151
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS, VIỄN THÁM VÀ MÔ HÌNH SWAT ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỨC ĐỘ XÓI MÒN ĐẤT LƯU VỰC HỒ BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Mã số: ĐH2015-TN03-03 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên – 5/2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

  • Upload
    lemien

  • View
    249

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS, VIỄN THÁM VÀ MÔ HÌNH SWAT

ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỨC ĐỘ XÓI

MÒN ĐẤT LƯU VỰC HỒ BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Mã số: ĐH2015-TN03-03

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên – 5/2017

Page 2: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS, VIỄN THÁM VÀ MÔ HÌNH SWAT

ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỨC ĐỘ XÓI

MÒN ĐẤT LƯU VỰC HỒ BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Mã số: ĐH2015-TN03-03

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

ThS. Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên – 5/2017

Page 3: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT Họ và tên

Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

1

2

3

4

PGS.TS. Phan Đình Binh

ThS. Chu Văn Trung

ThS. Phạm Văn Tuấn

PGS.TS. Hoàng Văn Hùng

Khoa QLTN

Khoa QLTN

Khoa QLTN

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại

Lào Cai

Page 4: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALES (Automated Land Evaluation

System)

Hệ thống đánh giá đất tự động

ANLT An ninh lương thực

ATTP An toàn thực phẩm

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CAQ Cây ăn quả

CIAT (The International Center for

Tropical Agriculture)

Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp

Nhiệt đới

DEM (Digital Elevation Model) Mô hình số độ cao

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

FAO (Food and Agriculture

Organization of the United Nations)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

Liên Hiệp Quốc

FESLM (Framework for Evaluating

Sustainable and Management)

Khung đánh giá quản lý đất bền vững

GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội

GIS (Geographic information system) Hệ thống thông tin địa lý

H (High) Cao

IBSRAM (International Board for

Soil Research and Management)

Tổ chức Quốc tế nghiên cứu quản lý

đất dốc

IRRI (The International Rice Research

Institute)

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KT-XH-MT Kinh tế - Xã hội – Môi trường

LUT (Land use type) Loại hình sử dụng đất

L (Low) Thấp

Page 5: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

ii

LMU (Land Mapping Unit) Bản đồ đơn vị đất đai

LV Lưu vực

M (Medium) Trung bình

MBCR (Marginal Benefit Cost Ratio) Chỉ số chi phí lơi ích cận biên

MNBB Miền núi Bắc Bộ

NLKH Nông lâm kết hợp

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PTBV Phát triển bền vững

SALT (Sloping Agricultural Land

Technology)

Kỹ thuật canh tác trên đất dốc

SDHL Sử dụng hợp lý

SWAT (Soil and Water Assessment

Tool)

Công cụ đánh giá nước và đất

TB Trung bình

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

XMTN Xói mòn tự nhiên

UBND Ủy ban nhân dân

VAC Vườn ao chuồng

VACR Vườn ao chuồng rừng

VietGAP (Vietnamese Good

Agricultural Practices)

Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu

chuẩn Việt Nam

VSMT Vệ sinh môi trường

Page 6: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích 10 lưu vực sông, hồ lớn nhất trên thế giới ......................... 10

Bảng 2.1: Danh sách các xã được chọn và số phiếu được điều tra tại các tiểu

vùng của lưu vực hồ Ba Bể............................................................................... 46

Bảng 3.1: Phân cấp độ cao lưu vực hồ Ba Bể ................................................... 53

Bảng 3.2: Thống kê diện tích các loại đất theo phân loại phát sinh ................... 55

Bảng 3.3: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB1 đất phù sa ngòi suối ................ 57

Bảng 3.4: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB2 đất đỏ nâu trên đá vôi ............. 58

Bảng 3.5: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB3 đất đỏ vàng trên đá sét ............ 60

Bảng 3.6: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB4 đất vàng đỏ trên đá granit ....... 61

Bảng 3.7: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB5 đất đỏ vàng biến đổi ............... 62

Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể năm 2015 ......................... 66

Bảng 3.9: Tổng hợp các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất ................................ 67

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể ............................................................................. 74

Bảng 3.11: Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể (tính bình quân trên 1ha) ...................................... 78

Bảng 3.12: Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể ............................................................................. 79

Bảng 3.13: Phân cấp hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại

lưu vực hồ Ba Bể .............................................................................................. 82

Bảng 3.14: Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể ............................................................................. 83

Bảng 3.15: Phân cấp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể ............................................................................. 87

Bảng 3.16: Phân cấp hiệu quả môi trường các loại sử dụng, ............................. 89

Bảng 3.17: Bảng phân cấp hiệu tính bền vững của các loại, kiểu sử dụng đất

nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể .................................................................... 90

Bảng 3.18: Các loại và kiểu sử dụng đất bền vững được lựa chọn để đề xuất

phát triển tại lưu vực hồ Ba Bể ........................................................................ 91

Bảng 3.19: Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ xây

dựng bản đồ đơn vị đất đai lưu vực hồ Ba Bể ................................................... 93

Bảng 3.20: Tổng hợp diện tích các loại đất lưu vực hồ Ba Bể .......................... 95

Bảng 3.21: Phân cấp độ dốc lưu vực hồ Ba Bể ................................................. 95

Bảng 3.22: Phân cấp độ dày tầng đất mịn ......................................................... 96

Page 7: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

iv

Bảng 3.23: Phân cấp thành phần cơ giới ........................................................... 97

Bảng 3.24: Phân vùng nhiệt độ không khí lưu vực Ba Bể ................................. 97

Bảng 3.25: Phân vùng lượng mưa trung bình năm lưu vực hồ Ba Bể ............... 97

Bảng 3.26: Tổng hợp diện tích theo khả năng tưới nước .................................. 98

Bảng 3.27: Phân cấp khả tiêu, thoát nước ......................................................... 98

Bảng 3.28: Đặc tính đơn vị đất đai lưu vực hồ Ba Bể ....................................... 98

Bảng 3.29: Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu

vực hồ Ba Bể .................................................................................................. 101

Bảng 3.30: Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử

dụng đất lưu vực hồ Ba Bể ............................................................................. 103

Bảng 3.31: Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững lưu vực hồ Ba Bể đến

năm 2020........................................................................................................ 111

Page 8: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.2: Toán đồ xác định hệ số K dựa vào thành phần cấp hạt và hàm lương

OM ................................................................................................................... 51

Hình 3.1: Bản đồ phân cấp hệ số kháng xói (K) của đất lưu vực hồ Ba Bể ..... 106

Hình 3.2: Bản đồ phân cấp hệ số lớp phủ (C) tại lưu vực hồ Ba Bể ................ 107

Hình 3.3: Bản đồ phân cấp hệ số canh tác bảo vệ đất (P) lưu vực hồ Ba Bể ... 108

Hình 3.4: Bản đồ phân cấp nguy cơ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể ................ 108

Page 9: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

vi

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. v

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 2

4. Một số đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận chung ................................................................................................. 4

1.1.1. Một số khái niệm khoa học ...................................................................................... 4

1.1.2. Lưu vực ...................................................................................................................... 6

1.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững hạn chế xói mòn .......................................... 15

1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất ............................................................................................. 20

1.1.5. Đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai ........................................................ 21

1.2. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu vực trên thế giới và Việt Nam .. 23

1.2.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu vực trên thế giới .................... 23

1.2.2. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực tại Việt Nam ......... 29

1.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tại Bắc Kạn và lưu vực hồ Ba Bể ... 37

1.4. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu ..................................................................... 40

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 43

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 43

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 43

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 43

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 43

2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 43

2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 44

2.3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................................... 44

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 44

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 52

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 52

3.1. Điều kiện tự nhiên của lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ....................................... 52

3.1.1. Phạm vi và vị trí địa lý lưu vực hồ Ba Bể ............................................................. 52

3.1.2. Địa hình ................................................................................................................... 52

Page 10: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

vii

3.1.3. Khí hậu, thời tiết ..................................................................................................... 53

3.1.4. Thuỷ văn .................................................................................................................. 54

3.1.5. Tài nguyên rừng ..................................................................................................... 54

3.1.6. Tài nguyên đất tại lưu vực hồ Ba Bể ..................................................................... 55

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba

Bể .................................................................................................................................. 65

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể ............................................................ 65

3.2.2. Hiện trạng các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất tại lưu vực hồ Ba Bể ....... 67

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể ....................... 73

3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 73

3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội ....................................................................................... 81

3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường .............................................................................. 86

3.3.4. Đánh giá tính bền vững của các loại sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể ................. 90

3.3.5. Nhận xét chung ....................................................................................................... 91

3.4. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể ........................................ 93

3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................................ 93

3.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại sử dụng đất đã lựa chọn để phát

triển trong lưu vực ............................................................................................................ 99

3.4.3. Nhận xét chung ..................................................................................................... 104

3.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất trong lưu vực hồ Ba Bể ........ 105

3.5.1. Đánh giá mức độ xói mòn đất tại lưu vực hồ Ba Bể .......................................... 105

3.5.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể ............... 108

3.6. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực

hồ Ba Bể ...................................................................................................................... 109

3.6.1. Đề xuất định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể 109

3.6.2. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại lưu vực hồ Ba Bể ................ 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 117

1. Kết luận ................................................................................................................... 117

2. Kiến nghị ................................................................................................................. 118

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 120

Page 11: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

viii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: “Ứng dụng Công nghệ GIS, viễn thám và mô hình

SWAT để đánh giá sự thay đổi sử dụng đất và mức độ xói mòn đất lưu vực

hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”

- Mã số: ĐH2015-TN03-03

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Quang Thi

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 02 năm từ tháng 10/2015 đế tháng 10/2017

2. Mục tiêu

- Điểu tra, thu thập các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu,

thời tiết tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu

vực hồ Ba Bể.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể.

- Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể, xây dựng cơ

sở dữ liệu không gian bằng công nghệ viễn thám và GIS, xây dựng các bản đồ

chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai.

- Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất trong lưu vực hồ Ba

Bể bằng việc ứng dụng mô hình SWAT.

- Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp

tại lưu vực hồ Ba Bể.

3. Tính mới và tính sáng tạo

- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống, tổng hợp đầu tiên về sử

dụng đất nông nghiệp trên toàn lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Lựa chọn

được các LUT và mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững đề xuất cho áp

dụng.

- Đề tài đã xây dựng được một bộ dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không

gian với các bản đồ chuyên đề và bản đồ tổng hợp bằng các phương pháp

chuẩn và dữ liệu thuộc tính về hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên đất, rừng,

khí hậu làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên ngành tiếp theo.

Page 12: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

ix

4. Kết quả nghiên cứu

Đề tài đã thu được các kết quả nghiên cứu chính sau:

- Điều kiện tự nhiên của lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu

vực hồ Ba Bể

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

- Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể

- Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất trong lưu vực hồ Ba Bể

- Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp

tại lưu vực hồ Ba Bể.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

5.1.1. Nguyễn Quang Thi, Chu Văn Trung, Hà Thị Nguyệt, Hoàng Văn

Hùng (2016), ‘’Nghiên cứu xác định hệ thống thủy văn lưu vực sông Chợ Lèng,

tỉnh Bắc Kạn (thuộc hệ thống lưu vực hồ Ba Bể) bằng công nghệ GIS”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 155, Số 10, tr. 61-66.

5.1.2. Nguyễn Quang Thi, Chu Văn Trung, Âu Thị Hoa, Hoàng Văn

Hùng (2016), ‘’Ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm ALES đánh giá phân

hạng thích nghi đất trồng dưa hấu trên địa bàn xã Quảng Khê huyện Ba Bể,

tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập

159, Số 14, tr. 4-51.

5.1.3. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Văn Hùng, Phan Đình Binh, Chu Văn

Trung, Phạm Văn Tuấn (2016), “Xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác

quản lý và bảo vệ đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 150, Số 05, tr. 103-108.

5.1.4. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Văn Hùng, Hoàng Thị Thúy Hằng

(2016), “Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và môi trường vùng đệm hồ Ba

Bể, tỉnh Bắc Kạn-khu vực nghiên cứu huyện Chợ Đồn”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 149, Số 04, tr. 75-80.

5.1.5. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung, Nguyễn Quang Thi (2013),

“Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công

tác đánh giá mối tương quan giữ rừng với tỷ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh,

huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

tháng 9/2013, tr. 169-175.

5.1.6. Nguyễn Quang Thi, Hoang Van Hung, Phan Dinh Binh, Nguyen

Thu Thao (2015), “Agricultural Land in Ba Be Lake Basin, Bac Kan Province

Page 13: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

x

in the context of Climate Change”, Proceedings of The international

Conference on livelihood Development and Sustainable Environmental

Management in the Context of Climate Change (LDEM), Thai Nguyen

University of Agriculture and Forestry. Thai Nguyen, November 13-15, 2015,

pp. 236-242.

5.1.7. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Thị Thúy Hằng, Hoàng Văn Hùng

(2015), “Nghiên cứu vùng nhạy cảm với môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật,

lần thứ 6, Hà Nội, tr. 1686-1692.

5.1.8. Nguyễn Quang Thi, Phan Đình Binh (2015), “Ứng dụng hệ thống

thông tin địa lý (GIS) và viễn thám nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Ba

Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005-2015”, Kỷ yêu Hội nghị GIS toàn quốc năm

2015, Hà Nội, tr. 682-686.

5.1.9. Nguyễn Quang Thi, Phan Đình Binh, Hoàng Văn Hùng (2015),

”Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam và

tỉnh Bắc Kạn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Chính sách nông nghiệp nông

thôn và vấn đề người nông dân bỏ ruộng, Hội khoa học đất Việt Nam, Hà

Nội, tr. 67-71.

5.1.10. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung, Sẻn Păn Nha Kếp Kẹo,

Nguyễn Quang Thi, Trần Thị Mai Anh (2013), “Nghiên cứu xây dựng bản đồ

trạng thái rừng tại một số khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia

Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn bằng công nghệ GIS và viễn thám”, Kỷ yếu hội nghị

Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Tập 2, ISBN: 978-604-915-044-9, tr.

196-204.

5.2. Sản phẩm đào tạo

5.2.1. Hà Thị Nguyệt (2016), Nghiên cứu xác định hệ thống thủy văn

thuộc lưu vực hồ Ba Bể, tình Bắc Kạn bằng công nghệ GIS, Khóa luận tốt

nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

5.2.2. Nông Thị Như (2016), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bàn xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn,

Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái

Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

5.3.1. Bộ cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính về xói mòn đất lưu

vực hồ Ba Bể.

5.3.2. Báo cáo tổng kết đề tài.

Page 14: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

xi

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang

lại của kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để huyện

Ba Bể, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xem xét trong quá trình quy hoạch và

định hướng sử dụng đất theo quan điểm bền vững.

Kết quả nghiên cứu là tài liệu học tập, tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho

sinh viên các ngành Quản lý Đất đai, Môi trường của trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2017

Tổ chức chủ trì

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

ThS. Nguyễn Quang Thi

Page 15: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sử dụng đất đai không hợp lý và xói mòn, bồi lắng có ảnh hưởng rất

lớn tới lưu vực các dòng sông, các tác động của nó đều diễn ra trên quy mô

lưu vực. Xói mòn, bồi lắng là hệ quả tất yếu của hoạt động các dòng sông,

nguyên nhân của nó chính là nước mưa và lưu lượng các dòng chảy. Như

chúng ta đã biết nước vận động theo lưu vực sông, không theo địa giới hành

chính. Vì vậy, về mặt khoa học cũng như thực tiễn, cần phải quản lý, nghiên

cứu tài nguyên nước theo lưu vực sông.

Lưu vực hồ Ba Bể được bắt nguồn từ hồ Ba Bể đổ nước vào sông Năng

chảy sang địa phận tỉnh Tuyên Quang rồi hợp lưu với sông Gâm tại địa bàn

thị trấn Na Hang, huyện Na Hang. Sông Năng là một dòng sông tại miền bắc

Việt Nam. Sông được hợp thành từ nhiều khe suối nhỏ thuộc hai huyện Bảo

Lạc và Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và huyện Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Sông Năng có chiều dài 117 km với diện tích lưu vực là 2.293 km².

Trong lưu vực hồ Ba Bể, cách trung tâm tỉnh Bắc Kạn 70 km về phía

Bắc, Hồ Ba Bể được biết đến là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới

đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN, là khu Ramsar thứ ba của Việt

Nam, hồ là trung tâm của Vườn quốc gia Ba Bể và nằm trọn vẹn trong khu

vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn, mặt hồ có diện tích hơn 300 ha, có chiều

dài 8 km và chiều rộng 800 m. Nằm trên độ cao 178 m so với mặt nước biển,

hồ Ba Bể là hồ tự nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở

Việt Nam. Hồ Ba Bể “viên ngọc xanh” còn là một điểm du lịch sinh thái nổi

tiếng với du khách trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác

quặng sắt, khai thác vàng trái phép, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác cát,

sỏi cùng với đó là việc sử dụng đất không hợp lý, đặc biệt là việc sử dụng các

loại hình sử dụng không phù hợp trên các khu vực đất dốc đã đe dọa đến lưu

vực và có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường, cảnh quan và quá

trình xói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể. Đây là vấn đề cấp bách đã thu hút sự

quan tâm của đông đảo người dân, của những nhà quản lý, của các nhà khoa

học trong và ngoài nước.

Trước yêu cầu cấp thiết mà thực tế đặt ra để giải quyết vấn đề “hồ Ba

Bể có thể bị vùi lấp toàn bộ” trong một tương lai không xa. Tác giả sử dụng

kết hợp Công nghệ Viễn thám & GIS (Geographic Information System) và

Page 16: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

2

Mô hình SWAT (Soil and Water Assement Tools) trong đề tài để giải quyết

vấn đề “điểm nóng” của hồ Ba Bể lúc này.

Xuất phát từ những lý do trên, sau khi tìm hiểu tình hình thực tế tại địa

phương và khu vực nghiên cứu được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại

học Nông Lâm, BCN Khoa Quản lý Tài nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài “Ứng dụng Công nghệ GIS, viễn thám và mô hình SWAT để đánh giá

sự thay đổi sử dụng đất và mức độ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Điểu tra, thu thập các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu,

thời tiết tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu

vực hồ Ba Bể

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

- Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể, xây dựng cơ

sở dữ liệu không gian bằng công nghệ viễn thám và GIS, xây dựng các bản đồ

chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai

- Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất trong lưu vực hồ Ba

Bể bằng việc ứng dụng mô hình SWAT.

- Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp

tại lưu vực hồ Ba Bể.

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về xói

mòn đất, đánh tiềm năng, sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại một lưu vực

hồ lớn có rừng quốc gia dựa trên tiếp cận hệ thống, tổng hợp và liên ngành.

- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

nói riêng và sử dụng đất nói chung phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo

vệ môi trường trong lưu vực.

- Sản phẩm đào tạo của đề tài là 02 sinh viên tốt nghiệp đại học, 01 tiến

sĩ ngành Quản lý Đất đai.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần cảnh báo được nguy

cơ xói mòn đất trong lưu vực, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện

tích đất nông nghiệp mà còn góp phần bảo tồn quỹ đất nông nghiệp gắn với

bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng quốc gia Ba Bể.

Page 17: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

3

4. Một số đóng góp mới của đề tài

- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống, tổng hợp đầu tiên về sử

dụng đất nông nghiệp trên toàn lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Lựa chọn

được các LUT và mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững đề xuất cho áp

dụng.

- Đề tài đã xây dựng được một bộ dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không

gian với các bản đồ chuyên đề và bản đồ tổng hợp bằng các phương pháp

chuẩn và dữ liệu thuộc tính về hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên đất, rừng,

khí hậu làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên ngành tiếp theo.

Page 18: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận chung

1.1.1. Một số khái niệm khoa học

- Đất (soil): Docuchaev (1846 – 1903) đã đưa ra một định nghĩa tương

đối hoàn chỉnh về đất: "Đất là lớp vỏ phong hoá trên cùng của trái đất, được

hình thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa

hình và thời gian. Nếu là đất đã sử dụng thì có thêm sự tác động của con

người là yếu tố hình thành đất thứ 6”. Giống như vật thể sống khác, đất cũng

có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hoá vì các hoạt động về vật lý, hoá

học và sinh học luôn xảy ra trong nó.

Theo Wiliam (1863 – 1939) đưa ra định nghĩa: "Đất là lớp tơi xốp của

vỏ lục địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng". Như vậy

theo quan điểm này, đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu, là khả năng

cho sản phẩm.

- Đất đai (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và

có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ

có thể dự đoán được có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và

tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa

hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản

xuất của con người. Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape

Ecology), đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-

System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một

vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của

trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể

dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là:

không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú,

những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà

những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó

của con người hiện tại và trong tương lai”.

- Chất lượng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh

hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể như: đất

cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0-30; > 3-80; v.v…), v.v...

- Khái niệm về đánh giá đất (Land Evaluation - LE): FAO đã định

nghĩa về đánh giá đất đai như sau: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối

Page 19: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

5

chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính

chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có (FAO, 1976).

- Sử dụng đất (land uses): Đó là hoạt động tác động của con người vào

đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có

nhiều loại hình sử dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng

cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch, v.v…, ngoài

ra còn có đất sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu

trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là trong hiện tại nhưng

cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở

hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường gắn

với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể.

- Yêu cầu sử dụng đất đai (land use requirements - LUR) là những đòi

hỏi về đặc tính và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa

vào đánh giá có thể phát triển bền vững.

- Loại hình/kiểu sử dụng đất đai chính (major kind of land use): Phân

chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghịêp,

đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.

Ví dụ: Nông nghiệp nước trời; Nông nghiệp được tưới; Lâm nghiệp - rừng;

Đồng cỏ chăn thả; Nuôi trồng thuỷ sản.

- Loại/kiểu sử dụng đất (land utilization type- LUT): Một loại sử dụng

đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất

chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ

thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi

trường kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định.

- Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của

một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất

(LUR) của chúng, LUT được cụ thể hoá bằng kiểu sử dụng đất.

- Xói mòn đất (erosion) là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt do nhiều tác

nhân khác nhau như: lực của giọt nước mưa, dòng chảy trên bề mặt và qua

chiều sâu của phẩu diện đất, tốc độ gió và sức kéo của trọng lực. Quá trình

mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác,

bao gồm cả các quá trình sạt lở do trọng lực. Quá trình di chuyển lớp đất do

nước đều kéo theo các vật liệu tan và không tan.

Xói mòn vật lý gồm sự tách rời và di chuyển những cấu tử đất không tan

như cát, sét, bùn và chất hữu cơ. Sự di chuyển được xảy ra có thể theo phương

nằm ngang trên bề mặt và cũng có thể theo phương thẳng đứng dọc theo bề dày

Page 20: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

6

của phẫu diện đất qua các khe hở, kẽ nứt, lỗ hỏng có sẵn trong đất.

Xói mòn hóa học là sự di chuyển các vật liệu hòa tan. Xói mòn hóa học

có thể xảy ra do tác động của dòng chảy bề mặt hoặc dòng chảy ngầm từ tầng

này tới tầng khác.

Quá trình xói mòn sẽ làm mất đất do đó rất nguy hiểm cho phát triển

nông lâm nghiệp. Xói mòn đất làm thoái hóa đất làm giảm tính năng sản xuất

của đất.

1.1.2. Lưu vực

1.1.2.1. Khái niệm lưu vực

Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống

nơi thấp, lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông

đều có phần diện tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông.

Một lưu vực sông là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước

(hay còn gọi là đường phân thủy) trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên

mặt (hay còn gọi là đường phân nước mặt) là đường nối các đỉnh cao của địa

hình. Nước từ đỉnh cao chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống

chân dốc là các suối nhỏ rồi tập trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về

biển. Cứ thế chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các

diện tích đất trên cạn còn có các phần chứa nước trong lòng sông, hồ và các

vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn

và dưới nước là môi trường cho các loài sinh sống. Đường chia nước dưới đất

(hay còn gọi đường phân nước ngầm) là đường giới hạn trong lòng đất mà

theo đó nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau. Đường phân nước mặt và

đường phân nước ngầm nhìn chung là không trùng nhau, do đó sẽ có hiện

tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác. Sự khác nhau là do cấu

tạo và phân bố địa chất khác nhau. Đặc biệt, với các lưu vực sông nằm trên

vùng đá vôi thường xuất hiện hiện tượng kaster, tức dòng chảy ngầm từ lưu

vực này chuyển sang lưu vực khác, thậm chí dòng chảy mặt trên sông tự

nhiên biến mất và lộ ra ở hạ lưu hay chuyển sang một dòng sông của lưu vực

khác...

Về mặt hình thái, một con sông có thể chia thành các vùng thượng lưu,

trung lưu và hạ lưu.

- Vùng thượng lưu của sông thường là các vùng cao với địa hình dốc,

chia cắt phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông và bề mặt thường

bao phủ bằng những cánh rừng được ví như những “kho nước xanh” có vai

trò điều hòa dòng chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy

Page 21: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

7

mùa cạn cho khu vực hạ lưu.

- Vùng trung lưu các con sông thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên

có địa hình thấp và thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ

lưu. Tại vùng trung lưu, các con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông

bắt đầu mở rộng ra và bắt đầu có bãi, đáy sông có nhiều cát mịn. Các bãi ven

sông thường có nguy cơ bị ngập nước tạo thành các bãi chứa lũ tạm thời.

- Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ

lâu năm có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nhìn chung các sông khi

chảy đến hạ lưu thì mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều

nhánh đổ ra biển. Sông ở hạ lưu thường có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu

ở đáy sông là cát mịn và bùn. Do mặt cắt sông mở rộng nên tốc độ nước giảm

nhỏ khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu, còn xói lở chỉ xảy ra trong mùa

lũ tại một số điểm nhất định. Tại hạ lưu gần biển các sông thường dễ bị phân

nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc theo hình sin và thường có sự biến đổi

về hình thái dưới tác động của quá trình bồi xói liên tục.

Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển

bên trên thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thuỷ văn, nhờ

đó hàng năm lưu vực sông đều nhận được một lượng nước đến từ mưa để sử dụ

ng cho các nhu cầu của con người và duy trì hệ sinh thái. Có nhiều khái niệm

khác nhau về lưu vực sông, dưới đây là một số định nghĩa có thể tham khảo:

- Phần diện tích mặt đất giới hạn bởi đường phân thủy, trên đó nước

chảy vào một con sông hay một hệ thống sông nào đó gọi là lưu vực. Phần

diện tích từ đó nước mặt và nước ngầm tập trung vào một hệ thống được gọi

là diện tích tập trung nước của hệ thống sông.

- Lưu vực sông là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước

dưới đất chảy tự nhiên vào sông.

- Phần mặt đất bao gồm tất cả những vật tự nhiên và nhân tạo có trên

đó và cung cấp nguồn nước nuôi dưỡng cho hệ thống sông hay một con sông

riêng biệt gọi là lưu vực của hệ thống sông hoặc là lưu vực sông. Lưu vực của

mỗi con sông bao gồm phần thu nước bề mặt và phần thu nước ngầm. Phần

thu nước mặt là phần diện tích bề mặt trái đất mà từ đó tất cả lượng nước sinh

ra gia nhập vào hệ thống sông hoặc một con sông riêng biệt. Phần thu nước

ngầm được tạo nên bởi tầng đất đá mà từ đó nước ngầm chảy vào lưới sông.

- Một lưu vực sông là diện tích đất được giới hạn bởi đường phân thủy

mà trên đó tất cả nước sẽ tập trung chảy ra một cửa duy nhất. Lưu vực sông

cũng được gọi là diện tích lưu vực. Các cạnh của một lưu vực sông được gọi

Page 22: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

8

là đầu nguồn, ở phía bên kia đường phân thủy, sẽ có một lưu vực sông khác.

Tóm lại, lưu vực sông vùng đất mà tất cả lượng mưa rơi trên đó đều tập

trung về một sông hoặc suối. Lưu vực sông được giới hạn bằng các đường

chia nước. Lưu vực sông được gọi là lưu vực kín khi có đường chia nước mặt

và đường chia nước ngầm trùng nhau; nếu không trùng nhau thì gọi là lưu vực

hở. Trong thực tế tính toán rất khó có thể xác định chính xác đường phân

nước ngầm nên thường coi là trùng với đường phân nước mặt. Lưu vực tương

tự là lưu vực có cùng điều kiện hình thành dòng chảy với lưu vực nghiên cứu.

1.1.2.2. Các phương pháp xác định lưu vực

Hiện nay, có 2 phương pháp xác định lưu vực như sau:

- Phương pháp cổ điển: Sử dụng bản đồ địa hình in trên giấy;

- Phương pháp kỹ thuật số: Sử dụng công cụ hỗ trợ của hệ thống thông

tin địa lý GIS với bản đồ kỹ thuật số.

* Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình

Trước khi có các công cụ hỗ trợ trên máy tính thì phương pháp xác

định lưu vực sông phổ biến là sử dụng bản đồ cao độ địa hình, tạo các đường

đồng cao độ, sau đó khoanh lưu vực theo những cao độ lớn nhất trên khu vực

nghiên cứu.

Phương pháp xác định đường phân thuỷ (ranh giới) lưu vực sông trên

bản đồ địa hình được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định vị trí cần nghiên cứu trên sông

- Bước 2: Xác định đường chia nước lưu vực. Việc xác định này thực

hiện bằng cách nối các điểm cao độ cao nhất trong khu vực. Công việc xác

định ranh giới lưu vực sông trên thực tế thường chịu ảnh hưởng bởi kinh

nghiệm và tính chủ quan của người thực hiện, và mất khá nhiều thời gian.

- Bước 3: Sau khi xác định được đường chia nước lưu vực, việc tiếp

theo là xác định diện tích lưu vực và các đặc trưng cần thiết khác. Diện tích

lưu vực thường được thực hiện bằng phương pháp đếm ô vuông hoặc dùng

máy đo diện tích chạy theo đường phân nước được xác định trên bản đồ địa

hình. Để đảm bảo độ chính xác người ta thường dùng các bản đồ địa hình tỉ lệ

lớn 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000 hay lớn hơn, tuỳ yêu cầu về độ chính xác.

Phương pháp này có một số ưu, nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Được thực hiện khá đơn giản, không cần các thiết bị máy

tính; Có thể tổng quan hóa lưu vực trên bản đồ giấy.

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để khoanh lưu vực, tính diện tích

lưu vực hoặc độ dốc. Bên cạnh đó, việc xác định lưu vực sông bằng

Page 23: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

9

phương pháp này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan khi tiến hành

công việc trên bản đồ. Độ chính xác của lưu vự c phụ thuộc rất lớn vào

trình độ và kinh nghiệm của người thực hiện. Phương pháp này không linh

hoạt khi cần có sự thay đổi về vị trí,...

* Xác định lưu vực bằng bản đồ số GIS

Công cụ hiệu quả nhất hiện nay hỗ trợ việc xác định ranh giới lưu vực

sông bất kỳ là sử dụng công nghệ GIS bao gồm các phương pháp tính, các

phần mềm chuyên dụ ng, và cơ sở dữ liệu bản đồ số (bao gồm bản đồ dưới

dạng vector (dạng điểm, đường, và vùng) hay dưới dạng raster (dạng ô lưới)).

Hiện nay, có nhiều phần mềm GIS được ứng dụng rộng rãi như MapInfo,

Arcview GIS, ArcGIS, Map Windows,... Để kết hợp việc xác định ranh giới

lưu vực với phân tích, đánh giá, và tính toán các đặc trưng lưu vực sông nhiều

công cụ được xây dự ng và nhúng kết vào các phần mềm này. Một trong

những các công cụ điển hình về xác định lưu vực sông được nhiều người biết

đến đó là Hydrologic Modeling (v. 1.1), AVSWAT (ArcView SWAT) được

viết bằng ngôn ngữ Avenue Script trong Arcview GIS 3.2; AV-ThreshR

(1999-2000) (NWS-HRL); HEC-GeoHMS (ESRI, HEC) kết hợp HECPrepro

(Univ. of Texas at Austin) và Watershed Delineator (ESRI, TNRCC),... Ngoài

ra, có khá nhiều các công cụ, đoạn chương trình được chia sẻ miễn phí trên

mạng internet có thể sử dụng cho việc xác định lưu vực sông.

Để xác định lưu vực sông một cách tự động, hầu hết các công cụ được

xây dựng dựa trên lý thuyết "mô hình dòng chảy 8 hướng" (D8 flow direction

model). Mô hình này dựa trên lý thuyết là dòng chảy tại một ô lưới (grid) sẽ

chảy đến 1 trong 8 hướng xung quanh ô lưới đó. Các công cụ xác định ranh

giới lưu vực sông chỉ khác nhau về mức độ sử dụng thể hiện qua các đặc tính

của công cụ như (1) tính linh động trong xác định lưu vực, (2) tốc độ tính toán

nhanh chậm, (3) việc tính toán các đặc trưng lưu vực, (4) cách thức lưu giữ,

liên kết thông tin, và (5) cách thức sử dụng và kết nối các đặc trưng của lưu vực

sông với các công cụ khác bên ngoài. Các bước cơ bản để xác định lưu vực

sông một cách tự động dựa trên bản đồ số dưới dạng raster (ô lưới) như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị số liệu cao độ số DEM

- Bước 2: Xử lý số liệu cao độ số (Xử lý số liệu cao độ -Fill DEM)

- Bước 3: Tính toán xác định hướng dòng chảy theo mô hình 8 hướng

trên (Flow Direction)

- Bước 4: Xác định liên kết hướng dòng chảy giữa các ô lưới (Flow

Accumulation)

Page 24: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

10

- Bước 5: Xác định lưu vực sông và tính toán các đặc trưng của nó.

Phương pháp xác định ranh giới lưu vực sông bằng ứng dụng công

nghệ GIS trên bản đồ số có thể khắc phục được những nhược điểm của

phương pháp xác định bằng bản đồ giấy địa hình lưu vực sông. Bên cạnh đó,

việc ứng dụng công nghệ GIS không chỉ dừ ng lại ở việc xác định ranh giới

lưu vực sông mà nó còn có thể phát huy được các chức năng của công cụ máy

tính như liên kết, tự động hóa, cải tiến tốc độ tính toán, ứng dụng mở rộng

trong tính toán xử lý phía sau đó. Trên cơ sở các nội dung nêu trên, phần tiếp

theo của chuyên đề sẽ trình bày ứng dụng công cụ GIS nhỏ để xác định lưu

vực sông tại một số tuyến trên lưu vực sông Đồng Nai.

1.1.2.3. Các hệ thống lưu vực sông, hồ lớn trên thế giới

Chúng ta đã nghe tên 10 con sông dài nhất thế giới, 10 lưu vực sông

đông dân cư nhất thế giới và dưới đây là 10 lưu vực sông, hồ rộng lớn nhất

trên thế giới:

Bảng 1.1: Diện tích 10 lưu vực sông, hồ lớn nhất trên thế giới

STT Lưu vực/

Tên các nước

Tổng diện tích lưu

vực/các nước (ha)

Tỷ lệ diện tích lưu vực

của các nước (%)

1 Amazon 5.883.400

Brazil 3.670.300 62,38

Peru 956.500 16,26

Bolivia 706.700 12,01

Colombia 367.800 6,25

Ecuador 123.800 2,1

Venezuela 40.300 0,68

Guyana 14.500 0,25

Suriname 1.400 0,02

French Guiana 30 >0

2 Congo/Zaire 3.691.000

Kinshasa 2.302.800 62,39

Trung Phi 400.800 10,86

Angola 290.600 7,87

Cộng hòa Brazzaville 248.100 6,72

Zambia 176.000 4,77

Tanzania 166.300 4,51

Cameroon 85.200 2,31

Burundi 14.400 0,39

Rwanda 4.500 0,12

Sudan 1.400 0,04

Gabon 500 0,01

Malawi 100 >0

Uganda 70 >0

Page 25: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

11

3 Mississippi 3.226.300

Hoa Kỳ 3.176.500 98,46

Canada 49.800 1,54

4 Nile 3.031.700

Sudan 1.927.300 63,57

Ethiopia 356.000 11,74

Egypt 272.600 8,99

Uganda 238.500 7,87

Tanzania 120.200 3,96

Kenya 50.900 1,68

Kinshasa 21.400 0,71

Rwanda 20.700 0,68

Burundi 12.900 0,43

Ai Cập 4.400 0,15

Eritrea 3.500 0,12

Sudan 2.000 0,07

5 La Plata 2.954.500

Brazil 1.379.300 46,69

Argentina 817.900 27,68

Paraguay 400.100 13,54

Bolivia 245.100 8,3

Uruguay 111.600 3,78

6 Ob 2.950.800

Nga 2.192.700 74,31

Kazakhstan 743.800 25,21

Trung Quốc 13.900 0,47

Mông Cổ 200 0,01

7 Jenisej/Yenisey 2.557.800

Nga 2.229.800 87,17

Mông Cổ 327.900 12,82

8 Hồ Chad 2.388.700

Chad 1.079.200 45,18

Niger 674.200 28,23

Trung Phi 218.600 9,15

Nigeria 180.200 7,54

Algeria 90.000 3,77

Sudan 82.800 3,47

Cameroon 46.800 1,96

Chad 12.300 0,51

Libya 4.600 0,19

9 Niger 2.113.200

Nigeria 561.900 26,59

Mali 540.700 25,58

Niger 497.900 23,56

Algeria 161.300 7,63

Page 26: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

12

Guinea 95.900 4,54

Cameroon 88.100 4,17

Burkina Faso 82.900 3,93

Benin 45.300 2,14

Ivory Coast 22.900 1,08

Chad 16.400 0,78

Sierra Leone 50 >0

10 Amur 2.085.900

Nga 1.006.100 48,23

Trung Quốc 889.100 42,62

Mông Cổ 190.600 9,14

Triều Tiên 100 0,01

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1.1.2.4. Các hệ thống lưu vực sông, hồ lớn tại Việt Nam

Việt Nam có 2.360 sông có chiều dài trên 10 km, trong đó phải kể đến

10 lưu vực sông lớn là:

(1)-Sông MÊ CÔNG

Về đến lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Cửu Long, là hệ thống

sông lớn nhất Việt Nam. Sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có nguồn

tài nguyên thiên nhiên phong phú,mức độ đa dạng sinh học cao và có vai trò

sống còn đối với sự phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện tại, lưu vực này đang đứng trước nhiều thách thức do các hoạt động khai

thác và sử dụng nước không bền vững ở phía thượng nguồn, biến đổi khí hậu

cũng như các hoạt động phát triển, canh tác không hợp lý tại đồng bằng. Các

kế hoạch và công trình thủy điện trên sông Mê Công là thách thức lớn nhất

đối với môi trường và sinh thái vùng hạ nguồn. Trên dòng chính sông Mê

Công, Trung Quốc có kế hoạch phát triển 15 bậc thang thủy điện, phía hạ lưu

có 12 công trình đang được đề xuất. Ở dòng nhánh, theo quy hoạch sẽ có 180

công trình trong đó 94 công trình đã được xây dựng. Mạng lưới Sông ngòi

Việt Nam cùng các đối tác trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực vận động

dừng xây đập trên dòng chính hạ lưu vực sông Mê Công và bước đầu đã có

đóng góp thúc đẩy tiến trình đi đến quyết định dừng xây đập Xayaburi ở Lào.

(2)-Lưu vực Sông Hồng - sông Thái Bình

Lưu vực sông lớn thứ 2 của Việt Nam sau hệ thống sông Mê Kông

được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Trên sông có 29 hệ thống thủy

nông, 900 hồ chứa lớn và nhỏ, 1300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm điện lớn

nhỏ, hàng vạn công trình tiểu thủy nông như mương, phai… Cùng với sự phát

triển kinh tế của con người và tác động của biến đổi khí hậu, lưu vực đang

phải đối mặt với những thách thức rất lớn do nhu cầu sử dụng nước ngày càng

Page 27: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

13

tăng, mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước ngày càng phức tạp, nguồn nước

sông ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Phụ thuộc 48,7%

nguồn nước từ bên ngoài, chưa có cơ chế hợp tác về chia sẻ nguồn nước công

bằng, hợp lý giữa các quốc gia. Sự phát triển thuỷ điện phía thượng ảnh

hưởng đến lượng phù sa và lưu lượng nước, dẫn đến nhiều nguy cơ như cạn

kiện nguồn nước, nhiễm mặn, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, xói lở bờ sông.

(3)-Lưu vực sông ĐỒNG NAI

Hệ thống sông lớn thứ 3 cả nước có 911công trình, trong đó có 406 hồ

chứa, 371 đập dâng và cống, 134 trạm bơm và hệ thống thủy lợi. Sự phát triển

ồ ạt thuỷ điện trên lưu vực sông Đồng Nai đang đặt ra những thách thức lớn

cho môi trường –sinh thái- sinh kế và vùng đầu nguồn, diện tích rừng bị thu

hẹp,ảnh hưởng các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia như khu Nam Cát

Tiên, Bù Gia. Vấn đề ô nhiễm cũng đang đặt ra nhiều thách thức, do lưu vực

sông nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của phía Nam.

(4)-Lưu vực sông Mã

Sông nằm trên lãnh thổ 2 Quốc gia là Lào và Việt Nam, nhưng không

bị phụ thuộc nguồn nước từ nước ngoài, hiện trên sông có hơn 1800 công

trình thủy lợi. Nằm trên địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt nên sông

Mã chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kết hợp việc xây dựng nhà máy ở

thượng nguồn sẽ khiến vùng hạ lưu chịu nhiều thách thức về lũ lụt, hạn hán

và ô nhiễm.

(5)-Lưu vực sông Cả

Sông không có phân lưu, toàn bộ lượng nước về mùa lũ và mùa kiệt

đều được chảy ra biển tại Cửa Hội. Trong lưu vực và vùng phụ cận đã xây

dựng được 3.193 công trình lớn nhỏ trong đó 1.578 hồ chứa các loại, 459 đập.

Thuộc vùng khí hậu khắc nghiệt, địa hình dốc, cộng với việc xây dựng thủy

điện trên thượng lưu đã gây ra các nguy cơ lũ lụt, hạn hán, sạt lở ảnh hưởng

đến cuộc sống người dân.

(6)-Lưu vực sông Hương

Là lưu vực có sự chuyển tiếp nhanh từ vùng núi xuống thẳng đồng

bằng trũng thấp hình thành hệ thống sông không có trung lưu rõ rệt. Hiện có

100 hồ chứa các loại được xây dựng ở vùng trung du, miền núi và vùng cát.

Vấn đề phát triển thủy điện trên lưu vực đã ảnh hưởng đến môi trường, sinh

thái hạ lưu vực. Thiếu sự quản lý và giám sát trong quá trình vận hành hồ dẫn

đến lũ lụt, hạn hán.

(7)-Lưu vực sông Ba

Page 28: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

14

Lưu vực có dạng gần như chữ L phần thượng và hạ lưu hẹp, giữa phình

ra. Vùng thượng và trung lưu sông Ba địa hình biến đổi khá phức tạp bị chia

cắt mạnh bởi sự chi phối của dãy Trường Sơn. Trên lưu vực sông có 4 công

trình thủy điện lớn là An Khê-Ka Nak, Krông Hnăng, sông Hinh và Sông Ba

hạ có tổng công suất 377 MW, và329 công trình thuỷ lợi.

Nằm trong vùng có khí hậu phức tạp cộng với sự biến đổi khí hậu toàn

cầu và việc xây dựng các công trình thủy điện đơn mục tiêu nên hạnhán, lũ lụt

đã gây nhiều thiệt hại cho người dân mấy năm gần đây, ngoài ra còn phải chịu

ô nhiễm với nguồn nước thải từ các nhà máy chế biến khác nằm trên lưu vực.

Nguồn sống của cánh đồng miền Trung và Tây nguyên đang gặp nhiều thách

thức.

(8)-Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Bắt nguồn từ vùng núi cao sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có độ

dài của sông ngắn và độ dốc lòng sông lớn. Được đánh giá là lưu vực có tiềm

năng nguồn thủy năng lớn xếp thứ 4 toàn quốc, theo quy hoạch sẽ có 10 công

trình sẽ được xây dựng, Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thời gian qua không

còn giữ được nguyên vẹn có nguyên nhân từ sự hình thành các công trình

thủy điện. Đến nay có 7 công trình thủy điện lớn trên hệ Vu Gia - Thu Bồn

đang phát điện, gồm: công trình thủy điện A vương, Sông Côn 2, Khe Diên,

Đại Đồng, Sông Cùng, Za Hung, Trà Linh 3. Mặt khác, mỗi ngày lưu vực

sông này đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm bởi tình trạng xả nước thải

chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đúng quy định từ các nhà máy ở các khu,

cụm công nghiệp.

(9)-Lưu vực sông SRÊPÔK

Cung cấp nguồn nước mặt quan trọng của 4 tỉnh Đắk Lắk, Đăk Nông,

Lâm Đồng và Gia Lai. Địa hình của lưu vực khá phức tạp với những cao

nguyên xen kẽ núi cao và núi trung bình và hướng dốc chính thấp dần từ đông

nam sang tây bắc. Hiện nay, ô nhiễm là một thách thức lớn do chất thải từ các

khu công nghiệp Hòa Phú (Đắk Lắk), Tâm Thắng (Đắk Nông) được xây dựng

ngay bên bờ sông góp phần làm nguồn lợi thủy sản của dòng sông bị ảnh

hưởng và ngày càng thêm cạn kiệt khiến nhiều loài đang lâm vào tình trạng

nguy cấp. Phát triển thủy điện cũng là một vấn đề lớn, gây phá rừng, giảm độ

che phủ của rừng và ảnh hưởng đến sinh kế của bà con, đặc biệt là người dân

tộc thiểu số.

(10)-Lưu vực sông SÊSAN

Page 29: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

15

Là một con sông lớn ở Tây Nguyên được bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc,

một nhánh của sông Mê Kông sau đó đổ xuống gần Strung treng - Cam Pu

Chia. dòng sông chảy trên địa hình vùng núi, sông có độ dốc lớn, dòng sông

quanh co có nhiều thác, bờ sông dốc đứng Chất lượng nước vượt quá tiêu

chuẩn cho phép về hàm lượng Colifom, COD… đang là vấn đề được nhiều

người quan tâm do quá trình phát triển các nhà máy chế biến dọc 2 bờ sông.

Phát triển thủy điện vùng thượng nguồn mạnh và ồ ạt làm ảnh hưởng đến hạ

lưu gây ra hạn hán và lũ lụt cũng là thách thức lớn của sông trong những năm

gần đây do thảm thực vật, hệ sinh thái rừng bị phá vỡ, cuộc sống người dân bị

thay đổi, văn hóa Tây Nguyên bị mai một.

Lưu vực hồ Ba Bể được hình thành bởi ba dòng sông là: sông Chợ

Lèng, sông Tả Han, sông Pó Lù. Các nghiên cứu về lưu vực trên thế giới và ở

Việt Nam chủ yếu là đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nguồn

nước và môi trường, ít có các đề tài nghiên cứu vê sử dụng đất theo lưu vực,

đây cũng chính là lý do để tác giả thực hiện đề tài tại lưu vực hồ Ba Bể của

tỉnh Bắc Kạn, địa phương còn nhiều khó khăn về kinh tế.

1.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững hạn chế xói mòn

Việc phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ

diệu làm thay đổi hẳn bộ mặt trái đất và cuộc sống con người. Nhưng do chạy

theo lợi nhuận tối đa, cục bộ, không có một chiến lược phát triển chung nên đã

gây ra hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường và thoái hoá đất. Hàng năm gần 12

triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Á. Cân bằng sinh

thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá. Theo kết quả điều tra của

UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy cả thế

giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha bị thoái hoá ở các mức độ khác

nhau trong đó Châu Á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích đất bị

thoái hoá. Qua các kết quả điều tra cho ta thấy đất đai bị thoái hoá tập trung ở các

nước đang phát triển [108].

Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã

hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Đề đạt được điều này, tất

cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội…phải

bắt tay nhau cùng thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực kinh tế - xã

hội – môi trường [2].

Phương pháp luận của nghiên cứu và quản lý đất bền vững bao gồm sự

phối hợp giữa các vấn đề kỹ thuật, chính sách và các hoạt động có tính chất

tổng hoà giữa các nguyên lý kinh tế - xã hội và các vấn đề về môi trường

Page 30: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

16

nhằm duy trì hoặc thúc đẩy sản xuất, giảm thiểu các nguy cơ và rủi ro, bảo vệ

các tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, ngăn cản các các quá trình

thoái hoá và mất đất và nước ngầm, phải có tính bền vững về kinh tế và được

xã hội chấp nhận [123]. Theo quan diểm trên, khung đánh giá quản lý đất bền

vững FESLM (Framework for Evaluating Sustainable and Management) bao

gồm 5 mục tiêu chính:

- Duy trì và nâng cao sản xuất/dịch vụ có hiệu quả: Kết quả của quản

lý đất bền vững phải mang lại sự bền vững về hiệu quả sản xuất không chỉ đối

với nông nghiệp và cả các hoạt động không phải nông nghiệp, phải đáp ứng

cả việc bảo vệ và nâng cao sức sản xuất của đất.

- Giảm thiểu các nguy cơ và rủi ro: Quản lý đất bền vững không làm

mất sự ổn định giữa các mối quan hệ của đất với yếu tố ngoại cảnh trong việc

duy trì sức sản xuất. Đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác và duy trì bảo vệ

đất, giảm thiểu các nguy cơ và rủi ro cho sản xuất.

- Bảo vệ bảo vệ các tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, ngăn

cản các các quá trình thoái hoá và mất đất và nước ngầm: Tài nguyên đất và

nước phải được bảo vệ không chỉ cho lợi ích trước mắt và phải cả lâu dài.

Từng vùng phải có những ưu tiên nhất định trong việc duy trì bảo tồn tài

nguyên đất, bao gồm cả bảo tồn tính đa dạng sinh học, các loài thực vật và động

vật trên đó.

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài: Sử dụng đất sẽ không có hiệu quả

lâu dài và bền vững nếu sự sử dụng theo các mục đích khác nhau mà không

chú ý tới hiệu quả kinh tế.

- Được xã hội chấp nhân: Quản lý sử dụng đất phải được xã hội chấp

nhận, phù hợp với lợi ích quốc gia, cộng đồng và người trực tiếp sử dụng.

Quản lý đất đai, nông nghiệp bền vững là điều cần thiết không chỉ duy

trì năng suất đất nông nghiệp hiện tại, mà còn để bảo tồn môi trường tự nhiên

trong tương lai [153] và các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, canh tác của con

người có ảnh hưởng rất hớn tới hiệu quả sử dụng đất, góp phần làm giảm

nguy cơ xói mòn, đảm bảo sự phân bố ổn định của các cây trồng khu vực

miền núi [124].

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu

trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà

khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc

đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi

loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác

Page 31: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

17

tốt hơn lợi thế so sánh của vùng [44].

Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa

ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo

thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện

nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và

hệ thống cây trồng trên đất lúa [128].

Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều

cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây

trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác

mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan”

của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế

giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn [19].

Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất

thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới

nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã

đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản

lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất

được tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao. Ở Thái Lan,

Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư

nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất

nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt [30] .

Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu

tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ

Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế

độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và

tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương

“nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách

toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [100].

Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện

bằng kỹ thuật canh tác SALT, đây là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây

thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức [70].

Hiện nay, việc sử dụng đất trên thế giới đang đứng trước những ảnh

hưởng vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, không chỉ có những khu vực ven

biển chịu tác động của tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn mà các khu

vực sâu trong lục địa, các khu vực đồi núi cao cũng phải chịu những tác động

không nhỏ của biến đổi khí hậu [127].

Page 32: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

18

Ý tưởng xây dựng nền nông nghiệp bền vững đã xuất hiện ở các nước

đang phát triển từ những thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ XX và ngày càng được

nhiều quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp là chính trên thế giới ủng hộ và

quan tâm. Đó là một nền sản xuất nông nghiệp phát huy tối đa các nguồn tài

nguyên và kiến thức bản địa sẵn có kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật hiện đại. Như vậy có thể nói phát triển nông nghiệp bền vững là hướng

nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại [96].

- Theo FAO (1988): Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu

quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người

đồng thời gìn giữ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo

vệ tài nguyên [135].

Các định nghĩa có thể có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội

dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau đây:

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ

thống nông nghiệp phù hợp vói điều kiện sinh thái và không tổn hại đến môi

trường.

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong

mối quan hệ của con người cho cả đời sau.

- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.

Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý

tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả

kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình

đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro [96].

Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” được dựa trên các quan điểm sau:

Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất; giảm thiểu mức rủi ro trong sản

xuất; bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước; có

hiệu quả lâu bền; được xã hội chấp nhận [27], 05 nguyên tắc trên là cốt lõi

của việc sử dụng đất canh tác bền vững, nếu sử dụng đất canh tác đảm bảo

các nguyên tắc trên thì đất canh tác được bảo vệ và sử dụng cho phát triển

nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại,

vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai [64]. Một quan niệm khác cho

rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về

tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con

người cả cho hiện tại và mai sau [125]. Để phát triển nông nghiệp bền vững ở

Page 33: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

19

nước ta trước hết cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô

hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.

Để duy trì sự sống còn của con người, nhân loại đang phải đương đầu với

nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm và

suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái... Nhiều nước trên thế giới đã xây

dựng và phát triển nông nghiệp theo quan điểm nông nghiệp bền vững

[134],[147], [143].

Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một

trong những cơ sở quan trọng bậc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập

được các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Về vấn đề này Altieri và cộng sự là

Susanna B. H. 1990 (KKU, 1992) cho rằng: “nền tảng của nông nghiệp bền

vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế cơ bản là: tăng sản lượng,

tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu bệnh và cỏ dại, giảm

nguy cơ rủi ro...” Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản

lượng và tính ổn định này được ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích ở

các nước nghèo [109],[107].

Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth đã xác định 5 nguyên

tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là: Duy trì hoặc nâng cao các

hoạt động sản xuất; giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất; bảo vệ tiềm năng

của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và

nước; khả thi về mặt kinh tế; được xã hội chấp nhận [147].

Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về

mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm

nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực

tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ

chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện.

Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên

tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được

thị trường chấp nhận

- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất

đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời

sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển [99].

Tóm lại: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa

dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền

Page 34: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

20

vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất

xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất

nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng

chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định,

không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng

đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.

1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất

1.1.4.1. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.

Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đã làm hư

hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay mỗi năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông

nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hoá. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm

nông nghiệp của con người phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và

mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Việc điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm

vững số lượng và chất lượng đất bao gồm điều tra lập bản đồ đất, đánh giá hiện

trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý là

vấn đề đặc biệt quan trọng mà các quốc gia đang rất quan tâm [111].

Để ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết

của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn những quyết định về sử dụng và

quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất

mà vẫn duy trì được sản xuất của nó trong tương lai [31].

1.1.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh

giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi

phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó, tiêu chuẩn

đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là

mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có

hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng

nông - lâm sản nhất định.

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đạt được các mục

tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến

hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống

người nông dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm

sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh

tế, xã hội và môi trường [24].

Page 35: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

21

1.1.5. Đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai

1.1.5.1. Đánh giá đất

Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là cần

phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn

những tổn thất đối với tài nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất

đai, phân hạng đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, qua

quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đánh giá đất đã nhận thấy cần có

những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa

các phương pháp đánh giá đất, tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp quốc

(FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra phương

pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai (Land

suitability classification). Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu

sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã

hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Năm 1970, tổ chức

Nông – Lương Liên Hiệp quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp

hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai”.

Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho

ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được

Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973. Năm

1975 bản dự thảo đã được các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO tham

gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework for land

Evaluatinon,1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang

phát triển đề cương này được tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các

năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, có thể liệt

kê như sau:

- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1983).

- Đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984).

- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO, 1985).

- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (FAO, 1988).

- Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (FAO, 1989).

- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (FAO, 1990).

- Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (FAO, 1991).

- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất

(FAO, 1992). Trong quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem là

một phần thiết yếu và yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều phương diện

của đất đai bao gồm: thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí

Page 36: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

22

hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan

đến mục đích sử dụng đất. Năm 1996 tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên

đây, FAO đã có nhận định: Các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường yêu cầu phải

cân nhắc kỹ trong quá trình đánh giá đất. Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững

của FAO (1976) như sau:

Hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất (sản lượng * giá sản phẩm).

- Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hàng năm).

- Thu nhập hỗn hợp.

- Hiệu quả đồng vốn.

- Giá trị ngày công lao động.

Tác động đến xã hội:

- Công ăn việc làm (số công lao động/ha/năm).

- Khả năng chấp nhận của người lao động (thu hút lao động).

- Khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường.

- Phân hóa xã hội (phân chia giàu nghèo, khả năng đầu tư và nợ vốn).

- Các xung đột xã hội và môi trường (mang lại hiệu quả kinh tế cao trước

mắt nhưng tổn hại lâu dài đến môi trường, v.v…).

Môi trường – sinh thái:

- Xét trên quan điểm hệ sinh thái (nhân tạo hay tự nhiên, năng suất sinh

học cao hay thấp, dễ hay khó bị thay đổi, v.v…).

- Tác động đến môi trường; Nước thải (hàm lượng các chất thải độc hại có

trong nước thải); Đất, trầm tích (hàm lượng dinh dưỡng và các chất thải độc hại

có trong đất theo độ sâu tầng đất); Dịch bệnh (có hay không khả năng xảy ra

dịch bệnh trong sản xuất).

- Điều kiện tự nhiên khác (thay đổi bề mặt tự nhiên của đất, v.v…).

- Tác động đến sức khỏe con người (khả năng tạo ra các chất độc hại đến

sức khỏe con người). Từ những tiêu chí trên tùy theo từng quốc gia hay vùng

lãnh thổ có thể hình thành bộ chỉ tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng đất khác

nhau phù hợp với điều kiện thực tế (FAO, 1976).

* Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO

- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được.

- Đánh giá đất đai được nhìn nhận khá toàn diện trên các khía cạnh: tự

nhiên, kinh tế xã- hội và môi trường.

- Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời

những yêu cầu cụ thể của các loại sử dụng đất (LUT) trong sản xuất.

Page 37: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

23

- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết, bởi do sự khác

biệt về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố được xác định

trong đánh giá có thể là yếu tố hạn chế hay không thích hợp cho loại hình sử

dụng này, song lại không phải là yếu tố hạn chế cho các loại hình sử dụng khác.

1.1.5.2. Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai

- Tiềm năng: thuật ngữ tiềm năng được sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng có

thể là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa

được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của

con người.

- Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng

đất, liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân

hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử

dụng đất như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn

hoá, v.v… trên cơ sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp. Đánh

giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng đất gắn với mục đích

sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất

hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch định

phát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng,

miền. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập quy 8 hoạch

tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển

các ngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ,

v.v…).

- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:

+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác

nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.

+ Đối với mọi mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ thích hợp và

hiệu quả như thế nào.

+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng

được lựa chọn.

+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ

thích hợp.

1.2. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu vực trên thế giới và

Việt Nam

1.2.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu vực trên thế giới

1.2.1.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Page 38: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

24

Tài nguyên đất trên thế giới có khoảng 13.500 triệu ha, trong đó 1000

triệu ha (chiếm 14,7%) đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp, đó

là nguồn tài nguyên lớn mang tính chiến lược quốc gia của nhiều nước vì giá

trị sản phẩm nông lâm nghiệp lớn, đồng thời đó còn là những vùng đất nuôi

sống hàng trăm triệu người và bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân loại [13].

Các nghiên cứu về về sử dụng đất trên thế giới đều được thực hiện trên

quan điểm, cách tiếp cận sử dụng các mô hình tích hợp, nhằm cân bằng các

khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của các hệ sinh thái nông nghiệp

[151]. Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi dạng thung lũng, dốc thấp, bình

nguyên, cao nguyên (địa hình thấp, khá bằng phẳng hoặc lượn sóng, thuận lợi

cho canh tác thì được sử dụng trồng hoa màu lương thực. Đại bộ phận hệ

thống canh tác vùng đồi núi là canh tác nước trời, trừ diện tích lúa nước hai

vụ dạng ruộng bậc thang hoặc diện tích trồng rau ven bãi bồi các sông suối là

sử dụng nước tưới [106]. Việc đánh giá chất lượng đất chính xác là rất quan

trọng cho việc đưa ra định hướng sử dụng đất bền vững, phục hồi đất bị suy

thoái và cải thiện chất lượng môi trường [142].

Các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn như đắp bờ, san đất tạo ruộng

bậc thang đã đem lại những kết quả giảm và chống xói mòn rõ rệt. Khi đắp

bờ, san ruộng độ dốc giảm xuống 2-50 thì xói mòn sẽ giảm 1-3 lần. Thí

nghiệm của trường đại học Naronnero đã cho thấy tạo bờ, san ruộng bậc

thang đất đồi thì xói mòn sẽ giảm đi từ 7-10 tấn đất/ha [150]. Năm 1983,

ICRAF đã đưa ra định nghĩa khá hoàn hảo về hệ thống nông lâm kết hợp: ''Đó

là hệ thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây nông nghiệp

hàng năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất đồng

thời hay luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa và duy trì sản xuất lâu

bền do bảo vệ và tăng cường được độ màu mỡ đất [152].

Nhóm công tác về "khung đánh giá đất dốc bền vững (Nairobori, 1991)

đã nêu lên quan điểm" Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công

nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã

hội với các quan tâm môi trường để đồng thời: duy trì hoặc nâng cao sản

lượng (hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng

nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ), có hiệu quả

lâu dài (lâu bền) và được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) [147].

Kết quả nghiên cứu của Suphamit et al. (1996) [149] về sự thất thoát

nước và đất ở khu vực Changwat Khon Kaen (Thái Lan) cho thấy: bình quân

lượng đất do xói mòn ở mô hình NLKH là 9,55 tấn/ha/năm. Trong khi đó

Page 39: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

25

trồng cây chuyên canh nông nghiệp là 12,28 tấn/ha/năm. Mặt khác, những

phụ phẩm hữu cơ trong sản xuất nông lâm kết hợp (NLKH) trả lại cho đất cao

hơn nhiều so với chuyên canh nông nghiệp. Sự sai khác đó rất có ý nghĩa khi

tính toán hiệu quả kinh tế và canh tác bền vững. Theo Lal et al., (1998) [144]

kỹ thuật sản xuất phù hợp với dân nghèo miền núi là trồng đa canh theo

phương thức NLKH, vì thế chính phủ Thái Lan đã ban hành các chính sách hỗ

trợ, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất NLKH.

Thomas et al. (2001) [133] nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng trên đất

dốc nhiệt đới vùng Đông Nam châu Á đã xác định: phần lớn đất đồi ở Đông

Nam Á bị phong hoá và rửa trôi mạnh làm cho các chất dinh dưỡng suy giảm

nhanh. Nếu không được bón bổ sung phân khoáng đất sẽ thiếu dinh dưỡng,

năng suất cây trồng thấp dẫn đến thu nhập của nông dân thấp, không có điều

kiện đầu tư trở lại cho đất, cộng với áp lực tăng dân số làm cho thời gian bỏ

hoá rút ngắn dần. Hậu quả là đất càng ngày càng nghèo kiệt, đó là vòng luẩn

quẩn dẫn đến đói nghèo.

Cũng theo các tác giả này, mô hình NLKH giữa cây lương thực và cây

họ đậu, cây hàng năm và cây lâu năm, cây ăn quả (CAQ) và cây lấy gỗ… là

phương thức thực hiện để xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống

nông dân ở các vùng đất đồi [146]. Theo kết quả điều tra năm 1995 của Cục

Bảo vệ Đất và Nước Đài Loan cho rằng làm rãnh ở sườn đồi là biện pháp bảo

vệ đất đồi được sử dụng phổ biến nhất, tiếp đó là làm ruộng bậc thang, lớp

phủ cỏ và bờ đá [130]. Nhiều vùng trên thế giới có lượng đất xói mòn trung

bình hàng năm khoảng 200-300 tấn/ha [106].

Nghiên cứu về xói mòn trên thế giới cho thấy, xói mòn đất làm mất đi

33 tấn đất/ha mỗi năm; nơi đất bị xói mòn, sản lượng mùa màng giảm từ 2-5

lần, có khi tới 10-12 lần so với những cánh đồng không bị xói mòn; trên đất bị

xói mòn, lượng cỏ dại nhiều gấp 2-4 lần so với đất không bị xói mòn; xói mòn

làm cho đất, cát lấp đầy các diện tích trồng trọt có giá trị, gây ra hiện tượng

tôn lòng sông, sinh dải đất, bãi bồi làm cản trở giao thông thủy, kênh, hồ bị

bùn hóa [65].

Xói mòn được nghiên cứu rất sớm, ngay từ thời trước Công

nguyên, nhà triết học cổ đại Platon (427-347 TCN) đã nêu ra mối liên quan

giữa lũ lụt và xói mòn đất với việc tàn phá rừng; những công trình nghiên

cứu đầu tiên về xói mòn đất được nhà khoa học người Đức Volni tiến hành

trong thời kỳ từ năm 1877 đến 1895. Xói mòn đất được nghiên cứu rộng rãi ở

khắp nơi trên thế giới. Các đóng góp về nghiên cứu này có thể kể đến như

Page 40: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

26

Sobolev (1961), Zakharov (1981), Eghiazarov (1963), Mirskhulava (1960-

1976), Stanev (1979), Biotrev (1974)... Xói mòn đất đã được các nhà khoa

học thế kỷ XX nghiên cứu thực nghiệm và khái quát hóa thành công thức toán

học, như: Phương trình xói mòn mặt đất của Horton (1945), Phương trình mất

đất của Musgave (1947), Phương trình phá hủy kết cấu (tách) của hạt mưa của

Ellison (1945), Phương trình xói mòn mặt của Dragoun (1962), George

Fleming (1981), Dickinson (1990), Phương trình mất đất phổ quát (Universal

Soil Loss Equation) của Wischmeier và Smith (1958), Xác định tham số cho

phương trình mất đất phổ quát của M.Laflen (1991) hoặc nghiên cứu thông

qua việc xây dựng mô hình mô phỏng như: Mô hình bồi lắng của Negev

(1967), Mô phỏng quá trình bồi lắng của Fleming và Fahmy (1973), Mô hình

xói mòn đất dốc của Foster và Meyer (1975), Mô hình mất đất do dòng chảy

của Fleming và Walker (1977)... và Viện sĩ L.I.Paraxolop (1981) có định

nghĩa: “Xói mòn đất cần phải hiểu là hiện tượng phá hủy và cuốn theo đất

cũng như các quặng xốp bằng dòng nước và gió thể hiện dưới nhiều hình thức

và rất phổ biến” trên đất dốc [65].

Tại các nước Đông Nam Á, xói mòn tác động đến 21% tổng diện tích

tự nhiên. Việt Nam là một trong 5 nước có xói mòn đất từ mức trung bình đến

cực kỳ nghiêm trọng [23].

1.2.1.2. Các nghiên cứu về sử sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực trên thế giới

* Đánh giá xói mòn đất và bảo vệ đất khỏi xói mòn lưu vực

Những khảo sát sơ khai về xói mòn trên các sườn dốc đã ra xuất hiện từ

thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tại Liên Xô (cũ), nghiên cứu xói mòn do mưa

và tuyết tan được M.B. Lômônôxốp tiến hành từ những năm 1751 đến 1763.

Sau đó, là các công trình của N.A. Xolocop (1884), P.A.Kostưtrep (1886),

A.P. Pavlop (1898) và Docutraev (1890) (Hoàng Viết Thảo, 2011) [103]. Vào

năm 1923, A.C Kozxenco đã cho xây dựng trạm nghiên cứu sự hình thành và

phát triển của khe rãnh. Đến năm 1925, bản đồ khe rãnh lãnh thổ châu Âu đã

được thành lập, tiếp đến là bản đồ xói mòn Ukraina (1936), bản đồ xói mòn

Liên Xô (cũ) vào các năm 1939, 1948, 1960 [61].

Ở Hoa Kỳ, một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc hạn chế

xói mòn là trồng rừng phòng hộ cho đồng ruộng. Từ những kết quả này năm

1947 Browing đã tạo nên hệ thống quan hệ với việc giới thiệu hoàn chỉnh hệ

số kháng xói của đất (Dekui et al., 2002) [132]. Một số nhà khoa học khác

như F. Fouvnier, S.Schumm (1989) đã tiếp cận nghiên cứu xói mòn bằng việc

xác định lượng dòng chảy cát bùn trên các sông suối dựa trên mối quan hệ

Page 41: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

27

giữa dòng chảy rắn và lượng mưa trung bình năm của lưu vực. Một trong

những công trình có giá trị lớn nhất và được ứng dụng rộng rãi trong nghiên

cứu xói mòn ở Hoa Kỳ là phương trình mất đất tổng quát của Wischmeier và

Smith (1962, 1965, 1978) dựa trên kết quả phân tích số liệu thống kê của 47

địa phương ở 21 bang thuộc miền Trung và Tây Hoa Kỳ [94].

Ở một số quốc gia khác như Canada, Pháp, hướng nghiên cứu xói mòn

tập trung vào việc tìm ra các biện pháp hạn chế xói mòn có hiệu quả. Những

biện pháp hạn chế xói mòn chủ yếu của các quốc gia này bao gồm: trồng rừng

phòng hộ đầu nguồn và bao quanh các thửa ruộng canh tác; xây dựng các bờ

kè giữ đất, trồng cỏ và cây thân gỗ kết hợp cây nông nghiệp trên các sườn

dốc; tiến hành san lấp các khe hẻm bằng biện pháp cơ giới sau đó trồng hỗn

hợp giữa lúa mạch đen và cỏ lâu năm để hạn chế mất đất, mất nước... [93].

Tại các nước châu Á và châu Phi, nhiều công trình nghiên cứu xói mòn

đã được tiến hành ở Trung Quốc, Nhật Bản, Xrilanca, Philipin... Điểm chung

nhất trong các công trình nghiên cứu xói mòn ở các quốc gia này là tập trung

vào việc vận dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu, biện pháp và mô

hình canh tác hạn chế xói mòn của các nước châu Âu vào điều kiện thực tế

của mỗi quốc gia [126],[43].

Sử dụng đất đai không hợp lý và xói mòn, bồi lắng có ảnh hưởng rất

lớn tới lưu vực các dòng sông của nhiều quốc gia trên thế giới như: Lưu vực

sông Amazon (phần lớn ở Brasil) 6.144.727 km², Lưu vực sông

Congo (Trung Phi) 3.680.000 km², Lưu vực sông Mississippi (Hoa Kỳ)

2.980.000 km², Lưu vực sông Ob (Nga) 2.972.497 km²; Các lưu vực sông lớn

có diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam: Lưu vực sông Hồng, Lưu vực sông

Mekong [104].

Để quản lý việc sử dụng, đánh giá được mức độ xói mòn và bảo vệ môi

trường sinh thái cảnh quan các lưu vực và các khu vực rộng lớn thì công nghệ

viễn thám và GIS (Geographic information system) là lựa chọn hàng đầu hiện

nay (Garg, 2013) [140]. Với sự hỗ trợ tối đa của khoa học công nghệ thì sự

tác động của việc sử dụng đất trong lưu vực tới dòng chảy bề mặt được mô

hình hóa không gian và thời gian, là dữ liệu quan trọng cho các nhà quản lý

để định hướng sử dụng đất đồi núi một cách bền vững [136].

* Nghiên cứu về phân tích, phân cấp xói mòn đất theo lưu vực

Những công trình nghiên cứu về xói mòn đã được các nhà khoa học

Đức và Hoa Kỳ tiến hành từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Các nghiên cứu

đã xác định rằng mưa là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng xói mòn

Page 42: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

28

đất. Các giai đoạn sau đó cho đến nay nhiều nghiên cứu tập trung vào các

phương pháp, mô hình đánh giá xói mòn đất, ứng dụng GIS trong nghiên cứu

xói mòn và quản lý lưu vực [137], [131], [141], [148]. Tại Nga, các nước

Cộng hoà thuộc Liên Xô (cũ), Ôxtraylia và nhiều nước châu Á như Trung

Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, các nghiên cứu xói mòn đất được triển khai mạnh

mẽ, trong đó chủ yếu hướng vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến xói

mòn đất [61]. Ở các nước châu Á chủ yếu tập trung vào việc triển khai ứng

dụng các mô hình nghiên cứu trong điều kiện đặc thù của quốc gia và các vùng

lãnh thổ.

Nghiên cứu phân cấp xói mòn theo lưu vực được tiếp cận từ hướng xác

định mức độ xói mòn tự nhiên (XMTN) và xói mòn thực tế. Việc mô hình hóa

quá trình xói mòn được triển khai mạnh mẽ từ thập niên 80 của thế kỉ 20, góp

phần định lượng hóa các kết quả tính toán và dự báo xói mòn [116].

* Xói mòn tự nhiên (XMTN):

Còn được gọi là xói mòn gia tốc được xác định trong điều kiện lớp phủ

thực vật bị hủy bỏ, dựa trên các yếu tố tự nhiên tương đối ổn định như địa

hình, mưa và đất mà chưa tính đến vai trò của thảm thực vật cũng như các

biện pháp canh tác đất. Phân cấp XMTN biểu hiện sự phân hóa lãnh thổ theo

mức độ nguy cơ thoái hóa đất, từ đó tạo cơ sở cho việc xác định các loại hình

sử dụng đất trên toàn lưu vực. Hầu hết các mô hình xác định mức độ XMTN

đều có dạng phương trình hàm mũ nhiều biến số:

M = AX1k1.X2k2.X3k3

Trong đó: M là lượng đất mất; A là hệ số tính đến các nhân tố khác; Xi

là các biến số (các yếu tố địa hình và mưa); k1, k2 là hệ số (các tham số của

hàm mũ).

Một số mô hình thực nghiệm cụ thể theo hướng này bao gồm [101]:

- Mô hình của A. D. Ivanovski và I. A. Kornev (1952) có dạng:

M = A.I0.75.L1.5.P1.5

Trong đó: M là lượng đất rửa trôi; A là hệ số tính đến các nhân tố khác; I là

độ dốc sườn (độ); L là chiều dài sườn (m); P là cường độ mưa hoặc tuyết tan

(mm/ph). Trong tính toán XMTN, mô hình của A.D. Ivanovski và I.A.

Kornev không tính đến các yếu tố như lớp phủ thực vật và biện pháp canh tác,

khi đó hệ số A chỉ biểu thị đặc tính xói mòn của đất [41].

- Mô hình của A. V. Sing (1940) và G. P. Surman (1974) có dạng:

M = A.Ik1.Lk2

với 02 yếu tố được đề cập là độ dốc (I) và chiều dài sườn (L). Khó khăn gặp

Page 43: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

29

phải khi áp dụng mô hình này là việc lựa chọn các hệ số k1, k2 phù hợp với

từng khu vực nghiên cứu.

* Xói mòn đất hiện tại:

Là hướng nghiên cứu thực nghiệm dựa trên việc xác định lượng đất

thực mất. Một trong những mô hình nghiên cứu xác định lượng đất mất thực

tế do xói mòn được ứng dụng và triển khai rộng rãi trên thế giới là phương

trình mất đất phổ dụng (USLE) của 2 tác giả Wischmeier và Smith (1954).

A = R* K*LS*P*C

Trong đó: A là lượng đất mất tính bằng tấn; R là chỉ số về độ xói mòn

do mưa; K là hệ số tính xói mòn đất; L là hệ số độ dài; S là hệ số độ dốc; P là

hệ số bảo vệ đất; C là hệ số cây trồng Năm 1975, Williams đã nghiên cứu cải

biên mô hình USLE và đưa ra phương trình MUSLE tính lượng bùn cát sinh ra từ

một trận mưa:

m sf 11,8 * V .Q s 0,56 K LS C P (1.5)

Trong đó: msf là lượng đất bị xói mòn (tấn); V là tổng lượng lũ (m3);

Qs là lưu lượng đỉnh lũ (m3/s); K, LS, C, P là các đại lượng trong phương

trình USLE. Từ những nghiên cứu của Wischmeier, Smith (1954) và

Williams (1975), trong những năm sau đó đến nay, nhiều tác giả đã nghiên

cứu vận dụng trong những nghiên cứu cụ thể ở một số quốc gia và vùng lãnh

thổ. Khi vận dụng mô hình USLE, độ tin cậy của kết quả tính toán phụ thuộc

vào việc lựa chọn hệ số chuyển đổi của các tham số trong phương trình, đặc

biệt là hệ số C và P [43].

Việc nghiên cứu phân tích, phân cấp xói mòn trong lưu vực đối với các

loại hình sử dụng đất, cùng với kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội –

môi trường, đánh giá tiềm năng đất đai sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng

các kịch bản sử dụng đất trong tương lai [145].

1.2.2. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực tại Việt Nam

1.2.2.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Như chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nước ta chiếm gần 3/4 diện

tích toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất

nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9

vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi [88].

Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập

quán xa xưa lạc hậu là du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương, hoa

màu ngắn ngày. Đã có lúc diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến

13 triệu ha [84]. Từ những năm 60 các cơ quan nghiên cứu đất như Vụ Quản

Page 44: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

30

lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đã tập trung vào nghiên cứu các

biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc Nguyễn Trọng Hà,

1962; Bùi Quang Toản, 1965; Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980; Chu

Đình Hoàng,1976; Nguyễn Văn Tiễn, 1988; Thái Phiên với chương trình

IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế Đặng, 1991 - 2000... [89].

Các chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xoá đói giảm nghèo,

bảo về vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có

người dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trường nông thôn, ngân

hàng và tín dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan

trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất [95].

Ở Việt Nam, diện tích đất đồi núi rất lớn, hiện đang là trọng điểm sản

xuất cây công nghiệp lâu năm có giá trị hàng hoá cao. Theo Nguyễn Văn

Toàn (2005) [87] thì diện tích đất đồi núi đã sử dụng 16.860 nghìn ha, chiếm

70,1% diện tích đồi núi.

Trong 9 vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 vùng có đất đồi núi. Trong

đó diện tích các tỉnh ở Đông Bắc là 1,2 triệu ha [89], Bắc Trung Bộ là 2,1 triệu

ha [57], Đông Nam Bộ là 1,7 triệu ha và vùng đồng bằng Trung du Bắc bộ với

diện tích 0,7 triệu ha [34],[73],[110],[118].

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã phân cấp độ dày tầng đất

và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có

hiệu quả và lâu bền. Trong đó, đất đồi núi <150 chiếm 27,8%; đất đồi núi 15 -

250 chiếm 17,1%; đất đồi núi >250 chiếm 55,1%. Đất đồi núi đang sử dụng

cho nông nghiệp 4.413,7 nghìn ha, chiếm 46,3% diện tích canh tác nông

nghiệp, khả năng mở rộng khoảng 1,2 triệu ha, trong đó cho trồng cây lâu

năm khoảng 561,3 nghìn ha, nông lâm kết hợp 539,7 nghìn ha, còn lại là cây

ngắn ngày [89],[86].

Việt Nam có tổng diện tích đất đồi núi, nương rẫy lên tới 664,6 nghìn ha

chiếm gần 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng trung du miền núi

phía Bắc, đất dốc có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh kế của người dân

trong vùng. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất dốc hiện

nay còn nhiều vấn đề bất cập, canh tác không bền vững dẫn đến tình trạng suy

thoái tài nguyên thiên nhiên nghiên trọng ở hầu hết các địa phương [14].

Các nghiên cứu trong nước cho thấy, ở nước ta, nếu với tốc độ bồi lắng

như hiện nay thì khoảng 30 năm nữa, 20% hồ chứa nước sẽ bị bồi lấp một

nửa. Xói mòn do nước xảy ra bắt đầu khi đất có độ dốc lớn hơn từ 0,50, nước

ta có tới 58,2% diện tích tự nhiên là đồi núi, có độ dốc trên 200; trong 10,8

Page 45: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

31

triệu ha đất trống đồi trọc có 90,8% là đất dốc trên 150; lớp phủ thực vật thấp

(28%) thấp hơn so với ngưỡng an toàn (35%); là nước nhiệt đới, khí hậu nông

ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn (1.500-2.500 mm/năm), cường độ mưa lớn

(41-62% lượng mưa vượt ngưỡng gây xói mòn) [77],[5].

Từ đó, để khai thác tiềm năng của đất một cách có hiệu quả và bền

vững thì việc bảo vệ đất là không thể thiếu được, trong đó vấn đề chống xói

mòn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt có ý nghĩa về lơi ích kinh tế,

xã hội và môi trường đối với vùng đồi núi của nước ta, nhất là khu vực đồi

núi phía Bắc [65]. Ở quy mô này, các phương pháp bảo vệ đất như trồng băng

chắn chống xói mòn, trồng xen theo băng, bỏ hóa (dùng các loại cây trồng

bản địa có tác dụng cải tạo đất như cây cốt khí) và các hệ thống nông lâm kết

hợp giảm đáng kể lượng xói mòn đất [91], [69].

Ở quy mô lưu vực, tốc độ xói mòn phụ thuộc nhiều vào diện tích lưu

vực với rất nhiều yếu tố về địa hình như độ dốc, hình dáng dốc và loại hình sử

dụng đất. Một nghiên cứu dài hạn (5 năm) tiến hành trên lưu vực 49,7 ha bao

gồm bốn tiểu lưu vực với các loại hình sử dụng đất khác nhau [68], [150] đã

chỉ ra rằng lượng đất mất tại các tiểu lưu vực này thấp hơn rất nhiều so với

xói mòn trên các cây trồng riêng lẻ như sắn và sắn trồng xen băng chắn cốt

khí của [35], trong khi xói mòn đất lại thay đổi đối với các lưu vực có diện

tích khác nhau, loại sử dụng đất khác nhau và các năm. Đặc biệt là xói mòn

đất rất cao trong các tiểu lưu vực trồng cây nông nghiệp và thấp hơn trong các

tiểu lưu vực trồng cây lâm nghiệp.

1.2.2.2. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp ở miền núi phía Bắc VN

Từ năm 1960, công tác điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ trung

bình và lớn của các tỉnh, huyện và cơ sở sản xuất đã được triển khai rộng rãi.

Cho đến năm 1970, Bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1:100.000 kèm theo Bản chú giải

đã được Vụ quản lý ruộng đất, Bộ Nông nghiệp và các tỉnh thực hiện trên

toàn bộ các tỉnh thuộc vùng Trung tâm Miền núi Bắc Bộ gồm Lào Cai, Yên

Bái, Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang và Vĩnh Phú. Viện Quy hoạch và

Thiết kế nông nghiệp đã có những công trình và đề tài nghiên cứu về đất và

sử dụng đất đai trên vùng Trung tâm MNBB: Đánh giá phân hạng đất trồng

chè (1986); Xây dựng các loại bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa, phân hạng cho

các Nông trường và Hợp tác xã nông nghiệp; Xây dựng các dự án gọi vốn đầu

tư ở huyện Phong Châu, hợp tác xã Mê Linh, Bồng Mạc…; Xây dựng các dự

án cho các vùng chuyên canh như: cây ăn quả Bắc Hà (1991), rau Sapa

(1992), lúa Mường Lò (1983); Điều tra đánh giá khả năng khai thác và sử

Page 46: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

32

dụng đất trống đồi núi trọc từ cấp vùng đến các mô hình (1990-1992); Đánh

giá đất đai cấp vùng, tỷ lệ 1:25.000 vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc và vùng

Trung du Bắc Bộ 1993-1994…[72].

Đề tài KT-02-09 về phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam đã xác

định vùng Trung tâm MNBB (hay Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn) là một vùng

sinh thái nông nghiệp thuộc miền sinh thái nông nghiệp phía Bắc [85].

Viện Điều tra Quy hoạch rừng Bộ Lâm nghiệp cũng đã thực hiện một

số công trình đánh giá rừng và đất lâm nghiệp trong vùng Trung tâm: Điều tra

tài nguyên rừng và đánh giá lập địa lâm nghiệp để xây dựng hệ thống các lâm

trường đặc biệt là khu chuyên doanh nguyên liệu giấy trong suốt giai đoạn

1970-1990; Bộ Lâm nghiệp (1984-1987) đã thực hiện Chương trình nghiên

cứu xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở Đoan Hùng, Vĩnh Phú [105].

Lê Văn Khoa và các cộng tác viên trong Chương trình KT-03-01 đã

nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp vùng Trung tâm MNBB [45].

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp (FRC) thuộc Liên hiệp nguyên liệu giấy

(Bộ Lâm nghiệp) đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về trồng cây nguyên

liệu giấy, các mô hình nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội [81],[82].

Trung tâm MNBB là một tiểu vùng quan trọng trong vùng kinh tế Đông

Bắc và trong quy hoạch tổng thể phát triển kin tế - xã hội vùng Đông Bắc

1996-2010, nông lâm nghiệp của tiểu vùng này có hai nhiệm vụ đồng thời là

hai mục tiêu chiến lược sau: Một là, Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa đa dạng gắn với các tiểu vùng sinh thái, phát triển

theo hướng giảm dần tỷ trọng cây lương thực và tăng tỷ trọng cây ăn quả, cây

nguyên liệu công nghiệp trong GDP phù hợp với tiềm năng đất đai khí hậu

của từng khu vực. Đặc biệt là đảm bảo cung cấp ổn định nguyên liệu cho

ngành công nghiệp giấy khu vực với công suất xấp xỉ 200 nghìn tấn giấy/năm

vào năm 2010 (gấp gần 4 lần công suất ở thời điểm năm 1996). Hai là, tăng

độ che phủ của rừng lên gấp đôi để đảm bảo an toàn môi trường tại chỗ và cho

một khu vực kinh tế và cư dân rộng lớn ơ châu thổ Bắc Bộ. Những nghiên cứu

trong giai đoạn 1990-1996 đã tiếp cận cách đánh giá tổng hợp hơn về đất và

sử dụng đất đồng thời với cả hai mục tiêu nông lâm nghiệp có tính đến hiệu

quả kinh tế xã hội và môi trường (tính bền vững), góp phần định hướng sử

dụng đất nông lâm nghiệp đáp ứng các mục tiêu chiến lược nói trên [72].

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI với sự phát triển của khoa học và

công nghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã

hội thì vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông sản hàng hoá vẫn

Page 47: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

33

được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Các công trình có giá trị trên phạm

vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt

Nam: Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức

nông lâm kết hợp trên đất dốc [78]; Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo

quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền [71];

Trong những nghiên cứu về các loại hình sử dụng đất, có thể dẫn ra

một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của những tác giả sau: Lương Đức

Loan và cs (1979) [52], Lương Đức Loan (1986) [49], Lương Đức Loan

(1990) [50], Thái Phiên và cs (1997) [67]… đã rút ra nhận xét: quảng canh

sau 2 – 3 năm, thậm chí sau một vụ, tầng đất mặt bị rửa trôi hầu hết, đất bị

kiệt màu nhanh chóng, mùn đất bị mất đi, các cation kiềm, kiềm thổ bị rửa

trôi dẫn đến đất bị chua hóa. Công trình nghiên cứu của Lê Quốc Thanh

(2003) [102], đã nghiên cứu tác động của các loại hình sử dụng đất đối với sự

phát triển nông nghiệp.

1.2.2.3. Các biện pháp canh tác trong sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại

Việt Nam

Lựa chọn biện pháp canh tác nào để sử dụng bền vững đất dốc là một

yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất [102].

Trước hết là biện pháp phân loại sử dụng đất Nguyễn Văn Trương

(1985) [113] nghiên cứu hệ thống nông lâm và một số hệ sinh thái ở Việt

Nam cho rằng: Đất bằng dưới 5O Kiến thiết ruộng bậc thang để cấy lúa vụ

Mùa và trồng hoa màu vụ Xuân, chú ý trồng cây phòng hộ lâu năm ở nơi có

nguồn nước; Đất dốc vừa 5 – 15O Kiến thiết thành nương bậc thang để trồng

cây lương thực hoặc cây công nghiệp ngắn ngày và dành 20 -30% diện tích

cho cây lớn lưu niên và 10 – 15% diện tích làm đai bờ cây chống xói mòn;

Đất dốc 15 – 200 trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp dài ngày, tạo hệ

thống cây trồng có cấu trúc tầng tán kiểu rừng.

Nguyễn Văn Tạo và cs (2000) [83] đã giới thiệu mô hình trồng xem cây

Chàm lá nhọn (Indigofera Zollinzeriana), một cây thuộc bộ đậu, làm cây bóng

mát cho chè kinh doanh vừa cho chất xanh vừa cho củi. Việc trồng xen giữa

cây dài ngày và cây ngắn ngày như cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày

trong thời kỳ chưa khép tán với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày

đã được nghiên cứu và áp dụng phổ biến trong sản xuất.

Biện pháp công trình như tạo bậc thang, làm mương bờ chống xói mòn,

trồng theo đường đồng mức đều được nghiên cứu chọn lựa cho phù hợp với

điều kiện sản xuất miền núi [102]. Trồng tạo bồn là biện pháp hữu hiệu cho

Page 48: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

34

cây trồng lưu niên như cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả trên đất dốc có

tác dụng chống xói mòn và giữ ẩm cho cây. Để trồng cây cần phải đào hố

rộng, bón lót phân chuồng hoặc chất hữu cơ vào hố [51].

Để cân bằng dinh dưỡng, biện pháp bón phân cho cây trồng trên đất

dốc cũng được nghiên cứu. Trong sản xuất hiện nay, những cây công nghiệp

dài ngày như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, mía…trồng trên đất dốc đều được

bón phân. Đỗ Ngọc Quỹ (1996) [75] nhận xét về chế độ phân bón cho chè ở

Phú Thọ cho biết: nếu chỉ bón đạm đơn thuần thì chỉ tăng năng suất trong 6

năm đầu sau đó năng suất giảm, chè chết dần, nếu bón thêm kali năng suất

chè tăng liên tục 10 năm, chè sinh trưởng xanh tốt.

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất nương rẫy nông dân rất ít khi bón

phân cho lúa nương, sắn, ngô nương…Nguyễn Công Vinh (1999) [117] đã

nghiên cứu liều lượng, thành phần phân bón cho các cây lương thực ngắn

ngày trồng trên đất dốc và cho thấy bón phân đã góp phần canh tác bền vững

trên đất dốc.

Các mô hình “kỹ thuật canh tác trên đất dốc” SALT1, SALT2, SALT3,

SALT4 cũng được nghiên cứu áp dụng vào trung du miền núi nước ta, Nguyễn

Thế Đặng (1998) [12] đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật SALT vào vùng núi miền

Bắc. SALT 1: là hệ thống chủ yếu sản xuất cây lương thực, thực phẩm. Là một

hệ thống đơn giản, dễ áp dụng, đầu tư thấp nhưng có hiệu quả khá. Cây nông

nghiệp chiếm 75% diện tích và 25% là cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp được

trồng chủ yếu ở phía trên cao và có trồng điểm ở các băng chống xói mòn.

Các cây lương thực được trồng ở phía dưới thấp và trồng theo đường đồng

mức, thực hiện ở nơi có độ dốc 150; SALT 2: là hệ thống phát triển từ

SALT 1, về cơ bản giống như SALT 1, nhưng thêm hợp phần chăn nuôi vào

trong hệ thống. Tỉ lệ các hợp phần như sau: Cây lương thực, thực phẩm 40%

diện tích; Cây thức ăn gia súc 40% diện tích; Cây lâm nghiệp 20% diện tích.

Hệ thống SALT 2 phù hợp cho những nông hộ có điều kiện kết hợp trồng trọt

và chăn nuôi. Thường thu nhập từ SALT 2 cao hơn SALT 1 do sản phẩm

hàng hoá từ chăn nuôi. Mặt khác, chăn nuôi sẽ cung cấp phân bón cho cây

trồng, duy trì và làm tăng độ phì của đất; SALT 3: Là hệ thống nông lâm kết

hợp bền vững, bao gồm 3 hợp phần, có nghĩa là cả SALT 1, SALT 2. Tỉ lệ

diện tích các hợp phần là: Cây lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc 40%

diện tích; cây lâm nghiệp 60% diện tích. Đây là hệ thống được áp dụng cho

những nơi đất quá dốc, xấu và diện tích khá lớn; SALT 4: Là hệ thống đưa cây

ăn qủa vào thay thế hợp phần cây lâm nghiệp, được áp dụng ở những vùng có

Page 49: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

35

độ cao và độ dốc không quá lớn. Hệ thống SALT4 về lâu dài sẽ cho hiệu quả

kinh tế cao nhất trong hệ thống SALT hiện nay.

Đa dạng hóa cây trồng cũng là biện pháp để canh tác bền vững trên đất

dốc. Lê Quốc Doanh (2001) [10] đã nêu lên phương hướng xây dựng các hệ

thống cây trồng bền vững: Đa dạng hóa cây trồng dưới nhiều hình thức; đa dạng

hóa sản phẩm trên cơ sở không làm giảm tổng sản phẩm trên đơn vị diện tích

đồng thời thích ứng với thị trường không ổn định; tăng tính đa dạng sinh học về

giống, loại cây trồng theo thời gian và không gian để tránh rủi ro; sử dụng có

hiệu quả hơn các nguồn lợi tự nhiên như ánh sáng, nước, dinh dưỡng đất…

Võ Tòng Xuân (1993) [122] đã nêu trong chương trình nghiên cứu hệ

thống canh tác và khuyến nông ở Việt Nam cần nắm được về mục tiêu và tác

dụng lâu bền của từng mô hình, duy trì đa dạng sinh học góp phần phát triển

bền vững nên nông nghiệp nước nhà.

Nông – lâm kết hợp được coi là một hệ thống sử dụng đất dốc bền

vững, theo Lê Trọng Cúc (1988) [129], Nguyễn Văn Mấn và cs (1995) [58]

thì thuật ngữ “nông – lâm kết hợp” (Agroforestry, Agrosilviculture) được

quen dùng trên thế giới chứa đựng một khái niệm ngày càng mở rộng Nông –

lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lý, trong đó các loại

cây thân gỗ được trồng và sinh trưởng trên các dạng đất canh tác nông nghiệp

hoặc đồng cỏ chăn thả gia súc. Hệ thống nông lâm kết hợp đã được áp dụng

từ xa xưa ở các vùng đồi núi Việt Nam: Người Mường ở Thanh Hóa, Hà Tây,

Hòa Bình từ xưa đã có tập quán gieo hạt xoan sau khi phát nương, đốt rẫy,

cùng với chọc lỗ bỏ hạt lúa nương, hoặc có tập quán trồng lúa nương, ngô

trong 2 năm đầu xen với luồng khi luồng chưa khép tán. Người dân tộc ít

người ở vùng núi Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam – Đà Nẵng có

tập quán trồng lúa nương, sắn xen với quế trong 3 năm đầu tạo bóng che cho cây

quế khi còn non… [58].

Kết hợp truyền thống của Việt Nam với những mô hình ứng dụng khoa

học, công nghệ hiện đại, các tác giả đã sắp xếp những hệ thống nông – lâm

kết hợp theo các nhóm: Hệ thống canh tác nông – lâm kết hợp: sản xuất cây

nông nghiệp là cơ bản, trồng xem các cây thân gỗ sống lâu năm (lâm nghiệp

đề phòng hộ cho các cây nông nghiệp); hệ thống canh tác lâm – nông kết hợp:

sản xuất gỗ và tre, nứa là cơ bản, trồng xem các cây nông nghiệp nhằm hạn

chế cỏ dại, thúc đẩy cây rừng phát triển tốt hơn, kết hợp giải quyết một phần

nhu cầu về lương thực, thực phẩm; Hệ thống rừng-vườn-nhà, vườn-rừng ở

vùng đồi núi; hệ thống canh tác nông – lâm – súc kết hợp. Lê Quốc Doanh và

Page 50: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

36

cs (2001) [11] giới thiệu bố trị hệ thống cây trồng thích hợp trên đất dốc

huyện miền núi Ngọc Lặc – Thanh Hóa: ở độ dốc >250 trồng luồng, phần

lưng chừng đồi ở độ dốc 150 – 250 trồng mía đồi, còn độ dốc 10 – 150 trồng cây

lương thực (lúa nương, ngô, sắn…).

Nguyễn Tử Siêm và cs (1999) [79] giới thiệu một số mô hình nông –

lâm kết hợp tỏ ra thích ứng với các hộ nông dân nghèo đến trung bình: Hồi –

Trám – Rừng tái sinh (điển hình ở Văn Quan – Lạng Sơn); Chè – Hồi (Bình

Gia – Lạng Sơn); Trúc sào – Cây lương thực (Cao Bằng – Bắc Kạn – Hà

Giang); Chè Shan – Cây lương thực (Hà Giang); Cây lấy gỗ - Cây nông

nghiệp (Yên Bái); Quế - Dứa – Mỡ (Phú Thọ - Yên Bái); Quế - Cốt khí làm

băng chắn (Yên Bái).

Tóm lại: Việc nghiên cứu về phương thức khai thác sử dụng hợp lý đất

dốc, phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi trên vùng đất

miền núi giàu tiềm năng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và

ngoài nước. Nhiều kết quả của các công trình nghiên cứu đã và đang được áp

dụng trong thực tiễn sản xuất. Sự cân bằng tự nhiên giữa canh tác, khai thác

đất dốc và sự tự bù đắp tự nhiên độ phì đất của thời kỳ bỏ hóa bị phá vỡ khi

tăng hệ số sử dụng đất trên đất dốc là xu hướng tất yếu do yêu cầu của đà gia

tăng dân số, sự thúc bách của nhu cầu gia tăng thu nhập cho cư dân miền núi,

sự đòi hỏi của thị trường miền xuôi…Làm sao đảm bảo được sự phát triển

bền vững trong điều kiện mở rộng diện tích canh tác và tăng hệ số sử dụng

trên đất dốc miền núi trung du. Đó là một thách thức lớn. Các biện pháp công

trình, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học, biện pháp quy hoạch…đêu

nhằm góp phần vào canh tác bền vững trên đất dốc, trong đó biện pháp sinh

học đặc biệt là hệ thống cơ cấu cây trồng là rất quan trọng và dễ áp dụng

trong hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, biện pháp này cần được nghiên cứu cụ

thể phù hợp với đặc điểm từng địa phương và kết hợp hài hòa với các biện

pháp khác.

1.2.3.4. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực tại Việt Nam

* Các nghiên về xói mòn đất và bảo vệ đất khỏi xói mòn

Lịch sử nghiên cứu đất đai ở Việt Nam bắt đầu hàng trăm năm nay

nhưng công tác nghiên cứu quá trình xói mòn đất, các biện pháp chống xói

mòn mới diễn ra trong khoảng 4-5 thập kỷ gần đây và chỉ được phát triển

mạnh từ sau năm 1975 đến nay [26]. Cũng trong giai đoạn này, Chương trình

nghiên cứu tổng hợp Tây Nguyên 1 và 2 (1976-1985) và Chương trình nghiên

cứu Tây Bắc đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu xói mòn và đề ra các biện

Page 51: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

37

pháp chống xói mòn thích hợp (Nguyễn Quang Mỹ, 2005) [61]. Hầu hết các

nghiên cứu này đều được tiến hành ở miền núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên

và tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau [74]:

- Xuất phát từ hướng nghiên cứu địa mạo, các tác giả Đỗ Hưng Thành

(1982), Nguyễn Thị Kim Chương (1985) đã phân loại lãnh thổ Tây Bắc về

mặt XMTN theo lưu vực [6]. Tác giả Nguyễn Trọng Hà (1996) [22] đã xác

định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên đất dốc.

- Một số nghiên cứu được triển khai theo hướng đánh giá định lượng trị

số xói mòn lưu vực (tấn/km2/năm) thông qua mối quan hệ giữa lượng dòng

chảy cát bùn trên sông với XMTN lưu vực. Một số tác giả theo hướng nghiên

cứu này là Phạm Văn Cự (1995), Nguyễn Tứ Dần, Nguyễn Quang Mỹ (1996),

Nguyễn Ngọc Thạch và cs (1993), Lại Vĩnh Cẩm (1999), Trần Văn Ý (2000),

Cao Đăng Dư (2000), v.v... Việc ứng dụng viễn thám vào nghiên cứu xói mòn

của các nhà khoa học Việt Nam trong những năm gần đây đã cho những kết

quả định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất, đồng

thời cho phép thành lập được những bản đồ phân vùng xói mòn có độ chính

xác và tin cậy cao [68], [53], [90], [42], [47].

* Nghiên cứu kết hợp phân tích lưu vực và cảnh quan

Tiếp cận phân tích liên kết lưu vực và cảnh quan là hướng nghiên cứu

đúng đắn trong việc đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ theo

lưu vực và còn khá mới ở Việt Nam. Nguyễn Cao Huần và cs (2008) đã vận

dụng hướng tiếp cận này trong việc nghiên cứu SDHL các hồ chứa đông nam

huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh [114]. Hướng nghiên cứu này đã được

tác giả Nguyễn Kim Chương (2010) [7] và các tác giả khác (Cục Kiểm lâm,

2000) [3] hệ thống hóa và đề xuất trình tự tiến hành liên kết phân tích lưu vực

với phân tích - đánh giá cảnh quan theo hướng quy hoạch và sử dụng lãnh thổ

từ tổng thể đến cụ thể.

1.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tại Bắc Kạn và lưu vực

hồ Ba Bể

Các công trình nghiên cứu của một số đề tài, dự án liên quan đến sử

dụng đất tại Bắc Kạn và lưu vực hồ Ba Bể đã đề cập đến những vấn đề như:

* Về mô hình nông lâm kết hợp, mô hình thâm canh năng suất cao:

Mục tiêu chính của các nghiên cứu này là thông qua các mô hình để

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp thích hợp ở vùng đồi núi giúp

nông dân nắm được kỹ thuật canh tác trên đất dốc như sử dụng băng cốt khí

chống xói mòn và tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ; thực hiện chế độ luân canh

Page 52: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

38

và xen canh; sử dụng các cây con mới thay thế giống địa phương; các cây

trồng chính được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Nghiên cứu xây dựng các

mô hình sử dụng đất theo hệ thống Taungya, các mô hình nông lâm kết hợp

trên đất dốc, các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa trên đất dốc, các

mô hình thâm canh năng suất cao, mô hình cải tạo vườn tạp bằng giống cây

ăn quả đặc sản, mô hình trình diễn canh tác trên đất dốc tại xã Phương Viên

và Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tiêu biểu cho lĩnh vực này là các tác giả: Từ

Quang Hiển (1996) [28]; Nguyễn Ngọc Nông (2001) [62]; Bùi Huy Hiền

(2001) [28] [80]; Triệu Đức Hiệp và cs (2016) [29]; Nguyễn Văn Tuất (2016)

[97]; Liêu Đình Vọng (2016) [120]; Lê Tất Khương (2016) [46]...Tác giả

Trần Quốc Hưng và Hà Sỹ Huân đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả rừng trồng

keo lai tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, kết quả cho thấy Keo lai hoàn toàn

phù hợp cho sinh trưởng phát triển tại địa bàn nghiên cứu, khả năng sinh

trưởng phát triển tương đối nhanh, hiệu quả kinh tế của cây Keo lai cao hơn

sơ với trồng Mỡ cụ thể Keo lai lãi 5.381.375 đồng/ha/năm, Mỡ lãi 3.031.885

đồng/ha/năm đồng thời chu kì kinh doanh rừng trồng Keo lai nhanh hơn, tạo

ra nhiều việc làm hơn; Tác giả Nguyễn Thị Lệ Khuyên đã nghiên cứu phương

thức quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện

Ba Bể; Tác giả Nguyễn Minh Thanh đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số

mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn xã

Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

* Về ứng dụng công nghệ khi nghiên cứu sử dụng đất đồi núi:

Các tác giả tiêu biểu cho việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS

nghiên cứu sử dụng đất đồi núi tại Bắc Kạn và lưu vực hồ Ba Bể là: Nguyễn

Văn Toàn và cs (2010) [90]; Hoàng Thanh Oai và cs (2012) [64]; Trần Thị

Mai Anh và cs (2013) [1] Trần Văn Điền (2015) [15]... các nghiên cứu đã

đánh giá tiềm năng đất đai, ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng và hệ

thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ xói mòn, mô hình cảnh báo

xói mòn từ đó đưa ra các định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Tác

giả Hoàng Văn Hùng và Hoàng Thanh Oai đã nghiên cứu đánh giá tiềm năng

đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông; Tác

giả Trần Thị Mai Anh đã nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và định

hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới; Tác giả Trần

Văn Điền đã nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý sử dụng đất đai bền

vững các vùng đất dốc với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám và GIS thử

nghiệm tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; Nhóm tác giả Nguyễn Quang

Page 53: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

39

Thi, Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ

GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá mối

tương quan giữa rừng với tỉ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh

Bắc Kạn; Tác giả Đặng Văn Minh đã nghiên cứu ứng dụng mô hình DPSIR

xây dựng chỉ thị môi trường tai huyện Ba Bể, Bắc Kạn; Tác giả Ma Trương

Thiêm đã nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác

quản lí nhà nước về đất đai huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

* Về chọn và nhân giống các cây trồng ưu thế:

Các nghiên cứu tuyển chọn các loại cây đầu dòng và nhân giống các

cây trồng ưu thế, điều tra, thu thập và trồng thử nghiệm một số loài rau, cây

ăn quả đặc sản và cây dược liệu, nổi bật có nghiên cứu của các tác giả: Nông

Minh Đồng (2016) [18]; Nông Thế Diễn (2016) [8], các nghiên cứu chỉ ra tại

lưu vực hồ Ba Bể có thể nhân rộng các mô hình chuyên trồng chè Shan, các

mô hình trồng cây ăn quả như cam, quýt, hồng không hạt Bắc Kạn; một số

loài rau như: Ra bao, Bắp cải, Suplơ...ngoài ra có thể trồng một số cây dược

liệu như: Lá dong đỏ, Mằn mỏ, Bồ khai, Hà thủ ô đỏ...Tác giả Đặng Anh

Tuấn đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai

tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

* Về môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học:

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản

đến môi trường, phân vùng nhạy cảm môi trường, đánh giá sạt lở, ứng dụng

viễn thám và GIS trong việc xây dựng bản đồ trạng thái rừng, bảo tồn đa dạng

sinh học, phát triển sinh kế cho người dân tỉnh, Bắc Kạn và lưu vực hồ Ba Bể,

vũng lõi, vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, điều tra: Gilmour et al., (1999)

[20]; Hoàng Bích Ngọc (2002) [63]; Lê Sĩ Trung (2005) [112]; Hà Quý

Quỳnh (2009) [76]; Hoang Van Hung et al (2011) [139]; Hội đồng nhân dân

tỉnh Bắc Kạn (2012) [33]; Hoang Van Hung et al (2012) [138]; Hoàng Văn

Hùng và cs (2012) [39], [40]; Hoàng Văn Hùng và cs (2013) [37], [36], [38];

Đặng Kim Vui và cs (2013) [121]; Đặng Văn Minh và cs (2013) [60]; Đặng

Văn Minh (2013) [59]; Trần Văn Điền và cs (2013) [16]; Đỗ Đình Toát

(2016) [92]; Liêu Đình Vọng (2016) [119]; Tác giả Nguyễn Thế Huy đã

nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật qý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh

cảnh nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã đề xuất được các biện

pháp bảo tồn và phát triển loài; Tác giả Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Mạnh

Hà đã nghiên cứu thực trạng ô nhiễm sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh

Bắc Kạn; Tác giả Đặng Văn Minh đã nghiên cứu đánh giá thực trạng môi

Page 54: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

40

trường đất và nước tại huyện Ba Bể; Tác giả Đặng Kim Vui đã nghiên cứu

phân vùng nhạy cảm môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

1.4. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu

Từ việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các khía cạnh khác

nhau của đề tài, tác giả bước đầu đưa ra một số đánh giá như sau:

Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo tiền đề cho việc

nghiên cứu hiệu quả, định hướng sử dụng đất bền vững tại khu vực miền núi

phía Bắc Việt Nam. Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nước ta

đã được đặc biệt chú ý ngay từ khi đất nước được độc lập các nhà thổ nhưỡng

Việt Nam đã cùng chuyên gia Liên Xô (cũ) V. M. Fridland dày công điều tra,

phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc

trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm như quá trình feralit, lateritic, alit, magalit-

feralit... đã phân cấp độ dầy tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho

công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền.

Những năm của thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX, các chương trình

nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây

dựng các mô hình sản xuất như hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn ao

chuồng rừng (VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vườn đồi....Tiếp đó là

các nghiên cứu về đất và sử dụng đất của vùng miền núi phía Bắc có nguồn

tài liệu rất phong phú và khá đầy đủ theo các chuyên ngành (đất, nước, khí

hậu, nông, lâm nghiệp), đã có những kết quả nghiên cứu sâu về đặc điểm và

tính chất đất đai, chế độ thủy văn, điều kiện khí hậu…và đã có nhiều mô hình

sử dụng đất điển hình có hiệu quả. Tuy nhiên, các công trình nói trên chỉ đi

sâu về thổ nhưỡng (soils) hoặc có đánh giá đất đai (land) nhưng thường tách

riêng nông nghiệp và lâm nghiệp để phục vụ quy hoạch sử dụng đất từng

chuyên ngành. Hầu như chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tổng

hợp và đồng thời các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp và phân hạng đất

đai khu vực miền núi phía Bắc để phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể sử

dụng đất đai.

Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào

nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất, về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đã tiếp

cận cách đánh giá tổng hợp về đất và sử dụng đất hiệu quả trên cả ba mặt kinh

tế, xã hội và môi trường, từ đó định hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp bền

vững. Cũng trong giai đoạn này, có nhiều chương trình dự án phát triển đa

dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây

trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, phân vùng sinh thái và

Page 55: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

41

hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau

nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI thì hiệu quả sử dụng đất vẫn là

vấn đề được các nhà khoa học và cả xã hội quan tâm, thông qua việc ứng

dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, giải pháp quy hoạch vùng toàn diện, giải

pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng tới một nền sản xuất hàng hóa hiện

đại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nghiên cứu về các loại hình sử dụng đất đã nêu rõ quảng canh sau 2 – 3

năm, thậm chí sau một vụ, tầng đất mặt bị xói mòn, rửa trôi hầu hết, đất bị

kiệt màu nhanh chóng, mùn đất bị mất đi, các cation kiềm, kiềm thổ bị rửa

trôi dẫn đến đất bị chua hóa, nghiên cứu tác động của các loại hình sử dụng

đất đối với sự phát triển nông nghiệp, đánh giá được tiềm năng về đất đai, khí

hậu, phân loại được các loại hình sử dụng đất chính và chỉ ra được xu hướng

diễn biến của hệ thống sử dụng đất trong tương lai, diễn biến độ phì đất và

hiệu quả kinh tế qua quá trình sử dụng.

Nước ta đã có rất nhiều nghiên cứu về xói mòn và loại hình sử dụng đất

trên quy mô ô thửa và sườn dốc nhưng rất ít nghiên cứu ở quy mô lưu vực. Ở

quy mô ô thửa thì lượng dòng chảy mặt, lượng đất mất và dinh dưỡng mất

biến động mạnh theo hệ thống cây trồng, trong đó độ xói mòn lớn nhất đo

được trên đất đồi trọc và hệ thống quảng canh. Ở quy mô này, các phương

pháp bảo vệ đất như trồng băng chắn chống xói mòn, trồng xen theo băng, bỏ

hóa (dùng các loại cây trồng bản địa có tác dụng cải tạo đất như cây cốt khí)

và các hệ thống nông lâm kết hợp giảm đáng kể lượng xói mòn đất.

Ở quy mô lưu vực, tốc độ xói mòn phụ thuộc nhiều vào diện tích lưu

vực với rất nhiều yếu tố về địa hình như độ dốc, hình dáng dốc và loại hình sử

dụng đất, xói mòn mạnh trên diện tích trồng các cây trồng riêng lẻ và mức độ

xói mòn thấp khi cây trồng được xen băng chắn cốt khí, xói mòn đất lại thay

đổi đối với các lưu vực có diện tích khác nhau, loại sử dụng đất khác nhau và

các năm. Đặc biệt là xói mòn đất rất cao trong các tiểu lưu vực trồng cây nông

nghiệp và thấp hơn trong các tiểu lưu vực trồng cây lâm nghiệp.

Như vậy, Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu đánh giá phân

hạng đất đai, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, theo quan điểm phân vùng

sinh thái nông nghiệp, theo kịch bản biến đổi khí hậu, các nghiên cứu đã

tập trung đánh giá phân hạng thích hợp đất đai đó để phục vụ cho công tác

quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển đổi cơ

cấu cây trồng.

Page 56: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

42

Những nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác dựa trên

việc triển khai thực nghiệm, đã đưa ra các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất

dốc, từng cấp độ dốc khác nhau thì trồng các cây trồng gì là phù hợp, với các

hệ thống canh tác hợp lý cho vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam.

Về xây dựng các mô hình và đánh giá hiệu quả các mô hình nông lâm

nghiệp theo hướng bền vững đã được nghiên cứu ở nhiều tỉnh miền núi phía

Bắc, tại các khu vực đồi núi, đất nương rẫy độ dốc lớn, với nhiều cây trồng

khác nhau, và đã giới thiệu một số mô hình nông – lâm kết hợp phù hợp với

các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu rất công phu về biện pháp bảo vệ

đất, chống xói mòn, hạn chế thoái hóa đất tại các khu vực đồi núi, đất dốc, các

tác giả đã ứng dụng khoa học hiện đại, công nghệ GIS & viễn thám, các mô

hình để xác định tốc độ xói mòn, xác định chỉ số xói mòn đất cho từng khu

vực cụ thể, giải pháp phục hồi cho đất bị suy thoái, đưa ra các quy trình sử dụng

và bảo vệ đất.

Nghiên cứu về sử dụng đât ở lưu vực có hai hướng tiếp cập chính,

hướng nghiên cứu thứ nhất, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố

tự nhiên (lượng mưa, địa hình...), các vấn đề môi trường lưu vực, ảnh hưởng

của các loại hình sử dụng đất đến suy thoái đất lưu vực, cùng với việc ứng

dụng các phầm mềm tính toán xói mòn đất lưu vực, ứng dụng công nghệ viễn

thám và GIS nghiên cứu xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý cho lưu vực;

hướng nghiên cứu thứ hai về lưu vực, nhằm mục tiêu cảnh báo lũ lưu vực,

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lượng bồi lắng tại lưu vực, ứng

dụng GIS và mô hình SWAT mô phỏng lưu lượng dòng chảy lưu vực, mô

phỏng mức độ xói mòn.

Tóm lại, chưa có một tài liệu nào tập hợp và đề cập đầy đủ về đất đai

đồi núi trong phạm vị lưu vực, nhất là đồi núi phía Bắc Việt Nam cũng như

chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn

diện về xói mòn đất, sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đồi núi Bắc Kạn

nói chung và lưu vực hồ Ba Bể nói riêng. Qua đó xác định được các yếu tố

hạn chế làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng và cải tạo hợp lý đất

đai. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu có nhiều yếu tố

tương đồng với điều kiện tương ứng của khu vực Trung du và miền núi phía

Bắc nước ta nên việc phổ triển các mô hình mới có thể nghiên cứu áp dụng

được cho cả khu vực. Đó chính là lý do để tác giả nghiên cứu thực hiện đề tài

này tại khu vực nghiên cứu.

Page 57: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

43

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các thông tin, số liệu về khí hậu, thời tiết trong phạm vi lưu vực.

- Cơ sở dữ liệu không gian, công nghệ viễn thám và GIS.

- Mô hình SWAT và khả năng tích hợp của mô hình với công nghệ viễn

thám và GIS.

- Do một trong các mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng đất cho

mục đích nông nghiệp bền vững nên đối tượng nghiên cứu của đề tài không

chỉ giới hạn với những đất hiện đang sử dụng cho nông nghiệp gắn với các

LUT và kiểu sử dụng đất mà cả đất chưa sử dụng.

- Người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa lưu vực hồ Ba Bể,

tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình triển khai, thực hiện đề tài, sau khi nhận được nhiều ý

kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và của lãnh đạo địa phương,

nhóm tác giả đã bổ sung thêm hai mục tiêu, tưng ứng với hai nội dung nghiên

cứu để đáp ứng thêm các yêu cầu của thực tiễn, đó là giải quyết đồng thời

mục tiêu dự báo nguy cơ xói mòn và đánh giá được hiệu quả sử dụng đất,

đánh giá tiềm năng đất đai từ đó đề xuất định hướng sử dụng đất cho lưu vực

hồ Ba Bể đến năm 2020.

2.1.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành trong phạm vi lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc bao

gồm lãnh thổ của 11 xã thuộc lưu vực hồ Ba Bể. Trong đó huyện Ba Bể gồm

04 xã: Nam Mẫu, Quảng Khê, Đồng Phúc, Hoàng Trĩ. Huyện Chợ Đồn gồm

07 xã: Nam Cường, Đồng Lạc, Quảng Bạch, Xuân Lạc, Bản Thi, Bằng Phúc,

Tân Lập.

2.1.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu

02 năm từ 10/2015 đến 10/2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Điều tra điều kiện tự nhiên lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Nội dung 2: Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp tại

lưu vực hồ Ba Bể

- Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể

- Nội dung 4: Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể

- Nội dung 5: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất

trong lưu vực hồ Ba Bể

Page 58: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

44

- Nội dung 6: Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng bền vững đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể.

2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận

- Đề tài được tiếp cận bằng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.

- Trên cơ sở các tài liệu số liệu thu thập được từ các cơ quan quản lý tài

nguyên môi trường địa phương kết hợp với GIS và viễn thám để thành lập bộ

cơ sở dữ liệu đầu vào cho mô hình SWAT nhằm xác định, đánh giá ảnh

hưởng của sự biến động sử dụng đất và xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể.

- Điều tra xác định các loại, kiểu sử dụng đất chính, đánh giá hiệu quả

sử dụng đất (KT-XH-MT), đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử

dụng đất bền vững tại lưu vực hồ Ba Bể.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp xác định lưu vực

Để xác định phạm vi không gian vùng nghiên cứu, đề tài luận án sử

dụng công cụ điển hình trong xác định lưu vực Hydrologic Modeling (V. 1.1),

AVSWAT (ArcView SWAT) được viết bằng ngôn ngữ Avenue Script trong

Arcview GIS 3.2. Lưu vực được xác định một cách tự động, được xây dựng

dựa trên lý thuyết "D8 flow direction model" mô hình dòng chảy 8 hướng

(Nguyễn Kim Lợi, 2013) [55], gồm 05 bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị số liệu cao độ số DEM, luận án sử dụng mô hình số

độ cao DEM (5m), nguồn Cục Đo đạc Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bước 2: Xử lý số liệu cao độ số (Xử lý số liệu cao độ -Fill DEM)

- Bước 3: Tính toán xác định hướng dòng chảy theo mô hình 8 hướng

trên (Flow Direction)

- Bước 4: Xác định liên kết hướng dòng chảy giữa các ô lưới (Flow

Accumulation)

- Bước 5: Xác định lưu vực sông và tính toán các đặc trưng của nó.

Hình 2.1-Sơ đồ phương pháp xác định lưu vực

Page 59: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

45

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng môi

trường được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn; riêng

số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm…được được lấy tại các trạm Phương

Viên (Chợ Đồn), Chợ Rã (Ba Bể), Thị trấn Ngân Sơn, Bắc Kạn, Thác Riềng,

Đầu Đẳng trong vòng 10 năm từ 2005-2015, do Đài khí tượng thủy văn khu

vực Bắc Bộ cung cấp. Mô hình số độ cao DEM do Cục đo đạc bản đồ cung

cấp tại mành bản đồ F-48-44-A. Bản đồ đất, bản đồ xói mòn đất , các báo cáo

thuyết minh về thoái hoá đất tỉnh Bắc Kạn xây dựng năm 2015.

- Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Bể, Chợ Đồn

tỉnh Bắc Kạn được thu thập tại Cục Thống kê tỉnh (theo Niên giám Thống

kê) và tại UBND huyện Ba Bể, Chợ Đồn.

- Số liệu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, hiện trạng các loại

hình sử dụng được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra có bộ câu hỏi

soạn sẵn

Chọn địa bàn và hộ điều tra: Lãnh thổ của vùng nghiên cứu thuộc lưu

vực có 11 xã, nghiên cứu đã chọn 8 xã để điều tra thuộc 3 tiểu vùng là

thượng lưu (gồm 6 xã Bản Thi, Quảng Bạch, Tân Lập, Bằng Phúc, Đồng

Phúc và một phần của xã Quảng Khê) chọn 3 xã là: Bản Thi, Bằng Phúc,

Đồng Phúc, trung lưu (gồm 4 xã Xuân Lạc, Đồng Lạc, Hoàng Trĩ, Quảng

Khê) chọn 3 xã là Xuân Lạc, Đồng Lạc, Quảng Khê và hạ lưu (gồm 2 xã

Nam Mẫu, Nam Cường) chọn cả 2 xã. Trong mỗi tiểu vùng điều tra 100

phiếu, tương ứng 100 hộ nhưng do số xã điều tra ở các tiểu vùng khác nhau

nên số lượng phiếu tại mỗi xã khác nhau (bảng 2.1), tại mỗi xã chọn 1 thôn

để điều tra. Tiêu chí để chọn hộ là hộ thuần nông, hiện đang có các LUT và

kiểu sử dụng đất phổ biến trong xã, trong tiểu vùng. Các hộ được chọn để

điều tra hoàn toàn ngẫu nhiên dựa theo sổ giao đất của cán bộ địa chính xã tại

mỗi thôn, viết thăm và rút đủ mỗi thôn từ 30-50 phiếu, lấy đủ cho từng tiểu

vùng 100 hộ, tổng số toàn vùng là 300 hộ, tương ứng 300 phiếu.

Page 60: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

46

Bảng 2.1: Danh sách các xã được chọn và số phiếu được điều tra tại các

tiểu vùng của lưu vực hồ Ba Bể

STT Tiểu vùng Xã

Số phiếu điều tra

1 Tiểu vùng

thượng lưu

Bản Thi 35

Bằng Phúc 34

Đồng Phúc 31

2 Tiểu vùng

trung lưu

Xuân Lạc 30

Đồng Lạc 30

Quảng Khê 40

3 Tiểu vùng

hạ lưu

Nam Mẫu 48

Nam Cường 52

Tổng 300

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra có bộ câu hỏi soạn sãn: Sau khi

đã xác định được xã, hộ cần điều tra, nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn hộ

nông dân theo mẫu phiếu in sẵn để thu thập các số liệu sơ cấp phục vụ cho

nghiên cứu trong các thôn tại các xã trong khu vực nghiên cứu. Nội dung điều

tra tập trung vào hiện trạng sử dụng đất, các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất;

hiệu quả đầu tư của từng loại sử dụng, kiểu sử dụng đất nông nghiệp. Các thông

tin liên quan đến chính sách, đất đai, lao động, việc làm, tập quán sản xuất, khó

khăn trong sản xuất, mô hình, định hướng sử dụng đất trong tương lai của từng

hộ dân trong khu vực.

* Xử lý tài liệu, số liệu thu thập

- Các tài liệu được sử dụng đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, có tính pháp

lý, đảm bảo độ tin cậy trong quá trình thực hiện đề tài.

- Thông tin, số liệu thu thập đã được xử lý theo từng nội dung nghiên

cứu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

- Số liệu liên quan đến nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất

được mã hóa về dạng định lượng và số liệu được chạy trên phần mềm

XLSTAT2013 và PRIMER 5.0.

- Các dữ liệu không gian được xử lí, phân tích bằng các phần mềm trên

nền hệ thống thông tin địa lý (GIS): SWAT, Arcview, ArcGis v.v...

2.3.2.3. Phương pháp phúc tra, chỉnh lý bản đồ đất và lấy mẫu đất phân tích

Kế thừa bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 tỉnh Bắc Kạn do Trung tâm điều tra

đánh giá đất đai, Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực

hiện năm 2014 trong dự án ”Điều tra đánh giá thoái hoá đất lần đầu tỉnh Bắc

Kạn”. Nghiên cứu sinh đã chuyển toàn bộ nội dung có trong bản đồ đất tỉnh Bắc

Kạn sang Bản đồ nền địa hình lưu vực hồ Ba Bể theo ranh giới đã được xác định

tỉ lệ 1/25.000 hệ chiếu VN 2000 để thành lập bản đồ đất lưu vực hồ Ba Bể. Đây

Page 61: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

47

là bản đồ mới được bổ sung, chỉnh lý từ nguồn tài liệu gốc là Bản đồ đất tỉ lệ

1/50.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tiến hành năm 2007. Tuy

nhiên khi tổng hợp Bản đồ đất phục vụ cho đánh giá thoái hoá đất theo quy trình,

chỉ tiêu độ dày tầng đất đã thay đổi từ 5 cấp chuyển thành 3 cấp (>100 cm, 50-

100 cm và <50 cm). Trong khi đó trong Đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn VN

8409/2012 thì lại chia làm 5 cấp, trong đó có cấp 70-100 cm, cấp S2 đối với cây

lâu năm lại không được thể hiện. Do vậy NCS đã chuyển toàn bộ nội dung về

tầng dày đất theo 5 cấp của bản đồ đất do Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng

năm 2007 sang bản đồ lưu vực và bổ sung cấp độ dốc do chính tác giả sử dụng

phần mềm 3D-Analysis để phân tích và phân cấp độ dốc. Sau khi có được bản

đồ đất lưu vực, NCS đã tiến hành phúc tra theo hướng dẫn của Thông tư 14-

BTNMT/2012 về đánh giá thoái hoá đất trong đó có nội dung phúc tra lập bản

đồ đất để kiểm tra tầng dày đất bằng khoan 50 phẫu diện và đào 5 phẫu diện, lấy

mẫu phân tích đại diện cho 5 loại đất đang sử dụng nhiều cho nông nghiệp.

Riêng các loại đất phân bố ở độ cao >900 m đều đang là rừng bảo tồn đa dạng

sinh học nên không đào phẫu diện và không lấy mẫu đất. Kết quả đã thành lập

được bản đồ đất lưu vực tỉ lệ 1/25.000 với đầy đủ thông tin phục vụ cho đánh giá

tiềm năng đất.

2.3.2.4. Phương pháp phân tích đất

Các mẫu đất được phân tích tại Phòng phân tích đất và môi trường

Viện Quy hoạch và Thiết kế NN, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo các phương

pháp sau đây:

- pH KCl: Đo bằng máy đo pH. Tỷ lệ đất: nước = 1:5.

- Chất hữu cơ tổng số: phương pháp Walkley-Black

- N tổng số: Phương pháp Kjeldhal, công phá mẫu bằng axit H2SO4,

hỗn hợp xúc tác K2SO4, CuSO4 và bột Se.

- P2O5 tổng số: Phương pháp so màu xanh Molipđen, công phá mẫu

bằng hỗn hợp axit H2SO4 và HClO4.

- P2O5 dễ tiêu: Phương pháp Oniani, chiết bằng H2SO4 0,1N

- K2O dễ tiêu: chiết bằng dung dịch CH3COONH4 1 M, pH=7, định

lượng K trong dịch chiết bằng máy quang kế ngọn lửa.

- Cation trao đổi và CEC: Phương pháp CH3COONH4 1 M, pH = 7.

Ca2+, Mg2+ của dịch chiết đo bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử; K+,

Na+, của dịch chiết được đo bằng quang kế ngọn lửa.

- Thành phần cơ giới: Phương pháp ống hút Robinson.

Page 62: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

48

2.3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả, bền vững của các loại sử dụng đất

* Phương pháp đánh giá hiệu quả Kinh tế

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại, kiểu sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể

thông qua các chỉ tiêu:

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T=p1.q1+p2.q2+...+pn.qn

Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm

+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm

+ T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N=T - Csx Trong đó:

+ N: Thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm

+ Csx: Là chi phí sản xuất cho 1 ha đất canh tác/năm

- Hiệu suất sử dụng đồng vốn (H): H=N/Csx

- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm.

- Chỉ số chi phí lơi ích cận biên (MBCR-Marginal Benefit Cost Ratio)

Chỉ số chi phí lơi ích cận biên được áp dụng để phân tích hiệu quả kinh tế

của các công thức luân canh và hệ thống cây trồng thông qua các chỉ tiêu: tổng

thu, tổng chi, lợi nhuận thuần và tỷ suất thu chi cận biên.

Tổng thu (mới) – Tổng thu (cũ)

- MBCR = ----------------------------------------------------

Chi phí mô hình (mới) – Chi phí mô hình (cũ)

Nếu: MBCR > 2 : Tốt

1,5 < MBCR < 2,0 : Khá

MBCR < 1,5 : Trung bình

Để đánh giá HQTH về kinh tế, đề tài chỉ sử dụng 3 chỉ tiêu gồm tổng giá

trị sản phẩm ( GTSP), thu nhập thuần (TNT) và hiệu suất đồng vốn. Nguwongx

phân cấp các chỉ tiêu này dựa trên dựa vào kết quả tổng hợp đánh giá HQKT của

từng chỉ tiêu của các LUT và kiểu sử dụng đất tại vùng nghiên cứu để phân chia

trình bày trong kết quả đánh giá HQKT.

* Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể thông

qua 3 chỉ tiêu: Thu hút lao động trên 1 ha; Giá trị gia tăng trên/ ngày công lao

động và tỉ lệ hộ chấp nhận kiểu sử dụng đất tính theo %. Các chỉ tiêu này được

phân cấp thành các mức độ khác nhau, bảng phân cấp hiệu quả xã hội dựa vào

kết quả tổng hợp đánh giá HQXH của các LUT và kiểu sử dụng đất tại vùng

nghiên cứu để phân chia và trình bày trong kết quả đánh giá HQXH.

Page 63: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

49

* Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp ngoài việc bố trí cây trồng hợp

lý còn phải sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật đúng liều lượng. Đồng

thời phải có biện pháp bảo vệ đất, ngăn chặn sự suy thoái do xói mòn, rửa trôi

chất dinh dưỡng. Trong nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả môi trường của các

loại sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể đã lựa chọn 3 chỉ tiêu gồm: Tỉ lệ thời gian

che phủ mặt đất; lượng phân bón, lượng HCBVTV sử dụng để phòng trừ dịch

hại. Các chỉ tiêu này được xác định như sau:

- Chỉ tiêu tỉ lệ thời gian che phủ đất: tính bằng thời gian cây trồng che phủ

kín mặt đất trong 1 năm, nếu là nhiều loại cây trồng trên 1 ha trong 1 năm bằng

tổng thời gian che phủ của các cây trồng, với cây lâu năm tính trong giai đoạn

cây trồng đang kinh doanh hoặc ổn định tán lá. Các chỉ tiêu khác được trình bày

trong phần kết quả nghiên cứu.

* Phương pháp đánh giá tính bền vững của các LUT và kiểu sử dụng đất nông

nghiệp

Để đánh giá tính bền vững của các LUT và kiểu sử dụng đất, đề tài đã dựa

trên điểm tổng số của từng tiêu chí, với tổng số điểm của 9 chỉ tiêu (3 chỉ tiêu

của HQKT, 3 chỉ tiêu của HQXH và 3 chỉ tiêu của HQMT) đạt mức > 30 điểm

được xếp là bền vững cao (H), 20-30 điểm xếp mức bền vững trung bình ( M) và

<20 điểm thuộc loại bền vững thấp (L). Theo đó có thể lựa chọn được LUT, kiểu

sử dụng đất bền vững phục vụ đề xuất phát triển.

2.3.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ bằng công nghệ GIS và các phần mềm

chuyên dụng

Tất cả các bản đồ chuyên đề như bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông

nghiệp, bản đồ chuyên đề về phân vùng nhiệt độ, phân vùng lượng mưa, bản

đồ phân vùng khả năng tưới, khả năng tiêu thoát nước, bản đồ đơn vị đất đai,

bản đồ phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất, bản

đồ đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững đều dựa trên sự hỗ

trợ của hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp các phần mềm chuyên dụng

như Microstion để số hoá, ArcGIS để chồng xếp các bản đồ chuyên đề, xây

dựng bản đồ đơn vị đất đai và phần mềm Mapinfo để biên tập bản đồ…

Các bản đồ chuyên đề về loại đất, bản đồ độ dốc đất, bản đồ độ dày

tầng đất mịn, bản đồ thành phần cơ giới được trích xuất từ các lớp thông tin

tương ứng trong bản đồ đất tỉ lệ 1/25.000 lưu vực hồ Ba Bể nhờ sự trợ giúp

của phần mềm Microstation, sau đó chuyển sang phần mềm Mapinfor để biên

tập các bản đồ nói trên.

Page 64: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

50

2.3.2.7. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp dựa trên hướng

dẫn đánh giá đất của FAO

Trình tự đánh giá tiềm năng đất tuân thủ hướng dẫn của FAO đã được

các tác giả trong nước ứng dụng thành công với sự tích hợp của hệ thống

thông tin địa lý (GIS), phần mềm đánh giá đất tự động (ALES) và sự hỗ trợ

của máy tính. Các bước cụ thể gồm:

Bước 1: Nhập số liệu vào phần mềm ALES (Lê Thị Linh, 2013) [48]:

- Tổng quát: Tên chương trình/ Chọn ngôn ngữ biểu hiện trên màn

hình/ Đơn vị tính.

- Liệt kê tham khảo (Reference List): Liệt kê tham khảo yêu cầu sử

dụng đất đai/ Liệt kê các loại đầu ra/ Liệt kê các loại đầu vào/ Mô tả kiểu sử

dụng đất đai.

- Kiểu sử dụng đất đai (Land Utilization Types): Tên kiểu sử dụng đất

đai.

- Số liệu (Data): Định nghĩa tên, bao nhiêu ha cho mỗi đơn vị đất đai/

Nhập vào các đặc tính đất đai cho từng đơn vị bản đồ đất đai.

- Kết quả: Chọn kiểu sử dụng đất đai và đơn vị đất đai cho đánh giá/

Xem kết quả đánh giá: Chất lượng đất đai (Land Quality) Thích nghi tự nhiên

(Physical Suitability)

- Báo cáo thuyết minh (Report)

- Kết quả đánh giá (Consult)

Bước 2: Sử dụng tích hợp ALES và GIS để đánh giá đất đai (Nguyễn

Ninh Hải, 2012) [25]:

B1: Nhập các yêu cầu sử dụng đất vào ALES.

B2: Đọc dữ liệu (Import data) về tính chất đất đai từ bản đồ đơn vị đất

đai (đã được xây dựng trong GIS).

B3: Xây dựng cây quyết định (trong ALES).

B4: Đánh giá đất đai (trong ALES), kiểm tra kết quả nếu không phù

hợp thì điều chỉnh lại yêu cầu sử dụng đất, nếu đúng thì thực hiện bước 5

(B5).

B5: Xuất (Transfer) kết quả đánh giá đất đai sang GIS và thể hiện lên

bản đồ thích nghi, cũng có thể xuất dữ liệu sang Winword và Excel để có báo

cáo và bảng biểu về đánh giá đất.

2.3.2.8. Phương pháp xác định xói mòn đất tại lưu vực

Để xây dựng được bản đồ xói mòn do mưa, theo hướng dẫn kỹ thuật

của Thông tư số 14/BTNMT-2012, nghiên cứu đã áp dụng phương trình mất

Page 65: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

51

đất phổ dụng của Wishemeier &Smith để tính lượng mất đất theo công thức :

A (tấn/ha)=R*K* LS*C*P . Và để tính toán được lượng mất đất phải tiến

hành xác định hệ số xói mòn thành phần gồm: hệ số xói mòn do mưa ( R); hệ

số chiều dài sườn dốc ( L) và hệ số độ dốc ( S); Hệ số lớp phủ thực vật C ; hệ

số áp dụng các biện pháp bảo vệ đất (P) và hệ số xói mòn đất K .Hệ số xói

mòn đất K phụ thuộc vào thành phần cơ lý của đất, quan trọng nhất là kích

thước hạt đất, tương quan giữa các thành phần cũng như kết cấu đất và tính

thấm nước của đất. Dựa trên kết quả phân tích thành phân cấp hạt của 114

mẫu đất của Dự án đánh giá thoái hoá đất lần đầu tỉnh Bắc Kạn, nghiên cứu

đã xác định được hệ số xói mòn cho từng mẫu đất trên cơ sở áp dụng công

thức tính hệ số xói mòn K của Wichmeier: 100K = 2,1.10-4M1,14(12-OM) +

3,25(A-2) + 2,5(D-3).

Theo toán đồ của Wichmeier và Smith (hình 2.2) để tra hệ số K cho

từng mẫu đất. Sau khi đã tính được các hệ số xói mòn thành phần thì tiến

hành tính lượng mất đất theo từng khoanh đất theo công thức nói trên và phân

theo 4 cấp: không xói mòn; xói mòn nhẹ: <10 tấn/ha/năm; xói mòn trung

bình: 10-50 tấn/ha/năm và xói mòn mạnh >50 tấn/ha/năm. Theo đó xây dựng

bản đồ xói mòn do mưa tỉ lệ 1/100.000.

Hình 2.2: Toán đồ xác định hệ số K dựa vào thành phần cấp hạt và hàm

lương OM

Page 66: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

52

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên của lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Phạm vi và vị trí địa lý lưu vực hồ Ba Bể

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về lưu vực hồ Ba Bể nên quy mô

diện tích lưu vực là bao nhiêu, bao gồm những xã và huyện nào đòi hỏi cần phải

xác định trước khi tiến hành các nghiên cứu chuyên ngành theo mục tiêu của đề

tài. Để giải quyết vấn đề nêu trên, nghiên cứu đã áp dụng phương pháp xác định

lưu vực như đã trình bày trong mục 2.3.2. của phần phương pháp. Kết quả đã

xác định được phạm vi ranh giới của vùng nghiên cứu có diện tích tự nhiên là

55.291,06 ha, thuộc địa phận 02 huyện của tỉnh Bắc Kạn gồm: 4 xã của huyện

Ba Bể và 7 xã của huyện Chợ Đồn (Phụ lục 2/Hình 2.1).

Vị trí địa lý của lưu vực:

Phía Bắc giáp: xã Cao Thượng, huyện Ba Bể

Phía Nam giáp: các xã Yên Thượng, Ngọc Phái, Phương Viên, Rã Bản của

huyện Chợ Đồn

Phía Tây giáp: xã Đà Vị thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Phía Đông giáp: các xã Khang Ninh, Thượng Giáo, Địa Linh, Yến Dương,

Chu Hương, Mỹ Phương của huyện Ba Bể

Lưu vực hồ Ba Bể cách thủ đô Hà Nội 228 km về phía Bắc, cách thành

phố Bắc Kạn 55 km về phía Tây Bắc. Tổng chiều dài lưu vực là 784,64 km,

chiều rộng lưu vực 20,50 km, độ cao trung bình 691,850 m, độ dốc trung bình

là 48,67%, chiều dài nhánh sông chính là 27,68 km, gồm 66 tiểu lưu vực, 480

nhánh sông với tổng độ dài của các nhánh sông là 268,87 km.

3.1.2. Địa hình

Lưu vực hồ Ba Bể là một khu vực miền núi vùng cao nên có địa hình

khá phức tạp và đa dạng, diện tích đồi núi chiếm tới 80% diện tích tự nhiên,

địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh, đất bằng chiếm diện tích nhỏ, phân bố

thành các dải hẹp, kẹp giữa các giải dồi núi cao hai bên. Xét về mặt địa hình

có thể chia lưu vực thành 4 dạng địa hình chính sau đây:

- Địa hình vùng núi cao, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sắc, hiểm trở cực

kỳ khó khăn cho canh tác và giao thông đi lại.

- Địa hình vùng đồi núi thấp, địa hình vùng này ít phức tạp hơn, độ cao

dưới 700 m so với mực nước biển, độ dốc thấp hơn vùng núi cao, thảm thực

vật tự nhiên vẫn nghèo, chủ yếu là rừng thứ cấp và rừng trồng, độ che phủ

Page 67: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

53

thấp và nằm trong vùng khí hậu mưa nhiều nên ở những đất dốc bị xói mòn,

rửa trôi xảy ra khá mạnh mẽ.

- Địa hình núi đá vôi, thuộc cánh cung Ngân Sơn, vách đá dựng đứng

cheo leo, đỉnh lởm chởm, răng cưa nhọn hoắt, trong vùng núi đá vôi xuất hiện

suối ngầm (hiện tượng Kastơ) nên thường gây mất nước trong mùa khô, ảnh

hưởng đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình thung lũng nằm xen giữa các dãy đồi núi, đây là những dải

đất thấp khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp,

nhưng diện tích nhỏ thường được sử dụng với mục đích trồng lúa, trồng màu

như cánh đồng Nam Cường thuộc huyện Chợ Đồn, cánh đồng Quảng Khê

thuộc huyện Ba Bể.

Như vậy, lưu vực hồ Ba Bể thuộc vùng cao, địa hình khá phức tạp và

khá đặc biệt, độ cao, độ dốc lớn, lại là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông nên

tập trung dòng chảy về mùa mưa rất nhanh do vậy việc bảo vệ rừng đầu

nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân

trong tỉnh nói riêng và cả vùng hạ lưu nói chung.

Kết quả tổng hợp diện tích dựa trên mô hình số độ cao (DEM) của lưu

vực bảng 3.1 và sơ đồ phân chia cấp lưu vực hồ Ba Bể (Phụ lục 2/Hình 3):

Bảng 3.1: Phân cấp độ cao lưu vực hồ Ba Bể

Thông số Nhỏ

nhất Lớn

nhất Trung

Bình

Độ

lệch

chuẩn

Khoảng biến thiên Vùng thấp

trũng Vùng độ

cao TB Vùng

cao Giá trị độ

cao (m) 147 1.417 510 244

147-

266 266-

754 754-

1.417

(Nguồn: Số liệu xử lý, phân tích)

3.1.3. Khí hậu, thời tiết

Lưu vực hồ Ba Bể nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với

đặc trưng của khí hậu miền Bắc là có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng,

mưa nhiều.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 240C, cao nhất là 28,40C, thấp

nhất là 17,20C. Tổng tích ôn trung bình năm từ 7.500 - 8.0000C. Tổng số giờ

nắng bình quân năm khoảng 1.557,2 giờ phân bố không đều giữa các tháng

trong năm. Mùa hè có số giờ nằng nhiều (dao động từ 117,3 đến 241,0

giờ/tháng), mùa đông có số giờ nắng thấp (dao động từ 68,7 đến 97,0

giờ/tháng).

Lượng mưa trung bình năm toàn khu vực bình quân khoảng 1.400-1.600

mm nhưng phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa từ tháng 6

Page 68: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

54

đến tháng 9 mưa nhiều, chiếm khoảng 80 - 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô

từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng

mưa cả năm. Mưa ít là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán,

hỏa hoạn và các vụ cháy rừng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây

trồng trong lưu vực cũng như nhiều khu vực khác của tỉnh Bắc Kạn.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm vào khoảng 82,0%, các tháng 8,

9 có độ ẩm cao nhất là 87% và các tháng 2, 3, 11 có độ ẩm thấp nhất là 78%.

Tại lưu vực có 2 hướng gió chính là gió Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến

tháng 4 năm sau và gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Gió mùa

Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực từ tháng 10 đến

tháng 2 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ 4 - 60C so

với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt

là đối với mạ và lúa chiêm xuân. Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến

tháng 9 kèm theo mưa dông, đôi khi xuất hiện lốc xoáy gây thiệt hại cho hoa

màu, nhà cửa.

Lưu vực hồ Ba Bể bên cạnh những hạn chế về khí hậu và thời tiết các

tháng mùa hè mưa lớn, mưa tập trung dễ gây ra lũ ống, lũ quét, xói mòn đất

đai, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh, gây hạn hán, đặc biệt ở vùng núi đá vôi,

nhưng ngược lại với sự đa dạng của địa hình đã hình thành nhiều tiểu vùng khí

hậu, ứng với các tiểu vùng sản xuất nông, lâm nghiệp với các sản phẩm đặc

trưng, mùa đông lạnh tạo ra lợi thế phát triển các cây trồng ôn đới chất lượng

cao như rau thực phẩm, cây ăn quả, cây đặc sản tạo sản phẩm hàng hóa.

3.1.4. Thuỷ văn

Lưu vực hồ Ba Bể được hình thành từ ba hệ thống sông chính là sông

Chợ Lèng, sông Tả Han và sông Pó Lù, đổ nước vào hồ Ba Bể. Các sông suối

thuộc lưu vực hồ Ba Bể có đặc điểm chung là lòng nhỏ và dốc, nên tốc độ

dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ. Phần lớn đồi núi trong lưu vực đều

nằm sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ phù sa. Chính vì

vậy trong khu vực không có những cánh đồng phù sa rộng lớn, mà chỉ có

những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ hẹp và rải rác theo triền sông, triền suối. Mặt

khác, do ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy xiết ở vùng thượng lưu và trung lưu

cho nên trong đất phù sa bồi tụ có nhiều hạt thô hơn so với vùng hạ lưu. Sơ đồ

hệ thống thủy văn lưu vực hồ Ba Bể được thể hiện trong Phụ lục 2/Hình 2.2.

3.1.5. Tài nguyên rừng

Lưu vực hồ Ba Bể có vị trí địa lý nằm ở vùng giao giữa 2 khu hệ động

thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc do đó tuy rừng núi không cao

nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Tài nguyên rừng

nơi đây khá đa dạng và phong phú với 148 họ, 537 chi, 826 loài trong đó có

Page 69: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

55

trên 300 loài cây họ gỗ, trên 300 loài cây thuốc, ngoài ra còn có loài cho sợi,

dầu nhựa, hoa cảnh,… Hiện nay có trên 50 loài được ghi vào sách đỏ Việt

Nam như đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, trò đãi, trầm hương, cầu

điệp,…Nằm ở giữa hai khu hệ động vật Đông Bắc và Tây Bắc với sự đa dạng

của địa hình, địa chất, sinh cảnh đã tạo cho lưu vực hồ Ba Bể có sự phong phú

và đa dạng của hệ động vật. Theo kết quả điều tra, động vật ở trong lưu vực

hồ Ba Bể có 366 loài, 110 họ thuộc 34 bộ.

Động vật rừng tập trung nhiều ở các khu núi đá xã Bản Thi (huyện Chợ

Đồn) và khu hồ Ba Bể. Hiện có 64 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, đặc

biệt có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. Khu hệ động vật Bắc Kạn có giá trị cao

về nhiều mặt, đặc biệt có giá trị trong bảo tồn gen của các loài đặc biệt quý

hiếm như: voọc mũi hếch, hươu xạ, lửng chó, chuột chũi, cày vằn bắc, hoẵng

mũi đen, sóc chuột…

Tóm lại, rừng thuộc lưu vực hồ Ba Bể là một tài nguyên quý, phong

phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là

một trong những trung tâm bảo tồn gen động, thực vật quý hiếm của Việt

Nam. Dó đó việc sử dụng đất hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và bảo

vệ sinh thái, cảnh quan và môi trường trên toàn lưu vực có vai trò hết sức

quan trọng.

3.1.6. Tài nguyên đất tại lưu vực hồ Ba Bể

Kết quả xử lý, biên tập bản đồ đất lưu vực Hồ Ba Bể cho thấy trên lãnh

thổ của lưu vực hồ Ba bể có 5 nhóm đất với 8 loại đất (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Thống kê diện tích các loại đất theo phân loại phát sinh

tại lưu vực hồ Ba Bể

STT Ký

hiệu Mô tả loại đất

Diện tích

(ha)

1 Py Đất phù sa ngòi suối 692,76

2 Fv Đất nâu đỏ trên đá vôi 8.949,18

3 Hs Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất 104,03

4 Fa Đất đổ vàng trên đá mắc ma axit 7.993,74

5 Fl Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.404,69

6 Fs Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất 28.172,91

7 Ha Đất mùn đỏ vàng trên đá mắc ma axit 6.171,13

8 D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 63,99

9 Da Núi đá có rừng cây hoặc mặt hồ (không đánh giá) 1.738,63

Tổng cộng 55.291,06

(Nguồn: Bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000)

Dưới đây xin nêu một số đặc điểm của các loại đất:

Page 70: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

56

3.1.6.1. Đất phù sa ngòi suối (ký hiệu Py)

Diện tích có 692,76 ha, phân bố ở ven suối của các xã Nam Cường,

Đồng Lạc, Xuân Lạc, Nam Mẫu, Bằng Phúc, Quảng Khê.

Đất được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa suối, tạo thành từng

giải hẹp ven suối. Tuy nhiên do lòng suối nhỏ, khi mưa lớn, các bãi thấp bị

ngập úng nhưng trong điều kiện tốc độ dòng chảy lớn, các vật liệu mịn bị

cuốn theo dòng nước đi xa chỉ để lại vật liệu thô, rất ít phần tử mịn như sét.

Các phần tử thô như cát, mảnh đá, viên cuội là những sản phẩm của các đồi

núi hay thềm cao xô xuống. Mặt khác do vật liệu không được cuốn theo nước

xa nên sản phẩm bồi tích không đều như đất phù sa sông và mang ảnh hưởng

rõ của đất hình thành từ sản phẩm phong hoá của các loại đá ở các đồi núi

xung quanh. Để minh hoạ nghiên cứu đã lấy phẫu diện đất LVBB1 tại xã

Nam Cường trên đất trồng ngô, địa hình khá bằng phẳng ven suối. Dưới đây

là hình ảnh phẫu diện đất phù sa ngòi suối.

Mô tả phẫu diện đất

0-15 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, ẩm, màu nâu sáng, tơi

xốp, nhiều rễ ngô nhỏ, chuyển lớp

rõ.

> 15-35 cm: Thành phần cơ giới

thịt trung bình, hơi ẩm, màu nâu,

hạt, cục nhỏ, chặt hơn tầng trên,

còn ít rễ ngô nhỏ, chuyển lớp từ từ.

> 35-64 cm : Thành phần cơ giới

thịt trung bình, hơi ẩm, màu nâu

xám, cục, chặt, chuyển lớp từ từ .

> 64-120 cm: Thịt trung bình, ẩm

hơn tầng trên, màu nâu xỉn, cục,

hơi chặt

Page 71: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

57

Bảng 3.3: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB1 đất phù sa ngòi suối

Tầng

đất

(cm)

pH

KCl

OM

(%)

Tổng số (%)

Dễ tiêu

(mg/100g

đất)

Cation trao đổi và

dung tích hấp thu

(me/100g đất)

Tỉ lệ % cấp hạt có

đường kính ( mm)

trong đất

N P2O5 K2

O

P2O

5 K2O

Ca+

+ Mg++

CE

C

2-

0,02

0,02-

0,002

<0,00

2

0-15 4,7 1,5 0,10 0,12 1,9 7,9 11,0 5,76 2,02 13,9 43,8 27,1 19,04

15-35 4,2 1,1 0,07 0,12 1,9 5,3 3,5 2,05 0,79 12,8 48,2 30,0 21,73

35-64 4,4 0,7 0,06 0,14 2,1 3,0 3,7 1,17 0,94 10,2 44,6 26,0 29,34

64-

120 4,7 0,4 0,03 0,07 1,4 3,0 3,2 1,02 0,6 9,2 45,1 26,1 28,75

Kết quả phân tích phẫu diện LVBB1 cho thấy, đất phù sa ngòi suối có

phản ứng chua pHKCl 4,2-4,7. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số của

tầng mặt trung bình (OM: 1,5% và N: 0,10%), các tầng dưới giảm thấp. Hàm

lượng lân tổng số ở các tầng khá (0,12-0,14%), tầng 64-120 cm vào loại trung

bình. Kali tổng số các tầng đều ở mức trung bình (1,4-2,1 %), cao nhất tại

tầng 35-64 cm, Lân dễ tiêu nghèo ở tất cả các tầng, kali ở tầng mặt trung bình,

các tầng dưới đều nghèo. Tổng lượng cation kiềm trao đổi tầng mặt trung bình

7,96 me/100g đất nhưng các tầng dưới thấp. Dung tích hấp thu dao động từ

thấp đến trung bình (CEC: 9,2-13,9 me/100g đất). Đất có thành phần cơ giới

từ thịt nhẹ đến trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét 19,04 ở tầng mặt và cao nhất tầng

35-64 cm đạt 29,34% còn lại là cấp hạt limon và cát.

So với các loại đất trong nhóm, đất phù sa ngòi suối là loại có độ phì

trung bình nhưng cũng có lợi thế gần nguồn nước tưới, thích hợp với gieo

trồng lúa hoặc cây màu tuỳ thuộc vào điều kiện có nước tưới hay không. Do

phân bố ở lưu vực nên có vị trí quan trọng trong việc sản xuất lương thực,

thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở các xã vùng sâu, vùng xa.

3.1.6.2. Đất đỏ nâu trên đá vôi: (Fv)

Diện tích có 8.949,18 ha, phân bố ở các xã Bản Thi, Đồng Lạc, Xuân

Lạc, Nam Mẫu.

Đất nâu đỏ được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá vôi, đây là

loại đá trầm tích, giàu cation kim loại kiềm và kiềm thổ, khi phong hoá cho

đất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu viên, tơi xốp, khả năng thoát nước tốt,

đất có màu đỏ nâu rất đặc trưng. Để minh hoạ , nghiên cứu đã đào và lấy mẫu

phân tích phẫu diện LVBB2 tại xã Đồng Lạc trên đất đồng cỏ, xen cây bụi,

địa hình đồi núi dốc tại huyện Chợ Đồn.

Page 72: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

58

Mô tả phẫu diện đất LVBB 02

0-20 cm: Thành phần cơ giới thịt

nặng, khô, màu nâu đỏ nhạt, kết

cấu viên, cục nhỏ,ít chặt, tập trung

nhiều rễ cây nhỏ, chuyển lớp từ từ.

>20-60 cm: Thành phần cơ giới thịt

nặng, hơi ẩm, màu nâu đỏ, kết cấu

viên, cục nhỏ, xốp, có ít rễ nhỏ,

chuyển lớp từ từ.

>60-95 cm: Thành phần cơ giới sét,

ẩm, màu nâu đỏ sẫm, kết cấu viên,

cục nhỏ, tơi xốp.

Bảng 3.4: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB2 đất đỏ nâu trên đá vôi

Tầng

đất

(cm)

pHKCl OM

(%)

Tổng số (%)

Dễ tiêu

(mg/100g

đất)

Cation trao đổi và

dung tích hấp thu

(me/100g đất)

Tỉ lệ % cấp hạt có

đường kính ( mm)

trong đất

N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 2-

0,02

0,02-

0,002 <0,002

0-20 4,5 2,7 0,17 0,14 1,2 7,5 15,0 3,14 1,50 18,8 30,5 31,13 38,36

20-60 4,6 1,4 0,11 0,08 1,2 5,0 4,1 3,08 1,37 16,2 28,5 32,18 39,34

60-95 5,8 0,8 0,06 0,09 1,3 3,5 3,7 7,39 1,37 17,3 23,9 35,46 40,59

Kết quả phân tích tính chất đất cho thấy, đất có phản ứng chua ở tầng

mặt đến ít chua ở tầng sâu pHKCL 4,50-5,8. Chất hữu cơ ở tầng mặt trung bình

và đạm tổng số khá (OM: 2,7% và N: 0,17%). Lân tổng số ở tầng mặt khá

(0,14%), kali tổng số ở các tầng trung bình 1,2-1,3%. Các chất dễ tiêu như lân

vào loại nghèo, kali dễ tiêu tầng mặt trung bình (15,0 mg/100g đất), các tầng

dưới nghèo, tổng kiềm trao đổi vào loại trung bình, dao động từ 4,64 me/100

g đất ở tầng mặt đến 8,76 me/100 g đất, dung tích hấp thu trung bình ở tất cả

các tầng, dao động từ 16,2-18,8me/100g đất. Thành phần cơ giới của đất

nặng, tỷ lệ cấp hạt sét chiếm 38,36-40,59%.

Đất đỏ nâu trên đá vôi có đồ phì tự nhiên vào loại trung bình khá. Ở

những nơi có độ dốc thấp thoải đang được nhân dân địa phương sử dụng

Page 73: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

59

trong nông nghiệp với các loại cây họ đậu và ngô. Đối với những nơi có độ

dốc từ 10 - 25o tầng đất mịn dày trên 70 cm có khả năng phát triển các loại

cây ăn quả á nhiệt đới như mận đường, mận tam hoa, lê…Đây là loại đất dễ bị

hạn nên cần trồng cây phủ đất, phủ gốc để hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất

trong mùa khô và chống rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa.

3.1.6.3. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (ký hiệu Hs)

Diện tích có 104,03 ha, phân bố ở các xã Xuân Lạc, Bản Thi.

Đất được hình thành tại chỗ do quá trình phong hoá của đá sét hoặc

đá biến chất. Màu sắc chủ đạo là màu đỏ vàng, đỏ trôi hay màu nâu, thành

phần cơ giới nặng và đất thường có tầng dày. Để minh hoạ, nghiên cứu đã

đào phẫu diện LVBB3 tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn trên đất trồng chè, độ

dốc >15o . Dưới đây là hình ảnh cảnh quan nơi đào phẫu diện đất và phẫu diện

.

Mô tả phẫu diện LVBB03

0-22 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, khô, màu nâu xám, cục

nhỏ, hạt, không chặt, tập trung

nhiều rễ chè, chuyển lớp rõ.

>22-60 cm: Thành phần cơ giới

thịt năng, hơi ẩm, màu nâu hơi

vàng, cục nhỏ, hạt, còn ít rễ chè

nhỏ, xốp, chuyển lớp từ từ.

>60-105 cm: Thành phần cơ giới

sét, ẩm hơn tầng trên, màu nâu,

cục nhỏ, hạt, xốp.

Số liệu phân tích tính chất đất phẫu diện LVBB3 cho thấy, đất có phản

ứng chua đến ít chua, pHKCl dao động từ 4,7-5,1. Hàm lượng chất hữu cơ tầng

mặt đạt trung bình (OM:2,4%, các tầng dưới giảm thấp, đặc biệt tầng >60-105

cm , OM chỉ đạt 0,6%. Đạm tổng số ở tầng mặt và tầng chuyển tiếp dao động

từ 0,18% ở tầng mặt và 0,12% ở tầng chuyển tiếp, tầng dưới trung bình. Lân

tổng số trung bình ở tất cả các tầng, kali tổng số trung bình đến khá (1,7-

Page 74: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

60

2,0%). Các chất dễ tiêu như lân nghèo ở tất cả các tầng. Kali dễ tiêu tầng mặt

trung bình (10,4mg/100g đất), các tầng dưới rất nghèo. Tổng lượng cation

kiềm trao đổi tầng mặt trung bình >5 me/100g đất, các tầng dưới nghèo. Dung

tích hấp thu CEC tầng mặt khá 20,96 me/100g đất, các tầng dưới thấp. Đất có

thành phần cơ giới từ thịt trung bình ở tầng mặt đến setx ở tầng >60 cm, tỷ lệ

cấp hạt sét 25,91-42,17%, còn lại là cấp hạt thịt.

Bảng 3.5: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB3 đất đỏ vàng trên đá sét

Tầng

đất

(cm)

pHKCl OM

(%)

Tổng số (%)

Dễ tiêu

(mg/100g

đất)

Cation trao đổi và

dung tích hấp thu

(me/100g đất)

Tỉ lệ % cấp hạt có

đường kính ( mm)

trong đất

N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 2-

0,02

0,02-

0,002 <0,002

0-22 5,1 2,4 0,18 0,08 1,7 4,5 10,4 3,6 1,5 20,9 32,63 41,46 25,91

>22-

60 4,7 1,4 0,12 0,07 1,8 2,0 2,2 1,9 1,3 9,7 24,38 37,10 38,52

>60-

105 4,8 0,6 0,06 0,07 2,0 2,5 2,5 0,9 0,6 8,7 20,27 37,56 42,17

Diện tích loại đất này rất nhỏ nên phần lớn đang được khai thác sử

dụng để sản xuất nông nghiệp.

3.1.6.4. Đất vàng đỏ trên đá granít (ký hiệu Fa)

Diện tích có 7.993,74 ha, phân bố ở các xã Hoàng Trĩ, Bằng Phúc,

Đồng Phúc, Quảng Khê, Nam Mẫu.

Đất được hình thành trên đá mẹ granit. Đây là loại đá mác ma axit có

hàm lượng SiO2 cao với trên 60%, khi phong hoá cho đất có thành phần cơ giới

nhẹ, độ dày tầng đất mịn rất biến động trong điều kiện phân bố ở địa hình đồi

núi dốc, đỉnh nhọn, chia cắt lớn nên đất chịu sự tác động mạnh của quá trình

rửa trôi, xói mòn lớn hơn so với những đất có thành phần cơ giới nặng cùng

điều kiện địa hình và lớp phủ thực vật. Phẫu diện ít phân hoá, có lẫn hạt thạch

anh nhỏ. Nhiều nơi trên mặt đất có đá lộ đầu rải rác, hoặc cụm, thậm chí là

những tảng lớn. Để minh hoạ, nghiên cứu đã đào phẫu diện đất LVBB4 tại xã

Bằng Phúc trên đất cây bụi, độ dốc >150.

Page 75: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

61

Mô tả phẫu diện LVBB 4

0-18 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, hơi ẩm, vàng xám, hơi

chặt, tập trung nhiều rễ cây nhỏ,

chuyển lớp khá rõ.

>18-55 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, ẩm hơn tầng trên, màu

vàng đất, cục, chặt, còn ít rễ nhỏ,

lẫn mảnh thạch anh nhỏ, chuyển

lớp từ từ.

>55-97 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, ẩm, màu vàng đỏ đặc

trưng của đất trên đá granit, cục

nhỏ, khá chặt, lẫn thạch anh nhỏ.

Bảng 3.6: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB4 đất vàng đỏ trên đá

granit

Tầng

đất

(cm)

pHKCl OM

(%)

Tổng số (%)

Dễ tiêu

(mg/100g

đất)

Cation trao đổi và

dung tích hấp thu

(me/100g đất)

Tỉ lệ % cấp hạt có

đường kính ( mm)

trong đất

N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 2-

0,02

0,02-

0,002 <0,002

0-18 4,1 2,6 0,17 0,13 1,8 5,8 6,8 3,19 1,04 16,4 54,78 24,64 20,58

18-55 3,6 1,1 0,10 0,08 1,7 5,0 6,4 1,89 0,32 13,5 52,09 22,9 25,01

55-97 3,7 0,6 0,08 0,07 1,9 3,0 3,4 2,04 0,4 12,4 43,7 28,42 27,88

Số liệu phân tích cho thấy: Đất có phản ứng rất chua pHKCl 3,7-4,1.

Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt trung bình (OM: 2,4%), các tầng dưới

nghèo. Đạm tổng số ở tầng mặt khá (N: 0,16%), các tầng dưới trung bình. Lân

tổng số tầng mặt khá (0,13%), các tầng dưới trung bình, kali tổng số trung

bình 1,7-1,9%. Các chất dễ tiêu như lân tầng mặt nghèo 5,8 mg/100g đất, các

tầng dưới rất nghèo, kali dễ tiêu ở các tầng đều thấp <10mg/100g đất. Tổng

lượng cation kiềm trao đổi trung bình đến thấp <5meq/100g đất, dung tích

hấp thu CEC trung bình 12,1-16,4me/100g đất. Đất có thành phần cơ giới thịt

trung bình, tỉ lệ cấp hạt sét 20,58-27,88%, còn lại là cấp hạt limon và cát.

Hiện nay trên loại đất này phần lớn là rừng sản xuất, một phần diện tích

ở địa hình thấp nhân dân đã khai phá trồng hoa màu, lương thực như ngô, lúa

Page 76: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

62

nương, cây dài ngày (chè). Diện tích ở địa hình cao phần nhiều còn rừng che

phủ, càng lên cao mật độ che phủ càng dày hơn. Trong quá trình sử dụng loại

đất này cần chú trọng chế độ khai hoang, chế độ canh tác và cải tạo bồi dưỡng

để sử dụng bền vững.

3.1.6.5. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (ký hiệu Fl)

Diện tích có 1.404,69 ha, phân bố tại các xã Quảng Khê, Đồng Phúc,

Hoàng Trĩ của lưu vực.

Đất hình thành từ các sản phẩm phong hoá của của các đá mẹ khác

nhau nhưng được người dân san ủi tạo thành ruộng bậc thang để canh tác lúa

nước vẫn còn mang một số đặc trưng của nhóm đất đỏ vàng nhưng do canh

tác, đất đã bị biến đổi về tính chất vật lý và hoá học. Để minh hoạ, nghiên cứu

đã đào phẫu diện LVBB5 tại xã Quảng Khê, huyện Ba Bể trên đất trồng lúa

ruộng bậc thang.

Mô tả phẫu diện đất LVBB5

0-25 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, màu xám nâu, ẩm cục

mềm, nhiều rễ lúa, có các vệt màu

đỏ, chuyển lớp từ từ.

>25-52 cm: Thành phần cơ giới thịt

trung bình, ẩm hơn tầng trên, màu

xám nâu sáng, khá chặt, đất dẻo,

lẫn ít mảnh đá nhỏ <3 mm. Chuyển

lớp từ từ.

>52-95 cm: Thành phần cơ giới thịt

nặng, ẩm, vàng nâu, chặt, cục nhỏ,

dẻo dính, có ít mảnh đá lẫn.

Bảng 3.7: Kết quả phân tích phẫu diện LVBB5 đất đỏ vàng biến đổi

do trồng lúa nước

Tầng

đất

(cm)

pHKCl OM

(%)

Tổng số (%)

Dễ tiêu

(mg/100g

đất)

Cation trao đổi và

dung tích hấp thu

(me/100g đất)

Tỉ lệ % cấp hạt có

đường kính ( mm)

trong đất

N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 2-

0,02

0,02-

0,002 <0,002

0-25 5,6 1,8 0,12 0,09 1,1 15,5 5,0 8,3 1,41 11,6 49,41 29,64 20,95

25-52 5,4 0,8 0,06 0,09 1,4 14,2 7,6 6,8 1,33 12,31 44,06 28,47 27,47

52-95 4,7 0,3 0,03 0,09 1,6 9,9 2,8 5,7 1,81 13,76 37,86 30,3 31,84

Page 77: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

63

Kết quả phân tích tính chất của đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

cho thấy, phản ứng của đất ít chua ở tầng mặt và tầng kế tiếp, tương ứng

pHKCl: 5,6 đến 5,4, tàng 52-95 cm có giá trị pHKCl : 4,7. Hàm lượng chất hữu

cơ và đạm tổng số tầng mặt trung bình: OM:1,8% và N:0,12%, các tầng dưới

nghèo. Lân tổng số đạt mức trung bình ở tất cả các tầng (0,09%). Kali tổng số

cũng đạt trung bình, dao động từ 1,1-1,6%. Các chất dễ tiêu như lân vào loại

trung bình >10mg/100g đất nhưng kali dễ tiêu nghèo nghèo <10mg/100g đất.

Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình đến khá 7,5-9,7 meq/100g đất,

dung tích hấp thu CEC đạt trung bình: 11,6-13,76 meq/100g đất. Thành phần

cơ giới của đất trung bình ở tầng mặt, tỷ lệ cấp hạt sét từ 20,95-31,84%.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước đã được người nông dân đầu tư

công sức thiết kế, cải tạo từ những đất đồi núi thành ruộng bậc thang để gữ

nước, trồng lúa. Sau nhiều năm canh tác lúa nước, đất đã được biến đổi, tầng

mặt đã trở nên thuần thục. Do vậy, phương thức sử dụng có hiệu quả nhất vẫn

là trồng lúa nước. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cần có biện pháp giảm thiểu

xói mòn trong điều kiện mưa lớn bằng biện pháp xây dựng mương bờ cắt đứt

dòng chảy từ trên núi cao xung quanh xuống.

3.1.6.6. Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (ký hiệu Fs)

Diện tích có 28.172,91 ha, loại đất này phân bố tại xã Xuân Lạc, Đồng

Lạc, Bản Thi, Quảng Bạch, Tân Lập, Bằng Phúc, Nam Cương, Nam Mẫu.

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất hình thành trên độ cao

>900m còn rừng tự nhiên nên có sự khác biệt với đất đỏ vàng ở vùng thấp

như hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao, trên 4% ở tầng mặt, sau đó

giảm dần theo chiều sâu, màu đất chuyển dần từ xám sẫm sang nâu sẫm và

nâu vàng, mối liên hệ giữa chất hữu cơ và các cation trao đổi chặt hơn, hầu

như không xuất hiện kết von đá ong, mức độ phong hoá đất và quá trình

feralit của đất yếu và tầng đất thường mỏng hơn đất đỏ vàng cùng đá mẹ.

Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tơi xốp,

phản ứng của đất khá chua pHKCl< 4,5. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng

số tầng mặt rất giàu (> 4,0% và > 0,20%) tầng chuyển tiếp khá. Lân khá

(0,15%) và kali tổng số trung bình (1,4%). Các chất dễ tiêu như lân và kali

đều nghèo. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình, dung tích hấp thu

CEC từ trung bình đến khá.

Hiện nay loại đất này đang là rừng quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học

nên trước mắt cũng như lâu dài vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt.

Page 78: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

64

3.1.6.7. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (ký hiệu Ha)

Diện tích có 6.171,13 ha, phân bố tại các xã Hoàng Trĩ, Quảng Bạch,

Tân Lập, Bằng Phúc, Đồng Phúc, Quảng Khê.

Đây là loại đất hình thành trên đá granit nhưng phân bố ở độ cao

>900m, hiện vẫn còn rừng tự nhiên nên cũng có đặc điểm tương tự như đất

mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất là hàm lượng hữu cơ khá cao (>3,2),

tầng dưới giảm thấp. Tầng đất mặt có màu xám sẫm, xám đen, tầng chuyển

tiếp có màu xám nhạt, xuống các tầng dưới thường có màu vàng đỏ đặc trưng

của đất phát triển trên đá mác ma axít. Trong các tầng đất thường lẫn đá và

sỏi sạn thạch anh. Cấu trúc của đất ở lớp mặt thường là dạng hạt, viên. Độ

xốp trung bình, càng xuống sâu đất càng xốp hơn, tầng dưới còn giữ cấu trúc

của đá mẹ, sản phẩm thường thô lẫn hạt thạch anh nhỏ sắc cạnh. Đất thường

có địa hình dốc, chia cắt mạnh hơn những loại đất phát triển trên đá sét và

biến chất.

Kết quả phân tích tính chất đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma axít cho

thấy, đất có phản ứng rất chua ở tầng mặt (pHKCl< 4,0), các tầng dưới ít chua

hơn nhưng cũng không giá trị pHKCl< 4,5. Hàm lượng hữu cơ khá: OM:3,2%

và đạm tổng số vào loại khá (N:0,17%). Lân trung bình (P2O5: 0,08%) nhưng

kali vào loại khá cao: K2O:1,8%). Các chất dễ tiêu như lân nghèo <7 mg/100

g đất, kali cao hơn nhưng vẫn thuộc loại nghèo. Tổng kiềm trao đổi nghèo đến

trung bình: 3,6-4,3 me/100 g đất. So với các loại đất phân bố ở đai cao, đất

mùn vàng đỏ trên đá granít là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, đất chua, nghèo

cation kim loại kiềm và kiềm thổ. Đất có địa hình dốc, chia cắt mạnh, tiềm

năng xói mòn lớn so với các loại đất khác có cùng độ cao, độ dốc và lớp phủ

thực vật. Hiện nay đất này đang là rừng quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học và

về lâu dài vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt.

3.1.6.8. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (ký hiệu D)

Diện tích có 63,99 ha, được phân bố ở các xã Đồng Phúc, Nam Cường,

Đồng Lạc.

Đất được hình thành ở các thung lũng, xung quanh là đồi núi cao khép

kín, địa hình khó thoát nước. Hàng năm được bồi tụ các sản phẩm từ các sườn

đồi núi cao xung quanh xô xuống. Do địa hình thung lũng nên đặc điểm của

loại đất này phụ thuộc nhiều vào tính chất đất phụ thuộc vào loại đá mẹ hình

thành đất tại các vùng đồi núi xung quanh.

Kết quả phân tích phẫu diện đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ cho

thấy, đất có phản ứng chua ở tầng mặt (pHKCl từ 4,0), các tầng dưới ít chua

Page 79: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

65

hơn, giá trị pHKCl< 4,5. Hàm lượng hữu cơ khá: OM:3,2% và đạm tổng số vào

loại khá (N:0,17%). Lân trung bình (P2O5: 0,08%) nhưng kali vào loại trung

bình: K2O:1,8%). Các chất dễ tiêu như lân nghèo <7 mg/100 g đất, kali cao

hơn nhưng vẫn thuộc loại nghèo. Tổng kiềm trao đổi nghèo đến trung bình:

3,6-4,3 me/100g đất.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ là một trong những loại đất trồng lúa

nước nên có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, hạn

chế nạn chặt đốt rừng làm nương rẫy. Hiện tại, phần lớn diện tích loại đất này

đã được khai thác đưa vào sử dụng. Tuy nhiên do chưa có các công trình thuỷ

lợi lớn nên còn một số diện tích chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa xuân hoặc ngập

úng trong vụ mùa.

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu

vực hồ Ba Bể

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể

Theo số liệu kiểm kê sử dụng đất 2015 của 11 xã tại 2 huyện là Ba Bể

và huyện Chợ Đồn cho thấy, trong 55.291,06 ha diện tích tự nhiên của lưu

vực thì nhóm đất nông nghiệp có 52.859,23 ha chiếm 95,60%, nhóm đất phi

nông nghiệp có 1.763,11 ha chiếm 3,19% và nhóm đất chưa sử dụng có

668,71 ha chiếm 1,21% tổng diện tích tự nhiên.

Kết quả tổng hợp tại bảng 3.8 cho thấy nhóm đất nông nghiệp có diện

tích 52.859,11 ha; chiếm 95,60% tổng diện tích tự nhiên trong khi đó diện

tích đất sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp rất thấp với 7,43% trong

khi bình quân của cả nước là 28%, đặc biệt là đất lúa chỉ chiếm 3,7% tổng

diện tích tự nhiên của lưu vực, đây là thách thức không nhỏ cho việc đảm bảo

an ninh lương thực trong vùng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết cực đoan, xói

mòn, sạt lở đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây cũng là thực

trạng chung của 11 xã trong lưu vực hồ Ba Bể. Diện tích nhóm đất chưa sử

dụng còn rất ít với 668,71 ha, chiếm 1,21% tổng diện tích tự nhiên của lưu

vực. Điều này cho thấy tiềm năng mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

của lưu vực không còn đáng kể.

Kết quả khảo sát về hiện trạng sử dụng đất cũng cho thấy mặc dù diện

tích đất có rừng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với tổng diện tích tự nhiên của lưu

vực, trung bình trên 80%, cao nhất ở khu vực thuộc các xã Quảng Bạch, Tân

Lập, Bản Thi... Tuy nhiên, diện tích đất được che phủ trên thực tế thấp hơn

nhiều, đáng quan ngại hơn nữa là hoạt động khai thác khoáng sản đang diễn ra

rất mạnh, với cường độ cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích rừng

Page 80: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

66

trong lưu vực. Dó đó cần xây dựng một chiến lược toàn diện về sử dụng đất,

khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn.

Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể năm 2015

TT LOẠI ĐẤT Mã Diện tích Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 55.291,06 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 52.859,23 95,60

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4.107,15 7,43

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.468,74 6,27

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.046,25 3,70

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.422,49 2,57

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 638,43 1,15

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 48.609,63 87,92

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 21.333,57 38,58

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 16.045,97 29,02

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 11.230,09 20,31

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 142,43 0,26

1.4 Đất làm muối LMU - -

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1763,11 3,19

2.1 Đất ở OCT 197,60 0,36

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 197,60 0,36

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT - -

2.2 Đất chuyên dùng CDG 712,07 1,29

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,80 0,01

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,61 0,01

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,27 0,01

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 26,95 0,05

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 329,00 0,60

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 677,26 1,22

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON - -

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,42 0,00

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ NTD 24,28 0,04

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 503,78 0,91

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,15 0,00

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -

3 Đất chưa sử dụng CSD 668,71 1,21

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 475,16 0,86

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 46,59 0,08

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 146,95 0,27

(Nguồn: Số liệu trích xuất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015)

Page 81: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

67

3.2.2. Hiện trạng các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất tại lưu vực hồ

Ba Bể

Kết quả điều tra về hiện trạng các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất

tại lưu vực cho thấy trên địa bàn lưu vực có 06 loại hình sử dụng đất (LUT)

với 27 kiểu sử dụng đất (bảng 3.9).

Bảng 3.9: Tổng hợp các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất

tại lưu vực hồ Ba Bể

STT LUT Kiểu sử dụng đất

1. 2 lúa (LUT 1) 1. Lúa xuân – Lúa mùa

2. 2 lúa-1 màu (LUT 2)

2. Lúa xuân – Lúa mùa – Rau

3. Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang

4. Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông

3. 1 lúa – màu

(LUT 3)

5. Đỗ tương – Lúa mùa – Ngô đông

6. Ngô xuân - lúa mùa - rau đông

7. Ngô xuân - lúa mùa – khoai lang

8. Lúa mùa - Ngô xuân

9. Lúa mùa - Thuốc lá

10. Lúa mùa – Lạc

11. Lúa mùa – Đỗ tương

12. Lúa mùa – Dưa hấu

13. Lúa xuân – rau

14. Lúa mùa – khoai môn

4. Chuyên màu và cây CN

ngắn ngày (LUT 4)

15. Ngô xuân – Ngô đông

16. Khoai môn – Ngô hè thu

17. Rau 3 vụ

18. Đỗ tương

19. Dong riềng

20. Sắn

21. Mía

5. Cây ăn quả và cây công

nghiệp lâu năm (LUT 5)

22. Chè

23. Quýt

24. Mận

25. Xoài

26. Hồng không hạt

6. Rừng sản xuất (LUT 6) 27. Cây mỡ, cây keo

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Page 82: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

68

Dưới đây xin nêu một số đặc trưng của các loại sử dụng và kiểu sử

dụng đất tại lưu vực:

3.2.2.1. Loại sử dụng đất chuyên lúa - 2 lúa (LUT 1)

Loại sử dụng đất này có diện tích 415,53 ha, chiếm 0,75% diện tích tự

nhiên của lưu vực, được trồng chủ yếu trên đất phù sa, có địa hình bằng có

khả năng tưới tiêu tốt, địa hình vàn thấp có thể bị úng nhẹ trong mùa mưa.

Đây là LUT có truyền thống, tồn tại từ lâu đời nhưng chỉ có 1 kiểu sử dụng

đất duy nhất là gieo trồng 2 vụ lúa gồm lúa xuân và lúa mùa.

- Lúa xuân được gieo trồng trong mùa khô, gieo cấy vào đầu tháng 2 và

thu hoạch vào cuối tháng 5. Vụ lúa xuân thường sử dụng các giống lúa trung

ngày, thời gian sinh trưởng từ 130-135 ngày, phổ biến là giống lúa lai GF9,

Khang dân, Thái Bình, Q5 và một số giống lúa lai như: Nhị ưu, Việt lai 20.

Vụ lúa xuân thường gặp khó khăn do khô hạn đầu mùa, vì vậy phải có

nước tưới chủ động, giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa,

nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Hiện nay trên địa bàn lưu vực vẫn

còn tồn tại vụ lúa xuân chính vụ ngoài xuân muộn giống như đồng bằng sông

Hồng nên bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào đầu tháng 2 và thu hoạch vào

cuối tháng 5, với giống lúa được sử dụng chủ yếu là giống lúa xuân thái bình.

- Lúa mùa gieo cấy vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 ngay sau khi thu hoạch vụ

Đông xuân xong. Vụ lúa mùa có 3 trà chính là trà mùa sớm, ngoài ra còn có

mùa trung và mùa muộn bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần

tháng 9 hàng năm. Các giống lúa mùa trồng phổ biến gồm: Bao Thai, Khang

Dân, Tạp giao… chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.Năng suất lúa thay

đổi theo chế độ tưới, địa hình khác nhau, song ít gặp rủi ro khi có những biến

động về thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng

và chăn nuôi tại các hộ gia đình. Phân bón được dùng chủ yếu là phân hoá học,

lượng phân chuồng ít. Chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều, đây

cũng là lý do mà những nông hộ ít có khả năng đầu tư sản xuất dễ chấp nhận.

LUT này thường áp dụng trên quy mô diện tích lớn nên thuận lợi cho

việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng.

LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu

lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các vùng khác.

Page 83: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

69

3.2.2.2. Loại sử dụng đất 2 lúa - 1 màu (LUT 2)

Diện tích có 916,55 ha, chiếm 1,66% diện tích tự nhiên của lưu vực.

Trong đó có 3 kiểu sử dụng đất gồm: Lúa xuân – Lúa mùa – Rau; Lúa xuân –

Lúa mùa – Khoai lang; Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông;

Đây là loại sử dụng đất phổ biến trong huyện nhưng rất ít gặp rủi ro do

biến động của thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu

dùng và chăn nuôi hộ gia đình. Phân bón sử dụng chủ yếu vẫn là phân hoá học,

một phần là phân hữu cơ như phân chuồng và phân xanh tự sản xuất. Chi phí

giống, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều, đây là lý do mà những nông hộ ít có

khả năng đầu tư sản xuất dễ chấp nhận và cũng là loại sử dụng đất khá phù

hợp với tập quán canh tác của địa phương.

- Lúa xuân muộn: gieo từ 5/2 – 25/2 với các giống lúa: Khang dân, Thái

bình…có thời gian sinh trưởng ngắn.

- Lúa mùa muộn sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 105-110

ngày như nếp, bao thai.

- Ngô đông: thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: Ngô lai

4300 và một số giống ngô địa phương. Ngô đông trồng từ 10/9 đến 25/9, có thể

trồng đến ngày 5/10 nhưng phải áp dụng biện pháp trồng bằng ngô bầu và

dùng các giống ngắn ngày. Lượng giống sử dụng từ 12-13 kg/ha. Thường gieo

1-2 hạt/1 hốc, vì vậy nên làm bầu thêm một ít cây để trồng rặm. Khoảng cách

trồng: hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 30 cm hoặc hàng cách hàng 75 cm,

cây cách cây 35 cm.

- Khoai lang: được trồng ở những thửa ruộng có địa hình vàn thấp, thành

phần đất cát pha, thịt nhẹ. Năng suất đạt từ 1,6 đến 2,0 tạ/sào. Thời vụ gieo trồng

trong khoảng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Lượng giống cho 1 sào từ 6 đến 8

kg/sào.

- Rau các loại: các xã trong lưu vực đã quan tâm trồng nhiều bắp cải, su

hào, hành, tỏi, cà chua…cung ứng cho thị trường huyện Ba Bể, Chợ Đồn và

Thành phố Bắc Kạn. Rau xanh dễ trồng, dễ chăm sóc, tốn ít công, ít sâu bệnh,

thời gian trồng và chăm sóc ngắn, chỉ hơn 2 tháng đã cho thu hoạch, giá bán

lại cao.

3.2.2.3. Loại sử dụng đất 1 lúa – màu (LUT 3)

Diện tích có 713,45 ha, chiếm 1,29% diện tích tự nhiên của lưu vực.

Loại sử dụng này có 10 kiểu sử dụng đất, trong đó có 3 kiểu sử dụng đất gieo

trồng 1 vụ lúa- 2 vụ màu và 7 kiểu sử dụng đất gieo trồng 1 vụ lúa- 1 vụ màu.

Các kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa- 2 vụ màu gồm: đỗ tương – lúa mùa – ngô

đông; ngô xuân - lúa mùa - rau đông; ngô xuân - lúa mùa – khoai lang.

Page 84: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

70

Trong các kiểu sử dụng đất này, lúa là cây trồng chính thường chỉ gieo cấy

vào vụ mùa do không có nước tưới chỉ dựa vào mưa, các loại cây trồng màu

được luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và

nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở

những nơi có địa hình vàn cao, cao không có hoặc có điều kiện tưới không

thuận lợi, đất có thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Các giống lúa được sử

dụng gieo trồng phổ biến là giống ngắn ngày như khang dân, bao thai, 108… có

thời gian sinh trưởng từ 100 - 115 ngày, năng suất lúa đạt 38 - 42 tạ/ha, vụ xuân

thường trồng các loại cây trồng màu (ngô, lạc), vụ đông chủ yếu trồng rau hoặc

khoai lang.

Các kiểu sử đất gieo trồng 1 vụ lúa- 1 vụ màu gồm: Lúa mùa - Ngô xuân;

Lúa mùa - Thuốc lá; Lúa mùa – Lạc; Lúa mùa – Đỗ tương; Lúa mùa – Dưa

hấu; Lúa mùa – rau; Lúa mùa – khoai môn.

Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân

canh cây trồng màu như: rau, ngô, lạc, thuốc lá, đỗ tương, dưa hấu, khoai

môn. LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt

trung bình, khó canh tác.

Cây Dưa hấu trong kiểu sử dụng đất lúa mùa-dưa hấu: sự xuất hiện kiểu

sử dụng này, trong đó có cây dưa hấu là một trong những cây trồng mới được

đưa vào để sản xuất trên đất chuyển đổi từ ruộng khô hạn sang trồng màu đạt

hiệu quả kinh tế khá cao tại xã Quảng Khê, huyện Ba Bể. Năng suất đạt 20

tấn/ha/năm nên một số hộ có thu nhập từ 65-70 triệu đồng/năm; đặc biệt vào

thời kỳ giáp hạt tháng 5, đầu tháng 6. Trước đây vào thời gian này là thời

điểm này bà con ở các thôn vùng cao thường hay thiếu đói nên khi đưa cây

dưa vào trồng và thu hoạch dưa bán vào thời điểm này cũng phần nào đảm

bảo giúp bà con có thu nhập, cứu đói kịp thời.

Mặc dù diện tích, sản lượng dưa tăng qua các năm và mang lại lợi ích

kinh tế đáng kể cho người dân, nhất là bà con thôn vùng cao nhưng tiêu thụ

còn bấp bênh, chưa bền vững. Do vậy, trong thời gian tới cấp uỷ, chính quyền

các xã đã nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã liên kết bao tiêu sản phẩm

tại các thôn để người dân yên tâm phát triển loại cây này, mang lại nguồn thu

nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

3.2.2.4. Loại sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (LUT4)

Diện tích có 1.422,49 ha, chiếm 2,57 % tổng diện tích đất tự nhiên của

lưu vực, trong đó có 07 kiểu sử dụng đất: Ngô xuân – ngô đông; khoai môn –

ngô hè thu; rau 3 vụ; đỗ tương; dong riềng; sắn; mía. Chi tiết về các kiểu như

sau:

Page 85: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

71

- Kiểu sử dụng đất Ngô xuân – ngô đông phát triển nhiều ở các xã Xuân

Lạc, Nam Cường, Bằng Phúc của huyện Chợ Đồn và xã Quảng Khê của

huyện Ba Bể. Kiểu sử dụng đất này đang bố trí trên các bãi bồi ven sông, có

nguồn nước sông nhưng không có công trình thuỷ lợi nên không chủ động

được tưới tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ từ cát pha đến thịt nhẹ. Vụ

ngô xuân gieo trồng từ 25/01 đến 25/2, ngô đông trồng từ 10/9 đến 25/9, một

số diện tích bãi bồi nước sông ngập, rút chậm nên thời vụ đông kéo dài đến

5/10. Trong trường hợp gieo muộn phải chọn các giống ngắn ngày và áp dụng

kỹ thuật làm ngô bầu.

- Kiểu sử dụng đất khoai môn-ngô hè thu bố trí trên đất gò đồi, thiếu

nước tưới, khô hạn, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Vụ xuân trồng khoai môn,

vụ hè thu gieo trồng ngô, thời vụ gieo trồng từ tháng 4 đến tháng 7.

- Kiểu sử dụng đất trồng sắn: đây là loại cây có khả năng thích ứng rộng,

có thể trồng trên tất cả các loại đất nhưng chủ yếu trên đất dốc, kể cả đất dốc

lẫn nhiều đá, một số diện tích được làm thành ruộng bậc thang để trồng sắn.

Do khả năng chịu hạn tốt nên được người dân lựa chọn sắn để trồng. Sắn

được trồng từ tháng 2 đến trung tuần tháng 3 dương lịch khi có mưa xuân, trời

bắt đầu ấm lên. Thời gian sinh trưởng tuỳ giống nhưng thường từ 7-10 tháng

(ngắn hơn các giống đang trồng từ 1-2 tháng). Chiều cao cây trung bình là 2,2

m, số củ trung bình 12,7/cây, chiều dài củ 25-26 cm. Thân nâu đỏ, không

phân cành hoặc phân cành 1 cấp, phiến lá nhỏ, cuống lá và phiến đá màu

xanh, ruột củ trắng, vỏ củ màu nâu. Năng suất từ 25 - 30 tấn/ha (tuỳ theo điều

kiện đất đai và trình độ kỹ thuật canh tác) tỷ lệ tinh bột: 28 - 30%.

- Cây đỗ tương: được trồng chủ yếu trên đất đồi và mỗi năm chỉ trồng

một vụ, với diện tích nhỏ nhưng tập trung tại từng vùng, vì cây đậu tương

hay bị bọ xít phá hoại, làm tập trung sẽ giảm thiệt hại cho người dân. Cây đỗ

tương ít được trồng xen với các loại cây trồng khác vì người dân chưa hiểu

biết về lợi ích của nó cùng với thói quen trồng xen canh chưa phổ biến tại địa

phương.

- Cây dong riềng:

Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT) Bắc Kạn, một năm thuận thời tiết, không sâu bệnh thì một ha

lúa cho thu nhập 50-60 triệu đồng, ngô năng suất cao cũng chỉ đạt được 40-45

triệu đồng/ha, trong khi dong riềng cho thu nhập 100-150 triệu đồng/ha. Tính

rủi ro của dong riềng (mất mùa) lại ít do chịu hạn tốt. Trong khi đó, việc trồng

Page 86: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

72

dong riềng dễ hơn trồng ngô, trồng lúa. Đặc biệt, loại cây này thích hợp với

đất đồi, núi.

Do cây dong riềng là cây không kén đất, thích hợp với điều kiện sinh

thái trên địa bàn lưu vực hồ Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Cây

dong riềng chịu được nhiệt độ cao tới 37-38 độ C với gió khô và nóng, nhưng

cũng giỏi chịu rét nên thích hợp cả ở vùng núi cao và vùng thấp. Vào mùa

đông nhiệt độ dưới 10 độ C, các loại cây trồng khác như khoai lang, sắn

không trồng được, nhưng dong riềng vẫn phát triển tốt. Cây dong riềng cũng

chịu hạn tốt hơn ngô, khoai lang và sắn.

3.2.2.5. Loại sử dụng đất cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (LUT 5)

Diện tích loại sử dụng đất cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có

638,43 ha, chiếm 1,15 % diện tích tự nhiên của lưu vực, trong đó có 5 kiểu sử

dụng đất gồm: kiểu sử dụng trồng hồng không hạt, trồng mận, trồng quýt,

trồng xoài được phát triển ở vườn đồi, chân núi dọc theo các khe nước. Cây

hồng không hạt phân bố nhiều nhất ở xã Quảng Khê của huyện Ba Bể và xã

Quảng Bạch của huyện Chợ Đồn. Cây mận sớm tập trung chủ yếu ở các xã

Nam Cường, Quảng Khê, Hoàng Trĩ. Cây quýt mới phát triển ở các xã Tân

Lập, Quảng Khê, Đồng Phúc. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về

giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả.

Các kiểu sử dụng đất này đều được bố trí trên các vùng đồi ít dốc,

phân bố rải rác trong vườn của các hộ gia đình tự cải tạo hoặc trồng xen ở

những vạt đất trồng cây hàng năm. Riêng cây quýt đã hình thành vùng tập

trung với diện tích lớn. Khác với các LUT và kiểu sử dụng đất cây hàng năm

phân bón sử dụng cho LUT cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu

là phân chuồng, phân hoá học nhưng lượng bón thấp. Năng suất phụ thuộc

vào mức độ phân bón và chăm sóc của các hộ gia đình. Đây là loại sử dụng

đất có hiệu quả trong lưu vực nhưng khó khăn trong tiêu thụ, nhất là cây quýt

đã hình thành vùng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.

3.2.2.6. Loại sử dụng đất lâm nghiệp (LUT6)

Diện tích có 48.609,63 ha, chiếm 87,92% diện tích tự nhiên của lưu

vực. Riêng kiểu sử dụng đất trồng rừng sản xuất có 21.333,57 ha, chiếm

38,58 % diện tích tự nhiên của lưu vực, hiện nay rừng sản xuất được trồng

cây mỡ và trồng keo nhưng chủ yếu là cây mỡ. Cả 2 kiểu sử dụng đất của

LUT này đều bố trí chủ yếu trên đất đồi cao, đất bị khai thác không phục hồi

rừng được nữa nên người dân cần trồng lại rừng bằng cây nguyên liệu phục

vụ chế biến để thu hút lao động, giảm tỷ lệ đất trống đồi trọc, đến lúc được

Page 87: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

73

khai thác người dân có thêm nguồn thu nhập.

Cây mỡ là cây gỗ thường xanh cao tới 25-30 m, đường kính ngang ngực

30 cm và có thể tới 50-60 cm. Thân tròn thẳng,vỏ xám bạc. Thân cây đơn

trục, có một ngọn chính. Cây mỡ được trồng phổ biến trên các đồi núi trọc,

đất nghèo kiệt, phân bố ở độ cao 300-400 m trở xuống, trong các hệ đồi bát

úp, sinh trưởng, phát triển trên các đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, thoát nước.

Mỡ thường được trồng vào các đầu mùa mưa tháng 4, 5, 6 vì lúc đó sẽ tạo cho

cây có khả năng phát triển.

Gỗ mỡ chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện. Là loại gỗ được

nhân dân ưa chuộng, được dùng làm nguyên liệu giấy, đồ gia dụng (cột, kèo

nhà, bàn ghế, giường, tủ). Năng suất cây mỡ đạt 14 m3/ ha/năm.

Bên cạnh các cây trồng chính nêu trên trong lưu vực còn có các loại

rừng trồng khác như quế, hồi, xoan, lát.... tuy nhiên các cây này chỉ trồng với

quy mô nhỏ mang tính chất hộ gia đình tự phát chưa có quy hoạch, định

hướng phát triển cụ thể các loài này.

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

Như phần phương pháp nghiên cứu đã trình bày, để đánh giá hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu đã sử dụng 3 tiêu chí gồm: hiệu quả

kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Mỗi tiêu chí được lựa chọn

một số chỉ tiêu như đã trình bày. Dưới đây xin trình bày kết quả đánh giá từng

tiêu chí của các LUT và kiểu sử dụng đất.

3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông

nghiệp lưu vực hồ Ba Bể

Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là thước đo hiệu quả sử dụng

đất của một LUT hay một kiểu sử dụng đất. Số liệu tổng hợp hiệu quả kinh tế

của các LUT và kiểu sử dụng đất từ phiếu điều tra (bảng 3.10)

Page 88: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

74

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

TT

LUT Kiểu sử dụng đất

Giá trị

sản xuất

(1000đ)

Chi phí

sản xuất

(1000đ)

Thu nhập

thuần

(1000đ)

Hiệu suất đồng

vốn (lần)

1 2 lúa (LUT 1) 1 Lúa xuân – Lúa mùa 63.746,70 24.393,20 39.353,50 1,6

2 2 lúa-1 màu

(LUT 2)

2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 87.282,20 28.272,20 59.010,00 2,1

3 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 74.045,30 28.555,10 45.490,20 1,6

4 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 80.771,20 27.660,50 53.110,70 1,9

3 1 lúa – màu

(LUT 3)

5 Đỗ tương – Lúa mùa – Ngô đông 79.087,86 31.867,20 47.220,84 1,4

6 Ngô xuân - lúa mùa - rau đông 94.980,30 31.298,20 63.682,10 2,0

7 Ngô xuân - lúa mùa – khoai lang 74.045,30 28.707,81 42.511,80 1,5

8 Lúa mùa - Ngô xuân 60.988,17 22.298,00 38.690,17 1,7

9 Lúa mùa - Thuốc lá 96.431,90 29.885,40 66.546,50 2,2

10 Lúa mùa – Lạc xuân 65.296,22 23.298,00 41.998,22 1,8

11 Lúa mùa – Đỗ tương đông 58.100,38 21.100,00 37.000,38 1,8

12 Lúa mùa – Dưa hấu 122.366,59 41.776,15 80.590,44 1,9

13 Lúa xuân – rau 65.915,30 21.291,86 44.623,44 2,1

14 Lúa mùa - khoai môn 47.253,30 15.362,60 31.890,70 2,1

4

Chuyên màu

và cây CN

ngắn ngày

(LUT 4)

15 Ngô xuân – Ngô đông 56.048,40 23.298,00 32.750,40 1,4

16 Khoai môn – Ngô hè thu 52.829,42 20.222,60 32.606,82 1,6

17 Rau 3 vụ 107.532,76 35.550,76 71.982,00 2,0

18 Đỗ tương xuân 27.011,89 11.442,84 15.569,05 1,4

Page 89: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

75

19 Dong riềng 140.000,00 45.000,00 95.000,00 2,1

20 Sắn 22.329,29 5.100,98 17.228,31 3,3

21 Mía 160.000,00 60.000,00 100.000,00 1,7

5

Cây ăn quả và

cây CN lâu

năm

(LUT 5)

22 Chè 80.980,70 22.980,70 58.000,00 2,5

23 Quýt 89.204,70 23.450,70 65.754,00 2,8

24 Mận 39.780,00 14.296,00 25.484,00 1,8

25 Xoài 79.254,65 23.920,65 55.334,00 2,3

26 Hồng 98.659,40 25.950,40 72.709,00 2,8

6 Rừng sản xuất

(LUT 6) 27

Cây mỡ, cây keo ( tính bình quân

trong cả 5 năm) 68.320,00 12.142,00 56.178,00 4,6

(Nguồn:Tổng hợp phiếu điều tra)

Page 90: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

76

Kết quả tổng hợp tính toán hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất và kiểu

sử dụng đất tại bảng 3.10. cho thấy:

Loại sử dụng đất lúa xuân-lúa mùa (LUT 1)

Đây là loại sử dụng đất phổ biến tại các xã trong toàn lưu vực. Tuy nhiên

có 02 xã có diện tích đất lúa ít nhất là xã Tân Lập và Bản Thi của huyện Chợ

Đồn. Loại sử dụng đất này được người nông dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí

vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về

điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và

chăn nuôi. Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực và dễ chấp

nhận tuy thu nhập chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt

39.353,50 nghìn đồng/ha, hiệu suất sử dụng vốn là 1,6 lần.

Loại sử dụng đất 2 lúa – 1 màu ( LUT 2)

LUT này có hiệu quả kinh tế cao, cao nhất là kiểu sử dụng đất Lúa

xuân – Lúa mùa – Rau đạt GTSP 87.282,2 nghìn đồng/ha, lãi thuần đạt

63.682,10 nghìn và hiệu suất sử dụng đồng vốn là 2,1 lần, đây là cũng là kiểu

sử dụng đất cho HSĐV cao nhất. Kiểu sử dụng đất 3 vụ cho HQKT thấp nhất

là lúa xuân-lúa mùa-khoai lang.

Loại sử dụng đất gieo trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu ( LUT 3)

Trong 10 kiểu sử dụng đất, thì kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Dưa hấu

cho HQKT cao nhất cả về 3 chỉ tiêu với GTSP đạt 122.366,59 nghìn đồng,

thu nhập thuần là 80.590,44 nghìn đồng, hiệu suất đồng vốn là 1,9 lần. Tiếp

theo là kiểu sử dụng đất lúa mùa- thuốc lá cho GTSX 96.431,9 nghìn đồng,

thu nhập thuần đạt 66.546,50 nghìn đồng và hiệu suất đồng vốn đạt khá cao

với 2,2 lần. Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp nhất là lúa mùa-khoai môn

với GTSP đạt 47.253,3 nghìn đồng, Thu nhập thuần là 31.890,70 nghìn đồng

và HSĐV đạt 2,1 lần.

Loại sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày ( LUT 4)

Trong 7 kiểu sử dụng đất của LUT chuyên màu thì kiểu sử dụng đất

trồng mía cho hiệu quả cao nhất thể hiện quả 2 trong 3 chỉ tiêu là GTSP đạt

160 triệu đồng, thu nhập thuần đạt 100 triệu đồng nhưng HSĐV chỉ đạt 1,7

lần. Kiểu sử dụng đất trồng dong riềng cho HQKT cao thứ 2 trong LUT,

GTSX đạt 140.000 nghìn đồng, 95.000,00 nghìn đồng/ha, hiệu suất sử dụng

đồng vốn là 2,1 lần. Kiểu sử dụng đất cho GTSP thấp nhất là sắn nhưng thu

nhập thuần lại cao hơn so với kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ đậu tương, đặc biệt

HSĐV của trồng sắn rất cao với 3,3 lần. Đây là lý do mặc dù sắn không được

khuyến khích trồng trên đất dốc nhưng người dân vẫn trồng.

Page 91: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

77

Loại sử dụng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm ( LUT5)

Trong các kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu

năm thì kiểu sử dụng đất trồng cây hồng có hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSP

đạt 98.659 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 72.709 nghìn đồng và HSĐV đạt

2,8 lần, nghiên cứu thực địa cho thấy ngoài thu nhập từ hồng không hạt, các

hộ dân còn có thể thu hoạch thêm cây bò khai được trồng dưới tán cây hồng.

Các kiểu sử dụng đất còn lại trong LUT cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao, xếp

theo thứ tự về GTSP và thu nhập thuần như sau: hồng > quýt> chè> xoài. Cây

mận là cây cho HQKT thấp nhất. Riêng HSĐV thì hồng và quýt cho giá trị

như nhau với 2,8 lần.

Bên cạnh những lợi thế canh tác và hiệu quả kinh tế, thì LUT cây ăn quả còn

một số điểm hạn chế: Kỹ thuật trồng chưa được phổ biến, số lượng cây trong

vườn còn quá dày, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... ảnh hưởng tới

năng suất và chất lượng quả.

Loại sử dụng đất trồng rừng sản xuất (LUT 6)

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế bình quân 1 ha rừng trồng mỡ có giá

trị sản xuất là 68.320,00 nghìn đồng/ha, chi phí cho sản xuất là 12.142,00

nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 52.178,0 nghìn đồng/ha trong 5 năm (tính

theo 1 chu kỳ), hiệu suất sử dụng vốn đạt 4,6 lần. Nếu tính bình quân 1 năm

đạt GTSP 13,66 triệu đồng, CPTG đạt 2,42 triệu, GTGT đạt 11,23 triệu đồng.

Diện tích trồng mỡ trên địa bàn huyện rộng lớn, chủ yếu tập trung ở các vùng

giáp với vườn quốc gia Ba Bể: Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Đồng Lạc, Xuân Lạc...

Việc trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, một số hộ đã

thoát nghèo nhờ việc đầu tư vào rừng sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình

khai thác để bán, suy nghĩ của người dân vẫn mang tính chất làm ăn manh

mún họ không khai thác tất cả diện tích rừng một lần mà họ lựa chọn cách bán

là tháng nào thiếu tiền thì khai thác một vài cây, giá bán trung bình 1 – 2 triệu

đồng/m3.

3.3.1.2. Phân cấp hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu

vực hồ Ba Bể

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các LUT và kiểu sử dụng đất

phục vụ cho lựa chọn và đề xuất phát triển, nghiên cứu đã xây dựng bảng

phân cấp đánh giá dựa trên kết quả tính toán từng chỉ tiêu của hiệu quả kinh tế

theo 3 mức độ là cao (ký hiệu H), trung bình (ký hiệu M) và thấp (ký hiệu L)

và được thể hiện cụ thể tại bảng 3.11.

Page 92: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

78

Bảng 3.11: Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông

nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể (tính bình quân trên 1ha)

Cấp

Giá trị sản

xuất

(1000đ)

Chi phí sản

xuất (1000đ)

Thu nhập

thuần

(1000đ)

Hiệu suất

đồng vốn

(lần)

Điểm

tương

ứng

H >80.000,00 >27.000,00 >50.000,00 >2,2 5

M 80.000,00- 27.000,00- 50.000,00- 2,2- 3

70.000,00 23.000,00 40.000,00 1,8

L <70.000,00 <23.000,00 <40.000,00 <1,8 1

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Từ kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế tại bảng 3.10 và bảng phân cấp

hiệu quả kinh tế 3.11, nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả kinh tế của các

LUT và kiểu sử dụng đất (bảng 3.12)

Page 93: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

79

Bảng 3.12: Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Giá trị

sản xuất

Thu nhập

thuần

Hiệu suất đồng

vốn

Tổng số

điểm

1000 đ/ha PC 1000 đ/ha PC Lần PC

1 2 lúa

(LUT 1) 1 Lúa xuân – Lúa mùa 63.746,70 L 39.353,50 M 1,6 L 5

2

2 lúa-1

màu

(LUT 2)

2 Lúa xuân – Lúa mùa –

Rau 87.282,20 H 59.010,00 H 2,1 M 13

3 Lúa xuân – Lúa mùa –

Khoai lang 74.045,30 M 45.490,20 M 1,6 L 9

4 Lúa xuân – Lúa mùa –

Ngô đông 80.771,20 H 53.110,70 H 1,9 M 13

3

1 lúa –

màu

(LUT 3)

5 Đỗ tương – Lúa mùa –

Ngô đông 79.087,86 M 47.220,84 M 1,4 L 7

6 Ngô xuân - lúa mùa - rau

đông 94.980,30 H 63.682,10 H 2,0 M 13

7 Ngô xuân - lúa mùa –

khoai lang 74.045,30 M 42.511,80 M 1,5 L 7

8 Lúa mùa - Ngô xuân 60.988,17 L 38.690,17 L 1,7 L 3

9 Lúa mùa - Thuốc lá 96.431,90 H 66.546,50 H 2,2 M 13

10 Lúa mùa – Lạc 65.296,22 L 41.998,22 M 1,8 M 7

Page 94: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

80

11 Lúa mùa – Đỗ tương 58.100,38 L 37.000,38 L 1,8 M 5

12 Lúa mùa – Dưa hấu 122.366,59 H 80.590,44 H 1,9 M 13

13 Lúa xuân – rau 65.915,30 L 44.623,44 H 2,1 M 9

14 Lúa mùa - khoai môn 47.253,30 L 31.890,70 L 2,1 M 5

4

Chuyên

màu và

cây CN

ngắn ngày

(LUT 4)

15 Ngô xuân – Ngô đông 56.048,40 L 32.750,40 L 1,4 L 3

16 Khoai môn – Ngô hè thu 52.829,42 L 32.606,82 L 1,6 L 3

17 Rau 3 vụ 107.532,76 H 71.982,00 H 2,0 M 13

18 Đỗ tương 27.011,89 L 15.569,05 L 1,4 L 3

19 Dong riềng 140.000,00 H 95.000,00 H 2,1 M 13

20 Sắn 22.329,29 L 17.228,31 L 3,3 H 7

21 Mía 160.000,00 H 100.000,00 H 1,7 L 11

5

Cây ăn

quả và

cây CN

lâu năm

(LUT 5)

22 Chè 80.980,70 H 58.000,00 H 2,5 H 15

23 Quýt 89.204,70 H 65.754,00 H 2,8 H 15

24 Mận 39.780,00 L 25.484,00 L 1,8 M 5

25 Xoài 79.254,65 M 55.334,00 H 2,3 H 13

26 Hồng 98.659,40 H 72.709,00 H 2,8 H 15

6

Rừng sản

xuất

(LUT 6)

27 Cây mỡ, cây keo ( tính

BQ 1 năm) 13.664,0 L 11.235,6 L 4,6 H 7

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Page 95: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

81

Từ bảng 3.12 có thể rút ra một số nhận xét sau: Trên cùng một điều

kiện đất đai, khí hậu nhưng hiệu quả của các LUT và kiểu sử dụng đất khác

nhau như: Trong các kiểu sử dụng đất trồng cây hàng năm thì đất 2 vụ lúa +

vụ rau; Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông; Ngô xuân - lúa mùa - rau đông; trồng

rau 3 vụ/năm và kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ ngô- thuốc lá; trồng dong riềng

mang lại hiệu quả cao nhất với 2/3 chỉ tiêu đạt mức cao, chỉ tiêu còn lại đạt

mức trung bình. Riêng mía có 2 chỉ tiêu đạt mức cao là GTSP và thu nhập

thuần, còn hiệu suất đồng vốn đạt mức thấp nhưng vẫn là cây trồng có hiệu

quả kinh tế cao. Các kiểu sử dụng đất có HQKT cao đều có diện tích rất nhỏ.

Trong 6 kiểu sử dụng đất của LUT trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu

năm thì có 5 kiểu sử dụng đất cho HQKT tổng hợp cao nhất, đặc biệt là kiểu

sử dụng đất trồng hồng, quýt và chè với 3 chỉ tiêu là GTSX, TNT và HSĐV

đều đạt cao, riêng xoài cũng là kiểu sử dụng đất cho HQKT cao nhưng thấp

hơn so với 4 kiểu sử dụng đất nói trên. Mận là kiểu sử dụng đất cho HQKT

thấp.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của mỗi loại sử dụng đất được đánh giá thông qua 3 chỉ

tiêu gồm: Khả năng thu hút lao động; giá trị gia tăng trên ngày công lao động

và tỉ lệ hộ nông dân dân chấp nhận kiểu sử dụng đất hiện có. Việc sử dụng

chỉ tiêu tỉ lệ hộ nông dân chấp nhận và lựa chọn loại sử dụng đất gắn với kiểu

thrr hiện khả năng vốn, tập quán và trình độ canh tác của họ có thể đáp ứng

được khi tiến hành thực hiện gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng trong

kiểu sử dụng đất ấy.

So sánh với phân cấp HQXH bảng 3.13, nghiên cứu đã đánh giá được

HQXH từng chỉ tiêu và cả tiêu chí hiệu quả xã hội tại bảng 3.14.

Page 96: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

82

Bảng 3.13: Phân cấp hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

Số

TT

Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định tính Phân cấp

Thu hút lao

động

(công/ha)

GIá trị gia

tăng/ công

lao động

( 1000đ)

Mức độ chấp nhận của người dân (%)

Điểm số

theo

mức độ

Phân cấp

1 >500 >100 >70,0 5 H

2 300-500 70-100 50 -70 3 M

3 <300 <70 <50 1 L

Page 97: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

83

Bảng 3.14: Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Thu hút lao

động

Thu nhập

thuần/ngày

công lao động

Mức độ

chất

nhận của

người

dân

Tổng số

điểm

công/

ha

Phân

cấp

Nghìn

đồng/ha

Phân

cấp

1 2 lúa (LUT 1) 1 Lúa xuân – Lúa mùa 410 M 95,9 M H 11

2 2 lúa-1 màu

(LUT 2)

2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 610 H 96,7 M H 13

3 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 630 H 72,2 M M 11

4 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 600 H 88,5 M H 13

3 1 lúa – màu

(LUT 3)

5 Đỗ tương – Lúa mùa – Ngô đông 600 H 78,7 M H 13

6 Ngô xuân - lúa mùa - rau đông 700 H 90,9 M H 13

7 Ngô xuân - lúa mùa – khoai lang 600 H 70,8 M H 13

8 Lúa mùa - Ngô xuân 400 M 81,7 M L 7

9 Lúa mùa - Thuốc lá ( sấy khô) 1000 H 66,5 L M 9

10 Lúa mùa – Lạc 385 M 93,5 M L 9

11 Lúa mùa – Đỗ tương 390 M 94,8 M L 7

12 Lúa mùa – Dưa hấu 505 H 159,5 H H 15

13 Lúa xuân – rau 500 H 89,24 L L 7

14 Lúa mùa - khoai môn 400 M 69,7 L H 9

Page 98: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

84

4 Chuyên màu và cây CN

ngắn ngày (LUT 4)

15 Ngô xuân – Ngô đông 410 M 75,0 M M 9

16 Khoai môn – Ngô hè thu 400 M 64,0 L M 7

17 Rau 3 vụ 810 H 88,8 M H 13

18 Đỗ tương 178 L 87,0 M L 5

19 Dong riềng 250 L 380,0 H H 11

20 Sắn 180 L 95,7 M H 9

21 Mía 350 M 285,7 H M 11

5

Cây ăn quả và cây CN lâu

năm

(LUT 5)

22 Chè 360 M 161,1 H H 13

23 Quýt 387 M 169,9 H H 13

24 Mận 354 M 71,9 M L 7

25 Xoài 350 M 158,1 H L 9

26 Hồng 400 M 181,7 H H 13

6 Rừng sản xuất (LUT 6) 27 Cây mỡ, cây keo 180 L 62,4 L H 7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

H (Cao): 3 M (Trung bình): 2 L (Thấp): 1

Page 99: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

85

Kết quả tổng hợp đánh giá HQXH tại bảng 3.14 cho thấy:

- Đối với các loại sử dụng đất trồng cây hàng năm (LUT1, LUT2, LUT3,

LUT4)

Các loại sử dụng này có 21 kiểu sử dụng đất thuộc 4 LUT là LUT 1

chuyên lúa, LUT2 lúa màu, LUT 3 trồng 1 vụ lúa- và 1 hoặc 2 vụ màu, LUT 4

trồng chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm. Đây là các kiểu sử dụng đất

thu hút phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên, việc đầu tư

công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ,

chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn

lại là thời gian rảnh rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu

lương thực tại địa phương mà còn cung cấp cho các xã lân cận. Đối với loại

sử dụng đất trồng sắn, ngô mặc dù cho năng suất thấp nhưng các kiểu sử dụng

đất này vẫn được nhiều nông hộ chấp nhận do tập quá canh tác liên quan chặt

chẽ đến bản sắc văn hóa của từng dân tộc và góp phần giải quyết nhu cầu đời

sống hàng ngày. Trong tương lai cần có biện pháp cụ thể giúp nhân dân sử

dụng hiệu quả các loại sử dụng đất này. Trong các LUT và kiểu sử dụng đất

cây hàng năm có 11 kiểu có HQXH tổng hợp cao, trong đó có 1 kiểu sử dụng

đất của LUT 1 là chuyên trồng lúa; LUT 2 có 3 kiểu sử dụng đất đều là đất 2

vụ lúa và 1 vụ màu, cây màu là rau, ngô hoặc khoai lang. LUT 3 trồng 1 vụ

lúa và 1 đến 2 vụ màu có 5 trên 10 kiểu sử dụng đất đạt HQXH cao. LUT 4 là

đất chuyên màu có 3 kiểu sử dụng đất cho HQXH tổng hợp cao là trồng rau 3

vụ, lúa xuân- dưa hấu, dong riềng và mía.

- Đối với loại sử dụng đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm:

Đây là những loại sử dụng đất góp phần tăng thu nhập đồng thời giải

quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn chờ thời vụ, vị trí

vườn thường liền với nhà ở nên không mất công đi lại như ra đồng ruộng là

điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình một cách tốt nhất,

cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên, diện

tích cây ăn quả của các xã trong lưu vực chưa được chú trọng đầu tư, phát

triển nên thu nhập của người dân từ loại hình sử dụng đất này còn chưa cao,

phần lớn người dân chưa quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế của cây ăn quả.

Hiện nay diện tích trồng cây ăn quả có xu hướng tăng, nhưng khả năng sản

xuất hàng hóa chưa cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh. hội, đặc biệt là các khu

vực thuộc vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể. LUT cây ăn quả và cây công

nghiệp lâu năm có 3 trên 5 kiểu sử dụng đất đạt HQXH cao là hồng, chè,

quýt.

- Đối với loại sử dụng đất lâm nghiệp:

Page 100: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

86

Kiểu sử dụng trồng rừng sản xuất do được quan tâm tạo điều kiện rất

lớn của Nhà nước và chính quyền địa phương nên kiểu sử dụng này ngày

càng phát triển cả quy mô diện tích và năng suất, góp phần giải quyết bài toán

tổng hợp vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời giải quyết các yêu cầu về

mặt xã hội, đây cũng là kiểu sử dụng đất có HQXH thấp mặc dù HSĐV rất

cao và tỉ lệ hộ lựa chọn rất cao.

3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được xem xét đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu gồm

độ che phủ đất, liều lượng phân bón và lượng hoá chất bảo vệ thực vật sử

dụng cho cây trồng trong năm trên 1 ha đất. Với độ che phủ đất, đây là chỉ

tiêu được nhiều nghiên cứu sử dụng khi tiến hành trên vùng đất dốc, nơi chịu

tác động lớn của quá trình xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Trong nghiên

cứu này độ che phủ đất được tính bằng thời gian che phủ mặt đất trong năm

mà cụ thể là tỉ lệ % thời gian có cây trồng.

Với lượng phân bón sử dụng cho cây trồng của kiểu sử dụng đất, đây

không chỉ là chỉ tiêu có ảnh hưởng đến việc duy trì độ phì nhiêu đất mà nếu

bón với lượng lớn đất không giữ được, phân bón sẽ bị rửa trôi gây ô nhiễm

cho đất và nước trong lưu vực. Những cây trồng được bón với lượng tương

đương với mức khuyến cáo được coi là duy trì được độ phì nhiêu, ít hơn

lượng khuyến cáo thì xếp vào mức duy trì độ phì nhiêu thấp nhưng nếu cao

quá vượt mức trên 10% có thể gây ô nhiễm đất và nước Theo đó, nghiên cứu

đã xây dựng được phân cấp đánh giá HQMT như sau:

Page 101: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

87

Bảng 3.15: Phân cấp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

STT

Chỉ tiêu đánh giá

Phân cấp

Thời gian che

phủ đất tính theo

%

Lượng phân bón Lượng thuốc bảo vệ thực vật

cho cây trồng

Điểm số

theo

mức độ

Phân cấp

1 >80,0

Xu hướng bồi dưỡng

đất : Cao hơn mức

khuyến cáo nhưng

không vượt quá 10%

Sử dụng ít hơn so với

khuyến cáo 5 H

2 50-80,0

Ổn định độ phì đất : Sử

dụng bằng mức khuyến

cáo.

Ổn định môi trường : Sử

dụng bằng mức khuyến cáo

cho tất cả các loại cây trồng

của kiểu SD đất/năm

3 M

3 <50 %

Xu hướng suy thoái độ

phì đất: Thấp hơn mức

khuyến cáo hoặc lớn

hơn mức trên 10% có

nguy cơ gây ô nhiễm

môi trường đất

Nguy cơ ô nhiễm đất và

nước: Sử dụng nhiều hơn so

với khuyến cáo cho 1 loại

cây trồng trở lên trong kiểu

SDĐ/năm

1 L

Page 102: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

88

Kết quả điều tra về lượng phân bón cho các cây trồng cho thấy, trong

thực tế tỷ lệ người nông dân đã sử dụng lượng N, P2O5, K2O và phân chuồng

cho một số loại cây trồng như lúa, ngô, dong riềng, khoai môn, rau, đỗ tương,

mía, hồng chè, quýt v.v…chưa cân đối so với tiêu chuẩn bón phân theo

khuyến cáo của Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Kạn. Lượng đạm (N)

được sử dụng cao hơn so với khuyến cáo ở một số cây trồng lúa, rau, chè,

xoài…; Lượng lân (P2O) được sử dụng cao ở một số cây trồng lúa, ngô, dong

riềng, khoai môn, khoai lang, rau, đỗ tương, mía, hồng, mận…; Lượng kali

(K2O) được sử dụng cao ở một số cây trồng rau, hồng, quýt, mỡ, keo v.v…

Ngược lại, lượng phân chuồng lại thấp hơn so với tiêu chuẩn khuyến cáo. Tuy

nhiên, tỷ lệ bón phân hóa học mất cân đối và mức độ chênh lệch chưa nhiều

nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường đất còn ít. Nếu xét về khía cạnh bồi

dưỡng đất thì với mức thấp hơn khuyến cáo được coi như là tác dụng bồi

dưỡng đất thấp, bằng hoặc cao hơn 10% mức khuyến cáo được xếp vào mức

ổn định độ phì đất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn người dân sử dụng thuốc BVTV

theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Các loại thuốc BVTV được sử dụng

đúng chủng loại và nằm trong danh mục cho phép sử dụng theo quy định của

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một tỷ lệ

nhỏ số hộ dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn của chi cục BVTV như

dùng thuốc quá liều lượng cho phép như Fastas 5EC, Mapy 48EC, Binhdan

10GR, Hostathion 50EC, Trecbon 10 EC, DIPTEREX 50EC, Polytrin

P440EC, Basta 15L, Danitol 10EC, v.v…, dùng thuốc trong danh mục hạn

chế sử dụng; sâu xám, rệp, sùng trắng, sùng bửa củi đất trồng mía, cây hồng,

quýt, mỡ, keo…; Fokeba 20 % thuốc trừ chuột ngoài đồng ruộng, v.v…), sử

dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc cho một lần phun, phun thuốc không đúng thời

điểm gây lãng phí và gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Kết quả đánh giá HQMT tại bảng 3.16 cho thấy, trong 6 LUT nghiên

cứu thì LUT 2 ( 2 lúa-màu) có 3 kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường cao

gồm: Lúa xuân – Lúa mùa – Rau; Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang và Lúa

xuân – Lúa mùa – Ngô đông. LUT 3 có 2 kiểu sử dụng đất cho HQMT cao,

LUT 4 có 2 kiểu sử dụng đất có HQMT cao là dong riềng và mía. LUT 5 là

cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có 4 trên 5 kiểu sử dụng đất có

HQMT cao, riêng mận có HQMT thấp do sử dụng HCBVTV cao nên có xu

hướng ảnh hưởng đến môi trường đất và nước. LUT6 (Rừng sản xuất) tuy có

lượng phân bón thấp nhưng nghiên cứu vẫn xếp hiệu quả môi trường cao nhất

do khả năng cung cấp hữu cơ cho đất cao và hạn chế xói mòn tốt nhất nên xu

Page 103: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

89

hướng gia tăng độ phì cao hơn, phù hợp với tập quán canh tác và điều kiện địa

hình khí hậu của lưu vực hồ Ba Bể, lượng tàn dư cây trồng từ mức trung bình

đến cao. Kiểu sử dụng đất có HQMT thấp là trồng sắn.

Bảng 3.16: Phân cấp hiệu quả môi trường các loại sử dụng,

kiểu sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Độ che

phủ của

kiểu sử

dụng

đất

Xu

hướng

tác động

của sử

dụng

phân

bón đến

MT đất

Xu

hướng

tác động

của sử

dụng

HCBVT

V đến

MT đất

Tổng

điểm

1 2 lúa

(LUT 1) 1 Lúa xuân – Lúa mùa (60)M M M 9

2

2 lúa-1

màu

(LUT 2)

2 Lúa xuân – Lúa mùa

– Rau (80)H M M 11

3 Lúa xuân – Lúa mùa

– Khoai lang (85)H M M 11

4 Lúa xuân – Lúa mùa

– Khoai môn (90)H M M 11

5 Lúa xuân – Lúa mùa

– Ngô đông (85)H M M 11

3

1 lúa –

màu

(LUT 3)

6 Đỗ tương – Lúa mùa

– Ngô đông (80)H M M 11

7 Ngô xuân - lúa mùa -

rau đông (75)M M M 9

8 Ngô xuân - lúa mùa –

khoai lang (85)H M M 11

9 Lúa mùa - Ngô xuân (64)M M M 9

10 Lúa mùa - Thuốc lá (60)M L L 7

11 Lúa mùa – Lạc (57)M M M 9

12 Lúa mùa – Đỗ tương (57)M M M 9

13 Lúa mùa – Dưa hấu (70)M M M 9

14 Lúa xuân – rau (51)M M M 9

15 Lúa mùa - khoai môn (75)M M M 9

4

Chuyên

màu và

cây CN

ngắn

ngày

(LUT 4)

16 Ngô xuân – Ngô

đông (63)M M M 9

17 Khoai môn – Ngô hè

thu (75)M M M 9

18 Rau 3 vụ (78)M M M 9

19 Đỗ tương (45)L M M 7

20 Dong riềng (80)H M M 11

21 Sắn (80) H L M 9

22 Mía (85)H M M 11

Page 104: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

90

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

H (Cao): 3 M (Trung bình): 2 L (Thấp): 1

3.3.4. Đánh giá tính bền vững của các loại sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể

Như phần phương pháp đã trình bày, để đánh giá tính bền vững của các

loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tổng hợp

HQKT, HQXH và HQMT với mục tiêu xác định được các loại sử dụng đất có

hiệu quả tổng hợp cao, được coi là bền vững đáp ứng được cả 3 tiêu chí là

kinh tế, xã hội và môi trường phục vụ cho bước tiếp theo là đánh giá tiềm

năng phát triển đồng thời đề xuất sử dụng cho phát triển tại lưu vực. Tuy

nhiên để đánh giá được tính bền vững, nghiên cứu đã tổng hợp kết quả đánh

giá tổng hợp của từng tiêu chí và xây dựng được bảng phân cấp đánh giá áp

dụng cho lưu vực hồ Ba Bể (bảng 3.17)

Bảng 3.17: Bảng phân cấp hiệu tính bền vững của các loại, kiểu sử dụng

đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

Số TT Tổng số điểm của cả 3 tiêu chí

của 9 chỉ tiêu

hiệu Đánh giá

1 >30 H Bền vững cao

2 20-30 M Bền vững trung bình

3 <20 L Kém bền vững

Từ phân cấp đánh giá tính bền vững tại bảng 3.17, NCS đã tổng hợp

đánh giá tính bền vững của các LUT và kiểu sử dụng đất và lựa chọn được

trong số 27 kiểu sử dụng đất thuộc 6 LUT có 16 kiểu sử ụng đất để đề xuất

cho áp dụng (bảng 3.18), trong đó cây hàng năm có 10 kiểu sử dụng đất gồm:

LUT 1 đất chuyên trồng 2 vụ lúa. LUT 2 vụ lúa-màu có 3 kiểu, LUT 3 là 1 vụ

lúa-màu có 4 kiểu sử dụng đất cho HQTH cao là Ngô xuân - lúa mùa - rau

đông; lúa mùa- thuốc là và lúa mùa-dưa hấu. LUT 4 chuyên màu có 3 kiểu sử

dụng đất cho HQTH cao gồm kiểu sử dụng đất 3 vụ rau, kiểu sử dụng đất

trồng mía và kiểu sử dụng đất trồng dong riềng. LUT 5 trồng cây ăn quả và

cây công nghiệp lâu năm có 4 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả cao hay bền vững

bao gồm: chè, hồng, quýt và xoài. Trong các kiểu sử dụng đất này có diện tích

5

Cây ăn

quả và

cây CN

lâu năm

(LUT 5)

23 Chè (100)H M M 11

24 Quýt (100)H M M 11

25 Mận (100)H M L 9

26 Xoài (100)H M M 11

27 Hồng (100)H M M 11

6

Rừng

sản xuất

(LUT 6)

28 Cây mỡ, cây keo (100)H L M 9

Page 105: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

91

còn nhỏ, ngoài trừ hồng là cây bản địa nên có diện tích lớn, đây là những cây

trồng có lợi thế. LUT 1 chuyên lúa tuy là kiểu sử dụng đất có HQTH trung

bình do HQKT thấp nhưng trồng lúa có lợi ích kép, không chỉ giải quyết vấn

đề an ninh lương thực tại chỗ trong lưu vực, nơi chủ yếu là các xã thuộc khu

vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông đi lại còn rất khó khăn mà còn

góp phần bảo vệ rừng, hạn chế chặt phá rừng làm nương rẫy, gián tiếp bảo tồn

đa dạng sinh học.

Riêng kiểu sử dụng đất trồng rừng kinh doanh tuy có HQTH trung bình

nhưng ngoài chức năng kinh tế, rừng trồng còn có chức năng môi trường và là

vùng đệm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia Ba Bể. Đây cũng là

loại được người dân lựa chọn cao nhất do đầu tư vốn thấp, phù hợp với khả

năng kinh tế của hộ nông dân là đồng bào dân tộc và tập quán canh tác. Mặt

khác ngoài kinh doanh gỗ có thể phát triển cây dược liệu, nuôi ong và chăn

nuôi gia cầm dưới tán rừng.

Bảng 3.18: Các loại và kiểu sử dụng đất bền vững được lựa chọn để đề

xuất phát triển tại lưu vực hồ Ba Bể

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Phân cấp

mức độ

1 2 lúa (LUT 1) 1 Lúa xuân – Lúa mùa M

2 2 lúa-1 màu

(LUT 2)

2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau H

3 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang H

4 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông H

3

4

5

1 lúa – màu

(LUT 3)

5 Đỗ tương – Lúa mùa – Ngô đông H

6 Ngô xuân - lúa mùa - rau đông H

7 Lúa mùa - Thuốc lá H

8 Lúa mùa – Dưa hấu H

Chuyên màu

và CCNHN

( LUT 4)

9 Rau 3 vụ H

10 Dong riềng H

11 Mía H

Cây ăn quả

và Cây CN

lâu năm

(LUT5)

12 Chè H

13 Quýt H

14 Xoài H

15 Hồng H

6 Rừng sản

xuất (LUT 6) 16 Cây mỡ, cây keo M

3.3.5. Nhận xét chung

Từ kết quả đánh giá giá về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của

các loại sử dụng đất có thể rút ra một số nhận xét :

- Về hiệu quả kinh tế tổng hợp:

Page 106: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

92

Trong 21 kiểu sử dụng đất trồng cây hàng năm thì có 7 kiểu sử dụng đất

cho HQKT tổng hợp cao gồm: 2 vụ lúa + vụ rau; Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô

đông; Ngô xuân - lúa mùa - rau đông; trồng rau 3 vụ/năm và kiểu sử dụng

đất trồng 1 vụ ngô- thuốc lá; trồng dong riềng mang lại hiệu quả cao nhất với

2/3 chỉ tiêu đạt mức cao, chỉ tiêu còn lại đạt mức trung bình. Mía có 2 chỉ tiêu

đạt mức cao là GTSP và thu nhập thuần. Các kiểu sử dụng đất trồng cây công

nghiệp lâu năm và cây ăn quả đều cho HQKT tổng hợp cao, đặc biệt là

hồng, quýt và chè với 3 chỉ tiêu là GTSX, TNT và HSĐV đều đạt cao , xoài

cho HQKT cao nhưng thấp hơn so với 3 kiểu sử dụng đất nói trên. Mận là

kiểu sử dụng đất cho HQKT thấp.

- Về hiệu quả xã hội:

Trong 21 kiểu sử dụng đất trồng cây hàng năm thì có 11 kiểu có

HQXH tổng hợp cao, trong đó có 1 kiểu sử dụng đất của LUT 1, 3 kiểu sử

dụng đất của LUT 2 là 2 vụ lúa và 1 vụ màu, cây màu là ngô, rau và khoai

lang . LUT 3 trồng 1 vụ lúa-1 đến 2 vụ màu có 4 trên 10 kiểu sử dụng đất đạt

HQXH cao còn LUT 4 là đất chuyên trồng màu có 3 kiểu sử dụng đất cho

HQXH tổng hợp cao là trồng rau 3 vụ, lúa xuân- dưa hấu, dong riềng và mía .

Trong 5 kiểu sử dụng đất của LUT cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả thì

có 3 kiểu sử dụng đất đạt HQXH tổng hợp cao là hồng, chè, quýt. LUT rừng

sản xuất cho HQXH thấp nhưng HSĐV rất cao .

- Về hiệu quả môi trường:

Kết quả đánh giá HQMT cho thấy, trong 6 LUT nghiên cứu thì LUT 2

(2 lúa-màu) có 3 kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường cao gồm: Lúa xuân

– Lúa mùa – Rau; Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang và Lúa xuân – Lúa mùa

– Ngô đông. LUT 3 là lúa- màu có 2 kiểu. LUT 4 có 2 kiểu sử dụng đất có

HQMT cao là dong riềng và mía. LUT 5 là cây ăn quả và cây công nghiệp lâu

năm có 4 trên 5 kiểu sử dụng đất có HQMT cao, riêng mận có HQMT thấp do

sử dụng HCBVTV cao nên có xu hướng ảnh hưởng đến môi trường đất và

nước. LUT6 (Rừng sản xuất) tuy có lượng phân bón thấp nhưng nghiên cứu

vẫn xếp hiệu quả môi trường cao do khả năng cung cấp hữu cơ cho đất cao và

hạn chế xói mòn tốt nhất nên xu hướng gia tăng độ phì cao hơn.

- Kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp hay tính bền vững:

Kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp hay tính bền vững của các LUT và

kiểu sử dụng đất đã lựa chọn được 16 kiểu sử dụng đất, trong đó có 10 kiểu

sử dụng đất cây hàng năm cho hiệu quả và tính bền vững cao: LUT 2 vụ lúa-

màu có 3 kiểu gồm 2 vụ lúa và cây màu là rau đông, ngô hoặc khoai lang,

LUT 3 là 1 vụ lúa-màu có 4 kiểu là Đỗ tương – Lúa mùa – Ngô đông, Ngô

Page 107: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

93

xuân - lúa mùa - rau đông; lúa mùa- thuốc là và lúa mùa-dưa hấu. LUT 4

chuyên màu có 3 kiểu là 3 vụ rau, trồng mía và trồng dong riềng. LUT 5 trồng

cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có 4 kiểu là: chè, hồng, quýt và xoài.

LUT 1 chuyên lúa có HQTH trung bình. Kiểu sử dụng đất trồng rừng sản xuất

tuy có HQTH trung bình nhưng ngoài chức năng kinh tế, rừng trồng còn có

chức năng môi trường và là vùng đệm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt rừng

quốc gia Ba Bể.

3.4. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp lưu vực hồ Ba Bể

Như phần khái niệm đã đề cập, tiềm năng đất nông nghiệp hay đất sản

xuất nông nghiệp là khả năng cho khai thác tối đa cả về số lượng và chất

lượng cho mục tiêu phát triển, nó phụ thuộc vào mỗi đối tượng hoặc nhóm

cây trồng có yêu cầu sinh lý, sinh thái khác nhau. Do vậy chỉ có thể xác định

được dựa trên việc xem xét, đối chiếu giữa yêu cầu sinh lý, sinh thái của LUT

hay kiểu sử dụng đất với các đặc điểm của đơn vị đất đai, theo đó xác định

được độ thích hợp của đất đai với các LUT và kiểu sử dụng đất theo hướng

dẫn của FAO. Giới hạn của quỹ đất đai ở bậc thích hợp (rất thích hợp, thích

hợp, ít thích hợp) đối với một cây trồng nào đó được hiểu là tiềm năng đất

đai. Để xác định tiềm năng đất đai với các kiểu sử dụng đất đã chọn, nghiên

cứu đã tuân thủ quy trình đánh giá đất của FAO như đã trình bày trong phần

phương pháp.

3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.4.1.1. Lựa chọn các yếu tố và các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn

vị đất đai

Theo hướng dẫn của FAO, để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ)

cần phải lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu, phân cấp ngưỡng chỉ tiêu để thành lập bản

đồ chuyên đề và chồng xếp để tạo lập bản đồ đơn vị đất đai. Các yếu tố, chỉ tiêu

được chọn và phân cấp để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phải đảm bảo các nguyên

tắc như (1) Có thể kế thừa từ các nguồn tài liệu hiện có hoặc có khả năng bổ

sung và dễ dàng nhận diện được ngoài thực địa; (2) có thể gộp thành các nhóm

yếu tố, chỉ tiêu có mối quan hệ tương đối giống nhau đối với từng loại sử dụng

đất; và (3) là các yếu tố tương đối bền vững, khó có triển vọng thay đổi nhanh do

các biện pháp quản lý, trừ khi có những biện pháp cải tạo lớn.

Bảng 3.19: Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục

vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai lưu vực hồ Ba Bể

Các chỉ tiêu Phân cấp các chỉ tiêu Ký hiệu

Mã hoá

I.Loại đất Đất phù sa ngòi suối G1

Đất nâu đỏ trên đá vôi G2

Page 108: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

94

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất G3

Đất vàng đỏ trên đá mác ma axit G4

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước G5

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất G6

Đất mùn đỏ vàng trên đá mác ma axit G7

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ G8

II. Độ dốc

1. 00 – 30 SL1

2. 30 – 80 SL2

3. 80 – 150 SL3

4. 150 – 250 SL4

5. >250 SL5

III. Thành phần cơ

giới

1. Sét Te1

2. Thịt nặng Te2

3. Thịt trung bình Te3

4. Thịt nhẹ Te4

5. Cát pha Te5

IV. Độ dày tầng đất

mịn

1. > 100cm D1

2. 70 – 100 cm D2

3. 50 – 70 cm D3

4. < 50cm D4

V. Nhiệt độ trung

bình năm (0C)

1. <220 T1

2. ≥220 T2

VI. Lượng mưa trung

bình năm (mm)

1. <1.600 mm R1

2. ≥1.600 mm R2

VII. Khả năng tưới

1. Tưới chủ động Ir1

2. Tưới bán chủ động Ir2

3. Tưới nhờ nước trời Ir3

VIII. Khả năng tiêu

1. Tiêu thoát tốt Dr1

2. Tiêu thoát bán chủ động Dr2

3. Úng nước Dr3

Trên cơ sở nguyên tắc vừa trình bày, dựa theo nguồn số liệu đã thu thập

được như bản đồ đất và khả năng bổ sung một số chỉ tiêu như độ dốc, tầng

dày, nghiên cứu đã lựa chọn được 8 chỉ tiêu thuộc 3 nhóm yếu tố là : Nhóm

yếu tố về đất gồm 4 chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới.

Nhóm yếu tố về khí hậu gồm 2 chỉ tiêu: Lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ

trung bình năm. Nhóm yếu tố về nước gồm 2 chỉ tiêu: Khả năng tưới nước và

khả năng thoát nước để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, các yếu tố này được

phân cấp thành các mức độ khác nhau và được mã hoá để phục vụ cho xây

dựng bản đồ chuyên đề, chồng xếp thành lập bản đồ đơn vị đất đai và phân

hạng mức độ thích hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất. Các yếu tố

cụ thể được lựa chọn và phân cấp trình bày ở bảng 3.19.

Page 109: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

95

3.4.1.2. Xây dựng các bản đồ chuyên đề

Mỗi chỉ tiêu nói trên được xây dựng thành một bản đồ chuyên đề dựa

vào ngưỡng phân cấp. Kết quả đã xây dựng được 8 bản đồ chuyên đề. Cụ thể:

a. Bản đồ loại loại đất

Loại đất là một yếu tố tổng hợp thể hiện khái quát tính chất vật lý và

hoá học cũng như khả năng sử dụng. Bản đồ loại đất được trích tách từ lớp

thông tin trong bản đồ đất 1/25.000, được mã hoá từ G1 đến G8, tương ứng

với 8 loại đất và biên tập lại thể hiện ở Phụ lục 2/Hình 2.4.

Bảng 3.20: Tổng hợp diện tích các loại đất lưu vực hồ Ba Bể

STT

hiệu

loại đất

Mã Mô tả loại đất Diện tích

(ha)

1 Py G1 Đất phù sa ngòi suối 692,76

2 Fv G2 Đất nâu đỏ trên đá vôi 8.949,18

3 Hs G3 Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất 104,03

4 Fa G4 Đất đỏ vàng trên đá mác ma axit 7.993,74

5 Fl G5 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.404,69

6 Fs G6 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất 28.172,91

7 Ha G7 Đất mùn đỏ vàng trên đá mác ma axit 6.171,13

8 D G8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 63,99

9 Da NG Núi Đá có rừng cây hoặc mặt hồ (không đánh

giá)

1.738,63

Tổng 55.291,06

b. Bản đồ phân cấp độ dốc lưu vực hồ Ba Bể

Độ dốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt đối với vùng

đồi núi, đây cũng là yếu tố chi phối và thậm chí quyết định đối với việc bố trí

sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả sử dụng phần mềm phân tích độ dốc (3D

Analysis) đã xác định được độ dốc của lưu vực theo 5 cấp và được mã hoá

bằng chữ SL, tương ứng từ SL1 đến SL 5 (Phụ lục 2/Hình 5).

Bảng 3.21: Phân cấp độ dốc lưu vực hồ Ba Bể

STT Độ dốc Mã Diện tích (ha)

1 0 – 30 SL1 3.930,05

2 3 – 80 SL2 5.317,74

3 8 – 150 SL3 9.642,9

4 15 – 250 SL4 33.906,09

5 >250 SL5 800,06

Page 110: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

96

6 Không đánh giá NSL 1.694,22

Tổng cộng 55.291,06

c. Bản đồ độ dày tầng đất mịn lưu vực Ba Bể

Độ dày tầng đất mịn là một chỉ tiêu quyết định đến việc có bố trí được

các loại cây ăn quả, cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu và lượng sinh khối lớn hay

không ở những vùng đồi núi và ngay cả ở vùng đất bằng. Để xây dựng bản đồ

này, nghiên cứu đã trích tách lớp thông tin tầng dày đất từ bản đồ đất thành 4

cấp, mã hoá bằng chữ D, tương ứng từ D1 đến D4 (Phụ lục 2/Hình 6).

Bảng 3.22: Phân cấp độ dày tầng đất mịn

STT Độ dày Mã Diện tích

1 > 100cm D1 2.940,80

2 70 – 100 cm D2 2.910,87

3 50 – 70 cm D3 6.390,19

4 < 50cm D4 41.354,98

5 Không đánh giá ND 1.694,22

Tổng cộng 55.291,06

d. Bản đồ thành phần cơ giới đất lưu vực hồ Ba Bể

Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho

cây trồng phát triển bộ rễ, có liên quan đến mức độ tơi xốp đất, khả năng thoát

nước và mức độ thích hợp của các loại cây trồng, đặc biệt là loại cây lấy củ,

ưa thoát nước. Bản đồ thành phần cơ giới đất được dây dựng dựa trên trích

tách từ bản đồ đất 1/25.000 lưu vực cho thấy có 5 cấp, mã hoá bằng chữ Te,

tương ứng với 5 cấp là Te1 đến Te5 theo mức độ từ nặng đến nhẹ (Phụ lục

2/Hình 7).

Page 111: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

97

Bảng 3.23: Phân cấp thành phần cơ giới

STT Ký hiệu đất Mã Mô tả Diện tích

(ha)

1 g Te1 Đất sét 218,02

2 e Te2 Thịt nặng 8.901,2

3 d Te3 Thịt trung bình 5.433,2

4 c Te4 Thịt nhẹ 32.561,08

5 b Te5 Cát pha 6.483,34

6 NTe Không đánh giá 1.694,22

Tổng cộng 55.291,06

e. Bản đồ phân vùng nhiệt độ trung bình năm lưu vực Ba Bể

Để phân vùng đề tài đã sử dụng phương pháp nội suy trọng số khoảng

cách 3 điểm Bắc Kạn (BK: 22.84), Chợ Rã (CR: 22.5); Ngân Sơn (NS:20.3)

để phân vùng nhiệt độ trung bình năm tại lưu vực hồ Ba Bể (Phụ lục 2/Hình 8).

Bảng 3.24: Phân vùng nhiệt độ không khí lưu vực Ba Bể

STT Nhiệt độ trung bình Mã DT (ha)

1 < 220 T1 17.078,9

2 ≥220 T2 36.517,94

3 Không đánh giá NT 1.694,22

Tổng cộng 55.291,06

f. Bản đồ phân vùng lượng mưa lưu vực hồ Ba Bể

Mưa là chỉ tiêu rất quan trọng, đặc biệt đối với những vùng không có

công trình thuỷ lợi tưới và không có nguồn nước thì nuwcs mưa là nguồn

cung cấp nước duy nhất cho cây trồng. Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng

mưa lưu vực hồ Ba Bể dựa theo nguồn số liệu lượng mưa của các trạm khí

tượng tại Bắc Kan và Chợ Đồn và số liệu tại các trạm đo nhân dân đã xây

dựng được bản đồ phân vùng mưa theo 2 cấp độ là < 1.600 mm và ≥1.600

mm, mã hoá bằng chữ R, tương ứng là R1 và R2 và được minh hoạ tại Phụ

lục 2/Hình 9. Sử dụng Phương pháp nội suy trọng số khoảng cách.

Bảng 3.25: Phân vùng lượng mưa trung bình năm lưu vực hồ Ba Bể

STT Mưa Mã DT (ha)

1 < 1.600 mm R1 8.476,09

2 ≥1.600 mm R2 45.120,75

3 Không đánh giá NR 1.694,22

Tổng cộng 55.291,06

g. Bản đồ phân vùng khả năng tưới lưu vực hồ Ba Bể

Kết quả xây dựng bản đồ phân cấp khả năng tưới tại lưu vực hồ Ba Bể

Page 112: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

98

dựa trên bản đồ hiện trạng tưới và hiện trạng các công trình thuỷ lợi trong lưu

vực theo 3 cấp độ là tưới chủ động, tưới bán chủ động và không được tưới,

mã hoá bằng chữ IR, tương ứng Ir1 đến Ir3 (Phụ lục 2/Hình 10).

Bảng 3.26: Tổng hợp diện tích theo khả năng tưới nước

lưu vực hồ Ba Bể

STT Khả năng tưới Mã Diện tích (ha)

1 Tưới chủ động Ir1 1.645,27

2 Tưới bán chủ động Ir2 7.976,59

3 Tưới nhờ nước trời Ir3 43.974,98

4 Không đánh giá NIr 1.694,22

Tổng 55.291,06

h. Bản đồ khả năng tiêu thoát nước

Ngược lại với khả năng cung cấp nước là khả năng tiêu thoát nước

cũng là vấn đề quan trọng đối với sự ổn định của sản xuất nông nghiệp. Dựa

trên bản đồ quy hoạch thuỷ lợi và hiện trạng tưới và tiêu thoát nước, nghiên

cứu đã xây dựng được bản đồ tiêu thoát nước theo 3 cấp độ là tiêu thoát tốt,

tiêu thoát bán chủ động và tiêu thoát kém, mã hoá bằng chữ Dr, tương ứng

Dr1 đến Dr3.

Bảng 3.27: Phân cấp khả tiêu, thoát nước

STT Khả năng tưới Mã Diện tích

1 Tiêu thoát tốt Dr1 50.040,24

2 Tiêu thoát bán chủ động Dr2 2.991,53

3 Úng nước Dr3 565,07

4 Không đánh giá NDr 1,694,22

Tổng 55.291,06

3.4.1.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai (LMU) được thành lập lập dựa trên chồng xếp 8

bản đồ chuyên đề với sự trợ giúp của modelbuilder trong Arcmap GIS. Mỗi

đơn vị bản đồ ĐVĐĐ chứa đựng các đặc tính, chất lượng của cả 8 chỉ tiêu đã

được thể hiện trên bản đồ chuyên đề và nó được phân biệt với các đơn vi đất

đai khác bởi sự sai khác của ít nhất một chỉ tiêu. Kết quả chồng xếp cho thấy,

trên địa bàn lưu vực có 44 đơn vị đất đai. Quy mô diện tích và đặc tính của

từng đơn vị đất đai thể hiện ở bảng 3.28.

Bảng 3.28: Đặc tính đơn vị đất đai lưu vực hồ Ba Bể

LMU

Chỉ tiêu đơn vị đất đai Diện tích

Loại

đất

Độ

dốc

Độ dày

tầng

đất mịn

TP

CG

Nhiệt

độ

Mưa

Khả

năng

tưới

Khả

năng

tiêu

Ha

Tỷ lệ

(%)

Page 113: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

99

1. 6 3 2 4 2 2 3 1 200,27 0,36

2. 6 4 4 4 2 2 3 1 15.383,55 27,82

3. 7 3 2 5 2 1 3 1 479,00 0,87

4. 7 1 1 5 1 2 3 2 54,61 0,10

5. 7 4 4 5 1 2 3 1 3.469,07 6,27

6. 7 3 3 5 2 2 3 1 1.253,42 2,27

7. 7 3 3 4 2 1 3 1 915,03 1,65

8. 4 3 4 4 1 2 3 1 2.050,19 3,71

9. 4 3 4 2 2 2 3 1 2.304,73 4,17

10. 4 1 1 2 2 2 3 2 64,72 0,12

11. 4 3 3 4 1 1 3 1 319,78 0,58

12. 4 2 3 4 1 1 2 1 937,97 1,70

13. 6 4 4 4 2 1 3 1 1.511,01 2,73

14. 6 4 4 4 1 2 3 1 5.541,81 10,02

15. 6 4 4 4 2 2 3 1 2.625,18 4,75

16. 6 2 3 4 2 2 2 1 2.862,12 5,18

17. 5 2 4 4 2 2 2 3 173,41 0,31

18. 2 2 2 3 1 1 2 1 511,76 0,93

19. 2 5 4 3 2 2 2 1 758,95 1,37

20. 2 5 4 2 2 2 3 1 41,11 0,07

21. 2 4 4 2 2 2 3 1 5.375,47 9,72

22. 2 3 4 3 1 1 3 1 2.120,50 3,84

23. 2 1 1 3 1 1 3 1 29,80 0,05

24. 1 2 2 5 2 1 3 2 44,39 0,08

25. 1 2 2 3 1 1 2 2 99,15 0,18

26. 1 2 2 5 2 1 1 2 26,31 0,05

27. 1 1 1 5 1 2 1 3 110,54 0,20

28. 1 1 2 5 2 2 2 2 96,46 0,17

29. 1 1 2 3 1 2 1 1 231,50 0,42

30. 5 1 1 2 2 2 1 3 113,26 0,20

31. 8 1 1 1 2 2 1 2 63,99 0,12

32. 1 1 1 1 1 2 1 2 97,76 0,18

33. 4 1 1 2 2 2 1 2 1.001,91 1,81

34. 4 1 1 1 1 2 3 3 56,27 0,10

35. 4 1 1 3 1 1 2 2 858,03 1,55

36. 4 1 1 5 2 2 2 2 400,14 0,72

37. 3 2 2 3 2 1 3 2 104,03 0,19

38. 2 1 3 5 1 2 2 3 70,83 0,13

39. 2 1 1 4 1 1 2 3 40,76 0,07

40. 5 1 2 3 2 2 2 1 639,45 1,16

41. 5 2 2 5 1 1 2 1 478,57 0,87

42. 1 2 3 3 2 2 3 2 31,04 0,06

43. 6 2 1 3 2 2 2 2 48,99 0,09

44. Da Không đánh giá 1.694,22 3,06

Tổng 55.291,06 100,00

(Nguồn: Số liệu phân tích)

3.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại sử dụng đất đã lựa chọn để

phát triển trong lưu vực

Kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT và kiểu sử dụng đất theo hiện

trạng dựa trên 3 tiêu chí bền vững cho phép lựa chọn được 6 LUT có triển

vọng để phát triển. Tuy nhiên quy mô phát triển được bao nhiêu đòi hỏi phải

Page 114: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

100

phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các LUT. Theo FAO để đánh

giá được tiềm năng hay quy mô diện tích đất tối đa có khả năng sử dụng cho

một hoặc nhiều LUT nào đó cần phải đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu sử dụng

đất đai của các LUTs với đặc tính, chất lượng đất đai của từng đơn vị đất đai

(LMUs). Tiến trình này được thực hiện qua các bước xác định yêu cầu sử

dụng đất và tiến hành phân hạng. Cụ thể:

3.4.2.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất lựa chọn

Căn cứ yêu cầu sinh thái của cây trồng, nghiên cứu đã xây dựng được

yêu cầu sử dụng đất cho 6 loại sử dụng đất đã lựa chọn, các yêu cầu này là cơ

sở cho việc so sánh, đối chiếu với chất lượng đất của từng đơn vị đất đai

(LMUs) từ đó xác định được các mức thích hợp của các LUTs với từng

LMUs (bảng 3.29).

Page 115: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

101

Bảng 3.29: Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

LUT Yếu tố

xem xét Mã

Mức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

LUT1

Loại đất

Độ dốc

Độ dày tầng đất mịn

TPCG

Nhiệt độ

Mưa

Khả năng tưới

Khả năng tiêu

G

SL

D

Te

T

R

Ir

Dr

G1

SL1; SL2

D1, D2

Te2;Te3

-

-

Ir1

-

G8; G5

SL3

D3, D4

Te1, Te4,Te5

-

-

Ir1

-

-

SL4

-

-

-

-

Ir2

-

G2,G3,G4,G6,G7,NG

SL5, NSL

ND

NTe

-

-

Ir3, NIr

-

LUT2

Loại đất

Độ dốc

Độ dày tầng đất mịn

TPCG

Nhiệt độ

Mưa

Khả năng tưới

Khả năng tiêu

G

SL

D

Te

T

R

Ir

Dr

G1

SL1, SL2

D1, D2

Te4, Te3

-

-

Ir1

Dr1

G8; G5

SL3

D3, D4

Te2;Te5

-

-

Ir1

Dr1

-

SL4

-

Te1

-

-

Ir2

Dr2

G2,G3,G4,G6,G7,NG

SL5, NSL

ND

NTe

-

-

Ir3, NIr

Dr3, NDr

LUT3

Loại đất

Độ dốc

Độ dày tầng đất mịn

TPCG

Nhiệt độ

Mưa

Khả năng tưới

Khả năng tiêu

G

SL

D

Te

T

R

Ir

Dr

G1, G8,

SL1, SL2

D1, D2, D3

Te3, Te4

-

-

Ir1

Dr1

G5

SL3

D3,D4

Te2;Te5

-

-

Ir2

Dr1

-

SL4

-

Te1

-

-

Ir3

Dr2

G2,G3,G4,G6,G7,NG

SL5, NSL

ND

NTe

-

-

NIr

Dr3, NDr

Page 116: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

102

LUT4

Loại đất

Độ dốc

Độ dày tầng đất mịn

TPCG

Nhiệt độ

Mưa

Khả năng tưới

Khả năng tiêu

G

SL

D

Te

T

R

Ir

Dr

G5, G1,G8

SL1, SL2

D1, D2

Te3, Te4

-

-

Ir1

Dr1

G2,G3,G4

-

D3,D4

Te5, Te2

-

R1, R2

Ir2

Dr1

G6,G7

SL3

-

Te1

-

-

Ir3

Dr2

NG

SL4, SL5, NSL

ND

NTe

-

NR

NIr

Dr3, NDr

LUT5

Loại đất

Độ dốc

Độ dày tầng đất mịn

TPCG

Nhiệt độ

Mưa

Khả năng tưới

Khả năng tiêu

G

SL

D

Te

T

R

Ir

Dr

G2,G3,G6,G7

SL1, SL2, SL3

D1

Te2, Te3, Te4

T1

-

Ir1, Ir2

Dr1

G1,G4,G5,G8

SL4

D2

Te1;T5

T2

R1

Ir3

Dr1

-

-

D3

-

-

-

-

-

NG

SL5, NSL

D4, ND

NTe

NT

NR

NIr

Dr2, Dr3, NDr

LUT6

Loại đất

Độ dốc

Độ dày tầng đất mịn

TPCG

Nhiệt độ

Mưa

Khả năng tưới

Khả năng tiêu

G

SL

D

Te

T

R

Ir

Dr

G2,G6,G7,G3

SL1, SL2, SL3

D1, D2

Te2, Te3, Te4

T1

R1

-

Dr1

G1,G4,G5,G8

SL4, SL5

D3

Te1

-

R2

-

Dr2

-

-

D4

Te5

T2

-

-

Dr2

NG

NSL

ND

NTe

NT

NR

NIr

Dr3, NDr

Page 117: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

103

3.4.2.2. Kết quả đánh giá tiềm năng đất với 8 chỉ tiêu sử dụng đất đã lựa chọn

Đánh giá tiềm năng đất thực chất là phân hạng mức độ thích hợp của

đất đai với cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất được áp dụng theo phương pháp

điều kiện giới hạn do FAO đề xuất, mức độ thích hợp được phân theo 2 bậc là

bậc thích hợp và bậc không thích hợp. Trong bậc thích hợp chia làm 3 hạng,

ký hiệu là S, tương ứng với 3 cấp là S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp; S3: ít

thích hợp và bậc không thích hợp ký hiệu là N, phân thành 2 hạng là: Không

thích hợp (N). Quá trình phân hạng cho từng loại sử dụng đất được thực hiện

hoàn toàn tự động bởi sự tham gia của phần mềm ALES và hệ thống thông tin

địa lý GIS. Kết quả đã xây dựng được 6 bản đồ phân hạng mức độ thích hợp

của đất đai cho từng loại sử dụng đất cụ thể và tổng hợp được diện tích, phân

bố của từng mức độ thích hợp đất đai với từng loại sử dụng đất tại bảng 3.30

Bảng 3.30: Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với các loại

sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể

LUT

Diện tích đất thích hợp

N

DT

đánh giá

(ha) S1 S2 S3 Tổng

LUT1 329,26 318,10 1.487,04 2.134,40 53.156,66 55.291,06

LUT2 231,50 313,05 1.671,37 2.134,40 53.115,91 55.291,06

LUT3 351,73 501,66 1.267,68 2.095,65 53.195,41 55.291,06

LUT4 5.751,93 3.374,04 9.642,90 18.768,87 36.522,19 55.291,06

LUT5 70,56 2.540,54 3.446,20 6.057,29 49.233,77 55.291,06

LUT6 49.144,29 143,54 2.986,27 52.274,10 3.016,96 55.291,06

Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai (bảng 3.30) đã xác định

được tiềm năng đất phát triển 6 loại sử dụng đất bao gồm:

Tiềm năng đất trồng lúa 2 vụ ( LUT1) tối đa chỉ đạt 2.134,4 ha, trong đó

đất rất thích hợp trồng lúa có 329,6 ha, đất thích hợp có 318,1 ha và diện tích

đất ít thích hợp có 1.487,4 ha. Đây là những diện tích đất có hạn chế chính là

thiếu nước trong vụ xuân.

- Tiềm năng phát triển LUT 2 là 2 vụ lúa- màu có 2.134,40 ha, trong đó

đất rất thích hợp (S1) có 231,50 ha, đất thích hợp (S2) có 313,05 ha và đất ít

thích hợp có 1.767,69 ha. Hạn chế của đất ít thích hợp trồng 2 vụ lúa và 1 vụ

màu chủ yếu do thành phần cơ giới nặng và một số diện tích do khô hạn trong

vụ lúa xuân hoặc bị úng ngập trong vụ mùa.

Tiềm năng đất trồng một vụ lúa mùa - màu ( LUT 3) có diện tích

2095,65 ha, trong đó đấtrất thích hợp ( S1) có 351,73 ha, đất thích hợp ( S2)

có 501,66 ha và đất ít thích hợp có 1.267,68 ha. Đất ít thích hợp là do hạn chế

Page 118: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

104

về địa hình khó thoát nước trong mùa mưa lũ và một số diện tích do thành

phần cơ giới nặng.

Tiềm năng đất có khả năng phát triển chuyên màu và cây công nghiệp

hàng năm ( LUT 4) rất lớn với 18.768,87 ha, trong đó đất rất thích hợp (S1 )

có 5.751,93 ha, đất thích hợp ( S2) có 3.374,04 ha và đất ít thích hợp ( S3) có

9.642,90 ha. Đất ít thích hợp hạn chế chủ yếu do độ dốc cao, loại đất, một số

diện tích thành phần cơ giới nặng và cũng có một số diện tích do địa hình khó

thoát nước.

Tiềm năng đất có khả năng phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn

quả (LUT 5) có 6.057,29 ha, trong đó đất rất thích hợp (S1) có 70,56 ha, đất

thích hợp (S2) có 2.540,54 ha và đất ít thích hợp (S3) có 3.446,20 ha. Đất ít

thích hợp hạn chế chủ yếu do loại đất, độ dốc cao hoặc do độ dày tầng đất

mỏng.

Tiềm năng đất trồng rừng (LUT 6) rất lớn, với 52.274,10 ha, trong đó đất

rất thích hợp (S1) có 49.144,29 ha, đất đất thích hợp (S2) có 143,54 ha và đất

ít thích hợp (S3) có 2.986,27 ha. Đất không thích hợp trồng rừng chỉ có

3.016,96 ha. Đây là những diện tích có hạn chế trầm trọng do địa hình thấp,

úng trũng, khó thoát nước. Như vậy tiềm năng lớn nhất của lưu vực hồ Ba Bể

là phát triển nghề rừng.

3.4.3. Nhận xét chung

Từ kết quả đánh giá về tiềm năng đất của lưu vực hồ Ba Bể có thể rút ra

một số nhận xét sau:

- Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 8 chỉ tiêu, phân cấp được ngưỡng

chỉ tiêu, thành lập được 8 bản đồ chuyên đề, chồng xếp tạo lập được bản đồ

đơn vị đất đai. Theo đó xác định được trên địa bàn lưu vực hồ Ba Bể có 44

đơn vị đất đai. Trong đó đất phù sa ngòi suối có 9 LMUs, đất nâu đỏ trên đá

vôi có 6 LMUs, đất đỏ vàng trên đá sét 3 LMUs, đất vàng đỏ trên đá mac ma

axit có 9 LMUs, đất mùn đỏ vàng trên đá sét 1 LMUs, đất mùn vàng đỏ trên

đá macma axit có 5 LMUs, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa có 3 LMUs và

đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có 1LMUs.

Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai (bảng 3.30) đã xác định

được tiềm năng đất trồng lúa 2 vụ ( LUT1) tối đa chỉ đạt 2.134,4 ha, trong đó

đất rất thích hợp trồng lúa có 329,6 ha, đất thích hợp có 318,1 ha và đất ít

thích hợp có 1.487,4 ha. Đất trồng 2 vụ lúa- màu ( LUT 2) có 2.134,40 ha,

trong đó đất rất thích hợp (S1) có 231,50 ha, đất thích hợp (S2) có 313,05 ha

và đất ít thích hợp có 1.767,69 ha.Đất trồng một vụ lúa mùa - màu (LUT 3)

có diện tích 2095,65 ha, trong đó đất rất thích hợp (S1) có 26,31 ha, đất thích

Page 119: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

105

hợp (S2) có 301,66 ha và đất ít thích hợp có 1.767,69 ha. Đất chuyên màu và

cây công nghiệp hàng năm (LUT 4) rất lớn với 18.768,87 ha, trong đó đất rất

thích hợp (S1) có 5.751,93 ha, đất thích hợp (S2) có 3.374,04 ha và đất ít

thích hợp (S3) có 9.642,90 ha. Đất có khả năng phát triển cây công nghiệp lâu

năm và cây ăn quả (LUT 5) có 6.057,29 ha, trong đó đất rất thích hợp (S1) có

70,56 ha, đất thích hợp (S2) có 2.540,54 ha và đất ít thích hợp (S3) có

3.446,20 ha. Đất trồng rừng (LUT 6) rất lớn, với 52.274,10 ha, trong đó đất

rất thích hợp (S1) có 49.144,29 ha, đất đất thích hợp (S2) có 143,54 ha và đất

ít thích hợp (S3) có 2.986,27 ha. Đất không thích hợp trồng rừng chỉ có

3.016,96 ha.

3.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất trong lưu vực hồ

Ba Bể

3.5.1. Đánh giá mức độ xói mòn đất tại lưu vực hồ Ba Bể

Ngoài việc nghiên cứu đánh giá tổng thể hiệu quả môi trường, luận án

còn đi sâu phân tích chỉ tiêu Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn được đánh

giá định lượng bằng phương trình mất đất phổ dụng (USLE).

3.5.1.1. Kết quả xác định hệ số kháng xói của đất (K)

Hệ số khoáng xói của đất (K) là nghịch đảo của tính kháng xói mòn của

đất. Hệ số K được xác định bằng lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn

của mưa trong điều kiện chuẩn, nghĩa là chiều dài sườn là 22,4 m, độ dốc

9%, trồng luống theo chiều từ trên xuống sườn dốc.

Tính kháng xói mòn của đất tới quá trình xói mòn hết sức phức tạp và

phụ thuộc vào tính chất của đất như cấu trúc, sự ổn định và khả năng thấm

của đất, hàm lượng mùn, khoáng sét, thành phần hoá học. Đất cát rất dễ bị

xói nhưng lại khó bị mang đi hơn hạt sét. Đất sét khó bị xói hơn, nhưng thấm

chậm hơn; điều này dẫn tới hình thành dòng chảy lớn hơn và xói mòn tăng.

Đất limon có sự đồng nhất về thành phần cơ giới và hàm lượng sét cao nên dễ

bị xói mòn nhất vì nó dễ bị xói, cuốn đi và có thể hình thành dòng chảy lớn.

Những tính chất đất thay đổi theo thời gian do hoạt động sử dụng đất,

phương thức canh tác và bảo vệ đất, quá trình xói mòn đất làm rửa trôi các hạt

mịn, làm lộ ra các thành phần đất khó bị xói mòn (như cuội, sỏi), vì vậy tính

xói mòn của đất thay đổi theo thời gian.

Page 120: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

106

Hình 3.1: Bản đồ phân cấp hệ số kháng xói (K) của đất lưu vực hồ Ba Bể

Từ kết quả đánh giá hệ số kháng xói của đất (K), ta thấy trong lưu vực

hồ Ba Bể hệ số kháng xói đạt từ đến 0,0393336 đến 0,436707. Xã Bằng Phúc

và xã Hoàng Trĩ là 02 xã có hệ số khoáng xói cao.

3.5.1.2. Kết quả xác định hệ số lớp phủ (C)

Một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới xói mòn là yếu tố thảm thực

vật. Thảm thực vật có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn xói mòn nhờ làm

tắt năng lượng hạt mưa, làm chậm tích tụ nước, giảm năng lượng của gió,

tăng khả năng thấm nước và tăng ma sát cơ học thông qua bộ rễ và thảm lá

rụng. Thảm thực vật rừng nhiệt đới tự nhiên có khả năng hạn chế xói mòn cao

hơn nhiều so với rừng trồng về công năng giữ đất và giữ nước.

Từ kết quả nghiên cứu, phân cấp hệ số lớp phủ ta thấy hệ số C nằm

trong khoảng từ 0-1, hệ số C là tỷ số giữa lượng đất mất trên một đơn vị diện

tích, giá trị của C càng tiệm cận 0 càng tốt. 02 xã có các loại sử dụng đất có

hệ số lớp phủ cao là Nam Cường, Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn, là 02 xã cần

quan tâm tới các biện pháp canh tác bảo vệ đất.

Page 121: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

107

Hình 3.2: Bản đồ phân cấp hệ số lớp phủ (C) tại lưu vực hồ Ba Bể

3.5.1.3. Kết quả xác định hệ số canh tác bảo vệ đất (P)

Trong các hoạt động của mình con người tác động đến thế giới tự nhiên

theo hai hướng tích cực và tiêu cực, các hoạt động này có thể là nguyên nhân

trực tiếp hay gián tiếp tác động lên xói mòn. Yếu tố con người ở đây có thể là

các hoạt động cày bừa, làm đất hay chặt phá rừng, chăn nuôi gia súc trong

thời gian dài…

Về mặt tích cực, con người có khả năng tác động vào thảm thực vật

nhằm hạn chế xói mòn theo hướng có lợi cho con người thông qua các biện

pháp canh tác hợp lý và duy trì sản xuất một cách bền vững. Ví dụ, các

phương pháp canh tác theo đường đồng mức, trồng cây theo băng, luân canh,

đa canh, trồng xen, gối vụ, tạo các đai rừng, bón phân hợp lý để cây phát triển

và tạo tán che kịp thời. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, một số biện pháp

công trình cũng có những ảnh hưởng tới mức độ xói mòn đất.

Về mặt tiêu cực, việc phá rừng của con người đã gián tiếp đẩy mạnh

quá trình xói mòn đất. Canh tác trên đất dốc không khoa học, du canh du cư

cũng là những tác nhân gây gia tăng xói mòn đất.

Từ kết quả nghiên cứu phân cấp các biện pháp canh tác ảnh hưởng đến

xói mòn đất của lưu vực, ta thấy P có giá trị từ 0-1, giá trị của P càng tiệm cận

1 càng tốt. Như vậy hiện tại đa số các loại sử dụng đất tại lưu vực đang hướng

tới vệ bảo vệ đất.

Page 122: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

108

Hình 3.3: Bản đồ phân cấp hệ số canh tác bảo vệ đất (P) lưu vực hồ Ba Bể

3.5.1.4. Kết quả dự báo nguy cơ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể

Từ việc xác định các hệ số của phương trình mất đất phủ dụng chúng ta

phân cấp và dự báo được nguy cơ xói mòn trong lưu vực. Qua bản đồ phân

cấp nguy cơ xói mòn đất tại lưu vực hồ Ba Bể ta thấy các xã có diện tích lớn

đất có khả năng xói mòn mạnh là xã Tân Lập, Đồng Lạc, Nam Cường, Xuân

Lạc, Quảng Bạch, Bằng Phúc, Đồng Phúc và Quảng Khê.

Hình 3.4: Bản đồ phân cấp nguy cơ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể

3.5.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài về phân cấp lưu vực (thượng lưu,

trung lưu, hạ lưu), đánh giá đất, đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử

Page 123: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

109

dụng đất, kiểu sử dụng đất và kết quả dự báo nguy cơ xói mòn đất lưu vực hồ

Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có thể đưa ra một số nhận xét về sử dụng đất, thay đổi sử

dụng đất và mức độ xói mòn đất như sau:

Kết quả dự báo nguy cơ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể ta thấy: diện

tích không xói mòn là 11.248,87 ha, diện tích có nguy cơ xói mòn cao là

14.268,67 ha, diện tích có nguy cơ xói mòn trung bình là 14.886,83 ha, diện

tích có nguy cơ xói mòn ít là 11.508,77 ha.

Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất như khí hậu, địa

hình, đất đai, thảm thực vật, con người… thì chỉ tiêu thời gian che phủ đất

(tính theo %) có ảnh hưởng rất lớn đến xói mòn đất, có vai trò quan trọng

trong kiểm soát xói mòn đất. Thời gian che phủ đất > 80% thì mức độ kiểm

soát xói mòn ở mức cao (H), thời gian che phủ đất từ 50-80% thì mức độ

kiểm soát xói mòn ở mức trung bình (M) và thời gian che phủ đất < 50% thì

mức độ kiểm soát xói mòn ở mức thấp (L).

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra có 10 kiểu sử dụng đất cây hàng

năm, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cho hiệu quả và tính

bền vững cao. Kiểu sử dụng đất trồng rừng sản xuất tuy có hiệu quả tổng hợp

trung bình nhưng ngoài chức năng kinh tế, rừng trồng còn có chức năng môi

trường và là vùng đệm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia Ba Bể.

Các kiểu sử dụng đất này có vai trò quan trọng vừa đảm bảo yêu cầu phát

triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế nguy cơ xói mòn tại

lưu vực hồ Ba Bể.

Từ các kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá tính bền vững

của các loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất và kết quả dự báo nguy cơ xói mòn

đất lưu vực hồ Ba Bể, các khu vực có khả năng xói mòn mạnh trên địa bàn

các xã Tân Lập, Đồng Lạc, Nam Cường, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Bằng Phúc,

Đồng Phúc và Quảng Khê sẽ được đặc biệt lưu ý trong việc bố trí cơ cấu cây

trồng và từ đó đề tài đã đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp lưu vực

hồ Ba Bể đến năm 2020 cụ thể trong phần “3.6.1.2. Đề xuất định hướng sử

dụng đất lưu vực hồ Ba Bể đến năm 2020”.

3.6. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp

tại lưu vực hồ Ba Bể

3.6.1. Đề xuất định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực

hồ Ba Bể

3.6.1.1. Quan điểm sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể

- Bảo đảm an ninh lương thực trong lưu vực, đặc biệt đối với các khu

vực vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện giao thông còn khó khăn thì vấn đề phát

Page 124: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

110

triển lương thực tại chỗ càng trở nên quan trọng. Điều này có ý nghĩa rất lớn

trong việc bảo vệ rừng, hạn chế chặt phá rừng làm nương rẫy;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong lưu vực theo hướng

chuyển từ cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là các loại cây có tán lá

rộng, độ che phủ lớn, bộ rễ phát triển mạnh. Những loại cây trồng có giá trị

hàng hoá cao và là những cây cần phải chế biến nhằm tạo lập những cơ sở chế

biến, thu hút được lao động, góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá nông

nghiệp nông thôn;

- Đáp ứng được mục tiêu bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, góp

phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, phòng ngừa

và hạn chế được những tác hại của thiên tai;

- Đối với những loại cây trồng là sản phẩm hàng hoá phải có quy mô

khoanh đất đủ lớn, tiện giao thông đi lại để tiêu thụ sản phẩm mới được đề

xuất khai thác sử dụng.

- Chỉ bố trí đề xuất sử dụng đất trên các đơn vị đất đai có mức độ thích

hợp S1 hoặc S2 nếu hiện trạng không phải là khu rừng bảo tồn hay rừng

phòng hộ, không đề xuất trên các đơn vị đất có mức thích hợp S3 và N;

- Trên cùng một đơn vị đất đai có nhiều loại sử dụng đất thích hợp thì

ưu tiên phát triển các LUT theo hướng chuyển đổi hoặc duy trì nếu có hiệu

quả cao, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, có giá trị hàng hoá như

cây hồng không hạt, chè.... nhằm hình thành các vùng sản xuất có quy mô tập

trung, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu

ngành nông nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

3.6.1.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể đến năm 2020

- Căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020 của tỉnh Bắc Kạn và 02 huyện Ba Bể và Chợ Đồn.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả, bền vững theo 3 tiêu chí là kinh

tế, xã hội, môi trường của từng kiểu sử dụng đất của các loại sử dụng đất và

kết quả đánh giá tiềm năng đất theo từng mức độ thích hợp của đất đai với các

loại sử dụng đất, từ đó xác định được quy mô diện tích, phân bố của từng

mức thích hợp đối với các LUT.

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, kiểm kê sử dụng đất

năm 2015 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của hai huyện là Ba Bể và

huyện Chợ Đồn và những quan điểm sử dụng đất đã trình bày ở trên, nghiên

cứu đã xây dựng được định hướng sử dụng đất bền vững đến năm 2020 lưu

vực hồ Ba Bể trong bảng 3.31.

Page 125: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

111

Bảng 3.31: Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững lưu vực hồ Ba Bể

đến năm 2020

Đơn vị tính: ha

TT LOẠI ĐẤT

Hiện

trạng

2015

Tiềm năng và đề xuất

đến 2020

Tăng (+)

giảm (-)

Tiềm

năng

( S1+S2)

Đề xuất

đến năm

2020

Ha Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích

đất tự nhiên 55.291,06

55.291,06

I. Đất nông nghiệp 52.859,23 52.889,23 30,00 0,06

1.1 Đất sản xuất

nông nghiệp 4.107,15

4.519,88 412,73 10,05

1.1.1 Đất trồng cây

hàng năm 3.468,74

3.247,79 -220,95 6,37

LUT 1:

Đất

chuyên

trồng lúa

nước

Lúa xuân-Lúa

mùa

415,3 647,36

647,36

(S1+ S2)

232,06 55,88

LUT 2:

Đất 2 vụ

lúa- 1 vụ

màu

Lúa xuân-lúa mùa

– cây vụ đông

916,55 544, 55

544,55

( S1+S2)

- 372,0 40,59

LUT 3:

đất lúa-

màu

Màu vụ xuân- lúa

mùa- cây vụ đông

713,45

853,39

( S1+S2)

853,39 139,94 19,61

LUT 4:

Đất

chuyên

màu và

cây CN

hàng

năm

Gieo trồng 2-3 vụ

màu

1.422,49

9.125,97 (

S1+S2)

1.172,49 -250,0 17,57

1.1.2. Đất trồng cây công

nghiệp lâu năm và cây ăn quả 638,14

2.611,1

(S1+S2) 938,14 300,0 47,01

LUT 5:

Đất trồng

cây

-Cây hồng 62,14 212,14 150,00 241,39

Cây quýt 4,00 50,00 46,00 1150,0

Cây chè 11,00 115,00 104,00 945,45

Cây mận

Cây xoài

1.2.Đất lâm nghiệp 48.609,63 49.287,83 ( S1+S2)

48.509,63 -20,00 0,04

4

LUT 6:

Đất lâm

nghiệp

Đất rừng sản xuất 21.333,57 21.313,57 -20,00 0,09

Đất rừng phòng

hộ 16.045,97 16.045,97

Đất rừng đặc

dụng 11.230,09 11.230,09

Page 126: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

112

1.3. Đất nuôi trồng

thủy sản 142,43 142,43

II. Đất chưa sử

dụng 668,71

638,71 -30,00 4,49

2.1 Đất bằng chưa sử

dụng 475,16 445,16 -20,00 4,21

2.2 Đất đồi núi chưa

sử dụng 46,59 36,59 -10,00 21,46

2.3 Núi đá không có

rừng cây 146,95

146,95

III. Đất

không

đánh giá

Đất phi nông

nghiệp 1.763,11

Số liệu đề xuât sử dụng đất trong lưu vực đến năm 2020 (bảng 3.31)

cho thấy đến năm 2020:

- Đất nông nghiệp của lưu vực tăng 33,76 ha, trong đó đất sản xuất

nông nghiệp tăng 53,78 ha, đất lâm nghiệp là rừng sản xuất giảm 50 ha

nhưng thay vào đó là đất bằng chưa sử dụng 20 ha và đất đất đồi núi chưa sử

dụng 10 ha được khai thác đưa vào trồng rừng. Do vậy đất rừng thực giảm 20

ha, từ 48.609,63 ha xuống còn 48.589,63 ha vào năm 2020. Trong đất sản

xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi từ đất 2 vụ lúa-1 vụ màu sang đất 2 vụ lúa,

đất 2 vụ lúa-1 vụ màu sang đất 1 vụ lúa- 2 vụ màu và chuyển từ đất chuyên

màu và cây công nghiệp hàng năm 250 ha sang đất trồng cây công nghiệp

sang đất trồng cây ăn quả.

- Đất chưa sử dụng giảm 30 ha còn 638,71 ha.

3.6.1.3. Định hướng phát triển các loại sử dụng đất bền vững của lưu vực

Để sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, bền vững trong địa bàn lưu

vực, nghiên cứu đề xuất quy mô diện tích các LUT dựa trên kết quả phân

hạng thích hợp đất đai với các LUT như sau:

- Loại 2 vụ lúa nước (LUT 1): tăng diện tích 2 vụ lúa từ 415 ha lên

647,36 ha, tăng 232,06 ha. Đây là những diện tích đất rất thích hợp và thích

hợp, có tiềm năng năng suất cao, gieo trồng bằng các giống lai, chất lượng

cao và thâm canh cao để nâng cao năng suất, nâng cao giá trị thu nhập, nâng

cao sản lượng . Hiện nay diện tích đất trồng lúa bằng giống lai, chất lượng

cao còn ít. Mô hình này cần được phát triển mở rộng sang các xã tiểu vùng hạ

lưu, ngoài vùng đệm, có đất bằng chủ động tưới.

- Loại sử dụng 2 lúa-màu (LUT 2): được đề xuất giảm mặc dù LUT này

nếu trồng 3 vụ cho GTSP cao, HQKT cao nhưng diện tích rất thích hợp và

thích thích hợp chỉ có 544,55 ha còn lại đất bị hạn chế do thành phần cơ giới

nặng, khó thoát nước. Một số diện tích bị hạn trong vụ xuân không có nước

Page 127: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

113

tưới. Do vậy chỉ đề xuất phát triển 544,55 ha, giảm 372 ha. Diện tích còn lại

một phần chuyển sang sản xuất 2 vụ lúa và một số diện tích chuyển sang sản

xuất 1 vụ lúa-2 vụ màu. Các kiểu sử dụng đất có tính bền vững cao, 3 vụ như

LX-LM -ngô đông và LX-LM- rau đông, LX-LM-khoai lang.

- Loại sử dụng 1 lúa-màu (LUT 3): diện tích đề xuất 853,39 ha, tăng

139,94 ha. LUT này có thể áp dụng kiểu sử dụng đất LM – dưa hấu hoặc

LM- thuốc lá; Đỗ tương xuân-LM- ngô đông; Ngô xuân-LM-ngô đông. Đây

là những kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi

trường. Riêng với nhưng nơi đất dốc không có đất gieo trồng lúa nước tại

vùng đệm thì duy trì lúa cạn- đậu tương- ngô lai. Mô hình này đã được thử

nghiệm tuy hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa lớn đối với vấn đề an ninh,

góp phần bảo vệ rừng bảo tồn đa dạng sinh học.

- Loại sử dụng chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm (LUT 4): đề

xuất 1172,49 ha, giảm 250 ha để chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm

và cây ăn quả. LUT này ưu tiên phát triển một số kiểu sử dụng như trồng

dong riêng, trồng mía. Đất bãi ven sông, vùng hạ lưu giao thông thuận lợi thì

trồng 3 vụ rau.

- Loại sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (LUT 5):

được đề xuất tăng 300 ha, từ 638,14 ha lên 938,14 ha. Đây là loại sử dụng đất

có tiềm năng rất lớn, có thể phát triển thành quy mô lớn để tạo ra hàng hoá.

Tuy nhiên từ nay đến năm 2020 còn ngắn chỉ đề xuất tăng 300 ha, tập trung

ưu tiên trồng hồng kết hợp trồng rau bò khai dưới tán cây hồng. Ngoài cây

hồng có thể mở rộng phát triển cây quýt, cây chè. Cây xoài là cây trồng mới

đưa vào vùng này có thể khẳng định là phù hợp và cũng cho HQTH cao cả về

kinh tế, xã hội và môi trường nên khuyến khích phát triển.

- Loại sử dụng đất lâm nghiệp (LUT6): Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt

diện tích đất rừng quốc gia. Riêng đất rừng sản xuất chuyển 50 ha sang trồng

cây CN lâu năm và cây ăn quả nhưng khai thác , đưa vào sử dụng trồng rừng

30 ha từ đất chưa sử dụng, trong đó có 20 ha từ đất bằng và 10 ha từ đất đồi

núi nên thực giảm 20 ha. Với kiểu đất trồng rừng sản xuất có thể áp dụng mô

hình nông lâm kết hợp với các phương thức như: Mô hình nông lâm – súc kết

hợp hay Mô hình nông lâm kết hợp.

3.6.2. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại lưu vực hồ Ba Bể

3.6.2.1. Giải pháp về chính sách

Kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến sử dụng đất nông

nghiệp bền vững đã chỉ ra những yếu tố có tương quan chặt như tổ chức sản

xuất, chính sách, thị trường…. Do vậy để thúc đẩy sử dụng đất bền vững cho

Page 128: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

114

nông nghiệp cần có những tác động đến các yếu tố nói trên thông qua thực

hiện một số chính sách sau:

- Khuyến khích và có cơ chế để hình thành các hợp tác xã sản xuất

chuyên canh như hợp tác xã trồng chè, hợp tác xã trồng rau, các nhóm sở

thích trong sản xuất nông nghiệp.

- Có cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ vào thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp như

hồng không hạt, chè, mận, quýt, rau .. nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu

nhập cho hộ nông dân.

- Hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi các mô

hình sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả, bền vững, hình

thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Trước mắt tập trung vào mô hình

trồng hồng không hạt, mô hình trồng chè, mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa các kỹ thuật mới, giống vật

nuôi và cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có việc áp dụng biện pháp 3

giảm 3 tăng trong sản xuất để nâng cao hiệu qủa sử dụng đất và bảo vệ môi

trường.

- Hỗ trợ các địa phương, các nhóm sở thích xây dựng thương hiệu mang

chỉ dẫn địa lý Ba Bể cho một số sản phẩm như hồng, chè, rau bò khai , hỗ

trợ xúc tiến tiêu thu sản phẩm.

3.6.2.2. Giải pháp bảo vệ đất, chống xói mòn bằng xây dựng ruộng bậc thang

Từ kết quả xác định xói mòn đất do mưa dựa vào phương trình mất đất

phổ dụng, tính toán từng hệ số xói mòn và thành lập được bản đồ dự báo xói

mòn đất lưu vực hồ Ba Bể được thể hiện tại hình dưới cho thấy, nguy cơ xói

mòn đất xảy ra trên địa bàn lưu vực hồ rất lớn, đặc biệt là các xã Tân Lập,

Đồng Lạc, Nam Cường, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Bằng Phúc, Đồng Phúc và

Quảng Khê có mức độ xói mòn mạnh. Do vậy, giải pháp duy nhất là xây dựng

ruộng bậc thang không chỉ sử dụng cho trồng lúa nước mà còn sử dụng cho cả

trồng cây hàng năm như trồng màu và trồng cây ăn quả. Đây không phải là

một giải pháp mới nhưng ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới thì xây

dựng ruộng bậc thang vẫn luôn là sản phẩm kiến trúc từ tự nhiên văn minh và

hiệu quả nhất trên đất dốc.

Các khu vực có độ dốc lớn hơn 80 nên sử dụng phương pháp xây ruộng

bậc thang, một điểm cần đặc biệt chú ý khi xây dựng ruộng bậc thang chính là

chiều rộng của bậc thang bao nhiêu thì phù hợp, tùy thuộc vào cây trồng, độ

dốc và độ dày tầng đất mịn. Đối với cây ăn quả là cây trồng có diện tích tán

lớn thì ruộng bậc thang rộng từ 3-6 m, cây chè và các cây trồng có tán nhỏ thì

Page 129: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

115

bậc thang có thể làm rộng khoảng 1,5-2,0 m, trồng theo hàng đơn. Những nơi

có độ dốc thấp, tầng đất dày, có lao động và vốn đầu tư thì làm bậc thang rộng

4-5 m để trồng hàng đôi. Độ dốc càng lớn thì bề rộng bậc thang càng nhỏ, độ

dốc từ 10-120 có thể làm bậc thang rộng tối đa 6m, độ dốc từ 14-160 bề rộng

bậc thang tối đa 4m, còn độ dốc trên 200 thì bề rộng bậc thang chỉ nên làm tối

đa 3m. Khi xây ruộng bậc thang cần lưu ý, lớp đất bề mặt được đưa gọn sang

một bên hoặc đưa xuống dưới phần diện tích đã san bằng, đến khi hoàn thành

bậc thang mới xúc lớp đất mặt này trả lại. Bậc thang nên được thiết kế dốc

vào phía sườn đồi, ở mép ngoài bậc thang nên đắp bờ, còn dọc theo mép trong

của bậc thang nên đào rãnh để hạn chế dòng chảy khi mưa xuống.

3.6.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ trong đó chú trọng đến giống, kỹ

thuật canh tác

Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nói chung

và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp

còn một số tồn tại ảnh hưởng đến sự bền vững nhưng tuỳ thuộc vào từng loại

cây trồng mà khoa học cần được ưu tiên tác động:

- Với lúa: tập trung cho chọn lựa phát triển các giống lúa chất lượng

cao tại địa phương như Bao Thai, Khẩu Nua Lếch. Sử dụng bộ giống lúa

thuần, giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng tốt trong sản xuất như:

PC6, BG1, DT 68, Nếp 87…và các giống lúa mới khác đạt tiêu chuẩn xuất

khẩu, loại bỏ và thay thế dần các giống lúa kém chất lượng, giá trị thu nhập

thấp không còn phù hợp.

- Với cây chè: Bao gồm cả chè trung du và chè shan tuyết, năng suất

đạt 60 tạ/ha, phát triển theo hướng cải tạo nâng cao chất lượng, giá trị sản

phẩm, giá trị trên diện tích đất trồng chè; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công

nghệ, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; phát triển công

nghệ chế biến hiện đại phù hợp; sử dụng các giống chè chất lượng cao và xây

dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Bắc Kạn. Sử dụng và khai thác có hiệu

quả các cây chè đầu dòng hiện có và các giống chè mới có năng suất, chất

lượng cao thay thế dần diện tích các giống chè cũ năng suất chất lượng thấp.

- Với cây ăn quả đặc sản: Khoa học và công nghệ tập trung theo

hướng nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chăm sóc, cải tạo thay thế

dần những vườn cây ăn quả đã già cỗi, năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh bằng

các giống tốt, sạch sâu bệnh; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa theo quy

trình VietGap…Đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung, thay thế diện

tích cây ăn quả già cỗi, vườn chè mất khoảng đảm bảo mật độ để khai thác,

Page 130: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

116

kinh doanh có hiệu quả. Chăm sóc, cải tạo vườn cây giống đầu dòng cam quýt

(0,5 ha), hồng không hạt (0,5 ha) để chủ động trong việc cung ứng giống tốt.

- Với lâm nghiệp: tiếp tục có những nghiên cứu nhân giống bằng

phương pháp nuôi cấy mô các giống cây lâm nghiệp có lợi thế hơn các cây

trồng lâm nghiệp hiện có như keo, mỡ với mục tiêu giảm giá bán cây giống

để phát triển trên đất rừng sản xuất tại lưu vực. Triển khai nghiên cứu phát

triển các cây dược liệu dưới tán rừng để khuyến cáo cho người dân vùng lõi

áp dụng, tạo nguồn sinh kế cho đồng bào.

3.6.2.4. Giải pháp phát triển thuỷ lợi

Kết quả xác định khả năng tưới nước cho các cây trồng dựa trên bản

đồ thuỷ lợi cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động

rất thấp nên nhiều diện diện tích đất lúa bao gồm cả đất lúa 2 vụ cũng bị thiếu

nước trong mừa khô. Đây là mùa vụ chỉ có 20% tổng lượng mưa cả năm nên

nguồn nước tưới càng khan hiếm. Do vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ

thống thuỷ lợi bằng các hồ đập nhỏ chứa nước trong mùa mưa để tưới trong

mùa khô.

Page 131: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Lưu vực hồ Ba Bể có tổng diện tích là 55.291,06 ha bao gồm 11 xã

thuộc 02 huyện của tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể (04 xã), huyện Chợ Đồn (07

xã). Chiều dài lưu vực là 784,64 km, độ rộng lưu vực 20,50 km, độ cao trung

bình 691,850 m, độ dốc trung bình là 48,67%, chiều dài nhánh sông chính là

27,68 km, gồm 66 tiểu lưu vực, 480 nhánh sông với tổng độ các nhánh sông

là 268,87 km. Điểm cao nhất trong lưu vực là 1.417,0 m và điểm thấp nhất là

147,0 m so với mực nước biển.

2. Diện tích nhóm đất nông nghiệp trong lưu vực có 52.859,27 ha

chiếm 95,60% DTLV, trong đó đất SXNN có 4.107,15 ha chiếm 7,43%, diện

tích đất lâm nghiệp 48.609,63 ha, chiếm 87,92%, đất NTTS có 142,43 ha

chiếm 0,26% DTLV.

3. Theo hiện trạng năm 2015 trong lưu vực có 6 LUT và 27 kiểu sử

dụng đất phổ biến thì có 14 kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững.

Trong đó LUT 2 vụ lúa-màu có 3 kiểu gồm 2 vụ lúa và cây màu là rau đông,

ngô hoặc khoai lang, LUT 3 là 1 vụ lúa-màu có 4 kiểu là Đỗ tương - Lúa mùa

- Ngô đông, Ngô xuân - lúa mùa - rau đông; lúa mùa-thuốc là và lúa mùa-dưa

hấu. LUT 4 chuyên màu có 3 kiểu là 3 vụ rau, trồng mía và trồng dong riềng.

LUT 5 trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có 4 kiểu là: chè, hồng,

quýt và xoài. LUT 1 chuyên lúa và kiểu sử dụng đất trồng rừng sản xuất tuy

có HQTH trung bình.

4. Kết quả đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp cho thấy trên địa bàn

lưu vực hồ Ba Bể có 44 đơn vị đất đai. Trong đó đất phù sa ngòi suối có 9

LMUs, đất nâu đỏ trên đá vôi có 6 LMUs, đất đỏ vàng trên đá sét 3 LMUs,

đất vàng đỏ trên đá mac ma axit có 9 LMUs, đất mùn đỏ vàng trên đá sét 1

LMUs, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit có 5 LMUs, đất đỏ vàng biến

đổi do trồng lúa có 3 LMUs và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có

1LMUs.

Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đã xác định được tiềm

năng đất trồng lúa 2 vụ (LUT1) tối đa chỉ đạt 2.134,4 ha (S1:329,6 ha, S2:

318,1 ha và S3: 1.487,4 ha). Đất 2 vụ lúa- màu (LUT 2) có 2.134,40 ha (S1:

231,50 ha, S2: 313,05 ha và S3: 1.767,69 ha). Đất lúa mùa - màu (LUT 3) có

2.095,65 ha (S1: 26,31 ha, S2: 301,66 ha và S3: 1.767,69 ha). Đất chuyên

màu và cây công nghiệp hàng năm (LUT 4) rất lớn với 18.768,87 ha (S1:

5.751,93 ha, S2: 3.374,04 ha và S3: 9.642,90 ha). Đất cây công nghiệp lâu

năm và cây ăn quả (LUT 5) có 6.057,29 ha (S1: 70,56ha, S2: 2.540,54 ha và

Page 132: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

118

S: 3.446,20 ha. Đất trồng rừng (LUT 6) rất lớn, với 52.274,10 ha (S1:

49.144,29 ha, S2:143,54 ha và S3: 2.986,27 ha). Đất không thích hợp trồng

rừng chỉ có 3.016,96 ha.

5. Dự báo nguy cơ xói mòn đất và đánh giá ảnh hưởng của việc sử

dụng đất đến xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể. Kết quả nghiên cứu về xói mòn

đất của đề tài là cơ sở quan trọng để quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sản

xuất nông nghiệp tại lưu vực.

6. Đề xuất định hướng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể đến năm 2020, cụ

thể gồm: LUT 1 duy trì sản xuất 2 vụ lúa 647,36 ha, tăng 232,06 ha; LUT2 (2

lúa-màu): 544,55 ha, giảm 372 ha, các kiểu sử dụng đất cần áp dụng là LX-

LM-ngô đông và LX-LM-rau đông, LX-LM-khoai lang. LUT 3 (1 lúa-màu):

853,39 ha, tăng 139,94 ha, các kiểu sử dụng đất gồm: LM – dưa hấu hoặc

LM-thuốc lá; Đỗ tương xuân-LM-ngô đông; Ngô xuân-LM-ngô đông.

Thượng nguồn thiếu nước áp dụng kiểu sử dụng đất lúa mùa cạn- đậu tương-

ngô lai. LUT4 (chuyên màu và cây CNHN): 1.172,49 ha, giảm 250 ha. LUT

này ưu tiên phát triển một số kiểu sử dụng như trồng dong riêng, trồng mía.

Đất bãi ven sông, vùng hạ lưu giao thông thuận lợi thì trồng 3 vụ rau. LUT 5

là cây công nghiệp lâu năm và cây AQ: từ 638,14 ha lên 938,14 ha, tăng 300

ha. Cây trồng ưu tiên là cây hồng, cây quýt, cây chè. LUT rừng sản xuất đề

xuất 21.313,57 ha, riêng rừng phòng hộ và rừng bảo tồn vẫn duy trì.

Đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: giải pháp về chính sách, giải pháp bảo

vệ đất, chống xói mòn bằng xây dựng ruộng bậc thang, giải pháp về khoa học

công nghệ trong đó chú trọng đến giống, kỹ thuật canh tác và giải pháp phát

triển thuỷ lợi.

2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên chưa đi sâu đánh giá ảnh

hưởng của việc sử dụng đất tới mức độ xói mòn đất và bồi lắng lòng hồ Ba Bể

nên cần được tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để có cảnh báo cho việc bảo

vệ đất kết hợp bảo vệ hồ Ba Bể.

Page 133: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

119

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Quang Thi, Chu Văn Trung, Hà Thị Nguyệt, Hoàng Văn Hùng

(2016), ‘’Nghiên cứu xác định hệ thống thủy văn lưu vực sông Chợ Lèng, tỉnh Bắc

Kạn (thuộc hệ thống lưu vực hồ Ba Bể) bằng công nghệ GIS”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 155, số 10, 2016, tr. 61-66.

2. Nguyễn Quang Thi, Chu Văn Trung, Âu Thị Hoa, Hoàng Văn Hùng

(2016), ‘’Ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm ALES đánh giá phân hạng thích

nghi đất trồng dưa hấu trên địa bàn xã Quảng Khê huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp

chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 159, số 14, 2016, tr. 4-51.

3. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Văn Hùng, Phan Đình Binh, Chu Văn Trung,

Phạm Văn Tuấn (2016), “Xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quản lý và

bảo vệ đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 150, số 05, 2016, tr. 103-108.

4. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Văn Hùng, Hoàng Thị Thúy Hằng (2016),

“Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và môi trường vùng đệm hồ Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn-khu vực nghiên cứu huyện Chợ Đồn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại

học Thái Nguyên, Tập 149, số 04, 2016, tr. 75-80.

5. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung, Nguyễn Quang Thi (2013), “Ứng dụng

công nghệ GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá mối

tương quan giữ rừng với tỷ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 9/2013, tr. 169-175.

6. Nguyen Quang Thi, Hoang Van Hung, Phan Dinh Binh, Nguyen Thu Thao

(2015), “Agricultural Land in Ba Be Lake Basin, Bac Kan Province in the context

of Climate Change”, Proceedings of The international Conference on livelihood

Development and Sustainable Environmental Management in the Context of

Climate Change (LDEM), Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry.

Thai Nguyen, November 13-15, 2015, pp. 236-242

7. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Thị Thúy Hằng, Hoàng Văn Hùng (2015),

“Nghiên cứu vùng nhạy cảm với môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Kỷ

yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, lần thứ 6, Hà

Nội.

8. Nguyễn Quang Thi, Phan Đình Binh (2015), “Ứng dụng hệ thống thông tin

địa lý (GIS) và viễn thám nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn giai đoạn 2005-2015”, Kỷ yêu Hội nghị GIS toàn quốc năm 2015, Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Thi, Phan Đình Binh, Hoàng Văn Hùng (2015), ”Thực

trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn”,

Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Chính sách nông nghiệp nông thôn và vấn đề người

nông dân bỏ ruộng, Hội khoa học đất Việt Nam, Hà Nội.

10. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung, Sẻn Păn Nha Kếp Kẹo, Nguyễn

Quang Thi, Trần Thị Mai Anh (2013), “Nghiên cứu xây dựng bản đồ trạng thái

rừng tại một số khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn bằng công nghệ GIS và viễn thám”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc

lần thứ 7, 2013, Tập 2, tr. 196-204 (ISBN: 978-604-915-044-9).

Page 134: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Tài liệu tiếng Việt:

1. Trần Thị Mai Anh, Hoàng Văn Hùng và Ma Thị Hạnh (2013), "Đánh giá

tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Cao Kỳ, huyện

Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số

9/2013, tr. 155-160.

2. Nguyễn Đình Bồng, Phạm Minh Hạnh và Bùi Tuấn Anh (2012), "Cơ chế,

chính sách quản lý đất nông nghiệp bền vững", Quản lý bền vững đất nông

nghiệp-Hạn chế thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa, NXB Nông nghiệp,

tr. 152-171.

3. Cục Kiểm lâm (2000), "Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường của đập

dự kiến xây dựng trên sông Gâm", Dự án PARC VIE/95, Hà Nội. .

4. Ngô Xuân Cường (2012), "Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất chè xanh

chất lượng cao dạng Mao Tiêm từ giống Phúc Vân Tiên tại Phú Thọ", Báo

cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010.

5. Nguyễn Thị Hồng Chiên (2015), Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa

Bình và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho

việc quản lý bền vững hồ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên

- Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Kim Chương (1985), Vận dụng các phương pháp định lượng

trong phân loại lãnh thổ Tây Bắc về mặt xói mòn tự nhiên gia tốc, Luận án

Phó tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Kim Chương (2010), "Về phương pháp phân tích LVS phục vụ

quy hoạch sử dụng đất", Tuyển tập các báo cáo khoa học về Tài nguyên Môi

trường, tr. 110-115.

8. Nông Thế Diễn (2016), "Điều tra, thu thập và trồng thử nghiệm một số loài

rau, cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu tại Đồn Đèn-Khuổi Luông vùng

đệm Vườn quốc gia Ba Bể", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai

đoạn 1999–2010.

9. Trần Văn Diễn (1996), "Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên một số loại đất

chính huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình", Nông nghiệp trên đất dốc, thách

thức và tiềm năng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 141-160.

10. Lê Quốc Doanh (2001), "Một số vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng

trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam", Khoa học và công nghệ bảo vệ và

sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 135: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

121

11. Lê Quốc Doanh và Lê Văn Tiềm (2001), "Một số mô hình cây trồng thích

hợp trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa", Khoa học Công

nghệ bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Đặng (1998), "Nghiên cứu triển khai kỹ thuật canh tác bền vững

trên đất dốc miền núi phía Bắc", Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu và Đặng Văn Minh (2003), "Đất đồi núi",

Đất đồi núi Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Hội khoa học đất (2015), "Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam", Hội thảo quốc

gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng và thách thức, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

15. Trần Văn Điền (2015), "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân

trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn", Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học của

nghiên cứu sinh giai đoạn 1999-2014, NXB Nông nghiệp, tr. 203-219.

16. Trần Văn Điền, Hoàng Văn Hùng và Trịnh Hữu Liên (2013), "Xây dựng cơ

sở dữ liệu quản lý sử dụng đất đai bền vững các vùng đất dốc với sự hỗ trợ

của công nghệ viễn thám và GIS thử nghiệm tại xã Nam Cường, huyện Chợ

Đồn, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí khoa học Đất, số 42, tr. 129-133.

17. Hoàng Sĩ Động (1996), "Hệ thống Nông - Lâm kết hợp để quản lý tài nguyên

thiên nhiên ở tỉnh Hà Bắc", Kỷ yếu Hội thảo về Nông - Lâm kết hợp trên đất

dốc ở miền Bắc Việt Nam, Dự án của FAO về tăng cường các chương trình

trồng rừng ở châu Á, Vĩnh Phú, tr. 75-81.

18. Nông Minh Đồng (2016), "Điều tra tuyển chọn cây đầu dòng và nhân giống

vô tính chè Shan (Chè tuyết) tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc

Kạn", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.

19. Đào Ngọc Đức (2009), Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông

nghiệp hớp lý huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Trường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

20. Gilmour D. và Nguyễn Văn San (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, Tổ

chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Hà Nội.

21. Nguyễn Trọng Hà (1996), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự

báo xói mòn trên đất dốc, Luận án phó tiến sĩ, Trường Ðại học Thủy lợi, Hà

Nội.

22. Phạm Quang Hà và Lê Thái Bạt (2015), "Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất

ở Đông Á và Đông Nam Á để phát triển bền vững", Kỷ yếu Hội thảo quốc

gia Đất Việt Nam hiện trạng sử dụng và thách thức, NXB Nông nghiệp, tr.

310-311.

Page 136: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

122

23. Bùi Thanh Hải (2013), "Nghiên cứu phân hạng thích nghi đất lúa bằng công

nghệ GIS tại phường Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên", Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr. 99-103.

24. Nguyên Ninh Hải (2012), Tích hợp phàn mềm ALES và GIS trong đánh giá

thích nghi đât đai phục vụ lập quy hoạch dụng đất cấp xã (ví dụ tại xã IA

DREH huyện Krong Pa), Luận án tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Hạnh (2011), Bài giảng Quản lý lưu vực, Trường Đại học Lâm

nghiệp.

26. Bùi Huy Hiền và Nguyễn Văn Bộ (2001), "Quy trình công nghệ sử dụng và

bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp", Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo, nghiên cứu và

chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt

Nam, NXB Nông nghiệp, tr. 26-39.

27. Từ Quang Hiển (1996), "Nghiên cứu Nông - Lâm kết hợp trên đất dốc ở tỉnh

Bắc Thái", Kỷ yếu Hội thảo về Nông - Lâm kết hợp trên đất dốc ở miền Nam

Việt Nam, Dự án của FAO về tăng cường các chương trình trồng rừng ở

Châu Á, Vĩnh Phú, tr. 29-34.

28. Triệu Đức Hiệp và Ma Từ Đông Điền (2016), "Ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè Shan tại xã Bằng Phúc,

huyện Chợ Đồn", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn

1999–2010.

29. Đỗ Thị Hoàn (2009), Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh

cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng

hàng hóa tại huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học

Nông nghiệp Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Hoan (1996), Báo cáo một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu

quả kinh tế vụ đông ở huyện Nam Thanh - tỉnh Hải Hưng, Trường Đại học

Nông nghiệp I, Hà Nội.

31. Phạm Xuân Hoàn (1994), Bài giảng Nông – Lâm kết hợp, Trường Đại học

Lâm nghiệp.

32. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2012), "Kết quả giám sát việc đảm bảo đời

sống của nhân dân sinh sống trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo

tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rỳ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam

Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn", Báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

33. Lưu Đức Hồng (1993), "Định hướng kinh tế - xã hội vùng gò đồi", Tạp chí

Kinh tế và Dự báo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà Nước, Tập 1, tr. 12-16.

34. Nguyễn Huệ và Thái Phiên (2005), "Quản lý đất dốc, cái nhìn từ những

nghiên cứu dài hạn", Báo cáo khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội.

Page 137: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

123

35. Hoàng Văn Hùng (2013), "Nghiên cứu xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại

một số khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc

Kan bằng công nghệ GIS và viễn thám", Kỷ yếu hội nghị Khoa học Địa lí

toàn quốc lần thứ 7, tr. 196-204.

36. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung và Nguyễn Quang Thi (2013), "Ứng dụng

công nghệ GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh

giá mối tương quan giữa rừng với tỉ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh, huyện

Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr.

169-175.

37. Hoàng Văn Hùng, Đặng Kim Vui và Chu Văn Trung (2012), "Ứng dụng

viễn thám và GIS trong việc xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại khu vực

Vườn quốc gia Ba Bể", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 23,

tr. 68-73.

38. Lê Anh Hùng (2015), "Phân cấp phòng hộ cho các loại hình sử dụng đất lâm

nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn", Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, số19, tr. 138-144.

39. Nguyễn Việt Hùng, Zoelitz-Moeller Reinhard và Đào Châu Thu (2011),

"Đánh giá chỉ số xói mòn đất trong hệ phương trình mất đất phổ dụng tại tỉnh

Hòa Bình", Tạp chí khoa học Đất, số 38, tr. 110-114.

40. Mai Thị Huyền (2011), "Ứng dụng USLE trong kiểm soát xói mòn-Trường

hợp ứng dụng tại Việt Nam", Báo cáo kết quả nghiên cứu, Trường Đại học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

41. Trần Trung Kiên (2012), "Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống

ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng trung du miền núi phía Bắc Việt

Nam", Đề tài cấp Đại học Thái Nguyên.

42. Lê Văn Khoa và Nguyễn Xuân Cự (1993), "Tiềm năng đất lâm nghiệp vùng

Trung tâm Bắc Bộ", Báo cáo thuộc Chương trình KN 03-01. 12/1993.

43. Lê Tất Khương (2016), "Xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp bằng giống cây

ăn quả đặc sản tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn", Báo cáo kết quả đề tài dự

án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.

44. Đỗ Thị Lan (2012), "Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của

đất rừng nhằm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định

Hoá, tỉnh Thái Nguyên", Đề tài cấp bộ của Bộ GD&ĐT B2010-TN03-08.

45. Lê Thị Linh (2013), Đánh giá đất đai định tính và định lượng phục vụ quy

hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện, Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ.

Page 138: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

124

46. Lương Đức Loan (1986), "Nghiên cứu các biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải

tạo đất đỏ vàng khai hoang phục hóa", Báo cáo tổng kết chương trình cấp

Nhà nước 02-15.

47. Lương Đức Loan (1990), "Các quá trình chủ đạo thoái hóa đất dốc, biện

pháp ổn định và nâng cao độ phì nhiêu", Hội thảo khoa học kỹ thuật và phát

triển nông thôn tỉnh Bắc Thái.

48. Lương Đức Loan, Nguyễn Tứ Hải và Hồ Công Trực (1998), Nghiên cứu biện

pháp bảo vệ đất chống xói mòn cho cây cà phê ở Tây Nguyên, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

49. Lương Đức Loan và Nguyễn Tử Siêm (1979), "Tính chất đất đỏ vàng và biện

pháp cải tạo", Kết quả nghiên cứu chuyên đề chính về Thổ nhưỡng Nông hóa

1969-1979.

50. Nguyễn Kim Lợi (2005), Bài giảng kiểm soát xói mòn, Đại học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh.

51. Nguyễn Kim Lợi (2010), Bài giảng giới thiệu về mô hình SWAT, Đại học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

52. Nguyễn Kim Lợi (2013), "Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ cho lưu vực sông

Vu Gia, tỉnh Quảng Nam", Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2013,

NXB Đại học Nông nghiệp, tr. 9-18.

53. Nguyễn Kim Lợi (2013), Tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình SWAT phiên

bản 2012, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Nông Lâm Thành

phố Hồ Chí Minh.

54. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện Khoa

học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

55. Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh (1995), Nông nghiêp bền vững cơ sở

và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

56. Đặng Văn Minh (2013), "Đánh giá thực trạng môi trường đất và nước tại

huyện Ba Bể, Bắc Kạn", Tạp chí khoa học Đất, số 42, tr. 57-60.

57. Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Minh và Đặng Trung Kiên (2013), "Ứng dụng

mô hình DPSIR xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, Bắc Kạn", Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr. 13-22.

58. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chóng xói

mòn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

59. Nguyễn Ngọc Nông (2001), "Một số kết quả và bài học kinh nghiệm chuyển

giao kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp bền vững ở Bắc Kạn", Kỷ yếu Hội

thảo Đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển

bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, tr. 101-107.

Page 139: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

125

60. Hoàng Bích Ngọc (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tự

do khoáng sản vàng, thiếc đến môi trường địa lý ở ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc

Kạn, Cao Bằng, Luận án tiến sĩ, Viện Địa lý, Hà Nội.

61. Hoàng Thanh Oai và Hoàng Văn Hùng (2012), "Đánh giá tiềm năng đất đai

và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, huyện

Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái

Nguyên, 97 (09), tr. 11-17.

62. Đặng Quang Phán, Đào Châu Thu và Thân Thế Hùng (2008), "Kết quả

nghiên cứu phủ thảm biện hữu cơ chống xói mòn đất đồi huyện Tam Nông,

tỉnh Phú Thọ", Tạp chí Khoa học Đất, số 29, tr. 79-83.

63. Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng đất bền vững miền núi và

vùng cao ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

64. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm và Trần Đức Toàn (1997), Cơ cấu cây trồng và

biện pháp canh tác chống xói mòn bảo vệ đất dốc, Giáo trình Thổ nhưỡng

học, NXB Nông nghiệp.

65. Thái Phiên (2002), "Quản lý xói mòn quy mô lưu vực cho phát triển nông

lâm nghiệp bền vững", Báo cáo khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà

Nội.

66. Thái Phiên (2000), "Xói mòn đất dưới các hệ thống du canh bỏ hóa ngắn trên

đất dốc", Tạp chí Khoa học Đất, số 13, tr. 109-116.

67. Nguyễn Hải Phong (2015), "Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng

đất đồi núi có hiệu quả tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", Báo

cáo khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

68. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh

thái và phát triển lâu bền, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

69. Nguyễn Huy Phồn (1996), Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu trong

nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm Miền núi

Bắc Bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp

Việt Nam.

70. Lê Hữu Phúc (1994), Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất vùng gò đồi ở tỉnh Quảng

Trị, Luận án PTS Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà

Nội.

71. Lê Đình Quế (2012), Bài giảng tài nguyên thiên nhiên và vấn đề khai thác

tài nguyên nhiên ở Trung Du và Miền núi Bắc Bộ, Trường Đại học Cần Thơ.

72. Đỗ Ngọc Quỹ (1996), "Một số vấn đề quản lý đất phân cho cây chè", Tạp chí

Khoa học Đất, số 7, tr.14-18.

Page 140: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

126

73. Hà Quý Quỳnh (2009), Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy

hoạch và quản lý các vườn quốc gia vùng Đông Bắc Việt Nam (phần đất

liền), Luận án tiến sĩ, Viện Địa lý, Hà Nội.

74. Đỗ Đình Sâm (2006), "Đất và dinh dưỡng đất", Cẩm nang ngành Lâm

nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, tr. 87-102.

75. Nguyễn Tử Siêm (2000), "Bàn về tính bền vững trong sử dụng đất đồi núi và

phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc", Tạp chí Khoa học Đất, số 13,

tr. 31-36.

76. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam - thoái hoá và

phục hồi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

77. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Kạn (1997), "Nghiên cứu các

hệ thống nông – lâm kết hợp và điều tra đất", Báo cáo số 08, Chương trình

hợp tác lâm nghiệp Việt Nam – Phần Lan, Bắc Kạn.

78. Hoàng Sơn, Cấn Văn Thơ và Nguyễn Sĩ Huống (1993), Báo cáo kết quả

nghiên cứu tăng trưởng và chất lượng rừng công nghiệp tại vùng nguyên liệu

giấy, Chương trình Hợp tác Phát triển lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển,

12/1993.

79. Nguyễn Dương Tài, Hoàng Sơn và Cấn Văn Thơ (1993), "Sinh trưởng của

rừng Bạch đàn trong vùng nguyên liệu giấy", Tạp chí Lâm nghiệp, 8/1993, tr.

8-9.

80. Nguyễn Văn Tạo và Đỗ Ngọc Quỹ (2000), "Cây chàm lá nhọn, cây bóng mát

cho chè kinh doanh", Tạp chí Khoa học Đất, số 13, tr. 21-25.

81. Đào Văn Toàn (2011), "Suy thoái, ô nhiễm đất biện pháp khắc phục", Báo

cáo khoa học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

82. Nguyễn Văn Toàn (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm

sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

83. Nguyễn Văn Toàn (2001), Hiện trạng khả năng mở rộng đất sản xuất nông

nghiệp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

84. Nguyễn Văn Toàn (2005), "Đất đồi núi Việt Nam - Hiện trạng và tiềm năng

phát triển các cây trồng lâu năm và cây đặc sản", Khoa học công nghệ nông

nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 3 - Đất Phân bón, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

85. Nguyễn Văn Toàn (2010), Đất gò đồi Đông Bắc hiện trạng và định hướng sử

dụng bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

86. Nguyễn Văn Toàn (2010), "Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng

Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp", Báo cáo tổng hợp kết quả

khoa học, Mã số KC.08.01/06-10.

Page 141: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

127

87. Nguyễn Văn Toàn (2010), "Ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng và hệ

thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ xói mòn đất vùng gò đồi Đông

Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/100.000", Tạp chí khoa học Đất, số 33, tr. 36-41.

88 Trần Đức Toàn (1998), "Các phương thức quản lý tổng hợp cho sản xuất

nông nghiệp có hiệu quả và sử dụng liên tục đất đồi trọc Tam Đảo, Vĩnh

Phú", Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu giai

đoạn 1990-1997, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

89. Đỗ Đình Toát (2016), "Điều tra đánh giá sạt lở các khu vực trọng điểm: Thị

xã Bắc Kạn và thị trấn Chợ Rã - Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo kết quả đề

tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.

90. Lê Hoàng Tú (2011), "Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ xói mòn đất tại

lưu vực sông Đa Tam tỉnh Lâm Đồng", Báo cáo khoa học, Trường Đại học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

91. Trần Tuấn Tú và Nguyễn Trường Ngân (2009), "Ứng dụng GIS và viễn thám

đánh giá xói mòn đất lưu vực hồ Dầu Tiếng", Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và

Công nghệ lần thứ 11, tr. 1660-1664.

92. Đàm Trọng Tuấn (2012), Giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số

miền núi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

93. Phạm Anh Tuấn (2014), Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử

dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận án tiến

sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

94. Nguyễn Văn Tuất (2016), "Xây dựng mô hình thâm canh lúa và đậu tương

năng suất cao tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo kết quả đề tài dự

án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.

95. Lưu Hải Tùng (2007), "Hiện trạng xói mòn và sự mất P do xói mòn gây ra

ảnh hưởng đến môi trường tại lưu vực suối Rạt tỉnh Bình Phước", Báo cáo

khoa học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

96. Nguyễn Thanh Tùng (2015), "Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông

nghiệp bền vững huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình", Báo cáo khoa học, Học

viện Nông nghiệp Việt Nam.

97. Lưu Quốc Thái (2007), "Quá trình thị trường hóa đất đai ở trung quốc-một số

đánh giá và bài học kinh nghiệm", Tạp chí Khoa học Pháp luật, số 2, tr.39-

41.

98. Đỗ Văn Thanh (2011), "Đánh giá tổng hợp môi trường sinh thái phục vụ quy

hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững tại tỉnh Bắc Giang", Báo cáo khoa

học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Page 142: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

128

99. Lê Quốc Thanh (2003), Tác động của các loại hình sử dụng đất đối với sự

phát triển nông nghiệp huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ nông

nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

100. Hoàng Viết Thảo (2011), "Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong

việc nghiên cứu xói mòn đất tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo

khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

101. Nguyễn Văn Thắng và Phạm Thị Ngọc Lan (2010), Bài giảng Quản lý tổng

hợp lưu vực sông, Trường Đại học Thủy lợi.

102. Cấn Văn Thơ, Hoàng Sơn và Nguyễn Dương Tài (1994), Kiến thức bản địa

của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

103. Đào Châu Thu (2008), Sử dụng đất dốc cho sản xuất nông nghiệp tiềm năng

và thách thức, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

104. Nguyễn Thị Thanh Thu (2015), "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

canh tác ven sông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội", Báo cáo

khoa học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

105. Khổng Ngọc Thuận (2009), "Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông

nghiệp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội", Báo cáo khoa học, Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội.

106. Nguyễn Ngọc Trinh (2000), "Xuất khẩu được khai thông, đã có tiền đề đẩy

mạnh xuất khẩu trong năm 2000", Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 1999 -

2000 Việt Nam thế giới, NXB Tiến Bộ, Hà Nội.

107. Nguyễn Trần Trọng, Đồng Xuân Ninh và Lưu Đức Hồng (1994), Kinh tế gò

đồi với phát triển sản xuất hàng hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

108. Hoàng Trần Trung (2014), "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và đề

xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên

Quang", Báo cáo khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

109. Lê Sĩ Trung (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho một số giải pháp trong

quy hoạch sử dụng đất góp phần quản lý rừng bền vững vùng đệm vườn

Quốc gia Ba Bể, Luận án Tiến sĩ, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

110. Nguyễn Văn Trương (1985), Kiến tạo mô hình Nông lâm kết hợp, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

111. Trần Văn Trường, Nguyễn Cao Huần và Đặng Hải Linh (2008), "Tiếp cận

phân tích liên kết lưu vực và cảnh quan trong nghiên cứu sử dụng hợp lý lưu

vực các hồ chứa Đông Nam Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh", Kỷ yếu Hội nghị

khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.

759-768.

Page 143: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

129

112. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo tổng hợp kết quả dự án điều

tra thoái hóa đất tỉnh Băc Kạn.

113. Trương Phúc Vi (2013), "Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác

quản lý đất đai và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo khoa học,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

114. Nguyễn Công Vinh (1999), Tác dụng của bón phân hợp lý đến bảo vệ đất và

năng suất cây trồng trên một số loại đất vùng đối núi phía Bắc, Luận án tiến

sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

115. Nguyễn Văn Vinh (1996), Đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng

sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình, Luận án PTS

Khoa học Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

116. Liêu Đình Vọng (2016), "Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp chống sạt lở

các sông suối đổ vào hồ Ba Bể", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn

giai đoạn 1999–2010.

117. Liêu Đình Vọng (2016), "Xây dựng mô hình thâm canh và bảo quản sau thu

hoạch khoai môn Bắc Kạn", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai

đoạn 1999–2010.

118. Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Huy Trung (2013), "Nghiên

cứu phân vùng nhạy cảm môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr. 5-12.

119. Võ Tòng Xuân (1993), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu và phát triển hệ

thống canh tác tại Việt Nam, Đại học Cần Thơ.

*Tài liệu Tiếng Anh:

120. AnderSmyth A.J. and J. Dumanski (1993), "FESLM: an International

Framework for Evaluating Sustainable Land Management. World Soil

Resources Report 73", Food and Agriculture Organization, Rome, Italy.

121. Amat María, Pablo Vargas and José M. Gómez (2013), "Effects of human

activity on the distribution and abundance of an endangered Medierranean

high-mountain plant (Erysimum penyalarense)", Journal for Nature

Conservation, vol. 2, No. 11, pp. 262-271.

122. Arens P.L. (1997), "Land avalution standasds for rainged agriculture world

soil resources", Journal for Nature, vol. 1, No. 2, pp. 26-31.

123. Blanco Humberto and Rattan Lal (2008), "Principles of Soil Conservation

and Management", Journal for Nature Conservation, vol. 2, No. 2, pp. 88-

92.

Page 144: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

130

124. Courchamp Franck (2014), "Climate change, sea-level rise, and

conservation: keeping island biodiversity afloat", Cell Press, Trends in

Ecology & Evolution, pp. 1-4.

125. Cruz PCS. (2007), "Interactive Nutrition irrigation system deep under the

plains of rice production with the reality of farmers fertilizer and nutrient

management in South and Southeast Asia", Journal of Crop Science, vol. 2,

No. 7, pp. 13-28.

126. Le Trong Cuc (1988), Agroforestry practice in Viet Nam, EWC, EAPI,

Hawaii, USA.

127. Chao Koh Chin and F. C Yu (1995), Soil conservation handbook, Food and

Fertilizer Technology center for the Asian and Pacific Rigion.

128. Dien Ouyang and Bartholic J. (2001), "Web-Based GIS application for soil

erosion prediction", Proceeding of An International Symposium-Soil erosion

research for the 21st century, Honolulu, HI. Jan, pp. 3-5.

129. Dekui Niu and Guo Xiaomin (2002), "Analyis of the present research

situation and trend of soil erodibility", Proceedings of 12th ISCO

conference: Process of soil erosion and its environment effect, Beijing, Vol.

2, pp. 291-295.

130. Dierolf Thomas, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001), Soil fertility kit,

Printed by Oxford Graphic Printers.

131. Dumanski J., H. Eswaran and M. Latham (1991), "A proposal for an

international framework for evaluating sustainable land management",

Technical Papers.

132. FAO (1988), Guidelines Land Evaluation for Rual Development, FAO.

133. Fiener P., K. Auerswald and Van Oost K. (2011), "Spatio-temporal patterns

in land use and management affecting surface runoff response of agricultural

catchments – A review", Earth - Science Reviews, vol. 2, No. 1, pp. 92-104.

134. Genard K. R., Foster G. R. and Weesies G. A. (1997), "RUSLE - A guide to

conservation planning with the revised universal soil loss equation", USDA

Agricultural Handbook, pp. 703.

135. Hoang Van Hung, Rodney T. Buckney and Kim Vui Dang (2012), "Local

perceptions of plant conservation priority in Ba Be National Park, Vietnam:

differences with national and international priorities", Journal of Biological

Conservation, vol. 1, No. 3, pp. 34-39.

136. Hoang Van Hung, Luigi De Filippis and Rod Buckney (2011), "Population

structure and genetic diversity of the rare and endangered Sinocalamus

Page 145: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

131

mucclure and Markhamia stipulata in Ba Be National Park, Vietnam", Asian

Journal of Plant Sciences, vol. 2, No. 2, pp. 312-322.

137. Karg J. (2013), "Wetland assessment, monitoring and management in India

using geospatial techniques. Guru Gobind Singh Indraprastha Univesity,

India", Journal of Environmental Management, Vol. 1, No. 5, pp. 1-12.

138. Konda H., Murai S. and Shibasaki R. (2002), "Reference to the soil erosion

and vegetation index model - 1, A watershed management application using

GIS, GPS and remote sensing, STAR program", Asian Institute of

Technology, Thailand.

139. Paul Vincent de Obade and Rattan Lal (2013), "Assessing land cover and

soil quality by remote sesing and geographical information systems (GIS)",

Catena ELSEVIER, pp. 77-92.

140. Ostobes Tomy (2010), Land Administation in Sweden, National Land Survey

of Sweden.

141. Ral L. (1998), "Postclearing soil Management and Sustainable and Use", The

International Board for Soil Research and Management and smallholder

Development in the Pacific Islands, Bangkok, Thailand.

142. Ronfort C. (2011), "Methodology for land use change scenario assessment

for runoff impacts: A case study in a north-western European Loess belt

region (Pays de Caux, France)", Catena ELSEVIER, pp. 36-48.

143. Sajjapongse Adisak and Robin N. Leslie (1997), Report of the eight annual

review meeting.

144. Smyth A.J. and Dumaski J. (1993), FESLM An International Frame- Work

for Evaluating Sustainable Land Management.

145. STAR program (2002), "Modelling in Geographic information system. A

watershed management application using GIS, GPS and remote sensing",

Asian Institute of Technology, Thailand.

146. Suphamit and Jarutanyaluk (1996), "Soil and water losses from agroforesry

plots at Phu Wiang watershed, Amphoe Phu Wiang, Changwat Khon Kaen"

Bangkok, Thailand.

147. Toan T.D. ; Podwojewskip and Orange (2005), "Effect of Land Use and

Land Management on water Budget and Soil Erosion in a Small Catchment

in Northern Part of VietNam, In Kheoruenromme l, Riddell AJ, Soitong K

(Editors)", SSWM 2004 - Innovative Practices for Sustainable Slopping

Lands and Watershed Management, 5-9 September 2004.

148. Yongping Wei (2009), "Balancing the economic, social and environmental

dimensions of agro-ecosystems: An intergrated modeling approach", School

Page 146: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

132

of Resoursce Management, The University of Melbourne, Australia, pp. 263-

273.

149. Wekesa Amos and Madeleine Jönsson (2014), "Sustainable Agriculture Land

Management", We Effect, Regional Office East Africa, pp. 65.

150. Zheng Baojuan (2014), "Remote sensing of crop residue and tillage

practices: Present capabilities and fulture prospects", Soil and Tillage

Research. ELSEVIER.

Page 147: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

1. Ngày điều tra:

2. Người điều tra:

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ

1.1. Họ tên chủ hộ: ..................................................................

Tuổi: ........................................ Dân tộc: ..............................

Giới tính: - Nam = 1; Trình độ: (TH, THCS, PTTH, Sơ Cấp, Trung cấp, ĐH...)...........

- Nữ = 2.

1.2. Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3

1.3. Số nhân khẩu: ..........................................................................................................................

1.4. Số người trong độ tuổi lao động: ............................................................................................

PHẦN II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP CỦA HỘ

2.1. Loại sử dụng đất nông nghiệp (LUT)

TT Diện

tích (m2) LUT

Tình

trạng

Loại

đất

Địa

hình

K.năng

tưới,

tiêu

Dự kiến thay

đổi MĐSD

Mảnh 1

Mảnh 2

Mảnh 3

Mảnh 4

Mảnh 5

.........

Cách ghi:

- Loại sử dụng đất : ghi 1 lúa, 2 vụ lúa; 2 lúa+1 màu, 1 lúa + 2,3 màu, chuyên màu, cây

ăn quả, NTTS, rừng sản xuất (keo, mỡ...)...

- Tình trạng mảnh đất: ghi G - được giao; T - Thuê, mượn, đấu thầu, M - Mua

- Loại đất : Đất thung lũng dốc tụ (D), Đất đỏ vàng trên đá mắc ma axit ( Fa),...

- Địa hình ruộng: ghi Vàn, Cao, Thấp...

- Khả năng tưới, tiêu: ghi (X) - Tưới, tiêu chủ động bằng máy; (Z) - Tưới, tiêu chủ động

bằng tay; (0) - dựa vào mưa

- Dự kiến thay đổi MĐSD: 2 lúa+1 màu, 1 lúa + 2,3 màu, chuyên màu, cây ăn quả, NTTS,

rừng sản xuất, cây dược liệu...

Tỉnh Bắc Kạn

Huyện:……………….

Xã: ……………………

Xóm/thôn:…………….

Phiếu số:

..........................

Page 148: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

2.2. Cây trồng hàng năm

1. Kết quả sản xuất

Hạng mục ĐVT

Vụ xuân Vụ mùa Vụ đông Ghi chú

Giá

(1000đ)

Thành

tiền

(1000d)

A. Chi phí vật

chất

.Diện tích trồng

1.Giống cây trồng

- Mua ngoài

- Tự sản xuất

- Năng suất

Tổng sản lượng

2. Phân bón

Phân hữu cơ

+ Đạm

+ Lân

+ Kali

+ NPK

+ Phân tổng hợp

khác

3. Thuốc BVTV

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc sinh trưởng

B. Công lao động

1. Làm đất

2. Cấy hoặc trồng

3. Làm cỏ

4.Bón phân

5. Phun thuốc BVTV

6. Thu hoạch

7. Tuốt lúa hoặc sơ chế

tách hạt ngô, hạt đậu

7. Vận chuyển

8. Thuỷ lợi phí

C. TỔNG THU

9.Lượng bán

Page 149: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

10.Giá bán

Tổng thu

D. khả năng tiêu thụ

(%)

11.Tốt

12.Bình thường

13.Kém

E. Sự chấp nhận của

người sản xuất đối với

LUT, kiểu sử dụng đất

hiện có

13.Cao

14. Bình thường

15.Khôngchấp nhận

F. Thời gian phủ kín

mặt đất

16. >10 tháng

17. Từ 5 tháng đến <10

tháng

18. <5 tháng

2.3. Cây lâu năm ( tính trong thời kỳ kinh doanh)

1. Kết quả sản xuất

Hạng mục ĐVT

- Tên loại cây trồng

- Mật độ tròng

- Diện tích

- Năm cho thu hoạch

- Năng suất

- Sản lượng

- Sản phẩm phụ

Page 150: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

2. Chi phí

Hạng mục ĐVT Số lượng Thành tiền

A.Chi phí vật chất

1. Giống cây trồng

- Mua ngoài

- Tự sản xuất

2. Phân bón

- Phân hữu cơ

- Phân vô cơ

+ Đạm

+ Lân

+ Kali

+ NPK

+ Phân tổng hợp khác

+ Vôi

3. Thuốc BVTV

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc kích thích tăng trưởng

B.Chi phí công lao động

1. Đào hố

2. Công trồng

3. Làm cỏ

4. Tạo tán, tỉa cành

5. Bón phân

6. Phun thuốc BVTV

7. Tưới nước

7. Thu hoạch

8. vận chuyển

C. Tæng Thu

8.Lượng bán

9.Giá bán

Tổng thu

D. khả năng tiêu thu ( tính theo%)

Page 151: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM · PDF fileMột số đóng góp mới của đề tài ... Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp lưu

10.Tốt

11.Bình thường

12.Kém

E. Sự chấp nhận của người sản

xuất đối với LUT, kiểu sử dụng đất

hiện có

13.Cao

14.Bình thường

15.Không chấp nhận

F. Thời gian phủ kín mặt đất

16. >10 tháng

17. Từ 5 tháng đến <10 tháng

18. <5 tháng

Xin chân thành cảm ơn gia đình ông (bà)!