12
Nơi tình yêu bền vững Văn hóa - văn minh du lịch Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 344 - 4822 THỨ BẢY, NGÀY 1/7/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ 47 ngàn tỷ đồng là tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp Lâm Đồng đang hoạt động. Nguồn: Tỉnh ủy Lâm Đồng TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Bỏ phồn hoa đô thị, lên rừng trồng hoa 3 HỌA SĨ VI QUỐC HIỆP: Từ phố núi đến biên cương 6 Hai tiếng gia đình chất chứa bao yêu thương và thiêng liêng. Ảnh: P.Nhân Nữ hoàng nông sản ế 5 Truyện ngắn: CHU BÁ NAM T ư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi sự thống nhất cao độ của đạo đức trong toàn bộ đời sống và hoạt động của con người: đạo đức với chính trị, đạo đức với pháp luật, đạo đức với tài năng, đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường... “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” - một nguyên tắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Về vai trò của đạo đức cách mạng, ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới vấn đề đạo đức, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và quần chúng nhân dân. Đầu cuốn sách “Đường kách mệnh”, Người đã chỉ ra tư cách của cán bộ cách mạng. Sau khi giành được chính quyền, Bác quan tâm nhiều tới đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đến tận cuối đời, trong Di chúc, Người vẫn căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng” cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Theo Bác, phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng gồm có: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng. Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo đối với nhân viên… là rất quan trọng. Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên… Đảng viên phải làm gương trước quần chúng. Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến...

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

Nơi tình yêu bền vững

Văn hóa - văn minh du lịch

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 344 - 4822 THỨ BẢY, NGÀY 1/7/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

47 ngàn tỷ đồng là tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp Lâm Đồng đang hoạt động. Nguồn: Tỉnh ủy Lâm Đồng

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Bỏ phồn hoa đô thị, lên rừng trồng hoa

3

HỌA SĨ VI QUỐC HIỆP:Từ phố núi đến biên cương

6

Hai tiếng gia đình chất chứa bao yêu thương và thiêng liêng. Ảnh: P.Nhân

Nữ hoàng nông sản ế5Truyện ngắn:

CHU BÁ NAM

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi sự thống nhất cao độ của đạo đức trong toàn bộ đời sống và hoạt động của con người:

đạo đức với chính trị, đạo đức với pháp luật, đạo đức với tài năng, đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường... “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” - một nguyên tắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Về vai trò của đạo đức cách mạng, ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới vấn đề đạo đức, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và quần chúng nhân dân. Đầu cuốn sách “Đường kách mệnh”, Người đã chỉ ra tư cách của cán bộ cách mạng. Sau khi giành được chính quyền, Bác quan tâm nhiều tới đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đến tận cuối đời, trong Di chúc, Người vẫn căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng” cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa

“chuyên”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Theo Bác, phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng gồm có: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng. Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo đối với nhân viên… là rất quan trọng. Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên… Đảng viên phải làm gương trước quần chúng. Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến...

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

2 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Đạo đức Hồ Chí Minh không phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân, tức là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm, nhất là nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức, mà phải làm có hiệu quả. Nếu một người làm việc gì cũng không có hiệu quả thì không thể coi là một người có đạo đức. Người nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.

Hồ Chí Minh nói nhiều đến vai trò, tác

dụng của đạo đức, nêu ra những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cho cán bộ và nhân dân: từ đời công đến đời tư. Người đã vận dụng phương thức của người xưa: “dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo”, tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình đã, sau đó mới giáo dục bằng lời nói.

Ở Hồ Chí Minh luôn luôn có sự nhất quán giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức. Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”. Cho đến trước khi qua đời, Người còn viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách

mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Hồ Chí Minh thường phê phán “Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được; nghĩa là chỉ quen chỉ thị, quen đề xuất, nói rồi quên, nói cao giọng mà không tính đến các điều kiện thực tế, đến khả năng hành động, thực thi của chính mình. Hình như họ nói cốt để cho người khác làm, còn chính mình lại không quyết tâm theo đuổi, chỉ đạo thực hiện đến cùng một công việc nào đó. Thành ra, có nhiều chủ trương không đi vào cuộc sống, không đem lại chuyển biến đáng kể trong thực tế”.

Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Sức có

mạnh mới gánh được nặng và đi được xa”. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đức cách mạng làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Hiện nay cùng với hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền, căn bệnh “nói nhiều làm ít, nói hay làm dở” đã góp phần làm giảm lòng tin của dân. Để khắc phục và hạn chế căn bệnh này, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương “nói đi đôi với làm” của Hồ Chí Minh. Để nói đi đôi được với làm thì khi nói phải nghĩ đến làm, có làm được thì mới nói, thậm chí chỉ lặng lẽ làm mà không nói. Đó là phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức và lối sống. LAN HỒ

Kiên quyết... TIẾP TRANG 2

LẠC DƯƠNG: 6 đảng viên bị thi hành kỷ luật Đảng

Theo thông tin từ Văn phòng Huyện ủy huyện Lạc Dương, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn Đảng bộ có 6 đảng viên bị thi

hành kỷ luật Đảng và 4 tổ chức cơ sở đảng được Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tiến hành

kiểm tra việc thi hành kỷ luật Đảng. Cũng trong thời gian này, toàn Đảng bộ

huyện đã kết nạp 42 đảng viên mới, đạt 70% kế hoạch. Trong đó đảng viên đồng bào dân

tộc thiểu số 11 đồng chí, đạt 27,5% kế hoạch.N.NGÀ

Xử lý trên 28.000 trường hợp vi phạm giao thông

Thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông (PC67) Công an tỉnh cho biết, trong 6 tháng

đầu năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 96 vụ, làm chết 74 người, 60 người bị thương, làm hư

hỏng 52 xe ô tô, 118 xe mô tô, 7 phương tiện khác. Thiệt hại tài sản ước tính trị giá khoảng 794 triệu đồng. So với cùng kỳ số

vụ giảm 1 vụ (96/97), số người chết tăng 12 người (74/62), số người bị thương giảm 10

người (60/70).Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý 28.030 trường hợp vi phạm, tạm

giữ 94 xe ô tô, 3.499 xe mô tô, 7 phương tiện khác, tước Giấy phép lái xe (GPLX) 1.550 trường hợp và thu phạt hơn 16,83 tỷ đồng.

Phát hiện 5 trường hợp sử dụng GPLX giả. Được biết, các lỗi vi phạm thường rơi vào

các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ cồn 744 trường hợp, tốc độ

1.746 trường hợp, quá tải 183 trường hợp...HOÀNG YÊN

DI LINH: Án hôn nhân và gia đình gia tăng

Theo Tòa án Nhân dân huyện Di Linh, trong tổng số 436 vụ việc đã thụ lý trong

6 tháng đầu năm 2017, án hôn nhân và gia đình tăng đáng kể. Trong 6 tháng qua, Tòa

án huyện đã thụ lý 214 vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình, tăng 66 vụ việc so với 6 tháng đầu năm ngoái; trong đó, có 135

vụ việc đã giải quyết, đạt tỷ lệ 63%. Thông qua các vụ việc đã giải quyết cho

thấy, nguyên nhân xin ly hôn chủ yếu là do vợ chồng mâu thuẫn và có hành vi bạo lực,

đánh đập lẫn nhau. Trong số các vụ việc khi thụ lý, Tòa án đã cố gắng thuyết phục, hòa giải, nhưng chỉ có 2 vụ hòa giải thành, vợ

chồng đoàn tụ.XL

Gần 21,5 ngàn tỷ đồng chương trình phát triển nông nghiệp toàn diệnLâm Đồng vừa thông qua kế hoạch phát

triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại đến năm 2020, định hướng năm 2025, dự toán tổng kinh phí thực hiện gần 21,5 ngàn tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn kinh phí chiếm hơn 18% ngân sách nhà nước; gần 20% nguồn vốn lồng ghép và gần 62% nguồn vốn của doanh

nghiệp, nhân dân. Chương trình được triển khai với 5 nội

dung: rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể trong phát triển nông nhiệp, nông thôn; bố trí, sắp xếp cây trồng một cách hợp lý, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái; đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp; đổi mới quan hệ sản xuất, thu hút đầu tư vào

nông thôn mới; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách trong phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách đồng bộ, thống nhất.

Và các giải pháp trọng tâm như: đào tạo nguồn nhân lực; huy động nguồn lực; hợp tác liên kết phát triển thị trường; cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước…

VĂN VIỆT

* Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 28/6, Tổ đại biểu số 2, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Lâm Đồng gồm bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông K’Nhiễu - thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà.

Cùng tham dự có ông K’Mát - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; đại diện các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Lâm Hà.

Tại buổi tiếp xúc, ông K’Nhiễu đã thông báo đến cử tri kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Tham dự kỳ họp lần này, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tham gia thảo luận ở tổ và các phiên thảo luận tại hội trường, tổng cộng có 27 lượt phát biểu, nhiều ý kiến đã được giải trình, tiếp thu, góp phần hoàn thiện các dự án luật.

Cử tri thị trấn Đinh Văn đã kiến nghị 12 ý kiến liên quan đến các vấn đề cần giải quyết và gây bức xúc trong dư luận hiện nay. Cụ thể như: Tội phạm nghiện hút ma túy ngày càng tăng trên địa bàn; nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân; một số bất cập trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân; thái độ phục vụ người dân của một số cán bộ trong cơ quan nhà nước còn chưa tận tình, chu đáo. Cử tri cũng đề nghị đại biểu Quốc hội thông tin những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông; tình trạng giao thông Lâm Đồng xuống cấp trầm trọng, chất lượng kém, thường xuyên sửa chữa ảnh hưởng đến việc giao thương đi lại của người dân; giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án treo tại địa bàn…

Những ý kiến của cử tri kiến nghị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của địa phương đã được lãnh đạo huyện Lâm Hà giải trình cụ thể. Phát biểu tiếp thu ý kiến

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Lâm Hà, Cát Tiên

của cử tri thị trấn Đinh Văn, bà Trương Thị Mai đã đánh giá cao những ý kiến tâm huyết của cử tri đối với những vấn đề trọng tâm của địa phương và đất nước. Trưởng ban Dân vận Trung ương cũng đề nghị chính quyền huyện Lâm Hà và cơ quan chức năng trong tỉnh sớm giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm nằm trong thẩm quyền giải quyết của địa phương để kịp thời thông tin kết quả để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Còn những kiến nghị nằm ngoài thẩm quyền trả lời, Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp, trình lên Quốc hội và các bộ, ngành trung ương xem xét giải quyết và thông tin tới cử tri.

* Sáng 28/6, ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng, đã có buổi tiếp xúc cử tri thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên. Cùng dự buổi tiếp xúc cử tri thị trấn Cát Tiên còn có ông Nguyễn Văn Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Văn Hiển thay mặt Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo với cử tri thị trấn Cát Tiên về kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV và thông báo nhanh ý kiến đóng góp của Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng

trước, trong kỳ họp thứ 3 cũng như báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trong 6 tháng đầu năm của tỉnh Lâm Đồng với cử tri thị trấn Cát Tiên.

Cử tri thị trấn Cát Tiên đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất đối với Đoàn ĐBQH. Trong đó, cử tri mong muốn QH cần xem xét thông tuyến Bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh. Ngoài ra, cử tri thị trấn Cát Tiên kiến nghị với QH cần có những giải pháp căn cơ về phòng, chống tham nhũng và nên chăng Chính phủ cần ra một nghị quyết về sự liên kết giữa “4 nhà”: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, để giải quyết dứt điểm tình trạng không tìm được đầu ra cho nông sản... Cử tri cũng kiến nghị với QH quan tâm đến các vấn đề đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, các công trình thủy lợi... để bố trí nguồn vốn đầu tư giúp địa phương Cát Tiên phát triển kinh tế - xã hội.

Các vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương, lãnh đạo các sở, địa phương đã giải trình theo thẩm quyền. Các vấn đề thuộc vĩ mô, ông Đoàn Văn Việt đã tiếp thu, giải trình với cử tri Cát Tiên. N.NGÀ - T.CHU

Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trả lời ý kiến cử tri huyện Lâm Hà.

Ảnh: N.Ngà

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

3 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

YẾN THY

Yêu thích thiên nhiên, cây cỏ nên Miên đã theo học ngành Công nghệ sinh

học - Trường Đại học Sài Gòn để sau này thực hiện ước mơ dấn sâu vào nghiên cứu... Giống như mối cơ duyên định sẵn, năm cuối đại học, Miên xin vào Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt để làm luận án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc tại đây, Miên như được thả vào đúng môi trường tìm hiểu và nghiên cứu về hương vật liệu, làm việc cùng những con người yêu thiên nhiên và có cùng chí hướng, cô như được tiếp thêm niềm đam mê cỏ cây hoa lá nên vào những ngày cuối tuần, Miên lại cùng những người bạn lang thang khắp các khu rừng ở Lâm Đồng để tìm hiểu về các loại thảo dược. Sau khi tốt nghiệp đại học, Miên xin vào làm ở trang trại Trúc Đào tỉnh Đồng Nai với công việc nhân giống thực vật. Ở đây cô gái trẻ này lại tiếp tục lang thang khắp các khu rừng để tìm tòi, nghiên cứu thực hiện việc nhân giống nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm.

Suy đi tính lại nhận thấy Đà Lạt là vùng đất lý tưởng để thực hiện ước mơ của mình, Miên đã bỏ việc để lên đấy và chọn mảnh đất nằm dưới thung lũng cách xa trung tâm TP Đà Lạt khoảng 7 km để mở trang trại mang cái tên thật dễ thương “Tùng Hạ”. Vậy là một trang trại rộng khoảng 7.000 m2 chuyên trồng hoa Lavender ra đời từ đó. Tường Miên chia sẻ: “Từ lâu tôi đã ấp ủ ước mơ sẽ trồng thật nhiều loài thực vật có hương

Bỏ phồn hoa đô thị, lên rừng trồng hoaSinh ra và lớn lên nơi phồn hoa đô thị, với tấm bằng chuyên ngành công nghệ sinh học, ngỡ tưởng mảnh đất Sài Gòn đô hội mới là “đất diễn” của Nguyễn Tường Miên, sinh năm 1981. Ấy vậy, Miên lại chọn lựa cách sống thỏa ước mơ của riêng mình, đó là lên rừng trồng hoa.

liệu tự nhiên, trong đó có loài hoa được coi là loài “thảo dược của tình yêu” - hoa Lavender có xuất xứ từ Địa Trung Hải. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu hoa, tôi mạnh dạn mua giống hoa từ Mỹ và Pháp về trồng. Thời gian đầu, tôi gặp rất nhiều khó khăn, hoa được trồng theo phương pháp bình thường lại chưa thích ứng được khí hậu mới, nên cây giống bị chết nhiều và thường xuyên bị bệnh. Đến cuối năm 2016, tôi may mắn có người bạn thân làm ở Viện Công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh miền Nam nghiên cứu và sản xuất ra men vi sinh SIAMB sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp, giúp đỡ tôi trồng hoa Lavender bằng phương pháp hữu cơ, phương pháp này giúp cây sinh trưởng tốt, cho ra hoa tím hơn...”. Miên còn cho biết thêm, hoa được trồng theo

phương pháp hữu cơ có giá bán rất cao trên thị trường và rất được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại thị trường tiêu thụ hoa Lavender của trang trại Tùng Hạ có mặt ở hầu hết các thành phố lớn trong cả nước với đầu ra ổn định, nhưng tập trung chủ yếu ở thị trường Sài Gòn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài giống hoa Lavender, trang trại Tùng Hạ còn trồng các loại thảo dược khác như sả, bạc hà, hương thảo... Không chỉ trồng hoa, Miên còn sản xuất ra tinh dầu từ các loại thảo dược được trồng ở trang trại. “Nhờ gia đình, bạn bè động viên, giúp tôi có thêm động lực để thực hiện ước mơ của bản thân. Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ nông dân nào mong muốn trồng loại hoa này. Sắp tới tôi sẽ thành lập trung tâm dược liệu (trực thuộc Viện Công nghệ sinh học và ứng dụng

vi sinh miền Nam). Dốc hết tình yêu, thời gian của bản thân vào vườn hoa nhưng Miên không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Bán được bao nhiêu, Miên dùng số tiền đó để tái đầu tư, trả lương cho công nhân và đặc biệt là tạo các suất học bổng để giúp đỡ các trẻ em nghèo.

Vào những ngày cuối tuần, những người bạn của Miên ở Sài Gòn lại lên thăm và cùng nhau tưới cây, bón phân, làm cỏ cho vườn hoa của Miên. Dường như vườn hoa của cô gái này là nơi trải nghiệm của các bạn trẻ, giúp họ gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên hơn. Đối với Miên, được sống cùng hoa, được chăm sóc và nhìn chúng lớn lên từng ngày chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Miên cũng chính là cô gái đã đưa giống hoa Lavender tới gần với người dân Việt Nam.

Niềm vui của Tường Miên khi được chăm sóc vườn hoa Lavender của mình. Ảnh: Yến Thy

ĐỨC TÚ

Đã bao năm trôi qua, ông Dũng vẫn nhớ lại như in lần truy bắt những thanh

niên choai choai tổ chức đua xe và đến khi chúng đến nhà ông ném đá vào nhà, đập nát cửa ngõ, cổng rào thì người dân xung quanh mới vỡ lẽ, đó là sự trả thù nhắm vào một con người hết sức kiên định. Kiên định là vì sau sự việc đó, nếu người “yếu tim” sẽ phải tự nhủ mình rằng: thôi dừng lại. Nhưng sự “gan lì” của một con người thời còn thơ dại đã trực tiếp làm nhiệm vụ giao liên dẫn bộ đội đánh nhiều trận đánh ác liệt và lớn lên trở thành một trinh sát trận địa có “nghề” thì điều đó không bao giờ làm ông nhụt trí.

Năm 2011, một đối tượng trộm cắp xe máy khi đang đổ đèo Prenn, đến cuối đèo thì bị ông bắt giữ. Trước đó ông đã nhận được chỉ

Ông “Barie” dưới đèo Prenn

thị phối hợp của lực lượng Công an thành phố để truy bắt. Ông mường tượng lại bằng lối phán đoán như đã được đào tạo bài bản: “Tôi đoán chắc chắn đối tượng

muốn rời khỏi Đà Lạt đi về các huyện phía Nam để tiêu thụ chiếc xe mình đánh cắp thì phải đi qua đèo Prenn còn đèo Mimosa thì khả năng đối tượng đi là rất ít, vì đây là

nơi có nhiều xe tải lưu thông và ít xe máy, nên khả năng bị phát hiện là rất lớn, còn đèo Prenn lại đông xe máy, cơ hội để ngụy trang và tẩu thoát là rất cao. Chính vì vậy tôi trực chiến ngay chân đèo, thấy đối tượng giống với đặc điểm mô tả thì tóm gọn, không để cho đối tượng có cơ hội vượt mặt”.

Hay, sự việc ông bắt đối tượng cướp giật trên đèo Prenn vào năm 2012, đối tượng lợi dụng đêm tối để chặn xe và thực hiện hành vi cướp giật với một phụ nữ. Ông áp sát đối tượng, rồi khống chế, quật ngã tên cướp xuống đường khiến kẻ cướp hết đường thoát. Người phụ nữ cảm ơn và xin đền ơn nhưng có sự đền ơn nào bằng sự bình an của chính những con người chân yếu tay mềm phải vượt đèo vào đêm tối. Bảo vật cuộc đời của ông, trong kháng chiến trường kỳ cũng như trong hòa bình chính là những tấm bằng

khen cao quý mà các ban, ngành đã trao tặng để ghi nhớ một con người hết sức bình dị một lòng tự nguyện làm “gác chắn”. Mỗi tấm bằng khen, giấy khen là một kỷ niệm của “vị” Phó Ban Bảo vệ Tổ dân phố Phường 3, mà chắc hẳn khi nghe ông kể thì một tiểu thuyết gia có thể viết về ông lắm. Bắt cướp, đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục con em địa phương là điều thường thấy ở ông Dũng “Barie” nhưng tham gia ứng cứu, đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời, bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn giao thông ở con đèo Prenn thì ông cho là “nghĩa vụ”. Và, ông lý giải điều này một cách chân chất rằng, mình sinh sống ở dưới chân đèo, nếu có tai nạn giao thông thì mình phải kịp thời ngay, nhiều lúc “nước xa không cứu được lửa gần”, tính mạng của con người là trên hết, vì nhiều lúc trong một tích tắc là mình đã làm được nhiều việc lắm mà liên quan đến tính mạng của một con người đấy chứ.

Dưới chân đèo Prenn, ông Nguyễn Dũng (SN 1960) ở Tổ dân phố 19, Phường 3, TP Đà Lạt được người dân ví von là “lá chắn” cho người dân địa phương và người qua lại khu vực này.

Ông Dũng “Barie” bên những tấm bằng khen cao quý trong phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm. Ảnh: Đức Tú

ĐAM RÔNG: Phát hiện 51 vụ vi phạm lâm luật

UBND huyện Đam Rông cho biết, 6 tháng đầu năm

2017, các cơ quan chức năng huyện đã phát hiện 51 vụ vi phạm lâm luật, xử lý 49 vụ

(giảm 12 vụ so với cùng kỳ) và tịch thu trên 91 m3 gỗ các

loại, thu nộp ngân sách 194,7 triệu đồng.

Đam Rông đã tổ chức phát động và ra quân trồng trên

35 ngàn cây rừng, trồng cây phân tán, giao khoán diện

tích gần 39.000 ha rừng cho 3 đơn vị, 1 cộng đồng dân

cư và gần 2.500 hộ dân nhận quản lý, bảo vệ.

N. NGÀ

Xây dựng 54 chuỗi nông sản an toàn

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Lâm Đồng cho biết: Đến nay, Lâm Đồng đã xây dựng 54

chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản

trên địa bàn. Trong đó gồm 29 chuỗi rau

với hơn 780 hộ sản xuất trên tổng diện tích 1.433 ha, đạt

sản lượng mỗi năm 141.330 tấn. Tiếp theo có gần 200 hộ nông dân liên kết sản xuất 4

chuỗi hoa, tổng diện tích 216 ha, sản lượng 151 triệu cành/năm. Còn lại là 17 chuỗi chè

(685 ha), sản lượng 8.664 tấn/năm và 4 chuỗi chăn nuôi hơn

31.400 con heo. Dự kiến từ nay đến cuối năm

2017, Lâm Đồng xây dựng mới 14 chuỗi liên kết rau, chè, cà

phê, dược liệu, trái cây đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

VĂN VIỆT

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

4 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: CHU BÁ NAM

Nhà Mao nhiều cà phê lắm, cà phê phơi đầy sân, chất đống trong kho nhưng cô thích

ra quán gọi một ly, ngồi vào góc quen thuộc phóng tầm mắt qua cửa sổ. Xa xa đồi núi trập trùng ngút ngát. Đất bazan, da thịt Tây Nguyên đỏ nhưng nhức đã khoác lên mình manh áo xanh cà phê. Sức người ghê thật! Lại hiển hiện trong cô hình ảnh người đàn ông quắc thước, nước da đồng hun đen chũi, tay nắm xà gạc, miệng ngậm tẩu thuốc dài và người đàn bà lủng lẳng đôi khuyên tai to đùng với chiếc gùi đè nặng trên lưng và đứa con trước ngực. Di Linh ngày xưa của Mao đấy. Cô vẫn theo mẹ theo bà lên nương làm rẫy cùng bà con người K’Ho và điều cô thu lượm rất sớm là có làm mới có ăn. Quê cô ở tận Nghệ An, mảnh đất ham làm chịu học nổi tiếng ấy cũng đã dạy ông bà cha mẹ cô như vậy.

Nhưng hình như giờ đã khác xưa, được mùa không đồng nghĩa với no ấm. Ai dám chê bà cô, bố mẹ cô và bà con dân tộc nơi đây. Họ chung thủy với đất, hạn hán lũ quét, biến đổi khí hậu không đổ tội cho trời. Khoan sâu mấy chục thước đào giếng gặp đá ngầm không nản, lũ cuốn sạch nhà cửa ruộng vườn lại bắt tay gây dựng từ đầu. Con người cứ bám đất mà sống như nghiệp định. Đất không phụ người và cà phê ra hoa kết trái. Họ đã làm hết bổn phận mình mà lo vẫn hoàn lo. Cái điệp khúc “được mùa rớt giá” đến bao giờ mới buông tha họ? Một kí hạt cà phê pha được trăm ly mà bán một ly cà phê mua được cả kí hạt, thử hỏi xóa đói giảm nghèo đến bao giờ? Vị cà phê trong miệng

Mao đắng ngắt. Di động có tin nhắn: “Mày

đang làm gì đấy?”. “Tao đang ngắm mưa rơi. Buồn muốn khóc đây!”. Cô trả lời đứa bạn gái cùng lớp đại học vừa tốt nghiệp cũng đang tìm việc như mình. Nhà nó giàu, có việc cũng được, thất nghiệp chẳng sao, tranh thủ học tiếp lên cao học rồi lấy chồng là vừa. Nhà Mao nghèo, bố mẹ làm nông, bà đã già, dưới cô còn ba em nhỏ. Đầu xuôi đuôi lọt, chị cả phải làm gương cho các em, đồng nghĩa với việc phải học giỏi. Hồi cấp 3, thi cử đến nơi rồi mà Mao chỉ mong chủ nhật để đi làm thuê kiếm tiền. Thôi thì đủ việc: hái su su, làm cỏ chè, đào hố trồng cà phê… Thông thường hố vuông rộng 60 phân sâu 60, người ta bắt chẹt đào sâu 70 cô vẫn nhận sợ rơi vào tay người khác. Có khi còn đi chăn bò, chiều về ngồi trên lưng bò hai bên hai bó củi. Nhà xa trường phải ở trọ. Ngày nghỉ đi bộ 15 cây số về với gia đình qua một con sông bằng đò. Gạo mang đi đủ ăn 1 tuần, kèm theo gói bột nêm là món ăn chính, chủ nhà cho mớ rau muống héo thì nấu canh, có khi lá vàng úa rụng hết vẫn luộc ngồi nhai như giẻ rách. Các bạn nhà giàu cười ngoảnh mặt đi ra vẻ ta đây thuộc đẳng cấp khác. Vào đại học cũng ở trọ. Nhà trọ gần cái kho xi măng bụi ơi là bụi, tưởng nó đóng bê tông trong phổi, mỗi lần xe tải đến giao nhận hàng là hoảng hồn, giờ nghĩ lại mùi xi măng vẫn rùng mình. Đầu bên kia là chuồng heo, Mao lớn lên ở nông thôn quen mùi heo mùi bò, không sợ. Con bạn nhắn tin vừa rồi là dân đô thị, nhà mặt tiền coi thường bụi và thế là đổi chỗ cho nhau. Kể sống chung chẳng đến nỗi nào nhưng

LÂM HÀ: Thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế

HOÀNG YÊN

Việc mua BHYT tự nguyện là vấn đề mà mà các gia đình còn khá lăn tăn. Bởi, đa

số người dân không thích mua BHYT là do sự khác biệt về chất lượng khám chữa bệnh theo yêu cầu với khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Thực tế cho thấy, đa số người tham gia BHYT là đối tượng chính sách, cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên. Còn người lao động, nhất là nông dân ở nông thôn ít quan tâm đến BHYT. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa nên cần tuyên truyền đến từng hộ gia đình để người dân hiểu hết tầm quan trọng của việc tham gia BHYT.

Vì vậy, để người dân tích cực, tự nguyện tham gia BHYT, cần đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đặc biệt là tuyến cơ sở, nâng cao y đức của đội ngũ y, bác sĩ để người dân không cảm thấy bị phân biệt đối xử giữa khám dịch vụ và khám BHYT. Đồng thời nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh khám BHYT, có như thế mới thu hút được người dân tự nguyện tham gia BHYT.

Lâm Hà đặt ra mục tiêu phấn đấu năm 2017 toàn huyện đạt 77,8% người dân có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) và để đạt được mục tiêu này cần phải tuyên truyền sâu rộng lợi ích mà BHYT mang lại để thu hút người dân tham gia.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh Nhữ Văn Hiếu chia sẻ: Những năm trước, xã Tân Thanh nằm trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, chính vì vậy, 100% người dân được hưởng thẻ BHYT. Nhưng khi xã thoát ra khỏi xã khó khăn, ngoài những gia đình được hưởng chính sách BHYT của nhà nước ra, người dân còn lại trên địa bàn xã đã được xã tuyên truyền, vận động nên ý thức người dân được nâng lên, họ tự nguyện đăng ký mua BHYT bởi chất lượng phục vụ y tế tuyến xã là khá tốt, đội ngũ y, bác sĩ khá tận tâm. Bên cạnh những thuận lợi, y tế xã Tân Thanh vẫn còn gặp những vấn đề khó khăn như vẫn còn thiếu đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất y tế còn thiếu, nhiều loại thuốc đặc trị chưa có, hiện Trạm y tế xã phục vụ 1.221 lượt khám, chữa bệnh trong khi đó chỉ có 8 nhân viên. Chính vì vậy trong thời gian tới, cần sự đầu tư hơn nữa của các cấp, để tiêu chí y tế ngày càng hoàn thiện.

Theo thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2017, số người dân có thẻ BHYT trên địa bàn huyện Lâm Hà là 103.739 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 73%. Huyện Lâm Hà phấn đấu đạt

tiêu chí quốc gia về y tế, đảm bảo phấn đấu đến cuối năm tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt trên 77,8%. Riêng 5 xã đăng ký công nhận xã nông thôn mới (Đan Phượng, Hoài Đức, Tân Hà, Phúc Thọ, Phú Sơn) phấn đấu đạt tỷ lệ người dân có thẻ BHYT là 85%.

Theo ông Đinh Đức Chí, Phó Chủ tịch UBND huyện, phát triển đối tượng BHYT được xác định là nhiệm vụ quan trọng của huyện. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu thu hút người dân tham gia BHYT, UBND huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về quyền lợi của BHYT. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc khẳng định vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội. Qua đó, giúp người dân hiểu sâu hơn về chế độ, chính sách BHYT.

Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, các cơ sở khám, chữa bệnh đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế giúp người dân được hưởng thụ một cách tốt nhất các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây cũng được xem là giải pháp then chốt để vận động người dân tham gia BHYT.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Người dân tham gia bảo hiểm y tế

được các bác sĩ tận tình chăm sóc.

Ảnh: H.Y

Hơn 18,4 tỷ đồng cho các hoạt động Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII

Theo dự toán của UBND thành phố Đà Lạt, sẽ cần tổng kinh phí khoảng hơn 18,4 tỷ đồng tổ chức các hoạt động trong chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII gắn với Tuần Văn hóa Trà năm 2017.

Trong đó hơn 7 tỷ đồng từ các nguồn kinh phí ngân sách thành phố Đà Lạt (2,6 tỷ đồng), các

đơn vị chủ trì thực hiện (hơn 2,8 tỷ đồng), vận động tài trợ và xã hội hóa (hơn 1,6 tỷ đồng). Còn lại kinh phí gần 11,3 tỷ đồng đề nghị tỉnh Lâm Đồng cấp.

Diễn ra thời điểm cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII gắn với Tuần Văn hóa Trà năm 2017, dự kiến kế hoạch giao cho

các cơ quan, đơn vị của thành phố Đà Lạt tổ chức 19 chương trình hoạt động. Tiêu biểu như: xây dựng không gian hoa tại khu dân cư; trồng hoa ngắn ngày tại Quảng trường Lâm Viên; triển khai mô hình du lịch nông nghiệp, nhãn hiệu xanh; phiên chợ rau, hoa; đêm tôn vinh người trồng hoa Đà Lạt… MẠC KHẢI

Phim Việt được nhận định ngày càng đẹp không chỉ ở bối cảnh mà còn góc

quay, các yếu tố kỹ thuật. Nhạc phim cũng được chú trọng hơn. Nhiều phim gần đây từ thương mại đến nghệ thuật đều được công nhận là có hình ảnh đẹp. Không chỉ đẹp từ cảnh thiên nhiên sẵn có mà còn ở góc quay, sự chăm chút từng khung hình với những cú lia máy hoặc quay toàn cảnh khiến người xem thích thú.

Phim là phải đẹpCảnh đẹp thiên nhiên trong

các phim: “Cánh đồng bất tận”, “Thiên mệnh anh hùng”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”,... hớp hồn khán giả khiến các nhà làm phim đổ xô tìm kiếm bối cảnh đẹp, lạ cho phim của mình. Bối cảnh phim được xem trọng không kém dàn diễn viên tham gia phim.

Phim Việt ăn điểm ở cảnh đẹp, nhạc hayMột bộ phim cũng như cơ thể con người có khung xương là kịch bản, còn âm nhạc và hình ảnh tựa da, thịt. Tất cả đều quan trọng để tạo nên tác phẩm tốt.

Cảnh đẹp trong phim trở thành lợi thế quảng bá bên cạnh diễn viên, ê-kíp làm phim. Phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” tạo sự chú ý ban đầu cũng nhờ vào những đoạn video clip quảng bá ngắn trên YouTube. Đạo diễn Lương Đình Dũng cũng tốn nhiều thời gian tìm kiếm ngoại cảnh cho phim “Cha cõng con”, một phim có hình ảnh và âm nhạc ấn tượng.

Phim đẹp không chỉ đơn thuần có cảnh đẹp của thiên nhiên mà quan trọng khung hình, góc quay. Hai phạm trù này khác nhau vì thiên nhiên là cái sẵn có còn khung hình, góc quay phải nhờ tài năng của đạo diễn hình ảnh, quay phim. Nếu có vẻ đẹp thiên nhiên lẫn khung hình đẹp, phù hợp với câu chuyện, cảm xúc người xem sẽ được nâng lên. Phim “Đảo của dân ngụ cư” của đạo diễn Hồng Ánh ghi điểm tuyệt đối là ở khâu hình ảnh. Giới chuyên môn cũng trầm trồ trước những cảnh cực đẹp của nhà quay phim Lý Thái Dũng.

Khán giả ngày nay không kém tinh tế khi thưởng thức phim. Không chỉ ngoại cảnh mà cả nội cảnh cũng đòi hỏi phải đẹp từng

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

5 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Nữ hoàng nông sản ếkhông ít lần nắm bàn tay chai sần của Mao nó nở nụ cười khó hiểu.

*Bà ơi, bà có cách nào giúp

cháu không? Mao đặt đĩa cà phê hạt và đĩa thịt heo ba chỉ lên ban thờ rưng rưng cắm nén nhang. Cái thời gói mỳ ăn liền là xa xỉ đối với bà cháu ta qua rồi. Sao ngày xưa cái gì cũng quý mà bây giờ rẻ rúng thế. Bà ao ước có được bữa thịt heo luộc chấm mắm tôm ăn cho đã. Cháu sợ mỡ hỏi nội ăn thịt mỡ thấy thế nào, nội cười trả lời thấy nó ngọt. Cháu còn nhớ mỗi lần lên đường trở về nhà trọ bà cập rập chạy theo dúi vào tay cháu mấy đồng tiền lẻ. Giờ cháu lớn khôn, tốt nghiệp đại học rồi mới thấu hiểu phải quan tâm đến người thân của mình ngay khi mình còn nghèo. Mắt cô nhòe nước khi bắt gặp ánh mắt bà trên di ảnh.

Mao ơi, cháu là đứa ngoan nhất mà cũng là đứa vất vả nhất nhà. Cháu nói đúng đấy, giờ cái gì cũng rẻ vì nhà nhà sản xuất, người người lo làm giàu, hết đánh nhau rồi thì còn việc gì khác. Cà phê, thịt heo rẻ trên tay người nông dân thôi, đến người dùng vẫn đắt đấy chứ, phải không cháu của bà?

Nội đang nói với Mao hay chính Mao đang nói với mình, cô cũng không rõ nữa. Thầy dạy kinh tế thị trường bảo: “Các em thấy không, ở Việt Nam chúng

ta con đường nông sản đến tay người dùng là dài nhất thế giới, nó zích za zích zắc nhiều cầu, qua mỗi cầu phẩm chất lại giảm đi, giá tăng lên. Quá trình sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng gọi là logicstic”.

Phải lo tiêu thụ sản phẩm, cứ hùng hục vào làm là chết. Người nông dân phải hiểu thị trường. Người xưa nói “Nông an, thương hoạt”, bây giờ nông cũng phải hoạt. Phải doanh nghiệp hóa nông nghiệp và doanh nhân hóa nông dân. Rồi công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu… Mao sẽ đứng ở đâu trong cái chuỗi sản xuất cung ứng nông sản? Cô càng sốt ruột khi vô tình mở ti vi thấy Chủ tịch tỉnh báo cáo trước Quốc hội, rằng

ăn nữa hãy đưa cho Nữ Hoàng. Cà phê, chè, rau đậu, trái cây… tiền nào của nấy nhập kho tất. Tiền tươi đây cầm lấy, tết nhất đến nơi rồi. Các bạn cùng nhà trọ khi xưa tới tấp xin làm đại lý, cả con bé nắm bàn tay chai sạn của cô mà cười giờ có bằng thạc sĩ vẫn đang chạy việc.

- Động cơ nào khiến chị chọn mặt hàng nông sản ế? - Phóng viên truyền hình hỏi.

- Tôi thương bà tôi, thương bố mẹ tôi và bà con cô bác dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Nếu anh nhìn thấy bà tôi ngồi thừ trên vạt cà rốt không ai mua, và mẹ tôi nằm khóc trong kho cà phê đang rớt giá, phơi đi phơi lại cứ hao dần từng ngày thì anh cũng sẽ làm như tôi thôi.

- Bà ơi, cháu chưa quên cái thời bao cấp gian khó bà kể. Hợp tác xã thu mua cà phê với giá một phần năm giá thị trường. Dân tìm cách đưa về Sài Gòn. Cà phê chia nhỏ cho vào túi xách tay, dồn vào khung, vào lốp xe đạp, ngụy trang trong những gô cơm hai đáy được thiết kế chuyên dụng và gò một cách khéo léo. Dồn cả vào lô uốn tóc bằng nhựa, bó vào đùi, vào bẹn, những chỗ kín trong người. Bà đã từng cất giấu tài liệu, thuốc tây tiếp tế cho quân ta trong chiến tranh nên dày dặn kinh nghiệm, thế mà vẫn bị công an, thuế vụ, quản lý thị trường phát hiện. Vì con vì cháu bà chẳng sợ voi dày hổ vồ, đêm khuya băng rừng xuống Đồng Nai, muỗi đốt, vắt cắn máu nhuộm đỏ cà phê. Bỗng có tiếng lách cách súng lên đạn: “Bọn con buôn dừng lại, nếu không sẽ bị bắn!”. Anh thanh niên dân tộc dẫn đường cùng bọn trẻ nhanh chân lao vào rừng rậm. Bà đứng như trời trồng. Mắt mờ, chân chậm, toàn thân bó cứng bởi cà phê như con rô bốt, như lính đặc công mang trong mình bộc phá lao vào kho xăng Nhà Bè. Đã từng hoạt động cách mạng sa vào tay giặc nhiều lần, hôm nay rơi vào tay ta, du kích hay quản lý thị trường gì đó. Chúng tháo tung “phụ tùng” của bà, phơi ra thân trần như nhộng. Hắn giở trò sàm sỡ, mặc cả, nếu bà đồng ý sẽ cho đi trót lọt. Bà cầm gói cà phê thấm máu đập vào mặt nó rồi lăn xuống suối cạn. May mà Nghị quyết VI của Đảng kịp thời cứu dân bằng những việc cần làm ngay. Cảnh ngăn sông cấm chợ bị bãi bỏ, tháo dỡ các barier về Sài Gòn, lúc ấy cung mới gặp được cầu, kẻ bán người mua ôm nhau cười ra nước mắt.

Bà ơi! Mao bật khóc: Bây giờ thì cháu bà có muốn nghèo cũng không được nữa rồi. Cháu sẽ mua thật nhiều thịt heo ba chỉ để bà chấm mắm tôm ăn cho đã. Cháu vừa xây xong biệt thự và đang ngồi trong xe con loại sang bấm máy di động đắt tiền gọi cho bà. Nhưng bà đâu nghe thấy. Cháu chỉ muốn nói với bà, những đồng tiền lẻ bà dúi vào tay cháu khi đi trọ học ngày nào giờ đã nhân lên tỉ tỉ. Bà đã dạy cháu rất nhiều, nhưng chưa bao giờ bảo cháu là hãy quan tâm đến những người thân yêu của mình ngay khi mình nghèo khó, kẻo đến lúc tiền nhiều thì không còn cơ hội nữa.

nông dân vẫn chỉ lấy công làm lãi, tỉ lệ hộ nghèo trong bà con dân tộc và di cư tự do ở vùng sâu vùng xa xấp xỉ 30%! Người nông dân một nắng hai sương đang phải mua phân bón thuốc trừ sâu với bất kì giá nào, lại phải bán chịu sản phẩm của mình với giá áp đặt. Sao không có quyền định đoạt giá nông sản trong tay mình? Cô sẽ mua, mua tất nông sản ế và trả tiền ngay cho bà con với giá thỏa thuận.

Nhưng làm thế nào đây? Đầu đau như búa bổ, Mao nhíu cặp lông mày, đẩy gọng kính cận trên sống mũi theo thói quen, cười với mình trong gương và tim bỗng trở nên loạn nhịp. Cử nhân kinh tế thất nghiệp dám từ chối lời mời của một công ty hứa trả

lương khởi điểm 10 triệu để lao vào giải cứu nông sản ế, bênh vực nông dân! Liệu có phải là hồ đồ, hoang tưởng quá chăng? “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, lời Bác thấm vào cô gái trẻ từ khi nào giờ đây bỗng bật ra.

*Một năm, đúng một năm sau,

chân dung Mao xuất hiện trên trang nhất các tờ báo lớn với những dòng chữ in đậm: “Trần Thị Mao, người sáng lập và điều hành thương hiệu “Trần Mao”; “Nữ giám đốc 8X với công ty khủng 500 đại lý”; “Kinh doanh online nông sản theo mô hình nhân đạo, thắp sáng niềm tin cho bà con nông dân vùng sâu vùng xa”; “Trần Thị Mao - Nữ Hoàng Nông Sản Ế”… Và nhiều nhiều nữa với những cái tít, những dòng sapo hot nhất. Hay lại lăng xê nhau đây? Cái con bé chăn bò, đào hố cà phê chứ ai! Có bột mới gột nên hồ, nghèo xác nghèo xơ như nó đào đâu ra vốn? Nhiều người không tin. Nó là một startup trình bày dự án thuyết phục nhất, được nhà đầu tư nước ngoài chi 1 triệu USD nhưng không thèm nhận 1 xu! Rõ là 1 tấc đến trời, để xem nó còn ba hoa đến đâu nữa.

- Xin được hỏi “Nữ Hoàng Nông Sản Ế”, trong khi người ta thu mua nông sản của dân theo hình thức kí gửi bà lấy đâu ra tiền trả ngay, tiền trao cháo múc, cưa đứt đục suốt? - Một nhà báo phỏng vấn.

Mao không trả lời, đưa di động của mình cho anh ta. Một giọng nữ trong máy:

- Tôi là chủ nhà trọ ngày xưa cô Mao ở. Tôi trúng một vé độc đắc 2 tỉ, quyết định làm từ thiện cho cô ta khởi nghiệp. Với một nữ sinh viên nghèo từng phát biểu, ngửi kĩ phân chuồng nhà tôi có mùi thơm thì tôi tin không phải là ném tiền qua cửa sổ.

Hai năm sau, “Chợ Nông Sản Ế trực tuyến” của Trần Thị Mao đã có tới 600 đại lý khắp 63 tỉnh, thành vẫn trên đà phát triển và thường xuyên cháy hàng. Cà chua dưa hấu đâu, đừng cho bò

Minh họa: Thanh Toàn

Phim Việt ăn điểm ở cảnh đẹp, nhạc hay

khung hình. Đây là nguyên nhân khiến cho phim Việt nỗ lực đẹp lên trong mắt công chúng vì khán giả cần. “Trong phim “Cô gái đến từ hôm qua”, tôi cũng tập trung nhiều vào vẻ đẹp của Hội An. Tôi muốn những người xem phim nhận thấy được cảnh đẹp mang đến cho họ cảm xúc về thời thanh xuân thông qua khung hình hợp lý” - đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nói.

Hướng đến chuyên nghiệpĐạo diễn Lương Đình Dũng và

nhà quay phim Lý Thái Dũng cho

biết họ chăm chút cho từng cảnh quay trong phim “Cha cõng con”. Để có được cảnh lũ lụt, họ chọn quay tháng 7 đúng mùa lũ về nhằm ghi lại hình ảnh chân thực. Họ cũng chọn thời điểm ánh sáng tốt nhất, thuê người chăm sóc cây để có được khung cảnh nên thơ của nhân vật bé Cá trên cỏ xanh, nắng vàng, hoa tung bay. Vẻ đẹp thiên nhiên Hà Giang được tôn lên rất nhiều trong phim này kết hợp cùng phần âm nhạc đầy cảm xúc giúp phim chinh phục nhiều giải thưởng ở các liên hoan phim quốc tế.

Trước đây, nhà làm phim Việt chú trọng nhiều nhất ở khâu diễn viên, kế đến là kịch bản, còn âm thanh, hình ảnh chỉ là minh họa thêm cho câu chuyện. Nhưng trước tình hình hiện nay, nhận thức này không còn đáp ứng được thị hiếu khán giả nên sự thay đổi là điều tất yếu. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình thừa nhận: “Khán giả ngày nay đa phần là người trẻ nhưng họ tinh tế, đòi hỏi càng nhiều hơn nên mọi thứ trong phim từ hình ảnh đến âm thanh phải chỉn chu. Với những phim ca nhạc, chúng tôi buộc quan tâm nhiều đến âm nhạc nhưng vẫn phải bảo đảm hình ảnh đẹp”. “Một bộ phim cũng như cơ thể con người có khung xương là kịch bản, còn âm nhạc và hình ảnh tựa da, thịt. Tất cả đều quan trọng vì một cơ thể không thể chỉ có da bọc xương hoặc xương với thịt. Tổng hòa 3 yếu tố trên sẽ tạo nên một tác phẩm tốt. Một điều không thể phủ nhận là phim Việt đang ngày càng đẹp, nhạc cuốn hút hơn trước” - nhà báo Cát Vũ công nhận.

Theo MINH KHUÊ nld.com.vn

Hình ảnh đẹp như tranh vẽ trong phim “Cô gái đến từ hôm qua”. Ảnh do nhà phát hành cung cấp

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

6 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

TĨNH XUYÊN

Nâng niu hồn núi Đà Lạt - phố núi, với muôn

hồng ngàn tía của các loài hoa và ngút ngàn thông xanh. Phố ấy là dốc nắng, là sóng hồ... và đặc biệt là bảo tàng biệt thự cổ. Phố ấy, cổ kính, yêu kiều và lãng mạn bởi nhà dưới tán rừng xanh, rừng trong phố thị bồng bềnh. Đấy chính là ma lực hút HS Vi Quốc Hiệp để được “duyên” mĩ cảm mà đắm mê, như anh nói: “Đà Lạt đẹp từng... centimet nên nguồn cảm hứng ấy khiến tôi cứ muốn vẽ mãi. Không cần sắp đặt hay tưởng tượng, cảnh vật nơi đây đã là một tác phẩm hoàn chỉnh, người nghệ sĩ chỉ cần thể hiện lại”. Luôn âu lo những “tác phẩm hoàn chỉnh” sẽ mất đi, Vi Quốc Hiệp hấp hả ngược xuôi muôn nẻo phố Đà Lạt để ký họa phố. Dĩ nhiên, không là “phố Phái” của Bùi Xuân Phái vẽ về Hà Nội (“Nằm kề bên nhau/Phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”), “phố Hiệp” là Đà Lạt bốn mùa trong ngày của vùng tiểu khí hậu trên cao nguyên. Anh trung thành và thủy chung khắc họa cách cảm của mình bằng nét cọ tài hoa, từ “Biệt thự cổ Đà Lạt trong sương”, “Biệt thự cổ Đà Lạt mùa thu” đến “Biệt thự cổ Đà Lạt mùa thạch thảo”, “Biệt thự cổ Đà Lạt đồi hoa dại”... Với các chất liệu sơn dầu, phấn màu, bột màu... Vi Quốc Hiệp sáng tạo hàng trăm tác phẩm phố Đà Lạt có sức truyền cảm mạnh đến người thưởng lãm. Cũng là hướng nhìn không tả thực, nhưng mỗi tác phẩm là một lần về ý niệm, rồi trải lòng, hồn hậu mà trắc ẩn với đất trời - con người phố núi. Đắm say mà tinh tế, anh neo hồn mình vào hồn phố để mỗi tác phẩm trở thành độc bản...

Chất chứa cảm xúc dâng trào như vậy, Vi Quốc Hiệp thường xuyên trưng bày tác phẩm trong nhiều triển lãm (năm 2003 với 100 bức; năm 2008 với 115 bức; năm 2010 mang ra Hà Nội; năm 2015 với 120 bức). Anh chia sẻ: Năm 2018 tới đây, nhân có ba sự kiện lớn đối với anh: 125 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt, 40 năm anh vào Đà Lạt và anh tròn 70 tuổi, Vi Quốc Hiệp tiếp tục tổ chức triển lãm 125 tác phẩm Đà Lạt phố. “Lần này tôi sẽ mượn một ngôi biệt thự cổ của địa phương làm điểm triển lãm vào tháng 12/2018”, anh nói. Tác giả cũng cho biết, triển lãm có nhiều bức cỡ lớn, từ 2 m2 đến 6 m2. Tôi hình dung, sẽ có một không gian thật sự ám ảnh người xem giữa “nhân sinh” và “nghệ thuật”. Với kích thước lớn, tác phẩm sẽ nhấn rõ hơn những mảng, khối và đường nét về những ngôi biệt thự cổ, những

con đường mộng mơ... Nó giúp anh giữ hồn phố núi trong sự khoáng đạt và yên bình của thiên nhiên; mê hoặc người thưởng lãm bằng không gian của thư thái và thân thiện... HS họ Vi muốn đưa mô hình thực tế khu biệt thự nghỉ dưỡng Lê Lai vào hội họa để hơn một lần mong muốn thu hút du khách đến với Đà Lạt; để càng yêu mến, càng trân quý di sản phố núi này...HS Vi Quốc Hiệp cùng nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩ xứng đáng là hai công dân nghệ sĩ được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen dịp Đà Lạt 120 năm hình thành và phát triển.

Khắc khoải biên cương Lớn lên vùng đất Văn Quang,

tỉnh Lạng Sơn, cách biên giới Việt - Trung trên dưới 10 km. Những năm phục vụ tỉnh biên giới Hà Giang, Vi Quốc Hiệp đặt chân nhiều vùng đất phên dậu nơi đây: Quản Bạ, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên... Đó là những ngày tháng anh gắn bó với đời sống đồng bào và bộ đội biên phòng Việt Nam với nhiều kỷ niệm. Khi đã thành công dân Đà Lạt, Vi Quốc Hiệp vẫn có nhiều tác phẩm hội họa về đất và người Hà Giang. Năm 1998, anh là một trong hai gương mặt ngoài tỉnh (cùng nhạc sĩ Thanh Phúc) được UBND tỉnh Hà Giang tặng Bằng khen vì những thành tích đóng góp nghệ thuật.

Tháng 6/2017, tại thành phố Đà Lạt, HS Vi Quốc Hiệp là người

duy nhất ở Lâm Đồng được Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mời tham dự Trại sáng tác Mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”. Anh gác lại mọi công việc, hào hứng nắm bắt lấy cái “duyên” này để sáng tạo. Trong số 35 tác phẩm của 15 HS ba miền, tác giả Vi Quốc Hiệp đóng góp hai tác phẩm bằng chất liệu Acrylic: “Biên cương yêu dấu” và “Biển của ta”; mỗi tác phẩm có diện tích 1,5 m x 1,5 m.

Tác phẩm “Biển của ta” với gam màu chủ đạo sáng, phong cách hiện đại, đạt tính biểu trưng cao. Giữa trùng dương sóng cả là những con thuyền gần và xa, những ngư dân đánh bắt hải sản, những chiến sĩ Hải quân tuần tra...Bức tranh vừa đạt được tính hào hùng của sử thi, vừa chân chất nét đẹp truyền thống của làng chài. Với đề tài biển và hải đảo, Vi Quốc Hiệp luôn đau đáu thể hiện không chỉ hội họa mà còn cả thơ và nhạc. Chưa một lần đến quần đảo Trường Sa nhưng anh đã có cảm nhận về loài bàng vuông bằng biện pháp liên tưởng khá thú vị và ai đọc thơ Nguyễn Duy cũng thích bài:/Mái tăng “Bầu trời vuông” thời chống Mỹ/Giờ ta lại yêu thêm những cây bàng “vuông” trồng ở đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Anh có 4 ca khúc về biển đảo đã công diễn, trong đó “Tổ quốc rồng thiêng nổi sóng” phổ thơ Tường Huy được Hội Văn học nghệ thuật tỉnh chọn phát sóng trên kênh truyền hình Lâm Đồng.

Với tác phẩm “Biên cương yêu dấu”, Vi Quốc Hiệp tái hiện khung cảnh nơi anh đã từng sống, đó là biên giới phía Bắc. Tác phẩm được mô tả chập chùng hùng vĩ của những dãy núi đá uy nghiêm, bảng lảng mây và sương khói. Điểm xuyết trong hai gam màu chủ đạo là lục và xám của rừng đại ngàn và vách đá sừng sững là màu xanh dịu của mây trời và gam nồng ấm của đất sáng mềm mại bởi những đường ruộng bậc thang. Đặc biệt, tác giả rất dụng ý về chi tiết, thấp thoáng dưới những tán cây rừng cổ thụ được vẽ bằng bí quyết kỹ thuật riêng là những mái nhà sàn còn đỏ bếp lửa hồng của người dân bản địa. Đây là ẩn dụ một hậu phương lớn của quân đội nơi biên cương. Phía xa, góc bên phải tranh, dòng sông Nho Quế ngoài đời được HS đưa vào bằng một phác họa sáng xanh nổi bật và lung linh... Trong không gian tự hào và thiêng liêng về giang sơn Tổ quốc ấy, không thể thiếu nhân vật chính là những chiến sĩ biên phòng đang làm nhiệm vụ tuần tra cảnh giới, khi trên lưng ngựa qua suối, lúc ẩn hiện nơi những khúc đường quanh co... Đây là tác phẩm duy nhất về chủ đề biên cương tại trại sáng tác. Đặc biệt, “Biên cương yêu dấu” được đánh giá là một trong 8 tác phẩm xuất sắc nhất của trại và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã lựa chọn tham dự triển lãm nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 22/12/2019.

HỌA SĨ VI QUỐC HIỆP:

Từ phố núi đến biên cươngAnh là người con dân tộc Tày vùng đất biên thùy phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1971, họa sĩ (HS) Vi Quốc Hiệp lên vùng biên giới Hà Giang phục vụ 5 năm, sau đó “kết duyên” với vùng Nam Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt suốt 40 năm nay. Những trải nghiệm hiện thực đó đã kết tinh và tỏa sáng một tâm hồn hội họa tài ba Vi Quốc Hiệp.

Họa sĩ Vi Quốc Hiệp với những tác phẩm phố và biên cương.

HOÀNG KIM NGỌC

Dân tộc ta vẫn thường quan niệm rằng: Con cái chính là “của để dành” quý nhất

của cha mẹ. Đó là món quà mà khi về già họ chẳng cần gì hết, ngoài những tình cảm của chính những đứa con đối với họ.

Đạo lý sống của người Việt Nam đã lưu truyền từ ngàn đời nay, đó là: cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái và khi về già thì con cái lại phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Đó là một vòng tuần hoàn, một quy tắc bất biến của dân tộc Việt Nam.

Cách đây không lâu trên báo có đăng một hình ảnh gây xúc động hàng triệu con tim. Ảnh ghi lại cảnh một người cha đang trông cho đứa con gái nhỏ của mình tranh thủ nghỉ lấy chút sức. Nét mặt khắc khổ của người cha hiện rõ trong khuôn hình. Và rồi, giữa trưa hè nóng nực của mùa thi, người cha vừa phe phẩy quạt mát cho con bằng tờ báo gập, vừa lo lắng về sự mệt mỏi của con mình sau giờ thi căng thẳng. Cô bé nằm nghiêng, quay mặt vào góc khuất khiến ta không thể đoán biết được cảm xúc của cô. Và cô cũng không thể nào biết được ánh mắt chứa chan tình cảm yêu thương mà người cha dành cho mình. Cô gối đầu lên đùi cha, bình yên dưỡng sức chuẩn bị cho giờ thi tiếp theo vào buổi chiều. Nhìn tấm hình này, ta đều biết được chắc chắn

NHÂN NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

Nghĩ về những đứa con thời @

NGUYỄN HUY KHUYẾN

Theo bài viết Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt của tác giả Thân Trọng Sơn: “Có ý kiến

cho là Đà Lạt là cách đọc trại của Đa Lạc, nhiều niềm vui, viện dẫn địa danh của nhiều thôn xóm, khu phố của thành phố này như Đa Lợi, Đa Lộc, Đa Thành, Đa, Đa Thiện... Xem ra đây chỉ là một lý giải dễ dãi, hời hợt, thiếu chứng cứ, ít thuyết phục”. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về mặt ý nghĩa của những địa danh này, chúng tôi nhận thấy tất cả tên gọi trên đều mang ý nghĩa rất sâu sắc. Về ý nghĩa của những địa danh này, chúng tôi sẽ giải thích ở phần sau. Để có căn cứ xác đáng, chúng tôi tập trung đi vào nghiên cứu chữ ghi trên di tích, hoành phi câu đối của một ngôi đình mang tên Đà Lạt, đình này được xây dựng năm Bảo Đại thứ 11.

Từ ghi chép trong câu đối, hoành phi trên di tíchCó một ngôi đình mang tên địa

Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu địa danh học của các địa phương được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đà Lạt, Lâm Đồng, Lâm Viên là những tên gọi tưởng chừng như rất quen thuộc. Tuy nhiên, vấn đề nguồn gốc, trích dẫn trên di tích, hay trên những văn bản cổ vẫn chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt, địa danh tên gọi Đà Lạt được triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ghi như thế nào? Cái tên Đà Lạt chỉ thực sự được các nhà nghiên cứu quan tâm trên cơ sở tiếng Pháp và tiếng của người dân tộc bản địa trước đây. Mặc dù vậy, sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng chữ Hán để ghi chép địa danh Đà Lạt cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu.

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

7 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Tìm hiểu tên địa danh Đà Lạt qua tư liệu Hán Nôm

VÕ THU HƯƠNG

1. Cô gái 3 tuổi của tôi mỗi lần đi đâu xa lại nằn nì nói mẹ gọi điện thoại nói với bố. Có khi, con chỉ nói một câu: “Bố ơi, con nhớ bố” rồi rấm rứt khóc, nước mắt vòng quanh.

Đó là nỗi nhớ trong veo và tinh khôi đầu tiên của con gái. Nó làm mẹ ngồi bên cạnh vừa mủi lòng muốn khóc vừa phì cười vì chứng kiến những giọt nước mắt thông thường chỉ dùng... khi ăn vạ, giờ biết biểu hiện cho nỗi nhớ. Còn bố của con gái, đầu dây bên kia, giọng nhẹ bẫng, ấm áp: “Bố cũng nhớ con lắm”. Mẹ có chút xíu tự thắc mắc là cả mười năm quen nhau rồi đấy, chưa bao giờ được nghe bố của con gái nói nhớ mẹ hay nhớ bất cứ ai

NHÂN NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

Nghĩ về những đứa con thời @rằng, người cha đó đâu cần đứa con gái nhỏ của mình biết đến tình cảm và sự quan tâm của ông dành cho nó. Ông lo lắng về sức khỏe, lo lắng về kết quả làm bài của con. Đó hoàn toàn không phải là sự trao đổi sòng phẳng giữa con người với con người mà thể hiện sự chăm lo mà hầu như các bậc sinh thành đều sẵn sàng làm vì con cái. Rõ ràng cuộc sống ngày nay đã có nhiều đổi thay đáng kinh ngạc so với cái thời chúng tôi đi học. Xe hơi, nhà lầu, cuộc sống ấm no, đủ đầy… điều mà chỉ cách đây không lâu dù có nằm mơ cũng không dám nghĩ. Thế nhưng cuộc sống gia đình thì lại đã và đang xuất hiện nhiều tiêu cực.

Ngày nay, cuộc sống trong thời @ quả thật là có nhiều thay đổi khủng khiếp. Bên cạnh nhiều gia đình có những đứa con ngoan, học hành tử tế, thì vẫn còn không ít những con cái hư hỏng, thậm chí còn vi phạm pháp luật. Đó cũng là những mặt trái của cái thời @ này. Có lẽ những đứa trẻ hư hỏng đó, chúng chẳng bao giờ biết nghĩ về những tháng ngày được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, nhất là mỗi khi chúng ốm đau, bệnh tật. Chúng có biết đâu rằng, để được lớn lên rồi trở thành một thứ “quái dị” của xã hội như thế, cũng cần phải được nuôi nấng của đấng sinh thành? Có đứa con nào mà chưa được cha mẹ đút cơm, chưa từng được ngủ ngon trong tiếng ru dịu dàng của cha mẹ. Và sau này, khi con lớn lên, có người cha, người mẹ nào,

dù có ở cách xa con, nhưng trái tim họ vẫn luôn hướng về những đứa con yêu quý của mình. Họ vẫn luôn nghĩ rằng, dù chúng có thành đạt đến mấy, có làm đến chức tước gì đi chăng nữa thì đối với họ đó vẫn chỉ là những đứa con bé bỏng của mình ngày nào.

Đúng như, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

Con dẫu lớn, vẫn là con của mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con Vâng, dù sống ở bất cứ đâu trong

cái thời @ hiện đại này, những đứa con cũng cần phải luôn ghi sâu trong kí ức của mình công cha, nghĩa mẹ để không bao giờ trở thành những đứa con bất hiếu.

khác. Phút giây ấy, mẹ nghĩ không chừng tim bố cũng tan chảy vì con gái chứ chẳng đùa.

Vì con gái, mọi ông bố có thể làm những điều “điên khùng” nhất. Đại thể như có ông cầu thủ nổi tiếng David Beckham sẵn sàng để con gái cột nơ lên đầu, có ông bố như chú hàng xóm nhà mình để con gái đánh móng tay bố đỏ chét, còn bố của con gái mẹ - chẳng đếm được đã làm bao nhiêu điều “không tưởng” tương đương như vậy. Gần đây nhất là chiều thứ bảy đi bơi, ông bố gần như chẳng bơi được bình thường vì mải lặn hụp khi con gái cứ thích chí reo hò: “Bố ơi, bố làm con cá đi, con cá phải hụp xuống nước chứ”.

Tình yêu đầu tiên của hầu hết các cô bé đều hồn nhiên đến từ những ông bố, vì như thế. Và tình yêu giữa các ông bố bà mẹ ngày càng bền vững hơn, cũng từ những điều đáng yêu dễ cưng như thế. Ai đó nói, khi lập gia đình rồi, tình yêu sẽ dần cạn đi. Thực chất tình yêu ấy không cạn đi mà nó bền vững hơn khi có sự gắn kết, sẻ chia từ mỗi thành viên trong gia đình.

2. Bạn tôi kể khi những cơn mưa đầu mùa tới, bạn thường nhớ ngày còn bé ở khu tập thể Bảo tàng gần Thành cổ. Căn nhà nhỏ nhỏ, bố bạn vẫn bị đùa là người đẹp trai nhất nhà vì nhà toàn con gái. Lại có người đùa dai, bảo số ông chỉ sản xuất toàn vịt giời. Kệ, bố vẫn ân cần yêu thương mẹ và hai chị em hết mực. Ngày mưa, con gái nói buồn quá, nhà chẳng có gì chơi. Bố vui vẻ lấy củ su hào cắt thành hình con cá, con

thỏ; khéo léo xâu những dây kẽm vào. Bố thòng cánh tay dài rắn chắc ra cửa sổ mặc nước mưa táp ướt lạnh tay. Và bầy cá, thỏ ấy nhảy múa tưng bừng trong điệu nhạc mưa cùng tiếng cười của mấy bố con. Kỷ niệm mát lành tựa như mưa đầu mùa. Mái nhà nhỏ ngập đầy yêu thương từ những điều rất giản dị ấy khiến bạn luôn thấy mình hạnh phúc.

Chị bạn tôi là con gái một gia đình lễ giáo. Ngày chị đến với anh, bố mẹ cản ngăn, bố tuyên bố từ mặt. Chẳng phải khắt khe gì, chỉ là bố mẹ nhìn thấy sự bất ổn và tương lai đổ vỡ báo trước khi con gái gắn bó với người đàn ông đào hoa có tiếng. Chị vẫn quyết lấy, vì yêu. Những cuộc về thăm nhà thưa dần từ đó. Cho tới tận ngày chị sinh bé thứ hai, anh chồng ngang nhiên đưa người tình về nhà. Đó là giọt nước chấm dứt cuộc tình mù quáng của chị. Khi chị buồn đau tới trầm cảm mà không dám chia sẻ với ai về sự khờ dại thì mẹ gọi: “Về đi con, về với gia đình mình”. Sau tiếng gọi ấy, chị quay về nhà bố mẹ. Chị làm mẹ đơn thân - một bà mẹ đơn thân có tiếng trong làng văn. Chị nói, sau giông bão sẽ khiến mình vững vàng hơn bao giờ hết. Và dù hoàn cảnh nghiệt ngã đến thế nào thì gia đình, bố mẹ và các anh chị em vẫn là nơi để dựa nương và bước tiếp kiêu hãnh trong cuộc đời này…

Mãi mãi trong nhiều tâm can tấm lòng người Việt, hai tiếng Gia đình vẫn chất chứa bao yêu thương và thiêng liêng trong đó. Đó là nơi mỗi chúng ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành và luôn nghĩ về với một niềm tin yêu bền vững.

Nơi tình yêu bền vững

Ảnh: Internet

Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu địa danh học của các địa phương được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đà Lạt, Lâm Đồng, Lâm Viên là những tên gọi tưởng chừng như rất quen thuộc. Tuy nhiên, vấn đề nguồn gốc, trích dẫn trên di tích, hay trên những văn bản cổ vẫn chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt, địa danh tên gọi Đà Lạt được triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ghi như thế nào? Cái tên Đà Lạt chỉ thực sự được các nhà nghiên cứu quan tâm trên cơ sở tiếng Pháp và tiếng của người dân tộc bản địa trước đây. Mặc dù vậy, sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng chữ Hán để ghi chép địa danh Đà Lạt cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu.

danh Đà Lạt, đó là đình mà người dân quen gọi là đình Đà Lạt. Trên bức hoành phi treo trên gian chính giữa của ngôi đình ghi là “多樂亭” Đa Lạc đình (Đình Đa Lạc) người dân quen gọi là đình Đà Lạt. Ý nghĩa của ba chữ Hán trên nghĩa là nhiều niềm vui (Đa Lạc).

Ngoài hoành phi ra, thì hai cột chính của đình có cặp câu đối để ca ngợi sự nổi tiếng của Đà Lạt được lưu danh trong vũ trụ.

多樂大名垂宇宙 Đa Lạc đại danh thùy vũ trụ,

亭祠終古掛江山 Đình từ chung cổ quải giang sơn.

Dịch là: Tiếng tăm lớn lao Đà Lạt lưu truyền trong vũ trụ,

Đình, nhà thờ từ xưa đến nay sông núi còn mãi khắc ghi.

Đến ghi chép trongchính sử và nhật kýTrong Lâm Viên hành trình nhật

ký của Đoàn Đình Duyệt có ghi chép về địa danh Đà Lạt. Trong văn bản này, Đoàn Đình Duyệt đã

tám lần nhắc đến địa danh Đà Lạt nhưng chỉ dùng hai chữ (多洛). Đa là nhiều, Lạc là tên của con sông Lạc Thủy. Nếu giải thích như vậy, e rằng hai chữ Hán này chẳng ăn nhập gì với ý nghĩa của tên địa danh. Nên có thể tạm hiểu là ông Đoàn Đình Duyệt chỉ mượn âm đọc để ghi tên địa danh mà thôi.

Bản sách bằng chữ Hán Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên thời vua Duy Tân thứ 10 (1916) có một đoạn nói về Đà Lạt như sau: “Tháng 3 thiết lập thị xã Lâm Viên. Lúc đầu vì địa thế Lâm Viên rộng rãi, khí hậu mát mẻ, tương lai có thể thành nơi đô hội đông đúc, đã đặt riêng làm một tỉnh. Lúc ấy nghĩ đặt thêm ở xứ Đà Lạt một thị xã và dinh thự nhà cửa... ”. Hai chữ Đà Lạt ở đoạn này lại sử dụng hai chữ Hán là Đồ Lịch.

Tiếp sau bộ đệ lục kỷ thì đến bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ cũng nhiều lần nhắc đến địa danh Đà Lạt: “Tòa Khâm sứ hội thương nói Công sứ Đà Lạt xin cấp quan phòng bằng gỗ (trong khắc Lâm Viên quan phòng)...”. Hai chữ Đà Lạt cũng được ghi là Đa Lạc.

Tuy nhiên, cũng trong sách này ở mục 0207, khi ghi chép về đường đi từ Ninh Chữ đi Đà Lạt lại được ghi chữ Hán là Đà Lặc. Mục 0398 lại sử dụng hai chữ Đa Lạc. Khi so

sánh khí hậu Bà Nà sách này chép: “chỗ ấy khí hậu mát mẻ không kém Đà Lạt”. Hai chữ Đà Lạt ở đây cũng được phiên từ Đa Lạc. Đặc biệt, mục 0600 sách này dành hẳn một đoạn dài để ghi chép lời vua Khải Định khi vua nói chuyện với các bề tôi rằng: “Toàn quyền đại thần nghĩ muốn kinh lý đất Đà Lạt để xây dựng một thị xã lớn lệ vào Trung Kỳ mà không thuộc quyền quản trị của Công sứ Lâm Viên, lại nghĩ xây dựng một tuyến đường xe lửa để tiện thông hành. Trẫm cho rằng nếu kinh lý đất ấy thành công thì sẽ rất có ích. Vả lại trẫm từng nghe người phương Tây nói đất Đà Lạt khí hậu rất tốt, hơn hẳn Luzon”... Ngoài ra mục 0760 và 0998 cũng nhắc đến địa danh Đà Lạt và sử dụng cùng chữ Đa Lạc.

Tóm lại, hai bộ sách lớn của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên và Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ dùng sáu chữ Hán khác nhau để phiên âm cho từ Đà Lạt. Đó là hai chữ Đồ Lịch, hai chữ Đà Lặc và hai chữ Đa Lạc.

Tổng kết từ di tích đến thư tịch chữ Hán của triều Nguyễn, chúng tôi nhận thấy sự khác nhau trong việc sử dụng các chữ Hán để phiên âm cho địa danh Đà Lạt...

XEM TIẾP TRANG 12

Ảnh tài liệuLâm Viênhành trìnhnhật kýcó chữ Đa Lạc.

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

8 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

DIỄM THƯƠNG

Thời gian gần đây, mạng xã hội và một số phương tiện truyền thông liên tục phản ánh những vụ việc

tại Đà Lạt: “Chặt chém” giá cả du khách, hành hung du khách, nạn “cò mồi”... gây nhiều luồng ý kiến khác nhau về du lịch, văn hóa du lịch và câu chuyện ứng xử giữa du khách với người làm dịch vụ du lịch cần phải được nhìn nhận để chấn chỉnh trong mùa du lịch đang vào dịp cao điểm.

Chuyện chặt chém du khách luôn là câu chuyện dài của ngành du lịch, thỉnh thoảng lại bùng lên trên công luận nhân vụ việc nào đó rồi tạm thời chìm xuống nhưng chưa biết đến bao giờ mới thực sự có hồi kết. Từ những câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của ngành du lịch, hình ảnh của Đà Lạt và môi trường du lịch mà thành phố xây dựng điểm đến “thân thiện, mến khách”. Một ví dụ điển hình là mới đây, chuyện “ăn 2 tô miến, một dĩa gà giá 700.000 đồng” tại chợ Đà Lạt vào cuối tháng 5 đã dấy lên trong dư luận nhiều ý kiến khác nhau. Có người thì lên án người bán “chặt chém” du khách quá tay, có ý kiến lại cho rằng du khách cũng thiếu kinh nghiệm khi không hỏi kỹ giá trước khi ăn và “nói quá” sự việc từ sự tức giận cá nhân. Cuối cùng thì sự tử tế giữa người với người, giữa người làm dịch vụ và du khách trong xã hội là câu chuyện đáng suy ngẫm.

Là một người làm trong ngành du lịch, anh Phạm Tuấn Anh (Đà Lạt) chia sẻ: Những câu chuyện đáng tiếc khi du khách phản ánh luôn là bài học và đặt ra nhiều vấn

Văn hóa - văn minh du lịchMùa du lịch đang vào dịp cao điểm khi mùa hè bắt đầu. Cùng với lượng khách đến Đà Lạt tăng cao, những câu chuyện giữa du khách và chất lượng dịch vụ vẫn là “câu chuyện muôn thuở” của ngành du lịch. Môi trường du lịch an toàn, thân thiện luôn là điều mà ngành Du lịch Lâm Đồng nỗ lực xây dựng, tuy nhiên vẫn có những sự việc đáng tiếc cần chấn chỉnh để hình ảnh du lịch Đà Lạt đẹp hơn trong lòng du khách.

đề cho những người trực tiếp làm dịch vụ trong ngành du lịch như chúng tôi. Nhìn nhận thẳng thắn sự việc từ gốc đến ngọn là điều cần làm, đã thấy được nguyên nhân thì phải tìm cách khắc phục và cùng nhau loại trừ những điều tiêu cực. Là một công dân Đà Lạt bản thân tôi cũng thấy buồn vì hình ảnh Đà Lạt bị “mất điểm”. Tôi cho rằng câu chuyện về “văn hóa ứng xử du lịch” luôn là câu chuyện bên cạnh tất cả mọi người, điều quan trọng vẫn chính là văn hóa ứng xử giữa con người với nhau, mọi sự việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và hậu quả thấp nhất nếu mọi người cư xử “tử tế” với nhau trong mọi điều.

Trao đổi về vấn đề này, ông Tôn Thiện San - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho hay: Ngay khi các vụ việc xảy ra được du khách phản ánh, tỉnh và thành phố cũng đã lập tức đề nghị các ngành liên quan làm rõ vụ việc và kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch tại các địa bàn trọng điểm về du lịch của Đà Lạt như Phường 1, Phường 2, Phường 8… Những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm và chấn chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm sâu sắc. Tuy nhiên, để Đà Lạt luôn có hình ảnh đẹp, môi trường du lịch thân thiện thì cần sự vào cuộc của cả xã hội, cùng với sự chặt chẽ cũng như ý thức của mỗi người dân, của những người làm du lịch và cả du khách quyết định mọi vấn đề. Ngay khi vào mùa cao điểm hè này, thành phố cũng thắt chặt tối đa trong việc quản lý, xử lý nghiêm các vấn nạn này. Đồng thời, TP Đà Lạt cũng đã phát động ngành du lịch thành phố, các cơ quan, ban, ngành cùng người

dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng Đà Lạt trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn cho khách du lịch.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cũng cho biết: Văn hóa, văn minh du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu để xây dựng và duy trì môi trường du lịch an toàn thân thiện và bền vững. Ngày 2/3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch áp dụng trên phạm vi cả nước, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch không chỉ dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà còn áp dụng cho du khách và cộng đồng dân cư. Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch bao gồm những quy định mang tính chuẩn mực chung nhằm hướng dẫn, định hướng hành vi, thái độ, thói quen và cách ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia vào các hoạt động du lịch, đưa hình ảnh du lịch

Việt Nam hướng tới sự chuyên nghiệp, uy tín, văn minh, thân thiện, mến khách.

Tại Lâm Đồng, trước các vụ việc gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Đà Lạt, vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch trên địa bàn, xử lý triệt để các tệ nạn trong môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong đó, Công an tỉnh chủ động nắm bắt thông tin, tình hình để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách; và xử lý triệt để các tệ nạn, hành vi vi phạm. Đồng thời, Sở Y tế, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là nạn “cò du lịch” tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đặc sản phục vụ du khách, cơ sở lưu trú dạng “homestay”, nhà vườn du lịch nông nghiệp... trong mùa du lịch hè 2017.

Có thể nói, bên cạnh những

Theo tôi, việc có những hành động phản cảm chỉ là số ít rất nhỏ,

tuy nhiên chúng ta cần có trách nhiệm phải ngăn chặn những hành

vi này. Thực tế, mọi người đang có sự phân tách giữa văn hóa ứng

xử trong cuộc sống và văn hóa ứng xử trong du lịch, theo tôi, nên

nhìn nhận chung là văn hóa ứng xử. Đó là ứng xử giữa con người và con người, giữa con người và

thiên nhiên, với điểm đến. Những người làm du lịch hơn ai hết cần ý thức vai trò của chính mình trong việc giữ gìn hình ảnh môi trường

du lịch.

Số điện thoại nóng tiếp nhận phản ánh về dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

1. Trong giờ hành chính:- 063.3829697 (Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Lâm

Đồng).- 063.3822342 (Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Lạt).- 063.3864022 (Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Bảo Lộc).- 063.3843136 (Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đức Trọng).2. Số điện thoại nóng cá nhân phụ trách:- Bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở 063.3827892,

0909.100881;- Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở 063.3827891,

0918.675592;- Ông Trần Mạnh Linh - Chánh Văn phòng 063.3822263,

0918.753311;- Ông Hoàng Ngọc Huy - Trưởng Phòng Quản lý Du lịch

063.3824377, 0918.564014.

Môi trườngdu lịch an toàn thân thiệnlà tiêu chíhàng đầumà Lâm Đồng luôn hướng đến. Ảnh: D.T

biện pháp có hiệu quả về quản lý nhà nước nhằm phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán không lành mạnh, nạn “cò mồi”, câu chuyện văn hóa du lịch sẽ chỉ thực sự có hồi kết khi nhìn nhận thẳng thắn đến tận nguyên nhân gốc rễ của các tệ nạn và tìm cách xóa bỏ: đó là sự tử tế trong quan hệ giữa người với người, là cách hành xử văn hóa, văn minh giữa du khách và người làm dịch vụ du lịch, là cách phản ứng và nhìn nhận vấn đề đúng đắn của cộng đồng khi xảy ra sự việc. Có như vậy, môi trường du lịch mới an toàn, thân thiện mới bền vững.

Tôi rất thường xuyên đi Đà Lạt, và thích môi trường du lịch nơi đây, rất nhẹ nhàng và tạo sự

thoải mái cho du khách đến nghỉ dưỡng, du lịch. Trước những vụ việc gần đây tôi cũng thiết nghĩ chính những người đến Đà Lạt

như tôi cũng cần là những du khách văn minh, những người

tiêu dùng thông minh để tránh rơi vào các sự việc đáng tiếc như vừa

qua. Cũng rất mong Đà Lạt luôn giữ vững hình ảnh đẹp trong lòng

du khách trong và ngoài nước, như thương hiệu nơi này vốn đã

xây dựng xưa nay.

Những sự việc vừa qua dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng ngành du lịch cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và rút kinh nghiệm sâu

sắc. Các vấn nạn du lịch chỉ có thể dẹp bỏ khi toàn xã hội cùng chung

tay, từ người dân, người làm du lịch cho đến du khách.

Ông Ngô Anh TuấnCông ty Du lịch Đà Lạt

Discovery

Ông Cao Thế AnhCông ty TNHH Du lịch

Song Châu Đà Lạt

Ông NguyễnThanh Duy

Du khách từ tỉnh An Giang

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

9 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

N. NGÀ - M. DUNG

Về công tác tại Công an thành phố Đà Lạt từ tháng 9/2007 đến nay, đại úy

Phan Nhật Vũ đã cùng đồng đội tham gia điều tra thành công nhiều vụ án. Khi được hỏi đại úy Vũ chỉ cười nói rằng “Mình cũng như các đồng đội thôi, ai cũng có tinh thần nỗ lực hết sức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Nhiều đồng đội của anh vẫn nhắc tới nhiều vụ việc có anh tham gia xử lý. Trong đó luôn đi kèm với câu chuyện về cách gây dựng và nuôi dưỡng mạng lưới thông tin để các vụ án được giải quyết nhanh chóng nhờ vào “sự hỗ trợ thông tin của người dân”.

Đó là vụ đột nhập trộm cắp tài sản trên 2 tỷ đồng ở tiệm vàng Kim Hòa Thanh đường 3/2, Phường 1, Đà Lạt vào ngày 3/4/2010. Nhờ việc gây dựng mạng lưới nguồn tin hiệu quả, đại úy Vũ và đồng đội đã khoanh vùng và xác định đúng đối tượng

Không có sự giúp đỡ nào hiệu quả bằng sức dân“Được nhân dân tin tưởng, giúp đỡ là vinh dự lớn nhất của người chiến sĩ Công an nhân dân”, đó là điều mà đại úy Phan Nhật Vũ (34 tuổi), Phó Đội Trưởng, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Đà Lạt tâm niệm và cố gắng trong suốt 10 năm công tác của mình.

thực hiện vụ đột nhập trộm cắp trên. Nhờ vậy ban chuyên án đã nhanh chóng truy bắt đối tượng thu hồi tang vật với tài sản trị giá gần 2 tỷ đồng. Hay như trong vụ án giết người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Tà Nung vào những ngày đầu năm 2014. Thông tin quần chúng nhân dân cung cấp đã giúp quá trình thu thập thông tin về đối tượng và những chứng cứ liên quan đến vụ án diễn ra thuận lợi để kịp thời báo cáo Ban chuyên án tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra. Đại úy Vũ đã có mặt trong tổ công tác phối hợp Công an Nghệ An bắt giữ đối tượng và di lý về Công an tỉnh Lâm Đồng để điều tra.

Được biết, đại úy Phan Nhật Vũ thường xuyên bám sát địa bàn vừa làm tốt công tác vận động quần chúng, nắm bắt tình hình, vừa lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó kịp thời phát hiện và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở có biện pháp giải quyết dứt điểm

những vấn đề nảy sinh. Đó là cách anh gây dựng nguồn tin vững chắc trong nhân dân.

Cũng nhờ vậy nên trong những vụ án về cướp tài sản ở khu vực Vạn Thành, cướp xe máy đèo Mimosa, cướp giật tài sản của khách du lịch, liên tiếp các vụ trộm cắp thiết bị máy vi tính ở các phòng khoa đào tạo của Trường Đại học Đà Lạt... đại úy Vũ và

đồng đội đã nhanh chóng nắm rõ được tình hình để báo cáo lãnh đạo xác lập chuyên án đấu tranh. Hay điển hình như vụ án xảy ra vào ngày 18/6/2016, tại Công viên Ánh Sáng Phường 1, Đà Lạt, anh Michael Werl, quốc tịch Đức bị 6 đối tượng đánh và cướp của anh khoảng 2.000.000 đồng. Nhờ nguồn tin trong nhân dân nên sau một giờ triển khai công tác điều tra truy xét, các đối tượng gây án đã bị phát hiện và truy bắt. “Không có sự giúp đỡ nào hiệu quả bằng sức dân, nhất là trong nghiệp vụ phá án” - đại úy Vũ khẳng định.

10 năm về công tác tại Công an thành phố Đà Lạt thì có tới 9 năm liên tục Phan Nhật Vũ đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Riêng năm 2013 anh đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân. Đại úy Phan Nhật Vũ chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng từ năm 2010 và 6 năm liên tục từ 2010 đến 2016 anh đạt danh hiệu đảng viên xuất sắc. Đại úy Phan Nhật Vũ cũng đã vinh dự

được Thủ tướng Chính phủ tặng 1 bằng khen; Bộ Công an tặng 3 bằng khen; Trung ương Đoàn tặng 1 bằng khen; Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng 1 bằng khen và nhiều lần nhận giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt với những thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Với bảng thành tích dày đặc của mình, Phan Nhật Vũ từng được vinh danh là thanh niên Cảnh sát tiêu biểu toàn quốc, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, 1 trong 120 điển hình tiên tiến của thành phố Đà Lạt tại Lễ kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2014 của Công an tỉnh Lâm Đồng..., nhưng với người đại úy trẻ này “tất cả những danh hiệu cao quý anh có được đều có sự hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực của anh em, đồng đội và quan trọng nhất là niềm tin và sự hỗ trợ của nhân dân”. Đó là sức mạnh lớn nhất, là vũ khí sắc bén, lâu bền nhất cho người chiến sỹ công an trên mặt trận phòng chống tội phạm, bảo đảm bình yên cuộc sống như anh.

Đại úy Phan Nhật Vũ.

QUỲNH UYỂN

Ngôi nhà hạnh phúc của gia đình ông bà Lương Bảo Ngọc và Trần Tuyết Lan (Tổ dân

phố 5 - Phường I) nằm ở phố Tây - Trương Công Định, một con phố trung tâm sầm uất, buôn bán tấp nập nhất nhì Đà Lạt. Ông Ngọc làm nghề kinh doanh buôn bán, bà Lan là cán bộ tư pháp của phường nay đã nghỉ hưu. Tưởng chừng cuộc sống đô thị hiện đại gấp gáp như cuốn người ta vào những bữa “cơm hàng, cháo chợ” chớp nhoáng, làm trôi đi nếp sống sum vầy bên mâm cơm gia đình; nhưng không phải thế, 32 năm xây dựng hạnh phúc với nhau không ngày nào bếp nhà ông Ngọc, bà Lan không đỏ lửa.

Ông Ngọc kể, trước khi lấy vợ, ông sống với gia đình, mọi việc nội trợ nấu nướng đều do mẹ lo hết, ông chỉ đi làm, đến bữa về nhà là có cơm ăn. Thời gian đầu lấy vợ, mỗi bữa cơm thấy vợ đi làm về tất bật nấu nướng, ông liền xắn tay vào phụ giúp. Công việc ở cơ sở mỗi ngày thêm bận, rồi có thêm 2 cậu con trai, thấy vợ vất vả, mình kinh doanh ở nhà, ông tranh thủ dành thời gian nấu cơm cho vợ. Món ăn nào không biết, thức ăn gì nấu với gia vị gì là ông lại gọi điện

Thắp lửa yêu thương bằng bữa cơm ấm ápXây dựng hạnh phúc gia đình luôn là vấn đề lớn ở mọi thời đại. Nhưng vấn đề lớn lao ấy lại được vun đắp bằng những việc tưởng như rất đơn giản, nhỏ nhặt hàng ngày - đó chính là những bữa cơm gia đình sum vầy, ấm áp yêu thương.

hỏi mẹ mình. Dần dần, món gì ông cũng biết làm. Nấu nướng dần trở thành niềm vui của ông Ngọc, niềm vui như càng nhân lên khi vợ con ăn ngon miệng. Bà Lan đến tuổi nghỉ hưu, nhưng không nghỉ, bà được nhân dân Tổ 5 - Phường I tín nhiệm bầu làm tổ trưởng, bà lại thường xuyên bận việc làng việc nước, trong gia đình ông Ngọc là người đảm nhận việc bếp núc. Bếp của gia đình cũng là không gian sinh hoạt chính, chỗ nào cũng gọn

gàng, ngăn nắp. Để có bữa ăn ngon, đủ chất, đảm bảo sức khỏe cho 4 người, ông Ngọc và bà Lan thường xuyên đổi món, ăn ngày nào đi chợ ngày ấy để thức ăn tươi ngon, nấu các món ăn vừa đủ cho cả nhà, để ngày hôm sau lại đổi sang món khác.

Ông Ngọc quan niệm: Việc bếp núc, nội trợ không chỉ là việc của phụ nữ. Trong gia đình ai có rảnh hơn thì dành thời gian nấu nướng, chăm sóc các thành viên khác. Nhất là, khi người phụ nữ bước

ra xã hội đảm trách rất nhiều vị trí quan trọng, thì người đàn ông ngoài công việc kiếm tiền, khi rảnh rỗi cũng có thể vào bếp cơm nước, sẻ chia gánh nặng việc nhà bếp núc cùng vợ.

Bà Lan cho biết, trong ngày, mỗi người một việc, bữa cơm gia đình, đặc biệt bữa cơm tối luôn là khoảng thời gian mà 4 thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau. Sau một ngày lao động, học tập và làm việc vất vả thì bữa ăn chính là thời gian các thành viên trong gia đình dành trọn vẹn cho nhau. Cùng trò chuyện, tâm sự, cha mẹ hỏi chuyện, tìm hiểu các mối quan hệ bạn bè, những mong ước của con, niềm vui nỗi buồn ở trường lớp; những vấn đề cuộc sống trong ngày được thảo luận, cùng nêu quan điểm về các vấn đề, từ đó cha mẹ nắm được suy nghĩ của con để uốn nắn những ý nghĩ chưa đúng... Thấy ba giỏi nấu các món ăn, hai cậu con trai cũng học làm theo, khi ba mẹ có việc bận vắng nhà, hai anh em lại cùng nhau vào bếp nấu món ăn mình ưa thích. Trong hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhân Ngày Gia đình Việt Nam do UBND TP Đà Lạt vừa tổ chức, gia đình ông Ngọc bà Lan được chọn đại diện Phường I tham dự hội thi. Trong không gian “trổ tài”

bếp núc, tổ ấm của họ đã gây ấn tượng mạnh bởi cả nhà cùng vào bếp. Nhìn ông Ngọc làm bếp thuần thục là biết người đàn ông của gia đình. Ông làm luôn tay, buông việc nọ, bắt việc kia, lúc làm món mực chiên, khi làm món bồ câu xôi nướng, lúc trộn rau, khi chiên hoành thánh... rất chuyên nghiệp. Bà Lan lo món gỏi bắp bò và lẩu mắm với đủ thứ rau tươi, nấm nhìn đã thấy hấp dẫn. Hai cậu con trai chuẩn bị rau, gọt tỉa hoa lá từ rau củ, sắp dọn bàn ăn. Mỗi người một việc, không khí hòa thuận, ngập tràn hạnh phúc. Chỉ trong 60 phút một mâm cơm thịnh soạn thơm ngon gồm 6 món ăn đã dọn lên, với 2 món khai vị (hoành thánh chiên, tôm mực chiên, rau mầm trộn), 3 món chính (gỏi bắp bò - bánh tráng, bồ câu bó xôi nướng, lẩu mắm), 1 món tráng miệng (cooktail đủ loại trái cây với rượu). Tất cả đều được bày biện trang trí bằng hoa lá gọt tỉa công phu, đẹp mắt, ngon mà tinh tế với thông điệp “Bữa cơm gia đình nhắc nhở mỗi con người luôn có một tổ ấm để trở về”. Đoạt giải nhì hội thi không chỉ là niềm vui, hạnh phúc cho cả gia đình mà còn khẳng định những bữa cơm gia đình họ đang vun đắp đã níu giữ bước chân các thành viên trở về mỗi trưa, mỗi chiều. Từ đó, họ đang truyền cho các con lối sống, nền nếp gia đình để con mang theo khi trưởng thành và lập nên những gia đình hạnh phúc mới.

Gia đình ông Lương Bảo Ngọc và bà Trần Tuyết Lan cùng vào bếp “trổ tài”trong Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Ảnh: Q.U

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

10 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung,

Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng

Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi

nhánh Lâm Đồng - VietinBank PHÒNG BẠN ĐỌC

Can bộ Hội Chữ thâp đo huyên Cat Tiên đên thăm hoi, động viên gia đình chi Tình (ngôi giữa).

Chị Nguyễn Thị Tình sinh ngày 14/6/1980, thường trú tại Tổ dân phố 14 (thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), là gia đình thuộc diện “hộ nghèo bền vững”. Chồng chị mắc bệnh hiểm nghèo đã qua đời. Bản thân chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Chị có 2 con nhỏ, cháu lớn học lớp 9, cháu bé học lớp 1. Hoàn cảnh gia đình chị hiện tại hết sức khó khăn rất mong các mạnh thường quân giúp đỡ.

Chi Nguyên Thi Tinh cân sự giup đơ

ĐÔNG ANH

Chưa xây xong đã hoàn côngCăn nhà của ông Thắng

nằm trên đường Trần Nguyên Đán (phường Lộc Phát) được UBND TP Bảo Lộc cấp phép xây dựng từ tháng 6/2013. Theo giấy phép này, căn nhà có diện tích sàn xây dựng là gần 178 m2 (gồm 1 tầng trệt, 1 tầng lầu và 1 gác lửng), chỉ giới xây dựng là 10,4 m tính từ tim đường. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, căn nhà của ông Thắng đã không xây dựng theo đúng giấy phép được cấp và thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thuế. Đến hiện tại, căn nhà dù đã hoàn thiện đưa vào sử dụng nhưng nghĩa vụ thuế vẫn chưa rõ ràng. Ông Nguyễn Hạnh Kiểm (đảng viên 40 năm tuổi Đảng tại phường Lộc Phát), phản ánh: “Căn nhà của ông Thắng xây dựng sai bản vẽ, sai vị trí và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhưng đến ngày 27/10/2015 vẫn được hoàn công, đổi sổ. Khi tôi có kiến nghị, năm 2017, ông Thắng mới nộp thuế một phần. Điều đáng nói là đến khi hoàn công, đổi sổ, căn nhà ông Thắng chỉ mới xây xong tầng trệt và gác lửng mà chưa xây tầng 2”.

Sau khi có đơn kiến nghị của ông Kiểm, UBND TP Bảo Lộc đã chỉ đạo tiến hành kiểm tra. Văn bản trả lời đơn của ông Kiểm 27/3/2017 của UBND TP Bảo Lộc cho thấy: Công trình của ông Thắng đã xây dựng tầng 1 và tầng lửng với tổng diện tích hơn 117 m2, vị trí xây dựng cách tim đường 7,5 m. Hiện tại, công trình đang tiếp tục xây dựng tầng 2 với diện tích hơn 80 m2, tổng diện tích xây dựng công trình là 198 m2. Công trình xây dựng của ông Thắng xây dựng không đúng vị trí so với giấy phép xây dựng được cấp, tuy nhiên vẫn đảm bảo quy định về chỉ giới xây dựng tại khu vực là 6 m và công trình vẫn nằm toàn bộ trong phạm vi đất của gia đình. Còn về nghĩa vụ thuế, ông Thắng đã nộp số tiền

Chủ tịch phường xây nhà sai phépXây dựng không đúng chỉ giới, diện tích xây dựng tăng so với giấy phép được cấp và nghĩa vụ thuế chưa thực hiện đầy đủ nhưng căn nhà của ông Nguyễn Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc), vẫn được hoàn công đưa vào sử dụng.

13,7 triệu đồng và hai hóa đơn mua vật liệu với số tiền hơn 232 triệu đồng. Về những nội dung chưa đúng với giấy phép xây dựng về vị trí, diện tích, UBND TP Bảo Lộc đã yêu cầu ông Thắng thực hiện các thủ tục để điều chỉnh giấy phép theo quy định.

Tuy nhiên, theo ông Kiểm, văn bản trả lời của UBND TP Bảo Lộc chưa rõ ràng, còn bao che nên ông đã tiếp tục làm đơn tố cáo ông Thắng. Ông Kiểm cho rằng: Như công văn của TP Bảo Lộc nêu thì tổng diện tích xây dựng của ông Thắng đã vượt hơn 20 m2 so với giấy phép. Nghĩa vụ thuế ông Thắng đã nộp còn thấp hơn nhiều so với quy định. Với diện tích xây dựng như hiện tại, tiền thuế mà ông Thắng phải nộp lẽ ra phải gần 48 triệu đồng. Đây có phải ông Thắng đã trốn thuế, gian lận thuế? Và với cương vị của một người đứng đầu một phường thì việc làm đó chỉ bị yêu cầu điều chỉnh giấy phép mà không xử lý vi phạm thì khó chấp nhận.

Diện tích sai lệchTheo giấy phép, căn nhà của

ông Thắng có diện tích xây dựng gần 178 m2, còn theo quyết định hoàn công, căn nhà có diện tích 192,7 m2, còn trên thực tế, căn nhà có diện tích 198 m2 (?). Như đã nêu trên, vào thời điểm kiểm tra (sau khi nhà ông Thắng đã được hoàn công), diện tích xây dựng của căn nhà ông Thắng chỉ có 117 m2. Phân tích những con số này cho thấy việc xây dựng nhà của ông Thắng cũng như việc hoàn công có nhiều mập mờ và nghi vấn gian lận thuế, trốn thuế. Minh chứng cụ thể hơn về điều này là khi nhà chưa xây xong, ông Thắng đã vội vàng hoàn công. Sau hoàn công ông Thắng lại xin sửa chữa lại nhà nhưng thực chất là xây thêm tầng 2 của ngôi nhà. Trong đơn xin cải tạo, sửa chữa lại nhà (ngày 22/2/2017) do ông Thắng viết và được lãnh đạo UBND phường Lộc Phát, lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc ký đồng ý, ông Thắng nêu “căn nhà đã bị xuống cấp do khi xây dựng không đảm bảo về mặt kỹ thuật và mặt khác do vật liệu xây dựng kém chất lượng nên công trình đã bị nước mưa chảy và thấm vào trần đổ bê tông và tấm đan.

Mỗi lần mưa xuống là trong nhà như ngoài đường” (?!).

Ông Phan Anh Tú, Bí thư Đảng ủy phường Lộc Phát, xác nhận việc ông Thắng có những sai sót trong quá trình xây dựng nhà. Tuy nhiên, theo ông Tú, mức độ vi phạm như thế nào và có xử lý hay không thì phải do cấp thành phố xử lý vì ông Thắng là cán bộ thuộc diện thành phố quản lý. Ông Nghiêm Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, cho biết: Qua nhiều lần kiểm tra thì công trình của ông Thắng có lệch về chỉ giới xây dựng, diện tích xây dựng có tăng thêm. Tuy nhiên, chỉ giới vẫn nằm trong giới hạn cho phép và diện tích sai lệch không lớn nên công trình vẫn được hoàn công. Riêng đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế, UBND TP Bảo Lộc đã giao cho Chi Cục Thuế xem xét các chứng từ, hóa đơn. Sau khi có kết quả cụ thể về nghĩa vụ thuế thì thành phố sẽ xem xét mức độ để có cách xử lý. Xét về bản chất sự việc, TP Bảo Lộc chưa đặt vấn đề xử lý ông Thắng vì sai phép về diện tích không lớn, sai vị trí không vượt giới hạn.

Căn nhà xây dựng sai phép của ông Nguyễn Ngọc Thắng, Chủ tich UBND phường Lộc Phat, đã được hoàn thiên đưa vào sử dụng. Ảnh: Đông Anh

Cân tăng cường quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Trong đợt tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp HĐND huyện và HĐND tỉnh mới đây, cử tri các xã Đinh Trang Hòa, Hòa Trung, Đinh Lạc, Gia Hiệp, Gung Ré và Gia Bắc (huyện Di Linh) đã phản ánh và đề nghị với các đại biểu HĐND các cấp cần có giải pháp tăng cường kiểm tra, có biện pháp chế tài, xử lý phù hợp và thông tin khuyến cáo kịp thời cho nhân dân biết các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) không đảm bảo chất lượng.

Qua theo dõi địa bàn, chúng tôi ghi nhận, trong những năm gần đây, công tác chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã được UBND huyện Di Linh quan tâm chỉ đạo và triển khai kiểm tra, xử lý nghiêm.

Hàng năm, UBND huyện đều thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn huyện, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, UBND huyện Di Linh cho biết, Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh và đã phát hiện 1 cơ sở kinh doanh phân bón tại thôn Bô Bê, xã Gia Bắc. Cơ sở này đã vi phạm kinh doanh phân bón không có bảng hiệu, bị xử phạt 7,5 triệu đồng. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện 1 cơ sở sản xuất phân bón trái phép tại thôn 3, xã Hòa Ninh. Cơ sở này bị xử phạt vi phạm hành chính 42,5 triệu đồng.

Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các chủ đại lý kinh doanh; đồng thời, kiểm tra chặt chẽ và công bố các cơ sở kinh doanh không đảm bảo yêu cầu để nhân dân biết; từ đó, có sự lựa chọn các đại lý, các sản phẩm có uy tín, có thương hiệu, nhằm phòng tránh rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra.

XUÂN LONG

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

11 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Bút ký: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Trong “Phủ biên tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết: “Phủ Thăng Hoa ở ngoài biển Cửa Đại Chiêm có núi

to gọi là Cù Lao Chàm, ba ngọn nối nhau, hai ngọn lớn và xanh tốt, có dân cư ruộng nương… chạy từ bờ ra đó cách chừng hai canh thì đến”. Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi cụ thể hơn: “Cách huyện Duyên Phước 68 dặm về phía đông ngất ngưởng giữa biển có đảo Ngọa Long. Cũng gọi là hòn Cù Lao, có tên nữa là Tiềm Bút, tên cũ là Chiêm Bất Lao. Dân phường Tân Hợp ở phía nam núi, riêng đất trên núi có thể cấy cày, thuyền bè nước ta thì trông núi này làm chứng đi về đều đậu ở đây để lấy củi nước”. Như vậy Cù Lao Chàm xuất hiện ở đây mấy trăm năm và tên Cù Lao Chàm nay là xã Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An có nguồn gốc từ chữ Tân Hợp dưới triều Nguyễn. Cù Lao Chàm gắn với hình thành phát triển đô thị Hội An, ở đây còn lưu giữ dấu vết văn hóa Chăm và Sa Huỳnh, Đại Việt.

Chúng tôi đến bến tàu Cửa Đại lúc 8 giờ sáng và xuống ca nô cao tốc có áo phao cứu sinh. Đặc biệt, hướng dẫn viên người nào da cũng đen cháy rất niềm nở và không quên dặn câu cửa miệng: “Xin mời quý khách bỏ các thứ cần dùng vào túi vải chứ không được mang theo túi ni lon”. Thì ra ở Cù Lao Chàm có một quy định rất nghiêm ngặt là khách du lịch và người dân trên đảo không được dùng túi ni lon. Sau khoảng 20 phút, ca nô cao tốc đến cầu cảng Cù Lao Chàm cách khoảng 15 hải lý. Do vị trí cách Hội An không xa và thẳng góc một đường chiếu nên Cù Lao Chàm còn được gọi là “bình phong” che trước thương cảng Hội An.

Lại nhớ lần nói chuyện với nhà văn Thái Bá Lợi có cuốn tiểu thuyết lịch sử “Minh Sư” khá nổi tiếng, ông cho tôi biết: Bàn về lịch sử vùng đất này, nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân cho rằng: Cù Lao Chàm xuýt nữa trở thành một Hồng Kông. Chả là năm 1803, ba chiến hạm lớn của Đặc mệnh toàn quyền Anh Mesathay bỏ neo tại cảng Đà Nẵng trong một tháng. Phái bộ Anh đã cử đoàn đi khảo sát Cù Lao Chàm và có tường trình kỹ về quần đảo này. Năm 1804 và sau đó năm 1821, người Anh nhiều lần xin các vua nhà Nguyễn cho phép xây dựng ở đấy một căn cứ kinh tế để dễ bề tiếp xúc với thương buôn Quảng Châu và các quốc gia khác. Đến khi chiến tranh nha phiến nổ ra (1839-1942) và kết thúc là hiệp ước Nam Kinh đã giúp người Anh có được Hồng Kông, vì vậy vấn đề buôn bán tại Cù Lao Chàm không có nữa. Như thế mới biết Cù Lao Chàm có một vị trí quan trọng thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ bây giờ mà còn trong quá khứ. Gần đây qua các di chỉ của khảo cổ học, các hiện vật quý như tiền cổ, gốm Slam, nền tháp Chăm… mới biết trong quá khứ Cù Lao Chàm là nơi tiếp xúc giao thương với người nước ngoài…

Bắt đầu là bí ẩn “giếng cổ” trên Cù Lao Chàm. Đó là giếng Xóm Cấm. Giếng cổ Chăm ở Cù Lao Chàm là giếng nước ngọt duy nhất ở vùng đất này. Người dân đã thử đào giếng ở nơi khác, tuy nhiên đều không tìm được mạch nước ngọt. Cấu trúc giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm ở Hội An. Giếng có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình vuông, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn giếng khoảng 15 m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2 m, lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, xây theo kiểu vành khăn, độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5 m. Tôi bất ngờ gặp nhiều cặp trai gái chia

Bí ẩn ở Cù Lao Chàm

cho nhau từng ngụm nước ngọt múc từ cái giếng độc đáo này. Thì ra ở đây còn lưu truyền câu chuyện uống nước giếng cổ Cù Lao Chàm để cầu tình duyên. Trường hợp những người chưa có người yêu thì con trai uống 7 ngụm nước, con gái uống 9 ngụm nước thì tình yêu sẽ đến. Uống nước giếng còn có thể sinh con theo ý muốn. Theo kinh nghiệm của người dân nơi này thì khi người ra Cù Lao Chàm bị say sóng lấy nước giếng nấu với lá rừng chỉ người địa phương biết uống vào hết say…

Điều bí ẩn thứ hai ở Cù Lao Chàm mà trước khi ra đây tôi được nghe nói nhiều về chùa Hải Tạng. Ở chợ Tân Hiệp trên cù lao có một đội xe ôm nghiệp dư. Họ trước đây là dân đánh cá biển chuyên đi bắt tôm hùm, ốc vú nàng và cua đá là những thứ đặc sản ở các rạn san hô, nhưng nay để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển đặc biệt được UNESCO công nhận nên cấm đánh bắt họ chuyển sang làm nghề xe ôm. Chỉ với cuốc xe 100 ngàn trong khoảng một giờ sẽ đi hết 7 điểm du lịch cần đến trên Cù Lao Chàm trong đó có chùa Hải Tạng. Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m. Nhưng sau đó do bị bão gió hư hại nặng và để tiện cho các tín đồ là ngư dân trên đảo và thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cung kính cầu xin thuận lợi làm ăn buôn bán, nên đến năm Tự Đức nguyên niên (1848) chùa dời về đây tôn tạo lại khang trang hơn. Ở vị trí phong thủy lý tưởng này Chùa tọa lạc ở chân núi phía tây hòn Lao, nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngự. Phía trước có thung lũng nhỏ là cánh đồng lúa duy nhất ở Cù Lao Chàm. Xung quanh câu chuyện xây chùa có nhiều huyền thoại bí ẩn. Bác xe ôm cho tôi biết: Tương truyền các cây cột được vận chuyển từ ngoài Bắc đem vào làm một chùa nào đó ở trong Nam. Nhưng khi đi ngang qua Cù Lao Chàm, trời tối nên phải neo thuyền nghỉ lại. Sáng mai thuyền tiếp tục lên đường nhưng thật lạ, biển tự nhiên dậy sóng, thuyền cứ xoay tròn lòng vòng không đi được ra khỏi Cù Lao Chàm. Người trong đoàn lên cúng xin keo cho hay, số gỗ này không được đem đi mà phải để lại dựng chùa ở nơi này. Vì thế chùa được dựng lên và lấy tên là Hải Tạng. Tên chữ Hải Tạng mang một hàm ý đẹp: Kinh tạng của nhà Phật. Tên Hải Tạng còn được lý giải: Hải là biển, Tạng là Tam tạng kinh điển. Với ý nghĩa đó chùa Hải Tạng là nơi hội

tụ kinh Tam tạng mênh mông cho biển cả. Phía trước chùa có tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen giữa lòng hồ sen nhỏ, mặt hướng về biển Đông như che chở cho cuộc sống an lành của người dân. Đây là ngôi cổ tự biểu tượng bằng kiến trúc văn hóa Phật giáo độc đáo tiêu biểu cho vùng đất linh thiêng nằm ở phía đông Tổ quốc...

Đến Cù Lao Chàm tôi bất ngờ được biết có một dấu ấn văn hóa của xứ đảo này đó là nghề đan võng ngô đồng truyền thống. Võng ngô đồng là thứ võng đặc biệt kể cả từ chất liệu đến công phu đan lát. Sợi đay xe lại của võng được làm từ sợi của thân cây ngô đồng chỉ mọc trên những mỏm núi cao vách đá cheo leo. Muốn đan được võng phải đốn cây ngô đồng còn non bằng nửa cổ tay người trưởng thành, không chọn cây lớn và già vì tước lấy manh đồng sẽ bị xơ, tưa và đứt từng khúc. Cây ngô đồng được đưa về đập ra dùng tay tước vỏ cứng và lấy sợi màu trắng đục gọi là manh đồng. Sau đó những sợi manh đồng sẽ được ngâm trong nước khoảng vài ngày rồi mang đi giặt cho sạch và trắng, đem ra phơi nắng thật khô. Đến khi chuyển thành màu trắng ngà tinh mới có độ óng là lúc xơ có độ bền đẹp để đan võng. Đan võng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ kiên trì và cả tình yêu bền bỉ gửi gắm vào từng đường se mũi đan, phải miệt mài ngồi nhiều giờ mỗi ngày cẩn thận xe lại từng múi rồi bện lại thành nhiều đốt. Đan xong một cái võng phải mất gần hai tháng ròng rã liên tục. Võng ngô đồng không chỉ êm bền mà nghe dân ở đây nói còn chữa được bệnh đau lưng giãn cột sống vì vỏ cây ngô đồng có chất hóa học gì đó thấm vào da người và thư giãn có hiệu quả. Giá mỗi chiếc võng ở đây từ 3 đến 4 triệu đồng chủ yếu bán cho khách du lịch. Nhưng nghề đan võng mai một, chỉ còn sót lại vài người tuổi già như bà Lê Thị Kề. Bà kể: Khoảng 20 tuổi đã được mẹ dạy cho đan võng. Bà chỉ vào mấy chiếc võng đã đan xong: Đây là loại võng 4, tính khoảng cách giữa hai múi là 4 dây, còn đây là võng 6 là 6 dây. Võng 6 có chiều ngang và chiều dài lớn hơn võng 4. Tây người to thích mua võng 6, ta người nhỏ thì chọn võng 4. Không ngờ ở cái Cù Lao bãi đá này lại sinh ra cái loại cây để làm nguyên liệu cho một loại võng đặc biệt. Cái võng ngô đồng như một con thuyền mắc hai đầu từ biển vào đảo để neo bà lại đây hơn 70 năm và tuổi cái võng đầu tiên bà đan cũng đã bằng nửa từng ấy năm. Võng đã mềm bóng loáng mồ hôi mà chưa đứt xơ một múi hay mắt

võng nào…Cù Lao Chàm là một quần thể, trong đó

đảo hòn Lao lớn nhất với khoảng gần 3.000 người sinh sống mang trong mình sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Trong chương trình một ngày ở Cù Lao Chàm chúng tôi được ngắm san hô ở bãi hòn Tai. Ca nô đậu cách bờ mấy chục mét cho khách du lịch khoác tấm áo phao mang ống thở úp mặt xuống làn nước trong xanh có cảm giác như mình đang lạc vào cõi thủy cung. Ở đó có những rặng san hô rực rỡ sinh động, rập rờn như một phần cơ thể sống phập phồng dưới làn nước. Có những con cá lượn lờ bơi quanh những con sao, con ốc đủ hình thù màu sắc. Đúng là bàn tay tạo hóa thiên nhiên thật kỳ diệu. Tôi nhận thấy nước biển ở đây trong xanh có thể nhìn thấy đáy sâu hai chục mét, cát ở đảo sạch đến độ đặt lưng ướt xuống rồi nhổm dậy thì những hạt cát rơi không bám chút bụi đất nào trên da. Ở đây còn có bãi tắm thoai thoải cát mịn, trên bờ là những hàng dừa xanh tỏa bóng mắc những chiếc võng đung đưa hay những chiếc ghế bạt cho khách du lịch sau khi ăn trưa nghỉ thoải mái. Các môn thể thao như: Dù lướt sóng hay đi bộ dưới biển ngắm kỳ quan của thiên nhiên cũng có sức hút với du khách nước ngoài và người trẻ. Chúng tôi được thưởng thức bữa trưa ngay tại bãi Hương lộng gió và rợp mát bóng dừa. Thực đơn gồm 11 món, mâm nào cũng giống nhau, tây cũng như ta, bao gồm các loại hải sản tươi như cá, mực, nghêu, tôm và các loại rau củ sạch được trồng trên đảo. Một không khí chan hòa cởi mở giữa mọi người không phân biệt màu da giọng nói rất thân thiện. Tú - Hướng dẫn viên nói với tôi đây là bữa trưa có sẵn trong vé tour, vì thế tuy phong phú nhưng khá đơn giản, anh muốn thưởng thức đặc sản Cù Lao Chàm thì lát nữa nghỉ trưa xong ra chợ Tân Hiệp em sẽ chỉ cho. Chợ Tân Hiệp ở Cù Lao Chàm bán hải sản tươi rẻ mà không nói thách. Đầu tiên là món ốc vú nàng. Đó là trên đỉnh đầu ốc có cái nhúm nhỏ trong tựa như đầu vú của các cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xạm, mặt trong lấp lánh xà cừ. Luộc ốc chẳng cần tí nước nào, những con ốc vú nàng từ thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy. Ông chủ quán giải thích: Dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá rồi lấy mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi luộc. Trong giây lát những con ốc vú nàng bắt đầu co dần thịt chuyển sang màu vàng mùi thơm tỏa ra là ốc chín. Tiếp đó chúng tôi được thưởng thức món cua đá hấp bia. Người bắt cua đá ở đây thường bắt vào ban đêm vì ban ngày chúng ở trong hang. Ban đêm là thời gian cua đá ra khỏi hang để kiếm ăn, lúc đó chúng không nhìn thấy gì khi bị ánh sáng dọi vào. Ở Cù Lao Chàm khi ánh nắng mặt trời tắt thì những người bắt cua đá chuẩn bị đồ nghề lên đường cho một đêm thức trắng. Đây là một nghề bất trắc đòi hỏi phải có sức khỏe và sức chịu đựng bền bỉ. Cua đá hấp bia toàn thân ngấm một màu đỏ hồng như gạch, vỏ bóng loáng. Đặc biệt hai cái càng cua ngắn nhưng rất chắc, phải có cái chày hoặc kềm lớn để kẹp mới có thể lấy được phần thịt đầy bên trong, thớ thịt trắng xen những gân hồng nõn nà mà bùi ngọt, ăn thật thấm thía nhớ đời...

Tạm biệt Cù Lao Chàm tôi mang về theo cái vỏ ốc lấp lánh ánh xà cừ có những đường vân chìm, nổi rất đẹp. Ruột ốc xoắn lượn cuộn vào đó làn gió nồng nàn của biển khơi. Và khi tôi giơ vỏ ốc lên thì bất ngờ thảng thốt vọng ra tiếng gió u u thổi ngân vang. Tú bảo: Đó là ốc gọi hồn. Gọi hồn: Cù Lao Chàm ơi…

Môn thể thao lướt sóng ở Cù Lao Chàm. Ảnh: N.N.Phú

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24772_BLD_cuoi_tuan_ngay_1.7.2017.pdf · các lỗi không đội mũ bảo hiểm 4.051 trường hợp, nồng độ

12 THỨ BẢY 1 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Truyền nghề. Ảnh: Trường Thi

VIẾT TRỌNG

Nhiều hoạt động trong năm Là một trong những đơn vị hoạt

động hiệu quả nhất hiện nay trong khối các hội đoàn thể thao của tỉnh, Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng trong nhiều năm nay đã không ngừng phát triển hệ thống thành viên của mình đến rộng khắp các huyện thành, các cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.

Đến nay, Liên đoàn đã có trên 60 tổ chức thành viên, đó là các hội, các câu lạc bộ (CLB) bóng bàn các huyện, thành phố; các CLB bóng bàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… Hầu hết các hội thành viên cấp huyện thành lẫn các CLB trong các đơn vị đều có nhiều hoạt động, có ban chủ nhiệm quản lý, điều hành, trong đó nhiều CLB hoạt động rất tốt, tất cả từ nguồn xã hội hóa.

Hằng năm, Liên đoàn, thông qua nguồn vận động tài trợ đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT DL) Lâm Đồng tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là tổ chức các giải cấp tỉnh.

Như trong tháng 6/2017 vừa qua, Liên đoàn đã phối hợp với Sở tổ chức giải Vô địch Bóng bàn toàn tỉnh tại Đà Lạt, giải kéo dài trong 4 ngày với trên 80 VĐV là các tay vợt mạnh của 11 đơn vị trong tỉnh tham dự.

Trong năm 2016 vừa qua, Liên đoàn đã phối hợp với Sở tổ chức 4 giải gồm giải Vô địch Bóng bàn tỉnh trong tháng 6/2016 với trên 80 VĐV tham dự; giải Bóng bàn trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn

Rất nhiều năm nay Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng cùng phối hợp với ngành TDTT tỉnh không ngừng nỗ lực thúc đẩy phong trào bóng bàn Lâm Đồng phát triển, góp phần đào tạo ra một thế hệ bóng bàn mới cho tỉnh.

tỉnh trong tháng 9/2016 với sự có mặt của trên 130 tay vợt trẻ tuổi; giải Bóng bàn các Nhà quản lý và Trung cao tuổi toàn tỉnh trong tháng 11/2016 tại Đà Lạt với sự tham dự của trên 80 VĐV đến từ 19 đơn vị, trong đó có 7 nội dung thi đấu cho các nhà quản lý và 10 nội dung trung cao tuổi.

Đặc biệt, trong năm 2016, Liên đoàn đã phối hợp với Sở VHTTDL cùng Đài Phát thanh Truyền hình (PTTH) Lâm Đồng tổ chức giải Bóng bàn các CLB tỉnh Lâm Đồng mở rộng tranh Cúp LTV lần thứ III - năm 2016 trong tháng 10, với trên 150 vận động viên của 17 CLB tham dự. Là giải mở rộng nên không chỉ có các CLB trong tỉnh mà rất nhiều CLB đến từ các tỉnh, thành trong nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa,

Ninh Thuận, Tiền Giang, Đắk Lắk, Đồng Nai. Đây là cơ hội tốt cho các tay vợt Lâm Đồng có dịp thi đấu với nhiều cây vợt tên tuổi trong nước có mặt tại giải.

Cùng với các giải cấp tỉnh, một số hội bóng bàn các huyện, thành phố trong năm cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao địa phương tổ chức các giải bóng bàn cấp huyện, thành cho nhiều lứa tuổi tham gia nhằm phát triển phong trào. Nhiều CLB mạnh tự mình cũng tổ chức các giải nội bộ, tiêu biểu như tại Đà Lạt có CLB Nguyễn Công Trứ, CLB Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, CLB Phù Đổng đã vận động các doanh nghiệp tài trợ để tổ chức giải, thu hút nhiều hội viên, sinh viên, học sinh, đặc biệt lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng tham gia.

Liên đoàn cũng hỗ trợ chuyên môn trong các hội thao của các đơn

Cho một thế hệ bóng bàn mới vị, sở, ban, ngành của tỉnh; tiêu biểu như Hội thao Công nhân viên chức Lao động toàn tỉnh của Liên đoàn Lao động tỉnh trong tháng 7/2016, trong đó bóng bàn là một trong 4 môn thi đấu với trên 80 tay vợt tham gia.

Cho một thế hệ mớiCác giải bóng bàn được tổ chức

quanh năm từ cấp huyện đến cấp tỉnh trong những năm gần đây, đặc biệt là sự ra đời của các CLB chuyên đào tạo tuyến trẻ hoạt động theo phương thức xã hội hóa tiêu biểu như tại Đà Lạt, Đức Trọng hiện nay, đã góp phần không nhỏ đưa phong trào bóng bàn Lâm Đồng phát triển lên một tầm mới như hiện nay.

Trên nền phong trào này, một thế hệ bóng bàn mới của Lâm Đồng đã xuất hiện, trong đó có rất nhiều những tay vợt trẻ đầy triển vọng, đạt nhiều thành tích trong các giải quốc gia và quốc tế, được triệu tập trong đội dự tuyển trẻ quốc gia. Tiêu biểu trong số này có thể kể đến Đỗ Nguyễn Uyên Nhi - VĐV trẻ tuổi của Trung tâm Huấn luyện Thi đấu TDTT Lâm Đồng, từng giành Huy chương Bạc đồng đội nữ giải trẻ Đông Nam Á 2016 và đây cũng là khuôn mặt tiêu biểu xuất sắc của Thể thao Lâm Đồng trong năm 2016 vừa qua. Trong giải trẻ Đông Nam Á năm nay Uyên Nhi cũng xuất sắc giành được 2 huy chương bạc, 1 trong nội dung đồng đội nữ, 1 trong nội dung đánh đôi.

Cái khó hiện nay của Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng cũng như của nhiều Liên đoàn, Hội thể thao khác nói chung chính là công tác vận động tài trợ.

Như với Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng chẳng hạn, nhà “Mạnh Thường Quân” lớn nhất trước đây là Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng từng giúp đỡ rất nhiều hoạt động của Liên đoàn trong nhiều năm nhưng thời gian gần đây chỉ tài trợ trong chừng mực. Liên đoàn đến nay chưa thể độc lập tổ chức một số giải như những năm trước đây, đơn giản vì kinh phí vận động tài trợ còn rất hạn chế.

Nhưng dù khó khăn thì theo ông Nguyễn Đức Việt, Chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng, Liên đoàn vẫn cố gắng duy trì và phát triển phong trào bóng bàn trong tỉnh, góp phần nâng cao sức khỏe, phát hiện ra những nhân tố mới cho bóng bàn Lâm Đồng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân .

Trong năm nay, bên cạnh việc củng cố, phát triển thêm thành viên mới, đưa hoạt động của các thành viên đi vào hoạt động nề nếp, Liên đoàn cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Sở VHTT DL Lâm Đồng tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức các giải bóng bàn cấp tỉnh; phối hợp với Đài PTTH Lâm Đồng tổ chức giải tranh Cúp LTV; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn trọng tài cũng như sẵn sàng hỗ trợ công tác tổ chức, điều hành các giải bóng bàn cho các địa phương, các ngành. Trong hoạt động của mình Liên đoàn cũng sẽ nỗ lực trong công tác vận động tài trợ để tạo nguồn kinh phí, nhằm chủ động trong các hoạt động của mình, đồng thời chú ý phát triển phong trào bóng bàn ở vùng sâu, vùng xa.

Trao giải cho VĐV tại giải Bóng bàn các CLB tỉnh Lâm Đồng mở rộng tranh Cúp LTV lần thứ III - năm 2016 . Ảnh: V.Trọng

Tìm hiểu tên địa danh Đà Lạt... TIẾP TRANG 7

... Ngay cả trong văn bản của triều Nguyễn cũng ghi chép không thống nhất, Đa Lạc, Đồ Lịch, Đà Lặc.

Như vậy, xét về cách phiên âm đã có sự khác nhau không hề nhỏ. Nguyên nhân vì sao lại có sự khác nhau này? Trước hết, ở đây người viết đã dùng hai chữ Hán có âm đọc gần giống với từ Đà Lạt khi đọc cho thuận. Thứ hai, vì chưa có một sự chuẩn hóa từ cho địa danh này nên không có một chữ chuẩn để sử dụng.

Trở lại những địa danh như Đa Lợi, Đa Lộc, Đa Thành, Đa Thiện...tất cả chữ đầu đều là chữ Đa (có nghĩa là nhiều), ví như Đa Lợi (nhiều lợi), Đa Lộc (nhiều lộc), Đa Thành (nhiều thành ý), Đa Thiện (nhiều điều thiện)...có lẽ những địa danh này bắt

nguồn từ chữ Đa trong từ Đa Lạc là hợp lý hơn cả. Những địa danh trên đều mang ý nghĩa sâu sắc mà các vị tiền bối đã gửi gắm vào chữ nghĩa, ngưỡng vọng những điều tốt đẹp cho con cháu mai sau. Đà Lạt, dù có được sử dụng nhiều chữ Hán khác nhau để phiên âm đọc, nhưng thành phố có nhiều niềm vui, giống như lời tiên đoán của vua Duy Tân “đất ấy tương lai có thể thành nơi đô hội đông đúc”, và ngày nay, Đà Lạt thực sự đã trở thành nơi hội tụ đông đúc, là thành phố được sánh như một tiểu Paris, được lưu danh cùng với sông núi, trường tồn cũng vũ trụ. Vậy, có tên nào đẹp hơn nữa khi Đa Lạc, Đồ Lịch, Đà Lặc cuối cũng cũng chỉ để ghi tên Đà Lạt - Thành phố có nhiều niềm vui.

Góc ảnh đẹp