8
Tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trần Nguyên Lý Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc Thời gian qua, Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc kí kết các hiệp định thương mại (AFTA, Việt - Mỹ, WTO...) đặc biệt trong năm 2015, chúng ta đã tham gia kí kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và tham gia Cộng đồng ASEAN (AEC). Tình hình đó, bên cạnh những thuận lợi do hội nhập đem lại, cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt nam không ít những khó khăn, thách thức. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đứng vững được trên thị trường với luật chơi khắt khe, sân chơi rộng mở. Một trong những trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt nam là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Quyền SHTT trong đó các yếu tố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, sáng chế, bí mật thương mại... đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế toàn diện và phát triển bền vững. Chứng chỉ về quyền sở hữu trí tuệ là vật chứng bảo đảm cho thành công của mỗi doanh nhân tiến vào thị trường thế giới. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta buộc phải tham gia môi trường cạnh tranh quốc tế với cường độ cao, với những yêu cầu chặt chẽ về thực thi các quy định về sở hữu công nghiệp.

Cổng thông tin điện tử - Sở Khoa học và Công nghệ … d… · Web viewTrong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cổng thông tin điện tử - Sở Khoa học và Công nghệ … d… · Web viewTrong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI

Tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúctrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trần Nguyên LýSở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc

Thời gian qua, Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc kí kết các hiệp định thương mại (AFTA, Việt - Mỹ, WTO...) đặc biệt trong năm 2015, chúng ta đã tham gia kí kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và tham gia Cộng đồng ASEAN (AEC). Tình hình đó, bên cạnh những thuận lợi do hội nhập đem lại, cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt nam không ít những khó khăn, thách thức. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đứng vững được trên thị trường với luật chơi khắt khe, sân chơi rộng mở. Một trong những trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt nam là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Quyền SHTT trong đó các yếu tố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, sáng chế, bí mật thương mại... đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế toàn diện và phát triển bền vững. Chứng chỉ về quyền sở hữu trí tuệ là vật chứng bảo đảm cho thành công của mỗi doanh nhân tiến vào thị trường thế giới. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta buộc phải tham gia môi trường cạnh tranh quốc tế với cường độ cao, với những yêu cầu chặt chẽ về thực thi các quy định về sở hữu công nghiệp.

Ảnh minh họaVĩnh Phúc được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết và khí hậu, có nhiều dân

tộc anh em cùng sinh sống, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, có nền sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển từ rất sớm, có điều kiện thu

Page 2: Cổng thông tin điện tử - Sở Khoa học và Công nghệ … d… · Web viewTrong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI

hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây là những điều kiện tốt để chúng ta hội nhập vào kinh tế thế giới để phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, với luật chơi khắt khe, sân chơi rộng mở, nếu chúng ta không tận dụng và vận dụng tốt luật chơi thì chúng ta sẽ chịu thua thiệt ngay tại sân nhà.

Thực tế là trong những năm qua, khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng GDP hằng năm, góp phần thúc đẩy các ngành và các địa phương phát triển thông qua ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả nghiên cứu và tiềm năng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu vẫn chưa được phát huy đúng mức. Vấn đề thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng cả từ phía các nhà quản lý và bản thân các nhà khoa học,cũng như doanh nghiệp. Hội thảo về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động kinh tế nói chung, nhất là các giải pháp thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu dựa trên quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích giữa: Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm trao đổi các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế - xã hội như: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ sản xuất - kinh doanh, các giải pháp thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua việc chuyển giao...đặc biệt là vấn đề sử dụng, khai thác và quản lý tài sản trí tuệ.

Ảnh minh họaVới vị trí địa lí thuận lợi, các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc không chỉ

đầu tư vào sản xuất công nghiệp mà còn đầu tư cả trong lĩnh vực thương mại. Hàng hóa của Vĩnh Phúc không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở thị

Page 3: Cổng thông tin điện tử - Sở Khoa học và Công nghệ … d… · Web viewTrong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI

trường nước ngoài, mà còn phải cạnh tranh rất khốc liệt với các hàng hóa của nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài trước khi đưa hàng hóa của mình vào thị trường nước khác, họ đã phải tìm hiểu rất kĩ và họ thường đăng kí bảo hộ trước cho hàng hóa của họ tại nước sở tại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần phải biết các quyền đó đã được xác lập và phải được tôn trọng, đồng thời doanh nghiệp cần phải có biện pháp để tự bảo vệ.

Trước yêu cầu về hội nhập quốc tế và xu thế tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi hàng hóa phải có xuất xứ rõ ràng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được công khai minh bạch trong quá trình giao dịch. Số liệu báo cáo về đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho thấy, hoạt động đăng ký bảo hộ quyền SHCN của Vĩnh Phúc còn quá ít so với hoạt động kinh tế của tỉnh, chưa có tính ổn định và sự phát triển chưa cao; tỷ lệ đơn đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN của tỉnh so với cả nước còn thấp (777/148.895= 0,5%); các đối tượng quyền SHCN đăng ký, bảo hộ chưa được đều, đặc biệt là sáng chế chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Mặc dù đã có nhiều cơ chế, chính sách để hộ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, song số sản phẩm khu vực này được cấp văn bằng bảo hộ còn rất hạn chế. Hầu hết, các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh, ngoại trừ các doanh nghiệp FDI đều chưa chú ý đến công tác sở hữu tài sản trí tuệ. Đặc biệt số lượng về kiểu dáng công nghiệp và sáng chế, giải pháp hữu ích trong những năm gần đây rất ít.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay, người tiêu dùng đang có những thay đổi trong lựa chọn hàng hóa, chuyển từ lựa chọn hàng hóa giá rẻ sang lựa chọn hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy việc xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp đang là yêu cầu cần thiết của mỗi địa phương và của từng doanh nghiệp. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, một số sản phẩm đã được khẳng định trên thị trường với những tên gọi được nhiều vùng, địa phương biết đến như rau Su su, các sản phẩm từ ong (Tam Đảo); Rắn - Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường), Thanh long ruột đỏ (Lập Thạch)...Tuy nhiên, nhìn chung số sản phẩm nông nghiệp được đăng kí sở hữu công nghiệp còn rất khiêm tốn. Điều này cũng làm hạn chế năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI xác định: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh

Page 4: Cổng thông tin điện tử - Sở Khoa học và Công nghệ … d… · Web viewTrong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI

tế mũi nhọn. Tuy nhiên, đến nay chỉ khoảng trên 30 nhãn hiệu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh được đăng kí bảo hộ cho thương hiệu của mình.

Về tình hình thực thi quyền SHCN trên địa bàn tỉnh cho thấy, thời gian qua, công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về SHTT đã được các cơ quan, ban ngành của tỉnh quan tâm. Tình trạng xâm phạm quyền SHCN đối với một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã được các cơ quan, tổ chức xác minh làm rõ.

Ở khía cạnh khác, tổng số vụ việc bị phát hiện và xử lý trên tổng số lượt thanh tra, kiểm tra còn thấp, mới đạt 9,66% (46/476 vụ), trong đó phạt cảnh cáo chiếm 21,74% (10/476 vụ), phạt chiếm 78,26% (36/476 vụ), số tiền phạt chưa cao trên quy mô của 1 vụ đạt trung bình 4,9 triệu đồng/vụ (225 triệu đồng/46 vụ) đã phần nào phản ánh tính chất khó khăn, phức tạp trong giải quyết tranh chấp quyền SHTT.

Thực trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhân, đó là:Thứ nhất: Nhận thức về sở hữu trí tuệ của đại bộ phận doanh nghiệp và

dân doanh trong tỉnh còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp chưa có chiến lược để xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, coi nhẹ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế hội nhập;

Thứ hai: Người dân và doanh nghiệp chưa có ý thức trong đăng kí xác lập độc quyền sáng chế, chưa có các biện pháp để tự bảo vệ tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước sự cạnh tranh, thôn tính của các “đối thủ”;

Thứ ba: Trong sản xuất nông nghiệp, do chưa quan tâm đến sản xuất theo hướng VietGap, chưa quan tâm đến ứng dụng các tiến bộ KH&CN nên sản phẩm sản xuất ra có giá trị gia tăng thấp. Một số sản phẩm được sản xuất theo qui trình VietGap thì không có cơ sở để giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm an toàn ( như không có nhãn mác hàng hóa, tên, không địa chỉ cơ sở sản xuất...) từ đó gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp một cách bài bản;

Thứ tư: Đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia thực thi về quyền SHCN còn mỏng, làm việc kiêm nhiệm; trình độ chuyên môn nghiệp vụ về SHCN của cán bộ thực thi quyền còn yếu, ít được đào tạo, bồi dưỡng. Một số vị trí được đào tạo chuyên môn sâu nhưng lại phải làm kiêm nhiệm, luân chuyển dẫn đến thiếu tính chuyên nghiệp.

Xuất phát từ vai trò của SHTT trong phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Page 5: Cổng thông tin điện tử - Sở Khoa học và Công nghệ … d… · Web viewTrong lĩnh vực dịch vụ, Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVI

- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ, các nội dung cơ bản của Hiệp định TRIP và các Công ước quốc tế khác có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hoá, thông tin, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, hội nghị, hội thảo... nhằm quán triệt chủ trương, chính sách, nâng cao nhận thức pháp luật, các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm, quảng bá các kết quả hoạt động về sở hữu trí tuệ tới các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các cán bộ, công chức, viên chức, lao động, và cộng đồng trong các hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chính sách sản xuất, kinh doanh gắn liền với việc xác lập, khai thác, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ (chú trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có uy tín và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước) và tích cực xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của mình phù hợp với quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ;

- Xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ để xây dựng nhãn hiệu, đăng kí bảo hộ và tuyên truyền, quảng bá sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuât và phát triển bền vững. Chú ý rà soát và có kế hoạch hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang tính đặc thù của địa phương, có giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và nước ngoài;

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ;  xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành về phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền, giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo hiệu quả công tác thực thi quyền, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, duy trì môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về SHTT./.

T.N.L