39
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 01 tháng 02 năm 2016) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. “Lạ lùng chuyện bảng vàng vinh danh tại Quảng Bình”: Dân tố cáo có sự tiếp tay của cơ quan chức năng Lao Động 30/1, tr6, tác giả P.Long – H.Thơ KINH TẾ 2. Thiệt hại hơn 9.900ha lúa, 12.900 gia súc do đợt rét vừa qua Hà Nội Mới 31/1, tr7, tác giả Đào Huyền; Gia Đình & Xã Hội 1/2, tr3, tác giả Kỳ Anh 3. Rộn ràng mùa hoa tết Lý Trạch Phapluatplus.vn 31/1, tác giả Minh Giang - Huyền Trang 4. Saigon Co.op khai trương siêu thị ở Quảng Bình VOVNews 30/1, tác giả Tấn Thanh; Hải Quan Online 30/1, tác giả Nguyễn Huế; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online ½; Thanh Niên ½, tr14D, tác giả Q.T; Sài Gòn Giải Phóng 31/1, tr2, tác giả Hải Hà 5. HPG thành lập công ty nông nghiệp vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng Đầu Tư Chứng Khoán Online 30/1, tác giả Thu Hương 6. Thanh Bình trù phú Đại Đoàn Kết 30/1, tr5, tác giả Xuân Thi 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewKhi mới bắt đầu anh chỉ trồng mỗi hoa cúc trên vài thửa đất nhỏ chỉ để bán trong những dịp rằm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 01 tháng 02 năm 2016)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.“Lạ lùng chuyện bảng vàng vinh danh tại Quảng Bình”: Dân tố cáo có sự tiếp tay của cơ quan chức năng

Lao Động 30/1, tr6, tác giả P.Long – H.Thơ

KINH TẾ

2. Thiệt hại hơn 9.900ha lúa, 12.900 gia súc do đợt rét vừa qua

Hà Nội Mới 31/1, tr7, tác giả Đào Huyền; Gia Đình & Xã Hội 1/2, tr3, tác giả Kỳ Anh

3. Rộn ràng mùa hoa tết Lý TrạchPhapluatplus.vn 31/1, tác giả Minh Giang - Huyền Trang

4. Saigon Co.op khai trương siêu thị ở Quảng Bình

VOVNews 30/1, tác giả Tấn Thanh; Hải Quan Online 30/1, tác giả Nguyễn Huế; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online ½; Thanh Niên ½, tr14D, tác giả Q.T; Sài Gòn Giải Phóng 31/1, tr2, tác giả Hải Hà

5. HPG thành lập công ty nông nghiệp vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng

Đầu Tư Chứng Khoán Online 30/1, tác giả Thu Hương

6. Thanh Bình trù phúĐại Đoàn Kết 30/1, tr5, tác giả Xuân Thi

7. Gia đình triệu phú người Mã Liềng Đại Đoàn Kết 1/2, tr5, tác giả Xuân Thi

XÃ HỘI

8. Quảng Bình: Hơn 111 triệu đồng đến với 4 ông cháu chia nhau gói mỳ tôm

Dân Trí 1/2, tác giả Đặng Tài

9. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đạp xe tới Quảng Bình

Phapluatplus.vn 29/1, tác giả Huyền Trang

10. Đàn voọc Sách đỏ “hồi sinh”Nông Thôn Ngày Nay Online 30/1, tác giả Phan Phương

11. Săn lá giữa đại ngànThanh Niên Online 30/1, tác giả ĐÌnh Toàn - Ngọc Oai

1

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

12. Phong Nha-Kẻ Bàng có 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

Thiennhien.net 1/2

13. Cứu sống 6 người trên tàu cá bị trôi dạt trên biển

Tiền Phong Online 31/1

14. Tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số ở Quảng Bình

Vanhien.vn 1/2

15. Ấm lòng quà Tết trên quê hương nữ pháo binh Ngư Thủy

Công An Nhân Dân Online 31/1

AN NINH – QUỐC PHÒNG

16.Bắt giữ khẩn cấp 2 đối tượng vận chuyển gỗ lậu qua biên giới Việt - Lào

VTVNews 31/1

17. Bị xe khách kéo lê gần 20m, vợ chồng ông lão 63 tuổi tử vong tại chỗ

An Ninh Thủ Đô Online 1/2, tác giả Thủy Phan; Tiền Phong Online 1/2; Giao Thông Online 1/2, tác giả Di Linh; Nguoiduatin.vn 31/1, tác giả Ngô Huyền; Vietnamnet.vn 31/1, tác giả Hải Sâm

18. Hàng triệu khối diệp thạch sét bị đào trộm trên quy mô lớn

Thiennhien.net 1/2; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 31/1, tác giả Minh Quê; Sài Gòn Giải Phóng 1/2, tr11, tác giả Hồ Minh-Minh Phong

19. Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 1/2016

Vietnamnet.vn 31/1

20. Quảng Bình: Tiêu hủy gần 1 tạ pháo các loại

VTV.vn 31/1

I. Thời sự - Chính trị

“Lạ lùng chuyện bảng vàng vinh danh tại Quảng Bình”: Dân tố cáo có sự tiếp tay của cơ quan chức năng(Lao Động 30/1, tr6, tác giả P.Long – H.Thơ)

Sau khi báo Lao Động đăng bài “Lạ lùng chuyện “bảng vàng vinh danh” tại Quảng Bình” đã nhận được phản ánh tích cực từ bạn đọc. Theo đó, rất nhiều người có công, người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng bị

Đối tượng đến đặt vấn đề “tài trợ bảng vàng” tại huyện Quảng Ninh. Ảnh do người dân cung cấp.

2

lừa với thủ đoạn như trên. Các công ty về đều theo sự giới thiệu của chính quyền, nhưng khi người dân bị lừa thì không ai nhận trách nhiệm.

Tết buồn với người nghèo có công Còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng sự việc bị lừa tiền với mức từ 200.000 - 300.000 đồng/người để làm cái gọi là “bảng vàng vinh danh” vẫn khiến cho những người có công trên địa bàn TP.Đồng Hới chưa nguôi bức xúc. Cụ Lại Hói năm nay đã 86 tuổi - cựu chiến binh (CCB) trú tại thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới - kể, “khoảng đầu tháng 12.2015 tui nghe chính quyền thôn thông báo tập trung lên Nhà văn hóa để chụp ảnh, chụp xong họ nói nộp 220.000 đồng để làm “bảng vinh danh”, thấy họ làm quy mô, có lãnh đạo nữa nên tui nộp tiền, xong họ phát cho tui cái bảng vậy đó”.

Cụ kể, “tui được phụ cấp 180.000 đồng/tháng để an dưỡng tuổi già, vậy mà phải nộp cho họ 220.000 đồng rồi, buồn lắm”. Ngồi bán hàng tạp hóa ở thôn, mỗi ngày thu được vài đồng để hai vợ chồng già rau cháo nuôi nhau, nhưng cụ Lê Thị Dí (một CCB đã 75 tuổi ở thôn Trung Bính) cũng phải cắn răng nộp 300.000 đồng cho “họ” - theo như ý cụ nói, vì “bọn tui dân nghèo, có biết chi mô, thấy cán bộ thông báo lên chụp ảnh để được vinh danh thì tui lên. Chụp xong, họ nói nộp cho họ 300.000, rứa là tui nộp. Tui tiếc lắm, với tui chừng đó tiền là rất lớn”.

Khi vừa đề cập đến vấn đề trên, ông Nguyễn Đủ (68 tuổi, ở thôn Trung Bính) đã nói lớn mà không giấu nổi sự tức tối, “không những vợ tui là bà Hoàng Thị Nín bị lừa mà rất nhiều người ở các thôn khác cũng bị lừa như vậy. Tui tưởng đây là chủ trương của cấp trên, ai ngờ họ chụp ảnh xong thu tiền rồi đưa lại cho tui cái bảng tự in như vậy, không có giá trị gì cả. Đây rõ ràng là lừa đảo, lợi dụng lòng tin của những người có công để lấy tiền”. Gia đình CCB Nguyễn Đủ rất khó khăn, thu nhập không có nên khi mất 250.000 đồng để được cái gọi là “bảng vàng vinh danh” như vậy rất bức xúc. “Từng đó tiền cũng giúp gia đình tui sắm tết đầy đủ hơn rồi đó, buồn quá” - ông Đủ nói.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, chuyện tương tự cũng đã xảy ra tại nhiều địa bàn trong tỉnh Quảng Bình khiến cho rất nhiều người có công phải ngậm ngùi mất tiền vì trót tin vào những đối tượng lừa đảo. Tại địa bàn huyện Quảng Ninh, rất nhiều các gia đình chính sách tại các xã An Ninh, Xuân Ninh… cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự. Trao đổi với PV, ông Võ Doãn Doãn - Phó Chủ tịch UBND xã An Ninh - xác nhận, vào đầu tháng 12.2015 cũng có người tên H, đến giới thiệu tài trợ miễn phí 100% làm “sổ vàng” truyền thống, sau đó UBND xã cũng đã giới thiệu về cho các thôn để… triển khai.

3

Tương tự, tại xã Xuân Ninh (H.Quảng Ninh), ông Lê Quốc Cương - Phó Chủ tịch UBND xã - cũng đã ký thông báo cho các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn tham gia đầy đủ buổi chụp ảnh do Cty TNHH Sao Việt thực hiện để làm “sổ vàng”. Cũng với thủ đoạn như trên, tại địa bàn huyện Bố Trạch, Cty TNHH Sao Việt với 2 người đại diện tên H và Y, đã đến liên hệ và triển khai việc tài trợ 100% Sổ danh sách Gia đình văn hóa ở các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Theo thông tin mà Lao Động nắm được, ngoài Cty TNHH Sao Việt, rất nhiều công ty đã tìm đến một số địa phương trong tỉnh cam kết tài trợ miễn phí 100% làm sổ vàng truyền thống cho các gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa ở các thôn, xã; hội viên người cao tuổi; người có công; Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin… nhưng sau khi hoàn thành lại thu tiền và “biến mất” khỏi địa phương và cuối cùng thiệt hại vẫn là người dân.

Ngày 29.1, đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình cho biết, thời gian qua rất nhiều các đối tượng đến để giới thiệu xin làm “sổ vàng” miễn phí và xin danh sách các đối tượng người có công, tuy nhiên sở không hợp tác vì như vậy không đúng quy định. Trao đổi với PV, đại diện những người có công tại TP.Đồng Hới bức xúc nói: “Việc chúng tôi bị lừa đã rõ ràng, nhưng trong việc này không thể bỏ ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Các công ty đó về theo sự giới thiệu của chính quyền, họ chụp ảnh thu tiền xong “cao chạy xa bay”, trong khi những người ký công văn giới thiệu về lại không biết gì cả, thiếu sự giám sát và trách nhiệm với những người có công. Dân tin, giờ dân chịu, còn lãnh đạo thì vô can sao?”. Về đầu trang

II. Kinh tế

Thiệt hại hơn 9.900ha lúa, 12.900 gia súc do đợt rét vừa qua(Hà Nội Mới 31/1, tr7, tác giả Đào Huyền; Gia Đình & Xã Hội 1/2, tr3, tác giả Kỳ Anh)

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến cuối ngày 30-1, đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã làm 9.903ha lúa bị thiệt hại.

Các tỉnh có thiệt hại lớn là: Nghệ An 6.697ha, Quảng Bình 1.404ha, Huế 510ha, Quảng Ngãi 1.311ha. Về chăn nuôi, đã có trên 12.926 gia súc bị chết, trong đó các tỉnh thiệt hại nhiều nhất là: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An,… Gia cầm bị chết lên tới 44.272 con, trong đó tỉnh Sơn La 3.423 con, Bắc Giang 1.000 con, Nghệ An: 39.849 con. Mưa rét cũng gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất thủy sản.

Bộ NN&PTNT khuyến cáo, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương, hiện nay, đang có một bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 31-1 đến ngày 1-2,

4

các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào. Do đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu Sở NN&PTNT các địa phương cần chủ động thăm đồng, kiểm tra tình hình sản xuất, sớm khắc phục những thiệt hại và có hướng chỉ đạo trước những diễn biến bất thường của thời tiết. Về đầu trang

Rộn ràng mùa hoa tết Lý Trạch(Phapluatplus.vn 31/1, tác giả Minh Giang - Huyền Trang)

Cứ đến hẹn lại lên làng hoa Lý Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình nhộn nhịp hơn bao giờ hết với vựa hoa lớn nhất ở đây, không khí hoa tưng bừng đón xuân cũng như không khí nhộn nhịp người bán người mua không kém phần tất bật.

Dọc theo đường quốc lộ 1A cách thành phố Đồng Hới khoảng 5km về phía Bắc, chúng tôi tìm đến làng từ lâu nổi tiếng với nghề trồng hoa.

Người dân nơi đây lấy cây hoa thay cho cây lúa để mưu sinh. Cũng chính vì thế mà nghề trồng hoa có từ bao đời.

Tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Khiều ở Thôn 3, Lý Trạch là một trong những hộ gia đình đi đầu trong mô hình trồng hoa ở đây. Tại thời điểm này anh đang cho hoa vào chậu để các thương mối tới lấy phục vụ dịp tết.

Anh vừa làm vừa tâm sự: “Trước đây, tôi từng làm nhiều nghề, xuất thân là con nhà nông tôi trồng đủ thứ, nuôi đủ thứ nhưng vẫn không khá lên được. Mảnh đất này trước kia cằn cỗi chỉ trồng toàn khoai, sắn nên tôi cùng với một số hộ khác nảy sinh ra ý định trồng hoa”.

Khi mới bắt đầu anh chỉ trồng mỗi hoa cúc trên vài thửa đất nhỏ chỉ để bán trong những dịp rằm hay lễ, tết. Về sau khi thấy có hiệu quả nên anh đã mạnh dạn mở rộng diện tích, học hỏi thêm kỹ thuật, phương pháp trồng hoa.

Nhập thêm những giống hoa mới về từ Đà Lạt bao gồm các loại như hoa lay ơn, hoa ly, hoa đồng tiền…Tính đến nay, anh đã có diện tích hơn 3 ha, mỗi năm doanh thu gần 1 tỷ đồng.

Lúc bắt đầu, chỉ có vài hộ, sau đó lên vài chục hộ, cho đến bây giờ thì con số ấy đã tăng lên hàng trăm hộ gia đình.

Năm nay hoa ly nở sớm khiến người dân khá chất vật.

5

Hiện nay ở Lý Trạch có khoảng 2/3 số hộ gia đình nông dân tham gia trồng hoa với tổng diện tích diện tích hơn 20 ha, trong đó tập trung nhiều nhất là ở thôn 3 và thôn 4.

Đây cũng là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Thành phố Đồng Hới và các mối sỉ, lẻ của những vùng khác trong dịp tết Nguyên Đán.

“Năm nay, do thời tiết thất thường, không khí lạnh tràn về làm cho quá trình sinh trưởng của hoa gặp một số khó khăn, hoa ly nở sớm và hoa cúc nở muộn hơn so với dự kiến nên thu nhập năm nay có phần giảm hơn so với các năm trước. Một số hộ trong xã do không đảm bảo được độ ấm của hoa nên rất nhiều cây không nở đúng dịp”, anh Khiều chia sẻ.

Tuy vậy nhưng các họ gia đình ở đây vẫn tất bật điều tết chế độ ánh sáng hay việc chăm sóc cây nhằm vớt vát khi hoa lý nở rộ sớm.

Ông Nguyễn Hữu An chia sẽ: “Thời gian này dân trồng hoa chúng tôi như đang chạy đua với thời gian, suốt ngày lo chăm chút cắt tỉa cành, tưới nước, bón phân… cho hoa có khi quên cả chuyện ăn. Thời tết thất thường nên cần phải chăm sóc kỹ lưỡng bảo vệ hoa, bảo vệ toàn bộ tài sản của mình chứ chẳng chơi”.

Còn gần 10 ngày nữa là đến tết nên hầu hết các thương lái các cửa hàng kinh doanh lẻ thi nhau đến đặt hoa phục vụ cho ngày tết.

Lý Trạch đang tưng bừng khoe sắc rạng rỡ để đón chào một năm mới, mùa xuân mới đầy sức sống, tạo nên vẻ đẹp cho Lý Trạch nói riêng và Quảng Bình nói chung ngày càng đi lên phát triển kinh tế. Về đầu tranghttp://www.phapluatplus.vn/ron-rang-mua-hoa-tet-ly-trach-d5538.html

Saigon Co.op khai trương siêu thị ở Quảng Bình(VOVNews 30/1, tác giả Tấn Thanh; Hải Quan Online 30/1, tác giả Nguyễn Huế; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online ½; Thanh Niên ½, tr14D, tác giả Q.T; Sài Gòn Giải Phóng 31/1, tr2, tác giả Hải Hà)

Đây là thành viên thứ 81 của hệ thống siêu thị Co.opmart phân bố rộng khắp cả nước.

Sáng 30/1, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM - Saigon Co.op, chính thức khai trương và đưa vào hoạt động siêu thị

Saigon Co.op khai trương siêu thị ở Quảng Bình 6

Co.opmart Quảng Bình tại Khu đô thị phía Bắc đường Lê Lợi, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Co.opmart Quảng Bình được xây dựng hiện đại với vốn đầu tư gần 125 tỷ đồng, diện tích sử dụng gần 6.000 m2, khu tự chọn kinh doanh hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hóa phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình.

Cùng với hệ thống Co.opmart cả nước, Co.opmart Quảng Bình sẽ là điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ cho người dân tỉnh Quảng Bình. Với cơ cấu hàng Việt hơn 90%, Co.opmart Quảng Bình sẽ tạo thêm thuận lợi trong việc quảng bá hàng Việt đến người tiêu dùng, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đặc biệt, Saigon Co.op nỗ lực đưa siêu thị Co.opmart Quảng Bình vào hoạt động vào dịp cuối năm và tổ chức khuyến mãi lớn để thiết thực phục vụ nhu cầu mua sắm Tết truyền thống hết sức an toàn, đầy đủ và tiết kiệm của người tiêu dùng tại Thành phố Đồng Hới và các khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, siêu thị Co.opmart Quảng Bình đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển hoạt động thương mại bán lẻ, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, và là cầu nối đưa các sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất tại tỉnh Quảng Bình đến gần hơn với khách hàng cả nước thông qua các thành viên Co.opmart khác phân bố khắp các tỉnh thành từ Nam đến Bắc.

Nhân dịp khai trương, Co.opmart Quảng Bình thực hiện 3 chương trình khuyến mãi lớn, gồm: Giảm giá đến 50% cho hàng trăm mặt hàng nhu yếu phẩm; Tặng hàng trăm phần quà hấp dẫn cho khách hàng mua sắm tại siêu thị và tổ chức rút thăm trúng thưởng với các giải thưởng hấp dẫn như xe Honda SH Mode, tivi Led LG, tủ lạnh Sanyo, bếp hồng ngoại,…. Một số sản phẩm giá tốt: Bưởi, dưa hấu, cam, cà chua, bắp cải, thịt heo, thịt gà, sữa tươi, dầu gội đầu, bếp ga, nồi cơm điện... được giảm giá từ 10% đến 50%.Về đầu tranghttp://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/saigon-coop-khai-truong-sieu-thi-o-quang-binh-474415.vov

HPG thành lập công ty nông nghiệp vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng(Đầu Tư Chứng Khoán Online 30/1, tác giả Thu Hương)

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc góp 99,999% vốn điều lệ thành lập CTCP Phát triển nông nghiệp Hòa Phát có vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng.HPG thành lập công ty nông nghiệp vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và các hoạt động phụ trợ liên quan. Công ty mới này sẽ mua lại toàn bộ phần vốn góp của HPG tại các công ty thực hiện hoạt động chăn nuôi, thức ăn chăn

7

nuôi gồm: Công ty TNHH một thành viên thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai, CTCP phát triển chăn nuôi Hòa Phát, CTCTNHH Thương mại Hòa Phát, Công ty TNHH chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình với giá chuyển nhượng 1:1.

HPG cũng dự kiến ngày 1/3/2016 sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức đại hội cổ đông thương niên năm 2016 tại Tòa nhà Hòa Phát tại Hà Nội. Về đầu tranghttp://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/hpg-thanh-lap-cong-ty-nong-nghiep-von-dieu-le-2500-ty-dong-142184.html

Thanh Bình trù phú(Đại Đoàn Kết 30/1, tr5, tác giả Xuân Thi)

Nằm ven đồi cát dọc bờ biển, nương tựa vào rừng trâm bầu “bức thành” chắn gió cát của làng, thôn Thanh Bình, (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được ví von như “người con gái” được mẹ hiền ôm ấp, che chở trong vòng tay yêu thương. Giữa màu xanh của ruộng đồng, màu đỏ ngói mới, thôn Thanh Bình còn là nơi có truyền thống đánh bắt thủy sản mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.

Thôn Thanh Bình (xã Quảng Xuân) trước đây có tên là Nghĩa Nương, (có nghĩa là người con gái hiếu nghĩa), một ngôi làng nằm trải dài trên triền cát dọc bờ biển. Theo các cụ cao tuổi ở thôn kể lại, cách đây hơn 460 năm, khi ông tổ Dương Phúc Thái cùng 11 vị khai canh khác chọn mạch địa lý định đất theo hướng Bắc-Nam, lấy mạch nước từ rừng trâm bầu làm nguồn sinh sống, xây dựng các lân nóc (xóm). Thấy thế đất có rừng trâm bầu, trước mặt làng là cánh đồng thuận trồng lúa nước, hợp trồng ngũ cốc, tiền nhân đã đặt định danh tính, chịu sự quản lý của quan phủ trong vùng, dân làng cùng nhau lao động, khai hoang, mở đất, quần tụ sinh sống, cắt đặt lề lối, giữ gìn gia phong, nếp sống để dựng làng ngày một trù mật.

Bên chén trà đầu Xuân, trưởng thôn Thanh Bình, ông Đậu Thanh Minh cho biết, đến nay thôn có 516 hộ, với khoảng 2.134 khẩu. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ban cán sự và người dân thôn Thanh Bình đã phát huy nội lực để vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển về nông, ngư nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động. Hằng năm, người dân trong thôn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới có năng suất cao vào gieo trồng, chăn nuôi. Các dịch vụ buôn bán, sản xuất vật liệu ngày càng phát triển đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm người lao động.

Với lợi thế gần biển nên nhiều hộ ngư dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển nghề đánh bắt và chế biến thủy sản. Không những thế, để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư sản xuất lâu dài, hơn 15 năm nay người dân ở Thanh Bình đã xuất khẩu lao động sang các nước, gửi nguồn ngoại tệ về xây dựng quê hương.

8

Dẫn chúng tôi đi trên con đường rộng dài vừa đổ bê tông, ông Đậu Thanh Minh chia sẻ, đến nay toàn thôn có khoảng hơn 200 lao động đang đi xuất khẩu lao động ở các nước; có khoảng 100 ngôi nhà cao tầng khang trang được xây dựng từ nguồn tiền xuất khẩu lao động.

Năm 2006, với sự đồng thuận, chung tay đóng góp của người dân, thôn Thanh Bình đã xây dựng Nhà văn hóa rộng rãi với đầy đủ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng và hội họp. Từ thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đến nay nhân dân thôn Thanh Bình đang chung sức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các trục đường ngang dọc ở thôn Thanh Bình đã được bê tông. Ban đêm tại các trục đường chính đều có đèn điện chiếu sáng. Thôn cũng vừa khánh thành cổng làng với trị giá hơn 700 triệu đồng từ nguồn kinh phí do nhân dân quyên góp, ủng hộ.

Ông Phan Xuân Việt, Bí thư Đảng bộ thôn Thanh Bình, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn chia sẻ: Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhân dân trong thôn đã thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hương ước của thôn nên 3 năm liền (2013-2015), Thanh Bình đạt danh hiệu Làng văn hóa. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thôn Thanh Bình quyết tâm, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng khang trang, giàu đẹp. Về đầu trang

Gia đình triệu phú người Mã Liềng(Đại Đoàn Kết 1/2, tr5, tác giả Xuân Thi)

Những ngày đầu xuân, chúng tôi tới bản Cà Xen, (xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa), địa bàn vùng sâu, vùng xa, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình. Giữa màu xanh bao la của núi rừng, hỏi thăm đường đến gia đình ông Hồ Viên, người dân từ đầu đường đến cuối bản không ai là không biết đến “Gia

đình triệu phú người Mã Liềng” làm kinh tế giỏi ở nơi vùng núi cao này.

Trong nếp nhà mới, Hồ Viên nở nụ cười tươi rói đón khách đường xa. Ông hồ hởi nói, “sáng nay, vợ chồng miềng lên ruộng lúa nước để dặm tỉa lại những

Gia đình ông Hồ Viên nổi tiếng vì làm kinh tế giỏi.

9

khoảng trống thì nhận được điện thoại của cán bộ hội Cựu chiến binh xã thông báo nhà có khách nên miềng chạy về”.

Nói chuyện trồng lúa nước trên rẫy, Hồ Viên cho biết, vụ lúa vừa rồi gia đình ông thu hoạch được gần 5 tấn thóc. “Có được kết quả này là nhờ Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chăm lo cho đồng bào” Hồ Viên khẳng định.

Hồ Viên kể, năm 2004 khi Nhà nước có chính sách định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Tuyên Hóa đã kiên trì vận động bà con người Mã Liềng sống rải rác ở phía tây của huyện về định cư tại bản Cà Xen. Lúc đầu bà con chưa yên tâm cái bụng lắm, nhưng sau đó được Nhà nước cấp nhà ở kiên cố; đầu tư xây dựng đường giao thông, điện, nước, trường học; đặc biệt, bà con được giao đất rừng, cấp ruộng trồng lúa nước và hướng dẫn quy trình canh tác, gieo giống, phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật... nên bà con mừng lắm vì có cái nhà để ở, cái nương để sản xuất.

Ngày đó, gia đình Hồ Viên được Nhà nước cấp cho 4 sào ruộng để trồng lúa, hoa màu. Nhưng mãi đến khi nhận ruộng thì Hồ Viên mới sực nhớ những kiến thức trồng lúa nước được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đã trôi truột đi đâu mất. Hồ Viên mạnh dạn tìm đến các chiến sĩ Đồn Biên phòng để được hướng dẫn lại kĩ thuật trồng lúa nước. Mặc dù, kết quả thu hoạch được từ vụ lúa đầu tiên không được như ý muốn nhưng đã tạo động lực để ông kiên trì học hỏi thêm kỹ thuật. Rồi ông cùng với vợ con đắp đập be bờ để dẫn nước từ khe suối về cho ruộng lúa... dần dần những ruộng lúa vàng đã sáng giữa nền xanh của núi rừng.

Không cam chịu trước đói nghèo, không trông chờ trợ cấp, lại sớm nhận thấy trên quê mình nhiều diện tích đất đang bị hoang hóa, Hồ Viên đã động viên vợ con khai hoang thêm 1,8ha đất để trồng hoa màu; phát thêm rừng cây trọc để làm nương rẫy cho đủ cái ăn. Cùng với thời gian, nhiều diện tích cây hoa màu mà gia đình Hồ Viên chăm nom đã đến ngày ra hoa kết trái, những thuở ruộng không phụ công người chăm bón cho lúa vàng trĩu hạt.

Quyết tâm làm chủ núi rừng, vừa góp phần giúp bản làng đỡ khổ, Hồ Viên tâm niệm: “Muốn no thì trồng màu, muốn giàu làm thủy lợi”. Ông bàn bạc với vợ con, người dân tộc mình phải biết lấy ngắn nuôi dài, nuôi con gì, trồng cây gì mà sau này có vốn còn lo việc lớn. Nói là làm, không lâu sau, những diện tích keo, tràm đã được trồng trên mảnh đất đồi mà gia đình khó nhọc khai hoang để được nuôi thêm đàn gia súc, gia cầm. Trong những năm qua, 10 ha keo, tràm của gia đình Hồ Viên đã cho thu hoạch với lợi ích kinh tế khoảng 20 triệu/ha/năm.

Hồ Viên cho biết, mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình ông thu về gần 200 triệu đồng. Một khi đã đảm bảo về kinh tế, no đủ về cái ăn cái mặc, vợ chồng Hồ Viên đã hướng dẫn, động viên các con học chữ. Đến nay, 7 người con của ông bà có 3 đứa đã học hết lớp 12.

10

Ngoài làm kinh tế giỏi, bản thân Hồ Viên được dân bản tin tưởng bầu làm Công an viên. Từ năm 1999 - 2009, Hồ Viên thường xuyên gần gũi, theo sát dân bản để tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Vừa kết hợp tuyên truyền, vận động mục đích, ý nghĩa các phong trào, Hồ Viên đến từng nhà để chỉ cho đồng bào những việc cần làm, cần tránh để không bị các lực lượng phản động lợi dụng, chống phá... vừa hướng dẫn cách nuôi trồng để mỗi gia đình có thêm thu nhập. Nghe theo Hồ Viên, bà con ở bản Cà Xen ai ai cũng phấn khởi, trong bản ít khi có tệ nạn, cuộc sống miền sơn cước luôn ấm áp, thuận hòa.

Hồ Viên chia sẻ: Để vận động được nhân dân học tập và làm theo thì trước hết, người cán bộ phải là người “tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Có như vậy, dân mới nghe và làm theo cán bộ. Những tập tục sinh hoạt như ngủ không mắc mùng, chăn nuôi ngay dưới nhà sàn, ăn không được nấu chín... của nhân dân trong bản đã được ông và các cán bộ xã vận động, xóa bỏ. Từ hướng dẫn tận tâm của Hồ Viên và nhìn thấy ông làm kinh tế ngày càng giỏi, đồng bào người Mã Liềng ở bản Cà Xen, không ai bảo ai tự giác học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng rừng để phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Hữu Kỳ, Chủ tịch hội Cựu chiến binh xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa) cho biết: Bản Cà Xen hiện có 47 hộ với 165 nhân khẩu, 100% dân số là người Mã Liềng, thuộc dân tộc Chứt. Riêng gia đình ông Hồ Viên xứng đáng là tấm gương cho bà con dân bản học tập và làm theo.

Về bản Cà Xen hôm nay thấy cuộc sống bình an, tươi mới, trong đó, có phần đóng góp không nhỏ của gia đình Hồ Viên- gia đình triệu phú đầu tiên của người Mã Liềng. Về đầu trang

III. Xã hội

Quảng Bình: Hơn 111 triệu đồng đến với 4 ông cháu chia nhau gói mỳ tôm(Dân Trí 1/2, tác giả Đặng Tài)

Ngày 31/1, PV Dân trí tại Quảng Bình cùng với đại diện chính quyền địa phương trực tiếp đến thăm và trao tặng số tiền hơn 111 triệu đồng của bạn đọc, các nhà hảo tâm gửi tặng đến hoàn cảnh: “Thương cảnh 4 ông cháu chia nhau gói mỳ tôm sống qua ngày”.

Người nhà ông Tính kiểm đếm số tiền bạn đọc gửi tặng...

11

Trong tiết trời lạnh cóng của những ngày cuối năm nơi huyện nghèo miền núi Minh Hóa (Quảng Bình), chúng tôi đã có mặt tại nhà ông Đinh Xuân Tính (SN 1949), ông ngoại 3 đứa trẻ mồ côi, em Đinh Thị Diệu Linh (SN 2006), Đinh Thị Hải Yến (SN 2009) và Đinh Lê Hoài Sương (SN 2012) ở thôn Thanh Lâm, xã Hóa Thanh để trao tặng số tiền mà bạn đọc gửi tặng tới 4 ông cháu.

Vốn sinh ra đã không được thấy mặt cha, người mẹ lại đột ngột qua đời, 3 đứa trẻ nheo nhóc chỉ mới mấy tuổi đầu phải bơ vơ trên cõi đời. Không còn biết nương tựa vào ai nên các cháu đành phải qua ở với ông ngoại năm nay cũng đã gần 70 tuổi, già yếu.

Ngay sau khi bài viết: “Thương cảnh 4 ông cháu chia nhau gói mỳ tôm sống qua ngày” được đăng tải trên chuyên mục Tấm lòng Nhân ái của Báo Điện tử Dân trí, các nhà hảo tâm, bạn đọc trong và ngoài nước cũng đã gọi điện về động viên 4 ông cháu, đồng thời gửi tặng số tiền để giúp các cháu được tiếp tục đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.

Cảm động trước tấm lòng của bạn đọc báo Dân trí, ông Đinh Xuân Tính mủi lòng: “Tôi rất xúc động và biết ơn trước tấm lòng của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước thời gian qua đã gọi điện về động viên về tinh thần cũng như chia sẻ về vật chất. Từ khi bài báo được đăng, mấy ông cháu đã có gạo ăn và tôi càng có thêm hy vọng để cho các cháu được tiếp tục đến trường. Tôi xin hứa sẽ sử dụng số tiền này đúng mục đích, cho các cháu tiếp tục theo học để sau này trở thành những người có ích cho xã hội”.

Cũng theo ông Tính, từ khi bài viết được đăng tải đến nay các hảo tâm cũng đã gửi về số tiền hơn 50 triệu đồng qua đường bưu điện để giúp đỡ 4 ông cháu. Từ khi có số tiền ấy, mấy ông cháu đã có tiền để mua gạo ăn hàng ngày và các cháu cũng có thêm bộ quần áo mới để đón Tết Nguyên đán.

Thay mặt chính quyền địa phương, ông Đinh Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo Báo Điện tử Dân trí, bạn đọc cùng các nhà hảo tâm trong và ngoài nước thời gian qua đã cứu giúp nhiều hoàn cảnh thương tâm trên địa bàn. Qua đây, tôi cũng mong muốn quý báo sẽ tiếp tục đồng hành những mãnh đời bất hạnh khác. Về đầu tranghttp://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/quang-binh-hon-111-trieu-dong-den-voi-4-ong-chau-chia-nhau-goi-my-tom-20160201135144006.htm

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đạp xe tới Quảng Bình(Phapluatplus.vn 29/1, tác giả Huyền Trang)

12

Trong hành trình đạp xe từ Hà Nội vào Huế mang tên “Hoa Kỳ-Việt Nam: Hành trình mới”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã có buổi giao lưu với sinh viên, giảng viên Trường ĐH Quảng Bình.

Ông Ted Osius cùng đoàn đã có chuyến tham quan động Phong Nha. Tại đây, đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra rất thân thiện với người dân và thích thú thưởng ngoạn những kỳ

tích của tạo hóa trong vương quốc hang động.

Tiếp tục chương trình làm việc tại địa phương, sáng nay 29/1, ngài Đại sự Mỹ Ted Osius đã có buổi gặp gỡ với Ban Giám hiệu và sinh viên trường ĐH Quảng Bình.

Tại buổi giao lưu, vị Đại sứ Mỹ đã khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là những thành quả về quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau khi bình thường hóa quan hệ.

Đồng thời, ông cũng bày tỏ vui mừng khi được đến thăm Trường ĐH Quảng Bình, gặp gỡ thế hệ trẻ ưu tú của Việt Nam. ĐH Quảng Bình vinh dự là trường học duy nhất được ngài Đại sứ ghé thăm trong hành trình đạp xe “Hoa Kỳ - Việt Nam: Hành trình mới”.

Tại buổi gặp gỡ, ngài Đại sứ đã thẳng thắn giải đáp nhiều câu hỏi của sinh viên về cơ hội đào tạo, các thách thức của sinh viên Việt Nam khi đến học tập tại Mỹ...

Ông Ted Osius cũng đã chia sẻ kế hoạch của phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ về việc ưu tiên cho các chương trình trao đổi giáo dục, thúc đẩy việc học tiếng Anh, các chương trình tài trợ học bổng của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Chuyến ghé thăm lần này của ngài Đại sứ nằm trong chuỗi hành trình đạp xe từ Hà Nội vào Huế mang tên “Hoa Kỳ-Việt Nam: Hành trình mới”. Đây là một hoạt động xã hội được tổ chức với mục đích nêu bật tầm quan trọng của trao đổi giáo dục, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, chăm sóc sức khỏe và di sản văn hóa.

Đại sứ giao lưu và tặng quà lưu niệm cho sinh viên ĐH Quảng Bình.

13

Trước đó, đoàn đã ghé thăm tỉnh Nghệ An hôm 26/1. Tại đây, ngài Đại sứ đã tới thăm ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh;Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Bệnh viện Đa Khoa Hữu nghị Nghệ An và đến Đài tưởng niệm Hồ Chí Minh.

Đại sứ Mỹ tới Hà Tĩnh vào ngày thứ 4 của hành trình và thăm làng trẻ Mồ côi Hà Tĩnh trước khi di chuyển đến Quảng Bình. Về đầu tranghttp://www.phapluatplus.vn/dai-su-my-tai-viet-nam-dap-xe-toi-quang-binh-d5468.html

Đàn voọc Sách đỏ “hồi sinh”(Nông Thôn Ngày Nay Online 30/1, tác giả Phan Phương)

Gần đây, người dân 2 xã Thạch Hóa và Đồng Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) ngày nào cũng thấy đàn voọc Hà Tĩnh (một loài linh trưởng quý hiếm có tên trong Sách đỏ) xuất hiện bên lèn đá, sát những chân ruộng nơi họ cày bừa. Chứng kiến cảnh này, các nhà khoa học và cán bộ kiểm lâm mừng rơi nước mắt. Họ không ngờ loài linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này lại sinh sôi nhanh đến thế, đặc biệt

nơi chúng sống sát ngay khu dân cư… Voọc sống cạnh người

Vào làng Thiết Sơn (xã Thạch Hóa) chúng tôi cứ ngỡ lạc vào xứ sở trong phim… thần thoại. Núi non hùng vĩ, thượng nguồn sông Gianh chảy quanh ôm ấp xóm làng bé nhỏ nép mình phía dưới núi. Những ngọn lèn Dàn Vượn, Nước Lặn, Khe Đá, Hung Cùng, Sẩm Mè, Cửa Hung, Cây Gạo, Tang Bồng... sừng sững, cao vút cùng hệ thực vật cây xanh ngút mắt. Người lớn tuổi ở làng cho biết, những ngọn lèn đó là nơi cư trú và sinh trưởng của loài voọc đen má trắng (voọc Hà Tĩnh), người làng quen gọi là loài vượn.

Cụ Nguyễn Văn Đồng (77 tuổi) kể rằng, ngày xưa, loài voọc nhiều vô kể, chúng sống yên bình, kiếm ăn và ca hót đùa nghịch trên những lèn đá. Chúng có hàng chục đàn, mỗi đàn được dẫn dắt bởi một con đực đầu đàn chiếm cứ một ngọn lèn làm lãnh địa riêng. Loài này chỉ ăn lá cây rừng mà không ăn quả như các loài linh trưởng khác. Chúng sống rất hiền lành và dạn dĩ với con người. Người dân ở đây ngày nào đi chăn bò, làm ruộng cũng nhìn thấy chúng. Nhiều lúc

Đàn voọc rất dạn dĩ cho chúng tôi ghi hình. Ảnh: P.P

14

chúng xuống sát chân lèn, ngồi trên những ngọn cây vặt lá ăn và coi chúng tôi điều khiển trâu bò, cày ruộng cả buổi xem chừng thích thú lắm. Nhưng đôi khi, chính những đàn voọc lại đánh nhau rất khủng khiếp để tranh giành lãnh thổ.

“Có lần, tôi đi chăn bò ở thung lũng giữa chân lèn Nước Lặn và Khe Đá, như mọi ngày, hai bên lèn đá vẫn vang lên những âm thanh xào xạc quen thuộc. Tôi vẫn biết hai bên lèn đá cạnh nhau thường có 2 đàn voọc đang kiếm ăn nên không để ý lắm. Bỗng dưng những tiếng hú inh ỏi vang lên liên hồi, tiếng cành cây răng rắc bởi những cú chuyền cành nhanh, liên tục của đàn voọc làm cả khu rừng như náo loạn.

Tôi đảo mắt nhìn về phía đó, thấy 2 đàn voọc đang lao vào đánh nhau hăng lắm. Một lúc sau, từ phía núi tôi giật mình khi nhìn thấy 2 con voọc lớn đang đuổi nhau chạy về phía mình. Tôi chưa kịp phản ứng thì con voọc chạy trước đã lao vào ôm lấy chân tôi. Thân hình con voọc lúc đó máu me be bét, nó vừa ôm chân tôi vừa ngước đôi mắt nhìn tôi như van lơn, cầu cứu.

Cũng lúc đó, con voọc phía sau trườn tới, khựng lại vừa nhìn vừa hú vang. Khi đó tôi mới cầm cây roi trên tay xua con voọc thắng trận đi. Một lúc sau, con voọc thua trận mới buông chân tôi ra và cúi đầu hục hục chạy về phía ngọn núi ngược đường với con voọc thắng trận…”- cụ Đồng kể lại.

Cộng đồng bảo vệ

Cũng theo cụ Đồng, ngày xưa voọc nhiều là vậy, nhưng những năm chiến tranh bom đạn tàn phá, đặc biệt là những năm gần đây, với những đồn thổi về những “thần dược” từ những bộ phận của loài linh trưởng, đàn voọc Hà Tĩnh ở Thạch Hóa và Đồng Hóa đã bị những thợ săn dùng súng, đặt bẫy tận diệt không thương tiếc. Đã một thời gian khá dài người dân ở Thạch Hóa không còn thấy sự hiện diện của đàn voọc trên những ngọn lèn thân quen. Từ chỗ dạn dĩ với con người, chúng đã tìm cách lẩn vào những hốc núi nhưng vẫn không thể yên thân bởi họng súng của những tay thợ săn…

Voọc Hà Tĩnh (có tên khoa học là Trachypithecus hatinhensis, thuộc nhóm IB) trên tự nhiên có khoảng 1.500 cá thể. Nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ cấm săn bắt, giết hại loài động vật quý hiếm này dưới mọi hình thức. Theo ghi nhận, vùng núi đá vôi ở xã Thạch Hóa là nơi thứ 2 ngoài Phong Nha – Kẻ Bàng phát hiện có loài voọc này sinh sống. Từ chỗ có nguy bị tuyệt chủng, hiện nay ở Thạch Hóa và Đồng Hóa người dân ghi nhận có khoảng 20 đàn với hơn 200 cá thể đang sinh sôi nhờ sự bảo vệ của chính người dân nơi đây.

Ông Nguyễn Thanh Tú, một cựu binh ở làng Thạch Hóa lục lại ký ức những năm tháng tuổi thơ cùng bạn bè chăn bò bên chân núi, ông Tú nhớ lắm những hình ảnh đàn voọc thường ngồi trên lèn đá nên cất công đi tìm. Một ngày, hai ngày và nhiều ngày sau đó, ông Tú vẫn không thấy tăm hơi đàn voọc đâu.

15

Đang tuyệt vọng thì một hôm, sau cả buổi sáng lội rừng mỏi nhừ chân, ông Tú ngả người trên một tảng đá nghỉ ngơi. Trong lúc thả hồn theo một bản nhạc phát ra từ chiếc điện thoại di động, bất chợt ông nhìn thấy những chấm đen di động đang tiến về phía ông ngày càng gần, rất gần. Trước mắt ông Tú là một đàn voọc gần chục con mình đen tuyền, đuôi dài, hai má trắng, đỉnh đầu có chòm lông đen hất lên.

Ông Tú reo lên vì mừng, ký ức của tuổi thơ đã trở về, không phải trong giấc mơ mà là hiện thực. Là bộ đội biên phòng có trên 16 năm công tác ở tuyến rừng biên giới Quảng Bình, ông Tú từng được dự các lớp tập huấn nhận diện các loài động vật đặc hữu, quý hiếm, nên ông biết đàn voọc ở quê mình mà bà con quen gọi là vượn, là voọc Hà Tĩnh - loài linh trưởng quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam, đang được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt. Cũng từ đó, ông Tú đã đưa ra quyết tâm phải bảo vệ đàn voọc dù chẳng ai phân công ông làm điều này.

Những ngày luồn rừng, leo núi bảo vệ đàn voọc, ông Tú biết được ở xã Đồng Hóa có anh thợ săn khét tiếng có biệt tài bắn voọc. Thế là ông Tú tìm gặp anh thợ săn này, đem toàn bộ kiến thức về loài voọc, giải thích rõ với người thợ săn đây là loài đặc biệt quý hiếm, có tên trong Sách đỏ, được pháp luật bảo vệ, là tài sản quốc gia, ai săn bắt chúng sẽ bị pháp luật trừng trị, đi tù chứ chẳng chơi.

Lúc đầu, người thợ săn không chịu nghe, bởi đây là nghề dễ kiếm tiền. Thế nhưng, sau nhiều lần trò chuyện, cảm hóa, người thợ săn là anh Nguyễn Văn Hồng (xã Đồng Hóa) đã hiểu ra, không những bỏ hẳn nghề thợ săn mà còn cam kết cùng ông Tú bảo vệ đàn voọc. Ngoài anh Hồng, ông Tú còn động viên được nhiều người khác như ông Sửu, ông Nam… vào đội cộng đồng bảo vệ voọc không công của mình.

Mở tour du lịch ngắm voọc

Sau một thời gian được bảo vệ nghiêm ngặt bởi ông Tú và tổ bảo vệ cộng đồng, đàn voọc Hà Tĩnh ở Thạch Hóa sinh sôi nhanh chóng. Từ chỗ chỉ có một đàn với khoảng hơn 10 con ông Tú tìm thấy ở lèn Cây Gạo năm 2012, đến nay hầu như tất cả các lèn đá ở Thạch Hóa đều có sự xuất hiện của những đàn voọc. Từ chỗ phải xa lánh con người, bây giờ ngày nào cũng có thể nhìn thấy đàn voọc Hà Tĩnh xuất hiện bên lèn đá, sát những chân ruộng nơi họ cày bừa, chăn thả trâu bò…

Trong 2 ngày có mặt tại Thạch Hóa và Đồng Hóa mới đây, chúng tôi tận mắt chứng kiến tại 5 địa điểm ngẫu nhiên cách xa nhau đồng thời xuất hiện 5 đàn voọc Hà Tĩnh với đàn thấp nhất đếm được 12 cá thể, đàn nhiều cũng lên tới 30 cá thể, trong đó có rất nhiều con nhỏ. Chúng tôi thực sự thích thú khi thoải mái ghi hình chúng với khoảng cách chưa đến 200m, bên cạnh một thửa đất có người đang cày. Chúng chuyền cành, ngồi vắt vẻo trên những ngọn cây vặt lá để

16

ăn và nghỉ ngơi trên những tảng đá mà không hề tỏ ra sợ sệt con người như trước đây.

Trong khi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đang đề xuất thành lập khu bảo tồn loài với diện tích hơn 110ha, nhiều người cũng nghĩ tại sao không mở một “tour du lịch” cho du khách đến đây ngắm voọc. Được biết, đề xuất này cũng đã được lãnh đạo ngành du lịch Quảng Bình chú ý.

“Tôi nghĩ nếu được như vậy thì người dân chúng tôi đã thực sự được hưởng lợi từ sự chung tay bảo vệ đàn voọc bấy lâu nay. Tôi cam đoan khách du lịch họ sẽ rất thích thú khi đến đây để ngắm thiên nhiên tươi đẹp và từng đàn voọc quý hiếm tung mình trên những ngọn lèn…” – ông Nguyễn Thanh Tú chia sẻ. Về đầu tranghttp://danviet.vn/tin-tuc/dan-vooc-sach-do-hoi-sinh-658378.html

Săn lá giữa đại ngàn(Thanh Niên Online 30/1, tác giả ĐÌnh Toàn - Ngọc Oai)

Những ngày cận tết với người dân miền núi H.Quảng Trạch (Quảng Bình) là những ngày băng rừng lội suối “tìm tết”, bởi giữa đại ngàn Trường Sơn là nơi giúp họ cải thiện thu nhập từ việc khai thác lá rừng.

Băng rừng tìm tết

Đến hẹn lại lên, nhiều người dân ở hai xã Quảng Châu, Quảng Kim của H.Quảng

Trạch cứ đến cuối năm thường đi khắp các vùng rừng núi, lặn lội trên các triền dốc ở núi Ba Rền (thuộc dãy Trường Sơn, phía tây Quảng Bình), kể cả sang sơn phận của tỉnh Hà Tĩnh để đem về những đọt lá xuân. Ngôi nhà ông Đàm Văn Trinh, ở xóm 1, thôn Trung Minh, xã Quảng Châu những ngày này đã thấy chật kín với những lâm sản phụ vừa được mang về từ rừng sâu. Đó là các loại như lá dong , lá chuối (gói nhiều loại bánh cổ truyền), ống giang (hoặc nứa, chẻ nhỏ làm lạt gói bánh)… được người dân tìm về.

“Nhờ mấy món hàng này mà nhà tui kiếm thêm bạc triệu vào dịp tết đó. Nhưng cũng cực lắm, rúc (len lỏi - PV) khắp núi rừng mới mong tìm được. Dân miền núi vậy đó, phải chịu cực mới mong đủ ăn mấy chú à!”, ông Trinh cười xởi lởi.

Lá dong và ống giang làm sợi buộc được bà Đàm Thị Huế (xã Quảng Kim, H.Quảng Trạch, Quảng Bình)

chuẩn bị bán phục vụ tết - Ảnh: Ngọc Oai

17

Còn tại nhà ông Chu Đức Thanh, thôn 3, xã Quảng Kim thì từ trong nhà ra ngoài sân thấy ngổn ngang những món hàng cho ngày tết, gồm lá dong, giang chẻ sợi, chổi rành, lá chuối…

Vợ ông Thanh, bà Đàm Thị Huế đôi tay bận rộn với việc gói những đọt lá dong, cũng nói vui: “Các chú thấy đó, tết của người ta cả đó chứ. Năm mô tết đến chân rồi mà nhà vẫn cứ bề bộn, tất bật quanh năm mong chỉ đủ cho con ăn học thôi!”.

Mấy ngày giáp tết những mặt hàng nhỏ này của vợ, chồng bà Huế lại rất đắt khách. Người bó chổi, người bó lá, sắp các ống giang chẻ sợi để đùm bánh chuẩn bị mang ra chợ bán cứ nhộn nhịp hẳn lên. Theo ông Thanh thì những thứ như ống giang chẻ sợi, cây chổi, lá chuối rừng người đi rừng gặp gì lấy nấy. Tuy nhiên mặt hàng “ăn” nhất vẫn là lá dong và lá chuối rừng. Lá dong và là chuối rừng thường được thị trường ưa chuộng hơn lá trồng ở các vườn nhà do lá rừng to, dày, khi dùng để gói bánh chưng, bánh dày màu cho bánh xanh và đẹp hơn. Trong các vùng phân bổ lá dong thì loại lá này ở núi Ba Rền được ưa chuộng hơn do lá rất xanh và cứng cáp. “Mùa này thường rét mướt nhưng chịu khó tí thì có đồng ra đồng vào tiêu tết. Có năm hàng hái không kịp bán đó”, ông Thanh cười kể.

Quà tết ở rừng sâu

Chúng tôi quyết định theo chân một số “tiều phu” bên dãy núi Hoành Sơn, nơi nhìn về phía biển có mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rồi ngược Hoành Sơn, băng rừng “tìm tết”. Sau khoảng 2 giờ trong cái rét như cắt da, băng qua nhiều ngọn núi, chúng tôi cũng đến được đỉnh Ông Bô (xã Quảng Kim) - đỉnh núi cao nhất, nhì dãy Hoành Sơn này.

Từ đây, những người “bạn rừng” tản ra tìm “món quà” của rừng sâu. “Mấy chú đi đứng cẩn thận. Trời mưa rét đất đá trơn trượt rất dễ té ngã. Tụi tui quen đi rừng nhưng cũng không phải không có người bị trượt ngã về đón tết trong bệnh viện đó”, ông Đặng Thanh Trung, ở xã Quảng Châu, người làm “hoa tiêu” giúp chúng tôi khám phá chuyến đi hái lộc rừng, nhắc nhở.

Sau một hồi tìm kiếm ông Trung gặp được một vạt lá dong rừng xanh tốt. Ông Trung khẽ luồn cánh tay, khéo léo cắt nhẹ từng đọt lá, rồi vuốt ve cẩn thận đặt vào gùi mang, Cứ thế, gùi mang càng lúc càng đầy những lá rừng. Khi tất cả những gùi mang của các thành viên trong nhóm đã đầy lá rồi thì họ sẽ phân chia theo từng loại lá riêng biệt, sau đó mang giấu ở các khe suối để cho lá được tươi lâu. Những người thợ hái “lộc rừng” này cứ thế tiếp tục băng rừng lội suối để hái lá, có khi chuyến đi kéo dài 3 - 4 ngày họ mới trở về nhà với những gùi lá nặng trĩu.

Ông Trung cho biết thêm với những người dân ở gần núi thì lá sau khi hái được để ở khe suối cho xanh tươi. Còn những người ở xa vùng đồi núi thì sau khi khai

18

thác dùng xe máy chở về nhà, để lá ở những nơi nào mà lá không bị hư đợi đến cao điểm mang ra chợ bán. Quá trình khai thác và bảo quản lá làm sao xanh tươi, thẳng, không toe rách, khi đó hàng mới “ăn khách”.

Ông Trung cho biết, so với lá chuối (mỗi xấp chỉ 10 - 15 ngàn đồng) và giang chẻ sợi ít tiền thì lá dong được chú ý hái nhiều hơn. Một người sau một chuyến đi rừng sẽ được 1.500 - 2.000 lá dong. Hái lá về đợi đến sau 20 tháng 12 (âm lịch) thì phân người ra các chợ trong vùng như: Ba Đồn, chợ Ròn, chợ Quảng Hợp, Quảng Kim bán với giá mỗi đùm 10 đọt từ 10 - 15 ngàn đồng.

“Một ngàn lá bán chừng 1 - 1,5 triệu đồng, xem như ngày công được khoảng 500 ngàn đồng, đó cũng xem như là quà tết rồi”, ông Trung cười nói. Về đầu tranghttp://thanhnien.vn/doi-song/san-la-giua-dai-ngan-663518.html

Phong Nha-Kẻ Bàng có 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại(Thiennhien.net 1/2)

Thông qua kết quả điều tra, nghiên cứu, đến thời điểm này tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đã xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và sản xuất ở đây.

Theo Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cụ thể 14 loài sinh

vật ngoại lai được nêu ở trên có 2 loài xâm hại nghiêm trọng là trinh nữ thân gỗ (tên khoa học Mimosa pigra) và bìm bôi hoa vàng (tên khoa học Merremia sp); 3 loài xâm hại cao là ốc bươu vàng (tên khoa học Pomacea canaliculata), ốc sên châu phi (tên khoa học Achatina fulica) và trinh nữ móc (tên khoa học Mimosa diplotricha); 1 loài xâm hại vừa là cá rô phi đen (tên khoa học Oreochromis mossambicus).

Bốn loài ít xâm hại gồm cỏ lào (tên khoa học Chromolaena odorata), cây ngũ sắc (tên khoa học Lantana camra), bèo tây (tên khoa học Eichhornia crassipes), cây keo dậu (tên khoa học Leucaena leucocephala); có 4 loài rất ít xâm hại đó là cây lược vàng (tên khoa học Callisia fragrans), cây cứt lợn (tên khoa học Ageratum conyzoides), cúc liên chi (tên khoa học Parthenium hysterophorus) và cá trê phi (tên khoa học Oreochromis mossambicus)…

Phong cảnh Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bên dòng sông Chày (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

19

Theo thạc sỹ Võ Văn Trí, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, qua kết quả điều tra, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã xây dựng được bộ tiêu chí về mức độ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai.

Đáng chú ý là xác định được loài bìm bôi hoa vàng có mức độ xâm hại nghiêm trọng lên thảm thực vật mà trong Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa đưa vào danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

Bìm bôi vàng có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây-Trung Quốc). Đây là loại cây có sức sống cao, lây lan nhanh và thường bao trùm lên tất cả các loài thực vật, gây khó khăn cho quá trình phát triển của cây chủ.

Tại vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bìm bôi vàng phát triển mạnh ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đường 20-Quyết Thắng. Điều tra, khảo sát cho thấy trên diện tích 500m2, trung bình có khoảng 9 gốc, 17 thân cây bìm bôi.

Ở vùng đệm của Vườn, bìm bôi vàng phát triển, xâm hại nhiều nhất ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch với diện tích ước tính khoảng trên 30ha….Về đầu tranghttp://www.thiennhien.net/2016/02/01/phong-nha-ke-bang-co-14-loai-sinh-vat-ngoai-lai-co-nguy-co-xam-hai/

Cứu sống 6 người trên tàu cá bị trôi dạt trên biển(Tiền Phong Online 31/1)

Trong khi đánh bắt hải sản, tàu cá mang số hiệu NĐ 92947- TS đột nhiên bị hỏng máy nặng, trôi dạt trên khu vực biển Cửa Gianh.

Đến 5h30 sáng 29/01, tàu Cảnh sát Biển số hiệu 9004 (Hải đội 101, BTL Vùng CSB1) đã tiếp cận được tàu

bị nạn.Tàu CSB 9004 cập mạn tàu bị nạn.

20

Tàu cá nói trên do anh Nguyễn Văn Học, sinh năm 1981 tại xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu (Nam Định) làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 người. Anh Học cho biết, khi đang đánh bắt hải sản thì tàu bị gãy xú-páp, thủng pít-tông, máy hỏng nặng.

Lực lượng cứu hộ đã tiến hành chăm sóc y tế và cung cấp các nhu yếu phẩm cho các thuyền viên gặp nạn, sau đó kéo tàu bị nạn về cảng Hòn La để bàn giao cho Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình. Về đầu tranghttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/cuu-song-6-nguoi-tren-tau-ca-bi-troi-dat-tren-bien-965803.tpo

Tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số ở Quảng Bình(Vanhien.vn 1/2)

Tiếp tục hành trình thiện nguyện lên vùng núi Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh do Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam (Văn hiến) kết hợp với CTV, các nhà hảo tâm tiếp tục trao quà đợt hai cho bà con dân tộc Vân Kiều ở huyện miền núi Quảng Bình.

Ngày 31/1/2016, Quỹ Áo Tơi-Hà Tĩnh kết hợp với Văn hiến lên xã Tân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) tặng 120 đôi dép cho 120 em học sinh 2 bản Đoòng và Arem, tặng quần áo ấm cho bà con dân bản, tặng 10 hộ nghèo nhất bản mỗi hộ 500 nghìn đồng.

Ngoài ra, đại diện Văn hiến còn gửi lại cho cán bộ xã số tiền 5 triệu đồng để làm quà Tết cho hộ nghèo khác trong xã.

Trước đó, đại diện Tạp chí cùng các nhà hảo tâm của Quỹ Hi Vọng, Quỹ Áo Tơi đã trao gần 100 triệu đồng gồm tiền mặt và quà cho bà con 2 bản Đoòng và Arem (Tân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình). Đây là sự chia sẻ, tinh thần nhường cơm sẻ áo cho bà con dân tộc anh em miền núi rẻo cao.

Tổng số quà và tiền trị giá hơn 20 triệu đồng.

Dự kiến vào ngày 3/2 Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam sẽ trao 50 suất quà cho bà con dân tộc ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Về đầu tranghttp://vanhien.vn/news/tang-qua-cho-ba-con-dan-toc-thieu-so-o-quang-binh-40894

Ấm lòng quà Tết trên quê hương nữ pháo binh Ngư Thủy(Công An Nhân Dân Online 31/1)

21

Báo CAND cùng ông Lâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Duy Lợi trao quà Tết tổng giá trị 100 triệu đồng tại tỉnh Quảng Bình.

Sáng 31-1, tiếp tục Chương trình “Tết vì người nghèo” trên dải đất miền Trung, đại diện Báo CAND cùng ông Lâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Duy Lợi; đại diện Công an tỉnh Quảng Bình, Công an huyện Lệ Thủy đã về xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) trao tặng 80

suất quà cho các nữ cựu binh trong Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy anh hùng năm xưa, hiện còn sống, có hoàn cảnh khó khăn và 120 suất quà Tết cho các hộ gia đình nghèo. Tổng giá trị quà Tết trị giá 100 triệu đồng...

Đón đoàn công tác, ông Ngô Gia Ngãi, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Trung phấn khởi, cho biết: “Các nữ cựu binh pháo binh Ngư Thủy và bà con hộ nghèo được thông báo đến nhận quà ai cũng vui mừng vì có điều kiện để sắm tết cho ấm cúng hơn”.

Có đến vùng đất biển bãi ngang Ngư Thủy mới hiểu hết nổi khó khăn vất vả của bà con ngư dân ở đây. Một vùng cát trắng mênh mông, đến nỗi cây phi lao mọc lên cũng còi cọc, qua hàng chục năm vẫn không thể cao quá đầu người. Đất đai khô cằn, cuộc sống người dân khó khăn gấp bội phần.

Thay mặt Đảng ủy, chính quyền địa phương và bà con được tặng quà Tết, ông Ngãi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ Báo CAND; cám ơn ông Lâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Duy Lợi đã nhiều lần quan tâm giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn vất vả với người dân quê cát Ngư Thủy, thông qua Báo CAND đã tặng những suất quà thiết thực và ý nghĩa. Đây cũng là nguồn động viên tinh thần vô giá, giúp bà con và chính quyền không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên.

Trước đó, chiều 30-1, đoàn công tác xã hội - từ thiện Báo CAND, Công ty Duy Lợi, cũng phối hợp cùng Công an tỉnh Quảng Trị đến thăm, tặng quà cho 80 trường hợp là bà con nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn các phường 3, 4 và 5, TP Đông Hà (Quảng Trị); tặng Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Quảng Trị 10 triệu đồng, với tổng số tiền trao tặng 50 triệu đồng. Về đầu tranghttp://cand.com.vn/nhip-cau-nhan-ai/am-long-qua-Tet-tren-que-huong-nu-phao-binh-Ngu-Thuy-381675/

Đại diện Báo CAND và ông Lâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Duy Lợi, cùng Công an tỉnh Quảng Bình, Công an huyện Lệ Thủy, tặng quà tết cho các cựu binh Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy Anh hùng.

22

IV. An ninh – Quốc phòng

Bắt giữ khẩn cấp 2 đối tượng vận chuyển gỗ lậu qua biên giới Việt - Lào(VTVNews 31/1)

Hai đối tượng quê ở Hà Tĩnh vận chuyển trái phép hơn 2 khối gỗ hương và gỗ quý hiếm từ Lào về Việt Nam đã bị các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt giữ.

Đồn Biên phòng Ra Mai, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình

phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh và lực lượng Kiểm lâm huyện Minh Hóa đã kiểm tra 2 xe ô tô đầu kéo đang trên đường chở thạch cao từ Lào về Việt Nam. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có chứa hơn 2m3 gỗ hương và gỗ không có giấy tờ hợp lệ.

Theo lời khai của 2 đối tượng điều khiển xe, số gỗ này được mua tại Lào rồi đưa về Việt Nam bán để kiếm lời và được sắp xếp dưới đáy sàn xe, phía trên phú kín hàng tấn thạch cao nhằm che mắt lực lượng chức năng. Nhưng chưa kịp thực hiện hành vi của mình, 2 đối tượng đã bị phát hiện và bắt giữ. Về đầu tranghttp://vtv.vn/xa-hoi/bat-giu-khan-cap-2-doi-tuong-van-chuyen-go-lau-qua-bien-gioi-viet-lao-2016013119135129.htm

Bị xe khách kéo lê gần 20m, vợ chồng ông lão 63 tuổi tử vong tại chỗ(An Ninh Thủ Đô Online 1/2, tác giả Thủy Phan; Tiền Phong Online 1/2; Giao Thông Online 1/2, tác giả Di Linh; Nguoiduatin.vn 31/1, tác giả Ngô Huyền; Vietnamnet.vn 31/1, tác giả Hải Sâm)

Chiều 31-1, trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Bắc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm hai vợ chồng ông lão tử vong.

Vụ tại nạn xảy ra vào khoảng 16h ngày 31-1 tại km

Hơn 2 khối gỗ hương và gỗ quý hiếm từ Lào về Việt Nam đã bị các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình thu giữ

Hiện trường vụ tai nạn khiến hai vợ chồng ông Hồng, bà Đối tử vong

23

630+400, trước cửa hàng xăng dầu Sông Gianh (quốc lộ 1A, xã Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình).

Vào thời điểm trên, ông Hoàng Mạnh Hồng (63 tuổi) chở theo vợ là bà Hoàng Thị Đối (63 tuổi, trú tại xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) điều khiển xe máy mang BKS: 73V2 - 3040 sang đường vào đổ xăng thì bị xe khách mang BKS: 47B-003.33 do anh Nguyễn Ngọc Dũng (36 tuổi, trú tại Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) tông trúng và kéo lê xe máy cùng nạn nhân một đoạn khoảng 20m mới dừng lại.

Cú tông mạnh khiến bà Đối tử vong tại chỗ, còn ông Hồng bị thương nặng được người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng cũng đã tử vong.

Nhận được tin báo, Công an xã Bắc Trạch và Công an huyện Bố Trạch đã có mặt tại hiện trường để phân luồng giao thông, đồng thời làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Được biết, tài xế xe khách đã rời khỏi hiện trường sau khi xảy ra tai nạn.http://anninhthudo.vn/an-toan-giao-thong/bi-xe-khach-keo-le-gan-20m-vo-chong-ong-lao-63-tuoi-tu-vong-tai-cho/659645.antd Về đầu trang

Hàng triệu khối diệp thạch sét bị đào trộm trên quy mô lớn(Thiennhien.net 1/2; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 31/1, tác giả Minh Quê; Sài Gòn Giải Phóng 1/2, tr11, tác giả Hồ Minh-Minh Phong)

Ngày 31-3, Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết 10 xe ô tô đang trộm mỏ diệp thạch sét ở xã Vạn Ninh bị phát hiện đã bị đình chỉ để điều tra chủ mưu của vụ trộm cắp tài nguyên khoáng sản trên.

Ngày 30-1, ông Hoàng Thanh Lâm, trưởng Công an xã Vạn Ninh, phát hiện máy đào và 10 xe ô tô đang đào, vận chuyển diệp thạch sét ở thôn Bến. Số diệp thạch sét này sẽ được bán cho xi măng Vicem Hải Vân. Việc đào bới gây ảnh hưởng lớn đến khu vực di tích lịch sử nhà thờ Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật. Khi bị công an xã ngăn cản.

Các đối tượng trộm mỏ lớn tiếng đòi hành hung, chống đối người thi hành công vụ. Sau

đó ít phút, công an huyện có mặt mới vãn hồi được trật tự, nhóm người lái máy xúc bỏ đi, các xe ô tô này cũng nhanh chóng bỏ chạy khỏi hiện trường.

Hiện trường vụ đào mỏ diệp thạch sét.

24

Điều kỳ lạ là khi cơ quan công an làm nhiệm vụ, người đàn ông có tên Trần Văn Lịch tự xưng là người của Công ty xi măng Vicem Vạn Ninh xuất hiện, yêu cầu: “Không được bắt, đã gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh”.

Giám đốc xi măng Vicem Vạn Ninh, ông Hoàng Xuân Thịnh đã xác nhận ông Lịch là người của phòng hành chính công ty. Về nguyên tắc, Vicem Vạn Ninh phải có giấy phép mỏ diệp thạch sét như được cấp mỏ đá để làm phụ gia sản xuất xi măng. Tuy nhiên, ông Thịnh cho hay cung cấp đất phụ gia và diệp thạch sét có Công ty TNHH Tài Lộc Phát (Sơn Thủy, Lệ Thủy) đảm bảo. Thế nhưng trong hồ sơ, Tài Lộc Phát không được cấp bất cứ mỏ diệp thạch sét nào.

Thời gian gần đây, tình trạng trộm mỏ diệp thạch sét hiện diễn ra tràn lan ở Vạn Ninh, An Ninh, Sơn Thủy… Riêng xã An Ninh đã bùng phát 11 mỏ đất lậu và diệp thạch sét lậu khiến tài nguyên mỏ, nguồn thuế bị thất thu, diện tích đất đai ngày càng thu hẹp, các di tích trên địa bàn bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện xã An Ninh đánh giá đã bị trộm hơn một triệu khối mỏ diệp thạch sét, xã Vạn Ninh cũng bị trộm hàng triệu khối, nhiều quả đồi bị đào bới triệt để.http://www.thiennhien.net/2016/02/01/hang-trieu-khoi-diep-thach-set-bi-dao-trom-tren-quy-mo-lon/ Về đầu trang

Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 1/2016(Vietnamnet.vn 31/1)

Cuối tháng 1/2016 Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn thư của Bạn đọc và phúc đáp của các cơ quan.

Bạn đọc Đinh Thị Hồng Thuần gửi email trình bày: Gia đình tôi có lô đất đã được cấp Bìa đỏ mang tên bố tôi là Đinh Chí Hướng, HKTT tại thôn Đa Năng, xã Hóa Hợp, huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Nhưng lô đất này bị ông Cao Văn Bằng là người khác xã chiếm đoạt nhiều năm nay. Đã nhiều lần gia đình tôi lên thỏa thuận với ông Cao Văn Bằng, nhưng ông Bằng không chịu trả lại đất cho gia đình tôi mà dùng cán cuốc đánh vào đầu, vào chân, làm mẹ tôi là Đinh Thị Đào (59 tuổi) gãy một ngón chân. Đã 10 năm nay gia đình tôi viết đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nhưng vẫn không có biện pháp gì yêu cầu ông Bằng trả lại đất. Báo VietNamNet đề nghị UBND huyện Minh Hóa xem xét giải quyết dứt điểm vấn đề đất đai; đề nghị Công an huyện Minh Hóa xem xét vụ bà Đào bị đánh gãy ngón chân. Về đầu tranghttp://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/287223/hoi-am-don-thu-ban-doc-cuoi-thang-1-2016.html

Quảng Bình: Tiêu hủy gần 1 tạ pháo các loại(VTV.vn 31/1)

25

Chiều 30/01, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã tổ chức tiêu hủy gần 1 tạ pháo các loại.

Đây là tang vật mà Bộ đội biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình)

phối hợp với Chi cục Hải quan Cha Lo bắt giữ trong thời gian cao điểm ra quân phòng chống các loại tội phạm trên khu vực biên giới để bảo vệ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Các đối tượng đã vận chuyển số pháo trên với nhiều thủ đoạn tinh vi như: chứa trong thùng xe, cất giấu vào than củi, hộp sữa giấy hoặc thuê người vận chuyển từ Lào về Việt Nam để tiêu thụ.

Dự báo, trong những ngày tời, tình trạng buôn bán, vận chuyển pháo lậu ở vùng biên giới Cửa khẩu quốc tế Cha Lo có chiều hướng gia tăng. Ngoài số lượng pháo vượt biên vào nội địa, các chủ đầu nậu vì lợi nhuận, bất chấp pháp luật, sẽ còn manh động, liều lĩnh hơn nhiều. Về đầu tranghttp://vtv.vn/xa-hoi/quang-binh-tieu-huy-gan-1-ta-phao-cac-loai-20160131173904978.htm

V. Điểm tin đã đưa

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Trần Đình Dinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ. (VnEconomy.vn 30/1) Về đầu trang

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có các Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp hơn 5 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 6 tỉnh: Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hà Nam, Yên Bái, Bình Định để hỗ trợ cho nhân dân trong dịp Tết nguyên đán năm 2016. (Nông Thôn Ngày Nay 30/1, tr2)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Gần 1 tạ pháo các loại đã bị tiêu hủy chiều 30/1.

26