5
Cho đến thi đim này, tác hi ca cht độc gây rng lá (thường gi là cht độc màu da cam) Vit Nam vn rt nghiêm trng. Trong mt thi gian dài Mkhông nhn trách nhim và mãi đến gn đây mi có thông tin hbt đầu hp tác trong vic làm sch phn đất xung quanh sân bay Đà Nng. Nhưng trên toàn quc vn còn hàng triu người chu nh hưởng, và gia đình hđang rt cn được giúp đỡ. Tôi nghĩ có nhiu độc giđã xem chương trình truyn hình NHK vi tên gi “Hoa đi vđâu” và cchương trình tiếp ni na, ca đạo din phim tài liu Sakata Masako, người liên tc theo đui và tcáo vn đề tác hi ca cht gây rng lá. Năm ngoái, bà Sakata đã sáng lp ra quĩ hc bng vi tên gi “Mm hy vng” dành cho trem Vit Nam bnh hưởng ca cht gây rng lá. Ln đầu tiên tôi được gp bà khi tôi cùng vtham dbui trình chiếu phim do nhóm các phnNht sng ti Hà Ni vi tên gi “Mng lưới tình nguyn” tchc. (http://www.vietnam-sketch.com/201108022012). Đối tác ca bà Vit Nam là “Hi nn nhân cht độc màu da cam (VAVA)”. (http://www.vn-agentorange.org/japanese_sakata.html) Ln đầu tiên tôi được gp VAVA là vào năm 2009, khi tôi đi công tác Đà Nng, đó tôi đến thăm mt cơ sphc hi chc năng ti Đà Nng, thông qua sgii thiu ca mt thanh niên tình nguyn Nht Bn và các thành viên ca NGO Nht Bn đang htrhun luyn cho trem khuyết tt. Sau đó tôi cũng đã đến thăm “Làng Hòa Bình” Hà Ni. Ln này cũng không phi là hot động ca JICA, mà xut phát tli đề nghca mt người quen đang làm trong mt NGO Nht Bn. Tôi đã xem xét xem trong các hot động ODA, mình có thgiúp đỡ được không, nhưng mãi cho đến nay tôi vn chưa làm được gì. Ti công trình ODA xây dng “Cu Nht Tân” (còn gi là Cu Hu nghVit Nht) bc qua sông Hng ti Hà Ni, các trtháp cu ngày càng vươn cao, nhìn txa đã thy rt hùng vĩ, và ta có ththy nhng chiếc cn cu vươn cao trên công trường xây dng. Hai năm trước đây, tôi đã gp và nghe ông Imai, Giám đốc công ty AMS Vietnam - đơn vđang cho thuê nhng chiếc cn cu trên, cho biết hđang phn đấu va trin khai công vic ti Vit Nam, va thc hin các hot động đóng góp cho xã hi. Công ty có trschính ti Kyoto vn trước đây hot động trong lĩnh vc cu hcác xe ô tô btai nn, nên hcũng đã hp tác nhiu vcác hot động ci thin an toàn giao thông. Vì vy ti Vit Nam, nơi tai nn giao thông đang tăng rt nhanh, tương tnhư Nht Bn trước kia, hmong mun stng xe lăn cho nhng nn nhân tai nn giao thông đang chiến đấu vi nhng di chng ca tai nn. Đúng lúc đó, tôi nhli câu chuyn vtôi ksau khi đọc sách ca bà Sakata là phn ln các gia đình nn nhân ca cht gây rng lá đều nghèo, có nhiu bà mgiãi bày rng nếu hcó tin thì hđã cmua xe lăn để cho con hđược ra ngoài. Sau khi tôi gii thiu câu chuyn trên vi Giám đốc Imai, dán “Nhp cu hu nghcon hc (còn có nghĩa là ‘cn cu = crane’)” đã được khi động, qua đó, cvào tháng 5 hàng năm, knim ngày thành lp công ty, công ty stng 10 xe lăn thông qua VAVA. Trong bui ltrao tng đầu tiên vào tháng 5 năm ngoái, Phó chtch hi Trn Xuân Thu đã phát biu rng “cho dù là shtrnh, nhưng chúng tôi vui nht là được cm thông”, và ông cho biết khi Nht Bn gp thm ha thiên tai, các thành viên ca VAVA cũng đã quyên góp ng h, vi cùng mt suy nghĩ như vy. Trong ln thhai trao tng vào ngày 7/5 va qua, Chtch hi Nguyn Văn Rinh đã có li cm ơn như sau “cht độc màu da cam truyn tthế hthhai sang thế hthba, gây ra nhiu tác hi, khiến nhiu gia đình trnên nghèo khó. Trong hoàn cnh cn cshtrvvt cht ln tinh thn, chúng tôi cm thy được động viên rt nhiu nhtình cm khăng khít tcác bn Nht Bn”. Ti bui l, các nn nhân khuyết tt và gia đình đã được mi đến d. Giám đốc Imai đã nghe gii thiu và đã trao đổi, động viên tng người mt, dường như đôi bên đã đồng cm sâu sc vi nhau. Nhiu doanh nghip Nht đang hot động ti Vit Nam cũng đang trin khai các hot động đóng góp cho xã hi tương tnhư trên. Ví dnhư trng rng đước, góp quĩ hc bng cho trem, cho hc sinh sinh viên, htrxây trường hc cho vùng núi phía Bc, tng dng chc tp v.v. Tôi cũng thường nghe khi hvthăm địa phương, đã được người dân clàng chào đón hoan nghênh. Trên toàn quc Vit Nam, các hot động đa dng để mrng vòng nhân ái ni gia người vi người đang được các doanh nghip, chính quyn địa phương và NGO Nht Bn trin khai. Nhìn nhng người tham gia bui lti trsca VAVA, tôi li càng cm nhn mnh mrng JICA cn trtrành “chiếc cu ni” thông qua tt cmi hot động ca mình. (Trưởng đại din VP JICA Vit Nam - Tsuno Motonori) Thông đip tTrưởng đại din Văn phòng JICA Vit Nam Tháng 5/2012 (Bn tin hàng tháng ca văn phòng JICA Vit Nam)

Thông i p t Tr ư ng i di n - JICA - 国際協力機構 n th i i m này, tác h i c a ch t c gây r ng lá (th ư ng g i là ch t c màu da cam) Vi t Nam v n r t nghiêm tr ng. Trong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thông i p t Tr ư ng i di n - JICA - 国際協力機構 n th i i m này, tác h i c a ch t c gây r ng lá (th ư ng g i là ch t c màu da cam) Vi t Nam v n r t nghiêm tr ng. Trong

今月の主なトピックス今月の主なトピックス今月の主なトピックス今月の主なトピックス

Cho đến thời điểm này, tác hại của chất độc gây rụng lá (thường gọi là chất độc màu da cam) ở Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng. Trong một thời gian dài Mỹ không nhận trách nhiệm và mãi đến gần đây mới có thông tin họ bắt đầu hợp tác trong việc làm sạch phần đất xung quanh sân bay Đà Nẵng. Nhưng trên toàn quốc vẫn còn hàng triệu người chịu ảnh hưởng, và gia đình họ đang rất cần được giúp đỡ. Tôi nghĩ có nhiều độc giả đã xem chương trình truyền hình NHK với tên gọi “Hoa đi về đâu” và cả chương trình tiếp nối nữa, của đạo diễn phim tài liệu Sakata Masako, người liên tục theo đuổi và tố cáo vấn đề tác hại của chất gây rụng lá. Năm ngoái, bà Sakata đã sáng lập ra quĩ học bổng với tên gọi “Mầm hy vọng” dành cho trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng của chất gây rụng lá. Lần đầu tiên tôi được gặp bà khi tôi cùng vợ tham dự buổi trình chiếu phim do nhóm các phụ nữ Nhật sống tại Hà Nội với tên gọi “Mạng lưới tình nguyện” tổ chức. (http://www.vietnam-sketch.com/201108022012). Đối tác của bà ở Việt Nam là “Hội nạn nhân chất độc màu da cam (VAVA)”.

(http://www.vn-agentorange.org/japanese_sakata.html) Lần đầu tiên tôi được gặp VAVA là vào năm 2009, khi tôi đi công tác Đà Nẵng, ở đó tôi đến thăm một cơ sở phục hồi chức năng tại Đà Nẵng, thông qua sự giới thiệu của một thanh niên tình nguyện Nhật Bản và các thành viên

của NGO Nhật Bản đang hỗ trợ huấn luyện cho trẻ em khuyết tật. Sau đó tôi cũng đã đến thăm “Làng Hòa Bình” ở Hà Nội. Lần này

cũng không phải là hoạt động của JICA, mà xuất phát từ lời đề nghị của một người quen đang làm trong một NGO Nhật Bản. Tôi đã xem xét xem trong các hoạt động ODA, mình có thể giúp đỡ gì được không, nhưng mãi cho đến nay tôi vẫn chưa làm được gì. Tại công trình ODA xây dựng “Cầu Nhật Tân” (còn gọi là Cầu Hữu nghị Việt Nhật) bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, các trụ tháp cầu ngày càng vươn cao, nhìn từ xa đã thấy rất hùng vĩ, và ta có thể thấy những chiếc cần cẩu vươn cao trên công trường xây dựng. Hai năm trước đây, tôi đã gặp

và nghe ông Imai, Giám đốc công ty AMS Vietnam - đơn vị đang cho thuê những chiếc cần cẩu trên, cho biết họ đang phấn đấu vừa triển khai công việc tại Việt Nam, vừa thực hiện các hoạt động đóng góp cho xã hội. Công ty có trụ sở chính tại Kyoto vốn trước đây hoạt động trong lĩnh vực cứu hộ các xe ô tô bị tai nạn, nên họ cũng đã hợp tác nhiều về các hoạt động cải thiện an toàn giao thông. Vì vậy tại Việt Nam, nơi tai nạn giao thông đang tăng rất nhanh, tương tự như Nhật Bản trước kia, họ mong muốn sẽ tặng xe lăn cho những nạn nhân tai nạn giao thông đang chiến đấu với những di chứng của tai nạn. Đúng lúc đó, tôi nhớ lại câu chuyện vợ tôi kể sau khi đọc sách của bà Sakata là phần lớn các gia đình nạn nhân của chất gây rụng lá đều nghèo, có nhiều bà mẹ giãi bày rằng nếu họ có tiền thì họ đã cố mua xe lăn để cho con họ được ra ngoài. Sau khi tôi giới thiệu câu chuyện trên với Giám đốc Imai, dự án “Nhịp cầu hữu nghị con hạc (còn có nghĩa là ‘cần cẩu = crane’)” đã được khởi động, qua đó, cứ vào tháng 5 hàng năm, kỉ niệm ngày thành lập công ty, công ty sẽ tặng 10 xe lăn thông qua VAVA. Trong buổi lễ trao tặng đầu tiên vào tháng 5 năm ngoái, Phó chủ tịch hội Trần Xuân Thu đã phát biểu rằng “cho dù là sự hỗ trợ nhỏ, nhưng chúng tôi vui nhất là được cảm thông”, và ông cho biết khi Nhật Bản gặp thảm họa thiên tai, các thành viên của VAVA cũng đã quyên góp ủng hộ, với cùng một suy nghĩ như vậy. Trong lần thứ hai trao tặng vào ngày 7/5 vừa qua, Chủ tịch hội Nguyễn Văn Rinh đã có lời cảm ơn như sau “chất độc màu da cam truyền từ thế hệ thứ hai sang thế hệ thứ ba, gây ra nhiều tác hại, khiến nhiều gia đình trở nên nghèo khó. Trong hoàn cảnh cần cả sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần, chúng tôi cảm thấy được động viên rất nhiều nhờ tình cảm khăng khít từ các bạn Nhật Bản”. Tại buổi lễ, các nạn nhân khuyết tật và gia đình đã được mời đến dự. Giám đốc Imai đã nghe giới thiệu và đã trao đổi, động viên từng người một, dường như đôi bên đã đồng cảm sâu sắc với nhau. Nhiều doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang triển khai các hoạt động đóng góp cho xã hội tương tự như trên. Ví dụ như trồng rừng đước, góp quĩ học bổng cho trẻ em, cho học sinh sinh viên, hỗ trợ xây trường học cho vùng núi phía Bắc, tặng dụng cụ học tập v.v. Tôi cũng thường nghe khi họ về thăm địa phương, đã được người dân cả làng chào đón hoan nghênh. Trên toàn quốc Việt Nam, các hoạt động đa dạng để mở rộng vòng nhân ái nối giữa người với người đang được các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và NGO Nhật Bản triển khai. Nhìn những người tham gia buổi lễ tại trụ sở của VAVA, tôi lại càng cảm nhận mạnh mẽ rằng JICA cần trở trành “chiếc cầu nối” thông qua tất cả mọi hoạt động của mình. (Trưởng đại diện VP JICA Việt Nam - Tsuno Motonori)

Thông điệp từ Trưởng đại diện

Văn phòng JICA Việt Nam Tháng 5/2012 (Bản tin hàng tháng của văn phòng JICA Việt Nam)

Page 2: Thông i p t Tr ư ng i di n - JICA - 国際協力機構 n th i i m này, tác h i c a ch t c gây r ng lá (th ư ng g i là ch t c màu da cam) Vi t Nam v n r t nghiêm tr ng. Trong

1. Hội nghị thảo luận về chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nhật (27/4) Hội nghị thảo luận về chính sách mang tính chiến lược và dài hạn về việc phát triển cơ sở hạ tầng, vốn được xem là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011-2020), đã được tổ chức với hai vị đồng chủ tọa là Ngài Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Ngài Tanizaki Yasuaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Phía Việt Nam có cán bộ đại diện cùng các chuyên gia cố vấn người Nhật đến từ Bộ KHĐT, Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNN, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Y tế; phía Nhật Bản có đại điện đại sứ quán, VP JICA Việt Nam, VP JETRO Hà Nội, VP đại diện ngân hàng JBIC; tổng cộng có hơn 50 đại biểu tham gia Hội nghị. Khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã cảm ơn những giúp đỡ to lớn mà chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Việt Nam. Bộ trưởng cũng cho biết, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, chính phủ Việt Nam đã xác định việc cải cách chế độ chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng là những lĩnh vực trọng tâm. Trong đó nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng lên đến 400 tỉ USD, và sẽ cần phải huy động nguồn vốn đa dạng gồm vốn ngân sách, ODA, vốn đầu tư tư nhân v.v. Đại diện các bộ phía Việt Nam đã trình bày khái quát về nhu cầu xây dựng các dự án quan trọng trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ sơ y tế, hạ tầng điện lực, hạ tầng thông tin truyền thông, hạ tầng cấp thoát nước. Đại diện phía Nhật Bản cho biết cần phải thực hiện những dự án ODA sao cho có thể nhận được sự đồng tình của người dân Nhật Bản. Trong quá trình hình thành dự án, phía Nhật Bản sẽ tham gia một cách tích cực ngay từ giai đoạn lập kế hoạch trung hoặc dài hạn. Phía Nhật sẽ căn cứ trên ba lĩnh vực sẽ được xác định là lĩnh vực trọng tâm trong Định hướng viện trợ cho Việt Nam sắp được ban hành, là các lĩnh vực “tăng trưởng và tăng cường khả năng cạnh tranh”, “điều chỉnh chênh lệch” và “tăng cường quản trị nhà nước” để có thể hình thành các dự án một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, phía Nhật định hướng sẽ tích cực hình thành các dự án có vận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật của doanh nghiệp Nhật và chính quyền của các địa phương của Nhật Bản. Nhật Bản cũng trình bày phương châm sẽ thông qua những chương trình viện trợ tổng thể trong đó phối hợp giữa vốn vay với hợp tác kỹ thuật để thực hiện việc viện trợ một cách chu đáo. Trong thời gian tới, khoảng 2 tháng một lần dự kiến sẽ tổ chức các cuộc họp cụ thể hơn theo từng ngành. 2. Hội thảo về “Nền Kinh tế bong bóng – kinh nghiệm của Nhật Bản” Ngày 5/5 (thứ bảy), từ 8h sáng đến 5h chiều, JICA đã phối hợp với Viện khoa học xã hội Việt Nam, cùng Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (trực thuộc văn phòng chính phủ) tổ chức hội thảo về “Nền Kinh tế bong bóng – kinh nghiệm của Nhật Bản”. Hội thảo này được tổ chức như là một hoạt động tiếp nối sau chuyến thị sát của đoàn công tác Việt Nam, được cử sang Nhật Bản để học tập kinh nghiệm xử lý của Nhật Bản sau khi kinh tế bong bóng bị vỡ, căn cứ trên đề nghị của các cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Việt Nam, ví dụ như Viện trưởng Viện khoa học xã hội v.v. Việc lựa chọn diễn

giả, cùng công tác chuẩn bị đã được thực hiện với sự hợp tác của Giáo sư Tsuboi, trường Đại học Waseda (là người được đề nghị làm Cố vấn hợp tác quốc tế cho JICA, với mục đích làm cố vấn cho vấn đề chiến lược quốc gia của Việt Nam). Hội thảo đã thành công tốt đẹp, được ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch viện KHXH Việt Nam, Ủy viên trung ương Đảng, đánh giá là “hội thảo có ý nghĩa nhất trong chuỗi những hội thảo hợp tác tổ chức với Nhật Bản”. Qua phần hỏi đáp sôi nổi với các diễn giả, phía Việt Nam đã có được nhận thức về các vấn đề, các diễn giả và những quan khách chủ yếu, gồm cả Đại sứ Tanizaki đã đánh giá cao kết quả này. Có khoảng 100 đại biểu tham gia hội thảo, phía Việt Nam có Viện KHXH Việt Nam, các Viện nghiên cứu của các Bộ, Đại học kinh tế quốc dân, Ủy ban kinh tế quốc hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước v.v. Phía Nhật Bản có Đại sứ quán, Ban tài chính thuộc Hội công thương Nhật Bản (Giám đốc chi nhánh Hà Nội của BTMU, ngân hàng Mitsui Sumitomo v.v.), các cơ quan truyền thông Nhật Bản (báo Nikkei, Jiji), các chuyên gia JICA, VP JICA Việt Nam v.v. Các diễn giả và nội dung trình bày như sau: 1) Naito Junichi (Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức tín dụng

toàn quốc (nguyên Trưởng phòng tài chính Bộ tài chính, nguyên Chuyên viên thẩm định thuộc Cục tài chính)), “Bài học từ Nhật Bản từ kinh nghiệm khủng hoảng tài chính”

2) Hachimura Takeshi (Chuyên viên thẩm định, Bộ phục hưng, nguyên Giám đốc chi nhánh Fukushima của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, nguyên chuyên gia JICA tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam), “Hiện đại hóa tài chính và điều trị bong bóng”

3) Yasui Toshiyuki (GS Đại học Keio, nguyên cán bộ Cục tài chính), “Bài học từ khủng hoảng tài chính: ý nghĩa của việc xem tài chính như là một hệ thống”

4) Okamoto Shigeaki(Trưởng ban thư ký, Văn phòng Bộ trưởng, Bộ Tài chính Nhật Bản), “Chuyển biến của nền kinh tế Nhật Bản và kinh nghiệm trong đối sách tài chính”

Khai mạc hội thảo, đại sứ Tanizaki cho biết các đối sách kinh tế khi vỡ bong bóng không phải là một hiện tượng đặc thù của Nhật Bản, mà đại sứ nhận thức rằng sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 (khủng hoảng Lehman), đây là những biện pháp gần như là toàn cầu. Và hội thảo lần này là một bộ phận trong những hỗ trợ tạo nên phần cốt lỗi trong hợp tác Việt Nhật (bên cạnh 1. Sáng kiến chung Việt Nhật, 2. Xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng, 3. Hỗ trợ về xây dựng luật pháp (sửa đổi Hiến pháp), 4. Cải cách tài chính). Một thành viên của Ban tài chính thuộc Hội công thương Nhật Bản, ông Aihara, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Mitsubishi Tokyo UFJ đã trình bày quan điểm phía ngân hàng thông qua kinh nghiệm bản thân tại Nhật trong công tác tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu, kinh nghiệm xử lý tại Dubai sau khủng hoảng Lehman v.v. JICA đã nêu quan điểm cần nâng cao hiệu suất của công tác cải cách doanh nghiệp nhà nước, và cần có biện pháp đối phó với việc vỡ bong bóng hay là tài sản xấu tại Việt Nam, cần điều hành kinh tế một cách thích hợp, cần sự liên kết giữa chính sách công nghiệp hóa, cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, quản lý ngân hàng và quản lý doanh nghiệp nhà nước. Kết thúc hội thảo, cố vấn của thủ tướng, nguyên Bộ

Điểm nhấn trong tháng

Page 3: Thông i p t Tr ư ng i di n - JICA - 国際協力機構 n th i i m này, tác h i c a ch t c gây r ng lá (th ư ng g i là ch t c màu da cam) Vi t Nam v n r t nghiêm tr ng. Trong

trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tổng kết với những ý chính như sau: kinh tế Việt Nam tăng trưởng là do đầu tư, giá trị bất động sản và chứng khoán tăng lên là do thị trường tài chính trong nước phình to, tuy chưa thể nói chắc chắn rằng Việt Nam hiện đang nằm trong kinh tế bong bóng nhưng có thể thấy được những triệu chứng của nó, điểm khác nhau so với thời điểm phát sinh kinh tế bong bóng của Nhật Bản là Việt Nam có tỉ lệ lạm phát cao đi kèm, hiệu suất sử dụng vốn nước ngoài thấp, đầu tư bất động sản mang tính đầu cơ, do nguồn vốn không đến được khối sản xuất khiến cho tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, để cải thiện hiệu suất đầu tư không thể thiếu được cải cách đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước (chuyển thành 12 nhóm), cải cách ngân hàng (tái cơ cấu các ngân hàng thương mại quốc doanh), Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tiến hành việc cải cách nói trên. Tỉ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng là 3,8%, nhưng nếu chiếu theo cách định nghĩa của Nhật Bản thì có thể lên đến hơn 9%. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm nay nguồn cung tín dụng giảm, khiến Việt Nam phải đương đầu với tình trạng tương tự như năm 2009, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong nước tụt sâu và vô cùng khó khăn. Bằng việc cải cách Hiến pháp sẽ giúp xúc tiến việc cải cách doanh nghiệp nhà nước. Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược, Việt Nam hiểu rõ đối tác của mình là điều rất quan trọng.Vì vậy, không chỉ quan tâm đến kinh nghiệm trong quá khứ của Nhật Bản, mà còn quan tâm đến tương lai của Nhật Bản nữa. Đáp lại, GS Tsuboi, đồng chủ tọa hội thảo đã phát biểu về tương lai của Nhật Bản và Việt Nam, trong đó nếu kết hợp được kỹ thuật của Nhật Bản với sức trẻ của Việt Nam thì sẽ tạo ra một sức mạnh lớn. Nhật Bản tạo môi trường trong đó pháp luật đóng vai trò chi phối tất cả, và đã thực hiện được việc nâng cao hiệu suất kinh tế thông qua việc điều hành toàn thể nền kinh tế như một hệ thống. Đối lại, Việt Nam sau khi thực hiện Đổi mới vẫn chưa hoàn thiện được cơ chế chính sách cũng như là hiện đại hóa hệ thống của mình. Việc hợp tác của Nhật Bản đối với Việt Nam cũng là vì bản thân Nhật Bản, và mong rằng Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam xây dựng nên một tương lai tươi sáng. Hội thảo này đã được tổ chức vào thứ bảy, nhưng số lượng đại biểu tham dự không hề giảm đi trong suốt thời gian hội thảo cả buổi sáng lẫn buổi chiều, thể hiện mối quan tâm cao của phía Việt Nam. Giữa hội thảo, nội dung thảo luận đã tập trung vào việc hiện nay Việt Nam đang có kinh tế bong bóng hay không. Cuộc thảo luận không có kết luận rõ ràng, nhưng các độc giả nghĩ sao về vấn đề này?

Cải thiện điều kiện sống và thu hẹp khoảng cách phát triển

3. Họp Ban điều phối chung và Hội thảo khoa học lần thứ nhất Dự án Hợp tác kỹ thuật “Nghiên cứu cơ chế lây lan và xây dựng mô hình kiểm soát vi khuẩn đa kháng thuốc trong lĩnh vực quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm” (6/4) Dự án này được ký văn kiện R/D vào ngày 27/12 năm ngoái, với cơ quan thực hiện phía Việt Nam gồm 5 đơn vị, ví dụ như Viện dinh dưỡng quốc gia (ở Hà Nội), và cơ quan thực hiện

phía Nhật Bản là trường Đại học Osaka v.v., nay đã được chính thức bắt đầu. Tại cuộc họp JCC, cán bộ đối tác từ các địa phương đã về tham dự, nghe trình bày về khung hoạt động hợp tác trong 5 năm tới, và kế hoạch hoạt động của các lĩnh vực (nghiên cứu vi sinh vật học, nghiên cứu dược học, nghiên cứu nhân loại học) trong 1 năm tới đã được thông qua. Bên cạnh đó, vào buổi chiều cùng ngày, một hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các cán bộ, chuyên gia trong ngành thực phẩm và y tế đã được tổ chức. Hội thảo đã chủ yếu giới thiệu những nội dung nghiên cứu mới nhất tại Nhật Bản, nhiều đại biểu đã thể hiện mong muốn tham khảo những kết quả nghiên cứu đó trong thời gian tới. Trong thời gian hợp tác 5 năm tới, dự án sẽ cơ chế phát sinh vi khuẩn kháng thuốc tại Việt Nam và các bệnh truyền nhiễm xuất phát từ đó, tìm ra những chất kháng sinh và những tác nhân liên quan khác có ảnh hưởng đến sự lây lan, và xây dựng hệ thống giám sát vi khuẩn đa kháng thuốc.

4. Họp Ban điều phối chung lần thứ 3, Dự án hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho vườn quốc gia Bidup – Núi Bà” (12/4-13/4) Dự án này (từ tháng 1/2010 – 12/2013) nhằm tạo ra cơ cấu “cùng quản lý” với người dân địa phương để bảo vệ môi trường tự nhiên của vườn quốc gia, thông qua công cụ là nông nghiệp thân thiện với môi trường và du lịch sinh thái. Tại cuộc họp JCC lần thứ 3 này, các bên đã trình bày tình hình thực hiện dự án đã qua một nửa thời gian dự án, thảo luận về kế hoạch hoạt động trong năm, đánh giá cao những thành quả đã đạt được và trao đổi ý kiến về việc khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, cuộc thị sát thực địa đã được tổ chức vào ngày hôm sau. Về lĩnh vực nông nghiệp thân thiện với môi trường, đoàn cán bộ đã tham quan trang trại trồng cà phê theo phương thức FFS (Famers Field School), trong đó người dân địa phương sẽ tự học hỏi lẫn nhau. Còn trong lĩnh vực du lịch sinh thái, đoàn cán bộ đã tham quan Trung tâm đón khách do dự án xây dựng nên, và trên đường mòn tham quan, đoàn đã được tiếp xúc với tự nhiên, văn hóa của vườn quốc gia khi nghe lời giới thiệu về tự nhiên của hướng dẫn viên của vườn, được đào tạo trong khuôn khổ dự án. Việc nhận khách theo dạng du lịch sinh thái đang dần đi vào qui củ, rất mong sẽ có cơ hội được đón tiếp các độc giả của bản tin này đến thăm.

Page 4: Thông i p t Tr ư ng i di n - JICA - 国際協力機構 n th i i m này, tác h i c a ch t c gây r ng lá (th ư ng g i là ch t c màu da cam) Vi t Nam v n r t nghiêm tr ng. Trong

5. Ký Công hàm trao đổi vốn vay dự án viện trợ không hoàn lại “Xây dựng cầu giao thông nông thôn các tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam - giai đoạn ba” Ngày 8/5, lễ ký Công hàm trao đổi và Hiệp định viện trợ

không hoàn lại cho “Dự án Xây dựng cầu giao thông nông

thôn các tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam - giai đoạn ba”

đã được thực hiện. Số vốn viện trợ không hoàn lại với mức

trần 749 triệu

Yên sẽ được sử

dụng để xây

dựng 4 chiếc

cầu tại các tỉnh

Ninh Thuận,

Khánh Hòa, Đak

Lak, là nơi chịu

thiệt hại lớn

trong chiến

tranh, và hiện

vẫn phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai như bão lũ và

gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Cho đến nay, JICA đã thực

hiện viện trợ không hoàn lại để xây dựng 29 cầu ở miền Bắc

(3,76 tỷ Yên), 38 cầu ở khu vực ĐBSCL (3,73 tỷ Yên). Dự án

cải tạo các cầu yếu ở miền Trung bắt đầu từ năm 2001, trải qua nhiều khó khăn, nay sẽ được hoàn thiện sau 13 năm.

Bảo vệ môi trường

6. Cuộc họp Ban điều phối chung lần thứ nhất Dự án Hợp tác kỹ thuật “Nâng cao năng lực kiểm kê khí nhà kính Quốc Gia” (10/4)

Tuy là dữ liệu cơ bản để xem xét các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, nhưng ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, chưa có được cơ chế tổ chức để xây dựng cơ sở dữ liệu khí nhà kính (cơ sở dữ liệu GHG) . Dự án này, với đối tác chính là Bộ Tài nguyên và môi trường (MONRE), nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực trong xây dựng một cách có hệ thống cơ sở dữ liệu GHG với độ chính xác cao. Vì các hoạt động của dự án đã bắt đầu, nên cuộc họp JCC lần này thực chất là để báo cáo tình hình thực hiện dự án giữa các cán bộ có liên quan, trình bày về những hạng mục cần thảo luận. Các ý kiến thảo luận sôi nổi đã được đưa ra trong cuộc họp.

Trong bối cảnh vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu thể hiện tầm quan trọng rõ ràng hơn trong thời gian gần đây, cuộc họp đã cho thấy kỳ vọng lớn từ phía Việt Nam đối với dự án này. Phía JICA cũng xem dự án này là dự án hợp tác kỹ thuật mang tính trọng tâm trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu dành cho Việt Nam, và mong muốn sẽ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của dự án này một cách có hiệu quả. Do các bên liên quan trải rộng trên nhiều ngành nghề, nên xuất hiện một vấn đề không dễ dàng là tạo ra cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành, nhưng mong rằng dự án sẽ huy động được tối đa tính chủ động của các đối tác, đạt được những thành quả tốt đẹp. 7. Họp Ban điều phối chung lần thứ nhất Dự án thí điểm REDD+ tỉnh Điện Biên và (24/4)

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, hiện nay cơ chế “REDD+ (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation)” nhằm hạn chế thải và tăng cường tích tụ CO2 của rừng thông qua việc bảo vệ rừng đang được thảo luận nóng bỏng. Việt Nam cũng đang huy động toàn quốc để thực hiện công tác này, tuy nhiên các cơ chế, chính sách cần được kiểm chứng bằng thực tiễn. Trong năm tài khóa

trước, JICA đã góp phần vào việc xây dựng cơ chế, chính sách quốc gia trong lĩnh vực này thông qua “Nghiên cứu về REDD+”. Tiếp nhận kết quả của nghiên cứu đó, dự án này đi trước tất cả các nhà tài trợ khác, triển khai REDD+ tại tỉnh Điện Biên. Trong thời gian tương đối ngắn là 1 năm rưỡi, dự án sẽ xây dựng chiến lược REDD+ cho tỉnh, và kịch bản tiếp đó là chuyển giao sang dự án SUSFORM-NOW đang triển khai để đưa vào thực hiện. Bản thân cơ chế “REDD+” còn đang được tiến hành theo cách thức vừa làm vừa điều chỉnh, cả trên thế giới và tại Việt Nam, nên chắc chắn sẽ có nhiều thách thức, nhưng dự án này được kỳ vọng là sẽ đóng góp cả về kinh nghiệm thực tế và về chính sách.

8. “Hoạt động quản lý rừng tại Cà Mau – Việt Nam”

Shimizu Fuiaki? Thanh niên tình nguyện ngành Quản lý rừng

Nhóm 1 năm 2011 Tại Nhật Bản, tôi là cán bộ lâm nghiệp làm việc tại tỉnh Niigata, và hiện đang thực hiện công việc tình nguyện mà vẫn giữ vị trí công tác cũ. Tại tỉnh Niigata, tôi tham gia trồng và quản lý rừng phòng hộ, thiết kế và giám sát thi công các công trình bảo vệ núi rừng như đập nước, công trình phòng chống thiên tai và phục hồi sau thiên tai. Tôi được bố trí công tác tại Công ty lâm nghiệp U Minh Hạ, thuộc Sở NN&PTNN, UBND tỉnh Cà Mau. Trên vùng đồng bằng Mê kông có nhiều nơi ngập nước, việc trồng rừng với một loại cây tên là tràm khá phổ biến. Tại Cà Mau, vùng đất cực Nam của Việt Nam cũng có những rừng tràm mênh mông. Nhiệm vụ của công ty lâm nghiệp là quản lý rừng trong khu vực, phòng và chống cháy rừng trong mùa khô. Tại huyện U Minh, vào năm 2002 đã xảy ra một vụ cháy rừng lớn, thiêu trụi hơn 5.000 ha rừng. Vì đây là khu vực nghèo, dự án của JICA đã trồng lại rừng cho khu vực, thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao đời sống cho người dân như xây dựng đường, trường học, trạm y tế v.v., và việc cử tôi đến đây cũng là một trong những hoạt động đó. Yêu cầu nghiệp vụ đối với tôi là “nâng cao đời sống người dân thông qua lâm nghiệp”. Hiện tôi đang giúp công ty trong công tác trồng rừng, và thực hiện khảo sát sinh trưởng của khu vực rừng mà JICA đã hỗ trợ xây dựng đê bao để trồng rừng, nhằm cung cấp dữ liệu minh chứng cho hoạt động của JICA. Bên cạnh đó, tôi cũng phối hợp với Tình nguyện viên Murota (lĩnh vực

Báo cáo từ hiện trường công tác

Page 5: Thông i p t Tr ư ng i di n - JICA - 国際協力機構 n th i i m này, tác h i c a ch t c gây r ng lá (th ư ng g i là ch t c màu da cam) Vi t Nam v n r t nghiêm tr ng. Trong

phát triển nông thôn) cũng đang hoạt động tại U Minh, lên kế hoạch và tổ chức những chuyến tham quan, cùng với các cán bộ Việt Nam đi thăm các doanh nghiệp sử dụng rừng và các hội chợ, để tìm kiếm những khách hàng mới. Trong ngành lâm nghiệp Việt Nam những năm gần đây, một mặt giá cừ tràm – cách sử dụng tràm phổ biến từ trước đến nay – xuống thấp, mặt khác nhu cầu sử dụng ván có sợi thực vật bắt đầu xuất hiện, nên thị trường thay đổi lớn và khó dự báo. Mặt khác, việc thu lợi như thế nào từ rừng cuối cùng là do người dân địa phương quyết định. Với tư cách một tình nguyện viên, và trong bối cảnh thị trường biến động, yêu cầu “tăng thu nhập” có lẽ làm một bài toán quá lớn. Đó chính là cảm tưởng chân thực của tôi. Với một người đến từ bên ngoài như tôi, tôi nghĩ việc đầu tiên tôi có thể làm là thu thập dữ liệu về rừng và bối cảnh xung quan, hệ thống hóa chúng một cách khách quan. Căn cứ vào đó, tôi sẽ thảo luận với các cán bộ công ty lâm nghiệp và người sở hữu rừng, cung cấp cho họ cách nhìn và những tư liệu khác với những gì họ vẫn làm từ trước đến nay. Đó là những suy nghĩ của tôi trong thời gian gần đây. Thời gian công tác của tôi còn khoảng một nửa. Tôi sẽ tiếp tục công việc để sao cho có thể để lại dù chỉ một kiến thức hoặc kinh nghiệm có ích cho người dân, cán bộ địa phương. 9. Chuyên gia cố vấn về Quản lý, vận hành đường bộ cao tốc

Hata Shunji Thời gian công tác của tôi là từ tháng 5/2010 – 5/2012, 2 năm trôi qua trong nháy mắt. Tôi được bố trí một phòng làm việc trong Bộ GTVT, qua các cuộc họp hàng tuần hoặc cách tuần, tôi trình bày và đề xuất ý kiến với đối tác của mình căn cứ trên đề nghị từ phía họ. Nội dung công việc của tôi trải rộng trên những lĩnh vực theo chiều dọc như cơ chế tổ chức, hệ thống pháp qui, qui trình nghiệp vụ thực tế, sổ tay hướng dẫn tại hiện trường v.v.; và cả trên những lĩnh vực theo chiều ngang như tài chính, duy tu bảo dưỡng, quản lý giao thông v.v. Vì vậy trong quá trình làm việc tôi đã cần viện đến sự hỗ trợ từ các bộ phận và các cán bộ của nhiệm sở trước của mình là Công ty đường bộ cao tốc miền Trung Nhật Bản. Trong quá trình công tác, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ cán bộ đối tác chính là Phó vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng giao thông Mai Văn Hồng, và cả thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, cũng như các cán bộ của Cục quản lý chất

lượng xây dựng công trình giao thông (TCQM) ở ngay bên cạnh phòng làm việc của tôi. Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn mở đầu thời đại đường bộ cao tốc, nhưng các cơ chế chính sách vẫn còn chưa được xác lập, nên sẽ phải còn cần rất nhiều các ý kiến cố vấn.

Nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đón nhận Huân chương Mặt trời mọc Ngày 29/4 (thứ bảy), Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tặng nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm Huân chương Mặt trời mọc(*). Nguyên Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm là người đặt nền móng cho việc xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nhật, và ông cũng đã không ngừng phấn đấu cho việc thực hiện mối quan hệ đó, đưa đến sự phát triển thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện tốt đẹp giữa hai nước Việt Nhật như ngày hôm nay. Căn cứ trên những đóng góp này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tặng thưởng Huân chương cho ông. Việc trao huân chương dự định sẽ được tổ chức trong tháng 6. (*) Huân chương Mặt trời mọc: là một trong các huân chương của Nhật

Bản. Được qui định vào năm 1875 (năm Minh trị thứ 8). Đây là huân

chương đầu tiên mà Chính phủ Minh Trị định ra, trở thành nguồn gốc

của giải thưởng Mặt trời mọc ngày nay.

Thông tin kinh tễ xã hội Việt Nam