25
BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 20 tháng 9 năm 2012) VỤ ĐỘNG ĐẤT Ở BẮC TRÀ MY.........................2 1. Sông Tranh 2: Nếu tích nước sẽ động đất tiếp. . .2 2. Dân vẫn sợ nhà tái định cư.....................3 3. Đừng để dân “chửi rát mặt”.....................3 4. Xây dựng xong phương án tập huấn cách ứng phó với động đất................................. 4 5. Mời chuyên gia hàng đầu thế giới về động đất đến Bắc Trà My................................... 4 6. Nghiên cứu chi tiết hoạt động động đất khu vực Bắc Trà My................................... 5 7. 100 tấn gạo cứu đói đã chuyển đến người dân vùng động đất..................................... 5 VỤ NỨT ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2................6 8. Báo cáo Thủ tướng xem xét mức độ an toàn thủy điện Sông Tranh 2............................ 6 9. Thủy điện Sông Tranh 2 đặt không đúng chỗ......6 QUẢN LÝ.......................................... 7 10. Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Chưa có gì đột phá........................... 7 11. Diện mạo nông thôn mới sau hai năm triển khai thực hiện.................................... 8 KHIẾU NẠI – TỐ CÁO.............................. 10 12. Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tại Điện Bàn, Núi Thành.............................. 10 XÂY DỰNG........................................ 11 13. Thêm nhà bán trú dân nuôi ở Nam Trà My......11 PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO.............................11 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ(Tin Quảng Nam ngày 20 tháng 9 năm 2012)

VỤ ĐỘNG ĐẤT Ở BẮC TRÀ MY..............................................................21. Sông Tranh 2: Nếu tích nước sẽ động đất tiếp.........................................22. Dân vẫn sợ nhà tái định cư.......................................................................33. Đừng để dân “chửi rát mặt”.....................................................................34. Xây dựng xong phương án tập huấn cách ứng phó với động đất.............45. Mời chuyên gia hàng đầu thế giới về động đất đến Bắc Trà My.............46. Nghiên cứu chi tiết hoạt động động đất khu vực Bắc Trà My.................57. 100 tấn gạo cứu đói đã chuyển đến người dân vùng động đất.................5VỤ NỨT ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2..........................................68. Báo cáo Thủ tướng xem xét mức độ an toàn thủy điện Sông Tranh 2.....69. Thủy điện Sông Tranh 2 đặt không đúng chỗ..........................................6QUẢN LÝ.....................................................................................................710. Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Chưa có gì đột phá...............711. Diện mạo nông thôn mới sau hai năm triển khai thực hiện.....................8KHIẾU NẠI – TỐ CÁO..............................................................................1012. Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tại Điện Bàn, Núi Thành............10XÂY DỰNG................................................................................................1113. Thêm nhà bán trú dân nuôi ở Nam Trà My............................................11PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO......................................................................1114. Tây Giang chủ động phòng chống lụt bão ở địa bàn biên giới..............11NÔNG NGHIỆP..........................................................................................1315. Thăng Bình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học......................................1316. Phú Ninh: Hiệu quả từ mô hình VAC....................................................13VĂN HÓA...................................................................................................1517. Hơn 3,4 tỷ đồng nâng hiệu quả Bưu điện văn hóa xã............................15XÃ HỘI.......................................................................................................1618. Xây ba nhà tình thương cho trẻ em tại Điện Bàn, Hiệp Đức.................1619. Các tổ chức hỗ trợ xây nhà máy nước và lớp mẫu giáo tại Điện Bàn....16ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA..................................................................................16

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

VỤ ĐỘNG ĐẤT Ở BẮC TRÀ MY

Sông Tranh 2: Nếu tích nước sẽ động đất tiếp“Nếu Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, người dân Bắc Trà My và vùng phụ cận sẽ tiếp tục đón nhận những trận động đất mới”. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) khẳng định.

Theo ông Phương, thiết bị đo địa chấn của Viện Vật lý Địa cầu không ghi nhận được cả ba trận động đất xảy ra trong ngày 18/9. Đến nay, các trận động đất chưa gây thiệt hại nhiều về vật chất nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tinh thần người dân.

“Việc họ bỏ nhà tái định cư để trở về với nhà lá, nhà gỗ như trước kia là điều nên làm. Trong hoàn cảnh hiện nay, đây là phương án phòng vệ tốt nhất” - ông Phương nhận định.

Ông Phương cũng khuyến cáo chính quyền Quảng Nam phải chủ động có phương án di dời dân, không nên chờ kết luận của các nhà khoa học. Theo ông Phương, hiện Bộ KH&CN đã phê duyệt Đề án khảo sát động đất và tác động đến đập thủy điện Sông Tranh 2. Viện Vật lý Địa cầu sẽ là đơn vị chủ trì, dự kiến cuối tháng 9, đầu tháng 10 sẽ lắp năm máy quan trắc động đất tại khu vực Sông Tranh 2. Các máy quan trắc được nhập khẩu từ Đức với tổng kinh phí 2 tỉ đồng.

Ông Phương lưu ý, các nhà khoa học sẽ phải xác định lại vị trí đứt gãy tại đây, bởi một số đứt gãy phát sinh nông hơn trước đây. Nguồn gốc các trận động đất kích thích gần đây không phải do các đứt gãy lớn gây ra mà chỉ các đới đứt gãy nhỏ (độ sâu 5 km) gần mặt đất nên sẽ gây tác động lớn. Bên cạnh đó, hướng đứt gãy phát triển theo hướng tây bắc-đông nam thay vì hướng á vĩ tuyến (nằm ngang) như khảo sát ban đầu.

“Những điểm này khác hoàn toàn so với khảo sát vào năm 2003 khi mà các nhà khoa học lập dự án tư vấn cho EVN. Do đó trong thời điểm này, nếu Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 tích nước sẽ gây ra những đợt động đất kích thích tiếp theo” - ông Phương lưu ý. (Pháp Luật TP.HCM 20/9, tr6; Kênh VOVTV – Bản tin thời sự 18H ngày 19/9) Về đầu trang

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Dân vẫn sợ nhà tái định cưTại các khu tái định cư của thủy điện Sông Tranh tại xã Trà Bui, Trà Đốc…, hình ảnh mà ai cũng có thể bắt gặp vẫn là người dân theo nhau vào rừng chặt gỗ, tre nứa về dựng nhà tạm để ở. Lý do là họ sợ nhà tái định cư.

Cụ Hồ Văn Xí (80 tuổi) bày tỏ: “Nhà tái định cư nứt hết rồi, sợ lắm. Tôi muốn làm nhà nhanh để đưa con cháu ra đây ở luôn. Mấy tối trước có động đất, cả nhà phải chạy nạn giữa đêm, cực lắm”.

Trong khi đó¸ ông Vũ Đức Toàn - Phó Ban Quản lý Dự án thủy điện 3 cho biết, nhà tại khu tái định cư từ khi thiết kế đến thi công đều được quản lý chất lượng đúng theo quy định của Nhà nước. “Khi xây dựng chúng tôi có tính toán đến mức chịu đựng động đất nhưng mức độ nào thì… đợi tôi về kiểm tra lại” – ông Toàn nói.

Ông Toàn cũng cho hay, thủy điện Sông Tranh 2 và huyện Bắc Trà My đang lập đoàn điều tra, đánh giá thiệt hại cụ thể. Trước đó, các chuyên gia của Bộ Xây dựng vào kiểm tra cũng cho rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng lắm (!?).(Pháp Luật TP.HCM 20/9, tr6) Về đầu trang

Đừng để dân “chửi rát mặt”Đó là ý kiến của ông Hồ Văn Lợi – Chủ tịch xã Trà Đốc trong buổi làm việc ngày 19/9, giữa UBND huyện Bắc Trà My với Ban Quản lý Dự án thủy điện 3 về những vấn đề liên quan tới cuộc sống của người dân vùng tái định cư như đất sản xuất, nước sạch, nhà tái định cư hư hỏng.

Pháp Luật TP.HCM cho biết, tại cuộc họp, ông Vũ Đức Toàn - Phó Ban Quản lý Dự án thủy điện 3 một lần nữa khẳng định, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Tuy nhiên, ông thừa nhận, máy quan trắc động đất trong thân đập không ghi nhận được ba trận động đất ngày 18/9.

Ông nói thêm: “Việc hỗ trợ thêm 24 tháng lương thực cho bà con khu tái định cư theo đề nghị của huyện nằm ngoài thẩm quyền của chúng tôi, phải chờ ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thậm chí một số đề xuất khác còn phải chờ cả ý kiến của Thủ tướng”.

Đáp lời, ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch xã Trà Đốc nói: “Các anh nói thì làm chứ đừng hứa rồi để đó, dân lại chửi tôi. Mỗi lần tôi lên khu tái định cư đều

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

bị bà con chửi rát mặt. Nhiều người không dám lên đập để sản xuất vì sợ động đất. Các cô giáo thì yêu cầu phải xây nhà tạm cho học sinh chứ không dám dạy ở trường vì sợ sập”.

Ông Trần Văn Tuấn - Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My yêu cầu phải khẩn trương chuyển 800 ha đất rừng phòng hộ sang đất sản xuất để cấp ngay cho dân. Nhà dân hư hỏng thì thủy điện Sông Tranh 2 phải nhanh chóng sửa chữa căn cơ chứ không được làm qua loa.

Kênh VTV1 thông tin thêm: Ban Quản lý Dự án thủy điện 3 đã thống nhất là hỗ trợ 100 triệu đồng để sửa chữa hệ thống nước sinh hoạt, đào thêm hai giếng nước; UBND huyện Bắc Trà My đề nghị Ban Quản lý Dự án thủy điện 3 khẩn trương hoàn thành các thủ tục để địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân. (Pháp Luật TP.HCM 20/9, tr6; Kênh VTV1 – Bản tin thời sự Chào buổi sáng ngày 20/9 + Bản tin 9H ngày 20/9; Công An Nhân Dân 20/9, tr2; Tin Tức 20/9, tr8; Nông Thôn Ngày Nay 20/9, tr6; Tiền Phong 20/9, tr14; Thanh Niên 20/9, tr13) Về đầu trang

Xây dựng xong phương án tập huấn cách ứng phó với động đấtÔng Trần Cao Thái - Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bắc Trà My cho biết, hiện đơn vị đã xây dựng xong phương án tập huấn cho người dân cách ứng phó khi xảy ra động đất.

Việc sơ tán dân vùng hạ lưu thân đập sẽ được thực hiện theo phương án ứng phó với bão lũ được phê duyệt hằng năm. (Pháp Luật TP.HCM 20/9, tr6) Về đầu trang

Mời chuyên gia hàng đầu thế giới về động đất đến Bắc Trà My19/9, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Cao Đình Triều - Tổng Thư ký Hội Khoa học kỹ thuật địa - vật lý Việt Nam cho biết, sẽ mời Tiến sĩ Harsh K Gupta (người Ấn Độ, là chuyên gia hàng đầu thế giới về động đất kích thích) sang Việt Nam để hỗ trợ nghiên cứu động đất tại Trà My.

Tiến sĩ Triều cho biết, ông đang dự Đại hội Hội Địa chấn Châu Á lần thứ 33 tại Mông Cổ, tiếp xúc trực tiếp với ông Harsh K Gupta và ông này đã nhận lời, hứa sẽ sớm sang giúp Việt Nam. (Lao Động 20/9; Người Lao Động Online 19/9; VOVNews 19/9) Về đầu trang

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Nghiên cứu chi tiết hoạt động động đất khu vực Bắc Trà MyBộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt cho Viện Vật lý Ðịa cầu trong thời gian tới triển khai đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước mang tên "Nghiên cứu chi tiết hoạt động động đất khu vực Bắc Trà My phục vụ cho việc đánh giá độ an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2".

Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu lắp đặt hệ thống trạm quan sát động đất tại khu vực lân cận thủy điện Sông Tranh 2 để có thể quan sát, đánh giá tình hình hoạt động động đất khu vực, tìm hiểu mối quan hệ giữa hiện tượng động đất và hiện tượng nước chảy qua thân đập với khối lượng lớn, đồng thời có các giải pháp kỹ thuật và các khuyến cáo cần thiết cho địa phương.

Về mặt khoa học, tập số liệu động đất địa phương quan trắc được sẽ là cơ sở duy nhất cho phép các nhà địa chấn làm sáng tỏ nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự an toàn của người dân tại khu vực Bắc Trà My, trong đó có việc lý giải nguyên nhân xảy ra các trận động đất trong thời gian vừa qua và dự báo khả năng xuất hiện và độ lớn của các trận động đất trong tương lai tại Bắc Trà My, phục vụ cho công tác ứng phó động đất và bảo đảm an toàn địa chấn cho người dân địa phương về lâu dài. (Nhân Dân 20/9) Về đầu trang

100 tấn gạo cứu đói đã chuyển đến người dân vùng động đấtNgày 19/9, 100 tấn gạo đã được UBND tỉnh chuyển đến hỗ trợ cho 800 hộ dân tái định cư ở Bắc Trà My, là người dân tộc Ca Dong, Cor ở xã Trà Đốc, Trà Bui.

Các hộ dân này nằm trong vùng tâm chấn động đất có nhà cửa hư hỏng nặng và đang thiếu đói. (Pháp Luật TP.HCM 20/9, tr6; Phụ Nữ Online 19/9; Báo Điện Tử Tổ Quốc 19/9; Thanh Niên Online 19/9; Công An TPHCM 19/9; Kênh VTV1 – Bản tin thời sự Chào buổi sáng ngày 20/9; Công An Nhân Dân 20/9, tr1; Tuổi Trẻ 20/9, tr4; Nông Thôn Ngày Nay 20/9, tr6; Lao Động 20/9, tr1) Về đầu trang

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

VỤ NỨT ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

Báo cáo Thủ tướng xem xét mức độ an toàn thủy điện Sông Tranh 2Ngày 19/9, UBND tỉnh có văn bản gửi Thủ tướng xem xét mức độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 để có quyết định chuẩn xác đối với vấn đề tích nước hồ trong mùa mưa bão.

Tại văn bản này, UBND tỉnh cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập thủy điện Sông Tranh 2 nếu xảy ra sự cố vỡ đập; phối hợp với chính quyền các địa phương vùng hạ du đập tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Cao Đình Triều - Viện Vật lý địa cầu Việt Nam cho rằng, về nguyên tắc không được xây dựng hồ chứa trong khu vực đới đứt gãy đang hoạt động, nhất là đối với các hồ có sức chứa lớn khoảng 1 tỷ m3 nước.

Ông cũng cho biết, chuyên gia Harsh K Gupta, người Ấn Độ - một chuyên gia hàng đầu thế giới về động đất kích thích đã được mời sang Việt Nam nghiên cứu giúp về hiện trượng động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Ông Harsh K Gupta hứa sẽ có mặt ở Việt Nam trong thời gian sớm nhất. (An Ninh Thủ Đô 20/9, tr2; Sức Khỏe & Đời Sống 20/9, tr3) Về đầu trang

Thủy điện Sông Tranh 2 đặt không đúng chỗNgười dân ngày càng lo lắng vì mật độ động đất ngày càng dày quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Sự quan ngại về “thảm họa” Sông Tranh không còn từ góc độ người dân, mà ngay cả các nhà khoa học cũng đã lên tiếng cảnh báo. Tiến sĩ khoa học chuyên ngành kiến tạo Phan Văn Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã gửi đến báo Lao Động bài viết, sau khi cùng đoàn chuyên gia đến khảo sát khu vực huyện Bắc Trà My. Vĩ An xin đăng trích lại nội dung bài viết này như sau:

Trong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần 50 dự án và công trình. Các con sông lớn nhỏ đều được tận dụng để xây dựng nhà máy thủy điện, trong đó riêng trên sông Tranh đã có 4 công trình thủy điện, gồm: Sông Tranh1 (ở Tăk Pỏ),

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Sông Tranh 2 (Bắc Trà My), Sông Tranh 3 (Tiên Phước), Sông Tranh (Hiệp Đức).

Qua khảo sát, nghiên cứu về kiến tạo, chúng tôi thấy thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST) đặt không đúng chỗ, nằm trên các thành tạo granit phức hệ Bến Giăng - Quế Sơn, thân đập nằm trực tiếp trên đứt gãy đang hoạt động Bắc Trà My chạy theo hướng đông tây, có nghĩa là nằm trên đới cà nát granit, một yếu tố quan trọng đóng góp vào động đất kích thích ngoài những yếu tố khác như áp suất lỗ hổng trong quá trình tích nước. Đặc tính thành phần khoáng vật felspat dễ dàng biến thành caolin khi tiếp xúc với nước đã tăng cường tính trôi trượt dọc mặt đứt gãy. Trong trường hợp của TĐST 2, độ khuých tán nước có thể đến chấn tiêu ở độ sâu 5km.

Ngoài đứt gãy Trà My, ở đây còn phát triển đứt gãy Trà Bồng, các hệ thống đứt gãy B - N, TB - ĐN xuyên cắt các địa hình núi hình thành trong Paleocen - Oligocen, có nghĩa là các đứt gãy trẻ.

Để gia cố nền móng, các nhà xây dựng đã khoan phụt ximăng vào đới cà nát granit ở chân công trình. Điều đó là vô nghĩa đối với một đới kiến tạo đang hoạt động và cắm sâu hàng kilômét. Và với kết cấu đập không có cửa xả đáy thì rõ ràng đã hạn chế rất nhiều trong trường hợp cần xử lý tai biến. Cấu trúc nền móng với thành phần tạo đá là granit và bị cà nát bởi nhiều hệ thống đứt gãy đang hoạt động là điểm yếu nhất của công trình TĐST 2. Khả năng tự hủy hoại là rất lớn kể cả khi không có động đất. (Lao Động 20/9, tr7) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Chưa có gì đột pháNgày 19/9, HĐND tỉnh thông qua 11 nghị quyết, trong đó có nghị quyết về đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2016. Các đại biểu cả phiên thảo luận tại tổ (chiều 18/9) và phiên thảo luận chung (sáng 19/9) đều cho rằng rất khó khả thi.

Đại biểu Briu Liếc - Bí thư huyện Tây Giang cho rằng: “Đề án chưa có gì đột phá, chẳng qua chỉ là sắp xếp lại các chương trình đầu tư đã có mà thôi. Trong khi đó, vấn đề mấu chốt để phát triển miền núi là nhân lực và nguồn vốn đầu tư lại chưa được đề cập đúng mức, chưa có nguồn nào mới”.

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Theo đại biểu Briu Liếc, phát triển miền núi phải gắn với việc bảo vệ rừng, sắp xếp lại dân cư, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trên thực tế có thể khẳng định ở miền núi trên 90% lao động không có việc làm. Khoảng 10% lao động được giải quyết việc làm, có thu nhập chính là cán bộ.

Về nguồn nhân lực miền núi, tỉnh vẫn chưa có chính sách tổng thể, khoa học về đầu tư phát triển các cấp học ở miền núi; chính sách thu hút học sinh, sinh viên sau khi ra trường để ưu tiên tiếp nhận vào các cơ quan làm việc. Mục tiêu đề ra đến năm 2016 tỉ lệ hộ nghèo còn 36%, đến năm 2020 tỉ lệ này còn 22% là rất khó thực hiện bởi hiện nay tỉ lệ hộ nghèo bình quân ở 9/18 huyện miền núi của tỉnh cao trên 52%. (Tuổi Trẻ 20/9) Về đầu trang

Diện mạo nông thôn mới sau hai năm triển khai thực hiệnSau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Quảng Nam đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Ngày 19/9, tại Bình Định, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã tổ chức sơ kết 2 năm triển khai Chương trình cho 32 tỉnh, thành phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau (trong đó có Quảng Nam) để cùng trao đổi những kết quả, những khó khăn và tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình trong thời gian tới.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 8/2012 đã có 30/32 tỉnh, thành phố bố trí ngân sách địa phương cho Chương trình nông thôn mới với tổng số kinh phí là 13.580 tỷ đồng, tăng 43,7% so với năm 2011.

Trong cơ cấu vốn xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách chiếm 58-60%; doanh nghiệp chiếm 7-8%; tín dụng 20-25% và người dân đóng góp 10-12%.

Ở giai đoạn đầu, các tỉnh, thành đều tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng, với tổng mức đầu tư khoảng 10.090 tỷ đồng.

Qua huy động vốn từ nhiều nguồn lực này, các tỉnh, thành phía Nam đã chỉnh trang, nâng cấp được gần 26.000km đường giao thông nông thôn

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

(gồm đường xã, thôn, ấp); 8.000km kênh mương và gần 2.000 công trình cầu, cống các loại.

Các tỉnh như Quảng Nam, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp… có chính sách hỗ trợ từ ngân sách phù hợp nên đã huy động được sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng trong tu sửa, nâng cấp đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa, trường học …

Đồng thời, các tỉnh thành cũng đã triển khai trên 2.000 mô hình sản xuất. Trong đó nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt, được nhiều địa phương nghiên cứu, nhân rộng: “cánh đồng mẫu lớn” (An Giang), hỗ trợ nông dân phát triển “cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp” (An Giang, Đồng Tháp)… Ngoài ra, có 2.656 xã đang thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế trang trại.

Tuy từng bước đạt được một số kết quả khả quan, nhưng theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, tình hình triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh phía Nam còn chậm, chưa đồng bộ, quy hoạch thiếu chi tiết, liên kết và thống nhất.

Đến hết tháng 8/2012, hiện có 1.037/3.198 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch nông thôn mới (đạt 33% và chỉ bằng 17,5% so với bình quân chung cả nước). Một số địa phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch thấp như Đồng Nai 2%; Khánh Hoà 4%; Quảng Nam 7%, mới chỉ có 7 tỉnh cơ bản hoàn thành công tác phê duyệt quy hoạch (đạt từ 90% số xã trở lên).

Các tiêu chí khác về văn hóa, xã hội, môi trường như quy hoạch và quản lý nghĩa trang; khai thông hệ thống tiêu thoát nước thải, xử lý rác thải ở các thôn, ấp… dường như chưa có chuyển biến tích cực, vẫn là những vấn đề bức xúc lớn ở nông thôn.

Cơ cấu sản xuất ở nhiều xã còn mang tính tự phát do chưa gắn kết với quy hoạch vùng. Liên kết sản xuất giữa nông dân - doanh nghiệp và nhà khoa học chậm phát triển. Công tác tập huấn, đào tạo nghề nông cho nông dân còn rất hạn chế... Do đó, việc xây dựng các vùng hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân sẽ khó hình thành bền vững.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Nhu cầu như phát triển nơi vui chơi, giải trí ở thôn, ấp; các hoạt động cải tạo cảnh quan, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế, cơ cấu lao động vẫn chưa có nhiều biến chuyển.

Sau hơn 2 năm triển khai trên toàn quốc và dựa vào kết quả của 11 xã điểm, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung 10 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí đã được đặt ra về xây dựng nông thôn mới: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, môi trường để phù hợp hơn với thực tiễn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh Bộ sẽ tiếp tục đưa ra các chương trình đào tạo, cụ thể kế hoạch để những thay đổi giúp Chương trình sát thực hơn, phù hợp hơn với từng vùng miền, từng địa phương để nông thôn mới thực sự là một bàn đạp giúp các miền quê phát triển.

Các địa phương phía Nam cũng phấn đấu đến cuối năm 2012, có 90% số xã xong quy hoạch chung. Các xã “điểm” (đăng ký về đích năm 2015) phải xong quy hoạch chi tiết và đề án xây dựng nông thôn mới, đồng thời, đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, coi trọng việc phổ biến rộng rãi các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong việc xây dựng nông thôn mới. (Website Chinhphu.vn 19/9; Nông Nghiệp Việt Nam 20/9, tr3) Về đầu trang

KHIẾU NẠI – TỐ CÁO

Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tại Điện Bàn, Núi ThànhUBND tỉnh đang chỉ đạo UBND các huyện Điện Bàn, Núi Thành “tập trung giải quyết dứt điểm” 3 vụ việc khiếu nại, phản ánh đông người, phức tạp phát sinh kể từ đầu năm.

Tuy nhiên, địa phương không nêu rõ thời điểm đến bao giờ mới xử lý xong. Trong đó, có vụ khiếu nại của 17 hộ dân ở khối phố 2, khối phố 3, thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành) liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án khu tái định cư Tam Quang.

Về vụ các hộ dân xung quanh nhà máy thép tại cụm công nghiệp Thương Tín, huyện Điện Bàn bức xúc về ô nhiễm, thậm chí đề nghị di dời nhà máy

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

thép, UBND tỉnh đã liên tiếp yêu cầu đóng cửa nhà máy để khắc phục (Thanh Niên đã thông tin).

Nổi cộm hơn là vụ 115 hộ dân đường ĐT603, ĐT607 (cũng thuộc địa bàn huyện Điện Bàn) khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất để nâng cấp, mở rộng đường. Đến nay, chỉ còn 3 hộ chưa nhận tiền và đất tái định cư nhưng “phát sinh” 4 hộ khởi kiện ra tòa.

Đây là những tồn đọng cá biệt, bởi theo báo cáo của UBND tỉnh gửi Thanh tra Chính phủ, địa phương vừa giải quyết 980 vụ (trong tổng số 1.274 vụ thuộc thẩm quyền), thu hồi hơn 13,5 ha đất và gần 1,5 tỉ đồng, khôi phục quyền lợi cho 28 trường hợp. (Thanh Niên 20/9, tr5) Về đầu trang

XÂY DỰNG

Thêm nhà bán trú dân nuôi ở Nam Trà MySáng 19/9, tại xã Trà Tập, Tỉnh đoàn cùng chính quyền huyện Nam Trà My, báo Tuổi Trẻ tổ chức lễ khởi công công trình nhà bán trú dân nuôi Trường THCS Trà Tập.

Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 350 triệu đồng từ Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, dự kiến đưa vào sử dụng tháng 12/2012. Nằm trong chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ, đây là công trình thứ 13 được xây dựng cho các con em học sinh miền núi của Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch huyện Nam Trà My Nguyễn Ngọc Kích cho rằng, những chia sẻ của báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ với khó khăn của học sinh vùng sâu, vùng xa ở Nam Trà My là rất quý. “Các em nhỏ từ nay sẽ bớt nhọc nhằn trên con đường đến lớp. Đêm mưa rừng các em không thức bởi gió lùa vì những tấm phên che đã rách toạc” - ông Kích chia sẻ. (Tuổi Trẻ 20/9, tr6) Về đầu trang

PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Tây Giang chủ động phòng chống lụt bão ở địa bàn biên giớiRút kinh nghiệm từ các mùa bão lũ trước, năm nay, huyện Tây Giang sớm triển khai đồng bộ công tác phòng chống lụt bão (PCLB), quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Tại xã Tr’Hy, từ đầu tháng 8 đến nay, hàng chục xe múc, xe ủi cùng hàng trăm công nhân của Công ty Đại Hồng Phúc hối hả hoàn tất tuyến đường từ dốc Voòng đến trung tâm xã Tr’Hy, đây là đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở, gây ách tắc giao thông trong mùa mưa. Ngoài việc tu sửa tuyến đường này, công ty còn huy động xe ủi, xe múc túc trực 24/24 giờ sẵn sàng san ủi thông đường, đảm bảo lưu thông đi lại cho nhân dân các xã vùng cao khi xảy ra sạt lở, tắc đường.

Huyện cũng đã chỉ đạo cho UBND các xã, 3 Đồn Biên phòng: A Nông, A Xan, Ga Ri đứng chân trên địa bàn và các doanh nghiệp đang hoạt động tại 4 xã vùng cao triển khai ngay phương án PCLB, bảo vệ tài sản cũng như tính mạng nhân dân.

Mặt khác, các nhà thầu phải đẩy nhanh tốc độ, thi công các công trình trọng điểm như kè sông A Vương đoạn qua trung tâm cụm xã Azứt (xã Bha Lêê), đoạn qua thôn Ating-Ahu (xã A Tiêng), khắc phục cầu treo qua suối A Banh (xã Tr’Hy đi A Xan)... Đồng thời, các địa phương cũng khẩn trương tiến hành vận chuyển gạo, muối, các loại giống cây trồng vụ đông xuân 2011-2012 đến dự trữ tại các xã vùng cao trước mùa mưa bão sắp đến.

Bên cạnh đó, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tây Giang đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, chỉ đạo bám sát từng địa bàn, để kịp thời xử lý những tình huống khi mưa bão xảy ra. Thành lập đội cứu trợ, cứu nạn khoảng 150 người, trong đó lực lượng quân sự làm nòng cốt, kết hợp với lực lượng công an, Bộ đội biên phòng và thanh niên được tuyển chọn ở 10 xã. Lực lượng này được huấn luyện các tình huống cứu hộ, cứu nạn trong mưa bão và cấp phát các phương tiện PCLB.

Huyện trích từ ngân sách hỗ trợ 30 tấn lúa cho 10 xã. Trong đó, ưu tiên cho các xã vùng cao và các trường THCS bán trú cụm xã Lý Tự Trọng, trường PTCS xã Dang, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện.

Tại các xã trong huyện, công tác PCLB cũng tiến hành khẩn trương, từ kiểm tra, lập phương án di dời dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở, kiểm tra các kho thóc dự trữ đến việc phân công công tác cho từng thành viên. UBND

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

huyện lên lịch trực lãnh đạo PCLB các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ trong suốt mùa mưa bão.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB huyện Tây Giang, năm nay, toàn huyện có 16 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cần di dời gấp. Trong đó, tập trung tại 2 xã Dang và Ch’Ơm (xã Dang có 12 hộ và xã Ch’Ơm có 4 hộ). Hiện, địa phương đang có phương án di dời những hộ dân này đến nơi an toàn trước mùa mưa bão. (Báo Biên Phòng 19/9) Về đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Thăng Bình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh họcTrạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Thăng Bình vừa tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá hiệu quả của mô hình “Chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học”.

Đây là mô hình nằm trong khuôn khổ chương trình sự nghiệp khuyến nông năm 2012 của tỉnh Quảng Nam. Với quy mô 1900 con gà kiến Minh Dư 01 ngày tuổi . 19 hộ tham gia. mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư (thức ăn, vắc xin, hóa chất sát trùng) và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học.

Sau 4 tháng triển khai mô hình, gà đang ở giai đoạn 90 ngày tuổi, trọng lượng bình quân của gà đạt 1,5 kg/con, tỷ lệ sống trung bình 94,8%. Theo tính toán của các nông hộ, với giá bán ở thời điểm hiện nay là 70.000 đồng/kg, mỗi con gà người nuôi có lãi từ 17.000 – 25.000 đồng.

Hiệu quả bước đầu của mô hình sẽ là tiền đề để nông hộ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại địa phương, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều nông hộ. Tuy nhiên, đầu ra sản phẩm bấp bênh đã phần nào hạn chế sự phát triển của phong trào chăn nuôi gà tại địa phương. Để phát triển chăn nuôi gà ổn định và bền vững, các nông hộ nuôi gà nên liên kết với nhau, cùng tìm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm. (Theo Web Khuyến Nông Khuyến Ngư Quốc Gia 19/9) Về đầu trang

Phú Ninh: Hiệu quả từ mô hình VACỞ Phú Ninh, gia đình anh Lê Văn Lớp ở thôn Phước Thượng xã Tam Đại được mọi người biết đến với mô hình nông nghiệp tổng hợp VAC.

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

Anh Lớp là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có tiếng ở Tam Đại và đã thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp chuồng trại, ao hồ với nhiều vật nuôi và cây ăn trái khác nhau. Hiện nay anh đang sở hữu hơn hai trăm gốc chuối lùn đang trong thời kỳ ra trái, bốn ao nuôi với hàng trăm con cá trắm nặng đến hai ký và hàng ngàn cá con vừa thả. Đàn gà trên ba trăm con, tám con heo rừng đang trong thời kỳ sinh sản và chục heo con múp míp.

Anh Lớp cho biết: “Những ao hồ đang nuôi cá bây giờ trước đây vốn là đầm lầy, toàn là đất sét không trồng trọt sản xuất được. Sau một thời gian bỏ công sức cải tạo, đến nay anh đã thả cá nuôi được”. Trước năm 2005 anh đã bắt đầu thực hiện mô hình này nhưng do khó khăn về vốn và kỹ thuật nên quy mô còn hạn hẹp.

Những năm sau đó, Hội nông dân xã mở các lớp chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản anh đều đăng ký tham gia học tập. Từ mô hình mình đang làm với tinh thần ham học hỏi anh đã vận dụng những kiến thức học được vào thực tế trang trại của gia đình áp dụng các tiến bộ khoa học như: cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho từng loại gia súc gia cầm của gia đình và cách chăm sóc các loại cá. Năm 2010, anh đã mạnh dạn đầu tư vào việc nuôi heo rừng.

Từ hai con giống ban đầu đến nay đàn heo của anh đã lên đến 8 con nái đang sinh sản và hàng chục heo con. Mỗi năm sinh sản được trên năm mươi con với giá bán trên thị trường hiện nay mỗi kg khoảng ba trăm ngàn đồng, mỗi năm anh Lớp thu về hàng chục triệu đồng. Đối với đàn gia cầm trang trại của gia đình lúc nào cũng có khoảng 300 con gà thả vườn đang trong thời kỳ sinh sản và 300 vịt nuôi thịt.

Bên cạnh đó hàng trăm gốc chuối lùn, cây nào cây ấy nặng trĩu và ao cá lúc nào cũng có thể bán cá thịt là một nguồn thu lớn của anh. Ước tính hằng năm số tiền anh Lớp thu được lên đến hơn trăm triệu đồng. Đây là một con số thật ấn tượng đối với người lao động nông thôn.

Với những gì đã làm được trong thời gian qua, anh Lớp thực sự là một lao động tiêu biểu và đã có nhiều bà con nông dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi của gia đình anh từ đó đưa vào thực tế sản xuất

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

của gia đình mình đạt hiệu quả, nâng cao đời sống kinh tế. (Theo Website Hội Nông Dân 18/9) Về đầu trang

VĂN HÓA

Hơn 3,4 tỷ đồng nâng hiệu quả Bưu điện văn hóa xãĐề án nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện Văn hóa xã (BĐVHX), phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015 có tổng kinh phí trên 3,4 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Kinh phí thực hiện Đề án này được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh tham gia đối ứng xây dựng chương trình nông thôn mới.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của các điểm BĐVHX, cụ thể hóa tiêu chí thứ 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn).

Đề án xác định trong giai đoạn 2012 - 2015, sẽ tập trung nâng tổng số đầu sách phục vụ bình quân tại 1 điểm BĐVHX lên 500 quyển; nâng tổng số người đọc sách, báo bình quân tại mỗi điểm BĐVHX từ 10-20 lượt người/ngày (gấp từ 2-5 lần so với hiện nay); phấn đấu để 50 điểm BĐVHX được trang bị mỗi điểm 4 bộ máy tính để bàn có kết nối Internet; nâng mức thù lao bình quân của nhân viên điểm BĐVHX đạt từ 1-1,5 triệu đồng/người/tháng; và đưa tổng doanh thu trung bình của 1 điểm BĐVHX lên mức 1-1,5 triệu đồng/tháng (gấp từ 2,5 đến 4 lần so với hiện tại).

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, một trong những nhóm giải pháp quan trọng cần triển khai trong thời gian tới là nâng cao thu nhập cho lao động tại BĐVHX.

Cụ thể, sẽ hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho nhân viên tại các điểm BĐVHX là 350.000 đồng/người nhằm động viên họ yên tâm công tác và phục vụ hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Đồng thời, Bưu điện Quảng Nam sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích tăng trưởng doanh thu, giao chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, doanh thu; đưa các dịch vụ phù hợp với đặc điểm của từng địa phương vào các điểm BĐVHX

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi - Ban... · Web viewTrong thời gian qua, đã xảy ra hội chứng xây dựng thủy điện. Trong mạng thủy điện Quảng Nam thì có gần

và quy định mức chi hoa hồng một số dịch vụ ngoài các dịch vụ bắt buộc… (Theo ICTNews 19/9) Về đầu trang

XÃ HỘI

Xây ba nhà tình thương cho trẻ em tại Điện Bàn, Hiệp ĐứcĐại diện Tổ chức Trẻ em Việt Nam (Children of Vietnam) vừa hỗ trợ xây 3 nhà tình thương (50 triệu đồng/nhà) tại các xã Điện Quang, Điện Thọ (Điện Bàn) và Bình Lâm (Hiệp Đức).

Đồng thời đến thăm và kiểm tra hoạt động của cơ sở mẫu giáo do tổ chức này đầu tư xây dựng tại thôn Xuân Thái (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình); hỗ trợ thêm 6 triệu đồng để trồng cây tạo cảnh quan, bóng mát. (Sài Gòn Giải Phóng 20/9, tr4) Về đầu trang

Các tổ chức hỗ trợ xây nhà máy nước và lớp mẫu giáo tại Điện BànHội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi - bệnh nhân nghèo Quảng Nam phối hợp Công ty Pepsico Việt Nam và tổ chức The Wholistic Transformation Resource Center khởi công xây dựng nhà máy nước sạch và lớp mẫu giáo tại thôn Bồ Mưng 1 (xã Điện Thắng Bắc).

Dự án do Công ty Pepsico khu vực Đông Nam Á, Pepsico Việt Nam và Trung tâm Tài nguyên nhượng quyền thương hiệu xã hội Philippines tài trợ với tổng kinh phí 87.500 USD. (Sài Gòn Giải Phóng 20/9, tr4)

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

Lao Động 20/9, tr7 đưa lại tin: Công an tỉnh vừa thực hiện lệnh bắt và khám xét đối với 6 người tham gia vụ chiếm đoạt đất để bán ở làng Đại học Đà Nẵng, trong đó có hai cán bộ ở huyện Điện Bàn. Về đầu trang./.

BTV Dương Chiều

16