120
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Oanh Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Thị Trúc Anh Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. PGS. TS. Phan An Chủ tịch Hội đồng 2. TS. Nguyễn Đệ Ủy viên Thư ký 3. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Cán bộ phản biện 1 4. TS. Lê Thị Trúc Anh Cán bộ phản biện 2 5. PGS. TS. Phan Huy Xu Ủy viên Hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa CHỦ TỊCH TRƯỞNG NGÀNH PGS. TS. PHAN AN PGS. TS. PHAN AN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TS. THÁI HỮU TUẤN

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Oanh

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Thị Trúc Anh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 20 tháng 7 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. PGS. TS. Phan An Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Nguyễn Đệ Ủy viên Thư ký

3. PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Cán bộ phản biện 1

4. TS. Lê Thị Trúc Anh Cán bộ phản biện 2

5. PGS. TS. Phan Huy Xu Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học

sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa

CHỦ TỊCH TRƯỞNG NGÀNH

PGS. TS. PHAN AN PGS. TS. PHAN AN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TS. THÁI HỮU TUẤN

Page 2: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

ii

LỜI CAM ĐOAN

Sau thời gian học tập tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thì Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ là công trình nghiên cứu đánh dấu kết quả cuối cùng sau hai năm học

tập tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng TP. Hồ Chí Minh.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đây là kết quả

của sự tâm huyết, gắn bó với vùng đất Quận 8, Tp. HCM và học tập, đến quá trình

làm việc trong lĩnh vực cơ quan hành chính nhà nước tại Quận 8, Tp. HCM và được

quý thầy/ cô trong Viện Đào tạo Sau Đại học và giảng viên giảng dạy dẫn dắc trong

suốt quá trình học.

Các số liệu điều thực tế trong luận văn là trung thực, không trùng lặp với các

đề tài khác, chưa từng được công bố.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp. HCM, ngày 08 tháng 5 năm 2016

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trần Thanh Thắng

Page 3: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

iii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến

thầy giáo PGS.TS. Ngô Minh Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến quý thầy, cô trong Viện Đào tạo Sau Đại

học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi trong việc đi khảo sát thực tế, thu thập tài liệu và hoàn

thiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, nhân viên Sở Du lịch Tp. HCM,

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Tp. HCM, Cục Thống kê Tp. HCM, Ủy ban nhân

dân Quận 8, Phòng Văn hóa Thông tin Quận 8 cùng các di tích lịch sử - văn

hóa và cơ quan … đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho đề

tài luận văn của tôi.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài cũng gặp nhiều khó khăn trong

vấn đề cập nhật và kiểm tra thông tin nên không thể tránh khỏi những thiếu

sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp. HCM, ngày 08 tháng 8 năm 2016

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trần Thanh Thắng

Page 4: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 5

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4

2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4

3. Lịch sử đề tài nghiên cứu ............................................................................ 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7

5.1. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................. 7

5.2. Phương pháp quan sát .............................................................................. 7

5.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ..................................................... 8

5.4.Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 8

6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 9

7. Bố cục luận văn ............................................................................................ 9

CHƯƠNG I .................................................................................................... 10

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH .............................................................. 10

1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của du lịch ...................................... 10

1.1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................... 10

1.1.2. Phân loại du lịch ............................................................................ 12

Page 5: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

2

1.1.3. Vai trò của du lịch .......................................................................... 13

1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của di tích lịch sử - văn hoá .......... 14

1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá ............................................... 14

1.2.2. Phân loại di tích lịch sử - văn hoá ................................................ 15

1.2.3. Vai trò của di tích lịch sử - văn hoá .............................................. 16

1.3. Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch ............ 17

1.3.1. Khái niệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du

lịch 17

1.3.2. Khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt

động du lịch .................................................................................................... 18

1.3.2.1. Giá trị lịch sử - văn hoá của di tích. .................................................. 18

1.3.2.2. Đơn vị kinh doanh du lịch .................................................................. 20

1.3.2.3. Cộng đồng người dân địa phương...................................................... 21

1.3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ................................................. 23

1.3.3. Mối quan hệ giữa du lịch và di tích lịch sử - văn hoá ................. 26

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và nước ngoài ........................ 28

1.4.1. Kinh nghiệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động

du lịch ở Nhật Bản ......................................................................................... 28

1.4.2. Kinh nghiệm làm du lịch ở Hội An ............................................... 30

1.4.3. Bài học rút ra ................................................................................. 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG I. ..................................................................... 34

CHƯƠNG II .................................................................................................. 36

THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH QUẬN 8, TP. HCM ..................................................................... 36

2.1. Thực trạng khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du

lịch tại Quận 8, Tp. HCM ............................................................................. 36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 36

2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................ 37

2.1.3. Điều kiện xã hội ............................................................................. 37

2.1.3.1. Cơ sở lưu trú ....................................................................................... 39

Page 6: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

3

2.1.3.2. Hệ thống giao thông vận tải ............................................................... 40

2.1.3.3. Ẩm thực ............................................................................................... 41

2.1.4. Tình hình hoạt động các đơn vị kinh doanh du lịch .................... 44

2.1.5. Cộng đồng người dân địa phương ................................................ 46

2.1.6. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong khai thác di tích

lịch sử - văn hoá trong du lịch ....................................................................... 49

2.1.6.1. Về chính quyền cấp Thành phố .......................................................... 49

2.1.6.2. Về chính quyền Quận 8 ....................................................................... 51

2.2. Khái quát về di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM .......... 52

2.2.1. Đình Bình Đông ............................................................................. 52

2.2.2. Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm .................................................................. 53

2.2.3. Đình Phong Phú ............................................................................ 55

2.2.4. Đình Hưng Phú ................................................................................... 56

2.2.5. Đình Vĩnh Hội ................................................................................ 57

2.2.6. Chùa Thiên Phước ......................................................................... 59

2.2.7. Chùa Pháp Quang ......................................................................... 60

2.2.8. Lò Gốm Hưng Lợi .......................................................................... 61

TIỂU KẾT CHƯƠNG II. .................................................................... 65

CHƯƠNG III ................................................................................................. 67

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ KHAI THÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN

HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUẬN 8, TPHCM ................... 67

3.1. Giải pháp khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

tại Quận 8, Tp. HCM, Tp HCM .................................................................. 67

3.1.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo ...................................................... 68

3.1.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị các di

tích 72

3.1.3. Giải pháp về công tác chăm sóc, bảo vệ ........................................ 74

3.1.4. Giải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa ........................................... 75

3.1.5. Giải pháp hình thành sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ..... 76

Page 7: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

4

3.1.6. Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hoá, con người Quận

8, Tp. HCM ..................................................................................................... 80

3.1.7. Giải pháp liên quan đến các đơn vị kinh doanh du lịch .............. 82

3.2. Kiến nghị ............................................................................................... 84

3.2.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp

ủy Đảng, chính quyền địa phương, trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn

hóa Quận 8, Tp. HCM. .................................................................................. 84

3.2.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di tích

lịch sử - văn hoá gắn với phát triển kinh tế xã hội Quận 8, Tp. HCM ....... 85

3.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát và định hướng hoạt động

bảo tồn, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa ............................................ 86

3.2.4. Giải pháp xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch

sử - văn hoá. ................................................................................................... 87

3.2.5. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ

chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. .................. 88

TIỂU KẾT CHƯƠNG III. .................................................................. 88

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98

Page 8: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ1.1. Khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong du

lịch ...................................................................................................................... 25

Bảng 1.1. Các giai đoạn liên quan đến bảo tồn di tích và phát triển du lịch ...... 29

Bảng 1.2. Số lượt du khách và doanh thu từ du lịch ở Hội An ........................... 30

Bảng 2.1. Cơ sở lưu trú và buồng lưu trú ở Tp. HCM và Việt Nam .................. 39

Bảng 2.2. Khách sạn của Tp. HCM và cả nước năm 2008 ................................ 39

Bảng 2.3. Nơi sử dụng dịch vụ ẩm thực của du khách ...................................... 43

Bảng 2.4. Sự hài lòng về thức ăn, lưu trú và giao thông của du khách ............. 44

Bảng 2.5. Đánh giá của cộng đồng địa phương ................................................. 47

Bảng 2.6. Các địa điểm di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM ............ 63

Bảng 2.7. Nguyên nhân không hài lòng của du khách ...................................... 65

Page 9: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ

nước, các di tích lịch sử - văn hóa là dấu ấn, là bằng chứng về truyền thống

lịch sử - văn hóa của dân tộc từng địa phương qua nhiều thế hệ, gắn với sự

phát triển của xã hội cũng như những bước thăng trầm trong lịch sử khai phá,

xây dựng, đấu tranh để giữ gìn thành quả đạt được, giữ gìn và phát huy những

giá trị truyền thống được chiết lọc nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đất nước bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học và công nghệ hiện

đại, quá trình du nhập của các nền văn hóa trên thế giới vào nước ta ngày

càng sâu rộng, nhất là nền văn hóa phương Tây, làm ảnh hưởng đến nền văn

hóa truyền thống của nước ta.

Phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa là tiền đề và mục đích của

việc bảo tồn nhằm góp phần tạo điều kiện cho di tích phát huy những giá trị

vốn có trên nhiều phương diện và giá trị của di tích, mang dấu ấn về lịch sử -

văn hóa vùng và đặc điểm khu vực dân cư.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu: “Văn hoá là nền tảng của xã

hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”, Nghị quyết cũng xác

định 10 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhiệm vụ thứ tư chỉ rõ: “Di sản văn hóa là

tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở

để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn,

kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao

gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng

Page 10: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

2

những truyền thống dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”1, ngày 18 tháng 12 năm

2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2406/QĐ-TTg về Ban hành

Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015”, trong

đó có văn hóa. Điều này khẳng định rằng khai thác và bảo tồn văn hóa trong

phát triển kinh tế không chỉ là mối quan tâm của ngành du lịch mà là vấn đề

mà Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng. Nhìn chung, vấn đề khai thác các

di tích lịch sử văn hóa, cũng như vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trong

du lịch ở các địa phương hiện còn nhiều bất cập như khai thác quá mức, khai

thác không hiệu quả. Bên cạnh đó còn không ít những quan niệm sai lầm về

bảo tồn.

Đầu tư cho tài nguyên du lịch nhân văn về cơ chế, tài chính chưa được

thỏa đáng do đó có nhiều di tích sau khi được xếp hạng lại tiếp tục rơi vào

tình trạng hoang hóa, xuống cấp và không có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá

trị di sản để đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Nhiều di sản phi vật

thể chưa được chăm lo gìn giữ truyền dạy, phục hồi nên đứng trước nguy cơ

bị mai một. Một số nơi di tích bị lấn chiếm, hoặc nhiều lều quán dịch vụ

nhếch nhác làm mất cảnh quan chung của điểm du lịch, các vấn đề về ô nhiễm

môi trường xung quanh khu vực di tích còn nhiều điều bàn cãi. Có những di

tích được trùng tu, tôn tạo theo hướng làm mới đã đánh mất giá trị thực tế

và giảm sức hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa phải nhằm mục đích giới thiệu đến với

công chúng, tuy nhiên hiện nay việc chuẩn bị nội dung giới thiệu về các giá trị

văn hóa cho khách du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều bản giới thiệu thay

vì diễn giải, phân tích thì lại nặng về phần ca ngợi chung chung. Khi giới

thiệu về di tích lịch sử văn hóa chỉ tập trung vào yếu tố huyền thoại với những 1 Nghị Quyết TW 5 Khoá VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam

Page 11: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

3

chuyện kể mang sắc màu cổ tích mà quên đi nhiệm vụ cung cấp những thông

tin mang tính khoa học về quá trình kiến tạo địa chất, niên đại… Những bản

giới thiệu này thường không đem lại sự hài lòng cho du khách, không

giúp nâng cao ý thức bảo vệ di tích từ phía du khách và cộng đồng.

Trong những năm qua việc phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn

với phát triển du lịch ở Quận 8 vẫn chưa được đầu tư một cách đúng mực, vẫn

còn tồn tại một số bất cập nhưng chưa tìm ra được hướng ra cho một sản

phẩm du lịch đặc trưng mang màu sắc Quận 8. Chất lượng sản phẩm du lịch

chưa được như sự mong đợi của khách tham quan, một số di tích văn hóa, lịch

sử trên địa bàn quận chưa gắn liền với các sản phẩm du lịch, gần đây một vài

khu di tích bị người dân xâm phạm, lấn chiếm dẫn đến di tích không còn tồn

tại.

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa dân tộc linh thiêng, là bản sắc

văn hóa của địa phương, là tài nguyên quý báu, là sản phẩm du lịch <-> Mối

quan hệ “bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trong du lịch” là

điều rất cần thiết và cấp bách do đó với việc bảo tồn và phát huy các di tích

lịch sử văn hóa trong hoạt động du lịch còn góp phần bảo tồn và phát huy giá

trị văn hoá quý báu, phát triển các sản phẩm du lịch tại đia phương, đóng

góp tích cực cho kinh tế địa phương trong giai đoạn phát triển hiện nay. Bản

thân tác giả luận văn là người sinh sống lâu năm tại Quận 8 và công tác tại

quận nên có những tình yêu quê hương và thuận lợi nhất định cho việc nghiên

cứu, thực hiện đề tài về văn hóa trên địa bàn Quận 8. Với những lý do trên,

tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUẬN 8, TP. HCM” để nghiên cứu.

Page 12: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích mà nghiên cứu hướng tới là khai thác hiệu quả di tích lịch sử -

văn hoá trong hoạt động du lịch tại Quận 8, Tp. HCM để vừa đảm bảo hiệu

quả kinh tế mà vẫn đảm bảo được tính văn hoá, sự bảo tồn đối với những di

tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài luận văn hướng đến các nhiệm vụ

nghiên cứu quan trọng như sau:

- Nghiên cứu những giá trị di tích lịch sử văn hóa và gắn việc phát huy,

nâng cao giá trị văn hóa của di tích để phát triển với du lịch và phát triển kinh

tế - văn hóa xã hội trên địa bàn quận.

- Đề tài hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo

tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa sâu rộng đến từng lớp nhân dân

giúp nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của người dân trên địa bàn quận

nhà.

- Nghiên cứu thực tế khai thác du lịch gắn với bảo tồn các khu di tích

lịch sử tại Quận 8, từ đó đánh giá để rút ra những nhược điểm và đề xuất giải

pháp điều chỉnh hợp lý hơn, góp phần phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền

với các khu di tích lịch sử văn hóa; từ đó góp phần phát triển kinh tế văn hóa

xã hội Quận 8 trong thời kỳ mới.

- Đánh giá thực trạng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa nhất

là khu di tích lịch - văn hóa được Nhà nước xếp hạng, góp phần nâng cao giá

trị văn hóa hiện có của Quận 8 trong quá trình phát triển và hội nhập của của

đất nước hiện nay nói chung và quận nói riêng.

- Rút ra bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử

- văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Quận 8.

Page 13: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

5

3. Lịch sử đề tài nghiên cứu

Vấn đề đặt ra là từ khi ngành du lịch Việt Nam ra đời cho đến nay các

công trình nghiên cứu về khai thác các khu di tich lịch sử văn hóa trong du

lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều, một số công trình nghiên cứu có giá trị liên

quan đến vấn đề này đã được thực hiện như:

Trong cuốn “Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, tác

giả Nguyễn Thị Chiến [24] đã nêu quan điểm: yêu cầu cao nhất của phát triển

du lịch là phát triển bền vững và phân tích cách phát triển du lịch bền vững

theo hướng nhấn mạnh yếu tố văn hóa.

“Giáo trình Quản lý di sản với phát triển du lịch bền vững” của Lê

Hồng Lý [12] chủ biên đã hệ thống cơ sở lý luận về du lịch bền vững.

Nguyễn Thị Minh Lý [25] trong cuốn “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

- Quá trình nhận thức và bài học thực tiễn”, đã xây dựng cơ sở lý luận về bảo

vệ di sản văn hóa phi vật thể, khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao

nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản.

“Bảo tồn di tích trong phát triển không gian đô thị”, tác giả Doãn

Minh Khôi [5] đã phân tích mối liên hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển

không gian đô thị, đồng thời nêu lên kinh nghiệm của một số nước đã tiến

hành quy hoạch đô thị theo quan điểm tạo ra sự hài hòa giữa kiến trúc mới và

kiến trúc cũ. Tác giả cũng khẳng định cần phải làm cho các công trình di tích

gần gũi và rộng mở hơn đối với các hoạt động đô thị ở Việt Nam.

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, dự án về bảo tồn di sản và

phát triển du lịch được tiến hành ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Trong đó tiêu biểu là công

trình nghiên cứu “Quảng Nam và hành trình bảo tồn các di sản văn hóa (Mỹ

Châu)”, “Bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển du lịch: Góc nhìn từ cố đô

Huế” (Tổng cục du lịch). Các công trình cho thấy nhận thức và hành động

Page 14: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

6

thực tiễn của Nhà nước về vấn đề bảo tồn di sản và phát triển du lịch, ngoài ra

năm 2005, Tổng cục Du lịch phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

về “Chủ trương và giải pháp để bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị các di

sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch”. Đề tài đã xây dựng các nhóm giải

pháp chung để bảo tồn và phát huy di sản phục vụ du lịch.

Một số bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam và các báo cáo trong các

cuộc hội thảo về du lịch của Việt Nam như: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích

lịch sử văn hóa phục vụ phát triển du lịch thủ đô (Bùi Thanh Thủy, Tạp chí

nghiên cứu văn hóa Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội), Bảo tồn, phát huy giá

trị các di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta

(Nguyễn Quốc Hùng, Cục di sản văn hóa)…

Tuy nhiên trong thực tế đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể

nào đối với các khu di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Quận 8. Một số bài

viết trên website quận, trong các hội thi chủ yếu xoay quanh việc giới thiệu về

các khu di tích, lịch sử mà hoàn toàn chưa nói đến việc bảo tồn, phát huy và

gắn các khu di tích với phát triển các sản phẩm du lịch. Vì vậy với việc thực

hiện đề tài này tác giả mong muốn sẽ đưa ra một góc nhìn mới, một cách nghĩ

khác hơn về việc khi thác các khu di tích trên địa bàn Quận 8.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động khai thác các khu di tích

lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch tại Quận 8, Tp. HCM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng di tích lịch sử

văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch và công tác bảo tồn tài nguyên

này từ hoạt động du lịch.

Page 15: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

7

- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại Quận 8, tập trung vào các

phường có các khu di tích lịch sử - văn hóa đã được công nhận.

- Phạm vi về thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu tài liệu: đề tài tập trung thu thập, phân tích thông

tin chủ yếu từ năm 2005 đến tháng 2015.

+ Thời gian nghiên cứu thực địa: từ tháng 12/2015 đến tháng 03/2016.

+ Thực hiện điều tra, phỏng vấn: 01/2016 đến tháng 03/2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Luận văn thu thập và xử lý dữ liệu cơ bản từ nhiều nguồn khác nhau

như: tư liệu của Sở văn hóa thể thao, các chủ trương chính sách của Quận ủy

và Ủy ban nhân dân Quận 8. Tác giả đã có được một hệ thống tài liệu toàn

diện về chủ đề nghiên cứu và là dữ liệu phục vụ cho phân tích, dẫn luận tại

Chương 1 và Chương 2. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và

được tác giả chọn lọc, tổng hợp, phân tích tính liên hợp các yếu tố trong mối

tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm mục đích nghiên cứu của luận văn. Phân

tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình liên quan của các tác giả đi trước,

sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với những tài liệu thu được trên

thực địa, rút ra những điểm chung.

5.2. Phương pháp quan sát

Thông qua những chuyến đi thực tế tại các khu di tích lịch sử - văn hóa,

tác giả có cơ sở cơ bản để đánh giá được thực tế tình hình phát triển cũng như

tiềm năng của lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu. Từ đó, cho phép tác giả

tiếp cận vấn đề một cách chủ động, sâu sắc, có điều kiện đối chiếu, bổ sung

các thông tin cần thiết, cũng như thẩm nhận được giá trị của tiềm năng du

lịch, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế, trên cơ sở đó đề xuất

những giải pháp hợp lý có tính chất khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

Page 16: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

8

Tác giả lựa chọn địa điểm quan sát là các di tích lịch sử - văn hoá. Đối

tượng quan sát là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ xung quanh khu di tích. Mục

đích quan sát là để tìm hiểu thái độ, hành vi ứng xử, buôn bán của họ đối với

du khách, cũng như sự nhiệt tình và hiểu biết trong vấn đề giới thiệu với du

khách về di tích lịch sử - văn hoá.

5.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng cụ thể

những yêu cầu của hoạt động điều tra. Bảng hỏi được thiết kế dành cho người

dân buôn bán nhỏ tại các khu dân cư liền kề và khách tham quan khu di tích.

Đề tài phát ra 200 phiếu dành cho khách du lịch và thu về 195 phiếu hợp lệ,

và 45 phiếu dành cho hộ dân buôn bán nhỏ, thu về 42 phiếu.

Một là, đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch hiện có của Quận 8.

Hai là, sự quan tâm của du khách đối với các khu di tích trên địa bàn

quận.

Tác động của việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá đến việc xoá đói

giảm nghèo và nâng cao mức sống của những hộ kinh doanh nhỏ.

5.4.Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là công cụ điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập các

thông tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi

chưa đáp ứng được. Phương pháp này được áp dụng đối với cộng đồng địa

phương, cơ quan quản lý các khu di tích tại địa phương, đơn vị đang phát

triển sản phẩm du lịch tại Quận 8 du khách. Mỗi đối tượng được phỏng vấn

theo những tiêu chí phù hợp với mục đích điều tra.

- Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành như sau:

+ Cuộc phỏng vấn đại diện cơ quan quản lý nhà nước về di tích tại quận

là Phòng Văn hóa - thông tin, và Ủy ban nhân dân Quận 8.

+ Ba cuộc phỏng vấn ban quản lý các di tích trên địa bàn quận.

Page 17: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

9

+ Ba cuộc phỏng vấn đối với lãnh đạo phường.

+ Hai cuộc phỏng vấn hộ kinh doanh nhỏ.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần khẳng định giá trị văn hóa nổi bật qua các khu di tích

lịch sử - văn hóa Quận 8, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp

hoạt động du lịch định hướng sản phẩm du lịch mới tại Quận 8; đồng thời có

nhận định đúng mức đối với giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong quận

nhằm hoạch định những chủ trương, giải pháp bảo tồn phù hợp.

Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch

sử - văn hóa nhằm khai thác hiệu quả và bền vững gắn với phát triển kinh tế

quận.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ

lục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt

động du lịch

Chương 2. Thực trạng di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch

Quận 8, Tp. HCM

Chương 3. Giải pháp khai thác di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động

du lịch Quận 8, Tp. HCM

Page 18: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

10

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN

HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch

Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, du lịch nhận được sự quan

tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều

khái niệm khác nhau về du lịch.

Cách tiếp cận thường được dùng nhất là nhấn mạnh đến nhu cầu hưởng

thụ, giải trí của con người. Với cách tiếp cận này, du lịch được định nghĩa là

một hoạt động giải trí của con người. Theo đó, du lịch là một dạng nghỉ

dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích:

nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn

hoá nghệ thuật [21: tr.5]. Khái niệm này tuy chỉ ra được khía cạnh giải trí của

du lịch, nhưng chưa làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng trong nó như: “tích

cực”, và “ngoài nơi cư trú”. Tích cực theo tác giả là trái ngược với tiêu cực

[23]. Tuy nhiên việc xác định hình thức nghỉ dưỡng, tham quan nào là tích

cực còn phụ thuộc vào văn hoá và quy định pháp luật của địa điểm du lịch.

Chẳng hạn như việc tham quan các “khu đèn đỏ ở Thái Lan” được xem là

“tích cực” vì nó phù hợp với quy định của pháp luật Thái Lan; trong khi đó, ở

Việt Nam loại hình này được xem là không tích cực. Thêm nữa, khái niệm

“nơi cư trú” cũng chưa được rõ ràng về mặt ngữ nghĩa. Nơi cư trú được hiểu

dưới góc độ ngôn ngữ học là nơi sinh sống, nhưng nếu hiểu dưới góc độ luật

pháp lại là đăng ký thường trú. Nơi đăng ký thường trú được xét ở phạm vi

xã, quận hay tỉnh. Trên thực tế, người ở xã này hoàn toàn có thể thực hiện

Page 19: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

11

hoạt động du lịch sang xã khác, hoặc từ quận này sang quận khác trong cùng

một quận, một tỉnh.

Theo Luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp

ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời

gian nhất định.

Theo Luật Di sản văn hóa: Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá

của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa

nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân

dân ta.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa

ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản

văn hóa thế giới;

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của

nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Tránh được hạn chế của hai khái niệm vừa nêu, tác giả Michael Coltman

(dẫn theo [21]) đã tiếp cận khái niệm du lịch từ sự tương tác giữa các chủ thể

có liên quan trong hoạt động du lịch. Theo đó, “du lịch là tổng thể những hiện

tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa

khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng

cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” [35: tr.6].

Với khái niệm này, du lịch là sự tham gia tương tác của khách du lịch,

nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương.

Bốn chủ thể này vận động xoay quanh các giá trị do tự nhiên, lịch sử, văn

hoá, và xã hội mang lại để tạo thành những hoạt động liên hoàn, gọi là du lịch

[31]. Như vậy khách du lịch không nhất thiết phải luôn luôn là người ngoài

Page 20: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

12

nơi cư trú. Khách du lịch là bất kì ai đến địa điểm du lịch để thưởng thức và

vui chơi. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở khái niệm này là không bao gồm một nội

dung quan trọng trong du lịch đó là điểm du lịch.

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng du lịch là tổng thể những hiện

tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa

điểm du lịch, khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở

tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du

lịch.

Theo khái niệm này du lịch chỉ được hình thành khi có năm yếu tố: điểm

du lịch, khách du lịch, nhà kinh doanh, chính quyền sở tại và cộng đồng cư

dân địa phương.

Ưu điểm của khái niệm này là chỉ ra được một cách cụ thể các yếu tố

quan trọng không thể thiếu của du lịch, từ đó tạo ra khung phân tích trong

phát triển du lịch, đóng góp tích cực vào chính sách phát triển du lịch của địa

phương và của cả nước.

1.1.2. Phân loại du lịch

Có nhiều cách phân loại du lịch tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau,

theo tác giả Ngô Thị Diệu An [21: tr.28-32] có 8 tiêu chí phân loại: căn cứ

vào phạm vi lãnh thổ; mục đích của chuyến đi; loại hình cư trú; thời gian của

chuyến đi; hình thức tổ chức; lứa tuổi du khách; phương tiện giao thông sử

dụng; và tiêu chí cuối cùng là phương thức hợp đồng.

Theo phạm vi lãnh thổ có du lịch trong nước và du lịch ngoài nước.

Theo mục đích chuyến đi có du lịch thiên nhiên; du lịch văn hoá; du lịch

xã hội; du lịch giải trí; du lịch dân tộc; du lịch chuyên đề; du lịch thể thao; du

lịch tôn giáo và du lịch sức khoẻ.

Theo tiêu chí loại hình du lịch có du lịch ở trong khách sạn; du lịch trong

motel; du lịch ở trong nhà trọ; du lịch nhà người dân; và du lịch cắm trại.

Page 21: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

13

Theo thời gian của chuyến đi có du lịch ngắn ngày, và du lịch dài ngày.

Theo hình thức tổ chức có du lịch theo đoàn, và du lịch cá nhân.

Theo tiêu chí lứa tuổi du khách có du lịch của những người cao tuổi; du

lịch của những người trung niên; du lịch của những người thanh niên và du

lịch của những người thiếu niên và trẻ em.

Theo căn cứ phương tiện giao thông có, du lịch bằng mô tô - xe đạp; du

lịch bằng tàu hỏa; du lịch bằng tàu thuỷ; du lịch bằng xe hơi; và du lịch bằng

máy bay.

Theo căn cứ phương thức hợp đồng có chương trình du lịch trọn gói, và

chương trình du lịch từng phần.

Thực chất cách phân loại du lịch là giúp hiểu bản chất của từng loại du

lịch để vận dụng vào từng bối cảnh cụ thể, với mục đích phát triển du lịch,

phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi được sử dụng phổ biến nhất. Với

cách phân loại này, các chủ thể kinh doanh du lịch và nhà nước có định hướng

xây dựng và phát triển từng mảng rõ ràng, cụ thể và phù hợp hơn. Chẳng hạn

như, với du lịch thiên nhiên, nhà nước có kế hoạch quy hoạch, thu hút đầu tư

khác với du lịch văn hoá. Đồng thời, cách phân loại này cũng phù hợp với đề

tài của luận văn. Di tích lịch sử văn hoá ở Quận 8 là sản phẩm nổi bật trong

hoạt động du lịch.

1.1.3. Vai trò của du lịch

Du lịch giữ vai trò quan trọng. Nó không những có đóng góp về kinh tế

mà còn đóng góp về văn hoá và xã hội [21: tr.32-40].

Về kinh tế, du lịch mang lại ngoại tệ cho đất nước thông qua thu hút

khách du lịch nước ngoài đến tham quan và tiêu dùng ở Việt Nam. Du lịch là

một trong những hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao. Vai trò này thể hiện ở

chỗ, người nước ngoài vào Việt Nam mua sắm các mặt hàng nội địa và vận

chuyển sang nước của họ để tiêu dùng. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong

Page 22: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

14

việc thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển, chẳng hạn như các ngành

sản xuất hàng hoá, sản phẩm và các làng nghề truyền thống. Du lịch có vai trò

kích thích đầu tư. Thông qua hoạt động du lịch, các nhà đầu tư vào Việt Nam

tìm kiếm cơ hội đầu tư để đầu tư vào Việt Nam. Quan trọng hơn, du lịch tạo

công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở những địa phương có

hoạt động du lịch.

Về mặt văn hoá - xã hội, du lịch thúc đẩy giữ gìn và phát huy tiềm năng

của tài nguyên du lịch, để đóng góp vào nguồn thu của địa phương. Du lịch

còn tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới; là cách

Việt Nam giới thiệu văn hoá, truyền thống và lịch sử với bạn bè trên năm

châu.

1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của di tích lịch sử - văn hoá

1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá

Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá xuất hiện lần đầu tiên trong hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam tại Pháp lệnh Di tích lịch sử năm

1984. Theo đó, di tích lịch sử-văn hóa là những công trình xây dựng, địa

điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học nghệ thuật, giá

trị văn hóa hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển

văn hóa, xã hội.

Tiếp đó, khái niệm di tích lịch sử - văn hoá được Luật di sản văn hóa

năm 2002 tiếp cận dưới khía cạnh là một thành tố của phạm trù di sản văn

hoá, “Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm, và các di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá,

khoa học” [16].

So sánh với khái niệm về di tích lịch sử, văn hoá được đề cập trong Pháp

lệnh di tích lịch sử năm 1984 [27] thì khái niệm di tích lịch sử, văn hoá được

xác định trong Luật di sản văn hoá mang tính bao quát, đầy đủ hơn. Khái

Page 23: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

15

niệm di tích lịch sử, văn hoá được quy định khái quát và đầy đủ hơn trong

Luật di sản văn hoá. Di tích lịch sử, văn hoá không chỉ là những công trình

xây dựng, địa điểm mà còn bao gồm các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của

công trình, địa điểm đó.

Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây [16]:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong

quá trình dựng nước và giữ nước;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh

hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các

thời kỳ cách mạng, kháng chiến;

- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;

- Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có

giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử;

- Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan

thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa

dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng

nhũng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

1.2.2. Phân loại di tích lịch sử - văn hoá

Luật Di sản văn hoá năm 2002 [15] lựa chọn tầm quan trọng của di tích

lịch sử - văn hoá để phân loại di tích lịch sử - văn hoá. Theo đó, di tích lịch sử

- văn hoá được chia thành 3 loại: di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu

của địa phương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; và

di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

Page 24: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

16

Cách phân loại này phù hợp đối với thẩm quyền hoạt động quản lý nhà nước,

cụ thể là phân cấp quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hoá.

Theo cách phân loại về nội hàm của di tích lịch sử - văn hoá, có di tích

khảo cổ, di tích lịch sử, và di tích văn hoá nghệ thuật [33]. Di tích khảo cổ là

“những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá thuộc về thời kì lịch sử

xã hội loài người chưa có văn tự trong lịch sử cổ đại” [22: tr.10]. Di tích lịch

sử bao gồm di tích ghi dấu về dân tộc học; di tích ghi dấu sự kiện chính trị

quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất

nước và địa phương; di tích ghi dấu chiến công xếp loại; di tích ghi dấu

những kỉ niệm; di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động; di tích ghi dấu

tội ác và phong kiến [22: tr. 10-11]. Di tích văn hoá nghệ thuật là di tích gắn

với công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa

đựng những giá trị văn hoá, xã hội, văn hoá tinh thần [22: tr.11].

Cách phân loại này phù hợp trong việc bảo tồn và tôn tạo các khi di tích

lịch sử - văn hoá.

1.2.3. Vai trò của di tích lịch sử - văn hoá

Khái niệm về di tích lịch sử - văn hoá ở trên cho thấy di tích lịch sử - văn

hoá có vai trò quan trọng về lịch sử, văn hoá, khoa học và kinh tế.

Trước hết, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò lịch sử. Di tích lịch sử - văn

hoá là kết quả của quá trình đấu tranh, xây dựng và sản xuất của một địa

phương, dân tộc. Di tích lịch sử - văn hoá chứa đựng những tư liệu lịch sử của

địa phương và đất nước.

Thứ hai, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò văn hoá. Bên cạnh giá trị về

lịch sử, di tích lịch sử - văn hoá hàm chứa trong đó các trầm tích văn hoá của

dân tộc, vùng miền. Nhờ đó mà thế hệ hiện tại giải mã và hiểu được sâu sắc

văn hoá của những thời kì trong lịch sử. Giá trị văn hoá của di tích lịch sử -

Page 25: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

17

văn hoá còn thể hiện ở sự đóng góp của chúng vào việc làm phong phú, đa

dạng hơn văn hoá của hiện tại.

Thứ ba, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò trong nghiên cứu khoa học.

Nhờ vào sự hiện hữu của các di tích lịch sử - văn hoá, các ngành khoa học

quan trọng như sử học, văn học, văn hoá, khảo cổ có được những thông tin có

giá trị phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của những ngành khoa học trên.

Thứ tư, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò kinh tế. Di tích lịch sử - văn

hoá, nhờ những đặc điểm tiêu biểu, sở hữu những giá trị độc đáo để trở thành

những sản phẩm du lịch đặc sắc, đóng góp trực tiếp vào nguồn thu của địa

phương, và của đất nước.

Ngoài ra, di tích lịch sử - văn hoá còn có vai trò giáo dục. Di tích lịch sử

- văn hoá giúp giáo dục thế hệ hiện tại về tinh thần yêu nước, truyền thống và

niềm tự hào dân tộc. Di tích lịch sử - văn hoá là cầu nối giữa quá khứ với hiện

tại, là tiếng nói tinh tuý còn sót lại của quá khứ dân tộc, lịch sử.

Vai trò của di tích-lịch sử thể hiện ở chính giá trị của di tích, đóng vai trò

hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Với giá trị to lớn

như vậy, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá không những để tạo giá trị

kinh tế mà còn giúp khai thác những giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học của

các di tích lịch sử - văn hoá của từng địa phương và đất nước.

1.3. Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

1.3.1. Khái niệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích - lịch sử văn hoá, Nhà nước,

các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân và tổ chức sở hữu, khai thác các

di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của pháp luật. Tuy không có hẳn một

khái niệm về khai thác di tích lịch sử - văn hoá, nhưng Luật Di sản văn hoá

năm 2002 [15] có đề cập đến một số nội dung của khai thác di tích lịch sử -

văn hoá.

Page 26: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

18

Theo đó, khai thác di tích lịch sử - văn hoá bao gồm hai hoạt động quan

trọng, đó là bảo tồn và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá. Bảo tồn bao gồm bảo

quản, tu bổ, và phục hồi di sản văn hoá. Sử dụng di tích lịch sử - văn hoá

chính là những hoạt động làm cho di tích lịch sử - văn hoá tạo ra những giá trị

vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội.

Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch là thông qua

hoạt động du lịch để thực hiện bảo tồn và sử dụng chúng nhằm tạo ra giá trị

vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội. Với khái niệm này, có một số vấn đề

cần quan tâm như sau:

Thứ nhất, khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch phải

gắn với hoạt động bảo tồn vì đây là một sản phẩm du lịch đặc thù.

Thứ hai, khai thác di tích lịch sử - văn hoá phải vừa gắn với xu hướng thị

trường du lịch, vừa gắn với việc lưu giữ các giá trị văn hoá và lịch sử.

Thứ ba, khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch phải

tuân thủ những yếu tố có tích quy luật của hoạt động du lịch và quy luật vận

động của di tích lịch sử - văn hoá.

1.3.2. Khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động

du lịch

Để khai thác tốt di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch, cần

thiết phải xây dựng được khung lý thuyết về khai thác sản phẩm du lịch này.

Theo khái niệm về du lịch, để có thể có được cái gọi là du lịch, cần phải đảm

bảo nhiều yếu tố như: sản phẩm du lịch, điểm du lịch; đơn vị kinh doanh du

lịch; người dân địa phương; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Khai thác di

tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch, theo đó, phải gắn với việc phát

triển đồng bộ các yếu tố vừa nêu.

1.3.2.1. Giá trị lịch sử - văn hoá của di tích.

Có thể nói yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động du lịch là sản phẩm du

Page 27: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

19

lịch. Sản phẩm du lịch là mục tiêu mà du khách muốn hướng tới khi “mua”

dịch vụ du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam, “sản phẩm du lịch là tập hợp các

dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du

lịch”.

Như vậy, sản phẩm du lịch không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là một

tập hợp các dịch vụ bao gồm dịch vụ từ chính sản phẩm cốt lõi của du lịch,

dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, khách sạn, giao thông, và cả những dịch vụ liên

quan đến quản lý nhà nước như vấn đề cư trú, quản lý người nước ngoài,...

Tất cả những sản phẩm này tạo thành một tập hợp thống nhất và có quan hệ

với nhau tạo ra tác động liên hoàn. Bất cứ sự không đảm bảo nào ở một dịch

vụ đơn lẻ đều có thể làm hỏng sản phẩm du lịch. Với cách tiếp cận và logic

như vậy, sản phẩm du lịch phải mang tính đồng bộ.

Di tích lịch sử - văn hoá được xem là điểm cốt lõi của sản phẩm du lịch

về lịch sử - văn hoá [37]. Các di tích này tạo thành những sản phẩm du lịch

độc đáo và độc nhất. Cái tạo nên giá trị của di tích lịch sử - văn hoá là yếu tố

văn hoá, lịch sử được chứa đựng trong đó. Không những vậy, sản phẩm du

lịch là di tích lịch sử - văn hoá còn phải gắn chặt với yếu tố pháp luật về di

tích văn hoá. Nói cách khác, đây là một sản phẩm du lịch đặc thù mà khách

du lịch và chủ thể quản lý, khai thác du lịch phải lưu ý trong quá trình khai

thác và quản lý.

Điểm đến du lịch là khái niệm nhấn mạnh đến vị trí địa lý. “Điểm đến du

lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó

nhằm thoả mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó” [21: tr.100].

Khái niệm này có ưu điểm là xác định được không gian của điểm đến du lịch

nhưng lại không cung cấp được nội hàm cơ bản của điểm đến du lịch. Chính

điều này làm cho việc xây dựng và phát triển điểm đến du lịch còn mơ hồ.

Page 28: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

20

Từ góc độ dịch vụ du lịch, tác giả Vũ Đức Minh [41] cho rằng điểm đến

du lịch là tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu

của du khách. Điểm đến du lịch, theo đó, gồm các thành tố như: các điểm hấp

dẫn du lịch; giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ và các

hoạt động bổ sung.

Điểm đến du lịch bao gồm hai loại: điểm đến cuối cùng và điểm đến

trung gian. Điểm đến cuối cùng là điểm xa nhất tính từ điểm xuất phát gốc

của du khách hoặc là địa điểm mà khách dự định sử dụng phần lớn thời gian

[41]. Trong khi đó, điểm đến trung gian hoặc điểm ghé thăm là địa điểm mà

khách du lịch giành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc để chuẩn

bị thăm viếng một điểm du lịch khác. Cách phân loại này dựa theo lịch trình

của chuyến du lịch, nên mang tính tương đối. Trên thực tế tất cả các điểm du

lịch có thể là điểm đến cuối cùng và cũng có thể là điểm đến trung gian tuỳ

thuộc vào lộ trình của khách du lịch. Chính vì vậy, cách phân loại này thường

ít có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn có thể được áp dụng trên thực tế, vì một

số điểm đến du lịch do vị trí địa lý của nó, thường mặc nhiên trở thành điểm

đến trung gian.

Một điều đáng quan tâm nữa là khái niệm điểm đến du lịch bao quát sản

phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch tồn tại trong điểm đến du lịch. Trong nhiều

trường hợp, chẳng hạn như nghiên cứu về khái niệm điểm đến du lịch của tác

giả Vũ Đức Minh vừa nêu thì điểm đến du lịch bao gồm cả sản phẩm du lịch.

Điểm đến du lịch liên quan đến di tích lịch sử - văn hoá là không gian

địa lý bao quanh khu di tích lịch sử - văn hoá đó.

1.3.2.2. Đơn vị kinh doanh du lịch

Đơn vị kinh doanh du lịch gồm các đơn vị kinh doanh hoạt động trong

nhiều lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch [12]. Đơn vị kinh doanh du

lịch bao gồm: đơn vị vận chuyển du lịch; đơn vị kinh doanh về dịch vụ lưu

Page 29: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

21

trú; các hoạt động vui chơi giải trí; và đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành và

các hoạt động trung gian [35].

Đơn vị vận chuyển du lịch là những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển

cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu

du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch [50]. Đơn vị vận chuyển du lịch bao gồm

các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng không, đường bộ, đường sắt và

đường thuỷ.

Đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú (cơ sở lưu trú du lịch) là cơ sở cho

thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú,

trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu [26].

Đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm các loại hình như nhà hàng,

quán bar, các quán cà phê tồn tại xung quanh không gian du lịch. Đơn vị kinh

doanh dịch vụ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài lòng

cho khách du lịch.

Các hoạt động vui chơi giải trí như công viên giải trí, sở thú, bách thảo,

các chương trình biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, các khu vực mua sắm, sòng

bạc…góp phần tích cực làm cho điểm du lịch trở nên hấp dẫn và thu hút.

Đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành và các hoạt động trung gian đóng vai

trò là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Đơn vị

kinh doanh dịch vụ lữ hành và các hoạt động trung gian bao gồm đại lý du

lịch và công ty lữ hành.

1.3.2.3. Cộng đồng người dân địa phương

Người dân địa phương bao gồm những con người sống tại nơi có di tích

lịch sử - văn hoá. Khái niệm người dân địa phương là một khái niệm tổng hợp

bao gồm con người, văn hoá, bản sắc do con người ở đó tạo ra, lối sống, và

thậm chí là cách thức tổ chức cộng đồng [45].

Page 30: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

22

Du lịch đã trở thành một nguồn thu cho nhiều cộng đồng. Cho nên cộng

đồng, cụ thể là người dân tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

hoạt động du lịch tại nơi mà họ sinh sống vì lý do mưu sinh, tăng thu nhập.

Theo đó có khái niệm ý thức cộng đồng. Ý thức cộng đồng là ý thức nghĩa vụ

và cam kết của một cá nhân đối với các thành viên khác trong cộng đồng, phát

triển theo thời gian thông qua sự hiểu biết về giá trị tập thể, niềm tin và lợi ích

giữa các thành viên cộng đồng [45]. Sự tham gia của cộng đồng có thể được

xem như là một quá trình mà các cư dân của một cộng đồng được đưa ra một

tiếng nói và một sự lựa chọn để tham gia vào các vấn đề có ảnh hưởng đến

cuộc sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du

lịch có thể hỗ trợ và duy trì văn hóa địa phương, truyền thống, kiến thức, kỹ

năng, và tạo ra niềm tự hào về di sản cộng đồng (Lacy, 2002 dẫn theo [45]).

Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng là để cải thiện sự giao tiếp giữa

các bên liên quan tạo thuận lợi cho việc ra quyết định tốt hơn và phát triển

bền vững. Sự tham gia của cộng đồng cũng là cơ chế cho cộng đồng tham gia

tích cực trong quan hệ với các đối tác, trong việc ra quyết định và đại diện

trong các cấu trúc cộng đồng (Chapman & Kirk, 2001 dẫn theo [45]). Nghiên

cứu này nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng như là một sự tham gia của

người dân địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Nếu không có sự

tham gia của cộng đồng rõ ràng là không có hợp tác, không phát triển và

không có chương trình. Do đó thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc ra

quyết định để thực hiện phát triển du lịch có thể dẫn đến thất bại trong việc

phát triển cộng đồng (Miranda, 2007 dẫn theo [45]). Sự tham gia của cộng

đồng làm tăng cảm giác của người dân về quyền kiểm soát các vấn đề có ảnh

hưởng đến cuộc sống của họ và cũng thúc đẩy sự tự tin và tự nhận thức Sự

tham gia của cộng đồng cung cấp một ý thức cộng đồng phải chịu trách nhiệm

cho bản thân và những người khác, sẵn sàng chia sẻ và tương tác.

Page 31: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

23

Từ góc độ du lịch, sự tham gia của cộng đồng thể hiện ở những góc độ

như:

Cộng đồng là chủ thể tiếp nhận khách du lịch [54]. Cộng đồng là chủ thể

tiếp nhận khách du lịch thông qua hoạt động kinh doanh, làm việc trong các

doanh nghiệp, các sơ cở lưu trú, ăn uống, dịch vụ hay trực tiếp tham gia với tư

cách là các thành viên cá nhân của cồng động. Sự đón tiếp của họ thực hiện

một cách trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung

cấp vật tư thiết bị tạo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của khách

du lịch.

Cộng đồng còn tham gia vào hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ và

đảm bảo chất lượng dịch vụ [54]. Chính những sản phẩm do người dân địa

phương sản xuất mới là điểm nhấn khiến du khách có ấn tượng hơn với điểm

đến du lịch. Những sản phẩm đó là đặc sản của địa phương, giúp phân biệt địa

phương này với địa phương khác.

Cộng đồng tham gia vào quảng bá văn hoá của địa phương [54]. Thông

qua hoạt động, nếp sống hàng ngày, mỗi cá nhân người dân góp phần giới

thiệu những giá trị văn hoá gắn liền với đời sống của họ ở địa phương. Họ là

những người quảng bá văn hoá địa phương một cách sống động, tích cực và

hiệu quả nhất [36].

1.3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền trong lĩnh vực Sở Du lịch, Sở Văn hoá-Thể thao và Phòng Văn hoá -

Thông tin và Phòng Kinh tế. Những cơ quan nhà có chức năng và nhiệm vụ

quản lý du lịch từ góc độ nhà nước như:

Xác định quan điểm và nhận thức trong nội bộ chính quyền và toàn thể

cộng đồng dân cư về vai trò và tầm quan trọng của sản phẩm du lịch địa

phương. Đây là yếu tố quyết định đưa ngành du lịch thực sự góp phần quan

Page 32: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

24

trọng giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống

nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, khuyến

khích cộng đồng cùng tham gia làm du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh,

lành mạnh, bền vững; vận động nhân dân phát huy bản chất tốt đẹp của con

người đồng bằng Nam bộ hào hiệp, thanh lịch, và hiếu khách.

Tăng cường giáo dục pháp luật về du lịch trong toàn xã hội. Vận động

mọi người sống và làm việc theo pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo tài

nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), môi trường du

lịch (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) để phát triển du lịch bền

vững.

Liên kết với các địa phương trong không gian du lịch thực hiện điều tra,

khảo sát, đánh giá đúng mức tài nguyên du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du

lịch, đặc biệt là định hướng phát triển SPDL của địa phương. Sản phẩm du

lịch mang tính chiến lược lâu dài, cần xác định loại hình, quy mô, đối tượng

khách du lịch thụ hưởng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đâu là sản phẩm đặc

trưng, đâu là sản phẩm du lịch liên kết cụm, vùng…

Tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư, vận động nhiều thành phần kinh tế cùng

tham gia theo phương châm xã hội hóa sản phẩm du lịch. Chính quyền địa

phương có trách nhiệm bình chọn doanh nghiệp nổi trội trong số các ứng viên

và giao nhiệm vụ thực hiện.

Ban hành hoặc đề xuất các chính sách ưu đãi đầu tư ổn định, tạo hành

lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư. Hỗ trợ nâng cấp hệ thống

giao thông, nguồn vốn, lãi suất ngân hàng, tuyên truyền quảng bá giới thiệu

sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch v.v..

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ,

kiến thức quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch

Page 33: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

25

cho lực lượng quản lý và trực tiếp lao động du lịch.

Tham gia giám sát việc liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với các đối

tác khác (hợp tác song phương, hợp tác đa phương), giữa doanh nghiệp với

cộng đồng dân cư về việc phân công trách nhiệm và chia sẽ lợi nhuận.

Luôn nâng cao năng lực để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về

du lịch, kiểm tra xử lý kịp thời những bất cập xảy ra, ngăn chặn, uốn nắn

những hành vi xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm

phương hại đến cộng đồng và khách du lịch.

Từ những vấn đề trên, khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn

hoá trong hoạt động du lịch có thể được sơ đồ hoá như sau:

Biểu đồ 1.1. Khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử văn hoá - du lịch

Khung lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu việc khái thác di tích lịch sử

- văn hoá trong hoạt động du lịch nói chung và ở Quận 8 nói riêng.

Từ khung lý thuyết này, có một số vấn đề đặt ra như:

Thứ nhất, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

mang tính đặc thù do sản phẩm du lịch cốt lõi là các di tích lịch sử - văn hoá.

Cho nên việc khai thác phải mang tính chất đặc trưng và gắn với bảo tồn.

Khai thác lịch sử-văn hoá

Sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch

Doanh nghiệp kinh

doanh du lịch

Cộng đồng dân cư

Chính quyền địa phương

Page 34: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

26

Thứ hai, việc khao thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

phải gắn với việc phát huy đồng bộ các yếu tố thuộc khung lý thuyết về khai

thác du lịch ở trên. Nói cách khác di tích lịch sử - văn hoá, điểm đến du lịch,

đơn vị kinh doanh, người dân địa phương, và cơ quan quản lý nhà nước về du

lịch phải có sự phối hợp và phát triển đồng bộ mới có thể tạo thành điểm đến

du lịch có khả năng thu hút du khách.

Thứ ba, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

đòi hỏi quá trình đầu tư lâu dài, tốn thời gian.

Thứ tư, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

không tập trung thuần tuý vào giá trị kinh tế, mà còn quan tâm đến sự lan

truyền giá trị lịch sử và văn hoá.

1.3.3. Mối quan hệ giữa du lịch và di tích lịch sử - văn hoá

Du lịch không thể đơn phương tồn tại và phát triển mà đòi hỏi sự phối

hợp nhịp nhàng giữa các ngành văn hoá, kinh tế trong chiến lược phát triển du

lịch bền vững. Nói cách khác du lịch cần phải gắn với yếu tố môi trường, di

tích, di sản và văn hoá. Trong đó di sản lịch sử - văn hoá là cơ sở quan yếu

của du lịch văn hoá. Bởi di tích lịch sử - văn hoá không những chứa đựng đời

sống vật chất, tinh thần, mà còn cả lối sống của cộng đồng và môi trường

thiên nhiên và văn hoá của quá khứ. Bởi vì trong các đối tượng của hoạt động

du lịch thì các di tích lịch sử - văn hoá có nhiều đối tượng nhất, xét cả bề rộng

lẫn chiều sâu, cả về nội dung và hình thức. Chính điều đó đã tạo ra mối quan

hệ rất gắn bó giữa du lịch và các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá.

Theo đó, mối quan hệ giữa di tích lịch sử - văn hoá và du lịch được thể hiện

như sau:

Một là, di tích lịch sử - văn hoá là đối tượng và nội dung chủ yếu của

hoạt động du lịch [49]. Thiếu những đối tượng này là thiếu đi nội dung và địa

chỉ của du lịch. Nhờ di tích lịch sử - văn hoá mà hình thành các chủ đề du lịch

Page 35: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

27

tìm hiểu về lịch sử Việt Nam như sản phẩm du lịch “hành trình di sản miền

Trung”, “con đường đi qua các kinh đô cổ ”, du lịch về các nơi xảy ra các trận

đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm như: sông Bạch Đằng, Như

Nguyệt, Rạch Gấm, Xoài Mút, Điện Biên Phủ, sông Bến Hải…; du lịch về

tìm hiểu về các danh nhân, anh hùng dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… [51]. Ngoài ra còn có các chủ đề du lịch khác

như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội gắn với nhiều hoạt động văn hoá truyền

thống.

Hai là, hoạt động của di tích lịch sử - văn hoá là một khâu quan trọng

trong dây chuyền hoạt động du lịch [18]. Những nhà khoa học lịch sử, khoa

học nhân văn trong đó có những người làm công tác bảo tồn di tích lịch sử -

văn hoá đã xây dựng nên những cơ sở cho ngành du lịch phát triển. Họ là

những người nghiên cứu để xác định giá trị của hệ thống các di tích. Cũng

chính họ từ thế hệ này sang thế hệ khác công phu nghiên cứu sưu tầm để dựng

nên các bảo tàng, bảo vệ cho sự tồn tại của làng nghề, dựng lại các lễ hội

truyền thống, các trò diễn dân gian tạo nền cho du lịch phát triển.

Ba là, theo xu hướng phát triển của thời đại từ đối đầu sang đối thoại, hội

nhập và cùng với sự tăng trưởng về đời sống vật chất con người, nhu cầu du

lịch nhân văn đòi hỏi thoả mãn cả trí thức, đạo đức và tình cảm. Các di tích

lịch sử - văn hoá sẽ giữ vai trò chủ yếu trong hình thức du lịch này.

Với tất cả những đặc điểm trên, có thể nói về góc độ kinh tế thì du lịch là

một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều yếu tố văn hoá. Về khía cạnh văn

hoá thì đây là một hoạt động văn hoá có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng

chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Xét về mục

tiêu hoạt động của ngành văn hoá cũng như ngành du lịch, cả hai ngành đều

có điểm chung là thu hút được nhiều khách nhất, phục vụ được đông đảo các

tầng lớp nhân dân cả trong nước và quốc tế. Chính vì có sự tương đồng trong

Page 36: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

28

mục đích hoạt động mà ngành du lịch, ngành văn hoá thông tin nói chung và

bảo tồn di tích nói riêng cần có một sự phối hợp thật chặt chẽ. Về mặt khoa

học, đây là sự phối hợp liên ngành, còn xét về mặt kinh tế, đây là một sự liên

kết vì lợi ích kinh tế - xã hội và cả văn hoá.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và nước ngoài

1.4.1. Kinh nghiệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du

lịch ở Nhật Bản

Nhận Bản là một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ về du lịch ở

khu vực Châu Á, đặc biệt là du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá. Để có

được thành công như hiện nay Nhật đã thực hiện những bước đi chắc chắn

trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá [44].

Thứ nhất, Nhật kiến tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch và khai

thác di tích lịch sử - văn hoá cho du lịch. Đầu tiên là Luật bảo tồn di tích lịch

sử-danh lam thắng cảnh tự nhiên năm 1910; tiếp đến là Luật Bảo vệ tài sản

Văn hóa năm 1950. Đến năm 1975 Luật Bảo vệ tài sản văn hoá được sửa đổi

theo đó, hệ thống các khu bảo tồn nằm trong các nhà truyền thống cũng được

giới thiệu trong luật sửa đổi. Hệ thống này bao gồm các địa danh lịch sử như:

làng chài, làng nghề truyền thống, cảng biển, đền chùa….

Hiện tại, hơn 100 địa danh đã được công nhận là khu di tích cổ quan

trọng của Nhật Bản, những nơi này đang trở thành những điểm du lịch nổi

tiếng.

Đến năm 2008, Nhật tiếp tục ban hành Bộ luật quy hoạch thành phố lịch

sử để làm hành lang pháp lý. Vào những năm gần đây, trong bộ luật quy

hoạch thành phố lịch sử ban hành năm 2008, các vấn đề giữa phát triển vùng

và bảo tồn di sản văn hóa có thể được giải quyết song song trong cùng một

chính sách.Về du lịch, có bộ luật xây dựng đất nước du lịch đã được ban

hành năm 2006, cơ quan du lịch Nhật Bản được thành lập năm 2008.

Page 37: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

29

Thứ hai, Nhật đã có một lộ trình phát triển du lịch có tầm nhìn và chi

tiết. Lộ trình phát triển du lịch này chia thành 4 giai đoạn với những hoạt

động cụ thể, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Các giai đoạn liên quan đến bảo tồn di sản và phát triển du lịch

Giai đoạn Sự kiện

Từ những

năm 1910

tới những

năm 1970

Hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa

1919: Luật bảo tồn khu vực lịch sử, công trình kiến trúc lớn, kỳ

quan lớn

1929: Luật bảo tồn di sản quốc gia

1950: Luật bảo vệ tài sản văn hóa

1963: Luật du lịch

1966: Luật đặc biệt bảo tồn khu vực lịch sử trong các thành phố

cổ

Từ những

năm 1970

tới cuối

những năm

1980

Sử dụng các di sản văn hóa cho mục đích du lịch

1970s: Khởi động chiến dịch “khám phá Nhật Bản”.

1970s: Phát triển bảo tồn lịch sử bằng các hoạt động cộng đồng.

1970s: Phân loại nguồn lực cho hoạt động du lịch theo mức độ

quốc gia.

1975: Sửa đổi luật bảo vệ các tài sản văn hóa.

1975: Thiết lập hệ thống bảo tồn các khu vực có các tòa nhà

truyền thống.

1978: Khởi động các cuộc hội thảo quốc gia hàng năm tại các khu

vực được bảo tồn.

Cuối

những năm

1980 tới

Phân bổ lợi nhuận từ hoạt động du lịch của các di sản văn hóa

tới cộng đồng

Page 38: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

30

những năm

2000

Gia tăng số lượng khu vực bảo tồn của các tòa nhà cổ

Khuyến khích các họat động quảng bá văn hóa bởi các cơ quan

chính quyền địa phương

Khởi động hệ thống đăng ký/ghi danh cho các di sản văn hóa

Từ những

năm 2000

tới nay

Trao quyền cho cộng đồng với sự phát triển du lịch

2003: Tuyên bố của Chính phủ về xây dựng một đất nước du

lịch.

2004: Sửa đổi luật bảo vệ tài sản văn hóa.

2006: Luật cơ bản về quảng bá du lịch quốc gia.

2007: Luật quảng bá du lịch sinh thái.

2008: Luật phát triển các điểm đến du lịch. Thiết lập các cơ quan

du lịch Nhật Bản

Nguồn: Ando Katshiro 2013

1.4.2. Kinh nghiệm làm du lịch ở Hội An

Ở Việt Nam, Hội An là khu di tích lịch sử - văn hoá được khai thác rất

thành công để phục vụ cho du lịch. Lượng du khách trong nước và ngoài nước

đến Hội An tăng lên qua các năm, kéo theo đó là nguồn thu từ du lịch cũng

tăng lên.

Bảng 1.2. Số lượt du khách và doanh thu từ du lịch ở Hội An

Năm Số lượt du khách Doanh thu từ du lịch

2009 2.3 triệu 810 tỷ

2010 2.4 triệu 1600 tỷ

2013 3.4 triệu 1.800 tỷ

2014 3.68 triệu 2.200 tỷ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ wedsite Du lịch Quảng Nam

Thế nhưng ít ai biết rằng cách đây hơn 20 năm, khu phố cổ này chỉ là

Page 39: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

31

một vùng đất hoang sơ, đìu hiu và nghèo nàn với gần 1.000 ngôi nhà cổ và

hơn 200 di tích đình, chùa, miếu mạo có tuổi thọ hàng trăm năm ở trong tình

trạng xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào [10]. Khu du lịch Hội

An bước đầu đạt được những thành quả trên là do có nhiều nguyên nhân.

Trước hết, Phố cổ Hội An bản thân nó chứa đựng những giá trị độc đáo

và đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và trên thế giới. Phố cổ Hội An vẫn được bảo

tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công

trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng,

chợ ... những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu

bàn cờ [47]. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ

kính.

Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và

cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến

trúc và lối sống đô thị. Đây là một quần thể du lịch với khoảng 1.360 di tích,

danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19

chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng

nước cổ, 1 cây cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di

tích [53].

Thứ hai, ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn

lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ [53]. Cuộc sống thường

nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ

thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh

quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản...

làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách.

Thứ ba, Chính quyền địa phương và các đơn vị tổ chức du lịch đã biết

cách phối hợp tổ chức những chương trình, hoạt động giúp thu hút khách du

lịch. Theo tác giả, Võ Thị Ánh Tuyết và Đào Vĩnh Hợp [53], Hội An hiện nay

Page 40: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

32

đã có nhiều hoạt động cùng các chương trình đặc biệt để thu hút khách tham

quan, góp phần tạo nên một “thương hiệu” du lịch đặc sắc. Các chương trình

đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế.

Chương trình “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” được thực hiện từ

ngày 08 tháng 9 năm 1998. Từ đó đến nay, đã có hơn 200 đêm phố cổ được tổ

chức định kỳ vào 14 âm lịch hàng tháng. Tại đây, du khách được tham gia

nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống như: chơi bài chòi, cờ tướng,

cờ làng, đập nồi, hò khoan đối đáp, xướng họa thơ đường, nhóm thơ truyền

thống, biểu diễn tuồng, võ thuật truyền thống, trình tấu nhạc cổ truyền, dạy

hát dân ca, thư pháp, hát nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, chợ đêm, thả đèn

trên sông hay âm nhạc đường phố… Dự án “Phố dành cho người đi bộ và xe

không động cơ” ra đời năm 2004. Đến nay đã qua nhiều lần điều chỉnh thời

gian hoạt động để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của người dân và thời

điểm tham quan của khách du lịch. Hiện nay, phố đi bộ Hội An hoạt động từ

8h30 đến 11h00 và từ 15h00 đến 21h30 hàng ngày. Các chương trình lễ hội

đặc sắc, như lễ hội “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản”, được tổ chức

thường niên từ năm 2003 tại thành phố Hội An. Đây là sự kiện văn hóa đặc

sắc, minh chứng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp không ngừng được củng cố

và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản

[53].

Ngoài ra, đó còn là sự đúng đắn của lãnh đạo tỉnh trong việc xác định

đúng hướng phát triển du lịch của Hội An. Đó là phát triển du lịch dựa trên cơ

sở bảo tồn di sản và tài nguyên văn hóa môi trường của địa phương; du lịch di

sản cần hướng tới sự thu hút từ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ

du lịch cho cộng đồng; phát triển Hội An thành một điểm đến chất lượng cao,

bền vững.

Thứ tư, xuất phát điểm của du lịch Hội An là sự tham gia và hưởng lợi

Page 41: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

33

của người dân [53]. Đó là niềm tin về một thành phố xanh - sạch - đẹp, thanh

bình với "3 Không" được thực hiện nhất quán: “Không rác, không chèo kéo,

không trộm cướp”. Là niềm tin về một điểm đến có những vị chủ nhà vô cùng

hiếu khách và thân thiện đến mức mỗi nhà đều có nhà vệ sinh miễn phí dành

cho du khách. Và trên hết, đó là niềm tin về một điểm đến nơi di sản thực sự

đóng vai trò trung tâm và con người biết giữ gìn và trân trọng di sản đó. Niềm

tin đó được củng cố qua cách làm du lịch đồng bộ, nhất quán từ chính quyền

địa phương cho đến người dân.

1.4.3. Bài học rút ra

Dựa trên những phân tích từ kinh nghiệm của Hội An và Nhật Bản, có

thể rút ra nhiều bài học cho Quận 8 trong phát triển du lịch bền vững và phát

huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa.

- Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách theo

mô hình gồm các yếu tố: quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa; duy trì

chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch; nhận thức của cộng đồng địa

phương và chính quyền về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững

[2&3].

- Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa du khách và cộng đồng địa

phương. Việc sử dụng một cách bền vững di sản hướng đến sự phát triển phải

hài hòa được cả 3 mặt: tái sinh các điều kiện kinh tế xã hội; nâng cao mức

sống; bảo tồn được tài sản văn hóa. Du lịch mang lại một nguồn doanh thu

cho cộng đồng địa phương và cộng đồng địa phương có thể sử dụng doanh

thu đó cho việc bảo tồn và cải thiện đời sống. Được như vậy, sẽ có thể mang

lại một phong cách sống độc đáo hơn thu hút du khách.

- Để phát triển du lịch bền vững cần phải hội đủ hai điều kiện. Thứ

nhất, người dân phải có các hoạt động đời sống năng động và phong phú.

Chính vì vậy du khách có thể thưởng thức lối sống truyền thống nhưng không

Page 42: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

34

kém phần năng động của họ. Thứ hai là cho khu du lịch, khu du lịch phải có

những nơi để du khách tham quan, để ăn uống, để vui chơi, để đi bộ, để trải

nghiệm bằng cách sử dụng di sản văn hóa và các tài nguyên du lịch của địa

phương. Vì vậy, du khách sẽ có thể đồng thời đi du lịch và trải nghiệm cuộc

sống tại địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích - lịch sử văn hoá, Nhà nước,

các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân và tổ chức sở hữu, khai thác các

di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của pháp luật. Tuy không có hẳn một

khái niệm về khai thác di tích lịch sử - văn hoá, nhưng Luật Di sản văn hoá

năm 2002 [15] có đề cập đến một số nội dung của khai thác di tích lịch sử -

văn hoá.

Theo đó, khai thác di tích lịch sử - văn hoá bao gồm hai hoạt động quan

trọng, đó là bảo tồn và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá. Bảo tồn bao gồm bảo

quản, tu bổ, và phục hồi di sản văn hoá. Sử dụng di tích lịch sử - văn hoá

chính là những hoạt động làm cho di tích lịch sử - văn hoá tạo ra những giá trị

vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội.

Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch là thông qua

hoạt động du lịch để thực hiện bảo tồn và sử dụng chúng nhằm tạo ra giá trị

vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội.

Di tích lịch sử - văn hoá được xem là điểm cốt lõi của sản phẩm du lịch

về lịch sử - văn hoá [37]. Các di tích này tạo thành những sản phẩm du lịch

độc đáo và độc nhất. Cái tạo nên giá trị của di tích lịch sử - văn hoá là yếu tố

văn hoá, lịch sử được chứa đựng trong đó. Không những vậy, sản phẩm du

lịch là di tích lịch sử - văn hoá còn phải gắn chặt với yếu tố pháp luật về di

tích văn hoá. Nói cách khác, đây là một sản phẩm du lịch đặc thù mà khách

du lịch và chủ thể quản lý, khai thác du lịch phải lưu ý trong quá trình khai

Page 43: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

35

thác và quản lý.

Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, và các

di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử,

văn hoá, khoa học. Để khai thác hiệu quả di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt

động du lịch, cần phát huy đồng bộ các yếu tố: sản phẩm du lịch và điểm đến

du lịch; doanh nghiệp kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư; và chính quyền

địa phương. Kinh nghiệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá ở Nhật và Hội An

là những gợi ý thiết thực cho Quận 8.

Thông qua quá trình tiếp cận nguồn tài liệu thứ cấp, trong nội dung

chương 1 tác giả tập trung làm rõ một số các khái niệm, quan niệm và các

thuật ngữ. Ngoài ra tác giả cũng nhấn mạnh một số sơ sở lý luận và thực tiễn

liên quan đến di tích lịch sử - văn hoá. Những cơ sở lý luận và thực tiễn được

trình bày ở chương 1 cũng là cơ sở tiền đề để đi sâu vào khai thác thực trạng

di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch ở Quận 8, Tp. HCM.

Page 44: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

36

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG HOẠT

ĐỘNG DU LỊCH QUẬN 8, TP. HCM

2.1. Thực trạng khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du

lịch tại Quận 8, Tp. HCM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận 8 nằm về phía Tây - Nam Thành phố. Là một quận ven của nội

thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh ruột Ngựa làm

ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm

ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp quận Bình Chánh [1].

Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận

5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của

Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành như

Kênh Đôi, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi,

Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm,

rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3. Địa hình bị chia

cắt ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông - bán

thị, Quận 8 trong chiến tranh là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển chiến

tranh du kích cũng như việc xây dựng những lõm du kích, những bàn đạp lợi

hại của chiến tranh cách mạng ở ngay trong lòng sào huyệt lớn nhất của địch

là Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định [1].

Địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8

bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 6, 7, 15 và 16. Song Quận 8

không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện

tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Khí hậu nhiệt đới

gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi phát triển nông nghiệp [1].

Page 45: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

37

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Quận 8 là khu vực bán nông trồng lúa xanh (giáp quận Bình chánh), cói,

rau, dừa và trái cây. Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ

thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với

các địa phương khác trong và ngoài Thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu

20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu

vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, quận

nào có được. Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát

triển. Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường

và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận.

Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn

2.500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu

Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần

làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó. Chỗ gặp gỡ giao thông thủy và bộ

là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8.

Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình

Đông, Bình Lợi [1].

Đi liền với cảng là hệ thống kho tàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay. Toàn

Quận có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, bao gồm 30 cơ

sở kho hàng do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý

và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận. Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung

chuyển quy mô” ở phía Tây - Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một

trong những quận có cảng quan trọng của Tp. HCM [1].

Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả

nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, ….

2.1.3. Điều kiện xã hội

Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất

Page 46: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

38

này khai phá và canh tác nông nghiệp [8]. Những người lao động nghèo từ

miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức

lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó

là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về Quận 8. Sau đó

những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các

vùng địa phương khác của Thành phố lại dồn về vùng đệm Quận 8, đưa dân

số Quận 8 trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành

phần chủ yếu là công nông. Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt

chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ

khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn

0,3% [1]. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52

chùa được xây dựng khắp nơi [1]. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ

như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ,

Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường [1].

Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở Quận 8 dù từ nhiều nguồn

gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo,

nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê, đã chung lưng đấu cật, đoàn kết

thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng xây dựng và bảo vệ

xóm ấp quê hương Quận 8 trong suốt hơn một thế kỷ qua, nhất là trong những

năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong hoà bình xây dựng

Chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân

Quận 8 những năm đầu thế kỷ XX.

Page 47: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

39

2.1.3.1. Cơ sở lưu trú

Bảng 2.1. Cơ sở lưu trú Buồng lưu trú TPHCM và Việt Nam giai đoạn

2005-2008

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2012 [26]).

Để phục vụ được lượng khách du lịch đông đảo, các doanh nghiệp Thành

phố đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở lưu trú.

Số liệu thống kê cho thấy số cơ sở lưu trú và số buồng lưu trú của

TPHCM luôn dẫn đầu cả nước và lớn hơn 45% so với Hà nội (Hà Nội là

thành phố có năng lực lưu trú đứng nhì cả nước) [26].

Để thỏa mãn nhu cầu lưu trú của mọi loại khách, các doanh nghiệp

Thành phố đã xây dựng hệ thống khách sạn từ 1 đến 5 sao nhiều nhất nước.

Bảng 2.2. Khách sạn của TPHCM và cả nước năm 2008

Hạng khách sạn

Số khách sạn Số buồng khách sạn

Cả nước TPHCM Hà

Nội

Cả

nước TPHCM

Nội

Khách sạn 5 sao 31 13 9 8.196 3.972 2.829

Khách sạn 4 sao 90 8 6 10.950 1.260 113

Khách sạn 3 sao 175 32 21 12.524 2.466 1.782

Số khách sạn từ 3 đến 296 53 36 31.670 7.698 4.724

Năm Cơ sở lưu trú Buồng lưu trú của cả nước

Cả nước TPHCM Hà Nội Cả nước TPHCM Hà Nội

2005 7.603 641 352 150.105 18.323 10.281

2006 8.516 641 352 150.105 18.323 10.281

2007 9.633 980 643 189.436 25.000 13.392

2008 10.638 1.350 779 205.979 32.500 17.360

Page 48: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

40

5 sao

Số khách sạn 1 đến 2

sao và chưa xếp hạng 10.104 935 176 175.344 17.353 4.128

Tổng số 10.400 988 212 207.014 25.051 8.852

(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2012; &Tổng cục Du lịch 2011)

Theo như bảng số liệu ở trên, Tp. HCM có số lượng khách sạn và số

buồng cao hơn hẳn so với Hà Nội và các địa phương khác, mặc dù tổng số

lượng khách đến TPHCM đứng sau Hà Nội [26]. Riêng số lượng khách sạn 5

sao, Tp. HCM chiếm gần 50% của cả nước. Số lượng các khách sạn từ 1 đến

2 sao và chưa xếp hạng cũng Tp. HCM cao hơn gần gấp 9 lần so với Hà Nội.

Các khách sạn lớn như Renaissance Riverside, Ommi, Legend, Sofitel

Plaza, Saigon Prince, New World, Sheraton, Hyatt Park… đều có hệ thống đặt

phòng toàn cầu, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ phong phú, đa dạng, có khả

năng tổ chức những hội nghị, hội thảo lớn [26].

2.1.3.2. Hệ thống giao thông vận tải

Giao thông vận tải là yếu tố thuộc về cơ sở hạng tầng không những giữ vai

trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mà còn trong phát triển du

lịch. Giao thông vận tải phát triển đem lại sự tiện lợi và an toàn cho du khác

cũng là một trong nhiều lý do quan trọng quyết định sự lựa chọn điểm đến của

du khách. So với các địa phương trong cả nước, Tp. HCM có nhiều ưu thế về

giao thông trên nhiều loại hình: hàng không, đường sắt, đường thuỷ và đường

bộ.

- Về giao thông đường không, Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn

Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Hệ

thống cơ sở vật chất của sân bay tuy đã được từng bước hiện đại hóa. Kế

Page 49: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

41

hoạch xây dựng sân bay quốc tế Long Thành nếu được hoàn thành sẽ tạo ra

điều kiện thuật lợi hơn cho giao thông hàng không, có thể nâng cao chất

lượng giao thông hàng không, cụ thể là chất lượng phục vụ ở các cảng hàng

không. Điều này có thể giúp thu hút du khách đến Việt Nam nhiều hơn.

- Về giao thông đường sắt, Thành phố có hệ thống đường sắt kết nối giao

thông từ Nam ra Bắc. Trong Thành phố có hai nhà ga chính là Sóng Thần, Sài

Gòn và một số nhà ga nhỏ như Thủ Đức, Bình Triệu. Hiện tại, giao thông

đường sắt TPHCM chỉ chuyên chở khoảng 0,6% khối lượng hành khách [26].

- Về giao thông đường bộ, Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được

phân bố ở các cửa ngõ ra vào. Hiện nay, doanh thu vận chuyển hành khách

bằng đường bộ đang chiếm 99% lượng khách vận chuyển của các phương tiện

[26].

- Ngoài ra hệ thống đường bộ của Thành phố có nhiều cải tiến trong những

năm gần đây phục vụ cho sự đi lại của khách bộ hành cũng góp phần phục vụ

khách du lịch.

2.1.3.3. Ẩm thực

Về ẩm thực, Tp. HCM sở hữu những giá trị ẩm thực đa dạng và hấp dẫn.

Do đây là một thành phố phát triển trong cả nước, gắn với các quá trình di cư

từ các địa phương trong cả nước cũng như từ các nước trên thế giới. Chính

những dòng di dân này đã tạo ra sự đa dạng và đặc sắc về ẩm thực của Tp.

HCM.

- Ẩm thực tại Tp. HCM thể hiện sự đang dạng phong phú của văn hoá cả

nước. Với các dòng di cư từ các khu vực trên cả nước, các đặc điểm ẩm thực

của các tỉnh, các vùng trong cả nước. Có thể nói ẩm thực của Tp. HCM mang

những nét văn hóa của cả ba miền Bắc, Trung và Nam [48]. Có thể tìm thấy

những nhà hàng với các món ăn Huế, Hà Nội, Bình Định, Quận 8, và Cà Mau,

Đồng Tháp và các tỉnh khác trong cả nước. Tại Tp. HCM, người ở từng vùng

Page 50: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

42

quê có thể tìm thấy những món ăn chính gốc của quê mình như phở khô Gia

Lai.

- Do quá trình nhập cư và giao thương giữa các quốc gia mà món ăn tại

Tp. HCM chịu ảnh hưởng của một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung

Quốc và Pháp [48]. Hiện nay ở Tp. HCM có những khu người Hoa với sức

hút rất lớn về ẩm thực. Nhiều nhà Hàng phong cách Pháp và Ấn Độ cũng tồn

tại và phát triển mạnh mẽ.

- Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng càng làm phong phú thêm hệ

thống ẩm thực của Tp. HCM. Những năm gần đây, ở Thành phố xuất hiện các

cửa hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, và Thái Lan. Đặc biệt một số nhà hàng mang

phong cách của một số quốc gia ít phổ biến cũng xuất hiện để phục vụ cho

một bộ nhỏ du khách nước ngoài da màu. Tóm lại, trong hệ thống các món ăn

tại Tp. HCM tồn tại bốn loại chính: món ăn thuần Việt ; món ăn ảnh hưởng

của văn hóa ẩm thực Trung Quốc; món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực

Pháp, món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ, các nước Đông Nam Á

cũng như một số nước Châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật [48].

Có thể lý dài điều này thông qua quá trình hội nhập và các dòng di cư.

Cũng có thể thông qua tính thị trường của Thành phố. Đây là một Thành phố

năng động và có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cho nên

khả năng phản ứng với nhu cầu của khách hàng rất nhanh chóng. Chính vì

vậy mà Thành phố năng động hơn so với nhiều nơi trong việc tiếp cận và

phục vụ các món ăn du nhập từ các nước trên thế giới ngay cả khi chỉ để phục

vụ một nhóm khách hàng không lớn và hết sức đặc thù.

Quận 8 nỗi bật với các món ăn mang đậm hương vị của các nhóm người

Hoa. Với các cửa hàng thức ăn bình dân là chủ yếu, phù hợp cho khách du

lịch ‘bụi’ hoặc khám phá. Tuy nhiên, do nằm trong Tp. HCM nên Quận 8 có

thể tận dụng khai thác được những nhà hàng sang trọng, đa dạng về ẩm thực

Page 51: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

43

của các khu vực lân cận như Quận 5, Quận 1, Quận 10. Nói cách khác, du

khách có thể tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hoá của Quận 8 nhưng

hoàn toàn có thể thưởng thức ẩm thực hấp dẫn tại các quận lân cận với

khoảng cách đi lại không quá dài.

Tuy nhiên về mặt lâu dài, Quận 8 cũng phải cạnh tranh với các Quận

khác trong việc níu giữ khách du lịch. Do không thưởng thức dịch vụ ẩm thực

tại Quận 8 nên thời gian dừng chân của du khách ở Quận không dài. Chính

điều này đã hạn chế khả năng chi tiêu của khách du lịch trên địa bàn Quận 8.

Người dân, do đó, không được hưởng lợi ích nhiều từ hoạt động du lịch của

Quận, nên người dân ít tham gia vào quá trình phát triển du lịch của Quận một

cách tích cực và chủ động. Trên thực tế, họ còn không quan tâm đến vấn đề

phát triển du lịch của địa phương.

Để thấy được sức hấp hẫn của các dịch vụ bổ trợ ở Quận 8, chúng tôi đã

khảo sát một số khách du lịch và có kết quả như sau:

Bảng 2.3. Nơi sử dụng dịch vụ ẩm thực của du khách

Ông/bà thưởng thức các dịch vụ bổ trợ gồm: ăn

uống, lưu trú ở địa bàn Quận 8 hay ngoài địa bàn

Quận 8

Trong Q.8 Ngoài Q.8

12.8% 87.2%

Nguồn: Tác giả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch sử dụng dịch vụ ăn

uống và lưu trú ngoài Quận 8 với 87.2%. Trong khi đó chỉ có 12.8% có sử

dụng dịch vụ trên địa bàn Quận 8. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phần lớn

những người sử dụng dịch vụ trên địa bàn Quận 8 đều là khách du lịch bình

dân, hoặc họ thích thưởng thức những món ăn dân dã của người Hoa. Còn lại

thích lưu trú ở các Quận trung tâm để có thể đi tham quan được nhiều khu vực

khác trong thành phố.

Page 52: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

44

Đề tài tiếp tục khảo sát 12.8% những người lưu trú về chất lượng dịch vụ

bổ trợ ở đây theo 4 mức: rất không hài lòng, không hài lòng, hài lòng và rất

hài lòng.

Bảng 2.4. Sự hài lòng về thức ăn, lưu trú và giao thông của du khách

Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng

Về thức ăn 0% 16% 36% 48%

Lưu trú 20% 52% 24% 4%

Giao thông 32% 48% 20% 0%

Nguồn: Khảo sát của đề tài

Trong ba dịch vụ phụ trợ, dịch vụ ăn uống được đánh giá cao hơn so với

hai dịch vụ còn lại. Với đa phần (khoảng 84%) hài lòng và rất hài lòng với

thực phẩm ở khu vực Quận 8. Vấn đề giao thông nhận được sự chê trách

nhiều nhất của du khách. Có tới 80% du khách không hài lòng về chất lượng

đường giao thông ở Quận 8. Vấn đề lưu trú cũng ít nhận được sự đánh giá cao

từ du khách. Vấn đề vệ sinh, an ninh ở các chỗ cư trú ở Quận 8 chưa làm hài

lòng du khách.

2.1.4. Tình hình hoạt động các đơn vị kinh doanh du lịch

Các đơn vị kinh doanh du lịch giữ vai trò kết nối giữa điểm du lịch và du

khách, vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Theo số liệu thu

được cho thấy Tp. HCM là nơi có nhiều đơn vị kinh doanh du lịch so với các

tỉnh thành trong cả nước. Năm 2001, toàn Thành phố có 187 doanh nghiệp lữ

hành đăng ký hoạt động thì đến năm 2010 đã tăng thêm thành 655 doanh

nghiệp [26]. Trong gần 10 năm, số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng gần

30 lần. Trung bình mỗi năm tăng 3 lần. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh

mẽ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng như sự phản ứng nhanh nhạy của

các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Page 53: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

45

Điều đáng quan tâm là trong số các đơn vị lữ hành du lịch, đơn vị kinh

doanh quốc tế chiếm tới gần một nửa (với 337 doanh nghiệp, chiếm 42,1% so

với cả nước [26]). Số liệu này cho thấy rằng nhu cầu du lịch đến các nước và

từ các nước đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Cụ thể là lượng khách quốc

tế đến Thành phố hàng năm lên tới trên 60% lượng khách đến Việt Nam [26].

Điều này đặt ra nhiều thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch gắn với khai

thác di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8. Ngành du lịch Quận 8 có thể khai

thác sức mạnh của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế để đưa du khách tới

tham quan các di tích lịch sử - văn hoá của Quận bằng những tour đặc sắc và

thu hút.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng không phải ở số lượng mà ở hiệu quả hoạt

động của các đơn vị kinh doanh lữ hành, và mức độ gắn kết của họ với chính

quyền địa phương trong phát triển du lịch.

Cuộc phỏng vấn với đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8 cho

thấy các doanh nghiệp lữ hành thường chỉ quan tâm đến những hoạt động sinh

lời. Điều đáng nói là họ chú ý đến vấn đề khai thác du khách và các điểm du

lịch hơn là chung tay tạo dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch.

“Tôi thấy rằng trách nhiệm của các công ty lữ hành du lịch đối với các

điểm du lịch không có nhiều. Họ không quan tâm đến sự phát triển của điểm

du lịch. Họ chỉ hướng tới việc khai thác những cái sẵn có. Khi những cái sẵn

có đó không còn nữa hoặc bị xuống cấp, họ chuyển sang những điểm đến

khác. Tôi thấy rằng, hình như họ chỉ nghĩ rằng công việc của họ là dẫn du

khách tới tham quan. Đơn giản như vậy thôi”. (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng

Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8).

Khi dẫn khách du lịch tới, những người buôn bán nhỏ và những di tích

có bán vé được hưởng lợi. Thế nhưng, trách nhiệm của các đơn vị lữ hành cần

phải hơn thế nữa. Họ cần phải cùng với chính quyền địa phương trao đổi để

Page 54: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

46

đưa ra những đóng góp làm sao cho các di tích vừa đáp ứng được nhu cầu của

du khách vừa đảm bảo được nguyên vẹn giá trị lịch sử - văn hoá của nó.

“Nói thật là chúng tôi cũng có nhã ý mời họ góp ý. Nhưng như chúng tôi

quan sát thấy, họ dẫn khách tới rồi đi, nhiều khi rất chớp nhoáng, không có

đủ thời gian để mà góp ý, hoặc cũng có thể là họ không quan tâm đến việc

góp ý. Mà yêu cầu khách góp ý thì cũng kì, vì sẽ làm phiền họ, làm họ mất đi

cảm giác thưởng ngoạn di tích lịch sử - văn hoá ”. (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng

Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8)

Có thể thấy sự “hời hợt” của đơn vị lữ hành trong việc khai thác di tích

lịch sử - văn hoá. Mặc dù họ là người có lợi từ di tích lịch sử - văn hoá đó,

nhưng lại là chủ thể ít đóng góp cho sự tồn tại và trùng tu của các di tích lịch

sử - văn hoá.

“Nhưng mà biết làm sao được. Họ nghĩ là đã mua vé rồi thì thôi. Nhưng

thiệt tình mà nói giá vé nếu có thì không có cao. Có nơi còn không thu vé nữa.

Mà thu cao thì họ sẽ né, dẫn đi chỗ khác” (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng Ngọc

Loan - Phó Phòng Văn hóa, Thông tin, Quận 8, Tp. HCM).

2.1.5. Cộng đồng người dân địa phương

Để đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động khai thác di tích

lịch sử văn hoá ở Quận 8, Tp. HCM, luận án tiến hành khảo sát các hộ kinh

doanh nhỏ đang hoạt động ở 8 điểm di tích lịch sử - văn hoá ở mục 2.2. Khi

được hỏi rằng sản phẩm du lịch có phải là nhân tố giúp các hộ giải quyết xoá

đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần cho mình hay

không, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cho kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Page 55: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

47

Bảng 2.5. Đánh giá của cộng đồng địa phương

Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý Đồng ý

Hoàn

toàn đồng

ý Giúp xoá đói

giảm nghèo 2.38% 28.57% 64.3% 4.76%

Nâng cao chất

lượng đời sống và

tinh thần

19.05% 40.48% 31% 9.52%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phần lớn các hộ được hỏi đều trả lời rằng nhờ có hoạt động du lịch mà

họ có thể thoát được nghèo khổ, thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, vấn đề

quan tâm ở đây là tuy mức thu nhập ổn định hơn, nhưng mức sống của họ lại

không được cải thiện đáng kể, bằng chứng là số người đồng ý và rất đồng ý

với vấn đề nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần thấp hơn nhiều so với

câu hỏi về xoá đói giảm nghèo.

Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở các di tích lịch sử -

văn hoá không chỉ đơn thuần là buôn bán nhỏ lẻ để kiếm sống mà còn thể

hiện ở mức độ cao hơn là góp ý kiến, tham gia tích cực vào các hoạt động

phát triển sản phẩm du lịch. Khi được hỏi rằng, ông bà có tham gia ý kiến,

đóng góp vào các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch hay không, thì câu trả

lời nhận được là 100% không có.

“Có góp ý gì đâu. Tui có được chỗ để bán là may rồi. Mấy ổng đâu có

hỏi gì. Mà hỏi tui cũng biết gì mà trả lời” (Phỏng vấn sâu, Hộ buôn bán nhỏ,

Nguyễn Thị Xuân Mai, số 44/18 Đinh Hòa, Phường 13. Quận 8).

Các hoạt động du lịch ở các di tích lịch sử - văn hoá thường được xây

dựng từ trên xuống, người dân ít được trao đổi, hỏi ý kiến. Đối với những hộ

buôn bán nhỏ lẻ ở các khu di tích, họ không cảm thấy đủ tự tin để góp ý. Vấn

đề quan tâm của họ là được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ một

Page 56: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

48

chỗ ngồi để bán. Thực chất của vấn đề tham vấn ý kiến của cộng đồng không

chỉ đơn thuần là lấy ý kiến mà nó làm cho người dân cảm thấy được vai trò

của mình trong khai thác và bảo tồn các di tích - lịch sử. Từ đó nâng cao ý

thức của họ hơn trong việc bảo tồn và quảng bá các di tích này.

Người dân và cộng đồng ở các khu du lịch Quận 8, chưa có nhiều ý thức

trong việc tham gia tạo dựng các giá trị du lịch. Điều này thể hiện ở việc thực

hiện chưa tốt nếp sống văn minh du lịch; chưa có thái độ lịch sự, thân thiện,

mến khách thể hiện trong đón tiếp, giao tiếp với khách du lịch; ý thức bảo vệ

tài nguyên, môi trường du lịch chưa cao; chưa có ý thức giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn

cho khách du lịch. Điều này đã làm cho nhiều du khách đến Tp. HCM tham

quan, nhưng lại không ghé tới các khu di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp.

HCM.

Theo kết quả quan sát của chúng tôi, người buôn bán nhỏ lẻ chào mời

khách theo kiểu lôi kéo, nói năng thiếu lịch sử, chặt chém khách du lịch. Tình

hình an ninh phức tạp, cướp giật, cùng với những con kênh đen, đã làm cho

Quận 8 chưa trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách mỗi khi đặt chân

tới Tp. HCM.

Khi được hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của một số di tích lịch sử -

văn hoá, nhiều người dân ở khu vực xung quanh tỏ ra lúng túng. Thậm chí

những người buôn bán nhỏ lẻ phục vụ cho khách du lịch cũng còn rất mù mờ,

và thiếu hẳn kiến thức về di tích lịch sử - văn hoá đó. Chính vì vậy, họ chưa

trở thành những sứ giả để giới thiệu các giá trị của di tích lịch sử - văn hoá.

“Không biết rõ lắm. Ở đây chưa tổ chức buổi nói cquận của chính quyền

về lịch sử di tích này. Tụi tui cũng muốn có buổi để nghe, để biết thêm. Ai có

hỏi, mình còn biết đường mà trả lời” (Phỏng vấn sâu, Lê Văn Khanh, số

2114/19, Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8).

Page 57: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

49

2.1.6. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong khai thác di tích lịch

sử - văn hoá trong du lịch

Chính quyền địa phương bao gồm chính quyền cấp thành phố, cấp quận

và cấp xã.

2.1.6.1. Về chính quyền cấp Thành phố

Trong thời gian quan, để phát triển du lịch, Tp. HCM đã thực hiện được

nhiều hành động quan trọng mang tính chiến lược, định hướng và cụ thể giành

cho ngành du lịch của Thành phố. Thành phố đã lập ‘Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch Tp. HCM giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến 2025” với

những định hướng quan trọng về phát triển du lịch như:

- Du lịch nhân văn với sản phẩm chính là các di tích lịch sử -văn hoá là

một bộ phận quan trọng trong phát triển chiến lược của Thành phố.

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất

lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cường quảng bá xúc tiến, hợp

tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực

là trọng tâm hướng tới của ngành du lịch Thành phố. Với định hướng này,

Thành phố đang nỗ lực tạo ra sản phẩm du lịch có thể cạnh tranh, có thể góp

phần mạnh mẽ hơn vào sự phát triển của Thành phố năng động nhất của cả

nước.

- Theo đó, Tp. HCM tập trung khai thác, tận dụng lợi thế của thành phố

về các loại hình du lịch mua sắm, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị và du lịch

văn hóa - lịch sử phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Và đến lượt nó, du

lịch trở thành một kênh quan trọng để quảng bá cho Thành phố và thu hút các

nhà đầu tư từ nươc ngoài.

- Không những vậy, Tp. HCM không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm

du lịch từ những sản phẩm du lịch gắn với các hoạt động thương mại, đến du

lịch sinh thái, du lịch nhân văn, và đang tăng cường phát triển du lịch đường

Page 58: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

50

sông. Sự đang dạng hoá trong sản phẩm du lịch không những tăng sức hấp

dẫn của một thành phố du lịch mà còn thể hiện sự xứng tầm về phát triển về

du lịch ở một thành phố phát triển như Tp. HCM.

- Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động du lịch, Tp. HCM còn đẩy mạnh liên

kết với các địa phương trong cả nước để hình thành nên những tour du lịch

liên tỉnh. Chẳng hạn như chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển du

lịch TP Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Lâm Đồng giai đoạn 2013-2018 tại Lâm

Đồng. Đây là chương trình liên kết ba tỉnh trong việc khai thác thế mạnh về

du lịch của ba địa phương để tạo ra sự chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, thú vị

với nhiều trải nghiệm phong phú và hấp dẫn.

- Tp. HCM còn tích cực, chủ động tham gia các sự kiện văn hoá, du lịch

để quảng bá du lịch, hình ảnh của Thành phố và thu hút khách du lịch đến

Thành phố. Có thể kể ra Liên hoan ẩm thực, Món ngon các nước, Lễ hội bánh

kẹo lần đầu tiên tổ chức tại thành phố vào đầu năm 2013. Các sự kiện quốc tế

cũng được quan tâm tham gia như Hội chợ du lịch quốc tế WTM tại Anh; và

Hội chợ du lịch CITM.

Theo nhận định của đại diện Phòng Văn hoá - Thể thao - Du lịch thì

Thành phố tuy có nhiều chương trình phát triển du lịch, nhưng cho toàn thành

phố. Nhiều chương trình rất hay và đặc sắc thì lại được tổ chức ở những quận

trung tâm, Quận ít có chương trình riêng, đặc thù diễn ra trên địa bàn Quận 8,

nếu có thì chỉ diễn ra vài ngày, chứ không có thường xuyên.

“Chính quyền thành phố cũng có nhiều chương trình phát triển du lịch

cho toàn thành phố, rồi Quận 8 ăn theo thôi. Chứ hiếm có chương trình nào

tập trung thật sự cho riêng Quận 8 cả. Gần đây có hướng khai thác du lịch

đường thuỷ thì có liên quan nhiều đến Quận 8”. (Phỏng vấn sâu, Nguyễn

Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND Quận 8).

Page 59: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

51

2.1.6.2. Về chính quyền Quận 8

Hàng năm chính quyền Quận 8 xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của

quận. Trong các kế hoạch, quận đều xác định trọng tâm là khai thác hợp lý,

hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá của quận. Chính quyền Quận 8 cũng có

nhiều nỗ lực trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá, cụ thể

như:

Thực hiện khảo sát các tuyến đường, cảnh quan Quận 8 có đặc điểm nổi

bật, điểm lên hàng hay trung chuyển hàng hóa mang tính địa phương, hoạt

động mậu dịch tập trung, có khả năng trở thành trung tâm tham quan và mua

sắm trên địa bàn [38].

Tổ chức khảo sát thủy triều sông Rạch Ông Lớn từ cảng Phường 1 đến

cảng Phú Định Phường 16 qua Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền

Phường 7; các điểm lên hàng, bến đò, các bờ kè kênh rạch trên các tuyến kênh

sông Tàu Hủ, Rạch Ông, khu ẩm thực Phường 8, Hội sinh vật cảnh Phường 5

… để định hướng quy hoạch phát triển ngành nghề kinh doanh và điểm đến

tham quan mua sắm, ăn uống… tại các khu vực trên.

Rà soát các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, hoạt động đờn ca tài tử, biểu

diễn võ thuật... hiện có trên địa bàn để từ đó phát huy thành những điểm sáng

văn hóa của Quận 8 nói riêng và thành phố nói chung.

Chủ động liên hệ phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao, Sở Du lịch thành

phố tiến hành khảo sát, đề ra kế hoạch kết nối giữa điểm đến du lịch Chùa

Long Hoa (Phường 15) với các di tích lịch sử, tín ngưỡng - tôn giáo hiện có

để từ đó hình thành điểm đến du lịch và phục vụ nhu cầu của khách tham

quan đường sông cũng như đường bộ, ví dụ như: Chùa Pháp Quang (Phường

5), Đình Bình Đông và Nhà Tưởng niệm Bác Tôn (Phường 7), Đài liệt sĩ

(Phường 7), các điểm du lịch thương mại - dịch vụ nổi bật của Quận 8 và

thành phố (Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền, Cảng sông Phú

Page 60: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

52

Định; Khảo sát bờ kè dọc Bến Bình Đông Phường 11, 13, 14 và 15 để phát

triển phố ăn đêm và Chợ hoa Tết hàng năm, phát triển Chợ trái cây theo định

kỳ (Lễ, Tết), mua bán hoa cây kiểng và Chợ hoa Tết.

Thế nhưng, trên thực tế phát triển du lịch gắn với khai thác di tích lịch sử

- văn hoá không thể diễn ra theo tình trạng cục bộ, có nghĩa là tách rời giữa

Quận 8 với các quận khác, mà phải có sự gắn kết giữa các quận, quận của Tp.

HCM. Với đặc thù về vị trí địa lý, Quận 8 thường không phải là điểm đến

cuối du lịch mà chỉ là nơi du khách ghé qua. Chính vì vậy, sự phụ thuộc về

mặt phát triển du lịch khai thác di tích lịch sử - văn hoá vào thành phố càng rõ

nét hơn so với các quận khác. Cho nên dù chính quyền Quận 8 có năng động

tới đâu, cũng khó có thể một mình phát triển được hoạt động du lịch.

“Khó lắm, chúng tôi ở Quận mà. Không quyết được. Tất cả phải xin từ

Thành phố xuống, lắm lúc chờ đợi. Rồi cái gì cũng phải hỏi ý kiến chỉ đạo ở

trên. Một mình Quận không thể phát triển du lịch được. Quận chúng tôi khác

với Quận 1 nhiều lắm, đều là do vị trí địa lý”. (Phỏng vấn sâu, Hoàng Ngọc

Loan, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8).

2.2. Khái quát về di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM

Địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng địa

bàn Quận 8 đã từng hiện hữu cách đây trên 300 năm và luôn gắn liền với lịch

sử hình thành vùng đất Sài Gòn-Gia Định [4]. Chính vì vậy, nơi đây tồn tại

nhiều di tích văn hoá -lịch sử. Sau đây là một số di tích văn hoá lịch sử của

Quận 8.

2.2.1. Đình Bình Đông

Đình Bình Đông được xây dựng cùng thời gian với việc thành lập thôn

Bình Đông, tổng Tân Phong, quận Tân Long, phủ Tân Bình (1818-1836), trên

cù lao ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi thuộc Phường 7, Quận 8 [29].

Đình Bình Đông được xây dựng từ ngày 29-11-1952, có sắc phong năm

Page 61: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

53

Tự Đức ngũ niên (1853). Sắc phong cho thần “Thành hoàng bổn cảnh” của

thôn Bình Đông, quận Tân Long, ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý

(08-01-1953) [29].

Năm 1922 Đình Bình Đông được trùng tu với mái ngói, vách ván, cột

kèo gỗ dạng Đình Nam Bộ: võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông

và Tây lang, bên cạnh có nhà nghĩa từ. Đến năm 1930, mái ngói được thay

bằng ngói đại ống hai lớp, vách trét o dước, nền gạch tàu [29]

Năm 1968 trong cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy Mậu Thân, Đình bị

đánh bom sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991,

đình mới được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bê tông-

cốt thép) nhưng kiến thức tổng thể vẫn giữ nguyên [29]. Lần xây dựng này có

thêm nhà truyền thống. Toàn bộ khung cảnh không thay đổi nhưng kết cấu

không còn nét xưa.

Trong chánh điện còn phải kể đến bao lam chạm trổ hình dáng mai, lan,

cúc, trúc, mẫu đơn, sóc, giác trên các loại gỗ quý [29]. Các hoành phi đáng kể

như Bình Đông Đình có ghi niên đại 1870 treo ở cửa chánh điện và bức

“Diệu-Diệu anh linh” niên đại 1850 [29]. Trong nhà nghĩa từ bài trí hai bàn

Tiền hiền và Hậu hiền với đầy đủ hiện vật thờ cúng. Nhà truyền thống trưng

bày một số hình ảnh minh hoạ thời gian cụ Tôn Đức Thắng hoạt động tại Sài

Gòn những năm 1925-1929; lúc đó Đình Bình Đông là điểm liên lạc, hội họp

của Công hội đỏ và những nhóm công nhân yêu nước vùng Bình Đông, rạch

Cát, Xóm Củi [29].

Ngày 27 tháng 9 năm 1997, Đình Bình Đông được Bộ Văn hoá-Thông

tin công nhận là di tích lịch sử của cả nước [29].

2.2.2. Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm

Đầu tiên tên chùa là Huệ Lâm. Sau được vua Thành Thái ban sắc tứ nên

gọi là Sắc Tứ Huệ Lâm. Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm toạ lạc tại số 154 đường Tùng

Page 62: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

54

Thiện Vương, Phường 11, Quận 8. Chùa được xây dựng khoảng cuối thế kỉ

XVIII đầu thế kỉ XIX, thuộc hệ phái lâm tế. Là ngôi chùa cổ nhất ở Quận 8.

Diện tích khoản 1.200 m2,, là toà nhà năm gian hai chái có khoảng sân

rộng phía trước, được xây theo kiểu kiến trúc cổ với tường gạch, mái ngói và

bộ cột kèo bằng gỗ quý. Giữa sân có hai đài tháp thờ Quan Âm Bồ Tát và Di

Lặc Bồ Tát.

Chính diện là năm gian nhà chính điện là nơi thờ tự chính, chái trên bên

trái là nơi thờ cốt bá tánh, văn phòng Ban Đại diện Phật giáo Quận 8, phòng

tiếp khách, chái bên phải là nhà liêu dành cho các sư nữ.

Các điện thờ chính điện được bài trì ở phía cuối chính điện, gian giữa thờ

đức Phật Thích Ca, bên trái thờ Quan Âm Bồ Tát, bên phải thờ Địa Tạng

Vương Bồ Tát [20].

Dọc theo bên trái chính điện có ba bàn thờ: Phía trong cùng là bàn thờ

Thập điện Diêm Vương; bên trái bàn thờ Thập điện Diêm Vương là bàn thờ

Địa mẫu nương nương; bên cạnh bàn thờ Địa mẫu có bàn thờ Quan Âm Bồ

Tát.

Sát góc trái gần cửa ra vào đặt một giá chuông lớn với một địa hồng

chung. Dọc theo tường bên phải chính điện cũng có ba bàn thờ đạt đối diện

với ba bàn thờ bên trái. Chính giữa là bàn thờ Định Phúc Táo Quân, Chúa

Tiên Nương Nương và Phúc Đức Chính Thần. Tiếp theo có bàn thờ Hộ pháp

và Ngọc Hoàng đại đế rồi đến một giá trống đăt gần cửa ra vào.

Tổ đường là nơi thờ Tổ sư của giáo phái và các đời trụ trì chùa, được đặt

ở gian giữa, sát bức tường ngăn ách chính điện và tổ đường, hướng ra sân

thiên tỉnh. Ở vách tường bên trên bàn thờ tổ treo bức tranh vẽ Tổ sư Đạt Ma.

Phía trên bức tranh này là tấm hoành phi “Tổ ngưỡng trùng quang” được làm

nhân dịp trùng tu chùa.

Page 63: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

55

Bàn thờ tổ bày mười linh vị của các vị hòa thượng đời thừ 37, 38, 39, 40,

43 của dòng Lâm Tế Phật giáo.

Tiếp nối với tổ đường là trai đường thờ Quan Âm Chuẩn Đề. Bên trên

hương án, treo ở đả ngang một tấm hoành phi chạm chìm hàng chữ Hán “Sắc

tứ Huệ Lâm tự”.

Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm là ngôi chùa cổ nhất trong hơn năm mươi ngôi

chùa ở Quận 8 và là một trong những ngôi chùa cổ ở Tp. HCM. Trong quá

trình hơn hai trăm năm tồn tại, chùa Huệ Lâm từng là một danh lam được vua

Thành Thái ban sắc phong tặng. Ngày nay Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm vẫn còn giữ

được nét cổ kính với kiểu nhà năm gian hai chái, cột gỗ mái ngói cùng các

hiện vật giá trị.

Mặc dù một số tượng gỗ quý gắn với thời kỳ đầu của chùa đã bị thất lạc,

hiện ở Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm vẫn còn các bộ tượng mang phong cách điêu

khắc gỗ thế kỷ XIX như bộ tượng Thập Điện Diêm Vương và bốn Phán quan,

bộ tượng Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu, tượng Hộ Pháp, tượng Tiêu

Diện Đại sĩ. Một số tượng được thờ từ khoảng những năm 1960 như tượng

Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát,… đều mang

giá trị nghệ thuật nhất định. Các hiện vật như hoành phi, câu đối, bao lam,…

thể hiện được nghệ thuật chạm khắc gỗ đầu thế kỷ XX, nổi bật là bộ sám bài

gồm năm bức phù điêu chạm nổi một cách tinh xảo, sinh động hình ảnh Phật

Thích Ca tọa thiền trên tòa sen, các vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm,

Thế Chí cưỡi trên linh thú. Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử xây dựng

và quá trình phát triển của Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm phản ảnh sự phát triển của

Phật giáo ở khu vực Quận 8 ngày nay, một nơi dân cư còn khá thưa thớt vào

cuối thế kỷ XVIII lúc chùa được xây dựng.

2.2.3. Đình Phong Phú

Đình Phong Phú toạ lạc tại số 46 đường Phong Phú, phường 12, Quận 8.

Page 64: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

56

Đền được xây dựng khoảng từ năm 1816 -1833, cùng thời với thành lập thôn

Phong Phú, làm nhà việc và là nơi thờ phụng các vị thần linh theo tín ngưỡng

của nhân dân trong vùng. Lúc đầu đình toạ lạc trên bờ kênh Đôi, đến khoảng

năm 1917, đình được dời đến vị trí hiện nay. Việc thờ cúng ở đình Phong Phú

thể hiện sự hiện diện của người Hoa trong cộng đồng dân cư tại khu vực.

Theo Địa bạ tỉnh Gia Định lập năm 1836, thôn Phong Phú thuộc Tổng

Tân Phong Hạ, quận Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Tuy đã vài lần trùng tu đình Phong Phú vẫn giữ được kiến trúc cổ với cột

tròn, bộ giàn tròn bằng gỗ quý và bốn nóc lợp ngói âm dương. Trong đình còn

nhiều đồ thờ cúng, trang trí gắn liền với lịch sử đình có giá trị nghệ thuật như

khám thờ, bao lam, hoành phi, liễn đối, lỗ bộ, đỉnh trầm, lư hương.

Sự thờ cúng còn phản ánh giao lưu văn hoá ở vùng đất có nhiều gốc Hoa

sinh sống cạnh người Việt.

Ngày 27 tháng 4 năm 2009, Ủy ban nhân dân Tp. HCM công nhận đình

Phong Phú là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.

2.2.4. Đình Hưng Phú

Đình Hưng Phú toạ lạc tại số 617/19 Bến Ba Đình, Phường 9, Quận 8.

Đình được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX khi thôn Hưng Phú được

thành lập. Theo Địa bạ tỉnh Gia Định do triều Nguyễn lập năm 1836 thôn

Hưng Phú thuộc tổng Tân Phong Trung, quận Tân Long, Phủ Tân Bình, tỉnh

Gia Định.

Ngoài chức năng là trụ sở hành chính, nơi sinh hoạt cộng đồng, Đình còn

là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, đình còn thờ các vị thần khác theo truyền

thống tín ngưỡng Nam Bộ.

Đường nằm bên bờ con kênh Tàu Hủ, rất thuận tiện cho việc đi lại trong

điều kiện giao thông thế kỷ XIV. Trước kia cổng đình hướng ra dòng kênh

nhưng khoảng năm 1920, hướng đình bị đổi ngược lại nên hiện nay cổng đình

Page 65: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

57

năm trong hẻm 617, vị trí sân đình xưa là nhà túc.

Khuôn viên đình rộng khoảng 500m2, phần sân chiếm khoảng 50m2.

Đình gồm hai nếp nhà xâu theo kiểu tứ trụ: bốn trụ cái ở giữa (tạo thành

hình vuông) và các cột quân chung quanh đỡ lấy bốn bức nóng mái kéo ra

bốn phía. Bộ khung cột, kèo, rui được làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương.

Nếp nhà phía gồm võ ca và tiền điện, nếp nhà phía sau là chính điện và nhà

túc, hai bên chính điện được mở rộng thêm hai chái, chái bên phải là gian

nghĩa từ.

Đình Hưng Phú được xây dựng cách đây đã gần 200 năm. Do những

biến động về lịch sử, xã hội, ngôi đình không còn được vị trí và tầm vóc như

trước kia nhưng vẫn có giá trị nhất định trong tâm linh của người dân trong

vùng. Vì vậy, trải qua năm tháng, Hội Đình Hưng Phú cùng nhân dân trong

vùng nối tiếp nhau giữ gìn ngôi đình làng, cố gắng bảo tồn kiến trúc truyền

thống vùng nam bộ cùng những hiện vật có giá trị như hoành phi, liễn đối,

hương án, lư đồng, các bộ binh khí. Đặc biệt nhất là Sắc phong của Vua Tự

Đức ban tặng cho tướng Phi Vân Nguyễn Phục. Vị thần linh lúc sinh thời là

một tướng giỏi, từng là thầy dạy học của Hoàng tử Lê Thành (Nhà vua Lê

Thánh Tông).

Bên cạnh đó Đình Hưng Phú còn lưu giữ những giá trị văn hoá phi vật

thể như nghi thức tế lễ Nam Bộ, lễ rức Sắc, lễ xây chầu, v.v.

Ngày 12 thán 10 năm 2005 Đình Hưng Phú được Uỷ Ban nhân dân Tp.

HCM xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.

2.2.5. Đình Vĩnh Hội

Đình Vĩnh Hội tọa lạc tại số 46 đường Đinh Hoà, Phường 13, Quận 8,

được xây dựng khoảng năm 1818-1836 để đáp ứng nhu cầu xã hội và tín

ngưỡng của nhân dân trên địa bàn cư trú. Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, khi

khu vực Xóm Củi còn nhiều kênh rạch chằng chịt, đình Vĩnh Hội tọa lạc tại

Page 66: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

58

nơi sầm uất “trên bến dưới thuyền”, là nơi duy nhất có rạp hát Bội “Bầu Xá”

đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân vùng Quận 8.

Đình Vĩnh Hội tọa lạc ở khu thị tứ, trên khuôn viên rộng gần 700m2.

Cổng đình nằm sát đường Đinh Hoà. Sau hàng rào song sắt là bàn thờ và phù

điêu Hổ Thần.

Trước kia nội thất gồm võ ca, chính điện, nghĩa từ, nhà túc. Năm 1985,

võ ca bị sập đổ vì mối mọt, hiện nay khu này là một khoảng sân trống. Chính

điện và nghĩa từ có chung một nếp nhà, được xây dựng theo kiểu nhà năm

gian, cột kèo gỗ, mái ngói, sàn lát gạch hoa. Hiện nay một số cột gỗ được thay

bằng công xi măng, mái ngói thay bằng mái tôn fibro xi măng.

Chính điện tuy là nhà năm gian nhưng các án thờ tập trung vào ba gian

giữa. Trang trí cho ba gian thờ là hai lớp bao lam, mỗi lớp ba bức, giăng

ngang bốn hang cột. Lớp bao phía ngoài chạm rồng mây, mẫu đơn trĩ, lớp

phía trong chạm phượng hoàng, mai điểu, dây hoa. Trên các cột ở chánh điện

có treo ba cặp liễn.

Dọc theo khoảng giữa các thân cột trưng bày các bộ bát bửu, lỗ bộ xếp

đứng trên giá gỗ. Cách bài trí các án thờ là đường thẳng hàng theo hàng dọc

và ngang theo hàng ngang.

Vĩnh Hội là một thôn làng người Việt được hình thành khá sớm ở Nam

bộ mà ngày nay dấu tích còn lại là dình Vĩnh Hội. Đợt trùng tu năm 1985 làm

mất đi võ ca và thay đổi vật liệu kiến trúc làm giảm bớt giá trị của một ngôi

đình cổ. Tuy vậy đình vẫn giữ được kiểu nhà năm gian và kết cấu cột kèo gỗ.

Nghệ thuật trang trí đình Vĩnh Hội cũng nằm trong mô típ trang trí đình

miếu Nam Bộ . Các mảng chạm trỗ có bố cục đơn giản nhưng đường nét sắc

sảo, tinh tế, từng cách hoa mẫu đơn, từng chiếc lá nhỏ, từng cái vảy rồng, cụm

mây,…được thể hiện tỷ mỉ, sinh động.

Page 67: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

59

Nổi bật nhất trong các hiện vật bằng đồng là đỉnh trầm mắt tre và đỉnh

trầm trái đào, tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng ở Sài Gòn - Gia Định cuối

thế kỷ 19.

Tín ngưỡng lễ hội Kỳ Yên ở đình Vĩnh Hội được giữ gìn, tiếp nối đời

này qua đời khác thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống yên bình,

ấp áp.

Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Đình Vĩnh Hội được Ủy Ban nhân dân Tp.

HCM xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.

2.2.6. Chùa Thiên Phước

Chùa Thiên Phước do phật tử di cư từ Bắc vào Nam lập nên vào năm

1956, tại số 1581 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8. Là cơ sở cách mạng

trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, chứa kho vũ khí, in ấn tài liệu bí mật,

phục vụ cho cách mạng và nuôi giấu cán bộ, cách mạng, nhất là trong hai

cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1968 và 1975.

Chùa quay về hướng Đông Nam và có tổng diện tích mặt bằng là 700m2.

Mặt tiền có cổng tam quan, phía trên có hình lưỡng long triều nguyệt, hai bên

cổng phụ có hai miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương. Bên trái chính điện có

đền Tứ Phủ. Giữa sân chùa có tượng Nam Hải Quan Âm Bồ Tát đứng trên

con kình ngư. Phía trước chính điện có hai lớp cửa, cửa sắt bên ngoài, cửa gỗ

bên trong. Phần trên chính diện là sân thượng được đúc bê tông, xây liền với

chính điện là bệ phật lộ thiên, phía bên trái là nhà đựng hũ cốt, chính giữa là

phòng nghĩ. Kế bên trái đền Tứ Phủ là dãy nhà bếp, nhà vệ sinh. Cách bệ phật

lộ thiên về phía hậu lieu chùa là vách chùa xây bằng gạch, về phía trái là dãy

phòng học mang tên Bồ Đề Ni tự.

Chùa Thiên Phước là cơ sở cách mạng trong thời kì kháng chiến chống

đế quốc Mỹ. Chùa là nơi in ấn tài liệu mật phục vụ cho cách mạng.

Chùa là nơi cất giấu vũ khí để chuẩn bị đợt tổng tiến công nổi dây Mậu

Page 68: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

60

thân năm 1968. Như vậy, chùa vừa hoạt động công khai vừa bí mật ủng hộ

cách mạng.

Chùa Thiên Phước là di tích có giá trị lịch sử. Đây sẽ là nơi học tập

truyền thống yêu nước của dân tộc ta, là nơi ghi nhớ những đóng góp của

nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Với ý

nghĩa đó, ngày 27 tháng 4 năm 2009, Chùa Thiên Phước được xếp hạng di

tích lịch sử của Tp. HCM.

2.2.7. Chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang xây dựng năm 1948 tại số 71 đường liên tỉnh 5,

Phường 5, Quận 8. Đây là cơ sở cách mạng của liên quận 7, 8 trong giai đoạn

1963-1975. Trong chùa có hầm trú ẩn để che giấu cán bộ cách mạng và quần

chúng yêu nước. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện nổi bật trong phong trào đấu

tranh yêu nước của lực lượng Phật Giáo yêu nước. Chùa cũng là nơi thể hiện

tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng các cuộc cứu tế, phát

chẩn, các hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ các cụ già tứ cố vô thân.

Có thể nói chùa Pháp Quang có những sự kiện gắn với cuộc tổng tiến

công năm 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chùa đã trở thành một cơ

sở công khai đấu tranh trực diện với kẻ thù từ năm 1964 đến 1975, chùa là

một cơ sở cách mạng nội thành hết sức quan trọng của cánh Tây Nam.

Từ chùa này, các đồng chí cán bộ cách mạng đã xâm nhập vào giới phật

giáo nói chung và Thiên Thai giáo quán nói riêng, đã cảm hoá được các nhà

sư và phật tử, đã đẩy mạnh được phong trào đấu tranh của phật giáo đối với

hoà bình, chống chiến tranh, chống chế độ Mỹ-nguỵ, ủng hộ cách mạng, góp

phần đưa vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Với những thành tích trên ngày 27 tháng 4 năm 2009, Chùa Pháp Quang

được Ủy ban nhân dân Tp. HCM xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam

thắng cảnh thành phố.

Page 69: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

61

2.2.8. Lò Gốm Hưng Lợi

Di tích là một gò đất cao khoảng 5 mét, chân gò theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam. Trên gò có nhiều cây hoang dại như hai cây keo già, me… chung

quang gò là vùng đất trũng có nhiều ao nhỏ. Quan sát đất đắp bờ bao nhận

thấy là loại đất sét xám xịt mịn.

Hiện nay phía đầu Nam bị sụp, về phía Bắc của di tích đã bị dân san

phẳng làm khu nghĩa địa nhỏ. Sau khi sửa sang lại vách và nền lò ở đầu phái

Bắc, di tích được mô tả như sau:

Phát quật mặt bằng phái bắc gò làm xuất lộ một phần nền lò, một phần

vách lò hai phía Tây, Đông và lớp hợp chất nghi là nóc lò (?). Đào năm hố

thám sát hai bên sườn gò; thu lượm và phân loại được một số sản phẩm, gồm

3 chất liệu chính: sành (lu, khạp…), gốm xốp men nâu (hộp, siêu, tay cầm,

chậu, vịm…), gốm bán sứ (chén, dĩa, cốc, ly, muỗng…) một số khuôn và hiện

vật kỹ thuật…. Nhận định bước đầu: cấu trúc lò là ống dài thông suốt từ bầu

lửa đến ống khói. Nền dốc năm độ từ Bắc (phía kênh Ruột Ngựa) lên phía.

Dấu tích bầu lửa đã mất do việc xây mồ mả. Ống khói phía Nam. Cửa lò có

thể ở cả hai bên.

Có thể kể ra một số loại sản phẩm đặc trưng của khu lò Hưng Lợi:

Đầu tiên là loại lu (chum) lớn nhất, chất liệu sành nâu, dáng thuôn vào

đáy hay bầu tròn, còn được gọi là lu 3 đôi hay lu 5 đôi nước (mỗi đôi nước 40

lít). Lu được tạo hình bằng phương pháp dải cuộn, sau đó dùng bàn dập sửa

sang lại cho gắn kết và vỗ cho mỏng đều. Xung quanh các vách lò có rất

nhiều lu hư hỏng chứa đầy mảnh sản phẩm hoặc đất, chất thành hàng dài hay

chồng lên nhau để gia cố vách lò.

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại sản phẩm gốm và sành không men hoặc

có men nâu hay men vàng (men da lươn, da bò). Về loại hình, chủ yếu là "đồ

bỏ bạch" như siêu, ơ (nồi có tay cầm) với nhiều kích cỡ, các loại hộp men

Page 70: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

62

nâu. Trên nắp ơ, đáy siêu, đáy hay nắp hộp có in nổi ba chữ Hán trong khung

hình bầu dục "Hưng Lợi Diêu" (lò Hưng Lợi). Ngoài ra còn có các kiểu khạp,

hũ, chậu, vịm, chậu bông ... Đặc biệt trong lò này xuất hiện loại chậu bông

(tròn hay lục giác) kích thước nhỏ, in hoa văn nổi men nâu, vàng (bông mai,

cúc). Thân phủ men xanh đồng hay xanh lam, màu men đặc trưng của gốm cổ

Sài Gòn.

Loại sản phẩm thứ ba là lại gốm men xanh trắng và men nhiều màu, gồm

có tô, đĩa, bát, cốc. ly đèn, lư hương, ấm trà, bình rượu, thìa muôi ... Hoa văn

xanh hoặc hoa văn nhiều màu (tím, đỏ, xanh lá cây, nâu, vàng), một số sản

phẩm có những chữ Hán màu đen. Loại sản phẩm này không nhiều, nhưng

vẫn có sản phẩm đặc trưng là tô con gà, thìa cá vàng in chìm hai chữ Hán

"Kim Ngọc", cốc cao có 3 ngấn. Giai đoạn này phổ biến loại chậu kiểng lớn

tạo dáng bằng khuôn in hai mang. Hoa văn in nổi là những đường hồi văn và

các khung trang trí các mô típ phổ biến như Tùng Lộc, Mai Điểu, Bát Tiên ...

Màu men phổ biến của chậu kiểng vẫn là xanh đồng, xanh lam, xanh lá cây ...

Do sản phẩm chính là tô, bát, nên lò này còn được gọi là Lò Men (các hiện

vật và hình ảnh khai quật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM)

[6&7].

Xung quanh khu di tích có nhiều ao nhỏ là dấu tích việc khai thác

nguyên liệu làm gốm. Gần đây khu vực này vẫn còn một số lò gạch nhỏ. Bên

kia làng Phú Định có vài gia đình làm ông lò (bếp lò) bằng đất sét đào ven

kênh Ruột Ngựa trộn với tro (do trấu hun thành). Số lượng rất ít vì loại bếp lò

này hiện chỉ tiêu thụ ở vùng ngoại thành hoặc ở miền Tây.

Cấu trúc lò gốm, sản phẩm là dấu vết kỹ thuật cho biết khu lò Hưng Lợi

sản xuất từ khoảng giữa thế kỷ 18. Giai đoạn đầu là lò lu, sau đó đến lò siêu

(nhưng vẫn sản xuất lu với số lượng ít), sau cùng là lò chén. Lò Siêu - mang

tên Hưng Lợi - sản xuất trong thời gian khá dài. Còn lò chén chỉ sản xuất

Page 71: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

63

trong một thời gian ngắn và ngưng hoạt động khoảng năm 1940.

Khoảng đầu những năm 1940 những lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của

xóm Lò Gốm đã ngừng hoạt động. Bên cạnh những biến cố chính trị, nguyên

nhân xã hội do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của Sài Gòn - Chợ Lớn. Quá

trình này thúc đẩy sự tách biệt giữa thương nghiệp và thủ công nghiệp: các

làng nghề bị đẩy ra vùng ven, hoặc phải chuyển địa bàn sản xuất ra các tỉnh

lân cận, nhường chỗ cho các trung tâm thương mại, phố chợ.

Đô thị hóa làm mất đi cảnh quan tự nhiên, vùng đất nguyên liệu bị thu

hẹp, vị trí ưu đãi của một làng gốm không còn nữa, xóm Lò Gốm của Sài Gòn

xưa phải nhường vai trò của mình cho vùng gốm Biên Hòa - Lái Thiêu.

Ngày 25 tháng 4 năm 1998, Lò gốm cổ Hưng Lợi được Bộ Văn hoá-

Thông tin công nhận di tích của quốc gia.

Như vậy, Quận 8 là địa bàn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá tại Tp.

HCM. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá. Thế nhưng, có

một khó khăn là các di tích này nằm rãi rác và cách xa nhau, nên lộ trình tham

quan có thể gây khó khăn cho khách du lịch.

Bảng 2.6. Các địa điểm di tích lịch sử văn hoá ở Quận 8

Stt Tên Thời gian

hình thành Loại di tích

Năm công

nhận

1 Đình Bình Đông 1818-1836 Di tích lịch sử cấp

quốc gia 1997

2 Đình Phong Phú 1816-1833 Di tích lịch sử - văn

hoá cấp Tp.HCM 2009

3 Đình Hưng Phú Đầu thế kỉ

XIX

Di tích lịch sử - văn

hoá cấp Tp.HCM 2005

4 Đình Vĩnh Hội 1816-1836 Di tích lịch sử - văn 2008

Page 72: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

64

hoá cấp Tp.HCM

5 Chùa Sắc Tứ Huệ

Lâm

Cuối thế kỉ

XVII đầu

XIX

Di tích lịch sử - văn

hoá cấp Tp.HCM 2005

6 Chùa Thiên Phước Năm 1956 Di tích lịch sử - văn

hoá cấp tỉnh 2009

7 Chùa Pháp Quang Năm 1948 Di tích lịch sử - văn

hoá cấp tỉnh 2009

8 Lò gốm Hưng Lợi N/A Di tích lịch sử cấp

quốc gia 1998

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sản phẩm du lịch di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM có

những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, trong 8 sản phẩm ở bảng trên có nhiều di tích gắn với phong

trào cách mạng của dân tộc như Chùa Thiên Phước, Chùa Tháp Quang, Đình

Vĩnh Hội, đình Hưng Phú.

Chỉ có một số di tích lịch sử -văn hoá mang giá trị khảo cổ học đó là lò

gốm Hưng Lợi.

Thứ hai, Quận 8 là địa bàn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá tại Tp.

HCM. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá. Thế nhưng, có

một khó khăn là các di tích này nằm rãi rác và cách xa nhau, nên lộ trình tham

quan có thể gây khó khăn cho khách du lịch.

Khi khảo sát du khách về sự hài lòng khi tham quan các di tích, có

khoảng 62% cho rằng họ cảm thấy rất thích thú khi tham quan các di tích ở

Quận 8. Khoảng 38% còn lại cho rằng tuy di tích có giá trị về lịch sử - văn

hoá nhưng khi họ tới, các di tích quá xuống cấp và các dịch vụ hỗ trợ như

người thuyết trình để giải thích ý nghĩa và giá trị của di tích chưa đảm bảo.

Page 73: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

65

Kết quả điều tra cho thấy ở bảng sau:

Bảng 2.7. Nguyên nhân không hài lòng của du khách

Nguyên nhân làm cho ông/bà không hài lòng Tỷ lệ %

Sự xuống cấp của các di tích 31%

Không có người thuyết minh tốt 45%

Mức độ vệ sinh của khu vực xung quanh di tích 49%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Như vậy, mức độ vệ sinh xung quanh khu vực di tích cũng là vấn đề mà

khách du lịch quan tâm đến, vì nó tác động đến sự hài lòng của khách du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II.

Chương 2 bên cạnh mô tả khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã

hội ở Quận 8, và khái quát về di tích lịch sử - văn hoá của Quận, còn tập trung

phân tích thực trạng, nguyên nhân của khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong

hoạt động du lịch ở Quận này. Trong những yếu tố thuộc khung lý thuyết khai

thác di tích lịch sử - văn hoá, thực trạng các di tích của Quận xuống cấp trầm

trọng hoặc bị người dân xâm lấn. Điều này đe doạ đến chất lượng của sản

phẩm du lịch cốt lõi. Nhờ lợi thế là nằm trong khu vực sôi động nhất cả nước

nên đã kế thừa những dịch vụ và cơ sở hạ tầng phong phú, chất lượng của cả

thành phố nhưng ngay tại Quận 8 vẫn còn nhiều nội dung cần phải hoàn thiện

hơn nữa như tình trạng chặt chém, mất lịch sự, và thiếu hẳn các khu ẩm thực

đặc trưng, những khu vui chơi chất lượng. Nguyên nhân của tình trạng này

xuất phát từ nhiều phía. Trước hết là từ những quy định thiếu nhất quán của

nhà nước. Thứ hai là tổ chức bộ máy nhà nước và nhân lực quản lý nhà nước

trong lĩnh vực du lịch chưa đảm bảo. Thứ ba là các doanh nghiệm chưa chủ

động thiết kế được những tour du lịch đặc trưng và hấp dẫn. Thứ tư là kinh

phí đầu tư cho hoạt động tu bổ các di tích lịch sử - văn hoá và chuyên gia

Page 74: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

66

trong lĩnh vực bảo tồn còn ít và yếu. Thứ năm là vai trò của cộng đồng còn

mờ nhạt. Chưa thấy rõ và chưa phát huy hết vai trò của họ trong hoạt động

khai thác di tích lịch sử - văn hoá phục vụ cho du lịch. Những nguyên nhân

này đã hạn chế hiệu quả khai thác di tích lịch sử - văn hoá. Trong thời gian

tới, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự phát triển mạnh mẽ của tư duy

kinh tế thị trường, sự xuống cấp của các di tích lịch sử - văn hoá còn diễn ra

nhanh chóng và nghiêm trọng hơn nữa. Vì thế cho nên, nhà nước cần nhanh

chóng khẩn trương có những chính sách, chiến lược phù hợp để bảo tổn, phát

huy và khai thác hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM.

Page 75: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

67

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ KHAI THÁC DI TÍCH LỊCH SỬ -

VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUẬN 8, TPHCM

3.1. Giải pháp khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

tại Quận 8, Tp. HCM, Tp HCM

Việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch hiện nay giúp cho các giải

pháp đưa ra mang tính khả thi và phù hợp. Phát triển du lịch hiện nay bị tác

động bởi nhiều yếu tố. Trước hết là về vấn đề thu nhập. Thu nhập của các

thành phần dân cư trong nước và trên thế giới tăng lên đáng kể là một trong

những yếu tố quan trọng làm cho nhu cầu du lịch tăng lên nhanh chóng về

mặt số lượng. Thứ hai là xuất phát từ quá trình hội nhập của các nước và khu

vực ngày càng sâu rộng. Các nước đang chuyển dần từ liên kết song phương

sang liên kết đa phương, liên kết vùng. Sự hội nhập này dẫn đến sự di chuyển

giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, đã làm tăng lượng khách nước ngoài vào

các nước khác du lịch. Có lẽ xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản trên mà

Trần Quảng Nam & Nguyễn Thị Trâm Anh [52], đưa ra ba xu hướng đặc thù

của thị trường du lịch trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.

- Xu hướng thứ nhất là cơ cấu du khách ngày càng đa dạng. Sự đang

dạng này được tác giả tiếp cận trên một số góc độ quan trọng như khả năng

chi tiêu, độ tuổi, giới tính, hình thức du lịch gia đình, nhóm hay cá nhân. Sự

đang dạng trong cơ cấu du lịch tác động đến sự đa dạng trong nhu cầu du lịch.

- Xu hướng thứ hai, khách du lịch ngày càng hướng tới cái gọi là “dịch

vụ tiện ích” trong hoạt động du lịch. Xu hướng này đặt ra cho ngành du lịch là

phải làm sao có thể kết hợp được các dịch vụ tiện ích trong hoạt động du lịch,

để có thể cạnh tranh với du lịch của các nước khác.

Page 76: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

68

- Xu hướng thứ ba, những giá trị văn hoá, lịch sử với bản sắc riêng trở

thành những sản phẩm du lịch độc đáo để khám phá và tận hưởng. Du lịch

sinh thái, du lịch tự nhiên đang dần dần bị thay thế bởi du lịch trải nghiệm về

văn hoá và lịch sử. Theo đó, các làng nghề truyền thống, tập quán, ẩm thực

mang đặc trưng riêng đều có thể trở thành những sản phẩm du lịch thu hút du

khách trong và ngoài nước.

Tóm lại, ba xu hướng chính về của du lịch vừa trình bày ở trên cho thấy

bối cảnh và yêu cầu đặt ra cho phát triển các sản phẩm du lịch là phải gắn với

văn hoá, đặc trưng vùng miền và đáp ứng được nhu cầu phong phú, đa dạng

của khách du lịch với những mục đích du lịch khác nhau. Không những vậy,

phát triển du lịch cần phải gắn việc phát triển đồng bộ các dịch vụ tiện ích

khác. Những xu hướng phát triển du lịch này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng

để giúp chính quyền Quận 8 trong việc đưa ra các biện pháp phát triển du lịch

gắn với khai thác và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá của quận một cách hiệu

quả.

3.1.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo

Tíếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII)

về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và

các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử

- văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao

đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân

Chỉ đạo các địa phương xã, phường thực hiện Luật Di sản văn hóa, các

nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về

công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; thường tuyên

truyền, vận động nhân dân trên địa bàn, nơi có di tích hiểu rõ ý nghĩa, giá trị

các di tích lịch sử - văn hóa; làm cho người dân thấy được mình vừa là người

Page 77: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

69

bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc phát huy giá trị các di tích, từ đó

có ý thức, trách nhiệm và những hành động thiết thực trong việc giữ gìn, bảo

vệ, phát huy giá trị các di tích.

Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Tp.

HCM trong phát triển du lịch của thành phố nói chung và Quận 8 nói riêng.

Giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo hướng tới hoàn thiện và nâng cao chất lượng lãnh

đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước. Bởi đây là yếu tố quan trọng

trong hoạt động khai thác di tích lịch sử - văn hoá của quận. Theo đó, Lãnh

đạo Thành phố cần quan tâm đến tính đặc thù của Tp. HCM về du lịch để từ

đó có những chỉ đạo sâu sát, thiết thực và đúng tầm. Theo đó, trong thời gian

tới, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần hướng tới hai vấn đề cơ bản như sau:

- Trước hết tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt những văn bản của trung

ương liên quan đến phát triển du lịch và khai thác di tích lịch sử - văn hoá

trong hoạt động du lịch. Quan trọng nhất là Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch

và các văn bản hướng dẫn thi hành 02 Luật này. Mục đích của hoạt động này

là giúp cho địa phương quán triệt một cách đầy đủ, chi tiết hai Luật này để

thực hiện tốt hoạt động phát triển du lịch theo đúng pháp luật.

- Lãnh đạo cần đưa ra những chỉ đạo, điều hành phù hợp với đặc thù phát

triển du lịch tại Tp. HCM như: phát huy thế mạnh của một thành phố du lịch

hiện đại với nhưng khu du lịch nhân tạo và mua sắm; phát huy các giá trị lịch

sử - văn hoá độc đáo của thành phố trong mối quan hệ với việc hình thành

một mạng lưới hạ tầng du lịch hiện đại, phát triển, mang tính nghỉ dưỡng và

giải trí cao.

Thứ hai, cần hình thành các thiết chế đặc thù trong hoạt động quản lý

nhà nước về du lịch tại Tp. HCM. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du

lịch tại Tp. HCM hiện có một số đặc thù riêng như có Sở Du lịch, trong khi

nhiều tỉnh thành trong cả nước không có Sở này. Trong thời gian qua, Sở Du

Page 78: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

70

lịch đã thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước

về du lịch và tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động phát triển du lịch của

Thành phố. Thế nhưng sự khác biệt này vẫn chưa đủ để thúc đẩy du lịch của

thành phố phát triển. Trong thời gian tới, để tăng cường hiệu quả hoạt động

quản lý nhà nước về du lịch, cần hướng tới những vấn đề sau đây:

- Đẩy mạnh hơn nữa phân cấp giữa trung ương và Tp. HCM trong hoạt

động phát triển du lịch. Điều này giúp Thành phố xây dựng được những lực

lượng đặc thù để phát triển bền vững du lịch như lực lượng cảnh sát du lịch

mà một số tác giả có nghiên cứu và đề cập, cũng như cơ chế về thu hút đầu tư

phát triển các địa điểm du lịch.

- Bản thân Thành phố cũng cần phân cấp mạnh mẽ hơn cho các Quận và

Quận 8 trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, giúp các quận, quận chủ

động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch một cách có tầm nhìn

và hiệu quả. Hiện nay, du lịch nhân văn, văn hoá gắn với đặc thù của từng

quận, nhưng vai trò của quận trong hoạt động này vô cùng mờ nhạt và thụ

động. Thực tế cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về du lịch của các quận

trên địa bàn Tp. HCM chưa hiệu quả, phần lớn là ‘chạy theo’ sự chỉ đạo, điều

hành và phân phối của Thành phố. Các kế hoạch phát triển du lịch hàng năm

của các quận và quận còn sơ sài, chưa thể hiện được đặc trưng về phát triển

du lịch của từng nơi, và nặng về tính đối phó. Các quận, quận chưa có chiến

lược phát triển du lịch cho địa phương mình, để định hướng trong việc huy

động sự tham gia của người dân và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du

lịch.

- Bên cạnh đó, Thành phố nên đề xuất thành lập Phòng quản lý du lịch ở

một số quận có hoạt động du lịch phát triển. Hiện nay, ở cấp quận, hoạt động

quản lý nhà nước về du lịch được giao cho Phòng Kinh tế. Điều này tạo ra

nhiều bất cập. Bất cập thứ nhất là bản thân Phòng Kinh tế có quá nhiều nội

Page 79: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

71

dung cần quản lý, và luôn luôn trong tình trạng quá tải. Sự quá tải này ngày

càng tăng do quá trình đô thị hoá nhanh chóng, sự phát triển và hội nhập

mạnh mẽ về kinh tế của Thành phố. Bất cập thứ hai là, do hoạt động quản lý

nhà nước về kinh tế nhiều, quá tải nên hoạt động du lịch thường bị ‘lép vé’, ít

được quan tâm. Nếu có quan tâm thì cũng không được chuyên sâu và ‘toàn

tâm toàn ý’. Bất cập thứ ba xuất phát từ đặc thù của hoạt động du lịch. Hoạt

động du lịch là một trong những hoạt động kinh tế do có đem lại nguồn thu

cho nhà nước. Thế nhưng hoạt động này còn gắn với văn hoá, các di tích lịch

sử - văn hoá, với các vấn đề về xã hội khác. Chính vì vậy hoạt động này cần

được quản lý bởi một cơ quan riêng biệt đó là Phòng Du lịch. Với tư cách là

một cơ quan chuyên biệt quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động quản lý nhà

nước về du lịch mới trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả, và năng động; từ đó có

khả năng nâng tầm ngành du lịch lên một tầng cao mới. Tầm quan trọng của

ngành, sự phát triển về lâu dài và chuyên nghiệp của ngành công nghiệp

không khói này đặt ra nhu cầu thiết yếu phải hình thành cơ quan quản lý nhà

nước về du lịch ở cấp quận đó là Phòng Du lịch.

Thứ ba, cần phải tăng cường đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và

tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.

- Tiếp tục phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, trong đó khuyến

khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp tích cực vào sự phát

triển du lịch thành phố như: đầu tư xây dựng các khách sạn, các điểm kinh

doanh ẩm thực, sản xuất và bán hàng lưu niệm đạt chuẩn du lịch, đầu tư phát

triển nhiều loại hình vui chơi giải trí trong các công viên văn hoá du lịch, xây

dựng Bảo tàng chuyên đề.

- Thực hiện quản lý du lịch theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, thiết lập cơ

chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc

phục tình trạng khép kín, thiếu công khai dễ phát sinh tiêu cực trong giải

Page 80: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

72

quyết thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp; cần có cơ chế chính

sách cần thiết trong lĩnh lực đất đai, thuế, visa… để hỗ trợ phát triển du lịch.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài

nước để tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm tiếp cận với những thành tựu

mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch.

- Thường xuyên phối hợp với các đơn vị lữ hành để lắng nghe những khó

khăn, vướng mắc và phản hồi từ doanh nghiệp du lịch cũng như từ du khách.

Không những vậy, phối với thường xuyên với các đơn vị lữ hành để tạo ra các

tour du lịch - sản phẩm du lịch độc đáo phù hợp với mong đợi và nhu cầu của

du khách. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị lữ hành du lịch còn là cách thực

hiện hiệu quả hoạt động quảng bá du lịch, cũng như hợp tác, tham gia các sự

kiện văn hoá, du lịch giúp thúc đẩy du lịch của Quận 8 phát triển.

3.1.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị các di tích

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân

trên địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích. Tuyên

truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý và bảo vệ di tích quốc

gia, di tích cấp tỉnh và công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử -

văn hóa đến nhân dân trên địa bàn nơi có di tích.

Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm

năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử - văn hóa có trên địa bàn

các phường. Thông qua phát triển du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị các di

tích lịch sử - văn hóa. Trung tâm Văn hóa Quận 8 xây dựng chuyên mục bảo

tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phát trên Đài Truyền thanh

các phường.

Phối hợp với ngành chức năng, Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch Tp.

HCM trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên

địa bàn Quận 8. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quận

Page 81: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

73

như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội

cựu chiến binh … triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn

hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích tới từng các

cán bộ, đảng viên, tới địa phương phường, khu dân cư nơi có di tích.

Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch

gắn với di tích lịch sử - văn hoá. Chính cộng đồng là chủ thể mang lại linh

hồn cho các giá trị văn hoá được sử dụng trong hoạt động du lịch. Trong thời

gian tới, cần huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền về di tích chưa hiệu quả do nội dung

tuyên truyền chưa hấp dẫn, hình thức tuyên truyền chưa thu hút. Chính điều

này đã làm cho nhiều người dân, thậm chí là người trong ban quản lý di tích

chưa hiểu hết giá trị của những chi tiết nhỏ của di tích. Từ đó tạo nên sự dửng

dưng trong người dân đối với di tích. Thậm chí nhiều người xâm hại một cách

vô tình mà không hay biết. Có một số người vô tư lấy gạch lát nền, ngói của

di tích về để lấp những chỗ trũng trong nhà mà không biết rằng, từng viên

gạch, viên ngói ấy có khi mang cả một giá trị vô giá về lịch sử, văn hoá và

nghệ thuật kiến trúc. Có những di tích, cơ quan quản lý vô tư thay hẳn mái

ngói thành mái tôn để khỏi bị dột. Đối với họ, đó là hành động đúng để bảo vệ

di tích, nhưng họ có thể chưa biết rằng, những viên ngói họ dỡ ra và vứt lăn

lóc kia, bị trẻ em lấy chơi, người dân quăng bừa kia có thể chứa đựng những

giá trị gì về văn hoá, lịch sử và kiến trúc. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho công

tác tuyên truyền là phải chi tiết, hấp dẫn để toát lên giá thị thực sự đến từng

chi tiết của các di tích lịch sử - văn hoá.

- Khi đã có được những ấn phẩm về di tích lịch sử - văn hoá, chính

quyền Quận phối hợp với các trường học, và các tổ chức chính trị xã hội như

Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên của các Phường để tổ chức những cuộc thi tìm

Page 82: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

74

hiểu về di tích để thông qua những cuộc thi này giúp nâng cao hiểu biết và

nhận thức của người dân về di tích nói riêng và về truyền thống, văn hoá của

Quận 8. Ngoài ra, Lãnh đạo Quận 8 có thể phối hợp với các trường học tổ

chức các tour tham quan gắn với các cuộc thi sinh động và ý nghĩa về từng di

tích mà học sinh tham quan, không nên chỉ dừng lại ở việc tới tham quan rồi

xong, vì như thế hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

3.1.3. Giải pháp về công tác chăm sóc, bảo vệ

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8 triển khai đến Hiệu trưởng các

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở đăng ký với địa phương nơi có di tích, tổ

chức cho các em học sinh tham gia phát dọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh tại

các điểm di tích đã được tôn tạo. Hàng năm tổ chức cho các em học sinh tham

quan tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương

làm phong phú sinh động bài học trên lớp và giáo dục truyền thống cách

mạng của quê hương.

Quận đoàn Quận 8 triển khai đến các Đoàn thanh niên xã, phường đăng

ký đảm nhận chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xanh tại điểm di tích lịch sử - văn

hóa trên địa bàn, coi đây là công trình thanh niên, giáo dục truyền thống yêu

nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ trẻ. Các ngành chức năng và

UBND các xã, phường tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di

tích lịch sử - văn hóa. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các

tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi xâm phạm đến di tích để sản xuất,

trồng cây nguyên liệu, san ủi xây dựng công trình hoặc lấn chiếm làm nhà ở.

- Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo tồn và giá trị của các di tích lịch

sử ở địa phương. Ý thức của cộng đồng chính là sự hiểu biết của cộng đồng

về giá trị, vai trò của di tích trong lịch sử dân tộc. Ngoài ra, ý thức cộng đồng

còn là mong muốn được tìm hiểu, bảo vệ di tích, tôn tạo di tích vì sự tồn tại

Page 83: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

75

lâu dài của di tích cho con cháu đời sau. Để nâng cao ý thức của cộng đồng,

trong thời gian tới, cần thực hiện những giải pháp sau:

- Để làm được điều này trước hết cần đầu tư xây dựng các ấn phẩm giới

thiệu về di tích ở Quận 8 với những thông tin từ cơ bản đến sâu sắc về di tích

như lịch sử hình thành, và chi tiết các giá trị mà di tích đó đang có. Chẳng hạn

như các tượng thờ làm từ chất liệu gì, kiến trúc nghệ thuật có gì đặc sắc, v.v.

Những thông tin này có thể được phát cho người dân trên địa bàn để họ nắm

được giá trị của các di tích. Điều này không những góp phần xây dựng lòng tự

hào của người dân ở địa phương về địa phương, về các di tích lịch sử - văn

hoá, mà còn giúp cho họ hiểu được di tích để có thể trở thành những ‘hướng

dẫn viên quần chúng’ cho bất kì du khách tham quan tại di tích.

3.1.4. Giải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch Tp. HCM trong việc

xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị quần thể các di tích lịch sử - văn hóa

Quận 8, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển du lịch Quận 8 giai

đoạn 2016 - 2017, định hướng năm 2020, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã

của địa phương và định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử -

văn hóa có trên địa bàn các xã, phường. Lồng ghép công tác bảo tồn, phát huy

các giá trị di tích lịch sử - văn hóa với các chương trình phát triển kinh tế - xã

hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các phường theo hướng bền vững, nâng

cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Dành một phần nguồn vốn từ

ngân sách quận, nguồn vốn an toàn khu để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích

lịch sử - văn hóa trên địa bàn các xã, phường.

Phát triển du lịch phải gắn với việc khai thác hợp lý kết hợp với trung tu,

duy trì các giá trị văn hoá, lịch sử, các di tích và công trình kiến trúc nghệ

thuật có giá trị của Thành phố như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng

Lịch sử Tp. HCM; Bưu điện Tp. HCM, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất,

Page 84: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

76

Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành; hệ thống các Chùa kiến trúc Việt- Hoa như

Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bà Thiên Hậu.

3.1.5. Giải pháp hình thành sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch

Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, Sở ngành Tp.HCM

để tìm nguồn vốn đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Ngoài nguồn

vốn từ ngân sách nhà nước, tìm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân,

doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử

- văn hóa. Vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn,

doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa

các di tích lịch sử - văn hóa.

Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa

phương để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Có hình thức

khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích

cực đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Nâng tầm tổ chức kỷ

niệm các ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa

văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để

thu hút khách tham quan du lịch đến địa bàn.

Vấn đề quan trọng nhất để thu hút khách du lịch để phát triển du lịch gắn

với hoạt động khai thác di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM là tạo ra

được những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Sản phẩm du lịch là di tích lịch sử -

văn hoá có những đặc điểm riêng so với các sản phẩm du lịch khác. Đó là sự

kết tinh về giá trị văn hoá và giá trị lịch sử trong từng di tích mới là ‘cái lõi’

tạo nên chất lượng độc đáo có một không hai của sản phẩm du lịch này.

Ở Quận 8, các di tích lịch sử - văn hoá được Tp. HCM hoặc quốc gia

công nhận, được đưa vào bảo vệ và khai thác là một trong những điều kiện để

phát triển du lịch gắn với khai thác các di tích này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề

Page 85: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

77

hơn cần phải tiếp tục thực hiện để có được sản phẩm du lịch độc đáo. Theo

đó, Quận 8 và Tp. HCM cần thực hiện những nội dung quan trọng sau:

Trước hết, là đẩy mạnh hoạt động tôn tạo, tu bổ, sữa chữa các di tích lịch

sử - văn hoá. Đây là hoạt động quan trọng để giúp các di tích lịch sử khỏi rơi

vào tình trạng xuống cấp và lấn chiếm. Để làm được điều đó, Tp. HCM cần

kêu gọi sự tham gia của nhiều bên. Bên thứ nhất là nhà nước trong việc đưa ra

chủ trương, chính sách trùng tu, đầu tư ngân sách và tổ chức trùng tu. Mời và

tham khảo các nhà nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hoá, giúp cho việc trùng

tu vẫn giữ được những giá trị vốn có của di tích, tránh tình trạng trùng tu mà

làm mất những thuộc tính quan trọng của di tích như nhiều nơi đang mắc

phải. Về hoạt động này, Tp. HCM cần có kế hoạch trùng tu, cải tạo các di tích

ở Quận 8 một cách chi tiết, tổng quát và mang tính dài hạn.

Thứ hai, các di tích lịch sử - văn hoá là bộ phận không thể thiếu trong

phát triển du lịch nhưng bản thân nó chưa tạo ra sức hút trong du lịch. Chính

vì vậy, cần phải dựa vào các di tích lịch sử - văn hoá này để tạo ra các sản

phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho Quận 8.

- Cần kết nối các di tích lại với nhau theo những đặc trưng của các di tích

để hình thành các sản phẩm du lịch. Chẳng hạn như kết nối các di tích có giá

trị lịch sử lại với nhau, hình thành nên một chuỗi di tích để giới thiệu về lịch

sử. Hoặc kết nối các di tích có giá trị văn hoá, kiến trúc với nhau lại để hình

thành nên một chuỗi di tích giúp du khách tìm hiểu khám phá nét đẹp về văn

hoá. Được như vậy sản phẩm du lịch sẽ mang tính đặc thù hơn và có sức hút

hơn. Để làm được điều này, nhà nước cần mời các chuyên gia xem xét, đánh

giá lại giá trị của các di tích một cách cụ thể, chi tiết. Những đánh giá này có

thể được sử dụng làm tài liệu thuyết minh cho du khách khi đến tham quan tại

di tích.

Page 86: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

78

- Một vấn đề mang tính đặc thù của di tích lịch sử - văn hoá là nó không

tồn tại đơn lẻ, nó phải được đặt trong tổng thể để có thể thấy được, tái hiện lại

được dòng chảy của lịch sử và văn hoá. Chính vì vậy, để phát huy các di tích

lịch sử - văn hoá, không nên tách rời Quận 8 với các quận khác mà nên liên

kết, phối hợp lại với nhau tạo nên những sản phẩm có thể tái hiện lại được

một giai đoạn của lịch sử. Chẳng hạn như sản phẩm du lịch thời kì chống

pháp gồm những di tích lịch sử gắn với cuộc chiến tranh chống pháp của nhân

dân ta ở các Quận tiêu biểu để phục vụ cho những du khách muốn khám phá

về cuộc đấu tranh hào hùng của dân tộc. Hoặc chuỗi sản phẩm du lịch văn hoá

Nam Bộ-Sài Gòn với sự kết nối của các di tích văn hoá ở một số Quận, nhằm

thu hút những du khách thích khám phá về văn hoá Nam Bộ ở Sài Gòn.

- Sản phẩm du lịch gắn với di tích-lịch sử phải được đa dạng hoá theo

từng đối tượng du khách. Chẳng hạn như sản phẩm du lịch bao gồm các di

tích có giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc thù giành cho sinh viên các trường mỹ

thuật và kiến trúc. Hoặc sản phẩm du lịch về nguồn lịch sử dành cho các cựu

chiến binh. Hoặc sản phẩm du lịch giáo dục truyền thống giành cho khách

hàng là học sinh, sinh viên. Hoặc sản phẩm du lịch là văn hoá giành cho du

khách nước ngoài, sinh viên các chuyên ngành về văn hoá. Sự đa dạng trong

sản phẩm du lịch là hoàn toàn phù hợp với xu hướng đa dạng về nhau cầu du

lịch của các du khách.

Thứ ba, phải tạo ra được điểm đến du lịch hấp dẫn. Như đã đề cập ở

chương 1, điểm đến là một tập hợp các yếu tố từ sản phẩm du lịch cốt lõi, đến

sản phẩm du lịch bổ trợ, đến cơ sở hạ tầng. Cho nên, để tạo ra được một điểm

đến hấp dẫn, cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

- Phát triển các dịch vụ du lịch bổ trợ tại Quận 8. Cần tạo ra những dịch

vụ du lịch bổ trợ đặc trưng của Quận để níu kéo du khách tiêu dùng và sử

dụng dịch vụ ở Quận 8 nhiều hơn. Trước hết là phát triển các sản phẩm ẩm

Page 87: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

79

thực hấp dẫn. Lãnh đạo Quận 8 cần tiến hành khảo sát và nghiên cứu để hình

thành danh sách những món ăn ngon, hấp dẫn đang tồn tại trên địa bàn Quận

để hỗ trợ quảng bá cho du khách, và hình thành chuỗi ẩm thực. Cơ sở hạ tầng

du lịch như giao thông, khách sạn, nhà nghĩ cần phải được phát triển đồng bộ

theo hướng vừa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa phục vụ phát triển du

lịch.

- Cần xây dựng lối sống lành mạnh trong khu dân cư, đặc biệt là những

khu dân cư có di tích lịch sử - văn hoá. Mục đích của giải pháp này là để tạo

ra một không gian phù hợp cho các di tích lịch sử - văn hoá thể hiện được ý

nghĩa và giá trị của nó. Khách du lịch không chỉ đơn thuần là tham quan di

tích mà còn muốn xem, tham quan sức sống và sinh lực của di tích. Trong khi

đó sức sống và sinh lực này lại phụ thuộc vào lối sống ở các khu dân cư. Để

làm được điều này, đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp phối hợp, và quyết liệt

trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở khu dân cư. Trước mắt

chính quyền Quận 8 tập trung vào những cộng đồng có di tích và gắn với di

tích để đẩy mạnh phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa”. Đồng thời cũng lựa chọn một số đối tượng làm trọng tâm của

hoạt động này như xe ôm, dịch vụ ăn uống, buôn bán nhỏ, vệ sinh môi trường

bởi vì những đối tượng này tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, góp phần

tạo nên bộ mặt, hình ảnh của du lịch Quận 8. Chẳng hạn như xây dựng hình

ảnh đội xe ôm thân thiện và trách nhiệm tại các điểm trên địa bàn Quận 8 để

vừa tạo sự an tâm cho du khách, vừa góp phần quảng bá hình ảnh thân thiện,

nhiệt tình và lịch sử đến du khách. Các đội xe ôm này không được chặt chém,

nói năng cộc cằn, hoặc cố tình vận chuyển tuyến đường xa để xin thêm tiền.

Những cá nhân buôn bán nhỏ lẻ tại các di tính cũng cần được tổ chức lại bài

bản, và làm cho họ thay đổi nhận thức, đoàn kết, có trách nhiệm với nhau, với

di tích và với khách du lịch nhằm tạo ra một nét đẹp ở các di tích, làm cho du

Page 88: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

80

khách cảm thấy được sự nề nếp, linh thiêng và văn hoá trong hoạt động buôn

bán ở các di tích lịch sử - văn hoá.

- Một vấn đề quan trọng nữa là cần đảm bảo an ninh cho khách du lịch

tại điểm đến du lịch. Đảm bảo an ninh cho khách du lịch để du khách yên tâm

hơn khi đến tham quan các khu di tích lịch sử - văn hoá. Trước hết cần kết

hợp với đội ngũ xe ôm để hình thành các đội chống trộm cắp tự quản. Có

những cảnh báo phù hợp cho du khách về tình hình an ninh tại điểm du lịch.

Về phía Tp. HCM, cần xin cơ chế đặc thù để hình thành lực lượng cảnh sát du

lịch cảnh sát du lịch như một số nước trên thế giới đã làm chẳng hạn như Thái

Lan.

3.1.6. Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hoá, con người Quận 8,

Tp. HCM

Khai thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đưa vào hoạt

động du lịch là việc làm cần thiết. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang trở thành

một xu hướng. Vì vậy, cần triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về

du lịch cộng đồng. Chính quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch

cần liên kết với các hoạt động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ

hành du lịch trên địa bàn Quận 8; xây dựng các chương trình du lịch, tuyến du

lịch cụ thể, phong phú đến các điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam

thắng cảnh trên địa bàn các xã, phường. Khuyến khích việc duy trì phong tục,

tập quán lành mạnh, các lễ hội truyền thống, bài trừ thủ tục có hại đến đời

sống văn hóa của nhân dân; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực,

giá trị về trang phục truyền thống dân tộc, các tri thức dân gian; phục hồi và

phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu như: làng dệt

chiếu Bình An, làng bao giấy Bình Đông, làng đóng sửa ghe Cầu Rạch Ông.

Với vị thế là một thành phố trọng điểm của cả nước nói chung và miền

Nam nói riêng, Tp. HCM có nhiều đột phá trong chính sách, chiến lược phát

Page 89: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

81

triển kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó có chính sách, chiến lược phát triển

du lịch. Trong các chính sách, chiến lược phát triển du lịch, Tp. HCM đã xác

định, định hướng phát triển du lịch của Thành phố, với những nội dung quan

trọng sau:

- Mục đích phát triển du lịch không những là để tạo ra nguồn thu cho

ngân sách mà còn góp phần giúp xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm

cho người dân của thành phố. Mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến xoá

đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm được xem xét lồng nghép trong định

hướng phát triển ngành du lịch của Thành phố, và được xem là một trong

những ưu tiên quan trọng của ngành du lịch.

- Không những vậy, phát triển du lịch còn là cách thức để quảng bá hình

ảnh của một Thành phố văn minh, thân thiện, hiện đại và nghĩa tình, một điểm

đến thân thiết và đầy hứa hẹn của thế giới.

- Phát triển du lịch phải gắn với khai thác và đẩy mạnh các khu thương

mại, khu chế xuất, công nghệ góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương mua

bán, và thu hút đầu tư từ nước ngoài thông qua du lịch.

- Phát triển du lịch của Thành phố phải hướng tới phát triển du lịch bền

vững, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển các hình thức du lịch sinh thái

với trọng điểm là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Phát triển du lịch của Tp. HCM phải tính đến tính đặc thù của một

thành phố đặc biệt để có cách thức tổ chức về quản lý nhà nước đặc thù, đáp

ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch của Thành phố phải gắn với quá trình hội nhập và

giao lưu với các nền văn hoá trên thế giới, hội nhập sâu sắc, tham gia hiệu quả

và năng động các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch và thời trang của các nước

trong thế giới, tiến tới đăng cai tổ chức nhiều sự kiện du lịch mang tầm thế

giới để thu hút sự quan tâm của du khách thế giới.

Page 90: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

82

Những xu hướng vừa trình bày ở trên cho thấy Tp. HCM đã xác định

hướng đi phù hợp cho ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập. Những định

hướng trên đã phản ánh được thực trạng và đặc trưng của ngành du lịch

Thành phố trong bối cảnh hội nhập với các vùng, lãnh thổ. Đó là trở thành

một Thành phố du lịch hiện đại với những khu mua sắm và dịch vụ sang

trọng, hiện đại bậc nhất trong cả nước và trong khu vực. Đó là trở thành một

thành phố du lịch, một điểm đến hấp dẫn, năng động, mới mẻ và an toàn so

với nhiều thành phố du lịch khác trong khu vực như Singapore, Băng Cốc

(Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Kuala lumpua (Malysia), v.v. Đó là trở thành

một thành phố an toàn, sạch đẹp và tiện ích cho du khách dừng chân hưởng

thụ.

3.1.7. Giải pháp liên quan đến các đơn vị kinh doanh du lịch

Các đơn vị kinh doanh du lịch là bộ phận quan trọng trong phát triển du

lịch. Thiếu họ, các sản phẩm du lịch sẽ không được hình thành và sẽ không

kết nối được giữa du khách và các điểm đến du lịch. Chính vì vậy, cần phải

nhìn nhận đúng đắn vai trò của các đơn vị kinh doanh du lịch để giúp các đơn

vị này phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là vai trò của doanh nghiệp trong khai thác di

tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch như thế nào, làm sao để xác định

và huy động trách nhiệm và sự tham gia của họ vào việc khai thác các di tích

lịch sử - văn hoá mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động kinh

doanh của họ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Thành phố cần áp dụng

những biện pháp như sau:

- Trước hết là phối hợp với các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm du

lịch, các lễ hội du lịch độc đáo và hấp dẫn giúp thu hút du khách vào Quận 8

nói riêng và các Quận khác nói chung thông qua các cơ chế ưu đãi phù hợp.

Thành phố nên chỉ đạo tin giản thủ tục hành chính và tạo thuận lợi về thủ tục

Page 91: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

83

hành chính cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức các sự kiện du

lịch để quảng bá các giá trị lịch sử - văn hoá ở các địa phương. Sự ưu ái này

sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm động lực để tổ chức các sự kiện liên quan

đến quảng bá di tích lịch sử - văn hoá. Giải pháp này được đề xuất xuất phát

từ thực tiễn là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và bị kiểm soát tương đối

chặt chẽ khi tổ chức các sự kiện liên quan đến văn hoá.

- Thứ hai, nhà nước hỗ trợ về tư liệu, về hạ tầng để các doanh nghiệp

sáng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo giúp khai thác hiệu quả các di tích

lịch sử - văn hoá.

- Thứ ba là phải xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp trong khai

thác các di tích lịch sử - văn hoá. Trên thực tế các doanh nghiệp kinh doanh

chỉ nghĩ rằng mình là người đi khai thác di tích chứ không phải là người góp

phần trùng tu và bảo vệ di tích. Khi di tích nào xuống cấp, không khai thác

được nữa, họ dẫn du khách đến những di tích khác, những địa điểm khác.

‘Tính thực dụng’ trong khai thác các di tích lịch sử của các doanh nghiệp

trong thời gian quan, cùng với việc nhà nước chưa có động thái cụ thể về vấn

đề này đã làm cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch mặc định vị trí của mình

là không liên quan gì đến sự tồn tại của các di tích. Chính vì vậy, nhà nước

cần phải tìm cách để bắt các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình

đối với di tích lịch sử - văn hoá bằng các hành động cụ thể.

Theo đó, luận văn này đưa ra giải pháp thành lập Quỹ di tích. Quỹ di tích

này dùng cho hoạt động tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn

Tp. HCM. Hàng năm, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ phải đóng góp

theo doanh thu vào Quỹ di tích. Nhà nước cần xác định mức đóng góp cho

phù hợp để vừa đảm bảo không gây nặng nề, khó khăn cho doanh nghiệp kinh

doanh du lịch, vừa đảm bảo được trách nhiệm của các doanh nghiệp này. Về

quản lý Quỹ, Quỹ này trực thuộc Sở Du lịch Tp. HCM và quá trình quản lý

Page 92: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

84

quỹ được kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành và được

công khai minh bạch trên trang web của Sở. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu

Sở giải trình về quá trình sử dụng Quỹ. Cách vận hành này không những giúp

Quỹ hoạt động đúng pháp luật mà còn tạo ra sự an tâm trong các doanh

nghiệp.

Tuy nhiên, có người sẽ đặt vấn đề là các di tích đã thu vé, giờ bắt doanh

nghiệp đóng Quỹ, có phải là phí chồng phí hay không. Một thực tế cần khẳng

định là một số di tích có thu vé, nhưng một số di tích lại không thu vé. Đối

với những di tích có thu vé, số tiền thu được ở nhiều di tích không đủ để trang

trải chi phí vận hành. Nhiều nơi thu cao quá, thì doanh nghiệp dẫn khách né

sang chỗ khác; khách tự túc thì cũng ngại vì giá vé cao. Nói cách khác tiền

thu được từ vé chưa thể trở thành một nguồn thu chính cho hoạt động trùng tu

các di tích.

3.2. Kiến nghị

Để có thể hiện thực hoá thành công những giải pháp vừa trình bày, giúp

khai thác một cách hiệu quả di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM,

luận văn đưa ra một số kiến nghị tiếp theo như sau:

3.2.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy

Đảng, chính quyền địa phương, trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn

hóa Quận 8, Tp. HCM.

Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa có hiệu

quả cấp ủy Đảng, chính quyền Quận 8, Tp. HCM cần:

- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị

định của Chính phủ, Thành phố cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích

lịch sử - văn hóa địa phương.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quận như: Mặt

trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm

Page 93: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

85

vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc

bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá tới từng các cán bộ đảng

viên, xã, phường, khu dân cư nơi có di tích lịch sử - văn hóa.

- Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân để người dân thấy

được họ vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ, phát

huy các di sản văn hóa. Từ đó, người dân có ý thức và những hành động thiết

thực nhất trong việc giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa.

- Trong công tác tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh thiếu

niên. Trước tiên, cần triển khai hiệu quả hai khẩu hiệu: "Di sản nằm trong tay

thế hệ trẻ" của UNESCO và "Một chương trình thông tin đại cương" cho mọi

người, bắt đầu từ trẻ em đến trường của Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ

(ICOMOS). Thông qua những hoạt động ngoại khóa, những chương trình

lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc

của các di tích lịch sử - văn hoá đến từng học sinh.

Kiến nghị Trung tâm xúc tiến du lịch Tp. HCM trong việc triển khai có

hiệu quả nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến, phát động tại các thị

trường trọng điểm và tiềm năng trên thế giới. Tăng cường tổ chức các sự kiện

du lịch lồng ghép với các hoạt động văn hóa, nhằm kích cầu du lịch, mang

dấu ấn thương hiệu điểm đến Tp. HCM, chú trọng chiều sâu trong công tác tổ

chức các sự kiện du lịch với các hoạt động thiết thực, mang tính xã hội hóa

cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và du khách.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử

- văn hoá gắn với phát triển kinh tế xã hội Quận 8, Tp. HCM

Để bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa đúng đắn, tạo nên một

định hướng khoa học thì vấn đề quy hoạch luôn phải đi trước một bước.

Trong công tác quy hoạch cần chú ý:

Page 94: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

86

- Thứ nhất, phải khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu lại toàn bộ các loại hình

di sản văn hóa nhằm nhận diện, xác định giá trị, sức sống của các di tích lịch

sử - văn hóa từ đó đề xuất hướng bảo tồn và phát huy.

- Thứ hai, chú ý quy hoạch di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm và di tích

lịch sử - văn hóa gắn với du lịch. Các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm là

những di tích lịch sử - văn hóa đang xuống cấp, đang có nguy cơ mai một hay

biến mất cần có kế hoạch lưu giữ, bảo vệ ngay. Đối với quy hoạch di tích lịch

sử - văn hóa gắn với du lịch nên có sự tính toán, đề ra kế hoạch theo mốc thời

gian cụ thể, với tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên, hoạt động du lịch nếu chỉ

khai thác các di tích lịch sử - văn hóa một cách đơn lẻ thì hiệu quả mang lại

không cao. Vì vậy, cần có sự gắn kết văn hóa - lịch sử - tâm linh, tài nguyên -

nghỉ dưỡng, các công trình dịch vụ thể thao và giải trí biển, công trình phục

vụ sự kiện du lịch, ẩm thực, các loại hình giải trí đa dạng trong môi trường

biển tạo nên một tổng thể. Đi kèm với nó cần có một hệ thống dịch vụ tài

chính, thương mại, thông tin viễn thông...

- Thứ ba, tổ chức những cuộc hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên

gia, các cấp, các ngành liên quan đang hoạt động trong khu vực có di tích lịch

sử - văn hóa để góp ý cho bản quy hoạch. Ngoài ra, chú ý đến vai trò phản biện

của người dân địa phương.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát và định hướng hoạt động bảo

tồn, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa

Quận 8, Tp. HCM cần triển khai có hiệu quả phân cấp về quản lý di tích

lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận. Phòng Văn hoá Thông tin - Thể thao và

Du lịch Quận 8, Tp. HCM trực tiếp quản lý hồ sơ của tất cả các di tích lịch sử

- văn hóa; phân công chuyên viên quản, giám sát hoạt động bảo tồn, khai thác

di tích lịch sử - văn hóa.

Page 95: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

87

Ban hành chính sách quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của các di tích

như tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ... theo định hướng ưu tiên sử dụng

các nguồn thu của di tích cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa nên có cơ chế quản lý mang

tính chuyên biệt trên sơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản

văn hóa, Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh

lam thắng cảnh của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Nhìn chung các loại hình văn hóa này của người dân Quận 8, Tp. HCM

có sự kết hợp hài hòa giữa phong tục tập quán của người Việt Nam nói chung

và mang những nét độc đáo riêng của người miền biển. Tuy nhiên, chính

quyền địa phương cần đưa ra quy ước thực hiện nếp sống văn hóa mới để giữ

lại được những nét sinh hoạt văn hóa quý giá đồng thời loại bỏ những yếu tố

lạc hậu, phiền nhiễu không đáng có.

3.2.4. Giải pháp xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

- văn hoá.

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội

hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa phương.

Để làm tốt điều này cần:

- Ban hành những chính sách thu hút và tập hợp quần chúng vì sự nghiệp

bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá. Hình thành quỹ "Bảo tồn di tích lịch sử - văn

hoá Quận 8". Đồng thời, có hình thức khen thưởng thích đáng những doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp trực tiếp cho công tác giữ gìn, bảo tồn di

tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn quận.

- Chính quyền địa phương vận động các doanh nghiệp nhất là những

doanh nghiệp trên địa bàn quận ký kết các chương trình hỗ trợ thực hiện bảo

tồn di tích lịch sử - văn hoá.

Page 96: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

88

3.2.5. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ

chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.

Đối với cán bộ quản lý văn hoá: Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý văn

hóa học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh

thành khác trong nước .

Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá: chú

trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu

thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với các di tích lịch sử - văn

hoá; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát

huy giá trị di sản văn hóa.

Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở

tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản do quận, thành phố

hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di tích

lịch sử - văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa

phương.

Tóm lại, khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch là

hướng đi phù hợp trong việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá tại

Quận 8, Tp. HCM. Tuy nhiên đây là một nội dung hết sức phức tạp. Nó đòi

hỏi sự tham gia của nhiều bên như doanh nghiệp lữ hành du lịch, cộng đồng

dân cư, chính quyền địa phương tham gia liên kết với nhau để hình thành nên

những sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch, từ

đó nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư khu vực có di tích được khai

thác trong hoạt động du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III.

Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch hiện nay là đa dạng về mặt cơ cấu

khách du lịch, đẩy mạnh dịch vụ tiện ích du lịch và du lịch trải nghiệm đã đặt

ra cho Tp. HCM và Quận 8 yêu cầu phải đưa ra những giải pháp phù hợp để

Page 97: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

89

khai thác các di tích lịch sử - văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch. Theo đó,

trong thời gian tới, Quận 8 và Tp. HCM cần hướng tới 14 giải pháp. Những

giải pháp này bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng như khía cạnh lãnh đạo,

quản lý, tổ chức bộ máy và nhân sự của Đảng và Nhà nước; phát huy vai trò

của người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với

các doanh nghiệp du lịch để xây dựng những tour du lịch độc đáo và hiệu quả.

Các giải pháp này đều xoay quanh khung lý thuyết được xây dựng gồm bốn

yếu tố ở chương 1.

Page 98: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

90

PHẦN KẾT LUẬN

Với bề dày truyền thống yêu nước, Việt Nam sở hữu nhiều di tích vật thể

và phi vật thể độc đáo. Có những di tích mang tầm nhân loại. Phát huy các giá

trị di tích lịch sử, văn hoá là tiền đề và mục đích bảo vệ và phát huy những giá

trị vốn có của di tích lịch sử - văn hoá.

Quận 8 thuộc thành phố sôi động nhất của cả nước là Tp. HCM có

những di tích lịch sử - văn hoá có giá trị. Tuy nhiên những di tích lịch sử - văn

hoá này chưa được Uỷ ban nhân dân Quận 8 và Ủy ban nhân dân Tp. HCM

đầu tư, khai thác một cách đúng mức. Đặc biệt là chưa tìm ra được hướng đi

cho các sản phẩm du lịch đặc biệt này. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa như

mong đợi. Một số di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn chưa gắn kết với các

sản phẩm du lịch khác. Thậm chí một vài di tích bị người dân xâm phạm, lấn

chiếm.

Chính vì vậy cần nghiên cứu cách thức hợp lý để khai thác một cách hiệu

quả các di tích lịch sử - văn hoá này. Theo đó, đề tài xây dựng khung lý

thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch. Khung lý

thuyết này hướng đến bốn yếu tố cơ bản. Yết tố thứ nhất là sản phẩm và điểm

đến du lịch. Yếu tố thứ hai là doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Yếu tố thứ ba

là cộng đồng dân cư. Yếu tố thứ tư là chính quyền địa phương.

Đồng thời luận văn còn nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Hội An, và

của nước Nhật để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Quận 8.

Hiện tại Quận 8 có gần 10 di tích lịch sử - văn hoá được quản lý và đưa

vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên hoạt động khai thác còn nhiều khó khăn và

hạn chế. Cụ thể như: thực trạng các di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8 bị xâm

hại và xuống cấp; sản phẩm du lịch bổ trợ chưa thu hút được du khách; tình

Page 99: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

91

hình an ninh trật tự chưa tốt; đường giao thông nhỏ, đông, và thường xuyên

kẹt xe; chưa có những khu ẩm thực tiêu biểu; người dân chưa sống được bằng

du lịch.

Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

- Chính phủ có một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế của

địa phương.

- Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và công tác đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn quận còn hạn chế;

đặc biệt, lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch chưa có chuyên

môn sâu về lĩnh vực này và chưa được tập huấn theo qui định, còn mang tính

chất kiêm nhiệm nên công tác tham mưu chưa đảm bảo tiến độ thời gian như

mong muốn.

- Các doanh nghiệp chưa thiết kế được những tour du lịch hấp dẫn để

thu hút du khách đến với các di tích lịch sử - văn hoá Quận 8.

- Tp. HCM chưa được phân quyền để có những chính sách đặc thù

trong phát triển du lịch. Chẳng hạn như vì chưa có những chính sách phù hợp

nên chưa hạn chế, xoá bỏ được tình trạng cướp giật du khách nước ngoài do

chưa có cơ chế riêng để thành lập cảnh sách du lịch như Thái Lan đang làm

rất hiệu quả.

- Kinh phí đầu tư chưa thoả đáng để bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử

trên địa bàn.

- Chưa có được đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về di tích để phục vụ

cho việc trùng tu, bảo tồn.

- Vai trò của cộng đồng còn mờ nhạt trong việc khai thác các di tích

lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch.

Để khắc phục tình trạng trên, phát huy hơn nữa hiệu quả khai thác di tích

lịch sử - văn hoá trên địa bàn Quận 8, cần thực hiện một cách đồng bộ và hiệu

Page 100: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

92

quả các giải pháp sau:

Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và

các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử

- văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao

đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị di tích lịch sử -văn

hoá trên địa bàn Quận 8. Công tác tuyên truyền hướng tới đối tượng chính là

người dân. Chính quyền cũng cần phát huy vai trò của truyền thông trong

công tác này.

Phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội một cách

chặt chẽ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá.

Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc, bảo vệ các di tích

lịch sử - văn hoá của Quận 8. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

và văn hoá, có tính tới thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính về quản lý nhà nước về du lịch ở Quận 8. Đầu tư kỹ thuật, ngân sách và

chuyên gia để tôn tạo, tu bổ và sửa chữa di tích lịch sử - văn hoá. Xây dựng

và phát triển hệ thống ẩm thực tại Tp. HCM và tại Quận 8. Xây dựng cộng

đồng dân cư có lối sống lành mạnh để gián tiếp phát triển du lịch. Tăng cường

đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch cho Quận 8. Cần có chiến lược xây dựng các

sản phẩm du lịch cho từng đối tượng du khách như du lịch khám phá, nghỉ hè,

trú đông, nghỉ dưỡng, homestay, v.v. Đảm bảo an ninh cho khách du lịch.

Đẩy mạnh xã hội hoá trong quảng bá du lịch. Đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực cho ngành du lịch. Gắn trách nhiệm bảo vệ với phát triển du lịch.

Page 101: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Đảng bộ Quận 8 (2014) Lịch sử truyền thống Đảng Bộ

và nhân dân Quận 8 (1930-2010), Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. HCM.

2. Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

(2003), Phiên họp lần thứ 32 của Đại hội đồng, từ ngày 29/9 đến 17/10/2003,

Paris.

3. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tập 1,

Nhà xuất bản Chính trị, Hà Nội.

4. Di tích lịch sử - văn hóa ở Tp. HCM (2006) của Phạm Hữu Mỹ và

Nguyễn Văn Đường, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM năm 2006.

5. Doãn Minh Khôi (2010), "Bảo tồn di tích trong phát triển không gian

đô thị", Di sản văn hóa, 2(31), tr.102-103.

6. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt

Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nhà xuất bản Thời

đại, Hà Nội.

8. Địa danh văn hóa Quận 8 (1993), Nhà xuất bản trẻ Tp.HCM

9. Đỗ Long (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nhà xuất bản Khoa

học xã hội, Hà Nội.

10. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (chủ biên) (2006), Du lịch Việt Nam

những điểm đến, Nhà xuất bản Thanh Niên, Tp. HCM.

11. Kỳ Duyên, Đức Bốn (2012), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh

Niên, Hà nội.

12. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2014), Giáo trình Quản lý Di sản văn hóa

với phát triển du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 102: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

94

13. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân

Quận 8 (2010), .

14. Luật di sản văn hóa năm (2010), sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn

bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Luật di sản văn hóa năm (2002), Luật Di sản, Nhà xuất bản Lao

động, Hà Nội.

16. Luật du lịch (2015), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

17. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

18. Lương Hồng Quang, Lê Thị Hiền, Phạm Bích Huyền, Nguyễn Lâm

Tuấn Anh (2010), Giáo trình Chính sách Văn hóa, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nghị quyết hội nghị trung ương 9 khóa XI (2012), Nghị Quyết, Nhà

xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo,

Hà Nội.

21. Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thi Oanh Kiều (2014), Giáo trình tổng

quan du lịch, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2014.

22. Ngô Thị Hằng (2013), Khai thác hiệu quả di tích và lễ hội đền Nghè

phục vụ hoạt đông du lịch, Luận văn số VHL501.

23. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2004), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất

bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững

ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. HCM.

25. Nguyễn Thị Minh Lý (2010), "Bảo vệ di sản văn hóa Phi vật thể -

Quá trình nhận thức và bài học thực tiễn", Di sản văn hóa, 1(30), tr.42-45.

Page 103: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

95

26. Nguyễn Lan Hương (2013), Du lịch Tp. HCM: Nguồn lực và thực

trạng phát triển, Tạp chí Khoa học Xã hội, Số 5(177).

27. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh (2001), Tài

nguyên và môi trường du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

28. Pháp lệnh di tich lịch sử - văn hoá Việt Nam (1984), Pháp lệnh, Nhà

xuất bản Tổng hợp 2001, Tp. HCM.

29. Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện sử học (2006), Đại Nam nhất

thống chí (5 tập, tái bản lần 2), Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

30. Tổng cục du lịch Việt Nam (2010), Non nước Việt Nam, Nhà xuất

bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

31. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn du lịch, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản

Giáo dục, Tp. HCM.

33. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nhà xuất

bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

34. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà

xuất bản giáo dục, Hà Nội.

35. Trần Thị Mai, (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội.

36. Trần Thuý Anh, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004),

Ứng xử văn hoá trong du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

37. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2007), Bảo tồn di tích lịch sử -văn

hoá, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Ủy ban nhân dân Quận 8 (2016) Báo cáo tình hình thực hiện Luật Du

lịch.

Page 104: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

96

39. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI (2013), Văn

Kiện, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

40. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 (1998), Ban chấp hành Trung ương

Đảng khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, Nhà xuất bản

Thống Kê.

42. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Tài liệu Internet

44.http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-te/657-

kinh-nghiem-cua-nhat-ban-trong-van-de-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-de-

phat-trien-du-lich-va-nghien-cuu-ap-dung-cho-viet-nam.html [Assessed

1.3.16].

45.http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article

&id=5011:y-thc-cng-ng-va-s-tham-gia-chia-khoa-cho-s-phat-trin-du-lch-

trong-qua-trinh-toan-cu-hoa&catid=283:th-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003

[Assessed 14.2.16].

46.http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article

&id. =5034:du-lch-bn-vng-hay-m-thc-du-lch-thc-trng-a-gii-phap-cho-vit-

nam&catid=283:th-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003 [Assessed 12.5.16].

47. vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=328 [Assessed 04.1.16].

48. http://huc.edu.vn/vi/spct/id172/KHAI-THAC-CAC-GIA-TRI-CUA-

VAN-HOA-AM-THUC-DE-THU-HUT-KHACH-DU-LICH-QUOC-TE/

[Assessed 13.4.16].

49.http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=362&c=61

[Assessed 21.2.16].

Page 105: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

97

50.http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid

=24&sitepageid=417#sthash.xnoLKPne.dpbs [Assessed 21.1.16].

51.http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13725 [Assessed

02.1.16].

52.http://saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article

&id=4953:du-lch-vit-nam-cn-gii-quyt-tht-tt-mi-quan-h-toan-cu-hoa-va-a-

phng-hoa-phat-trin-bn-vng&catid=283:th-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003

[Assessed 17.3.16].

53.http://www.saigonact.edu.vn/index.php?option=com_content&view=

article&id=4923:du-lch-vit-nam-cn-gii-quyt-tht-tt-mi-quan-h-toan-cu-hoa-va-

a-phng-hoa-phat-trin-bn-vng&catid=283:th-mi-tham-d-hi-tho&Itemid=1003

[Assessed 2.5.16].

54.http://khoadulich.vanlanguni.edu.vn/userfiles/VAI%20TRÒ%20CỦA

%20CỘNG%20ĐỒNG-dec13(1).pdf [Assessed 12.3.16].

Page 106: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

98

PHỤ LỤC

Đối tượng phỏng vấn sâu bao gồm đại diện của Chính quyền cấp Quận;

Chính quyền cấp phường; Ban quản lý di tích và người dân kinh doanh tại di

tích.

Về Chính quyền cấp Quận có hai đại diện là Ông Nguyễn Thanh Sang,

Phó Chủ tịch UBND Quận 8 và Bà Hoàng Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hoá-

Thông tin Quận 8.

Về Chính quyền phường có ba đại diện: Tế Ngọc Đức, Chủ tịch UBND

Phường 14, Quận 8; Ông Lý Thanh Hoà, Chủ tịch UBND Phường 12, Quận

8; Bà Trần Thị Thanh Loan, Phó Chủ tịch UBND Phường 11, Quận 8.

Về phía Ban quản lý di tích có Ban quản lý của di tích Đình Hưng Phú,

Vĩnh Hội và Bình Đông.

Về phía hộ buôn bán nhỏ có hai hộ. Hộ Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Số

44/18 Đinh Hòa, Phường 13, Quận 8 và Ông Lê Văn Khanh, Số 2114/19,

Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8.

Page 107: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

99

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

1. Đình Bình Đông Phường 7 Quận 8

Hình. Chính diện đình Bình Đông

Hình. Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Page 108: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

100

2. Chùa Huệ Lâm Phường 11 Quận 8

Hình. Chính diện chùa Sắc Tứ Huệ Lâm

Hình. Góc chính điện

Page 109: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

101

Hình. Hoành phi “Sắc Tứ Huệ Lâm tự”

3. Đình Phong Phú Phường 12 Quận 8

Hình. Mặt trước đình Phong Phú

Page 110: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

102

Hình. Trang trí trên mái đình

Hình. Bộ cột gỗ ở chính điện

Page 111: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

103

Hình. Khám thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh

4. Chùa Pháp Quang Phường 5 Quận 8

Hình, Mặt trước chùa Pháp Quang.

Page 112: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

104

5. Chùa Thiên Phước Phường 6 Quận 8

Hình. Mặt cửa chính chùa Thiên Phước.

Hình. Mặt tiền chùa Thiên Phước

Page 113: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

105

Hình tư liệu, lễ trao Bằng di tích lịch sử chùa Thiên Phước

6. Đình Hưng Phú Phường 9 Quận 8

Hình ảnh. Mặt tiền đình Hưng Phú.

Page 114: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

106

Hình. Sự xuống cấp của Đình Hưng Phú.

Hình. Mặt Chính điện

Page 115: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

107

Hình. Sắc phong của vua Tự Đức

Hình. Hoành phi” Đức lưu phương”

Page 116: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

108

Hình. Bia di tích kiến trúc nghệ thuật.

7. Đình Vĩnh Hội Phường 13 Quận 8.

Hình ảnh. Mặt Trước đình Vĩnh Hội.

Page 117: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

109

Hình ảnh. Bia di tích kiến trúc nghệ thuật.

Hình ảnh, Sự buôn bán nhếch nhác trước cổng đình Vĩnh hội.

Page 118: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

110

8. Lò Gốm Hưng Lợi Phường 16 Quận 8.

Hình. Cửa lò phía Đông.

Hình. Phần gốm còn soát lại trong qua trình khai quật.

Page 119: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

111

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho khách du lịch)

Xin chào ông/bà, chúng tôi đang thực hiện đề tài thạc sĩ “Di tích lịch sử - văn

hoá trong hoạt động du lịch tại Quận 8, Tp. HCM”. Để hoàn thành đề tài

này, chúng tôi rất mong ông/bà giành ít thời gian giúp chúng tôi hoàn thành

bảng khảo sát dưới đây. Thông tin thu được hoàn toàn phục vụ cho mục đích

nghiên cúu khoa học.

1. Xin ông/bà cho biết ông bà có hài lòng khi đi tham quan các di tich lịch sử

- văn hoá ở Quận 8 không?

Có Không

2. Nếu không hài lòng, xin ông/bà cho biết nguyên nhân?

Sự xuống cấp của các di tích lịch sử - văn hoá.

Không có người thuyết minh tốt.

Mức độ vệ sinh của khu vực xung quanh di tích chưa đảm bảo

Khác (vui lòng ghi rõ:……………………………………………………)

3. Xin ông/bà cho biết, ông/bà đã sử dụng các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, lưu

trú ở trong hay ngoài địa bàn Quận 8?

Trong Quận 8 Ngoài Quận 8

4. Nếu là trong Quận 8, xin ông/bà vui lòng cho ý kiến theo bảng dưới dây

Rất không

hài lòng

Không

hài lòng Hài lòng Rất hài lòng

Thức ăn

Lưu trú

Giao thông

Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã giành ít thời gian hỗ trợ chúng tôi.

Chúc ông/bà sức khoẻ và thành công.

Page 120: Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng …graduate.hiu.vn/Resources/Docs/SubDomain/graduate/L… ·  · 2016-10-12làm việc trong lĩnh

112

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho hộ buôn bán ở khu di tích lịch sử - văn hoá )

Xin chào ông/bà, chúng tôi đang thực hiện đề tài thạc sĩ “Di tích lịch sử - văn

hoá trong hoạt động du lịch tại Quận 8, Tp. HCM”. Để hoàn thành đề tài

này, chúng tôi rất mong ông/bà giành ít thời gian giúp chúng tôi hoàn thành

bảng khảo sát dưới đây. Thông tin thu được hoàn toàn phục vụ cho mục đích

nghiên cúu khoa học.

Xin ông/bà cho biết việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong du lịch

có giúp ông/bà trong hoạt động xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần hay không?

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

Giúp xoá đói

giảm nghèo

Cải thiện đời

sống vật chất

và tinh thần

Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã giành ít thời gian hỗ trợ chúng tôi.

Chúc ông/bà sức khoẻ và thành công.