16
LIÊN ĐOÀN LĐ TP HCHÍ MINH CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HC Độc Lp - TDo - Hnh Phúc NÔNG LÂM TP. HCHÍ MINH TP. HChí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2010 DTHO: BÁO CÁO TNG KT CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN NHIM KXIII (2007 – 2010) A. ĐẶC ĐIM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Tchc, nhân sTính đến tháng 9 năm 2010: -Tng sCB-VC-LĐ: 882. Trong đó, N: 365, tl: 41,38%. -Tng sĐVCĐ: 876. Trong đó, N: 365, tl: 41,67%. -Sđã phát thCĐ: 825, đạt tl: 94,18%. -SĐVCĐ mi kết np: 40. Trong đó, N: 25. -SCĐ bphn: 30. - SUVBCHCĐ Trường: 15. Trong đó, N: 10; 12/15 có trình độ đào to sau đại hc, 13/15 đảng viên. 2. Thun li Được squan tâm chđạo ca Thường vLiên đoàn, ca Ban Cán sGiáo dc và Đào to và các Ban, Ngành ca Liên đoàn. Trong ni bnhà trường, được schđạo sâu sát ca Đảng y và squan tâm htrca Lãnh đạo nhà trường cùng vi snhit tình ca đội ngũ cán bcông đoàn. Bên cnh đó, được sđồng thun ca đại bphn công đoàn viên, ging viên, cán b, viên chc, người lao động (sau đây gi chung là CB-VC-LĐ) luôn hưởng ng và tích cc tham gia các hot động phong trào công đoàn, tt clà nhng nhân tkhông ththiếu để quyết định sthành công trong hot động ca tp thcông đoàn Trường Đại hc Nông Lâm TP.HCM. 3. Khó khăn Đời sng kinh tế, thu nhp ca mt bphn CB-VC-LĐ ca Trường còn thp, gp nhiu khó khăn, nht là đội ngũ CB-VC-LĐ trcũng ít nhiu nh hưởng đến kết quhot động phong trào chung. Nhng yêu cu đổi mi qun lý giáo dc đại hc, nâng cao cht lượng đào to, nghiên cu và chuyn giao khoa hc và công ngh, đáp ng yêu cu xã hi, đòi hi toàn bhthng ca nhà trường và tng CB-VC-LĐ phi tp trung hoàn thành tt nhim vchính trca nhà trường. Bên cnh đó, vic nhà trường thc hin hc k3 trong năm hc (bphn ln nghsm, kéo dài) cũng nh hưởng đến thi gian dành cho hot động phong trào. B. KT QUTHC HIN Trước nhng thun li và khó khăn trên, tp thCB-VC-LĐ trong toàn trường đã đoàn kết, gn bó, khc phc khó khăn để hoàn thành mi nhim vca tchc Công đoàn và đạt đuc nhng thành tích cthsau: I. CÔNG TÁC TUYÊN HUN I.1. Công tác chính tr, tư tưởng 1

D THẢO: BÁO CÁO T NG K T CÔNG TÁC CÔNG OÀN NHIỆM …congdoan.hcmuaf.edu.vn/data/file/CDDHNL-DuThaoBaoCaoTongKetN…13/15 là đảng viên. 2. Thu ... Đảng ủy và sự

  • Upload
    dokiet

  • View
    217

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LIÊN ĐOÀN LĐ TP HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2010

DỰ THẢO: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ XIII (2007 – 2010)

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Tổ chức, nhân sự

Tính đến tháng 9 năm 2010: -Tổng số CB-VC-LĐ: 882. Trong đó, Nữ: 365, tỷ lệ: 41,38%. -Tổng số ĐVCĐ: 876. Trong đó, Nữ: 365, tỷ lệ: 41,67%. -Số đã phát thẻ CĐ: 825, đạt tỷ lệ: 94,18%. -Số ĐVCĐ mới kết nạp: 40. Trong đó, Nữ: 25. -Số CĐ bộ phận: 30. - Số UVBCHCĐ Trường: 15. Trong đó, Nữ: 10; 12/15 có trình độ đào tạo sau đại học,

13/15 là đảng viên. 2. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Liên đoàn, của Ban Cán sự Giáo dục và Đào tạo và các Ban, Ngành của Liên đoàn. Trong nội bộ nhà trường, được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy và sự quan tâm hỗ trợ của Lãnh đạo nhà trường cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công đoàn. Bên cạnh đó, được sự đồng thuận của đại bộ phận công đoàn viên, giảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là CB-VC-LĐ) luôn hưởng ứng và tích cực tham gia các hoạt động phong trào công đoàn, tất cả là những nhân tố không thể thiếu để quyết định sự thành công trong hoạt động của tập thể công đoàn Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. 3. Khó khăn

Đời sống kinh tế, thu nhập của một bộ phận CB-VC-LĐ của Trường còn thấp, gặp nhiều khó khăn, nhất là đội ngũ CB-VC-LĐ trẻ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động phong trào chung.

Những yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu xã hội, đòi hỏi toàn bộ hệ thống của nhà trường và từng CB-VC-LĐ phải tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Bên cạnh đó, việc nhà trường thực hiện học kỳ 3 trong năm học (bộ phận lớn nghỉ hè sớm, kéo dài) cũng ảnh hưởng đến thời gian dành cho hoạt động phong trào. B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trước những thuận lợi và khó khăn trên, tập thể CB-VC-LĐ trong toàn trường đã đoàn kết, gắn bó, khắc phục khó khăn để hoàn thành mọi nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và đạt đuợc những thành tích cụ thể sau: I. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN I.1. Công tác chính trị, tư tưởng

1

I.1.1. Tư tưởng, tâm trạng CB-VC-LĐ trước tình hình của đất nước, của xã hội, của ngành

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiến trình đó đã tạo ra sự chuyển biến của xã hội về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội; trong đó bao hàm cả mặt tích cực và tiêu cực, đã tác động đến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của đội ngũ CB-VC-LĐ.

Sau hơn 25 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam không ngừng được nâng lên; kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân lao động (trong đó có CB-VC-LĐ) được cải thiện, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng được đáp ứng tốt hơn; quy mô của hệ thống giáo dục không ngừng được mở rộng, điều kiện học tập, nghiên cứu được cải thiện đáng kể đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nghề nghiệp và nhận thức của xã hội về mọi phương diện. Những thành công đó đã mang lại lòng tin, lòng tự hào cho CB-VC-LĐ về định hướng phát triển của đất nước, của toàn ngành giáo dục và sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, chính sự phát triển quá nhanh đó đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập: thu nhập của CB-VC-LĐ không theo kịp mức tăng giá của hàng hóa trên thị trường, năng lực quản lý còn hạn chế của các cơ quan nhà nước, trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân còn thấp, nhiều tiêu cực phát sinh và biện pháp xử lý chưa nghiêm ... đã phần nào tác động đến tư tưởng của nhân dân nói chung và CB-VC-LĐ nói riêng.

Đối với Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, trong hai năm học qua đã quan tâm thực hiện chủ đề của năm học “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đủ kinh phí để đầu tư những trang thiết bị cần thiết cho học tập, nghiên cứu, cải thiện thu nhập,... để CB-VC-LĐ an tâm công tác trong cơn lốc kinh tế thị trường và trong tình hình giá cả leo thang như hiện nay. Thực tế cho thấy với mức tăng học phí trong hệ thống các trường công lập là không đáng kể, đã gây khó khăn rất lớn cho nhà trường trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện đời sống cho CB-VC-LĐ. Thu nhập thấp, một bộ phận CB-VC-LĐ không yên tâm, thiếu sự gắn bó với công việc và với nhà trường và điều quan trọng hơn là tâm lý tiêu cực ấy ít nhiều sẽ có tác động đến thế hệ trẻ. I.1.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, học tập Nghị quyết, báo cáo thời sự

-Thông Tin đầy đủ và kịp thời về đường lối, quan điểm, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nhiệm vụ của đơn vị cho đoàn viên và cán bộ, viên chức.

-Tham gia các lớp tập huấn công tác tuyên giáo do Công đoàn ngành Giáo dục và LĐLĐ Thành phố tổ chức.

-Tổ chức cho CB-VC-LĐ góp ý cho các Văn kiện Đại hội Công đoàn các cấp (Đại hội Công đoàn Ngành Giáo dục Việt Nam lần XIII (2008-2013), Đại hội Công đoàn TP. Hồ Chí Minh lần IX (nhiệm kỳ 2008-2013).

-Triển khai hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Công đoàn đã tổ chức báo cáo các chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh cho CB-VC-LĐ, viết thu hoạch và tuyển chọn các bài viết có chiều sâu, súc tích gửi về Đảng ủy Khối ĐHCĐ &TCCN TP.Hồ Chí Minh, hội thi kể chuyện, ca ngợi Hồ Chủ tịch, . . .

2

-Tiếp tục tổ chức triển khai Chỉ thị 40/CT-TW về việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục cho CB-VC-LĐ.

-Tổ chức cho CB-VC-LĐ nghe báo cáo về Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 9 khóa X (có hơn 350 CB-VC-LĐ tham gia); nghiên cứu, học tập tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có hơn 300 CB-VC-LĐ tham gia);

-Để giáo dục tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, Công đoàn đã tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa những ngày lễ lớn của dân tộc như Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ 07/5/1954; ý nghĩa lịch sử vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, tình hình biên giới, biển đảo; những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội sau hơn 25 năm đổi mới, Các buổi nói chuyện đều được sự quan tâm của đông đảo cán bộ – viên chức. Trung bình có 350 – 400 người tham dự, làm cho cán bộ –viên chức tin tưởng vào lý tưởng và con đường XHCN mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã chọn lựa. Từ đó, có thêm động lực để vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn của công tác Tuyên huấn là việc tìm và mời được những báo cáo viên báo cáo hay, có thực tế, có thể hấp dẫn được người nghe (hầu hết là những người có trình độ cao).

-Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Công đoàn đã tổ chức cho đảng viên, CB-VC-LĐ học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”. Đợt sinh hoạt này có đến 500 người tham gia.

Ngoài những buổi học tập, sinh hoạt, tuyên truyền giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cho CB-VC-LĐ như đã báo cáo ở phần trên, Công đoàn Trường đã:

-Tổ chức giới thiệu CB-VC-LĐ tham gia lớp tìm hiểu Đảng do Đảng ủy khối tổ chức. -Triển khai tuyên truyền và phổ biến các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, qua đó đã tổ

chức các buổi họp và hoàn thành báo cáo đóng góp ý kiến cho các văn kiện đại hội. I.1.3. Về công tác phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã được triển khai thực hiện dưới các hình thức như:

+Xây dựng tủ sách pháp luật, phân công Công đoàn bộ phận Thư viện chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật, giới thiệu và phục vụ người đọc;

+Sưu tầm và biên tập các văn bản quy phạm pháp luật, pháp quy, nội quy, quy chế và đăng tải trên trang thông tin điện tử (Website) của Trường, của Công đoàn Trường;

+Mua và phát tài liệu cho tất cả các công đoàn bộ phận; +Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ, Công chức, Luật

Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật Bình đẳng giới, Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn, … rộng rãi đến CB-VC-LĐ. I.1.4. Các hoạt động phong trào văn thể mỹ nhân các ngày lễ lớn

-Tổ chức tốt Lễ Kỷ niệm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đã xuất bản đặc san mừng xuân 2008.

3

-Tổ chức hội thi kể chuyện về Chủ Tịch Hồ Chí Minh và hội diễn văn nghệ với chủ đề “Tình Bác sáng đời ta” nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với 25/28 công đoàn bộ phận tham gia.

-Tổ chức tốt Lễ Kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, viếng Nghĩa trang liệt sĩ TP. HCM và Nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh nhân dịp 27/7 hằng năm với trên 100 CB-VC-LĐ và sinh viên tham gia để giáo dục truyền thống đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta. Gặp mặt và tặng quà cho CB-VC-LĐ, sinh viên là những đối tượng chính sách (thương binh, con thương binh, liệt sĩ). Tổ chức thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Gia đình LS nhân dịp Tết Nguyên đán.

-Tổ chức Kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 hàng năm và Lễ trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc và khen thưởng cho 11 công đoàn viên., tham quan Chiến khu Rừng Sác, …

-Tổ chức tốt Lễ Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, gặp mặt, tặng quà cho CB-VC-LĐ lao động là những đối tượng chính sách.

-Tham gia Liên hoan văn nghệ do Hội Liên hiệp phụ nữ TP. HCM tổ chức (5/2010) -Tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 19/5. Có 60 tiết mục

và gần 115 công đoàn viên tham gia với các thể loại như: đơn ca nam, nữ, song ca, tốp ca, hợp ca, múa, ca cổ, tiểu phẩm kịch.

-Tham gia Hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 19/5 do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức tại cụm Thủ Đức.

-Tổ chức Hội thao truyền thống (20/11, 30/4, 1/5): 03 bộ môn gồm cầu lông, bóng chuyền, bóng đá (trên 180 vận động viên tham gia).

-Tổ chức hội thi “ Tôn đức Thắng - Một nhân cách lớn” nhân kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Người thu hút 265 CBVC tham gia.

-Tổ chức Hội thi “Công đoàn Việt Nam – 80 năm một chặng đường lịch sử” với hình thức tự luận và thuyết trình. Có 125 CBVC tham gia.

-Hằng năm đều tham gia các Hội thi do LĐLĐ thành phố HCM tổ chức, như: Hội thi “Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Một nhân cách lớn” (giải khuyến khích), Hội thi “Công đoàn Việt Nam – 80 năm một chặng đường lịch sử”, Hội thao truyền thống chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11….

-Tổ chức long trọng Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo việt Nam, Hội diễn văn nghệ và hội thao truyền thống chào mừng Ngày Nhà Giáo việt Nam 20/11 với trên 100 CBVC tham gia (tốp ca, đơn ca, song ca, múa).

-Hàng năm duy trì giao lưu trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn và thi đấu thể thao giữa 5 trường đại học- đây là một truyền thống tốt đẹp của CĐ trường đại học Nông Lâm. Năm 2009, Công đoàn Đại học Nông Lâm TP.HCM đăng cai tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động công đoàn với chủ đề “Công đoàn với vai trò đại diện và bảo về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động” và Hội thao với gần 250 vận động viên của 5 trường đại học tham gia. I.1.5. Các sáng tạo trong công tác tư tưởng văn hoá

- Chủ động tổ chức các buổi báo cáo thời sự kịp thời đáp ứng được yêu cầu của CB-VC-LĐ.

4

- Tổ chức nhiều loại hình sinh hoạt như tập huấn, mạn đàm, tham quan, hội diễn văn nghệ, thể thao để thu hút đông đảo CB-VC-LĐ tham gia.

- Tổ chức ra các đội văn nghệ, thể thao cấp khoa, trường và tổ chức thi đấu giao lưu với địa phương và trường bạn (các Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Cảnh sát, ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, Phường Linh Trung, Liên đoàn Lao động Quận Thủ Đức...).

- Qua các phong trào và loại hình sinh hoạt, Công đoàn bộ phận các đơn vị có điều kiện nắm bắt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của CB-VC-LĐ và phát hiện được nhiều công đoàn viên ưu tú để giới thiệu kết nạp Đảng và đề nghị chính quyền đề bạt làm cán bộ quản lý.

- Chủ động tổ chức tập huấn cho Ban chấp hành Công đoàn bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động Công đoàn, giúp cán bộ Công đoàn hoạt động đều tay và phong trào ở nhiều Công đoàn bộ phận khởi sắc hơn. II. CÔNG TÁC THI ĐUA, CHÍNH SÁCH II.1. Công đoàn tham gia các cuộc vận động

-Triển khai tốt các đợt vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học lao động và sáng tạo”, mời báo cáo viên giảng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau mỗi đợt học tập, nghiên cứu các chuyên đề, tổ chức viết thu hoạch, chấm điểm, nhận xét đánh giá theo phân cấp quản lý cán bộ. Sau khi học các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Gợi ý cho CĐV liên hệ với nhiệm vụ, công tác và xây dựng đơn vị để kiểm tra nhận thức; kiểm điểm phẩm chất đạo đức và đề ra các chương trình hành động phấn đấu phù hợp chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và từng công đoàn bộ phận.

-Tham gia xây dựng chương trình hành động, thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết 05/NQ/BCSĐ của ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đọan 2010 - 2012”:

Trong triển khai xây dựng chương trình hành động, thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết 05/NQ/BCSĐ của ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đọan 2010 - 2012”, Công đoàn đã chủ động tham gia tổ chức triển khai, quán triệt trong tất cả CB-VC-LĐ và xây dựng chương trình hành động ở từng đơn vị các cấp trong toàn trường. Chính quyền triển khai, công đoàn động viên CB-VC-LĐ thảo luận, xây dựng chương trình hành động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tổng kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

+ Năm 2008: Được sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường, công đoàn đã tổ chức báo cáo chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn và viên chức nhà trường, với hơn 400 người tham dự . Sau khi học tập chuyên đề, mỗi đoàn viên công đoàn viết 1 bài thu hoạch và tham gia cuộc thi kể chuyện về “Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

+ Năm 2009, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Công đoàn đã tổ chức cho toàn thể đảng viên, CB-VC-LĐ học tập, nghiên cứu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với hơn 350 người tham gia.

+ Năm 2010, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Công đoàn đã tổ chức cho đảng viên, CB-VC-LĐ học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”. Đợt sinh hoạt này có đến 500 người tham gia.

5

Sau học tập chuyên đề, mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn viết 1 bản thu hoạch, nêu nhận thức và mục tiêu phấn đấu của bản thân trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Từ đó, mỗi công đoàn bộ phận đăng ký 1 chương trình hành động trong năm; góp phần xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Nhìn chung, cán bộ – viên chức nhà trường rất có ý thức và rất quan tâm đến những vấn đề chính trị – xã hội. II.2. Công tác thi đua

Mục đích của công tác thi đua là nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng thái độ và tinh thần làm việc nhiệt tình của toàn thể CB-VC-LĐ vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nhà truờng.

-Phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức sơ kết đánh giá kết quả triển khai các cuộc vận động Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.... Biểu dương kịp thời những gương điển hình của tập thể, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động, đồng thời phát hiện và uốn nắn những biểu hiện tiêu cực. Đề ra các giải pháp thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Tổ chức ký cam kết đến từng GV-CB-VC và sinh viên. Trọng tâm là học tập, quán triệt nghiêm túc qui chế các kỳ thi, từ đó mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý, công đoàn viên trong trường thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong các kỳ thi. Đưa nội dung tổ chức thực hiện nghiêm túc các kỳ thi thành một trong những tiêu chuẩn thi đua tập thể, cá nhân.

-Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” với nội hàm mới nội dung phương pháp dạy học, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tích cực sử dụng và làm đồ dùng dạy học. Tích cực vận động CB-VC-LĐ tích cực học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất đạo đức nhà giáo, thực hiện tốt cuộc vận động, phong trào “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.Vận động cán bộ giảng dạy đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật bổ sung bài giảng, tổ chức seminar chuyên đề cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập. tham gia viết giáo trình. Nâng mức kinh phí viết giáo trình để động viên CBGD nâng cao chất lượng và cập nhật giáo trình thường xuyên (số giáo trình, bài giảng hàng năm in khoảng 30 giáo trình).

-Năm học 2008 – 2009, Công đoàn Trường đã xây dựng lại các biểu mẫu báo cáo thành tích và phiếu chấm điểm thi đua của cá nhân và tập thể theo các tiêu chí định lượng rõ ràng, chính xác để đảm bảo tính công bằng khi xét thi đua, khen thưởng cuối năm học.

-Tập huấn Luật thi đua khen thưởng mới (3/2008). -Cùng với chính quyền, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thi đua hàng năm

cho tập thể, cá nhân theo định lượng, chính xác, khoa học và khả thi nhằm loại trừ thành tích ảo trong giáo dục làm cho thi đua thực sự là động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành. Phối hợp với chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là công tác đổi mới thi đua khen thưởng: khen đúng người, đúng việc, công khai, công bằng và kịp thời.

-Tham gia tập huấn công tác Thi đua Chính sách do LĐLĐ TP.HCM tổ chức T5/2008; tập huấn Điều lệ Công đoàn sửa đổi tháng 6/2009; tập huấn Luật Lao động sửa đổi tháng 10/2010.

-Tổ chức đăng ký công trình thi đua Chào mừng Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhiệm kỳ XIII (2008-2013), Đại hội Công đoàn TP.HCM lần IX (2008-2013), Đại hội Công đoàn Trường nhiệm kỳ XIV (2010-2012), công trình thi đua chào mừng 33 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước…100% CĐ bộ phận hưởng ứng và đăng ký (Công

6

trình Nhà công vụ cho tỉnh Gia Lai, Xây giếng nước cho các trường vùng sâu của tỉnh Lâm Đồng, tặng máy vi tính Trường PTTH Yên Thế tỉnh Bắc Giang, xây nhà tình nghĩa cho 01 gia đình thương binh huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre, xây nhà tình thương cho các gia đình nghèo tại TP. HCM…).

-Tổ chức các lớp tập huấn “ Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm”, “ Kỹ thuật chuẩn bị giáo án điện tử”, tổ chức các lớp Lý luận dạy Đại học, Triết học cho CBGD trẻ (2 đợt/năm).

-Vận động CBVC nghiên cứu khoa học và viết bài đăng kết quả nghiên cứu trên tập san của trường. Mỗi năm xuất bản 4 tập san nghiên cứu khoa học, mỗi tập san có 30 – 40 công trình NCKH của CBVC và SV. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chuyển giao kỹ thuật cho các địa phương như: Sóc Trăng, Đồng Nai, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Phước, An Giang, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đồng Tháp, Long An, TP HCM……(Sản xuất giống cá Lăng nha, sản xuất giống cá rô phi toàn đực, Quy trình sản xuất xoài sấy, Máy vo viên, máy trồng mía ). Đặc biệt, năm học 2007 – 2008 có 3 đề tài tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp được giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) như đề tài Sinh sản nhân tạo cá Lăng nha đoạt giải Ba VIFOTEC và giải WIPO năm 2008 (1 giải cấp thành phố, 2 giải cấp toàn quốc), đã có 7 cá nhân đoạt giải các cấp. Các kết quả NCKH còn được thể hiện qua 3 cúp vàng tại các hội chợ toàn quốc, số đề tài khoa học là 125, tổng số sáng kiến là 15, giá trị làm lợi gần 3 tỷ đồng. Phong trào nghiên cứu khoa học đã lan truyền sang sinh viên.

-Động viên CB-VC-LĐ tích cực tìm kiếm các chương trình hợp tác quốc tế. Hiện các chương trình HTQT đã hỗ trợ các khoa rất nhiều trong công tác đào tạo đội ngũ giảng viên. Hàng năm có từ 40-50 CB-VC-LĐ đi học từ các nguồn tài trợ HTQT.

Kết quả thu được: Sau khi phát động phong trào hầu hết CB-VC-LĐ đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động,

có các hoạt động cụ thể đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực và chạy theo thành tích. Giảng viên có thái độ làm việc nghiêm túc, dạy thật, thi thật, đánh giá thật, quan điểm chất lượng và hiệu quả được khẳng định mạnh mẽ và được sự đồng tình của toàn xã hội. Đây là sự chuyển biến rất quan trọng, có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển của nhà trường.

Đã tạo ra một phong cách, một phương pháp làm việc mới ở các nhà trường, cơ quan, đơn vị giáo dục. Đã đi đến thống nhất trong quan điểm và chỉ đạo công tác thi đua của ngành, của trường theo hướng: thực chất, hiệu quả.

Cuộc vận động triển khai lồng ghép với các cuộc vận động khác (cuộc vận động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; mỗi thầy, cô giáo là môt tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo) nên đã kết hợp chặt chẽ giữa xây với chống, tạo sự bền vững và cân đối của cuộc vận động, tạo niềm tin trong ngành và trong xã hội.

Kết quả cuộc vận động là sự lập lại kỷ cương trong dạy học, sự khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của thầy, cô giáo, là tiền đề đổi mới rất quan trọng để triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục những yếu kém trong ngành, trong trường, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu qủa giáo dục và đào tạo, nâng cao đời sống thầy cô giáo.

7

II.3. Công tác chính sách - Công đoàn đã phối hợp tổ chức Hội nghị CB-VC hàng năm theo đúng kế hoạch, theo

dõi việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị và kịp thời đề xuất ý kiến với chính quyền trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

-Công đoàn Trường đảm bảo thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật cho CB-VC-LĐ nói chung và lao động nữ nói riêng nhằm bảo vệ quyền lợi CB-VC-LĐ.

-Chủ tịch Công đoàn Trường là thành viên trong tất cả các hội đồng có liên quan đến quyền và lợi ích của CB-VC-LĐ, để bảo vệ quyền lợi CB-VC-LĐ.

-Tình hình đời sống của CB-VC-LĐ nhìn chung còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp. Việc thực hiện Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc của giáo viên đã làm cho thu nhập của giảng viên, nhất là giảng viên trẻ bị sút giảm vì không thể vượt giờ chuẩn theo quy định quá cao của Bộ. Đứng trước tình thế này, BCH Công đoàn Trường đã tổ chức các cuộc họp góp ý từ các Công đoàn bộ phận. Tất cả các đơn vị đều phải có phản hồi bằng văn bản và email. BCH Công đoàn trường tổ chức họp BCH mở rộng với Chủ tịch Công đoàn bộ phận để thảo luận góp ý cho các qui chế này. Tất cả đều thảo luận nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Qua đó đã cùng với nhà trường tháo gở bớt những khó khăn.

- Mặt khác việc Công đoàn tham gia điều chỉnh và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ của Trường theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ũng đã giúp nhà trường tăng thêm thu nhập cho đội ngũ CB-VC-LĐ trẻ.

-Tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CB-VC-LĐ về lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn (100% CBVC được đóng BHYT, BHTN), bảo hộ lao động.

- Về hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống tại đơn vị: -Công đoàn Trường đã xây dựng Quỹ tương trợ với sự đóng góp tự nguyện của công

đoàn viên (trên 20 triệu đồng) để chia sẻ với những khó khăn đột xuất. Kịp thời tổ chức thăm hỏi khi CB-VC-LĐ gặp phải các vụ việc không may, mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế vì thu nhập của phần lớn CB-VC-LĐ còn thấp nên nguồn quỹ chưa nhiều. Hằng năm xét tương trợ cho 5-10 CB-VC-LĐ gặp khó khăn (cho mượn tiền cưới hỏi, sửa nhà, đi học,…).

-Hàng năm, vào dịp Tết Âm lịch, Công đoàn Trường tặng quà tết cho tất cả công đoàn viên với tổng chi phí khoảng trên 100 triệu đồng/ năm.

-Thực hiện kịp thời công tác điếu hỷ đối với công đoàn viên, ngoài khoản thăm hỏi đã được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, Công đoàn Trường đã sử dụng hợp lý nguồn kinh phí công đoàn để làm tốt công tác này.

-Đề xuất và tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho trên 550 CB-VC-LĐ.

-Đề xuất và tham gia tổ chức khám sức khoẻ cho gần 160 nữ CB-VC-LĐ/ năm. -Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho CB-VC-LĐ với chủ đề “ Bí quyết giữ gìn hạnh phúc

gia đình và nuôi dạy con cái”, có trên 180 CB-VC tham dự.

8

-Trong cả nhiệm kỳ, đã tổ chức tuyên dương khen thưởng 120 Gia đình tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Tặng quà và giấy khen của Hiệu trưởng cho các gia đình tiêu biểu với tổng số tiền: 15.000.000 đồng/ năm.

-Tham gia vào Hội đồng tư vấn về nhà đất của Trường và quan tâm vấn đề nhà ở cho CB-VC-LĐ, tham gia giám sát Dự án đất Quận 9, thành viên Ban quản lý Dự án tái định cư cho CB-VC-LĐ.

-Tham gia tổ chức ôn tập, thi tuyển, chuyển ngạch, nâng ngạch các ngạch CB-VC cho CBVC và giảng viên (tháng 12/2009).

-Số người tham dự tham quan, nghỉ mát: Công đoàn trường và Công đoàn bộ phận tổ chức cho Công đoàn viên tham quan nghỉ mát vào dịp hè. hàng năm Có khoảng 800 lượt người đi tham quan. Bình quân mỗi công đoàn viên được hỗ trợ 400.000 đồng/ người. Riêng đối với các đơn vị có thu, bình quân 2,5 - 3 triệu đồng/ người.

-Vào các ngày lễ 8/3, 20/10, Công đoàn Trường tổ chức cho nữ công đoàn viên đi tham quan Hồ Cốc, Bến Tre, Tây Ninh, cửa khẩu Mộc Bài. II.4. Công tác an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ

-Trường đã kiện toàn Ban An toàn vệ sinh lao động – Bảo hộ lao động, Công đoàn Trường tham gia Hội đồng BHLĐ cấp trường với 9 thành viên. Các thành viên đều tham gia tập huấn BHLĐ, có xây dựng kế hoạch công tác hàng quý, học kỳ và năm học.

- Thường xuyên phát động phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, trồng nhiều cây xanh, hoa cỏ để làm đẹp khuôn viên trường.

-Tổ chức hội thảo và hội thi vẽ tranh cổ động nhân ngày “Môi trường thế giới” 5/6/2008. - Phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi

trường làm việc, chế độ độc hại, tiếng ồn, … tại 41 đơn vị trực thuộc để đảm bảo tốt điều kiện làm việc cho CBVC.

- Phổ biến tài liệu về bảo hộ lao động, an toàn lao động cho các đơn vị trong trường. - Đưa nội dung BHLĐ và ATLĐ vào chương trình giảng dạy đại học ở một số khoa

(Lâm Nghiệp, Thủy Sản, Cơ khi công nghệ, CNTP…) - Số lần tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy: 02 lần/năm. Mỗi lần có 85 CBVC

tham gia. Có tổ chức đội PCCC của trường được Công an cấp Giấy chứng nhận. -Tổ chức báo cáo chuyên đề về HIV-AIDS cho CBVC và sinh viên vào ngày 1/12 (

Ngày thế giới phòng chống AIDS) và vào tháng 4 hằng năm. III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN, XÂY DỰNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH Đây là mảng công tác có vai trò quan trọng đặc biệt, góp phần làm cho phong trào công đoàn ngày càng có chiều sâu và phát triển vững chắc. III.1. Công tác tổ chức

Đứng trước yêu cầu phát triển của nhà trường, nhiều đơn vị được tổ chức cơ cấu lại, thành lập mới và thể theo nguyện vọng của CĐV-CB-VC-LĐ, căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn Trường đã kịp thời quyết định điều chỉnh, bổ sung, kiện toàn tổ chức, cán bộ ở các Công đoàn bộ phận. Đầu nhiệm kỳ có 28 Công đoàn bộ phận, giữa nhiệm kỳ còn 25 và đến nay là 30 Công đoàn bộ phận.

-Xây dựng quy chế hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn và của Ủy ban kiểm tra.

9

-Có kế hoạch hoạt động từng năm, từng quý, từng tháng. Mỗi quý, họp Ban chấp hành mở rộng (có Ban chấp hành Công đoàn bộ phận) để rút kinh nghiệm công tác và phổ biến kế hoạch công tác quý tới.

-Lập sổ theo dõi biến động tổ chức nhân sự và thực hiện chế độ báo cáo về Ban tổ chức Liên đoàn lao động vào mỗi quý. Phát sổ sinh hoạt Công đoàn cho các Công đoàn bộ phận, hướng dẫn cách ghi biên bản hội nghị và tổ chức kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc sinh hoạt, hội họp của các Công đoàn bộ phận. Mỗi thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn trường phụ trách 2-4 Công đoàn bộ phận.

-Họp giao ban định kỳ với Ban Giám Hiệu 2 tháng/lần để góp ý và phản ảnh ý kiến, nguyện vọng của CBVC. Họp Liên tịch với Thường vụ Đảng ủy – Ban giám hiệu để bàn bạc các chủ trương lớn của Trường.

-Sổ họp của CĐBP cũng được lập theo mẫu và được BCH công đoàn trường kiểm tra thường xuyên. III.2. Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

-Việc phát triển đoàn viên mới được thực hiện thường xuyên và kịp thời, 100% CB-VC-LĐ đủ điều kiện đều làm đơn xin gia nhập Công đoàn (hằng năm, có 50-60 công đoàn viên mới được kết nạp). Trên 90% công đoàn viên mới được phát thẻ, tuy nhiên vẫn còn chậm.

-Công đoàn bộ phận rất năng động và có nhiều sáng tạo, làm rất tốt công tác tuyên truyền về tổ chức Công đoàn; hoạt động của Công đoàn luôn gắn với công tác chuyên môn; quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Nhờ vậy, CB-VC-LĐ rất tin tưởng vào tổ chức Công đoàn ở cơ sở, vận động đông đảo công đoàn viên tham gia phong trào chung, chất lượng hoạt động của Công đoàn ở cơ sở được nâng cao. Các công đoàn bộ phận có nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng tại đơn vị (Hội thảo chuyên môn, thăm đồng bào nghèo, tổ chức Ngày gia đình Việt Nam,…).

-Phổ biến các tiêu chuẩn thi đua và Công đoàn vững mạnh đến toàn thể công đoàn viên (100% đăng ký xây dựng Công đoàn bộ phận vững mạnh). Tổ chức bình xét công nhận tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh cuối năm học đúng quy định về thời gian và tiêu chuẩn theo thông tri 01/TT-TLĐ.

-Công đoàn luôn chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, phát hiện và định kỳ giới thiệu 177 công đoàn viên ưu tú cho đảng, đã kết nạp 33 đảng viên (15 nữ)

-Tham gia các hội nghị tổng kết công tác phát triển đảng của khối Giáo dục và đào tạo do Liên Đoàn Lao Động TP. Hồ Chí Minh tổ chức

-Triển khai tốt công đoàn bộ phận góp ý cho chi bộ và đảng viên hàng năm. III.3. Công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CB-VC-LĐ

Cán bộ công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức phong trào và động viên cán bộ viên chức thực hiện mọi công tác trong nhà trường. Do vậy, Công đoàn trường rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

-Tham dự tập huấn công tác tổ chức do LĐLĐ TP. HCM tổ chức vào tháng 5/2008. -Chủ tịch và phó chủ tịch tham dự tập huấn do liên đoàn lao động và công đoàn ngành

giáo dục tổ chức. -Số CB-VC được cử đi tham quan, học tập ở nước ngoài năm sau tăng hơn năm trước (

năm 2008: 134; năm 2009: 166; đến tháng 10 năm 2010: 171). Hàng năm có khoảng (70 – 100 ) cán bộ viên chức theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; số cán bộ tham gia

10

học ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ quản lý hành chính hằng năm khoảng 65 người. Hiện nay, nhà trường có trên 60% cán bộ giảng dạy có trình độ trên đại học, 195 cán bộ đang theo học trên đại học ở trong và ngoài nước.3. Công tác xây dựng Đảng IV. CÔNG TÁC NỮ CÔNG IV.1.Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nữ CBVC

-Tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày 20/10 hàng năm. -Tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết 11/NQ –TW và Chương trình

hành động của Tổng Liên đoàn: 02 buổi đối với cán bộ Công đoàn bộ phận. -Tham gia tập huấn công tác nữ công do Liên đoàn Lao động Tp.HCM và Công đoàn

Giáo dục VN tổ chức hàng năm. -Tuyên truyền và quán triệt Luật bình đẳng giới dưới hình thức Hội thi vấn đáp: có 56

Công đoàn viên thuộc 28 Công đoàn bộ phận tham gia thi và trên 300 Công đoàn viên tham dự. Triển khai Luật phòng chống bạo lực gia đình đến 30 Công đoàn bộ phận.

-Triển khai thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. IV.2. Chăm lo quyền lợi nữ CBVC

-Đề nghị trích quỹ phúc lợi phụ cấp cho nữ CBVC vào 02 dịp lễ 20/10 và 08/03 hàng năm (200.000 đồng/người/lần).

-Giải quyết chế độ phụ cấp thai sản, hỗ trợ kết hôn. -Tổ chức Khám sức khỏe sinh sản 02 đợt/năm. -Giảm định mức giờ giảng đối với giảng viên nữ 5%, nữ CBVC có con nhỏ dưới 12

tháng tuổi được đi làm trễ 30 phút và ra về sớm 30 phút. -Đề nghị với Nhà trường đề bạt 13 chị vào vị trí Cán bộ lãnh đạo Khoa/ Phòng.- Đ

IV.3. Hoạt động phong trào nữ công Công đoàn Trường đã tổ chức nhiều hoạt động nữ công sôi nổi như sau: -Tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức gia đình, luật Lao động sửa đổi, luật Hôn nhân và

Gia đình, luật Bình đẳng giới, thi tìm hiểu Những tấm gương phụ nữ Việt Nam, tuyên truyền Luật phòng chống Bạo lực gia đình.Tổ chức tập huấn phòng chống HIV – AIDS... Tổ chức cho CBVC nữ nghe nói chuyện chuyên đề: Sức khỏe sinh sản; Sức khỏe và cuộc sống: một số bệnh ung thư phổ biến; Tâm lý giữ gìn hạnh phúc gia đình, Tâm lý giáo dục con cái và ứng xử văn hóa trong gia đình.

-Tổ chức cho CBVC nữ tham quan, nghỉ mát nhân dịp hè hoặc 8/3, 20/11 hàng năm (Bà Rịa – Vũng Tàu, Hồ Cốc – Bình Châu, Khu du lịch Đại Nam, Núi Bà Đen).

-Hàng năm tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, đã tuyên dương 113 Gia đình tiêu biểu, tổ chức Ngày hội ẩm thực.

-Tổ chức Hội thi báo ảnh về hoạt động nữ công giữa các công đoàn bộ phận nhân ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam 20/10. Tổ chức Triển lãm và hội thi “Trang phục, trang sức phụ nữ các dân tộc ở miền Nam”. Giao lưu với Ban Nữ công của Công đoàn các trường bạn (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt) nhân ngày 20/10 hoặc 8/3 với các hình thức như: Khéo tay hay làm, Hội nghị khoa học nữ, Hội thi báo ảnh, trao đổi kinh nghiệm hoạt động nữ công.

-Tổng kết phong trào “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” giai đoạn 2005 – 2009 và phát động phong trào giai đoạn 2010 – 2015. Ban Nữ công nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo

11

dục Việt Nam, Công đoàn Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động Tp.HCM do đạt nhiều thành tích trong triển khai phong trào. Khen thưởng 21 chị đạt danh hiệu Phụ nữ Xuất sắc 5 năm liền, 62 chị đạt danh hiệu Phụ nữ Xuất sắc 3 – 4 năm liền và 92 chị Phụ nữ Xuất sắc năm 2009. Tổng kinh phí khen thưởng 18,65 triệu đồng. IV.4.Chăm sóc thiếu niên nhi đồng là con CBVC

-Tổ chức Đêm hội Trăng rằm, tặng quà 01/06 và Trung thu hàng năm cho con CBVC: 400 cháu năm 2008, 460 cháu năm 2009, 472 cháu năm 2010, mỗi phần quà trị giá 50.000 đồng.

-Tổ chức Lễ phát thưởng Học sinh giỏi, Học sinh tiên tiến, Học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố, Giải thưởng Hoàng Gia Úc cho con CBVC: 185 cháu năm 2008, 189 cháu năm 2009, 206 cháu năm 2010. Trao 131 suất Học bổng Nguyễn Đức Cảnh, trị giá 36.800.000 đồng, 03 cháu nhận Học bổng của Liên đoàn Lao động TP. HCM .Tổ chức vui chơi cho các cháu vào dịp hè tại Thảo Cầm viên Sài Gòn. V. CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN KIỂM TRA

- Xây dựng Quy chế và chương trình hoạt động của UBKT Công đoàn. - Ủy ban kiểm tra tham gia đầy đủ các đợt tập huấn công tác kiểm tra do LĐLĐ

TP.HCM, Công đoàn Giáo dục Việt nam tổ chức. - Kiểm tra việc sinh hoạt định kỳ, thực hiện điều lệ công đoàn và các Nghị quyết của

BCH Công đoàn tại các công đoàn bộ phận (mỗi quý 1 lần). Phối hợp với Ban Thanh tra kịp thời giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của cán bộ viên chức.

- Tham dự và lắng nghe ý kiến CBVC trong các Đại hội Công đoàn đơn vị. - Tham gia đóng góp ý kiến cho kế hoạch tài chính của Công đoàn Trường. Định kỳ

kiểm tra công tác tài chính của Công đoàn. - Hoạt động của UBKT luôn đổi mới và có nhiều sáng tạo: chủ động soạn thảo các văn

bản hướng dẫn công đoàn bộ phận về cách ghi biên bản họp, văn bản hội nghị,… Có nhiều hình thức đa dạng để kiểm tra hoạt động của các công đoàn bộ phận. Năm 2008 - 2009 UBKT Công đoàn Đại học Nông LâmTP HCM được CĐGD Việt Nam đánh giá Xuất sắc. VI. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

- Lập kế hoạch dự toán thu chi từng năm. - Thu Công đoàn phí và nộp Công đoàn phí đầy đủ và đúng quy định. - Quản lý tài chính, đảm bảo thu, chi đúng nguyên tắc, chế độ và tiết kiệm. Được Ban Tài

chính LĐLĐ Tp.HCM khen thưởng về thành tích trích nộp Công đoàn phí năm 2008, 2009, 2010.

- BCH công đoàn trường đã cung cấp tài liệu hướng dẫn về nguyên tắc thu chi tài chính cho các thành viên.

- Tham dự tập huấn về công tác tài chính do LĐLĐ TP.HCM tổ chức tháng 5/2008. VII. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN

-Tham dự hội nghị Tổng kết phong trào Ủng hộ quỹ Vì người nghèo do LĐLĐ TP.HCM tổ chức (được LĐLĐ TP.HCM tặng Bằng khen vì thành tích Ủng hộ quỹ Vì người nghèo).

-Tặng quà Tết 2008 cho đồng bào nghèo tại phường Phú Hữu ( 5.000.000 đồng) -Xây dựng 6 nhà tình thương tại Gia Lai, TP.HCM (mỗi căn trị giá 6.000.000 đồng); -

Ûng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho huyện Mỏ Cày (Bến Tre): 10.000.000đ; vận động quyên góp xây dựng nhà công vụ tại Gia Lai (35.000.000 đồng);

12

-Thăm và tặng quà lực lượng TNXP nhân dịp 20/10 tại Ngã Ba Đồng Lộc ( tặng 01 nhà tình nghĩa).

-Đóng góp vào quỹ “Vì người nghèo TP HCM”: năm 2008 là 30.000.000 đồng, năm 2009 là 30.000.000đ, năm 2010 là 60.000.000 đồng; tặng quỹ Vì người nghèo quận Thủ Đức 3.000.000 đồng. Quyên góp Vì trẻ em nghèo khuyết tật: 26.000.000 đồng

-Thăm và tặng 02 bộ chữ nổi và tặng quà cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương nhân dịp 20/10: trên 9.000.000 đồng.

-Ủng hộ Quỹ Mái ấm Công đoàn 10.000.000 đồng (tháng 7/2008) -Thăm và tặng quà cho 4 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Q. Thủ Đức và 1 gia đình Liệt sĩ

nhân dịp tết Nguyên Đán hàng năm: tiền và quà trị giá 5.000.000 đồng/ năm -Tặng quà cho các cháu khuyết tật (Tạp chí Tình thương và cuộc sống) nhân dịp tết

trung thu 2.000.000đ. -Thăm và tặng quà Trung thu cho các cháu tại TT. Nuôi đạy trẻ mồ côi và khuyết tật

Chùa Kỳ Quang II, chùa Diệu Pháp (Long Thành, Đồng Nai): tiền và quà trị giá 6.000.000đ. -Hỗ trợ xây nhà công vụ cho giáo viên huyện Tịnh Biên (An Giang): 20.000.000đ -Thường xuyên vận động quyên góp cứu trợ lũ lụt. -Vận động tham gia hiến máu nhân đạo mỗi năm 2 đợt với trên 1000 CB-VC-LĐ và sinh

viên tham gia (trong đó có nhiều CB-VC-LĐ hiến máu trên 12 lần được tặng Giấy khen Hội chữ thập đỏ TP. HCM). VIII. KẾT QỦA KHEN THƯỞNG NHIỆM KỲ 2007 – 2010 VIII.1. Số liệu về thi đua năm 2007– 2008

-BCH Công đoàn Trường đã công nhận và khen thưởng: -Công đoàn viên xuất sắc: 188; -Công đoàn bộ phận vững mạnh xuất sắc: 18/ 25; -Công đoàn bộ phận vững mạnh: 07/25; -Phụ nữ 02 giỏi: 246 chị; -Phụ nữ xuất sắc: 40 chị; -Phụ nữ xuất sắc 03 năm liền: 34 chị. -Khen thưởng của cấp trên: -Cá nhân: -Một giải ba hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM. -01 giải tài năng sáng tạo nữ, 01 huy chương đồng, 01 huy chương bạc Quốc tế. -Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho 05 cá nhân về thành tích xuất sắc

trong phong trào công đoàn năm học 2007 – 2008. (QĐ số 105/QĐKT-CĐN ngày 18/3/2009). -Tập thể: - Cờ thi đua của UBND Tp. HCM năm 2007 – 2008. - Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho 04 tập thể về thành tích xuất sắc

trong phong trào công đoàn năm học 2007 – 2008. (QĐ số 105/QĐKT-CĐN ngày 18/3/2009). VIII.2. Số liệu về thi đua năm học 2008- 2009

-BCH Công đoàn Trường đã công nhận và khen thưởng: -Công đoàn viên xuất sắc: 132; -Công đoàn bộ phận vững mạnh xuất sắc: 22/28; -Công đoàn bộ phận vững mạnh: 06/28;

13

-Phụ nữ 02 giỏi: 246; -Phụ nữ xuất sắc: 40; -Phụ nữ xuất sắc 03 năm liền: 34. -Khen thưởng của cấp trên: -Cá nhân: -Giải 3 VIFOTEC và Giải WIPO, 01 huy chương đồng Quốc tế (Cô bình) -02 công đoàn viên đạt danh hiệu nhà giáo thành đạt -01 CĐV đoạt danh hiệu nữ trí thức tiêu biểu TP (Cô Bình) -Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho 07 cá nhân về thành tích xuất sắc

trong phong trào công đoàn năm học 2007 – 2008. (QĐ số 465/QĐKT-CĐN ngày 15/8/2009). -Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM cho 07 cá nhân về thành tích xuất sắc

trong phong trào công đoàn năm học 2008 – 2009. (QĐ số 1235/QĐKT-LĐLĐ ngày 18/10/2009).

-Tập thể - Cờ Luân lưu Đơn vị xuất sắc nhất khối Đại học của Liên đoàn Lao động Tp.HCM 8

năm liền (2000 – 2008). - Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Tp.HCM năm học 2008 – 2009. - Bằng khen của Tổng Liên đoàn năm học 2008 – 2009. -Bằng khen của Liên đoàn Lao động Tp.HCM về GVNĐVN – QĐ 183 ngày 19/5/2010. -Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về công tác Bảo hộ lao động (QĐ số

105/QĐKT-CĐN ngày 18/3/2009). -Gương Điển hình tiêu biểu 2004 – 2009 (QĐ số 168/QĐKT-LĐLĐ của Liên đoàn Lao

động TP.HCM ngày 05/04/2010. - Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho 03 tập thể về thành tích xuất sắc

trong phong trào công đoàn năm học 2008 – 2009. (QĐ số 465/QĐKT-CĐN ngày 15/8/2009). - Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM cho 03 tập thể về thành tích xuất sắc

trong phong trào công đoàn năm học 2008 – 2009. (QĐ số 1235/QĐKT-LĐLĐ ngày 18/10/2009). VIII.3. Số liệu về thi đua năm học 2009- 20010

-BCH Công đoàn Trường đã công nhận và khen thưởng: -Công đoàn viên xuất sắc: 185; -Công đoàn bộ phận vững mạnh xuất sắc: 20/30; -Công đoàn bộ phận vững mạnh: 10/30; -Phụ nữ 02 giỏi: 101. -Khen thưởng của cấp trên: -Cá nhân: -01 Bằng khen của Tổng Liên đoàn năm học 2009 – 2010. (QĐ số 1419/QĐ-TLĐ ngày

20/10/2010). -Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (cho 05 cá nhân) về thành tích xuất sắc

trong phong trào công nhân, viên chức. lao động và hoạt động Công đoàn năm học 2009 - 2010. (QĐ số 459/QĐKT-CĐN ngày 23/8/2010).

-Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM (cho 05 cá nhân) về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2009 - 2010. (QĐ số 278/QĐKT-LĐLĐ ngày 27/9/2010).

14

-Tập thể: -Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về thành tích xuất sắc trong cuộc vận

động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”. (QĐ số 273/QĐKT-CĐN ngày 14/5/2010).

-Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (cho Công đoàn Trường và 04 Công đoàn bộ phận) về thành tích xuất sắc trong phong trào công nhân, viên chức. lao động và hoạt động Công đoàn năm học 2009 - 2010. (QĐ số 459/QĐKT-CĐN ngày 23/8/2010).

-Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM (cho 03 Công đoàn bộ phận) về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2009 - 2010. (QĐ số 278/QĐKT-LĐLĐ ngày 27/9/2010).

-Quyết định của Liên đoàn Lao động TP.HCM công nhận Công đoàn Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm học 2009 – 2010 và nhận Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Tp.HCM năm học 2009 – 2010. (QĐ số 122/QĐKT-LĐLĐ ngày 18/10/2010).

-Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường. IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG IX.1. Ưu điểm

Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động TP.HCM, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt nam, của Ban Cán sự Giáo dục và Đào tạo và các Ban, Ngành của Liên đoàn Lao động TP.HCM. Trong nội bộ nhà trường, được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy và sự quan tâm hỗ trợ của Lãnh đạo các cấp.

Kịp thời nắm bắt đầy đủ các Nghị quyết, chỉ đạo của Công đoàn cấp trên, BCH Công đoàn Trường cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công đoàn đã không ngừng đổi mới và vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình công tác đến tận các Công đoàn bộ phận. Đồng thời làm tốt công tác vận động, kiểm tra, đôn đốc nên hoạt động phong trào luôn được công đoàn viên tích cực hưởng ứng tham gia, kết quả thực hiện và hiệu quả đạt được cao, thiết thực.

Bên cạnh đó, được sự đồng thuận của đại bộ phận công đoàn viên luôn hưởng ứng và tích cực tham gia các hoạt động phong trào công đoàn, tất cả là những nhân tố không thể thiếu để quyết định sự thành công trong hoạt động của tập thể công đoàn Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. IX.2. Những hoạt động mới nổi bật, có hiệu quả

Các phong trào thi đua do Công đoàn Trường phát động đều được công đoàn viên ủng hộ nhiệt tình. Trong đó, nổi bật là thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành nhằm xây dựng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức lao động để đủ sức đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ theo nhu cầu xã hội.

Công đoàn Trường đã làm tốt vai trò là người giám sát, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của CB-VC-LĐ, kịp thời đề xuất và phối hợp với chính quyền thực hiện và chăm lo đầy đủ các chế độ chính sách, pháp luật nhà nước, nhất là đối với lao động nữ và CB-VC-LĐ trẻ. Vận động CB-VC-LĐ nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

15

Công tác từ thiện xã hội cũng được Công đoàn Trường tích cực hưởng ứng bằng những hoạt động thiết thực, có hiệu quả. IX.3. Hạn chế

-Hoạt động phong trào đôi khi chưa đều tay, đôi lúc có chậm trễ trong việc báo cáo với cấp trên.

-Hoạt động phong trào ở một vài đơn vị công đoàn bộ phận còn hạn chế; một số công đoàn viên chưa dự đầy đủ các buổi báo cáo thời sự, chuyên đề; một số đơn vị chưa thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định.

-Nguyên nhân -Tất cả cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm, công tác chính quyền, công tác giảng dạy

chiếm khối lượng quá lớn, nên quỹ thời gian dành cho hoạt động công đoàn có hạn chế; -Một số cán bộ công đoàn và công đoàn viên chưa đầu tư công sức một cách hợp lý cho

công tác công đoàn. IX.4. Bài học kinh nghiệm

-Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, sự ủng hộ của chính quyền các cấp góp phần rất lớn cho sự phát triển vững mạnh của tổ chức công đoàn.

-Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn rất cần thiết giúp cho hoạt động công đoàn đạt những thành tích cao.

-Vai trò của cán bộ công đoàn quyết định hiệu quả và chất lượng mọi phong trào của tổ chức công đoàn. Cán bộ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ sẽ làm cho phong trào tại các đơn vị hưởng ứng mạnh mẽ.

-Sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của toàn bộ cán bộ viên chức và công đoàn viên quyết định sự thành công của mọi phong trào trong nhà trường.

-Hoạt động giao lưu giúp các Công đoàn trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và làm cho hoạt động công đoàn thêm phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn cán bộ viên chức. IX.5. Tự nhận xét đánh giá chung

Trong nhiệm kỳ 2007 – 2010, Công đoàn Trường Đại học Nông Lâm đã hoàn thành tốt các chương trình hoạt động do Liên đoàn Lao động TPHCM, Công đoàn Ngành đề ra và đáp ứng được những yêu cầu thiết thực của đại bộ phận công đoàn viên trong nhà trường, đồng thời góp phần tích cực trong việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

TM. BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG CHỦ TỊCH

Lê Hữu Trung Nơi nhận: -Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn cấp trên: “để báo cáo”; -UV.BCH CĐ Trường, các CĐBP: “để thảo luận, góp ý”; -Lưu: VP CĐ Trường.

16