40
Chương trình dy nghMóc len 1 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Móc các mũi cơ bản Mã số mô đun:MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 32 /QĐ-SLĐTBXH ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hi tỉnh Lâm Đồng )

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN - lamdong.gov.vn QPPL...+ Móc được các mũi móc cơ bản đúng kỹ thuật : Mũi bính, Mũi móc đơn, mũi móc kép, mũi móc kép thấp,

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chương trình dạy nghề Móc len 1

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Móc các mũi cơ bản

Mã số mô đun:MĐ 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32 /QĐ-SLĐTBXH ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng )

Chương trình dạy nghề Móc len 2

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN : MÓC CÁC MŨI CƠ BẢN

Mã số mô đun: MĐ 01

Thời gian mô đun: 58 giờ (Học trên lớp : 53 giờ; Kiểm tra: 05 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun cơ bản đầu tiên của chương trình, nhằm trang bị cho người

học những kiến thức cơ bản ban đầu về nghề móc len và móc được các mũi móc cơ

bản.

- Tính chất: Là mô đun chuyên nghề, được kết cấu theo hình thức tích hợp lý

thuyết và thực hành

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Kiến thức:

+ Hiểu biết được công cụ nghề móc len. + Trình bày được kỹ thuật nhập sợi len, dấu mối sản phẩm len ; + Trình bày được kỹ thuật và công dụng của các mũi móc cơ bản nghề móc len.

- Kỹ năng: + Phân biệt được các loại, chủng loại sợi len ; + Nhập được sợi len trên máy quay len ; + Dấu mối được sản phẩm len ; + Móc được các mũi móc cơ bản đúng kỹ thuật : Mũi bính, Mũi móc đơn, mũi

móc kép, mũi móc kép thấp, mũi móc kép đôi, móc mũi dời mũi kết, tạo vòng từ các mũi cơ bản. + Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. - Thái độ:

+ Cẩn thận, chính xác trang học thực hành. + Có tính nghiêm túc, chăm chú trong học tập. + Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình luyện tập.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

Thời gian (giờ) Số TT

Mã CV

Tên các công việc trong mô đun Tổng số Kiểm

tra Phần 1. Tìm hiểu công cụ nghề móc len 7

1 CV 1 Phân biệt các loại sợi len 1

Chương trình dạy nghề Móc len 3

2 CV 2 Nhập sợi len 2 3 CV 3 Dấu mối sản phẩm len 4

Phần II. Móc các mũi cơ bản 46 4 CV 4 Móc mũi bính 8 5 CV 5 Móc mũi đơn 8 6 CV 6 Móc mũi kép thấp 6 7 CV 7 Móc mũi kép đôi 6 8 CV 8 Móc mũi kép 6 9 CV 9 Móc mũi dời, mũi kết 6 10 CV 10 Tạo vòng từ mũi móc cơ bản 6

Kiểm tra kết thúc mô đun 5 Tổng cộng 53 5

2. Nội dung chi tiết: 2.1. Phần I : Tìm hiểu công cụ nghề móc len

CV1: Phân biệt các loại sợi len Thời gian: 01giờ Mục tiêu:

- Phân biệt được các loại sợi phổ biến trên thị trường;

- Nêu được chủng loại và các chỉ số sợi len

Nội dung: 1. Tìm hiểu chất liệu sợi

1.1. Đặc điểm các loại sợi phổ biến : AC, coton, acrilic 1.2. Phương pháp nhận biết chất liệu sợi. 2. Nhận biết chỉ số sợi. 2.1. Tìm hiểu các chỉ số sợi len ; 2.2. Phân biêt mật độ sợi. 2.3. Các mã màu quy định. 3. Nhận biết các ký hiệu lô sợi. 3.1. Phương pháp nhận biết ký hiệu lô sợi

Một số lưu ý thường gặp:

- Chọn nhầm không đúng chất liệu sợi.

- Nhầm chỉ số sợi.

- Nhận biết lô sợi sai khi côn len mất ký hiệu

CV2: Nhập sợi len Thời gian: 02 giờ

Mục tiêu:

Chương trình dạy nghề Móc len 4

- Sử dụng được máy quay len. - Nhập được các chỉ số sợi len theo yêu cầu.

Nội dung: 1. Tìm hiểu máy quay len 1.1. Các chi tiết máy quay len : quay tay, động cơ 1.2. Cấu tạo máy quay len. 2. Vận hành máy quay len. 2.1. Nguyên tắc sử dụng máy 2.2. Vận hành máy. 3. Nhập sợi trên máy quay len 3.1. Công dụng của việc nhập sợi 3.2. Kỹ thuật nhập sợi len

Một số lưu ý thường gặp:

- Chưa nắm đúng công dụng của các thiết bị trên máy nên vận hành chưa

đúng gây ra sợi bị đứt, rối sợi, sợi bị so le trong quá trình nhập.

CV3: Dấu mối sản phẩm len Thời gian: 04 giờ

Nội dung: 1. Sử dụng kim dấu mối 1.1. Cách cầm kim dấu mối 1.2. Phương pháp sử dụng kim. 2. Dấu mối trên đường móc hoặc đường đan. 2.1. Công dụng của dấu mối trên đường móc, đường đan 2.2. Phương pháp dấu mối. 3. Dấu mối trên đường may 3.1. Công dụng dấu mối trên đường may 3.2. Phương pháp dấu mối 4. Xử lý mối (gút ) nối giữa chừng 4.1. Công dụng xử lý mối nới giữa chừng 4.2. Phương pháp xử lý mối nối giữa chừng

Một số lưu ý thường gặp:

- Sử dụng kim sai làm cong, gãy lưỡi gà, mỏi tay ; - Dấu mối hoàn thiện sản phẩm còn sót sợi, thiếu thẩm mỹ - Chuyển mối nối dấu sợi thiếu thẩm mỹ

2.2. Phần II. Móc các mũi móc cơ bản CV4: Móc mũi bính Thời gian: 08 giờ

Mục tiêu: - Sử dụng kim móc đúng tư thế,

Chương trình dạy nghề Móc len 5

- Móc được mũi bính đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

Nội dung: 1. Phân biệt chỉ số sợi và kim móc 1.1. Phân biệt các chỉ số sợi len 1.2. Tìm hiểu kim móc len. 2. Sử dụng kim móc. 2.1. Phương pháp sử dụng kim móc 2.2. Khởi động tay trong các tư thế móc. 3. Nhận biết ký hiệu mũi bính 3.1. Nhận biết ký hiệu mũi bính 3.2. Nhận biết mũi bính trên sản phẩm và bài móc 4. Gầy mũi bính 4.1. Công dụng của mũi bính 4.2. Kỹ thuật gầy mũi bính 5. Đi trên đường bính Kỹ thuật móc mũi trên đường bính

Một số lưu ý thường gặp:

- Cầm kim sai quy cách làm mỏi cổ tay, ngón tay ảnh hưởng đến sức khoẻ ; - Móc mũi bính không đều tay, đường bính bị rộng hoặc chật khó đi mũi trên đường bính.

CV5: Móc mũi đơn Thời gian:08 giờ

Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo kim móc ; - Móc được mũi đơn.

Nội dung: 1. Nhận biết ký hiệu mũi đơn, 1.1. Nhận biết ký hiệu mũi đơn 1.2. Nhận biết ký hiệu mũi đơn trên sản phẩm và bài móc. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi đơn 3.1. Phương pháp vào mũi đơn trên mũi bính 3.2. Công dụng của mũi móc đơn.

Một số lưu ý thường gặp: - Luyện tập thường xuyên các tư thế cầm kim móc ; - Mũi đơn móc không đều tay ;

Chương trình dạy nghề Móc len 6

- Móc mũi đơn dưới mũi bính.

CV6: Móc mũi kép thấp Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Viền được sản phẩm len, - Móc được nẹp áo, gấu, cổ áo.

Nội dung: 1. Nhận biết ký hiệu mũi móc kép thấp 1.1. Ký hiệu mũi kép thấp 1.2. Nhận biết mũi móc kép thấp trên sản phẩm và bài móc.. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi kép thấp 3.1. Công dụng mũi óc kép thấp 3.2. Phương pháp móc mũi kép thấp.

Một số lưu ý thường gặp: - Luyện tập thường xuyên các tư thế cầm kim móc ; - Mũi móc không đều hoặc móc sai quy cách mũi kép thấp

CV7: Móc mũi kép Thời gian: 06 giờ

Mục tiêu: - Móc được mũi móc kép. - Ứng dụng vào bài móc để móc khăn choàng giản đơn

Nội dung: 1. Nhận biết ký hiệu mũi móc kép, 1.1. Ký hiệu mũi kép 1.2. Nhận biết mũi kép trên sản phẩm và bài móc. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi kép 3.1. Công dụng mũi móc kép ; 3.2. Phương pháp vào mũi kép 3.3. Móc khăn choàng bằng mũi kép.

Một số lưu ý thường gặp: - Mũi móc kép bị chân cao chân thấp.

CV8: Móc mũi kép đôi Thời gian: 06 giờ

Chương trình dạy nghề Móc len 7

Mục tiêu: - Móc được mũi kép đôi. - Ứng dụng mũi kép đôi để vào bài móc mũ len.

Nội dung: 1. Nhận biết ký hiệu mũi móc kép đôi 1.1. Ký hiệu mũi móc kép đôi ; 1.2. Nhận biết mũi kép đôi trên sản phẩm và bài móc. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi móc kép đôi 3.1. Công dụng mũi kép đôi 3.2. Phương pháp móc mũi kép đôi ; 3.3. Móc mũ len bằng mũi kép đôi.

Một số lưu ý thường gặp: Mũi kép đôi không đều.

CV9: Móc mũi dời, mũi kết Thời gian: 06 giờ

Mục tiêu: - Sử dụng được mũi dời, mũi kết để tạo dáng, chia kiểu trên sản phẩm.

Nội dung: 1. Nhận biết mũi dời, mũi kết, 1.1. Ký hiệu mũi dời, mũi kết 1.2. Nhận biết mũi dời, mũi kết trên sản phẩm và bài móc. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi dời, mũi kết 3.1. Công dụng mũi dời, mũi kết 3.2. Phương pháp móc mũi dời, mũi kết 3.3. Ứng dụng chia kiểu và góc trên áo len, mũ len.

Một số lưu ý thường gặp:

- Mũi dời không được hở, - Mũi kết chia đúng và chặt tay

CV10: Tạo vòng từ mũi móc cơ bản Thời gian: 06 giờ

Mục tiêu: - Hoàn thiện được sản phẩm móc mũ, bông hoa bằng len đúng quy cách.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính.

Chương trình dạy nghề Móc len 8

1.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 1.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Tạo vòng bằng mũi bính . 2.1. Công dụng của tạo vòng 2.2. Phương pháp tạo vòng ; 3. Khóa vòng tròn. 3.1. Phương pháp vừa tạo vòng tròn vừa khóa. 3.2. Ứng dụng hoàn thiện mũ len.

Một số lưu ý thường gặp:

- Chốt vòng bị rộng hoặc chật ; - Không chốt được đường khóa. - Đường chốt bị cộm do chồng mũi

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Điều kiện đầu vào:

Lao động từ 15 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, yêu thích nghề móc len đều có thể tham gia nghề. 2. Nguồn lực cần thiết: 2.1. Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (Cho lớp 35 người học)

Tên trang thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Kim móc 2 đầu Cái 35 Máy quay len Cái 2 Kéo bấm nhỏ Cái 35 Bản mẫu sản phẩm các kiểu (mỗi CV có ít nhất 5 mẫu)

Mẫu vẽ 35 bài sơ đồ các kiểu Mẫu 35 Kim dấu mối Cái 35

2.2. Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 35 người học)

Tên trang thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Bản sao mẫu bài móc trên giấy Mẫu 70 Bút chì Cái 35 Len các loại, màu Kg 15

2.3. Tài liệu học tập: Tài liệu phát tay về các ký hiệu mũi móc, bài móc do cơ sở dạy nghề biên

soạn, chọn lọc và ban hành. Phim, tranh ảnh, sản phẩm mẫu có nội dung theo các công việc trong mô đun.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Chương trình dạy nghề Móc len 9

1. Trong khi thực hiện mô đun: Đánh giá kiểm tra vấn đáp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình

thực hiện các công việc trong mô đun. Yêu cầu đạt được các mục tiêu của từng công việc trong mô đun. 2. Sau khi thực hiện mô đun: - Kiến thức:

Được đánh giá bằng kiểm tra thực hành và vấn đáp: Trình bày được các công việc liên quan đến phần I và phần II trong mô

đun. - Kỹ năng:

Được đánh giá bằng quan sát có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công việc:

Thực hiện thành thạo các bước công việc trong mô đun. Nhập sợi, dấu mối hoàn thiện sản phẩm len đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ

thuật. Móc được 07 mũi móc cơ bản trong mô đun 1 đúng yêu cầu kỹ thuật. Cầm kim móc đúng kỹ thuật.

- Thái độ: Được đánh giá bằng phương pháp quan sát, giám sát có bảng kiểm đạt các yêu

cầu: Ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu, vệ sinh sạch sẽ; Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề

Móc len. Mô đun 1 có 10 công việc được chia thành 02 phần. Phần 1: Tìm hiểu công

cụ nghề móc len có 3 công việc xếp thứ tự từ CV1 - CV3; phần 2: Móc các mũi cơ

bản có 07 công việc được xếp thứ tự từ CV4 – CV10. Căn cứ nội dung của mô đun,

phần 1 và phần 2 trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ trong mô đun nghề do đó

người học phải đạt các công việc trước đó mới chuyển qua công việc tiếp theo trong

mô đun.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng công

việc, từng phần để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện công việc đảm bảo chất

lượng giảng dạy của mô đun nghề hoặc của phần trong mô đun nghề.

Chương trình dạy nghề Móc len 10

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng

kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng công việc.

- Nội dung lý thuyết cần thiết phải có mô hình, vật thật hoặc phim hình minh

hoạ để làm rõ nội dung của công việc học.

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các bước công việc nên phân tích, giải

thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế.

- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi công

việc phải thực hành làm mẫu cụ thể và hướng dẫn học viên làm mẫu để phát hiện,

đánh giá khả năng tiếp thu công việc của người học. Khi kết thúc công việc cần lưu

ý người học những lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành

nghề. Các điểm kiểm tra và đánh giá kết quả phải công bố công khai.

- Tăng cường sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, mẫu mã thời trang hiện đại,

tiên tiến để tăng hiệu quả dạy học và trình diễn các thao tác mẫu. Tăng giờ học thực

hành để hướng dẫn kỹ năng từng công việc cho người học.

- Học viên phải đạt mục tiêu công việc trước đó mới chuyển qua công việc

tiếp theo. Cuối MĐ 01, học viên phải đạt mục tiêu của mô đun nghề.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Kỹ năng quan sát thao tác mẫu của giáo viên.

- Phương pháp dấu mối hoàn thiện sản phẩm len đạt kỹ thuật và thẩm mỹ.

- Móc được các mũi móc cơ bản và ứng dụng để tạo ra sản phẩm đơn giản.

- Luyện tập thuần thục thao tác trên kim móc để đáp ứng tay nghề.

Chương trình dạy nghề Móc len 11

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Móc các mũi móc thông dụng

Mã số mô đun: MĐ 02

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32 /QĐ-SLĐTBXH ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng )

Chương trình dạy nghề Móc len 12

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN : MÓC CÁC MŨI MÓC THÔNG DỤNG

Mã số mô đun: MĐ 02

Thời gian mô đun: 130 giờ (Học tập trên lớp: 125 giờ; Kiểm tra: 05 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun cơ bản sau mô đun 1 của chương trình, mô đun nhằm trang

bị cho người học những kiến thức, kỹ thuật về các mũi móc thông dụng trong nghề

móc len ban đầu về nghề móc len.

- Tính chất: Là mô đun chuyên nghề, được kết cấu theo hình thức tích hợp lý

thuyết và thực hành

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Kiến thức:

+ Trình bày được kỹ thuật và công dụng của 13 kiểu mũi móc thông dụng trong nghề móc len.

+ Biết phương pháp đo, tính mật độ sản phẩm len để lên mẫu sản xuất thành phẩm.

+ Biết phương pháp thêm mũi, bới mũi để tạo dáng, quy cách sản phẩm thời trang. - Kỹ năng:

+ Móc được 13 mũi móc thông dụng để sản xuất hàng len móc thời trang ; + Thực hiện thành thạo đo, tính mật độ sản phẩm len để ra mẫu, quy cách sản

phẩm. + Móc thêm mũi, bớt mũi theo quy cách sản phẩm đúng kỹ thuật.

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. - Thái độ:

+ Cẩn thận, chính xác trang học thực hành. + Có tính nghiêm túc, chăm chú trong học tập. + Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình luyện tập.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

Thời gian (giờ học) Số TT

Mã CV

Tên các công việc trong mô đun Tổng số Kiểm

tra* 1 CV 1 Móc kiểu hoa dâu 12 2 CV 2 Móc kiểu xen mắt cáo 12

Chương trình dạy nghề Móc len 13

3 CV 3 Móc kiểu sò nghiên 6 4 CV 4 Móc kiểu hoa rơi 14 5 CV 5 Móc kiểu hoa phẳng 14 6 CV 6 Làm chùm bông 5 7 CV 7 Móc mũi chùm hai 8 8 CV 8 Móc mũi chùm ba 6 9 CV 9 Móc kiểu quấn chờ 6 10 CV 10 Móc kiểu hạt lúa 6 11 CV 11 Móc kiểu rẽ quạt 6 12 CV 12 Móc kiểu hoa cúc 6 13 CV 13 Móc kiểu hạt đậu 6 14 CV 14 Đo, tính mật độ sản phẩm len 10 15 CV 15 Móc thêm mũi 4 16 CV 16 Móc bớt mũi 4

Kiểm tra kết thúc mô đun 5 Cộng 125 5

2. Nội dung chi tiết: CV1: Móc kiểu hoa dâu Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Luyện tập thuần thục cách cầm kim móc ;

- Móc được kiểu mũi hoa dâu.

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu móc hoa dâu 1.1. Ký hiệu kiểu mũi móc hoa dâu 1.2. Nhận biết kiểu móc hoa dâu trên sản phẩm và bài móc 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc kiểu hoa dâu 3.1. Công dụng kiểu mũi hoa dâu 3.2. Móc kiểu mũi hoa dâu trên mũi bính

Một số lưu ý thường gặp: - Hoa móc không đều ; - Móc vón cục không thành hoa

CV2: Móc kiểu xen mắt cáo Thời gian:12 giờ

Chương trình dạy nghề Móc len 14

Mục tiêu:

- Luyện tập thuần thục cách cầm kim móc ;

- Móc được kiểu móc xen mắt cáo.

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu móc xen mắt cáo 1.1. Ký hiệu kiểu mũi xen mắt cáo 1.2. Nhận biết kiểu mũi móc xen mắt cáo trên sản phẩm và bài móc 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc kiểu xen mắt cáo 3.1. Công dụng kiểu mũi xen mắt cáo ; 3.2. Phương pháp móc kiểu mũi xen mắt cáo trên mũi bính

Một số lưu ý thường gặp: - Móc xen mắt cáo không đều

CV3: Móc kiểu sò nghiêng Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Luyện tập thuần thục cách cầm kim móc ;

- Móc được kiểu móc sò nghiêng.

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu sò nghiên 1.1. Ký hiệu kiểu mũi móc sò nghiêng ; 1.2. Nhận biết kiểu mũi móc sò nghiêng trên sản phẩm và trên bài móc 2. Gầy mũi bính. 2.1. Luyện tập tư thế cầm kim móc 2.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi móc kép 3.1. Công dụng kiểu mũi móc sò nghiêng ; 3.2. Phương pháp móc kiểu mũi sò nghiêng.

Một số lưu ý thường gặp: - Sò không đều ; - Độ nghiên sò không đúng quy cách .

CV4: Móc hoa rơi Thời gian: 14 giờ Mục tiêu:

- Móc được hoa rơi ;

Chương trình dạy nghề Móc len 15

- Kết được hoa rơi lên sản phẩm.

Nội dung: 1. Nhận biết mẫu hoa rơi 1.1. Các mẫu hoa rơi 1.2. Ứng dụng móc hoa rơi trên sản phẩm 2.Tạo hình hoa . 2.1. Phương pháp tạo hình hoa bằng các mũi móc cơ bản; 3. Kết hoa rơi 3.1. Kết hoa rơi bằng kim móc 3.2. Kết hoa rơi bằng kim chỉ thông thường.

Một số lưu ý thường gặp: - Nhận biết sai quy cách hoa rời hoặc dính trên mũi móc ; - Cánh hoa móc không đều ; - Kết hoa cánh bị túm.

CV5: Móc kiểu hoa phẳng Thời gian: 14 giờ Mục tiêu:

- Móc được kiểu hoa phẳng trong khung rời và ngoài khung rời.

Nội dung: 1. Nhận biết đường khung 1.1. Nhận biết quy cách đường khung nổi ; 1.2. Nhận biết quy cách đường khung chìm. 2. Tạo hình hoa trong khung rời. 2.1. Phương pháp tạo hình hoa trong khung rời. 2.2. Ráp khung hoa vào mũi móc. 3. Tạo hình hoa ngoài khung rời 3.1. Phương pháp tạo hình hoa ngoài khung rời. 3.2. Ráp khung hoa vào mũi móc.

Một số lưu ý thường gặp: - Đường khung bị méo, chìm khó nhận biết ; - Ráo hình hoa bị túm ; - Ráp khung không đều.

CV6: Làm chùm bông Thời gian: 05 giờ Mục tiêu:

- Làm được chùm bông.

Nội dung: 1. Nhận dạng chùm bông

Chương trình dạy nghề Móc len 16

1.1. Quy cách chùm bông ; 1.2. Phân biệt loại chùm bông. 2. Móc tạo chùm bông. 2.1. Tạo chùm bông bằng mũi bính; 2.2. Tạo chùm bông bằng mũi kép. 3. Tạo chùm bông trên bìa cứng 3.1. Cắt bìa cứng ; 3.2. Phương pháp quấn sợi len tạp chùm bông trên bìa cứng. 4. Cắt viền làm chùm bông Phương pháp cắt viền làm quả bông.

Một số lưu ý thường gặp: - Định dạng không đúng chùm bông ; - Quấn vòng len không đều ; - Cắt viền không đều làm bông bị méo.

CV7: Móc mũi chùm hai Thời gian: 08 giờ Mục tiêu:

- Móc được mũi chùm hai.

Nội dung: 1. Nhận dạng mũi chùm hai 1.1. Ký hiệu mũi chùm hai ; 1.2. Công dụng mũi móc chùm hai. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi chùm hai 3.1. Phương pháp móc mũi chùm hai trên mũi bính.

Một số lưu ý thường gặp: - Mũi chùm hai không đều bị chân cao chân thấp.

CV8: Móc mũi chùm ba Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Móc được mũi chùm ba.

Nội dung: 1. Nhận dạng mũi chùm ba 1.1. Ký hiệu mũi chùm ba ; 1.2. Công dụng mũi chùm ba trên sản phẩm và trên bài móc. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc mũi chùm ba

Chương trình dạy nghề Móc len 17

3.1. Phương pháp móc mũi chùm ba trên mũi bính.

Một số lưu ý thường gặp: - Mũi móc bị mũi cao mũi thấp.

CV9: Móc mũi quấn chờ Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Móc được mũi quấn chờ hình vòng cung và gấp khúc.

Nội dung: 1. Nhận dạng mũi móc quấn chờ 1.1. Ký hiệu mũi quấn chờ ; 1.2. Nhận biết mũi quấn chờ trên sản phẩm và trên bài móc ; 1.3. Công dụng mũi móc quấn chờ. 2. Quấn trong kim móc. 2.1. Phương pháp quấn len trong kim móc tạo mũi quấn chờ; 3. Quấn thả móc tạo hình 3.1. Phương pháp thả mũi quấn chờ hình vòng cung ; 3.2. Phương pháp thả mũi quấn chờ gấp khúc.

Một số lưu ý thường gặp: - Dây quấn lỏng bị bung hoặc quấn chặt không rút được ; - Thả mũi bị bung

CV10: Móc kiểu hạt lúa Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Móc được kiểu hạt lúa.

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu hạt lúa 1.1. Ký hiệu kiểu mũi móc hạt lúa ; 1.2. Nhận biết móc mũi kiểu hạt lúa trên sản phẩm và trên bài móc. 2. Gầy mũi bính. 2.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc kiểu hạt lúa 3.1. Công dụng kiểu nũi móc hạt lúa 3.2. Phương pháp móc mũi kiểu hạt lúa trên mũi bính.

Một số lưu ý thường gặp: - Mũi móc kiểu hạt lúa không đều.

CV11: Móc kiểu rẽ quạt Thời gian: 06 giờ

Chương trình dạy nghề Móc len 18

Mục tiêu: - Móc được kiểu rẽ quạt

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu rẽ quạt 1.1. Ký hiệu kiểu mũi móc rẽ quạt ; 1.2. Nhận biết kiểu rẽ quạt trên sản phẩm và trên bài móc 2. Gầy mũi bính. 2.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc kiểu rẽ quạt 3.1. Ứng dụng kiểu mũi rẽ quạt ; 3.2. Kỹ thuật móc kiểu mũi rẽ quạt

Một số lưu ý thường gặp: - Mũi móc không rẽ đều, dồn cục.

CV12: Móc kiểu hoa cúc Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Móc được kiểu hoa cúc.

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu hoa cúc 1.1. Ký hiệu kiểu mũi móc hoa cúc; 1.2. Nhận biết kiểu mũi móc hoa cúc trên sản phẩm và trên bài móc 2. Gầy mũi bính. 2.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 3. Móc kiểu hoa cúc 3.1. Ứng dụng kiểu móc mũi hoa cúc; 3.2. Kỹ thuật móc kiểu mũi hoa cúc.

Một số lưu ý thường gặp: - Rẽ mũi không đều, dồn cục.

CV13: Móc kiểu hạt đậu Thời gian: 06 giờ Mục tiêu:

- Móc được kiểu hạt đậu.

Nội dung: 1. Nhận biết kiểu hạt đậu 1.1. Ký hiệu kiểu mũi móc hạt đậu ; 1.2. Nhận biết kiểu mũi móc hạt đậu trên sản phẩm và trên bài móc 2. Gầy mũi bính. 2.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính.

Chương trình dạy nghề Móc len 19

3. Móc kiểu hạt đậu 3.1. Ứng dụng kiểu móc mũi hạt đậu; 3.2. Kỹ thuật móc kiểu mũi hạt đậu.

Một số lưu ý thường gặp: - Hạt nổi không đều (hạt lép hạt phồng)

CV14: Đo, tính mật độ sản phẩm len Thời gian: 10 giờ Mục tiêu:

- Tính được mật độ sản phẩm len ;

- Ra được bài móc mẫu.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính. 1.1. Công dụng mũi bính trong đo tính mật độ sản phẩm ; 1.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Móc mũi chính. 2.1. Móc mũi cơ bản vào mũi bính tạo mũi móc chính; 3. Đo mật độ mũi chính 3.1. Phương pháp đếm mũi và tính mật độ thử ; 3.2. Ước lượng mật độ theo mẫu. 4. Tính mật độ sản phẩm 4.1. Phương pháp tính mật độ sản phẩm từ mật độ thử ; 4.2. Ra bài móc mẫu.

Một số lưu ý thường gặp: - Mũi bính móc không đều tay làm tính ước lượng sai mật độ. - Tính ước lượng sai mật độ thử với mật độ mẫu theo quy cách. - Ra bài móc mẫu sai quy cách.

CV15: Móc thêm mũi Thời gian: 04 giờ Mục tiêu:

- Biết phương pháp đọc bảng vẽ để chia mũi

- Móc thêm mũi tạo dáng theo quy cách sản phẩm.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính. 1.1. Công dụng mũi bính trong đo tính mật độ sản phẩm ; 1.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Móc mũi móc kép. 2.1.Đi mũi móc kép vào mũi bính; 2.2. Phương pháp đọc bảng vẽ, bài mẫu.

Chương trình dạy nghề Móc len 20

3. Móc thêm mũi 3.1. Phương pháp chia mũi ; 3.2. Công dụng chia mũi để thêm.

Một số lưu ý thường gặp: - Vào mũi sai chỗ - Chia mũi không đều bị méo.

CV16: Móc bớt mũi Thời gian: 04 giờ Mục tiêu:

- Biết phương pháp đọc bảng vẽ để tính vị trí bớt mũi

- Móc bớt mũi theo mật độ đúng quy cách sản phẩm.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính. 1.1. Công dụng mũi bính trong đo tính mật độ sản phẩm ; 1.2. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Móc mũi cơ bản theo mẫu. 2.1. Đi mũi móc kép vào mũi bính; 2.2. Đọc bảng vẽ để tính bớt mũi, vị trí bớt mũi. 3. Nhập mũi tạo dáng 3.1. Phương pháp móc nhập mũi 2, 3 thành 1 4. Đo mật độ mũi móc 4.1. Phương pháp đo mật độ để tính bớt mũi.

Một số lưu ý thường gặp: - Vào mũi sai quy cách ; - Nhập mũi không đều bị dồn cục trên mũi móc ; - Nhập mũi sai bài mẫu ; - Đo tính mật độ không chính xác, bốt sai chỗ. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Điều kiện đầu vào:

Lao động từ 15 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, yêu thích nghề móc len đều có thể tham gia nghề. 2. Nguồn lực cần thiết: 2.1. Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (Cho lớp 35 người học)

Tên trang thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Kim móc 2 đầu Cái 35 Kéo bấm nhỏ Cái 35 Bản mẫu sản phẩm các kiểu (mỗi CV

Chương trình dạy nghề Móc len 21

có ít nhất 5 mẫu) Mẫu vẽ 35 bài sơ đồ các kiểu Mẫu 35 Kim dấu mối Cái 35 Thước dây, thước cây Cái 10

2.2. Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 35 người học)

Tên thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Bản sao mẫu bài móc trên giấy Mẫu 70 Bút chì Cái 35 Len các loại, màu Kg 18 Bìa cứng (A4) Tờ 35

2.3. Tài liệu học tập: Tài liệu phát tay về các ký hiệu mũi móc, bài móc do cơ sở dạy nghề biên

soạn, chọn lọc và ban hành. Phim, tranh ảnh, sản phẩm mẫu có nội dung theo các công việc trong mô đun.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Trong khi thực hiện mô đun:

Đánh giá kiểm tra vấn đáp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình thực hiện các công việc trong mô đun. Yêu cầu đạt được các mục tiêu của từng công việc trong mô đun. 2. Sau khi thực hiện mô đun: - Kiến thức:

Được đánh giá bằng kiểm tra thực hành và vấn đáp: Trình bày được các công việc liên quan đến phần I và phần II trong mô

đun. - Kỹ năng:

Được đánh giá bằng quan sát có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công việc:

Thực hiện thành thạo các bước công việc trong mô đun. Thực hiện được 13 kiểu mũi móc thông dụng đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ

thuật. Đo, tính được mật độ sản phẩm len và ra được bài móc mẫu Cầm kim móc đúng kỹ thuật và thuần thục thao tác.

- Thái độ: Được đánh giá bằng phương pháp quan sát, giám sát có bảng kiểm đạt các yêu

cầu: Ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu, vệ sinh sạch sẽ; Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

Chương trình dạy nghề Móc len 22

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề

Móc len. Mô đun 02 có 16 công việc có thứ tự từ CV1 – CV16. Người học phải đạt

các công việc trước đó mới chuyển qua công việc tiếp theo trong mô đun.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng công

việc để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện công việc đảm bảo chất lượng giảng

dạy của mô đun nghề.

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng

kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng công việc.

- Nội dung lý thuyết cần thiết phải có mô hình, vật thật hoặc phim hình minh

hoạ để làm rõ nội dung của công việc học.

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các bước công việc nên phân tích, giải

thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế.

- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi công

việc phải thực hành làm mẫu cụ thể và hướng dẫn học viên làm mẫu để phát hiện,

đánh giá khả năng tiếp thu công việc của người học. Khi kết thúc công việc cần lưu

ý người học những lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành

nghề. Các điểm kiểm tra và đánh giá kết quả phải công bố công khai.

- Tăng cường sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, mẫu mã thời trang hiện đại,

tiên tiến để tăng hiệu quả dạy học và trình diễn các thao tác mẫu. Tăng giờ học thực

hành để hướng dẫn kỹ năng từng công việc cho người học.

- Học viên phải đạt mục tiêu công việc trước đó mới chuyển qua công việc

tiếp theo. Cuối MĐ 02, học viên phải đạt mục tiêu của mô đun nghề.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Kỹ năng quan sát thao tác mẫu của giáo viên.

- Phương pháp móc được các mũi thông dụng trong mô đun đạt kỹ thuật và

thẩm mỹ.

Chương trình dạy nghề Móc len 23

- Đo, tính được mật độ sản phẩm len và ra được bài móc mẫu.

- Đọc được bảng vẽ và quy cách sản phẩm len mẫu để tính được mật độ thêm

mũi, bớt mũi đúng kỹ thuật.

- Thuần thục thao tác trên kim móc đúng kỹ thuật.

Chương trình dạy nghề Móc len 24

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Móc sản phẩm len thông dụng

Mã số mô đun: MĐ 03

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32 /QĐ-SLĐTBXH ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng )

Chương trình dạy nghề Móc len 25

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN : MÓC SẢN PHẨM LEN THÔNG DỤNG

Mã số mô đun: MĐ 03

Thời gian mô đun: 68 giờ (Học tập trên lớp :63 giờ; Kiểm tra: 05 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun có vị trí thứ tự sau mô đun 02 (MĐ 02) của chương trình,

mô đun nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ thuật về móc một số sản

phẩm len thời trang thông dụng ở mức độ giản đơn.

- Tính chất: Là mô đun chuyên nghề, được kết cấu theo hình thức tích hợp lý

thuyết và thực hành

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Kiến thức:

+ Trình bày được kỹ thuật và phương pháp móc khăn choàng, mũ, vớ, khăn trang trí có chèn màu. - Kỹ năng:

+ Móc được khăn choàng chèn màu ngang, mũ bé gái chèn màu tha73ng đứng, mũ bé tra chèn màu xiên, vớ, khăn trang trí chèn màu tròn.

+ Hoàn thiện sản phẩm len đảm bảo không lỗi và thẩm mỹ. + Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. - Thái độ:

+ Cẩn thận, chính xác trang học thực hành. + Có tính nghiêm túc, chăm chú trong học tập. + Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình luyện tập.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

Thời gian (giờ) Số TT

Mã CV

Tên các công việc trong mô đun Tổng số Kiểm tra

1 CV 1 Móc khăn quàng chèn màu ngang

10

2 CV 2 Móc mũ bé gái chèn màu thẳng đứng

14

3 CV 3 Móc mũ bé trai chèn màu xiên 14 4 CV 4 Móc vớ 7 5 CV 5 Móc khăn trang trí chèn màu

tròn 18

Kiểm tra kết thúc mô đun

Chương trình dạy nghề Móc len 26

Cộng 63 5 2. Nội dung chi tiết:

CV1: Móc khăn quàng chèn màu ngang Thời gian: 10 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện khăn quàng cổ chèn màu ngang.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính. 1.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Móc mũi chèn màu ngang 2.1. Kỹ thuật móc khăn quàng cổ ; 2.2. Phương pháp móc chèn màu ngang ; 3. Làm tua 3.1. Công dụng làm tua trên khăn quàng ; 3.2. Kỹ thuật làm tua.

Một số lưu ý thường gặp: - Móc sai quy cách theo mẫu; - Bị lộ màu chèn ; - Tua không đều, kết tua sót sợi.

CV2: Móc mũ bé gái chèn màu thẳng đứng Thời gian: 14 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện mũ bé gái chèn màu thẳng đứng.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính. 1.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Móc mũi chèn màu thẳng đứng 2.1. Kỹ thuật móc mũ bé gái ; 2.2.Phương pháp chèn màu thẳng đứng. 3. Kết chùm bông 3.1. Kỹ thuật tạo chùm bông 3.2. Kết chùm bông vào mũ.

Một số lưu ý thường gặp: - Móc sai quy cách sản phẩm ; - Lộ màu chèn ; - Chùm bông không bung đều, kết chùm bông bị lệch đỉnh mũ.

CV3: Móc mũ bé trai chèn màu xiên Thời gian:14 giờ

Chương trình dạy nghề Móc len 27

Mục tiêu: - Móc hoàn thiện mũ bé trai chèn màu xiên.

Nội dung: 1. Gầy mũi bính. 1.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính. 2. Móc mũi chèn màu xiên 2.1. Kỹ thuật móc mũ bé trai; 2.2.Phương pháp chèn màu xiên. 3. Làm nút đỉnh mũ 3.1. Kỹ thuật móc bao nút đỉnh mũ 3.2. Kết nút đỉnh mũ.

Một số lưu ý thường gặp: - Móc sai quy cách sản phẩm ; - Lộ màu chèn ; - Kết đỉnh mũ bị lệch.

CV4: Móc vớ Thời gian:07 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện vớ.

Nội dung: 1. Móc đế vớ 1.1. Gầy mũi bính và đi mũi trên đường bính ; 1.2. Tạo đế vớ theo mẫu. 2. Móc vành đế vớ Đo tính mật độ bài mẫu để thực hiện : 2.1. Thêm mũi theo quy cách tạo vành 2.2. Bớt mũi theo quy cách tạo vành. 3. Móc cổ chân vớ Đo tính mật độ bài mẫu để thực hiện : 3.1. Thêm mũi tạo cổ chân vớ đi mũi chùm 2 hoặc 3 theo quy cách; 3.2. Bớt mũi tạo cổ chân vớ đi mũi chùm 2 hoặc 3 theo quy cách. 4. Làm viền cổ vớ 4.1. So sánh quy cách bài mẫu chèn màu cổ vớ ; 4.2. Chèn màu ngang trang trí cổ vớ. 5. Móc dây vớ 5.1. Gầy mũi bính. 5.2. Móc tạo dây vớ bằng mũi bính. 6. Xỏ dây vào vớ 6.1. xác định vị trí đi dây ; 6.2. Xỏ dây hoàn thiện vớ.

Chương trình dạy nghề Móc len 28

Một số lưu ý thường gặp: - Đế vớ móc lỏng tay; - Móc không đều mũi vành vớ bị vênh ; - Cổ vớ móc bị lỏng tay, bị tức, bị túm ; - Chèn màu bị lộ ; - Xỏ sai vị trí khó cột, dây quá dài hoặc ngắn.

CV5: Móc khăn trang trí chèn màu tròn Thời gian: 18 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện khăn trang trí chèn màu tròn.

Nội dung: 1. Quấn và móc len tạo vòng tròn tâm 1.1. Kỹ thuật quấn tạo vòng tròn ; 1.2. Phương pháp thêm mũi theo vòng tròn tâm. 2. Thêm mũi móc chèn màu tròn. 2.1. Phương pháp chèn màu tròn ; 2.2. Chèn màu tròn bằng mũi thông dụng. 3. Móc ren 3.1. Công dụng làm ren ; 3.2. Kỹ thuật làm ren khăn trang trí.

Một số lưu ý thường gặp: - Tạo vòng tròn lệch tâm; - Màu chèn không đều, lộ màu chèn ; - Ren bị méo hoặc không đều. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Điều kiện đầu vào:

Lao động từ 15 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, yêu thích nghề móc len đều có thể tham gia nghề. Học viên phải được kiểm tra đạt kỹ năng nghề của mô đun trước được nhập học mô đun 03. 2. Nguồn lực cần thiết: 2.1. Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (Cho lớp 35 người học)

Tên trang thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Kim móc 2 đầu Cái 35 Kéo bấm nhỏ Cái 35 Bản mẫu sản phẩm các kiểu (mỗi CV có ít nhất 5 mẫu)

Mẫu vẽ 35 bài sơ đồ các kiểu Mẫu 35

Chương trình dạy nghề Móc len 29

Kim dấu mối Cái 35 Thước dây Cái 10

2.2. Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 35 người học)

Tên thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Bản sao mẫu bài móc trên giấy Mẫu 70 Bút chì Cái 35 Len các loại, màu Kg 18

2.3. Tài liệu học tập: Tài liệu phát tay về móc các sản phẩm len thông dụng : khăn choàng, mũ len,

vớ, khăn trang trí. Tài liệu về kỹ thuật chèn màu theo các công việc trong mô đun 03. Phim, tranh ảnh, sản phẩm mẫu có nội dung theo các công việc quy định trong

mô đun 03. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Trong khi thực hiện mô đun:

Đánh giá kiểm tra vấn đáp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình thực hiện các công việc trong mô đun. Yêu cầu đạt được các mục tiêu của từng công việc trong mô đun. 2. Sau khi thực hiện mô đun: - Kiến thức:

Được đánh giá bằng kiểm tra thực hành và vấn đáp: Trình bày được các công việc liên quan trong mô đun.

- Kỹ năng: Được đánh giá bằng quan sát có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công

việc: Thực hiện thành thạo các bước công việc trong mô đun. Thực hiện được 05 công việc trong mô đun có thực hiện chèn màu theo

nội d8ung quy định chủa chương trình mô đun 03 đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Thái độ:

Được đánh giá bằng phương pháp quan sát, giám sát có bảng kiểm đạt các yêu cầu:

Ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu, vệ sinh sạch sẽ; Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun 03 được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề

Móc len và dạy nghề dưới 03 tháng. Mô đun 03 có 05 công việc có thứ tự từ CV1 –

Chương trình dạy nghề Móc len 30

CV5. Người học phải đạt các công việc trước đó mới chuyển qua công việc tiếp theo

trong mô đun.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng công

việc để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện công việc đảm bảo chất lượng giảng

dạy của mô đun nghề.

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng

kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng công việc.

- Nội dung lý thuyết cần thiết phải có mô hình, vật thật hoặc phim hình minh

hoạ để làm rõ nội dung của công việc học.

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các bước công việc nên phân tích, giải

thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế.

- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi công

việc phải thực hành làm mẫu cụ thể và hướng dẫn học viên làm mẫu để phát hiện,

đánh giá khả năng tiếp thu công việc của người học. Khi kết thúc công việc cần lưu

ý người học những lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành

nghề. Các điểm kiểm tra và đánh giá kết quả phải công bố công khai.

- Tăng cường sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, mẫu mã thời trang hiện đại,

tiên tiến để tăng hiệu quả dạy học và trình diễn các thao tác mẫu. Tăng giờ học thực

hành để hướng dẫn kỹ năng từng công việc cho người học.

- Học viên phải đạt mục tiêu công việc trước đó mới chuyển qua công việc

tiếp theo. Cuối MĐ 03, học viên phải đạt mục tiêu của mô đun nghề.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Kỹ năng quan sát thao tác mẫu của giáo viên.

- Phương pháp móc được khăn quàng chèn màu ngang, mũ len bé gái chèn

màu thẳng đứng, mũ len bé trai chèn màu xiên, vớ, khăn trang trí chèn màu tròn đạt

kỹ thuật và thẩm mỹ.

Chương trình dạy nghề Móc len 31

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Móc sản phẩm len nâng cao

Mã số mô đun: MĐ 04

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32 /QĐ-SLĐTBXH ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng )

Chương trình dạy nghề Móc len 32

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN : MÓC SẢN PHẨM LEN NÂNG CAO

Mã số mô đun: MĐ 04

Thời gian mô đun: 139 giờ (Học tập trên lớp: 134 giờ; Kiểm tra: 05 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun có vị trí thứ tự sau mô đun 03 (MĐ 03) của chương trình,

mô đun nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ thuật về móc các chi tiết

kỹ thuật, ứng dụng móc một số sản phẩm len thời trang ở mức nâng cao (mức khó).

- Tính chất: Là mô đun chuyên nghề ở mức khó, được kết cấu theo hình thức

tích hợp lý thuyết và thực hành

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Kiến thức:

+ Trình bày được kỹ thuật và phương pháp móc tạo dáng : móc bớt cỗ, nách áo ; móc cổ tim, móc cổ bẻ ; móc bớt tay tròn ; móc tay rapland.

+ Trình bày được phương pháp móc giỏ không tạo đáy, móc dép, móc áo gile, móc áo tạo kiểu sóng ngang. - Kỹ năng:

+ Móc được các kỹ thuật chi tiết tạo san phẩm : cổ, nách, cổ bẻ, tay tròn, tay rapland.

+ Móc và hoàn thiện sản phẩm len : giỏ len không tạo đáy, dép, áo gile, áo kiểu sóng ngang. + Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. - Thái độ:

+ Cẩn thận, chính xác trang học thực hành. + Có tính nghiêm túc, chăm chú trong học tập. + Có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình luyện tập.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

Thời gian (giờ học) Số TT

Mã CV

Tên các công việc trong mô đun Tổng số Kiểm

tra* Phần I. Móc kỹ thuật tạo dáng 52

1 CV 1 Móc bớt cổ, nách áo 8 2 CV 2 Móc cổ tim áo 14 3 CV 3 Móc cổ bẻ áo 14

Chương trình dạy nghề Móc len 33

4 CV 4 Móc bớt tay tròn 8 5 CV 5 Móc tay rapland 8

Phần II. Móc sản phẩm len nâng cao 82 6 CV 6 Móc giỏ không tạo đáy 18 7 CV 7 Móc dép 10 8 CV 8 Móc áo gile trẻ em 24 9 CV 9 Móc áo tạo kiểu sóng ngang 30 Kiểm tra kết thúc mô đun Cộng 134 5

2. Nội dung chi tiết: 2.1. Phần I. Móc kỹ thuật tạo dáng.

CV1: Móc bớt cổ, nách áo Thời gian: 08 giờ Mục tiêu:

- Bớt mũi tạo được đường cong theo quy cách cổ, nách áo.

Nội dung: 1. Móc mũi kép thấp 1.1. Kỹ thuật móc mũi kép thấp ; 1.2. Phương pháp đọc bảng vẽ, bài mẫu. 2. Nhập mũi tạo mũi chính 2.1. Phương pháp bớt mũi từ mũi kép thấp ; 2.2. Nhập 2 hoặc 3 mũi theo bài móc tạo mũi chính. 3. Móc tạo cổ áo, nách áo 3.1. Móc tạo cổ áo từ mũi móc kép theo bài mẫu ; 3.2. Móc tạo nách áo từ mũi móc kép theo bài mẫu ;

Một số lưu ý thường gặp: - Móc sai mũi, đường bớt bị nấc thang; - Nhập mũi rớt hoặc sót mũi, mũi móc không đều tay ; - Đường bớt bị gồ, nấc thang ; - Đường cong tạo dáng cổ, nách bị tức.

CV2: Móc cổ tim áo Thời gian: 14 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện cổ tim áo thẩm mỹ.

Nội dung: 1. Chia mảnh áo lấy tim giữa 1.1. Phương pháp đếm mũi trên mảnh áo hoặc đo quy cách trên mảnh áo; 1.2. Lấy tim giữa mảnh áo.

Chương trình dạy nghề Móc len 34

2. Móc mũi chính bớt tim 2.1. Kỹ thuật móc mũi bớt tạo cổ tim. 3. Dấu mối hoàn thiện cổ tim 3.1. Phương pháp dấu mối cổ tim ; 3.2. Kỹ thuật xử lý sót mũi, rớt mũi.

Một số lưu ý thường gặp: - Đếm sai mũi chia lệch tim hoặc đo sai lệch tim; - Mũi bớt không đều làm tim bị lệch ; - Dấu sót mối, mảnh còn lỗi (sót sợi, rớt mũi)

CV3: Móc cổ bẻ áo Thời gian: 14 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện cổ bẻ áo thẩm mỹ.

Nội dung: 1. Thêm mũi trên chân mũi chính 1.1. Phương pháp thêm mũi ; 1.2. Đọc bài mẫu tạo cổ bẻ. 2. Đo mật độ theo quy cách 2.1. Phương pháp đo mật độ từ mẫu. 3. Dấu mốt hoàn thiện cổ áo 3.1. Kỹ thuật dấu mối cổ bẻ ; 3.2. Phương pháp xử lý sót mũi, rớt mũi.

Một số lưu ý thường gặp: - Đọc sai bài mẫu; - Thêm sai vị trí mũi trên chân mũi chính ; - Đo sai mật độ làm sai lệch cổ bẻ khi thêm mũi ; - Dấu sót mối, mảnh còn lỗi (sót mũi, rớt mũi).

CV4: Móc bớt tay tròn Thời gian: 08 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện tay tròn theo quy cách.

Nội dung: 1. Bớt mũi trực tiếp trên thân áo 1.1. Kỹ thuật bớt mũi trên mảnh thân áo tạo nách theo bài mẫu 1.2. Đọc bài mẫu tạo nách áo trên mảnh thân. 2. Móc tròn trên tay áo theo kích thước nách thân áo 2.1. Phương pháp đo, tính mật độ tạo vòng bớt tay áo theo nách áo ; 2.2. Kỹ thuật ráp tay áo vào thân áo. 3. Dấu mối hoàn thiện

Chương trình dạy nghề Móc len 35

3.1. Phương pháp dấu mối nách áo ; 3.2. Xử lý sót sợi, rớt mũi trên nách áo.

Một số lưu ý thường gặp: - Vào mũi sai vị trí ; - Nách áo bị tức; - Vòng tay không khớp với nách áo trên mảnh thân. - Mảnh bị lỗi sót mối, sót sợi, rớt mũi.

CV5: Móc tay rapland Thời gian: 08 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện tay rapland đúng quy cách.

Nội dung: 1. Móc bớt mũi tạo nách rapland 1.1. Nhận biết tay rapland ; 1.2. Móc tạo tay rapland trên mảnh thân áo. 2. Móc bớt tay theo nách rapland 2.1. Phương pháp đo, tính mật độ theo thân áo tạo nách rapland. 2.2. Phương pháp ráp tay áo vào thân áo nách rapland.. 3. Dấu mối hoàn thiện 3.1. Kỹ thật dấu mối nách rapland ; 3.2. Phương pháp xử lý sót sợi, rớt mũi.

Một số lưu ý thường gặp: - Móc sót mũi, rớt sợi ; - Nách bị tức, vòng tay trên mảnh tay và trên mảnh thân áo không vừa. - Dấu mối còn lỗi : sót sợi, rớt mũi, sót mối. 2.2. Phần II. Móc sản phẩm len nâng cao.

CV6: Móc giỏ không tạo đáy Thời gian: 18 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện giỏ không tạo đáy theo bài móc đúng quy cách.

Nội dung: 1. Móc bản giỏ 1.1. Phương pháp móc giỏ không tạo đáy ; 1.2. Trang trí bản giỏ theo mẫu (chèn màu, hoa rơi) 2. Móc tạo kiểu miệng giỏ 2.1. Móc tạo kiểu phình miệng giỏ theo bài mẫu ; 2.2. Móc tạo kiểu miệng giỏ túm theo bài mẫu. 3. Móc tạo quai giỏ 3.1. Gầy mũi bính ;

Chương trình dạy nghề Móc len 36

3.2. Móc tạo túi bọc quai giỏ. 4. May quai giỏ vào bản giỏ 4.1. Xác định vị trí đính quai ; 4.2. Móc quai giỏ vào bản giỏ. 5. Dấu mối hoàn thiện 5.1. Kỹ thuật dấu mối ; 5.2. Xử lý sót mũi, rớt mũi.

Một số lưu ý thường gặp: - Lộ màu chèn, sót mũi; - Miệng giỏ bị méo ; - Quai phồng không đều, đính quai bị so le ; - Dấu mối còn lỗi : sót mũi, rớt mũi, sót mối.

CV7: Móc dép Thời gian: 10 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện dép đúng quy cách, thẩm mỹ.

Nội dung: 1. Móc đế dép 1.1. Kỹ thuật móc đế dép 1.2. Gầy mũi bính và thêm mũi trên mũi bính. 2. Móc quai dép 2.1. Kỹ thuật móc quai dép ; 2.2. Gầy mũi bính và thêm mũi trên mũi bính. 3. Dấu mối hoàn thiện 3.1. Phương pháp dấu mối trên dép. 3.2. Kỹ thuật may quai dép vào đế dép.

Một số lưu ý thường gặp: - Móc mũi lỏng tay làm quai bị nhão; - Mũi móc mỏng bị lộ đế ; - Móc lỏng tay làm quai không đứng, móc quai bị rớt mũi, sót mũi. - Quai đính bị lệch.

CV8: Móc áo gile trẻ em Thời gian: 24 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện áo gile trẻ em theo đúng quy cách bài mẫu.

Nội dung: 1. Móc thân sau áo 1.1. Đọc bài mẫu thân sau áo ; 1.2. Gầy mũi bính và đi trên đường bính bằng mũi móc cơ bản theo bài móc

Chương trình dạy nghề Móc len 37

2. Móc thân trước áo 2.1. Đọc bài mẫu thân áo trước ; 2.2. gầy mũi bính và đi trên đường bính bằng mũi móc cơ bản theo bài móc. 3. Bớt cổ tim trên thân áo trước 3.1. Kỹ thuật móc tạo cổ tim (tham khảo thêm CV2). 4. Móc tay áo theo thân áo 4.1. Gầy mủi bính và thêm mũi trên đường bính tạo tay áo ; 4.2. Tạo vòng nách theo thân áo. 5. Ráo hoàn thiện áo 5.1. Ráp mảnh thân áo trước và mảnh thân áo sau ; 5.2. Ráp tay áo vào thân áo 6. Viền : cổ tim, vòng nách 6.1. Viền màu cổ tim ; 6.2. Viền màu vòng nách. 7. Dấu mối hoàn thiện 7.1. Dấu mối trên thân và tay áo ; 7.2. Dấu mối trên các chi tiết kỹ thuật : cổ, nách.

Một số lưu ý thường gặp: - Móc không đều tay thân áo bị nhão; - Chia cổ tim bị lệch ; - Thân trước và sau lệch mí ; - Đường viền màu không đều, thiếu thẩm mỹ ; - Dấu mối còn lỗi.

CV9: Móc áo tạo kiểu sóng ngang Thời gian: 30 giờ Mục tiêu:

- Móc hoàn thiện áo tạo kiểu sóng ngang đúng quy cách.

Nội dung: 1. Làm chân sóng 1.1. Phương pháp làm chân sóng ; 1.2. Gầy mũi bính và đi trên đường bính móc mũi móc kép 2. Móc tạo sóng 2.1. Phương pháp móc tạo sóng ; 2.2. Móc chân sóng bằng đường bính tạo sóng. 3. Móc bớt nách và tay tròn 3.1. Kỹ thuật móc tạo nách và tay tròn trên áo kiểu sóng ngang. 3.2. Móc bớt nách vòng tròn trẹn thân và tay áo. 4. Móc chia cổ tim 4.1. Kỹ thuật chia cổ tim trên áo kiểu sóng ngang 4.2. Chia cổ tim tạo kiểu theo quy cách bài mẫu.

Chương trình dạy nghề Móc len 38

5. Dấu mối hoàn thiện 5.1. Kỹ thuật dấu mối trên áo kiểu sóng ngang ; 5.2. Xử lý sót mũi, rớt mũi.

Một số lưu ý thường gặp: - Đường bính lỏng làm chân sóng không đều; - Tạo sóng cao sóng thấp làm thân áo bị dực ; - Vòng nách bị tức hoặc vòng tròn bốt nách không khớp ; - Chia tim bị lệch ; - Dấu mối còn lỗi : rớt mũi, sót mối. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Điều kiện đầu vào:

Lao động từ 15 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, yêu thích nghề móc len đều có thể tham gia nghề. Học viên phải được kiểm tra đạt mô đun nghề trước đó đủ điều kiện học mô đun 4. 2. Nguồn lực cần thiết: 2.1. Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (Cho lớp 35 người học)

Tên trang thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Kim móc 2 đầu Cái 35 Kéo bấm nhỏ Cái 35 Mẫu vẽ 35 bài sơ đồ các kiểu cổ, tay áo, giỏ Mẫu 35 Kim dấu mối Cái 35

2.2. Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 35 người học)

Tên thiết bị, vật liệu Đơn vị tính Số lượng Bản sao mẫu bài móc trên giấy các công việc trong mô đun

Mẫu 1.200

Bút chì Cái 35 Len các loại, màu Kg 18 Đế dép Đôi 35 Quai giỏ Bộ 35

2.3. Tài liệu học tập: Tài liệu phát tay về các công việc : móc bớt cổ, nách áo ; móc cổ tim ; móc cổ

bẻ áo ; móc bớt tay tròn ; móc tay rapland;móc giỏ không tạo đáy ; móc dép ; móc áo gile trẻ em ; móc áo tạo kiểu sóng ngang do cơ sở dạy nghề biên soạn, chọn lọc và ban hành.

Phim, tranh ảnh, sản phẩm mẫu có nội dung theo các công việc trong mô đun. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Chương trình dạy nghề Móc len 39

1. Trong khi thực hiện mô đun: Đánh giá kiểm tra vấn đáp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình

thực hiện các công việc trong mô đun. Yêu cầu đạt được các mục tiêu của từng công việc trong mô đun. 2. Sau khi thực hiện mô đun: - Kiến thức:

Được đánh giá bằng kiểm tra thực hành và vấn đáp: Trình bày được các công việc liên quan đến phần I và phần II trong mô

đun 04 (MĐ 04) - Kỹ năng:

Được đánh giá bằng quan sát có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công việc:

Thực hiện thành thạo các bước công việc trong mô đun. Thực hiện được móc bớt cổ, nách áo; móc cổ tim; móc cổ bẻ áo ; móc bớt

tay tròn ; móc tay rapland;móc giỏ không tạo đáy ; móc dép ; móc áo gile trẻ em ; móc áo tạo kiểu sóng ngang đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Thái độ:

Được đánh giá bằng phương pháp quan sát, giám sát có bảng kiểm đạt các yêu cầu:

Ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc; Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu, vệ sinh sạch sẽ; Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề

Móc len hoặc dạy nghề đưới 03 tháng. Mô đun 04 có 09 công việc có thứ tự từ CV1

– CV9. Người học phải đạt các công việc trước đó mới chuyển qua công việc tiếp

theo trong mô đun.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng công

việc để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện công việc đảm bảo chất lượng giảng

dạy của mô đun nghề.

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng

kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng công việc.

- Nội dung lý thuyết cần thiết phải có mô hình, vật thật hoặc phim hình minh

hoạ để làm rõ nội dung của công việc học.

Chương trình dạy nghề Móc len 40

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các bước công việc nên phân tích, giải

thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế.

- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi công

việc phải thực hành làm mẫu cụ thể và hướng dẫn học viên làm mẫu để phát hiện,

đánh giá khả năng tiếp thu công việc của người học. Khi kết thúc công việc cần lưu

ý người học những lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hành

nghề. Các điểm kiểm tra và đánh giá kết quả phải công bố công khai.

- Tăng cường sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, mẫu mã thời trang hiện đại,

tiên tiến để tăng hiệu quả dạy học và trình diễn các thao tác mẫu. Tăng giờ học thực

hành để hướng dẫn kỹ năng từng công việc cho người học.

- Học viên phải đạt mục tiêu công việc trước đó mới chuyển qua công việc

tiếp theo. Cuối MĐ 04, học viên phải đạt mục tiêu của mô đun nghề.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Kỹ năng quan sát thao tác mẫu của giáo viên.

- Phương pháp móc kỹ thuật tạo dáng của 05 công việc trong phần I của mô

đun 04 đạt kỹ thuật và thẩm mỹ.

- Móc và hoàn thiện: giỏ không tạo đáy, dép, áo gile trẻ em, áo kiểu sóng

ngang trong phần II của mô đun 04 đạt kỹ thuật và thẩm mỹ

- Đo, tính được mật độ sản phẩm len và ra được bài móc mẫu.