8
nha tho DO TRUNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH MỜI Kỳ 1:  Nhà Thơ ĐỖ TRUNG QUÂN Hôm nay Anh Cô xin hân hạnh giới thiệu - người đầu tiên nhận lời mở hàng cho chương trình KHÁCH MỜI của Quán Giao Lưu là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ: ĐỖ TRUNG QUÂN.      Nhiều người biết anh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sĩ và là MC đặc biệt của nhiều sân khấu văn nghệ trẻ. Nhưng có một điều rất ít người biết - đó là mối quan hệ đậm đà tình nghĩa giữa anh với họ Hoàng Bích Khê. Câu chuyện bắt đầu theo như Đỗ Trung Quân tự kể:      “Tôi mang tuổi hai mươi vào cuộc đời như một hạt bụi vô danh. Tất tả với áo cơm và ngơ ngác với con đường trước mặt sau 5 năm khoác áo Thanh Niên Xung Phong, về lại nơi đã sống với một dòng kênh đen chảy qua tuổi trẻ nghèo khó. Một hôm nào đó, con người không vô danh có bề ngoài râu tóc lập dị, cái nhìn hóm hỉnh sau cặp kính tròn, quần áo xuề xòa ấy đã đi qua và dừng lại …” Con người râu tóc lập dị mà Đỗ Trung Quân nói đó là Hoàng Ngọc Biên - một trí thức văn nghệ sĩ có tầm cỡ từ trước năm 1975 ở Sài Gòn. Thời gian Đỗ Trung Quân công tác trong lực lượng TNXP thì Hoàng Ngọc Biên phụ trách khâu mỹ thuật và kỹ thuật trình bày cho tờ tạp chí Tuyến Đầu của lực lượng này. Có lẽ hai người đã biết nhau qua những sáng tác đầu tay rất thành công của Đỗ Trung Quân đăng trên tạp chí này. Tiếp theo là thời kỳ Đỗ Trung Quân được Hoàng Ngọc Biên rủ về chung sống với gia đình theo kiểu “ba cùng” - cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc. Bên cạnh Hoàng Ngọc Biên, hẵn là Đỗ đã học tập được nhiều điều bổ ích. Hai người cư xử với nhau như đôi bạn vong niên nhưng trong thâm tâm, Đỗ coi Hoàng Ngọc Biên như “sư phụ”. Nay Đỗ Trung Quân không còn là " hạt bụi vô danh " nhưng mối quan hệ giữa hai người vẫn thủy chung như nhất. Đỗ Trung Quân đã nhiều lần cùng Hoàng Ngọc Biên hoặc người nhà của Biên về thăm làng Bích Khê. Anh đã thành kính thắp nhang trong nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ Chi, ngoài lăng mộ và đàn Nghĩa Trũng (Không phải con cháu nào của họ Hoàng cũng đã làm được điều này). Từ mối quan hệ thân thiết với Hoàng Ngọc Biên, anh cũng hiểu thêm được nhiều điều về họ Hoàng và phát sinh tình cảm thân thiện, 1 / 8

CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH MỜI Nhà Thơ ĐỖ TRUNG QUÂN … · nha tho DO TRUNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH MỜI Kỳ 1: Nhà Thơ ĐỖ TRUNG QUÂN Hôm nay Anh Cô xin hân hạnh

  • Upload
    lammien

  • View
    216

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

nha tho DO TRUNG QUAN

CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH MỜI Kỳ 1:   Nhà Thơ ĐỖ TRUNG QUÂN Hôm nay Anh Cô xin hân hạnh giới thiệu - người đầu tiên nhận lờimở hàng cho chương trình KHÁCH MỜI của Quán Giao Lưu là mộtnhân vật rất nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ: ĐỖ TRUNG QUÂN.

     Nhiều người biết anh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sĩ và là MC đặc biệt của nhiều sânkhấu văn nghệ trẻ. Nhưng có một điều rất ít người biết - đó là mối quan hệ đậm đà tình nghĩagiữa anh với họ Hoàng Bích Khê. Câu chuyện bắt đầu theo như Đỗ Trung Quân tự kể:

      “Tôi mang tuổi hai mươi vào cuộc đời như một hạt bụi vô danh. Tất tả với áo cơm và ngơngác với con đường trước mặt sau 5 năm khoác áo Thanh Niên Xung Phong, về lại nơi đã sốngvới một dòng kênh đen chảy qua tuổi trẻ nghèo khó. Một hôm nào đó, con người không vô danhcó bề ngoài râu tóc lập dị, cái nhìn hóm hỉnh sau cặp kính tròn, quần áo xuề xòa ấy đã đi quavà dừng lại…” Con người râu tóc lập dị mà Đỗ Trung Quân nói đó là Hoàng Ngọc Biên - mộttrí thức văn nghệ sĩ có tầm cỡ từ trước năm 1975 ở Sài Gòn. Thời gian Đỗ Trung Quân công táctrong lực lượng TNXP thì Hoàng Ngọc Biên phụ trách khâu mỹ thuật và kỹ thuật trình bày cho tờtạp chí Tuyến Đầucủa lực lượng này. Có lẽ hai người đã biết nhau qua những sáng tác đầu tay rất thành công củaĐỗ Trung Quân đăng trên tạp chí này. Tiếp theo là thời kỳ Đỗ Trung Quân được Hoàng NgọcBiên rủ về chung sống với gia đình theo kiểu “ba cùng” - cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc.Bên cạnh Hoàng Ngọc Biên, hẵn là Đỗ đã học tậpđược nhiều điều bổ ích. Hai người cư xử với nhau như đôi bạn vong niên nhưng trong thâm tâm,Đỗ coi Hoàng Ngọc Biên như “sư phụ”. Nay Đỗ Trung Quân không còn là"hạt bụi vô danh" nhưng mối quan hệ giữa hai người vẫn thủy chung như nhất. Đỗ Trung Quân đã nhiều lần cùngHoàng Ngọc Biên hoặc người nhà của  Biên về thăm làng Bích Khê. Anh đã thành kính thắpnhang trong nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ Chi, ngoài lăng mộ và đàn Nghĩa Trũng (Không phảicon cháu nào của họ Hoàng cũng đã làm được điều này). Từ mối quan hệ thân thiết với HoàngNgọc Biên, anh cũng hiểu thêm được nhiều điều về họ Hoàng và phát sinh tình cảm thân thiện,

1 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

gắn bó.

     Trong chuyến về Bích Khê gần đây nhất, vào tháng 3-2010, Đỗ Trung Quân đã ghi lại mộtcảm xúc rất chân thật: “…Tôi là kẻ thường nghĩ mãi không nói ra được một gốc gác hợp với ýmình. Nhưng thôi, giờ đây tôi biết tôi đã có một quê nhà.”

     Nếu Đỗ Trung Quân có lòng coi “nơi này là quê nhà” thì chắc chắn bà con họ Hoàng chúngta đều hân hoan cùng anh nối vòng tay lớn. Rất hoan nghênh và xin hãy giữ chặt mối dây.

ANH CÔ

VỀ VỚI BÍCH KHÊ

    

Trời đã chiều, hứa hẹn một cơn mưa lớn. Miền Trung quá nóng. Cơn mưa có làm giảm nhiệt đấtnghèo này? Tôi để vài nguời bạn ở lại quán ăn, nhảy xe ôm hỏi đuờng tìm ra Nghĩa Trũng. Nhàbáo Lê Đức Dục nguời bạn thân ở đây đi vắng. Anh đang lang thang tận đất Lào…

2 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

     Bao giờ đến Quảng Trị tôi cũng phải ra thắp nhang ở Nghĩa Trũng. Ít người biết đây có thểđuợc xem là Nghĩa trang Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Họ Hoàng - Hiệp Biện Đại Học SĩHoàng Hữu Xứng cùng cụ thân sinh đã  thành lập Nghĩa Trũng từ hơn trăm năm truớc khi raThăng Long làm việc nước. Nghĩa Trũng là nơi cụ qui tập hài cốt của liệt si Tây Sơn theo vuaQuang Trung giải phóng Thăng Long bỏ mình nơi đất lạ quê người và sau này là hài cốt nhữngngười tha hương, vô danh, không thân nhân, bỏ thân nơi miền gió cát. Nghĩa Trũng là công đứclớn của họ Hoàng. Và bây giờ, không chỉ họ Hoàng. Tôi đến vái lạy hương linh những nguời đãkhuất và chiêm nghiệm cái đức của tiền nhân. Nghĩa Trũng nằm giữa đồng. Con đường nhỏnhưng đã dễ đi là nhờ đóng góp của con cháu họ Hoàng, ôm theo mép ruộng. Mấy năm trướcchỉ bùn lầy.

Buổi chiều vần vũ. Cái nóng vẫn ghê người. Tôi vái lạy giữa chiều mênh mông. Tôi xin bình ancho những người thân, gia đình và bạn bè. Tôi khấn cầu bình an cho một vài người họ Hoàng ởxa... Không một ngọn gió, vậy mà bó nhang to trên tay bùng lửa ngùn ngụt. Tay mình bị phỏng.Phải chăng lời cầu an đã đuợc chứng giám? Tôi quỳ mọp tạ ơn, không dám ngẩng đầu rất lâu,người rợn những cơn ớn lạnh và sau đó làm thủ tục cắm nhang trên khắp các vuông đất của đànNghĩa Trũng. Tấm văn bia ghi tên tác giả là một hậu bối nổi tiếng của họ Hoàng - nhà vănHoàng Phủ Ngọc Tường - vẫn còn rõ nét.

Mưa đổ, cánh đồng cô quạnh buồn thê thiết nhưng lòng lại thấy bình an giữa Nghĩa Trũng. Đấylà buổi chiều tháng Ba 2010.

Tôi từng đi cùng anh chị Hoàng Ngọc Biên về đây.

Tôi cũng từng đưa cô Mười (Hoàng Thư) Hương về đây. Và nghe nói từ đó, xuyên qua cánhđồng làng, giữa cái màu xanh tha thiết của lúa, có một con đuờng tên gọi nghe quê quê mà ấmáp: đường “Ôông Viên”!

3 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

Tôi vẫn một mình tìm đến đây mỗi khi ghé Quảng Trị, về làng Bích Khê - nơi có ngôi nhà thờhọ Hoàng. Nhìn những vòm tre cong của “Đường xưa lối cũ” và con sông Thạch Hãn, tôi cũngnhớ ra mình đang đứng trên chỗ đất quê ngoại của chị Tân Nhânca sĩ vang bóng một thời nay đã “xa khơi“. Nhìn sông, tôi hình dung chú bé Sim - người bạn vong niên - người thầy, dù chẳng bao giờ chịu tựnhận là thầy. Hẳn là thời niên thiếu lão ông này đã từng đắm mình trong dòng nước rất xanh ấy. Tôi là kẻ thường nghĩ mãi không nói ra được một gốc gác hợp với ý mình. Nhưng thôi, giờ đây tôi biết tôi đã có một quê nhà… ĐỖ TRUNG QUÂN

4 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

5 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

      ĐỖ TRUNG QUÂN VÀ                   Thơ Đỗ Trung Quân sinh ngày 19 tháng 1 năm 1955 tại Sài Gòn. Anh sớm mồ côi cha mẹ. Năm15 tuổi đã phải tự lực mưu sinh. Trước 1975, học Đại học Vạn Hạnh. Năm 1976, anh thamgia lực lượng Thanh Niên Xung Phong và bắt đầu sáng tác trên tạp chí Tuyến Đầu của lựclựng nầy.Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như: Hương tràm (1978) - (VũHoàng phổ nhạc), Bài học đầu cho con (1986) - (Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quêhương”), Chút tình đầu (1984) -( Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài “Phượng hồng” (1988)),Khúc mưa - (Phú Quang phổ nhạc). Hiện anh đang công tác tại Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn( Saigon Times Group) Những tập thơ đã xuất bản: Cỏ hoa cần gặp (1991) Chân mây cuốitrời (in chung cùng Hoàng Ngọc Biên, 2003)

Đỗ Trung Quân đến thăm Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế và qua Mỹ thăm Hoàng NgọcBiên

6 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

7 / 8

nha tho DO TRUNG QUAN

Quê hương (Bài học đầu cho con)Giáp Văn Thạch phổ nhạc - Nhã Phương ca{mp3} que huong {/mp3}

8 / 8