7
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN ĐIỂM SÁCH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CONTRASTIVE ANALYSIS OF COHESIVE DEVICES IN BOOK REVIEW DISCOURSE BETWEEN ENGLISH AND VIETNAMESE PHAN NGỌC HUY Cao học Ngôn Ngữ Anh – ĐH Đà Nẵng TÓM TẮT Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau trong diễn ngôn. Bài viết này sử dụng các phép liên kết của giáo sư M.A.K. Halliday để làm sáng tỏ các đặc điểm liên kết trong Diễn Ngôn Điển Sách tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, đưa ra sự đối chiếu giữa hai ngôn ngữ và giúp cho người học hiểu và sử dụng hiệu quả các phương tiện này khi điểm một cuốn sách. ABSTRACT Cohesive device is the linguistic factor which is used to express the ties between the cohered parts in a discourse. The paper is oriented from Professor M.A.K. Halliday’s cohesions in order to clarify the cohesive devices in Book Review Discourse between English and Vietnamese. Then, point out the contrastives between these two languages as well as provide learners with competence in understanding and using effectively these devices whenever they review a book. 1. Dẫn nhập Cùng với xu hướng phát triển xã hội hiện nay, phương tiện đại chúng chiếm một phần ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống chúng ta. Phương tiện đại chúng dùng để truyền tải những thông tin, tư tưởng qua sách, báo, truyền hình, đài phát thanh, Internet. Trong đó, sách có lẽ là phương tiện quen thuộc và gần gũi nhất với chúng ta. Sách được tác giả viết ra với tất cả sự đầu tư về trí tuệ, thậm chí nó được xem như đứa con tinh thần của họ. Thế nên, việc độc giả có thể tiếp cận những tác phẩm này một cách nhanh chóng cũng như nắm bắt được phần “hồn” của nó thì nhất thiết phải có “Điểm Sách”. Theo John [2], Điểm sách là sự đánh giá có phê phán về nội dung, phong cách và giá trị của sách, nó không chỉ là giới

cohesive devices in Book Review Discourse

Embed Size (px)

DESCRIPTION

a paper for journalists

Citation preview

Page 1: cohesive devices in Book Review Discourse

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN ĐIỂM SÁCH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

CONTRASTIVE ANALYSIS OF COHESIVE DEVICES IN BOOK REVIEW DISCOURSE BETWEEN ENGLISH AND VIETNAMESE

PHAN NGỌC HUYCao học Ngôn Ngữ Anh – ĐH Đà Nẵng

TÓM TẮTPhương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau trong diễn ngôn. Bài viết này sử dụng các phép liên kết của giáo sư M.A.K. Halliday để làm sáng tỏ các đặc điểm liên kết trong Diễn Ngôn Điển Sách tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, đưa ra sự đối chiếu giữa hai ngôn ngữ và giúp cho người học hiểu và sử dụng hiệu quả các phương tiện này khi điểm một cuốn sách.

ABSTRACTCohesive device is the linguistic factor which is used to express the ties between the cohered parts in a discourse. The paper is oriented from Professor M.A.K. Halliday’s cohesions in order to clarify the cohesive devices in Book Review Discourse between English and Vietnamese. Then, point out the contrastives between these two languages as well as provide learners with competence in understanding and using effectively these devices whenever they review a book.

1. Dẫn nhậpCùng với xu hướng phát triển xã hội hiện

nay, phương tiện đại chúng chiếm một phần ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống chúng ta. Phương tiện đại chúng dùng để truyền tải những thông tin, tư tưởng qua sách, báo, truyền hình, đài phát thanh, Internet. Trong đó, sách có lẽ là phương tiện quen thuộc và gần gũi nhất với chúng ta. Sách được tác giả viết ra với tất cả sự đầu tư về trí tuệ, thậm chí nó được xem như đứa con tinh thần của họ. Thế nên, việc độc giả có thể tiếp cận những tác phẩm này một cách nhanh chóng cũng như nắm bắt được phần “hồn” của nó thì nhất thiết phải có “Điểm Sách”.

Theo John [2], Điểm sách là sự đánh giá có phê phán về nội dung, phong cách và giá trị của sách, nó không chỉ là giới thiệu hay tóm tắt một cuốn sách, mà qua đó nó còn đưa ra ý kiến, đánh giá về quan điểm của tác giả.

Thực tế, để điểm một cuốn sách, nhà Điểm Sách (reviewers) phải là người có chuyên môn về lĩnh vực này và phải am hiểu

cuốn sách mình đang định điểm, từ đó lựa chọn bút pháp diễn ngôn phù hợp cho bài Điểm Sách của mình. Vì lý do đó mà một bài Điểm Sách thường mang nhiều yếu tố, đặc điểm của Phân tích Diễn ngôn (Discourse Analysis). Một trong những đặc điểm nổi bật chính là Phương Tiện Liên Kết.

2. Phương pháp khảo sátVới mục đích xem xét các cách thức liên

kết diễn ngôn trong Điểm Sách tiếng Anh và tiếng Việt trên các trang mạng (website) có chất lượng và độ tin cậy cao, chúng tôi đã sử dụng cùng lúc một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp mô tả - để chi tiết hóa các yếu tố diễn ngôn trong Điểm Sách, phương pháp phân tích – để làm sáng tỏ các yếu tố này, và phương pháp đối chiếu – để so sánh điểm tương đồng và dị đồng trong diễn ngôn tiếng Anh và diễn ngôn tiếng Việt.

Để đạt tính đồng nhất, chúng tôi chỉ lựa chọn ra 150 Điểm Sách tiếng Anh và 150 Điểm Sách tiếng Việt có độ dài từ 500 cho đến 1000 từ trong những năm 2009-2011.

Page 2: cohesive devices in Book Review Discourse

3. Kết quả khảo sát và diễn giảiPhương tiện liên kết đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên sự gắn kết giữa các mệnh đề, câu, và đoạn văn, từ đó tạo cho bài viết một sự logic, mạch lạc.

Halliday [1] khẳng định và phân tích khi bàn về sự liên kết: “Liên kết tất nhiên là một quá trình, bởi vì diễn ngôn tự nó là một quá trình. Văn bản là một cái gì đó xảy ra, dưới hình thức nói hoặc viết, nghe hoặc đọc. Khi chúng ta phân tích nó, chúng ta phân tích cái sản phẩm của quá trình đó, và thuật ngữ “văn bản” thường được dùng để chỉ sản phẩm - đặc biệt là sản phẩm dưới hình thức viết của nó”

Trong hệ thống của Halliday [1] có 5 phép liên kết là: Phép quy chiếu (Reference), Phép thế (Substitution), Phép tỉnh lược (Ellipsis), Phép nối (Conjunction), và Phép liên kết từ vựng (Lexical cohesion).

3.1. Phép quy chiếu.Trong những dữ liệu Điểm Sách được

phân loại và phân tích, chúng tôi tập trung chính vào 2 công cụ quy chiếu được sử dụng phổ biến, đó là:a) Hồi chỉ (anaphoric), dùng đại từ, từ chỉ định để quy chiếu cho từ, nhóm từ đã xác định trước đó. Ví dụ:

(1) Cuốn sách là một vòng xoáy quay cuồng bởi những mối quan hệ phức tạp. Thế nhưng nó không khiến cho người đọc bị phân tán mà lại giống như đang mở hết lớp khóa này đến lớp khóa khác để kiếm tìm bí mật cuối cùng. [3]

(2) The book is marketed at Young Adult readers but it has the ability to cross age barriers and will satisfy both teenagers and adults alike. [14]

(3) Và để diễn giải khái niệm "không chùn bước" cho người cháu hiểu được hết thảy giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của từ này. [10]

b) Khứ chỉ (cataphoric), đối lập với Hồi chỉ, dùng đại từ, từ chỉ định để quy chiếu cho từ, nhóm từ ở sau. Ví dụ:

(4) Hai mảng đề tài khác nhau với cách viết, giọng kể khác nhau được đặt cạnh nhau trong cùng một cuốn sách, “Ngược ngàn” là bức tranh khá hoàn thiện, đầy đủ về tình yêu và cuộc sống. [7]

(5) There is a brooding sense of impending doom and imminent danger in British author Erin Kelly's debut novel, The Poison Tree. [15]

Qua khảo sát và thống kê trong 150 Điểm Sách tiếng Anh và tiếng Việt cho thấy số lượng hồi chỉ chiếm đến 134 (89%) vượt xa so với số lượng khứ chỉ (22 (17%)). Điều này chứng tỏ thông tin chính thường được nhà Điểm Sách đề cập trước để tạo nền cho việc trình bày các cú phụ sau mà không sợ bị mơ hồ, hay tối nghĩa.

3.2. Phép thếSử dụng phép này, sẽ giúp cho người viết

thêm được những cách liên kết với từ, ngữ mà đã đề cập trước, cũng như tránh tình trạng lặp. Những từ như one, ones, do,… trong tiếng Anh, hay như đó, đây, kia, vậy, thế,… trong tiếng Việt như trong ví dụ sau: (6) when you think things can't get worse, they do. [16] hay (7) Chúng xoáy sâu vào trái tim mỗi người, khi nó đi rồi trơ lại đó là những viết thương khó liền và nỗi đau của nó đủ lớn để khiến người ta “không đau vì quá đau” [4].

Thực tế, phép thế chỉ là một công cụ liên kết nhỏ trong Điểm Sách ở cả hai ngôn ngữ, chỉ chiếm 10.7 % (16 mẫu) trong tiếng Anh và 18.7% (28 mẫu) trong tiếng Việt.

3.3. Phép tỉnh lượcCũng như phép thế, phép tỉnh lược sẽ

lược bỏ đi từ hay cụm từ mà đã được đề cập trước để giảm thiểu câu và tránh hiện tượng lặp. Số lượng xuất hiện trong phép này thực sự rất khiêm tốn, chỉ được tìm thấy 8 mẫu (5.4%) trong tiếng Anh và 5 mẫu (3.4%)

Page 3: cohesive devices in Book Review Discourse

trong tiếng Việt, ví dụ: (8) The worst isn't quite behind her; in fact, a horror materializes that Karen doesn't even know she should fear [17] và (9) Tất cả tưởng chừng quá hoàn hảo, một Lexi 28 tuổi đã là giám đốc công ty thảm trải sàn giàu có, luôn dùng hàng hiệu và quan trọng là có anh chồng vừa giàu có vừa đẹp trai... [9]

Với tỷ lệ phần trăm thấp như thế cũng bởi lẽ việc sử dụng nó có thể dễ gây một số khó khăn cho người đọc trong việc nhận diện cấu trúc tỉnh lược hoặc là họ luôn phải thấu hiểu cấu trúc tỉnh lược luôn được phép sử dụng, điều này làm cho bài viết trở nên nặng nề với độc giả.

3.4. Phép nốiCó thể nói, phép nối đóng vai trò then

chốt trong mạch tư duy của người viết, nhờ vào nó mà từ, cụm, mệnh đề, câu được kết nối logic, mạch lạc, tạo cho bài viết gắn kết và hoàn hảo. Halliday và Hassan (1976) đã phân phép nối gồm 4 loại: Cộng tố, Đối lập, Nguyên nhân, và Thời gian. Mỗi loại tập trung vào một chức năng quan hệ riêng biệt, trong đó, Cộng tố (và, còn, hơn nữa, thêm nữa, ngoài ra, bên cạnh đó…) xuất hiện với tần xuất cao nhất, chứng tỏ mạch ý Điểm Sách được nối liên tục, tạo cho người đọc một sự dồn dập, hấp dẫn tăng dần đều. Ví dụ: (10) Trận đấu mùa đông là trận đấu sống còn của Milos để giành lại tự do cho bản thân, đồng thời cũng là trận chiến bi thương của dân tộc chống lại những kẻ cầm quyền… Trận đấu mùa đông là bài ca cuộc sống trong trẻo và ấm áp đến ngỡ ngàng. [5]

Bên cạnh đó, Đối lập (nhưng, tuy thế, dẫu vậy, trái lại,…) cũng được sử dụng nhiều khi nhà Điểm Sách liên tục dẫn độc giả từ nút thắt này đến nút thắt khác, tạo nên một nốt thăng trầm trong bài viết.

(11) Ánh sáng luôn hiện hữu quanh ta, nhưng màu sắc của nó lại ẩn đi. Trong thế giới này có lẽ có vô vàn thứ đang ẩn nấp, vô vàn thứ ta không nhìn thấy được. Có những thứ giống

như cầu vồng, thời tiết thay đổi chút là sẽ xuất hiện; nhưng cũng có những thứ, phải trải qua một quãng đường rất dài ta mới có thể thấy nó. [12]

Thống kê cả 4 loại cho thấy Cộng tố chiếm tới 98% (148/150 mẫu), Đối lập 93% (140/150), Nguyên nhân 64% (96/150), và Thời gian 21% (32/150) trong 150 Điểm Sách giữa cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

3.5. Phép liên kết từ vựngĐể hoàn thiện bức tranh về quan hệ liên

kết, việc khảo sát về liên kết từ vựng cũng rất quan trọng. Phép này tạo ra một sự lặp có chủ ý nhằm nhấn mạnh đến từ hay cụm từ mà nhà Điểm Sách mong muốn truyền đạt. Như trong ví dụ sau:

(12) Reading Breaking Dawn must feel a lot like the diet of animal blood which sustains the vampires central to the story. (…)Barely more than halfway into Breaking Dawn, all the open issues which have been gathering over the course of the series have been resolved. (…)What’s more, Breaking Dawn arrives at these resolutions via the frightening plot vehicle of Bella’s horrifying pregnancy. [13]

(13) Tình yêu trong truyện ngắn của anh, dù nằm ở mặt phẳng nào đi chăng nữa, đều khó đồng màu và được trọn nghĩa. Bởi vì tình yêu không bao giờ là thành quả chiến thắng của một cuộc tình giằng co, tình yêu cũng không thể dành tặng cho những con người nhiều đắn đo lựa chọn và càng không thuộc về những con người quá tham lam. [4]

Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy tần xuất lặp từ vựng (Breaking Dawn (25) và tình yêu (26)) xuất hiện liên tục tạo ra cho câu văn trùng điệp để nhằm truyền tải thông tin chủ chốt này một cách mãnh liệt và dồn dập.

Như vậy, các phương tiện liên kết nhìn chung đều tạo nên một mạng lưới kết dính các câu văn lại với nhau thành một khối thống nhất, giúp cho bài viết trở nên mạch lạc, súc tích. Bảng thống kê về các phương tiện liên kết trong tiếng Anh và tiếng Việt sau

Page 4: cohesive devices in Book Review Discourse

cũng chính là một cái nhìn tổng quát mà chúng tôi khảo sát được từ 150 dữ liệu.

Bảng tỷ lệ phương tiện liên kết trong Điểm Sách tiếng Anh và tiếng Việt

Phương tiện liên kếtTiếng Anh (150) Tiếng Việt (150)Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Phép quy chiếu 983 43.2% 766 30.4%Phép thế 16 0.7% 28 1.1%Phép tỉnh lược 8 0.3% 5 0.2%Phép nối 410 18% 682 27%Phép liên kết từ vựng 861 37.8% 1033 41.3%Tổng 2278 100% 2514 100%

4. Kết luậnQua khảo sát trên cho ta thấy vai trò cốt

yếu của liên kết trong Điểm Sách, bởi lẽ, để điểm được một cuốn sách thật hay, có tính học thuật cao, toát lên được giá trị cuốn sách và mang lại hiệu quả lớn cho độc giả thì thực sự cần phải có sự kết hợp khéo léo các phương tiện liên kết này. Được như thế sẽ

giúp cho bài viết của mình một sự cân đối, chặt chẽ, hài hòa, mặt khác sẽ tạo những “nút thắt”, “nốt thăng trầm” “sức hút” cho độc giả. Nói như Hải Triều (14) Từ đây, mạch sóng ngầm của truyện bắt đầu dấy lên, báo hiệu vô vàn những cơn bão sẽ xuất hiện trong những trang kế tiếp. Quả thật, từ chương VI trở đi, tôi không thể đặt quyển sách xuống. [11]

Tài liệu tham khảo1. M.A.K. Halliday, R. Hasan, Cohesion in English, Edward Arnold, London, 19762. John, E. Drewry’s Writing Book Reviews (Boston: The Writer, Inc., 1966)3. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2011/01/9214-aquarius-hay-la-chuyen-dan-gian-

o-thoi-dai-chung-ta/4. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2011/01/9262-dua-vao-vai-em-va-khoc-di-anh/5. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2010/09/3B9AEC80/6. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2010/07/3B9AEBC9/7. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2010/05/3B9AEAD5/8. http://ngoisao.net/News/Truyen-hay/2010/05/3B9CF311/9. http://www.vinabook.com/em-con-nho-anh-m2t42i6342.html10. http://www.vinabook.com/khong-chun-buoc-m2t42i6722.html11. http://www.vinabook.com/chang-vang-twilight-m11i27500.html12. http://www.vinabook.com/khu-vuon-mua-ha-khi-cuoc-song-chi-la-hit-tho-m2t42i6657.html13. http://bestsellers.about.com/od/fictionreviews/gr/breaking_dawn.htm14. http://www.lovevampires.com/smtwilight.html15. http://www.usatoday.com/life/books/reviews/2011-01-08-kellyrev_ST_N.htm16. http://www.usatoday.com/life/books/reviews/2010-11-07-stephen-king_N.htm17. http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/01/09/

AR2011010904499.html