77
CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN ============================================= DÁN CI THIN NÔNG NGHIP CÓ TƯỚI (VIAIP) KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ (RPF) Địa đim thc hin Dán: HÀ GIANG, PHÚ TH, HÒA BÌNH, THANH HÓA, HÀ TĨNH, QUNG TRVÀ QUNG NAM Chun bbi Ban qun lý trung ương các dán thy li (CPO) 23 Hàng Tre, Hà Ni Vit Nam Hà Ni, Tháng 6/2013

D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN =============================================

DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI (VIAIP)

KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ (RPF)

Địa điểm thực hiện Dự án:

HÀ GIANG, PHÚ THỌ, HÒA BÌNH, THANH HÓA, HÀ TĨNH, QUẢNG TRỊ VÀ QUẢNG NAM

Chuẩn bị bởi

Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO)

23 Hàng Tre, Hà Nội Việt Nam

Hà Nội, Tháng 6/2013

Page 2: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

1

Lời nói đầu

Để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và khôi phục đời sống những người bị ảnh hưởng bởi Dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới do Ngân hàng Thế giới tài trợ (sau đây gọi tắt là Dự án VIAIP) do bị thu hồi đất, thiệt hại nhà cửa và những tài sản khác, Chính phủ Việt Nam (GoV) với Quyết định số ______ ngày_______ đã phê duyệt Khung Chính sách Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư (sau đây gọi là Khung chính sách tái định cư) của Dự án. Khung chính sách tái định cư này được chuẩn bị trên cơ sở tổng hợp các Chính sách Tái định cư bắt buộc của Ngân hàng thế giới OP 4.12 và các Luật, Nghị định của Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tham khảo các kết quả Đánh giá xã hội và quá trình tham vấn các bên liên quan của Dự án.

Khung Chính sách Tái định cư này sẽ được áp dụng cho tất cả các tiểu dự án và các khoản đầu tư do Ngân hàng thế giới tài trợ trong Dự án mà có yêu cầu thu hồi đất, bồi thường và tái định cư theo định nghĩa trong OP4.12. Tài liệu này cũng áp dụng cho mọi hoạt động khác liên quan tới tái định cư mà những họat động tái định cư đó có thể là do (a) liên quan trực tiếp đến Dự án; hay (b) là cần thiết để đạt được những mục tiêu của Dự án; và (c) đã được hoặc đã có kế hoạch được tiến hành song hành với Dự án.

Hà nội, Tháng 05/2013

Page 3: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

2

Mục lục

Lời nói đầu ................................................................................................................................. 1

Mục lục ...................................................................................................................................... 2

I. GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 8 1.1 Bối cảnh ..................................................................................................................... 8 1.2 Khung Chính sách Tái định cư (RPF) ....................................................................... 9

II. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN ................................................. 11 2.1 Tóm tắt Thông tin xã hội ......................................................................................... 11 2.2 Những tác động tiềm ẩn của Dự án ......................................................................... 11

III. KHUNG THỂ CHẾ VÀ PHÁP LÝ ................................................................................. 13 3.1 Khung Thể chế ......................................................................................................... 13 3.3 Luật Việt Nam về Thu hồi đất và Tái định cư ......................................................... 13 3.3 Chính sách về Tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới (OP 4.12) ................ 15 3.4 Những khác biệt chính giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG ......... 17

IV. CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ BẮT BUỘC CỦA DỰ ÁN ....................................... 20 4.1 Chính sách Tái định cư Bắt buộc của Ngân hàng thế giới (OP 4.12) ...................... 20 4.2 Người Bị ảnh hưởng bởi Dự án (BAH) ................................................................... 20 4.3 Các Nguyên tắc và Mục tiêu của Chính sách Tái định cư Bắt buộc của Dự án ...... 20 4.4 Chính sách Quyền lợi............................................................................................... 22 4.5 Tái định cư và Chiến lược Khôi phục thu nhập ....................................................... 30 4.6 Nhóm dễ bị tổn thương, Giới, và DTTS .................................................................. 31

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................................. 32 5.1 Cấp trung ương ........................................................................................................ 32 5.2 Cấp tỉnh: UBND tỉnh: .............................................................................................. 32 5.3 Ban Quản lý Dự án tỉnh. .......................................................................................... 33 5.4 Cấp huyện: ............................................................................................................... 33 5.5 Cấp xã và Cộng đồng bị ảnh hưởng ......................................................................... 34

VI. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ ................................................................... 35 6.1 Sàng lọc.................................................................................................................... 35 6.2. Công cụ Tái định cư ................................................................................................. 35 6.1 Quy trình thực hiện .................................................................................................. 36 6.2. Thẩm định và Phê duyệt .......................................................................................... 37

VII. THAM VẤN VÀ THAM GIA .................................................................................... 38 7.1. Mục tiêu ................................................................................................................... 38 7.2. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị tiểu Dự án ...................................... 38 7.3. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn thực hiện dự án ............................................ 39 7.4 Công bố thông tin .................................................................................................... 40

VIII. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ............................................. 41 8.1 Các yêu cầu của Ngân hàng Thế giới ...................................................................... 41 8.2 Cơ chế Giải quyết Khiếu nại .................................................................................... 42

IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .......................................................................................... 43

X. NGÂN SÁCH .................................................................................................................. 45

Page 4: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

3

XI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ....................................................................................... 46 11.1. Giám sát ................................................................................................................... 46 11.2. Giám sát nội bộ ........................................................................................................ 46 11.3. Giám sát độc lập .................................................................................................. 47 11.4. Phương pháp giám sát độc lập ................................................................................. 48

Các phụ lục:

Phụ lục 1: Hướng dẫn lập Kế hoạch Tái định cư

Phụ lục 2: Mẫu Tờ rơi

Page 5: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

4

Các từ viết tắt

CPC UBND xã

CPO Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DMS Khảo sát kiểm kê chi tiết

DPC UBND huyện

DRC Ban tái định cư huyện

EMDF Khung phát triển dân tộc thiểu số

EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội

GOV Chính phủ Việt Nam

HH Hộ gia đình

IOL Kiểm kê tổn thất

KHTĐC Kế hoạch tái định cư

LAR Thu hồi đất và tái định cư

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MOF Bộ Tài chính

MOLISA Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội

NGO Tổ chức phi chính phủ

OP Chính sách hoạt động

PAD Tài liệu thẩm định dự án

PPC UBND tỉnh

Ban QLDA Ban Quản lý dự án

BAH Bị ảnh hưởng

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia

REA Đánh giá môi trường vùng

KHTĐC Kế hoạch tái định cư

RPF Khung chính sách tái định cư

TOR Điều khoản tham chiếu

USD Đô la Mỹ

VND Việt Nam Đồng

WB Ngân hàng Thế giới

Page 6: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

5

Định nghĩa thuật ngữ

Tác động dự án tức là bị bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt/chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Người bị ảnh hưởng tức là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc do dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ gây ra, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không (những người có sinh kế bị ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn). Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người bị hạn chế bắt buộc đối với việc tiếp cận với những khu vực pháp lý hoặc khu vực được bảo vệ nên cũng chịu tác động bất lợi về sinh kế.

Ngày khóa sổ là ngày hoàn thành công tác kiểm kê thiệt hại trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch tái định cư. Những người bị ảnh hưởng và các cộng đồng địa phương sẽ được thông báo về ngày khóa sổ kiểm kê của từng hợp phần dự án, và bất kỳ ai chuyển tới vùng dự án sau ngày này sẽ không được quyền nhận đền bù và hỗ trợ từ dự án.

Tính hợp lệ tức là bất kỳ ai mà tại ngày khóa sổ kiểm kê đã ở trên diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án, các tiểu hợp phần của dự án, hoặc những phần khác của tiểu dự án khác, và có: (i) mức sống bị ảnh hưởng tiêu cực, (ii) các quyền, quyền sở hữu, hay tuyên bố về quyền đối với bất kỳ diện tích đất nào (đất nông nghiệp, đất chăn thả gia súc, hay rừng), nhà ở hoặc công trình kiến trúc (để ở hay vì mục đích thương mại, tạm thời hay vĩnh viễn), hoặc (iii) các tài sản sản xuất như kinh doanh, việc làm, nơi làm việc, cư trú, hoặc nơi sống, hoặc (iv) việc tiếp cận tài sản bị ảnh hưởng bất lợi (ví dụ, quyền đánh bắt cá).

Chi phí (giá) thay thế là phương pháp định giá tài sản, giúp xác định khoản tiền phù hợp để thay thế cho những tài sản đã mất và chi trả cho các chi phí giao dịch. Đối với đất nông nghiệp, đó là giá trị thị trường tại thời điểm trước dự án hoặc tại thời điểm thực hiện bồi thường, tùy theo mức nào cao hơn, của đất có tiềm năng sản xuất tương đương hoặc có giá trị sử dụng tương đương nằm

Page 7: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

6

trong khu vực gần diện tích đất bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí chuẩn bị đất để đất có mức giá trị tương tự như mức của đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi phí đăng ký hay thuế chuyển nhượng nào. Đối với đất ở các khu vực đô thị, đó là giá trị thị trường của đất tại thời điểm thực hiện bồi thường, có cùng diện tích và mục đích sử dụng, với các công trình hạ tầng và dịch vụ tương đương hoặc tốt hơn, và nằm gần mảnh đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi phí đăng ký hay thuế chuyển nhượng nào. Đối với nhà ở và các công trình kiến trúc khác, đó là giá thị trường của nguyên vật liệu để xây nhà/công trình thay thế với một diện tích và tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự hay tốt hơn nhà ở hay công trình bị ảnh hưởng, hoặc để sửa chữa một phần của nhà/công trình bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí nhân công và nhà thầu, cộng thêm chi phí đăng ký và thuế chuyển nhượng nếu có. Trong quá trình xác định giá thay thế, không được tính khấu hao tài sản và giá trị của những nguyên vật liệu có thể tận dụng được cũng như không khấu trừ giá trị của những lợi ích có được từ dự án. Khi luật trong nước không đáp ứng được tiêu chuẩn về đền bù với toàn bộ giá thay thế, thì cần bổ sung thêm các biện pháp khác nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về giá thay thế. Khi áp dụng phương pháp định giá này, không được khấu hao giá trị của nhà/công trình và tài sản. Đối với những thiệt hại mà không dễ định giá trị hay đền bù bằng tiền (ví dụ, sự tiếp cận các dịch vụ công cộng, khách hàng, và nhà cung cấp; hay sự tiếp cận trong đánh bắt cá, chăn thả gia súc, hay các khu vực rừng), thì cần tạo ra sự tiếp cận tới các nguồn tài nguyên tương đương và chấp nhận được về mặt văn hóa và các cơ hội tạo thu nhập. Những hỗ trợ bổ sung này là riêng biệt, không phải là các hỗ trợ tái định cư sẽ được cung cấp.

Tái định cư Tái định cư bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cư không hạn chế ở sự di dời về mặt vật chất. Tái định cư có thể, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự di dời về mặt vật chất; và (c) sự khôi phục kinh tế của những người bị ảnh hưởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống.

Nhóm dễ bị tổn thương được định nghĩa là các nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của tái định cư, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (không có chồng, góa hay chồng mất sức lao động) có người phụ thuộc, (ii) người tàn tật (không còn khả năng lao động), người già không nơi nương tựa, (iii) người nghèo theo tiêu chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) người không có đất đai, (v) người dân tộc thiểu số, và (vi) người chịu tác động đáng kể của dự án đến sinh kế của họ (ảnh hưởng từ 10% trở lên trong tổng giá trị tài sản).

Page 8: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

7

Sinh kế Sinh kế là một tập hợp các hoạt động kinh tế, bao gồm làm việc tự do và/hoặc làm việc hưởng lương nhờ nguồn lực của bản thân (bao gồm nguồn lực con người và vật chất) để tạo ra các nguồn lực đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, của gia đình trên cơ sở bền vững. Hoạt động này thường được thực hiện lặp lại nhiều lần.

Page 9: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

8

I. GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh

1. Ở Việt Nam, đất canh tác mở rộng 9,6 triệu hecta (ha), hay 29% tổng diện tích đất cả nước. Ước tính rằng 46% (4,5 triệu ha) đất trồng trọt được trang bị cho tưới tiêu, trong khi 26% (2,5 triệu ha) đã có hệ thống thoát nước. Việc mở rộng các công trình thủy lợi đã mở đường cho một tiến bộ trong sản xuất. Các khu vực có hệ thống tưới đầy đủ sản xuất với năng suất trung bình 4,9 tấn/ha, gấp hai lần năng suất các khu vực không có tưới. Trong năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,8 triệu tấn gạo xay và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Mặc dù đã có một số khoản đầu tư đáng kể, các hệ thống tưới và tiêu phục vụ nông nghiệp vẫn không đủ, trong năm 2005 tiềm năng thủy lợi Việt Nam đã được đánh giá là 9,4 triệu ha, tuy nhiên tổng diện tích trang bị cho tưới chỉ chiếm 48% (4,5 triệu ha) khả năng. Ngoài ra, hơn một nửa các hệ thống tưới và tiêu được được phát hiện thấy là đang xuống cấp và/hoặc hoạt động dưới mức công suất tiềm năng dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả và tổn thất nước vật lý. Trong quá trình xem xét các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, cần lưu ý rằng việc nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có và xây dựng hệ thống mới sẽ đòi hỏi một lượng lớn vốn và hỗ trợ kỹ thuật.

2. Chính phủ đã đề nghị Ngân hàng thế giới hỗ trợ một dự án với tên gọi Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp có tưới (VIAIP) nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại bảy (07) tỉnh ở miền Trung và miền núi phía Bắc bao gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Trị. Mục tiêu phát triển của dự án đề xuất là nâng cao sự phát triển bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới ở vùng duyên hải miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Dự án được xác định trong bối cảnh ưu tiên của Chính phủ cho việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chú ý nâng cao hiệu quả chi tiêu công, khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu, và một khuôn khổ rộng lớn hơn cho phát triển bền vững tài nguyên nước. Mục tiêu phát triển dự án sẽ đạt được bằng cách nâng cao các dịch vụ tưới và tiêu, cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn, và tăng cường năng lực thể chế ở cấp tỉnh, hệ thống và nội đồng/cộng đồng.

3. Có hai nguồn vốn để thực hiện dự án, gồm 180 triệu USD vốn viện trợ ODA và dự kiến khoảng 30 triệu USD vốn đối ứng. Tổng nguồn vốn của dự án 210 triệu USD.

Hợp phần 1: Thể chế và chính sách hỗ trợ cải thiện quản lý nước

Hợp phần này nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tưới tiêu thông qua việc cải cách cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý tài chính và giám sát, đánh giá (M&E) với các hoạt động cụ thể như sau: (i) Đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý theo hướng huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế và người hưởng lợi phù hợp với cơ chế thị trường, vùng miền. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, quyền lợi của các IMCs, WUOs và/hoặc cá nhân người dùng nước theo nguyên tắc: Bình đẳng, công bằng và hai bên cùng có lợi để đảm bảo phát triển bền vững; (ii) Nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng lượng cung cấp dịch vụ dựa trên các quy định của nhà nước trong quản lý khai thác công trình thủy lợi và bằng cách áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá (benchmarking), đánh giá nhanh (RAP) định kỳ và xây dựng bộ tiêu chí

Page 10: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

9

đánh giá hiệu quả hoạt động của IMCs đáp ứng yêu cầu người sử dụng nước; và (iii) Trang bị các thiết bị phục vụ công tác quản lý.

Hợp phần 2: Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu

Hợp phần này bao gồm nâng cấp, hiện đại hóa công trình và các hạng mục sau: Hệ thống tưới từ công trình đầu mối, kênh chính đến kênh nội đồng; Hệ thống tiêu chính và tiêu nội đồng; Đầu tư quy mô nhỏ cho các mục tiêu cung cấp khác như nước sạch, thủy điện nhỏ; Lắp đặt các thiết bị phục vụ cho công tác vận hành, phân phối để giám sát, điều tiết lưu lượng nước cung cấp cho các nhóm sử dụng nước khác nhau.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cần kết hợp với chương trình Quản lý tưới tiêu có sự tham gia (PIM). Hoạt động này nhằm mục đích thành lập và tăng cường Hiệp hội Người dùng Nước (WUAs) và đề ra các hợp đồng dịch vụ nước nhằm cải thiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì nhằm mục đích cải thiện hiệu quả dịch vụ cấp nước.

Hợp phần 3: Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu

Hợp phần này nhằm mục đích hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu thông qua việc tăng năng suất, đa dạng hóa cây trồng và giảm hiệu ứng nhà kính. Hợp phần này lồng ghép đầu tư xây dựng các khu mẫu với mục tiêu:

- Tăng năng suất và lợi nhuận của nền nông nghiệp có tưới và các hoạt động sản xuất liên quan.

- Tập trung vào các vấn đề tổng hợp trong nông nghiệp và quản lý nước nhằm thu được lợi ích cao nhất từ những đầu tư cho tưới.

Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá

Nội dung của hợp phần gồm: (i) Các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý thực hiện dự án, tham vấn công tác giám sát, kiểm toán và giám sát, đánh giá (M&E); (2) Hỗ trợ cho các hoạt động của các cơ quan quản lý dự án ở trung ương và địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án; (3) Đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực quản lý thực hiện dự án cho các Ban Quản lý, đặc biệt các Ban quản lý TDA ở địa phương.

1.2 Khung Chính sách Tái định cư (RPF)

4. Khung chính sách Tái định cư được lập cho dự án phù hợp với chính sách OP/BP 4.12 của Ngân hàng Thế giới (NHTG) và các quy định của Chính phủ Việt Nam, các nghị định, qui định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mục tiêu cơ bản của Khung chính sách Tái định cư nhằm đảm bảo tất cả những người bị ảnh hưởng bởi dự án (BAH) sẽ được bồi thường, hỗ trợ cho những tổn thất của họ bằng các chi phí thay thế và đưa ra những biện pháp phục hồi cuộc sống để giúp họ cải thiện, hoặc tối thiểu là duy trì điều kiện sống và khả năng tạo thu nhập như trước khi có dự án1.

1 Trong qúa trình chuẩn bị Kế hoạch tái định cư, sẽ tiến hành khảo sát để thu thập số liệu để (i) làm cơ sở cho hoạt động bồi thường và những hỗ trợ phục hồi khác và (ii) để cung cấp các chỉ số kinh tế- xã hội của người bị ảnh hưởng, từ đó có cơ sở để so sánh mức sống của người bị ảnh hưởng tốt hơn hay xấu hơn trước khi thực hiện dự án.

Page 11: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

10

5. Khung Chính sách Tái định cư (RPF) đưa ra các mục tiêu, nguyên tắc, các tiêu chuẩn hợp thức đối với những người bị ảnh hưởng (BAH), các quyền lợi bồi thường, khung chính sách và thể chế, những hình thức bồi thường và hỗ trợ phục hồi, đặc điểm tham gia của người dân và các quy trình thủ tục khiếu nại, khiếu kiện… Những điều này sẽ hướng dẫn cho các cơ quan thực thi việc bồi thường, tái định cư và khôi phục đời sống những người BAH bởi Dự án, trong việc lập và thực hiện các Kế hoạch Tái định cư cho tất cả các tiểu dự án và hạng mục đầu tư do Ngân hàng tài trợ có liên quan đến thu hồi đất, tái định cư.

6. Khung Chính sách Tái định cư cung cấp: (i) Khung Pháp lý của Chính phủ Việt Nam và chính sách OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới; (ii) Chính sách bồi thường được áp dụng cho tất cả các vùng BAH bởi các tiểu dự án thuộc Dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới (VIAIP); (iii) Các thủ tục, qui trình được áp dụng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và đánh giá vấn đề tái định cư của Dự án. Khung Chính sách sẽ được dịch ra hai thứ tiếng (tiếng Việt – tiếng Anh) và được phổ biến tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia chuẩn bị, thực hiện và giám sát các Tiểu dự án.

7. Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án, Các Kế hoạch tái định cư của mỗi Tiểu dự án sẽ được chuẩn bị, dựa trên thông tin của Khung chính sách này và Báo cáo Khả thi Dự án. Trong giai đoạn thực hiện, Kế hoạch tái định cư cập nhật của từng tiểu dự án sẽ được chuẩn bị khi các thiết kế kỹ thuật chi tiết được kết thúc và cho phép công tác đo đạc và kiểm kê chi tiết (DMS) các thiệt hại và xác định chính xác những người BAH được thực hiện. Bản kế hoạch tái định cư được cập nhật cần phải được Ngân hàng thế giới thông qua trước khi chi trả bồi thường.

8. Khung Chính sách Tái định cư này được soạn thảo dựa trên các kết quả (1) thảo luận với Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) và các Ban Quản lý Dự án các tỉnh tham gia dự án bao gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Trị nhằm xây dựng và phát triển Khung chính sách trong tháng 3/2013; (2) quan sát hiện trường tới tất cả những điểm có thể gây tác động thu hồi đất và tái định cư; (3) tham vấn các bên liên quan tại địa phương, bao gồm (i) tham vấn với cấp tỉnh/huyện trong các cuộc họp tham vấn do lãnh đạo tỉnh chủ trì từ ngày ngày 6/3/2013 đến hết ngày 19/3/2013 với sự tham gia của cán bộ cấp tỉnh, các đại diện từ Sở KH, Sở TN-MT, Sở TC đại diện Ban QLDA cấp tỉnh và (ii) tại cấp phường/xã bị ảnh hưởng, các cuộc tham vấn/phỏng vấn trực tiếp với các cộng đồng dân cư và những người bị ảnh hưởng bởi dự án đã được tiến hành từ trong tháng 3/2013 và (4) đánh giá nhanh chi phí thay thế về đất đai, tài sản, cây cối hoa màu bị thiệt hại. Trong giai đoạn thực hiện Dự án, các số liệu sẽ được cập nhật đầy đủ, phù hợp để phục vụ thực hiện các Kế hoạch Tái định cư đáp ứng các yêu cầu mục tiêu, chính sách của Dự án.

Page 12: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

11

II. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN

2.1 Tóm tắt Thông tin xã hội

9. Phạm vi tác động dự kiến của dự án thuộc địa bàn 7 tỉnh, có thể được phân chia thành 2 vùng: vùng miền núi phía Bắc gồm Hà Giang, Hoà Bình, Phú Thọ và miền Trung gồm Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam. Điều kiện tự nhiên của hai vùng này có điểm chung là nhiều đồi núi, tuy nhiên vùng miền núi phía Bắc không giáp biển còn miền Trung có cả đồng bằng ven biển và Miền núi phía Bắc có đất liền bao bọc. Địa hình đồi núi ở đây với nhiều sông suối, hẻm vực và dốc gây trở ngại cho hoạt động sản xuất và giao thông vận tải của người dân. Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh, vùng núi ở đây còn là nơi chịu nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn và sạt lở đất gây thiệt hại về người và của. Đặc điểm chung nữa của cả hai vùng là có ít diện tích đồng bằng, đất đai không được phì nhiêu. Trong khi diện tích đất nông nghiệp trung bình của các tỉnh trên cả nước chiếm khoảng 30,6% diện tích tự nhiên thì miền núi phía Bắc và miền Trung có tỉ lệ lần lượt là 16,5% đến 19,3%, là hai vùng có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất cả nước (số liệu năm 2010 của Tổng cục thống kê). Với lượng mưa phân bố không đều theo thời gian nên lũ lụt, hạn hán cũng thường xuyên xảy ra ở đây. Những đặc điểm tự nhiên này gây nên rất nhiều khó khăn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh trong vùng dự án.

10. Về đặc điểm dân cư, mật độ dân số của hai khu vực tấp hơn so với mật độ dân số cả nước, 119 người/km2 tại Miền núi phía Bắc và 119 người/km2 tại khu vực Miền Trung trong khi đó 265 người/km2 ở các khu vực còn lại của cả nước. Miền núi phía Bắc là địa bàn sinh sống của gần 30 tộc người thiểu số, hầu hết thuộc khu vực nông thôn, còn miền Trung cũng có 25 dân tộc khác nhau tập trung ở vùng miền núi dọc dãy Trường Sơn. Vùng dự án cũng nằm trong hai trong ba miền nghèo nhất Việt Nam, Miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi tỉ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 12,6% thì tỉ lệ này của miền núi phía Bắc là 26,7%, cao nhất cả nước, còn miền Trung cũng có tỉ lệ cao 18,5%. Trong cơ cấu kinh tế của cả hai vùng, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50%, ở miền núi phía Bắc là 52,6%, ở miền Trung là 63,8%. Vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước là miền núi phía Bắc và miền Trung với thu nhập lần lượt là 905.900 đồng và 1.018.000 đồng (số liệu năm 2012 của Tổng cục thống kê). Như vậy, các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng dự án cho thấy đây là nơi có điều kiện sống khó khăn nhất cả nước, có nhiều người nghèo và dân tộc thiểu số, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có thu nhập thấp. Việc dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ở các tỉnh này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân nhưng cũng cần xem xét cẩn thận các tác động tiêu cực đối với họ, đặc biệt là với các đối tượng dễ bị tổn thương.

2.2 Những tác động tiềm ẩn của Dự án

11. Trong bốn (04) hợp phần của dự án, hợp phần 2 liên quan đến việc xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng tưới và tiêu có thể sẽ gây ra tác động thu hồi đất và tái định cư. Trong giai đoạn chuẩn bị, do có sự kết hợp chặt chẽ của Ban quản lý dự án tỉnh và qua các cuộc tham vấn với các cơ quan cấp huyện/xã có liên quan, các thiết kế xây dựng đã đưa nhiều phương án mà trong mỗi một phương án đều nỗ lực nhằm mục đích giảm thiểu mức độ ảnh hưởng ở mức thấp nhất có thể và mức độ tác động tái định cư đối với những người nghèo nhất.

Page 13: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

12

12. Cho đến nay, vị trí và kích cỡ các tuyến kênh tưới tiêu cấp 1&2 và các công trình cấp nước vẫn chưa được xác định chính xác cuối cùng. Chính vì vậy, chưa thể ước tính cụ thể phạm vi thu hồi đất cũng như là chính xác số hộ bị ảnh hưởng bởi từng tiểu dự án. Dựa trên các thông tin hiện có, có thể dự kiến trong hợp phần 2, các tác động thu hồi đất được mô tả như sau:

Bảng 1: Dự kiến các tác động của Dự án

STT Tỉnh Tên các tiểu dự án Diện tích mất đất tạm thời

(ha)

Diện tích mất đất vĩnh viễn

(ha)

Đất thổ cư BAH

(ha)

Số hộ BAH

Số hộ bị di dời

Số mồ mả BAH

1 Hà

Giang

TDA1: Phục hồi nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Hà Giang

24.6 13.2 0 24 0 0

TDA 2: Xây dựng hồ chứa

3.84 12.45 0 10 0 0

2 Phú Thọ

TDA 3: Nâng cấp Hệ thống thủy lợi Tam Nông, Huyện Thanh Thủy

0.00 0.89 0.37 35 13 0

3 Hòa

Bình

TDA 4: Nâng cấp trạm bơm 1.25 0.0594 0 0 0 0

TDA 5: Phục hồi nâng cấp Hệ thống thủy lợi

10.54 8.09 0 11 0 0

4 Thanh Hóa

TDA 6: Phục hồi Hệ thống thủy lợi Nam Sông Mã

10.00 44.27 2.28 3700 (16 hộ BAH

nặng) 0 12

5 Hà

Tĩnh

TDA 7: Tiểu dự án Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ - Sông Rác, Tỉnh Hà Tĩnh

3.20 3.14 0 535 0 0

6 Quảng

Trị

TDA 8: Tiểu dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới, tỉnh Quảng Trị

51.9 13.65 0 151 hộ

& 5 UBND

0 7 mộ & 1 am thờ

7 Quảng Nam

TDA 9: Tiểu dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới, tỉnh Quảng Nam

0.00 2.498 0.0381 36 0 0

TỔNG 105.33 95.9992 2.6881 4553 hộ & 5 UBND

13 19 mộ & 1 am thờ

Nguồn: CPO, tháng 6/2013

13. Phạm vi ảnh hưởng toàn diện, các tác động tái định cư cũng như là dữ liệu về diện tích ảnh hưởng về đất, nhà ở, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và các tài sản khác, số liệu cụ thể về số hộ ảnh hưởng một phần và số hộ di dời của từng tiểu dự án sẽ được xác định trong kế hoạch tái định cư của từng tiểu dự án.

Page 14: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

13

III. KHUNG THỂ CHẾ VÀ PHÁP LÝ

3.1 Khung Thể chế

14. Trách nhiệm soạn thảo, thực hiện Khung chính sách Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư (Khung chính sách Tái định cư) và Kế hoạch Tái định cư (KHTĐC) như sau:

(a) Nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện Khung chính sách Tái định cư thuộc về Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO). CPO sẽ thuê tuyển đơn vị tư vấn, trong sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan bao gồm các Bộ/ban ngành trung ương, UBND các tỉnh/huyện tham gia dự án và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng để tiến hành lập Khung chính sách Tái định cư. Khung chính sách Tái định cư này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Ngân hàng thế giới thông qua trước thời điểm đàm phán Hiệp định.

(b) Trách nhiệm lập và thực hiện các Kế hoạch tái định cư thuộc về Ban Quản lý Dự án các tỉnh tham gia dự án (sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án tỉnh). Ban quản lý dự án tỉnh sẽ chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị điều tra những hộ bị ảnh hưởng (Người BAH), điều tra kinh tế-xã hội, lập báo cáo và thực hiện KHTĐC, giải quyết các công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Ủy ban nhân dân cấp huyện và phường/xã sẽ tham gia vào lập và thực hiện các hoạt động nêu ra trong báo cáo KHTĐC. Các đơn vị hành chính này cũng sẽ đảm bảo cho việc tham gia của những người BAH một cách chủ động và có hiệu qủa trong việc lập và thực hiện KHTĐC. Để các báo cáo Kế hoạch Tái định cư được Ngân hàng Thế giới chấp thuận, và để thực hiện các báo cáo này một cách suôn sẻ, Ban quản lý dự án tỉnh có trách nhiệm: i) Lập các báo cáo kế hoạch tái định cư, trong trường hợp không đủ năng lực thì thuê tư vấn có đủ kinh nghiệm để lập các báo cáo; ii) phân công các cán bộ có kinh nghiệm về chính sách an toàn xã hội tại Ban Quản lý dự án tỉnh và các cán bộ của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở cấp huyện cùng phối hợp thực hiện.

(c) Kinh phí cho công tác chuẩn bị và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án sẽ lấy từ nguồn vốn đối ứng. Chi phí xây dựng các khu tái định cư của dự án (nếu có), chi phí giám sát độc lập sẽ được lấy từ nguồn vốn vay IDA.

(d) Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ NN & PTNT, thông qua Phòng Môi trường và Tái định cư, có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện hiệu quả Khung chính sách Tái định cư và các Kế hoạch Tái định cư trong sự tham vấn chặt chẽ với các ban ngành cùng cấp và các tỉnh tham gia Dự án.

3.3 Luật Việt Nam về Thu hồi đất và Tái định cư

15. Khung Pháp lý của Chính phủ Việt Nam: Các quy định pháp luật và nghị định liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường và tái định cư được áp dụng tại Việt Nam và các quy định của các thành phố/tỉnh bao gồm: Hiến pháp của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định quyền của công dân về sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành một số luật, nghị định, và quy định tạo thành khung pháp lý về thu hồi đất, bồi thường, và tái định cư. Các văn bản chính gồm có:

- Luật đất đai số 13/2003/QH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật đất đai.

Page 15: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

14

- Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 03/12/2004 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định này được coi là nghị định quan trọng về pháp lý và thay thế cho nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 24/4/2998 - là nghị định quy định cơ sở ban đầu cho các hoạt động bồi thường và tái định cư.

- Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính Phủ, ban hành ngày 3/12/2004 về việc thu tiền sử dụng đất.

- Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/1/2006 về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định 197/2004/NĐ-CP nêu trên.

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, trợ cấp và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại.

- Thông tư 06/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 84 của Chính phủ.

- Nghị định 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/7/2007 về sửa đổi và bổ sung Nghị định 188/2004/NĐ-CP nêu trên.

- Thông tư 145/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 6/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 123/2007/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ và thay thế Thông tư 144/2004/TT-BTC ban hành ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188 nêu trên.

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 13/8/2009 quy định quy hoạch bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư.

- Thông tư 14/2009/TT-TNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành ngày 16/11/2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thay thế Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004 của Chính phủ.

- Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Quốc hội, ban hành ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn, quy định những vấn đề cần công khai, trong đó có việc công khai các “dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã”, và

- Quyết định 52/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/11/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

16. Các luật, nghị định, và quy định khác liên quan tới quản lý đất, thu hồi đất, và tái định cư gồm có Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 về các hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng công trình và các hoạt động xây dựng; Nghị định 105/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 12/2/2009 về quản lý các dự án đầu tư xây dựng và thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP về quản lý các dự án đầu tư xây dựng, Nghị

Page 16: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

15

định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA), và Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, quy định rằng tất cả những hồ sơ đăng ký tài sản gia đình và quyền sử dụng đất phải ghi tên cả vợ lẫn chồng; những Quyết định của các tỉnh dự án liên quan tới bồi thường và tái định cư trên địa bàn tỉnh cũng sẽ được áp dụng cho từng tỉnh dự án tương ứng.

17. Luật, nghị định, và quyết định liên quan tới phổ biến thông tin gồm có Luật đất đai số 13/2003/QH11, Điều 39, yêu cầu phổ biến thông tin cho những người BAH trước khi thu hồi đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng tối thiểu là 90 và 180 ngày.

18. Các nghị định liên quan tới bảo vệ và bảo tồn tài sản văn hóa có trong Nghị định 186/2004/NĐ-CP, theo đó yêu cầu các khu vực được công nhận là di tích văn hóa và lịch sử và các khu vực nằm tại ranh giới hành lang an toàn đường thủy phải được giữ nguyên, không xâm phạm theo các quy định pháp lý hiện hành.

3.3 Chính sách về Tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới (OP 4.12)

19. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới cho thấy việc tái định cư bắt buộc do các dự án phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được, thường dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường: Các hệ thống sản xuất bị phá vỡ; con người phải đối mặt với sự bần cùng hoá khi những tài sản, công cụ sản xuất hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi; người dân phải di dời tới những môi trường mới mà ở đó các kỹ năng của họ trở nên ít phù hợp hơn và mức độ cạnh tranh về tài nguyên lại trở nên căng thẳng hơn; các thiết chế cộng đồng và các mạng lưới an sinh xã hội bị suy giảm; các quan hệ huyết thống trở nên phân tán; những đặc tính văn hoá, uy lực của truyền thống, và tiềm năng trợ giúp lẫn nhau bị suy giảm hoặc mất đi. Vì vậy, Chính sách của Ngân hàng được qui định trong Hướng dẫn OP 4.12 bao gồm những biện pháp an toàn để xử lý và khắc phục những nguy cơ bần cùng hoá này.

20. Nguyên tắc hướng dẫn cơ bản của Chính sách hoạt động OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới là:

(a) Tái định cư bắt buộc cần được tránh ở mọi nơi có thể tránh được, hoặc được giảm đến mức tối thiểu, bằng cách đưa ra mọi phương án có thể lựa chọn trong quá trình thiết kế kỹ thuật;

(b) Ở những nơi mà tái định cư bắt buộc là không tránh khỏi, hoạt động tái định cư cần được nhận thức và thực thi như những chương trình phát triển bền vững, cần cung cấp đủ nguồn đầu tư để giúp những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự án được chia sẻ lợi ích của dự án. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp cần được tham khảo ý kiến đầy đủ và cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư.

(c) Những người bị ảnh hưởng cần đuợc trợ giúp cho những nỗ lực của họ nhằm cải thiện điều kiện sống và thu nhập của mình, hoặc ít nhất là khôi phục điều kiện sống cũ, như trước khi có Dự án.

21. Tiêu chuẩn và Bồi thường hợp lệ. Những người phải thay đổi chỗ ở hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án trong diện hợp lệ được bồi thường thiệt hại bao gồm:

(a) những người có quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác hợp pháp (chính thức);

Page 17: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

16

(b) những người hiện nay không có quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác hợp pháp (không chính thức), nhưng đã có nộp khai báo xin chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp theo qui định trong các luật của Nhà nước, dựa trên lưu trữ, chứng từ như hóa đơn đóng thuế đất, chứng nhận tình trạng cư trú, hoặc dựa trên sự cho phép cư trú của chính quyền địa phương được ở và sử dụng phần đất bị ảnh hưởng của dự án(2); và

(c) những người không được công nhận là có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc không có khai báo xin chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với đất mà họ đang ở.

22. Những người bị ảnh hưởng thuộc loại (a) và (b) ở trên được bồi thường cho đất bị mất và các hỗ trợ khác. Những người thuộc điểm (c) mục trên được hỗ trợ tái định cư thay cho việc được bồi thường cho đất họ đang ở và các hỗ trợ khác, nếu cần, để đạt được các mục

tiêu nêu ra trong chính sách này, nếu họ có đất nằm trong khu vực dự án trước ngày khoá sổ đã xác định trong KHTĐC. Những người lấn chiếm đất sau ngày khoá sổ đã xác định trong KHTĐC sẽ không được bồi thường hay hưởng bất cứ sự trợ giúp tái định cư nào (nếu có thể, chỉ xét hỗ trợ theo chính sách hiện hành).

23. Chuẩn bị các báo cáo Kế hoạch Tái định cư. Mục tiêu của OP4.12 là giảm thiểu tối đa tái định cư bắt buộc. Giảm thiểu tái định cư bắt buộc bằng cách nghiên cứu và thiết kế phương án thay thế, hoặc trong trường hợp tái định cư là không tránh khỏi thì cần xây dựng các chính sách nhằm nâng cao hay ít nhất là phục hồi đời sống của người bị ảnh hưởng so với trước khi thực hiện dự án, nâng cao mức sống của người nghèo và các nhóm bị tổn thương, hoặc phải di dời. Trong trường hợp có đất đai, tài sản bị ảnh hưởng như đã nói ở trên, Kế hoạch tái định cư của từng tiểu dự án cần được chuẩn bị, được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt trước thời điểm ký kết Hiệp định của Dự án. Sau khi các thiết kế kỹ thuật chi tiết được hoàn thành, số người bị ảnh hưởng sẽ được rà soát lại, các đơn giá đền bù đối với mọi loại hình ảnh hưởng và các khoản, mức trợ cấp cũng sẽ được cập nhật dựa trên kết quả khảo sát giá thay thế trong quá trình thực hiện và tất cả được trình bày chi tiết trong Kế hoạch tái định cư cập nhật. (Hướng dẫn lập Kế hoạch tái định cư được trình bày trong Phụ lục 1).

24. Trong trường hợp những hợp phần của dự án gây ra những tác động tiêu cực đến sinh kế của người phải di dời, sẽ áp dụng những biện pháp hỗ trợ trong thời gian chuẩn bị kế hoạch tái định cư để họ có thể nâng cao (hay ít nhất là phục hồi) đời sống so với trước khi thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện, sẽ giám sát để kiểm tra xem quá trình phục hồi sinh kế được thực hiện như thế nào, nếu chưa thế phục hồi, sẽ áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc biệt để họ sớm có thể phục hồi đời sống.

25. Các hoạt động liên quan. Chính sách này áp dụng đối với tất cả các hợp phần của dự án liên quan đến vấn đề tái định cư bắt buộc không xét đến nguồn vốn tài trợ. Chính sách này cũng áp dụng đối với các hoạt động khác liên quan đến vấn đề tái định cư bắt buộc, mà theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, là (a) những hoạt động có liên quan trực tiếp và nghiêm trọng tới dự án do Ngân hàng tài trợ, (b) sự cần thiết để đạt các mục tiêu trong hồ sơ dự án; và (c) được thực hiện hoặc được lên kế hoạch thực hiện đồng thời với dự án. Trong trường hợp đó, cần sử dụng phương pháp thẩm định. Hướng dẫn lập Báo cáo Thẩm định được trình bày trong Phụ lục 2.

(2)

Và bao gồm các loại giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, không cần thiết phải có khai báo với cơ quan chức năng (do đặc thù của vùng nông thôn là đất dùng để ở ổn định, ngoài việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc mua bán qua trao tay, không có sự can thiệp của cơ quan chức năng), hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất bị thất lạc mà chưa được cơ quan chức năng cấp mới hay xác nhận.

Page 18: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

17

26. Xác định giá trị và bồi thường thiệt hại: là phương pháp dùng để xác định giá trị thiệt hại trong các dự án do Ngân hàng tài trợ là dựa trên Giá thay thế. Trong Dự án này, các thiệt hại bao gồm cả thiệt hại về đất, các công trình xây dựng, các tài sản khác và cây cối, hoa màu bị thiệt hại. Trong quá trình thực hiện, đơn vị thực hiện công tác bồi thường và tái định cư sẽ tiến hành khảo sát, điều tra và đề xuất mức giá thay thế cho các loại đất và công trình xây dựng bị ảnh hưởng (cả đất nông nghiệp và đất ở), giá thị trường cho cây trồng bị thiệt hại, mức giá này sẽ là cơ sở để trình cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt đơn giá đất áp dụng cho dự án.

3.4 Những khác biệt chính giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG

27. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để có được sự thống nhất giữa các quy định và chính sách thu hồi đất và tái định cư nhưng vẫn còn một vài khác biệt giữa luật pháp của Chính phủ Việt Nam và chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới, được trình bày trong Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Bảng so sánh giữa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới và luật pháp của Chính phủ Việt Nam như sau:

Chính sách OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới

Chính sách của Chính phủ Việt Nam

Các biện pháp của Dự án

Tài sản Đất đai Mục tiêu Những người bị ảnh

hưởng về nơi ở hoặc về kinh tế do dự án (gọi tắt là những người bị ảnh hưởng) cần được hỗ trợ để phục hồi hoặc cải thiện mức sống so với mức trước khi thực hiện dự án.

Các địa điểm tái định cư và cơ sở hạ tầng phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Sinh kế, dòng thu nhập và tài sản phải được phục hồi ít nhất bằng với điều kiện trước dự án hoặc được cải thiện tốt hơn.

Đối xử với những

người sử dụng đất không chính thức

hoặc không hợp pháp

Hỗ trợ và phục hồi sinh kế cho tất cả các đối tượng bị ảnh hưởng để đạt được mục tiêu của chính sách.

Hỗ trợ phục hồi ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ “không hợp pháp” của những người sử dụng đất.

Hỗ trợ và phục hồi sinh kế cho tất cả các đối tượng bị ảnh hưởng bất kể tình trạng pháp lý hoặc quyền sử dụng đất của họ như thế nào

Đền bù/hỗ trợ cho

các công trình của những người bị ảnh

hưởng mà không có đầy đủ quyền sử

dụng đất một cách hợp pháp

Đền bù theo mức chi phí thay thế và các hình thức hỗ trợ khác cho tất cả các công trình bất kể tình trạng pháp lý của công trình.

Được trả theo giá xây dựng công trình mới, tùy theo mức độ “không hợp pháp” được xác định, với tỉ lệ từ 80% đến 0% của tổng chi phí.

Bồi thường, Hỗ trợ đạt mức chi phí thay thế bằng hoặc tốt hơn so với tài sản và công trình bị mất bất kể tình trạng pháp lý của công trình.

Đền bù Các phương

pháp xác định chi phí thay thế

Mức đền bù cho đất và các tài sản bị mất khác cần phải bằng mức chi phí thay thế đầy đủ.

Mức đền bù cho các tài sản bị mất được tính toán ở mức giá sát với mức chuyển nhượng các tài sản đó trên thị trường.

Tổ chức thực hiện công tác bồi thường sẽ tiến hành xác định mức giá thị trường làm cơ sở xác định giá

Page 19: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

18

Chính quyền các tỉnh có quyền xác định mức giá hàng năm cho các loại tài sản khác nhau.

đền bù theo mức chi phí thay thế và mức giá đó được xây dựng trên cơ sở tham vấn với các bên có liên quan.

Đền bù cho thu

nhập bị mất

Tất cả các khoản thu nhập bị mất sẽ được đền bù.

Chỉ hỗ trợ cho các khoản thu nhập bị mất đối với các cơ sở kinh doanh có đăng ký.

Tất cả các khoản thu nhập bị mất sẽ được đền bù/hỗ trợ đầy đủ và phục hồi bằng hoặc hơn so với mức trước khi bị ảnh hưởng.

Đền bù cho tác động gián tiếp

của việc thu hồi đất và công trình

Một thông lệ tốt là bên vay thực hiện một đánh giá xã hội và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc giảm nhẹ các tác động bất lợi về kinh tế và xã hội, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng nghèo và dễ bị tổn hương.

Không được đề cập. Thực hiện đánh giá xã hội và các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc giảm nhẹ các tác động bất lợi về kinh tế và xã hội, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương.

Hỗ trợ và phục

hồi sinh kế Thực hiện hỗ trợ và phục hồi sinh kế để đạt được các mục tiêu của chính sách.

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ và phục hồi sinh kế; không có biện pháp tiếp theo nhằm đảm bảo phục hồi sinh kế hoàn toàn sau khi hoàn thành tái định cư.

Thực hiện hỗ trợ và phục hồi sinh kế để đạt được các mục tiêu của chính sách. Dự án không coi là đã hoàn thành cho tới khi đạt đươc các mục tiêu của chính sách.

Tham vấn và công

khai hóa

Sự tham gia của các bên liên quan của dự án trong việc lập và thực hiện dự án đóng vai trò tối quan trọng đối với sự thành công của dự án. Sự tham gia ở đây bao gồm tham gia vào việc xác nhận các tiêu chí về điều kiện hưởng đền bù và hỗ trợ cũng như tiếp cận các cơ chế khiếu nại một cách thực chất. Những người bị ảnh hưởng cần được cung cấp thông tin về những phương án lựa chọn và quyền mà họ được hưởng và cần được tham vấn về những lựa

Chủ yếu hạn chế ở mức chia sẻ thông tin và công khai các tài liệu

Cần tiến hành các hoạt động tham vấn và công khai thông tin với sự tham gia của cộng đồng nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Cần tài liệu hóa đầy đủ về quy trình tham gia, tham vấn này.

Page 20: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

19

chọn được đưa ra. Các cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Các cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại cần phải mang tính độc lập và trách nhiệm cao trong việc giải quyết những mối quan tâm của các bên bị ảnh hưởng.

Cùng một cơ quan đưa ra quyết định về đền bù, tái định cư và đồng thời giải quyết khiếu nại ban đầu. Như vậy không đảm bảo tính độc lập của cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Cần thiết lập và cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại độc lập.

Giám sát và

Đánh giá

Cần thực hiện giám sát nội bộ và giám sát độc lập bên ngoài.

Không có yêu cầu rõ ràng về thực hiện giám sát, kể cả giám sát nội bộ hay giám sát độc lập (bên ngoài).

Cần thực hiện cả giám sát và báo cáo nội bộ và bên ngoài.

Page 21: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

20

IV. CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ BẮT BUỘC CỦA DỰ ÁN

4.1 Chính sách Tái định cư Bắt buộc của Ngân hàng thế giới (OP 4.12)

28. Mục tiêu tổng quát của chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng thế giới (OP 4.12) là: (a) Tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc trong trường hợp có thể, thông qua việc nghiên cứu xem xét tất cả các thiết kế dự án có thể lựa chọn. (b) Trong trường hợp không thể tránh tái định cư được thì cần giảm nhẹ các tác động của tái định cư và các hoạt động giảm nhẹ cần được xây dựng và thực hiện như là những chương trình phát triển bền vững, cung cấp đầy đủ các nguồn lực đầu tư nhằm giúp những người bị ảnh hưởng bởi dự án được chia sẻ các lợi ích của dự án. Những người bị ảnh hưởng cần được tham vấn một cách thực chất và cần có cơ hội được tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư. (c) Những người bị ảnh hưởng cần được hỗ trợ trong nỗ lực của họ nhằm cải thiện sinh kế và mức sống hoặc ít nhất cũng phải được phục hồi sinh kế và mức sống thực sự bằng với mức trước khi bị ảnh hưởng hoặc mức phổ biến trước khi bắt đầu thực hiện dự án – mức nào cao hơn thì lấy mức đó làm chuẩn.

4.2 Người Bị ảnh hưởng bởi Dự án (BAH)

29. Những người BAH bởi dự án là những người chịu tác động:

(i) bởi việc thu hồi đất bắt buộc và điều này dẫn đến:

(a) buộc phải di dời đến nơi khác hoặc bị mất chỗ ở;

(b) bị mất tài sản hoặc mất khả năng tiếp cận tới tài sản;

(c) mất nguồn thu nhập hay phương tiện sống, bất kể họ có phải di dời đến nơi ở mới hay không;

ii) bị hạn chế một cách bắt buộc khả năng tiếp cận tới các khu rừng cấm hay các khu rừng được bảo vệ, gây tác động bất lợi tới nguồn sống của họ.

4.3 Các Nguyên tắc và Mục tiêu của Chính sách Tái định cư Bắt buộc của Dự án

30. Các Nguyên tắc chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:

- Việc thu hồi đất và ảnh hưởng tới tài sản cũng như việc di dời các hộ BAH cần được giảm đến mức tối thiểu. Trong trường hợp việc giảm thiểu thu hồi đất không khả thi, các khoản bồi thường và hỗ trợ phục hồi sẽ được cung cấp cho người dân một cách thỏa đáng.

- Mức đền bù sẽ được xác định trên cơ sở kết quả định giá độc lập về đất/tài sản một cách kịp thời và có sự tham vấn. Tất cả các khoản phí và thuế chuyển nhượng đất và/hoặc nhà sẽ được miễn hoặc sẽ được bao gồm trong gói đền bù cho đất và công trình/nhà cửa hoặc hoạt động kinh doanh. Chính quyền địa phương sẽ đảm bảo rằng những người bị di chuyển mà tự lựa chọn nơi tái định cư có được những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở hoặc các giấy chứng nhận chính thức cần thiết tương xứng với gói đền bù tương tự cho những người lựa chọn chuyển tới khu tái định cư của dự án mà không phải bỏ thêm khoản chi phí bổ sung nào. Gói đến bù

Page 22: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

21

này bao gồm các mức đền bù đối với đất nông nghiệp, đất ở, công trình và các tài sản khác.

- Đất sẽ được đền bù theo cơ chế “đất đổi đất” hoặc đền bù bằng tiền mặt tùy theo lựa chọn của người bị ảnh hưởng bất cứ khi nào có thể. Những người mất từ 20% trở lên đất sản xuất phải được quyền lựa chọn đất đổi đất. Nếu không có đất thì bên vay phải đảm bảo và được Ngân hàng Thế giới chấp thuận rằng đúng là như vậy. Những người mất từ 20% đất có thể cần được hỗ trợ thêm nhằm phục hồi sinh kế. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với những người nghèo và những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương mà bị mất từ 10% diện tích đất sản xuất. Trong trường hợp việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, cần cung cấp các tài liệu để chứng minh việc bồi thường theo hình thức "đất đổi đất" là không phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu theo mục tiêu OP4.12 của Ngân hàng Thế giới.

- Những người bị ảnh hưởng chọn phương án “đất đổi đất” sẽ được cấp những lô đất với khả năng sản xuất tương đương với những lô đất bị mất hoặc được cấp lô đất tiêu chuẩn ở khu định cư mới gần nơi ở cũ, và có điều chỉnh bằng tiền mặt để bù cho chênh lệch giá giữa lô đất bị mất và lô đất được cấp. Khu vực tái định cư sẽ được quy hoạch một cách phù hợp và được thực hiện trên cơ sở tham vấn với những người bị di chuyển. Tất cả các cơ sở hạ tầng cơ bản như hệ thống cấp thoát nước, cấp nước sạch, đường dây điện và điện thoại sẽ được cung cấp.

- Những người bị ảnh hưởng chọn phương án “đền bù đất bằng tiền mặt” sẽ được đền bù bằng tiền mặt theo mức chi phí thay thế đầy đủ. Những người bị ảnh hưởng này sẽ được hỗ trợ trong việc phục hồi sinh kế và trong việc tự sắp xếp tái định cư.

- Mức đền bù cho các công trình nhà ở, công trình thương mại, hoặc các loại công trình khác sẽ được trả theo mức chi phí thay thế mà không tính khấu hao công trình và không trừ các phần vật liệu có thể thu hồi được. Các công trình sẽ được đánh giá riêng rẽ. Nếu mức đền bù được xác định theo loại công trình thì phải sử dụng giá của công trình có giá trị cao nhất trong nhóm công trình đó (chứ không phải sử dụng mức giá trị thấp nhất).

- Những người bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ đầy đủ (bao gồm cả tiền trợ cấp di chuyển) để vận chuyển đồ dùng và tài sản cá nhân ngoài khoản đền bù theo chi phí thay thế cho nhà cửa, đất, và những tài sản khác.

- Đối với từng trường hợp phải tái định cư thì việc đền bù và hỗ trợ phục hồi sinh kế cần phải được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi giải phóng mặt bằng. Đối với những trường hợp phải đền bù đất và tái định cư thì phải trước ít nhất là 60 ngày. Cần phải xem xét áp dụng ngoại lệ đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, bởi họ có thể cần nhiều thời gian hơn trước khi bị ảnh hưởng về mặt kinh tế hay là nơi ở.

- Nếu như đến cuối dự án mà sinh kế vẫn chưa phục hồi được như mức trước dự án thì các biện pháp bổ sung phải được xem xét nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách. Hoạt động tái định cư của dự án không thể được coi là đã hoàn thành nếu các mục tiêu của kế hoạch tái định cư chưa đạt được.

- Các dịch vụ tài chính (như là vay vốn và tín dụng) sẽ được cung cấp cho các đối tượng bị ảnh hưởng nếu cần thiết để giúp đạt được mục tiêu phục hồi sinh kế. Khoản tiền phải trả dần và lịch trả tiền cần phải nằm trong khả năng trả nợ của những người bị ảnh hưởng, kể cả các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Page 23: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

22

- Các nỗ lực bổ sung như là hỗ trợ phục hồi kinh tế, đào tạo tập huấn và các hình thức hỗ trợ khác cần được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng mà bị mất nguồn thu nhập để có thể tăng triển vọng trong tương lai của họ trong việc phục hồi và cải thiện sinh kế. Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương có thể cần hỗ trợ bổ sung về mặt này.

- Mức dịch vụ và nguồn lực của cộng đồng mà những người bị ảnh hưởng được hưởng tại thời điểm trước khi bị ảnh hưởng sẽ được duy trì hoặc cải thiện ở các địa bàn tái định cư.

4.4 Chính sách Quyền lợi

31. Tất cả những người BAH được xác định trong khu vực bị ảnh hưởng của Dự án trước ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền được hưởng bồi thường cho những tài sản bị ảnh hưởng, và các biện pháp khôi phục đủ để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống, khả năng thu nhập, và sản xuất như trước khi có dự án. Ngày khóa sổ kiểm kê sẽ là ngày cuối cùng của công tác kiểm kê chi tiết (DMS) tại từng tiểu dự án/ hợp phần đầu tư. Những người lấn chiếm khu vực đầu tư hoặc tạo lập tài sản mới (cải tạo, xây mới nhà/vật kiến trúc, trồng cây mới) sau ngày khóa sổ kiểm kê sẽ không có quyền nhận bồi thường hay bất kỳ hỗ trợ nào khác.

32. Dựa trên các loại tác động, nhóm người BAH, và quyền lợi của họ, Dự án xác lập các quyền lợi cụ thể cho từng nhóm người BAH một cách thỏa đáng trong Ma trận quyền lợi nêu dưới đây. Sau thiết kế kỹ thuật chi tiết, kiểm kê chi tiết và các đánh giá xã hội sẽ là cơ sở xác định những tác động thực tế, và các cuộc điều tra chi phí thay thế sẽ được thực hiện để xác định các chi phí và đơn giá bồi thường và để cập nhật ma trận quyền lợi.

Page 24: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

23

Bảng 3: Ma trận quyền lợi

Loại thiệt hại Người hưởng quyền

Quyền lợi Các vấn đề thực hiện

Quyền lợi về bồi thường

Mất vĩnh viễn đất sản xuất nông nghiệp

Chủ sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), chủ sử dụng đất hợp lệ theo các quy định của pháp luật để được nhận GCNQSDĐ

Mất đất ít hơn 20% (ít hơn 10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thương) tổng diện tích đất sử dụng: Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế, tương đương với giá trị hiện hành trên thị trường của đất, cùng loại, cùng hạng và cùng năng lực sản xuất, cộng với chi phí giao dịch (thuế, phí quản lý).

Ban bồi thường cấp huyện sẽ thông báo cho người BAH trước khi thu hồi đất.

Mất từ 20% trở lên (từ 10% trở lên đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thương) trở lên tổng diện tích đất sản xuất: Ưu tiên bồi thường bằng đất thay thế gần với khu đất bị thu hồi với năng suất sản xuất tương đương, được người BAH chấp thuận với đầy đủ quyền sử dụng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng và không phải trả phí, HOẶC bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế trong trường hợp không có đất thay thế; VÀ được nhận gói hỗ trợ và khôi phục như xác định dưới đây cho những người BAH nặng.

Nếu diện tích đất còn lại không còn khả năng kinh tế2, theo yêu cầu của người BAH, Dự án sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất còn lại và bồi thường theo giá thay thế.

Chủ sử dụng đất không có GCNQSDĐ

Bồi thường cho đất theo chi phí thay thế nếu đất bị thu hồi không có tranh chấp, không lấn chiếm và không vi phạm quy hoạch đã công bố. Nếu hộ BAH không đáp ứng các điều kiện để hận bồi thường đất, thì tùy từng trường hợp Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét hỗ trợ.

Ban bồi thường cấp huyện cần làm việc với UBND xã và cộng đồng BAH để xác định tính hợp pháp của đất bị ảnh hưởng.

Người sử dụng đất tạm thời hoặc thuê đất công.

Bồi thường bằng tiền cho cây trồng, tài sản trên đất theo giá thị trường, và Bồi thường bằng tiền cho chi phí đầu tư còn lại vào đất HOẶC giá trị còn lại của Hợp đồng thuê đất.

Page 25: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

24

Mất vĩnh viễn đất ở

Người sử dụng đất có GCNQSDĐ, hoặc hợp lệ để được cấp GCNQSDĐ

Với diện tích đất còn lại đủ để xây lại nhà/công trình phù hợp với quy hoạch của địa phương: (i) Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho đất bị thu hồi và (ii) Hỗ trợ ổn định đời sống và tiền thuê nhà. Với diện tích đất còn lại không đủ để xây lại nhà/công trình: (i) bồi thường bằng đất/nhà tại các khu tái định cư hoặc đất trong xã có cùng loại, theo hạn mức đất ở tại địa phương, không tính thuế, phí đăng ký và chuyển mục đích sử dụng đất, với đầy đủ quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sử dụng đất/nhà. Trường hợp diện tích đất được bồi thường nhỏ hơn diện tích đất bị thu hồi thì phần chênh lệch sẽ được trả bằng tiền theo giá thay thế; nếu diện tích bồi thường lớn hơn diện tích bị thu hồi thì người BAH không phải trả phần chênh lệch, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời HOẶC (ii) bồi thường bằng tiền mặt theo chi phí thay thế tương đương với giá thị trường hiện tại của đất cùng loại, cộng với các khoản hỗ trợ san lấp mặt bằng và phí đăng ký quyền sử dụng đất, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời.

Ban bồi thường cấp huyện thông báo cho người BAH ít nhất 6 tháng trước khi thu hồi đất. Các khoản bồi thường và hỗ trợ phải được trả cho người BAH không phải di dời trước khi thu hồi đất 30 ngày và 60 ngày nếu phải di dời. Khu TĐC được xây dựng với sự tham vấn của người BAH và phải đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Người sử dụng đất không có quyền hợp pháp hoặc không thể hợp pháp hóa quyền sử dụng đất

Bồi thường cho đất bị ảnh hưởng bằng đất đổi đất hoặc tiền mặt theo giá thay thế nếu không có tranh chấp, không lấn chiếm hay không vi phạm quy hoạch đã công bố; nếu có vi phạm thì không được bồi thường đất nhưng được bồi thường cho các tài sản trên đất. Nếu người BAH không có nơi ở khác, Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét phân bổ đất ở hoặc nhà ở và các gói hỗ trợ và khôi phục cho người BAH.

Ban bồi thường cấp huyện kết hợp với UBND các xã và cộng đồng BAH để xác định tính hợp lệ của đất BAH để bồi thường.

Ảnh hưởng đất thuê/nhà thuê

Người thuê đất/nhà hoặc ở nhờ (ở đợ)

Bồi thường cho tất cả các tài sản có

trên đất theo giá thay thế.

Hỗ trợ di chuyển.

Ban bồi thường cấp huyện kết hợp với UBND các xã và chủ sở hữu BAH để xác

Page 26: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

25

Hỗ trợ thuê nhà nếu cần. định tính hợp lệ của tài sản để bồi thường Hỗ trợ tìm nơi thuê mới.

Người thuê đất/nhà của Nhà nước hay tổ chức

Cung cấp nhà cho thuê mới, HOẶC Hỗ trợ bằng tiền tương đương 60% giá trị đất hoặc nhà thuê

Mất đất tạm thời

Người có quyền sử dụng đất hợp pháp

Đối với đất nông nghiệp: (i) bồi thường bằng tiền mặt theo giá thị trường cho cây cối, hoa màu trên đất bị ảnh hưởng và thu nhập thuần bị mất trong thời gian dự án sử dụng đất; và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu sau khi hoàn thành thi công trong vòng 1 tháng. Đối với đất ở: (i) bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho các tài sản cố định bị ảnh hưởng (ví dụ, công trình, vật kiến trúc); và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu trước khi trả lại cho chủ sử dụng đất. Nếu dự án không thể khôi phục phần đất sử dụng tạm thời, Ban bồi thường cấp huyện sẽ trả chi phí cho người BAH tự khôi phục đất.

Trong trường hợp nhà thầu sử dụng đất tạm thời để làm lán trại hay nơi tập kết nguyên vật liệu, nhà thầu cần bồi thường và khôi phục sau khi sử dụng đất.

Tư vấn giám sát thi công và Tư vấn giám sát độc lập TĐC (IMA) có trách nhiệm giám sát việc hoàn trả mặt bằng.

Người sử dụng đất bất hợp pháp

Đối với đất nông nghiệp: bồi thường theo giá thị trường cho cây trồng hiện tại có trên đất.

Đối với đất ở: bồi thường cho các tài sản có trên đất BAH và cung cấp khoản hỗ trợ di dời.

Nhà/cửa hàng và các công trình phụ (bếp, nhà kho, chuồng trại) bị ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần nhưng phần còn lại

Chủ sở hữu nhà/ cửa hàng/công trình bị ảnh hưởng cho dù có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không.

Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế để xây mới nhà ở/ cửa hàng, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương mà không giảm trừ hay tính khấu hao công trình hay nguyên vật liệu có thể sử dụng lại; và cung cấp gói hỗ trợ và khôi phục cho người BAH, gồm cả hỗ trợ thuê nhà trong thời gian chờ xây nhà mới. Mức hỗ trợ thuê nhà

Người BAH cần có đủ thời gian để xây lại nhà/ công trình của họ.

Page 27: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

26

không sử dụng được.

do Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương.

Nhà/cửa hàng và các công trình phụ bị ảnh hưởng một phần và phần còn lại vẫn có giá trị sử dụng

Chủ sở hữu nhà/ cửa hàng/công trình bị ảnh hưởng cho dù có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không.

Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho phần bị ảnh hưởng và chi phí sửa chữa phần còn lại, không khấu trừ nguyên vật liệu có thể sử dụng lại.

Ban bồi thường cấp huyện có trách nhiệm chi trả chi phí sửa chữa cho người BAH

Mất thu nhập từ hoạt động kinh doanh do thu hồi đất

Chủ sở hữu cửa hàng có đăng ký kinh doanh

Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho cửa hàng phải phá dỡ và toàn bộ chi phí tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt máy móc (nếu có).

Hỗ trợ bằng thu nhập thuần trung bình một tháng cho ít nhất 6 tháng

Thu nhập thuần trung bình hàng tháng được xác định thông qua cơ quan thuế.

Nếu người BAH phải di dời thì ưu tiên cấp nơi kinh doanh thay thế mà khách hàng có thể đến.

Chủ cửa hàng không có đăng ký kinh doanh.

Hỗ trợ bằng thu nhập trung bình/tháng của hộ ít nhất 3 tháng.

Thu nhập bình quân một tháng được xác định thông qua phỏng vấn với người BAH để có một ước tính về mức lợi nhuận thuần hàng tháng

Cây trồng và hoa màu

Chủ sở hữu cây trồng và hoa màu cho dù có phải là chủ sử dụng đất hay không

Nếu cây trồng hàng năm đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, thì bồi thường bằng tiền mặt theo giá thị trường, tương đương với năng suất cao nhất của một vụ trong 3 năm liền kề trước đó.

Đối với cây trồng lâu năm bồi thường bằng tiền mặt theo giá trị thị trường dựa trên loại, tuổi, và năng suất của loại cây trồng đó.

Đối với cây lấy gỗ, bồi thường bằng tiền mặt theo giá trị thị trường dựa trên loại, tuổi, và đường kính của thân cây.

Ban bồi thường cấp huyện cần thông báo cho người BAH ít nhất 3 tháng trước khi thu hồi đất.

Page 28: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

27

Các công trình công cộng bị ảnh hưởng

Chủ sử dụng công trình

Bồi thường theo giá thay thế để xây dựng mới các công trình BAH với tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Di chuyển mồ mả bị ảnh hưởng

Chủ có mộ BAH Bồi thường cho việc di chuyển mồ mả sẽ được trả trực tiếp cho người BAH, bao gồm chi phí đào, di chuyển, chôn lại, mua đất và nguyên vật liệu để xây cất (nếu là mộ xây) và tất cả các chi phí hợp lý khác theo phong tục địa phương.

Bằng các biện pháp thiết kế hay lựa chọn vị trí thay thế để tránh di chuyển mồ mả. Trong trường hợp không thể tránh, cơ quan thực hiện dự án cần tham vấn người BAH về tục lệ di chuyển mồ mả.

Quyền lợi về hỗ trợ

Hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi trong các khu dân cư

Hộ BAH hợp pháp có đất bị thu hồi nằm trong khu dân cư nông thôn hoặc đô thị.

Ngoài bồi thường theo giá thay thế cho đất bị thu hồi còn được hỗ trợ bằng tiền, tương đương từ 20% đến 50% giá đất ở trung bình trong khu vực nhưng không vượt quá 5 lần hạn mức đất ở của địa phương.

Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ BAH ở thời điểm trả bồi thường.

Hỗ trợ đất vườn ao BAH nhưng không được coi là đất ở.

Hộ bị thu hồi đất vườn ao trong cùng thửa đất ở có nhà ở nhưng không được coi là đất ở.

Ngoài bồi thường cho đất bị thu hồi theo giá thay thế, hộ BAH còn được hỗ trợ tiền mặt, bằng từ 20% đến 70% giá đất ở liền kề. (10% đối với hộ nghèo và nhóm dễ bị tổn thương).

Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ BAH ở thời điểm trả bồi thường.

Hỗ trợ bồi thường chênh lệch đất ở/nhà ở

Người phải di dời

Người phải di dời nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

Hỗ trợ ổn định

Người phải di dời tự lo chỗ ở

Người phải di dời tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung.

Page 29: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

28

Hỗ trợ chuyển đổi nghề/tạo việc làm

Hộ BAH hợp pháp trực tiếp sản xuất trên đất bị thu hồi

Ngoài bồi thường cho đất nông nghiệp bị thu hồi theo giá thay thế, hộ BAH còn được hỗ trợ theo một trong hai phương án sau:

(i) hỗ trợ chuyển nghề/tạo việc làm bằng tiền mặt, tương đương từ 1,5 đến 5 lần giá trị bồi thường cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương; HOẶC

(ii) cấp một suất đất ở hoặc một căn hộ hoặc một lô đất thương mại, nếu địa phương còn quỹ đất.

Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Nếu những người trong độ tuổi lao động của hộ BAH có nhu cầu đào tạo nghề thì sẽ đuợc một khóa đào tạo nghề miễn phí

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ BAH ở thời điểm trả bồi thường.

Hỗ trợ ổn định đời sống

Hộ gia đình phải di dời ngay trên đất ở còn lại hoặc tới nơi khác

Người BAH phải di dời sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tương đương với 30 kg gạo/người/tháng theo giá thị trường hiện hành trong thời gian 6 tháng cho từng thành viên hộ gia đình.

Page 30: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

29

Người BAH nặng mất từ 20% trở lên (từ 10% trở lên nhóm dễ bị tổn thương) đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập trở lên

Người BAH trực tiếp canh tác trên đất bị ảnh hưởng và mất:

từ 20% (từ 10% đối với nhóm đễ bị tổn thương) đến 30% đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật tương đương với 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên của hộ tính theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho thời gian 3 tháng nếu không phải di dời, cho 6 tháng nếu phải di dời, và cho 12 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

từ 30% đến 70% đất sản xuất/ tài sản tạo thu nhập sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tương đương 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho 6 tháng nếu không phải di dời, cho 12 tháng nếu phải di dời, và cho 24 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

từ 70% đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tương đương 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho 12 tháng nếu không phải di dời, cho 24 tháng nếu phải di dời, và cho 36 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Hỗ trợ di chuyển

Các hộ phải di dời chỗ ở đi nơi khác

Hỗ trợ bằng tiền mặt cho việc di chuyển tất cả các nguyên vật liệu xây dựng cũ và tài sản cá nhân với một khoản không ít hơn 2.000.000 đồng/ hộ di dời. Khoản hỗ trợ này không áp dụng cho các trường hợp tái định cư tại chỗ. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Hỗ trợ thuê nhà

Các hộ phải di dời nhà ở tới nơi ở mới (kể cả TĐC tại

Hỗ trợ thuê nhà trong khoảng thời gian chờ xây nhà mới, cho thời gian tối thiểu là 6 tháng/hộ. Cơ quan có

Khoản hỗ trợ sẽ được cung cấp tại thời điểm bồi thường.

Page 31: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

30

chỗ) thẩm quyền cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ thuê nhà nhưng không được thấp hơn 600.000 đồng/tháng/hộ tại khu vực nông thôn và 1.000.000 đồng/tháng/hộ tại khu vực thành thị.

Hỗ trợ những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương

Những người thuộc nhóm dễ bi tổn thương BAH,

Ngoài các khoản hỗ trợ nêu trên, người BAH có quyền nhận:

Một khoản hỗ trợ tương đương 30kg gạo/người/tháng theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho 3 tháng đối với người không thuộc nhóm dễ bị tổn thương và hộ nghèo.

Một khoản hỗ trợ tương đương 30kg/người/tháng theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường trong thời gian không ít hơn 3 năm cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương và hộ nghèo. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định số năm được hỗ trợ cho phù hợp.

Được quyền tham gia các chương trình khuyến nông, tín dụng.

Nhà thầu sẽ ưu tiên tuyển dụng những người BAH nặng và dễ bị tổn thương làm những công việc thích hợp trong dự án.

Hộ nghèo là những hộ đáp ứng các tiêu chí nghèo hiện hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khoản hỗ trợ được trả một lần tại thời điểm trả bồi thường.

Thưởng di dời đúng tiến độ

Hộ gia đình phải di dời

Ngoài tất cả các quyền lợi nêu trên, thưởng bằng tiền mặt với giá trị không ít hơn 5.000.000/hộ cho những hộ tái định cư tháo dỡ công trình BAH đúng hạn.

Thanh toán trực tiếp cho hộ gia đình ngay khi di dời.

4.5 Tái định cư và Chiến lược Khôi phục thu nhập

33. Đối với các hộ gia đình ảnh hưởng đất ở và phải tái định cư. Các hộ phải di dời, tái định cư sẽ tự xác định và lựa chọn những phương án tái định cư trên các mảnh đất hiện có của họ, hoặc chuyển tới các mảnh đất do huyện cấp hoặc nhận bồi thường bằng tiền mặt và tự thu xếp nơi tái định cư. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh, buôn bán phải tái định cư, người BAH sẽ được hỗ trợ tìm nơi mới khả thi về mặt kinh tế.

34. Đối với những hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp. Những hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ như đã nêu ở phần trên còn được hưởng chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người trong độ tuổi lao động (Nghị định 52/2012), theo đó người bị ảnh hưởng đất nông nghiệp sẽ được cung cấp miễn phí:

Page 32: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

31

• Hỗ trợ đào tạo nghề bao gồm: các khóa học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng) hoặc học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được Nhà nước trả học phí cho một khóa học. Kinh phí đào tạo nghề nằm trong tổng kinh phí của Dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt;

• Hỗ trợ tạo việc làm trong nước: tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc DOLISA. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.

35. Bên cạnh đó, những hộ gia đình bị ảnh hưởng do mất từ 20% đất sản xuất trở lên (từ 10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương) sẽ được cấp đất thay thế hoặc hỗ trợ mua đất thay thế. Đồng thời, những người BAH sẽ được cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào nông nghiệp để tăng năng suất trên diện tích còn lại và/ hoặc đất thay thế. Các chương trình khôi phục sinh kế phù hợp sẽ được thiết kế và thực hiện trong sự tham vấn với người BAH trong quá trình triển khai dự án.

4.6 Nhóm dễ bị tổn thương, Giới, và DTTS

36. Dự án nhận thấy rằng có những nhóm xã hội nhất định có thể có ít khả năng khôi phục điều kiện sống, sinh kế, và mức thu nhập hơn và Dự án đã lồng ghép sự quan ngại này vào các hoạt động chuẩn bị và thực hiện dự án thông qua việc áp dụng quy trình lập kế hoạch và đưa ra quyết định có sự tham gia. Phụ nữ tại các làng nông thôn đóng góp vào phát triển kinh tế gia đình và sinh kế cộng đồng. Họ sẽ được trao quyền để trở thành thành viên tích cực trong các hoạt động cộng đồng và dự án và để có được sự nỗ lực của họ trong việc hỗ trợ thực hiện và giám sát dự án.

37. Trong quá trình thực hiện, Dự án sẽ chú ý đặc biệt tới phụ nữ và các hộ gia đình do nữ làm chủ hộ như những người hưởng lợi của dự án. Sẽ có sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong toàn bộ quy trình của các hoạt động dự án nhằm tăng khả năng bền vững của dự án. Sự tham gia tích cực của phụ nữ và các nhóm DTTS sẽ được đảm bảo trong quá trình thiết kế các biện pháp phù hợp với các nhu cầu hay mối quan tâm cụ thể của những nhóm này, ví dụ các nhóm không có đất, nhóm nghèo, và nhóm hộ gia đình có nữ là chủ hộ, người tàn tật, người già, trẻ nhỏ mà không có nguồn hỗ trợ. Trong trường hợp cần có một bản Kế hoạch tái định cư đầy đủ, phù hợp và thống nhất bởi các bên liên quan, thì một chiến lược về giới và các hành động cụ thể cho các nhóm DTTS, như mô tả trong hướng dẫn kỹ thuật (Phụ lục), sẽ được đưa vào bản Kế hoạch Tái định cư đó.

Page 33: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

32

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

38. Việc thực hiện các hoạt động Tái định cư yêu cầu có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức địa phương các cấp quốc gia, tỉnh, thành phố, huyện và xã. Ủy ban Nhân dân mỗi tỉnh tham gia Dự án sẽ chịu trách nhiệm tổng thể về việc thực hiện Khung Chính sách chung và Kế hoạch tái định cư cụ thể của tiểu dự án của tỉnh mình. Các Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư sẽ được thành lập ở cấp tỉnh/huyện phù hợp với quy định của Nghị định 197/2004/CP, Nghị định 84/2007/CP và Nghị định 69/2009/CP. Các điều khoản và chính sách của Khung Chính sách này và của các Kế hoạch Tái định cư sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động bồi thường, tái định cư trong Dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới (VIAIP) tại Việt Nam.

5.1 Cấp trung ương

39. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) thay mặt Chính phủ là cơ quan chủ quản dự án, chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ dự án. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Dự án là chủ đầu tư các Tiểu dự án thuộc dự án, chịu trách nhiệm quyết định đầu tư các tiểu dự án do Bộ và tỉnh quản lý. Một Ban Điều hành dự án (PSC) sẽ được thành lập, gồm đại diện của Bộ NN&PTNT các Bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh dự án, chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, điều hành Dự án trong quá trình thực hiện.

40. Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác thu hồi đất và tái định cư của dự án, bao gồm:

• Phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo việc thực hiện bồi thường và tái định cư, đảm bảo tuân thủ các quy định trong RPF và đảm bảo phù hợp với tiến độ xây lắp.

• Đào tạo và tăng cường năng lực cho các cơ quan thực hiện dự án (các Ban QLDA tỉnh và các Hội đồng bồi thường huyện) về quy trình thực hiện RPF và RAP.

• Phối hợp với các Ban QLDA tỉnh giám sát nội bộ việc thực hiện bồi thường và TĐC của toàn dự án.

• Tuyển chọn và điều phối đơn vị giám sát độc lập TĐC cho toàn dự án.

• Báo cáo định kỳ các vấn đề về tái định cư cho MARD và WB.

5.2 Cấp tỉnh: UBND tỉnh:

41. UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tiến hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trong phạm vi tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm:

• Thông báo hoặc ủy quyền cho UBND các huyện thông báo về thu hồi đất ngay sau khi lựa chọn vị trí các tiểu dự án.

• Ban hành quyết định thu hồi đất của các tổ chức.

• Thông qua Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của các TDA.

• Phê duyệt phương án thu hồi đất tổng thể.

• Chỉ đạo UBND các huyện thực hiện việc bồi thường, TĐC và GPMB.

Page 34: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

33

• Cấp đủ và kịp thời kinh phí chi trả bồi thường.

• Trong trường hợp đặc biệt cần phải Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường thì Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh để thẩm định các phương án bồi thường do các Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp huyện trình để tham mưu cho Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt theo đúng các quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chính sách tái định cư bắt buộc (OP4.12) của NHTG.

42. Hội đồng Bồi thường cấp tỉnh: Do phạm vi và mức độ ảnh hưởng của dự án không lớn nên không cần thiết phải thành lập Hội đồng bồi thường cấp tỉnh.

5.3 Ban Quản lý Dự án tỉnh.

43. Ban quản lý dự án (QLDA) tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện hợp phần xây lắp của dự án: Ban QLDA tỉnh sẽ quản lý việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của TDA, bao gồm:

• Trình nộp RAPs của các tiểu dự án được chuẩn bị trong quá trình thực hiện dự án cho Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện chi trả bồi thường.

• Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện dự án trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để đảm bảo việc thực hiện bồi thường và tái định cư phù hợp với kế hoạch xây lắp.

• Giám sát nội bộ về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của TDA, báo cáo định kỳ hàng quý về tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của TDA cho CPO.

5.4 Cấp huyện:

44. UBND huyện có các trách nhiệm sau:

• UBND huyện trực tiếp chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện và UBND các xã BAH thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

• Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ban bồi thường cấp huyện trình.

• Ra quyết định thu hồi đất của các cá nhân, hộ gia đình.

• Giải quyết các khiếu nại và khiếu kiện của người BAH trong phạm vi thẩm quyền.

45. Đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện (gọi tắt là DRC) có trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường và GPMB cho các công trình trên địa bàn huyện, bao gồm:

• Thực hiện điều tra giá thay thế trên địa bàn huyện.

• Phối hợp với UBND các xã phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng người BAH.

Page 35: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

34

• Kiểm kê tài sản BAH của các hộ, lập phương án bồi thường trình UBND huyện/tỉnh phê duyệt.

• Phối hợp với Ban QLDA tỉnh và UBND các xã BAH thực hiện chi trả bồi thường và GPMB.

• Giải quyết các thắc mắc của người BAH và tham mưu cho UBND huyện giải quyết khiếu nại của người BAH.

5.5 Cấp xã và Cộng đồng bị ảnh hưởng

46. UBND xã có trách nhiệm:

• Cung cấp bản đồ dải thửa (cadastral map) cho Hội đồng bồi thường và cử cán bộ tham gia vào tổ kiểm đếm tài sản BAH của các hộ.

• Phối hợp với Hội động bồi thường huyện tổ chức phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng.

• Giải quyết những thắc mắc của người BAH liên quan đến kiểm kê tài sản của họ.

• Tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ BAH trong việc khôi phục sinh kế, thu nhập và ổn định cuộc sống.

47. Cấp cộng đồng: Các cộng đồng BAH cử đại diện của mình tham gia vào Tổ kiểm kê tài sản BAH để giám sát quá trình thực hiện và ký vào Biên bản kiểm kê tài sản BAH của các hộ gia đình.

Page 36: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

35

VI. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

6.1 Sàng lọc

48. Ngay từ giai đoạn xác định dự án, Ban quản lý dự án tỉnh sẽ tiến hành sàng lọc hoặc tiến hành một cuộc đánh giá ban đầu về việc thu hồi đất sẽ được triển khai nhằm xác định mức độ tác động xấu có thể xảy ra do bị ảnh hưởng bởi các tiểu dự án cũng như nhu cầu trưng dụng đất hoặc thay đổi hình thức sử dụng đất. Dựa trên kết quả từ cuộc đánh giá này, sẽ đưa ra các quyết định yêu cầu loại hình và điều tra hiện trường chi tiết cũng như các tài liệu cần thiết bao gồm cả bảng thống kê, số liệu và các nghiên cứu kinh tế xã hội khác.

6.2. Công cụ Tái định cư

49. Phạm vi và mức độ chi tiết của kế hoạch tái định cư thay đổi theo mức đội nặng nhẹ và phức tạp của việc tái định cư và theo đó, có hai công cụ tái định cư chính dự kiến áp dụng cho dự án.

50. Kế hoạch Tái định cư tóm tắt trong trường hợp tác động tới tổng số Người BAH nhỏ hơn 200 người hoặc không có hộ bị ảnh hưởng từ 20% đất nông nghiệp trở lên (10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương) hoặc di dời , Kế hoạch Tái định cư tóm tắt sẽ được lập theo từng giai đoạn dự án và gửi cho NHTG để chấp thuận. Mỗi Kế hoạch Tái định cư tóm tắt phải bao gồm các phần tối thiểu sau: (1) bảng điều tra thống kê những Người BAH và đánh giá tài sản; (2) mô tả việc bồi thường và các hỗ trợ tái định cư khác; (3) tham vấn với Người BAH về các phương án có thể chấp nhận; (4) cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện và quá trình giải quyết khiếu nại, thắc mắc; và (5) kế hoạch làm việc và chi phí. Trong trường hợp số Người BAH mất hơn 20% (10% cho nhóm dễ bị tổn thương) tài sản sinh lợi hay yêu cầu tái định cư, thì kế hoạch cũng phải bao gồm phần khảo sát kinh tế xã hội và các biện pháp phục hồi thu nhập.

51. Kế hoạch Tái định cư đầy đủ. Trong trường hợp có nhiều hơn 200 Người BAH và có hộ từ 20% đất nông nghiệp trở lên (10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương) hoặc di dời thì một Kế hoạch tái định cư đầy đủ (KHTĐC) sẽ được lập phù hợp với điều khoản của Khung chính sách này. Trong giai đoạn chuẩn bị, KHTĐC này phải được sự phê duyệt của Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh Dự án và Ngân hàng thế giới thông qua, và trong giai đoạn thực hiện, sau khi có thiết kế chi tiết được duyệt, báo cáo này sẽ được cập nhật, trình các cơ quan liên quan thông qua. Mỗi bản KHTĐC bao gồm: (1) mô tả dự án; (2) ảnh hưởng tiềm tàng của dự án; (3) mục tiêu; (4) nghiên cứu kinh tế xã hội; (5) khung pháp lý; (6) khung thể chế; (7) tính hợp pháp; (8) đánh giá và bồi thường các tổn thất; (9) các biện pháp tái định cư; (10) lựa chọn địa điểm, chuẩn bị địa điểm và tái bố trí; (11) nhà cửa, cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội; (12) bảo vệ và quản lý môi trường; (13) tham gia và tham vấn; (14) sự hoà nhập với cư dân ở vùng tới định cư; (15) thủ tục khiếu nại; (16) các tổ chức có trách nhiệm; (17) kế hoạch thực hiện; (18) chi phí và ngân sách; và, (19) kiểm tra và đánh giá.

52. Mỗi KHTĐC phải được hoàn thành trước ngày ký kết Hiệp định của Dự án và trong giai đoạn thực hiện, các kế hoạch tái định cư cập nhật theo thiết kế chi tiết phải được trình cho Ngân hàng thế giới xem xét và thông qua trước khi chi trả. Các chương trình phục hồi thu nhập và hoạt động trợ giúp chỉ được bắt đầu sau khi Ngân hàng Thế giới chấp thuận và Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt.

Page 37: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

36

6.3 Quy trình thực hiện

53. Kết quả Đánh giá xã hội và thống kê sơ bộ đã xác định rằng tác động của các tiểu Dự án gây ảnh hưởng đến khoảng 4553 người và 5 UBND xã.

54. Dựa trên Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư này, Ban QLDA tỉnh thuê sẽ lập các Kế hoạch Tái định cư của Dự án và trình Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét. Sau đó KHTĐC sẽ được trình lên Hiệp hội Phát triển Quốc Tế/Ngân hàng Thế giới để thông qua trước khi Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt chính thức. Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm nhiệm vụ này sẽ phối hợp chặt chẽ với những người BAH, với chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội địa phương để thực hiện KHTĐC chi tiết.

55. Việc chuẩn bị một Kế hoạch Tái định cư cho tiểu dự án cần có sự tham gia của cộng đồng và cần có sự phân tích trên nhiều phương diện, gồm cả một đánh giá xã hội. Trong giai đoạn lập Kế hoạch Tái định cư của Tiểu dự án, cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Dựa trên thiết kế sơ bộ Tiểu dự án, sẽ xác định xem Tiểu dự án đó thuộc loại nào trong số nhưng loại sau (theo mức gây ra tác động tái định cư): (i) không gây ra tác động tái định cư, (ii) gây tác động tái định cư không đáng kể3 và (iii) gây tác động tái định cư đáng kể. Trường hợp (ii) sẽ cần xây dựng báo cáo Kế hoạch tái định cư tóm tắt và ,mục (iii) cần lập một kế hoạch Tái định cư đầy đủ.

Bước 2: Xây dựng thiết kế phần công trình của Tiểu dự án, dựa và sự tham vấn ý kiến của những người có thể bị ảnh hưởng và của các kỹ sư để tránh tối đa tác động tái định cư. Ví dụ, lựa chọn, nắn hay điều chỉnh các tuyến kênh/mương nhằm giảm thiểu tác động thu hồi đất đối với các hộ dân đang sinh sống trong khu vực, sử dụng phần lưu không có thể làm giảm đáng kể mức độ tác động tái định cư tới người BAH.

Bước 3: Đối với các Tiểu dự án rơi vào trường hợp (iii) như mô tả ở trên, sẽ phải điều tra kinh tế xã hội. Điều tra kinh tế xã hội sẽ bao gồm thống kê nhân khẩu và điều tra các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng. Điều tra này gồm thu thập dữ liệu kinh tế xã hội về người BAH, xác định các loại hình tác động, mức độ ảnh hưởng và kiểm kê tài sản. Cuộc kiểm kê sơ bộ các ảnh hưởng (IOL) và điều tra hộ gia đình sẽ xác đình Ngày khóa sổ kiểm kê để xác định các quyền hợp pháp được hưởng bồi thường. Cuộc điều tra/khảo sát này được thực hiện với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương liên quan. Những loại dữ liệu sau cần được thu thập:

(i) Dữ liệu về người bị ảnh hưởng, tổng số người bị ảnh hưởng:

• Các dữ liệu về nhân khẩu, trình độ học vấn, thu nhập và nghề nghiệp

• Kiểm kê mọi tài sản bị thiệt hại

• Các hệ thống sản xuất, kinh tế - xã hội và việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

• Kiểm kê các nguồn tài sản chung, nếu có

• Các hoạt động kinh tế của tất cả những người bị ảnh hưởng, gồm cả các nhóm dễ bị tổn thương

• Mạng lưới xã hội và tổ chức xã hội

• Hệ thống và các địa điểm văn hoá

3 Tác động được coi là không đáng kể nếu người bị ảnh hưởng không phải di chuyển và bị ảnh hưởng ít hơn 10% tài sản sản xuất của họ.

Page 38: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

37

(ii) Dữ liệu về đất và diện tích trong khu vực:

• Bản đồ khu vực và các thôn xóm bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất

• Tổng diện tích đất cần cho dự án

• Loại đất và tình trạng sử dụng đất

• Quyền sở hữu, thuê, và hình thức sử dụng đất

• Thủ tục thu hồi đất và đền bù

• Các công trình dân dụng và hạ tầng hiện có.

Song song với khảo sát hộ gia đình bị ảnh hưởng, việc tham khảo ý kiến hộ bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục xác định mong muốn và các nhu cầu đặc biệt của họ. Kết quả tham vấn này cần được nêu ra trong Kế hoạch Tái định cư. Việc điều tra thông tin về giá cả thị trường của đất, hoa màu và các tài sản khác từ chính quyền từng thành phố, quận, huyện, phường/xã cũng như trên thị trường từng địa phương, làm cơ sở để đưa ra được khái toán chi phí cho Kế hoạch Tái định cư.

Bước 4. Chuẩn bị Kế hoạch Tái định cư. Các quyền lợi mô tả trong Khung chính sách Tái định cư được tóm tắt trong Ma trận quyền lợi sẽ được sử dụng cho mỗi tiểu dự án. Ngoài ra, phải xác định số người bị ảnh hưởng, số tài sản bị ảnh hưởng, và tổng số tiền phải đền bù cho mỗi loại.

Bước 5: Kế hoạch tái định cư được công bố thông tin rộng rãi sau khi nộp cho Ngân hàng Thế Giới để thẩm định và xem xét xem đã phù hợp với những yêu cầu của OP 4.12 chưa. Khi kế hoạch tái định cư đã thỏa mãn những yêu cầu của Ngân hàng, bản báo cáo này sẽ được trình chính quyền địa phương phê duyệt và sẽ được công bố công khai.

56. Hướng dẫn quy trình và thủ tục chuẩn bị kế hoạch tái định cư cho từng tiểu dự án được thể hiện chi tiết trong Phụ lục.

6.4. Thẩm định và Phê duyệt

57. Kế hoạch Tái định cư phải được chuẩn bị và được cơ quan thực hiện dịch sang tiếng Anh gửi cho NHTG chấp thuận trước khi NHTG thẩm định Dự án. Việc đánh giá xã hội và thống kê tác động tái định cư hộ gia đình cho Dự án có thể chỉ ra những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng mới, và các loại hình thiệt hại chưa được đưa vào Ma trận quyền lợi của Khung Chính sách Tái định cư. Nếu có những loại hình mới, cơ quan thực hiện cần cập nhật loại hình đó vào Khung chính sách tái định cư và đưa vào Kế hoạch Tái định cư. Khung chính sách tái định cư (RPF) sẽ được công bố và công khai trước ngày thẩm định dự án

58. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch Tái định cư của Dự án và các vấn đề khác liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Sau khi các thiết kế kỹ thuật chi tiết được hoàn thành, số người bị ảnh hưởng sẽ được rà soát lại, các đơn giá đền bù đối với mọi loại hình ảnh hưởng và các khoản, mức trợ cấp cũng sẽ được cập nhật dựa trên kết quả khảo sát giá thay thế trong quá trình thực hiện. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh có trách nhiệm đệ trình RAPs cho Ngân hàng thế giới thông qua. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh/thành phố sẽ chịu trách nhiệm tổng thể về việc phê duyệt và thực hiện. IDA/NHTG sẽ không duyệt vốn vay cho bất cứ hợp đồng xây lắp nào của Dự án trừ phi dự án đã hoàn thành việc chi trả bồi thường, tái định cư và thu hồi đất, kể cả việc cung cấp các biện pháp khôi phục đời sống.

Page 39: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

38

VII. THAM VẤN VÀ THAM GIA

7.1. Mục tiêu

59. Phổ biến thông tin cho những người bị ảnh hưởng bởi Dự án và những cơ quan tham gia là một phần quan trọng trong công tác chuẩn bị và thực hiện Dự án. Tham vấn với những người bị ảnh hưởng và đảm bảo cho họ tham gia tích cực sẽ giảm khả năng phát sinh mâu thuẫn và giảm thiểu rủi ro làm chậm dự án. Điều này cũng cho phép Dự án thiết kế chương trình tái định cư và khôi phục như một chương trình phát triển tổng hợp, phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của người bị ảnh hưởng, và do đó, tăng tối đa hiệu ích kinh tế và xã hội của nguồn vốn đầu tư. Các mục tiêu của chương trình thông tin và tham vấn cộng đồng bao gồm:

(i) Đảm bảo rằng, cấp có thẩm quyền ở địa phương cũng như đại diện của những người bị ảnh hưởng, sẽ được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Các Ban Quản lý Dự án tỉnh sẽ hợp tác chặt chẽ với UBND huyện/xã tham gia Dự án trong quá trình thực hiện dự án. Sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong khi thực hiện sẽ được tiếp tục bằng cách đề nghị từng huyện/xã mời đại diện của những người bị ảnh hưởng làm thành viên trong Hội đồng/Ban Bồi thường, Tái định cư của huyện và tham gia vào các hoạt động tái định cư (đánh giá tài sản, bồi thường, tái định cư, và giám sát).

(ii) Chia sẻ toàn bộ thông tin về các hạng mục và hoạt động dự kiến của tiểu Dự án với người bị ảnh hưởng.

(iii) Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng, cũng như nhận thông tin về phản ứng của họ về chính sách và hoạt động dự kiến.

(iv) Đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng có thể được thông báo đầy đủ các quyết định trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập và mức sống của họ, và họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động và ra quyết định về các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới họ.

(v) Đạt được sự phối hợp và tham gia của những người bị ảnh hưởng và cộng đồng trong các hoạt động cần thiết cho lập kế hoạch và thực hiện tái định cư.

(vi) Đảm bảo sự minh bạch ở tất cả các hoạt động liên quan tới thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và Khôi phục.

7.2. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị tiểu Dự án

60. Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án, việc phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng nhằm mục đích thu thập thông tin để đánh giá những tác động tái định cư của Dự án và đưa ra các khuyến nghị về các phương án lựa chọn. Điều này nhằm làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực tiềm ẩn của dự án đối với cư dân địa phương và chuẩn bị trước để đối phó với những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện. Phương pháp phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng có thể gồm phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia và tham vấn của các bên liên quan, sử dụng các kỹ thuật như tới thăm hộ gia đình và nơi bị ảnh hưởng, họp cộng đồng, họp nhóm và thảo luận nhóm tập trung, cùng điều tra kinh tế - xã hội.

61. Ngay trong giai đoạn bắt đầu chuẩn bị Dự án, chính quyền địa phương và những người đứng đầu các cấp chính quyền khác nhau ở mỗi tiểu Dự án được thông báo về Dự án, về mục tiêu và các hoạt động của Dự án. Họ được tham khảo ý kiến và tham gia một cách tích cực vào các cuộc thảo luận về nhu cầu phát triển và ưu tiên của địa phương họ. Các hộ được tham vấn đánh giá về tác động tiêu cực có thể có của Dự án và các biện pháp giảm thiểu

Page 40: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

39

chúng, và biện pháp tăng lợi ích của Dự án đối với họ. Chính quyền địa phương được tham khảo ý kiến về sự đồng thuận của họ cũng như cam kết của họ về thực hiện Chính sách Tái định cư được mô tả trong Khung Chính sách của dự án, là chính sách phản ánh cả mục tiêu chính sách của Ngân hàng và của Chính phủ. Hướng dẫn về việc tiến hành các cuộc tham vấn cộng đồng được thể hiện trong Phụ lục 1.

62. Sau khi Dự án được phê chuẩn, các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm chương trình truyền hình và báo chí địa phương sẽ giới thiệu rộng rãi về các tiểu dự án tại các địa điểm công cộng, bao gồm những thông tin về mục tiêu, hợp phần và các hoạt động của Dự án.

7.3. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn thực hiện dự án

63. Phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng: Trong quá trình thực hiện dự án, các Ban Quản lý Dự án/Ban Bồi thường cấp tỉnh/huyện với sự hỗ trợ của tư vấn dự án, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ sau:

(i) Cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan ở tất cả các cấp thông qua các hội thảo đào tạo. Cung cấp thông tin chi tiết về chính sách Dự án và thủ tục thực hiện.

(ii) Tổ chức phổ biến thông tin và tham vấn cho tất cả những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình dự án.

(iii) Ban Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư cấp huyện tiến hành kiểm kê đo đạc chi tiết (DMS), cập nhật đơn giá bồi thường dựa trên các cuộc khảo sát giá thay thế và khẳng định lại qui mô thu hồi đất và tác động tới tài sản dựa vào kết quả, tham vấn với người bị ảnh hưởng; xây dựng và hoàn chỉnh Phương án tính toán bồi thường tài sản cho từng hộ gia đình bị ảnh hưởng.

(iv) Phương án bồi thường nêu rõ các tài sản bị ảnh hưởng và quyền được bồi thường của hộ gia đình, sẽ phải được người bị ảnh hưởng ký để thể hiện sự đồng thuận của họ với kết quả đánh giá. Bất kỳ thắc mắc nào của người bị ảnh hưởng về nội dung phương án đều phải được ghi nhận lúc này.

(v) Cần gửi các phương án tái định cư tới tất cả những người bị di chuyển (a) để thông báo cho họ về các phương án tái định cư (giải thích rõ ràng về việc lựa chọn từng phương án), (b) đề nghị người bị ảnh hưởng khẳng định lựa chọn của họ về phương án tái định cư và khẳng định sơ bộ của họ về địa điểm khu tái định cư, và (c) đề nghị người bị ảnh hưởng nêu rõ các dịch vụ mà họ hiện đang sử dụng như giáo dục/ y tế/ thị trường và khoảng cách tiếp cận các dịch vụ đó, nhằm đảm bảo phát triển các dịch vụ cơ sở hạ tầng trong tương lai.

(vi) Tham vấn người bị ảnh hưởng về mong muốn của họ đối với phương án hỗ trợ khôi phục cuộc sống. Phần này áp dụng cho những người bị ảnh hưởng nặng và nhóm người dễ bị tổn thương. Ban Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư sẽ thông báo cho người bị ảnh hưởng về phương án và quyền nhận hỗ trợ kỹ thuật trước khi đề nghị họ nêu rõ mong muốn về hỗ trợ khôi phục đó.

64. Tham vấn cộng đồng: Trước khi bắt đầu tiến hành cập nhật kế hoạch tái định cư theo các thiết kế chi tiết, Ban QLDA/Ban Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư cấp tỉnh/huyện sẽ tổ chức họp cộng đồng ở từng xã bị ảnh hưởng để cung cấp thông tin bổ sung cho người bị ảnh hưởng và tạo cơ hội cho họ tham gia thảo luận công khai về chính sách và thủ tục tái định cư. Gửi giấy mời cho tất cả những người bị ảnh hưởng trước khi tổ chức cuộc họp ở nơi đó. Mục đích cuộc họp này là làm rõ thông tin đã có tới ngày họp và tạo cơ hội cho người bị ảnh hưởng thảo luận những vấn đề quan tâm và làm rõ thông tin. Cùng với thư thông báo cho

Page 41: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

40

người bị ảnh hưởng, phải sử dụng các biện pháp thông tin khác để thông tin cho người bị ảnh hưởng và công chúng nói chung, ví dụ như áp phích quảng cáo ở những khu vực dễ nhìn tại trụ sở UBND xã/huyện, nơi mà người bị ảnh hưởng đang sống, thông báo qua đài, báo địa phương. Cả nam và nữ của hộ bị ảnh hưởng cũng như các thành viên trong cộng đồng có quan tâm đều được khuyến khích tham gia. Trong cuộc họp sẽ giải thích về dự án, và quyền lợi và quyền được hưởng của hộ gia đình, và cuộc họp sẽ là cơ hội để nêu ra các câu hỏi liên quan. Các cuộc họp tương tự sẽ được tổ chức định kỳ trong suốt chu kỳ dự án.

65. Tờ rơi Dự án. Một tờ rơi cung cấp các thông tin về Dự án sẽ được xây dựng và cung cấp tới người dân bị ảnh hưởng của Dự án trong giai đoạn chuẩn bị Dự án cũng như giai đoạn thực hiện Dự án để đảm bảo rằng người dân nắm bắt và nhận thức rõ về các lợi ích mà Dự án đem lại. Tờ rơi dự án cung cấp các chính sách bồi thường, hỗ trợ chi tiết nêu trong Khung chính sách tái định cư này nhằm xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động xã hội, khi tiểu Dự án có thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Tham chiếu mẫu tờ rơi trong Phụ lục 2.

7.4 Công bố thông tin

66. Bên cạnh việc thông báo công khai đối với những người chịu tác động và các cộng đồng của họ, Khung Chính sách Tái định cư này và các Kế hoạch Tái định cư phải có ở các trung tâm thông tin công cộng của tỉnh, tại các huyện và ở BQLDA tỉnh, Info Shop tại Oa-shing-ton và tại Trung tâm Thông tin của Ngân hàng Thế giới (VDIC) tại Hà Nội.

Page 42: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

41

VIII. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

8.1 Các yêu cầu của Ngân hàng Thế giới

67. Chính sách tái định cư của WB yêu cầu mỗi tiểu dự án phải thiết lập một cơ chế giải quyết khiếu nại và xác định được rằng trách nhiệm chính đối với việc xử lý khiếu nại của những người bị ảnh hưởng của dự án chính là những người phát triển dự án. Cơ chế này nhằm đảm bảo người BAH hài lòng với việc triển khai RP và mang lại cho người BAH một nền tảng pháp lý trong nội bộ quần chúng để giám sát và báo cáo về công tác triển khai KHTĐC. Cụ thể hơn, mục đích của cơ chế khiếu nại là cho phép người BAH tìm kiếm giải quyết thỏa đáng cho những khiếu nại của họ có liên quan tới thu hồi đất hoặc những can thiệp khác của dự án. Nguyên tắc chính của cơ chế khiếu nại là phải đảm bảo rằng:

a) Những quyền lợi và lợi ích cơ bản của người BAH được bảo vệ

b) Những quan ngại của người BAH liên quan tới quá trình triển khai dự án được giải quyết hợp lý; và

c) Quyền lợi hoặc hỗ trợ sinh kế cho người BAH được cung cấp kịp thời theo đúng những chính sách an toàn của Chính phủ và WB.

d) Người BAH nhận thức được quyền tiếp cận của mình và sẽ được tiếp cận miễn phí các thủ tục khiếu nại cho những mục đích kể trên; và

e) Thủ tục khiếu nại sẽ là một phần quan trong của cơ chế giải quyết mâu thuẫn dựa vào cộng đồng, trong đó có các dân tộc thiểu số và đại diện của những nhóm dễ bị tổn thương khác, và do vậy sẽ được quản lý một cách tập thể.

68. Khi bắt đầu triển khai dự án, các Ban giải quyết khiếu nại sẽ được thiết lập từ cấp xã tới cấp tỉnh dựa trên cơ cấu hiện có gồm các ban ngành có liên quan, cơ quan đoàn thể, đại diện của phụ nữ và các dân tộc. Tại cấp xã, tổ chức dựa vào cộng đồng sẽ được lồng ghép những cơ chế khiếu nại hiện có và do lãnh đạo UBND xã đứng đầu. Cơ chế và thủ tục khiếu nại sẽ giải quyết các khiếu nại và với sự sẵn có các nguồn lực địa phương giải quyết những mâu thuẫn không chỉ về các vấn đề an toàn mà còn trong suốt quá trình triển khai dự án. Theo cơ cấu này, tổ chức dựa vào cộng đồng sẽ hỗ trợ trong suốt quá trình chuẩn bị, thiết kế, triển khai dự án và sự phát triển tiến độ sau này. Cơ chế khiếu nại sẽ được áp dụng đối với những người và nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án cũng như những người có quan tâm tới dự án và/hoặc có khả năng ảnh hưởng tới kết quả của dự án một cách tích cực hay tiêu cực.

69. Nếu PAP chưa thỏa mãn hoặc còn chưa rõ về công tác triển khai RAP hoặc bồi thường thì có thể khiếu nại lên UBND xã. Khiếu nại có thể bằng miệng hoặc văn bản với sự hỗ trợ của UBND xã, cơ quan này sẽ phải trả lời người khiếu nại trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại. Nếu người khiếu nại không hài lòng với quyết định của cấp xã, họ có thể trình khiếu nại tới UBND huyện với sự hỗ trợ của Ban QLDA tỉnh. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại, UBND huyện sẽ phải ra quyết định và có trả lời tới người khiếu nại. Khiếu nại có thể lên tới Tòa án tỉnh để có phán quyết cuối cùng.

70. Tất cả mọi khiếu nại và khiếu kiện sẽ được lập hồ sơ và lưu trữ tại UBND xã và huyện cũng như được Ban QLDA tỉnh xử lý thông qua tham vấn một cách minh bạch và chủ động. Những hồ sơ khiếu nại và báo cáo được phép tiếp cận công khai. Toàn bộ chi phí liên

Page 43: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

42

quan tới quá trình xử lý khiếu nại của người khiếu nại và/hoặc đại diện của họ được bên phát triển dự án chi trả. Quá trình xử lý khiếu nại được mô tả dưới đây:

8.2 Cơ chế Giải quyết Khiếu nại

71. Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh nào của dự án sẽ được xử lý thông qua thương lượng nhằm đạt được sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trước khi đưa lên tòa án luật pháp như một phương án cuối cùng. Các ban quản lý dự án sẽ chịu mọi chi phí hành chính và pháp lý phát sinh trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu kiện.

Giai đoạn đầu, UBND xã. Một hộ bị ảnh hưởng không hài lòng sẽ nêu khiếu nại của họ tới bất kỳ một thành viên nào trong UBND xã, thông qua trưởng thôn hoặc trực tiếp tới UBND xã, bằng văn bản hoặc lời nói. Thành viên của UBND hay trưởng thôn nói trên sẽ phải thông báo với UBND xã về việc khiếu nại đó. UNBD xã sẽ làm việc cá nhân với hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại và sẽ có 5 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại (ở những vùng hẻo lánh hoặc miền núi, khiếu nại có thể giải quyết trong vòng 15 ngày). Ban thư ký của UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

Giai đoạn hai, UBND huyện. Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 15 ngày (hoặc 30 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND huyện chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh.

Giai đoạn ba, Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh. Khi nhận được khiếu nại của hộ, Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh sẽ có 30 ngày (hoặc 45 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên.

Khi Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 45 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh khi đó phải nộp tiền thanh toán bồi thường vào một tài khoản lưu giữ.

Giai đoạn cuối cùng, tòa án tỉnh. Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và toàn án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức bồi thường lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền đã nộp cho tòa án.

Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận được đối với người BAH, cơ chế đó đã được tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương có tính đến đặc điểm văn hóa riêng biệt cũng như các cơ chế văn hóa truyền thống trong việc nêu và giải quyết khiếu nại và những vấn đề mâu thuẫn. Những đối tượng và nỗ lực của các dân tộc thiểu số cũng được xác định và quyết định những cách thức chấp nhận được về mặt văn hóa để tìm ra cách giải quyết chấp nhận được.

Page 44: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

43

IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

72. Kế hoạch thực hiện chi tiết của từng tiểu dự án sẽ được thể hiện trong các báo cáo Kế hoạch tái định cư của tửng tiểu dự án. Kế hoạch thực hiện này sẽ được xây dựng dựa trên kế hoạch thực hiện của việc xây dựng công trình.

73. Quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC cần tuân thủ các quy định và thủ tục trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định trong Khung chính sách tái định cư (RPF). Các bước và thủ tục cụ thể như sau:

a) Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật chi tiết của công trình, Tư vấn thiết kế và Ban QLDA tỉnh bàn giao mốc giới GPMB cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để xác định các hộ BAH và đo đạc kiểm đếm các tài sản BAH.

b) Họp các hộ BAH để phổ biến thông tin và chính sách bồi thường, bao gồm mục tiêu và lợi ích của dự án, các tác động tích cực và tiêu cực của dự án, các biện pháp giảm thiểu, các phương pháp được sử dụng để xác định giá các tài sản BAH, các khoản bồi thường, hỗ trợ và khôi phục, và cơ chế giải quyết khiếu nại.

c) Thực hiện khảo sát các hộ BAH và kiểm đếm tài sản BAH của họ để thu thập các thông tin về người BAH, xác định số lượng các loại tài sản BAH, các quyền lợi về bồi thường, tái định cư và hỗ trợ khôi phục của người BAH. Tham vấn người BAH về các biện pháp giảm thiểu tác động của dự án và các biện pháp hỗ trợ khôi phục sinh kế.

d) Điều tra Kinh tế xã hội (áp dụng đối với việc xây dựng các báo cáo RP đầy đủ)

e) Điều tra giá thay thế và lập báo cáo trình Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh phê duyệt

f) Lập phương án bồi thường, công khai phương án bồi thường để lấy ý kiến của người BAH, hoàn chỉnh phương án bồi thường và trình UBND huyện phê duyệt.

g) Thực hiện chi trả bồi thường và các khoản hỗ trợ khôi phục

h) Thực hiện tái định cư (nếu có) và bàn giao mặt bằng cho thi công

i) Các hoạt động giám sát nội bộ và độc lập sẽ được triển khai ngay từ khi bắt đầu các hoạt động phổ biến thông tin và trong suốt quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC để đảm bảo rằng việc thực hiện bồi thường và TĐC tuân thủ Khung chính sách tái định cư (RPF).

74. Sự phối hợp giữa thực hiện tái định cư và xây lắp. Đối với các TDA có thu hồi đất, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC cần đảm bảo phù hợp với tiến độ thi công các hạng mục của mỗi tiểu dự án. Vì vậy, một khung thời gian thực hiện bồi thường và GPMB kết hợp với kế hoạch xây lắp cần được thiết lập và giám sát chặt chẽ để đảm bảo tất cả người BAH đều được nhận bồi thường thỏa đáng trước khi bắt đầu các hoạt động xây lắp ít nhất là một tháng. Chi trả bồi thường và TĐC cho người BAH phải được hoàn thành như một điều kiện cho việc thu hồi đất và trước khi bắt đầu thi công. NHTG sẽ không phê duyệt bất cứ gói thầu xây lắp nào khi chưa hoàn thành việc chi trả bồi thường cho người BAH.

75. Nếu TDA gây ra các tác động TĐC thì cần tham vấn người phải di dời về các phương án di dời như nhận tiền và tự lo chỗ ở hay di chuyển vào các khu TĐC. Trường hợp thứ nhất, Hội động bồi thường và chính quyền địa phương cần hỗ trợ người phải di dời trong việc tìm nơi ở mới. Đối với trường hợp thứ hai, UBND huyện cần xây dựng khu TĐC với đầy đủ cơ sở hạ tầng (điện, đường, cấp thoát nước…) ở gần nơi ở cũ và được người BAH chấp nhận.

Page 45: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

44

Việc di dời các hộ BAH vào khu TĐC chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC và đảm bảo đủ điều kiện để sinh sống.

76. Để việc thực hiện các hoạt động TĐC phù hợp với kế hoạch xây lắp và đảm bảo không có người BAH nào phải di dời trước khi trả bồi thường và các hoạt động xây lắp được bắt đầu, CPO và các Ban QLDA tỉnh cần xây dựng một kế hoạch thực hiện dự án bao gồm các mốc thời gian cụ thể:

f) Các ngày khởi công và kết thúc xây lắp các công trình,

g) Bảng thời gian chuyển giao các khu TĐC đã hoàn thành cho người BAH (ngày chuyển giao phải trước ngày bắt đầu thi công ít nhất một tháng),

h) Ngày mà người BAH phải bàn giao đất cho dự án (để họ có kế hoạch phá dỡ nhà và bàn giao đất đúng thời gian quy định để được nhận khoản tiền thưởng di dời đúng tiến độ).

77. Việc thanh toán các khoản bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng (bằng tiền mặt hoặc đất đổi đất) phải được hoàn thành trước khi trao thầu thi công.

Page 46: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

45

X. NGÂN SÁCH

78. Để chuẩn bị ngân sách cho các chi phí của Dự án, cần chuẩn bị một dự toán kinh phí sơ bộ để đảm bảo phục hồi sinh kế cho người BAH. Kinh phí cho Kế hoạch Tái định cư của mỗi Tiểu dự án được chuẩn bị trên cơ sở đơn giá bồi thường đã cập nhật và phần kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo chính sách OP 4.12 hoặc theo giá thay thế. Việc định giá đơn giá đất của dự án áp dụng giá thay thế và tuân theo quy định của cơ quan thẩm định giá đất độc lập. Đơn giá này phải phản ánh giá thay thế theo giá thị trường của tất cả các tài sản bị ảnh hưởng, tại thời điểm thực hiện Kế hoạch Tái định cư.

79. Kinh phí bồi thường, tái định cư của các tiểu dự án sẽ sử dụng nguồn vốn đối ứng của dự án. Chi phí đào tạo thực hiện công tác Tái định cư và chi phí Giám sát độc lập Tái định cư sẽ lấy từ nguồn vốn vay IDA, tư vấn độc lập về thẩm định giá sẽ lấy từ nguồn vốn đối ứng của Dự án.

Bảng 4: Bảng tóm tắt Dự toán chi phí Bồi thường và Tái định cư

STT Tỉnh Tên tiểu dự án Dự toán (USD)

1 Hà Giang

TDA1: Phục hồi nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Hà Giang 237.392

TDA 2: Xây dựng hồ chứa 282.2182 Phú Thọ TDA 3: Nâng cấp Hệ thống thủy lợi Tam

Nông, Huyện Thanh Thủy 859.307

3 Hòa Bình

TDA 4: Nâng cấp trạm bơm 152.861

TDA 5: Phục hồi nâng cấp Hệ thống thủy lợi 148.184

4 Thanh Hóa TDA 6: Phục hồi Hệ thống thủy lợi Nam Song Ma 1.434.034

5 Hà Tĩnh

TDA 7: Tiểu dự án Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ - Sông Rác, Tỉnh Hà Tĩnh 405.975

6 Quảng Trị TDA 8: Tiểu dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới, tỉnh Quảng Trị 480.278

7 QuảngNam TDA 9: Tiểu dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới, tỉnh Quảng Nam 239.006

TỔNG 4.239.254

Page 47: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

46

XI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

11.1. Giám sát

80. Giám sát là một quá trình liên tục của việc đánh giá thực hiện Dự án, liên quan tới lịch thực hiện đã được thống nhất, về việc sử dụng các đầu vào, hạ tầng cơ sở và dịch vụ của dự án. Giám sát cung cấp cho tất cả các bên liên quan những phản ảnh liên tục về tình hình thực hiện. Nó xác định được thực tế và khả năng thành công và khó khăn nảy sinh ngay khi có thể, để tạo điều kiện có thể chấn chỉnh kịp thời trong giai đoạn hoạt động Dự án.

81. Giám sát có 2 mục đích:

(i) Thẩm tra các hoạt động của Dự án đó có hoàn thành một cách hiệu quả hay không, kể cả về số lượng, chất lượng và thời gian.

(ii) Đánh giá những hoạt động này có đạt được mục tiêu và mục đích Dự án đề ra hay không, và mức đó đạt được như thế nào.

82. Các cơ quan thực hiện (BQLDA tỉnh) cũng như các tổ chức giám sát độc lập do CPO hợp đồng sẽ theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực hiện các Kế hoạch Tái định cư.

11.2. Giám sát nội bộ

83. Giám sát nội bộ việc thực hiện Kế hoạch Tái định cư của các Tiểu dự án là trách nhiệm của các cơ quan thực hiện, với sự hỗ trợ của tư vấn dự án. Các tổ chức thực hiện sẽ giám sát tiến độ của việc chuẩn bị và thực hiện TĐC thông qua các báo cáo tiến độ thường xuyên.

84. Các chỉ tiêuchính của giám sát nội bộ bao gồm việc giám sát quá trình:

(i) Chi trả bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng về các loại thiệt hại khác nhau theo chính sách bồi thường được mô tả trong các Kế hoạch Tái định cư

(ii) Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, di chuyển vị trí, chi trả trợ cấp và hỗ trợ di chuyển.

(iii) Thực hiện việc Khôi phục nguồn thu nhập và quyền đươc hưởng hỗ trợ phục hồi.

(iv) Phổ biến công khai thông tin và các thủ tục tư vấn.

(v) Bám sát các thủ tục khiếu nại, các vấn đề tồn tại đòi hỏi sự chú ý về quản lý.

(vi) Ưu tiên người bị ảnh hưởng về các lựa chọn đã đưa ra.

(vii) Phối hợp và hoàn thành các hoạt động tái định cư và trao hợp đồng xây lắp.

85. Các cơ quan thực hiện sẽ thu thập thông tin hàng tháng từ các Ban bồi thường khác nhau. Một cơ sở dữ liệu về thông tin theo dõi thực hiện tái định cư của Dự án sẽ được duy trì và cập nhật hàng tháng.

86. Các cơ quan thực hiện trình nộp một báo cáo giám sát nội bộ về tình hình thực hiện Kế hoạch Tái định cư lên Ngân hàng Thế giới như một phần của báo cáo quý mà họ phải nộp lên Ngân hàng. Các báo cáo Giám sát nội bộ phải chứa đựng các thông tin sau:

(i) Số lượng các hộ BAH theo loại hình bị ảnh hưởng và theo hợp phần Dự án và tình trạng chi trả bồi thường, di dời và khôi phục nguồn thu nhập cho mỗi hạng mục, hợp phần.

Page 48: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

47

(ii) Số kinh phí được phân bổ cho các hoạt động hoặc cho chi trả bồi thường và kinh phí đã giải ngân cho từng hoạt động.

(iii) Danh sách Khiếu nại chưa giải quyết

(iv) Kết quả cuối cùng về giải quyết các khiếu nại và bất cứ vấn đề tồn tại nào đòi hỏi cơ quan quản lý các cấp giải quyết.

(v) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

(vi) Tiến độ thực hiện tái định cư thực tế đã cập nhật.

11.3. Giám sát độc lập

87. Mục tiêu. Mục tiêu chung của giám sát độc lập là để cung cấp định kỳ kết quả đánh giá và xem xét độc lập về kết quả thực hiện các mục tiêu tái định cư, những thay đổi về mức sống và việc làm, việc khôi phục nguồn thu nhập và cơ sở xã hội của những người bị ảnh hưởng, hiệu quả, tác động và tính bền vững của quyền được hưởng của người dân, sự cần thiết có thêm các biện pháp giảm thiểu thiệt hại nếu có, và để rút ra những bài học chiến lược cho việc lập chính sách và kế hoạch sau này.

88. Cơ quan chịu trách nhiệm. Theo các yêu cầu của WB về thuê tư vấn, CPO sẽ thuê một tổ chức để giám sát và đánh giá độc lập việc thực hiện Kế hoạch Tái định cư. Tổ chức này, được gọi là Tổ chức Giám sát độc lập (IMA), có chuyên môn về khoa học xã hội và có kinh nghiệm về giám sát độc lập Tái định cư. IMA nên bắt đầu công việc của mình ngay khi Dự án bắt đầu thực hiện.

89. Mục tiêu giám sát và đánh giá. Các chỉ tiêu dưới đây sẽ do IMA đánh giá và giám sát, bao gồm nhưng không giới hạn:

(i) Chi trả bồi thường như: (a) toàn bộ tiền bồi thường được chi trả đầy đủ cho những người bị ảnh hưởng trước khi lấy đất hay không; (b) chi trả đầy đủ có tương xứng với việc thay thế các tài sản bị ảnh hưởng.

(ii) Hỗ trợ những người phải xây lại nhà của mình trên diện tích đất còn lại, hoặc những người bị di dời phải xây dựng lại nhà ở những địa điểm mới do dự án thu xếp, hoặc được giao mới.

(iii) Hỗ trợ khôi phục thu nhập.

(iv) Tham vấn Cộng đồng và phổ biến công khai về chính sách bồi thường: (a) người bị ảnh hưởng phải được thông tin và tham vấn một cách đầy đủ về thu hồi đất, các hoạt động thuê đất và thay đổi vị trí; (b) Tổ chức giám sát độc lập phải tham dự ít nhất một cuộc họp tham vấn cộng đồng để giám sát thủ tục tham vấn cộng đồng, các vấn đề nảy sinh trong quá trình họp và đề xuất các giải pháp; (c) đánh giá về nhận thức cộng đồng đối với các chính sách và quyền được bồi thường được thực hiện với những người bị ảnh hưởng bởi Dự án; và (d) đánh giá nhận thức về các phương án khác nhau dành cho người bị ảnh hưởng được quy định trong Kế hoạch TĐC.

(v) Những người bị ảnh hưởng sẽ được giám sát về khía cạnh phục hồi các hoạt động sản xuất.

(vi) Mức độ thoả mãn cuả người bị ảnh hưởng về những khía cạnh khác nhau của Kế hoạch tái định cư sẽ được giám sát và ghi chép lại. Hoạt động của cơ chế giải quyết khiếu nại và tốc độ giải quyết khiếu nại cũng được giám sát.

Page 49: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

48

(vii) Qua quá trình thực hiện, những xu hướng về mức sống được quan sát và điều tra. Bất cứ vấn đề tiềm tàng nào trong việc khôi phục mức sống đều được báo cáo và các biện pháp phù hợp sẽ được đề xuất để đảm bảo mục tiêu dự án.

11.4. Phương pháp giám sát độc lập

A. Lưu trữ dữ liệu

90. Tổ chức giám sát (IMA) sẽ duy trì một cơ sở dữ liệu về thông tin giám sát tái định cư. Cơ sở dữ liệu này chứa đựng các file kết quả giám sát, về các hộ được giám sát và được cập nhật dựa trên thông tin được thu thập trong các vòng thu thập số liệu tiếp theo. Các cơ quan thực hiện đều có thể tiếp cận đến tất cả các cơ sở dữ liệu đã được biên soạn bởi Ngân hàng và Ban QLDA.

B. Báo cáo

91. Tổ chức Giám sát Độc lập phải trình báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và nêu những phát hiện trong quá trình giám sát. Các báo cáo giám sát này sẽ được nộp cho CPO sau đó CPO sẽ nộp các báo cáo cho Ngân hàng Thế giới dưới hình thức phụ lục của các báo cáo tiến độ.

92. Báo cáo sẽ gồm (i) một báo cáo về tiến độ thực hiện Kế hoạch TĐC, (ii) sự chệch hướng, nếu có, với các điều khoản và nguyên tắc của Kế hoạch TĐC, (iii) xác định các vấn đề tồn tại và các giải pháp được đề xuất, qua đó các cơ quan thực hiện được thông báo về tình hình đang diễn ra và có thể giải quyết khó khăn một cách kịp thời và (iv) một báo cáo về diễn biến của các khó khăn và vấn đề đã được xác định trong báo cáo trước.

C. Báo cáo giám sát tiếp theo

93. Các báo cáo giám sát sẽ được thảo luận trong một cuộc họp giữa cơ quan giám sát độc lập và các Ban QLDA. PMUs sẽ tổ chức các cuộc họp này ngay sau khi nhận được báo cáo. Những hoạt động tiếp theo sẽ được tiến hành dựa trên những khó khăn và các vấn đề đã được xác định trong báo cáo và kết quả của các cuộc thảo luận giữa các bên.

D. Báo cáo Đánh giá cuối cùng

94. Trên thực tế, đây là việc đánh giá tại thời điểm đã quy định về tác động của tái định cư và các mục tiêu đã đạt được. Giám sát độc lập sẽ thực hiện một đánh giá về quá trình tái định cư và tác động sau từ 6 đến 12 tháng sau khi hoàn thành tất cả các hoạt động tái định cư. Hệ thống câu hỏi đánh giá được sử dụng dựa trên những cơ sở dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu dự án và những câu hỏi mẫu đã được sử dụng trong các hoạt động giám sát.

95. Cuối cùng, bảng tổng hợp đánh giá tái định cư trong Báo cáo Hoàn thành Dự án (PCR) được lập trước khi kết thúc Dự án. Công tác đánh giá bao gồm đánh giá các tác động của dự án (số lượng hộ gia đình BAH, các vấn đề chưa được giải quyết do thu hồi đất và cung cấp thông tin trong trường hợp cần phục hồi sinh kế của người BAH hoặc ít nhất là duy trì bằng mức trước khi thực hiện dự án.

96. Kế hoạch tái định cư này sẽ chưa được coi là kết thúc, đến khi một cuộc đánh giá cuối cùng hoặc kiểm toán kết thúc dự án khẳng định rằng tất cả các hộ bị ảnh hưởng đã nhận đủ các khoản bồi thường, hỗ trợ và quá trình phục hồi cuộc sống được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Page 50: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

49

Các phụ lục:

Phụ lục 1: Hướng dẫn lập Kế hoạch Tái định cư

Phụ lục 2: Mẫu Tờ rơi

Page 51: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

50

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Page 52: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

51

I. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

1. Dựa trên Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư này, các đơn vị Tư vấn do Ban QLDA tỉnh thuê sẽ lập các Kế hoạch Tái định cư của Dự án và trình UBND tỉnh xem xét. Sau đó KHTĐC sẽ được trình lên Hiệp hội Phát triển Quốc Tế/Ngân hàng Thế giới để thông qua trước khi UBND tỉnh phê duyệt chính thức. Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm nhiệm vụ này sẽ phối hợp chặt chẽ với những Người BAH, với chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội địa phương để thực hiện KHTĐC chi tiết.

2. Việc chuẩn bị một Kế hoạch Tái định cư cho tiểu dự án cần có sự tham gia của cộng đồng và cần có sự phân tích trên nhiều phương diện, gồm cả một đánh giá xã hội. Trong giai đoạn lập Kế hoạch Tái định cư của Tiểu dự án, cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Dựa trên thiết kế sơ bộ Tiểu dự án, sẽ xác định xem Tiểu dự án đó thuộc loại nào trong số nhưng loại sau (theo mức gây ra tác động tái định cư): (i) không gây ra tác động tái định cư, (ii) gây tác động tái định cư không đáng kể1 và (iii) gây tác động tái định cư đáng kể. Trường hợp (ii) sẽ cần xây dựng báo cáo Kế hoạch tái định cư tóm tắt và ,mục (iii) cần lập một kế hoạch Tái định cư đầy đủ.

Bước 2: Xây dựng thiết kế phần công trình của Tiểu dự án, dựa và sự tham vấn ý kiến của những người có thể bị ảnh hưởng và của các kỹ sư để tránh tối đa tác động tái định cư. Ví dụ, lựa chọn, nắn hay điều chỉnh các tuyến kênh/mương nhằm giảm thiểu tác động thu hồi đất đối với các hộ dân đang sinh sống trong khu vực, sử dụng phần lưu không có thể làm giảm đáng kể mức độ tác động tái định cư tới người BAH.

Bước 3: Đối với các Tiểu dự án rơi vào trường hợp (iii) như mô tả ở trên, sẽ phải tiến hành khảo sát kinh tế xã hội. Khảo sát kinh tế xã hội sẽ bao gồm thống kê nhân khẩu và điều tra các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng, VÀ các thủ tục sau đây sẽ được áp dụng:

(i) Thực hiện điều tra đối với toàn bộ người BAH.

(ii) Thực hiện Ước tính thiệt hại (IOL)2 cho toàn bộ thiệt hại của người BAH. Đồng thời, thông báo những người có khả năng bị ảnh hưởng (không phân biệt) về việc đầu tư, những tác động tiềm tàng, và những nguyên tắc và quyền lợi theo đúng RPF.

(iii) Thực hiện điều tra kinh tế xã hội (SES)3 đối với ít nhất 20% của toàn bộ người BAH, 100% của những người BAH nặng và nhóm dân tộc.

(iv) Thực hiện một cuộc khảo sát chi phí thay thế cho các loại tài sản bị ảnh hưởng làm cơ sở để xác định mức bồi thường của chi phí thay thế. Xác định thiệt hại theo quy định ma trận quyền lợi4.

(v) Cung cấp thông tin dự án và tái định cư cho tất cả những người bị ảnh hưởng dưới các hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu, và tham vấn chặt chẽ về bồi thường, phương án tái định cư, bao gồm cả các khu di dân và phục hồi kinh tế.

1 Tác động được coi là không đáng kể nếu người bị ảnh hưởng không phải di chuyển và bị ảnh hương ít hơn 10% tài sản sản xuất của họ. 2 Dữ liệu sẽ là phân biệt riêng đối với giới và nhóm dân tộc.

3 Sẽ bao gồm phân tích về giới và dữ liệu sẽ phân biệt riêng đối với giới và dân tộc thiểu.

4 Nếu có thên phân loại PAP và/hoặc những thiệt hại mới trong IOL (ngoài những cái đã mô tả trong ma trận

quyền lợi), các quyền lợi sẽ dựa trên chính sách và hướng dẫn của NH.

Page 53: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

52

3. Điều tra IOL và SES này gồm thu thập dữ liệu kinh tế xã hội về người BAH, xác định các loại hình tác động, mức độ ảnh hưởng và kiểm kê tài sản. Cuộc kiểm kê sơ bộ các ảnh hưởng (IOL) và điều tra hộ gia đình sẽ xác định Ngày khóa sổ kiểm kê để xác định các quyền hợp pháp được hưởng bồi thường. Cuộc điều tra/khảo sát này được thực hiện với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương liên quan.

4. Bảng 1 dưới đây tóm tắt các thông tin cần thu thập trong quá trinh điều tra IOL và SES phục vụ cho việc chuẩn bị báo cáo Kế hoạch Tái định cư của các Tiểu Dự án

Bảng 1: Điều tra cho công tác chuẩn bị RAP

Ước tính thiệt hại (IOL)

Kiểm kê và ước tính thiệt hại (IOL) tài sản sẽ thu thập dữ liệu về những tài sản bị ảnh hưởng của 100% những người BAH theo thiết kế kỹ thuật chi tiết. Dữ liệu thu thập được trong IOL sẽ tạo nên một cơ sở ban đầu cho việc xác định quyền lợi của BAH và mức bồi thường. Đối với mỗi BAH, phạm vi dữ liệu bao gồm:

• Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng, loại tài sản đất đai;

• Tổng diện tích công trình bị ảnh hưởng, loại công trình (chính hay phụ);

• Tình trạng pháp lý của đất đai và công trình bị ảnh hưởng, thời hạn thuê hoặc sở hữu;

• Chất lượng và loại cấy cối, mùa vụ bị ảnh hưởng;

• Chất lượng của những thiệt hại khác như kinh doanh hay thu nhập, việc làm hoặc tài sản sản xuất khác; dự tính thu nhập ròng từ những cửa hàng không chính thức;

• Chất lượng/diện tích của những tài sản chung hoặc tài sản cộng đồng hoặc công cộng bị ảnh hưởng, theo loại;

• Tóm tắt dữ liệu các hộ bị ảnh hưởng, theo dân tộc, giới của chủ hộ, cỡ hộ, nguồn thu nhập chính và phụ của hộ theo mức sống tối thiểu, mức độ thu nhập, hộ có chủ hộ là nữ giới, người già, người tàn tật, nghèo khó hay thuộc nhóm dân tộc;

• Xác định đất đai hay nguồn thu nhập là đối tượng bị ảnh hưởng chính;

• Hiểu biết của PAP về đầu tư và mong muốn bồi thường, và nếu cần, về khu di dời và các biện pháp phục hồi.

Điều tra kinh tế xã hội (SES)

Tối thiểu, SES sẽ thu thập thông tin từ mẫu của 20% người BAH và 100% người BAH nặng, phân biệt về giới tính và dân tộc. Mục đích của SES là cung cấp dữ liệu cơ sở về người BAH để đánh giá tác động TDA, và để đảm bảo rằng những quyền theo đề xuất là phù hợp và sẽ được sử dụng cho việc giám sát tái định cư. Phạm vi dữ liệu thu thập bao gồm:

A. Chủ hộ: tên, giới tính, tuổi, sinh kế hoặc nghề nghiệp kiếm sống, thu nhập, trình độ văn hóa và dân tộc;

B. Thành viên trong hộ: số lượng, sinh kế hoặc nghề nghiệp, trẻ ở độ tuổi đi học, biết chữ, được phân biệt theo giới tính;

C. Điều kiện sống: tiếp cận nước, vệ sinh, năng lượng cho nấu nướng và thắp sáng, chủ sở hữu tài sản lâu bền, và

Page 54: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

53

D. Tiếp cận những dịch vụ và trang thiết bị cơ bản.

Điều tra chi phí thay thế (RCS)

RCS sẽ được thực hiện song song với EOL và SES bằng cách thu thập thông tin từ những nguồn thứ cấp và chính yếu (trực tiếp phỏng vấn người dân trong vùng bị ảnh hưởng, những người cung ứng vật liệu, nhà thầu xây dựng), và từng cả những PAP và không bị ảnh hưởng. Mức quy định của chính phủ sẽ được điều chỉnh nếu cần dựa trên những phát hiện của một RCS. Mức bồi thường sẽ liên tục được cập nhật để đảm bảo rằng PAP nhận được bồi thường theo mức chi phí thay thế tại thời điểm thực hiện thanh toán bồi thường.

5. Song song với khảo sát hộ gia đình bị ảnh hưởng, việc tham khảo ý kiến hộ bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục xác định mong muốn và các nhu cầu đặc biệt của họ sẽ được thực hiện thông qua các cuộc tham vấn cộng đồng, Hướng dẫn về tổ chức tham vấn cộng đồng được thể hiện trong phần sau của báo cáo. Kết quả tham vấn này cần được nêu ra trong Kế hoạch Tái định cư.

6. Bên cạnh đó, việc điều tra thông tin về giá cả thị trường của đất, hoa màu và các tài sản khác từ chính quyền từng thành phố, quận, huyện, phường/xã cũng như trên thị trường từng địa phương, làm cơ sở để đưa ra được khái toán chi phí cho Kế hoạch Tái định cư.

Bước 4. Chuẩn bị Kế hoạch Tái định cư. Các quyền lợi mô tả trong Khung chính sách Tái định cư được tóm tắt trong Ma trận quyền lợi sẽ được sử dụng cho mỗi tiểu dự án. Ngoài ra, phải xác định số người bị ảnh hưởng, số tài sản bị ảnh hưởng, và tổng số tiền phải đền bù cho mỗi loại. Đề cương cho một báo cáo Kế hoạch Tái định cư được thể hiện như sau

Báo cáo Kế hoạch Tái định cư đầy đủ I. Giới thiệu

� Mô tả các hợp phần dự án � Mô tả tóm tắt những tác động tiêu cực và thu hồi tài sản � Xác định những bên liên quan chính bao gồm các nhóm xã hội dễ bị tổn thương

trước nguy cơ bị làm cho nghèo khổ và suy yếu � Cho biết những biện pháp được dùng để giảm thiểu những tác động tiêu cực

II. Kết quả điều tra dân số và đánh giá xã hội

� Xem xét đặc điểm kinh tế xã hội của người bị ảnh hưởng (AP), bao gồm: không gian phân bố, quy mô hộ gia đình và thành phần, cấu trúc độ tuổi- giới tính, mức thu nhập, bao gồm cả nghề nghiệp chính, các nguồn bổ sung thu nhập, và các hoạt động sinh kế; tình trạng nắm giữ và sử dụng (đất đai và công trình); đặc điểm sử dụng đất tập thể, bao gồm cả diện tích và đặc điểm chất lượng, đặc điểm của công trình, bao gồm các công trình xây dựng

� Thông tin sẽ được cung cấp riêng theo các nhóm dân tộc khác nhau nếu có, và giới tính

� Các lớp và số lượng của AP theo loại và mức độ tác động như: a) Các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng do tổn thất tài sản sản xuất và cần phải di

dời b) Các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng do tổn thất nơi cư trú, cơ sở kinh doanh c) Các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng một phần do tổn thất đất, nhà ở, hoặc cơ

sở kinh doanh nhưng không bắt buộc phải di dời d) Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các tác động nhỏ, chỉ nhận được bồi thường

cho công trình phụ hoặc nhận hỗ trợ "di chuyển trở lại"

Page 55: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

54

e) Người thuê mướn, người lao động, nhân viên, hoặc những người không có đất đai khác bị ảnh hưởng bởi dự án

III. Tiêu chí cho quyền được bồi thường � Mô tả mục tiêu của chính sách bồi thường � Tiêu chí hợp lệ cho AP, bao gồm ngày khóa sổ kiểm kê nếu cần � Mô tả quyền lợi bồi thường và những loại hình hỗ trợ khác cho từng nhóm PAP � Mô tả những biện pháp cụ thể để giảm nhẹ tác động tiêu cực tới những nhóm dễ bị

tổn thương (nếu có liên quan) � Ma trận quyền lợi

IV. Kế hoạch hành động tái định cư (nếu cần)

� Xem xét tính phù hợp của những phương án vùng di dân khác nhau � Tiêu chí chọn hiện trường � Xem xét việc quản lý và bảo vệ môi trường tại mỗi vùng tái định cư � Các lựa chọn di dân sơ bộ của AP � Xem xét những lựa chọn cung cấp nơi ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội � Xem xét quy trình tham vấn với AP trong việc lựa chọn các phương án tái định cư

trong quá trình triển khai � Thu thập dữ liệu kinh tế xã hội của dân cư địa phương nếu có thể áp dụng

V. Các biện pháp khôi phục (nêu cần)

� Mô tả các tiêu chí hợp lệ cho các biện pháp phục hồi thu nhập � Phân tích tính khả thi của bất kỳ chương trình phục hồi thu nhập nào khác bao

gồm sử dụng bồi thường đất đai cho tập thể, nhu cầu đào tạo của AP trong bối cảnh cơ hội việc làm và nhu cầu thị trường, tiếp cận tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ cho AP quan tâm đến phát triển doanh nghiệp nhỏ

� Sắp xếp thể chế để hỗ trợ tài chính và quản lý các chương trình phục hồi thu nhập VI. Sự tham gia, tham vấn, công bố thông tin công khai và các cơ chế giải quyết khiếu nại

� Các hoạt động tham vấn công khai được thực hiện trong suốt quá trình chuẩn bị RAP (cung cấp chi tiết), bao gồm tham vấn cụ thể từng giới và công bố thông tin. Việc này có thể bao gồm mối quan tâm đặc biệt tới bảo đảm tài sản của nữ giới, quyền sử dụng đất, và nhằm đảm bảo sự phục hồi thu nhập và tiêu chuẩn sống của họ

� Mô tả các cơ hội cho AP tham gia lập kế hoạch tái định cư và thực hiện � Thủ tục áp dụng đối với việc nộp hồ sơ khiếu nại, xem xét và ra quyết định � Thủ tục công bố RAP, thông tin về tái đinh cư các phương án bồi thường tái định

cư tới AP dưới các hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu

VII. Thiết lập tổ chức � Thiết lập hành chính và các kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực nếu cần

VIII. Giám sát và Theo dõi

� Liệt kê các chỉ số theo dõi hoạt động � Trách nhiệm thể chế và thủ tục theo dõi nội bộ dự án � Thảo luận về vai trò, nếu có, của tổ chức dựa vào cộng đồng và các tổ chức phi lợi

nhuận � Nội dung và tần suất báo cáo theo dõi

IX. Dự toán chi phí và ngân sách

Page 56: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

55

� Ước tính chi phí tổng hợp cho từng loại tài sản bị tổn thất � Dự toán chi phí cho các chương trình phục hồi thu nhập, quản lý, theo dõi và giám

sát � Báo cáo về trách nhiệm tài chính cho tất cả các chi phí liên quan đến tái định cư � Dự phòng cơ học và dự phòng giá

X. Tổ chức thực hiện

� Lịch trình để thực hiện tất cả các hoạt động tái định cư, gắn với thời gian biểu của toàn dự án

� Thủ tục thực hiện hoặc bàn giao các yếu tố chủ chốt, nếu có liên quan a) Đánh giá sắp xếp đất-đổi-đất, bao gồm cả thời gian biểu và tài trợ việc phát

triển các khu vực di dời và dịch vụ đầu vào cần thiết khác b) Xem xét các thủ tục thanh toán bồi thường c) Thủ tục đánh giá bồi thường thỏa đáng d) Thủ tục hoạt động để có công việc thay thế, tài chính vi mô, hoặc các chương

trình phục hồi thu nhập khác.

Báo cáo Kế hoạch Tái định cư rút gọn Khi sử dụng một RAP rút gọn, nội dung có thể như sau:

� Mô tả dự án và địa điểm � Khả năng di dời do tiểu dự án đề xuất � Khung pháp lý � Điều tra dân số � Tác động gây ra do việc di dời � � Đề xuất hỗ trợ cho các gia đình / người bị ảnh hưởng � Trách nhiệm của tổ chức/thể chế đối tác � Nguồn vốn và ước tính chi phí � Kế hoạch tái định.

Bước 5: Kế hoạch tái định cư sau khi được công bố thông tin rộng rãi trước khi nộp cho Ngân hàng Thế Giới để thẩm định và xem xét xem đã phù hợp với những yêu cầu của OP 4.12 chưa. Khi kế hoạch tái định cư đã thỏa mãn những yêu cầu của Ngân hàng, bản báo cáo này sẽ được trình chính quyền địa phương phê duyệt và sẽ được công bố công khai.

Page 57: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

56

II. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BÁO CÁO KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

7. Một khung mẫu cho quá trình tham gia của dự án được trình bày trong Bảng 2 dưới đây; trong đó xác định vai trò của các đối tượng hưởng lợi và BAH cùng các lý do cho sự tham gia của họ trong tất cả các giai đoạn của hoạt động tái định cư

Bảng 2: Khung tham vấn cộng đồng và quá trình có sự tham gia

Giai đoạn Chủ đề tham

vấn

Vai trò của cộng đồng đối tượng và người/hộ gia đình

bị ảnh hưởng

Nguyên nhân cho dự tham gia của cộng đồng

Giai đoạn chuẩn bị • Tham vấn và họp/thảo luận nhóm tập trung • Lập kế hoạch đầu tư • Lập công thức các gói bồi thường và quyền lợi. • Tham vấn về các đầu tư đề xuất trước khi trình nộp.

• Hiểu về đầu tư. • Thiết kế và kế hoạch đầu tư • Gói bồi thường và quyền lợi cho các AP. • Nội dung các đầu tư được đề xuất.

• Tham gia vào tham vấn cộng đồng. • Lập ra các ban bồi thường với ít nhất 25-50% thành viên là nữ giới. • Phê duyệt thiết kế của đối tượng hưởng lợi và AP. • Phê duyệt Gói bồi thường và quyền lợi cho các AP. • Xem xét và đồng thuận với nội dung của các đầu tư được đề xuất.

• Đảm bảo rằng những đối tượng hưởng lợi và AP hiểu đầy đủ về đầu tư được đề xuất và những lợi ích của nó. • Thúc đẩy ra quyết định tập thể và đủ thông tin. • Thu thập những vấn đề và quan ngại của cộng đồng có thể lồng ghép vào trong đề xuất đầu tư. • Biện pháp này sẽ làm giảm mâu thuẫn và gửi thông điệp tới đối tượng hưởng lợi và AP có liên quan và xuất phát từ quyết định tập thể. • Điều này cũng thúc đẩy ra kế hoạch đủ thông tin và tập thể giữa những người hưởng lợi và AP. • Sự tham vấn này sẽ phát đi thông điệp về sự minh bạch khi những ý kiến/gợi ý của họ được lồng ghép và các đầu tư được đề xuất.

Giai đoạn triển khai • Tham vấn về triển khai đầu tư và điều khoản cho chuyển đổi hoặc di dời nếu có

• Phân kỳ thực hiện đầu tư và chuyển giao cho khu vực đã thống nhất cho

• Lần lượt thực hiện giải tỏa và xây dựng lại các công trình bị ảnh hưởng nếu có • Thông báo với AP

• Đảm bảo rằng các tác động của sự gián đoạn được giảm thiểu. • Việc này sẽ cho phép cơ quan triển khai xác

Page 58: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

57

Giai đoạn Chủ đề tham

vấn

Vai trò của cộng đồng đối tượng và người/hộ gia đình

bị ảnh hưởng

Nguyên nhân cho dự tham gia của cộng đồng

• Tham vấn với PAP về đất đai, công trình, sinh kế bị ảnh hưởng... • Ràng buộc cam kết sinh kế • Thuê tuyển người được hưởng lợi trong đầu tư • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. • Giám sát bên ngoài

AP. • Thỏa thuận về tiến độ di chuyển hoặc di dời đến khu vực thống nhất trong cộng đồng. • Phân chia ranh giới khu vực giao đất, đường vào và cung cấp dịch vụ xã hội như thoát nước thải, tiêu nước. • Sinh kế cho đối tượng cộng đồng hưởng lợi và những AP. • Hỗ trợ bổ sung cho người được hưởng lợi và AP. • Cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại. • Triển khai đầu tư

về kế hoạch di chuyển • Đánh dấu ranh giới vùng bị ảnh hưởng được bên khảo sát xác định cho vùng và kế hoạch được giao. • Cấp thông tin về tác động tích cực và tiêu cực thực tế tới AP • Đưa phụ nữ tham gia vào phát triển sinh kế. • Người hưởng lợi hoặc bất kì thành viên nào trong gia đình họ sẽ được thuê tuyển làm công nhân trong khi xây dựng, triển khai đầu tư . • Cung cấp bối cảnh nền cho các vấn đề. • Cung cấp đầu vào và hiện trạng để triển khai đầu tư.

định ngân sách cho thực phẩm và đi lại của AP/hộ gia đình • Tham gia vào việc khoanh lô với sự có mặt của cán bộ/người được chỉ định để tránh hiểu lầm giữa các AP và người hưởng lợi. • Cho phép cơ quan thực thi ước tính được ngân sách cho các quyền được hưởng như phụ cấp thực phẩm, đi lại và hỗ trợ đặc biệt. • Nữ giới được biết là có kỹ năng trong quản lý sinh kế có thể tăng thu nhập cho gia đình. • Làm việc với dự án cũng sẽ mang lại thêm hoặc tăng thu nhập cho họ. • Đảm bảo rằng mọi vấn đề được giải quyết trong thời gian hợp lý. • Cán bộ sẽ đóng vai trò là GRC, và họ cũng sẽ hỗ trợ cơ quan thực thi các chính sách tại từng cộng đồng như một phần của quản lý đầu tư. • Thông tin từ AP và người hưởng lợi sẽ giúp PMU đánh giá được mức độ tuân thủ trong mọi giai đoạn triển khai đầu tư. • Điều này sẽ cho bài học kinh nghiệm để phát triển các chính sách về tái định cư trong tương lai cho dự án.

Page 59: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

58

III. CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BÁO CÁO KỀ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Biểu mẫu 1: Mẫu Đánh giá xã hội

Hoạt động được đề xuất ……………….……………………………………………………........... Mô tả ngắn gọn: …………………….……………………………………………………........... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Địa điểm:................................……………………………………………………………… Điền bởi: ..................………………………………………………………………………….. Tổ chức:............................……………………………………………………………… Ngày: .................................... Các đính kèm:............................…………………………………………………………… Được lập với những tổ chức đối tác/đại diện cộng đồng sau đây: Nhận xét: Hướng dẫn chung: Danh sách kiểm tra này sẽ được hoàn thành để hỗ trợ việc xác minh các hoạt động của dự án

hoặc tiểu dự án có liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, và / hoặc hạn chế tiếp cận các

nguồn tài nguyên. Nó tập trung vào các vấn đề xã hội để bảo đảm rằng chiều hướng xã hội

được xem xét đầy đủ trong quá trình lựa chọn các hoạt động/tiểu dự án. Nếu được, xin vui

lòng sử dụng phần "nhận xét" để thảo luận về bất kỳ biện pháp giảm thiểu nào được đề xuất.

Thông tin này phải được thu thập dưới sự tham vấn và phối hợp với chính quyền địa phương,

cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và lãnh đạo các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Page 60: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

59

CÂU HỎI Không Có CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

CẦN THIẾT?

A. HIỆN TRƯỜNG DỰ ÁN: TẠI KHU VỰC THI CÔNG CỦA DỰ ÁN CÓ NHỮNG CÔNG TRÌNH HOẶC NGUỒN TÀI NGUYÊN SAU ĐÂY KHÔNG? • Hộ gia đình riêng □ □ • Kinh doanh/cửa hiệu nhỏ của cá nhân □ □ • Đường xá, lối đi hoặc tuyến đường vào khác

□ □

• Đất nông nghiệp □ □ • Đất thổ cư □ □ • Nguồn tài nguyên thiên nhiên chung cho các thành viên trong cộng đồng

□ □

• Nghĩa địa hoặc khu vực/công trình tôn giáo hoặc văn hóa quan trọng khác

□ □

• Khác: □ □ NHẬN XÉT BỔ SUNG/GỢI Ý:

B. NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TIỀM TÀNG: TIỂU DỰ ÁN SẼ GÂY RA: • Bị chiếm dụng tạm thời đất đai hoặc các nguồn tài nguyên của bất kỳ gia đình nào?

□ □

• Thu hồi vĩnh viễn đất đai hoặc các nguồn tài nguyên của bất kỳ gia đình nào?

□ □

• Xung đột về quyền cung cấp nước và các xung đột xã hội có liên quan?

□ □

• Cản trở đối với việc di chuyển của người và động vật?

□ □

• Di dời hoặc tái định cư bắt buộc đối với người?

□ □

• Xung đột xã hội tiềm tàng nảy sinh từ các vấn đề quyền sử dụng đất?

□ □

• Làm suy giảm sinh kế hoặc điều kiện sống của phụ nữ hoặc của những gia đình nghèo trong vùng tiểu dự án?

□ □

• Khác: …………………………………………

□ □

C. NHẬN XÉT KHÁC:

D. Phân loại tái định cư bắt buộc5 Sau khi xem xét những câu trả lời ở trên, CPO hoặc PPMU hoặc tư vấn của họ nhất trí, với sự khẳng định, rằng dự án là một: [ ] “ Những người bị ảnh hưởng không phải di dời và dưới 10% tài sản sản xuất của họ bị tổn thất”, cần có một Kế hoạch hành động tái định cư ngắn

5 OP 4.12 Ngân hàng thế giới, Chính sách về tái định cư bắt buộc

Page 61: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

60

CÂU HỎI Không Có CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẦN THIẾT?

[ ] Tiểu dự án đề xuất có thể gây ra nhiều tác động lớn hơn, đó là di dời người dân và trên 10% tài sản sản xuất của họ bị tổn thất, khi đó cần lập một RAP. [ ] Không thấy trước cần có di dời, và tài sản tổn thất không đáng kể.

E. TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TIỀM TÀNG ĐỐI VỚI NHỮNG NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NẾU CÓ: TIỂU DỰ ÁN SẼ:

• Ảnh hưởng tới nhóm người nghèo? □ □

• Ảnh hưởng tới hộ gia đình có chủ hộ là nữ?

□ □

• Ảnh hưởng tới nhóm dân tộc hoặc người bản địa?

□ □

• Ảnh hưởng tới các nhóm dễ bị tổn thương khác?

□ □

F. CÁC NHẬN XÉT KHÁC:

CÁC TÀI LIỆU AN TOÀN CẦN CÓ:

• Kế hoạch hành động tái định cư (RAP)?

□ □

• Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)?

□ □

• Các quyền hoặc các hồ sơ đất đai? □ □ • Tuyên bố cộng đồng? □ □ • Khác? ……………………………………….

□ □

G. CÁC NHẬN XÉT KHÁC:

H. KẾT LUẬN/KIẾN NGHỊ:

I. KÝ TÊN:

ĐIỀU PHỐI VIÊN AN TOÀN CỦA DA:

TÊN:…………………………..…………

CHỨC VỤ:………………………………

NGÀY:…………………….…………….

CƠ QUAN THỰC THI:

TÊN: …………………………...

CHỨC VỤ:………..……………..

NGÀY:…………………………..

Page 62: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Biểu mẫu 2: Ma trận thông tin tóm tắt về đất đai và cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng Tỉnh: _____________ Huyện: ___________________ Thôn /xã: _________________________

Tổn thất tài sản Tổn thất mùa vụ Tổn thất tài sản khác

Tổn thất khác

Số hộ

Tên chủ hộ

Số nhân khẩu

trong hộ

Tổng diện tích đất sản

xuất của hộ

(m2)

Đất sản xuất cần thu hồi

(m2)

% đất bị tổn

thất/tổng số

Công trình

kiên cố (m2)

Công trình tạm (m2)

Diện tích đất thổ cư bị tổn thất (m2)

Nhà ở (thuê)

Nhà ở (thuê)

Nhà ở (thuê)

VD: mồ mả,

giếng nước... (loại và

số lượng)

Nơi ở (được thuê)

Kinh doanh

Mất thu nhập

Page 63: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

62

Biểu mẫu 3: Khảo sát sơ bộ dân tộc thiểu số

Khi nào thì thực hiện khảo sát: vào thời điểm thực hiện tham vấn lần đầu với xã/thôn Thông tin nào được thu thập: việc khảo sát sẽ thu thập dữ liệu về nhân khẩu của người DTTS sinh sống dọc theo vùng tiểu dự án. Cách thu thập thông tin: thông tin có thể lấy từ người đứng đầu dân tộc, trưởng thôn và chính quyền cộng đồng. Ai sẽ thực hiện việc đánh giá: tư vấn hoặc cán bộ huyện đã qua đào tạo Tỉnh: ___________ Huyện: _______________ Xã/thôn: _____________

Tên thôn, xã, dọc theo vùng

tiểu dự án

Tên của dân tộc thiểu số sống

dọc vùng tiểu dự án

Số lượng dân tộc thiểu số và

hộ gia đình

Tổng số người của các dân tộc thiểu số

Nữ giới Nam giới

Page 64: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

63

Biểu mẫu 4:

(Các bảng thống kê số liệu sau đây)

Page 65: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

TT (No.)

Mô tả (Description)

Số người bị ảnh

hưởng bởi dự án

Đơn vị (Unit)(HH/ha/m2)

Tổng số lượng(Total

quantity)

Đơn giá (Rate)

(VND/Unit)

Thành tiền (Amount)1000 VND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

I BỔI THƯỜNG (COMPSENSATION)

1Bồi thường đất(Compensation for Land) - Đất nông nghiệp (Agricultural):

+ Loại I (Category I)

+ Loại II (Category II)

+ Loại III (Category III)

- Đất ở (Residential):

+ Loại I (Category I)

+ Loại II (Category II)

2Bồi thường nhà ở(Compensation for Houses) - Lâu dài (Permanent)

- Bán lâu dài (Semi permanent)

- Tạm thời (Temporary)

- Khác (Other)

3Bồi thường thiệt hại công trình(Compensation for Loss of Structures)

- Tường rào, mái che v.v..

(Boundary Wall, Shed etc.)

-

4

Bồi thường thiệt hại cây trồng, hoa màu(Compensation for Loss of Crops and Trees) - Cây trồng (Trees)

- Hoa màu (Crops)

II HỖ TRỢ (ALLOWANCE)

1Hỗ trợ vận chuyển(Transport Allowance) - Di dời trong tỉnh

(Relocating within province)

- Di dời ngoài tỉnh

(Relocating outside province)

2Hỗ trợ ổn định đời sống (Subsistence Allowance) - Hỗ trợ sinh hoạt 3 tháng

(Allowance for 3 months)

- Hỗ trợ sinh hoạt 6 tháng

(Allowance for 6 months)

3Hỗ trợ phục hồi đời sống (Rehabilitation Assistance)

3.1

Hỗ trợ chuyển đổi nghể nghiệp và tạo

việc làm

(Training + Allowance)

3.2Hỗ trợ khuyến nông

(Agriculture Extension)

Bảng 1: DỰ TOÁN CHI PHÍ TÁI ĐỊNH CƯ(Table 1: ESTIMATE RESETTLEMENT COST)

hộ (hh)

ha

m2

m2

hộ (hh)

hộ (hh)

Page 66: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

4Hỗ trợ sửa chữa phục hồi (Repair cost assitance)

5Hỗ trợ mất lợi tức kinh doanh (Specail business income loss allowance)

hộ (hh)

6Hỗ trợ thuê nhà (House renting asssitance)

hộ (hh)

7Hỗ trợ tái định cư (Self relocated assitance)

hộ (hh)

8Hỗ trợ diện chính sách (Special preference allowances)

hộ (hh)

9Hỗ trợ khác (Other assistance)

hộ (hh)

10Khen thưởng (Incentive bonus)

hộ (hh)

IIICHI PHÍ KHU TÁI ĐỊNH CƯ (COST OF RELOCATION SITE)

1Đền bù thu hồi đất

(Compensation of lost land)

2

Chi phí qui hoạch và thiết kế cơ sở,

đầu tư cơ sở hạ tầng

(Cost of site planning and designing,

infrastructure investing)

IV

GIÁM SÁT NGOẠI VỊ VÀ ĐÁNH GIÁ SAU KHI THỰC HIỆN(EXTERNAL MONITORING AND POST-IMPLEMENTATION EVALUATION)

Trọn gói

(Lumpsum)

V

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ THAM VẤN VỀ LỢI ÍCH(PUBLIC PARTICIPATION AND BENEFICIARY CONSULTATION)

Trọn gói

(Lumpsum)

VI CỘNG (TOTAL)

VIIDỰ PHÒNG GIÁ 15% (PRICE CONTINGENCIES 15%)

VIII TỔNG CỘNG (GRAND TOTAL)

Page 67: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Đất cóTotal(m2)

Đất mấtLoss(m2)

Đất cònRemain.

(m2)

% mất(% of loss)

Đất bị thu hồi

Land area to be acquired

(m2)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng (Total):

Chú dẫn (Notes):

(1) - Có giấy CNQSDĐ (With LURC)

- Có khả năng hợp pháp (Legalizable)

- Bất hợp pháp (Squater)

(2) - Đất nông nghiệp (Agricultural)

- Đất ở (Residential)

- Đất kinh doanh (commercial)

(3) Nhóm I, II, III, ... (Class I, II, III etc..)

(4) Giá thị trường hiện hành áp dụng đền bù của tỉnh

(Provincial compensation at current market prices)

Đơn giá(Rate)

1000 VND(4)

Tổng cộng(Amount) 1000 VND

Xã (Commune):Huyện (District):Tỉnh (Province):

Tình trạng sở hữu(Tenure state)

(1)

Mục đích sử dụng

Use of the land(2)

Loại đấtLand

category

(3)

Đất - Land

Bảng 2: DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ ĐẤT

Table 2: ESTIMATED COMPENSATION OF LOST LAND

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

Người lập biểu: Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:

TT(No.)

Mã số(PAP Code)

Họ tên chủ hộ(Name of HH)

Ấp(Hamlet)

Page 68: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

DT cóAvailable

(m2)(1)

DT mấtLoss(m2)

DT cònRemaining

(m2)

% mất(% of loss)

DT thu hồiArea to be acquired

(m2)

Cấp(Class)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng (Total):

Chú dẫn (Notes):

(1)

(2)

Nhà - House

Tổng diện tích của tất cả các tầng

(Total area of all the floors)

Bảng 3: DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NHÀ Ở

Table 3: ESTIMATED COMPENSATION OF LOST HOUSES

Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:Người lập biểu:

Giá thị trường hiện hành áp dụng đền bù của tỉnh

(Provincial compensation at current market prices)

Đơn giá(Rate)

1000 VND(2)

Tổng cộng(Amount) 1000 VND

Xã (Commune):Huyện (District):Tỉnh (Province):

TT(No.)

Mã số(PAP Code)

Họ tên chủ hộ(Name of HH)

Ấp(Hamlet)

Page 69: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng (Total):

Chú dẫn (Notes): Người lập biểu:(1)

Tỉnh (Province): Huyện (District): Xã (Commune):

Chi tiết về loại công trình, số lượng, hạng mức và đền bù thiệt hại

được tính toán chi tiết trong khảo sát điều tra chi tiết

(Delail on types of structure, quantity, rate and compensation to be

calculated separately from DMS)

TT(No.)

Mã số(PAP Code)

Họ tên chủ hộ(Name of HH)

Ấp(Hamlet)

Đơn giá(Rate)

1000 VNDKhối lượng (Quantity)

Đơn vị tính (Unit)

Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:

Bảng 4: DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÔNG TRÌNH

Table 4: ESTIMATED COMPENSATION OF LOST STRUCTURES

Loại công trìnhType of Structures

(1)

Thành tiền (Amount)1000 VND

Page 70: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng (Total):

Chú dẫn (Notes): Người lập biểu:(1)

Ấp(Hamlet)

Số lượng(Quantity)

Đơn giá(Rate)

1000 VNDThành tiền (Amount)

1000 VND

Bảng 5: DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, HOA MÀU

Table 5: ESTIMATED COMPENSATION OF CROPS & TREES LOST

Đánh giá các loại cây trồng/ hoa màu khác nhau được tính toán

riêng rẽ trên cơ sở khảo sát điều tra chi tiết

(Rate of different types of crops/trees to be calculated based on

DMS separately)

Loại câyType of Crops

&Trees(1)

Đơn vị tính (Unit)

Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:

Tỉnh (Province): Huyện (District): Xã (Commune):

TT(No.)

Mã số(PAP Code)

Họ tên chủ hộ(Name of HH)

Page 71: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

(A1) (A2) (B1) (B2) (C1) (C2) (D) (E) (F) (G) (H) (I) (J)

(C)

Mất kinh doanh

Có / không

Loss of businessYes / No

Dời chuyển

Có / không

Relocated

Yes / No

Tự lo dời chuyển

Có / không

Self RelocatedYes / No

Dân tộc (Name of

Ethnic group)

Tổng cộng(Amount)

(K) 1000VND

Số nhân khẩu

Number of family

member

Mất nhà ở một phần,

sắp xếp lại, dời chuyển

(House loss structure

partial impact, re-organizing, relocating)

(A)

Mã số(PAP Code)

Nguồn thu nhập

chính (Main

source of income)

Mức sống hộ gia đình (Househ

old living

standard)

Định rõ mức hỗ trợ (Specify amount)Phân loại (Type)

Bảng 6: DỰ TOÁN CHI PHÍ HỖ TRỢ

Table 6: ESTIMATE OF ALLOWANCE TO PAPs

Họ tên chủ hộ

(Name of HH)

ẤpHamlet

(B)

Tình trạng

sức khoẻ của LĐ chính

(Health status of

main labour)

Xã (Commune):Huyện (District):Tỉnh (Province):

Mức độ ảnh hưởng đến thu nhập

hiện tại (%) (Magtitude of loss to current income)

Mức độ ảnh

hưởng đến tiếp cận dịch

vụ XH (nhiều, vừa, ít,

không ảnh hưởng)

TT(No.)

1

2

3

4

5

Cộng (Total):

Chú dẫn (Notes): Người lập biểu: Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:

(A) = Hỗ trợ di chuyển (Transport/Shifting allowance)

(A1)

(A2)

(B)

(B1) = Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 3 tháng (DP not relocated - Subsistence allowance for three months)

(B2) = Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 6 tháng (DP relocated - Subsistence allowance for six months)

(C) Hỗ trợ phục hồi đời sống (Rehabilitation assistance)

(C1)

(C2) = Hỗ trợ khuyến nông (Argricultural extension assistance)

= Hỗ trợ di chuyển nhà (Transport / Shifting allowance for household VND 1,000,000 - 3,000,000 relocated in the same district,

VND 5,000,000 relocated outside province)

= Hỗ trợ di chuyển cơ sở sản xuất (Transport / Shifting allowance for workshop, factory)

= Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất (Subsistence allowance)

relocating)

= Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (Relocated DPs by loss entire agriculture land, rehabilitation assistance by

training VND 1,500,000 + allowance VND 350,000/month, max 6 months)

hưởng)

Page 72: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

(D)

(E)

(F)

(G)

(H)

(I)

(J)

(K)

= Hỗ trợ sửa chữa phục hồi (Repair cost assistance - 10% of compensation for affected part)

= Hỗ trợ tái định cư (Self relocated assistance VND 10,000,000/HH)

= Hỗ trợ diện chính sách (Special preference allowances)

= Khen thưởng (Incentive Bonus)

= Total A1+A2+B1+B2+C1+C2+ D+E+F+G+H+I+J

= Hỗ trợ khác (Other allowance)

= Hỗ trợ thuê nhà (House renting assistance)

= Hỗ trợ mất lợi từ kinh doanh (Special business income loss allowance - 3.6 month income for registered; VND 500,000 for

unregistered)

Page 73: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

Đất(Land)

Nhà(House)

Công trình(Other Structures)

Công trình, hoa màu & cây trồng

(Other Structures, Crops&Trees)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng (Total):

Người lập biểu:

Xã (Commune):

TT(No.)

Mã số(PAP Code)

Họ tên chủ hộ(Name of HH)

Tỉnh (Province): Huyện (District):Đền bù (Compensation)

Hỗ trợ(Allowances)

Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:

Bảng 7: TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀN BÙ HỖ TRỢ

Table 7: SUMMARY OF COMPENSATION TO PAPs

Tổng cộng(Amount) 1000 VND

Page 74: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

Tên Dự án (Project Name):

Tên Tiểu dự án GPMB (Sub-Project Name):

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng (Total)

Người lập biểu:

Cộng (Total) 1000 VND

Số nền nhà (Number of

plot)

Thành tiền (Amount) 1000 đồng

Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện:

(Table 8: ESTIMATE COST OF RELOCATION SITES)Bảng 8: DỰ TOÁN KINH PHÍ KHU TÁI ĐỊNH CƯ

Đơn giá (Rate)

1000 VND/plot

Thành tiền (Amount) 1000 VND

Đất bị thu hồiLand area to be acquired (m2)

Đơn giá (Rate)

1000 VND/m2

TT (No.)

Tên khu tái định cư (Name of RS)

PAPs

Chi phí quy hoạch và thiết kế, đầu tư cơ sở hạ tầng (Cost of site planning and

designing, infrastructure investing)

Đền bù thu hồi đất (Compensation of lost land)

Page 75: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới (VIAIP)

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Cung cấp bởi:

BAN QUẢN LÝ TW CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI Địa chỉ: 23 Hàng Tre, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 3.8253921 Fax: (04) 3.8242372

1. Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới là gì? Trả lời: Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam đã yêu cầu Ngân hàng thế giới hỗ trợ một dự án với tên gọi Dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới (WB7) nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại bảy (07) tỉnh ở vùng ven biển miền Trung và vùng miền núi Bắc bộ bao gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Trị. Mục tiêu phát triển của dự án đề xuất là nâng cao sự phát triển bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới ở vùng duyên hải miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Dự án được xác định trong bối cảnh ưu tiên của Chính phủ cho việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chú ý nâng cao hiệu quả chi tiêu công, khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu, và một khuôn khổ rộng lớn hơn cho phát triển bền vững tài nguyên nước. Mục tiêu phát triển dự án sẽ đạt được bằng cách nâng cao các dịch vụ tưới và tiêu, cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn, và tăng cường năng lực thể chế ở cấp tỉnh, hệ thống và nông trại/cộng đồng. Dự án gồm có 04 Hợp phần: (i) Hợp phần 1: Thể chế và chính sách hỗ trợ cải thiện quản lý nước; (ii) Hợp phần 2: Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu; (ii) Hợp phần 3: Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu; (iv) Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án. Dự án sẽ được thực hiện trong 05 năm, từ năm: 2014 – 2019. 2. Chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án như thế nào? Trả lời: Sẽ có sự thu hồi đất vĩnh viễn và trưng dụng tạm thời trong thời gian thi công. Tuy nhiên, việc thu hồi đất và các tài sản khác sẽ được giảm thiểu tối đa trong khả năng có thể. Một cuộc điều tra và kiểm kê sơ bộ về những thiệt hại có thể xảy ra do dự án đã được thực hiện vào tháng 3/2013. Kết quả điều tra cho thấy, đối với các tiểu dự án chủ yếu thuộc Hợp phần 2 và một số ít thuộc Hợp phần 3 là có ảnh hưởng và phải thu hồi đất. Số hộ bị ảnh hưởng dự kiến là 4.553 hộ, trong đó có 13 hộ thuộc diện di dời, 58 hộ dân tộc thiểu số (DTTS). Tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn là khoảng 95,9992 ha, trong đó hầu hết là đất sản xuất. Tổng diện tích đất thu hồi tạm thời là 105,33 ha, trong đó hầu hết diện tích đất thu hồi tạm thời là đất nông nghiệp. 3. Những ai nhận được bồi thường và các khoản hỗ trợ trong khuôn khổ dự án? Trả lời: Tất cả những người bị ảnh hưởng (BAH) được xác định trong khu vực bị ảnh hưởng của Dự án trước ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền được hưởng bồi thường cho những tài sản bị ảnh hưởng, và các biện pháp khôi phục đủ để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống, khả năng thu nhập, và sản xuất như trước khi có dự án. Ngày khóa sổ kiểm kê sẽ là ngày cuối cùng của công tác kiểm kê chi tiết (DMS) tại từng tiểu dự án/ hợp phần đầu tư. Những người lấn chiếm khu vực đầu tư hoặc tạo lập tài sản mới (cải tạo, xây mới nhà/vật kiến trúc, trồng cây mới) sau ngày khóa sổ kiểm kê sẽ không có quyền nhận bồi thường hay bất kỳ hỗ trợ nào khác. 4. Người bị ảnh hưởng (BAH) bởi dự án là ai?

Trả lời: Bao gồm mọi cá nhân, hộ gia đình, công ty hoặc các cơ sở nhà nước/tư nhân phải chịu những tác động do Dự án gây ra bao gồm: (i) việc thu hồi đất không tự nguyện và điều này dẫn đến:

• buộc phải di dời đến nơi khác hoặc bị mất chỗ ở; • bị mất tài sản hoặc mất khả năng tiếp cận tới tài sản; • mất nguồn thu nhập hay phương tiện sống, bất kể họ có

phải di dời đến nơi ở mới hay không; ii) bị hạn chế một cách không tự nguyện khả năng tiếp cận tới các khu vực có tính pháp lý và các khu vực được bảo vệ, gây tác động bất lợi tới nguồn sống của họ. 5. Đất bị thu hồi sẽ được bồi thường như thế nào? Trả lời: (5.1) Đối với đất nông nghiệp: * Nếu chủ sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): - Mất đất ít hơn 20% (ít hơn 10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thương) tổng diện tích đất sử dụng: Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế, tương đương với giá trị hiện hành trên thị trường của đất, cùng loại, cùng hạng và cùng năng lực sản xuất, cộng với chi phí giao dịch (thuế, phí quản lý); - Mất từ 20% trở lên (từ 10% trở lên đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thương) trở lên tổng diện tích đất sản xuất: Ưu tiên bồi thường bằng đất thay thế gần với khu đất bị thu hồi với năng suất sản xuất tương đương, được người BAH chấp thuận với đầy đủ quyền sử dụng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng và không phải trả phí, hoặc bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế trong trường hợp không có đất thay thế; và được nhận gói hỗ trợ và khôi phục như xác định dưới đây cho những người BAH nặng. * Nếu chủ sử dụng đất không có GCNQSDĐ hoặc không đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ : - Bồi thường cho đất theo chi phí thay thế nếu đất bị thu hồi không có tranh chấp, không lấn chiếm và không vi phạm quy hoạch đã công bố. - Nếu hộ BAH không đáp ứng các điều kiện để nhận bồi thường đất, thì tùy từng trường hợp Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét hỗ trợ. (5.2) Đất ở: * Người sử dụng đất có GCNQSDĐ, hoặc hợp lệ để được cấp GCNQSDĐ: - Với diện tích đất còn lại đủ để xây lại nhà/công trình phù hợp với quy hoạch của địa phương: (i) Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho đất bị thu hồi và (ii) Hỗ trợ ổn định đời sống và tiền thuê nhà. - Với diện tích đất còn lại không đủ để xây lại nhà/công trình: (i) bồi thường bằng đất/nhà tại các khu tái định cư hoặc đất trong xã có cùng loại, theo hạn mức đất ở tại địa phương, không tính thuế, phí đăng ký và chuyển mục đích sử dụng đất, với đầy đủ quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sử dụng đất/nhà. Trường hợp diện tích đất được bồi thường nhỏ hơn diện tích đất bị thu hồi thì phần chênh lệch sẽ được trả bằng tiền theo giá thay thế; nếu diện tích bồi thường lớn hơn diện tích bị thu hồi thì người BAH

Page 76: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

không phải trả phần chênh lệch, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời HOẶC (ii) bồi thường bằng tiền mặt theo chi phí thay thế tương đương với giá thị trường hiện tại của đất cùng loại, cộng với các khoản hỗ trợ san lấp mặt bằng và phí đăng ký quyền sử dụng đất, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời. * Người sử dụng đất không có quyền hợp pháp hoặc không thể hợp thức hóa quyền sử dụng đất: - Bồi thường cho đất bị ảnh hưởng bằng đất đổi đất hoặc tiền mặt theo giá thay thế nếu không có tranh chấp, không lấn chiếm hay không vi phạm quy hoạch đã công bố; nếu có vi phạm thì không được bồi thường đất nhưng được bồi thường cho các tài sản trên đất. - Nếu người BAH không có nơi ở khác, Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét phân bổ đất ở hoặc nhà ở và các gói hỗ trợ và khôi phục cho người BAH. * Người thuê đất/nhà hoặc ở nhờ (ở đợ) - Bồi thường cho tất cả các tài sản có trên đất theo giá thay thế. - Hỗ trợ di chuyển. - Hỗ trợ thuê nhà nếu cần. 6. Người sử dụng đất tạm thời có được bồi thường không? Trả lời:

* Đối với đất nông nghiệp và đất ở mà dự án sẽ sử dụng tạm thời, 1. Người sử dụng đất có GCNQSDĐ, hoặc đang trong quá trình xin cấp GCNQSDĐ Đối với đất nông nghiệp: (i) bồi thường bằng tiền mặt theo giá thị trường cho cây cối, hoa màu trên đất bị ảnh hưởng và thu nhập thuần bị mất trong thời gian dự án sử dụng đất; và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu sau khi hoàn thành thi công trong vòng 1 tháng. Đối với đất ở: (i) bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho các tài sản cố định bị ảnh hưởng (ví dụ, công trình, vật kiến trúc); và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu trước khi trả lại cho chủ sử dụng đất. Nếu dự án không thể khôi phục phần đất sử dụng tạm thời, Hội động bồi thường huyện sẽ thương thảo với người BAH và trả chi phí cho người BAH tự khôi phục đất. 2. Người sử dụng đất không hợp pháp Đối với đất nông nghiệp: bồi thường theo giá thị trường cho mùa màng hiện tại có trên đất. Đối với đất ở: bồi thường cho các tài sản có trên đất BAH và cung cấp khoản hỗ trợ di dời. * Trong trường hợp nhà thầu sử dụng đất tạm thời để làm lán trại hay nơi tập kết nguyên vật liệu, nhà thầu cần thương thảo với người BAH về việc bồi thường và khôi phục sau khi sử dụng đất. 7. Nhà và các công trình bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường như thế nào? Trả lời: - Đối với nhà/ cửa hàng, và các công trình phụ (bếp, kho thóc) bị ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần nhưng không còn giá trị nữa (sẽ yêu cầu di dời): Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế để xây mới nhà ở/ cửa hàng, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương mà không giảm trừ hay tính khấu hao công trình hay

nguyên vật liệu có thể sử dụng lại; và cung cấp gói hỗ trợ và khôi phục cho người BAH, gồm cả hỗ trợ thuê nhà trong thời gian chờ xây nhà mới. Mức hỗ trợ thuê nhà do UBND tỉnh quy định phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương. - Nhà/ Cửa hàng, và các công trình phụ bị ảnh hưởng một phần và phần còn lại còn giá trị sử dụng: Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho phần bị ảnh hưởng và chi phí sửa chữa phần còn lại, không khấu trừ nguyên vật liệu có thể sử dụng lại. 8. Mất thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong thời gian di dời hoặc trong thời gian tháo dỡ /sửa chữa phần BAH (không có di dời) sẽ được bồi thường như thế nào? Trả lời: *Chủ sở hữu cửa hàng/doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh Bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế cho cửa hàng phải phá dỡ và toàn bộ chi phí tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt máy móc (nếu có). Hỗ trợ bằng thu nhập thuần trung bình một tháng cho ít nhất 6 tháng *Chủ sở hữu cửa hàng/doanh nghiệp không có đăng ký kinh doanh Hỗ trợ bằng thu nhập trung bình/tháng của hộ ít nhất 3 tháng. 9. Mùa màng và cây cối có được bồi thường không? Trả lời: - Nếu cây trồng hàng năm đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, thì bồi thường bằng tiền mặt theo giá thị trường, tương đương với năng suất cao nhất của một vụ trong 3 năm liền kề trước đó. - Đối với cây trồng lâu năm bồi thường bằng tiền mặt theo giá trị thị trường dựa trên loại, tuổi, và năng suất của loại cây trồng đó. - Đối với cây lấy gỗ, bồi thường bằng tiền mặt theo giá trị thị trường dựa trên loại, tuổi, và đường kính của thân cây. 10. Bồi thường đối với việc mất vĩnh viễn các nguồn/công trình văn hóa vật thể, công cộng/làng xóm hoặc công trình thuộc sở hữu chung như thế nào? Trả lời: Bồi thường theo giá thay thế để xây dựng mới các công trình BAH với tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. 11. Bồi thường đối với mồ mả trong khu vực bị ảnh hưởng như thế nào? Trả lời: Bồi thường cho việc di chuyển mồ mả sẽ được trả trực tiếp cho người BAH, bao gồm chi phí đào, di chuyển, chôn lại, mua đất và nguyên vật liệu để xây cất (nếu là mộ xây) và tất cả các chi phí hợp lý khác theo phong tục địa phương. 12. Cột điện có được bồi thường không? Trả lời: Bồi thường bằng tiền mặt cho chi phí tháo dỡ, dịch chuyển và lắp lại cột điện. 13. Các khoản hỗ trợ của dự án? Trả lời: Ngoài bồi thường cho đất và các tài sản khác BAH, dự án còn đảm bảo khôi phục mức sống của người BAH bằng hoặc tốt hơn trước khi có dự án. Dự án sẽ cung cấp các khoản sau đây cho người BAH: (i) Hỗ trợ đất NN bị thu hồi:

- Đối với hộ BAH hợp pháp có đất bị thu hồi nằm trong khu dân cư nông thôn hoặc đô thị: Ngoài bồi thường theo giá thay thế cho

đất bị thu hồi còn được hỗ trợ bằng tiền, tương đương từ 20% đến 50% giá đất ở trung bình trong khu vực nhưng không vượt quá 5 lần hạn mức đất ở của địa phương. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với hộ BAH hợp pháp trực tiếp sản xuất trên đất bị thu hồi: Ngoài bồi thường cho đất NN bị thu hồi theo giá thay thế, hộ BAH còn được hỗ trợ theo một trong hai phương án sau:

(i) hỗ trợ chuyển nghề/tạo việc làm bằng tiền mặt, tương đương từ 1,5 đến 5 lần giá trị bồi thường cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương; HOẶC (ii) cấp một suất đất ở hoặc một căn hộ hoặc một lô đất thương mại, nếu địa phương còn quỹ đất. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh. Nếu những người trong độ tuổi lao động của hộ BAH có nhu cầu đào tạo nghề thì sẽ đuợc một khóa đào tạo nghề miễn phí. (ii) Hỗ trợ đất vườn ao không được coi là đất ở: Ngoài bồi thường cho đất bị thu hồi theo giá thay thế, hộ BAH còn được hỗ trợ tiền mặt, bằng từ 30% đến 70% giá đất ở liền kề. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp. (iii) Hỗ trợ bồi thường chênh lệch đất ở/nhà ở Người phải di dời nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó. (iv) Hỗ trợ san lấp nền Người phải di dời tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung. (v) Hỗ trợ ổn định đời sống: - Hộ gia đình phải di dời– di dời trên đất ở còn lại hoặc tới các khu vực khác: Người BAH phải di dời sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tương đương với 30 kg gạo/người/tháng theo giá thị trường hiện hành trong thời gian 6 tháng cho từng thành viên hộ gia đình. - Người BAH nặng mất 20% (10% đối với hộ dễ bị tổn thương) đất sản xuất/ thu nhập hoặc hơn: Người BAH trực tiếp canh tác trên đất bị ảnh hưởng và mất: a) từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thương) đến 30% đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật tương đương với 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên của hộ tính theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho thời gian 3 tháng nếu không phải di dời, cho 6 tháng nếu phải di dời, và cho 12 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. b) từ hơn 30% - 70% đất sản xuất/ tài sản tạo thu nhập sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tương đương 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho 6 tháng nếu không phải di dời, cho 12 tháng nếu phải di dời, và cho 24 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Page 77: D ÁN C I THI N NÔNG NGHI P CÓ T Ư I (VIAIP)...1 L i nói u th c hi n công tác b i th ư ng, h tr , tái nh c ư và khôi ph c i s ng nh ng ng ư i b nh h ư ng b i D án C i

c) từ hơn 70% đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tương đương 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho 12 tháng nếu không phải di dời, cho 24 tháng nếu phải di dời, và cho 36 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. (vi) Hỗ trợ di chuyển: Hỗ trợ bằng tiền mặt cho việc di chuyển tất cả các nguyên vật liệu xây dựng cũ và tài sản cá nhân với một khoản không ít hơn 2.000.000 đồng/ hộ di dời. Khoản hỗ trợ này không áp dụng cho các trường hợp tái định cư tại chỗ. UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp. (vii) Thuê nhà: Hỗ trợ thuê nhà trong khoảng thời gian chờ xây nhà mới, cho thời gian tối thiểu là 6 tháng/hộ. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ thuê nhà nhưng không được thấp hơn 600.000 đồng/tháng/hộ tại khu vực nông thôn và 1.000.000 đồng/tháng/hộ tại khu vực thành thị. (viii) Những tác động nghiêm trọng tới những người dễ bị tổn thương BAH (người BAH phải tái định cư và người bị mất 20% tài sản sản xuất hoặc hơn): Một khoản hỗ trợ tương đương 30kg gạo/người/tháng theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường cho 3 tháng đối với người không thuộc hộ nghèo. Một khoản hỗ trợ tương đương 30kg/người/tháng theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường trong thời gian không ít hơn 3 năm cho người thuộc hộ nghèo. UBND tỉnh quyết định số năm được hỗ trợ cho phù hợp. Được quyền tham gia các chương trình khuyến nông, tín dụng. Nhà thầu sẽ ưu tiên tuyển dụng những người BAH nặng và dễ bị tổn thương làm những công việc thích hợp trong dự án. (ix) Thưởng di dời đúng tiến độ: Ngoài tất cả các quyền lợi nêu trên, thưởng bằng tiền mặt với giá trị không ít hơn 5.000.000/hộ cho những hộ tái định cư tháo dỡ công trình BAH đúng hạn. 14. Nếu không đồng ý về bồi thường hoặc có tranh chấp nảy sinh trong khi thực hiện dự án thì người BAH có được khiếu nại không? Trả lời: Có. Người BAH có quyền khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền để giải quyết theo trình tự sau: * Giai đoạn đầu, UBND cấp xã. Một hộ bị ảnh hưởng không hài lòng sẽ nêu khiếu nại của họ tới bất kỳ một thành viên nào trong UBND xã, thông qua trưởng thôn hoặc trực tiếp tới UBND xã, bằng văn bản hoặc lời nói. Thành viên của UBND hay trưởng thôn nói trên sẽ phải thông báo với UBND xã về việc khiếu nại đó. UNBD xã sẽ làm việc cá nhân với hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại và sẽ có 5 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại (ở những vùng hẻo lánh hoặc miền núi, khiếu nại có thể giải quyết trong vòng 15 ngày). Ban thư ký của UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý. Khi UBND xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

* Giai đoạn hai, UBND cấp huyện. Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 15 ngày (hoặc 30 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND huyện chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý. Khi UBND huyện ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh. * Giai đoạn 3, UBND cấp tỉnh. Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30 ngày (hoặc 45 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên. Khi UBND tỉnh ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 45 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. UBND tỉnh khi đó phải nộp tiền thanh toán bồi thường vào một tài khoản lưu giữ. Giai đoạn cuối cùng, tòa án cấp tỉnh. Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và toà án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền cấp tỉnh sẽ phải tăng mức bồi thường lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền đã nộp cho tòa án. 15. Các địa chỉ liên hệ để được giải đáp: Tờ rơi thông tin này tóm lược các quyền lợi chính của người BAH, dựa theo Khung chính sách tái định cư (RPF) của dự án đã được Chính phủ phê duyệt và Ngân hàng thế giới (WB) thông qua. Mọi thắc mắc, xin tham khảo Khung RPF của dự án, hoặc liên hệ với các BQL của các tiểu dự án (TDA), các Ban bồi thường tại địa phương theo địa chỉ dưới đây: Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi Địa chỉ: 23 Hàng Tre, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 3.8242372; Fax: (04) 3.8242372 Ban Quản lý TDA ................................................................... ...... Địa chỉ: ........................................................................................... Điện thoại/Fax: ............................................................................... Ông: ................................................................................. Giám đốc Ban bồi thường huyện ........................................................... ..... Địa chỉ: ........................................................................................... Điện thoại/Fax: ............................................................................... Ban bồi thường huyện ........................................................... ..... Địa chỉ: ........................................................................................... Điện thoại/Fax: ............................................................................... Ban bồi thường huyện ........................................................... ..... Địa chỉ: ........................................................................................... Điện thoại/Fax: ...............................................................................