32
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 9 tháng 9 năm 2015) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Ngư dân khóc ròng vì cửa biển bị bồi lấp Thanh Niên Online 9/9, tác giả Phan Thủy 2. Nâng cao năng lực chống úng ngập và giảm ô nhiễm môi trường VietnamPlus.vn 9/9, tác giả Thùy Dung 3. Lối thoát nào cho xung đột giữa lâm trường và người dân? Pháp Luật Việt Nam 9/9, tr12, tác giả Huy Anh 4. Quảng Bình: Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Noichinh.vn 8/9, tác giả Võ Việt Hùng KINH TẾ 5. Kiểm tra tình hình sản xuất của các cơ sở nuôi tôm trên cát ở Quảng Ninh và TP Đồng Hới Báo Quảng Bình Online 8/9, tác giả N.L 6. Quảng Ninh: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 2.400 tấn Báo Quảng Bình Online 9/9, tác giả H.Trà XÃ HỘI 7. Quảng Bình: Nước sạch về bản Khuyennongvn.gov.vn 8/9, tác giả Hà Ngọc Khang 8. Gặp thầy lang chữa bệnh xương khớp nhanh như ‘trở bàn tay’ Nguoiduatin.vn 9/9, tác giả Ngô Huyền 9. CĐ ngành Y tế Quảng Bình: Lao Động 9/9, tr5, tác giả 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewKhông chỉ ra vào khó khăn, để đưa được tôm cá vào, ngư dân phải thuê thuyền nhỏ chở vào bờ với

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 9 tháng 9 năm 2015)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1. Ngư dân khóc ròng vì cửa biển bị bồi lấp

Thanh Niên Online 9/9, tác giả Phan Thủy

2. Nâng cao năng lực chống úng ngập và giảm ô nhiễm môi trường

VietnamPlus.vn 9/9, tác giả Thùy Dung

3. Lối thoát nào cho xung đột giữa lâm trường và người dân?

Pháp Luật Việt Nam 9/9, tr12, tác giả Huy Anh

4.

Quảng Bình: Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)

Noichinh.vn 8/9, tác giả Võ Việt Hùng

KINH TẾ

5.Kiểm tra tình hình sản xuất của các cơ sở nuôi tôm trên cát ở Quảng Ninh và TP Đồng Hới

Báo Quảng Bình Online 8/9, tác giả N.L

6. Quảng Ninh: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 2.400 tấn

Báo Quảng Bình Online 9/9, tác giả H.Trà

XÃ HỘI

7. Quảng Bình: Nước sạch về bảnKhuyennongvn.gov.vn 8/9, tác giả Hà Ngọc Khang

8. Gặp thầy lang chữa bệnh xương khớp nhanh như ‘trở bàn tay’

Nguoiduatin.vn 9/9, tác giả Ngô Huyền

9.CĐ ngành Y tế Quảng Bình: Bàn giao “Mái ấm công đoàn” cho người lao động khó khăn

Lao Động 9/9, tr5, tác giả L.P.Long

10. "Thiếu niên bảo vệ an toàn giao thông đường sắt"

Đại Đoàn Kết Online 8/9, tác giả Xuân Thi

AN NINH – QUỐC PHÒNG

11. Tài xế taxi kiêm đạo chíchCông An Nhân Dân Online 9/9, tác giả Dương Lam Hồng

12. Tàu nước ngoài vi phạm, Việt Nam được dùng vũ khí truy đuổi

Đất Việt Online 9/9, tác giả Phương Nguyên

13. Các địa phương tổ chức Lễ giao quân Nhân Dân 9/9, tr3; Quochoitv.vn 8/9; 1

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

đợt hai năm 2015 Quân Đội Nhân Dân 9/9, tr4

14.Huyện Bố Trạch (Quảng Bình): Tổ chức lễ giao nhận quân đợt 2 năm 2015

Thuonghieucongluan.com.vn 8/9, tác giả Tuấn Tài

15.Quảng Bình: Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền ở khu vực biên giới, vùng biển

Biên Phòng Online 8/9, tác giả Minh Lợi

16. Vẫn còn nhiều phụ huynh "quên" đội mũ bảo hiểm cho con

Báo Quảng Bình Online 9/9, tác giả Phạm Hà

I. Thời sự - Chính trị

Ngư dân khóc ròng vì cửa biển bị bồi lấp(Thanh Niên Online 9/9, tác giả Phan Thủy)

Cửa biển Ròon (H.Quảng Trạch, Quảng Bình) đang bị bồi lấp nghiêm trọng khiến hàng trăm tàu cá không thể ra vào.

Trước đây, cửa biển Ròon luôn tấp nập tàu thuyền đánh cá ra vào neo đậu. Cứ mỗi chuyến ra khơi về, nơi đây lại nhộn nhịp cảnh mua bán với đầy ắp tôm, cá.

Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, nơi này trở nên vắng vẻ, đìu hiu vì cửa biển bị bồi lấp nghiêm trọng khiến các tàu lớn không thể ra vào, tàu nhỏ cũng bị mắc cạn làm gãy chân vịt, vỡ mạn...

Trong 2 năm qua, chỉ riêng 2 xã Quảng Phú và Cảnh Dương đã xảy ra trên 50 vụ tàu, thuyền bị mắc cạn làm gãy chân vịt và nhiều trường hợp bị vỡ mạn tàu vì luồng lạch quá hẹp.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, (thôn Trung Vũ, xã Cảnh Dương) đi tàu công suất dưới 300 CV than thở: “Muốn vào được nơi neo đậu, chúng tôi phải neo ngoài cửa biển rồi chờ thủy triều lên, hì hục 3-4 ngày mới vào tới bờ. Vất vả và tốn kém lắm, nếu cửa lạch này mà cạn nữa thì ngư dân chúng tôi chỉ có nước chết đói”.

Không chỉ ra vào khó khăn, để đưa được tôm cá vào, ngư dân phải thuê thuyền nhỏ chở vào bờ với chi phí từ 300 - 400 ngàn đồng/tàu.

“Cửa lạch bị bồi lấp hai năm nay rồi nên cứ đến mùa khô là các tàu lớn không thể vào được. Mỗi lần đánh bắt về, chúng tôi phải neo tàu ở ngoài rồi thuê thuyền nhỏ chở hàng vào bờ, sau đó đánh thuyền vào cửa Gianh để neo đậu. Từ nhà tôi đến cửa Gianh cách tận mấy chục cây

Cửa biển Ròon đang bị bồi lấp nghiêm trọng khiến hàng trăm tàu cá không thể ra vào - Ảnh: P.T

2

số, đi lại tốn bao nhiêu tiền xăng dầu, chưa kể những lúc mình có việc bận về nhà lại phải thuê người gác tàu”, anh Nguyễn Thanh Long, chủ tàu QB 93358 TS, tâm sự.

Chưa có giải pháp

Cửa biển Ròon là nơi neo đậu của gần 1.000 tàu thuyền đánh bắt cá của các xã Quảng Phú, Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Xuân. Vào mùa khô, chỉ có những con tàu công suất nhỏ neo đậu, còn lại phải vào neo đậu ở cửa Gianh.

Theo nhiều ngư dân, trước đây cửa Ròon rộng khoảng 100m, các loại tàu có công suất lớn ra vào dễ dàng. Bây giờ do thường xuyên bị bồi lắng nên chỉ còn rộng 30-40m, sâu chưa tới 1m. Vào mùa hè, nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, cửa biển như một bãi cát trải dài có thể đi bộ từ bên này qua bên kia.

Ông Nguyễn Ngọc Tiếp, Phó chủ tịch xã Cảnh Dương cho biết: “Tình trạng bồi lắng ở cửa Ròon đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân ở địa phương.

“Vì không thể ra vào cửa Ròon, hầu hết tàu thuyền ở đây phải neo đậu ở cửa Gianh cách xa mấy chục cây số gây bất lợi, tốn kém cho người dân. Kèm theo đó, nhiều dịch vụ cũng phải dừng lại hoặc bị hạn chế. Vấn đề này, chúng tôi đã phản ánh lên các cấp, rồi đề cập trong các kỳ họp HĐND, họp Quốc hội... nhưng chưa được giải quyết”, ông Tiếp nói.

Ông Trần Hải, Giám đốc BQL các dự án công trình ngành NN-PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết: “Các cửa biển thì hầu như lúc nào cũng bị bồi lắng. Trước mắt, người dân chỉ có thể dùng kinh nghiệm bồi bên này thì mình đi bên khác để giải quyết khó khăn. Còn đến hiện tại, vẫn chưa cơ quan, nhà khoa học nào có giải pháp lâu dài”.Về đầu tranghttp://www.thanhnien.com.vn/doi-song/nhip-song-dia-phuong/ngu-dan-khoc-rong-vi-cua-bien-bi-boi-lap-606164.html

Nâng cao năng lực chống úng ngập và giảm ô nhiễm môi trường(VietnamPlus.vn 9/9, tác giả Thùy Dung)

Ngày 8/9, tại Hà Nội, Quỹ Tài chính Doanh nghiệp Danida Copenhagen (Đan Mạch) tổ chức Hội thảo khởi động chương trình “Đào tạo ngành nước cho 5 dự án thoát nước và 1 dự án cấp nước tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ đào tạo, vận hành các công trình xử lý nước thải và cấp nước sạch tại Việt Nam.

Sáu dự án do Quỹ Tài chính Doanh nghiệp Danida Copenhagen tài trợ gồm 5 dự án xử lý nước thải: Dự án Mở rộng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Dự án Nhà máy xử lý nước thải Cao Bằng; Dự án Thoát nước và vệ sinh Ba Đồn (Quảng Bình), Dự án Thoát nước, thu

Công ty thoát nước Hà Nội cắm biển cảnh báo điểm nguy hiểm trên tuyến đường bị ngập lụt. (Ảnh: Nhật

Anh/TTXVN)

3

gom và xử lý nước Hà Giang, Dự án Xử lý nước thải Vị Thanh (Hậu Giang) và 1 dự án cấp nước sạch: Dự án Cấp nước Lam Sơn Sao Vàng (Thanh Hóa).

Tại hội thảo, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Vương Quốc Đan Mạch Bo Monsted cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ 2 nước Việt Nam-Đan Mạch, từ năm 1995, Quỹ Tài chính Doanh nghiệp Danida Copenhagen đã tài trợ nhiều dự án tại Việt Nam với mục đích hỗ trợ nguồn kinh phí, kỹ thuật, kinh nghiệm... giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến thay đổi hạ tầng, những khó khăn gia tăng về ô nhiễm nước góp phần xây dựng đô thị xanh.

Từ năm 2014 đến nay, Quỹ Tài chính Doanh nghiệp Danida Copenhagen đã hỗ trợ Việt Nam 120 triệu USD góp phần phát triển kinh tế bền vững, cải thiện cuộc sống, giải quyết các vấn đề liên quan đến chống úng ngập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ông Bo Monsted nhấn mạnh, chương trình đào tạo ngành nước sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ việc xây dựng và vận hành bền vững cả về vấn đề kỹ thuật và tài chính cho 6 dự án mà Quỹ Tài chính Doanh nghiệp Danida Copenhagen tài trợ đang triển khai tại Việt Nam.

Nội dung hội thảo khởi động chương trình “Đào tạo ngành Nước cho 5 dự án thoát nước và 1 dự án cấp nước tại Việt Nam” bao gồm các vấn đề liên quan đến hiện trạng của 6 dự án do Quỹ Tài chính Doanh nghiệp Danida Copenhagen tài trợ; tầm quan trọng của những thay đổi về thể chế tại địa phương cũng như kết quả, khuyến nghị về những đánh giá thể chế đối với các dự án do Cơ quan nghiên cứu GFA Consulting Group (có trụ sở tại Đức) nghiên cứu; tổng quan các hoạt động phát triển năng lực và những nội dung chương trình đào tạo ngành nước...

Mục tiêu của chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu thay đổi đối với các dự án thuộc lĩnh vực cấp, thoát nước; đưa ra các cách thức giải quyết, chương trình, chuyển giao kiến thức, kỹ năng cơ bản cho công nhân, cán bộ quản lý trong hệ thống xử lý nước thải áp dụng vào môi trường làm việc liên quan đến giải quyết, xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Các hoạt động nằm trong chương trình đào tạo gồm giáo trình đào tạo, chuẩn bị phương pháp đào tạo giảng viên, thực hiện các khóa đào tạo về kỹ năng dịch thuật, giám sát thi công...

Bên cạnh đó, giảng viên trong nước cùng với chuyên gia đào tạo và điều phối viên dự án sẽ có trách nhiệm xây dựng tài liệu đào tạo, đặc biệt chú trọng việc kết hợp các phương pháp học tập và đưa ra định hướng cho toàn bộ khóa đào tạo.

Các chuyên gia đào tạo sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy một số phần thông qua chỉ dẫn cho giảng viên trong nước về phương pháp truyền đạt...Về đầu tranghttp://www.vietnamplus.vn/nang-cao-nang-luc-chong-ung-ngap-va-giam-o-nhiem-moi-truong/342561.vnp

Lối thoát nào cho xung đột giữa lâm trường và người dân?(Pháp Luật Việt Nam 9/9, tr12, tác giả Huy Anh)

4

Việc quản lý và sử dụng đất tại nông, lâm trường quốc doanh đang rất khó khăn do những tranh chấp đất rừng với người dân địa phương ngày càng nhiều và phức tạp.

Vấn đề này nếu không được giải quyết dứt điểm và hợp lý có thể sẽ trở thành rào cản, thậm chí phá vỡ những nỗ lực tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp (CTLN).

Lấn chiếm đất rừng diễn ra hàng ngày

Ông Vũ Long – Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam lưu ý, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các CTLN về tình trạng gia tăng mâu thuẫn này khi bản thân người dân cũng có nhiều hoạt động lấn chiếm, sử dụng diện tích đất khoán không đúng mục đích để đáp ứng sự gia tăng dân số, nhu cầu cần có tư liệu sản xuất, nhu cầu cải thiện đời sống vật chất trong quá trình phát triển...

Theo ông Giàng A Chu – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, việc thiếu cơ chế, chính sách thanh lý tài sản trên đất rừng đã khoán khiến việc thu hồi đất để giao cho địa phương trở nên bế tắc và “om” những tranh chấp giữa người dân và CTLN, có tình trạng “thu hồi đất rồi nhưng không giao được cho ai nên phải hợp lý hóa cho những người đang lấn chiếm”.

Tình trạng lấn chiếm đất rừng diễn ra hàng ngày, có tổ chức đến mức có cán bộ xã lưu ý “thông tin về diện tích đất rừng bị lấn chiếm chỉ có giá trị trong 24 giờ là thay đổi” nhưng các CTLN chỉ báo cáo về diện tích đất rừng bị tranh chấp/lấn chiếm “giảm đến 20%” so với thực tiễn, vì “sợ bị khiển trách” nên việc giải quyết không thể dứt điểm.

Bên cạnh đó, việc chưa xác định được ranh giới đất giữa CTLN và người dân nhưng đã áp dụng hình thức quản lý hành chính là giao sổ đỏ cho CTLN đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xung đột xã hội mới, có thể trầm trọng hơn trước đây.

Chỉ giao khoán đất rừng cho “đại gia”?

Khảo sát phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội cho thấy, thực chất đất đai được thu hồi, bàn giao giữa CTLN và chính quyền địa phương cũng mới chỉ thực hiện trên giấy tờ, sổ sách, chưa rà soát trên thực địa; trong khi đó UBND cấp xã không có kinh phí xây dựng phương án giao đất, giao rừng cho các đối tượng nên đất bị bỏ hoang hoá, rừng bị chặt phá, dân lấn chiếm, xâm canh như ở vùng Tây Nguyên.

Diện tích đất CTLN giao về cho địa phương, có nơi quản lý, sử dụng kém hiệu quả, có nơi rừng đã bị chặt phá vì toàn bộ diện tích đất lâm trường trả lại là đất đồi núi, xa khu dân cư hoặc rừng tự nhiên nghèo kiệt, không phù hợp với phát triển sản xuất của dân, dân không muốn nhận như ở Tây Nguyên, Quảng Bình.

Tuy nhiên, GS.Đặng Hùng Võ băn khoăn về thực trạng không giao khoán đất rừng cho dân nhưng lại giao khoán cho “đại gia”. Nên theo ông, bên cạnh việc giải quyết nhu cầu đất hợp lý cho đồng bào dân tộc miền núi thực sự chưa có hoặc thiếu đất thì vấn đề tập trung đất với quy mô lớn cũng cần được chú trọng ở các CTLN.

5

Do đó, để giải quyết được các mâu thuẫn về tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa nông lâm trường (NLT), CTLN, các chuyên gia kiến nghị chính quyền địa phương và các bên liên quan phải thực sự vào cuộc và cần có sự tham gia của cá nhân/tổ chức đóng vai trò hòa giải. Đặc biệt, cần có cơ chế để “bắt buộc” NLT quốc doanh hợp tác với người dân và các bên liên quan tham gia rà soát, đánh giá đất đai trước khi xây đề án về đổi mới NLT để tránh tình trạng NLT quốc doanh tự rà soát. Đồng thời, Nhà nước cần đầu tư kinh phí để thực hiện việc rà soát, đo đạc để thu hồi đất, tổ chức, hỗ trợ việc giao đất thực tế cho người dân, nhất là ở những địa phương còn khó khăn.

Hiện cả nước có 319 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp đã được sắp xếp lại, quản lý và sử dụng gần 2,8 triệu hécta đất, trong đó có 116 đơn vị do Trung ương quản lý, 203 đơn vị do địa phương quản lý. Tại Hội thảo “thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại NLTQD – những bất cập và giải pháp” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên minh đất - rừng (FORLAND) tổ chức sáng qua (8/9), ông Phạm Quang Tú – Tổ chức

Oxfarm chỉ ra, tiến trình rà soát, sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD diễn ra chậm chạp và gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đang phổ biến dạng “thay vỏ” nghĩa là các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được việc đổi tên chứ chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp.Về đầu trang

Quảng Bình: Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)(Noichinh.vn 8/9, tác giả Võ Việt Hùng)

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và tổ chức đoàn thể các cấp tỉnh Quảng Bình tiếp tục quan tâm và xác định đây là lĩnh vực khó khăn, phức tạp. Đặc biệt từ khi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng và xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm nhằm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Qua 3 năm, việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng gắn với công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có những tiến bộ nhất định. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thông qua việc ban hành Chương trình hành động, các Chỉ thị về phòng, chống tham nhũng; đề ra cơ chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh...

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức và lồng ghép tổ chức 5.425 hội nghị quán triệt, phổ biến các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng với trên 529.695 lượt người tham dự. Mua và cấp phát 105.850 cuốn sách; biên soạn và in ấn 10.580 cuốn Bản tin Tư pháp, 25.297 tài liệu, 370.161 tờ gấp trong 6

đó có nội dung tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tin bài phản ánh về công tác phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng... gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, như: công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; cải cách hành chính, trong đó chú trọng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy trực thuộc, Mặt trận, các đoàn thể, các Ban của Tỉnh ủy thực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh kế toán và không bố trí hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ làm kế toán tại một số cơ quan, đơn vị. Ba năm qua, đã thực hiện chuyển đổi được là 906 người trong tổng số 1301 công chức, viên chức phải chuyển đổi (đạt 69,6%).

Thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03-01-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản và các văn bản hướng dẫn minh bạch tài sản, hằng năm, Thanh tra tỉnh đều có văn bản hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập. Đến nay, 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đã tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, số người phải kê khai lần đầu và bổ sung hàng năm là 27.571 người; số người đã thực hiện kê khai lần đầu và bổ sung hàng năm là 27.191 người; số người chưa kê khai lần đầu và bổ sung hàng năm là 380 người (67 người kê khai lần đầu, 313 người kê khai bổ sung). Các đơn vị đã thực hiện công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Đến nay, chưa có thông tin phản ánh hay đơn tố cáo nào về kết quả kê khai tài sản không trung thực hoặc không kê khai của các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập cần yêu cầu giải trình, xác minh làm rõ. Vì vậy, trong thời gian qua không có yêu cầu giải trình, xác minh, kết luận trường hợp nào về kê khai tài sản thu nhập.

Ngành Thanh tra đã triển khai thực hiện 739 cuộc thanh tra và 2.042 cuộc kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện số tiền sai phạm hơn 172,85 tỷ đồng. Trong đó, đã kiến nghị thu hồi hơn 31,9 tỷ đồng; giảm trừ ngân sách hơn 2,73 tỷ đồng; điều chỉnh bút toán hơn 9,1 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính hơn 17 tỷ đồng... Cơ quan điều tra hai cấp đã đã khởi tố 12 vụ/17 bị can, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã truy tố 10 vụ/15 bị can và Tòa án nhân dân hai cấp đã xét xử 9 vụ/14 bị cáo. Trong số các vụ án đã khởi tố, điều tra thì có 02 vụ/02 bị can tạm đình chỉ điều tra do bị can bỏ trốn và đang điều trị bệnh. Hình phạt thấp nhất đối với các bị cáo là 36 tháng tù cho hưởng án treo, cao nhất là 15 năm tù giam.Về đầu tranghttp://tuyengiao.vn/Home/Tien-toi-dang-hoi-dang/79956/Quang-Binh-Gan-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-lang-phi-voi-thuc-hien-Nghi-quyet-Trung-uong-4-khoa-XI

7

II. Kinh tế

Kiểm tra tình hình sản xuất cua các cơ sở nuôi tôm trên cát ở Quảng Ninh và TP Đồng Hới(Báo Quảng Bình Online 8/9, tác giả N.L)

Sáng 8-9, UBND tỉnh tổ chức đoàn đi kiểm tra và làm việc với một số cơ sở nuôi tôm trên cát đóng trên địa bàn xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) và xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) do đồng chí Trần Văn Tuân, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở: Nông nghiệp-PTNT, Tài nguyên-Môi trường, Kế hoạch-Đầu tư, Khoa học-Công nghệ, Tài chính và Ngân hàng Nhà

nước-Chi nhánh Quảng Bình. Đoàn đã đến kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và đã dành thời gian làm việc cụ thể với xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) và Công ty CP Đức Thắng (xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới).

Theo đó, trên địa bàn xã Hải Ninh hiện có 3 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nuôi thủy sản gồm: Công ty CP Thanh Hương, Công ty TNHH Toàn Tâm, Công ty giống thủy sản và có 42 hộ dân tự góp vốn thành lập 15 nhóm nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay khoảng 31ha, giảm so với cùng kỳ 23,7ha. Tình hình dịch bệnh trên tôm đã xảy ra rải rác ở một số hộ nuôi trên địa bàn xã.

Công ty CP Đức Thắng là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Vụ nuôi xuân hè năm 2015, đơn vị chỉ tiến hành thả nuôi trên diện tích 20 ao và nuôi theo quy trình mới nhưng đã xuất hiện tình trạng tôm chết do dịch bệnh. Hiện nay, doanh nghiệp đã tiến hành thả nuôi lại 30/90 ao nuôi, vào thời điểm tôm thả được hơn 1 tháng đang phát triển tốt.

Hiện tại, Công ty CP Đức Thắng và các cơ sở nuôi tôm ở xã Hải Ninh đều gặp những khó khăn như: giá tôm thương phẩm năm nay giảm so với các năm trước; việc đầu tư nuôi tôm trên cát cao nên khi bị thua lỗ thì không có khả năng trả vốn và lãi…

Vì vậy, các đơn vị đã kiến nghị các vấn đề sau: các ngành quan tâm hỗ trợ để người nuôi thủy sản tiếp cận được nguồn vốn nhằm khắc phục khó khăn; tăng cường kiểm soát về chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản; xây dựng mô hình điểm để người dân học tập và nhân rộng nhằm để nuôi tôm trên cát bền vững…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Văn Tuân đã chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp và địa phương đang phải đối mặt, đồng thời cũng ghi nhận những nỗ lực và cố gắng mà các đơn vị tham gia nuôi tôm trên cát đã làm được.

Đồng chí Trần Văn Tuân chủ trì làm việc tại xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) về tình hình nuôi tôm trên cát.

8

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý thêm một số vấn đề sau: ngành Nông nghiệp nắm chắc tình hình dịch bệnh tôm trên cả tỉnh để có định hướng và biện pháp chỉ đạo phù hợp và kịp thời, trong đó chú trọng việc kiểm soát con giống; xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành khác trong hoạt động thanh, kiểm tra giống, thuốc, thức ăn thủy sản...

Sau khi ngành Nông nghiệp khẳng định được các giải pháp kỹ thuật hữu hiệu của nuôi tôm trên cát thì ngân hàng mới có biện pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp và các cơ sở nuôi tôm; cần tổng kết và rút ra những mô hình nuôi tôm trên cát hiệu quả để người nuôi nhân rộng trong thời gian tới.Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201509/kiem-tra-tinh-hinh-san-xuat-cua-cac-co-so-nuoi-tom-tren-cat-o-quang-ninh-va-tp-dong-hoi-2128233/

Quảng Ninh: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuy sản đạt gần 2.400 tấn(Báo Quảng Bình Online 9/9, tác giả H.Trà)

Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Ninh, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn trong 8 tháng đạt 2.392,9 tấn, tăng 11,65% so cùng kỳ.

Trong đó, sản lượng khai thác đạt 1.383,3 tấn, tăng 9,76% so cùng kỳ. Về nuôi trồng, đến hết tháng 8-2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 1.073,65 ha (trong đó: chuyên cá 399,29 ha, cá lúa 550 ha, nuôi tôm 124,36 ha).

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao nên tôm phát triển chậm, trọng lượng nhỏ ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Sản lượng nuôi trồng 8 tháng đạt 1.009,1 tấn, tăng 14,37% so cùng kỳ, trong đó: nước lợ 586,6 tấn, nước ngọt 422,5 tấn. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201509/quang-ninh-san-luong-khai-thac-va-nuoi-trong-thuy-san-dat-gan-2400-tan-2128239/

III. Xã hội

Quảng Bình: Nước sạch về bản(Khuyennongvn.gov.vn 8/9, tác giả Hà Ngọc Khang)

Chúng tôi đến thăm bản Lâm Ninh, xã miền núi Trường Xuân vào những ngày tháng Tám lịch sử. So với trước, bộ mặt nông thôn miền núi Lâm Ninh hôm nay đổi thay đáng kể. Hiệu quả thiết thực từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có tác động tích cực đến việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Đáng mừng nhất là Lâm Ninh đã được nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch.

Nằm về phía Bắc sông Long Đại, bản Lâm Ninh, xã miền núi Trường Xuân, huyện

Quảng Ninh có 44 hộ với khoảng 167 nhân khẩu. Nhân dân trong bản có cuộc sống dựa vào phát triển kinh tế rừng và sản xuất nông nghiệp. Trước đây cùng với những khó khăn trong

Quảng Bình: Nước sạch về bảnNước sạch về tận hộ gia đình Vân Kiều

9

phát triển kinh tế, vấn đề nước sinh hoạt cho bà con dân bản cũng rất nan giải. Phần lớn bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều trong bản sử dụng nguồn nước trực tiếp tại các mạch nước tự nhiên như sông, suối, ao hồ vv... để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng nguồn nước tự nhiên không những không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khoẻ mà còn gây nhiều trở ngại, bất tiện cho người dân. Những năm trước đây, gia đình Hồ Thị Lành cũng như nhiều hộ gia đình khác ở bản Lâm Ninh vẫn phải đi bộ vài trăm mét để xuống sông Long Đại lấy nước về nhà phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Cứ sáng sớm, đàn bà con gái trong bản lại rủ nhau ra tận bờ sông cách bản một quãng khá xa để giặt giũ áo quần và gánh nước về nhà. Lượng nước mang về rất ít nên người dân phải dùng rất tiết kiệm và chỉ dùng những việc cần thiết... còn bây giờ bà con nông dân trong bản đã có nước sạch tự chảy về tận nhà. Mệ Hồ Thị Tả - trên 80 tuổi - người dân bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân rất vui mừng chia sẻ: “Từ nay mệ sướng rồi, không cần nhờ con cháu đi lấy nước nữa, chỉ cần vặn vòi là có nước dùng, rất thuận lợi”.

Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh của người dân, tháng 5 năm 2014, UBND huyện Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch cho bản Lâm Ninh, đến tháng 9 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình gồm các hạng mục chính như đập chắn nước ở thượng nguồn hồ Phú Bài, bể lắng lọc có hệ thống lọc bằng cát, cuội và sỏi; hệ thống tuyến đường ống dẫn nước có chiều dài khoảng 5 mm, trong đó hệ thống đường ống dẫn nước từ thượng nguồn về bể lắng lọc gân 3 km... Tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình 4 tỷ 97 triệu đồng. Công trình cung cấp nước hợp vệ sinh đến tận từng nhà trong bản góp phần nâng cao và đảm bảo đời sống cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Hơn - trưởng bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân cho biết: “Bà con dân bản rất vui mừng vì được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Không như trước đây, hàng ngày nhà nhà phải xuống sông hay lên đập Phú Bài đề lấy nước, giặt giũ. Bây giờ nước sạch được dẫn về tận từng hộ gia đình rất thuận lợi cho việc sinh hoạt của bà con, cùng với đó sẽ ngăn ngừa, hạn chế phát sinh các bệnh tiêu chảy, bệnh ngoài da, đau mắt và một số bệnh khác...”

Sau một năm đi vào vận hành, hệ thống nước sạch bản Lâm Ninh đã phát huy tốt hiệu quả. Bà con dân bản rất vui mừng, phấn khởi vì có nguồn nước sạch, mát dẫn đến tận nhà tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Ông Trần Văn Anh - Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: “Trong 4 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, là xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay, xã Trường Xuân đã đạt được 9/19 tiêu chí. Hiện nay, cùng với việc đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa vv...Trường Xuân đang tích cực phấn đấu hoàn thành tiêu chí môi trường. Được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt ở bản Lâm Ninh góp phần giúp xã cũng cố vững chắc hơn tiêu chí này”.

Việc đầu tư hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều nói chung và bản Lâm Ninh nói riêng xây dựng hệ thống nước sạch thể hiện chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững, hướng tới hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới; giúp các hộ đồng bào dân tộc được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt đảm

10

bảo hợp vệ sinh góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân.Về đầu tranghttp://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/chuong-trinh-nganh-nong-nghiep/quang-binh-nuoc-sach-ve-ban_t114c32n12766

Gặp thầy lang chữa bệnh xương khớp nhanh như ‘trở bàn tay’(Nguoiduatin.vn 9/9, tác giả Ngô Huyền)

Hơn nửa đời người làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, những phương thuốc bí truyền cộng với thủ thuật “thổi” của người Bru – Vân Kiều, thầy lang Hồ Thao đã cứu chữa rất nhiều người bị bệnh xương khớp.

Ngôi nhà khang trang của thầy lang Hồ Thao, bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) lúc nào cũng cất trữ rất nhiều loại rễ cây được ông cùng người con trai cất công đi vào rừng tìm kiếm.

Trong cuộc trò chuyện, thầy lang Hồ Thao không “giấu nghề” mà xởi lởi chia sẻ với chúng tôi rất nhiều kinh nghiệm về việc chữa trị các căn bệnh xương khớp, đặc biệt là về bài thuốc bí truyền của ông.

Thầy lang Hồ Thao cho biết, các cây thuốc mà mình sử dụng bao gồm: môn gai (thiên môn), găng tu hú, cây thổ phục linh... mỗi cây có một tính năng chữa trị các loại bệnh khác nhau, nếu nắm bắt được đặc tính của các loại bệnh phù hợp với loại thuốc nào thì việc chữa trị sẽ cực kỳ đơn giản.

Thầy lang Hồ Thao nói về một loại thuốc mà mình hay sử dụng: “Thổ phục linh hay còn gọi là “dây chum” có vị ngọt, nhạt, tính bình có tác dụng đào thải các chất cặn bã và giải độc rất tốt. Vì vậy, tôi thường dùng loại cây này chữa đau xương khớp, thoái hoá cột sống”.

Qua đó, bài thuốc bí truyền của ông chủ yếu lấy từ rễ, cành và lá cây được ông cùng người con trai lên rừng tìm kiếm và hái về rồi kỳ công chế biến. Đối với người bệnh bị gãy xương, khi đến nhà ông, việc đầu tiên ông sẽ khám vết thương xem mức độ nặng nhẹ như thế nào rồi ông đắp thuốc bên ngoài vết thương và cho uống thuốc trong một thời gian ngắn, rồi vết thương sẽ lành, người bệnh nhanh chóng hoạt động bình thường.

Chỉ với những rễ cây ấy, cùng với thủ thuật “nắn” và “thổi”, thầy lang Hồ Thao đã cứu chữa cho rất nhiều người bị bệnh về xương khớp. Thầy lang Hồ Thao chia sẻ: “Những ca bệnh bình thường thì không nói làm gì, những ca bệnh hy hữu, nặng như sụn cột sống hoặc mẻ cột sống thì tôi chỉ cần chữa trị khoảng 10 ngày hoàn chỉnh là người bệnh có thể đi lại được”.

Mặc dù đã nhiều năm trôi qua nhưng anh Hồ Xoan, xã Trường Xuân vẫn không thể quên được vụ tai nạn hy hữu xảy ra hôm nào: “Trong một lần vào rừng chặt gỗ, không may bị thân cây to đè gãy chân. Biết thầy lang Hồ Thao nổi tiếng về việc chữa trị gãy xương, mọi người

Các loại thuốc được ông chế biến từ rễ, cành và lá cây

11

vội cõng tôi đến nhà thầy nhờ cứu chữa. Lúc xảy ra tai nạn, tôi tưởng đôi chân mình sẽ bị tàn phế suốt đời, nhưng nhờ sự tận tình cứu chữa của thầy lang, sau đó hơn nửa tháng đôi chân tôi đã bình phục và có thể đi lại bình thường”.

Thầy lang Hồ Thao cho biết: “Nhiều trường hợp người bệnh đưa tới nhà tôi trong tình trạng xương bị gãy vụn thành nhiều miếng nhỏ tưởng không thể cứu vãn được. Với trường hợp này, tôi sẽ dùng tay “nắn” lại rồi dùng thuật “thổi” để các xương nhanh chóng liền lại với nhau”.

Nói về thuật “thổi” của mình, thầy lang Hồ Thao giải thích: “Những trường hợp bị gãy, vỡ vụn xương thì mình phải dùng nội lực trong người mình để thổi thuốc vào vết thương, nhờ vậy mà thúc đẩy quá trình ngấm thuốc được nhanh hơn giúp các vết thương nhanh bình phục”.

Trong cuộc đời chữa bệnh của mình, thầy lang Hồ Thao không nhớ nỗi mình đã chữa bệnh cho biết bao nhiêu người. Chỉ biết rằng, sau khi cứu chữa cho bệnh nhân, nhiều người đã quay lại cảm ơn ông rối rít, đa phần trong số họ đều trở lại cuộc sống sinh hoạt một cách bình thường như chưa từng có một sự cố nào xảy ra.

Từ ngày hành nghề bốc thuốc chữa bệnh cho đến nay, ông chưa từng đầu hàng trước bất kỳ một bệnh nhân nào bị gãy xương dù ở mức độ nặng hay nhẹ. Đặc biệt, những bệnh về xương khớp, thầy lang Hồ Thao chữa khỏi một cách đơn giản, người bị sái tay, trật khớp xương tìm đến ông thì chỉ cần 3 ngày là khỏi bệnh như thường.

Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân của thầy lang Hồ Thao không chỉ bó hẹp ở địa bàn Quảng Bình, mà nhiều người bệnh từ khắp các địa phương như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, thậm chí ở Ninh Bình, Thái Bình… cũng tìm đến ông cứu chữa.

Nhiều người biết tới thầy lang Hồ Thao không chỉ bởi ông chữa giỏi các bệnh về xương khớp mà ngay cả các căn bệnh về dạ dày, đại tràng, gút, hiếm muộn, ung thư, rắn cắn ... vẫn được ông chữa trị một cách hiệu quả.

Nói về biệt tài chữa bệnh của thầy lang Hồ Thao, bà Hồ Tá, một thầy lang cũng khá nổi tiếng tại bản Lâm Ninh cho biết: “Thầy lang Hồ Thao cao tay lắm, ông ấy chữa được rất nhiều căn bệnh nan y mà tôi cũng bó tay”.

Ông Trần Văn Anh, chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: “Ông Hồ Thao là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề bốc thuốc chữa bệnh. Ông chữa được nhiều căn bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Ở địa phương, ông Hồ Thao được đánh giá là một thầy thuốc giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt, tham gia nhiều hoạt đồng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong xã”.Về đầu tranghttp://www.nguoiduatin.vn/gap-thay-lang-chua-benh-xuong-khop-nhanh-nhu-tro-ban-tay-a205170.html

CĐ ngành Y tế Quảng Bình: Bàn giao “Mái ấm công đoàn” cho người lao động khó khăn(Lao Động 9/9, tr5, tác giả L.P.Long) 12

Ngày 3.9, CĐ ngành Y tế Quảng Bình cho biết vừa bàn giao nhà “Mái ấm CĐ” cho chị Võ Thị Phương - đoàn viên CĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP.Đồng Hới. Chị Phương có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường xuyên đau ốm, thu nhập thấp, không có khả năng để xây dựng nhà ở. Trước hoàn cảnh trên, CĐ ngành Y tế Quảng Bình đã quyết định trích tiền hỗ trợ để chị Phương xây dựng lại nhà. Từ nguồn hỗ trợ đó, chị đã vay mượn thêm để xây dựng lại ngôi nhà mới khang trang hơn. Tại buổi lễ bàn giao nhà, ông Phan Nam Bình - Phó Chủ tịch phụ trách CĐ ngành Y tế Quảng Bình - đã động viên gia đình chị Phương khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống để yên tâm công tác.Về đầu trang

"Thiếu niên bảo vệ an toàn giao thông đường sắt"(Đại Đoàn Kết Online 8/9, tác giả Xuân Thi)

Ngày 8-9, Trung tá Từ Nhật Tú, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Công ty Quản lý Đường sắt Quảng Bình tổ chức lễ ra quân "Thiếu niên bảo vệ an toàn giao thông đường sắt" và ký cam kết bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Trường Tiểu học và THCS Nam Hóa (Tuyên Hóa).

Tại buổi lễ, đại diện phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh đã phổ biến các quy định về trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông, đặc biệt là những vấn đề cơ bản về luật giao thông đường

sắt; cách phòng tránh khi đến các điểm giao nhau với đường sắt có rào chắn và không có rào chắn; các đường dân sinh tự mở giao nhau với đường sắt; quy định nghiêm cấm hành vi ném đá lên tàu…

Đây là hoạt động thiết thực nhằm giúp học sinh trường Tiểu học và THCS Nam Hóa (huyên Tuyên Hóa) có thêm những kỹ năng phòng ngừa tai nạn giao thông, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường sắt trong học sinh và phụ huynh.

Nhân dịp này, Phòng Cảnh sát Giao thông và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Bình đã trao tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho các em khi tham gia giao thông. Được biết, hoạt động này sẽ tiếp tục được tổ chức ở 5 điểm trường Tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Về đầu tranghttp://daidoanket.vn/cong-tac-mat-tran/thieu-nien-bao-ve-an-toan-giao-thong-duong-sat/64508

IV. An ninh – Quốc phòng

Tài xế taxi kiêm đạo chích(Công An Nhân Dân Online 9/9, tác giả Dương Lam Hồng)

Phòng Cảnh sát Giao thông và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Bình đã trao tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho

học sinh

13

Núp bóng dưới danh nghĩa tài xế taxi hiền lành, các đối tượng đã gây ra hàng loạt vụ cướp giật, trộm cắp trên địa bàn TP Đồng Hới, Quảng Bình với những "chiêu" rất độc...

Vào lúc 19h45' phút ngày 30/8, chị Nguyễn Thị Niên, trú tổ dân phố Diêm Nam, phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới đang lưu thông bằng xe máy trên đường Lê Lợi, TP Đồng Hới, bất ngờ có 2

thanh niên chạy xe máy áp sát rồi giật túi xách của chị. Một số người đi đường đuổi theo 2 tên cướp, nhưng chúng rồ ga vụt vào đường phố đông người tẩu thoát.

Sáng 31/8, anh Bùi Xuân Hưng, trú tổ dân phố Diêm Hạ, phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới tiếp tục đến trình báo, anh đi ngủ lúc 23 giờ đến 6 giờ sáng 31/8 tỉnh dậy và phát hiện kẻ gian đột giập từ tầng 2 xuống tầng 1, chúng lấy chìa khóa mở cửa chính rồi trộm chiếc xe máy mới mua hơn 40 triệu đồng của gia đình.

Khoảng 17 giờ ngày 1/9, kẻ gian lại đột nhập nhà vợ chồng BS Bùi Xuân Hải, trú tổ dân phố 10, phường Bắc Lý, TP Đồng Hới đục phá cửa tầng 3 đột nhập vào nhà lấy trộm 1 máy ảnh hiệu Canon, 1 lap top, chúng còn trộm luôn cả két sắt nặng hơn 100kg của gia đình trong đó có cất giữ nhiều tài sản và giấy tờ quan trọng…

Qua xác minh, điều tra, Công an TP Đồng Hới phát hiện nhóm nghi vấn gồm các đối tượng Hoàng Tấn Dương (hỗn danh Dương lợn, 24 tuổi), trú tổ dân phố 12, phường Bắc Lý, Phan Văn Dũng (21 tuổi), tổ dân phố 1 Bắc Lý và Đặng Tấn Thành (20 tuổi), trú Quảng Hòa, TX Ba Đồn, Quảng Bình.

Các đối tượng này đều có nhiều tiền án, tiền sự nhưng lại đang là các tài xế taxi trên địa bàn TP Đồng Hới. Sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ, chiều tối 2/9, Ban chuyên án đã bắt giữ các đối tượng Dương, Dũng, Thành khi chúng đang ăn chơi tiêu xài số tiền chúng vừa trộm và cướp được.

Tại cơ quan Công an bước đầu các đối tượng khai nhận; là tài xế taxi nên các đối tượng thường biết được quy luật đi lại và vắng nhà của khách. Lợi dụng chủ nhà đi vắng, chúng đột nhập vào nhà, trộm két sắt đưa lên taxi rồi đem đi đục phá két lấy tiền, trang sức, còn lại toàn bộ giấy tờ các đối tượng đem đốt sạch.Về đầu tranghttp://cand.com.vn/ANTT/Cao-Chieu-doc-cua-nhung-tai-xe-taxi-kiem-dao-chich-364866/

Tàu nước ngoài vi phạm, Việt Nam được dùng vũ khí truy đuổi(Đất Việt Online 9/9, tác giả Phương Nguyên)

Các đối tượng trong nhóm “Chim lợn” đã gây ra hàng chục vụ cướp, trộm trên địa bàn TP Đồng Hới, Quảng Bình.

14

Tàu nước ngoài vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định.

Nội dung này vừa được quy định tại Nghị định 71/2015 về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành.

Tại Nghị định này quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm thực hiện ở khu vực biên giới trên biển.

Cụ thể nghiêm cấm xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới; nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

Cấm bay vào vùng cấm bay; bắn, phóng, thả các phương tiện bay có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, an toàn hàng không; hạ xuống các tàu thuyền, vật thể trái với quy định của pháp luật Việt Nam; quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm…

Nghị định nêu rõ: “Khi phát hiện người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành có quyền tiến hành kiểm tra, tạm giữ người, phương tiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam".

Đặc biệt lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc người, phương tiện vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển vào nội địa.

Khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển đã sử dụng tín hiệu yêu cầu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trong khu vực biên giới biển dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng người, phương tiện đó không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có người bị thương phải tổ chức cấp cứu; trường hợp có người chết phải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sở tại giải quyết theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng lập biên bản tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nan

15

Nghị định cũng quy định trường hợp truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, việc truy đuổi được tiếp tục ở ngoài ranh giới lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam và phải được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.

"Việc truy đuổi chấm dứt khi phương tiện đường thủy nước ngoài bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác”, Nghị định 71 quy định.

Thời gian qua rất nhiều tàu cá nước ngoài đã vi phạm trên vùng biển của Việt Nam. Cụ thể ngày 24/5, Hải đội 2 Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã phát hiện 4 tàu cá Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam. Trong số này có 3/4 tàu không có giấy phép đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ.

Hải đội 2 BĐBP Quảng Bình xác định tàu cá Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam để đánh bắt hải sản trái phép.

Lực lượng tuần tra của Hải đội 2, BĐBP Quảng Bình đã đã tiến hành lập biên bản kiểm tra đánh dấu các lỗi vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, sau đó tổ chức phóng thích, đuổi ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trong năm 2013, BĐBP Đà Nẵng đã phát hiện 516 lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực đông bắc Đà Nẵng, tăng 223 lượt so với năm 2012.Về đầu tranghttp://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tinh-hinh-bien-dong-van-de-bien-dong/tau-nuoc-ngoai-vi-pham-vn-duoc-dung-vu-khi-truy-duoi-3284947/

Các địa phương tổ chức Lễ giao quân đợt hai năm 2015(Nhân Dân 9/9, tr3; Quochoitv.vn 8/9; Quân Đội Nhân Dân 9/9, tr4)

Ngày 8-9, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ giao, nhận công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2015. Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến động viên các tân binh lên đường nhập ngũ tại huyện Ứng Hòa. Trong số 175 công dân của huyện Ứng Hòa nhập ngũ lần này, 84 người có trình độ cao đẳng, đại học.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Phạm Quang Nghị đánh giá cao chất lượng tân binh và công tác chuẩn bị của huyện Ứng Hòa cho đợt giao quân lần này. Đồng chí căn dặn các tân binh cần phấn đấu rèn luyện, học tập để trở thành những chiến sĩ QĐND Việt Nam giỏi về tri thức, tinh thông về kỹ năng chiến đấu, góp phần xây dựng Quân đội ta ngày càng lớn mạnh, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Theo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, đợt giao quân lần này, Hà Nội có 2.000 công dân lên đường nhập ngũ, độ tuổi trung bình từ 18 đến 25. 54% số tân binh đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; 492 thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

* Cùng ngày, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức lễ giao quân đợt hai tại các quận 1, 2, 4, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Bình Tân và huyện Nhà Bè. Quận Bình Thạnh được chọn làm quận điểm của thành phố. Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh tham dự buổi lễ. Theo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố, đợt giao quân lần thứ hai năm 2015, thành phố có 2.350 thanh niên 16

nhập ngũ, trong đó có 200 thanh niên của các quận 2, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Bình Tân tình nguyện gia nhập hải quân vào Lữ đoàn 957 (Vùng 4 Hải quân).

* Quân khu 7 tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao nhận quân đợt hai năm 2015 tại 52 quận, huyện, thị xã của chín tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Quân khu 7, gồm Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh.

* Trong các ngày 6 và 8-9, nhiều địa phương trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ giao - nhận quân và ngày hội tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ đợt hai năm 2015.

Nhiều địa phương có số lượng lớn thanh niên lên đường nhập ngũ đợt này như Hà Tĩnh, Nam Định, Lạng Sơn, Sóc Trăng, Đồng Nai, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Yên Bái, Phú Yên, Hà Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Thái Bình, Quảng Bình, Bình Thuận…

Theo thống kê, nhờ chuẩn bị tốt các khâu, các bước trong công tác khám tuyển, nên chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ năm nay cao hơn các năm trước. Tất cả thanh niên trúng tuyển đều có sức khỏe đạt loại 1 và 2; phần lớn có trình độ từ trung học phổ thông trở lên, trong đó nhiều người có trình độ cao đẳng, đại học, nhiều người là đảng viên. Nhiều thanh niên tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ, trong đó có nhiều người là cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan nhà nước.

Trước ngày lên đường nhập ngũ, các địa phương đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức Đảng cho phần lớn thanh niên trong diện trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nhiều địa phương tổ chức hội trại tòng quân với sự tham gia của các thanh niên trúng tuyển, người thân, bạn bè, với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú. Nhiều địa phương vận động các đơn vị, doanh nghiệp trao quà tặng tân binh trước giờ lên đường làm nhiệm vụ, trong đó có nhiều địa phương trao sổ tiết kiệm cho tân binh với số tiền từ một đến năm triệu đồng/sổ.

Lễ giao - nhận quân được các địa phương tổ chức trang trọng, nhanh gọn, an toàn và tiết kiệm.Về đầu trang

Huyện Bố Trạch (Quảng Bình): Tổ chức lễ giao nhận quân đợt 2 năm 2015(Thuonghieucongluan.com.vn 8/9, tác giả Tuấn Tài)

THCL Sáng nay (8/9), huyện Bố Trạch đã tổ chức Lễ giao, nhận quân đợt 2, năm 2015.

Tham dự buổi lễ có các ông Trần Tiến Dũng, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Đại tá Lê Anh Hùng, Phó trưởng phòng Quân y (Quân khu 4), Thượng tá Nguyễn Văn Man, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh, Lê

Chiến sỹ tân binh phấn khởi trước lúc lên đường 17

Thuận Văn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành viên Hội đồng NVQS tỉnh cùng lãnh đạo các huyện và đại diện các đơn vị nhận quân.

Tại Lễ giao quân, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy QS huyện đọc công bố Quyết định của UBND tỉnh và BCHQS tỉnh về chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ năm 2015. Tiếp đến, ông Phan Văn Gòn, Bí thư Huyện ủy thắp lửa truyền thống; ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện đánh trống mở Hội giao - nhận quân.

Đợt giao quân lần này, huyện Bố Trạch có 110 tân binh lên đường nhập ngũ. Tại lễ giao, nhận quân, Hội đồng nghĩa vụ QS huyện đã bàn giao đầy đủ quân số cho các đơn vị nhận quân, cụ thể: 35 tân binh về Bộ Tư lệnh Vùng 3 - Hải Quân; 30 tân binh về BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; 45 tân binh về Sư đoàn 968 - Quân khu 4.

Chiến sỹ tân binh Nguyễn Quốc Hùng (thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 3) phấn khởi cho biết: “Em rất vinh dự được trở thành người chiến sỹ hải quân trong đợt nhập ngũ lần này. Em xin hứa sẽ cố gắng rèn luyện - phấn đấu thật tốt để bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không phụ lòng mong đợi của bố mẹ và người thân cũng như chính quyền địa phương, nơi em lớn lên”.

Bà Hoàng Thị Mai, xã Tây Trạch (Bố Trạch) xúc động chia sẻ: “Hôm nay, con lên đường nhập ngũ, gia đình chúng tôi rất tự hào vì các con đã trưởng thành. Chúc các con mạnh khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bố mẹ và người thân là nơi hậu phương vững chắc để cho các con an tâm tư tưởng công tác”.

Thay mặt lãnh đạo huyện, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng NVQS huyện phát biểu: Chúng tôi ghi nhận kết quả mà các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã đạt được trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2015. Xin chúc sức khỏe các chiến sỹ tân binh - lên đường thực hiện nghĩa vụ cao cả “Bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân”.

Lễ giao - nhận quân diễn ra trong khí thế sôi động, hào hùng, ấm tình quân dân. Huyện Bố Trạch đã hoàn thành xuất sắc công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đợt 2, năm 2015.Về đầu tranghttp://thuonghieucongluan.com.vn/su-kien/quoc-phong/25298--huyen-bo-trach-quang-binh-to-chuc-le-giao-nhan-quan-dot-2-nam-2015.html

Quảng Bình: Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền ở khu vực biên giới, vùng biển (Biên Phòng Online 8/9, tác giả Minh Lợi)

Những năm gần đây, nhận thức của quần chúng nhân dân nơi vùng sâu, vùng xa biên giới, vùng biển đã có những chuyển biến đáng kể. Hiệu quả này đã được khẳng định tại Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông với Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình về công tác

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Lợi

18

thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại ở khu vực biên giới, vùng biển (giai đoạn 2012 - 2015) vừa được tổ chức vào ngày 7-9.

Qua 3 năm thực hiện chương trình phối hợp, Sở Thông tin và Truyền thông và Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã tập trung tăng cường thông tin và truyền thông ở cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Hai bên đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên 2 tuyến biên giới nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho nhân dân, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh sản xuất phim tài liệu “Người Rục và cây lúa nước” phát trên sóng Đài truyền hình Quảng Bình, đồng thời in ấn cấp phát cho các đồn Biên phòng và các xã vùng sâu, vùng xa; sản xuất và phát hành hàng ngàn tờ gấp tuyên truyền, phổ biến giáo dục về Luật Biên giới quốc gia; khảo sát và tiếp nhận cụm thông tin đối ngoại Cửa khẩu quốc tế Cha Lo do Bộ Thông tin và Truyền thông đầu tư xây dựng; Phối hợp quản lý tần số và thiết bị đặt trên các phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

Về phía Sở Thông tin và Truyền thông, hàng năm đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch thông tin đối ngoại, tổ chức hướng dẫn tuyên truyền về thông tin đối ngoại và tuyên truyền biển, đảo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực đối ngoại của các sở, ban, ngành, địa phương và phóng viên bao chí Trung ương, địa phương...

Đặc biệt, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thành công triển lãm ảnh “Biển đảo quê hương”; triển khai chương trình “Kết nối biển Đông” và gần đây nhất là phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu về cộng đồng ASEAN tại Quảng Bình.

Các đơn vị BĐBP đã tổ chức trên 700 buổi tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với gần 50 ngàn lượt người tham gia; tuyên truyền đối ngoại được 270 buổi, mở 21 lớp tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị và cán bộ chủ chốt của các xã biên giới, vùng biển, tập huấn cho BĐBP về kỹ năng tuyên truyền và nghiệp vụ báo chí; đảm bảo các hoạt động của các điểm truy cập Internet tại các đồn Biên phòng, giúp cán bộ nhân dân các thôn bản cập nhật thông tin.

Xây dựng đúng tiêu chí các tủ sách pháp luật nơi biên giới, xuất bản trên 28 ngàn tờ rơi với các nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình thức tế của đời sống nhân dân, đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thông tin trên 2 tuyến biên giới; các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các cấp hội nông dân động viên ngư dân mạnh dạn đầu tư phương tiện, ngư lưới cụ vươn khơi bám biển...

Trên lĩnh vực công tác đối ngoại biên phòng, BĐBP Quảng Bình đã chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với lực lượng an ninh, quân sự của 2 tỉnh Khăm Muộn và Xa-vẳn-na-khệt (Lào); phối hợp có hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ biên giới, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc.

19

Tại hội nghị này, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình cũng đã đưa ra những giải pháp có tính định hướng để thực hiện chương trình phối hợp ngày càng đạt hiệu quả.Về đầu tranghttp://www.bienphong.com.vn/nang-cao-chat-luong-thong-tin-tuyen-truyen-o-khu-vuc-bien-gioi-vung-bien/33518.bbp

Vẫn còn nhiều phụ huynh "quên" đội mũ bảo hiểm cho con(Báo Quảng Bình Online 9/9, tác giả Phạm Hà)

Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ từ 6 tuổi trở lên khi đi xe gắn máy, xe đạp điện đã có hiệu lực từ ngày 10-4-2015. Tuy nhiên có một thực tế là nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự coi trọng vấn đề này.

Sau một thời gian ra quân thực hiện tuần lễ cao điểm (trước ngày 10-4-2015) về nhắc nhở, xử lý vi phạm các trường hợp không đội MBH cho trẻ trên 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện, đa phần các bậc phụ huynh đã thực hiện tương đối tốt.

Nhiều bậc phụ huynh đã nhận thức được tác động tích cực của việc đội MBH đối với việc bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.

Chị Nguyễn Thị Thủy, phụ huynh của học sinh Trần Hà Anh (học sinh lớp 2, Trường tiều học số 3 Nam Lý chia sẻ: "Ngay từ khi lên 5 tuổi đi học mẫu giáo, chị đã cho con đội MBH, đến giờ cháu đã lên lớp 2, ý thức đội MBH cũng đã quen, không khi nào ra ngoài đường mà cháu quên đội MBH. Việc đội MBH là rất cần thiết để bảo đảm sự an toàn cho trẻ".

Từ thực tế cho thấy, đội MBH đúng quy chuẩn khi tham gia giao thông là biện pháp hữu hiệu để phòng chấn thương sọ não và tử vong khi tai nạn giao thông không may xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em trên 6 tuổi ngồi trên mô tô, xe máy không đội MBH vẫn diễn ra khá phổ biến.

Qua khảo sát tại một số cổng trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP. Đồng Hới trước giờ vào học và lúc tan trường, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh nhiều phụ huynh đưa, đón con mà không đội MBH cho trẻ. Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội MBH nên chưa nghiêm túc chấp hành. Hay nói một cách khác, đội MBH cho con khi tham gia giao thông chưa trở thành thói quen của nhiều người. Có rất nhiều lý do để các bậc phụ huynh biện hộ cho lý do "quên" đội MBH nào là nhà gần, buổi sáng lật đật nhiều việc nên quên, trời nóng...

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc đội MBH cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội MBH có cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Vẫn còn nhiều phụ huynh không đội MBH cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

20

Việc đội MBH cho trẻ khi tham gia giao thông rất cần thiết, nó không chỉ bảo đảm an toàn cho trẻ mà còn tạo nền nếp, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ nói riêng, chấp hành pháp luật nói chung ở các em. Để làm được điều đó, ngoài ý thức chấp hành của các bậc phụ huynh, nhà trường cần nâng cao trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng phụ huynh, học sinh tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, các trường học cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện trong năm học để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các em học sinh, qua đó thay đổi ý thức của các bậc phụ huynh học sinh đối với quy định đội MBH. Thực tế hiện nay, tại nhiều trường học, nhà trường đã phối hợp với gia đình để nghiêm túc thực hiện quy định đội MBH thông qua việc ký cam kết giữa Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đối với những trường hợp vi phạm, khi cơ quan chức năng thông báo về nhà trường, nhà trường cần liên hệ và nhắc nhở gia đình. Đây là những cách làm mang lại hiệu quả rất tốt, cần được nhân rộng trong tất cả các trường học.

Việc đội MBH cho người đi mô tô, xe máy là chủ trương đúng, giảm được thương vong cho người tham gia giao thông khi xảy ra tai nạn, được xã hội đồng tình, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chủ quan, bất cẩn. Mong rằng các bậc phụ huynh hãy tự giác thực hiện đội MBH cho trẻ để góp phần trực tiếp bảo đảm sự an toàn sức khỏe, tính mạng cho chính các em, đồng thời vừa là một cách giáo dục bổ ích về thói quen tốt, dần dần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật cho các em sau này.

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc đội MBH cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội MBH cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201509/van-con-nhieu-phu-huynh-quen-doi-mu-bao-hiem-cho-con-2128241/

V. Điểm tin đã đưa

Theo hồ sơ ban đầu, ngày 7-9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Lệ Thủy đã bắt giữ Nguyễn Trọng Cảnh (34 tuổi), trú xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. (Infonet.vn 9/9; Công An Nhân Dân 9/9, tr3; Đại Đoàn Kết 9/9, tr2)Về đầu trang

Ngày 23/7, Cơ quan CSĐT, Công an huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Võ Hồng Thái, Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch liên quan đến hành vi "ăn chặn" tiền chính sách dành cho người nghèo trên địa bàn xã. (Đất Việt Online 9/9)Về đầu trang

Đầu tháng 2/2015, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (TP Đồng Hới, Quảng Bình) tiếp nhận ca cấp cứu của một bé trai 8 tuổi trú tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong tình trạng mắt phải bị thương nặng, chảy máu nhiều. Kết quả chẩn đoán của bác sỹ cho thấy, cháu bé bị trúng đạn từ khẩu súng đồ chơi khiến niêm mạc bị rách. (Giao Thông Online 8/9)Về đầu trang

21

Hang Sơn Đoòng vừa được Tạp chí khoa học lừng danh Smithsonian- Mỹ bình chọn là điểm đến đứng đầu trong 25 điểm du khách cần khám phá của thế kỷ 21. (Hải Quan Online 8/9; Dân Trí 8/9; Thanh Niên 9/9, tr15; Người Lao Động 9/9, tr2; Giáo Dục & Thời Đại 9/9, tr9)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

22