14

Click here to load reader

Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nammardi 2 novembre 2010 02:23:37Trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X có yêu cầu:"Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế - xã hội". Việc tham khảo kinh nghiệm trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp của một số nước để rút ra những kiến nghị phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hình thành một cơ chế bảo hiến có hiệu quả trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hết sức cần thiết. 

I. Về khái niệm bảo vệ Hiến pháp Ở các nước trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Thuật ngữ “bảo vệ Hiến pháp” – “правовая охрана конституция” (tiếng Nga)được dịch và sử dụng ở Việt Nam, nhưng thuật ngữ này không được dùng nhiều ở các nước trên thế giới và ngay cả ở Nga khái niệm trên cũng chưa được đưa vào luật. Ở Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thể tạm dịch là kiểm tra tư pháp. Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểm tra của cơ quan tư pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp đưa ra. Khái niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến” mà một số sách trước đây về luật hiến pháp ở Việt nam hay dùng. 

Bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luật do Quốc hội đưa ra bởi những văn kiện này đứng ở tột đỉnh của hệ cấp những hành vi pháp lý. Tuy nhiên cách hiểu bảo hiến chỉ là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật là một cách hiểu theo nghĩa hẹp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp... Ở nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp . 

1. Các mô hình bảo vệ Hiến pháp ở các nước[/B]

Mỗi nhà nước xuất phát từ điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mình mà xây dựng mô hình, hay cơ chế bảo vệ Hiến pháp phù hợp.Tuy nhiên,trên thé giới về mô hình bảo hiến có thể khái quát thành 3 mô hình cơ bản: * Mô hình Bảo hiến châu Âu

Tại nhiều nước ở châu Âu, quyền giám sát Hiến pháp được trao cho các cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến) có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu theo một chế độ đặc biệt.Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Hiến pháp được thực hiện theo yêu cầu trực tiếp của các tổ chức chính trị, các Toà án thậm chí của cả cá nhân. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc. Hoạt động giám sát Hiến pháp ở châu Âu có sự kết hợp giữa việc giải quyết các vụ việc cụ thể với giải quyết đồng thời cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền.

* Mô hình Bảo hiến ở Hoa Kỳ

Tại mỹ, mô hình giám sát Hiến pháp với Tài phán Hiến pháp không tách rời mà nằm trong hệ thống Tòa

Page 2: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

án. Mô hình này thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp.Ưu điểm của mô hình này là bảo hiến không trừu tượng vì nó liên quan đến những vụ việc cụ thể nên bảo vệ Hiến pháp một cách cụ thể. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nó là việc phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới, nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như vậy, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế sẽ không được Tòa án áp dụng. 

* Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách (tòa án Hiến pháp) và cà các Tòa án thuộc hệ thống tư pháp, trong đó thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp.

Ngoài các mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp kể trên còn có mô hình giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật kiểu Pháp (The French Model). Theo mô hình này việc giám sát tính hợp hiến chỉ được tiến hành đối với các văn bản được phê chuẩn bởi Hạ viện nhưng chưa được ban hành bởi Tổng thống. Mô hình kiểu Pháp cho phép việc giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành do đó hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật nhưng điểm yếu của nó là tạo điều kiện cho cơ quan bảo hiến (Hội đồng Hiến pháp) can thiệp quá nhiều vào quá trình lập pháp của Nghị viện. 

Lý thuyết về bảo hiến thường chia các mô hình bảo hiến bằng cơ quan tư pháp thành hai mô hình cơ bản: mô hình bảo hiến phi tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Mỹ và mô hình bảo hiến tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Đức. Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ được thiết lập đầu tiên tại Mỹ (năm 1803) và được xem là mô hình bảo hiến phi tập trung bởi quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật thuộc về tất cả các toà án. Hầu hết các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ đều áp dụng mô hình này. Ngoài ra mô hình bảo hiến kiểu Mỹ còn được áp dụng ở một số nước theo truyền thống Luật La Mã ở châu Mỹ Latin và ở một số nước châu Âu như Hy Lạp, Na Uy, Đan Mạch... Mô hình bảo hiến kiểu châu Âu được thiết lập đầu tiên ở Áo (năm 1920) và được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu và một số nước châu Mỹ Latin, châu Á, châu Phi...Mô hình này được gọi là mô hình bảo hiến tập trung hoá bởi chỉ có một cơ quan chuyên trách được giao quyền giám sát, bảo vệ Hiến pháp. 

3. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Liên bang Nga Toà án Hiến pháp Liên bang Nga đã khẳng định được uy tín của mình và là một minh chứng cho việc Liên bang Nga đã phát triển như một nhà nước dân chủ và pháp quyền. Đối với nước Nga, Toà án Hiến pháp là một chế định hoàn toàn mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, từ năm 1991 ở Nga xuất hiện cơ quan có khả năng hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp trên cơ sở Hiến pháp. Toà án Hiến pháp là cơ quan độc lập, là công cụ để bảo vệ thể chế dân chủ đã được Hiến pháp xác lập, bảo vệ cơ cấu tổ chức liên bang, bảo vệ khu vực kinh tế thống nhất, tự do kinh doanh và đặc biệt là bảo vệ quyền và tự do cá nhân . 

Theo quy định của Luật Liên bang Nga về Toà án Hiến pháp ngày 8 tháng 2 năm 2001, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga bao gồm 19 thẩm phán, có nhiệm kỳ 15 năm. Điều 128 Hiến pháp Liên bang Nga 1993 quy định thẩm phán Toà án Hiến pháp do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thống. Chánh án Toà án Hiến pháp do các thẩm phán của Toà án Hiến pháp bầu. Trên thực tế, thành phần của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga gồm những nhà luật học có tầm cỡ (trong 19 thẩm phán của Toà án

Page 3: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Hiến pháp hiện tại có 12 thẩm phán có học vị tiến sỹ khoa học, 5 thẩm phán có học vị phó tiến sỹ) là đảm bảo cho các quyết định của Toà án Hiến pháp mang tính khách quan và có cơ sở khoa học. 

Theo Điều 127 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền rất rộng. Khi có yêu cầu của Tổng thống, của một trong hai Viện thuộc Nghị viện Liên bang hoặc của 1/5 số thành viên hai Viện, của Chính phủ, của một trong hai Toà án Tối cao khác của Liên bang, của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp của đơn vị lãnh thổ thuộc Liên bang; Toà án Hiến pháp có quyền kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác của Liên bang, của bất kỳ đơn vị lãnh thổ nào thuộc Liên bang cũng như tính hợp hiến của các điều ước quốc tế chưa có hiệu lực. Khi có yêu cầu của một trong các bên, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa Nhà nước Liên bang với các đơn vị lãnh thổ cấu thành Liên bang. 

Khi có yêu cầu của toà án hoặc người dân, Toà án Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật cụ thể áp dụng cho vụ việc có liên quan. Khi có yêu cầu của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cho rằng quyền hiến định của họ bị xâm hại. Toà án Hiến pháp có quyền yêu cầu toà án kiểm tra tính hợp hiến cho việc áp dụng đạo luật cụ thể đối với cá nhân, tổ chức đó. Xem xét các khiếu nại của công dân được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Toà án Hiến pháp. 

Khi có yêu cầu của Tổng thống Liên bang, của một trong hai Viện thuộc Nghị viện Liên bang, của Chính phủ Liên bang hoặc của Nghị viện của đơn vị lãnh thổ cấu thành Liên bang, Toà án Hiến pháp có quyền giải thích một quy định cụ thể của Hiến pháp Liên bang. 

Các văn bản pháp luật hay một số điều khoản trong các văn bản pháp luật bị Toà án Hiến pháp tuyên bố là vi hiến sẽ không có hiệu lực thi hành, những điều ước quốc tế bị tuyên bố là không phù hợp với Hiến pháp sẽ không được áp dụng . 

Hàng năm, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga tuyên khoảng 30 bản án và ra khoảng 200 quyết định. Nếu so với số đơn yêu cầu (khoảng 600 đơn mỗi năm), có thể nói mức độ giải quyết của Toà án Hiến pháp còn hạn chế. Trước đây có tình trạng là các quyết định của Toà án Hiến pháp tuy có đầy đủ căn cứ, nhưng không phải lúc nào cũng được các cơ quan nhà nước thực hiện đầy đủ . Hiện tại, uy tín của Toà án Hiến pháp đã được củng cố bởi Tổng thống Nga không cho phép bất cứ sự can thiệp nào vào hoạt động của Toà án Hiến pháp và nghiêm chỉnh chấp hành mọi quyết định của Toà án Hiến pháp, ngay cả khi không đồng ý với các quyết định đó. Hình thành một cơ chế rõ ràng là tất cả các cơ quan nhà nước và tất cả những người có chức quyền – bao gồm cả người đứng đầu nhà nước đều thừa nhận tính bắt buộc của các quyết định của Toà án Hiến pháp. 

2.Cơ chế giám sát Hiến pháp tại Việt Nam

Việc giám sát tuân thủ Hiến pháp theo cơ chế phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác). Do đó, mô hình giám sát Hiến pháp ở Việt Nam là giám sát bởi Quốc hội và được quy định tại nhiều VBPL:Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội…Hiến pháp năm 1992, điều 83, 84 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết

Page 4: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

của Quốc hội”. Đó là, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách.Chủ tịch nước cũng thực hiện vai trò giám sát đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như Thủ tướng chính phủ có quyền “đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên”, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết cảu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản cảu cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ. (Điều 114 Hiến pháp năm 1992). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Tòa án nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ. Viện kiểm sát nhân dân từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1992 thực hiện việc giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân với tính cách như là một hình thức giám sát của Quốc hội. Nhưng đến năm 2001 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã bãi bỏ chức năng này của Viện kiểm sát nhưng vẫn giữ lại quyền kiểm sát hoạt động tư pháp. Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Hội đồng nhân dân giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. 

Như vậy, việc bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành đã có sự lẫn lộn giữa quyền lập hiến và quyền tài phán. Mặt khác, giám sát tối cao của Quốc hội lại phụ thuộc vào cơ quan của Quốc hội nên không tránh khỏi sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến. 

3.Thành lập cơ quan Bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam 

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc thành lập cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. trong đó có quan điểm giao chức năng giám sát Hiến pháp cho cơ quan nào đang tranh cãi nhiều nhất trên các diễn đàn khoa học. Vì vậy xuất phát từ thực tiễn đất nước và hệ thống pháp luật hiện hành cần thiết tìm kiếm mô hình cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.Theo chúng tôi, trong những năm tới Việt Nam cần thành lập Tòa án Hiến pháp (hay Tòa Bảo hiến) để thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên, do tính chất của Tòa án Hiến pháp không đơn thuần là cơ quan tư pháp mà vừa có tính chất tư pháp vừa có tính chất chính trị, vừa giám sát quyết định vừa giám

Page 5: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

sát tư vấn, tham vấn, có cả giám sát trước và cả giám sát sau. Với mô hình này chỉ có một cơ quan chuyên trách chuyên bảo vệ Hiến pháp – Tòa Bảo hiến. Vì vậy, vị trí của cơ quan bảo hiến cần được được xác định rõ ràng, độc lập với quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Trên cơ sở đó khi Tòa án Bảo hiến ra đời phải sửa đổi lại thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước trong việc bãi bỏ, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004. Theo đó thẩm quyền của Tòa Bảo Hiến bao gồm:

* Phán quyết về tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế.* Giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, công dân Việt Nam đối với các quyết định, hành vi hành chính có dấu hiệu vi hiến.* Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức.* Giải thích Hiến pháp đảm bảo cho các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp được thực hiện thống nhất.Đây là phương án tương đối phổ biến trong nhiều mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới. Tính độc lập của cơ quan bảo vệ Hiến pháp được đảm bảo bởi tính cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. 

Vì vậy, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, việc thành lập Tòa Bảo hiến nhằm bảo đảm, bảo vệ việc đề cao quyền con người, quyền công dân ở vị trí trung tâm của mọi mối quan hệ với Nhà nước. Bên cạnh đó, việc thành lập Tòa Bảo hiến còn nhằm giới hạn sự can thiệp một cách quá mức của Nhà nước cũng như chống lại sự vi phạm thẩm quyền, vượt quá và lạm quyền của cá nhân, tổ chức nhà nước trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công dân và toàn xã hội.

Mô hình bảo hiến phi tập trung

Hay còn gọi là mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, là mô hình tòa án tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết phân chia và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Theo quan điểm của học thuyết này, hệ thống các cơ quan tòa án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp.

Xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực một cách rõ ràng, Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới trao cho các tòa án quyền phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bản dưới luật. Có thể nói, quyền giám sát Hiến pháp của Tòa án tối cao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những nét đặc sắc của nền chính trị Mỹ.

Việc tòa án phán quyết tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bản dưới luật được xác định năm 1803 sau vụ án nổi tiếng của nước Mỹ - vụ án John Marbury chống Madison.

Giải quyết vụ án Marbury và Madison, Chánh án Tòa án tối cáo Marshall đã đưa ra các tuyên bố sau: Hiến pháp là luật tối cao của đất nước; những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp; thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, phải tuyên bố hủy bỏ những luật lệ quy định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp. Ba tuyên bố trên đây đã xác lập chức năng bảo hiến của tòa án và quyền tài phán của tòa án về các quyết định của lập pháp và hành pháp liên quan đến Hiến pháp. Dần dần mô hình này đã xuất hiện ở nhiều nước khác như Canada, Mexico, Argentina, Australia, Hy Lạp, Nhật Bản, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch…

Page 6: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Đây là mô hình giao cho tòa án tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình có ưu điểm là bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể.

Nhưng mô hình này lại có 2 nhược điểm lớn: giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng; phán quyết của tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp). Nghĩa là tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không được tòa án áp dụng.

Mô hình bảo hiến kiểu Pháp

Ở mô hình này, chỉ được giám sát tính hợp hiến của văn bản được phê chuẩn bởi nghị viện nhưng chưa được ban hành bởi tổng thống. Ưu điểm của mô hình là cho phép giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành nên hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, đó cũng là nhược điểm chính của mô hình ở chỗ cơ quan bảo hiến có thể can thiệp quá sâu quy trình lập pháp của nghị viện.

Mô hình bảo hiến tập trung

Khác với mô hình Mỹ, các nước lục địa châu Âu không trao cho tòa án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Cơ quan này được gọi là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế độ đặc biệt.

Đây là mô hình giám sát tập trung. Tòa án Hiến pháp được thành lập ở Áo năm 1920, Italia năm 1947, Đức năm 1949, miền Nam Việt Nam năm 1956, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961, Nam Tư năm 1963, Bồ Đào Nha năm 1976, Tây Ban Nha năm 1978, Hy Lạp năm 1979, Ba Lan năm 1982, Hungari năm 1983, Liên Xô cũ năm 1988, Nga năm 1993, Campuchia năm 1993, Belarus năm 1994, Ukcraina năm 1996, Thái Lan năm 1997, Cộng hòa Czech năm 1997.

Có thể gọi đây là mô hình của Áo vì Áo là nơi thành lập sớm nhất, nhưng thường được gọi là mô hình lục địa châu Âu vì khu vực này là phổ biến nhất. Giám sát Hiến pháp ở châu Âu kết hợp việc giải quyết các vụ việc cụ thể và những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của cá nhân hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc.

Theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà tổng thống hoặc chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của tổng thống, các nghị định của chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hóa văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân.

Page 7: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Ngoài ra, một số Toaà�n Hiến pháp như của Italia còn có quyền xét xử tổng thống khi tổng thống vi phạm pháp luật.

Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu - Mỹ

Đây là mô hình kết hợp những yếu tố của cả hai mô hình kiểu châu Âu và kiểu Mỹ, được áp dụng ở một số nước như Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Columbia, Venezuela, Peru, Brazil…

Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách như Tòa án hiến pháp lẫn tất cả các tòa án thuộc hệ thống tư pháp. Trong đó, thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định ngay trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp với hiến pháp.

Mô hình cơ quan lập hiến có chức năng bảo hiến

Ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba và một số nước khác không có cơ quan bảo hiến chuyên biệt. Các nước này đều có quan điểm chung là quốc hội (nghị viện) là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, không những là cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất mà còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quốc hội phải tự quyết định tính hợp hiến của một đạo luật. Nếu quốc hội trao quyền này cho một cơ quan khác phán quyết thì quốc hội không còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nữa.

Quan điểm trên đây có hạt nhân hợp lý của nó. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng nếu một cơ quan vừa lập pháp vừa tự mình phán quyết đạo luật do mình làm ra có vi hiến hay không thì cũng rất khó.

Thẩm quyền của cơ quan tài phán Hiến pháp

Mô hình cơ quan tài phán Hiến pháp của các nước trên thế giới khá đa dạng nên thẩm quyền xét xử; các chủ thể có quyền khiếu kiện trước Tòa án Hiến pháp; cách thức bổ nhiệm thẩm phán; nhiệm kỳ của thẩm phán; hiệu lực của những phán quyết về tính vi hiến; thủ tục ban hành phán quyết của Tòa án Hiến pháp… cũng rất khác nhau.

Chẳng hạn thẩm quyền của cơ quan tài phán Hiến pháp ở các nước không chỉ phụ thuộc vào việc nó được tổ chức theo mô hình của Mỹ hay của Châu Âu lục địa, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước; mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; giữa chính quyền trung ương với địa phương, nhất là đặc điểm về chính trị - xã hội, về truyền thống lịch sử văn hóa, pháp lý… của mỗi nước.

Theo đó, một số Tòa án Hiến pháp chỉ xem xét tính hợp hiến của hoạt động lập pháp, song một số khác được trao quyền phán quyết về những lĩnh vực có liên quan, thậm chí cả lĩnh vực thực sự mang tính nhạy cảm về chính trị.

Bên cạnh chức năng cơ bản của các Tòa án Hiến pháp là phán quyết về các vấn đề Hiến pháp, nhiều Tòa án Hiến pháp ở Trung và Đông Âu có thẩm quyền xét xử đối với một số trường hợp liên quan đến bầu cử, trưng cầu ý dân, tính hợp pháp của các chính đảng… Không những thế, cơ quan tài phán Hiến pháp một số nước còn xem xét trước để phòng ngừa vi phạm Hiến pháp như Hội đồng bảo hiến của Pháp, Tòa án Hiến pháp các nước Burundi, Burkina Faso, Cộng hòa Chad… Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga chỉ xem xét trước tính hợp hiến các hiệp định quốc tế mà Liên bang Nga đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực. Tòa án

Page 8: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Tối cao Mỹ lại chỉ xem xét sau khi văn bản pháp luật đã ban hành (có tranh cãi thực tế) mà không xem xét trước. Cơ quan tài phán Hiến pháp một số nước lại có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến cả trước và sau khi văn bản pháp luật ban hành như Tòa án Hiến pháp của Cape Verde, Niger…

Mỹ cũng có những đạo luật vi hiến

Ngay như Quốc hội Mỹ, quy trình ban hành một đạo luật rất chặt chẽ (một dự luật muốn được thông qua phải được đa số tán thành của Hạ viện trước, rồi sau đó là đa số Thượng viện tán thành (hoặc ngược lại), tiếp theo còn phải được Tổng thống kiểm tra, xem xét lại xem có cần phủ quyết hay không, nếu không phủ quyết dự luật mới được Tổng thống ban bố để thi hành).

Vậy mà trong khoảng 190 năm qua, Tòa án Tối cao của Mỹ đã ra phán quyết tuyên bố 122 đạo luật của Quốc hội Mỹ (trong tổng số hơn 35.000 đạo luật được Quốc hội này ban hành trong thời gian nói trên) có toàn bộ hoặc một phần nội dung quy định vi phạm Hiến pháp Mỹ. Cũng trong thời gian nói trên có gần 950 đạo luật của Quốc hội các bang bị Tòa án Tối cao Mỹ tuyên bố vi phạm Hiến pháp của Liên bang.

Tại Ba Lan, "hung thần xe đạp" có thể đi tù

Tòa án Hiến pháp Ba Lan phán quyết rằng việc trừng phạt người đi xe đạp say rượu cũng tương tự như tài xế điều khiển xe cơ giới. Nghĩa là tại Ba Lan, những người đã sử dụng đồ uống có cồn mà còn đi xe đạp có thể bị tước bằng lái xe cơ giới nếu có và thậm chí có thể phải ngồi tù. Tại Ba Lan có khoảng 2.000 người đi xe đạp sau khi uống bia rượu bị giam cầm.

Phán quyết trên của tòa Hiến pháp được cảnh sát tán thành, bởi theo họ, chính thành phần "đi mây về gió" trên xe đạp cũng là “hung thần đường lộ”. Họ không chỉ đe dọa tính mạng của mình mà còn của cả những người vô tội khác tham gia giao thông. Nhưng dân Ba Lan hay đi xe đạp thì thất vọng về lập trường của tòa, bởi họ đang hy vọng là sẽ có thể được phép đi xe đạp sau khi uống ít ra là một vại bia.

Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Mô hình phi tập trung

07:11 | 26/08/2011

Mỹ là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám sát Hiến pháp của Tòa án tư pháp và đã xây dựng nên một mô hình cơ quan bảo hiến riêng được gọi l�mô hình bảo hiến kiểu Mỹ.

Đây là mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Judicial review) và là mô hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional control). Trong mô hình này, thẩm quyền giám sát Hiến pháp được giao cho các Tòa án có thẩm quyền chung thực hiện. Theo đó, bất kỳ Tòa án nào cũng có thể ra phán quyết về tính hợp Hiến của các đạo luật. Hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án (giám sát cụ thể).

Kể từ khi xuất hiện ở nước Mỹ năm 1803 đến nay, mô hình này đã được nhiều nước áp dụng như Canada, Mexico, Thụy Điển, Argentina, Hy Lạp… Tư tưởng tam quyền phân lập chính là nguồn gốc cho sự hình thành mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, nên phần lớn các quốc gia áp dụng học thuyết tam quyền phân lập “cứng” đều lựa chọn mô hình bảo hiến này.

Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ có các đặc điểm sau đây:

- Tất cả các Tòa án đều có quyền xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật. Tòa án xem xét tính hợp Hiến của một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án;

Page 9: Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam

- Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đó, việc kiện tụng chính là tiền đề để Tòa án xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật;

- Quyền bảo hiến chỉ được các Tòa án sử dụng trong trường hợp có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu quả;

- Một đạo luật chỉ bị tuyên bố là vi Hiến khi Tòa án có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo luật đó mâu thuẫn hoặc không phù hợp với Hiến pháp;

- Phán quyết của Tòa án về tính hợp Hiến thường chỉ có hiệu lực bắt buộc trong phạm vi các bên của vụ việc được giải quyết, trừ những trường hợp được áp dụng nguyên tắc tiền lệ (Stare decisis);

- Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi Hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án tư pháp không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu như trong hệ thống giám sát Hiến pháp tập trung. Tòa án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên thực tế. Phán quyết của Tòa án cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới, phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như vậy, về hình thức đạo luật vẫn còn hiệu lực, nhưng thực tế không được áp dụng nữa;

- Phán quyết của Tòa án về tính hợp Hiến của đạo luật không có hiệu lực chung thẩm như trong mô hình Hội đồng bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp, mà có thể bị xem xét lại bởi một Tòa án cấp trên

Một số nước khi áp dụng mô hình bảo hiến kiểu Mỹ đã có những thay đổi nhất định phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Vì vậy, nếu như ở Mỹ, Argentina…, bất kỳ tòa án nào cũng có quyền kiểm tra tính hợp Hiến của văn bản quy phạm pháp luật thì ở một số nước như Ấn Độ, Manta… thẩm quyền này chỉ thuộc về Tòa án Tối cao. Ở một số  nhà nước liên bang, bên cạnh Tòa án cấp cao nhất của quốc gia (Tòa án Tối cao liên bang), Tòa án cấp cao nhất của các chủ thể liên bang (Tòa án Tối cao tiểu bang ở Ấn Độ, Tòa án cao nhất của các tỉnh Canada…) cũng có quyền giám sát Hiến pháp.