35
Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp sản xuất Biên tập bởi: Lê Thị Lan Hương 1/35

Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Embed Size (px)

DESCRIPTION

nguyenly ke toan

Citation preview

Page 1: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toánnguyên vật liệu với việc nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động tại doanh

nghiệp sản xuất

Biên tập bởi:Lê Thị Lan Hương

1/35

www.princexml.com
Prince - Non-commercial License
This document was created with Prince, a great way of getting web content onto paper.
Page 2: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toánnguyên vật liệu với việc nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động tại doanh

nghiệp sản xuất

Biên tập bởi:Lê Thị Lan Hương

Các tác giả:Lê Thị Lan Hương

Phiên bản trực tuyến:http://voer.edu.vn/m/b7632a2c/1

2/35

Page 3: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

MỤC LỤC

1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu2. Vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất3. Phân loại và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu4. Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giá nguyên vật liệu5. Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu6. Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu7. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong DN sản xuất8. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và ghi sổ kế toánTham gia đóng góp

3/35

Page 4: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu

4/35

Page 5: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu

Khái niệm:

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động vàonó. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng laođộng nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do laođộng làm ra thì mới hình thành nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh giá trịnguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩmdịch vụ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuấtthì giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sản phẩm.

Đặc điểm của nguyên vật liệu:

Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu chỉ tham giavào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệuđược tiêu dùng toàn bộ.

Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sảnphẩm mới được tạo ra.

5/35

Page 6: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất

6/35

Page 7: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất

Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đốitượng lao động. Đối tượng lao động (Chủ yếu là nguyên vật liệu) một trong ba yếu tố cơbản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất để hình thành nênsản phẩm.

Việc cung cấp nguyên vật liệu có đầy đủ kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kếhoạch sản xuất của doanh nghiệp. Sản xuất sẽ không thể tiến hành được nếu như khôngcó nguyên vật liệu. Nhưng khi đã có nguyên vật liệu rồi thì sản xuất có thuận lợi haykhông lại phụ thuộc chất lượng nguyên vật liệu. Ngoài ra, việc tuân thủ các biện pháp kỹthuật trong việc tạo ra sản phẩm cần phải hết sức chú ý đến chất lượng sản phẩm. Đó làyêu cầu quan trọng mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải quan tâm trong nềnkinh tế thị trường. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí để tạo ra sảnphẩm, cho nên việc kiểm tra chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng tác động tớigiá thành của sản phẩm và chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm là mối quan tâmhàng đầu của doanh nghiệp sản xuất.

Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải lấy thu nhập bù đắp chi phí và cólãi thì doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc phấnđấu hạ giá thành sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí nguyên vật liệu mộtcách hợp lý. Như vậy, nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển vàsống còn của doanh nghiệp.

Mặt khác, xét về vốn thì nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu độngtrong doanh nghiệp đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cầnphải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ vàsử dụng hợp lý nguyên vật liệu một cách tiết kiệm.

7/35

Page 8: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Phân loại và yêu cầu quản lý nguyên vậtliệu

8/35

Page 9: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Phân loại và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:

Phân loại

a. Căn cứ vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất, nguyên vật liệu đượcchia thành các loại sau:

* Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biếnsẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (Bông cho nhà máy dệt, xi măng, sắtthép cho các công trình xây dựng cơ bản...). Ngoài ra, thuộc nguyên vật liệu chính cònbao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến.

*Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụngkết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, phục vụ hoạt động củacác tư liệu hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (Dầu nhờn, hồ keo, thuốcnhuộm, thuốc tẩy, xà phòng, giẻ lau...).

* Nhiên liệu, năng lượng: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt khí đốt...

* Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máymóc, thiết bị, phương tiện vận chuyển.

* Vật liệu và thiết bị xây dựng: Cơ bản bao gồm các loại và thiết bị (Cẩu lắp, không cẩulắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ...) mà các doanh nghiệp mua nhằm đầu tư cho xây dựngcơ bản.

Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nội dung kinh tế cùngchức năng của từng loại nguyên vật liệu và từ đó có phương hướng và biện pháp quảnlý thích hợp đối với từng loại nguyên vật liệu.

Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn hình thành

* Nguồn từ bên ngoài nhập vào: Chủ yếu là mua ngoài, liên doanh, tặng, biếu.

* Nguồn tự sản xuất :

Cách phân loại này có tác dụng làm căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua vàdự trữ nguyên vật liệu làm cơ sở xác định giá vốn thực tế của nguyên vật liệu.

9/35

Page 10: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển khối lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi ngàycàng nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Đối với nước ta, nguyên vật liệu trong nước cònchưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất, một số loại nguyên vật liệu còn phải nhập củanước ngoài. Do đó, việc quản lý nguyên vật liệu phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí,đúng quy trình công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm tốt và có hiệu quả.

Muốn quản lý tốt nguyên vật liệu ta phải quản lý tốt trên các khâu: Thu mua, bảo quản,dự trữ và sử dụng.

* ở khâu thu mua: Phải tổ chức quản lý quá trình thu mua nguyên vật liệu sao cho đủ vềsố lượng, đúng chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả hợp lý, nhằm hạ thấp chi phí nguyênvật liệu đưa vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm.

* ở khâu bảo quản: Phải bảo đảm theo đúng chế độ quy định tổ chức hệ thống kho hợplý, để nguyên vật liệu không thất thoát, hư hỏng kém phẩm chất, ảnh hưởng đến chấtliệu sản phẩm.

* ở khâu dự trữ: Phải tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, cầnquan tâm quản lý tốt khâu dự trữ. Phải dự trữ nguyên vật liệu đúng mức tối đa, tối thiểuđể không gây ứ đọng hoặc gây gián đoạn trong sản xuất.

* ở khâu sử dụng: Do chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sảnxuất vì vậy cần sử dụng nguyên vật liệu đúng mức tiêu hao, đúng chủng loại, phát huycao nhất hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chiphí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.

Do đó, công tác quản lý nguyên vật liệu là rất quan trọng nhưng trên thực tế có nhữngdoanh nghiệp vẫn để thất thoát một lượng nguyên vật liệu khá lớn do không quản lý tốtnguyên vật liệu ở các khâu, không xác định mức tiêu hao hoặc có xu hướng thực hiệnkhông đúng. Chính vì thế cho nên luôn luôn phải cải tiến công tác quản lý nguyên vậtliệu cho phù hợp với thực tế.

10/35

Page 11: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giánguyên vật liệu

11/35

Page 12: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giá nguyên vật liệu

Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu

Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theonhững nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực khách quan.

Theo chuẩn mực 02, kế toán nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh theogiá gốc (giá thực tế), có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thựctế, khi xuất kho cũng phải xác định giá thực tế xuất kho theo phương pháp quy định.Song do đặc điểm của nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ thường xuyên biến độngtrong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản trị nguyên vật liệuphục vụ kịp thời cho việc cung cấp hàng ngày, tình hình biến động và số hiện có củanguyên vật liệu nên trong công tác kế toán quản trị nguyên vật liệu còn có thể đánh giátheo giá hạch toán tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Song dù đánhgiá theo giá hạch toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập - xuấtnguyên vật liệu trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp theo giá thực tế.

Các cách đánh giá nguyên vật liệu

* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài :

Giá thực tế nhập kho = giá mua + chi phí mua + thuế nhập khẩu (Nếu có) + thuế VAT -các khoản giảm trừ.

* Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến:

Giá thực tế nhập kho = giá thành sản xuất nguyên vật liệu

* Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến :

Giá thực tế nhập kho = chi phí nguyên vật liệu + Chi phí gia công + Chi phí vận chuyển.

*Đối với nguyên vật liệu nhận đóng góp từ đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liêndoanh:

Giá trị thực tế = Giá thoả thuận do các bên xác định + Chi phí tiếp nhận (Nếu có)

* Phế liệu thu hồi nhập kho: Giá trị thực tế nhập kho là giá ước tính thực tế có thể sửdụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.

12/35

Page 13: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho;

Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này, gía trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trungbình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho đượcmua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể tính theo kỳ hoặc mỗi khi nhậpmột lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Công thức: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế bìnhquân của NVL.

Đơn giá NVL thực tế bình quân =

Giá tị thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước:

Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ởthời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này áp dụngdựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuấttrước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thờiđiểm cuối kỳ.

Tính theo phương pháp nhập sau, xuất trước:

Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sauhoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầukỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuốikỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.

Tính theo giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô nguyênvật liệu xuất kho để tính. Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loạimặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

13/35

Page 14: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nội dung tổ chức công tác kế toánnguyên vật liệu

14/35

Page 15: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu

Chứng từ kế toán

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập xuấtnguyên vật liệu phải được lập chứng từ kế toán một cách kịp thời, đầy đủ, chính xáctheo đúng chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu đã được Nhà nước ban hành theoquyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các văn bản khác của Bộ Tài chính.

Chứng từ dùng để hạch toán vật liệu là cơ sở để ghi chép vào thẻ kho và các sổ kế toánliên quan đồng thời là căn cứ để kiểm tra tình hình biến động của nguyên vật liệu. Chứngtừ được lập trên cơ sở kiểm nhận nguyên vật liệu hoặc là kiểm nhận kết hợp với đốichiếu (tuỳ theo nguồn nhập) và trên cơ sở xuất kho nguyên vật liệu. Nội dung của chứngtừ phải phản ánh được những chỉ tiêu cơ bản như tên, quy cách của nguyên vật liệu, sốlượng nguyên vật liệu nhập hoặc xuất, vì lý do nhập hoặc xuất kho.

Theo chế độ hiện hành kế toán nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:

- Phiếu nhập kho nguyên vật liệu (Mẫu 01-VT)

- Phiếu xuất kho vật tư (Mẫu 02-VT)

- Phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa (Mẫu 08-VT)

- Hóa đơn (GTGT) (Mẫu 01-GTGT)

- Hóa đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH)

Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước các doanhnghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như : Phiếu xuất nguyên vậtliệu theo hạn mức (Mẫu 04-VT); biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu (Mẫu 05-VT);Phiếu báo nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ (Mẫu 07-VT) và các chứng từ khác tùy thuộcvào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp.

Sổ chi tiết nguyên vật liệu:

Để kế toán chi tiết nguyên vật liệu tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết áp dụngtrong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:

- Sổ (thẻ) kho

15/35

Page 16: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu

- Sổ đối chiếu luân chuyển

- Sổ số dư

Sổ (thẻ) kho (Mẫu 06-VT) được sử dụng để theo dõi số lượng nhập xuất tồn kho củatừng thứ nguyên vật liệu theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi chi tiết:tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số nguyên vật liệu. Sau đó giao cho thủ kho đểghi chép tình hình nhập - xuất - tồn hàng ngày về mặt số lượng. Thẻ kho dùng để hạchtoán ở kho không phân biệt hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp nào.Còn sổ (Thẻ) kế toán chi tiết, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư được sử dụng để hạchtoán từng hàng nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu về mặt giá trị hoặc cả lượng và giá trịphụ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp.

Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên, còn có thể sử dụng các bảng kê nhập - xuất, cácbảng luỹ kế tổng hợp nhập xuất tồn, kho nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toánchi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời.

16/35

Page 17: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Các phương pháp hạch toán chi tiếtnguyên vật liệu

17/35

Page 18: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Hạch toán chi tiết NVL là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán nhằmmục đích theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm NVL cả về số lượng,chất lượng và giá trị.

Kế toán chi tiết ở kho do thủ kho tiến hành, thủ kho phải có trách nhiệm bảo quảnnguyên vật liệu tại kho, thực hiện việc nhập, xuất nguyên vật liệu trên cơ sở chứng từhợp lệ. Thủ kho phải ghi chép vào thẻ kho và các sổ có liên quan đến tình hình nhập,xuất, tồn kho.

Ở phòng kế toán thông qua các chứng từ ban đầu để kiểm tra tính hợp lệ và ghi chép vàosổ sách chi tiết và tổng hợp chủ yếu bằng chỉ tiêu giá trị để phản ánh, giúp cho Giám đốccó thể kiểm tra tình hình nhập, xuất, dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình sảnxuất.

Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau, dovậy mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp, thuận tiệncho quá trình hạch toán chi tiết, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơnvị mình.

Phương pháp ghi thẻ song song

* Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn nguyên vật liệuvề mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở cho từng danhđiểm nguyên vật liệu. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tínhra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm nguyên vật liệu.

* Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng thẻ hay sổ chi tiết nguyên vậtliệu. Sổ chi tiết nguyên vật liệu kết cấu như thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và phản ánhriêng theo số lượng, giá trị và cũng được phản ánh theo từng danh điểm nguyên vật liệu.

Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toán kiểm travà hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ (thẻ) chi tiết.

Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết. Cuối tháng tính ra số tồn kho vàđối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp.

Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủ kho bằngcách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủ kho gửi lên.

* Ưu, nhược điểm:

18/35

Page 19: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

+ Ưu điểm: Việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiệnsai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của từngthứ nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị.

+ Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng,khối lượng công việc ghi chép quá lớn. Công việc còn dồn vào cuối tháng nên hạn chếtính kịp thời của kế toán và gây lãng phí về lao động.

Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủngloại nguyên vật liệu ít, tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu phát sinh hàng ngày khôngnhiều, trình độ kế toán và quản lý không cao.Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệutheo phương pháp sổ song song.

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

* Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song ở trên

* Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân chuyển đểhạch toán số lượng và số tiền của từng thứ (Danh điểm) nguyên vật liệu theo từng kho.Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập,xuất phát sinh trong tháng của từng nguyên vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ.Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho,đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.

* Ưu, nhược điểm:

19/35

Page 20: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

+ Ưu điểm: Giảm bớt đượt khối lượng ghi chép, chỉ tiến hành ghi một lần vào cuốitháng.

+ Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp về số lượng. Công việc kế toán dồn vào cuốitháng, việc kiểm tra đối chiếu trong tháng giữa kho và phòng kế toán không được thựchiện do trong tháng kế toán không ghi sổ, hạn chế công tác quản lý và tính giá thành sảnphẩm.

Phương pháp này không được phổ biến, chỉ có những doanh nghiệp có số lượng, chủngloại lớn mới áp dụng.

Phương pháp ghi sổ số dư.

* Tại kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn khocuối tháng của từng loại NVL theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng sổ số dư được chuyểncho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho.

* Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực tiếp nhận chứng từ nhậpxuất kho, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị của NVL nhập xuất theotừng nhóm NVL để ghi vào bảng kê nhập xuất, tiếp đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập xuất,

20/35

Page 21: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

đến cuối tháng ghi vào phần nhập xuất tồn của bảng kê tổng hợp. Đồng thời cuối thángkhi nhận sổ số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị của NVL tồn kho để ghi vào sổ số dư,cột thành tiền số liệu này phải khớp với tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp nhập xuấttồn kho cuối kỳ.

* Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng ghi chép, kiểm tra đổi chiếu tiến hành định kỳnên bảo đảm tính chính xác, công việc dàn đều trong tháng.

+ Nhược điểm: Do phòng kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị vì vậy khi nắm bắt tìnhhình nhập xuất tồn của thứ nguyên vật liệu nào thì phải xem trên thẻ kho, khi kiểm trađối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng kê khá phức tạp nếu xảy ra sự chênh lệch.

Phương pháp này thường sử dụng cho các doanh nghiệp có nhiều chủng loại VNL haykinh doanh nhiềm mặt hàng, tình hình nhập xuất NVL xảy ra thường xuyên.

21/35

Page 22: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trongDN sản xuất

22/35

Page 23: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong DN sản xuất:

Nguyên vật liệu (NVL) là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của DN. Việc mởcác tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán cũng như việc xác định giá trị hàng tồnkho, giá trị hàng xuất kho hoặc xuất dùng tuỳ thuộc vào việc kế toán hàng tồn kho theophương pháp nào.

Kế toán tổng hợp nguyên vật iệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán phải theo dõi một cách thường xuyênliên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu nói riêng và các loạihàng tồn kho nói chung. Như vậy việc xác định giá trị NVL xuất dùng căn cứ trực tiếpvào các chứng từ xuất kho, xác định giá trị NVL tồn kho phải dựa trên chứng từ nhậpxuất trong kỳ. áp dụng phương pháp này, kế toán có thể xác định giá trị NVL tồn khotại mọi thời điểm trong kỳ.

Tài khoản kế toán sử dụng

- Tài khoản 152: “Nguyên liệu, vật liệu”

Tài khoản này dùng để phán ánh giá trị hiện có và tình hình biến động về các loạinguyên, vật liệu của doanh nghiệp theo giá trị vốn thực tế (Có thể mở chi tiết cho từngloại, nhóm thứ vật liệu).

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng loại doanh nghiệp TK 152 có thể mở các tài khoảncấp 2 chi tiết như sau:

Tài khoản 1521: Nguyên vật liệu chính

Tài khoản 1522: Vật liệu phụ

Tài khoản 1523: Nhiên liệu

Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế

Tài khoản 1525: Thiết bị xây dựng cơ bản

Tài khoản 1528: Vật liệu khác

- Tài k hoản 331 “Phải trả cho người bán”

Tài khoản này dùng để phán ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán,người nhận thầy về các khoản nguyên vật liệu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.

23/35

Page 24: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Tài khoản 331 được mở theo dõi cho từng đối tượng cụ thể: Từng người bán, từng ngườinhận thầu.

Khi lập bảng cân đối kế toán số dư chi tiết bên nợ được ghi vào chi tiết trả trước chongười bán (mã số 132): số dư chi tiết bên có được ghi vào chi tiêu phải trả cho ngườibán (mã số 313).

- Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi đường”

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá các loại nguyên vật liệu mua ngoài mà DN đãmua đã chấp nhận thanh toán và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa vềnhập kho của doanh nghiệp, còn đang đi lên đường vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặcđã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho hoặc hàng đi đường thángtrước tháng này nhập kho.

- Tài khoản 133: “Thuế VAT được khấu trừ”

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ đã khấutrừ và còn được khấu trừ.

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2

+ Tài khoản 1331: Thuế VAT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ

+ Tài khoản 1332: Thuế VAT được khấu trừ của tài sản cố định.

Ngoài các tài khoản trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 111,TK 112, TK 128, TK 141, TK222, TK 241, TK 621, TK 622, TK 627, TK 642.

Kế toán tăng nguyên vật liệu

Các nghiệp vụ tăng NVL do từ nhiều nguồn khác nhau

Tăng do mua ngoài

- Trường hợp nguyên vật liệu và hoá đơn cùng về trong tháng

+ Theo phương pháp khấu trừ thuế

Nợ TK 152 (Chi tiết liên quan): Theo giá mua thực tế

Nợ TK 1333: Thuế VAT được khấu trừ

Có TK liên quan (111, 141, 331)

24/35

Page 25: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

+ Tính theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 152: Tổng giá trị thanh toán

Có TK liên quan (111, 141, 331): Tổng giá thanh toán

- Trường hợp nguyên vật liệu đã về nhưng chưa có hoá đơn, nguyên vật liệu nhập khotheo giá tạm tính ghi:

Nợ TK 152... Theo giá tạm tính

Có TK liên quan (111, 112, 141, 331): Tổng giá thanh toán

Sang tháng sau khi hoá đơn về sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá ghi trên hoáđơn, cụ thể:

+ Nếu giá ghi trên hoá đơn > giá tạm tính kế toán ghi:

Nợ TK 152: Số chênh lệch

Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112 Số chênh lệch + thuế VAT

+ Nếu giá ghi trên hoá đơn < giá tạm tính (ghi bút toán đỏ)

Nợ TK 152: Số chênh lệch (ghi đỏ)

Nợ TK 133 (1331) ghi đen bình thường

Có TK 331, 111, 112 Số chênh lệch

Trường hợp có hoá đơn nhưng cuối tháng vật liệu vẫn chưa về:

Nợ TK 151: Trị giá hàng mua thực tế

Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112...

Sang tháng sau hàng về kế toán ghi:

Nợ TK 152 (chi tiết) Nếu nhập kho

25/35

Page 26: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nợ TK 621, 627 Nếu dùng cho sản phẩm phân xưởng

Có TK 151 Hàng đi đường cuối kỳ trước đã về

- Trường hợp chiết khấu, giảm giá hoặc nguyên vật liệu trả lại cho người bán:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 152: (chi tiết nguyên vật liệu)

Có TK 133 (1331): Thuế VAT của số đã trả hoặc được giảm giá cuối kỳ

Nguyên vật liệu tăng do nhận vốn góp liên doanh của đơn vị khác.

Nợ TK 152 (chi tiết)

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

Nhận lại vốn góp liên doanh bằng nguyên vật liệu

Nợ TK 152 (chi tiết)

Có TK 128, 222

Có sự chênh lệch tăng lên do đánh giá lại nguyên vật liệu

Nợ TK 152

Có TK 412

Nhập kho nguyên vật liệu do gia công chế biến hoàn thành

Nợ TK 152 (chi tiết nguyên vật liệu)

Có TK 154: Nguyên vật liệu thuê gia công

Kiểm kê phát hiện thừa các loại nguyên vật liệu

Nợ TK 152

Có TK 338, 411

Nếu nhập khẩu nguyên vật liệu

26/35

Page 27: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nợ TK 152

Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu phải nộp

Có TK 111, 112, 331

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Nợ TK 133 (1331)

Có TK 333 (33312) Thuế VAT hàng nhập khẩu

Kế toán giảm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất kinhdoanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh... Mọi hạch toán giảmnguyên vật liệu đều ghi giá thực tế ở bên có TK 152

Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc chocông tác quản lý doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh kế toán căn cứ vào giáthực tế xuất kho và phiếu xuất kho ghi:

Nợ TK 612: Dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm

Nợ TK 627 (6272): Dùng cho phục vụ, quản lý ở phân xưởng

Nợ TK 641 (6412): Xuất phục vụ bán hàng

Nợ TK 642 (6422): Dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp

Nợ TK 241 (2413, 2412): Dùng cho sửa chữa tài sản cố định, cho xây dựng cơ bản.

Có TK 152 (chi tiết liên quan)

Xuất nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh với đơn vị khác.

Căn cứ vào giá trị vốn của hội đồng liên doanh xác định và giá thực tế xuất kho:

*Trị giá góp vốn lớn hơn giá thực tế:

Nợ TK 128, 222: Giá trị góp vốn

Có TK 412: Chênh lệch tăng

27/35

Page 28: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Có TK 152: Giá trị thực tế nguyên vật liệu

*Trị giá vốn góp nhỏ hơn giá thực tế:

Nợ TK 128, 222: Giá trị góp vốn

Nợ TK 412: Chênh lệch giảm

Có TK 152: Giá thực tế vật liệu

Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng do tự chế hoặc thuê ngoài gia công

Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)

Có TK 152

Xuất nguyên vật liệu để bán hoặc cho vay.

Căn cứ vào giá trị thực tế số nguyên vật liệu xuất bán hoặc cho vay.

Nợ TK 138 (1388): Cho vay, cho mượn tạm thời

Nợ TK 811: Vật tư thừa ứ đọng bán ra bên ngoài

Có TK 152:

Các trường hợp giảm khác

* Trường hợp hao hụt mất mát nguyên vật liệu do kiểm kê

Căn cứ vào biên bản về hao hụt mất mát nguyên vật liệu, kế toán phản ánh giá trị nguyênvật liệu hao hụt, mất mát ghi:

Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 152

* Trường hợp giảm do đánh giá lại

Nợ TK 412

Có TK 152

28/35

Page 29: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm tra định kỳ không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập,xuất kho vật tư mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Việc xác định trị giá NVL ghi trên các tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vàochứng từ xuất kho mà căn cứ vào trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ nhập trong kỳ vàkết quả kiểm kê cuối kỳ.

Tài khoản kế toán sử dụng

- Tài khoản 611: “Mua hàng”. Tài khoản này sử dụng để phán ánh giá trị nguyên vậtliệu mua vào trong kỳ.

Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK141, TK 133, TK 331, TK 152, ... TK 153.

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Đầu kỳ kết chuyển giá trị tồn kho

Nợ TK 611 (6111)

Có TK 152, 153

Trong kỳ căn cứ vào các hoá đơn mua nguyên vật liệu, phiếu nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 611 (6111): Chi phí mua

Nợ TK: 133

Có 111, 112, 141, 331, 311: Tổng giá thanh toán

Cuối kỳ, tính trị giá vật tư, hàng hoá xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, gửibán hoặc xuất bán trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 621 Chi phí NVL trực tiếp

Nợ TK 641 Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 Chi phí quản lý

Nợ TK 632 Giá vốn hàng hoá

29/35

Page 30: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán

Có TK 611 Mua hàng

Các trường hợp tăng vật tư do nhận vốn góp liên doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 611: Mua nguyên vật liệu

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

Cuối kỳ kiểm kê, xác định giá trị NVL tồn kho, nguyên vật liệu đang đi đường, kếtchuyển kế toán ghi:

Nợ TK 151, 152, 153, 156

Có TK 611 (6111)

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá trình sảnxuất, kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc “thận trọng” của kế toán, các doanh nghiệpcần thực hiện việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơngiá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồnkho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thựchiện được của chúng.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán nămnay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trướcthì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi:

Nợ TK 632 giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Có TK 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán nămnay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trướcthì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:

Nợ TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 Giá vốn hàng bán

30/35

Page 31: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

(Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

31/35

Page 32: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Tổ chức hệ thống sổ kế toán và ghi sổ kếtoán

32/35

Page 33: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Tổ chức hệ thống sổ kế toán và ghi sổ kế toán

Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều hình thức kế toán nhưng chủ yếu là cáchình thức kế toán sau:

- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

- Hình thức kế toán nhật ký chung

- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái

Mỗi hình thức kế toán có ưu nhược điểm riêng và các điều kiện áp dụng cho từng loạivùng doanh nghiệp. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà cácdoanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức kế toán phù hợp vơí đơn vị mình để từ đó cungcấp những thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, đáng tin cậy giúp cho việc quản lý và raquyết định của giám đốc.

33/35

Page 34: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

Tham gia đóng góp

Tài liệu: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quảsử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp sản xuất

Biên soạn bởi: Lê Thị Lan Hương

URL: http://voer.edu.vn/m/b7632a2c/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/e0be3787/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/98f281c7/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Phân loại và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/d0a63628/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Nguyên tắc đánh giá và cách đánh giá nguyên vật liệu

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/925e8309/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/8bff2b5a/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

34/35

Page 35: Co So Ly Luan Ve to Chuc Hach Toan Nguyen Vat Lieu Voi Viec Nang Cao Hieu Qua Su Dung Von Luu Dong Tai Doanh Nghiep San Xuat

URL: http://www.voer.edu.vn/m/998a0f4d/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong DN sản xuất

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/be899bf8/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tổ chức hệ thống sổ kế toán và ghi sổ kế toán

Tác giả: Lê Thị Lan Hương

URL: http://www.voer.edu.vn/m/bd405da7/1

Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

35/35