56
Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn 1

CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO

15/05/2010

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

1

Page 2: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

Viết về Mẹ luôn là một đề tài hấp dẫn và lôi cuốn của những người cầm bút vì nó dạt dào cảm xúc và nằm trong tận sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Trong TRANG VĂN 06 này những tâm tình về Mẹ vẫn là những nét hứng thú và gợi mở để những ý tưởng được tuôn trào song song với những cảm xúc về Tình Yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng con một món quà thật tuyệt diệu đó chính là Người Mẹ sinh thành ra chúng con. Xin cho chúng con biết trân trọng món quà vô giá này, biết sống thảo hiếu với Mẹ và sống xứng đáng là một người con.

Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria, và Thánh cả Giuse chúc lành và tuôn đổ muôn Hồng Ân xuống cho TRANG VĂN 06 nhỏ bé này của chúng con.

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công GiáoĐồng Xanh Thơ Sài – Gòn

Kính dâng lên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse. Cùng kính gởi đến Qui Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả:

Tác phẩm Tác giả TrangHy Sinh & Chai Dầu Gió Gà Núi Trg 4

Theo Vết Chân Mẹ & Vườn Hoa Dâng Mẹ Bồ Câu Trắng Trg 5Dìu Nhau Đi Trên Phố Vắng Trần Ngọc Mười Hai Trg 8

Tuổi Già Ngày Nay Trần Mỹ Duyệt Trg 13Những Con Thiên Nga Bên Bờ Hạnh Phúc Hà Tường Vy Trg 17

Mẹ ơi! Con Thương Mẹ Linh Xuân Thôn Trg 20Cánh Cửa Không Bao Giờ Khóa R Veritas Trg 22

Ý Nghĩa Một Giấc Mơ Vũ Thủy Trg 24Nhìn Trời Trần Mỹ Duyệt Trg 26

Thiên Chúa Có Phải Là Một giả Thiết không? Trần Hữu Thuần Trg 28

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

2

Page 3: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn mỗi tháng phát hành 2 kỳ vào ngày 1 và 15 hằng tháng. Rất mong nhận được sự ưu ái quan tâm của quí vị, đóng góp ý kiến xây dựng cho Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo mỗi ngày được phát triển tốt đẹp theo đường hướng của Giáo Hội, cùng đóng góp bài vở cho TRANG VĂN của chúng ta ngày càng thêm phong phú, các bài văn xuôi của quí vị mang tâm tình ngợi khen Thiên Chúa, diễn tả Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống, sáng Tình Chúa, đậm tình người đều được Câu Lạc Bộ trân trọng đón nhận.

Bài vở xin quí vị gởi về trước ngày 12 để phát hành số ngày 15 và trước ngày 28 để phát hành số ngày 1 tháng tới. Các bài được chọn sẽ đăng trên trang Đồng Xanh Thơ Sài Gòn của website www.dunglac.org và www.tamlinhvaodoi.net và được gởi đến các điện chỉ mail của các tác giả và của các độc giả trong nước và hải ngoại.

Bài vở xin quí vị gởi về:

Hoàng Thi Ca.

Email: [email protected]

Chân thành cám ơn quí vị

*********************

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

3

Page 4: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

HI SINHGÀ NÚI

Nhận được thư mẹ mà tay con run run! Những lá thư mẹ gửi cho con không nhiều vì con có thường viết cho mẹ đâu! Những nét chữ to nhưng không tròn như ngày xưa nữa. Tay mẹ đang run!

“Ý con đã quyết mẹ đành hi sinh vậy”.Mắt con hoa lên và cổ họng nghẹn ứ. Chỉ một câu ngắn gọn thôi, nhưng đây là

lần đầu tiên mẹ tâm sự với con về chính mẹ. “Mẹ đành hi sinh vậy”. Con đã nghe và đã đọc biết bao lần những câu nói tương tự nhưng, “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Giờ đây chính con đã cảm nghiệm được nỗi hi sinh vất vả của mẹ. Đã từ lâu con vẫn biết rằng mẹ đã và đang hi sinh cho con rất nhiều, nhưng sao lúc này con thấy xót xa quá mẹ ơi!

Không xót xa sao được khi nghe chính mẹ mình nói lên hai chữ hi sinh. Dù vẫn biết rằng hi sinh cho con cái là một trong những hạnh phúc của mẹ. Mẹ muốn hi sinh những gì thuộc về mình để cho con được sống hạnh phúc. Con không dám bảo mẹ thôi đừng hi sinh bởi mẹ đã hi sinh rồi! nhưng phận con cái ai nào muốn… . Phải chăng đó là qui luật?

Hai chữ hi sinh gợi lên trong con biết bao tâm sự từ ngày thơ ấu cho đến hôm nay. Lần về những kỉ niệm này, một lần nữa con nhận ra những hi sinh của mẹ. Thế mà bao năm nay con vẫn an vui với quyết định của mình mà vô tình quên mất bóng mẹ đang lặng lẽ đứng sau lưng con. Mẹ ơi, con thật có lỗi.

Cảm ơn mẹ đã thức tỉnh con kịp thời. Càng nhận ra sự hi sinh con càng phải sống trọn vẹn hơn ý hướng đã chọn để không uổng phí những hi sinh của mẹ.

Giờ đây, dù không có nhiều cơ hội để ngồi chia sẻ những nỗi niềm của mẹ, nhưng con vẫn tin rằng những tâm tình của con – cũng như những dòng chữ này – dù không đến được với mẹ nhưng chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ đón nhận và đưa vào trong trái tim Người để mẹ con ta sẽ cùng gặp nhau ở đó.

Con của MẹV.T Gà Núi

CHAI DẦU GIÓ(Cảm nhận trăm chữ)

Trước lúc đi xa, mẹ cầm chai dầu bảo : - Con mang theo, phòng khi trái gió trở trời. - Con thanh niên mà mẹ, không cần đâu ! Mẹ im lặng cho vào balô, tôi thoáng lắc đầu mỉm cười … Sáu tháng sau, trong lúc chuẩn bị ba lô để đi xa, tôi ngờ ngợ vì đụng phải vật gì cứng cứng. À ! thì ra chai dầu gió. Thời gian qua không một lần dùng đến nhưng hôm nay tôi lại muốn xức cho đầy mình, không phải vì trái gió trở trời nhưng để được sưởi ấm bằng tấm lòng mẹ quê.

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

4

Page 5: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Gà Núi

THEO VẾT CHÂN MẸBồ Câu Trắng

“Con chim nó hót trên caoNếu không có mẹ làm sao có mình

Con chim nó hót trên cànhNếu không có mẹ thì mình làm sao ?”

Mấy câu thơ trên, nói lên sự cần thiết của một ngưòi mẹ, đến nỗi danh ngôn Pháp phải thốt lên một câu: “ Nhà không có mẹ như xác không có hồn vậy”.

Không có mẹ, người con cảm thấy thiếu thốn, thiếu một tình thương mà người khác khó bù đắp được. Không ai trong chúng ta lại không có một người mẹ, tình thương của người mẹ thì vô bờ vô bến. “Nước sông có thể cạn, núi xưa có thể mòn, nhưng tình mẹ đối với con không bao giờ vơi”.

Ai đã từng sung sướng vì có mẹ, thì khi phải mất mẹ, họ đau đớn và cô đơn đến chừng nào! Một người mẹ trần gian, dù có thương con đến đâu cũng chỉ có giới hạn của nó, thế mà nếu thiếu mẹ, thì giống như thiếu nửa cuộc đời.

Còn Đức Mẹ, Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa và Mẹ của mỗi người chúng ta,tình thương của các bà mẹ trần gian nếu so với tình thương của Đức Mẹ đối với chúng ta , thì có thể ví như giọt nước giữa đại dương, hay như hạt cát giữa bãi sa mạc.

Thiếu vắng một người mẹ trần gian chúng ta cảm thấy khổ, nhưng còn có thể chịu được, trái lại nếu chúng ta thiếu vắng Đức Mẹ trong đời mình thì không thể chịu được, và không thể chấp nhận được.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong một dịp gặp gỡ giới trẻ Âu Châu, Ngài nói rằng: “Một người Kitô hữu không thể là người Kitô hữu đúng nghĩa, nếu không phải là người yêu mến Mẹ Maria. Bởi vì với tình mẫu tử, Đức Mẹ đưa chúng ta đến con của Người là Chúa Cứu Thế duy nhất, Người sẽ ban cho chúng ta sức tăng cường và sự dịu dàng để phục vụ anh chị em mình. Lòng tôn sùng yêu mến Đức Mẹ, phải chiếm một chỗ đặc biệt trong con tim và đời sống của mỗi người , lòng yêu mến này không chỉ hời hợt bên ngoài , nhưng phải đi vào chiều sâu , nghĩa là noi gương Mẹ sống những tâm tình đã được chi phối cuộc sống thánh thiện của Đức Mẹ , để áp dụng vào cuộc sống của mỗi người chúng ta , không phải chỉ sống một ngày hay hai ngày …, nhưng là sống cho cả cuộc đời chúng ta”.

Đức Mẹ đã để lại cho chúng ta những bài học và gương sáng nào ?Tin Mừng Thánh Luca đoạn 1,39-56, Ngài kể lại rằng : “ khi Đức Mẹ biết chị họ

mình là bà Elizabeth đã mang thai được sáu tháng , thì vội vã vượt rừng núi để đến giúp chị trong những ngày sắp sinh nở . Và khi vừa nghe Đức Mẹ chào , thì Thánh Gioan trong bụng chị liền nhảy mừng chào đón …”Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

5

Page 6: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Ở đây chúng ta rút ra được hai bài học noi gương Đức Mẹ :

1/ Sống bác ái thật lòng , là biết quên mình để phục vụ anh chị em . 2/ Niềm vui chỉ được trọn vẹn khi biết chia sẻ cho người khác . Cũng như khi nói : ăn mừng hay ăn tiệc là nói đến “vui”, mà vui thì phải nhiều người cùng vui, không ai nói tôi vui một mình bao giờ_ chúng ta thấy có ít người thích uống rượu, họ chỉ cần một con cá khô, hay ít trái chùm ruột hoặc trái xoài gì đó…, và có ít người “đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu” với họ thế là vui rồi . Niềm vui không dựa vào vật chất tốt hay xấu , ngon hay dở , nhưng niềm vui thật là biết yêu thương chia sẻ . Thánh Gioan định nghĩa về Chúa : “ Thiên Chúa là đấng yêu thương”. Chúng ta cũng có thể áp dụng định nghĩa đó cho Đức Mẹ : “ Mẹ là niềm vui và yêu thương”.

Chúng ta thấy có Mẹ ở đâu thì có niềm vui ở đó . Như trong tiệc cưới Cana , nhờ Mẹ mà chủ tiệc và mọi người được vui vì có rượu ngon .

Khi Đức Mẹ đem Chúa Giêsu đến thăm bà Isave, Thánh Gioan vui quá nhảy mừng lên, còn bà Isave sướng quá cũng đã thốt lên: “ Phúc cho em là kẻ đã tin rằng: lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện…”. Và khi nghe những lời khen tặng đó, Mẹ khiêm nhường trả lời: “Linh hồn tôi ca ngợi Chúa, và lòng trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa”.

Ở đây chúng ta rút ra được thêm hai bài học noi gương của Đức Mẹ nữa:

1/ Chúng ta phải là niềm vui cho người khác bằng những cử chỉ bác ái yêu thương, yêu thương bằng lời cầu nguyện, bằng những việc hy sinh, bằng nụ cười, bằng ánh mắt thông cảm, bằng lời nói dịu dàng…. Ước gì sự hiện diện của chúng ta không làm ngăn trở và khó chịu cho người khác.

2/ Đức Mẹ đã quy hướng mọi sự về cho Thiên Chúa: Mẹ khiêm nhường thật, đã không nhận chút gì là của mình, nhưng tất cả đều do ơn Chúa ban mà thôi.

Chúng ta xin Đức Mẹ làm Nữ Vương cho cuộc đời của mình, để sống với Mẹ, theo gương Mẹ, và rồi sẽ được về trời với Mẹ, và như lời thánh Bernado, chúng ta dám xác tín với Mẹ:

“ Theo chân Mẹ con không lạc bướcKêu cầu Mẹ con không thất vọngNhớ tưởng mẹ con không mê lầmMẹ chở che con không sa ngãNhờ ơn Mẹ con về tới bến.

Bồ Câu Trắng

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

6

Page 7: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

VƯỜN HOA ĐỨC MẸBồ Câu Trắng

Tháng năm về…, vườn hoa Đức Mẹ nở rộ trăm sắc hương hoa, từ thành thị tới nông thôn, từ các Thánh Đường lớn tới những ngôi Nhà Thờ bé nhỏ thân thương, từ người thành phố đến từng nông dân, tất cả mọi kitô hữu trong muôn màu sắc của những đóa hoa lòng kính về Mẹ mến yêu, Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh, Mẹ của tất cả chúng sinh, Mẹ hiền, Mẹ đẹp, Mẹ là biểu tượng của tất cả các loài hoa, Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa đến với từng người con tin Mẹ. Ai đó đã ví von Mẹ qua các đóa hoa thế này:

Mẹ là hoa thủy tiên, sáng trong muôn đời… Mẹ tựa đóa hướng dương, tỏa ánh sáng mặt trời Mẹ thật lòng khiết trinh như bông huệ, bông sen Mẹ dịu dàng nhân ái như mộc lan thắm tình Mẹ đầy tình trong Chúa tựa trúc thủy xanh tươi Mẹ mến yêu nồng nàn như hoa hồng đỏ thắm Mẹ lộng lẫy huy hoàng tựa ngàn sắc đào mai Mẹ xinh xắn mỹ miều giống ngọc lan tố nữ Mẹ tỏa ngát hương lòng của dạ lý hương tinh tế Mẹ chung thủy một lòng như màu tím hoa bâng khuâng Mẹ từ ái phúc hậu tựa đóa mai khôi bền thắm lâu dài Mẹ đơn-sơ khó nghèo như ngàn hoa đồng nội Mẹ thân tình thân ái tựa hoa ti-gôn leo thành giàn Mẹ hiền lành dễ mến tựa các đóa hồng bạch,vàng ươm Mẹ mỉm cười ban phước như cam đỏ hoa cúc tàu lai. Mẹ sầu bi ôm thi hài Chúa, ôi! Màu tím buồn hoa sim.

Mẹ đau khổ thấy loài người tội lỗi, ôi! Hoa gai xương rồngMẹ Maria, hai tiếng thật gần gũi thân yêu với từng người kitô hữu chúng ta, chỉ nhờ ơn Mẹ chúng ta mới có thể đến gần với Chúa, được Chúa thương yêu. Người ta làm sao hiểu hết được tình Mẹ Maria, chỉ có thể diễn đạt mối tình bao la đó qua một bà mẹ trần gian, tấm lòng mẹ được biết bao thơ ca nói đến, điển hình cụ thể như bài hát: “ lòng mẹ bao la như biển thái bình…”; “ Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày…” ; “ Cây chuối sau hè”. Ước chi mỗi chúng ta sẽ là một đóa hồng xinh ( một tràng Hoa Mân Côi ) đầy lòng yêu mến Mẹ chân thành, vì chỉ có lòng yêu mến mới có thể biến đổi con người tội lỗi xấu xa thấp hèn của chúng ta, để quy phục “ cải tà, quy chánh” thật tâm quay về làm con thảo của Chúa và Đức Mẹ được. Mẹ không cần ta dâng những đóa hoa màu mè trần tục, những bó hoa hình thức bề ngoài mà trong lòng thì trống rỗng. Mẹ cần ta với bông hoa thật lòng yêu mến, bông hoa khiêm nhu ẩn sâu trong cõi lòng như chính những bông hoa mà con người đã ví von cho Mẹ. Vâng ! cầu mong chúng ta sẽ liên kết với nhau thành một vườn hoa lòng xinh thắm, để chúng ta dâng kính Mẹ Maria trong tháng năm của Năm Thánh Hồng ân 2010 này, và sẽ dâng lên Mẹ mãi mãi trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta.Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

7

Page 8: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Bồ Câu Trắng“DÌU NHAU ĐI TRÊN PHỐ VẮNG

Dìu nhau đi trong ánh sáng.”(Phạm Duy – Thương tình ca)

Trần Ngọc Mười Hai(Mt 5: 38- tt)

Nơi bạn sống, chỗ nào mà chả có ánh sáng. Có, bài tình ca, giống hệt nơi tôi ở. Giống ở chỗ: rất nhiều điều lạ. Lạ nước lạ cái. Lạ cả người thân. Rất gần. Nhưng, người người chẳng muốn sống. Cùng nhau. Với nhau. Một chút nào. Bởi, sống như thế cũng khá khó. Khó, như nghệ sĩ già từng hát:

“Nhịp chân, êm êm thánh thót.Đừng cho, trăng tan dưới gót.Chớ để mộng vỡ mơ tàn, dịu dàngĐừng cho, không gian đụng thời gian.”(Phạm Duy – bđd)

Mọi sự đời, nhất nhất đều như “nhịp chân êm”. Như: “trăng tan”. “Dưới gót”. Chí ít, là như: “không gian đụng thời gian”, thật khó lòng. Khó, như chuyện bần đạo vừa gặp, ở đường về. Sau khi lang bạt kỳ hồ, chốn tình quê. Tìm quà cáp, gửi tặng người thân, dù chưa một lần, quen biết.

Buổi trời đẹp hôm ấy, bần đạo đã gặp một người bản xứ mũi cao da trắng, rất đàng hoàng. Vẫn lăng xăng đưa tặng người qua đường, tập sách nhỏ có giòng chữ: “Chúa đòi gì, nơi ta?” Đúng như bần đạo dự đoán, đây là sinh hoạt của nhóm “Nhân Chứng Đức Giêhôvah” (tức Jehovah Witness), vẫn “ta bà” chòm xóm, chốn mây bay. Trong Đạo. Ngoài đời. Vẫn kháo láo. Bàn thảo. Đủ thứ chuyện. Từ chuyện Đạo. Hội thánh Chúa. Của chính mình. Cho chí chuyện người. Cùng niềm tin. Khác chính kiến. Quyền lực. Rất sung sức.

Có điều lạ, là: tập sách chỉ muốn nói về điều “Chúa những đòi và những hỏi”, gồm tóm đôi câu thoạt nghe, đã thấy rầu. Và cũng chán. Như con gián. Tuy rất cần:

“1. Làm sao tìm ra điều Chúa đòi hỏi?2. Đức Chúa là ai?3. Đức Kitô là ai?4. Sự dữ/ác thần là gì?5. Đức Chúa muốn ta làm gì cho quả đất, rất địa cầu?6. Nước Trời là sao?7. Kề cận Đức Chúa, có cần cầu kinh.8. Đời sống gia đình, làm Đức Chúa vui.9. Làm tôi Đức Chúa, phải ở sạch.10. Hành xử, là hành hạ một cư xử, Đức Chúa đâu nào đã thích.11. Niềm tin và thói tật, những điều Chúa chưa vui.

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

8

Page 9: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

12. Tôn trọng sự sống, bảo vệ tâm huyết.13. Đi tìm lòng Đạo, một tôn giáo.14. Nhân Chứng Đức Giêhôva, sống và làm việc như thế nào?15. Trợ giúp mọi người thực hiện được ý của Chúa.16. Phục vụ Đức Chúa, vẫn là sinh hoạt của bạn?” (x. What Does God Requires Us? Watch Tower, Bible & Tract Society,

Pensylvania)

Chán và rầu, không vì: ở đầu sách, có những câu:“Thông tin quan trọng của Kinh Thánh, tìm ở đâu?”, “Ai là tác giả?”, “Sao ta cần tìm đến với Kinh Thánh?” Tức, những điều mà nhóm Chứng Nhân Đức Giêhôvah vẫn thường nói. Và cũng hỏi. Nói và hỏi, những điều mà bạn và tôi, ít có thì giờ để rờ tới. Ít có thời gian, lan man mà thảo luận với người người thuộc mọi giới. Mọi tuổi. Ở nhiều nơi.

Chán và rầu, là vì: ở đây. Hôm nay. Có nhiều vị, cũng từng hỏi và từng nói. Về chuyện Đạo. Với luật đời. Vẫn liên quan đến đấng bậc bề trên. Ở nhà Đạo. Rất Công giáo. Về luật lệ quốc tế. Quyết cột buộc, các “đức thầy” nhà Đạo vào chốn nợ đời, đóng hộp.

Chán và rầu, vì các vị ấy, chỉ những muốn gán ghép/áp dụng các chương/đoạn nào thật lắt léo của luật đời. Cho nhà Đạo. Để rồi, đấng bề trên nhà Đạo, sẽ không còn cơ hội mà “dìu nhau đi trong ánh sáng” hầu dẫn đưa đàn chiên nhỏ. Cho đúng lối.

Chán và rầu, còn như nghệ sĩ đời, thường nói và hỏi bằng câu ca/tiếng hát, rất nhang nhác:

“Đưa nhau, vào cõi vô biên.Có chim uyên, tình thiêng.Hát ru êm, triền miên.Đưa nhau, vào chốn không tên, mặc đời quên.Không bến, không thuyền. Hết câu nguyền.”(Phạm Duy – bđd)

Mới đây thôi, người ngoài đời lại muốn đưa “thiên-đàng-nhà-Đạo” vào chốn “không gian đụng thời gian” như nghệ sĩ già, đà mô tả:

“Dìu nhau, sang bên kia thế giới.Dìu nhau, nương thân ven chín suối.Dắt dìu, về tới xa vời. Đời đời.Dìu nhau, đưa nhau vào ngàn thu.”(Phạm Duy – bđd)

Ngàn thu nay, với nhiều người, không còn là chốn niết bàn/thiên đàng hạnh phúc, nữa. Ngàn thu nay, người đời lại cứ kéo níu dân gian người người, về với cãi vã. Tranh

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

9

Page 10: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

giành. Thúc ép. Ngàn thu nay, đã thấy có vị lập lờ chuyện luật pháp. Những là, đánh lận con đen. Tôi rèn luật lệ. Ngõ hầu, đưa thiên hạ/vạn sự về chốn “nhất nhật tại tù…”. Chẳng ngại ngần chuyện xung khắc. Chém giết. Chém, bằng lời. Giết, bằng luật.

Ngàn thu nay, còn đó những là Lời của Chúa, từng báo trước:

“Các ngươi đã nghe bảo: Mắt thế mắt, răng đền răng.Còn Ta, Ta bảo: đừng cự lại người ác,nhưng nếu ai vả má phải ngươi,thì hãy giơ má kia nữa;và kẻ muốn kiện ngươi để đoạt áo lót,hãy bỏ cả áo choàng ra, cho nó.”(Mt 5: 38-40)

Người thích đáo tụng đình, các vị bề trên, bên Đạo, nay không đòi “áo lót” của ai hết. Điều họ những đòi và hỏi, là mấy điều rất ít người ngờ. Cũng chẳng ai muốn thấy. Người thích chuyện “đáo tụng đình” nay thích đòi đấng “đầy tớ của các đầy tớ Chúa” phải tù đày. Rày khổ ải. Ngàn thu. Cho bằng được.

Người thích cáo thích kiện, như luật gia Geoffrey Robertson ở Liên Hiệp Quốc, những muốn giải thích lề luật theo thiên kiến, của riêng mình. Để rồi, cứ kiện và cứ đáo tụng đình chuyện không liên quan riêng mình Đức Bênêđíchtô XVI. Kiện và tụng, bằng lời lẽ lập lờ. Quyết cho Đức Giáo Chủ phải ngồi tù. Cứ cho rằng, Đức Giáo Chủ đã cả gan “bao che/bảo bọc” các giáo sĩ vướng mắc tội “lạm dụng tình dục”, với trẻ em.

Luật gia Robertson thích biện luận, rằng: tội của các giáo sĩ phạm pháp đáng được lên toà án quốc tế LaHaye, vì không chỉ có tính tư riêng, biệt lập. Nhưng, đã mang tính hệ thống. Phổ cập. Có tính toán. Vì thế, phải coi như tội ác. Kiểu Omar al-Bashir, nguyên Tổng thống nước SuĐăng.

Điều mà luật gia Robertson quên sót, là: nếu như thế, thì đương kim Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon và tiền nhiệm Kofi Annan, cùng các luật gia trong tổ chức quốc tế này, đều đáng bị giam giữ. Như ông muốn. Bởi, 6 năm trước đây, cũng Liên Hiệp Quốc đưa ra chính sách “không nhân nhượng” với bất cứ ai trong lực lượng bảo vệ hoà bình, của chính họ. Những người, từng dính dấp vào các vụ lạm dụng tình dục, với người khác. Dù còn trẻ. Hoặc lớn hơn.

Nội 7 năm, đã có đến 75 nhân viên trong đội ngũ bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc dính dấp vào các vụ “lạm dụng tình dục”, ở nhiều nơi. Trong số những trường hợp như thế, các quốc gia cung cấp nhân sự cho Liên Hiệp Quốc, đâu nào ứng đáp đòi hỏi của cơ quan này. Năm ngoái, chỉ có 14 trong số 82 yêu cầu phải cung cấp thông tin về các tội phạm được gán ghép, là có hồi âm, mà thôi.

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

10

Page 11: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Về “lạm dụng tình dục” nơi hàng giáo sĩ, chính Đức Bêneđíchtô XVI đã đại diện cho Hội thánh nói lời “Xin lỗi!”, gửi đến nạn nhân và gia đình họ. Còn vị khác, như Thống đốc Rick Perry của Texas, nào đã nói gì. Dù, chỉ một lời nhận lỗi. Đối với nạn nhân. Với quốc tế. Bởi, ở nhà tù tiểu bang này thôi, đã có đến 12% trẻ vị thành niên bị nhân viên trại giam hoặc kẻ khác lạm dụng, rất trái phép.

Thêm một sự kiện khác: có người từng gửi thư lên một công ty bảo hiểm ở Mỹ, hỏi rằng: phải chăng Giáo hội Công giáo phải trả tiền thù lao/bảo hiểm cao hơn nhiều cơ quan khác, vì người của Giáo hội có nguy cơ phạm pháp, nhiều hơn người khác không? Câu trả lời từ cơ quan này, là: KHÔNG. Không phải thế. Đâu riêng gì Giáo hội. Đâu cứ gì, người Công giáo. Tin Lành. Hoặc, giới vô thần, không sư sách. Mới phạm nhiều.

Thật ra, vấn đề “lạm dụng tình dục” nên đặt theo cung cách khác. Cung và cách bảo rằng: ấu dâm đương nhiên là chuyện đáng gờm. Đáng tởm. Nhưng, có nên chăng tìm hiểu sự thiếu quân bình trong tính cách quyết định giữa người trẻ và kẻ chủ mưu, không? Có người lại hỏi: nếu trẻ đồng ý làm thế, thì việc đó có thay đổi đạo lý của hành động dục tình này không? Câu trả lời từ Đức Giáo Chủ, là: KHÔNG. Bởi, dục tính và dục tình là việc dành để cho hôn nhân, mà thôi.

Từ đó, có người cứ nghĩ và suy ra, là: mình có thể thực hiện chuyện tình dục bên ngoài hôn nhân/hôn phối, mà vẫn an toàn/lành lặn. Vì nghĩ thế, nên đời người không tránh được các sự thể mang tính bức bách. Rối loạn. Xà ngầu.

Nói gì thì nói, dục tính/dục tình, là chuyện dài, ở huyện. Những huyện có tự do sinh hoạt để sống. Và, hít thở. Những huyện, cứ chăm chăm đổ vấy mọi tội rất khăm, cho nhà Đạo. Cho hàng giáo sĩ. Hoặc, giáo dân hiền. Có lẽ, nay là lúc ta cũng nên đặt vấn theo cung cách hoàn toàn khác biệt. Đặt sao cho dung hoà. Tích cực. Và phấn chấn. Hơn là, cứ ngồi đó mà đổ tội. Để được lợi. Thứ lợi lộc, mà ít người nhận ra. Như tiền bạc. Tiếng tăm. Uy quyền.

Hỏi gì thì hỏi, có muốn giải quyết mọi bất bình và bất ổn, trong xã hội, có lẽ không gì bằng đề nghị, “ta về ta tắm ao ta”. Ao nhà, vẫn có văn thơ/âm nhạc tình người. Sẽ thích hơn. Thích dìu nhau. Trong yêu thương. Trong hy vọng. Dìu nhau vào chốn miền có chân. Thiện. Mỹ. Có cả chân lý. Nơi con người. Bởi, hy vọng là tình thương nhẹ nhàng. Nề nếp. Một giấc mơ. Như bao giờ.

Hy vọng, là thế giới rất đẹp. Đáng sống. Ở nơi đó, có tình người sống với nhau, nề nếp. Thương yêu. Đùm bọc. Đùm và bọc, không ô trọc, dục tình. Sống hy vọng, là sống trải nghiệm một cuộc đời có Chúa. Đức Chúa Phục Sinh, vẫn giúp mình thoát khỏi cảnh tình chỉ biết sống theo bản chất. Cơ năng. Rất xác phàm. Sống trong Chúa. Sống có tình cộng đoàn. Có tình Nước Trời. Ở đời.

Hy vọng, là mộng ước “dìu nhau đi trong ánh sáng”, có hồn Thơ. Âm nhạc, đầy dẫn dắt:

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

11

Page 12: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

“Dắt hồn về giấc mơ vàng, nhẹ nhàng

Dìu nhau đi chung một niềm thương.”(Phạm Duy – bđd)

Hy vọng, là sự thể ổn định ở thế giới có tình thương yêu. Dàn trải. Thế giới, không gian dối. Lọc lừa. Điêu ngoa. Doạ dẫm. Nhưng, đã hiền hoà. Sống phải phép. Để làm cho vấn đề nêu trên được nhẹ nhàng, cũng nên tìm đến một vài truyện kể nhè nhẹ. Thanh thanh. Dù, không bố cục xuyên suốt. Khúc chiết. Mạch lạc. Như, truyện thường ngày, ta vẫn thấy ở đâu đó. Nơi đời người. Như sau:

“Lm John Tauler, một giáo sĩ chuyên chăm nguyện cầu. Luôn cầu và mong cho mình gặp người chỉ dẫn sống đời thanh khiết. Nhẹ nhõm. Chẳng bận tâm, một thứ gì. Dù, người đời gọi đó là dục tính. Dục tình.Hoặc, chăn gối.

Một hôm, nghe tiếng lương tâm réo gọi, vị linh mục bèn bước ra khỏi cửa hầu tìm kiếm vị quân sư ngoài đời/trong Đạo khả dĩ đem cho ông một tư vấn, rất khả thi. Nhìn ngang nhìn ngửa, linh mục chẳng thấy một ai ngoài ông ăn mày, áo quần rách nát, diện mạo bẩn thỉu. Hơi có mùi thôi thối, ở bên mình. Linh mục chào hỏi người khất thực, câu thông thường:-Chào ông/bác. Ông/Bác may mắn. Khoẻ mạnh chứ?-Tôi có ốm đau hay gặp rủi, đâu thưa ngài!-Vậy, xin Ơn trên ban cho ông/bác mọi điều hạnh phúc.-Cả đời, tôi chưa từng thấy khổ, bao giờ hết.-Vậy xin hỏi: nếu Chúa bắt ông/bác xuống hoả ngục, có khổ không?-Nếu bị thế, tôi sẽ ôm ghì vào người Chúa, cùng xuống luôn. Thà, sống nơi ngục thất có Chúa, hơn nơi nào tưởng là phúc hạnh, chẳng thấy Chúa đâu.-Thôi thì thế này, xin ông/bác cho biết từ đâu tới, sao chưa gặp? -Thưa ngài, tôi đến từ Thiên Chúa.-Lạ nhỉ! Thế ông/bác tìm được Chúa ở đâu thế?-Ở khúc quẹo cuộc đời, khi tôi bỏ rời của cải vật chất, rất dục tình.-Thế, ông/bác là ai vậy?-Tôi là Vua. Là, cha già dân tộc.-Muôn tâu Đức Vua. Xin ngài cho biết vương quốc ngài hiện ở đâu?-Vương quốc tôi, ở nơi tâm hồn. Đâu xa. Đó chính là hạnh phúc. Sâu xa. Đáng quý.

Thế đó, chốn thiên đình. Là, tình dân gian. Hạnh phúc. Rất thanh khiết. Đấy này, niềm hân hoan. Cha ban, mà không biết. Và, cũng chẳng nhận ra niềm vui. Cao sang. Hạnh phúc. Nằm ở bình yên. Vui vẻ. Ở tâm tư. Tâm tư ấy, sẽ vui vầy. Niềm an vui sẽ có, nếu mọi người biết quên mình, vì người khác. Quên, để sẽ không làm mọi người sầu đau. Khốn khổ. Chốn giữ giam. Tù tội. Không lối thoát. Bởi, dù có bon chen. Kiện tụng. Kết tội một ai, cũng chẳng làm người ấy khổ đau. U hoài. Mãi mãi. Nhưng, chính mình sẽ cảm nhận những đau buồn, ở trong tâm. Lâm râm. Suốt đời.

Trần Ngọc Mười Hai Vẫn cứ mong cho mình

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

12

Page 13: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

và cho ngườimãi mãi bình an.Ở tâm can.

Trần Ngọc Mười HaiTUỔI GIÀ NGÀY NAY

Những vấn đề liên quan đến tâm lý người cao niênTrần Mỹ Duyệt

 Bao nhiêu tuổi được coi là già? Theo các nhà sinh vật học và nhân chủng học, tuổi thọ mà con người ngày nay mong đạt tới là 120 tuổi. Như vậy nếu chia đều tuổi thọ ở mức 120, thì khi một người bước vào tuổi 60 là đã bắt đầu già. Cụ Tam Nguyển Yên Ðổ cũng đã viết: “Sáu mươi ông đã lão ru mà!”. Nhưng có một câu nói của người xưa mà mãi đến khi học lớp tâm lý người cao niên tôi mới thực sự hiểu phần nào, đó là “một già một trẻ bằng nhau”. Và sự hiểu biết của tôi đã đi tới kinh nghiệm sống khi tôi làm việc trong chương trình trị liệu người cao niên tại hai bệnh viện Pacifica ở Huntington Beach và Fountain Valley thuộc Fountain Valley, cũng như chương trình nghiên cứu lão hóa ở người cao niên thuộc đại học Irvine, California. Xét về ba phương diện thể lý, tâm lý và tâm linh, mối liên hệ tuổi tác qua sự so sánh với cái nhìn tâm lý, có những điều tương đồng và những điểm này thực sự cần thiết cho những ai đang có ông bà cao niên, cha mẹ già, hoặc cô, chú, bác, anh, chị lớn tuổi cần chăm sóc và phụng dưỡng.  Thể lý: Về thể lý, cái yếu ớt của người già tương tự như sự yếu ớt của một em bé. Tuy nhiên, ở tuổi trẻ những yếu ớt kia đang từ từ được củng cố, và phát triển theo thời gian; ngược lại, sự yếu ớt của người lớn tuổi lại từ từ đi xuống cho đến khi sức khỏe thể lý không cho phép họ làm được gì nữa. Câu nói xem như diễu cợt: “Ông lão là đứa bé sống lâu” đã trở nên đúng khi so sánh về mối tương quan thể lý và phát triển của một đời người. Từ sự yếu đuối thể lý dẫn đến những căn bệnh ngặt nghèo mà không ai trong lứa tuổi này muốn có. Thân thể, tứ chi và nội tạng như một chiếc máy rệu rạo, hoạt động rất giới hạn. Trí thông minh cũng bị hạn chế!  Những nghiên cứu gần đây cho biết 10% người già 65 tuổi và 50% người già 85 tuổi mắc hội chứng lú lẫn (Alzaheimer). Trí thông minh trước đây sắc bén, linh hoạt bao nhiêu thì bây giờ đang trở nên lẩn thẩn, chậm chạp và lú lẫn bấy nhiêu. Ðó là những gì mà chúng ta nhìn thấy và khảo cứu được. Còn ảnh hưởng rệu rạo, rã rời của thân xác do

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

13

Page 14: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

ảnh hưởng của bệnh tật gây ra thì chỉ người cao niên mới thực sự cảm nhận rõ ràng hơn qua khía cạnh tâm lý.  Tâm lý: Tuy nhiên, về mặt tâm lý mới là điều mà chúng ta cần thiết phải quan tâm. Theo tâm lý, người cao niên sống với ký ức và hoài niệm của mình. Với tuổi đời chồng chất, trải qua bao thăng trầm, vinh nhục, cả một khung trời đầy kỷ niệm ấy, tuổi già là thời gian để người cao niên sống lại với những kỷ niệm ấy trong sinh hoạt thường ngày của họ. Ðây là những gì mà họ cho là rất gần gũi và thực tế đối với họ. Chính ở điềm này nẩy sinh một mâu thuẫn giữa quá khứ và hiện tại. Lý trí cho họ biết sức đào thải của thời gian, nhưng thực tế nhiều khi không cho phép họ chấp nhận thực tế này. Cũng từ tâm lý nhìn lại quá khứ tạo nên một quan niệm và lối sống nhiều khi không theo kịp với hiện tại. Cái mà tuổi trẻ thường gán cho tuổi già là “cổ hủ”, là “quê mùa” chính là sự khác biệt về quan niệm và ảnh hưởng của tâm lý này.  Bám lấy quá khứ, lo sợ tương lai khiến sự thay đổi lối sống và khả năng hội nhập trở nên khó lòng đối với người già. Ðiều này đã dẫn đến thái độ tham quyền cố vị nơi những người có chút quyền lực hay địa vị.  Ðối với người Việt Nam, do ảnh hưởng Nho Giáo, nhiều cha mẹ già còn dành quyền giáo dục con cháu, tạo nên nhiều khó khăn trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt, đối với lớp người trẻ lớn lên hoặc sinh đẻ tại các quốc gia Âu Mỹ. Sự bất đồng về ngôn ngữ. Sự khác biệt văn hóa. Quãng cách tuổi tác là những chướng ngại đang làm cản trở nhiều cho việc hội nhập của con cháu vào dòng chính nơi đang sống. Ngoài việc người cao niên bị choán ngợp bởi những kỷ niệm của thời gian đã qua. Trí nhớ của họ cũng quay về với quá khứ và không chấp nhận những tư liệu, hình ảnh, suy tư mới. Khả năng chất xám của họ cũng bị co cụm và sự suy thoái này ảnh hưởng khiến khả năng nhớ của tuổi già bị suy thoái và giới hạn. Vì thế, những gì họ mới nghe, mới thấy, và mới nói đây chỉ mấy phút sau là quên mất. Ngược lại, họ nhớ rất kỹ những kỷ niệm, những chuyện đã xẩy ra trong quá khứ. Tuổi hồi hưu bắt đầu từ 65 ở các nước Âu Mỹ là kết quả khảo cứu về khả năng trí tuệ theo thời gian của con người. Một trong những lý do gây ra bệnh lú lẫn hay lãng trí là ảnh hưởng tâm lý từ những căng thẳng dồn nén tác động bên trong và bên ngoài cuộc sống. Do đó, ảnh hưởng này cũng dẫn đến những tâm lý khác thường nơi người cao niên mang hội chứng Alzheimer hay trong trường hợp đang tiến tới lão hóa trí tuệ, đó là thái độ hốt hoảng, giận hờn, bất nhất, và hay nghi ngờ con cháu trong nhà. Ðây là một trong những điều thường tạo nên nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình. Tâm lý người cao niên cũng cần được nhấn mạnh ở mặc cảm tự ty và tự tôn. Hai mặc cảm này khiến cho tuổi già đôi khi hành xử rất bất nhất. Một mặt cho rằng mình có

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

14

Page 15: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, mặt khác lại thu gọn vào con người hiện tại vì cho rằng mình là vô dụng. Mặc cảm tự tôn khiến tuổi già thích đóng góp ý kiến, muốn truyền thụ kinh nghiệm và hiểu biết cho con cháu. Bởi vì đối với họ, đấy là những kho tàng rất quí giá. Về mặt tự ty, lại muốn cư xử như một đứa trẻ thích “nhõng nhẽo” và muốn trở thành “cái đinh” trong gia đình, cần được mọi người chú ý. Trong những người bệnh nhân cao niên mà chúng tôi chăm sóc khi đến với chương trình thì rất lịch lãm, rất dễ thương. Nhưng đàng sau cái lịch sự dễ thương ấy là những gì lè nhè, đòi hỏi đến vô lý mà con cháu phải gánh chịu. Có những người hễ con cháu không hỏi tới thì khó chịu, và cho rằng chúng bất hiếu, vô ơn, tệ bạc. Nhưng hễ hỏi tới là có chuyện, không tiểu ra quần thì cũng rên rẩm đau nhức chỗ này, chỗ khác đòi con cháu đấm bóp, thuốc men. Ðó là không kể đến nhiều người còn ép buộc con cháu nhân danh lòng hiếu thảo phải cung cấp tiền bạc để họ tiếp tục cờ bạc, đỏ đen. Hiện tượng tuổi già Việt Nam ở hải ngoại về Việt Nam tục huyền hay tái giá là một tâm lý sống khác thường của tuổi già Việt Nam hiện nay. Các người cao niên này có biết việc họ làm không? Có. Nhiều người vẫn biết với tuổi 70, cái tuổi được gọi là “thất thập cổ lại hy” ấy mà lại đi cưới một cô gái 20 hay 25 tuổi là một hành động không mấy được xã hội chấp nhận. Nhưng việc làm này đã nói lên cái tâm lý muốn được chú ý. Dĩ nhiên, trong đó cũng có nhu cầu sinh lý như một phần cuộc sống người cao niên.   Tâm linh: Còn về tâm linh thì sao? Cái tâm lý bám sát quá khứ cũng khiến cho người cao niên trở nên cố chấp và máy móc trong sinh hoạt tâm linh của họ. Phải lần 150 kinh Mân Côi mỗi ngày. Phải đi lễ mỗi ngày. Phải đọc kinh này, kinh khác mỗi ngày. Nếu như vì lý do nào đó không làm những việc ấy là mắc tội bỏ đạo, là mất linh hồn... Và điều này khiến cho con cháu rất sợ gần gũi ông bà, cha mẹ lớn tuổi và không muốn đề cập đến vấn đề tâm linh với họ.  Kết luận: Vậy là con cháu khi phải lo lắng, săn sóc và giúp đỡ ông bà, cha mẹ và người thân lớn tuổi chúng ta phải làm gì? 1. Chúng ta phải ý thức rằng mình phải rất bình tĩnh và tập cho mình đôi tai “thích” nghe thay vì đôi tai “phải” nghe những chuyện quá khứ. Tâm lý tích cực này sẽ giúp chúng ta không bị phản ứng khó chịu và bực bội mỗi khi phải nghe những câu chuyện được kể đi, kể lại. Hoặc những đòi hỏi mà chúng ta tưởng là không thực tế của những người mà chúng ta đang săn sóc và phụng dưỡng. 

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

15

Page 16: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

2. Chấp nhận thực tế. Chúng ta phải chấp nhận điều này là mình sẽ không bao giờ đổi được suy tư và lối sống của ông bà, cha mẹ hay người thân cao niên của mình. Không chấp nhận tâm lý này sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều khó khăn vì bất đồng giữa mình và ông bà, cha mẹ, và người thân cao niên. Thực tế đã cho biết, nhiều người chăm sóc người già cả, cao niên lại chết trước những người mà họ chăm sóc do sức ép và dồn nén về mặt tâm lý.  3. Một hiện tượng nữa đang làm cho giới già và trẻ của người Việt hải ngoại gặp những khó khăn, đó là truyền thống gia đình và việc gửi cha mẹ, ông bà vào những viện dưỡng lão. Mặc dù phần đông con cháu Việt Nam vẫn duy trì việc nuôi dưỡng cha mẹ hay ông bà ở nhà, nhưng đây là một điều mà chúng ta cũng cần phải đặt ra để chuẩn bị tâm lý khi phải gửi cha mẹ hay ông bà vào viện dưỡng lão. Làm sao giữ trọn đạo hiếu, và làm sao để cuộc sống không gặp phải những giằng co, phân rẽ do việc nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già tại gia đình.

 4. Hơn tất cả, và đây là điều khiến chúng ta phải lưu ý là nhìn tuổi thọ như một hồng ân Thiên Chúa ban: “Tuổi già đầu bạc thì đáng kính”. Ðiều này sẽ cho chúng ta một cái nhìn tích cực để chu toàn được giới luật “hãy thảo kính cha mẹ”.   Chính do tình yêu mà họ đem chúng ta vào đời, những người này khi họ đã về chiều và không tự mình làm gì để săn sóc cho mình được nữa. Lời Sách Huấn Ca: “Hết lòng tôn trọng cha con, và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ họ con đã sinh ra, làm sao báo đền được điều họ cho con.” (Huấn Ca 7: 27-28)

Trần Mỹ Duyệt

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

16

Page 17: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

NHỮNG CON THIÊN NGABÊN BỜ HẠNH PHÚC

Tùy bút của Hà Tường Vy(Riêng tặng những ai còn mẹ. Và để ghi nhớ tình thương yêu của cha mẹ trong ngày hiền mẫu, 9 tháng 5 năm 2010.)  Chiều về, những tia nắng cuối còn sót lại đang cố gắng xuyên mình qua những tàn cây dầy đặc tỏa ra những chuỗi sắc mầu sặc sỡ như những chiếc quạt khổng lồ đan lát khắp công viên. Giữa công viên là hồ nước trong xanh phản chuối những áng mây đang lãng đãng rủ nhau về chân trời vô tận, để lại trong lòng khách vãng lai những cảm giác thoải mái, bồng bềnh. Thinh không yên tịnh. Công viên lắng đọng và thanh bình. Thỉnh thoảng chỉ nghe vài tiếng chim kêu gọi đàn, hoặc tiếng khấy nước của mấy con cá tìm mồi dưới mặt hồ. Tân ngồi một mình trên chiếc ghế đá, tận hưởng những giây phút thanh bình sau một ngày dài vất vả với đống việc chồng chất trong sở làm. Xa kia một thiếu nữ đang ngồi trên thảm cỏ trong tư thế thiền. Nàng nhắm mắt, hai tay để trên hai đầu gối. Toàn thân không nhúc nhích. Chắc lúc này tâm trí nàng cũng đang bồng bềnh trong cõi hư ảo, để cho cái sắc sắc, không không làm tan hòa những cuốn hút của sắc dục, của tham, sân, si. Và để cho lòng nàng trở nên yên hàn, sâu lắng. Quanh đây đó, một vài cặp tình nhân tay trong tay tản bộ quanh hồ. Hình như họ đang hạnh phúc lắm. Và hình như họ muốn tận hưởng những giây phút thần tiên ấy một cách trân quí, vì sợ rằng nếu để vuột mất, nó sẽ trở thành một luyến tiếc và hối hận. Qua những cử chỉ ấu yếm họ dành cho nhau, Tân cũng đoán được phần nào cái thu hút mãnh liệt, và sự quyến luyến gọi mời của tình yêu. Bỗng dưng tiếng những con thiên nga đã khua động và xé rách bầu khí thinh lặng của một góc công viên. Những tiếng kêu gay gắt, và thách đố. Hình như chúng đang gặp những thử thách lớn mà bản năng tự vệ bảo chúng phải nhào lên, nếu cần phải tranh đấu để sống còn. Hoặc hơn nữa nếu phải hy sinh để bảo vệ đoàn con của chúng. Thật vậy, quay lại phía có tiếng động, Tân thấy hai gia đình thiên nga, mỗi một gia đình gồm bố mẹ và 5 con nhỏ. Chúng cũng đang tản bộ hướng về bờ hồ, và đối thủ mà chúng nghĩ rằng có thể làm cản bước tiến, hay tệ hơn là làm hại những đứa con nhỏ bé của chúng là một cặp vợ chồng và con chó nhỏ. Con chó nhỏ gầm gừ định tiến lại gần những con thiên nga con. Ngược lại, hai đôi bố mẹ thì bằng mọi giá cố gắng bảo vệ

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

17

Page 18: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

đoàn con của chúng bằng những tiếng gầm thét và bằng những cái cổ dài vươn tới con chó nhỏ. Hình ảnh những con thiên nga đang cố gắng bảo vệ cho con chúng, và hình ảnh những con thiên nga con rất vô tư, đơn sơ đang quấn quít bên bố mẹ chúng đã làm tan loãng những ý nghĩ về cuộc đời, về tình yêu đang vừa mới chớm nở trong tâm trí Tân, kéo chàng về một suy tư mới. Chàng tự hỏi tại sao những con thiên nga kia chúng thương con chúng đến thế. Tại sao chúng lại sẵn sàng chiến đấu, và có thể là nguy hiểm đến tính mạng để bảo vệ cho đoàn con nhỏ của chúng. Ai đã dậy chúng cái cảm tình thiêng liêng cao cả đó. Những hình ảnh ấy lại gọi mời ký ức chàng về với những chương trình truyền hình mà chàng thỉnh thoảng vẫn xem về cuộc sống dã thú ngoài hoang dã tại Phi Châu, trong đó có những cảnh săn mồi nuôi con của những loài thú như sư tử, cọp, báo... và những con mồi của chúng là những con nai, ngựa, hoặc chồn, cáo. Nhìn những con vật bị bắt ăn thịt, Tân thấy xúc động, và bồi hồi. Chàng thầm nghĩ, để bảo vệ đàn con, hẳn rằng cũng đã có những con thiên nga bố hoặc mẹ đã phải chết dưới nanh vuốt của những loài thú dữ hơn và mạnh hơn. Dòng chảy của tư tưởng lại dẫn chàng nghĩ tới những thai nhi bị giết vì tệ nạn phá thai. Ðiều mà chàng vẫn cho rằng đó là một vết đen to lớn của lịch sử nhân loại trong cái nền văn hóa sự chết hiện nay. Trong đầu óc Tân hiện về hằng triệu triệu thai nhi đã bị giết, đã không một lần nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Con số đã lên đến hằng chục triệu mỗi năm. Các em bị chết, bị giết bởi chính cha mẹ mình. Chính cha mẹ các em đã không muốn các em có mặt trên cõi đời này vì sợ rằng sự có mặt của các em sẽ làm cản trở những bước ăn chơi, sa đọa, và buông túng của họ. Vì sợ rằng sự hiện diện của các em sẽ làm giảm bớt, chia chác cái hạnh phúc nhất thời mà họ đang lao vào như những con thiêu thân trước ánh sáng mời gọi của đam mê, dục vọng. Và các em đã bị giết chết bằng nhiều cách rất tàn nhẫn và khủng khiếp. Em thì bị cắt nát từng mảnh. Em thì bị kìm kẹp nát đầu, vọt óc mà chết. Có em phải uống thuốc độc mà chết. Nhiều em còn thiếu may mắn hơn, sau khi đã chết còn trở thành món ăn cho những kẻ đã giết hại mình. Người ta đã ăn thịt các em. Tân nghe như những tiếng kêu gào, đau đớn của hằng triệu triệu thai nhi ấy. Vì một em bé trong lòng mẹ sau 20 tuần lễ của cuộc sống là em đã biết đau đớn và quằn quại vì đau đớn. Và như vậy, thì những tiếng nấc oan nghiệt của các em đang vang vọng thấu trời xanh, và còn mạnh mẽ hơn tiếng bom đạn, tiếng súng nổ. Tiếng những con thiên nga hay tiếng kêu gào của đoàn trẻ thơ vô tội đang xoáy vào tim óc, khiến Tân đưa tay bịt lại hai tai của mình như cố gắng ngăn chặn những tiếng kêu ai oán ấy. Chàng nhắm mắt lại không muốn nhìn cái cảnh hạnh phúc của những con thiên nga con đang được may mắn có cha mẹ bao bọc. Tâm hồn chàng bỗng chùng xuống đầy xúc động và cảm thấy kinh hoàng. Chàng tự nhiên thấy mình thật hạnh phúc. Hạnh phúc vì sự sống mà cha mẹ chàng ban cho chàng. Hạnh phúc vì được cha mẹ yêu thương và bao bọc chàng. Thương yêu và săn sóc. Cha chàng đã về bên kia thế giới,

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

18

Page 19: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

nhưng mẹ chàng vẫn còn đó, và vẫn yêu thương, coi chàng như một thằng bé Tân thuở nào. Mặt trời đã khuất sau chân trời mờ xa. Màn đêm đang dần về, không khí bắt đầu xe lạnh. Và tiếng côn trùng đã bắt đầu trổi lên quanh chàng báo cho chàng biết cần phải về nhà. Cơn gió thoảng lùa vào tóc, phà hơi mát vào mặt chàng và đánh thức chàng. Tân đưa tay vuốt nhẹ mái tóc, và ôm đầu lầm lũi ra xe trở về. Những áng mây bồng bềnh phiêu du trên nền trời trong xanh. Những tia nắng vàng xuyên qua cành cây, kẽ lá. Những đôi tình nhân tay trong tay thầm thì lời yêu đương. Những tiếng chim kêu gọi đàn. Tất cả đã để lại một nét đẹp tuyệt vời trong vùng trời ký ức. Nhưng có lẽ theo Tân, chỉ có những con thiên nga nhỏ kia mới phô diễn được nét hạnh phúc, vô tư nhờ vào tình cha nghĩa mẹ của chúng. Bất giác chàng thở dài: Vậy thì hằng chục triệu thai nhi bị giết mỗi năm chúng không có cha mẹ? Chẳng lẽ các em lại bất hạnh hơn những con thiên nga nhỏ bé bên bờ hồ kia đó sao? Tại sao cha mẹ các em lại không cho các em một cơ hội làm người? Tội lỗi! Tội lỗi! Thật là tội lỗi!!!

Hà Tường Vy

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

19

Page 20: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

MẸ ƠI! CON THƯƠNG MẸLinh Xuân Thôn

Một cậu bé chạy đến bên bà mẹ đang chuẩn bị bữa ăn tối, cậu đưa cho bà một tờ giấy với hàng chữ cậu mới viết. Sau khi lau tay, bà mẹ cầm tờ giấy lên đọc :

- Cắt cỏ: $ 5.00- Dọn dẹp phòng của con trong tuần: $ 1.00- Ra tiệm mua đồ cho mẹ: $ 2.00- Đổ rác: $ 1.00 - Dọn dẹp ngoài sân: $ 2.00- Rửa chén bát: $ 2.00- Tổng cộng : $ 13.00

Bà mẹ liếc nhìn đứa con đứng bên cạnh. Bà lấy cây viết, lật ngược tờ giấy lại và viết: - Chín tháng mười ngày cưu mang trong bụng: Không tính tiền . - Lúc con bệnh, mẹ lo lắng săn sóc cho con: Không tính tiền. - Những đêm mẹ thức khuya chăm sóc và cầu nguyện cho con: Không tính tiền . - Những đồ chơi, quần áo, thức ăn, nước uống mẹ cho con: Không tính tiền . - Mẹ chỉ dạy và lo cho con học hành : Không tính tiền . - Và Tình yêu của mẹ dành cho con: Không tính tiền .

Cậu bé đọc xong, nước mắt rơi trên má, cậu nhìn vào mắt mẹ và nói: - Mẹ ơi, Con thương mẹ…

***Bạn thân mến, Hằng năm cứ vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5, người dân nước

Mỹ lại kỷ niệm ngày Hiền Mẫu, ngày nhớ ơn mẹ: nhớ về ơn cưu mang sinh thành dưỡng dục; nhớ về tình yêu thương bao la, sự hy sinh cao cả của các bà mẹ dành cho con cái….

Trong ngày Hiền mẫu, chắc hẳn đã có những cuộc sum họp vui chơi ăn uống trong gia đình bên cạnh người mẹ thân yêu. Chắc hẳn đã có những cú phone của những người con xa nhà gọi về cho mẹ với những lời yêu thương thăm hỏi. Chắc hẳn đã có những cuộc thăm viếng, những bông hoa, những gói quà gởi đến mẹ để nói lên lòng tri ân, tình yêu thương đáp trả và sự quan tâm săn sóc của những người con dành cho mẹ …

Trong số những người mẹ hạnh phúc đó, cũng còn có biết bao các bà mẹ bất hạnh bị bỏ quên trong cuộc đời ….Có bà mẹ đang sống những ngày cuối đời trong cô đơn u buồn ở các viện dưỡng lão, có bà mẹ đang lê lết cuộc sống trong thân xác bệnh hoạn ở

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

20

Page 21: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

các nursing home. Các bà mẹ này sau 1 đời hy sinh cho con cái, họ vẫn còn tiếp tục hy sinh trong tuổi già sức yếu, họ vẫn còn đang sống nhưng dường như đối với con cái, họ có vẻ như là người đã chết rồi …. Trong nỗi cô đơn bất hạnh đó, họ thèm 1 lời thăm hỏi, họ thèm 1 câu nói yêu thương :

Thương mẹ đi Lúc nầy đây mẹ còn đang sống

Đừng đợi chờ ngày mẹ khuất bóngKhắc lời ngọt ngào trên đá vô tri

Lời thật ngọt nhưng đá thì lạnh lắm !!! Nếu đang nghĩ đến mẹ : những lời dịu dàng đầm ấm,

Nói đi con, đừng đợi khi mẹ ngủ yên Giấc ngủ ngàn năm cõi chết vô miên Mẹ sẽ chẳng còn được nghe con nữa!

Và con ơi ! chút tình yêu nhỏ bé Cho mẹ đi, lúc còn ở thế gian

Biết không con, dù một chút muộn màng Đối với mẹ, ôi vô vàn trân qúy ...

(Người mẹ vô danh)

Khi nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ trần thế, chúng ta cũng không thể không nhắc đến người mẹ trên trời: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và cũng là mẹ của mỗi người tín hữu.

Ngày 13 tháng 5 năm nay là ngày kỷ niệm 90 năm (13/5/1917 - 13/5/2007) ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với 3 trẻ chăn chiên tại một làng quê nghèo Fatima trong nước Bồ-Đào-Nha. Trong tất cả các lần hiện ra, Mẹ đã nhắn nhủ mời gọi mỗi người chúng ta “ Hãy cải thiện đời sống ” và “ Hãy siêng năng lần hạt mân côi ”

Vào năm 1981, cũng vào ngày 13 tháng 5 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát bởi 1 tay súng chuyên nghiệp có tên là Ali Agca. Ngày và giờ của cuộc mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô trùng hợp với ngày và giờ của cuộc hiện ra tại Fatima. Quả là sự trùng hợp bí ẩn nhiệm mầu. Cuộc mưu sát đã được chuẩn bị rất chu đáo bởi 1 tay súng chuyên nghiệp, nhưng cuộc mưu sát đã không làm hại được giáo hoàng. Viên đạn đã đâm vào ngực của ngài, nhưng nằm cách quả tim vài centimét.

"Trong tất cả những gì xảy ra cho cha vào ngày hôm ấy, cha cảm nghiệm rõ ràng có bàn tay che chở, có sự lưu tâm đặc biệt của Hiền Mẫu Thiên Quốc. Đức Mẹ minh chứng rõ ràng rằng Đức Mẹ mạnh hơn viên đạn có sức giết người!"

Đó là 1 câu ngắn trong tâm tình cảm nghiệm của đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II khi nói về cuộc mưu sát. Còn tay súng giết mướn thì nghĩ gì? Chắc hẳn anh ta đã hiểu được rằng: Vượt lên trên khả năng giết người của mình, còn có một quyền lực khác lớn mạnh hơn nhiều!!!

***

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

21

Page 22: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Lạy Chúa, Năm tháng hạnh phúc nhất đời con là những năm tháng con được nằm trong vòng tay yêu thương ấp ủ của người mẹ. Xin cho con luôn biết trân trọng và mang trong lòng tâm tình biết ơn là con có mẹ : Mẹ trần thế và Mẹ Thiên Quốc. Amen

Linh Xuân Thôn

CÁNH CỬA KHÔNG BAO GIỜ KHÓAR. Veritas

"Cánh cửa không bao giờ khóa", đó là tựa đề của câu chuyện có thật mà văn sĩ Robert Stain đã kể lại.

Câu chuyện xảy ra tại nước Scotland về Cristout một cô gái quê trẻ. Cô ta cảm thấy chán chường trong cuộc sống gia đình nề nếp. Cô đến thưa với cha mẹ:

- Con không muốn tin ông trời của cha mẹ. Con quyết định ra đi khỏi nhà.Thế là cô bỏ nhà ra đi. Tuy nhiên, chẳng bao lâu cô bị người ta chê cười và ruồng bỏ

vì không tìm được việc làm, cô đã phải làm nghề đứng lề đường bán thân nuôi miệng. Thời gian trôi qua, cha cô đã qua đời trong sự buồn chán và xấu hổ vì đứa con gái hư đốn của mình. Mẹ cô ngày một già nua. Còn cô thì mỗi ngày một sa đọa trong lối sống hư đốn của mình.

Sau đó bà mẹ cũng bặt tin con. Rồi tin đồn về cuộc sống xấu xa của con gái. Bà đã đi tìm con khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu:

- Làm ơn cho tôi treo tấm hình này.Ðó là tấm hình của bà đang mỉm cười kèm theo dòng chữ: "Mẹ vẫn mãi yêu con. Mẹ

mãi chờ con. Về nhà với mẹ đi con, con gái của mẹ".Vài tháng sau đó, một ngày nọ cô gái đến chỗ một toán cứu trợ nhận bữa ăn tối. Cô

chẳng màng chi đến những lời khuyên răn của những người hữu trách. Lơ đễnh nhìn tờ

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

22

Page 23: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

thông báo cô chợt nhận ra tấm hình của mẹ cô với hàng chữ đầy thương mến như nài van cô hãy trở về với bà, cô vội đứng lên xem rõ bức ảnh và cô bật khóc.

Khi trời đã nhá nhem tối, cô quyết định trở về nhà nơi cô đã ra đi từ lâu. Về tới nhà thì trời cũng vừa hửng sáng. Cô sợ hãi khép mình bên cánh cửa và băn khoăn không biết phải nói lời nào với mẹ. Nhưng rồi cô quyết định khẽ gõ cửa, cô nhận ra cánh cửa chỉ khép lại chứ chưa khóa. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng, cô chạy vội tới giường ngủ của mẹ và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ và thưa:

- Mẹ ơi, con đã về.Bà vùng chỗi dậy như không tin ở mắt mình. Nước mắt lăn dài trên gò má đã hom

hem của bà, bà vội ôm chầm lấy cô con gái như sợ cô sẽ vuột mất. Cô gái cố bình tĩnh nói với mẹ:

- Mẹ ơi, con lo quá, cánh cửa không khóa, nên con tưởng ăn trộm đã mở cửa để lẻn vào nhà mình.

Bà mẹ dịu dàng nói:- Không phải vậy đâu con. Từ ngày con đi thì cánh cửa nhà mình chẳng bao giờ khóa

cả.

*****Thế giới có biết bao những bài hát, lời thơ, những câu ca dao, câu hò câu ví, những

câu chuyện nói về tình mẹ. Và đối với người Việt Nam chúng ta thì tình mẹ càng thể hiện cách đậm đà và khắng khít hơn, bởi tình mẹ bao giờ cũng tinh tuyền, vô vị lợi, diễn tả gần hết tình yêu tinh ròng của Thiên Chúa. Nhận ra tình thương của người mẹ đã sinh ra chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi sống quảng đại và yêu thương hơn. Có nghĩa là tâm hồn chúng ta luôn rộng mở để đón nhận người khác như cánh cửa phòng sẽ không bao gờ đóng để đón chờ người con hoang trở về.

Một trong những yếu tố nổi bật của tình yêu và cũng là con đường dẫn chúng ta đến tình yêu đích thực là biết tha thứ và chấp nhận những khác biệt của tha nhân. Những khác biệt đó có thể bao gồm cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm, nhưng những ưu khuyết điểm này không thể nào trở thành những hố sâu ngăn cách con người, nếu con người tự do đón nhận những khác biệt của người khác. Biết rằng đây là điều căn bản để tiến vào thế giới của yêu thương, nhưng cũng là đoạn đường cam go nhất mà chúng ta phải bước qua. Nhưng chúng ta tin rằng Chúa đã đi qua đoạn đường này rồi và Ngài tiếp tục đi bước trước để dẫn chúng ta đi sau, để chúng ta giảm bớt thái độ dè dặt và mạnh dạn bước đi, để chúng ta nhìn về phía trước, bám chặt vào Chúa Giêsu và phó thác nơi Ngài. Với sức mạnh của Thánh Thần Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ đạt đến bến bờ của tình yêu chân chính và hoa trái đích thực của nó là lòng quảng đại vị tha.

Lạy Chúa,Xin dẫn chúng con bước theo đường lối Chúa.

R. Veritas

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

23

Page 24: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Ý NGHĨA CỦA MỘT GIẤC MƠVũ Thủy

Đêm qua tôi vừa nằm mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, tôi trở lại là một cô bé khoảng 13, 14 tuổi đang ngồi học bài. chợt tôi ngước nhìn lên qua cửa sổ, xa xa là cánh đồng lúa chín, xa hơn nữa là khu rừng rậm rạp, trong khu rừng ấy có một đám lửa khổng lồ đang tiến dần về phía rẫy lúa chín rộ của gia đình mình. Tôi sợ hãi khủng khiếp, lòng quặn đau thắt vì nỗi lo cháy hết lương thực thì lấy gì mà ăn. Tôi chạy lại gần cửa sổ, nhoài người ra khỏi khung cửa và cầu cứu:

-Chúa ơi, xin cho mưa đổ xuống trên cánh đồng lúa của con!

Tự nhiên tôi thấy mình bình tĩnh lạ thường và lại tiếp tục học bài, trong khi mắt tôi vẫn nhìn qua cửa sổ. Lạ lùng thay, khi đám lửa khổng lồ đến gần rẫy lúa của gia đình tôi thì một cơn mưa rào ập tới. Đám cháy tắt ngúm, bầu trời trở nên quang đãng.

Rồi lại có đám lửa khổng lồ từ xa tiến đến nhanh một cách khủng khiếp như muốn nuốt chửng rẫy lúa nhỏ nhoi của tôi. Khi nó đến sát rẫy lúa, cơn mưa rào thứ hai lại ập xuống làm nó tắt ngúm. . . Lúc ấy tôi thấy có nhiều người chạy qua chạy lại phía trước, xôn xao bàn tán về đám cháy, tôi la lớn:

-Chúa đã cứu giúp chúng tôi, Chúa đã cho cơn mưa đổ xuống đúng lúc để cứu chúng tôi!

Mọi người tỏ vẻ hoài nghi nhưng tôi vẫn khẳng định với họ như vậy lần thứ hai. . .

Tôi bừng tỉnh và nhận ra mình vừa trải qua một giấc mơ. Tôi bấm đồng hồ và nghe báo giờ lúc ấy là 3g15 sáng, tôi nhớ lại những chi tiết trong giấc mơ và tự hỏi tại sao mình lại mơ thấy điều ấy. Tôi chợt nhớ lại một điều không hẳn là tương tự như thế nhưng có lẽ Đức Mẹ đã nhắc nhở tôi điều gì chăng?

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

24

Page 25: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

Tôi nhớ lại một chuyện đã xảy ra với mình vào khoảng đầu năm 1998, thời gian ấy tôi thường ở nhà một mình vì mọi người đều bận công việc. Hôm ấy, khoảng 10 giờ sáng tôi nhận được phôn của em gái tôi gọi từ chợ Tân Bình về báo cho tôi hay:

-Chị Thủy ơi, nhà trẻ Anh Đào ở gần nhà mình bị cháy rồi! Chị lo chạy đồ đạc đi! Tôi bật cười, bảo nó:

-Trời ơi, thân tao còn lo chưa xong mà còn kêu tao chạy đồ đạc nữa!

Lúc ấy tôi cho rằng nhà trẻ đó cách xa nhà mình nên chẳng đáng lo, tôi bảo đứa em gái:

-Ui, nó cách nhà mình xa , không sao đâu!

Một bà chị tôi đang buôn bán ở ngoài chợ Tân Bình cũng phôn về báo tin ấy. Chị cảm thấy khó xử vì không thể bỏ hàng đó mà về. Tôi đã trấn an chị ấy là chẳng có gì đáng lo ngại. Thế nhưng khi gác điện thoại xong, tôi bắt đầu cảm thấy một nỗi sợ hãi ghê gớm, nghĩ bụng nếu như đám cháy ấy người ta không cứu được, nó cháy lan đến đây thì sao? Tôi đi ra sân trước nghe ngóng rồi lại đi vào sân sau, tim đập thình thịch và bắt đầu nghĩ cách nào để thoát thân nếu điều ấy xảy ra. Nhà tôi lại nằm ở cuối một con hẻm cụt, nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy mình không có khả năng chạy một mình, vì lúc ấy tôi chưa thích nghi với đời sống của một người mù cho lắm. Nghĩ đến hàng xóm, nhà nào nhà nấy đóng cửa kín bưng gọi cũng chẳng ai để ý. Tôi lên sân thượng nghe ngóng, chung quanh vẫn bình thường chẳng có gì nhốn nháo cả, vậy mà sao tim tôi đập dữ dội? Tôi cứ nghĩ đến cảnh cháy nhà lan tới đây. . . cảm thấy nỗi lo sợ và bất lực dâng lên khủng khiếp. Tôi còn nhớ như in lúc ấy mình đang đứng trên sân thượng, nắng chang chang làm rát cả mặt, nỗi lo sợ khiến đôi chân run lẩy bẩy; không biết làm gì hơn, tôi thầm thĩ: "- Mẹ ơi, xin Mẹ cứu con, con bất lực và cô đơn lắm!" Vừa mới dứt câu tôi chợt nhận thấy những giọt nước mưa rơi trên mặt, trên hai cánh tay mình. Một cơn mưa rào tuy không lớn lắm nhưng nó đủ để tôi cảm thấy một điều rất hệ trọng. Tôi vừa cầu xin thì Đức Mẹ đã can thiệp rồi vì trời mưa thì đám cháy sẽ được dập tắt. Ngay lúc ấy, tôi lại nhận được điện thoại:

-Chị Thủy ơi, nhà trẻ hết cháy rồi!

Nếu như tôi nói đấy là một phép lạ mà Đức Mẹ đã làm cho tôi có lẽ nhiều người sẽ cho rằng tôi nói chuyện vớ vẩn. Nhưng tôi khẳng định chắc chắn Đức Mẹ đã luôn ở bên tôi và nghe lời cầu xin của tôi. Tôi tin chắc một điều cuộc đời tôi cho đến hôm nay, phép lạ đã xảy ra hàng ngày đối với tôi. Vì thế sau giấc mơ vừa rồi, tôi nhất định phải viết ra phép lạ Đức Mẹ đã làm cho tôi 10 năm về trước.

24/10/2008 Vũ Thủy

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

25

Page 26: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

NHÌN TRỜI(Suy niệm về ý nghĩa Chúa lên trời)

Trần Mỹ Duyệt Ðối với tôi, những giây phút một mình lặng nhìn lên bầu trời vào một buổi tối thanh quang ở khu vườn sau nhà, hoặc trên một bãi biển vào một đêm trăng rằm mang lại những giây phút trầm lắng và suy nghĩ rất đặc biệt. Nó cho tôi một cảm giác hết sức đặc biệt; và đặc biệt hơn cả, là tâm trí tôi bị choán ngợp bởi muôn vì tinh tú đang lấp lánh trên nơi cao thẳm mà tầm nhìn của tôi không bao giờ vươn tới được. Và suy nghĩ của tôi bị khựng lại với những hiểu biết giới hạn của mình để rồi phải đi đến kết luận là: Ôi mầu nhiệm thay, công cuộc của tay Chúa. Trời đất bao la đang rao truyền công trình sáng tạo và sự hiện diện của Ngài. Thật vậy, mỗi lần suy nghĩ đến đây, tôi lại thấy tư tưởng của Pascal rất đúng và rất chí lý: “Khoa học nông cạn làm ta xa Chúa, và khoa học tinh thông làm cho ta gần Chúa”. Cái nông cạn của lý trí và cái tinh thông của Ðức Tin chính là điều có thể khiến con người đi tới sự từ chối, hoặc khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa quanh vũ trụ bao la do tay Ngài sáng tạo. Cho đến hôm nay, khi khoa thiên văn học với những viễn vọng kính tôn tân như Viễn Vọng Kính Hubble được phóng lên quỹ đạo trái đất cách xa 360 dặm vào năm 1990, đang cho thấy con người và trí khôn con người không là chi trước vũ trụ bao la, vỹ đại xem như vô tận này. Và lời Thánh Kinh được trích dẫn trong Thánh Lễ Thăng Thiên cần được đem áp dụng vào tầm nhìn thực tế này, để giúp chúng ta đưa tầm nhìn của mình vào với cái nhìn của Ðức Tin. Thánh Luca ghi lại biến cố thăng thiên với những dòng đơn sơ: “Trong khi Ngài chúc lành cho họ, Ngài rời khỏi họ và được đưa về trời” (Luca 24:51). Về trời để làm gì? Nói theo văn chương nhân loại, thì Chúa Giêsu sau khi đã hoàn tất sứ mạng được Chúa Cha trao phó ở trần gian, và với thời gian 33 năm xa nhà, hôm nay Ngài hồi hương với chiến thắng phục sinh của mình: “Ngài được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Máccô 16:19).

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

26

Page 27: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

 Lên trời. Ngự bên hữu Thiên Chúa. Ðó cũng là giấc mơ của tôi và của mọi người thiện tâm. Nhưng trời là gì? Mấy ai đã lên trời để biết được sinh hoạt ở trên đó như thế nào. Và mấy ai đã lên trời để biết được nó như thế nào? Có chăng, theo quan niệm chung thì trời là một nơi mà ở đó con người mới thực sự được hạnh phúc, được trút bỏ mọi tục lụy, đau khổ, buồn rầu, và nhất là sự chết. Nơi thiên cung cao thẳm ấy, nơi mà mọi đau khổ, khóc lóc, bệnh tật, chiến tranh, tàn ác, khủng bố không hề bén bảng đến được. Nơi mà thanh bình, công bằng, và mọi ước muốn chính đáng tốt lành của con người đều được toại nguyện. Nơi nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô. Cũng từ nơi cao xanh ấy, điều mà những ước mơ của con người nơi cõi đời này không thể hoàn chỉnh, thì ở đó nó sẽ trở thành hiện thực, và còn hơn thế nữa. Thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Côrinthô những dòng này: “Ðiều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng trí không hề tưởng tượng, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người.” (1 Cor 2:9). Thánh Gioan, với đôi mắt phượng hoàng huyền nhiệm đã nhìn trời với nét đẹp lộng lẫy qua sức cuốn hút của nó bằng một tầm nhìn tâm linh: “Và tôi là Gioan nhìn thấy thành thánh, Giêrusalem mới từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, được trang bị như tân nương ra đón tân lang của mình.” (Khải Huyền 21:2)  Chúa Giêsu lên trời. Còn tôi đứng nhìn trời. Hình ảnh được cất nhắc lên cao của Ngài nhắc tôi về những ý nghĩa cao thượng, trong sáng, và thánh thiện. Nó đem tâm hồn tôi, cuộc sống tôi lên cao thoát khỏi vòng tục lụy và những ràng buộc của thế tục. Nó cũng nhắc nhở tôi về cùng đích của cuộc đời khi mà tôi chấm dứt cái sứ mạng được trao phó cũng như Ngài đã chấm dứt sứ mạng của Ngài.  Giáo Hội khi suy ngắm về mầu nhiệm Chúa về trời đã dậy con cái mình: “Hãy suy ngắm những sự trên trời”. Suy ngắm những sự trên trời là nhìn vào con người vật chất chóng qua để đưa rước tâm hồn vào với lối sống của con cái Chúa. Là suy ngắm về số phận đời đời của mình. Nhìn trời. Có bao giờ bạn dành cho mình một vài giây phút thanh vắng để cho tầm nhìn của bạn vươn cao khỏi vật chất và cuộc sống tạm bợ đời này không? Nếu chưa, thì bạn hãy thử đi. Tầm nhìn bạn sẽ cao hơn và tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn, và bạn sẽ không bị chôn bám vào cái thế giới hư ảo chóng qua và cuộc sống tạm bợ này: “Thứ Năm thì ngắm Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.”

Trần Mỹ Duyệt

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

27

Page 28: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

THIÊN CHÚA CÓ PHẢI LÀ MỘT GIẢ THIẾT KHÔNG?(Is God a Hypothesis?)

Trần Hữu Thuần dịch

Người vô thần, đơn thuần bằng cách tiếp cận với thực tế, xem ra lạc lỏng cách xấu hổ với cuộc sống đầy tưởng tượng của lân bang mình.

—Sam Harrisi

Chỉ những ai cảm thấy … hoàn toàn khách quan nhất với việc đánh giá thực tế, có quyền lực nhất về các tưởng tượng không ý thức sâu xa.

—Robert Bellahii

Thành một người vô thần không phải luôn luôn là dễ dàng, cách riêng tại Hoa kỳ. Không nghi ngờ gì cả, người vô thần bị kỳ thị không ngay chính, và mỗi trường hợp của ghét bỏ mà tín hữu Kitô, Do thái, hoặc Hồi giáo hướng đến họ chỉ đưa họ sâu thêm vào trong phạm vi chắc chắn của riêng họ. Cùng với đồng bọn những người không tin, họ tìm thấy sự khuyến khích qua lại để tiếp tục cuộc chiến đấu mất còn. Tập hợp của họ vẫn còn thưa thớt, nhưng giờ đây nhiều và đủ an toàn để cung ứng sự giảm nhẹ khỏi cảm giác bất hòa mà nhiều người vô thần trong quá khứ đã cảm thấy. Nhu cầu đồng bọn mạnh mẽ giữa những người không tin cũng như những người tin, và trang Web, blogs, sách, báo, và hội nghị cung cấp một hệ thống ngày càng phát triển để ủng hộ những người vô thần. Các người vô thần mới vẫn còn phóng đại ảnh hưởng văn hóa của họ, nhưng sự tiếp nhận phổ thông nồng nhiệt các sách của họ cho thấy một khu vực đáng kể những người nghi nan thường che dấu nổi nghi nan của họ. Nói chung, khu vực an toàn cho chủ thuyết chống hữu thần hình như đang được làm ấm dần lên. Trong thế giới khoa bảng, sự phổ thông của chủ thuyết thiên nhiên khoa học cung cấp một nơi cư ngụ trí thức ấm cúng cho những người vô thần mới và những kẻ nghi nan khác.

Chủ thuyết thiên nhiên khoa học, mà các giáo điều chính tôi đã liệt kê ở phần Dẫn nhập, giờ đây là một quan điểm chung trong những người trí thức. Owen Flanagan, một triết gia tại Đại học Duke, thậm chí còn đi xa trong việc nói rằng ơn gọi lý tưởng cho các triết gia khoa bảng ngày nay là làm cho thế giới thành an toàn với “chủ thuyết thiên nhiên,” qua đó ông muốn nói là chủ thuyết vô thần.iii Trong công việc của tôi, tôi Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

28

Page 29: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

đã gặp vô số triết gia khoa bảng, cũng như các học giả khác, những người chấp nhận lý tưởng của Flanagan. Trong hầu hết các trường hợp như vậy, căn bản trí tuệ cho chủ thuyết vô thần của họ là tuyên bố của chủ thuyết thiên nhiên khoa học rằng chỉ một mình khoa học có thể được tín nhiệm để đem tâm trí chúng ta tiếp xúc với thực tế.

Những gì điều này có nghĩa với các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta là rằng nếu không có chứng cứ đánh giá được cách khoa học để ủng hộ niềm tin vào Thiên Chúa, thì theo nguyên tắc chủ thuyết vô thần là đúng. Chắc chắn họ đã nghe câu châm ngôn rằng vắng bóng chứng cứ về Thiên Chúa thì không phải là chứng cứ của sự vắng bóng, nhưng, nếu họ có, họ làm ngơ nóiv. Thêm vào việc thiếu “chứng cứ,” nói chung các người vô thần mới nhấn mạnh rằng còn có nền tảng luân lý cho việc từ khước niềm tin vào Thiên Chúa. Các lý do luân lý đó, diễn đạt trong sự giận dữ của họ về sự xấu xa của các tôn giáo qua các thời đại, có thể là khía cạnh hấp dẫn nhất của chủ thuyết vô thần của họ, nhưng tôi dành việc thảo luận về luân lý và đức tin cho các chương 6 và 8. Hiện thời, tôi muốn chỉ tập chú vào vấn đề “chứng cứ” mà thôi.

GIẢ THIẾT THIÊN CHÚA(The God Hypothesis)

Chíến thuật lý luận của các người vô thần mới là, trước tiên, quyến rủ người đọc vào sự đồng ý ngấm ngầm rằng đức tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa là một “giả thiết,” một điều hoạt động với các người tin theo cùng phương cách như một giả thiết khoa học hoạt động với các nhà khoa học (Dawkins 31-73).v Trong khoa học, một giả thiết là một khung trừu tượng đem lại tính có thể hiểu cho một nhóm các quan sát lặp lại được của thí nghiệm. Nhưng Thiên Chúa có phải là một giả thiết không? Không thoát được sự chú ý của Dawkins rằng những người đề xuất thiết kế thông minh (TKTM) (intelligent design-ID) nhờ vào một cái gì đó giống như giả thiết về Thiên Chúa để giải thích sự phức tạp sinh học. Những người ủng hộ TKTM, tất cả đều hữu thần, nghĩ về thiết kế thông minh hoạt động như là một giả thiết khoa học—hoặc chính xác hơn, một lý thuyết khoa học (scientific theory)—đối nghịch với lý thuyết tiến hóa (evolutionary theory). Cho dẫu không phải tất cả những người đề xuất TKTM đều minh nhiên đồng hóa người thiết kế thông minh với Thiên Chúa, đã rõ ràng rằng họ nhờ vào một tác nhân siêu nhiên (supernatural agency) như thể nó là một giải thích khoa học. Không đáng ngạc nhiên, Dawkins nắm lấy điều không chính đáng về thần học đó như là bảo chứng cho giả định của chính ông rằng ý niệm về Thiên Chúa hoạt động, hay phải hoạt động, với tất cả các người hữu thần như là một giả thiết khoa học đối nghịch với giả thiết sinh học tiến hóa. Với Dawkins, trở thành người thiết kế siêu nhiên là thiết yếu cho chính định nghĩa về Thiên Chúa (31), vì thế ông háo hức đi theo với TKTM trong việc đặt để Thiên Chúa vào vai trò của một giả thiết.

Sự thực là rằng ý niệm về Thiên Chúa hoạt động như là bất cứ điều gì ngoại trừ như là một giả thiết khoa học cho hầu hết các người tin và các nhà thần học, nhưng điều này không ngăn cản được Dawkins và các đồng sự của ông. Quả thực, một yếu tố chìa khóa của vụ án các người vô thần mới chống Thiên Chúa là giả định rằng chủ thuyết tạo dựng và TKTM đại điện cho quan điểm trí thức cao cấp và cốt lõi trọng tâm của các

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

29

Page 30: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

truyền thống hữu thần. Hầu hết các nhà thần học đương thời từ khước chủ thuyết tạo dựng và TKTM vì các lý do thần học, nhưng các người vô thần mới đã quyết định, gần như bằng mệnh lệnh quyền lực (decree), rằng thần học không được tính đến và phải bị đưa ra ngoài các cuộc thảo luận của họ về Thiên Chúa. Đã tránh mọi đụng chạm cụ thể với thần học, phần thứ hai của lập luận của các người vô thần mới thì đơn giản: chỉ ra rằng không có chứng cứ nào ủng hộ giả thiết về Thiên Chúa.

Một điệp khúc hoài mãi của các người vô thần mới là như thế này: vấn đề căn bản về đức tin là vì nó không dựa trên “chứng cứ,” hoặc vào trường hợp khá nhất, chứng cứ không đầy đủ, và do đó phải bị loại bỏ dưới mọi hình thái. Ngược lại, khoa học có thể chỉ đến vô số quan sát có thể lặp lại ủng hộ các giả thiết của chính nó, và trong khi một nhà khoa học đúng nghĩa sẵn sàng từ bỏ hoặc điều chỉnh một giả thiết nếu các thử nghiệm đòi buộc phải làm như vậy, người tin bám víu vào giả thiết Thiên Chúa của họ bất kể chẳng có một chứng cứ nào hiện hữu. Cuối cùng, như Hitchens hân hoan nhắc nhở chúng ta (68-71), khoa học đã chứng tỏ giả thiết Thiên Chúa là một vi phạm vào dao cạo của Occam (Occam’s razor). Dao cạo Occam là một tiên đề (axiom) của khoa học nói rằng quả thực chúng ta không bao giờ nên dựa vào một giải thích phức tạp khi chỉ một giải thích đơn giản đã đủ. Hậu quả là, nếu khoa học có thể giải thích sự phức tạp sinh học bằng một phương cách đơn giản, thế thì ích lợi gì với giáo điều (phức tạp hơn) về tạo dựng siêu nhiên? Giả thiết Thiên Chúa là một nỗ lực giả khoa học (pseudoscientific) để làm những gì khoa học ngày nay có thể tự nó làm hay hơn. Từ đó, mọi người có lý trí phải loại bỏ giả định Thiên Chúa và chấp nhận khoa học là phương cách chắc chắn nhất để định hướng tư duy và cuộc sống của họ. (Tôi thảo luận việc sử dụng sai của Hitchens, cũng như Dawkins, dao cạo Occam trong chương 7).

Chiến thuật lập luận hai mang (two-pronged) của Dawkins là nhằm đưa ra một cái tát trí thức quyết định cho chủ thuyết hữu thần, và từ đó thiết lập chủ thuyết vô thần như là “gần như chắc chắn” (almost certain) (113-59). Tuy nhiên, Dawkins và các người vô thần mới khác đã làm mọi sự thành hoàn toàn quá sức đơn giản cho chính họ. Thoạt kỳ thủy, cũng tiêu biểu như trong tất cả các bài viết của họ, nhằm hạ bệ Thiên Chúa, họ trước hết co rút ý niệm siêu nhiên thành ý niệm của người ban hành luật (lawgiver), kỹ sư vũ trụ (cosmic engineer), hoặc người thiết kế thông minh (Dawkins 31). Điều này lập ra các giai đoạn để cho mọi người thấy tiến hóa theo Darwin hiển nhiên chứng minh rằng thiên nhiên không được thiết kế thông minh chút nào hết, và rằng giả thiết Thiên Chúa cuối cùng đã bị đánh bại đến tận cùng. Dawkins và các người theo chủ thuyết thiên nhiên tiến hóa khác đã chịu ấn tượng của lập luận này nhiều cho đến nổi họ tự trưng bày ra như các người bề trên thông tuệ của mọi người tin. Lúc này có lúc họ thậm chí nói đến chính họ như là những người “sáng sủa” (brights), qua đó tự phân biệt họ với những người đối lập tôn giáo không được sáng sủa.vi Thế nhưng chẳng có gì là sáng sủa lắm lắm khi tranh cãi về chủ thuyết tạo dựng và TKTM trong khi tránh mọi dấn thân trực tiếp với thần học. Các người vô thần mới chẳng đề cập gì tới, nói ví dụ, nhà thần học Tin lành quan trọng nhất của thế kỷ vừa qua, Karl Barth, người, cùng với các nhà thần học khác gần đây nhất, đã lý luận có tác dụng rằng bất cứ Thiên Chúa nào hoạt động như là một “giả thiết” đều không xứng đáng được bào chữa dù với cách

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

30

Page 31: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

nào. Các người vô thần mới thực sự đã làm ơn cho thần học bằng cách hạ bệ giả thiết Thiên Chúa.

Tại sao thế? Bởi vì nghĩ đến Thiên Chúa như là một giả thiết giảm thiểu huyền nhiệm siêu nhiên vô tận thành một nguyên ủy khoa học hữu tận, và thờ phượng bất cứ cái hữu tận nào đều là tin quấy thờ quá (idolatrous). Khái niệm về giả thiết Thiên Chúa co rút Thiên Chúa xuống còn kích cỡ một mắt xích trong một dây nhân quả, và việc giảm thiểu này đưa đến một chủ thuyết vô thần cấp tiến nhiều hơn ba nhà cung cấp sự không thần không chúa của chúng ta có thể tự họ pha chế ra được. Tác phẩm thực sự của chủ thuyết vô thần đã được hoàn thành vào thời đại ban đầu bởi các nhà tư duy Kitô giáo vụng về đã giảm thiểu Thiên Chúa xuống thành nguyên ủy hữu hiệu của một hệ thống vật chất.vii Như thế các người vô thần mới, hạng nhẹ, đã đến hiện trường mưu sát Thiên Chúa quá sức chậm trễ. Trên mỗi trang của hiến chương họ, chúng ta thấy họ đang đấm thùm thụp vào một xác chết.

Chỉ trích đức tin hữu thần mà không đoái hoài đến tác phẩm các nhà thần học như Karl Barth hoặc Paul Tillich (và nhiều người khác) cũng giống như cố gắng giải thích thế giới tự nhiên trong khi bỏ qua không đá động đến khoa học hiện đại. Trong các chỉ trích của họ về giả thiết Thiên Chúa, các người vô thần mới chứng tỏ họ chi có, nếu họ quả có, sự quen thuộc nông cạn nhất với bất cứ nhà thần học chính yếu hay truyền thống thần học nào. Họ cũng không cảm thấy một chút xấu hổ nào với sự kiện họ đã chọn lật đổ một vị thần chúa mà sự hiện hữu hầu hết các nhà thần học và đại đa số tín hữu Kitô, Hồi, và Do thái giáo không một chút hứng thú nào trong việc bào chữa.

Dawkins có thể trả lời ông bác bỏ mỗi một và tất cả nhận thức về Thiên Chúa (36), nhưng rõ ràng ông nghĩ về Thiên Chúa trong một phương cách cực kỳ hạn chế, quả thực vặn vẹo, khi ông định nghĩa “Thiên Chúa” như là một người thiết kế siêu nhiên có tính giả thiết. Hình ảnh thoáng qua của Thiên Chúa mà ông nhấp nháy trong Ảo giác về Thiên Chúa là một tranh biếm họa đã từ lâu xúc phạm đến thần học. Hình như nó đến hoàn toàn từ việc thăm viếng các trại và trang Web của những người tạo dựng và người bảo vệ TKTM. Hơn nữa, khi nhấn mạnh đến giả thiết Thiên Chúa lệ thuộc vào việc xác nhận hay phủ nhận chỉ bằng phương pháp khoa học, Dawkins đã lập nên một vấn đề chẳng có một chút liên hệ gì đến hoặc khoa học hoặc thần học. Bất cứ thần chúa nào có thể bị quyết định bởi một cái gì rẻ mạt như là “chứng cứ” theo nhận thức thô lậu của Harris và Dawkins về từ này không bao giờ chỉ đạo được sự thờ phượng của bất cứ ai. Vậy bằng cách tránh hoàn toàn thần học, chủ thuyết vô thần mới lại một lần nữa tự nó cho thấy là không liên quan ngoại trừ với những ai chia sẻ nhận thức héo úa của nó về Thiên Chúa.

THIÊN CHÚA Ở ĐÂU?(Where Is God?)

Nếu đức tin vào Thiên Chúa là chân thực, thế thì, như các người vô thần mới chỉ ra cách đúng đắn, phải có một cái gì đó trên thực tế phù hợp với ý niệm về Thiên Chúa. Nhưng, theo Dawkins, Harris, và Hitchens, chẳng có một phù hợp nào như vậy có thể chứng tỏ được một cách thực nghiệm để hiện hữu. Vì đức tin làm trỗi sinh đủ mọi thể

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

31

Page 32: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

loại tưởng tượng, làm sao chúng ta biết được ý niệm về Thiên Chúa không chỉ là một niềm tin cũng hoang dại và xa rời thực tế như niềm tin vào bà tiên răng (tooth fairy viii)? Như Harris nhấn mạnh, nhằm chấp nhận như là sự thực, phải có một phương cách xác nhận thực tại về Thiên Chúa độc lập với đức tin (50-79). Cho rằng khoa học đã không thể tìm ra Thiên Chúa, và triển vọng có bao giờ nó sẽ tìm được thì không sáng sủa, chủ thuyết vô thần là quan điểm duy nhất còn lại.

Nhưng nếu đức tin vào Thiên Chúa đòi buộc sự xác nhận độc lập của khoa học, vậy thì đức tin khổng lồ mà các người vô thần mới của chúng ta đặt vào chính khoa học thì thế nào? Chính xác, những gì các thí nghiệm khoa học độc lập, chúng ta có thể hỏi, có thể cung cấp “chứng cứ” cho giả thiết rằng mọi nhận thức đích thực phải dựa trên mô hình khảo sát khoa học không? Nếu đức tin đòi buộc sự xác nhận độc lập, phương pháp độc lập (không đức tin) nào để minh chứng rằng chính đức tin của họ vào lãnh vực nhận thức bao gồm mọi thức (all-encompassing) của khoa học là hợp lý? Nếu khoa học tự nó là phương cách duy nhất để cung cấp cách đánh giá độc lập như vậy, thì sự truy lùng tính giá trị chính đáng chỉ chuyển động tiến trình minh chứng theo hướng một thoái bộ vô tận.

Hơn nữa, có nhiều đường lối (channels) khác hơn là khoa học qua đó chúng ta tất cả đều kinh qua, nhận thức, và biết thế giới. Ví dụ, trong tri thức giữa người với người của tôi, chứng cứ rằng một ai đó yêu tôi thật khó mà đo lường, nhưng nó có thể rất đích thực không gì hơn được. Phương cách duy nhất tôi có thể gặp gỡ chiều sâu chủ thể của người khác là từ bỏ phương pháp làm thành khách thể của khoa học. Xử lý tha nhân và tính chủ thể của người khác như thể ông bà ấy chỉ là một đối thể (object) trong thiên nhiên là sai lầm vừa về ý thức vừa về luân lý. Để tính toán thỏa đáng về chứng cứ của chiều sâu chủ thể mà tôi gặp gỡ trước mặt người khác, tôi cần chấp nhận một tư thế của sự xúc phạm. Gặp gỡ chiều sâu cá nhân của người khác thách thức tôi phải để ra ngoài phương pháp kiểm soát, làm chủ, biến thành khách thể của khoa học tự nhiên. Cũng thế, trong việc tôi tiếp xúc với tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao hoặc với vẻ đẹp thiên nhiên, “chứng cứ” thẩm mỹ là rằng tôi sẽ mất nó hoàn toàn trừ phi tôi từ bỏ tư thế làm thành khách thể, phân tích và cho phép tự tôi thả lỏng theo nó.

Có phải các người vô thần mới của chúng ta nghiêm chỉnh tin , do đó, rằng nếu một Thiên Chúa có tính người của vẻ đẹp vô tận và tình yêu vô biên thực sự hiện hữu, “chứng cứ” cho sự hiện hữu của Thiên Chúa đó có thể thu thập được cách rẻ mạt như là chứng cứ cho một giả thiết khoa học sao? Thậm chí trong kinh nghiệm con người thường tình của chúng ta, chính các chủ thể riêng tư mà chúng ta quan tâm nhiều hơn cả, và không một số lượng chuyên môn khoa học nào có thể cho chúng ta biết họ thực sự là ai. Có lẽ nào lại khác đi với Thiên Chúa, mà người tin không kinh qua như là một “Nó” (It) thông thường mà như là một “Đấng” (Thou) tối cao? Nếu Thiên Chúa hiện hữu, lúc đó kinh nghiệm giữa người với người, không phải khách thể vô tính của khoa học, sẽ là thiết yếu cho nhận thức về Thiên Chúa đó. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tình yêu thương của một người khác quan trọng với chúng ta hơn bất cứ thứ gì khác, nhưng thu thập “chứng cứ” về tình yêu đó đòi buộc một bước nhảy của tín nhiệm về phần chúng ta, một đánh cá làm cho chúng ta thành dễ thương tổn với thể loại hiện diện đặc biệt của họ. Tình yêu của người kia đó, hơn nữa, bắt giữ chúng ta theo một

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

32

Page 33: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

phương cách mà chúng ta không thể nối kết chút nào nữa với nó nếu chúng ta cố gắng kiểm soát nó cách trí tuệ. Lần nữa, có thể nào khác đi trong trường hợp của bất cứ việc gặp gỡ nào có thể quan niệm được về con người trần thế với tình yêu vô hạn sao?

Vì Thiên Chúa là quan yếu hơn bất kể thứ gì khác cho những người sùng mộ, làm sao họ có thể biết Thiên Chúa mà không gây nguy cho chính họ, hoặc mà không trải qua một thay đổi riêng tư sâu xa tương tự như, nhưng xúc động mạnh hơn, những gì phải có để biết tình yêu thương của một hiện thân con người khác? Tất cả mọi truyền thống đức tin quan trọng đều nhấn mạnh rằng việc gặp gỡ thực tại tối cao không thể xẩy ra mà không có một sự chuyển hóa như vậy. Đời sống của đức tin là một đời sống trong đó “không có nhận biết mà không từ bỏ” (there is no knowing without going):ix “trừ phi anh chị em thay đổi và trở thành như trẻ em, anh chị em sẽ không bao giờ đi vào vương quốc của thiên đàng” (Mt. 18, 3). Thậm chí để hiểu thế giới theo phương cách khoa học, làm thành khách thể cũng đòi buộc một thể loại rất đặc biệt về huấn luyện, khổ tu, và chuyển hóa tâm linh. Vậy nếu vũ trụ được bao phủ bởi một Tình Yêu vô tận, liệu sự gặp gỡ với thực tại tối cao đó có đòi buộc điều gì ít hơn là một tư thế tiếp nhận và sẵn sàng đầu hàng sự chấp nhận đó không? Làm sao các người vô thần mới nghĩ họ có thể quyết định câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa mà không cởi mở chính họ ra cho sự chuyển hóa cá nhân thiết yếu với ý nghĩa của đức tin về việc bị nắm bắt bởi một tình yêu thương vô biên? Rõ ràng các người vô thần mới đang tìm kiếm một lối tắt và một tiếp cận trực tiếp, khách thể hóa với những gì người tin xem như không thể đến được tách rời khỏi việc đầu hàng với đức tin. Không tìm kiếm được Thiên Chúa hay bất cứ “chứng cứ” nào về Thiên Chúa bằng phương cách khoa học hoặc các phương cách thông thường của nhận thức, họ giờ đây chắc chắn rằng Thiên Chúa không hiện hữu.

NHU CẦU ĐỨC TIN(The Need for Faith)

Vào một điểm nào đó trong việc định giá trị của mọi tuyên bố hay giả thiết về chân lý, một bước nhảy của đức tin là thành tố không thể tránh thoát. Tại nền tảng của mọi sự tìm kiếm của con người về nhận thức và chân lý, kể cả tìm kiếm khoa học, hiện diện một thành phần không thể hủy diệt được của tín nhiệm (trust). Nếu quí vị thấy chính quí vị đang nghi ngờ những gì tôi vừa nói, chính chỉ vì, vào ngay lúc này, quí vị tín nhiệm vào tâm trí của chính quí vị đủ để diễn đạt mối quan tâm đến xác nhận của tôi. Quí vị không thể tránh tín nhiệm vào khả năng trí tuệ của quí vị, thậm chí khi quí vị đang nghi nan. Hơn nữa, quí vị nêu lên các câu hỏi quan yếu chỉ vì quí vị tin rằng chân lý đáng được tìm kiếm. Đức tin theo ý nghĩa này, và không phải theo ý nghĩa của tưởng tượng hoang dại và mơ tưởng, nằm ở cội nguồn của tôn giáo đích thực—và khoa học.

Tín nhiệm là một từ khác theo đó Kinh thánh Kitô giáo gọi là đức tin, và chỉ một ít tư duy cần đến để nhận ra rằng mọi tìm hiểu của mọi hiện thân con người trỗi sinh từ sự mờ mịt của một thể loại nào đó của đức tin, hay tín nhiệm, mà không có chứng cứ khách quan. Đa số chúng ta đơn giản tin rằng tìm kiếm chân lý là xứng đáng. Chúng ta không thể chứng minh điều đó vì thậm chí nỗ lực để làm thế cũng đã giả định sự tín nhiệm đó. Sự tín nhiệm cơ bản đó, lúc đó, phóng đi và thúc đẩy mọi tìm kiếm của con

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

33

Page 34: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

người chân thực, cả việc tìm kiếm khoa học cũng thế. Nhưng vấn đề của tôi là rằng sự tín nhiệm cơ bản đó không phải là một kết quả của bất cứ chế độ thực nghiệm khoa học nào. Tín nhiệm rằng thế giới tự nhiên là có thể hiểu được và rằng chân lý đáng được tìm kiếm là thiết yếu cho khoa học trước tiên bước được bước đầu. Chúng ta tự nhiên tín nhiệm rằng các hành trình khai phá của chúng ta sẽ được chào đón bởi một lãnh vực luôn bành trướng của tính có thể hiểu được và một chiều sâu vô tận của chân lý. Sự tín nhiệm đó cũng nằm ở trung tâm của đức tin tôn giáo đích thực. Trong khía cạnh đó, ít nữa, khoa học và đức tin là đồng minh, không phải địch thù. Một lòng ưa chuộng bí mật và không đè nén được sự tín nhiệm bùng lên tự sâu thẳm bên trong chúng ta, thúc đẩy cả khoa học cả tôn giáo tìm kiếm nhận thức sâu sắc hơn. Dĩ nhiên, sự thúc đẩy để tín nhiệm có lúc bị chi phối cách nào đó dẫn đến lầm lạc không chỉ trong tôn giáo mà cả trong lãnh vực khoa học. Nhưng, trước tiên, chỉ có một niềm tin tưởng ban sơ có thể dẫn tâm trí con người nhận lấy cuộc mạo hiểm khai phá vũ trụ—cũng như huyền nhiệm vô tận.

Tôi đang nhấn mạnh đến xu hướng không xóa bỏ được của chúng ta về tín nhiệm vì hai lý do. Thứ nhất, nó cho thấy rõ ràng nỗ lực của chủ thuyết vô thần mới để tẩy sạch đức tin khỏi ý thức con người là lố bịch và đi đến thất bại. Ví dụ, Harris đề nghị rằng việc gạt bỏ mọi đức tin là thiết yếu nếu lý trí muốn ngự trị tối cao. Nhưng ông không thể loại bỏ mọi vết tích của đức tin thậm chí khỏi chính tâm trí ông. Khi ông đảm trách sự thúc đẩy nhiệt tình để lột bỏ đức tin khỏi thế giới, ông trước hết phải tin rằng thế giới đích thực là hữu lý, rằng chân lý là điều gì phải được trân quí và tôn trọng, và rằng chính tâm trí ông thuộc về sự chính trực như thế có thể nắm bắt được ý nghĩa và đưa ra các tuyên bố giá trị về chân lý. Thành tố tín nhiệm này thường ngấm ngầm và hiếm khi minh nhiên, nhưng nó là một hiện diện uy quyền không hơn không kém. Các người vô thần chuyên gia của chúng ta đã hiển nhiên thất bại trong việc chú ý đến nó thậm chí khi nó thúc đẩy chính hoạt động nhận thức của họ.

Thứ hai, bằng nhận diện sự tín nhiệm triệt để nêu rõ đời sống nhận thức của mọi người tìm kiếm và mọi người nhận biết, chúng ta có thể định ra vị trí đích thực của thần học trong tương quan với khoa học. Thần học không phải lả lời giải đáp cho các câu hỏi khoa học, như các người vô thần mới muốn nó là thế—vì điều này có thể làm cho việc họ phá hủy thần học thành một công việc dễ dàng. Đúng hơn, thần học đáp ứng với câu hỏi liệu sự tín nhiệm tự phát nêu rõ mọi hành trình tìm hiểu, kể cả khoa học, là biện minh được. Khoa học không thể cung cấp sự biện minh đó vì nó đã giả định rằng tim kiếm nhận thức và chân lý là xứng đáng. Các người vô thần mới cũng không thể cung i Harris, “Atheist Manifesto.”ii Robert Bellah, Beyond Belief: Essays on Religion in a Post-traditional World (New York: Harper & Row, 1970), 254.iii Flanagan, Problem of the Soul, 167-68.iv “Surely they have heard the maxim that absence of evidence for God is not evidence of absence, but, if they have, they ignore it.”v Victor Stenger, một nhà vật lý và người đề xuất ít thù nghịch của “chủ thuyết vô thần mới,” đã viết một cuốn sách với nhan đề God: The Failed Hypothesis: How Science Shows That God Does Not Exist. Như nhan đề nêu rõ ràng, cuốn sách này thêm chút ít vào lời tuyên bố của Dawkins mà tôi đang khảo sát trong chương này, và chỉ trích của tôi về Dawkins cũng áp dụng cả cho Stenger nữa.vi Dennett, Breaking the Spell, 21, 55. Dennett chối bỏ rằng “sáng sủa” (bright) nghĩa là bề trên (superiority), nhưng rõ ràng ông hạ thấp quyền lực của ngôn ngữ.vii Xem Michael Buckley, At the Origin of Modern Atheism (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1987).viii Tooth fairy: Một niềm tin của trẻ em Âu Mỹ rằng khi các răng sữa rụng, có bà tiên sẽ đến cất lấy. Cha mẹ thường nói như vậy để các em bớt đau đớn khi rụng răng. Người châu Á không có chuyện này (nd)ix Homes Rolston III, Science and Religion: A Critical Survey (New York: Random House, 1987), 336.Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

34

Page 35: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

cấp sự biện giải cần thiết về sự tính nhiệm của họ vì họ đã quá đơn giản cho rằng thực tế là hiểu biết được và rằng chân lý quả đáng tìm kiếm.

Vậy câu hỏi quan trọng thực sự vẫn không có câu trả lời bởi khoa học và các người vô thần mới. Harris đặt tín nhiệm to lớn vào chính quyền lực lý trí của ông, như trích dẫn bên lề chương sách cho thấy. Ông thực hiện một hành động ngấm ngầm về đức tin trong chính sự thông tuệ phê phán của ông. Nhưng ông không bao giờ cung cấp cho chúng ta lý do đầy đủ về tại sao ông phải tín nhiệm vào tâm trí ông để dẫn ông và chúng ta đến chân lý. Nói cách khác, ông không bao giời biện giải nổi vênh vang nhận thức bao la của ông. Ông đơn giản mù quáng tin tưởng vào khả năng siêu việt của chính tâm trí ông để tìm chân lý với sự dễ dàng và chắc chắn mà người bị dẫn dắt sai lầm bởi đức tin tôn giáo không sở hữu được. Nhằm trở thành một người hướng dẫn đáng cho chúng ta còn lại tín nhiệm, ông phải tín nhiệm rằng tâm trí ông có thể làm cho chúng ta tiếp xúc được với thế giới thực sự. Nhưng tại sao ông lại phải tín nhiệm vào tâm trí ông, cách riêng với quan điểm về thế giới tự nhiên từ đó tâm trí của ông và của chúng ta được bảo là đã tiến hóa?

Chính hệ thống niềm tin của các người vô thần mới, chủ thuyết thiên nhiên khoa học, theo logic xói mòn niềm vững tin nhận thức, thậm chí nếu nó không cần thiết phải làm thế theo tâm lý. Vì tâm trí của chúng ta được bảo là đã tiến hóa dần dần từ một tình trạng không tâm trí của thiên nhiên, tại sao chúng ta phải tín nhiệm vào cũng các tâm trí đó để đưa chúng ta tiếp xúc với thực tế? Ở đâu và làm sao chúng có được một khả năng tinh tế như vậy, cách riêng cho rằng với sự thấp kém của nguồn gốc của chúng trong thiên nhiên? Đúng, khoa học tiến hóa có một giải thích đáng tin cậy về tại sao tâm trí chúng ta có thể thích ứng, nhưng điều đó không đủ để biện minh sự tín nhiệm tự phát chúng ta có trong tâm trí để đưa chúng ta tiếp xúc với thực tế hay chân lý. Thực ra, chúng ta phải thay vào đó bằng không tín nhiệm (distrust) hành động nhận thức của chúng ta nếu tiến hóa là yếu tố nhân quả cuối cùng liên quan đến tạo thành tâm trí. Vì tiến hóa tự nó được hiểu đến như là một tiến trình không tâm trí (a mindless process), tại sao các người thiên nhiên khoa học tín nhiệm nó là hay là đẹp cho một điều gì ngoại trừ thích ứng?

Nhằm biện giải sự vững tin nhận thức của chúng ta, một cái gì đó thêm vào với tiến hóa phải xẩy ra trong lúc trỗi sinh dần dần của tâm trí trong lịch sử thiên nhiên. Vì nếu các tâm trí chúng ta chẳng là gì cả ngoại trừ là kết quả bất ngờ của một tiến trình tiến hóa không tâm trí, tại sao chúng ta lại phải tín nhiệm chúng? Một tường thuật Darwin về khả năng phê phán của tâm trí—sự thực đến mức tường thuật đó có thể được—không đủ nền tảng cho chúng ta đặt niềm vững tin vào quyền lực nhận thức của chúng ta. Chính Darwin đồng ý thế. Viết cho một trong các bạn của ông, ông đau buồn liệu lý thuyết về sự tuyển chọn tự nhiên, nếu chúng ta chấp nhận nó nghiêm chỉnh và nhất quán, có thể không xói mòn lòng tín nhiệm thực sự mà chúng ta có trong khả năng của tâm trí chúng ta để hiểu và biết thực tế hay không. “Với tôi, sự nghi ngờ khủng khiếp luôn luôn nổi lên,” ông thú nhận, “cho dẫu niềm tin về tâm trí con người, tâm trí được phát triển từ tâm trí của súc vật thấp kém hơn, có một chút giá trị nào hay một

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

35

Page 36: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

chút đáng tín nhiệm. Có ai có thể tín nhiệm vào niềm tin của tâm trí một con khỉ, nếu có niềm tin nào trong một tâm trí như vậy?”x

Vậy sinh học tiến hóa, tòa kháng án cuối cùng của người theo chủ thuyết thiên nhiên khoa học, thì không đủ. Tâm trí phải là những gì hơn là một máy móc thích ứng nhằm xứng đáng với sự tín nhiệm của chúng ta. Khoa sinh học, nói cho cùng, đã chứng minh rằng nhiều thích ứng trong cuộc sống đơn thuần là những đánh lừa. Hoặc, như một loại suy đoán tiến hóa khác có thể tuyên bố, sự trỗi sinh tâm trí con người trong tiến hóa là kết quả của một loạt chuyện tình cờ. Tường trình này cũng không đủ để gợi ra niềm tin tưởng. Hơn nữa, khoa học xã hội đã cho thấy xu hướng thay đổi của văn hóa và xã hội không đầy đủ, ít nữa tự chúng, để đánh giá niềm tin tưởng chúng ta có trong tâm trí chúng ta để hiểu và biết những gì là đúng và những gì không. Theo cách diễn dịch thiên nhiên thuần túy, không có đủ lý do để tín nhiệm vào tâm trí chúng ta. Tôi có mọi lý do để tin rằng tâm trí chúng ta cũng tiến hóa nữa, và tôi hoàn toàn chấp nhận sinh học tiến hóa. Nhưng tôi cũng tín nhiệm vào tâm trí của tôi, và khoa học tiến hóa mà thôi không thể biện giải cho sự tín nhiệm đó. xi

THẦN HỌC VÀ SỰ TRUY TẦM CHÂN LÝ(Theology and the Quest for Truth)

Thần học có thể cung cấp một câu trả lời rất hay cho lý do tại sao chúng ta có thể tín nhiệm vào tâm trí chúng ta. Chúng ta có thể tín nhiệm vào chúng vì, trước mọi tiến trình của tìm hiểu lý trí hay thực nghiệm, mỗi người trong chúng ta, đơn giản với tư cách của hiện thân (being) hay hiện hữu (existing), đã được bao phủ bởi Hiện thân vô tận (infinite Being), Cứu cánh (Meaning), Chân lý (Truth), Sự Thiện (Goodness), và Vẻ Đẹp (Beauty). Chúng ta tỉnh giấc chi một cách chậm chạp và tối tăm trong môi trường sâu thẳm và giải thoát không đo lường được đó và chìm đắm trong đó mọi ngày của đời chúng ta. Chúng ta không thể tập chú đến nó, và chúng ta có thể thậm chí không chú ý đến nó một chút nào vì, như cá trong một dòng sông, chúng ta chìm ngập sâu thực sâu trong đó. Nhưng chúng ta có thể tín nhiệm vào khả năng của chúng ta tìm kiếm được cứu cánh, chân lý, sự thiện, và vẻ đẹp bởi vì các điều đó đã vẫy gọi và bắt đầu đưa chúng ta đi xa. Đức tin, nói cho cùng, là sự tán đồng trang trọng và sôi động lời mời gọi nghiêm trọng này.

Thế thì, làm sao chúng ta có thể biện minh cho lòng tin tưởng nhận thức của chúng ta? Không phải bằng cách nhìn lại một cách khoa học những gì tâm trí của chúng ta từ đó đã tiến hóa ra, điều đó có thể giúp thông tin, nhưng chỉ bằng cách nhìn về đàng trước hướng đến cứu cánh và chân lý vô tận hiện ra mờ nhạt khó bắt giữ ở chân trời. Chỉ đơn giản bằng cách vươn tới sự tràn đầy của hiện thân, chân lý, sự thiện, và vẻ đẹp, chúng ta đã nắm bắt được. Đó là nền tảng chân thực của lòng tin tưởng nhận thức của chúng ta, và đức tin và tín nhiệm cho phép chúng ta trước tiên được cuốn đến chân trời x Charles Darwin, thư cho W. Graham, 3 tháng 7, 1881, trong The Life and Letters of Charles Darwin, bản Francis Darwin (New York: Basic Books, 1959), 285.xi Để thảo luận rộng rãi hơn, xin xem cuốn sách của tôi Is Nature Enough? Meaning and Truth in the Age of Science (Cambridge: Cambridge University Press, 2006).

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

36

Page 37: CÂU LẠC BỘ SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁOliendoanconggiao.net/doc/vantho/DXTSaigon_TrangVan-06.doc · Web viewSÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO 15/05/2010 Kính thưa

Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo

đó. Khi chúng ta giao phó chúng ta cho lời mời gọi của hiện thân và chân lý, tâm trí chúng ta đã được làm cho cao quí bởi sự tuyệt hảo của mục đích mà các điều đó chuyển động đến. Khi tâm trí chúng ta được cuốn hút đến chân lý, các tâm trí đó đã cùng chia sẻ những gì mà chúng đói khát. Đó là những gì cho tâm trí chúng ta niềm vững tin cần thiết để tìm kiếm chân lý.

Sự tín nhiệm không chối bỏ được tăng sức cho việc tìm kiếm nhận thức và chân lý không bày tỏ ra cho chúng ta trong lãnh vực ánh sáng hàng ngày của đối thể mà các nhà khoa học có thể tập chú vào được. Sự tín nhiệm này trỗi sinh từ các ngóc ngách sâu thẳm và dấu kín nhất của ý thức chúng ta, ở một tầm mức sâu thẳm mà chúng ta không bao giờ có thể đem vào trong sự tập chú rõ ràng vì chính hành động tập chú đó không thể xẩy ra mà không có sự tín nhiệm đó. Nhưng thậm chí nếu chúng ta không thể nắm bắt cứu cánh và chân lý trong một phương cách tuyệt đối và tận cùng, chúng ta có thể cho phép chúng nắm bắt chúng ta. Trong khi đầu hàng với cứu cánh và chân lý, chúng ta đang thực hiện một hành vi tôn giáo thiết yếu, hành vi mà thậm chí người vô thần cũng là một người dự phần không ý thức.

Đơn giản là khoa học không được trang bị để tìm ra hoặc loại bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một giả thiết. Hơn nữa, thậm chí cho dẫu khoa học tự nó không thể lấy ra được bất cứ dấu vết rõ rệt nào về siêu nhiên, điều này không có nghĩa rằng Thiên Chúa hoàn toàn ở ngoài tầm của tâm trí. Ở tầm mức ngấm ngầm thông thường của nhận thức, cả người vô thần lẫn người hữu thần dự phần vào một đức tin chung. Cả hai tin rằng thực tế có thể hiểu được và chân lý đáng được tìm kiếm. Những gì thần học thêm vào là rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa—nghĩa là, Hiện thân vô tận, Cứu cánh, Chân lý, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp—cung cấp một biện giải đầy đủ cho niềm tin này, cũng như một câu trả lời câu hỏi tại sao vũ trụ lại có thể hiểu được như thế. Chẳng có gì khó coi trong việc bắt đầu tra vấn trí tuệ bằng cách tuyên xưng ngấm ngầm đức tin. Điều khó khăn, đúng là không hợp lý, là một nỗ lực che dấu đức tin này và, cùng lúc, từ khước tìm kiếm một biện giải thích đáng cho niềm tin đó.

Thần học, do đó, không cạnh tranh với khoa học bằng cách tìm kiếm chứng cứ để ủng hộ một giả thiết ti tiện về Thiên Chúa. Ngược lại, thần học—một từ tôi dùng theo nghĩa của một Barth hay Tillich—chống đối cách đúng đắn âm mưu của các người vô thần làm sụp đổ huyền nhiệm Thiên Chúa vào trong một loại các mệnh đề có thể cạnh tranh với, và rồi để thua cuộc, khoa học. Thần học đơn giản không phải chơi trò chơi lố bịch đó, cũng không phải hạ mình xuống tới tầm mức ngu xuẩn hàm ý trong các tranh biếm họa của các người vô thần. Dawkins và các đồng sự của ông tuyên bố rằng dẫn chiếu đến Thượng đế là không lý trí, nhưng những gì thực sự không lý trí là sự từ khước của họ trong việc tìm kiếm một lời giải thích cuối cùng cho lý do tại sao vũ trụ là có thể hiểu được, tại sao chân lý xứng đáng tìm kiếm, và tại sao chúng ta có thể tín nhiệm vào trí tuệ chúng ta khi chúng vươn tới nhận thức và chân lý sâu thẳm hơn. Trần Hữu Thuần dịch

(Còn tiếp) Mời qúi độc giả đón xem TRANG VĂN số 07: Tại sao người ta tin?

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn – Trang Văn

37