12
Hướng dẫn dành cho Phụ huynh HỌC SINH LÀ NẠN NHÂN CỦA Hành vi Phân biệt Đối xử (đôi khi còn được gọi là thiên vị, định kiến, thành kiến hoặc không chấp nhận sự khác biệt) KHỐI TRƯỜNG CÔNG HẠT ANNE ARUNDEL

Please call the Department of Strategic Initiatives at 410 ... · PDF filephải và liệu có cần trát tòa đối với trẻ vị thành niên hoặc lời buộc tội đối

  • Upload
    vancong

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Hướng dẫn dành cho Phụ huynh HỌC SINH

LÀ NẠN NHÂN CỦA

Hành vi Phân biệt Đối xử

(đôi khi còn được gọi là thiên vị, định kiến, thành kiến hoặc không chấp nhận sự khác biệt)

KHỐI TRƯỜNG CÔNG HẠT ANNE ARUNDEL

Kevin M. Maxwell, Ph.D., Superintendent of Schools

The Anne Arundel County Public School System does not discriminate on the basis of race, sex, age, national origin, religion, disability, or socioeconomic status in matters affecting employment or in providing access to programs. Questions

regarding nondiscrimination should be directed to Leslie Stanton, Human Relations Specialist, Anne Arundel County Public Schools, 2644 Riva Road, Annapolis, Maryland 21401; telephone (410) 222-5318, (TDD) (410) 222-5500.

For More Information:Please call the Department of

Strategic Initiatives at 410-222-5320.

©2006 Anne Arundel County Public Schools • 1297/16 (New 11/06) DPS/AD

Kinh gưi Quy Phu huynh:

Là một hệ thống trường học, an toàn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi đã đưa vào áp dung Bộ Quy tắc Ứng xư Học sinh giải thich rõ những quy định về hoạt động cho các trường và những hậu quả mà học sinh phải đối mặt khi vi phạm các quy định đó. Theo quy định, học sinh phải luôn luôn có hành vi ứng xư thich hợp và tôn trọng người khác. Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi đã nỗ lực hết mình, nhưng vẫn xảy ra những sự việc đáng tiếc. Trong trường hợp này, trách nhiệm của chúng tôi là phải có sự hỗ trợ thich hợp để đáp ứng nhu cầu của từng em. Chúng tôi đã biên soạn tập thông tin này để giải đáp các câu hỏi thường gặp có thể cần khi con quy vị dinh liu đến một sự việc và để hỗ trợ cho quy vị và con quy vị.

Tập thông tin này đưa ra định nghĩa về các hành vi ứng xư với động cơ phân biệt đối xư như được mô tả trong chinh sách của Hội đồng Giáo duc và giải thich quy trình giải quyết của hệ thống nhà trường cũng như các vấn đề pháp ly cần quan tâm. Tập thông tin cũng đề cập đến những cảm xúc và hành vi ứng xư thường gặp mà con quy vị có thể trải qua, các đề xuất về cách giúp con quy vị vượt qua bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi ứng xư và thông tin về cách thức mà chúng ta có thể giúp đỡ các em.

Chúng tôi khuyến khich quy vị chia sẻ tập thông tin này với con mình và liên lạc với thành viên của Nhóm Dịch vu Học sinh tại trường mà con quy vị theo học để được hỗ trợ. Chúng tôi quan tâm đến điều tốt lành của con quy vị và luôn sẵn sàng trợ giúp quy vị và gia đình quy vị.

1

Hành vi phân biệt đối xử là gì?Chính sách của Hội đồng Giáo dục định nghĩa "hành vi phân biệt đối xử" là "hành vi xâm phạm chống lại một người hoặc tài sản với động cơ thành kiến, một quan điểm hoặc thái độ tiêu cực đối với một nhóm người dựa trên chủng tộc, tôn giáo, khuyết tật, định hướng giới tính hoặc sắc tộc/nguồn gốc quốc gia".

Các loại Phân biệt đối xử: a. Khuyết tật – Một quan điểm hoặc thái độ tiêu cực đối với một nhóm người

dựa trên khiếm khuyết/khó khăn về thể chất hoặc tâm thần của họ, tạm thời hoặc vĩnh viễn, mắc phải do bẩm sinh hoặc di truyền, tai nạn, bị thương, tuổi cao hoặc bệnh tật.

b. Sắc tộc – Một quan điểm hoặc thái độ tiêu cực đối với một nhóm người thuộc cùng một chủng tộc hoặc nguồn gốc quốc gia có các đặc điểm, ngôn ngữ, phong tục và truyền thống chung hoặc tương đồng.

c. Chủng tộc – Một quan điểm hoặc thái độ tiêu cực đối với một nhóm người có các đặc điểm thể chất chung, tức là màu da, mắt, tóc, đặc điểm khuôn mặt, được di truyền theo gen làm cho họ trở nên khác biệt với tư cách là một nhóm nhân chủng khác biệt với các nhóm khác.

d. Tôn giáo – Một quan điểm hoặc thái độ tiêu cực đối với một nhóm người có cùng các đức tin tôn giáo liên quan đến nguồn gốc và mục đích của vũ trụ và sự tồn tại hoặc không tồn tại của một Đấng Tối cao.

e. Định hướng Giới tính – Một quan điểm hoặc thái độ tiêu cực đối với một nhóm người dựa trên sự hấp dẫn và đáp ứng tình dục của họ đối với người khác giới hoặc cùng giới.

f. Tội Căm ghét – Hành vi phân biệt đối xử được xem là một tội phạm hình sự.

Chính sách liên quan đến hành vi phân biệt đối xử được áp dụng khi nào và ở đâu?

Quy định về hành vi phân biệt đối xử được áp dụng trên "tài sản của Hội đồng Giáo dục, bao gồm trong các tòa nhà của trường học hoặc trên sân trường; trên xe buýt của trường học và các phương tiện khác của trường; hoặc trong mọi hoạt động của nhà trường, liên quan đến trường học hoặc do Hội đồng Giáo dục bảo trợ, dù được tổ chức trên tài sản của trường học hay tại các địa điểm nằm ngoài tài sản của trường học, bao gồm cả các câu lạc bộ, doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh tư nhân". Quy định JCCA-RA của Hội đồng Giáo dục.

Một trong những quan tâm

chính của hệ thống trường học là sức khỏe và sự

an toàn của tất cả các em học sinh.

2

Con tôi là nạn nhân của hành vi phân biệt đối xử trên tài sản của nhà trường. Điều gì xảy ra trong trường hợp này?

Một trong những quan tâm chính của hệ thống trường học là sức khỏe và sự an toàn của tất cả học sinh. Nạn nhân của hành vi phân biệt đối xử thường cảm thấy bị xúc phạm, bị đe dọa và/hoặc bị xâm hại.

Hiệu trưởng nhà trường hoặc người được chỉ định sẽ liên lạc với quý vị với mục đích đầu tiên là để thông báo cho quý vị biết con quý vị được cho là nạn nhân của một hành vi phân biệt đối xử. Nhân viên sở tại như cố vấn nhà trường và chuyên gia tâm lý trường học có thể hỗ trợ cho con quý vị ngay lập tức.

Khi hiệu trưởng hoặc người được chỉ định liên lạc với tôi thì tôi có thể được thông báo những thông tin gì?

Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định có thể cho quý vị biết tình trạng của con quý vị và các tình huống đã biết của sự việc. Vì các lý do pháp lý và bảo mật, hiệu trưởng hoặc người được chỉ định không thể cung cấp cho quý vị tên hoặc thông tin cá nhân khác liên quan đến học sinh bị cáo buộc là đã có hành vi vi phạm.

Nhà trường có biện pháp gì đối với học sinh được cho là đã có hành vi vi phạm?

Có các quy trình cụ thể mà hiệu trưởng hoặc người được chỉ định bắt buộc phải tuân thủ.

Vui lòng tham khảo Quy định Hành chính JCCA-RA ở trang 8.

Tại sao có vẻ như phải mất một thời gian dài tình hình mới được giải quyết?

Có nhiều lý do khác nhau, nhưng thường là liên quan đến các yêu cầu mang tính pháp lý và các hoạt động trao đổi về vụ việc. Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định cần phải điều tra thận trọng tình huống để xác định xem liệu sự việc có thực sự diễn ra hay không. Việc điều tra thậm chí có thể kéo dài, các tình tiết giảm nhẹ có thể xuất hiện và các nhân chứng có thể không sẵn sàng hợp tác hoặc có thể thay đổi lời khai của họ. Cần phải có thời gian để đảm bảo cho cả nhà trường và, nếu cần, văn phòng Giám đốc học khu được điều tra đầy đủ và toàn diện.

Có các quy trình cụ thể mà hiệu trưởng hoặc người được chỉ định bắt buộc phải tuân thủ.

3

Cục Cảnh sát có được thông báo về hành vi vi phạm bị cáo buộc không?

Nếu một học sinh bị tình nghi có hành vi ứng xử với động cơ phân biệt đối xử được xem là trái pháp luật và vi phạm chính sách của Hội đồng Giáo dục, thì học sinh đó sẽ bị đưa lên hiệu trưởng. Hiệu trưởng hoặc người được hiệu trưởng chỉ định sẽ tiến hành điều tra và xác định xem liệu có hành vi vi phạm xuất hiện hay không và thông báo cho viên chức thực thi pháp luật tại địa phương khi thích hợp.

Một khi sự việc bị cáo buộc được báo cáo với cảnh sát, thì nhiệm vụ của cảnh sát là xác định xem liệu các tình tiết được mô tả có thực sự là chỉ dấu của một tội trạng phạm phải và liệu có cần trát tòa đối với trẻ vị thành niên hoặc lời buộc tội đối với người trưởng thành hay không. Quyết định của cảnh sát liên quan đến tính chất phạm tội cũng sẽ xác định xem liệu có cần bắt giữ và quản thúc học sinh đó hay không.

Tôi có nên hối thúc việc buộc tội chống lại học sinh bị cáo buộc đã có hành vi ứng xử với động cơ phân biệt đối xử với con tôi không?

Quý vị có quyền hợp pháp để hối thúc việc buộc tội và điều này phải được phối hợp thông qua Cục Cảnh sát. Hệ thống trường học không thể đưa ra lời khuyên cho quý vị trong trường hợp này. Khi được yêu cầu, hiệu trưởng hoặc người được chỉ định sẽ cung cấp cho quý vị tên của viên chức cảnh sát đang thụ lý sự việc được báo cáo.

Nhà trường có thể thay mặt tôi hối thúc việc buộc tội không?Không. Nhà trường không thể thay mặt quý vị hối thúc việc buộc tội. Trường học sẽ chỉ hối thúc việc buộc tội nếu vụ việc diễn ra gây tổn thất vật chất hoặc tài sản của nhà trường.

Nếu tôi hối thúc việc buộc tội, cảnh sát có thể có những biện pháp gì liên quan đến học sinh bị cáo buộc là đã có hành vi vi phạm?

Có những sự chọn lựa và nguyên tắc cưỡng chế chuyên biệt mà cục cảnh sát sẽ tuân theo vận dụng như bộ quy định hướng dẫn cơ bản của họ có tên "biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp cưỡng chế hợp lý".

Vui lòng tham khảo Văn bản Hướng dẫn trích từ "Cưỡng chế Trẻ vị thành niên" ở trang 9.

Quý vị có quyền hợp pháp để hối thúc việc

buộc tội.

4

Con tôi đã và đang có cách hành xử khác biệt từ sự việc này. Cháu có thể có những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Mặc dù mỗi người đều có phản ứng khác nhau trước những sự kiện gây chấn động, nhưng vẫn có những cảm xúc chung mà những người là mục tiêu của hành vi ứng xử tương tự sẽ gặp phải.

Con quý vị có thể:• hồi tưởng lại trải nghiệm tiêu cực liên quan đến sự việc.

• hao tốn khá nhiều thời gian vào việc hồi tưởng lại sự việc.

• cảm thấy bị kích động và dễ nổi cáu.

• thấy lại các hình ảnh của sự việc.

• cảm thấy bất an và sợ hãi.

• lảng tránh mọi thứ liên quan đến sự việc.

• cảm thấy căng thẳng khi chứng kiến các sự việc tương tự trên tivi, trong phim ảnh hoặc trong cuộc sống hàng ngày.

Hành vi của con tôi có thể thay đổi do tính chất căng thẳng của hành vi vi phạm không?

Có. Quý vị có thể muốn tìm những thay đổi nhất định trong hành vi ứng xử của con mình:

• rút khỏi các hoạt động bình thường

• gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc có vẻ tập trung quá mức

• trở nên hung hăng một cách bất thường

• kém hoạt bát

• mất niềm tin vào mọi người

• khó ngủ

• dễ bị giật mình

• thể hiện sự bất cần hoặc có vẻ thờ ơ

• kết quả học tập giảm sút đột ngột

• có các cơn giận dữ hoặc thích tranh cãi

Mỗi người có phản ứng khác nhau trước các sự việc gây chấn động.

5

Tôi có thể làm gì để giúp con tôi vượt qua các hành vi ứng xử hoặc cảm xúc này?

Quý vị có thể thể hiện mình là chỗ dựa bằng cách dành thời gian bên con mình, thể hiện sự quan tâm đến các hoạt động, khuyến khích con theo đuổi sở thích, đặt ra các mục tiêu và kỳ vọng hợp lý mà cháu có thể đạt được và luôn luôn ở bên con.

Trao đổi thông tin hiệu quả là không mang tính phán xét, chỉ trích và vừa phải lắng nghe và trò chuyện. Trao đổi thông tin hiệu quả bao gồm cả việc thảo luận về các vấn đề một cách cởi mở và khuyến khích bày tỏ quan điểm thẳng thắn. Cố gắng không để cho con quý vị nghĩ rằng quý vị cảm thấy con yếu đuối hoặc con làm cho quý vị thất vọng. Điều này có thể làm cho trẻ nghĩ rằng chúng là nguyên nhân của hành vi ứng xử tiêu cực.

Hãy nhớ, dù con quý vị muốn nói chuyện về sự việc đã xảy ra bao nhiêu lần cũng không quan trọng — cứ để cho cháu nói. Nếu ban đầu cháu không muốn nói về sự việc đó, thì cũng không sao. Một lúc nào đó cháu có thể muốn nói với một thành viên của Nhóm Dịch vụ Học sinh của nhà trường (xem trang 6).

Làm cách nào tôi có thể giúp con tôi xử lý các mâu thuẫn trong tương lai?

1.Dạy cho con cách hành động tự tin trong giao tiếp với bạn bè.

2.Nhắc con luôn luôn nói với giáo viên hoặc nhân viên nhà trường gần nhất về sự việc ngay khi diễn ra.

3.Khuyến khích con báo cáo sự việc đã diễn ra hoặc có thể sẽ diễn ra với hiệu trưởng hoặc người được chỉ định. Luôn có người lớn ở trường để sẵn sàng giúp con quý vị cảm thấy an toàn.

4.Giải thích cho con rằng việc ở gần một người bạn hoặc nhóm bạn là một cách để đảm bảo sự an toàn.

5.Khuyến khích con báo cáo sự việc có hành vi ứng xử với động cơ phân biệt đối xử chống lại những học sinh khác cho hiệu trưởng hoặc giáo viên.

Có các chương trình có thể giúp con quý vị đối phó với những đứa trẻ hung hăng. Liên lạc với thành viên của Nhóm Dịch vụ Học sinh tại trường học của con quý vị để biết thêm thông tin.

Dù con quý vị muốn nói chuyện về sự việc đã xảy ra bao nhiêu lần

cũng không quan trọng — cứ để cho cháu nói.

6

Tôi có thể nhờ hỗ trợ thêm cho con tôi và cho gia đình tôi ở đâu?

Tại trường, quý vị có thể liên lạc với các thành viên của Nhóm Dịch vụ Học sinh là những người có thể giúp đỡ quý vị và con quý vị. Thành viên của nhóm bao gồm:

• cố vấn nhà trường là người chịu trách nhiệm gặp con quý vị, tham vấn với chuyên gia tâm lý trường học nếu cần, liên lạc với giáo viên của con quý vị, giữ liên lạc với quý vị và đóng vai trò là người hỗ trợ trong các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên.

• chuyên gia tâm lý trường học là người chịu trách nhiệm đánh giá về tình trạng cảm xúc của con quý vị và tham vấn với nhân viên nhà trường để cung cấp các nguồn lực và sự hỗ trợ thích hợp.

• nhân viên công tác xã hội trường học là người có mặt ở một số trường để làm việc với gia đình, trẻ em và các nhóm cộng đồng.

• nhân viên phụ trách học sinh là người chịu trách nhiệm xử lý việc chuyển trường nếu cần thiết và thăm hỏi gia đình nếu con quý vị không thể tham dự các buổi họp của nhà trường.

Các thành viên khác có thể giúp đỡ bao gồm:

• cán bộ quản lý trường học là người chịu trách nhiệm theo dõi giám sát các vấn đề học tập và hành vi ứng xử.

• y tá nhà trường là người chịu trách nhiệm đánh giá tình trạng thể chất của con quý vị.

• giáo viên là người chịu trách nhiệm theo dõi giám sát xếp loại và hành vi của con quý vị, thông báo về những thay đổi cho cố vấn và liên lạc với quý vị để thông báo về những gì quan sát được.

Nếu hành vi ứng xử hoặc cảm xúc của con quý vị vẫn tiếp diễn trong nhiều tuần và ảnh hưởng đến hoạt động của cháu tại nhà và tại trường, quý vị có thể cần tìm sự trợ giúp chuyên khoa ở bên ngoài. Nhóm Dịch vụ Học sinh có thể đề xuất các nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng.

7

Trung tâm Dịch vụ Thanh niên và Gia đình Pascal

Các nguồn lực Cộng đồngDịch vụ Gia đình và Thanh thiếu niên 410-222-6785 Dịch vụ Thanh niên Annapolis 410-626-1800 Chính 410-269-8060 Đường dây nóng 24 giờ Đường dây nóng Trung tâm Giải quyết Tấn công Tình dục & Xử lý Khủng hoảng Hạt Anne Arundel 410-222-7273

Phòng Sức khỏe Tâm thần Hạt Anne Arundel 410-222-7868

Sở Y tế Hạt Anne Arundel 410-222-7095

Trung tâm Giải quyết Xung đột Anne Arundel 410-266-9033

Đường dây Hỗ trợ Cộng đồng 410-768-5522 24 giờ

Dịch vụ Gia đình và Trẻ em 410-571-8341

Đường dây nóng Xử lý Khủng hoảng Thanh niên Maryland

800-422-0009 24 giờ Phòng khám Sức khỏe Tâm thần & Cai nghiện

410-222-6785 Glen Burnie Tổ chức Hỗ trợ Nạn nhân Quốc gia (NOVA) 1-800-TRY-NOVA

Văn phòng vì sự Công bằng và Tiến bộ của Học sinh

410-222-5354/410-222-5318

8

Khối Trường Công Hạt Anne Arundel

Quy định Hành chính JCCA-RA

Hành vi Quấy rối và Dọa dẫm/Hiếp đáp/Bắt nạt/Phân biệt đối xử

Sự quấy rối dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, khuyết tật, nguồn gốc quốc gia, tình trạng gia đình hoặc bất kỳ yếu tố nào khác làm hạn chế khả năng của học sinh trong việc tham gia vào hoặc được hưởng lợi từ một chương trình giáo dục là hành vi bị nghiêm cấm theo luật Liên bang và Tiểu bang và sẽ không được dung thứ trong Khối Trường Công Hạt Anne Arundel.

Hội đồng Giáo dục cam kết cung cấp cho tất cả học sinh một môi trường học tập quy củ không có các hành vi bắt nạt, bắt nạt qua mạng, quấy rối, dọa dẫm, hiếp đáp và phân biệt đối xử. Mọi khiếu nại về hành vi quấy rối, dọa dẫm, hiếp đáp, bắt nạt và phân biệt đối xử trái pháp luật đều sẽ được điều tra theo quy trình được quy định trong các quy định hành chính được soạn thảo để thực thi chính sách. Hệ thống trường học sẽ kỷ luật hoặc có biện pháp xử lý khác đối với các thành viên của cộng đồng nhà trường có liên quan đến hành vi quấy rối, hiếp đáp, bắt nạt và phân biệt đối xử theo các quy định hành chính và Bộ Quy tắc Ứng xử Học sinh.

Thủ tục giải quyết

Khi có đầy đủ yếu tố cấu thành được xác lập theo quan điểm của hiệu trưởng hoặc người được hiệu trưởng chỉ định rằng một học sinh đã vi phạm Quy định JCCA-RA của Hội đồng Giáo dục: Hành vi Bắt nạt/Bắt nạt Qua mạng/Quấy rối và Dọa dẫm/Hiếp đáp/Phân biệt đối xử, nhà trường sẽ có biện pháp xử lý thích đáng phù hợp với Bộ Quy tắc Ứng xử Học sinh.

9

Cưỡng chế Trẻ vị thành niên, Cuc Cảnh sát Hạt Anne Arundel

Văn bản Hướng dẫn

III. Nguyên tắc Cưỡng chế (CALEA 44.2.1 44.2.2)

A. Hướng dẫn Cơ bản (CALEA 44.2.1)Viên chức cảnh sát xử lý trẻ vị thành niên vi phạm sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp cưỡng chế hợp lý, phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn, trật tự nơi công cộng và quyền tự do cá nhân.

B. Các lựa chọn Biện pháp Cưỡng chế (CALEA 44.2.1)Thanh thiếu niên vi phạm có thể bị viên chức cảnh sát của Cục Cảnh sát Hạt Anne Arundel xử lý bằng một trong các cách sau đây:

1. Phóng thích ngay lập tức mà không có thêm bất kỳ biện pháp xử lý nào khác.2. Một chương trình xử lý tương đối kéo dài, trên cơ sở tự nguyện, bắt buộc

phải sử dụng các dịch vụ của một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức xã hội.3. Chỉ sử dụng tư vấn của cục, chủ yếu là sự giám sát trên cơ sở tự nguyện

đồng ý của phụ huynh.4. Điều chuyển/đưa đến Sở Dịch vụ Trẻ vị thành niên bằng cách ra lệnh yêu

cầu đến đó trình diện.5. Đưa ra tòa án trẻ vị thành niên.6. Bắt giữ và buộc tội chính thức tại Tòa án Lưu động.

C. Các yếu tố cần Xem xét (CALEA 44.2.2)Viên chức cảnh sát sẽ xem xét các yếu tố sau đây khi đưa ra quyết định điều chuyển liên quan đến người vi phạm là trẻ vị thành niên.

1. Bản chất của tội danh bị cáo buộc. 2. Tuổi và các tình tiết của người bị cáo buộc. 3. Tiền án, tiền sự của người bị cáo buộc, nếu có. 4. Sự sẵn có của các chương trình phục hồi chức năng dựa trên cộng đồng. 5. Kiến nghị điều chuyển được hoặc đã được đưa ra bởi bên nguyên hay

nạn nhân. 6. Các quy định của pháp luật.

Khối Trường Công Hạt Anne Arundel (AACPS) • Trường học An toàn & Trật tự • 1297/16 (Rev. 8/15-non-discrim) DPS/JH

Khối Trường Công Hạt Anne Arundel cấm hành vi phân biệt đối xử trong các vấn đề gây ảnh hưởng đến việc thâu nhận hoặc cung cấp quyền tiếp cận với các chương trình dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, giới tính, độ tuổi, tình

trạng hôn nhân, định hướng giới tính, thông tin di truyền, nhận diện giới tính hoặc khuyết tật thực tế hay do cảm nhận chủ quan.

Để biết thêm thông tin, hãy liên lạc:Khối Trường Công Hạt Anne Arundel, Phòng Nhân sự

2644 Riva Road, Annapolis, MD 21401410-222-5286 TDD 410-222-5000

www.aacps.org

George Arlotto, TS Giáo dục, Giám đốc Học khu