29
1. Tên hồ sơ dạy học: Chđdy hc tích hp liên môn HÓA HỌC- VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Giáo viên: Bạch Ngọc Chính Lưu Vũ Diễm Hằng 2. Mục tiêu bài học: 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Hóa học lớp 12 chương trình cơ bản ( Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường). - Hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường sống (Không khí, đất, nước) - Biết được vai trò của hóa học (nguyên tắc chung và vận dụng một số biện pháp) trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học. 2.1.2. Sinh học lớp 12 chương trình cơ bản ( Bài 35: Môi trường sống và các nhận tố sinh thái) - Hiểu khái niệm môi trường sống của sinh vật và các loại môi trường sống. - Hiểu được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái.

chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

1. Tên hồ sơ dạy học:

Chủ đề dạy học tích hợp liên môn HÓA HỌC- VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGGiáo viên: Bạch Ngọc Chính

Lưu Vũ Diễm Hằng

2. Mục tiêu bài học:

2.1. Kiến thức:

2.1.1. Hóa học lớp 12 chương trình cơ bản ( Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường).- Hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường sống (Không khí, đất, nước)

- Biết được vai trò của hóa học (nguyên tắc chung và vận dụng một số biện pháp) trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học.

2.1.2. Sinh học lớp 12 chương trình cơ bản ( Bài 35: Môi trường sống và các nhận tố sinh thái)- Hiểu khái niệm môi trường sống của sinh vật và các loại môi trường sống.

- Hiểu được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái.

- Biết được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.

2.1.3. Địa lý lớp 10 chương trình cơ bản ( Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững)- Nắm được khái niệm cơ bản về môi trường, phân biệt được các loại môi trường.

- Nắm được vai trò của môi trường với sự phát triển của xã hội.

- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.

Page 2: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

- Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

- Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

2.1.4. Giáo dục công dân lớp 10 ( Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại)- Hiểu biết về một số vấn đề cấp thiết của nhân loại như ô nhiễm môi trường.

- Thấy được vai trò của công dân và học sinh đối với việc giải quyết những vấn đề bức thiết của nhân loại.

2.1.5. Sinh học lớp 12 chương trình cơ bản ( Bài 46 Thực hành quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên)- Nêu được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng chủ yếu hiện nay lấy ví dụ minh họa.

- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

- Chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền vững.

2.2. Kỹ năng: 2.2.1. Các kĩ năng chung

- Biết cách thu thập, xử lý các thông tin, tư liệu.

- Viết, trình bày báo cáo khoa học.

- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống.

- Rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động thảo luận nhóm học sinh.

2.2.2. Các kĩ năng bộ môn

- Môn Hóa học: Nhận biết dấu hiệu ô nhiễm của môi trường nói chung và các loại môi trường nói riêng.

Xử lý một số loại ô nhiễm thông thường.

- Môn Giáo dục công dân: Xác định thái độ và hành vi trong bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề cấp thiết của nhân loại.

- Môn Sinh học: Quan sát hình ảnh nhận xét, tổng hợp kiến thức sinh học.

- Môn Địa Lí: Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường không khí, đất, nước

Thu thập và xử lí thông tin

2.3. Thái độ:- Bước đầu hình thành ý thức say mê nghiên cứu khoa học.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội để bảo vệ môi trường

Page 3: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung quanh.

2.4. Phẩm chất năng lực

- Góp phần hình thành trách nhiệm của học sinh với gia đình, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.

- Góp phần hình thành các năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ.

3. Đối tượng dạy học của bài học:- Học sinh : Khối 12

- Số lượng: 1 lớp

- Tổng số: 35 học sinh.

4. Ý nghĩa của bài học:Chủ đề dạy học tích hợp "Hóa học - vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững" với nội

dung được tích hợp từ các môn học: Hóa học, Sinh học, Địa Lí, Giáo dục công dân sẽ giúp các em có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu kĩ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa các môn học với nhau và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống nhằm hoàn thiện hơn về kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất năng lực của con người trong xã hội mới.

5. Thiết bị dạy học, tư liệu, học liệu:

Thiết bị, tư liệu, học liệuChuẩn bị của

GVChuẩn bị của

HS

Công nghệ - phần cứng

- Máy tính- Máy in- Máy chiếu

xxx

xx

Page 4: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

Công nghệ-phần mềm

- Các phần mềm thông dụngxx

Tư liệu in- Sách giáo khoa Hóa học 12, Địa lí 10, Sinh học 12, Giáo dục công dân 10 (NXB Giáo dục)

X x

Đồ dùng- Tranh ảnh- Phiếu học tập.

xx

x

Nguồn internet- http://www.bachkim.vn- http://www.google.com.vn- http://www.youtube.com

xxx

6. Phương pháp lên lớp- Nêu vấn đề - Giải quyết vấn đề

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn.

- Kết hợp hình thức làm việc theo nhóm và theo lớp.

7. Công tác chuẩn bị:7.1. Công tác chuẩn bị của giáo viên:Tư liệu, tranh ảnh, băng đĩa:

- Ô nhiễm môi trường sống, sự gia tăng dân số...

- Sơ đồ môi trường sống và sơ đồ phân loại tài nguyên

Page 5: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

- Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên.

- Các tư liệu về biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới.

- Các lược đồ, biểu đồ được phóng to về phân bố mưa axit, sự ô nhiễm môi trường trên thế giới, về hoang mạc hóa trên thế giới.

- Các hình ảnh phản ánh cách giải quyết về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ở các nước khác nhau, ở các chế độ xã hội khác nhau, các nền kinh tế có trình độ phát triển và trình độ quản lý khác nhau.

7.2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh:- Tìm hiểu các tư liệu về môi trường xung quanh.

- Các biện pháp kiểm soát môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển.

- Nhóm 1: Nguyên nhân gây hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các đang phát triển.

- Nhóm 2: Trình bày mưa axit.

- Nhóm 3: Hiệu ứng nhà kính

- Nhóm 4: Các hiện tượng ô nhiễm môi trường tại địa phương.

8. Kế hoạch dạy học

Thời gian Tiến trìnhdạy học

Hoạt độngcủa trò

Hoạt độngcủa giáo viên

Kết quả/ sản phẩm dự kiến

1 Tiết Hoạt động khởi động

Xem các video, nhận nhiệm vụ giải quyết vấn đề

Cho học sinh xem tranh ảnh, băng đĩa, hình ảnh và làm rõ nhiệm vụ học tập

Báo cáo của các nhóm học sinh, đề xuất giải thích các vấn đề của bài học.

2 Tiết Hoạt động hình thành kiến thức

Học sinh làm việc theo cá nhận và theo nhóm, đọc tài liệu lên quan

Giáo viên giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc phiếu học tập

Báo cáo kết quả của các nhóm khi tìm hiểu các nội dung bài học

1 Tiết Hoạt động luyện tập và giao nhiệm vụ về nhà

Nhận nhiệm vụ theo tài liệu học tập

Giao nhiệm vụ trực tiếp bằng phiếu học tập

Báo cáo kết quả của các nhóm hoặc từng học sinh

1. Ổn định tổ chức lớp: (phân lớp học thành bốn nhóm học tập từ nhóm 1 đến nhóm 4)

2. Hoạt động dạy họcTiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nội dụng cơ bản( kết quả/ sản phẩm dự kiến)

Hoạt động khởi động

Giáo viên cho các em quan sát những hình ảnh liên quan đến môi trường sống, giám sát, đánh giá việc tiếp nhận nhiệm

Học sinh xem các hình ảnh hành tinh xanh, rừng cây, sự sống của sinh vật, ô

Page 6: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

vụ học tập và kết quả của hoạt động học tập của học sinh.Giáo viên phát phiếu học tập cho từng hs và nhóm hs sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nội dung: (PHT1)* Em hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là gì? Môi trường sống được chia ra các loại môi trường nào và sự khác nhau của các loại môi trường đó? * Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Quảng Bình:Yêu cầu hs nêu rõ thực trạng, nguyên nhân và giáp pháp khắc phục ô nhiễm môi trường: (PHT2)* Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí, nước và đất mà em biết? Nguồn gốc nào gây ô nhiễm môi trường?* Ô nhiễm môi trường ở nhà máy sản xuất tinh bột sắn: Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu môi trường xung quanh trước và sau khi xây dựng nhà máy, từ đó nêu ra một số nguyên nhân và giải pháp cần khắc phục (PTH3)* Tác hại của ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nước) đến môi trường sinh thái, sự sống con người và sinh vật?* Trình bày mưa axit:Gv: Hiện tượng mưa axit là gì? nguyên nhân nào gây hiện trượng mưa axit, tác hại, giải pháp của hiện tượng đó?(PHT4)* Thế nào là phát triển bền vững? Tại sao phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên? Tại sao vần đề môi trường lại là vấn đề mang tính chất toàn cầu? Giải pháp bảo vệ môi trường?

nhiễm môi trường, trồng rừng, bảo vệ môi trường.HS sau khi quan sát những hình ảnh trên và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.+ Nhóm 1 chịu trách nhiệm trả lời PHT1

+ Nhóm 2 chịu trách nhiệm trả lời PHT2

+ Nhóm 3 chịu trách nhiệm trả lời PHT3

+ Nhóm 4 chịu trách nhiệm trả lời PHT4

Page 7: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

* Hiệu ứng nhà kính:Gv: Hiệu ứng nhà kính là gì? nguyên nhân và tác hại của nó?

Hoạt động hình thành kiến thức

Giáo viên cho học sinh quan sát hình sau kết hợp với sách giáo khoa thảo luận nội dung: Em hiểu môi trường là gì?

HS trình bày những hiểu biết về môi trường và đưa ra ví dụ?

I. Khái niệm về môi trường 1. Môi trường:Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ví dụ: Khoáng sản, đất đai, biển rừng, động vật, thực vật, nước, không khí, ánh sáng...

Giáo viên: Cho học sinh quan sát hình ảnh?

Môi trường sống là gì? Môi trường sống của con người là gì?

Môi trường sống được chia ra các loại môi trường nào?

- Học sinh quan sát hình và trả lời

Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống của con người.

Chia ra 3 loại

2. Môi trường sống và môi trường sống của con người: * Môi trường sống bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.* Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người đến chất lượng cuộc sống của con người, bao gồm:+ Môi trường tự nhiên+ Môi trường nhân tạo+ Môi trường xã hội

Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tố sinh thái có ảnh hưởng gì đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật? Cho ví dụ: Đàn chim có thể chịu ảnh hưởng

HS: Nêu khái niệm về nhân tố sinh thái và nói rõ sự ảnh hưởng của nó đến sự sống của sinh vật

3. Nhân tố sinh thái: Là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật

Page 8: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

bởi những nhân tố sinh thái nào mà em biết?

Nhân tố vô sinh gồm những yếu tố nào ?

Nhân tố hữu sinh gồm những yếu tố nào ?

GV: Giới hạn nhân tố sinh thái là gì, Tại sao mỗi loại sinh vật có một giới hạn nhân tố sinh thái. Ví dụ: t0 tác động đến sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Việt Nam

Ổ sinh thái là gì? Tại sao mỗi loại sinh vật có ổ sinh thái nhất định? Tại sao các loài động vật lại có thể cùng sống trên một cây?

Ví dụ: Đàn chim chịu ảnh hưởng bới nhân tố: VSV, ĐV, TV, con người; ánh sáng, t0, độ ẩm, CO2, O2, nước, đất

- Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v...- Nhân tố hữu sinh: Bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.- Học sinh nêu khái niệm giới hạn nhân tố sinh thái

Cá rô phi chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C - 420C. Khi vượt ra khoảng nhiệt độ trên thì cá rô sẽ chết5, 60C là điểm giới hạn dưới, 420C là điểm giới hạn trên.

Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:- Nhân tố vô sinh: Bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v...

- Nhân tố hữu sinh: bao gồm mọi tác động của các sinh vật (có con người) khác lên cơ thể sinh vật Giới hạn nhân tố sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

Các loài động vật có thể cùng sống trên một cây do chúng có ổ sinh thái riêng.

Page 9: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

- Giáo viên tổng kết: Môi trường là gì? Môi trường sống là gì ? môi trường sống của con người? Có mấy loại môi trường chủ yếu ? Giáo viên nói rõ về môi trường sinh thái.

Các loài động vật có thể cùng sống trên một cây do chúng có ổ sinh thái riêng (mỗi loài khác nhau về kích thước và cách khai thác nguồn thức ăn). Học sinh lắng nghe và ghi lại kết quả học tập

- Giáo viên cho học sinh quan sát một sống hình ảnh về ô nhiễm môi trường từ đó học sinh thảo luận về vấn đề:- Ô nhiễm môi trường là gì?

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm mà em biết? - Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường không khí?Cho các em quan sát một số hình ảnh sau và cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí?

HS: Nghiên cứu và trả lời.

HS: Ô nhiễm môi trường không khí, đất, nướcHS: Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường không khí

Hs Trả lời: Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí: Nguồn gây ô nhiễm do tự nhiên và nguồn gây ô nhiễm do hoạt

II. Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường.Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Nguyên nhân:+ Khách quan: Thiên tai, bão lụt, hoạt động của núi lửa...+ Chủ quan: Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.1. Ô nhiễm môi trường không khí.* Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí * Nguyên nhân:

+ Nguồn gây ô nhiễm do tự nhiên: núi lửa, cháy rừng….

Page 10: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

Nguồn gây ô nhiễm nào là chủ yếu?Em hãy cho một số ví dụ minh họa?GV: Quan sát hình sau nêu các vật chất gây ô nhiễm?

- Những chất hóa học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào ?

động của con người.

HS: Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người là chủ yếu Khí thải công nghiệp từ nhà máy, khí thải do hoạt động giao thông vận tải xe máy, xe ô tô..., do sinh hoạt của co người.Các khí độc hại: Các loại khí CO, SO2, NO2... có nguồn gốc độc hại

+ Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người: khí thải các nhà máy, khí thải do các phương tiện giao thông, đun nấu, lò sưởi,….

Không khí sạch thường có 78% N2, 21% O2 và một lượng nhỏ khí CO2

và H2O...+ Không khí bị ô nhiễm thường có chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CO, SO2, H2S, NxOy, CFC CH4,..

- Giáo viên cho học sinh quan sát một sống hình ảnh về ô nhiễm môi trường nước từ đó học sinh thảo luận

GV: Thế nào là ô nhiễm nước? dấu hiệu nhận biết?- Nguyên nhân của sự thay đổi đó?

- Những chất hóa học nào thường có trong nước bị ô

HS trả lời: Là sự thay đổi thành phần của nước theo hướng không có lợi.

Do tự nhiên gây ra: lũ lụt, bão, động đất, tuyết tan,Do hoạt động của con người.

Hs: Nêu ra một số tác nhân gây ra ô

2. Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là hiện tượng làm thay đổi thành phần, tính chất của nước gây bất lợi cho môi trường nước.

Nguyên nhân:- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, bão lụt...- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Do nước thải sinh hoạt, nhà máy, phân bón, thuốc trừ sâu...*Các tác nhân gây ô

Page 11: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

nhiễm?

GV: Có một số địa phương do nguồn nước ô nhiễm quá nặng đã tạo ra các "làng ung thư" như Làng Thống Nhất, Lũng Vy ở Hà Nội...

nhiễm môi trường nước: Cl-,

- Các kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cd- Các hợp chất hữu cơ gồm: Phenol, các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học...

nhiễm nguồn nước:- Các anion: Như Cl-,

- Các kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cd... Hầu hết các kim loại đều có độc tính đối với con người và động vật: - Các hợp chất hữu cơ gồm các hợp chất của phenol, các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học...

GV: Các em quan sát một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường đất:

Gv: Thế nào là ô nhiễm môi trường đất? Gv: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường đất? tác nhân hóa học nào gây ra? Lấy ví dụ minh họa?

HS trả lời: Môi trường đất bị ô nhiễm là khi đất có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.

HS: Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất có thể do:Nguồn gốc tự nhiên: Núi lửa, lũ lụt ngập úng, ngập mặn do thủy triều,…Nguồn gốc do con người: phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng, chất thải sinh hoạt,…..

3. Ô nhiễm môi trường đất.

+ Hệ sinh thái đất bị mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.

- Nguồn gốc tự nhiên: hoạt động của núi lửa, lũ lụt ngập úng, ngập mặn do thủy triều,…- Nguồn gốc do con người: + Tác nhân hoá học: phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, kim loại nặng,…. + Tác nhân vật lí: khai thác tài nguyên, khoáng sản,.. + Tác nhân sinh học: do xác chết của động thực vật,…..

Gv: Các em quan sát hình ảnh sau:

HS: Quan sát và đưa ra một số tác hại của ô nhiễm môi trường do ô nhiễm

* Tác hại của ô nhiễm môi trường đến môi trường sống con người và sinh vật

Page 12: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

Gv: Em hãy kể một số tác hại của ô nhiễm môi trường đến môi trường sống con người và sinh vật như thế nào? Em hãy lấy những dẫn chứng về tác hại của ô nhiễm môi trường đến sự sống con người và sinh vật?

không khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất gây ra đối với sức khỏe con và sinh vật.

+ Tác hại của ô nhiễm môi trường không thí: Gây ra hiệu ứng nhà kính, gây bệnh tật, phá hủy tầng ozon, có thể gây khói mù quang hóa, tạo mưa axit, gây nhiều tác hại sức khỏe con người, tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật, + Tác hại của ô nhiễm nước: Tác động khác nhau đến sức khỏe con người (bệnh tật, ung thư, chậm phát triển, kém trí tuệ…), ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển hay bị hủy diệt của động thực vật.+ Tác hại của ô nhiễm đất: Làm chua đất , dư thừa các ion kim loại nặng làm mất cân bằng sinh thái, gây độc hại cho con người và sinh vật

Gv: Cho hs quan sát hình ảnh từ đó làm thế nào có thể nhận biết được môi trường bị ô nhiễm?

HS suy nghĩ, đọc thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi. HS thảo luận và rút ra những cách nhận biết chủ yếu.+ Nhận biết ô nhiễm môi trường bằng phương pháp quan sát; xác định bằng thuốc thử; xác định bằng máy đo

III. Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường.1.Nhận biết môi trường bị ô nhiễmXác định bằng quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion ( Hg2+, Pb2+, NO3

- ,…).- Xác định bằng các dụng cụ đo:Máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói, bụi, chất khí,…

Page 13: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

Gv: Từ đó em hãy cho biết ưu và nhược điểm của các phương pháp nhận biết ô nhiễm môi trường ở trên?GV Vai trò của hóa học trong việc xử lý chất ô nhiễm là gi?GV Yêu cầu hs cho biết nguyên tắc chung của việc xử lý chất thải bằng phương pháp hóa học.

Gv: Em hãy cho biết một số phương pháp xử lý chất thải?

Gv kết luận về một số phương pháp hóa học xử lý chất thải, từ đó yêu cầu hs vận dụng để

HS thảo luận và rút ra nguyên tắc chung của việc xử lý chất thải bằng phương pháp hóa học.HS suy nghĩ, đọc thông tin trong bài học để trả lời câu hỏi.

Hs: Nghiên cứu tài liệu và nêu ra một số phương pháp hóa học để xử lý chất thải:Phương pháp hấp thụ bằng dung dịch axit; dung dịch bazơ, nước,..Phương pháp hấp thụ bằng than bùn, than hoạt tính,….Phương pháp oxy hóa - khử

2.Vai trò của hoá học trong việc xử lý chất ô nhiễm.*Nguyên tắc chung: Phải sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần chất gây ô nhiễm+ Trong công nghiệp:Phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải+ Trong nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đúng quy định, đúng quy trình.+ Các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm: Phải phân loại, xử lý trước khi thải ra môi trường+ Trong khu dân cư: Rác phải được thu gom, phân loại để thu hồi, tái chế, xử lý chống ô nhiễm môi trường.* Một số phương pháp xử lý chất thải:+ Phương pháp hấp thụ: Hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch axit, dung dịch bazơPhương pháp hấp thụ trong than bùn, rác, đất xốp, than hoạt tính sau đó phân hủy bằng phương pháp sinh hóa.+ Phương pháp oxh - khử: Nguyên tắc chuyển các chất độc hại thành các chất ít độc hơn hoặc không độc.

Page 14: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

xử lý chất thải khi làm thí nghiệm trên lớp.Gv: Chất thải là các khí: CO2, H2S, NO2, SO2 thì chúng ta nên dùng phương pháp hóa học nào cho phù hợp? HS làm thí nghiệm

Gv: Chất thải có chứa các kim

loại nặng: Pb, Hg, Cu, Mn, Sb , As,…. thì chúng ta nên dùng phương pháp hóa học nào cho phù hợp? HS làm thí nghiệm

Gv: Chất thải có chứa: SO32-,

S2-, Fe2+,…thì chúng ta nên dùng phương pháp hóa học nào cho phù hợp? HS làm thí nghiệm.Gv Nhận xét ưu nhược điểm của hs làm xử lý chất thải. Kết luận

Phương pháp hấp thụ: Hấp thụ khí thải bằng dung dịch bazơ (NaOH hoặc Ca(OH)2).

Phương pháp hấp thụ: Than hoạt tính, than bùn, vật liệu vô cơ như oxit sắt, oxit mangan, tro xỉ, bằng các vật liệu polymer hóa học hay polymer sinh học.

Phương pháp oxh-khử: dùng O2 không khí hoặc Cl2

HS nghiên cứu và nắm vững phương pháp xử lý chất thải và tiến hành làm thí nghiệm ngay trên lớp.

Kết quả: Phương pháp hấp thụ: Dùng bằng dung dịch bazơ (NaOH hoặc Ca(OH)2)

Phương pháp hấp thụ: dùng than hoạt tính

Phương pháp oxh-khử: dùng O2 không khí hoặc Cl2

Kết luận: Để xử lý chất thải theo phương pháp hóa học, cần căn cứ vào tính chất vật lí, hóa học của mỗi chất thải để chọn phương pháp xử lí phù hợp.

Gv: Em quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết thế nào là phát triển bền vững?

Hs: Đảm bảo cho con người có đời

IV. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.1. Khái niệm sự phát triển bền vững: * Là sự phát triển nhằm thõa mãn các nhu cầu

Page 15: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

Gv:Tại sao phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên?

GV giải thích thêm khái niệm ô nhiễm, suy thoái môi trường

GV:Tại sao vần đề môi trường lại là vấn đề mang tính chất toàn cầu?

- Vậy giải quyết vấn đề môi trường bằng cách nào?

sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Sự phát triển hôm nay không hạn chế mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của ngày mai.-Yêu cầu sự phát triển nền sản xuất xã hội ngày càng tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.- Khi nền kinh tế và khoa học - kĩ thuật có những bước tiến nhảy vọt cũng là khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.Hs: Sự tác động xấu của con người vào một khu vực nào đó sẽ ảnh hưởng đến môi trường của toàn trái đất.

Chấm dứt chạy đua vũ trang, sử dụng tài nguyên hợp lí...

hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.- Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.

Cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Sự tác động xấu của con người vào một khu vực nào đó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến môi trường ở khu vực đó mà đến môi trường của toàn trái đất.Việc giả quyết vấn đề môi trường cần phải có sự nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học kĩ thuật:+ Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.+ Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói.+ Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kiểm soát môi trường.+ Sử dụng tài nguyên hợp lí.+ Thực hiện các công ước về môi trường.

Page 16: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

Gv: Em hãy cho biết vấn đề môi trường ở các nước phát triển diễn ra như thế nào?

- Tại sao nói: Các nước phát triển ở một chừng mực nào đó lại làm phức tạp thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển ?

Gv: Em hãy cho biết vấn đề môi trường và phát triển của các nước đang phát triển?

- Vì sao môi trường các nước đang phát triển lại bị hủy hoại nghiêm trọng?GV làm rõ mối quan hệ giữa sự tiến bộ của KH - KT với việc tiết kiệm được trong sử dụng nguyên, nhiên liệu; giảm giá nguyên, nhiên liệu -> Sự thiệt thòi của các nước đang phát triển trong xuất khẩu khoáng sản.- Trong việc giải quyết vấn đề môi trường các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội?- GV giải thích để HS hiểu rằng các vấn đề về môi trường và tài nguyên ở các nước đang phát triển không tách rời với vấn đề phát triển ở các nước

Hiệu ứng nhà kính, mưa axit, lỗ thủng tầng ozon...

Để bảo vệ môi trường nước mình theo qui định của nhà nước, các công ty tư bản của các nước phát triển lại chuyển các cơ sở gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển

Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.Do tình trạng đói nghèo, chiến tranh liên miên, trình độ khoa học kĩ thuật yếu kém...

Khó khăn: + Kinh tế lạc hậu, nghèo nàn...+ Gánh nặng trả nợ+ Bị bóc lột tài nguyên.

2. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển. - Sự phát triển ồ ạt công nghiệp, đô thị của các nước phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề môi trường như lỗ thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit...- Các nước phát triển ở một chừng mực nào đó lại làm phức tạp thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.

3. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. - Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích các lục địa; 3/4 dân số, giàu tài nguyên.=> Các nước phát triển đã lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên.→ Môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.

Page 17: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

TBCN phát triển

GV: Tại sao các nước đang phát triển đặc biệt chú trong việc khai thác và chế biến khoáng sản?

GV: Việc khai thác và chế biến khoáng sản không hợp lí ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?Gv: Theo em cần khai thác và chế biến khoáng sản như thế nào cho hợp lí?

GV: Ở các nước đang phát triển khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp diễn ra như thế nào?Gv: Việc khai thác theo kiểu như vậy ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?Gv: Theo em cần khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp như thế nào để phát triển bền vững?

Hs n/c tài liệu và thảo luận và trả lời câu hỏi.

Hs trả lời: Nếu khai thác và chế biến không hợp lí ảnh hưởng đến việc ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí…

Hs n/c tài liệu, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Hs n/c tài liệu, thảo luận và trả lời câu hỏi.HS trả lời và đưa ra dẫn chứng minh họa.

*Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển.- Khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển. - Việc khai thác mỏ mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường -> ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí…

*Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển.- Việc đốn rừng, tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ, việc chăn thả gia súc quá mức… -> hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, mở rộng diện tích đồi núi trọc và thúc đẩy quá trình hoang mạc hoá.

Gv: Cho hs quan sát một số hình ảnh sau:

GV Các nước trên thế giới đã và đang làm gì để bảo vệ môi trường bảo vệ hành tinh chúng ta? Có những hội nghị nào trên thế giới bàn về vấn đề bảo vệ môi trường đã diễn ra mà em biết?GV Mỗi một chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

HS thảo luận và trả lời câu hỏi và nêu ra một số Hội nghị thượng đỉnh trên thế giới về bảo vệ môi trường.

HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận và

V.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.- Các quốc gia trên thế giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về bảo vệ môi trường và kêu gọi cũng nhau bảo vệ Trái Đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng cuộc sống bền vững cho mọi người.

- Nâng cao nhận thức để cùng hiểu, biết, và hành

Page 18: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

GV Là một học sinh, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?

trả lời câu hỏi.Tự phát biểu cảm nhận của mình về bảo vệ môi trường.

động vì môi trường của chúng ta. - Không xả rác xuống sông, suối, ao, hồ, hay ở các bãi biển.- Giảm bớt lượng nước sử dụng bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng hay tái chế  - Tham gia các hoạt động cộng đồng để làm sạch môi trường nơi ở, đường phố, kênh rạch, sông, biển...- Tham gia các hoạt động chống gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, sông, biển, đất, không khí. - Khuyến khích gia đình bạn sử dụng các hợp chất tẩy rửa an toàn cho môi trường,. - Khuyến khích các gia đình tiến hành phân loại rác dễ phân hủy và khó phân hủy...

Hoạt động luyện tập và giao nhiệm vụ về nhà

Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu một số vấn đề nổi cộm hiện nay về môi trường:Nhóm 1: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Quảng BìnhGv: Yêu cầu hs nêu rõ thực trạng, nguyên nhân và giáp pháp khắc phục ô nhiễm môi trường:

Nhóm 2: Ô nhiễm môi trường ở nhà máy sản xuất tinh bột sắn: Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu môi trường xung quanh trước và sau khi xây dựng nhà máy, từ đó nêu ra một số nguyên nhân

Đại diện nhóm 1 lên trình bày và các nhóm còn lại thảo luận, chất vấn nhóm 1

Đại diện nhóm 2 lên trình bày và các nhóm còn lại thảo luận, chất vấn nhóm 2

VI. Phần báo cáo sản phẩm của học sinhBáo cáo thu khoạch kết quả của các nhóm thực hiện được → từ đó kết luận chung về vấn đề môi trường.- Nhiều nơi, nhiều con sông trên địa bàn Quảng bình đã bị ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân cơ bản do con người gây ra.- Trước khi chưa có nhà máy: Môi trường không ô nhiễm- Sau khi có nhà máy: Môi trường đã bị ô nhiễmNguyên nhân có thể do

Page 19: chuyen-qb.comchuyen-qb.com/web/attachments/1487_GIAO AN.doc · Web viewV.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Các quốc gia trên thế giới

và giải pháp cần khắc phục

Nhóm 3: Trình bày mưa axit.Gv: Hiện tượng mưa axit là gì? nguyên nhân nào gây hiện trượng mưa axit, tác hại, giải pháp của hiện tượng đó?Nhóm 4: Hiệu ứng nhà kínhGv: Hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân và tác hại của nó?Gv: Cuối cùng giáo viên nhận xét và đánh giá từng cá nhân, từng nhóm về bài thu hoạch cùng với nhận xét của các nhóm khác đi đến xếp loại và cho điểmGv: Cho một số bài tập và hướng dẫn bài tập về nhà.

Đại diện nhóm 3 lên trình bày và các nhóm còn lại thảo luận, chất vấn nhóm 3Đại diện nhóm 4 lên trình bày và các nhóm còn lại thảo luận, chất vấn nhóm 4

HS: Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài

quy trình xử lý chất thải chưa tốt→ cần tổ chức, cá nhân có liên quan vào cuối để khắc phục hậu quả- Khái niệm về mưa axit; nguyên nhân; tác hại; giải pháp:

Khái niệm về hiệu ứng nhà kính; nguyên nhân; tác hại; giải pháp:

Kết quả của từng nhóm:

Kết quả bài tập:Câu 1: A; Câu 2: DCâu 3: A; Câu 4: D

Bài tập củng cố:Câu 1. Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là cho trái đất bị nóng lên?A. CO2 B. SO2 C. O3 D. N2

Câu 2. Tác nhân hóa học gây ra ô nhiễm môi trường nước là:A. Các ion của kim loại nặng: Hg, Pb, Sb, As, Cu….B. Các aion: NO3

-, PO43-, SO4

2-..C. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa họcD. Tất cả A, B, C.Câu 3. Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loai cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì:A. Mỗi loại có một ổ sinh loại riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.Câu 4: Để giải quyết vấn đề môi trường cần phải :A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranhB. Giúp các nước đang phát triển thóat khỏi cảnh đói nghèoC. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên , giảm tác động xấu đến môi trườngD. Cả 3 ý trên đều đúng .