93
Chương 4 TÂN KỲ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP I. VỊ THẾ CỦA TÂN KỲ NGÀY NAY 1. Vị thế tài nguyên của Tân Kỳ Theo cộng đồng châu Âu, vị thế không gian (space), là một trong những dạng của tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tái tạo, không tiêu hao. Xét về nguồn gốc, vị thế không gian được xếp vào một trong ba nhóm cơ bản của tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, phi sinh vật và vị thế. Xét theo quan hệ với con người, vị thế không chỉ đơn thuần là dạng tài nguyên có nguồn gốc thiên nhiên mà còn mang đặc tính của tài nguyên nhân văn. Việc xác định giá trị và lợi ích của tài nguyên vị thế được thể hiện qua ba tiêu chí cơ bản sau đây: vị thế địa tự nhiên - các giá trị và lợi thế mang lại từ vị trí không gian, hình thể, cách sắp xếp, phân bố; vị thế địa kinh tế bao gồm các giá trị và lợi ích có được từ lợi thế của các đặc điểm vị trí địa lý mà nó tác động đến phát triển kinh tế của một vùng, miền, một quốc gia, dân tộc; vị thế địa chính trị là lợi ích tổng hợp của lợi thế không gian lên các yếu tố tự nhiên và xã hội trong bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nhất định. Mỗi tiêu chí có tính ổn định và giá trị nhất định

Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Chương 4

TÂN KỲ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

I. VỊ THẾ CỦA TÂN KỲ NGÀY NAY

1. Vị thế tài nguyên của Tân Kỳ

Theo cộng đồng châu Âu, vị thế không gian (space), là một trong những dạng

của tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tái tạo, không tiêu hao. Xét về nguồn gốc, vị

thế không gian được xếp vào một trong ba nhóm cơ bản của tài nguyên thiên

nhiên, sinh vật, phi sinh vật và vị thế. Xét theo quan hệ với con người, vị thế không

chỉ đơn thuần là dạng tài nguyên có nguồn gốc thiên nhiên mà còn mang đặc tính

của tài nguyên nhân văn.

Việc xác định giá trị và lợi ích của tài nguyên vị thế được thể hiện qua ba tiêu

chí cơ bản sau đây: vị thế địa tự nhiên - các giá trị và lợi thế mang lại từ vị trí

không gian, hình thể, cách sắp xếp, phân bố; vị thế địa kinh tế bao gồm các giá trị

và lợi ích có được từ lợi thế của các đặc điểm vị trí địa lý mà nó tác động đến phát

triển kinh tế của một vùng, miền, một quốc gia, dân tộc; vị thế địa chính trị là lợi

ích tổng hợp của lợi thế không gian lên các yếu tố tự nhiên và xã hội trong bối

cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nhất định. Mỗi tiêu chí có tính ổn định và giá trị

nhất định trong một giai đoạn phát triển cụ thể. Việc vận dụng kết hợp các lợi thế

giữa các tiêu chí để phát huy sức mạnh tổng hợp của tài nguyên vị thế trong công

cuộc xây dựng phát triển đất nước nói chung, từng tỉnh thành khu vực nói riêng sẽ

mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Do khuôn khổ cuốn sách, chúng tôi xin phép

không đi sâu trình bày về việc khai thác tài nguyên vị thế ở một số quốc gia, khu

vực trên thế giới hay một số địa phương khác trong cả nước, mà chỉ xin đưa ra một

số nhận xét bước đầu về tài nguyên vị thế của huyện Tân Kỳ trong công cuộc xây

dựng phát triển kinh tế, văn hóa, ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng

trước mắt cũng như lâu dài.

Page 2: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Huyện Tân Kỳ có tọa độ từ 18058’ đến 19032’ vĩ độ Bắc và từ 105002’ đến

105014’ kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Tân Kỳ giáp với huyện Nghĩa Đàn và huyện

Quỳ Hợp, phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn,

phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Thành và một phần huyện Quỳnh Lưu;

phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Anh Sơn.

Tân Kỳ có diện tích tự nhiên là 72.890,23 ha. Nếu xét về diện tích tự nhiên,

huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên đứng thứ 9 trong tổng số 20 huyện, thành, thị

của cả tỉnh Nghệ An.

Với vị trí địa lý đó, Tân Kỳ có vị thế hết sức thuận lợi để có thể mở rộng giao

lưu kinh tế, văn hóa với các vùng miền trong tỉnh và trong nước. Về phía Bắc, Tân

Kỳ gần như nối liền với toàn bộ vùng đất Phủ Quỳ xưa nếu không lấy ranh giới tự

nhiên được chia tách từ năm 1963 làm giới hạn. Như vậy, với tầm nhìn liên vùng,

khác với quan niệm truyền thống vốn bị bó hẹp trong một phạm vi không gian nhất

định nào đó, khi quy hoạch phát triển kinh tế ta có thể đặt Tân Kỳ trong cả một

phạm vi không gian lớn hơn nhiều nếu muốn phát triển về phía Bắc. Chẳng hạn,

khi quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hay cây ăn quả với

diện tích lớn đủ khả năng cung cấp cho một hoặc vài nhà máy có trang thiết bị hiện

đại, công suất lớn, thì không gian địa lý không còn bó hẹp trong phạm vi địa giới

hành chính của các xã nằm về phía Bắc của huyện tiếp giáp với Nghĩa Đàn, hay

Quỳ Hợp. Quy hoạch vùng mía nguyên liệu cho máy đường Telair Quỳ Hợp, do

các chuyên gia kinh tế đến từ Anh quốc tiến hành đã cho thấy điều đó. Hoặc như

quy hoạch vùng nguyên liệu trồng cỏ để phát triển đàn bò lấy sữa phục vụ cho nhà

máy sữa TH có công suất lớn nhất cả nước ở Nghĩa Đàn đã cho thấy điều đó.

Phía Nam và Đông Nam, theo cách tiếp cận mới về vị thế địa lý, ta có thể

đặt Tân Kỳ trong phạm vi không gian rộng lớn của huyện Đô Lương và huyện Anh

Sơn, thậm chí là nhiều huyện khác và hội đủ cả hai yếu tố là miền núi trung du và

đồng bằng. Nếu nhìn từ góc độ đó, thì rõ ràng việc khảo sát và quy hoạch để mở ra

Page 3: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

những hướng đi mới cho những dự án kinh tế lớn trên vùng đất Tân Kỳ là rất khả

thi. Điều này, không có gì mới lạ so với các nước phát triển trong khu vực và trên

thế giới. Thậm chí, trong quy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thành phố

Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội, v.v… từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX, người Pháp đã tính đến khả năng đó. Cuối thế kỷ XX, khi thực hiện công cuộc

đổi mới đất nước, các nhà quy hoạch trong nước và các công ty tư vấn nước ngoài

cũng đã đưa ra những quy hoạch đô thị mà trong đó không gian đô thị lớn hơn

nhiều so với địa giới hành chính của thành phố đó, nhằm phát huy tối đa lợi thế của

nguồn tài nguyên vị thế. Chẳng hạn, quy hoạch phát triển đô thị Vinh đến năm

2020 và tầm nhìn 2030, đã mở ra một không gian đô thị lớn gần gấp 2,5 lần không

gian đô thị hiện có của Vinh. Với vị thế đó, Vinh mới có thể vươn tầm lên ngang

tầm với Đà Nẵng, Cần Thơ, … và thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của

Bắc Trung bộ.

Đó là chưa tính đến Tân Kỳ còn tiếp giáp với vùng đất Yên Thành, Quỳnh

Lưu ở phía Đông và Đông Bắc. Đây là hai huyện có diện tích lớn, dân cư đông

đúc, hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp một lực lượng lớn lao động, có trình độ

dân trí cao và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo đáp ứng kịp thời cho những

dự án lớn về kinh tế.

Nếu nhìn từ góc độ văn hóa vùng thì rõ ràng, Tân Kỳ nằm trong cả một

không gian văn hóa rộng lớn của vùng trung hạ lưu sông Lam. Đây là một trong

những vùng văn hóa có nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo mà từ nhiều thế kỷ

trước ông cha ta đã xếp ngang hàng với các vùng văn hóa khác như: Xứ Lạng, xứ

Thanh, xứ Huế, xứ Quảng,v.v… Tài nguyên vị thế thuận lợi này cho phép Tân Kỳ

nói riêng và cả xứ Nghệ nói chung bước vào hội nhập với cộng đồng khu vực và

thế giới mà không bị hòa tan trong dòng chảy văn hóa, văn minh của nhân loại.

Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhất là hệ thống đường giao

thông hiện tại, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết khi đầu tư xây dựng các

Page 4: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

trung tâm công nghiệp lớn, có sức thu hút từ hàng ngàn lao động có trình độ tay

nghề cao trong phạm vi không gian địa lý của huyện Tân Kỳ. Do đó, để phát huy

được nguồn tài nguyên vị thế cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,… đảm

bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn Tân Kỳ nói riêng và cả phạm vi không gian

rộng lớn mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, còn có nhiều vấn đề phải giải quyết.

Tuy gặp không ít thách thức trên bước đường đi tới, song với sự quan tâm

của Trung ương, tỉnh và nguồn nội lực của Tân Kỳ, chắc chắn nguồn tài nguyên vị

thế sẽ mang lại nhiều lợi thế để Tân Kỳ vững bước đi lên trên con đường công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập cùng cộng đồng khu vực, thế giới.

1. Tài nguyên đất đai, đá vôiTheo số liệu thống kê của UBND huyện Tân Kỳ, trên địa bàn huyện, hiện tại

có các nhóm đất chính sau đây:

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm có diện tích: 3.084ha,

chỉ chiếm 4,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Toàn bộ diện đất đất phù sa

phân bố dọc theo đôi bờ tả hữu sông Con.

- Đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, có độ Glây mạnh, phân bố ở

các xã Đồng Văn, Tiên Kỳ, Nghĩa Phúc,v.v.. với tổng diện tích là 342ha.

- Đất phù sa không được bồi chua, Glây yếu, có diện tích 3.640 ha, chiếm

4,99% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất này phân bố chủ yếu ở các

xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Phúc, Tân Xuân, Giai Xuân.

- Đất phù sa có nhiều sản phẩm Feralít có diện tích 3,731 ha, chiếm 5,12%

diện tích tự nhiên toàn huyện, được phân bố chủ yếu ở hầu hết các xã trên địa bàn

huyện. Loại đất này chủ yếu để trồng lúa và nếu giải quyết tốt nguồn nước tưới có

thể trồng từ 2 - 3 vụ trong năm.

- Nhóm đất vàng: Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, với 1.312 ha,

chiếm 1,8% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Loại đất này phù hợp cho việc

trồng cây ăn quả như: cam, dứa, cà phê,v.v…

Page 5: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

- Nhóm đất lúa vàng vùng đồi núi:

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa có diện tích 1.470ha, chiếm 2,02% diện

tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu là ruộng bậc thang, thường chỉ trồng lúa 1

vụ/năm, cho năng suất không cao.

+ Đất dốc tụ có 75 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của huyện.

- Nhóm đất Fera lít đỏ vàng miền núi bao gồm các loại: đất Feralít đỏ vàng

trên đá kết, có diện tích 1.242 ha… Đất Feralít đỏ vàng trên phiến thạch có: 2.311

ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên. Đất Feralít đỏ vàng trên đá Mác ma axít có:

6.196ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất Feralít phát triển trên nền

đá vôi có 8.332 ha, chiếm 11,43% diện tích đất tự nhiên. Nhóm Feralít xói mòn trơ

sỏi đá có 1.150ha, chiếm 1,58% đất tự nhiên.

- Nhóm đất đen gồm có các loại: Đất đen trên Tuýp có 1.841 ha, chiếm

1,51% đất tự nhiên. Đất đen trên đá Các bon nát có 1.104 ha, chiếm 1,51% đất tự

nhiên toàn huyện. Đất Feralít đỏ vàng ở vùng đồi núi thấp có các loại: đất Feralít

đỏ vàng trên phiến sét có 563ha chiếm 0,77% đất toàn huyện, chủ yếu để phát

triển nông nghiệp; đất Feralít đỏ vàng trên đá cát kết có 3.286 ha, chiếm 4,5%

diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Loại đất này độ mùn thấp, chủ yếu để trồng cây

gây rừng1.

Nguồn tài nguyên đất đai ở Tân Kỳ từ lâu mới chỉ khai thác vào các mục

đích chính như trồng cây lương thực truyền thống, trồng rừng, trồng cây ăn quả

như cam, dứa,… trồng cao su, cà phê, hồ tiêu,… nhưng diện tích nhỏ, chưa tạo

thành vùng nguyên liệu tập trung để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn

nhằm thay đổi diện mạo kinh tế Tân Kỳ trước mắt và lâu dài. Bước vào thời kỳ

1 Số liệu về diện tích và các loại đất đai do Văn phòng UBND huyện Tân Kỳ cung cấp.TG.

Page 6: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

hội nhập, tiềm năng đất đai Tân Kỳ thực sự là một nguồn tài nguyên quý giá để

xây dựng và phát triển kinh tế theo những hướng chính sau đây:

- Sản xuất cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn. Ngoài lúa, cây ngô và

cây sắn đã được trồng từ lâu và phát triển tốt, cho năng suất chất lượng cao. Với

diện tích đất tự nhiên hiện có, Tân Kỳ hoàn toàn có đủ khả năng để hình thành

một vùng chuyên canh cây ngô, sắn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế

biến thức ăn gia súc và chế biến nông sản phẩm quy mô lớn, không chỉ cung cấp

cho thị trường trong huyện, trong tỉnh mà là thị trường trong cả nước và xuất

khẩu ra nước ngoài.

Với hệ thống đường giao thông bộ được đầu tư xây dựng trong suốt thời

gian qua, hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển giống, sản phẩm thu hoạch từ nơi

trồng nguyên liệu đến nơi chế biến và đưa đi tiêu thụ sản phẩm. Đó là chưa nói

tới nguồn nhân công lao động dồi dào ở địa phương có truyền thống lao động cần

cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thực sự thuận lợi cho

việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản phẩm có quy mô lớn và vừa

trên địa bàn huyện. Đây chính là một trong những hướng đi thích hợp để sớm đưa

nông nghiệp Tân Kỳ và một số huyện lân cận thoát hẳn thế độc canh cây lúa,

chuyển sang nền sản xuất lớn, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Trồng cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su,… Cà phê, cao su mới

trồng trong khoảng vài chục năm lại nay, diện tích chưa tương xứng với các

nguồn tài nguyên đất có thể khai thác để trồng các loại cây này nhằm tạo ra một

nguồn nguyên liệu dồi dào với sản lượng lớn nhằm tạo ra những vùng trồng cây

công nghiệp với diện tích lớn giống như ở Nghĩa Đàn. Trong tổng diện tích đất

nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ đã được khảo sát, quy hoạch với 1.312 ha,

chiếm 1,8% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện rất phù hợp cho việc trồng cây

Page 7: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

ăn quả, cam, dứa, cà phê hồ tiêu,… mới chỉ được khai thác chưa quá ½ tổng diện

tích. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên quý giá để mở rộng diện tích trồng cây

ăn quả theo xu hướng xuất khẩu, mang lại lợi ích kinh tế cao trước mắt cũng như

lâu dài. Nhưng để khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này vào mục đích

phát triển kinh tế, hình thành vùng trồng cây công nghiệp và cây ăn quả tập trung

cần có sự đầu tư lớn về nguồn vốn, kỹ thuật, cây giống, khoa học kỹ thuật và nhất

là tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm lâu dài, bền vững. Đây thực sự là một địa

chỉ hấp dẫn đối với các nhà vườn có năng lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm

trong sản xuất kinh doanh mặt hàng này.

- Diện tích trồng rừng ở Tân Kỳ trong khoảng 3 thập kỷ lại nay tăng nhanh,

góp phần đưa độ che phủ rừng tyển địa bàn huyện vượt trên 35%, đang phấn đấu

đến năm 2015 diện tích rừng che phủ trên địa bàn huyện lên tới 38% với các loại

cây chủ yếu như bạch đàn, keo tràm, mét,… Gần đây có một số hộ gia đình nhận

diện tích đất rừng khoanh nuôi bảo vệ đã và đang trồng các loại cây gỗ có giá trị

kinh tế cao như: dổi, vàng tâm, lát hoa,… hay trồng cây trầm gió, nhưng với quy

mô nhỏ, số lượng cây phân tán, chưa thực sự tạo ra những diện tích rừng lấy gỗ

lớn hay lấy trầm hương với số lượng lớn trong tương lai. Đất Feralít đỏ vàng trên

đá cát kết có 3.286 ha, chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, đây thực sự

là nguồn tài nguyên quý giá để hình thành một diện tích rừng trồng lớn, vừa tăng

diện tích che phủ của rừng, vừa góp phần cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái

vừa mang lại nguồn lợi ích kinh tế cao.

Hơn 1/3 diện tích rừng trồng đã có thể khai thác, song trên thực tế, các chủ

hộ trồng rừng hoặc tự khai thác đưa đi tiêu thụ ở địa phương khác, hoặc bán lại

cho các thương nhân khai thác để đi tiêu thụ. Do đó, giá trị kinh tế chưa cao,

nguồn lợi kinh tế mang lại cho các chủ hộ trồng rừng chưa tương xứng với công

sức họ bỏ ra. Theo đánh giá của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ,

Page 8: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

diện tích rừng trồng ở Tân Kỳ có thể tăng gấp đôi tổng diện tích rừng trồng hiện

có trên địa bàn huyện và hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng cung cấp nguyên liệu ổn

định cho nhà máy chế biến, sản xuất các loại sản phẩm từ gỗ như: sản xuất giấy,

sản xuất đồ mộc,v.v…

Đó là chưa kể nguồn nguyên liệu nứa, mét, mây tre, song,v.v… khá dồi dào

đã được khoanh nuôi, bảo vệ trong suốt thời gian qua thuận lợi cho việc khai

thác, phát triển các mặt hàng mỹ nghệ từ mây, tre, song, nứa, mét,... để tạo thành

một nguồn hàng xuất khẩu với sản lượng lớn, không chỉ giải quyết công ăn việc

làm cho nguồn lao động dồi dào ở địa phương mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế

Tân Kỳ phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

Nguồn tài nguyên đất rừng trồng và rừng tự nhiên ở Tân Kỳ nếu được đầu

tư đúng hướng chắc chắn sẽ mang lại một hướng đi tích cực để phát triển kinh tế

Nông - Lâm nghiệp theo hướng hiện đại mang lại nguồn lợi kinh tế cao.

- Trên địa bàn Liên Hoàn xưa, xã Nghĩa Hoàn, Nghĩa Hợp, thị trấn Cừa,…

và một số xã lân cận có một diện tích đất lớn thuận tiện cho việc sản xuất gạch,

ngói, phục vụ xây dựng. Thương hiệu gạch ngói Cừa đã được khẳng định trên địa

bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, phương

thức sản xuất và kỹ thuật nung ở đây vẫn chưa tạo ra những loại sản phẩm đa

dạng về mẫu mã, đẹp về hình thức và đảm bảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh

với những sản phẩm được tạo ra từ những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng có

vốn đầu tư nước ngoài, kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Nguồn tài nguyên đất quý giá này đang thực sự trở thành nơi hấp dẫn để có

thể đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng có máy móc, thiết

bị hiện đại, sản lượng sản xuất hàng năm lớn và vươn ra thị trường nhiều tỉnh

thành trong cả nước cũng như xuất khẩu đi nước ngoài.

Page 9: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

- Mỏ sét Lèn Rỏi có trữ lượng khoảng 760 triệu tấn. Đây là loại đất thích

hợp cho việc sản xuất chất phụ gia xi măng. Đây được coi là nguồn đất hiếm, có

giá trị kinh tế cao, cần khảo sát, quy hoạch và tiến hành khai thác hợp lý tránh

lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Ngoài ra, trên vùng đất Tân Kỳ còn có

một trữ lượng đất hiếm, đá Gra nít, đá trắng,… ở xã Đồng Văn, Tiên Kỳ, Tân

Hợp, Tân Phú,v.v… có thể đầu tư khai thác với quy mô vừa và nhỏ, tạo thêm

nhiều giá trị kinh tế.

- Đá vôi : Giống như một số huyện khác ở Nghệ An, Tân Kỳ có trữ lượng

đá vôi ước tính khoảng 2,8 tỷ tấn tập trung chủ yếu ở Lèn Rỏi, chưa được đầu tư

khai thác với quy mô lớn. Nguồn tài nguyên này phục vụ cho việc xây dựng nhà

máy xi măng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ra, nguồn đá vôi còn phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường

giao thông. Đá vôi phân bố tập trung ở Lèn Rỏi, tiện đường giao thông rất thuận

tiện cho việc khai thác.

Nguồn tài nguyên đất đai, đá vôi và một số khoáng sản khác trên địa bàn

huyện đã và đang là một lợi thế trong bước đường đi tới của Đảng bộ và nhân dân

Tân Kỳ. Song để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai hiện có cho mục

tiêu phát triển kinh tế hàng hóa, thay đổi nền kinh tế phân tán, chưa đủ khả năng

tạo ra những sản phẩm đủ thế mạnh cạnh tranh trên thị trường, ngoài nội lực của

Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ, cần có sự đầu tư lớn của Trung ương, tạo đà cho sự

cất cánh của vùng đất Tân Kỳ nói riêng và cả vùng miền Tây Nghệ An nói chung.

II. NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG

Theo số liệu điều tra dân số, tính đến 30/10/2010, dân số toàn huyện Tân

Kỳ có: 137.636 người, bao gồm ba dân tộc: Kinh, Thái, Thổ. Trong đó, dân tộc

Kinh chiếm tỷ lệ 82% dân số toàn huyện. Dân số Tân Kỳ phân bố không đều trên

Page 10: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

địa bàn các xã, thị. Vùng thị trấn Lạt, Cừa, khu vực nông trường sông Con, nông

trường An Ngãi,v.v… có mật độ dân số khá đông, riêng vùng Tân Xuân, Giai

Xuân,… mật độ dân số thấp hơn nhiều so với các xã, thị khác.

Nguồn lực lao động trẻ ở Tân Kỳ chiếm tỷ lệ trên 57% dân số toàn huyện,

ngoài sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và một số ngành nghề thủ công như: sản

xuất gạch ngói, khai thác đá, nung vôi, dịch vụ sữa chữa nhỏ, buôn bán kinh

doanh,v.v… hiện còn một nguồn lực lao động dư thừa khá dồi dào, nhất là sau vụ

thu hoạch. Trong vòng 30 năm lại nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, trình độ

dân trí ở Tân Kỳ đã được nâng cao. Tuy nhiên, nguồn lực lao động ở Tân Kỳ

chưa qua đào tạo nghề lại chiếm một tỷ lệ khá lớn. Đây là tình trạng khá phổ biến

của nguồn lực lao động ở Nghệ An, mà hướng giải quyết đang cần có nhiều giải

pháp và thời gian.

Trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt hàng ngàn năm qua cũng

như trên bước đường hội nhập toàn cầu, nguồn lực lao động được coi như là một

trong những nhân tố mang tính quyết định cho sự thành công của phát triển kinh

tế xã hội. Điều quan trọng là nguồn nhân lực ở Tân Kỳ vừa đông về số lượng vừa

kế thừa được truyền thống chịu khó, chịu khổ, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo của

cha ông, chính họ đã góp phần cùng các thế hệ đi trước không ngừng xây dựng

phát triển quê hương. Do đó, nguồn lực lao động ở Tân Kỳ sẽ thực sự trở thành

một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của các dự án đầu tư lớn

vào vùng đất đầy tiềm năng này, nếu họ được đào tạo một cách bài bản.

Nếu nhìn từ góc độ vị thế địa lý thì ngoài nguồn lực lao động hiện có ở Tân

Kỳ, nguồn lực lao động ở Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên

Thành, Thanh Chương,… thực sự là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi cho

công cuộc xây dựng phát triển quê hương trước mắt cũng như lâu dài. Có một

Page 11: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

thực tế lâu nay vẫn tồn tại trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh là nguồn nhân lực có

trình độ, sức khỏe, tâm huyết, sau khi tốt nghiệp THPT thường mơ ước được vào

học tại các trường Đại học, Tân Kỳ cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Cắt nghĩa

về điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến truyền thống

hiếu học của người Nghệ. Họ muốn học để làm thầy chứ không thích làm thợ, bởi

bậc thang giá trị: “Nhất sĩ” chưa dễ gì thay đổi trong nhận thức của người dân.

Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XX đến nay, cùng với quá trình hội nhập, nhận thức đó

đang dần thay đổi. Đây chính là một trong những thuận lợi để có thể đưa nguồn

lao động ở Tân Kỳ và các huyện phụ cận, rũ bỏ được nhận thức xưa cũ, đem hết

nhiệt tình của tuổi trẻ và tài năng phục vụ cho công cuộc xây dựng phát triển quê

hương đất nước theo cách tư duy mới, phù hợp với xu thế của thời đại.

Nhưng để có thể phát huy được nguồn nhân lực dồi dào ở Tân Kỳ và rộng

hơn là trong cả một phạm vi không gian địa lý bao gồm nhiều huyện, cần có

những dự án đầu tư quy mô lớn, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho

người lao động. Trên thực tế, hiện tại trên vùng đất Tân Kỳ ngoài nhà máy đường

sông Con, hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra chưa đủ khả

năng cạnh tranh trên thị trường lớn, hầu như chưa có nhà máy nào cóp nguồn vốn

lớn, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ khoa học có đủ khả năng được đầu tư

xây dựng để có thể thu hút từ 500 - 1.000 công nhân, cán bộ khoa học vào làm

việc. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện, bước đầu hoạt động

kinh doanh khá hiệu quả, song do nguồn vốn ít, kinh nghiệm kinh doanh chưa

nhiều nên gặp không ít khó khăn khi sự cạnh tranh trên thương trường đang ngày

càng trở nên quyết liệt hơn.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước do Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII vạch ra,

Page 12: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã có chủ trương hết sức tích cực và sẵn sàng tạo

mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các công ty lớn trong và ngoài

nước, đầu tư vào địa bàn huyện, nhằm khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên

nhiên cũng như nguồn lực lao động dồi dào của địa phương để phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội, nhằm thay đổi bức tranh kinh tế của huyện.

Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã và đang sẵn sàng hợp tác đầu tư với tất cả

các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tinh thần hợp tác, thân

thiện và hai bên cùng có lợi. Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đa

dạng cùng với nguồn nhân lực dồi dào, có đủ tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ

dám làm, sáng tạo của địa phương thực sự là những yếu tố thuận lợi cho sự phát

triển các ngành nghề kinh tế mới trong xu thế hội nhập.

III. CƠ SỞ HẠ TẦNG

Là một trong những huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, mới có bề dày lịch

sử hơn nửa thế kỷ nếu chỉ tính từ khi thành lập huyện ( 1963 -2013) lại phải gánh

chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, song với tinh thần đoàn kết, ý chí và

nghị lực dám chấp nhận khó khăn, thử thách để hướng tới tương lai, trong suốt

thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã phát huy mọi nguồn nội lực, tranh

thủ mọi nguồn vốn đầu tư của tỉnh và Trung ương, xây dựng cơ sở hạ tầng khá

khang trang, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của địa phương.

Trước hết, về khoảng cách địa lý từ trung tâm thành phố Vinh đến Tân Kỳ,

khoảng cách về không gian chưa đầy 90km. Nếu đi theo tuyến đường quốc lộ số

7, từ thị trấn Đô Lương đến thị trấn Lạt chỉ có khoảng cách 18km. Quốc lộ số 7

đang được nâng cấp mở rộng nối liền với quốc lộ 1 ở thị trấn Diễn Châu, tạo điều

kiện thuận lợi trong giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế cho

Page 13: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

cả một vùng dân cư đông đúc dọc theo tuyến đường quốc lộ 7 nói chung và Tân

Kỳ nói riêng.

Ngoài ra, người ta có thể đi theo tuyến đường quốc lộ 49, qua huyện Hưng

Nguyên, Nam Đàn, sau đó đi qua tuyến đường quốc lộ 30 đến thị trấn Đô Lương

và lên Tân Kỳ. Nếu đi theo truyến đường bộ này thì khoảng cách về địa lý từ Tân

Kỳ về Vinh chưa đầy 80 km. Người ta cũng có thể đi từ thị trấn Dùng của huyện

Thanh Chương, qua Đô Lương để đi đến Tân Kỳ. Tuyến xe buýt Bến Thủy - Nam

Đàn - Thanh Chương - Đô Lương đưa vào sử dụng trong thời gian qua đã mở ra

nhiều thuận lợi cho việc đi lại của mọi tầng lớp nhân dân và mở tuyến xe buýt từ

Tân Kỳ đi Đô Lương trong một tương lai gần.

Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn Tân Kỳ được xây dựng và

đưa vào sử dụng trong thời gian qua cho phép nối Tân Kỳ với thủ đô Hà Nội và

nhiều tỉnh thành khác ở phía Bắc, với khoảng không gian địa lý chưa đầy 300km.

Trong khoảng 10 năm lại nay, nhiều chủ hộ ở Tân Kỳ đã đầu tư mua xe ô tô chở

khách hiện đại, đưa hành khách từ Tân Kỳ đi Hà Nội và một số tỉnh thành phía

Bắc, góp phần rút ngắn khoảng cách từ trung tâm thủ đô với Tân Kỳ nói riêng và

một số huyện ở miền tây Nghệ An nói chung. Mặt khác, chính tuyến đường giao

thông quan trọng này cũng tạo điều kiện thuận lợi để nối Tân Kỳ với nhiều tỉnh

thành ở phía Nam. Trên thực tế, trong nhiều năm qua việc giao thương, buôn bán,

đi lại, giao lưu văn hóa giữa nhân dân Tân Kỳ với hầu hết các vùng miền trong

tỉnh và trong cả nước không còn là một trong những vấn đề quá khó khăn như

trước.

Từ thị trấn Lạt, tuyến đường nhựa đi qua cầu Lèn Rõi, lên vùng Nghĩa

Hoàn, thị trấn Cừa, Đồng Văn,v.v… đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng

trong nhiều năm qua, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao thương đi lại,

Page 14: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

trao đổi kinh doanh các loại hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa các xã trong

huyện và giữa các xã với các vùng miền khác. Dọc theo đường Hồ Chí Minh đi

lên phía bắc và tây bắc giáp Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, các tuyến đường liên xã,

liên huyện cũng đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong những năm

gần đây. Các loại xe khách, xe ô tô tải, có trọng tải từ 7 - 15 tấn có thể đi lại

thuận tiện.

Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong khoảng 3 thập

kỷ qua nhân dân ở tất cả các xã thị, đóng góp hàng chục vạn ngày công, chuyên

chở nguyên vật liệu, đào đắp san lấp hàng triệu m3 đất đá, thực hiện bê tông hóa,

nhựa hóa các tuyến đường liên xã, liên thôn, trên địa bàn. Đến nay, xe ô tô tải, xe

chở khách,… đã có thể đi đến tất cả các xã trong huyện. Những tuyến đường giao

thông nhỏ hẹp, lầy lội, nhiều quanh co, khúc khuỷu,v.v… trước đây không còn

nữa. Mạng lưới giao thông đường bộ liên xã, liên huyện, liên tỉnh, vùng đã và

đang phát huy vai trò tích cực của nó trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống và thực

sự mở ra hướng đi mới cho các nhà doanh nghiệp, các công ty lớn đầu tư vào

vùng đất Tân Kỳ để khai thác mọi tiềm năng về đất đai, tài nguyên và cả nguồn

lực lao động dồi dào, có hiệu quả kinh tế, xã hội cao trước mắt cũng như lâu dài.

Thêm vào đó là sân bay Vinh được đầu tư mở rộng, với nhiều tuyến bay đi

Hà Nội, Sài Gòn, Buôn Ma Thuật,v.v… đã và đang phát huy vai trò to lớn trong

việc tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn lớn đầu tư vào Nghệ An và Tân Kỳ

cũng như giao lưu văn hóa khắp các vùng miền.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với nỗ lực của đảng bộ và

nhân dân địa phương, đến nay, lưới điện đã về đến tận 100% số xã, thị trên địa

bàn. Tất cả các hộ gia đình đều được sử dụng điện. Các trạm biến thế, hạ thế, hệ

thống đường dây tải điện đã và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng tạo thành một

Page 15: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

mạng lưới cung cung cấp điện hoàn chỉnh và khép kín trên địa bàn toàn huyện,

tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống văn

hóa vật chất, tinh thần cho nhân dân. Khi nhà máy thủy điện Bản Vẽ hòa lưới

điện quốc gia thì nguồn điện lực ở tất cả các huyện miền Tây Nghệ An hoàn toàn

đáp ứng mọi yêu cầu cho những dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn, phát

triển một cách ổn định, lâu dài.

Cùng với mạng lưới điện, mạng lưới bưu chính viễn thông, các điểm bưu

điện văn hóa xã, thị từ huyện đến tất cả các xã cũng đã được lắp đặt và đưa vào

khai thác, sử dụng phục vụ hữu ích cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an

ninh, quốc phòng,v.v… Ngành bưu chính viễn thông Nghệ An trong suốt thời

gian qua đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại,

hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu hòa mạng, liên lạc quốc tế, khu vực. Vấn đề thông

tin liên lạc ở Nghệ An nói chung và Tân Kỳ nói riêng không còn là vấn đề phải lo

lắng với các nhà đầu tư.

Hệ thống trường học từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT mà chúng tôi đã

trình bày kỹ ở chương trước được đầu tư xây dựng trong thời gian qua hoàn toàn

đáp ứng nhu cầu dạy và học cho tất cả con em trong vùng. Hiện tại, cả huyện

không còn trường tranh tre tạm bợ, tất cả các cấp học từ Mầm non đến THPT đã

được đầu tư ngói hóa, không còn trường tạm, lớp tạm. Số trường Tiểu học,

THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở

các cấp học được chuẩn hóa, có đủ trình độ chuyên môn và sự say mê nghề

nghiệp, đáp ứng tốt cho sự nghiệp trồng người trên quê hương trước mắt cũng

như lâu dài cũng là một yếu tố quan trọng cho tất cả những ai muốn đến Tân Kỳ

đầu tư, lập nghiệp.

Page 16: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Thực hiện chủ trương nâng cao việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân

dân, trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã huy động mọi nguồn

lực đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Tân Kỳ với nhà cửa khang trang, mua

sắm thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men,v.v… phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh

cho nhân dân. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ bác sỹ, y sĩ, hộ lý vừa có năng lực

chuyên môn, vừa luôn phát huy đạo đức nghề nghiệp: “Lương y như từ mẫu”, góp

phần không nhỏ trong việc nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân.

Ngoài bệnh viện đa khoa, trên địa bàn các xã còn có các trạm xá được đầu

tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ, y tá, hộ lý, nhiều kinh nghiệm, tận tụy

với công việc, góp phần tích cực trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân trên

địa bàn.

Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng một bệnh viện Đa khoa

hiện đại tại Thị xã Thái Hòa. Khi bệnh viện đa khoa hoàn thành, đưa vào sử dụng,

sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân các huyện miền Tây

Nghệ An nói chung và Tân Kỳ nói riêng. Khoảng cách từ Tân Kỳ đến bệnh viện

đa khoa hiện đại này chỉ bằng ½ quảng đường từ Tân Kỳ đến bệnh viện Đa khoa

tỉnh ở thành phố Vinh.

Tân Kỳ giờ đây là miền đất đầy tiềm năng và triển vọng cho bất cứ ai có

khát vọng vươn lên làm giàu. Tân Kỳ không còn là vùng đất: “Rừng thiêng, nước

độc” và huyền thoại: “Muỗi Lâm La, ma Kẻ Bàng” từ đầu thế kỷ XX giờ đây đã

lùi xa vào dĩ vãng. Nguồn tài nguyên vị thế, tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản,

cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhất là nguồn lực lao động dồi dào đã và đang

phát huy thế mạnh để đảng bộ nhân dân Tân Kỳ tiếp bước cha anh xây dựng quê

hương ngày càng giàu đẹp cũng như vẫy gọi các nhà đầu tư đến với vùng đất đầy

tiềm năng, triển vọng này.

Page 17: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Theo kết quả khảo sát, quy hoạch và xếp loại của ngành Văn hóa thông tin,

hiện tại Tân Kỳ có 17 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Trong đó, có 01 di

tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh và 15 di tích cấp huyện.

So với một số huyện, thành khác trong tỉnh thì số lượng di tích lịch sử văn

hóa, danh thắng ở Tân Kỳ hết sức khiêm tốn. Đình làng Sen nay thuộc xã Nghĩa

Đồng, có giá trị lịch sử, văn hóa lớn khi nghiên cứu về đời sống của nhân dân

làng xã ở Tân Kỳ trước đây. Sự xuất hiện của đình làng Sen cho biết ít nhiều về

mối liên hệ giữa các làng xã ở Tân Kỳ với các làng xã ở Quỳnh Lưu, Yên Thành,

Đô Lương,… mà các nhà nghiên cứu vẫn thường gọi là văn hóa làng xã ở một

huyện miền núi. Đáng tiếc, cho đến nay, việc nghiên cứu về những giá trị văn hóa

truyền thống của cư dân làng xã ở Tân Kỳ đang hết sức khiêm tốn, cần có sự vào

cuộc của nhiều nhà nghiên cứu sử học, dân tộc học, khảo cổ học, xã hội học, văn

hóa dân gian,… để phục dựng lại bức tranh làng xã ở vùng đất này.

Cùng với thời gian huyền thoại về tuyến đường Trường Sơn (đường Hồ

Chí Minh ngày nay) đang thực sự trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với

nhiều nhà nghiên cứu khoa học lịch sử. Đây cũng là một trong những nội dung có

ý nghĩa hết sức đặc biệt để giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống

của cha anh trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, gian khổ, đầy

hy sinh. Cột mộc số 0 ở thị trấn Lạt đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc

gia và thực sự là một điểm đến đầy hấp dẫn, thú vị đối với du khách trong và

ngoài nước. Điểm mốc lịch sử này chính là sự khởi đầu cho một Tuor du lịch đầy

thú vị và hấp dẫn với các di tích: Cột mốc số 0 ở Tân Kỳ - dốc Truông Bồn với

huyền thoại về các nữ thanh niên xung phong ở Đô Lương - phà Nam Đàn - Ngã

ba Đồng Lộc ( Hà Tĩnh),v.v… Nếu biết phát huy Tuor du lịch này sẽ hội đủ 3 yếu

Page 18: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

tố: Du lịch sinh thái - Du lịch lịch sử văn hóa - Du lịch tâm linh. Nếu mở ra

hướng bắc có di tích khảo cổ nổi tiếng ở làng Vạc (Nghĩa Đàn). Trên tuyến du

lịch đó, du khách có thể hiểu thêm về thời kỳ văn hóa Đông Sơn, ngắm nhìn núi

non hùng vĩ, thơ mộng, nhớ về nơi khởi đầu cho một tuyến đường huyền thoại,

thắp hương tại đền thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang ở Quả Sơn (Đô Lương)

một trong bốn đền thờ thiêng nhất ở Nghệ Tĩnh, nghiêng mình trước sự hy sinh

của các thanh niên xung phong ở Truông Bồn, về Nam Đàn thăm đền thờ vua

Mai, nhà lưu niệm chí sĩ Phan Bội Châu và quê hương của Chủ tịch Hồ Chí

Minh,v.v…

Dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, nếu lấy cột mộc số 0 ở thị trấn Lạt đi

về phía Bắc đến tận thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác ở phía Bắc, có thể

thiết kế nhiều Tuor du lịch hấp dẫn, thú vị với mọi tầng lớp, lứa tuổi. Các Tuor du

lịch từ cột mốc số 0 đi về hướng Nam cũng hứa hẹn mang đến cho du khách

nhiều điều thú vị.

Khu vực Lèn Rỏi, Lèn Chùa,… đến Tiên Kỳ, Tân Xuân, Giai Xuân,… núi

non trùng trùng điệp điệp, có nhiều hang động kỳ thú, nhiều di chỉ khảo cổ học,

di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá khứ dựng nước và giữ nước của cha ông

từ thời Lý - Trần, hay dấu tích những năm tháng mới chuyển vào hoạt động trên

đất Nghệ An của nghĩa quân Lam Sơn,v.v… hoặc các làn điệu dân ca của đồng

bào Thái như: hát Khắp, hát Lăm, hát Nhuôn,… hát nhà Tơ, hát tập Tềnh, tập

Tàng,… của đồng bào Thổ, hát ví dặm, hát giao duyên của người Kinh,… với

nhiều điều thú vị, hấp dẫn cả về nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn

hóa, văn minh mà ông cha từ ngàn xưa tạo nên sẽ mang lại nhiều sự đam mê,

khám phá và làm hài lòng du khách.

Page 19: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Vấn đề đặt ra với ngành du lịch Nghệ An nói chung là trong suốt một thời

gian khá dài, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhận thức về các giá

trị văn hóa, văn minh ở dạng vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh còn chưa toàn

diện. Người ta mới chú ý đầu tư khai thác du lịch biển ở Cửa Lò, Diễn Châu,

Quỳnh Lưu, kết hợp với một số di tích lịch sử văn hóa ở khu vực lân cận mà quên

rằng vị thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên rừng, núi, các danh thắng, di chỉ khảo

cổ,v.v… đến các bản làng, các tập quán, phong tục, nếp sống văn hóa vật chất và

tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người ở khu vực miền núi phía tây cũng là

một nguồn tài nguyên đầy tiềm năng để phát triển du lịch. Nhưng để phát triển du

lịch theo hướng bền vững và ổn định lâu dài trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, Tân

Kỳ nói riêng cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ điều tra, quy hoạch,

đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng triển khai đề án, mở rộng và nâng cấp hệ thống

cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết kế các Tour du lịch, loại hình du lịch, v.v…

Trong bức tranh chung của ngành du lịch Nghệ An, du lịch Tân Kỳ vẫn ở

dạng tiềm năng và triển vọng là chủ yếu, chưa trở thành một ngành kinh tế độc

lập mang lại nhiều lợi ích như một số địa phương khác. Nếu chỉ đổ lỗi cho các di

tích lịch sử văn hóa quá ít trên địa bàn huyện thì không đúng và khó có thể khai

thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú ở các xã vào mục tiêu phát

triển du lịch. Tân Kỳ có thể phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử kết hợp với

du lịch tâm linh và không tách Tân Kỳ ra khỏi một vùng không gian đầy tiềm

năng ở miền tây Nghệ An để phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Mà

phải đặt Tân Kỳ trong một không gian văn hóa rộng lớn vừa có đủ yếu tố văn hóa

núi vừa có yếu tố văn hóa đồng bằng, đó là chưa kể sự đa dạng trong sắc thái văn

hóa bản địa của từng vùng miền trong huyện.

Page 20: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Cần phải thức dậy những tiềm năng do nguồn tài nguyên vị thế, tài nguyên

thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đầy triển vọng đó để trong một tương lai gần du

lịch ở các huyện miền tây Nghệ An nói chung và Tân Kỳ nói riêng phát triển và

thực sự trở thành một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế văn hóa

xã hội cho quê hương.

V.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ

Trong các phần trước, chúng tôi đã trình bày khá cụ thể về nguồn tài

nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị thế địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên nhân văn

cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn

Tân Kỳ. Ở đây, chúng tôi chỉ xin phép trình bày một vài nét chung nhất để các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện có trên địa bàn huyện sớm trở

thành tiềm năng phát triển công nghiệp - dịch vụ:

*Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, rau quả

Tân Kỳ từng nổi tiếng về vùng đất cung cấp nguyên liệu mía cho nhà máy

đường sông Con trong nhiều năm qua. Diện tích trồng mía ở Tân Kỳ và một số

huyện phụ cận có thể được mở rộng gấp 2 - 3 lần diện tích trồng mía hiện tại,

hoàn toản đủ khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định để phát triển ngành sản xuất

mía đường với công suất lớn. Năm 2010, sản lượng mía đạt trên 2.000 tấn, năng

suất bình quân đạt 608,1 tạ/ha. Sản lượng và năng suất mía tiếp tục tăng nếu được

đầu tư về giống, khoa học và giá thu mua nguyên liệu hợp lý, ổn định. Vấn đề là

phải đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đường với công nghệ hiện đại, giảm bớt

tác hại đối với môi trường thiên nhiên và môi trường sống của con người.

Ngoài mía, ở Tân Kỳ có cả một vùng trồng ngô cho năng suất ổn định và

diện tích lớn. Năng suất ngô bình quân từ năm 2009 đến năm 2012 đạt 38,9 - 40

Page 21: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

tạ/ha. Với nguồn nguyên liệu khá dồi dào này có thể đầu tư xây dựng các nhà

máy sản xuất thức ăn gia súc quy mô lớn hiện đại trên địa bàn huyện.

Là một huyện miền núi, Tân Kỳ có diện tích trồng sắn khá lớn, cho năng

suất cao, ổn định. Năm 2010, tổng sản lượng sắn đạt 15.540 tấn (219,1 tạ/ha).

Năm 2011, tổng sản lượng sắn ở Tân Kỳ tăng thêm 500 tấn so với năm 2010. Nếu

có nhà máy chế biến tinh bột sắn, diện tích trồng sắn tiếp tục được mở rộng và

sản lượng sắn có thể tăng gấp 2 - 3 lần hiện tại.

Ở Tân Kỳ còn có cây đậu tương, cây lạc, cho năng suất ổn định trong suốt

nhiều năm qua. Chỉ tính năm 2010, năng suất đậu tương đạt 44 tấn, lạc đạt 2. 417

tấn. Nếu có chính sách đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các loại sản phẩm từ

đậu tương và lạc, thì vùng đất Tân Kỳ hoàn toàn có thể đủ điều kiện để cung cấp

về mặt nguyên liệu. Bởi ngoài Tân Kỳ, Đô Lương, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Anh

Sơn, Quỳ Hợp cũng là những địa bàn sản xuất nhiều lạc, đậu tương có thể đáp

ứng một cách chủ động vấn đề nguyên liệu để sản xuất ổn định.

Tổng diện tích trồng rau an toàn tập trung ở Tân Kỳ là 1.014ha, năng suất

bình quân đạt 69,8 tạ/ha. Nếu được đầu tư đúng mức, diện tích trồng rau an toàn

có thể mở rộng thêm khoảng 400 -500 ha, đủ cung cấp cho thị trường.

Đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nguồn nguyên liệu ở Tân

Kỳ cũng đáng để các nhà đầu tư quan tâm: Đàn trâu có 31.077 con, đàn bò:

22.300 con; đàn lợn: 51.850 con; đàn dê: 8679 con; đàn gia cầm 591.904 con (số

liệu tính đến năm 2010). Đây có thể là một sự gợi mở để các nhà đầu tư quan tâm

xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm từ gia súc, gia cầm trên vùng đất Tân

Kỳ.

Tân Kỳ có đủ thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông

sản phẩm, thực phẩm, rau quả tập trung, phù hợp với xu thế của thời đại.

Page 22: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

*Công nghiệp chế biến lâm sản

Với độ che phủ của rừng đạt tới 35% diện tích toàn huyện trong năm 2011,

và 38 - 40% vào năm 2015, với những cánh rừng trồng, rừng tái sinh được

khoanh nuôi bảo vệ đang phát triển nhanh, Tân Kỳ có thể trở thành một địa chỉ

hấp dẫn để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, sản xuất các loại sản phẩm có giá

trị kinh tế cao từ gỗ, tre, nứa, mét, luồng, mây, song,v.v… như nhà máy gỗ ép,

sản xuất giấy, sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu,v.v…

Đặc biệt, tuy diện tích trồng cao su chưa nhiều nhưng năm 2010 đã thu

hoạch được trên 850 tấn mủ cao su, năm 2011 đạt trên 950 tấn mủ cao su. Nếu

toàn bộ diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện cho thu hoạch thì sản lượng cao

su có thể đạt xấp xỉ 2000 tấn/ năm. Đây thực sự là một con số khá hấp dẫn để đầu

tư xây dựng nhà máy chế biến các loại sản phẩm cao su như xăm lốp ôtô, xe máy,

xe đạp,v.v… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Với trữ lượng đá vôi tập trung ở khu vực Lèn Rỏi lên tới 28 tỷ tấn hoàn toàn

có thể đáp ứng về nguồn nguyên liệu cho việc xây dựng nhà máy sản xuất xi măng.

Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho nhân dân Tân Kỳ cả một vùng đất lớn dọc

bờ sông Con trải rộng trên địa bàn nhiều xã, dọc đôi bờ sông Con. Từ lâu, nguồn

đất này đã tạo nên thương hiệu gạch ngói Cừa nổi tiếng. Nhưng, các nhà máy sản

xuất gạch ngói ở đây chủ yếu là do các hộ gia đình đầu tư vốn, thuê công nhân, kỹ

thuật sản xuất sản phẩm, nung đốt vẫn theo kinh nghiệm truyền thống.

Tân Kỳ hoàn toàn có đủ khả năng cho việc đầu tư những nhà máy sản xuất

gạch ngói, gốm sứ quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại và tạo ra nhiều loại sản phẩm

chất lượng nổi tiếng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất

khẩu. Điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi có dự án đầu tư lớn của các tập

Page 23: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

đoàn có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các

loại sản phẩm này.

Tân Kỳ được xem như một vùng đất mới đầy tiềm năng và triển vọng, đảng

bộ, nhân dân Tân Kỳ với truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước và cách

mạng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đã và đang dang rộng vòng tay đón

chào các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến với quê hương để đầu tư xây dựng phát

triển kinh tế , đưa Tân Kỳ vững bước đi tới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, hội nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới.

* Dịch vụ thương mại

Ngoài Chợ Cừa và chợ Lạt là hai trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa sầm

uất suốt nhiều thập kỷ qua, hiện tại trên vùng đất Tân Kỳ chưa có một trung tâm

thương mại, dịch vụ buôn bán trao đổi các loại hàng hóa, sản phẩm nông, lâm

nghiệp,v.v… quy mô lớn. Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp như: lúa, ngô,

khoai, sắn, đậu tương, lạc, vừng, ớt cay, v.v… trâu bò, lợn gà, gia cầm, phần lớn

được tiêu thụ trên thị trường tự do, giá cả bấp bênh, thiếu ổn định.

Một số hộ gia đình đầu tư xây dựng cửa hàng ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ,

dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, ti vi, máy lạnh, điện dân dụng,… hay buôn bán kinh

doanh hàng tạp hóa, hàng nông sản, hàng may mắc sẵn, cưa xẻ gỗ, đóng đồ mộc

dân dụng,v.v… trang điểm cô dâu, chụp ảnh,v.v… nhưng quy mô nhỏ, lực lượng

lao động chủ yếu mang tính gia đình. Nếu thuê mướn nhân công thì số lượng cũng

chỉ 5 - 10 lao động. Trên lĩnh vực vận tải hàng hóa, hành khách ngoài một số chủ

lò gạch ngói ở khu vực Cừa mua sắm ô tô tải chở sản phẩm đi tiêu thụ khắp địa bàn

Nghệ An, còn có một số hộ kinh doanh lâm sản như mét, nứa, tre, gỗ keo tràm,

bạch đàn,v.v… đầu tư mua sắm ô tô để khai thác các loại lâm sản đi tiêu thụ ở một

số huyện miền xuôi. Đáng chú ý, trong khoảng 10 năm lại nay, có một số hộ gia

đình ở thị trấn Lạt, thị trấn Cừa,… mạnh dạn bỏ vốn mua sắm ôtô 12, 16, 24 chỗ

Page 24: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

hay ôtô giường nằm cao cấp để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện và

từ các tỉnh thành trong cả nước về với vùng đất Tân Kỳ.

Bức tranh dịch vụ, thương mại ở Tân Kỳ đã có những chuyển biến đáng kể

so với trước, song nhìn chung lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ và thực sự hứa

hẹn nhiều tiềm năng, triển vọng để phát triển dịch vụ, thương mại với quy mô lớn,

mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu nhìn trong không gian địa lý rộng lớn hơn

phạm vi của huyện Tân Kỳ, ngoài 137.636 người dân ở Tân Kỳ, còn có cả một

vùng dân cư tập trung ở một số xã thuộc các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Quỳnh

Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn, có ranh giới tự nhiên tiếp giáp với huyện Tân Kỳ. Rõ

ràng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại ở Tân Kỳ theo quy mô lớn, đáp

ứng nhu cầu ngày cao cao trong đời sống vật chất, tinh thần của cả một vùng dân

cư tập trung thuộc địa bàn nhiều huyện là điều hoàn toàn có thể trở thành hiện

thực.

Nhìn tổng quan, tài nguyên vị thế, tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài

nguyên nhân văn ở Tân Kỳ nói riêng và không gian văn hóa Tân Kỳ - Nghĩa Đàn -

Đô Lương - Quỳnh Lưu - Yên Thành - Anh Sơn - Quỳ Hợp nói chung là cả một

vùng đất đầy tiềm năng, triển vọng để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại

trước mắt cũng như lâu dài. Thức dậy các tiềm năng đó, không chỉ là nội lực của

các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong vùng mà cần có sự vào cuộc của

nhiều ban ngành cấp tỉnh Tỉnh, Trung ương. Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ nói

riêng và các huyện miền Tây Nghệ An nói chung luôn sẵn sàng đồng hành cùng

các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư khai thác

mọi tiềm năng để xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, nhằm rút

ngắn khoảng cách giàu nghèo, cách biệt giữa đồng bằng và miền núi, giữa nông

thôn và thành thị, giữa các vùng miền để vững tin bước vào công cuộc hội nhập

với cộng đồng khu vực và thế giới.

Page 25: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

KẾT LUẬN Ngày 19 tháng 4 năm 1963, Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa ký quyết định thành lập huyện Tân Kỳ, Đô Lương, Quỳ Hợp,… Từ đó,

Tân Kỳ trở thành một đơn vị hành chính độc lập và chính thức có tên trên bản đồ

nước Việt Nam. Ra đời trong bối cảnh miền Bắc đang gấp rút hoàn thành kế hoạch

năm năm lần thứ nhất (1961 -1965), quân dân miền Nam, vượt qua hy sinh, gian

khổ, từng bước đập tan chiến lược: “chiến tranh đặc biệt”, Đảng bộ, nhân dân Tân

Kỳ nhận thức rõ tránh nhiệm nặng nề trên cả hai vai: vừa xây dựng phát triển hậu

phương vừa hoàn thành việc chi viện đến mức cao nhất sức người sức của cho

chiến trường miền Nam. Kế thừa, phát huy những truyền thống quý báu của cha

anh, cán bộ, đảng viên và nhân dân Tân Kỳ suốt những năm dài đánh Mỹ đã biến

khẩu hiệu: “Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt ” thành

hiện thực, trên mặt trận sản xuất, mặt trận văn hóa, giáo dục y tế, mặt trận giao

thông vận tải,… cho những đoàn xe chở vũ khí, đạn dược,… kịp vào chi viện cho

chiến trường miền Nam.

Page 26: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

Trong khói lửa chiến tranh phá hoại khốc liệt của quân thù (1964 - 1972),

Tân Kỳ vừa là nơi khởi đầu cho tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, vừa là nơi

cất dấu vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực,v.v… và cũng là nơi rèn cán

luyện quân của các sư đoàn tinh nhuệ trước khi vào Nam chiến đấu hay làm nghĩa

vụ quốc tế cho cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Tinh thần đoàn kết, ý chí

sắt đá và bản lĩnh phi thường đã giúp quân dân Tân Kỳ, “chắc tay cày vững tay

súng”, “Phụ nữ Ba đảm đang”,” Thanh niên Ba sẵn sàng”, biến khẩu hiệu: “Thóc

không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “xe chưa qua, nhà không

tiếc”,v.v…thành động cách mạng cụ thể, thiết thực.

Vũ khí, trang bị thiếu thốn, nhưng với tinh thần quả cảm, sáng tạo, lực lượng

dân quân trực chiến Tân Kỳ đã mưu trí, hợp đồng chiến đấu với các đơn vị phòng

không chủ lực, đánh địch hàng trăm trận một cách hiệu quả, bắn tan xác máy bay

Mỹ trên bầu trời quê hương. Vừa ngoan cường chiến đấu, vừa sản xuất giỏi, nhân

dân Tân Kỳ còn dồn toàn bộ tinh thần và lực lượng chi viện đến mức cao nhất sức

người, sức của cho chiến trường miền Nam. Hơn thế nữa, chính trong những ngày

chiến tranh tàn khốc đó, quân dân Tân Kỳ dang rộng vòng tay đón hơn 2 vạn đồng

bào Vĩnh Linh, Do Linh, Cam Lộ, Quảng Trị ra tản cư và trên 1 vạn nhân dân từ

các huyện đồng bằng lên tham gia sản xuất, chiến đấu. Bát nước chia đôi, tấm chăn

sẻ nửa, tình cảm mà cán bộ, đảng viên, nhân dân Tân Kỳ giành cho đồng bào K10

từ năm 1968 đến năm 1973 mãi mãi là bản anh hùng ca về tinh thần đại đoàn kết

dân tộc.

Không thể khuất phục ý chí sắt đá của quân dân hai miền Nam Bắc, Mỹ ký

hiệp định Pa ri (27/01/1973) rút quân về nước. Quân dân Tân Kỳ, cùng quân dân

miền Bắc từ đổ nát hoang tàn của chiến tranh đã gạt đi nỗi đau thương mất mát,

dồn toàn bộ tinh thần và lực lượng cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, chỉ tính từ khi thành lập

huyện đến đại thắng mùa xuân 1975 đã có hàng ngàn thanh niên Tân Kỳ tòng quân

Page 27: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

nhập ngũ và hàng ngàn người khác tham gia lực lượng thanh niên xung phong

phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Nhiều người con yêu dấu của Tân

Kỳ anh dũng hy sinh khi trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở những chiến

trường ác liệt. Nhiều người khác đã gửi lại một phần máu thịt của mình trong

những ngày đánh Mỹ và không ít người khác còn mang nỗi đau chất độc da cam

suốt cả cuộc đời. Nhưng họ - những người con anh hùng đó, luôn sống với quê

hương, đất nước, đồng hành cùng dân tộc trên chặng đường đi tới.

Đảng, Nhà nước đã phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân cho Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện; đồng thời

phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho cán bộ, đảng

viên và nhân dân 7 xã trên địa bàn huyện. Đảng và nhà nước còn phong tặng danh

hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho hai cá nhân và phong tặng danh

hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho 05 bà mẹ ở Tân Kỳ.

Gần 4 thập kỷ xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là cả

một chặng đường đầy gian nan thử thách với quân dân cả nước nói chung, quân

dân Tân Kỳ nói riêng. Cuộc chiến với đói nghèo lạc hậu diễn ra trong từng con

người, từng gia đình, từng làng, bản, khối phố trên vùng đất Tân Kỳ ngổn ngang

hố đạn bom và cả muôn vàn trở ngại từ thiên tai, dịch bệnh cũng như những toan

tính, thói hư, tật xấu trong từng con người.

Vượt lên tất cả những thách thức, trở ngại đó, mỗi cán bộ, đảng viên và tất

cả mọi người dân trên vùng đất Tân Kỳ giàu truyền thống cách mạng đã phát huy

cao độ tinh thần đoàn kết, tinh thần tiến công cách mạng, không ngại khó khăn

gian khổ, chung lưng đấu cật, xây dựng phát triển quê hương giàu về kinh tế, ổn

định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng, an ninh. Với sức mạnh và niềm tin

ấy, quân dân Tân Kỳ đã viết nên bao kỳ tích trong công cuộc đổi mới, hội nhập vào

cộng đồng khu vực và thế giới mà Đảng ta tổ chức và lãnh đạo suốt hơn ¼ thế kỷ

qua. Những thành tựu đạt được trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo

Page 28: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

dục, y tế, thể dục, thể thao,… củng cố quốc phòng an ninh trong thời gian qua thực

sự tạo nền móng vững chắc để cán bộ, nhân dân Tân Kỳ hướng tới tương lai tươi

sáng với tất cả niềm tin, trí tuệ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Vẫn còn đó bao tiềm năng, triển vọng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị

thế, trên và dưới lòng đất, tài nguyên nhân văn trên vùng đất Tân Kỳ cần được

đánh thức, khai thác nhằm phát huy hơn nữa mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng

phát triển quê hương. Hy vọng, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước

sớm kề vai, sát cánh cùng Đảng bộ, nhân dân Tân Kỳ trên bước đường hội nhập,

phát triển.

Trang sử vàng truyền thống của cha anh trong suốt 50 năm qua đã và đang

được viết tiếp bởi các thế hệ cháu con sinh ra trên vùng đất Tân Kỳ lịch sử, bởi

trong trái tim của họ có dòng máu anh hùng của cha ông tiếp thêm sức mạnh, ý chí

và cả sức sáng tạo đầy chất trí tuệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU1.Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn: Khởi nghĩa Lam Sơn, NXB khoa học xã hội, Hà

Nội, 1977.

2. Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, 4 tập, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1998.

3. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng

bộ Nghệ An, tập I. 1930 - 1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

4. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng

bộ Nghệ An, tập II. 1954 - 1975, Nxb Nghệ An, 1999.

5. Bác Hồ với quê hương Nghệ An, Nxb Nghệ An, 2000.

6. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh: Lịch sử tỉnh

Nghệ Tĩnh tập 1, Nxb Nghệ Tĩnh, 1984.

Page 29: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

7. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Nghĩa Đàn: Lịch sử

Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn 1930 - 1954, NXB Nghệ Tĩnh, 1990.

8. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Đô Lương: Lịch sử

Đảng bộ huyện Đô Lương, tập 1, NXB Nghệ An, 2004.

9. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Diễn Châu: Lịch sử

Đảng bộ huyện Diễn Châu ( 1930 -2005)( Sơ thảo), tập 1, NXB Lao động xã hội,

Hà Nội, 2005.

10. Ninh Viết Giao (chủ biên): Tân Kỳ, truyền thống và làng xã. Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1992.

11. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Tân Kỳ: Đảng bộ Tân Kỳ từ Đại hội I đến Đại

hội XIII, Nxb Nghệ An, 2003.

12. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Tân Kỳ: Lịch sử Đảng

bộ huyện Tân Kỳ tập 1 (1963 -2005), NXB Nghệ An, 2008.

13. Nguyễn Quang Hồng: Kinh tế Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1945. NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

14. Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).

Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Nghệ An xuất bản, 1997.

15. Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Nghệ An xuất bản, 1995.

16. Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN huyện Anh Sơn, tập I. 1930 - 1963, Huyện uỷ Anh

Sơn xuất bản 1991.

17. Việt Nam - Những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính (1945 -

1997) Nxb Văn hoá - Thông tin, HN, 1997.

18.Trần Kim Đôn: Địa lý các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ

An, 2004.

19. Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ Tân Kỳ từ 1963 - 2005. Tài liệu lưu tại văn

phòng Huyện ủy

Page 30: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

20. Phòng thống kê huyện Tân Kỳ: Báo cáo thống kê tình hình kinh tế các năm:

1990, 1991,…2011. Tài liệu lưu tại văn phòng Huyện ủy.

21. Ban chỉ huy quân sự huyện Tân Kỳ: Báo cáo tổng kết công tác quốc phòng, an

ninh các năm 1980, 1981,…. 2012. Tài liệu lưu tại Ban chỉ huy quân sự huyện Tân

Kỳ.

22. Phòng giáo dục huyện Tân Kỳ: Báo cáo tổng kết năm học các năm 1980, 1981,

…2011. Tài liệu lưu tại phòng giáo dục Tân Kỳ.

23. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ: Báo cáo thuyết

minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

2011 - 2015, huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. Tài liệu lưu tại Phòng nông nghiệp &

phát triển nông thôn Tân Kỳ.

24. Nguyễn Quang Hồng: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Hoàn , NXB

Nghệ An, 2005.

25. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên): Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Hợp,

NXB Nghệ An, 2006.

26. Tài liệu điều tra, điền dã, khảo sát trên hiện trường lịch sử tại thị trấn Lạt, thị

trấn Cừa, xã Nghĩa Dũng, xã Tân Xuân, xã Giai Xuân, xã Tiên Kỳ, xã Nghĩa Đồng,

xã Nghĩa Dũng,v.v… do tác giả thực hiện, lưu tại thư viện gia đình.

Page 31: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂN KỲ

QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ

ĐẠI HỘI I (1963 - 1964)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN GHI CHÚ

1 Nguyễn Đình Từ Nam Đàn Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

3 Vũ Xuân Nghiệm Diễn Châu TV trực Đảng

4 Phạm Viết Đồng Anh Sơn

5 Nguyễn Văn Chắt Tân Hợp - Tân Kỳ

6 Võ Hạnh Kiểm Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

7 Lương Văn Hồng (Tường) Đồng Văn - Tân Kỳ

8 Lang Thị Lợi Nghĩa Thái - Tân Kỳ

Page 32: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

9 Nguyễn Văn Hiến Anh Sơn

10 Nguyễn Văn Trì Thanh Chương

11 Trần Văn Khoá Diễn Châu

12 Nguyễn Viết Cung Nghĩa Đàn

13 Chu Văn Thảo Nghĩa Hợp - Tân Kỳ

14 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ

15 Phạm Hữu Sơn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

16 Hoàng Văn Tài Phú Sơn - Tân Kỳ

17 Đinh Văn Trí (Thiên) Giai Xuân - Tân Kỳ

ĐẠI HỘI II (1964 - 1967)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN GHI CHÚ

1 Nguyễn Đình Từ Nam Đàn Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

3 Nguyễn Viết Cung Nghĩa Đàn TV trực Đảng

4 Nguyễn Văn Chắt Tân Hợp - Tân Kỳ

5 Phạm Viết Đồng Anh Sơn

6 Lang Thị Lợi Nghĩa Thái - Tân Kỳ

7 Võ Hạnh Kiểm Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

8 Nguyễn Văn Hiến Anh Sơn

9 Phạm Hồng Sơn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

10 Trần Văn Khoá Diễn Châu

11 Phạm Văn Chưởng Nam Đàn

12 Nguyễn Văn Trì Thanh Chương

13 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ

14 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

Page 33: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

15 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ

16 Chu Văn Thảo Nghĩa Hợp - Tân Kỳ

17 Hoàng Văn Tài Phú Sơn - Tân Kỳ

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Đinh Văn Thiên: Giai Xuân - Tân Kỳ

2. Thái Doãn Thế: Đô Lương - Tân Kỳ

ĐẠI HỘI III (1967 - 1969)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ Bí thư Huyện Uỷ

2 Phạm Viết Đồng Anh Sơn PBT - Chủ tịch

3 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ TV trực Đảng

4 Phạm Văn Chưởng Nam Đàn

5 Nguyễn Văn Hiến Anh Sơn

6 Nguyễn Văn Chắt Tân Hợp - Tân Kỳ

7 Nguyễn Văn Nghệ Yên Thành

8 Trần Thị Minh Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

9 Phạm Hồng Sơn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

10 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

11 Vi Văn Đào Đồng Văn - Tân Kỳ

12 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

13 Vi Văn Hạnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ

14 Thái Doãn Thê Đô Lương

15 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ

16 Hoàng Văn Tài Phú Sơn - Tân Kỳ

17 Chu Văn Thảo Nghĩa Hợp - Tân Kỳ

18 Hà Đình Thọ Nghĩa Thái - Tân Kỳ

Page 34: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

19 Nguyễn Văn Hoàn Nghĩa Phúc - Tân Kỳ

20 Phạm Thị Hoành Anh Sơn

21 Trần Thị Thân Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

22 Trần Văn Tám Kỳ Sơn - Tân Kỳ

23 Vụ Thị Mai Nghĩa Đồng - Tân Kỳ

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Nguyễn Đình Nhã: Nghĩa Phúc - Tân Kỳ

2. Nguyễn Hải Thu: Giai Xuân - Tân Kỳ

Đến ngày 17/5/1968 bổ sung thêm 4 đ/c sau đây vào BCH khoá III để phụ trách

K10 (Vĩnh Linh, Do Linh).

1. Hồ Phan: Vĩnh Linh

2. Lê Văn Chiu: Nghi Lộc

3. Trần Thị Cam: Vĩnh Linh

4. Ngô Thị Nguyên: Vĩnh Linh

ĐẠI HỘI IV (1969 - 1971)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Đặng Đức Khừ Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV trực Đảng

3 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

4 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

5 Vi Văn Đào Đồng Văn - Tân Kỳ TV PCT NN

6 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV PCT Tài Mậu

7 Phạm Văn Chưởng Nam Đàn TV TP khai hoang

8 Lê Công Chiu Nghi Lộc TV PT K10

9 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ TV PT Nội chính

10 Nguyễn Hải Thu Giai Xuân - Tân Kỳ PCT công, lâm nghiệp

Page 35: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

11 Nguyễn Văn Toán Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PT Khe đá

12 Thái Thị Chiêu Vĩnh Linh - Quảng Trị PT K10

13 Trần Thị Cam Vĩnh Linh - Quảng Trị PT K10

14 Trần Văn Tám Kỳ Sơn - Tân Kỳ TB Kiểm tra

15 Trương Văn Tần Giai Xuân - Tân Kỳ PT phụ nữ

16 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TP Kế hoạch

17 Hoàng Văn Tài Phú Sơn - Tân Kỳ Phó Ban kiểm tra

18 Nguyễn Văn Nghệ Yên Thành Trưởng công an

19 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ CTV huyện đội

20 Nguyễn Đình Nhã Nghĩa Phúc - Tân Kỳ TP thuỷ lợi

21 Bàng Đức Mão Nghĩa Thái - Tân Kỳ PT tuyên giáo

22 Nguyễn Văn Hoàn Nghĩa Phúc - Tân Kỳ PT công trường Khe đá

23 Đặng Thị Nguyệt Nghĩa Đồng - Tân Kỳ BT huyện đoàn

24 Nguyễn Thị Thắng Tiên Kỳ - Tân Kỳ PT chăn nuôi

25 Phạm Thị Hường Vĩnh Chấp - vĩnh Linh

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Nguyễn Văn Hiến: Anh Sơn - PT nông nghiệp.

2. Võ Thị Mai: Nghĩa Đồng - Tân Kỳ: PT bà mẹ trẻ em.

ĐẠI HỘI V (1971 - 1972)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Đặng Đức Khừ Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV trực Đảng

3 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

4 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

5 Nguyễn Hải Thu Giai Xuân - Tân Kỳ TVPT công, lâm

6 Phạm Văn Chưởng Nam Đàn TV, PT khai hoang

Page 36: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

7 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV Tài Mậu

8 Lê Văn Chiu Nghi Lộc TV PT K10

9 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ TV nội chính

10 Vi Văn Đào Đồng Văn - Tân Kỳ TV nông nghiệp

11 Nguyễn Văn Toán Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PT khe đá

12 Thái Thị Chiêu Vĩnh Linh - Quảng Trị PT K10

13 Trần Thị Cam Vĩnh Linh - Quảng Trị PT K10

14 Nguyễn Văn Hiến Anh Sơn TP nông nghiệp

15 Bàng Đức Mão Nghĩa Thái - Tân Kỳ TP kế hoạch

16 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

17 Nguyễn Thị Thắng Tiên Kỳ - Tân Kỳ PT chăn nuôi

18 Nguyễn Văn Nghệ Yên Thành Trưởng công an

19 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ CTV huyện đội

20 Lang Bắc Nam Nghĩa Thái - Tân Kỳ Phó BTC

21 Đặng Thị Nguyệt Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Bí thư huyện Đoàn

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Trần Văn Tám: Kỳ Sơn - Tân Kỳ - Kiểm tra.

2. Nguyễn Văn Hoàn: Nghĩa Phúc - Tân Kỳ: Công trường Khe Đá

ĐẠI HỘI VI (1972 - 1973)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Đặng Đức Khừ Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PBT trực Đảng

3 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

4 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV Đảng Đoàn

5 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

6 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV Tài Mậu

Page 37: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

7 Bàng Đức Mão Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV PCT nội chính

8 Lê Văn Chiu Nghi Lộc TV PT K10

9 Phan văn Phùng Hưng Nguyên TV phụ trách NTSC

10 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ CTV huyện đội

11 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

12 Trần Văn Tám Kỳ Sơn - Tân Kỳ Phó Ban kiểm tra

13 Lang Bắc Nam Nghĩa Thái - Tân Kỳ Phó BTC

14 Vi Văn Đào Đồng Văn - Tân Kỳ PCT nông nghiệp

15 Nguyễn Đức Long Bình Định PT NT Sông Con

16 Thái Thị Chiêu Vĩnh Linh - Quảng Trị PT K10

17 Nguyễn Văn Nghệ Yên Thành Trưởng công an

18 Trần Văn Đắc Quỳnh Lưu Phó Ban kinh tế

19 Nguyễn Thị Thắng Tiên Kỳ - Tân Kỳ Chăn nuôi

20 Đặng Thị Nguyệt Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Bí thư huyện Đoàn

21 Nguyễn Văn Đạt Yên Thành Công nghiệp

22 Nguyễn Đình Nhã Nghĩa Phúc - Tân Kỳ TP thuỷ lợi

23 Bùi Văn Thuyết Đức Thọ - Hà Tĩnh NT An Ngãi

24 Nguyễn Hữu Biền Đô lương TP quản lý

25 Nguyễn Văn Hoàn Nghĩa Phúc - Tân Kỳ TP Nông nghiệp

26 Trương Văn Điểu Giai Xuân - Tân Kỳ Cơ sở Giai Xuân

27 Phan Đức Luận Đô Lương Phó ban Tuyên giáo

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Trần Thị Cam: Vĩnh Linh - Quảng Trị - Phụ trách K10.

2. Trần Đức Trí: Do Linh - Quảng Trị - Kỹ thuật.

ĐẠI HỘI VII (1973 - 1974)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

Page 38: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

1 Đặng Đức Khừ Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV trực Đảng

3 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

4 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PBT, PCT UB

5 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

6 Phan Đức Luận Đô Lương TV, Trưởng BTG

7 Bàng Đức Mão Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV PCT nội chính

8 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV PCT UB

9 Phan Văn Phùng Hưng Nguyên TV Bí thư Sông Con

10 Vi Văn Đào Đồng Văn - Tân Kỳ Phụ trách vùng

11 Lang Bắc Nam Nghĩa Thái - Tân Kỳ Phó BTC

12 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

13 Nguyễn Văn Nghệ Yên Thành Trưởng công an

14 Nguyễn Văn Hoàn Diễn Châu TP giao thông

15 Nguyễn Văn Đạt Yên Thành TP TC nghiệp

16 Lê Văn Hoàn Diễn Châu TP kỹ thuật

17 Nguyễn Hữu Biền Đô Lương TP Quản lý

18 Nguyễn Thị Thắng Tiên Kỳ - Tân Kỳ TP Quản lý

19 Phan Văn Chưởng Nam Đàn Phó ban KT mới

20 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ CTV huyện đội

21 Hoàng Văn Tài Phú Sơn - Tân Kỳ Trưởng ban kiểm tra

22 Trần Thị Minh Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Bí thư huyện đoàn

23 Nguyễn Văn Huyên Nam Đàn Bí thư An Ngãi

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Phạm Văn Tuyết: Nghĩa Dũng - Tân Kỳ- Bí thư Nghĩa Dũng.

2. Nguyễn Thanh Tâm: Nghĩa Bình - Tân Kỳ - TP Kế hoạch.

Page 39: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

ĐẠI HỘI VIII (1974 - 1976)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Đặng Đức Khừ Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Văn Thị Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV trực Đảng

3 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ PBT - Chủ tịch

4 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PBT, PCT UB

5 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

6 Phan Đức Luận Đô Lương TV, Trưởng BTG

7 Bàng Đức Mão Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV PCT nội chính

8 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV PCT UB

9 Phan Văn Phùng Hưng Nguyên TV Bí thư Sông Con

10 Vi Văn Đào Đồng Văn - Tân Kỳ Phụ trách vùng

11 Lang Bắc Nam Nghĩa Thái - Tân Kỳ Phó BTC

12 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

13 Nguyễn Văn Nghệ Yên Thành Trưởng công an

14 Nguyễn Văn Hoàn Diễn Châu TP giao thông

15 Nguyễn Văn Đạt Yên Thành TP TC nghiệp

16 Lê Văn Hoàn Diễn Châu TP kỹ thuật

17 Nguyễn Hữu Biền Đô Lương TP Quản lý

18 Nguyễn Thị Thắng Tiên Kỳ - Tân Kỳ TP Quản lý

19 Phan Văn Chưởng Nam Đàn Phó ban KT mới

20 Lương Văn Tường Đồng Văn - Tân Kỳ CTV huyện đội

21 Hoàng Văn Tài Phú Sơn - Tân Kỳ Trưởng ban kiểm tra

22 Trần Thị Minh Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Bí thư huyện đoàn

23 Nguyễn Văn Huyên Nam Đàn Bí thư An Ngãi

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

Page 40: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

1. Phạm Văn Tuyết: Nghĩa Dũng - Tân Kỳ- Bí thư Nghĩa Dũng.

2. Nguyễn Thanh Tâm: Nghĩa Bình - Tân Kỳ - TP Kế hoạch.

ĐẠI HỘI IX (1976 - 1977)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Hữu Thao Quỳnh Lưu Bí thư Huyện Uỷ

2 Nguyễn Trọng Ngọ Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PBT trực Đảng

3 Nguyễn Hải Thu Giai Xuân - Tân Kỳ PBT chủ tịch

4 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

5 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV PCT Tài mậu

6 Nguyễn Văn Hiếu Anh Sơn TV nông nghiệp

7 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ TV dân vận

8 Phan Văn Phùng Hưng Nguyên TV cơ sở Sông Con

9 Chu Văn Tiếp Kỳ Sơn TV BT Kỳ Sơn

10 Đặng Đình Mận Nam Đàn - Tân Kỳ PT Tập mã

11 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

12 Vi Văn Lệ Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ TP trồng trọt

13 Trần Thị Tam Thanh Chương BT huyện đoàn

14 Trương Văn Hợi Tân Xuân - Tân Kỳ Thuỷ lợi

15 Võ Duy Thiệu An Ngãi - Tân Kỳ CS An Ngãi

16 Trần Như Kỳ Nghĩa Đồng - Tân kỳ CS Nghĩa Đồng

17 Nguyễn Thanh Tâm Nghĩa Bình - Tân Kỳ TP kế hoạch

18 Trương Văn Vịnh Nghĩa Dũng - Tân Kỳ Huyện đội trưởng

19 Đậu Bá Hiên Nghĩa Phúc - Tân Kỳ CS Nghĩa Phúc

20 Nguyễn Thị Toàn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Trưởng công an

21 Nguyễn Văn Đạt Yên Thành TP TC nghiệp

22 Nguyễn Tất Thi Đô Lương TB Kiểm tra

Page 41: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

23 Nguyễn Văn Độ Nghĩa Dũng - Tân Kỳ BT Nghĩa Dũng

24 Vi Văn Hạnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ Cơ sở Tiên Kỳ

25 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị TP quản lý

26 Trần Thị Minh Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Phó BTG

27 Phạm Văn Tuyết Nghĩa Dũng - Tân Kỳ Ban dân vận

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Trịnh Đăng Hợp: Nghĩa Hành - Tân Kỳ- Bí thư Nghĩa Hành.

2. Trần Văn Thắm: Giai Xuân - Tân Kỳ - Bí thư Giai Xuân

ĐẠI HỘI X (1977 - 1979)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Hữu Thao Quỳnh Lưu Bí thư Huyện Uỷ

2 Hà Đình Thọ Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV trực Đảng

3 Nguyễn Hải Thu Giai Xuân - Tân Kỳ PBT chủ tịch

4 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ - Tân Kỳ TV dân vận

5 Nguyễn Văn Hiếu Anh Sơn TV khối công nghiệp

6 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Trưởng BTC

7 Phan Đức Luận Đô Lương TV Trưởng BTG

8 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV PCT Mậu tài

9 Lê Xuân Từ Yên Thành - Tân Kỳ TV PT nông nghiệp

10 Nguyễn Thế Khoa Đô Lương TB khoa giáo

11 Đinh Thị Lý Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Phó BTC

12 Nguyễn Hải Châu Hưng Nguyên Trưởng ban kiểm tra

13 Nguyễn Thị Tâm Nam Đàn Phụ trách phụ vận

14 Trần Thị Tam Thanh Chương Phụ trách Thanh vận

15 Nguyễn Thanh Tâm Nghĩa Bình - Tân Kỳ TP kế hoạch

16 Hoàng Công Liêm Nam Đàn Phụ trách lâm nghiệp

Page 42: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

17 Lê Xuân Hoàn Diễn Châu - Tân Kỳ Phu trách trồng trọt

18 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị Quản lý khai hoang

19 Lô Văn Kình Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ Phụ trách xây dựng

20 Trần Gia Bốn Đô Lương Phụ trách thuỷ lợi

21 Nguyễn Thị Toàn Nghĩa Đồng - Tân kỳ Trưởng công an

22 Trương Văn Vĩnh Nghĩa Dũng - Tân Kỳ Huyện đội trưởng

23 Phạm Văn Toan An Ngãi - Tân Kỳ Phụ trách An Ngãi

24 Nguyễn Ngọc Mậu Đô Lương Trạm cơ giới

25 Trần Văn Lợi Đô Lương Lâm trường

26 Chu Văn Tiếp Kỳ Sơn Bí thư Kỳ Sơn

27 Trần Văn Thắm Giai Xuân - Tân Kỳ Bí thư Giai Xuân

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Thái Thị Ẩn: Nghĩa Thái - Tân Kỳ- Chủ tịch xã.

2. Bùi Công Hùng: Tiên Kỳ - Tân Kỳ - CN HTX Minh Trung.

ĐẠI HỘI XI (1979 - 1982)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Hữu Thao Quỳ Lưu Bí thư Huyện Uỷ

2 Hà Đình Thọ Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV trực Đảng

3 Nguyễn Hải Thu Giai Xuân - Tân Kỳ PBT chủ tịch

4 Nguyễn Thế Khoa Đô Lương TV Trưởng BTC

5 Phan Đức Luận Đô Lương TV Trưởng BTG

6 Trương Công Thịnh Tiên Kỳ TV Phó CT

7 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị TV PCT

8 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV chăn nuôi

9 Lang Bắc Nam Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV Trưởng công an

10 Nguyễn Ngọc Mậu Đô Lương Trạm cơ giới

Page 43: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

11 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV PCT Mậu tài

12 Nguyễn Văn Huyên Nam Đàn An Ngãi

13 Lương Ngọc Kính Tiên Kỳ - Tân Kỳ Bí thư Tiên Kỳ

14 Đặng Khắc Tiếu Tân Xuân - Tân Kỳ Bí thư Tân Xuân

15 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ Phụ trách thanh vận

16 Trương Văn Nội Nghĩa Phúc - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Phúc

17 Trịnh Đăng Hợp Nghĩa Hành - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Hành

18 Võ Văn Ngãi Nghi Lộc Giám đốc lâm trường

19 Đoàn Viết Kinh Bình Trị Thiên TV huyện đội trưởng

20 Trương Văn Khoa Đồng Văn- Tân Kỳ BT Đồng Văn

21 Đinh Xuân Trường Giai Xuân - Tân Kỳ Phụ trách công đoàn

22 Thái Ngô Khanh Nghĩa Dũng - Tân Kỳ Cơ sở Nghĩa Dũng

23 Lê Duy Tợu Nghĩa Bình - Tân Kỳ Cơ sở Nghĩa Bình

24 Nguyễn Hữu Nguyệt Giai Xuân - Tân Kỳ Cơ sở Giai Xuân

25 Nguyễn Hồng Châu Nam Đàn TP kế hoạch

26 Thái Doãn Liên Nghĩa Thái - Tân Kỳ Cơ sở Nghĩa Bình

27 Phan Văn Phùng Hưng Nguyên Cơ sở Sông con

28 Nguyễn Đình Bỉnh Đô Lương Cơ sở Kỳ Sơn

29 Trần Ngọc Ân Hưng Nguyên Trưởng ban kiểm tra

30 Phan Thị Lan Phú Sơn - Tân Kỳ Hội trưởng phụ nữ

31 Chu Văn Tiếp Thanh Chương Phụ trách chăn nuôi

32 Trần Ngọc Nông Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Cơ sở Nghĩa Đồng

33 Nguyễn Văn Đạt Yên Thành - Tân Kỳ TP TC nghiệp

ĐẠI HỘI XII (1983 - 1986)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Hải Thu Giai Xuân - Tân Kỳ Bí thư Huyện Uỷ

Page 44: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

2 Hà Đình Thọ Nghĩa Thái - Tân Kỳ PBT trực Đảng

3 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị TV chủ tịch UB

4 Phan Đức Luận Đô Lương PBT kinh tế

5 Nguyễn Thế Khoa Đô Lương TV Trưởng BTC

6 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV Dân vận

7 Nguyễn Hải Châu Hưng Nguyên TV Trưởng BTG

8 Lê Đình Từ Yên Thành TV Phó CT NN

9 Lang Bắc Nam Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV trưởng công an

10 Đoàn Viết Kinh Bình Trị Thiên TV huyện đội trưởng

11 Chu Văn Tiếp Thanh Chương TV Bí thư Kỳ Sơn

12 Nguyễn Thanh Tâm Nghĩa Bình - Tân Kỳ PCT CN

13 Lê Doãn Đồng Thanh Chương PCT Tài Mậu

14 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

15 Phan Thị Lan Phú Sơn - Tân Kỳ CN UBKT

16 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ Chánh VP HU

17 Nguyễn Văn Đích Yên Thành - Tân Kỳ Thư ký UB

18 Nguyễn Doanh Nhiệm Thanh Chương TP thuỷ lợi

19 Hồ Văn Cư Hưng Nguyên Bí thư Sông Con

20 Nguyễn Văn Huyên Nam Đàn Bí thư An Ngãi

21 Võ Văn Ngãi Nghi Lộc GĐ lâm trường

22 Lê Huy Linh Diễn Châu Bí thư huyện đoàn

23 Nguyễn Chí Tuyến Đô Lương Quản lý

24 Thái Ngô Khanh Nghĩa Dũng - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Dũng

25 Lương Ngọc Kính Tiên Kỳ - Tân Kỳ Bí thư Tiên Kỳ

26 Trần Ngọc Nông Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Đồng

27 Trịnh Đăng Hợp Nghĩa Hành - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Hành

Page 45: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

28 Trương Văn Nội Nghĩa Phúc - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Phúc

29 Thái Doãn Liên Nghĩa Thái - Tân Kỳ Bí thư Nghĩa Thái

30 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ HTX mua bán

31 Đinh Xuân Trường Giai Xuân - Tân Kỳ Công đoàn Huyện

32 Đặng Khắc Tiểu Tân Xuân - Tân Kỳ Bí thư Tân Xuân

33 Bùi Huy Tưởng Giai Xuân - Tân Kỳ Bí thư Giai Xuân

ĐẠI HỘI XIII (1986 - 1989)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Bùi Nguyên Hai Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Phan Đình Luận Đô Lương PBT trực Đảng

3 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị TV chủ tịch UB

4 Phạm Thị Hoành Anh Sơn TV trưởng BTC

5 Nguyễn Hải Châu Hưng Nguyên TV Trưởng BTG

6 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ TV CN UBKT

7 Hà Đình Thọ Nghĩa Thái - Tân Kỳ TV CTMT

8 Lê Xuân Từ Yên Thành TV Phó CT NN

9 Nguyễn Thị Điều Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV Tài mậu

10 Phạm Đình Thường Nghi Lộc TV Trưởng công an

11 Lê Công Xưởng Đô Lương TV huyện đội trưởng

12 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng PN

13 Ngô Thanh Nhiên Yên Thành BT huyện đoàn

14 Phan Thị Lan Phú Sơn - Tân Kỳ CT ND

15 Đinh Xuân Trường Giai Xuân - Tân Kỳ Thư ký công đoàn

16 Lê Huy Linh Diễn Châu Chánh VP HU

17 Hoàng Thái Hữu Thanh Chương Phó BTC

18 Nguyễn Hồng Châu Nam Đàn PCT công nghiệp

Page 46: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

19 Nguyễn Văn Đích Yên Thành TP Giáo dục

20 Hồ Công Thuận Nam Đàn TP nông nghiệp

21 Nguyễn Văn Huyên Nam Đàn BT NT An Ngãi

22 Hồ Hữu Cư Hưng Nguyên BT NT Sông Con

23 Nguyễn Thanh Tâm Nghĩa Bình - Tân Kỳ PT Ngoại thương

24 Trần Hoàng Hồng Đô Lương Mua bán huyện

25 Phan Trọng Thành Đức Thọ - Hà Tĩnh Quyền GĐ lâm trường

26 Ngô Sỹ Đang Diễn Châu Trưởng trạm MK

27 Chu Văn Tiếp Thanh Chương BT Kỳ Sơn

28 Nguyễn Quốc Giá Đô Lương BT Nghĩa Dũng

29 Trần Ngọc Nông Nghĩa Đồng - Tân Kỳ BT Nghĩa Đồng

30 Lê Huy Hồng Diễn Châu BT Nghĩa Hoàn

31 Trương Văn Nội Nghĩa Phúc - Tân Kỳ BT Nghĩa Phúc

32 Trịnh Đăng Hợp Nghĩa Hành - Tân Kỳ BT Nghĩa Hành

33 Bùi Công Cương Tiên Kỳ - Tân Kỳ CN HTX Minh Trung

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Lê Đăng Anh: Đô Lương - TP thuỷ lợi

2. Thái Doãn Bốn: Đô Lương - Chánh thanh tra.

3. Nguyễn Thị An: Yên Thành - PT bệnh viện.

4. Ngô Sỹ Chí: Diễn Châu - CN HTX - Nghĩa Bình.

5. Chu Văn Đại: Thanh Chương - TP tài chính.

6. Nguyễn Văn Đức: Đô Lương - Phó CN UBKT.

7. Phan Huy Huyến: Diễn Châu - Quyền TP kế hoạch.

8. Nguyễn Văn Quế: Yên Thành - Bí thư Tân Xuân.

ĐẠI HỘI XIV (1989 - 1991)

Page 47: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Phan Đức Luận Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Phạm Thị Hoành Anh Sơn PBT trực Đảng

3 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị TV chủ tịch UB

4 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ TV CN UBKT

5 Nguyễn Hải Châu Hưng Nguyên TV Trưởng BTG

6 Nguyễn Văn Phố Yên Thành TV Trưởng BTC

7 Lê Xuân Từ Yên Thành TV PCT NN

8 Nguyễn Hồng Châu Nam Đàn PCT công nghiệp

9 Võ Văn Ngãi Nghi Lộc TV Tài mậu

10 Phạm Đình Thường Nghi Lộc TV trưởng công an

11 Lê Công Xưởng Đô Lương TV huyện đội trưởng

12 Lê Huy Linh Diễn Châu Chánh VP HU

13 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng phụ nữ

14 Hồ Công Thuận Nam Đàn Thư ký UB

15 Nguyễn Chí Tuyến Đô Lương TP Kế hoạch

16 Nguyễn Duy Ý Đô Lương TP tài chính

17 Lê Doãn Đồng Thanh Chương GĐ Thương nghiệp

18 Lê Thanh Hải Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Q. Bí thư HĐ

19 Nguyễn Nam Công Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TP nông lâm

20 Trần Hữu Mão Thanh Chương CT nông dân

21 Nguyễn Công Quảng Yên Thành Thư ký LĐLĐ

22 Hồ Hữu Cư Hưng Nguyên GĐ Sông Con

23 Phan Trọng Thành Đức Thọ - Hà Tĩnh GĐ Lâm trường

24 Lê Đăng Anh Đô Lương GĐ thuỷ lợi

25 Lô Văn Diện Nghĩa Dũng - Tân Kỳ PGĐ bệnh viện

Page 48: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

26 Trần Hoàng Hồng Đô Lương CN mua bán huyện

27 Đào Xuân Tương Đô Lương Phó phòng GD

28 Thái Doãn Bốn Đô Lương PBT thị trấn

29 Nguyễn Quốc Giá Đô Lương BT Nghĩa Dũng

30 Trần Ngọc Nông Nghĩa Đồng - Tân Kỳ BT Nghĩa Đồng

31 Trương Văn Nội Nghĩa Phúc - Tân Kỳ BT Nghĩa Phúc

32 Bùi Công Cương Tiên Kỳ - Tân Kỳ CNHTX Minh Trung

33 Phan Công Sửu Nam Đàn CT Nghĩa Hành

UỶ VIÊN DỰ KHUYẾT

1. Nguyễn Văn Quế: Yên Thành - Bí thư Tân Xuân

2. Nguyễn Văn Hạ: Đô Lương - CN thanh tran.

3. Nguyễn Đăng Mai: Thanh Chương - TP công nghiệp.

4. Lê Huy Hồng: Diễn Châu - Bí thư Nghĩa Hoàn.

5. Trần Thị Thịnh: Trực Đảng Kỳ Tân.

6. Vi Văn Lệ: Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ - GĐ dịch vụ cây trồng.

ĐẠI HỘI XV (1992 - 1996)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Phan Đức Luận Đô Lương Bí thư Huyện Uỷ

2 Phạm Thị Hoành Anh Sơn PBT trực Đảng

3 Lê Văn Cữ Triệu Phong - Q.Trị PBT chủ tịch UB

4 Nguyễn Văn Phố Yên Thành - Tân Kỳ TV Trưởng BTC

5 Nguyễn Hải Châu Hưng Nguyên TV Trưởng BTG

6 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ TV CN UBKT

7 Võ Văn Ngãi Nghi Lộc TV CT HĐND

8 Lê Doãn Đồng Thanh Chương TV PCT Tài Mậu

9 Phạm Đình Thường Nghi Lộc TV trưởng công an

Page 49: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

10 Lê Xuân Từ Yên Thành PT Mặt trận

11 Nguyễn Hồng Châu Nam Đàn PCT công nghiệp

12 Lê Công Xưởng Đô Lương TV huyện đội trưởng

13 Lê Thanh Hải Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Bí thư HĐ

14 Đào Thị Bắc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Hội trưởng phụ nữ

15 Đào Xuân Tương Đô Lương Trưởng phòng GD

16 Nguyễn Đức Lai Nam Đàn Chủ tịch LĐLĐ

17 Nguyễn Duy Thuỷ Đô Lương Chánh VP HU

18 Nguyễn Duy Ý Đô Lương TP TC - KH

19 Nguyễn Nam Công Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TP Kinh tế

20 Lê Đăng Anh Đô Lương GĐ Thuỷ lợi

21 Hồ Văn Cư Hưng Nguyên GĐ Sông Con

22 Trần Hữu Mão Thanh Chương CT nông dân

23 Bùi Công Cương Tiên Kỳ - Tân Kỳ CT xã Tiên Kỳ

24 Trương Văn Nội Nghĩa Phúc - Tân Kỳ BT Nghĩa Phúc

25 Thái Khắc Quán Đô Lương BT Tân Kỳ

26 Lê Huy Hồng Diễn Châu BT Nghĩa Hoàn

27 Thái Doãn Bốn Đô Lương CT thị trấn

28 Phan Công Sửu Nam Đàn CT Nghĩa Hành

29 Nguyễn Văn Tân Tân Hợp - Tân Kỳ CT Tân hợp

ĐẾN GIỮA NHIỆM KỲ BỔ SUNG

1. đ/c Nguyễn Thanh Tuấn - Nghĩa Đồng - Tân Kỳ - Phó trưởng Ban tổ chức

2. Đ/c Nguyễn Văn Ngọc - Nghĩa Đồng - Tân Kỳ - Giám đốc nông trường Vực

Rồng

3. Đ/c Nguyễn Chí Tuyết - Nghĩa Hành - Tân Kỳ - Trưởng phòng tổ chức chính

quyền.

Page 50: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

4. Đ/c Lô Văn Diễn - Nghĩa Dũng - Tân Kỳ - Giám đốc trung tâm y tế.

ĐẠI HỘI XVI (1996 - 2000)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Trần Công Dương Thanh Chương Bí thư Huyện uỷ

2 Võ Văn Ngãi Nghi Lộc PBT, CT HĐND

3 Nguyễn Hồng Châu Nam Đàn PBT, CT UBND

4 Lê Doãn Đồng Thah Chương TV PCT văn xã

5 Nguyễn Văn Phố Yên Thành TV Trưởng BTC

6 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ TV CN UBKT

7 Nguyễn Duy Thuỷ Đô Lương TV Trưởng BTG

8 Phạm Đình Thường Nghi Lộc TV Trưởng công an

9 Lê Công Xưởng Đô Lương TV huyện đội trưởng

10 Nguyễn Duy Ý Đô Lương PCT kinh tế

11 Nguyễn Nam Công Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TP nông lâm

12 Nguyễn Văn Hạ Đô Lương TP tài chính

13 Võ Viết Thanh Nam Đàn Chánh VP UB

14 Nguyễn Thanh Tuấn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ CT nông dân

15 Ngô Thanh Nhiên Yên Thành TP Tư pháp

16 Nguyễn Đình Giao Thanh Chương Phó BTC

17 Trần Quang Phượng Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Phó BTG

18 Lưu Văn Bính Thanh Chương TP kế hoạch

19 Lê Thanh Hải Nghĩa Đồng - Tân Kỳ Chánh VP HU

20 Đào Xuân Tương Đô Lương TP GD – ĐT

21 Trương Văn Nội Nghĩa Phúc - Tân Kỳ BT Nghĩa Phúc

22 Thái Khắc Quán Đô Lương CT xã Kỳ Tân

23 Phan Công Sửu Nam Đàn CT Nghĩa Hành

Page 51: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

24 Lê Huy Hồng Diễn Châu BT Nghĩa Hoàn

25 Nguyễn Văn Tân Tân Hợp - Tân Kỳ CT Tân Hợp

26 Trần Ngọc Nông Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PT Mặt trận

27 Nguyễn Văn Ngọc Nghĩa Đồng - Tân Kỳ GĐNT Vực Giồng

28 Trần Thị Thanh Đô Lương CT phụ nữ

29 Bùi Thanh Bảo Đô Lương Bí thư huyện đoàn

Đến tháng 4/1999, đ/c Trần Công Dương (BT) được điều về Tỉnh uỷ, Đ/c

Võ Văn Ngãi được bầu làm Bí thư thay đ/c Dương. Đ/c Võ Viết Thanh được bầu

vào UVTV trực Đảng. Đến tháng 9/1999, đ/c Thanh được Bầu làm Phó Bí thư

thường trực. Thánh 3/2000, đ/c Thanh được bầu làm PBT - CT UBND huyện, đ/c

Lưu Văn Bính được bầu vào Ban Thường vụ và Phó Bí thư thường trực.

Cũng trong thời điểm này đã bổ sung 3 đồng chí vào UVBCH Đảng bộ là: Võ

Trung Hướng, Hồ Công Thuận và Đinh Quốc Khánh. Đ/c Hướng được bầu làm

UVBTV - Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ.

ĐẠI HỘI XVII (2000 - 2005)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Võ Văn Ngãi Nghi Lộc Bí thư Huyện uỷ

2 Lưu Văn Bính Thanh Chương PBT thường trực

3 Võ Viết Thanh Nam Đàn PBT, CT UBND

4 Nguyễn Duy Thuỷ Đô Lương TV PCT UB

5 Nguyễn Duy Du Đô Lương TV Huyện đội trưởng

6 Phan Văn Vĩnh Đô Lương TV trưởng công an

7 Lê Thanh Hải Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV CN UBKT

8 Trần Quang Phượng Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV Trưởng BTG

9 Bùi Thanh Bảo Đô Lương TV Trưởng BTC

10 Võ Trung Hướng Diễn Châu Q. Chánh VP

Page 52: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

11 Nguyễn Cảnh Thanh Đồng Văn - Tân Kỳ CT MTTQ

12 Nguyễn Thanh Tuấn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ CT nông dân

13 Nguyễn Duy Ý Đô Lương PCT kinh tế

14 Đinh Quốc Khánh Giai Xuân - Tân Kỳ BT Thị trấn

15 Nguyễn Đình Giao Thanh Chương Trưởng Ban DV

16 Trần Thị Thanh Đô Lương CT phụ nữ

17 Lê Huy Hồng Diễn Châu BT Nghĩa Hoàn

18 Nguyễn Văn Tân Tân Hợp - Tân Kỳ CT Tân Hợp

19 Vũ Thị Thanh Hương Nam Hà BT huyện đoàn

20 Nguyễn Duy Liên Đô Lương Chánh thanh tra

21 Trần Văn Quang Nam Hà CT Kỳ Tân

22 Phạm Văn Hoá Thanh Chương TPTC - kế hoạch

23 Thái Khắc Ngọc Đô Lương PPNN và PTNT

24 Trịnh Hữu Thành Nghĩa Đồng - Tân Kỳ PPGD - ĐT

25 Nguyễn Duy Nho Đô Lương TPT.chức - LĐTBXH

26 Trần Thị Hợi Đô Lương Phó CNUBKT

27 Hà Văn Phúc Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ Phó BTC

28 Trần Văn Vinh Hưng Nguyên PPCNXD

29 Nguyễn Bá Quý Quỳnh Lưu PGĐCT Mía đường

ĐẠI HỘI XVIII (2005 - 2010)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1 Võ Viết Thanh Nam Đàn Bí thư Huyện uỷ

2 Nguyễn Duy Thuỷ Đô Lương PBT thường trực

3 Lưu Văn Bính Thanh Chương PBT, CT UBND

4 Lê Thanh Hải Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV Bí thư thị trấn

Page 53: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

5 Bùi Thanh Bảo Đô Lương TV Trưởng BTC

6 Trần Thị Hợi Đô Lương TV CNUBKT

7 Trần Quang Phượng Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TV Trưởng BTG

8 Hà Xuân Phúc Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ TV Trưởng BDV

9 Đinh Quốc Khánh Giai Xuân - Tân Kỳ TV PCT UBND

10 Nguyễn Duy Du Đô Lương TV Huyện đội trưởng

11 Phan Văn Vĩnh Đô Lương TV trưởng công an

12 Đặng Văn Hà Nam Đàn P. CT UBND

13 Nguyễn Văn Hoa Yên Thành P.chủ tịch HĐND

14 Thái Khắc Ngọc Đô Lương Chánh văn phòng HU

15 Phan Văn Giáp Yên Thành Phó BTC Huyện uỷ

16 Nguyễn Bá Cường Đô Lương P.chủ nhiệm UBKT

17 Nguyễn Duy Nho Đô Lương TP.nội vụ-LĐTBXH

18 Nguyễn Duy Liên Đô Lương Chánh thanh tra

19 Nguyễn Đình Giao Thanh Chương TC.UBMTTQ huyện

20 Trịnh Hữu Thành Nghĩa Đồng - Tân Kỳ TP GD - ĐT

21 Hồ Thị Loan Diễn Châu TP TN môi trường

22 Vũ Thị Thanh Hương Nam Hà CT hội phụ nữ

23 Trần Văn Quang Nam Hà Chủ tịch hội nông dân

24 Phạm Văn Hoá Thanh Chương Trưởng phòng TC-KH

25 Nguyễn Thanh Tuấn Nghĩa Đồng - Tân Kỳ GĐ TTBDCT huyện

26 Nguyễn Hải Hậu Nghĩa Hợp - Tân Kỳ Viện trưởng VKSND

27 Cao Tiến Thành Đô Lương Phó GĐ TT y tế

28 Nguyễn Bá Quý Quỳnh Lưu GĐ NMĐ Sông con

29 Trần Văn Thuận Nam Hà Bí thư Nghĩa Hành

30 Nguyễn Văn Tân Tân Hợp - Tân Kỳ Bí thư Tân Hợp

Page 54: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

31 Đặng Bá Hùng Nghi Lộc Bí thư huyện đoàn

32 Phạm Thái Phiên Đại Lộc - Quảng Nam CT xã Tân An

33 Phan Xuân Thủy Nghĩa Thái - Tân Kỳ CT xã Nghĩa Thái

Tháng 5/2007, Đ/c Võ Viết Thanh chuyển về UBKT Tỉnh uỷ, Đ/c Lưu Văn

Bính được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Tháng 6/2010 chuyển về Hội nông dân Tỉnh

Tháng 1/2008, Đ/c Vi Văn Sửu bổ sung vào thường vụ - PBT Thường trực.

Tháng 7/2010,được bầu làm Bí thư Huyện ủy.

Tháng 11/2006 Đ/c Dương Phúc Thành bổ sung vào BCH, Ban Thường vụ

thay Đ/c Phạm Văn Vĩnh (chuyển về công an tỉnh).

Tháng 1/2008, Đ/c Thái Văn Căn bổ sung vào Ban Thường vụ, thay Đ/c

Nguyễn Duy Du (nghỉ chờ hưu).

Tháng 1/2008, Đ/c Đào Ngọc Sơn bổ sung vào Ban Chấp hành thay Đ/c

Trần Văn Quang (chuyển về hội nông dân Tỉnh).

ĐẠI HỘI XIX( 2011 - 2015)

TT HỌ VÀ TÊN NGUYÊN QUÁN CHỨC VỤ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Page 55: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

( Nhờ các đồng chí điền danh sách vào)

Page 56: Chương 4: Tân Kỳ tiềm năng hội nhập và phát triển