12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 442 - 5312 THỨ BẢY, NGÀY 18/5/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội TRANG 8 Trải nghiệm tuyệt vời ở tour du lịch vườn chè Long Đỉnh 1 TUẦN CON SỐ Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (có tổng chiều dài hơn 200 km) dự kiến khởi công trong năm 2019 với nguồn vốn 65.000 tỉ đồng. Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Phiên chợ của những nhà nông trẻ 3 N hằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội. Đồng thời thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; thực hiện chức năng tham mưu và làm nòng cốt trong nắm bắt tình hình Nhân dân, dư luận xã hội... nhất là trên các địa bàn có nhiều khiếu nại, tố cáo và có những vấn đề bức xúc trong Nhân dân. Nét nổi bật trong công tác là các cấp MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đã quan tâm thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng cường kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn. Việc kiện toàn đội ngũ cán bộ ở cơ sở và địa bàn dân cư thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo, tăng cường phát huy vai trò chuyên viên. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; chú trọng phát triển đoàn viên, hội viên, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn thôn, tổ dân phố. Phát huy vai trò Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát các chương trình, dự án đầu tư ở địa bàn khu dân cư. Tham gia công tác tuyên truyền, vận động từng bước xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng tăng cường phối hợp, thống nhất hành động thông qua hoạt động ký kết, sơ kết, tổng kết các nghị quyết liên tịch, chương trình, kế hoạch liên ngành với các cơ quan chính quyền trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo hướng tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng thành phần xã hội, từng vùng và địa bàn dân cư, chất lượng được nâng cao. Qua tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có 2.524 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”;... Phát triển văn hóa, con người ở Đức Trọng 4 Câu chuyện về phượng tím 9 KỶ NIỆM 129 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2019) Ảnh tư liệu Hội về B’Lao phố 6

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 442 - 5312 THỨ BẢY, NGÀY 18/5/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng caođời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội TRANG 8

Trải nghiệm tuyệt vời ở tourdu lịch vườn chè Long Đỉnh

1 TUẦN CON SỐ

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (có tổng chiều dài hơn 200 km) dự kiến khởi công trong năm 2019 với nguồn vốn 65.000 tỉ đồng.

Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Phiên chợ của những nhà nông trẻ

3

Nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã

thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội. Đồng thời thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; thực hiện chức năng tham mưu và làm nòng cốt trong nắm bắt tình hình Nhân dân, dư luận xã hội... nhất là trên các địa bàn có nhiều khiếu nại, tố cáo và có những vấn đề bức xúc trong Nhân dân.

Nét nổi bật trong công tác là các cấp MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đã quan tâm thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng cường kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn. Việc kiện toàn đội ngũ cán bộ ở cơ sở và địa bàn dân cư thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo, tăng cường phát huy vai trò chuyên viên. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; chú trọng phát triển đoàn viên, hội viên, nâng cao chất

lượng hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn thôn, tổ dân phố. Phát huy vai trò Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát các chương trình, dự án đầu tư ở địa bàn khu dân cư. Tham gia công tác tuyên truyền, vận động từng bước xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng tăng cường phối hợp, thống nhất hành động thông qua hoạt động ký kết, sơ kết, tổng kết các nghị quyết liên tịch, chương trình, kế hoạch liên ngành với các cơ quan chính quyền trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo hướng tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng thành phần xã hội, từng vùng và địa bàn dân cư, chất lượng được nâng cao. Qua tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có 2.524 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”;...

Phát triển văn hóa,con người ở Đức Trọng

4

Câu chuyệnvề phượng tím

9

KỶ NIỆM 129 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2019)

Ảnh tư liệu

Hội về B’Lao phố6

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

2 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Đẩy mạnh phát triển KT-XH... TIẾP TRANG 1

Trên 1.000 tỷ đồngcho nông dân vay tín chấp

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng dư nợ ủy thác của

Ngân hàng Chính sách và Xã hội thông qua Hội lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Theo

đó, thông qua 830 Tổ tiết kiệm & vay vốn của Hội Nông dân, Ngân hàng

Chính sách và Xã hội cho 31.360 nông hộ vay tiền theo hình thức tín chấp với

lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả gốc thông qua các tổ vay vốn & tiết kiệm, đồng thời huy động tiền gửi tiết

kiệm với số tiền trên 43 tỷ đồng. Hiện tỷ lệ nợ quá hạn của các nông hộ vay vốn là trên 2,1 tỷ đồng, chiếm 0,23%/tổng

dư nợ ủy thác. Hội Nông dân đang tăng cường giám sát, củng cố hoạt động của

các tổ vay vốn & tiết kiệm, giảm tỷ lệ quá hạn vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách & Xã hội, đồng thời thu hút

thêm thành viên vay vốn, tăng cường phát triển sản xuất, kinh doanh.

D.QUỲNH

Ủy ban MTTQ VN tỉnh tổ chức kỳ họp lần thứ 11, nhiệm kỳ 2014-2019

Sáng 15/5, ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam (MTTQ VN) tỉnh đã chủ trì Hội nghị lần thứ 11, nhiệm kỳ 2014-2019, nhằm đánh giá công tác mặt trận 5 tháng đầu năm cũng như kết quả đại hội MTTQ VN cấp xã, huyện và thảo luận công tác chuẩn bị Đại hội MTTQ VN tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019-2024. Bà Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng các tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ VN tỉnh đã tham dự hội nghị.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, MTTQ VN các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp thống nhất và hành động của Ủy ban Trung ương MTTQ VN. Đối với công tác chăm lo tết cho người nghèo, MTTQ VN các cấp đã thăm hỏi và tặng trên 15.300 suất quà với tổng số tiền 3,5 tỷ đồng. Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của Nhân dân, các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước do MTTQVN phát động đã được người dân hưởng ứng và tham gia tích cực như Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; triển khai mô hình Khu dân cư tiêu biểu, Khu dân cư kiểu mẫu tiến tới Liên hoan Khu dân cư kiểu mẫu 2019. Về Quỹ Vì người nghèo, MTTQ VN tỉnh đã trích 685 triệu đồng để tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo và hỗ trợ huyện Lạc Dương 500 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết. Ngoài ra, công tác phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân cũng như việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh tiếp tục được triển khai có hiệu quả, góp

phần cùng các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

Về công tác chuẩn bị cho Đại hội MTTQ VN tỉnh Lâm Đồng lần thứ 8, nhiệm kỳ 2019-2024, đến nay, 100% các xã, huyện, thành đã hoàn thành đại hội. Nhìn chung, công tác chuẩn bị và kết quả tổ chức đại hội cấp xã, cấp huyện trong tỉnh đảm bảo các nội dung, yêu cầu, tiến độ. Công tác xây dựng báo cáo chính trị, nhân sự, tuyên truyền được Ủy ban MTTQ VN tỉnh tập trung triển khai cụ thể.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ VN tỉnh năm 2019, các đại biểu tham gia hội nghị đã cùng thảo luận và đề ra các nhiệm vụ mà MTTQ

VN các cấp tập trung trong thời gian tới như như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tin tưởng, đồng thuận với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; thực hiện kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2019.

Tại hội nghị, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về nội dung dự thảo báo cáo, cho ý kiến vào chương trình đại hội, các đề án nhân sự đại hội, dự kiến Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ VN lần thứ IX, dự kiến Đoàn chủ tịch để tổ chức thành công Đại hội Đại biểu MTTQ VN tỉnh Lâm Đồng lần thứ 8, nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ diễn ra vào ngày 6-7/6 tới đây.

NGUYỆT THU

Thường trực Ủy ban MTTQ VN tỉnh chủ trì hội nghị.

Thành lập Ban Chỉ đạophát triển lâm nghiệp bền vững

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt vừa ký quyết định thành

lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp

bền vững đến năm 2020. Trưởng Ban và Phó Ban Chỉ đạo

được giao cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S và Giám đốc

Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Sơn. Còn lại 18 thành viên

của Ban gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Nhiệm vụ trọng tâm của Ban gồm: xây dựng kế hoạch, đề án phát triển

rừng trung hạn và hàng năm, dự báo cấp nguy cơ cháy rừng trong mùa khô; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn chính

quyền cơ sở bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả; bố trí phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng; huy động lực lượng

kiểm lâm, quân đội, công an, lực lượng bảo vệ chuyên trách ở địa phương và

chủ rừng phối hợp tổ chức truy quét, xử lý các hành vi xâm lấn rừng và đất lâm

nghiệp, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép...

VŨ VĂN

Hơn 4,3 tỷ đồng lập quy hoạchchung đô thị Đức Trọng

Dự toán lập quy hoạch chung đô thị Đức Trọng đến năm 2035 vừa được cơ

quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt với tổng kinh phí hơn 4,3 tỷ đồng.

Dự toán do Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam thực hiện với các chi phí lập nhiệm vụ, thẩm định, quản lý,

công bố đồ án quy hoạch, lấy ý kiến cộng đồng dân cư...

Theo đó, đến năm 2035, với quy mô dân số khoảng 250.000 người, tổng

diện tích quy hoạch chung đô thị Đức Trọng gần 904.000 km2, gồm thị trấn

Liên Nghĩa và 14 xã: Bình Thạnh, N’Thol Hạ, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh,

Hiệp An, Tân Hội, Phú Hội, Tân Thành, Ninh Gia, Đa Quyn, Tà Năng,

Ninh Loan, Tà Hine và Đà Loan. Quy hoạch chung đô thị Đức Trọng

4 phía Bắc, Nam, Đông, Tây giáp các địa bàn thành phố Đà Lạt, các huyện: Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh và tỉnh

Bình Thuận. MẠC KHẢI

... trong đó 1.851 mô hình, điển hình tập thể và 673 mô hình, điển hình cá nhân được công nhận. Bình quân mỗi thôn, tổ dân phố, mỗi cơ quan, đơn vị đều có 1 mô hình. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện. Hàng năm tổng giá trị công tác xã hội, an sinh xã hội lên đến hàng chục tỷ đồng góp phần thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”. Chú trọng phát huy vai trò nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hàng năm tổ chức

tốt Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư; thường xuyên vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, một trong những việc làm quan trọng đặt ra đối với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thời gian tới là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; động viên, tạo

điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, thành phần xã hội tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề xã hội; đẩy mạnh thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thu hẹp khoảng cách về đời sống, thu nhập, hưởng thụ giữa các vùng, các dân tộc.

LAN HỒ

Ngày 15/5, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức khai mạc vòng sơ khảo Hội thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Bí thư, các đồng chí Phó Bí thư, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; thành viên ban giám khảo; các đội thi và các cổ động viên đến từ các đơn vị trong khối.

Hội thi được chia thành 3 cụm thi, mỗi cụm thi gồm 7 đội thi, mỗi đội thi gồm các thành viên đến từ 3 đến 5 tổ chức cơ sở đảng trong khối. Tham gia hội thi, các đội phải trải qua 3 phần thi dưới hình thức sân khấu hóa gồm các nội dung thi hiểu biết, kể chuyện về Bác Hồ và thi tiểu phẩm sân khấu. Ở phần thi hiểu biết, mỗi đội thi cử 5 thành viên tham gia phần thi kiến thức để trả lời các câu hỏi

về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ở phần thi kể chuyện về Bác Hồ, mỗi đội thi cử một thành viên kể một câu chuyện bất kỳ về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có liên hệ, rút ra bài học vận dụng vào thực tế. Ở phần thi tiểu phẩm sân khấu, mỗi đội thi thể hiện một tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về gương tập thể hoặc cá nhân điển hình tiên tiến, hoặc gương người tốt, việc tốt (gương người thật, việc thật, không hư cấu) trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát biểu tại lễ khai mạc hội thi, đồng chí Vũ Kim Sinh - Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh nhấn mạnh, hội thi lần này là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ; là kênh tuyên truyền tích cực và hiệu quả đến các đảng bộ, chi bộ cơ sở và đội ngũ cán

bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong khối về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Đồng thời, qua hội thi cũng là dịp để các tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Khối được giao lưu, hợp tác, trao đổi những cách làm hay, nhiều sáng tạo trong công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên về mọi mặt. Ngoài ra, đây cũng là dịp để xây dựng và nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong đảng bộ, chi bộ, qua đó thúc đẩy phong trào “Tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...”.

Vòng sơ khảo Hội thi diễn ra trong 3 ngày từ 15-17/5. Qua Hội thi, Ban tổ chức sẽ chọn ra 6 đội đạt kết quả cao trong vòng sơ khảo vào thi vòng chung kết.

DUY DANH

Khai mạc Hội thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

3 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

ĐĂNG LỘ

Không chỉ bao gồm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội mà còn tập trung

vào giảm nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, giảm chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong cả nước. Tại Lâm Đồng, Chương trình (CT) 135 thực sự đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong việc đổi thay của những vùng quê nghèo.

Có thể khẳng định rằng, với sự tập trung của rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân, CT 135 trong những năm gần đây (rõ nét nhất là trong 3 năm vừa qua) đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.

Hiệu quả của các chính sách đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đã thực sự làm thay đổi diện mạo của nông thôn Lâm Đồng. Minh chứng rõ nét nhất đó là thu nhập bình quân đầu người của tỉnh từ 52,5 triệu đồng trong năm 2016 đã đạt được con số ấn tượng là gần 60 triệu đồng tính đến hết năm 2018. Thu nhập ổn định cũng đã giúp cho đời sống tinh thần của người nghèo ngày càng được cải thiện, phần lớn bà con người đồng bào dân tộc thiểu số đã chịu khó làm ăn, hạn chế tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Cả tỉnh hiện nay không còn hộ đói giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều từ 6,56% (đầu năm 2016) đã giảm sâu xuống còn 2,85% tính đến cuối năm 2018. Việc giảm nghèo nhanh và bền vững cũng đã giúp cho các địa phương tự tạo ra nguồn lực, không còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, điển hình như trong

năm 2016 cả tỉnh còn 32 xã thuộc diện đầu tư của CT 135, đến năm 2018 chỉ còn 11 xã.

Đặc biệt hơn cả, dấu ấn của CT 135 còn trực tiếp làm thay đổi nhận thức trong sản xuất, canh tác của đối tượng được hưởng lợi, cụ thể là người đồng bào dân tộc thiểu số. Rõ nét là việc chuyển từ tập quán canh tác lạc hậu sang đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác. Sản xuất nông nghiệp cũng được chuyển theo hướng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong 3 năm gần đây, từ nguồn vốn gần 165 tỷ đồng do ngân sách Trung ương đầu tư để thực hiện chương trình lồng ghép với các nguồn vốn khác và Nhân dân đóng góp, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới khoảng 325 công trình, trong đó có 254 công trình đường giao thông nông thôn, 8 công trình nước sạch, 62 công trình nhà văn hóa cộng đồng, cũng như duy tu, bảo dưỡng trên 30 công trình khác

Dấu ấn đậm nét Chương trình 135 ở Lâm Đồng

HỒNG THẮM

Một phiên chợ xuất hiện trong căn hẻm nhỏ, thu hút sự chú ý của người

dân với dòng chữ “Phiên chợ nông sản hữu cơ” được viết nắn nón nót trên một tấm biển nhỏ. Và nó, là nơi nhiều người dừng chân trong những ngày cuối tuần đông đúc.

Từ nhận thức…“Tôi thực sự rất muốn chia sẻ

với mọi người lý do chúng tôi tổ chức phiên chợ này”, Leonie Hapunkt (30 tuổi), cô gái người Đức hiện đã sống và làm việc tại TP Đà Lạt gần một năm nay nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đem ý tưởng chia sẻ với những người bạn của mình, Leonie nhận được sự đồng hành của Hoàng Anh và Anh Tuấn - những người trẻ Đà Lạt đang mong muốn tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Và những mặt hàng đều là

Phiên chợ của những nhà nông trẻ

Họ là những người trẻ, tay ngang chuyển sang làm nông nghiệp. Có người sau những ngày tha hương quay trở lại gắn bó với cây cà phê truyền thống, lựa chọn hướng canh tác mới khác biệt. Có những người từ bỏ công việc ở thành phố lớn, trở về lầm lũi với vườn rau, ngọn cỏ… Tất cả đều đang mong muốn hướng đến những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sạch, và an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

Những sản phẩm hữu cơ thu hút được sự quan tâm và nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh: H.T

Giai đoạn III của Chương trình 135 (được chia làm hai giai đoạn từ 2011 đến 2015 và 2016 đến 2020) có nhiều thay đổi so với hai giai đoạn trước, bởi chính sách đầu tư được thiết kế hướng trực tiếp tới người dân thụ hưởng mà chương trình mang lại.

phục vụ hiệu quả cho đời sống người dân.

Không bị thụ động trong việc trông chờ các nguồn lực của Chính phủ, Lâm Đồng còn linh hoạt sử dụng ngân sách của địa phương, áp dụng theo cơ chế của Trung ương để có thể giúp cho các địa phương đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển đồng bộ, trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau.

Tiêu biểu như, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định về hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS theo học tại các trường công lập từ trung học chuyên nghiệp trở lên trong và ngoài tỉnh. Mức hỗ trợ 200.000 đồng/tháng/học sinh (10 tháng/năm) và tiền tàu xe (trong dịp Tết Nguyên đán và nghỉ hè).

Hàng năm, nguồn ngân sách này cũng đã chi trên 12 tỷ đồng/năm để trợ giá các loại giống cây trồng, giảm bớt thêm gánh nặng cho người dân nghèo trong tỉnh có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.

Ngoài huyện Đam Rông được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tỉnh cũng đã vận dụng theo cơ chế này để mở rộng địa bàn triển

khai Nghị quyết ra cho 29 xã và 79 thôn nghèo trong tỉnh được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh. Đồng thời, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với hộ nghèo và cận nghèo ở các xã cho phù hợp với nhu cầu người dân; cân đối ngân sách địa phương đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ các xã nghèo, thôn nghèo.

Ông Bon Yô Soan - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cơ quan thường trực thực hiện CT 135 cho biết: “Nguồn vốn đầu tư của chương trình dành cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trong một số chính sách, dự án còn dàn trải, chưa tập trung, định mức phân bổ không ổn định. Mặt khác, nguồn thu ngân sách của địa phương còn khó khăn, hàng năm nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương trong khi nhu cầu cho CT 135 trên địa bàn tỉnh còn rất lớn, một số dự án kéo dài hơn 2 năm so với quy định do chưa được bố trí vốn, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Tuy nhiên, với những gì đã làm được, CT 135 đã thực sự để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, thay đổi trực tiếp đến đời sống của người nghèo ở Lâm Đồng”.

những sản phẩm hữu cơ do chính tay những người nông dân sản xuất, trực tiếp cung cấp đến tay người tiêu dùng. Đó là những trái mít, bơ của cặp vợ chồng trẻ Thân Văn Công sống ở xã Tà Nung (TP Đà Lạt) với hướng phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng xen các loại cây ăn trái dưới tán rừng. Hay những bó rau dớn, ống hút tre, cà phê Robusta đến từ cao nguyên Di Linh với mùi thơm đặc trưng khiến không ít người phải dừng lại, cầm trên tay, đưa vào miệng để từng hạt cà phê giòn tan, cảm nhận vị đắng trên đầu lưỡi. Hay sẽ là câu chuyện về một nông trại nhỏ nằm men theo con đường đập thủy điện Ankroet nép bên những ngọn đồi trực tiếp nghe ông chủ trẻ Hiếu Nguyễn nói về cách làm đất, hệ thống nước tưới, quy trình trồng cây gì để phù hợp với chất đất…

“Đặt trường hợp mình là người

tiêu dùng sử dụng sản phẩm thì nếu mình biết chính xác nguồn gốc xuất xứ, được nghe những người sản xuất nói về quy trình làm ra chúng thì mình sẽ an tâm hơn. Và cảm giác đó đôi khi nó còn quan trọng hơn là vị ngon từ món ăn sau khi chế biến”, anh Bùi Anh Tuấn chia sẻ. Bùi Anh Tuấn cũng có lựa chọn như khá nhiều bạn trẻ hiện nay, rời bỏ thành phố quay trở về lập nghiệp trên quê hương. Nhưng Anh Tuấn lựa chọn cách làm khác với những người nông dân ở xã Đà Loan (huyện Đức Trọng) nên Anh Tuấn đang dần chuyển đổi diện tích trồng cà phê của gia đình sang hướng canh tác hữu cơ, sử dụng phân bón tự ủ, xây dựng thương hiệu cà phê rang xay của riêng mình. Dẫu còn nhiều khó khăn khi sản lượng tiêu thụ chưa cao nhưng chàng trai trẻ vẫn tin rằng, từng bước một khi có thể thay đổi nhận thức từ người sản xuất và có sản phẩm cung cấp ra bên ngoài thị trường, từ đó sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.

Dẫu chỉ là một phiên chợ nhỏ với 11 gian hàng nhưng cũng đã thu hút được rất nhiều khách hàng là người địa phương, du khách trong và ngoài nước. Anh Trần Xuân Tâm (Phường 12, TP Đà Lạt) hôm ấy cũng dẫn 2 người con của mình “đi chợ”. Sản phẩm mang về là những củ cà rốt, quả cà chua, bó mồng tơi… Các con của anh Tâm đều tỏ ra thích thú khi nghe người nông dân trồng ra sản phẩm trực tiếp thuyết trình về sản phẩm của mình, được thưởng thức

mùi vị của những củ khoai tây Đà Lạt còn đang nóng hổi. “Trong xu thế như hiện nay thì những sản phẩm hữu cơ, an toàn cho sức khỏe được người tiêu dùng quan tâm. Xa hơn nữa là vấn đề bảo vệ môi trường. Một phiên chợ rất hay và ý nghĩa”, anh Tâm chia sẻ.

Đến hành độngTrong không gian nhỏ của một

homestay, các gian hàng được bài trí mộc mạc, sử dụng khay đựng, đóng gói, bao bì… hoàn toàn là những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Chị Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (33 tuổi) cho biết mục đích chính của hoạt động này là tạo động lực cho những nhà nông, người sản xuất xây dựng cộng đồng để hỗ trợ, kết nối lẫn nhau. Và đối tượng hướng đến đầu tiên là cho chính những người dân đang sinh sống tại Đà Lạt, tiếp theo mới là khách du lịch. Tại sao chúng ta cần một phiên chợ hữu cơ như thế này? Những người tổ chức phiên chợ nhấn mạnh: Để hỗ trợ những người nông dân chọn cách canh tác thân thiện với tự nhiên như một sứ mệnh, qua đó cung ứng thực phẩm sạch, lành đến người dân Đà Lạt và du khách. Đó còn là thiết lập sự kết nối giữa nông dân và người tiêu dùng, người mua biết được ai là người trồng thực phẩm mình tiêu thụ và tại sao nên dùng nông sản theo mùa; tạo ra một hệ thống mua bán trực tiếp không thông qua trung gian, giúp người bán được giá tốt hơn,...

XEM TIẾP TRANG 11

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

4 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện đang tổ chức trưng bày chuyên đề này nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019).

Triển lãm có gần 60 bức tranh, chủ yếu là tác phẩm gốc, trưng bày giới thiệu về sưu tập tranh cổ động được sáng tác và phát hành sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời; các tác phẩm trong sưu tập với bút pháp đồ họa phong phú cùng ngôn ngữ khúc chiết, đã khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại nhưng vô cùng giản dị, gần gũi; là tấm gương cổ vũ lớn đối với các thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng

XUÂN TRUNG

Nhìn chung, sau 5 năm tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 33, việc xây dựng và

phát triển văn hóa, con người trên địa bàn huyện được Huyện ủy Đức Trọng đánh giá “đã có chuyển biến tích cực”.

Xây dựng con người và môi trường văn hóa Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã

hội bất cứ ở đâu cũng do con người đóng vai trò trung tâm trong tiến trình phát triển đó và mọi thành quả có được sẽ quay trở lại phục vụ con người và xã hội. Vì vậy, huyện Đức Trọng đã đặt ra mục tiêu “xây dựng con người phát triển toàn diện” và tạo lập “môi trường văn hóa lành mạnh” trong phát triển văn hóa, con người. Qua đó, Huyện ủy Đức Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nhất là coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong giáo viên, học sinh. Hiện tại, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục của huyện là 2.747 người, trong đó tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn 100% và có tới 49/76 trường công đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 65,7%. Rộng hơn, là việc đẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc trong cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể quần chúng và Nhân dân thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đi đôi với nâng cao trình độ nhận thức, hưởng thụ văn hóa.

Việc đầu tư cho sự nghiệp văn hóa cũng tăng qua từng năm, nhất là phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Mỗi năm Thư viện huyện cấp phát 1.200 thẻ thư viện, phục vụ 5.000 lượt bạn đọc và trên 18.000 lượt bạn đọc tới mượn sách, báo, tạp chí; luân chuyển hơn 55.000 lượt sách, báo, tạp chí cho thư viện cấp cơ sở và điểm bưu điện văn hóa xã.

Gắn sự phát triển văn hóa với phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ cũng được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 25% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 20% hộ gia đình tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; 100% trường học đảm bảo công tác giáo dục thể chất. Đối với lực lượng vũ trang, 100% cán bộ, chiến sỹ đạt chuẩn rèn luyện thể thao theo quy định; riêng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có tới 80% tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Để tạo điều kiện cho toàn dân “rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ”, Đức Trọng là một trong những địa phương đi đầu thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động thể thao, từ đó khuyến khích, vận động doanh nghiệp, hộ tư nhân và nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao. Đồng thời, chỉ đạo các ngành liên quan, tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh, mang đậm bản

Phát triển văn hóa, con người ở Đức Trọng Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” - gọi tắt là Nghị quyết 33, huyện Đức Trọng đã nỗ lực xây dựng, phát triển văn hóa trên các mặt của đời sống xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là “giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc được giữ gìn, phát huy…”.

sắc dân tộc, bên cạnh đẩy mạnh việc phối hợp, kiểm tra các dịch vụ kinh doanh văn hóa phẩm, ngăn chặn có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào địa phương. Đặc biệt, chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng dân cư đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Với những nỗ lực nêu trên, sau 5 năm “xây dựng đời sống văn hóa”, nếu như năm 2014 toàn huyện có 36.055/41.350 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 87,1% thì năm 2018 có 38.245/41.656 hộ được công nhận gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 91,8%. Và đến nay có 147/152 thôn, tổ dân phố văn hóa, chiếm tỷ lệ 96,7%; 14/14 xã được công nhận, công nhận lại danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Cùng đó, việc cưới, việc tang ở nhiều địa phương được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, hương ước, quy ước khu dân cư và truyền thống dân tộc.

Mặt khác, các cơ quan, đơn vị của huyện và UBND các xã, thị trấn cũng xây dựng kế hoạch

hoạt động, triển khai nhiệm vụ chính trị gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc học tập và làm theo Bác hàng năm còn được các cơ quan, đơn vị và địa phương trong huyện gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, khóa XII. Theo đó, “đã có những chuyển biến tích cực, từng bước làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, đảng viên và Nhân dân”, đồng thời “góp phần khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân”. Và “lối sống văn hóa trong cộng đồng được vun đắp, phát huy, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật được nâng cao” - theo như đánh giá của Huyện ủy Đức Trọng.

Nâng cao chất lượng văn hóaĐiểm qua có thể thấy, hệ thống cơ

sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đối với các tầng lớp nhân dân. Đó là 15/15 xã, thị trấn có nhà văn hóa; 147/152 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc nhà văn hóa cùng với hệ thống truyền thanh, truyền hình hầu như phủ sóng

khắp địa bàn huyện. Phát huy cơ sở hiện có, hàng năm các ngành, các cấp trong huyện xây dựng trên 175 chương trình văn nghệ phục vụ Nhân dân các dân tộc; phối hợp với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp về biểu diễn ca nhạc, xiếc, ảo thuật... với khoảng 12 lượt/năm. Chỉ riêng hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng đã tổ chức trên 42 cuộc trong vòng 5 năm qua, nghĩa là bình quân trên 8 cuộc mỗi năm. Bên cạnh đó, Đức Trọng còn huy động nguồn lực xã hội để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Do đó, đến nay huyện đang sở hữu 4 di tích thắng cảnh cấp quốc gia, 2 dich tích cấp tỉnh; bảo tồn và phát huy giá trị di sản cồng chiêng Tây Nguyên, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Các di sản phi vật thể, các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống được sưu tầm, bảo tồn; nhất là các lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức biểu diễn thường xuyên, góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc trên quê hương Đức Trọng.

Xuyên suốt quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 trên địa bàn huyện được Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng ghi nhận: Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục ý thức tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, giữ gìn truyền thống văn hóa, phẩm chất đạo đức, lối sống, thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực”. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu “xây dựng văn hóa, con người” trong giai đoạn hiện nay, qua đó giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc trong huyện được giữ gìn và phát huy.

Cán bộ văn hóa đủ năng lực, trình độTrong 5 năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Đức Trọng đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở các cấp có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa bền vững. Theo đó, huyện đã quan tâm quy hoạch và đào tạo cán bộ từ huyện đến cơ sở, xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Cụ thể, đến nay đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cấp huyện có 32 người, trong đó trình độ đại học 22, cao đẳng 3 và trung cấp 3 người; cấp xã có 15 người, trong đó đại học 8, cao đẳng 2 và trung cấp 5 người.

Đồng bào các dân tộc tham gia Lễ hội thác Pongour. Ảnh: Võ Trang

NGUYỄN THANH

1. Ở tuổi 75 khi “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, với nhiều hoạt động cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt tay viết “Di chúc” để dặn dò lại những người kế tục sự nghiệp cách mạng phòng khi Người về với thế giới người hiền, “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”. Mặt khác, tình hình thế giới và trong nước đang đặt ra những vấn đề khó khăn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam cũng là một nhân tố quan trọng thôi thúc Bác viết Di chúc. Vì lẽ đó, vào 9 giờ sáng 10/5/1965, tại nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Di chúc, Người gọi đây là tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Tài liệu ba trang do chính Người đánh máy, được Bác viết xong ngày 15/5/1965 có chữ ký chứng kiến của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn.

Sau đó, cứ vào dịp tháng 5 năm 1966 và 1967, Người đọc lại, suy ngẫm, cân nhắc kỹ những điều đã viết ra nhưng không sửa chữa gì thêm. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, thế trận miền Nam có một số thay đổi, sức khỏe của Bác càng yếu thêm, Người đã bổ sung một số đoạn gồm 6 trang viết tay. Trong đó, Hồ Chủ tịch viết lại đoạn mở đầu và đoạn “nói về việc riêng”. Đó là những đoạn nói về những việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hoàn toàn thắng lợi. Ngày 10/5/1969, Người chỉnh sửa và viết lại hoàn chỉnh Di chúc. Nội dung Di chúc là sự kết tinh lý tưởng cộng sản và niềm tin sắt đá vào lý tưởng cao đẹp ấy, của tình cảm cách mạng sâu sắc và trí tuệ cách mạng sáng suốt, của lương tâm trong sạch và lối sống thanh cao, của lòng yêu nước thương dân và tinh thần quốc tế vô sản. Khẳng định giá trị của bản Di chúc, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Bản Di chúc tuy ngắn gọn song nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt động cách mạng của

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

5 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019), 50 năm thực hiện Di chúc của Người; Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt giao diện mới Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh.

Đồng chí Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, kể từ khi chính thức được khai trương hòa mạng internet vào ngày 19/5/2015, Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh đã thu hút hàng chục triệu lượt độc giả trong nước và quốc tế tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức

Ra mắt giao diện mới Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minhba, Bác Hồ - Một tình yêu bao la.

Phần cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi.

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà cho biết: “Đặc biệt, trong lần trưng bày này, Ban tổ chức cho ra mắt ấn phẩm “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động (1969 - 2011)”, nhằm giới thiệu về các tác phẩm tranh cổ động và một số bài viết của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, họa sĩ. Ấn phẩm ra mắt với mong muốn giúp công chúng có thêm hiểu biết về phong cách nghệ thuật cùng những giá trị lịch sử, văn hóa của đồ họa tuyên truyền Việt Nam”.

Nội dung triển lãm diễn ra từ ngày 10/5 đến 10/10/2019.

Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày.

Triển lãm Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động (1969 - 2011)

và phát triển đất nước.Nội dung trưng bày gồm bốn

phần: Phần thứ nhất, Hồ Chí

Minh - Linh hồn dân tộc Việt Nam. Phần thứ hai, Hồ Chí Minh - Nhà quân sự, nhà thơ. Phần thứ

giao diện, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành xây dựng giao diện mới Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh. Từ ngày 1/1/2019, đã phát thử nghiệm giao diện mới và đến ngày 14/5/2019 chính thức ra mắt.

Giao diện mới sử dụng công nghệ hiện đại, đã được tích hợp sẵn cho người đọc trên thiết bị cầm tay như máy tính bảng, điện thoại thông minh. Đặc biệt, nội dung giao diện mới đã thể hiện được vị trí, vai trò của một ấn phẩm tích hợp đa phương tiện - hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về lãnh tụ Hồ Chí Minh.

TS tổng hợp (Theo hanoimoi.com.vn và nhandan.com.vn)

KỶ NIỆM 129 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA NGƯỜI

Một bản di chúc giàu tính nhân vănKỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm thực hiện Di chúc của Người, Việt Nam và thế giới càng nhận rõ tầm vóc cao cả của người Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, nhà tư tưởng hiện đại và mang cốt cách hiền triết phương Đông... Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Đảng và Nhân dân ta coi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc. Qua 50 năm thực hiện lời dặn dò của Người đã cho thấy những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định và vẫn tươi nguyên giá trị.

Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi đời của dân tộc Việt Nam ta, đồng thời để lại những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau”.

2. Nội dung cơ bản Di chúc của Bác gồm 7 phần chính: Trước hết nói về Đảng; Vấn đề bồi dưỡng thế hệ trẻ; Vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Về phong trào cộng sản thế giới; Về việc riêng và phần cuối Bác dành

những tình cảm tốt đẹp nhất gửi đến đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè năm châu, đặc biệt đối với thiếu niên, nhi đồng. Tình cảm này được thể hiện: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh thiếu niên và nhi đồng... Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh thiếu niên nhi đồng quốc tế”. Có thể khẳng định: Bản Di chúc của Hồ Chí Minh thấm đẫm tính nhân văn như chính bản thân

cuộc đời, trái tim Người mà nhà thơ Tố Hữu từng ngợi ca trong bài “Bác ơi!”: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Chính vì thế, ta không ngạc nhiên khi Người dạy về tình đồng chí: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”.

Về tính nhân văn của Di chúc, trong bản bổ sung tháng 5/1968, ngay sau khi nói về chỉnh đốn

Đảng, Bác viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Nặng lòng lo “sữa để em thơ, lụa tặng già” và “để đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” là nỗi lòng canh cánh, mối quan tâm lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc ăm ắp tình yêu thương của Người đối với tất cả các tầng lớp người trong xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm nhận thấy thân thiết từ lâu”. Theo Bác, cán bộ và đảng viên phải luôn lấy con người làm trung tâm của mọi sự suy tư và chủ đích của mọi hành động. Trong giai đoạn 1942-1943 bị giam cầm trong lao tù của Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch tại Quảng Tây - Trung Quốc nhưng tâm trí Người không chỉ nghĩ cho riêng mình mà còn rung động, sẻ chia, cám cảnh trước sinh linh nhỏ bé: “Cha trốn không đi lính nước nhà/ nên nỗi thân em vừa nửa tuổi/ phải theo mẹ đến ở nhà pha” (bài Cháu bé trong ngục Tân Dương, tập Nhật ký trong tù)... Không chỉ trong Di chúc, mà chính cuộc đời Người luôn đặt trọn niềm tin vào sức mạnh và vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước. Với ước nguyện “Tự do cho mỗi đời nô lệ”, Bác căn dặn Đảng phải không ngừng chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống, khoan thư sức dân, bảo đảm việc làm, học tập, thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với từng đối tượng thương binh; liệt sĩ; gia đình thương binh, liệt sĩ; những người trẻ tuổi đã tham gia kháng chiến; phụ nữ; các nạn nhân của chế độ cũ... Thực hiện được như vậy chính là khích lệ tất cả mọi người đều có điều kiện phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất

nước. Trong Di chúc tình cảm của Người không chỉ dành cho những người con dân Việt mà còn trải bao la dành cho cả thanh niên, nhi đồng quốc tế. Bác yêu cầu Đảng và Chính phủ vừa “phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Không chỉ quan tâm một chiều mà phải làm sao giáo dục bồi dưỡng, nâng con người lên. Đối với thế hệ trẻ, Bác đã lưu ý: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Bác yêu cầu: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”...”. Tư tưởng nhân văn của Người được nhà chính trị học Mỹ Rôbớt Uyliam cảm nhận: “Nếu nước Mỹ chúng tôi có được một vị lãnh tụ đầy lòng nhân đạo và quyết tâm như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chắc chắn nước Mỹ sẽ đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp của nhân loại”.

3. Tính nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua Di chúc cho thấy rõ sự quan tâm của Người tới động lực phát triển con người và phát triển xã hội. Đó là động lực lợi ích vật chất và tinh thần, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh: làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân, giải phóng sức dân, phát triển sức dân, bồi dưỡng sức dân và tiết kiệm sức dân.

Di chúc Hồ Chí Minh mang tầm vóc của trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh có sức mạnh cổ vũ, thúc đẩy đối với Đảng và Nhân dân ta, đối với mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Ảnh Tư liệu

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

6 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

5. Đường Hồ Chí Minh và hoạt động tác chiến, mở đường của Bộ đội Trường Sơn đã góp phần quan trọng cho sự phát triển nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, sáng tạoTrong cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều sáng tạo; trong đó việc mở đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo chiến lược độc đáo của Đảng ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một tuyến đường vận tải chiến lược được xây dựng hoàn chỉnh để chi viện cho chiến trường với sự đa dạng về thành phần lực lượng và hoạt động tác chiến. Cùng với sự phát triển liên tục của công tác vận tải chi viện cho chiến trường, nghệ thuật quân sự trên chiến trường Trường Sơn luôn có sự sáng tạo và phát triển.

Đó là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức mạng đường và hệ thống binh trạm, cung trạm, kho tàng, bến bãi; nghệ thuật đánh địch, mở đường, bảo đảm hành quân, bảo đảm giao thông, bảo đảm vận chuyển... Đó là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chính trị,

Một bức tranh văn hóa đa sắc, đa thanh được gần 400 nghệ nhân của 12 đoàn nghệ nhân đến từ 12 huyện, thành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẽ nên tại vùng đất B’Lao, địa phương đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019.

TRỊNH CHU

Ấn tượng âm sắccao nguyênBóng tối vừa phủ xuống cảnh vật

ở Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố Bảo Lộc thì gần như cùng lúc ánh đèn sân khấu cũng được bật sáng, sẵn sàng cho đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019, với chủ đề Bản sắc Nam Tây Nguyên. “Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019 là dịp để các nghệ nhân, các đoàn nghệ nhân bằng tài năng, tâm huyết của mình trình diễn, chia sẻ những kỹ năng tấu chiêng, múa xoang, tri thức dân gian, đồng thời là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo

Hội về B’Lao phố

Các nghệ nhân tái hiện nghi lễ truyền thống của dân tộc mình tại Ngày hội. Ảnh: T.C

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào mà kết tinh bao vẻ đẹp như Bác Hồ kính yêu.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Người: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”; và: “Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao!”. Đặc biệt, trong bài thơ “Bác ơi!”, Tố Hữu viết khi Bác Hồ mất năm 1969 cách đây 50 năm có hai câu thơ đúc kết bao nỗi niềm: “Nhớ đôi dép cũ, nặng công ơn/ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”. Nhà thơ nhắc đến hình ảnh đôi dép cao su, đôi dép lốp mà những anh “Bộ đội Cụ Hồ” đã vượt Trường Sơn đi đánh giặc. Đôi dép vừa giản dị vừa gần gũi trong hành trình của Bác: “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, hay: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

Tháng 5 về chúng ta lại càng bâng khuâng nhớ Bác, nhớ ngày sinh của vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất - Người đã cống hiến hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc; ấm no, hạnh phúc, hòa bình của Nhân dân. Trong toàn bộ di sản Người để lại, bản Di chúc của Bác Hồ có giá trị bất tử, thiêng liêng, kết tinh hồn sông núi với trí tuệ, trái tim bao la. Người luôn trằn trọc băn khoăn vì lo nỗi nước nhà với một ham muốn tột bậc: “Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành!”.

Hình ảnh Bác Hồ với bộ quần áo

ka ki giản dị với ngôi nhà sàn lộng gió, với “Sữa để em thơ lụa tặng già” (Tố Hữu). Bác đã mất cách đây 50 năm nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi. Bác về thăm quê làng Sen thân yêu, tìm theo lối ngõ quen; Bác về Cao Bằng thăm lại hang Pác Bó; về với cội nguồn núi Các - Mác, suối Lênin. Bác cũng đã từng chống gậy lên non xem trận địa; Bác thăm các pháo thủ bộ đội phòng không, Người dành những đồng tiền nhuận bút viết báo của mình để mua nước uống cho bộ đội giữa mùa hè. Bác đi thăm người gánh nước thuê trong đêm giao thừa lúc mọi người tưng bừng đón tết. Trong mỗi ngôi nhà của người dân Việt Nam, dù biên giới hay hải đảo đều có hình ảnh của Bác ung dung trông xuống dịu dàng.

Có thể nói cả cuộc đời của Bác đều dành hết tình cảm cho mọi

người, cho dân tộc. Cây vú sữa của đồng bào miền Nam tặng trong vườn Bác được Người chăm sóc bây giờ vẫn ra hoa quả ngọt, vẫn lưu lại hình ảnh của Bác tưới cho cây. Đàn cá bơi lội tung tăng trong “Ao cá Bác Hồ” bây giờ vẫn chờ tiếng vỗ tay của Người để lên ăn. Nhịp hành khúc “Kết đoàn” mà Bác là nhạc trưởng vẫn là truyền thống “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Cuộc sống của Bác giản dị biết bao, tâm hồn vĩ đại biết chừng nào! Tháng 5 nhớ Bác, lại nhớ đến cuộc sống giản dị, tiết kiệm của người đứng đầu đất nước chúng ta càng hiểu sâu sắc rằng, bất cứ ai trên cương vị nào, lứa tuổi nào cũng cần phải học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu). Bởi chính Người bằng cả cuộc đời hoạt động cách mạng đã nêu một tấm

gương sáng ngời tự rèn luyện liên tục như Bác đã từng dạy: “Có lỗi không xấu mà xấu khi có lỗi không sửa”. Người đã từng viết cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” (1947) thẳng thắn chỉ ra những căn bệnh: chủ quan, thói ba hoa quan liêu, lãng phí, chuộng hình thức hư danh... Những thói hư tật xấu sẽ làm băng hoại đạo đức cách mạng. Đặc biệt, trong Di chúc của Bác có những lời thật giản dị, gần gũi nhưng rất đỗi thiêng liêng như những châm ngôn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”...

Tháng 5, về quê Bác tôi cứ bồi hồi xúc động trước những ao sen, đầm sen ngào ngạt mọc lên từ bùn đen để tỏa ra làn hương thanh khiết trắng trong. Mới biết, nơi sinh ra một vĩ nhân như Bác Hồ kính yêu lại là làng quê thuần Việt mang tên làng Sen - quê chung của mọi người. Ở đó quy tụ những gì đẹp đẽ nhất, chắt lọc nhất từ cánh võng đay chung chiêng đến hàng rào hoa dâm bụt nở, những hàng cau, những luống khoai. Ở đó gió đồng thổi mát. Mới biết tâm hồn của Bác lộng gió nhân văn thời đại nhưng lại bắt đầu từ nguồn mạch của những câu ca dao, câu hò ví dặm. Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh và 50 năm thực hiện Di chúc của Người chúng ta lại càng nhớ Bác và “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn/ Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi” như nhà thơ Tố Hữu đã viết...

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn

Sinh nhật Bác Hồ thường được tổ chức giản dị và đầm ấm. Ảnh tư liệu

tồn và phát huy các giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, tôi tuyên bố khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019”, bà Nguyễn Thị Nguyên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, phát biểu mở đầu Ngày hội.

Sau lời khai mạc, cộng đồng các dân tộc thiểu số Mạ, K’Ho, Chu Ru, S’Tiêng, M’Nông... đã mang

đến Ngày hội những tiết mục đặc sắc nhất, thể hiện đậm nét nhất đời sống sinh hoạt mà dân tộc mình sở hữu, qua các bài cồng chiêng trầm hùng, những nhịp xoang uyển chuyển, các nghi lễ cộng đồng. Trong tiếng cồng chiêng ngân vọng rộn ràng, trong vũ điệu hình thể múa xoang khỏe khoắn, những chàng trai, cô gái người Mạ thuộc Đoàn nghệ nhân thành phố Bảo Lộc tạo cho kỳ hội một bầu không khí tưng bừng. Sự phô

diễn sức mạnh cùng vẻ đẹp hình thể khỏe khoắn ấy, lại được chính những chàng trai, cô gái người S’Tiêng trong Đoàn nghệ nhân huyện Cát Tiên tiếp nối bằng điệu chiêng mừng lúa mới. Điệu chiêng có nghĩa cảm tạ các thế lực siêu nhiên đã thương yêu, che chở cho dân làng có một vụ mùa tươi tốt, thóc lúa đầy kho. Đoàn nghệ nhân huyện Di Linh tái hiện cảnh gặt lúa, gánh lúa chất đầy kho,...

XEM TIẾP TRANG 11

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

PHẠM QUỐC CA

Chân trờiTrong đôi mắt trẻ thơ của tôiChân trời là nơi

có dãy núi mờ tím.Dãy núi ấy bây giờ tôi đếnTrước mắt tôi lại một chân trời.

1980

Bìa tập thơ Cơn mưa mạ vàngcủa nhà thơ Phạm Quốc Ca.

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

7 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN (19/5/1959 - 19/5/2019)

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi là niềm tự hào của dân tộcquân sự và khoa học, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam để giải quyết thành công một loạt vấn đề rất mới thuộc về vận tải chiến lược trong chiến tranh của quân đội ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó là nghệ thuật tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị để xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh để làm nên những kỳ tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần cùng toàn dân, toàn quân giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

6. Xây dựng đường Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcĐường Hồ Chí Minh nằm ở phía

Tây đất nước, có vị trí quốc phòng và an ninh quan trọng, có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất, rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên, khoáng sản. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cần có một tuyến đường hoàn chỉnh, thống nhất, xuyên suốt nhằm đáp ứng cho hoạt động phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ năm 1996, Chính

phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy hoạch tuyến đường để hình thành trục dọc đường bộ thứ hai ở phía Tây đất nước với tên gọi ban đầu là Xa lộ Bắc Nam (nay là đường Hồ Chí Minh).

Ngày 1/4/1997, Chính phủ đã có Quyết định số 195/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình Xa lộ Bắc Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư và báo cáo kết luận của Ban chỉ đạo Nhà nước về công trình Xa lộ Bắc Nam, ngày 24/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ra

Quyết định số 789/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể Xa lộ Bắc

Nam với điểm đầu tại Hòa Lạc (Hà Tây, nay là Hà Nội), điểm cuối tại Ngã tư Bình Phước (Thành phố Hồ Chí Minh), tổng chiều dài xấp xỉ 1.800 km, cơ bản bám theo hướng tuyến của các quốc lộ 21A, 15A, 15B, 14 và 13. Đồng thời, Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu nhánh phía Tây từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Thạnh Mỹ (Quảng Nam).

Trong quá trình nghiên cứu lập dự án, có nhiều ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và cán bộ lão thành cách mạng bày tỏ nguyện vọng đặt tên cho con đường là “đường Hồ Chí Minh” để xứng đáng với vai trò và tầm vóc của

tuyến đường trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đường Hồ Chí Minh từ lâu đã là tên gọi rất quen thuộc không những được Nhân dân cả nước mà các nước trên thế giới biết đến. Việc lấy tên công trình là “đường Hồ Chí Minh” còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngày 3/12/2004, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh là công trình trọng điểm quốc gia với tổng chiều dài toàn tuyến là 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km); điểm đầu là Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), điểm cuối là Đất Mũi (tỉnh Cà Mau). Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày 15/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh.

Ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng; đến ngày 21/3/2008, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã tiến hành nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (đoạn từ Thạch

Quảng tới Ngọc Hồi).Không phải đến khi nghiệm thu

cấp Nhà nước đường Hồ Chí Minh mới được đưa vào khai thác, mà ngay từ năm 2003, rất nhiều tuyến trên đường Hồ Chí Minh sau khi nghiệm thu cơ sở đã phát huy hiệu quả, tạo ra diện mạo mới cho nhiều vùng quê từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn và từ Bắc chí Nam. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đường Hồ Chí Minh trở thành trục giao thông chính, nối thông phía Bắc Tây Nguyên với các tỉnh miền Trung và liên thông sang nước bạn Lào và Campuchia.

Đường Hồ Chí Minh là một công trình to lớn, mang theo ý nguyện của Đảng, mong ước của Nhân dân, là một công trình có tính chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đến nay, mặc dù chưa hoàn thành 100%, nhưng đường Hồ Chí Minh đã và đang phát huy hiệu quả thực tế. Trong những năm tới, nhất là khi hoàn thành nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), đường Hồ Chí Minh sẽ càng đóng góp to lớn hơn, làm nên những “kỳ tích” mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TS(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương

- Tổng Cục Chính trị QĐNDVN)

Đường Hồ Chí Minh hôm nay, đoạn qua thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Ảnh Internet

Phạm Quốc Ca - một hồn thơ đa sắc, đằm sâu suy tưởng

PHẠM TUẤN VŨ

Đọc Cơn mưa mạ vàng, độc giả có thể nhận ra ở Phạm Quốc Ca một hồn thơ rộng

mở, giàu nội lực nhưng cũng thật lắng sâu, lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ: “Trong đôi mắt trẻ thơ của tôi/ Chân trời là nơi có dãy núi mờ tím/ Dãy núi ấy bây giờ tôi đến/ Trước mắt tôi lại một chân trời” (Chân trời). Chất triết lý trong thơ thể hiện một cách sâu sắc mà dung dị, hiện lên một cách tự nhiên qua các hình tượng thơ, là sự hòa quyện giữa cảm xúc đằm sâu và những suy ngẫm về cuộc đời, con người với vốn hiểu biết rộng sâu, vốn trải nghiệm phong phú của tác giả. Điều này được thể hiện xuyên suốt trong cả tập thơ, ở hầu hết các đề tài, cảm hứng và bút pháp thể hiện.

Trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thơ Phạm Quốc Ca mang đậm cảm hứng sử thi với những bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, về tình yêu quê hương, đất nước: “Giờ

G rồi sẽ điểm/ Đất gầm lên pháo tăng/ Quân ta như thác lũ/ Sẽ tràn xuống Sài Gòn” (Cửa rừng). Phạm Quốc Ca đã góp vào nền thơ Việt Nam giai đoạn 1965-1975 nhiều hình tượng đẹp về Tổ quốc, quê hương, về người lính.

Sau 1975, thơ Phạm Quốc Ca không ngừng mở rộng về thể tài, vươn đến những vấn đề quan tâm của mọi người. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc đánh giá cao bởi tính nhân bản, trong đó Hòa bình là một tác phẩm tiêu biểu: “Trên ranh giới màu da, chủ thuyết, thánh thần/ Hòa bình là những giây lưỡng lự cò súng/ Giữa đời một con người và mấy chục gam đầu đạn/ Hòa bình gào lên tiếng khóc mẹ hiền”.

Trở về với thể tài thơ trữ tình đời tư, Cơn mưa mạ vàng có những bài thơ về quê hương, gia đình, về tình yêu thật sâu sắc và lắng đọng. Hình tượng người mẹ gắn với làng nhỏ quê nhà bên dòng sông Bùng xứ Nghệ được nhà thơ khắc họa trong nhiều bài thơ thật cảm động. Ông đã viết về tình mẫu tử vừa xúc

động vừa giàu tính sáng tạo: “Nơi bậc đá nhẵn trơn/ Những dấu chân tần tảo/ Dặn con cài khuy áo/ Mẹ đi vào rạng đông” (Từ cánh cổng - hố bom). “Những năm con đánh Mỹ, ở rừng sâu/ Mẹ lạnh ướt bao mùa mưa ở đó/ Dõi mắt phương con/ Ì ầm tiếng nổ/ Lòng mẹ ngày nào cũng bị ném bom” (Bình minh con sẽ lên đường). Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng bài thơ Bên mồ mẹ của Phạm Quốc Ca “là một trong những bài thơ hay nhất về tình mẹ trong thơ Việt Nam”.

Phạm Quốc Ca còn viết rất hay về thế sự như trong các bài thơ: Bạn ta, Rượu đắng, Diều giấy... Với đề tài này, ông đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc về sự phức tạp, bộn bề, nhiều nghịch lý của cuộc sống hôm nay. Ở Cơn mưa mạ vàng, nhiều vấn đề thế sự, nhân sinh được đặt ra, khiến người đọc phải băn khoăn, day dứt. Ám ảnh nhất trong thơ Phạm Quốc Ca chính là vấn đề thân phận con người: “Cô gái ăn sương ngáp bên tô hủ tiếu/ Gà xì ke ghế đá ngủ say/

Đêm tàn rụng/ Bình minh xe máy/ Tương lai đến trường áo trắng bay bay/… Xấp vé số và tiếng rao tập tễnh/ Người không may đi bán vận may” (Ban mai). Đi từ cảm hứng sử thi với những vấn đề lớn lao đến cảm hứng thế sự với bao điều gần gũi, đáng quan tâm, day dứt trong cuộc sống, có thể nói, tác giả đã có những cách tân cho riêng mình bằng cách mở rộng biên độ thơ.

Ở mảng thơ về đề tài tình yêu, Phạm Quốc Ca có những phát hiện độc đáo, tinh tế. Thơ tình yêu của ông phong phú về trạng huống cảm xúc và mới mẻ trong bút pháp thể hiện. Ông có những câu thơ hay, tứ thơ lạ về tình yêu để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Ví như: “Ríu rít bao ngày/ Em xa xứ/ Mưa lạnh đất trời/ Mưa chứa chan/ Anh một mình ngồi đốt đêm thành khói/ Tro tương tư đầy trắng gạt tàn” (Đêm trắng).

Không chỉ viết cho người lớn, nhà thơ Phạm Quốc Ca còn quan tâm đến đối tượng độc giả nhỏ tuổi và có nhiều sáng tác hay cho các cháu. Tác giả có nhiều bài ngộ nghĩnh, đáng yêu với những tứ thơ thông minh, dí dỏm. Ông nhập vai thiếu nhi, nhìn sự sống chung quanh qua lăng kính trẻ thơ để có những phát hiện thú vị và thể hiện chúng bằng lớp ngôn từ giản dị,...

Cơn mưa mạ vàng (Tuyển thơ 1970-2017) là tập thơ thứ 6 của Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Quốc Ca, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng. Sách dày 370 trang, do Nhà nước đặt hàng, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2018. Những đặc sắc của phong cách cùng nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật từng được ghi nhận qua các giải thưởng và được bạn đọc yêu mến của thơ Phạm Quốc Ca đã được thể hiện trọn vẹn trong tuyển tập này.

Phần phậttiếng cờNhững người đã hy sinhLinh hồn họ không nằm dưới mộ.Họ thành sương, thành mâyThành cơn gió hiu hiu ngày giỗ.

Họ đi về chiêm bao người vợIm qua cửa lớp nhìn conMẹ chiều chiều ra ngõ mỏi mònHọ nhập bóng câyNhập vào gậy trúc.

Những ánh mắt đau buồnNhập vào giông, vào sét.Thời những loài sâu Đục khoét niềm tin.

Nhập chớp bể mưa nguồnNhức nhối ngày đêm.Tàu giặc ngoài khơiDập dềnhẨn hiện...

Thấp thoáng linh hồn bao người ta thương mếnThao thức khôn nguôiPhần phật tiếng cờ.

XEM TIẾP TRANG 11

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

8 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TIỂU VÂN

Có dịp đến vườn chè, chúng ta thường hít hà cái không khí trong lành của khoảng trời mênh mông,

thoang thoảng hương chè tươi, lướt những ngón tay lên lớp búp chè xanh non mơn mởn đang chờ người hái, hứng những giọt sương sớm còn đọng lại trên chồi non, ngắt một đọt chè thả vô miệng nhấm nháp cái vị chát chát ngọt ngọt, nhắm mắt quay một vòng với cảm giác tận hưởng… rồi thôi. Thế nhưng, ở không gian của Công ty Long Đỉnh, du khách được “tận hưởng” nhiều hơn thế. (ảnh 1)

Nhóm khách sẵn sàng cho tour du lịch trải nghiệm “nghề trà” từ khoảng 8 giờ sáng - cái thời điểm đẹp nhất với những du khách vừa từ phương xa đến, trải qua một giấc ngủ sâu bù lại phần năng lượng hao hụt sau một quãng đường dài. Mỗi người háo hức nhận một chiếc gùi, đội nón lá và hăng hái theo hướng dẫn viên ra đồi chè. Tốp du khách 10 người được chia làm 2 đội thi hái chè dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật, tạo nên một sự gắn kết nhanh chóng và lan tỏa sự vui vẻ giữa những người chưa từng quen biết nhau với tiếng cười nói mỗi lúc một nhiều hơn. (ảnh 2)

Sau hơn một tiếng, trên khoảnh vườn chè vừa được những “công nhân lạ” thu hái, kỹ thuật viên nhận xét về kỹ thuật hái chè của từng đội, bổ sung thêm phương thức bảo dưỡng vườn chè cho đợt thu hái tiếp theo được năng suất. Chè vừa hái của mỗi đội được gom lại và mang

đến điểm cân để phân định số lượng. Rồi các vị khách tiếp tục mang chè của đội mình đi “phơi héo”… Đến đây, mỗi vị khách được biết, quá trình làm trà trải qua 16 công đoạn, tùy vào loại trà mà mất khoảng 36 - 48 tiếng, với 2 công đoạn chính là Trà Tươi và Trà Khô. (ảnh 3)

Chè được hái khi sương vừa tan thì đưa về sấy héo luôn khoảng 1 - 1,5 giờ (héo nắng), rồi đưa trà vào nhà máy, rải lên nong ở phòng lạnh gọi là héo mát khoảng 12-13 tiếng. Trong 2 công đoạn héo nắng và héo mát, trà được đảo liên tục từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Trời mưa thì công đoạn héo nắng được đưa vào phòng có ánh sáng nhân tạo. Sau đó trà được đưa vào máy quay thơm để lên men và kết thúc giai đoạn trà tươi. (ảnh 4)

Trà tiếp tục được đưa vào lò sào khi đã đạt đủ độ trà và hương vị (thường vào lúc 3-4 giờ sáng) giúp mất nước nhanh và khô. Trà tiếp tục được ủ đến độ dẻo có thể tạo hình được (trước kia là vò tay) thì đưa vào máy ép. Quá trình ép, trà sẽ ra nhựa và phủ đều lên từng tép trà thì được đưa ra đánh tơi. Công đoạn này được làm liên tục khoảng 10 lần. Vò ép là quá trình lặp đi lặp lại, vừa ép - vừa đánh tơi và vừa sấy - vừa vò tròn tạo ra bán thành phẩm. (ảnh 5)

Lúc này trà sẽ được phân loại bằng máy cắt, máy chạy cọng lớn, máy bắn màu (lọc màu), máy thổi, máy sàng (lọc kích cỡ). Sau đó trà sẽ được đóng gói, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (theo quy cách đóng gói 18 kg). Tuy nhiên, trà còn được

sấy cố định hương để giữ được mùi và để được lâu. Trà còn qua quá trình kiểm soát bằng tay để sàng lọc lần cuối cùng các vật phẩm lẫn vào…(ảnh 6)

Xen kẽ với các hoạt động tìm hiểu nghề làm trà và quy trình chế biến trà, du khách được thưởng thức những buổi trà sáng, trà trưa, trà chiều, trà tối; và những bữa cơm với các món ăn từ trà cũng lần lượt xuất hiện, như đọt trà tẩm bột chiên, trứng sấy trà, cơm chiên trà… Đêm, du khách thả mình vào giấc ngủ êm đềm cũng đậm hương trà trong gối, mền và nệm; được đánh thức bởi tiếng chim líu lo mời gọi bạn thưởng thức những tia nắng ban mai đầu tiên chiếu xuống vườn chè… (ảnh 7)

Đồi chè Long Đỉnh còn là điểm thư giãn sống ảo tuyệt vời, với những view thưởng thức trà chiều ngắm hoàng hôn, học pha trà biểu diễn tại Hội quán trà; tham gia cupping đánh giá và nhận biết các sản phẩm trà. Trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ việc hái đọt trà đầu tiên đến việc pha ly trà đầu tiên và thưởng thức ly trà do chính mình pha chế ra, khiến tất cả du khách đều không nghĩ là trong một nhà máy trà lại có một hành trình trải nghiệm thú vị như vậy. (Ảnh 8)

Bà Nguyễn Phương Uyên - Giám đốc Công ty trà Long Đỉnh, khẳng định: Dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, với 2 ngày 1 đêm trọn vẹn ở những đồi trà olong xanh mượt tại Khu du lịch nông nghiệp công nghệ cao Long Đỉnh (thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà), bên hồ nước trong vắt mênh mang, giữa thung

Trải nghiệm tuyệt vời ở tour du lịch vườn chè Long Đỉnh

lũng màu mỡ, yên bình, bạn sẽ rất thích thú thưởng thức những tách trà olong do chính bạn làm ra và tự bạn pha chế, bạn sẽ có thói quen lắng nghe hương vị mỗi khi nâng ly trà như một người “sành điệu”.... Và hy vọng, khi đã chứng kiến quy trình chế biến từ ngọn trà tươi tới viên trà thành phẩm, trở về, bạn sẽ là những đại sứ trà! (ảnh 9)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

9 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Cùng với các loài hoa đặc trưng khác, có thể nói rằng phượng tím đã “định danh” thành phố Đà Lạt trong cả nước. Bởi, hễ cứ nhắc tới phượng tím là người ta lại nhắc đến Đà Lạt. Mùa phượng tím Đà Lạt đang đi vào chu kỳ cuối nở hoa, để lại biết bao lưu luyến, vấn vương trong lòng du khách và nhiều thế hệ người Đà Lạt.

N.THI - D.THƯƠNG

Phượng tím có ở Đà Lạt từ bao giờ?Người viết lên câu chuyện

phượng tím ở Đà Lạt là khi kỹ sư canh nông Lương Văn Sáu (đã mất) mang hạt từ Pháp về Đà Lạt ươm mầm thành công và cho trồng thực nghiệm trên các con phố từ năm 1962. Tuy nhiên, chỉ có 3 cây sống sót, một cây trên dọc trục đường Nguyễn Thị Minh Khai (Chợ đêm Đà Lạt), một cây trồng ở Vườn hoa Bích Câu (gần Vườn hoa Đà Lạt) và 1 cây trước cổng vào Nhà hàng Thủy Tạ.

Tuy cả 3 cây phượng tím phát triển tốt, có bông đẹp nhưng lại không có quả nên không có khả năng sinh sản tự nhiên. Kỹ sư

Câu chuyện về phượng tím

Lương Văn Sáu trong những năm 90 thế kỷ trước đã nhiều lần tìm cách nhân giống loài cây này, nhưng phải mãi đến năm 1994, ông mới thành công bằng phương pháp chiết cành. Do bệnh tật nên ông đã truyền những bí quyết và công thức nhân giống loài hoa khó tính này cho một số kỹ sư với hy vọng phát triển loài hoa này. Một số nhà sinh học ở Đà Lạt đã lấy mầm của 3 cây phượng tím đầu dòng trên để tiếp tục tiến hành nhân giống loài cây này bằng phương pháp vô tính. Lứa

giống đầu tiên được trao tặng và tổ chức trồng ở một số công ty, gia đình, công viên nhưng thất bại vì cây không ra bông.

Các nhà sinh học của thành phố sau đó tiếp tục cải tiến kỹ thuật nhân giống vô tính thành công. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, phượng tím được Công ty Môi trường đô thị nhân giống đại trà, cấp phát, tổ chức trồng trên các tuyến đường, công viên, kể cả bán cho người dân và khu du lịch. Cây phượng tím thích nghi khá tốt với khí hậu và thổ nhưỡng của Đà Lạt.

Ngoài giống phượng tím được nhân giống từ những cây phượng của cố kỹ sư Lương Văn Sáu, hiện Đà Lạt còn có giống phượng tím được lấy giống từ Australia. Giống phượng này có hoa tím đậm hơn so với cây phượng tím của cố kỹ sư Lương Văn Sáu nhân giống và trồng, cũng góp phần làm cho mùa phượng tím Đà Lạt thêm rực rỡ.

Tuy cùng loài với hoa phượng đỏ, nhưng phượng tím lại nở vào mùa xuân. Cứ sau khi mùa hoa mai anh đào Đà Lạt tàn, thì loài

Phượng tím mang lại vẻ đẹp bâng khuâng, lãng mạn, phù hợp với Đà Lạt.

hoa phượng tím bắt đầu bung nở. Khác với mai anh đào chỉ nở rộ và rực rỡ trong khoảng gần 1 tháng thì phượng tím kéo dài vẻ đẹp tím ngát của mình tới 2, 3 tháng.

Loài hoa đặc trưng của Đà LạtKhoảng hai chục năm trở lại

đây, hoa phượng tím được tổ chức trồng có qui hoạch, theo cụm, theo tuyến đường, tại các cơ quan công sở, trường học… và người dân Đà Lạt cũng tích cực tham gia trồng loại cây này trước cổng, trong sân nhà, đã góp phần tạo nên tên tuổi và quảng bá vẻ đẹp của loài hoa này đến du khách gần xa. Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công nhận Đà Lạt là nơi đầu tiên trồng phượng tím ở Việt Nam.

Anh Lê Thoại, doanh nhân, ở thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt du lịch chia sẻ: “Tôi là một người yêu Đà Lạt. Hằng năm ít nhất có 4, 5 chuyến lên Đà Lạt để nghỉ dưỡng và chụp ảnh. Những năm gần đây, Đà Lạt xuất hiện thêm nhiều loài hoa, loài cây mới rất đẹp, nhưng theo tôi, phượng tím chính là loài hoa đường phố kết hợp che bóng mát để lại nhiều ấn tượng, hợp và đẹp nhất trong lòng du khách chúng tôi...

XEM TIẾP TRANG 11

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HOÀNG MY

Làm tạp vụ để học tiếng AnhTốt nghiệp trường cấp 3 ở huyện

nghèo Đam Rông, với niềm đam mê tiếng Anh nên Dung chọn thi vào Khoa Ngoại ngữ (Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh). Cũng như nhiều học sinh tỉnh lẻ khác, Dung luôn mặc cảm tự ti về trình độ ngoại ngữ của mình, nhất là khi sinh ra ở huyện nghèo của cả nước, không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với môn học này. Bởi thế, ngay năm đầu đại học, Dung đã quyết định xin đi làm tạp vụ tại một trung tâm tiếng Anh lớn ở Sài Gòn để có cơ hội được tiếp xúc với các giáo viên người nước ngoài. Nhờ đó, Dung từng bước tiếp cận được chương trình đào tạo ngoại ngữ các cấp độ khác nhau và chỉ gần hai năm sau trình độ ngoại ngữ của Dung dần nâng lên, giúp cô tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với các giảng viên, chuyên viên tư vấn du học tại đây. Vừa học vừa làm giúp Dung có nguồn kinh phí để theo học các khóa đào tạo các chứng chỉ tiếng Anh. Sau khi có đủ các bằng cấp chứng chỉ,

Dung được trung tâm cho tham gia thi sát hạch và đã đạt yêu cầu để chính thức đứng trên bục giảng dạy ngoại ngữ ngay tại trung tâm.

“Không thể phủ nhận việc giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ đã mở ra cho mình rất nhiều cơ hội” - Dung chia sẻ. Có lẽ vì vậy mà khi là sinh viên năm thứ 3, Dung chuyển qua làm thêm ở lĩnh vực bất động sản nhưng vẫn xác định việc học phải đặt lên hàng đầu. Cũng nhiều dự án không thành, nhiều lần thuyết phục khách hàng thất bại, song quan trọng “Quãng thời gian làm thêm, em học được cách xây dựng dự án, cách tiếp thị, kỹ năng của nhân viên kinh doanh, đặc biệt là giúp em tự tin trong cuộc sống để thực hiện ước mơ sau này” - Dung chia sẻ.

Trở về “thiên đường” du lịchTốt nghiệp năm 2017, với đam

mê làm du lịch, Dung đã thử sức tại nhiều công ty lữ hành trong nước nhưng với Dung“thiên đường” du lịch vẫn là Đà Lạt. Quay trở về thành phố hoa vào đầu năm 2018 với công việc ban đầu là làm giáo viên dạy kèm

Trưởng thành từ những gian nan

Chị Dung (bìa trái) trong ngày khai trương The Sodgul & Hotpot cuối năm 2018. Ảnh: H.My

Mới 24 tuổi, nhưng Lê Thị Hồng Dung, cô gái sinh ra và lớn lên ở xã Phi Liêng (Đam Rông) dường như đã hội tụ các yếu tố về trình độ học vấn, nhất là trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng trong kinh doanh và sự năng động để tự tin bước chân vào con đường kinh doanh du lịch - dịch vụ ở Đà Lạt mang lại thành công nhất định.

luyện thi Toeic và kết nối bán phòng cho các khách sạn, đã giúp Dung trang trải cuộc sống. Dung tâm sự: “Trong chuỗi dịch vụ du lịch bao gồm địa điểm tham quan, ăn uống và ngủ nghỉ. Hiện tại, em có thể chủ động được nơi tham quan. Nhờ vào mối quan hệ từ thời gian làm lữ hành và sự liên kết với các khách sạn ở Đà Lạt, em đang chú trọng đầu tư vào lĩnh vực ăn uống mang thương hiệu của riêng mình. Đó là lý do em xây dựng Dự án về Nhà hàng The Sodgul BBQ & Hotpot để kêu gọi đầu tư góp vốn”.

Với vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, dự án đầy tâm huyết và kỹ năng kinh doanh có được từ trước đây đã giúp Dung kêu gọi được một nhà đầu tư chính và 2 nhà đầu tư phụ, nhằm chia sẻ số tiền vốn trên 500 triệu đồng mà Dung bỏ

ra. Với kế hoạch và chiến lược rõ ràng, các bản hợp đồng đầu tư được ký kết chặt chẽ, cuối năm 2018 nhà hàng do Dung quản lý đã chính thức vận hành đúng dịp Tết Nguyên đán.

Nhà hàng của Dung nằm ngay đường Phạm Ngũ Lão hướng nhìn về hồ Xuân Hương ngay trung tâm TP Đà Lạt. Điểm nhấn của nhà hàng là chuỗi hệ thống hút khói âm tường để sử dụng đối với các món lẩu, nướng không khói, mùi. Nhà hàng mang phong cách Hàn Quốc nhưng các món ăn pha lẫn đặc trưng của người Việt và có tận dụng lợi thế về rau sạch và khí hậu lạnh của Đà Lạt để thu hút du khách. Với nguồn vốn đầu tư trên, Dung đã mạnh dạn xây dựng phong cách thiết kế sang trọng, bày trí ấm cúng, mang hơi thở hiện đại. Để

vận hành tốt nhà hàng, Dung sử dụng phần mềm quản lý IPOS đảm bảo tiết kiệm thời gian, sức lực của nhân viên cũng như kiểm soát chặt chẽ khâu thu ngân. “5 tháng trôi qua như cái chớp mắt, mới đầu công việc quá nhiều em tưởng chừng như mình bị stress luôn. Nhưng việc xây dựng dự án chi tiết và lên kế hoạch thực hiện cụ thể đã giúp em tháo gỡ từng bước một những khó khăn. Đến nay, nhà hàng đã đi vào hoạt động và có doanh thu ổn định” - Dung cho hay.

Là người trực tiếp cùng đầu bếp xây dựng những món ăn đặc trưng mang phong cách Hàn Quốc nhưng phù hợp với khẩu vị người Việt và Dung tiếp tục tham khảo, nghiên cứu để tạo nên các món ăn khác mang đặc trưng riêng của nhà hàng. Bên cạnh đó, Dung vẫn duy trì việc kết nối tour với các công ty lữ hành và bán hệ thống phòng nghỉ cho các khách sạn. Hiện tại, Dung cũng đã hoàn thiện Dự án The Sodgul Rose’s house để kinh doanh coffee và homestay được phủ kín 600 loại hoa hồng trên tổng diện tích 1.800 m2; để kêu gọi đầu tư và nếu sớm được triển khai, dự kiến sẽ khai trương vào Tết Nguyên đán cuối năm nay. “Đó là những bước đi ngắn trong hành trình chinh phục ngành du lịch, dịch vụ ở Đà Lạt. Không có điều gì là dễ dàng và không một ai trải sẵn thảm đỏ cho mình nên để chinh phục ước mơ đòi hỏi sự chuẩn bị thật kỹ và cố gắng không ngừng” - Dung tâm sự.

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

10 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

THỤY TRANG

Những ngày qua, trước việc dư luận xôn xao về vụ hàng nghìn cây thông ba

lá trên 17 năm tuổi tại TK 292 (rừng thông trồng của Xí nghiệp nguyên liệu giấy Lâm Đồng, thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai nằm trên địa bàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), bị các đối tượng hạ độc bằng cách khoan lỗ, bơm hóa chất độc hại vào thân cây, làm cả cánh rừng bị “chết mòn”…

Từng diễn ra nhiều nămCó mặt tại hiện trường vụ hạ

độc rừng thông ba lá trên, chúng tôi tận mắt chứng kiến cánh rừng thông trên 10 ha đang xanh tốt nay đổi sang màu vàng úa, héo khô, không thể cứu chữa, phục hồi.

Theo quan sát, toàn bộ những cây thông lớn, nhỏ ở khu rừng này đều bị bạt (chém) bằng dao, rựa làm mất đi phần vỏ, trên đó có một lỗ khoan đường kính hơn 1 cm sâu vào thân cây, tại vết khoan đang sùi nhựa trắng đục. Theo một cán bộ kiểm lâm địa bàn, các gốc thông này bị các đối tượng dùng khoan máy khoan lỗ, sau đó bơm thuốc hóa học vào làm cây thông chết dần từ phần ngọn. Chiêu thức hạ độc như thế này rất khó phát hiện, chỉ đến khi cây thông có dấu hiệu héo úa, vàng lá thì chuyện đã rồi, không thể cứu vãn.

Ông Trần Quang Sáng, Trưởng Ban Quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà (gọi tắt là Ban), cho biết: Gần 20 năm trước, nơi này chưa có đường ô tô, hàng trăm công nhân của Xí nghiệp nguyên liệu giấy Lâm Đồng, thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai phải gùi từng cây thông giống, đi bộ hàng cây số để trồng, chăm sóc vất vả mới có được cánh rừng trên, nay tất cả đều

Lập chuyên án truy tìm đối tượng hủy hoại rừng thông Lâm Hà

Xác định vụ tàn phá rừng thông ở TK 292 là nghiêm trọng, có tổ chức, băng nhóm và diễn ra trong thời gian dài, Công an Lâm Hà đã lập chuyên án điều tra, truy tìm đối tượng hủy hoại rừng thông…

chết đứng vì bị các đối tượng dùng chất độc hủy hoại.

Cũng theo ông Sáng, tại TK 292 này, đơn vị có tổng cộng 60,6 ha rừng thông nguyên liệu giấy trồng từ năm 2002. Từ cuối năm 2017, khu rừng thông này nhiều lần bị kẻ xấu dùng cưa máy cưa hạ rồi đốt gốc để chiếm dụng đất, nhưng đều được anh em phát hiện, ngăn chận. Lần này các đối tượng dùng khoan điện (không gây tiếng ồn), khoan lỗ sâu vào phần gốc cây thông, sau đó bơm thuốc diệt cỏ vào làm thông chết dần, khi phát hiện thì mọi việc đã muộn. Điều đáng nói, nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng tại đây đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Cụ thể, từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2019, Ban phát hiện, lập biên bản nhiều vụ phá rừng, chiếm đất rừng, trong đó có tới 6 vụ nghiêm trọng, đã phối hợp với các ngành chức năng khám nghiệm hiện trường, chuyển hồ sơ qua công an đề nghị khởi tố, điều tra nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm nào (!?).

Đơn cử, vào tháng 11/2017 và tháng 1/2018, Ban phát hiện vụ cưa hạ phá trắng 28.000 m2 rừng thông tại Khoảnh 6, TK 292 và vụ băm gốc đổ hóa chất làm chết 1,4 ha tại Khoảnh 5, TK 292. Ngày 27/12/2018, lực lượng tuần tra của Ban phát hiện có nhóm người cưa hạ 57 cây thông tại Lô a3, Khoảnh 6 của tiểu khu trên, nên tìm cách khống chế và nhờ Công an huyện Lâm Hà vào bắt giữ, thì bị nhóm phá rừng dùng dao rựa tấn công nên lực lượng của Ban phải rút lui… Mới đây nhất là tháng 3/2019, Ban phát hiện vụ cưa hạ thông và san ủi đất tại TK 292, lần đầu có người đứng ra nhận là chủ mưu tên Nguyễn Văn Lợi (23 tuổi, ngụ xã Đan Phượng, Lâm Hà). Ban lập biên bản, chụp CMND và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng xử lý, nhưng 3 lần mời đến làm việc ông Lợi không đến nên cho tới nay vụ việc vẫn bỏ ngỏ.

Triệt hạ rừng để chiếm đấtKhông chỉ rừng thông trồng của

Xí nghiệp nguyên liệu giấy Lâm Đồng bị hủy hoại, một cán bộ xã Tân Thanh (không muốn nêu tên), cho biết cạnh khu rừng hơn 10 ha vừa bị đầu độc, trước đây có 43 ha rừng keo cũng bị triệt hạ để chiếm đất, lập trang trại trồng cà phê và sang nhượng, trục lợi trái pháp luật.

Trong khi đó, Giám đốc Xí nghiệp nguyên liệu giấy Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Thủy Ngọc Phúc, cũng cho biết: Từ trước đến nay chưa phá được vụ án nào, theo suy đoán của ông là do không khởi tố được vụ án nào nên các đối tượng càng ngày càng lộng hành và coi thường pháp luật. Cũng theo ông Phúc, trước đó (trong các ngày 26 và 29/4), lực lượng tuần tra của đơn vị phát hiện tại Khoảnh 2, TK 292, có 2 vị trí rừng thông trồng hơn 17 năm tuổi đã bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ chết khô, tổng

diện tích rừng bị thiệt hại lên tới hơn 10,7 ha, với 3.456 cây bị chết không thể cứu chữa.

Vụ việc trên được ông Đồng Văn Tuyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà, cho biết: Ngày 4/5, Hạt Kiểm lâm phối hợp với chủ rừng và các cơ quan chức năng đã thực hiện việc khám nghiệm hiện trường. Ngày 7/5, cơ quan chuyển hồ sơ qua Công an huyện để tiếp tục điều tra xử lý. Ngày 9/5, lãnh đạo Công an huyện Lâm Hà cho biết đã lập chuyên án để điều tra vụ hủy hoại rừng thông tại TK 292. Hiện cơ quan này đang triệu tập một số đối tượng liên quan, củng cố hồ sơ; chờ thẩm định tài sản rừng bị thiệt hại để có cơ sở khởi tố vụ án để điều tra, truy tìm đối tượng hủy hoại rừng.

Liên quan vụ việc, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà Nguyễn Minh An, cho rằng: Để ngăn chặn triệt để các vụ đầu độc rừng bằng chất độc, chỉ có biện pháp mạnh mẽ nhất là xác định được thủ phạm và xử lý nghiêm minh, có như vậy mới ngăn chặn được các đối tượng có ý định lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Việc khoan lỗ rồi đổ chất độc vào thân cây, đẽo vỏ (hay còn gọi ken gốc cây) để thông “chết mòn” là những chiêu thức của “lâm tặc” nhằm để chiếm dụng đất, khiến nhiều cánh rừng thông tại Lâm Đồng “chết mòn” với số lượng lớn, trong đó có những cây thông từ 20 đến hơn 60 năm tuổi. Vụ việc vừa mới phát hiện tại TK 292, huyện Lâm Hà chỉ là một trong số

hàng trăm vụ “bức tử” rừng thông trên địa bàn tỉnh để lấy đất làm rẫy, sang nhượng đất hoặc khai thác gỗ trái phép.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, sau khi thực tế, kiểm tra hiện trường, nhận định: Đây là vụ hủy hoại rừng rất nghiêm trọng, lớn nhất trong nhiều năm qua tại địa phương. Qua kiểm tra hiện trường, toàn bộ số cây lớn nhỏ đều bị các đối tượng dùng hóa chất để “xử lý”, điều này cho thấy có băng nhóm, tổ chức và thời gian diễn ra rất dài chứ không phải mới đây.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho biết thêm: Trên cơ sở kiểm tra hiện trường, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, giao cho lực lượng chức năng Công an tỉnh điều tra, làm rõ để phát hiện, truy tố đối tượng, đồng thời tổ chức trồng rừng ngay trong năm 2019.

Trong khi đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/5 vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, cùng các sở, ngành liên quan địa phương, đã trực tiếp kiểm tra hiện trường vụ hủy hoại rừng thông đặc biệt nghiêm trọng vừa phát hiện tại khu vực TK 292.

Sau khi kiểm tra thực tế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận, chỉ đạo các cơ quan hữu quan địa phương vào cuộc điều tra làm rõ ngay hành vi hủy hoại rừng, sớm tìm ra đối tượng phá rừng để xử lý theo quy định pháp luật, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nếu trách nhiệm yếu kém trong quản lý, bảo vệ rừng phải xử lý ngay.

Cụ thể, giao Công an tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT cùng với UBND huyện Lâm Hà chỉ đạo làm rõ việc hủy hoại rừng ở TK 292. Đồng thời, yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện chỉ đạo, kiểm tra, rà soát những khu rừng trên địa bàn. Việc điều tra vụ hủy hoại rừng phải làm sớm, đến ngày 20/5 báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Cùng với đó, phải làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ rừng nhưng để mất rừng.

Hiện trường rừng thông tại TK 292 bị hủy hoại bằng chất độc. Ảnh: Thụy Trang

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Lâm Đồng và cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý, báo cáo thông tin vụ việc trên. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/5.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra hiện trường vụ rừng thông bị đầu độc. Ảnh: Thụy Trang

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

11 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Hội về B’Lao phố... TIẾP TRANG 6

... khiến người nghe, người xem cảm nhận rõ không khí ngày mùa rộn ràng và niềm vui của người dân khi đón nhận thành quả lao động do chính tay mình gieo trồng. Các nghệ nhân của Đoàn nghệ nhân huyện Lạc Dương và Đoàn nghệ nhân huyện Đơn Dương thì tỏa sáng những vũ điệu huyền ảo, uyển chuyển theo tiếng cồng chiêng mang hơi thở đại ngàn, kèm theo đó là không khí rượu cần nồng đượm, những tiếng hò reo mời mọc, cùng lời chúc tụng reo vui...

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019 còn tái hiện nghi thức xin lửa của người Mạ do Đoàn nghệ nhân thành phố Bảo Lộc thực hiện. Nghi thức xin lửa, xin phép thần chiêng kết thúc, 12 đoàn nghệ nhân bắt đầu so chiêng, chỉnh nhịp, mở rộng vòng xoang quanh ngọn lửa thiêng đại ngàn. Cồng chiêng và múa xoang cứ thế xoắn quyện vào nhau, ru vỗ đêm đại ngàn, ru vỗ hồn người Tây Nguyên.

Phạm Quốc Ca... TIẾP TRANG 7

... tự nhiên nhưng mang nhiều sắc màu, nhạc điệu: “Dỡ gạch rồi. Hăm hở/ Mẹ con chú quay vòng/ Chắc lòng vui thích lắm/ Chú cứ nhảy lon ton” (Chú Rơ mooc). Thơ thiếu nhi Phạm Quốc Ca vì thế luôn rộn niềm vui trẻ thơ, đầy ắp tiếng cười và trìu mến yêu thương: “- Vì sao ông tập thể dục?/ - Để mỗi ngày mỗi lớn hơn!/ Cháu không vươn vai chạy nhảy/ Sẽ lùn như cái nấm rơm/ - Thế ông tập thể dục mãi/ Lớn cao có đụng trần nhà?” (Mỗi ngày một lớn).

Có thể thấy, đề tài, cảm hứng và bút pháp trong Cơn mưa mạ vàng hết sức phong phú. Nhưng nhìn chung, phong cách thơ Phạm Quốc Ca thống nhất trong sự đa dạng, nhiều màu sắc thẩm mỹ và giọng điệu trữ tình. Ông nỗ lực đổi mới thơ, có những bài hay với bút pháp hiện đại như: Hòa bình, Thời gian, Tự bạch... Tuy nhiên, ấn tượng nổi bật trong phong cách thơ Phạm Quốc Ca là hướng về những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, giàu chất thơ và có chiều sâu tư tưởng, cảm xúc. Ngôn ngữ thơ ông trong sáng, tự nhiên, giàu hình ảnh và sức gợi.

Tuyển tập thơ Cơn mưa mạ vàng còn giới thiệu gần trăm bài thơ dịch từ thơ Nga, thơ dân gian Digan và thơ Đường. Dịch văn học nước ngoài vừa là công việc chuyên môn vừa là niềm say mê của Phạm Quốc Ca. Là một nhà giáo, nhà nghiên cứu am hiểu sâu về thơ, đồng thời là nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, Phạm Quốc Ca có những lợi thế trong

công việc dịch thơ vốn gian nan, không dễ đạt thành tựu. Ở mảng thơ này, ta thấy một Phạm Quốc Ca phóng khoáng với những dòng thơ chuyển ngữ tự nhiên, linh hoạt nhưng cũng rất “tín, đạt”, tình ý, nhạc điệu nhuần nhị như thơ sáng tác. Trong bài viết “Văn học Nga ở Việt Nam những năm gần đây” đăng trên tạp chí châu Âu số tháng 10/2011, nhà nghiên cứu Đỗ Thị Hường đánh giá ông là một trong những người “hoạt động sôi nổi nhất trên lĩnh vực dịch và giới thiệu văn học Nga”. Đây là sự ghi nhận trân trọng đối với những đóng góp của Phạm Quốc Ca với văn học dịch nước nhà.

Ngay từ năm 1995, trong bài viết Chân trời mở từ những câu thơ, nhà thơ Lò Ngân Sủn đã có những lời đánh giá rất đẹp về thơ ông: “Thơ Phạm Quốc Ca đằm sâu suy tưởng, dồi dào vốn sống, bố cục chặt chẽ, câu chữ đắt, đề tài đa dạng, phong phú. Đó là thơ của một người có tình, luôn chìm đắm trong dạt dào cảm xúc. Đó là thơ của một người có học, hiểu biết sâu rộng”. Tuyển tập thơ Cơn mưa mạ vàng cho thấy nhận định này thật xác đáng.

Có thể nói đây là thành quả ngọt ngào của gần năm mươi năm lao động nghệ thuật vừa miệt mài, cẩn trọng vừa say mê, thăng hoa của nhà thơ Phạm Quốc Ca. Tuyển tập thơ Cơn mưa mạ vàng đã khắc họa chân dung toàn vẹn một hồn thơ đa sắc, đằm sâu suy tưởng, “một hồn thơ bình dị mà ám ảnh” (Vương Tùng Cương).

Phiên chợ... TIẾP TRANG 3

... người mua mua được nông sản an toàn với giá phải chăng; cuối cùng giảm phát thải khí CO2 ra môi trường. “Chúng mình đi đến các vườn, kiểm tra thật kỹ lưỡng quy trình sản xuất, đảm bảo tất cả đều phải đạt tiêu chuẩn của sản phẩm hữu cơ do chính họ trực tiếp tạo ra. Hầu hết đều là những người trẻ, các vườn nhỏ nên bản thân không có cơ hội quảng cáo nhiều, lại càng khó có cơ hội để những sản phẩm này có mặt trong những hệ thống siêu thị lớn. Như mọi người thấy đấy, phiên chợ được tổ chức ngay cạnh một ngôi chợ truyền thống và nó tạo được sự tò mò của những người dân sinh sống quanh đây. Điều đó chứng tỏ mọi người đã nhận thức được về sản phẩm hữu cơ. Và quan trọng là mình cần có

một địa chỉ tin cậy như thế này để đáp ứng nhu cầu của người dân”, chị Hoàng Anh chia sẻ thêm.

Dưới góc nhìn của một người làm lâu năm trong ngành du lịch, Hoàng Anh cũng nhận thấy rằng các hoạt động du lịch canh nông ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung trở nên hấp dẫn bởi chính quá trình trải nghiệm của du khách với người dân địa phương. Rau củ chính là một trong những món quà mà du khách mang về từ Đà Lạt. Những phiên chợ này dù nhỏ nhưng nó quy tụ được những sản phẩm đặc trưng của địa phương, và nó sẽ là nền móng cho những phiên chợ tiếp theo để tạo sức hút, lan tỏa hơn đối với cộng đồng.

Có mặt tại phiên chợ, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Tập đoàn

BIOEE Việt Nam - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đã đánh giá rất cao tinh thần và hiệu quả mà phiên chợ mang lại. Theo ông Lâm, dù chỉ là phiên chợ nhỏ nhưng đây sẽ là tiền đề để những nhà nông trẻ, những cá nhân sản xuất nhỏ lẻ có thể xây dựng nên được thương hiệu, tìm kiếm được những đối tác tiềm năng, giới thiệu sản phẩm đến bạn bè trong và ngoài nước. Nông nghiệp hữu cơ là vấn đề được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Để tiến đến chế biến sâu những sản phẩm sinh học, hữu cơ thì quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn. Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của cộng đồng để rồi từ đó tác động đến tư duy, thay đổi hành vi của con người.

... Loài hoa này hiện tôi thấy đã được quy hoạch trồng rất đẹp ở một số con đường trung tâm thành phố như đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ (gần khu Ấp Ánh Sáng)… 3 năm gần đây, hoa ra đều rất đẹp. Các anh em trong giới nhiếp ảnh chúng tôi, sau mùa mai anh đào thì giờ lại háo hức chờ đón mùa hoa phượng tím, để đưa bạn bè, vợ con lên chơi, ngắm hoa và chụp ảnh”.

Hay như chị Nguyễn Ái Lệ ( Phú Yên) chia sẻ: “Phượng tím theo tôi được biết là loài hoa biểu tượng của Đà Lạt. Loài hoa này rất hợp với vẻ đẹp lãng mạn, bâng khuâng của Đà Lạt. Tôi học ở Đà Lạt và hiện đang sống và làm việc tại đây, tổng cộng thời gian cũng đã được 5 năm. Khi còn là sinh viên, mùa phượng tím nào các bạn sinh viên trường tôi cũng rủ nhau cùng đi ngắm, chụp hình làm kỷ niệm. Giờ có một số nơi cũng mua phượng tím Đà Lạt về trồng và ra bông nhưng tôi thấy không ở đâu đẹp bằng ở Đà Lạt. Vả lại, cứ đi đâu, mà nhìn thấy cây phượng tím là tôi và các bạn lại

nhớ ngay đến Đà Lạt”.Là một người Đà Lạt, cô Trần

Thị Hồng (54 tuổi, Phường 1, Đà Lạt) kể: “Hồi nhỏ cô cũng chỉ biết có 3 cây phượng tím đầu tiên thôi. Thời gian trôi qua, phượng tím giờ được nhân giống thành công và trồng khắp nơi, đến mùa hoa nở tuyệt đẹp đến cô mà còn thấy mê. Nhiều khi đi chợ sớm, cứ đứng ngắm mấy hàng phượng trước chợ mà thấy bâng khuâng và thêm yêu thành phố mộng mơ này”.

Theo cô Hồng, phượng tím bây giờ đối với Đà Lạt không chỉ đơn thuần là một loài hoa đẹp nữa mà nó còn là một cái gì đó gần như “máu thịt” với những người Đà Lạt. Mỗi sáng đi chợ, hay mỗi chiều đi thể dục quanh hồ Xuân Hương, ngang mấy gốc phượng tím là như thấy cả bầu trời Đà Lạt. “Có lẽ vì vậy mà người Đà Lạt ai cũng quí và yêu phượng tím” - cô Hồng chia sẻ.

Có lẽ cũng vì phượng tím được yêu quí như thế nên vào đầu tháng 5 vừa qua, nhiều người Đà Lạt và du khách phương xa đã

thể hiện sự bàng hoàng, tiếc nuối khi nghe tin cây phượng tím đầu dòng ở phía trước Thủy Tạ do cố kỹ sư Lương Văn Sáu trồng đã bị mưa bão quật đổ gẫy mất gốc. Nhiều người tiếc thương, bởi đây là cây lâu năm và là một trong 3 cây phượng đầu dòng góp phần nhân giống ra biết bao nhiêu thế hệ những cây phượng hiện nay ở thành phố này, để rồi góp phần định danh tên tuổi cho một loài hoa đặc trưng mà mỗi khi nhắc tới biết ngay đó là Đà Lạt. Lại thêm một câu chuyện đầy ý nghĩa nữa vào những chuyện về cây phượng tím khi chính quyền TP Đà Lạt đã hiểu được nỗi lòng của người dân và du khách, rất nhanh chóng cho trồng một cây phượng khác vào vị trí cây phượng vừa bị quật đổ. Những dòng chia sẻ trên các trang mạng xã hội thể hiện sự nuối tiếc gốc phượng đầu dòng lại được viết tiếp bằng sự vui mừng, hy vọng khi cây phượng mới được trồng vào như một sự tiếp nối và kế thừa, phát triển của loài hoa mang bản sắc riêng có của Đà Lạt.

Câu chuyện... TIẾP TRANG 9

Các nhà nghiên cứu Israel đã tìm ra phương pháp để ngăn ngừa tế bào phân chia trong cơ thể, có thể tiến tới ngăn ngừa sự phát triển của khối u ung thư, một báo cáo của Đại học Ben-Gurion cho hay.

Nghiên cứu này xuất bản trên tập san của Viện khoa học quốc gia Israel, dựa trên quá trình metyl hóa, một phản ứng enzyme trong đó nhóm metyl CH3 được thêm vào ADN hoặc protein.

Việc nhận diện cách tế bào được phản ứng metyl hóa kiểm soát hoặc bằng các enzyme thêm vào nhóm metyl quan trọng để hiểu rõ quá trình cơ bản trong tế bào ở người và giải mã cơ chế phát triển bệnh tật như bệnh ung thư hay tiểu đường. Việc phân chia tế bào không kiểm soát là

nhân tố chính dẫn tới sự phát triển các khối u ung thư.

Nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình metyl hóa có liên quan tới việc quyết định nhịp độ tiến trình phân chia tế bào. Nghiên cứu tìm thấy metyl hóa PLK1, một protein chính trong kiểm soát phân chia tế bào, nhờ enzyme SETD6 kiểm soát nhịp độ phân chia tế bào.

Theo nghiên cứu, nếu không có metyl hóa, protein PLK1 cho thấy hoạt động tăng dần dẫn tới phân chia tế bào nhanh hơn, tăng trưởng tế bào nhanh hơn.

Nhóm đang nghiên cứu về các tác nhân ức chế SETD6, được sử dụng trong tương lai để đưa ra các chiến lược điều trị thay thế cho nhiều căn bệnh khác nhau.

(Theo suckhoedoisong.vn)

Israel tìm ra phương pháp ngăn tế bào phân chia, ngừa ung thư

Ngày hội của cộng đồngBan Tổ chức Ngày hội Văn hóa -

Thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019 nhấn mạnh: Cộng đồng các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên là chủ thể của ngày hội. Do vậy, mọi hoạt động đều hướng đến việc tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc mà các cộng đồng này sở hữu. Nghệ nhân Ưu tú K’Chung, Đoàn nghệ nhân huyện Đam Rông, chia sẻ: “Chúng tôi đến với Ngày hội với một tâm trạng hết sức háo hức, mặc dù phải vượt qua quãng đường hơn 200 km. Bởi chỉ khi tham gia Ngày hội chúng tôi mới được sống trong không khí lễ hội, với những nghi thức, nghi lễ truyền thống”. “Vì đây là cơ hội để thực hành các loại hình di sản văn hóa Tây Nguyên, nơi thể hiện tập tính cố kết cộng đồng của người Tây Nguyên, cộng đồng các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên bằng sự cẩn trọng và chu đáo trong việc chuẩn bị đã tập hợp những tinh túy văn hóa và giới thiệu một cách đầy đủ tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng

đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019”, ông Hoàng Mạnh Tiến, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, nhận xét.

Sự ghi nhận đó là hoàn toàn xứng đáng bởi những ai trực tiếp hòa mình vào Ngày hội đều nhận thấy tính tích cực mà Ngày hội mang lại. Tại đây, cộng đồng các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên, ngoài việc phô diễn kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, còn được khoe tài trong các trò chơi đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co, cũng như bộc lộ năng khiếu ca hát bẩm sinh của mình qua phần thi Tiếng hát Sơn ca... Tuy vậy, nhạc sĩ Krajan Dick, thành viên Hội đồng Thẩm định Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - năm 2019, cho rằng, cái đáng tiếc của Ngày hội đó là một số nghệ nhân vẫn còn mặc trang phục của tộc người khác. “Điều ấy vô tình làm cho Ngày hội giảm đi ít nhiều phần bản sắc. Bởi phục trang cũng là một phần tạo nên bản sắc văn hóa tộc người”, nhạc sĩ Krajan Dick nói.

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29836... · lãi suất ưu đãi. Nông hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và Xã hội trả lãi, trả

12 THỨ BẢY 18 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Đêm Lang Biang huyền thoại. Ảnh: Nguyên Thi

GIA KHÁNH

14 đội tranh 1 vé duy nhất lên hạng nhất!Có thể nói mùa giải hạng nhì

quốc gia 2019 năm nay là một mùa bóng khó... gặm cho tất cả 14 đội hạng nhì trong nước vì chỉ có duy nhất 1 tấm vé lên hạng nhất.

14 đội tham dự giải hạng nhì quốc gia 2019 năm nay, gồm10 đội hạng nhì quốc gia trong năm 2018 là Nam Định, Kon Tum, Fishsan Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long và Lâm Đồng; thêm 3 đội hạng ba mới thăng lên hạng nhì là Trẻ Hà Nội, Gia Định, Trẻ SHB Đà Nẵng và đội còn lại là CLB Công an nhân dân - đội bóng vừa phải xuống hạng từ giải hạng nhất quốc gia 2018.

Tương tự như những mùa giải trước, để giảm thiểu thời gian di chuyển cùng chi phí đi lại, Ban tổ chức giải năm nay đã tiến hành chia thành 2 bảng căn cứ vào khu vực địa lý. Bảng A gồm những đội ở phía Bắc và khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm các đội Công an nhân dân, Trẻ Hà Nội, Nam Định, Trẻ SHB Đà Nẵng, Kon Tum, Fishan Khánh Hòa và Lâm Đồng.

Trong khi đó, bảng B cho các đội phía nam gồm Bình Thuận, Gia Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Đáng chú ý những mùa giải năm trước Bình Thuận thường thi đấu ở cùng bảng A và là một đối thủ rất khó chịu của Lâm Đồng, mùa giải năm nay đội bóng xứ biển này thi đấu ở bảng B (và như thế Lâm Đồng cũng tránh bớt được 1 đối thủ khó chịu của mình).

Theo điều lệ, các đội bóng của cả 2 bảng sẽ đá vòng tròn theo thể thức lượt đi và về trên sân khách và sân nhà. Kết thúc vòng bảng, 2 đội có thứ hạng cao nhất tại mỗi bảng sẽ tham dự vòng chung kết, còn 1 đội có điểm và chỉ số phụ thấp nhất trong hai bảng sẽ phải xuống hạng.

Tại vòng chung kết, 4 đội của 2 bảng A và B sẽ được chia thành 2 cặp đấu bán kết trong đó nhất bảng A gặp nhì bảng B và nhất bảng B gặp nhì bảng A. Hai đội thắng bán kết tiếp tục gặp nhau trong trận chung kết. Các trận đấu ở vòng chung kết theo thể thức

Bóng đá hạng nhì Lâm Đồng vào mùa giải mới 2019

Bóng đá Lâm Đồng đã bắt đầu mùa giải hạng nhì quốc gia 2019 năm nay, kéo dài trong gần 3 tháng, từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8 cho mục tiêu tìm một suất vào vòng chung kết.

đấu loại trực tiếp một trận, sau thời gian thi đấu chính thức nếu hòa 2 đội sẽ thi đá luân lưu 11m để xác định đội thắng, không thi đấu thêm hiệp phụ. Đội thắng trong trận chung kết này sẽ giành được tấm vé duy nhất để chơi trên hạng nhất quốc gia trong mùa đến.

Theo lịch thi đấu, vòng bảng giải hạng nhì lượt đi bắt đầu từ 11/5 đến 10/6; lượt về từ 10/7 đến ngày 9/8; vòng chung kết sẽ diễn ra từ 16 -19/8/2019.

Để khuyến khích các đội hạng nhì dự giải, năm nay Ban tổ chức cũng có những sự điều chỉnh, trong đó có việc hỗ trợ các đội bóng một số khoản nhất định cho việc dự giải, đồng thời cũng tăng cường công tác truyền thông cho giải hạng nhì vốn lâu nay bị …chìm trong hệ thống giải bóng đá quốc gia.

Cũng cần biết một chút, giải hạng nhì chính là một bệ phóng rất tốt, một chiếc cầu nối quan trọng cho nhiều lớp cầu thủ trẻ hiện nay. Những cầu thủ chơi tốt, khẳng định được tên tuổi của mình tại giải đấu này có thể tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho mình

trong những giải đấu bóng đá có thứ bậc cao hơn phía trên.

Đặc biệt, trong năm nay, Tập đoàn Asanzo sản xuất máy thu hình chính là nhà tài trợ chính của giải nên giải hạng nhì quốc gia năm nay được mang tên Cúp Asanzo. Tập đoàn Asanzo trong buổi lễ ký kết tài trợ gần đây cho biết sẽ trao thưởng cho đội vô địch 200 triệu đồng, đội về nhì 100 triệu đồng, trao cho mỗi cầu thủ của đội vô địch 1 chiếc tivi 50 inch do tập đoàn này sản xuất, đồng thời phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đẩy mạnh công tác quảng bá cho giải đấu này.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam năm nay cũng đặt ra mức thưởng cho 2 đội đồng hạng ba trong vòng chung kết, mỗi đội sẽ được nhận 50 triệu đồng, đây là mức thưởng trước đây chưa có trong danh mục giải thưởng của Ban tổ chức giải hạng nhì.

Cơ hội nào cho hạng nhì Lâm Đồng? Quả thật không dễ cho bất cứ

đội hạng nhì nào có tham vọng thăng hạng trong mùa giải năm

Lịch thi đấu của Lâm ĐồngLượt đi: 11/5 gặp Trẻ SHB Đà Nẵng trên sân Đà Lạt.16/5 gặp Fishsan Khánh Hòa trên sân Đà Lạt.21/5 gặp Kon Tum trên sân Kon Tum - Kon Tum. 26/5 gặp Công an nhân dân - sân Đà Lạt. 31/5 gặp Trẻ Hà Nội - sân Đà Lạt.5/6 gặp Nam Định trên sân Thiên Trường - Nam Định.

Lượt về: 10/7 gặp Trẻ SHB Đà Nẵng trên sân Hòa Xuân - Đà Nẵng. 15/7 gặp Fishsan Khánh Hòa trên sân 19/8 - Nha Trang.20/7 gặp Kon Tum trên sân Đà Lạt. 25/7 gặp Công an nhân dân trên sân Thanh Trì - Hà Nội. 30/7 gặp Trẻ Hà Nội - sân Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam tại Hà Nội. 4/8 gặp Nam Định trên sân Đà Lạt.

nay chứ không riêng gì Lâm Đồng, vì đơn giản đến 14 đội tranh tài nhưng chỉ có một tấm vé duy nhất lên hạng.

Thật ra, trong những mùa giải gần đây, hạng nhì Lâm Đồng đã có những nỗ lực đáng ghi nhận, họ thường dẫn đầu bảng đấu trong suốt một quãng dài, từng lọt vào đến vòng chung kết nhưng rồi lại hụt hơi trong giai đoạn

chót, hoặc thiếu một chút may mắn trong những trận đấu then chốt của vòng chung kết, khiến cơ hội lên hạng nhất cứ mấp mé rồi tuột khỏi tay.

Trong đội hình thi đấu của hạng nhì Lâm Đồng mùa giải năm nay, theo Ban huấn luyện, chủ yếu là các cầu thủ trẻ, vốn được đưa lên từ đội trẻ U19 phía dưới, có thêm một số cầu thủ trẻ tăng cường từ Quảng Ninh và Gia Lai. Trước khi giải diễn ra, Ban huấn luyện đội cũng có những chuyến tập huấn tỉnh ngoài để chuẩn bị khá kỹ.

Trong bảng A với sự góp mặt của Lâm Đồng năm nay, theo đánh giá hầu hết các đội đều có lực lượng tương đối ngang tài ngang sức nhau, thành phần chủ yếu của các đội cũng là cầu thủ trẻ như Lâm Đồng.

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Tuyển, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh, chỉ tiêu đặt ra cho hạng nhì Lâm Đồng năm nay khá khiêm tốn, chỉ là phấn đấu một suất vào vòng chung kết. Đây có lẽ là một chỉ tiêu khá vừa tầm, dù như ông cho biết Lâm Đồng sẽ cố gắng hết mức trong khả năng của mình.

Đội bóng Lâm Đồng trước mùa giải hạng nhì quốc gia 2019. Ảnh: Gia Khánh