31
Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -1- CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ - KHÓA ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP 4 Mục tiêu và Chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo Quản trị doanh nghiệp cơ sở (Quản trị doanh nghiệp cấp 4) gồm 13 chuyên đề (Quản trị chiến lược; Kỹ năng lãnh đạo dành cho nhà quản lý; Quản trị nhân sự; Quản trị sản xuất; Công tác an ninh an toàn; Kỹ năng giao tiếp và dịch vụ khách hàng; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Quản lý dự án; Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp; Quản trị hành chính; Quản trị truyền thông; Văn hoá doanh nghiệp; Đào tạo thực tế) với hai phần giảng dạy lý thuyết và trao đổi thực tế. Phần lý thuyết sẽ cung cấp hệ thống kiến thức, kỹ năng chủ yếu về quản trị doanh nghiệp, hình thành nhận thức khoa học về quản trị doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Là cơ sở tạo nên bản lĩnh của người cán bộ quản lý ở doanh nghiệp cơ sở. Phần trao đổi thực tế với các chuyên gia, lãnh đạo các Ban chức năng của Tổng công ty và giữa các học viên sẽ giúp học viên hiểu rõ các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty và EVN trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, giúp học viên có thêm kinh nghiệm thực tế trong việc tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở. - Khoá học là cơ sở để xây dựng được đội ngũ cán bộ chuẩn hoá kiến thức về quản trị doanh nghiệp và cũng là một trong những cơ sở để đánh giá năng lực cán bộ quản lý và bồi dưỡng nguồn cán bộ quy hoạch của EVN. Yêu cầu các cán bộ được cử tham gia học tập có trách nhiệm: - Nghiên cứu, áp dụng các kiến thức đã học để tăng cường hiệu quả quản lý trong đơn vị mình; - Báo cáo và đánh giá sau khi được đào tạo; - Đóng góp ý kiến để hoàn thiện chương trình đào tạo. Kết thúc mỗi khoá học, đơn vị tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ cho các học viên đạt yêu cầu và cập nhật kết quả vào Phần mềm quản lý học viên, giảng viên. CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ___________________________________________________ PHẦN 1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM I. Bối cảnh trong nước và tình hình EVN 1. Bối cảnh trong nước tác động tới hoạt động của EVN a) Về kinh tế vĩ mô - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu;

CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -1-

CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ - KHÓA ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP 4

Mục tiêu và Chương trình đào tạo:

- Chương trình đào tạo Quản trị doanh nghiệp cơ sở (Quản trị doanh nghiệp cấp 4) gồm 13 chuyên đề (Quản trị chiến lược; Kỹ năng lãnh đạo dành cho nhà quản lý; Quản trị nhân sự; Quản trị sản xuất; Công tác an ninh an toàn; Kỹ năng giao tiếp và dịch vụ khách hàng; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Quản lý dự án; Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp; Quản trị hành chính; Quản trị truyền thông; Văn hoá doanh nghiệp; Đào tạo thực tế) với hai phần giảng dạy lý thuyết và trao đổi thực tế. Phần lý thuyết sẽ cung cấp hệ thống kiến thức, kỹ năng chủ yếu về quản trị doanh nghiệp, hình thành nhận thức khoa học về quản trị doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Là cơ sở tạo nên bản lĩnh của người cán bộ quản lý ở doanh nghiệp cơ sở. Phần trao đổi thực tế với các chuyên gia, lãnh đạo các Ban chức năng của Tổng công ty và giữa các học viên sẽ giúp học viên hiểu rõ các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty và EVN trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, giúp học viên có thêm kinh nghiệm thực tế trong việc tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở.

- Khoá học là cơ sở để xây dựng được đội ngũ cán bộ chuẩn hoá kiến thức về quản trị doanh nghiệp và cũng là một trong những cơ sở để đánh giá năng lực cán bộ quản lý và bồi dưỡng nguồn cán bộ quy hoạch của EVN.

Yêu cầu các cán bộ được cử tham gia học tập có trách nhiệm:

- Nghiên cứu, áp dụng các kiến thức đã học để tăng cường hiệu quả quản lý trong đơn vị mình;

- Báo cáo và đánh giá sau khi được đào tạo;

- Đóng góp ý kiến để hoàn thiện chương trình đào tạo.

Kết thúc mỗi khoá học, đơn vị tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ cho các học viên đạt yêu cầu và cập nhật kết quả vào Phần mềm quản lý học viên, giảng viên.

CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

___________________________________________________

PHẦN 1

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM I. Bối cảnh trong nước và tình hình EVN

1. Bối cảnh trong nước tác động tới hoạt động của EVN

a) Về kinh tế vĩ mô

- Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu;

Page 2: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -2-

- Kinh tế phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN;

- Ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng với trọng tâm: hạ tầng giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi và hạ tầng đô thị lớn.

b) Về văn hoá - xã hội

- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá – xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.

- Người dân có nhiều cơ hội tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ và phúc lợi xã hội.

- Hệ thống thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh và truyền hình, Internet ngày càng có vị trí quan trọng

- Môi trường văn hoá xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu phải coi trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử

c) Về Luật pháp - Chính sách

- Nhà nước: Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch và điều hành kinh tế thị trường;

- Đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế: Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách mới nhằm hoàn thiện thể chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

d) Về khoa học công nghệ: Xu thế đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế.

đ) Về môi trường tự nhiên: Sản xuất cung ứng điện sẽ phải đối mặt với những hiện tượng cực đoan, bất thường của thiên nhiên, vì vậy cần có những giải pháp chủ động ứng phó để duy trì sản xuất và hạn chế tác hại thiên tai.

e) Về hợp tác và quan hệ quốc tế:

- Đảng và Nhà nước tiếp tục đường lối đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Nước ta đã gia nhập (WTO), ký kết FTA, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác.

- Chính phủ tạo mọi điều kiện để xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường.

2. Tình hình ngành điện trong nước và khu vực

a) Ngành điện trong nước

- Có nhiều chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực điện: EVN, PVN, TKV, BOT...

- Ngành điện lực không còn giới hạn hoạt động trong nước do đã có trao đổi mua bán điện với các nước trong khu vực.

- Chính phủ đã phê duyệt lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ Thị trường điện tại Việt Nam, từng bước hình thành Thị trường điện cạnh tranh;

Page 3: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -3-

b) Ngành điện trong khu vực

- Ngành điện các nước ASEAN có xu hướng tái cơ cấu để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế của mỗi nước. Trong đó, Philippines và Singapore đã vận hành thị trường điện;

- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa ngành điện các nước ASEAN trong cơ chế HAPUA được tăng cường; liên kết Tiểu vùng sông Mêkong mở rộng.

3. Đường lối của Đảng, định hướng chỉ đạo của Chính phủ

- Chiến lược Phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ);

- Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ);

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được Đại hội XI của Đảng thông qua (Văn kiện Đại hội XI của Đảng);

- Nghị quyết về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 2020 (Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa XI).

- Quyết định số 1782/QĐ-TTg ngày 23/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 – 2015

4. Phương thức hoạt động của EVN

- Tài sản của EVN là được Nhà nước trao quyền quản lý và phát triển;

- EVN có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn và tài sản cho nhà nước;

- Mục tiêu phát triển và định hướng của EVN là do Nhà nước quyết định:

+ Tập trung sản xuất trong ngành;

+ Không đầu tư ngoài ngành;

- EVN sẽ tập trung vào:

+ Công tác quản trị chiến lược nhằm đạt mục tiêu Nhà nước đề ra thông qua công tác nâng cao năng lực quản trị sản xuất trong EVN;

+ Xây dựng chiến lược mới

5. Phân tích SWOT của EVN

a) Thế mạnh

- Thị trường: Có độc quyền tự nhiên trong truyền tải và phân phối năng lượng điện.

- Nội bộ: là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nhất về vận hành, sửa chữa và quản lý toàn bộ hệ thống từ cung cấp tới phân phối điện

- Nhân lực: Nguồn nhân lực có chuyên môn cao từ đầu tư tới sản xuất vận hành

Page 4: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -4-

b) Tồn tại

- Thị trường: Phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng bên ngoài từ nhiên liệu tới vật tư và công nghệ;

- Nội bộ: Hệ thống sản xuất mang tính mệnh lệnh và chưa thích ứng kip với các thay đổi của thị trường;

- Nhân lực: Năng suất lao động thấp, chưa có phong cách dịch vụ khách hàng;

c) Cơ hội

- Thị trường: Thị trường ổn định và tăng trưởng đều đặn;

- Nội bộ: Hoàn thiện hệ thống và quy trình sản xuất nội bộ;

- Nâng cao năng lực dịch vụ khách hàng;

d) Thách thức

- Chiến lược: Chiến lược hoạt động của EVN được định hình bởi cơ quan chủ quản (Bộ Công thương và Chính phủ);

- Thị trường: Đáp ứng yêu cầu an ninh năng lượng trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng tài chính theo yêu cầu của doanh nghiệp (Bảo toàn và phát triển vốn của Chủ sở hữu là nhà nước).

II. Quan điểm phát triển của EVN

1. Phát triển EVN gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; giữ vai trò chính đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển của đất nước;

2. Phát triển đồng bộ và hợp lý các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện, gắn với đổi mới, tái cơ cấu EVN về ngành nghề kinh doanh, về sở hữu và về quản trị doanh nghiệp;

3. Phát triển trong sự gắn kết hài hoà giữa nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ chính trị;

4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để từng bước nâng cao chất lượng điện, chất lượng dịch vụ và tăng năng suất lao động;

5. Phát triển sản xuất gắn với mục tiêu phát triển con người, xây dựng lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu.

III. Mục tiêu phát triển của EVN

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng EVN thành Tập đoàn lớn mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, hoạt động hiệu quả, bền vững giữ vai trò chính đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước;

- Làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả;

Page 5: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -5-

- Xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp tận tâm, thân thiện có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đầu tư, phát triển theo Quy hoạch điện VII, đáp ứng nhu cầu điện;

- Năm 2015 sở hữu 23.000 MW; năm 2020 sở hữu 32.300MW, chiếm 43% tổng công suất hệ thống;

- Sản lượng thương phẩm 2015 đạt 141 tỷ kWh, năm 2020 đạt sản 250 tỷ kWh;

- Đến 2020 đạt mục tiêu hầu hết số hộ dân nông thôn có điện;

- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá nguồn và lưới điện; tổn thất 2015 xuống 8%, năm 2020 xuống 6%;

- Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường điện; Chuẩn bị các điều kiện về để tham gia thị trường điện bán buôn, bán lẻ điện năng;

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hiện đại hóa của Tập đoàn.

- Đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho CBCNV.

IV. Định hướng phát triển các lĩnh vực của EVN

1. Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện

- Tập trung đầu tư đưa vào khai thác đúng thời hạn các dự án nguồn và lưới điện theo Quy hoạch điện VII;

- Đầu tư các dự án nguồn lớn như Điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2, các NMTĐ tích năng; Nghiên cứu, đầu tư các nguồn năng lượng mới và tái tạo;

- Phát triển lưới điện đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1.

- Phát triển các vành đai lưới điện ở cấp điện áp 500kV, 220kV;

- Nghiên cứu áp dụng thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ công nghệ mới; TBA GIS, TBA ngầm tại các thành phố lớn;

- Phát triển lưới điện phân phối đồng bộ với lưới điện truyền tải, phù hợp với phát triển thị trường điện;

2. Sản xuất, kinh doanh điện năng

- Điều hành có hiệu quả các nhà NMTĐ chiến lược đa mục tiêu; giữ vai trò điều hành hệ thống điện quốc gia; giữ vai trò chính trong các chủ thể tham gia thực hiện lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện tại Việt Nam;

- Đầu tư hạ tầng cơ sở thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực và bộ máy vận hành thị trường điện đáp ứng;

- Cung ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội; chuyển kinh doanh điện năng thành hoạt động dịch vụ chất lượng cao;

- Thực hiện quản lý nhu cầu (DSM) và tiết kiệm điện;

Page 6: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -6-

- Chuyển đổi, tổ chức hoạt động của các Tổng công ty Điện lực đủ khả năng tham gia Thị trường điện; tách chức năng kinh doanh bán lẻ điện khỏi chức năng quản lý vận hành lưới điện;

3. Phát triển khoa học công nghệ điện lực

- Công nghệ đốt than hỗn hợp. Ứng dụng công nghệ sạch như Super Critical, Ultra-Super Critical; Sử dụng công nghệ chu trình hỗn hợp có hiệu suất cao;

- Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng cho các nhà máy điện; các Nhà máy điện hạt nhân sẽ sử dụng thế hệ lò phản ứng hiện đại;

- Ứng dụng công nghệ lưới điện tiên tiến: Hệ thống truyền tải xoay chiều linh hoạt (FACTS), một chiều (HVDC);

- Sử dụng các thiết bị TBA tiên tiến, hiện đại; Ứng dụng hợp lý công nghệ trạm GIS;

- Hoàn thiện hệ thống SCADA/EMS; trang bị đồng bộ hệ thống tự động hóa lưới truyền tải, phân phối.

4. Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch nguồn nhân lực toàn EVN và theo từng đơn vị;

- Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của EVN đáp ứng được yêu cầu chiến lược trong giai đoạn mới;

- Cải tiến môi trường làm việc, cơ chế trả lương, chính sách đãi ngộ;

- Tăng cường đầu tư và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đào tạo của EVN, phát triển R&D.

5. Phát triển thương hiệu EVN

- Sử dụng thương hiệu EVN để gắn kết các đơn vị thành viên tạo nên một thể thống nhất trong mái nhà chung EVN; Xây dựng và phát triển thương hiệu EVN trên nền tảng tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN ngày càng được hoàn thiện;

- Giữ gìn và nâng tầm thương hiệu trên nguyên tắc luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh;

- Phát triển thương hiệu EVN phải gắn liền với thực thi Văn hoá EVN và công tác quan hệ cộng đồng nhằm góp phần giữ gìn và quảng bá hình ảnh EVN trở thành một thương hiệu tin cậy trong cộng đồng xã hội

V. Các giải pháp và tổ chức thực hiện chiến lược

1. Giải pháp thứ nhất: Tập trung thực hiện tái cơ cấu EVN, chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của EVN theo chiều sâu, trong đó tập trung vào 3 vấn đề:

- Tái cơ cấu về ngành nghề kinh doanh;

- Tái cơ cấu về sở hữu;

- Đổi mới chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý của Công ty mẹ;

Page 7: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -7-

2. Giải pháp thứ hai: Nỗ lực huy động đủ vốn đầu tư cho xây dựng các công trình điện theo quy hoạch đúng tiến độ.

3. Giải pháp thứ ba: Kiên định thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường để tiến tới cân bằng tài chính bền vững, kinh doanh có lợi nhuận:

- Xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ với các Đơn vị kinh doanh phân phối theo cơ chế thị trường, tạo động lực cho các đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động

- Xây dựng lại các bộ định mức vật tư, chi phí trong từng khâu phát điện, truyền tải, phân phối điện; kiểm soát chặt chẽ chi phí đồng thời với các giải pháp tăng năng suất lao động nhằm giảm chi phí giá thành trong từng khâu sản xuất và kinh doanh.

4. Giải pháp thứ tư:

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của EVN và các lĩnh vực kinh doanh của EVN.

- Ban hành Quy chế phân cấp; Quy chế quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các đơn vị, đồng thời nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong EVN.

5. Giải pháp thứ năm: Thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động.Tăng cường giáo dục bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của CBCNV.

6. Giải pháp thứ sáu: Đổi mới về nội dung, hình thức các hoạt động quan hệ cộng đồng để xây dựng hình ảnh EVN trong lòng công chúng; chủ động cung cấp thông tin, giải thích để các cộng đồng xã hội ngày càng hiểu rõ hơn về Tập đoàn; tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện nhằm quảng bá hình ảnh của Tập đoàn;

PHẦN 2 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM

I. Chính sách phát triển thị trường điện

1. Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc:

- Công khai, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực.

- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.

- Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực.

Page 8: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -8-

- Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

II. Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện được phê duyệt theo Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

Thị trường Phát điện cạnh tranh

(VCGM) Bán buôn điện cạnh tranh

(VWEM) Bán lẻ điện cạnh tranh

(VREM) Thí điểm 2011 – 2012 2015 – 2017 2021 – 2023 Chính thức 2012 – 2015 2017 – 2021 Từ 2023

III. Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (VWEM) (Quyết định số 8266/QĐ-BCT ngày 10/8/2015 của Bộ Công Thương)

1. Tên gọi

- Tên tiếng Việt: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam;

- Tên tiếng Anh: Vietnam Wholesale Electricity Market;

- Tên viết tắt: VWEM.

2. Thành viên tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh

a) Bên bán điện gồm:

- Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có công suất đặt trên 30MW trực tiếp tham gia thị trường điện. Các nhà máy thủy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống có quyền lựa chọn tham gia thị trường điện khi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng;

- Nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo một trong các hình thức sau:

(i) Trực tiếp tham gia thị trường;

(ii) Tham gia thị trường thông qua đơn vị chào giá thay thuộc EVN. Nhà máy điện BOT khi trực tiếp tham gia thị trường hoặc đơn vị chào giá thay nhà máy BOT thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của bên bán điện, chào giá cho toàn bộ sản lượng hoặc cho phần sản lượng trên mức bao tiêu (quy định trong Hợp đồng BOT) theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp chưa thực hiện được theo một trong hai hình thức trên, EVN tính toán và chuyển Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố trước biểu đồ huy động dự kiến theo quy định thị trường điện;

- Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo một trong các hình thức sau:

(i) Trực tiếp tham gia thị trường;

(ii) Tham gia thị trường thông qua đơn vị chào giá thay thuộc EVN. Nhà

Page 9: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -9-

máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu khi trực tiếp tham gia thị trường hoặc đơn vị chào giá thay nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của bên bán điện theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

- Các nhà máy điện không tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh gồm:

(i) Các nguồn điện nhập khẩu: EVN tính toán và chuyển Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố trước biểu đồ huy động dự kiến theo quy định thị trường điện;

(ii) Các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt không phân biệt mức công suất đặt, các nhà máy thủy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống không tham gia tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập lịch và huy động các nhà máy điện này theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Quy định vận hành, điều độ hệ thống điện và các quy định có liên quan khác do Bộ Công Thương ban hành.

c) Bên mua điện gồm:

- 5 Tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Nam, miền Trung, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là các Tổng công ty Điện lực);

- Khách hàng sử dụng điện lớn mua điện từ cấp điện áp 110kV trở lên đấu nối trực tiếp vào trạm biến áp truyền tải cấp điện áp 220kV đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương có quyền lựa chọn tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng đáp ứng, có thể xem xét mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Đơn vị mua buôn điện mới được phép tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương.

c) Công ty Mua bán điện (thuộc EVN): Thực hiện nhiệm vụ mua điện từ các nhà máy điện không tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh và bán sản lượng điện này cho các Tổng công ty Điện lực theo quy định của Bộ Công Thương.

d) Các đơn vị cung cấp dịch vụ

- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: Là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thuộc EVN. Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia sẽ được chuyển đổi thành đơn vị hạch toán độc lập thuộc EVN;

- Đơn vị truyền tải điện: Là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia thuộc EVN;

- Đơn vị phân phối điện: 5 Tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng quản lý lưới điện phân phối;

Page 10: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -10-

- Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh thực hiện các chức năng sau:

(i) Thực hiện thu thập số liệu đo đếm điện năng từ công tơ về hệ thống máy tính;

(ii) Truyền số liệu đo đếm về trung tâm quản lý số liệu đo đếm;

(iii) Lưu trữ, quản lý, xử lý số liệu đo đếm phục vụ thị trường điện. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng được quy định tại Quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện và Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Chi phí thu thập, quản lý số liệu đo đếm điện năng phải tách bạch với các khoản chi phí cho các chức năng, dịch vụ khác trong cùng một đơn vị.

3. Thị trường giao ngay

a) Mô hình thị trường: Áp dụng mô hình thị trường chào giá theo chi phí (Cost-Based Pool);

b) Chu kỳ giao dịch: 30 phút;

c) Chu kỳ điều độ: 30 phút;

d) Chào giá

- Chu kỳ chào giá: Trong ngày D-1, đơn vị phát điện lập bản chào giá cho 48 chu kỳ giao dịch của ngày D và gửi cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Trong ngày D, đơn vị phát điện được cập nhật và gửi lại bản chào giá trước giờ vận hành 6 giờ;

- Chào giá phát điện: Đơn vị phát điện thực hiện chào giá trong phạm vi giá sàn và giá trần cho toàn bộ công suất khả dụng của các tổ máy phát điện. Giá trần bản chào các tổ máy nhiệt điện được tính toán theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Giá trần bản chào của các tổ máy thủy điện được xác định trên cơ sở giá trị nước do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán. Bản chào giá của đơn vị phát điện bao gồm tối đa 10 cặp giá chào (đ/kWh) và công suất (MW) của từng tổ máy phát điện trong từng chu kỳ giao dịch;

- Chào giá phía phụ tải: Các đối tượng đặc biệt tham gia chào giá, bao gồm: i) Nhà máy thủy điện tích năng; ii) Các phụ tải có khả năng điều chỉnh (interuptable load) chào giá để cung cấp dịch vụ dự phòng.

đ) Tính toán giá trị nước: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện tính toán giá trị nước hàng tuần cho các nhà máy thủy điện trong hệ thống, công bố giá trần bản chào các nhà máy thủy điện. Đơn vị phát điện thực hiện tính toán giá trị nước để đưa ra chiến lược chào giá phù hợp cho đơn vị. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố các dữ liệu đầu vào, kết quả tính toán giá trị nước cho các thành viên thị trường. Các công cụ, phần mềm tính toán giá trị nước của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được kiểm toán độc lập theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

e) Lập kế hoạch vận hành: Được thực hiện theo Quy định thị trường bán

Page 11: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -11-

buôn điện cạnh tranh với các nội dung chính như sau:

- Kế hoạch vận hành năm tới: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện tính toán kế hoạch vận hành thị trường điện năm (gồm 12 tháng) kết hợp với lập kế hoạch vận hành hệ thống điện và tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện. Kế hoạch vận hành năm được cập nhật tính toán hàng quý và tính cho 1 năm tới có xét đến 1 năm tiếp theo. Kết quả đầu ra của kế hoạch năm bao gồm công suất huy động, sản lượng huy động dự kiến của các tổ máy, giá thị trường dự kiến và các thông số cần thiết khác;

- Kế hoạch vận hành tháng tới: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện tính toán kế hoạch vận hành thị trường điện tháng. Công tác lập kế hoạch vận hành tháng tương tự như lập kế hoạch năm, cập nhật số liệu đầu vào và chỉ áp dụng cho 1 tháng tới;

- Kế hoạch vận hành tuần tới: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện kế hoạch vận hành thị trường điện tuần kết hợp với quy trình đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn (hàng tuần) với chu kỳ tính toán là 14 ngày theo các kịch bản phụ tải cơ sở, phụ tải thấp, phụ tải cao;

- Kế hoạch vận hành ngày tới: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện cập nhật số liệu, bản chào ngày tới từ các đơn vị phát điện, đơn vị truyền tải điện, thực hiện tính kế hoạch vận hành ngày tới.

g) Lập lịch huy động tổ máy phát điện: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện tính toán lập lịch huy động các tổ máy phát điện theo nguyên tắc mô phỏng tính toán lập lịch huy động tối ưu có xét đến các ràng buộc an ninh trên hệ thống điện. Áp dụng mô hình mô phỏng hệ thống điện theo 3 nút đại diện cho 3 miền (Bắc, Trung, Nam) trong lập lịch huy động và điều độ;

h) Xác định giá thị trường: Áp dụng cơ chế xác định giá thị trường giao ngay đồng nhất toàn hệ thống và xác định giá thị trường sau vận hành (ex-post).

4. Cơ chế hợp đồng

Các cơ chế hợp đồng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh bao gồm: i) Hợp đồng phân bổ (hợp đồng vesting); ii) Hợp đồng song phương; iii) Cơ chế giao dịch hợp đồng tập trung; cụ thể như sau:

a) Hợp đồng phân bổ (hợp đồng vesting): Thực hiện phân bổ các hợp đồng sai khác (CfD) đã ký kết giữa đơn vị phát điện và EVN sang thành hợp đồng sai khác (CfD) ký kết giữa đơn vị phát điện với các Tổng công ty Điện lực theo nguyên tắc sau:

- Chi phí mua điện đầu vào bình quân từ các hợp đồng phân bổ của các Tổng công ty Điện lực là tương đương nhau;

- Giá hợp đồng và sản lượng hợp đồng được tính toán phù hợp với biểu đồ phụ tải dự báo của các khách hàng của các Tổng công ty Điện lực; phù hợp với các ràng buộc hợp đồng của đơn vị phát điện;

- Đảm bảo giữ tối đa các nội dung cam kết trong các hợp đồng đã ký kết giữa đơn vị phát điện và EVN;

Page 12: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -12-

- Áp dụng từ thời điểm vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức.

b) Hợp đồng song phương: Bên bán và bên mua tự đàm phán, thống nhất về giá và sản lượng cam kết, ký kết hợp đồng song phương dưới dạng hợp đồng sai khác, thực hiện từ thời điểm vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức;

c) Giao dịch hợp đồng tập trung: Các đơn vị tham gia chào bán hoặc chào mua sản lượng hợp đồng trên sàn giao dịch theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Giao dịch hợp đồng tập trung nhằm xử lý các chênh lệch (thừa hoặc thiếu) giữa sản lượng hợp đồng đã ký so với nhu cầu phụ tải hoặc khả năng phát thực tế của các đơn vị.

5. Cơ chế cung cấp các dịch vụ phụ trợ

a) Đối với dịch vụ điều chỉnh tần số (bao gồm: dịch vụ điều tần và dịch vụ dự phòng quay): Mua trên thị trường giao ngay. Khi áp dụng xác định giá thị trường trước vận hành (ex-ante) thực hiện cơ chế đồng tối ưu giữa điện năng và dịch vụ điều chỉnh tần số;

b) Đối với các dịch vụ phụ trợ khác phục vụ vận hành hệ thống điện: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ thông qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh hoặc chỉ định đơn vị cung cấp dịch vụ.

6. Cơ chế thanh toán

a) Thanh toán trên thị trường giao ngay

- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán các khoản thanh toán và thực hiện thanh toán cho các đơn vị trên thị trường giao ngay theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

- Các đơn vị mua điện trên thị trường giao ngay có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo lãnh thanh toán tiền điện trên thị trường giao ngay. Trường hợp đơn vị mua điện vi phạm các quy định thanh toán tiền điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được sử dụng nguồn tiền từ bảo lãnh của đơn vị mua điện này để thực hiện thanh toán theo quy định thị trường điện.

b) Thanh toán hợp đồng: Bên bán điện và bên mua điện trực tiếp thực hiện thanh toán theo quy định trong hợp đồng mua bán điện được ký giữa hai bên.

c) Thanh toán các chi phí dịch vụ trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh:

- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thu phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện theo quy định, đảm bảo đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và các kinh phí hoạt động của đơn vị;

- Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia được thanh toán theo cơ chế giá truyền tải điện do Bộ Công Thương quy định, đảm bảo thu hồi đủ chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý để đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo quy hoạch.

7. Công bố thông tin thị trường: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị

Page 13: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -13-

trường điện có trách nhiệm công bố đầy đủ kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho thành viên tham gia thị trường theo Quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

8. Cơ chế bù chéo giữa các Tổng công ty Điện lực

a) Mục đích của cơ chế bù chéo: Xử lý sự khác biệt về chi phí phân phối điện và cơ cấu khách hàng sử dụng điện giữa các Tổng công ty Điện lực;

b) EVN chịu trách nhiệm thực hiện bù chéo giữa các Tổng công ty Điện lực theo quy định do Bộ Công Thương và Bộ Tài chính ban hành.

9. Khi đáp ứng được các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xem xét và trình Bộ Công Thương cho phép thực hiện:

a) Chu kỳ điều độ: Thực hiện rút ngắn chu kỳ chào giá lại xuống dưới mức 30 phút;

b) Chu kỳ chào giá lại: Thực hiện rút ngắn chu kỳ chào giá lại xuống dưới 6 giờ;

c) Lập lịch huy động tổ máy phát điện: Áp dụng mô hình mô phỏng toàn bộ lưới truyền tải điện;

d) Xác định giá thị trường: Thực hiện chuyển đổi sang cơ chế định giá theo 3 nút đại diện cho 3 miền (Bắc, Trung, Nam), sau đó dần mở rộng số nút trong mô hình tính toán giá thị trường. Áp dụng cơ chế định giá trước vận hành (ex-ante) kết hợp đồng bộ với cơ chế lập lịch huy động đồng tối ưu giữa điện năng và dịch vụ điều chỉnh tần số. Cho phép các đơn vị áp dụng cơ chế quyền truyền tải tài chính (Financial Transmission Rights) để quản lý rủi ro.

10. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xem xét và trình Bộ Công Thương cho phép: i) Chuyển đổi mô hình thị trường chào giá theo chi phí (Cost-Based Pool) sang mô hình chào giá tự do (Price-Based Pool) khi đáp ứng các điều kiện tiên quyết; ii) Thực hiện các cơ chế sau trong thị trường chào giá tự do (Price-Based Pool):

a) Đơn vị phát điện được đưa ra mức giá chào phù hợp với chiến lược chào giá của đơn vị, tùy theo khả năng phát điện và tình hình cân bằng cung cầu của hệ thống điện trong từng chu kỳ giao dịch; không áp dụng các quy định về giá trần bản chào tại điểm d khoản 3 Điều này;

b) Tính toán giá trị nước: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán giá trị nước trong quá trình lập kế hoạch vận hành. Các đơn vị phát điện tự tính toán giá trị nước để chào giá.

IV. Kế hoạch triển khai thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh

1. Giai đoạn chuẩn bị thị trường bán buôn điện cạnh tranh (hết năm 2015)

a) Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

Page 14: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -14-

b) Hoàn thành Đề án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát thị trường bán buôn điện cạnh tranh trình Bộ Công Thương phê duyệt;

c) Xây dựng và ban hành đề cương nội dung đào tạo, nâng cao năng lực cho các thành viên thị trường điện.

2. Giai đoạn vận hành thí điểm bước 1 thị trường bán buôn điện cạnh tranh năm 2016 (tính toán mô phỏng trên giấy, không thanh toán thực)

a) Vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm bước 1: Tiếp tục thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh trong thực tế. Các cơ chế của Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (phân bổ hợp đồng, thanh toán, bù chéo…) được tính toán mô phỏng trên giấy;

b) Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý: Ban hành Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh; triển khai xây dựng các quy định liên quan để thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

c) Thực hiện tái cơ cấu ngành điện theo Đề án và lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

d) Triển khai thực hiện đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng theo Đề án đã được Bộ Công Thương phê duyệt;

đ) Đào tạo cơ bản và chuyên sâu cho các thành viên thị trường điện;

e) Tổng kết, đánh giá vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm trên giấy, xem xét điều chỉnh cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm bước 2.

3. Giai đoạn vận hành thí điểm bước 2 thị trường bán buôn điện cạnh tranh năm 2017 - 2018

a) Thử nghiệm các cơ chế vận hành của thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong thực tế;

b) Cập nhật, hoàn thiện Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và các quy định có liên quan;

c) Thực hiện tái cơ cấu ngành điện theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hoàn thành chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành đơn vị hạch toán độc lập thuộc EVN trong năm 2017;

d) Thực hiện đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo Đề án đã được Bộ Công Thương phê duyệt; hoàn thiện và vận hành thử nghiệm hệ thống công nghệ thông tin quản lý vận hành thị trường điện (VWEM’s Market Management System - VWEM MMS);

đ) Tiếp tục thực hiện và hoàn thành công tác đào tạo cho các thành viên tham gia thị trường điện;

e) Tổng kết, đánh giá vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm bước 2, xem xét điều chỉnh cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (nếu cần thiết).

Page 15: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -15-

4. Giai đoạn vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh: Từ năm 2019.

5. Tổ chức thực hiện

a) Giao Cục Điều tiết điện lực:

- Xây dựng và hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán buôn điện cạnh tranh báo cáo Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2015;

- Xây dựng Đề cương nội dung đào tạo về thị trường bán buôn điện cạnh tranh và kế hoạch thực hiện, trình Bộ Công Thương ban hành trong tháng 12 năm 2015;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong năm 2016 trình Bộ Công Thương ban hành trong tháng 12 năm 2015;

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề của thị trường bán buôn điện cạnh tranh, bao gồm:

(i) Lộ trình thực hiện chuyển đổi sang mô hình thị trường chào giá tự do (Price-Based Pool), cơ chế đầy đủ công suất trong hệ thống điện;

(ii) Thực hiện phân bổ hợp đồng (hợp đồng vesting) cho các Tổng công ty Điện lực;

(iii) Nghiên cứu xây dựng cơ chế bù chéo giữa các Tổng công ty Điện lực, cơ chế tách bạch chi phí (giá) phân phối điện trong hoạt động phân phối, bán lẻ điện của các Tổng công ty Điện lực;

(iv) Quy định chi tiết về các loại hình dịch vụ phụ trợ, tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế mua, huy động các loại hình dịch vụ phụ trợ trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

(v) Cơ chế mua bán, huy động các nguồn điện không tham gia thị trường điện như: nguồn điện nhập khẩu, các nguồn điện sử dụng năng lượng mới…

(vi) Cơ chế bảo lãnh thanh toán tiền điện trong thị trường giao ngay, tính toán các khoản thuế trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

(vii) Cơ chế giao dịch hợp đồng tập trung, quyền truyền tải tài chính.

- Chủ trì, phối hợp với EVN, các đơn vị thành viên thị trường thực hiện đào tạo, nâng cao năng lực cho các đơn vị, đáp ứng yêu cầu thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

b) Giao EVN:

- Khẩn trương hoàn thiện Đề án Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh đáp ứng các yêu cầu vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

Page 16: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -16-

- Khẩn trương hoàn thành Đề án nâng cao năng lực cho các đơn vị tham gia thị trường điện, trình Bộ Công Thương phê duyệt;

- Xây dựng Đề án đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu tham gia thị trường điện theo Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh được phê duyệt, trình Bộ Công Thương phê duyệt. Chỉ đạo các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu thực hiện các công tác chuẩn bị tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo kế hoạch do Bộ Công Thương phê duyệt;

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giảm tỷ lệ bao tiêu trong quá trình đàm phán hợp đồng với các chủ đầu tư dự án BOT, đề xuất báo cáo Bộ Công Thương cơ chế khuyến khích các nhà máy điện BOT tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho vận hành thị trường điện của các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh và cho giám sát hoạt động thị trường điện của Cục Điều tiết điện lực;

- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Thuê đơn vị kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán các công cụ, phần mềm phục vụ thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Định kỳ hàng quý báo cáo Cục Điều tiết điện lực về tình hình thực hiện các công tác chuẩn bị cho vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

c) Giao các đơn vị phát điện, các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Công ty Mua bán điện:

- Đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo thiết kế đã được duyệt trong phạm vi quản lý của đơn vị, đảm bảo tương thích với hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh đã được duyệt;

- Lập kế hoạch đào tạo theo đề cương do Bộ Công Thương ban hành, bố trí kinh phí, nhân lực để triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo do Bộ Công Thương ban hành;

- Chuẩn bị nguồn nhân lực, chủ động tham gia các chương trình đào tạo và bố trí nguồn kinh phí cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị thành viên đáp ứng yêu cầu tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo đúng tiến độ;

- Hoàn thành các công tác chuẩn bị tham gia vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

PHẦN 3 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 -2020

Trong thời gian qua, với tinh thần trách nhiệm cao, CBCNV EVN đã phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. EVN đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có những kết quả nổi bật của khối quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện như:

Page 17: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -17-

(i) Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, không để xảy ra thiếu điện. Hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện quốc gia đã bám sát nhu cầu sử dụng điện, khai thác tối ưu các nguồn điện, mang lại hiệu quả kinh tế cho EVN;

(ii) Quy mô hệ thống điện phát triển nhanh, đưa hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 31 trên thế giới về công suất lắp đặt nguồn với hơn 6.775km đường dây 500kV, 12.380km đường dây 220kV, 16.701km đường dây 110kV, 417.000km đường dây trung, hạ áp, 23 TBA 500kV, 87 TBA 220kV, 535 TBA 110kV, 160.000 TBA phân phối. Tỷ lệ điện khí hoá nông thôn cuối năm 2014 đạt 99,59% số xã, 98,22% số hộ dân nông thôn có điện (vượt trước 1 năm so với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 mà Thủ tướng Chính phủ giao cho EVN);

(iii) Giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải và phân phối từ 9,23% năm 2011 xuống còn 7,94% năm 2015;

(iv) Độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng được nâng cao hơn, thời gian mất điện bình quân của khách hàng giảm từ 8.077 phút/khách hàng trong năm 2012 (năm đầu tiên áp dụng phương pháp quản lý mới) xuống còn 2.110 phút/khách hàng trong năm 2015.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm hằng năm thường xuyên duy trì ở mức hai con số, hệ thống điện Việt Nam chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng điện năng cung cấp và dịch vụ cho khách hàng. Với hệ thống điện truyền tải và phân phối, những tồn tại điển hình là:

(i) Hạ tầng lưới điện nhiều bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, kể cả lưới điện truyền tải và phân phối;

(ii) Chất lượng thiết bị đang vận hành và mua mới, tiến độ - chất lượng công trình chưa được kiểm soát tốt, nhiều thiết bị đã sử dụng trong thời gian dài chậm được thay thế, không đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy;

(iii) Công tác quản lý kỹ thuật còn hạn chế, sự cố còn nhiều, kỷ luật vận hành chưa tốt, các chỉ tiêu về suất sự cố, thời gian và số lần mất điện khách hàng còn cao so với khu vực và thế giới;

(iv) Tổn thất điện năng toàn EVN năm 2014 chưa đạt kế hoạch đề ra, trong đó một số đơn vị liên tục không đạt chỉ tiêu;

(v) Phương tiện sản xuất, trang thiết bị công tác, vật tư dự phòng còn rất thiếu và mỏng;

(vi) Việc áp dụng các giải pháp công nghệ mới, hiện đại trong quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành còn hạn chế, chưa góp phần tăng năng suất lao động;

(vii) Trình độ của lực lượng kỹ thuật và vận hành còn bất cập, kỷ luật chưa nghiêm.

Page 18: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -18-

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Tổng giám đốc EVN ban hành Chỉ thị về công tác quản lý kỹ thuật lưới điện giai đoạn 2016 – 2020 với các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu như sau:

I. Về quan điểm chỉ đạo

EVN yêu cầu lãnh đạo các đơn vị quán triệt đến các cán bộ công nhân viên nhận thức giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn tăng cường các công tác quản lý và đầu tư chiều sâu để tăng cường an toàn của hệ thống điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế và xã hội.

Tăng cường an toàn hệ thống điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng được coi là những nội dung trọng yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động của EVN trong thời gian tới.

II. Các mục tiêu trong công tác quản lý kỹ thuật và vận hành

- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân;

- Lưới điện 110kV – 500kV đạt tiêu chuẩn N-1, suất sự cố ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực;

- Chỉ số độ tin cậy cung cấp điện SADI toàn EVN dưới 400 phút;

- Tổn thất điện năng toàn EVN 6,5%, phấn đấu đạt 6%;

- Năng suất lao động bình quân đạt 2,5 triệu kWh/người.

III. Các giải pháp và chương trình hành động

1. Về công tác quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành

(i) Để giảm sự cố lưới điện, yêu cầu các đơn vị rà soát thường xuyên tình hình vận hành của đường dây và trạm, hoàn thiện và liên tục cập nhật hệ thống hồ sơ quản lý chi tiết đường dây và trạm (cả nhất thứ và nhị thứ), hệ thống ghi chép thông số vận hành trong các ca/kíp trực. Những hồ sơ bị thất lạc yêu cầu tái lập đầy đủ. Tất cả các thiết bị phải được lập và lưu trữ hồ sơ lịch sử vận hành, sửa chữa bảo dưỡng, tần suất sự cố từ khi đóng điện lần đầu;

(ii) Tất cả các sự cố xảy ra phải được xử lý ngay, sau đó phân tích rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp chống tái diễn, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan;

(iii) Mọi thiết bị có nguy cơ hư hỏng, đe doạ sự cố phải được chủ động thay thế;

(iv) Yêu cầu lãnh đạo các Tổng công ty trực tiếp chỉ đạo quyết liệt công tác giảm sự cố ở những đơn vị đang có suất sự cố cao hơn nhiều so với mức trung bình của Tổng công ty và đơn vị bạn;

(v) Xiết chặt kỷ luật vận hành, kiên quyết không để xảy ra sự cố chủ quan trong quá trình công tác, thao tác, nếu có phải xem xét trách nhiệm và xử lý thích đáng các bộ phận và cá nhân có liên quan;

Page 19: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -19-

(vi) Hạn chế tối đa cắt điện khi sửa chữa, bảo dưỡng, thi công công trình đường dây và trạm biến áp (kể cả khi thi công các công trình giao chéo lưới điện hiện hữu) bằng cách tăng cường áp dụng các công nghệ không cắt điện, các biện pháp thi công phù hợp;

(vii) Quản lý chặt chẽ chất lượng công tác thí nghiệm định kỳ và đột xuất, thí nghiệm nghiệm thu trước khi đóng điện. Hồ sơ thí nghiệm yêu cầu bảo quản và lưu kèm theo hồ sơ thiết bị. Ngăn chặn và quy trách nhiệm rõ ràng tình trạng để xảy ra sự cố trong quá thí nghiệm;

(viii) Tổ chức khắc phục ngay các tồn tại trong kết nối với hệ thống SCADA của các Trung tâm Điều độ với các TBA đã được trang bị RTU, Gateway;

(ix) Trong 2 năm 2015 - 2016, yêu cầu tất cả các đơn vị triển khai xong phần mềm Quản lý kỹ thuật lưới điện do Trung tâm Viễn thông và CNTT của EVN phát triển;

(x) Rà soát tình hình vận hành, sự cố của lưới điện khách hàng/ chủ đầu tư nguồn điện đấu nối vào hệ thống điện, nếu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì yêu cầu khách hàng/ chủ đầu tư nguồn điện xử lý ngay theo quy định của pháp luật và Bộ Công Thương. Xiết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thoả thuận đấu nối với khách hàng và chủ đầu tư nguồn điện để ngăn ngừa các sự cố laTn truyền sang hệ thống điện quốc gia;

(xi) Tăng cường công tác quản lý về an toàn lao động, giảm tai nạn lao động. Thay đổi căn bản công tác huấn luyện an toàn lao động theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với công việc được giao và trình độ của người lao động. Trong quá trình thao tác, công tác, việc khảo sát hiện trường, lập biện pháp an toàn, giám sát và chỉ huy trực tiếp tại hiện trường phải coi trọng đặc biệt. Trang bị đủ công cụ, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động. Phối hợp với Công đoàn các cấp tìm biện pháp nâng hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên;

(xii) Tăng cường hơn nữa sự phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng (đặc biệt là lực lượng công an, cảnh sát đường thuỷ, đường bộ, an ninh kinh tế địa phương) để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh các điểm/ hoạt động vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và xử lý các điểm vi phạm cũ còn tồn tại.

2. Về trang thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư dự phòng

(i) Các đơn vị rà soát ngay cơ số VTTB dự phòng sản xuất hiện có và lên phương án bổ sung khẩn cấp nếu cơ số VTTB dự phòng quá mỏng (nhất là đối với các VTTB thiết yếu như MBA, máy cắt, dao cách ly…), không để tình trạng không có thiết bị thay thế khi sự cố xảy ra. Bố trí hợp lý cơ số vật tư dự phòng tại các địa điểm để dễ dàng ứng phó khi xảy ra sự cố. Thiết lập cơ chế duy trì vật tư dự phòng chung

Page 20: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -20-

giữa các đơn vị trong 1 Tổng công ty, giữa các Tổng công ty trong vùng/miền để tối ưu cơ số;

(ii) Lập kế hoạch để bổ sung sớm trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật như các trang thiết bị phục vụ theo dõi tình trạng vận hành đường dây và trạm, thiết bị thí nghiệm, giám sát online, các xe nâng, xe thang, thiết bị sửa chữa hotline…

(iii) Chú trọng rà soát, nâng cao năng lực các đơn vị thí nghiệm điện cả về trang thiết bị và nhân lực để đáp ứng nhu cầu công tác.

3. Về quản lý tiến độ và chất lượng công trình đường dây và trạm biến áp

(i) EVN yêu cầu các đơn vị nhất quán nhận thức công tác quản lý kỹ thuật phải được bắt đầu ngay từ khâu lập dự án đầu tư của các công trình xây dựng đường dây và trạm biến áp cho đến khi công trình được nghiệm thu và đưa vào vận hành. Yêu cầu các đơn vị ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định để bộ phận kỹ thuật – vận hành tham gia sâu và chịu trách nhiệm tương ứng ngay từ khâu lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, xác lập đặc tính kỹ thuật của thiết bị khi lập hồ sơ mời thầu mua sắm, xét thầu phần kỹ thuật, nghiệm thu đóng điện trong các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa/ cải tạo, nâng cấp.

(ii) Các đơn vị ban hành các quy định hướng tới thống nhất tiêu chuẩn, thông số thiết bị, phụ kiện, sơ đồ trạm để thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành, tối ưu cơ số và chủng loại thiết bị dự phòng, tăng khả năng lắp lẫn của thiết bị. Báo cáo EVN những vấn đề vượt thẩm quyền liên quan đến vấn đề này;

(iii) Đẩy nhanh việc xử lý các điểm đấu nối chữ T, các sơ đồ trạm không đầy đủ như EVN đã chỉ đạo. Nghiêm cấm việc tiếp tục sử dụng các thiết kế thiếu an toàn trong phương án đấu nối, sơ đồ trạm, phương thức bố trí rơle bảo vệ;

(iv) Trước mắt tập trung khắc phục tình trạng quá tải, đẩy tải đường dây và trạm biến áp hiện hữu. Yêu cầu các đơn vị ưu tiên lập kế hoạch và bố trí vốn để thực hiện trước các công trình có tác dụng chống quá tải/ đầy tải, giảm tổn thất điện năng;

(v) Yêu cầu các đơn vị rà soát ngay để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về nâng cao tính kỷ luật trong đầu tư xây dựng, lấy tiến độ và chất lượng công trình làm chỉ tiêu pháp lệnh, giao trách nhiệm rõ ràng cho từng khâu, từng bộ phận (từ khâu lập kế hoạch, cấp phát vốn, quá trình phê duyệt các thủ tục) để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, xử lý và xem xét trách nhiệm;

(vi) Các đơn vị rà soát hoặc xây dựng bổ sung các quy định phù hợp luật pháp hiện hành trong đấu thầu tư vấn, thi công, xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị, hàng hoá đề lựa chọn được các nhà thầu năng lực mạnh tham gia các công trình;

Page 21: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -21-

(vii) Hạn chế tối đa cắt điện gây ảnh hưởng đến khách hàng và/ hoặc tạo phương thức vận hành bất lợi, làm tăng tổn thất điện năng trong quá trình thi công các công trình giao chéo với lưới điện hiện hữu bằng các biện pháp tổ chức thi công phù hợp, hạch toán vào chi phí đầu tư của công trình;

(viii) Yêu cầu EVNNPT và các Tổng công ty Điện lực chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát ngay danh mục và tiến độ các công trình trong Quy hoạch phát triển hệ thống truyền tải điện, Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố đến năm 2020 để báo cáo các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt/ phê duyệt hiệu chỉnh, bổ sung nhằm mục tiêu đến năm 2020 lưới điện 110kV trở lên đạt tiêu chuẩn N-1, lưới điện phân phối có độ dự phòng phù hợp ở các khu vực trọng điểm để tăng độ tin cậy cung cấp điện, góp phần đưa chỉ số SADI toàn EVN xuống dưới 400 phut.

4. Về kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị lưới điện

(i) Yêu cầu các đơn vị rà soát ngay quy định/ quy trình nội bộ về thiết kế, mua sắm để ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư thiết bị trong đầu tư xây dựng và mua sắm theo hướng sử dụng các thiết bị có chất lượng tốt, độ tin cậy cao, tổn hao điện năng thấp, chi phí vận hành bảo dưỡng tối ưu. Nội dung các quy định/ quy trình này cần bao trùm từ khâu lập Dự án/ Đề án, lập phương án kỹ thuật, thiết kế các giai đoạn, lựa chọn đặc tính kỹ thuật thiết bị trong hồ sơ mời thầu, đấu thầu, nghiệm thu chất lượng vật tư thiết bị cung cấp của nhà thầu (kể cả thí nghiệm xuất xưởng) cho đến khâu nghiệm thu đóng điện vận hành;

(ii) Yêu cầu các đơn vị kiên quyết ngăn chặn việc tiếp tục đưa lên lưới điện các vật tư thiết bị chất lượng thấp, tần suất sự cố nhiều trong thống kê vận hành thực tế. Xem xét trách nhiệm đơn vị/ cá nhân nếu để xảy ra;

(iii) EVNNPT, các Tổng công ty Điện lực tăng cường giám sát, rút ngắn thời gian thí nghiệm định kỳ và lập kế hoạch thay thế dần các thiết bị đã vận hành lâu năm, chất lượng suy giảm, nguy cơ sự cố cao ở các TBA 500kV, 220kV và 110kV quan trọng.

5. Về áp dụng công nghệ mới

(i) Yêu cầu các đơn vị tăng cường và mạnh dạn áp dụng ngay các công nghệ và thiết bị mới, hiện đại nếu chứng minh được rõ hiệu quả trong quá trình quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành nhằm tăng năng suất lao động, tăng khả năng giám sát tình trạng thiết bị, ngăn ngừa sự cố, góp phần giảm tổn hao điện năng (ví dục các thiết bị giám sát tự động, công tác không cắt điện, máy biến áp tổn hao thấp, đo xa, các trạm không người trực và bán người trực…);

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, việc trang bị các công nghệ tự động cần được lập kèm theo phương án giải quyết lao động dôi ra (nếu có);

Page 22: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -22-

Đề xuất hiệu chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới đưa vào sử dụng;

(ii) Rà soát mức độ sử dụng, khai thác tối đa và hiệu quả chức năng của các thiết bị/ hệ thống đã được trang bị;

(iii) Để chủ động về công nghệ, tránh lệ thuộc vào nhà cung cấp, tiết kiệm kinh phí, EVN yêu cầu các đơn vị rà soát lại các điều khoản về chuyển giao công nghệ, đào tạo trong các hợp đồng mua sắ (kể cả mua sắm phần mềm), đảm bảo nhanh chóng làm chủ công nghệ sau khi tiếp nhận và tự nâng cấp, mở rộng khi cần thiết;

Đồng thời, yêu cầu các đơn vị khuyến khích lực lượng kỹ thuật tại chỗ chủ động nghiên cứu, tự phát triển công nghệ có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành hợp lý, có thể áp dụng đại trà trong đơn vị, trong EVN;

(iv) EVNNPT, các Tổng công ty Điện lực đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các trạm biến áp không người trực, bán người trực, các trung tâm điều khiển xa (có kèm theo phương án giải quyết lao động) cho giai đoạn 2016 – 2020. Quy mô các dự án phải đảm bảo tiết kiệm, hợp lý, tránh lãng phí. Xem xét phương án xây dựng trung tâm điều khiển xa cho một số trạm biến áp trên cơ sở hệ thống tự động điều khiển của 1 trạm biến áp ở trung tâm để không phát sinh thêm đầu mối quản lý, tiết kiệm đầu tư;

(v) Các Tổng công ty Điện lực lập kế hoạch đầu tư để chậm nhất đến hết năm 2017, tất cả các đơn vị điều độ phân phối đều được trang bị hệ thống SCADA/MiniSCADA với một số chức năng DMS phù hợp.

6. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành

(i) Yêu cầu các đơn vị chú trọng công tác đào tạo, bồi huấn cho lực lượng quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành bằng các chương trình đào tạo phù hợp, đa dạng nhưng thiết thực, hiệu quả trong khuôn khổ kinh phí đào tạo hằng năm của đơn vị, đảm bảo làm chủ thiết bị công nghệ, nắm vững các quy định và đáp ứng yêu cầu công việc;

(ii) Trong các hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị (kể cả phần mềm), nhất là các côn nghệ mới, hiện đại, cần đặc biệt lưu ý các điều khoản về chuyển giao công nghệ, huấn luyện đào tạo đúng đối tượng;

(iii) Tổ chức bồi huấn, sát hạch trình độ, kỹ năng cho toàn bộ lực lượng vận hành đảm bảo đủ năng lực thực hiện được công việc theo quy định tại Quy trình thao tác HTĐ Quốc gia và Quy trình Điều độ HTĐ Quốc gia được Bộ Công Thương ban hành.

7. Về tổ chức thực hiện

EVN yêu cầu Chủ tịch/ Tổng giám đốc, Giám đốc và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại các đơn vị trong EVN quán triệt các mục tiêu, giải pháp giai đoạn 2016 – 2020 về nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật và

Page 23: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -23-

vận hành, nâng cao độ tin cậy hệ thống điện, độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng, giảm tổn thất điện năng, coi đây là nội dung trọng tâm, cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của EVN, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và uy tín, hình ảnh của EVN trong xã hội.

PHẦN 4

ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

I. Mục tiêu tổng quát:

- EVNCPC đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng và đời sống nhân dân khu vực miền Trung và Tây Nguyên;

- Xây dựng và phát triển EVNCPC trở thành doanh nghiệp mạnh, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện, sẵn sàng tham gia thị trường điện cạnh tranh.

II. Mục tiêu cụ thể

1) Đầu tư xây dựng lưới điện đáp ứng phụ tải: Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, giảm tổn thất điện năng, giảm suất sự cố lưới điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

2) Nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kinh doanh – dịch vụ khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong giao dịch với khách hàng dùng điện; nâng cao uy tín và hình ảnh của Tổng công ty trong khách hàng, trong nhân dân và chính quyền các địa phương.

3) Nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật với hệ thống lưới điện hiện đại: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, CNTT trong đầu tư, quản lý vận hành hệ thống điện, KD DVKH và trong công tác quản lý, điều hành.

4) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tài chính: Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng doanh thu, giảm giá thành, đảm bảo SXKD có lãi; đảm bảo thu xếp vốn đủ cho các công trình ĐTXD; tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình tối ưu hoá chi phí, khuyến khích các đơn vị tiết kiệm chi phí thông qua các cơ chế phù hợp.

5) Củng cố năng lực quản trị doanh nghiệp: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, rà soát, hoàn thiện quy trình, quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty và các đơn vị nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý từ Tổng công ty đến tất cả các đơn vị.

Page 24: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -24-

6) Nâng cao năng suất lao động: Có nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục thực hiện văn hoá doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc văn minh, ứng xử văn hoá, thân tình, gắn bó trong toàn thể CBCNV Tổng công ty.

III. Các chỉ tiêu chủ yếu

1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Tổn thất điện năng đến năm 2020 là 4,8%.

- Tỷ lệ thu tiền điện đến năm 2020 đạt 99,7%.

- Độ tin cậy cung cấp điện đến năm 2020:

+ SAIFI < 8,73 lần/năm;

+ SAIDI < 402 phút/năm;

+ MAIFI < 2,15 lần/năm.

- Suất sự cố lưới điện 110kV đến năm 2020:

+ Kéo dài ĐZ 110kV ≤ 0,364 vụ/100km.năm;

+ Thoáng qua ĐZ 110kV ≤ 0,427 vụ/100km.năm;

+ TBA 110kV ≤ 0,098 vụ/trạm.năm

- Chất lượng dịch vụ: Nâng mức thoả mãn khách hàng năm sau cao hơn năm trước, đến 2020 đạt điểm trung bình từ 8/10 trở lại;

- Chỉ số tiếp cận điện năng (Thời gian thực hiện các thủ tục ngành Điện từ tháng 9/2015 giảm còn 10 ngày.

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 2019 2020 1 Tổn thất điện năng % 5,90 5,58 5,32 5,05 4,80 2 Tỷ lệ thu tiền điện % 99,7 99,7 99,7 99,7 99,7 3 Chỉ số độ tin cậy

MAIFI Lần 4,12 3,50 2,97 2,53 2,15 SAIDI Phút 1.834 1.283 898 583 402 SAIFI Lần 13,31 11,98 10,78 9,71 8,73 4 Suất sự cố lưới điện 110kV KD ĐD 0,636 0,553 0,481 0,419 0,364 TQ ĐD 1,043 0,834 0,667 0,534 0,427 TBA 0,129 0,120 0,111 0,105 0,098 5 Chỉ số tiếp cận điện năng ngày 10 10 10 10 10

2. Nâng cao năng suất lao động

- Năng suất lao động theo sản lượng điện thương phẩm ≥ 2,27 triệu kWh/ nhân viên;

- Năng suất lao động theo khách hàng sử dụng điện ≥ 394 khách hàng/nhân viên.

TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1 Điện thương phẩm/lao động 1,39 1,57 1,77 2,01 2,27

Page 25: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -25-

TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 (triệu kWh/lao động)

2 Số lượng khách hàng/lao động 334 348 362 378 394

3. Nâng cao hiệu quả tài chính

- EVNCPC đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch tài chính EVN giao hàng năm và giai đoạn 2016 – 2020;

- Hệ số bảo toàn vốn ≥ 1;

- Khả năng thanh toán ngắn hạn ≥ 1;

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) > 3%;

- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ≤ 3 lần;

4. Nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật

- Đến năm 2020 hoàn thành đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống lưới điện 110kV theo tiêu chí N-1;

- Đến năm 2020, 13/13 Công ty Điện lực có hệ thống SCADA/DMS;

- Đến năm 2019 sẽ cơ bản hoàn tất triển khai các ứng dụng quản lý trên nền tảng GIS ở tất cả các Công ty Điện lực;

- Đến năm 2017 có 8/13 và đến năm 2020 có 13/13 Công ty Điện lực vận hành công nghệ sửa chữa nóng.

IV. Nhiệm vụ

EVNCPC hoàn thành xây dựng các đề án và báo EVN:

1) Đề án tách bạch khâu bán lẻ và khâu phân phối điện;

2) Đề án định hướng phát triển cơ khí, công nghệ cao cho EVNCPC và EVN;

3) Đề án xác định khu vực công ích và chi phí dịch vụ công ích trong cung cấp điện của EVNCPC;

4) Đề án nghiên cứu gộp các dịch vụ sửa chữa, thí nghiệm… vào Công ty Thí nghiệm để đảm bảo tăng năng suất lao động;

5) Đề án TBA không người trực, trung tâm điều khiển xa;

6) Đề án giảm tổn thất điện năng (xem xét tách bạch tổn thất phân phối và truyền tải đối thuỷ điện nhỏ);

7) Đề án mua sắm và quản lý VTTB;

8) Đề án xây dựng lưới điện thông minh;

9) Đề án chiến lược phát triển dịch vụ khách hàng, định hướng đến năm 2016.

Page 26: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -26-

PHẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

EVNCPC đã có văn bản số 6968/EVNCPC-KH ngày 09/10/2015, số 3199/ EVNCPC-KH ngày 20/5/2016 về việc yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch ĐTXD 5 năm giai đoạn 2016-2020 và văn bản số 1762/EVNCPC-KH ngày 23/3/2016 hướng dẫn lập danh mục các công trình mới thuộc kế hoạch ĐTXD năm 2017 cho các đơn vị. Tuy nhiên, qua thẩm tra kế hoạch ĐTXD 2017 một số đơn vị, EVNCPC nhận thấy khối lượng đầu tư lớn, việc lựa chọn danh mục đầu tư chưa phù hợp, giải pháp đầu tư chưa đáp ứng tốt cho các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh… Vì vậy, EVNCPC định hướng ĐTXD giai đoạn năm 2017-2020 như sau:

1. EVNCPC sẽ giao vốn ĐTXD dài hạn cho đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch. Đơn vị cần rà soát kỹ danh mục công trình cần đề xuất đầu tư trong năm 2017 và giai đoạn 2018 - 2020. Do vậy, trong giai đoạn lập hồ sơ dự án đầu tư (BCNCKT/BCKTKT) các công trình, đơn vị tính toán, chuẩn xác các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu quả giảm tổn thất điện năng, chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện...) trước và sau đầu tư để làm rõ sự cần thiết đầu tư và đánh giá hiệu quả dự án.

2. Thực hiện đầu tư cấy các TBA phân phối sâu vào các tâm phụ tải nhằm giảm bán kính cấp điện lưới hạ áp để giảm TTĐN (Bán kính cấp điện lưới hạ áp khu vực thành phố, thị xã, thị trấn không được vượt quá 400mét, các khu vực còn lại không được vượt quá 600mét. Trường hợp vượt quá các khoảng cách này thì phải đảm bảo điện áp cuối nguồn trong phạm vị ±5% trong chế độ làm việc bình thường). Đối với các khu vực có mật độ phụ tải thấp (vùng sâu, vùng xa, miền núi…) nên tiếp tục duy trì MBA 1 pha; trường hợp cần thiết cải tạo lên 3 pha thì xem xét tích hợp 3 MBA 1 pha.

3. Có kế hoạch thay thế dần các MBA có tổn hao lớn, thời gian vận hành trên 15 năm bằng MBA tổn hao thấp.

4. Đẩy nhanh việc cải tạo nâng cấp lưới điện mất an toàn, dây dẫn tiết diện quá nhỏ. Đối với lưới điện trong thành phố, toàn bộ dây dẫn sử dụng bằng dây bọc. Đối với việc cải tạo, xây dựng mới, nâng khả năng tải các đường dây trung thế thì tiết diện dây dẫn và MBA cần xem xét nâng thêm 02 cấp để đáp ứng nhu cầu cấp điện trung hạn.

5. Ưu tiên đầu tư: kết nối mạch vòng giữa các xuất tuyến 22kV để hỗ trợ cung cấp điện, lưu ý tránh tình trạng mạch vòng bị “thắt cổ chai”; các xuất tuyến có sản lượng điện và giá bán điện bình quân cao; lắp thêm các thiết bị phân đoạn trên lưới điện phân phối (Recloser, LBS, DCL, FCO,…) để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

6. Tiếp tục rà soát phụ tải các TBA phân phối hiện trạng để hoán chuyển các MBA non tải trên lưới nhằm giảm bớt danh mục đầu tư.

7. Trong quá trình lập danh mục đầu tư, các đơn vị cần kiểm tra kỹ, phối hợp chặt chẽ với CREB, NPMU và CGC để rà soát, tránh đầu tư trùng lặp với lưới điện đầu tư thuộc các dự án đang triển khai (KfW, ADB, DEP, JICA, 2081…) và đảm

Page 27: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -27-

bảo khai thác tốt các TBA 110kV xây dựng mới, nâng dung lượng sắp đưa vào vận hành.

8. Về đầu tư công trình lưới điện đến năm 2020 cần đảm bảo các tiêu chí sau:

(i) TTĐN của công trình lưới điện 110kV (bao gồm đường dây và máy biến áp) phải ≤ 0,8% nếu tính trên sản lượng điện nhận của công trình. TTĐN bình quân của phần lưới điện 110kV cải tạo và xây dựng mới tính trên tổng sản lượng điện nhận (tính theo tỉ lệ % cải tạo và xây dựng mới) của Tổng công ty phải ≤ 0,7%. Các TBA 110kV xây dựng mới phải đưa sâu vào trung tâm phụ tải.

(ii) TTĐN của công trình lưới điện trung áp (bao gồm đường dây và MBA) đối với khu vực thành phố, thị xã phải ≤ 1,2% và khu vực ngoài thành phố, thị xã phải ≤ 1,8% tính trên sản lượng điện nhận của công trình.

(iii) TTĐN của công trình lưới điện hạ áp (chỉ bao gồm đường dây hạ áp) đối với khu vực thành phố, thị xã phải ≤ 1,8% và khu vực ngoài thành phố, thị xã phải ≤ 2,8% tính trên sản lượng điện nhận của công trình.

(iv) EVN giao EVNCPC đến năm 2020 TTĐN ≤ 4,8%, chỉ tiêu TTĐN đối với lưới điện xây dựng mới và cải tạo phải thấp hơn 4,8% để đảm bảo tổn thất tổng ≤ 4,8%.

9. Đối với hệ thống công nghệ thông tin: Từng bước hoàn thiện mạng truyền dẫn CNTT trên cơ sở so sánh hiệu quả đầu tư với phương án thuê ngoài. Trước mắt chỉ đầu tư các tuyến cáp quang có chiều dài ngắn, gần các TBA 110kV.

10. Đối với hệ thống SCADA và kết nối thông tin về TTĐK: EVNCPC sẽ xem xét tổng thể và có thông báo chung đến các đơn vị.

11. Sử dụng triệt để các VTTB thu hồi, tồn kho tại đơn vị để lắp đặt cho các công trình. Trước khi tổ chức mua sắm VTTB cho các công trình (sau khi đã cân đối tồn kho tại đơn vị), đơn vị gửi danh mục nhu cầu VTTB về EVNCPC để xem xét huy động tồn kho cấp cho đơn vị.

Các đơn vị căn cứ vào định hướng ĐTXD nêu trên, nhu cầu ĐTXD của đơn vị; mục tiêu cung cấp đủ điện và kịp thời cho khách hàng; các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 và phân bổ vốn ĐTXD thuần giai đoạn 2017-2020 đã được EVNCPC giao theo lộ trình tại quyết định số 9027/QĐ-EVNCPC ngày 25/12/2015 và văn bản số 4450/EVNCPC-KH+TCKT ngày 11/7/2016 để lập lại kế hoạch ĐTXD các công trình năm 2017. EVNCPC bắt đầu tổ chức thẩm tra kế hoạch ĐTXD 2017 của các đơn vị từ ngày 03/8/2016.

Page 28: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -28-

CHUYÊN ĐỀ: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ

________________________________

I. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ KỸ THUẬT

1.1 Kỹ năng về công việc cụ thể (Job-Specific skills)

- Kỹ năng liên quan đến công việc cụ thể nhưng không có nghĩa phải làm được hết các công việc đó;

- Kỹ năng phải có để hoàn thành công việc theo chuẩn mực;

1.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving & Decision making)

1.3 Kỹ năng quản lý thời gian (Time management)

- Phân tích việc sử dụng thời gian hiện thời của bạn;

- Loại bỏ những nhiệm vụ không phù hợp hoặc không trọng yếu;

- Ủy thác công việc;

- Nâng cao thành tích các công việc chủ yếu;

- Kiểm soát căng thẳng;

1.4 Kỹ năng quản trị dự án (Project management)

- Chọn giám đốc dự án;

- Thiết lập mục tiêu và yêu cầu;

- Chọn đội ngũ;

- Lập kế hoạch dự án;

- Quản trị dự án;

- Giám sát dự án;

- Phối hợp các hành động theo dõi;

1.5 Kỹ năng giám sát (Monitoring)

- Thiết lập kế hoạch giám sát;

- Thông tin về kế hoạch;

- Đánh giá thực hiện;

- Chỉ đạo thực hiện;

1.6 Kỹ năng đào tạo và phát triển (Training and development)

a) Đào tạo:

- Xây dựng các kỹ năng để cải thiện thành tích

- Ủng hộ việc học hỏi và thực hiện liên tục

- Hướng đào tạo với sứ mệnh của tổ chức

Page 29: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -29-

- Đánh giá đào tạo

b) Chương trình phát triển nhân viên:

- Hoạch định nghề nghiệp

- Phát triển lãnh đạo

- Chuyển đổi công việc

II. KỸ NĂNG QUAN HỆ

2.1 Kỹ năng giao tiếp (Communication)

- Xác định thông điệp;

- Chọn phương pháp truyền đạt và gửi thông điệp;

- Giám sát việc nhận và hiểu thông điệp;

2.2 Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)

a) Lập kế hoạch đội nhóm

- Mục tiêu và tổ chức;

- Vai trò lãnh đạo;

b) Tổ chức đội nhóm

- Đạt được cam kết

c) Tối ưu hóa đội nhóm

- Khích lệ giao tiếp và cộng tác

- Huấn luyện thực hiện nhóm và cá nhân

- Khen thưởng

d) Hội họp hiệu quả

2.3 Kỹ năng tạo động lực làm việc (Motivation)

- Biết cái gì động viên nhân viên của bạn

- Hãy là một nhà lãnh đạo anh minh

- Khen thưởng đúng đắn, tức thời và công bằng

- Khen thưởng những hành vi đáng khích lệ và phạt những hành vi không chấp nhận trong tổ chức

- Loại bỏ những yếu tố làm giảm động lực

2.4 Kỹ năng giải quyết xung đột (Conflict resolution)

- Tách biệt những hiểu nhầm khỏi xung đột

- Tạo ra môi trường cho việc giải quyết xung đột

- Tập trung vào những quan tâm của con người, chứ không phải vị trí của họ

- Giao tiếp rõ ràng

Page 30: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -30-

2.5 Kỹ năng huấn luyện (Coaching)

- So sánh thành tích với các chuẩn và mục đích

- Đề nghị phản hồi

- Hỏi ý kiến và phân tích thành tích

- Hợp tác tìm giải pháp

- Tôn trọng nhân viên của bạn

III. KỸ NĂNG CHIẾN LƯỢC

3.1 Kỹ năng xây dựng tầm nhìn (Vision)

- Có được thái độ có tầm nhìn

- Hiểu rõ tổ chức của bạn

- Phát triển tầm nhìn

- Truyền thông tầm nhìn của bạn và đạt được sự cam kết

- Hỗ trợ tầm nhìn của bạn

3.2 Kỹ năng xây dựng chiến lược (Strategy)

- Biết môi trường của bạn và mối quan hệ của nó đến tầm nhìn của bạn

- Lôi cuốn cộng sự và những người khác vào việc xây dựng chiến lược của bạn

- Phát triển và thực hiện các chiến lược

- Hướng sứ mệnh hàng ngày với tầm nhìn và chiến lược

3.3 Kỹ năng quản lý sự thay đổi (Change management)

a) Chuẩn bị thay đổi:

- Hiểu rõ những viễn cảnh khác nhau của sự thay đổi

- Duy trì thái độ tích cực thông qua trao đổi

- Khích lệ học hỏi liên tục

- Nhận biết về môi trường của bạn

b) Khởi xướng và thực hiện thay đổi:

- Nhận biết nhiều con đường tới đích

- Loại bỏ những rào cản của thay đổi

- Giám sát những nỗ lực thay đổi

- Chiếm ưu thế thay đổi với sự đổi mới

IV. HỆ THỐNG CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO NHÀ QUẢN LÝ

1. Kỹ năng lập kế hoạch, dự báo

2. Kỹ năng tổ chức công việc

Page 31: CHUYÊN ĐỀ: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - qlcv.cpc.vnqlcv.cpc.vn/eoffice/documents/uploads/1ChuyendeQuantriChienluocva... · - Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

Tài liệu Khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp 4 -31-

3. Kỹ năng ra quyết định

4. Giao việc ủy quyền

5. Kỹ năng thuyết phục

6. Điều hành cuộc họp

7. Lãnh đạo theo tình huống

8. Kỹ năng tuyển dụng

9. Kỹ năng huấn luyện

10. Động viên nhân viên

11. Đánh giá công việc

12. Kỹ năng giao tiếp

13. Kỹ năng làm việc nhóm

14. Quản lý xung đột

15. Quản lý nhân sự thay đổi

16. Kỹ năng kiểm tra

17. Kỹ năng mềm - Đặt câu hỏi

18. Kỹ năng mềm - Kỹ năng lắng nghe

19. Phong cách lãnh đạo

20. Kỹ năng đàm phán

21. Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo

22. Thành công khởi nguồn từ huấn luyện

23. Văn hóa giao tiếp nơi công sở