11
8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT Một Thế Giới http://motthegioi.vn/lgbtc131/canthocauchuyenvevihieutruongchochechohocsinhlgbt41542.html 1/11 8/29/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT motthegioi.vn/lgbtc131/canthocauchuyenvevihieutruongchochechohocsinhlgbt41542.html Đăng lúc: 29/08/2016 09:01 In bài viết Thầy Võ Đức Chỉnh (thứ 2 từ phải sang) Thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Việt Hồng, được nhiều học sinh kính trọng không chỉ bởi sự uyên bác và tử tế mà còn bởi tình yêu thương thầy dành cho các em học sinh thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). "Nếu giáo viên nào không chịu giúp đỡ học sinh LGBT thì chính là làm trái với lương tâm nghề giáo", đó là lời chia sẻ của thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường Nguyễn Việt Hồng (Cần Thơ) tại hội thảo "Nuôi mầm khoan dung Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung" do trung tâm ICS đơn vị bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam phối hợp tổ chức cùng UNESCO và Bộ GD&ĐT vào ngày 28.8. Năm 2013, trường THPT Nguyễn Việt Hồng là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam đưa kiến thức LGBT vào giờ ngoại khóa với nội dung phong phú, đa dạng và thiết thực. Tuy nhiên, quyết định táo bạo của thầy Chỉnh khi ấy đã vấp phải không ít khó khăn nhưgiáo viên chưa nắm rõ thông tin, cơ quan chức năng và ban ngành liên quan yêu cầu làm tường trình... Nhớ lại khoảng thời gian ấy, thầy Chỉnh cho biết bản thân đã không hề nản chí mà lại càng quyết tâm hơn. Kết quả, những hoạt động này vẫn được duy trì cho tới nay và đã lan tỏa ra nhiều ngôi trường khác.

Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

  • Upload
    lamhanh

  • View
    224

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 1/11

8/29/2016

Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinhLGBT

motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html

Đăng lúc: 29/08/2016 09:01

In bài viết

Thầy Võ Đức Chỉnh (thứ 2 từ phải sang)

   Thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Việt Hồng, được nhiều học sinhkính trọng không chỉ bởi sự uyên bác và tử tế mà còn bởi tình yêu thương thầy dành cho các em họcsinh thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới).

"Nếu giáo viên nào không chịu giúp đỡ học sinh LGBT thì chính là làm trái với lương tâm nghề giáo", đó là lờichia sẻ của thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường Nguyễn Việt Hồng (Cần Thơ) tại hội thảo "Nuôi mầm khoandung ­ Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung" do trung tâm ICS ­ đơn vị bảo vệ và thúc đẩyquyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam ­ phối hợp tổ chức cùng UNESCO và Bộ GD&ĐT vào ngày 28.8. 

Năm 2013, trường THPT Nguyễn Việt Hồng là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam đưa kiến thức LGBT vào giờngoại khóa với nội dung phong phú, đa dạng và thiết thực. Tuy nhiên, quyết định táo bạo của thầy Chỉnh khiấy đã vấp phải không ít khó khăn như giáo viên chưa nắm rõ thông tin, cơ quan chức năng và ban ngành liênquan yêu cầu làm tường trình... Nhớ lại khoảng thời gian ấy, thầy Chỉnh cho biết bản thân đã không hề nản chímà lại càng quyết tâm hơn. Kết quả, những hoạt động này vẫn được duy trì cho tới nay và đã lan tỏa ranhiều ngôi trường khác.

Page 2: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 2/11

Buổi hội thảo thu hút rất đông các bạn trẻ LGBT tham dự

Bên cạnh những tiết học ngoại khóa, thầy Chỉnh còn linh hoạt thay đổi một số luật lệ nhằm giúp các em học sinhLGBT có thể cảm thấy thoải mái hơn: "Đầu tuần, nhà trường có yêu cầu mặc đồng phục vào giờ chào cờ chonên nhiều em LGBT thường tìm cách trốn tránh. Từ khi tôi cho phép em nào không thích mặc áo dài đượcquyền mặc áo ngắn thì các em này lại hoạt động rất sôi nổi khiến học sinh trong trường cũng khâm phục".

Trên cương vị là một người làm công tác giáo dục, thầy Chỉnh tâm niệm các em học sinh LGBT là những cánhân chịu nhiều thiệt thòi, cần phải được quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ: "Lúc trước, trường tôi có một em nữ bịmẹ ruột tát trước cổng trường vì là người LGBT. Em định bỏ học. Biết việc này, tôi đã đến nhà nhờ địa phươngcan thiệp, hòa giải. Sau đó, em đã đi học lại và hiện đã đậu vào cao đẳng".

Cơ duyên của thầy Chỉnh với cộng đồng LGBT đã bắt đầu từ cách đây rất lâu. Khoảng 30 năm trước, khi vừamới tốt nghiệp, trong lớp đầu tiên do thầy Chỉnh làm chủ nhiệm có một học sinh đồng tính nam thường xuyên bịbạn bè trêu chọc, kỳ thị và cô lập. "Lúc đó, tôi không biết tí gì về LGBT. Tôi chỉ nghĩ đơn giản em ấy là học sinhcủa mình thì trách nhiệm là phải giúp đỡ. Vậy thôi", thầy nói.

Với sự giúp đỡ của thầy Chỉnh, học sinh này đã có thể tái hòa nhập với bạn bè và yên tâm theo đuổi việc học.Nhiều năm sau, cậu trở về trường cũ với tư cách là Hiệu phó của một trường Đại học danh tiếng tại TP.HCM."Em ấy về giúp tôi mở ra nhiều chương trình ngoại khóa cũng như kêu gọi các ca sĩ nổi tiếng trên TP.HCM vềbiểu diễn, tất nhiên là miễn phí hết. Nhiều học sinh LGBT đã lấy em ấy làm tấm gương sáng để noi theo", thầyChỉnh tự hào kể lại.

Cũng tại buổi hội thảo, bà Cao Thị Minh Nguyệt đến từ TP.Nha Trang ­ thành viên của PFLAG (hội người thâncủa cộng đồng LGBT) ­ đã chia sẻ về quá khứ khó khăn của 2 đứa con LGBT khi họ còn theo học trường phổthông cách đây nhiều năm. Câu chuyện buồn này đã lấy không ít nước mắt của khán giả có mặt tại hội trường.Ngồi bên cạnh, thầy Chỉnh cho biết bản thân cảm thấy rất buồn khi nghe thấy và cho rằng đó là hậu quả củaviệc thiếu khoan dung, cảm thông và đặc biệt là kiến thức LGBT từ ban giám hiệu.

Page 3: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 3/11

Bà Cao Thị Minh Nguyệt (đầu tiên từ phải sang)

Kết thúc phần chia sẻ, thầy Chỉnh muốn gửi gắm một thông điệp đến các em học sinh LGBT: "Chúng ta kêu gọichống kỳ thị LGBT nhưng chính các em LGBT cũng nên ngừng 'kỳ thị' chúng tôi. Hãy mở lòng nhiều hơn đểtăng tính hiện diện của mình".

Bà Nguyễn Vân Anh, chuyên viên Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, thừa nhận hiện nay vẫn chưacó bất kỳ văn bản quy phạm nào của Bộ GD&ĐT liên quan đến người LGBT. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Cụcsẽ triển khai những khóa học trực tuyến liên quan đến giới cho 200 giáo viên, cán bộ quản lý ở một số trườngTHCS và THPT tại Huế và TP.HCM. Ngoài ra, Cục sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận thông tin để xóa bỏ tìnhtrạng bạo lực học đường liên quan đến giới và bản dạng giới.

Thống kê của viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường iSEE về vấn đề phân biệt đối xử với ngườiLGBT trong trường học:

­ Từng bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53.8%.

­ Từng bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%.

­ Từng bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20.4%.

­ Từng bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29.3%.

Mai Thảo

Tags:

Kỳ thị đồng tính trong trường họccộng đồng LGBT

 

hotline

Quảng cáo: 091 2161163

Nội dung: 090 186 3399

 

Page 4: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 4/11

 

 

 

 

MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC

 

 

 

 

Người đồng tính không đến từ hành tinh khác

Đăng lúc: 29/08/2016 10:05

   Evan Wolfson, người đã dành hơn 30 năm đấu tranh cho bình đẳng hôn nhân tại Mỹ, vừađến Việt Nam nhân Viet Pride 2016 ­ một sự kiện quan trọng của cộng đồng LGBT (đồng tính, song tínhvà chuyển giới) tại Việt Nam. “Tôi tin tưởng Chính phủ Việt Nam có thể “về đích” trong tiến trình chấpnhận hôn nhân đồng tính, sau bước khởi đầu bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giớitính” từ năm 2015” ­ ông Evan Wolfson nói.

Ông nhận xét gì với những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT và động thái của Chính phủViệt Nam những năm gần đây?

­ Tôi nhận thấy Chính phủ đang nghiêm túc nhìn nhận vấn đề cần xóa bỏ kỳ thị người đồng tính, nhận ra tầmquan trọng của việc thúc đẩy sự tôn trọng đối với người đồng tính thay vì đẩy họ ra khỏi xã hội. Việt Nam đã đi

Page 5: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 5/11

những bước quan trọng và khiến thế giới phải dõi theo. Nhiều thứ ở đây đã thay đổi, nhiều hơn những gì ngườingoài vẫn nghĩ về Việt Nam. Nhưng vẫn có nhiều điều phải làm.

Như việc hôn nhân đồng tính dù đã được cho phép nhưng vẫn chưa được pháp luật công nhận?

­ Đúng vậy, một khi người đồng tính bị tước bỏ quyền tự do hôn nhân, họ không thể xây dựng gia đình theotruyền thống Việt Nam, gần như bị đẩy ra khỏi gia đình và xã hội. Việc cần làm là tiếp tục thúc đẩy các cam kếtpháp luật để bảo vệ cộng đồng LGBT. Ngoài ra, dù quyền được kết hôn là quan trọng nhưng vẫn còn những thứkhác như chống kỳ thị, bảo đảm an toàn cho những người đồng tính. Điều này cũng đúng tại Mỹ, dù chúng tôiđã chiến thắng trong cuộc chiến đòi quyền hôn nhân cho người đồng tính.

Sự cởi mở này có đủ tích cực để báo hiệu sẽ có thêm nhiều tiến triển khác?

­ Tôi đánh giá cao bước đi đầu tiên và rất quan trọng đó của Chính phủ Việt Nam, nó giúp giảm kỳ thị và chophép người đồng tính có thể tổ chức lễ cưới cho gia đình, bạn bè và cộng đồng thấy tình yêu của họ. Thế giớithật ra rất ngạc nhiên khi thấy Quốc hội Việt Nam chấp thuận điều này. Việt Nam đang đi đúng hướng, việc cònlại là hoàn tất tiến trình này. Tôi đã thấy nhiều cá nhân, tổ chức, nhà hoạt động nỗ lực để nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về LGBT, giúp nhiều người Việt hiểu hơn người đồng tính thật sự là ai. Quyết định bỏ lệnh cấmhôn nhân đồng giới của Chính phủ đã khích lệ cộng đồng. Ngược lại, khi sự ủng hộ dành cho giới LGBT củacộng đồng tăng lên, Chính phủ sẽ dễ dàng đạt được các bước tiến mới.

Viet Pride sau khởi đầu vấp phải phản đối hồi năm 2012, năm nay đã là lần thứ 5 sự kiện này được tổ chức. Ôngnhận xét gì về những nỗ lực của Viet Pride?

­ Đó là cơ hội để giới LGBT tự khẳng định họ, giúp cộng đồng hiểu thêm họ là ai. Nhưng các nỗ lực này cầnđược tiến hành quanh năm, để làm cho nhiều người biết rằng người đồng tính không phải đến từ hành tinhkhác, mà chính là người thân của ta.

Giới trẻ Việt Nam đang có nhận thức về LGBT rất khác cha mẹ họ. Nếu người lớn dùng từ hơi xúc phạm để chỉnhững người đồng tính, con cái họ “chỉnh” ngay bằng cách gọi phù hợp hơn. Điều này có khiến ông ấn tượng?Trẻ con Việt Nam đang được giáo dục đúng đấy chứ?

­ Hoàn toàn chính xác. Người trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xóa bỏ kỳ thị với người đồng tính.Thật may là họ lớn lên trong thời đại mà hai từ “đồng tính” và “kết hôn” đã đi cùng với nhau, điều không có ởnhững thế hệ trước. Người trẻ vì thế có thể lớn lên và giúp chính cha mẹ họ và Chính phủ cởi mở hơn về LGBT.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius thường xuyên truyền tải thông điệp người LGBT cần được tôn trọng và ủnghộ. Ông có nghĩ Việt Nam cần thêm nhiều người nổi tiếng, ở vị trí cao như thế để nâng cao nhận thức cộngđồng?

­ Đúng, nhưng chúng ta cũng cần cả những người bình thường, như những đứa trẻ “sửa lời” cha mẹ trong câuchuyện bạn vừa kể. Việt Nam được đánh giá rất cao khi đã vui vẻ chào đón một đại sứ đồng tính, bạn đời củaông, cả con cái và cha mẹ của họ. Điều này cho thấy triển vọng Chính phủ sẵn sàng thực hiện các bước tiếnkhác. Trong cuộc đấu tranh cho hôn nhân đồng tính, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn cao hơn rất nhiều so vớithời chúng tôi bắt đầu: người dân đòi hỏi công bằng hơn, Chính phủ nghiêm túc nhìn nhận vấn đề, nhiều ngườisẵn sàng góp sức để thúc đẩy các phong trào.

Xin cảm ơn ông!

Viet Pride Hà Nội diễn ra từ ngày 19 đến 21.8 với nhiều hoạt động (học bổng Viet Pride, chiến dịch bình đẳngcông sở Work With Pride, chiếu phim, trò chuyện chủ đề LGBT). Tại TP.HCM, Viet Pride 2016 Sài Gòn diễn ra từngày 25 đến 29.8. Theo ông Wolfson, hôn nhân đồng tính đã được công nhận tại 22 quốc gia, giúp 1 tỉ người,tức 13% dân số toàn cầu, được hưởng hôn nhân bình đẳng.

Tuần báo Newsweek gọi Wolfson là “Cha đẻ của hôn nhân đồng tính”. Tạp chí Times vinh danh ông là một trong“100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới”. Ông là nhà sáng lập và chủ tịch của “Freedom to Marry” (Tự dohôn nhân), chiến dịch đóng vai trò quan trọng trong việc Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết công nhận quyền tổchức hôn nhân đồng tính trên khắp nước Mỹ (tháng 6.2015).

Page 6: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 6/11

Trường Sơn ­ Tuổi Trẻ

 

 

 

Tâm thư của một người chuyển giới: 'Điều gì làm nên một người phụ nữ?'

Đăng lúc: 29/08/2016 06:21

   Nhân sự kiện VietPride 2016, Hy Sa B ­ một người chuyển giới nổi tiếng tại Sài Gòn ­ đãgửi một bức tâm thư đến cộng đồng nhằm kêu gọi xã hội cởi mở hơn đối với người LGBT nói chung vàngười chuyển giới nói riêng.

Tôi là Hy Sa B ­ người chiến thắng Miss Beauty 2015, cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ chuyển giới tại ViệtNam. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn tự hỏi bản thân mình: "Điều gì làm nên một người phụ nữ?". Và sau đây là suynghĩ của tôi.

Đầu tiên, người ta thường hay nghĩ ngay đến sở thích hay tính cách. Tôi thích những màu sắc tươi sáng, dễthương như màu tím. Tôi thích để tóc dài, trang điểm nhẹ, thích mặc đẹp, mang giày cao gót và sử dụng nướchoa. Tôi yêu cách cư xử nhẹ nhàng, nói chuyện nhỏ nhẹ, cử chỉ dịu dàng. Tôi yêu con trai và muốn lập gia đìnhvới người đàn ông mình yêu thương. Tôi mong muốn hoạt động trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Tôi cũngthích nấu ăn.

Thế nhưng những sở thích hay tính cách đó có làm nên bản dạng giới phụ nữ trong tôi hay không? Phụ nữ cóphải là cứ đóng khuôn vào những hình ảnh nữ tính như vậy không? Có những người đàn ông hay các giới kháccó chung sở thích, công việc, hay cách cư xử đó. Và ngược lại, không phải bạn gái nào cũng chia sẻ những điềunói trên với tôi. Hy Sa B có những người bạn nữ chuyển giới vẫn thích sự mạnh mẽ, thích chơi thể thao, là giáoviên, là bác sĩ, là thợ cơ khí. 

Page 7: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 7/11

Giây phút đăng quang của Hy Sa B vào năm 2015

Chúng ta thường hay gán những tính cách, đặc điểm của một người với giới tính của họ một cách dập khuôn.Tuy nhiên, đối với Hy Sa B, sự nam tính hay nữ tính của một con người không quyết định bản dạng giới của họ.Sự nữ tính không làm nên một người phụ nữ. Tình yêu hay hôn nhân với nam giới, hay khả năng sinh đẻ khônglàm nên một người phụ nữ. Chăm sóc con cái không làm nên một người phụ nữ. 

"Đó có phải là con gái không?". Người ta vẫn thường xuyên đặt câu hỏi như vậy khi bắt gặp một người chuyểngiới nữ đi ngang qua hay nhìn thấy hình ảnh họ trên báo chí. 

Người chuyển giới nữ chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là sức ép về ngoại hình. Đó là định kiến, rằng phụ nữ phảithon thả, da trắng, mặt xinh. Phải dịu dàng và hy sinh. Để có ngoại hình như ngày hôm nay, Hy Sa B đã phải trảiqua một quá trình không hề đơn giản. Dè bỉu có, cười chê có, cực khổ có, đau đớn có, nước mắt có. Và giờ, HySa B nhận ra rằng: Không đáng để tôi phải chịu đựng như vậy! Tôi là con người bình đẳng như tất cả mọi người,và tôi cần được thừa nhận và tôn trọng. 

Chiến thắng cuộc thi sắc đẹp chuyển giới không có nghĩa là phải có vóc dáng nữ tính. Chúng ta, bất kể là ngườichuyển giới hay hợp giới, đều không cần phải cắt xén, mổ xẻ, gò ép bản thân trở thành ai hoặc trông cho giốngai thì mới xứng đáng được công nhận và tôn trọng như những cá nhân bình đẳng và đa dạng. Vậy điều gì làmnên một người phụ nữ?

Page 8: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 8/11

Hy Sa B trong một hội thảo tại Huế

Từ lâu nay, các tác phẩm điện ảnh, âm nhạc hay những câu chuyện truyền miệng, những bài viết trên mạnghoặc những phóng sự về cuộc sống người chuyển giới dường như đều lựa chọn khắc họa một gam màu khátăm tối. 

Nhưng ngày hôm nay đã khác, cuộc sống người chuyển giới đã dần sang một trang mới đầy tươi sáng hơn.Ngày càng có nhiều người chuyển giới đấu tranh và vượt qua kỳ thị để khẳng định được vị trí của mình trong xãhội. Chúng tôi sống có trách nhiệm, có ý chí cầu tiến. Chúng tôi đã mạnh dạn đứng lên, đoàn kết để nói lên tiếngnói và giành lại những quyền cơ bản của một con người: quyền tự do yêu thương và tự do thể hiện. 

Nhiều bạn chuyển giới đạt được học bổng để tiếp tục đi học, theo đuổi ước mơ như bạn An Vi ở TP.HCM, hoặcđi du học như bạn Hoàng Nguyên ở Hà Nội. Những trường hợp như bạn Jessica của J’s Band không chỉ có côngăn việc làm ổn định mà còn giúp đỡ, hỗ trợ các bạn chuyển giới khác xây dựng cuộc sống và đóng góp cho xãhội. 

Page 9: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 9/11

Năm 2015, Quốc hội Việt Nam cũng đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển giới. Đây là cộtmốc quan trọng và là tiền đề cho người chuyển giới ngày càng được công nhận và tôn vinh như mọi công dânbình đẳng.

Đối với Hy Sa B, điều làm nên một người phụ nữ là sức mạnh nội tại, là năng lực vượt qua những trở ngại và thửthách trong xã hội để hướng đến sự bình đẳng giữa mọi bản dạng giới, là dám nói Không với những khuôn mẫuvà định kiến giới đè nặng lên chúng ta. Bình đẳng giới là bình đẳng LGBT, và bình đẳng LGBT là bình đẳng giới.

Hy Sa B mơ ước, với tiến trình của phong trào LGBT và những gì chúng ta đã làm được, một ngày nào đókhông xa, chúng ta sẽ ăn mừng trong chiến thắng. Câu hỏi "Đó có phải là con gái không?" sẽ không còn nữa khixã hội công nhận mọi tính cách và thể hiện giới khác nhau của tất cả các cá nhân đa dạng.

Hy Sa B

 

 

XEM NHIỀU NHẤT

 

 

 

CHUYỆN HÔM NAY

 

Khi GDP không sạch

Hoàng Hải Vân

Nhà báo

Chỉ số GDP được đặt ra để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng là sự đo lường rấtkhông đầy đủ, nó chủ yếu được dùng làm cơ sở điều hành kinh tế vĩ mô và không đồng nhất với mức độthịnh vượng và an lành của xã hội.

Thả mồi bắt bóng…

Đoàn Đạt

Nhà báo

Có hai sự kiện nổi bật trong tuần qua, một là cuộc tọa đàm về chính sách công nghiệpquốc gia, hai là phát ngôn của ca sĩ Mỹ Linh về thực phẩm sạch. Tưởng chừng chẳng ăn nhập gì vớinhau, song hai sự kiện này lại có mối quan hệ mật thiết.

'Thanh kiếm' có chỗ mẻ

Nguyễn Thông

Nhà báo

Page 10: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 10/11

Là những người hiểu, nắm vững pháp luật nhất mà lại hành động theo kiểu lạm quyền,ngang ngược, coi thường, bất chấp pháp luật, một bộ phận không nhỏ trong lực lượngcông an đã khiến uy tín của ngành bị sứt mẻ, để con mắt dân nhìn vào thiếu sự thiện cảm.

Chuyện ở hầm Thủ Thiêm

Hồ Hùng

Nhà báo

Hàng chục CSGT đứng bên kia hầm để chặn bắt những người điều khiển xe qua hầm màkhông bật đèn. Chuyện này khiến vừa quá phí lực lượng, người dân lại bất bình: CSGT chỉmuốn phạt dân, bất chấp an nguy của họ?

Khi tướng công an đề nghị nới lệnh giới nghiêm

Quốc Phong

Nhà báo

Không phải chỉ riêng tôi, nhiều người lâu nay vẫn thường quan niệm cán bộ lãnh đạo Đảng,chính quyền mà có "gốc gác" từ công an chuyển ra, trong công việc sẽ rất nguyên tắc và có phần "cứng",ít người có được phong cách mềm dẻo, thông thoáng. Chuyện ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBNDHà Nội, thiếu tướng, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội hôm mới đây cho thấy cách nhìn của tôi trongtrường hợp này là chưa đúng.

Ảnh ­ Video

 

 

Thế giới mạng

 

 

BLOGGER NỔI BẬT

 

 

 

 

 

 

 

Page 11: Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT

8/31/2016 Cần Thơ: Câu chuyện về vị hiệu trưởng chở che cho học sinh LGBT ­ Một Thế Giới

http://motthegioi.vn/lgbt­c­131/can­tho­cau­chuyen­ve­vi­hieu­truong­cho­che­cho­hoc­sinh­lgbt­41542.html 11/11

Một Thế Giới