và là nguồn cung cấp lượng

ẩm chủ yếu trong mùa hạ.

Về cuối mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam bắt đầu suy yếu, dải HTNĐ lùi dần về

phía Trung Bộ và Nam Trung Bộ thì gió mùa Đông Bắc bắt đầu tràn xuống nước ta.

Trong điều kiện địa hình của dãy Trường Sơn, sự kết hợp của gió mùa Đông Bắc với

dải HTNĐ và các nhiễu động khác ở phía Nam chính là một trong những hình thế thời

tiết gây mưa lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung, Quảng Trị nói riêng và là

một trong những nguyên nhân chính làm lệch pha mùa mưa sang mùa thu.

Tranh chấp với gió mùa Tây Nam thịnh hành trong mùa hạ, không khí nhiệt đới

biển Thái Bình Dương (từ lưỡi áp cao Thái Bình Dương lấn vào ven bờ lục địa khi áp

thấp Ấn Miến lùi về phía Tây) vẫn có khả năng ảnh hưởng suốt trong mùa hạ. Hướng

gió thịnh hành của luồng không khí này khi vào nước ta nói chung, Quảng Trị nói riêng

là hướng Đông hoặc Đông Nam. Đặc trưng của kiểu thời tiết này là bầu trời trong xanh,

ban ngày nắng đẹp, nhiệt độ có thể tăng khá cao vào lúc trưa, nhưng nóng không gay

gắt, oi ả như trong áp thấp phía Tây; độ ẩm vừa phải, ban đêm dịu mát.

1.2.3. Điều kiện bức xạ mặt trời

Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến, nên bức xạ mặt trời là nhân

tố hàng đầu chi phối chế độ thời tiết của nước ta nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Ở vùng nội chí tuyến hàng năm mặt trời có hai lần đi qua thiên đỉnh. Nằm ở phần lãnh

thổ phía Bắc Việt Nam phân bố bức xạ mặt trời có dạng chí tuyến với một cực đại và

một cực tiểu phân biệt khá rõ rệt. Tình hình này đã để lại dấu ấn trong sự phân hóa mùa

khí hậu: mùa nóng và lạnh.

Vĩ độ địa lý của một nơi nhất định quyết định độ cao mặt trời và thời gian chiếu

sáng trong ngày, do đó quyết định năng lượng mặt trời nhận được và mất đi của mặt

đệm. Lượng bức xạ mặt trời còn biến đổi theo độ cao. Lượng bức xạ mặt trời là nhân tố

đầu tiên quyết định nền nhiệt độ của từng nơi.

Quảng Trị hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào trước và sau ngày

hạ chí khoảng 45 ngày. Lần thứ nhất vào ngày 7/V và lần thứ hai vào ngày 6/VIII, cách

nhau 3 tháng. Độ cao mặt trời lớn, thay đổi ít trong năm và độ dài ban ngày thay đổi

không nhiều trong năm là nguyên nhân mang lại chế độ bức xạ dồi dào trên hầu khắp

lãnh thổ tỉnh Quảng Trị.

1.3. Phân bố bức xạ nắng mây

1.3.1. Phân bố bức xạ tổng cộng

6

Trên lãnh thổ tỉnh Quảng Trị không có trạm khí tượng nào quan trắc số liệu bức

xạ tổng cộng, vì vậy để phân tích về sự phân bố bức xạ theo không gian và thời gian

chúng tôi sử dụng số liệu đo đạc của các trạm lân cận là Vinh và Đà Nẵng và lượng bức

xạ tổng cộng được tính từ số giờ nắng theo phương pháp của Angstrom.

Lượng bức xạ tổng cộng năm ở Quảng Trị khá lớn, dao động trong khoảng 128 –

133 kcal/cm2.năm ở trên đất liền; ở ngoài đảo Cồn Cỏ đạt khoảng 140 kcal/cm

2.năm.

Phân bố lượng bức xạ tổng cộng năm theo không gian lãnh thổ có xu hướng tăng lên khi

đi ra biển.

Trong năm lượng bức xạ tổng cộng phân bố theo mùa, tuy nhiên cũng có sự khác

nhau giữa hai phần lãnh thổ Đông và Tây dãy Trường Sơn. Trên phần lớn lãnh thổ bên

sườn Đông dãy Trường Sơn, thời kỳ có lượng bức xạ lớn (12-15 kcal/cm2.tháng) kéo

dài từ tháng IV đến tháng IX, trong đó ba tháng V, VI, VII có lượng bức xạ lớn nhất đạt

14-15 kcal/cm2.tháng. Các tháng giữa mùa đông (XI-II) có lượng bức xạ thấp nhất,

khoảng 6,5-8,5 kcal/cm2.tháng.

Trong khi, trên phần lãnh thổ nhỏ nằm bên sườn Tây dãy Trường Sơn, thời kỳ có

lượng bức xạ lớn bắt đầu sớm hơn từ tháng III đến tháng VII, trong đó tháng IV và V có

lượng bức xạ lớn nhất đạt 13-14 kcal/cm2.tháng. Hai tháng XI và XII có lượng bức xạ

thấp nhất, với khoảng 7-8 kcal/cm2.tháng.

1.3.2. Phân bố số giờ nắng

Tỉnh Quảng Trị có khá nhiều nắng. Tổng số giờ nắng năm dao động trong

khoảng 1770-1850 giờ. Sự phân bố số giờ nắng tương tự như bức xạ và có xu hướng

tăng từ trong đất liền đi ra biển.

Trong năm số giờ nắng cũng phân bố theo mùa. Nếu coi mùa nắng là thời kỳ có

số giờ nắng vượt quá 100 giờ/tháng1 thì Quảng Trị có mùa nắng khá dài. Sự phân bố

của mùa nắng cũng có sự khác biệt giữa hai khu vực lãnh thổ Đông và Tây Trường Sơn.

Trên đại bộ phận lãnh thổ bên sườn Đông dãy Trường Sơn mùa nắng dài 8 tháng, từ

tháng III đến tháng X trong đó 4 tháng mùa hè (V-VIII) có nhiều nắng nhất đạt 200-230

giờ/tháng, tức là có khoảng 6,7-7, 7 giờ nắng/ngày. Tháng XII có ít nắng nhất, khoảng

85 giờ/tháng. Ở khu vực Khe Sanh bên sườn Tây dãy Trường Sơn, mùa nắng dài tới 11

tháng (I-XI) trong đó hai tháng IV và V có nhiều nắng nhất đạt 190-200 giờ/tháng.

Tháng XII có ít nắng nhất nhưng vẫn có tới 98 giờ/tháng.

1 Nguyễn Biểu và nnk, (2000): Báo cáo nghiên cứu đánh giá điều liện tự nhiên và tài nguyên không sinh vật ven biển

Quảng Trị. Hà Nội.

7

Cũng như tất cả các đặc trưng khí hậu khác, số giờ nắng biến động từ năm này

sang năm khác xung quanh trị số trung bình nhiều năm (TBNN). Để đánh giá mức độ

dao động tuyệt đối của số giờ nắng trong dãy số liệu có thể tính biên độ dao động bằng

hiệu của số giờ nắng lớn nhất và số giờ nắng nhỏ nhất.

Ở Quảng Trị, biên độ dao động của số giờ nắng năm đạt khoảng 700-830 giờ.

Năm nhiều nắng nhất có số gờ nắng vượt giá trị TBNN khoảng 16-22%; còn năm ít

nắng nhất có số giờ nắng nhỏ hơn trị số TBNN khoảng 16-31%. Biên độ dao động của

số giờ nắng tháng còn lớn hơn biên độ dao động của số giờ nắng năm nhiều. Biên độ

dao động của số giờ nắng tháng cực đại trong dãy số liệu đạt 185-192 giờ, còn biên độ

dao động của số giờ nắng tháng cực tiểu đạt tới 143-152 giờ, lớn gấp 1,5 -1, 7 lần số giờ

nắng cực tiểu TBNN.

1.3.3. Phân bố mây

Quảng Trị có tương đối nhiều mây. Lượng mây tổng quan trung bình năm

dao động trong khoảng 7,4-8,0/10 bầu trời. Ngược lại với số giờ nắng, ở ngoài đảo Cồn

Cỏ có ít mây nhất và lượng mây tăng lên khi vào sâu trong đất liền ở khu vực vùng núi.

Lượng mây tổng quan phân hóa không nhiều trong năm. Ở khu vực sườn Đông

dãy Trường Sơn, thời kỳ mùa đông (XI-II) có nhiều mây nhất đạt 8,2-8,3/10 bầu trời.

Tháng VII và tháng IV-V có ít mây nhất đạt khoảng 7,2-7,5/10BT, đây là những tháng

chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết khô nóng. Ở khu vực Khe Sanh các tháng trong

mùa mưa (VI, VIII-IX và XI-XII) có nhiều mây nhất, đạt 8,2-8,5/10BT. Hai tháng III-

IV có ít mây nhất khoảng 7,3/10BT.

Bảng 4.1. Các đặc trưng bức xạ nắng mây

T

T

Đặc trưng Đơ

n vị

Khe

Sanh

Đông

C

ồn Cỏ

1 Lượng bức xạ tổng

cộng năm

Kca

l/cm2

129,2 132,4 -

Thời kỳ có lượng

bức xạ lớn nhất và lượng

bức xạ

Thá

ng

(Kcal/cm2

)

IV-VI

(12,6-

13,5)

V-VII

(14,5-

14,9)

-

Tháng có lượng

bức xạ thấp nhất và

lượng bức xạ

Thá

ng

(Kcal/cm2

)

XII

(7,1)

XII

(6,6)

8

2 Số giờ nắng năm Giờ 1772,5 1848,

0

-

Biên độ dao động

số giờ nắng năm

Giờ 829,8 702,2

Thời kỳ nhiều

nắng nhất và số giờ nắng

Thá

ng (giờ)

IV-VI

(170,9-

190,9)

V-VII

(218,0

-229,9)

Tháng có ít nắng

nhất và số giờ nắng

Thá

ng (giờ)

XII

(97,7)

XII

(84,8)

3 Lượng mây tổng

quan TB năm

/10

BT

8,0 7,8 7

,4

1.4. Phân bố gió

Chế độ gió của Quảng Trị phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoàn lưu của khu vực và

điều kiện địa hình địa phương.

1.4.1. Hướng gió

Phân bố hướng gió trên lãnh thổ tỉnh Quảng Trị phụ thuộc vào điều kiện địa hình

địa phương. Sự phân bố của hướng gió trên lãnh thổ có thể thấy trên các sơ đồ hoa gió

của các trạm Đông Hà, Khe Sanh.

Trên đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh ở vùng thấp phía Đông dãy Trường Sơn, trong

mùa đông (X-III) thời kỳ hoạt động của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc, các hướng gió

thịnh hành là Tây Bắc với tần suất dao động trong khoảng 17-37%; sau đó là Bắc với

tần suất đạt khoảng 12-20%.

Tháng I

30

Tháng II

30

Tháng III

31

9

Hình 4.3: Hoa gió trạm Đông Hà: Tần suất hướng gió và lặng gió tính bằng %

Số ghi trong vòng tròn là tần suất lặng gió. Đường thẳng chỉ tần suất

hướng gió (1mm = 2%); chỉ tần suất hướng gió dưới 1%.

Tháng IV

37

35

Tháng V

23

Tháng VI

Tháng VII

20

44

Tháng IX

Tháng X

38

Tháng XII

30

Tháng XI

29

22

Tháng VIII

Tháng I

11

Tháng II

12

Tháng III

18

10

4

Hình 4.4. Hoa gió trạm Khe Sanh: Tần suất hướng gió và lặng gió tính bằng %

Số ghi trong vòng tròn là tần suất lặng gió. Đường thẳng chỉ tần suất

hướng gió (1mm = 2%); chỉ tần suất hướng gió dưới 1%

Tháng IX

38

Tháng IV

25

Tháng V

24

Tháng VI

22

Tháng VII

18

Tháng VIII

19

Tháng X

18

Tháng XI

7

Tháng XII

9

11

Vào mùa hè (V-VIII), hướng gió thịnh hành là Tây Nam với tần suất lớn hơn

25% và đạt tới 55-62% trong ba tháng giữa mùa hè (VI-VIII). Đây là thời kỳ hoạt động

mạnh nhất của gió Tây khô nóng. Như vậy, do vị trí địa lý và điều kiện địa hình tác

động kết hợp với chế độ hoàn lưu khu vực, nên đây cũng là phần lãnh thổ của tỉnh

Quảng Trị chịu tác động nặng nề nhất của hiệu ứng “phơn” đối với gió mùa Tây Nam.

Tần suất lặng gió dao động trong phạm vi khá lớn, từ 20-23% trong ba tháng VI -VIII

đến 35-45% vào các tháng IV-V và IX-X.

Ở khu vực vùng núi phía Tây Quảng Trị, phân bố hướng gió hoàn toàn phụ thuộc

vào điều kiện địa hình địa phương. Trạm Khe Sanh nằm trong thung lũng có hướng

Đông-Tây nên các hướng gió thịnh hành trong mùa đông (IX-IV) là Đông với tần suất

rất lớn đạt 43-68% và Đông Bắc với tần suất 20-24%. Ngược lại trong mùa hè (V-VIII),

các hướng gió thịnh hành là Tây với tần suất đạt 30-50% và Tây Nam có tần suất

khoảng 15-28%. Tần suất lặng gió ở đây không lớn, dao động từ 7-12% trong mùa đông

(XI-II) đến khoảng 22-25% vào các tháng đầu mùa hè (IV-VI) và đạt giá trị lớn nhất

vào tháng IX là 38%.

1.4.2. Phân bố tốc độ gió

Ở Quảng Trị tốc độ gió trung bình năm đạt khoảng 2,4-2,6 m/s trong đất

liền và theo nghiên cứu thời kỳ 1993-2013 2

là thời kỳ có tốc độ gió trung bình nhỏ nhất

2,29 m/s, ở đảo Cồn Cỏ gió khá mạnh đạt tới 3,9 m/s. Tốc độ gió trung bình dao động

tương đối nhiều trong năm với biên độ đạt 1,5-2,6 m/s, song không có sự phân hóa rõ

rệt theo mùa.

Tất cả các tháng trong năm đều có tốc độ gió mạnh nhất 14 m/s; đạt giá

trị cực đại là 35-40 m/s. Các giá trị cực đại của tốc độ gió mạnh nhất thường quan trắc

được vào thời kỳ bão hoạt động mạnh nhất trong năm là các tháng IX-X.

Bảng 4.2. Các đặc trưng chế độ gió

Đặc trưng Đ

ơn vị

Khe Sanh Đông à C

ồn Cỏ

Tốc độ gió trung

bình năm

m

/s

2,6 2,4 3,

9

Thời kỳ có tốc độ

gió TB lớn nhất và trị số

T

háng

(m/s)

XI, XII, I

(3,1)

VI-VIII

(3,2-3,8)

X-

II

(4,

2 Nguyến Thanh Lợic(2015): Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động

của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

12

1-5,3)

Hướng, tốc độ gió

mạnh nhất và tháng

m

/s

(tháng

)

SW – 40

(X)

SW – 35

(X)

N

H – 38

(X)

Hướng gió thịnh

hành mùa đông, tần suất

và tốc độ gió TB

%

(m/s)

E-4371

(3,0-3,9)

NE-1124

(3,9-4,5)

NW-

1637

(3,4-4,0)

N-1220

(3,1-4,4)

Hướng gió thịnh

hành mùa hè, tần suất và

tốc độ gió TB

%

(m/s)

W-3152

(4,0-4,3)

SW-1528

(3,4-4,1)

SW-

2662

(4,5-5,2)

1.5. Phân bố nhiệt độ

1.5.1. Phân bố nhiệt độ trung bình

a) Phân bố theo không gian

Quảng Trị có nền nhiệt thay đổi theo độ cao địa hình. Ở những vùng thấp

nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 25,00C, tương ứng với tổng nhiệt năm khoảng

91000C (bảng 4.3). Theo độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình năm giảm từ vùng ven

biển lên vùng núi. Đến độ cao khoảng 500 m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn

220C, tương ứng với tổng nhiệt năm khoảng 8000

0C; còn đến độ cao khoảng 900m nhiệt

độ trung bình năm chỉ đạt 200C (tổng nhiệt năm khoảng 7300

0C). Như vậy, phần lớn

lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị có nền nhiệt hơi nóng và nóng đủ tiêu chuẩn nhiệt của vùng

nhiệt đới; chỉ ở những vùng núi có độ cao khoảng 900m trở lên nền nhiệt mới mang tính

chất của vùng á nhiệt đới. Sự phân bố của nhiệt độ trung bình năm theo lãnh thổ ở

Quảng Trị hoàn toàn phù hợp với quy luật phân bố của nhiệt độ theo độ cao địa lý mà

nhiều tác giả đã sử dụng trong các nghiên cứu của mình3, 4, 5

. Như vậy, tính trung bình

3 Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. (1988) Tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội.

4 Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993). Khí hậu Việt Nam. NXB KHKT.

5 Mai Trọng Thông, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim Nhung (1998). Thành lập bản đồ phân bố nhiệt độ

trung bình năm tỷ lệ 1/1.000.000. Đề tài cấp cơ sở, Viện Địa lý.

13

nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao địa lý khoảng 0,5 - 0,60C trên 100m, còn tổng

nhiệt độ năm giảm khoảng 180 - 2100C trên 100m.

Trên thực tế, người ta thường quan tâm đến tổng nhiệt độ của các mùa, nhất là

trong sản xuất nông nghiệp. Ở Quảng Trị tổng nhiệt độ của mùa đông (XI-IV) chiếm

khoảng 43-45% tổng nhiệt độ năm. Tổng nhiệt độ mùa đông ở Đông Hà là 39820C, còn

ở Khe Sanh độ cao 395m là 36890C, như vậy giảm khoảng 70

0C/100m theo độ cao địa

lý. Tổng nhiệt độ mùa hè (V-X) đạt 51670C ở Đông Hà, còn ở Khe Sanh là 4551

0C.

Như vây, theo độ cao tổng nhiệt độ mùa hè giảm khoảng 1500C trêm 100m. Tỷ trọng

của tổng nhiệt độ mùa hè so với tổng nhiệt độ năm là 55-57%.

b) Phân bố theo thời gian

Nhiệt độ thường biến đổi tuần hoàn ngày do hệ quả trực tiếp của tuần hoàn ngày

của các đặc trưng bức xạ, trước hết là trực xạ. Trong ngày nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất

vào 4-5 giờ sáng và đạt cực đại vào 13-14 giờ.

Biến đổi tuần hoàn năm của nhiệt độ vừa là hệ quả của tuần hoàn năm về cân

bằng bức xạ vừa là hệ quả của hoàn lưu gió mùa. Trên toàn lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị

biến trình năm của nhiệt độ có dạng một cực đại và một cực tiểu (hình 4.5). Cực đại

quan trắc vào tháng VI -VII, cực tiểu vào tháng I. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

đạt khoảng 29,5-29,70C ở vùng thấp, giảm theo độ cao địa hình đến độ cao khoảng

500m còn 25,2-25,50C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt 19,5-19,8

0C ở vùng thấp

ven biển, nhỏ hơn 18C ở khu vực đồi núi có độ cao trên 400m.

Hình 4.5. biến trình năm của nhiệt độ trung bình

1.5.3. Biên độ nhiệt

14

Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Quảng Trị đã giảm đi tương đối nhiều so

với khu vực Bắc Bộ Việt Nam, nên chênh lệch nhiệt độ trong năm (giữa tháng nóng

nhất và lạnh nhất) tương đối lớn. Trị số biên độ nhiệt năm đạt 9,5-9,80C ở vùng thấp ven

biển, ở ngoài đảo Cồn Cỏ đạt 8,70C và dao động trong khoảng 7,5-8,0

0C ở khu vực

vùng núi.

Dao động nhiệt độ trong ngày thuộc loại trung bình. Giá trị biên độ ngày

trung bình năm của nhiệt độ dao động rất ít trên phần lãnh thổ đất liền, đạt khoảng 7,0-

7,20C; trong khi ở ngoài đảo Cồn Cỏ do tác động điều hòa của biển trị số này chỉ đạt

4,50C. Khác với Bắc Bộ, ở Quảng Trị biên độ ngày trung bình của nhiệt độ đạt giá trị

lớn nhất (8,2-10,10C ở trên đất liền và 6,5-7,0

0C ở ngoài đảo Cồn Cỏ) vào thời kỳ từ đầu

đến giữa mùa hè (III-VII hoặc IV -VIII) là thời kỳ gió khô nóng hoạt động mạnh. Biên

độ ngày của nhiệt độ thấp nhất (5,0-5,20C trên đất liền và 2,3-2,4

0C ở ngoài đảo) vào

mùa đông (XI-XII).

1.5.4. Phân bố của nhiệt độ cực trị

Nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt trên 290C ở những vùng thấp của Quảng Trị,

càng lên cao nhiệt độ càng giảm và đạt khoảng 270C ở độ cao 400 m; trong khi ở ngoài

đảo Cồn Cỏ trị số này đạt khoảng 27,90C. Ở vùng thấp ven biển và ngoài đảo Cồn Cỏ

nhiệt độ tối cao trung bình đều lớn hơn 300C trong mùa nóng, đạt giá trị cao nhất vào

tháng VI -VII, xấp xỉ 340C ở đảo Cồn Cỏ và xấp xỉ 35

0C ở trên đất liền.

Nhiệt độ tối thấp trung bình năm lớn hơn 220C ở vùng thấp ven biển; giảm theo

độ cao địa hình đạt khoảng 200C ở độ cao 400m; trị số này ở ngoài đảo Cồn Cỏ cao hơn

trong đất liền và đạt 23,4C. Ở vùng thấp, trong mùa đông (XII-II) nhiệt độ tối thấp

trung bình nhỏ hơn 200C, đạt giá trị thấp nhất vào tháng I.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió khô nóng, trong khoảng thời gian từ

tháng II đến tháng IX ở những vùng thấp nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều lớn hơn 370C.

Đại lượng này có thể lớn hơn 400C vào các tháng IV-VI, đạt giá trị lớn nhất là 42,1

0C ở

Đông Hà vào tháng IV.

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào giữa mùa đông ở những vùng thấp trong đất

liền của Quảng Trị đạt xấp xỉ 100C, còn ở ngoài đảo Cồn Cỏ đạt 11,1

0C. Như vậy, ở

những vùng thấp không có khả năng xảy ra sương muối.

1.5.5. Biến động của chế độ nhiệt độ

Ở nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng, sự lên xuống thất thường của

nhiệt độ từ năm này qua năm khác là hiện tượng tất yếu. Những biến đổi không tuần

15

hoàn của nhiệt độ không những bắt nguồn từ sự thay đổi trong cơ chế hoàn lưu mà còn

có thể liên quan với những dao động về cường độ bức xạ mặt trời.

Tất cả các đặc trưng của nhiệt độ, trị số của mỗi năm đều dao động xung

quanh trung bình số học của dãy số liệu hay còn gọi là nhiệt độ trung bình nhiều năm

(TBNN). Trong các đặc trưng nhiệt độ, nhiệt độ cực trị bao gồm nhiệt độ cực đại và cực

tiểu là dao động nhiều nhất; tuy nhiên những dao động cần được lý giải về phương diện

khí hậu là của nhiệt độ trung bình.

Ở Quảng Trị, biên độ dao động của nhiệt độ trung bình năm (hiệu của nhiệt

độ trung bình năm lớn nhất và năm nhỏ nhất trong dãy số liệu) là nhỏ nhất, đạt 1,4-

1,70C. Nhiệt độ trung bình năm lớn nhất thường lớn hơn trị số TBNN từ 0, 6 đến 1,1

0C,

còn nhiệt độ trung bình năm nhỏ nhất thấp hơn trị số TBNN 0,6-0,80C.

Dao động của nhiệt độ trung bình tháng từ năm này qua năm khác lại đáng

kể hơn dao động của nhiệt động trung bình năm nhiều. Biên độ dao động của nhiệt độ

các tháng mùa đông là lớn nhất, đạt 5-70C vào các tháng I-III. Trong mùa hè (VI hoặc

VII đến X) biên độ dao động của nhiệt độ trung bình thấp nhất, khoảng 1,5-2,5C. Như

vậy, nhiệt độ mùa đông ở Quảng Trị khá thất thường, do vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn

lưu gió mùa Đông Bắc với bản chất hoạt động không ổn định.

Hệ số biến động Cv của nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 0,015-0,019.

Tức là nhiệt độ trung bình hàng năm thường dao động xung quanh trị số TBNN khoảng

1,5-1,9%. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm và đặc biệt là nhiệt độ mùa đông

biến động nhiều hơn nhiệt độ trung bình năm nhiều. Hệ số biến động Cv của nhiệt độ

trung bình các tháng mùa đông đạt tới 0,060-0,085, trong khi vào mùa hè trị số này là

0,016-0,030.

Trên thực tế, không chỉ các giá trị của các đặc trưng nhiệt độ biến đổi từ

năm này sang năm khác, mà các mùa nhiệt bao gồm cả mùa nóng và mùa lạnh cũng

biến động từ năm này qua năm khác.

Theo số liệu thống kê ở bảng 4.3 cho thấy, trong chuỗi số liệu 25-35 năm

của Quảng Trị ngày bắt đầu hoặc kết thúc của các mùa nóng, mùa lạnh đều dao động

xung quanh ngày bắt đầu hoặc kết thúc trung bình của các mùa khoảng 1-2 tuần. Những

năm có mùa lạnh, mùa nóng bắt đầu hay kết thúc sớm nhất hay muộn nhất đều lệch so

với ngày trung bình khoảng 15-30 ngày, cá biệt có thể tới 40-50 ngày.

Bảng 4.3. Các đặc trưng chế độ nhiệt

Đặc trưng Đ

ơn vị

Khe

Sanh

Đôn

g Hà

Cồn

Cỏ

16

Nhiệt độ trung bình năm

(Tn)

0

C

22,6 25,0 25,5

Biên độ dao động của Tn 0

C

1,4 1,7 1,7

Biên độ dao động của nhiệt

độ TB tháng

0

C

1,5-

7,1

1,7-

6,6

1,9-

6,8

Biên độ nhiệt năm 0

C

7,6 9,8 8,7

Biên độ ngày TB năm của

nhiệt độ

0

C

7,2 7,0 4,5

Mùa nóng ( 250C) T

hời kỳ

29/IV

-3/VIII

6/I

V-18/X

19/I

V-7/XI

MN bắt đầu sớm nhất N

gày

2/IV 14/I

II

23/I

II

MN bắt đầu muộn nhất N

gày

1/VI 26/I

V

29/I

V

MN kết thúc sớm nhất N

gày

12/VI 5/X 23/

X

MN kết thúc muộn nhất N

gày

31/VI

II

2/X

I

21/

XI

Mùa lạnh ( 200C) T

hời kỳ

22/XI

-27/II

6/I-

27/I

khô

ng

ML bắt đầu sớm nhất N

gày

4/XI 29/

XI

26/

XII

ML bắt đầu muộn nhất N

gày

21/XI

I

30/I -

ML kết thúc sớm nhất N

gày

6/I 24/1 -

ML kết thúc muộn nhất N

gày

25/3 9/III 11/I

II

Tổng nhiệt độ năm 0

8240 914 930

17

Những nơi có các mùa lệch nhiều so với mùa trung bình thường là nơi mùa đó

không phải là thống trị. Ở vùng thấp của Quảng Trị, mùa lạnh chỉ tồn tại trong thời gian

ngắn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc không ổn định và đã bị suy yếu đi nhiều thì

dao động của mùa lạnh hàng năm là khá lớn. Đông Hà có thời kỳ lạnh ngắn khoảng 20

ngày, nhưng thực tế có tới 6/28 năm không có thời kỳ lạnh; còn ở Cồn Cỏ theo trung

bình nhiều năm là không có thời kỳ lạnh, nhưng có tới 6/25 năm có một thời kỳ lạnh.

Ngược lại ở Khe Sanh ở độ cao trên 400m, mùa nóng không phải là mùa chiếm ưu thế,

mùa nóng hàng năm lệch nhiều so với mùa trung bình; các ngày bắt đầu và kết thúc lệch

nhiều nhất tới 27-52 ngày.

Bảng 4.4. Nhiệt độ trung bình ở các trạm khí tượng trong thời kỳ 1993-20136

Đơn vị: 0C

Tr

ạm I

I

I

I

II

I

V V

V

I

V

II

V

III

I

X X

X

I

X

II

Trung

bình năm

Cồ

n Cỏ

2

0.6

2

1.1

2

2.1

2

4.8

2

7.7

2

9.7

2

9.5

2

9.4

2

8.1

2

6.5

2

4.8

2

2.1 25.5

6 Nguyến Thanh Lợi (2015): Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động

của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

C 9 8

Tổng nhiệt độ mùa hè (V-

X)

0

C

4551 516

7

523

9

Tổng nhiệt độ mùa đông

(XI-IV)

0

C

3689 398

2

406

9

Nhiệt độ tối cao TB năm 0

C

27,1 29,4 27,9

Nhiệt độ tối thấp TB năm 0

C

20,0 22,3 23,4

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 0

C

38,7

(IV/1988)

42,1

(IV/1980)

38,6

(V/

1982)

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 0

C

7,7

(XII/

1982)

9,4

(III/1986)

11,1

(XII/1982)

18

Đô

ng Hà

1

9.6

2

0.8

2

2.7

2

6.0

2

8.3

2

9.9

2

9.5

2

8.8

2

7.0

2

5.3

2

3.1

2

0.4 25.1

Kh

e Sanh

1

8.1

1

9.5

2

1.6

2

4.5

2

5.7

2

6.0

2

5.4

2

5.0

2

4.3

2

3.1

2

1.2

1

8.6 22.8

1.6. Phân bố mưa

1.6.1. Phân bố lượng mưa năm

Quảng Trị có lượng mưa khá dồi dào và phân bố trên lãnh thổ phụ thuộc

vào điều kiện địa hình, cụ thể vào sự phân bố của các dãy núi so với hướng hoàn lưu

chung của khu vực. Trên toàn lãnh thổ tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng

2000-2800 mm, thuộc chế độ mưa nhiều đến rất nhiều. Hai tâm mưa ít nhất của tỉnh

Quảng Trị là khu vực thung lũng Lao Bảo - Khe Sanh có lượng mưa năm là 2000-2200

mm/năm và vùng thấp Đông Hà - Cửa Việt có lượng mưa năm khoảng 2200-2400

mm/năm, tuy nhiên vẫn thuộc chế độ mưa nhiều. Còn khu vực vùng núi phía Tây Bắc

và Tây Nam Quảng Trị có lượng mưa lớn nhất đạt 2600-2800 mm/năm, thuộc chế độ

mưa rất nhiều. Các khu vực còn lại của Quảng Trị có lượng mưa năm dao động trong

khoảng 2400-2600 mm.

1.6.2. Phân hóa mùa mưa

Lượng mưa tháng phân bố không đều trong năm, phân hóa ra hai mùa mưa và ít

mưa. Ở Quảng Trị có hai kiểu mùa mưa: kiểu mùa mưa Hè - Thu và Hè, Thu - Đông

hoặc Hè - Thu - Đông.

Ở phần lãnh thổ nhỏ bên sườn Tây dãy Trường Sơn (sườn đón gió mùa Tây Nam

gây mưa) thuộc huyện Hướng Hóa và Khe Sanh sát biên giới Việt Lào, có kiểu mùa

mưa đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa là mưa Hè - Thu. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ

tháng V và kết thúc vào tháng XI, kéo dài 7 tháng. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong

mùa mưa, chiếm khoảng 89-91% tổng lượng mưa năm. Tháng X có lượng mưa lớn nhất

đạt khoảng 400-500 mm. Mùa ít mưa dài 5 tháng (XII-IV), trong đó 3 tháng có lượng

mưa < 50 mm. Tháng I hoặc II có lượng mưa thấp nhất vẫn đạt 15-20 mm/tháng.

Ngược lại, trên đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị nằm bên sườn Đông

(suờn khuất của gió mùa Tây Nam, nhưng lại là sườn đón gió mùa Đông Bắc) nên thịnh

hành kiểu mùa mưa Hè, Thu - Đông ở vùng thấp đây là kiểu mùa mưa “dị thường” của

vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa bắt đầu vào đầu mùa hè V nhưng bị ngắt quãng vào

tháng VI và VII do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn đối với gió mùa Tây Nam và chỉ

chính thức bắt đầu từ tháng VIII đến tháng XII hoặc tháng I. Mùa mưa chính ở đây dài

19

5-6 tháng (VIII-XII hoặc I), với lượng mưa chiếm 77-85% tổng lượng mưa năm. Ba

tháng mưa nhiều nhất là tháng IX-XI với lượng mưa mỗi tháng đạt 300-750 mm. Trong

mùa ít mưa chỉ có 1 - 2 tháng có lượng mưa < 50 mm tuy nhiên đều lớn hơn 30 mm

(hình 4.6 Biểu đồ phân bố mưa trong năm).

Hình 4.6. Biểu đồ phân bố mưa trong năm

Khu vực vùng núi có kiểu mưa Hè – Thu - Đông. Tại đây, mùa mưa bắt đầu vào

tháng V, lượng mưa bị giảm sút so với đầu mùa vào thời kỳ khô nóng thịnh hành nhất

(VI-VII) nhưng vẫn lớn hơn 100 mm/tháng, nên mùa mưa kéo dài liên tục đến tháng

XII. Lượng mưa của mùa mưa ở đây chiếm khoảng 90-92% tổng lượng mưa năm.

1.6.3. Cường độ mưa

Trong mùa mưa lượng mưa ngày lớn nhất thường vượt quá 100 mm. Trị số này

đạt giá trị lớn nhất là 275 mm vào tháng X ở Khe Sanh, ở Đông Hà là 447,5 mm (tháng

X) và ở Cồn Cỏ tới 727,5 mm (tháng IX).

Theo số liệu thống kê số ngày mưa trung bình theo các cấp (phụ lục) thấy rằng, ở

Đông Hà tính trung bình mỗi năm có 6 ngày mưa lớn (50,1-100 mm/ngày) và 6 ngày

mưa rất lớn (>100 mm/ngày). Những ngày mưa lớn và rất lớn xảy ra chủ yếu vào ba

tháng (IX-XI). Đây là những giá trị lượng mưa có thể gây lũ lụt nếu kéo dài trong vài

ngày liên tục. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 17 ngày có lượng mưa từ 10,1-20, 0 mm và

17 ngày có lượng mưa đạt 20,1-50,0 mm.

Các đợt mưa lớn diện rộng thường xuất hiện vào thời kỳ cuối hè đến đầu đông

(giữa tháng VIII đến đầu tháng XII), song tập trung chủ yếu vào các tháng (IX-XI) do

hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, xoáy thuận nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, hội tụ

20

gió trên cao... kết hợp với gió mùa Đông Bắc gây ra. Khi một trong các hình thế thời tiết

này xuất hiện hay kết hợp với một hay hai các hình thế thời tiết còn lại thường gây ra

các đợt mưa lớn diện rộng trên toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Trị, thậm chí cả khu vực Trung

Bộ. Đây là những đợt mưa có khả năng gây ra những đợt lũ lụt, ngập úng trong nhiều

ngày trên vùng rộng lớn, đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội và

con người, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.

Theo số liệu thống kê về các đợt mưa lớn diện rộng xảy ra ở tỉnh Quảng Trị của

Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn giai đoạn 1993-20037 thấy rằng, hàng

năm có từ 4 đến 6 đợt; nhiều nhất có tới 8 đợt vào năm 1998. Các đợt mưa này thường

kéo dài khoảng 2 đến 6 ngày, cá biệt có đợt tới 8-9 ngày. Lượng mưa phổ biến của các

đợt mưa lớn dao động trong khoảng 150-400 mm, cá biệt có những đợt mưa rất lớn tới

600-1000 mm vào các ngày 1-6/XII/1999; tại Cửa Việt thậm chí đạt 1125 mm.

1.6.4. Số ngày mưa

Ở Quảng Trị có khá nhiều ngày mưa. Trung bình mỗi năm có 150 – 160

ngày mưa ở trên đất liền và 143 ngày ở đảo Cồn Cỏ (bảng 4.4).

Phân bố số ngày mưa trong năm có sự khác nhau giữa hai khu vực lãnh thổ. Ở

phía Đông dãy Trường Sơn và ngoài đảo Cồn Cỏ, thời kỳ có nhiều ngày mưa (>10

ngày) thường kéo dài từ tháng VIII hoặc IX đến tháng II hoặc III, trong đó 3 tháng X -

XII có nhiều ngày mưa nhất đạt 17-21 ngày /tháng. Tháng VI -VII có ít ngày mưa nhất,

khoảng 4-7 ngày/tháng.

Ở phía Tây dãy Trường Sơn, thời kỳ có trên 10 ngày mưa/tháng kéo dài từ

tháng V đến tháng XII, trong đó thời kỳ (VII-XI) có nhiều ngày mưa nhất, đạt 17-20

ngày.

1.6.5. Biến động của chế độ mưa

Trong các đặc trưng khí hậu thì mưa là đặc trưng có tính biến động mạnh

nhất. Để đánh giá mức độ biến động của lượng mưa tháng và năm đã tính hệ số biến

động của lượng mưa (Cv).

Lượng mưa năm, nhìn chung trên toàn tỉnh biến động không nhiều. Hệ số Cv của

lượng mưa năm dao động trong khoảng 0,19 - 0,26. Như vậy, ta có thể thấy rằng, tính

trung bình thì lượng mưa hàng năm dao động xung quanh trị số trung bình nhiều năm

khoảng 19 - 26%.

Tuy nhiên, lượng mưa tháng lại biến động nhiều hơn khá nhiều. Hệ số Cv của

lượng mưa tháng chủ yếu dao động trong khoảng 0,44-0,80; trong mùa ít mưa hệ số Cv

7 Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Trung tâm Quốc gia dự báo KTTV. Đặc điểm khí tượng thủy văn các năm 1993-2003

21

còn lớn hơn nhiều, đặc biệt vào các tháng VI-VII và II-III hệ số Cv đạt trên 1,0 thậm chí

tới 1,56.

Khi xét hệ số biến động Cv chúng ta chỉ thấy được mức độ biến động trung

bình của lượng mưa. Trên thực tế, lượng mưa của từng năm đều dao động xung quanh

trung bình nhiều năm (TBNN) khá nhiều, thường vượt trội hoặc thiếu hụt so với trị số

TBNN khoảng một vài trăm mm. Trong giai đoạn 1973-2004, năm có lượng mưa đạt

giá trị lớn nhất, vượt trội nhiều nhất so với trị số TBNN tới 51-67%; còn vào năm có

lượng mưa nhỏ nhất, thiếu hụt nhiều nhất so với lượng mưa TBNN khoảng 33-47%.

Như vậy, biên độ dao động của lượng mưa năm trong dãy số liệu quan trắc được ở

Quảng Trị đạt tới 2000-2300 mm.

Trong dãy số liệu lượng mưa năm của Quảng Trị, chúng ta thấy xu thế chung là

thời đoạn lượng mưa năm vượt trội hay thiếu hụt so với TBNN thường xen kẽ nhau và

không đồng đều trong khoảng từ 1 đến 5 năm.

Đặc trưng Đ

ơn vị

Kh

e Sanh

Đôn

g Hà

hạc

h Hãn

C

ồn Cỏ

Tổng lượng mưa năm

TBNN (Rn)

m

m

205

5,3

2293

,6

2550,

1

21

69,5

Lượng mưa năm lớn nhất

(năm)

m

m

342

4,0 (1990)

3458

,2 (1980)

4030,

3 (1999)

32

83,4

(1992)

Lượng mưa năm nhỏ

nhất (năm)

m

m

116

1,5 (1993)

1424

,5 (1989)

1719,

4 (1977)

11

53,8

(2004)

Biên độ dao động của

lượng mưa năm

m

m

226

2,5

2033

,7

2310,

9

21

29,6

Mùa mưa TBNN Th

ời kỳ

V-

XI

V,

VIII-XII

V,

VIII-XII

VI

II-I

Số năm có mùa mưa

trùng với mùa mưa TBNN (%)

m

8

(26,

7)

5

(15,6

)

2

(7,4)

3

(1

2,0)

22

Bảng 4.5. Các đặc trưng chế độ mưa

Lượng mưa tháng lại còn biến động nhiều hơn tổng lượng mưa năm rất

nhiều. Lượng mưa tháng lớn nhất trong thời gian quan trắc có thể lớn hơn trị số TBNN

Mùa mưa dài (ngắn) nhất Th

áng

9

(4)

8 (3) 9 (4) 9

(4)

Mùa mưa bắt đầu sớm

(muộn) nhất

Th

áng

III

(VI)

III

(IX)

III

(IX)

V

(IX)

Mùa mưa kết thúc sớm

(muộn) nhất

Th

áng

X

(XII)

XI

(I)

XI (I) XI

(II)

Lượng mưa MM

So với lượng mưa năm

m

m

%

183

7,6

89,

4%

1960

,5

85,5

%

2155,

8

84,5

%

17

36,7

80

,1%

Ba tháng mưa lớn nhất VIII

-X

IX-

XI

IX-

XI

IX

-XI

Lượng mưa tháng lớn

nhất

m

m

427

,5 (X)

664,

8 (X)

712,6

(X)

48

1,9 (X)

Số năm có tháng mưa

cực đại trùng với tháng TBNN

(%)

m

13

(44,8%)

20

(62,5

%)

16

(59,3

%)

16

(5

3,3%)

Lượng mưa tháng nhỏ

nhất

m

m

17,

6 (I)

35,9

(II)

52,2

(III)

47

,7 (IV)

Số năm có tháng mưa

cực tiểu trùng với tháng TBNN

(%)

m

13

(44,

8%)

12

(37,5

%)

8

(29,6

%)

8

(2

6,7%)

Lượng mưa ngày lớn

nhất và ngày

m

m

275

,0

(X/1933)

447,

5 (X/1985)

- 72

7,5

(IX/1979

)

Số ngày mưa năm N

gày

161 155 - 14

3

23

tới 2-3 lần; còn lượng mưa tháng nhỏ nhất chỉ đạt khoảng 5-20% trị số TBNN, đặc biệt

vào các tháng mùa ít mưa trị số này là 0%.

Thời gian xuất hiện các giá trị cực trị của lượng mưa tháng hàng năm cũng

không giống nhau và có thể xảy ra trước hoặc sau tháng mưa cực trị TBNN khoảng 1

tháng. Trong dãy số liệu lượng mưa của tỉnh Quảng Trị thấy rằng, số năm có tháng mưa

cực đại trùng với tháng mưa cực đại TBNN đạt khoảng 45-63% số năm quan trắc; còn

số năm có tháng mưa cực tiểu trùng với tháng mưa cực tiểu TBNN dao động trong

khoảng 27-45% số năm quan trắc.

Bảng 4.6. Mưa bình quân nhiều năm8 (Đơn vị: mm)

rạ

m I

I

I

I

II

I

V V

V

I

V

II

V

III

I

X X

X

I

X

II

N

ăm

Vĩn

h Linh

1

29.9

8

3.3

4

8.6

5

1.9

1

00.5

9

7.8

9

4.3

1

25.3

4

20.2

7

66.0

4

62.3

2

27.0

2

614.1

Gia

Vòng

6

0.1

4

7.9

3

5.4

6

4.1

1

43.6

1

01.4

7

8.7

1

55.0

5

09.7

6

95.9

4

56.4

1

88.0

2

536.3

Đôn

g Hà

4

8.2

3

4.1

3

0.8

6

0.7

1

19.3

8

3.0

6

5.7

1

63.2

3

88.9

6

83.9

4

29.0

1

75.2

2

291.8

hạ

ch Hãn

8

4.3

6

0.7

4

8.9

6

3.0

1

35.0

1

05.7

8

2.9

1

35.3

4

76.4

7

10.6

4

38.6

2

40.7

2

627.3

Cửa

Việt

5

7.6

4

8.6

3

3.1

5

0.8

1

02.6

6

3.4

6

8.1

1

50.3

3

98.6

5

74.3

4

15.7

2

19.6

2

187.8

ướ

ng Hoá

8

3.6

6

1.7

4

7.8

9

7.8

1

91.5

1

71.7

1

48.9

2

19.1

5

85.8

7

78.0

2

27.7

9

5.7

2

779.9

Khe

Sanh

1

6.7

1

9.2

2

9.7

8

9.8

1

58.9

2

10.8

1

87.8

2

95.9

3

76.7

4

55.0

1

75.8

6

4.7

2

118.6

Ba

Lòng

9

9.8

9

0.1

5

1.0

7

1.7

1

56.6

1

56.8

7

4.2

1

73.1

4

73.4

7

62.0

4

11.8

2

27.8

2

794.3

Không chỉ lượng mưa biến động từ năm này sang năm khác, mà mùa mưa của

mỗi năm cũng không giống nhau và thường lệch so với mùa mưa TBNN như đã đề cập

8 Nguyến Thanh Lợi (2015): Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động

của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

24

ở trên. Trong dãy số liệu lượng mưa dài 25-35 năm của tỉnh Quảng Trị, số năm có mùa

mưa hoàn toàn trùng với mùa mưa TBNN rất ít, chỉ chiếm khoảng 7-16% số năm quan

trắc ở phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, nhiều hơn ở phần lãnh thổ phía Tây

dãy Trường Sơn song cũng chỉ chiếm 27% số năm quan trắc.

Thông thường mùa mưa hàng năm bắt đầu hay kết thúc sớm hay muộn so

với mùa mưa TBNN từ 1-2 tuần đến 1 tháng. Ngày bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có

thể xẩy ra trước hoặc sau ngày TBNN nhiều nhất từ 5-6 tuần đến 2 tháng. Tương tự, độ

dài mùa mưa hàng năm thường ngắn hoặc dài hơn mùa mưa TBNN khoảng vài tuần đến

1 tháng, tuy nhiên cá biệt có năm mùa mưa có thể ngắn hoặc dài hơn tới 2-3 tháng.

1.7. Phân bố ẩm

1.7.1. Phân bố độ ẩm tương đối

a) Độ ẩm tương đối trung bình

Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Quảng Trị khá cao. Độ ẩm không khí

tương đối trung bình năm đạt 83-85% ở phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn và

đạt tới 88% ở phía Tây dãy Trường Sơn (bảng 4.7).

Độ ẩm không khí trung bình biến động khá mạnh trong năm ở vùng thấp khu vực

phía Đông Trường Sơn và ngoài đảo Cồn Cỏ với biên độ dao động đạt tới 17-20%. Thời

kỳ có độ ẩm 85% kéo dài từ tháng X đến tháng III hoặc IV năm sau, trong đó tháng II

có độ ẩm trung bình lớn nhất đạt tới 90% ở trên đất liền và 93% ở ngoài đảo Cồn Cỏ.

Thời kỳ có độ ẩm thấp nhất là các tháng giữa mùa hè (VI-VIII) do ảnh hưởng của thời

tiết khô nóng. Vào thời kỳ này độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 70-74% ở trên

đất liền và 76-79% ở đảo Cồn Cỏ.

Ngược lại, ở phần lãnh thổ vùng núi phía Tây dãy Trường Sơn độ ẩm tương đối

trung bình lại biến động không nhiều trong năm, trị số biên độ dao động năm đạt

khoảng 8%. Quanh năm độ ẩm tương đối trung bình vượt quá 80%. Thời kỳ (IX-II) có

độ ẩm trung bình đạt 90-91%. Hai tháng IV-V có độ ẩm thấp nhất đạt 83-84% (hình

4.7).

25

Hình 4.7. Biến trình năm của độ ẩm tương đối trung bình

b) Độ ẩm tương đối tối thấp

Độ ẩm tương đối tối thấp trung bình năm tăng dần từ 66% ở khu vực vùng núi

phía Tây dãy Trường Sơn đến 69% ở vùng thấp phía Đông dãy Trường Sơn và đến 73%

ở đảo Cồn Cỏ.

Vào thời kỳ đầu và giữa mùa hè (V-VIII), khi gió khô nóng thịnh hành nhất trị số

độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình đều nhỏ hơn 65% ở vùng thấp phía Đông dãy

Trường Sơn và đảo Cồn Cỏ, thậm chí đạt 54-59% vào tháng VII. Do ảnh hưởng của

thời tiết gió khô nóng, đây là thời kỳ khá thiếu nước đối với cây trồng mặc dù lượng

mưa không phải là thấp (đạt trên 50 mm/tháng). Vào thời kỳ (XI-III) độ ẩm tương đối

thấp nhất trung bình đạt giá trị cao nhất, khoảng 77-78% trong đất liền và tới 81-83% ở

đảo Cồn Cỏ. Trong khi ở khu vực phía Tây dãy Trường Sơn độ ẩm tương đối tối thấp

trung bình đạt giá trị thấp nhất (50-57%) vào cuối mùa ít mưa (III-V) và cao nhất vào

nửa đầu mùa đông (X-XII).

Chịu ảnh hưởng của cả gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng, nên hầu

như quanh năm độ ẩm tối thấp tuyệt đối đạt giá trị khá thấp. Trên toàn lãnh thổ tỉnh

Quảng Trị độ ẩm tối thấp tuyệt đối nhìn chung đều thấp hơn 50%, trong đó có nhiều

tháng 35%. Giá trị độ ẩm thấp nhất tuyệt đối quan trắc được ở Khe Sanh là 22%, ở

Đông Hà 23% vào tháng II hoặc IV và ở đảo Cồn Cỏ là 37% vào tháng XII.

1.7.2. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET

Để có thể đánh giá một cách đầy đủ hơn chế độ mưa ẩm, tính lượng bốc thoát hơi

tiềm năng PET theo công thức của FAO. Đây chính là lượng nước lớn nhất có thể bốc

thoát qua thảm thực vật dày và đều như thảm cỏ trong điều kiện cung cấp nước đầy đủ.

26

Các kết quả tính toán ở phụ lục cho thấy lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET ở

Quảng Trị khá cao. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng trung bình năm đạt 1070-1075 mm ở

khu vực đồi núi phía Tây; tăng lên đến 1230-1240 mm ở vùng thấp ven biển phía Đông

của Quảng Trị.

Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET phân hoá theo mùa. Thời kỳ có lượng bốc

hơi PET lớn nhất trong năm là thời kỳ đầu và giữa mùa hè (IV-VII hoặc V-VIII). Lượng

bốc thoát hơi trung bình tháng đạt 110-125 mm ở khu vực vùng núi phía Tây và đạt

140-175 mm ở vùng thấp phía Đông của Quảng Trị. Đây là thời kỳ có lượng bức xạ mặt

trời lớn, nhiều nắng, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp nhất trong năm. Thời kỳ giữa mùa đông

(XI-I hoặc XII-II) lượng bốc thoát hơi tiềm năng đạt giá trị thấp nhất trong năm, dao

động trong khoảng 43-72mm/tháng.

1.7.3. Chỉ số khô hạn

Để đánh giá mức độ khô hạn về mặt định lượng chúng tôi đã tính chỉ số

khô hạn. Chỉ số khô hạn là tỷ số giữa lượng bốc hơi, đại diện cho phần chi quan trọng

nhất của cán cân nước và lượng mưa tiêu biểu cho phần thu chủ yếu. Dựa vào chỉ số

khô hạn ta có thể xác định được thời kỳ cũng như mức độ thiếu nước của vùng lãnh thổ

đối với thực vật, cây trồng. Trên cơ sở đó có thể xác định mức tưới tiêu của vùng lãnh

thổ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.

Bảng 4.7. Các đặc trưng chế độ ẩm

Đặc trưng Đ

ơn vị

Khe

Sanh

Đông

Cồn

Cỏ

Độ ẩm tương đối

TB năm

% 88 83 85

Độ ẩm TB tháng

lớn nhất (thời kỳ)

% 90-91

(X-II)

88-90

(X-III)

90-93

(I-IV)

Độ ẩm TB tháng

thấp nhất (thời kỳ)

% 83-84

(IV-V)

70-72

(VI-

VII)

76

(VII-

VIII)

Độ ẩm tối thấp

tuyệt đối (ngày)

% 22

(11/19

85)

23

(IV/198

3)

37

(XII/1982)

Lượng bốc hơi m 1074,1 1237,0 -

27

PET năm m

Chỉ số khô hạn

TB năm

0,52 0,54 -

Thời kỳ có chỉ số

khô hạn TB tháng > 1

I-IV II-VII -

Chỉ số khô hạn

TB tháng lớn nhất

3,53

(I)

2,73

(VII)

-

Thời kỳ có chỉ số

khô hạn TB tháng <

0,50

VIII-

XI

(0,19-

0,36)

IX-XII

(0,14-

0,31)

Kết quả tính toán chỉ số khô hạn ở trong phụ lục cho thấy:

- Khi xét chỉ số khô hạn năm thì ở Quảng Trị có chỉ số khô hạn năm < 1, thậm chí

chỉ đạt 0,45-0, 55 thuộc loại khá ẩm.

- Khi xét chỉ số khô hạn từng tháng thấy có sự phân hóa khá rõ trong năm và theo

lãnh thổ. Thời kỳ thiếu nước (chỉ số khô hạn > 1) dài khoảng 4 tháng (I-IV) ở khu vực

phía Tây dãy Trường Sơn, trong đó tháng I-II có chỉ số khô hạn lớn nhất, đạt 3,44-3,54.

Trong khi ở phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn thời kỳ thiếu nước dài khoảng 4-

6 tháng, từ tháng II hoặc III đến tháng VII hoặc VIII; hai tháng III-IV có chỉ số khô hạn

lớn nhất đạt 1,5-2,6.

Trên toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Trị thời kỳ mưa nhiều (VIII-XI hoặc IX-XII) có

chỉ số khô hạn thấp nhất, đều nhỏ hơn 0,35; đây chính là thời kỳ thừa nước thậm chí gây

úng ngập nếu địa hình thoát nước kém.

1.8. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Cũng như các tỉnh khác ở khu vực Trung Bộ của nước ta, Quảng Trị có khá nhiều

các hiện tượng thời tiết đặc biệt, trong đó có những hiện tượng thời tiết mang tính chất

thiên tai khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới kèm gió mạnh mưa lớn gây lũ lụt, gió khô

nóng gây hạn hán... (bảng 6). Đây là những hiện tượng thời tiết có ảnh hưởng xấu đến

đời sống cây trồng, vật nuôi và con người.

1.8.1. Gió khô nóng

28

Phần lãnh thổ nằm bên sườn Đông dãy Trường Sơn của tỉnh Quảng Trị chịu ảnh

hưởng sâu sắc của hiệu ứng “phơn” đối với gió mùa Tây Nam. Sau khi trút mưa ở bên

sườn Tây, gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn đã trở nên khô và nóng. Loại gió

này đã gây nên kiểu thời tiết khô nóng vào thời kỳ từ đầu đến giữa mùa hè ở Quảng Trị,

đặc biệt ở những vùng thấp.

Để đánh giá tần suất xuất hiện của kiểu thời tiết khô nóng người ta đã sử dụng số

ngày khô nóng trong năm. Ngày khô nóng là ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối 35C,

còn độ ẩm không khí tương đối tối thấp tuyệt đối 65%.

Trung bình hàng năm Quảng Trị có 45-50 ngày khô nóng ở những vùng thấp.

Càng lên cao số ngày khô nóng càng giảm, đến độ cao 400 m chỉ còn khoảng 10 ngày

khô nóng/năm. Thời tiết khô nóng có thể quan trắc được vào thời kỳ từ tháng III đến

tháng IX, trong đó nhiều nhất vào các tháng V-VII với khoảng từ 8 đến 12 ngày khô

nóng/tháng. Nhìn chung ở Quảng Trị các đợt khô nóng kéo dài phổ biến là 1-2 ngày

(chiếm khoảng 63%); 3-4 ngày chiếm khoảng 23%; 6-10 ngày chiếm 11% và trên 10

ngày chiếm 3%.

Trong những ngày khô nóng, do nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp con người

và vật nuôi có cảm giác ngột ngạt, khó thở, mệt mỏi, cơ thể bị mất nước nhiều qua con

đường toát mồ hôi; cây trồng dễ bị tàn úa, táp lá, cháy nắng nhất là vào thời kỳ cây còn

non. Thời tiết khô nóng kéo dài trong nhiều ngày liên tục gây hạn hán nghiêm trọng,

ảnh hưởng xấu đến mùa màng và đời sống con người. Vào thời kỳ gió khô nóng thịnh

hành nhất (V-VII), số ngày không mưa liên tục dài nhất có thể quan sát được ở vùng

thấp phía Đông tỉnh Quảng Trị đạt khoảng 8-14 ngày9. Không mưa liên tục trong nhiều

ngày kết hợp với nắng nhiều, nhiệt độ không khí cao, khả năng bốc hơi rất lớn là

nguyên nhân gây hạn hán nghiêm trọng ở Quảng Trị trong thời gian này. Tính trung

bình mỗi tháng chỉ có 7-10 ngày mưa, tức là có tới 20-23 ngày không mưa. Hơn nữa

vào những ngày có mưa thì lượng mưa ngày nhìn chung chỉ bằng hoặc nhỏ hơn 5 mm,

có 1-4 ngày lượng mưa đạt khoảng 5-50 mm/ngày. Như vậy, lượng mưa rất ít ỏi trong

những ngày mưa vào thời gian này trong năm không đủ để thấm ướt đất sau những ngày

không mưa liên tục kéo dài và nắng gay gắt đã gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp vào thời gian này trong năm, cần áp dụng các

biện pháp thuỷ lợi như xây dựng các hồ chứa nước đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng,

hoặc trồng những đai rừng chắn gió hạn chế ảnh hưởng của gió khô nóng.

1.8.2. Bão

9 Nguyễn Văn Viết và nnk (1998). Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở

KHCN&MT.

29

Bão là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất gây tác hại to lớn đối với kinh tế và đời

sống con người trên diện rộng.

Quảng Trị là một trong những địa phương hàng năm chịu ảnh hưởng rất nặng nề

của bão, thuộc vào loại nhất nước ta. Theo số liệu thống kê ở bảng 6, tính trung bình

mỗi năm ở Quảng Trị có từ 1-2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển của tỉnh. Bão có thể

xuất hiện vào thời kỳ từ tháng VI đến tháng X, trong đó nhiều nhất vào ba tháng (VIII-

X) với khoảng 0,3 - 0,7 cơn/năm.

Năm nhiều bão có thể có tới 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết của tỉnh

Quảng Trị, trong khi có năm lại không có cơn bão nào đổ bộ trực tiếp hoặc tiếp cận khu

vực bờ biển của tỉnh Quảng Trị.

Hình 4.8. Số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh

Quảng Trị10

Tác hại chủ yếu của bão là gây mưa lớn, lũ lụt, úng ngập, gió mạnh làm đổ cây

cối, nhà cửa, gây thiệt hại lớn cho mùa màng và đời sống con người.

Vào thời kỳ cuối hè đến đầu đông (giữa tháng VIII đến đầu tháng XII), nhất là

các tháng (IX-XI) hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới thường gây ra các đợt mưa lớn

diện rộng trên toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Trị, thậm chí cả khu vực Trung Bộ. Đây là

những đợt mưa có khả năng gây ra những đợt lũ lụt, ngập úng trong nhiều ngày trên

vùng rộng lớn, đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội và con người,

ảnh hưởng lâu dài đến môi trường. Hàng năm ở Quảng Trị có từ 4 đến 6 đợt mưa lớn

diện rộng; nhiều nhất có tới 8 đợt vào năm 1998. Các đợt mưa này thường kéo dài

khoảng 2 đến 6 ngày, cá biệt có đợt tới 8-9 ngày. Lượng mưa phổ biến của các đợt mưa

10

Nguyến Thanh Lợi (2015): Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động

của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

30

lớn dao động trong khoảng 150-400 mm, cá biệt có những đợt mưa rất lớn tới 600-1000

mm vào các ngày 1-6/XII/1999; tại Cửa Việt thậm trí đạt 1125 mm.

Ngoài mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới còn gây ra gió rất mạnh với tốc độ gió

mạnh nhất đạt tới 20-30 m/s, thậm chí 35-40 m/s gây tốc mái nhà, đổ cây cối… làm

thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhân dân trong vùng.

1.8.3. Mưa phùn

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên hàng năm Quảng Trị vẫn quan trắc

được mưa phùn. Tính trung bình mỗi năm có từ 5-18 ngày mưa phùn. Ở trên đất liền,

mưa phùn có thể xuất hiện vào thời kỳ từ tháng XII đến tháng IV. Hai tháng có nhiều

mưa phùn nhất là tháng II và III với khoảng từ 2-6 ngày/tháng. Trong những ngày mưa

phùn, trời đầy mây ẩm ướt, lượng mưa không đáng kể nhưng có tác dụng làm tăng độ

ẩm đất, giảm mức độ khô hạn trong thời kỳ nửa cuối mùa đông. Ở ngoài đảo Cồn Cỏ

mưa phùn lại xuất hiện chủ yếu trong mùa hè, nhiều nhất vào các tháng V, IX và X với

khoảng 2-5 ngày/tháng.

1.8.4. Dông và mưa đá

Quảng Trị có khá nhiều dông. Mỗi năm có khoảng 70-75 ngày dông. Dông

có thể xuất hiện rải rác vào thời kỳ từ tháng III đến tháng X, song nhiều nhất vào các

tháng IV -V và VIII-IX với khoảng 9-15 ngày dông/tháng.

Ở khu vực đồi núi của Quảng Trị dông có khả năng kèm theo mưa đá

nhưng không nhiều. Tính trung bình trong vòng 10 năm mưa đá có thể xuất hiện 2 lần

vào tháng IV. Ngoài ra dông có thể xuất hiện kèm theo lốc. Trong nhiều năm gần đây ở

Quảng Trị đã xuất hiện hai trận lốc vào tháng V/1997 và tháng X/2001.

1.8.5. Sương mù và sương muối

Ở Quảng Trị sương mù phân bố trên lãnh thổ phụ thuộc vào điều kiện địa

hình. Mỗi năm có khoảng 13-15 ngày sương mù ở vùng thấp ven biển và ở đảo Cồn Cỏ,

còn ở khu vực đồi núi phía Tây có khoảng 70-76 ngày. Sương mù có thể quan trắc rải

rác trong mùa đông, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào các tháng I-III hoặc II-IV với

khoảng 2-5 ngày/tháng ở khu vực ven biển phía Đông và đảo Cồn Cỏ; ở khu vực đồi núi

phía Tây có tới 10-11 ngày/tháng.

Sương muối là hiện tượng thời tiết rất có hại đối với cây trồng nhiệt đới

như cao su, tiêu… song ở Quảng Trị hầu như không quan trắc được sương muối. Ngay

cả ở những vùng núi có độ cao trên 400 m sương muối cũng rất ít có khả năng xuất hiện

bởi những điều kiện thuận lợi để sương muối hình thành như nhiệt độ thấp xấp xỉ 00C

trong thời tiết khô và lặng gió hầu như không có ở đây.

31

Bảng 4.8. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Đặc trưng Đ

ơn vị

Khe

Sanh

Đôn

g Hà

Cồn Cỏ

Số cơn bão đổ bộ hoặc

tiếp cận bờ biển 16-180 vỹ độ

Bắc. TB năm

C

ơn

- 1,4 1,4

Số ngày khô nóng năm

và thời kỳ xuất hiện

N

gày

11,2

(III-

VI)

50,1

(II-

IX)

-

Số ngày dông năm và

thời kỳ xuất hiện nhiều

N

gày

72,9

(IV-

IX)

73,6

(IV-

X)

-

Số ngày mưa đá và thời

kỳ

N

gày

0,2

(IV)

0 0

Số ngày sương mù và

thời kỳ xuất hiện nhiều

N

gày

76,1

(IX-

IV)

13,9

(XII

-IV)

13,3

(II-IV)

Số ngày mưa phùn và

thời kỳ

N

gày

18,3

(XII-

IV)

4,6

(II-

III)

14,8

(IV-VI,

VIII-X)

Số ngày sương muối năm N

gày

0 0 0

32

II. Ỷ V N

2.1. ệ thống thuỷ văn

Do lượng mưa hàng năm lớn, lại rơi trên địa hình bị chia cắt mạnh nên mạng lưới

sông suối của tỉnh Quảng Trị khá phát triển, đặc biệt là ở vùng núi. Mật độ sông suối

tính trung bình trên toàn lãnh thổ của tỉnh cũng đạt xấp xỉ 1,0 km/km2.

Các sông suối chảy trên địa phận tỉnh Quảng Trị thuộc 4 (bốn) hệ thống sông lớn:

Bến Hải, Thạch Hãn, Mê Kông và Ô Lâu. Ngoài ra, còn một số sông nhỏ thuộc vùng cát

ven biển, hầu như độc lập với các hệ thống sông nói trên.

Lưu vực của hệ thống sông Thạch Hãn: nằm trọn vẹn trên địa phận tỉnh Quảng

Trị, chiếm toàn bộ phần chính Nam và trung tâm của tỉnh, có diện tích lớn nhất, chiếm

tới 51,3 % (diện tích toàn tỉnh).

Lưu vực của hệ thống sông Bến Hải: cũng nằm trọn vẹn trong phạm vi tỉnh

Quảng Trị, án ngữ phần phía Bắc của tỉnh và có diện tích lớn thứ hai, chiếm khoảng

22,5 % (diện tích toàn tỉnh).

Lưu vực của hệ thống sông Ô Lâu: chỉ có một phần của hạ lưu nằm trên phạm vi

tỉnh Quảng Trị, án ngữ ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích 342 km2, chiếm khoảng

7,2 % (diện tích toàn tỉnh).

Hai lưu vực của hai sông nhánh thuộc hệ thống sông Mê Kông: ở phía Tây của

tỉnh Quảng Trị, đó là lưu vực sông Sê Păng Hiêng và lưu vực sông Sê Pôn. Tổng diện

tích của hai lưu vực này trên địa phận tỉnh xấp xỉ 740 km2, chiếm khoảng 15,6% (diện

tích toàn tỉnh).

Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị là lưu vực của các sông nhỏ đổ trực tiếp ra

biển, có tổng diện tích xấp xỉ 160 km2, chỉ chiếm khoảng 3,4 diện tích toàn tỉnh.

Do có dãy Trường Sơn án ngữ ở phía Tây, phần lớn các sông trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị có chung các đặc điểm là ngắn, được đặc trưng bởi hai bộ phận thượng lưu

và hạ lưu tương phản nhau rõ rệt. Đoạn thượng lưu sông thường dốc, có thung lũng sâu

và hẹp, quá trình đào lòng và xâm thực giật lùi mạnh, nhiều thác ghềnh nên lũ thường

xuất hiện đột ngột. Đoạn hạ lưu của các sông thuộc sườn Đông Trường Sơn chảy qua

vùng đồng bằng trước khi đổ ra biển thường có lòng dẫn mở rộng, chảy quanh co uốn

khúc, độ dốc nhỏ, hiện tượng tách dòng, phân nhánh rất phổ biến nên thường gây ra

hiện tượng bồi xói rất phức tạp.

Trên địa phận tỉnh Quảng Trị, lưu vực sông Sê Păng Hiêng và Sê Pôn nằm hoàn

toàn trên sườn phía Tây của dãy Trường Sơn. Chính vì vậy, phần lớn các sông thuộc hai

33

lưu vực này đều chảy theo hướng Đông - Tây và lượng dòng chảy hình thành trên chúng

đều được dòng chính mang qua biên giới sang tỉnh Savannakhet của Lào để rồi sau đó

gia nhập vào hệ thống sông Mê Kông.

Ngược lại, phù hợp với hướng dốc chung của địa hình trên sườn Đông của dãy

Trường Sơn, phần lớn sông suối thuộc hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải đều

chảy theo hướng chung là hướng Tây - Đông và vận chuyển toàn bộ lượng nước hình

thành trên lưu vực của chúng đổ trực tiếp qua biển Đông qua hai cửa sông lớn là Cửa

Tùng và Cửa Việt.

Cũng nằm trên sườn Đông của dãy Trường Sơn nhưng các sông thuộc hệ

thống sông Ô Lâu không đổ trực tiếp ra vùng biển của tỉnh Quảng Trị. Sau khi tiếp nhận

nước của các sông nhánh, dòng chính sông Ô Lâu chảy vòng qua phần Đông Nam của

tỉnh Quảng Trị rồi quay trở lại tỉnh Thừa Thiên Huế, đi qua phá Tam Giang và cuối

cùng đổ ra biển Đông qua cửa Thuận An.

Tất cả các sông nhỏ thuộc vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị đều đổ trực tiếp

ra biển.

Hạ lưu của các hệ thống sông Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu được nối với nhau

bằng các con sông đào chảy qua vùng đồng bằng dọc theo phía Tây của vùng cát ven

biển. Hệ thống kênh đào này có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước cho sản xuất,

phân lũ, chậm lũ, điều hoà lũ lớn khi có chênh lệch mực nước trên các hệ thống sông

cho vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.

Bảng 4.9. Đặc trưng hình thái của các sông chính ở Quảng rị

Tên

sông

C

hiều

i sông

(k

m)

Di

ện tích

lưu vực

(km2)

Đ

ộ cao

nguồn

sông

(m)

Độ

cao TB

lưu vực

(m)

Đ

ộ dốc

của lưu

vực (%)

M

ật độ

sông

suối

(km/km2)

Bến

Hải

64,5

809

50

0

115 8,

6

1,

15

Thạ

ch Hãn

15

6,0

2.

660

70

0

301 20

,1

0,

92

Thá

c Mã

65,0

230

90

0

192 27

,6

0,

58

34

Bến

Xe

41

,5

35

7

15

0

75 2,

6

1,

18

Rào

Quán

39

,0

25

1

1.

400

517 25

,6

1,

36

Vĩn

h Phước

45

,0

29

3

35

0

85 9,

4

1,

37

Cam

Lộ

66

,0

53

9

1.

425

238 20

,1

1,

12

2.1.1. Hệ thống sông ngòi 11

a) Lưu vực sông Bến Hải

Mỗi một hệ thống sông đều có một sông chính và nhiều sông nhánh. Tên của lưu

vực của hệ thống sông thường được lấy theo tên của sông chính của hệ thống. Hệ thống

sông Bến Hải có sông chính là sông Bến Hải. Vì vậy, lưu vực của hệ thống sông Bến

Hải được gọi là lưu vực sông Bến Hải. Sông đổ ra biển qua cửa Tùng, diện tích lưu vực

809 km2 (17% diện tích tỉnh)

12, với các sông nhánh đổ vào ở bờ trái là Rào Quang - Bến

Xe và ở bờ phải là Khe Nhi và sông Ngân. Sông chính Rào Thanh - Bến Hải có hướng

chảy Tây-Đông chếch về Đông Bắc. Lưu vực Rào Thanh không đối xứng, với sườn Bắc

hẹp, sườn Nam rộng, các suối nhánh đổ vào tạo thành dạng lông chim. Hệ thống sông

Bến Hải có độ uốn khúc trung bình (1,43) và tạo nên một đồng bằng hẹp khi cắt qua

khối bazan Gio Linh - Vĩnh Linh để ra biển, mà trước đó dải bazan này có thể là một

khối thống nhất.

Hệ thống sông Bến Hải về đại thể đặt lòng theo các hệ đứt gãy cổ và có thể

tái hoạt động trong Tân kiến tạo. Dòng chảy đi theo sườn của cấu trúc nếp lồi (Rào

Thanh) hay cắt thẳng góc với cấu trúc nếp lõm (Bến Xe) của hệ tầng Long Đại (O-S1).

Rào Thanh cắt thẳng góc với các bậc địa hình (đồng bằng, đồi, núi thấp) và cũng thẳng

góc với ĐCN chính hiện đại, nơi phân bố vòm nâng Tân kiến tạo.

Sông Bến Hải bắt nguồn từ độ cao 500 m, tại vị trí có tọa độ 106042’17’’ độ kinh

Đông và 16056’07’’ độ vĩ Bắc của dãy núi Động Châu cao trên 1200 m nằm ở phía Tây

11

Nguyễn Thị Nga, Lại Vĩnh Cẩm, (2007): Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, NXB KHTN&CN, Hà Nội và Nguyễn Thị

Nga, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn (2006). Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước

tỉnh Quảng Trị. Báo cáo chuyên đề công trình "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị năm 2010 có định

hướng 2020", Hà Nội. 12

Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị (2002): Đặc điểm thuỷ văn tỉnh Quảng Trị. B/c đề tài nhánh, 86

tr. Tài liệu lưu trữ, Hà Nội.

35

của huyện Vĩnh Linh, thuộc khu vực giáp ranh với huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình.

Đoạn thượng lưu của sông Bến Hải có tên là Rào Thanh. Sông Bến Hải chảy theo

hướng chung là Tây - Đông và đổ ra biển tại Cửa Tùng tại vị trí có tọa độ 107006’17’’

độ kinh Đông và 17001’00’’ độ vĩ Bắc. Chiều dài sông tính từ nguồn sông đến cửa sông

(L) khoảng 64,5 km. Hệ số uốn khúc của sông bằng 1,45.

Sông Bến Hải có 5 sông nhánh cấp I (đổ trực tiếp vào sông chính) và 6 sông

nhánh cấp II (đổ trực tiếp vào sông nhánh cấp I). Các sông nhánh cấp I tương đối lớn

của sông Bến Hải là: Khe Khi, Khe Mươi, Sa Lung,…

Sa Lung là nhánh lớn nhất của sông Bến Hải; phần thượng nguồn có tên là Rào

Quang; bắt nguồn từ độ cao 150 m của vùng đồi phía Tây xã Vĩnh Ô của huyện Vĩnh

Linh; chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Vĩnh Hà, Sa Lung; khi đến xã

Vĩnh Linh thì chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ vào sông Bến Hải ở thượng

lưu cầu Hiền Lương từ phía bờ trái. Sông Sa Lung dài 41,5 km, có diện tích lưu vực (F)

khoảng 357 km2 với các nhánh lớn là các sông: Đào Trường (L = 18,5 km, F = 37,3

km2), Châu Thị (L = 18,5 km, F = 36 km

2), Mỹ Tá (L = 15 km, F = 39,2 km

2)...

Sông Khe Khi dài 16 km, bắt nguồn từ độ cao 350 m của vùng đồi phía Tây Nam

xã Linh Thượng của huyện Gio Linh, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc rồi đổ vào

sông Bến Hải từ phía bờ phải. Sông Khe Khi có diện tích lưu vực 53,4 km2, chiều dài

lưu vực 11 km và chiều rộng bình quân lưu vực 5,0 km.

Khe Mươi có đoạn thượng nguồn được gọi là sông Ngân, dài 22 km, bắt nguồn từ

độ cao 300 m của vùng đồi phía Tây Nam xã Hải Thái của huyện Gio Linh, giáp với xã

Cam Tuyền của huyện Cam Lộ; chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua xã Hải Thái

và nông trường Cồn Tiên rồi đổ vào sông Bến Hải từ phía bờ phải. Lưu vực sông Khe

Mươi có tổng diện diện quân lưu vực (5,7 km).

Lưu vực sông Bến Hải có tổng diện tích là 809 km2, độ cao trung bình lưu vực

115 m, độ dốc trung bình lưu vực 8,60%, mật độ lưới sông khoảng 1,15; nằm trên địa

phận hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh; có dạng hẹp ở thượng lưu và nở rộng ở hạ lưu.

Thượng và trung lưu lưu vực sông Bến Hải là vùng đồi núi, có nơi được bao phủ bởi đất

bazan với độ cao từ 50 - 100 m đến hơn 1000 m. Hạ lưu sông là vùng đồng bằng tương

đối bằng phẳng, có các cồn cát chạy dài theo bờ biển.

b) Lưu vực sông Quảng Trị - Thạch Hãn

Hệ thống sông Quảng Trị - Thạch Hãn có dòng chính là sông Thạch Hãn - con

sông lớn nhất của tỉnh Quảng Trị.

Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ độ cao 700 m của vùng núi thuộc Tây Trường Sơn

36

ở phía Đông Nam huyện Đakrông. Hướng chảy của sông từ nguồn đến cửa không thống

nhất: từ nguồn đến A Bung (nơi có sông La Bót chảy vào từ phía bờ trái), sông chảy

theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; từ A Bung đến chỗ nhập lưu với sông Rào Quán,

sông đổi hướng chảy thành Đông Nam - Tây Bắc; sau khi nhận nước từ sông Rào Quán

đổ vào từ bờ trái, sông lại đổi hướng chảy thành Tây Nam - Đông Bắc cho tới Quan

Thuế; sau đó, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho đến hết địa phận xã Ba

Lòng. Trong đoạn tiếp theo, sông Thạch Hãn chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc;

sau khi đi qua thị xã Quảng Trị, sông chảy về phía Bắc đến thành phố Đông Hà thì tiếp

nhận thêm nước của sông Cam Lộ đổ vào từ bờ trái rồi tiếp tục chảy ra biển Đông. Cửa

Việt là nơi sông Thạch Hãn đổ ra biển. Đoạn thượng lưu từ nguồn đến chỗ nhập lưu vực

với sông Rào Quán có tên sông Đakrông; ®o¹n trung l­u tõ ng· ba Rµo Quán - Đakrông

tới hết ranh giới xã Ba Lòng có tên là sông Ba Lòng và đoạn hạ lưu từ ranh giới xã Ba

Lòng đến Cửa Việt mới được gọi là sông Thạch Hãn.

Sông Thạch Hãn có chiều dài tính từ nguồn xa nhất đến cửa sông khoảng 156 km.

Sông chảy qua các vùng địa lý tự nhiên rất khác nhau: phần thượng lưu bắt nguồn và

chảy trong vùng núi ở sườn phía Tây dãy Trường Sơn còn phần trung và hạ lưu chảy

qua vùng đồi núi và đồng bằng ở sườn phía Đông dãy Trường Sơn. Chính đặc điểm này

đã tạo nên những nét khác biệt về chế độ nước giữa thượng lưu với trung lưu và hạ lưu

sông Thạch Hãn.

Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở cửa Việt, có dòng chảy phức tạp do hiện tượng

cướp dòng Đakrông bắt nguồn từ vùng A Bung, A Ngo ở phía ĐN chảy qua một thung

lũng hẹp về TB, qua Sa Lăng thì đột ngột tạo một đoạn uốn gấp khúc vuông góc liên

tiếp làm cho dòng chảy về Đông rồi sau đó là ĐN (sát QL 9). Chính tại nơi khúc uốn

quay đột ngột đó đã xảy ra một cuộc cướp dòng: sông Quảng Trị với sức xâm thực đầu

nguồn rất lớn (do có mực xâm thực thấp), lại được kích thích bởi hoạt động của đứt gãy

trẻ cắt qua, đã công phá mãnh liệt đoạn đèo cổ tại đây (đèo cổ của đường chia nước

(ĐCN) cổ) và cướp lấy toàn bộ nước của Đakrông mà trước đó chúng cùng với nước

của Rào Quán chảy về phía Tây, đổ vào Sê Pôn rồi tiếp vào Mê Kông. Trước khi bị

cướp dòng Đakrông chảy trên bề mặt cao 400-600m là bề mặt còn tồn tại rất phổ biến

hiện nay tại thung lũng Đakrông và Rào Quán. Thung lũng Đakrông vốn thuộc vào hệ

thống thuỷ văn Trường Sơn Tây còn được minh chứng bởi chính hình thái của nó. Thật

vậy, về mặt hình thái thung lũng Đakrông khác hẳn thung lũng các sông suối phía Đông,

nhưng gần gũi, đồng dạng với thung lũng Sê Pôn phía Tây: cả hai thung lũng này đều

bắt nguồn từ phía ĐN, kéo dài đổ về TB, hoàn toàn ngược chiều với dòng chảy của

mạng thuỷ văn phía Đông. Hiện tượng cướp dòng Đakrông của sông Quảng Trị đã được

37

nhiều tác giả nhắc đến 13

và việc cướp dòng đã xảy ra chính vào giai đoạn sau phun trào

bazan Khe Sanh và Làng Vân (tuổi có thể vào cuối Q11 khoảng 700.000 năm).

Dòng chảy chính Đakrông - Quảng Trị -Thạch Hãn có 2 lần đổi chiều ngược lại,

kiểu hình sin, với đặc điểm là những sông nhánh chảy vào chủ yếu ở bên bờ trái: Rào

Quán, Ái Tử, Vĩnh Phước, Cam Lộ (ở bờ phải chỉ có sông Nhùng, nhỏ và lưu vực rất

hẹp). Cũng phải nói rằng vào thời kỳ biển tiến cực đại Holocen Trung (5000-5500 năm

trước) các sông nhánh Nhùng, Ái Tử, Vĩnh Phước, Cam Lộ, đều đổ trực tiếp ra biển.

Sông Thạch Hãn chuyển dòng từ hướng ĐB sang hướng TB song song với bờ biển có

thể do hoạt động của đứt gãy phương TB-ĐN tại đây.

Lưu vực của hệ thống sông này (2660km2)

14 chiếm khoảng 56,5% diện tích tỉnh

Quảng Trị. Các dòng chảy của dòng chính và nhánh hầu như đều trùng vào hệ thống đứt

gãy trẻ hoặc tái hoạt động.

Lưu vực sông Thạch Hãn có tổng diện tích 2660 km2, chiếm tới 56 diện tích

của tỉnh Quảng Trị. Thượng lưu sông chảy qua địa phận huyện Đakrông ở sườn phía

Tây Trường Sơn, còn trung và hạ lưu chảy bên sườn Đông Trường Sơn, qua các huyện

Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng, Gio Linh cùng 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị. Sông

Thạch Hãn có tổng cộng 14 sông nhánh cấp I, 11 sông nhánh cấp II và 2 sông nhánh cấp

III. Các sông nhánh cấp I lớn nhất của sông Thạch Hãn là Rào Quán (Ls = 35,0 km, F =

251 km2), Vĩnh Phước (Ls = 45,0 km, F = 293 km

2), Cam Lộ (Ls = 66,0 km, F = 539

km2),…

Rào Quán là sông nhánh cấp I lớn nhất phía tả ngạn của sông Đakrông (thượng

lưu sông Thạch Hãn). Sông này có tổng chiều dài 35 km, bắt nguồn từ vùng núi cao trên

1500 m ở xã Hướng Sơn - huyện Hướng Hoá, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và

đổ vào sông Đakrông ở hạ lưu cầu Khe Sanh. Lưu vực sông Rào Quán có diện tích 251

km2; nằm trên sườn phía Tây của dãy Trường Sơn; có các đỉnh cao trên 1000 m như:

động Voi Mẹp 1739 m, động Sá Mùi 1613 m, động La Rùng 1123 m, động Pa Thiên

1371 m... Độ cao trung bình của lưu vực đạt cỡ 517 m; độ dốc trung bình lưu vực rất

lớn, tới 25,6%; chiều dài lưu vực khoảng 30 km và chiều rộng bình quân lưu vực đạt 8,4

km.

Vĩnh Phước cũng là sông nhánh lớn phía tả ngạn của sông Thạch Hãn, bắt nguồn

từ vùng đồi cao 300 - 400 m ở phía Tây xã Cam Nghĩa - huyện Cam Lộ, có chiều dài 45

km, diện tích lưu vực 293 km2. Độ dốc bình quân của lưu vực không lớn, chỉ 9,4%. Lưu

vực sông Vĩnh Phước có chiều dài khoảng 32 km và chiều rộng 9,2 km. Sông Vĩnh

13

Vũ Tự Lập (1999): Địa lý Tự nhiên Việt Nam, 346 tr, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14

Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, (2002): Đặc điểm thuỷ văn tỉnh Quảng Trị. B/c đề tài nhánh, 86

tr. Tài liệu lưu trữ, Hà Nội.

38

Phước có khá nhiều sông nhánh, trong đó nhánh lớn nhất là sông Ái Tử. Sông Ái Tử dài

30 km, có diện tích lưu vực 95,1 km2, nhập vào sông Vĩnh Phước ở phía bờ phải trước

khi sông Vĩnh Phước đổ vào sông Thạch Hãn ở xã Triệu Lương, cách cầu Thạch Hãn 8

km về phía hạ lưu.

Sông Cam Lộ (còn thường được gọi là sông Hiếu) là nhánh lớn nhất của sông

Thạch Hãn. Sông này bắt nguồn từ sườn phía Đông của dãy Trường Sơn ở độ cao trên

1000 m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Hướng Sơn, Hướng Hiệp

thuộc huyện Hướng Hoá rồi chảy vào địa phận huyện Cam Lộ tại xã Cam Tuyền. Từ

đây, sông Cam Lộ chảy theo hướng gần như Tây - Đông, qua vùng địa hình bằng phẳng

thuộc địa phận huyện Cam Lộ, thị xã Đông Hà, rồi đổ vào sông Thạch Hãn ở phía bờ

trái tại Gia Độ, cách Cửa Việt khoảng 12 km. Chiều dài sông tính từ nguồn đến cửa là

66 km. Lưu vực sông Cam Lộ có diện tích 539 km2, hình dạng hẹp và kéo dài theo

hướng Tây - Đông (chiều dài bình quân lưu vực tới 58 km nhưng chiều rộng bình quân

lưu vực chỉ 9,3 km). Thượng lưu lưu vực là vùng núi thuộc sườn Đông dãy Trường Sơn

với những đỉnh cao trên 800 m (động Voi Mẹp 1739m, động Sá Mùi 1613 m, động Sa

Liêng 896 m,...). Trung lưu lưu vực là vùng đồi có độ cao 100 - 500 m. Hạ lưu lưu vực

là vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 238 m, độ

dốc bình quân lưu vực tương đối lớn, tới 20,1%. Lưu vực có chiều dài khoảng 58,0 km

và chiều rộng bình quân khoảng 9,3 km. Sông Cam Lộ có một số sông nhánh tương đối

lớn như các sông: Trịnh Hiên (Ls = 24 km, F = 147 km2), Khe Mo Hai (Ls = 10 km, F =

23,7 km2), ...

Tại thôn Bạch Lộc, sông Thạch Hãn được nối với sông Bến Hải bởi sông đào

Cánh Hòm. Tại gần Thành cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn lại được nối với sông Ô Lâu

bởi sông đào Vĩnh Định.

c) Lưu vực sông Ô Lâu

Hệ thống sông Ô Lâu có sông Ô Lâu là sông chính.

Sông Ô Lâu bắt nguồn từ độ cao 900 m của vùng rừng núi thuộc huyện A Lưới -

tỉnh Thừa Thiên Huế. Sông dài 65 km, có hệ số uốn khúc 1,85. Diện tích lưu vực tính

đến Cầu Nhị là 503 km2 còn tính đến cửa Thuận An là 700 km

2.

Phần thượng và trung lưu của sông chính Ô Lâu chảy trên phạm vi tỉnh Thừa

Thiên Huế, chỉ có đoạn hạ lưu mới chảy trên địa phận tỉnh Quảng Trị và làm thành

đường biên giới phía Đông Nam giữa tỉnh Quảng trị với tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần

nằm trên địa phận tỉnh Quảng Trị của lưu vực sông Ô Lâu có tổng diện tích khoảng 340

km2, chỉ chiếm 7,2% diện tích tỉnh Quảng Trị. Sau khi vòng qua vùng cát phía Đông

Nam tỉnh Quảng Trị, sông chính Ô Lâu lại chảy sang địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và

39

đổ vào phá Tam Giang qua Cửa Lác. Sau khi đi qua phá Tam Giang, sông Ô Lâu mang

nước của hệ thống đổ vào biển Đông qua cửa Thuận Hải.

Thác Mã và Cầu Nhị là hai nhánh lớn phía tả ngạn của đoạn hạ lưu sông Ô Lâu

chảy trên phạm vi tỉnh Quảng Trị.

Sông Thác Mã (có đoạn thượng nguồn được gọi là sông Mỹ Chánh) là nhánh cấp

I phía tả ngạn ở hạ lưu của sông Ô Lâu. Sông Thác Mã bắt nguồn từ vùng đồi núi ở

sườn phía Tây dãy Trường Sơn thuộc huyện Hương Trà của tỉnh Thừa Thiên Huế với

một số đỉnh cao trên 1000 m (động Ba Lê 1102 m, Coc Moen 1298 m). Chiều dài sông

Thác Mã tính từ nguồn xa nhất tới cửa ra là 40 km. Diện tích lưu vực 230 km2. Sông

Thác Mã đổ vào sông Ô Lâu sau khi đã chảy qua các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân,

Hải Hòa của huyện Hải Lăng.

Sông Cầu Nhị dài 16 km, được khống chế bởi diện tích lưu vực 43,5 km2, bắt

nguồn từ độ cao 100 m của vùng đồi phía Tây Nam xã Hải Chánh - huyện Hải Lăng,

chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Khe Ché thì đổi hướng chảy lên phía Bắc và

đổ vào sông Ô Lâu.

Sông Nhùng bắt nguồn từ vùng đồi cao trên 100 m ở phía Tây Nam huyện Hải

Lăng, giáp với huyện Hương Trà của tỉnh Thừa Thiên Huế; chảy theo hướng Tây Nam -

Đông Bắc đến QL 1 ở xã Hải Lâm của huyện Hải Lăng thì chuyển hướng gần như Bắc -

Nam chảy qua các xã Hải Thượng, Hải Quy của huyện Hải Lăng và một số xã ở phía

Đông của huyện Triệu Phong rồi đổ vào sông đào Vĩnh Định ở Quy Thiện, gần sông Ô

Lâu. Vì vậy, mặc dù tương đối độc lập nhưng vẫn có thể quy sông Nhùng vào hệ thống

sông Ô Lâu.

d) Lưu vực sông Sê Pôn và Sê Păng Hiêng

“Sê” tiếng Lào có nghĩa là sông. Sê Pôn và Sê Păng Hiêng là hai nhánh sông

trong số rất nhiều nhánh của hệ thống sông Mê Kông. Bao gồm phần thượng nguồn của

các suối (kể từ Bắc xuống) Huổi Nam Se, Sê Xa Mu, Sê Xa Lun và sông Sê Pôn, tất cả

đều đổ vào Sê Păng Hiêng, trước khi chảy vào Mê Kông tại Khem Ma Rát. Diện tích

lưu vực Xê Pôn và thượng nguồn các suối trong địa phận Việt Nam là 738km2 (khoảng

15% diện tích tỉnh)15

. Huổi Nam Se có hướng chảy từ Đông sang Tây.

Sông Sê Păng Hiêng bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1200 m (động Châu 1254 m,

động Vang Vang 1225 m) thuộc sườn Tây của dãy Trường Sơn ở phía Đông Bắc xã

Hướng Lập của huyện Hướng Hoá, tại khu vực giáp ranh với huyện Lệ Thuỷ của tỉnh

Quảng Bình. Trừ đoạn gần nguồn chảy theo hướng Bắc - Nam còn gần như toàn bộ

15

Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, (2002): Đặc điểm thuỷ văn tỉnh Quảng Trị. B/c đề tài nhánh, 86

tr. Tài liệu lưu trữ, Hà Nội.

40

đoạn chảy trên địa phận tỉnh Quảng Trị của sông Sê Păng Hiêng đều theo hướng Đông -

Tây, men theo đường 527, chảy qua biên giới Việt - Lào tại bản Trim thuộc xã Hướng

Lập của huyện Hướng Hoá và đổ vào sông Sê Pôn trên đất Lào. Phần lưu vực sông Sê

Păng Hiêng trên lãnh thổ tỉnh Quảng Trị có diện tích xấp xỉ 180 km2, chỉ chiếm 3,8%

diện tích của tỉnh Quảng Trị.

Sông Sê Pôn bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000 m của nước Lào, gần vùng biên

giới với nước ta. Đoạn thượng lưu (được gọi là sông Ghềnh Ghềnh) chảy theo hướng

Đông Nam - Tây Bắc, khi đến A Muz thì đổi hướng, chảy ngược lên phía Bắc, đi qua

thị trấn Sa Moi thuộc huyện Sa Moi - tỉnh Savannakhet (Lào) để đến biên giới Việt -

Lào. Từ đây đến Lao Bảo, sông chảy theo hướng Tây, rồi Tây Bắc và làm thành đường

biên giới tự nhiên giữa nước ta với nước bạn Lào. Sau đó, sông Sê Pôn lại chảy qua biên

giới sang Lào, tiếp nhận nước của sông Sê Păng Hiêng để rồi sau đó gia nhập vào hệ

thống sông Mê Kông. Đoạn chảy trên vùng giáp ranh giữa tỉnh Quảng Trị của nước ta

với tỉnh Savanakhet của Lào của sông Sê Pôn dài khoảng 10 km. Đoạn này có một số

nhánh khá lớn bắt nguồn từ sườn phía Tây của dãy Trường Sơn thuộc địa phận huyện

Hướng Hoá, chảy theo hướng Đông - Tây rồi đổ vào sông Sê Pôn từ phía bờ trái. Phần

lưu vực sông Sê Pôn thuộc lãnh thổ nước ta có diện tích khoảng 558 km2, chiếm 11,8%

diện tích tỉnh Quảng Trị.

e) Các sông thuộc vùng cát ven biển

Các sông thuộc vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị đều là các sông nhỏ và đều đổ

trực tiếp ra biển Đông.

Vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Trị (huyện Vĩnh Linh) không có quan hệ

trực tiếp với các hệ thống sông lớn kể trên nhưng cũng có nguồn nước mặt khá phong

phú từ các hồ tự nhiên (Thủy Tú thuộc xã Vĩnh Tú, Thủy Trung thuộc xã Vĩnh Trung)

của vùng đồi bazan. Nước từ lòng đất hoặc nguồn nước từ các đụn cát chảy ra thường

xuyên bổ sung cho các hồ tự nhiên (bàu Sẫm thuộc xã Vĩnh Tú, bàu Me thuộc xã Vĩnh

Trung, bàu Trạng thuộc xã Vĩnh Thái,…) trên vùng cát. Đây là nguồn nước mặt chủ yếu

cung cấp nước suốt cả năm cho sản xuất và sinh hoạt của vùng cát Vĩnh Linh. Tuy

nhiên, nguồn nước mặt này vẫn còn hạn chế, chưa đủ cung cấp cho nhu cầu thực tế sản

xuất và sinh hoạt.

Ở vùng cát Gio Linh, người dân đã tiến hành ngăn trữ nước tạo thành các hồ nhỏ

trên vùng cát như các hồ: An Trung, Hoàng Hà, Nhĩ Hạ, Nhĩ Thượng, An Mỹ để lấy

nước tưới.

Các đê chắn cát ở vùng cát Triệu Phong, Hải Lăng đã tạo ra nhiều ao hồ nhỏ có

tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các ao hồ nhỏ này chỉ có tác dụng trữ

41

nước được 6-7 tháng. Vào mùa khô, tình trạng thiếu nước ngọt ở các vùng cát vẫn diễn

ra rất nghiêm trọng.

g) Các cửa sông:

Quảng Trị có hai cửa sông lớn là Cửa Việt và Cửa Tùng.

Cửa Việt là cửa đổ ra biển của sông Thạch Hãn, nằm giữa hai huyện Gio Linh

và Triệu Phong, cách thành phố Đông Hà 14 km về phía Bắc. Cửa Việt có độ sâu tương

đối lớn nên tàu thuyền lớn có thể ra vào dễ dàng. Cảng thương mại ở phía bờ Bắc, cảng

cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở phía bờ Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để phát

triển khu vực cửa sông này thành trung tâm nghề cá của tỉnh Quảng Trị.

Cửa Tùng là cửa đổ ra biển của sông Bến Hải, nằm giữa hai huyện Vĩnh Linh

và Gio Linh, cách thành phố Đông Hà khoảng 30 km về phía Bắc. So với Cửa Việt, Cửa

Tùng có độ sâu nhỏ hơn. Vào mùa kiệt, độ sâu luồng vào khoảng 2 - 3 m. Hệ thống cơ

sở hạ tầng còn hạn chế nên lượng tàu thuyền lớn ra vào đây ít hơn so với Cửa Việt. Cầu

nối hai bờ Bắc và Nam sông Bến Hải vừa mới được xây dựng cùng với cảng cá và khu

neo đậu tránh trú bão Cửa Tùng sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề cá ở

khu vực này. Bãi biển Cửa Tùng không rộng và cũng không dài nhưng là một bãi biển

đẹp. Nước biển ở đây trong và xanh; bãi cát trắng, mịn và bằng phẳng; mặt biển lại luôn

lộng gió và thay đổi màu sắc dưới ánh nắng mặt trời. Thật là một địa điểm lý tưởng cho

những ngày nghỉ cuối tuần của dân địa phương và du khách xa gần.

h) Khu vực đảo Cồn Cỏ

Cồn Cỏ là một huyện đảo của tỉnh Quảng Trị, nằm trên vùng biển cách đất liền

khoảng 13 -17 hải lý, được khống chế trong giới hạn từ vĩ tuyến 17008’15” đến

17010’05” vĩ độ Bắc và từ kinh tuyến 107

019’50” đến 107

020’40” kinh độ Đông, án ngữ

cửa ngõ phía Nam của vịnh Bắc Bộ.

Với địa hình dạng vòm thoải, cao ở phần trung tâm và thấp dần ra xung quanh,

đảo Cồn Cỏ rất khó giữ được nước mưa để hình thành dòng chảy. Khi mưa rơi xuống

đảo, quá trình chảy tràn trên bề mặt chiếm ưu thế và hầu như toàn bộ lượng nước được

đổ thẳng ra biển. Quá trình tuần hoàn nước ở mặt đảo hầu như kết thúc rất nhanh sau

mỗi trận mưa. Bởi vậy, trên đảo hầu như hoàn toàn không có sông suối, kể cả loại hình

khe suối khô. Ở đây chỉ có thể gặp một số địa hình trũng dạng máng khô. Với đặc thù

trên, nguồn nước mặt tự nhiên trên đảo vô cùng hiếm và hầu như hoàn toàn không hiện

diện vào mùa khô.

2.1.2. Hệ thống ao, hồ, đầm

42

a) Trữ lượng nước hồ đập16

Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình hồ

chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra, trong tỉnh còn có 101 trạm bơm các loại phục

vụ tưới và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp.

Tổng dung tích nước đã sử dụng qua các công trình thủy lợi khoảng 295

triệu m3, trong đó tổng dung tích hồ chứa các loại cung cấp 211 triệu m

3, các đập dâng

và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu m3, số còn lại là các trạm bơm quy mô nhỏ (các

bảng từ 4.10 đến 4.14).

Bảng 4.10. Các hồ đập do doanh nghiệp quản lý

T

T

ên hồ chứa Địa

điểm

Đơn vị quản lý Dung tích

(triệu m3)

C

hứa

H

ữu ích

1 Trúc Kinh Gio

Linh

Công ty KTN

Trúc Kinh

3

8.9

3

7.8

2 La Ngà Vĩnh

Linh

XNKTN Vĩnh

Linh

3

6.7

3

4

3 Bảo Đài Vĩnh

Linh

Công ty KTN

Vĩnh Linh

2

5.5

2

5

4 Kinh Môn Gio

Linh

XNKTN Gio

Linh

1

8.2

1

5.9

5 Ái Tử Triệu

Phong

1

5.5

1

5.3

6 Hà Thượng Gio

Linh

XNKTN Gio

Linh

1

1.3

6.

5

7 Bàu Nhum Vĩnh

Linh

XNKTN Vĩnh

Linh

9

.0

8.

0

8 Nghĩa Hy Cam

Lộ

XNKTN Đông

3

.27

3.

24

16 Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, (2006). Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng

tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị. Báo cáo chuyên đề công trình "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị năm

2010 có định hướng 2020", Hà Nội..

43

9 Khe Mây Đông

XNKTN Đông

1

.2

0.

8

1

0

Nam Thạch Hãn Hải

Lăng

XNKTN Nam

Thạch Hãn

7

9,8

ổng cộng các hồ lớn 1

59.57

1

46.54

Bảng 4.11. Năng lực tưới của các hồ đập dâng hiện có trên lưu vực sông Sê

Pôn

T

T Tên hồ

Dun

g tích

(triệu m3)

Dung tích

hiệu dụng (triệu

m3)

1 Hồ Làng

Ruộng

0,75 0,75 2 Đập dâng

Lìa

1,087 1 3 Hồ Tân Tài 0,057 0,045 4 Hồ Tân Độ 0,58 0,48 5 Hồ Xa Kia 0,012 0,011 6 Hồ Bản Của 0,029 0,024 7 Hồ Axau 0,034 0,024 8 Hồ Thanh

Niên

0,381 0,361 9 Hồ Tân Sơn 0,012 0,011

Tổng 2,942 2,706

Bảng 4.12. Năng lực tưới các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông Bến ải

T

T ên hồ

D

ung tích

(triệu

m3)

Dun

g tích hiệu

dụng

(triệu m3)

T

T ên hồ

Dun

g tích

(triệu m3)

Dun

g tích hiệu

dụng (triệu

m3)

1 Hồ Phú

Dung

0,

453

0,45 2

5

Hồ Rùng

Rùng

0,02

7

0,02 2 Hồ Hải

Tân

0,

805

0,8 2

6

Hồ Thanh

Niên

0,03

3

0,02 3 Hồ Bàu

Sen

0,

008

0,00

7

2

7

Hồ Máng

Nước

0,38 0,36 4 Hồ 7B 2

8

Hồ Dục

Đức

0,17 0,15 5 Hồ Động

Dôn

2

9

Hồ Khe Đá 0,17

5

0,16 6 Hồ Gia

Voòng

3

0

Hồ Trằm

Trỡi

0,21 0,19 7 Hồ Khe

Me

3

1

Hồ Cổ

Kiềng II

0,30

2

0,3 8 Hồ Thành

An

3

2

Hồ Cổ

Kiềng I

0,06

5

0,06 9 Hồ Xuân

Tây

3

3

Hồ Xung

Phong

1

0

Hồ Cây

Si

3

4

Hồ Khe L-

ương

1

1

Hồ Hà

Thượng

11

,4

6,5 3

5

Hồ Động

Vương

44

1

2

Hồ Kinh

Môn

17

,6

15,9 3

6

Hồ Xung

Phong

1

3

Hồ La

Ngà

36

,7

34 3

7

Hồ Quyết

Thắng I

1

4

Hồ Bàu

Nhum

9 9 3

8

Hồ Quyết

Thắng II

1

5

Hồ Bảo

Đài

25

,5

25 3

9

Hồ Nhà

Trọn

1

6

Hồ Trúc

Kinh

39 37,8 4

0

Hồ Khe Ná 1

7

Hồ Trấm 0,

175

0,16 4

1

Hồ Bàu

Trạng

1

8

Hồ Tràm 0,

38

0,36 4

2

Hồ Khe

Tâm

1

9

Hồ Hà 0,

36

0,35 4

3

Hồ Làng 2

0

Hồ Đập

Cáy

0,

055

0,05 4

4

Hồ Ao Tre 2

1

Hồ Bội 0,

065

0,06 4

5

Hồ Tú Hạp 2

2

Hồ Tai

Voi

0,

142

0,14 4

6

Hồ 26/3 2

3

Hồ Bàu

Chùa

0,

21

0,18 4

7

Hồ Mộc

Mạc

2

4

Hồ Cửa

An

0,

024

0,02 Tổng 143,

239

132,0

37

Bảng 4.13. Năng lực tưới các hồ đập dâng hiện có trên lưu vực sông Ô Lâu

T

T Tên hồ

Dun

g tích

(triệu m3)

Dun

g tích hiệu

dụng

(triệu m3)

T

T Tên hồ

Dun

g tích

(triệu m3)

Dun

g tích hiệu

dụng

(triệu m3)

1 Hồ Khe

Chanh

1,85 1,42 8 Hồ Thác

Kheo I

1,47 1,05 2 Hồ Khe

Sim

0,62 0,4 9 Hồ Thác

Kheo II

1,22 0,88 3 Hồ

Miếu Bà

1,255 0,84

5

1

0

Hồ Khe

Chè

1,22 0,88 4 Hồ

Trằm Khang

4,2 3,6 1

1

Hồ Miệu

Duệ

0,6 0,39 5 Hồ Khe

Rò I

1,55 1,15 1

2

Hồ Phú

Long

1,45

2

1,11 6 Hồ Khe

Rò II

0,68 0,53 1

3

Hồ Kiều

Ngự

0,74 0,56 7 Hồ

Choại

0,6 0,49 1

4

Hồ Trằm

Lớn

6,8 0,75

2 Tổng 24,2

57

14,0

57

Bảng 4.14. Năng lực tưới các hồ đập dâng hiện có trên lưu vực sông hạch

Hãn

T

T ên hồ

Dun

g tích

(triệu m3)

Dun

g tích hiệu

dụng

(triệu m3)

T

T ên hồ

Dun

g tích

(triệu m3)

Dun

g tích hiệu

dụng

(triệu m3)

1 Nam

Thạch Hãn

70 70 2

0

Hồ Hoàn

Cát

0,02

4

0,02

1 2 Hồ Nghĩa

Hy

3,27 3,24 2

1

Hồ Định

Sơn

0,34

8

0,34

6 3 Hồ Hiếu

Nam (km7)

3,5 3,1 2

2

Hồ Phạn

4 Hồ Đá Lả 2,4 2,3 2

3

Hồ Trọt

Đâu

0,16

4

0,16

4 5 Hồ Tân

Kim II

0,49 0,48

2

2

4

Hồ Khe

Mây

3,26 3,26 6 Hồ Trọt

Giếng

0,24

6

0,24 2

5

Hồ Trung

Chỉ

2,37

5

1,9 7 Hồ Đùng 0,23 0,22

5

2

6

Hồ Đại An 0,3 0,24 8 Hồ Trọt

Đen

0,16

4

0,16 2

7

Hồ Km6 1,10

8

0,80

8 9 Hồ Đá

Cựa

0,24

1

0,23

5

2

8

Hồ Phú Lễ

45

1

0

Hồ Giếng

Làng

0,05

1

0,05 2

9

Hồ Khe

Sắn

1

1

Hồ Nà 0,03 0,03 3

0

Hồ ái Tử 15,5 15,5 1

2

Hồ Đội 4 0,03

5

0,03

5

3

1

Hồ Triệu

Thưowngj ợng I

3,18 3 1

3

Hộ Khe

Râm

0,41 0,04 3

2

Hồ Triệu

Thượng II

2,25 2,01 1

4

Hồ Đội 8 0,00

4

0,00

3

3

3

Hồ Bà

Huyện

0,18 0,17 1

5

Đập (Hồ)

Hố Chẹt

0,02

6

0,02

4

3

4

Hồ Tích

Tường

1

6

Hồ Khe

Sến

0,05

4

0,05 3

5

Hồ Bàu Su 1

7

Hồ Giếng

Lau

0,08 0,07

5

3

6

Hồ Đập

Trấm

1

8

Hồ 19/5

(Báng Sơn)

0,07

6

0,07 3

7

Hồ Phước

Môn

1

9

Hồ Khe

Đá

0,08

8

0,08 3

8

Hồ Lương

Lễ

Tổng 110,

084

107,

858

b) Chất lượng nước hồ đập

Chất lượng nước hồ đập được đánh giá dựa trên số liệu phân tích chất lượng nước

của các mẫu nước tại 4 địa điểm: đập Bến Than trên sông Bến Hải, hồ La Ngà trên sông

Bến Hải, hồ Kinh Môn trên sông Bến Hải và đập Vĩnh Phước trên sông Vĩnh Phước.

Các mẫu nước này do dự án "Quy hoạch thủy lợi sông Vĩnh Phước - Cam Lộ và sông

Bến Hải" và được phân tích tại Bộ phận thí nghiệm Chất lượng nước - Phòng quy hoạch

Môi trường nước. Các kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy trừ hàm lượng chất

rắn lơ lửng của mẫu nước tại hồ đập Bến Than và Vĩnh Phước khá cao còn hầu hết các

chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước hồ đập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ

tiêu còn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A.

Như vậy, chất lượng nước mặt tại các hồ đập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn khá

tốt, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B dùng cho nông nghiệp và các mục

đích khác. Tuy nhiên, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải xử lý (theo quy định) trước khi sử

dụng.

2.1.3. Nước ngầm

a) Nước lỗ hổng

Nước lỗ hổng ở Quảng Trị tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ được phát

hiện trong các lưu vực sông, các đồng bằng và các cồn cát ven biển. Độ dốc thuỷ lực

của các tầng chứa nước nhìn chung rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 0,008÷0,012. Độ

sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực thường chỉ cỡ 1,0÷2,0 m. Trên các cồn cát, các

cánh đồng trước núi và các nón phóng vật, mực nước ngầm nằm sâu hơn, khoảng

2,0÷5,0 m. Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn, trung bình trong

khoảng 10÷30 m, đôi chỗ đạt được 35 m. Tại các mặt cắt, thành phần trầm tích hạt thô

(cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn (bột sét). Vì vậy, phần lớn các tầng

46

chứa nước lỗ hổng có độ giàu nước trung bình khá.

Trong vùng chứa nước nhạt (chiếm diện tích khoảng 300 km2), nước dưới đất

thường có tổng khoáng hoá từ 0,2 ÷ 0,4 g/l, một số nơi tới 0,8 g/l. Nhìn chung, nước

nhạt dưới đất ở đây còn sạch, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh sử dụng cho cấp nước đô thị và

nông nghiệp. Tuy nhiên, nước dưới đất của tỉnh cũng dễ bị nhiễm bẩn, một mặt do có

quan hệ thuỷ lực với các dòng nước mặt và mặt khác, do có liên hệ với các nguồn rác

thải vì phần trên cùng của mặt cắt thường chỉ gồm các lỗ thấm mạnh, đôi chỗ có sét và

sét pha nhưng bề dày không lớn. Trên vùng tam giác cửa sông như vùng Quảng Trị,

phần lớn nước lỗ hổng đều bị nhiễm mặn, chất lượng kém đối với các mục tiêu cấp

nước cho sinh hoạt và công nghiệp (tổng khoáng hoá từ trên 1 đến 3 g/l).

Các kết quả quan trắc nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng cho thấy

nước dưới đất ở đây có động thái biến thiên theo mùa với sự dao động mực nước tuần

tự, chậm chạp, không phụ thuộc quá nhiều vào sự dao động của lượng mưa và dòng

chảy mặt.

Căn cứ khả năng chứa nước của các trầm tích, các tầng chứa nước lỗ hổng ở

Quảng Trị được xếp vào 3 nhóm:

- Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là

các trầm tích Holocen thượng (QIV3) nguồn gốc sông - biển - gió phân bố dọc bờ biển từ

Vĩnh Linh đến Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô, mài

mòn và chọn lọc tốt (bề dày trung bình 15 m).

- Các tầng chứa nước có năng suất trung bình (tầng chứa nước trung bình):

Thuộc nhóm này là các trầm tích sông biển (amQIII), phân bố ở Vĩnh Chấp và Diên

Sanh (Hải Lăng), thành phần chủ yếu là sét và cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít cuội sỏi, tầng

dày 30 ÷ 35 m. Căn cứ đặc điểm thạch học, diện, phân bố và bề dày trầm tích, có thể

tạm xếp chúng vào nhóm tầng chứa nước trung bình.

- Các tầng chứa nước có năng suất thấp, không thể khai thác liên tục (tầng nghèo

nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất dQII-III và adQII-III, phân bố rải rác ở ven

rìa các đồng bằng Thuỷ Niên, Vĩnh Chấp, Mỹ Hòa, Bi Tử (Riêng thể adQII-III, chỉ thấy

một diện nhỏ (khoảng 4 km2 ở Mỹ Xuyên - cực Nam của tỉnh), thành phần trầm tích

gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá gốc.

b) Nước khe nứt

Ở Quảng Trị, nước khe nứt tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5 tổng

diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến tạo trong các

địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Thành phần bao gồm các trầm tích lục

47

nguyên, trầm tích carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào v.v...

Nếu xét về chất lượng thì nhìn chung, nước khe nứt thuộc loại siêu nhạt (M < 0,1

g/l) và lợ nhạt (M = 0,1 ÷ 0,5 g/l), khá phù hợp với tiêu chuẩn nước uống. Mặt khác, do

địa hình tương đối đốc, lớp phủ phong hoá có tính thấm yếu nên khả năng tự bảo vệ,

chống ô nhiễm của các tầng chứa nước là khá cao.

Theo tính thấm và độ giàu nước, các tầng chứa nước khe nứt ở Quảng Trị được

chia thành 2 nhóm:

- Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là

các thể địa chất Kmg, J1hn, J2hc. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá

từ 0,16 đến 0,76 g/l. Loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat - natri, canxi, bicarbonat

canxi. Nước sạch có thể sử dụng trong ăn uống sinh hoạt nhưng cần lưu ý xử lý hàm

lượng Ca++

trước khi dùng. Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân bố hẹp nên việc bố

trí khai thác nước có thể hạn chế.

- Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng nghèo

nước): Thuộc về nhóm này có thể địa chất: ΒQIV, βN2 - Q C-P bs, C1lk, D2; P2cl, D1tl,

S2 – D1dg, 03-S1ld, 2 – Q1av. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ

0,05 đến 0,33 g/l, loại hình hoá học chủ yếu là Bicarbonat - natri và Bicarbonat clorua -

natri, canxi. Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn để sử dụng trong cấp nước đô thị và

trong nông nghiệp. Về động thái của nước dưới đất, mực nước ngầm dao động theo mùa

với biên độ lớn 2,1 đến 3,4m.

c) Tiềm năng nước dưới đất

1. Trữ lượng nước dưới đất

Nếu tính trung bình trên phạm vi tỉnh Quảng Trị, nước dưới đất có tổng trữ lượng

tĩnh khoảng 1.656.800.000 m3, tổng trữ lượng động thiên nhiên khoảng 1.094.690

m3/ngày và tổng trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 1.112.750 m

3/ngày.

2. Dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất

Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất ở Quảng Trị có thể thấy triển vọng khai

thác nước dưới đất ở đây là không lớn. Việc khai thác nước dưới đất bằng các công

trình thu nước tập trung chỉ có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi

Holocen thường (QVI) và Pleistocen hạ - trung (amQII-III) ở vùng Gio Linh hoặc trong

các trầm tích Carbon (D2-3cb). Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc khai thác bị

hạn chế bởi diện phân bố của chúng khá hạn hẹp. Trong các tầng chứa nước khác chỉ có

thể khai thác qui mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu nước đơn lẻ và biệt lập với

nhau.

48

Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước ở từng vùng trong tỉnh, triển vọng khai

thác nước dưới đất được dự báo như sau:

- Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An có

thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia. Tổng lưu

lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m3/ngày. Ở Gio Linh, kết quả thăm dò cho thấy có

thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m3/ngày (bằng lưu lượng khai thác cấp

B, tương đương với khoảng 20 (trữ lượng khai thác cấp C). Vùng thành phố Đông Hà

và thị trấn Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công

suất tổng cộng đạt tới 19.000 m3/ngày. Vùng phía Tây thành phố Đông Hà cũng có thể

khai thác đạt tới lưu lượng 2.800 m3/ngày.

- Miền đồi núi phía Tây, Tây Nam (chiếm đa số diện tích của tỉnh): ở Cam Lộ có

thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước. Trầm tích Carbonat (D2-3cb) với

lưu lượng không đổi khoảng 1.500 m3/ngày. Ngoài ra trên nhiều vùng xuất hiện các

trầm tích Carbonat tương tự vùng Cam Lộ (như vùng núi Da Ban, vùng phía Tây Động

Sa Riêng) cũng có thể khai thác với năng suất tương tự.

Ở các vùng khác trong miền đồi núi này chỉ có thể khai thác nước dưới đất bằng

các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào khoảng 0,5

đến 10 m3/h và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng khai thác trong

một số thời gian thích hợp để mực nước tĩnh hồi phục.

Như vậy, mặc dù tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị không lớn

nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dùng nước của một số

đô thị cũng như nhu cầu nước sinh hoạt của các vùng nông thôn và miền núi. Việc khai

thác sử dụng nước dưới đất ở Quảng Trị đang dần từng bước được qui hoạch quản lý và

bảo vệ. Tuy đã có chủ trương đúng đắn nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều vấn

đề cần được xem xét để khắc phục và hoàn thiện.

d) Nguồn nước khoáng và nước nóng

1. Nguồn Tân Lâm: có vị trí địa lý 16047'18" vĩ độ Bắc, 106

051'38" kinh độ Đông

tại làng Tân Lâm, huyện Cam Lộ. Nguồn nước này đã được J.H. Hoffet mô tả và đưa

lên bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:500.000 (tờ Huế) năm 1933. Năm 1957, H.

Fontaine đã đến khảo sát. Năm 1981, Đoàn 500 N đã khảo sát và đưa lên bản đồ Địa

chất thủy văn (ĐCTV) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000.

Từ QL 1 rẽ sang đường 9 đi đến km 27 rẽ phải theo đường rải đá đi khoảng 1,5

km đến công trường khai thác đá. Nguồn lộ nằm cách công trường 70 m cạnh sông.

Nước lộ ra thành một dải dài khoảng 100 m ven bờ sông Cam Lộ đôi chỗ lộ dưới lòng

49

sông theo những khe nứt của một mạch thạch anh, không thể đo được lưu lượng, nước

có nhiều bọt khí.

2. Nguồn Làng Eo: Thường Trung có toạ độ địa lý 16039'57" vĩ độ Bắc,

106050'00" kinh độ Đông, tại xã Đakrông, huyện Đakrông.

Từ thành phố Đông Hà, đi dọc theo QL 9 về hướng Tây khoảng 30 km, rẽ ngoặt

cùng đường quốc lộ về hướng Nam - Đông Nam đến gần sông Quảng Trị thì quay sang

hướng Tây - Tây Nam, sau đó đi dọc theo bờ Bắc của sông khoảng chừng 3 km sẽ đến

được xã Đakrông. Xã Đakrông có 3 nguồn nước lộ nằm dọc ven đường và sông. Đầu

tiên sẽ bắt gặp nguồn Làng Eo, nằm bên phía trái đường, nghĩa là bên bờ Bắc của sông

Thạch Hãn. Nước chảy ra từ những khe nứt trong đá phiến, bột kết với lưu lượng

khoảng 0,32 l/s.

Nguồn nước này được Đoàn 500 N đăng ký trong quá trình lập bản đồ ĐCTV

Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 vào năm 1981 dưới tên gọi là nguồn Thường Trung. Đến năm

1997, đề tài nghiên cứu địa nhiệt của Viện Địa chất và Khoáng sản đến khảo sát và đặt

tên là nguồn Làng Eo.

3. Nguồn Làng Rượu: Từ nguồn Làng Eo, quay trở lại QL 9 rồi đi tiếp về phía

Tây - Tây Nam khoảng 3 km sẽ đến nguồn nước Làng Rượu. Nguồn nước này tọa tại vị

trí 16039'40" vĩ độ Bắc, 106

050'15" kinh độ Đông, thuộc xã Đakrông của huyện

Đakrông. Nguồn nước Làng Rượu nằm cách đường 50 m về bên trái, ngay trên bờ sông

Quảng Trị, chỉ cách mép nước khoảng 2 m. Nước chảy ra từ các khe nứt trong đá

granođiorit thành một nhóm mạch lộ trên một diện tích khoảng 10 m2 với tổng lưu

lượng khoảng 3 ÷ 4 l/s. Tại nơi xuất lộ có nhiều kiểu kết tủa màu trắng sữa dạng sợi.

Trong công trình của C. Madrolle công bố năm 1923 có nêu một nguồn nước

nóng duy nhất trong vùng Hướng Hoá dưới tên gọi "nguồn Hướng Hoá". Về sau F.

Blondel và J.H Hoffet cũng nhắc đến nguồn này và xếp nó vào loại nước khoáng sulfur

khoáng hoá thấp (cặn khô 587 mg/l), nóng (nhiệt độ: 710C). Năm 1957 H. Fontaine đã

đến khảo sát lấy mẫu gửi phân tích tại Viện Pasteur Sài Gòn. Ông cũng gọi nguồn này

là nguồn Hướng Hoá. Không có tư liệu nào cho thấy nó trùng vào nguồn nào trong số 3

nguồn được phát hiện về sau ở vùng Đakrông. Nhưng nếu căn cứ vào nội dung mô tả

đường đi, nhiệt độ và thành phần hoá học của nguồn nước nêu trong công trình của H.

Fontaine thì có thể cho rằng đây chính là nguồn nước Làng Rượu (dấu hiệu đặc trưng là

nhiệt độ cao nhất từ 70 ÷ 7000C trong số 3 nguồn ở vùng Đakrông). Năm 1977, trong

quá trình lập bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, Liên đoàn Bản đồ Địa chất đã

đến khảo sát và đặt tên cho nguồn nước này là nguồn Làng Rượu. Năm 1981, đoàn

500N cũng đã đưa nguồn này lên bản đồ Địa chất Thủy văn Việt Nam tỷ lệ 1:500.000

50

nhưng vẫn giữ tên cũ là nguồn Hướng Hoá. Về sau, nguồn nước này còn được nhiều

đơn vị địa chất tiếp tục nghiên cứu.

4. Nguồn Đakrông: Từ nguồn Làng Rượu, đi tiếp theo quốc lộ số 9 về hướng Tây

- Tây Nam khoảng 2 km sẽ gặp suối Khe Rin. Ngược dòng suối này theo bờ trái chừng

300 m sẽ đến nguồn Đakrông. Nguồn Đakrông nằm ở xã Đakrông, tại vị trí có tọa độ

16039'34" vĩ độ Bắc, 106

049'22" kinh độ Đông. Nước chảy từ các khe nứt trong đá

phiến thạch anh chứa vôi biến chất với 4 mạch chính. Tổng lưu lượng đạt khoảng 2,13

l/s. Nơi xuất lộ có kết tủa màu trắng. Nguồn nước này đã được Đoàn 500N khảo sát

trong quá trình lập bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và đưa lên bản đồ dưới tên

gọi "nguồn Ra Lân". Năm 1981, Đoàn 500N đã đưa nguồn này lên bản đồ Địa chất

Thủy văn Việt Nam tỷ lệ 1:300.000. Năm 1997, đề tài nghiên cứu địa nhiệt của Viện

Địa chất và Khoáng sản đã đến khảo sát và đặt tên là "nguồn Đakrông".

e) Nước dưới đất theo các lưu vực sông

1. Lưu vực sông Bến Hải: Lưu vực sông Bến Hải nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng

Trị. Đặc trưng nước ngầm của lưu vực có sự khác biệt giữa phần phía Đông và phần

phía Tây.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời Holocen và Pleistocen chiếm

phần lớn diện tích ven biển ở phía Đông, thuộc các xã Đồng Luật, Vĩnh Thái, Vĩnh

Long, Vĩnh Sơn có độ giàu nước từ tốt đến rất tốt, lưu lượng nước đo được tại các lỗ

khoan đạt giá trị trong khoảng từ 2 4,5 l/s, thậm chí có nơi đạt tới gần 10 l/s (khu vực

xã Vĩnh Sơn). Phần lớn mực nước ngầm đều nằm khá nông, trung bình từ 1 ÷ 3 m, có

thể khai thác nước dưới đất khá dễ dàng bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia.

Trên phạm vi khối đất đỏ bazan, độ giàu nước của tầng chứa nước đạt từ trung bình đến

tốt, lưu lượng nước trung bình từ 0,5 ÷ 1 l/s. Độ sâu của mực nước tĩnh khá lớn, từ 10 ÷

15 m đến 25 ÷ 30 m.

Toàn bộ phần phía Tây lưu vực sông Sa Lung nằm trong đới phân bố nước không

đều trong các đới phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá. Lưu lượng nước trong vùng không

lớn, trung bình từ 0,01 ÷ 0,5 l/s. Độ giàu nước ở mức từ kém đến trung bình. Mực nước

ngầm nằm sâu và khó khai thác.

Về chất lượng, nước ngầm trong lưu vực có tổng khoáng hoá từ 0,1 ÷ 0,4 g/l.

Nhìn chung, nước sạch, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh sử dụng cho cấp nước đô thị và nông

nghiệp.

Lưu vực thượng nguồn sông Bến Hải có phần lớn diện tích nằm trong đới chứa

nước phân bố không đều trong các đới phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá. Độ giàu nước

của tầng chứa nước nhìn chung đạt ở mức từ kém đến trung bình, lưu lượng nước trung

51

bình từ 0,01 ÷ 0,1 đến 0,1 ÷ 0,5 l/s, độ sâu của mực nước tĩnh lớn. Một phần nhỏ diện

tích giáp với lưu vực hạ du Bến Hải ở phía Đông có lưu lượng nước khá lớn, trung bình

đạt tới 10 ÷ 12 l/s, độ giàu nước của tầng chứa nước là rất tốt. Chiều sâu mực nước tĩnh

ở đây trung bình từ 12 ÷ 15 m. Tổng độ khoáng hoá của nước ngầm trong lưu vực dao

động trong khoảng 0,05 ÷ 0,1 g/l, nước sạch và đạt tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào

việc cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp.

2. Lưu vực sông Thạch Hãn: phần lưu vực nhánh sông Hiếu có phần lớn diện tích

là tầng chứa nước lỗ hổng và lỗ hổng - khe nứt trong các trầm tích bở rời Holocen,

Pleistocen và trong các thành tạo phun trào bazan - Đệ Tứ với lượng nước ngầm rất dồi

dào. Độ giàu nước của tầng chứa nước này thuộc loại rất tốt với lưu lượng nước đo

được tại các lỗ khoan rất lớn. Ở các tầng chứa nước lỗ hổng lưu lượng đạt từ 9 ÷ 15 đến

25 l/s. Mực nước ngầm ở nông, chỉ từ 0,5 ÷ 4 m, có thể khai thác dễ dàng. Lưu lượng

trong tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt nhỏ hơn, có giá trị từ 0,3 ÷ 1,5 đến 2 ÷ 4 l/s và

độ sâu mực nước tĩnh cũng lớn hơn, trung bình từ 9 ÷ 10 m.

Phần lưu vực ở khu vực núi Khế có đới chứa nước phân bố không đều, lưu lượng

rất nhỏ, độ giàu nước của tầng chứa nước kém và độ sâu mực nước ngầm lớn, rất khó

khăn cho việc khai thác.

Xét về chất lượng, nước ngầm trong phạm vi lưu vực sông Hiếu có độ khoáng

hoá từ 0,05 ÷ 0,2 g/l, nước sạch và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào việc cấp

nước cho đô thị và nông nghiệp. Riêng ở khu vực ven sông Thạch Hãn thì phần lớn

nước lỗ hổng bị nhiễm mặn, chất lượng kém đối với các mục tiêu cấp nước cho sinh

hoạt và công nghiệp, tổng khoáng hoá đo được từ trên 1 đến 3 g/l.

Phần lớn lưu vực có đới chứa nước phân bố không đều trong các đới phá huỷ kiến

tạo và vỏ phong hoá. Độ giàu nước của tầng chứa nước này chỉ được xếp ở mức kém.

Lưu lượng nước đo được trong các mạch lộ, giếng đào chỉ đạt từ 0,01 ÷ 0,3 l/s. Chất

lượng nước tốt, độ khoáng hoá từ 0,05 ÷ 0,4 g/l. Tuy nhiên, do mực nước ngầm thường

nằm sâu nên không dễ khai thác.

Một phần diện tích không lớn thuộc khu vực Cam Hưng và thành phố Đông Hà

có tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Holocen và Pleistocen giàu nước hơn.

Độ giàu nước của tầng chứa nước rất tốt, lưu lượng đạt giá trị lớn, từ 1 ÷ 5 l/s. Độ

khoáng hoá của nước từ 0,05 ÷ 0,2 g/l, nước sạch và đủ tiêu chuẩn vệ sinh cung cấp cho

đô thị và nông nghiệp. Mực nước ngầm nằm nông, ở độ sâu chỉ từ 1 ÷ 3 m nên dễ dàng

cho việc khai thác.

Lưu vực sông Vĩnh Phước có phần lớn diện tích là các đới chứa nước phân bố

không đều trong các đới phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá. Độ giàu nước của tầng chứa

52

nước kém, lưu lượng đo được tại các mạch lộ giếng đào chỉ từ 0,05 ÷ 0,1 l/s. Nước sạch,

độ khoáng hoá từ 0,05 ÷ 0,08 g/l, nhưng khó khai thác vì mực nước ngầm nằm sâu.

Phần lưu vực, thuộc các xã Triệu Ái, Triệu Thượng (huyện Triệu Phong) phân bố tầng

chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Holocen và Pleistocen với độ giàu của tầng

chứa nước rất tốt. Lưu lượng đo được tại các lỗ khoan đạt giá trị từ 4 ÷ 8 l/s. Nước có

độ khoáng hoá từ 0,1 ÷ 0,5 g/l và có xu hướng tăng dần phía Đông, nghĩa là về phía

sông Thạch Hãn. Nhìn chung, nước sạch, đạt được các điều kiện vệ sinh cung cấp nước

cho đô thị và nông nghiệp. Mực nước ngầm nằm nông, từ 1 ÷ 4 m nên có thể khai thác

dễ dàng.

Toàn bộ phần lưu vực thượng nguồn sông Thạch Hãn còn lại là đới chứa nước

phân bố không đều trong các đới phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá với độ giàu nước

kém, lưu lượng chỉ đạt từ 0,01 ÷0,5 l/s ở các mạch lộ, giếng đào. Nước sạch, có độ

khoáng hoá chỉ từ 0,05 ÷ 0,2 g/l, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh cấp nước cho sinh hoạt và

tưới tiêu nông nghiệp.

Lưu vực sông Đakrông nằm ở góc Tây Nam tỉnh Quảng Trị, giáp với biên giới

Việt - Lào, có diện tích chủ yếu là các đới chứa nước phân bố không đều trong các đới

phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá. Lưu lượng nước đo được tại các mạch lộ, giếng đào

đạt giá trị rất thấp, chỉ từ 0,01 ÷ 0,5 l/s, độ giàu nước của tầng chứa nước kém. Nước

ngầm ở đây sạch, độ khoáng hoá nhỏ, từ 0,05 ÷ 0,3 g/l, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh

để cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Tuy nhiên, do mực nước ngầm nằm sâu nên

việc khai thác sẽ rất khó khăn.

Ngoài ra, trong phạm vi lưu vực cũng phân bố các tầng chứa nước lỗ hổng dọc

sông Đakrông với độ giàu nước rất tốt nhưng có diện tích không đáng kể.

Phần lớn diện tích phần lưu vực phía Nam sông Thạch Hãn là đới chứa nước

phân bố không đều trong đới phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá. Độ giàu nước của tầng

chứa nước kém, lưu lượng tại các mạch lộ, giếng đào rất nhỏ, chỉ đạt từ 0,01 ÷ 0,1 l/s.

Nước sạch, độ khoáng hoá chỉ từ 0,05 ÷ 0,2 g/l nhưng mực nước ngầm nằm sâu nên khó

khai thác.

Một phần diện tích không lớn kéo thành dải nằm sát QL 1 và dọc theo sông

Thạch Hãn có phân bố tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Holocen và

Pleistocen. Độ giàu nước của tầng chứa nước ở khu vực này thuộc loại rất tốt, nước

sạch, độ khoáng hoá rất nhỏ chỉ từ 0,05 ÷ 0,1 g/l, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để cung cấp

cho đô thị và nông nghiệp. Mực nước ngầm nông, chỉ từ 0,5 ÷ 1 m đến 3 ÷ 4 m, có thể

khai thác dễ dàng.

3. Lưu vực sông Ô Lâu: Lưu vực sông Ô Lâu có diện tích nhỏ nằm ở phía Nam

53

tỉnh Quảng Trị, giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hầu hết diện tích lưu vực là diện phân

bố của các đới chứa nước phân bố không đều trong các đới phá huỷ kiến tạo và vỏ

phong hoá. Độ giàu của tầng chứa nước kém, lưu lượng nước ngầm đo được tại các

mạch lộ, giếng đào chỉ đạt từ 0,05 ÷ 0,1 l/s.

Nước ngầm có chất lượng tốt, độ khoáng hoá nhỏ, từ 0,05 ÷ 0,1 g/l, đảm bảo các

tiêu chuẩn vệ sinh để cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Tuy nhiên do mực nước

ngầm nằm sâu nên việc khai thác khó khăn.

Phân bố thành một dải hẹp với diện tích không đáng kể ở phía Tây lưu vực thuộc

xã Hải Trường là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Holocen, có độ giàu

tầng chứa nước rất tốt, nước sạch và dễ khai thác.

4. Lưu vực Sê Păng Hiêng: Lưu vực Sê Păng Hiêng nằm sát biên giới phía Tây

của tỉnh Quảng Trị. Ngoại trừ phần thung lũng dọc theo sông Sê Păng Hiêng và một

diện tích rất nhỏ ở đầu phía Nam có tầng chứa nước lỗ hổng, còn lại toàn bộ lưu vực

nằm trong đới phân bố nước không đều trong các đới phá huỷ kiến tạo và vỏ phong hoá

với độ giàu nước ở mức từ kém đến trung bình. Lưu lượng nước ngầm nhỏ, đạt trung

bình từ 0,01 ÷ 0,3 l/s. Tại một số vị trí rơi vào các đới dập vỡ có lưu lượng nước lớn,

thậm chí rất lớn. Ví dụ: tại khu vực Xá Lưu ở mạch lộ số hiệu HH 5129, lưu lượng nước

đo được đạt tới 27,5 l/s. Mực nước ngầm trong lưu vực này thường nằm sâu và khó khai

thác. Độ khoáng hoá của nước trong lưu vực có giá trị dao động trong khoảng 0,05 ÷

0,1 g/l. Nước ngầm ở đây sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh để cung cấp cho sinh hoạt và tưới

tiêu nông nghiệp.

5. Lưu vực sông Sê Pôn: dọc theo sông sê pôn có phân bố tầng nước lỗ hổng và

lỗ hổng - khe nứt. Độ giàu của tầng chứa nước chỉ ở mức độ từ kém đến trung bình.

6. Vùng cát Quảng Trị: Vùng cát Quảng Trị gồm Vùng cát Gio Linh, Triệu Phong

và Hải Lăng.

Vùng cát Gio Linh nằm sát biển. Đặc trưng của vùng là tầng chứa nước lỗ hổng

trong các trầm tích bở rời Holocen. Độ giàu của tầng chứa nước rất tốt, lưu lượng nước

ngầm đo được tại lỗ khoan 432 đạt giá trị tới 13,38 l/s. Độ khoáng hoá của nước nhỏ

(trừ phần sát biển), trung bình từ 0,1 ÷ 0,2 g/l. Nước sạch và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh

để cung cấp nước cho sinh hoạt. Mặc dù mực nước ngầm nằm khá sâu 8 ÷ 10 m nhưng

việc khai thác lại không khó khăn lắm.

Vùng cát Triệu Phong và Hải Lăng cũng nằm sát biển. Toàn bộ diện tích của

vùng phân bố tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Holocen có độ giàu của

tầng chứa nước rất tốt, lưu lượng nước ngầm đo được tại lỗ khoan đạt giá trị rất cao 15

÷ 25 l/s. Mực nước ngầm nằm rất nông, trong khoảng 0,2 ÷ 2 m nên dễ khai thác. Ở dải

54

sát biển, nước thường bị nhiễm mặn nên độ khoáng hoá cao, có nơi đạt đến 2 g/l. Độ

khoáng hoá của nước ngầm ở phần phía Tây của vùng cát có giá trị nhỏ, chỉ trong

khoảng 0,05 ÷ 0,2 g/l. Nước ở đây sạch, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để cung cấp nước

cho sinh hoạt và tưới tiêu.

2.2. ải văn

2.2.1. Đặc điểm bờ biển17

Vùng biển ven bờ 0 - 40m nước tỉnh Quảng Trị nằm trọn trong phạm vi giới hạn

tọa độ:

16040’00’’ - 17

013’00’’ vĩ độ Bắc

106054’00’’ - 107

055’00’’ kinh độ Đông

Nên dạng địa hình tương đối phức tạp. Đường bờ biển vùng nghiên cứu được

hình thành bởi nhiều dạng địa hình khác nhau, trong đó phát triển nhất là dạng địa hình

có nguồn gốc biển nên kiểu đường bờ xói lở - tích tụ kéo dài hầu hết đường bờ vùng

nghiên cứu. Ngoài ra ở khu vực phía Bắc Cửa Tùng phát triển nhiều đá trầm tích phun

trào núi lửa (bazan) tạo ra các mũi nhô ra biển như: Mũi Lay. Ngoài khơi có đảo Cồn

Cỏ cũng được cấu tạo bởi đá bazan tạo nên bậc thềm mài mòn đồng thời tạo vịnh kín có

thể xây dựng cầu cảng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Ở sát mép nước còn xuất hiện

nhiều bãi cát, val cát cổ chạy dọc theo đường bờ tạo cho địa hình đới ven bờ thêm phức

tạp.

Quảng Trị có bờ biển dài khoảng 75 km, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

Ven bờ là dãi cát mịn, phía trong là những cồn cát cao vài ba mét, có nơi cao vài chục

mét, do gió và sóng tạo nên.

Phần phía Bắc thuộc huyện Vĩnh Linh có một số rạn đá ngầm ven bờ, có tác dụng

chắn sóng, hình thành những bãi tắm lý tưởng như bãi Cửa Tùng, đồng thời là nơi trú

ngụ cho các loại tôm hùm, một đặc sản quý của Quảng Trị.

Có hai cửa biển chính là Cửa Tùng và Cửa Việt. Cảng Cửa Việt khá sâu, tàu

trọng tải hàng ngàn tấn có thể ra vào dễ dàng.

2.2.2. Hình thái thềm ngầm

Thềm ngầm ở Quảng Trị rộng khoảng 10km với độ dốc trung bình dưới 10, ở

những nơi núi đồi nhô ra biển, độ dốc lớn hơn, thềm ngầm thu hẹp lại.

17

Nguyễn Biểu và nnk, (2000), Báo cáo nghiên cứu đánh giá điều liện tự nhiên và tài nguyên không sinh vật ven biển

Quảng Trị. Hà Nội.

55

Nền đáy thềm ngầm chủ yếu là cát. Quá trình bồi tích ở đây chủ yếu do dòng

chảy ngang (dòng chảy từ Bắc xuống Nam do gió mùa Đông Bắc) mang lại, vì vậy đáy

biển khá bằng phẳng, không có những vũng sâu tự nhiên. Nhưng điều này cũng gây khó

khăn cho việc hình thành những cảng lớn.

2.2.3. Một số tính chất vật lý và động học nước biển ven bờ

a) Tính chất vật lý

Nhiệt độ nước lớp bề mặt cũng có sự thay đổi theo mùa, trung bình tháng lạnh

nhất khoảng 23,0-23,50C (tháng I), tháng nóng nhất khoảng 30

0C (tháng VIII). Biên độ

nhiệt năm khoảng 70C.

Độ mặn nước ven bờ dao động trong khoảng 3,2-3,4%, mùa hè mặn hơn mùa

đông khoảng 1%, các đường đẳng muối chạy song song với bờ, khá ổn định và mang

tính chất đại dương. Độ mặn nước biển trung bình tháng khác nhau không nhiều. Số liệu

tại trạm Cồn Cỏ cho thấy độ mặn thấp hơn vào các tháng mùa mưa và cao hơn vào

tháng mùa khô. Giá trị độ mặn trung bình năm là 30,3%o. Các đặc trưng độ mặn nước

biển được trình bày trong Bảng 4.15.

Bảng 4.15. Độ mặn nước biển tại trạm Cồn Cỏ (1980-2013) (%o)

Th

áng

I I

I

I

II

I

V

V V

I

V

II

V

III

I

X

X X

I

X

II

N

ăm

TB 3

0,8

3

1,2

3

0,8

3

0,7

3

0,5

3

0,6

3

1,1

2

9,9

2

9,3

2

8,8

2

9,6

3

0,3

3

0,3

Ma

x

4

1,2

3

8,6

3

9

4

0,8

3

5,2

3

6,6

3

5,8

3

5,2

3

5,2

3

5,1

3

6,6

3

7,4

4

1,2

Mi

n

1

9,7

1

7,5

1

6,8

1

7,4

1

2,4

1

1,9

1

6,5

1

5,6

1

4

1

7,6

1

8,1

1

7,6

1

1,9

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Cồn Cỏ, 1980-2013)

b) Động học nước biển ven bờ

Thủy triều ở đây thuộc loại bán nhật triều. Dòng chảy ven bờ theo hướng Bắc

xuống Nam diễn ra quanh năm, mùa đông có tốc độ lớn hơn mùa hè (do cùng chiều với

luồng gió mùa Đông Bắc). Tốc độ dòng chảy ven bờ mùa đông trung bình khoảng 25-

50cm/s, mùa hè khoảng 10-25cm/s. Sóng ven bờ do gió là chủ yếu. Do gió mùa Đông

Bắc mạnh hơn gió Tây Nam nên sóng trong mùa Đông cũng cao hơn mùa hè. Sóng cao

1,1-3,0m trong mùa hè chỉ chiếm 3%, nhưng mùa đông chiếm tới 47%. Sóng do bão có

thể cao tới 4-5m.

56

Hình 4.9. Hoa sóng tại Cồn Cỏ và Cửa Tùng18

Dòng chảy của vùng biển Quảng Trị theo các Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo

vệ môi trường, chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng

Trị, có các loại:

- Dòng chảy tổng hợp: Dòng chảy tổng hợp trong khu vực cửa sông chủ yếu do

sự tương tác giữa dòng triều và dòng chảy sông. Mùa kiệt, dòng chảy tổng hợp ít bị chi

phối bởi dòng chảy sông và biến đổi một cách khá đều đặn theo pha triều dâng, rút trong

một ngày. Tốc độ dòng chảy lớn hơn vào những ngày triều cường. Trong thời gian mùa

lũ, dòng chảy sông ngòi tăng lên nhanh, tỷ lệ thời gian chảy ngược của dòng chảy ở

vùng cửa sông giảm mạnh. Trong những ngày lũ lớn, tốc độ dòng lũ cao, có thể vượt

trội tốc độ dòng triều, nên ngay tại cửa sông trong cả ngày - đêm chỉ xuất hiện một

hướng dòng chảy ra phía biển mặc dù hiện tượng dao động mực nước vẫn diễn ra hàng

ngày ở khu vực cửa sông. Trong một chu kỳ triều, vào thời gian triều dâng dòng triều và

dòng lũ có hướng ngược nhau, triệt tiêu lẫn nhau, kết quả là nước bị dồn ứ trước cửa

sông, xuất hiện nhiều vùng nước quẩn giữa hệ thống val, bar bãi ngầm. Vào thời gian

triều rút, hai loại dòng chảy này có cùng hướng chảy tạo nên dòng chảy tổng hợp có tốc

độ lớn. Tốc độ dòng chảy tổng hợp ở trong sông và cửa sông Cửa Việt đặc biệt mạnh

khi mực nước rút xuống thấp, có thể đạt > 1,6 m/s, do độ dốc mặt nước trong sông lớn

khi triều thấp, cửa sông có thiết diện hẹp, sâu. Dòng chảy tổng hợp có tốc độ cao do

dòng lũ và dòng triều có cùng hướng gây ra xói lở nghiêm trọng ở vùng ven biển cửa

sông Cửa Việt.

- Dòng triều: Dòng triều vùng ven biển cửa sông Cửa Việt có tính bán nhật triều

không đều. Tại khu vực cửa sông Cửa Việt, khi đo ở tầng 4,0 m và 6,0 m tốc độ dòng

18

Nguyễn Thọ Sáo, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Đào Văn Giang (2010), Đánh giá tác động công trình đến bức

tranh thủy động lực khu vực cửa sông ven bờ Bến Hải, Quảng Trị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ 26, Số 3S (2010) tr 435-442.

57

bán nhật đạt khoảng từ 0,3 0,4 m/s và giảm dần ra ngoài khơi và vùng nước sâu, dòng

toàn nhật có giá trị nhỏ hơn nhiều chỉ đạt 0,1 0,2 m/s. Dòng triều vùng ven biển cửa

sông Cửa Việt đóng vai trò không lớn đến quá trình xói lở, sạt lở, bồi tụ làm biến đổi bờ

biển cửa sông. Với địa hình ven biển dốc, biên độ triều bé, cửa sông lại nhỏ làm cho

dòng triều không thể xâm nhập sâu vào trong cửa sông. Về mùa lũ, dòng triều hầu như

không có khả năng ngăn cản dòng nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Trong một đợt lũ,

nhiều ngày ở khu vực cửa sông chỉ quan trắc thấy dòng chảy có một hướng ra biển. Về

mùa khô, mặc dù dòng triều là yếu tố chính quyết định chế độ dòng chảy ở cửa sông

nhưng có trị số tốc độ không lớn nên khả năng vận chuyển bùn cát từ biển vào trong cửa

sông hay từ trong cửa sông ra biển xảy ra ở mức độ yếu.

- Dòng chảy sóng ven bờ: Khu vực nghiên cứu là một vùng biển thoáng, có độ

dốc đường bờ khá lớn, về mùa đông dòng sóng phát triển mạnh ở ven bờ chủ yếu là

hướng Bắc và Đông Bắc, cường độ, tần suất mạnh hơn và cũng ổn định hơn mùa hè.

Thành phần này đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển bùn cát dọc bờ. Trong

thời gian mùa hè, dòng sóng phát triển ở ven bờ với các hướng sóng chính là Tây Nam,

Đông Nam. Trong thời kỳ chuyển tiếp dòng chảy do sóng Đông Bắc, Đông phát triển có

tác động mạnh ở cửa sông Cửa Việt và vùng lân cận.

Chế độ sóng ở khu vực nghiên cứu cũng được chia thành 2 mùa chính: Đông và

Hè:

- Mùa đông: Sóng biển có hướng thịnh hành là Đông Bắc, độ cao sóng trung bình

từ 0,8 0,9 m, riêng 3 tháng đầu mùa đông độ cao sóng trung bình khoảng 1,1 1,2 m.

Độ cao sóng lớn nhất khoảng 4,0 4,5 m.

- Mùa hè: Hướng sóng thịnh hành là Đông Nam, cũng có khi còn thấy sóng

hướng Đông Bắc và Bắc. Độ cao sóng trung bình khoảng 0,6 0,7 m. Độ cao sóng lớn

nhất có thể đạt 3,5 4,0 m. Từ tháng VII VIII, hướng sóng Tây, Tây Nam chiếm ưu

thế, độ cao trung bình khoảng 0, 7 m và cao nhất có thể tới 4 m. Đặc biệt trong các

tháng IX X thường có bão hoạt động nên độ cao của sóng có thể đạt 6,0 7, 0 m và

có thể cao hơn nữa như tại Cồn Cỏ đã đo được sóng cực đại là 9 m. Sóng do gió ở vùng

biển cửa sông Cửa Việt - Quảng Trị mang tính chất của một vùng bờ biển hở điển hình.

Trong mùa đông, đoạn bờ cửa sông chịu tác động của sóng hướng Bắc, Đông Bắc với

tần suất và độ cao lớn. Phần lớn sóng có hướng gần vuông góc với đường bờ đã gây xói

lở rất mạnh. Trong các tháng mùa hè (tháng V, VI, VII), độ cao sóng Đông Nam, Đông

nhỏ, có mức năng lượng thấp, hướng sóng hầu như không gây ảnh hưởng lớn tới đường

bờ nên hiện tượng bồi tụ thường xảy ra. Tuy nhiên, ngay trong các tháng chính đông,

sóng Đông Nam, Đông vẫn chiếm một tần suất khá lớn (tháng I là 32,7%, tháng X là

58

35,4%) cho nên trong mùa xói lở vẫn có thời gian bờ biển được bồi tụ trở lại. Chế độ

sóng ven bờ khu vực nghiên cứu vừa chịu sự chi phối của sóng biển sâu, vừa bị ảnh

hưởng của địa hình dần có sự phân hoá quá trình bồi xói theo các đoạn bờ. Đặc biệt

sóng trong bão hoặc áp tháp nhiệt đới (ATNĐ) thường gây ra xâm thực bờ rất mạnh.

Trong cơn bão số 7 (XI/2002) tại khu vực Cửa Việt, độ cao sóng vỡ dao động 4,7 5 m

đã làm biển lấn sâu vào đất liền 10 20 m, có nơi đạt tới vài chục mét như ở cảng Dầu

Cửa Việt.

Bảng 4.16. Các đặc trưng dòng chảy sóng cực đại ven bờ 19

Tên vùng

Mùa hè Mùa đông

ốc

độ cm/s

ướn

g

Bắc Nam

ốc

độ cm/s

ướn

g

Bắc Nam

Cửa

Việt

Cửa

Bắc

59 Bắc 102 Nam

Cửa

Nam

28 Bắc 35 Nam

Vĩnh Thái 28 Bắc Rất

nhỏ

Nam

2.2.4. Nguồn lợi hải sản20

a) Thực vật phù du: Theo những khảo sát gần đây thì biển ven bờ của Quảng Trị

vào loại giàu dinh dưỡng. Trung bình trong 1m3

nước biển có khoảng 5.105

tế bào sinh

vật phù du, là nguồn thức ăn phong phú cho sự phát triển tôm, cá tự nhiên và nuôi trồng

ven bờ. Những loài phổ biến bao gồm 5 nhóm ngành: tảo Lam, tảo Lục, tảo Kim mỗi

ngành có 1 loài, tảo Giáp (19 loài) và ngành tảo Silic chiếm đến 83,7%. Đặc biệt có tảo

Prorocentrum micans Ehrenberg là loài gây ra hiện tượng thủy triều đỏ.

b) Đông vật phù du: Tổng số động vật phù du gồm 8 bộ thuộc 3 nhóm ngành

trong đó nhiều nhất là Arthropoda với tổng số 32 loài thuộc 22 họ thuộc 6 bộ ít hơn so

với các những vùng triều một số tỉnh miền Bắc, Vì vùng ven biển Quảng Trị hầu hết là

đáy cát nên sinh lượng lượng nghèo và tính chất vùng nước mặn, vào sâu vùng cửa sông

19

Nguyễn Văn Cư và nnk (2006-2007), Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường, chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và

thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị. Viện Địa lý. 20 Trần Văn Đan (2002): Điều tra hiện trạng môi trường, nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông ven biển và đề xuất phương án

quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản bền vững tỉnh Quảng Trị. Viện nghiên cứu Thủy sản, Hải Phòng.

59

thì thành phần cũng như sinh lượng tăng hơn và có mặt của một số loài thuộc vùng nước

ngọt.

c) Hải sản: Thành phần loài khá phong phú, riêng khu vực Cửa Tùng có đến 900

loài trong đó có 40-50 loài có giá trị kinh tế. Bao gồm các loại như tôm (họ tôm he

(Penacidae), họ tôm hùm (Palinuridae), họ tôm rồng (Palinuridae), họ tôm vỗ

(Scyllaridae), họ tôm gai hay họ Tôm càng (Palaemonidae), và họ moi biển

(Sergestidae). Trong đó tại Quảng Trị đặc sản là loại tôm hùm có giá trị dinh dưỡng và

kinh tế cao. Tôm hùm chủ yếu phân bố ở rạn ngầm, các mũi chắn sóng, chân các đảo,

các cù lao hoặc chân các mỏm đá từ đất liền nhô ra biển quanh khu vực mũi Lay, Cửa

Tùng, Cồn Cỏ.

Cá các loại: Vùng ven biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có đến 42 họ cá

gồm 69 loài, nhiều loại có sản lượng cao như họ cá cờ (Istiophoridae), cá thu ngừ

(Scombridae), cá khế (Carangidae). Và có nhiều loại cá nổi như: trích, nục, lầm, ngừ,

bạc má, chuồn; các loại cá chìm như: trát, mòi, hồng, nham v.v...

Do giàu thức ăn nên khả năng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Quảng

Trị tương đối lớn. Năng suất đánh bắt tôm cá tự nhiên đạt khoảng 152-255kg/ha và sản

lượng hàng năm đạt tới hàng chục ngàn tấn. Khả năng nuôi trồng hải sản ở đây cũng rất

lớn. Hàng nghìn ha mặt nước ở những vùng có rạn đá ngầm có thể nuôi tôm hùm xuất

khẩu.

2.2.5. Hải đảo (đảo Cồn Cỏ)

a) Đặc điểm tự nhiên của đảo

Quảng Trị có một đảo là Cồn Cỏ nằm phía Đông Bắc tỉnh, có vị trí quan trọng về

kinh tế biển và an ninh quốc phòng. Đặc biệt, đảo có nhiều hệ sinh thái động, thực vật

đặc trưng như rừng nguyên sinh, rạn san hô, rong cỏ biển và nhiều loại thủy, hải sản có

giá trị kinh tế cao (tôm hùm, cá rạn, rùa biển, cua đá…) Đây là một trong những vùng

biển có đa dạng sinh học phong phú.

Đảo Cồn Cỏ là đảo được hình thành do phun trào Bazan, nhô lên trên mặt biển

phía ngoài khơi cách mũi Lay về phía Đông - Đông Bắc khoảng 25km, trên tọa độ

17o39’36’’ vỹ độ Bắc và 107

019’57’’ độ kinh Đông, có diện tích khoảng 4km

2 và độ cao

tuyệt đối là 101m. Đảo gồm 2 đồi có độ cao 63m và 37m với độ dốc 15-250. Tiếp theo

đó là các bộ phận thấp bằng phẳng ven trung bình các đồi với độ cao dao động từ 5-30m

và có độ dốc 3-50 Phần còn lại là bãi đá và cát cao từ 0-5m. Nhiệt độ không khí trung

bình năm của đảo là 25,30

C, không có tháng nào có nhiệt độ trung bình xuống dưới 200

C. Lượng mưa trung bình năm đạt 2278mm các tháng mưa nhiều là IX, X, XI với lượng

mưa trung bình mỗi tháng trên 300mm, còn các tháng mưa ít, nhất là tháng III

60

(34,4mm), tháng IV là 39,5mm. Về đất, trên đảo Cồn Cỏ có phát triển các loại nâu đỏ,

nâu vàng trên bazan, còn ở các dạng địa hình thấp phát triển đất đen trên đá bọt bazan.

Nhìn chung nền đất và khí hậu trên đảo thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển

thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm, nhưng do sự khai thác của con người và đặc biệt do

bom đạn Mỹ tàn phá ác liệt những năm 1964-1970 mà hiện trạng thảm thực vật rừng

nhiệt đới ẩm không còn, trên đảo chỉ được che phủ bởi thảm rừng thứ sinh (phổ biến là

các loại chưng bầu, bàng, ma trá) trảng cây bụi và trảng cỏ... Ngoài ra, trên đảo còn có

thảm cây trồng như phi lao, dừa chuối và rau xanh...

Thực trạng sinh trưởng và phát triển thảm thực vật cho thấy ở đây có mức độ

rừng tái sinh nhanh, nếu được bảo vệ, tái tạo tốt chắc chắn hệ sinh thái rừng nhiệt đới

ẩm chóng được phục hồi

b) Ý nghĩa của đảo

Xung quanh đảo là ngư trường đánh bắt cá tương đối thuận lợi với năng suất

khoảng 200 kg tôm cá/ha. Ngoài ra, đảo Cồn Cỏ còn là nơi chắn gió bão, cung cấp nước

ngọt cho ngư dân, tàu thuyền qua lại. Trong tương lai sẽ là trạm trung chuyển khi khai

thác dầu khí thềm lục địa khu vực miền Trung

Đảo Cồn Cỏ có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng21

. Trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ, nó là tiền đồn trên biển của miền Bắc, vì vậy đảo đã chịu hàng ngàn tấn bom

đạn của quân thù. Ngày nay, trong bối cảnh đang có sự tranh chấp chủ quyền của nhiều

nước trong vùng biển Đông, đảo Cồn Cỏ vẫn còn nguyên giá trị kinh tế và quân sự. Đảo

là tiền tiêu ngoài khơi, góp phần khống chế những đường hàng hải trong khu vực, bảo

vệ lãnh hải và vùng trời của tổ quốc.

21

Sở Khoa học và Công nghệ và Môi trường (1997). Địa chí Quảng Trị. Quảng Trị

61

Tài liệu tham khảo

Tài liệu xếp theo tên tác giả

1. Nguyễn Biểu và nnk, Báo cáo nghiên cứu đánh giá điều liện tự nhiên và tài

nguyên không sinh vật ven biển Quảng Trị. Hà Nội (2000)

62

2. Nguyễn Văn Cư và nnk, Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường,

chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị. Viện Địa lý

(2006-2007)

3. Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn. Khí hậu với đời sống. NXB KH &KT,

1980.

4. Trần Văn Đan, Điều tra hiện trạng môi trường, nguồn lợi thủy sản vùng

cửa sông ven biển và đề xuất phương án quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản bền vững

tỉnh Quảng Trị, Viện nghiên cứu Thủy sản, Hải Phòng (2002)

5. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân. Tài nguyên khí hậu vùng Bắc

Trung Bộ. Báo cáo đề mục, 1995.

6. Nguyễn Thị Hiền, Tài nguyên khí hậu dải cát ven biển miền trung từ

Quảng Bình đến Bình Thuận phục vụ phát triển các ngành kinh tế. Báo cáo đề mục

thuộc đề tài mã số: KC-08-21. Hà Nội năm 2005.

7. Nguyễn Trọng Hiệu và nnk. Số liệu khí hậu Tập I, 1990.

8. Đặng Xuân Nghiêm và nnk. Sổ tay kỹ thuật trồng cây công nghiệp. NXB

Nông nghiệp, 1978.

9. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Tài nguyên khí hậu Việt Nam.

NXB KH &KT, Hà Nội – 1988.

10. L.R.Oldeman và Frere. Nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm

Đông Nam Á. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1986.

11. Đào Ngọc Phong, Một số vấn đề sinh khí tượng. NXB KH§ &KT, 1984.

12. Nguyễn Thọ Sáo, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Đào Văn Giang

Đánh giá tác động công trình đến bức tranh thủy động lực khu vực cửa sông ven bờ Bến

Hải, Quảng Trị Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số

3S (2010) 435-442

13. Mai Trọng Thông, Nguyễn Thị Hiền và nnk. Thành lập bản đồ phân loại tài

nguyên khí hậu nông nghiệp khu vực duyên hải miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình

Thuận) tỷ lệ 1/250.000. Đề mục thuộc đề tài KHCN, Viện Quy hoạch và thiết kế nông

nghiệp, 2001.

14. Mai Trọng Thông, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim

Nhung. Thành lập bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm tỷ lệ 1/1.000.000. Đề tài cấp

cơ sở, Viện Địa lý, năm 1998.

63

15. Mai Trọng Thông, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim

Nhung. Thành lập bản đồ phân loại khí hậu Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Đề tài cấp

Trung tâm KHTN và CNQG (nay là Viện KH &CN Việt Nam)

16. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc. Khí hậu Việt Nam. NXB KHKT, 1993.

17. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền. Các phương pháp phân loại sinh

khí hậu hiện có ở Việt Nam. Tạp chí các khoa học về Trái đất số 1 (T.21)/1999.

18. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu sinh khí hậu người

phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam. Tạp chí các khoa học về Trái đất

số 2 (T.22)/2000.

19. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền. Thành lập bản đồ sinh khí hậu

Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Đề tài cấp cơ sở, Viện Địa lý, 1992.

20. Nguyễn Văn Viết và nnk. Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh

Quảng Trị. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở KHCN &MT năm 1998.

Tài liệu xếp theo tên cơ quan

1. Phòng Lưu trữ TT Tư liệu Khí tượng Thủy văn. Số liệu khí tượngP, hải văn

của 11 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận bổ sung cho giai đoạn 1960-2002.

2. Sở Khoa học và Công nghệ và Môi trường (1997). Địa chí Quảng Trị.

Quảng Trị

3. Tiêu chuẩn Việt Nam. Số liệu khí tượng dùng trong thiết kế xây dựng. Hà

NộiT, 1997.

4. Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Trung tâm Quốc gia dự báo KTTV. Đặc

điểm khí tượng thủy văn các năm 1993T-2003.

5. UBND tỉnh Quảng Trị. Báo cáo Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh

Quảng Trị thời kỳ 1996U-2010. Đông Hà, 7/1996.

64