43
1 TÀI LIU BTRVÀ NÂNG CAO KIN THC HÓA HỌC 10 gi¸o viªn: TRƯƠNG THTHO SƯU TM VÀ TNG HP

Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

Embed Size (px)

DESCRIPTION

chemistry

Citation preview

Page 1: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

1

TÀI LIỆU BỔ TRỢ VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC

HÓA HỌC 10

gi¸o viªn: TRƯƠNG THẾ THẢO SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Page 2: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

2

Chuyên ñề: LIÊN KẾT HÓA HỌC (ths. Nguyễn Xuân Trường) A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Liên kết liên kết ion và cộng hóa trị

- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tố tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

- Các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với nguyên tử khác tạo thành ñể ñạt

ñược cấu hình electron bền vững như của khí hiếm (có 2 hoặc 8 electron lớp ngoài cùng).

1. Liên kết ion

Định nghĩa: Là liên kết ñược hình thành do lực hút tĩnh ñiện giữa các ion mang ñiện tích trái dấu.

Sự hình thành liên kết ion

Nguyên tử kim loại nhường electron hóa trị trở thành ion dương (cation).

Nguyên tử phi kim nhận electron trở thành ion âm (anion). Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết

ion.

Thí dụ: Liên kết trong phân tử CaCl2

+ Nguyên tử Ca nhường 2 electron tạo thành ion dương.

Ca → Ca2+ + 2e

+ Nguyên tử clo nhận 1 electron tạo thành ion âm.

Cl2 + 2e → 2Cl-

Ion Ca2+ và 2 ion Cl- hút nhau tạo thành phân tử CaCl2.

Điều kiện hình thành liên kết ion

Các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại và phi kim ñiển hình).

Quy ước hiệu ñộ âm ñiện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion.

Các hợp chất ion có nhiệt ñộ nóng chảy và nhiệt ñộ sôi cao, dẫn ñiện khi tan trong nước hoặc nóng chảy.

2. Liên kết cộng hóa trị

Định nghĩa: Là liên kết ñược hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng

chung.

Điều kiện hình thành liên kết cộng hóa trị

Các nguyên tử giống nhau hoặc gần giống nhau, liên kết với nhau bằng cách góp chung các electron

hóa trị. Thí dụ Cl2, H2, N2, HCl, H2O...

Quy ước hiệu ñộ âm ñiện giữa hai nguyên tử liên kết < 1,7 là liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị có cực và không cực

Khi cặp electron dùng chung phân bố ñối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử tham gia liên kết thì ñó là liên

kết cộng hóa trị không phân cực.

Khi cặp electron dùng chung bị hút lệch về nguyên tử có ñộ âm ñiện lớn hơn thì ñó là liên kết cộng

hóa trị có cực.

Page 3: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

3

Quy ước hiệu ñộ âm ñiện giữa hai nguyên tử liên kết 0,4 ≤ ∆χ < 1,7 là liên kết cộng hóa trị có cực,

nếu giá trị này nhỏ hơn 0,4 thì liên kết là cộng hóa trị không cực.

II. Sự lai hóa các obitan nguyên tử

1. Sự lai hóa

Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp một số obitan nguyên tử trong một nguyên tử ñể ñược các

obitan lai hóa giống nhau, có số lượng bằng tổng số obitan tham gia lai hóa, nhưng ñịnh hướng khác nhau

trong không gian.

2. Các kiểu lai hóa thường gặp

a. Lai hóa sp: Là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p tạo thành 2 obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau,

hướng về hai phía.

1AO s + 1AO p 2 AO lai hãa sp

b. Lai hóa sp2: Là sự tổ hợp của 1 obitan s với 2 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 3

obitan lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng, ñịnh hướng từ tâm ñến các ñỉnh của tam giác ñều.

1 AO s + 2 AO p 3 AO lai hãa sp2

c. Lai hóa sp3: Là sự tổ hợp của 1 obitan s với 3 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 4

obitan lai hóa sp3 ñịnh hướng từ tâm ñến các 4 ñỉnh của tứ diện ñều.

1 AO s + 3 AO p 4 AO lai hãa sp3

III. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết ñơn

Được hình thành do sự xen phủ trục của các obitan (liên kết σ). Các liên kết σ thường rất bền vững.

Thí dụ: H - Cl ; H - O - H

2. Liên kết ñôi.

Page 4: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

4

Bao gồm 1 liên kết σ hình thành do sự xen phủ trục và 1 liên kết ở hình thành do sự xen phủ bên của

các obitan lai hóa. Liên kết ở thường kém bền.

Thí dụ CH2 = CH2; O = C = O

3. Liên kết ba.

Bao gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết ở.

Thí dụN N; CH CH≡ ≡

IV. Hóa trị và số oxi hóa

1. Hóa trị

- Trong các hợp chất ion: hóa trị (còn gọi là ñiện hóa trị) chính bằng ñiện tích của ion ñó.

- Trong hợp chất cộng hóa trị: hóa trị (cộng hóa trị) chính bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố

ñó tạo ra ñược với các nguyên tử khác.

2. Số oxi hóa

Số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất là ñiện tích của nguyên tử nguyên tố ñó trong phân tử

nếu giả ñịnh liên kết trong phân tử là liên kết ion.

Xác ñịnh số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử theo nguyên tắc:

+ Số oxi hóa của các ñơn chất bằng không.

+ Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng không

. + Số oxi hóa của các ion bằng ñiện tích của ion ñó.

+ Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiñro là +1, của oxi là -2.

V. Liên kết kim loại

- Liên kết kim loại là liên kết ñược hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể

do dự tham gia của các electron tự do.

- Các mạng tinh thể kim loại thường gặp: Lập phương tâm khối, lập phương tâm diện, lục phương.

- Các kim loại dẫn ñiện, dẫn nhiệt tốt, có tính dẻo, có ánh kim là do cấu tạo tinh thể kim loại quy

ñịnh.

B. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

1 Viết cấu hình electron của Cl (Z=17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng

tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ ñồ hình

thành liên kết ñó.

(Trích ñề thi tuyển sinh ĐH- CĐ khối B năm 2004)

Hướng dẫn:

Cl (Z = 17) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Ca (Z = 20) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Clo nằm ở ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.

Canxi nằm ở ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

Page 5: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

5

Liên kết trong hợp chất CaCl2 là liên kết ion vì Ca là kim loại ñiển hình, Cl là phi kim ñiển hình.

Sơ ñồ hình thành liên kết:

2Cl + 2×1e → 2Cl-

Ca → Ca2+ + 2e

Các ion Ca2+ và Cl- tạo thành mang ñiện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh ñiện, tạo thành

hợp chất CaCl2:

Ca2+ + 2Cl- → CaCl2

2 Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:

- Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.

- Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

- Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 47

8 khối lượng.

1. Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.

2. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.

3. Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ ñồ hình thành liên kết trong hợp chất ñó.

Hướng dẫn:

1. Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46 nên : 2p + p’ = 46. (1)

Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 47

8 khối lượng nên:398

2M

M

M

X =

↔ 398

p)2(npn ,,

=+

+ ↔

398

1)2(2pp2 ,

=+

↔ 39p’ = 8(2p + 1). (2)

Từ (1), (2) ta tìm ñược: p = 19; p’ = 8.

2. M là kali (K) và X là oxi (O).

3. Liên kết trong hợp chất K2O là liên kết ion vì K là kim loại ñiển hình, O là phi kim ñiển hình.

Sơ ñồ hình thành liên kết:

O + 2e → O2-

2K → 2K+ + 2×1e

Các ion K+ và O2- tạo thành mang ñiện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh ñiện, tạo thành

hợp chất K2O:

2K+ + O2- → K2O

3 Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng:

- Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang ñiện nhiều hơn số hạt không mang ñiện

là 10.

- Kí hiệu của nguyên tử B là 199B.

Page 6: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

6

2. Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết công thức của hợp chất tạo

thành .

Hướng dẫn:

1. Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử A là P, N, E (trong ñó P = E).

Ta có: P + N + E = 34 và P + E - N = 10.

Từ ñây tìm ñược P = E = 11; N = 12.

Kí hiệu của nguyên tử B là 199B nên ZB = 9

Cấu hình electron của A, B:

A (Z = 11) : 1s2 2s2 2p6 3s1

B (Z = 9) : 1s2 2s2 2p5

2. Liên kết trong hợp chất giữa A và B là liên kết ion vì A là kim loại ñiển hình (nhóm IA), B là phi

kim ñiển hình (nhóm VIIA).

Sơ ñồ hình thành liên kết:

A → A+ + 1e

B + 1e → B-

Các ion A+ và B- tạo thành mang ñiện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh ñiện, tạo thành

hợp chất AB:

A+ + B- → AB.

4 X, Y, Z là những nguyên tố có ñiện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19, 8.

1. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố ñó. Cho biết tính chất hóa học ñặc trưng của X, Y, Z.

2. Dự ñoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. Viết công thức phân tử của các

hợp chất tạo thành.

Hướng dẫn:

1. Cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z:

X: (Z = 9) : 1s2 2s2 2p5

Y: (Z = 19) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

Z: (Z = 8) : 1s2 2s2 2p4

Tính chất ñặc trưng của Y là tính kim loại, của X và Z là tính phi kim.

2. Liên kết giữa X và Y, giữa Y và Z là liên kết ion.

- Sự hình thành liên kết giữa X và Y:

X + 1e → X-

Y → Y+ + 1e

Các ion Y+ và X- hút nhau bằng lực hút tĩnh ñiện, tạo thành hợp chất YX.

- Sự hình thành liên kết giữa Y và Z:

Page 7: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

7

Z + 2e → Z2-

2Y → 2Y+ + 2×1e

Các ion Y+ và Z2- hút nhau bằng lực hút tĩnh ñiện, tạo thành hợp chất Y2Z.

- X và Z là các phi kim nên liên kết giữa chúng là liên kết cộng hóa trị. Để ñạt ñược cấu hình bền vững, mỗi

nguyên tử X cần góp chung 1e, mỗi nguyên tử Z cần góp chung 2e. Như vậy 2 nguyên tử X sẽ tham gia liên

kết với 1 nguyên tử Z bằng 2 liên kết cộng hóa trị ñơn nhờ 2 cặp electron góp chung. Do ñó công thức phân

tử của hợp chất là X2Z.

5 Một hợp chất có công thức XY2 trong ñó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và

hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32.

a. Viết cấu hình electron của X và Y.

b. Dựa vào bảng tuần hoàn, cho biết X, Y là những nguyên tố gì? Cho biết bản chất liên kết và công thức cấu

tạo của phân tử XY2.

Hướng dẫn:

a. Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:

5050

M

2M

X

Y = ↔ 1n)(p

)n2(p ,,

=+

+ ↔ p = 2p’.

Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên p + 2p’ = 32.

Từ ñây tìm ñược: p = 16 và p’ = 8 .

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4 và của Y: 1s22s22p4

b. Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy X là S, Y là O. Hợp chất cần tìm là SO2.

Sơ ñồ hình thành liên kết trong phân tử SO2:

Tương ứng với công thức cấu tạo:

6 Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là 28.

1. Tính số khối của R. Dựa vào bảng tuần hoàn, cho biết R là nguyên tố gì?

2. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử ñơn chất R.

3. Viết công thức electron và công thức cấu tạo hợp chất của R với hiñro.

Hướng dẫn:

1. Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử R là P. N, E. Trong ñó P = E.

Theo bài: P + N + E = 28 ↔ 2P + N = 28 ↔ N = 28 - 2P.

O

O

S

O:

O:

S:

Liên kết σ

Liên kết σ “cho nhận”

Page 8: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

8

Mặt khác, P ≤ N ≤ 1,5P ↔ P ≤ 28 - 2P ≤ 1,5P ↔ 8 ≤ P ≤ 9,3

Vậy P = 8 hoặc 9. Do nguyên tố R thuộc nhóm VIIA nên nguyên tử nguyên tố R có 7 electron ở lớp ngoài

cùng.

P = 8: 1s22s22p4: loại

P = 9: 1s22s22p5: thỏa mãn. Vậy P = E = 9; N = 10.

Số khối A= N + P = 19. R là flo.

2. Từ cấu hình electron của F ta thấy lớp ngoài cùng của nguyên tử F có 7 electron, còn thiếu một

electron ñể ñạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất. Do ñó ở dạng ñơn chất, nguyên tố F tồn tại dưới

dạng phân tử 2 nguyên tử, liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hóa trị ñơn hình thành từ một cặp

electron dùng chung.

Công thức phân tử là F2, công thức cấu tạo là F - F.

3. Công thức electron và công thức cấu tạo hợp chất của R với hiñro như sau:

H - F

Công thức electron Công thức cấu tạo

7. Phân tử NH3 có cấu tạo dạng chóp tam giác với góc liên kết HNH bằng 1070.

1. Theo lý thuyết lai hóa, nguyên tử nitơ trong phân tử NH3 ở trạng thái lai hóa nào? Mô tả sự hình thành liên

kết trong NH3 theo giả thiết lai hóa ñó.

2. Giải thích tại sao góc liên kết trong phân tử NH3 lại nhỏ hơn so với góc của tứ ñều (109,5o)?

Hướng dẫn:

1. Để giải thích cấu trúc hình học của phân tử NH3, thuyết lai hóa cho rằng nguyên tử N ở trạng thái lai

hóa tứ diện sp3.

Sự hình thành các liên kết trong phân tử NH3 ñược giải thích như sau:

Ba obitan lai hóa chứa electron ñộc thân

sẽ xen phủ với 3 obitan 1s của 3 nguyên tử H

tạo thành 3 liên kết σ .

Một obitan lai hóa chứa cặp electron của

N không tham gia liên kết hướng về một ñỉnh

của hình tứ diện.

Hình 1. Cấu tạo phân tử NH3

2. Do cặp electron không liên kết trên nguyên tử N chỉ chịu lực hút của hạt nhân nguyên tử N nên cặp

electron này chiếm vùng không gian rộng hơn so với 3 cặp electron liên kết (chịu lực hút của hai hạt nhân).

Do vậy nó tạo ra lực ñẩy ñối với ñám mây các cặp electron liên kết, làm các ñám mây này hơi bị ép lại, do

vậy góc liên kết thực tế là 1070 hơi nhỏ hơn so với góc của tứ diện ñều.

F H .. . . . . ..

..

H

H

H

H

N

sp3

Page 9: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

9

8 Phân tử H2O có cấu tạo hình chữ V với góc liên kết HOH bằng 104,50.

1. Theo lý thuyết lai hóa, nguyên tử oxi trong phân tử H2O ở trạng thái lai hóa nào? Mô tả sự hình thành liên

kết trong H2O theo giả thiết lai hóa ñó.

2. Giải thích tại sao góc liên kết trong phân tử H2O lại nhỏ hơn so với góc của tứ ñều (109,5o)?

Hướng dẫn:

1. Để giải thích cấu trúc hình học của phân tử H2O, thuyết lai hóa cho rằng nguyên tử O ở trạng thái lai

hóa tứ diện sp3.

Sự hình thành các liên kết trong phân tử H2O ñược giải thích như sau:

Hai obitan lai hóa chứa electron ñộc thân sẽ xen phủ với 2 obitan 1s của 2 nguyên tử H tạo thành 2 liên

kết σ .

Hai obitan lai hóa chứa cặp electron của O không tham gia liên kết hướng về hai ñỉnh của hình tứ diện.

2. Do 2 cặp electron không liên kết trên

nguyên tử O chỉ chịu lực hút của hạt nhân

nguyên tử O nên 2 cặp electron này chiếm

vùng không gian rộng hơn so với 2 cặp

electron liên kết (chịu lực hút của hai hạt

nhân). Do vậy nó tạo ra lực ñẩy ñối với

ñám mây các cặp electron liên kết, làm các

ñám mây này hơi bị ép lại, do vậy góc liên

kết thực tế là 104,50 nhỏ hơn so với góc của

tứ diện ñều.

Hình 2. Cấu tạo phân tử H2O

9 Trình bày cấu trúc của tinh thể nước ñá. Tinh thể nước ñá thuộc kiểu tinh thể nguyên tử, phân tử hay ion?

2. Hãy giải thích vì sao nước ñá lại nổi trên bề mặt nước lỏng?

Hướng dẫn:

Mạng tinh thể nước ñá thuộc kiểu

mạng tinh thể phân tử. Mỗi phân tử nước

liên kết với 4 phân tử nước khác gần nó

nhất nằm trên bốn ñỉnh của một hình tứ diện

ñều.

Như vậy, trong mạng tinh thể, mỗi

phân tử nước ñều ở tâm của một hình tứ

diện ñều và liên kết với 4 phân tử nước trên

4 ñỉnh nhờ tạo thành 4 liên kết hiñro.

Hình 3. Mô hình tinh thể nước ñá

sp3

Page 10: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

10

2. Cấu trúc tinh thể phân tử nước ñá là cấu trúc tứ diện, là cấu trúc rỗng nên có tỉ khối nhỏ hơn khi

nước ở trạng thái lỏng, do vậy nước ñá nổi trên bề mặt nước lỏng. Thể tích nước của ñá khi ñông ñặc lớn hơn

khi ở trạng thái lỏng.

10 Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiñro.

a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.

b. Trong hợp chất của R với hiñro, R chiếm 1716

phần khối lượng.

Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

c. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết R là nguyên tố gì? Viết công thức electron và công thức cấu tạo oxit cao

nhất của R.

Hướng dẫn:

a. Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiñro là n.

Hóa trị cao nhất của R trong oxit là m nên ở lớp ngoài cùng nguyên tử R có m electron.

Hóa trị trong hợp chất của R với hiñro là n nên ñể ñạt ñược cấu hình 8 electron bão hòa của khí hiếm, lớp

ngoài cùng nguyên tử R cần nhận thêm n electron.

Như vậy ta có: m + n = 8. Theo bài: m = 3n. Từ ñây tìm ñược m =6; n = 2.

b. Công thức hợp chất R với hiñro là H2R. Theo bài: 1

16

2M

M

H

R = nên R = 32.

Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.

Ta có: P ≤≤ N 1,5P ↔ P ≤≤ P-32 1,5P ↔ 12,8 ≤≤ P 16.

Mặt khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron khi P

= 13, 14, 15, 16 ta thấy P = 16 thỏa mãn.

Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: R3216

.

c. R là lưu huỳnh. Hóa trị cao nhất của S trong oxit là VI nên công thức oxit là SO3. Công thức electron

và công thức cấu tạo của oxit SO3 như sau:

Công thức electron Công thức cấu tạo

11 Hợp chất X tạo bởi hai nguyên tố A, B và có phân tử khối là 76. A và B có số oxi hóa cao nhất trong các

oxit là +nO và + mO, và số oxi hóa âm trong các hợp chất với hiñro là -nH và -mH thỏa mãn ñiều kiện nO = nH

và mO = 3mH.

1. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng A cố số oxi hóa cao nhất trong X.

.. . .

. .

..

..

.. . . . . .. ..

. . . . O

O O S O

O

S

O

Page 11: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

11

2. Biết rằng X có cấu trúc phân tử thẳng. Hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử A và bản chất liên kết

trong X.

Hướng dẫn:

a. A, B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là +nO và + mO nên lớp ngoài cùng của A, B có số

electron là nO và mO.

A, B có số oxi hóa âm trong các hợp chất với hiñro là -nH và - mH nên ta thấy ñể hoàn thành lớp vỏ

bão hòa 8 electron, lớp ngoài cùng của A, B cần nhận thêm số electron là nH và mH.

Như vậy: nO + nH = 8 và mO + mH = 8.

Theo bài: nO = nH và mO = 3mH.

Từ ñây tìm ñược nO = nH = 4, mO = 6, nH = 2.

A có số oxi hóa dương cao nhất là +4 nên A thuộc nhóm IV, B có số oxi hóa dương cao nhất là +6 nên

B thuộc nhóm VI.

Trong hợp chất X, A có số oxi hóa +4 (nhường 4 electron) nên một nguyên tử A liên kết với 2 nguyên

tử B, trong ñó B có số oxi hóa -2.

Công thức phân tử của X là AB2.

Theo bài: khối lượng phân tử của X là 76u nên MA + 2MB = 76u.

→ MB < 2

76u = 38u.

Mặt khác, B thuộc nhóm VI và tạo ñược số oxi hóa cao nhất trong oxit là +6 nên B là lưu huỳnh. Vậy

MB = 32u, suy ra MA = 76u - 2×32u = 12u. A là cacbon.

Công thức của X là CS2.

2. Theo bài, CS2 có cấu trúc thẳng nên nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh:

Liên kết trong phân tử CS2 ñược hình thành như sau:

Hai obitan lai hóa sp của C xen phủ trục với hai obitan 3p chứa electron ñộc thân của 2 lưu huỳnh tạo

thành 2 liên kết σ .

Hai obitan 2px, 2py không tham gia lai hóa của C xen phủ bên với hai obitan 3p chứa electron ñộc thân của

2 lưu huỳnh tạo thành 2 liên kết π .

sp3

2s 2p sp

2px 2py

3s 3p

Page 12: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

12

Như vậy, nguyên tử cacbon tạo với mỗi nguyên tử lưu huỳnh 1 liên kết σ và 1 liên kết π . Công thức cấu

tạo của phân tử CS2 như sau:

12 X là nguyên tố thuộc chu kì 3, X tạo với hiñro một hợp chất khí có công thức H2X, trong ñó X có số oxi hóa

thấp nhất.

1. Xác ñịnh vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

2. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 40% khối lượng. Tìm khối lượng nguyên tử của R.

3. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết X là nguyên tố nào. Viết phương trình phản ứng khi lần lượt cho H2X

tác dụng với nước Cl2, dung dịch FeCl3, dung dịch CuSO4.

Hướng dẫn:

1. Theo bài ra, hóa trị của X trong hợp chất với hidro là II nên hóa trị cao nhất trong oxit là VI.

Vậy X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

2. R thuộc nhóm VI nên hóa trị cao nhất trong oxit là VI, vậy công thức oxit cao nhất có dạng RO3.

Trong oxit này R chiếm 40% khối lượng nên:

6040

163

M R =×

→ MR = 32.

3. X là S. Các phương trình phản ứng:

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl

H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

13 R là một nguyên tố phi kim. Tổng ñại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là

+2. Tổng số proton và nơtron của R nhỏ hơn 34.

1. Xác ñịnh R

2. X là hợp chất khí của R với hiñro, Y là oxit của R có chứa 50% oxi về khối lượng. Xác ñịnh công thức phân

tử của X và Y.

3. Viết công thức cấu tạo các phân tử RO2; RO3; H2RO4.

Hướng dẫn:

1. Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.

Số oxi hóa cao nhất của R trong oxit là +m nên ở lớp ngoài cùng nguyên tử R có m electron.

Số oxi hóa trong hợp chất của R với hiñro là -n nên ñể ñạt ñược cấu hình 8 electron bão hòa của khí

hiếm, lớp ngoài cùng nguyên tử R cần nhận thêm n electron.

Ta có: m + n = 8. Mặt khác, theo bài ra: +m + 2(-n) = +2 ↔ m - 2n = 2.

Từ ñây tìm ñược: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.

Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo ñược số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu

huỳnh.

S C S

Page 13: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

13

2. Trong hợp chất X, S có số oxi hóa thấp nhất nên X có công thức là H2S.

Gọi công thức oxit Y là SOn.

Do %S = 50% nên 16n32

=5050

↔ n = 2. Công thức của Y là SO2.

3. Công thức cấu tạo của SO2; SO3; H2SO4:

14 Cation X+ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11.

1. Xác ñịnh công thức và gọi tên cation X+.

2. Viết công thức electron của ion X+. Cho biết cấu trúc hình học của ion này?

Hướng dẫn:

1. Số proton trung bình của một hạt nhân nguyên tử trong X+ là 5

11= 2,2. Vậy một nguyên tố trong X+ có

ñiện tích hạt nhân nhỏ hơn 2,2, nguyên tố ñó là H (Z = 1). Ta loại trường hợp He (Z = 2) vì He là khí hiếm không

tạo ñược hợp chất.

Vậy công thức ion X+ có dạng: [A5-nHn]+. Trong ñó : (5-n).ZA + n = 11.

Ta lập bảng sau:

N 1 2 3 4

ZA (A) 2,5 (loại) 3 (Li) 4 (Be) 7 (N)

Ta loại các trường hợp A là Li, Be vì các ion X+ tương ứng không tồn tại.

Trường hợp A là nitơ thỏa mãn vì ion amoni tồn tại. Vậy X+ là ion NH +4 .

2. Công thức electron của ion NH +4 như sau:

Công thức electron Công thức cấu tạo

15 Anion Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số electron trong Y2- là 50.

1. Xác ñịnh công thức phân tử và gọi tên ion Y2-, biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm

và thuộc hai chu kì liên tiếp.

2. Viết công thức electron của ion Y2-. Cho biết cấu trúc hình học của ion này?

O

O

S O

O

S

O

O

O HO

HO

H

H

H H

.. . . . . N .. H H

H

N

H

Page 14: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

14

Hướng dẫn:Gọi công thức của Y2- là −−

2mm5 ]F[E .

Theo bài, tổng số electron trong Y2- bằng 50 nên tổng số proton trong Y2- bằng 48.

Ta có: (5-m)ZE + mZF = 48. (1)

Ta nhận thấy:

Số proton trung bình của một hạt nhân nguyên tử trong Y2- là 548

= 9,6 nên E thuộc chu kỳ 2, F ở chu kỳ kế

tiếp với E nên F thuộc chu kỳ 3. Mặt khác, hai nguyên tố E và F thuộc cùng một phân nhóm nên ZF - ZE = 8.

(2)

Từ (1), (2) ta có: 5ZE + 8m = 48.

Ta lập bảng sau:

M 1 2 3 4

ZE (E) 8 (O) 6,4 (loại) 4,8 (loại) 3,2 (loại)

Vậy E là O. Từ ñó suy ra F là S. Ion Y2- cần tìm là ion sunfat SO −24 .

2. Công thức electron của ion SO −24 như sau:

Công thức electron Công thức cấu tạo

16 Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl loãng, ñược 1,568 lit khí H2.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 ñặc nóng thu ñược 2,016 lit khí SO2.

Viết các phương trình hóa học và xác ñịnh tên kim loại M. Các thể tích khí ño ở ñktc.

Hướng dẫn:

Gọi số mol trong mỗi phần: Fe = x mol; M = y mol.

Phần 1:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

(mol): x x

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 ↑

(mol): y 0,5ny

Số mol H2 = 0,07 nên x + 0,5ny = 0,07.

.. . . . .

..

..

..

..

.. . . . . . . . .

..

..

. . . . O

O

O O S

2-

O O

O

S

O 2-

Page 15: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

15

Phần 2:

2Fe + 6H2SO4 (ñặc) →0t Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

(mol): x 1,5x

2M + 2nH2SO4 (ñặc) →0t M2(SO4)n + nSO2 ↑ + 2nH2O

(mol): y 0,5nx

Số mol SO2 = 0,09 nên 1,5x + 0,5ny = 0,09. Vậy x = 0,04 và ny = 0,06.

Mặt khác: 56x + My = 2,78 nên My = 0,54. Vậy 9nyMy

nM

== hay M = 9n.

Ta lập bảng sau:

N 1 2 3

M 9 (loại) 18 (loại) 27 (nhận)

Vậy M là Al.

17 Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại thành kim loại cần dùng 3,36 lit H2. Hòa tan hết lượng

kim loại thu ñược vào dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí H2. Biết các khí ño ở ñktc.

Xác ñịnh công thức của oxit. Cho biết số oxi hóa và hóa trị của kim loại trong oxit.

Hướng dẫn:

Gọi công thức oxit là MxOy = a mol.

MxOy + yH2 →0t xM + yH2O

(mol): a ay ax

Ta có: a(Mx + 16y) = 8 và ay = 0,15. Như vậy Max = 5,6.

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 ↑

(mol): ax 0,5nax

Ta có: 0,5nax = 0,1 hay nax = 0,2.

Lập tỉ lệ: 28naxMax

nM

== . Vậy M = 28n.

Ta lập bảng sau:

N 1 2 3

M 28 (loại) 56 (nhận) 84 (loại)

Vậy kim loại M là Fe.

Lập tỉ lệ: 32

ayax

yx

== . Vậy công thức oxit là Fe2O3.

Số oxi hóa của sắt trong oxit là +3, hóa trị của sắt là III.

Page 16: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

16

18 Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt ñộ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh

ra vào bình ñựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa

tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu ñược 1,176 lit khí H2 (ñktc).

1. Xác ñịnh công thức oxit kim loại.

2. Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 ñặc, nóng (dư) ñược dung

dịch X và có khí SO2 bay ra.

Hãy xác ñịnh nồng ñộ mol/lit của muối trong dung dịch X.

Coi thể tích của dung dịch không thay ñổi trong suốt quá trình phản ứng.

(Trích ñề thi tuyển sinh ĐH- CĐ khối A năm 2003)

Hướng dẫn:

Gọi công thức oxit là: MxOy = a mol. Ta có: a(Mx + 16y) = 4,06.

MxOy + yCO →0t xM + yCO2

(mol): a ax ay

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

(mol): ay ay

Ta có: ay = 0,07. Từ ñây suy ra: Max = 2,94.

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 ↑

(mol): ax 0,5nax

Ta có: 0,5nax = 0,0525 hay nax = 0,105.

Lập tỉ lệ: 28naxMax

nM

== . Vậy M = 28n.

Ta lập bảng sau:

N 1 2 3

M 28 (loại) 56 (nhận) 84 (loại)

Vậy kim loại M là Fe.

Lập tỉ lệ: 43

ayax

yx

== . Vậy công thức oxit là Fe3O4.

19 Hòa tan hoàn toàn 7 gam kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl vừa ñủ thu ñược 206,75 gam dung

dịch A.

1. Xác ñịnh M và nồng ñộ % của dung dịch HCl.

2. Hòa tan 6,28 gam hỗn hợp X gồm M và một oxit của M trong 170 ml dung dịch HNO3 2M (loãng, vừa ñủ)

thu ñược 1,232 lit NO (ñktc).

Tìm công thức của oxit. Cho biết số oxi hóa và hóa trị của M trong oxit.

Page 17: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

17

Hướng dẫn:

1. Gọi hóa trị kim loại là n và số mol là a mol. Ta có: Ma = 7.

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 ↑

(mol): a a 0,5na

Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 6,75 gam nên:

7 - 0,5na×2 = 6,75 hay na = 0,25.

Lập tỉ lệ: 28naMa

nM

== . Vậy M = 28n.

Ta lập bảng sau:

N 1 2 3

M 28 (loại) 56 (nhận) 84 (loại)

Vậy kim loại M là Fe.

2. Gọi số mol: Fe = b và FexOy = c mol. Ta có 56b + (56x + 16y)c = 6,28.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

(mol): b 4b b

3FexOy + (12x - 2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 + (3x - 2y)NO↑ + (6x - y)H2O

(mol): c 3

2y)c(12x −

32y)c(3x −

Ta có: 4b + 3

2y)c(12x − = 0,34 và b +

32y)c(3x −

= 0,055.

Từ ñây tính ñược: b = 0,05 mol; xc = 0,045 mol và yc = 0,06 mol.

Lập tỉ lệ: 43

ycxc

yx

== . Vậy công thức oxit là Fe3O4.

Số oxi hóa của sắt trong oxit là +38

, hóa trị của sắt là II và III (FeO.Fe2O3).

20. Trong mạng tinh thể kim loại, người ta dùng ñộ ñặc khít ρ là phần trăm thể tích mà các nguyên tử chiếm

trong tinh thể ñể ñặc trưng cho từng kiểu cấu trúc. Với kiểu cấu trúc lập phương tâm khối, ρ = 68%; kiểu cấu

trúc lập phương tâm diện, ρ = 74%. Bằng tính toán cụ thể, hãy chứng minh các kết quả trên.

Hướng dẫn:

Gọi a là ñộ dài mỗi cạnh của hình lập phương và r là bán kính của nguyên tử kim loại.

- Độ ñặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Trong mạng thể lập phương tâm khối, mỗi quả cầu ñều ở tâm của một hình lập phương và tiếp xúc trực

tiếp với 8 quả cầu ở 8 ñỉnh. Xét hình chữ nhật ABCD.

Page 18: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

18

Theo bài: AB = a nên ta tính ñược: BC = a 2 ; AC = a 3 = 4r.

Số quả cầu trong một hình lập phương: 1 + 881

× = 2.

Tổng thể tích các quả cầu trong một hình lập phương: V = 234

× π r3.

Thể tích của một hình lập phương: V’ = a3 = 33

64r3

.

Vậy: ,V

Vρ = .100% = .100%

83π

= 68%.

- Độ ñặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm diện. Xét hình chữ nhật ABCD.

Theo bài: AB = BC = a nên ta tính ñược: AC = a 2 = 4r.

Số quả cầu trong một hình lập phương: 6×21

+ 881

× = 4.

Tổng thể tích các quả cầu trong một hình lập phương: V = 434

× π r3.

Thể tích của một hình lập phương: V’ = a3 = 22

64r 3

.

Vậy: ,V

Vρ = .100% = .100%

62π

= 74%.

21. Thừa nhận rằng các nguyên tử Ca, Cu ñều có dạng hình cầu sắp xếp ñặc khít bên cạnh nhau, thì thể tích

chiếm bởi các nguyên tử kim loại chiếm 74% so với toàn bộ khối tinh thể. Hãy tính bán kính nguyên tử Ca, Cu

(theo ñơn vị Å), biết khối lượng riêng của các tinh thể kim loại ở ñiều kiện chuẩn tương ứng là 1,55g/cm3 và

8,90g/cm3.

Cho biết: Ca = 40,08; Cu =63,55; 1 Å = 10-8 cm; 1u = 1,67.10-24 g.

2

3a

a

a

= 4r

A

BC

D A

B C

D

a

a

a 2 = 4.r

A

B C

D A

B C

D

D

C

Page 19: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

19

Hướng dẫn:

Gọi bán kính nguyên tử Ca, Cu lần lượt là r1, r2.

Xét khối tinh thể kim loại có thể tích V = 1cm3, khi ñó thể tích chiếm bởi các quả cầu kim loại là 0,74

cm3.

Gọi số nguyên tử Ca, Cu có trong 1 cm3 tinh thể kim loại là lần lượt là N1, N2:

Ta có: 1 24

1,55N =

40,08 1,67.10−× ; N2 =

2410.67,155,63

90,8−×

Thể tích chiếm bởi N1 một quả cầu kim loại Ca là 0,74 cm3 nên:

N1.34

. π . 31r = 0,74 cm3 ↔

2410.67,108,40

55,1−×

.34

. π . 31r = 0,74 cm3

→ r1 = 1,97.10-8 cm = 1,97Å.

Thể tích chiếm bởi N2 một quả cầu kim loại Cu là 0,74 cm3 nên:

N2.34

. π . 32r = 0,74 cm3 ↔

2410.67,155,63

90,8−×

.34

. π . 32r = 0,74 cm3

→ r2 = 1,28.10-8 cm = 1,28 Å

22. Trình bày bản chất liên kết kim loại. So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.

2. Hãy giải thích tại sao các kim loại có những tính chất vật lý ñặc trưng là có ánh kim, có tính dẻo và có khả

năng dẫn ñiện, dẫn nhiệt tốt.

Hướng dẫn:

1. Trong tinh thể kim loại, ion dương kim loại và nguyên tử kim loại ở các nút của mạng tinh thể. Các

electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển ñộng tự do trong mạng tinh thể,

lực hút giữa các electron này và các ion dương tạo nên liên kết kim loại.

Như vậy, liên kết kim loại là liên kết ñược hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh

thể do sự tham gia của các electron ñộc thân.

Liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị giống nhau là có những electron chung của các nguyên tử, nhưng

electron chung trong liên kết kim loại là của tất cả những nguyên tử kim loại có mặt trong ñơn chất.

Liên kết kim loại và liên kết ion ñều ñược hình thành do lực hút tĩnh ñiện giữa các phần tử tích ñiện trái

dấu, nhưng các phần tử tích ñiện trái dấu trong liên kết kim loại là ion dương kim loại và các electron tự do.

2. Tính có ánh kim: Trong tinh thể kim loại có các electron tự do có khả năng phản xạ hầu hết các tia sáng

trong vùng nhìn thấy nên kim loại tinh khiết thường có ánh kim.

Tính dẻo: Khi tác dụng lực lên tinh thể kim loại, các nguyên tử kim loại chỉ bị xê dịch vị trí trong mạng

tinh thể, liên kết kim loại vẫn ñược duy trì nên tinh thể kim loại chỉ bị biến dạng mà không bị phá vỡ.

Tính dẫn ñiện: Khi nối hai ñầu dây dẫn kim loại với một hiệu ñiện thế, dưới tác dụng của từ trường, các

electron tự do chuyển ñộng có hướng gây ra dòng ñiện.

Page 20: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

20

Tính dẫn nhiệt: Khi ñốt nóng một ñầu dây dẫn kim loại, các electron ở ñó sẽ chuyển ñộng nhiệt mạnh và

di chuyển ñến các vùng có nhiệt ñộ thấp hơn, trên ñường ñi chúng va chạm với các nút mạng và các electron

khác, biến một phần ñộng năng thành nhiệt năng và làm cho các vùng ñó nóng dần lên, gây ra tính dẫn nhiệt

của kim loại.

23. Kim loại Na có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối với ñộ dài mỗi cạnh hình lập phương

là a = 0,429 nm. Hãy tính:

1. Bán kính nguyên tử Na.

2. Khối lượng riêng (g/cm3) của natri. Natri có thể nổi trên nước không?

Cho biết khối lượng nguyên tử của natri là 23u ( 1u = 1,67.10-24 g).

Hướng dẫn:

1. Gọi bán kính nguyên tử của Na là r.

Theo bài 15, trong mạng tinh thể lập phương tâm khối ta có: a 3 = 4r.

Do ñó: r = 4

3a = 0,186 (nm).

2. Số nguyên tử Na trong một hình lập phương là: 1 + 881

× = 2.

Khối lượng 2 nguyên tử Na trong một hình lập phương:

M = 2 23u× = 46u = 46.1,67.10-24 g = 7,68.10-23 g

Thể tích của một hình lập phương:

V = a3 = (0,429.10-9 m)3 = (0,429.10-7 cm)3 = 7,89.10-23 cm3.

Vậy: VM

d = = 323-

-23

cm7,89.10

g7,68.10= 0,97 g/cm3. (Giá trị thực tế là 0,97g/cm3).

Như vậy khối lượng riêng của Na nhỏ hơn khối lượng riêng của nước (1g/cm3) nên Na nổi trên nước.

24. Kim loại Ni có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ni là r =

1,24.10-8 cm. Hãy tính:

1. Độ dài mỗi cạnh hình lập phương.

2. Khối lượng riêng (g/cm3) của niken.

Cho biết khối lượng nguyên tử của niken là 58,7u ( 1u = 1,67.10-24 g).

Hướng dẫn:

1. Gọi bán kính nguyên tử của Ni là r.

Theo bài 15, trong mạng tinh thể lập phương tâm diện ta có: a 2 = 4r.

Do ñó: a = 2

4r = 3,51.10-8 (cm).

2. Số quả cầu trong một hình lập phương: 6×21

+ 881

× = 4.

Page 21: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

21

Khối lượng 4 nguyên tử Ni trong một hình lập phương:

M = 4 u7,58× = 4 7,58× ×1,67.10-24 g = 392,12.10-24 g

Thể tích của một hình lập phương:

V = a3 = (3,51.10-8 cm)3 = 43,24.10-24 cm3.

Vậy: VM

d = = 324-

-24

cm43,24.10

g392,12.10= 9,06 g/cm3. (Giá trị thực tế là 8,90g/cm3).

25. Cấu trúc mạng tinh thể của hợp chất ion NaCl ñược biểu diễn dưới ñây:

Trong ñó các quả cầu lớn (ion Cl-) phân bố theo kiểu lập phương tâm diện, các quả cầu nhỏ (ion Na+) phân bố ở

tâm và ở giữa các cạnh của hình lập phương.

1. Tính số ion Na+ và Cl- có trong một hình lập phương.

2. Tính bán kính ion Na+ và Cl-.

Cho biết hình lập phương có cạnh là a = 0,552 nm và tỉ lệ bán kính 0,525r

r

Cl

Na =−

+

.

Hướng dẫn:

1. Tính số lượng mỗi loại ion trong một hình lập phương:

Số ion Na+ = 1 (tâm) ×1 + 12 (cạnh) ×41

= 4

Số ion Cl- = 6 (mặt) ×21

+ 8 (góc) ×81

= 4

2. Từ hình vẽ ta thấy: a = 2( −+ +ClNa

r r ) nên −+ +ClNa

r r = 0,276 nm.

Kết hợp với tỉ lệ bán kính 0,525r

r

Cl

Na =−

+

ta tìm ñược:

+Nar = 0,095 nm và −Cl

r = 0,181 nm.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1 Liên kết hóa học trong phân tử H2 ñược hình thành nhờ sự xen phủ của các orbitan nào?

Page 22: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

22

A.

B. +

C.

D. Một kết quả khác.

2 Liên kết hóa học trong phân tử HCl ñược hình thành nhờ sự xen phủ của các orbitan nào?

A.

B.

C.

D. Một kết quả khác.

3 Liên kết hóa học trong phân tử Cl2 ñược hình thành nhờ sự xen phủ của các orbitan nào?

A.

B.

C.

D. Một kết quả khác.

4 Chọn hình vẽ mô tả ñúng sự tạo thành liên kết trong phân tử H2S .

A. B.

C. D.

HH

S

Page 23: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

23

5 Hình nào dưới ñây mô tả sự lai hóa sp?

A.

B.

C.

D. Một ñáp án khác.

6 Cho hình vẽ mô tả sự tạo thành orbitan lai hóa sp2.

Sự lai hóa sp2 sau ñây xảy ra ở một nguyên tử do:

A. sự tổ hợp của 1orbitan s và 2 orbitan p của nguyên tử ñó.

B. sự tổ hợp của 2orbitan s và 2 orbitan p của nguyên tử ñó.

C. sự tổ hợp của 2orbitan s và 1 orbitan p của nguyên tử ñó

D. sự tổ hợp của 1orbitan s và 3 orbitan p của nguyên tử ñó

7 Cho 3 dạng lai hóa lần lượt như hình vẽ.

sp sp2 sp3

Page 24: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

24

Góc giữa các orbitan lai hóa lần lượt là:

A. 1800, 1200, 109028’ B. 1200 ; 1800 ; 109028’

C. 109028’ ;1200 ;1800 D. 1800 ; 109028’ ;1200

8 Sự xen phủ nào sau ñây tạo thành liên kết σ?

A.

B.

C.

D. cả A, B, C ñều ñúng.

9 Sự xen phủ nào sau ñây tạo thành liên kết π.

A.

B.

C.

D.

10 Cho các tinh thể sau:

Kim cương( C ) I2 H2O

Tinh thể nào là tinh thể phân tử:

A.Tinh thể kim cương và Iốt B.Tinh thể kim cương và nước ñá.

C.Tinh thể nước ñá và Iốt. D.Cả 3 tinh thể ñã cho.

Page 25: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

25

11 Liên kết trong phân tử nào sau ñây hình thành do sự xen phủ của các obitan s

A. HCl B. H2O

C. Cl2 D. H2

12 Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử ñều có liên kết cộng hóa trị là

A. N2 và HCl B. HCl và MgO

C. N2 và NaCl D. NaCl và MgO

13 Một phân tử XY3 có tổng các hạt proton, electron, notron bằng 196. Trong ñó số hạt mang ñiện nhiều hơn

số hạt không mang ñiện là 60, số hạt mang ñiện của X ít hơn số hạt mang ñiện của Y trong phân tử là 76.

XY3 là công thức nào sau ñây ?

A. SO3 B. AlCl3 C. BF3 D. NH3

14 X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho biết tổng số electron trong anion

XY −23 là 42. Xác ñịnh hai nguyên tố X, Y và XY −2

3 trong số các phương án sau

A. Be, Mg và MgBe3 B. S, O và SO32-

C. C, O và CO32- D. Si, O và SiO3

2-

15 Liên kết trong phân tử chất nào sau ñây mang nhiều tính chất ion nhất?

A. LiCl B. NaCl C. CsCl D. RbCl

*** PHỤ LỤC 1: 60 BÀI TẬP LIÊN KẾT HOÁ HỌC (Thầy Hoàng Minh Quý) Câu 1 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A. Ion là phần tử mang ñiện.

B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion ñơn nguyên tử và ion ña nguyên tử.

D. Ion ñược hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 2 : Cho các ion : Na+, Al3+, 24SO

− , 3NO− , Ca2+,

4NH+ , Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation ?

A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Câu 3 : Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng A. nhận thêm electron. B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể

C. Nhường bớt electron. D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 4 : Trong phản ứng hoá học, nguyên tử natri không hình thành ñược A.ion natri. B.cation natri. C.anion natri. D.ion ñơn nguyên tử natri.

Câu 5 : Trong phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành A. cation natri và clorua. B. anion natri và clorua.

C.anion natri và cation clorua. D. anion clorua và cation natri.

Câu 6 : Hoàn thành nội dung sau : “Bán kính nguyên tử...(1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.

Page 26: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

26

A.(1) : nhỏ hơn, (2) : lớn hơn. B. (1) : lớn hơn, (2) : nhỏ hơn.

C. (1) : lớn hơn, (2) : bằng. D.(1) : nhỏ hơn, (2) : bằng.

Câu 7 : Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất ? A.1 B.4 C.6 D.8

Câu 8 : Liên kết ion là liên kết ñược hình thành bởi: A. Sự góp chung các electron ñộc thân. B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C.lực hút tĩnh ñiện giữa các ion mang ñiện trái dấu. D. lực hút tĩnh ñiện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 9 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion : A. Khó nóng chảy, khó bay hơi. B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.

C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn ñược ñiện. D. Các hợp chất ion ñều khá rắn.

Câu 10 : Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn ñiện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn ñiện”.

A. Hợp chất vô cơ B. Hợp chất hữu cơ C. Hợp chất ion D.Hợp chất cộng hoá trị

Câu 11 : Trong phân tử nào sau ñây chỉ tồn tại liên kết ñơn : N2, O2, F2, CO2 ?

A. N2 B. O2 C. F2 D.CO2

Câu 12 : Cho các phân tử : H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?

A.1 B. 2 C. 3 D.4

Câu 13 : Liên kết ñược tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:

A.Liên kết ion. B.Liên kết cộng hoá trị. C.Liên kết kim loại. D.Liên kết hiñro.

Câu 14 : Trong phân tử amoni clorua có bao nhiêu liên kết cộng hoá trị ? A.1 B.3. C.4. D.5

Câu 15 : Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+ và Cl– ñược phân bố luân phiên ñều ñặn trên các ñỉnh của các

A.Hình lập phương. B.Hình tứ diện ñều. C.Hình chóp tam giác. D.hình lăng trụ lục giác ñều.

Câu 16 : Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :

A. Phân tử có cấu tạo góc. B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết ñôi.

Câu 17 : Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2, CH4. Có bao nhiêu phân tử có cực ?

A.1 B.2 C.3 D. 4

Câu 18 : Liên kết nào có thể ñược coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị ?

A. Liên kết cộng hoá trị có cực. B. Liên kết ion.

C. Liên kết kim loại. D.Liên kết cộng hoá trị không có cực.

Câu 19 : Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung

Page 27: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

27

A. ở giữa hai nguyên tử. B. Lệch về một phía của một nguyên tử.

C.Chuyển hẳn về một nguyên tử. D.Nhường hẳn về một nguyên tử.

Câu 20 : Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có …………….. không dẫn ñiện ở mọi

trạng thái”.

A. liên kết cộng hoá trị B. Liên kết cộng hoá trị có cực

C. Liên kết cộng hoá trị không có cực D.liên kết ion

Câu 21 : Trong liên kết giữa hai nguyên tử, nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử, ta sẽ

có liên kết

A. cộng hoá trị có cực. B. cộng hoá trị không có cực. C. ion. D.cho – nhận.

Câu 22 : Để ñánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu ñộ âm ñiện. Khi hiệu ñộ âm ñiện của hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7 thì ñó là liên kết

A. ion. B. cộng hoá trị không cực. C. cộng hoá trị có cực. D. kim loại.

Câu 23 : Ở các nút mạng của tinh thể natri clorua là

A. phân tử NaCl. B. các ion Na+, Cl–. C. các nguyên tử Na, Cl. D. các nguyên tử và phân tử Na, Cl2.

Câu 24 : Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng

A. liên kết cộng hoá trị. B. liên kết ion. C.Liên kết kim loại. D.Lực hút tĩnh ñiện.

Câu 25 : Trong tinh thể kim cương, ở các nút mạng tinh thể là :

A. nguyên tử cacbon. B. Phân tử cacbon. C. cation cacbon. D.anion cacbon.

Câu 26 : Trong tinh thể iot, ở các ñiểm nút của mạng tinh thể là :

A. nguyên tử iot. B.phân tử iot. C.anion iotua. D. cation iot.

Câu 27 : Trong tinh thể nước ñá, ở các nút của mạng tinh thể là : A. Nguyên tử hiñro và oxi. B. Phân tử nước. C. Các ion H+ và O2–. D.Các ion H+ và

OH–.

Câu 28 : Chỉ ra nội dung sai : Trong tinh thể phân tử, các phân tử ... . A. tồn tại như những ñơn vị ñộc lập. B. Được sắp xếp một cách ñều ñặn trong

không gian.

C. Nằm ở các nút mạng của tinh thể. D. Liên kết với nhau bằng lực tương tác mạnh.

Câu 29 : Chỉ ra ñâu là tinh thể nguyên tử trong các tinh thể sau : A. Tinh thể iot. B. Tinh thể kim cương. C.Tinh thể nước ñá. D.Tinh thể photpho trắng.

Câu 30 : Để làm ñơn vị so sánh ñộ cứng của các chất, người ta quy ước lấy ñộ cứng của kim cương là A.1 ñơn vị. B. 10 ñơn vị. C . 100 ñơn vị. D.1000 ñơn vị.

Câu 31 : Chỉ ra nội dung ñúng khi nói về ñặc trưng của tinh thể nguyên tử : A. Kém bền vững.. B. Nhiệt ñộ nóng chảy khá thấp.

Page 28: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

28

C.Rất cứng D. Có nhiệt ñộ sôi thấp hơn nhiệt ñộ sôi của những chất có mạng tinh thể phân tử.

Câu 32 : Hoá trị trong hợp chất ion ñược gọi là A. Điện hoá trị. B. Cộng hoá trị. C. Số oxi hoá. D.Điện tích ion.

Câu 33 : Hoàn thành nội dung sau : “Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố ñược xác ñịnh bằng ............ của nguyên tử nguyên tố ñó trong phân tử”.

A. số electron hoá trị. B. Số electron ñộc thân. C. Số electron tham gia liên kết. D. Số obitan hoá trị.

Câu 34 : Hoàn thành nội dung sau : “Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là ...(1)… của nguyên tử nguyên tố ñó trong phân tử, nếu giả ñịnh rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là ...(2)….”.

A. (1) : ñiện hoá trị ; (2) : liên kết ion.

B. (1) : ñiện tích ; (2) : liên kết ion.

C. (1) : cộng hoá trị ; (2) : liên kết cộng hoá trị.

D. (1) : ñiện hoá trị ; (2) : liên kết cộng hoá trị.

Câu 35 : Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :

A. 0, +2, +6, +4. B. 0, –2, +4, –4. C. 0, –2, –6, +4. D.0, –2, +6, +4.

Câu 36 : Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là :

A. NaClO B. NaClO2 C. NaClO3 D.NaClO4

Câu 37 : Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là :

A. - 4, +6, +2, +4, B. 0, +1.–4, +5, –2, C. 0, +3, –1.–3, +5, +2, +4, D. 0, +1.+3, –5, +2, –4, –3, –1.

Câu 38 : Chỉ ra nội dung sai : A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố ñó.

B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.

C. Số oxi hoá của ion ñơn nguyên tử bằng ñiện tích của ion ñó.

D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion ña nguyên tử bằng ñiện tích của ion ñó.

Câu 39 : Chọn nội dung ñúng ñể hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...” A. số oxi hoá của hiñro luôn bằng +1. B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.

C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng –2. D. Cả A, B, C.

Câu 40 : Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...” A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1.

B. halogen luôn có số oxi hoá –1.

C. hiñro luôn có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiñrua kim loại (NaH, CaH2 ....).

D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.

Câu 41. Cho các phân tử sau : C2H4, C2H2, O3, N2, CO2, CH4, NH3. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ñôi và có bao nhiêu phân tử có liên kết ba? A. 2 và 2. B. 3 và 2. C. 3 và 1. D. 2 và 1.

Page 29: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

29

Câu 42:.Khẳng ñịnh nào sau ñây là sai ? A. 2 phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau thành phân tử N2O4 vì trong phân tử NO2 còn có 1 electron ñộc thân có thể tạo thành liên kết. B. Phân tử CO2 có cấu trúc thẳng hàng. C. Trên mỗi phân tử Nitơ còn 1 cặp electron chưa liên kết. D. NH3 có khả năng nhận proton vì trên nguyên tử N của NH3 còn 1 cặp electron có khả năng tạo liên kết cho nhận với ion H+. Câu43. X,Y,Z là 3 nguyên tố hóa học. Tổng số hạt mang ñiện trong 3 phân tử X2Y, ZY2 và X2Z là 200. Số hạt mang ñiện của X2Y bằng 15/16 lần số hạt mang ñiện của ZY2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Z có số electron p bằng 1,667 lần số electron s. R là phân tử hợp chất giữa X,Y,Z gồm 6 nguyên tử có tổng số hạt mang ñiện là : A. 104 B. 124 C. 62 D. 52 Câu 44.Số cặp electron góp chung và số cặp electron chưa liên kết của nguyên tử trung tâm trong các phân tử : CH4, CO2, NH3, P2H4, PCl5, H2S lần lượt là : A. 4 và 0; 4 và 0; 3 và 1; 4 và 2; 5 và 0; 2 và 1. B. 4 và 1; 4 và 2; 3 và 1; 5 và 2; 5 và 0; 2 và 0. C. 4 và 1; 4 và 2; 3 và 2; 5 và 2; 5 và 1; 2 và2. D. 4 và 0; 4 và 0; 3 và 1; 5 và 2; 5 và 0; 2 và 2. Câu 45. Các phân tử nào sau ñây có cấu trúc thẳng hàng : CO2 (1); H2O (2); C2H2 (3); SO2(4); NO2 (5); BeH2 (6) ? A. (1); (2); (6) B. (1); (3); (6) C. (1); (5); (6) D. (1); (3); (5) Câu 46. Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở lần lượt có công thức phân tử là : ít nhất vàπC4H4 (1); C5H8O2 (2); C3H4O (3); C4H8O (4). Phân tử có số liên kết nhiều nhất lần lượt là :σphân tử có số liên kết A. (3) và (2) B. (4) và (2) C. (2) và (4) D. (2) và (3) Câu 47.. Cho các nguyên tố : Na, Ca, H, O, S có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp chất có KLPT≤82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 48. Photpho có thể tạo với Clo 2 hợp chất ñó là PCl3 và PCl5 trong khi nitơ chỉ tạo với Clo hợp chất NCl3 ñó là do : A. Nguyên tử nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ hơn photpho. B. Nguyên tử nitơ có ñộ âm ñiện lớn hơn photpho. C. Nguyên tử nitơ không có trạng thái kích thích trong khi photpho thì có. D. Nguyên tử nitơ có ñiện tích hạt nhân bé hơn photpho. Câu 49. Trong các phân tử NCl3, H2S, PCl5, CaF2, Al2O3, HNO3, BaO, NaCl, KOH, KF. Có bao nhiêu phân tử có liên kết ion? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 50. Trong các ion sau : Fe3+, Na+, Ba2+, S2–, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl– ,H+, H– có bao nhiêu ion không có cấu hình electron giống khí trơ : A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 51. Anion X– và cation M2+ (M không phải là Be) ñều có chung 1 cấu hình electron R. Khẳng ñịnh nào sau ñây là sai? A. Nếu M ở chu kì 3 thì X là Flo. B. Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion ñơn giản giữa X và M có 3n electron. C. X là nguyên tố p và M là nguyên tố s. D. Số hạt mang ñiện của M–số hạt mang ñiện của X = 4. Câu 52. Trong số các hợp chất ion 2 nguyên tố ñơn giản tạo thành từ các kim loại Na, Ca, K, Mg và các phi kim O, Cl, S, N phân tử hợp chất ion có số electron nhiều nhất trong phân tử là m và phân tử hợp chất ion có số electron ít nhất trong phân tử là n. m và n lần lượt là :

Page 30: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

30

A. 74 và 20. B. 54 và 20. C. 54 và 28. D. 74 và 38. Câu 53. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115 trong ñó số hạt không mang ñiện chiếm 39,13% tổng số hạt. Trong hợp chất ion giữa M và X số hạt mang ñiện của M chiếm 14,63% tổng số hạt mang ñiện của phân tử. M là : A. Na B. Mg C. Na D. K Câu 54. Tổng số hạt mang ñiện của phân tử X2Y và ZY lần lượt là 108 và 56. Số hạt mang ñiện của X bằng 1,583 lần số hạt mang ñiện của Z. T có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p5. Tổng số electron trong phân tử hợp chất giữa X và T, Z và T lần lượt là : (X,Y,Z,T là các nguyên tố hóa học) A. 20 và 20 B. 28 và 30 C. 40 và 20 D. 38 và 20 Câu 55. Anion XY3

2– có tổng số hạt mang ñiện là 62. Số hạt mang ñiện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang ñiện trong hạt nhân của X là 2. Nhận ñịnh nào sau ñây là sai? A. Y là nguyên tố thuộc chu kì 2. B. X là nguyên tố cacbon. C. Trong phân tử hợp chất giữa Na, X,Y vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị. D. Nếu Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp thì phân tử hợp chất giữa X và Z có tổng số hạt mang ñiện là 48. Câu 56. X và Y ñều là hợp chất ion cấu tạo thành từ các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử X và Y lần lượt là 92 và 60. X và Y lần lượt là : A.MgO; MgF2 B. MgF2 hoặc Na2O; MgO C. Na2O; MgO hoặc MgF2 D. MgO; Na2O. Chọn câu ñúng nhất. Câu 57. Cấu hính electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R,X,Y lần lượt là 2p4, 3s1, 3p1. Phân tử hợp chất ion ñơn giản giữa X và R, giữa Z và R lần lượt có số hạt mang ñiện là : A. 40 và 40 B. 40 và 60 C. 60 và 100 D. 60 và 80 Câu 58. X và Y là 2 hợp chất ion cấu tạo bởi các ion có cấu hình electron giống khí trơ Ne hoặc Ar. Tổng số hạt mang ñiện trong X là 46 và tổng số hạt mang ñiện trong Y là 38. Nguyên tố X’ tạo nên anion của X và nguyên tố Y’ tạo nên anion của Y thuộc cùng 1 phân nhóm. X’ và Y’ tạo nên 2 hợp chất có số electron trong phân tử lần lượt là : A. 24 và 32 B.50 và 84 C. 32 và 40 D. 32 và 84 Câu 59. Trong các phân tử hợp chất ion sau ñây : CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử ñược tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 60. Cho các nguyên tố K,Na,Ca,Al, F,O, Cl. Có bao nhiêu phân tử hợp chất ion tạo thành từ 2 nguyên tố trong các nguyên tố trên có cấu hình electron của cation khác cấu hình electron của anion ? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 01 B 11 C 21 C 31 B 02 C 12 B 22 A 32 A 03 B 13 B 23 B 33 C 04 C 14 C 24 A 34 B 05 D 15 A 25 A 35 D 06 B 16 A 26 B 36 B 07 C 17 A 27 B 37 C 08 C 18 C 28 D 38 A 09 C 19 B 29 B 39 B 10 C 20 C 30 B 40 B

Page 31: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

31

PHỤ LỤC 2: BÀI TẬP LIÊN KẾT HÓA HỌC (Chưa rõ tác giả) 1. a)Viết CT e và CTCT của khí NO, NO2, từ ñó cho biết quy tắc bát tử có ñược thực hiện không, vì sao? b) Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử Br2, HBr, N2 theo thuyết xen phủ các obitan nguyên tử (AO) 2. a) Hãy cho biết cấu hình e của các ion: H+ , H-, Li+, Be2+, F-, O2-. b) Hãy cho biết ñiện hóa trị của các nguyên tố trong mỗi hợp chất sau: CsCl, FeS, Fe2S3, BaO, Cu2O, CuS, Al2O3 c) Tìm cộng hóa trị của các nguyên tố trong mỗi hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3, Cl2 3. Viết PT biểu diễn sự tạo thành các phân tử sau từ các ñơn chất tương ứng: K2O, AlBr3, Na3N, BaCl2 4. Viết sơ ñồ tạo thành các phân tử: KNaS, NaClO, KCN, SO3, Ca(OH)2, P2O5, C2H2, CaC2, H2O2, Na2O2, H2SiO3, H2SO3, H3PO4

5. Viết CTCT các chất sau: a) Cl2O, Cl2O3, Cl2O7, HClO, HClO2, HClO3, HClO4 b) SO3, SO2, H2SO3, H2SO4, c) N2O3, N2O5, HNO2, HNO3 d) P2O3, P2O5, HPO2, HPO3, H3PO4 e) Mn2O7, HMnO4, H2MnO4. f) CrO3, H2CrO4, 6. a)Cho các hợp chất sau: HCl, H2O, H2S, NH3, CH4, F2, N2. Cho biết loại liên kết trong các phân tử trên và liên kết nào trong phân tử trên là phân cực mạnh nhất b) So sánh ñộ phân cực của các liên kết trong các phân tử sau: H2, HCl, HF, HBr, HI c) Không nhìn bảng ñộ âm ñiện, so sánh ñộ phân cực trong các phân tử sau: CH4, NH3, H2O, HF 7. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự: F, O, Cl, N. Viết CTCT các phân tử sau ñây và xét xem phân tử nào ít phân cực nhất, có liên kết phân cực nhất, vì sao: F2O, Cl2O, ClF, NCl3, NF3 8. Có 3 nguyên tố X, A, B với: - Tổng số ñiện tích hạt nhân trong 3 nguyên tử là 16 - Số ñiện tích hạt nhân của A lớn hơn B là 1. - Tổng số e trong [ ]3BA

- là 32

a) Viết cấu hình e của các nguyên tử X, A, B b) Viết CT e và CTCT của những hợp chất tạo thành bởi 3 nguyên tố trên với X, A, B ñã xác ñịnh

9. Có 2 oxit AO2 và BO2 mà tỉ lệ phân tử khối là1611 . Tỉ lệ thành phần khối lượng của A và B trong oxit

theo thứ tự là 116

a) Xác ñịnh A, B. Viết cấu hình e nguyên tử tương ứng và biểu diễn sự phân bố e trong obitan b) Có thể hình thành phân tử AO3 và BO3 ñược không, giải thích? 10. Dựa vào ñộ âm ñiện, hãy sắp xếp theo chiều tăng ñộ phân cực của liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3, AlCl3. Phân tử nào có liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, không cực? PHỤ LỤC 3: BÀI TẬP LIÊN KẾT HÓA HỌC (Cô Võ Thị Phương Thùy)

LIÊN KẾT ION 1. Hãy tự chọn cụm từ ñể ñiền vào chỗ trống trong những câu sau cho phù hợp:

A. Nguyên tử kim loại chỉ có thể tạo thành (1) …., không bao giờ tạo thành anion. B. Khi nhường hoặc thu thêm e, nguyên tử trở thành phân tử mang ñiện gọi là (2)..

C. Hiñro có khả năng tạo thành anion H- trong các hợp chất với (3)… D. Liên kết giữa các nguyên tử kim loại ñiển hình và phi kim ñiển hình thuộc loại liên kết(4)…

2. Chọn cấu hình electron ở cột bên phải ñể ghép với cột bên trái cho phù hợp:

Page 32: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

32

A. N có cấu hình electron:

B. N-3 có cấu hình e:

C. Na có cấu hình e:

D. Na+ có cấu hình e:

1) 1s22s1

2) 1s22s22p63s2

3) 1s22s22p3

4) 1s22s22p6

5) 1s22s22p5

6) 1s22s22p63s1

3. Liên kết hóa học là A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành nên các chất bền vững. D. sự kết hợp của các chất tạo thành vật thể bền vững. 4. Các nguyên tử kết hợp với nhau nhằm mục ñích tạo thành cấu trúc mới A. giống cấu trúc ban ñầu. B. tương tự cấu trúc ban ñầu. C. bền vững hơn cấu trúc ban ñầu. D. kém bền vững hơn cấu trúc ban ñầu. 5. Theo quy tắc bát tử thì cấu trúc bền là cấu trúc giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề.

C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. 6. Khuynh hướng nào dưới ñây không xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học? A. Dùng chung electron. B. Cho nhận electron. C. Dùng chung electron tự do. D. Hấp thụ electron. 7. Liên kết nào dưới ñây không thuộc loại liên kết hóa học? A. Liên kết hiñro. B. Liên kết ion. C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết kim loại. 8. Liên kết ion là loại liên kết hóa học ñược hình thành bằng lực hút tĩnh ñiện giữa: A. cation và anion. B. cation và electron tự do. C. các ion mang ñiện tích cùng dấu. D. electron chung và hạt nhân nguyên tử. 9. Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị là nguyên tử có: A. giá trị ñộ âm ñiện cao B. nguyên tử khối lớn C. năng lượng ion hóa thấp D. số hiệu nguyên tử nhỏ 10. Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị ñể trở thành: A. ion dương có nhiều proton hơn B. ion dương có số proton không thay ñổi C. ion âm có nhiều proton hơn D. ion âm có số proton không thay ñổi. 11. Nguyên tử Brom chuyển thành ion bromua bằng cách nào sau ñây? A. Nhận 1e. B. Nhường 1e C. Nhận 1 proton D. Nhận 1 nơtron. 12. Trong các phản ứng hóa học, ñể biến thành cation natri, nguyên tử natri ñã: A. Nhận thêm 1 proton B. Nhận thêm một electron C. Nhường ñi 1 electron D. Nhường ñi 1 proton. 13. Một kim loại kiềm muốn có cấu hình electron của khí hiếm gần nhất thì phải: A. Nhận 1e B. Nhận 2e C. Nhận 1 proton D. Nhường 1e 14. Nguyên tử Na và nguyên tử Cl có các lớp e như sau: Na (Z = 11); Cl (Z = 17). Để ñạt ñược cấu hình vững bền với 8e ở lớp ngoài cùng thì: A. Hai nguyên tử góp chung e B. Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl ñể có lớp ngoài cùng 8e. C. Nguyên tử Cl nhường 7e cho nguyên tử Na ñể có lớp ngoài cùng 8e. D. Tùy theo ñiều kiện của phản ứng mà Na nhường e hoặc Cl nhường e.

Page 33: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

33

15. Ion nào sau ñây không có cấu hình của khí hiếm? A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+

16. Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20 proton. Y là nguyên tử mà nguyên tố có 9 proton. Công thức của hợp chất tạo thành giữa Z và Y là: A. Z2Y B. ZY2 C. ZY D. Z2Y3 17. Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 20 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là: A. Z2Y với liên kết cộng hóa trị B. ZY2 với liên kết Ion. C. ZY với liên kết ion D. Z2Y3 với liên kết CHT. 18. Nguyên tử nào dưới ñây cần nhường 2 electron ñể ñạt cấu trúc ion bền? A. X (Z=8) B. Y (Z=9) C. Z (Z=11) D. T (Z=12).

19. Sự kết hợp của các nguyên tử nào dưới ñây không thể tạo hợp chất dạng 2

2X O+ −

hoặc 2

2X Y+ −

:

A. Na và O B. K và S C. Ca và O D. Ca và Cl. TỰ LUẬN: Bài 1: a. Viết cấu hình electron của các nguyên tố Na (Z=11), Ca (Z=20), Cl (Z=17). Viết quá trình hình thành ion và cấu hình electron của các ion tạo thành từ các nguyên tố trên.

b. Cho các nguyên tố F (VIIA), K (IA), Ne (VIIIA) - Hãy cho biết số electron ngoài cùng của các nguyên tố trên và khuynh hướng bền của chúng. - Viết sơ ñồ hình thành các ion tương ứng.

Bài 2: a. Kim loại và phi kim, nguyên tố nào dễ nhường electron, nguyên tố nào dễ nhận electron? Tại sao?

b. Áp dụng với Na, Al, O, Cl, hãy viết quá trình hình thành ion từ các nguyên tố trên và cho biết cấu hình electron của các ion trên giống với cấu hình của khí hiếm nào? Bài 3: Hãy viết sơ ñồ biến ñổi các nguyên tử và ion sau (sơ ñồ biểu diễn sự hình thành các ion và ngược lại): 1. Fe → Fe2+ 2. S → S2- 3. Cl → Cl- 4. Al → Al3+ 5. S2- → S6+ 6. Br- → Br 7. N5+ → N 8. Fe2+ → Fe3+ 9. Cl- → Cl+ 10. N3- → N5+ Bài 4: Viết sơ ñồ hình thành phân tử từ các nguyên tử tương ứng (Viết sơ ñồ liên kết): a. NaCl b. K2O c. BaCl2 d. CaO Bài 5: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử các chất: Na2O, NaCl, CaO, Na2S. Bài 6: Một hợp chất ion AB2 với cation và anion ñều có cấu hình phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác ñịnh vị trí A, B trong BTH? Bài 7: Viết công thức của hợp chất ion AB biết rằng số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron của AB là 20. Bài 8: Viết cấu hình electron của 26Fe, 25Mn, Fe2+ và Mn2+. So sánh ñộ bền của hai ion Fe2+ và Mn2+. Bài 9: Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau ñây có thể tạo liên kết ion: A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5 B. 1s22s1 và 1s22s22p5

C. 1s22s1 và 1s22s22p5 3s23p2 D. 1s22s22p1 và 1s22s22p5 3s23p6 Bài 10: Cho các ion sau: NO3

-, SO42-, CO3

2-, Br-, NH4+. Số electron trong mỗi ion trên lần lượt là:

A. 32, 50, 32, 36, 10 B. 32, 42, 32, 36, 9 C. 32, 50, 32, 35, 10 D. 32, 50, 30, 3, 10

LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ Bài 1: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử các chất: H2, HCl, Cl2, H2O, CO2, NH3, CH4. Bài 2: a. Viết công thức electron, công thức cấu tạo các chất: H2, HCl, Cl2, H2O, CO2, NH3, CH4, C2H2, C2H4, Br2, C2H6. b. Viết công thức electron, công thức cấu tạo các chất:

HNO3, H2SO4, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, H2CO3, H3PO4, HCN. Cl2O, Cl2O3, Cl2O5, Cl2O7, P2O5, SO2, SO3, N2O, N2O3, NO2, N2O5.

Page 34: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

34

c. Từ các công thức ñó hãy xác ñịnh phân tử nào có: Liên kết ñơn? Liên kết cho nhận? Liên kết ñôi? Liên kết ba? Liên kết σ? Liên kết π? Bài 3: Viết CT electron, CTCT của các chất sau: KNO3, NH4Cl, NaNO2, K2SO4, NaClO2 và xác ñịnh loại liên kết trong phân tử? Bài 4: Viết CT e, CTCT của các ion sau: NH4

+, NO3-, CO3

2-, PO43-, SO4

2-, NO2-, ClO4

-. Bài 5: Viết sơ ñồ hình thành phân tử (sơ ñồ liên kết) của các phân tử sau: H2, HCl, Cl2, H2O, CO2, NH3, CH4. Bài 6: Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử Br2, HBr, N2 theo thuyết xen phủ các orbital nguyên tử. Bài 7: Trong các nhóm chất sau ñây, nhóm nào là những hợp chất cộng hóa trị: A. NaCl, H2O, HCl B. KCl, AgNO3, NaOH

C. H2O, Cl2, SO2 D. CO2, H2SO4, MgCl2 Bài 8: Trong các phân tử sau: C2H2, C2H4, O3, N2, CO2, NH3, CH4, có bao nhiêu phân tử có liên kết ñôi và bao nhiêu phân tử có liên kết ba? A. 2 và 2 B. 3 và 2 C. 3 và 1 D. 2 và 1 Bài 9: Trong các hợp chất sau: H2O, K2S, NH3, MgCl2, Na2O, CH4. Chất có liên kết ion là: A. H2O, K2S, NH3, MgCl2. B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4.

C. H2O, NH3, Na2O, CH4. D. K2S, MgCl2, Na2O. Bài 10: Liên kết hoá học trong phân tử nào sau ñây ñược hình thành bởi sự xen phủ p - p: A. H2 B. Cl2 C. N2 D. B và C Bài 11: Cho các chất sau: NaOH, Na2O, NaCl, Cl2, SO2, KNO3. Chất có liên kết cho nhận là: A. NaOH, Na2O. B. NaOH, SO2. C. NaCl, SO2, KNO3. D. SO2, KNO3. Bài 12: Số liên kết CHT trong phân tử C2H4 là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 6 Bài 13: Trong phân tử C2H4, số liên kết σ là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 6 Bài 14: Trong phân tử C2H4, số liên kết π là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 6 Bài 15: Muối nào thích hợp có cả hai liên kết ion và liên kết CHT: NH4Br (I), NaNO2 (II): A. (I) B. (II) C. (I), (II) D. Không có muối nào phù hợp 16. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học ñược hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một electron chung. B. một cặp electron góp chung. C. một, hai hay nhiều cặp electron chung. D. một, hai hay nhiều cặp electron chung

17. Liên kết hóa học trong phân tử H2 ñược hình thành A. nhờ sự xen phủ giữa 2 obitan s của hai nguyên tử. B. nhờ sự xen phủ giữa 2 obitan p chứa electron ñộc thân của 2 nguyên tử. C. nhờ sự xen phủ giữa 2 obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia D. nhờ sự xen phủ giữa 2 obitan s của nguyên tử này với obitan d của nguyên tử kia

18. Trong phân tử H2, xác suất có mặt của các electron tạp trung lớn nhất A. tại khu vực chính giữa hạt nhân B. lệch về phía một trong hai nguyên tử C. tại khu vực ngoài hai hạt nhân D. tại khắp các khu vực trong phân tử 19. Liên kết hóa học trong phân tử Cl2 ñược hình thành A. nhờ sự xen phủ giữa các obitan s của hai nguyên tử. B. nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron ñộc than của hai nguyên tử. C. nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obtan p của nguyên tử kia D. nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan d của nguyên tử kia 20. Trong phân tử Cl2, xác suát có mặt electron ập trung lớn nhất A. tại khu vực chính giữa hạt nhân B. lệch về phía một trong hai nguyên tử C. tại khu vực nằm về 2 phía trên ñường nối hai hạt nhân nguyên tử. D. tại khắp các khu vực trong phân tử 21. Liên kết hóa học trong phân tử HCl ñược hình thành: A. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl B. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử H và obitan s của nguyên tử Cl

Page 35: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

35

C. do sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử Cl và obitan p của nguyên tử H D. do sự xen phủ giữa obitan p của nguyên tử H và obitan p của nguyên tử Cl 22. Trong phân tử HCl, xác suất có mặt của các electron tập trung lớn nhất A. tại khu vực chính giữa hai hạt nhân nguyên tử. B. ở khu vực giữa hai nguyên tử nhưng bị lệch về phía nguyên tử clo. C. tại khu vực nằm về phía trên ñường nối hai hạt nhân nguyên tử D. tại khu vực gần hạt nhân nguyên tử hidro hơn. 23. Phân tử hidro sunfua H2S ñược hình thành

A. bởi sự xen phủ giữa obitan p chứa electron ñộc thân của nguyên tử lưu huỳnh với obitan s của nguyên tử hidro.

B. bởi sự xen phủ giữa obitan s chứa electron ñộc thân của nguyên tử lưu huỳnh với obitan s của nguyên tử hidro

C. bởi sự xen phủ giữa obitan p chứa electron ghép ñôi của nguyên tử lưu huỳnh với obitan s của nguyên tử hidro

D. bởi sự xen phủ giữa obitan p chứa electron ñộc thân của nguyên tử lưu huỳnh với obitan p của nguyên tử hidro 24. Liên kết cộng hóa trị là liên kết ñược hình thành giữa hai nguyên tử

A. bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung B. bởi cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử kim loại C. bởi cặp electron dùng cung giữa một nguyên tử kim loại ñiển hình với một nguyên tử phi kim

ñiển hình D. do lực hút tĩnh ñiện giữa các ion mang ñiện tích trái dấu

25.Các nguyên tử của các phân tử nào cho dưới ñây ñều ñã ñạt cấu hình bền của khí hiếm gần kề? A. BeH2

B. AlCl3 C. SiH4 D. PCl5 27. Quá trình hình thành liên kết nào dưới ñây ñã ñược mô tả ñúng? A. H + H → H:H → H = H B. H + Cl → H::Cl → H- Cl C. N + N → :N::N: → N ≡ N D. Na + Cl: → Na:Cl: → Na – Cl 28. Liên kết trong phân tử nào dưới ñây không phải là liên kết cộng hóa trị? A. Na2O B. As2O3 C. Cl2O5 D. Br2O7

29. Phát biểu nào dưới ñây ñúng? A. N, P có cộng hóa trị bằng 3 và 5. B. O, S có cộng hóa trị bằng 2, 4và 6. C. F, Cl có cộng hóa trị bằng 1, 3, 5 và 7. D. Br, I có cộng hóa trị bằng 1, 3, 5 và 7. 30. Phân tử nào dưới ñây có thể tồn tại?A. PCl6 B. SF6 C. OCl4 D. FBr 31. Cấu tạo phân tử nào dưới ñây là không ñúng? H A. CH4 H–C–H B. CO C = O H H C. CO2 O = C = O D. H2CO3 H–O—O—C=O 32. Cấu tạo phân tử nào dưới ñây là không ñúng? A. HCl H - Cl B. Cl2 Cl – Cl O O O C. HClO4 H - Cl D. KClO3 K+ O - Cl = O

33. Phát biểu nào dưới ñây không ñúng? A. Liên kết σ hình thành do sự xen trục các obitan nguyên tử. B. Liên kết π hình thành do sự xen phủ bên các obitan nguyên tử. C. Liên kết σ bền hơn liên kết π do vùng xen phủ của liên kết σ lớn hơn. D. Nguyên tử có sự quay tự do xung quanh trục liên kết σ và liên kết π .

-

O O O

Page 36: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

36

34. Cho các phân tử hữu cơ X, Y, Z: H3C-CH3 H2C=CH2 HC≡CH (X) (Y) (Z)

Nhận xét nào dưới ñây ñúng? A. Độ dài liên kết cacbon–cacbon tăng theo trật tự X<Y<Z. B. Độ bền liên kết cacbon–cacbon tăng theo trật tự Z<Y<X. C. Số liên kết σ (cacbon–cacbon) trong các phân tử này là bằng nhau. D. Số liên kết π trong các phân tử này là bằng nhau.

35. Phân tử nào sau ñây có chứa liên kết cho - nhận? A. H2O B. NH3 C. HNO3 D. H2O2

36. Trong các phân tử sau, phân tử nào có nguyên tố trung tâm không có cơ cấu bền của khí hiếm? A. NCl3 B. H2S C. CO2 D. PCl3

37. Số công thức cấu tạo có thể có của chất Al4C3 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 38. Trong phân tử CS2, số ñôi electron chưa tham gia liên kết là:A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 39. Liên kết hóa học trong phân tử nào sau ñây ñược hình thành bởi sự xen phủ các obitan p-p? A. H2 B. Cl2 C. H2O D. HCl 40. Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử HF? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 41.Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử H2O?A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 42.Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử NH3? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

SỰ LAI HÓA - SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ĐƠN, ĐÔI, BA Bài 1: Hãy giải thích tại sao: a. Phân tử CH4 có góc liên kết bằng 109028', NH3 có góc liên kết 1070, H2O có góc liên kết 104,50. b. Phân tử C2H4, BF3, PH3, SO2 có góc liên kết 1200. c. Phân tử C2H2, BeCl2, CO2 có góc liên kết 1800. Bài 2: Hãy cho biết trong các phân tử sau, phân tử nào có chứa nguyên tử trung tâm lai hóa sp3, sp2, sp và giải thích rõ vì sao? a. CH4, C2H4, BF3, C2H2, BeCl2, CO2, PH3, NH3, H2O, SO2, NF3.

b. NH4+, NO3

-, CO32-, PO4

3-, SO42-.

Bài 3: Các liên kết trong phân tử N2 ñược tạo thành do sự xen phủ của: A. các orbital s với nhau và các orbital p với nhau B. 3 orbital p với nhau

C. 1 orbital s với nhau và 2 orbital p với nhau D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước nhưng khác nhau về sự ñịnh hướng không

gian Bài 4. Lai hóa sp3 là sự tổ hợp của các obitan nào sau ñây? A. Tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p B. Tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p C. Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p D. Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p và 1 obitan d. Bài 5. Lai hóa sp là sự tổ hợp của các obitan nào sau ñây? A. Tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p B. Tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p C. Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p D.Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p và 1 obitan d. Bài 6. Lai hóa sp2 là tổ hợp của các obitan nào sau ñây? A. Tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p B. Tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p C. Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p D.Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p và 1 obitan d. Bài 7. Lai hóa sp có trong phân tử : A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. A, B, C sai Bài 8. Lai hóa sp3 có trong phân tử : A. BeH2 B. BF3 C. H2O D. A, B, C sai

Bài 9. Lai hóa sp2 có trong phân tử : A. BeCl2 B. BF3 C. NH3 D. A, B, C sai Bài 10: Phân tử H2O có góc liên kết 104,50 do nguyên tử oxi ở trạng thái lai hoá: A. sp B. sp2 C. sp3 D. không có nguyên tử nào ở trạng thái lai hoá Bài 11: Nguyên tử P trong phân tử PH3 ở trạng thái lai hoá: A. sp B. sp2 C. sp3 D. không có nguyên tử nào ở trạng thái lai hoá

Page 37: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

37

Bài 12: Trong các phân tử sau: CH4, C2H4, BF3, C2H2, BeCl2, CO2, PH3, NH3, H2O, SO2, NF3. Có bao nhiêu phân tử chứa nguyên tử trung tâm ở trạng thái lai hoá sp, sp2, sp3 lần lượt? A. 3, 2, 4 B. 3, 4, 4 C. 4, 3, 3 D. 3, 4, 2 Bài 7: Cho các phân tử và ion sau: NH4

+ (1), NH3 (2), BF3 (3), SO2 (4), C2H2 (5), NF3(6). Số phân tử và ion chứa nguyên tử trung tâm ở trạng thái lai hóa sp2, sp3 lần lượt là: A. 2, 4 B. 3, 3 C. 4, 2 D. 2, 3 Bài 13: Nguyên tố X có 2 electron hoá trị, nguyên tố Y có 5 electron hoá trị. Công thức của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là: A. X2Y3 B. X3Y2 C. X2Y5 D. X5Y2 Bài 14. Cho biết kết luận về trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm nào dưới ñây là ñúng? A. C trong CO2 lai hóa sp2. B. N trong NH3 lai hóa sp3

C. S trong SO3 lai hóa sp3 D. O trong H2O lai hóa sản phẩm.

HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC Bài 1: Cho các chất sau: CsCl, H2S, CaCl2, CaS, Al2S3, KF, AlCl3, Al2O3, SiO2, MgCl2, NH3, AlN, BCl3, NCl3, ClF. Dựa vào ñộ âm ñiên của các nguyên tố trong BTH hãy cho biết hợp chất nào là hợp chất cộng hoá trị ? hợp chất ion? Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần ñộ phân cực liên kết của các hợp chất ñó. Bài 2: Dựa vào ñộ âm ñiện hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion sau:

a. BeCl2, CO2, PH3, NH3, H2O, Na2O, NaCl, CaO, Na2S. b. HClO, KHS, HCO3

-. Bài 3: Kểt luận nào sau ñây sai: A. Liên kết trong phân tử NH3, H2O, SO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết trong phân tử BaF2 và CsCl2 là liên kết ion. C. Liên kết trong CaS, AlCl3 là liên kết ion vì ñược hình thành giữa kloại và pkim. D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực. Bài 4: X, Y, Z lần lượt có ñiện tích hạt nhân là 9, 19, 16. Nếu các cặp X và Y, Y và Z, X và Z tạo thành liên kết cộng hoá trị thì các cặp nào sau ñây có thể là liên kết cộng hóa trị có cực? A. X và Y, Y và Z B. Y và Z, X và Z

C. X và Y, X và Z D. X và Y, Y và Z, X và Z Bài 5: Trong các phân tử sau: Cl2O, NCl3, NO, H2S, NH3. Trong các phân tử trên, phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là: A. Cl2O, NH3. B. NO, NH3. C. H2S. D. NH3. Bài 6: Trong các phân tử sau: Na2O, Cl2O, NO, NH3. Trong các phân tử trên, phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là: A. Cl2O. B. NO. C. Na2O. D. NH3. Bài 7: Các nguyên tố X, Y, Z lần lượt có ñiện tích hạt nhân là 9, 16, 19. Chiều tăng dần ñộ phân cực của liên kết trong hợp chất với hidro của các nguyên tố là dãy nào sau ñây? A. Y-H < Z-H < X-H B. Z-H < X-H < Y-H C. X-H < Z-H < Y-H D. Không xác ñịnh Bài 8. Cho biết giá trị âm ñiện: Na: 0,93 Li: 0,98 Mg: 1,31 Al: 1,61 P: 2,19 S: 2,58 Br: 2,96 N: 3,04. Các nguyên tử trong phân tử nào dưới ñây liên kết với nhau bằng liên kết Ion?

A. Na3P. B. MgS C. AlCl3 D. LiBr. Bài 9. Chọn chất ở cột II ñể ghép với phần câu ở cột I cho phù hợp:

I II

a) Liên kết cộng hóa trị không có cực là:

b) Liên kết cộng hóa trị có cực là

c) Liên kết ion là

1) KCl

2) NH3

3) HCl

4)CaF2

5) N2

Page 38: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

38

Bài 10. Cho ñộ âm ñiện: Al=1,61; Cl=3,16; N=3,04; Na= 0,98; Br= 2,96; Mg=1,31. Hãy dựa vào ñộ âm ñiện ñể chọn chất ở cột II ghép với loại liên kết ở cột I cho phù hợp.

Cột I Cột II

a. Chất có liên kết ion:

b. Chất có liên kết cộng hóa trị có cực:

c. Chất có liên kết cộng hóa trị không cực:

1)AlCl3

2) N2

3) NaCl

4) MgO

5) Fe

Bài 11. Z và Y là là các nguyên tố ở ô số 20 và 9 trong bảng tuần hoàn. Liên kết trong phân tử tạo bởi các nguyên tử Z và Y là liên kết nào sau ñây? A. Liên kết CHT không có cực. B. Liên kết CHT có cực. C. Liên kết cho - nhận. D. Liên kết ion. Bài 12. Liên kết trong phân tử nào sau ñây mang nhiều tính chất ion nhất? A. LiCl B. NaCl C. KCl D. CsCl Bài 13. Sử dụng bảng ñộ âm ñiện trong SGK xét xem dãy chất nào sau ñây xếp theo ñúng thứ tự ñộ phân cực của liên kết tăng dần? A. H2Te, H2S, NH3, H2O, CaS, CsCl, BaF2 B.H2S, H2Te, NH3, H2O, CaS, CsCl, BaF2

C.H2Te, H2S, H2O, CaS, NH3, , CsCl, BaF2 D. H2O, H2Te, H2S, CsCl, H2O, CaS, BaF2.

14. Dãy nào sau ñây xếp ñúng theo thứ tự giảm dần ñộ phân cực liên kết trong phân tử?(Dùng bảng ñộ âm ñiện trong SGK). A. MgO, CaO, NaBr, AlCl3, CH4 B.CaO, MgO, NaBr, AlCl3 , CH4

C. NaBr, , CaO, MgO, CH4, AlCl3. D. AlCl3 , CH4 , NaBr, CaO, MgO. 15. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, Cl. Trong số các phân tử sau ñây, phân tử nào có liên kết phân cực nhất? A. F2O B. Cl2O C. CIF D. O2

16. Liên kết trong phân tử chất nào sau ñây mang nhiều tính chất ion hơn? A. AlCl3 B. MgCl2 C. KCl D. NaCl 17. Liên kết trong phân tử chất nào sau ñây mang nhiều tính chất cộng hóa trị hơn? A. KCl B. AlCl3 C. NaCl D. MgCl2

18. Liên kết trong phân tử chất nào sau ñây mang nhiều tính chất cộng hóa trị nhất? A. CS2 B. CO C. CH4 D. CCl4

19. Liên kết trong phân tử chất nào sau ñây mang nhiều tính chất Ion nhất? A. MgF2 B. CaF2 C. SrF2 D. BaF2

20. Liên kết trong phân tử chất nào sau ñây mang nhiều tính chất Ion nhất? A. LiCl B. NaCl C. KCl D. RbCl 21. Liên kết trong phân tử AlCl3 là loại liên kết nào sau ñây? A. Liên kết ion. B. Liên kết CHT không phân cực. C. Liên kết CHT phân cực. D. Liên kết cho - nhận. 22. Chất nào sau ñây chỉ có liên kết cộng hóa trị: A. C B. AgBr C. SiO2 D. C6H12O6 23. Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 có khả năng tạo: A. Liên kết CHT với phi kim B. Liên kết ion với kim loại C. Liên kết ion với phi kim D. Liên kết CHT với kim loại 24. Electron hóa trị là: A. Các e ở lớp ngoài cùng B. Tất cả các e ở vỏ nguyên tử C. Các e ở lớp ngoài cùng (có thể ở cả phân lớp sát ngoài cùng) có khả năng tạo liên kết hóa học D. Cả ba ñều ñúng. 25. Trong phân tử, các chất trong dãy chất sau ñây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực? A. N2; HCl; CO; O2 B. HCl; NaCl; ClO2; SO3

Page 39: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

39

C. HCN; COS; SOCl2; CH4 D. NO; NaH; HCN; SO2 TINH THỂ 1. Phát biểu nào dưới ñây KHÔNG ñúng? A. Tinh thể kim loại có ánh kim, có tính dẻo, có khả năng dẫn ñiện và nhiệt. B. Tinh thể phân tử mềm, xốp, có nhiệt ñộ nóng chảy thấp và dễ bị bay hơi. C. Liên kết trong tinh thể nguyên tử là tương tác vật lý kém bền. D. Liên kết trong tinh thể ion là liên kết ion bền. 2. Kim cương thuộc mạng tinh thể nào sau ñây? A. Mạng tinh thể nguyên tử B. Mạng tinh thể phân tử C. Mạng tinh thể ion. D. Dạng vô ñịnh hình 3. Naphtalen (băng phiến) và iôt thuộc mạng tinh thể nào sau ñây? A. Mạng tinh thể nguyên tử B. Mạng tinh thể phân tử C. Mạng tinh thể ion. D. Dạng vô ñịnh hình. 4. Chất nào dưới ñây dễ dàng thăng hoa nhưng không dẫn ñiện? A. Muối ăn B. Băng phiến C. Đường Saccarozơ D. Đường Glucôzơ 5. Dựa vào nhiệt ñộ nóng chảy dưới ñây hãy dự ñoán xem chất nào sau ở trạng thái rắn thuộc mạng tinh thể phân tử. A. Natri clorua , NaCl (801oC) B. Natri bromua (755oC). C. Canxi Clorua, CaCl2 (772oC) D. Benzen,C6H6 (5,5oC). 6. Chọn chất ở cột II ñể ghép với loại mạng tinh thể ở cột I cho phù hợp:

Cột I Cột II

a. Mạng tinh thể ion:

b. Mạng tinh thể nguyên tử

c. Mạng tinh thể phân tử

d. Mạng tinh thể kim loại

1) Na.

2) Hg

3) Kim cương

4) Nước ñá

5) Băng phiến

6) Muối ăn

7) Al

7. Trong các loại tinh thể, tinh thể nào dẫn ñiện và dẫn nhiệt ở ñiều kiện thường? A. Tinh thể kim loại B. Tinh thể nguyên tử C. Tinh thể phân tử D. Tinh thể ion. 8. Câu nào sai khi nói về tinh thể nguyên tử. A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử ñược phân bố luân phiên ñều ñặn theo một trật tự nhất ñịnh. C. Lực liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu Van ñe van D. Tinh thẻ nguyên tử bền vững, rất cứng nhiệt ñộ nóng chảy và nhiệt ñộ sôi khá cao. 9. Câu nào sai khi nói về tinh thể phân tử? A. Ở thể rắn, oxi thuộc loại tinh thể phân tử B. Lực liên kết yếu giữa các phân tử trong tinh thể phân tử C. Liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị trong tinh thể phân tử D. Tinh thể iot là tinh thể phân tử 10. Câu nào sai khi nói về tinh thể nước ñá? A. Tinh thể nước ñá có cấu trúc tứ diện B. Liên kết giữa các phân tử nước trong tinh thể nước ñá là liên kết hidro C. Tinh thể nước ñá liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị D. Nước ñá rất cứng là do cấu trúc tứ diện bền vững

Page 40: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

40

11. Kiểu mạng tinh thể nào thường có nhiệt ñộ nóng chảy thấp nhất? A. Mạng tinh thể phân tử B. Mạng tinh thể nguyên tử. C. Mạng tinh thể ion D. Mạng tinh thể kim loại HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA Hãy xác ñịnh hoá trị và số oxi hoá của các nguyên tố trong các hợp chất (ion) sau: a. Na2O, NaCl, CaO, BaCl2, Na2S. b. H2, HCl, Cl2, Na2O, H2O, CO2, NH3, CH4, C2H2, C2H4, Br2, C2H6.

c. HNO3, H2SO4, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, H2CO3, H3PO4. d. KNO3, NH4Cl, NaNO2, K2SO4, NaClO2. e. NO3

-, CO32-, PO4

3-, SO42-, NO2

-, ClO4-, NH4

+, Fe2+, Fe3+, Cl-. f. FeCl2, FeCl3, CuS, Cu(NO3)2, Na2SO4. 1. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA trong hợp chất với nguyên tố nhóm IA là: A. 2- B.2+ C. 6- D. 6+

2. Trong các hợp chất nguyên tử cacbon có cộng hóa trị cao nhất là bao nhiêu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 3. Cộng hóa trị của Nitơ trong hợp chất nào sau ñây là lớn nhất? A. N2 B. NH3 C. NH4Cl D. NO 4. Ở phân tử nào sau ñây, Nitơ có hóa trị và giá trị tuyệt ñối của số oxy hóa bằng nhau? A. N2 B. NH3 C. NH4Cl D. HNO3

5. Hợp chất với hidro RHn của nguyên tố nào sau ñây có giá trị n lớn nhất? A. Cacbon B. Nitơ C. Lưu huỳnh D. Flo 6. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm IA trong các hợp chất với Clo là: A. 1+ B. 1- C. 2+ D. 2- 7. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA trong các hợp chất với Natri là: A. 1+ B. 1- C. 2+ D. 2- 8. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA có giá trị nào sau ñây? A. 2- B. 2+ C. 6- D. 6+ 9. Dãy nào sau ñây xếp theo ñúng theo thứ số oxy hóa tăng dần của Nitơ trong các chất? A. N2, NO, N2O, NO2, NH3, NaNO3 B. NO, N2, N2O, NH3, , NO2, NaNO3.

C. NH3, N2, N2O, NO, NO2,NaNO3. D. NH3, N2, N2O, NO,NaNO3, NO2. 10. Dãy nào sau ñây sắp xếp theo thứ tự tăng dần số oxy hóa của Nitơ? A. NO<N2O<NH3< NO3

- B. NH4+<N2<N2O<NO< NO2<NO3

- C. NH3<N2<NO2<NO<NO3

- D. NH3< NO< N2O<NO2<N2O5

11. Số oxi hó của nitơ trong NH4NO3; NO2-; và NO3

- lần lượt là: A. +1; +3; +2 B. -3; +3; +5 C. +3; -3; +5 D. -2; +3; +5 12. Trong dãy các oxit sau: Na2O; MgO; Al2O3; SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7. Những oxit có liên kết ion là: A. Na2O; SiO2; P2O5 B. Na2O; MgO; Al2O3

C. MgO; Al2O3; P2O5 D. SO3; Cl2O3; Na2O 13. Câu nào sai? A. Điên hóa trị chỉ có trong trường hợp chất ion B. Cộng hóa trị thường có trong hợp chất cộng hóa trị C. Điện hóa trị bằng số cặp e dùng chung D. Cộng hóa trị bằng số cặp e dùng chung 14. Những nguyên tố có cùng hóa trị trong các hợp chất với hidro là A. N, P, S B. N, P, As C. S, Te, Cl D. F, Cl, P 15. Tổng hóa trị cao nhất của mỗi nguyên tố trong các oxit và trong các hợp chất khí với hidro bằng: A. 4 B. 6 C. 10 D. 8 16. Điện hóa trị của nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA bằng: A. -2; 3+ B. 2-; 1- C. -1; 2- D. 1+; 3- 17. Cộng hóa trị của nitơ là 3, ñể ñạt ñược cấu hình của khí hiếm thì N phải có: A. 3 liên kết ion B. 5 liên kết cộng hóa trị

Page 41: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

41

C. 3 liên kết cộng hóa trị D. 5 liên kết ion 18. Dựa vào hiệu ñộ âm ñiện xác ñịnh ñược trong HCl A. Cặp e dùng chung phân bố ñều giữa H và Cl. B.Cặp e chung lệch về phía Cl C. Cặp e chung lệch vè phía H D. Tất cả ñều ñúng. 19. Câu nào ñúng khi nói về tính chất của hợp chất ion? A. Dễ hòa tan trong nước. B. Ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch ñều dẫn ñiện C. Nhiệt ñộ nóng chảy cao. D. Tất cả ñều ñúng. 20. Câu nào ñúng khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị A. Độ nóng chảy và ñộ sôi tương ñối thấp B. Thường không dẫn ñiện. C. Thường ít tan trong H2O D. Cả A, B, C 21. Nguyên tử A có Z = 15. Trong hợp chất với hiñro, nguyên tử này có khả năng tạo số liên kết cộng hóa trị là: A. 2 liên kết B. 3 liên kết C. 1 liên kết D. 5 liên kết 22. Số oxi hóa của nitơ trong NH3; HNO2; và NO3 lần lượt là: A. +5; -3; +3 B. -3; +3; +5. C. +3; -3; +5 D. +3; +5; -3 23. Điện hóa trị của một nguyên tử ñược tính A. ñiện tích của nguyên tử nguyên tố ñó trong hợp chất B. số electron mà nguyên tử của nguyên tố ñó nhường ñi C. số electron mà nguyên tử của nguyên tố ñó nhận thêm D. Số e nguyên tử của nguyên tố ñó dùng chung với nguyên tử của nguyên tố khác. 24. Cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng: A. số cặp electron dung chung giữa hai nguyên tử. B. số electron góp chung của mỗi nguyên tử. C. số electron của mỗi nguyên tử cho hoặc nhận D. số e của mỗi nguyên tử cho nguyên tử cả nguyên tố khác PHỤ LỤC 4: BÀI TẬP LIÊN KẾT HÓA HỌC (Chưa rõ tác giả) Câu 1: Góc liên kết trong phân tử C2H4 có giá trị: A) 900 B) 109028’ C) 1200 D) 1800

Câu 2: Phân tử nào phân cực mạnh nhất? A) NaF B) NaCl C) NaBr D) NaI Câu 3: Trong phân tử H2SO3, có ..... liên kết ñơn; ….. liên kết ñôi; ..... liên kết σ ; ..... liên kết π. Các số thích hợp ñiền vào các chỗ trống trên lần lượt là: A) 4, 1, 4, 1 B) 2, 1, 3, 1 C) 2, 1, 3, 2 D) 4, 0, 5, 0 Câu 4: Dãy nào sau ñây gồm các chất chỉ chứa liên kết ion hoặc chỉ chứa liên kết cộng hóa trị trong phân tử? A) NH4Cl, SO2, KF B) Al2O3, H2S, N2

C) BaSO4, KNO3, Li2O D) OF2, NaClO4, O3

Câu 5: Nguyên tử photpho, lưu huỳnh trong phân tử PH3, H2S lần lượt có sự lai hóa gì? A) sp2, sp3 B) sp2, sp C) sp3, sp D) sp3, sp3 Câu 6: Chọn câu phát biểu ñúng: A) Liên kết giữa kim loại và phi kim luôn là liên kết ion B) Liên kết ñơn và liên kết ñôi gọi chung là lk bội C) Liên kết H-I ñược hình thành bằng sự xen phủ s-s D) Liên kết trong phân tử oxi có cả lkết σ và lkết π Câu 7: Lkết ion khác với lk cộng hóa trị do ñặc tính: A) Định hướng và bão hòa

Page 42: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

42

B) Định hướng và không bão hòa C) Bão hòa và không ñịnh hướng D) không ñịnh hướng và không bão hòa Câu 8: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là: A) Lk ion B) Lk cộng hóa trị C) Lk cho- nhận D) Không xác ñịnh ñược Câu 9: Nguyên tử nào tạo thành lk ion với ngtử Br ? A) C B) F C) Al D) Rb Câu 10: Khí nào tan nhiều trong nước nhất? A) CO2 B) O2 C) NH3 D) CH4

Câu 11: Dãy chất nào sau ñây ñều có thể có liên kết cho – nhận trong phân tử? A) NO2, HNO3, KClO B) CO2, H3PO4, SO3 C) Cl2O7, K3PO4, H2SO3 D) H2CO3, O3, Na2O Câu 12: Chất nào sau ñây có chứa liên kết ñôi? A) C2H2 B) H2O2 C) O2 D) N2 Câu 13: Dãy chất nào sau ñây ñều có chứa ñồng thời ion ñơn và ion ña nguyên tử: A) NH4Cl, Na2SO4, H2S B) KOH, Na2SO3, Ca(NO3)2 C) BaO, K3PO4, Al2(SO4)3 D) K2SO3, NH4NO3, Ca3(PO4)2 Câu 14: Cho các nguyên tố A (ns1), B (ns2), X (ns2np5) ñều thuộc chu kì nhỏ. Chọn phát biểu sai: A) Liên kết giữa A và X: liên kết ion B) Liên kết giữa B và X: liên kết cộng hóa trị C) A và B không liên kết với nhau D) A và B là kim loại, X là phi kim Câu 15: Hợp chất nào dưới ñây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử? A) Na2SO4 B) HClO C) KNO3 D) NH4Cl Câu 16: Nguyên tử A có 2 e hóa trị, nguyên tử B có 5 e hóa trị. Phân tử tạo bởi A và B là: A) A2B3 B) A3B2 C) A2B5 D) A5B2 Câu 17: Hợp chất nào ñược tạo thành chỉ bằng sự xen phủ trục ? A) C2H6 B) N2 C) CO2 C) SO2

Câu 18: Chất nào có góc liên kết 120o trong phân tử? A) CaSO4 B) NH3 C) CaCO3 D) H2O Câu 19: Chất nào không có sự lai hóa sp3 trong ptử? A) (NH4)2SO4 B) HNO3 C) BCl3 D) NH3

Câu 20: Chất nào không có sự lai hóa sp trong ptử? A) HClO B) C2H2 C) BeBr2 D) CO2

Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho nhiệt ñộ sôi của H2O cao hơn nhiệt ñộ sôi của HCl là: A) H2O có phân tử khối nhỏ hơn B) H2O có liên kết hidro còn HCl thì không C) HCl có liên kết công hóa trị phân cực hơn D) Trong phân tử H2O, O có sự lai hóa sp3 Câu 22: Chọn nhận xét sai về góc liên kết trong ptử: A) Góc liên kết trong phân tử NH3 nhỏ hơn 109o28’ B) Góc liên kết trong phân tử SO2 bằng 180o

C) Trong pt H2SO3 không có góc liên kết gần bằng 120o D) Trong pt N2O5 có góc liên kết gần bằng 109o28’ Câu 23: Chọn nhận xét sai về sự xen phủ trong ptử: A) ptử HNO2: có sự xen phủ s-sp

B) ptử Cl2O7: có sự xen phủ p-sp3

Page 43: Chuyen de Lien Ket Hoa Hoc Very Good

43

C) ptử C2H4: có sự xen phủ sp2-sp2 D) ptử K2CO3: có sự xen phủ p-sp2

Câu 24: Chọn nhận xét sai về ptử benzen: A) Có 3 sự xen phủ bên và 12 sự xen phủ trục B) Các góc liên kết ñều bằng 120o

C) 6 ngtử C và 6 ngtử H ñều nằm trên 1 mặt phẳng D) Có 12 lkết σ , 3 lkết π ứng với 12 lk ñơn và 3 lk ñôi Câu 25: Ion nào có tổng số proton bằng 48 ? A) NH4

+ B) CO32- C) SO4

2- D) ClO3-

Câu 26: Phân tử nào tất cả các ngtử ñều không cần kích thích e (các lk ñều tuân theo quy tắc bát tử)? A) SO2 B) CO2 C) H3PO4 D) PCl3

Câu 27: Số liên kết tạo thành từ sự xen phủ bên trong phân tử nào là nhiều nhất (các lk ñều tuân theo quy tắc bát tử)? A) SO3 B) CO2 C) HClO4 D) H2SO4 Câu 28: Chọn phát biểu sai: A) Chỉ có e ñộc thân mới tham gia góp chung B) Chỉ có AO chứa e ñộc thân mới tạo ñược liên kết π C) AO s và AO lai hóa chỉ tham gia xen phủ trục D) Cặp e ghép ñôi không ñược tham gia xen phủ