40
Bài 5: Bộ Nghịch Lưu Và Biến Tần 5.1 Khái niệm, phân loại bộ nghịch lưu : 5.1.1 Khái niệm : Bộ nghịch lưu là bộ biến đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng điện xoay chiều 5.1.2 Phân loại : • Theo số lượng pha: - Một pha - Ba pha - Nhiều pha • Theo sơ đồ - Hình cầu - Hình tia • Theo đặc điểm nguồn - Nguồn áp - Nguồn dòng 5.1.3 Sơ đồ nguyên lý

Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Bài 5: Bộ Nghịch Lưu Và Biến Tần

5.1 Khái niệm, phân loại bộ nghịch lưu :

5.1.1 Khái niệm : Bộ nghịch lưu là bộ biến đổi năng lượng điện một chiều thành năng

lượng điện xoay chiều

5.1.2 Phân loại :

• Theo số lượng pha:

- Một pha

- Ba pha

- Nhiều pha

• Theo sơ đồ

- Hình cầu

- Hình tia

• Theo đặc điểm nguồn

- Nguồn áp

- Nguồn dòng

5.1.3 Sơ đồ nguyên lý

Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lý nghịch lưu cầu một pha

Mạch cầu H hay mạch toàn cầu là một mạch chuyển mạch tạo bởi bốn linh kiện sắp

xếp theo hình chữ H. Bằng cách điều khiển chuyển mạch cầu các linh kiện trong mạch,

ta có thể tạo điện áp dương, âm và 0V trên tải

Page 2: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Bảng 1 Giản đồ kích đóng các công tắc và đồ thị áp tải

S1 S2 S3 S4 Áp trên tải

Dẫn Dẫn Tắt Tắt Dương

Tắt Tắt Dẫn Dẫn Âm

Dẫn Tắt Dẫn Tắt 0

Tắt Dẫn Tắt Dẫn 0

Quan hệ giữa tình trạng hoạt động của các linh kiện trong mạch và điện áp trên tải

được mô tả trong bảng 1. Lưu ý là các trường hợp khác đã được loại trừ, ví dụ ngắn

mạch.

Các phần tử sử dụng trong cầu H có nhiều lựa chọn, từ các chuyển mạch cơ khí đến các

linh kiện bán dẫn.

Bộ nghịch lưu cũng có thể mắc dưới dạng mạch tia

Hình 5.2 Bộ nghịch lưu tia 1 pha

Page 3: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Mạch gồm 2 công tắc và 2 diode mắc song song với nhau. Mạch tải và ngõ ra của bộ

nghịch lưu cách ly qua máy biến áp với cuộn sơ cấp.

Trong trường hợp không sử dụng máy biến áp cách ly phía tải, nguồn điện áp môt

chiều cần thiết kế với nút phân thế ở giữa, đây là dạng mạch nghịch lưu áp nửa cầu.

Hình 5.3 Mạch nghịch lưu áp nửa cầu

5.2 Ngịch lưu áp:

• Mang tính chất nguồn áp: tạo ra điện áp xoay chiều. Dòng điện đầu ra phụ thuộc vào

tải.

• Đầu vào của nghịch lưu áp là nguồn điện áp một chiều

5.2.1 Nghịch lưu áp cầu một pha

Hình 5.4 Nghịch lưu cầu một pha

Ψ: Góc dự kiến đóng các bộ khóa

ΨS: Góc thông dòng của các bộ khóa

ΨR: Góc thông dòng của các diode ngược

Page 4: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Hình 5.5 Dạng sóng ra trên tải

Page 5: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

5.2.2 Nghịch lưu áp tia một pha:

Hình 5.6 Dạng sóng ra trên tải

• Nhịp S1:

uZ = ua = ud

iS1 = id = iZ … tăng theo đường cong hàm mũ

• Nhịp VR2:

uZ = ub = -Ud

iVR2 = -id = iZ … giảm theo đường cong hàm mũ

Ngắt xung điều khiển đưa vào S1. Do ảnh hưởng của L trong tải, dòng

điện trong cuộn thứ cấp và qua đó dòng trong cuộn sơ cấp vẫn giữ

chiều cũ. Dòng trong cuộn sơ cấp chảy qua VR2 và qua nửa phải của

cuộn sơ cấp.

Nhịp VR2 kết thúc khi dòng IVR2 giảm về giá trị 0

Page 6: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

• Nhịp S2:

uZ = ub = -Ud

iS2 = id = -iZ … tăng theo đường cong hàm mũ với chiều ngược lại

Xung điều khiển đưa vào S2 ngay sau khi ngắt S1. Khi VR2 đóng, dòng sẽ chảy qua

S2. Điện áp trên tải vẫn không đổi, tuy nhiên dòng IZ sẽ đảo chiều

Nhịp S2 kết thúc khi ngắt xung điều khiển đưa vào S2 và bắt đầu đưa xung điều khiển

vào S1

• Nhịp VR1:

Ngắt xung điều khiển đưa vào S2. Do ảnh hưởng của L trong tải, dòng điện trong cuộn

thứ cấp và qua đó dòng trong cuộn sơ cấp vẫn giữ chiều cũ. Dòng trong cuộn sơ cấp

chảy qua VR1 và qua nửa trái của cuộn sơ cấp.

UZ = Ua = Ud

iVR1 = -id = -iZ … tăng theo đường cong hàm mũ

Nhịp VR1 kết thúc khi dòng IVR1 tăng lên giá trị 0

5.2.3 Nghịch lưu áp cầu 3 pha

Nguồn điện áp một chiều có thể ở dạng đơn giản như acquy, pin điện hoặc ở

dạng phức tạp gồm điện áp xoay chiều được chỉnh lưu và lọc phẳng.

Linh kiện trong bộ nghịch lưu áp có khả năng kích đóng và kích ngắt dòng điện

qua nó, tức đóng vai trò một công tắc. Trong các ứng dụng công suất nhỏ và vừa, có

thể sử dụng transistor BJT, MOSFET, IGBT làm công tắc và ở phạm vi công suất lớn

có thể sử dụng GTO, IGCT hoặc SCR kết hợp với bộ chuyển mạch.

Với tải tổng quát, mỗi công tắc còn trang bị một diode mắc đối song với nó. Các diode

mắc đối song này tạo thành mạch chỉnh lưu cầu không điều khiển có chiều dẫn điện

ngược lại với chiều dẫn điện của các công tắc. Nhiệm vụ của bộ chỉnh lưu cầu diode là

tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi công suất ảo giữa nguồn một chiều và tải

xoay chiều qua đó hạn chế quá điện áp phát sinh khi kích ngắt các công tắc.

Page 7: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Bộ nghịch lưu áp 3 pha thường có dạng mạch cầu hình ( H 5.7a ). Mạch chứa 6 công

tắc S1, S2, …, S6 và 6 diode mắc đối song D1, D2, …., D6.

Tải 3 pha có thể mắc hình sao ( H 5.7 b ) hoặc tam giác ( H 5.7 c )

Hình 5.7 Nghịch lưu áp cầu 3 pha

Page 8: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Hình 5.8 Dạng sóng ra trên tải

Page 9: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

5.2.3.1 PHÂN TÍCH ĐIỆN ÁP BỘ NGHỊCH LƯU ÁP 3 PHA

Giả thiết tải ba pha đối xứng thỏa mãn hệ thức:

ut1 + ut2 + ut3 = 0

Ta tưởng tượng nguồn áp U được phân chia làm hai nửa bằng nhau với điểm nút phân

thế O (một cách tổng quát, điểm phân thế 0 có thể chọn ở vị trí bất kỳ trên mạch nguồn

DC).

Gọi N là điểm nút của tải ba pha dạng sao. Điện áp pha tải ut1,ut2,ut3. Ta có:

ut1= u10- uNO

ut2 = u20- uNO

ut3 = u30-uNO

Điện áp u10, u20 , u30 được gọi là các điện áp pha -tâm nguồn của các pha 1,2,3. Các điện

áp ut1, ut2, ut3; u10, u20, u30 và uNO có chiều dương qui ước vẽ trên hình H5.4a

Cộng các hệ thức trên và để ý rằng ut1+ut2+ut3=0, ta có:

0 = u10 +u20 +u30 –3.uNO

Điện áp dây trên tải:

ut12 =u10 - u20

ut23 = u20 - u30

ut31 = u30 -u10

* S1, S5, S6

UZ1 = UZ3 = Ud/3

UZ2 = -2Ud/3

* S1, S2, S6 UZ1 = 2Ud/3

UZ2 = UZ3 = -Ud/3

Page 10: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

* S1, S2, S3 UZ1 = UZ2 = Ud/3

UZ3 = -2Ud/3

* S2, S3, S4 UZ2 = 2Ud/3

UZ1 = UZ3 = -Ud/3

* S3, S4, S5 UZ2 = UZ3 = Ud/3

UZ1 = -2Ud/3

Page 11: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

* S4, S5, S6 UZ3 = 2Ud/3

UZ1 = UZ2 = -Ud/3

* Hệ quả: Quá trình điện áp ( và do đó quá trình dòng điện) ngõ ra của bộ nghịch lưu

áp ba pha sẽ được xác định khi ta xác định được các điện áp trung gian u10, u20, u30.

* Xác định điện áp pha - tâm nguồn cho bộ nghịch lưu áp. Cặp công tắc cùng pha: gồm

hai công tắc cùng mắc chung vào một pha tải, ví dụ (S1S4), (S3,S6) và (S5,S2) là các cặp

công tắc cùng pha.

Qui tắc kích đóng đối nghịch: cặp công tắc cùng pha được kích đóng theo qui tắc đối

nghịch nếu như hai công tắc trong cặp luôn ở trạng thái một được kích đóng và một

được kích ngắt. Trạng thái cả hai cùng kích đóng (trạng thái ngắn mạch điện áp

nguồn ) hoặc cùng kích ngắt không được phép.

* Qui tắc: Giả thiết bộ nghịch lưu áp ba pha có cấu tạo mạch và chiều điện thế của các

phần tử trong mạch cho như hình vẽ H5.4. Giả thiết các công tắc cùng pha được kích

đóng theo qui tắc đối nghịch và giả thiết dòng điện của các pha tải có khả năng đổi dấu.

Điện áp pha tải đến tâm nguồn của một pha nguồn nào đó có giá trị +U/2 nếu công tắc

lẻ của pha được kích đóng và –U/2 nếu công tắc chẵn được kích không phụ thuộc trạng

thái dòng điện.

* Hệ quả:

1- Điện áp trên tải được xác định hoàn toàn nếu ta biết được giản đồ kích đóng các

công tắc và điện áp nguồn. Do đó, ta có thể điều khiển điện áp ngõ ra của bộ nghịch

lưu áp bằng cách điều khiển giản đồ xung kích đóng các công tắc.

Page 12: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

2- Nếu các cặp công tắc cùng pha không được kích đóng theo qui tắc đối nghịch, dạng

điện áp tải sẽ thay đổi phụ thuộc vào trạng thái dòng điện tải (và tham số tải ). Đây là

trường hợp kích đóng do ý muốn đối với tải dạng cộng hưởng. Dòng điện có thể ở

trạng thái liên tục hoặc gián đoạn.

Ta cần chú ý rằng, một công tắc được kích đóng không có nghĩa là nó sẽ dẫn điện. Phụ

thuộc vào chiều dòng điện dẫn qua tải có thể xảy ra trường hợp công tắc kích đóng

không dẫn điện mà dòng điện lại dẫn qua diode mắc đối song với công tắc được kích

đóng.

3- Dạng dòng điện được xác định dựa trên phương trình mạch tải.

5.2.3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN NGHỊCH LƯU ÁP

Các bộ nghịch lưu áp thường điều khiển dựa theo kỹ thuật điều chế độ rộng xung –

PWM (Pulse Witdth Modulation) và qui tắc kích đóng đối nghịch. Qui tắc kích đóng

đối nghịch đảm bảo dạng áp tải được điều khiển tuân theo giản đồ kích đóng công tắc

và kỹ thật điều chế độ rộng xung có tác dụng hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi của

sóng hài bậc cao xuất hiện phía tải.

Phụ thuộc vào phương pháp thiết lập giản đồ kích đóng các công tắc trong bộ

nghịch lưu áp, ta có thể phân biệt các dạng điều chế độ rộng xung khác nhau.

5.2.3.2.a CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NGHỊCH LƯU ÁP

Chỉ số điều chế (Modulation index): định nghĩa là tỉ số giữa biên độ thành

phần hài cơ bản tạo nên bởi phương pháp điều khiển và giá trị chuẩn được chọn trước.

Để đánh giá các đại lượng điện người ta thường dựa vào chỉ số méo dạng sóng hài toàn

phần.

Với: n là số nguyên, H(n) là sóng hài bậc thứ n, H1 là sóng hài bậc một hay

sóng hài cơ bản.

Page 13: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Để đánh giá ảnh hưởng của từng sóng hài riêng lẻ ta có thể dùng phương pháp phân

tích phổ sóng hài cho đại lượng tuần hoàn không sin theo công thức phân tích Fourier.

Sau đây là công thức viết cho đại lượng i tuần hoàn, chu kỳ Tp nhưng không sin có thể

triển khai thành tổng các đại lượng dạng sin theo hệ thức

Biên đô sóng hài bậc n được xác định theo hệ thức:

Đặc biệt khi đánh giá chất lượng bộ nghịch lưu còn dùng một số tiêu chí như:

- Khả năng giảm thiểu hiện tượng common-mode voltage, là nguyên nhân

làm giảm tuổi thọ động cơ.

- Giá thành, độ tin cậy của bộ nghịch lưu.

- Phạm vi ứng dụng về điện áp và công suất.

- Khả năng linh hoạt trong vấn đề mở rộng tăng điện áp hay công suất.

- Phân bố công suất cân bằng trên các linh kiện phù hợp.

- Tần số đóng ngắt và công suất tổn hao do đóng ngắt

- Các qui định về tương thích điện từ (Electromagnet Compatibility-EMC)

qui định khá nghiêm ngặt đối với các bộ biến đổi công suất đóng ngắt với tần số

cao hơn 10kHz.

- Công suất tổn hao xuất hiện trên linh kiện bao gồm hai thành phần: tổn hao công suất

khi linh kiện ở trạng thái dẫn điện Pon và tổn hao công suất động Pdyn.

Tổn hao công suất Pdyn tăng lên khi tần số đóng ngắt của linh kiện tăng lên. Tần số

đóng ngắt của linh kiện không thể tăng lên tùy ý vì những lý do sau:

+ Công suất tổn hao linh kiện tăng lên tỉ lệ với tần số đóng ngắt.

Page 14: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

+ Linh kiện công suất lớn thường gây ra tổn hao đóng ngắt linh kiện lớn hơn.

Do đó, tần số kích đóng của nó phải giảm cho phù hợp, ví dụ các linh kiện GTO công

suất MW chỉ có thể đóng ngắt ở tần số khoảng 100Hz.

5.2.3.2.b PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU RỘNG XUNG SIN (SPWM)

Về nguyên lý, phương pháp thực hiện kỹ thuật analog. Giản đồ kích đóng công tắc của

bộ nghịch lưu dựa trên cơ sở so sánh hai tính hiệu cơ bản:

- Sóng mang up (carrier signal) tần số cao.

- Sóng điều chế ur (reference signal) (hoặc sóng điều chế-modulation signal)

dạng sin. Ví dụ: công tắc lẻ được kích khi sóng điều khiển lớn hơn sóng mang (ur >up).

Trong trường hợp ngược lại công tắc chẵn được kích đóng.

Sóng mang up có thể ở dạng tam giác. Tần số sóng mang càng cao, lượng sóng hài bậc

cao bị khử càng nhiều. Tuy nhiên, tần số đóng ngắt cao làm tổn hao phát sinh do quá

trình đóng ngắt các công tắc tăng theo. Ngoài ra, các linh kiện còn có thời gian đóng

ton và thời gian ngắt toff nhất định. Các yếu tố này làm hạn chế việc chọn tần số sóng

mang.

Sóng điều khiển ur mang thông tin về độ lớn trị hiệu dụng và tần số sóng hài cơ bản của

điện áp ngõ ra. Trong trường hợp bộ nghịch lưu áp ba pha phải được tạo lệch nhau về

pha 1/3 chu kỳ của nó. Trong trường hợp bộ nghịch lưu áp một pha, ta cần tạo hai sóng

điều khiển lệch pha nhau nữa chu kỳ (tức chúng ngược pha nhau).

Hình 5.9 bộ nghịch lưu áp cầu một pha

Page 15: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Để đơn giản mạch kích hơn nữa, ta có thể sử dụng một sóng điều khiển duy nhất để

khích đóng, ví dụ: cặp công tắc (S1S4) được kích đóng theo quan hệ giữa sóng điều

khiển và sóng mang, còn cặp (S2S3) được kích đóng ngược lạivới chúng. Lúc đó hình

thành trạng thái kích đóng (S1S2) hoặc (S3S4).

Gọi mf là tỉ số điều chế tần số (frequency modulation ratio):

Việc tăng giá trị mf sẽ dẫn đến việc tăng giá trị tần số các sóng hài xuất hiện. Điểm bất

lợi của việc tăng tần số sóng mang là vấn đề tổn hao do đóng ngắt lớn.

Tương tự, gọi là tỉ số điều chế biên độ (amplitude modulation ratio):

Nếu ma ≤ 1 (biên độ sóng sin nhỏ hơn biên độ sóng mang) thì quan hệ giữa thành phần

cơ bản của áp ra và áp điều khiển là tuyến tính.

Đối với bộ nghịch lưu áp một pha:

Ut(1)m = ma.U

Đối với bộ nghịch lưu áp ba pha:

Ut(1)m = ma.U/2

Khi giá trị ma > 1 , biên độ tín hiệu điều chế lớn hơn tín hiệu sóng mang thì biên độ hài

cơ bản điện áp ra tăng không tuyến tính theo biến ma. Lúc này, bắt đầu xuất hiện lượng

sóng hài bậc cao tăng dần cho đến khi đạt ở mức giới hạn cho bởi phương pháp 6 bước.

Trường hợp này gọi là quá điều chế (overmodulation) hoặc điều chế mở rộng.

Trong trường hợp bộ nghịch lưu áp ba pha, các thành phần sóng hài bậc cao sẽ được

giảm đến cực tiểu nếu giá trị mf được chọn bằng số lẻ bội ba. Nếu để ý đến hệ thức tính

chỉ số điều chế, ta thấy phương pháp SPWM đạt được chỉ số lớn nhất trong vùng tuyến

tính khi biên độ sóng điều chế bằng với biên độ sóng mang. Lúc đó, ta có:

Page 16: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Phân tích sóng hài

Việc đánh giá chất lượng sóng hài xuất hiện trong điện áp tải có thể được thực hiện

bằng phân tích chuỗi Fourier. Ở đây, chu kỳ lấy tích phân Fourier được chia thành

nhiều khoảng nhỏ, với cận lấy từng tích phân của từng khoảng được xác định từ các

giao điểm của sóng điều khiển và sóng mang dạng tam giác.

5.2.3.2.c PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ VECTOR KHÔNG GIAN (SVPWM)

(Space vector modulation-hoặc Space vector PWM)

Phương pháp điều chế vector không gian xuất phát từ các ứng dụng của vector không

gian trong máy điện xoay chiều, sau đó được mở rộng triển khai trong máy điện ba

pha. Phương pháp điều chế vector không gian và các dạng cải tiến của nó có tính hiện

đại, giải thuật dựa chủ yếu vào kỹ thuật số và là các phương pháp được sử dụng phổ

biến nhất hiện nay trong lĩnh vực điện tử công suất liên quan đến điều khiển đại lượng

xoay chiều ba pha như điều khiển truyền động xoay chiều, điều khiển các mạch lọc tích

cực, điều khiển các thiết bị công suất trên hệ thống truyền tải điện.

5.3 BỘ BIẾN TẦN

Định ngĩa : Bộ biến tần dùng để chuyển đổi điện áp hoặc dòng điện xoay chiều ở

đầu vào từ một tần số này thành điện áp hoặc dòng điện có một tần số khác ở đầu ra.

Ứng dụng: Bộ biến tần thường được sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ xoay

chiều theo phương pháp điều khiển tần số, theo đó tần số của lưới nguồn sẽ thay đổi

thành tần số biến thiên. Ngoài việc thay đổi tần số còn có sự thay đổi tổng số pha. Từ

nguồn lưới một pha, với sự giúp đỡ của bộ biến tần ta có thể mắc vào tải động cơ ba

pha. Bộ biến tần còn được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật nhiệt điện. Bộ biến tần trong

trường hợp này cung cấp năng lượng cho lò cảm ứng.

Page 17: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Phân loại :

1/- Theo tổng số pha, các bộ biến tần

a/- Một pha

b/- Ba pha

c/- m pha

2/- Theo cấu trúc mạch điện, các bộ biến tần

a/- Gián tiếp (mạch chứa khâu trung gian một chiều), trong đó ta phân biệt biến tần

dùng bộ nghịch lưu áp và biên tần dùng bộ nghịch lưu dòng với quá trình chuyển mạch

phụ thuộc mạch nguồn hoặc với quá trình chuyển mạch cưỡng bức.

b/- Trực tiếp (không có mạch trung gian một chiều)- còn gọi là cycloconvertor. Bộ biến

tần trực tiếp có thể hoạt động

- Với quá trình chuyển mạch phụ thuộc bên ngoài: tín hiệu điều khiển có dạng hình

thang hoặc dạng điều hòa:

- Vói quá trình chuyển mạch cưỡng bức (ít gặp).

Trường hợp quá trình chuyển mạch phụ thuộc mạch nguồn có thể chia làm hai trường

hợp: trường hợp với dòng điện cân bằng và trường hợp không có dòng điện cân bằng.

5.3.1 Bộ biến tần trực tiếp

Bộ biến tần trực tiếp-Cycloconverter, tạo nên điện áp xoay chiều ở ngõ ra với trị

hiệu dụng và tần số điều khiển được. Nguồn điện áp xoay chiều với tần số và biên độ

không đổi cung cấp năng lượng cho bộ biến tần này.

Bộ biến tần trực tiếp dùng để điều khiển truyền động động cơ điện xoay chiều.

Theo quá trình chuyển mạch, bộ biến tần trực tiếp được phân biệt làm hai loại:

bộ biến tần có quá trình chuyển mạch phụ thuộc và bộ biến tần có quá trình chuyển

mạch cưỡng bức.

Bộ biến tần trực tiếp với quá trình chuyển mạch cưỡng bức chứa các linh kiện tự

chuyển mạch như GTO, transistor. Chúng được trình bày về nguyên lý hoạt động trong

chương bộ biến đổi ma trận (Matrix conveter).

Page 18: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Bộ biến tần với quá trình chuyển mạch phụ thuộc được sử dụng nhiều trong

công nghiệp. Tính phụ thuộc ở đây biểu hiện khả năng ngắt dòng điện qua linh kiện

thực hiện nhờ tác dụng của điện áp nguồn xoay chiều hoặc sức điện động xoay chiều

của tải. Do đó, mạch chỉ cần trang bị thyristor thông thường. Với tải công suất lớn, việc

sử dụng linh kiện chuyển mạch tự nhiên như SCR có ý nghĩa rất quan trọng vì hiệu quả

kinh tế của thiết bị.

Do phụ thuộc vào điện áp xoay chiều của nguồn nên tần số điện áp ở ngõ ra bị

giới hạn ở mức thấp hơn tần số điện áp nguồn. Bộ biến tần này được ứng dụng trong

các truyền động động cơ công suất lớn tốc độ chậm.

5.3.1.1 BỘ BIẾN TẦN TRỰC TIẾP MỘT PHA

* Phân tích hoạt động bộ biến tần trực tiếp với quá trình chuyển mạch phụ thuộc

điện áp nguồn xoay chiều

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Xét bộ biến tần trực tiếp một pha trên hình vẽ H5.10

Hình 5.10 bộ biến tần trực tiếp một pha

Bộ biến tần có cấu tạo của bộ chỉnh lưu kép. Do đó, phân tích hoạt động và phương

pháp điều khiển bộ biến tần giống như bộ chỉnh lưu kép. Điều khác biệt so với chức

Page 19: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

năng của bộ chỉnh lưu kép là bộ biến tần có quá trình điện áp trên tải – tức điện áp

chỉnh lưu đổi dấu một cách liên tục và tuần hoàn

5.3.1.2 BỘ BIẾN TẦN TRỰC TIẾP BA PHA

Bộ biến tần trực tiếp có các cấu hình dạng đầy đủ, đối xứng (H5.11a,b), trong đó

phụ thuộc kiểu đấu của nguồn, ta phân biệt cấu trúc sử dụng chung nguồn từ một cuộn

thứ cấp máy biến áp và cấu trúc có nguồn riêng cho từng pha tải. Cấu trúc có chung

cuộn thứ cấp máy biến áp đòi hỏi mạch tải ba pha có điểm trung tính để hỡ. Nếu các

pha tải không thể phân cách độc lập, có thể sử dụng cấu trúc mạch biến tần trực tiếp có

nguồn riêng (H5.65b). Với cấu trúc mạch biến tần hình H5.65b sử dụng nguồn chung,

khi thực hiện chuyển mạch các linh kiện nhóm nửa trên của mạch cầu, hiện tượng ngắn

mạch nguồn có thể xảy ra.

Bộ biến tần trực tiếp ba pha có quá trình chuyển mạch phụ thuộc áp nguồn xoay chiều.

Hình 5.11 a Hình 5.11 b

Các cấu trúc tiết kiệm linh kiện sẽ tạo nên sự không đối xứng của các nhánh linh kiện.

Hai dạng biến tần trực tiếp không đối xứng được vẽ minh họa trên hình H5.12a và

H5.12b

Page 20: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Hình 12 a Hình 12 b

Trên hình H5.13 vẽ sơ đồ mạch công suất bộ biến tần trực tiếp gồm các bộ chỉnh lưu

tia ba pha với nguồn chung. Các bộ chỉnh lưu kép có thể được điều khiển theo phương

pháp riêng lẻ hoặc đồng thời ( có dòng cân bằng ). Tuy nhiên, việc sử dụng chung

nguồn trên trong thực tế sẽ có những khó khăn do quá trình chuyển mạch trong từng

nhóm bộ chỉnh lưu tạo nên. Do đó, với yêu cầu chất lượng cao, các bộ chỉnh lưu cho

từng pha tải sẽ được đấu vào từng pha nguồn cách ly riêng. H5.11b

Hình 5.13 Sơ đồ mạch công suất bộ biến tần trực tiếp

Tần số hài cơ bản của điện áp ra f2 cho bởi công thức sau :

Page 21: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

với: l là tổng số xung áp chỉnh lưu chứa trong nửa chu kỳ áp tải

m là số pha

f1 là tần số áp nguồn xoay chiều

* Tần số điện áp đầu ra f2 < 25Hz và không thể điều khiển vô cấp

Nếu bộ biến tần do các bộ chỉnh lưu kép mạch tia ba pha tạo thành, ta có:

* f2 max≈ 0,43 f1 (thực tế sử dụng đến giới hạn f1 / 3 )

và trong trường hợp do các bộ chỉnh lưu kép mạch cầu ba pha tạo thành, ta có:

* f2 max=0,6 f1 (thực tế khoảng f1/2 )

Ưu điểm của bộ biến tần trực tiếp với quá trình chuyển mạch phụ thuộc điện áp

nguồn là mạch chỉ cần thyristor thông thường. Nếu số xung áp chỉnh lưu lớn, dạng áp

trên tải có dạng gần như sin. Tổn hao phát sinh do đóng ngắt linh kiện thấp, bộ biến tần

không cần mạch lọc trung gian nên có hiệu suất cao.

Nếu sự cố xảy ra trong quá trình chuyển mạch ở một pha nào đó, bộ biến tần vẫn

tiếp tục hoạt động bình thường dù lưới điện bị biến dạng. Bộ biến tần có khả năng làm

việc ở tần số thấp.

Khuyết điểm của mạch là số linh kiện sử dụng nhiều và do đó mạch điều khiển phức

tạp. Do bộ biến tần làm việc trên nguyên lý điều khiển pha của bộ chỉnh lưu nên hệ số

công suất thấp.

5.3.2 BỘ BIẾN TẦN GIÁN TIẾP

5.3.2.1/ Khái niệm

Bộ biến tần gián tiếp là bộ biến đổi nguồn điện xoay chiều có V1, f1 là hằng số thành

nguồn điện xoay chiều có Vr, fr thay đổi, qua khâu trung gian một chiều. Tần số đầu

ra được xác định bởi nhịp đóng mở của các thiết bị nghịch lưu.

5.3.2.2/Các khâu cơ bản

Thiết bị biến tần gián tiếp gồm ba khâu cơ bản

Page 22: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

+ Khâu chỉnh lưu: biến đổi nguồn xoay chiều sang một chiều.

+ Bộ lọc; để giảm bớt độ nhấp nhô của áp và dòng ở đầu ra của bộ chỉnh lưu.

+ Khâu nghịch lưu: biến đổi điện áp một chiều để đặt vào động cơ.

Thiết bị nghịch lưu có thể là Thyristor hoặc Transitor công suất.

Hình 5.14 Sơ đồ bộ biến tần gián tiếp

Do tính chất khác nhau của các khâu trung gian ta có hai loại biến tần là biến tần áp và

biến tần dòng.

5.3.2.3/Biến tần áp:

a>Biến tần áp dùng Thyristor

Nhóm chỉnh lưu gồm 6 Thyristor T7 đến T12 vừa làm chức năng biến đổi dạng điện áp

từ xoay chiều thành một chiều vừa có nhiệm vụ điều chỉnh giá trị điện áp V0. Bộ lọc

phẳng gồm có các cuộn kháng ĐK và tụ C0. Phần chỉnh lưu của nhóm nghịch lưu là

các Thyristor T1 đến T6. Chúng được mở theo thứ tự T1-T2-T3-T4-T5-T6. Cách nhau

1/6 chu kỳ áp ra. Như vậy tại mọi thời điểm có hai Thyristor mở, một nối với cực

dương và một nối với cực âm của điện áp V0.

Page 23: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Hình 5.15 Sơ đồ nguyên lý bộ biến tần gián tiếp dùng Thyristor

Kết quả điện áp dây đầu ra đưa vào động cơ có dạng như sau:

Điện áp đầu ra bộ biến tần gián tiếp

Bằng cách thay đổi khoảng thời gian mở Thyristor ta thay đổi được thời gian chu kỳ

của điện áp ra, nghĩa là điều chỉnh được tần số ra. Để chuyển mạch giữa các Thyristor

người ta dùng các tụ C1-C6.

Các diode D1-D6 ngăn tác dụng của các tụ chuyển mạch với phụ tải, làm cho áp trên

tải không bị ảnh hưởng bởi sự phóng nạp của tụ.

Các diode D7-D12 tạo một cầu ngược, có tác dụng mở đường cho dòng điện phản

kháng từ phía động cơ chạy về tụ C0. Dòng điện này xuất hiện do sự lệch pha giữa

dòng và áp động cơ. Tụ C0 có nhiệm vụ chứa năng lượng phản kháng vì động vơ là

Page 24: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

một tải đơn giản đối với bộ nghịch lưu mà có tác động một cách khác nhau với từng

điều hòa của dạng sóng điện áp.

Để duy trì từ thông tối ưu trong động cơ không đồng bộ cần giữ tỉ số điện áp/tần

số=const.Biến thiên tần số đầu ra của bộ nghịch lưu phải có biến thiên áp.

Để giữ được quan hệ điện áp/tần số=const, ta có thể áp dụng phương pháp điều chế bề

rộng xung.

Hoạt động mạch như sau:

Trong ½ chu kỳ của điện áp ra ta đóng cắt Thyristor một số lần nhất định giá trị trung

bình của điện áp ra phụ thuộc vào tỷ số thời gian đóng mở. Trạng thái một tương ứng

với tất cả hai Thyristor T1và T2 cùng dẫn. Dòng điện đi từ nguồn qua T1 và T2 pha a

và pha c, điện áp Vac=V0. Nếu ta cho T2 ngưng dẫn thì lúc đó dòng tải qua T1,D5và

Vac=0. Nếu cho T1 ngưng dẫn T2 dẫn thì dòng tải qua T2 và D4, Vac=0. Nếu T1 và

T2 ngưng dẫn. Dòng điện tải sẽ qua D5, D4 và ngược chiều nguồn điện Vac=-V0.

Khi T1 và T2 cùng dẫn năng lượng được đưa từ nguồn một chiều vào tải. Khi T1, T2

ngưng dẫn năng lượng từ tải được đưa trở lại nguồn còn khi có moat Thyristor dẫn thì

giữa nguồn và tải không có trao đổi năng lượng.

Để tăng tốc độ hiệu quả đối chiếu của bộ nghịch lưu và không cần đến bộ chuyển mạch

phụ như dùng Thyristor thông thường. Người ta dùng Thyristor khóa bằng cực khiển

GTO trong khâu nghịch lưu của bộ biến tần có điều chế độ rộng xung.

Hình 5.16 Biến tần điều chế bề rộng xung với các Thyristor khóa bằng cực khiển.

Page 25: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Dạng sóng điển hình khi có bộ điều chế bề rộng xung. Các dạng sóng dòng điện cho

thấy rõ việc giảm các điều hòa dòng điện, so với dạng sóng nhận được của bộ nghịch

lưu có dạng sóng gần như chữ nhật.

.

Hình 5.17 Các dạng sóng của bộ nghịch lưu ba pha có điều chế độ rộng xung

b>Biến tần áp dung Transitor

Về phương diện điều khiển động cơ, những nhận xét về công suất của bộ nghịch lưu

dùng Transitor cũng giống như đối với bộ nghịch lưu dùng Thyristor.

Các Transitor làm việc ở chế độ dịch chuyển mạch, cho song đầu ra gần như là hình

chữ nhật. Transitor T đóng vai tro như một bộ điều chỉnh điện áp một chiều để điều

khiển điện áp liên lạc. Tần số đóng cắt có thể lớn hơn và các thành phần bộ lọc nhỏ

hơn so với trường hợp dùng Thyristor. Điều chế bề rộng xung cho phép loại bỏ

Transitor này.

Các Thyristor Th1 và Th2 có nhiệm vụ bảo vệ ngắn mạch, hay nó bảo vệ cho Transitor

khi có dòng quá lớn trong bộ nghịch lưu, lúc này Thyristor được mồi, ngắn mạch bộ

nghịch lưu và tác động thiết bị bảo vệ.

Người ta có thể khóa tất cả Transitor bằng cách khử các tác động lên cực gốc của nó để

loại trừ sự cố.

Page 26: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Ưu điển của Transitor so với Thyristor là bỏ được chuyển mạch cưỡng bức,các tổn hao

đổi chiều nhỏ hơn cũng có khả năng cho bộ nghịch lưu làm việc tới tần số cao hơn.

Khuyết điểm của nó là đòi hỏi liên tục tác động vào cực gốc trong chu kỳ dẫn của

Transitor, nhưng nếu dùng sơ đồ Darlington có thể có hệ số khuếch đại dòng điện tới

400. Một khuyết điểm khác là điện áp định mức hơi thấp hơn điện áp định mức

Thyristor.

Bộ biến tần gián tiếp có dải điều tần rộng, tần số ra fr có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tần

số vào f1, do đó có thể điều chỉnh vô cấp được.

Việc điều chỉnh Vr, fr có dạng bậc thang nên gây ra các sóng hài bậc cao vì vậy khi

làm việc động cơ sẽ sinh ra từ trường có tần số cao tạo ra trong động cơ một hệ thống

dòng điện, moment có hại đốt nóng động cơ làm tăng tổn hao sắt và làm giảm tính ổn

định động cơ.

5.3.2.4/ Biến tần dòng

a>Biến tần dòng dùng Thyristor

Cầu chỉnh lưu điều khiển gồm 6 Thyristor T7 đến T12 cầu biến tần gồm 6 Thyristor T1

đến T6. Mỗi Thyristor được nối tiếp qua một Diode và trong mỗi cửa cầu có 3 tụ điện.

Cầu chỉnh lưu thông qua điện cảm ĐK san bằng cung cấp cho cầu biến tần dòng điện

Id. Ở mọi thời điểm có hai Thyristor dẫn điện, các Thyristor được điều khiển mở theo

thứ tự 1,2,…,6, ở mỗi Thyristor dẫn trong khoảng 1200

Hình 5.18 Sơ đồ nguyên lý

Page 27: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Hình 5.19 Dạng sóng dòng điện và điện áp ra trên một pha

Dòng điện ra có dạng gần như bậc thang. Điện áp ra có dạng như hình sin nhưng mang

các đỉnh nhọn tại các thời điểm chuyển mạch.

Ta biết rằng các Diode nối ngược ở bộ nghịch lưu áp ngăn cản điện áp liên lạc một

chiều đổi cực tính và cho dòng điện ngược chạy qua. Khi vượt quá tốc độ có thể động

cơ trở thành máy phát. Do đổi cực tính điện áp góc mở có thể làm bộ biến tần làm việc

ở chế độ nghịch lưu và trả năng lượng về nguồn.

Dạng sóng dòng điện hình bậc thang gây khó khăn khi làm việc ở tốc đọ rất thấp. Cuộn

dây liên lạc một chiều ngăn cản biến thiên đột ngột của dòng điện. Một ưu điểm khác

của bộ nghịch lưu dòng là ngăn mạch đầu cực động cơ không gây hư hỏng bộ nghịch

lưu vì dòng điện có xu hướng giữ không đổi.

b>Biến tần dòng dùng Transitor

Bộ nghịch lưu dòng Transistor cũng sử dụng 6 Transistor và 6 diode. Nhưng trong sơ

đồ nghịch lưu dòng các diode được mắc nối tiếp với các Transistor và các diode này có

nhiệm vụ ngăn dòng ngược bảo vệ cho tất cả các transistor.

Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng biến tần dòng gián tiếp dùng các Thyristor thông

thường với chuyển mạch đơn giản chỉ có tụ điện ngăn mạch tức thời đầu ra không gây

ảnh hưởng gì nhờ cuộn dây liên lạc ngăn tất cả các đột biến của dòng điện và tái sinh

tương đối dễ dàng, có khả năng cung cấp cho nhiều động cơ làm việc song song có

hiệu suất cao.

Page 28: Chuong 5 Nghich Luu Va Bien Tan

Việc dùng ngày càng nhiều các Thyristor khóa bằng cực khiển hay Transistor công suất

trong các bộ nghịch lưu áp chứng tỏ rằng bộ nghịch lưu dòng không được sử dụng rộng

rãi với truyền động công suất nhỏ vì gây ra moment và va đập lớn, các cuộn dây có

kích thước lớn và việc điều chỉnh tốc độ khó.

5.3.3 SO SÁNH BỘ BIẾN TẦN TRỰC TIẾP VÀ BỘ BIẾN TẦN GIÁN TIẾP

Phạm vi hoạt động của điện áp ra: tương đối nhỏ trong trường hợp bộ biến tần trực tiếp

với quá trình chuyển mạch phụ thuộc bên ngoài (0 đến 25Hz) và khá cao trong trường

hợp bộ biến tần gián tiếp ( vài phần chục của Hz đến vài ngàn Hz)

Dạng của sóng điện áp ra: thuận lợi hơn trong trường hợp bộ biến tần trực tiếp, đối với

chúng, ta có thể dùng các mạch điều khiển đơn giản để đạt được dạng dòng điện tải gần

như hình sin.

Phương pháp chuyển mạch: rất thuận tiện trong trường hợp bộ biến tần trực tiếp. Do

tác dụng của quá trình chuyển mạch phụ thuộc bên ngoài tr`ong các bộ biến tần trực

tiếp với quá trình chuyển mạch phụ thuộc, ta có thể đạt công suất rất lớn hàng chục

MW so với trường hợp bộ biến tần gián tiếp với quá trình chuyển mạch độc lập

(khoảng đơn vị MW). Quá trình chuyển mạch độc lập của các bộ biến tần gián tiếp đòi

hỏi ít chi tiết bán dẫn so với trường hợp bộ biến tần trực tiếp. Chẳng hạn, bộ biến tần

gián tiếp ba pha gồm 12 thyristor chính và các bộ chuyển mạch. Bộ biến tần trực tiếp

ba pha gồm các bộ chỉnh lưu 6 xung đòi hỏi đến 36 thyristor

Hệ số công suất: tốt nhất trong bộ biến tần gián tiếp sử dụng phương pháp điều khiển

độ xung rộng của điện áp ra (PWM).