8
Đại BiểU nhân dân tòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn TIếNg NóI của QUốc hộI dIễN đàN của đạI bIểU QUốc hộI, hộI đồNg NhâN dâN và cử TrI Ngày 21 - 6 - 2017 Số 172 (4842) Thứ tư (Xem tin trang 2) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti Ngày làm việc thứ 22 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV Toàn cảnh phiên họp ngày 20.6 Ảnh: Lâm Hiển Ngày 20-6-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành. 1. Biểu quyết thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi): Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 4 - Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, Điều 34 - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự và toàn văn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Thông cáo số 22 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV Gợi ý chiến lược cho công nghiệp không khói 10 sự kiện báo chí cách mạng Việt Nam đáng nhớ Bốn xu hướng báo chí của năm 2017 Tr.8 Tr.8 Tr.4 (Xem tin trang 2) Ngày 17/6/2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương. Sau khi xem xét Tờ trình của Ban cán sự đảng Bộ Công thương (Tờ trình số 01-TTr/BCSĐ, ngày 26.5.2017) và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau: Bộ Chính trị chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti (Xem tiếp trang 2) H ôm nay những người làm báo cả nước kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam! Bao thế hệ người cầm bút đã đi qua 92 năm xây dựng, trưởng thành và luôn tự hào về truyền thống, về đội ngũ hùng hậu đang đồng hành với non sông đất nước hôm nay. Hãy thử nghĩ xem: Cuộc sống cho dù đầy đủ, ăn ngon mặc đẹp đến đâu, nhưng không có thông tin sẽ tẻ nhạt, trống trải thế nào? Lấp đi những khoảng trống ấy đâu khác chính là công sức của các nhà báo, phóng viên, kỹ thuật viên... đang đêm ngày tác nghiệp trên mọi miền đất nước và nhiều nơi khác trên hành tinh này. Có ai đang làm nghề báo hôm nay mà không nhớ những lời dạy gan ruột của Bác - người thầy, người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam: Viết cho ai, viết để làm gì? Giản dị thế nhưng đó chính là cẩm nang, là “sách giáo khoa” vô cùng chuẩn mực cho những ai học nghề báo, mưu sinh bằng cây bút! Nghề báo vốn không dễ dàng, luôn đối mặt với đủ cam go, thách thức! Chỉ những người đam mê, biết dấn thân, dám đương đầu mới chọn cái nghề của “câu chữ, ngôn từ” này. Nhà báo là đi nhiều, biết nhiều, là xông pha, trải nghiệm. Người cầm bút ngoài cái sự chịu đi, đam mê, không thể thiếu một chút năng khiếu cần có. Không có tố chất thì cho dù đam mê, lăn xả cũng không thể thành một nhà báo giỏi. Thế nên, những ai thích an nhàn, sợ chông gai, ngại khó, ngại khổ, không có chút năng khiếu chớ chọn nghề này. Đừng nhìn cái vẻ bề ngoài thong dong với cây bút, chiếc máy ảnh và cái mác nhà báo mà ngộ nhận đó là nghề sang trọng, nhàn nhã. Đó càng không phải là nghề cho ai đó mộng mơ để làm giàu! Nhà báo không chỉ là “thư ký thời đại”, nhà “chép sử” thời đại mà thật sự là người lính tiên phong, đúng nghĩa như Bác Hồ từng nói: Đó là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ! Đi đến cùng sự thật n Đăng QUang (Xem tiếp trang 2) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ sẽ tổ chức hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông (Xem tiếp trang 3) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí Ảnh: Duy Thông Sáng 20.6, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã tổ chức gặp mặt báo chí, thông tin về Hội thảo Giáo dục 2017. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình chủ trì buổi gặp mặt. Với chủ đề “Chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam”, hội thảo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ chủ trì tổ chức. Trí tuệ và chân thành (Xem tiếp trang 2) Ngày 20.6, Ủy ban Đối ngoại ra Thông cáo cho biết: Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin dẫn đầu sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia và tham dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia từ ngày 23 - 26.6.2017. Chủ tịch QH Vương quốc Campuchia sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam Dự áN LUậT THủY SảN (Sửa ĐổI) Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thảo luận về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) trong phiên họp sáng qua, nhiều ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu: Phải tạo cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước sự đánh bắt có tính chất hủy diệt và gây ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng trên diện rộng như hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về “đồng quản lý” thủy sản và quỹ bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản. Kỷ NIệM 92 NăM NgàY Báo CHí CáCH MạNg VIệT NaM (21.6.1925 - 21.6.2017) Xin được mượn tiêu đề cuốn sách của cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện, ĐBQH các Khóa XI, XII, XIII và XIV làm tựa đề bài viết này. Bởi chính trí tuệ và sự chân thành của các ĐBQH đã trở thành nguồn mạch góp phần giúp những người cầm bút chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. (Xem trang 5) Phóng viên báo chí tác nghiệp tại kỳ họp Quốc hội Ảnh: Quang Khánh Kỳ HọP THứ 3, QH KHóa XIV Ngắn gọn và hiệu quả Sáng nay, Kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIV họp phiên bế mạc. Đánh giá nhanh về kết quả Kỳ họp, nhiều ĐBQH nhấn mạnh, nội dung chương trình Kỳ họp lần này được thiết kế gọn hơn, thời gian họp ngắn, các nội dung được bố trí chặt chẽ, hợp lý. Việc tăng thời gian chất vấn từ 2 ngày rưỡi lên 3 ngày giúp ĐBQH có thêm cơ hội tranh luận, đối thoại với các bộ trưởng. Dấy lên sức mạnh xã hội Cần lộ trình đóng cửa nhà máy nhiệt điện cũ Đây là một trong những nội dung được đề cập tại hội thảo “Bảo vệ môi trường trong các dự án nhiệt điện và quy hoạch sử dụng biển giai đoạn hiện nay”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 20.6. Bộ trưởng Bộ TN - MT Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo Ảnh: L. Hiển Những bài báo phản ứng kịp thời nhịp sống, như những tiếng chuông góp sức làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Để có được tác phẩm như vậy, người làm báo phải lăn lộn, trải nghiệm thực tế, bất kể ở nơi đâu, vào thời điểm, tình huống gian khổ, éo le nào… (Xem trang 5) (Xem trang 3) (Xem trang 3) (Xem trang 5)

Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Đại Biểu

nhân dântòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn

tiếng nói của quốc hộidiễn đàn của đại biểu quốc hội,hội đồng nhân dân và cử tri

Ngày 21 - 6 - 2017Số 172 (4842)Thứ tư

(Xem tin trang 2)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngtiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti Ngày làm việc thứ 22 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV

Toàn cảnh phiên họp ngày 20.6 Ảnh: Lâm Hiển

Ngày 20-6-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tạihội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngânchủ trì phiên họp.

Buổi sáng,Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành.1. Biểu quyết thông qua Luật Trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước (sửa đổi):Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ

Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hộiNguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếpthu, chỉnh lý dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường củaNhà nước (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 4 -Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, Điều 34 - Cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra, giải quyết bồi thường trong hoạt độngtố tụng hình sự và toàn văn Luật Trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước (sửa đổi).

Thông cáo số 22 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV

Gợi ý chiến lược cho công nghiệp không khói

10 sự kiện báo chí cách mạngViệt Nam đáng nhớ

Bốn xu hướng báo chí của năm 2017

Tr.8Tr.8Tr.4

(Xem tin trang 2)

Ngày 17/6/2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của đồng chíTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém củamột số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương. Sau khi xem xét Tờtrình của Ban cán sự đảng Bộ Công thương (Tờ trình số 01-TTr/BCSĐ, ngày 26.5.2017) và ý kiến củacác cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:

Bộ Chính trị chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém của một sốdự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti(Xem tiếp trang 2)

Hôm nay những người làm báo cả nước kỷ niệm92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam!Bao thế hệ người cầm bút đã đi qua 92 năm xây

dựng, trưởng thành và luôn tự hào về truyền thống, vềđội ngũ hùng hậu đang đồng hành với non sông đấtnước hôm nay.

Hãy thử nghĩ xem: Cuộc sống cho dù đầy đủ, ăn ngonmặc đẹp đến đâu, nhưng không có thông tin sẽ tẻ nhạt,trống trải thế nào? Lấp đi những khoảng trống ấy đâu khácchính là công sức của các nhà báo, phóng viên, kỹ thuậtviên... đang đêm ngày tác nghiệp trên mọi miền đất nướcvà nhiều nơi khác trên hành tinh này.

Có ai đang làm nghề báo hôm nay mà không nhớnhững lời dạy gan ruột của Bác - người thầy, người khaisinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam: Viết cho ai, viếtđể làm gì? Giản dị thế nhưng đó chính là cẩm nang, là“sách giáo khoa” vô cùng chuẩn mực cho những ai họcnghề báo, mưu sinh bằng cây bút!

Nghề báo vốn không dễ dàng, luôn đối mặt với đủ camgo, thách thức! Chỉ những người đam mê, biết dấn thân, dámđương đầu mới chọn cái nghề của “câu chữ, ngôn từ” này.Nhà báo là đi nhiều, biết nhiều, là xông pha, trải nghiệm.Người cầm bút ngoài cái sự chịu đi, đam mê, không thể thiếumột chút năng khiếu cần có. Không có tố chất thì cho dù đammê, lăn xả cũng không thể thành một nhà báo giỏi. Thế nên,những ai thích an nhàn, sợ chông gai, ngại khó, ngại khổ,không có chút năng khiếu chớ chọn nghề này.

Đừng nhìn cái vẻ bề ngoài thong dong với cây bút,chiếc máy ảnh và cái mác nhà báo mà ngộ nhận đó là nghềsang trọng, nhàn nhã. Đó càng không phải là nghề cho aiđó mộng mơ để làm giàu! Nhà báo không chỉ là “thư kýthời đại”, nhà “chép sử” thời đại mà thật sự là người línhtiên phong, đúng nghĩa như Bác Hồ từng nói: Đó là nhữngchiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Cây bút,trang giấy là vũ khí sắc bén của họ!

Đi đến cùng sự thậtn Đăng Quang

(Xem tiếp trang 2)

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐsẽ tổ chức hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông

(Xem tiếp trang 3)

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bìnhphát biểu tại buổi gặp mặt báo chí Ảnh: Duy Thông

Sáng 20.6, Thường trực Ủyban Văn hóa, Giáo dục, TN,TN và NĐ đã tổ chức gặp mặtbáo chí, thông tin về Hội thảoGiáo dục 2017. Ủy viên Trungương Đảng, Chủ nhiệm Ủyban Phan Thanh Bình chủ trìbuổi gặp mặt.

Với chủ đề “Chất lượnggiáo dục phổ thông Việt Nam”,hội thảo dự kiến sẽ diễn ra vàotháng 9 tới, do Ủy ban Văn hóa,Giáo dục, TN, TN và NĐ chủtrì tổ chức.

Trí tuệ và chân thành

(Xem tiếp trang 2)

Ngày 20.6, Ủy ban Đối ngoại ra Thông cáo cho biết: Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hộinước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp caoQuốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin dẫn đầu sẽthăm hữu nghị chính thức Việt Nam, dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệngoại giao Việt Nam - Campuchia và tham dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 3 nước ViệtNam - Lào - Campuchia từ ngày 23 - 26.6.2017.

Chủ tịch QH Vương quốc Campuchiasẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam

Dự áN LuậT THủy SảN (Sửa ĐổI)

Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ nguồn lợi thủy sảnThảo luận về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) trong phiên họp sáng qua, nhiềuĐBQH nhấn mạnh yêu cầu: phải tạo cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ nguồn lợithủy sản trước sự đánh bắt có tính chất hủy diệt và gây ô nhiễm môi trườngbiển ngày càng gia tăng trên diện rộng như hiện nay. Để thực hiện mục tiêunày, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về “đồng quản lý”thủy sản và quỹ bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

Kỷ NIệM 92 NăM Ngày Báo CHí CáCH MạNg VIệT NaM (21.6.1925 - 21.6.2017)

Xin được mượn tiêu đề cuốn sách của cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện, ĐBQH cácKhóa XI, XII, XIII và XIV làm tựa đề bài viết này. Bởi chính trí tuệ và sự chân thành củacác ĐBQH đã trở thành nguồn mạch góp phần giúp những người cầm bút chúng tôihoàn thành nhiệm vụ của mình. (Xem trang 5)

Phóng viên báo chí tác nghiệp tại kỳ họp Quốc hội Ảnh: Quang Khánh

Kỳ Họp THứ 3, QH KHóa XIV

Ngắn gọn và hiệu quả Sáng nay, Kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIV họp phiên bế mạc.Đánh giá nhanh về kết quả Kỳ họp, nhiều ĐBQH nhấnmạnh, nội dung chương trình Kỳ họp lần này được thiếtkế gọn hơn, thời gian họp ngắn, các nội dung được bố tríchặt chẽ, hợp lý. Việc tăng thời gian chất vấn từ 2 ngàyrưỡi lên 3 ngày giúp ĐBQH có thêm cơ hội tranh luận, đốithoại với các bộ trưởng.

Dấy lên sức mạnh xã hội

Cần lộ trình đóng cửa nhà máy nhiệt điện cũĐây là một trong những nội dungđược đề cập tại hội thảo “Bảo vệmôi trường trong các dự án nhiệtđiện và quy hoạch sử dụng biểngiai đoạn hiện nay”, do Bộ Tàinguyên và Môi trường phối hợpvới Báo Đại biểu Nhân dân tổchức chiều 20.6. Bộ trưởng Bộ TN - MT Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo Ảnh: L. Hiển

Những bài báo phản ứng kịp thời nhịp sống, như những tiếng chuông góp sức làm cho xã hội ngày càngtốt đẹp. Để có được tác phẩm như vậy, người làm báo phải lăn lộn, trải nghiệm thực tế, bất kể ở nơi đâu,vào thời điểm, tình huống gian khổ, éo le nào… (Xem trang 5)

(Xem trang 3) (Xem trang 3)

(Xem trang 5)

Page 2: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017 Đại BiểU nhân dân

Để xứng với vai trò người lính tiên phong, rõ ràng nhà báophải lăn xả vào điểm nóng, đằm mình trong thực tế đời sống.Thời chiến, nhà báo băng qua bom rơi, đạn nổ để có những bàiviết sống động, hình ảnh chân thực về cuộc chiến tranh nhân dân.Thời bình, người làm báo lại xung kích ở những mũi nhọn, điểmnóng của kinh tế - xã hội để phản ánh cái hay, cái đẹp và cả mặttrái của xã hội.

Người cầm bút trước hết cần sự trung thực. Trung thực mớiphản ánh khách quan sự kiện diễn ra. Cùng với trung thực là lòngdũng cảm, sự lăn xả với trái tim và nhiệt huyết. Làm báo chiếntranh có cái khó, cái gian lao của chiến tranh. Làm báo trong hòabình, xây dựng tuy không có tiếng súng nhưng sự quyết liệt, rátbỏng cũng đâu có kém.

Rất mừng là những đóng góp của báo chí được xã hội ghinhận. Bao vụ việc nhờ thông tin của báo chí đã được xử lý rốtráo. Từ chuyện biển số xe của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang dẫnđến phát hiện sai phạm của Trịnh Xuân Thanh, kéo theo bao vụviệc ở Tập đoàn Dầu khí... Từ việc xếp ghế cho người nhà, mới“phơi ra” cả loạt chuyện “cả họ làm quan” ở huyện này, tỉnh kiahay những ký tá thăng tiến chóng mặt ở Bộ Công thương, haynhững bài viết “nặng ký” về quy hoạch bán đảo Sơn Trà, về mởrộng sân bay Tân Sơn Nhất...

Làm báo tránh sao được động chạm, tránh sao người yêu, kẻghét. Người làm báo không có dũng khí dễ giơ tay hàng. Đằngsau những con chữ, trang báo nhiều khi chất chứa suy tư, trăn trởcủa ban biên tập. Một tờ báo ngại “va” sợ “chạm” sao có thể xâydựng đội ngũ làm báo giỏi để có trong tay tờ báo hay?

Trong cơ chế thị trường, đạo đức người làm báo càng cầnhơn lúc nào. Ngoài tài năng, đam mê, dũng cảm đi đến cùng sựthật, người cầm bút còn phải biết “lắc đầu” với đủ những cámdỗ. Ngòi bút công bằng là ngòi bút nói đúng sự thật, nói trúngvấn đề.

Đi đến cùng sự thật(tiếp theo trang 1)

Các nhà xây dựng chính sách, quản lý nhà nước, các chuyêngia, nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà giáo, nhà quảnlý giáo dục sẽ tham gia chia sẻ, trao đổi những quan điểm, kiếngiải khoa học, đề xuất ý tưởng và giải pháp góp phần nâng caochất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam. Bên cạnh các báo cáocủa chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, các trường đại học lớn, về những vấn đề chung củagiáo dục phổ thông, phần thảo tập trung theo 3 chuyên đề:Chương trình và phương pháp dạy học phổ thông; Xây dựngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông; Côngtác quản lý giáo dục phổ thông.

Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Vănhóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nhấn mạnh, hộithảo nhằm 4 mục tiêu: Tập hợp các nhà hoạch định chính sách vềgiáo dục, nhà quản lý giáo dục, những người trực tiếp làm trongngành, để nhìn nhận sâu hơn, rộng hơn về giáo dục phổ thông ViệtNam; Chia sẻ cách nhìn nhận và có sự quan tâm thực sự, đúng lúc,hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục phổ thông; Góp phần làm tốtchức năng giám sát của Ủy ban; Kỳ vọng qua hội thảo gợi ý, hìnhthành chính sách mới, hành lang pháp lý (nếu có) để giáo dục ViệtNam phát triển. nguyên anH

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐsẽ tổ chức hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông (tiếp theo trang 1)

(tiếp theo trang 1)Sáng 20.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ

tịch Qh Uông Chu Lưu, QH đã biểu quyếtthông qua Luật Trách nhiệm bồi thường củaNhà nước (sửa đổi) với 92,46% tổng số đạibiểu có mặt tán thành và Luật Trợ giúp pháp lý(sửa đổi) với 93,28% tổng số đại biểu có mặttán thành.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủtịch Qh Phùng Quốc hiển, QH đã thảo luậntoàn thể về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

Buổi chiều, dưới sự điều hành của PhóChủ tịch Qh Uông Chu Lưu và Phó Chủtịch Qh Đỗ Bá Tỵ, QH đã biểu quyết thôngqua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyếtvề việc thi hành Bộ luật Hình sự; Luật Cảnh vệ;Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ vàcông cụ hỗ trợ.

Tránh thành lập ồ ạt Chi cục Kiểm ngư cấp tỉnh

Một trong những nội dung của dự thảoLuật Thủy sản (sửa đổi) được nhiều ĐBQHquan tâm là các quy định về lực lượng kiểmngư. Đồng tình với sự cần thiết thành lập lựclượng Kiểm ngư ở cấp tỉnh như dự thảo, ĐBnguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) phân tích:Thời gian qua, sự xuất hiện của lực lượngkiểm ngư trên biển còn thưa thớt trong khilực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt độngchưa hiệu quả vì thiếu kinh phí, giới hạn vềquyền hạn, địa bàn hoạt động rộng, ranh giớikhông rạch ròi, phương tiện hoạt động còn cũkỹ, lạc hậu… Vì thế, hoạt động thanh tra chưahiệu quả. Nếu tổ chức lực lượng kiểm ngư sẽgóp phần nâng cao chất lượng hoạt động,phối hợp với các lực lượng chấp pháp trênbiển khác hỗ trợ ngư dân phòng tránh bão,bảo vệ an ninh trên biển.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng thành lập ồạt các chi cục kiểm ngư cấp tỉnh, đầu tư trangthiết bị nhưng không đủ năng lực, gây lãngphí, ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị Chínhphủ phân cấp cho uBND cấp tỉnh chỉ thànhlập kiểm ngư khi đáp ứng đủ điều kiện vàthực sự cần thiết, đồng thời bảo đảm khôngtăng biên chế theo Nghị quyết 39 và theo lộtrình. Khi đã thành lập, địa phương phải bảođảm điều kiện cho lực lượng kiểm ngư hoạtđộng. Với các tỉnh chưa thành lập lực lượngkiểm ngư cấp tỉnh thì kiểm ngư vùng sẽ hỗtrợ để bảo đảm tính liên tục, ĐB Nguyễn ThịLệ Thủy đề nghị.

Ủng hộ tổ chức lực lượng kiểm ngư Trungương và kiểm ngư tại 28 tỉnh, thành phố venbiển, ĐB nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận)cho rằng, trong những năm qua, với mô hình

tổ chức từ Trung ương đến vùng, mặc dù kiểmngư Việt Nam đã đạt được những kết quả nhấtđịnh trong kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xửlý các trường hợp vi phạm pháp luật trên biển,song với phạm vi ngư trường rộng lớn, lựclượng mỏng nên còn có những khó khăn nhấtđịnh. Cũng theo ĐB Nguyễn Thị Phúc, mộttrong những vấn đề mà cử tri rất bức xúc làviệc sử dụng ngư cụ để khai thác thủy sảnmang tính tận diệt đang ngày càng gia tăng.Do vậy, cần thiết có lực lượng thực thi phápluật đủ mạnh như kiểm ngư để bảo vệ nguồnlợi thủy sản một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đểbảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, kịp thờitrong quản lý, huy động lực lượng tham giachủ quyền, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ ngư dântrên biển, việc thành lập lực lượng kiểm ngưtrên cơ sở chuyển đổi từ lực lượng thanh trachuyên ngành về thủy sản là phù hợp.

Không đồng tình thành lập lực lượng kiểmngư cấp tỉnh, ĐB nguyễn Sỹ Cương (ninhThuận) cho rằng, khái niệm kiểm ngư trongdự thảo Luật không rõ, không có sự kế thừaquy định của Nghị định số 102/2012/NĐ-CPngày 29.11.2012 về tổ chức và hoạt động củakiểm ngư. Lực lượng kiểm ngư thực hiệnnhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm,thậm chí được giao một số hoạt động liên quanđến tố tụng ban đầu và thực hiện thanh trachuyên ngành trên vùng biển về thủy sản.Thêm vào đó, việc thành lập lượng kiểm ngư ởcấp tỉnh có thể sẽ làm tăng biên chế. Trong bốicảnh đang thực hiện tinh giản biên chế, ĐBNguyễn Sỹ Cương cho rằng không nên “hợp lýhóa” lực lượng này trong Luật.

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaBộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được

QH thông qua với 88,39% số ĐBQH có mặttán thành.

Cụ thể, về phạm vi chịu trách nhiệm hìnhsự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổiđối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổnhại cho sức khỏe của người khác; Tội hiếpdâm và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,Luật giữ như dự thảo do Chính phủ trình.Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổichỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội“rất nghiêm trọng” và tội “đặc biệt nghiêmtrọng” mà không phải chịu trách nhiệm hìnhsự về tội “ít nghiêm trọng” hoặc tội “nghiêmtrọng” đối với 3 tội danh nêu trên.

Luật cũng bổ sung một điều mới về Tộivi phạm quy định về kinh doanh theophương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vikinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy rahậu quả rồi mới xử lý về tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản như một số vụ án liên quan đếnkinh doanh đa cấp xảy ra vừa qua. Theo đó,người nào tổ chức hoạt động kinh doanhtheo phương thức đa cấp mà không có giấychứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đacấp hoặc không đúng với nội dung giấychứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đacấp thì bị xử phạt theo quy định của Luật.Luật cũng quy định chi tiết về hành vi vàđịnh lượng cụ thể về hậu quả gây ô nhiễmmôi trường trên cơ sở đề xuất của các cơquan quản lý nhà nước.

Với 89,41% số ĐBQH có mặt tán thành,QH đã thông qua Nghị quyết về việc thi hànhBộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã đượcsửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13 và về hiệu lực thi hành của Bộluật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, LuậtTổ chức cơ quan điều tra hình sự số

99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạmgiam số 94/2015/QH13. Nghị quyết có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 5.7.2017.

Theo Nghị quyết, Bộ luật Hình sự, Bộluật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quanđiều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạmgiam có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018.Các quy định tại Nghị quyết số110/2015/QH13 ngày 27.11.2015 của QH vềviệc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự có ghithời điểm “ngày 01 tháng 07 năm 2016’’được thay thế bằng thời điểm “ngày 01 tháng01 năm 2018’’, thời điểm “ngày 01 tháng 01năm 2019’’ được thay thế bằng thời điểm“ngày 01 tháng 01 năm 2020’’.

Nghị quyết cũng quy định cụ thể về thờiđiểm áp dụng các điều khoản của Bộ luậtHình sự năm 2015; quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành; quy định chuyển tiếp và tráchnhiệm thi hành Bộ luật Hình sự và các luậtcó liên quan.

Chỉ được nổ súng trong 4 trường hợp Với 92,67% số ĐBQH có mặt tán thành,

QH đã thông qua Luật Cảnh vệ, gồm 6 chương,33 điều.

Luật Cảnh vệ quy định cán bộ, chiến sĩcảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ đượcnổ súng trong 4 trường hợp, nhưng phải tuânthủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụngquy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vậtliệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đó là: (1) cảnh báođối tượng đang đột nhập vào khu vực, mụctiêu cảnh vệ; (2) Gây thương tích cho đốitượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêucảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại vàbắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả; (3) Vôhiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn côngtrực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ,chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ...;(4) các trường hợp nổ súng khác quy định tạiLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ vàcông cụ hỗ trợ.

Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ đúng mục đích, đúng quy định

Với 93,08% số ĐBQH có mặt tán thành,QH đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí,vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Luật gồm 8 chương, 76 điều, quy định vềviệc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiềnchất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quảnlý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốcnổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốcgia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệquyền con người, quyền công dân và phục vụphát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm quyđịnh việc huấn luyện và cấp chứng nhận về sửdụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Hà an - Trung THànH

Ngày làm việc thứ 22 Kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIVChiều 20.6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Haiti doChủ tịch Thượng viện Youri Latortue dẫn đầu đang có chuyếnthăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch QH NguyễnThị Kim Ngân.

Chủ tịch Thượng viện Youri Latortue bày tỏ vui mừng lần đầuđược thăm Việt Nam, trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã dành thời gian tiếp Đoàn; bày tỏ sự ngưỡng mộ và chúcmừng những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộcĐổi mới, coi sự phát triển của Việt Nam là một hình mẫu để Haititham khảo trong quá trình cải cách kinh tế đất nước.

Chủ tịch Thượng viện Youri Latortue đã thông báo với TổngBí thư về kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo Nhànước và QH Việt Nam; thông báo những nét lớn về QH và tìnhhình Haiti gần đây; cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ mà Việt Nam dànhcho Haiti trong thời gian qua; khẳng định mong muốn thúc đẩyhợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giaothông, viễn thông, giao lưu nhân dân, đặc biệt là việc trao đổi đoàncấp cao, để học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của nhau trong lãnhđạo, quản lý đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chào mừng Chủ tịch Thượngviện Youri Latortue sang thăm Việt Nam; chúc mừng những thànhtựu của Haiti trong quá trình cải cách kinh tế, phát triển đất nước;bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Thượngviện Haiti lần này sẽ là dấu mốc quan trọng, góp phần thúc đẩyhơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Nhà nước, QH và Nhândân hai nước Việt Nam - Haiti.

Tổng Bí thư khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam làcoi trọng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tácnhiều mặt với Haiti trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, QH vàgiao lưu nhân dân. Tổng Bí thư đề nghị hai bên, trên cơ sở truyềnthống quan hệ hữu nghị sẵn có, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên tấtcả các lĩnh vực, nhất là trong những lĩnh vực tiềm năng như nôngnghiệp, viễn thông, sản xuất công nghiệp… đóng góp tích cực vàocông cuộc phát triển ở mỗi nước.

Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng, với truyền thống đấu tranh bấtkhuất của mình, nhân dân Haiti anh em sẽ vượt qua mọi tháchthức, tiếp tục giành nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong côngcuộc xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

+ Cùng ngày, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp Chủ tịch Thượng việnYouri Latortue.

+ Sáng cùng ngày, Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Cộnghòa Haiti do Chủ tịch Thượng viện Youri Latortue dẫn đầu đã đếnthăm và dự phiên họp toàn thể của QH Việt Nam.

THanH Tâm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngtiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti

(tiếp theo trang 1)

Luật Du lịch (sửa đổi) QH thôngqua ngày 19.6 vừa qua dànhmột mục quy định về việc

thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển dulịch. Các cá nhân, tổ chức kinh doanhdu lịch đặc biệt quan tâm đến tínhkhả thi của những điều luật này. Bởinội dung đó Luật Du lịch năm 2005cũng đã có nhưng cho đến nay QuỹHỗ trợ phát triển du lịch vẫn chỉ tồntại trên giấy!

Liệu “phiên bản” Quỹ Hỗ trợ pháttriển du lịch của Luật Du lịch (sửa đổi)có rơi vào vết xe đổ của Luật năm2005 hay không? Để trả lời câu hỏinày, cần nhìn lại quá khứ một chút.Luật Du lịch năm 2005 nêu rõ: Nhànước khuyến khích, tạo điều kiện hìnhthành Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch từnguồn đóng góp của các chủ thể hưởnglợi từ hoạt động du lịch, của tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài.

Suốt chục năm trời, việc thànhlập Quỹ này nhiều lần được xới xáonhưng rồi chuyện đâu vẫn hoàn đó.Phần lớn vì không có tiền. Nhữngnguồn thu đã được luật định rất tiếckhông huy động được trong thực tế.Cho đến tháng 8 năm ngoái, tại Hộinghị của ngành du lịch tổ chức ởHội An (Quảng Nam), Thủ tướngChính phủ đã có kết luận đồng ýthành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển dulịch để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá,đầu tư phát triển sản phẩm, pháttriển nguồn nhân lực. Cùng vớinguồn thu từ một phần lệ phí visa,Quỹ này sẽ hoạt động từ đóng góptừ phí tham quan du lịch, đóng gópcủa doanh nghiệp du lịch... Ngânsách nhà nước sẽ cấp kinh phí ban

đầu cho Quỹ khoảng 200 - 300 tỷđồng. Dù vậy, cho đến nay, Quỹ Hỗtrợ phát triển du lịch vẫn chưa rõhình hài.

Bên cạnh những “lấn cấn” vềnguồn vốn, có ý kiến cho rằng, mộtlý do nữa Quỹ Hỗ trợ phát triển dulịch “thai nghén” quá lâu, bị “treo”cả chục năm trời là vì Điều 6 vềchính sách phát triển du lịch củaLuật Du lịch năm 2005. Theo đó,giao Chính phủ quy định cụ thểchính sách phát triển du lịch quyđịnh tại Điều này. Nghĩa là, Quỹ córa đời được hay không hoàn toànphụ thuộc vào văn bản dưới luật.Lại cũng có ĐBQH cho biết, có tâmlý chờ sửa đổi Luật Du lịch, trên cơsở đó mới hình thành Quỹ.

Giờ thì Luật Du lịch (sửa đổi) đãđược thông qua với những quy địnhchi tiết hơn về Quỹ Hỗ trợ phát triểndu lịch. Quỹ do Thủ tướng thành lập,dùng vào việc xúc tiến du lịch, hỗ trợnghiên cứu, phát triển thị trường, bồidưỡng nguồn nhân lực và hỗ trợ hoạtđộng truyền thông du lịch trong cộngđồng. “Dòng tiền” cho Quỹ cũngđược “gạch đầu dòng” cụ thể. Quỹ sẽcó vốn điều lệ do ngân sách nhà nướccấp. Hàng năm, được cấp bổ sungmột phần trích từ nguồn thu phí thamquan, phí thị thực và các giấy tờ cóliên quan đến xuất nhập cảnh ViệtNam cho người nước ngoài. Cùngvới đó là nguồn tài trợ, đóng góp tựnguyện hợp pháp của doanh nghiệp,tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước vàcác nguồn thu hợp pháp khác. Chínhphủ được giao quy định chi tiết vềnguồn hình thành Quỹ.

Việc thành lập Quỹ Hỗ trợ pháttriển du lịch là cần thiết để triển khai

hoạt động du lịch một cách chủ động,chuyên nghiệp, qua đó, góp phầnthực hiện mục tiêu đạt doanh thu 35tỷ uSD vào năm 2020 đã nêu rõtrong Nghị quyết của Bộ Chính trị.Nhưng hình thành và vận hành Quỹsao cho hiệu quả là chuyện khôngđơn giản. Nếu không tính đến tất cảnhững vấn đề liên quan, chẳng hạn aisẽ thu, thu bao nhiêu đối với doanhnghiệp, quản lý Quỹ như thế nào, chitiêu ra sao… thì việc có thêm nguồntiền lớn qua Quỹ này cũng chưa chắctạo được bước phát triển mạnh mẽcho ngành du lịch.

Luật Du lịch (sửa đổi) có hiệu lựcthi hành từ ngày 1.1.2018. Chínhphủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchcòn thời gian để hoàn tất các khâuchuẩn bị nhằm nhanh chóng đưa Luậtvào cuộc sống và không để Quỹ Hỗtrợ phát triển du lịch rơi vào “vết xeđổ” trong quá khứ.

Hà an

Ngăn “vết xe đổ”

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) quy định nguyên tắc bồi thường củanhà nước là: Kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiếnhành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồithường hoặc theo thủ tục tố tụng. nhà nước giải quyết bồi thường sau khi có văn bản làmcăn cứ yêu cầu bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc kết hợp giải quyết bồithường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại tòa án theo quy định của Luậtnày. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2018.

Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) quy định hoạt động trợ giúp pháp lý phải tuân thủ nguyêntắc: Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi íchhợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từngười được trợ giúp pháp lý. nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm: ngânsách nhà nước; đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dự án hợptác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác (nếu có). Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lựcthi hành từ ngày 1.1.2018.

2. Biểu quyết thông qua Luật Trợ giúppháp lý (sửa đổi):

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội NguyễnKhắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếpthu, chỉnh lý dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý(sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông quaĐiều 7 - Người được trợ giúp pháp lý và toànvăn Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiểnđiều hành.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ýkiến khác nhau của dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

Trong quá trình thảo luận, đã có 24 đạibiểu Quốc hội phát biểu và 01 đại biểu tranhluận. Các ý kiến thảo luận tập trung vào nhữngnội dung sau:

- Nguyên tắc hoạt động thủy sản;- Chính sách của Nhà nước trong hoạt

động thủy sản;- Nuôi trồng, khai thác thủy sản; thẩm

quyền giao, cho thuê mặt nước để nuôi trồngthủy sản;

- Lực lượng kiểm ngư;- Khu bảo tồn biển, khu bảo tồn thủy sản

nội địa;

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sảnvà sự cần thiết hình thành Quỹ bảo vệ và pháttriển nguồn lợi thủy sản;

- Quản lý tàu cá, dịch vụ hậu cần trongkhai thác thủy sản;

- Chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩuthủy sản…

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giảitrình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự ánLuật Thủy sản (sửa đổi).

Cũng trong buổi sáng, Đoàn đại biểu cấpcao Thượng viện Cộng hòa Haiti do Chủ tịchThượng viện dẫn đầu đã đến thăm và dự phiênhọp toàn thể của Quốc hội Việt Nam.

Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

điều hành. 1. Biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13:

Quốc hội đã nghe:- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội LêThị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu,chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sựsố 100/2015/QH13.

Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông quaKhoản 3 Điều 1 - Trách nhiệm hình sự củangười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều12, Khoản 5 Điều 1 - Không tố giác tội phạmtại Điều 19, Khoản 51 Điều 1 - Tội vi phạmquy định về kinh doanh theo phương thức đacấp tại Điều 217a và toàn văn Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13.

2. Biểu quyết thông qua Nghị quyết về việcthi hành Bộ luật Hình sự:

Quốc hội đã nghe Phó Tổng Thư ký Quốchội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghịquyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự.

Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông quaĐiều 2 - Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm2015 và toàn văn Nghị quyết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành. 3. Biểu quyết thông qua Luật Cảnh vệ:Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường

vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòngvà An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình

bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dựthảo Luật Cảnh vệ.

Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông quaĐiều 10 - Đối tượng cảnh vệ, Điều 22 - Huyđộng người, phương tiện để thực hiện công táccảnh vệ và toàn văn Luật Cảnh vệ.

4. Biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sửdụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thườngvụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòngvà An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trìnhbày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dựthảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổvà công cụ hỗ trợ.

Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông quaĐiều 18 - Đối tượng được trang bị vũ khí quândụng, Điều 22 - Nguyên tắc sử dụng vũ khíquân dụng, Điều 23 - Các trường hợp nổ súngquân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm anninh, trật tự và toàn văn Luật Quản lý, sử dụngvũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Thứ tư, ngày 21.6.2017, buổi sáng, Quốchội họp phiên bế mạc để biểu quyết, thông quamột số nội dung.

Phiên bế mạc sẽ được Đài Truyền hình ViệtNam, Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trựctiếp và các phương tiện thông tin đại chúngkhác đưa tin để cử tri và đồng bào cả nướccùng theo dõi.

Thông cáo số 22 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV (tiếp theo trang 1)

Page 3: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017Đại BiểU nhân dân

1- Bộ Chính trị đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, khẩn trương, quyếtliệt của Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong việclãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc, đồng thời xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệpchậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương trong thời gian qua. Đây làbài học đắt giá cho các cấp, các ngành trong việc đầu tư, quản lý và khai thácnguồn lực nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2- Trong quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc và xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệpchậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương cần quán triệt các mục tiêuvà quan điểm sau:

2.1- Về mục tiêu: Tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, bảo đảm sự phối hợpchặt chẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại,vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nướcvà xã hội. Trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, trìnhcơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Phấn đấu đến hếtnăm 2018 xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém ở các dự án. Đến năm 2020 hoànthành việc xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án. Xác định rõ trách nhiệm,xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầutư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án.

2.2- Về quan điểm:(1) Kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo

nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án nêu trên.

(2) Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm toán và báo cáo rà soát pháp lý, kiên quyếtxử lý sớm, dứt điểm các tranh chấp, bất đồng phát sinh giữa chủ đầu tư và các nhàthầu; tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán,thoái vốn cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, đồng thời kiên quyết thực hiện chophá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệpkhông có khả năng khắc phục; thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thấpnhất thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách nhà nước cũng nhưđối với nền kinh tế nói chung.

(3) Bảo đảm thực hiện các phương án xử lý theo đúng quy định của pháp luật,công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất làtrách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giảipháp xử lý các dự án, doanh nghiệp; quan tâm toàn diện bảo đảm lợi ích cao nhấtcủa Nhà nước, quyền lợi của người lao động, an sinh - xã hội, an ninh - quốcphòng, môi trường và ổn định xã hội; hết sức lưu ý khâu định giá tài sản, nhất làgiá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

(4) Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạmpháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhânliên quan, xử lý nghiêm minh, sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định củapháp luật, không để tái diễn những yếu kém, khuyết điểm trong quản lý và điềuhành đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian qua.

3- Giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Côngthương và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện phương án xửlý các dự án, doanh nghiệp bảo đảm đúng mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc đề ra,đạt hiệu quả cao nhất.

Bộ Chính trị chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệpchậm tiến độ, kém hiệu quả (tiếp theo trang 1)

Chiều qua, với 434 ĐBQH tán thành,chiếm 88,39% tổng số ĐBQH thamgia biểu quyết, QH đã chính thức

thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13, khép lại một dự án Luậtđược coi là hy hữu trong lịch sử lập phápcủa QH.

Một thành viên của Ủy ban Tư pháp -cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Bộ luậtHình sự của nhiệm kỳ trước và dự án Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luậtHình sự của nhiệm kỳ này - chia sẻ, ngaykhi bảng biểu quyết điện tử của QH hiệnlên con số 88,39%, ông đã thở phào nhẹnhõm, dù không thuộc nhóm “chuyêntrách” thẩm tra, tiếp thu, giải trình dự luậtnày. Gần 1 năm qua, một nhóm các thànhviên trong Thường trực Ủy ban Tư phápdo chính Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Ngaphụ trách đã “ăn... luật hình sự, ngủ… luậthình sự”.

Có lẽ, cũng không chỉ có Ủy ban Tưpháp mà suốt thời gian qua, việc sửa đổi,bổ sung Bộ luật Hình sự đã trở thành mốiquan tâm đặc biệt của các cơ quan của QH,các ĐBQH. Nhiều quyết định táo bạo, hyhữu đã được uBTVQH, các ĐBQH KhóaXiii và Khóa XiV đưa ra kể từ khi pháthiện các sai sót kỹ thuật lập pháp của Bộluật này.

Đó là việc uBTVQH Khóa Xiii quyếtđịnh triệu tập cuộc họp Trưởng đoànĐBQH Khóa Xiii của 63 tỉnh, thành phốvào ngày 27.6.2016 để bàn về việc khắcphục những sai sót kỹ thuật của Bộ luật khithời gian có hiệu lực thi hành chỉ còn 3ngày, không đủ thời gian để triệu tập mộtKỳ họp bất thường của QH. Ngay sau cuộchọp này, các Trưởng đoàn ĐBQH đã mangtheo tài liệu, tờ trình, các báo cáo liên quanvề địa phương và tiếp tục triệu tập cuộc họpĐoàn ĐBQH Khóa Xiii để thảo luận, cho ýkiến và bỏ phiếu quyết định việc lùi thờihạn thi hành Bộ luật Hình sự. Chỉ 2 ngàysau, các thủ tục liên quan đến việc bỏ phiếuđã được hoàn tất, QH Khóa Xiii chính thứcthông qua Nghị quyết về việc lùi hiệu lựcthi hành Bộ luật Hình sự và 3 luật khác cóliên quan, đồng thời, quyết định bổ sung dựán Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Hình sự số 100 vào chương trình lậppháp của QH Khóa XiV với việc xem xétngay tại Kỳ họp thứ 2. Các ĐBQH KhóaXiii cũng quyết định không giới hạn thờigian lùi thi hành Bộ luật Hình sự và 3 luậtliên quan mà ghi rõ trong Nghị quyết “…đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 cóhiệu lực thi hành”.

Vài tháng sau đó, Bộ Tư pháp và Ủyban Tư pháp tiến hành một cuộc “tổng ràsoát” cả về nội dung và kỹ thuật lập phápcủa Bộ luật. Từ đó, đã xác định có tới141 sai sót kỹ thuật cần phải sửa đổi vàcó dự thảo sửa đổi, bổ sung trình QHKhóa XiV tại Kỳ họp thứ 2. Ban đầu,việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật dự kiếnđược tiến hành gọn trong 1 kỳ họp.Nhưng QH đã thống nhất tiếp tục tăngthêm thời gian thảo luận, chuẩn bị kỹlưỡng để trình QH thông qua tại Kỳ họpthứ 3. Lý do là bởi số lượng điều luậtphải sửa đổi lớn, rất nhiều nội dung liênquan đến định lượng chi tiết thuộcchuyên ngành sâu chưa thống nhất đượcgiữa các bộ, ngành có liên quan…

Để có 1 Báo cáo giải trình, tiếp thu,chỉnh lý dự thảo Luật chi tiết dài tới 56trang, một dự thảo Luật mạch lạc vàthuyết phục trình QH tại Kỳ họp thứ 3này, hơn 6 tháng qua, thực hiện sự chỉ đạocủa uBTVQH và trực tiếp là Phó Chủtịch QH uông Chu Lưu, Ủy ban Tư phápđã tổ chức hàng chục cuộc làm việc vớiliên ngành tư pháp, với Chính phủ, vớitừng bộ, ngành liên quan, các chuyên gia,các nhà khoa học, các tổ chức chính trị,xã hội, nghề nghiệp… Ngay trong Kỳ họpnày, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngâncũng trực tiếp chủ trì một Hội thảo về dựán Luật để các ĐBQH tiếp tục đóng gópý kiến khi kết thúc phiên họp toàn thể kéodài 1 ngày vẫn còn nhiều ĐBQH chưaphát biểu được quan điểm của mình. Đâycũng là lần đầu tiên, một Hội thảo nhưvậy được tổ chức.

Đã có những cuộc làm việc căng thẳngkhi mỗi bộ, ngành kiên trì bảo vệ quanđiểm riêng của mình. Đã có những cuộctranh luận sòng phẳng trên diễn đàn của cơquan lập pháp. Đã có cả những cuộc tranhcãi nảy lửa bên ngoài diễn đàn của QH,trên mạng xã hội… Chiều qua, QH KhóaXiV đã hoàn thành trọng trách khó khăncủa mình.

Dẫu vậy, từ đạo luật hy hữu này, có lẽcũng cần nói thêm rằng, một quy trình lậppháp dù chặt chẽ đến mấy nhưng chỉ cầnmột mắt xích trong đó lơ là một chút, thiếutrách nhiệm một chút thì những sai sótđáng tiếc hoàn toàn có thể xảy ra. Cũngđôi khi, sai sót không hẳn do lơ là, thiếutrách nhiệm mà do sức ép về thời gian, vềnguồn lực… quá lớn. Vì thế, để không cóthêm những sự cố “hy hữu” như thế này,phải có giải pháp căn cơ để giảm cho đượcsức ép ấy.

QuỳnH cHi

Từ đạo luật hy hữu…

Nên luật hóa “đồng quản lý”?Phương thức “đồng quản lý” thủy sản đã được triển

khai thí điểm ở một số địa phương trong thời gian qua.Khi quản lý theo mô hình này, cộng đồng dân cư sẽ cùngtham gia vào quá trình ra quyết định, thực hiện và thựcthi các quy định pháp luật. Chính quyền địa phương vàngười dân thống nhất chia sẻ trách nhiệm, lợi ích trongquản lý tài nguyên và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nhưng qua khảo sát thực tế tại một số địa phươngvà xem xét báo cáo tổng kết 13 năm thực hiện Luậthiện hành, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môitrường - cơ quan chủ trì thẩm tra, nhận thấy mô hìnhđồng quản lý chưa thực sự thành công và có hiệu quả,mới chỉ mang tính thí điểm. Vì vậy, phải cân nhắc kỹlưỡng khi xem xét đưa nội dung này vào dự thảo LuậtThủy sản (sửa đổi).

Không phủ nhận trong 45 mô hình thí điểm thựchiện “đồng quản lý” trên cả nước hiện nay có nơi thànhcông, có nơi chưa, song ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (BếnTre) chỉ rõ, người dân ở những nơi triển khai thí điểmđều có ý thức trách nhiệm, bảo tồn trong cộng đồngđược nâng lên, nguồn lợi thủy sản được tái tạo, phụchồi, hay ít nhất là tình trạng hủy diệt nguồn lợi chậm lại.Vì thế, dù chưa tổng kết mô hình nhưng nếu không đưanội dung này vào dự thảo Luật sẽ phải chờ 5 - 10 nămnữa để điều chỉnh, bổ sung. Khi đó, nguồn lợi có thểkhông còn để bảo tồn, ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy lưu ý.

Dù mới thực hiện thí điểm ở nước ta, song phươngthức “đồng quản lý” đang được áp dụng ở khá nhiềuquốc gia trên thế giới và được khẳng định là giải phápsáng tạo, hiệu quả. Vì thế, nhiều đại biểu tán thành luậthóa nội dung “đồng quản lý”, đồng thời đề nghị Bansoạn thảo rà soát nhằm tìm ra mô hình áp dụng phù hợpvới điều kiện của nước ta. Đặc biệt, để tạo cơ sở pháp lýkhuyến khích nhân rộng mô hình này, dự thảo Luật phải“rũ bỏ” những quy định mang tính chất khuyến khích,động viên chung chung. Theo ĐB Nguyễn Thị XuânThu (Khánh Hòa), dự thảo Luật cần quy định rõ Nhànước sẽ chia sẻ những quyền quản lý nào với cộngđồng? Cơ chế, chính sách, biện pháp nào để hỗ trợ thực

hiện và duy trì mô hình “đồng quản lý” thủy sản bềnvững? Vai trò quản lý của cộng đồng đối với hoạt độngthủy sản nuôi trồng, đánh bắt, bảo vệ, tái tạo nguồn lợicủa các tổ chức, cá nhân thành viên như thế nào? Tiêuchí thành lập cộng đồng quản lý như thế nào, theo đơnvị hành chính, hay tiêu chí ngành nghề phương tiệnđánh bắt?

Quỹ bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản là của cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản nước ta đang có xu hướng suygiảm nghiêm trọng, nhất là ở một số vùng ven biển dotình trạng khai thác thủy sản quá giới hạn cho phép. Vìvậy, dù Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản quy định trongLuật Thủy sản hiện hành chưa được thành lập, nhiềuđại biểu vẫn tán thành tiếp tục quy định trong dự thảolần này, nhưng đổi tên thành Quỹ bảo vệ và phát triểnnguồn lợi thủy sản. Việc thành lập Quỹ bảo vệ pháttriển nguồn lợi thủy sản, theo ĐB Nguyễn Thị XuânThu, là hướng đi đúng để huy động nguồn lực tài chínhtừ xã hội.

Nhưng điều khiến nhiều ĐBQH băn khoăn, đó lànếu thành lập quỹ ở Trung ương và quỹ cấp tỉnh như dựthảo Luật, có thể sẽ khiến tăng thêm bộ máy, biên chế,chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chínhtrị (về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức - PV). Luật hiện hành đã quy định,nhưng thực tế Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản chưa hìnhthành, trong khi đó Chỉ thị số 22 của Thủ tướng Chínhphủ (về tăng cường công tác quản lý đối với quỹ tàichính nhà nước ngoài ngân sách) đã quy định giải thể

các quỹ hoạt động không hiệu quả. Hiện, một số địaphương cũng đã hình thành Quỹ cộng đồng gắn với môhình “đồng quản lý”, nhưng quy mô của Quỹ cộng đồngcòn nhỏ, nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của môhình. Vì thế, ĐB Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) đềnghị, cần có những nghiên cứu để phát triển Quỹ cộngđồng gắn kết cùng với sự phát triển của mô hình “đồngquản lý”, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ NN -PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định sẽ tiếp thu đầyđủ ý kiến đóng góp của các ĐBQH, nhằm tiếp tục bổsung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, đáp ứng yêu cầuthực tế.

Riêng với Quỹ bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản,Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, cơ quan soạnthảo “bảo vệ” phương án hình thành Quỹ ở Trung ươngvà địa phương, vì hiện nay nhận thức chung của xã hộivề bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bước, và cácthành phần kinh tế cũng phát triển đến mức có điều kiệnđể hỗ trợ cho công tác bảo tồn. Mặt khác, do nhu cầubảo vệ một số loại thủy sản đặc hữu hiện đang rất cấpbách, nên cần thiết phải hình thành Quỹ này. “Chúng tanên tính toán căn cơ, dài hơi, không vì trước đây khônglàm được mà bây giờ không duy trì quỹ này”, Bộ trưởngNguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Để việc sửa đổi Luật Thủy sản lần này thực sự là cơsở pháp lý hiệu quả cho công tác bảo tồn, bảo vệ và pháttriển nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện để phát triển thủysản thành ngành kinh tế mũi nhọn như kỳ vọng, sẽ cònphải dụng công thêm nữa cả về nội dung cũng như kỹthuật lập pháp. THanH Hải

Dự áN LuậT THủy SảN (Sửa ĐổI)

Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ nguồn lợi thủy sảnThảo luận về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi)trong phiên họp sáng qua, nhiều ĐBQH nhấnmạnh yêu cầu: phải tạo cơ sở pháp lý để quảnlý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước sự đánhbắt có tính chất hủy diệt và gây ô nhiễm môitrường biển ngày càng gia tăng trên diệnrộng như hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này,cơ quan soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện cácquy định về “đồng quản lý” thủy sản và quỹbảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) phát biểu tại hội trường về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Lê THaNH VâN (Cà Mau): Chuyển mạnh hơn sang một QH tranh luận

Có thể nói, một trong những điểm nhấn tại Kỳ họp lần này chính là việc QH tiếptục cải tiến, đổi mới về phương pháp chất vấn, tranh luận tại nghị trường. Việc kéo dàithời gian thảo luận về kinh tế - xã hội tại hội trường thêm 1 tiếng rưỡi, hay nâng thờigian tiến hành chất vấn thể hiện sự linh hoạt của Lãnh đạo QH, đáp ứng được mongmuốn của ĐBQH và kỳ vọng của cử tri. Rõ ràng, QH thể hiện tinh thần trách nhiệmcao đối với những vấn đề được xã hội quan tâm, và khi đưa vào nghị trường thì “cânđong đo đếm”, điều chỉnh thời gian cho phù hợp.

Tuy nhiên, dù thời gian chất vấn tăng thêm nửa ngày so với các kỳ chất vấn trước,nhưng tôi thấy thực sự nhiều ĐBQH vẫn chưa thỏa mãn. Vẫn còn khá nhiều ĐBQHđăng ký đặt câu hỏi nhưng chưa được chất vấn. Điều này đặt ra nhu cầu tiếp tục nghiên

cứu điều chỉnh thời lượng dành cho chất vấn để các đại biểu được nói hết.Nhìn tổng thể, đây là kỳ họp có chất lượng. Những vấn đề lớn được QH bố trí thêm thời gian để thảo luận, chú ý đến

yêu cầu về chất lượng hơn là số lượng các dự luật. Việc cải tiến phương pháp điều hành kỳ họp làm cho không khí thảoluận, tranh luận sôi nổi hơn. ĐBQH có thêm cơ hội bộc lộ các kỹ năng, trách nhiệm trong quá trình tham gia quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động tại nghị trường cần chuyển mạnh hơn sang QH thảo luận, tranhluận. Tôi đề nghị uBTVQH xem xét nghiên cứu tăng các phiên thảo luận ở đoàn, ở tổ để các ĐBQH tranh luận, tìm sựđồng thuận trước những vấn đề còn ý kiến khác nhau…

Kỳ Họp THứ 3, QH KHóa XIV

Ngắn gọn và hiệu quả Sáng nay, Kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIV họp phiên bế mạc. Đánh giá nhanh về kết quả Kỳ họp,nhiều ĐBQH nhấn mạnh, nội dung chương trình Kỳ họp lần này được thiết kế gọn hơn, thời gianhọp ngắn, các nội dung được bố trí chặt chẽ, hợp lý. Việc tăng thời gian chất vấn từ 2 ngày rưỡilên 3 ngày giúp ĐBQH có thêm cơ hội tranh luận, đối thoại với các bộ trưởng.

ĐBQH NguyễN THaNH pHươNg (Cần Thơ): QH xử lý tình huống khéo léo

Chương trình Kỳ họp lần này được thiết kế gọn hơn, thời gian họp ngắn nhưng cácnội dung làm việc chặt chẽ và hợp lý. Đặc biệt, việc không bố trí làm việc vào thứ 7và chủ nhật giúp ĐBQH có thêm thời gian nghiên cứu tài liệu và thực tế cho thấy nghịtrường có thêm những phát biểu, tranh luận sâu sắc và logic.

Kỳ họp giữa năm dành trọng tâm cho công tác lập pháp, tôi cảm nhận QH thể hiệnrõ sự quyết liệt. Đối với những dự án luật chất lượng chưa ổn, QH sẵn sàng dừng lại,chưa vội thông qua, ví dụ như dự án Luật Quy hoạch. Có thể coi đây là sự tiến bộ trongtư duy xây dựng pháp luật của QH, với quan điểm Luật do QH ban hành phải bảo đảmtính khả thi, phải vào được cuộc sống. QH không chạy theo số lượng các luật phảithông qua tại kỳ họp.

Một nội dung đáng chú ý nữa là việc QH bàn thấu đáo và quyết định thông qua Nghị quyết về việc tách nội dung thuhồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành thành Dự ánthành phần. Điều này vừa đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân tỉnh Đồng Nai khu vực quy hoạch Dự án, vừa giảiquyết được những khó khăn trong quá trình triển khai Dự án này, tránh làm tăng vốn phải giải phóng mặt bằng. Cá nhântôi cho rằng, QH đã xử lý tình huống này một cách khéo léo, phù hợp với tình hình thực tế.

ĐBQH TrầN THị HằNg (Bắc Ninh): Thêm cơ hội tranh luận với bộ trưởng

Theo tôi, QH KhóaXiV vừa đi qua một kỳ họpkhoa học, chất lượng vàhiệu quả. Việc tăng thờigian chất vấn và trả lời chấtvấn từ 2 ngày rưỡi lên 3ngày đã giúp ĐBQH cóthêm cơ hội chất vấn, tranhluận, đối thoại nhiều hơnvới các bộ trưởng, trưởngngành nhằm làm rõ ngaytại nghị trường những vấnđề cử tri và dư luận quantâm. Trong đó có nhữngcâu chuyện thời sự như tình trạng dư thừa thịt lợn và nhiều mặthàng nông sản khác dẫn đến phải “giải cứu”, hay quy hoạch bánđảo Sơn Trà, chuyển biên chế giáo viên thành hợp đồng, vấn đềnợ công, phân bổ vốn đầu tư công, chất lượng các dự án, côngtrình… Qua chất vấn, trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởngngành, thành viên Chính phủ trong công tác quản lý nhà nướcđều được chỉ rõ. Đương nhiên, điều quan trọng hơn cả là nhữngchuyển biến hậu chất vấn. Chắc chắn tôi sẽ cùng các ĐBQHkhác luôn theo dõi, giám sát việc thực hiện các cam kết, lời hứacủa bộ trưởng, trưởng ngành.

Với công tác lập pháp, QH, các ĐBQH đã làm việc nghiêmtúc, trách nhiệm, thẳng thắn, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến,tranh luận với cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và với cácĐBQH khác, nhằm tìm ra phương án khả thi nhất trước nhữngnội dung còn ý kiến khác nhau. Việc QH thảo luận và thông quadự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13 là một minh chứng. Trong quá trình thảo luận,nhiều ĐBQH còn ý kiến trái chiều nhau về quy định người từ đủ14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trongtrường hợp phạm tội thuộc loại “tội ít nghiêm trọng” hoặc “tộinghiêm trọng” về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác, Tội hiếp dâm và Tội bắt cóc nhằmchiếm đoạt tài sản. Có ý kiến cho rằng, phải giữ nguyên như quyđịnh trong Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm xử nghiêm để bảođảm tính răn đe, giáo dục sâu sắc, cải tạo người phạm tội. Tuynhiên, cũng có ý kiến cho rằng, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm vàtội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nếu thuộc loại “tội rấtnghiêm trọng” và “tội đặc biệt nghiêm trọng”, để bảo đảm tínhnhân văn trong chính sách hình sự đối với trẻ em, tạo cơ hội đểcác em quay trở lại với cuộc đời. Và QH đã quyết định lấy phiếuý kiến ĐBQH về những quy định còn trái chiều nhau trước khithông qua dự thảo Luật. Rõ ràng, QH rất thận trọng và tôn trọngcác ý kiến của đại biểu. Thông điệp đưa ra là: QH chỉ xem xétthông qua khi dự luật đã thực sự hoàn thiện, nhận được sự đồngthuận cao từ các ĐBQH.

T. THànH - H.ngọc - a. THơ ghi

Page 4: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017 Đại BiểU nhân dânhội đồng nhân dân và cử tri

NHịp Cầu

Hà NộI

Kiến nghị bảo đảm hiệu quảcác tuyến phố đi bộ

Sớm đầu tư lưới điện cho dân

Đến gần hơn với cử triCử tri là khái niệm rất chung chung, vì vậy

mỗi lần TXCT, người đại biểu cần xác định sẽgặp gỡ với tầng lớp, đối tượng, nhóm cử trinào để chuẩn bị cho phù hợp. Nếu như lần nàocũng tiếp xúc “đại cử tri” tại các trung tâm thìnhững buổi TXCT ấy vẫn mang nặng tínhtượng trưng, hình thức. Nhân dân, nhữngngười trực tiếp lao động sản xuất không phảibao giờ và không phải ai cũng có điều kiệnđến các trung tâm để dự các buổi TXCT. Mà ởđó, đa số là những cán bộ đương chức vàngười về hưu, người dân dễ có cảm giác đấykhông phải là nơi của họ, hoặc họ chỉ đếnnghe, còn phần nói đã có người khác đại diện,mặc dù không một cử tri nào đại diện cho cửtri nào.

Để đến gần hơn với cử tri, các đại biểu dâncử cần đến tận cơ sở, khu dân cư, các thôn,làng, ấp bản, tổ dân phố, nhà máy, xí nghiệp,trường học… Có như vậy, mới nghe được,cảm nhận được tâm tư, nguyện vọng củangười dân, mới thấy hết những bức xúc, khókhăn của cơ sở. Hơi thở của cuộc sống tưởngnhư rất gần đâu đây nhưng thật ra sẽ khôngbao giờ được truyền đến người đại diện chodân, nếu đại biểu không chịu khó về cơ sở.

Tăng cường tính đối thoạiTùy theo từng đối tượng cử tri, chúng ta cố

gắng mời thêm một số lãnh đạo ngành và lãnhđạo địa phương cùng tham dự để cho không khíbuổi TXCT thêm sinh động. Thực tiễn cho thấy,các buổi TXCT nếu chỉ có đại biểu dân cử, đạidiện MTTQ mà vắng lãnh đạo Đảng, chínhquyền địa phương thì sẽ thiếu đi phần nào khôngkhí háo hức và giảm bớt hiệu quả. Bởi vì, bêncạnh những ý kiến, kiến nghị cần được tiếp thu,chuyển đến cơ quan chức năng liên quan, cử trirất muốn được nghe trả lời và giải quyết tại chỗ,trực tiếp những khó khăn, vướng mắc trong đờisống, sinh hoạt, lao động thuộc thẩm quyền giảiquyết của Đảng bộ và chính quyền địa phương.Đây là yêu cầu chính đáng của cử tri.

Thực tế, nhiều cuộc TXCT thời gian qua đãcó sự tham gia của đại diện chính quyền địaphương, nhất là ngành chức năng để trực tiếpgiải đáp những vấn đề cử tri nêu ra thuộc thẩmquyền. Cũng nhờ vậy, chất lượng các buổiTXCT được nâng lên và mang lại hiệu quả thiếtthực về nhiều mặt. Quy chế dân chủ ở cơ sởthực chất cũng chỉ đặt ra yêu cầu các cơ quan vàcán bộ, công chức Nhà nước phải gần dân hơn,lắng nghe ý kiến nhân dân và giải quyết kịp thờicác yêu cầu chính đáng của nhân dân mà thôi.

Trách nhiệm thiết thựcLà đại biểu, đặc biệt là đại biểu kiêm

nhiệm, dù bận rộn nhiều công việc, nhưngphải luôn nêu cao trách nhiệm trước những

tâm tư, nguyện vọng cử tri gửi gắm, mongchờ. Tiếp xúc với cử tri, các đại biểu dân cửkhông chỉ nghe phản ánh, kiến nghị mà còn cótrách nhiệm theo dõi, đôn đốc, yêu cầu các cơquan chức năng báo cáo tình hình hoặc kết quảxử lý những vấn đề đã được kiến nghị. Làm tốtđiều này sẽ nâng cao vai trò, uy tín và niềm tincủa đại biểu dân cử và cơ quan dân cử.

Bên cạnh đó, tất cả đơn thư, ý kiến, kiếnnghị của cử tri đều phải được xem xét, xử lý;phải phân biệt các ý kiến, kiến nghị và các đơnthư khiếu nại, tố cáo để có quy trình giải quyếtđúng đắn, vừa bảo đảm dân chủ, vừa giữnghiêm kỷ cương phép nước và tuyên truyềngiải thích chủ trương, đường lối chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời,thông tin phản hồi cho cử tri biết kết quả giảiquyết. Thái độ tôn trọng nhân dân, giữ gìn uytín của bản thân và của Nhà nước đòi hỏi mỗiđại biểu dân cử không bao giờ được xem nhẹcông việc này.

TXCT là con đường đưa đại biểu đến vớinhân dân và cơ sở. Người đại biểu phải lấy cửtri làm trung tâm để định hướng hoạt động củamình. Đến với cử tri cũng là con đường nângcao vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử,phát huy nền dân chủ, giữ gìn uy tín của Đảng,Nhà nước, đối với nhân dân, với phương châmtất cả vì dân.

Con số biết nóiBáo cáo từ Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC cónhững con số đáng chú ý. Trong năm 2016, dulịch mang về 1.300 tỷ uSD cho các nền kinhtế thành viên, tạo việc làm cho 67 triệu lượtngười tham gia trực tiếp và đóng góp tới 6,1%vào xuất khẩu của khu vực. Hơn nữa, cứ 10%tăng trưởng du khách tại nền kinh tế thànhviên APEC sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng 1,2%và nhập khẩu tăng 0,8%. Du lịch cũng khôngnằm ngoài hoạt động xoay quanh 3 trụ cộtchính của APEC, lần lượt là tự do hóa thươngmại và đầu tư; tạo thuận lợi cho thương mại vàđầu tư; và hợp tác kinh tế kỹ thuật với cácchương trình hành động tập thể.

Chỉ số ấn tượng trên cũng chính là gợi mởđể nhân Năm APEC 2017, Việt Nam tổ chứcdiễn đàn đối thoại độc lập về phát triển du lịchbền vững. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ, đối vớiViệt Nam, bản thân việc lựa chọn TP Hạ Longtươi đẹp, nơi có di sản thiên nhiên thế giới -Vịnh Hạ Long làm nơi tổ chức cũng là mộtthông điệp mà Việt Nam muốn gửi đến các nềnkinh tế thành viên. Tỉnh Quảng Ninh đangquản lý, khai thác tốt di sản này, trên cơ sở bảotồn giá trị nguyên bản của danh thắng. Còn đốivới Việt Nam, ngành du lịch đang hướng tớimục tiêu đón 17 - 20 triệu lượt du khách quốctế, đóng góp hơn 10% GDP vào năm 2020.Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải đối mặt vớinhững thách thức lớn để bảo đảm phát triểnbền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Hơn bao giờ hết, hợp tác quốc tế nhằm ứngphó với những thách thức chung là yêu cầu tấtyếu vì người dân và doanh nghiệp

Trở lại câu chuyện của Quảng Ninh, Chủtịch uBND tỉnh Nguyễn Đức Long khẳngđịnh, trên hành trình phát triển và hội nhập,địa phương đã sớm nhận diện và định vị lạitrong chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế để từ đóxác định rõ hơn mục tiêu cũng như định hướngphát triển. Quảng Ninh chủ động mời các tậpđoàn tư vấn uy tín lập Quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch dài hạn. Song song đó, cácchương trình phát triển dịch vụ, du lịch đềugắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản - Kỳquan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đếnnăm 2020, tổng khách du lịch kỳ vọng đạt 15đến 16 triệu lượt, trong đó có 7 triệu lượtkhách quốc tế, tổng doanh thu đạt 2 tỷ uSD;thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt 10 -15% GDP, giải quyết việc làm cho khoảng130.000 người...

Đại diện Singapore đặt vấn đề về việc coitrọng xây dựng chiến lược, chính sách, kếhoạch phát triển kinh tế du lịch và đặt trongchiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiquốc gia. Hệ thống chính sách dựa trên nhữngđặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổnghợp, có tính liên ngành, liên vùng, miền và cótính xã hội hóa cao, mang tính toàn cầu; đồngthời, thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện lịchsử, văn hóa và tận dụng được thời cơ, thếmạnh ở từng thời điểm trên mỗi vùng của đảoquốc này. Hiện tại, mức đóng góp của du lịchSingapore vào GDP là khoảng xấp xỉ 10%.

Bền vững là thách thức “khó” nhấtTrong tham luận của mình, Giám đốc

Chương trình Phát triển bền vững của Tổ chứcDu lịch thế giới Dirk Glaesser đã đưa ra cáckhuyến nghị về quản lý, khai thác. Ông nhậndiện thách thức của các nền kinh tế thành viênAPEC chính là cân bằng giữa phát triển và gìngiữ bản sắc, văn hóa. Đây phải là quá trình cầncó sự theo dõi, đánh giá tác động thường xuyên,bên cạnh việc đẩy mạnh các chính sách pháttriển du lịch nội địa và khu vực nhằm hỗ trợthực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững củaLiên Hợp Quốc. Ngoài ra, vị chuyên gia cónhiều năm làm việc trong môi trường tham vấncũng khuyến khích các đóng góp của du lịchvào kinh tế quốc dân nên được tính dài hơi hơn,đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Về phần mình, Tổng Giám đốc Hệ thốngtiêu chuẩn Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầuRandy Durband nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầmquan trọng của hệ thống tiêu chuẩn về du lịchbền vững. Các đoàn Australia, New Zealandtham dự cũng tập trung thảo luận và chia sẻ kinhnghiệm về vấn đề này. Theo đó, tiêu chuẩn dulịch bền vững chính là gắn với tạo việc làm, phát

triển nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa, tiêu chuẩn và chứng nhận đối vớicác cơ sở dịch vụ du lịch, bảo đảm thúc đẩy kếtnối khu vực và địa phương, tăng cường quan hệđối tác công - tư trong phát triển du lịch bềnvững... Hiện nay, nhiều quốc gia ở khu vực thunhập trung bình và thu nhập trung bình thấp đãđánh mất khả năng kiểm soát trước tốc độ tăngtrưởng vũ bão của du lịch. Đó là thách thứcmang tính toàn cầu.

Sau khi hoàn tất chương trình nghị sự, cácbộ trưởng và trưởng đoàn phụ trách về du lịchAPEC đã thông qua Tuyên bố cao cấp về du lịchbền vững với chủ đề “Thúc đẩy du lịch bềnvững châu Á - Thái Bình Dương bao trùm và kếtnối”. Đây được nhận định là tuyên bố có ý nghĩaquan trọng, truyền tải thông điệp ủng hộ mạnhmẽ các nguyên tắc và hành động nhằm thúc đẩydu dịch bền vững. Các bộ trưởng và trưởng đoànphụ trách du lịch của các nền kinh tế thành viênAPEC nhất trí sẽ báo cáo các nhà Lãnh đạo cácnền kinh tế APEC vào tháng 11 năm 2017 vềtầm quan trọng của việc thúc đẩy du lịch bềnvững ở châu Á - Thái Bình Dương.

Lê Tùng

Cử tri là trung tâmn TrịnH SaO maiNguyên Hàm vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu

Tiếp xúc cử tri (TXCT) vừa là phươngpháp hoạt động, vừa là nhiệm vụ củađại biểu HĐND. Để nâng cao hiệu quảhoạt động này, không có cách nàokhác là phải đặt cử tri vào vị trí trungtâm. Cụ thể, đại biểu phải đến gầnhơn với cử tri; tăng cường tính đốithoại, nhất là có trách nhiệm hơn vớinhững ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Để các đại biểu dân cử có thể làm tốtnhiệm vụ TXcT, bên cạnh nỗ lực của đạibiểu, rất cần có bộ máy tham mưu, giúpviệc với đầy đủ trách nhiệm và năng lực. Vìvậy, cần quan tâm xây dựng bộ máy thammưu, giúp việc cho HĐnD các cấp ngàycàng hoàn thiện hơn; đồng thời, cầnnghiên cứu để có quy định cụ thể và khả thicủa các cơ quan hành pháp, tư pháp trongviệc xem xét, giải quyết những kiến nghịcủa đại biểu dân cử.

Gợi ý chiến lược cho công nghiệp không khóiÝ kiến của đại biểu và chuyên gia tại Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp pháttriển du lịch bền vững nhân Năm apEC Việt Nam 2017 (Tp Hạ Long, Quảng Ninh)ngày 19.6 cho thấy, các nền kinh tế thành viên apEC đều có quan điểm thốngnhất trong phát triển du lịch. Đó là tính bền vững, tăng trưởng ổn định, liên kếtkhu vực, tạo việc làm, thu nhập cho người dân... và tất cả đều là gợi ý tốt cho mỗinền kinh tế trong công tác quản lý, điều hành.

Tuyên bố cao cấp về du lịch bền vững aPEc tôn trọng tính nguyên bản về văn hóa - xã hội của cộngđồng địa phương; sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên môi trường tự nhiên; khuyến khích nhu cầu củangười tiêu dùng đối với các hoạt động và sản phẩm du lịch bền vững; đẩy mạnh đối tác công - tư vớitư cách là biện pháp chính để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch bền vững; tạo môi trường cạnhtranh, hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến du lịch, nhất là các doanh nghiệp nhỏvà vừa; tiến hành nghiên cứu thêm để các nền kinh tế aPEc có thể thích ứng và tận dụng những thayđổi do công nghệ mới đem lại.

Người dân xã Cư Êwi (huyện Cư Kuin,Đắk Lắk) hàng chục năm nay sốngtrong tình cảnh thiếu điện. Trong

tổng số 10 thôn, buôn thì có đến hơn mộtnửa vẫn đang “khát” điện. Một số hộ dùngbiện pháp thủ công để kéo được điện thì điệnyếu, thường xuyên bị sập và không bảo đảman toàn.

Thực tế, toàn xã có 9 trạm biến áp, 20,5kmđường dây trung thế, 56,4km đường dây hạthế, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.Tuy nhiên, thực trạng đáng lo ngại là ở nhiềuthôn, buôn hệ thống công tơ, dây dẫn và cộtđỡ sau công tơ do người dân tự câu kéo nênkhông bảo đảm an toàn, thường xuyên quá tảivào những giờ cao điểm.

Theo phản ánh của người dân, do chưađược đầu tư điện lưới nên họ phải đóng tiềnđể mua vật tư rồi thuê ngành điện kéo điện từđường dây chính vào các thôn, còn từ cột điệnvào nhà thì tự kéo theo dạng “câu đuôi”.Người sử dụng điện “câu đuôi” phải chịu giácao, từ 3.000 - 4.000 đồng/kW, nhưng nguồnđiện luôn chập chờn, dẫn tới hư hỏng cácthiết bị sử dụng điện. Thêm vào đó, hệ thốngdây điện nhiều nơi võng xuống gần sát đất,nhiều trụ được làm bằng cây gỗ tạp… lànguyên nhân của một số vụ tai nạn điện xảyra trong thời gian gần đây.

Năm 2016, ngành điện lực huyện đã tiếnhành chôn trụ điện, nhưng công trình cũngdừng lại cho đến nay. Vấn đề thiếu điện đã

được người dân nhiều lần kiến nghị lên các cơquan, ban, ngành, chức năng tại các cuộcTXCT và trong các cuộc họp nhưng không cókết quả. Người dân Cư Êwi mong chính quyềncấp xã, huyện, tỉnh quan tâm tạo điều kiện hỗtrợ đầu tư lưới điện để người dân có điện sinhhoạt và phục vụ sản xuất, bảo đảm đời sống.

Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyệnCư Kuin Vũ Thanh Hưng cho biết, Cư Êwi làxã nghèo, đa số là người dân tộc thiểu số sinhsống, đời sống gặp nhiều khó khăn do cơ sởhạ tầng còn thiếu thốn. Hiện, 1.698/1.872 hộgia đình trong xã sử dụng nguồn điện chưabảo đảm kỹ thuật và an toàn, tập trung chủyếu tại các thôn 1A, 1B, 2, 3, 4, 5; trong đócó 19 hộ chưa có điện. Cũng theo ông Hưng,

hàng năm, uBND huyện đều tổ chức khảosát và thống kê để đánh giá hiện trạng vàkhối lượng cần đầu tư, cải tạo, nâng cấp mởrộng hệ thống lưới điện trên địa bàn theotừng giai đoạn để phối hợp với ngành điệncó biện pháp xử lý. Trên địa bàn huyện hiệncó 8 xã, 113 thôn, buôn nhưng đến nay mớichỉ có các xã Ea Tiêu, Dray Bhăng, HòaHiệp đạt yêu cầu về kỹ thuật, mức độ an toàncho các hộ sử dụng điện. Chính quyền vànhân dân huyện cư Kuin nói chung, xã CưÊwi mong các cấp, ngành, tỉnh và Trungương quan tâm hỗ trợ lưới điện đến từngthôn, bản để bảo đảm điều kiện sinh hoạt vàsản xuất cho nhân dân.

Tường Vy

Quảng Ninh mở lại chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long

Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri Ảnh: Thanh Trúc

Ngày 20.6, tổ đại biểu HĐND TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 2) đãTXCT trước Kỳ họp thứ 4, HĐND TP Khóa XV tại quận Hoàn Kiếm.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri phản ánh tình trạng phần lớn dự án bấtđộng sản ở ngoại thành được phê duyệt sau khi sáp nhập một sốhuyện, thị về Thủ đô đang dừng thi công, rơi vào tình trạng hoanghóa; công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại các khu đô thị mới hìnhthành chưa được triển khai; nhiều hoạt động trên tuyến phố đi bộ cònđơn giản, hiệu quả không cao, gây lãng phí về nhân lực, điều kiện cơsở vật chất; tuyến phố Gầm Cầu nhỏ hẹp, mặt đường xuống cấp,không có mương thoát nước, gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạtcủa người dân; phố Cửa Đông có nhiều đường dây điện, đường dâycáp che kín lối đi lại của khu phố, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Cửtri các phường đề nghị TP quan tâm giám sát việc thực hiện cấp giấychứng nhận QSDĐ; hạ ngầm tất cả đường điện, cáp quang để bảođảm an toàn cho người dân; đánh giá khách quan về hiệu quả củatuyến phố đi bộ; thận trọng, rà soát để có phương án tối ưu nhất trongviệc trồng mới cây xanh trên địa bàn; quan tâm chỉnh trang đô thị, hèphố theo đúng tiến độ và yêu cầu chung của TP, bảo đảm mỹ quan,tránh lãng phí ngân sách…

Thay mặt tổ đại biểu, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPNguyễn Đức Chung ghi nhận ý kiến của cử tri; trả lời trước cử tri mộtsố nội dung thuộc thẩm quyền. Chủ tịch UBND TP cho biết, TP đã ràsoát, kiểm tra, làm việc với các chủ đầu tư, doanh nghiệp, làm rõnguyên nhân chậm triển khai các dự án ở ngoại thành để có phươngán tháo gỡ; huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành trong cấpgiấy chứng nhận QSDĐ, đến nay, cơ bản đã đạt những kết quả khảquan. Đối với các tuyến phố đi bộ, TP sẽ tổng kết việc thực hiện trongthời gian qua. Quan điểm của TP, không tổ chức hàng quán kinhdoanh, thương mại ở tuyến phố đi bộ. Thời gian tới, TP sẽ có kế hoạchtriển khai các chương trình nhạc hội trên phố đi bộ để thu hút khách,khẳng định bản sắc của Thủ đô. Bên cạnh đó, TP đã có hướng áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật để bảo đảm sinh trưởng và phát triển chocác loại cây được trồng mới ở Thủ đô.

tin và ảnh: HuyỀn LOan

HảI pHòNg

Đầu tư nghìn tỷ đồng cải tạo, mở thêm tuyến giao thông mới

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, tại Kỳhọp thứ 3, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 7 tới, HĐND TP sẽ xem xét,thông qua Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2018 - 2020.

Theo kiến nghị của cử tri TP, các đoạn đường 208 (huyện AnDương), đường 362, đường 301 (huyện An Lão), đường 356 (huyệnCát Hải), đường 351 (huyện Thủy Nguyên) cùng nhiều tuyến phốtrên địa bàn các quận Kiến An, Hải An, Ngô Quyền… với tổng chiềudài vài chục km, là những tuyến giao thông quan trọng của TP. Thờigian qua, các tuyến đường này phục vụ nhu cầu vận chuyểnnguyên vật liệu phục vụ Dự án đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, vìvậy, mặt đường bị phá vỡ kết cấu, nhiều đoạn xuống cấp nghiêmtrọng. Khi trời mưa, nhiều đoạn ngập sâu trong nước, tiềm ẩn nguycơ mất an toàn giao thông. Nhiều đoạn thuộc các tuyến đường trênlà quốc lộ, thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông - Vận tải và việcduy tu, sửa chữa thuộc Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương. Trong khiđó, Quỹ này hàng năm phân bổ kinh phí rất thấp (hơn 26,4 tỷ đồng),chỉ đáp ứng duy tu cầu Bính, cầu Rào 2, trả nợ một phần cho cáccông trình đã cải tạo từ những năm trước.

Trước thực tế trên, các ngành chức năng của Hải Phòng đã dựtrù, lên kinh phí đầu tư sửa chữa 9,1km Tỉnh lộ 362 (huyện An Lão)với số vốn hơn 113 tỷ đồng; nâng cấp, duy tu cải tạo đường 301(huyện An Lão) với tổng kinh phí hơn 146 tỷ đồng; nâng cấp, cảitạo đường 356, đoạn qua địa bàn xã Nghĩa Lộ (huyện đảo Cát Hải);cải tạo, nâng cấp đường 351 (huyện Thủy Nguyên) cùng hàng loạtcác tuyến phố trên địa bàn các quận Kiến An, Ngô Quyền, Hải Anđể HĐND TP quyết định trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn2018 - 2020.

Cũng tại Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hải Phòng sẽ xem xét, quyếtđịnh Dự án đầu tư xây dựng đường nối giữa Quốc lộ 10 với Quốc lộ5 với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 737 tỷ đồng nhằm nâng cao nănglực vận tải của 2 tuyến quốc lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuấtnhập khẩu hàng hóa qua Cảng Hải Phòng.

Hải Phòng cũng sẽ nghiên cứu, khởi động lại Dự án đầu tư xâydựng tuyến đường liên quận từ phường Đa Phúc (quận DươngKinh) đến phường Đồng Hòa (quận Kiến An). Tuyến đường này đãđược TP chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2009. Tuy nhiên, giaiđoạn này, ngân sách TP khó khăn, chưa thể triển khai. Trước đó,tháng 4.2017, Hải Phòng đã quyết định thực hiện quy trình đầu tưdự án khẩn cấp để đầu tư xây dựng hai cầu Hàn, cầu Đăng trên Tỉnhlộ 354, nối tỉnh lộ này với QL 10 nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi,phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho hai huyện Vĩnh Bảo,Tiên Lãng. Hai cây cầu có tổng mức đầu tư hơn 331 tỷ đồng, dự kiếnhoàn thành vào tháng 12.2017.

tin và ảnh: Đông Bắc

Hải Phòng quyết định đầu tư nghìn tỷ đồng cải tạo, nâng cấp, mở thêmnhiều tuyến đường giao thông mới

Page 5: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017Đại BiểU nhân dân

Hòa cùng hơi thở cuộc sốngTừng là phóng viên Đài Phát thanh

Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam,báo Hà Nội Mới và giờ là Giám đốcTruyền hình Bộ Công thương chinhánh TP Hồ Chí Minh, nhà báo VũĐình Quý nhận mình là “tay thườngtrú” suốt một đời làm báo. Ở vị trí nào,làm gì, ông luôn tâm niệm phải đi mớiviết, không chỉ “xem” mà hòa vào nhịpsống hàng ngày của người dân, bámsát hơi thở xã hội. “Có nơi như ĐồngTháp Mười, tôi đi bộ hàng chục cây sốđể đến nông trường của người TháiBình vào xây dựng đời sống mới. Cógiờ khắc như giao thừa, tôi xuống cảngSài Gòn cùng công nhân đón mã hàngđầu năm. Có vấn đề mới tiếp cậntưởng đổ đề tài mà chỉ nán lại, tìm tòisâu chút nữa là có tin tức nóng hổi gửivề… Thực tiễn là nguồn dinh dưỡngcho người làm báo”.

Nếu nhà văn, nhà thơ có thể mộngmơ, tưởng tượng, thì nhà báo bao giờcũng phải lấy thực tiễn làm chất liệu,mà chất liệu ấy không phải phản ánhchung chung cho có, mà cần biến thànhsức mạnh xã hội. Nhà báo Lưu ĐìnhTriều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạnBáo Tuổi trẻ cho rằng, có vậy mới thểhiện báo chí đồng hành với cuộc sống.Năm 1994, ông cùng đoàn phóng viêntuyên truyền về Trường Sa, điều kiện đilại khó khăn nhưng đoàn vẫn ra tận cáchuyện đảo chứ không khai thác nguồntin trong đất liền. Kết quả là những tácphẩm báo chí sinh động về cuộc sốngcủa người lính biển, nhân dân ở TrườngSa mà tới giờ, vẫn còn nguyên giá trị.“Tác nghiệp trong lĩnh vực nào, kinh tế,xã hội hay văn hóa… đều cần thực tiễn,nắm bắt thực tế cho đầy đủ. Nửa ổ bánhmì vẫn là bánh mì nhưng nửa sự thậtkhông là sự thật cũng ở chỗ đó” - nhàbáo Lưu Đình Triều nói.

Dấn thân và đi đến cùngGần 10 năm làm báo, 11 giải

thưởng báo chí quốc gia, giải báo chícủa các bộ, ngành, với Cao ThùyTrang, phóng viên Báo điện tửVietnamplus, ý nghĩa hơn cả là chị vàcác đồng nghiệp đã theo sát thực tiễn,cho dù đó là hành trình nhọc nhằn.“Tôi nhớ những ngày hè nắng nóng 39,40 độ, phải cải trang như công nhân,người thu mua phế liệu, về làng TriềuKhúc (Hà Nội) tìm hiểu việc “tuồn”chất thải y tế nguy hại từ các bệnh việnra cơ sở thu mua phế liệu. Hay đóngvai nhân viên của một tổ chức nghiêncứu về sự độc hại của sức khỏe ngườidân tại những làng nghề tái chế rác tạilàng Khoai (Hưng Yên)…”.

Theo nhà báo Phạm Ngọc Trình,nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnhLai Châu, Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên,dấn thân đòi hỏi bản lĩnh của người làmbáo, nhất là với tuyến bài phơi bày“mảng tối” của xã hội. “Tôi từng nằmvùng viết tuyến điều tra về một hiệntượng tiêu cực ở Lai Châu. Ăn ở khamkhổ trong căn nhà tranh vách nứa, mớingọ nguậy bút thì nhận được một tuyênbố thẳng thừng: Nhà ông đang ở khôngđáng một lít xăng đâu! Bấy giờ, khôngbản lĩnh là bỏ cuộc nhưng xác định đãlàm là đeo bám đến cùng”. Nhà báoPhạm Ngọc Trình rút ra hai cái khó củangười làm báo tác nghiệp ở những điểm“nóng”: Thứ nhất, dấn thân để khôngmất thân mình; thứ hai, bảo vệ mình màkhông sa đà ngòi bút, đánh mất đạo đứccủa người làm báo. Phần thưởng chongười vượt qua “cửa ải” ấy không gìbằng sự ghi nhận của công chúng.

Tấm gương phản chiếu“Nghề báo hay vì nói được tiếng

nói của dân, có khi đại diện được chohọ - tức là con người mình được nhânlên; được dân tin mến, sẵn sàng giúpđỡ, chia sẻ; ở nơi nào cũng được tôntrọng” - nhà báo Đậu Ngọc Đản,nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Truyềnhình Việt Nam nhận định. Những bàibáo ngắn nhằm phản ứng kịp thời nhịpđập cuộc sống; những loạt đề tài nhưgióng lên tiếng chuông “thức tỉnh”không chỉ trên bình diện cá nhân màcả xã hội. Một số tờ báo có tính phảnbiện cao, cho cái nhìn nhiều chiều, điđến nơi đến chốn khi truyền tải vấnđề. Tác dụng xã hội trên báo chí thờigian qua thể hiện ở tính dự báo, phảnbiện, sự vào cuộc trước vấn đề có thểgây hậu quả nghiêm trọng như dự ánvà kế hoạch khai thác bauxite ở Tây

Nguyên; chủ trương thiếu thực tế,thiếu thuyết phục, dự định cấm xemáy các tỉnh đi vào nội đô Hà Nội…

Nhà báo Nguyễn uyển, nguyênTrưởng Ban Công tác Hội, Hội Nhà báoViệt Nam đánh giá: “Thực tế có vô vànthói xấu, vi phạm pháp luật được báochí phanh phui. Biết bao cái sai, xưa cũxộc xệch, không phù hợp với thờicuộc... khiến báo chí và xã hội lên tiếngphản biện, nên được sửa, hoàn thiện.Hơn thế, báo chí góp phần đáng kể khắcphục những khiếm khuyết trong việckiến tạo chính sách, thể chế; giữ vữngổn định chính trị xã hội, nâng cao nănglực lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đốivới xã hội, nâng cao trách nhiệm, nghĩavụ công dân... nhằm tạo sự đồng thuậnvà môi trường xã hội tốt lành”.

THái minH

Dấy lên sức mạnh xã hộiNhững bài báo phản ứng kịp thời nhịp sống, như những tiếng chuông góp sức làm cho xã hộingày càng tốt đẹp. Để có được tác phẩm như vậy, người làm báo phải lăn lộn, trải nghiệm thựctế, bất kể ở nơi đâu, vào thời điểm, tình huống gian khổ, éo le nào…

Các nhà báo tham gia chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa Ảnh: Bùi Quang Thanh

“ngày trước, ta có nhiều cây bútgiỏi, do người cầm bút gắn chặt vớicuộc sống. Không có làm báo bànphím, làm báo trong phòng lạnh màhoạt động trong thực tiễn, sáng tạo từthực tiễn, đưa lại giá trị thực tiễn. Bâygiờ, nhiều nhà báo không xuống cơ sở,chỉ gọi điện mà có tin bài, thậm chí ảnhcũng “xin”… Đó là tệ quan liêu trongbáo chí. Để có tác phẩm báo chí đúngchất, người cầm bút phải có tâm, tầmvà tài. Tâm là đạo đức, tấm lòng; phảnánh đúng thực tế nhưng không “bêtất”, mà cân đong, đo đếm có lợi haykhông có lợi, lợi cho xã hội cái gì…Tầm tức là không chỉ phục vụ hôm naymà còn có tính dự báo, thông tin chongày sau. Tài là lựa chọn vấn đề truyềntải, viết cho sắc, hấp dẫn”. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

TRươNG MiNH TUấN

Tiếp thêm nghị lựcCố Hòa thượng Thích Chơn Thiện

từng nói, trí tuệ là tiếng nói của khối óc;chân thành là tiếng nói của con tim. Trítuệ vận hành thành khoa học tổ chức,thành hiện thân của tinh thần đổi mới, dânchủ, cởi mở, công khai, minh bạch vìnhân dân, đất nước. Chân thành là chấtkeo đoàn kết, gắn kết QH, Chính phủ vớinhân dân và lan tỏa từ nghị trường đếnmỗi cử tri thông qua các phóng viên.Nhìn vào mỗi tác phẩm báo chí, có thểthấy vai trò, năng lực và trách nhiệm củaQH, cũng như niềm tin, sức mạnh đượctạo dựng từ QH.

Với trí tuệ và sự chân thành, cácĐBQH đã trở thành nguồn mạch chongười cầm bút hoàn thành nhiệm vụcủa mình. Biển học là mênh mông vàcuộc sống là dòng chảy vô thường.Trong cái mênh mông và vô thường ấy,phóng viên với tư cách là cầu nối thôngtin giữa ĐBQH và cử tri; giữa Đảng,Nhà nước với nhân dân và ngược lại,đã tìm thấy ở các ĐBQH vốn kiến thứcphong phú, sát thực trên mọi mặt đờisống xã hội. Để từ đó họ trưởng thànhhơn với nghề và mang đến cho ngườiđọc, người nghe, người xem nhữngthông tin giá trị. Đồng thời, mang tâmtư, nguyện vọng của cử tri, nhân dânđến với QH, ĐBQH.

Theo ĐBQH Phùng Văn Hùng - Ủyviên Thường trực Ủy ban Kinh tế, chínhsự phản ánh đa dạng, nhiều chiều trên báochí đã giúp các ĐBQH có thêm thông tinkhi hoạch định chính sách. Và, cử tri,nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhànước khi đón nhận dòng thông tin chínhthống, chuẩn mực.

Nhanh nhạy, thẳng thắnKhông chỉ tròn trách nhiệm với cử tri,

các ĐBQH đôi khi còn như những “đặcnhiệm 113”, tương tác với phóng viêntrong mọi tình huống, vào bất cứ lúc nào,ở bất cứ đâu. Như Phó Chủ nhiệm Ủyban Về các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi luônsẵn sàng trao đổi, bình luận với phóngviên về ngóc ngách của ngành lao động,thương binh và xã hội. Phó Chủ nhiệmỦy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cũngvậy, những vấn đề “nóng” nhất của nềnkinh tế như tăng trưởng, nợ công… đượcông chia sẻ với tinh thần thẳng thắn,không né tránh. Chính điều đó đã giúpphóng viên có cái nhìn trúng, đúng khithực hiện các bài viết.

Không chỉ viết bài, trả lời phỏngvấn về những vấn đề phóng viên đề

nghị, nhiều ĐBQH đã làm chúng tôithực sự trân trọng khi trao qua, đổi lại,cân nhắc từng câu, từng từ trong bàiviết/bài trả lời phỏng vấn của mình.Nghĩ lại, nếu không có các ĐBQHnhiệt tình và trách nhiệm cao như vậythì chúng tôi chẳng những khôngchuyển tải kịp thời đến bạn đọc, cử tricả nước những phân tích xác đáng,những góc nhìn khoa học và đầy đủ vềmột sự kiện, hiện tượng trong xã hội,mà có khi còn bị “out” khỏi nghề.

Như lần được giao làm loạt bài vềđưa lao động trình độ cao đi làm việc ởnước ngoài - đây là vấn đề khá “nóng”và nhận không ít ý kiến trái chiều, tôiđã trao đổi qua điện thoại và email đềnghị nêu quan điểm về vấn đề này, 3ĐBQH ở 3 địa bàn miền núi, thành phốvà nơi có nhiều khu công nghiệp lớnđều vui vẻ nhận lời. Tuy nhiên, đếnngày bài lên trang, tôi chỉ nhận đượcphản hồi duy nhất từ ĐBQH ở thànhphố lớn - rằng, ông quá bận không thểtrả lời được! Hai ĐBQH còn lại, tuyệtnhiên tôi không thể liên lạc. Tâm trạngtôi rối bời khi phải bằng mọi cách tìmđược ý kiến thay thế, trong khi mới có

1 ý kiến dự phòng. Tôi mang tâm trạnglo lắng kể với GS. BS. Nguyễn QuangTuấn - ĐBQH TP Hà Nội. Thật may,đây đang là vấn đề anh quan tâm. Vậylà 30 phút trước giờ mổ của anh, tôi đãkịp ghi xong ý kiến.

Ý kiến cuối cùng, tôi “cầu cứu”ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Khi đó, ôngđang đi giám sát về an toàn thực phẩm ởLạng Sơn. Suốt khoảng thời gian nghỉtrưa ít ỏi hôm ấy, ông đã viết những dòngtâm huyết và trách nhiệm gửi về cho báo.Khỏi phải nói, tôi đã mừng đến thế nàokhi chùm bài hoàn tất mỹ mãn dù áp lựcmà tôi trải qua đủ để làm đau tim ngườikhỏe mạnh nhất!

Có lẽ, trong đời phóng viên, ai cũngcó rất nhiều kỷ niệm như thế. Đó là điềuchúng tôi luôn trân quý và coi là động lựcđể làm nghề. Bởi qua đó, chúng tôi cóthêm kiến thức, thêm kinh nghiệm nghềnghiệp và cả kỹ năng sống.

THái BìnH

Trí tuệ và chân thành, NXB Trẻ, tậphợp các bài trao đổi với biên tập viên,phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân củaHòa thượng Thích Chơn Thiện.

Trí tuệ và chân thànhKỷ NIệM 92 NăM Ngày Báo CHí CáCH MạNg VIệT NaM (21.6.1925 - 21.6.2017)

Xin được mượn tiêu đề cuốn sách của cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện, ĐBQH các Khóa XI, XII, XIII và XIVlàm tựa đề bài viết này. Bởi chính trí tuệ và sự chân thành của các ĐBQH đã trở thành nguồn mạch gópphần giúp những người cầm bút chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Đòi hỏi với phóng viên là phải luôn nhanh và kịp thời, nên nhiều khiquên cả ăn, tập trung hoàn thành tin, bài gửi về tòa soạn. còn nhớ khi làphóng viên ảnh của TTXVn, tôi được tháp tùng Phó chủ tịch QH Tòng ThịPhóng đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử ĐBQH Khóa Xii. Tôi vô cùngxúc động khi được biết Phó chủ tịch đã đứng lặng lẽ sau lưng quan sáttrong lúc tôi biên tập và xử lý hình ảnh. Khi tôi đóng máy, cũng là lúc Phóchủ tịch đến bên ân cần: “giờ đã ăn cơm được chưa em?”.

ĐBQH Nguyễn Đức Kiên trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang kỳ họp Ảnh: Doãn Tấn

Nhiều nguy cơ môi trường do phát triển nhiệt điện than

Hiện, nhiệt điện than cung cấp khoảng35% tổng sản lượng điện và có chiềuhướng tăng nhanh trong giai đoạn tới. TheoQuy hoạch điện Vii điều chỉnh, nhiệt điệnthan sẽ chiếm khoảng 53,2% điện sản xuấtvào năm 2030. Tính đến thời điểm này, cảnước có 64 dự án nhiệt điện than, trong đó26 dự án đang vận hành, 15 dự án đangtriển khai, 13 dự án đã xác định chủ đầu tưvà 10 dự án đang tìm chủ đầu tư. Các nhàmáy nhiệt điện than sử dụng công nghệ chủyếu là đốt than phun (PC) và công nghệ lòtầng sôi (CFB). Trong quá trình xây dựngvà vận hành các nhà máy nhiệt điện than,nhiều vấn đề môi trường đặt ra như lượngnước thải sau làm mát lớn với nhiệt độ caoảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái; khốilượng tro, xỉ phát sinh lớn, hiện đang tồntại ở các bãi chứa khoảng 23 triệu tấn. Trên

thực tế, lượng tro, xỉ, thạch cao thải ra từcác nhà máy nhiệt điện mới tiêu thụ khoảng25 - 30% tổng lượng tro, xỉ thải ra, tiềm ẩnnguy cơ rò rỉ nước từ bãi thải ra môitrường, gây ô nhiễm nước mặt và nướcngầm… Trong bối cảnh năng lượng tái tạochưa phát triển, việc bảo đảm môi trườngtrong vận hành các nhà máy nhiệt điện thancần thực hiệm nghiêm túc, quyết liệt.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trườngNguyễn Văn Tài cho biết, thời gian qua,nhiều nhà máy nhiệt điện than đã cố gắngcải tiến công nghệ, tăng cường công tácbảo vệ môi trường. Tổng cục đã thanh tra

công tác chấp hành pháp luật về bảo vệmôi trường đối với 19 nhà máy nhiệt điện;kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trìnhvề bảo vệ môi trường đối với 4 nhà máy.Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy nhiều nhàmáy vẫn còn vi phạm trong công tác bảovệ môi trường. Đơn cử, tháng 4.2015, nhàmáy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2 gây ra sựcố môi trường khi bụi phát tán trực tiếp ramôi trường tại khu vực bãi thải xỉ khô. Bêncạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà máynhiệt điện uông Bí và Phả Lại xảy ra sự cốtràn nước từ bãi xỉ ra môi trường do mưakéo dài…

Lập danh mục dự án cần giám sát đặc biệt

Trong thời gian tới, để bảo đảm môitrường trong xây dựng, vận hành các nhàmáy nhiệt điện than, Tổng Cục trưởng Tổngcục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho rằng,cần cải tiến công nghệ đốt, nâng cao hiệusuất, chất lượng của các hệ thống lọc bụitĩnh điện; lắp đặt hệ thống quan trắc tự độngđể kiểm soát tải lượng, nhiệt độ, nồng độ bụiSO2, NO2, CO trước khi phát tán ra môitrường. Tái sử dụng nước thải công nghiệpvà nước thải sinh hoạt đã qua xử lý cho các

mục đích như phun bụi kho than, bãi thải xỉ,tưới cây để tiết kiệm nhu cầu nước sạch củanhà máy và hạn chế xả ra môi trường. Đốivới những dự án đang trong giai đoạn chuẩnbị đầu tư cần yêu cầu chủ dự án phải cóphương án tiêu thụ, xử lý tro, xỉ than đồngthời với việc xây dựng nhà máy để giảmdiện tích của bãi thải xỉ…

Về lâu dài, ông Tài cho rằng cần tiếp tụchoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật,các quy chuẩn về môi trường đối với các nhàmáy nhiệt điện than để bảo đảm phát triển bềnvững. Các nhà máy cần thực hiện công khai,minh bạch các thông tin về môi trường, trongđó chủ động công khai thông tin về quy trìnhsản xuất, các loại chất thải phát sinh. Ngoài ra,cần có lộ trình đóng cửa các nhà máy nhiệtđiện cũ, hiệu suất thấp; cải tạo, nâng cấp nhàmáy có công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, cần ưutiên phát triển năng lượng tái tạo.

Khẳng định tiêu chí môi trường luôn đượcđặt lên hàng đầu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với cácdự án nhà máy nhiệt điện than, trong bất cứhoạt động nào, từ thi công đến vận hành, sẽđược theo dõi sát, lấy chất lượng môi trườngtrước khi thi công làm cơ sở đánh giá, có hệthống giám sát kịp thời. Riêng với nhà máynhiệt điện Vĩnh Tân và Duyên Hải, lãnh đạo

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Côngthương đã thống nhất sẽ xem xét giám sáttừng khâu, từng công đoạn. Với Trung tâmnhiệt điện Long An, Bộ sẽ xem xét, đánh giátất cả các nhà máy tại trung tâm đó, trên cơ sởđánh giá tổng thể sẽ kết luận lựa chọn nhà đầutư quy mô như nào, việc này “chắc chắn có sựtham gia của địa phương có liên quan”, trongđó có TP Hồ Chí Minh.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, xuhướng hiện nay là chuyển sang phát triểnnăng lượng tái tạo. Điều này đặt ra thách thứckhi công nghệ trước đây không thân thiện vớimôi trường sẽ bị đẩy sang các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnhđó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra tiêuchí lựa chọn công nghệ sử dụng hiệu quảnăng lượng, tài nguyên nước, bảo đảm làcông nghệ xanh dựa trên trình độ tiên tiến.Ngoài ra, Bộ cũng đã thống kê các công nghệhiện nay. Hầu hết các công nghệ lạc hậu sẽđược đưa vào danh mục các dự án cần giámsát đặc biệt, sắp tới sẽ công bố danh mục nàydựa trên đánh giá công nghệ, tiêu chí thânthiện môi trường. “Nếu chúng ta làm sớm,quyết liệt thì hoàn toàn tận dụng cơ hội côngnghệ mới và tránh công nghệ lạc hậu”, Bộtrưởng Trần Hồng Hà tin tưởng.

cHâu anH

Cần lộ trình đóng cửa nhà máy nhiệt điện cũĐây là một trong những nộidung được đề cập tại hội thảo“Bảo vệ môi trường trong cácdự án nhiệt điện và quyhoạch sử dụng biển giai đoạnhiện nay”, do Bộ Tài nguyênvà Môi trường phối hợp vớiBáo Đại biểu Nhân dân tổchức chiều 20.6.

Tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Biển và Hải đảo Việt namPhạm ngọc Sơn cho hay, Bộ Tài nguyên và môi trường đã xây dựng hoàn chỉnh Dự thảoQuy hoạch sử dụng biển Việt nam đến năm 2050 và kế hoạch thực hiện cho giai đoạn2017 - 2025. Theo đó, không gian biển được phân ra 6 loại vùng, gồm vùng sử dụng đặcbiệt, vùng chú trọng bảo tồn và phát triển kinh tế, vùng phát triển kinh tế kết hợp bảotồn, vùng ưu tiên khai thác dầu khí, vùng ưu tiên khai thác hải sản, vùng cho các hoạtđộng sử dụng khác. ngoài ra, trong thời gian tới, các vùng chưa xác định rõ ranh giới nhưquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được nghiên cứu quy hoạch. Việc ban hành Quyhoạch sử dụng biển là công cụ hết sức quan trọng nhằm định hướng và tổ chức khônggian cho việc sử dụng các vùng biển Việt nam trong giai đoạn tới.

Các đại biểu dự Hội thảo Ảnh: Duy Thông

Page 6: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017 Đại BiểU nhân dân

Page 7: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017Đại BiểU nhân dân

Chế độ, môi trường làm việcchưa đáp ứng

- Vừa qua, Ủy ban Văn hóa,Giáo dục, TN, TN và NĐ đã giám sátchuyên đề về thực hiện chính sách,pháp luật đối với đội ngũ nhà giáovà cán bộ quản lý giáo dục. Quathực tế ở các địa phương, xin bàđánh giá khái quát về lòng yêu nghềvà môi trường làm việc của nhà giáohiện nay?

- Làm việc trực tiếp với nhà giáotại nhiều cơ sở giáo dục, tôi cảmnhận đầy đủ ý thức, trách nhiệm vàsự tận tâm, yêu nghề của đội ngũnày, nhất là các thầy cô công tác ởvùng sâu, vùng xa, vùng dân tộcthiểu số. Song nhiều thầy cô đang rấttâm tư về vị thế nhà giáo trong cơchế thị trường, về bất cập trong cơchế, chính sách, môi trường làm việcchưa đáp ứng.

Phụ cấp đứng lớp chưa đủ đểkhích lệ, động viên nhà giáo trướcnhiệm vụ nặng nề, phải tận tâm, tậnlực để giáo dục kiến thức, lối sống,đạo đức cho học sinh, đặc biệt vớinhững học sinh cá tính. Ở nội thành,nội thị, sỹ số lớp đông, khó quản lý;ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộcthiểu số, điều kiện giảng dạy, sinhhoạt thiếu thốn. Thầy cô trong lĩnhvực giáo dục nghề nghiệp cũng rấthạn chế về môi trường thực hành…Phần đông thầy cô băn khoăn, lolắng trước sự đổi mới, thay đổichương trình, cách thi cử, lo lắngkhả năng đáp ứng yêu cầu của giaiđoạn mới.

Chính sách chồng chéo- Ưu đãi chưa tương xứng, người

yêu nghề và chọn nghề nhà giáophải chấp nhận thiệt thòi ở góc độnào đó... Theo bà, cơ chế, chínhsách đã thực sự tạo điều kiện chogiáo viên yên tâm công tác chưa?

- Tôi cho rằng, khi chọn nghềthầy cô không bao giờ nghĩ sẽ làm

giàu từ nghề này và nếu muốn làmgiàu chắc sẽ không chọn nghề giáo.Chọn nghề giáo viên đã chấp nhậnthiệt thòi ở góc độ nào đó, quantrọng họ muốn công tác trong môitrường dân chủ, công bằng khi tuyểnchọn, đánh giá, đãi ngộ… Họ phấnđấu để đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp trồng người, đáp ứng cácchuẩn mực xã hội với mong muốnđược học sinh, phụ huynh và xã hộinể trọng, tôn vinh. Ở trường phổthông và mầm non, người thầy ngoàitruyền đạt kiến thức, kỹ năng, cònđảm trách vai trò người giám hộ bảovệ học sinh khỏi bị bạo hành, xâmhại, bắt cóc, buôn bán; giáo dục đạođức, lối sống, hình thành nhân cáchcho học sinh và kết nối, phối hợpchặt chẽ giữa gia đình, nhà trường vàxã hội trong công tác quản lý, bảo vệvà giáo dục các em… Mọi chínhsách, chế độ đãi ngộ nếu không chúý bám theo khía cạnh này, sẽ làm tổnthương uy tín, danh dự của nhà giáo,không thật sự coi nhà giáo là “nghềcao quý nhất trong những nghề caoquý” như Thủ tướng Phạm VănĐồng sinh thời nhận định.

Vừa qua, Đảng và Nhà nước đãrất quan tâm đến việc đào tạo, bồidưỡng, tuyển dụng, cất nhắc, đãingộ, tôn vinh… nhà giáo, và thực tếcó gần 200 văn bản được ban hànhvề vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạngchồng chéo và chưa phù hợp kháphổ biến. Đây là những nguyên nhâncơ bản làm giảm vị trí, vai trò củanhà giáo, làm cho một số cơ quanquản lý biên chế và tài chính cấphuyện, cấp tỉnh đang tuyển nhà giáonhư tuyển viên chức đơn thuần vànhìn nhà giáo như một gánh nặng vềbiên chế và tài chính phải tập trungtháo gỡ, giải quyết hiện nay.

Chưa thể xóa biên chế- Trước thực tế trên, quan điểm

của bà về chủ trương xóa biên chếgiáo viên như thế nào?

- Theo tôi, bối cảnh hiện naychưa thể xóa được biên chế nếuchưa trình QH thông qua đượcLuật Nhà giáo và Luật Hợp táccông tư. Bởi nhà giáo nếu khôngđiều chỉnh bởi Luật Cán bộ, côngchức và Luật Viên chức thì phảiđược điều chỉnh bởi Luật Nhàgiáo. Còn Luật Hợp tác công tư làcơ sở pháp lý để kiểm soát việcthực hiện trách nhiệm của Nhànước dành cho người dân thôngqua chủ đầu tư nhằm bảo đảmchất lượng giáo dục tại các cơ sởngoài công lập, tương thích vớinguồn thu học phí. Các cơ sở giáodục ngoài công lập chất lượng caosẽ thu hút đông đảo con em củacác gia đình có điều kiện về kinhtế theo học, nhường chỗ trong cáccơ sở giáo dục công lập cho họcsinh vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số vànhững đối tượng yếu thế hoặc giađình khó khăn.

- Lợi ích của biên chế còn baogồm chế độ lương hưu, phụ cấp

thâm niên... Nếu không còn biênchế, cần phải có chính sách đãi ngộkhác ra sao để đội ngũ giáo viênchuyên tâm vào sự nghiệp trồngngười, thưa bà?

- Chế độ lương hưu và phụ cấpthâm niên khi không còn biên chếvẫn phải được duy trì. Thầy cômong muốn phát huy nghề một cáchbình đẳng tại các cơ sở giáo dụccông lập và ngoài công lập, có thểchủ động chọn môi trường làm việcvà sự chuyển đổi hai môi trườngkhông có khoảng cách quá lớn vàkhác biệt như hiện nay. Nếu LuậtNhà giáo ra đời sẽ quy định việc trảlương, trả phụ cấp, chế độ cho thầycô làm việc ở các cơ sở công lập,ngoài công lập; đồng thời, quy rõtrách nhiệm của Nhà nước đối vớicác cơ sở ngoài công lập để bảo đảmphát triển bền vững của các cơ sởnày, giúp nhà giáo yên tâm, tintưởng. Nhà nước cũng sẽ phải cóchính sách phù hợp cho những thầycô chuyển đổi nghề nghiệp khikhông thể thích ứng với đòi hỏi của

giai đoạn mới; khuyến khích thầy côtrau dồi phẩm chất đạo đức, lốisống, nâng cao chuyên môn, kỹnăng, nghiệp vụ… để theo kịp thờiđại, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

- Theo bà, chủ trương xóa bỏbiên chế đối với giáo viên, nếu thựchiện cần có bước đi đồng bộ nhưthế nào?

- Như đã nói, nếu QH đưa vàochương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2018 để cho ý kiến vàthông qua Luật Nhà giáo cùng vớiLuật Hợp tác công tư thì vấn đề sẽđược tháo gỡ. Lộ trình này thực hiệnnhanh hay không tùy thuộc vàoquyết định của QH nhằm cụ thể hóaNghị quyết số 29-NQ/TW về đổimới căn bản, toàn diện GD - ĐT, đặcbiệt là cụ thể hóa nội dung: “Lươngcủa nhà giáo được ưu tiên xếp caonhất trong hệ thống thang bậc lươnghành chính sự nghiệp và có thêmphụ cấp tùy theo tính chất công việc,theo vùng”.

- Xin cảm ơn bà!Lê THư thực hiện

Tăng cường vận động, tuyên truyền

Thực tế, công tác GPMB quantrọng song cũng nhiều phức tạpbởi lẽ nó tác động không nhỏ đếnđời sống của người dân trongvùng dự án, đòi hỏi các cấp,ngành chức năng cần giải quyếtthấu đáo. Theo đó, kinh nghiệm từThái Nguyên cho thấy, để thựchiện tốt các chính sách của Nhànước trong lĩnh vực đền bù, hỗtrợ, tái định cư và tránh thiệt thòicho người dân các phòng, banchuyên môn của tỉnh luôn nỗ lựcthực hiện đúng các bước bồithường, GPMB. Và với những dựán lớn cần huy động cả hệ thốngchính trị cùng vào cuộc.

Đơn cử, khi triển khai Dự ánđường Bắc Sơn kéo dài, TP TháiNguyên đã tiến hành GPMB 9,3km(đoạn từ đường Lương NgọcQuyến, phường Quang Trung đếnxóm Cao Trãng, xã Phúc Xuân). Đểthực hiện, Thành ủy Thái Nguyênđã ra thông báo yêu cầu Đảng ủycác xã, phường thuộc vùng Dự ánxây dựng và triển khai nghị quyếtchuyên đề về công tác đền bù,GPMB. Cùng với việc thành lậpBan Chỉ đạo thực hiện đền bù,GPMB, các địa phương còn thành

lập tổ công tác như: Tổ công táckiểm đếm, tổ công tác dân vậnxuống tận nhà dân để tuyên truyềnvề ý nghĩa, tầm quan trọng của dựán đối với sự phát triển chung củađịa phương cũng như cơ chế, chínhsách đền bù, GPMB. Nhờ đó, 100%số hộ đều đồng thuận bàn giao đấtthực hiện dự án.

Một người dân sống trong khuvực có Dự án đường Bắc Sơn kéodài chia sẻ: Ban đầu, do cơ quanchức năng yêu cầu người dân di

chuyển quá nhanh nên người dânphản ứng, không muốn giao đất.Nhưng khi cán bộ của Trung tâmPhát triển quỹ đất thành phố và cánbộ xã, xóm đến tận nhà tuyên truyền,giải thích về tầm quan trọng của Dựán, người dân ở đây đều hiểu, đồngthuận và sẵn sàng bàn giao mặt bằngcho đơn vị thi công...

Chuẩn bị kỹ lưỡngTheo báo cáo của Sở Kế hoạch và

Đầu tư Thái Nguyên, từ đầu năm tới

nay, công tác GPMP đã ảnh hưởngđến 2.543 hộ gia đình, tổng kinh phíbồi thường, hỗ trợ được phê duyệt là1.210 tỷ đồng và hiện đã chi trả được1.097 tỷ đồng.

Để đạt được kết quả tốt, tỉnh đãtập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từđầu năm. Cụ thể, Thường trực Banchỉ đạo công tác GPMB tỉnh đã làmviệc với các địa phương, chủ đầu tưtại cơ sở có vướng mắc; đồng thời,có phương án kịp thời xử lý, tháogỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi

thường, GPMB cho các dự án. Đặcbiệt là giải quyết kịp thời nhữngkiến nghị, đề nghị của các chủ đầutư và người dân tại các vùng dự ántrọng điểm của tỉnh như: Dự án Khudu lịch hồ Núi Cốc; Dự án xây dựngcấp bách hệ thống chống lũ lụt kếthợp hoàn thiện hạ tầng đô thị haibên bờ sông Cầu; đường Hồ ChíMinh… Ngoài ra, các huyện, thànhphố, thị xã trên địa bàn tỉnh cũngtích cực tuyên truyền, vận độngnhân nhân khắc phục khó khăn,đồng thuận cùng chính quyền địaphương trong GPMB để triển khaicác công trình, dự án.

Trong mỗi dự án, đặc biệt là dự ánlớn, các địa phương đều thành lậpban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ,tái định cư thành phố phân công cánbộ nắm chắc địa bàn, tập trung giảiquyết, tháo gỡ ngay những khó khăn,vướng mắc phát sinh tại cơ sở. Tại TPThái Nguyên, đối thoại trực tiếp vớicác hộ dân chưa đồng thuận với chủtrương giải phóng mặt bằng luônđược chính quyền triển khai. Đại diệnlãnh đạo thành phố cho biết: Cáccuộc đối thoại đã giúp có thông tinxác thực về những vấn đề liên quanđến công tác bồi thường, GPMB, từđó có hướng giải quyết kịp thời, thấuđáo và hợp tình, hợp lý hơn...

ĐinH LOan

Thực hiện chế độ, chính sách cho nhà giáoBài 3:Giải quyết từ cơ chế, luật phápTheo phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, giáo dục, TN, TN và NĐNgô Thị Minh, phần lớn đội ngũ nhà giáo hiện nay tâm huyếtvới nghề. Thế nhưng cùng với kinh tế thị trường, vị thế, vai tròcủa nhà giáo đang suy giảm, chế độ, môi trường làm việc chưatương xứng… khiến nhiều thầy cô không gắn bó, thiếu độnglực giảng dạy. giải quyết vấn đề này phải ở tầm vĩ mô, trước hếtlà từ cơ chế, luật pháp.

“Khi Đoàn giám sát đưa ra câu hỏi: nếu cho chọn lại, bạn có tiếp tục chọn nghề nhà giáo không và theo bạn,khoảng bao nhiêu phần trăm nhà giáo cùng suy nghĩ với bạn, đa số thầy cô được hỏi không muốn chọn lại nghềgiáo, do tình trạng thiếu dân chủ tại cơ sở giáo dục, sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của một bộphận không nhỏ người dân, gây ảnh hưởng xấu đến con em họ; còn việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đượcquan tâm đúng mức”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ NGô THị MiNH

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh đã triển khai thu hồi, giảiphóng mặt bằng (gpMB) 104 dự án, công trình với tổng diện tích đất thu hồi là 186ha. Bồi thường gpMB làvấn đề phức tạp, song tỉnh Thái Nguyên luôn nỗ lực thực hiện đúng các bước, tạo được sự đồng thuận từ phíangười dân.

gIảI pHóNg MặT BằNg TạI THáI NguyêN

Chú trọng vận động và đối thoạiTrong 6 tháng đầu năm, tỉnh Thái nguyên

đã quyết định chủ trương đầu tư mới cho 27 dựán với tổng số vốn là 2.973 tỷ đồng; cấp chứngnhận đầu tư cho 2 dự án với tổng vốn đăng ký128,94 tỷ đồng; có 300 doanh nghiệp thành lậpmới với số vốn đăng ký là 2.072 tỷ đồng; 53doanh nghiệp giải thể, thu hồi, 97 doanhnghiệp tạm ngừng hoạt động. Tính đến nay,trên địa bàn có 5.759 doanh nghiệp với tổngvốn đăng ký 41.472 tỷ đồng.

Thật khó gọi những người làm công tác truyền thanh ở cơsở một chức danh rõ ràng. Nếu bảo họ là “cán bộ truyềnthanh” thì cũng không đúng. Còn nếu gọi là công chức thì

họ không nằm trong diện chức danh công chức xã, thị trấn theoquy định của Chính phủ.

Thôi thì xếp họ là những người không chuyên trách ở xã.Không chuyên trách cho nên không ngạch bậc, không bảo hiểm,chỉ có phụ cấp hàng tháng từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng,nếu ai kiêm nhiệm thì còn một nửa. Chỉ có thế. Phụ cấp ít ỏi, chếđộ thấp nên tìm người rất khó. Đối với nhiều chức danh ở địaphương, chưa nghỉ thì đã có vài người xin thế chân, nhưng ngườilàm truyền thanh cơ sở xin nghỉ là lãnh đạo xã lại lo, vì khó tìmngười thay thế. Đội ngũ cán bộ Đài Truyền thanh của huyện TiềnHải (Thái Bình) người 50 - 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Có những bácsức khỏe và giọng đọc đã yếu, không còn nhanh nhẹn nhưng vìyêu nghề mà gắn bó. Còn những người trẻ, đời sống trăm thứphải lo mà tiền phụ cấp ít ỏi nên phải kiêm nhiệm, chạy việc nọviệc kia. Thành ra, chất lượng chương trình không được tốt,không bảo đảm về thời gian. Đây chính là trăn trở của cả chínhquyền địa phương. Chủ tịch uBND xã Đông Phong Đặng VănNhiên chia sẻ: “Bác Trưởng Đài Truyền thanh xã đã 71 tuổi, chânđau, đi lại khó khăn, nhiều lần xin nghỉ nhưng xã vẫn chưa tìmđược người. Hai cán bộ phát thanh viên và kỹ thuật viên còn trẻnên xã tạo điều kiện cho kiêm nhiệm người ta mới làm. Mà cóthế mới đủ trang trải cuộc sống”.

Người xưa có câu “nhàn làm thì nhàn ăn”, thế nhưngngười làm truyền thanh cơ sở đâu thực sự nhàn. Theo quyđịnh, đài truyền thanh cơ sở có 5 nhiệm vụ: Tiếp âm, tiếpsóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hìnhtỉnh và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện; Sản xuất vàphát sóng chương trình truyền thanh; Phối hợp, cộng tác tin,bài với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện; Lưu trữ cácchương trình truyền thanh tự sản xuất; Thực hiện các nhiệmvụ khác do uBND xã, thị trấn giao. Chừng đó nhiệm vụ thìbiết bao nhiêu việc phải làm! Công đoạn từ A đến Z sản xuấtmột chương trình đều do những người không chuyên trách“tự biên, tự diễn”. Không những thế, còn phải lắng nghetiếng loa, dán mắt vào từng dao động của cây kim máy phátsóng, máy tăng âm. Nếu có trục trặc, sự cố xảy ra, người vậnhành máy phải cấp tốc leo trụ xử lý loa, dây chập. Anh PhạmNgọc Ánh - cán bộ kỹ thuật Đài Truyền thanh Nam Hưng chohay: “Công việc vất vả thường xuyên phải leo trèo sửa chữa,tôi chỉ mong được cái thẻ bảo hiểm y tế”.

Hầu hết đài truyền thanh cơ sở của huyện Tiền Hải ghi pháttrực tiếp, chỉ có 5 đài sử dụng hình thức dựng chương trình phátthanh. Vì phải đọc trực tiếp nên vào đợt cao điểm phòng trừ sâubệnh, bão gió, thiên tai, công việc thật vất vả, phải đọc đi đọc lạinhiều lần. Bác Phạm Tường Vi, Trưởng Đài Truyền thanh xãNam Thắng tâm sự: “Chúng tôi không có ngày nghỉ, máy mócthô sơ nên càng đòi hỏi thời gian nhiều. Tôi tuổi cũng đã cao,cũng nhiều lần xin nghỉ nhưng lãnh đạo địa phương cũng độngviên ở lại đến khi tìm được người mới”.

Nỗi niềm của những người làm truyền thanh chắc chắn cáccấp, các ngành nhiều người thấu hiểu nhưng có sớm được chiasẻ?! Đầu năm 2017, có lẽ là lần đầu tiên Ban Tuyên giáo Huyệnủy Tiền Hải tổ chức giao ban với những người làm công tác tưtưởng của huyện. Đã có nhiều ý kiến, nhiều trăn trở được đưara trong đó dành nhiều cho hệ thống truyền thanh cơ sở. Nhưngcó lẽ mới dừng lại ở việc lắng nghe, bởi việc thực hiện đâu phảichỉ mình huyện quyết được mà cần cơ chế, chủ trương chungcủa tỉnh. Quyết định 60 của uBND tỉnh đã được tổng kết và đềxuất những phương án mới phù hợp với điều kiện thực tế chotruyền thanh cơ sở nhưng giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

Tháng 6 về, những người làm truyền thanh cơ sở lại nặnglòng khi mà phụ cấp vẫn ít ỏi, chế độ không có. Họ vẫn hyvọng, vẫn đợi chờ một ngày nào đó sẽ có một chức danh hẳnhoi; có chế độ, chính sách thỏa đáng để hàng ngày tiếng loatruyền thanh vẫn vang vang khắp đường thôn nẻo xóm đếntận từng gia đình.

nguyễn Hường

Nỗi niềm người làm truyền thanh cơ sở

79.000 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành án

Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, kết quả thi hành ándân sự (THADS) những tháng đầu năm 2017 đạt cao hơn so với cùng kỳnăm 2016 về việc và tiền (tăng 3,18% về việc; 7,36% về tiền). Qua đó giảiphóng được trên 21.000 tỷ đồng cho nền kinh tế; các mặt công tác cơ bảnđược triển khai một cách toàn diện, đồng bộ và kịp thời trong toàn hệthống. Một số địa phương đạt kết quả cao như: Bắc Kạn, Lai Châu, ĐiệnBiên, Lào Cai, Yên Bái; Hà Tĩnh, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Nam Định…

Tuy nhiên, còn gần 79.000 tỷ đồng có điều kiện thi hành nhưng chưathi hành xong, tăng cao so với số có điều kiện chuyển kỳ sau của năm 2016(tăng 48,46% về việc và 38,04% về tiền). Hầu hết địa phương không đạt chỉtiêu giảm án chuyển kỳ sau. Một số địa phương lượng án chuyển kỳ sautăng đột biến như Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Trị,Khánh Hòa. P. Hải

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là 75 triệu đồngThủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức

trả tiền bảo hiểm. Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểmtheo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Đối tượng áp dụng bao gồm: người được bảo hiểm tiền gửi; tổ chứctham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức vàcá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Theo Quyếtđịnh, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảohiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của mộtcá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 5.8.2017.K. BìnH

Tp gIa LaI: Tập huấn pháp luật về doanh nghiệp

Đại diện của 17 sở, ban, ngành thuộc tỉnh và đại diện hơn 150 doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹnăng nghiệp vụ liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp. Đây là hoạt độngdo Sở Tư pháp Gia Lai phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức.

Tại lớp tập huấn, Báo cáo viên đã thông tin nhiều nội dung liên quan đếncác quy định và việc thực hiện quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ tronghoạt động của doanh nghiệp. Đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhcũng trao đổi các vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý phát sinhtrong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các quyđịnh về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu, quyềntác giả và việc thực hiện quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đ. KHOa

Page 8: Đại Biểu tiếng nói của quốc hội nhân dân diễn đàn của đại

Số 172 21 - 6 - 2017 Đại BiểU nhân dânvăn hóa

Tổng Biên tập: Đỗ CHÍ NGHĩA Phó Tổng Biên tập: NGuYỄN QuỐC THẮNG - LÊ THANH KiM Biên tập: HỒNG LOAN Trình bày: TRầN HuYềNTài khoản : 2161.0000.397421 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT in tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp ii công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an

Đại BiểUnhân dân

Giá : 4.900đ

quốc tế

Thương vong chưa dừng lạiĐiều tra cho thấy vụ cháy rừng bùng phát vào khoảng

15h chiều 17.6 tại khu vực rừng núi ở thành phố PedrogaoGrande, thuộc vùng Leiria, cách Thủ đô Lisbon 200km vềphía Đông Nam. Nhiệt độ cao (hơn 40oC trong nhiềungày qua) cùng với gió mạnh đã khiến đám cháy lan rộng.

Theo nhà chức trách Bồ Đào Nha, 47 người được tìmthấy thiệt mạng trên Quốc lộ 236 nối giữa Figueiro dosVinhos và Castanheira de Pera, khi đang tìm cách thoátkhỏi đám cháy, trong đó 30 người bị ngạt trong ô tô. Họphần lớn là những gia đình đi nghỉ mát cuối tuần tại bãibiển gần đó. Những nạn nhân khác được tìm thấy trongnhà ở các khu vực hẻo lánh. Bộ Nội vụ Bồ Đào Nha chobiết chưa thể kiểm đếm số người thiệt mạng do chưa thểtiếp cận một số ngôi nhà nằm lẩn khuất trong rừng.

Con số thương vong quá lớn khiến dư luận và truyềnthông Bồ Đào Nhà bàng hoàng đặt câu hỏi: Tại sao sựviệc lại trở nên mất kiểm soát như vậy?

Thời tiết khắc nghiệtBồ Đào Nha có diện tích rừng tự nhiên chiếm 2/3

tổng diện tích lãnh thổ (5,4 triệu ha). Kể từ năm 1980, hỏahoạn thiêu rụi trung bình 100.000ha rừng mỗi năm vàphần lớn nguyên nhân do con người. Tuy nhiên, trong vụcháy mới nhất, các điều tra viên khẳng định, nguyên nhânban đầu được xác định là thời tiết khi họ tìm thấy nhữnggốc cây bị sét đánh trúng. Thời tiết hanh khô cùng giómạnh đã đẩy lửa lan nhanh tứ phía đến các ngọn đồi phủđầy cây thông và bạch đàn. Loại cây trên vốn rất dễ bénlửa và đã bị hong khô trong nhiều ngày do thời tiết nắngnóng, khô hanh với độ ẩm dưới 30%. Một chuyên gia củaTổ chức Hòa bình Xanh nhận định, với điều kiện thời tiếtkhắc nghiệt như vậy, một đám cháy bình thường cũng cóthể nhanh chóng trở nên không thể kiểm soát.

Cơ chế cảnh báo kém hiệu quả“Trong tình cảnh đặc biệt này, chúng tôi đã cố hết sức

và không thể làm gì hơn”, Tổng thống Bồ Đào NhaMarcelo Rebelo de Sousa phát biểu hôm 18.6. Như đổthêm dầu vào lửa, tuyên bố trên đã làm dấy lên làn sóngcông phẫn trong công chúng. Truyền thông ngay lập tứcchỉ ra thái độ tắc trách của chính quyền, đặc biệt là trongcông tác cảnh báo cũng như hướng dẫn người dân tránhkhu vực thảm họa. “Tại sao không có bất kỳ một cảnh báohay thông báo nào nghiêm cấm người dân sử dụng đườngrừng và các con đường ven rừng trong khi đám cháy bắtđầu bùng lên từ chiều ngày 17.6. Kết quả là có tới 30

người bị mắc kẹt trong ô tô khi tìm cách thoát thân”, mộttờ báo lên tiếng. Còn một quan chức từ Viện An ninh dânsự Pháp cho rằng, trong trường hợp này cần huy độngmọi phương tiện để thông tin đến người dân, từ sử dụngtin nhắn sms và các ứng dụng di động khác cho đếnphong tỏa khu vực cháy...”. Trong khi trên thực tế, vàothời điểm xảy ra vụ cháy, mạng lưới viễn thông trong khuvực gần như ngừng hoạt động. Lính cứu hỏa và lực lượngcứu hộ không thể sử dụng điện thoại khẩn cấp và khôngcó cách liên lạc với nhau.

Sự chủ quan của chính quyềnTờ Público cũng chỉ ra thái độ chủ quan của chính

quyền trong công tác đề phòng rủi ro. “Đợt nắng nóngliên tục được cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo trongnhiều ngày qua nhưng dường như các cơ quan chức năngkhông hề có một động thái đề phòng nào. Đáng lẽ các vịquan chức hoàn toàn có thể lường trước thảm họa, khi cóquá nhiều nguy cơ diễn ra cùng lúc như nắng nóng kéodài, khô hanh, gió mạnh và sự mất ổn định của khí quyển.Tất cả những điều đó đều đã được cảnh báo trong nhiềungày nay”.

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vềcháy rừng tại Đại học Coimbra nhận định, có rất nhiềubiện pháp phòng, chống cháy rừng trong Kế hoạch Bảovệ rừng quốc gia, được đưa ra từ năm 2006, nhưng chưabao giờ được áp dụng. Từ nhiều năm nay, chính quyềnvẫn chưa thể thiết lập hành lang an toàn xung quanh cáckhu vực dân cư và nhà máy gần rừng. Nếu có những vùngđệm trồng rau và hoa màu thì có thể đã giúp ích rất nhiềucho lính cứu hỏa và thương vong có lẽ đã không nghiêmtrọng như vậy.

Thiếu sự quan tâm, quản lý rừngMột trong những đặc trưng của Bồ Đào Nha đó là kể

từ cuộc Cách mạng Hoa cẩm chướng, có tới 90% diệntích đất rừng thuộc quyền sở hữu tư nhân. Điều này khiếnNhà nước rất khó can thiệp trực tiếp vào công tác duy tu,bảo dưỡng và quản lý rừng. Kết quả là những cánh rừngbị bỏ mặc hoang hóa, dễ bùng cháy khi những đám câybụi đủ khô để trở thành mồi lửa. Hơn nữa, do rừng khôngđược quản lý và quy hoạch một cách thống nhất dẫn đếntình trạng độc canh một số loại cây như thông và bạchđàn, những loại cây vốn rất dễ cháy. Và đó chính là tổnghợp những nguyên nhân khiến vụ cháy rừng vừa qua trởthành một trong những thảm họa đáng tiếc nhất của BồĐào Nha. QuỳnH Vũ

Video 360 độ và sự nổi lêncủa báo chí AR/VR

Để hiểu được xu hướng này, chúng taphải hiểu khái niệm video 360 độ vàAR/VR là gì. Video 360 độ là một videoghi lại hình ảnh ở mọi hướng xung quanhcamera trong cùng một thời điểm. VR(Virtual Reality - thực tế ảo) nghĩa làngười dùng sẽ được đưa vào một thế giớihoàn toàn không có thật, được giả lập bởihệ thống máy tính. Trong khi đó, AR(Augmented Reality - thực tại tăngcường) là công nghệ cho phép lồng ghépcác đối tượng ảo vào không gian thực.Một ví dụ nổi bật của AR chính là tròchơi đình đám Pokemon Go.

Năm 2016 là năm mà các video tintức đã có những chuyến biến bất ngờ.Chẳng hạn, tờ The New York Times, Mỹđã chuyển thể nội dung tin tức của mìnhra ứng dụng NYT VR. Người dùng cóthể cài ứng dụng này trên điện thoại vàsử dụng kính thực tế ảo GoogleCardboard để xem. Động thái đó chothấy, tờ báo giấy này đang rất nỗ lực đểkéo người đọc về phía mình trong bốicảnh báo điện tử ngày càng phổ biến. Bộphim “The Displaced”, sử dụng côngnghệ Video 360, kể về câu chuyện của 3trẻ em tị nạn của The New York Timescũng đã giành được giải Grand PrixLions Cannes 2016. Trong một độngthái tương tự, tờ The Washington Postcũng đã phát hành đoạn phim FreddieGray ở Baltimore, kể lại các chuỗi sựkiện gây ra cái chết của chàng thanh niênda đen Gray khi cảnh sát chống bạo loạntrong thành phố, thông qua trải nghiệmAR. Với sự phối hợp của hình ảnh 3D,âm thanh, bản đồ và văn bản dựa trên

các tài liệu của tòa án và lời khai nhânchứng, người xem có thể hiểu rõ hơn vềsự phức tạp của vụ việc bằng cách nhậpvai vào các nhân vật và thâm nhập vàobối cảnh ảo của vụ việc.

Sự phát triển của công nghệ đó khiếncho các hãng truyền thông báo chí phảichạy đua nâng cao chất lượng sản phẩmkỹ thuật số, tận dụng các tính năng hấpdẫn như video 360 độ và công nghệAR/VR để tạo ra những khác biệt mới cóthể lôi kéo độc giả trong thời gian tới.Hiện nay, nhiều kênh tin tức hàng đầunhư BBC hay Guardian đã nâng cao chấtlượng video bằng cách tạo ra các phòngthu VR, cho phép họ cung cấp những trảinghiệm theo cách mới và trực quan nhấtmà độc giả quan tâm.

Nở rộ tin tức trên các ứngdụng trò truyện

Hiện nay các ứng dụng trò chuyệnnhư Snapchat, instagram hay Whatsappđang ngày càng được sử dụng cho việcthu thập và phân phối tin tức. Năm 2015nổi lên xu hướng tin tức gọi là “distrib-uted content” (nội dung được đăng tảitrên nền tảng thứ ba). Nó có nghĩa là cáccơ quan báo chí trao nội dung của họ chocác nền tảng như Facebook mà không

gắn kết trở lại với website của mình đểngười dùng có thể truy cập nhanh chóng.Snapchat tiên phong “xông pha” vàolãnh địa cạnh tranh mới này khi tung ratính năng Discover vào tháng 1.2015.Tiếp đó instagram, Whatsapp nhanhchóng nhảy vào cuộc đua.

Sự thay đổi vai trò xuất bản Một báo cáo gần đây của Reuters cho

thấy, 33% các nhà xuất bản báo chí longại về tính bền vững về tài chính củamình so với thời điểm này năm ngoái.Điều này chủ yếu là do các nền tảngtruyền thông xã hội như Facebook hayGoogle nhanh chóng đảm nhận vai tròcủa các nhà xuất bản tin tức. Người đọctin tức trên Facebook và Google nhiềuhơn là đọc sách, báo truyền thống.

Chẳng hạn, Facebook đã mở cửatính năng instant Articles (báo chí tứcthì), cho phép người dùng có thể đọcbáo đồng thời tương tác trên ứng dụngFacebook với tốc độ tải trang nhanhhơn 10 lần so với việc dùng trình duyệtweb trên điện thoại. Sự suy giảm củabáo in cũng như người đọc trực tiếp từbáo mạng khiến nhiều nhà xuất bản bắtbuộc phải bắt tay với Facebook để độcgiả có thể truy cập tin tức của họ nhiều

hơn. Tuy nhiên, nhiều tòa soạn lo ngại,nếu Facebook thay đổi các thuật toán,ví dụ như ưu tiên bạn bè người thânxuất hiện trên News feed, sẽ khiến tintức của các hãng thông tấn bị xuất hiệnít hơn trên FB…

Kiểm chứng tin tức giả mạoChúng ta đang sống trong một thế

giới công nghệ, nơi tin tức giả mạo vàbáo chí giật gân đang ngày càng phổbiến. Facebook gần đây đã công bố mộtbáo cáo cho thấy, những tin giả mạotrong thời điểm trước bầu cử Tổngthống Mỹ năm ngoái đã thu hút sự quantâm hơn hẳn so với tin tức thực, chínhthống. Do vậy, Google đã đưa ra Sángkiến Tin tức Điện tử (DNi), để tìm racác biện pháp bảo vệ hiệu quả và toàndiện hơn nhằm ngăn chặn việc tuyêntruyền các tin tức giả mạo trong năm2017. Hầu hết các nền tảng truyềnthông sẽ tích hợp các cổng kiểm trathông tin đúng sự thật như Snopes.comvào các nguồn tin tức của họ để thiết lậptính xác thực của tin tức. Các kênh tintức cũng có thể hợp tác với các nhàcung cấp dịch vụ để giảm thiểu khảnăng xảy ra các bài báo sai sự thật.

LinH anH

Các phương tiện truyềnthông kỹ thuật số đã và đanglàm thay đổi hoàn toàn cáchlàm báo ngày nay. Trong đó,có 4 xu hướng sẽ tiếp tụcđịnh hình báo chí thế giớitrong năm 2017.

Bốn xu hướng báo chí của năm 2017 CHáy rừNg NgHIêM TrọNg ở Bồ Đào NHa

Không thể buông lỏng quản lý64 người thiệt mạng, 135 người bị thương và hàng chục gia đình mất tích - con số thương vongtrong vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất lịch sử Bồ Đào Nha dường như vẫn chưa dừng lại. Câu hỏiđặt ra là: giữa thế kỷ XXI, giữa trung tâm đất nước, tại sao sự việc lại trở nên thương tâm như vậy?

Báo chí truyền thông phải thay đổi trong xu hướng công nghệ phát triển mạnh

Một phóng viên được cử về địa phương để tìm hiểu,thực hiện bài phóng sự. Anh lặn lội gặp nhiều người,đến nhiều nơi để tìm hiểu tình hình. Cuốn sổ của anh

ghi chi chít tư liệu. Ghi âm của anh cũng dài tới cả giờ đồng hồ.Trở về tòa soạn, phóng viên bắt đầu ngồi vào máy gõ bài.

Bỗng anh thấy có một số nội dung mình ghi chép chưa đầy đủ,thiếu nhiều chi tiết cần thiết. Lời phát biểu của những người cótrách nhiệm thì phần ghi âm không rõ vì có quá nhiều tiếng ồn.Anh bèn bấm điện thoại gọi cho đồng chí Chủ tịch địa phươngđể hỏi lại. Nhưng gọi tới cả chục lần, máy của vị này vẫn tắt.Anh gọi cho Chánh Văn phòng Ủy ban để hỏi thì được trả lời:

- Việc đó anh phải hỏi trực tiếp Chủ tịch. Tôi không đượctường tận.

- Nhưng tôi gọi tới cả chục lần mà anh ấy vẫn tắt máy.- À, đúng rồi! Hôm nay anh ấy họp Thường vụ cả ngày.Vậy là không được việc. Vì hạn nộp bài đã gấp, không thể

trì hoãn, tính toán quãng đường và thời gian đi xe máy, phóngviên quyết định trở lại ngay địa phương, tranh thủ gặp vị Chủtịch. Anh không thể yên tâm khi không hỏi lại cho thật chínhxác một vài chi tiết anh cho là rất quan trọng mà nếu thiếu, bàiviết sẽ giảm sức thuyết phục.

Phóng viên trở lại địa phương đúng lúc cuộc họp Thườngvụ kết thúc. Anh đã gặp được đồng chí Chủ tịch. Chỉ 15 phúthỏi lại mấy chi tiết, nhưng anh đã đi mất hơn 2 giờ đồng hồ. VịChủ tịch mời dự cơm, nhưng anh xin phép cáo từ để còn kịp trởvề hoàn thành bài viết.

Một bài báo như trăm nghìn bài báo khác mà phóng viênđã từng viết. Anh hoàn toàn có thể tạm bằng lòng với nhữngtư liệu mình có để vẫn hoàn thành công việc. Những phóngviên dễ dãi và lười biếng sẽ như vậy. Nhưng phóng viên trongcâu chuyện trên đã tự khó tính, đòi hỏi cao với mình, chẳngmột chút đắn đo khi quyết định phóng xe trở về địa phươnghỏi lại đôi điều anh thấy cần thiết. Thực tế, chưa có nhiềungười làm báo tâm huyết với nghề, làm việc với tinh thầntrách nhiệm cao nhất để cho ra đời những bài báo giàu sứcthuyết phục như trường hợp trên, mà thay vào đó là tình trạnglàm cho xong việc, dẫn đến những bài báo hời hợt, nông cạn,vô bổ.

Nghề làm báo đòi hỏi không chỉ tinh thông nghiệp vụ màcòn phải có tâm, có đạo đức, thể hiện ở tinh thần trách nhiệmcao nhất đối với bài báo của mình. Chính vì lương tâm, tráchnhiệm, lòng tự trọng nghề nghiệp và sự tôn trọng cao nhấtdành cho độc giả mà chàng phóng viên nói trên đã hành xửnhư ta thấy. Đó chính là khía cạnh văn hóa không thể thiếuđối với những nhà báo chân chính vậy.

Tự trọng nghề nghiệp,tôn trọng độc giản TS. nguyễn ĐìnH San

“Ngày 21.6.1925, báo Thanh niên,do Hồ Chủ tịch sáng lập ra sốđầu tiên. Từ đó báo chí cách

mạng Việt Nam ra đời. Để ghi nhớ công ơncủa Hồ Chủ tịch sáng lập báo chí cách mạng,phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chícách mạng, nêu cao vai trò của báo chí trongsự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiệnnay, Ban Bí thư đồng ý hàng năm đến ngày21.6 thì tổ chức Ngày báo chí Việt Nam”(1).Dưới đây là 10 sự kiện báo chí cách mạngViệt Nam đáng ghi nhớ.

1. nhà báo cách mạng Việt nam đầu tiênDanh hiệu này thuộc về Chủ tịch HỒ CHÍ

MiNH (1890 - 1969). Bác không những làmột lãnh tụ thiên tài, xuất chúng, anh hùngdân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn làmột nhà thơ, nhà tư tưởng lớn và nhà báo cáchmạng đầu tiên của Việt Nam. Từ tháng 3.1922khi còn ở Pháp đến khi về nước tháng 1.1941,Bác đã sáng lập, viết bài, trực tiếp tổ chức,biên tập nội dung, trình bày hình thức và pháthành 8 tờ báo cách mạng tiên phong: Le Paria,Thanh niên, Công Nông, Lính cách mệnh,Thân Ái, Đỏ, Việt Nam độc lập và Cứu quốc.Sau năm 1941, Bác còn thành lập, chỉ đạo vàviết bài cho nhiều tờ báo khác, đồng thời đưara các quan điểm, phương pháp báo chí mớimẻ, tiến bộ, phù hợp với phong trào báo chícách mạng, báo chí hiện đại quốc tế. Bác thựcsự là người khai sinh, thực hiện, định hướng,bảo trợ và phát triển nền báo chí cách mạngViệt Nam. Bác cũng là nhà báo giữ kỷ lục cónhiều bút danh nhất. Trong hơn 170 tên gọi, bídanh, biệt hiệu... của Bác thì có hơn 100 bútdanh báo chí thường dùng. Bác cũng là nhàbáo giữ kỷ lục về số bài viết. Chỉ tính từ năm1951 đến năm 1969, Bác đã viết hơn 1.500 bàicho các báo, trong đó viết cho Báo Nhân Dân1.205 bài (có lẽ chưa một nhà báo nào đạtđược kỷ lục này).

2. Tờ báo đầu tiên của người Việt namyêu nước xuất bản ở nước ngoài

Danh hiệu này dành cho Báo Le Paria(Người cùng khổ) - Cơ quan ngôn luận của HộiLiên hiệp thuộc địa, do Nguyễn Ái Quốc sánglập và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, xuất bảntại Paris (Pháp). Mỗi số in từ 1.000 đến 5.000bản; một nửa lưu hành ở Pháp, nửa còn lại đượcgửi đi các nước thuộc địa của Pháp ở châu Phivà Đông Dương. Số đầu tiên ra ngày 1.4.1922;bị đình bản tháng 4.1926 (sau 38 số).

3. Tờ báo đầu tiên của Đảng Cộng sảnViệt nam

Đó là tờ Tranh Đấu, do Trịnh Đình Cửuchỉ đạo biên tập, in bằng tiếng Việt trên giấysáp tại Quảng Châu (Trung Quốc). Mỗi số 4trang, khổ 31,5 x 22cm. Số đầu tiên ra ngày15.8.1930.

4. Tờ báo có khuôn khổ bé nhấtĐó là tờ Lao tù tạp chí, do Chi bộ Đảng

Cộng sản nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) bí mật thựchiện. Đồng chí Trường Chinh phụ trách, kiêmChủ biên, trình bày, viết bằng mực tím, dày 14trang. Số đầu tiên ra ngày 4.1.1932; chỉ rađược 3 số thì bị địch phát hiện và cấm chỉ. Đâylà tờ báo nhỏ nhất với kích thước vỏn vẹn 10x 7,5cm.

5. Báo in bằng nhiều thứ tiếng dân tộc nhấtĐó là bản tin Dân tộc và miền Núi của

Thông tấn xã Việt Nam, khổ 27 x 19cm, xuấtbản hàng tháng từ năm 1991, bằng các thứ tiếngViệt, Bana, E Đê, Jarai, Khơmer...

6. Trường đào tạo cán bộ viết báo đầu tiênĐó là trường Huỳnh Thúc Kháng trong

thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.Thời gian đào tạo mỗi khóa 3 tháng. Ông ĐỗĐức Dục - Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh,Chủ nhiệm Báo Độc Lập làm Giám đốc; ôngXuân Thủy - Ủy viên Thường trực Tổng bộViệt Minh, Chủ nhiệm Báo Cứu Quốc làm

Phó Giám đốc; 3 Ủy viên Ban Giám đốc làcác ông Như Phong, Đồ Phồn và Tú Mỡ.Trường học được tổ chức tại khu rừng Bờ Rạtỉnh Thái Nguyên. Khóa đầu khai giảng ngày4.4.1949 với 42 học viên (có 3 nữ) gồm ngườicủa các báo trung ương, quân đội, liên khu,các đoàn thể, cán bộ thông tin. Trường có 29giảng viên. Dù chỉ học 3 tháng nhưng chươngtrình khá phong phú, gồm ba phần chính là lýthuyết, chuyên môn nghiệp vụ và thực hành.Về lý thuyết có các bài khái niệm, lịch sử báochí, điều kiện của người viết báo, tình hìnhthế giới và trong nước. Về chuyên môn có cácbài cách làm phóng sự, điều tra, phỏng vấn, xãluận, tiểu luận, thơ ca, nhạc, kịch, châm biếm;cách soạn tin, viết tin; có cả bài hướng dẫncấu trúc một tờ báo, tổ chức tòa soạn; việc inấn và phát hành. Về thực hành, có hướng dẫncách viết các loại văn phóng sự, điều tra,phỏng vấn... Mỗi tổ học tập được lập ra mộttờ báo để thực hành.

7. hãng thông tấn đầu tiên và duy nhấtĐó là Thông tấn xã Việt Nam. Ngay trong

những ngày đầu Cách mạng tháng 8, NhaThông tin thuộc Bộ Tuyên truyền của Chínhphủ lâm thời đã lập ra Việt Nam Thông tấn xã(VNTTX) với ngày làm việc đầu tiên23.8.1945 thu và khai thác các bản tin AFP ởSài Gòn và Paris. Đến ngày 15.9.1945,

VNTTX đã phát sóng ra thế giới bản tin đầutiên cùng toàn văn Tuyên ngôn độc lập vàchính thức lấy ngày này làm ngày thành lập.Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bộ phậnbiệt phái của VNTTX ở Nam Bộ đã thành lậpThông tấn xã giải phóng - cơ quan thông tinchính thức của Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạnglâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vàongày 12.10.1960. Sau khi đất nước thốngnhất, Thông tấn xã giải phóng hợp nhất vớiVNTTX. Đến ngày 12.5.1977, VNTTX đượcđổi tên thành Thông tấn xã Việt Nam(TTXVN) theo Nghị quyết số 84 củauBTVQH. Từ đây TTXVN chính thức là cơquan thuộc Chính phủ.

8. Đài phát thanh bằng nhiều thứtiếng nhất

Danh hiệu này thuộc Đài phát thanh tiếngnói Việt Nam (VOV) được thành lập từ ngày7.9.1945. Đài có các đài khu vực, nhiều Vănphòng tại các địa phương và nước ngoài.Hiện nay, Đài phát các thứ tiếng Việt,Khơmer, Mông, E Đê, Jarai, Bana, Cơho,Thái, Xêđăng và các thứ tiếng nước ngoài,Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật, BắcKinh, Quảng Đông, Lào, Campuchia, TháiLan, indonesia.

9. Tháp truyền hình được đặt ở vị trí caonhất kể từ trước tới nay

Kỷ lục trên thuộc tháp phát sóng truyềnhình Việt Nam (VTV), tháp được đặt trên núiTam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) ở độ cao 1.250 métso với mặt nước biển, cộng với chiều cao củathân tháp 93 mét là 1.343 mét. Tháp được xâydựng từ năm 1976, nặng 200 tấn và có bán kínhphủ sóng hơn 300km.

10. nhật báo điện tử đầu tiên và báo điệntử đầu tiên

Nhật báo điện tử đầu tiên: Vào lúc 15h giờViệt Nam (8h giờ GMT) ngày chủ nhật21.6.1998, tại trụ sở Báo Nhân Dân, số 71 HàngTrống, Hà Nội, Báo Nhân Dân điện tử pháthành số 1, trở thành nhật báo điện tử đầu tiêncủa Việt Nam.

Báo điện tử đầu tiên: Vào đêm giao thừa 29tết Đinh Sửu 6.2.1997, tại trụ sở Tạp chí QuêHương (cơ quan ngôn luận của Ủy ban vềngười Việt Nam ở nước ngoài) thuộc Bộ Ngoạigiao, số 32 Bà Triệu, Hà Nội, Tạp chí QuêHương điện tử được bấm nút kết nối internet vàtrở thành báo điện tử đầu tiên của Việt Nam.

Bùi ngọc THanH (sưu tầm và biên soạn)

(1) Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 46,trang 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

10 sự kiện báo chí cách mạng Việt Nam đáng nhớ

Tờ “Người cùng khổ” - tờ báo Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập năm 1922