Click here to load reader

Công ty điện lực Điện Biên - Điều khoản chungpcdienbien.com.vn/upload/Download/2013811054775.doc · Web view-Trạm biến áp chuyên dùng: Là trạm biến áp

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Điều khoản chung

Quy trình Kinh doanh điện năng

BỘ QUY TRÌNH

KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

ÁP DỤNG TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN

Mã số: QTKD 751-00

Lần ban hành: 01

Ký hiệu TL: QT.21-01/KD

Số trang: 1/333 trang

Sửa đổi/Ban hành: 00/01

Điều khoản chung

BỘ QUY TRÌNH

KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

ÁP DỤNG TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN

( Ban hành kèm theo Quyết định số ….../QĐ-PCĐB ngày /07/2013)

I. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.

- Luật Điện lực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004 và các văn bản pháp lý có liên quan.

- Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 và các văn bản pháp lý có liên quan.

- Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 và các văn bản pháp lý có liên quan.

- Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Tập đoàn kinh tế nhà nước.

- Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

· Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký Doanh nghiệp;

· Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 5/2/2010 của Bộ Công thương về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Miền Bắc;

· Quyết định số 1232/QĐ- EVN ngày 21 tháng 12 năm 2011 v/v ban hành Bộ quy trình kinh doanh Điện năng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

· Các quy định khác của pháp luật và quy chế, quy định quản lý nội bộ khác của EVN, EVNNPC có liên quan.

II. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1- Mục đích, ý nghĩa.

Bộ Quy trình Kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Điện Biên được xây dựng dựa trên bộ Quy trình kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và phù hợp với công tác quản lý, đặc thù riêng của Công ty Điện lực Điện Biên.

Công ty Điện lực Điện Biên xây dựng bộ Quy trình kinh doanh điện năng nhằm mục đích thực hiện tốt công tác quản lý, kinh doanh điện năng theo một lộ trình khép kín, chặt chẽ, phân định trách nhiệm rõ dàng giữa các khâu trong quá trình kinh doanh điện năng.

Là cơ sở để Công ty Điện lực Điện Biên thực hiện công tác kinh doanh điện năng theo theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước cũng như của Ngành với mong muốn ngày càng nâng cao chất luợng các dịch vụ phục vụ khách hàng sử dụng điện.

Điều 2- Phạm vị và đối tượng áp dụng:

Bộ Quy trình Kinh doanh điện năng áp dụng thống nhất trong hoạt động phân phối bán lẻ điện của các Điện lực trong Công ty Điện lực Điện Biên.

Điều 3- Công ty Điện lực Điện Biên cụ thể hóa và tổ chức đào tạo, bồi huấn bộ Quy trình Kinh doanh điện năng đến tất cả cán bộ, nhân viên làm công tác kinh doanh điện năng và những người có liên quan trong Công ty.

Hàng năm, tổ chức bồi huấn, kiểm tra, sát hạch các nội dung của bộ Quy trình Kinh doanh điện năng cho cán bộ quản lý và công nhân viên trực tiếp làm công tác kinh doanh điện năng.

Điều 4- Công ty Điện lực Điện Biên:

4.1- Xây dựng Quy trình Kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực phù hợp với điều kiện kinh doanh tại Công ty và không trái với bộ quy trình mà EVN, EVNNPC ban hành..

4.2- Thực hiện quản lý nghiệp vụ kinh doanh bằng chương trình máy tính "Hệ thống thông tin quản lý khách hàng", "CMIS" thống nhất toàn Công ty, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, tin cậy và thông tin được cập nhật vào hệ thống một cách thường xuyên.

Điều 5- Trong Quy trình này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Công tơ:

Là thiết bị đo đếm điện năng (điện năng tác dụng, phản kháng) trong giao nhận, mua bán điện. Bao gồm

công tơ cảm ứng điện từ và công tơ điện tử.

- Huỷ bỏ và lập lại:

Là thu hồi lại hoá đơn sai, hỏng và lập lại hoá đơn đúng để thay thế cho hoá đơn đã thu hồi.

- Truy thu:

Là thu hồi số còn thiếu (sản lượng điện, tiền điện, tiền mua công suất phản kháng...) chưa được tính hoặc tính thiếu do nguyên nhân trong quá trình đo đếm, ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện.

- Thoái hoàn:

Là hoàn trả số đã thu thừa (sản lượng điện, tiền điện, tiền mua công suất phản kháng...) do nguyên nhân trong quá trình đo đếm, ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện.

- CTĐL:

- CTĐL tỉnh:

- Đơn vị điện lực:

- Khu vực đồng bằng:

-Khu vực trung du, miền núi:

(Quy định tại nghị định số92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006)

Là các Công ty điện lực hạch toán phụ thuộc EVN NPC và các Cty TNHH MTV tách ra từ EVN NPC

Được hiểu chung là tất cả các Cty TNHH MTV và các CTĐL hạch toán phụ thuộc EVN NPC

Được hiểu chung là Tổng công ty, tất cả các Cty TNHH MTV, các CTĐL hạch toán phụ thuộc EVN NPC và các Điện lực Thành phố, thị xã, quận, huyện, Công ty lưới điện cao thế Miền bắc, Công ty thí nghiệm điện Miền bắc.

Gồm 13 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.

- Lưới điện trung, cao áp:

Là lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 1000V trở lên

- Lưới điện hạ áp:

Là lưới điện phân phối có cấp điện áp dưới 1000V

- Cơ chế "một cửa"

Là cơ chế giải quyết yêu cầu của khách hàng từ tiếp nhận yêu cầu (cấp điện mới, ý kiến thắc mắc, ý kiến

góp ý...), hồ sơ đến trả lại kết quả cho khách hàng thông qua một đầu mối thuộc một phòng của Công ty hoặc một phòng của Điện lực.

- Lộ trình ghi chỉ số:

Đường đi ghi chỉ số của một số lượng nhất định các công tơ phải ghi chỉ số cùng một ngày trong tháng.

- Phiên ghi chỉ số:

Bao gồm các lộ trình phải ghi chỉ số trong cùng một ngày trong tháng.

- Bảng kê hóa đơn:

Là tập hợp nội dung in trên hóa đơn của một số lượng nhất định hóa đơn tiền điện đã phát hành.

- Chương trình CMIS:

Chương trình máy tính Hệ thống thông tin quản lý khách hàng.

-Trạm biến áp công cộng:

Là trạm biến áp có nhiệm vụ chủ yếu cung cấp điện cho đa số các khách hàng dùng điện tiêu dùng, sinh hoạt.

-Trạm biến áp chuyên dùng:

Là trạm biến áp có nhiệm vụ cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện chuyên dùng vào một số mục đích của các Công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể….

Điều 6- Các chữ viết tắt trong quy trình này:

CBNV

Cán bộ, nhân viên

CMIS

Hệ thống thông tin quản lý khách hàng.

CTĐL

Công ty Điện lực

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVN NPC

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

NGC

Công ty lưới điện cao thế Miền Bắc

GCS

Ghi chỉ số công tơ điện

HĐMBĐ

Hợp đồng mua bán điện

HĐND

Hội đồng Nhân dân

UBND

Uỷ ban Nhân dân

KDĐN

Kinh doanh điện năng

TCKT

Tài chính kế toán

EPTC

Công ty mua bán điện

HTĐĐ

Hệ thống đo đếm

HTTTSL

Hệ thống thu thập số liệu đo đếm

IEC

Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế

MBA

Máy biến áp lực

NPT

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

NMĐ

Nhà máy điện

QLDA

Quản lý dự án

QLVH HTĐĐ

Quản lý vận hành hệ thống đo đếm

QLSLĐĐ

Quản lý số liệu đo đếm

TCTĐL

Tổng Công ty Điện lực

TNĐ

Công ty Thí nghiệm điện thuộc các Tổng công ty Điện lực

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TI

Máy biến dòng điện đo lường

TU

Máy biến điện áp đo lường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Điều 7- Kết cấu của Bộ quy trình Kinh doanh điện năng

Bộ quy trình Kinh doanh điện năng áp dụng trong Công ty Điện lực Điện Biên, bao gồm:

1. Quy trình Cấp điện;

2. Quy trình Ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện;

3. Quy trình Quản lý hệ thống đo đếm bán điện cho khách hàng;

4. Quy trình Ghi chỉ số công tơ;

5. Quy trình Lập hoá đơn tiền điện;

6. Quy trình Thu và theo dõi nợ tiền điện;

7. Quy trình Giao tiếp với khách hàng sử dụng điện;

8. Quy trình Lập báo cáo kinh doanh điện năng;

9. Quy định về tổ chức và dịch vụ bán lẻ điện năng;

10. Quy định Quản lý hệ thống đo đếm tại các vị trí ranh giới giao nhận điện;

11. Quy định Công tác dịch vụ khách hàng khi ngừng, giảm cung cấp điện;

12. Quy định chăm sóc khách hàng dùng điện qua hình thức nhắn tin SMS.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Quy trình này quy định việc giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua điện trực tiếp với Công ty Điện lực Điện Biên và các Điện lực trực thuộc, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sử dụng điện chung và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng.

Điều 2- Công ty Điện lực Điện Biên và các Điện lực trực thuộc thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế một cửa để giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm các thủ tục từ khâu tiếp nhận yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng mua bán điện, thi công, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng.

Đầu mối giao dịch với khách hàng là phòng tiếp khách hàng tại các Điện lực và bộ phận tiếp khách hàng Phòng Kinh doanh điện năng Công ty.

Điều 3- Căn cứ vào Quy trình này, Công ty Điện lực Điện Biên ban hành quy định tổ chức giải quyết các công việc trong nội bộ đơn vị giữa các phòng bộ phận chức năng: Kinh doanh, Kế hoạch, Tài chính Kế toán, Kỹ thuật, Vật tư... đảm bảo thực hiện một đầu mối giao dịch và giải quyết các yêu cầu của khách hàng theo đúng quy định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của Tập đoàn và của Tổng Công ty.

Điều 4- Tổ chức nơi đón tiếp khách hàng khi có yêu cầu cấp điện

4.1- Nơi tiếp khách hàng đến giao dịch phải đảm bảo theo quy định tại Quy trình giao tiếp với khách hàng.

4.2- Người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục cấp điện phải đáp ứng yêu cầu và thực hiện đúng quy định tại Quy trình giao tiếp với khách hàng.

4.3-Công ty Điện lực Điện Biên và các Điện lực trực thuộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện:

- Niêm yết công khai tại nơi giao dịch khách hàng các mẫu Giấy đề nghị mua điện, thủ tục ký HĐMBĐ, thời hạn giải quyết; công khai các tài liệu, sách hướng dẫn, các hồ sơ thủ tục cần thiết để ký HĐMBĐ;

- Thường xuyên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang Web http://pcdienbien.com.vn để phổ biến trình tự, thủ tục, các giao dịch khách hàng cần biết.

- Công khai các thủ tục thay đổi công suất, di chuyển, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, công trình điện (công tơ, cột điện, đường dây, trạm biến áp...) để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở điều kiện thực tế đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho phép và không trái với các quy định của Nhà nước, của EVN của EVN NPC và PCĐB.

4.4-Công ty Điện lực Điện Biên và các Điện lực trực thuộc quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của CBNV được giao nhiệm vụ: Tiếp nhận hồ sơ, khảo sát, thiết kế điểm đấu nối cấp điện, thi công lắp đặt công tơ và thiết bị đo đếm khác hoặc công trình điện cho khách hàng. Chỉ CBNV được giao nhiệm vụ theo quy định mới được giao dịch trực tiếp với khách hàng để thực hiện các công việc được giao.

Điều 5- Phân cấp tiếp nhận hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng.

5.1- Các Điện lực trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đề nghị mua điện trong địa bàn thuộc Điện lực quản lý và các khách hàng khác theo phân cấp mở rộng của Công ty.

5.2- Đối với trường hợp EVNNPC thoả thuận đấu nối cấp điện: Điện lực được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ phải trình Công ty trong thời gian 03 ngày làm việc. Công ty phải trình EVNNPC hồ sơ thiết kế đấu nối cấp điện trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị mua điện của khách hàng.

5.3- Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng (trực tiếp, Email, Internet,...) CBNV nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ và trả lời ngay bằng văn bản (phiếu hẹn) và hướng dẫn đầy đủ về những giấy tờ còn thiếu theo quy định. Phiếu hẹn phải được lưu như các loại công văn khác. Trường hợp khách hàng gửi hồ sơ đề nghị mua điện qua email, Internet,… CBNV tiếp nhận đề nghị khách hàng gửi file "ảnh" có dấu (nếu là pháp nhân).

Điều 6- Phân cấp thoả thuận đấu nối công trình điện

6.1-Đối với lưới điện trung, cao áp:

6.1.1- Tập đoàn thoả thuận đấu nối công trình điện trong các trường hợp:

- Khách hàng mua điện nằm ngoài lãnh thổ Việt nam mua điện với cấp điện áp từ 110 kV trở lên;

- Khách hàng mua điện trực tiếp với Tập đoàn: Tại lưới điện truyền tải điện và thanh cái nhà máy điện của các đơn vị phát điện là đơn vị trực thuộc hoặc Công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Khách hàng mua điện của Tổng công ty hoặc các CTĐL tỉnh tại các điểm: Thanh cái nhà máy điện của các đơn vị phát điện là đơn vị trực thuộc hoặc công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ; thanh cái trạm biến áp thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện quản lý; ranh giới giao nhận điện giữa Tổng Công ty Truyền tải điện và các Tổng công ty.

6.1.2- Tổng công ty thoả thuận đấu nối công trình điện trong các trường hợp (trừ khách hàng trên địa bàn quản lý của 3 Công ty TNHH MTV Hải phòng, Hải dương, Ninh bình):

- Khách hàng mua điện nằm ngoài lãnh thổ Việt nam mua điện với cấp điện áp dưới 110 kV;

- Khách hàng mua điện với điện áp 110 kV hoặc dưới 110 kV có công suất trạm biến áp từ 10.000 kVA trở lên.

- Khách hàng mua điện tại thanh cái trạm biến áp thuộc NGC.

- Khách hàng mua điện tại thanh cái các nhà máy điện.

- Khách hàng mua điện tại ranh giới giao nhận điện.

6.1.3 - Công ty Điện lực Điện Biên:

a. Tại địa bàn quản lý của các Điện lực Thành phố, Thị xã:

- Công ty thoả thuận đấu nối công trình điện đối với khách hàng mua điện với điện áp dưới 110 kV có công suất trạm biến áp từ 500 kVA đến dưới 10.000 kVA.

- Điện lực thoả thuận đấu nối công trình điện đối với khách hàng mua điện với điện áp dưới 110 kV có công suất trạm biến áp dưới 500 kVA.

b. Tại địa bàn quản lý của các Điện lực Huyện:

- Công ty thoả thuận đấu nối công trình điện đối với khách hàng mua điện với điện áp dưới 110 kV có công suất trạm biến áp từ trên 250 kVA đến dưới 10.000 kVA.

- Điện lực thoả thuận đấu nối công trình điện đối với khách hàng mua điện với điện áp dưới 110 kV có công suất trạm biến áp từ 250 kVA trở xuống.

6.1.4- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Tổng công ty, Công ty sẽ mở rộng việc phân cấp thoả thuận đấu nối công trình điện đối với khách hàng cho các Điện lực.

6.2- Đối với lưới điện hạ áp: Các Điện lực trực tiếp khảo sát, thiết kế và giải quyết cấp điện cho khách hàng.

Chương II

THỦ TỤC, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CẤP ĐIỆN

Điều 7- Thủ tục, hồ sơ đề nghị mua điện đối với khách hàng mua điện phục vụ chính cho mục đích sinh hoạt.

7.1-Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) có liên quan đến địa điểm mua điện, như:

- Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú có thời hạn từ 01 năm trở lên;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc HĐ mua bán nhà;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở hoặc đang thi công xây dựng);

- Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu hợp đồng thuê nhà không có xác nhận của chính quyền địa phương thì cần có thêm giấy đăng ký tạm trú của người thuê nhà trong thời gian thuê nhà..

Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện. Nhân viên tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu khách hàng phải lấy xác nhận của UBND phường, xã khi đã có một trong các giấy tờ trên.

Mẫu giấy đề nghị mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định tại Phụ lục của quy trình này (BM21.01A).

7.2-Trường hợp khách hàng trực tiếp đến làm thủ tục tại Điện lực thì chỉ cần mang theo bản chính của một trong các giấy tờ quy định tại khoản 7.1 nêu trên. Người tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện đối chiếu với bản chính, xác nhận việc đối chiếu và ký, ghi rõ họ và tên vào bản photocopy, trả lại ngay bản chính cho khách hàng (tuyệt đối không được lưu giữ bản chính của khách hàng).

7.3-Khách hàng có thể trực tiếp hoặc qua bưu điện gửi Hồ sơ đề nghị mua điện đến Điện lực huyện, Thành Phố, Thị xã... nơi có nhu cầu mua điện. Khuyến khích các hình thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng qua Email, Web http://pcdienbien.com.vn trên Internet…

7.4-Đối với khách hàng thay mặt cho khu tập thể, cụm dân cư, hồ sơ có thêm giấy ủy quyền hợp pháp của các hộ sử dụng điện chung trong khu tập thể, cụm dân cư (có chữ ký của các hộ và công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của UBND phường, xã nơi đăng ký mua điện) kèm theo một trong các giấy tờ được nêu tại mục 7.1 của từng hộ trong khu tập thể, cụm dân cư.

7.5-Đối với khách hàng đang sử dụng điện chung với công tơ của khách hàng khác, có nhu cầu tách mới (ký HĐMBĐ trực tiếp với các Điện lực), ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 7.1 nêu trên, hồ sơ còn có thêm:

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Sổ hộ khẩu của hộ cần tách mới;

- Bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ HĐMBĐ đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ HĐMBĐ đang dùng chung.

Điều 8- Hồ sơ đề nghị mua điện ngoài mục đích sinh hoạt, gồm:

8.1-   Giấy đề nghị mua điện (BM21.01B) hoặc công văn đề nghị gửi Điện lực theo quy định tại Điều 5 của quy trình này, kèm theo bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện theo mẫu (BM21.02).

Đối với khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100kVA trở lên, phải đăng ký biểu đồ phụ tải theo mẫu (BM21.08) và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.

8.2- Hai loại giấy tờ sau (bản sao có công chứng hoặc chứng thực):

8.2.1-Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

- Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận của chính quyền địa phương tại nơi đề nghị mua điện.

8.2.2-Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Giấy phép đầu tư;

- Quyết định thành lập đơn vị;

Trường hợp không có một trong các giấy tờ trên thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đề nghị mua điện.

8.2.3-Đối với khách hàng có nhu cầu mua điện ngắn hạn (không quá 3 tháng), hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị mua điện hoặc Công văn đề nghị mua điện;

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể đặt cọc bằng tiền mặt hoặc bằng thư bảo lãnh của ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản. Giá trị bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tiền đặt cọc tương ứng với số tiền sử dụng điện của 1,5 tháng hoặc số ngày tiêu thụ điện;

- Một trong các giấy tờ sau (bản sao có công chứng hoặc chứng thực): Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập;

Trường hợp không có một trong giấy tờ trên thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đề nghị mua điện.

8.3-Trường hợp khách hàng trực tiếp đến làm thủ tục tại các đơn vị Điện lực thì chỉ cần mang theo bản chính của một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8.2.2, 8.2.3  Người tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản photocopy và trả lại ngay bản chính cho khách hàng (tuyệt đối không được lưu giữ lại bản chính giấy tờ của khách hàng).

8.6-  Trường hợp khách hàng mua điện qua công trình điện (trạm biến áp, đường dây trung, hạ áp) không thuộc tài sản của Công ty Điện lực, Công ty Điện lực ( hoặc Điện lực ) và khách hàng phải có văn bản chấp thuận của chủ sở hữu công trình điện.

Điều 9- Chi phí đầu tư của các bên mua, bán điện đối với lưới điện hạ áp

9.1-Trách nhiệm thanh toán chi phí của các bên :

a. Các khoản chi phí do Công ty Điện lực đầu tư:

- Công tơ; TI (trừ trường hợp có thỏa thuận khác); thiết bị bảo vệ sau công tơ (áp tô mát hoặc cầu chì…); hộp công tơ; phụ kiện để treo công tơ; dây dẫn điện đến công tơ (dây dẫn, xà, sứ, ghíp...);

- Chi phí nhân công để lắp đặt từ lưới phân phối hạ áp đến công tơ và thiết bị bảo vệ công tơ;

- Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.

b. Các khoản chi phí do khách hàng thanh toán thông qua dịch vụ (nếu có), gồm:

- Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ (cáp điện, dây dẫn, xà, sứ,...);

- Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.

9.2-  Nếu khách hàng có nhu cầu thay đổi vị trí hệ thống đo đếm điện (thay đổi cấp điện áp mua điện, thay đổi vị trí đặt hệ thống đo đếm điện…), toàn bộ chi phí để thay đổi hệ thống đo đếm do khách hàng thanh toán (trừ công tơ). Trường hợp Đơn vị Điện lực cần thay đổi vị trí hệ thống đo đếm điện (thay đổi cấp điện áp bán điện, thay đổi vị trí đặt hệ thống đo đếm điện…), toàn bộ chi phí để thay đổi hệ thống đo đếm điện do Đơn vị Điện lực đầu tư.

Điều 10- Thời gian ký HĐMBĐ, khảo sát (điều kiện kỹ thuật của lưới điện và mục đích sử dụng điện của khách hàng), thiết kế, thi công, nghiệm thu và cấp điện cho khách hàng mua điện từ lưới điện hạ áp (bao gồm khách hàng mua điện phục vụ mục đích chính sinh hoạt và mua điện ngoài mục đích sinh hoạt).

10.1- Đối với khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt (qua công tơ điện 1 pha hoặc công tơ điện 3 pha); khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt (qua công tơ điện 1 pha):

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định (đủ năng lực hành vi dân sự và nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 6 Quy trình này đối với khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt; nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Quy trình này đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt), Công ty Điện lực Điên Biên, các Điện lực trực thuộc phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng. Trong đó:

Thời hạn khảo sát, lập dự toán, dự thảo HĐMBĐ và gửi Giấy hẹn thi công theo biểu mẫu (BM21.06); Giấy thông báo chi phí lắp đặt dây sau công tơ theo thoả thuận (nếu có) theo biểu mẫu (BM21.05)đến khách hàng với thời hạn không quá 03 ngày làm việc.

Thời hạn thi công, ký HĐMBĐ, nghiệm thu, cấp điện cho khách hàng không quá 04 ngày làm việc.

10.2- Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt (qua công tơ điện 3 pha):

- Khi điều kiện lưới điện hạ áp không quá tải, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định (tại Điều 7 Quy trình này), Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng. Trong đó:

- Thời hạn khảo sát, lập thiết kế dự toán, dự thảo HĐMBĐ và gửi Giấy hẹn thi công; Giấy thông báo chi phí lắp đặt dây sau công tơ theo thoả thuận (nếu có) với thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

- Thời hạn ký HĐMBĐ với khách hàng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản dự thảo HĐMBĐ, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực phải thực hiện ký HĐMBĐ với khách hàng. Đối với trường hợp khách hàng ở xa trụ sở của Điện lực hoặc nơi giao dịch, đường đi khó khăn thì Điện lực phải thỏa thuận với khách hàng về thời gian chính thức ký hợp đồng mua bán điện.

- Thời hạn thi công, nghiệm thu, cấp điện cho khách hàng không quá 03 ngày làm việc.

10.3-Trường hợp chưa đủ điều kiện bán điện do chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương được uỷ quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải trả lời khách hàng bằng văn bản (trong đó phải nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được).

10.4- Thường xuyên cập nhật các thông tin về kết quả giải quyết việc cấp điện cho khách hàng vào sổ “theo dõi công tác phát triển khách hàng” theo (BM21.12).

Điều 11- Ký HĐMBĐ và giải quyết cấp điện cho khách hàng cần xây dựng đường dây và trạm biến áp

11.1-Khách hàng đề nghị mua điện với công suất đăng ký từ 40kW trở lên, tùy theo khả năng cung cấp của lưới điện hạ áp hiện hữu, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc tự quyết định việc đầu tư xây dựng đường dây trung áp và trạm biến áp để cung cấp điện cho khách hàng.

11.2-Hằng tháng, quý, năm Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc kịp thời nắm bắt các nhu cầu sử dụng điện của các khách hàng cần xây dựng đường dây trung áp và trạm biến áp để chủ động lập kế hoạch hoặc bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng công trình điện bằng các nguồn vốn của đơn vị.

11.3-Trước khi đầu tư xây dựng công trình điện, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải thỏa thuận với khách hàng về trách nhiệm của Bên bán và Bên mua trong việc đầu tư công trình điện, kể cả TI, TU trong hệ thống đo đếm điện( trừ công tơ điện) và ghi rõ trong HĐMBĐ giữa hai bên. Nội dung chính của HĐMBĐ được hướng dẫn tại Quy trình Ký kết và Quản lý HĐMBĐ.

11.4-Trường hợp chưa đủ điều kiện bán điện do chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương được uỷ quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải trả lời khách hàng bằng văn bản (trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được).

Điều 12- Thời gian khảo sát, thoả thuận đấu nối, ký HĐMBĐ, nghiệm thu và đóng điện cho khách hàng cần xây dựng đường dây và trạm biến áp

12.1- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký mua điện hợp lệ và đủ điều kiện cấp điện cho khách hàng, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải ký HĐMBĐ với khách hàng.

12.2- Thời hạn xem xét và ký Thoả thuận đấu nối đối với khách hàng:

a. Thực hiện theo quy định tại Điều 47 Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010, Quy định hệ thống điện phân phối của Bộ Công Thương

b. Khuyến khích các Đơn vị Điện lực thực hiện theo thời hạn sau:

Đối với khách hàng mua điện với cấp điện áp nhỏ hơn 110kV: Trong thời hạn 22 ngày làm việc (trong đó: xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối: 7 ngày làm việc; chuẩn bị dự thảo thoả thuận đấu nối: 5 ngày làm việc; thực hiện đàm phán và ký thoả thuận đấu nối: 10 ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của khách hàng, Đơn vị Điện lực (theo phân cấp tại Điều 6 Quy trình này) thực hiện xong việc đàm phán và ký Thoả thuận đấu nối.

Đối với khách hàng mua điện với cấp điện áp 110kV: Trong thời hạn 30 ngày làm việc (trong đó: xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối: 10 ngày làm việc; chuẩn bị dự thảo thoả thuận đấu nối: 5 ngày làm việc; thực hiện đàm phán và ký thoả thuận đấu nối: 15 ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của khách hàng và các thoả thuận (nếu có) Đơn vị Điện lực theo phân cấp tại Điều 4 Quy trình này thực hiện xong việc đàm phán và ký Thoả thuận đấu nối.

Đối với khách hàng mua điện thuộc thẩm quyền EVN thoả thuận đấu nối: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị Điện lực phải trình EVN hồ sơ thoả thuận đấu nối cấp điện cho khách hàng; Trong thời hạn 30 ngày làm việc (trong đó: xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối: 05ngày làm việc; chuẩn bị dự thảo thoả thuận đấu nối: 05 ngày làm việc; thực hiện đàm phán và ký thoả thuận đấu nối: 20 ngày làm việc), EVN phải tiến hành đàm phán và ký Thoả thuận đấu nối cấp điện cho khách hàng.

12.3-Điểm đấu cấp điện đã được thỏa thuận là cơ sở pháp lý để hai bên tiến hành thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện theo quy định của Nhà nước. Phần trách nhiệm của Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc đầu tư theo HĐMBĐ đã ký kết với khách hàng (nếu có), đơn vị thực hiện theo các Quy chế hiện hành của Tổng Công ty về Quy chế phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư và Quy trình kế hoạch đầu tư.

12.4-Công trình cấp điện của khách hàng do đơn vị tư vấn ngoài các Đơn vị Điện lực là thành viên của Tổng Công ty thiết kế, trước khi thi công phải được Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc (theo phân cấp tại khoản 6.1.4 Điều 6 của Quy trình này) thỏa thuận thiết kế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thiết kế, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc thỏa thuận thiết kế phải trả lời bằng văn bản.

12.5-Công trình cấp điện của khách hàng khi hoàn thành xây dựng, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc được uỷ quyền ký HĐMBĐ với khách hàng, tham gia nghiệm thu công trình theo quy định của Nhà nước.

Thời hạn nghiệm thu không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và hồ sơ thi công công trình của khách hàng.

12.6-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đóng điện sử dụng của khách hàng, các biên bản nghiệm thu và hồ sơ liên quan, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải hoàn tất các thủ tục và đóng điện cho khách hàng.

12.7-Nghiêm cấm việc gây phiền hà khi nghiệm thu hoặc thu thêm bất cứ khoản chi phí nào của khách hàng ngoài quy định của Nhà nước, Tập đoàn và của Tổng Công ty, Công ty.

12.8- Thường xuyên cập nhật các thông tin về kết quả giải quyết việc cấp điện cho khách hàng vào sổ “ theo dõi công tác phát triển khách hàng” theo biểu mẫu (BM21.12).

Điều 13- Thủ tục giải quyết bán điện cho khách hàng mua điện nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam

Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước có nhu cầu mua điện có văn bản đề nghị mua điện. Trong đó, nêu rõ nhu cầu của khách hàng: Địa điểm và phạm vi cấp điện, công suất, thời gian sử dụng điện, sản lượng điện đăng ký sử dụng từng năm trong 05 năm tiếp theo.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc (theo phân cấp tại khoản 6.1.4 Điều 6 Quy trình này) khảo sát, tính toán khả năng đáp ứng và tiến hành thoả thuận đấu nối công trình điện. Văn bản thoả thuận đấu nối công trình điện cần nêu rõ: Nhu cầu phụ tải, phạm vi cấp điện, dự kiến thời điểm bán điện, các giải pháp kỹ thuật, sơ đồ một sợi, bản đồ khu vực thể hiện tuyến dây cấp điện, dự kiến vốn đầu tư phía Việt Nam và dự kiến tiến độ hoàn thành.

Công ty Điện lực Điện Biên lập hồ sơ mua bán điện theo Thông tư số 11/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ công Thương về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài gửi về Tổng Công ty để làm cơ sở báo cáo Tập đoàn trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chủ trương bán điện. Công trình điện chỉ được phép triển khai xây dựng khi có ý kiến chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Cơ sở thiết lập và mục đích của HĐMBĐ

HĐMBĐ được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai Bên mua, bán điện thỏa thuận và cam kết thực hiện.

1.2- HĐMBĐ được hai Bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết là văn bản pháp lý xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa Bên bán và Bên mua điện trong quá trình thực hiện các điều khoản về mua, bán điện theo quy định của pháp luật.

Điều 2- HĐMBĐ là hợp đồng có thời hạn, gồm 2 loại:

2.1- Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng bán lẻ áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt.

2.2- Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích: Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán buôn điện nông thôn...

Điều 3- Điều kiện để ký kết HĐMBĐ phục vụ mục đích sinh hoạt

3.1- Bên mua điện có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Đối với những người bị hạn chế hoặc mất hoặc không có năng lực hành vi dân sự, phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2- Bên mua điện có đủ hồ sơ nêu tại Điều 8 của quy trình này.

Điều 4- Điều kiện ký kết HĐMBĐ ngoài mục đích sinh hoạt

4.1- Bên mua điện là tổ chức, cá nhân có đủ hồ sơ đề nghị mua điện quy định tại Điều 8 của Quy trình cấp điện.

4.2- Chủ thể ký kết HĐMBĐ ngoài mục đích sinh hoạt:

Bên mua là tổ chức: Chủ thể ký kết HĐMBĐ ngoài mục đích sinh hoạt:

Bên mua là tổ chức: Là người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền.

Bên mua là cá nhân: Chủ thể có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 5- Phân cấp ký HĐMBĐ:

5.1- Đối với Công ty Điện lực Điện Biên hạch toán phụ thuộc EVN NPC khu vực Miền núi:

a. Tổng giám đốc Tổng công ty uỷ quyền cho lãnh đạo Công ty Điện lực Điện Biên ký HĐMBĐ với các khách hàng mua điện qua các TBA chuyên dùng điện áp dưới 110 kV có tổng dung lượng của các trạm:

- Từ 500 kVA trở lên trên địa bàn quản lý của Điện lực Thành phố, Thị xã

- Lớn hơn 250 kVA trên địa bàn quản lý của Điện lực Huyện

b. Tổng giám đốc Tổng công ty uỷ quyền cho:

- Giám đốc Điện lực Thành phố, Thị xã ký HĐMBĐ với các khách hàng mua điện sau TBA công cộng hoặc khách hàng mua điện qua các TBA chuyên dùng có tổng dung lượng của các trạm nhỏ hơn 500 kVA trên địa bàn quản lý của Điện lực.

- Giám đốc Điện lực Huyện ký HĐMBĐ với các khách hàng mua điện sau TBA công cộng hoặc khách hàng mua điện qua các TBA chuyên dùng có tổng dung lượng của các trạm từ 250 kVA trở xuống trên địa bàn quản lý của Điện lực.

5.2- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Tổng công ty sẽ mở rộng việc phân cấp ký HĐMBĐ cho các Điện lực.

Điều 6- Nội dung HĐMBĐ:

6.1- Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt thực hiện theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), nêu tại phụ lục 1 của quy trình này.

6.2- Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: Căn cứ điều kiện cụ thể, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc thoả thuận ký kết hợp đồng với khách hàng theo “Hướng dẫn ký kết hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt” nêu tại phụ lục 2 của quy trình này.

6.3- Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng điện ngắn hạn từ 03 tháng trở xuống: Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc thỏa thuận ký kết hợp đồng ngắn hạn theo mẫu hướng dẫn nêu tại phụ lục 3 của quy trình này.

6.4- HĐMBĐ phải bao gồm những nội dung sau:

1. Chủ thể hợp đồng;

2. Mục đích sử dụng;

3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;

4. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Các nội dung khác do hai bên thoả thuận (nếu có).

8. Điều kiện chấm dứt hợp đồng;

9. Hiệu lực và thời hạn của hợp đồng;

6.5-Ngôn ngữ sử dụng trong HĐMBĐ là tiếng Việt. Trường hợp đặc biệt khi khách hàng yêu cầu có thêm bản HĐMBĐ dịch sang ngôn ngữ tiếng Anh hoặc ngôn ngữ tiếng của nước Bên mua điện, hai bên tự thoả thuận và phải ghi vào HĐMBĐ nội dung “Khi có tranh chấp sẽ dựa vào bản hợp đồng tiếng Việt để xử lý”.

Điều 7- Công ty Điện lực Điện Biên biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả (nội dung đầy đủ, ngắn gọn, hình thức đẹp) để tuyên truyền và giao cho khách hàng cùng với HĐMBĐ.

Chương II

THỦ TỤC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

Điều 8- Hồ sơ ký kết HĐMBĐ

8.1-Đối với trường hợp ký kết HĐMBĐ khách hàng mới

a. Trường hợp không phải đầu tư thêm công trình điện: Áp dụng cho việc ký kết Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt và Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt.

- Bộ hồ sơ đã giải quyết cấp điện quy định tại Quy trình cấp điện,

- Biên bản xác định tỷ lệ các loại giá bán điện theo các mục đích sử dụng điện (nếu có) theo biểu mẫu (BM21.04).

- Giấy uỷ quyền ký HĐMBĐ của người đại diện theo pháp luật nếu người ký HĐ không phải là đại diện hợp pháp.

b. Trường hợp phải đầu tư thêm công trình điện:

Ngoài hồ sơ quy định như ở điểm a nêu trên còn phải có Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng do ngân hàng Bên mua điện phát hành (nếu Bên bán phải đầu tư công trình để cấp điện).

8.2- Đối với trường hợp khách hàng đề nghị sang tên HĐMBĐ:

- Giấy đề nghị của khách hàng có ý kiến đồng ý của chủ hợp đồng cũ và có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của chủ nhà mới tại nơi mua điện;

- Bộ hồ sơ của HĐMBĐ cũ (do Bộ phận quản lý HĐMBĐ cung cấp),

- Xác nhận nợ tiền điện của chủ cũ (do Bộ phận theo dõi nợ cung cấp). Trường hợp chủ cũ còn nợ thì phải có bản cam kết của khách hàng sang tên HĐMBĐ (chủ mới) chịu trách nhiệm thanh toán số tiền nợ của chủ cũ.

8.3-Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung HĐMBĐ:

- Giấy đề nghị của khách hàng đề nghị bổ sung, sửa đổi, gia hạn HĐMBĐ nêu rõ lý do cần bổ sung, sửa đổi, gia hạn Theo biểu mẫu (MB21.11G).

- Bộ hồ sơ của HĐMBĐ cũ (do Bộ phận quản lý HĐMBĐ cung cấp).

8.4-Đối với trường hợp ký lại HĐMBĐ

- Giấy yêu cầu của Bên đề nghị ký lại HĐMBĐ trong đó nêu rõ lý do cần ký lại,

- Bộ hồ sơ của HĐMBĐ cũ (do Bộ phận quản lý HĐMBĐ cung cấp).

8.5- Đối với trường hợp Bên mua điện sinh hoạt có bổ sung các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ:

- Giấy đề nghị của khách hàng bổ sung hộ sử dụng điện dùng chung công tơ Theo biểu mẫu (MB21.11F);

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Sổ hộ khẩu riêng của hộ dùng chung công tơ tại cùng địa điểm mua điện với Bên mua điện. Trường hợp khách hàng đến làm việc trực tiếp với Điện lưc thì chỉ cần mang theo bản photocopy và bản chính Sổ hộ khẩu của hộ muốn dùng chung công tơ. Người tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện đối chiếu với bản chính, xác nhận việc đối chiếu và ký, ghi rõ họ và tên vào bản photocopy, trả lại ngay bản chính cho khách hàng ( tuyệt đối không được lưu giữ bản chính của khách hàng).

Điều 9- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ ký kết HĐMBĐ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ký kết HĐMBĐ giải quyết các thủ tục về HĐMBĐ của khách hàng bao gồm: Ký mới, sang tên, bổ sung, sửa đổi (thay đổi biểu đồ phụ tải, mục đích sử dụng điện, ...), gia hạn, thanh lý. Bộ phận này có trách nhiệm:

9.1- Kiểm tra hồ sơ ký kết HĐMBĐ và trả lời ngay cho khách hàng nếu khách hàng chưa đủ thủ tục thì viết giấy biên nhận trong đó có ghi rõ các thủ tục còn thiếu và hẹn thời gian hoàn tất thủ tục ký kết HĐMBĐ theo biểu mẫu (BM21.03B).

9.2- Hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục ký kết HĐMBĐ.

Không thu tiền hồ sơ làm thủ tục ký kết HĐMBĐ.

Điều 10- Ký kết HĐMBĐ:

10.1- Số lượng HĐMBĐ ký kết với một khách hàng: Do đơn vị thỏa thuận với khách hàng quyết định lựa chọn 1 trong các phương thức sau:

- Mỗi địa điểm dùng điện ký kết 01 HĐMBĐ,

- Một HĐMBĐ chung cho khách hàng có nhiều địa điểm sử dụng điện (nhưng phải cùng ngày ghi chỉ số) với những điều khoản chung và kèm theo phụ lục hợp đồng cụ thể cho từng địa điểm hoặc từng mục đích sử dụng điện khác nhau.

10.2- HĐMBĐ được lập hai bản, mỗi bên giữ một bản. Riêng đối với hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt tuỳ theo yêu cầu của khách hàng để thỏa thuận số lượng HĐMBĐ;

10.3-Bên bán dự thảo trước HĐMBĐ gửi đến Bên mua. Nếu Bên mua đồng ý với nội dung của dự thảo hợp đồng thì Bên mua ký trước, Bên bán ký sau, hoặc đồng thời hai Bên cùng ký kết để hoàn tất thủ tục HĐMBĐ;

10.4. Thời hạn và hiệu lực của HĐMBĐ:

a. Thời hạn của HĐMBĐ: Không vượt quá thời hạn thuê nhà; thời hạn thuê đất; thời hạn giấy đăng ký doanh nghiệp; thời hạn giấy phép đầu tư;... tại địa điểm mua điện nhưng tối đa không quá 05 năm.

b. Hiệu lực của HĐMBĐ

- Đối với trường hợp ký kết HĐMBĐ khách hàng mới là khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc khách hàng mà Bên bán không phải đầu tư công trình điện: Hiệu lực của hợp đồng kể từ ngày đóng điện thương mại,

- Đối với trường hợp ký kết HĐMBĐ khách hàng mới mà Bên bán điện có đầu tư công trình điện: Hiệu lực của hợp đồng kể từ ngày Bên bán điện nhận được thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng do Ngân hàng của Bên mua điện phát hành,

- Đối với trường hợp ký lại, bổ sung, gia hạn HĐMBĐ: Hiệu lực của hợp đồng kể từ ngày các Bên ký kết HĐMBĐ.

Điều 11- Trình tự và thủ tục ký kết HĐMBĐ ngắn hạn: Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng điện ngắn hạn từ 03 tháng trở xuống

11.1-Hồ sơ ký kết HĐMBĐ

- Bộ hồ sơ đã giải quyết cấp điện quy định tại Quy trình cấp điện,

- Biên bản xác định tỷ lệ các loại giá bán điện theo các mục đích sử dụng điện (nếu có) theo biểu mẫu (BM21.04);

11.2. Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc tiến hành thủ tục để khách hàng làm thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể đặt cọc bằng tiền mặt hoặc bằng thư bảo lãnh của ngân hàng khách hàng mở tài khoản. Giá trị bảo lãnh không nhỏ hơn giá trị tiền điện sử dụng trong 1,5 tháng tương ứng với sản lượng đăng ký. Tiền Bảo lãnh thực hiện hợp đồng không tính lãi.

Ngay khi thanh lý HĐMBĐ ngắn hạn, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải hoàn trả lại số tiền khách hàng đã đặt cọc hoặc số tiền đã bảo lãnh.

11.3. Trường hợp khách hàng tiếp tục có nhu cầu sử dụng điện ngắn hạn thì Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc làm thủ tục gia hạn HĐMBĐ (đối với trường hợp không thay đổi chế độ sử dụng điện) hoặc làm thủ tục

thanh lý HĐMBĐ ngắn hạn lần trước để ký kết HĐMBĐ ngắn hạn mới (đối với trường hợp có thay đổi chế độ sử dụng điện). Số lần gia hạn HĐMBĐ ngắn hạn tối đa là 04 lần.

Chương III

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

Điều 12. Kiểm tra HĐMBĐ.

Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc được giao nhiệm vụ phân phối bán buôn và bán lẻ điện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện HĐMBĐ với khách hàng. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện HĐMBĐ để khắc phục kịp thời những sai sót của Bên bán điện, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến khách hàng trong các nội dung, như: Thay đổi mục đích sử dụng điện, chất lượng hệ thống đo đếm, thanh toán tiền điện... Điện lực phải thông báo và cùng khách hàng giải quyết kịp thời.

12.2. Đối với các khách hàng mua buôn để bán lẻ, khách hàng có nhiều mức giá bán điện khác nhau, khách hàng thường xuyên thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá bán điện, ít nhất 01 lần trong 12 tháng Điện lực phải đến kiểm tra việc áp giá trong HĐMBĐ và thỏa thuận lại với khách hàng về tỷ lệ các loại giá bán điện theo kết quả kiểm tra thực tế.

Điều 13- Giải quyết phát sinh trong quá trình thực hiện HĐMBĐ

13.1-Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu khách hàng có văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung hợp đồng, thì hai bên bàn bạc, thỏa thuận bằng văn bản để bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc thanh lý HĐMBĐ cũ đồng thời ký kết HĐMBĐ mới.

Trường hợp thanh lý HĐMBĐ cũ đồng thời ký kết HĐMBĐ mới, thì:

- Lập Biên bản thanh lý HĐMBĐ theo biểu mẫu (BM21.10) trong đó phải ghi rõ số tiền khách hàng còn nợ (tiền điện, tiền công suất phản kháng, tiền bồi thường, tiền phạt, ....) và thời hạn khách hàng cam kết thanh toán hết nợ,

- Lập HĐMBĐ mới trong đó phải ghi nội dung yêu cầu khách hàng thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền còn nợ đã ghi trong Biên bản thanh lý HĐMBĐ cũ (tại Điều khoản thỏa thuận khác).

13.2. Không chậm hơn 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của HĐMBĐ, Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc phải gửi Giấy thông báo đến khách hàng để tiến hành thủ tục gia hạn hoặc thanh lý HĐMBĐ

13.3. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại, vướng mắc của khách hàng về việc thực hiện HĐMBĐ (Trừ các khiếu nại, vướng mắc về công tơ đo đếm, về hóa đơn tiền điện ... đã được quy định thời gian giải quyết trong Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành) Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc ký kết HĐMBĐ phải tổ chức giải quyết kịp thời theo thẩm quyền trên cơ sở các nội dung thoả thuận tại HĐMBĐ đã ký kết giữa hai bên mua và bán điện. Nếu không thỏa thuận được thì báo cáo Sở Công Thương tổ chức hoà giải. Nếu một trong hai bên không nhất trí với kết luận của Sở Công Thương thì có quyền chuyển sang Trọng tài thương mại để giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền.

Hình thức thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại (gọi trực tiếp hoặc nhắn tin), fax, thư điện tử (Email) hình thức thông báo do hai bên thoả thuận và ghi trong HĐMBĐ.

Đại diện của Điện lực ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện là người đại diện hợp pháp hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

13.5- Đối với trường hợp ký lại HĐMBĐ tiến hành đồng thời với ký thanh lý HĐMBĐ cũ (Trừ trường hợp ký lại HĐMBĐ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu ký lại HĐMBĐ và trong HĐMBĐ cũ có ghi rõ thỏa thuận này). HĐMBĐ đã thanh lý phải đóng dấu “THANH LÝ” trên HĐMBĐ. Thời hạn lưu trữ HĐMBĐ đã được thanh lý là 5 năm.

Điều 14 - Thanh lý HĐMBĐ

14.1- Thanh lý HĐMBĐ trong các trường hợp sau:

a- Hợp đồng được thực hiện xong.

b- Hợp đồng hết thời hạn có hiệu lực và không có sự thỏa thuận của cả hai bên gia hạn hợp đồng đó.

c- Bên mua điện thay đổi địa điểm mua điện.

d- Bên mua điện có văn bản chấm dứt hợp đồng

e- HĐMBĐ đã bị xử lý theo pháp luật về hợp đồng.

f. Bên mua điện là tổ chức, hộ kinh doanh bị thu hồi giấy phép đăng ký doanh nghiệp, bị giải thể hoặc phá sản; Bên mua điện là cá nhân mất quyền công dân hoặc chết không có người thay thế hợp pháp.

g- Một trong các Bên có văn bản đề nghị thay đổi hợp đồng,

h. Bên bán điện được phép đơn phương thanh lý HĐMBĐ trong các trường hợp sau:

- Do khách hàng không sử dụng điện trong thời gian 06 tháng mà không có thông báo cho Bên bán điện;

- Khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt đã sang tên bán nhà cho chủ mới, đã thanh toán hết các khoản nợ và Bên bán điện, Bên mua điện không có ý kiến khác bằng văn bản sau 15 ngày kể từ ngày đã thanh toán hết nợ.

14.2- Thủ tục thanh lý HĐMBĐ thực hiện sau khi hai bên đã hoàn thành việc thanh, quyết toán các khoản nợ: Tiền điện; Tiền bồi thường và phạt (nếu có)... đã cam kết thanh toán nêu trong HĐMBĐ.

14.3- Trường hợp không thanh lý được HĐMBĐ do khách hàng bị phá sản, hoặc bởi những lý do bất khả kháng, đơn vị phải làm thủ tục gửi tòa án và các cơ quan nhà nước có liên quan để giải quyết theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

Điều 15- Nội dung thông tin của HĐMBĐ được quản lý trên máy tính, “Cấu trúc file hồ sơ khách hàng” quy định tại phụ lục 4 của quy trình này và trong chương trình CMIS.

Đối với khách hàng mua điện sinh hoạt, ngoài mục đích sinh hoạt, in ra giấy và đóng thành quyển “ Sổ quản lý thông tin khách hàng sinh hoạt" theo biểu mẫu (BM21.13A), “ Sổ quản lý thông tin khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt" theo biểu mẫu (BM21.13B) để tiện theo dõi và kiểm tra.

Điều 16- Bộ phận quản lý HĐMBĐ có trách nhiệm:

16.1-Lưu trữ và quản lý các thông tin về khách hàng trên máy tính theo quy định.

16.2-Trực tiếp cập nhật và sửa đổi kịp thời các thông tin liên quan đến HĐMBĐ trên máy tính và trong “Sổ quản lý thông tin khách hàng sinh hoạt”, “Sổ quản lý thông tin khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt”.

16.3-Bảo mật và đảm bảo độ tin cậy, an toàn của dữ liệu.

16.4-Thông báo kịp thời và đầy đủ các thông tin mới của HĐMBĐ ký kết với khách hàng (Hợp đồng ký mới; phụ lục bổ sung; sửa đổi, gia hạn ...) cho các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ quản lý KDĐN đảm bảo thực hiện khép kín dây chuyền kinh doanh dịch vụ khách hàng.

16.5-Thiết lập hồ sơ quản lý và lưu giữ HĐMBĐ đến khi thanh lý. Hồ sơ quản lý HĐMBĐ đựng trong bao hồ sơ riêng mang số của bản hợp đồng và được lưu giữ, bảo quản chu đáo, khoa học, dễ tìm.

16.6-Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 13 và Điều 14 của quy trình này. Hàng tháng, tổng hợp báo cáo số lượng các loại HĐMBĐ theo biểu mẫu (BM21.12)

16.7-Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc ký lại hoặc gia hạn HĐMBĐ khi hết thời hạn có hiệu lực.

Điều 17- Kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm HĐMBĐ

17.1.Công ty Điện lực Điện Biên, các Điện lực trực thuộc ký HĐMBĐ phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện HĐMBĐ theo Quy định Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành (Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN, ngày 06/9/2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế);

17.2-Tất cả hành vi vi phạm HĐMBĐ xử lý theo các điều khoản đã được hai bên cam kết ghi trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật.

Phụ lục 1. HƯỚNG DẪN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

Nội dung Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt gồm 11 điều, trong đó có 10 điều cơ bản do Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành và 01 điều do bên bán điện thoả thuận với bên mua điện. Căn cứ vào tình hình thực tế các Điện lực thỏa thuận một số trường hợp cụ thể tại điều 10 như sau:

1.Về chất lượng điện áp; Chỉ áp dụng trong trường hợp Điện lực mới tiếp nhận nguyên trạng lưới điện hạ áp nông thôn do lưới điện chưa đảm bảo chất lượng điện áp tại vị trí đo đếm cấp điện cho khách hàng, trong thời gian này thỏa thuận với khách hàng vị trí xác định chất lượng điện áp danh định tại đầu cực máy biến áp phân phối hạ áp. Thời gian thỏa thuận chất lượng điện áp phù hợp với thời gian dự kiến cải tạo lưới điện hạ áp của Bên bán điện. Ngòai thời gian nên trên nếu Điện lực chưa thực hiện cải tạo được lưới điện hạ áp phải thỏa thuận bổ sung bằng phụ lục HĐMBĐ.

2. Về nội dung được đơn phương chấm dứt HĐMBĐ; Trong trường hợp khách hàng đã sang tên đổi chủ nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật Điện lực được phép thỏa thuận đơn phương thanh lý HĐMBĐ với 2 điều kiện sau: (i) Khách hàng đã thanh toán đủ các khoản nợ cho Điện lực; và (ii) sau 15 ngày kể từ ngày khách hàng thanh toán hết các khoản nợ và không có ý kiến bằng văn bản.

Sau khi thỏa thuận với khách hàng theo điều kiện cụ thể, Điều 10 được in đứng trong HĐMBĐ.

Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày ......tháng.......năm ..........

HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

Mã Tỉnh (TP)

Mã huyện (quận)

Mã loại HĐ

Số hợp đồng

/

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ giấy đăng ký mua điện ngày ... tháng ... năm ... của Bên mua điện,

Chúng tôi gồm:

Bên bán điện : Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Đại diện là ông (bà): ................…………. Chức vụ:

Theo giấy uỷ quyền số:....……………….ngày.……tháng...… năm

Do.......……………………………….chức vụ....….....………....ký.

Địa chỉ:

Số điện thoại:..................... Số Fax:.............……… Email:

Tài khoản số: ..................... Tại Ngân hàng:

Mã số thuế:

Số điện thoại nóng:

Bên mua điện: ........………………………… và .......hộ dùng chung theo danh sách đính kèm (nếu có).

Đại diện là ông (bà): .....................………...................................................................

Số chứng minh thư........................do Công an ................. cấp ngày ... tháng ... năm...

Theo giấy uỷ quyền ngày ..... tháng ...... năm ..... của:

Địa chỉ:

Số điện thoại: ...................Số điện thoại đăng ký nhận tin nhắn SMS………………….……

Số Fax: ........................ …. Email:………..

Tài khoản số: ...........................Tại Ngân hàng:

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt tại địa chỉ:………………………………………với những nội dung sau:

Điều 1. Chất lượng điện năng

1. Tần số:

Trong điều kiện bình thường: 50Hz ( 0,2Hz.

Trong trường hợp sự cố: 50Hz ( 0,5Hz.

2. Điện áp:

Trong điều kiện bình thường: ........ V ( 5%.

Trong điều kiện lưới điện chưa ổn định sau sự cố: ......V + 5% đến -10%.

Điều 2. Thiết bị đo đếm điện:

1. Việc đo đếm điện được thực hiện bằng công tơ...........pha, đặt tại ...............

2. Thiết bị đo đếm điện được kiểm định theo quy định của pháp luật.

3. Các biên bản treo tháo thiết bị đo đếm điện được coi là phụ lục hợp đồng này.

Điều 3. Giá điện

Giá điện thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi giá điện thay đổi thì biểu giá mới được áp dụng và các bên không phải ký lại hợp đồng.

Điều 4. Thanh toán tiền điện

1. Bên mua điện thanh toán tiền điện cho Bên bán điện mỗi tháng một lần bằng tiền Việt Nam theo hình thức (dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền vào tài khoản của Bên bán điện, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt):……….

Địa điểm thanh toán bằng tiền mặt

2. Thời hạn thanh toán:

Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho Bên bán điện với lãi suất của số tiền chậm trả bằng mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà Bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.

Điều 5. Ghi chỉ số công tơ

Bên bán điện ghi chỉ số công tơ vào ngày ấn định hàng tháng, có thể dịch chuyển ngày ghi chỉ số trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán điện

1. Được vào khu vực quản lý của Bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng.

2. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định của pháp luật.

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi Bên mua điện không sử dụng điện quá sáu tháng mà không thông báo trước cho Bên bán điện.

4. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy.

5. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được uỷ quyền.

6. Thông báo cho Bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng khi có kế hoạch ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện.

7. Khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên mua điện theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua điện

1. Yêu cầu Bên bán điện: cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng; kiểm tra chất lượng điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán; kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ.

3. Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích. Thông báo cho Bên bán điện trước mười lăm ngày trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá điện.

4. Thông báo ngay cho Bên bán điện khi phát hiện thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác, khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản. Thông báo cho Bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện.

5. Chịu trách nhiệm quản lý đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện. Không tự ý bán điện cho hộ sử dụng điện khác khi chưa có sự đồng ý của Bên bán điện.

6. Thanh toán tiền điện hàng tháng đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.

7. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển hệ thống đo đếm điện sang vị trí khác phải được sự đồng ý của Bên bán điện và phải chịu toàn bộ chi phí di chuyển.

Điều 8. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng

1. Bên bán điện có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên mua điện trong các trường hợp sau:

a) Gây sự cố chủ quan trên lưới điện trực tiếp dẫn đến làm hư hỏng đường dây và thiết bị của Bên mua điện, mức bồi thường bằng giá trị bù đắp lại phần hư hỏng của đường dây và thiết bị trên cơ sở thỏa thuận với Bên mua điện;

b) Bán điện cao hơn giá quy định cho Bên mua điện, thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại cho Bên mua điện, mức bồi thường bằng khoản tiền chênh lệch giá đã thu thừa cộng với lãi suất;

c) Ghi sai chỉ số công tơ hoặc sử dụng thiết bị đo đếm điện không đạt tiêu chuẩn quy định dẫn đến thu tiền điện nhiều hơn số tiền Bên mua điện phải trả, mức bồi thường bằng khoản tiền thu thừa cộng với lãi suất;

d) Tính sai hóa đơn tiền điện gây thiệt hại cho Bên mua điện, mức bồi thường bằng khoản tiền chênh lệch do tính sai cộng với lãi suất.

Lãi suất của khoản tiền đã thu thừa tại điểm b, điểm c và điểm d khoản này bằng mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà Bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán

2. Bên mua điện có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên bán điện trong các trường hợp sau:

a) Gây sự cố cho lưới điện; làm hư hỏng thiết bị của Bên bán điện, mức bồi thường bằng giá trị bù đắp lại phần hư hỏng của lưới điện, thiết bị trên cơ sở thỏa thuận với Bên bán điện;

b) Sử dụng điện sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, mức bồi thường bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch đó. Mức lãi suất của khoản tiền chệnh lệch bằng mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà Bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán;

c) Có hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại cho Bên bán điện, mức bồi thường bằng giá trị phần điện năng lấy cắp nhân với mức giá điện sinh hoạt cao nhất.

3. Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

a) Bên bán điện chịu phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với mức phạt bằng 8% số tiền bồi thường nếu vi phạm một trong các trường hợp tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

b) Bên mua điện chịu phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với mức phạt bằng 8% số tiền bồi thường nếu vi phạm một trong các trường hợp tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 9. Giải quyết tranh chấp

Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên giải quyết bằng thương lượng. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì có thể đề nghị Sở Công thương tổ chức hoà giải. Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, các bên có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân thành phố, thị xã, huyện…… nơi Bên bán điện đặt trụ sở giao dịch để giải quyết theo quy định của Pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, Bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và Bên bán điện không được ngừng cấp điện.

Điều 10. Những thỏa thuận khác

Trường hợp công tơ điện chạy chậm hoặc điện năng đo đếm hàng tháng còn thiếu do sự cố hệ thống đo đếm hoặc các nguyên nhân khác thì căn cứ vào tình hình thực tế, hai bên cùng nhau tính toán lượng điện năng còn thiếu và Bên mua điện sẽ thanh toán cho Bên bán điện số tiền còn thiếu đó.

Điều 11. Điều khoản thi hành

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày…tháng ...năm ... và được gia hạn thêm … (5 năm) nếu hai bên không có yêu cầu sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.

Trong thời gian thực hiện, một trong hai bên có yêu cầu chấm dứt hợp đồng, thay đổi hoặc bổ sung nội dung đã ký trong hợp đồng phải thông báo cho bên kia trước mười lăm ngày để cùng nhau giải quyết.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt và có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN MUA ĐIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN BÁN ĐIỆN

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 2. HƯỚNG DẪN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

NGOÀI MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Để thực hiện thống nhất việc ký kết hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt (HĐMBĐ), Công ty Điện lực Điện Biên hướng dẫn nội dung ký kết HĐMBĐ theo hai mẫu cơ bản tương ứng với các trường hợp cấp điện không phải đầu tư công trình điện (Mẫu 1) và cấp điện có phải đầu tư công trình điện (Mẫu 2).

Các Điện lực trực thuộc thoả thuận ký kết HĐMBĐ với khách hàng không trái với quy định của Pháp luật và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những nội dung đã ký kết.

1. Phạm vi áp dụng: Áp dụng ký kết HĐMBĐ giữa Điện lực với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua điện để dùng cho sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ hoặc bán lẻ điện cho các hộ tiêu dùng khác hoặc các mục đích khác ngoài mục đích sinh hoạt, thực hiện theo quy định của Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Điện lực và các Nghị định, Quyết định hướng dẫn thi hành Luật.

a. Mẫu 1 (phụ lục 2.1): Được tham khảo khi ký kết HĐMBĐ với các khách hàng phát sinh mới trong trường hợp không phải đầu tư đường dây và trạm biến áp phân phối để cấp điện, hoặc ký kết lại HĐMBĐ mới thay thế HĐMBĐ cũ đối với các khách hàng mua điện cũ (bao gồm cả HĐMBĐ của các khách hàng cũ có đầu tư không phân biệt chủ đầu tư là bên mua hay bên bán).

b. Mẫu 2 (phụ lục 2.2): Được tham khảo khi ký kết HĐMBĐ với các khách hàng phát sinh mới hoặc khách hàng cũ có nhu cầu mở rộng trong trường hợp Bên bán điện, hoặc Bên mua điện, hoặc cả hai Bên cùng đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp phân phối để cấp điện.

2. Nội dung HĐMBĐ: Gồm Các Điều khoản cơ bản và các Phụ lục kèm theo, cụ thể:

2.1. Nội dung HĐMBĐ không có đầu tư công trình điện bao gồm: 14 Điều cơ bản thoả thuận về nguyên tắc ký kết HĐMBĐ và 02 Phụ lục kèm theo:

Phụ lục I - Các điều khoản thoả thuận cụ thể: Bao gồm những nội dung được hai Bên (Bên bán điện (Bên A) và Bên mua điện (Bên B)) thoả thuận chi tiết. Các Điện lực (người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền) ký kết HĐMBĐ phải căn cứ điều kiện cụ thể về khả năng nguồn điện, lưới điện, năng lực quản lý bán điện để thoả thuận với khách hàng,

Phụ lục II: Hồ sơ kỹ thuật và tài chính liên quan: Bao gồm các tài liệu, biên bản cần thiết có liên quan đến việc mua bán điện,

2.2. Nội dung HĐMBĐ có đầu tư công trình điện bao gồm: 16 Điều cơ bản thoả thuận về nguyên tắc ký kết HĐMBĐ và 04 Phụ lục kèm theo:

Phụ lục I - Các điều khoản thoả thuận cụ thể: Bao gồm những nội dung được hai Bên (Bên bán điện (Bên A) và Bên mua điện (Bên B)) thoả thuận chi tiết.

Các Điện lực (người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền) ký kết HĐMBĐ phải căn cứ điều kiện cụ thể về khả năng nguồn điện, lưới điện, năng lực quản lý bán điện để thoả thuận với khách hàng,

Phụ lục II: Hồ sơ kỹ thuật và tài chính liên quan: Bao gồm các tài liệu, biên bản cần thiết có liên quan đến việc mua bán điện,

Phụ lục III : Các phương pháp xác định, tính toán bồi thường và phạt đối với các hành vi vi phạm những Điều khoản đã thoả thuận trong HĐMBĐ;

Phụ lục IV: Ranh giới đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho việc mua bán điện: Thỏa thuận ranh giới đầu tư, thời gian đầu tư và ngày đóng điện đưa công trình vào sử dụng,

3. Hình thức của bản Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt

In trực tiếp trên máy tính theo kết quả đã thoả thuận giữa hai bên;

Đóng thành tập, có trang bìa, đánh thứ tự số trang, tập HĐMBĐ được đóng dấu “giáp lai”, dấu của Bên bán điện hoặc Bên mua điện; trên từng trang của bản hợp đồng phải có chữ ký “nhỏ” của Lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc của nhân viên được giao nhiệm vụ thương thảo hợp đồng (bằng văn bản giao nhiệm vụ) Bên mua điện và Bên bán điện,

Nội dung ghi rõ ràng, không tẩy xoá, sửa chữa, không để ô trống.

Trong mẫu tham khảo có những chữ in “đứng” là nội dung cơ bản; Những chữ in “nghiêng”, là những gợi ý trong quá trình thoả thuận hợp đồng, tuỳ theo điều kiện thực tế để thoả thuận cụ thể với khách hàng. Khi hai bên đã thoả thuận thì chuyển chữ “in nghiêng” thống nhất với font chữ “in đứng” trong hợp đồng.

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO VÀ THỎA THUẬN HĐMBĐ

1. Về mã quản lý hợp đồng: Thực hiện thống nhất theo “Bản hướng dẫn ghi mã HĐMBĐ” qui định tại phụ lục 5 của quy trình này.

2. Về các thông tin của Bên bán điện: Ghi tên Tổng công ty điện lực Miền Bắc, địa chỉ cơ quan Tổng công ty điện lực Miền Bắc.

a. Đại diện : Ghi tên người được Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Miền Bắc uỷ quyền bằng văn bản hoặc theo quyết định phân cấp;

b. Trụ sở, số điện thoại, số Fax, tài khoản thanh toán, ngân hàng thanh toán, mã số thuế, điện thoại: Ghi thông tin của Công ty Điện lực, Điện lực được phân cấp trực tiếp quản lý, ký kết và thực hiện hợp đồng;

3. Về các thông tin của Bên mua điện: Để có đầy đủ thông tin chính xác, cần đề nghị Bên mua điện cho đối chiếu bản chính Quyết định thành lập đơn vị hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ghi đúng tên Pháp nhân theo quyết định thành lập pháp nhân hoặc cá nhân ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3.1. Đại diện:

Đại diện theo Pháp luật: Ghi Họ tên và chức vụ của người được bổ nhiệm hoặc người được bầu vào chức vụ đứng đầu của Pháp nhân. Người đại diện hợp pháp của Pháp nhân chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi thẩm quyền đại diện do Pháp luật hoặc điều lệ Pháp nhân quy định. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật thì người ký kết hợp đồng phải là người được cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đại diện theo uỷ quyền: Trường hợp người ký HĐMBĐ không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải có giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật. Uỷ quyền phải làm thành văn bản. Văn bản uỷ quyền được ghi rõ họ tên, chức vụ, nơi làm việc, giấy chứng minh thư của người được uỷ quyền, phạm vi uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.

3.2. Địa chỉ, số điện thoại, số Fax, tài khoản thanh toán, ngân hàng thanh toán, mã số thuế: Ghi thông tin chính xác của khách hàng trực tiếp theo dõi, thực hiện hợp đồng này.

3.3. Số CMT: Số chứng minh thư chỉ ghi đối với chủ thể hợp đồng là cá nhân trực tiếp ký kết HĐMBĐ.

4. Về các thỏa thuận có liên quan đến thanh toán tiền: Thời hạn thanh toán do hai Bên thỏa thuận cụ thể nhưng không được quá 7 ngày kề từ ngày nhận được giấy báo thanh toán tiền điện lần đầu tiên. Riêng đối với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi sử dụng để tưới, tiêu cho lúa, rau, màu thỏa thuận thời hạn thanh toán tối đa không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo thanh toán tiền điện lần đầu.

5. Về hình thức thông báo cho khách hàng biết thông tin về giảm mức hoặc tạm ngừng cấp điện: Căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị và của khách hàng để lựa chọn một trong các hình thức: Văn bản, điện thoại, Fax, Email, nhắn tin .v.v. ghi cụ thể trong HĐMBĐ.

6. Về các