23
1 3. Chđề 3: KINH TVIT NAM TRONG THI KÌ ĐỔI MI VÀ HI NHP (2 tiết) A. Mc tiêu Hc xong chđề này, HS có th: - Biết được sơ lược bi cnh kinh tế nước ta trước thi kì đổi mi. - Trình bày được nhng thành tu ni bt vkinh tế ca nước ta trong thi kì đổi mi và hi nhp. - Biết được nhng khó khăn và thách thc vkinh tế ca nước ta trong thi kì đổi mi và hi nhp kinh tế thế gii, tđó có ý thc, hành động để góp phn xây dng và bo vTquc. - Biết tìm kiếm tư liu để phân tích, chng minh nhng chuyn biến tích cc và nhng khó khăn thách thc ca nn kinh tế nước ta. B. Ni dung chính ca chđề - Sơ lược bi cnh kinh tế nước ta trước thi kì đổi mi - Nhng thành tu ni bt vkinh tế ca nước ta trong thi kì đổi mi và hi nhp. - Nhng khó khăn và thách thc vkinh tế ca nước ta trong thi kì đổi mi và hi nhp. - Mt sđịnh hướng để đẩy mnh công cuc đổi mi kinh tế và hi nhp. C. Chun b1. Đối vi GV - Sưu tm các tài liu, hin vt, hình nh… để HS thy được nhng chuyn biến vkinh tế nước ta trước và trong thi kì đổi mi. - Bng ph, máy chiếu (nếu có)… 2. Đối vi HS - Sách, v, đồ dùng hc tp. - Sưu tm các tư liu, hi chuyn nhng người ln tui đã tng sng trong thi kì bao cp.

Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

1

3. Chủ đề 3: KINH T Ế VIỆT NAM TRONG TH ỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ

HỘI NHẬP (2 tiết)

A. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HS có thể:

- Biết được sơ lược bối cảnh kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới.

- Trình bày được những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi

mới và hội nhập.

- Biết được những khó khăn và thách thức về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi

mới và hội nhập kinh tế thế giới, từ đó có ý thức, hành động để góp phần xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.

- Biết tìm kiếm tư liệu để phân tích, chứng minh những chuyển biến tích cực và

những khó khăn thách thức của nền kinh tế nước ta.

B. Nội dung chính của chủ đề

- Sơ lược bối cảnh kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

- Những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và hội nhập.

- Những khó khăn và thách thức về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và hội nhập.

- Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế và hội nhập.

C. Chuẩn bị

1. Đối với GV

- Sưu tầm các tài liệu, hiện vật, hình ảnh… để HS thấy được những chuyển biến về

kinh tế nước ta trước và trong thời kì đổi mới.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có)…

2. Đối với HS

- Sách, vở, đồ dùng học tập.

- Sưu tầm các tư liệu, hỏi chuyện những người lớn tuổi đã từng sống trong thời kì

bao cấp.

Page 2: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

2

D. Gợi ý hình thức tổ chức /phương pháp/kĩ thuật dạy học

Chủ đề này được viết dưới dạng tự học có hướng dẫn, vì thế có thể vận dụng nhiều

phương pháp/kĩ thuật như nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khám phá, trực

quan…

E. Gợi ý các hoạt động dạy học

I. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Hoạt động 1. Liên hệ thực tế (hoạt động cá nhân)

a) Em đã được nghe người lớn (ông/bà, bố/mẹ…) kể về cuộc sống của họ trước

thời kì đổi mới nền kinh tế nước ta chưa? Em có thể thuật lại câu chuyện đó cho cả

lớp nghe.

b) Dựa vào kiến thức đã học, qua những câu chuyện của người lớn, qua quan sát

thực tế ở địa phương, em hãy cho biết:

- Chất lượng cuộc sống hiện tại có gì khác so với thế hệ trước (ông/bà, bố/mẹ…)?

- Nơi em sống có gì thay đổi?

Hoạt động 2. Quan sát hình và trả lời (hoạt động cặp đôi)

Quan sát một số hình ảnh ở phụ lục 2.1, em có suy nghĩ gì về sự thay đổi nền kinh

tế nước ta trước và trong thời kì đổi mới.

Hoạt động 3. Tìm hiểu những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta

trong thời kì đổi mới và hội nhập

- GV hướng dẫn các nhóm dựa vào phụ lục 2.2, tìm hiểu các nội dung sau:

Nhóm Tìm hiểu

1 - 2 Sơ lược bối cảnh kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

3 - 4 Những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới

và hội nhập.

5 - 6 Những khó khăn và thách thức khi Việt Nam trên con đường đổi mới

và hội nhập kinh tế thế giới.

- Các nhóm trao đổi, thảo luận, thống nhất và ghi vào bảng phụ hoặc giấy những

điều nhóm tìm hiểu được.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần).

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Page 3: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

3

- Các nhóm chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau.

- GV nhận xét và ghi nhận kết quả của nhóm.

Kết luận

1. Sơ lược bối cảnh kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

- Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá

trình dựng nước và giữ nước.

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho

nhân dân.

+ Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến 30 – 4 – 1975.

• Miền Bắc…

• Miền Nam…

+ Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vào cuối những năm

thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài, với

tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu.

- Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới.

2. Những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và

hội nhập.

- Tính đến nay (2013), công cuộc Đổi mới của nước ta đã trải qua chặng đường

27 năm, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu.

+ Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm

phát được đẩy lùi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm. Phát

triển hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt.

• Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy

mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

• Vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.

- Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời

sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.

3. Những khó khăn và thách thức khi Việt Nam trên con đường đổi mới và

Page 4: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

4

hội nhập kinh tế thế giới.

- Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.

- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

- Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

- Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực...

- Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế và hội nhập:

+ Thực hiện chiến lược về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo;

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức;

+ Bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững;

+ Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế,....

II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Làm bài tập TNKQ (hoạt động cá nhân/cả lớp)

Từ câu 1 đến câu 4 dưới đây, mỗi câu chọn 1 phương án trả lời đúng.

Câu 1. Nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát

cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu vào thời gian

A. sau năm 1954 đến năm 1975 B. từ năm 1945 đến 1954

C. cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX D. cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX

Câu 2. Nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ năm

A. 1986 B. 1991

C. 1996 D. 1975

Câu 3. Công cuộc Đổi mới nước ta từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ

VI xác định là

A. đổi mới toàn diện về kinh tế – xã hội

B. đổi mới ngành công nghiệp

C. đổi mới ngành nông nghiệp

D. đổi mới về chính trị, tư tưởng

Page 5: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

5

Câu 4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay là

A. giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp

- xây dựng, tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ.

B. giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp

- xây dựng, tỉ trọng của khu vực dịch vụ còn biến động.

C. tăng tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp

- xây dựng, tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ.

D. giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư và khu vực công nghiệp-xây dựng, tỉ

trọng của khu vực dịch vụ còn biến động.

Hoạt động 2. Làm bài tập tự luận (hoạt động cặp đôi)

Câu 5. Vì sao nước ta cần phải tiến hành đổi mới kinh tế?

Câu 6. Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của

nước ta (đơn vị : %)

Năm

Nông - lâm

- thuỷ sản

Công nghiệp

- xây dựng Dịch vụ

2000 24.6 36.7 38.7

2005 21.0 41.0 38.0

2010 20.6 41.6 37.8

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế

của nước ta năm 2000, 2005 và 2010.

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Sưu tầm những tư liệu, hiện vật trước thời kì đổi mới kinh tế.

2. Chứng minh những thay đổi về kinh tế - xã hội tại địa bàn cư trú từ khi tiến

hành đổi mới kinh tế đến nay.

3. Lấy những dẫn chứng cụ thể để chứng minh những khó khăn thách thức đối với

nền kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập.

Page 6: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

6

F. Gợi ý kiểm tra, đánh giá

- Căn cứ vào nội dung của chủ đề để lấy điểm cho phù hợp với môn Lịch sử hoặc

môn Địa lí.

- Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các chủ đề phải khách quan. Căn

cứ vào mục tiêu chủ đề để đánh giá.

- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học: chú ý đánh giá khả năng tư duy

tổng hợp; chú trọng đánh giá thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí các tình huống

của HS…

- Cần tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá kết quả học tập của các HS khác trong

nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.

PHỤ LỤC

1. Nội dung các bài liên quan

Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau:

- Môn Lịch sử:

+ Bài 33 (Lớp 9). Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ

năm 1986 đến năm 2000).

- Môn Địa lí:

+ Bài 22 (Lớp 8). Việt Nam - đất nước, con người.

+ Bài 6 (Lớp 9). Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

2. Tư liệu sử dụng trong bài

2.1. Một số hình ảnh về sự thay đổi nền kinh tế nước ta.

Page 7: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

7

Hình ảnh trước thời kì đổi mới Hình ảnh thời kì đổi mới

http://vnexpress.net

http://vnexpress.net

Page 8: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

8

Hình ảnh trước thời kì đổi mới Hình ảnh thời kì đổi mới

Người dân xếp hàng mua lương thực,

thực phẩm theo tem phiếu thời kỳ bao cấp

trước năm 1985. http://vnexpress.net

Không còn cảnh xếp hàng mua

thực phẩm. http://vnexpress.net

Xe điện gắn bó với người Hà Nội một

thuở. http://vnexpress.net

http://www.xebushanoi.com

Ngã tư nhỏ của phố Nguyễn Siêu và Ngõ

Gạch thế kỉ trước. http://vietnamnet.vn

Cũng vị trí đó ngày nay khó nhận

ra. http://vietnamnet.vn

Hà Nội xưa

http://www.google.com.vn

…. và một góc Hà Nội nay

http://www.google.com.vn

Page 9: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

9

2.2. Nền kinh tế nước ta thời kì đổi mới và hội nhập

1. Sơ lược bối cảnh kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình

dựng nước và giữ nước.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân

dân. Tiếp sau đó là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 – 4 –

1975. Trong suốt thời gian đó, miền Bắc vừa kiên cường chống chiến tranh phá hoại

của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền

Nam. Miền Nam dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế tập trung phát

triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, … chủ yếu phục vụ chiến tranh.

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vào cuối những năm thập kỉ

70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, bối cảnh trong nước và quốc tế hết sức phức tạp1.

Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề

của chiến tranh. Tất cả những điều này đã đưa nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài,

với tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu.

Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới.

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI (1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội đại biểu toàn quốc

tiếp theo… đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước

ổn định và phát triển.

2. Những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới và hội nhập.

Tính đến nay (2013), công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 27 năm,

nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng

khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi.

1 Sự khủng trầm trọng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Page 10: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

10

Biểu đồ 1. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng các năm 1986 – 2012 (%)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao:

Trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990), cả nước tập trung sức người sức của nhằm

thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba CT kinh tế là lương thực, thực phẩm; hàng tiêu

dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả từ chỗ thiếu ăn hàng năm, đến năm 1990 đã đáp ứng

nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Hàng hóa trên thị trường dồi dào, nhất là

hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng xuất khẩu trong nước tăng.

Trong kế hoạch 5 năm (1991 – 1995), cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn thách

thức, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta

về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Kinh tế tãng trýởng nhanh, tổng sản phẩm

trong nýớc tãng bình quân là 8,2%.

Sau 5 năm thực hiện kế hoạch (1996 – 2000), nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ

tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 7%. Kinh tế

đối ngoại tiếp tục phát triển.

Bước vào kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỷ mới (2001 – 2005), tình hình trong

nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khăn,

thách thức lớn. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001-

2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng

tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%.

Page 11: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

11

Bước sang kế hoạch 5 năm (2005 – 2010), nền kinh tế trong nước và thế giới có

nhiều biến động trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nước ta vẫn phấn

đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đề ra2. Với

quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm

vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78%.

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cho tới đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng

cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước, tỉ trọng khu vực

nông – lâm – ngư nghiệp giảm; tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, vượt cả tỉ trọng

khu vực dịch vụ.

Biểu đồ 2: Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai

đoạn 2000 – 2011.

Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

2 Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006 – 2010: Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm.

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP:

khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.

http://chinhphu.vn

Page 12: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

12

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm3, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.

Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam có đề ra: đến năm 2020, chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.

3. Những khó khăn và thách thức khi Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới.

Trong quá trình phát triển, nước ta cũng gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,… vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện cam kết AFTA (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á), Hiệp định thương mại Vi ệt – Mĩ, gia nhập WTO… đòi hỏi nhân dân ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế và hội nhập đó là: Thực hiện chiến lược về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức; Đẩy mạnh hội nhập nhập kinh tế quốc tế để tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia; bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững; Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.

3. Giới thi ệu tài liệu tham khảo

- SGK Lịch sử lớp 9, SGK Địa lí lớp 8, 9, 12.

- Niên giám thống kê năm 2011, NXB Thống kê.

- Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí lớp 4, tập 1 (Sách thử nghiệm). NXBGD Việt Nam, 2012.

- http://chinhphu.vn

- http://gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê)

3 Hiện nay nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) là: VKTTĐ phía Bắc, VKTTĐ miền Trung, VKTTĐ phía Nam và VKTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long.

Page 13: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

13

4. Chủ đề 4: LIÊN MINH CHÂU ÂU (2 tiết)

A. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HS có thể:

- Biết được bối cảnh ra đời và sự mở rộng của Liên minh châu Âu thông qua việc

phân tích lược đồ quá trình mở rộng Liên minh châu Âu.

- Hiểu rõ Liên minh châu Âu là một liên minh toàn diện nhất thế giới.

- Biết được Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu và cũng là một

trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới.

- Biết được Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế, văn hóa, xã

hội với các nước trong khu vực và thế giới (trong đó có Việt Nam).

- Nhận thức và liên hệ được vai trò của việc hợp tác trong cuộc sống hàng ngày.

B. Nội dung chính của chủ đề

- Bối cảnh ra đời và sự mở rộng của Liên minh châu Âu.

- Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.

- Liên minh châu Âu – khu vực kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức

kinh tế trên toàn cầu.

C. Chuẩn bị

1. Đối với GV

- Giấy A0, bảng phụ, bút dạ để HS thảo luận, xác định chủ đề cần tìm hiểu.

- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS. Máy chiếu (nếu có)…

2. Đối với HS

- Sách, vở, đồ dùng học tập. Các tư liệu cần tìm hiểu.

- Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm…

D. Gợi ý hình thức tổ chức /phương pháp/kĩ thuật dạy học

Chủ đề này được viết dưới dạng dạy học theo dự án, tổ chức dạy học ở trên lớp.

Vận dụng một số phương pháp/kĩ thuật: Webquest, nêu và giải quyết vấn đề, phương

pháp trực quan, kĩ thuật động não...

Page 14: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

14

E. Gợi ý các hoạt động dạy học

Hoạt động 1. Xác định chủ đề

- GV đưa ra vấn đề chung để HS tìm hiểu về Liên minh châu Âu.

- Xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề HS có

hứng thú. Với chủ đề này có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau4:

+ Tiểu chủ đề 1: Bối cảnh ra đời và sự mở rộng của Liên minh châu Âu.

+ Tiểu chủ đề 2: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.

+ Tiểu chủ đề 3: Liên minh châu Âu – khu vực kinh tế và tổ chức thương mại hàng

đầu thế giới.

Sau khi xác định các tiểu chủ đề, HS có cùng sở thích có thể cùng tìm hiểu một

tiểu chủ đề (GV cần lưu ý đến sự đồng đều giữa các nhóm).

Hoạt động 2. Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc

- Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ cùng thảo

luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu.

VD:

+ Tiểu chủ đề 1: Bối cảnh ra đời và mở rộng của Liên minh châu Âu.

• Bối cảnh ra đời (bối cảnh chung của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới lần

thứ hai; mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu).

• Sự mở rộng của Liên minh châu Âu (Liên minh châu Âu ngày càng được mở

rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ).

+ Tiểu chủ đề 2: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.

• Về chính sách kinh tế, tiền tệ chung.

• Về tự do di chuyển, chọn nơi làm việc, lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn.

• Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ; vấn đề giải quyết việc

làm và thất nghiệp…

• Hợp tác trong chính sách đối ngoại, phối hợp giữ gìn hòa bình, đấu tranh chống

tội phạm…

+ Tiểu chủ đề 3: Liên minh châu Âu – khu vực kinh tế và tổ chức thương mại hàng

đầu thế giới. 4 GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề

Page 15: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

15

• Biểu hiện (chỉ số GDP, tỉ trọng xuất khẩu…)

• Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức

kinh tế trên toàn cầu.

• Quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu.

- GV và HS các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có

thể tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện dự án: thư viện (sách, báo, tạp chí),

Internet,.... Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện dự án. GV nên

hướng dẫn HS cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu

tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu... Với tài liệu sách, báo in cần ghi rõ: Tên, tác

giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai thác trên Internet

cần ghi rõ ngày của bài báo...

- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

Có thể phân công theo hai cách: phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu

theo từng loại (bản văn, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê...) hoặc phân công

nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp thông tin theo nội dung của đề cương.

Hoạt động 3. Thực hiện dự án

HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực

hiện (2 tuần)

Thời gian

Công việc

Tuần 1 Tuần 2

Thứ 2 - 4 Thứ 5 - 7 Thứ 2 - 4 Thứ 5 - 7

Tìm kiếm và thu thập tài liệu X

Phân tích và xử lí thông tin X

Viết báo cáo X

Trình bày sản phẩm X

- Thu thập tài liệu: Việc thu thập tài liệu sẽ giúp HS trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Các hoạt động thu thập tài liệu: tìm tài liệu, khảo sát thực tế, phỏng vấn... GV hỗ trợ

để HS khai thác tài liệu có hiệu quả. Yêu cầu của việc thu thập tài liệu là phải giúp

làm rõ được nội dung của chủ đề của nhóm.

- Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.

Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn

đề cần nghiên cứu.

Page 16: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

16

- Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày trước lớp. Viết

báo cáo theo cấu trúc đề cương đã thảo luận (có thể có những chỉnh sửa), bổ sung lược

đồ, bảng biểu, tranh ảnh, ghi âm,... để bản báo cáo phong phú.

Hoạt động 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp

- Sản phẩm gồm có: báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình của nhóm.

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình về tiểu chủ đề của nhóm.

- Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng một bản tổng hợp về chủ đề Liên minh

châu Âu.

Hoạt động 5. Đánh giá

- GV tổ chức cho HS các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá

trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm và nhóm bạn.

- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và

kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm.

Kết luận

1. Bối cảnh ra đời và mở rộng của Liên minh châu Âu.

- Bối cảnh ra đời và các mốc thời gian

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục,

một xu thế ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

+ Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than, thép châu Âu” (1951) gồm sáu nước

Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Tiếp theo sáu nước trên lại cùng

nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng kinh

tế châu Âu” (1957).

+ Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC).

+ Năm 1991, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)

- Liên minh châu Âu ngày càng được mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh

thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu, đến nay đã có 27 nước thành viên (EU 27).

Page 17: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

17

Lược đồ Liên minh châu Âu

2. Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.

- Liên minh châu Âu có chính sách

kinh tế chung, tiền tệ chung (đồng

Ơ – rô).

- Công dân của Liên minh châu Âu

được tự do di chuyển, chọn nơi làm

việc; lưu thông dịch vụ, hàng hóa,

tiền vốn giữa các nước thành viên.

- Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về

văn hóa và ngôn ngữ; vấn đề giải

quyết việc làm và thất nghiệp…

- Hợp tác trong chính sách đối ngoại, phối hợp giữ gìn hòa bình, đấu tranh chống

tội phạm…

Đồng tiền chung châu Âu

Page 18: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

18

3. Liên minh châu Âu – khu

vực kinh tế và tổ chức thương

mại hàng đầu thế giới.

- Liên minh châu Âu là một

trung tâm kinh tế hàng đầu thế

giới, năm 2009, GDP của EU

là 16248,7 tỉ USD (Hoa Kì

14111,9 tỉ USD, Nhật Bản

5069,0 tỉ USD).

- Liên minh châu Âu là tổ

chức thương mại hàng đầu thế

giới, chiếm khoảng 40% tỉ

trọng hoạt động thương mại

của thế giới.

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức

kinh tế trên toàn cầu.

+ Trước đây, các nước trong Liên minh châu Âu chủ yếu quan hệ ngoại thương

với Hoa Kì, Nhật Bản và các nước thuộc địa của mình.

+ Từ năm 1980, các nước trong Liên minh đã đẩy mạnh vào công nghiệp của các

nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mĩ.

+ Hiện nay Liên minh châu Âu đang dẫn đầu thế giới về thương mại, là bạn hàng

lớn nhất của các nước đang phát triển.

- Liên minh châu Âu hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của

Việt Nam. Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã

đầu tư vào Việt Nam.

F. Gợi ý kiểm tra, đánh giá

- Căn cứ vào nội dung của chủ đề để lấy điểm cho phù hợp với môn Lịch sử hoặc

môn Địa lí.

- Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các chủ đề phải khách quan. Căn

cứ vào mục tiêu chủ đề để đánh giá.

- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học: chú ý đánh giá khả năng tư duy

tổng hợp; thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí các tình huống của HS…

Các trung tâm thương mại lớn trên thế giới

Page 19: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

19

- Cần tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá kết quả học tập của các HS khác trong

nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.

- Đánh giá theo dự án (tham khảo chủ đề 1 lĩnh vực KHXH).

PHỤ LỤC

1. Nội dung các bài liên quan

Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau:

- Môn Lịch sử: Bài 10 (Lớp 9). Các nước Tây Âu

- Môn Địa lí: Bài 60 (Lớp 7). Liên minh châu Âu.

2. Tư liệu sử dụng trong bài

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

I. Giới thi ệu chung về EU:

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước

thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy

Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan,

Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.

Tr ụ sở: Brussels (Bỉ)

Số ngôn ngữ chính thức: 23

Ngày châu Âu: Ngày 9 tháng 5

Diện tích: 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với

554.000 km2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km2);

Dân số:

Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới

(thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít

nhất là Malta với 0,4 triệu).

GDP (EU 27): 1757 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân: 32900 USD/người/năm

Page 20: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

20

II. C ơ cấu tổ chức:

- EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ

bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị

viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.

1. Hội đồng châu Âu (European Council):

- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước

thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng

và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật

của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ

yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.

- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5

năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).

2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the

European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council):

- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia

thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và

khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.

- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và

An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước

Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.

3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):

Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật

pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị

viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng

Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên

minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5

năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân

chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.

4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC)

- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức

năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển

khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các

chính sách chung của cả khối theo quy định.

Page 21: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

21

- Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy

viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa

thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.

III. Tình hình EU:

- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU

có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế

giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 1757 nghìn tỷ

USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32900 USD/năm.

- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI

của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.

- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối

mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài

trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang

phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU

1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.

1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC.

1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Vi ệt Nam.

1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.

2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.

2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.

2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và CT hành động đến 2010 và định

hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU

2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn

diện Việt Nam - EU (PCA).

2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU

2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm 1996,

EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, quan

hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu.

EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh

Page 22: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

22

vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển

kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA):

Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đặt

ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác

đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định

khung Việt Nam - EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6/2008, Việt Nam và EU đã

khởi động đàm phán Hiệp định PCA. Sau 9 vòng đàm phán (từ 6/2008 đến 10/2010),

ngày 4/10/2010, Hiệp định PCA đã được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ trước

sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. PCA giữa

Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện

những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong 20 năm qua,

đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam –EU bước sang một giai

đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Hiện nay hai bên đang

chuẩn bị để ký chính thức Hiệp định.

I. Chính tr ị:

1.1. Tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao:

Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong

muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên,

thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, trong đó có nhiều chuyến

thăm Cấp cao.

1.2. Cơ chế đối thoại, hợp tác: Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC (UBHH) (theo

Hiệp định khung 1995): Cơ cấu tổ chức UBHH bao gồm:

- Tổ công tác Việt Nam – EU về Thương mại và đầu tư.

- Tổ công tác Việt Nam – EU về Hợp tác phát triển.

- Tiểu ban Việt Nam – EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và

Nhân quyền.

- Tiểu ban Việt Nam – EC về Khoa học và Công nghệ.

1.3 Hợp tác trong các diễn đàn đa phương và khu vực

Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa

phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM

và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường,

biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố...

II. Kinh t ế:

Page 23: Chủ đề 3: KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI

23

EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim

ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước

thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.

Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Hiện EU là đối

tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong

giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ

USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). EU

là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép,

may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là

các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải.

Về đầu tư: Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng ký là

31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Các dự án của EU được triển

khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công

nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh

vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng vốn

đầu tư.

Hợp tác phát triển (ODA): Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về

ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng

ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào

quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho

năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn

lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).

Hợp tác chuyên ngành, EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với

Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam

và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp

luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch ...

(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật đến tháng 6/2012)

3. Giới thi ệu tài liệu tham khảo

- SGK Lịch sử lớp 9 và SGK Địa lí lớp 7, lớp 11.

- Niên giám thống kê năm 2011, NXB Thống kê.

- http://chinhphu.vn

- http://www.mofahcm.gov.vn (Bộ Ngoại giao Việt Nam)