81
BAN BIÊN TP DTHO SỬA ĐỔI HIN PHÁP 1992 HIN PHÁP LIÊN BANG THỤY SĨ (Tài liu do Tgiúp vic dch tbn tiếng Anh phc vhoạt động ca Ban son tho) Hà Ni, tháng 3/2012

Hiến pháp Thuỵ Sĩ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

BAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

HIẾN PHÁP

LIÊN BANG THỤY SĨ (Tài liệu do Tổ giúp việc dịch từ bản tiếng Anh

phục vụ hoạt động của Ban soạn thảo)

Hà Nội, tháng 3/2012

Page 2: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

1

CHỈ ĐẠO:

- Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó trưởng

ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

THAM GIA DỊCH:

- Dương Thùy Dung,

- Hoàng Minh Hiếu,

- Nguyễn Đức Lam,

Page 3: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

2

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 4

PHẦN 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .............................................. 5

PHẦN 2. QUYỀN CƠ BẢN, QUỐC TỊCH, CÁC MỤC TIÊU XÃ

HỘI .................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. QUYỀN CƠ BẢN ........................................................ 7

CHƯƠNG 2. QUỐC TỊCH VÀ QUYỀN CHÍNH TRỊ ................ 13

CHƯƠNG 3. CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI ........................................ 14

PHẦN 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA LIÊN BANG, CÁC BANG VÀ

CÁC HẠT ....................................................................................................... 15

CHƯƠNG 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA LIÊN BANG VÀ CÁC

BANG .......................................................................................................... 15

Mục 1 TRÁCH NHIỆM CỦA LIÊN BANG VÀ CÁC BANG .......... 15

Mục 2 PHỐI HỢP GIỮA LIÊN BANG VÀ CÁC BANG ................. 16

Mục 3 HẠT ....................................................................................... 18

Mục 4 BẢO ĐẢM CỦA LIÊN BANG ............................................. 18

CHƯƠNG 2. QUYỀN LỰC .............................................................. 19

Mục 1 ĐỐI NGOẠI ......................................................................... 19

Mục 2 AN NINH, PHÒNG VỆ QUỐC GIA VÀ NGHĨA VỤ QUÂN

SỰ ............................................................................................................ 20

Mục 3 GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA ............................ 22

Mục 4 MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN .............. 26

Mục 5 CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ GIAO THÔNG CÔNG

CỘNG ...................................................................................................... 29

Mục 6 NĂNG LƯỢNG VÀ LIÊN LẠC ............................................ 32

Mục 7 KINH TẾ .............................................................................. 33

Mục 8 NHÀ Ở, VIỆC LÀM, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE 38

Mục 9 CƯ TRÚ VÀ ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI 45

Mục 10 PHÁP LUẬT DÂN SỰ, HÌNH SỰ, TRỌNG LƯỢNG VÀ

ĐO LƯỜNG ............................................................................................. 46

CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ........................................ 48

PHẦN 4. NHÂN DÂN VÀ CÁC TIỂU BANG .................................. 52

Page 4: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

3

CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CHUNG ................................................ 52

CHƯƠNG 2. SÁNG KIẾN VÀ TRƯNG CẦU Ý DÂN ................ 52

PHẦN 5. CÁC CƠ QUAN LIÊN BANG ............................................ 56

CHƯƠNG 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ....................................... 56

CHƯƠNG 1. QUỐC HỘI LIÊN BANG ......................................... 57

Mục 1 TỔ CHỨC ............................................................................ 57

Mục 2 QUY TRÌNH ........................................................................ 58

Mục 3 QUYỀN LỰC ....................................................................... 61

CHƯƠNG 3. HỘI ĐỒNG LIÊN BANG (CHÍNH PHỦ) VÀ

HÀNH CHÍNH LIÊN BANG ................................................................... 64

Mục 1 Tổ chức và Quy trình hoạt động .......................................... 64

Mục 2 QUYỀN LỰC ....................................................................... 65

CHƯƠNG 4: TÒA ÁN TỐI CAO LIÊN BANG VÀ CÁC CƠ

QUAN TƯ PHÁP KHÁC .......................................................................... 68

PHẦN 6: SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP LIÊN BANG VÀ CÁC QUY

ĐỊNH CHUYỂN TIẾP .................................................................................. 70

CHƯƠNG 1. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ............................................. 70

CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP .......................... 71

Page 5: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

4

LỜI NÓI ĐẦU

Nhân danh Đức Chúa Toàn năng!

Nhân dân Thụy Sĩ và các Bang,

Quan tâm đến trách nhiệm của mình đối với sự sáng tạo,

Kiên quyết hồi phục liên minh của mình để nâng cao tự do, dân chủ, độc

lập và hòa bình trên tinh thần đoàn kết và cởi mở với thế giới,

Kiên định sống cùng nhau với sự quan tâm lẫn nhau và tôn trọng sự đa

dạng,

Ý thức được về thành quả chung và trách nhiệm đối với thế hệ tương lai,

Và trong sự hiểu biết rằng chỉ những ai dùng sự tự do mới duy trì được tự

do, và rằng sức mạnh của một dân tộc được đo bằng sự thịnh vượng của

những thành viên yếu đuối nhất của dân tộc đó

Đã thông qua bản Hiến pháp dưới đây1.

1. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 18.04.1999

Page 6: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

5

PHẦN 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Liên bang Thụy Sĩ

Liên bang Thụy Sĩ được hợp thành bởi nhân dân Thụy Sĩ và các bang

Zurich, Bern, Lucerne, Uri, Schwyz, Obwalden and Nidwalden, Glarus, Zug,

Fribourg, Solothurn, Basel Stadt and Basel Landschaft, Schaffhausen,

Appenzell Ausserrhoden and Appenzell Innerrhoden, St. Gallen, Graubünden,

Aargau, Thurgau, Ticino, Vaud, Valais, Neuchâtel, Geneva, và Jura.

Điều 2. Mục tiêu

1. Liên bang Thụy Sĩ bảo vệ tự do và quyền của nhân dân và bảo đảm

độc lập và an ninh quốc gia.

2. Liên bang Thụy Sĩ sẽ cải thiện phúc lợi xã hội, đảm bảo phát triển bền

vững, đoàn kết nội bộ và sự đa dạng văn hóa của đất nước.

3. Liên bang Thụy Sĩ đảm bảo bình đẳng về cơ hội cho mọi công nhân

đến mức tối đa có thể.

4. Liên bang Thụy Sĩ cam kết bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên một

cách lâu dài và bảo đảm trật tự quốc tế hòa bình và công bằng.

Điều 3. Các bang

Các bang có chủ quyền riêng trừ trường hợp chủ quyền của chúng bị giới

hạn bởi hiến pháp liên bang. Các bang thực thi mọi quyền không được trao

cho liên bang.

Điều 4. Quốc ngữ

Các quốc ngữ là Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Tiếng Ý, Tiếng Romansh

Điều 5. Pháp quyền

1. Tất cả các hoạt động của đất nước dựa trên và được giới hạn bởi luật.

2. Các hoạt động của đất nước phải được thực hiện theo mong muốn của

nhân dân và bám sát mục tiêu tối hậu.

3. Các tổ chức nhà nước và cá nhân phải ứng xử một cách chân thành.

4. Liên bang và các Bang tôn trọng luật pháp quốc tế.

Page 7: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

6

Điều 5a2. Phân quyền cho chính quyền cơ sở

Nguyên tắc phân quyền phải được tiến hành với sự phân định và thực

hiện các công việc nhà nước.

Điều 6. Cá nhân và trách nhiệm tập thể

Mọi cá nhân có trách nhiệm đối với bản thân và góp phần thực hiện

nhiệm vụ của đất nước và xã hội tùy theo khả năng của mình.

2. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực vào ngày 01.01.2008

Page 8: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

7

PHẦN 2.

QUYỀN CƠ BẢN, QUỐC TỊCH, CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI

CHƯƠNG 1.

QUYỀN CƠ BẢN

Điều 7. Phẩm giá con người

Phẩm giá của con người phải được tôn trọng và bảo vệ.

Điều 8. Bình đẳng trước pháp luật

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc, sắc tộc, giới tính,

tuổi, ngôn ngữ, địa vị xã hội, lối sống, tôn giáo, ý thức hệ, quan điểm chính trị

hay do khuyết tật về thể chất, tâm thần, tâm lý.

3. Nam nữ bình quyền. Luật pháp đảm bảo quyền bình đẳng cho họ trong

các quy định cũng như trên thực tế, đặc biệt nhất là trong gia đình, giáo dục và

công sở. Nam nữ có quyền nhận tiền lương như nhau với công việc có cùng

giá trị.

4. Luật pháp phải loại bỏ những bất bình đẳng đối với người khuyết tật.

Điều 9. Bảo vệ chống lại hành vi độc đoán và nguyên tắc chân thành

Mọi người đều có quyền được chính quyền đối xử chân thành và với thái

độ không độc đoán.

Điều 10. Quyền sống và tự do cá nhân

1. Mọi người đều có quyền sống. Cấm sử dụng hình phạt tử hình.

2. Mọi người đều có quyền tự do cá nhân, đặc biệt là quyền toàn vẹn thân

thể và tinh thần và quyền tự do đi lại.

3. Cấm tra tấn và mọi hình thức trừng phạt và đối xử dã man, vô nhân

đạo, lăng mạ.

Page 9: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

8

Điều 11. Bảo vệ trẻ em và thanh niên

1. Trẻ em và thanh niên có quyền được bảo vệ đặc biệt về tính chính trực

và khuyến khích phát triển.

2. Trẻ em và thanh niên có thể tự thực hiện quyền của mình trong phạm

vi có khả năng quyết định.

Điều 12. Quyền được giúp đỡ khi cần

Những người gặp khó khăn về kinh tế và cần trợ giúp có quyền được

quan tâm và giúp đỡ tài chính để có được mức sống tối thiểu.

Điều 13. Quyền riêng tư

1. Mọi người có quyền riêng tư trong cuộc sống cá nhân và gia đình,

trong nhà, thư tín và viễn thông.

2. Mọi người có quyền được bảo vệ trước việc lạm dụng tư liệu cá nhân

của họ.

Điều 14. Quyền kết hôn và có gia đình

Quyền kết hôn và có gia đình được đảm bảo

Điều 15. Tự do tôn giáo và tín ngưỡng

1. Tự do tôn giáo và tín ngưỡng được đảm bảo

2. Mọi người đều có quyền tự do chọn tôn giáo, tư tưởng triết học và biểu

lộ chúng một mình hay trong cộng đồng với những người khác.

3. Mọi người đều có quyền gia nhập một cộng đồng tôn giáo và theo lớp

học về tôn giáo.

4. Không ai bị ép buộc gia nhập một cộng đồng tôn giáo, làm theo hoạt

động tôn giáo hay theo học lớp học tôn giáo.

Điều 16. Tự do ngôn luận và thông tin

1. Tự do ngôn luận và thông tin được đảm bảo

2. Mọi người đều có quyền tự do hình thành, thể hiện và truyền đạt ý kiến

của mình.

3. Mọi người đều có quyền tự do tiếp nhận thông tin, thu thập thông tin

từ các nguồn có thể tiếp cận chung và truyền bá chúng.

Page 10: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

9

Điều 17. Tự do báo chí

1. Tự do báo chí, phát thanh, truyền hình và các hình thức truyền bá

thông tin bằng các phương tiện truyền thông công cộng khác được đảm bảo.

2. Cấm các hình thức kiểm duyệt.

3. Việc bảo vệ các nguồn cung cấp thông tin được đảm bảo

Điều 18. Tự do ngôn ngữ

Tự do sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào được đảm bảo

Điều 19. Quyền giáo dục tiểu học

Quyền được học tiểu học đầy đủ và miễn phí được đảm bảo

Điều 20. Tự do học thuật

Tự do nghiên cứu và giảng dạy được đảm bảo

Điều 21. Tự do thể hiện nghệ thuật

Tự do thể hiện nghệ thuật được đảm bảo

Điều 22. Tự do tụ họp

1. Tự do tụ họp được đảm bảo.

2. Mọi người có quyền tổ chức các buổi gặp mặt, tham gia hoặc không

tham gia các buổi gặp mặt.

Điều 23. Tự do lập hội

1. Tự do lập hội được đảm bảo.

2. Mọi người có quyền thành lập, gia nhập hoặc là thành viên của hiệp

hội và tham gia các hoạt động của một hiệp hội.

3. Không ai bị ép buộc gia nhập hoặc là thành viên của một hiệp hội.

Điều 24. Tự do cư trú

1. Công dân Thụy Sĩ có quyền cư trú ở bất cứ đâu trên đất nước.

2. Công dân Thụy Sĩ có quyền đi vào hoặc ra khỏi Thụy Sĩ.

Điều 25. Bảo vệ trước việc trục xuất, dẫn độ.

1. Công dân Thụy Sĩ không bị trục xuất khỏi Thụy Sĩ và chỉ bị dẫn độ

đến nước khác nếu họ đồng ý.

Page 11: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

10

2. Người tị nạn không bị trục xuất hoặc dẫn độ đến một nước họ sẽ bị

ngược đãi.

3. Không ai bị trục xuất hoặc dẫn độ đến một nước mà họ phải đối mặt

với nguy cơ tra tấn hay các dạng trừng phạt hoặc đối xử thô bạo, vô nhân tính.

Điều 26. Đảm bảo quyền sở hữu

1. Quyển sở hữu tài sản được đảm bảo

2. Việc trưng mua tài sản hay ngăn cấm sở hữu tương đương với việc

trưng mua sẽ phải được bồi thường đầy đủ.

Điều 27. Tự do kinh tế

1. Tự do kinh tế được đảm bảo

2. Tự do kinh tế bao gồm đặc biệt là tự do chọn lựa nghề nghiệp cũng

như tự do theo đuổi họat động kinh tế cá nhân.

Điều 28. Quyền thành lập nghiệp đoàn

1. Người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức của họ có

quyền liên kết để bảo vệ lợi ích của mình, có quyền lập hiệp hội và gia nhập

hay không gia nhập các hiệp hội đó.

2. Tranh chấp phải được giải quyết bằng thỏa thuận và hòa giải ở bất cứ

đâu có thể.

3. Đình công và bế xưởng được cho phép nếu chúng liên quan đến quan

hệ lao động và nếu chúng không cản trở việc giữ gìn quan hệ lao động hòa

bình hay việc thực hiện quá trình hòa giải.

4. Luật có thể cấm một số đối tượng tổ chức đình công.

Điều 29. Đảm bảo trong thủ tục tố tụng

1. Mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng, công bằng trong các

quá trình tố tụng tư pháp và hành chính và có quyền được giải quyết trong thời

gian hợp lý.

2. Các bên trong tố tụng đều có quyền được lắng nghe

3. Bất cứ ai không có đủ khả năng đều có quyền được hưởng tư vấn và

trợ giúp pháp luật miễn phí trừ phi vụ kiện của họ được xem như không có

khả năng thắng. Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền của mình, họ có

quyền hưởng đại diện hợp pháp miễn phí trước tòa.

Page 12: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

11

Điều 29a3. Đảm bảo được toà án phân xử

Trong một tranh chấp trước pháp luật, mọi người đều có quyền được

phân xử bởi cơ quan có thẩm quyền tư pháp. Liên bang và các Bang có thể

thông qua luật loại trừ quyền được phân xử này trên cơ sở phân ra những loại

trường hợp đặc biệt cụ thể.

Điều 30. Thủ tục tố tụng

1. Bất cứ ai có khiếu kiện cần được giải quyết đều có quyền được xử lý

bởi tòa án có thẩm quyền, độc lập, vô tư và được thành lập hợp pháp. Cấm

thành lập tóa án lâm thời.

2. Trừ những trường hợp luật định, bất cứ ai khiếu kiện, nếu đã làm các

thủ tục tố tụng dân sự thì có quyền được tòa án có thẩm quyền tại nơi cư trú

giải quyết.

3. Trừ những trường hợp luật định, việc xét xử và ra bản án của tòa án

phải được công khai.

Điều 31. Tước quyền tự do

1. Không ai bị tước quyền tự do trừ những trường hợp theo hoàn cảnh và

phương thức do luật định.

2. Bất cứ ai bị tước quyền tự do có quyền được thông báo ngay lập tức

bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được về lý do giam giữ và quyền của họ. Họ

phải được cho cơ hội thực thi các quyền của mình nhất là quyền thông báo đến

người thân nhất.

3. Bất cứ ai trong thời gian bị giam giữ chờ xét xử đều có quyền được

đưa ra tòa một cách không chậm trễ. Tòa sẽ quyết định tiếp tục giam giữ hoặc

tha bổng. Bất cứ ai bị giam giữ trong thời gian chờ xét xử đều có quyền được

phán quyết về vụ việc của mình trong khoảng thời gian hợp lý.

4. Bất cứ ai bị tước bị tước quyền tự do bởi một cơ quan nào đó chứ

không phải toà án đều có quyền đưa vụ việc của mình ra toà án bất cứ lúc nào.

Tòa sẽ quyết định sớm nhất có thể về tính hợp pháp của việc giam giữ.

Điều 32. Tố tụng hình sự

1. Mọi người đều được coi như vô tội cho đến khi bị tuyên là có tội bởi

một phán quyết có hiệu lực thi hành và hợp pháp.

3. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 12.03.2000, có hiệu lực vào ngày 01.01.2007

Page 13: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

12

2. Người bị buộc tội có quyền được thông báo sớm nhất và đầy đủ nhất

có thể về tội danh của mình. Họ có quyền được có cơ hội sử dụng quyền của

mình để được bào chữa một cách phù hợp.

3. Người đã bị kết án có quyền được phúc thẩm bởi tòa án cấp cao hơn,

trừ trường hợp cơ quan ra phán quyết đầu tiên là toà án tối cao liên bang.

Điều 33. Quyền kiến nghị

1. Mọi người đều có quyền kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền mà

không bị cản trở.

2. Các cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận kiến nghị.

Điều 34. Quyền chính trị

1. Quyền chính trị được đảm bảo.

2. Việc đảm bảo quyền chính trị phải bảo đảm tự do của công dân trong

việc hình thành ý kiến và trình bày nó đúng với ý nguyện.

Điều 35. Bảo đảm các quyền cơ bản

1. Các quyền cơ bản phải được bảo đảm trong hệ thống luật pháp.

2. Bất cứ ai hành động thay mặt cho nhà nước đều bị ràng buộc bởi các

quyền cơ bản và có trách nhiệm đóng góp vào việc thực hiện chúng.

3. Các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo rằng các quyền cơ bản được thực

hiện thích hợp trong mối quan hệ giữa các cá nhân.

Điều 36. Những hạn chế quyền cơ bản

1. Những hạn chế đối với quyền cơ bản phải có cơ sở pháp lý. Những hạn

chế cơ bản phải có cơ sở trong đạo luật của liên bang. Quy định nêu trên

không áp dụng trong trường hợp có mối đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp khi

mà không có quy định xử lý nào thích hợp hơn.

2. Việc hạn chế quyền cơ bản phải nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng

đồng hoặc để bảo vệ quyền cơ bản của những người khác.

3. Bất cứ hạn chế quyền cơ bản nào đều phải có tính tương ứng.

4. Bản chất của các quyền cơ bản là bất khả xâm phạm.

Page 14: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

13

CHƯƠNG 2.

QUỐC TỊCH VÀ QUYỀN CHÍNH TRỊ

Điều 37. Công dân

1. Bất cứ ai là công dân của một hạt hoặc bang mà hạt đó trực thuộc thì

đều là công dân Thụy Sĩ.

2. Không ai được ưu đãi hoặc chịu thành kiến vì quốc tịch của họ. Quy

định trên không áp dụng cho những quy định về quyền chính trị ở hạt hoặc

hiệp hội của công dân đó cũng như không áp dụng cho việc tham gia sở hữu

một phần tài sản trừ khi luật bang có quy định khác.

Điều 38. Nhập và tước quốc tịch

1. Liên bang sẽ quy định về việc nhập và tước bỏ quốc tịch dựa trên kết

hôn, sinh ra và nhận nuôi. Liên bang cũng quy định việc tước hoặc phục hồi

quốc tịch Thụy Sĩ dựa trên những căn cứ khác.

2. Liên bang quy định về những yêu cầu tối thiểu đối với người nước

ngoài nhập quốc tịch ở các Bang và đặt ra các giới hạn đối với việc nhập quốc

tịch.

3. Liên quan sẽ ban hành các quy định đơn giản về việc nhập quốc tịch

của trẻ em vô gia cư.

Điều 39. Thực hiện quyền chính trị

1. Liên bang quy định việc thực hiện quyền chính trị đối với các vấn đề

của liên bang, các Bang quy định về việc này đối với các vấn đề của các Bang

và các hạt.

2. Công dân thực hiện quyền chính trị ở hạt mà mình đang sinh sống

nhưng liên bang và các Bang có thể quy định những trường hợp ngoại lệ.

3. Không ai có thể thực hiện quyền chính trị của mình đồng thời tại nhiều

hơn 1 bang.

4. Một bang chỉ có thể cho phép một người mới đăng kí cư trú quyền bỏ

phiếu ở cấp hạt và cấp bang sau tối thiểu ba tháng cư trú thường xuyên.

Điều 40. Người Thụy Sĩ ở nước ngoài

1. Liên bang khuyến khích các mối quan hệ trong cộng đồng người Thụy

Sĩ ở nước ngoài và mối quan hệ giữa họ với Thụy Sĩ. Liên bang có thể hỗ trợ

các tổ chức theo đuổi mục tiêu này.

Page 15: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

14

2. Liên bang sẽ ban hành luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người

Thụy Sĩ ở nước ngoài, đặc biệt là liên quan đến việc thực thi quyền chính trị

đối với liên bang, thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ thay thế, hỗ trợ

phúc lợi và an ninh xã hội.

CHƯƠNG 3.

CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI

Điều 41.

Cùng với trách nhiệm và sự chủ động của các cá nhân, Liên bang và các

Bang cố gắng đảm bảo:

a. Mọi người đều được quyền hưởng an sinh xã hội.

b. Mọi người đều được chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu.

c. Các gia đình được bảo vệ và khuyến khích như một cộng đồng cho

người lớn và trẻ em.

d. Tất cả những ai có khả năng làm việc đều có thể kiếm sống bằng cách

lao động trong điều kiện công bằng.

e. Bất cứ ai có nhu cầu về chỗ ở cho mình và gia đình đều có thể tìm

được chỗ ở thích hợp với điều kiện hợp lý.

f. Trẻ em và thanh niên cũng như người trong độ tuổi lao động được giáo

dục, dậy nghề cơ bản hay nâng cao tùy thuộc khả năng của họ.

g. Trẻ em và thanh niên được khuyến khích phát triển trở thành người

độc lập, có trách nhiệm với xã hội và được hỗ trợ trong cộng đồng xã hội, văn

hóa, chính trị của họ.

Page 16: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

15

PHẦN 3:

MỐI QUAN HỆ GIỮA LIÊN BANG, CÁC BANG VÀ CÁC HẠT

CHƯƠNG 1.

MỐI QUAN HỆ GIỮA LIÊN BANG VÀ CÁC BANG

Mục 1

TRÁCH NHIỆM CỦA LIÊN BANG VÀ CÁC BANG

Điều 42. Trách nhiệm của Liên bang

1. Liên bang phải thực hiện trách nhiệm do Hiến pháp Liên bang trao

cho.

2 ...4

Điều 43. Trách nhiệm của các Bang

Các Bang tự quyết định về trách nhiệm của mình trong phạm vi quyền

hạn.

Điều 43a.5 Nguyên tắc phân chia và thực hiện nhiệm vụ nhà nước

1. Liên bang chỉ thực hiện những công việc mà các Bang không thể thực

hiện được hoặc công việc đòi hỏi sự quy định thống nhất của Liên bang.

2. Cơ quan tập thể được hưởng lợi từ dịch vụ công sẽ chịu các chi phí

phát sinh cho dịch vụ đó.

3. Cơ quan tập thể chịu chi phí dịch vụ công có quyền quyết định tính

chất của dịch vụ đó.

4. Các dịch vụ cung cấp phổ thông phải được cung cấp tới tất cả mọi

người với phương thức như nhau.

5. Các nhiệm vụ nhà nước phải được thực hiện một cách tiết kiệm và phù

hợp với yêu cầu.

4. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 28.11.2004. Có hiệu lực từ 01.01.2008.

5. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực vào ngày 01.01.2008.

Page 17: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

16

Mục 2

PHỐI HỢP GIỮA LIÊN BANG VÀ CÁC BANG

Điều 44. Nguyên tắc

1. Liên bang và các Bang hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện trách

nhiệm của mình và phối hợp chung với nhau.

2. Liên bang và các Bang chịu trách nhiệm thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau.

Liên bang và các Bang cung cấp trợ giúp hành chính và trợ giúp tư pháp cho

nhau.

3. Các tranh chấp đa Bang hoặc giữa các Bang với Liên bang được giải

quyết bằng trung gian hoặc thương lượng nếu có thể.

Điều 45. Sự tham gia vào quá trình ra quyết định của liên bang

1. Trong những trường hợp do Hiến pháp Liên bang quy định, các Bang

tham gia vào quá trình ra quyết định của Liên bang, đặc biệt là quá trình lập

pháp.

2. Liên bang phải thông báo cho các Bang về ý định của mình một cách

đầy đủ và kịp thời. Liên bang phải tham vấn các Bang trong trường hợp lợi ích

của các Bang bị ảnh hưởng.

Điều 46. Thi hành luật liên bang

1. Các Bang phải thi hành luật liên bang phù hợp với Hiến pháp Liên

bang và luật liên bang.

2. Liên bang và các Bang có thể thỏa thuận rằng các Bang phải đạt được

những kết quả nhất định trong việc thi hành luật liên bang và, để đạt được kết

quả đó, có thể tiến hành các chương trình do Liên bang hỗ trợ tài chính.6

3. Liên bang phải dành cho các Bang tất cả quyền tự quyết có thể để sắp

xếp các công việc riêng của Bang và phải cân nhắc đến đặc thù của từng

Bang.7

Điều 47. Quyền tự quyết của Bang

1. Liên bang phải tôn trọng quyền tự quyết của các Bang.

6. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực vào ngày 01.01.2008.

7. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực vào ngày 01.01.2008.

Page 18: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

17

2. Liên bang dành cho các Bang những nhiệm vụ thích đáng và tôn trọng

quyền tự quyết về tổ chức của các Bang. Liên bang dành cho các Bang nguồn

lực tài chính thích đáng và góp phần bảo đảm các Bang có nguồn lực tài chính

cần thiết để thực hiện trách nhiệm vụ của mình.8

Điều 48. Thỏa thuận đa bang

1. Các Bang có quyền thỏa thuận với nhau và thiết lập các tổ chức và

thiết chế chung. Đặc biệt, các Bang có quyền cùng nhau thực hiện các nhiệm

vụ quan trọng của khu vực.

2. Liên bang có thể tham gia vào các tổ chức hoặc thiết chế đó trong

phạm vi quyền hạn của mình.

3. Thỏa thuận đa bang không được trái pháp luật, lợi ích của Liên bang

hoặc quyền của các Bang khác. Liên bang phải được thông báo về các thỏa

thuận này.

4. Thông qua thỏa thuận đa bang, các Bang có thể cho phép các tổ chức

đa bang được ban hành các quy định pháp luật để thực thi thỏa thuận đa bang,

với điều kiện thỏa thuận này:

a. đã được phê chuẩn theo thủ tục áp dụng với các luật khác;

b. xác định nội dung chính của các quy định pháp luật đó.9

5. Các Bang phải tuân thủ pháp luật đa bang10

.

Điều 48a.11

Tuyên bố áp dụng chung và yêu cầu tham gia

1. Theo yêu cầu của các Bang quan tâm, Liên bang có thể tuyên bố các

thỏa thuận đa bang có hiệu lực bắt buộc chung hoặc yêu cầu các Bang tham

gia vào các thỏa thuận đa bang trong các lĩnh vực sau đây:

a. thi hành các hình phạt và biện pháp hình sự;

b.12

giáo dục về các vấn đề quy định tại Điều 62 đoạn 4;

c.13

các tổ chức đào tạo đại học bang;

8. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực vào ngày 01.01.2008.

9. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

10. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

11. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

12. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.05.2006.

13. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.05.2006.

Page 19: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

18

d. các tổ chức văn hóa có tầm quan trọng siêu khu vực;

e. quản lý chất thải;

f. xử lý nước thải;

g. giao thông đô thị;

h. khoa học y tế cao cấp và phòng khám chuyên ngành;

i. các tổ chức phục hồi và chăm sóc người khuyết tật;

2. Một tuyên bố áp dụng chung phải được ban hành dưới hình thức một

nghị định liên bang.

3. Luật phải xác định rõ những yêu cầu đối với tuyên bố áp dụng chung,

yêu cầu đối với việc tham gia, và điều chỉnh thủ tục.

Điều 49. Quyền ưu tiên và tuân thủ luật liên bang

1. Luật liên bang có hiệu lực cao hơn bất cứ các điều khoản mâu thuẫn

nào trong luật bang.

2. Liên bang phải đảm bảo các Bang tuân thủ pháp luật liên bang.

Mục 3

HẠT

Điều 50.

1. Quyền tự trị của các hạt được đảm bảo phù hợp với luật bang.

2. Liên bang xem xét các tác động có thể có đối với các hạt trong quá

trình hoạt động của mình.

3. Theo đó, Liên bang xem xét vị trí đặc biệt của các thành phố và các

vùng đô thị cũng như các khu vực miền núi.

Mục 4

BẢO ĐẢM CỦA LIÊN BANG

Điều 51. Hiến pháp của các Bang

1. Mỗi Bang có Hiến pháp dân chủ riêng. Việc ban hành Hiến pháp Bang

phải được Nhân dân chấp thuận và phải có thể được xem xét lại nếu đa số cử

tri bỏ phiếu yêu cầu.

2. Mỗi Hiến pháp Bang được Liên bang bảo đảm. Liên bang bảo đảm

Hiến pháp Bang với điều kiện Hiến pháp Bang không trái với luật liên bang.

Page 20: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

19

Điều 52. Trật tự hiến định

1. Liên bang bảo vệ trật tự hiến định của các Bang.

2. Liên bang sẽ can thiệp khi trật tự hiến định của Bang bị phá vỡ hoặc có

nguy cơ bị phá vỡ mà Bang đó không thể tự mình hoặc với sự trợ giúp của các

Bang khác duy trì được.

Điều 53. Số lượng và địa giới của các Bang

1. Liên bang bảo vệ sự tồn tại và địa giới của các Bang.

2. Bất cứ thay đổi nào về số lượng các Bang cũng phải có được sự đồng

thuận của công dân của Bang và các Bang liên quan cũng như sự đồng thuận

của Nhân dân và các Bang.

3. Bất cứ thay đổi nào về địa giới của các Bang cũng phải có được sự

đồng thuận của các Bang có liên quan và công dân của các Bang cũng như sự

chấp thuận của Quốc hội Liên bang bằng Chỉ thị Liên bang.

4. Những điều chỉnh ranh giới đa bang có thể được thực hiện bằng thỏa

thuận giữa các Bang có liên quan.

CHƯƠNG 2.

QUYỀN LỰC

Mục 1

ĐỐI NGOẠI

Điều 54. Đối ngoại

1. Đối ngoại thuộc trách nhiệm của Liên bang.

2. Liên bang đảm bảo sự độc lập và thịnh vượng của Thụy Sĩ; đặc biệt,

Liên bang góp phần đáp ứng nhu cầu và xoa dịu tình trạng nghèo đói trên thế

giới, đẩy mạnh tôn trọng nhân quyền, dân chủ và chung sống hòa bình giữa

các dân tộc cũng như bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

3. Liên bang tôn trọng quyền của các Bang và bảo vệ quyền lợi của các

Bang.

Điều 55. Sự tham gia của các Bang trong việc quyết định các chính

sách đối ngoại

1. Các Bang được tham vấn ý kiến về các chính sách đối ngoại có ảnh

hưởng đến quyền hoặc lợi ích thiết yếu của mình.

Page 21: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

20

2. Liên bang thông tin đầy đủ và kịp thời, và lấy ý kiến tham vấn các

Bang.

3. Quan điểm của các Bang là đặc biệt quan trọng đối với các vấn đề có

liên quan đên quyền lợi của các Bang. Trong trường hợp đó, nếu phù hợp, các

Bang được tham gia đàm phán quốc tế.

Điều 56. Quan hệ giữa các Bang và các quốc gia khác

1. Các Bang có thể thỏa thuận hiệp ước với các quốc gia khác về những

vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

2. Các hiệp ước này không được trái với các quy định pháp luật hoặc đi

ngược lại với lợi ích quốc gia hoặc của các Bang khác. Các hiệp ước này. Các

Bang phải thông báo cho Liên bang trước khi thỏa thuận hiệp ước.

3. Các Bang có thể làm việc trực tiếp với chính quyền nước ngoài ở cấp

thấp hơn; ngoài ra, Liên bang thay mặt các Bang tiến hành các hoạt động đối

ngoại với các quốc gia khác.

Mục 2

AN NINH, PHÒNG VỆ QUỐC GIA VÀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 57. An ninh

1. Liên bang và các Bang bảo đảm an ninh quốc gia và bảo vệ nhân dân

trong phạm vi quyền hạn.

2. Liên bang và các Bang cùng hợp tác trong lĩnh vực an ninh nội địa.

Điều 58. Quân sự

1. Thụy Sĩ có lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang được tổ chức theo

nguyên tắc quân sự.

2. Lực lượng vũ trang thực hiện ngăn ngừa chiến tranh và duy trì nền hòa

bình. Lực lượng vũ trang phục vụ chính quyền dân sự bảo vệ quốc gia trước

hiểm hoạc đối với an ninh nội địa hoặc trong các trường hợp đặc biệt. Các

nhiệm vụ khác do luật quy định.

3. Việc huy động lực lượng vũ trang thuộc trách nhiệm của Liên bang14

.

14

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 22: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

21

Điều 59. Nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ thay thế

1. Tất cả các nam công dân Thụy Sĩ đều phải thực hiện trách nhiệm quân

sự. Luật quy định các nghĩa vụ dân sự thay thế.

2. Nữ công dân Thụy Sĩ có thể tự nguyện thực hiện trách nhiệm quân sự.

3. Nam công dân Thụy Sĩ nào không thực hiện trách nhiệm quân sự hoặc

nghĩa vụ dân sự thay thế phải nộp thuế. Khoản thuế này do Liên bang quy

định và do các Bang tính toán và chịu trách nhiệm thu.

4. Liên bang quy định việc bồi thường hợp lý cho các khoản thu nhập bị

mất.

5. Người thực hiện trách nhiệm quân sự hoặc nghĩa vụ dân sự thay thế bị

suy giảm về sức khỏe hoặc hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ và thân quyến của

họ được Liên bang hỗ trợ thỏa đáng.

Điều 60. Tổ chức, hướng dẫn và trang bị lực lượng vũ trang

1. Liên bang quy định về lực lượng vũ trang và các vấn đề tổ chức, huấn

luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang.

2. ...15

3. Liên bang có thể thay các Bang tổ chức lễ nhậm chức các chức danh

quân đội khi cần đền bù tương xứng.

Điều 61. Dân quân tự vệ

1. Liên bang quy định về dân quân tự vệ bảo vệ người và tài sản khi có

xung đột vũ trang.

2. Liên bang quy định về việc huy động các đơn vị dân quân tự vệ trong

trường hợp có thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp.

3. Liên bang có thể quy định việc tham gia lực lượng dân quân tự vệ là

bắt buộc đối với nam giới. Với nữ giới, nghĩa vụ đó là tự nguyện.

4. Liên bang quy định việc bồi thường hợp lý cho các khoản thu nhập bị

mất.

5. Người thực hiện trách nhiệm lực lượng dân quân tự vệ bị suy giảm về

sức khỏe hoặc hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ và thân quyến của họ được Liên

bang hỗ trợ thỏa đáng.

15

. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 28.11.2004. Có hiệu lực từ 01.01.2008.

Page 23: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

22

Mục 3

GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA

Điều 61a.16

Khu vực giáo dục

1. Liên bang và các Bang trong phạm vi quyền hạn bảo đảm chất lượng

và khả năng tiếp cận khu vực giáo dục.

2. Liên bang và các Bang hợp tác và đảm bảo sự hợp tác thông qua các

cơ quan hành chính chung và các phương tiện khác.

3. Liên bang và các Bang chịu trách nhiệm17

trong việc đảm bảo các khóa

đào tạo chung và các khóa đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn xã hội.

Điều 62. Trường học

1. Các Bang chịu trách nhiệm về hệ thống các trường học.

2. Các Bang đảm bảo phổ cập tiểu học cho trẻ em. Giáo dục tiểu học là

bắt buộc và chịu sự quản lý và giám sát của các Bang. Giáo dục tiểu học ở các

trường công lập là miễn phí.18

3. Các Bang chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện giáo dục đặc biệt cho

đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật cho đến tuôỉ 20.19

4. Khi các biện pháp phối hợp nhằm đồng bộ hóa giáo dục về tuổi nhập

học, quy định bắt buộc tới trường, thời gian các bậc học, mục tiêu các bậc học,

lên lớp và công nhận đủ điều kiện lên lớp không có kết quả, Liên bang sẽ ra

quy chế để thống nhất những nội dung trên.20

5. Liên bang quy định về việc khai giảng năm học mới.21

6. Các Bang được tham gia soạn thảo quy định của liên bang về đạo tạo

tại trường học khi quy định đó có ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bang,

các ý kiến của các Bang phải được xem trọng.22

16

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

17. Được xem xét lại bởi Hội đồng Sửa đổi của Hội đồng Liên bang, Điều 58 khổ 01 phần A

(SR 171.10)

18. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

19. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2007.

20. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

21. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

22. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

Page 24: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

23

Điều 63.23

Đào tạo nghề, dạy kỹ năng và bồi dưỡng

1. Liên bang quy định về đào tạo nghề, dạy kỹ năng và bồi dưỡng.

2. Liên bang khuyến khích các khóa đào tạo nghề, dạy kỹ năng và bồi

dưỡng đa dạng và rộng mở.

Điều 63a.24

Cơ sở đào tạo bậc đại học

1. Liên bang quản lý Học viện Kỹ thuật Liên bang. Liên bang có thể

thành lập, tiếp quản hoặc quản lý thêm các trường đại học và các cơ sở đào tạo

bậc đại học khác.

2. Liên bang hỗ trợ các trường đại học của các Bang và có thể hỗ trợ tài

chính đối với các cơ sở đào tạo bậc đại học khác được Liên bang công nhận.

3. Liên bang và các Bang cùng chịu trách nhiệm hợp tác và đảm bảo chất

lượng của đào tạo bậc đại học ở Thụy Sĩ. Trong việc thực hiện trách nhiệm

này, Liên bang và các Bang xem xét tư cách độc lập của các trường đại học và

xác định các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các trường đại học và đảm bảo

sự đối xử công bằng với các cơ sở đào tạo có cùng chức năng.

4. Để thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang và các Bang thỏa thuận

và trao quyền hạn nhất định cho các cơ quan hành chính phối hợp. Những

quyền hạn được trao và các nguyên tắc tổ chức và quy trình phối hợp do luật

định.

5. Nếu Liên bang và các Bang không thể đi đến thỏa thuận chung thông

qua hợp tác, Liên bang sẽ ban hành quy chế về các bậc học và việc lên lớp,

đào tạo sau đại học và công nhận các cơ sở đào tạo và bằng cấp. Thêm vào đó,

Liên bang có thể áp dụng các nguyên tắc cấp tài chính tiêu chuẩn để trợ cấp

cho các trường đại học, và có thể quy định tùy nghi về vấn đề trợ cấp đối với

các trường đại học có các hoạt động đặc biệt cần mức chi cao.

Điều 64. Nghiên cứu khoa học

1. Liên bang khuyến khích nghiên cứu khoa học và các sáng kiến khoa

học25

.

23

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

24. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

25. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

Page 25: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

24

2. Liên bang có thể đặt điều kiện hỗ trợ khoa học trên cơ sở đảm bảo chất

lượng và đảm bảo hợp tác.26

3. Liên bang có thể thành lập, tiếp quản hoặc quản trị các cơ sở nghiên cứu.

Điều 64a.27 Giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng

1. Liên bang xác định các nguyên tắc giáo dục thường xuyên và bồi

dưỡng.

2. Liên bang có thể đẩy mạnh giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng.

3. Lĩnh vực và tiêu chuẩn đẩy mạnh giáo dục thường xuyên và bồi

dưỡng do luật định.

Điều 65. Thống kê

1. Liên bang thu tập các dữ liệu thống kê về vị trí và xu hướng phát triển

dân cư, kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học và đất đai, môi trường Thụy Sĩ.28

2. Liên bang có thể quy định về đồng nhất hóa và lưu trữ đăng ký chính

thức để giảm chi phí thu thập dữ liệu.

Điều 66. Hỗ trợ đào tạo29

1. Liên bang có thể hỗ trợ cho các bang các khoản hỗ trợ đào tạo cho sinh

viên tại các trường đại học và các cơ sở đào tạo bậc đại học. Liên bang có thể

khuyến khích sự thống nhất giữa các bang về chế độ hỗ trợ đào tạo và đưa ra

các nguyên tắc chi hỗ trợ đào tạo.30

2. Tôn trọng quyền tự quyết của các bang, Liên bang vẫn có thể đưa ra

các biện pháp phát triển giáo dục của riêng mình ngoài các biện pháp phát

triển giáo dục của các bang.

Điều 67. Giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên31

1. Khi thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang và các bang cần cân

nhắc tới nhu cầu được khuyến khích và bảo vệ của trẻ em và thanh thiếu niên.

26

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

27. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

28. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

29. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

30. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

31. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

Page 26: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

25

2. Ngoài các biện pháp của các bang, Liên bang hỗ trợ thêm bằng các

hoạt động ngoại khóa cho trẻ em và thanh thiếu niên32

.

Điều 68. Thể dục thể thao

1. Liên bang khuyến khích các hoạt động thể dục thể thao và đặc biệt là

đào tạo thể dục thể thao.

2. Liên bang điều hành các trường thể dục thể thao.

3. Liên bang có thể ban hành các quy định về thể dục thể thao dành cho

thanh thiếu niên và quy định bắt buộc về dạy thể dục thể thảo tại trường học.

Điều 69. Văn hóa

1. Lĩnh vực văn hóa thuộc trách nhiệm của các Bang.

2. Liên bang ủng hộ các hoạt động văn hóa theo lợi ích quốc gia cũng

như nghệ thuật và âm nhạc, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

3. Khi thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang cân nhắc tính đa dạng

văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia.

Điều 70. Ngôn ngữ

1. Ngôn ngữ chính thức của Liên bang Thụy Sĩ là tiếng Đức, tiếng Pháp

và tiếng Ý. Tiếng Rô-man là ngôn ngữ chính thức để giao tiếp với người Rô-

man.

2. Các Bang xác định ngôn ngữ chính thức riêng của các Bang. Để bảo

tồn tính hòa hợp giữa các cộng đồng ngôn ngữ, các Bang tôn trọng ranh giới

địa lý tự nhiên giữa các miền ngôn ngữ và các cộng đồng ngôn ngữ bản địa

thiểu số.

3. Liên bang và các Bang khuyến khích việc tìm hiểu và trao đổi giữa

các cộng đồng ngôn ngữ.

4. Liên bang hỗ trợ các Bang sử dụng đa ngôn ngữ trong quá trình thực

hiện trách nhiệm của mình.

5. Liên bang ủng hộ các biện pháp của bang Graubunden và Ticinio trong

việc bảo tồn và phát triển tiếng Rô-man và tiếng Ý.

32

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 21.5.2006.

Page 27: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

26

Điều 71. Điện ảnh

1. Liên bang có thể khuyến khích nền điện ảnh Thụy Sĩ và văn hóa điện

ảnh.

2. Liên bang có thể ban hành quy chế hỗ trợ sự đa dạng và chất lượng của

các sản phẩm điện ảnh được đưa ra.

Điều 72. Nhà thờ và quốc gia

1. Các Bang quy định về mối quan hệ giữa nhà thờ và quốc gia.

2. Liên bang và các Bang có thể tiến hành các biện pháp giữ gìn nền hòa

bình chung giữa các thành viên thuộc các cộng đồng tôn giáo khác nhau.

3. Cấm xây dựng các tháp giáo đường.33

Mục 4

MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN

Điều 73. Phát triển bền vững

Liên bang và các Bang phải nỗ lực nhằm đạt được mối quan hệ cân bằng

và bền vững giữa tự nhiên và khả năng tự phục hồi của tự nhiên cùng với

những đòi hỏi xuất phát từ dân số.

Điều 74. Bảo vệ môi trường

1. Liên bang quy định về bảo vệ người dân và môi trường tự nhiên khỏi

những thiệt hại và tác động xấu.

2. Liên bang bảo đảm những thiệt hại hoặc tác động xấu đó được ngăn

ngừa. Các chi phí ngăn ngừa hoặc loại bỏ các thiệt hại hoặc tác động xấu do

chủ thể chịu trách nhiệm về việc gây ra các thiệt hại hoặc tác động xấu chịu.

3. Các Bang phải chịu trách nhiệm thi hành những quy định có liên quan

của liên bang, trừ trường hợp pháp luật quy định trách nhiệm đó thuộc về Liên

bang.

Điều 75. Quy hoạch không gian

1. Liên bang quy định nguyên tắc quy hoạch không gian. Những nguyên

tắc này có hiệu lực ràng buộc đối với các Bang và nhằm đảm bảo việc sử dụng

đất thích hợp và kinh tế, đảm bảo định cư ổn định.

33

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 29.11.2009.

Page 28: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

27

2. Liên bang khuyến khích và phối hợp nỗ lực của các Bang và hợp tác

với các Bang.

3. Liên bang và các Bang xem xét những yêu cầu về quy hoạch không

gian trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình.

Điều 75a.34

Khảo sát quốc gia về đất đai

1. Liên bang chịu trách nhiệm thực hiện Khảo sát quốc gia về đất đai.

2. Liên bang quy định về việc khảo sát chính thức.

3. Liên bang có thể quy định về việc đồng nhất hóa các thông tin chính

thức liên quan đến đất đai.

Điều 76. Nước

1. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Liên bang đảm bảo việc sử dụng

kinh tế và bảo vệ các nguồn nước, và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến

nước.

2. Liên bang quy định những nguyên tắc cho việc bảo tồn và khai thác

các nguồn nước, việc sử dụng nước để sản xuất năng lượng và làm mát, cũng

như các biện pháp khác có ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn nước.

3. Liên bang quy định về việc bảo vệ nguồn nước, về đảm bảo dòng xả

thải thích hợp, về công trình thủy lợi và về sự an toàn của đập, và về các biện

pháp có ảnh hưởng tới lượng mưa.

4. Các Bang quản lý các nguồn nước của mình. Các Bang có thể thu các

khoản phí sử dụng nước phù hợp với các giới hạn do luật liên bang quy định.

Liên bang có quyền sử dụng nước phục vụ cho giao thông với điều kiện phải

trả phí và bồi thường thiệt hại.

5. Sau khi tham vấn các Bang có liên quan, Liên bang quyết định các

quyền đối với các nguồn nước quốc tế và các khoản phí. Nếu các Bang không

đạt được thỏa thuận về quyền đối với các nguồn nước chung giữa các Bang,

Liên bang sẽ quyết định.

6. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang phải tính

tới quan ngại của các Bang đầu nguồn nước.

34

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 29: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

28

Điều 77. Rừng

1. Liên bang đảm bảo rừng duy trì được các chức năng bảo vệ, thương

mại và tiện nghi công.

2. Liên bang quy định các nguyên tắc bảo vệ rừng.

3. Liên bang khuyến khích các biện pháp bảo tồn rừng.

Điều 78. Bảo vệ di sản thiên nhiên và di sản văn hóa

1. Các Bang chịu trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa.

2. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang phải tính

đến việc bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn hóa. Liên bang bảo vệ vùng

nông thôn cũng như các địa danh kiến trúc, lịch sử, tự nhiên hoặc văn hóa;

Liên bang bảo tồn nguyên vẹn các địa danh này vì lợi ích công.

3. Liên bang có thể ủng hộ những nỗ lực nhằm bảo vệ di sản thiên nhiên

và văn hóa, và thu thập hoặc bảo tồn các tài sản quan trọng quốc gia thông qua

hợp đồng hoặc thu mua bắt buộc.

4. Liên bang quy định về việc bảo vệ đời sống động thực vật, về việc bảo

tồn môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học động thực vật. Liên bang

bảo vệ những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

5. Những khu vực đồng hoang và đất ngập nước đặc biệt đẹp và có tầm

quan trọng quốc gia phải được bảo tồn. Không được phép xây dựng công trình

tại đây cũng như không được phép có bất kỳ thay đổi nào đến đất, trừ các

công trình xây dựng phục vụ cho việc bảo vệ khu vực đồng hoang, đất ngập

nước hoặc cho việc tiếp tục sử dụng chúng cho mục đích nông nghiệp.

Điều 79. Đánh bắt cá và săn bắt động vật

Liên bang quy định các nguyên tắc đánh bắt cá và săn bắt động vật, đặc

biệt là nguyên tắc bảo tồn hệ sinh thái các loài cá, động vật có vú hoang dã và

chim.

Điều 80. Bảo vệ động vật

1. Liên bang quy định về việc bảo vệ động vật.

2. Cụ thể, Liên bang quy định về:

a. việc giữ và chăm sóc động vật;

b. thí nghiệm trên động vật và các quy trình được thực hiện trên động vật

sống;

Page 30: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

29

c. việc sử dụng động vật;

d. việc nhập khẩu động vật và sản phẩm từ động vật;

e. việc buôn bán và vận chuyển động vật;

f. việc giết mổ động vật.

3. Các Bang chịu trách nhiệm thi hành các quy định, trừ trường hợp luật

quy định cho Liên bang.

Mục 5

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Điều 81. Công trình xây dựng công cộng

Vì lợi ích của toàn thể hoặc phần lớn quốc gia, Liên bang có thể xây

dựng và vận hành các công trình xây dựng công cộng, hoặc hỗ trợ các công

trình này.

Điều 82. Giao thông đường bộ

1. Liên bang quy định về giao thông đường bộ.

2. Liên bang thực thi quyền giám sát điều hành đối với những con đường

có tầm quan trọng quốc gia; Liên bang có thể quyết định về những con đường

trung chuyển phải được mở cho giao thông.

3. Đường công cộng có thể được sử dụng không thu phí. Quốc hội Liên

bang có thể cho phép các ngoại lệ.

Điều 83. Đường quốc gia

1. Liên bang đảm bảo xây dựng một mạng lưới đường cao tốc và đảm

bảo rằng những con đường này phải sử dụng được.

2. Liên bang xây dựng, vận hành và bảo trì những con đường quốc gia.

Liên bang chịu các khoản phí phát sinh từ đó. Liên bang có thể giao một phần

hoặc toàn bộ công việc này cho công cộng, các tổ chức tư nhân, hoặc các tổ

chức hỗn hợp công-tư.35

3. ...36

35

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

36. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 31: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

30

Điều 84. Giao thông trung chuyển tại dãy An-pơ

1. Liên bang bảo vệ vùng An-pơ trước những tác hại tiêu cực của giao

thông trung chuyển. Những tác động xấu do giao thông trung chuyển gây ra

phải được Liên bang hạn chế tới mức không gây hại cho con người, động vật,

thực vật hoặc môi trường sống của chúng.

2. Vận chuyển hàng hóa vượt dãy An-pơ được nối từ bờ này tới bờ khác

bằng đường sắt. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) phải thực hiện các biện pháp

cần thiết. Các ngoại lệ chỉ được cho phép khi không có biện pháp nào khác.

Các ngoại lệ phải được quy định cụ thể trong đạo luật liên bang.

3. Sức chở của các tuyến đường trung chuyển vùng An-pơ không được

phép tăng thêm. Quy định này không áp dụng đối với các con đường vòng có

tác dụng giảm mức lưu lượng giao thông trung chuyển tại các làng và thị trấn.

Điều 85. Phí phương tiện hạng nặng*

1. Liên bang có thể thu phí dựa trên sức chứa hoặc quãng đường đi được

đối với các phương tiện giao thông hạng nặng trong trường hợp có các chi phí

công phát sinh mà các chi phí này chưa được tính trong các khoản thuế hoặc

phí khác.

2. Khoản thu ròng từ phí phương tiện hạng nặng được sử dụng để bù đắp

các chi phí phát sinh liên quan đến giao thông trên đường.

3. Các Bang có quyền hưởng một phần khoản thu ròng trên. Khi phân

chia khoản thu ròng phải tính đến những hậu quả cụ thể mà việc thu phí làm

phát sinh đối với các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa.

Điều 86. Thuế tiêu thụ đối với nhiên liệu xe và các thuế giao thông

khác

1. Liên bang có thể thu thuế tiêu thụ đối với nhiên liệu xe.

2. Liên bang thu phí sử dụng đường cao tốc đối với những ô tô và xe

moóc không phải đóng phí phương tiện hạng nặng.

3. Liên bang sử dụng một nửa của khoản thu ròng từ thuế tiêu thụ đối với

tất cả các loại nhiên liệu xe, trừ nhiên liệu máy bay, và khoản thu ròng từ phí

sử dụng đường cao tốc, cho các nhiệm vụ và chi phí có liên quan tới giao

thông đường bộ sau đây:37

37

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 29.11.2009, có hiệu lực từ ngày 29.11.2009.

Page 32: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

31

a. xây dựng, bảo trì và vận hành đường cao tốc;

b.38

các biện pháp khuyến khích giao thông hỗn hợp, giao thông ô tô và

lái xe

bbis

.39

các biện pháp cải thiện hạ tầng giao thông tại các thành phố và khu

vực đô thị;

c.40

các khoản đóng góp chi phí cho các con đường chính;

d. đóng góp cho các công trình bảo vệ nhằm ngăn chặn thiên tai và đóng

góp cho các biện pháp bảo vệ môi trường và nông thôn khỏi ảnh hưởng của

giao thông đường bộ;

e.41

đóng góp chung cho chi phí mà các Bang chi trả cho các con đường

được lưu thông ô tô.

f.42

đóng góp cho các Bang không có đường cao tốc.

3bis

. Liên bang sử dụng một nửa khoản thu ròng từ thuế tiêu thụ nhiên

liệu máy bay cho các nhiệm vụ và chi phí liên quan tới giao thông hàng không

sau đây:

a. đóng góp cho các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết được tiến

hành giao thông hàng không;

b. đóng góp cho các biện pháp an ninh chống lại các hành vi bất hợp

pháp đối với giao thông hàng không, đặc biệt là chống lại các tấn công khủng

bố và cướp máy bay, với điều kiện các biện pháp này không thuộc trách nhiệm

của các cơ quan quốc gia;

c. đóng góp cho các biện pháp đảm bảo mức an toàn kỹ thuật cao trong

giao thông hàng không.43

4. Nếu các nguồn thu này không đủ cho các nhiệm vụ và chi phí liên

quan tới giao thông đường bộ và giao thông hàng không, Liên bang sẽ thu một

khoản phụ phí trên thuế tiêu thụ các nhiên liệu có liên quan.44

38

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

39. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

40. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

41. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

42. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

43.. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 29.11.2009, có hiệu lực từ ngày 29.11.2009.

44. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 29.11.2009, có hiệu lực từ ngày 29.11.2009.

Page 33: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

32

Điều 87. Đường sắt và các phương thức giao thông khác*

Liên bang quy định về giao thông đường sắt, đường dây cáp, tàu thủy, du

hành hàng không và vũ trụ.

Điều 88. Đường dành cho người đi bộ

1. Liên bang quy định các nguyên tắc liên quan đến mạng lưới đường

dành cho người đi bộ.

2. Liên bang có thể hỗ trợ và phối hợp các biện pháp của các Bang trong

việc xây dựng và duy trì các mạng lưới này.

3. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang có xem xét

đến mạng lưới đường dành cho người đi bộ và thay thế những con đường phải

đóng.

Mục 6

NĂNG LƯỢNG VÀ LIÊN LẠC

Điều 89. Chính sách năng lượng

1.Trong phạm vi quyền hạn của mình, Liên bang và các Bang nỗ lực duy

trì nguồn cung năng lượng đầy đủ, đa dạng, an toàn, kinh tế, thân thiện với

môi trường và bền vững cũng như việc sử dụng năng lượng kinh tế và hiệu

quả.

2. Liên bang thiết lập các nguyên tắc cho việc sử dụng các nguồn năng

lượng địa phương có thể tái sinh được và cho việc sử dụng năng lượng kinh tế

và hiệu quả.

3. Liên bang quy định về việc sử dụng năng lượng của hệ thống máy

móc, xe cộ và các thiết bị. Liên bang khuyến khích phát triển các công nghệ

năng lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và các nguồn

năng lượng tái sinh.

4. Các Bang chịu trách nhiệm chính đối với các biện pháp liên quan đến

việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà.

5. Trong chính sách năng lượng của mình, Liên bang phải tính đến nỗ lực

của các Bang, các hạt và cộng đồng doanh nghiệp; Liên bang phải tính đến các

điều kiện của từng vùng và các giới hạn khả thi về mặt kinh tế.

Điều 90. Năng lượng hạt nhân*

Liên bang chịu trách nhiệm quy định về lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Page 34: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

33

Điều 91. Vận chuyển năng lượng

1. Liên bang quy định về việc vận chuyển và cung cấp năng lượng điện.

2. Liên bang chịu trách nhiệm quy định về các hệ thống truyền tải và

phân phối nhiên liệu lỏng và khí.

Điều 92. Các dịch vụ bưu chính viễn thông

1. Liên bang chịu trách nhiệm về các dịch vụ bưu chính viễn thông.

2. Liên bang đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông

đầy đủ, phổ thông, với mức giá hợp lý tại tất cả các vùng trên toàn quốc. Mức

giá được xác định dựa trên các nguyên tắc tiêu chuẩn.

Điều 93. Phát thanh và truyền hình

1. Liên bang chịu trách nhiệm quy định về phát thanh và trình hình cũng

như các hình thức truyền phát thông tin công cộng khác.

2. Phát thanh và truyền hình phải góp phần vào việc thúc đẩy phát triển

văn hóa giáo dục, vào việc tự do hình thành ý kiến quan điểm và đóng góp cho

giải trí. Phát thanh và truyền hình phải tính đến các đặc điểm của quốc gia và

nhu cầu của các Bang. Chúng phải thể hiện các sự kiện một cách chính xác và

đăng tải các ý kiến đa chiều một cách thích đáng.

3. Tính độc lập của phát thanh và truyền hình cũng như quyền tự chủ của

chúng trong việc quyết định chương trình của mình phải được đảm bảo.

4. Vai trò và trách nhiệm của các phương tiện truyền thông khác, đặc biệt

là báo chí phải được cân nhắc đến.

5. Các khiếu nại về chương trình có thể được gửi đến một cơ quan khiếu

nại độc lập.

Mục 7

KINH TẾ

Điều 94. Nguyên tắc của hệ thống kinh tế

1. Liên bang và các Bang buộc tuân thủ nguyên tắc tự do kinh tế.

2. Liên bang và các Bang bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia và cùng với khu

vực kinh tế tư nhân xây dựng sự thịnh vượng và an ninh kinh tế của dân cư.

3. Liên bang và các Bang trong phạm vi quyền hạn nỗ lực tạo điều kiện

thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân.

Page 35: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

34

4. Mọi hành vi đi ngược lại với nguyên tắc tự do kinh tế và đặc biệt là các

biện pháp kìm hãm sự cạnh tranh chỉ được phép khi các biện pháp được quy

định trong Hiến pháp Liên bang hoặc theo quyền độc quyền của các Bang.

Điều 95. Ngành nghề trong khu vực kinh tế tư nhân*

1. Liên bang có thể quy định về các ngành nghề trong khu vực kinh tế tư

nhân.

2. Liên bang hướng tới thiết lập một khu vực kinh tế Thụy Sĩ đồng nhất.

Liên bang bảo đảm cá nhân có đủ bằng cấp học thuật hoặc bằng cấp giáo dục

của các Bang hoặc liên bang hoặc bằng cấp được tiêu bang công nhận sẽ được

hành nghề tại Thụy Sĩ.

Điều 96. Chính sách cạnh tranh

1. Liên bang quy định chống lại các tổn thất kinh tế hoặc xã hội của các

tổ chức cartel và các hình thức kìm hãm cạnh tranh khác.

2. Liên bang tiến hành các biện pháp

a. ngăn ngừa sự lạm quyền trong việc quy định giá của các tổ chức giữ vị

trí thống trị trên thị trường được thành lập theo luật công hoặc luật tư;

b. chống cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 97. Bảo vệ người tiêu dùng

1. Liên bang tiến hành các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.

2. Liên bang quy định về các biện pháp bồi thường pháp lý đối với các tổ

chức bảo vệ người tiêu dùng. Các tổ chức này được hưởng các quyền do liên

bang quy định về chống cạnh tranh lành mạnh như các tổ chức nghề và kinh

doanh.

3. Các Bang quy định thủ tục hòa giải hoặc thủ tục tố tụng đơn giản và

nhanh chóng đối với các khiếu nại dưới mức tranh chấp nhất định. Hội đồng

Liên bang (Chính phủ) quy định mức tranh chấp này.

Điều 98. Ngân hàng và bảo hiểm

1. Liên bang quy định về hệ thống ngân hàng và giao dịch chứng khoán;

khi đó, Liên bang có xem xét đến những chức năng và vai trò đặc biệt của các

ngân hàng của các Bang.

2. Liên bang có thể quy định về các dịch vụ tài chính trong các lĩnh vực

khác.

Page 36: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

35

3. Liên bang quy định về bảo hiểm cá nhân.

Điều 99. Chính sách tiền tệ

1. Liên bang chịu trách nhiệm về tiền tệ và hệ thống tiền tệ; Liên bang

độc quyền phát hành xu và tiền giấy.

2. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, với tư cách là ngân hàng trung ương độc

lập, theo đuổi chính sách tiền tệ vì lợi ích chung của quốc gia; Ngân hàng

Quốc gia hoạt động với sự hợp tác và dưới sự giám sát của Liên bang.

3. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ giữ đủ dự trữ tiền tệ từ ngân khố; một

phần dự trữ này được giữ bằng vàng.

4. Ít nhất 2/3 lợi nhuận ròng của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ được dành

cho các Bang.

Điều 100. Chính sách kinh tế

1. Liên bang tiến hành các biện pháp đảm bảo kinh tế phát triển cân bằng,

đặc biệt là ngăn ngừa và chống tình trạng thất nghiệp và lạm phát.

2. Liên bang quan tâm đến phát triến kinh tế ở từng vùng miền. Liên

bang hợp tác với các Bang và cộng đồng doanh nghiệp.

3. Trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, ngoại thương và tài chính công,

nếu cần thiết, Liên bang có thể không tuân theo nguyên tắc tự do kinh tế.

4. Liên bang, các Bang và các Hạt có xem xét đến tình hình kinh tế trong

việc quyết toán ngân sách.

5. Để bình ổn nền kinh tế, Liên bang có thể quyết định tăng hoặc giảm

thuế và các nghĩa vụ tài chính liên bang. Dự trữ tài chính phải được duy trì;

sau khi giải ngân, các khoản thuế trực tiếp được hoàn trả cho từng cá nhân, các

khoản thuế gián tiếp được sử dụng để hoàn trả hoặc tạo việc làm.

6. Liên bang yêu cầu doanh nghiệp tích lũy dự trữ để tạo việc làm; khi

đó, Liên bang sẽ có chính sách ưu đãi thuế và có thể yêu cầu các Bang thực

hiện chính sách tương tự. Sau khi giải ngân, các doanh nghiệp có thể quyết

định việc sử dụng các khoản dự trữ này trong phạm vi luật định.

Điều 101. Chính sách goại thương

1. Liên bang bảo đảm các lợi ích kinh tế của Thụy Sĩ ở nước ngoài.

Page 37: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

36

2. Trường hợp đặc biệt, Liên bang có thể tiến hành các biện pháp để bảo

vệ nền kinh tế nội địa. Nếu cần thiết, Liên bang có thể không tuân theo nguyên

tắc tự do kinh tế.

Điều 102. Nguồn cung kinh tế quốc gia*

1. Liên bang bảo đảm nguồn cung các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho

quốc gia trong trường hợp có nguy cơ xung đột quân đội-chính trị hoặc chiến

tranh, hoặc trong trường hợp có sự thâm hụt nghiêm trọng mà bản thân nền

kinh tế không thể tự phục hồi. Liên bang tiến hành các biện pháp phòng ngừa

các trường hợp này.

2. Khi tiến hành các biện pháp theo quy định tại điều này, nếu cần thiết,

Liên bang có thể không tuân theo nguyên tắc tự do kinh tế.

Điều 103. Chính sách có tính cơ cấu*

Liên bang có thể hỗ trợ các vùng miền chịu nguy cơ về mặt kinh tế, các

thành phần và ngành nghề kinh tế cụ thể nếu các biện pháp tự thân vẫn là chưa

đủ để đảm bảo sự tồn tại của chúng. Khi tiến hành các biện pháp theo quy

định tại điều này, nếu cần thiết, Liên bang có thể không tuân theo nguyên tắc

tự do kinh tế.

Điều 104. Nông nghiệp

1. Bằng các chính sách sản xuất bền vững và định hướng thị trường, Liên

bang đảm bảo cho ngành nông nghiệp có đóng góp thiết yếu tới:

a. việc đảm bảo cung cấp lương thực cho toàn dân;

b. việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ cảnh quan

nông thôn;

c. việc phân bố dân cư quốc gia.

2. Ngoài các biện pháp tự thân mà ngành nông nghiệp có thể thực hiện và

nếu cần thiết, có thể không tuân theo nguyêm tắc kinh tế tự do, Liên bang hỗ

trợ các hình thức trang trại canh tác đất.

3. Liên bang tổ chức các biện pháp đảm bảo cho ngành nông nghiệp có

thể hoàn thành các nghĩa vụ đa chức năng của mình. Cụ thể, Liên bang có các

quyền và nghĩa vụ sau:

a. bổ sung ngân sách thu được từ ngành nông nghiệp bằng các khoản trợ

cấp trực tiếp để đảm bảo trả công công bằng và đầy đủ cho các dịch vụ được

cung cấp, theo các xác nhận về sự phù hợp với các yêu cầu đảm bảo sinh thái;

Page 38: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

37

b. khuyến khích các biện pháp sản xuất đặc biệt gần gũi với thiên nhiên

và tôn trọng môi trường và các loài sinh sống trong môi trường đó.

c. quy định về việc khai báo nguồn gốc, chất lượng, phương pháp sản

xuất và quy trình chế biến sản phẩm;

d. bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng quá

mức phân bón, chất hóa học và các chất bổ trợ khác;

e. quyết định khuyến khích nghiên cứu nông nghiệp, tư vấn, giáo dục và

trợ cấp đầu tư;

f. quyết định quy định sự thống nhất tài sản nông nghiệp.

(4) Để thực hiện các nội dung này, Liên bang có các khoản chi dành

riêng cho ngành nông nghiệp và chi chung của liên bang.

Điều 105. Rượu

Liên bang quy định về sản xuất, nhập khẩu, lọc và bán các loại rượu

chưng cất. Đặc biệt, Liên bang quan tâm đến các ảnh hưởng có hại của việc sử

dụng rượu.

Điều 106. Đánh bạc*

1. Liên bang quy định về các trò chơi may rủi và xổ số.

2. Cần có giấy phép do liên bang cấp để mở và vận hành sòng bạc. Khi

cấp giấy phép, Liên bang có tính đến điều kiện vùng miền và mức độ nguy

hiểm của đánh bạc.

3. Liên bang áp thuế thu nhập đối với các sòng bạc; thuế này không vượt

quá 80% tổng thu nhập có được từ việc đánh bạc. Liên bang sử dụng thuế thu

được để chi trợ cấp liên bang cho bảo hiểm dành cho người già, người còn

sống và người khuyết tật.

4. Các bang quy định việc cấp giấy phép cho các máy đánh bạc mà khi sử

dụng cần có kỹ năng và có thưởng.

Điều 107. Vũ khí và thiết bị chiến tranh

1. Liên bang quy định về việc chống sử dụng trái phép vũ khí và các

trang thiết bị liên quan và đạn dược.

2. Liên bang quy định về việc sản xuất, mua bán, phân phối, nhập khẩu,

xuất khẩu và vận chuyển các thiết bị chiến tranh.

Page 39: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

38

Mục 8

NHÀ Ở, VIỆC LÀM, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE

Điều 108. Xây dựng nhà và quyền sở hữu nhà

1. Liên bang khuyến khích việc xây dựng nhà, việc mua quyền sở hữu

căn hộ và nhà cho mục đích sử dụng riêng của các cá nhân, cũng như các hoạt

động của các nhà phát triển và các tổ chức tham gia vào việc xây dựng tiện ích

nhà ở công cộng.

2. Đặc biệt, Liên bang khuyến khích việc mua và phát triển đất phục vụ

xây dựng nhà, việc nâng cao hiệu quả công trình và giảm chi phí xây dựng và

nhà ở.

3. Liên bang có thể quy định về phát triển đất phục vụ xây dựng nhà và

về tăng hiệu quả công trình.

4. Khi thực hiện các hoạt động này, Liên bang đặc biệt quan tâm đến lợi

ích của các gia đình, người cao tuổi, người thu nhập thấp và người khuyết tật.

Điều 109. Người cho thuê nhà và người thuê nhà

1. Liên bang quy định chống các hành vi lạm dụng trong thuê nhà, đặc

biệt là giá thuê bất công, quy định về thủ tục giải quyết việc chấm dứt hợp

đồng thuê nhà bất hợp pháp và giới hạn việc gia hạn hợp đồng.

2. Liên bang có thể quy định các hợp đồng thuê nhà khung được dùng để

áp dụng rộng rãi. Các hợp đồng này có thể được tuyên áp dụng rộng rãi chỉ

khi các lợi ích chính đáng của thiểu số, các đặc thù vùng miền và tôn trọng

nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được xem xét hợp lý.

Điều 110. Quan hệ lao động*

1. Liên bang có thể quy định về:

a. bảo vệ người lao động;

b. mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; đặc biệt

là các quy định chung đối với các vấn đề vận hành và chuyên môn;

c. các dịch vụ tuyển dụng;

d. việc tuyên bố thỏa ước lao động tập thể được áp dụng chung.

2. Các thỏa ước lao động tập thể chỉ có thể được tuyên bố áp dụng chung

chỉ khi các lợi ích chính đáng của nhóm thiểu số, các đặc thù vùng miền được

Page 40: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

39

xem xét hợp lý cũng như nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và quyền lập

hội nghề nghiệp được tôn trọng.

3. Ngày 01 tháng 8 là ngày Quốc khánh của Liên bang Thụy Sĩ. Dưới góc

độ pháp luật lao động, ngày này được coi như ngày chủ nhật với các quyền về

tiền lương tương ứng.

Điều 111. Trợ cấp cho người già, người còn sống và người khuyết tật

1. Liên bang thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chu cấp về tài chính

đầy đủ cho người già, vợ/chồng và con còn sống, và người khuyết tật. Các

biện pháp này dựa trên ba trụ cột, đó là Chương trình bảo hiểm liên bang dành

cho người già, người còn sống và người khuyết tật, chương trình bảo hiểm

nghề nghiệp và các chương trình trợ cấp tư nhân.

2. Liên bang đảm bảo rằng Chương trình bảo hiểm liên bang dành cho

người già, người còn sống và người khuyết tật và chương trình bảo hiểm nghề

nghiệp luôn có khả năng đáp ứng các mục đích của mình.

3. Liên bang có thể yêu cầu các Bang miễn thuế cho Chương trình bảo

hiểm liên bang dành cho người già, người còn sống và người khuyết tật và

chương trình bảo hiểm nghề nghiệp, và miễn thuế người được bảo hiểm và

chủ sử dụng lao động của họ đối với những khoản đóng góp và các quyền thu

hồi.

4. Liên bang cùng phối hợp với các Bang khuyến khích các chương trình

trợ cấp tư nhân, đặc biệt là thông qua các biện pháp về thuế và chính sách thúc

đẩy quyền sở hữu tài sản.

Điều 112. Chương trình bảo hiểm liên bang dành cho người già,

người còn sống và người khuyết tật*

1. Liên bang quy định về Chương trình bảo hiểm liên bang dành cho

người già, người còn sống và người khuyết tật.

2. Việc quy định này phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a. bảo hiểm là bắt buộc;

abis

.45

chương trình cung cấp cả tiền mặt và lợi ích không bằng tiền mặt;

b. các khoản trợ cấp phải đủ cho các chi phí sinh hoạt cơ bản;

c. trợ cấp tối đa không được nhiều hơn hai lần trợ cấp tối thiểu;

45

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 41: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

40

d. các khoản trợ cấp ít nhất phải được điều chỉnh phủ hợp với các xu

hướng giá.

3. Nguồn tiền bảo hiểm gồm có:

a. đóng góp của những người được bảo hiểm, trong đó người sử dụng lao

động phải trả một nửa số tiền mà người lao động của họ phải trả;

b.46

trợ cấp Liên bang.

4. Các trợ cấp của Liên bang không vượt quá một nửa các khoản chi của

chương trình.47

5. Các khoản trợ cấp của Liên bang trước hết được lấy nguồn từ khoản

thu ròng từ thuế thuốc lá, thuế rượu chưng cất và thuế lợi nhuận của các sòng

bạc.

6 ...48

.

Điều 112a.49

Các lợi ích bổ sung

1. Liên bang và các Bang trả các lợi ích bổ sung cho những người mà các

chi phí sinh hoạt cơ bản không được Chương trình bảo hiểm liên bang dành

cho người già, người còn sống và người khuyết tật chi trả.

2. Luật quy định phạm vi của các lợi ích bổ sung cũng như nhiệm vụ và

trách nhiệm của Liên bang và các Bang.

Điều 112b.50

Khuyến khích sự phục hồi của những người đủ tiêu

chuẩn hưởng trợ cấp khuyết tật

1. Liên bang khuyến khích sự phục hồi của những người đủ tiêu chuẩn

hưởng trợ cấp khuyết tật bằng cách cung cấp tiền mặt và những lợi ích phi tiền

mặt. Để phục vụ mục đích này, Liên bang có thể sử dụng các nguồn từ Quỹ

Khuyết tật.

2. Các Bang khuyến khích sự phục hồi của những người đủ tiêu chuẩn

hưởng trợ cấp khuyết tật, đặc biệt là thông qua các đóng góp cho việc xây

dựng và duy trì các thiết chế cung cấp chỗ ở và việc làm.

46

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

47. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

48. Được thay thế qua phúc quyết toàn dân ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

49. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

50. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 42: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

41

3. Luật quy định mục tiêu phục hồi, nguyên tắc và tiêu chí.

Điều 112c.51

Trợ giúp cho người già và người tàn tật*

1. Các Bang cung cấp hỗ trợ và chăm sóc tại nhà cho người già và người

tàn tật.

2. Liên bang ủng hộ cho các nỗ lực quốc gia vì lợi ích của người già và

người tàn tật. Để phục vụ mục đích này, Liên bang có thể sử dụng các nguồn

từ Chương trình bảo hiểm liên bang dành cho người già, người còn sống và

người khuyết tật.

Điều 113. Chương trình bảo hiểm nghề nghiệp*

1. Liên bang quy định về một chương trình bảo hiểm nghề nghiệp.

2. Khi đó, Liên bang phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a. cùng với Chương trình bảo hiểm liên bang dành cho người già, người

còn sống và người khuyết tật, Chương trình bảo hiểm nghề nghiệp tạo điều

kiện cho người được bảo hiểm duy trì cuộc sống trước đây của mình theo một

phương thức phù hợp.

b. chương trình bảo hiểm nghề nghiệp là bắt buộc đối với người lao

động; luật có thể quy định các ngoại lệ;

c. người sử dụng lao động đảm bảo cho người lao động của mình được

bảo hiểm tại một tổ chức bảo hiểm; nếu được yêu cầu, Liên bang đảm bảo cho

người lao động được bảo hiểm tại một tổ chức bảo hiểm liên bang;

d. những người kinh doanh tự do có thể mua bảo hiểm tự nguyện tại một

tổ chức bảo hiểm;

e. đối với những nhóm người kinh doanh tự do nhất định, Liên bang có

thể tuyên bố chương trình bảo hiểm nghề nghiệp là bắt buộc, có thể là bảo

hiểm nói chung hoặc bảo hiểm đối với một số rủi ro nhất định.

3. Chương trình bảo hiểm nghề nghiệp có nguồn từ đóng góp của những

người được bảo hiểm, trong đó người sử dụng lao động phải chi trả ít nhất là

một nửa khoản tiền mà người lao động phải đóng.

4. Các chương trình bảo hiểm phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu quy

định tại luật liên bang; Liên bang có thể quy định các biện pháp quốc gia

nhằm giải quyết những khó khăn cụ thể.

51

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 43: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

42

Điều 114. Bảo hiểm thất nghiệp

1. Liên bang quy định về bảo hiểm thất nghiệp.

2. Khi đo, Liên bang phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

a. bảo hiểm đảm bảo chi trả hợp lý cho thu nhập bị mất và ủng hộ các

biện pháp ngăn chặn và giải quyết tình trạng thất nghiệp;

b. bảo hiểm là bắt buộc đối với người lao động; luật có thể quy định

ngoại lệ;

c. những người kinh doanh tự do có thể mua bảo hiểm tự nguyện.

3. Bảo hiểm có nguồn từ đóng góp của những người được bảo hiểm,

trong đó một nửa khoản đóng góp do người sử dụng lao động của họ trả.

4. Liên bang và các Bang sẽ cung cấp trợ cấp trong những trường hợp

đặc biệt.

5. Liên bang có thể quy định về hỗ trợ xã hội cho người thất nghiệp.

Điều 115. Hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn

Những người có hoàn cảnh khó khăn được Bang nơi họ sinh sống hỗ trợ.

Liên bang quy định các ngoại lệ và quyền hạn.

Điều 116. Trợ cấp trẻ em và bảo hiểm thai sản

1. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình, Liên bang xem xét

nhu cầu của các gia đình. Liên bang có thể hỗ trợ các biện pháp bảo vệ gia

đình.

2. Liên bang có thể ban hành các quy định về trợ cấp trẻ em và tổ chức

một quỹ trợ cấp gia đình liên bang.

3. Liên bang thành lập một chương trình bảo hiểm thai sản. Liên bang

cũng có thể yêu cầu những người không được hưởng lợi ích từ bảo hiểm này

cũng phải đóng góp.

4. Liên bang có thể tuyên bố việc tham gia vào quỹ trợ cấp gia đình và

chương trình bảo hiểm thai sản là bắt buộc, có thể là bắt buộc chung hoặc đối

với những bộ phận dân số nhất định, và quy định các trợ cấp của Liên bang

phụ thuộc vào các trợ cấp phù hợp của các Bang.

Điều 117. Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn

1. Liên bang quy định về bảo hiểm sức khỏe và tai nạn.

Page 44: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

43

2. Liên bang có thể quy định bảo hiểm sức khỏe và tai nạn là bắt buộc, có

thể bắt buộc chung hoặc đối với một số bộ phận dân số nhất định.

Điều 118. Bảo vệ sức khỏe

1. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Liên bang thực hiện các biện pháp

bảo vệ sức khỏe.

2. Liên bang quy định về:

a. việc sử dụng thực phẩm cũng như các sản phẩm, ma túy, cơ quan sinh

vật, hóa chất và các vật dụng trị liệu có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe;

b. việc phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ lây lan hoặc

đặc biệt nguy hiểm ở con người và động vật;

c. việc phòng chống bức xạ ion hóa.

Điều 118a.52

Y học bổ trợ

Trong phạm vi quyền hạn của mình, Liên bang và các Bang đảm bảo

rằng y học bổ trợ sẽ được xem xét tới.

Điều 118b.53

Nghiên cứu tiến hành trên con người

1. Liên bang ban hành luật quy định về việc nghiên cứu tiến hành trên

người nếu việc này là cần thiết để bảo vệ nhân phẩm và sự riêng tư của họ.

Khi đó, Liên bang bảo lưu quyền tự do tiến hành nghiên cứu và có tính đến

tầm quan trọng của việc nghiên cứu đối với sức khỏe và xã hội.

2. Liên bang tuân thủ các nguyên tắc sau đây về nghiên cứu sinh học và y

học liên quan đến con người:

a. Phải có sự chấp thuận của những người tham gia hoặc người đại diện

hợp pháp của họ trên cơ sở được thông tin đầy đủ là yêu cầu đối với bất kỳ dự

án nghiên cứu nào. Luật có thể quy định các ngoại lệ. Việc từ chối có hiệu lực

bắt buộc trong tất cả các trường hợp.

b. Các nguy cơ rủi ro và áp lực mà người tham gia phải gánh chịu không

được bị xem nhẹ vì lợi ích của dự án nghiên cứu;

c. Dự án nghiên cứu liên quan đến những người không có khả năng tự

quyết chỉ được tiến hành nếu những kết quả nghiên cứu có giá trị tương đương

không thể đạt được bằng cách nghiên cứu dựa trên những người có khả năng

52

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 17.5.2009.

53. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 7.3.2010, có hiệu lực từ ngày 7.3.2010.

Page 45: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

44

tự quyết. Nếu dự án nghiên cứu không mang lại lợi ích ngay lập tức cho

những người không có khả năng tự quyết thì những rủi ro và áp lực cần phải

được giảm thiểu tối đa.

d. Dự án nghiên cứu cần phải đánh giá một cách khách quan rằng sự an

toàn của những người tham gia được bảo đảm.

Điều 119. Y học sinh sản và công nghệ gien có liên quan đến con

người

1. Con người phải được bảo vệ trước sự lạm dụng y học sinh sản và công

nghệ gien.

2. Liên bang quy định về việc sử dụng các vật liệu sinh sản và gien của

con người. Khi đó, Liên bang đảm bảo rằng nhân phẩm, quyền riêng tư và gia

đình được bảo vệ, và đặc biệt là tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a. tất cả các hình thức nhân bản và can thiệp vào vật liệu gien của các tế

bào sinh sản con người và các phôi đều là bất hợp pháp;

b. các vật liệu sinh sản và vật liệu gien không phải của con người không

được phép đưa vào hoặc kết hợp với vật liệu sinh sản con người;

c. các quá trình sinh sản có sự hỗ trợ của y học chỉ có thể được sử dụng

nếu không thể khắc phục được tình trạng vô sinh hoặc nguy cơ truyền nhiễm

một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng không được thực hiện nhằm tạo ra một đứa

trẻ với những đặc điểm cụ thể hoặc nhằm nghiên cứu sâu hơn; việc thụ tinh tế

bào trứng của con người bên ngoài cơ thể người phụ nữ chỉ được cho phép với

những điều kiện luật định; không một tế bào trứng của con người nào được

cấy vào phôi bên ngoài cơ thể người phụ nữ ngoài những tế bào có khả năng

được cấy vào cơ thể người đó ngay lập tức.

d. việc hiến phôi và tất cả các hình thức mang thai hộ đều bất hợp pháp;

e. việc mua bán vật liệu sinh sản con người và các sản phẩm từ phôi đều

bị cấm;

f. vật liệu gien của một người chỉ có thể được nghiên cứu, đăng ký hoặc

công bố nếu được sự đồng ý của người nó hoặc nếu pháp luật quy định;

g. tất cả mọi người được tiếp cận thông tin liên quan đến tổ tiên của họ.

Page 46: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

45

Điều 119a.54

Y học cấy ghép

1. Liên bang quy định về cấy ghép bộ phận, mô và tế bào. Khi đó, Liên

bang đảm bảo nhân phẩm, quyền riêng tư và sức khỏe con người được bảo vệ.

2. Liên bang quy định các tiêu chí cho việc phân chia các bộ phận cấy

ghép một cách công bằng.

3. Việc hiến các bộ phận cơ thể, mô và tế bào phải miễn phí. Cấm mua

bán các bộ phận con người.

Điều 120. Công nghệ gien phi con người*

1. Con người và môi trường của họ phải được bảo vệ trước sự lạm dụng

công nghệ gien.

2. Liên bang phải ban hành luật quy định về việc sử dụng vật liệu sinh

sản và vật liệu gien từ động vật, thực vật và các cơ thể khác. Khi quy định,

Liên bang phải tính đến phẩm giá của các cơ thể sống cũng như sự an toàn của

con người, động vật và môi trường, đồng thời phải bảo vệ đa dạng gien của các

loài động thực vật.

Mục 9

CƯ TRÚ VÀ ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 121

1. Liên bang chịu trách nhiệm quy định về việc vào và ra khỏi Thụy Sĩ,

việc cư trú và định cư vĩnh viễn của công dân nước ngoài, và việc cấp quy chế

tị nạn.

2. Công dân nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi Thụy Sĩ nếu họ gây nguy

hiểm cho an ninh quốc gia.

3. Không phụ thuộc vào tình trạng của họ theo quy định của pháp luật về

công dân nước ngoài, công dân nước ngoài sẽ mất quyền cư trú và tất cả các

quyền luật định được lưu trú khác tại Thụy Sĩ nếu họ:

a. phạm tội giết người cố ý, tội hiếp dâm hoặc các tội xâm phạm tình dục

nguy hiểm khác, hoặc bất cứ tội phạm bạo lực nào khác như tội cướp, tội buôn

người hoặc buôn ma túy, hoặc tội trộm cắp; hoặc

b. nhận bảo hiểm xã hội hoặc các trợ cấp xã hội không đúng quy định.55

54

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 7.02.1999 (Nghị định Liên bang ngày

26.6.1998, Nghị định Hội đồng Liên bang ngày 23.3.1999 – AS 1999 1341; BBl 1997 III 653, 1998

3473, 1999 2912 8768).

Page 47: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

46

4. Luật sẽ quy định cụ thể các tội tại khoản 3. Luật có thể quy định thêm

các tội khác.56

5. Công dân nước ngoài bị mất quyền cư trú và các quyền luật định được

lưu trú tại Thụy Sĩ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 bị cơ quan có thẩm

quyền trục xuất khỏi Thụy Sĩ và bị cấm vào Thụy Sĩ trong vòng từ 5 đến 15

năm. Trong trường hợp tái phạm thì bị cấm vào Thụy Sĩ trong 20 năm.57

6. Người nào không tuân thủ lệnh cấm nhập cảnh Thụy Sĩ hoặc nhập

cảnh bất hợp pháp vào Thụy Sĩ thì bị coi là phạm tội. Luật sẽ quy định cụ thể

về vấn đề này.58

Mục 10

PHÁP LUẬT DÂN SỰ, HÌNH SỰ, TRỌNG LƯỢNG VÀ ĐO LƯỜNG

Điều 122.59

Pháp luật dân sự

1. Liên bang chịu trách nhiệm ban hành luật trong lĩnh vực dân sự và tố

tụng dân sự.

2. Các Bang chịu trách nhiệm tổ chức tòa án và quản lý tư pháp trong

lĩnh vực dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 123.60

Pháp luật hình sự

1. Liên bang chịu trách nhiệm ban hành luật trong lĩnh vực hình sự và tố

tụng hình sự.

2. Các Bang chịu trách nhiệm tổ chức tòa án và quản lý tư pháp trong

lĩnh vực hình sự cũng như thi hành các hình phạt và biện pháp khác, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Liên bang có thể quy định về việc thi hành các hình phạt và biện pháp

khác. Liên bang có thể trợ cấp cho các Bang để:

a. xây dựng các nhà tù;

b. cải thiện việc thi hành hình phạt và các biện pháp khác;

55

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2010, có hiệu lực từ 28.11.2010.

56. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2010, có hiệu lực từ ngày 28.11.2010.

57. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2010, có hiệu lực từ ngày 28.11.2010.

58. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2010, có hiệu lực từ ngày 28.11.2010.

59. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 12.3.2000, có hiệu lực từ ngày 01.01.2007.

60. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 12.3.2000, có hiệu lực từ ngày 01.4.2003.

Page 48: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

47

c. các tổ chức cải tạo vì lợi ích của trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh

niên.61

Điều 123a.62

1. Nếu một người phạm tội xâm phạm tình dục hoặc dùng vũ lực bị nhận

định là đặc biệt nguy hiểm, và tình trạng của người đó bị coi là không thể cải

tạo được thì người đó phải bị phạt tù chung thân do nguy cơ tái phạm cao.

Không được thả sớm hoặc thả theo giấy phép tạm thời.

2. Chỉ khi có bằng chứng khoa học mới chứng minh rằng người phạm tội

đó có thể được cải tạo và do đó không còn là mối đe dọa cho xã hội, thì nhận

định mới mới được đưa ra. Nếu người phạm tội được thả trên cơ sở của nhận

định này, thì người ra quyết định thả phải chịu trách nhiệm nếu người được

thả đó lại tái phạm.

3. Tất cả các nhận định về người phạm tội xâm phạm tình dục hoặc tội

dùng vũ lực phải được thực hiện bởi ít nhất hai chuyên gia độc lập. Các nhận

định này phải xem xét đến tất cả các nguyên tắc quan trọng có liên quan.

Điều 123b.63

Không áp dụng thời hiệu đối với quyền khởi tố hoặc đối với các hình

phạt cho các tội xâm phạm tình dục hoặc tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

có liên quan đến trẻ em trước tuổi dậy thì.

Quyền khởi tố các tội xâm phạm tình dục hoặc tội truyền bá văn hóa

phẩm đồi trụy có liên quan đến trẻ em trước tuổi dậy thì cũng như các hình

phạt đối với các tội này không bị áp dụng thời hiệu

Điều 124. Hỗ trợ nạn nhân

Liên bang và các Bang phải đảm bảo rằng những người chịu ảnh hưởng

về thể chất, tâm thần hoặc sức khỏe tình dục do kết quả của hành vi phạm tội

hình sự được nhận hỗ trợ và bồi thường thích đáng nếu họ gặp khó khăn về tài

chính do kết quả của hành vi phạm tội đó.

Điều 125. Trọng lượng và đo lường

Liên bang chịu trách nhiệm quy định về trọng lượng và đo lường.

61

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

62. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 8.02.2004.

63. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 30.11.2008, có hiệu lực từ 30.11.2008.

Page 49: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

48

CHƯƠNG 3.

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Điều 12664

Quản lý tài chính

1. Liên bang duy trì cán cân thu chi về lâu dài.

2. Trần chi ngân sách được thông qua trong dự toán ngân sách dựa trên

mức thu ngân sách dự kiến sau khi đã xem xét đến tình hình kinh tế.

3. Trường hợp có nhu cầu tài chính đặc biệt, trần chi ngân sách có thể

được nâng cao hơn mức quy định tại khoản 2. Quốc hội Liên bang quyết định

việc nâng trần chi ngân sách trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3

Điều 159.

4. Nếu tổng chi ngân sách tại các tài khoản ngân sách liên bang vượt quá

trần chi ngân sách được quy định tại khoản 2 và 3, mức bội chi ngân sách phải

được bù đắp trong những năm tiếp theo.

5. Luật quy định chi tiết về vấn đền này.

Điều 127. Nguyên tắc thu thuế

1. Luật quy định đặc điểm cấu trúc chính của thuế, đặc biệt là đối tượng

nộp thế và đối tượng chịu thuế và phương pháp tính thuế.

2. Nguyên tắc phổ biến và thống nhất của thuế và nguyên tắc thu thuế

theo khả năng nộp thuế được phù hợp với bản chất của từng loại thuế.

3. Cấm thu thuế hai lần giữa các bang. Liên bang tiến hành các biện pháp

cấm cần thiết.

Điều 128. Thuế trực tiếp*

1. Liên bang có thể quyết định thu các khoản thuế trực tiếp:

a. tối đa 11.5% thu nhập cá nhân;

b.65

tối đa 9.8% tổng thu nhập pháp nhân;

c. ...66

2. Khi quyết định biểu thuế, Liên bang có tính đến thuế trực tiếp đã được

quy định bởi các Bang và các hạt.

64

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 02.12.2001.

65. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2007.

66. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2007.

Page 50: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

49

3. Để cân bằng tác động của việc tăng khoản thuế phải nộp do lạm phát,

thuế thu nhập cá nhân sẽ được điều chỉnh thường xuyên.

4. Các Bang tính thuế và thu thuế. Tối thiểu 17% tổng thu từ thuế được

dành cho các Bang. Trường hợp cần cân đối tài chính, khoản này có thể giảm

xuống còn 15%67

.

Điều 129. Đồng nhất hóa các quy định về thuế

1. Liên bang quy định nguyên tắc của việc đồng nhất hóa các quy định về

các loại thuế trực tiếp của Liên bang, các Bang và các hạt; Liên bang có tính

đến nỗ lực của các Bang trong việc đồng nhất hóa thuế.

2. Đồng nhất hóa các quy định về thuế bao gồm đồng nhất các quy định

về nghĩa vụ trả thuế, đối tượng chịu thuế, thời gian chịu thuế, thủ tục và chế

tài trong trường hợp có vi phạm. Việc đồng nhất hóa không áp dụng với quy

định về biểu thuế, thuế suất và các khoản miễn trừ.

3. Liên bang có thể quy định về các biện pháp ngăn ngừa trường hợp

hưởng trái phép các khoản ưu đãi thuế.

Điều 13068

Thuế giá trị gia tăng*

1. Liên bang có thể thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ,

bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, và đối với hành nhập khẩu, vvới

thuế suất tiêu chuẩn tối đa là 6.5% và thuế suất giảm trừ tối thiểu là 2%.

2. Luật có thể quy định thuế suất đối với dịch vụ lưu trú trong khoảng

giữa thuế suất tiêu chuẩn và thuế suất giảm trừ.69

3. Nếu do thay đổi về nhân khẩu mà các khoản bảo hiểm cho người già,

người còn sống và người khuyết tật không còn được đảm bảo, Liên bang có

thể tăng thuế suất tiêu chuẩn thêm không quá 1% và thuế suất giảm trừ thêm

không quá 0.3%.70

67

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2007.

68. Bị bãi bỏ thông qua trưng cầu ý dân ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2007.

69. Cơ quan Lập pháp đã sử dụng quyền hạn này; xem khoản 4 Điều 25 của Luật Thuế giá trị

gia tăng ngày 12.6.2009 (SR641.20), theo đó thuế suất giá trị gia tăng là 3.8% (thuế suất đặc biệt

dành cho dịch vụ lưu trú, có hiệu lực cho đến ngày 31.12.2013).

70. Cơ quan Lập pháp đã sử dụng quyền hạn này; xem khoản 01 và 02 Điều 25 của Luật Thuế

giá trị gia tăng ngày 12.6.2009 (SR641.20), theo đó thuế suất giá trị gia tăng là 8% (thuế suất tiêu

chuẩn) và 2.5% (thuế suất giảm trừ) có hiệu lực cho đến ngày 31.12.2017).

Page 51: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

50

4. 5% ngân sách ngoài các mục chi dành riêng là để giảm trừ các khoản

bảo hiểm sức khỏe phải nộp cho người thu nhập thấp, trừ trường hợp luật quy

định biện pháp hỗ trợ khác.

Điều 131. Thuế tiêu thụ đặc biệt*

1. Liên bang có thể thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với:

a. thuốc là và các sản phẩm thuốc lá;

b. rượu chưng cất;

c. bia;

d. các thiết bị tự động và các bộ phận cấu thành;

e. dầu mỏ, các loại dầu khoáng khác, ga và các sản phẩm có được từ việc

tinh chế các sản phẩm trên, và các loại nhiên liệu xe.

2. Liên bang có thể thu thêm khoản phụ phí trên thuế tiêu thụ đặc biệt đối

với các loại nhiên liệu xe.

3. 10% tổng thu ròng từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu chưng cất

được dành cho các Bang. Khoản thu này được dùng cho việc chống nguyên

nhân và hậu quả của việc nghiện rượu.

Điều 132. Thuế trước bạ và thuế khấu trừ tại nguồn*

1. Liên bang có thể thu thuế trước bạ đối với chứng khoán, hóa đơn nộp

tiền bảo hiểm và các giấy tờ thương mại khác; giấy tờ liên quan đến giao dịch

bất động sản và tài sản cầm cố được miễn trừ thuế trước bạ.

2. Liên bang có thể thu thuế khấu trừ tại nguồn đối với thu thập có được

từ động sản, trúng xổ số và các khoản bảo hiểm được hưởng. 10% thu ngân

sách từ nguồn này thuộc về các Bang.71

Điều 133. Thuế hải quan

Liên bang quy định về thuế hải quan và các nghĩa vụ tài chính khác đối

với hàng hóa dịch chuyển qua biên giới.

Điều 134. Miễn trừ thuế của Bang và hạt

Đối tượng chịu thuế hoặc được miễn trừ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu

thụ đặc biệt, thuế trước bạ hoặc thuế khấu trừ tại nguồn theo quy định của

Liên bang không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của các Bang và hạt.

71

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 52: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

51

Điều 13572

Cân đối tài chính thu chi

1. Liên bang chịu trách nhiệm quy định về cân đối tài chính thu chi giữa

Liên bang và các Bang cũng như giữa các Bang.

2. Việc cân đối tài chính thu chi chủ yếu nhằm:

a. giảm thiểu sự chênh lệch về khả năng tài chính giữa các Bang;

b. bảo đảm mức thu tài chính tối thiểu của các Bang;

c. bù đắp bội chi của từng Bang do ảnh hưởng của yếu tố địa lý hoặc yếu

tố xã hội và nhân khẩu;

d. khuyến khích hợp tác giữa các Bang đối với vấn đề cân đối chi.

e. duy trì cạnh tranh thuế giữa các Bang theo tiêu chuẩn so sánh quốc gia

và quốc tế.

3. Các khoản chi dành cho việc cân đối thu do các Bang có nguồn thu cao

hơn và Liên bang chi trả. Khoản chi do các Bang có nguồn thu cao hơn chi trả

đạt tối thiểu hai phần ba và tối đa 80% khoản chi do Liên bang chi trả.

72

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ ngày 01.01.2008.

Page 53: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

52

PHẦN 4.

NHÂN DÂN VÀ CÁC TIỂU BANG

CHƯƠNG 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 136. Quyền chính trị

1. Trừ những người thiếu năng lực pháp luật do bệnh tâm thần hoặc thiểu

năng tâm thần, tất cả công dân Thụy Sĩ trên 18 tuổi đều có quyền chính trị đối

với các vấn đề của liên bang. Mọi công dân có đủ các điều kiện nêu trên đều

có quyền là và nghĩa vụ chính trị như nhau.

2. Các công dân có thể tham gia bầu cử Hội đồng Nhà nước, tham gia các

cuộc bỏ phiếu chung của liên bang, phát động hoặc ký vào sáng kiến và yêu

cầu trưng cầu ý dân về các vấn đề của liên bang.

Điều 137. Đảng chính trị

Các đảng chính trị đóng góp vào việc hình thành ý kiến và nguyện vọng

của nhân dân.

CHƯƠNG 2.

SÁNG KIẾN VÀ TRƯNG CẦU Ý DÂN

Điều 138. Sáng kiến chung yêu cầu sửa đổi toàn diện Hiến pháp Liên

bang

1. Bất cứ 100 ngàn người có tư cách bỏ phiếu nào, trong vòng 18 tháng

kể từ khi họ chính thức công bố sáng kiến sửa đổi Hiến pháp của mình, cũng

có thể đề xuất một bản sửa đổi toàn diện Hiến pháp Liên bang73

.

2. Bản dự thảo đề xuất này phải được đưa ra toàn dân biểu quyết.

73

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003, có hiệu lực từ ngày 01.08.2003

Page 54: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

53

Điều 13974

. Sáng kiến chung yêu cầu sửa đổi một phần Hiến pháp

Liên bang trong thời hạn xác định

1. Bất cứ 100 ngàn người có tư cách bỏ phiếu nào, trong vòng 18 tháng

kể từ khi họ chính thức công bố sáng kiến sửa đổi Hiến pháp của mình, cũng

có thể yêu cầu sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang.

2. Một sáng kiến chung về việc sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang có

thể được thể hiện dưới hình thức một đề xuất chung hoặc một dự thảo cụ thể

của những quy định được đề xuất.

3. Nếu sáng kiến đó không tuân thủ các yêu cầu thống nhất về mặt hình

thức và nội dung, hoặc vi phạm các quy định bắt buộc của luật pháp quốc tế

thì Quốc hội Liên bang phải tuyên bố sáng kiến đó không hợp lệ một phần

hoặc toàn bộ.

4. Nếu Quốc hội Liên bang chấp thuận một sáng kiến dưới dạng một đề

xuất chung75

, Quốc hội phải dự thảo bản sửa đổi Hiến pháp dựa trên sáng kiến

đó rồi đưa ra để toàn dân và các bang biểu quyết. Nếu Quốc hội Liên bang

không chấp thuận sáng kiến đó, Quốc hội sẽ đưa ra lấy phiếu toàn dân. Người

dân sẽ quyết định có chấp thuận sáng kiến đó hay không. Nếu người dân chấp

thuận, Quốc hội Liên bang sẽ phải soạn thảo dự thảo tương ứng.

5. Một sáng kiến dưới dạng một bản dự thảo cụ thể sẽ được đưa ra để

toàn dân và các bang biểu quyết. Quốc hội Liên bang phải đưa ra các khuyến

nghị về việc nên chấp thuận hay bác bỏ. Hội đồng có thể đưa ra một bản đề

xuất đối ngược sáng kiến đó.

Điều 139a76

.

Điều 139b77

. Thủ tục áp dụng cho sáng kiến và đề xuất đối ngược

1. Người dân sẽ bỏ phiếu cho sáng kiến và đề xuất đối ngược cùng một

lúc78

.

74

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.09.2009, có hiệu lực từ ngày 27.09.2009

75. Không được thể hiện dưới dạng các chương điều cụ thể (chú thích của người dịch).

76. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày

27.09.2009, có hiệu lực từ ngày 27.09.2009.

77. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003. Đoạn 2 và 3 có hiệu lực từ 01.08.2003.

78. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.09.2009. Có hiệu lực từ 27.09.2009.

Page 55: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

54

2. Người dân có bỏ phiếu cho cả hai phương án. Khi trả lời câu hỏi thứ 3,

họ có thể thể hiện họ thích phương án nào hơn nếu cả hai cùng được chấp

thuận.

3. Nếu việc trả lời cho câu hỏi thứ 3 xảy ra trường hợp một phương án

nhận được nhiều phiếu hơn từ người dân, một phương án nhận được nhiều

phiếu hơn từ các Bang, thì phương án được thông qua là phương án có tổng số

phiếu của cả tỷ lệ phần trăm của người dân và tỉ lệ phần trăm của các Bang đối

với câu hỏi 3 là lớn hơn.

Điều 140. Trưng cầu ý dân bắt buộc

1. Những việc sau bắt buộc phải đưa ra để toàn dân và các bang biểu

quyết:

a. Sửa đổi Hiến pháp Liên bang;

b. Gia nhập các tổ chức vì lý do an ninh chung hoặc gia nhập các cộng

đồng siêu quốc gia.

c. Các đạo luật khẩn cấp của liên bang được ban hành không dựa trên

những quy định của Hiến pháp và có hiệu lực quá một năm. Các đạo luật liên

bang đó phải được toàn dân biểu quyết trong vòng 1 năm từ khi được Quốc

hội Liên bang thông qua.

2. Những việc sau phải được toàn dân biểu quyết:

a. Sáng kiến chung về việc sửa đổi toàn diện Hiến pháp liên bang.

abis

…79

b80

. Sáng kiến chung về việc sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang thể

hiện dưới dạng một đề xuất chung đã bị Quốc hội Liên bang bác bỏ.

c. Việc có nên sửa đổi toàn diện Hiến pháp Liên bang hay không khi có

sự bất đồng giữa hai nghị viện.

Điều 141. Trưng cầu dân ý tùy chọn

Trong vòng 100 ngày kể từ khi được chính thức ban hành, những việc

sau sẽ được đưa ra để toàn dân biểu quyết nếu có sự yêu cầu của từ 50 ngàn

người có quyền bỏ phiếu hoặc từ 8 bang trở lên81

:

79

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày

27.09.2009, có hiệu lực từ ngày 27.09.2009.

80. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.09.2009. Có hiệu lực từ 27.09.2009.

81. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003. Có hiệu lực từ 01.08.2003.

Page 56: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

55

a. Luật liên bang.

b. Luật khẩn cấp liên bang có hiệu lực quá một năm.

c. Nghị định liên bang mà Hiến pháp hoặc luật yêu cầu.

d. Các công ước quốc tế mà:

1. không có kì hạn hoặc có thể không bị hủy bỏ.

2. cho phép gia nhập một tổ chức quốc tế

382

. có những quy định pháp lý quan trọng hoặc việc thực hiện nó

phải yêu cầu ban hành luật liên bang.

2. …83

Điều 141a84

. Thực thi công ước quốc tế

1. Nếu việc phê chuẩn một công ước quốc tế thuộc trường hợp phải đưa

ra trưng cầu ý dân bắt buộc, Quốc hội Liên bang có thể kết hợp cùng với việc

quyết định phê chuẩn sửa đổi Hiến pháp để cho phép thực thi công ước này.

2. Nếu việc phê chuẩn một công ước quốc tế thuộc trường hợp phải đưa

ra trưng cầu dân ý tùy chọn, Quốc hội Liên bang có thể kết hợp cùng với việc

quyết định phê chuẩn sửa đổi luật cho phép thực thi công ước này.

Điều 142. Đa số cần thiết

1. Đề xuất được đưa ra bỏ phiếu toàn dân sẽ được chấp thuận nếu đa số

những người tham gia bỏ phiếu chuấp thuận.

2. Đề xuất được đưa ra bỏ phiếu toàn dân và các bang sẽ được chấp thuận

nếu đa số người tham gia bỏ phiếu và đa số các bang chấp thuận.

3. Kết quả biểu quyết chung ở một Bang sẽ quyết định kết quả biểu quyết

của bang đó.

4. Các bang Obwalden, Nidwalden, Basel-Stadt, Basel-Landschaft,

Appenzell, Ausserrhoden và Appenzell Innerrhoden chỉ có nửa lá phiếu Bang.

82

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003. Có hiệu lực từ 01.08.2003.

83. Bị bãi bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 09.02.2003. Có hiệu lực từ 01.08.2003.

84. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 09.02.2003. Có hiệu lực từ 01.08.2003.

Page 57: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

56

PHẦN 5.

CÁC CƠ QUAN LIÊN BANG

CHƯƠNG 1.

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 143. Điều kiện tham gia bầu cử

Bất kỳ cá nhân nào có đủ điều kiện bỏ phiếu đều có thể được bầu vào Hội

đồng Quốc gia (Hạ viện) (Hạ viện), Hội đồng Liên bang (Chính phủ) hoặc Tòa

án Tối cao liên bang.

Điều 144. Không kiêm nhiệm

1. Các thành viên của Hội đồng Quốc gia (Hạ viện), Hội đồng Nhà nước

(Thượng viện), Hội đồng Liên bang (Chính phủ) hoặc thẩm phán Tòa án Tối

cao liên bang không được đồng thời là thành viên của bất kỳ cơ quan nào

trong số các cơ quan này.

2. Các thành viên của Hội đồng Liên bang (Chính phủ) hoặc thẩm phán

làm việc toàn thời gian của Tòa án Tối cao liên bang không được giữ chức vụ

liên bang hoặc của bang hoặc tiến hành bất kỳ hoạt động kinh tế có thu nhập.

3. Luật có thể quy định các hình thức không kiêm nhiệm khác.

Điều 145. Nhiệm kỳ

Các thành viên của Hội đồng Quốc gia (Hạ viện), Hội đồng Liên bang

(Chính phủ), Chưởng ấn liên bang được bầu trong nhiệm kỳ bốn năm. Các

thẩm phán Tòa án Tối cao liên bang có nhiệm kỳ sáu năm.

Điều 146. Trách nhiệm của nhà nước

Chính quyền liên bang phải chịu trách nhiệm về những tổn hại hoặc mất

mát do các cơ quan của chính quyền gây ra một cách bất hợp pháp trong khi

thực thi các hoạt động công vụ.

Điều 147. Quy trình tham vấn

Các bang, các chính đảng và các nhóm lợi ích phải được thể hiện quan

điểm trong quá trình xây dựng các đạo luật quan trọng hoặc các dự án khác có

tác động lớn, cũng như đối với các điều ước quốc tế quan trọng.

Page 58: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

57

CHƯƠNG 1.

QUỐC HỘI LIÊN BANG

Mục 1

TỔ CHỨC

Điều 148. Vị trí pháp lý

1. Theo ủy quyền của nhân dân và các bang, Quốc hội Liên bang là cơ

quan quyền lực tối cao của Liên bang Thụy Sĩ.

2. Quốc hội Liên bang gồm có hai Viện, Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) và

Hội đồng Nhà nước (Thượng viện); hai viện có vị thế ngang nhau.

Điều 149. Thành phần và bầu Hội đồng Quốc gia (Hạ viện)

1. Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) gồm có 200 đại biểu của nhân dân.

2. Các đại biểu được nhân dân bầu trực tiếp theo hệ thống bầu cử đại diện

tỷ lệ. Bầu cử phổ thông được tổ chức bốn năm một lần.

3. Mỗi bang là một khu vực bầu cử.

4. Số lượng đại biểu được phân bổ cho các bang theo số dân. Mỗi bang

phải có ít nhất một đại biểu.

Điều 150. Thành phần và bầu cử Hội đồng Nhà nước (Thượng viện)

1. Hội đồng Nhà nước (Thượng viện) gồm có 46 đại biểu của các bang.

2. Các bang Obwalden, Nidwalden, Basel-Stadt, Basel-Landschaft,

Appenzell Ausserrhoden và Appenzell Innerrhoden mỗi bang được bầu một

đại biểu; các bang khác mỗi bang được bầu hai đại biểu.

3. Các bang ban hành quy định về bầu cử đại biểu của bang vào Hội đồng

Nhà nước (Thượng viện).

Điều 151. Kỳ họp

1. Hai Viện phải thường xuyên tổ chức các kỳ họp. Việc tổ chức kỳ họp

do luật quy định.

2. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) hoặc một phần tư tổng số đại biểu

của bất kỳ Viện nào có quyền yêu cầu hai Viện tổ chức kỳ họp bất thường.

Page 59: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

58

Điều 152. Chủ tịch Viện

Mỗi Viện bầu Chủ tịch của Viện mình cùng với Phó Chủ tịch thứ nhất và

Phó Chủ tịch thứ hai trong số các thành viên của Viện trong nhiệm kỳ một

năm. Không được bầu lại những đại biểu đã trúng cử vào năm tiếp theo.

Điều 153. Các ủy ban nghị viện

1. Mỗi Viện phải thành lập các ủy ban từ các thành viên của Viện đó.

2. Luật có thể quy định về các ủy ban hỗn hợp.

3. Luật có thể quy định những quyền hạn riêng cho ủy ban, có thể có

những quyền hạn không mang tính chất lập pháp.

4. Để thực hiện trách nhiệm, các ủy ban phải có quyền về thông tin, yêu

cầu xem xét các tài liệu, quyền hạn tiến hành điều tra. Phạm vi các quyền và

quyền hạn đó do luật định.

Điều 154. Các nhóm đảng

Các thành viên của Quốc hội Liên bang có thể thành lập các nhóm đảng.

Điều 155. Bộ máy phục vụ

Quốc hội Liên bang phải có bộ máy phục vụ riêng. Quốc hội Liên bang

có thể yêu cầu dịch vụ từ các cơ quan của Hành chính liên bang. Luật sẽ quy

định chi tiết về vấn đề này.

Mục 2

QUY TRÌNH

Điều 156. Các phiên họp riêng biệt

1. Các phiên họp của Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Nhà

nước (Thượng viện) phải được tiến hành riêng biệt.

2. Các quyết định của Quốc hội Liên bang phải được sự đồng ý của cả

hai Viện.

3. Phải có quy định của luật để đảm bảo rằng trong trường hợp có ý kiến

khác nhau giữa hai Viện, phải ra được quyết định về các vấn đề sau:

a. tính hợp lệ hoặc không hợp lệ một phần của một sáng kiến

nhân dân;

Page 60: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

59

b. việc thực hiện một sáng kiến nhân dân dưới hình thức một đề

xuất chung đã được Nhân dân thông qua85

;

c. việc thực hiện một Sắc lệnh liên bang khởi xướng việc xem xét

lại toàn bộ Hiến pháp liên bang Thụy Sĩ đã được Nhân dân thông

qua86

;

d. ngân sách hoặc bất kỳ sửa đổi nào về ngân sách87

.

Điều 157. Các phiên họp chung

1. Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Nhà nước (Thượng viện)

cần phải tiến hành các phiên họp chung với tư cách là Quốc hội Liên bang hợp

nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) để:

a. Tiến hành bầu nhân sự;

b. Quyết định giải quyết mâu thuẫn về thẩm quyền giữa các cơ

quan liên bang cao nhất;

c. Quyết định về việc áp dụng ân xá.

2. Quốc hội Liên bang thống nhất cũng phải họp trong những trường hợp

đặc biệt và để nghe thông điệp của Hội đồng Liên bang (Chính phủ).

Điều 158. Họp công khai

Các cuộc họp của hai Viện phải công khai. Luật có thể quy định các

trường hợp ngoại lệ.

Điều 159. Túc số và đa số

1. Mỗi Viện được coi là đủ túc số để tiến hành phiên họp nếu có đa số

thành viên của Viện đó tham dự.

2. Các quyết định được thông qua ở cả hai Viện và ở Quốc hội Liên bang

hợp nhất bởi đa số phiếu của những người biểu quyết.

3. Tuy nhiên, cần có sự đồng ý của đa số tuyệt đối của các thành viên mỗi

Viện đối với:

a. Tuyên bố về việc một đạo luật liên bang là khẩn cấp;

85

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.9.2009, có hiệu lực từ ngày 27.9.2009.

86. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.9.2009, có hiệu lực từ ngày 27.9.2009.

87. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 9.2.2003, điểm a và d có hiệu lực từ 1.8.2003. Điểm b và

c có hiệu lực muộn hơn.

Page 61: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

60

b. Quy định về các khoản trợ cấp, tín dụng bảo đảm hoặc chi mức

trần với khoản chi không thường xuyên mới hơn 20 triệu francs

hoặc khoản chi thường xuyên mới hơn 2 triệu francs;

c. Việc tăng tổng chi trong trường hợp có nhu cầu chi tiêu tài

chính đặc biệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 12688

.

4. Quốc hội Liên bang có thể ban hành pháp lệnh (ordinance) để điều

chỉnh các khoản trợ cấp được quy định tại Khoản 3, điểm b trên đây cho phù

hợp với lạm phát89

.

Điều 160. Quyền đề xuất các sáng kiến và kiến nghị

1. Bất kỳ thành viên, nhóm đảng, ủy ban của hai Viện và bang nào đều có

quyền đề xuất sáng kiến lên Quốc hội Liên bang.

2. Các thành viên của hai Viện và Hội đồng Liên bang (Chính phủ) có

quyền đề xuất kiến nghị về công việc đang được thảo luận.

Điều 161. Cấm biểu quyết theo lệnh

1. Không một thành viên Quốc hội Liên bang nào được biểu quyết theo

lệnh của người khác.

2. Các thành viên Quốc hội Liên bang phải công khai các mối quan hệ

của họ với các nhóm lợi ích.

Điều 162. Miễn trừ trách nhiệm

1. Các thành viên của Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang (Chính

phủ), cũng như người đứng đầu Văn phòng chính phủ liên bang không phải

chịu trách nhiệm về các lời phát biểu của họ ở Quốc hội Liên bang hoặc ở các

cơ quan của Quốc hội Liên bang.

2. Luật có thể quy định các hình thức miễn trừ trách nhiệm khác và mở

rộng phạm vi điều chỉnh đối với các cá nhân khác.

88

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 2.12.2001.

89. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 2.12.2001.

Page 62: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

61

Mục 3

QUYỀN LỰC

Điều 163. Các hình thức ban hành quy định của Quốc hội liên bang

1. Quốc hội Liên bang ban hành các quy định có tính chất pháp lý bắt

buộc dưới hình thức các đạo luật hoặc pháp lệnh liên bang.

2. Các quy định khác được ban hành dưới dạng sắc lệnh liên bang

(decree); sắc lệnh liên bang nào không thuộc đối tượng trưng cầu ý dân thì

được gọi là “sắc lệnh liên bang đơn giản”.

Điều 164. Lập pháp

1. Mọi quy định quan trọng có tính pháp lý bắt buộc cần phải được ban

hành dưới dạng đạo luật liên bang. Trong đó đặc biệt gồm có các quy định nền

tảng về:

a. Việc thực thi các quyền chính trị;

b. Việc hạn chế các quyền hiến định;

c. Các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân;

d. Những người phải nộp thuế, cũng như nội dung và đánh giá

các loại thuế và thuế quan;

e. Các nghĩa vụ và dịch vụ của chính quyền Liên bang;

f. Các nghĩa vụ của các bang trong việc thực hiện và thực thi

pháp luật liên bang;

g. Tổ chức và quy trình hoạt động của các cơ quan liên bang.

2. Quyền lực lập pháp có thể được ủy quyền bởi đạo luật liên bang, trừ

khi điều này bị cấm theo Hiến pháp liên bang.

Điều 165. Lập pháp khẩn cấp

1. Các đạo luật liên bang mà hiệu lực của chúng không được trì hoãn (các

đạo luật khẩn cấp liên bang) có thể được tuyên bố khẩn cấp bởi đa số tuyệt đối

của các thành viên mỗi Viện và có hiệu lực ngay lập tức. Các đạo luật như vậy

phải bị giới hạn về thời gian.

2. Nếu cần phải có trưng cầu ý dân về một đạo luật liên bang khẩn cấp,

một năm sau khi được Quốc hội Liên bang thông qua, đạo luật đó phải bị bãi

bỏ, nếu trong thời gian đó đạo luật nói trên không được nhân dân thông qua.

Page 63: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

62

3. Một đạo luật liên bang mà không lấy Hiến pháp làm cơ sở thì phải bị

bãi bỏ một năm sau khi Quốc hội Liên bang thông qua nếu đạo luật đó không

được nhân dân và các bang phê chuẩn. Các đạo luật như vậy phải bị giới hạn

về thời gian.

4. Một đạo luật liên bang mà không được thông qua ở cuộc biểu quyết

toàn dân thì không được gia hạn hiệu lực.

Điều 166. Quan hệ đối ngoại và các điều ước quốc tế

1. Quốc hội Liên bang phải được tham gia vào việc hình thành chính sách

đối ngoại và giám sát việc thực hiện quan hệ đối ngoại.

2. Quốc hội Liên bang phê chuẩn các điều ước quốc tế, trừ những điều

ước do Hội đồng Liên bang (Chính phủ) ký kết theo quy định của luật hoặc

điều ước quốc tế.

Điều 167. Tài chính

Quốc hội Liên bang xác định chi tiêu của Liên bang Thụy Sĩ, thông qua

ngân sách và phê chuẩn các khoản quyết toán liên bang.

Điều 168. Bổ nhiệm các chức danh

1. Quốc hội Liên bang bầu các thành viên của Hội đồng Liên bang

(Chính phủ), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các thẩm phán của Tòa án Tối

cao Liên bang, còn trong thời gian có chiến tranh, Tổng tư lệnh các lực lượng

vũ trang (Đại tướng).

2. Luật có thể quy định Quốc hội bổ nhiệm hoặc phê chuẩn các chức

danh khác.

Điều 169: Giám sát

1. Quốc hội Liên bang giám sát Hội đồng Liên bang (Chính phủ) và

Hành chính Liên bang, các tòa án liên bang và các cơ quan khác được trao

thẩm quyền của Liên bang.

2. Bí mật nhà nước không được áp dụng đối với các đoàn giám sát đặc

biệt của các ủy ban giám sát được thiết lập theo quy định của luật.

Điều 170: Đánh giá tính hiệu quả

Quốc hội Liên bang phải đảm bảo rằng các biện pháp liên bang được

đánh giá về mặt hiệu quả.

Page 64: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

63

Điều 171: Nhiệm vụ của Hội đồng Liên bang (Chính phủ)

Quốc hội Liên bang có thể giao các chức năng cho Hội đồng Liên bang

(Chính phủ). Luật sẽ quy định cụ thể về nội dung này, trong đó có các phương

thức Quốc hội Liên bang có thể can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền

của Hội đồng Liên bang (Chính phủ).

Điều 172: Quan hệ giữa Liên bang và các bang

1. Quốc hội Liên bang phải bảo đảm duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa

Liên bang và các bang.

2. Quốc hội Liên bang bảo đảm cho hiến pháp các bang.

3. Quốc hội Liên bang quyết định có phê chuẩn các thỏa thuận giữa các

bang với nhau và điều ước giữa các bang với các quốc gia khác hay không khi

Hội đồng Liên bang (Chính phủ) hoặc một bang phản đối điều ước đó.

Điều 173: Các nghĩa vụ và quyền lực khác

1. Quốc hội có các nghĩa vụ và quyền lực khác sau đây:

a. Có các biện pháp bảo đảm an ninh đối ngoại, sự độc lập và

trung lập của Thụy Sĩ.

b. Có các biện pháp bảo đảm an ninh nội địa.

c. Trong trường hợp khẩn cấp đòi hỏi, ban hành các pháp lệnh

hoặc sắc lệnh liên bang đơn giản để thực hiện nghĩa vụ theo điểm

(a) và (b).

d. Điều chỉnh cơ quan an ninh và huy động các lực lượng vũ

trang hoặc các đơn vị như thế cho mục đích nói trên.

e. Có các biện pháp thực thi luật pháp liên bang.

f. Quyết định tính hiệu lực của các sáng kiến nhân dân đã đáp ứng

các yêu cầu bắt buộc hay chưa.

g. Tham gia vào việc lập kế hoạch tổng thể các hoạt động của nhà

nước.

h. Quyết định về các văn bản cá biệt trong những trường hợp đạo

luật liên bang quy định trực tiếp như vậy.

i. Quyết định về các mâu thuẫn liên quan đến thẩm quyền giữa

các cơ quan nhà nước liên bang cao nhất.

k. Ban hành các lệnh tha bổng và quyết định ân xá.

Page 65: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

64

2. Quốc hội Liên bang cũng phụ trách các vấn đề thuộc thẩm quyền của

chính quyền Liên bang nhưng không thuộc trách nhiệm của bất kỳ cơ quan

nào khác.

3. Các nghĩa vụ và quyền lực khác có thể được trao cho Quốc hội Liên

bang bởi luật.

CHƯƠNG 3.

HỘI ĐỒNG LIÊN BANG (CHÍNH PHỦ)

VÀ HÀNH CHÍNH LIÊN BANG

Mục 1

Tổ chức và Quy trình hoạt động

Điều 174. Hội đồng Liên bang (Chính phủ)

Hội đồng Liên bang (Chính phủ) là cơ quan hành pháp cao nhất của Liên

bang.

Điều 175. Thành phần và bầu

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) có bảy thành viên.

2. Các thành viên của Hội đồng Liên bang (Chính phủ) được Quốc hội

Liên bang bầu sau khi diễn ra bầu cử phổ thông Hội đồng Quốc gia (Hạ viện).

3. Các thành viên Hội đồng Liên bang (Chính phủ) được bầu trong nhiệm

kỳ bốn năm từ mọi công dân Thụy Sĩ có đủ điều kiện được bầu vào Hội đồng

Quốc gia (Hạ viện)90

.

4. Khi bầu Hội đồng Liên bang (Chính phủ), cần có sự cẩn trọng để các

vùng theo địa lý và theo ngôn ngữ được đại diện một cách hợp lý91

.

Điều 176. Chức Tổng thống

1. Tổng thống của Liên bang Thụy Sĩ chủ tọa Hội đồng Liên bang (Chính

phủ).

2. Tổng thống và Phó Tổng thống của Hội đồng Liên bang (Chính phủ)

do Quốc hội Liên bang bầu từ các thành viên của Hội đồng Liên bang (Chính

phủ) trong nhiệm kỳ một năm.

90

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 7.2.1999.

91. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 7.2.1999.

Page 66: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

65

3. Không được tái bầu trong năm tiếp theo. Tổng thống không được bầu

làm Phó Tổng thông trong năm tiếp theo.

Điều 177. Nguyên tắc tập thể và phân công cho các bộ

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) thông qua các quyết định của mình

với tư cách cơ quan có tính tập thể.

2. Để chuẩn bị và thực hiện, công việc của Hội đồng Liên bang (Chính

phủ) được phân công cho cá nhân các thành viên tùy theo từng bộ.

3. Công việc có thể được ủy nhiệm và được tiến hành bởi các bộ hoặc các

đơn vị hành chính dưới bộ; trong những trường hợp đó, quyền viện dẫn cơ sở

pháp luật phải được bảo đảm.

Điều 178. Hành chính Liên bang

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) chịu trách nhiệm về Hành chính Liên

bang. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) phải bảo đảm Hành chính liên bang

được tổ chức một cách phù hợp và hoàn thành trách nhiệm một cách hiệu quả.

2. Hành chính Liên bang được tổ chức thành các Bộ; mỗi Bộ do một

thành viên của Hội đồng Liên bang (Chính phủ) đứng đầu.

3. Các nhiệm vụ hành chính có thể được ủy quyền bởi luật cho các tổ

chức công hoặc tư, các pháp nhân, cá nhân không thuộc Hành chính Liên

bang.

Điều 179. Văn phòng Hành chính liên bang (Federal Chancellery)

Văn phòng Hành chính liên bang là văn phòng hành chính tổng hợp của

Hội đồng Liên bang (Chính phủ). Văn phòng do Chưởng ấn liên bang đứng

đầu (Federal Chancellor).

Mục 2

QUYỀN LỰC

Điều 180. Chính sách của chính phủ

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) quyết định các mục tiêu cho chính

sách của chính phủ liên bang và các phương thức đạt các mục tiêu đó. Hội

đồng lập kế hoạch và điều phối các hoạt động nhà nước.

2. Hội đồng phải thông tin cho công chúng một cách đầy đủ và kịp thời

về các hoạt động của mình, trừ khi các lợi ích công hoặc tư tối quan trọng

ngăn cản điều này.

Page 67: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

66

Điều 181. Quyền sáng kiến lập pháp

Hội đồng Liên bang (Chính phủ) đệ trình cho Quốc hội Liên bang các dự

thảo thuộc quyền lập pháp của Quốc hội Liên bang.

Điều 182. Làm luật và thực hiện pháp luật

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) ban hành các quy định lập pháp dưới

dạng các pháp lệnh với điều kiện Hiến pháp hoặc luật quy định thẩm quyền

được làm việc đó.

2. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) bảo đảm thực hiện pháp luật, các

nghị quyết của Quốc hội Liên bang và các phán quyết của các cơ quan tư pháp

liên bang.

Điều 183. Tài chính

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) lập kế hoạch tài chính, dự toán ngân

sách và chuẩn bị các khoản kết toán liên bang.

2. Hội đồng phải bảo đảm kỷ luật quản lý tài chính.

Điều 184. Quan hệ đối ngoại

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) chịu trách nhiệm về quan hệ đối

ngoại với sự tham gia của Quốc hội Liên bang. Hội đồng Liên bang (Chính

phủ) đại diện cho Thụy Sĩ ở nước ngoài.

2. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) ký kết và phê chuẩn (ratify) các điều

ước quốc tế. Hội đồng phải trình các điều ước quốc tế đó cho Quốc hội Liên

bang phê chuẩn.

3. Theo yêu cầu bảo vệ quyền lợi của đất nước, Hội đồng Liên bang

(Chính phủ) có thể ban hành các pháp lệnh và các quy tắc. Pháp lệnh phải bị

giới hạn về thời gian.

Điều 185. An ninh đối ngoại và an ninh nội địa

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) có thể tiến hành các biện pháp để bảo

vệ an ninh đối ngoại, sự độc lập và trung lập của Thụy Sĩ.

2. Hội đồng có thể tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh nội địa.

3. Hội đồng có thể trực tiếp căn cứ vào Điều này để ban hành các pháp

lệnh và quy tắc nhằm phản ứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng hiện

hành hoặc sắp xảy ra đối với trật tự công cộng hoặc an ninh đối ngoại hoặc an

ninh nội địa. Các pháp lệnh như vậy phải bị giới hạn về thời gian.

Page 68: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

67

4. Trong trường hợp khẩn cấp, Hội đồng có thể huy động các lực lượng

vũ trang. Khi Hội đồng huy động hơn 4000 người của lực lượng vũ trang cho

các hoạt động bạo lực hoặc khi việc sử dụng quân đội như vậy dự kiến sẽ kéo

dài hơn ba tuần, Quốc hội Liên bang phải họp ngay lập tức.

Điều 186. Quan hệ giữa Liên bang và các bang

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) chịu trách nhiệm duy trì quan hệ giữa

Liên bang và các bang và phải phối hợp với các bang.

2. Hội đồng có thể phê chuẩn luật pháp của các bang khi có quy định của

pháp luật liên bang.

3. Hội đồng có thể từ chối các điều ước giữa các bang với nhau hoặc giữa

các bang với các nước khác.

4. Hội đồng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật liên bang, cũng như hiến pháp

và điều ước của các bang và phải tiến hành các biện pháp thực thi nghĩa vụ

này.

Điều 187. Các nghĩa vụ và quyền lực khác

1. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) còn có các nghĩa vụ và quyền lực

khác như sau:

a. Giám sát Hành chính Liên bang và các cơ quan khác được trao

nghĩa vụ liên bang.

b. Báo cáo thường xuyên với Quốc hội Liên bang về việc điều

hành công việc của mình cũng như tình hình ở Thụy Sĩ.

c. Bổ nhiệm các chức danh không thuộc thẩm quyền của các cơ

quan khác.

d. Xem xét khiếu nại trong những trường hợp có quy định của

pháp luật.

2. Các nghĩa vụ và quyền lực khác có thể được trao cho Hội đồng Liên

bang (Chính phủ) bởi luật.

Page 69: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

68

CHƯƠNG 4:

TÒA ÁN TỐI CAO LIÊN BANG

VÀ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP KHÁC92

Điều 188. Vị thế pháp lý

1. Tòa án Tối cao liên bang là cơ quan tư pháp tối cao của Liên bang.

2. Tổ chức và quy trình hoạt động của Tòa án tối cao liên bang do luật

quy định.

3. Tòa án tối cao liên bang có bộ máy hành chính của mình.

Điều 189. Thẩm quyền xét xử của Tòa án tối cao liên bang

1. Tòa án tối cao liên bang xem xét các tranh chấp liên quan đến các vi

phạm:

a. Pháp luật liên bang;

b. Pháp luật quốc tế;

c. Pháp luật liên bang;

d. Các quyền do Hiến pháp các bang ghi nhận;

e. Sự tự chủ của các hạt và những bảo đảm khác đối với các công

ty thuộc điều chỉnh của luật công;

f. Các quy định liên bang và của bang về các quyền chính trị.

1bis

…93

2. Tòa án tối cao liên bang xem xét các tranh chấp giữa Liên bang với các

bang và giữa các bang với nhau.

3. Thẩm quyền xét xử của Tòa án tối cao liên bang có thể được mở rộng

bởi luật.

4. Các văn bản pháp luật của Quốc hội Liên bang hoặc Hội đồng Liên

bang (Chính phủ) không bị khiếu kiện ở Tòa án Tối cao liên bang. Luật có thể

quy định ngoại lệ.

92

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 12.3.2000, có hiệu lực từ 1.1.

93. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 9.2.2003. Khổ này của Sắc lệnh liên bang ngày

4.10.2002 không bao giờ có hiệu lực.

Page 70: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

69

Điều 190. Luật được áp dụng

Tòa án Tối cao liên bang và các cơ quan tư pháp khác áp dụng các đạo

luật liên bang và pháp luật quốc tế.

Điều 191. Tiếp cận Tòa án Tối cao liên bang

1. Việc tiếp cận Tòa án Tối cao liên bang được luật bảo đảm.

2. Đối với các tranh chấp không liên quan đến các vấn đề pháp lý có tầm

quan trọng nền tảng, luật có thể quy định giới hạn số tiền của tranh chấp.

3. Luật có thể loại trừ việc tiếp cận Tòa án Tối cao liên bang trong một số

vấn đề riêng biệt.

4. Luật có thể quy định thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với những vụ xử sơ

thẩm thiếu căn cứ một cách rõ ràng.

Điều 191a. Các cơ quan tư pháp liên bang khác94

1. Liên bang phải thiết lập một tòa án hình sự để xét xử sơ thẩm các vụ

án hình sự mà theo quy định của luật thuộc thẩm quyền xét xử liên bang. Luật

có thể quy định các quyền hạn khác cho Tòa án Hình sự liên bang.

2. Liên bang phải thiết lập các cơ quan tư pháp để xét xử các tranh chấp

liên quan đến luật công thuộc thẩm quyền của Hành chính liên bang.

3. Luật có thể quy định về các cơ quan tư pháp liên bang khác.

Điều 191b. Các cơ quan tư pháp của bang

1. Các bang phải thiết lập các cơ quan tư pháp để xét xử các tranh chất

thuộc luật dân sự và luật công và các vụ án luật hình sự.

2. Các bang có thể thiết lập các cơ quan tư pháp hỗn hợp.

Điều 191c. Sự độc lập của tư pháp

Các cơ quan tư pháp phải được độc lập khi thực hiện các quyền lực của

mình và chỉ tuân theo pháp luật.

94

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 12.3.2000, khoản 1 có hiệu lực từ 1.4.2003. Các khoản

khác có hiệu lực muộn hơn.

Page 71: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

70

PHẦN 6:

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP LIÊN BANG VÀ

CÁC QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

CHƯƠNG 1.

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 192. Nguyên tắc

1. Hiến pháp Liên bang có thể được sửa đổi toàn bộ hoặc từng phần vào

bất kỳ thời điểm nào.

2. Trừ khi Hiến pháp Liên bang và pháp luật dựa trên đó có quy định

khác, bất kỳ sự sửa đổi Hiến pháp Liên bang nào phải được thực hiện theo quy

trình lập pháp.

Điều 193. Sửa đổi tổng thể

1. Việc sửa đổi tổng thể Hiến pháp Liên bang có thể được đề xuất bởi

Nhân dân hoặc một trong hai Viện hoặc bởi một sắc lệnh của Quốc hội Liên

bang.

2. Nếu sáng kiến xuất phát từ Nhân dân hoặc hai Viện không thể đi đến

đồng thuận, Nhân dân sẽ quyết định có cần phải sửa đổi tổng thể hay không.

3. Nếu Nhân dân biểu quyết tán thành sửa đổi tổng thể, phải tiến hành

cuộc bầu cử mới đối với cả hai Viện.

4. Không được vi phạm các quy định có tính bắt buộc của pháp luật quốc

tế.

Điều 194. Sửa đổi từng phần

1. Việc sửa đổi từng phần Hiến pháp Liên bang có thể do Nhân dân đề

xuất hoặc do Quốc hội Liên bang khởi xướng.

2. Việc sửa đổi từng phần Hiến pháp liên bang phải tôn trọng nguyên tắc

nhất quán về nội dung và không được vi phạm các quy định có tính bắt buộc

của pháp luật quốc tế.

Page 72: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

71

3. Sáng kiến nhân dân về sửa đổi từng phần Hiến pháp phải tôn trọng

nguyên tắc nhất quán về hình thức.

Điều 195. Thời điểm có hiệu lực

Hiến pháp Liên bang đã được sửa đổi tổng thể hoặc từng phần có hiệu

lực sau khi được tòa dân và các bang phê chuẩn.

CHƯƠNG 2.

CÁC QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

Điều 196. Các quy định chuyển tiếp theo Sắc lệnh Liên bang ngày

18/12/1998 về Hiến pháp Liên bang mới95

.

1. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 84 (đường giao thông vùng núi An -

pơ)

Việc chuyển vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt phải hoàn

thành trong vòng mười năm sau khi thông qua sáng kiến nhân dân nhằm bảo

vệ các vùng xung quanh núi An pơ.

2. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 85 (mức phí cố định đối với xe tải

hạng nặng)

1. Liên bang áp đặt mức phí sử dụng đường giao thông chung hàng năm

đối với các xe tải có trọng tải tối đa cho phép hơn 3,5 tấn.

2. Mức phí này gồm:

a. Đối với xe tải và xe có khớp nối

- Từ hơn 3,5 tấn đến 12 tấn: 650 fr

- Từ trên 12 tấn đến 18 tấn: 2000 fr

- Từ trên 18 tấn đến 26 tấn: 3000 fr

- Trên 26 tấn: 4000 fr

b. Đối với xe có mooc

- Từ trên 3,5 tấn đến 8 tấn: 650 fr

- Từ trên 8 tấn đến 10 tấn: 1500 fr

- Trên 10 tấn: 2000 fr

c. Đối với xe buýt đường dài: 650 fr

95

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 3.3.2002.

Page 73: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

72

3. Các mức phí có thể được điều chỉnh bằng một đạo luật liên bang nếu

chi phí giao thông đường bộ đòi hỏi.

4. Ngoài ra, Hội đồng Liên bang (Chính phủ) có thể điều chỉnh bằng một

pháp lệnh việc phân loại đối với các phương tiện hơn 12 tấn theo khoản 2 để

thống nhất với các điểm sửa đổi về các loại phí trong Luật giao thông đường

bộ ngày 19/12/195896

.

5. Đối với các xe không lưu thông ở Thụy Sĩ trong vòng cả một năm, Hội

đồng Liên bang (Chính phủ) phải xác định mức phí phù hợp; phải tính đến chi

phí thu phí.

6. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) điều chỉnh việc thực hiện phí trên

đây. Hội đồng có thể xác định các mức phí ở khoản 2 đối với một số loại xe

tải, loại trừ một số xe tải ra không phải chịu phí, ban hành những quy định đặc

thù, trong đó có về việc lưu thông ở các vùng biên giới. Những quy định đó

không dẫn đến hệ quả các xe tải đăng ký ở nước ngoài được đối xử thuận lợi

hơn xe của Thụy Sĩ. Hội đồng có thể quy định hình phạt đối với các vi phạm.

Các bang thu phí đối với xe đăng ký ở Thụy Sĩ.

7. Loại phí trên đây có thể bị giới hạn hoặc hủy bỏ bởi luật.

8. Quy định này được áp dụng cho tới khi Luật Phí xe tải hạng nặng ngày

19/12/1997 có hiệu lực97

.

3. Quy định chuyển đổi đối với Điều 87 (đường sắt và những phương tiện

khác)

1. Những dự án đường sắt lớn bao gồm Đoạn đường sắt mới xuyên An

pơ (NRLA), RAIL2000, đường nối Đông và Tây Thụy Sĩ với Mạng lưới

đường sắt cao tốc châu Âu, cũng như việc cải tiến giảm tiếng ồn dọc theo

đường sắt bằng các biện pháp chủ động và thụ động.

2. Để cung cấp kinh phí cho các dự án đường sắt lớn, Hội đồng Liên

bang (Chính phủ) có thể:

a. Sử dụng mọi nguồn thu từ phí cố định đối với xe tải hạng nặng theo

Điều 196 Số 2 trong khi điều này vẫn còn hiệu lực, hoặc phí dựa trên tiêu thụ

đối với xe tải hạng nặng theo Điều 85 khi điều này sẽ có hiệu lực và có thể

tăng mức phí lên tối đa 100%;

96

. SR 741.01

97. SR 64.181

Page 74: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

73

b. Sử dụng tối đa hai phần ba các nguồn thu từ việc thực hiện hoặc phí

phí dựa trên tiêu thụ đối với xe tải hạng nặng theo Điều 85;

c. Sử dụng các nguồn thuế dầu thô theo Điều 86, khoản 3, điểm b để bù

đắp 25% tổng các khoản chi cho NRLA;

d. Huy động các nguồn thu trên thị trường vốn với mức tối đa là 25% của

tổng các khoản chi cho NRLA, RAIL2000, đường nối Đông và Tây Thụy Sĩ

với Mạng lưới đường sắt cao tốc châu Âu;

e. Tăng mức thuế giá trị gia tăng theo Điều 130, khoản 1-3 lên 0,1%98

;

f. Quy định về các nguồn thu khác từ tư nhân hoặc từ các tổ chức quốc tế.

3. Việc cấp kinh phí cho các dự án đường sắt lớn theo Khoản 1 phải được

thực hiện thông qua một quỹ phụ thuộc vào Liên bang nhưng có các tài khoản

riêng. Các nguồn thu từ phí và thuế đã đề cập tại Khoản 2 phải được đưa vào

các báo cáo tài chính của Liên bang và phải được đưa vào quỹ trong cùng một

năm. Liên bang có thể cấp tạm ứng cho quỹ. Quốc hội Liên bang có thể ban

hành pháp lệnh để điều chỉnh quỹ này.

4. Bốn dự án đường sắt lớn theo Khoản 1 cần phải được thông qua bởi

các đạo luật liên bang. Cần phải chứng minh sự cần thiết và sẵn sàng thực hiện

đối với toàn bộ của từng dự án. Đối với dự án NRLA, mỗi công đoạn thi công

phải là nội dung điều chỉnh của một đạo luật liên bang. Quốc hội Liên bang sẽ

phê chuẩn kinh phí cần phải có thông qua các khoản tín dụng bảo đảm. Hội

đồng Liên bang (Chính phủ) sẽ phê chuẩn các công đoạn thi công và xác định

khung thời gian.

5. Quy định này được áp dụng cho đến khi kết thúc công việc thi công và

cung cấp kinh phí (thông qua việc tạm ứng) đối với các dự án đường sắt lớn đã

được đề cập tại Khoản 1.

4. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 90 (Năng lượng nguyên tử)

Trước 23/9/2000, không được xây dựng, khởi động hoặc cấp giấy phép

đối với các cơ sở sản xuất năng lượng nguyên tử.

5. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 95 (Hoạt động kinh tế tư nhân)

Trước khi luật liên bang được ban hành, các Bang phải công nhận lẫn

nhau văn bằng giáo dục hoặc đào tạo của bang khác.

6. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 102 (Nguồn cung kinh tế quốc gia)

98

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2007.

Page 75: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

74

1. Liên bang phải bảo đảm cung cấp nguyên liệu và bột làm bánh mỳ.

2. Quy định chuyển tiếp này có hiệu lực muộn nhất đến 31/12/2003.

7. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 103 (Chính sách cơ cấu)

Trong vòng không quá mười năm từ khi Hiến pháp có hiệu lực, các Bang

có thể giữ các quy định về việc mở các cơ sở kinh doanh mới cần phải xuất

phát từ sự cần thiết nhằm bảo đảm sự tồn tại của các phần quan trọng của một

nhánh nào đó của ngành khách sạn và nhà hàng.

8. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 106 (trò cờ bạc)

1.Điều 106 sẽ có hiệu lực khi Luật liên bang về trò cờ bạc và sòng bạc có

hiệu lực99

.

2. Cho đến thời điểm nói trên, cần áp dụng các quy định sau:

a. Việc khai trương và hoạt động của các sòng bạc bị cấm.

b. Chính quyền các bang, trừ một số giới hạn nhất định vì lợi ích công, có

thể cho phép các trò cờ bạc giải trí như thông lệ ở phòng chung của khu nghỉ

dưỡng trước mùa xuân năm 1925, với điều kiện các hoạt động đó là cần thiết

theo ý kiến của cơ quan cấp phép nhằm duy trì hoặc thúc đẩy du lịch và được

tổ chức bởi người điều hành. Các bang có thể cấm các loại trò chơi này.

c. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) có thể ban hành pháp lệnh đưa ra các

giới hạn vì lợi ích công. Mỗi lần đặt tiền không được quá 5 francs.

d. Bất kỳ giấy phép nào của bang cũng thuộc đối tượng phê chuẩn của

Hội đồng Liên bang (Chính phủ).

e. Một phần tư tổng thu từ các hoạt động cờ bạc phải nộp cho Liên bang

để Liên bang phân bổ cho các nạn nhân của các cơn bão cũng như các cơ sở từ

thiện mà không được cắt cho các chi phí hành chính.

f. Liên bang có thể tiến hành các biện pháp thích hợp về xổ số.

9. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 110, Khoản 3 (Ngày Liên bang

Thụy Sĩ)

1. Cho đến thời điểm luật liên bang sửa đổi có hiệu lực, Hội đồng Liên

bang (Chính phủ) phải quy định cụ thể.

2. Ngày Liên bang Thụy Sĩ không được tính vào số ngày nghỉ theo Điều

18 Khoản 2 của Luật việc làm100

.

99

. SR 935.52. Đạo luật liên bang ngày 18.12.1998 có hiệu lực từ 1.4.2000.

100. SR 822.11

Page 76: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

75

10…101

11. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 113 (Hệ thống lương hưu nghề

nghiệp)

Những người có bảo hiểm thuộc thế hệ từng làm việc vào thời điểm bắt

đầu áp dụng hệ thống lương hưu nghề nghiệp và vì vậy không đóng toàn bộ

bảo hiểm thì được nhận khoản trợ cấp tối thiểu luật định cho 10 đến 20 năm kể

từ khi Luật có hiệu lực tùy theo thu nhập của họ.

12. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 126102

(Quản lý tài chính)

1. Việc bội chi trong các sổ sách tài chính của Liên bang phải được giảm

thiểu bằng cách tiết kiệm cho đến khi các khoản mục được cân bằng.

2. Việc bội chi không được quá 5 tỷ francs trong năm tài chính 1999 và

2,5 tỷ trong năm tài chính 2000; trong năm tài chính 2001, mức bội chi phải

được giảm xuống còn tối đa là 2% của các khoản thu.

3. Nếu tình hình kinh tế đòi hỏi, đa số tuyệt đối của các thành viên trong

từng Viện có thể kéo dài các thời hạn theo khoản 2 nói trên thêm 2 năm bằng

một pháp lệnh.

4. Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang (Chính phủ) phải tính đến

các yêu cầu của Khoản 2 khi xây dựng ngân sách và kế hoạch tài chính dài

hạn, cũng như khi xem xét bất kỳ đề xuất lập pháp nào liên quan đến tài chính.

5. Khi thực hiện ngân sách, Hội đồng Liên bang (Chính phủ) cần phải tận

dụng mọi cơ hội để thu các khoản tiết kiệm. Hội đồng Liên bang (Chính phủ)

có thể hoãn các khoản tín dụng bảo đảm và các khoản trả nợ đã được phê

chuẩn. Những điều nói trên không áp dụng đối với các quyền luật định và các

khoản bảo đảm trả nợ có hiệu lực pháp lý.

6. Nếu các yêu cầu của Khoản 2 không được đáp ứng, Hội đồng Liên

bang (Chính phủ) sẽ xác định số tiền bổ sung phải được bù đắp. Để làm điều

này, Hội đồng phải:

a. Quyết định về các khoản tiết kiệm thuộc thẩm quyền của mình;

b. Trình Quốc hội Liên bang các điều khoản sửa đổi lập pháp cần thiết để

có các khoản tiết kiệm.

101

. Đã bị bãi bỏ bởi biểu quyết toàn dân ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2008.

102. Điều này liên quan đến Điều 126 ngày 18.4.1999.

Page 77: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

76

7. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) phải đánh giá tổng số tiền tiết kiệm

bổ sung để đáp ứng các yêu cầu của Khoản 2 trong thời hạn bổ sung tối đa là

hai năm. Các khoản tiết kiệm đó áp dụng đối với cả việc trả tiền cho bên thứ

ba cũng như cho khu vực hành chính liên bang.

8. Quốc hội Liên bang quyết định về các đề xuất của Hội đồng Liên bang

(Chính phủ) trong cùng kỳ họp và ban hành văn bản pháp luật theo quy định

của Điều 165 của Hiến pháp này; số tiền phải nằm trong giới hạn các khoản

tiết kiệm đã được Hội đồng Liên bang (Chính phủ) lên kế hoạch theo Khoản 6

của Điều này.

9. Nếu mức bội chi trong năm tài chính tiếp theo tiếp tục vượt quá 2%

của các khoản thu, nó phải được giảm xuống đến mức giá trị mục tiêu trong

năm sau đó. Nếu tình hình kinh tế đòi hỏi, Quốc hội Liên bang có thể bằng

một pháp lệnh kéo dài thời hạn này tối đa thêm hai năm. Trên tất cả các

phương diện khác, quy trình phải tuân theo quy định của các khoản bốn đến

khoản tám.

10. Quy định này có hiệu lực cho đến khi bị thay thế bởi các biện pháp

hiến định nhằm giới hạn thâm hụt và nợ liên bang.

13. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 128103

(Thời hạn đánh thuế)

1. Thẩm quyền đánh thuế trực thu liên bang phải bị hạn chế cho đến cuối

năm 2020.

14. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 130104

(Thuế giá trị gia tăng)105

1. Thẩm quyền đánh thuế giá trị gia tăng phải bị hạn chế cho đến cuối

năm 2020.

2. Để đảm bảo cung cấp tài chính cho bảo hiểm tàn tật, Hội đồng Liên

bang (Chính phủ) tăng mức thuế giá trị gia tăng từ 1/1/2011 đến 31/12/2017

như sau:

a. Tăng 0,4% của mức thuế chuẩn theo Điều 36 Khoản 3 của Luật liên

bang về thuế giá trị gia tăng (VATA) ngày 2/9/1999;

b. Tăng 0,1% của mức thuế đã bị cắt giảm theo Điều 36 Khoản 1 của

VATA;

103

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2007.

104. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2007.

105. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.9.2009, có hiệu lực từ 1.1.2011.

Page 78: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

77

c. Tăng 0,2% của mức thuế đặc biệt đối với các dịch vụ nhà ở theo Điều

36 Khoản 2 của VATA106

;

3. Toàn bộ các khoản thu từ việc tăng thuế theo Khoản 2 sẽ được phẩn bổ

cho Quỹ bồi thường đối với bảo hiểm tàn tật107

.

15. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 131 (Thuế bia)

Cho đến khi một đạo luật liên bang108

có hiệu lực, thuế bia sẽ được thu

theo luật hiện hành.

16. …109

Điều 197110

Các quy định chuyển tiếp sau khi thông qua Hiến pháp Liên

bang ngày 18/4/1999

1. Sự gia nhập Liên hiệp quốc của Thụy Sĩ

1. Thụy Sĩ cần phải gia nhập Liên hiệp quốc

2. Hội đồng Liên bang (Chính phủ) được ủy quyền đệ trình đơn gia nhập

Liên hiệp quốc đến Tổng Thư ký Liên hiệp quốc cùng với tuyên bố thừa nhận

các nghĩa vụ trong Hiến chương Liên hiệp quốc111

.

2. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 62 (Giáo dục phổ thông)112

Từ thời điểm có hiệu lực của Sắc lệnh Liên bang ngày 3/10/2003 về Hệ

thống bình đẳng hóa tài chính và phân công công việc mới giữa Liên bang và

các Bang113

, trước khi các Bang có chiến lược về các trường học theo nhu cầu

đặc biệt, nhưng ít nhất là ba năm, các Bang có trách nhiệm đối với các khoản

do Bảo hiểm tàn tật chi trả hiện hành cho việc giáo dục theo nhu cầu đặc biệt

(bao gồm cả giáo dục theo nhu cầu đặc biệt trước tuổi đến trường theo Điều 19

của Luật Liên bang ngày 19/6/1959 về Bảo hiểm tàn tật114

).

3. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 83 (Đường bộ quốc gia)115

105

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.9.2009, có hiệu lực từ 1.1.2011.

106. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.9.2009, có hiệu lực từ 1.1.2011.

108. SR 641 411, Luật Thuế bia ngày 6.10.2006 có hiệu lực từ 1.7.2007.

109. Đã bị hủy bỏ bởi biểu quyết toàn dân ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2008.

110. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 3.3.2002.

111. SR 0.120

112. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2008.

113. Số hiệu 2007 5765.

114. SR 831.20

115. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2008.

Page 79: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

78

Các bang có trách nhiệm xây dựng các đường quốc lộ đã liệt kê trong

Sắc lệnh Liên bang ngày 21/6/1960 về Mạng lưới đường quốc gia116

(theo bản

có hiệu lực từ khi Sắc lệnh Liên bang ngày 3/10/2003 về Hệ thống bình đẳng

hóa tài chính và phân công công việc mới giữa Liên bang và các Bang có hiệu

lực117

) theo quy định và dưới sự giám sát của Liên bang. Liên bang và các

Bang phải chia sẻ chi phí. Mỗi Bang gánh chịu chi phí được xác định theo

gánh nặng do các quốc lộ gây ra, lợi ích mang lại và khả năng tài chính của

Bang.

4. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 112b (Thúc đẩy sự tái hòa nhập của

những người được hưởng chế độ bảo hiểm tàn tật)118

Từ thời điểm Sắc lệnh Liên bang ngày 3/10/2003 về Hệ thống bình đẳng

hóa tài chính và phân công công việc mới giữa Liên bang và các Bang có hiệu

lực, ít nhất trong ba năm, các Bang có trách nhiệm đối với các khoản chi trả

hiện hành do Bảo hiểm tàn tật trả cho các cơ sở, phân xưởng, nhà cư trú cho

đến khi các Bang có chiến lược đã được phê chuẩn về người khuyết tật, trong

đó quy định về đóng góp của bang đối với việc xây dựng và duy trì các cơ sở

có tiếp nhận người ngoài Bang.

5. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 112c (Hỗ trợ người cao tuổi và

người khuyết tật)119

Các khoản chi trả hiện hành theo Điều 110bis

của Luật liên bang ngày

20/12/1946 về Bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm cho người sống sót120

để hỗ trợ

và chăm sóc ở các nhà dưỡng lão và người khuyết tật vẫn tiếp tục do các Bang

chịu cho đến khi quy định của bang về cung cấp tài chính cho việc hỗ trợ và

chăm sóc ở các cơ sở nói trên có hiệu lực.

7. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 120 (Công nghệ gen thực vật và

động vật)121

Thụy Sĩ là nước không có công nghệ gen trong năm năm kể từ thời điểm

thông qua quy định này của Hiến pháp. Trong đó, không được nhập khẩu hoặc

đưa ra thị trường những vật sau đây:

116

. SR 725.113.11

117. Số hiệu 2007 5765

118. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2008.

119. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2004, có hiệu lực từ 1.1.2008.

120 SR 831.10

121. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 27.11.2005.

Page 80: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

79

a. Các loại thực vật biến đổi gen có thể nhân giống, các phần của cây

trồng, hạt giống dự định sẽ được sử dụng cho nông nghiệp, trồng vườn hoặc

lâm nghiệp;

b.Các loại động vật biến đổi gen dự định sẽ được sử dụng để sản xuất

thực phẩm và các nông sản khác.

8. Quy định chuyển tiếp đối với Điều 121 (Cư trú và định cư thường

xuyên của người nước ngoài)122

Cơ quan lập pháp phải xác định và bổ sung tội nhập cư trái phép vào các

tội thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 121 Khoản 3 và ban hành quy định luật

hình sự theo Điều 121 Khoản 6 trong vòng năm năm từ khi Nhân dân và các

Bang thông qua Điều 121 các Khoản 3-6.

Thời điểm có hiệu lực: 1/1/2000123

.

Các điều khoản cuối của Sắc lệnh Liên bang ngày 18/12/1998

II

1. Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ ngày 29/5/1874 bị bãi bỏ.

2. Các quy định sau đây của Hiến pháp Liên bang phải được ban hành lại

dưới dạng luật, nhưng vẫn được áp dụng cho đến khi các điều luật tương ứng

có hiệu lực:

a. Điều 32 Khoản 6124

Bán dạo và những dạng bán lưu động khác đối với đồ uống có cồn đều bị

cấm.

b. Điều 36, Khoản 1 câu đầu tiên, Khoản 2 câu thứ hai từ cuối lên,

Khoản 4 câu thứ hai125

1. Để sử dụng đường cao tốc loại một và loại hai, Liên bang sẽ thu phí 40

francs hàng năm đối với mỗi xe ô tô và xe có mooc trọng lượng tuyệt đối

không quá 3,5 tấn…

2…Hội đồng Liên bang (Chính phủ) có thể quy định ngoại lệ một số xe ô

tô không phải chịu phí và ban hành quy định đặc biệt, trong đó có về đi lại ở

các vùng biên giới. Các quy định đó không được dẫn đến kết quả các xe đăng

122

. Được toàn dân phúc quyết thông qua ngày 28.11.2010, có hiệu lực từ 28.11.2010.

123 Sắc lệnh Liên bang ngày 28.9.1999.

124 Điều 105.

125 Điều 86 Khoản 2.

Page 81: Hiến pháp Thuỵ Sĩ

80

ký ở nước ngoài được đối xử ưu ái hơn các xe Thụy Sĩ. Hội đồng Liên bang

(Chính phủ) có thể áp đặt các khoản phạt đối với việc vi phạm các quy định

đó. Các Bang sẽ thu phí đối với các xe đăng ký ở Thụy Sĩ và giám sát sự tuân

thủ quy định của tất cả các loại xe.

4…Loại phí này có thể được mở rộng bởi đạo luật liên bang để áp dụng

đối với các dạng xe ô tô khác mà không thuộc nhóm phải trả phí xe tải hạng

nặng.

c. Điều 121bis

, Khoản 1,2 và Khoản 3 câu thứ nhất và thứ hai126

1. Nếu Quốc hội Liên bang quyết định đưa ra đề xuất ngược, cử tri phải

được hỏi ba câu trong cùng một phiếu biểu quyết. Mỗi cử tri có quyền không

bị hạn chế trong việc khẳng định:

1. Ông/bà có chọn biểu quyết cho sáng kiến nhân dân thay vì luật hiện

hành;

2. Ông/bà có chọn biểu quyết cho đề xuất ngược thay vì luật hiện hành;

3. Đề xuất nào cần phải có hiệu lực trong trường hợp Nhân dân và các

Bang chọn cả hai đề xuất thay vì luật hiện hành.

2. Mỗi câu hỏi phải có đa số tuyệt đối đồng ý. Không được tính các câu

hỏi không có câu trả lời.

3. Nếu cả sáng kiến nhân dân và đề xuất ngược đều được chấp thuận, kết

quả biểu quyết câu thứ ba sẽ có tính quyết định. Đề xuất nào nhận được số

lượng phiếu lớn hơn của Nhân dân và các Bang về câu hỏi này sẽ có hiệu lực.

III

Trên phương diện hình thức, Quốc hội Liên bang phải chỉnh lý các khoản

sửa đổi đối với Hiến pháp Liên bang ngày 29/5/1874 cho phù hợp với Hiến

pháp Liên bang mới. Sắc lệnh về điều này không phải là đối tượng trưng cầu ý

dân.

IV

1. Sắc lệnh này phải đưa ra cho Nhân dân và các Bang biểu quyết.

2. Quốc hội Liên bang phải xác định ngày có hiệu lực của sắc lệnh này.

126

Điều 139b.