36
(1,1) -1- cover (Vol 1).indd 19/9/2008 6:43:56 PM Nhng đim chính ca Lut 1: Chú gii Lut quc tế vkinh doanh các sn phm thay thế sa mvà các Nghquyết đi kèm ca Đại hi đồng Y tế Thế gii 1

Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và

Embed Size (px)

Citation preview

(1,1) -1- cover (Vol 1).indd 19/9/2008 6:43:56 PM

Những điểm chính của Luật 1:

Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của Đại hội đồng Y tế Thế giới

1

(1,1) -2- cover (Vol 1).indd 19/9/2008 6:45:17 PM Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) © ICDC Penang, Malaysia, tháng 9, 2008 Hiệu đính và biên tập Yeong Joo Kean Annelies Allain Nghiên cứu Shila Rani Kaur Thiết kế và trình bày Raja Abdul Razak b. Raja Musa Trợ lý sản xuất Christina Karl Komala Ramalingam © ICDC September 2008 Bất cứ phần nào của ấn phẩm này có thể được tái sản xuất với điều kiện là phần đó không bị mất đi nội dung gốc và nguồn tài liệu phải được trích dẫn đầy đủ. ISBN: 983-9075-18-2 Xuất bản bởi IBFAN Sdn Bhd PO Box 19, 10700 Penang, Malaysia Tel: +60 4 890 5799 Fax: +60 4 890 7291 Email: [email protected] Web: www.ibfan.org Nhà in Jutaprint, Penang LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Karen Codling của Công ty TNHH Giải pháp Dinh dưỡng cho cộng đồng và cán bộ nhân viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF đã góp ý và hỗ trợ trong quá trình xây dựng tài liệu. IBFAN-ICDC cũng xin cảm ơn Văn phòng WHO khu vực Tây TBD và Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và TBD đã tài trợ việc xuất bẳn các ấn phẩm Những điểm chính của Luật.

Những điểm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của Đại hội đồng Y tế Thế giới

International Baby Food Action Network

Trung tâm tư liệu Luật quốc tế

Lời nói đầu Cuộc họp tham vấn của WHO/UNICEF về bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức vào tháng 6 năm 2007 tại Manila nhận thấy là các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Một cản trở lớn đó là sự khuyến khích liên tục sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ của các nhà sản xuất và các nhà phân phối sản phẩm. Trong khi việc quảng cáo trực tiếp sữa công thức đã bị cấm ở nhiều quốc gia, thì các hình thức quảng cáo tinh vi hơn vẫn tiếp diễn tràn lan. Các bà mẹ được tặng các sản phẩm mẫu và các phiếu khuyến mại khi mua hàng, còn hiện tượng quảng cáo các loại sữa công thức cho các lứa tuổi vẫn diễn ra rộng rãi, hoặc các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các dụng cụ cho trẻ ăn như bình bú và núm vú… vẫn được quảng cáo tràn lan. Rõ ràng là chi phí quảng cáo tốn hàng triệu đô-la này đang trong cuộc cạnh tranh trực tiếp với việc nuôi con bằng sữa mẹ. Mặc dù một số quốc gia đã có những hành động triển khai Luật quốc tế, nhưng không phải quốc gia nào cũng thực hiện đầy đủ các Nghị quyết đi kèm của Đại hội đồng y tế thế giới, trong đó làm rõ hơn những điều của Luật và cập nhật với tình hình mới và kiến thức khoa học. Các quốc gia khác, hoặc là không có các biện pháp mang tính quốc gia hoặc là các quy định của các văn bản luật. Ngoài ra, cũng có những tác động của ngành công nghiệp khiến các quy định của quốc gia bị suy yếu và ngăn cản các hình thức kiểm soát việc quảng cáo các sản phẩm này. Việc xây dựng Những điểm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA là một trong nhiều hành động tiếp theo được khuyến cáo tại Hội nghị tham vấn Manila nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả Luật quốc tế và các Nghị quyết đi kèm của WHA trong khu vực. ICDC được đề nghị xây dựng bản chú giải này nhờ có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai Luật trên toàn thế giới. Những điểm chính của Luật 1 nhắm tới các nhà xây dựng luật, các nhà hoạch định chính sách, quan chức Chính phủ, cán bộ truyền thông y tế và các nhà vận động nuôi con bằng sữa mẹ. Tài liệu này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các điều khoản của Luật và các Nghị quyết đi kèm của WHA và hỗ trợ người thực hiện hoàn thành trách nhiệm được giao, đặc biệt khi kết hợp với Những điểm chính của Luật 2 và 3. ICDC đánh giá cao và cảm ơn sự khích lệ, góp ý và hỗ trợ của Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Khu vực châu Á TBD và Tây TBD trong việc xuất bản ẩn phẩm này. Mặc dù được xây dựng cho khu vực châu Á TBD, nhưng tài liệu này cũng rất hữu ích cho các khu vực khác, và Luật và các Nghị quyết đi kèm cũng được áp dụng toàn cầu

IBFAN-ICDC Penang Tháng 9/ 2008 Sổ tay này là ấn phẩm đầu trong seri 3 ấn phẩm của Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA. Mỗi tài liệu này, liệt kê bên dưới, có thể đứng độc lập và hướng tới các nhóm người sử dụng khác nhau.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA Những điềm chính của Luật 2: Hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách về việc triển khai Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA Những điềm chính của Luật 3: Trách nhiệm của cán bộ y tế theo Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

“Luật quốc tế về Kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ, Tuyên bố Innocenti (năm 1990 và 2005), và Sáng kiến bệnh viện bạn hữu (BFHI) là những hành động ý nghĩa nhất mà WHO và UNICEF hỗ trợ trong việc khuyến khích và bảo việc NCBSM ... Các chiến lược quảng cáo và quảng cáo sản phẩm tràn lan của ngành công nghiệp sản xuất sữa cho trẻ dưới 1 tuổi và sữa công thức cho trẻ ở các lứa tuổi đã phá hủy những thành quả ban đầu và đầy hứa hẹn của BFHI và làm cho các quy định về phân phối các sản phẩm thay thế sữa mẹ của các quốc gia trở nên thiếu hụt.”

Báo cáo của WHO/UNICEF Tư vấn về bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ NCBSM do văn phòng khu vực Tây TBD của WHO tổ chức và văn phòng khu vực Đông Á của UNICEF phối hợp thực hiện tại Manila, Philippines on 20–22 tháng 6 năm 2007

Ii Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Mục lục Lời nói đầu .....................................................................................................................ii Giới thiệu về Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ.........................................1 Chú giải Luật quốc tế ........................................................................................................3 Điều 1: Mục đích của Luật ..................................................................................................8 Điều 2: Phạm vi điều chỉnh của Luật......................................................................................8 Diễn giải Điều 2 về Phạm vi ................................................................................................9 Điều 3: Định nghĩa ..........................................................................................................11 Điều 4: Thông tin và Giáo dục..............................................................................................12 Điều 5: Công chúng và các bà mẹ ........................................................................................14 Điều 6: Hệ thống y tế.........................................................................................................16 Quan điểm chính thức về cung ứng ....................................................................................18 Điều 7: Cán bộ y tế ...........................................................................................................20 Điều 8: Nhân viên của nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm...................................................22 Điều 9: Quy định về nhãn mác .............................................................................................23 Điều 10: Chất lượng..........................................................................................................25 Điều 11: Triển khai và Theo dõi............................................................................................25 Phụ Lục 1: Luật quốc tế: Tóm tắt 10 điểm ...............................................................................28 Phụ Lục 2: Các Nghị quyết liên quan của WHA về nuôi dưỡng trẻ nhỏ: tóm tắt .................................29

“... nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ và cho ăn bổ sung hợp lý có thể phòng ngừa được bằng hai lần số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tương đương hình thức can thiệp khác ...

Một can thiệp chính sách quan trọng là tăng cường hiệu lực Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ, giúp ngăn chặn các hình thức khuyến khích và quảng cáo thương mại không phù hợp ở các sản phẩm sữa công thức cho trẻ nhỏ.“

WB, ‘Repositioning Nutrition as Central to Development: A Strategy for Large-Scale Action’, 2006 Giới thiệu tóm tắt Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ Lịch sử ra đời Trong những năm 1960 và 70, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) có xu hướng giảm trên toàn cầu. Người ta lo ngại là việc quảng cáo tràn lan và không phù hợp các sản phẩm thay thế sữa mẹ của các công ty sản xuất thức ăn cho trẻ nhỏ góp phần làm cho việc NCBSM giảm xuống ở mức báo động. Cùng với thực trạng này là tỷ lệ suy dinh dưỡng, mắc bệnh và tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ lại gia tăng trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đều lo ngại về tình trạng NCBSM giảm, và đã phối hợp tổ chức Hội nghị về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ vào tháng 10/1979 tại Geneva. Tham dự hội nghị có đại diện của Chính phủ các nước, các nhà khoa học, ngành công nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Thông báo cuối cùng của Hội nghị này nhấn mạnh một điểm là xã hội phải có trách nhiệm khuyến khích việc NCBSM và có trách nhiệm bảo vệ các bà mẹ khỏi những tác động bất lợi. Thông báo cũng nhấn mạnh là các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ không đúng cách và hậu quả của nó thực chất là do con người gây ra – xét một cách rộng hơn, và là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội không chỉ ở những nước đang phát triển mà ở các các quốc gia phát triển. Hội nghị khuyến cáo:

“Cần phải có một luật quốc tế về quảng cáo sữa công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi và các sản phẩn thay thế sữa mẹ khác. Luật này cần được hỗ trợ bởi cả các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu và tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ.”

Mười tám tháng và bốn bản thảo sau đó, Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) tại phiên họp thứ 34 của mình đã phê chuẩn Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ vào ngày 21/05/1981 coi Luật này như một khuyến cáo theo hiến chương của Tổ chức Y tế Thế giới. Tình trạng pháp lý của Luật Là một khuyến cáo, nên có thể lập luận là Luật này không bắt buộc về mặt pháp lý ở các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do đây là khuyến cáo của WHO, tức là nó là sự phán xét của tập thể thành viên có quyền cao nhất về y tế và do đó nó có tính chất đạo đức và quyền lực chính trị mạnh mẽ và có quyền phán quyết. Ngoài ra, Công ước về quyền trẻ em (CRC), được 192 nước thành viên phê chuẩn, quy định cụ thể về tầm quan trọng của việc NCBSM nhằm đảm bảo trẻ em có quyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất. Do đó, các nước thành viên có trách nhiệm phổ biến thông tin tích cực về NCBSM và thúc đẩy hoạt động này thông qua hệ thống y tế, các phương tiện truyền thông và trường học cũng như việc bảo vệ nhân dân khỏi những tuyên giáo và thông tin sai lệch trong quá trình triển khai Luật. Ở cấp độ quốc gia, yếu tố mang tính chất quyết định việc triển khai Luật này chính là cam kết chính trị trong việc khuyến khích và bảo việc NCBSM. Điều này sẽ tăng cường hơn hiệu quả của các nguyên tắc và mục đích của Luật một cách tổng thể, coi đó như là một giải pháp tối thiểu như đã nêu trong Nghị quyết của WHA 34.22 [1981]. Các quốc gia thành viên có thể thực hiện việc này bằng cách vận dụng và chuyển Luật này thành văn bản luật trong nước, các quy định hoặc các biện pháp phù hợp với khung pháp lý và bối cảnh xã hội. Cam kết chính trị cũng có nghĩa là phải theo dõi sự tuân thủ với các giải pháp mang tính quốc gia, loại bỏ những o bế và phát triển nguồn nhân lực và nguồn lực để tiếp tục triển khai. Các Nghị quyết đi kèm của WHA Lưu ý là chỉ có một phiên bản của Luật. Tuy nhiên, có hàng chục Nghị quyết đi kèm của WHA được phê chuẩn từ năm 1981, trong đó làm rõ các điểm của Luật cho phù hợp với xu hướng thị trường và kiến thức khoa học*. Khi triển khai Luật này ở trong nước, thì cần phải tham khảo các Nghị quyết đi kèm của WHA. * Sổ tay, Chú giải tổng hợp về Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA, IBFAN-ICDC Penang, tháng 8 năm 2006 có văn bản đầy đủ của các tài liệu này. Bản tóm tắt Luật và các Nghị quyết đi kèm của WHA có trong Phụ Lục 1A và Phụ Lục 1B tương ứng.

1 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Triển khai ở cấp độ quốc gia Để có hiệu lực pháp lý ở cấp độ quốc gia, các nước thành viên phải chuyển Luật này thành các văn bản luật trong nước, các quy định hoặc các giải pháp phù hợp với khung pháp lý và bối cảnh xã hội. Nghị quyết 34.22 của WHA [1981] nhấn mạnh là việc thông qua và tuân thủ Luật là yêu cầu tối thiểu, và khẩn cấp yêu cầu các quốc gia thành viên triển khai Luật và đảm bảo “tính nguyên vẹn”. Các quốc gia có thể thông qua các điều khoản bổ sung hoặc mạnh hơn so với các điều khoản trong Luật. Các văn bản luật hoặc luật trong nước không bao giờ được yếu hơn hoặc không đầy đủ so với Luật quốc tế. Chiến lược toàn cầu về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ Năm 2002, WHO và UNICEF cùng xây dựng Chiến lược toàn cầu về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và được thông qua bởi Nghị quyết 55.25[2002] của WHA. Chiến lược toàn cầu là bản hướng dẫn cho các quốc gia xây dựng các hình thức triển khai phù hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ thông qua các hình thức nuôi dưỡng tối ưu. Chiến lược toàn cầu khẳng định lại tính cấp bách của việc triển khai Luật quốc tế, coi đó như là một bước quan trọng nhằm đạt được mục tiêu này, đồng thời nêu rõ vai trò của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, ngành công nghiệp và các bên có liên quan trong việc đạt được các mục đích của mình. Tình trạng của Luật theo từng nước Tính tới 2008, có 148 quốc gia đã có những hành động thông qua Luật ở cấp độ quốc gia: luật (34 nước), nhiều điều khoản luật (50), chính sách hoặc các biện pháp tự nguyện (15), một vài điều khoản luật (26) và một số điều khoản tự nguyện hoặc hướng dẫn (23). Xem* bên dưới để biết thêm chi tiết và chú giải về sự phân loại. Tuy nhiên, việc triển khai và thực thi Luật này vẫn chưa được thực hiện ở một số quốc gia nơi mà các giải pháp mang tính quốc gia và hạ tầng pháp luật còn yếu. Luật này được triển khai mạnh ở các quốc gia như Brazil, Botswana, Ghana, Ấn-độ và Philippines nơi mà chính phủ đã rất thành công trong việc vượt qua nhiều rào cản và thách thức để thông qua các hình thức luật toàn diện dựa trên Luật này. Hàng năm, thị trường thức ăn cho trẻ nhỏ trên toàn thế giới vượt qua 24 tỷ USD**. Đà này vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt là ở khu vực châu Á TBD một phần là do kinh tế phát triển và tăng thu nhập. Hệ thống luật pháp yếu tạo cơ hội cho các thực hành quảng cáo không phù hợp phát triển. Chỉ có luật quốc gia hiệu quả và được thực thi chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa được các hình thức khuyến mại đang cạnh tranh không lành mạnh với việc NCBSM. Trên bình diện toàn cầu, chúng ta cần phải có luật để tạo cơ hội cho việc NCBSM cạnh tranh.

“Những người nào cho rằng việc quảng cáo trực tiếp không có tác hại gì tới việc NBCSM cần phải được chất vấn để họ phải chứng minh là việc quảng cáo như vậy không tác động gì tới quyết định của bà mẹ trong việc nuôi dưỡng con mình như thế nào.”

Văn bản WHA 47/1994/Rec/ Phụ Lục 1 về Ý nghĩa sức khỏe của việc quảng cáo trực tiếp sữa công thức cho trẻ nhỏ, đoạn133-139.

Các phát hiện gần đây tiếp tục ủng hộ việc NCBSM

Suy dinh dưỡng được xác định là nguyên nhân tử vong có thể phòng ngừa được của 3,5 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Việc triển khai các can thiệp hiện tại về dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em có thể phòng ngừa một phần tư tổng số tử vong trẻ em ở 36 nước có gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Tư vấn về NCBSM, tăng cường kẽm và bổ sung vitamin A đang là chiến lược dinh dưỡng có tiềm năng lớn nhất trong việc giảm tử vong trẻ em.

The Lancet, ‘Suy DD mẹ và trẻ nhỏ: cơ hội cấp bách”,17 tháng 01 năm 2008. *1. Luật: Các quốc gia này đã, hoặc là:

i) Xây dựng các văn bản luật gần đây trong đó bao gồm tất cả hoặc gần hết các điều khoản của Luật quốc tế và làm rõ và bổ sung một số điều của Nghị quyết WHA đi kèm; hoặc

ii) Có các biện pháp sớm triển khai Luật quốc tế trước, hoặc ngay sau năm 1981. Một số các biện pháp cũ này chưa được đưa vào trong các Nghị quyết đi kèm. Có thể đánh giá lại thực trạng này trong cuộc đánh giá tới.

2. Nhiều điều khoản luật: Các quốc gia này đã, hoặc là: i) Xây dựng các văn bản luật gần đây trong đó bao gồm một số

điều khoản của Luật quốc tế; hoặc ii) Có các biện pháp sớm triển khai một phần của Luật quốc tế trước,

hoặc ngay sau năm 1981. Luật trong EU có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn và không được đưa vào trong các Nghị quyết đi kèm. Có thể đánh giá lại thực trạng này trong cuộc đánh giá tới.

3. Chính sách hoặc biện pháp tự nguyện: Ở các quốc gia này,

chính phủ đã thông qua một luật hoặc chính sách y tế tự nguyện bao gồm tất cả hoặc gần hết các điều khoản của Luật quốc tế. Không có cơ chế thực thi.

4. Một vài điêu khoản luật: Ở các quốc gia này, chính phủ đã thông qua một vào điều khoản của Luật quốc tế như là một Luật. Để phục vụ mục đích đánh giá, các quy định về nhãn mác thức ăn chung chung không được coi là một phần của Luật quốc tế.

5. Một số điều khoản hoặc hướng dẫn tự nguyện áp dụng cho ngành y tế: Ở các quốc gia này, chính phủ đã: i) Thông qua một số điều khoản của Luật quốc tế như là một

biện pháp tự nguyện và ngành công nghiệp cam kết tuân thủ; hoặc.

ii) Ra chỉ thị kèm theo hướng dẫn cho các cơ sở y tế triển khai các điều khoản của Luật quốc tế và các Nghị quyết đi kèm của.

Nguồn: Tình trạng Luật theo nước 2006, IBFAN-ICDCs **Euromonitor International as reported in Schaub, C: L’appetit des petits vaut de l’or, Enjeux, Nov. 2007. Conversion to USD from Euro computed by ICDC based on the average foreign currency exchange rate for 2006. Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 2các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Chú thích về Luật quốc tế Luật mở đầu bằng một Lời dẫn. Lời dẫn là một bản tuyên bố về tầm nhìn trong đó xác định Luật vào thời điểm hiện tại có hiệu lực như năm 1981- năm được thông qua. Bản tuyên bố này vừa có tầm nhìn xa và rộng để tiên lượng được những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong thế kỷ 21. Lời dẫn giải thích cơ sở sở và mục tiêu của Luật. Lời dẫn này không ảnh hưởng tới câu chữ của Luật ở các phần, trong đó các điều khoản được chú giải rõ ràng và dễ hiểu; nhưng ở một số phần mà còn nghi ngờ, thì Lời dẫn sẽ được xem như là nguồn tham khảo để giải thích thêm về chủ trương của người viết và tinh thần của Luật. Về cơ bản, Lời dẫn ghi nhận: tính duy nhất và đặc tính nâng cao sức khỏe của sữa mẹ như là một nguồn thức ăn không gì so sánh bằng và lý tưởng cho sự phát triển của trẻ nhỏ và những nguy cơ đi kèm khi nuôi dưỡng trẻ nhỏ không đúng cách, trong đó có cả việc sử dụng không cần thiết và không đúng cách các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Lời dẫn cũng ghi nhận là, trong một số trường hợp bà mẹ không cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú sữa mẹ không đầy đủ, thì việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ là cần thiết. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là mặc dù những sản phẩm này có có sẵn trên thị trường, nhưng không được quảng cáo/quảng cáo bằng các hình thức mà xung đột với việc NCBSM do nó dễ tạo ra sự tổn thương ở trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời và tạo ra các nguy cơ do việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ không đúng cách. Việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải được quản lý một cách đặc biệt, và các hình thức quảng cáo thông thường không được áp dụng cho các sản phẩm này; đây chính là lý do phải có Luật. Lời dẫn cũng ghi nhận vai trò của các bên có liên quan trong lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm bảo vệ, khuyến khích và tăng cường các thực hành NCBSM và nhấn mạnh là các chính phủ phải tăng cường hiệu lực pháp lý của các nguyên tắc và mục đích của Luật. Nội dung đầy đủ của Luật được ghi lại bên dưới trong cột trái. Ở một vài chỗ, trích đoạn của Nghị quyết WHA được viết lại và để dưới dạng chữ nghiêng sau Điều có liên quan của Luật. Với một số ngoại lệ là các Điều 2, 3, 6.6 và 6.7 cần phải có giải thích dài hơn, thì các chú giải sẽ được thấy trong các hộp màu xanh gần đoạn có liên quan của Luật. Tên gọi của Luật, thuật ngữ các sản phẩm thay thế sữa mẹ (bằng tiếng Anh breast-milk) là có dấu gạch ngang. Trong ấn phẩm này ICDC, cũng như UNICEF sẽ thống nhất dùng ‘breastmilk – sữa mẹ’ và ‘breastfeeding - NCBSM’ là một từ để phản ánh đúng việc NCBSM, khác với nuôi con bằng bình. Luật quốc tế về KD các sản phẩm thay thế sữa mẹ Văn bản đầy đủ của Lời dẫn Lời chú giải Các nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới: KHẲNG ĐỊNH quyền của mọi trẻ em, mọi phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú là được nuôi dưỡng đầy đủ nhằm có được và duy trì sức khỏe;

Con người được quyền ăn uống và dinh dưỡng được xác định rất rõ trong luật và nguyên tắc quốc tế về nhân quyền. Cơ sở này được ghi nhận trong Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền [1948] được xác nhận trong Điều 25(1) quy định “mọi người có quyền hưởng mức sống đầy đủ để có sức khỏe và tình trạng thoải mái cho bản thân và gia đình mình, trong đó có thức ăn…” Quyền này được khẳng định trong Hiệp ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa [1976] (Điều 11), và Công ước về loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ [1981] (Điều 12). Công ước về quyền của trẻ em [1990] (CRC) kết nối quyền con người được ăn uống, dinh dưỡng với quyền được hưởng tình trạng sức khỏe tốt nhất (Điều 24). Điều 24 của CRC ghi rõ quyền của trẻ em được “vui chơi với tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được”. Trong số các biện pháp mà chính phủ phải triển khai quyền đó là “đảm bảo mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là các bậc cha mẹ và trẻ em, được cung cấp thông tin về …. . .lợi ích của việc NCBSM.”

3 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải luật quốc tế về kinh

doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Văn bản đầy đủ của Lời dẫn Lời chú giải GHI NHẬN là suy dinh dưỡng trẻ em là một phần của nhiều vấn đề rộng hơn đó là thiếu giáo dục, nghèo đói và bất công xã hội; GHI NHẬN là sức khỏe của trẻ dưới một tuổi và trẻ nhỏ không thể tách rời khỏi sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ, tình trạng kinh tế xã hội và vai trò làm mẹ của họ. NHẬN THỨC được là việc NCBSM là hình thức cung cấp dinh dưỡng lý tưởng mà không một loại thức ăn nào có thể sánh được giúp trẻ nhỏ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh và toàn diện; và NCBSM tạo ra sự gắn bó sinh học và tình cảm cho sức khỏe của cả mẹ và con; các đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh tật; và có một mối quan hệ quan trọng giữa việc NCBSM và giãn khoảng cách sinh; GHI NHẬN là sự khuyến khích và bảo vệ NCBSM là một nội dung quan trọng trong các giải pháp sức khỏe, dinh dưỡng và xã hội khác cần phải có để thúc đẩy trẻ nhỏ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh; và NCBSM là một nội dung quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu; CÂN NHẮC là khi bà mẹ không cho con bú mẹ, hoặc chỉ cho bú không đầy đủ, thì ngoài thị trường cũng có sản phẩm sữa bột cho trẻ nhỏ với công thức phù hợp với trẻ; và những sản phẩm này cần được cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người dùng thông qua các hệ thống phân phối thương mại hoặc phi thương mại; và các sản phẩm này không nên được quảng cáo hoặc phân phối theo các hình thức mà xung đột với việc bảo vệ và khuyến khích NCBSM; GHI NHẬN thêm nữa là các thực hành nuôi dưỡng trẻ không hợp lý dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, mắc bệnh tật và tử vong ở tất cả các quốc gia, và các thực hành không đúng cách trong việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các sản phẩm liên quan có thể góp phần tạo ra các vấn đề sức khỏe công cộng lớn;

NHTG, trong báo cáo năm 2006 viết: “Xác định lại vị trí của Dinh dưỡng như là trung tâm của phát triển: Chiến lược hành động ở phạm vi rộng hơn”, đã khẳng định lại Lời dẫn của Luật khi cho rằng suy dinh dưỡng và những hệ lụy tiêu cực như giảm trí thông minh, còi cọc, học hành kém, trình độ học vấn thấp, mất khả năng lao động, vv... là những yếu tố nguyên nhân gây tổn hại nhất nếu vẫn còn nghèo đói. “Giảm suy dinh dưỡng”, báo cáo của NHTG viết, “và cần phải giảm nghèo đói.” Trung tâm của khuyến nghị của báo cáo là một bản tuyên bố chắc chắn là cần phải thực hiện các bước để phòng ngừa suy dinh dưỡng và PHẢI can thiệp trong 2 năm đầu đời. NCBSM được ghi nhận là biện pháp phòng ngừa dài hạn quan trọng duy nhất có thể thực hiện để phòng chống suy dinh dưỡng. Năm 1999, UB về Quyền xã hội, kinh tế và văn hóa, khi phê chuẩn Góp ý Chung về Quyền được có Đầy đủ lương thực (E/C.12.1995/5), đã viết là Chính phủ các nước “...có thể phải thực hiện các biện pháp để duy trì, điều chỉnh hoặc tăng cường sự đa dạng thức ăn và các hình thức nuôi dưỡng trẻ hợp lý, trong đó có NCBSM...” và nêu bật nhu cầu “có văn bản luật để tạo điều kiện cho việc NCBSM, trong đó có quy định về việc KD các sản phẩm thay thế sữa mẹ”. Ngành công nghiệp đã đấu tranh để có thuật ngữ ‘thị trường hợp pháp’ trong quá trình dự thảo Luật. Khi NCBSM được xác định là một hình thức lây truyền HIV, thì ngành công nghiệp đã sử dụng cái luận cứ ‘thị trường hợp pháp’ để kêu gọi có các biện pháp trong nước yếu hơn, bỏ qua thực tế là Luật chưa bao giờ có ý định cấm việc bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ mà chỉ quy định các hoạt động quảng cáo mà không khuyến khích việc NCBSM. Ngày nay, Luật được ghi nhận là đặc biệt liên quan trong bối cảnh HIV vì nó quy định sự phân phối các sản phẩm thay thế sữa mẹ để phòng ngừa tình trạng sử dụng sữa tràn lan ở trẻ nhỏ mà đáng ra phải được hưởng lợi từ việc bú sữa mẹ. Luật cũng bảo vệ việc cho trẻ ăn các thức ăn nhân tạo bằng cách đảm bảo là các nhãn mác có các lời cảnh báo cần thiết cho việc pha chế và sử dụng thức ăn an toàn. Luật đảm bảo là việc lựa chọn sản phẩm này là do có chỉ định y tế.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 4các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Văn bản đầy đủ của Lời dẫn Lời chú giải ĐƯỢC THUYẾT PHỤC là điều quan trọng đối với trẻ là được ăn bổ sung hợp lý, thông thường khi trẻ được 4* đến 6 tháng tuổi, và cần cố gắng sử dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương; và thuyết phục là các loại thức ăn đó không nên được sử dụng như là các sản phẩm thay thế sữa mẹ; ĐÁNH GIÁ là có nhiều các yếu tố kinh tế xã hội tác động tới việc NCBSM, và tùy từng tình hình thì Chính phủ các nước cần xây dựng các hệ thống hỗ trợ xã hội để bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích hệ thống này, và chính phủ các nước cần tạo ra một môi trường thúc đẩy NCBSM, có những hỗ trợ hợp lý cho gia đình và cộng đồng và bảo vệ người mẹ khỏi các yếu tố ngăn cản việc NCBSM; KHẲNG ĐỊNH là các hệ thống y tế và các nhà chuyên môn y tế và cán bộ y tế trong ngành cũng có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ, khuyến khích và hỗ trợ việc NCBSM, và có những lời khuyên khách quan và nhất quán cho các bà mẹ và gia đình họ về giá trị dinh dưỡng ưu việt của việc NCBSM, hoặc, khi cần, thì sử dụng hợp lý sữa công thức cho dù là sữa được sản xuất công nghiệp hay chế biến ở nhà;

Chú giải

*Ngày nay, có sự đồng thuận trên toàn cầu về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ tối ưu. Như được nêu trong Chiến lược toàn cầu của WHO/UNICEF về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phê chuẩn năm 2002, trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để được tăng trưởng, phát triển và có sức khỏe tốt. Do đó, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ, thì trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn bổ sung đầy đủ và an toàn đồng thời bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú mẹ cho tới khi trẻ được 2 tuổi và lớn hơn. Khuyến cáo này lần đầu được đặt ra trong Nghị quyết 54.2 [2001] WHA và được nhắc lại trong Nghị quyết 58.32 [2005] WHA.

Vai trò sản xuất và sinh sản của người phụ nữ được thừa nhận là trách nhiệm tập thể thông qua việc phê chuẩn Công ước về bảo vệ quyền thai sản của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) 2000 (no.183) trong đó quy định phụ nữ được hưởng lương 14 tuần do thai sản và các bà mẹ đang cho con bú được nghi giữa giờ từ 1-2 lần/ngày làm việc để cho con bú mà vẫn được trả lương.

Nghị quyết 58.32 [2005] WHA thúc giục các quốc gia thành viên triển khai khung pháp lý để thúc đẩy việc cho phụ nữ nghỉ thai sản và tạo môi trường hỗ trợ để bà mẹ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng.

Nghị quyết 58.32 [2005] WHA ghi nhận sự cần thiết phải công cấp thông tin đầy đủ cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ các nguy cơ sức khỏe công cộng dựa trên bằng chứng và giá trị dinh dưỡng của sữa công thức cũng như cách chuẩn bị thức ăn an toàn, xử trí và lưu giữ sữa đã được pha. Nghị quyết kêu gọi chính phủ các nước đảm bảo là cán bộ y tế, gia đình và người chăm sóc trẻ được cung cấp đầy đủ thông tin và được tập huấn về chuẩn bị, sử dụng và lưu giữ sữa công thức đã được pha để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe và thông tin này phải được cung cấp qua cảnh báo trên nhãn mác.

Hướng dẫn về chuẩn bị sữa công thức an toàn do WHO Geneva xây dựng có thể download từ http://www.who. int/foodsafety/publications/micro/pif2007/en/

5 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải luật quốc tế về kinh

doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Văn bản đầy đủ của Lời dẫn Lời chú giải KHẲNG ĐỊNH hơn nữa là hệ thống giáo dục và các dịch vụ xã hội khác phải vào cuộc trong việc bảo vệ và thúc đẩy NCBSM, và sử dụng hợp lý thức ăn bổ sung; NHẬN THỨC là các gia đình, cộng đồng và các hội đoàn thể và các tổ chức phi chính phủ đóng một vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ và thúc đẩy NCBSM và trong việc đảm bảo hỗ trợ cần thiết cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ nhỏ, cho dù là có đang cho con bú mẹ hay không; KHẲNG ĐỊNH là chính phủ các nước, các tổ chức thuộc LHQ và các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia ở các lĩnh vực có liên quan, các nhóm người tiêu dùng và ngành công nghiệp hợp tác trong các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ và dinh dưỡng; GHI NHẬN là chính phủ các nước cần thực hiện nhiều biện pháp y tế, dinh dưỡng và xã hội để thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh cho trẻ nhỏ, và rằng Luật này chỉ liên quan tới một khía cạnh của các biện pháp này; CÂN NHẮC là các nhà sản xuất, phân phối các sản phẩm thay thế sữa mẹ đóng một vai trò quan trọng và xây dựng trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, và trong việc thúc đẩy mục đích của Luật này cũng như việc triển khai phù hợp;

Các dịch vụ giáo dục và xã hội đều quan trọng như nhau trong việc thúc đẩy và bảo vệ việc NCBSM. Luật bảo vệ việc NCBSM cũng như các bà mẹ và không NCBSM. Các tổ chức phi chính phủ, các nhóm người tiêu dùng và các nhà chuyên môn y tế cần vào cuộc.

Nghị quyết 49.15 [1996] và 58.32 [2005] WHA cảnh báo những xung đột về lợi ích về vấn đề tham gia của ngành công nghiệp.

Luật bảo vệ việc NCBSM bằng việc loại bỏ những cạnh tranh do quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Việc thúc đẩy và hỗ trợ NCBSM phải được triển khai thông qua các chương trình khác cùng với việc triển khai Luật.

Đoạn này của Lời dẫn (ngoài đoạn 6 nêu ‘thị trường hợp pháp’) được đề xuất bởi Hội đồng quốc tế về các nhà sản xuất thức ăn cho trẻ nhỏ.” Lưu ý là Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ xác định vai trò của các nhà sản xuất và phân phối có nghĩa là 1) đảm bảo chất lượng của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Codex Alimentarius và Luật về thực hành vệ sinh thực phẩm cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ; và 2) theo dõi những thực hành quảng cáo theo nguyên tắc và mục tiêu của Luật và các Nghị quyết đi kèm cũng như các biện pháp quốc gia làm tăng hiệu lực cho quy định này. (xem đoạn 44 của Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của WHO/UNICEF, 2003 trg. 22 – 23.)

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 6các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Văn bản đầy đủ của Lời dẫn Lời chú giải KHẲNG ĐỊNH là kêu gọi chính phủ các nước hành động phù hợp với khung pháp lý và bối cảnh xã hội của họ và mục tiêu phát triển tổng thể để tăng hiệu lực cho các nguyên tắc và mục đích của Luật này, trong đó có việc xây dựng luật, quy định hoặc các biện pháp phù hợp khác;

Chú giải

Tới nay, Luật đã được triển khai ở nhiều quốc gia thông qua các văn bản luật trói buộc như Săc lệnh của Quốc hội, các cơ quan lập pháp trực thuộc do chính phủ các tỉnh/bang quy định tùy theo quyền lực pháp nhân hay các Nghị định của Bộ trưởng hoặc các biện pháp hành chính khác. Các quốc gia khác đã triển khai Luật thông qua các biện pháp không trói buộc như tuyên bố hoặc thỏa thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và chính phủ.

Sami Shubber, cán bộ pháp chế cao cấp của WHO chịu trách nhiệm về các nội dung pháp lý của Luật từ năm 1980 - 1997 cho rằng các biện pháp không trói buộc có thể không nằm trong nghĩa của “các biện pháp phù hợp khác” sau quy định “ejusdum generis* (tức là tất cả các biện pháp phải mang tính trói buộc).

*ejusdum generis – từ Latin “cùng loại hoặc tầng lớp”. Đây là một tiêu chuẩn xây dựng mà khi một từ hoặc cụm từ chung chung nào đó xuất hiện sau một danh sách các nội dung cụ thể, thì từ hoặc cụm từ chung chung này sẽ được hiểu là bao gồm chỉ các mục cùng loại với các nội dung liệt kê ở trên.

TIN TƯỞNG là, trên tinh thần các cân nhắc ở trên, và về khía cạnh tính dễ bị tổn thương ở trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời và các nguy cơ đi kèm trong việc thực hành nuôi dưỡng không phù hợp, trong đó có việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ không đúng cách và không cần thiết, việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ đòi hỏi phải có sự quản lý đặc biệt và có các hình thức quảng cáo khác biệt so với các sản phẩm khác; DO ĐÓ: Các quốc gia thành viên dưới đây đồng ý các Điều dưới đây, và được khuyến cáo làm cơ sở hành động.

Việc khuyến khích các sản phẩm thay thế sữa mẹ cạnh tranh trực tiếp với việc NCBSM. Nó làm giảm sự tự tin của bà mẹ trong việc cho con bú và đi ngược lại các hoạt động khuyến khích NCBSM mà các cơ quan nhà nước và các tổ chức y tế công cộng đang làm. Tạp chí the Lancet về sự sống còn của trẻ 2003* đã ước tính sự gia tăng diện bao phủ của việc NCBSM hoàn toàn sẽ phòng ngừa được 13% số tử vong trẻ em và cải thiện việc cho trẻ ăn bổ sung lên 4%. Một nguyên cứu** xuất bản năm 2006 cho thấy 22% tử vong sơ sinh có thể phòng tránh được nếu việc cho trẻ bú sữa mẹ được thực hiện trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; trẻ nhỏ mà không được bú sữa mẹ thì có nguy cơ tử vong cao gấp 4 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Do đó, có rất nhiều bằng chứng cho thấy cần phải triển khai Luật ở cấp độ quốc gia nhằm đảm bảo có một chương trình thúc đẩy việc NCBSM. * The Lancet, Volumes 361-362, January - July 2003. ** Edmond K et al (2006) Delayed Breastfeeding Initiation Increases Risk of Neonatal Mortality, Pediatrics, 117:566-572

7 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải luật quốc tế về kinh

doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Quá trình thông qua luật quốc tế năm 1981 Vào tháng 1 năm 1981, Ban Điều hành cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức một cuộc họp kéo dài về việc có nên coi Luật quốc tế về sản phẩm thay thế sữa mẹ là một Luật bắt buộc thực hiện đối với các nước thành viên hay chỉ nên coi đó là một khuyến cáo thực hiện. Tuy hầu hết các thành viên trong ban điều hành cấp cao của WHO đều mong muốn Luật này trở thành một Luật bắt buộc nhưng cuối cùng họ đã quyết định gửi cả hai phương án lên Đại hội đồng Y tế Thế Giới (vào tháng 5/1981) trong đó có nêu lên lo ngại phương án thực hiện bắt buộc có thể sẽ không có được sự đồng thuận của các nước thành viên và phương án khuyến khích thực hiện với sự đồng thuận của các bên tham gia có thể được xem là giải pháp tôt nhất. Đại điện của Ban Điều hành cấp cao nhấn mạnh “Một khuyến cáo tập trung vào các vấn đề đạo đức và đạt được sự đồng thuận sẽ thuyết phục hơn là một qui định bắt buộc nhưng không được các nước thành viên nhất trí ” Sử dụng Luật quốc tế như một khuyến cáo sẽ là lựa chọn tốt hơn trong việc thực hiện các mục đích của Luật nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe sơ sinh và trẻ nhỏ Mặc dù được xem như là một khuyến cáo nhưng Luật quốc tế cũng không đạt được sự đồng thuận. Vì vậy Đại hội đồng Y tế thế giới đã tổ chức biểu quyết thông qua và cuối cùng Luật quốc tế cũng được thông qua trong Nghị quyết 34.22[1981] WHA với 118 phiếu tán thành, một chiếu chống và ba phiếu trắng. Nghị quyết nhấn mạnh việc thông qua và tham gia thực hiện Luật quốc tế là không bắt buộc và đề nghị chính phủ các tnước thành viên chuyển thể Luật này thành các qui định hoặc các biện pháp thực hiện phù hợp với các qui định của quốc gia. Vào các năm chẵn, Giám đốc – Đại diện văn phòng WHO tại các nước thành viên phải gửi báo cáo tình hình ban hành Luật này và đánh giá các tác động của các biện pháp thực hiện Luật. Mười ba Nghị quyết đi kèm đã được ban hành năm 1981 nhằm mục đích làm rõ hơn về Luật này và các Nghị quyết này cần phải được đưa vào trong quá trình thực hiện Luật theo các biện pháp mà quốc gia sử dụng. *trích từ Phụ Lục 3 của Luật Văn bản đầy đủ các điều khoản của Luật Điều 1: Mục đích của Luật Luật đưa ra các qui định về dinh dưỡng an toàn và đầy đủ cho trẻ nhỏ thông qua việc bảo vệ và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và đảm bảo việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ đúng cách, nếu cần, dựa trên hệ thống thông tin đầy đủ và thông qua các kênh quảng cáo và phân phối phù hợp. Điều 2: Phạm vi áp dụng của Luật Luật này áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh hoặc tương tự các sản phẩm thay thế sữa mẹ như sữa công thức, các sản phẩm sữa khác, thực phẩm và đồ uống bao gồm thực phẩm bổ sung dùng cho bú bình khi các sản phẩm này được bán hoặc sử dụng một cách hợp lý, có hoặc không có điều chỉnh nội dung phù hợp, nhằm thay thế sữa mẹ trong một phần hoặc toàn bộ bữa ăn của trẻ, cho trẻ bú bình hoặc núm vú giả. Điều này cũng áp dụng đối với chất lượng và tính sẵn có của các thông tin cho người sử dụng.

Chú giải

Bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ là mục đích chính của Luật này. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ chỉ được sử dụng khi cần thiết và khi đó các hoạt động quảng cáo cần phải “phù hợp”

Cần phải nhận thức rõ Luật này không bắt buộc người mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ hay ngăn cấm kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Thay vào đó, Luật chỉ đảm bảo các thông tin đúng về nuôi dưỡng trẻ được cung cấp một cách đầy đủ đến cho các bậc cha mẹ để họ có thể quyết định cách thức nuôi dưỡng trẻ phù hợp mà không phụ thuộc vào vào các yếu tố thương mại. Luật qui định các hình thức quảng cáo sản phẩm có thể gây hại, không khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều 2 là một điều khoản quan trọng nhất của Luật vì nó xác định xem một sản phẩm cụ thể có chịu sự điều chỉnh của Luật này hay không.

Các nhà sản xuất và phân phối cho rằng Luật này chỉ áp dụng với các sản phẩm sữa công thức. Tuy nhiên Điều 2 của Luật cho biết quan niệm này không đúng vì Điều 2 quy định cụ thể phạm vi áp dụng của Luật này là tất cả các loại sản phẩm được quảng cáo hoặc giới thiệu một cách phù hợp trong việc thay thế một phần hoặc toàn bộ sữa mẹ. Định nghĩa về sản phẩm thay thế sữa mẹ (Điều 3) khá rộng và sữa công thức chỉ là một trong những loại thức ăn thay thế

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 8các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Chú giải Điều 2: Phạm vi áp dụng

Sản phẩm thay thế sữa mẹ là tất cả thực phẩm và đồ uống được bán phục vụ cho việc nuôi

dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi. Sữa công thức, các loại sữa công thức cho trẻ theo nhóm tuổi và các đồ uống thay thế một phần bữa ăn là những ví dụ cho sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Các loại thực phẩm bổ sung như ngũ cốc, các thực phẩm đóng hộp dùng cho trẻ dưới 6 tháng

tuổi cũng là các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Các loại thực phẩm bổ sung được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Mặc dụ vậy, thức ăn bổ sung của trẻ được chế biện tại nhà được khuyến cáo nên sử dụng thay vì sử dụng các sản phẩm thương mại.

Luật này cũng áp dụng đối với việc cho trẻ bú bình hoặc núm vú giả. Ở nhiều nước, núm vú

cao su được coi là núm vú giả và được đưa vào trong văn bản luật quốc gia.

Các Nghị quyết làm rõ qui định của Điều 2 Luật quốc tế Nghị quyết WHA 39.28 [1986]

Tổng Giám đốc của WHO được yêu cầu phải hướng dẫn các nước thành viên chú ý các điểm sau:

• Bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống cho trẻ ăn trước thời gian khuyến cáo cho ăn dặm đều gây cản trở cho việc bắt đầu hoặc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Theo đó các sản phẩm này sẽ không được khuyến khích sử dụng cho trẻ trong giai đoạn này.

• Các thực hành hiện tại ở một số quốc gia về việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn bằng sữa công thức đặc

biệt (được gọi là sữa công thức dành cho trẻ theo nhóm tuổi) là không cần thiết.

Tại thời điểm Luật được thông qua, hầu như không có sữa công thức cho trẻ theo nhóm tuổi. Tất cả các loại sữa công thức đều được gọi là sữa dành cho trẻ, sữa cho trẻ nhỏ (infant formula, baby milks) hoặc các thuật ngữ khác như laits industriels (sữa công nghiệp) như ở Pháp. Do vậy, Luật không đề cập đến việc sữa công thức dành cho trẻ theo nhóm tuổi có cần thiết hay không?

Sữa công thức theo nhóm tuổi hay các sản phẩm sữa tăng trưởng được tạo ra gần đây được coi là sản phẩm thay thế sữa mẹ nếu các sản phẩm này được quảng cáo hoặc sử dụng phù hợp để thay thế một phần của bữa ăn là sữa mẹ trong hai năm đầu của trẻ

Cần phải hiểu rõ rằng Quy định trong Luật là các tiêu chuẩn tối thiểu. Các nước có thể và được phép nâng độ tuổi của trẻ hoặc mở rộng phạm vi áp dụng của các biện pháp đang sử dụng ở quốc gia mình đối với tất cả các sản phẩm sử dụng cho trẻ đến hai tuổi hoặc lớn hơn như ở Botswana (3 tuổi), Ấn Độ (2 tuổi), Philipines (3 tuổi), Tanzania và Zimbabwe (5 tuôi)

Các Nghị quyết WHA khác làm rõ Điều 2 là

Nghị quyết WHA 49.15 [1996]

Các nước thành viên phải đảm bảo thực phẩm bổ sung sẽ không được bán hoặc sử dụng vì cản trở việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc duy trì cho con bú sữa mẹ

Nghị quyết WHA 54.2 [2001]

Các nước thành viên phải đẩy mạnh các hoạt động và xây dựng các hướng tiết kiệm mới nhằm bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu theo khuyến cáo toàn cầu.... và cho trẻ ăn thức ăn bổ sung hợp lý và an toàn trong khi vẫn tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đến hai năm tuổi hoặc lâu hơn, chú trọng đến việc phổ biến các kiến thức này thông qua các kênh xã hội nhằm hướng dẫn cộng động thực hiện các hành động này.

Nghị quyết WHA 58.32 [2005]

Khuyến khích các nước thành viên tiếp tục bảo vệ, thúc đẩy, và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu theo khuyến cáo y tế toàn cầu, cần quan tâm đến các kết quả công bố của nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế Thế Giới về giai đoạn tốt nhất cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và tiếp tục duy trì cho trẻ bú đến hai tuổi hoặc lâu hơn .’

9 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh

các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Chú giải điều 2: Phạm vi áp dụng (Tiếp) Trong khi chính phủ các nước mở rộng phạm vi áp dụng của Luật thì các công ty lại cố gắng nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng của nó. Đây là một quan niệm sai lầm. Một số nhà sản xuất và phân phối sản phẩm này dựa trên “Phụ Lục 3” để cố gắng thu hẹp phạm vi áp dụng của Luật. Phụ Lục 3 đưa ra bài phát biểu của Tiến sỹ T.Mork (Bộ trưởng Y tế Nauy , Đại diện cho Ban Điều hành cấp cao của WHO). Tiến sỹ T.Mork phát biêu ngày 20 tháng 5 năm 1981 tại hội nghị Đại hội đồng Y tế Thế Giới giới thiệu bản phác thảo Luật kinh doanh quốc tế các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Nội dung bài phát biểu này không đi ngược lại các điều khoản qui định trong Luật. Tuy nhiên Phụ Lục 3 lại thường được trích dẫn như một công cụ nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng của Luật. Các nội dung thường được trích dẫn

Trong 4 tháng tới 6 tháng* đầu đời của trẻ, Sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất dinh dưỡng thông thường ở trẻ. Sữa mẹ có thể được thay thế (hoặc được bổ sung) bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong đó có bao gồm cả sữa công thức. Các loại thực phẩm khác như sữa bò, nước hoa quả, ngũ cốc, rau, các chất lỏng khác, các thực phẩm dạng đặc định sử dụng cho trẻ hoặc sử dụng sau thời kỳ ban đầu này không còn được xem là sự thay thế sữa mẹ.

Ngoài ra, có tuyên bố sau trong Phụ Lục 3:

Các sản phẩm được xem là sản phẩm thay thế sữa mẹ bao gồm sữa công thức cho trẻ nhỏ được coi là thuộc phạm vi áp dụng của Luật chỉ khi chúng được bán hoặc sử dụng hợp lý để thay thế sữa mẹ cho một phần hoặc toàn bộ bữa ăn của trẻ. *thời gian khuyến cáo từ ‘bốn đến sáu tháng’ giờ đây phải được coi là “sáu tháng”. Xét trong bối cảnh khuyến cáo toàn cầu về thời gian tối ưu cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ năm 2002 được triển khai trên toàn cầu tại tất cả các quốc gia cho rằng để trẻ có thể tăng trưởng và phát triên khỏe mạnh thì cần phải cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó, để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, trẻ cần được cung câp thêm các thực phẩm bổ sung đủ chất và an toàn trong khi vẫn duy trì việc cho con bú sữa mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn

Biều đồ dưới đây mô tả cách phân biệt một sản phẩm khi được bán hoặc sử dụng hợp lý đê thay thế sữa mẹ trong một phần bữa ăn của trẻ được xem là sản phẩm thay thế sữa mẹ và theo đó nó có thuộc phạm vi áp dụng của Luật hay không.

Adapted from F. Savage King and Burgess, “Nutrition for Developing Countries”, 2nd edition, 1993 reprinted 1995, Oxford Medical Publications

Bất kỳ sản phẩm nào thay thế một phần sữa mẹ trong bữa ăn của trẻ (phần màu xám trong biểu đồ) thì được coi là sản phẩm thay thế sữa mẹ một phần hoặc hoàn toàn

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 10các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Sữa mẹ

Thức ăn bổ sung

NCBSM hoàn toàn Sau 6 tháng, sữa mẹ vẫn là thức ăn chính cho trẻ. Cho trẻ ăn bổ sung dần dần

Trong năm thứ 2, trẻ được ăn thức ăn được chế biến ở nhà nhưng vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ

Lúc sinh 6 tháng 1 tuổi 2 tuổi

Điều 3: Các định nghĩa Theo mục đích của Luật Sản phẩm thay thế sữa mẹ là tất cả các sản phẩm được quảng cáo hoặc giới thiệu như là một sự thay thế một phần hoặc toàn bộ sữa mẹ cho dù về thực chất nó có sử dụng cho mục đích đó hay không. Thức ăn bổ sung là tất cả các loại thực phẩm được sản xuất hay chế biến tại địa phương, phù hợp với việc bổ sung cho sữa mẹ hoặc sữa công thức khi trẻ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Các loại thực phẩm thường được gọi là “thức ăn dặm” hoặc “thức ăn bổ sung cho sữa mẹ” Bao bì là tất cả các hình thức đóng gói sản phẩm theo đơn vị bán lẻ để kinh doanh, bao gồm cả giấy gói . Nhà phân phối là các cá nhân, công ty hoặc các pháp nhân nhà nước hoặc tư nhân tham gia vào việc kinh doanh (trực tiếp hay gián tiếp) bán buôn hay bán lẻ các sản phẩm trong phạm vi áp dụng của Luật này. “Nhà phân phối cấp 1” là các đại diện, đại lý chính thức, chi nhánh quốc gia của nhà sản xuất hoặc môi giới. Hệ thống Y tế là các cơ quan, tổ chức nhà nước, phi chính phủ hoặc tư nhân tham gia, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai; và các nhà trẻ hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ. Hệ thống này cũng bao gồm các hoạt động tư nhân của các cán bộ y tế. Theo mục đích của Luật này, Hệ thống Y tế không bao gồm các công ty dược và các đại lý kinh doanh khác. Cán bộ Y tế là những người làm việc cho một bộ phận của hệ thống Y thế, dù là người có chuyên môn hay không có chuyên môn, bao gồm cả những tình nguyện viên và những người làm việc không có lương. Sữa công thức dành cho trẻ nhỏ là một loại sản phẩm thay thế sữa mẹ được sản xuất theo công thức phù hợp với tiêu chuẩn Codex về dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thông thường của trẻ nhỏ từ 4 đến 6 tháng tuổi và thích ứng với các đặc điểm thể chất của trẻ. Sữa thay thế cũng có thể được chế biến tại nhà. Trong trường hợp đó sản phẩm này được xem là “chế biến tại nhà” (Nghị quyết WHA 54.2 và 58.32) Nhãn hiệu là tất cả các nhãn hàng, loại hàng, các ghi chú bằng hình ảnh hoặc miêu tả bằng chữ viết, được in ấn, đánh dấu, dập nổi hoặc được dán vào bao bì (xem ở trên) của các sản phẩm trong phạm vi áp dụng của Luật này. Nhà sản xuất là công ty hoặc pháp nhân nhà nước hay tư nhân tham gia vào kinh doanh hoặc có chức năng (trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc các pháp nhân được ủy quyền) sản xuất các sản phẩm trong phạm vi áp dụng của Luật này Kinh doanh là các hoạt động phát triển, phân phối, bán, quảng cáo, quan hệ công chúng và các dịch vụ cung cấp thông tin sản phẩm. Nhân viên kinh doanh là những người tham gia vào việc kinh doanh sản phẩm theo phạm vi áp dụng của Luật này Sản phẩm mẫu là một hoặc một lượng nhỏ sản phẩm được cung cấp miễn phí Cung ứng là số lượng sản phẩm cung cấp để sử dụng trong một khoảng thời gian, miễn phí hoặc với giá thấp vì mục đích xã hội bao gồm những sản phẩm cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong gia đình (Nghị quyết WHA 29.28, 45.34 and 47.5) Chú ý: Không có định nghĩa về sữa công thức cho trẻ nhỏ theo nhóm tuổi vì tại thời điểm soạn thảo Luật không có loại sản phẩm này. Các thuật ngữ không được định nghĩa bao gồm quảng cáo và phát triển được hiểu theo đúng định nghĩa trong từ điển. Các quốc gia có thể chỉnh sửa nội dung định nghĩa cho phù hợp với nhu cầu của từng quốc gia.

11 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Điều 4: Thông tin và giáo dục 4.1 Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo tính khách quan, phù hợp và nhất quán của các thông tin về việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho gia đình và những đối tượng có liên quan đên lĩnh vực dinh dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trách nhiệm của chính phủ bao gồm lập kế hoạch, cung cấp, thiết kế và truyền bá các thông tin và kiểm soát các thông tin 4.2 Các tài liệu truyền thông và giáo dục, bằng văn bản, âm thanh hay hình ảnh, liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ và sử dụng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ có con nhỏ cần phải có những thông tin rõ ràng bao gồm tất cả các nội dung sau:

(a) Lợi ích và tính ưu việt của NCBSM

(b) Dinh dưỡng cho mẹ và quá trình chuẩn bị và duy trì NCBSM

(c) Ảnh hưởng tiêu cực của việc cho trẻ

ăn ngoài bằng bình

(d) Khó khăn khi thay đổi quyết định không cho con bú và

(e) Sử dụng sữa công thức thích hợp khi cần

thiết, dù là sữa sản xuất công nghiệp hay sữa tự chế biến tại nhà

Khi các tài liệu truyền thông có thông tin về việc sử dụng sữa công thức thì cần phải nêu thêm ý nghĩa xã hội và kinh tế của việc sử dụng sữa này; các mối nguy cơ về sức khỏe trong việc sử dụng thực phẩm hoặc hình thức nuôi dưỡng không phù hợp; và đặc biệt là mối nguy hại về sức khỏe trong việc sử dụng các loại sữa công thức không cần thiết hoặc không phù hợp và các sản phẩm thay thế sữa mẹ khác. Không nên sử dụng tranh ảnh khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong các tài liệu này.

Điều 4.1 Thực hiện khuyến cáo năm 1979 của WHO về Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong đó quy định” tất cả mọi người dân đều có quyền được tiếp cận thông tin và giáo dục đúng và phù hợp” Quyền này được củng cố trong công ước “Quyền trẻ em” trong đó qui định tất cả các quốc gia đều phải “đảm bảo rằng tất cả các nhóm xã hội, đặc biệt là cha mẹ, trẻ em, phải được thông tin, được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, được hỗ trợ sử dụng các kiến thức cơ bản về ......lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.....” Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp các thông tin khách quan, phù hợp và nhất quán về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Điều này có nghĩa là chính phủ phải tự xây dựng và đưa ra các thông tin cần thiết hoặc lấy các thông tin từ những nguồn khác hoặc từ các tổ chức phi chính phủ nhưng chính phủ phải đảm bảo các thông tin đó là khách quan, phù hợp và nhất quán. Nếu một ấn phẩm được thiết kế để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ nhưng đồng thời cũng khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì ấn phẩm đó không được coi nhất quán. Thông tin do các nhà sản xuất các sản phẩm thay thế sữa mẹ đưa ra có thể gây ra xung đột lợi ích bởi vì sữa mẹ và các sản phẩm thay thế sữa mẹ là hai phạm trù cạnh tranh nhau. Điều 4.2 Cung cấp danh sách các yếu tố cần phải có trong tất cả các tài liệu truyền thông và giáo dục. Các quốc gia có thể đưa thêm các yêu cầu cần thiết khác. Tại Ấn Độ, các thông tin phải chỉ ra rằng nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho trẻ phát triển và cho trẻ bú bình sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ Ghana, Uganda và Zimbabwe yêu cầu các tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ bằng sữa công thức cần phải giải thích rõ là cho trẻ ăn bằng cốc. Các quốc gia đã thực hiện luật này hoặc sửa đổi thành các quy định quốc gia sau năm 2002 bao gồm Việt Nam, Philipine, Campuchia yêu cầu các thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và duy trì nuôi con bằng sữa mẹ cũng như các thông tin về cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 12các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Nghị quyết WHA 58.32 [2005]

Các quốc gia thành viên cần phải đảm bảo rằng bác sỹ và các cán bộ y tế khác, cán bộ y tế công cộng và gia đình, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ cao được

• Nhân viên Y tế cung cấp thông tin và tập huấn đầy đủ, kịp thời về việc chuẩn bị, sử dụng và bảo quản sữa công thức nhằm giảm thiểu nguy cơ về sức khỏe

• Được thông tin là sữa công thức có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và cần phải được pha chế và sử dụng đúng cách; và thông tin này phải được truyền đạt lại thông qua các cảnh báo chính xác được in trên bao bì

Các quốc gia thành viên cũng phải đảm bảo rằng những thông điệp quảng cáo về y tế và dinh dưỡng không áp dụng đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ trừ trường hợp điều đó được quy định trong luật quốc gia

4.3 Chỉ được nhận phương tiện, thiết bị và tài liệu truyền thông - giáo dục do các nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm thay thế sữa mẹ tài trợ khi có yêu cầu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hoặc có những qui định của nhà chính phủ về việc này. Những thiết bị, phương tiện hay tài liệu này có thể in logo của nhà tài trợ nhưng không được phép tham chiếu tới bất kỳ sản phẩm nào trong phạm vi áp dụng của Luật này và các tài liệu chỉ được phát thông qua hệ thống y tế.

Nghị quyết WHA 58.32 [2005] giải quyết những lo ngại hiện có về khả năng nhiễm khuẩn của sữa công thức cho trẻ nhỏ và tác động trực tiếp tới Điều 4.2 Đầu năm 2002, người ta phát hiện ra sữa công thức có thể chứa các mầm bệnh gây nhiễm khuẩn như Enterobacter sakazakii và salmonella trong quá trình sản xuất. Người ta gọi là nguy cơ nhiễm khuẩn và có khả năng gây tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau nhiều ca tử vong với nhiều bằng chứng, Nghị quyết WHA 58.32 được thông qua vào năm 2005 trong đó yêu cầu phải đưa ra các cảnh báo trên bao bì sản phẩm và cung cấp các thông tin cho cán bộ y tế Bộ phận an toàn thực phẩm của WHO cũng đã ban hành hướng dẫn về việc chuẩn bị pha chế sữa công thức cho trẻ. Hướng dẫn này có thể download tại http://www.who.int/foodsafety/publications/micro/pif2007/en Nghị quyết tương tự cũng được đưa ra nhằm nghiêm cấm các thông tin quảng cáo (như nâng cao chỉ số IQ hoặc trẻ cao lớn hơn nhờ có các thành phần như AA hoặc DHA trong công thức) Đây là một trong những điểm yếu của Luật. Nó có đề cập đến các tài liệu truyền thông được tài trợ như sách, áp phích, tờ rơi, và các thiết bị như đầu DVD, tivi là những thiết bị mà các cán bộ y tế cần cho công việc truyền thông và giáo dục của mình. Các công ty thường hay sử dụng các thiết bị này như một công cụ gián tiếp để quảng cáo cho sản phẩm của mình hoặc gây ra những nghi ngờ về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ. Các tài liệu của công ty thường mô tả việc cho con bú là rất khó khăn và ít hấp dẫn hơn là cho bú bình. Có sự tuân thủ giả tạo theo các yêu cầu trong Điều 4.2, trong đó có thông tin được ghi bằng chữ nhỏ và khó đọc. Công ty sử dụng các thiết bị như tủ lạnh, ti vi, điều hòa làm phần thưởng cho các cán bộ y tế nhằm lôi kéo các cán bộ y tế khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Những tài liệu này sẽ ảnh hưởng đến y đức và làm tăng thêm các xung đột về lợi ích Do đó một số quốc gia đã hành động nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của các sản phẩm tài trợ qui định trong Điều 4.3 bằng cách áp dụng các qui định nghiêm ngặt hơn. Ghana và Campuchia nghiêm cấm thể hiện Logo và tên công ty trên các tài liệu trừ trường hợp thực hiện theo luật bản quyền. Botswana đã áp dụng biện pháp cấm hoàn toàn các hoạt động tài trợ như trên.

13 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh

các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có thể làm tăng khả năng ngừng nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng hai tuần đầu - Obstet Gynecol 2000; 95: 296 - 303 Phân phát các tài liệu quảng cáo đến các bà mẹ đang cho con bú gây ra những tác động tiêu cực đến giai đoạn cho con bú và cho con bú mẹ hoàn toàn . – CDC Hướng dẫn các hoạt động can thiệp vào nuôi con bằng sữa mẹ 2005 Cochrane review Các tờ quảng cáo phát tay (quảng cáo cho sữa công thức, ngũ cốc/thực phẩm đặc hoặc các dụng cụ cho trẻ ăn bằng tay) có mối liên hệ với tỷ lệ thay đổi trong việc NCBSM. Khi các mẩu quảng cáo phát tay tăng lên, tỷ lệ NCBSM cũng trong năm tới có xu hướng giảm. - Infant feeding and the media: the relationship between Parents’ Magazine content and breastfeeding, 1972–2000; result from a US study which examined infant feeding advertisements in 87 issues of Parents’ Magazine, a popular parenting magazine, from the years 1971 through 1999. The electronic version of this Điều can be found online at: http://www.internationalbreastfeedingjournal.com/content/1/1/10; published April 2006

Điều 5: Công chúng và các bà mẹ 5.1 Không cho phép quảng cáo hoặc sử dụng các hoạt động khuyến mại các sản phẩm trong phạm vi áp dụng của Luật này một cách rộng rãi 5.2 Nhà sản xuất và phân phối sản phẩm không được cung cấp, trực tiếp hoặc gián tiếp, mẫu sản phẩm qui định trong phạm vi áp dung của Luật này tới phụ nữ mang thai, bà mẹ và các thành viên trong gia đình họ. 5.3 Nhằm tuân theo các quy định của đoạn 1 và 2 của Điều này, các chính sách bán hàng ưu đãi như phân phát sản phẩm mẫu, hoặc quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng nhằm thúc đẩy doanh thu của các sản phẩm quy định trong phạm vi áp dụng của Luật này như giảm giá đặc biệt, phiếu giảm giá, giá mua ưu đãi, khuyến mại đặc biệt, bán hàng loss-leaders và bán hàng ràng buộc, đều không được phép. Điều khoản này không hạn chế việc xây dựng các chính sách giá và các thực hành nhằm cung cấp sản phẩm giá rẻ hơn trong dài hạn.

Điều 5.1 là điều khoản quy định rõ ràng nhất của Luật này do tính ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Quảng cáo và các hoạt động khuyến mại các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ có ảnh hưởng xấu đến việc NCBSM, và không được phép. Điều khoản qui định trong Điều 5.1 khá chung chung và không có tiêu chuẩn cụ thể nào và áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động khuyến mại. Thuật ngữ quảng cáo và khuyến mại không được định nghĩa và được hiểu theo đúng nghĩa trong từ điển. Các nước áp dung luật này có thể đưa ra các định nghĩa rộng hơn Sản phẩm mẫu là những mẫu sản phẩm hoặc một lượng nhỏ sản phẩm được cung cấp miễn phí. Do đó về bản chất sản phẩm mẫu là hình thức quảng cáo cho sản phẩm. Hành động cung cấp sản phẩm mẫu cho phụ nữ mang thai và bà mẹ sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc cho con bú vì họ sẽ thử sử dụng sản phẩm mẫu. Một số bà mẹ sẽ không có ý định cho con bú hoặc nếu có họ cũng sẽ nuôi hỗn hợp. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc ngừng cho trẻ bú. Các chính sách khuyến khích sản phẩm qui định trong Điều 5.3 chưa đầy đủ. Tất cả các hình thức khuyến mại nhằm tăng doanh thu bán hàng đều đã được đề cập. Khi các chào hàng đặc biệt bị cấm thì các của hàng có thể giảm giá trong dài hạn.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 14các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

5.4 Nhà sản xuất và phân phối không được phép gửi quà tặng hoặc các dụng cụ nấu nướng/chế biến để khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc cho trẻ bú bình đến phụ nữ mang thai hoặc các bà mẹ có con nhỏ. 5.5 Đội ngũ nhân viên bán hàng, trong khả năng kinh doanh của mình không được liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ có con nhỏ

Nghị quyết WHA 54.2 [2001]

Các nước thành viên phải tăng cường cơ chế trong nước để đảm bảo sự tuân thủ Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của Đại hội đồng Y tế thế Giới liên quan đến việc quy định nhãn mác cũng như quảng cáo, phát triển các sản phẩm thay thế trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Có hai điểm yếu trong quy định này. Thứ nhất việc nghiêm cấm chỉ giới hạn hai đối tượng: bà mẹ và phụ nữ mang thai. Các thành viên trong gia đình cũng có ảnh hưởng đến họ nhưng không được bảo vệ. Thứ 2, cụm từ “có thể khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc cho trẻ bú bình” có thể cho phép nhà sản xuất hay phân phối gửi cho bà mẹ quà tặng khác như đĩa CD nhạc cổ điển cho trẻ hoặc quà tặng sinh nhật cho bà mẹ Cụm từ đúng cần phải sử dụng là “quà tặng trực tiếp khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc cho trẻ bú bình Các công ty biết được tác động mạnh của những hành vi đó tới việc lấy được sự thiện chí của các bà mẹ và sự trung thành sử dụng sản phẩm ở các phụ nữ mang thai và bà mẹ. Nhiều nước đã giải quyết tranh luận này bằng cách quy định cấm “bất kỳ quà tặng nào” “Liên hệ” được hiểu là cố gắng tạo mối liên hệ giữa nhân viên bán hàng và phụ nữ mang thai. Có ý kiến cho rằng nếu bà mẹ chủ động liên lạc thì Điều 5 không được áp dụng. Cách hiểu này đã bỏ qua từ “gián tiếp”. Nếu nhà sản xuất và phân phối liên hệ với bà mẹ hoặc phụ nữ mang thai thông qua các câu lạc bộ mà họ tham gia thì đây được coi là liên hệ gián tiếp. Singapore đã vượt qua khó khăn này bằng cách nghiêm cấm việc cung cấp các sản phẩm cho hội các bà mẹ hoặc các dịch vụ tương tự do ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm cho trẻ tài trợ như dạy nghề cho các bậc cha mẹ, chương trình chăm sóc tại nhà, đường dây nóng, đường dây tư vấn giúp đỡ, câu lạc bộ trẻ, bản tin, nói chuyện về chăm sóc trẻ nhỏ và trang web. Nghị quyết WHA 54.2 [2001] giải quyết những lo ngại hiện tại về các hình thức truyền thông hiện đại và xu hướng sử dụng các thông điệp dinh dưỡng và sức khỏe để quảng cáo khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ Trong bối cảnh ngày càng nhiều người sử dụng internet, điện thoại và các phương tiện khác để quảng cáo sản phẩm trong phạm vi áp dụng của Luật này, thì các nước thành viên cần phải tăng cường cơ chế trong nước nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật này và các Nghị quyết có liên quan đến quảng cáo trên tất cả các phương tiện thông tin.

15 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh

các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Điều 6: Hệ thống y tế 6.1 Cơ quan y tế ở các quốc gia thành viên phải có những biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích và bảo vệ việc NCBSM và thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc của Luật này; cũng như cung cấp các thông tin phù hợp và lời khuyên cho cán bộ y tế liên quan tới trách nhiệm của họ, gồm các thông tin nêu chi tiết tại Điều 4.2 6.2 Trong phạm vi của Luật này, không một cơ sở y tế nào được sử dụng cho mục đích quảng cáo sữa công thức và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, Luật lại không ngăn cản việc phổ biến thông tin cho các cán bộ y tế như đã nêu trong Điều 7.2 6.3 Các cơ sở y tế không được phép sử dụng làm nơi trưng bày sản phẩm, tranh ảnh cổ động, áp phích liên quan tới sản phẩm trong phạm vi áp dụng của Luật này, hoặc là nơi phân phát các tài liệu truyền thông của nhà sản xuất, nhà phân phối trừ khi được quy định tại Điều 4.3

Giá trị của Điều này là ở chỗ nó xác định trách nhiệm truyền thông giáo dục về khuyến khích NCBSM cho hệ thống y tế. Các nước thành viên nên khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể là các khóa học về quản lý việc cho con bú mẹ hoặc hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ. Thiếu thông tin hay thiếu sự hỗ trợ của cán bộ y tế cho các bà mẹ mà đang có ý định, mong muốn và đang cho con bú mẹ có thể là một trở ngại lớn trong việc phổ biến thành công việc NCBSM. Thiếu thông tin khách quan và nhất quán tạo ra một khoảng trống cho các chiến dịch tuyên truyền của các công ty sữa. Điều này có thể giải quyết được nếu hệ thống y tế thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác cho cán bộ y tế nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc NCSBM Điều 6.2 được quy định nhằm ngăn cản việc cấp chứng nhận y tế cho các sản phẩm, và xóa bỏ ảnh hưởng thương mại từ các cơ sở y tế. Không bộ phận nào của hệ thống y tế (xem định nghĩa tại Điều 3) có thể được sử dụng để khuyến mại các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nuôi con bằng bình hay núm vú cao su. Điều này gồm cả các thực hành như quảng cáo, trình diễn mẫu, áp phích, tờ rơi, quà tặng. Điều 6.2 áp dụng tương tự như điều 5.1 ở cấp cơ sở y tế nhưng cho phép phổ biến thông tin khoa học và thực tế về sản phẩm cho cán bộ y tế. (xem điều 7.2) Trong khi phát động Sáng kiến bệnh viện bạn hữu trẻ em năm 1991, UNICEF và WHO đều bày tỏ hy vọng là tất cả các phòng hộ sinh sẽ trở thành trung tâm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Để đạt được mục tiêu này, các bệnh viện phải tuân thủ Điều 6.2 và chấm dứt việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nuôi con bằng bình, núm vú cao su hoặc phân phối sữa công thức miễn phí (Xem tiểu mục của Điều 6.6 dưới đây Điều 6.3 bổ sung thêm các hình thức cụ thể của hoạt động truyền thông không được phép ở bất kỳ cơ sở y tế nào trong hệ thống y tế. Mục đích của điều 6.3 là loại bỏ những mối liên quan giữa nhà sản xuất, phần phối với bệnh viện mà các bà mẹ cảm nhận thấy. Điều 6.3 cũng không can thiệp vào việc cho tặng các tài liệu truyền thông được quy định tại Điều 4.3, hoặc các quy định theo Điều 6.8

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 16các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

6.4 Cấm việc sử dụng hệ thống y tế làm “đại diện dịch vụ chuyên môn”, “nhóm điều dưỡng với các bà mẹ” hay cán bộ y tế tương tự, sử dụng sản phẩm và được tài trợ bởi các nhà sản xuất hay phân phối.

6.5 Việc cho trẻ ăn bằng sữa công thức, dù là được sản xuất hay tự chế biện tại nhà, cũng nên do cán bộ y tế hoặc cán bộ cộng đồng làm mẫu nếu cần, và chỉ cho các bà mẹ, thành viên trong gia đình quan sát. Thông tin được cung cấp phải có giải thích về những nguy cơ nếu không sử dụng đúng cách.

Nghị quyết WHA 58.32 [2005] Các nước thành viên được yêu cầu đảm bảo rằng cán bộ chuyên môn và các nhân viên y tế khác được cung cấp đầy đủ kiến thức và tham gia các khóa tập huấn về cách thức chuẩn bị, sử dụng và bảo quản sữa công thức cho trẻ nhằm hạn chế các nguy cơ về sức khỏe cũng như được cung cấp thông tin là sữa công thức đó có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh và phải được chuẩn bị và sử dụng thích hợp.

6.6 Việc cho tặng hoặc hoặc bán hàng giá rẻ cho các cơ sở, các tổ chức vì mục đích sử dụng trong cơ sở này hay phân phối bên ngoài, trong phạm vi Luật này, cũng có thể xảy ra. Việc cung cấp các sản phẩm như vậy chỉ nên được sử dụng hoặc phân phối cho những trẻ thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ. Nếu hàng được phân phối sử dụng bên ngoài cơ sở y tế thì chỉ nên được các cơ sở y tế hoặc các tổ chức liên quan tổ chức. Việc cho tặng hoặc bán hàng giá rẻ không nên được các nhà nhà sản xuất, nhà phân phối sử dụng như một hình thức kích thích kinh doanh.

Lý do cho việc nghiêm cấm này là ngăn chặn tình trạng thâm nhập vào cơ sở y tế của các nhân viên công ty sữa. Việc tuyển dụng ‘điều dưỡng bán sữa’ trước đây đã giúp công ty tiếp cận các cơ sở y tế một cách dễ dàng. Sự hạn chế này ngăn cản sự liên lạc giữa các nhà sản xuất, phân phối và bà mẹ. Việc làm mẫu cho trẻ bú bình chỉ nên được thực hiện trong các khóa học riêng cho bà mẹ, thành viên gia đình trong trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ.(*) Thông tin cung cấp nên gồm cả việc giải thích về tác hại sức khỏe của việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ không đúng cách. Theo Nghị quyết của WHA số 58.32 [2005], những thông tin có liên quan tới nguy cơ nhiễm bệnh của sữa công thức cũng cần được cung cấp (xem chú giải cho Điều 4.2) *Để biết thêm danh sách các lý do y tế cho việc bổ sung sữa mẹ hoặc không sử dụng sửa mẹ, vui lòng xem trang 37 của Tài liệu Sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em của WHO/UNICEF: sửa đổi, cập nhật và bổ sung cho việc chăm sóc lồng ghép năm 2006 và Báo cáo đồng tư vấn của WHO/UNICEF liên quan tới trẻ sơ sinh được nuôi bằng hình thức thay thế sữa mẹ (WHO/MCH/NUT/86.1)

Điều 6.6 là một trong những Điều khoản gây tranh cãi nhất của Luật và đã được thay thế trong các Nghị quyết đi kèm. Để biết thêm giải thích chi tiết, vui lòng xem trang tiếp theo. Vào thời điểm xây dựng dự thảo Luật, thật sự là có nhu cầu nhận các sản phẩm miễn phí hoặc giá rẻ. Sự nhầm lẫn xung quanh thuật ngữ “cơ sở hay tổ chức” và cụm từ “trẻ dưới 1 tuổi được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ” đã được làm rõ trong các Nghị quyết đi kèm. Vào năm 1985, Tổng giám đốc WHO đã giải thích rõ là các cơ sở và tổ chức đề cập trong Điều 6.6 là nói tới các cơ sở bảo trợ trẻ mồ côi, các tổ chức phúc lợi xã hội, không phải bệnh viện và các phòng hộ sinh. Nghị định thư của UNICEF về Giám sát việc chấm dứt tình trạng phân phối các sản phẩm miễn phí, giá rẻ cho các cơ sở y tế (năm 1993) định nghĩa lại từ “chi phí thấp” tức là “bán hàng với giá thấp hơn 80% giá bán lẻ, trong trường hợp không có giá bán buôn chuẩn”.

17 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh

các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Quan điểm chính thức về ‘cung ứng’ (Điều 6.6 và 6.7) Số lượng trẻ được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ là rất ít. Cụm từ “trẻ được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ” qui định trong Điều 6.6 được hiểu là không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ vì sự sống còn của trẻ, và không phải do bà mẹ lựa chọn là không cho con bú mẹ. Trường hợp này bao gồm các trường hợp mẹ chết, hoặc bị ốm nặng, trẻ bị bỏ rơi, mẹ và trẻ bị cách ly do thảm họa tự nhiên hoặc do con người tạo ra, trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh về chuyển hóa và một số ít bà mẹ bị ốm. (Xem báo cáo WHO/UNICEF Tư vấn về: “Trẻ được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ”. WHO/MCH/NUT/86.1)

Qua theo dõi các năm, Điều 6.6 là điều bị lạm dụng nhiều nhất. Các bệnh viện tràn ngập sữa công thức miễn phí dẫn đến một số lượng lớn trẻ được nuôi dưỡng bằng bú bình một cách không cần thiết ngay sau khi sinh. Vì sẵn có nên các y tá sử dụng sữa công thức thay vì hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú mẹ. Có khoảng 7 Nghị quyết của WHA đề cập đến vấn đề này, cuối cùng cũng có qui định cấm việc cho tặng các vật tư sữa cho hệ thống y tế Các Nghị quyết WHA sau đây qui định rõ hơn về vấn đề cung ứng sản phẩm: Nghị quyết WHA 39.28 [1986] Các nước thành viên được yêu cầu phải đảm bảo một lượng nhỏ các sản phẩm thay thế sữa mẹ cần thiết cho trẻ ở phòng sản và bệnh viện, và được mua thông qua kênh mua bán thông thường chứ không phải hàng miễn phí hoặc các kênh bán hàng trợ giá. Nghị quyết WHA 43.3 [1990] Mặc dù Nghị quyết 39.28 đã được ban hành nhưng sữa công thức với giá rẻ và miễn phí vẫn được cung cấp cho các bệnh viện và các khoa sản, nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc cho con bú; các nước thành viên được yêu cầu phải đảm bảo rằng các qui định và mục đích của Luật quốc tế về KD các sản phẩm thay thế sữa mẹ được thực thi và triển khai đầy đủ khuyến cáo nêu trong Nghị quyết 39.28 Nghị quyết WHA 45.34 [1992] Các nước thành viên cần phải có những biện pháp phù hợp với điều kiện của quốc gia mình nhằm chấm dứt tình trạng tài trợ hoặc cung cấp các sản phẩm thay thế sữa mẹ với giá trẻ cho các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ sản khoa. Nghị quyết WHA 47.5 [1994] Kêu gọi các nước thành viên đảm bảo rằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ được tài trợ hoặc cung cấp với giá hỗ trợ đều bị cấm trong các cơ sở y tế. Cung cấp trong tình huống khẩn cấp Trong các tình huống khẩn cấp thì các sản phẩm thay thế sữa mẹ được phép cung cấp miễn phí nhưng cho dù vậy thì cũng phải hết sức cẩn trọng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ thực hiện nhằm bảo vệ và hỗ trợ việc cho con bú, và đảm bảo là việc cung cấp các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các sản phẩm khác trong phạm vi áp dụng của Luật chỉ được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

(a) Trẻ được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, như đã nêu trong hướng dẫn có liên quan tới tình trạng sức khỏe và tình hình kinh tế xã hội, theo đó trẻ phải được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

(b) Việc cung cấp vẫn được tiếp tục cho tới khi nào trẻ vẫn có nhu cầu (c) Việc cung cấp không được xem là một hình thức khuyến khích bán hàng

Nghị quyết ban hành năm 1994 đã hoàn toàn loại bỏ các nghi ngờ về việc có cần phải chấm dứt tình trạng cung cấp miễn phí hoặc với giá rẻ các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các cơ sở y tế hay không. Đối với các tình huống khẩn cấp, Hướng dẫn thực hiện (OG) dành cho các nhân viên cứu hộ và quản lý dự án cứu trợ khẩn cấp đã được ban hành (Bản 2.1 – February 2007) trong đó hướng dẫn các vấn đề liên quan đến quản lý các sản phẩm thay thế sữa mẹ được tài trợ và trách nhiệm của các tổ chức cung cấp sản phẩm thay thế sữa mẹ. Nhằm hạn chế những nguy cơ do không nuôi trẻ bằng sữa mẹ, OG kêu gọi tránh nhận các sản phẩm thay thế sữa mẹ được tài trợ trừ khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu trí chặt chẽ phù hợp với các qui định trong Luật và các Nghị quyết đi kèm. Hướng dẫn thực hiện có thế tham khao tại http://www.ennonline.net .

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 18các sản phẩm thay thế sữa mẹ sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

6.7 Ở những nơi việc cung cấp sữa công thức và các sản phẩm khác trong phạm vi điều chỉnh của Luật này, được thực hiện ngoài cơ sở đó, thì cơ sở hoặc tổ chức đó cần thực hiện các bước để đảm bảo là việc cung cấp đó được tiếp tục chừng nào trẻ nhỏ vẫn có nhu cầu. Các nhà tài trợ cũng như các đợ vị hoặc tổ chức cần quan tâm tới trách nhiệm này 6.8 Thêm vào đó, Điều 4.3 có nêu rõ trang thiết bị và tài liệu tài trợ cho hệ thống y tế có thể mang tên hoặc logo của một công ty nhưng không được đề cập đến bất kỳ sản phẩm sở hữu nào trong phạm vi của Luật này.

Điều khoản này như một lời cảnh báo các nhà tài trợ và những người nhận viện trợ làm việc với nhau trong một thời gian dài. Trẻ dưới 1 tuổi có thể cần các sản phẩm thay thế sữa mẹ sau 12 tháng . Điều này giúp ngăn ngừa việc cung cấp ngắn hặn hoặc một lần các sản phẩm hay được khuyến mãi nhằm tránh những vấn đề tiềm ẩn về khả năng tiếp cận, tính sẵn có, khả năng chi trả và khả năng duy trì của sản phẩm. Đây là một lĩnh vực khác mà Luật còn yếu trong việc hạn chế khuyến mãi. Có nhiều tranh luận là điều khoản này cho phép hệ thống y tế của các nước nghèo được nhận trang thiết bị và dụng cụ đắt tiền được tài trợ bởi các nhà sản xuất và các nhà phân phối, mà các nước này không có khả năng mua. Tên và logo của các công ty tài trợ có thể xuất hiện trên các trang thiết bị vật tư nhưng không được làm tham khảo trên các nhãn hiệu hàng hóa. Đây không chỉ là một biện pháp an toàn hiệu quả chống lại tình trạng khuyến mãi vì tên và logo của một số công ty sản xuất thức ăn cho trẻ giống hoặc không thể phân biệt được với tên và logo trên các sản phẩm của họ. Điều khoản này cũng bỏ qua một thực tế là xung đột lợi ích có thể gia tăng khi các cơ sở y tế nhận được các trang thiết bị và vật tư đắt tiền từ các công ty. Có sự nguy hại khi tổ chức hoặc đơn vị chấp nhận tài trợ dưới hình thức nào đó nhưng nhiều khi chính việc chấp nhận đó lại mang lại nhiều bất lợi vì nó ảnh hướng xấu đến việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Qua theo dõi, việc viện trợ các trang thiết bị và vật tư đắt tiền thường không được dành cho các cơ sở y tế tại các quốc gia có nhu cầu nhất. Thay vào đó chúng được dành cho các đơn vị giàu có nơi mà sự lệ thuộc còn phổ biển và rất khó thay đổi. Một vài quốc gia đã buộc phải cấm hình thức viện trợ đó.

19 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Điều 7: Cán bộ y tế 7.1 Cán bộ y tế cần khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ và những người quan tâm đặc biệt đến dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ nhỏ cần hiểu rõ trách nhiệm của mình theo Luật này, bao gồm cả các quy định đặc biệt trong Điều 4.2.

Nghị quyết WHA 47.5 [1994]

Các nước thành viên được yêu cầu đám bảo rằng tất cả các cán bộ y tế liên quan được tập huấn về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ một cách hợp lý trong đó có việc áp dụng các quy tắc được đưa ra trong tuyên bố của WHO/UNICEF về nuôi con bằng sữa mẹ và vai trò của các dịch vụ chăm sóc sản khoa.”

7.2 Thông tin do nhà sản xuất và phân phối cung cấp cho các chuyên gia y tế theo quy định của Luật này cần được cập nhật theo kiến thức khoa học và thực tế. Các thông tin này không được hàm ý hoặc tạo ra niềm tin là cho trẻ ăn bằng bình sẽ tốt ngang bằng hoặc thậm chí tốt hơn cho trẻ bú mẹ. Quy định này cũng bao gồm các thông tin chi tiết trong Điều 4.2.

Cán bộ y tế được xem là những nhà chuyên môn về y tế. Điều 7.1 của Luật này quy định CBYT có trách nhiệm khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trách nhiệm này giúp phòng ngừa cán bộ y tế, bằng cách nào đó, hợp tác với nhà sản xuất và nhà phân phối làm tăng xung đột lợi ích, ở nơi lợi ích cá nhân của cán bộ y tế xung đột với trách nhiệm chính của họ. Ở một số quốc gia, việc khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ được quy định như là nghĩa vụ buộc nhân viên y tế phải tuân thủ. Sự cần thiết để các nhà chuyên môn y tế có được thông tin về sản phẩm cần được cân nhắc vì nó sẽ giúp giảm thiểu các tác hại từ việc khuyến mại sản phẩm. Nhiều nhà sản xuất và phân phổi sản phẩm thường có chiến lược kết hợp cung cấp thông tin trên sản phẩm và quảng cáo tràn lan trên các phương tiện thông tin. Điều 7.2 quy định 4 điều kiện mà các nhà sản xuất và phân phối phải tuân thủ khi họ phổ biến thông tin cho các nhà chuyên môn y tế. a) Thông tin cung cấp phải dựa trên “khoa học và

thực tế”. Thông tin bao gồm các hình ảnh và các thông tin sản phẩm, chỉ có đoạn văn với biểu đồ, hoặc bảng phù hợp là được cho phép. Lý tưởng nhất là, các thông tin phải cập nhật và được các cơ quan nghiên cứu đánh giá độc lập.

b) Thông tin này chỉ được phổ biến cho các “nhà chuyên môn y tế”.

c) Thông tin này không mang tính thương mại và không ám chỉ là cho trẻ ăn bằng bình tốt ngang bằng hoặc tốt hơn việc cho trẻ bú mẹ.

d) Quy định này cũng bao gồm các điểm quy định trong Điều 4.2.

Điều 7.2 trên thực tế rất rõ ràng rằng bất kì thông tin nào khuyến khích việc cho trẻ ăn bằng bình hoặc đi lệch việc nuôi con bằng sữa mẹ, và nhắm tới các nhà chuyên môn y tế đều vi phạm Luật này. Thuật ngữ “nhà chuyên môn y tế” có nghĩa là những cán bộ y tế thuộc hoặc có mối liên hệ với nghề y như bác sĩ, chuyên gia, ĐD và NHS. Cán bộ không thuộc đối tượng kể trên như cán bộ phụ trợ, bà đỡ dân gian thì không đủ tiêu chuẩn được nhận thông tin khoa học và thực tế theo quy định tại Điều 7.2.*

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 20các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

“Cán bộ y tế và điều dưỡng đôi khi rất nhẹ dạ trong các mối quan hệ của họ với các công ty thương mại, do vậy các công ty này đã khéo léo lôi kéo họ bằng các hỗ trợ khác nhau (như hàng dùng thử miễn phí, hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu, tỏ ra rất hiếu khách trong các buổi làm việc) …và được sử dụng rất thường xuyên và hiệu quả như là các phương pháp khuyến mãi rất yên lặng mà không gây tổn hại gì với các cán bộ y tế, y tá và chuyên gia về dinh dưỡng,”– Jellife, D.B and Jellife, P, Sữa mẹ trong thế giới hiện đại, trường đại học Oxford, 1978 “Sự tài trợ bản thân nó cũng tạo ra xung đột về lợi ích. Khi sự tài trợ dưới dạng quà tặng, bữa ăn hoặc tài trợ tổ chức hội nghị thì nó tạo một cảm giác trách nhiệm và nhu cầu đền đáp lại bằng cách nào đó. Thực vậy, “mối quan hệ quà cáp” tác động đến thái độ của chúng ta đối với công ty và các sản phẩm của họ, và do đó dẫn tới việc không cố ý nghĩ hoặc nói không hay về họ. Thậm chí nếu cá nhân không bị tác động bởi sự tài trợ, người đó chịu trách nhiệm quản lý việc cho trẻ bú sữa mẹ và cho ăn bằng sữa công thức, thì việc chấp nhận tài trợ hoặc nói chuyện tại buổi làm việc với công ty sản xuất sữa công thức của bản thân họ cũng tạm cho công ty mượn sự uy tín và mối liên hệ hiện hữu đó qua tên và vị trí của vị diễn giả đó đối với công ty.” – C M Wright and A J R Waterston, “Mối quan hệ giữa cán bộ chăm sóc nhi khoa và công ty sản xuất sữa cho trẻ nhỏ” Bệnh tật ở trẻ em 2006;91:383-385

7.3 Các nhà sản xuất và phân phối không khuyến khích bằng tài chính và tặng phẩm để quảng cáo các sản phẩm sữa công thứctheo phạm vi của Luật này và tác động tới cán bộ y tế, gia đình họ, và cán bộ y tế và thành viên trong gia đình họ cũng không được chấp nhận các vật phẩm này. 7.4 Các sản phẩm mẫu của sữa công thức cho trẻ nhỏ và các sản phẩm khác trong phạm vi Luật này, hoặc các trang thiết bị hoặc dụng cụ nhà bếp để pha hay chuẩn bị thức ăn thì không được cung cấp cho cán bộ y tế trừ khi cần phục vụ cho mục đích đánh giá hoặc nghiên cứu ở cấp cơ sở. Cán bộ y tế không được cung cấp mẫu sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi cho phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ nhỏ và thành viên của gia đình họ.

Lợi ích mà các nhà sản xuất và phân phối thường dành chó cán bộ y tế là nhằm lấy được sự thiện chí và chấp nhận của cán bộ y tế. Thậm chí phần quà có giá trị ít tiền cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi và tư vấn của cán bộ y tế về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Những cán bộ nhận quà của các nhà sản xuất và phân phối cảm thấy có nghĩa vụ phải giới thiệu các sản phẩm của các công ty đó để đền đáp lại hoặc đơn giản hơn là họ đã quen với tên công ty, nhãn hiệu và người bán hàng. Thuật ngữ “khuyến khích khuyến mại sản phẩm” khiến điều khoản này khó theo dõi vì khó có thể chứng minh được bản chất của hành vi đó là gì. Khi thực hiện Luật ở cấp độ quốc gia, thì tốt nhất là cấm việc cho tặng quà. Xem thêm chú thích tại Điều 6.8, Nghị quyết 49.19 [1996] và 58.32 [2005] của WHA Luật cho phép cung cấp sản phẩm mẫu trong hai tình huống:

• Cho mục đích đánh giá chuyên môn • Nghiên cứu ở cấp cơ sở.

Nghiên cứu ở cấp cơ sở chỉ được thực hiện theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt. Đánh giá chuyên môn có thể khó kiểm soát hơn nhưng cần lưu ý là Điều 7.4 có một biện pháp bảo vệ nhằm tránh lạm dụng: Cán bộ y tế nhận hàng mẫu cho công tác đánh giá hoặc nghiên cứu không được cung cấp mẫu này cho phụ nữ mang thai, bà mẹ hoặc gia đình của họ.

21 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

7.5 Các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm trong phạm vi Luật này cần báo cáo cho Cơ sở là cán bộ y tế nào nhận được tài trợ, tham quan học tập, kinh phí cho nghiên cứu và tham dự các hội nghị chuyên môn hay tương tự. Đồng thời cán bộ y tế cũng phải báo cáo nội dung trên cho đơn vị mình Việc báo cáo tương tự như vậy cần được trình bày bởi cán bộ nhận sản phẩm đó.

Nghị quyết 49.15 [1996] của WHA

Các nước thành viên được yêu cầu đảm bảo rằng hỗ trợ tài chính cho các nhà chuyên môn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ không tạo ra xung đột lợi ích nào, đặc biệt khi liên quan đến sang kiến về bệnh viện bạn hữu của WHO/UNICEF..

Nghị quyết 58.32 [2005] của WHA

Các nước thành viên được yêu cầu đảm bảo là hỗ trợ tài chính và các hình thức khuyến khích khác cho chương trình và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực CSSK bà mẹ và trẻ nhỏ không tạo ra xung đột lợi ích.

Điều 8: Nhân viên của nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Trong hệ thống khuyến mãi cho nhân viên quảng cáo, khối lượng hàng bán trong phạm vi Luật này không được tính là phần thưởng cho nhân viên, và cũng không được đặt ra chỉ tiêu danh số bán các sản phẩm này. Điều này không được hiểu là để ngăn ngừa việc chi trả tiền thưởng dựa trên tổng doanh thu của một công ty mà quảng cáo sản phẩm đó.

Trong Luật này, nhân viên quảng cáo sản phẩm không được, là một phần trách nhiệm công việc, truyền thông cho phụ nữ có thai, bà mẹ và trẻ em. Điều này không nên được hiểu là ngăn chặn nhân viên đó không bị lợi dụng để thực hiện các chức năng khác của ngành y tế khi có yêu cầu và có sự phê duyệt bằng văn bản của chính quyền có liên quan.

Điều 7.5 cho phép tài trợ và hỗ trợ vì mục đích chuyên môn, và cũng là nội dung mà Luật này còn yếu. Yêu cầu duy nhất là cần thiết phải báo cáo, kể cả từ phía nhà tài trợ và người nhận tài trợ. Không có yêu cầu nào cho các cơ sở có liên quan chấp nhận tài trợ. Việc cung cấp thông tin có thể làm mất cơ hội được tài trợ, nhưng cơ sở cần phải biết về sự đóng góp này. Có thể cơ hội gây áp lực của nhà tài trợ lên người nhận tài trợ bị giảm mất nếu thông tin được cung cấp cho đơn vị. Tuy nhiên, nó không loại trừ được tác động về tài chính của ngành công nghiệp đối với nghiên cứu hoặc hành vi của các nhà chuyên môn y tế. Những lo ngại và câu hỏi về hình thức đóng góp này đã giúp WHA phê chuẩn Nghi quyết 49.15 năm 1996 và Nghị quyết 58.32 năm 2005 để cảnh báo về những xung đột lợi ích. Theo cách này, WHA làm rõ những lo ngại là nguy cơ – đối với cán bộ y tế chấp nhận hình thức tài trợ không phù hợp – rất nghiêm trọng và cần được các nước thành viên giải quyết. . Azerbaijan, Botswana, India, Palau và Zambia đã cấm tài trợ cho cán bộ y tế. Một số hiệp hội y tế trong nước và quốc tế từ chối nhận những hỗ trợ tài chính của các nhà sản xuất và phân phối. Ví dụ Hướng dẫn của Hiệp hội Nhi Khoa Quốc tế năm 2005 về mối quan hệ với ngành công nghiệp, từ chối các khoản tài trợ từ các tổ chức hoặc các các ngành công nghiệp trực tiếp tham gia vào các hành vii tiêu cực như vi phạm luật Quốc tế và các hình thức quảng cáo không có y đức khác. Điều khoản này nhằm mục đích kiểm soát việc quảng cáo tràn lan sản phẩm trong phạm vi Luật này của nhân viên công ty. Bất kì một hệ thống nào kết nối với doanh số và chỉ tiêu bán hàng làm cớ sở tính tiến thưởng chính là động cơ khuyến khích nhân viên tăng doanh số. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình sữa… là các sản phẩm đặc biệt không được bán theo doanh số mà chỉ được bán khi có chỉ định y tế mà không bị ràng buộc bởi các tác động thương mại. Điều khoản này ngăn chặn nguy cơ xung đột lợi ích có thể có khi nhân viên quảng cáo được đề nghị nói chuyện chuyên đề trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Lệnh cấm này áp dụng cho tất cả các nội dung có liên quan tới việc hướng dẫn phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ, NCBSM, sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, y tế công cộng, vệ sinh, vv.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 22các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Điều 9: Nhãn mác 9.1 Nhãn của sản phẩm cần được thiết kế để cung cấp các thông tin cần thiết về sử dụng sản phẩm hợp lý, và không được cản trở việc NCBSM.

Nghị quyết 39.28 [1986] của WHA Các nước thành viên cần được khuyến khích rằng bất kì loại thức ăn hay nước uống nào trước thời kì ăn bổ xung vì nhu cầu dinh dưỡng có thể được cản trở sự xuất hiện hay sự duy trì của nguồn sữa mẹ do đó không nên khuyến khích hoặc tăng cường các loại thực phẩm bênh ngoài cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này;

Nghị quyết 49.15 [1996] của WHA Các nước thành viên được yêu cầu đảm bảo là thức ăn bổ sung không được quảng cáo hoặc sử dụng theo hình thức mà gây tác động xấu tới việc NCBSM hoàn toàn và duy trì NCBSM.

Nghị quyết 54.2 [2001] của WHA xem trang 10

Nghị quyết 55.25 [2002] của WHA Uỷ ban luật Alimentarius được đề nghị thúc đẩy việc sử dụng an toàn và hợp lý thức ăn chế biến sẵn cho trẻ nhỏ theo độ tuổi thích hợp, gồm cả việc dán nhãn đầy đủ, phù hợp với quy định của WHO, đặc biệt là Luật quốc tế về KD các sản phẩm thay thế sữa mẹ, Nghị quyết 54.2 của WHA và các Nghị quyết liên quan của Đại hội đồng y tế thế giới.

9.2 Các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi đảm bảo rằng trên mỗi hộp sữa cần có các thông điệp rõ ràng, dễ thấy, dễ đọc và dễ hiểu về sản phẩm, nếu không có trên nhãn mác thì sẽ có tờ thông tin thêm đi kèm sử dụng ngôn ngữ phù hợp, gồm các điểm dưới đây: (a) Từ “Lưu ý quan trọng” hoặc tương đương; (b) Thông tin về tính ưu việt của sữa mẹ. (c) Thông tin là sản phẩm này chỉ được sử dụng khi

có tư vấn của cán bộ y tế cũng như nhu cầu thật sự cần sử dụng và hình thức sử dụng hợp lý.

(d) Hướng dẫn cách chuẩn bị thức ăn và những cảnh báo về những nguy cơ cho sức khỏe nếu chuẩn bị không đúng cách.

Nhãn rất quan trọng vì nhãn mác có thể là nguồn cung cấp thông tin duy nhất về sản phẩm cho người chăm sóc trẻ. Điều 9 quy định các yêu cầu cụ thể về nhãn sản phẩm trong phạm vi mà có thể không có trong quy định về nhãn mác các sản phẩm thức ăn nói chung. Cùng với khuyến cáo về nuôi con hoàn toàn trong 6 tháng đầu trong rong Nghị quyết 54.2 [2001] của WHA, tất cả các loại thức ăn bổ sung phải được dán nhãn phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi và sử dụng từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, không được sử dụng sớm hơn. Sự diễn giải này phù hợp với Nghị quyết 39.28 [1986] của WHA trong đó quy định là bất cứ loại thức ăn hay đồ uống cho trẻ ăn bổ sung vì nhu cầu dinh dưỡng có thể cản trở sự NCBSM hoặc duy trì NCBSM và do đó không nên được khuyến khích hoặc tăng cường sử dụng cho trẻ nhỏ trong trong giai đoạn này. Nghị quyết WHA 49.15 [1996] cũng bổ sung cho quy định này khi nó yêu cầu các nước thành viên là thức ăn bổ sung không được quảng cáo hoặc sử dụng theo hình thức mà gây tác động xấu tới việc NCBSM hoàn toàn và duy trì NCBSM.

Uỷ ban Codex Alimentarius, cơ quan đề ra tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, được yêu cầu cân nhắc các điều khoản trong Luật quốc tế và các Nghị quyết đi kèm của WHA khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng an toàn và hợp lý thức ăn chế biến sẵn của trẻ nhỏ. Quy định này gồm cả việc viết nhãn mác sản phẩm phù hợp.

Khác với Điều 9.1 được áp dụng cho tất cả các sản phẩm trong phạm vi của Luật này, gồm thức ăn bổ sung và bình bú, hoặc núm vú giả, Điều 9.2 chỉ áp dụng cho sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi. Các phần từ (a) đến (d) của Điều 9.2 quy định thông tin cụ thể phải có trên nhãn mác của bất kỳ sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi, và được trình bày rõ ràng, dễ nhận biết. Các quốc gia có thể có quy định cụ thể hơn về cảnh báo trên nhãn mác sản phẩm. Chính phủ cần quy định ngôn ngữ phù hợp cho từng quốc gia. Có thể có nhiều ngôn ngữ. Ví dụ như Thuỵ Sỹ yêu cầu nhãn viết tiếng Đức, Pháp và Italia.

23 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Trên cả bao bì và nhãn mác không được có hình ảnh của trẻ nhỏ, hoặc không được có hình ảnh nào đó có tính chất lý tưởng hóa việc sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên, các sản phẩm này có thể được trình bày bằng các biểu đồ để dễ dàng nhận dạng sản phẩm đó là sản phẩm thay thế sữa mẹ, và các tranh minh hoạ trong việc chuẩn bị/pha sữa. Thuật ngữ “nhân đạo hóa”, “hình tượng hóa bà mẹ” hoặc các thuật ngữ tương tự cũng không nên được sử dụng. Việc cung cấp thêm thông tin về sản phẩm và cách sử dụng hợp lý theo các điều kiện ở trên có thể được đưa ra trong gói sản phẩm hoặc ở các đơn vị bán lẻ. Khi nhãn mác cung cấp hướng dẫn về điều chỉnh một sản phẩm thành sữa công thức thì các biện pháp trên được áp dụng.

Nghị quyết 58.32 [2005] WHA

Các nước thành viên được yêu cầu đảm bảo là các yêu cầu về dinh dưỡng và sức khoẻ không được phép đòi hỏi ở các sản phẩm thay thế sữa mẹ, trừ khi có quy định cụ thể trong văn bản luật quốc gia, và có thông báo là các loại sữa bột cho trẻ dưới 1 tuổi có thể chứa những vi sinh vật gây bệnh, và phải được chế biến và sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, thông tin này cũng cần được cảnh báo công khai trên bao bì sản phẩm.

Nghị quyết 61.20 [2008] WHA

Các nước thành viên được yêu cầu triển khai, thông qua việc áp dụng và phổ biến rộng rãi, các hướng dẫn của WHO/ FAO về việc chuẩn bị, lưu trữ và vận chuyển an toàn các loại sữa công thức để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn và đặc biệt là đảm bảo việc dán nhãn mác sữa công thức tuân thủ theo các chuẩn và hướng dẫn và khuyến cáo của Uỷ ban Alimentarius Codex.

9.3 Các sản phẩm thức ăn trong phạm vi của Luật này, được quảng cáo nuôi dưỡng trẻ nhỏ, mà không đáp ứng các yêu cầu của sữa công thức nhưng có thể điều chỉnh để được gọi là sữa công thức, thì phài có cảnh báo trên nhãn mác là sản phẩm không được điều chỉnh không phải là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ nhỏ. Do sữa đặc có đường không phù hợp cho nuôi dưỡng trẻ nhỏ, và cũng không được sử dụng làm thành phần chính của sữa công thức, nên nhãn mác của nó không nên chứa đựng các hướng dẫn với mục đích điều chỉnh sữa này theo mục đích đó.

Cụm từ “không nên đưa hỉnh ảnh hoặc văn bản lý tưởng hóa việc sử dụng sữa công thức” ở Điều 9.2 nhằm mục đích là ngăn ngừa người sử dụng hiểu lầm là việc cho trẻ ăn bằng bình có thể có giá trị dinh dưỡng ngang bằng hoặc nhiều hơn so với sữa mẹ Botswana yêu cầu trên nhãn mác phải chứa hình ảnh minh họa cho bát ăn của trẻ, trong khi đó ở Tanzania, nhãn mác sẽ không miêu tả bình sữa. Nghị quyết WHA 58.32 [2005] giải quyết lo ngại có liên quan tới các yêu cầu về dinh dưỡng và sức khỏe có thể được sử dụng để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ ưu việt hơn sữa mẹ bằng cách hối thúc các quốc gia thành viên phải đảm bảo là các cầu sức khỏe không được phép đòi hỏi ở các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Tại Philippines, tòa án tối cao quy định những hạn chế trong nhãn mác sản phẩm vì thông tin dành cho cán bộ y tế sẽ không tạo ra niềm tin rằng cho ăn bằng bình có giá trị bằng hoặc cao hơn sữa mẹ. Những hạn chế này cần phải được mở rộng trên nhãn mác sản phẩm để ngăn ngừa tình trạng, trong đó các công ty bị cấm khiếu kiện cán bộ y tế là sản phẩm của họ tương đương hoặc ưu việt hơn sữa mẹ và cho phép trưng bày chính xác những thông tin này trên nhãn mác sản phẩm. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn gây bệnh trong sữa bột, theo Nghị quyết WHA 58.32 [2005], các nhà sản xuất được yêu cầu đưa ra các cảnh báo và những thông đầy đủ cho người tiêu dùng thông qua nhãn mác rõ ràng. Các biện pháp an toàn thực phẩm được khuyến cáo bởi Nghị quyết WHA 61.20 [2008] gồm các biện pháp về quy định phù hợp (như việc dán nhãn) để cảnh báo nguy cơ: a) Sữa bột cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn Enterobacter

sakazakii và các loại vi khuẩn gây bệnh khác trong quá trình sản xuất

b) Nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quán, chuẩn bị và vận chuyển.

Mục đích của việc có cảnh báo đặc biệt trên nhãn mác về việc sử dụng sản phẩm không được điều chỉnh như là một sản phẩm thay thế sữa mẹ là để cảnh báo các bà mẹ không sử dụng các sản phẩm này cho con họ. Các loại sữa đặc có đường thường được dùng để nuôi trẻ, do đó cần phải có lưu ý đặc biệt là sữa này không phù hợp cho việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 24các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

9.4 Nhãn hiệu của các sản phẩm trong phạm vi của Luật này cần nêu rõ các điểm sau: (a) Thành phần sử dụng; (b) Thành phần cấu tạo/bảng phân tích sản phẩm; (c) Điều kiện bảo quản được yêu cầu; và (d) Số lô sản phẩm và ngày trước khi sản phẩm

được dùng, cân nhắc tất cả các điều kiện về khí hậu và bảo quản trong nước

Điều 10: Chất lượng 10.1 Chất lượng sản phẩm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ, do đó phải đạt tiêu chuẩn cao. 10.2 Các sản phẩm thức ăn trong phạm vi của Luật này khi bán hay phân phối cần đáp ứng các tiêu chuẩn được khuyến cáo bởi ủy ban Codex Alimentarius cũng như Luật về Thực hành vệ sinh thực phẩm cho trẻ nhỏ của Codex. Điều 11: Triển khai và theo dõi 11.1 Chính phủ các quốc gia nên hành động để tăng hiệu lực của nguyên tác và mục đích của Luật này phù hợp với bối cảnh xã hội và pháp luật của họ, gồm sự thông các văn bản luật quốc gia, các quy định hoặc các biện pháp phù hợp khác. Với mục đích này, các chính phủ nên tìm kiếm, khi cần thiết, sự hợp tác của WHO, UNICEF và các cơ quan thuộc hệ thống LHQ. CHính sách và các biện pháp quốc gia gồm luật và các quy định được thông qua nhằm tăng hiệu lực cho nguyên tắc và mục đích của Luật cần được công bố công khai, và áp dụng chung cho các bên liên quan tới việc sản xuất và quảng cáo sản phẩm trong phạm vi Luật này.

Nghị quyết WHA 41.11 [1988]

WHO được yêu cầu để cung cấp hỗ trợ pháp chế và kỹ thuật trong việc dự thảo hoặc triển khai các quy định quốc gia theo Luật quốc tế. Nghị quyết WHA 61.20 [2008]

WHO được yêu cầu tăng cường hỗ trợ cho việc triển khai Luật quốc tế.

Những yêu cầu về nhãn mác thường được quy định trong các Luật về thực phẩm và đượng áp dụng cho tất cả các loại thức ăn được đóng gói công nghiệp Những yêu cầu về nhãn hiệu thường được tìm thấy trong các Luật về thực phẩm và có thể áp dụng cho tất cả các thực phẩm đóng gói công nghiệp. Điều này khá ngắn gọn do tiêu chuẩn về chất lượng đã được đề cập trong Codex Alimetarius. Tiêu chuẩn Codex về sữa công thức cho trẻ nhỏ và Luật về Thực hành vệ sinh thực phẩm cho trẻ nhỏ của Codex là các công cụ nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm thay thế sữa mẹ khi được sử dụng trong thương mại quốc tế. Những tiêu chuẩn Codex là thức đo lường hợp lý cho chất lượng và thành phần của các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Vì các sản phẩm này được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, nên cần phải có một tiêu chuẩn tối thiểu thống nhất toàn cầu. Hầu hết các quốc gia dựa vào Tiêu chuẩnCodex; Tuy nhiên họ có thể áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn Từ góc độ pháp chế, Luật không có hiệu lực trực tiếp ở cấp độ quốc gia, trừ khi hành động là được thực hiện bởi chính quyền quốc gia. Luật này được thực hiện như một yêu cầu tối thiểu (Nghị quyết WHA 34.22[1981] và tính nguyên vẹn (Nghị quyết 45.34 [1992]. Trong khi Luật được thông qua như một yêu cầu tối thiểu, thì các quốc gia thành viên có quyền mở rộng hơn các điều khoản theo các Nghị quyết đi kèm. Các điều khoản rộng hơn có thể làm sáng tỏ mục đích và đề ra các biện pháp cụ thể hơn. Lưu ý là, các điều khoản trong văn bản luật hay quy định chỉ phát huy tác dụng khi luật được triển khai hiệu quả. Chỉ có các quy định trói buộc kèm theo chế tài mới có hiệu quả.

Các quốc gia thành viên có thể liên hệ WHO để được hỗ trợ pháp chế và kỹ thuật vì WHO đã được yêu cầu tăng cường hỗ trợ cho triển khai Luật

25 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh

các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

11.2 Việc theo dõi áp dụng Luật này đi cùng với việc chính phủ hành động dù là cá nhân hay tập thể thông qua TCYTTG như được quy định tại đoạn 6, 7 của Điều này. Các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm trong phạm vi Luật này, các tổ chức Phi chính phủ phù hợp, các nhóm chuyên môn và các tổ chức tiêu dùng phối hợp với chính phủ để theo dõi việc triển khai này.

Nghị quyết 49.15 [1996] của WHA

Các nước thành viên được đề nghị đảm bảo rằng theo dõi việc triển khai Luật Quốc tế và các Nghị quyết đi kèm được thực hiện công khai, độc lập và không chịu tác động bởi lợi ích thương mại.

Nghị quyết 41.1 [1988] WHA

WHO được đề nghị phối hợp với các nước thành viên để cung cấp hỗ trợ pháp chế và kỹ thuật trong việc triển khai Luật về KD các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc các loại thực phẩm tương tự khác..

Nghị quyết 59.21 [2006] của WHA

Các nước thành viên được yêu cầu hỗ trợ để kêu gọi những hành động trong tuyên bố Innocenti năm 2005 và Tổng giám đốc của Tổ chức y tế thế giới được đề nghị huy động hỗ trợ kĩ thuật cho các nước thành viên trong việc thực hiện và theo dõi độc lập Luật này cũng như các Nghị quyết đi kèm.

Điều này đã được nhắc lại trong Nghị quyết 61.20 [2008] của WHA.

Không phụ thuộc vào các biện pháp được thực hiện để triển khai Luật này, các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm phải nhận thức là họ có trách nhiệm trong việc theo dõi việc quảng cáo sản phẩm của họ theo nguyên tác và mục đích của Luật, và có các hành động đảm bảo mọi sản phẩm của họ dù ở cấp độ nào cũng tuân thủ theo Luật. 11.3 Các tổ chức Phi chính phủ, các nhóm chuyên môn, viện và cá nhân có liên quan cần có trách nhiệm lôi kéo sự chú ý của các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tới các hoạt động không phù hợp với nguyên tắc và mục đích của Luật này để họ có các hành động phù hợp hơn. Cơ quan chính phủ cũng cần được biết tới nội dung này.

Khi một quốc gia triển khai Luật này, cần có một cơ chế thích hợp để theo dõi việc tuân thủ. Điều này có nghĩa là chỉ định một cơ quan có năng lực, xây dựng các quy trình điều tra các khiếu kiện và vai trò của các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân trong quá trình theo dõi.

Nếu không được theo dõi đầy đủ và hiệu quả, thì các thành tựu trước đây hạn chế việc quảng cáo không thích hợp sẽ bị phá hủy. Việc theo dõi giúp đánh giá xem một quy định quốc gia có phát huy hiệu lực hay không. Để quá trình theo dõi được khách quan và đáng tin cậy, thì quá trình này cần phải minh bạch, độc lập và không bị tác động bởi mục đích thương mại. (Nghị quyết 49.15[1996] WHA).

Theo Nghị quyết WHA 41.1 [1988], chính phủ có thể yêu cầu WHO hỗ trợ về pháp lchế và kỹ thuật để dự thảo hoặc triển khai Luật của quốc gia hay các công cụ tương tự. Các Nghị quyết khác 43.3 [1990], 45.34 [1992], 47.5 [1994], 49.15 [1996], 54.12 [2001], 55.25 [2002] và 59.21 [2006] tương tự như yêu cầu Tổng giám đốc WHO huy động hỗ trợ kĩ thuật và tài chính cho các nước thành viên.

Năm 2006, nhân dịp kỉ niệm 25 năm Luật, WHO một lần nữa được yêu cầu cung cấp hỗ trợ kĩ thuật để theo dõi độc lập. Các nhà tài trợ được đề nghị hỗ trợ nguồn lực tài chính cho việc triển khai Luật.

Nghị quyết 61.20 [2008] WHA nhắc lại các nước thành viên cần tăng cường triển khai Luật bằng cách tăng cường nỗ lực để theo dõi và tăng cường các biện pháp quốc gia trong khi vẫn lưu ý tới các Nghị quyết của WHA để tránh xung đột lợi ích.

Cho dù các bên khác có thực hiện hay không, thì các công ty phải tuân thủ theo các điều khoản của Luật này. Nghĩa vụ này được bổ sung trong cơ chế theo dõi trong nước theo Điều 11.2. Các tổ chức phi chính phủ, các nhóm chuyên môn, các viện và cá nhân đóng vai trò quan trọng như người giám sát các hoạt động vì sức khoẻ và sự an toàn của cộng đồng. Những nhóm này sẽ đi tiên phong trong hành động và quan sát việc quảng cáo của các công ty mà không phù hợp với các điều khoản của Luật. Do đó, các nhóm này sẽ đóng một vai trò hỗ trợ bổ sung cho chính phủ và là một nguồn lực theo dõi quan trọng các vi phạm Luật.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 26các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

11.5 Các nhà sản xuất và các nhà phân phối cấp 1 trong phạm vi điều chỉnh của Luật này sẽ thông báo cho từng thành viên trong nhóm cán bộ quảng cáo của mình về Luật và trách nhiệm của họ.

Trong Điều 11.3, điều khoản này nhấn mạnh là cán bộ công ty sữa ở mọi cấp độ đều phải được tập huấn về trách nhiệm của họ theo quy định của Luật

11.6 Theo Điều 62 của Hiến chương của TCYTTG, các quốc gia thành viên sẽ hàng năm trao đổi thông tin với Tổng giám đốc thông báo về các hành động được triển khai nhằm làm tăng hiệu lực của nguyên tắc và mục đích của Luật này .

Các Điều 11.6 và 11.7 quy định việc theo dõi tập thể và quan trọng là hàng năm các quốc gia có phản hồi lại về tình hình triển khai và việc tuân thủ Luật ở các quốc gia thành viên. Cứ 2 năm một lần, Đại hội đồng y tế thế giới sẽ nhận được báo cáo về việc triển khai

11.7 Tổng giám đốc sẽ báo cáo trong các năm chẵn cho WHA về tình hình triển khai Luật và sẽ, tùy theo yêu cầu của các nước thành viên, xây dựng văn bản luật quốc gia hoặc quy định, hoặc có các biện pháp phù hợp triển khai và tăng cường hiệu lực của các nguyên tắc và mục đích của Luật này.

Luật này và có thể gây áp lực đối với các quốc gia thành viên có những hành động để triển khai, áp dụng và theo dõi Luật.

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 26các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Phụ Lục 1

Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của đại hội đồng y tế thế giới

Bản tóm tắt gồm 10 điểm

1. Mục đích: Luật nhằm mục đích là bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách đảm bảo việc quảng cáo và phân phối

các sản phẩm thay thế sữa mẹ phù hợp.

2. Phạm vi điều chỉnh: Luật này áp dụng cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ, khi được quảng cáo

hoặc giới thiệu như là một sự thay thế một phần hoặc toàn bộ sữa mẹ. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ gồm thức ăn và đồ uống như: • sữa công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi • sữa cho trẻ ở các lứa tuổi • các sản phẩm sữa khác • đồ uống trái cây và trà cho trẻ • ngũ cốc và rau củ quả hỗn hợp

Luật cũng áp dụng cho các vật dụng cho trẻ ăn như bình sữa và núm vú giả.

Vì việc NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu được khuyến cáo*, nên tất

cả thức ăn bổ sung được quảng cáo hoặc giới thiệu sử dingj trước 6 tháng

đều được gọi là các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

3. Quảng cáo: Không được quảng cáo các sản phẩm trên cho công chúng.

4. Sản phẩm mẫu: Không cung cấp sản phẩm mẫu cho các bà mẹ, gia đình hoặc cán bộ y tế.

5. Cơ sở y tế: Không khuyến khích dùng các sản phẩm, như không được trưng bày sản phẩm, làm áp-phích, lịch có hình sản phẩm, hay phân phối

các vật tư khuyến mại. Không được sử dụng các sản phẩm này cho các hội bà mẹ, hay nhân viên nào đó được công ty thương mại trả công

6. Cán bộ y tế:

Không đưa quà hay sản phẩm mẫu cho cán bộ y tế. Thông tin trên sản phẩm phải thực tế và khoa học

7. Vật tư và cho tặng: Không nhận các vật dụng giá rẻ của các sản phẩm thay thế sữa mẹ và dùng trong hệ thống y tế**.

8. Thông tin: Thông tin và tài liệu truyền thông phải giải thích về lợi ích của việc NCBSM, các nguy cơ về sức khỏe đi kèm khi cho trẻ ăn bằng bình và chi phí của việc cho trẻ ăn sữa công thức.

9. Nhãn mác: Nhãn mác sản phẩm phải nêu rõ tính ưu việt của việc NCBSM, nhu cầu cần cán bộ y tế tư vấn và những cảnh báo về nguy cơ cho sức khỏe Không được gắn hình ảnh của trẻ dưới 1 tuổi, các ảnh khác hoặc lời văn lý tưởng hóa việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sữa công thức.

10. Chất lượng: Các sản phẩm không phù hợp, như sữa đặc có đường, không nên được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Tất cả các sản phẩm phải có chất lượng

cao (Tiêu chuẩn Codex Alimentarius) và có xem xét đến các điều kiện khí hậu và bảo quản của đất nước có dùng sản phẩm này.

* Xem tóm tắt ở Phụ Lục 2; WHA 54.2[2001] ** Ibid; WHA 47.5 [1994]

Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh 28các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

Phụ Lục 2 Các Nghị quyết đi kèm của WHA về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ: tóm tắt

Năm Số Nghị quyết 1981 WHA34.22 � Luật được phê chuẩn cao bởi WHA. (118 tán thành, 1 chống, 3 vắng)

x Nhấn mạnh là việc phê chuẩn và tuân thủ Luật là yêu cầu tối thiểu. Các quốc gia thnhf viên được yêu cầu khẩn trương triển khai Luật này thành quy định quốc gia, các quy định và các biện pháp phù hợp khác.

1982 WHA35.26 � Thừa nhận là việc khuyến mại các sản phẩm thay thế sữa mẹ làm gia tăng việc cho trẻ ăn thức ăn nhân tạo và kêu gọi các quốc gia chú ý tới việc triển khai và theo dõi Luật ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

1984 WHA37.30 � Đề nghị Tổng giám đốc làm việc với các quốc gia thành viên để triển khai và theo dõi Luật triển khai và đánh giá việc khuyến khích và sử dụng các sản phẩm không phù hợp với việc nuôi dưỡng trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ.

1986 WHA39.28 � Thôi thúc các quốc gia thành viên đảm bảo cơ số lượng nhỏ các sản phẩm thay thế sữa mẹ cần cho số ít trẻ nhỏ có nhu cầu thông qua các kênh mua sắm thông thường và không phải là hàng được cấp miễn phí hoặc được trợ giá.

ξ Chỉ đạo các quốc gia chú ý tới các điểm sau: 1. bất cứ thức ăn hay nước uống nào cho trẻ ăn trước thời kỳ ăn bổ sung đúng ca thì đều xung đột với việc NCBSM và do đó không nên được khuyến khích hoặc tăng cường sử dụng ở trẻ nhỏ trong thời gian này. 2. việc cho trẻ ăn các loại sữa công thức theo lứa tuổi là “không cần thiết”.

1988 WHA41.11 ξ Đề nghị Tổng giám đốc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên trong việc dự thảo hoặc triển khai Luật thành các biện pháp quốc gia.

1990 WHA43.3 ξ Nhấn mạnh tới tuyến bố của WHO/UNICEF về “Bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ việc NCBSM: vai trò đặc biệt của các dịch vụ sản khoa” dẫn tới sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em năm 1992. ξ Hối thúc các quốc gia thành viên đảm bảo là nguyên tắc và mục đích của Luật được chuyển đạt đầy đủ thành chính sách và hành động quốc gia về dinh dưỡng.

1994 WHA47.5 ξ Nhấn mạnh tới những kêu gọi trước đó năm 1986, 1990 và 1992 là chấm dứt việc“cung cấp các

sản phẩm miễn phí và giá rẻ” và cấm tất cả các hệ thống y tế; tăng cường triển khai hiệu quả điều Khoản của Sắc lệnh. 6.6 của Luật

ξ Cung cấp hướng dẫn về việc cho tặng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong tình huống khẩn cấp

1996 WHA49.15 ξ Kêu gọi các quốc gia thành viên đảm bảo là: 1. các thức ăn bổ sung không được quảng cáo hoặc sử dụng để làm ảnh hưởng tới việc duy trì NCBSM. 2. sự hỗ trợ tài chính cho các nhà chuyên môn

y tế không tạo ra xung đột lợi ích. 3. cần tổ chức theo dõi Luật một cách độc lập và minh bạch và không gắn với lợi ích thương mại.

2001 WHA54.2 ξ Đặt ra khuyến cáo toàn cầu về NCBSM hoàn toàn trong “6 tháng” và cho trẻ ăn bổ sung bẳng thức ăn an toàn và tiếp tục cho trẻ bú mẹ tới khi trẻ được 3 tuổi và lâu hơn.

2002 WHA55.25 ξ Phê chuẩn Chiến lược toàn cầu về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong đó quy định trách nhiệm của các

công ty sản xuất thức ăn cho trẻ, có vai trò là: 1. đảm bảo chất lượng sản phẩm, và 2. tuân thủ theo Luật và các Nghị quyết đi kèm của WHA cũng như các quy định của quốc gia

ξ Ghi nhận vai trò của việc nuôi dưỡng trẻ tối ưu để giảm nguy cơ béo phì. ξ Cảnh báo là các can thiệp vi chất dinh dưỡng không nên gây tác động xấu tới việc NCBSM hoàn toàn.

2005 WHA58.32 ξ Yêu cầu các quốc gia thành viên 1. đảm bảo là nuôi dưỡng và tác động tới sức khỏe ở các sản phẩm thay thế sữa mẹ không được phép lưu hành khi quy định hoặc luật trong nước chưa cho phép

2. nhận thức được rủi ro của việc nhiễm bệnh có thực ở các loại sữa công thức và đảm bảo là thông tin này được chuyển tới người tiêu dùng thông qua các cảnh báo trên nhãn mác; và 3. đảm bảo là các hỗ trợ tài chính và khuyến khích khác cho chương trình và các nhà chuyên môn y tế trong lĩnh vực chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ không tạo ra xung đột lợi ích.

2006 WHA59.11 ξ Các quốc gia thành viên đảm bảo là sự đáp uswngs với đại dịch HIV không bao gồm việc cho, tặng hoặc khuyến khích các sản phẩm thay thế sữa mẹ mà không tuân thủ theo Luật.

2006 WHA59.21 ξ Tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 kề từ ngày thông qua Luật; chào đó Tuyên bố Innocenti năm 2005 và đề nghị WHO huy động hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai Luật và theo dõi Luật

2008 WHA61.20 Hối thúc các quốc gia thành viên: ξ Tăng cường nhân rộng để theo dõi và tăng hiệu lực các quy định trong nuwowcsc và để tránh các xung đột

về lợi ích. ξ Đánh giá việc sử dụng an toàn các loại sữa được cho tặng thông qua ngân hàng sữa người dành

cho các trẻ dễ bị tổn thương, và lưu ý tới các quy định luật pháp trong nước, các yếu tố về văn hóa và tôn giáo.

29 Những điềm chính của Luật 1: Chú giải Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các Nghị quyết đi kèm của WHA

(1,1) -1- cover (Vol 1).indd 19/9/2008 6:44:49 PM

About IBFAN The International Baby Food Action Network (IBFAN) is a coalition of more than 200 citizen groups in 95 developing and industrialised nations. IBFAN works for better child health and nutrition through the promotion of breastfeeding and the elimination of irresponsible marketing of baby foods, feeding bottles and teats. The Network helped to develop the International Code of Marketing of Các sản phẩm thay thế sữa mẹ and is determined to see marketing practices everywhere change accordingly. About ICDC The International Code Documentation Centre (ICDC) was set up in 1985 to keep track of Code implementation worldwide. • ICDC publishes Breaking the Rules and State

of the Code by Country every two to three years.

• Since 1991, ICDC has been giving training

courses on Code implementation to assist governments in drafting sound legislation to protect breastfeeding.

• ICDC collects, analyses and evaluates

national laws and draft laws. ICDC also conducts Code monitoring courses and maintains a database on Code violations worldwide.

IBFAN-ICDC P.O. Box 19 10700 Penang, Malaysia Fax: +60-4-890 7291 Email: [email protected] Web: www.ibfan.org