41
Tính hp dn trong thu hut đầu tư Chương 5 Tính hp dn trong thu hút đầu tư ca các khu công nghip Hà Ni Vũ Thành Hưởng Din đàn Phát trin Vit Nam và Trường Đại hc Kinh tế Quc dân Sau 15 năm ktngày ra đời ca KCN Tân Thun, KCN đầu tiên ca Vit Nam, đến hết năm 2005 cnước đã có 130 KCN. Các KCN ca Vit Nam đã thu hút được 2.202 dán đầu tư nước ngoài vi tng svn đăng ký là 17,5 tUSD (chiếm 36% tng FDI ca cnước) và 2.314 dán đầu tư trong nước, vi tng svn đăng ký 137 nghìn tđồng (Trn Ngc Hưng, 2006), chưa k1.059 triu USD và 31.300 tđồng vn đầu tư vào cơ shtng các KCN. Trong năm 2005, giá trsn xut trong các KCN đạt 14 tUSD, chiếm 28% sn xut công nghip cnước; 6 tUSD giá trxut khu, chiếm 18,6% giá trxut khu cnước và to vic làm cho 740.000 lao động (Lê Xuân Trinh, 2006). Tc độ tăng trưởng vgiá trsn xut công nghip ti các KCN rt nhanh, bình quân giai đon 1995-2000 là 33,2% và giai đon 2001-2005 là 32%, cao hơn nhiu so vi tc độ tăng tng sn lượng công nghip. Vi các kết quđạt được, các KCN đã có đóng góp to ln vào snghip công nghip hoá, hin đại hoá Vit Nam, đưa đất nước hi nhp nhanh và có hiu quvi nn kinh tế khu vc và thế gii. Hin nay, vic thành lp và phát trin các KCN đang là mc tiêu ca hu hết các tnh, thành phtrong cnước. Đến cui năm 2005, trên địa bàn thành phHà Ni có 6 KCN vi tng din tích 974,64 ha. Trong đó có 3 KCN đã hoàn thin cơ shtng và đi vào hot động. Ti thi đim này, các KCN Hà Ni đã thu hút được 105 dán vi tng vn đầu tư đăng ký đạt 1,254 tUSD và trên 120 tVND và đã cho thuê trên 400 ha đất công nghip. Bên cnh đó, Hà Ni còn có 18 cm công nghip (mt dng KCN có qui mô nhđược đặt dưới squn lý ca chính quyn địa phương) được thành lp, nhưng mi có 9 CCN đi vào hot động 151

Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp Hà Nội

Vũ Thành Hưởng Diễn đàn Phát triển Việt Nam và

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Sau 15 năm kể từ ngày ra đời của KCN Tân Thuận, KCN đầu tiên của Việt Nam, đến hết năm 2005 cả nước đã có 130 KCN. Các KCN của Việt Nam đã thu hút được 2.202 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 17,5 tỷ USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký 137 nghìn tỷ đồng (Trần Ngọc Hưng, 2006), chưa kể 1.059 triệu USD và 31.300 tỷ đồng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng các KCN. Trong năm 2005, giá trị sản xuất trong các KCN đạt 14 tỷ USD, chiếm 28% sản xuất công nghiệp cả nước; 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu, chiếm 18,6% giá trị xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho 740.000 lao động (Lê Xuân Trinh, 2006). Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN rất nhanh, bình quân giai đoạn 1995-2000 là 33,2% và giai đoạn 2001-2005 là 32%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng sản lượng công nghiệp. Với các kết quả đạt được, các KCN đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, đưa đất nước hội nhập nhanh và có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, việc thành lập và phát triển các KCN đang là mục tiêu của hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến cuối năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 KCN với tổng diện tích 974,64 ha. Trong đó có 3 KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Tại thời điểm này, các KCN Hà Nội đã thu hút được 105 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,254 tỷ USD và trên 120 tỷ VND và đã cho thuê trên 400 ha đất công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có 18 cụm công nghiệp (một dạng KCN có qui mô nhỏ được đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương) được thành lập, nhưng mới có 9 CCN đi vào hoạt động

151

Page 2: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

với tổng diện tích gần 90 ha. Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh những thành tựu cũng đã bộc lộ cả những mặt hạn chế về: môi trường đầu tư trong các KCN, công tác quy hoạch phát triển KCN, CNN; địa điểm, quy mô KCN; mô hình quản lý; vấn đề quản lý sau đầu tư, và đặc biệt là vấn đề tạo quĩ đất cho việc mở rộng và phát triển các KCN.

Phần trình bày tiếp ngay sau đây sẽ đi vào xem xét thực trạng các KCN và CCN của Hà Nội. Phần 2 sẽ đánh giá tính hấp dẫn các KCN Hà Nội so với các địa phương khác của Việt Nam. Và cuối cùng, phần 3 sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Tất cả các thông tin và số liệu đều được tính đến thời điểm hết năm 2005, trừ một số trường hợp cá biệt sẽ có chú thích đi kèm.

1. Thực trạng các khu, cụm công nghiệp Hà Nội

Các khu công nghiệp

Trên địa bàn thành phố có 6 KCN được cấp giấy phép hoạt động theo qui chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, bao gồm: KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Thăng Long, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Sài Đồng A (Daewoo – Hanel) và KCN Nam Thăng Long. Các KCN này được mô tả vắn tắt như sau:

a. KCN Sài Đồng B:

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là công ty Điện tử Hanel, bằng nguồn vốn trong nước. KCN có vị trí nằm trên trục đường QL 5, thuộc địa bàn quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, tổng diện tích 97 ha, trong đó đất xây dựng KCN là 79 ha. Hiện nay, trong KCN có 24 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 397,5 triệu USD và 121,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100% giai đoạn 1. Hiện chủ đầu tư đang đẩy nhanh việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thực hiện phần diện tích còn lại khoảng 18 ha (giai đoạn 2). Chúng ta xem Bảng 1 dưới đây để rõ hơn thực trạng này:

152

Page 3: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

b. KCN Nội Bài

KCN Nội Bài được thành lập với diện tích là 100 ha thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Chủ đầu tư của KCN này là công ty liên doanh giữa công ty Renong (Malaysia) và công ty Xây dựng Công nghiệp của Việt Nam. Cuối năm 1999, thành phố Hà Nội đã chính thức bàn giao sử dụng con đường 131 nối trực tiếp từ quốc lộ 2 trên đường cao tốc Thăng Long đến KCN (xem Bản đồ 1) tạo ưu thế để KCN này phát huy lợi thế về giao thông, so với đường cũ tiết kiệm được từ 15 – 20 phút. Mặt khác, KCN này nằm trong vùng kinh tế được hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến hết năm 2005, KCN có 23 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 122 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy giai đoạn 1 (50 ha) đạt 100%. Giai đoạn 2 của KCN cũng đã được triển khai với 50 ha.

c. KCN Thăng Long

Là liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và công ty Cơ khí Đông Anh. KCN có tổng diện tích là 121 ha, nằm trên tuyến đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi Sân Bay Nội Bài thuộc địa bàn huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Đến 31 tháng 12 năm 2005, KCN có 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 728,4 triệu USD, đạt tỷ lệ lấy đầy là 100% giai đoạn 1 và 80% giai đoạn 2. Hiện chủ đầu tư đang lên kế hoạch để triển khai thực hiện giai đoạn 3 của KCN và xin thành lập thêm 1 KCN nữa tại Hà Nội.

153

Page 4: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Bản đồ 1: Phân bố các KCN Hà Nội

Nguồn: Tác giả

154

Page 5: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

d. KCN Hà Nội - Đài Tư

KCN được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1385/GP ngày 13/8/1995 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay thuộc Bộ KHĐT), với tổng diện tích là 40 ha tại quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN này là Công ty Cổ phần hữu hạn phát triển Hà Nội - Đài Tư (100% vốn Đài Loan) với số vốn đăng ký là 12 triệu USD. Do vậy, mục tiêu ban đầu của KCN Hà Nội - Đài Tư là thu hút các nhà đầu tư Đài Loan. Tuy nhiên, đến nay chỉ thu hút được bốn doanh nghiệp Đài Loan nhưng chưa có dự án nào được triển khai. Sau nhiều năm không hoạt động và nhiều lần bị UBND thành phố và Bộ KHĐT đề nghị Thủ tướng Chính phủ rút giấy phép đầu tư do không chịu đi vào sản xuất, đến nay chủ đầu tư đã ký hợp đồng thuê công ty Nam Đức (Việt Nam) giúp đỡ trong việc xúc tiến đầu tư và triển khai thực hiện dự án. Theo báo cáo, Công ty đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý và lên kế hoạch để kêu gọi các nhà đầu tư vào thuê đất trong KCN.

e. KCN Nam Thăng Long

Với diện tích 119.53 ha, có vị trí khá thuận lợi, gần trung tâm thành phố. Hiện nay, KCN đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mới chỉ thu hút 4 dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai với diện tích 3 ha và chiếm gần 10% diện tích của giai đoạn 1. Do hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và thành phố về chủ trương thu hút đầu tư vào KCN.

f. KCN Sài Đồng A

Dự án xây dựng tổng hợp Công nghiệp – Đô thị Sài Đồng A được nhà nước Việt Nam cấp giấy phép đầu tư số 1595/GP ngày 17 tháng 6 năm 1996 với chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là liên doanh giữa tập đoàn Daewoo Hàn Quốc và công ty Điện tử Hà Nội (Hanel). Tổng diện tích KCN là 407 ha được qui hoạch làm 3 chức năng: KCN 197 ha; khu nhà ở 100 ha và 110 ha làm công viên, vườn hoa. Tuy nhiên, sau 9 năm chủ đầu tư mới cắm mốc giới trên thực địa, đất sản xuất bị bỏ hoang gây bức xúc lớn trong các doanh nghiệp và người dân Thủ đô. Cuối cùng, ngày 20/6/2006, Bộ KHĐT đã ra quyết định số 608/QĐ-BKH chấm dứt hoạt động của Công ty liên doanh

155

Page 6: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Daewoo-Hanel tại dự án KCN Sài Đồng A và rất có thể khu đất này sẽ được chuyển mục đích sang xây dựng khu đô thị.

Như vậy có thể thấy, trong số 6 KCN Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì chỉ có 3 KCN đầu tiên (theo thứ tự a, b, c) đã đi vào hoạt động và hầu hết đều đã lấp đầy hoặc gần lấp đầy, và đang xem xét mở rộng. Hai KCN tiếp theo đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hút đầu tư và KCN cuối cùng đã bị rút giấy phép và chuyển mục đích sử dụng sang lĩnh vực khác.

Bảng 1: Các khu công nghiệp Hà Nội

TT Khu công nghiệp

Diện tích (ha)

Số dự án đầu tư

Vốn đầu tư

Tỷ lệ lấp đầy

1 Sài Đồng B 97,11 24 397,5 tr. USD120,5 tỷ VND

100% g/đoạn 1

2 Nội Bài 100,00 23 122,0 tr. USD 100% g/đoạn 1

3 Thăng Long 198,00 51 728,4 tr. USD 100% g/đoạn 1 80% g/đoạn 2

4 Hà Nội – Đài Tư

40,00 4 6,2 tr. USD ---

5 NamThăng Long

119,53 4 135,0 tỷ VND ---

6 Sài Đồng A 420,00 0 0 ---

Tổng cộng 974,64 105 1.254,0 tr. USD255,5 tỷ VND

---

Nguồn: BQL KCN và Chế xuất Hà Nội (2006)

Hình 1 dưới đây cũng cho thấy, đến cuối năm 2005, tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà Nội chỉ đạt 40%, thấp hơn rất nhiều các địa phương khác trong cả nước, như: Tp. HCM (80%), Bắc Ninh (60%), Đà Nẵng (56%), Bình Dương (50%), và BR-VT (45%). Kết quả này là do ở thời điểm nghiên cứu có đến 3/6 KCN chưa thực sự đi vào hoạt động, như đã nêu ở trên. Trong khi nếu xét các KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động, Hà Nội lại có tỷ lệ cao. Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng nhận thấy qui mô KCN của Hà Nội là khá nhỏ so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là các địa phương phía Nam.

156

Page 7: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Hình 1: Diện tích các KCN Hà Nội và một số địa phương trong cả nước

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Với 105 dự án ĐTNN và 1,25 tỷ USD vốn đầu tư, các KCN Hà Nội đã chiếm khoảng 40% về số dự án ĐTNN và 60% vốn đầu tư toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, và Vĩnh Phúc); tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đạt trên 50%. Trong năm 2005, các doanh nghiệp trong 3 KCN đang hoạt động ở Hà Nội đã tạo ra giá trị sản xuất trên 1.203 triệu USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt trên 834 triệu USD và đóng góp cho ngân sách nhà nước 25,5 triệu USD, tạo việc làm cho trên 27.000 lao động. Điều đáng khích lệ là các KCN Hà Nội tuy chỉ chiếm 14,8% tổng số dự án và 13,5% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn nhưng lại chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% kim ngạch xuất khẩu và 35% việc làm (BQL các KCN và chế xuất Hà Nội, 2005). Tốc độ tăng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội bình quân giai đoạn 2001-2005 là 64%/năm, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của Hà Nội. Suất đầu tư bình quân mỗi dự án là 9,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân của cả nước. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và vai trò của quan trọng của các KCN Hà Nội.

157

Page 8: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp ĐTNN trong các KCN Hà Nội có lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất hiện đại. Trong số 11 doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao có 2 doanh nghiệp ở Hà Nội là Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel (KCN Sài Đồng B) và công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long), tổng vốn đầu tư của cả 2 doanh nghiệp này đã lên tới gần 400 triệu USD.

Các cụm công nghiệp Hà Nội

Những điểm khác biệt cơ bản giữa KCN và CCN đó là: Trong khi các KCN được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo Nghị định 36/CP với qui hoạch của cả nước, thì các CCN do UBND cấp tỉnh hoặc huyện thành lập, thậm chí được thành lập tự phát. Hoạt động và quản lý của các CCN cũng không thuộc diện điều tiết của Nghị định 36/CP hay một khung pháp lý thống nhất nào nên một số tỉnh có qui hoạch phát triển các CNN nhưng nhiều tỉnh không có. Trong khi các KCN thường có qui mô lớn hơn, với diện tích bình quân là 187 ha và có tường rào phân cách, thì các CNN có qui mô nhỏ hơn, với diện tích khoảng 100 ha hoặc ít hơn và tường rào phân cách cũng có thể có hoặc không. Cơ quan quản lý các KCN là BQL các KCN và chế xuất địa phương, các KCN hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của các công ty phát triển hạ tầng KCN là các doanh nghiệp độc lập hoặc đơn vị hành chính có thu, hạ tầng được trang bị hoàn chỉnh bao gồm các hệ thống: đường xá, điện, nước, cây xanh và xử lý chất thải. Quản lý các CNN có thể là BQL các KCN và chế xuất địa phương hoặc sở KHĐT hoặc sở Công nghiệp hoặc UBND cấp huyện hoặc không có cơ quan quản lý. Điều hành hoạt động CNN là các công ty phát triển hạ tầng hoặc có thể không do ai quản lý, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng cũng không có những yêu cầu cụ thể.

Trước tình hình các doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 15/10/1998 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Hà Nội xây dựng thí điểm hai CCN Phú Thị và Vĩnh Tuy để di chuyển dần một số nhà máy, xí nghiệp trong nội thành ra ngoại thành, cho phép UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng. Đến hết năm 2005, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành 18 dự án đầu tư xây dựng CCN vừa và nhỏ, trong đó 9 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích xây dựng gần 176 ha, với diện tích đất đã cho thuê là gần 90 ha. Đã có 177 doanh nghiệp đầu tư vào các CCN với số vốn đăng ký là 3.256 tỷ đồng. Theo BQL KCN và chế xuất Hà Nội, các lĩnh vực

158

Page 9: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

đầu tư chính trong các KCN là: Điện – Điện tử, công nghệ thông tin, cơ kim khí, dệt may – da giầy, chế biến thực phẩm, với mức đầu tư bình quân một doanh nghiệp khoảng 5 – 6 tỷ đồng và thu hút 5.400 lao động. Trong năm 2005 doanh thu của các doanh nghiệp trong các CNN Hà Nội đạt khoảng 1.202 tỷ đồng và đóng góp vào ngân sách 52 tỷ đồng (BQL KCN và chế xuất Hà Nội, 2006). Dự kiến đến năm 2008, toàn bộ 18 dự án CCN sẽ đi vào hoạt động.

Bảng 2: Các cụm công nghiệp Hà Nội (Chỉ tính các CNN đang hoạt động và hoạt thiện cơ sở hạ tầng, tính đến 31/12/2005)

Tình hình thu hút đầu tư

TT

Cụm công nghiệp

Diện tích xây

dựng (ha)

Số doanh nghiệp

Diện tích (m2)

Vốn đăng ký(tỷ VND)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

1 KCN tập trung vừa và nhỏ Vĩnh Tuy 12,12 18 82.682 114,65 100

2 KCN tập trung vừa và nhỏ Phú Thị 14,80 19 104.272 142,60 100

3 KCN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm 21,13 32 132.550 401,46 100

4 Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy

8,29 40.215 948,42 100

5 CCN vừa và nhỏ Đông Anh (GĐ1) 18,00 9 110.310 238,80 100

6 CCN vừa và nhỏ Hai Bà Trưng 9,03 33 39.999 260,00 100

7 CCN Ngọc Hồi (GĐ 1) 56,00 28 292.832 987,78 100

8 CCN thực phẩm Hapro 31,18 5 55.567 57,10 29.25

9 CCN Phú Thị 5,40 11 41.363 105,27 100

Tổng số 175,95 177 899.790 3.256,08

Nguồn: BQL các KCN và Chế xuất Hà Nội (2006)

Các CCN Hà Nội thường có quy mô nhỏ, diện tích từ 5 đến 50 ha. Với đặc điểm như vậy, các CCN ở Hà Nội chịu sự quản lý hoàn toàn của UBND Thành phố qua Sở Kế hoạch và Đầu tư; BQL các KCN và chế xuất Hà Nội và các sở, ngành liên quan; thậm chí chịu cả sự quản lý của BQL dự án Khu

159

Page 10: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

– CCN cấp quận, huyện nơi có CCN. Do đặc điểm này, các doanh nghiệp hoạt động trong các CCN cũng chịu sự quản lý của rất nhiều sở, ngành; ngược lại so với qui chế “một cửa – tại chỗ” đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN theo nghị định 36/CP.

Chủ đầu tư hạ tầng của các CCN ở Hà Nội hiện nay rất phức tạp, với 4 hình thức khác nhau, cụ thể như sau:

• CCN trực thuộc BQL CCN quận, huyện (do Thành phố thành lập) nơi có CCN.

• CCN do BQL dự án quận, huyện làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào đồng thời quản lý luôn cả CCN.

• Thành phố giao đất cho BQL dự án quận, huyện xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào, đất trong hàng rào do doanh nghiệp phát triển hạ tầng xây dựng.

• Nếu doanh nghiệp nhà nước đang quản lý đất đã được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đó được Thành phố giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng CCN bằng nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách.

Tuy nhiên, việc vận hành hoạt động của các CCN theo 2 mô hình đầu đã xuất hiện nhiều bất cập do các BQL dự án trực tiếp quản lý các CCN cũng là đơn vị hành chính nên chưa được kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong CCN, trách nhiệm của BQL đối với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí cho xây dựng CCN chưa cao.

Một số tồn tại, hạn chế của các KCN, CCN Hà Nội

Sự phát triển của các KCN, CCN dẫn đến một số tác động tiêu cực sau đây:

Thứ nhất, hiện tượng di dân tự do ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội của thành phố. Hiện nay các KCN và CCN Hà Nội đã thu hút hơn 32.000 lao động, phần nhiều trong số này là lao động ngoại tỉnh, chủ yếu là các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình và một số từ các tỉnh miền Trung. Họ là lao động đến Hà Nội theo hình thức tự do hoặc theo sự giới thiệu của

160

Page 11: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

một số công ty lao động tư nhân thành lập mang tính tự phát. Đa số người lao động có trình độ thấp, thuê nhà ở của dân địa phương. Ngoài ra, một số tội phạm cũng tham gia vào lực lượng này làm cho tình hình an ninh, trật tự xã hội thêm phức tạp, khó quản lý. Việc người lao động di cư một cách ồ ạt cũng dẫn đến các nhiều tác động không mong muốn như sự quá tải về hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, đường xá… cũng như các dịch vụ cho người lao động và gia đình họ tại địa phương nơi có KCN.

Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng các KCN, CNN dẫn tới ô nhiễm môi trường. Việc thiếu vốn đầu tư cộng với việc tiết kiệm chi phí đầu tư cho bảo vệ môi trường, thêm vào đó là sự quản lý thiếu chặt chẽ, nên nhiều chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã bỏ qua các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong số các KCN Hà Nội hiện nay, ngoài KCN Thăng Long có hệ thống xử lý nước thải riêng, các KCN còn lại đều chưa có. Đối với các CCN, tình trạng này còn đáng lo ngại hơn. Công tác xử lý nước nước thải, chất thải của các CCN gần như không được quan tâm đúng mức. Nhiều CCN nằm xen kẽ với các khu dân cư đông đúc gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh.

Bên cạnh các vấn đề kể trên, công tác quản lý hoạt động của các KCN, CNN cũng bộc lộ nhiều yếu kém, cụ thể là:

• Chất lượng qui hoạch các KCN chưa cao, thiếu sự liên kết trong phát triển KCN trong Thành phố và các tỉnh lân cận dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút vốn đầu tư vào KCN.

• Tiến trình đền bù giải toả đất công nghiệp còn chậm. • Cơ sở hạ tầng KCN phát triển thiếu đồng bộ, hạ tầng các CCN chất

lượng còn thấp. • Tình trạng thiếu đất cho phát triển KCN ở Hà Nội đang ngày càng

thể hiện rõ nét. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù hầu hết diện tích các KCN, CCN đi vào hoạt động đều đã được lấp đầy và hiệu quả các KCN đã rõ, nhưng do quĩ đất cho phát triển KCN, CNN bị giới hạn nên rất khó có thể phát triển thêm.

• Tiến độ xây dựng CCN còn chậm do năng lực của BQL dự án còn yếu, chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố chưa được thể chế hóa.

• Việc xét duyệt và đôn đốc các doanh nghiệp vào KCN triển khai chậm

161

Page 12: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

• Quản lý xây dựng trong các CCN chưa tốt, nhiều doanh nghiệp tự ý xây dựng khác hẳn so với bản thiết kế được cho phép của cơ quan quản lý.

2. Sự hấp dẫn của các KCN Hà Nội trong mối liên hệ với các địa phương khác của Việt Nam

Phần này phân tích tính hấp dẫn của các KCN Hà Nội dựa trên đánh giá của các nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá (được tóm tắt trong Hình 2 dưới đây) dựa trên các tiêu chí đánh giá của “Báo cáo Tính hấp dẫn về Môi trường Đầu tư theo Vùng” của Indonesia với sự tài trợ của USAID và Quĩ Châu Á (Asia Foundation) năm 200533. Điều tra của VDF được thực hiện với qui mô nhỏ trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2005 trên phạm vi 11 tỉnh, thành phố34. Đối tượng điều tra, phỏng vấn là lãnh đạo các BQL KCN và chế xuất địa phương, các công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp, bao gồm: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, và trưởng phòng kinh doanh. Các phiếu điều tra được gửi cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN theo mẫu câu hỏi có sẵn với nội dung đề nghị đánh giá mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về các điều kiện hạ tầng và môi trường đầu tư trong KCN. Kết quả trả lời được cho theo thang điểm từ 1 (rất tồi) đến 5 (rất tốt). Phiếu điều tra cũng bao gồm các câu hỏi về: giá thuê đất, phí hạ tầng KCN, các chi phí về tài chính, thời gian vận chuyển hàng hóa đến cảng hàng không và cảng biển. Các kết quả điều tra thường được thực hiện cùng với các cuộc phỏng vấn sâu với hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp. Các kết quả chính được đưa ra bao gồm:

33 Dự án được tiến hành hàng năm, đánh giá tính hấp dẫn đầu tư của 228 vùng và thành phố của Indonesia kể từ năm 2001. Điều tra chủ yếu dựa trên quan điểm về nhận thức của doanh nghiệp. 34 Các tỉnh, thành phố điều tra bao gồm (các số ghi trong ngoặc đơn tương ứng thể hiện số lượng các Ban QL KCN và chế xuất địa phương, số công ty phát triển hạ tầng KCN, và số doanh nghiệp hoạt động trong các KCN địa phương đã được điều tra): Hà Nội (1,2,8), Hải Phòng (1,0,0), Hải Dương (1,2,3), Bắc Ninh (1,0,3), Hưng Yên (1,1,3), Thái Bình (1,0,0), Đà Nẵng (1,1,1), BR-VT (1,1,2), Tp. HCM (1,0,1), Đồng Nai (0,0,3), Bình Dương (1,0,3). Tổng số đối tượng điều tra là 44.

162

Page 13: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Hình 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của KCN

Thuế và các ưu đãi khác của chính quyền

địa phương

Thái độ của công chức địa phương

Cung cấp điện

Cấp nước

Cơ sở hạ tầng trong KCN

Khả năng xử lý nước, rác thải

Giá thuê đất

Quyết định

chọn địa điểm của nhà đầu

Vị trí địa lý

Khả năng của các ngành công nghiệp

phụ trợ

Cơ sở hạ tầng ngoài KCN

Khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo

Giá nhân công

Chất lượng dịch vụ bên ngoài KCN

Tính hấp dẫn của

KCN

Môi trường bên ngoài Môi trường bên

trong

Giá thuê đất

Đối với nhiều doanh nghiệp, giá thuê đất được coi là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhất là những doanh nghiệp có hàm lượng lao động cao, nhu cầu về mặt bằng lớn. Trên thực tế, giá thuê đất của từng KCN trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước là rất khác nhau. Trong từng KCN cũng có những mức giá cho thuê khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện thanh toán, vị trí thuê đất trong KCN, diện tích thuê đất trong KCN… Giá thuê đất các KCN Hà Nội được thể hiện trong Bảng 3 dưới đây:

163

Page 14: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Bảng 3: Giá thuê đất tại các KCN Hà Nội

1. KCN Sài Đồng B (Còn 40 năm)

Diện tích thuê đất (m2)

Trả 1 năm 1 lần

(USD/m2/năm)

Trả 5 năm 1 lần

(USD/m2/năm)

Trả 1 lần cho suốt thời gian dự án

(USD/m2) 1. Dưới 5000 2.6 2.4 55 (1,15 USD/m2)

2. Từ 5000 đến 10.000

2.55 2.2 52 (1,08 USD/m2)

3. Trên 10.000 2.2 2.15 48 (1,03 USD/m2)

2. KCN Nội Bài (còn 39 năm)

Trả 2 lần trong 30 năm 50 USD: 30 năm = 1.66 USD/m2/năm

Trả 1 lần cho toàn bộ 45 năm 1.33 USD/m2/năm

Phí quản lý 1.26 USD/m2/năm

Tổng cộng 2,92 hoặc 2.59 USD/m2/năm

3. KCN Thăng Long (Còn 41 năm)

Trả 1 lần trong 47 năm 75 USD: 47 năm = 1.60 USD/m2/năm

Phí quản lý 1.26 USD/m2/năm

Tổng cộng 2.86 USD/m2/năm

4. KCN Đài Tư (còn 39 năm)

Trả 1 lần cho 39 năm 78 USD: 39 năm = 2 USD/m2/năm

5. KCN Nam Thăng Long Do còn nhiều vấn đề phát sinh nên chưa quyết định giá

Nguồn: BQL các KCN và chế xuất Hà Nội (2003); số liệu KCN Đài Tư do VDF điều tra (2005)

Do có khá nhiều mức giá khác nhau với mỗi KCN, nên nếu tính riêng giá thuê đất có thể lấy mức trung bình cho Hà Nội là 1,5 USD/m2/năm. So với các tỉnh khác, không chỉ giá thuê đất mà phí hạ tầng các doanh nghiệp phải trả hàng năm tại các KCN của Hà Nội là khá cao (hình 3). Giá thuê đất của Hà Nội chỉ đứng thứ 2, chỉ sau Tp. HCM (1,85 USD) và cao hơn tất cả các

164

Page 15: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

tỉnh, thành phố còn lại, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, cá biệt như giá thuê đất ở các KCN Thái Bình chỉ có 0,13 USD/m2/năm.

Một số KCN đưa ra mức giá triết khấu cho các doanh nghiệp thuê diện tích lớn, nghĩa là các doanh nghiệp thuê diện tích đất càng lớn thì giá thuê đất/m2 sẽ càng nhỏ. Điều này là phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng hạ tầng KCN nhưng là không hiệu quả xét trên phương diện xã hội vì nó khuyến khích các doanh nghiệp thuê những miếng đất lớn không cần thiết để được hưởng giá thuê thấp hơn, làm cho việc sử dụng đất thiếu hiệu quả, lãng phí.

Hình 3: Giá thuê đất bình quân các KCN Hà Nội và một số địa phương

USD/m2/năm

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Vị trí địa lý

Xét riêng về điều kiện vận chuyển, thời gian vận chuyển hàng hóa đến sân

bay quốc tế Nội Bài từ các KCN Hà Nội như sau: KCN Nội Bài: 10 phút;

KCN Thăng Long: 20 phút và KCN Sài Đồng B là 50 phút (theo trả lời của

các doanh nghiệp trong các KCN). Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, Nội Bài là

165

Page 16: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

sân bay quốc tế duy nhất. Do vậy với các nhà đầu tư thì Hà Nội và các địa

phương lân cận là sự chọn thông minh giúp họ giảm thời gian và chi phí vận

chuyển bằng hàng không. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà đầu tư nước

ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước đều tham gia hoạt động xuất nhập

khẩu bằng đường hàng không: Từ các ngành sản xuất có hàm lượng công

nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính thời vụ như

may mặc, giầy dép… Ông Tổng giám đốc KCN Thăng Long còn khẳng định

rằng hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là

bằng đường không, bao gồm cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa.

Một điển hình khác là một lãnh đạo của một công ty may (100% vốn Trung

Quốc chuyên sản xuất áo vét và các loại quần áo khác cho thị trường Hoa Kỳ

và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ

đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài.

Do vậy, có thể khẳng định khả năng tiếp cận cảng hàng không là một lợi thế

quan trọng của Hà Nội, Tp. HCM, và kém lợi thế hơn một chút là Đà Nẵng.

Từ Hà Nội, thời gian vận chuyển bình quân cho 1 container 20 feet đến cảng

biển Đình Vũ, Hải Phòng (khoảng 120 km) là 150 phút; tới cảng Cái Lân,

tỉnh Quảng Ninh (khoảng 170 km) là 270 phút. Trên thực tế, thời gian và

khoảng cách vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào vị trí cụ thể của nhà máy,

thời điểm vận chuyển trong ngày, và cả điều kiện về chất lượng đường xá.

Trong điều tra của chúng tôi, các nhà đầu tư hoạt động trong các KCN Hà

Nội cho biết thời gian bình quân và khoảng cách đến cảng Hải Phòng từ các

KCN như sau: KCN Sài Đồng B: 120 phút/100 km; Thăng Long: 150

phút/120 km; và Nội Bài: 180 phút/130 km. Rõ ràng xét khả năng vận

chuyển đường biển có thể thấy Hà Nội không hề có lợi thế so với các tỉnh

nằm dọc theo quốc lộ 5, đường 18 ở phía Bắc, hay các tỉnh, thành phố nằm

trong khu vực kinh tế năng động phía Nam.

166

Page 17: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Bản đồ 2: Vị trí các KCN Hà Nội và hướng đi đến cảng Đình Vũ

Nguồn: Tác giả

167

Page 18: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Chất lượng các dịch vụ

Điều tra của VDF với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN của Hà Nội và các địa phương trong cả nước về mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp với các dịch vụ và các điều kiện hoạt động trong KCN. Kết quả được đánh giá thể hiện sự hài lòng của các doanh nghiệp với các tiêu chí cụ thể, được tính theo thang điểm từ 1 đến 5, với mức ý nghĩa: 1= Rất kém; 2 = kém; 3 = trung bình; 4 = khá; 5 = rất tốt. Như vậy, với điểm số càng cao, chứng tỏ mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ mà KCN cung cấp càng cao, và ngược lại. Phương pháp này cũng được sử dụng để điều tra với các đối tượng điều tra khác. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4 dưới đây. Các chỉ tiêu cụ thể về hạ tầng trong các KCN Hà Nội so với các địa phương khác được mô tả trong Hình 4 và 5.

Bảng 4: Các điều kiện sản xuất và dịch vụ hạ tầng theo đánh giá của các doanh nghiệp

Vùng, địa phương TT Chỉ tiêu

Hà NộiPhía Bắc (trừ HN)

Miền Trung

Các tỉnh phía Nam

Bình quân cả

nước 1 Cấp điện 3.25 4.00 3.00 3.56 3.59

2 Cấp nước 4.00 3.44 3.00 3.33 3.56

3 Xử lý nước, chất thải 3.88 3.67 4.00 3.22 3.59

4 Cơ sở hạ tầng trong KCN 4.38 3.78 4.00 3.33 3.81

5 Cơ sở hạ tầng ngoài KCN 3.38 3.44 4.00 2.78 3.22

6 Khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo

3.13 3.33 4.00 2.67 3.07

7 Giá nhân công 3.63 3.67 5.00 3.22 3.56

8 Khả năng của các ngành công nghiệp phụ trợ

2.50 3.00 3.00 2.78 2.78

9 Thuế và các ưu đãi khác của chính quyền địa phương

3.25 4.11 5.00 3.44 3.67

10 Thái độ của công chức địa phương 3.25 3.78 4.00 3.67 3.59

Nguồn: Kết quả điều tra của VDF, 2005

168

Page 19: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Theo kết quả điều tra, đánh giá của các nhà đầu tư về các điều kiện dịch vụ

hạ tầng có thể tóm tắt như sau:

Về chất lượng điện, thật đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đánh giá chất

lượng cung cấp điện trong các KCN Hà Nội chỉ đạt 3,25 điểm, thấp hơn

nhiều so với mức chung bình của các tỉnh còn lại phía Bắc là 4,0 điểm, phía

Nam là 3,56 và thậm chí mức bình quân của cả nước là 3,59. Trong điều tra

này, Hà Nội được đánh giá trên Đồng Nai, Đà Nẵng, nhưng thấp hơn tất cả

các tỉnh/thành phố còn lại. Điều này có thể lý giải một phần là do thời điểm

điều tra một số doanh nghiệp phía Bắc (tháng 8/2005) trùng vào thời điểm có

sự thiếu hụt lớn về cấp điện ở phía Bắc do nhà máy Thủy điện Hòa Bình bị

thiếu nước để hoạt động. Thậm chí, trong lúc đang phỏng vấn Tổng giám đốc

một doanh nghiệp Nhật Bản tại KCN Nội Bài thì tự nhiên bị cắt điện, ông

Tổng giám đốc này đã phải thốt lên rằng “Lại tắt điện nữa rồi, cấp điện ở Hà

Nội kém quá”. Xét tương quan về khả năng đảm bảo cung cấp điện quốc gia

hiện nay, các tỉnh phía Nam là tốt hơn so với phía Bắc. Nếu có biến động về

thời tiết, tình huống của năm 2005 sẽ lặp lại và không thể giải quyết trong

tương lai gần.

Ngược lại với điện, chất lượng cấp nước trong các KCN Hà Nội được đánh

giá khá cao, với mức 4,0 điểm, tương đương với Hưng Yên, và cao nhất so

với các địa phương còn lại. Kết quả này ở các tỉnh phía Bắc còn lại là 3,44,

phía Nam 3,33 và tính chung cả nước là 3,48.

Chất lượng các dịch vụ xử lý nước thải, chất thải của các KCN Hà Nội cũng

được đánh giá tốt, đạt mức bình quân 3,88 điểm, trong khi kết quả này ở khu

vực phía Bắc là 3,67 và cả nước nói chung là 3,59 điểm. Xét về tiêu chí này,

Hà Nội chỉ đứng sau Hải Dương, Đà Nẵng nhưng tốt hơn các tỉnh còn lại.

169

Page 20: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Hình 4: Chất lượng cung cấp điện, nước và xử lý nước thải theo đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Hạ tầng trong các KCN của Hà Nội được các doanh nghiệp đánh giá khá cao, đạt 4,38 điểm, cao nhất cả nước; trong khi chỉ tiêu này bình quân đối với các địa phương khác phía Bắc là 3,78, phía Nam là 3,33. Một số địa phương phía

170

Page 21: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Bắc cũng được đánh giá khá cao là: Bắc Ninh: 4,3, Hải Dương: 4,0. Tuy nhiên, do các địa phương khác có mức điểm thấp nên làm kết quả chung của khu vực bị kéo xuống.

Ngược lại, hạ tầng ngoài KCN lại bị các doanh nghiệp đánh giá khá thấp, với kết quả 3,38, thấp hơn so với mức chung của khu vực phía Bắc là 3,44 nhưng vẫn cao hơn phía Nam 2,78 và cả nước 3,22 do chất lượng hạ tầng ngoài KCN nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp. Tình trạng ùn ứ vẫn còn xảy ra, như ở KCN Sài Đồng B.

Hình 5: Hạ tầng trong và ngoài KCN theo đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Các kết quả trả lời của nhà đầu tư về chất lượng cơ sở hạ tầng trong nhiều trường hợp có thể cũng mang tính chủ quan. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư có kỳ vọng ban đầu cao, anh ta đánh giá chất lượng các dịch vụ hạ tầng là thấp, trong khi với nhà đầu tư khác có kỳ vọng thấp hơn có thể lại cho rằng chất

171

Page 22: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

lượng dịch vụ đó là tốt. Để phần nào cải thiện vấn đề này, tác giả đưa ra các ý kiến bình luận bổ sung và các đánh giá riêng của mình đối với các tỉnh và thành phố (bảng 5). Mặc dù phương pháp này cũng ít nhiều chịu tác động bởi các yếu tố chủ quan khác, nhưng hy vọng các nghiên cứu trên nhiều tỉnh, thành phố với các câu hỏi và vấn đề tương tự nhau sẽ đưa ra các thông tin bổ sung về các vấn đề liên quan của mỗi địa phương.

Theo đánh giá của tác giả, chất lượng điện được cung cấp trong các KCN của Hà Nội là khá tốt, đạt mức điểm 4,5, chỉ thấp hơn so với các tỉnh BR-VT và Tp. HCM và tương đương hoặc cao hơn so với các địa phương khác, đặc biệt là các KCN phía Bắc. Mặc dù các nhà đầu tư đánh giá chất lượng cung cấp điện Hà Nội là thấp, nhưng điều này có thể chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn mùa hè năm 2005 như đã nêu ở trên, điều này đã không lặp lại trong năm 2006. Với vị thế là thủ đô của cả nước nên mặc nhiên việc cung cấp điện cho Hà Nội luôn được ưu tiên so với các địa phương khác. Do vậy, dù rằng khả năng xảy ra thiếu điện ở phía Bắc vẫn có thể xảy ra do điều kiện thời tiết không phù hợp, nhưng cách nhìn bi quan của năm 2005 không thể là quan điểm chi phối trong đánh giá chung.

Một lý do khác làm cho kết quả chỉ tiêu này của Hà Nội bị đánh giá thấp là do kỳ vọng về chất lượng điện của các doanh nghiệp Hà Nội cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều là những công ty đa quốc gia, sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng nguồn điện được cung cấp, bao gồm cả sự ổn định và tính liên tục của nguồn điện35. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong các KCN của các địa phương khác thường chỉ sử dụng công nghệ có trình độ trung bình nên chất lượng điện cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động sản xuất cũng như thu nhập.

35 Giám đốc một công ty sản xuất khuôn mẫu hoạt động trong một KCN của Hà Nội cho biết: “Thỉnh thoảng Điện lực cắt điện không thông báo trước gây hỏng hóc máy móc thiết bị, tạo nhiều phế phẩm. Mỗi lần như vậy công ty của chúng tôi bị thiệt hại hàng nghìn USD ”.

172

Page 23: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Bảng 5: Chất lượng các dịch vụ hạ tầng theo đánh giá của tác giả

Tỉnh, thành phố

BR-VT

Tp. HCM

Thái Bình

Hà Nội

Bình Dương

Hải Dương

Hải Phòng

Bắc Ninh

Hưng Yên

Đà Nẵng

Tính chung

1. Cấp điện 5.0 4.0 4.5 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.3

2. Cấp nước 4.0 4.0 3.0 4.0 3.0 4.0 3.0 4.0 3.0 3.6

3. Xử lý nước, chất thải

2.0 4.0 2.0 3.0 4.0 4.0 4.0 3.0 3.0 2.0 3.1

4. Cơ sở hạ tầng trong KCN

5.0 4.0 4.0 5.0 4.0 4.0 4.0 3.0 3.0 4.0 4.0

5. Cơ sở hạ tầng ngoài KCN

5.0 4.0 3.0 4.0 4.0 3.0 5.0 4.0 4.0 4.0

4.0

Về cấp nước trong các KCN Hà Nội, chúng tôi đánh giá chỉ đạt mức 3 điểm, tương đương với Hải Dương, Bắc Ninh và Đà Nẵng nhưng thấp hơn các tỉnh còn lại do chất lượng nước cung cấp chưa ổn định, chất lượng nước chưa tốt. Nhiều trường hợp, thời điểm, KCN không đủ nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.

Tiêu chí về khả năng xử lý nước thải và chất thải trong các KCN Hà Nội được đánh giá ở mức trung bình so với các địa phương khác, 3 điểm. Kết quả này được nhận định do Hà Nội chỉ có duy nhất KCN Thăng Long có hệ thống xử lý nước thải chung, ngoài ra không có KCN nào khác có hệ thống này. Trong khi đó, Hải Dương là một tỉnh phía Bắc với mật độ dân số thấp hơn nhiều so với Hà Nội nhưng về phương diện này lại được đánh giá cao hơn nhiều vì có các KCN có hệ thống xử lý nước thải được đánh giá là rất tốt như: KCN Đại An, Nam Sách; các KCN này cũng có hệ thống xử lý nước thải riêng, chất lượng nước thải sau khi xử lý đều đạt loại A (Tiêu chuẩn Việt

173

Page 24: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Nam). Với vị trí là Thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư nên kết quả xử lý chất thải chỉ ở mức trung bình là điều khó chấp nhận vì nếu không có hệ thống xử lý chất thải tốt, khả năng gây ô nhiễm ra môi trường dân cư xung quanh là rất lớn, và tác động của nó là khó lường. Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía thành phố.

Hạ tầng bên trong KCN theo cả 2 cách đánh giá đều có chung kết quả như nhau và đều được đánh giá rất cao. Ngược lại, hạ tầng ngoài KCN Hà Nội lại không được các nhà đầu tư đánh giá cao với điểm số 3,38 trong khi đánh giá của tác giả là 4 điểm. Điều này cho thấy chất lượng hạ tầng ngoài KCN vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của các doanh nghiệp và cần được tiếp tục cải thiện. Một trong những lý do quan trọng cho đánh giá trên của các nhà đầu tư là sự quá tải về giao thông bên ngoài KCN trong giờ cao điểm; lý do khác là các dịch vụ xã hội cũng chưa theo kịp với đòi hỏi của người lao động và các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Lực lượng lao động

Hình 6 cho thấy đánh giá của các nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội về khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo hiện nay là không cao, ở mức điểm 3,13. Trong khi đó, kết quả này ở các địa phương khác như Hải Dương, Bắc Ninh là 3,67. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy việc tuyển dụng lao động qua đào tạo ở phía Bắc hiện nay nói chung vẫn dễ hơn hơn so với các địa phương phía Nam, điều này cũng phản ánh đúng tình trạng thiếu hụt lao động ở các tỉnh phía Nam hiện nay, nơi có nhu cầu lao động rất lớn vượt qua khả năng về cung. Đặc biệt tỉnh BR-VT có kết quả của chỉ tiêu này rất thấp, chỉ đạt 1,5.

174

Page 25: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Hình 6: Cung về lao động theo đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Về giá nhân công, trên thực tế có sự chênh lệch khá lớn về mức giá tiền công bình quân giữa lao động qua đào tạo và lao động chưa qua đào tạo. Trong điều tra này, chúng tôi chỉ đề cập đến đối tượng là lao động phổ thông hoặc chỉ qua đào tạo đơn giản. Theo đó, kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa Hà Nội và các địa phương lân cận miền Bắc, kết quả đều vào khoảng 3,6 – 3,7. Theo kết quả điều tra, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trong các KCN miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đều ở mức 3,6 và 3,7 điểm (trong đồ thị phía dưới của hình 6, điểm càng cao thể hiện giá lao động rẻ hơn). Trong khi đó, khu vực miền Nam lại có sự khác biệt khá lớn giữa các tỉnh/ thành phố, cụ thể giá lao động ở Đồng Nai và Tp. HCM được các doanh nghiệp cho điểm khá cao, tương ứng là 4,3 và 4,0. Ngược lại, BR-VT và Bình Dương bị đánh giá khá thấp 1,5 và 3,0 điểm.

175

Page 26: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Cũng như ở phần trên, tác giả đưa ra số liệu đánh giá bổ sung, trong bảng 6. Theo đó, khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo của Hà Nội là ngang bằng hoặc cao hơn so với các địa phương khác, trừ Tp. HCM. Hà Nội có nhiều trường đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh có Hà Nội cũng thu hút khá nhiều lao động đã qua đào tạo từ các tỉnh khác Hà Nội tìm việc. Do vậy, việc tìm lao động qua đào tạo nghề Hà Nội chắc chắn sẽ dễ hơn so với các địa phương khác, nhất là các tỉnh lân cận. Đây lại là một điểm khác nữa so với cách đánh giá của các nhà đầu tư có phần hơi bi quan về khả năng thu hút lao động qua đào tạo của Hà Nội. Điều này cũng có thể được giải thích giống như đối với trường hợp đánh giá chất lượng cấp điện. Do các doanh nghiệp Hà Nội thường sử dụng các công nghệ sản xuất cao hơn nên họ cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng lao động đã qua đào tạo so với các địa phương khác, nơi mà lao động “qua” đào tạo không nhất thiết là lao động có trình độ, tay nghề cao. Điều này cho thấy dù Hà Nội có đội ngũ đông đảo lao động qua đào tạo nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Ngoài ra, theo chúng tôi, mức giá lao động phổ thông ở Hà Nội là tương đương và chỉ cao hơn chút ít so với các địa phương khác trong cả nước. Nhận định này cũng khá tương đồng với ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư. Theo đó, xét về chỉ tiêu này, một lãnh đạo BQL các KCX và Công nghiệp Tp. HCM (HEPZA) nói: “Ban đầu, nhiều người có thể cho rằng giá lao động phổ thông ở Hà Nội, Tp. HCM sẽ cao hơn các tỉnh lân cận do các chi phí cho sinh hoạt, nhà ở của 2 địa phương này là cao hơn so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, do sức hút đô thị với chất lượng dịch vụ các thành phố này là tốt hơn rất nhiều, nên người lao động sẵn sàng nhận mức lương ngang bằng so với ở quê nhà hay các tỉnh khác để được ở lại thành phố. Điều này khiến giá lao động phổ thông tại Hà Nội, Tp. HCM thực tế là không cao hơn các địa phương khác”.

176

Page 27: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Bảng 6: Các tiêu chí khác: Đánh giá của tác giả

177

Page 28: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, năng lực của các ngành công nghiệp

phụ trợ địa phương là 1 tiêu chí khá quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm

đầu tư, nhất là đối với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sản xuất

mang tính quốc tế cao. Một lãnh đạo của BQL KCN Đà Nẵng khẳng định:

“Một trong những nguyên nhân căn bản khiến sức thu hút đầu tư của các

KCN Đà Nẵng hiện nay không cao là do khả năng của các ngành công

nghiệp phụ trợ địa phương thấp”.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong các KCN, điều kiện của các ngành

công nghiệp phụ trợ của Việt Nam nói chung còn ở mức kém phát triển, thể

hiện ở mức điểm trung bình cả nước chỉ đạt 2,78, dưới mức trung bình. Hà

Nội bị đánh giá khá thấp, với số điểm là 2,5, trong khi các tỉnh phía Bắc là

3,0 và các tỉnh phía Nam 2,78. Theo đánh giá của tác giả (trong Bảng 6), khả

năng các ngành công nghiệp phụ trợ của Hà Nội được đánh giá 3 điểm, cao

hơn chút ít so với mức bình quân chung của cả nước, nhưng thấp hơn Tp.

HCM. Điều này cho thấy kỳ vọng về năng lực ngành công nghiệp phụ trợ của

các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội cũng cao hơn so với doanh nghiệp

các địa phương khác.

Hình 7: Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ theo đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

178

Page 29: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Thuế và các ưu đãi, và thái độ của công chức địa phương

Quan điểm của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội về cả 2 tiêu chí này

là khá tương đồng, với kết quả đều là 3,25. Xét về tiêu chí thuế và các ưu đãi

của địa phương, kết quả điều tra này cho thấy Hà Nội không chỉ thấp hơn

mức bình quân của khu vực phía Bắc, mà còn thấp hơn tất cả các tỉnh, thành

phố phía Nam, trừ Tp. HCM. Các tỉnh được đánh giá cao về ưu đãi thuế và

các ưu đãi khác với doanh nghiệp là Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Ninh và

Hưng Yên. Bên cạnh đó, các tỉnh được đánh giá cao về thái độ của công chức

địa phương là BR-VT, Bình Dương, Đà Nẵng và Hưng Yên.

Đánh giá của tác giả cũng tương đồng với ý kiến của các nhà đầu tư trong các

KCN. Tuy nhiên, khoảng cách về điểm số giữa Hà Nội với các tỉnh khác nói

riêng và cả nước nói chung là rộng hơn. Theo bảng 6 chúng ta có thể thấy,

điểm số của Hà Nội ở cả 2 tiêu chí chỉ đạt 2,0. Trong khi của cả nước tương

ứng là 3,9 và 3,5.

Ở tiêu chí ưu đãi về thuế cũng như các ưu đãi khác Hà Nội không được đánh

giá cao. Điều này là dễ hiểu vì Hà Nội có nhiều ưu thế so với các địa phương

khác nên thành phố không cảm thấy sự cần thiết phải đưa ra các ưu đãi.

Thêm vào đó, Hà Nội không cho rằng việc đưa ra các ưu đãi để thu hút hàng

loạt các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là cần thiết mà hướng trọng

tâm vào cạnh tranh thu hút các ngành có công nghệ cao, có hàm lượng vốn

lớn, sử dụng ít lao động và thân thiện với môi trường.

179

Page 30: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Hình 8: Chính sách và thái độ của công chức địa phương theo đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Điều tra của VDF, 2005

Trong khi đó, các tỉnh đưa ra tất cả các ưu đãi có thể để tăng sức cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động. Các ưu đãi bao gồm: (i) miễn, giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp với thời gian dài hơn so với qui định của Chính phủ; (ii) giá thuê đất thấp; (iii) có thể miễn giảm thuế VAT để thu hút đầu tư. Trước thực trạng này, giữa năm 2005 Chính phủ đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh mạnh nhằm đảm bảo môi trường đầu tư bình đẳng giữa các địa phương. Bên cạnh đó, nhiều địa phương khác cũng đã nhận thức được rằng điều kiện quan trọng nhất để thu hút các nhà đầu tư về lâu dài không phải là các ưu đãi về tài chính mà là các điều kiện phi tài chính như sự minh bạch của các thủ tục hành chính, thái độ của công chức

180

Page 31: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

địa phương, và giảm thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép đầu tư.

Điều đáng quan ngại là chỉ tiêu về thái độ của công chức địa phương của Hà Nội trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bị đánh giá thấp là một điều khó chấp nhận. Tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư Hà Nội nói riêng và quốc gia nói chung và nó cũng gắn liền với vấn đề cửa quyền, tham nhũng và hạch sách doanh nghiệp.

Dịch vụ bên ngoài KCN

Chất lượng của các dịch vụ bên ngoài KCN là yếu tố khách quan, không do Ban quản lý KCN quyết định nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ ngoài KCN có thể được đánh giá dựa trên các tiêu chí: chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, hàng hóa, viễn thông, vui chơi giải trí. Dựa trên các tiêu chí này có thể thấy chất lượng dịch vụ bên ngoài KCN của Hà Nội đã được khẳng định tốt hơn nhiều so các địa phương khác trong vùng. Đây cũng là một lợi thế cơ bản của Hà Nội trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đánh giá chung

Mặc dù còn có nhiều điểm hạn chế cả mang tính chủ quan và khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến sức hấp dẫn về đầu tư đối với các KCN Hà Nội nhưng do lợi thế quá lớn về các điều kiện dịch vụ, thị trường, nên sức hút về đầu tư trong các KCN vẫn rất lớn, vượt quá khả năng cung ứng về đất đai cho nhu cầu hiện tại. Tổng hợp về thực trạng các yếu tố về môi trường đầu tư các KCN Hà Nội và các gợi ý phát triển được trình bày tóm tắt trong Bảng 7 sau đây:

181

Page 32: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Ma trận SWOT

Cơ hội (O) 1. Được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Thành phố 2. Triển vọng gia tăng FDI 3. Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đang tăng tốc 4. Các văn bản pháp lý về môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện

Thách thức (T) 1. Cạnh tranh trong xây dựng KCN từ các nước trong khu vực 2. Cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ các địa phương khác 3. Ô nhiễm môi trường từ các KCN đã ở mức cao 4. Sự mâu thuẫn về chính sách 5. Thiếu liên kết trong phát triển KCN với các địa phương khác.

Điểm mạnh (S) 1. Có sân bay quốc tế 2.Cơ sở hạ tầng trong các KCN tốt 3. Cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” đang phát huy tác dụng 4. Hiệu quả của các KCN đóng góp cho sự phát triển của TP.

S/O Phát triển có chọn lọc các KCN mới và mở rộng một số KCN sẵn có Có định hướng phát triển KCN phù hợp.

S/T Nâng cao tính cạnh tranh các KCN Tăng cường công tác quản lý môi trường

Điểm yếu (W) 1. Chất lượng qui hoạch các KCN thấp 2. Tiến trình đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm. 3. CSHT phát triển thiếu đồng bộ, trong KCN (điện) và ngoài KCN 4. Thiếu đất cho mở rộng và phát triển KCN 5. Giá thuê đất cao 6. Chất lượng đào tạo lao động thấp 7. Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ kém 8. Thái độ của công chức hành chính

W/ONâng cao chất lượng qui hoạch các KCN Đẩy nhanh công tác đền bù, giải tỏa Xác định tiêu chí thu hút đầu tư Nâng cao chất lượng đào tạo lao động

W/TLên kết với các địa phương khác trong phát triển KCN Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Minh bạch hóa thủ tục hành chính

182

Page 33: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

3. Các giải pháp phát triển

Chúng ta đã nghiên cứu thực trạng các KCN, CCN ở Hà Nội và tính hấp dẫn của nó trong mối tương quan với các địa phương khác ở Việt Nam. Dưới đây là 5 giải pháp cần thiết cho việc phát triển các KCN ở Hà Nội:

Định hướng phát triển các KCN Hà Nội

Sự phát triển các KCN là một trong những động lực quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng phát triển. Hiện nay, chỉ với 370ha diện tích KCN đang hoạt động, nhưng các KCN Hà Nội đã cho thấy vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong những năm tới đây, chắc chắn rằng các KCN sẽ tiếp tục đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế Hà Nội, nên việc mở rộng và phát triển thêm các KCN là yêu cầu quan trọng cần đặt ra đối với thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Tốc độ phát triển đô thị Hà Nội nhanh đến mức dường như không thể lường trước được. Đơn cử, những năm 60, KCN “Cao - Xà - Lá” (cao su, xà phòng, thuốc lá) đã được xem là nằm rất xa trung tâm thành phố, thì đến nay nó đã nằm gọn trong đô thị và đang phải tính đến chuyện di chuyển. Hay như CCN Vĩnh Tuy mới thành lập cách đây khoảng 5 - 6 năm, đến nay nó cũng đã nằm gọn trong khu đô thị.

Với tổng diện tích tự nhiên hiện tại là 921 km2, Hà Nội không thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng các KCN hiện có và phát triển các KCN mới. Theo dự kiến quy hoạch phát triển Hà Nội đang được Bộ KHĐT xây dựng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2003, Hà Nội sẽ được mở rộng cả về không gian đô thị, và không gian hành chính. Do vậy, việc xây dựng định hướng phát triển các hành lang công nghiệp Hà Nội cần dựa vào không chỉ chiến lược phát triển Hà Nội, mà còn cả vùng Đồng bằng sông Hồng và nay là vùng Thủ đô. Do vậy, việc qui hoạch KCN Hà Nội không thể chỉ dựa trên qui mô diện tích hiện tại với dân số khoảng 3 triệu người, sau đó đưa công nghiệp ra ven đô như hiện nay mà cần nghiên cứu bố trí KCN trên qui mô diện tích quy hoạch Hà Nội khoảng 2.000 km2 (lớn gấp gần 2,5 lần Hà Nội

183

Page 34: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

hiện nay), mở rộng sang các địa bàn lân cận. Với không gian như vậy, cần tính đến các KCN hiện hữu nằm dọc các cửa ngõ của thủ đô trên địa bàn các tỉnh bạn, như KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh), KCN Như Quỳnh, Phố Nối A (Hưng Yên), KCN Tiền Phong, Quang Minh (Vĩnh Phúc), KCNC Hoà Lạc (Hà Tây). Với quan điểm này, quy hoạch phát triển các KCN phải là một bộ phận trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, của khu vực phía Bắc và cả nước.

Hà Nội đang chuẩn bị mở thêm quốc lộ 5 mới (cách QL 5 cũ khoảng 1 - 5 km về phía Nam), nối Hải Phòng - vành đai 3 (đầu phía Bắc cầu Thanh Trì). Như vậy hai tuyến quốc lộ là QL 18 và QL 5 được kỳ vọng sẽ trở thành hành lang công nghiệp hoàn chỉnh của Hà Nội. Phát triển các KCN Hà Nội cần bám theo hành lang 18, hành lang mang tính chiến lược nối từ Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai - QL 2 - Nội Bài- QL 18 - cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Theo bản qui hoạch Hà Nội đến năm 2020 của HAIDEP, các KCN mới của Hà Nội sẽ nằm ở phía Nam sân bay Nội Bài, dọc theo đường QL 18 và QL 2 nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá đi cảng Hải Phòng và Cái Lân. Ngoài ra, vị trí này về cơ bản thuận lợi vì có sẵn mặt bằng cần thiết, nền đất cứng. Tuy nhiên, qui mô các KCN chưa được xác định cụ thể.

Trong trường hợp Hà Nội không đặt mục tiêu cao trong việc thu hút các doanh nghiệp sản xuất và quĩ đất cho công nghiệp bị hạn chế (trừ tuyến dọc đường QL 18 và QL 2), thì cách khả thi nhất là liên kết với các tỉnh bạn để giới thiệu địa điểm cho các doanh nghiệp đầu tư, nơi đang đẩy mạnh thu hút đầu tư như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng yên và Hải Dương. Ngoài ra, việc hoàn thành của cầu Thanh Trì và các tuyến đường phụ trợ, thì khả năng tiếp cận với quĩ đất của Hà Tây cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Nâng cao chất lượng qui hoạch KCN

Với mục tiêu này, chúng tôi đề xuất 5 nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KCN. Theo kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Trung Quốc trong phát triển KCN, thì quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát

184

Page 35: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị.

Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của KCN cần được mở rộng. Mục đích ban đầu của việc thành lập các KCN là để tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để lấp đầy KCN. Tuy nhiên, các KCN giờ đây cần chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. KCN không chỉ là nơi dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp mà cả các hoạt động thương mại, dịch vụ logistic, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trong KCN như ngân hàng, bưu điện, vận chuyển, viễn thông cũng phải là một phần của KCN.

Thứ ba, đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Theo đó, cơ cấu sản xuất công nghiệp trong các KCN Hà Nội cần: (i) Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao; (ii) Chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các ngành công nghiệp sạch; (iii) Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ sản xuất. Với điều kiện của một đô thị đông đúc, nguồn lực đất đai hạn hẹp, nguồn vốn và lực lượng lao động qua đào tạo dồi dào, Thành phố cần xây dựng tiêu chí cụ thể thu hút các dự án đầu tư trong KCN theo hướng chỉ thu hút các dự án có hàm lượng vốn cao, trình độ tiên tiến và ít ô nhiễm. Từng bước dịch chuyển dần các ngành công nghiệp không phù hợp ra ngoài thành phố.

Thứ tư, bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường. Mục đích chung của hướng này là nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại KCN mà cả những địa phương có KCN. Để thực hiện được mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác như hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường xá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại.

185

Page 36: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Thứ năm, việc xây dựng qui hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Cần thiết phải nghiên cứu kỹ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong vấn đề phát triển KCN. Đồng thời cần phải tranh thủ ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài trong công tác xây dựng qui hoạch.

Nâng cao tính tính hấp dẫn của các KCN

Để nâng cao tính hấp dẫn của các KCN, Thành phố cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thông qua việc hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ”, đưa ra khung chính sách ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN theo định hướng phát triển Hà Nội bền vững. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, nước sạch, thông tin liên lạc, và duy trì các dịch vụ hạ tầng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN, trong đó bao gồm việc giảm chi phí thu hồi đất, đền bù giải toả.

Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư của thành phố cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào KCN. Hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN của chúng ta hiện nay còn mang tính chất tự phát và manh mún. Thành phố cần tập trung hoạt động xúc tiến đầu tư với sự hợp tác của các cơ quan xúc tiến đầu tư của nước ngoài. Đồng thời, việc tham gia hiệp hội các KCN và khu chế xuất khu vực và thế giới cũng sẽ góp thêm cơ hội quảng bá cho các KCN của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đẩy nhanh việc đền bù, thu hồi đất

Qua khảo sát thực tế, đến nay mới chỉ có 3 trong số các KCN, với tổng diện tích 309 trên tổng số 970 ha đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cả 3 KCN đang hoạt động hiện nay đều muốn được mở rộng sang giai đoạn 2, 3 nhưng tất cả đều vướng phải vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những lý do cơ bản khiến cho việc phát triển các KCN rất chậm trễ. Tuy nhiên, có thể thấy việc phát triển các KCN cũng bị giới hạn do diện tích đất cho phát triển công nghiệp của thành phố cũng bị hạn chế, nên việc giải phóng mặt bằng chậm

186

Page 37: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

chễ cũng chỉ làm cho tình hình thêm khó khăn. Nhiều KCN từ khi có quyết định thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài nhiều năm, trong thời gian kéo dài đó có nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây tâm lý ức chế cho nhà đầu tư. KCN Sài Ðồng B giai đoạn II là một thí dụ điển hình: Sau khi lấp đầy KCN giai đoạn I, Công ty điện tử Hà Nội được thành phố cho phép mở rộng giai đoạn II của KCN thêm 9 ha. Từ đó đến nay đã 5 năm, việc giải phóng mặt bằng cho giai đoạn II vẫn chưa hề có tiến triển. Hệ quả là hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào KCN sau nhiều năm không xác định được thời gian giao đất, đã nản lòng và phải quay ra đầu tư vào các địa phương khác.

Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong giải phóng mặt bằng là vấn đề bồi thường. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như việc quy hoạch, hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền vận động chưa tốt, do vậy người dân không hiểu rõ chế độ, chính sách của Nhà nước. Có nhiều nơi, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá đền bù. Điều tất yếu là người dân sẽ không muốn trao trả đất trừ khi họ được đền bù với mức giá cao hơn giá thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, công bố công khai và phổ biến sớm qui hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho người dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin qui hoạch để trục lợi thông qua mua bán, sang nhượng, xây dựng kiên cố trên vùng đất được qui hoạch dẫn đến gây bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN.

Thứ hai, chuẩn bị kỹ càng kế hoạch thu hồi đất và tái định cư cho người dân mất đất, thông qua chính quyền địa phương các cấp để phổ biến cho dân. Kế hoạch này phải có nhiều phương án để cho người dân có thể lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện riêng của họ (giao đất lấy tiền, đổi đất lấy nền nhà, góp đất lấy cổ phần, v.v..). Các phương án cũng cần phải được phổ biến rộng rãi, chính xác và lấy ý kiến đóng góp của người dân một cách cởi mở. Nếu có

187

Page 38: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

ý kiến phản hồi, cần phải được nghiên cứu kỹ càng và chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp.

Thứ ba, thành phố phải có phương án ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Tình trạng phổ biến ở một số địa phương là người dân sau khi bị thu hồi đất phải mất rất nhiều thời gian để tổ chức lại cuộc sống trong khi lại ít nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Thậm chí nhiều nơi, những người bị thu hồi đất thấy bị thiệt thòi quá nhiều đã quay trở lại gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư. Để ổn định cuộc sống cho người dân mất đất, trước hết chính quyền địa phương cần đi trước một bước trong việc đảm bảo chất lượng nhà ở và cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư. Cần tạo điều kiện cho những hộ dân có liên quan tham gia giám sát việc xây dựng nhà tái định cư để đảm bảo rằng những gì họ được hưởng là tương xứng với những lợi ích mà họ đã phải “hy sinh” vì sự phát triển của KCN.

Ngoài ra, nông dân đóng góp đất canh tác cho xây dựng KCN có thể thay vì được đền bù bằng tiền mặt họ sẽ được nhận cổ phần của công ty phát triển hạ tầng KCN. Như vậy họ sẽ là cổ đông, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của KCN và thay vì được nhận hoa màu từ sản xuất nông nghiệp họ sẽ được nhận tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hạ tầng của KCN. Người dân sẽ sẵn sàng bàn giao đất để công ty hạ tầng có thể sớm đi vào hoạt động, mang lại lợi nhuận cho chính họ. Giải pháp này sẽ mang tính hiện thực nhiều hơn vì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của phần lớn người dân mất đất. Đây cũng là phương châm “trao cho người dân cần câu chứ không trao con cá”.

Quản lý môi trường

Một trong những vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển các KCN hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của các KCN gây ra ngày càng trở nên trầm trọng. Thực tế cho thấy một tình trạng phổ biến là hầu hết các KCN đều chưa tuân thủ đầy đủ các ràng buộc về bảo vệ môi trường (cả môi trường nước, chất thải, không khí và tiếng ồn), và không ít các KCN bị coi là “ổ gây ô nhiễm” cho khu vực có KCN. Các giải pháp về môi trường phải đồng thời nhắm đến hai mục tiêu là khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện tại và ngăn ngừa ô nhiễm mới. Các giải pháp cần thiết là:

188

Page 39: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

Trước hết, Hà Nội phải kết hợp với các địa phương, các KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN. Cần kết hợp giữa việc rà soát các chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường với việc hỗ trợ các đơn vị tổ chức có liên quan để chấm dứt tình trạng ô nhiễm hiện tại, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm khí thải.

Hai là, các qui định về bảo vệ môi trường trong các KCN thường thiếu tính thực tế và không mang tính bắt buộc, dẫn đến sự tuân thủ chưa triệt để của các KCN, đặc biệt là qui định về việc xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho mỗi KCN nên vấn đề này thường bị bỏ qua. Vì vậy cần phải đặt ra các qui định chặt chẽ, hợp lý. Theo đó, yêu cầu đặt ra là tất cả các KCN phải có các điều kiện đầy đủ về hạ tầng xử lý nước thải và chất thải trước khi được cấp giấy phép đầu tư.

Ba là, các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hà Nội có thể khuyến khích việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải bằng việc không thu tiền thuế, phí sử dụng đất đối với diện tích dùng cho mục đích này, kể cả khu xử lý tập trung và các khu xử lý cục bộ trong các doanh nghiệp. Đồng thời thành phố cũng nên có cơ chế hỗ trợ (lãi suất thấp, thưởng) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Cuối cùng, để đảm bảo xử lý vấn đề môi trường được thuận lợi, việc qui hoạch thành lập các KCN chuyên ngành cũng là một giải pháp hiệu quả, bởi vì nếu như trong cùng một KCN mà có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau thì công nghệ xử lý môi trường cũng đòi hỏi đa dạng, tốn kém và khó quản lý. Việc tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trong một KCN sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm tại các khu vực trong và xung quanh KCN.

189

Page 40: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh:

1. Regional Investment Attractiveness Report of Indonesia (2005) funded by USAID and the Asia Foundation

Tiếng Việt: 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tháng 7/2006), 15 năm phát triển các KCN và

KCX ở Việt Nam. Hội thảo quốc gia, Long An.

2. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (2006a), Báo cáo tình hình năm 2005 và các nhiệm vụ cơ bản năm 2006.

3. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (2006b), Thực trạng hoạt động của các KCN và CCN năm 2005 và các định hướng cơ bản cho năm 2006.

4. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (11/ 2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa học 10 năm xây dựng các KCN Hà Nội (1995 – 2005)

5. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (2005), Báo cáo tổng hợp về KCN tập trung và CNN vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Tài liệu tổng kết tình hình hoạt động các KCN, KCX 2002 và phương hướng phát triển thời gian tới.

7. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (2005), Báo cáo tổng hợp về KCN tập trung và CNN vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.

8. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (11/ 2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa học 10 năm xây dựng các KCN Hà Nội (1995 – 2005)

9. BQL KCN và chế xuất Hà Nội (2002), Nghiên cứu chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các KCN.

10. BQL KCN và chế xuất Hà Nội, 2001, Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước để xây dựng và phát triển các KCN, KCX Hà Nội năm 2000- 2010. Chính phủ (1997): Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về qui chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

11. Chính phủ (1999), Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa

190

Page 41: Chương 5 Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các khu ...»· USD (chiếm 36% tổng FDI của cả nước) và 2.314 dự án đầu tư trong nước, với tổng

Tính hấp dẫn trong thu hut đầu tư …

kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

12. Chính phủ (2001), Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 1/11/2001 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP.

13. Lê Xuân Trinh (2006), Bài viết trong Hội thảo quốc gia: 15 năm phát triển các KCN và KCX ở Việt Nam.

14. Trần Ngọc Hưng (2006), Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN. Tạp chí Khu công nghiệp, tháng 2.

15. Võ Thanh Thu, (2005), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước số 2003/08.

16. Đinh Văn Ân (2004), Vai trò của KCN trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Viện Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (2004), Phát triển các KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB Chính trị Quốc gia.

18. Lê Tuyển Cử (2002), Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển loại hình KCN ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế phát triển.

19. Lê Tuyển Cử (2002), Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam. Bài viết cho hội thảo khoa học.

191