12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 440 - 5302 THỨ BẢY, NGÀY 4/5/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ Năm học 2019 - 2020, Trường Đại học Đà Lạt dự kiến sẽ tuyển sinh 2.690 chỉ tiêu với 33 ngành học ở bậc đào tạo đại học. Nguồn: Trường Đại học Đà Lạt TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Đưa rau vào hợp tác xã 3 M ột trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm (2016-2020) thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X cũng đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong bốn chương trình trọng tâm của tỉnh. Trên cơ sở đó, những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đã được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09 về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng; UBND tỉnh đã phê duyệt triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”… 100% xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố trong tỉnh đã đưa nội dung triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 38 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã từng bước được nâng cấp và tăng dần về quy mô cũng như chất lượng đào tạo. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 47%, đạt chỉ tiêu kế hoạch mà Nghị quyết của tỉnh đã đề ra, góp phần từng bước đáp ứng yêu cầu về nhân lực, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Trong giai đoạn 2014-2018, các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động phối hợp, liên kết với trên 450 lượt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh trao đổi hợp tác với các trường đại học... Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng 9 Phước Lộc - ngày ấy, bây giờ 4 KỲ NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 1/5: Khu vui chơi nhộn nhịp, khách sạn hoạt động hết công suất Đông đảo du khách đổ về Đà Lạt nghỉ lễ, nhưng tình hình giao thông, an toàn vệ sinh, an ninh trật tự được đảm bảo. Ảnh: C.P Tranh lụa và hồn quê... Bức tranh Chơi ô ăn quan của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi là niềm tự hào của dân tộc 7

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29738_baolamdong_cuoi_tuan_4_5_2019.… · chương trình giáo dục đào tạo phù hợp . với thực tiễn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 440 - 5302 THỨ BẢY, NGÀY 4/5/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

Năm học 2019 - 2020, Trường Đại học Đà Lạt dự kiến sẽ tuyển sinh 2.690 chỉ tiêu với 33 ngành học ở bậc đào tạo đại học.

Nguồn: Trường Đại học Đà Lạt

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Đưa rau vào hợp tác xã

3

Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm (2016-2020) thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII

của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X cũng đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong bốn chương trình trọng tâm của tỉnh. Trên cơ sở đó, những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đã được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09 về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng; UBND tỉnh đã phê duyệt triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”… 100% xã,

phường, thị trấn, huyện, thành phố trong tỉnh đã đưa nội dung triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 38 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã từng bước được nâng cấp và tăng dần về quy mô cũng như chất lượng đào tạo. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 47%, đạt chỉ tiêu kế hoạch mà Nghị quyết của tỉnh đã đề ra, góp phần từng bước đáp ứng yêu cầu về nhân lực, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Trong giai đoạn 2014-2018, các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động phối hợp, liên kết với trên 450 lượt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh trao đổi hợp tác với các trường đại học...

Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

9

Phước Lộc - ngày ấy, bây giờ

4

KỲ NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 1/5:Khu vui chơi nhộn nhịp, khách sạn hoạt động hết công suất

Đông đảo du khách đổ về Đà Lạt nghỉ lễ, nhưng tình hình giao thông, an toàn vệ sinh, an ninh trật tự được đảm bảo. Ảnh: C.P

Tranh lụa và hồn quê...

Bức tranh Chơi ô ăn quan của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi là niềm tự hào của dân tộc

7

2 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... và doanh nghiệp nước ngoài về cơ hội hợp tác, đào tạo liên thông, trao đổi sinh viên, giáo viên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao… Công tác phát triển các ngành, nghề trọng điểm cấp độ Quốc gia, ASEAN và Quốc tế, trường nghề chất lượng cao luôn được quan tâm triển khai thực hiện. Đến nay, có 5/5 trường cao đẳng có nghề, nghề trọng điểm, từ cấp độ quốc gia đến cấp độ quốc tế.

Thông qua công tác giáo dục nghề nghiệp đã góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế nguồn lực con người trở thành một lợi thế so sánh trong thu hút và kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư và phát triển KT-XH của địa phương. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội của địa phương. Nguồn nhân lực có tay nghề cao đã trở thành một lợi thế để cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ, tăng cường xuất khẩu lao động; nhiều lao động đã tiếp cận với khoa học công nghệ, tác phong làm việc công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động, cải thiện chỉ số PCI của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao của tỉnh còn hạn chế, như thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng; cơ sở

vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ; chương trình giáo dục đào tạo chưa phù hợp, chậm được đổi mới; đội ngũ cán bộ và giáo viên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ, kỹ năng nghề... Nguyên nhân là do nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực có tay nghề cao của một số cấp ủy, chính quyền chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp còn chồng chéo, đội ngũ cán bộ quản lý tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thiếu năng động trong cơ chế thị trường hiện nay; công tác khảo sát dự báo nhu cầu về nhân lực có tay nghề cao chưa thực hiện kịp thời; các chính sách thu hút học nghề chưa đủ sức thuyết phục với xã hội…

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, Tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền quán triệt tầm quan trọng của công tác đổi mới giáo dục nghề nghiệp, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển KT-XH. Thực hiện quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng thu gọn đầu mối, chỉ phát triển ngành thế mạnh,

tránh đầu tư dàn trải, khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nghề tư thục.

Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình giáo dục đào tạo phù hợp với thực tiễn. Đa dạng hóa phương thức và chương trình đào tạo, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề. Xây dựng đề án đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025.

Đa dạng hóa nguồn lực đào tạo. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, công ty, các đơn vị sử dụng lao động tham gia, gắn kết với các cơ sở đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động; tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, lựa chọn các đối tác chiến lược để hợp tác trong đào tạo nghề, nhất là các nước đã thành công trong phát triển dạy nghề trong khu vực ASEAN và châu Á. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề và chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. LAN HỒ

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng... TIẾP TRANG 1

CÁT TIÊN: Vi phạm an toàn giao thông giảm

Thông tin từ UBND huyện Cát Tiên, trong 3 tháng đầu năm 2019,

qua công tác tuần tra kiểm soát tuyến giao thông đường bộ, đường

thủy nội địa, lực lượng cảnh sát giao thông huyện đã tạm giữ 50 xe mô tô; 69 giấy tờ xe mô tô; 27 giấy tờ xe ô tô. Hầu hết các lỗi vi phạm

đó là do không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, lái xe khi

có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, tự ý cơi nới hoán cải thành - thùng xe, lạng lách, đánh võng…

Theo thống kê, cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính 172 trường

hợp với số tiền phạt nộp ngân sách là gần 112 triệu đồng.

Về tình hình trật tự giao thông đường thủy, 3 tháng đầu năm, huyện

cũng đã kiểm tra và đình chỉ hoạt động của 5 bến đò ngang không đủ điều kiện kinh doanh vận tải hành

khách qua sông tại thị trấn Cát Tiên, Phước Cát, và Phước Cát 2.

Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái

được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực hơn, tình hình vi phạm

hành chính giảm. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm, Cát Tiên không

xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào.

NGUYÊN THI

Công nhận 34 sáng kiến mang lại hiệu quả áp dụng

Tăng 23 HTX ngành công thương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa ký Quyết định công nhận 34 sáng kiến mang lại hiệu quả áp dụng trên địa bàn.

Trong đó, đáng kể với sáng kiến, giải pháp, đề tài của lãnh đạo các sở, ban, ngành như: “Chỉ đạo và tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành các Quyết định về điều chỉnh giá đất năm 2018 trên địa

bàn các huyện, thành phố” (ông Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Sở Tài chính); “Đề án hướng dẫn về trình tự thủ tục quản lý dự án đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách trên địa bàn Lâm Đồng”; “Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn Lâm Đồng” (ông Đặng Trí Dũng,

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư); “Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2012 - 2013” (ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Y tế); “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Đà Lạt” (ông Đặng Thế Hải, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy)…

VŨ VĂN

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 36 hợp tác xã (HTX) ngành công thương đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó gồm 28 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và 8 HTX thương mại, tổng số thành viên là 557 người.

Như vậy sau 15 năm phát triển kinh tế tập thể, riêng ngành Công thương tỉnh

Lâm Đồng đã tăng thêm 23 HTX với 362 thành viên.

Hiện tại, HTX ngành Công thương Lâm Đồng không chỉ ổn định thu nhập cho 557 lao động thành viên nói trên, mà còn tạo việc làm cho gần 200 lao động bên ngoài. Đặc biệt, trong đó phần lớn là lao động nữ, lao động trong hộ gia đình đồng bào dân tộc

thiểu số, lao động là người khuyết tật... cũng được thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, trong một năm vừa qua, đạt thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.

Tính chung tổng nguồn vốn hoạt động của HTX ngành Công thương Lâm Đồng khoảng 23 tỷ đồng, ước doanh thu mỗi năm hơn 1,5 tỷ đồng/HTX. MẠC KHẢI

Giải ngân quỹ trợ vốn công nhân lao động nghèo

Liên đoàn Lao động huyện Đam Rông vừa giải ngân quỹ trợ vốn công nhân lao động nghèo năm

2019 cho 46 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn huyện. Theo đó, mỗi đoàn viên được vay

10 triệu đồng, với lãi suất 0,4%/ tháng, thời hạn trong một năm. Việc giải ngân nguồn quỹ nhằm tạo điều

kiện cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tăng gia sản xuất, cải thiện

đời sống, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp.VĂN TÂM

ĐAM RÔNG: Gần 450 ha rừng sau khai thác không trồng lại rừng Theo thống kê, hiện nay, các hộ dân

không trồng lại rừng sau khai thác chu kỳ I khoảng gần 450 ha, chiếm 14,8% diện tích rừng trồng. Trước tình hình trên, UBND huyện Đam Rông đã có ý kiến chỉ đạo Ban quản lý Rừng phòng hộ Phi Liêng, Sêrêpốk chủ trì, phối hợp với UBND các xã tổ chức họp dân để vận động, thông

báo ấn định thời gian các hộ phải trồng lại rừng trong mùa mưa 2019, nếu các hộ không thực hiện thì lập thủ tục bàn giao cho hộ khác hoặc thu hồi để quản lý và đưa vào kế hoạch trồng rừng hàng năm. Riêng đối với diện tích rừng trồng 30a tự ý chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp, cần tiến hành rà soát, thống kê cụ thể vị

trí, diện tích, tên hộ, loại cây trồng chuyển đổi trái phép, để tổ chức họp dân thông báo cho các hộ tự giác giải tỏa và trồng lại rừng trên diện tích trồng cây công nghiệp dưới 2 năm, còn diện tích trồng cây công nghiệp trên 2 năm thì yêu cầu trồng xen cây lâm nghiệp đúng chủng loại, mật độ quy định. LÊ TUẤN

ĐỨC TRỌNG: Giải tỏa gần 28 ha đất rừng lấn chiếmThông tin từ Hạt Kiểm lâm Đức Trọng,

tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp diễn biến phức tạp. Tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm đất rừng trên địa bàn có nhiều điểm nóng như: Hiệp An, Tà Hine, Phú Hội khi đối tượng sử dụng xe cơ giới để thực hiện và thường diễn

ra vào ban đêm nên gây khó khăn cho việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Từ cuối năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, Hạt Kiểm lâm đã tiến hành giải tỏa 27,849 ha (tổng diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, tái lấn chiếm là 40,89 ha) đất lâm nghiệp lấn chiếm trồng cà phê năm

2018, để trồng lại rừng. Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt

Kiểm lâm Đức Trọng cho biết, thời gian tới, Hạt Kiểm lâm sẽ làm quyết liệt hơn nữa nhằm giải tỏa đất lấn chiếm và tiến hành trồng lại rừng để nâng độ che phủ rừng trong nhiệm kỳ tiếp theo. HOÀNG YÊN

LẠC DƯƠNG: Xảy ra 9 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp

Từ đầu năm đến nay, số vụ vi phạm lâm luật, diện tích, lâm sản

thiệt hại trong những tháng đầu năm ở Lạc Dương đều giảm so với cùng thời điểm năm 2018. Cụ thể, trong

quý I xảy ra 9 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp và phát triển rừng, giảm 4 vụ so với cùng kỳ (tương đương

31%); diện tích vi phạm 2.861 m2, giảm 1.811 m2 so với cùng kỳ (tương đương 39%); lâm sản thiệt

hại 30,1 m3, giảm 38 m3 so với cùng kỳ (tương đương 56%) và không để

xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Việc giao khoán quản lý, bảo vệ

rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được duy trì hiệu

quả. Tổng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng 104.142 ha,

giao cho 3.056 hộ dân và 13 đơn vị tập thể, bình quân mỗi hộ nhận 15-

16 triệu đồng/năm.N.NGÀ

THỨ BẢY 4 - 5 - 2019CUỐI TUẦN 3KINH TẾ - XÃ HỘI

Đồng bào dân tộc thiểu số trồng rau hữu cơ

HOÀNG YÊN

Hướng đi đúngNằm trên quả đồi nên vườn rau

nhà ông Srỗn nối tiếp nhau theo bậc thang và thật bất ngờ vì cách chăm sóc cây trồng của người đồng bào dân tộc thiểu số như ông. Ông kể: mình chưa có kiến thức trong sản xuất, nên khi biết ngành nông nghiệp địa phương tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, mình luôn luôn là người tích cực tham gia. “Ban đầu, tôi cũng chỉ nghĩ phá cà phê để trồng rau màu thôi, nhưng được dự hội nghị của huyện về “phát triển nông nghiệp không hóa chất” tôi mới định hướng rõ ràng rằng mình nên trồng gì và làm nông nghiệp như thế nào, bởi vấn đề thực phẩm sạch được

người tiêu dùng đặc biệt chú ý quan tâm, vì nó liên quan đến sức khỏe con người” - Ha Srỗn nói. Nhiều nông dân nghĩ trồng theo kiểu truyền thống đã khó bây giờ trồng hữu cơ càng khó hơn mà đầu ra cũng chênh lệch không bao nhiêu. Thế nhưng Ha Srỗn vẫn quyết tâm làm và chứng minh cho mọi người thấy là họ đã sai”.

Sau khi nắm vững quy trình trồng rau sạch, được chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ, ông mạnh dạn đầu tư trồng 6 sào súp lơ theo hướng sản xuất hữu cơ. Tháng 8/2018, ông liên kết với Công ty Jan’s sản xuất rau hữu cơ.

Hiệu quả mà nó mang lại thật sự lớn, bởi trong khi mọi người bán sản phẩm ra ngoài thị trường được thương lái thu mua sản

Nói không với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, kích thích tăng trưởng, chất bảo quản hay đất ô nhiễm là nguyên tắc của vườn rau hữu cơ của ông Liêng Jrang Ha Srỗn trú ở Thôn 4, xã Đạ Sar (Lạc Dương). Tất cả những sản phẩm của ông được công ty thu mua với giá cao, mở ra cơ hội phát triển kinh tế gia đình.

Ông Liêng Jrang Ha Srỗn lựa chọn hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho vườn của gia đình.

Đưa rau vào hợp tác xãVĂN VIỆT

Luân canh theo quy trình VietGAPBuổi trưa cuối tháng 4/2019,

phóng viên đến thôn Sê Đăng, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng tiếp cận với vườn rau VietGAP sản xuất liên kết theo mô hình hợp tác xã. Vườn rộng gần 15.000 m2, phóng viên đến chờ đầu vườn còn chủ nhân đang thu hoạch ở cuối vườn nên gọi nhau mười mấy phút sau mới gặp mặt. Sau cái bắt tay nhiệt tình tiếp phóng viên, chủ vườn Vũ Hữu Thể (46 tuổi) cho biết đang thu hoạch hàng trăm ký dưa leo sạch, tập kết ở đầu vườn để chất lên xe tải vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Đây là vườn dưa leo đã xuống giống theo hình thức cuốn chiếu 2 tháng một lứa nên thu hoạch đều đặn mỗi ngày. Thời vụ chăm sóc dưa leo theo quy trình VietGAP ở đây kéo dài trên dưới 60 ngày, sau đó bước vào thời gian thu hoạch liên tục trong một tháng. “Cũng như các lứa rau khác, lứa dưa leo này, nông hộ chúng tôi thu hoạch và phân loại ban đầu, sau đó tập trung về hợp tác xã phân loại thêm một lần nữa mới đóng gói chuyển đi phân phối hệ thống siêu thị và các khu chợ nông sản trong nước. Tùy theo hình dạng, kích thước, màu sắc mỗi sản phẩm, mỗi ký dưa leo của nông hộ chúng tôi đưa vào hợp tác xã để bán ra với giá mỗi ký từ 3 - 5.000 đồng thời điểm tháng 4/2019”, anh Vũ Hữu Thể, chủ khu vườn này nói.

Cũng theo lời anh Vũ Hữu Thể, tổng diện tích gần 15.000 m2 dưa leo trồng ngoài trời ở thôn Sê Đăng, xã N’Thol Hạ nói trên được nông hộ của anh luân canh sau một năm trồng cây xà lách

Nhiều nông hộ ở xã N’Thol Hạ, Đức Trọng đã cùng nhau thỏa thuận, phân công sản xuất các loại rau theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, bước đầu mang lại những giá trị kinh tế gia tăng đáng kể.

mỡ. Và trước đó nữa là trồng chuyên canh hoa lay ơn cắt cành và thu hoạch củ giống thương phẩm. Trong đó, thời gian chính thức trồng rau theo mô hình hợp tác xã kiểu mới được tiến hành trong hai năm qua, phần lớn sản phẩm đầu ra ổn định, đảm bảo giá trị lợi nhuận gia tăng hàng năm. “Khác với hình thức sản xuất cá thể, sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể phải thực hiện theo kế hoạch của hợp tác xã về thời vụ, chủng loại sản phẩm, quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP… ”, chủ vườn Vũ Hữu Thể cho biết. Điều này phản ánh đúng thực tế tiếp cận của phóng viên tại khu vườn. Đó là cây dưa leo được trồng, chăm sóc sinh trưởng trên màng phủ nông nghiệp để ngăn chặn côn trùng xâm hại; vận hành hệ thống tưới nước tự động phun mưa trên khắp khu vườn; làm sạch cỏ trên từng

luống dưa leo bằng cuốc, xẻng; tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học diệt cỏ; thu hái dưa leo chọn lựa từng quả bằng tay và có thể ăn tươi tại chỗ vì cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm…

Rau sơ chế, tiêu thụ một đầu mối“Nông hộ Vũ Hữu Thể là

một trong 15 nông hộ thành viên của Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Hội Toàn chúng tôi, tập trung phần lớn khu vực sản xuất nông nghiệp của thôn Sê Đăng, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng…”, Giám đốc Hợp tác xã Trương Văn Hội giới thiệu với phóng viên ngay giữa đồng rau hợp tác. Thống kê sau 2 năm thành lập, Hợp tác xã Hội Toàn đã tập hợp 15 nông hộ sản xuất trên 17 ha diện tích rau VietGAP ở xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng vừa nêu. Trong đó, riêng

Trong vườn dưa leo sạch, thu nhập khá cao của nông hộ thành viên Hợp tác xã Hội Toàn.

Giám đốc Hội sản xuất với tư cách nông hộ thành viên khoảng 3 ha. Hình thức tổ chức triển khai sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể ở đây luôn nối tiếp luân canh theo thời vụ. Hàng năm, sau khi khai thác, thiết lập hợp đồng đầu ra, Hợp tác xã Hội Toàn tổ chức cuộc họp toàn thể nông hộ liên kết để bàn bạc thông qua kế hoạch sản xuất phù hợp. Cụ thể, tập thể nông hộ liên kết cùng thống nhất phân công nhau sản xuất theo từng thời vụ tương ứng với từng lứa rau, đảm bảo sản lượng mặt hàng theo hợp đồng. Hàng ngày, nông hộ bắt buộc phải ghi nhật ký về liều lượng tưới nước, bón phân, làm sạch cỏ…; hàng tuần chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ bởi nhân viên kỹ thuật của Hợp tác xã và của đối tác tiêu thụ bám sát trên đồng rau. Toàn bộ sản lượng rau thu hoạch tập trung về đầu

mối Hợp tác xã Hội Toàn để sơ chế, phân loại và vận chuyển đến nơi tiêu thụ trong ngày. Bên cạnh thị trường tiêu thụ ở hệ thống siêu thị trong nước, rau sạch Hội Toàn, Đức Trọng còn cung cấp cho các chợ nông sản đầu mối trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

“Vào Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Hội Toàn kiểu mới của chúng tôi với mục đích xuyên suốt là tập trung điều hành chung một pháp nhân kinh tế tập thể để nông hộ được ứng trước nguồn vốn mua giống rau chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, phân công sản xuất theo hợp đồng, tiêu thụ dài hạn sản phẩm thu hoạch, đồng thời thụ hưởng toàn bộ lợi nhuận canh tác trên diện tích đất thuộc quyền sử dụng của riêng mình. Mọi nông hộ đều có cơ hội tự nguyện thỏa thuận tham gia sản xuất liên kết theo mô hình hợp tác xã kiểu mới của chúng tôi…”, Giám đốc Trương Văn Hội chia sẻ.

Trong 2 năm thành lập, Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Hội Toàn tiêu thụ sản phẩm rau các loại của 15 nông hộ thành viên mỗi ngày từ 500 kg đến 1.000 kg. Hạch toán trung bình trên mỗi hecta sản xuất mỗi năm 3 lứa rau luân canh ngoài trời ở Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Hội Toàn, Đức Trọng đạt lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng. Con số lợi nhuận này vượt lên gấp nhiều lần so với canh tác cà phê già cỗi trước đó trên cùng diện tích. Bởi vậy, thương hiệu rau sạch Hội Toàn, Đức Trọng đang tạo ra một nền tảng xuất phát khá thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất liên kết gắn với thị trường cạnh tranh, nâng cao hơn nữa nguồn thu nhập cho nông hộ ở vùng phụ cận này của Đà Lạt.

phẩm loại 1 với giá 8.000 đồng, còn lại là hàng xả, loại bỏ (1 tạ thương lái lựa hàng đẹp khoảng 20 kg còn lại giá rẻ bèo), còn sản phẩm của ông 100% được công ty thu mua với giá 15.000 đồng đổ đều, nếu cây nào hư hoặc không có bông cũng được hỗ trợ 3.000 đồng/1 gốc. Nhờ đó, gia đình ông Srỗn không bao giờ sợ phải rơi vào cảnh được mùa mất giá. Hiện nay, với 6 sào súp lơ

khi thu hoạch ông thu về 90 triệu đồng/ vụ mùa 4 tháng.

Trồng rau hữu cơ thì từ hạt giống, phân bón, nước tưới, đất và phương pháp canh tác đều phải sạch. Vì vậy, ông không sử dụng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nào; phân hữu cơ ông tự ủ, còn thuốc bón lá ông làm từ sữa bò và trứng gà, chi phí này thấp hơn rất nhiều so với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Srỗn chia sẻ, khi mới chuyển qua hướng hữu cơ, năng suất giảm hơn so với sản xuất có sử dụng phân, thuốc hóa học, rau cũng xấu hơn. Tuy nhiên, đất trồng rau lại nhanh chóng được khôi phục, màu mỡ hơn, đến nay rau sinh trưởng rất tốt, năng suất đảm bảo, chi phí cho vụ rau nhờ đó đến nay cũng giảm hơn nhiều, giá bán các loại rau luôn ở mức cao và ổn định, thị trường tiêu thụ cũng ổn định. Phân bón cho rau, sử dụng chủ yếu là phân trùn quế, phân bò, phân gà đã được ủ hoai mục kết hợp với xử lý nấm vi sinh Trichoderma, hoàn toàn không sử dụng hóa học; thuốc trừ các loại sâu hại là các chế phẩm thuốc thảo mộc, vi sinh như: tỏi, ớt, gừng ngâm với rượu do ông tự bào chế an toàn với sức khỏe người sử dụng. Từ khi tham gia sản xuất rau hữu cơ cho công ty, chất lượng rau được nâng lên, giá bán tăng cao, cuộc sống của gia đình thay đổi nhiều...

XEM TIẾP TRANG 11

4 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘIĐAN THANH

Mới cuối tháng ba gặp nhau khi Bùi Thanh Bình vào dự Trại sáng tác tại Đà

Lạt do Liên hiệp Hội VHNT Phú Thọ tổ chức nên thấy tôi nhân Giỗ Tổ Hùng Vương 2019, từ Đà Lạt ra Việt Trì rồi tạt về thành phố Hòa Bình thăm Bảo tàng Di sản văn hóa Mường của ông, nhà sưu tập thoáng chút ngỡ ngàng rồi niềm nở, vồn vã như lâu ngày mới gặp người thân.

Trên đường rời điểm tham quan Bản Mường Giang Mỗ, Bình Thanh, huyện Cao Phong về Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, nhà thơ Lê Va - Chủ tịch Hội VHNT Hòa Bình cho biết: Bùi Thanh Bình - người con dân tộc Mường, sinh ra ở huyện Kim Bôi. Nặng lòng với truyền thống văn hóa của dân tộc, từ năm 1985 Bùi Thanh Bình bắt đầu sưu tầm, nghiên cứu về các di vật, cổ vật của văn hóa Mường. Ông đã lang thang gần khắp các vùng Mường trong tỉnh để nghiên cứu, sưu tầm di sản. Không chỉ vậy, còn lặn lội đến Sơn La, Phú Thọ, Thanh Hóa, và lặn lội vào Tây Nguyên tìm hiểu về văn hóa người Mường di cư vào Buôn Ma Thuột trước 1954. Không chỉ hao tâm, tổn sức mà tiền bạc cũng lần lượt “đội nón ra đi” nhưng bù đắp lại là số lượng di vật, cổ vật văn hóa dân tộc Mường sưu tầm, thu thập được ngày càng nhiều, vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa Mường cũng được bổ sung. Sau gần 40 năm sưu tầm, hiện Bùi Thanh Bình lưu giữ khoảng 6.000 đơn vị hiện vật các loại... Năm 2014, Bùi Thanh Bình thành lập Bảo tàng Di sản văn hóa Mường.

Với diện tích trên 4.000 m2 khuôn viên Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tọa lạc ở phường Thái Bình nằm trên lưng đồi cao, có tầm nhìn thông thoáng. Bảo tàng gồm 6 ngôi nhà chính, mỗi ngôi nhà có công năng khác nhau. Nội dung chính của các phòng trưng

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang dàn dựng chương trình xiếc

“Sống mãi cùng Điện Biên”, tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử của quân và dân ta cách đây 65 năm. Chương trình ra mắt khán giả Thủ đô vào 20h ngày 5/5, tại Rạp Xiếc trung ương, phát trực tiếp trên kênh Truyền hình Nhân dân.

“Sống mãi cùng Điện Biên” do Nghệ sĩ Ưu tú Tống Toàn Thắng viết kịch bản và đạo diễn, được xây dựng giống như một sa bàn về Điện Biên Phủ một thời. Chương trình dài 60 phút, mở đầu là hoạt cảnh “Người Mèo ơn Đảng”. Hình ảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc cùng với sinh hoạt của người dân, cuộc sống chan hòa tình quân dân sẽ được các nghệ sĩ thể hiện sinh động qua các màn tung hứng, đu dây, nhào lộn, xiếc thú...

Trong hoạt cảnh “Hành quân xa”, “Hò kéo pháo”, các nghệ

Ghi chép: THANH DƯƠNG HỒNG

Phước Lộc xưa và nayTháng 3/2003, xã Phước Lộc

được thành lập trên cơ sở giãn dân từ Thôn 5 - xã Hà Lâm (Đạ Huoai) đưa vào đây xây dựng xã mới. Thời điểm đó, tôi được phân công đưa 4 trí thức trẻ (TTT) “Đội hình Trí thức trẻ tình nguyện” (Dự án của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) về đây công tác trong 2 năm. Tập kết tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, tôi và Nguyễn Quốc Phi (cán bộ Huyện đoàn Đạ Huoai) và 4 cô cậu TTT mang ba lô, lỉnh kỉnh vật dụng, choàng áo mưa lội con đường rừng cheo leo bùn đất để về xã. Ông Cường (Bí thư chi bộ xã) đón đoàn tại một căn nhà lợp tranh rộng chừng 40 m2 (chưa có tường, trống trơn) vừa dựng tạm trên triền đồi còn thơm mùi đất mới. Sau thủ tục nhận “bàn giao”, vì xã chưa có chỗ nào để TTT ăn, ngủ nên Bí thư Cường đưa cả đoàn về nhà ông ở tạm…

Mười sáu năm trở lại, tôi không còn nhận ra Phước Lộc ngày xưa: hoang sơ, khó khăn, tăm tối... Trụ sở Đảng ủy và UBND xã xây 2 tầng, đỏ au mái ngói; nhà ở của Nhân dân khang trang núp dưới bóng cây ăn trái sum sê, trĩu quả; điện lưới, nước sạch đến tận nhà dân, trường học rộn tiếng trẻ thơ học bài; giao thông đi lại giữa các thôn (6 thôn) đều được rải nhựa và bê tông hóa thoáng rộng…

Ông Lương Minh Tuấn - Bí thư Đảng ủy và cán bộ UBND xã niềm nở tiếp chúng tôi. Qua trao đổi, tôi được biết để đạt được thành tựu vượt bậc như hôm nay, các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Phước Lộc 16 năm qua đã đồng cam cộng khổ, nỗ lực thực hiện nhiều chính sách đã “vực dậy” xã nghèo này phát triển.

Lúc mới thành lập, toàn xã có 247 hộ, hơn 1.000 khẩu; gần 85% hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); đa số dân cư thuộc diện thiếu đất sản xuất, hộ nghèo chiếm 89%; điều kiện về công tác của cán bộ; đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân hết sức khó khăn… Chi bộ xã chỉ có 9 đảng viên; đội ngũ cán bộ non trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác; Nhân dân mang nặng tư tưởng du canh, du cư, tập quán sản xuất hết sức lạc hậu. Xã Phước Lộc có 7.779 ha đất tự nhiên; trong đó có 1.456,88 ha đất nông nghiệp; những năm đầu xây dựng xã mới, Nhân dân chủ yếu quen chăm sóc cây điều giống cũ và chăn nuôi nhỏ lẻ; thu nhập rất bấp bênh, cái đói, cái nghèo thường trực…

Lãnh đạo xã xác định, muốn đưa Phước Lộc phát triển, trước hết phải xây dựng chi bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị vững mạnh; cán bộ, đảng viên phải đoàn kết, gương

Phước Lộc - ngày ấy, bây giờ

mẫu, nỗ lực “vượt khó”; tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở; chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ tư duy sản xuất cũ, lạc hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống, sinh hoạt, sản xuất...

Từ năm 2005, các chương trình 134, 135, 30a, các dự án về giảm nghèo, phát triển vùng DTTS của Trung ương, của tỉnh được đầu tư, lãnh đạo xã đã tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân; thành lập các ban chỉ đạo; ban hành các nghị quyết của cấp ủy, triển khai các kế hoạch, dự án, chương trình của UBND xã; chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể gắn vai trò, chức năng của từng tổ chức với công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thay đổi phương thức sản xuất, vươn lên xóa nghèo, tham gia phát triển KT-XH địa phương.

Giai đoạn 2009 - 2016, xã Phước Lộc tập trung quyết liệt công tác giảm nghèo, phát triển KT-XH, tăng cường quốc phòng, an ninh mạnh mẽ nhất. Đảng ủy xã đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề số 10, 11, 15… về xây dựng nông thôn mới (NTM), xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa; về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, sản phẩm trên một đơn vị diện tích và thu nhập của người dân; giảm nghèo bền vững; xây dựng hệ thống chi bộ cơ sở… Lãnh đạo xã đã tích cực vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển dần diện tích cây điều cũ kém hiệu quả sang trồng điều ghép, tạo tán; đầu tư các loại cây trồng mới có giá trị cao như sầu riêng (Donna, Bi 6, Chín hóa), mít tố nữ, măng cụt, chôm chôm kết hợp trồng cây

chè cắt cành dưới tán các loại cây lâu năm…

Chủ trương đúng, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân đã làm cho Phước Lộc thay da đổi thịt!

Những thành tích ấn tượngNói về kết quả xóa nghèo ở

huyện Đạ Huoai những năm qua, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quý Mỵ cho biết, Phước Lộc là xã đạt thành tích ấn tượng nhất. Hiện nay, toàn xã có 718 hộ/3.473 khẩu; từ 89% hộ nghèo (năm 2003), cuối năm 2018, Phước Lộc chỉ còn 2,92% hộ nghèo (21 hộ) và 22 hộ cận nghèo (chiếm 3,06%); 100% hộ nghèo và cận nghèo đều thuộc hộ đồng bào DTTS.

Từ độc canh cây, đến nay cơ cấu nông nghiệp của Phước Lộc khá đa dạng; toàn xã có 698,1 ha điều ghép, 416,96 ha sầu riêng giống mới các loại; 94,2 ha cây cao su; 29,7 ha ca cao, 20 ha măng cụt; 182 ha chè cành;... bò, heo 422 con, hơn 6.000 gia cầm.

Chương trình xây dựng NTM được gắn với chương trình giảm nghèo; huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng; hỗ trợ vốn, cây giống cho nông dân đẩy mạnh sản xuất. Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, lãnh đạo xã đã vận động nông dân áp dụng cách tưới nước và bón phân cho cây trồng bằng hệ thống tự động. Hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí, công sức vừa nâng sản lượng cây trồng gấp 2 - 3 lần so với chăm sóc cũ. Cụ thể, sầu riêng trước chỉ đạt từ 10 - 12 tấn/ha, nâng lên 25 - 27 tấn/ha. Đặc biệt, việc trồng chè cành

dưới tán cây ăn quả (giá bán tại vườn 7.000 đồng/kg, có lúc lên tới 12.000 đồng/kg), nông dân thu nhập rất khá.

Bí thư Đảng ủy xã cho biết, công tác giảm nghèo được Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo bài bản; khảo sát nắm chắc số hộ nghèo ở từng thôn; phân loại 4 mức nghèo và giao từng đoàn thể (Hội Nông dân, Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn Thanh niên xã…) nhận giúp đỡ từng hộ nghèo. Nhờ đó, số hộ nghèo giảm nhanh và số hộ khá, giàu tăng lên; hiện 20% hộ gia đình ở Phước Lộc có mức thu nhập từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng/năm…

Cùng với sự phát triển kinh tế, thu hẹp hộ nghèo, văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân… được đầu tư đạt hiệu quả. Trên địa bàn xã có 3 trường (mầm non, tiểu học và THCS) hàng năm huy động 100% trẻ ra lớp, chất lượng lên lớp đạt trên 98%. Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I. 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 67% hộ đạt gia đình văn hóa; 6/6 thôn đạt chuẩn văn hóa; xã Phước Lộc đạt chuẩn văn hóa và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục 3 cấp: mầm non, tiểu học, THCS; xã đã đạt 16/19 tiêu chí về xây dựng NTM…

Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Phước Lộc đạt bước tiến dài; từ lúc chi bộ chỉ có 9 đảng viên, đã thành lập Đảng bộ xã với 76 đảng viên sinh hoạt tại 10 chi bộ; 6/6 thôn đã có chi bộ. Đánh giá chất lượng hàng năm, 100% chi bộ đạt TSVM; Đảng bộ xã nhiều năm đạt TSVM. Đội ngũ cán bộ xã đã được bồi dưỡng, đào tạo đạt chuẩn, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ…

Ô tô bon bon trên con đường nhựa qua những vườn cây trái bạt ngàn; từ Ngã ba cầu Thanh Hải (Quốc lộ 20) đi chừng 10 phút đã tới UBND xã Phước Lộc (Đạ Huoai). Cũng con đường này (6 km), năm 2003 chúng tôi phải mò mẫm, vật lộn gần nửa ngày.

Nhà ở của đồng bào DTTS xã Phước Lộc ngày càng khang trang. Ảnh: T.D.H

5 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

mạng tháng 8/1945, ngoài trống đồng Sông Đà, tại Hòa Bình, người Pháp còn phát hiện thêm 19 trống đồng nữa. Từ sau 1945 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm thêm 66 chiếc. Phần lớn trống đồng Hòa Bình là trống Heger loại II, được các nhà nghiên cứu chia thành 4 nhóm. Hai nhóm A, B là trống lớn, có hoa văn trang trí theo xu hướng hình học hóa, là những trống xuất hiện sớm nhất. Trống nhóm C có nhiều sáng tạo cả về tạo dáng lẫn hoa văn trang trí, nhóm D có kỹ thuật đúc “gờ ba góc” mỏng, dẻo, ít bị ôxy hóa theo thời gian… Văn nghệ sĩ “xứ Kim Chi” cũng trầm trồ trước bộ “Lịch Đoi” của người Mường có từ thuở “đất còn bạc lạc, đá thì mới đẻ”, khi nghe hướng dẫn viên Bảo tàng thuyết minh: Lịch Đoi làm từ 12 thẻ tre dài khoảng 20 cm, rộng 3 cm, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, trên mỗi thẻ tre được khắc 30 khấc tượng trưng cho 30 ngày. Lịch phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao Đoi, hay còn gọi là sao Tua Rua. Sao Đoi chuyển động nhanh

dựa theo Lịch Đoi mà làm...Đến Bảo tàng Di sản văn hóa

Mường, nếu có thời gian, du khách còn được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về chiêng Mường, nguồn gốc - tổ chức và quyền lực của quan Lang “Nhà Lang” Mường”. Trong lịch sử mấy ngàn năm hình thành nhà nước Việt Nam, Nhà Lang Mường xưa là hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường, là chế độ Lang Đạo - tục ngữ Mường có câu “Đất có Lang, làng có Đạo”. Lang Đạo có quyền hành tuyệt đối được xem như vị vua xứ Mường, “Thượng ngọn cây hạ ngọn cỏ” đều là của Nhà Lang. Lang Đạo thay mặt triều đình phong kiến Trung ương lãnh đạo và cai quản dân chúng...

Trò chuyện với chủ nhân Bảo tàng, người đàn ông xấp xỉ thất tuần, cởi mở và hiếu khách tâm sự: Vốn có năng khiếu và đam mê ca hát nên 13 tuổi, được tuyển chọn vào học âm nhạc hệ chính quy 7 năm tại Trường Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc. Tốt nghiệp, về Đoàn Văn công Quân khu Tây

Người giữ hồn Mường Bắc. Sau đó, làm trợ lý phụ trách mảng văn hóa - văn nghệ Công an tỉnh Hà Sơn Bình; phụ trách, trực tiếp tuyển chọn, đào tạo và dàn dựng chương trình văn nghệ cho Công ty Du lịch Hòa Bình... và từng giữ cương vị Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Khách sạn Sông Đà. Là người có duyên nợ, gắn bó và tâm huyết nghiên cứu văn hóa nên Bùi Thanh Bình có chuyên môn sâu, say sưa gìn giữ và phát huy nét đặc sắc âm nhạc Mường cổ truyền, đặc biệt là bộ môn cò ke, ống sáo. Ông có một số bài viết về bộ môn âm nhạc này và đang xây dựng đề cương nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc cò ke, ống sáo, đã tổ chức trình tấu để thu âm và phát hành đĩa DVD về các loại hình này. Ngoài ra, ông còn tham gia dàn dựng, đạo diễn trích đoạn “Lễ hội Khuống mùa”, “Đám cưới Mường xưa...”, “Lễ mừng cơm mới”... để công diễn và phổ biến rộng rãi. Ngoài hoạt động trưng bày tại chỗ, Bảo tàng đã tham gia và có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia các hoạt động Ngày hội VH -TT& DL các dân tộc vùng Tây Bắc năm 2013, 2014. Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, Bảo tàng tham gia trình diễn, giới thiệu về văn hóa ẩm thực Mường tại Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, công chúng đánh giá cao.

Chia sẻ với chúng tôi về dự định trong tương lai, Bùi Thanh Bình - người giành phần lớn cuộc đời đăm đắm giữ hồn văn hóa Mường, chủ Bảo tàng tư nhân thổ lộ: Ước nguyện lớn lao của cuộc đời ông là tiếp tục gây dựng, làm phong phú hơn kho tàng di sản văn hóa; gìn giữ, bảo tồn nền văn hóa đồ sộ, tinh túy của tổ tiên, cha ông để góp phần tô đẹp nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

hơn mặt trăng. Vị trí giữa sao Đoi và mặt trăng tùy theo các tháng trong một năm. Dựa vào các ngày Đoi vào và sự chuyển dịch của sao, người ta phân biệt ngày, tháng, trong 1 năm. Lịch Đoi không thay đổi theo năm, 12 thanh tre được người Mường sử dụng trong suốt cuộc đời. Trên đó đục lỗ, cảnh báo những ngày làm ăn thua lỗ hoặc thất bại, tháng nào càng nhiều lỗ càng nên tránh và có những ngày đại lỗ không làm một công việc gì hết. Từ ngàn xưa, con dân Mường nhìn trăng đoán nắng, nhìn sao đoán gió, qua hàng trăm đời người mới làm ra được Lịch Đoi. Theo Lịch Đoi: Mỗi tháng được chia làm 4 tuần: tuần đoi, tuần cối, tuần cây, tuần lồm. Trong mỗi tuần, ngày nào sao Đoi đứng ở phía trước mặt trăng là ngày nóng; đứng sau là ngày mưa; ngày trăng lặn, ngày sao mờ... là những ngày xấu. Khi sao Đoi đứng ở sát bên mặt trăng, ánh sao sáng rõ, nền trời trong thì là ngày tốt... Người Mường đi cày đi cuốc, bắt tôm mò cá, chọn ngày lành tháng tốt dựng vợ gả chồng

bày là giới thiệu các nhóm hiện vật di sản văn hóa Mường nói chung và trưng bày di vật, cổ vật của nhà lang Mường xưa. Bảo tàng có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày về di sản văn hóa Mường. Đồng thời tổ chức thực hiện các dịch vụ văn hóa, ẩm thực nhằm bảo tồn, khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa Mường truyền thống và hiện tại.

Đến Bảo tàng, các họa sĩ và nhà nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc trong đoàn chúng tôi thực sự say mê ngắm, tìm hiểu các hiện vật. Họ trầm trồ khi biết: Cho đến nay, Hòa Bình được coi là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ trống đồng nhiều nhất ở Việt Nam. Năm 1887 thời Pháp thuộc, khi lấy được chiếc trống đồng tại nhà một viên quan lang người Mường ven sông Đà, Mulie - Phó Công sứ tỉnh Hòa Bình đặt tên cho trống là “trống đồng Sông Đà” và năm 1889 mang về Pháp trưng bày tại Hội chợ Quốc tế Paris. Đó chính là chiếc trống đồng đầu tiên được phát hiện tại Hòa Bình. Từ năm 1887 đến trước Cách

Tái hiện Điện Biên Phủ oai hùng qua nghệ thuật xiếc

hình ảnh Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn giữ pháo khỏi trôi xuống vực. Kết thúc chương trình là hoạt cảnh “Giải phóng Điện Biên” hùng tráng và sôi nổi.

Trước phần biểu diễn, chương trình còn có giao lưu với các nhân chứng lịch sử về những năm tháng hào hùng của dân tộc.

sĩ vào vai chiến sĩ và nhân dân miền xuôi, sử dụng xe đạp, xe thồ, dép tông, gậy, đế pháo… thực hiện các màn nhào lộn, cầu bật, đế trụ, tung hứng…

Bên cạnh không khí hừng hực này, hoạt cảnh cũng đem lại nhiều phút giây xúc động cho khán giả. Ví dụ như màn biểu diễn khắc họa

Tiến tới kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, 70 năm Cục Vận tải quân sự và Ngày truyền thống Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, tại xã Lệ Ngân, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Hãng phim HongNgatfilm hợp tác với Công ty Cổ phần Sáng tạo DV&H Creative đã khởi quay bộ phim truyện Truyền thuyết về Quán Tiên, một bộ phim về đề tài chiến tranh do Nhà nước đặt hàng sản xuất.

Phim Truyền thuyết về Quán Tiên dựa trên truyện ngắn của nhà văn quân đội Xuân Thiều viết về những năm tháng lửa đạn trên tuyến đường Trường Sơn. Nội dung phim kể về một binh trạm giữa Trường Sơn trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Trong một hang động kỳ lạ giữa rừng già, có ba cô gái thanh niên xung phong được giao nhiệm vụ đặc biệt trong khung cảnh bom đạn khốc liệt và sự chết chóc cùng sự

Trường Sơn một thuở qua phim Truyền thuyết về Quán Tiên

xuất hiện của một con vượn đầy bí ẩn... Câu chuyện diễn giải với nhiều bất ngờ, đan xen giữa hiện thực và huyền ảo, để rồi cùng với năm tháng, binh trạm ấy và những cô gái thanh niên xung phong dần trở thành huyền thoại về một thời chiến tranh.

Phim Truyền thuyết về Quán Tiên do đội ngũ các nhà điện ảnh có uy tín thực hiện, bao gồm giám đốc sản xuất: Nguyễn Thị Hồng Ngát - Trịnh Ðức Việt; biên kịch: Ðoàn Minh Tuấn; quay phim:

NSƯT Vũ Quốc Tuấn; họa sĩ: Ðào Ngọc Hùng; âm nhạc: Lê Cát Trọng Lý và các diễn viên tham gia: Minh Hải - Thúy Hằng - Mai Anh - Minh Khuê. Ðạo diễn của phim Ðinh Tuấn Vũ là một đạo diễn trẻ, năm nay, anh vừa tròn 30 tuổi, nhưng đã là đạo diễn của năm bộ phim lớn, trong đó nổi bật nhất là phim Cuộc đời của Yến, đã được trao tặng giải Bông sen tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn và nhandan.com.vn)

Chủ nhân Bảo tàng Bùi Thanh Bình (mang máy ảnh) trò chuyện với du khách. Ảnh: Đ.Thanh Giới mỹ thuật Hàn Quốc tìm hiểu về Lịch Đoi. Ảnh: Đ.Thanh

Ðoàn làm phim Truyền thuyết về Quán Tiên trước khi thực hiện một cảnh quay tại Quảng Bình.

6 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TẢN VĂNNguyễn Phan Chánh:

Tranh lụa và hồn quê...Con sông Tân Giang (sông Cụt) phía Nam thành phố Hà Tĩnh mềm mại như một dải lụa uốn lượn có những chiếc cầu vồng bắc qua như những chiếc nơ thắt thật duyên dáng. Con đường chạy dọc sông được mang tên danh họa vẽ lụa là đường Nguyễn Phan Chánh. Và trên con đường này có một địa chỉ văn hóa từ lâu đã quen thuộc với giới văn nghệ sỹ, đặc biệt là giới mỹ thuật cả nước, đó là nhà lưu niệm Nguyễn Phan Chánh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh. Ngôi nhà và khu vườn này ngày trước được gọi là “Đào Mai Trang” hồi họa sĩ và gia đình ở đây. Đó là ngôi nhà ngói ba gian, gian giữa là bàn thờ có bức tượng bán thân của Nguyễn Phan Chánh. Hai phòng bên là trưng bày những hiện vật của ông như một bảo tàng thu nhỏ...

Bức tranh Chơi ô ăn quan của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bút ký: NGUYỄN NGỌC PHÚ

T rong ký ức của nhà văn Nguyệt Tú (con gái đầu của họa sỹ), dựng ngôi nhà này Nguyễn Phan

Chánh đã tiêu hết số tiền bán tranh ở Pháp. Nhiều lần bà Nguyệt Tú nghe mẹ nói cha để dành tiền tậu ít ruộng nuôi con nhưng ông dùng cả mấy nghìn đồng Đông Dương vào việc lập vườn “Đào Mai Trang” thỏa mơ ước của mình. Trong vườn ông trồng rất nhiều hoa đào và mai. Ông mua về toàn những cây to phải bốn người khiêng mới xuể. Tết đến, hoa đào đỏ, hoa mai trắng nở rộ khắp vườn. Chính ở khu vườn nhà này đã tạo cảm hứng và chất liệu cho ông để vẽ những bức tranh: “Cô gái bên cành đào”, “Cô gái dưới giàn hoa thiên lý ” được trưng bày trong cuộc triển lãm năm 1938.

Tôi có dịp gặp nhà văn Nguyệt Tú cách đây hơn 20 năm cùng dự một trại viết văn ở Nhà sáng tác Đại Lải. Hồi đó bà đã 70 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát và giàu nội lực khi viết những cuốn sách hồi ký. Trong đó có cuốn về “Chuyện tình của các chính khách” bởi bà vốn là vợ của Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Đạo. Đặc biệt là những trang hồi ức của bà về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Tôi có lần hỏi bà: Món tiền để tậu “Đào Mai Trang” là tiền bán bức tranh nào? Bà bảo: Đó là bốn bức tranh, trong đó nổi tiếng là bức “Chơi ô ăn quan”. Mẫu tranh là các em khoảng 13, 14 tuổi. Các em chít khăn mỏ quạ, quần áo nâu sồng, vốn là trang phục đặc sắc của nông thôn Việt Nam ngày ấy. Trong hồi ký của mình danh họa Nguyễn Phan Chánh nhớ lại: “Một lần tôi thấy các em ngồi đánh ô ăn quan, tôi tò mò đứng xem và lấy phác thảo. Tôi vào nhờ bà mẹ nói với cô con gái nho nhỏ, xinh xinh ngồi cho tôi làm mẫu. Bố trí các em gái này ngồi chơi là vấn đề bố cục, ít nhất phải có 4 người. Nhưng bốn người này hai phe. Tôi đặt một cô bé khoảng chừng hơn mười tuổi ngồi một phía, còn ba cô ngồi ở phía bên kia. Bố trí lệch như thế mới phải, không để mỗi bên hai cô trải ra bố cục rời rạc. Làm thế nào để cho bốn cô tập trung vào ô quan khi chơi. Tôi cho cô nhỏ nhất đánh đầu tiên”. Cho đến nay bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” vẫn nổi tiếng nhất và trở thành một mẫu mực trong sáng tạo nghệ thuật. Trên bức tranh này có ghi bốn câu thơ chữ Hán vì ông vốn xuất thân từ Nho học. Các tranh thường có những câu thơ chữ Hán đề ở góc vì thế khó ai có thể sao chép. Chính những câu thơ xuất thần này để nói về tâm trạng mà tranh chưa tải hết được. Đó cũng là nét độc đáo của thi - tranh thật thi vị của Nguyễn Phan Chánh. Tìm hiểu kỹ hơn, thời niên thiếu ông được gia đình cho theo học chữ Nho và nghệ thuật thư pháp.

Hơn mười tuổi, cậu bé Chánh đã nổi tiếng khắp vùng là người hay chữ và viết chữ Thảo đẹp. Năm mười bốn tuổi, đã kiếm được đồng tiền đầu tiên phụ giúp gia đình nhờ việc viết chữ, vẽ tranh thờ và tranh cuộn bán tại các phiên chợ quê. Hình ảnh về miền quê nghèo và cuộc sống nông thôn Việt Nam in dấu trong tâm trí của họa sĩ để rồi sau này trở thành một ‘‘nỗi ám ảnh nghệ thuật” in dấu trong tất cả sáng tác của ông.

Hồn quê không chỉ thấm đẫm trong tranh lụa mà “chất quê” còn ngấm vào trong phong cách sống đời thường giản dị của Nguyễn Phan Chánh. Khi trúng tuyển vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ông đã ngoài 30 tuổi, “cứng tuổi” hơn bạn bè cùng lớp và cũng đã vợ con đuề huề. Từ Hà Tĩnh lặn lội ra Hà Nội học, ông mang theo trọn vẹn chất quê mùa cùng những thói quen đặc biệt của mình, khiến cho bạn bè, hầu hết là “con nhà quan” vừa buồn cười vừa tức mắt. Đặc biệt, đi đâu Nguyễn Phan Chánh cũng “kè kè” cái ô nhỏ. Đến thầy Hiệu trưởng Victor Tardieu còn thấy khó chịu về chàng sinh viên ngồi trong lớp mà vẫn giữ khư khư cái ô bên cạnh. Không biết bao nhiêu lần thầy rời bục giảng xuống “tịch thu” cái ô đem treo ở chân giá bày mẫu vật. Trò Chánh lập tức lon ton chạy lên lấy lại ô mang về để cạnh mình như cũ. Và thầy trò cứ tái diễn hành động ấy cho đến khi hiệu trưởng tức điên giơ hai tay đầu hàng: “Thôi, tôi thua anh rồi”. Nhưng trong cuộc đời Nguyễn Phan Chánh biết ơn vị thầy giáo đó đã phát hiện và bồi dưỡng ông thành danh họa vẽ tranh lụa nổi tiếng. Vốn là một nhà Hán học rất

giỏi chữ Nho và thư pháp, đôi tay chỉ quen cầm bút lông, ông gặp nhiều khó khăn khi tiếp thu tinh hoa mỹ thuật châu Âu. Ông vẽ sơn dầu rất xấu, không ra mảng khối. Thầy Victor Tardieu vẫn kiên trì nhìn ra tài năng hội họa ẩn giấu đâu đó bên trong dáng vẻ quê mùa cùng đôi bàn tay không thể cầm bút vẽ sơn dầu. Trong một dịp sang đất Vân Nam (Trung Quốc), hiệu trưởng bắt gặp những bức tranh thời Đường, Tống phác họa phong cảnh. Ông bất chợt lóe lên ý nghĩ biết đâu Nguyễn Phan Chánh hợp chất liệu lụa! Ông liền mua một bức tranh “gốc” cùng một xấp lụa Vân Nam mang về đưa cho và bảo: “Chánh, con có thể vẽ lụa xem”. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Gặp được lụa ông như “cá gặp nước”, say sưa vẽ bằng mực nho và nước. Với lụa ông được thỏa sức bay bổng sáng tạo. Và một trong những sáng tạo “đắt” nhất của ông là phương pháp “rửa’’ lụa, giúp mặt tranh trở nên thanh sạch, mịn màng. Vui chuyện tôi hỏi nhà văn Nguyệt Tú: Trong đời, danh họa có cái ô nào không? Không đâu! Ông cụ gàn lắm, gàn theo kiểu đồ Nghệ, cương trực và khảng khái không ai bắt ép được và cũng không bao giờ chịu luồn cúi ai. Bà còn nhớ một buổi trưa đang ngồi chơi ngoài sân thì thấy ông về từ xe tay bước xuống. Hôm đó, ông đi dạy về trễ hơn thường lệ. Nhìn sắc mặt có vẻ bực bội, ông nói to: “bể niêu rồi (vỡ nồi rồi) mẹ con đưa nhau về Hà Tĩnh thôi”. Thì ra bức tranh lụa “Hai chị em” của ông bày ở triển lãm đã có người mua. Ông Tổng giám thị người Pháp rất thích bức tranh đó. Ông đòi vẽ lại bán cho ông ta. Nguyễn Phan

Chánh trả lời là: Tôi họa sĩ chứ không phải là thợ chụp ảnh. Ngài có thể chọn bất cứ bức tranh nào trong số tranh tôi bán. Tôi không vẽ lại tranh ấy. Thế nhưng, ông lại rất vị tha qua câu chuyện nhà văn Nguyệt Tú kể: Buổi sáng sau sự kiện “bể niêu” gia đình dọn hành lý chuẩn bị về Hà Tĩnh thì có một đôi vợ chồng người Pháp đến mua tranh. Chồng chọn bức tranh ưng ý trong số tranh cũ, người vợ tỏ ra cũng thích. Khi bức tranh “Cô gái nhảy dây” mở ra, người vợ nhìn mãi cô thiếu nữ tươi tắn đang nhảy trong những vòng dây quay sinh động. Tà áo dài trắng của cô bay lên. Sợi dây không rõ nét nhưng dường như đang điều khiển cả thân hình duyên dáng và vẻ đẹp tinh nghịch của cô gái. Người chồng trả tiền cho bức tranh của mình, không nói gì về bức “Cô gái nhảy dây”. Nhìn mắt thiếu phụ Pháp tha thiết lặng ngắm bức tranh họa sĩ không giấu được vẻ xúc động. Ông biết quyền mua tranh là của người chồng. Bất ngờ Nguyễn Phan Chánh sẽ sàng cuốn bức tranh lại và hỏi: - Bà thích bức tranh này không? Đôi má bà khách hơi ửng đỏ lúng túng: - Vâng tôi thích lắm! Họa sĩ liền trao cho bà bức tranh và nói bằng tiếng Pháp: - Tôi xin tặng bà bức tranh này. Thiếu phụ sững sờ, nét mặt xúc động thốt: - Rất cám ơn ngài!...

Mới đây, tôi có gặp họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng quê Hà Tĩnh. Ông Chương cũng có vẽ lụa và rất tâm đắc với mảng vẽ lụa của Nguyễn Phan Chánh. Ông bảo: Cụ Chánh lấy bút hiệu Hồng Nam (có nghĩa là phía nam núi Hồng Lĩnh). Có thể nói giai đoạn 1925-1945 là thời kỳ cụ Chánh sáng tác say mê tranh lụa, thể hiện cuộc sống bình dị của người nông dân ở nông thôn Việt Nam. Đặc biệt là những phụ nữ, trẻ em - những con người chân chất, lam lũ nhưng luôn yêu cuộc sống. Các tranh lụa với lối thể hiện nhẹ nhàng, những mảng lớn và màu sắc hết sức đơn giản, trầm ấm như đen, nâu... và rất truyền cảm. Sáng tác cuối đời của họa sĩ là những bức tranh lụa lấy từ đề tài văn học dân gian như: “Tiên Dung tắm”, “Tiên Dung và Chử Đồng Tử”, sau cùng là “Kiều tắm”. Bức tranh ông vẽ ở gần tuổi 90 là “Thạch Sanh cứu công chúa”.

Màu quê, hồn quê và hồn lụa đậm dáng hình quê hương trong tranh Nguyễn Phan Chánh bắt đầu từ khu vườn nhà “Đào Mai Trang” thuở ấy...

NGUYỄN TRI THỨC

Rồi dịp nghỉ lễ dài ngày cũng qua đi. Những tấp nập dòng người ồn ào, náo nhiệt, chật

chội phố thị cũng đã không còn nữa. Nhịp sống lại trở về guồng quay quen thuộc, cũng hối hả, vất vả, bươn chải không kém, cuồn cuộn âu lo cơm, áo, gạo, tiền. Chứ không phải chỉ ăn chơi, nghỉ ngơi thực thụ hiếm hoi trong đời...

Tôi đến Đà Lạt đã nhiều lần, nhưng mới là lần thứ hai trở lại “thành phố ngàn hoa”, cùng gia đình. Đà Lạt của dịp nghỉ lễ 2/9 gần 13 năm trước (năm 2006) dường như không đọng lại gì trong trí nhớ non nớt của hai đứa trẻ con tôi mới gần 5 tuổi và hơn 1 tuổi. Nhưng chẳng hiểu sao, những đứa trẻ vẫn muốn trở lại Đà Lạt, khi mẹ chúng đưa ra một số gợi ý...

Đó có lẽ cũng là điều lạ, bởi biển cả bao la, đô thị phù hoa mới là nơi hấp dẫn bọn trẻ. Có lẽ, độ tuổi cũng khiến con người có những sự đổi thay, khác biệt, đôi khi không dễ lý giải. Như không ít nghĩ suy, việc làm, hành động của mỗi chúng ta. Âu cũng là lẽ thường...

Đà Lạt của gần 13 năm trước khác lạ rất nhiều so với bây giờ, về cảnh quan, môi trường, cuộc sống... Nhưng có những điều chắc chắn còn mãi. Là những địa danh, những điểm đến du lịch nổi tiếng, như hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, Nhà thờ Con Gà, ga Đà Lạt, thác Datanla, hồ Tuyền Lâm, Dinh Bảo Đại... Là những nhịp điệu

HỒ SƠ TƯ LIỆU

1. Sự ra đời của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và đường Hồ Chí MinhSau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất

nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Để giữ vững liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc, bảo đảm cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam, ta mới chỉ có một tuyến liên lạc qua miền tây Quảng Trị do Liên khu ủy 5 phụ trách, chỉ đạo từ giới tuyến trở vào và Ủy ban Thống nhất Trung ương phụ trách từ giới tuyến trở ra. Tuy nhiên, con đường này không thể đáp ứng được yêu cầu vận tải người và vũ khí với số lượng lớn khi cách mạng miền Nam phát triển.

Bước sang năm 1959, cách mạng miền Nam đứng trước một bước ngoặt, đòi hỏi Đảng ta phải có quyết sách kịp thời. Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến; trước mắt là đánh đổ tập đoàn

7 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Bức thư mùa hạNắng nóng quá!Có thể cháy nhớ thương thành đóm tro tànChùm hoa dại nở âm thầm cuối ngõĐợi chờ gì cánh bướm lỡ mùa sang

Sông ở lại,Đá bắt đầu mắc cạnMột con thuyền trốn nắng ngủ say sưaCây đa gởi bức thư cho mùa hạViết mấy lời chim sáo thản nhiên đưa...

Tôi van gió,Xin đừng im lìm thế!Để tàn tro đậu xuống mái đầuVà sông nữa, đừng cạn lòng vậy chứ?Để lòng thuyền nằm lật úp mà đau...

Tôi sẽ gói tiếng chim trong tay áoGởi mùa thu lau nước mắt trăng gầyEm nhớ đọc cánh chuồn chuồn thắc thỏmThương quê mùa chẳng dám viết thư tay...

Thì thôi vậy,Đợi cơn mưa mùa hạXóa vết nhăn trên trán nhớ thư tìnhĐừng cháy hết những vụng về nông nổiNóng như thiêu xin lắng xuống đêm quỳnh...

Tôi sẽ ký tên mình vào mây trắngNhờ giọt mưa thấm áo người xa...

phố phường nhấp nhô lên xuống đồi dốc, uốn lượn quanh co bên những hàng thông vi vút gió reo. Là đô thị duy nhất cả nước không có đèn tín hiệu giao thông. Là cả những món ăn, thức uống, hoa trái ngọt lành. Và đặc biệt, là những người Đà Lạt hồn hậu, chân chất, nhiệt tình mãnh liệt với du khách thập phương khi họ cần giúp đỡ gì đó, chẳng hạn như hỏi đường...

Thú thật là tôi chưa từng thích sự ồn ào, náo nhiệt. Càng không thích những chật chội, chen chúc, thậm chí đảo lộn. Nhưng mỗi năm, không phải nhiều dịp cả gia đình cùng được nghỉ dài ngày đến thế. Nên vẫn không ít gia đình kéo đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, tốn

kém tiền của, thời gian lại còn phải ôm vào phiền phức, nhọc nhằn vì nhiều thứ quá tải đồng loạt... Nhưng những người dân bản địa không kinh doanh, làm dịch vụ cũng phải chịu đựng lắm nỗi muộn phiền, bởi tắc đường, bởi sinh hoạt bị đảo lộn...

Dẫu thế, hơn tất cả, với mỗi người dân, mỗi du khách, mỗi địa danh du lịch vẫn cứ ầm ào, sục sôi, náo nhiệt mỗi dịp nghỉ lễ dài ngày. Sau tất cả những bề ngoài dễ thấy, hiển hiện ấy, hẳn là những lớp lang kỷ niệm, ký ức đậm sâu trong mỗi người. Bởi, đó cũng là những điều khác lạ, trong những dịp nghỉ dài ngày quen thuộc. Mà khác lạ thì luôn có giá trị riêng mình...

Đà Lạt khác lạ...NGUYỄN TẤN ON

Vườn mẹVườn mẹ tôi nằm trên sườn núivườn nối vườn ôm cánh đồng xanhdưới thung lũng lúa hai mùa trĩu hạttiếng trẻ thơ cười hồng cả ước mơsuối Tân Văn, dốc Tám Trămđêm nằm nhớnhững câu thơ bè bạnđọc hôm quamùi mít chín sau vườn thơm lặng lẽthương quá mẹ tôivất vả bao mùatóc mẹ xanh như cây xanh vườn lámẹ qua đời khi trái chín vườn thơm

Lâm Hà cuối tuần tôi về vườn mẹcây ổi đầu hè đỏ chín lòng thơmdựng xe, chạy ra vườn - tìm mẹsỏi đá giật mìnhvấp tiếng “Mẹ ơi”!

Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống:Nhìn lại phía sau & Có kinh nghiệm!Nhìn lên phía trước & Thấy hy vọng!Nhìn ra xung quanh & Tìm được thực tại!Nhìn vào bên trong & Tìm thấy chính mình!

LỜI HAY - Ý ĐẸP

thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thiết lập chính quyền cách mạng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng về nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, việc nhanh chóng mở đường vận chuyển chi viện chiến lược cho các chiến trường trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Năm 1959, Đoàn có nhiệm vụ soi đường, bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp 7.000 súng bộ binh, tổ chức bảo đảm đưa 500 cán bộ trung cấp, sơ cấp hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực.

Để hoàn thành nhiệm vụ, Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng quyết định biên chế bước đầu của Đoàn là 500 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài Đoàn bộ, Đoàn được tổ chức thành Tiểu đoàn vận tải bộ 301 và các bộ phận: xây

dựng kho, bao gói hàng, sửa chữa vũ khí, chế biến thực phẩm.

Ra đời tháng 5 năm 1959, Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559 (đến ngày 12/9/1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định chính thức thành lập Đoàn 559). Con đường đã được khai sinh đúng ngày sinh của Bác, nên được mang tên đường Hồ Chí Minh.

Ngày 19/5/1959 trở thành Ngày truyền thống Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.

Đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 tổ chức đội khảo sát mở tuyến vào

Nam bắt đầu từ Khe Hó (nằm giữa một thung lũng ở tây nam Vĩnh Linh), sau đó vạch tuyến phát triển về hướng Tây Nam, điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Khu 5. Con đường này phải vượt qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Để bảo đảm tuyệt đối bí mật, khẩu hiệu hành động của Đoàn là: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”; phải chủ động tránh địch và bí mật.

Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn.

Sau 8 ngày đêm vượt qua bao sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặn của địch, ngày 20/8/1959, chuyến hàng đầu tiên trên tuyến đường gùi được bàn giao cho chiến trường Trị Thiên tại Tà Riệp gồm 20 khẩu tiểu liên, 20 khẩu súng trường, 10 thùng đạn tiểu liên và đạn súng trường. Chuyến hàng đầu tiên tuy ít ỏi, song đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ Khu 5, thể hiện quyết tâm của Đảng và tình cảm của Bác Hồ, của quân, dân miền Bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền Nam.

Kết thúc năm 1959, Đoàn 559 đã chuyển được vào Khu 5 số hàng gồm 1.667 khẩu súng bộ binh, hàng trăm nghìn viên đạn và một số quân dụng thiết yếu khác, đưa 542 cán bộ, chiến sĩ vào làm nhiệm vụ ở miền Nam.

Từ khi ra đời cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 toàn thắng, đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng, kéo dài, ngày càng phát triển, vươn sâu tới các chiến trường, các hướng chiến lược, chiến dịch. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh đã mở rộng, vươn dài tới Lộc Ninh (Bình Phước) với tổng chiều dài gần 17.000 km đường cho xe cơ giới (gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang); đường giao liên dài trên

3.000 km; đường ống dẫn xăng dầu gần 1.400 km; cùng với hệ thống đường vòng tránh, đường vượt khẩu, đường sông, đường thông tin liên lạc(*)... Trên mọi nẻo đường, hệ thống cung trạm, binh trạm, kho tàng, bến bãi, trạm bảo dưỡng sửa chữa xe máy... được xây dựng trong một thế trận ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường.

2. Đường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải quân sự chiến lược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho các chiến trườngNhờ có hệ thống đường Hồ Chí

Minh vượt Trường Sơn ngày càng hoàn chỉnh, sức người, sức của đưa vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng. Nếu tính trong 6 tháng cuối năm 1959 (khi đường Hồ Chí Minh mới hình thành), với phương thức gùi bộ là chủ yếu, Đoàn 559 mới vận chuyển được 32 tấn vũ khí giao cho Khu 5 thì trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lượng hàng đưa đến các chiến trường là hơn 27.900 tấn, cùng hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đơn vị kỹ thuật cung cấp cho các mặt trận...

XEM TIẾP TRANG 11

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN (19/5/1959 - 19/5/2019)

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi là niềm tự hào của dân tộc

Đường Trường Sơn - huyết mạch nối liền hậu phương và tiền tuyến. (Ảnh tư liệu)

Du khách và hoa Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu

8 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt khoảng 115.000 lượt khách (tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018). Trong khi đó, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ trong các ngày nghỉ lễ đều hoạt động hết công suất.

C.PHONG

Hàng loạt du khách khắp nơi đổ về thành phố núi trong 5 ngày nghỉ lễ tạo nên không khí tấp nập,

đông đúc khác hẳn ngày thường. Điều đáng mừng là dù lượng du khách tăng mạnh, ngày cao điểm lên hơn 40.000 lượt khách/ngày nhưng do có phương án từ trước nên tình trạng giao thông tại nhiều địa điểm không xảy ra ùn ứ kéo dài như các năm trước.

Giảm tải đáng kểáp lực giao thôngkhu vực trung tâmTới trưa ngày 1/5, khi lượng du

khách lên Đà Lạt bắt đầu tấp nập quay trở về sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, Đội CSGT Công an TP Đà Lạt, Phòng CSGT Công an tỉnh cùng các đơn vị khác vẫn chốt trực tối đa lực lượng tại các điểm ngã ba, ngã tư, dưới chân đèo, khu du lịch... đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, không xảy ra hiện tượng ùn ứ.

Trung tá Nguyễn Văn Hùng - Đội trưởng Đội CSGT, Công an TP Đà Lạt cho hay, trong 5 ngày nghỉ lễ thì ngày 28 và 29/4, lượng xe đổ về Đà Lạt cao nhất nên các khung giờ cao điểm đã xảy ra hiện tượng ùn ứ cục bộ. “Ngày 28/4, các đơn vị tổ chức đua xe đạp Cúp Truyền hình TP HCM lần thứ 31 quanh hồ Xuân Hương nên nhiều vị trí không tránh khỏi tình trạng dòng xe di chuyển khó khăn trong thời gian ngắn. Tới ngày 29/4, lượng du khách ngoài đăng ký lưu trú lên hơn 40.000 lượt/ngày kéo theo lượng xe ô tô, xe máy đổ về Đà Lạt, tạo nên áp lực giao thông khu vực trung tâm khá cao. Tuy nhiên, nhờ có phương án xây dựng kế hoạch ứng phó từ xa, chủ động nhiều giải pháp đồng bộ nên đã không xảy ra hiện tượng ùn ứ kéo dài so với dịp lễ 30/4 năm 2018” - ông Hùng nói.

Ngoài ra, giải pháp phân luồng cấm xe ô tô từ 29 chỗ (trừ xe buýt) trở lên thay vì lên đèo Prenn tạm thời phải đi đèo Mimosa trong 5 ngày nghỉ lễ, thực tế đã có hiệu quả tốt. Hướng điều tiết trên theo ông Hùng sẽ được Đội CSGT tiếp tục đề xuất lãnh đạo Công an thành phố áp dụng trong các dịp lễ hội

lớn tại địa phương trong thời gian tới.

Tại tuyến Quốc lộ 20, Sở GTVT Lâm Đồng cho biết đã bố trí đủ lực lượng và phương tiện bảo đảm không để ùn tắc giao thông kéo dài trong 5 ngày nghỉ lễ. Cụ thể, các trục đường chính, cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt, nơi diễn ra các lễ hội, khu vui chơi, giải trí, khu tham quan du lịch; cao tốc Liên Khương - Prenn và Trạm thu phí Định An - Đức Trọng; khu tham quan du lịch và Trạm thu phí Liên Đầm - Di Linh... đều không xảy ra tình trạng ùn ứ xe cục bộ kéo dài.

Dịch vụ khách sạn,ăn uống tăng nhẹBà Nguyễn Thị Bích Ngọc -

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Lâm Đồng cho biết, năm nay do thời gian nghỉ lễ kéo dài hơn 1 ngày so với năm 2018, cộng với việc thời tiết đang nắng nóng kéo dài trên diện rộng

ở nhiều địa phương nên lượng khách du lịch đến Lâm Đồng tăng nhẹ so với năm 2018. Bên cạnh đó, nhiều du khách lựa chọn các chương trình du lịch “một chuyến đi nhiều điểm đến” trong đó kết hợp tham quan du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với các địa phương lân cận có biển như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Theo thống kê ban đầu của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt khoảng 115.000 lượt khách (tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, khách quốc tế ước đạt 6.500 lượt khách (tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018), khách nội địa ước đạt 108.500 lượt khách (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018). Khách qua lưu trú ước đạt khoảng 105.000 lượt khách (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018).

Hiện toàn tỉnh Lâm Đồng hiện

có 1.399 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 20.994 phòng, trong đó có 426 khách sạn từ 1 - 5 sao với 11.256 phòng nghỉ. Đối với loại hình cơ sở lưu trú du lịch homestay, trên địa bàn TP có khoảng 300 cơ sở với khoảng 2.500 phòng.

Riêng về dịch vụ lưu trú, cơ bản đáp ứng nhu cầu du khách. Các khách sạn từ 3-5 sao đạt khoảng 90-95%. Đặc biệt, trong hai ngày (28 và 29/4), hầu hết các khách sạn đều sử dụng hết công suất. Các khách sạn từ 1-2 sao đạt khoảng 85-90%; các cơ sở lưu trú hạng khác đạt công suất khoảng 75-80%. Đa số lượng khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tập trung đông từ ngày 28 - 30/4. Giá dịch vụ lưu trú tại các khách sạn từ 3-5 sao tăng từ 20 - 40%, các khách sạn 1 - 2 sao và các loại hình lưu trú khác tăng từ 60 - 90% giá so với ngày thường.

Theo ghi nhận của chúng tôi, ở khu vực trung tâm thành phố,

KỲ NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 1/5:

Khu vui chơi nhộn nhịp,khách sạn hoạt động hết công suất

đa số khách sạn trong khu vực tuyến đường Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Chí Thanh, Ba Tháng Hai... giá phòng đơn dành cho 2 người dao động từ 500.000 đồng - 700.000 đồng/phòng/đêm, cao gấp đôi so với ngày thường. Loại phòng đôi cho 4 người cũng tăng từ 400.000 - 600.000 đồng lên 800.000 - 1.200.000 đồng/phòng/đêm. Giá phòng chỉ tăng nhẹ đối với những khách sạn 4-5 sao, tuy nhiên khách đã đặt kín cách đây từ 1-2 tháng.

Về dịch vụ ăn uống, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các điểm vui chơi giải trí, trước đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, phòng cháy chữa cháy. Nhìn chung, theo đánh giá, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch được đảm bảo tốt, chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong dịp lễ năm nay.

Đông đảo du khách đổ về Đà Lạt nghỉ lễ, nhưng tình hình giao thông, an toàn vệ sinh, an ninh trật tự được đảm bảo. Ảnh: C.P

9 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Gần 10 năm nay, những thầy thuốc trẻ ở huyện Đam Rông vẫn luôn mang trong mình tấm lòng thiện nguyện hướng về cộng đồng.

HỒNG THẮM

Hội Thầy thuốc trẻ huyện Đam Rông được thành lập năm 2010, đến nay có gần 140 hội viên là

các y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng... đang công tác trong lĩnh vực y tế từ tuyến huyện đến xã. Hội trưởng Hội Thầy thuốc trẻ - bác sĩ Liêng Hot Benjamin cho biết, hằng năm, Hội đã tổ chức nhiều đợt khám chữa bệnh, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo ở các xã nghèo. Bên cạnh đó, Hội cũng duy trì tốt hoạt động phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức hiến máu nhân đạo. Các thầy thuốc trẻ của Hội cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật mới tại đơn vị như mổ ruột thừa cấp cứu và đã mổ thành công nhiều ca bệnh tại đơn vị công tác. Các y, bác sĩ, điều dưỡng trẻ khối bệnh viện cũng tích cực trau dồi y đức và chuyên môn, tiếp nhận những kỹ thuật khám, chữa bệnh hiện đại do các bệnh viện tuyến trên chuyển giao thông qua Đề án bệnh viện vệ tinh và Đề án 1816, được các cấp, các ngành và người

dân đánh giá cao.Từ năm 2014 đến nay, Hội

Thầy thuốc trẻ Đam Rông đã phối hợp với các đoàn khám từ thiện khám và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 5.000 người dân trong huyện, cấp 4.000 màn (trị giá 205.000.000 đồng) cho người dân tiểu khu, khu căn cứ; phun thuốc diệt muỗi, tổ chức tiêm chủng, cho uống Vitamin A, phát thuốc phòng chống dịch cho các tiểu khu với kinh phí hơn 50.000.000 đồng/ mỗi đợt triển khai chiến dịch.

“Chúng tôi xác định rằng, dù ở bất cứ đâu thì người bệnh khi đến

các cơ sở y tế luôn rất cần người thầy thuốc có chuyên môn giỏi để chữa cho bệnh nhân, đồng thời cũng rất cần sự sẻ chia, chăm sóc, ân cần động viên của thầy thuốc từ cộng đồng” - bác sĩ trẻ Kon Sơ Ha Nin chia sẻ. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khó Đam Rông cằn khô, sỏi đá, anh Ha Nin luôn một lòng muốn quay trở lại cống hiến, chăm sóc sức khỏe cho bà con trong buôn làng. Dù đã có những cơ hội việc làm tại những nơi tốt hơn dành cho chàng trai trẻ người K’Ho nhưng Ha Nin bảo: “Nếu ai cũng muốn công tác ở một nơi có

điều kiện tốt thì chỉ có người dân vùng sâu, vùng xa là thiệt thòi, nhất là với bà con đồng bào dân tộc thiểu số”. Vậy nên những đợt công tác xa tại những địa bàn khó khăn, tách biệt như Tiểu khu 179, Tiểu khu 181, thôn Đạ M’Bô, Tây Sơn... chẳng làm anh nề hà. Ha Nin kể rằng, muốn làm tốt mỗi hoạt động như thế có khi phải đi từ ngày hôm trước, vì phải băng rừng, lội suối và phải nhắc nhở, vận động thì bà con mới nhớ, mới biết để tham gia.

“Mỗi thầy thuốc trẻ phải nhận rõ trách nhiệm để nỗ lực đóng góp

sức mình trong công tác khám bệnh, điều trị bệnh, phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Vì vậy, phải luôn luôn chăm chỉ học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. Chúng tôi bảo nhau phải tập cho mình những câu nói thân thiện, ánh mắt cảm thông, cái nhìn chia sẻ, thể hiện mình thật lòng mong muốn chữa lành cho bà con, khi đó sẽ tạo niềm tin cho người bệnh. Bởi đó chính là điều kiện cần xử trí kịp thời chính xác, không để sót bệnh, nâng cao tỉ lệ thành công trong điều trị” - bác sĩ Ha Nin chia sẻ thêm.

Theo bác sĩ Liêng Hot Benjamin, một trong những khó khăn mà Hội đang gặp phải trong những lần tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con chính là việc chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bà con. Với đặc thù địa bàn có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, dân trí thấp nên vẫn còn tồn tại tâm lý ngại ngùng, không đến trung tâm y tế khi có biểu hiện mắc bệnh. Cùng với đó, trang thiết bị, nhân lực không đầy đủ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công tác khám và điều trị bệnh tại địa phương. Hội cũng đã và đang vận động hội viên thực hiện tốt 3 cuộc vận động: “Thầy thuốc trẻ học tập, rèn luyện, nâng cao y đức”, “Thầy thuốc trẻ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học”, “Thầy thuốc trẻ vì sức khỏe cộng đồng”.

DIỆP QUỲNH

Hộ ông Nguyễn Hữu, thôn Đa Quý kể lại, gia đình chuyên nghề trồng cà

chua, dưa leo theo hợp đồng với các công ty rau an toàn. Trước đây, mỗi lần làm chồi, làm lá cà chua, lá dưa leo, không có chỗ vứt nên ông thường để ngay lề đường cạnh vườn, chờ khô đốt bỏ. Mùa nắng không nói, mùa mưa dịch lá mủn gây hôi hám, bị các công ty rau phê bình, bà con quanh xóm phản đối, kỳ họp thôn còn bị nhắc nhở về vệ sinh môi trường. Hiện giờ, ông dùng lá, quả cà chua, xác dưa leo bỏ vào bể ủ, vừa sạch sẽ vừa đẹp vườn, đẹp đường làng ngõ xóm, lại có phân hữu cơ để dùng.

Tương tự như ông Nguyễn Hữu, gia đình ông Phạm Cư có gần 2 ha đất trồng lơ baby, trồng bông cúc, bông cẩm chướng. Trước đây, ông thường tấp rác thải vào một góc vườn, chờ mục rồi cày ải vào đất. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới hàng xóm nhưng rau thối gây mùi, chảy xuống vườn, xuống ao và ngấm ít nhiều vào nguồn đất, nguồn nước. Tham gia dự án phân loại và xử lý rác thải, nhóm nông dân ông được dự án xây một bể ủ phân hữu cơ với dung tích đầy là 18m3. Ông cho biết: “Bể để đây rất

tiện, nhặt lơ, chồi cúc bỏ ngay vào bể, thêm ít phân chuồng như phân dê, phân heo, thêm vôi ủ với men là có phân hữu cơ hoai mục. Sạch vườn mà lợi công làm, lại có phân bón lót. Các hộ trong nhóm nhà tôi như ông Đặng Ánh, bà Luyến, hàng xóm như anh Tùng và nhiều hộ xung quanh đều bỏ phế phẩm rau củ vào đây để làm phân hữu cơ, khu sản xuất sạch sẽ hẳn”.

Hai ông Nguyễn Hữu, Đặng Ánh là thành viên nằm trong dự án phân loại và xử lý rác thải nông nghiệp do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện tại xã Xuân Thọ, Đà Lạt. Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ cho biết, dự án bao gồm 12 nhóm hộ nông dân với 48 nông hộ. Cứ 1 nhóm được dự án xây một bể bê tông 18 m2 chuyên dùng để ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp như xác rau hoa. Dự án tập huấn cho bà con kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng và men Trichoderma. Ông Bình cho biết, từ hỗ trợ của Hội, nông

dân đã thay đổi hẳn ý thức, xác rau hoa không vứt lung tung mà ủ vào làm phân bón hữu cơ. Ông đánh giá, một mẻ ủ chừng 2-3 tháng tùy thời tiết là ra được một lượng phân vi sinh chất lượng, giá thành từ 1-1,5 ngàn đồng/kg. Trong khi phân hữu cơ vi sinh trên thị trường giá trung bình 4-4,5 ngàn đồng/kg. Vừa sạch vườn, đỡ công lại giảm

chi phí phân nên bà con rất ủng hộ dự án. Không chỉ thành viên nông dân trong dự án mà cả những hộ bên ngoài cũng học hỏi, làm theo, gom rác nông nghiệp để làm phân chứ ít còn cảnh tấp bừa bãi như trước kia.

Bà Nguyễn Thị Tường Vi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng chia sẻ, Hội hướng tới xây

dựng một nền nông nghiệp bền vững. Một nền nông nghiệp không chỉ trồng ra nông sản, hoa quả đạt chuẩn mà còn là nền nông nghiệp sạch, nông dân thành thạo việc tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp để quay lại làm giàu cho đất mà không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chọn xã Xuân Thọ, Đà Lạt, một vùng rau hoa truyền thống để thực hiện dự án. Vì từ năm 2010, bà con nông dân Xuân Thọ đã quen với việc thu gom cẩn thận chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật để bỏ tại nguồn riêng, không xả thải độc hại ra môi trường. Và từ cuối năm 2018 tới nay, bà con nông dân đã cho thấy xây dựng được thói quen vệ sinh ruộng vườn hợp vệ sinh, rác thải nông nghiệp được ủ thành phân hữu cơ. Thói quen tốt, có lợi được bà con truyền nhau rất nhanh, nông dân ý thức được lợi ích của việc thu gom, ủ phân hữu cơ bằng phụ phẩm nông nghiệp. Bà Vi chia sẻ, duy trì được thói quen tốt này đồng thời mở rộng thêm tại những vùng sản xuất rau hoa khác, Đà Lạt sẽ dần thay đổi, xác rau sẽ thành phân quay lại tăng độ phì cho đất, vệ sinh môi trường đạt chuẩn tiến tới xây dựng được một nền nông nghiệp bền vững, an toàn.

Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

Khi nông dân làm quen với phân loại rác thảiỞ vùng rau Xuân Thọ, Đà Lạt hiện giảm hẳn tình trạng những xác rau, gốc hoa, gốc cà chua, đọt cúc bị vứt ra ngoài đường hay tấp vào một góc vườn. Đây là thành quả của một dự án do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tài trợ để thực hiện việc phân loại và tái chế rác thải nông nghiệp, xây dựng một vùng rau hoa bền vững.

Bể chứa rác thải nông nghiệp làm phân. Ảnh: D.Q

Các thầy thuốc trẻ tích cực tham gia phong trào tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng. Ảnh: H.T

10 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Khi năm tháng qua đi, có những thứ giờ đây đã trở thành quá khứ của ngày hôm qua nhưng cũng có những thứ đang tồn tại, hiện hữu mang trong đó một miền ký ức của bao thế hệ cư dân thị thành.

Phóng sự ảnh: NGUYÊN THI

Đà Lạt là thành phố trẻ so với nhiều thành phố lớn khác nhưng giữa lòng thành phố, nhiều nếp nhà, góc phố vẫn in đậm dấu ấn của những chuyện ký ức cha ông buồn vui một thủa, một thời lập phố. Bởi phố thị như đời người, sự hình thành và phát triển của đô thị là cả một quá trình tiếp biến có kế thừa, phát huy và phát triển.

Khu vực trung tâm Đà Lạt trước yêu cầu chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị theo quá trình phát triển, nhưng vẫn luôn là nơi thể hiện những đặc trưng về lịch sử, văn hóa, lối sống cộng đồng… mà qua thời gian hình thành nên giá trị

riêng của người Đà Lạt. Và chính khu vực trung tâm vẫn

luôn mang hình ảnh của không gian văn hóa và lịch sử, thể hiện bản sắc riêng của mỗi thành phố, với những giá trị được tích lũy theo dòng chảy thời gian. Dốc Sông Lô, dốc Nhà Bò, góc Nguyệt Vọng Lầu, Ấp Ánh Sáng… theo thời gian vẫn chứa đựng trong lòng biết bao câu chuyện, ký ức của con dân thành phố này. Ở những nơi đó, trong không gian sống ấy mỗi khi nhắc đến hay mỗi khi ghé ngang qua luôn cảm nhận được cái hồn đô thị, có bản sắc, có sức sống, nơi lưu giữ ký ức đô thị và là điểm tựa để đô thị tồn tại, kế thừa và phát triển.

Nguyệt Vọng Lầu trên đường Trương Công Định, nay là khu phố Tây vẫn không có nhiều thay đổi.

Đường vào dốc Nhà Làng vẫn không có nhiều thay đổi. Một căn nhà gỗ truyền thống của cư dân Ấp Ánh Sáng.

Cà phê Tùng theo năm tháng vẫn là miền ký ức của nhiều thế hệ người Đà Lạt.

Nếp làm cửa tiệm hàng quán, cửa hàng may thân quen của những thế hệ thị dân thuộc tầng lớp bình dân của Đà Lạt xưa.

Phụ nữ Đạ Long đang học dệt thổ cẩm.

LÊ TUẤN

Đầu năm 2019, Câu lạc bộ dệt thổ cẩm ở Thôn 5, xã Đạ Long được

thành lập với các thành viên là những cụ bà đã lớn tuổi, người ít nhất cũng 60 tuổi, còn người nhiều thì ngoài 70. Đây là những người còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên địa bàn xã Đạ Long. Qua tìm hiểu, trước đây nguyên liệu để dệt một tấm thổ cẩm là những sợi bông tự nhiên và phải trải qua công đoạn nhuộm bằng các loại lá rừng, nên mất nhiều thời gian.

Chị Mbon K’Thương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đạ Long là người có nhiều tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm.

Chính bản thân chị là người đứng ra thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm, với mong muốn tiếp lửa nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ trẻ, từ đó lưu giữ được nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Từ đó chị đã vận động nhiều chị em khác cùng tham gia và chỉ trong một thời gian ngắn từ 3 người cao niên tham gia khi mới thành lập đến nay đã có trên 10 người khác vào câu lạc bộ để học nghề. Chị Mbon K’Thương cho biết: “Việc tích cực vận động chị em hội viên tham gia học lớp dệt thổ cẩm nhằm để khôi phục lại nghề truyền thống của dân tộc bản địa K’Ho”.

Khi dệt, người phụ nữ K’Ho ngồi duỗi thẳng hai chân, đạp và giữ chặt một thanh chủ của

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm ở Đạ LongTrước nguy cơ mai một của nghề dệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đạ Long đã thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm tại Thôn 5, nhằm góp phần tạo sinh kế, cũng như bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của người K’Ho.

khung dệt và một thanh chủ khác được dùng dây móc vào lưng để cố định và kéo căng khung sợi để dệt. Họa tiết trên những tấm vải thổ cẩm được sáng tạo từ chính cuộc sống lao động, từ đó tạo nên một bức tranh sống động phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Trên những tấm thổ cẩm ấy, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu

sắc và hoa văn chủ đạo là các loài muông thú, hay các vật dụng sinh hoạt quen thuộc.

Bà Kơ Za K’Chú, năm nay đã bước qua cái tuổi 60, nhưng ngày nào bà cũng tham gia học dệt thổ cẩm. Với lòng yêu nghề, tính ham học hỏi, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thành viên trong câu lạc bộ, mà chỉ trong một thời gian ngắn bà đã

thuần thục các kỹ năng dệt thổ cẩm. Hiện nay, bà có thể tự mình dệt thành những tấm vải không có những họa tiết cầu kỳ. Trong số những người tham gia học nghề dệt thổ cẩm có cả những nữ thanh niên mới bước qua tuổi mười tám, đôi mươi. Điều đó đã chứng tỏ tình yêu với nghề dệt thổ cẩm không chỉ có ở người lớn tuổi, mà đang dần len lỏi vào cả giới trẻ. Em Rơ Ông K’Lim, mới tham gia học được hơn 1 tháng nay chia sẻ rằng, lúc đầu mới học thấy rất khó, khó hơn cả làm rẫy, nhưng với lòng quyết tâm học bằng được nghề dệt truyền thống của dân tộc mình đã thôi thúc em kiên trì theo học. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người K’Ho ở xã Đạ Long đang dần được khôi phục. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống độc đáo này, cần có những chương trình, chính sách phù hợp, nhất là sản phẩm làm ra phải có thị trường tiêu thụ.

Ký ức đô thịgiữa dòng chảy thời gian

11 THỨ BẢY 4 - 5 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNGDỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

Ngẩn ngơ danh thắng Tràng An

HOÀNG MY - HOÀNG YÊN

Khu danh thắng Tràng An - Ninh Bình là một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài

nước lựa chọn nhiều nhất trên bản đồ du lịch Việt Nam. Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của danh thắng Tràng An - có lẽ là cảm xúc của hầu hết những ai lần đầu đặt chân đến nơi này. Quần thể di sản thế giới Tràng An mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo từ đá núi, hệ sinh thái, rừng cây, thảm thực vật, đồng lúa, hồ đầm và những tuyến du thuyền trên sông. Nơi đây sở hữu những hang động đẹp; những di chỉ khảo cổ học có giá trị; những di tích lịch sử nổi tiếng gắn với 4 vương triều Đinh - Lê - Lý - Trần...

Giữa rất nhiều những lựa chọn ở quần thể danh thắng Tràng An chúng tôi đã chọn khám phá Tam Cốc, hang Múa, chùa Bái Đính, Cố đô Hoa lư và Tràng An.

Tam Cốc thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8 km. Tam Cốc được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn”. Hành trình khám phá Tam Cốc được bắt đầu từ bến thuyền Đình Các, bác lái thuyền đưa chúng tôi đi dọc dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co, hai bên dòng sông là những ruộng lúa đang thì con gái. Người lái đò bản địa này nói với chúng tôi: “Tam” là ba và “Cốc” là hang, Tam Cốc chính là ba hang động xuyên thủy, được tạo thành bởi hàng triệu năm dòng sông Ngô Đồng xuyên qua núi. Hang Cả dài

Quần thể danh thắng Tràng An là địa danh du lịch tổng hợp ở tỉnh Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, trở thành di sản hỗn hợp thứ 11 khu vực châu Á Thái Bình Dương, thứ 31 trên toàn thế giới và là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Tam Cốc nhìn từ đỉnh núi Múa.

... Khi ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, lượng hàng vận chuyển tới các chiến trường lên tới 66.500 tấn. Đặc biệt, trong hai năm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lượng hàng đã giao cho các chiến trường hơn 403.300 tấn. Như vậy, tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Trường Sơn, qua tuyến đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường trên 1,5 triệu tấn hàng hóa và 5,5 triệu tấn xăng dầu(*)...

Cùng với vận chuyển hàng quân sự, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tuyến giao thông vận tải Trường Sơn đã bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn, đưa hơn 650.000 lượt cán bộ, chiến sĩ từ các chiến trường về hậu phương miền Bắc, trong đó có gần 310.000 thương binh, bệnh binh. Không chỉ là tuyến vận chuyển sức người và hàng hóa từ hậu phương ra tiền tuyến, Trường Sơn còn có một vị trí chiến lược quan trọng như là “xương sống” ở bán đảo Đông Dương, là nơi “đứng chân” của các binh đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng, kỹ thuật; là vùng hậu phương trực tiếp của các chiến trường, là bàn đạp xuất kích đã được chuẩn bị sẵn cho các binh đoàn chủ lực tiến công ra các hướng chiến dịch, chiến lược quan trọng.

Trong suốt 16 năm, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn,

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện - từ hậu phương lớn cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần to lớn làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào. Đặc biệt, từ năm 1973 đến 1975, Bộ đội Trường Sơn đã nỗ lực vượt bậc, ra sức xây dựng, tu sửa, nâng cao chất lượng cầu đường đáp ứng yêu cầu của thời cơ chiến lược mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh, quán triệt phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Bộ đội Trường Sơn đã nhanh chóng tổ chức vận chuyển từng binh đoàn chủ lực lớn của quân đội ta, đưa một khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật lớn tới chiến trường miền Nam; luôn bám sát các mũi tiến công của bộ binh, vừa tháo gỡ bom mìn, vừa nhanh chóng sửa chữa, bắc lại cầu mới cho đại quân ta tiến vào giải phóng các thành phố, thị xã và giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng 30/4/1975.

(CÒN NỮA)BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG -

TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐND VIỆT NAM(*) Số liệu được trích trong: Bộ Tư lệnh

Binh đoàn 12 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Đường Hồ Chí Minh khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr.21.

Đồng bào dân tộc thiểu số... TIẾP TRANG 3

127 m, rộng 20 m có nhiều nhũ đá đẹp buông xuống. Phía trong hang là những chùm nhũ đá óng ánh sắc màu và phản chiếu xuống mặt nước long lanh. Hang Hai cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m và rộng 18 m. Trần hang là những nhũ đá muôn hình vạn trạng. Hang ba cách hang hai chừng 100 m.

Chèo thuyền ở Tam Cốc sẽ đi qua Am Thái Vi - nơi vua Trần đến xem các cung tần mỹ nữ múa hát. Và từ dưới lòng sông có thể ngước lên đỉnh núi Múa, nơi có ngọn tháp và con rồng đá. Núi Múa cách bến thuyền chừng 2 km. Đường lên đỉnh núi Múa được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam với 486 bậc đá. Đó thực sự là thử thách nhưng khi lên đỉnh núi rồi thì mọi thứ trước mặt bày ra vô cùng thích thú. Đó là, con rồng đá và những tòa tháp lừng lững trên những mỏm đá xám nhấp nhô đầy huyền bí. Và đặc biệt từ đỉnh núi Múa sẽ thu trọn toàn bộ Tam Cốc vào tầm mắt. Hiện khu vực đỉnh núi Múa đang là địa điểm được du khách lựa chọn nhiều nhất khi đến Tràng An.

Sau Tam Cốc, núi Múa thì chùa Bái Đính - khu du lịch tâm linh với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam cùng với cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt là điểm đến không thể bỏ qua để hiểu thêm về văn hóa tâm linh, về một giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm nhưng rất hào hùng của dân tộc.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hòa quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá điệp trùng. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện. Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó nhà Trần sử dụng làm Hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Hành cung Vũ Lâm là một căn cứ quân sự thời Trần, nằm ngay trong vùng núi thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa. Di tích của Hành cung Vũ Lâm hiện nay được phân bố trong 4 xã: Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Xuân và Ninh Vân, huyện Hoa Lư, thuộc khu vực phía Nam của Quần thể danh thắng Tràng An. Nơi đây núi được coi là thành, sông là đường, hang động là cung điện mà các nhà sử học gọi là kinh đô đá. Với địa thế và hệ thống phòng thủ phản công như trên, Hành cung Vũ Lâm là căn cứ vững chắc của quân dân đời Trần. Hành cung Vũ Lâm còn để lại nhiều di tích lịch sử như: Cửa Quan, Hành Cung, Cống Rồng, Tuân Cáo, Vườn Kho… Nơi đây cũng có mật độ các chùa dày đặc với 24 ngôi chùa cổ tồn tại từ thời Trần đến nay. Trong số đó có cả những chùa được vua Trần Thái Tông trực tiếp cho xây dựng. Hành cung Vũ Lâm cũng là nơi xuất gia tu đầu tiên của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào khoảng tháng 7 năm Giáp Ngọ 1294.

Về với Tràng An như càng thấy yêu hơn giang sơn cẩm tú; Tự hào hơn lịch sử vàng son của dân tộc. Một lần đến với Tràng An ngẩn ngơ như chẳng muốn về.

Đường Trường Sơn... TIẾP TRANG 7

... Do không còn phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sức khỏe của ông cũng được bảo đảm.

Cũng theo ông Srỗn, để tham gia mô hình sản xuất rau hữu cơ, nông dân phải tham gia một khóa tập huấn của công ty trực tiếp giảng dạy để nhận chứng chỉ đủ tiêu chuẩn sản xuất.

Hình thành vùng rau hữu cơÔng Nguyễn Duy Hãng, Phó Chủ tịch

UBND xã Đạ Sar cho biết: Ngoài diện tích cây trồng chủ lực là cây cà phê, để thay đổi đời sống của Nhân dân, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích thì định hướng của xã là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó, hướng đến nông nghiệp hữu cơ sạch. Để phát triển nông nghiệp không hóa chất, trước tiên trên địa bàn xã khuyến khích người dân chuyển đổi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sau đó dần chuyển sang trồng hữu cơ. Hiện nay, xã đã có tới 50 ha nông nghiệp công nghệ cao và người dân đã bắt đầu nhận thức trong việc sản xuất nông nghiệp tốt là: môi trường, chất lượng, đầu ra, giá trị sản phẩm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động Nhân dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ có liên kết với công ty mang lại nhiều lợi ích.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Dương cho biết: Nông nghiệp Lạc Dương sau một giai đoạn phát triển đạt được những thành tựu đáng kể về năng suất, sản lượng, chủng loại và quy mô sản xuất. Tuy nhiên,

huyện đang đứng trước những thách thức lớn là vần đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đất đai bạc màu, bùng phát sâu bệnh. Nguyên nhân chính là do người nông dân lạm dụng quá mức phân bón bảo vệ thực vật. Để khắc phục những nhược điểm trên, nông nghiệp Lạc Dương đang từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Thực tế huyện có diện tích ứng dụng công nghệ cao lớn nhưng đến nay chứng nhận hữu cơ mới chỉ được thực hiện trên sản xuất trồng trọt với diện tích rất ít. Toàn huyện chỉ mới có 2 doanh nghiệp sản xuất và được chứng nhận sản xuất hữu cơ với diện tích gần 6 ha. Do vậy, để phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian tới huyện tiến hành khảo sát, xác định các vùng trồng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp không hóa chất theo lợi thế của từng vùng sinh thái. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn để phát triển sản xuất nông nghiệp không hóa chất. Xây dựng các mô hình về sản xuất không hóa chất, có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Và được chứng nhận hữu cơ, cụ thể: tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân tại xã Đạ Sar, Đa Nhim, thị trấn Lạc Dương thành lập các tổ hợp tác sản xuất không hóa chất các sản phẩm nông nghiệp: cà chua, cà rốt, củ cải, bắp cải, bí đỏ, hồng ăn trái ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Jan’S. Cùng với doanh nghiệp hỗ trợ người dân kỹ thuật sản xuất, cung ứng vật tư, cây giống chất lượng, tư vấn kỹ thuật để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp không hóa chất.

THỨ BẢY 4 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Ánh sáng tháng Tư. Ảnh: Đỗ Thành Công

VIỆT THUẬN - GIA KHÁNH

Nơi tập hợp những người yêu cầu lông Cứ chừng 4 giờ chiều, sân cầu

lông Lan Anh tại phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc lại bắt đầu đông người, cả sân đầy ắp tiếng cười, cổ vũ theo những đường bóng đẹp của các thành viên Câu lạc bộ (CLB) cầu lông Thiên Thành - Bảo Lộc.

Sân Lan Anh với cụm 4 sân cầu lông là một sân tư nhân được vận hành khá tốt tại Bảo Lộc, được CLB Thiên Thành chọn làm sân sinh hoạt chính cho các thành viên CLB của mình.

Là một trong những CLB cầu lông hoạt động rất đều tay tại Bảo Lộc, theo ông Trần Đại Bình - Chủ nhiệm, CLB Thiên Thành được thành lập từ khá lâu, năm 2004, suốt bao nhiêu năm nay vẫn duy trì và làm nòng cốt cho phong trào thể thao quần chúng Bảo Lộc.

“Những ngày đầu chúng tôi có chừng vài người, rồi nâng lên chừng 20, đến nay nhờ tích cực vận động số lượng thành viên đã tăng lên trên 40 người, trong đó có khoảng 30 nam và chừng 10 thành viên nữ” - ông Bình cho biết.

CLB này, theo rất nhiều thành viên ở đây, không chỉ là nơi để sinh hoạt rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe hằng ngày cho mỗi người mà còn là nơi để họ gặp gỡ, chuyện trò; cùng nhau lên kế hoạch tổ chức các chuyến giao lưu, thi đấu đến các CLB khác trong thành phố Bảo Lộc, trong tỉnh; cử thành viên tham gia giải cấp thành phố và giải cấp tỉnh, chọn người đi tỉnh khác dự giải. CLB cũng đứng ra tổ chức các giải giao hữu mời các đội từ các tỉnh khác đến đây thi đấu. Toàn bộ những chuyến đi này hầu như các thành viên trong CLB đều tự túc, tự xoay xở nguồn tài trợ, nếu không có thì tự bỏ tiền túi của mình.

Như bản thân ông Chủ nhiệm CLB Trần Đại Bình là một ví dụ. Không chỉ là một tay vợt xuất sắc của CLB mà của cả làng cầu lông phong trào Bảo Lộc. Bằng uy tín của mình ông đã cùng các thành viên khác vận động người thân, bạn bè cùng chơi cầu lông, tập luyện TDTT, tham gia CLB. “Để cầu lông thành phố Bảo Lộc phát triển, cần có sự đồng lòng, tinh

Không chỉ là một câu lạc bộ cầu lông điển hình về xã hội hóa ở Bảo Lộc cho những người trung niên và lớn tuổi yêu thể thao, Thiên Thành còn góp sức đào tạo nhiều VĐV cầu lông trẻ trên địa bàn.

Thiên Thành - Câu lạc bộ cầu lông xuất sắc ở Bảo Lộc

Các tay vợt trẻ của CLB Thiên Thành tại Giải Cầu lông giao hữu quốc tế ở Cần Thơ trong đầu năm 2019.

thần thể thao cùng với sự tham gia của nhiều người trong bộ môn này”- ông Bình suy nghĩ.

Trong CLB, ông Ngô Trần Chinh Quân, 47 tuổi, người phường B’Lao, Bảo Lộc, cũng là một trong những thành viên tiêu biểu của CLB Thiên Thành với rất nhiều thành tích nổi bật trong nhiều năm nay. Không chỉ giành được rất nhiều huy chương từ giải cấp thành phố, cấp tỉnh, ông Quân còn là một huấn luyện viên tận tâm tại CLB. Buổi sáng ông đến sân cùng chơi với mọi người nhưng buổi chiều tối ông đứng ra tập cho những người mới chơi, đặc biệt là lớp trẻ đến học cấu lông. “Cầu lông dễ chơi, ít tốn kém, phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, ai ai cũng chơi được, chịu khó tập luyện một chút là vào sân thôi”- ông Quân tươi cười.

Trong hơn chục thành viên nữ của CLB, có không ít người gắn bó với phong trào cầu lông từ rất lâu, như bà Nguyễn Thị Tình chẳng hạn.

Năm nay 55 tuổi, bà Tình, người xã Lộc Tiến, Bảo Lộc cho biết bà đã tham gia CLB Thiên Thành trong hơn 10 năm nay. Bà đến với cầu lông vì môn thể thao này giúp bà “khỏe người, nhanh tay, nhanh mắt”. Nên chính vì vậy, trừ những lúc đi đâu xa hay mắc việc, còn hầu hết những ngày trong tuần bà Tình đều đều đặn từ 5 đến 7 giờ tối lại đến sân cùng thi đấu với mọi người.

Như ông Quân cho biết, trong cầu lông, nam nữ cũng có những điểm khác nhau chút ít. Khác nhau vì với nam, thể lực rất quan trọng, nam trong mỗi cú đánh cần quyết đoán và sức mạnh; còn với nữ, đó là sự khéo léo và uyển chuyển. Chính nhờ nắm được bí quyết này nên theo ông Quân

nhiều thành viên trong CLB xuất quân thi đấu giải thường khá thành công.

Tại CLB chúng tôi còn bắt gặp không ít học sinh sau giờ học cũng đến sân tập luyện. Điển hình như VĐV Nguyễn Bảo Quốc Anh, năm nay mới 14 tuổi, đang là học sinh Trường THCS Lộc Sơn nhưng đã tập ở đây hơn 3 năm. “Nhờ các thầy trong CLB hướng dẫn nên em tự tin hơn khi tham gia các giải học sinh trong trường” - em cười.

Hướng đến lớp trẻLà thành phố năng động phía

nam Lâm Đồng, thể thao phong trào tại Bảo Lộc rất phát triển trong những năm gần đây với rất nhiều bộ môn, trong đó có cầu lông.

Hiện toàn thành phố có khoảng 20 sân cầu lông, với 9 CLB cầu lông đang hoạt động trong khắp thành phố với hằng trăm VĐV tham gia tập luyện, thi đấu hằng ngày, trong đó có CLB Thiên Thành.

Riêng CLB Thiên Thành, theo ông Bình, số huy chương mà các thành viên trong CLB mình giành được từ các giải thành phố, giải tỉnh, giải mở rộng hằng năm

mà CLB có tham gia đến nay là “không đếm xuể”.

Như năm 2018 tại giải Nha Trang mở rộng, các tay vợt CLB Thiên Thành đã giành không ít huy chương vàng trong các nhóm tuổi, trong đó có cả nhóm tuổi 10 - 15. Trong đầu năm 2019, khi CLB tham dự giải Cần Thơ mở rộng, các tay vợt CLB cũng giành chức vô địch nhóm tuổi 18 - 35.

Những năm gần đây, CLB Thiên Thành còn vận động các nhà hảo tâm tài trợ để đứng ra tổ chức rất thành công các giải Thiên Thành mở rộng hằng năm, thu hút rất nhiều CLB không chỉ trong thành phố Bảo Lộc, các CLB từ các huyện thành trong tỉnh Lâm Đồng mà còn có không ít các CLB tỉnh ngoài đến tham gia. Như giải trong năm 2018 vừa qua đã có 10 CLB trong và ngoài tỉnh có VĐV tham dự giải Thiên Thành mở rộng.

Theo ông Bình, CLB Cầu lông Thiên Thành trong vài năm gần đây bên cạnh các lứa tuổi trung cao tuổi còn tập trung tập luyện cho lứa tuổi 10 - 15, và coi đây là độ tuổi chủ lực của CLB khi tham gia các giải trong khu vực”.

“Chúng tôi có không ít các tay vợt trung cao tuổi và cũng đến lúc huấn luyện thêm các em nhỏ lứa tuổi thanh thiếu niên để có căn bản kỹ thuật từ đầu, tạo sự yêu thích bộ môn để các em nối tiếp, cùng góp phần phát triển phong trào chung của thành phố Bảo Lộc” - ông Bình cho biết.

Góc ảnh đẹp