10
BTDL 14-05-2017 tr. 1 Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA ĐƯỜNG GIÊSU, ĐƯỜNG CON ĐI Trong những ngày đầu tháng 02 năm 1990, có một con đường ở huyện ngoại thành đã được báo chí làm cho nổi tiếng. Con đường ấy một đầu là giăng ngang biểu ngữ khai trương phòng vật lý trị liệu trá hình, còn đầu kia là sừng sững một khách sạn mini sang trọng làm nhà riêng của người biển thủ, chức danh là giám đốc. Con đường ấy chợt nổi tiếng vì những vụ tai tiếng. Từ hai mươi thế kỷ nay, trong Giáo Hội, người ta biết có một con đường thật danh tiếng và luôn luôn nổi tiếng. Con đường ấy mở ra bằng một tình thương và kết thúc bằng một hạnh phúc. Con đường ấy trải dài tin yêu để lâng lâng vươn lên sự sống. Con đường ấy thấp sáng hy vọng để dẫn tới Nhà Cha trên trời. Đường mở về miên viễn, Đường dẫn đến vĩnh hằng. Đó là đường mang tên Chúa Giêsu. 1. Đường hy vọng tin yêu. Nếu có một câu hỏi được các Tông Đồ đặt ra nhiều nhất thì đó phải là câu hỏi thuộc về nơi chốn. “Thầy ở đâu?” là câu hỏi của Gioan đặt ra trong lần đầu gặp gỡ, để được gọi đến xem và bước vào ơn gọi; “Thầy muốn chúng con dọn lễ Vượt Qua ở đâu?” là câu hỏi của các Tông Đồ đặt ra để có được địa chỉ chính xác cho Bửa Tiệc Ly; và hôm nay lại là Tôma nôn nóng bật ra câu hỏi “Thầy đi đâu?” trước một tương lai vẫn còn ẩn khuất. Bận tâm về nơi chốn là bởi vì trong đời theo Chúa, các ông luôn được dẫn vào những cuộc hành trình, mà cuộc hành trình cuối cùng là tiến về Giêrusalem để chứng kiến Thầy mình chịu chết. Có khối ông đã coi đây là con đường thất bại của Chúa để trở thành con đường thất vọng của mình. Mấy năm dài miệt mài theo Chúa những mong có ngày tả hữu vinh quang, nào ngờ Người lại bị đóng đinh như tên tử tội. Công dã tràng! Khi mọi vốn luyến hy vọng đặt cả vào canh bạc cuộc đời, rồi bổng dưng lật ngữa trắng tay, người ta như rớt từ trên cao quay cuồng chao đảo. Thế mới hay ước vọng thì rộng lớn nhưng khung đời lại chật hẹp mà thực tế lại phũ phàng! “Thầy đi đâu?” ẩn sâu dưới câu hỏi ấy là một tâm trạng hoang mang trước một quá khứ vừa mới khép lại mà tương lai chưa kịp mở ra. Tương lai ấy mới mẻ hay chỉ là quá khứ đươc lặp lại ở thì sẽ đến? Đã một lần vỡ mộng, các Tông Đồ băn khoăn là chuyện thường tình. Giống như đứa trẻ lỡ một lần phải bỏng, hễ thấy lửa là tự nhiên rụt tay lại. Vì thế, nghe trong câu hỏi “Thầy đi đâu?” có âm hưởng lo âu tự hỏi “mình đi đâu?”. Thất vọng về quá khứ và hoang mang trước tương lai, đó là những con đường các Tông Đồ đã nếm trải. Nhưng mở đầu Tin Mừng hôm nay lại là lời của Chúa Giêsu: “Các con đừng xao xuyến”. Đó là lời an ủi vỗ về, đồng thời cũng là lời cắt băng khai mở một con đường mới trong hy vọng tin yêu. 2. Đường mang tên Giêsu. “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Trả lời cho Tôma, cùng lúc Chúa Giêsu để lộ cho biết từ nay chỉ có một con đường duy nhất được mở ra trong ơn cứu độ, và tên gọi con đường ấy lại chính là Người. Người là Đường Sự Thật bởi Người là Chân Lý, một chân lý sống động khả tín làm nền tảng và Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phanxicô Vũ Minh Hóa Giáo Xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam 832-398-3131 Phó CT Nội Vụ: Matthêu Maria Hoàng Nam Giao 281-736-6402 Phó CT Ngoại Vụ: Phêrô Võ Minh Học 832-790-0816 Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng 832-403-7871 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Giuse Nguyễn Sĩ Bạch Pt. Phêrô Nguyễn Cường 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:00; 10:45; 6:00 Lm. GB Nguyễn Đức Vượng, OP Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Vincent Đinh Ngọc Thảo, OP Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. An Phong Sô Trần Đạt Nhân 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP 3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319 Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm A, Ngày 14-05-2017 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 14, 1-12

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

  • Upload
    hahuong

  • View
    221

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

ĐƯỜNG GIÊSU, ĐƯỜNG CON ĐI

Trong những ngày đầu tháng 02 năm 1990, có một con đường ở huyện ngoại thành đã được báo chí làm cho nổi tiếng. Con đường ấy một đầu là giăng ngang biểu ngữ khai trương phòng vật lý trị liệu trá hình, còn đầu kia là sừng sững một khách sạn mini sang trọng làm nhà riêng của người biển thủ, chức danh là giám đốc. Con đường ấy chợt nổi tiếng vì những vụ tai tiếng.

Từ hai mươi thế kỷ nay, trong Giáo Hội, người ta biết có một con đường thật danh tiếng và luôn luôn nổi tiếng. Con đường ấy mở ra bằng một tình thương và kết thúc bằng một hạnh phúc. Con đường ấy trải dài tin yêu để lâng lâng vươn lên sự sống. Con đường ấy thấp sáng hy vọng để dẫn tới Nhà Cha trên trời. Đường mở về miên viễn, Đường dẫn đến vĩnh hằng. Đó là đường mang tên Chúa Giêsu.

1. Đường hy vọng tin yêu. Nếu có một câu hỏi được các Tông Đồ đặt ra nhiều nhất thì đó phải là câu hỏi

thuộc về nơi chốn. “Thầy ở đâu?” là câu hỏi của Gioan đặt ra trong lần đầu gặp gỡ, để được gọi đến xem và bước vào ơn gọi; “Thầy muốn chúng con dọn lễ Vượt Qua ở đâu?” là câu hỏi của các Tông Đồ đặt ra để có được địa chỉ chính xác cho Bửa Tiệc Ly; và hôm nay lại là Tôma nôn nóng bật ra câu hỏi “Thầy đi đâu?” trước một tương lai vẫn còn ẩn khuất.

Bận tâm về nơi chốn là bởi vì trong đời theo Chúa, các ông luôn được dẫn vào những cuộc hành trình, mà cuộc hành trình cuối cùng là tiến về Giêrusalem để chứng kiến Thầy mình chịu chết. Có khối ông đã coi đây là con đường thất bại của Chúa để trở thành con đường thất vọng của mình. Mấy năm dài miệt mài theo Chúa những mong có ngày tả hữu vinh quang, nào ngờ Người lại bị đóng đinh như tên tử tội. Công dã tràng! Khi mọi vốn luyến hy vọng đặt cả vào canh bạc cuộc đời, rồi bổng dưng lật ngữa trắng tay, người ta như rớt từ trên cao quay cuồng chao đảo. Thế mới hay ước vọng thì rộng lớn nhưng khung đời lại chật hẹp mà thực tế lại phũ phàng!

“Thầy đi đâu?” ẩn sâu dưới câu hỏi ấy là một tâm trạng hoang mang trước một quá khứ vừa mới khép lại mà tương lai chưa kịp mở ra. Tương lai ấy mới mẻ hay chỉ là quá khứ đươc lặp lại ở thì sẽ đến? Đã một lần vỡ mộng, các Tông Đồ băn khoăn là chuyện thường tình. Giống như đứa trẻ lỡ một lần phải bỏng, hễ thấy lửa là tự nhiên rụt tay lại. Vì thế, nghe trong câu hỏi “Thầy đi đâu?” có âm hưởng lo âu tự hỏi “mình đi đâu?”.

Thất vọng về quá khứ và hoang mang trước tương lai, đó là những con đường các Tông Đồ đã nếm trải. Nhưng mở đầu Tin Mừng hôm nay lại là lời của Chúa Giêsu: “Các con đừng xao xuyến”. Đó là lời an ủi vỗ về, đồng thời cũng là lời cắt băng khai mở một con đường mới trong hy vọng tin yêu.

2. Đường mang tên Giêsu. “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Trả lời cho Tôma, cùng lúc Chúa Giêsu để lộ cho biết từ nay chỉ có một con đường duy nhất được mở ra trong ơn cứu độ, và tên gọi con đường ấy lại chính là Người. Người là Đường Sự Thật bởi Người là Chân Lý, một chân lý sống động khả tín làm nền tảng và

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN

281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Phanxicô Vũ Minh Hóa

Giáo Xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam

832-398-3131

Phó CT Nội Vụ: Matthêu Maria Hoàng Nam Giao

281-736-6402

Phó CT Ngoại Vụ: Phêrô Võ Minh Học

832-790-0816

Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng

832-403-7871

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Giuse Nguyễn Sĩ Bạch Pt. Phêrô Nguyễn Cường

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:00; 10:45; 6:00 Lm. GB Nguyễn Đức Vượng, OP Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00

Lm. Vincent Đinh Ngọc Thảo, OP Lm. Giuse Maria Đỗ Cao Nhân, OP

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040

713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. An Phong Sô Trần Đạt Nhân

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002

713-659-1561 ext. 135

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002

713-518-2319

Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm A, Ngày 14-05-2017

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 14, 1-12

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

hướng đi cho mọi cuộc đời, một thực tại năng động đầy Thần Khí làm sức mạnh giải thoát cho mọi kẻ tin. Đường Sự Thật không phải là một hệ thống tín điều do Chúa Giêsu thiết định, nhưng là toàn thể cuộc sống lời nói việc làm của Người trong ý nghĩa cứu độ. Nhưng đâu phải ai cũng nhận ra? Giữa phiên tòa dịp lễ Vượt Qua, trước mặt Chúa Giêsu, Philatô đã hỏi một câu ngớ ngẩn: “Sự Thật là chi? - Quid est Veritas?” Chúa Giêsu không trả lời, vì Sự Thật hiện thân chính là Người đứng đó. Có biết đâu hỏi là đã trả lời, chỉ cần sắp xếp lại thứ tự các mẫu tự sẽ thành hàng chữ: “Est Vir qui adest” (x. Tihamet Toth, Chúa Cứu Thế Với Thanh Niên, p. 95).

Người là Đường Sự Sống bởi Người là Sự Sống thượng nguồn phát sinh các sự sống khác trong công trình sáng tạo, và là Sự Sống cội nguồn mà mọi sự sống khác phải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. Người thông ban sự sống cho mọi sinh linh, và luôn đi bước trước để lôi kéo mọi người về với Sự Sống của Thiên Chúa. Người chịu chết để nhân loại được sống, và Người sống lại để mãi mãi mở ra nẻo đường dẫn vào cõi sống. Mọi sự sống trần gian có thể đổi thay tan biến, nhưng Sự Sống Người là vĩnh cữu trường tồn. Người hằng sống hằng trị muôn đời.

Người là Đường dẫn tới Nhà Cha bởi Người và Cha không thể tách lìa: Chúa Con ẩn mình trong Chúa Cha và Chúa Cha tỏ hiện trong Chúa Con. Vẫn là Một từ ngàn xưa và mãi là Một tới ngàn sau. Thế nên Đường mang tên Giêsu tất yếu cũng là địa chỉ Nhà Cha, và ngược lại tìm đến Nhà Cha cũng là hành trình vào Đường Sự Thật và Sự Sống.

3. Đường con đi. Dẹp bỏ con đường cũ của thất vọng hoang mang để khai mở con đường mới

bằng toàn diện con người mình, Chúa Giêsu muốn truyền lại cho các Tông đồ cái kinh nghiệm hiện sinh phong phú liên kết với Cha qua Chân Lý và Sự Sống; đồng thời đó cũng chính là lời mời gọi Giáo Hội cất bước lên đường với những hành trang đi về hạnh phúc.

Đi trên Đường Giêsu là đi bằng cả niềm tin gắn bó hiệp thông của những con người biết mình có một lí tưởng để theo đuổi, và sẵn sàng hy sinh tất cả để đạt được lí tưởng ấy. Trút bỏ những hành trang cồng kềnh của danh lợi thú, đoạn tuyệt với những ngõ cụt lối mòn sao gợn sỏi đá của cuộc sống khô khan, chấp nhận canh tân để có được bước đi vừa thanh thóat vừa thanh thản của đời nhân đức chính là hát lên khúc ca mới trên con đường mới. Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống, cũng chính là vinh dự một đời: “Anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là chủng tộc thánh thiện, Dân riêng của Chúa…” (bài đọc thứ hai).

Đi trên Đường Giêsu cũng là đi bằng niềm hy vọng bền vững. “Thầy đi dọn chổ cho các con”. Vận mệnh tương lai đã mở ra. Không còn xa xôi tít tắp, nhưng đã châm rễ từ cuộc đời này. Sống hôm nay là chuẩn bị sống ngày mai, và ngày mai tại Nhà Cha đã được định hình ngay từ bây giờ trong bước đường lữ thứ của Hội Thánh ở giữa lòng đời. Đi trong hy vọng là nhận ra rằng con người được tạo dựng để hướng về một cứu cánh, được tái sinh trong giới hạn nhưng không ngừng hướng về vô hạn. Thiết tưởng lời kinh của Thánh Auguatinô có thể là tóm kết của bước đi hy vọng đã biến thành khát vọng: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con để cho Chúa, nên con mãi khắc khoải cho tới khi được nghỉ ngơi trong Ngài”.

Đi trên Đường Giêsu còn là đi bằng cả tình yêu chan hòa phục vụ. Bài đọc thứ nhất là hình ảnh đẹp về một Giáo Hội trẻ đang cựa mình vươn vai tiến tới. Có những phân công khác biệt: kẻ phục vụ bàn thánh, người phục vụ bàn ăn; kẻ chuyên chăm

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017 713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đinh Minh Tiên, OP

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037 713-732-0132

Giáo xứ Mỹ có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036 713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN)

832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

……………………………….. ………………...

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

Ông Trần Duy Lang (Giáo Xứ CTTĐ) 832-465-5418

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319

Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên 832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng: Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP

713-459-4018 Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG Lm. Giuse Đoàn Đình Bảng

713-298-5352 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

281-414-8334 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Website Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected] 713-870-8955

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 3

Chúa Nhật 4.9.2016, Giáo Hội Công Giáo hân hoan kính chào một vị Thánh mới: Mẹ Têrêsa Calcutta (thành phố Kol-kata, Ấn Độ, 1910-1997). Mẹ Têrêsa được mệnh danh là “Thiên Sứ của Thiên Chúa.” Cả cuộc đời Mẹ đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình.”

Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26.8.1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojax-hiu. Bà là con út trong 3 người con.

Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong Giáo Xứ, gọi là nhóm Tương Tế Tôn Giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ireland, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào Nhà Tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).

Đến năm 1950, Nữ Tu Têrêsa lập Dòng Truyền Giáo Bác Ái (Dòng Thừa Sai Bá Ái, Missionaries of Charity). Bà nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 và nhận Giải Bharat Ratna, nghĩa là “Viên Ngọc Ấn Độ”, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho người dân) năm 1980. Trước đó, năm 1962, bà đã được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru về Hiểu Biết Quốc Tế năm 1972.

Trong thời kỳ Ấn Độ bị người Anh đô hộ (British Raj), trường Loreto nhận rất ít người Ấn, đa số là người Hindu Bengal, con gái các gia đình có thế lực ở Calcutta, nhưng đa số giáo viên vẫn là các nữ tu gốc

Ai-len. Nữ tu Têrêsa không thuộc Dòng Nữ tử Loreto nữa nhưng thỉnh thoảng bà vẫn về thăm. Bà dạy ở các trường nữ khác trong 3 năm trước khi (như bà nói) “theo Chúa đến với người nghèo khổ.” Theo các nữ sinh nói, sự gián đoạn đó không hoàn toàn thân thiện, ít là phần các Nữ Tu Dòng Loreto.

Hình ảnh Nữ Tu Têrêsa nhỏ bé, với tấm khăn choàng Sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống vai và lưng, bước đi trên đường đá đỏ, trông thật giản dị và khiêm nhường. Bà luôn có một hoặc hai Nữ Tu choàng sari đi theo. Bà là con người kỳ lạ của thế kỷ 20. Có thể bà “khác người” vì chúng ta không thấy Nữ Tu nào choàng sari như vậy. Nhưng đó là thói quen của Nữ Tu Têrêsa vùng Calcut-ta, bà “quên” mình là người Albani để hòa nhập và hoàn toàn nên giống các phụ nữ Ấn.

Chính phủ đã “ầm ĩ” chống truyền giáo nhưng chưa bao giờ làm khó các Nữ Tu truyền giáo.

Đầu thập niên 1950, các học sinh không có đạo ở Nhà Loreto đã nghi ngờ ý định của Mẹ Têrêsa trong việc giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc trẻ mồ côi. Bà đang cứu vớt chúng để “dụ” đưa chúng vào đạo Công Giáo? Cứ hai tuần một lần, Mẹ Têrêsa nói chuyện để vận động phụ nữ không phá thai và bảo vệ sự sống.

Dự định của Mẹ Têrêsa là chăm sóc những người bệnh ở thời kỳ cuối, những người đến Đền Kalighat để được chết gần “thánh địa.” Mẹ Têrêsa không mong kéo dài sự sống cho họ, nhưng buồn về tình trạng nhơ uế và cô độc của họ trong thời gian cuối đời. Mẹ Têrêsa quan ngại về tỷ lệ tử vong và ám ảnh về cách chết của họ, ngược với quan niệm của người Hindu về sự tái sinh và sự chết là được giải thoát khỏi maya.

Mẹ Têrêsa lập một trại phong (Leprosarium) ở ngoại ô Calcutta, trên khu đất do chính phủ cấp. Bà là người lý

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Giuse Nguyễn Phong

713-692-9123

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Hoàng Đạt

713-652-8239

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ - HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

PHỐI HỢP LIÊN TU SĨ Lm. GB Nguyễn Đức Vượng, OP

713-681-5144

Lm. Giuse Đoàn Đình Bảng

713-298-5352

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

713-643-3694

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

936-419-6155

TU HỘI GIA ĐÌNH MẸ MARIA THĂM

VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

rao giảng Lời Chúa, người chuyên lo hạnh phúc anh em. Nhưng vẫn là nhịp bước đồng hành. Có thể nói được rằng tình yêu và phục vụ là đôi chân của Giáo Hội lữ hành đặt bước chân mình trong dấu chân Chúa. Và cũng có thể hiểu được rằng cách nhìn “con người là con đường của Giáo Hội” (Gioan Phaolô II) chính là tốc độ mới của tình yêu chan hòa phục vụ trên Đường Giêsu hôm nay.

Và lời cuối cùng sẽ là một lời kinh, dệt nên khúc hát hy vọng cho những ai đang băn khoăn tìm kiếm một con đường sống, và biến nên hành khúc tin yêu cho những ai đã một lần cất bước hành trình: “Chúa muốn nhận con đường con đi, nên Ngài đã sinh xuống dương gian. Chúa đã nhận đôi bàn tay con, dìu từng bước, Chúa bước đi trên đường. Chúa ôi, khi nhìn đời con, con không hiểu từng giọt lệ sầu. Ôi, khi nhìn đời Ngài, con đã gặp đường hướng con đi”.

ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống

THIÊN SỨ CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 4

tưởng hóa hơn là người lập dị. Người phong cùi bị coi thường không chỉ ở Calcutta mà ở khắp Ấn Độ, đến vài xu lẻ cũng không ai muốn bố thí cho họ. Ai cũng sợ bị lây nhiễm. Từ đó, người ta cũng có ánh mắt không thiện cảm với Mẹ Têrêsa.

Từ năm 1970, Mẹ Têrêsa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần cũng nhờ cuốn sách và bộ phim tư liệu tựa đề “Something Beautiful for God” (Điều Tốt Đẹp Dành Cho Chúa) của Malcome Muggeridge.

Bà không chỉ là người loan báo Tin Mừng, mà còn là một “lương y” tận tình chăm sóc người phong cùi. Cách dấn thân của bà đã thay đổi người dân Calcutta, chính các Nữ Tu Dòng Loreto cũng trở lại tìm bà.

Dân Calcutta rất quý mến Mẹ Têrêsa. Các chị em học ở trường nữ Loreto hồi thập niên 1970 đều trở nên các bà vợ tốt, có địa vị trong xã hội và tình nguyện hoạt động xã hội theo ý định của Mẹ Têrêsa, nhất là vì trại phong. Những năm sau, Mẹ Têrêsa rất tin tưởng những phụ nữ tốt nghiệp trường Lore-to.

Số phận những người vận động luân lý dễ bị tổn thương vì các thay đổi của thói đạo đức giả hoặc tùy tiện của các chiến dịch. Những kẻ gièm pha đã kết tội Mẹ Têrêsa là phóng đại cảnh nghèo khổ của dân Calcutta. Mẹ Têrêsa luôn phải đấu tranh, dù vẫn bị người ta chỉ trích nhưng hoạt động của bà không suy giảm. Thậm chí bà còn thành công và cảm hóa chính những người đã nghi ngờ hoặc những người ghen ghét bà. Chính Mẹ Têrêsa đã thay đổi nhiều trái tim, đó là phép lạ thực sự vĩ đại.

Mẹ Têrêsa nói: “Ở Tây phương có sự cô đơn, điều mà tôi gọi là bệnh-phong-của-Tây-phương. Bằng nhiều cách, nó còn tệ hơn người nghèo của chúng tôi tại Calcutta. Tôi không bao giờ từ chối một đứa trẻ nào, không bao giờ, dù

chỉ một”. Năm 1950, cũng là năm Mẹ Têrêsa lập Dòng Truyền

Giáo Bác Ái, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã phê chuẩn Dòng này. Cuối thập niên 80, Mẹ Têrêsa cũng đã từng có những lần sang thăm Việt Nam, một số Giáo Xứ ở Sàigòn như Thanh Đa, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, Mai Khôi Tú Xương… đã được vinh dự đón tiếp Mẹ hoặc đến hiệp dâng Thánh Lễ giữa cộng đoàn.

Vì tuổi cao sức yếu, Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5.9.1997, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ những người cùng đinh trong xã hội trong Đức Ái của Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong Chân Phước ngày 19.10.2003.

Mẹ Têrêsa là nhân chứng sống động của Lòng Chúa Thương Xót. Thật tuyệt vời và phấn khởi, nhưng cũng thực sự mắc cỡ, khi nhớ lại lời nhận xét của Mẹ: “Người nghèo KHÔNG CẦN chúng ta THƯƠNG HẠI, họ cần TÌNH YÊU và CẢM THÔNG. Họ cho chúng ta nhiều hơn chúng ta cho họ. Trong thời gian khó khăn của Ấn Độ, chúng tôi xin một số người tình nguyện từ khắp nơi đến giúp. Nhiều ngàn người đã đến, và khi họ ra về, họ có chung nhận xét là họ đã đem về nhiều hơn là đem cho. Có một lần ờ Calcutta, chúng tôi nhặt được năm người đang hấp hối, trong đó có một người phụ nữ bệnh quá nặng. Tôi muốn ngồi với chị trong giờ phút cuối cùng. Tôi đặt tay tôi lên tay chị. Chợt chị tỉnh ra, nhìn tôi, không than đói, không than khát, nhưng cười và nói lời cảm ơn trước khi nhắm mắt từ giã cuộc đời”.

Lạy Mẹ Têrêsa, xin ban cho chúng con trái tim nhân hậu như Mẹ để chúng con yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người bị ruồng bỏ, những người bị ngược đãi, … Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ giàu lòng thương xót của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 5

Tổng Thống và chính quyền dân sự đã dấn thân một cách ngoại thường để cho chuyến viếng thăm được diễn ra trong cách thế tốt đẹp nhất, để nó có thể là một dấu chỉ của hòa bình đối với Ai Cập và toàn vùng này, rất tiếc đang phải khổ đau vì nạn khủng bố. Thật thế, vì khẩu hiệu của chuyến công du là “Đức Giáo Hoàng của hoà bình trong một Ai Cập hòa bình”.

Tiếp đến ĐTC đã duyệt lại các sinh hoạt của Ngài trong hai ngày viếng thăm. Trước hết là thăm đại học Al- Azhar, là đại học Hồi Giáo cổ xưa nhất và là học viện tối cao của Hồi Giáo Sunnít. Việc viếng thăm nhắm hai mục đích: trước hết là đối thoại giữa các tín hữu Kitô và Hồi Giáo, đồng thời là để thăng tiến nền hoà bình trên thế giới. Tại đại học Al-Azhar đã có cuộc gặp gỡ với Đại Imam và trải rộng ra Hội Nghị Quốc Tế về Hòa Bình. Trong bối cảnh đó tôi đã cống hiến một suy tư nhằm đánh giá cao lịch sử của Ai Cập như là vùng đất của nền văn minh và của các giao ước. ĐTC giải thích thêm như sau:

** Đối với toàn nhân loại Ai Cập đồng nghĩa với nền văn minh cổ xưa, các kho tàng nghệ thuật và hiểu biết: và điều này nhắc nhớ chúng ta rằng nền hòa bình được xây dựng qua việc giáo dục, đào tạo sự khôn ngoan, đào tạo một nền nhân bản bao gồm cả chiều kích tôn giáo như phần toàn vẹn, bao gồm tương quan với Thiên Chúa, như Đại Imam đã nhắc lại trong diễn văn của Ngài. Nền hòa bình cũng được xây dựng bằng cách khởi hành từ giao ước giữa Thiên Chúa và con người, là nền tảng của giao ước giữa con người với nhau, dựa trên Mười Điều Răn được viết trên các bảng đá tại núi Sinai, nhưng còn sâu sắc hơn nữa nó được viết trong trái tim của từng người thuộc mọi thời đại và ở mọi nơi, luật được tóm gọn trong hai điều răn của tình yêu thương đối với Thiên Chúa và đối với con người.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chính nền tảng này cũng là nền móng của việc xây dựng trật tự xã hội và dân sự, trong đó tất cả mọi công dân, thuộc mọi nguồn gốc, văn hóa và tôn giáo, đều được mời tham dự. Một viễn tượng đời lành mạnh như thế đã được nêu bật trong việc trao đổi diễn văn với Tổng

Thống Ai Cập, trước sự hiện diện của các giới chức chính quyền nước này và của Ngoại Giao Đoàn. Gia tài lịch sử và tôn giáo to lớn của Ai Cập và vai trò của nó trong vùng Trung Đông giao phó cho nó một nhiệm vụ đặc thù trên con đường hướng tới một nền hòa bình ổn định và lâu bền, không dựa trên quyền bính của sức mạnh, nhưng trên sức mạnh của quyền bính.

Tại Ai Cập cũng như tại mỗi quốc gia trên thế giới các Kitô hữu được mời gọi là men của tình huynh đệ. Điều này có thể, nếu họ sống trong chính mình sự hiệp thông với Chúa Kitô. Nhờ ơn Chúa, cùng với Đức Thượng Phụ Chính Thống Copte Tawadros chúng tôi đã có thể cống hiến một dấu chỉ hiệp thông mạnh mẽ. ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

** Chúng tôi đã canh tân dấn thân, cả bằng cách ký một Tuyên Ngôn chung cùng nhau bước đi và dấn thân để không lập lại Bí Tích Rửa Tội đã được ban trong các Giáo Hội liên hệ. Chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện cho các vị tử đạo của các vụ khủng bố mới đây đã đánh vào Giáo Hội đáng kính này một cách thê thảm; và máu của họ đã khiến cho cuộc gặp gỡ đại kết được phong phú, cũng có Đức Thượng Phụ Costantinopoli Bartolo-maios tham dự, Đức Thượng Phụ đại kết, người anh em rất thân yêu của tôi.

Ngày thứ hai của chuyến viếng thăm đã được dành cho các tín hữu Công Giáo. Thánh lễ cử hành tại sân vận động do chính quyền Ai Cập dành cho đã là một Lễ Hội của Đức Tin và Tình Huynh Đệ, trong đó chúng tôi đã cảm nhận được sự hiện diện sinh động của Chúa Phục Sinh. Trong khi chú giải Phúc Âm tôi đã khích lệ Giáo Đoàn Công Giáo bé nhỏ tại Ai Cập sống kinh nghiệm của hai môn đệ làng Emmaus luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô, Lời và Bánh Sự Sống, niềm vui của đức tin, lòng sốt mến của niềm hy vọng, và sức mạnh làm chứng tá trong tình yêu rằng “chúng tôi đã gặp Chúa!”.

Cuộc gặp gỡ cuối cùng tôi đã sống với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong Đại chủng viện. Có biết bao nhiêu chủng sinh… Và đây là một an

ủi. Đó đã là một buổi cử hành Lời Chúa, trong đó các lời hứa của cuộc đời thánh hiến đã được lập lại. Trong cộng đoàn những người đã lựa chọn dâng cuộc sống cho Chúa Kitô vì Nước Thiên Chúa này, tôi đã trông thấy vẻ đẹp của Giáo Hội tại Ai Cập, và tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi Kitô hữu vùng Trung Đông, để được các chủ chăn của họ hướng dẫn và các người sống đời thánh hiến đồng hành họ là muối và ánh sáng trong các vùng đất này, giữa các dân tộc này. Đối với chúng ta, Ai Cập đã là dấu chỉ của niềm hy vọng, của sự ẩn núp, của sự trợ giúp. Khi vùng đất này đã bị đói, tổ phụ Giacóp đã cùng các con mình đi xuống đó: thế rồi khi Chúa Giêsu đã bị bách hại, Ngài cũng đã tới đó. Vì thế, kể cho anh chị em nghe chuyến viếng thăm này là bước vào trong con đường của việc nói tới niềm hy vọng: đối với chúng ta Ai Cập là dấu chỉ của niềm hy vọng đối với lịch sử ngày nay, đối với tình huynh đệ mà tôi vừa kể cho anh chị em nghe.

Một lần nữa tôi xin cám ơn những người, trong nhiều cách thế khác nhau, đã góp phần khiến cho chuyến công du này có thể thực hiện, cách riêng biết bao nhiêu người đã dâng lời cầu nguyện và khổ đau của họ. Xin Thánh Gia Nadarét đã di cư tới các bờ sông Nilo để thoát sự tàn bạo của vua Hêrôđê, chúc lành và luôn luôn che chở nhân dân Ai Cập và hướng dẫn họ trên con đường của sự thịnh vượng, tình huynh đệ và nền hoà bình.

** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau. . . .

ĐTC cũng chào tín hữu đến từ các nước Ai Len, Philipines, Sri Lanka, Viêt Nam, Canada và Hoa Kỳ, . . .

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết tháng 5 là tháng kính Đức Mẹ và Ngài khích lệ tất cả biết khẩn nài Mẹ: người trẻ biết học nơi Mẹ bằng cách lần hạt Mân Côi; xin mẹ nâng đỡ người đau yếu trong thử thách; và các cặp vợ chồng mới cưới biết noi gương Mẹ mến Chúa yêu người.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Sáng thứ Tư 3-5-2017 đã có khoảng 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với ĐTC. Như quý vị đã biết ĐTC vừa công du Ai Cập về nên trong bài huấn dụ ĐTC đã chia sẻ với mọi người một số cảm tưởng của Ngài. ĐTC nói: tôi đã viếng thăm đất nước này thể theo bốn lời mời: của tổng thống Cộng hòa Ai Cập, của Đức Thượng Phụ Chính Thống Copte, của Đại Imam Al-Azhar và của Đức Thượng Phụ Công Giáo Copte. Tôi xin cám ơn từng vị vì sự tiếp đón thật nồng hậu các vị đã dành cho tôi. Và tôi xin cám ơn toàn dân Ai Cập vì sự tham dự và lòng trìu mến dành cho Người Kế vị Thánh Phêrô.

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 6

…Mẹ thích hướng dẫn người khác cầu nguyện vì đó là điều Chúa Phục Sinh mong muốn khi Ngài hiện ra với Mẹ…

Các bạn thân mến, Sau khi Đức Giêsu Phục Sinh

được cất lên trời trước mặt các môn đệ, họ đã trở về nhà với lòng đầy tràn niềm vui. Vâng lời Thầy, họ ở lại Giêrusalem cho đến lúc nhận được ơn trên bởi trời. Thế nhưng, ngày xưa mọi sinh hoạt đều có Chúa nên giờ thiếu vắng Thầy, các môn đệ cũng cảm thấy bấp bênh và chơ vơ. Trong hoàn cảnh ấy, họ đã tìm đến Đức Mẹ xin lời khuyên. Mẹ đã bảo các ông hãy chuyên cần cầu nguyện như thói quen Mẹ vẫn thường làm trong suốt cuộc đời mình.

Cầu nguyện là thói quen thường hằng của Mẹ nhờ đã luôn ghi nhớ những gì xảy ra với Chúa và suy đi gẫm lại trong lòng. Từ lúc Thiên Sứ Truyền Tin, Mẹ đã bắt đầu khởi sự tập hồi ký về Chúa ở trong lòng. Mẹ đã gần gũi và đụng chạm Chúa nhiều nhất trong quãng thời gian thơ ấu của Ngài. Những năm Ngài sống đời công khai rao giảng, Mẹ chỉ hiện diện bên Con với lời cầu nguyện và sự lo lắng của từ mẫu. Tất cả những ký ức vui cũng như buồn về Chúa đều được Mẹ ghi khắc vào tận sâu trong tâm khảm mình. Bên cạnh Chúa những giây cuối đời, chẳng thể thiếu vắng sự hiện diện của Đức Mẹ. Bao roi đòn hằn lên nơi thân xác Giêsu cũng để lại những vết thương lòng nơi Mẹ. Con Yêu bị kết án và hành hình như nô lệ, Mẹ cũng trở thành bia miệng cho người đời dèm pha. Mẹ ôm ấp hình hài Con trong tay như một phần thịt xương đớn đau và bầm dập của chính mình. Thanh gươm ngày xưa ông Simêon đã tiên báo đêm nay đã thực sự đâm thấu tâm can Mẹ. Hơn ai hết, Mẹ là người đồng cảm với Chúa sâu xa nhất nên Mẹ luôn biết cách để kết hiệp với Chúa qua cầu nguyện.

Nhờ cầu nguyện nên Mẹ đã sống tinh thần sầu nhưng không thảm, bi nhưng chẳng lụy. Mẹ tin chắc rằng khổ giá và cái chết của Chúa chẳng phải là đích đến và điểm dừng vì đó Ngài đã đến trần gian. Chúa đến để cứu chuộc nhân loại như lời Sứ Thần ruyền tin cho Mẹ thì công cuộc ấy chẳng thể nào đơn giản kết thúc bởi cái chết của

Chúa. Mẹ tin chắc Chúa sẽ làm một điều gì đó thật diệu kỳ ngoạn mục như Ngài đã từng hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana. Đau khổ và thánh giá Chúa đã trải qua, nhưng Mẹ tin Thánh Giá ấy sẽ khơi nguồn sự sống. Chẳng phải Đức Giêsu đã từng tiên báo Ngài sẽ chết nhưng rồi sẽ Phục Sinh, cái chết chẳng làm chi được Ngài nữa, những kẻ giết hại Đức Giêsu rồi sẽ phải hối tiếc. Mẹ tin mạnh vững vàng như thế nên Mẹ cũng động viên các môn đệ phải lạc quan và phấn chấn lên.

Mẹ thích hướng dẫn người khác cầu nguyện vì đó là điều Chúa Phục Sinh mong muốn khi Ngài hiện ra với Mẹ. Mặc dù, cuộc gặp gỡ này đã không được sách sử nào ghi lại nhưng làm sao Chúa Phục Sinh lại không hiện ra với mẹ đẻ của chính mình. Chẳng có ai trên trần gian này đủ xứng đáng để đón nhận Tin Mừng Phục Sinh giống như Mẹ. Lời đầu tiên Giêsu đã thốt lên khi hiện ra với Mẹ là lời cảm ơn từ sâu thẳm trong tim mình. Mẹ không nghĩ mình sẽ được diễm phúc như bà góa thành Na-im khi được thấy tận mắt, sờ tận tay thân xác Phục Sinh của Con Yêu. Chúa ủy thác cho Mẹ bảo ban và hướng dẫn đám đồ đệ kém tin như Ngài đã từng trối Mẹ cho Gioan. Từ đây, Mẹ sẽ chính thức là mẫu tử của toàn thể nhân loại mà các môn đệ là đại diện. Chính vì lời căn dặn ấy của Chúa nên Mẹ đã thường xuyên cầu nguyện cùng các môn đệ.

Các bạn thân mến Chẳng biết do nhân duyên nào

nhưng người Việt Nam ta lại có lòng sùng kính Mẹ cách đặc biệt. Ngay từ khi còn bé tí, Kinh Kính Mừng có lẽ là lời kinh đầu tiên ta thuộc lòng. Ở Việt Nam, Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần. Những nơi Mẹ hiện ra luôn tấp nập khách hành hương đến kính viếng. Nghe tin Đức Mẹ hiện ra hay làm phép lạ ở đâu, người người nô nức đua nhau tới đó. Mỗi bữa kinh tối trong gia đình không thể nào thiếu vắng những lời kinh cầu cùng Đức Mẹ.

Mẹ có một vị thế quan trọng trong đời sống đạo của tín hữu. Có khi ta cảm thấy gần gũi và thân thiết với Mẹ hơn cả với Chúa. Không một vị thánh nào lại chẳng yêu mến Đức Mẹ. Ai muốn nên thánh cũng phải chạy đến nài xin để học đòi những nhân đức của Mẹ. Qua tà áo choàng xinh xắn của Mẹ, Chúa đã tuôn đổ biết bao ơn lành cho nhân gian. Nhiều phép lạ đã được Chúa nhậm lời chỉ vì đã nài xin qua trung gian của Đức Mẹ. Ít ai đã xin khấn cùng Đức Mẹ phải ra về tay không. Đứng trước tình cảnh khốn quẫn của đoàn con nơi dương gian,

tấm lòng từ mẫu không thể không ra tay làm phúc.

Môn đệ Gioan đã vâng lời Chúa mà rước Mẹ về nhà mình. Ông rước Mẹ về chẳng phải để chăm sóc Mẹ cho bằng được chính Mẹ bảo ban và hướng dẫn. Hãy noi gương Gioan để rước Mẹ vào đời mình. Mẹ sẽ chăm sóc cho ta để chu toàn sứ mạng mà Chúa đã ủy thác. Chưa có ai thực lòng yêu mến Mẹ mà phải sa hỏa ngục. Chẳng ai có Mẹ trong lòng mà lại không sống đạo đức. Ta hãy phó thác toàn thân mình cho Mẹ, để qua Mẹ và nhờ Mẹ, Người sẽ dẫn ta đến với Chúa.

Jos. Nguyễn Huy Mai Tôi xin chọn Người (kỳ 35)

Nhờ Mẹ đến với Chúa

Đạo đức trong cay đắng

Tôi có can đảm và khiêm nhượng để tự hỏi mình một câu: Tôi không giống với người anh cả đứng ngoài nhà, cay đắng khi thấy một người không xứng đáng lại đang được nhận tình yêu thương của Cha?

Một trong những mối nguy khi chúng ta cố gắng sống một đời trung tín Kitô giáo, là chúng ta có khuynh hướng trở nên đạo đức trong cay đắng, trở nên người anh cả của đứa con hoang đàng, giận dữ và ghen tương vì lòng thương xót quá quảng đại của Thiên Chúa. Chúng ta cay đắng bởi những người lạc lối có thể quá dễ dàng trở lại với bàn tiệc thiên quốc.

Nhưng không phải chỉ riêng những người giữ đạo thành tín mới như vậy. Tất cả mọi người đều phải đấu tranh để không vướng phải cay đắng và giận dữ. Chúng ta dành nửa đời đầu đấu tranh để giữ giới răn thứ sáu và dành nửa đời sau đấu tranh để giữ giới răn thứ năm. Chớ giết người! Trước cả khi người ta chết vì một viên đạn, họ đã bị giết vì một lời nói, và trước cả lời nói là suy nghĩ. Chúng ta ai cũng có những

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 7

suy nghĩ sát nhân. Hắn tưởng hắn là ai cơ chứ? Và chúng ta càng thêm tuổi, thì càng khó gạt cái ý nghĩ đó đi.

Đến tuổi già mà không vướng phải cay đắng và giận dữ, chính là cuộc đấu tranh cuối cùng của chúng ta, cả về mặt tâm lý và linh hồn. Nhà tâm lý học Thụy Sỹ, Alice Miller cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của nửa đời sau là than khóc, than khóc cho những vết thương của mình để không trở nên cay đắng và giận dữ. Chúng ta phải than khóc cho đến khi những căn cơ nền tảng của chúng ta lung lay, nếu không những vết thương không được thương xót này sẽ khiến chúng ta có khuynh hướng cay đắng, giận dữ, và phán xét lạnh lùng.

Xét tận cùng, chỉ có một huấn lệnh thiêng liêng mà thôi. Chúng ta không được chết trong cay đắng và giận dữ. Và vì thế, càng thêm tuổi, chúng ta càng phải ghi khắc một chữ này: Tha thứ. Chỉ có sự tha thứ mới có thể cứu chúng ta khỏi cay đắng và giận dữ.

Thật vậy, trong Phúc Âm có một số đoạn đầy thương xót như câu chuyện về Đứa con hoang đàng vậy. Đọc qua chuyện này, chúng ta dễ dàng nhận ra nhân vật chính không phải là người con, mà là người cha, và thông điệp trọng tâm chính là lòng thương xót vô bờ bến của người cha. Một người cha cố gắng để đưa cả hai đứa con trai vào nhà mình. Nhưng đứa con thứ đã bỏ nhà ra đi một thời gian dài, còn đứa con cả lại như đang đi khỏi nhà khi anh sống trong nhà mà lòng cay đắng và giận dữ. Không như người cha đầy hân hoan bởi đứa con lầm lạc đã về nhà, người anh cả nổi giận và cay đắng khi cha đã không ngần ngại mở toang cánh cửa lòng thương xót, khi người em hư hỏng không bị trừng phạt và ra điều kiện trước khi được phép bước vào nhà.

Trong mỗi chúng ta đều có một người anh cả như thế. Chúng ta có thể thấy điều này, trong những sự phản đối dữ dội, những người vô cùng trung thành với Giáo Hội đã bày tỏ sự phản đối với việc cho một số người được đón nhận Mình Thánh Chúa. Đúng là ở đây có vấn đề về giáo luật cần phải phân định, điều mà Hội Đồng Về Đời Sống Gia Đình đã cố xử lý. Nhưng Hội Đồng cũng chỉ ra rằng nhiều người mang tâm thức phản đối những người mà họ xem là không xứng đáng để rước Mình Thánh Chúa.

Nhưng chính chúng ta phải tự hỏi mình rằng: Sao chuyện này lại khiến tôi phiền lòng? Sao tôi lại nổi giận về chuyện một người khác rước lễ chứ? Nền tảng thực sự của sự phản đối này là gì? Và điều đó nói lên điều gì về con người tôi? Lòng tôi có đủ rộng rãi

và êm ái để lên thiên đàng và ngồi chung bàn tiệc với tất cả mọi người không?

Tôi có can đảm và khiêm nhượng để tự hỏi mình một câu: Tôi không giống với người anh cả đứng ngoài nhà, cay đắng khi thấy một người không xứng đáng lại đang được nhận tình yêu thương của Cha?

Nhưng chúng ta phải tự hỏi với một lòng cảm thông. Chúng ta không phải là người xấu. Chỉ do một tinh thần đạo đức cay đắng là mối nguy cố hữu trong chúng ta. Chúng ta vẫn cần tự hỏi mình những câu hỏi khó này, để đừng bịt mắt mình và trở nên người anh cả của người con hoang đàng.

Thật lạ đời, nghịch lý và mỉa mai, nhưng chúng ta có thể là những Kitô hữu trung tín, đạo đức, trách nhiệm, đi lễ đều đặn, rao giảng Tin Mừng, và đồng thời cũng mang trong mình một cơn giận dữ, cay đắng, và ghen tỵ vô thức với kẻ vô đạo đức đã khiến chúng ta phải đứng ngoài cửa gặm nhấm nỗi cay đắng và giận dữ vì Thiên Chúa yêu thương một cách vô hạn và thậm chí là bừa bãi.

Nhưng sự yếu đuối và lưỡng cực này không phải là điều gì mới. Câu chuyện về Người con hoang đàng không kết thúc với việc người cha vui mừng đón đứa con thứ về, nhưng là sau khi người cha đứng ở cửa, ân cần khuyên đứa con cả bỏ đi sự cay đắng và cùng vào chung vui. Chúng ta không biết câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào, nhưng với tình yêu và sự nhẫn nại vô hạn của Thiên Chúa, hẳn cuối cùng người anh cả đã vào nhà và ngồi cùng bàn với người em hoang đàng của mình.

Lm. Ron Rolheiser, OMI J.B. Thái Hòa chuyển dịch (GPLX)

thân tín của mình trước tiên nhưng Ngài lại thường hiện đến với bà Maria Mác-đala, một người trong nhóm các bà đã đi theo Đức Giêsu và các môn đệ. Ngài hiện ra để nâng đỡ niềm tin khi thấy bà quá đau khổ vì Chúa đã bị giết và lại còn chết mất xác nữa. Ngài đã nhắn nhủ bà hãy về nói với các môn đệ rằng Ngài đã sống lại. Tuy nhiên, các môn đệ cũng chỉ bán tín bán nghi với lời loan báo của bà Maria. Họ nghĩ rằng lẽ nào Chúa lại coi trọng một người phụ nữ hơn chính các đồ đệ thân yêu của Ngài khi chọn bà làm sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh. Và bởi vì lời loan báo xuất phát từ miệng một người phụ nữ nên các môn đệ đã chẳng xác tín.

Khi Đức Giêsu hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ nơi căn phòng đóng kín sau khi trỗi dậy từ cái chết, nhóm mười một khi ấy không hiện diện đông đủ vì thiếu vắng Tôma. Chẳng thế mà khi các môn đệ đã thấy Chúa Phục Sinh loan tin cho Tôma thì ông đã chẳng tin. Ông còn mạnh miệng thách thức nếu không được sờ tận tay các vết thương và thấy tận mắt thân xác Phục Sinh của Chúa thì ông sẽ không tin. Các bạn có bao giờ thắc mắc rằng Đấng Phục Sinh có thể hiện ra ngay lập tức khi Tôma tỏ ra cứng tin, và các môn đệ chẳng cần phải mất công thuyết phục ông thay đổi lập trường của mình. Với quyền năng sau Phục Sinh vốn chẳng lệ thuộc không gian và thời gian nào, tại sao Đức Giêsu không trực tiếp hiện ra với các môn đệ nhưng lại nhờ bà Maria báo tin? Tại sao Ngài lại chọn để hiện ra với hai môn đệ vô danh tiểu tốt trên đường đi Emmaus chứ không phải là những người thuộc nhóm mười một? Dường như, Đấng Phục Sinh có một dụng ý nào đấy khi Ngài muốn người này phải loan báo niềm tin Phục Sinh cho người kia. Đến

lượt mình, ai đã nhận lãnh tin vui Phục Sinh thì cũng được mời gọi để làm chứng cho người khác. Nói khác đi, điều Đức Giêsu muốn các môn đệ phải thực hiện là họ phải sống ơn gọi chứng nhân. Nghĩa là họ phải làm chứng cho nhau giữa đời thường.

Các bạn thân mến Đức Giêsu đã không hiện ra ngay

với Tôma nhưng đợi một tuần sau là để các môn đệ khác có thể thuyết phục Tô-ma. Các ông đã làm chứng Chúa sống lại nhưng Tôma vẫn cứng tin. Cũng phải thôi, các môn đệ sau khi gặp Chúa đã chẳng cho thấy có một sự biến đổi mạnh mẽ nào. Cứ sự thường, nếu gặp gỡ Chúa đích thực người ta sẽ được biến đổi, không chỉ biến đổi bên ngoài, nhưng biến đổi tận gốc và sâu thẳm bên trong. Thế nhưng, gặp Chúa rồi nhưng

Xem tiêp trang 9

…Chúa đã Phục Sinh cách chúng ta hơn hai ngàn năm, và Ngài chỉ thực hiện việc ấy một lần duy nhất trong đời mình. Ngài không muốn và cũng không cần phải hiện ra với từng người để thuyết phục họ tin như đã từng làm với Tôma. Nhưng Ngài muốn mời gọi mỗi người chúng ta, hãy lên đường để làm chứng cho nhau và cho người khác…

Các bạn thân mến, Sau khi Đức Giêsu Phục Sinh,

Ngài đã không hiện ra với các môn đệ

Làm chứng cho nhau

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 8

Hiện nay cha Juan Jose đang phục vụ tại Giáo Phận Almeira, Tây Ban Nha, nhớ lại rằng “Vào những buổi sáng Chúa Nhật tôi thường đứng ở hành lang trên lầu nhà mình và nhổ nước miếng xuống những người đi lễ. Tôi nói với họ rằng Giáo Hội là một giáo phái chỉ muốn tiền.”

Cha mẹ của Juan Jose không phải là người Công Giáo và cũng chẳng bao giờ dạy dỗ con mình về tôn giáo cả. Cha Juan Jose đã nói rằng thực ra mình cũng chẳng biết tại sao lại ghét đạo như vậy dựa trên cái ý niệm là Giáo Hội và Thiên Chúa chỉ là “một tổ chức đa quốc gia với nhiều chi nhánh ở khắp mọi nơi để kiếm tiến, giống một giáo phái vậy.”

“Tôi nhất định chống đạo. Tôi là học sinh đầu tiên trong trường tôi và trong thành phố Carboneras, thị trấn Almeria không bao giờ chịu học về tôn giáo và môn thay thế tôn giáo của tôi là môn Đạo đức. Cuối cùng cả lớp đều học môn Đạo đức, không còn ai học môn Tôn giáo cả.”

Cha Juan Jose đã không thể ngờ được rằng mình lại chính là người giúp các bạn cũ trở về với Giáo Hội. Cha nhớ rất rõ cái ngày đầu tiên cha tới một nhà thờ Công Giáo với ý định là đến để diễu cợt những người đã mời mình.

“Một ngày vào tháng Giêng năm 1995, một số bạn cùng lớp rủ tôi tham dự một buổi cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng. Dĩ nhiên tôi nói với họ là tôi không đi vì tôi không muốn họ tẩy não tôi. Nhưng họ cứ kiên trì mời tôi mãi cả tháng trời, cuối cùng thì tôi nể tình mà đi theo họ. Tôi nhớ hôm đó là vào ngày Thứ Năm của Tháng Hai, năm 1995, lần đầu tiên tôi bước vào nhà thờ.”

Một cái hộp vàng. Khi tới nơi tôi thấy rất nhiều các

bạn của tôi cũng có mặt ở đó và tôi rất đỗi ngạc nhiên là “tất cả họ đều chăm chú nhìn vào chiếc hộp vàng đặt ở phía cuối nhà thờ. Tôi không biết là hộp gì nhưng cứ nghĩ chắc là hộp đựng tiền của linh mục giáo xứ.”

Sau này tôi biết chiếc hộp vàng đó chính là Nhà Tạm.

Cha Juan Jose nói rằng mình muốn chọc quê các bạn bởi vì “tôi nghĩ họ đã bị điên rồi. Tôi muốn chọc cười họ lắm nhưng vì lịch sự nên tôi cố nén lại và tôi quyết định sẽ trở lại vào Thứ Năm tuần kế tiếp để tìm dịp diễu cợt họ.”

chủng viện. Trong lúc khó khăn như thế, cha

Juan Jose đã nhớ lại lời cầu xin của Thánh Teresa of Avila “Xin đừng để bất cứ điều gì làm bạn bị phiền lo, làm bạn sợ hãi. Chỉ Thiên Chúa thôi mới thỏa mãn tất cả những gì bạn cần” và khi ông bố đã nguôi cơn nóng giận thì cha đến ôm hôn bố mình và nói “Con biết là bố sẽ phản ứng như thế, nhưng con cũng biết là một ngày nào đó bố sẽ hiểu.”

Đón chào. Ông bố của Jose còn phản ứng

mạnh hơn nữa là đe đọa sẽ tố cáo cha xứ nếu ngài còn tiếp tục giúp con ông suy tư về ơn gọi tu trì. “Bố tôi đã cố gắng làm mọi thứ để ngăn cản tôi, nhưng Thiên Chúa mạnh mẽ hơn nhiều.”

Để nghe lời bố, cha Juan Jose đã không vào chủng viện, nhưng bắt đầu học ngành sư phạm tại Đại Học Alme-ria. Qua nhiều năm kiên trì tiếp tục với ơn gọi làm linh mục, vào một ngày của tháng Năm, năm 1999, mẹ của cha báo tin là ông bố đã đồng ý cho cha vào chủng viện. Khi nghe tin vui cha đã bật khóc và “Tôi còn nhớ là khi tôi đến báo tin cho cha xứ, ngài đã ôm chầm lấy tôi.”

Thế là vào tháng Chín, năm 2000, Jose đi vào chủng viện.

Vào năm 2006, cha Juan Jose đã được thụ phong Linh Mục tại nhà thờ chính tòa Almeria, có cả bố của ngài cũng tham dự.

Cha Juan Jose chia sẻ, “Dĩ nhiên bố tôi không muốn tôi làm linh mục vì ông cố chấp lắm, nhưng khi thấy tôi hạnh phúc theo lý tưởng của mình thì bố tôi cũng phải chấp nhận dù ông không thể hiểu nổi.”

Đặc biệt là cách đây hai năm,trước khi chết, “ bố tôi đã nhận phép sức dầu cho bệnh nhân và chính tôi là người đã ban phép sức dầu cho ông.”

“Khi có ai đó nói với tôi là họ không tin vào Thiên Chúa, tôi luôn nói với họ rằng cả tôi cũng đã không tin vào Ngài. Nhưng đó là sự sai lầm của tôi bởi vì tôi đã khám phá ra niềm hạnh phúc tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho tôi. Nếu bạn cảm thấy không hạnh phúc, thì hãy xin Chúa giúp bạn bởi vì chỉ có Chúa mới ban cho bạn niềm hạnh phúc thật mà thôi.”

Giuse Thẩm Nguyễn

Và cứ thế, qua nhiều ngày Thứ Năm tham dự, cha Juan Jose đã không còn ác cảm với Giáo Hội và tôn giáo nữa.

Cha Juan Jose đã tâm sự với đài CNA rằng “Vị linh mục chính xứ lúc ấy là người rất khôn ngoan giúp đỡ mọi người và dần dần tình yêu của Chúa đã thấm nhập vào tâm hồn tôi. Và rồi vào tuổi 15, tôi bắt đầu hát lễ, điều này có nghĩa là tôi sẽ tham dự Thánh Lễ vào những ngày Thứ Bẩy. Tôi lại cảm thấy thích ngồi trước Nhà Tạm và dần dà tôi nhận ra sự hiện diện của Chúa và Chúa yêu tôi. Tôi bắt đầu yêu Chúa. Nhóm Canh Tân Đặc Sủng, nhóm mà tôi đến để diễu cợt đã giúp tôi rất nhiều.”

“Mắt tôi được mở ra và tôi đã thấy Thiên Chúa không phải là truyện thần thoại, nhưng Chúa hiện hữu, Ngài nâng đỡ và hướng dẫn tôi. Tôi cảm nghiệm rằng Thiên Chúa yêu tôi rất nhiều và chính Ngài đã gọi tôi.”

“Con là của Chúa để Chúa dùng con theo ý Ngài”

Cha Juan Jose đã được rửa tội và rước lễ lần đầu theo mong ước của ông bà nội nhưng mà vẫn chưa cảm thấy gắn bó với Chúa nhiều. Cho mãi đến khi được chịu phép Thêm Sức thì “tôi mới cảm thấy có sự hoán cải và đó chính là món quà tuyệt vời Chúa ban. Tôi đã thưa với Chúa rằng: Con là của Chúa để Chúa dùng con theo ý Ngài! Hôm ấy có sự hiện diện của mẹ tôi, nhưng cha tôi thì không đến. Đó chính là giây phút tuyệt vời trong đời khi tôi lãnh nhận Chúa Thánh Thần và biết phó thác đời mình cho Chúa.”

Thế rồi chàng thiếu niên Juan Jose đã không ngớt trăn trở với tiếng gọi để trở thành linh mục. Chàng đã thưa với Chúa rằng “Con không muốn và xin đừng quấy rầy con nữa.” Cuối cùng thì Juan Jose đã đầu hàng và quyết định theo Chúa để trở thành linh mục.

Cha Juan Jose nhớ lại vào một buổi chiều Thứ Bẩy, chàng thanh niên 17 tuổi lúc ấy, nói với bố mình là muốn đi tu. Thế là ông bố nổi giận đánh cho một trận và đe rằng “muốn chết thì hãy làm linh mục.”

Gia đình của Juan Jose không hiểu được vì sao mà ngài lại muốn trở thành linh mục. Ông bố hứa sẽ trả tiền học phí để Jose theo học đại học ở Hoa Kỳ nhưng sẽ không cho tiền nếu vào học ở

(EWTN News/CNA) Mặc dù vào lứa tuổi thanh thiếu niên, Juan Jose Martinez đã mang trong lòng mối thù hận chống lại Giáo Hội, nhưng hôm nay Juan Jose Martinez đã trở thành một linh mục và nói rằng mình đã khám phá ra “Thiên Chúa thật sự hiện hữu và muốn trở thành một linh mục của Chúa.”

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 9

“Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền lấy đi sự sống”, đó là xác tín của một bác sĩ có người con trai bị tai nạn và hôn mê. Dù các bác sĩ chẩn đoán là con trai ông không còn hy vọng hồi tỉnh và chỉ sống như thực vật, nhưng ông đã ngăn cản, không cho các bác sĩ rút các dụng cụ trợ giúp sự sống, chấm dứt sự sống của con trai. Sau 15 năm dài, phép lạ đã xảy ra.

Một ngày năm 1987, sau kỳ nghỉ, Miguel Parrondo, một người đàn ông 32 tuổi, đã cùng với 2 người phụ nữ trở về nhà trên một chiếc xe và họ đã gặp tai nạn. Chiếc xe đã đâm vào một bức tường khi qua một khúc cua. Một trong hai phụ nữ bị thiệt mạng. Sự sống của Miguel cũng trở nên tối tăm. Anh bị thương nặng và được đưa vào nhà thương Juan Canalejo di La Coruna. Tình trạng sức khỏe của anh rất nguy kịch và theo các bác sĩ, không có hy vọng gì có thể cứu được mạng sống của anh. Cha của Miguel, một bác sĩ da liễu tại bệnh viện đã gặp các bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình hình của con trai. Khi nhìn thấy con trai và hiểu được sự sống của anh lúc này rất mỏng manh, ông đã xin cha tuyên úy bệnh viện ban Bí Tích Xức Dầu Thánh cho anh.

Miguel nằm hôn mê suốt 15 năm trời trong phòng kính. Trong những tháng năm dài dằng dặc này, cha mẹ và con gái của anh luôn sát cánh bên nhau để cùng chăm sóc cho người thân của mình. Họ không để anh ở một mình bao giờ, dù chỉ một ngày. Đó là những năm tháng của nước mắt, kiệt sức và những thời khắc khó khăn khi các bác sĩ yêu cầu họ suy nghĩ về chọn lựa rút các dụng cụ trợ giúp sự sống và để cho Mi-guel ra đi êm ái. Tuy thế, cha của Mi-guel đã khẳng định rõ ràng với các bác sĩ rằng không ai có thể lấy đi sự sống của một người, trừ Đấng đã tạo nên nó. Ông không muốn sự sống của con mình bị chấm dứt và từ chối việc rút các máy trợ giúp.

Và điều không thể có đã xảy ra. Không có ai nghĩ rằng, một ngày đẹp trời, khi Miguel đã 42 tuổi, anh đã thức dậy sau cơn hôn mê dài 15 năm. Tỉnh lại, Miguel không hiểu điều gì. Anh mở mắt và điều anh thấy đầu tiên sau lớp kính, những người đang đứng trước mặt mình là mẹ và con gái của anh. Anh nhìn con gái và hỏi xem đó có phải là Almudena, vì anh nhớ mình có một con gái có tên như thế. Con gái anh đã trả lời đúng vậy, còn mẹ anh bật khóc và cha anh thì không thể tin được. Miguel

đã nói với cô bé “cha là cha của con đây.” Không có giải thích y khoa nào cho sự kiện này. Miguel đã thức dậy sau giấc mơ dài 15 năm và bắt đầu một sự sống mới.

Ngày 30 tháng 6 năm 2014 Miguel đã kể lại câu chuyện của mình cho trang báo online ForumLibertas.com và giải thích tại sao anh chống lại việc sử dụng cái chết êm dịu, hay còn gọi là trợ tử. Miguel chia sẻ: “Mọi sự giống như là tôi ngủ và tỉnh dậy vào ngày hôm sau. Nhìn thấy con gái của tôi, tôi rất xúc động. Cùng với con gái của tôi, tôi ôn lại mọi sự trong quãng thời gian mình đánh mất vì hôn mê và bây giờ tôi đã trở thành ông ngoại.”

Khi tỉnh dậy sau 15 năm hôn mê, Miguel nhận ra chính niềm tin của cha mình đã giữ lại sự sống cho mình. Anh nói: “Nếu không phải là cha tôi thì tôi đã không có ở đây, bởi vì những người khác đã không cho tôi bất cứ cơ hội nào. Cha tôi có đức tin.” Chính gia đình của anh đã cho anh sự sống mới. Họ kể lại cho anh 12 năm qua như thế nào. Anh biết ơn mẹ anh, nay đã qua đời, người đã theo dõi anh hàng ngày qua lớp kính, bà đã ăn, ngủ ở đó, không bao giờ xa rời anh.

Trở lại cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Dù là phải chịu phẫu thuật nhiều lần và bị liệt nửa người, anh vẫn hạnh phúc vì như anh nói: “nó giống như tôi lên 12 tuổi, vì tôi đã được sinh ra lần thứ 2. Miguel cũng kể lại ấn tượng của mình về thế giới khi tỉnh lại. “Nó đã thay đổi rất nhiều. Khi tôi bắt đầu đi trên đường, tôi nghĩ: dân chúng bị mát, họ nói chuyện một mình, nhưng thật ra họ đang nói chuyện điện thoại”. Anh cũng cảm thấy chua xót khi nhìn thấy một phụ nữ đang lái một chiếc xe cảnh sát. Anh nghĩ có thể là vào ngày lễ hội. Anh không tin mọi chuyện cho đến khi đọc báo và khám phá ra rằng không còn liên bang Sô viết, nhưng có cộng hòa Czech, Montenegro, Slovac. Khi anh đến ngân hàng lần đầu tiên, anh hỏi máy vi tính ở đâu, vì vào thời của anh, đó là những chiếc máy to đùng, nhưng bây giờ anh thấy chúng bé xíu. Rồi anh nhìn thấy các dĩa CD thay vì những băng cassette, và tiền Euro thay cho đồng tiền của quốc gia anh trước đây.

Hiện nay, Miguel đang có nhà cửa và điều kiện kinh tế ổn định. Ông luôn biết ơn đức tin của cha mình. Ông lập đi lập lại rằng chúng ta không bao giờ được mất đức tin.”

(Aleteia.it 20/03/2017) Hồng Thủy

các môn đệ vẫn sợ hãi và nhát đảm nên Tôma chẳng thể nào tin được. Nếu các môn đệ chỉ biết bầu bạn với những giọt nước mắt than van và sự ủ rũ chán chường chẳng một chút sinh khí, làm sao người khác có thể cảm nhận uy lực và sức sống mới của Đấng Phục Sinh. Sự cứng tin của Tôma ít nhiều có phần lỗi của các môn đệ khi các ông không làm chứng đủ mạnh hay nói khác đi chứng từ của các môn đệ về sự Phục Sinh chỉ làm người khác thêm ngờ vực mà thôi.

Các bạn thân mến, Chúa đã Phục Sinh cách chúng ta hơn hai ngàn năm, và Ngài chỉ thực hiện việc ấy một lần duy nhất trong đời mình. Ngài không muốn và cũng không cần phải hiện ra với từng người để thuyết phục họ tin như đã từng làm với Tôma. Nhưng Ngài muốn mời gọi mỗi người chúng ta, hãy lên đường để làm chứng cho nhau và cho người khác. Cuộc sống quanh ta có quá nhiều người đang đau khổ, chán chường và tuyệt vọng. Ngay cả những người đi theo Chúa, họ cũng chỉ dừng lại nơi ngôi mộ trống để than khóc Chúa mà chẳng thể vượt qua để cảm nhận được lòng mình bừng cháy vì ánh sáng Phục Sinh. Tất cả những người ấy đang rất cần một tin vui Phục Sinh đích thực.

Chính chúng ta phải để cho niềm tin Phục Sinh đụng chạm đến sâu thẳm tâm hồn mình trước. Vì lẽ nếu chưa sống sự sống mới của Chúa Phục Sinh ta chẳng thể nào trao ban cho người khác được. Chứng tá mạnh mẽ và hùng hồn nhất của sự Phục Sinh là vượt bỏ sự ích kỷ và ù lỳ của bản thân khi xem nhẹ lợi ích của cá nhân nhưng đặt nặng hạnh phúc của tha nhân bằng một vòng tay trải rộng với con tim cởi mở. Một khuôn mặt vui tươi, niềm nở, rạng rỡ những nụ cười tỏa nắng mùa thu cũng là dấu chỉ bên ngoài cho sự bình an sâu thẳm bên trong của Chúa Phục Sinh. Đó cũng là sự quảng đại dâng hiến tất cả con người mình để Chúa tùy nghi vận dụng theo ý Ngài mà chẳng mong được đáp đền hay thưởng công. Kinh nghiệm được Chúa Phục sinh, cũng mời gọi ta hăng hái lên đường, không quản ngại khó khăn gian khổ hầu vươn đến tất cả những ai đang thiếu thốn đau khổ và tuyệt vọng hầu khơi lên nơi họ một ngọn đèn leo lét hy vọng còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối. Nếu các bạn sống được như thế, những Tôma cứng tin của thời đại chúng ta sẽ không thể nào không thốt lên: “Lạy Chúa, của con. Lạy Thiên Chúa của con, con không thể nào từ chối Chúa nữa”.

Jos. Nguyễn Huy Mai Tôi xin chọn Người (kỳ 32)

Đức tin vững mạnh của người cha giữ lại sự sống cho con trai hôn mê 15 năm

Tiếp theo tr. 7: Làm chưng cho nh...

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM ... - Galveston · PDF filephải tìm về trong công cuộc tái tạo của ơn cứu độ. ... Vì lí tưởng ấy chính là lẽ sống,

BTDL 14-05-2017 tr. 10

Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Hội Chợ Spring Crawfish Festival 2017

TRI ÂN

Ban Tổ Chức và Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lên Thiên Chúa lời Cảm Tạ, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và các Thánh Tử Đạo Việt Nam Quan Thầy, đã ban cho Hội Chợ Spring Crawfish Festival 2017 đạt được kết qủa thật khả quan và Bình An.

Đại diện Cha Chánh Xứ, Đại diện Ban Tổ Chức Hội Chợ 2017. Chúng con chân thành tri ân quý Cha Xứ, quý Cha đã hiệp ý cầu nguyện, kêu gọi Giáo Dân yểm trợ chúng con. Chúng tôi tri ân quý Thầy và Cộng Đoàn Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston đã cầu nguyện và đến tham dự 2 ngày Hội Chợ do Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tổ chức, qua sự tích cực ủng hộ của Cộng Đoàn Dân Chúa, nên Hội Chợ đã đạt được những kết qủa khả quan hơn dự tính.

Trong khi tổ chức, chắc chắn Ban Tổ Chức có những thiết sót, xin quý Cha, quý Thầy và Cộng Đoàn Dân Chúa thông cảm và rộng luợng bỏ qua. Chúng tôi hy vọng lại được đón tiếp quý Vị trong Hội Chợ năm tới.

Sau đây là kết qủa xổ số các vé số Hội Chợ Spring Crawfish Festival 2017

Để biết thêm chi tiết, quý Vị có thể vào trang nhà của Giáo Xứ www.gxcttdvn.org hoặc gọi điện thoại số 713-941-0521

Trân trọng tri ân và kính chào quý Cha, quý Thầy và Cộng Đoàn Dân Chúa.

Ban Tổ Chức Spring Crawfish Festival 2017

* Lô Độc Đắc mang số : 06694 * Lô Hạng Nhất: 13036 * Lô Hạng Nhì : 47010 * Lô Hạng Ba : 32179

* 10 Lô an ủi, mỗi lô trị gía $100. Các vé có mang số sau đây : 34911, 21693, 47423, 14112, 44546, 34561, 33771, 03321, 26412, 16779